Sunday, May 4, 2008

SHE


31 comments:

hpham707 said...

Chỉ nhớ được đây là bài thơ ngắn nhất gồm có 3 chữ ghép lại là S,H,E, còn tên tác giả thì quên rồi. NS làm ơn nói lại xuất xứ của bài thơ cho bà con tường tận. Phần cấu tạo và ỳ nghĩa xin mời mấy Nghiên cứu gia tra cứu dùm, nôm na thì H có hiểu theo chữ La Tinh thì
S : Serpens -Con Rắn ( hiểu như Satan)
H : Homo ( Adam)
E : Eva

Unknown said...

Thân gởi Các Bạn Thơ,

Sớm mai, NT được nhâm nhi một ly cafe thật ngon: Bài thơ SHE của NGÀN SAU kèm với nét minh họa độc đáo, hết chỗ chê của Trang Chủ PHẠM HIỀN.... Thế cũng đủ hạnh phúc trọn ngày chủ nhật rồi, không chừng đến tối ngủ sẽ nằm mơ thấy các vị tiền bối từ triệu năm xưa.... chàng Adong và nàng Eva....Hình như Bài Học Tình Yêu Vỡ Lòng của các vị ấy mãi cho đến bây giờ chúng ta vẫn còn đang học miệt mài nhỉ ?
Các bạn có cảm thấy hạnh phúc giống như NT không ?

Rất mến,
NT

ngansau said...

Buc hinh minh hoa dep het cho khen,ngu 1 dem sang day thay bai tho va minh hoa la se hanh phuc luon ca nam...cho du the nao di nua!
May cua NS sang nay lam reo roi,co le biet chu nhan co buc tranh dep,nen ma hong danh ghen!
Cam on HIEN lam lam!
NT thi khong nhung hoc ma con phai hanh nua,rang len nhe!

ngansau said...

Đôi lời chia xẽ,đáng lý sáng nay NS
ĐI CHÀO CỜ VN ,nhưng không đi được,lòng cứ áy náy...
"Cúi đầu tạ tội với QUÊ HƯƠNG "
"Ta còn một nửa đoạn đường phải đi"
Câu này có lẽ được nói lên 33 năm về trước của SVTBTĐ ...

dan said...

Nhìn hình minh họa, trái táo thơm quá, VD cũng đã ra cầm một trái táo nhưng không dám cắn vì...
Xin dược hoạ đôi dòng với cô NS

Từ đây về thuở ban sơ
Tình yêu trần thế thay lời Chúa ban
Yêu theo nhịp phúc Thiên Đàng
Yêu là yêu để thế gian phúc đầy

VD đang suy ngẫm..

hpham707 said...

Tìm ra được bài viết của Tác giả Nhật Chiêu là nhà nghiên cứu, giảng viên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh . Mời các bạn cùng đọc.

Thu mình nhỏ lại, thơ ơi!
(Tham luận tại Hội thảo “Thơ Việt Nam đương đại”, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, TP Hồ Chí Minh, 19.02.2008)

Thơ ca thế giới có những thời đã từng tự thu mình lại vào trong những thể rất nhỏ nhắn, ngắn gọn.

Như thơ sonnet của Âu Tây chỉ có 14 hàng, nên ta từng gọi nó là thập tứ hàng thi.

Như tuyệt cú chỉ có 20 chữ hoặc 28 chữ.

Ả Rập và Ba Tư cũng có thơ tứ tuyệt mà họ gọi là rubai, có nghĩa là bốn câu.

Thể thơ trữ tình nổi tiếng nhất trên bán đảo Triều Tiên là Sijo chỉ có ba câu, mỗi câu khoảng 15 tiết.

Thơ tanka và haiku của Nhật Bản đều rất ngắn, một cái 31 âm tiết và một cái vỏn vẹn 17 âm.

Có thể tìm thấy những bài thơ Việt Nam hay nhất trong ca dao lục bát mà mỗi bài chỉ có 14 chữ mà thôi.

Mười bốn chữ ấy rất cô đúc.

Nhưng mười bốn chữ ấy cũng rất mênh mông.
Dù thể lục bát muốn làm bao nhiêu câu cũng được nhưng thường thì nó chỉ trương nở khi có nhu cầu kể chuyện.

Ngoài ra, ngắn gọn là linh hồn của lục bát. Ngay cả Truyện Kiều, nó thường tan ra thành từng câu lục bát khi ta trích dẫn, bình đọc hoặc tập Kiều. Ít người có nhu cầu đọc một lúc 3254 câu của nó.

Cái cô đơn hay nỗi buồn thường là chủ đề của thơ ca. Và ở đâu mà nó nói hay hơn câu ca dao lục bát này:


Ai về Giồng Dứa qua truông
Gió day bông sậy, bỏ buồn cho em.


Gió và bông sậy là những rất nhẹ. Buồn là thứ nặng trĩu. Vậy mà cái buồn rất nặng ấy lại được các thứ nhẹ nhàng kia mang đến và bỏ lại.

Đó là lời hát của cô gái. Còn chàng trai, nếu đủ tinh tế, thì có thể trả lời:


Mưa trong đám sậy mưa buồn
Giơ tay hứng nước rửa buồn cho em.


Buồn mà có thể đặt để vào tha nhân.

Buồn mà có thể hứng nước rửa cho trôi.

Cần gì nhiều lời để khắc hoạ một nỗi buồn? Những lục bát ca dao hát về nỗi buồn hay đến mức ta lấy làm xấu hổ khi muốn làm thơ về nỗi buồn.

Và nó dạy ta rằng dài dòng mà chi, lê thê làm gì.

Mọi thứ, kể cả những cái đồ sộ nhất trên đời này, đều được cấu tạo bằng những thực thể tế vi.

Chỉ với chút ít thực thể tế vi ấy, ta sẽ có được thơ hay.

Tagore gọi những bài thơ ngắn của mình là Sphulinga (những tia lửa):

Và khi tôi nhấp nháy, đằng sau tôi tôi thấy
Người, ôi bóng tối nguyên sơ vô thuỷ ơi.


Như những tia lửa nhỏ ấy, những bài thơ cực ngắn mang phía sau nó cái bóng tối nguyên sơ vô thuỷ, đó là cái huyền bí vô tận của đời.


(Yet when I blink, behind me I see
You, O first, beginningless Dark)


Và thơ có thể thu mình nhỏ lại cỡ nào?

Nhà thơ Bắc Đảo, nếu tôi nhớ không lầm, có lần cho thơ thu mình nhỏ đến mức chỉ có một chữ duy nhất:


Võng


Võng là lưới. Lưới là gì? Lưới gì cũng được. Nước đi qua nó. Bầu trời đi qua nó. Trùng trùng duyên khởi đi qua nó.

Nhưng bài thơ một chữ khó mà bắt chước, khó mà lặp lại.

Có thể dẫn thêm một trường hợp lý thú của nhà thơ Pedro Xisto (1901 – 1987) thuộc trường thơ cụ thể Brazil (the Brazilian Concretist movement).

Dưới tiêu đề “Epithalamium” (Tụng ca hôn phối) là:

( Xem hình bên phải)
Mới nhìn vào trang giấy, ta gặp ngay chữ She được trình bày và sắp đặt theo cách mà ta có thể đọc thấy chữ he bị quấn bởi một chữ S trông như con rắn. Rồi tác giả dẫn dắt ta bằng những phụ chú. Do đó ta có thể đọc “bài thơ” này là: he and she (chàng và nàng) hay đảo lại cũng thế. Chữ S có hình rắn và cũng là chữ cái đầu tiên của Serpens (rắn). Còn lại, chữ h là homo (con người) và chữ e là eva.

Vậy thì, chữ She được trình bày theo lối thơ cụ thể của Pedro Xisto bỗng trào dâng vô vàn ý nghĩa của đời thường, huyền thoại và tôn giáo.

Trong thế kỷ này, hơn bao giờ hết, thơ cần thu mình nhỏ lại về hình thức.

Thơ cũng như phần mềm vi tính, nó cần thu mình nhỏ lại dù lượng ý nghĩa của nó là vô tận.

Còn hơn thế nữa, ý nghĩa mà nó sản sinh không cần do tác giả cài đặt. Tác giả phải chết sau bài thơ. Ý nghĩa tự nảy nở trong cách thế đón đợi của người đọc.

Thu mình nhỏ lại, thơ ơi.

Để thơ có thể bay đi vô ngại trong thế giới bề bộn này!

hpham707 said...

Tối hôm qua thức khuya để làm cho xong tấm hình với chữ S kiểu cọ uốn cong như con rắn, mong là vừa ý NS, dưới chữ được lót bằng da con rắn 100% chứ H chẳng đủ tài mà vẽ vời đến thế. Khi post lên Trang thơ rồi đề nghị TT ngắm thử, ai dè cắn luôn vài miếng chấp nhận thương đau.Có ai " can đảm" đụng tới trái Táo nữa không, bỏ đi thì uổng quá. NS nói sao TT không " khới" từ từ đó?

banthuong said...

Chủ nhà TRINH BÀY QUÁ ĐẸP !


"Sợ phải lên trên Trời ...
Sợ phải lên trên Trời ...
Lên Trời 2 đứa xa nhau ...
Nen em chỉ muốn làm Người trần gian
....."
QH cho bài hát nầy .

BT

Nguyen said...

Chuá tạo ra ADAM,nhưng thấy ADAM ơ một mình buồn quá nên CHUÁ rút một cái xương sườn cuả ADAM mà tạo ra EVA. Chúa cho họ có linh hồn để thành con người hoàn hảo. Nhưng Chuá còn chưa biết họ nghĩ gì,yêu thích gì? nên cần phải thử thách.
Eden vườn Điạ Đàng cũng có điều THIỆN điều ÁC.
Chuá dạy rằng tất cả trái cây trong
vườn đều ăn được,trừ cây TÁO.
Chúa đã gợi cho EVA một sự tò mò.
Và khi con rắn nói: Không phải đâu
trái nào cũng giống nhau,cũng ăn được cả, thử đi,Chúa để dành riêng cây này cho Chúa đó...vậy là EVA nếm thử...

TH said...

Thật là 1 vinh dự cho tui được vào TRANG THƠ.

Bài "SHE" ma Cô NGÀN SAU viết, theo tui đó là là
Vietnamese version của "Epithalamium-II" do
Pedro Xisto.
Bài này thật thâm thúy! Cấu trúc của "SHE"
và ý nghĩa thật "S", "H", and "E" thật tuyệt vời.
SHE luôn luôn có HE. Chũ HE ch1i khác vói SHE là S, là Satan, là "tội lỗi". Đó là cấu trúc, nhưng SHE & HE hàm ẩn 1 ý nghĩa mà chắc Pedro muốn ám chỉ: Sum họp & ly tan.

Gần đây những sinh viên theo ngành văn chương, thi phú, chắc không ai không học "Structuralist Poetics" do Sư Phụ Culler Jonathan dẫn đường.

Cảm ơn Cô NS. (Cô đây với ý nghĩa nể của trò xưng với Thầy .. chứ không phải cô em đâu nha ...

Tui phải viết lên đây với su kính nể vì rất kính phục Cô đã làm tiêng Viết phong phú qua bài thơ SHE .. rất thâm thúy.

Ờ cũngtiện đây tin cho TRANG THƠ, tui tìm được anh Hai Tiên Sinh tôi từ vùng trời địa linh nhân kiệt ... không biết kiếp trước ảnh ăn ở sao .. tui đoán thầm, anh Hai tui cắn trái Táo Ban Mê ..cho nên anh bị đạt tên: Bản Thượng.

TH,

ngansau said...

Thứ nhất/ xin cảm phục kiến thức uyên bác cuả TH.
Thứ hai / đoán trật rồi,BT cắn táo ở QUẢNG hay HUẾ gì đó ,hỏi lại đi.
NS chỉ là sư mẫu chọc thôi,không liên quan gì ai hết.

TH said...

Cũng quên cảm ơn Cô Chủ Trang Thơ.
Ngoài tài trình bày rất mỹ thuật và chịu tốn thì giờ ...

hpham707 said...

Mấy Đằng ấy ơiiiii,
Ráng làm hình cho NS hết giận đó vì hứa tới hứa lui chần chừ hơn cả tháng rồi.Thú thật là nhìn hình con rắn nào cũng thấy ghê ghê làm sao,(à mà bất cứ con nào chạm tới cũng ghê trừ...con người ),có kéo cả PC tìm dùm sao cho đươc Chàng hay Nàng Rắn nào hiền lành và mềm mại dễ thương giống dòng thơ NT đặng quấn lấy chữ H và E mà chẳng có. Con Hổ Mang thì NS nói dữ dằn , con bằng gỗ thì nói cứng ngắc...chưa biết làm sao để cho hợp với cái hay và thâm thúy của Sư Mẫu. Trước Tháng Tư, qua Tháng Tư, rồi bây giờ là tháng Năm , thôi thì sá gì chút thời gian ,coi như món quà nhỏ cho ngày Mother Day nhé, bởi vì H biết NS rất thích bài SHE này ( và cũng thích chí khi các Bề Trên khen tới khen lui, dẫu chết trong mật ngọt cũng cam lòng...)

coxanh said...

Bài thơ thật tuyệt vời, hình nền tuyệt đẹp. Táo ngon thế kia mà ADAM và EVA còn do dự sợ trái cấm chẳng dám cắn liền, quả là rất ...phí phạm...nếu không thì địa đàng trần gian đã được mở cửa sớm hơn...
Nếu như phải chọn giữa cõi địa đàng" vô tâm , hạnh phúc" và cõi trần " lụy tình đắng cay" thì các bạn sẽ chọn nơi nào? riêng Cỏ Xanh thì sẽ chọn ngay chốn lụy tình đắng cay thôi. hi.hi ... có ai nghỉ giống Cỏ Xanh không nhỉ?

Thanhtai said...

Đây là một bài thơ Haiku của nhà thơ Nhật Bản(Basho)

Tôi xin lỗi,
Loài rắn dưới chân tôi
Tôi không muốn đạp lên nó
Nhưng nó đã quật lại tôi!!

Chắc đây là con rắn lục ..nằm lẫn trong cỏ nên tác gỉa không thấy.Các chuyên gia à,rắn lục có nọc độc ..không vậy??Nhờ các bạn cho biết với nhé.Thân mến.

vivu said...

Amen

TH said...

Để trả lời Cỏ Xanh:

Tui chọn Apple!

Bác Sĩ tui bảo:
One apple a day keeps doctor away!

Nhưng "đắng cay" của cuộc đòi có lắm thứ đắng cay lắm dấy. Chúa Giê Su ở đồi Olive đứng trước khổ nạn có bảo: "Lạy Chúa đừng cho tui uống cái "Cup"/Che'n hay tách "đắng cay này" đó. Tui nói có chứng minh đàng hoàng: Luke 22-24 trong Bible đó! Cuối cùnh ổng đành bảo" Cha hãy mần theo ý Cha!

Cái đắng cay "lụy tình" nếu Cỏ Xanh chưa có thì nói dễ ợt ...chứ qua 1 vài lần ..thì nó đắng cay, cay đắng lắm.

Thôi thì chấp nhận số phần đi cho đời nó .. OK dưới mọi tình huống nào.

TH,

quehuong said...

Bạn Ngansau:

QH chậm chân đến muộn, nhưng chắc cũng không thiếu phần mình, TT có chịu chia cho một miếng táo không đây.

Bài thơ "Trái táo" và minhhọa "Con rắn" rỏ ràng "quá ăn ý" đến nỗi..

NT "hạnh phúc trọn ngày chủ nhật.."/ NS thì Hạnh phúc cả năm và má hồng đáng ghen nửa chớ. VD thì phải suy ngẫm..không biết bửa nay đả nghiệm ra chưa..? có cần một con rắn dẫn đường không?/ Lảo Tiên Bản Thượng thì ..nằm đâu đó mà gào..Sợ phải lên lên trời, sợ phải lên trời...Đặc biệt Bạn TH so sánh bài thơ với bài
Epithalamium-II của Pedro Xisto lừng lẩy bên xứ bóng đá Brazil.

Trích: “… ngày nào ông bà ăn trái cây đó, mắt ông bà sẽ mở ra và ông bà sẽ trở nên như những vị thần biết điều thiện điều ác”
đây là lời được trích từ sách Sáng thế (kinh Cựu ước).

Như vậy BÀI THƠ S.H.E đả chuyển tải được một nội dung, là một đề tài cả ngàn năm nay "CON NGƯỜI KHÔNG LÝ GIẢI ĐƯỢC" TÌNH YÊU.
và BỨC ẢNH MINH HỌA ĐÃ LÀM RỎ NÉT CHO Ý NÀY CỦA BÀI THƠ.

Cám ơn Ngansau và Hpham 007, cả hai đả cống hiến một tác phẩm giá trị hết sức thực dụng và đáng để suy ngẫm.

Trong bức ảnh minh họa của bài thơ chúng ta nhìn thấy trước tiên là hai chử H và E. Tựa bài thơ là SHE,
chử HE được sự quấn quyện của chử S với ảnh biểu tượng là vảy của CON RẮN và TRÁI TÁO tượng trưng cho trái cấm. Với đồ thị minh họa bên cạnh thì điều này thấy rất rõ ràng.

Bài thơ của Ngansau đã gom lại được một chủ đề mà Triết học Đông Phương đã miệt mài mấy ngàn năm là NHIÊN GIỚI, VẬT GIỚI VÀ NHÂN GIỚI.
Nhiên giới (Trời, Thượng Đế..) Vật giới (trái táo, con rắn..) và Nhân giới (con người..SHE và HE.) sự kết kết hợp hài hòa của Ba Chủ Thể này mang lại HẠNH PHÚC cho Mọi Loài. Nếu không có Con Rắn (vật giới) thì người Nử (Nhân giới) không ăn trái cấm và cũng không rủ người Nam ăn trái cấm. Và nếu không có ..trái CẤM..thì chắc cả hai She và He không biết ăn trái gì..vì mọi thứ đều ăn được chỉ trừ có trái này..
Cả hai She và He đếu biết nó là trái cấm mà vẩn ăn.
Như vậy Con Rắn không hẳn là (dử hay ác độc..) mà là một "dịch vụ môi giới" và Trái cấm không hẳn đã mang lại ..khỗ lụy..vì phải có nó thì người Nam và Nử mới mở mắt ra..và biết phân biệt điều thiện điều ác (lý trí) :

Trích:
"..Con rắn nói với người nữ rằng sẽ không bị chết nếu ăn trái cây mà Thiên Chúa cấm ăn bởi vì “… ngày nào ông bà ăn trái cây đó, mắt ông bà sẽ mở ra và ông bà sẽ trở nên như những vị thần biết điều thiện điều ác” (St 3,5).
Người nữ hái trái đó ăn và đưa cho người nam ăn. “Bấy giờ, mắt hai người mở ra và họ thấy mình trần truồng: họ mới kết lá vả làm khố che thân” (Sách Sáng thế).

Nhờ Trái cấm, Người Nam và Nử biết được Trái cấm nào là trái cấm của mình (phải dùng lý trí) và nếu người Nam tham lam thì ..hậu quả khó lường..và ngược lại nếu người Nam dùng lý trí để phân biệt. Thì HẠNH PHÚC vô cùng.

Bởi vậy Nhiên giới luôn tạo ra Trái cấm, Con rắn lúc nào cũng rủ rê, và Con người Nam và Nử lúc nào cũng cần có nhau..để bàn bạc..luận bàn xem..trái nào nên cắn..trái nào không/

Từ đó chúng ta có thể hiều cho rằng..Nam không thể không có Nử để chống chọi với mọi cám dổ, và Nử cũng không thể không có Nam để mời mọc, sự quấn quyện tài tình trong Nử luôn có Nam và Trong Nam luôn có Nử là một ẩn dụ thật tài tình của Bài thơ và cả bức ảnh minh họa.

(HE=Dương, SHE=ÂM./ Thái Dương phải có mầm Thiếu Âm và Thái Âm luôn có mầm của Thiếu Dương).
HE và SHE, H và E được quấn quyện bằng chử S.(Nhân giới luôn luôn được nối kết với vật giới không thể tách rời).

Sáng nay thức dậy trời nắng, bầu trời trong xanh đang uống một ly cà phê và bị Bài Thơ của Ngansau "nhập" nên viết hơi dài, xin thứ lỗi..

SHE:
Em từ cái thuở ban sơ,
Ngây ngô, vô thức..(vô số...t..)

HE:
Anh từ vô thỉ, vô chung,
Theo Em phạm tội..( cả hai cùng tội, chia ra mỗi người một nửa)

SERPENT (CON RẮN)
Đầu đuôi con rắn vô tâm..

(Thanhtai ơi: Con rắn lục không có độc..sau vườn nhà QH, hằng năm đều thấy rắn cỏ, phải bỏ thuốc đuổi nó đi..chỉ vì sợ .nó rủ rê ăn trái táo).

Một lần nửa cám ơn Ngansau và Cô Trang chủ đả cống hiến một tác phẩm thật nhiều ý nghĩa.

Thân kính.

ngansau said...

Sáng ngủ dậy ,đọc được một câu nói hay,HIỀN đọc chưa : hãy chấp nhận số phận đi,dưới mọi tình huống nào...chấp nhận cuộc chơi cho đời vui hơn ! cuộc đời chỉ là ảo ảnh,CỎ XANH chịu chơi lắm.

coxanh said...

Bạn TH
Vậy là cỏ xanh có đồng minh rồi nha. "ok dưới mọi tình huống" để chấp nhận số phận an bài....cũng là một cái đắng cay...
Cỏ Xanh thì "đắng cay lụy tình" rất đầy, nhưng đã qua rồi, bây giờ nhìn lại đời mình....tưởng mình là khách lạ....dửng dưng với chính cuộc đời đã qua....
xem như đã xong một cuộc đời, dù sao mình cũng đã sống , để cho số phận an bài , phải không bạn TH?

ngansau said...

Cám ơn học giả QH nắm bài thơ chặt quá,không còn chỗ nào để từ chối...
là không phải vậy...biết dùng lý trí để phân biệt TRÁI CẤM nào ăn được và trái nào không ăn được là SIÊU rồi .
Cám ơn luôn TRANG CHỦ làm quà cho ngày MOTHER DAY sắp tới,và không quên cám ơn đệ nhất TRANG PHÓ đã góp ý xây dựng bức tranh tuyệt hảo,ai cũng khen ngợi,đúng là một năm HẠNH PHÚC TRẦN GIAN !

ngansau said...

Một người bạn cuả NS ,sau khi đọc bài SHE ,có một ý kiến nhỏ:
Con rắn chỉ là một biểu tượng,chính sự xấu nằm trong EVA
mà thôi.Cái lòng ham muốn từ trong
EVA và trái táo cũng như con rắn chĩ là cớ sự cho sự sa đoạ đi xuống của con người,nhưng dù gì cũng là chuyện cuả thân phận người...

quehuong said...

Huynh truong Phuong-Cac va Ban Thao Nguyen oi!
Trang tho dang ron rang qua voi bai tho Trai Tao va Con ran.
Trua nay QH di "man" co may con ran no du an tao, nhieu qua den doi QH phai chay vong vong kiem dong minh, khong co ai het tron..

Hai Ban co vao de giup mot tay khong day?/ Chac la ran luc thoi khong co noc doc dau...dung ngai.
Than tinh./

Unknown said...

Tại sao phải là con rắn? tại sao phải là trái táo? thực ra thì con rắn rất hiền từ và nhân hậu ( nều không phải vậy thì sao Socrate lấy con rắn gắn liền vào với biểu tượng thầy thuốc ?), Nhưng trái táo thì hấp dẫn thật, trông thấy là muốn cắn 1 cái ngay !! đúng không hỡ TT ?.
Đề tài She nầy có nhiêu học giả bàn luận sâu sắc ( PC khong thể ngờ trang thơ còn có nhưng tư tưởng gia tài ba như vậy QH phân tích tài quá PC xin bái phục! và Trang chủ nữa cãm xúc thật tú vị nên đã làm bức tranh lột tã được ý của Tác giã, thật không uỗng công chút nào !
Riêng PC thì nếu là người sáng tác ra câu chuyện trái táo thì sẽ thay trái táo bằng...trái bưỡi, vì muốn ăn trái bưỡi thì cũng phải kiên nhẫn ...lột võ rồi cắn 1 cái thi mới..đã ! (NT và QH có đồng ý vậy không nào !) và thay con rắn bằng ...con khỉ vì nhân gian hay nói.."cái con khỉ" là để chĩ nhưng gi mình khoái mà giã bộ ..ghét !

(Xin các bạn nào theo Đạo Chúa ha lỗi vì đề nghị nầy nha)

Thaonguyen1951 said...

TRÁI TÁO
ADAM
và EVA

EVA hái táo để ăn!
ADAM thấy vậy hỏi thăm "tình hình"
Táo ngọt hay đắng đó "mình"
Ngọt chua hay đắng cũng "tình" đó thôi!?!?

Để tặng CỏXanh người bạn đồng minh của ThảoNguyên.Thân quý tất cả các bạn.

Unknown said...

Coxanh thật đúng là con cháu của EVA ! thà 1 phút huy hoàng rồi...xĩu! Giống như Từ công Phụng thà như chiếc que diêm!
PC đồng ý với Coxanh 2 tay 2 chân luôn, đôi khi có 1 dĩ vãng đau buồn còn thú vị hơn 1 người có 1 cuộc đời toàn là hạnh phúc !

Coxanh có đồng minh rồi đấy nha !

dan said...

Thơm như là táo chín
Mong manh như...
Hưong trinh như dây tơ chiều
Nhẹ êm như làn mây tím
Tình là cao mù khơi...

VD chỉ nhớ mang máng, không biết trong tác phẩm nào, và hình như của Phạm Duy.

Trang Thơ đang rất sôi nổi!
Các Thần học gia đang bộc lộ tư tưởng để phân tích đề tài rất xưa nhưng con người ngày nay rất thích có cuộc sống đó: có rắn, có táo, nhưng không đam mê phạm tội. Và nhất là dùng lý trí để phân định.
VD thấy rất lý thú. Có lẽ lý trí đang thắng chăng?
Nhưng VD thấy ý nghĩa thần học trong câu truyện Adam Eve vẫn còn đang đứng thế thượng phong.
Đề tài đang rất hấp dẫn

Unknown said...

QH oi, rắn có ăn táo bao giờ đâu, khỉ đấy ! hay là tề thiên đại thánh ghé nhà QH đó thôi.
Nhớ năm xưa PC đi hội nghị vườn đào của Vương cung Thánh Mẫu, thấy vườn đào mơn mởm mà ham, lại thêm mấy nàng tiên nữa chư PC có thấy con rắn nào đâu ???
Có lẻ chúng ta nên lật từng trang Thánh kinh xem lại xem có chổ nào đính chính dùm con rắn, chĩ tại EVA muốn "làm người trần gian" nên đổ thừa con rắn đó thôi !!
QH mở Kinh Thanh xem lại dùm nha !

quehuong said...

Bạn Vĩnh-Đan và Sư -huynh Phượng-Các:
Bạn VD nối link này để xem "Tình cho không biếu không".
http://www.youtube.com/watch?v=oybDw0VVwQM

http://www.bennhac.com/#/song/21543/Tinh-Cho-Khong

Về hai chử Thần học và Lý trí: thì Thần học là một môn học về tâm linh, một cơ sở triết học của tôn giáo.
Còn Lý trí là khả năng nhận thức sự vật bằng suy luận.

Cho nên chắc chắn là phải dùng lý trí để suy luận một vấn đề kể cả triết học của tôn giáo, để ứng dụng phù hợp với từng hoàn cảnh hay xả hội.

Sư huynh Phượng Các ơi:
Con rắn nó đâu biết ăn "táo" nó chỉ "môi giới, dẩn đường, dụ khị..con người ăn trái cấm thôi"./

Ăn thì khổ, không ăn thì lổ..ráng chịu./
Thân tình

dan said...

VD muốn nói sự tự nhiên của Thần học và sự suy diễn của lý trí về Thần học.
Cám ơn Quê Hương đã nhắc tên bài hát, không ngờ ý nghĩa rất hợp với đề tài "Tình Cho Không biếu không"

ngansau said...

Ngày mai sẽ có một bài thơ mới,hôm nay chúng ta tạm kết thúc SHE ở đây:

ĐIẠ ĐÀNG hạnh phúc tràn đầy
Nhưng ai cũng muốn làm người TRẦN GIAN
Thôi thì thân phận làm người
Khổ đau hạnh phúc chia nhau hưởng đều!

Cám ơn tất cả các bạn đã góp ý cho bài thơ hay cho cuộc đời.