Tuesday, September 8, 2009

Nợ Tình


57 comments:

chutxiu said...

Bằng hữu,
Đã không thành thì không là nợ. Nếu chưa thành nên mới còn dai dẳng, dây dưa và mơ dang diú mà thành NỢ. Có hiểu cho không?

ngansau said...

Đã không thành thì không là NỢ
Cũng chẳng nên dang díu mà chi
Dây dưa chỉ thêm lắm sầu bi
Đời vốn đã nhiều mầm cay đắng
Hãy để cho lòng im ắng
Vui những ngày còn lại với cháu con!

coxanh said...

Nợ tình là cái chi chi
Tình không trọn vẹn nên đời dở dang
Một đời ta phải đa mang
Chút duyên gặp gỡ NỢ mang trọn đời.
"Kiếp sau xin chẳng làm người
Làm cây thông dứng giữa trời mà reo"

Thien Thanh said...

Hello KC

Nợ tình vay trả trả vay!
Trả sao cho trọn kiếp này........??



(Tình ơi!!!)
Kiếp sau thì không biết được..hìhì..,vì chưa tới.........?!?!

Các bạn thơ ơi,ý kiến Cỏ Xanh quá hay,đừng thèm ..làm người..nữa

Vien Khach said...

Đọc " Nợ Tình " của KC khiến cho VK phải chạnh lòng giây phút. Bởi lẻ ý thơ, mang một nổi buồn xa vắng, như thầm trách duyên phận mình . Không biết tâm sự này, KC đã viết cho mình, hay còn thay ai để nói lên những gì người đó muốn nói không .
VK xin mượn hai câu thơ của ai đó, để chia xẻ cùng tác giả " Nợ Tình " trong giây phút chạnh lòng này .

Dẫu rằng tình lỡ chia xa
Thủy chung em đợi, thiết tha em chờ...

ngansau said...

Hôm qua KIM CHI có hù doạ NS :

NỢ TÌNH CHƯA TRẢ CHO AI
KHỐI TÌNH MANG XUỐNG TUYỀN ĐÀI CHƯA TAN !

Làm ta run quá ,phải chi ta là MỴ NƯƠNG thì cũng ráng nhỏ vài giọt lệ cho ngàn sau còn nhớ mãi khối tình TRƯƠNG CHI,rất tiếc ...

Unknown said...

KC,
Bài tho Nợ tình của KC thật tuyệt, Cảm xúc thế nào mà viết được những vần thơ như thế PC xin bái phục. Lời lẽ và ý thì của một đấng nam nhi làm ra mới đúng mà sao cô giáo lại có được cảm xúc đó thì thật là tài.

"Thôi ta đứng bên bờ nầy vực,
Nguyện làm thân gổ đá bao dung"

Làm sao có thể ví mình như gổ đá để thân không còn cảm xúc mà tha thứ cho tha nhân ?
Con người muốn tha thứ hay bao dung thì phải "thương và hiểu", nhưng thương yêu và hiểu biết thì ta vẫn là người, phải chăng tình yêu vẫn còn nồng thắm không thể xóa nhòa dù rằng "Dốc đoạn trường Ta đã đi qua" thế nên nguyện cầu được là gỗ đá để mà thứ tha cho Người ! PC cũng thắc mắc như VK : tác giả viết thay cho Một Người !

Lâu lâu được đọc 1 bài của Kim Chi thật hay.

PC cũng không quên khen trang chủ minh họa bức tranh đầy ý nghĩa với cội tùng trước gió trên đỉnh núi đá cao, tuyệt !

Suong Mai said...

Chuyện ai nợ ai về chuyện tình tiết gì đó tạm gác qua bên, SM thấy hôm nay là một ngày rất đặc biệt, nên học đòi theo QH, TT và Chút Xíu ( viết rõ ra để khỏi nhầm với Cỏ Xanh)vài ba chữ Hán Việt.

NGÀY ĐẠI CỬU (09/09/09). Xin chúc các bạn và gia đình Đại Phúc -
Đại Lộc - Đại Thọ - Đại Tài - Đại Phát - Đại Hỷ. Hãy gửi tin nhắn này để san sẻ yêu thương đến người thân yêu của mình nhé bạn . 1000 năm mới có 1 ngày đó !

phuong hong said...

NỢ TÌNH
Chút kiêu ngạo thêm phần bướng bỉnh
Chỉ làm ta xao xuyến bâng khuâng
Thôi ta đứng bên này bờ vực
Nguyện làm thân gỗ đá bao dung...

Chắc ta nợ em từ kiếp trước !

Xác định lại một lần nữa TA NỢ EM TỪ KIẾP TRƯỚC...nên kiếp này TA PHẢI BAO DUNG...

TA ĐỨNG BÊN NÀY BỜ VỰC
chứ không phải BÊN BỜ NÀY VỰC...

Bài thơ hình như có ít nhiều thay đổi với nguyên bản ...

HUONG said...

Bạn thơ KIM CHI ơi,

Đọc bài thơ của bạn, NT chợt nhớ đến câu hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
"Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ"

Suong Mai said...

Cám ơn Phượng Hồng nhắc nhở, đúng là sai sót kỹ thuật, rõ ràng tối hôm qua SM đã soát lại 2 lần trước khi post lên Trang thơ, mà kỹ từng câu từng chữ nữa chớ. Có lẽ vẫn còn choáng váng vì sợ hai chữ NỢ TÌNH,xin đính chính lại theo nguyên tác của KC

Chút kiêu ngạo thêm phần bướng bỉnh
Chỉ làm ta xao xuyến bâng khuâng
Thôi ta đứng bên này bờ vực
Nguyện làm thân gỗ đá bao dung !

Bây giờ sửa lại thì đã muộn nhưng sẽ dành riêng cho KC bài thơ hoàn chỉnh sau.

Suong Mai said...

Mời các bạn suy gẫm chút nghe, SM vừa đọc được từ một người bạn.

BỨC TRANH BÌNH YÊN

Một vị vua treo giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều họa sĩ đã cố công thể hiện tài năng của mình.

Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có hai bức và ông phải chọn lấy một. Một bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh này đều cho rằng đây là một bức tranh bình yên thật hoàn hảo.

Bức tranh kia cũng có những ngọn núi, nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá. Ở bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút kèm theo sấm chớp. Đổ xuống bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xóa. Bức tranh này trông thật chẳng bình yên chút nào.

Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Trong bụi cây một con chim mẹ đang xây tổ. Ở đó giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ đang bình thản đậu trên tổ của mình... Bình yên thật sự.

"Ta chấm bức tranh này! - Nhà vua công bố - Sự bình yên không có nghĩa là một nơi không có tiếng ồn ào, không khó khăn, không cực nhọc. Bình yên có nghĩa ngay chính khi đang ở trong phong ba bão táp ta vẫn cảm thấy sự yên tĩnh trong trái tim. Đó mới chính là ý nghĩa thật sự của sự bình yên".

chutxiu said...

Có lẽ NS nên chốt lại con đường thoái lui vì tránh được cay đắng chưa hẳn đạt được ngọt bùi, thêm sầu bi chưa hẳn là nợ, cũng có thể lại là duyên, nên mới có 'Thú đau thương', mới có nhiều bài thơ lưu lại ngàn sau chớ!
Muốn được ngàn sau có ai lý đến mà sợ cay đắng, sợ sầu bi, e chừng không hợp lý chútxíu nào.
Rất phục sự thấu hiểu và mở đường cho hưu chạy của SM.

la thu vang said...

Đọc được ngày "Đại cửu",thì biết trang chủ đã lướt qua cái bất an của ngọc thể,chúc mừng chút mừng vì mình sợ trang chủ bệnh lắm.tại sao thì ai cũng biết rồi!
Giờ qua cái "Nợ tình" vủa KC đây.A cái con nhỏ này,sao mà biết rõ tỏng tòng tong ruột gan của mọi người vậy?
"Đúng là cây cô độc mà đầy kiêu ngạo"
Vươn thẳng lên trong khoảng trời xanh,
Trời xanh,không mây trắng xây thành,
Mà sao "tình ấy" vẫn xanh da trời.
Hoa lòng sao vẫn về tươi?
Môi em vẩn thắm nửa đời vì ai?
KC ơi,có dù sao đi nữa thì ta cũng yêu người,yêu mình,và yêu quá cuộc đời này....dù ta đang cô độc. LTV.

kimchi said...

KC xin hoan hỉ đón chào các anh chị đến với bài NỢ TÌNH sáng nay vào trang thơ em rất vui
Chị SM,
Thật là"ưng cái bụng",em đã thấy 1 tấm hình êm ả-chị tìm đâu ra1cái cây côđộc mà xanh đến thế và bên dưới :'đúng là 1 khối nợ tình ' như vậy là chị đã nói dùm em hết thảy rồicòn gì:
Dù một khối nợ tình day dứt
Ta vẫnyêu-vẫn cứ xanh đời....
làm cây tùng đứng giữa trời xanh mà có sức sống mãnh liệt trên đá sỏi (như ý chị CX) thì có gì buồn

kimchi said...

trời ơi ,giờ thì em sẻ có ý kiến ngay với nhiều ,nhiều ý kiến vì sao ai cũng chạnh lòng-vì em đã nói hộ dùm cho những ai đang nợ tình hoặc bị tình nợ...nhưng không sao ta vẫn cứ yên lòng vì con người có vay -có trả Đời phải có thú đau thương thì mới là đời
TUY VẬY nếu vay người này mà trả ngườikhác thì mới là nợ Mong rằng ai cũng là 1cây xanh xanh mãi...

quehuong said...

Trả nợ tình xa

Dốc hết tình này ta trả nợ người Dốc hết tình này ta trả nợ đời
Trả hết tình tôi còn nợ không thôi Mắt đã mù lòa vì đợi tin xa,
Tóc trắng bạc màu vì nợ yêu nhau Nào biết ngày sau trả nợ tình nhau

Chorus:
Trả hết, trả hết cho người
Trả luôn mắt môi nụ cười
Trả xong đời còn hư không
Nào gío gío bay về trời
Này hoa sẽ bay về cội
Còn ta đường nào cho ta

Em ơi em ta không thể
Nuôi bao nhiêu yêu thương này
Nhớ nhung hoài
Em ơi em ta không thể
Nuôi bao nhiêu yêu thương này
Chờ mong mãi...chờ mong mãi..

A Ha...có nợ thì phải trả, để càng lâu thì lời càng nhiều trả không nổi à nghen./
Chút-Xíu ơi! có "cầm nhầm" cái gì mà chưa trả lại thì mới là nợ chớ bộ. Chưa thành mà Nợ thì là sao, QH đây không hiểu?. Dai dẳng, Dây dưa, Dang díu...là Tương Tư...phải không vậy?/
Mà ngộ thiệt hén, đả mắc nợ quá xá rồi, mà còn làm thành cây thông xanh tươi, đứng giữa bầu trời bao la, xanh ngát thì ...đã quá rồi....đâu có lo âu gì chuyện Nợ nần đâu..thôi thì coi như còn Nợ để mà Nhớ vậy..//

quehuong said...

Cám ơn Sương-Mai với những lời chúc Trân Quý cho ngày Đại Cửu ngàn năm mới có một lần.

Vậy là Ông Tông Tông nước Mỷ cũng biết Hán tự và Tử vi nên chọn ngày hôm nay lên trước Lưởng Viện Quốc Hội để thuyết phục về chương trình cải tổ y tế đang bị chống đối khắp nơi.

Dưới đây là vài ý nghĩa của ngày Đại Cửu:

Theo quan niệm Á Đông, số 9 luôn được coi như là biểu trưng của sự quyền uy và sức mạnh, thường được gắn liền với vua, chúa như tất cả các đồ dùng trong cung đình đều được dùng số 9 để đặt tên như cửu long bôi (9 cốc rồng), cửu đào hồ (ấm 9 quả đào), cửu long trụ (cột 9 rồng).

Số 9 còn tượng trưng cho sự tròn đầy, viên mãn của trời (thiên) và đất (địa), đây còn là con số thể hiện hạnh phúc, an lành, thuận lợi, bởi theo Hán tự, số 9 đồng âm với từ "trường thọ và may mắn". Đặc biệt, theo toán học phương Tây, số 9 may mắn bởi vì số 9 nhân với bất cứ số nào đều ra một kết quả mà tổng của nó là 9...

Ghi thêm: Cũng nhân dịp này xin được nói thêm là hàng năm người Hoa có một ngày gọi là (Tết, Tiết) Trùng Cửu, ngày này xấu, dựa theo điển tích dười đây:

Sách "Phong Thổ Ký" lại chép: Cuối đời nhà Hạ (2205-1818 trước D.L.), vua Kiệt dâm bạo tàn ác, Thượng Đế muốn răn nhà vua nên giáng một trận thủy tai làm nhà cửa khắp nơi bị chìm xuống biển nước, nhân dân chết đuối, thây nổi đầy sông. Nạn thủy tai đó nhằm ngày mồng 9 tháng 9 (Trùng Cửu). Vì vậy mỗi năm đến ngày này, nhân dân lo sợ, già trẻ gái trai đều đua nhau quảy thực phẩm lên núi cao để lánh nạn... Tục ấy thành lệ.

Đến đời Hán Văn Đế (176-156 trước D.L.), vua cho dựng một đài cao 30 trượng ở trong cung, mỗi năm đến ngày mồng 9 tháng 9, nhà vua cùng vương hậu, vương tử, cung phi đem nhau lên đài ở cho qua hết ngày ấy.
Sau đến đời nhà Đường (618-907), ngày mồng 9 tháng 9 thành ngày lễ tết gọi là Trùng Cửu. Các văn nhân thi sĩ mang bầu rượu túi thơ cùng nhau lên núi cao say sưa ngâm vịnh.
(Ngày này người Hoa uống rượu ngâm hoa Cúc.
Cổ thi có câu: "Gặp ngày Trùng Cửu đăng cao". "Đăng cao" là lên chỗ cao. "Trùng cửu" và "Đăng cao" đều do điển tích trên.

chutxiu said...

Bạn QH ơi! Mộng không thành coi như đi đứt rồi. Còn cầm nhầm mà không trà lai thì gọi là "thuổn". Cả hai trường hợp đều dứt khoát. Là NỢ thì phải dây dưa, dai dẳng, mà phần còn lạì của bài thơ đã nói hết ý nầy. Cho nên, còn NỢ TÌNH là vì Mộng CHƯA thành mà muốn trả tình cho đầy mộng.

ngansau said...

Sáng nay mới mở mắt ,mở máy đã lỉnh hội được nhiều cao kiến của các thi văn nhân,các sư tỉ ...
Các học giả thì khỏi phải khen rồi,
chỉ có các sư tỉ thì NS và TT xin chấp tay bái dài...hậu sinh khả uý,
thơ văn ngọt ngào,tư tưởng thâm thuý...
KC đi vào lòng người:
Cây cô độc mà đầy kiêu ngạo !
Nên dù cây có đứng trên đỉnh cao chất đầy sõi đá cây vẫn xanh tươi,
bái phục thêm trang chủ minh hoạ :_ cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng ...

ngansau said...

Nói lộn ,xin nói lại,bài học của bà CLINTON ta vẫn khắc ghi...
Các " tiểu muội " chứ không phải
"sư tỉ" ,lâu lâu xài chữ tàu một chút mà trật lên trật xuống ,thật dễ ghét phải không học giả QH.
May mà ngộ ra kịp chứ không lại phải chạy vòng vòng qua TH,ST,HCN...

quehuong said...

Hi Sư Mẫu NS,
Chà sao không khen QH một tiếng cho nở cái mũi vì chuyện "Tứ Mã..."
Vậy mà có Ông Đồ thiệt nhập cuộc nửa chớ. Thiệt hay và vui mà học hỏi được là xem "cai hiểu biết của mình đến đâu rồi" cám ơn Sư mẫu.
QH

tim luc binh said...

Mọi người có mặt hết rồi,ta đi trễ chuyến tàu chiều về ...đêm.
Chao ơi KIM CHI ,tứ bề thọ địch mà sao văn thơ tuôn trào lai láng vậy cà...khâm phục ...khâm phục.

NỢ TÌNH ,ai nợ ai ? Nếu nợ nhau thì huề vốn,còn nợ người này trả người kia cũng được ,đâu nhất thiết
phải trả lại đúng người.
Có người còn nói kiếp sau nữa ,vậy thì kiếp sau trả tiếp,nếu còn nợ ai đó..
Bức tranh của SM bình yên lắm .
Như là
Dù ai nói ngã nói nghiêng
Ta đây cũng vững như cây bên bờ!

MÀ cây này lại được bảo toàn bằng
một chồng đá thì gió lay mặc gió...

ngansau said...

QH,
TỨ MÃ NAN TRUY cũng làm nhọc lòng vài ông ĐỒ THIỆT ,HCN cũng là một nhà thơ nỗi tiếng một thời,bây giờ không biết còn làm thơ nữa không.
NS cũng quen ông này,chưa gởi lời cám ơn.
Thỉnh thoảng tìm hiểu thêm đôi chút cũng rộn ràng đó chứ.
HỌC GIẢ QH thì đáng được 10 điểm...

quehuong said...

Hi Ngàn-Sau,
Có đọc "Phiếm 6" của nhà văn Song-Thao chưa.
HCN là Giáo sư phải không?/

Thien Thanh said...

Cùng cac bạn thơ
Nghe NS và QH nhắc về Tứ Mã nan truy,nhưng trước nhất..Học Giả,nuớc VN mình TT có biết vài ông như Nguyễn Hiến Lê,Hoàng văn Chí,bây giờ thêm một học giả QH nũa ỏ Trang Thơ mình thật rất là..vinh dự(khen thật)
Tt xem báo Việtide có ký mục gia BùibảoTrúc bàn về Tứ MNTruy ông tra 4 quyển tự điển Hán việt và fide down ra câu này dựa vào truyền khẩu của Tquốc nói cho thật mạnh nghĩa của các anh hùng hảo hán ngày xưa,khi thề bồi...giải thích rằng 4 con ngựa hay đuổi theo môt câu nói còn không kịp huống gì 1 con ngựa hay(trích dịch...)
vậy thêm một kién thức hở NS

Còn KimChi và các bạn ơi,Nợ Tình
Dân gian ta có câu

Nợ trả dần cháo húp quanh!!!

Không biết nợ ..tình có thuộc diện này không ..các bạn thơ???

Sáng ra có ý kiến ý cung..cho vui vẻ truóc khi...lao vào việc..hihi thân ái chào các bạn.......

quehuong said...

Ha ha.
Cám ơn Thiên-Thanh, nhưng học "giả" QH là học giả chứ không phải học thiệt.
Còn được sư mẩu NS cho 10 điểm nửa chớ, thời còn đi học chưa bao giờ được Cô cho 10 điểm đó nghe, mà cứ bắt học trò phải ôm một chồng tập đi theo lẽo đẽo về nhà cho Cô chấm điểm.
Mấy chục năm sau...bây giờ thì được 10 điểm rồi.

ngansau said...

QH à,
Sở dĩ Sư Mẫu cho 10 điểm là vì xét công lao tra cứu của QH gấp 3 lần TH và HCN
TH chỉ tìm trên net
HCN tra có một từ điển KHANG HY
QH thì hình như tra cứu tới 3,4 chỗ
lận (mà ta không biết chỗ nào!)
vì vậy công lao lớn lắm nên phải cho hơn 10 điểm nữa mới đúng !
HCN là GS VĂN .

Vien Khach said...
This comment has been removed by the author.
Vien Khach said...
This comment has been removed by the author.
HUONG said...

Các bạn thơ ơi,

Thiệt là Trang thơ đang xôm tụ chuyện Nợ Nần Tình Duyên quá đi thôi.

NT xin mạn phép có ý kiến ý cò rằng: Trái tim nào muốn trả nợ tình, xin đứng trên đỉnh núi cao ấy và đưa tay phải lên thề rằng ta hứa trả cả vốn lẫn lời !

Trái tim nào hỏng muốn trả (như NT chẳng hạn) xin đưa tay trái lên tuyên bố rằng - Nợ tình làm sao trả được, thôi chi bằng ta quỵt cho xong vậy !!!

Suong Mai said...

Nè Như Thương, làm trong thư viện lâu năm thế có thấy cuốn Tự điển này không?


NHỮNG CHỮ CÁI TRONG TỰ ĐIỂN TÌNH YÊU


Trong thần thoại Hy Lạp, có vị thần tình ái Eros sử dụng mũi tên vàng bắn đi khắp thế gian, những đôi nam – nữ nào trúng phải mũi tên vàng của thần sẽ nảy sinh tình cảm. Câu chuyện thần tình yêu mở lối cho những đôi lứa bước vào dãy ngân hà tình yêu là thế, nhưng người trong cuộc có nắm giữ được hạnh phúc hay không, điều đó lại tùy thuộc vào quan niệm của từng người.

ACCEPT - Chấp nhận
Ai cũng có ưu và khuyết điểm của mình. Nếu thật lòng yêu một người, thì phải chấp nhận, kể cả những thiếu sót của người ấy.

BELIEVE - Tin tưởng
Yêu là tin tưởng lẫn nhau, nếu lúc nào cũng nghi ngờ tình cảm của đối phương, thì quan hệ tình cảm khó mà bền vững.

CARE - Quan tâm
Hãy cố gắng quan tâm đến người yêu nhiều hơn, bạn không cần nghĩ những cách làm người yêu vui bằng quà cáp bất ngờ, chỉ cần một cú điện thoại hỏi thăm, một dòng tin nhắn với lời lẽ yêu thương, cũng đủ khiến người ấy của bạn cảm thấy ấm lòng.

DIGEST - Nhẫn nhịn
Con người có lúc này lúc khác, người yêu của bạn cũng sẽ có những lúc không vui, có thể nổi cáu với bạn. Hãy bao dung, nhẫn nhịn, đừng để xảy ra xung đột làm ảnh hưởng đến tình cảm.

ENJOY - Tận hưởng
Khi yêu, chớ nên chỉ biết “vạch lá tìm sâu” những khuyết điểm để phê phán nhau, mà nên góp ý chân thành, dành cho người mình yêu những lời khen để đối phương phát huy ưu điểm.

FREEDOM - Tự do
Quản thúc quá chặt sẽ khiến cho người ấy cảm thấy ngột ngạt, giữ một chút không gian riêng tư cho nhau cũng là một nghệ thuật thắt chặt quan hệ tình cảm.

GIVE - Cho
Tình yêu không bao giờ có sự ngang bằng “giá cả”, nghĩa là không phải cho bao nhiêu sẽ nhận lại bấy nhiêu, những ai yêu mà biết hy sinh cho nhau đó mới là tình yêu đích thật.

HEART - Trái tim
Vật liệu quan trọng nhất xây dựng nên hạnh phúc tình yêu là lòng chân thành, khi yêu không những phải biết lắng nghe lời trái tim muốn nói, mà phải dùng lý trí để cảm nhận tình yêu mà đối phương dành cho mình.

INDEPENDENCE - Độc lập
Hai người đến với nhau không có nghĩa là phải sống dựa dẫm vào nhau, bởi vì cách nghĩ như thế sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho người mình yêu, có thể khiến tình yêu rạn nứt.

JEALOUSY - Ghen tuông
Ghen tuông đúng mức sẽ biểu thị tầm quan trọng của người ấy trong lòng bạn, nhưng vô duyên vô cớ nổi ghen sẽ làm người yêu chán ngán bạn.

KISS - Nụ hôn
Trăm ngàn lời nói cũng không bằng một nụ hôn, một nụ hôn nhẹ trên má cũng đủ thể hiện sự dịu dàng của bạn dành cho người yêu.

LOVE - Yêu thương
Tình yêu chỉ sâu đậm là khi đối phương vui, bạn cũng sẽ vui theo, lúc đối phương buồn, bạn sẽ nghĩ cách làm cho người ấy vui trở lại.

MATURE - Chững chạc
Tình đầu rất đẹp nhưng thường không có kết cục hoàn mỹ, chỉ khi trưởng thành, tư tưởng chín chắn, tình yêu của bạn mới đơm hoa kết trái.

NATURAL - Tự nhiên
Càng yêu một người thì càng phải cho người ấy thấy con người thật của mình. Nếu yêu bạn chân thành, anh ấy (cô ấy) sẽ chấp nhận những khuyết điểm của bạn.

OBSERVE - Quan sát
Thường xuyên quan sát sở thích của nhau, vì điều đó không chỉ giúp bạn hiểu anh ấy (cô ấy) hơn, mà thỉnh thoảng bạn có thể làm cho người ấy bất ngờ qua sự ăn ý với nhau.

PROTECT - Bảo vệ
Bạn trai bảo vệ bạn gái là lẽ đương nhiên, nhưng bạn gái cũng nên có trách nhiệm bảo vệ sự tôn nghiêm của bạn trai, vì lòng tự trọng của đàn ông rất cao.

QUARTER - Khoan dung
Biết khoan dung, độ lượng là điều kiện cơ bản để vun đắp tình yêu, chỉ cần lỗi lầm đó không làm tổn hại đến tình cảm của đôi bên, nếu tha thứ được thì nên thứ tha cho nhau, bởi vì người yêu anh ấy (cô ấy) chính là bạn.

Suong Mai said...

Tiếp theo, tiếp theo

RECEIVE - Đón nhận
Phải biết dùng tấm lòng đón nhận mọi thứ mà đối phương dành cho bạn, có như thế người yêu sẽ quan tâm đến bạn nhiều hơn.

SHARE - Chia sẻ
Có thể chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng với người yêu cũng là một cách thụ hưởng hạnh phúc trong tình yêu.

TENDER - Dịu dàng
Yêu một người là phải luôn dành cho người ấy những cử chỉ dịu dàng, vì sự dịu dàng sẽ khiến bạn trở nên đáng yêu hơn trong mắt người yêu.

UNDERSTAND - Thấu hiểu
Hãy thử đứng trên lập trường của người ấy mà suy nghĩ, bạn sẽ cảm nhận và thấu hiểu được người yêu nhiều hơn.

VERACITY - Thành thực
Tình yêu không chấp nhận sự lừa dối, vì dối trá là ngọn đuốc thiêu rụi tình yêu. Tuy nhiên, có những sự thật quá phũ phàng thì nên cất giữ lại làm bí mật của riêng mình, vì đó cũng có thể là thuốc độc của tình yêu.

WAIT - Chờ đợi
Hai người yêu nhau luôn cần có sự đồng cảm, chia sẻ, có thể cùng tiến cùng lui mới là tình yêu cao đẹp.

X - Dấu nhân
Mỗi ngày, giả sử tình cảm được nhân đôi lên, tình yêu tự khắc sẽ thiên trường địa cửu. Hãy cố gắng cùng người yêu vun vén tình cảm cho hạnh phúc tương lai lâu dài.

YEARN - Nhớ nhung
Mỗi khi nhớ đến người yêu, đừng ngại gọi điện thoại, hay nhắn tin nói rằng: “Miss you”, đây là tiểu xảo làm cho người yêu dù ở nơi nào cũng luôn nhớ về bạn.

ZEST - Nhiệt tình
Trong tình yêu cũng cần có sự nhiệt tình, vì tình cảm cũng như chậu hoa kiểng, nếu không tưới nước hằng ngày thì sẽ héo úa.

*****************************
SM sưu tầm , vài chữ mới thấy lần đầu, giờ học khôn ra chắc...muộn

Unknown said...

SM nè,
Trong những tính chất của tình yêu mà SM kể hình như còn thiếu nhiều thứ lắm, đó chĩ là những thứ ...tốt mà 2 người yêu nhau thôi. Nhưng khi tình yêu "xuống cấp" thì phát sinh nhiều thứ khác nữa như là....gian dối, lọc lừa, dụ dỗ, dấu diếm, phản bội, ngoại tình..... Làm ơn sưu tầm dùm luôn cho đủ bộ !

chutxiu said...

Cho xin can chuyện sưu tầm các chữ 'tiêucực' đó đi. Nhìn đời dưới lăng kính màu hồng vẫn tốt cho tuổi già hơn. Huống chi những chữ 'tiêucực' lại dễ gây tranh cải mãi không dứt.
Cám ơn SM đã trao những CHỮ thật đắc dụng để khi buông tay cũng thở được một hơi nhẹ nhỏm.

coxanh said...

SƯƠNG MAI ơi,hỡi ôi đã muộn quá rồi! Nếu biết thế, thì cách đây 40 năm chắc chắn có nhiều kẻ chết vì...ta. hi.hi.hi

sao... said...

Trong comment Tự điển Tình Yêu, Sương Mai chỉ mới lọc qua những từ theo quan niệm riêng.
sao… nghĩ, mỗi người có thể tự bổ sung thêm vào những đề mục mà mình tâm đắc. Ví như muốn hình thành cái BELIEVE giữa hai người, bản thân phải có FAITHFUL. Tiếng Việt gọi là chung thuỷ, diễn nôm là đừng “bắt cá hai tay”. Nó hơi giống ý nghĩa của chữ VERACITY nhưng thuộc phạm trù khác.
Tình Yêu cũng như sự sống, chẳng thể nào cứ tồn tại một thể trạng nhất quán. Hết Đông qua rồi cũng tới Xuân tàn. Vạn vật đất trời đã là như thế, huống chi con người là một sinh thể trong đó.
Hôm nay tôi yêu người đắm đuối, nhưng 5-10 năm sau biết đâu, có những mâu thuẫn nảy sinh, rồi tôi hết yêu người. Chẳng lẽ hết yêu người rồi TÌNH sẽ tàn phai chăng? Không đâu ! Một ngày nào đó tôi lại tìm thấy một nửa mới của tôi phù hợp, và rồi tôi lại yêu, cũng đắm đuồi, cũng mê say.
Cái chung thuỷ ở đây, thời đại Internet của thế kỷ 21 không giống như ngày xưa. Chồng chết thì phải ở vậy thờ chồng nuôi con. “Phu tử tùng tử”, hay vợ chết thì không dám nghĩ đến chuyện tái giá sợ miệng đời dị nghị Mẹ ghẻ con chồng. ( Nhưng cái chuyện nầy mấy ông hay xé rào lắm nghe)
Yêu ai, yêu cả một đời…nếu được vậy thì hay lắm! Nhưng bây giờ nên sửa câu hát lại : Yêu ai, yêu chỉ một người…Đây không dám lạm bàn phải cứ như thế, trúng người đàn ông lỡ sinh là một kiếp bướm đa tình thì ô hô! Người đàn bà ở bên Tây bên Mỹ thì không biết sao, chớ người đàn bà Việt Nam mà giữ trong lòng hai ba hình bóng đàn ông một lúc thì nên xem lại phẩm chất của họ.
Chữ ENJOY diễn nghĩa như vậy theo mình chưa được sát lắm. Tận hưởng là phải biết vui với niềm vui hiện tại mà hai người mang đến cho nhau bằng tất cả tình yêu của mình. Để không mai kia nhìn lại quá khứ hôm nay rồi có khi tiếc. Ồ! Sao lúc đó mình không yêu người ta hết lòng nhỉ? Giờ đã qua rồi có tiếc cũng đâu níu kéo được thời gian !
Cái chữ INDEPENDENCE cũng hay, nhưng mình không cho là phải như thế. Cái quan niệm Đông Phương từ xưa giờ vẫn thấy hay. “Phận cát đằng nép bóng tùng quân”. Tôi không phải là người có đạo, nhưng vẫn biết khi làm lễ hôn phối, thường Cha hỏi người nầy có chấp nhận người kia không? Có thương yêu nhau suốt đời, lúc mạnh khoẻ cũng như khi bịnh tật cho đến giờ lâm tử? Như vậy cũng khởi nguồn từ tình yêu, hai người há chẳng đã dựa dẫm vào nhau để xây dựng một cuộc sống chung sao?
Mình lại không đồng ý với cách nói ý nghĩa chữ YEARN-nhớ nhung. Đấy không phải là “tiểu xảo” đâu nếu mình đặt lòng chân thành vào đó qua những cuộc điện thoại hay tin nhắn.
Sự học thì không bao giờ muộn, chỉ có điều là ta có muốn học hay không? Trong Quý vị, nếu tim ai còn có thể thổn thức, máu vẫn còn hồng thì cứ học đi, học những gì mình chưa biết.

Unknown said...

Bạn Sao...

PC thêm ý kiến của bạn về câu:
"Yêu ai, yêu cả một đời…nếu được vậy thì hay lắm! Nhưng bây giờ nên sửa câu hát lại : Yêu ai, yêu chỉ một người…"

Theo PC thi "Yêu ai yêu chĩ một ...thời" có như vậy thì mình trả được nợ tình dễ dàng hơn vì Càng yêu lâu và 1 chủ nợ thì tiền lời càng cao và lãi xuất tăng theo lũy tiến (thời đại computer mà), "nợ" tình chồng chất ngổn ngang" (như Lam Phương than thân vậy) thì kiếp sau có trả cũng phải kêu lên "đời mình chưa có bình minh" !

CX à,
SM chĩ liệt kê những "cách làm" để bảo vệ tình yêu thôi chứ không chịu chĩ cách làm cho người yêu "mê mệt vì mình". CX mà áp dụng 40 năm trước thì CX cũng chĩ chuốt "nợ" vào thôi ! Bí quyết làm cho người yêu mê mệt vi mình thì còn đang cất dấu kỉ lắm (NS cũng vậy !)không biết bao giờ bí quyết đó được giải mả đây ? xin đừng giống như bí mật quốc gia giải mả sau ...30 năm thì ...hết học!

Chutxiu,
Chutxiu muốn nhìn đời qua lăng kính thì coi chừng đi đường bị lọt "ổ gà" ! gân cốt có vững vàng không vậy hả bạn !

HUONG said...

Bạn thơ KIM CHI ơi,

Bạn thấy chưa ? Đâu còn ai nhắc đến NỢ TÌNH nữa đâu mà chỉ nói đến chữ YÊU
Trong những chữ của tự điển Yêu, NT chọn chữ KISSSSSSSSSS
Ha ... ha ...
Còn các bạn thì sao ?

ngansau said...

HÌ HÌ HÌ !!!!!

NỤ CƯỜI KHÔNG MẤT TIỀN MUA !

kimchi said...

chị NT,anhPC....
Em cũng đồng ý là nếu ta mà học được nhiều chử cái trong từ điển này thì có lẽkiếp này chẳng ai phụ mình mà kiếp sauchẳng ai nợ mình hay là mình phải học để trả nợ cho mình kiếp trước..?? em ví dụ à mà thật chứ có một người đàn ông có 3 vợ rồi ,mà vẫn còn phải than thở là phải khổ bởi 1 người đàn bà khác như vậythì lời hay lỗ đây???

sao... said...

Hoan hô ý kiến của huynh PC, xin lĩnh hội.
Yêu ai…yêu chỉ một thời. Chân lý!
Lại nói về chữ thời theo góc độ khác.
Xin nêu ra vài ví dụ điển hình. Nói về người của công chúng mà bên tây đi cho khỏi mích lòng ai. Thuở nhỏ ghiền xi-nê lắm. Coi Vivien Leigh đóng trong “Valse dans l’ombre” rồi Audrey Hepburn trong “Vacances romaines” đêm về cứ mê mẩn như bị bỏ bùa bởi nét đẹp thanh xuân. Mấy mươi năm sau nhìn hình ảnh của các cô ấy bây giờ, thật …chán!

sao... said...

Theo sao… thấy ý kiến của huynh PC với SM cũng hay. Chỉ cách làm cho người yêu mê mệt mình.
Có bí quyết nào không? Vui lòng hé lộ một chút để mọi người học hỏi.

Suong Mai said...

Hỡi ông Trời nhìn xuống mà coi cái cách PC và Sao nói chuyện, bộ tưởng SM là bà phù thủy đầy khói nhang và bùa mê thuốc lú hả ???

Anonymous said...

Cám ơn Kim Chi và SM .
Bài thơ thật đặc sắc. Câu nào Vân cũng thấy thâm thuý, thích nhất là câu cuối "Nguyện làm thân gỗ đá bao dung"
Bức tranh SM minh họa đặc biệt thật đấy. Cây xanh đứng giữa trời nhưng trên chồng đá vửng chắc như thế thì thật là hiếm thấy.
Nơ tình dã làm cho trang thơ sôi động và các bạn đều đọc dược những ý kiến hay , tài liệu quí báu. Cám ơn Kc lần nữa nhé
KV

TH said...

Wow ... Thật là sôi nổi ...
khi nói đến chữ Tình.

Cảm ơn KC bài thơ & SM tấm hình.

Theo tui hiểu thì Tình không có NỢ.

Khi hai người yêu nhau ... mà không lấy nhau được thì họ an ủi:
Ờ chúng ta có duyên mà không có NỢ!

Và nếu hai người yêu nhau, cưới nhau được, họ lại nói:
"Chắc kiếp trước tui NỢ anh/em
cái gì, bây giờ kiếp ni tui phải trả."

Như vậy chúng ta có thể kết luận:
-Không lấy nhau được, không có NỢ,
-Lấy nhau được, có NỢ!

Kim Chi lại viết:
Có lẽ ta nợ nhau từ kiếp trước

rồi "tim lại vẫn miên man" và viết:
Tóc đã bạc tình còn lãng đãng
Giấc không yên và mộng vẫn không thành

Tui thấy KC viết ngược lại người đời: Nợ nhau phải lấy nhau chớ hỉ ?

Trong tình yêu chân thật, không có điều kiện, bởi vậy mới có câu:
Tình cho không, biếu không!

Như vậy "Tình" không có "NỢ",
hay là không có "NỢ TÌNH"

Lý luận trên nghe hơi "cuồn" ...
nhưng thực tế là vậy!

Chuyện tình tan vỡ ..chúng ta có thể đau khổ, tiếc thương .. nhưng chúng ta đừng nghĩ đó là NỢ!

Ờ mà chuyện tình tan vỡ ... nó đã về qúa khứ, buồn làm chi và khổ làm chi!
Do vậy, tui lại đồng ý với Kim Chi:
"Chỉ làm ta xao xuyến bâng khuâng"

Đúng vậy "xao xuyến bâng khuâng"
chí trong chốc lác ... rồi bâng khuâng và xao xuyến tan đi.

Kim Chi viết tiếp: Làm thân gỗ đá bao dung, đứng bên này bờ vực, tha thứ tất cả. Hai chữ "bao dung" tuyệt hay, tuyệt đẹp!

"Thân gỗ đá" tui lại nghĩ đó là 1 cây gỗ sau triệu triệu năm chôn sâu biến thành đá như chúng ta thấy ở Arizona hay bảo tàng viện ở Hoa Thịnh Đốn ... "gỗ đá" đó nói lên trường cữu, bất diệt!

Trang chủ lại cho cây thông, mọc trên ghềnh đá, dưới trời nắng trong xanh, tui lại hình dung 2 câu thơ của NCT:
Kiếm sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà rêu.

Thấy cây thông, đọc bài thơ của Kim Chi, tôi lại thấy tôi, nhớ lại mối tình đầu tan vỡ, nhớ ơn người bảo trợ, cha mẹ nuôi tôi, 1 lần tôi đã viết:

Bốn năm đại học thông đơm lá
Một kiếp hàn sinh tạ ơn người.

Và học được từ Kim Chi,
"Nguyện làm thân gỗ đá bao dung"

Hay lắm! Cảm ơn Kim Chi lần nữa!

TH,

quehuong said...

Chào tất cả,
Bận rộn mấy ngày, tuy có vào Trang Thơ nhưng chỉ đủ thì giờ đọc thoáng qua thôi, chưa có thì giờ nghiên cứu những điều hay, lạ mà tất cả các bạn đã nhiệt tình đóng góp với chủ để "Nợ tình" và chuyễn sang "Tình Yêu".
Theo thiển ý của QH, Tình yêu thật sự tự nó đả mang một ý nghĩa "tự do" và "phóng khoáng"..nếu con người tạo ra cho nó những "ràng buộc" thì chỉ làm giãm đi cái "chân lý đích thực của tình yêu"..

Và dỉ nhiên là "hậu" tình yêu thì phải có những ràng buộc khác vì lúc đó không đơn thuần chỉ là tình yêu nửa.

Những chử cái trong 'tự điển" tình yêu do Sương-Mai sưu tầm là một thí dụ..nếu mãi mê...tìm cho được phân nửa những gì SM sưu tầm...thì suốt đời này chắc tui ..hát bài ca "Đời tôi cô đơn...".

Và nếu một con người nào mà hội đủ được những điều kiện lý tưởng như vậy...thì chắc cũng là bậc gần gần thành Thánh Nhân...mà hình như Thánh Nhân thì không có màn "yêu đương lãng mạn" rồi.

Ôi chử Tình là một "từ ngữ" đầy bí hiểm mà con người từ xưa đến nay chưa ai có thể thỏa mãn được lời giải thích.

Nợ hay Duyên lại là một "vế" khác của Tình yêu.

Gởi Bạn Sao: Mời ghé qua Blog Ban-mê để xem lại hai cô đào mà ngày nào đã làm Bạn xao xuyến..

Trân quý tất cả.

kimchi said...

em xin nhận hậu ý các anh đã làm cho rõ hơn về chủ đề bài thơ ,có lẻ ,đúng hơn là em phải cho " nợ tình " vào ngoặc kép thì hơn vìtất cả các anh đều cho rằng yêu là tình nguyện như nhân vật trong thơ chỉ biết tha thiết yêu mặc dù người đó vẫn kiêu sa lẩn tránh-ta nên thi vị hóa cho tình yêuđừng để mang chử nợ nghe nặng nề như đòi nợ ,báo oán gì gì đó phải không ??
À,em muốn hỏi anh QH một câu trong bài người đi tìm trầm mà ngậm ngãi nếu không tìm được thì biến thành dã nhân phải không anh ,anh giải thích thêm nhé cám ơn anh

quehuong said...

Hi Kim-Chi:
Đọc bài viết dưới đây của Tiến sỉ Vỏ Quang Yến nói về trầm hương.

Ở đoạn cuối có nhắc lại chuyện "ngậm ngãi tìm trầm"..gọi là Dã nhận hoặc là người rừng, vì lạc mất lối về, sinh sống lâu ngày trong rừng, người bắt đầu mọc lông và sống đời sống hoang dã...
Được biết hiện nay vùng Khánh-Hòa (Nha-Trang) từng nhóm người bất chấp nguy hiểm đang vào rừng để tìm Trầm, với hy vọng cải thiện cuộc sống đang khó khăn.
QH đã từng gặp cây Trầm Hương hki ở trong rừng, nhiều Em kêu làm dấu để mà trở lại, đem theo "cây đinh" nail đóng vào thân cây, vài tháng sau trở lại nhặt lấy các nhựa cây chả ra đóng theo những chổ đóng đinh vào, đó là Trầm Hương thiệt, ..nhưng tiếc là không có dịp trở lại đó, chỉ cắt mấy cành về tối đốt lên , cũng nghe mùi hương tỏa ra hương thơm nhưng không nhiều..




Ngải ngậm hương trầm

-Võ Quang Yến 02/09/2009

Lên non đón gió tìm trầm,
Xui ong làm mật, giục tằm nhả tơ.
Ca dao
Theo truyền thuyết, bà Thiên Y A Na khi rời cha mẹ nuôi lên Bắc Hải cũng như khi đem hai đứa con Tri và Quý trốn Bắc Triều về lại Cù Huynh, đều núp lén trong cây trầm rồi để cho dòng nước cuốn đi. Hương trầm thơm tỏa ngào ngạt nên nơi cây trao dạt vào bờ được gọi là Hương Sơn (thuộc tỉnh Khánh Hòa). "Ở huyện miền núi Con Cuông (Nghệ Tĩnh), có một địa danh tên là Trầm Hương. Người ta bảo, nơi đây, xưa kia có một rừng trầm nằm dọc theo bờ sông Lam. Rễ cây lan man khắp đồi núi và vệ sông, tỏa mùi thơm lên cả mặt nước, cỏ cây và bầu trời. Hương thơm đậm đặc đến nỗi những đám mây bay qua đó cũng tẩm hương, rồi mây bay theo chiều gió dạt về mạn dưới thành những trận mưa có vị thơm - người ta gọi là mưa hương "(8). Người Chăm tin đấng thượng đế khi giao phó thần Pô Ino Nagar xuống khai phá mặt đất cho phép bà đem theo lúa và trầm thể hiện oai quyền mầu nhiệm của mình. Chùa Bảo quốc ở Huế chứa một mảnh gỗ trầm hương dài 80, phân rộng 40 phân, dày vài phân, có hình dung một con người. Tục truyến lúc trước có người mua đem về nhà thì tai họa liên miên nên phải đem lên chùa gởi để các vị sư luông hương đèn cúng bái, mong bài trừ được những ảnh hưởng xấu (3).



Cây trầm cống hương

Những huyền thoại được lưu truyền bắt nguốn từ hương thơm của cây trầm. Cây gỗ không chìm nầy còn mang tên trầm kỳ, trà hương, gió núi, dó bầu. Gỗ cây thường được gọi gỗ kỳ nam hay gỗ trầm hương. Trong một cây trầm có thể có cả hai loại kỳ nam (bois d’aloès) và trầm hương (bois d’aigle), hương thơm xen lẫn chút cay, khác nhau ở chỗ mùi vị, một bên vừa chua vừa ngọt, bên kia hơi đắng lại có phần dịu ; thường kỳ nam quý hiếm hơn trầm hương (5). Trong các báo khoa học, tên nôm na của cây trầm là agarwood hay agalwood (gỗ thạch), có khi eaglewood (gỗ đại bàng). Riêng người Nhật Bản có nhiều tên gọi : jinko, jinkok, kanakok, kanankok, kyara hay ryoku-yu. Hai danh từ jinkok và kanakok thường được dùng để chỉ định những loại trầm thu nhặt ở Việt Nam và xuất cảng qua Hồng Kông, rất được chú trọng những năm gần đây (13-19). Thường kỳ hương được xếp thành loại hắc kỳ (màu đen, hảo hạng, đắc tiền nhất), thanh kỳ hay hoàng kỳ (màu xanh vàng) và bạch kỳ (màu trắng đục). Ngày nay, trên thế giới, nhu cầu vượt quá xa nguồn cung cấp và thu hoạch không có phương pháp, lắm khi bất hợp pháp ở vài nước nên Quy ước Thương mãi Quốc tế về những Loài động vật và Thực vật Hoang dã Lâm nguy cơ CITES đã lên tiếng báo động và kêu gọi thực thi Quy ước cùng kiểm tra thương mãi (9).
.
Cây trầm lớn, cao khoảng 15-30 m, có khi lên đến 40 m, mọc ở châu Á từ Ấn Độ, Miến Điện, Trung Quốc, Thái Lan, qua Mã lai, Cao Mên, Lào, Nam Dương. Ở Việt Nam, cây trầm mọc nhiều ở miền Trung, từ Quảng Trị, Thừa Thiên vào Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, đến đảo Phú Quốc (5b). Cây trầm thuộc chi Aquilaria, họ Trầm (*) hay Trầm hương Thymeleaceae (**).

còn tiếp

quehuong said...

(tiếp)
Aquilaria do tiếng La Tinh aquila (aigle, chim đại bàng) mà ra, nên danh từ Pháp bois d’aigle hay Anh eaglewood chỉ định những loại gỗ khối nhựa, màu nâu, có khi mang đường rạch vằn hay vết lốm đốm như lông chim (2). Aquilaria gồm có nhiều loài : A. agallocha Roxb., A. baillonnii Pierre ex Lam., A . banaensis Pham Hoang Ho, A. crassna Pierre ex Lecomte (tiếng Campuchia chỉ trầm là krasna hay chan krasna), A. malaccensis Benth, A. sinensis (Lour.) Gilg. hay Spreng (7), vừa rồi mới có tìm ra A. rugosa ở Việt Nam, lắm khi khó phân biệt. Trong các loài thuộc Aquilaria thì A. crassna, A. malaccensis và A. sinensis có tiếng cống hiến nhiều kỳ nam hay trầm hương, nhưng được khảo cứu nhiều nhất là A. agallocha và chẳng thấy dấu vết A. crassna trong tập Chemical Abstracts.

Trái lại, ở Việt Nam thấy có nghiên cứu chọn giống cây có cơ chế tạo trầm tự nhiên cây trầm hương (dó bầu) A. crassma 20 năm tuổi trên vùng đảo Phú Quốc (10). Ngoài ra cũng thấy có khai thác các cây Aloexylon agallochum Lour., Excoecaria agallocha Linn. (*)


Aquilaria crassna và A. baillonii (**)

Aquilaria crassna
Gỗ cây trầm rất quý nên lúc xưa được các thổ dân miền sơn cước dùng làm lễ vật đưa về cống nộp cho vua chúa. Cách đây hơn 250 năm, nhận được biểu của Mạc Thiên Tứ, trấn thủ Hà Tiên, báo cáo về việc tế lễ, để tỏ lòng đặc biệt ưu ái với vị trọng thần biên trấn, chúa Đỉnh Quốc Công Nguyễn Phúc Thụ đã ban cho hai thanh gỗ trầm hương. "Hai thanh cống hương đen như huyền, bản rộng hơn tấc, cao những hàng xích. Một thanh dựng ở giữa tế đàn Sơn xuyên, một thanh dựng ở giữa tế đàn Xã tắc. Khói đốt bốc thẳng đứng, như hai cây cột khói thơm dựng ở giữa trời. Hương trầm tỏa ngan ngát giữa đêm thanh, trăng sao lồng lộng ; dân cư tận xa vòng ngoài Trúc bằng thanh, còn nghe thấy mùi thơm trộn trong gió chướng rao rao" (4).
Nguyên gốc của kỳ nam hay trầm hương, tuy đã được nghiên cứu nhưng chưa thấy giải thích tường tận. Từ xưa nhiều giả thuyết đã được đưa ra, chẳng hạn như kiến sống trên cây chế mật rơi lên gỗ, lâu ngày thấm vào thành hương thơm (5a). Cũng cùng ý ấy, một giả thuyết khác cho những cây có tổ kiến hay tổ mối dưới chân thì đào tận rễ dễ tìm ra (5). Có người lại tin phân chim ở kẽ cành biến chất cũng có thể tạo thành trầm (*). Thật ra nhìn từ bên ngoài rất khó xác định một cây có trầm. Ngày nay, người ta nhận thấy kỳ nam hay trầm hương là một khối nhựa do cây tiết ra để tự băng bó, bảo vệ chống vi trùng , thời tiết khi có vết thương. Biết vậy, những người tìm trầm khi kiếm ra cây có khả năng cống hiến trầm thì cố ý vạch cắt cây gây vết thương rồi đợi khối nhựa cấu thành, có khi nhiều tháng, nhiều năm. Cơ chế cấu tạo khối nhựa có thể là một hiện tượng thoái hóa vi khuẩn, nhưng thực chất hơn là do nấm gây ra. Người ta đã tìm ra được những loại nấm Mycelia, Menanotus flavolines (16), Epicoccum granulatum (6) nhiễm gỗ cây trầm. Nấm Mycelia còn có một đặc điểm nữa là cho phát hiện trong mảnh trầm cắt những oleoresin trước không có trong cây. Ngoài ra, loại nấm bậc cao nâu sẫm Cytosphaera mangiferae Died. trích chiết từ gỗ cây A. agallocha đang biến chất thành trầm, cho nhiễm vào những mảnh gỗ Aquilaria thì chế biến ra gỗ có hương thơm mùi trầm. Thí nghiệm không thành nếu dùng những mảnh gỗ các cây Syzyum hay Amoora mọc cạnh các cây Aquilaria kia trong những khu rừng Sylhet ở Bangladesh hay dùng các nấm Penicillum sp., Aspergillus sp., Fusarium sp. cũng được trích chiết từ các cây A. agallocha đã bị nhiễm. Theo tác giả công trình khảo cứu nầy thì côn trùng đã đem nấm vào các lỗ nứt, kẽ nẻ của vỏ cây (6). Từ A. agallocha cũng đã chiết xuất một loại nấm Paecilomyces varioti đặc biệt có khả năng xúc tác những phản ứng khử, kết vòng, kết hydroxy… biến hóa citronellal ra isopulegol, menthon ra menthol, cinnamaldehyd ra cinnamid acid,… (26).

Còn tiếp

quehuong said...

Hương thơm cây trầm

Hương thơm trong cây trầm là do các phân tử chromon và sesquiterpen mà ra. Những chromon có thể là agarotetrol hay isoagarotetrol chứa nhiều nhóm hydroxy. Hai chất nầy có trong những cây trầm Tân Gia Ba và Việt Nam theo tỷ lê 2 :1 (14). Những chromon khác phần lớn là những dẫn xuất của ethyl phenyl chromon tìm ra trong A. agallocha và A. sinensis : hydroxy, dihydroxy, methoxy, dimethoxy, tetrahydroxy, tetrahydroxy tetrahydro; của ethyl phenyl pentahydroxy chromon ; của ethyl phenyl methoxy chromon : methoxy, dimethoxy ; của ethyl phenyl tetrahydro chromon ; của ethyl phenyl pentahydro chromon. Người ta cũng đã tìm ra được những ethyl biphenyl chromon và ethyl triphenyl chromon. Một công trình khảo cứu về tương quan giữa chất lượng và thành phần trầm bán ở Hồng Kông với agarotetrol và isoagarotetrol qua một loạt đo các làn sóng 270-400 nm cho thấy một số hoá chất khác ngoài chromon. Những sesquiterpen phần lớn tìm ra trong A. agallocha, cũng có một số tài liệu khảo cứu trên A. malaccensis và A. sinensis. Những phân tử được các nhà khảo cứu Ấn Độ chiết xuất trước tiên từ tinh dầu trầm là agarol bên cạnh gmelofuran và những agarofuran : dihydro, hydroxy dihydro, norketo hay epieudesmol là agarofuran mở vòng, đồng thời với agarospirol và oxoagarospirol. Cũng cùng loại selimanic furanoid nầy, những jinkohol đã được tìm ra cạnh jinkoh-ceremol.
Với công thức tương tự, các tác giả Trung Quốc đã chiết xuất những baimuxinol, dihydro baimuxinol, isobaimuxinol, baimixinal, baimuxinic acid, baimuxifuranic acid, sinanofuranol từ A. sinensis bên cạnh những hóa chất tương đối thông thường như benzyl aceton, methoxy benzyl aceton, anisic, palmitic, octadecenoic, dienoctadecanoic acid trong tổ chức gỗ. Ba chất sau nầy thay đổi thành phần khi gỗ bị nhiễm nấm Menanotus flavolines, đồng thời cũng xuất hiện oxoagarospirol. Bước qua sườn guain thì một loạt bảy sesquiterpen được xác định trong trầm Việt Nam mà quan trọng nhất là guaiadienal đã góp phần lớn trong mùi hương thanh nhã. Tinh dầu trầm Việt Nam, theo các nhà khảo cứu Nhật Bản, thì ngoài guaiadienal, còn chứa selinadienol, selinadienon bên cạnh guaiene, bulnesen, agarofuran, kusunol, karanon, dihydro karanon, oxoagarospirol cùng các ethyl phenyl chromon đã thấy ở trên (15), năm eudesman sesquiterpen cùng epoxy norketo guaien, dehydro jinkoh-eremol và neopetasan (19). Các tác giả nầy cho jinkoh có thể là A. sinensis, còn kanankoh tức A. agallocha thì có hai loại : một loại giàu guaien và eudesman đã oxi hóa, loại kia có oxoagarospirol là thành phần sesquiterpen chính (17). Trước đó, một nhóm khảo cứu viên Nhật Bản khác đã so sánh tinh dầu hai loại trầm Việt Nam (loại A : A. agallocha) và Nam Dương (loại B : có thể là A. malaccensis) thì thấy thành phần và tỷ lệ rất khác nhau (13). Tinh dầu % loại A : agarofuran (0,6), norketo agarofuran (0,6), agarospirol (4,7), jinkoh-eremol (4,0), kusunol (2,9), dihydro karanon (2,4), oxoagarospirol (5,8) ; loại B : agarofuran (1,3), epieudesmol (6,2), agarospirol (7,2), jinkohol (5,2), jinkoh-eremol (3,7), kusunol (3,4), jinkohol II (5,6), oxoagarospirol (3,1).
Ngoài hai loại chromon và sesquiterpen vừa thấy, một vài hóa chất khác cũng đã được tìm ra : liriodenin, aquillochin trong thân cây A. agallocha, dibehenyl ferulyl glycerid (0,55%), decatrienyl phorbol acetat trong vỏ cây A. malaccensis. Trong hai chất sau nầy, chất thứ nhất có một liều gây chết LD50 0,8 microg/ml chống hệ thống P-388 chứng bạch cầu lympho bào in vitro nhưng vô hiệu in vivo, liều gây chết LD50 của chất kia là 0,0022 microg/ml in vitro. Đây là lần đầu tiên những chất nầy được xác định có một hoạt động gây hại tế bào in vitro (11). Về mặt duợc liệu, tinh dầu chiết xuất từ A. agallocha có một hoạt động nhỏ trợ tim. Gần đây nhờ có tính chất gia tốc sự cấu tạo collagen, nó được dùng làm thuốc làm dẻo da, ngừa da nhăn, chữa chấn thương (24), nhờ tính chất chống melanin cấu tạo nên được dùng làm thuốc bảo vệ da chống nhiễm sắc tố, vết hoe (25);
còn tiếp

quehuong said...

nó cũng được dùng trong một liều thuốc gồm có hổ phách, mộc hương, đinh hương, đàn hương, hương phụ,… để làm thuốc chống co giật đồng thời gây ngủ (27). Bên phần A. sinensis thì tinh dầu có hoạt động khử những vi khuẩn gam âm và gam dương (28), hợp với nhiều chất khác để làm thuốc chống béo (23), chữa gan (22). Thật ra, từ xưa ở nước ta, kỳ nam và trầm hương đã được dùng làm thuốc giải nhiệt, chống đái, chữa đau bụng, đau ngực, ỉa chảy, nôn mửa, khí thủng, trị sốt rét, suyển kinh niên (5a) , bí tiểu tiện, bổ dạ dày nhờ có vị cay, tính hơi ôn, vào ba kinh tỳ, vị và thận, có tác dụng giáng khí nạp thận hình can tráng nguyên dương. Người ta dùng chúng dưới dạng bột hay ngâm rượu, ít khi sắc, thường chỉ mài với nước mà uống. Để chữa nôn mửa, đau bụng, dạ dày, đơn thuốc gồm có trầm hương, nhục quế, bạch đậu khấu, hoàng liên, đinh hương, tán nhỏ dùng nước nóng chiêu thuốc, ngày uống ba, bốn lần (*).
Ngậm ngải tìm trầm

Tuy vậy, công dụng chính của trầm là hương thơm. Cả hai loại hóa chất chromon và sesquitepen đều có mùi thơm đặc biệt, khi đốt nóng mới tỏa ra cùng các chất dễ bốc hơi khác, đặc biệt là những sesquiterpen carboxylic acid. Một nhóm khảo cứu viên Nhật Bản đã thử phân biệt hương thơm của một số sesquiterpen. Họ nhận thấy có khi chỉ vì vị trí của một dấu nối đôi như hai chất selina-3,11 và selina-4,11 dienal mà mùi hương rất khác nhau, chất thứ nhất có mùi gỗ, mùi hoa hòa với mùi khói, chất kia phảng phất hương bạc hà. Bốn chất đồng phân neopetasan, epineopetasan, dihydro karanon, ngoài vị trí các dấu nối đôi, còn khác nhau ở hướng các nhóm methyl thì có chất thơm mùi gỗ ngọt, có chất nặng mùi khói, có chất lại phảng phất mùi chua và nhựa thông (19). Mặt khác, những chức trong phân tử cũng đóng một vai trò : nếu là selinadienon có mùi dịu như hoa tươi, selinadienol lại thơm mùi gỗ ngọt, trong khi guaiadienal tỏa mùi gỗ giống mùi của damacenon thêm vào chút long não (15). Các tác giả nầy cũng có khảo sát khói của hai loại trầm Việt Nam (kamakoh và jinkoh) : một loại đầy benzaldehyd, acetic acid, vanillin, loại kia chứa toàn hoá chất hữu cơ vòng thơm nên khi đem đốt mùi hương rất khác nhau (18). Thơm như vậy nên dùng gỗ cây trầm làm nhang là chuyện dĩ nhiên. Một văn bằng sáng chế Nhật Bản cho trộn với bột tabu và nước để làm nhang (12). Để làm tăng hương thơm của tinh dầu trầm, nhất ra để tạo ra một mùi hương đặc biệt, quyến dũ, người ta cũng đã cho trộn với tinh dầu dạ hương (lấy từ túi thơm của con cầy hương). Ngoài ra, cây trầm còn có những ứng dụng khác. Gần đây, một văn bằng Trung Quốc dùng cây A. agallocha trong một hỗn hợp gồm có nhân sâm, ngải cứu, bạc hà, kinh giới, hoắc hương, ma hoàng để làm thuốc hút không có thuốc lá và rao là không độc cho cơ thể (20). Nó cũng được dùng trong một văn bằng để khử những mùi ammoniac, trimethylamin, methylmercaptan (21). Nhờ không bị sâu mọt phá hoại và chịu đựng thời tiết, gỗ cây trầm được sử dụng trong ngành chạm trổ. Sau cùng cũng nên biết bên Ấn Độ, gỗ cây trầm đã được dùng làm giấy viết và giấy in có chất lượng.

còn tiếp

quehuong said...

Cây trầm rất hiếm quý nên giá bán rất đắt. Có một dạo, người ta đổ xô đi tìm trầm, phải lặn lội nhiều tháng trong rừng mới hầu mong bắt gặp. Có khi họ xây lều ngay cạnh để canh giữ. Người xưa bảo đi tìm trầm phải trong sạch về mặt tinh thần cũng như thể xác, suy tư đứng đắn, ăn nói đàng hoàng, kiêng cử đàn bà, rượu chè cờ bạc. Nếu đi thành toán thì không được chuyện trò ồn ào, cãi nhau ầm ỉ. Để tránh thú dữ, beo cọp, họ cầm roi dâu, vừa đi vừa quất lên cành lá bên đường. Để chống yêu quái, ma quỷ, họ ngậm ngải để làm bùa hộ thân. "Theo lắm người kể chuyện, ngải là một thứ củ do người Mọi Trường Sơn luyện rất công phu. Họ hấp củ cây ngải trong vò mật ong một tháng, để giữa dòng suối chảy một trăm ngày. Đoạn phải đặt trong tay đủ năm người chết, và đeo trước ngực năm bà già trong đời giữ vẹn tiết trinh. Vẫn chưa hết. Xong phải nhét vào trong cái giò heo để lừa cho hổ ăn. Nghĩa là nếu may thì ngải sẽ nằm trong bụng hổ. Đoạn phải bẫy cho được con hổ ấy, rối giết và lấy ngải ra. Ngải là một cái bùa thiêng lúc ấy có sức mạnh huyền bí. Ai ngậm nó mà đi vào rừng thì không ăn uống cũng sống được. Và thú dữ đi sát bên cạnh cũng không thấy mình đuợc. Nhưng hạn trong ba tháng mươi ngày phải trở về nhà nhả ngải ra. Nếu không thì người ấy sẽ mọc lông, trổ vuốt, thêm nanh và hóa ra hổ thật… " (1).

Một điều đáng ngạc nhiên là một cây hiếm quý như vậy, đã được sử dụng trong nhiều nước, chưa từng nghe đến một trại nuôi trồng. Đến nay chỉ thấy khai thác cây trầm mọc hoang, một ngày kia ắt sẽ tiệt giống như CITES đã lên tiếng kêu cứu. Đứng về mặt sản phẩm hương mùi, sợ e rồi trầm hương dần dần sẽ nhường chỗ cho các hóa chất nhân tạo tổng hợp như đã bắt đầu thấy.

Hết

vivu said...

Vivu lại VỀ trễ !
[Trang Thơ như một chốn để VỀ !]
Không biết đó có phải là NỢ Không ?
Nhưng vẫn phải VỀ !dù là Muộn-Màng !

NỢ ! dù lâu hay mau,dù nhanh hay chậm ,vẫn đến lúc phải trả !
Không QUỊT được đâu, Người ạ !
Nhưng,Nợ Tình thì không !

Vì Yêu là "Cho không điều kiện"
Còn Nhận hay không thì tùy "đối tượng" tùy "hoàn cảnh ".

Cứ CHO đi Bạn ạ!vì HạnhPhúc hay KhổĐau chỉ là một-cách-nghĩ !

Gỗ Đá vốn là vật vô tri theo sách vở ! "Gỗ Đá biết Bao Dung" là kết tinh của Tấm lòng rộng mở !
Câu thơ cuối, điểm mười cộng cộng.

...

Bắt chước QH,TH,SM .. đi "nhặt lá bốn phương"
"Hòa Thượng TTT ở Dalat kể rằng: Có người đàn ông xộc vào thiền viện khóc gào ..
Kiếp sau xin làm chớ làm người ..

Hòa Thượng yêu cầu người đàn ông cùng ngồi yên lặng trong một khoảng thời gian .và sau đó :

- Con có bao giờ làm cây thông chưa ? "

vv

kimchi said...

cho KC cám ơn anh về tư liệu quá chi tiết ,chắc anh cũng mất công nhiều sau này em sẻ kể chuyện cho học trò nghe ,chúc anh đừng bạc đầu nhé
Anh VV điđâu mãi mới vào trang thơ
chắc anh cũng "cám cảnh"lắm nên để dành vào sau,khỏi ai ý kiến về mình riieng em chúc anh đừng như người đàn ông chạy vào chùa mà khóc vì anh còn phải trả nợ dài dài ....mà nếu có làm thông thì em mong anh có thêm 1cây thông nửa đứng bên cạnh ??vui

quehuong said...

Hello tất cả,
Sáng nay đọc trên "điện báo' thấ có bai này "ngắn..ngắn" mà hay, lại hợp với chủ đề..mời các bạn cùng xem...

Câu chuyện phụ nữ:
Ngựa đường dài phải được dưỡng sức, hôn nhân đường dài phải được chăm sóc
Sep 14, 2009


Cali Today News - Tỉ lệ ly dị ở Hoa Kỳ thực kinh khủng. Gần phân nửa các cặp vợ chồng trong các thành phố lớn đã không chịu “đội trần nhà chung”, vì một… tỉ lý do khác nhau, có khi vì những lý do nghe qua tưởng như đùa là “tại ảnh ngáy to quá”.

Thực ra không phải chỉ các cặp vợ chồng trẻ mới hát lời chia tay, mà ngay cả các “ông bà lão rụng răng” cũng lôi nhau ra tòa nhất quyết cắt phăng tờ hôn thú. Ly dị thế kỷ 21 ư? 30 giây thôi mà!

Đã có quá nhiều lời khuyên để hàn gắn các tổ ấm lại, nhưng Shara Aborn, một chuyên gia tâm lý của báo FamilyCircle, lại khuyên “đừng làm một số điều”sau đây:

1. Đừng có mà tấn công sau lưng:

Than thở, nói xấu nhau với người thứ ba là tối kỵ của tình vợ chồng, ai cũng biết như thế và… ai cũng làm như thế. Chỉ cần anh chồng không sửa được cái vòi nước chảy long tong là có khi bạn đã kêu rêu với bà chị: “Em không phải lấy chồng, em đã lấy thằng cha chỉ biết làm thơ!”

Than thở là chuyện bình thường (không than, ngậm hột thị chịu đựng là bất bình thường), nhưng than nhiều quá có khi sẽ bị bạn bè hỏi ngược: “Vậy lấy nhau làm gì hử Cái Tủn kia?”

Một điều cấm kỵ (ai cũng biết và ai cũng làm) là than thở với con cái: “Má thiệt vô phước mới gặp thằng cha tụi bây!” Lũ con không thể bênh ai được, ai chúng cũng thương, kể cả “thằng cha tụi bây”, thế mới phiền. Càng không nên than với bà má chồng vì bà má chồng có bao giờ là đồng minh với nàng dâu đâu, thế mới khổ.

2. Đừng có mà đụng tới chuyện riêng hay vật riêng của người kia:

Nếu chồng bạn là tay phó nhòm chuyên nghiệp thì ít nhất anh ta sẽ có 7 cái máy chụp. Bạn đừng bao giờ “đòi liệng” bất cứ cái nào, vì thấy ghét quá, 1 cái đủ rồi, sao lại tới 7 cái!

Michele Weiner-David, tác giả quyển “The Sex-Starved Marriage”, nhận xét: “Thế nào bạn cũng sẽ yêu vài món của chồng và ghét nhiều món khác. Bạn phải chấp nhận hết, đó là hôn nhân đấy!”

Ngược lại, đàn bà chúa ghét mấy ông xã cứ... xỉa xói vào chiến địa của họ là nhà bếp, nhà tắm và vật dụng làm đẹp. Họ hoàn toàn không hiểu tại sao cánh đàn ông không hiểu phụ nữ phải có những món “hổng giống ai” thì họ mới là… vợ. Vả lại, đàn ông cần phải biết hạnh phúc của vợ là “tậu và sở hữu những thứ không-sao-hiểu-được thì vợ mới vừa lòng”.

3. Đừng có gắn nhãn hiệu “ôi, số Trời đã định lên trán”:

Có những bà vợ âm thầm chịu đựng thói hư tật xấu của chồng, có những bà vợ “chuyện bé xé ra to”, có những bà vợ là “chuyên gia rình mò” và tất cả đều ca chung bài “sao mà tội nghiệp cái thân tôi thế này”.

Aborn viết một câu xuất sắc: “Trong đời sống vợ chồng, một người tự nguyện làm kẻ “tử vì đạo” là hỏng bét hết”. Tốt nhất nên lựa lúc nào “đối thủ” vui vẻ, cởi mở và relaxed thì mình... trình bày vấn đề và nên khôn khéo cột cổ ông chồng vào, làm như đây là vấn đề “khó khăn của hai đứa”, nhưng thực ra chỉ là chuyện “mần ơn đùng có hút thuốc khi có má em tới, vì má em dị ứng cấp 12 với nicotine, chàng ạ!”.

Amy Sutherland, một chuyên gia tâm lý khác, còn “độc” hơn khi khuyên bạn gáí: “Cứ khen trước rồi… đục sau. hiệu quả tức thì”.Vì thế, bài ca nicotine biến tấu thành “Lúc này anh bớt hút thuốc rồi, anh của em giỏi lắm đó, nhưng anh sẽ còn hoàn hảo hơn nếu bà già qua thăm anh chịu khó đừng hút thuốc nhen, rồi em sẽ thưởng!” Đàn ông dễ bị dụ, cứ nghe vợ đòi… thưởng là kêu nhảy vô lửa cũng nhảy, bỏ thuốc lá trước mặt má vợ mà nhằm nhè gì .

(còn tiếp)..

quehuong said...

(tiếp..nói ngắn, mà cũng phải post 2 lần..)

4. Đừng xa vắng quá: Bạn đừng có mà nói với bạn bè: “Riết tao thấy cái giường ngủ của tụi tao chỉ là vật… dùng để ngủ!”. Sẽ có ngày bạn tự hỏi: “Cái giường chỉ dùng để ngủ, vậy lấy chồng làm chi hỡi ông Địa nhân từ ơi!”.

Cho dù lũ trẻ đã thành bác sĩ kỹ sư và vỗ cánh bay xa, bạn cũng phải “reconnect” lại với ông xã, nếu không muốn biến thành hai con khỉ già nhìn nhau trong lâu đài 10 độ F.

Một lời khuyên: nên tạo ra cái gì để hai vợ chồng cùng thích thú làm chung, làm vườn, làm từ thiện, chơi thể thao, chơi cờ, đi du lịch, nuôi con cá mập hay con sư tử con cũng được, miễn là tránh tình trạng “mỗi người một góc, mười góc đủ gom thành tờ ly dị” là được rồi!

Hồng Quang

(sách cần đọc: Michele Weiner-David, tác giả quyển “The Sex-Starved Marriage”)