NT đọc bài thơ CHUNG CUỘC của bạn thơ Phượng Các xong, chợt ngẫm lại điều CÓ - KHÔNG trong cuộc đời mình ! Dường như là mình Có rất nhiều rồi đấy mà, nhưng rồi thời gian qua, lại tham lam thêm cái mới và để những điều Có ấy qua đi, bỗng một hôm chợt thấy mình loay hoay với cái Không hiện hữu ! Thế có nghĩa là NT may mắn ngộ được chữ Có Không trong Thiền không nhỉ ? Hay chỉ là điều gì đến ắt phải đi thôi ?! Duy trừ tình yêu, thì NT lúc nào cũng cảm thấy CÓ, chứ chưa hề cảm thấy KHÔNG đó Phượng Các à ...
Như trăng tròn khuyết song thưa Hợp tan, tan hợp Kiều xưa ai ngờ Hay là trời đất tình cờ Cho mưa, cho nắng giả vờ ghé thăm Để rồi Chung Cuộc tháng năm Thấy điều Không Có như mầm khởi nguyên
Những giọt nước mưa là một lăng kính thiên nhiên tuyệt vời để cho tia sáng mặt trời khúc xạ và phản xạ tạo nên cái cầu vồng rực rỡ. SM còn nhớ 7 màu của Cầu Vồng theo thứ tự trong sách vở là đỏ-cam-vàng-lục-lam-chàm-tím, nhưng thiệt sự các tia bức xạ hồng ngoại và tử ngoại mắt thường của mình nhìn là không thấy rồi. Từ hồi nhỏ và cả cho đến bây giờ, mỗi lần được coi một Cầu Vồng bất chợt là SM không muốn rời mắt, ngắm nghía nhìn hiện tượng vật lý hiển hiện trước mặt mình, có thiệt không ảo tưởng gì hết. Thiệt là ngô nghê khi muốn chạy nhanh nhanh để đến gần mà chạm tới chân cầu hay đẫm mình vào vùng ánh sáng vui tươi lôi cuốn ấy. SM muốn cắt làm đôi 2 câu thơ của PC Ước mơ sẽ có một lần đến Nào có hay rằng chốn ấy KHÔNG Suy nghĩ lang thang cho tâm hồn đi hoang một chút thì bên kia Cầu Vồng có gì nhỉ? Hãy khoan buông xuống một chữ chắc nịch là KHÔNG , các bạn thơ ơi, ai cũng biết ngày ấy sẽ tới nhưng nghĩ làm chi bây giờ vội vậy.
NT cảm thấy :"tình yêu, thì NT lúc nào cũng cảm thấy CÓ, chứ chưa hề cảm thấy KHÔNG đó Phượng Các à ..." làm PC nhớ tới câu chuyện của Vua Tần thỉ Hoàng. Vua tần sau khi gồm thâu lục quốc có thốt lên câu "thiên hạ nay đã thuộc về ta" cái gì vua Tần cũng có hết duy chỉ có tình yêu là KHÔNG CÓ. Bởi thế nên khi gặp cô gái nghịch ngợm bên bờ suối và Thỉ Hoàng cảm thấy mình tìm được tình yêu rồi và ra sức thu phục người đẹp bằng tất cả gian sơn mình đang có.... và đến một ngày vua Tần phát hiện TÌNH YÊU NẦY CŨNG PHẢN BỘI TA ! và từ đó Tần thỉ Hoàng mới biết ta chẳng có chi, ngay cả xác thân nầy một ngày nào đó cũng mất đi, nên ra sức đi tìm một thứ thuốc trường sinh bất lão. Hậu quả là sự tàn bạo chưa từng có của một vị vua đã giáng lên đầu toàn dân Trung Hoa. Một thời điên đảo đã qua mà ngày nay vẫn còn âm vang trong lòng mọi người dân Trung quốc! Tấn thỉ Hoàng thì cái gì cũng CÓ duy chỉ có tình yêu là KHÔNG, Như Thương thì "bỗng một hôm chợt thấy mình loay hoay với cái Không hiện hữu !" và tình yêu thì CÓ. Cả 2 dường như "Chập chờn hai chữ CÓ cùng KHÔNG".
"Để rồi Chung Cuộc tháng năm Thấy điều Không Có như mầm khởi nguyên"
SM said: "ai cũng biết ngày ấy sẽ tới nhưng nghĩ làm chi bây giờ vội vậy."
PC rất kính ngưỡng đức Đạt Lai Lạt Ma 14 về một đời tu luyện và dốc hêt sức mình đấu tranh cho hạnh phúc và sự tồn vong của nhân loại. Chúng ta ai cũng có hơn một lần đọc hay nghe về những lời khuyên quí báu của Ngài, học và làm những điều Ngài dạy dỗ. Gần đây nếu chúng ta theo dõi cũng thấy Đức Lat Ma bàn về cái chết đối với con người, hiễu về cái chết để sống hạnh phúc và nhân bản hôm nay. Hiễu về cái KHÔNG để sống với cái CÓ hôm nay.
Từ lâu nhiều người thường hay bi quan yếm thế khi bàn về luật Vô Thường của tạo hóa, thường hay bỏ hiện tại và nghĩ đến tương lai, bỏ những gì mình đang có và lo chăm sóc cho tương lai(hay quá khứ)là cái mình chưa có(hoặc đã qua rồi). Điều nầy thật sai lầm làm cho ta đánh mất cái hạnh phúc trong hiện tại, cái đang CÓ. Thường hay quên hạnh phúc trong số tuổi đời ngắn ngủi mà tạo hóa đã dành cho. Thật sai lầm khi không biết rằng trong cái Có đã chứa đựng mầm của cái Không. Có và Không là một vòng luân chuyễn đó thôi. Vấn đề là chúng ta phải biết nhìn phía sau của cái ngày hôm nay là cái gì? Giống như sự luân chuyễn giữ Hoa và Rác : Trong hoa có Rác và trong Rác có hoa vậy. Hôm nay nhìn ngắm hoa hồng của trang chủ trình bày biết bao nét mĩ miều mà trang chủ đã chớp bắt được thì chúng ta cũng nên nhìn thấy trước đây những cánh hoa nầy nằm trong bao phân rác mà trang chủ bón hôm qua ! Vài ngày sau những cánh hoa nầy cũng héo tàn quay về thành rác thành phân để rồi lập lại cái chu trình tuần hoàn của tạo hóa. Hiễu được Vô Thường (là không vĩnh cữu) thì chúng ta sẽ cảm nhận được hết vẽ đẹp tuyệt vời của những cánh hoa và mai đây hoa tàn nhụy rữa thì cũng chỉ là nối tiếp một chu trình giữa Có và Không mà thôi.
NGHĨ VỀ TƯƠNG LAI LÀ ĐỂ SỐNG CHO HÔM NAY ĐÓ THÔI SM à !
Năm 1998 tôi đi xây dựng Nhà Máy đường cho tỉnh Gia Lai ở Huyện Ayun-pa.
Trên đường Banmêthuột đi Pleiku, đến Ngã ba đèo Chư Sê quẹo phải ngoặc xuống miền duyên hải Tuy Hòa. Đó là con đường độc đạo.
Công trường xây dựng rất bao la, nằm ngoài rìa của Tỉnh Lỵ Phú Bổn ngày xưa. Cảnh vật còn rất hoang sơ, dân cư thưa thớt. Đêm về nằm ngoài lán của công trường trong hơi lạnh từ những núi đá vây quanh thổi thốc tháo về không sao ngủ được, chỉ mong cho trời mau sáng bò ra quán cà phê uống chút nước màu đen mà ngắm nghía cuộc đời trôi chảy quanh ta.
Có một quán cà phê ven đường nằm ngay Ngả ba Cây Xoài (nơi có mặt của những gã trai tứ chiếng và các cô gái giang hồ) được một vị trí thuận lợi níu chân tôi mỗi buổi sớm mai.
Bên kia đường là một con dốc dài dẫn vào một vùng mơ hồ nào đó với một cây cầu nhỏ bắc ngang sáng nào cũng mịt mờ trong sương mai đẹp như một bức tranh thủy mặc. Tôi ngồi đó tha hồ mà thả trí tưởng tượng về vùng đất phía bên kia. Nó có đẹp không? Cỏ cây hoa lá có xinh tươi như mơ ước không? Ai đang ở bên đó? Họ đang làm gì? Có những nếp nhà nho nhỏ đơn sơ với giọng cười trẻ thơ không? Có những cô thiếu nữ mỉm miệng cười duyên với đôi má đỏ hồng vì hơi lạnh không? Có sóng tóc bềnh bồng với thoáng tà áo bay làm ngây ngất tâm hồn những chàng tuổi trẻ không?
Tôi biết những câu hỏi trong đầu tôi sẽ dễ dàng có câu trả lời nếu nán lại chờ sương tan khi ánh mặt trời lên. Nhưng chẳng bao giờ tôi dại dột làm điều đó, bởi tôi biết cái đẹp nó chỉ lung linh trong trí tưởng và tôi hài lòng thưởng thức bằng một chút ngây dại.
Có phải sự thật nào cũng có đôi chút phũ phàng không? Vây thì cớ gì mà ta cố công khám phá ra sự thật?
ThTh mới đi dự Đại nhạc Hội Cám ơn Anh Người Thương Phế Binh tổ chức ở Bolsa ,đọc bài thơ của Pc lại thấy rõ ràng cuộc đời Sắc không này.
Nhìn các Anh mất một phần thân thể,tàn tạ càng thấm thía đau lòng.Được và Mất trả giá quá đắt! nhưng đây lại là một vấn đề khác,ThTh chỉ muốn nói đến Có và Không như PC Danh Nhân Bại tướng đều vinh nhục,Ở cõi gian trần có như Không
Sôi nổi, cuồng nhiệt và nóng bỏng của Đỏ Au Môi Tình và Phải Lòng được kết thúc bằng KHÔNG. CHUNG CUỘC " hình như" là một lời gởi gấm với chúng ta về cái KHÔNG của BẢN SẮC..CÓ KHÔNG..
Có lẻ trong chúng ta ai ai cũng từng đọc qua và nôm na hiểu rằng..có Có và rồi Có cũng thành Không...bởi vậy chữ nghĩa của Việt mình hay ở chổ: Có Không? hay Không Có...
Đây là nhóm "từ" mà sau này khi Việt Ngữ đả trở thành Quốc Ngữ và sau nhiều năm biện soạn: , vậy chứ từ Có/Không hay Sắc/ Không bắt nguồn từ "từ cổ" của Việt Ngữ như thế..
"... Từ Việt không phải là nó cứ Sắc Sắc Không Không, cũng là Có cũng là Không, chẳng chính xác gì, như người ta nói. Thực ra từ Việt nó vô cùng chính xác, như số đếm hệ nhị phân vậy, 1 ra 1, 0 ra 0 đàng hoàng. Cặp từ đối SẮC/KHÔNG trong Phật giáo là có sau, không phải là từ đối nguyên thủy. Từ đối nguyên thủy của nó là cặp CHỘ/CHĂNG. Chộ nghĩa là thấy, là có, là 1, suốt dải đất miền Trung “trọ trẹ” người Việt vẫn dùng “Chộ” nghĩa là Thấy. Vì CHỘ=Lộ=Ló=Thó=Thấy=Thọ=Có=Cắc=Chắc=SẮC, có nghĩa là bản thân mình thấy, người khác không thấy (“Mày thó cái gì đấy?” nghĩa là “mày thấy cái gì đấy mà người khác không thấy”, Thó=Ngó, từ “Thó” sau được mở rộng nghĩa ra, là “ăn trộm” tức lấy chỉ mình mình biết, người khác không biết). Cắc là con số 1 (“chẳng có cắc bạc nào” nghĩa là không có một đồng bạc nào). Chắc là con số đếm 1 của hệ thập phân của người Việt, từ Chắc đến Chục là từ 1 đến 10, “Chắc” tiếng Tày nghĩa là Biết, tiếng Việt có từ đôi Biết Chắc là Biết+Chắc=0+1=1=nhiều, ý là biết nhiều hơn. Chăng nghĩa là không có gì cả, trống trơn, trong suốt. Vì CHĂNG=Trắng=Trong=Vong=Vắng=Vô=Mô=Mù=Mông=Trống=KHÔNG..."
Thật ra cuộc sống hiện tại của chúng ta chỉ là một "mắt xích" trong chuổi xích "ta bà" nó vốn không là Có mà cũng không là Không..vì nó VẪN TỒN TẠI HÀNG TRIỆU TRIỆU NĂM với nhiều dạng thức khác..chắc mấy ai trong chúng ta có thể vào cỏi "viên miễn'..? Có nghĩa không trở lại trần gian này với hình dạng khác...điều mà ai cũng mong cầu.
Cho nên cái triết lý sâu xa trong Sắc, Không..vẩn là Buông xả.
"... Bởi vậy, trong Lục Độ Ba La Mật của đạo Phật thì hạnh Bố Thí đứng đầu. Bố thí không chỉ là cho mà còn là buông xả. Tay cho mà tâm không cầu; cúng dường mà lòng không mong đợi mảy may một hạt bụi khen chê. Buông xả là cánh cửa đầu tiên không khóa, không cài để bước vào các hạnh khác. Không buông xả thì tâm chưa sẵn sàng bố thí. Nhích bước đi đâu mà khỏi bị vướng víu khi lối về lại với chính mình vẫn còn cửa đóng then gài..."
Phật Giáo đang trong mùa An Cư Kiết Hạ..Cám ơn Phương Huynh với bài thơ..Chung Cuộc..chắc có ý nhắc nhở Anh Em chúng ta một triết lý sâu xa của Phật Giáo.
Cũng vì vậy mà mùa An cư Kiết Hạ còn có Lễ Vu Lan...15 tháng 7 Âm Lịch. Hôm nay là mồng 9 tháng 7 Âm Lịch (Mỷ).
Có biết đạo, có hiểu đạo và sống với đạo tâm thanh tịnh thì cũng như chúng ta đã:
“Thân tuy ở cõi Ta Bà
Mà lòng đã gửi bên tòa hoa sen.”
Kính chúc quý Bạn được vô lượng an lạc, kiết tường như ý .
Như vậy...Tuy có đọc Đỏ Au Môi Tình hay Phải Lòng thì cũng như chưa thấy, chưa biết và chưa đọc. Cái KHÔNG...tổ bố.
NT đọc lời comment của bạn thơ Quê Hương thật thú vị về cách diễn giải từ ngữ tiếng Việt, nhưng đến câu kết thì ... ô hô ! phì cười Thế là NT ngộ được chữ Tình của Đời trong chữ Không của Đạo rồi đó bạn thơ Quê Hương ơi Vẫn yêu như thể Có Không Rằng Không với Có, cõi lòng thênh thang Đạo - Đời, hai chữ mênh mang Ta bà một cõi, rộn ràng vui chơi
Sáng nay nhâm nhi ly cafe buổi sáng và đọc comment của QH, PC mỉm cười một mình, phải có người hiễu được mình chứ!
Sự thật thì PC cảm hứng viết nên bài thơ chung cuộc là vì các tác động của trang thơ qua 2 bài ca ngợi tình yêu của Sao và NT, 2 bài nầy thật là hay, xứng đáng góp mặt vào hàng thi ca của dân tộc. Thứ 2 là tác động của một lảnh tụ, danh tướng vừa qua đời, và dư vang từ trong lòng dân Việt những ân oán như một hòn đá ném vào mặt hồ đang yên tỉnh. Hai khổ thơ muốn nói lên từ những xao động tâm tư của mình và tự nhắc nhở cho chính bản thân cái chung cưộc là chổ nào đó thôi.
Đôi khi thả hồn vào chốn mộng mơ hay ánh hào quang nào đó, đam mê theo đuổi mà quên đường về, sẽ dẫn dắc cái tâm cái tánh của mình xa rời thanh tịnh, nên PC luôn nhắc nhở mình giữ vòng Đạo pháp.
Trong bài thơ có chữ ngũ sắc* mà PC dùng đó chính là 7 màu của cái nhìn khoa học ngày nay. Vì sao trong nhân gian chỉ có 5 màu chắc ai ai cũng hiễu là với con mắt nhân gian thì cầu vòng có 5 màu thôi, làm sao thấy được hết các màu của khúc xạ ánh sáng đây? (không phải chỉ có 7 màu mà còn nhiều tia khác nữa nếu ai đã từng có một lần nhìn vào ống kính để khảo sát sự khúc xạ của ánh sáng). PC không muốn đi sâu vào lảnh vực nầy vì chắc cũng ít ai hiễu đó thôi. Chúng ta còn nghe "đám mây ngũ sắc" trong những câu chuyện về tôn giáo đó cũng chính là màu mà với mắt con người thường thấy về khúc xạ quang học trên những đám mây ! Năm màu hay 7 màu hay hơn nữa cũng chính phát ra từ 1 thực thể mà với một cái nhìn tương đối sẽ nhận ra là thế, bạn Sao cũng đừng nên phân loại làm gì cái thấy CÓ mà thật là KHÔNG, hay cao hơn nữa là không có KHÔNG và cũng không có CÓ ! "PHÉP HAI KHÔNG" CỦA LỤC TỔ HUỆ NĂNG TRONG PHÁP BẢO ĐÀN KINH sẽ dẫn dắc chúng ta đi vào chổ thanh tịnh vỉnh hằng (chấm dứt Vô Thường).
Ta bà một cõi, rộn ràng vui chơi PC cũng mĩm cười một mình, rõ là cái CÓ đang ngự trị trong tâm hồn nhà thơ bé nhỏ của chúng ta. Hãy vui chơi như "nếu ta chỉ còn 1 ngày để sống". Có đôi khi con người đâu cần Thiên Đường mà chấp nhận vào Địa Ngục (vì ở đó đông vui!) chốn THIÊN ĐƯỜNG CÁI GÌ CŨNG BỊ NGĂN CẤM ai ở đó chắc là buồn triền miên phải không các bạn thơ, giống như ở trong chùa(thiên đường thu nhỏ) các Ni-Sư luôn luôn bị giáo pháp trói gọn hết còn nhút nhít nên cũng buồn triền miên! PC chợt nhớ bài hát Nếu chỉ còn một ngày để sống của Paris by Night mà một thời lôi cuốn bao người dân Việt, xin giới thiệu cùng các bạn tại đây: NẾU CHỈ CÒN MỘT NGÀY ĐỂ SỐNG
Nếu NT mà còn một ngày nữa để sống, thì NT sẽ xin ... hỏng ngủ gì hết, để ngồi ngắm hết vạn vật chung quanh mình lần chót đó bạn thơ Phượng Các à ! Còn các bạn thơ khác thì sao ?
Đọc những comments của hai bạn thơ PHƯỢNG CÁC và QUÊ HƯƠNG nói về Đạo Pháp, tui mới “ngộ” ra là mình KHÔNG biết gì hết về phạm trù đạo giáo.
Trộm đọc một đoạn sơ khởi DUYÊN trong Kinh Pháp Bảo Đàn giảng giải thấy có ghi:
Tố từ được pháp ở Huỳnh Mai, về đến Thiều Châu, thôn Tào Hầu, mọi người đều không biết. Có một nho sĩ là Lưu Chí Lược kính trọng ngài lắm. Chí Lược có người cô làm Ni tên là Vô Tận Tạng thường tụng kinh Đại Niết Bàn, Tố nghe qua liền biết được diệu nghĩa, mới vì cô Ni giải nói.
Ni cầm quyển kinh hỏi chữ. Tố bảo: “Chữ thì không biết, nghĩa tức mời hỏi”. Cô Ni nói: “Chữ còn không biết, sao có thể hiểu nghĩa?” Tố bảo: “Diệu lý của Chư Phật chẳng có quan hệ đến văn tự.” Cô Ni kinh lạ mới bảo khắp hàng kỳ đức trong thôn rằng: “Đây là hàng tu sĩ có đạo, nên thỉnh cúng dường.”
NT đọc comments của hai bạn thơ Phượng Các và s@ rồi thì ... tiếc ngẩn tiếc ngơ rằng kiếp này mình chỉ lông bông, chưa tu được ! Mà đi tu rồi có làm thơ tình được không nhỉ ? Hay là tịt ngòi chữ nghĩa luôn thì buồn lắm ! Rồi NT còn thắc mắc thêm là có ai ngộ được chữ tình không nữa ?! Riêng NT nghĩ, tu mà ngộ được chữ Tình thì mới là bậc thượng thừa vì chữ đó làm mọi người xoay như chong chóng, nên chi làm sao trụ vững được thì ... đắc đạo liền !
Cái này cũng hay...Ngũ Sắc... thật sự số lượng màu của cầu vồng là vô hạn, không đếm được.
Ánh sáng mặt trời phát ra, vùng chúng ta thấy được là sánh sáng trắng, phổ trải dài từ tần số thấp nhất (đỏ) cho đến tần số cao nhất (tím). Giữa cái thấp nhất và cái cao nhất đó có vô vàn những màu trung gian.
Khi ánh sáng của mặt trời bị tán xạ thành cầu vồng hay khúc xạ do lăng kính, thì mỗi màu bị lệch đi một ít tùy theo tần số. Vì số lượng màu là vô cùng lớn, nên nhìn dải màu bạn thấy là liên tục, không ngắt quãng.
Một số ánh sáng có số lượng màu ít hơn, nên khi đi qua lăng kính không thành phổ liên tục như ánh mặt trời, mà sẽ có những vạch màu riêng biệt. Người ta ứng dụng phổ vạch này để làm rất nhiều việc, như xác định nồng độ hóa chất, xác định tốc độ giãn nở vũ trụ và khoảng cách vũ trụ...
Các máy tính hiện đại của chúng ta có thể phân biệt được 32 bit màu tức 16,7 triệu màu và 256 mức trong suốt khác nhau.Hiện nay đã lên tới 64 bit rồi. Tuy nhiên con số đó vẫn là rất ít so với thực tế. Mặc dù vậy người ta vẫn chấp nhận, vì thị giác của chúng ta có lẽ cũng chỉ phân biệt được cỡ chừng ấy thôi.
7 màu thường thấy khi có cầu vồng đó là: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, và tím. (Và có "1 màu tình yêu ở bên trong nữa." cái màu này QH thêm để dành cho NT) ...chả lẻ lại gọi là ..THẤT SẮC... thì thua.
Sự tích bảy sắc cầu vồng
Xưa lắm rồi, các màu trên mặt đất bỗng dưng cãi nhau. Màu nào cũng tự cho rằng mình là tuyệt hảo, quan trọng nhất, hữu ích nhất và được ưa chuộng nhất.
Màu lục bắt đầu: Dĩ nhiên là tôi quan trọng nhất. Tôi là biểu tượng của sự sống và niềm hi vọng. Tôi được chọn để tạo thành cỏ cây. Thiếu tôi cảnh vật sẽ tiêu điều. Hãy nhìn vạn vật xung quanh, các bạn hẳn thấy tôi đúng.
Màu xanh ngắt lời: Bạn chỉ nghĩ đến những gì trên mặt đất, hãy ngước nhìn trời xanh và dõi ra biển biếc. Từ đáy biển sâu đến chín tầng mây cao, sự sống tồn tại được đều nhờ vào nước. Trời xanh bao la mang hình ảnh của sự thanh bình. Nếu không có thanh bình muôn loài ai nấy cũng sẽ xác xơ.
Màu tím cãi lại: Tôi là màu của sức mạnh. Từ vua quan đến hàng giáo phẩm đều chọn màu của tôi vì tôi tượng trưng cho quyền uy và thông thái. Ai ai cũng sẵn sàng lắng nghe và tùng phục.
Màu vàng cười vang: Sao toàn là chuyện nghiêm túc quá thế. Tôi cho rằng chỉ có tôi mới mang lại niềm vui và sự ấm áp cho đời mà thôi. Này nhé, mặt trời vàng, mặt trăng vàng, các vì sao vàng, tất cả đem lại sự vui tươi và nụ cười cho toàn thế giới. Vắng tôi là thiếu hẳn đi niềm hân hoan.
Đến lượt màu cam tự khen: Tôi là màu của sức khỏe, của sự đổi mới. Có lẽ tôi là một màu quí vì tôi phục vụ mọi nhu cầu của con người. Tôi mang các sinh tố quan trọng nhất, hãy nhìn các loại trái cây thì biết. Tôi ít khi có mặt nhưng khi tôi nhuộm bầu trời bình minh hay bầu trời hoàng hôn, vẻ đẹp mê hồn của tôi khiến không còn ai nhớ đến các bạn nữa. ...
...Màu chàm tiếp lời, giọng nhỏ nhẹ nhưng quyết liệt: Các bạn hãy nghĩ đến tôi xem nào. Tôi là màu của sự tĩnh lặng. Phải để ý đến tôi vì thiếu tôi, các bạn sẽ trở nên hời hợt, thiếu sâu sắc. Tôi đại diện cho tâm hồn, ý tưởng và sự tinh tế. Ai cũng cần tôi để có được một cuộc sống cân bằng cũng như tạo nên sự khác biệt. Tôi hữu dụng cho lòng tin, những giây phút trầm tư, an lạc nội tâm.
Đến lúc này màu đỏ không thể kiềm chế được nữa, quát to: Ta đây mới đích thị là “xếp sòng”. Ta là máu, là sinh lực. Ta là màu báo nguy, màu của sự can đảm. Ta là lửa. Ta là màu của đam mê, của tình yêu, của hoa hồng, của hoa anh túc… Thiếu ta, địa cầu sẽ ảm đạm như mặt trăng kia.
Và rồi các màu lại tiếp tục khoe khoang; mỗi màu tự cho mình mới là quan trọng thật sự. Cuộc tranh cãi càng lúc càng căng thẳng, bỗng nhiên một tia chớp xẹt đến, tiếp theo ngay sau là một tiếng sét to. Mưa như thác đổ xuống các màu khiến chúng phải sát cánh lại để che chở cho nhau.
Mưa nói: Thật là ngốc nếu các bạn mãi chống đối nhau. Các bạn không biết rằng mỗi màu được tạo ra cho một mục đích rõ ràng sao? Mỗi màu đều có một tính cách độc nhất và đặc biệt trong thế giới này. Hãy bắt tay nhau và cùng đến với tôi. Các màu nghe có lý và làm theo đề nghị của mưa. Chúng đến bắt tay nhau. Mưa khuyên tiếp: Từ giờ trở đi, khi nào mưa mỗi bạn hãy nổi lên thành một cầu vồng trên bầu trời để chứng tỏ các bạn đã chung sống hòa bình. Cầu vồng là hình ảnh của sự hy vọng và hòa giải.
*** Tình bạn rực rỡ như bảy sắc cầu vồng: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
Đỏ là quả chín, cam là ngọn lửa bất diệt, vàng là ánh dương chiếu rọi, lục là cây cỏ bừng mạch sống, lam là dòng nước trong xanh, chàm là niềm mơ ước trong tim, tím là nụ hoa sắp nở. Chúng ta hãy cùng nhau chung tay chăm sóc tình bạn để tình bạn trổ nụ đơm hoa nhé!
Ai YÊU mà không U MÊ là ngộ được chữ tình rồi đó NT à !
Mà yêu chưa vào chốn U MÊ là yêu nữa chừng, yêu lừng khừng, yêu giã vờ....
BẢN CHẤT YÊU LÀ KHÔNG TỊNH
Khi yêu là đi vào cơn lốc, nó bứng gốc tất cả những gì ngăn cản lại nó, vì thế hãy ....bay theo cơn lốc với tình, trong đó mình sẽ thấy không còn gió lốc nữa đó NT !
Khi Yêu đừng sợ hãi bị xoáy vào cơn lốc thì sẽ đạt được bình an ! đó là "Tịnh trong Bất Tịnh"
QH à, Chữ ngũ sắc khi đưa bài thơ lên thì nhà "khoa hoc SM" đã lưu ý chiếc cầu vồng có 7 màu rồi! nhưng PC cũng đã giải thích là không thể dùng chữ "thất sắc" hì hì! vì thế sau chữ ngũ sắc có thêm cái dấu * là vậy.
Bàn về màu thì, theo PC, bản chất của màu là "hư vô" là KHÔNG, màu chỉ CÓ khi nó bám vào một cái gì đó. Không có cái thứ 2 thì màu là HƯ VÔ. Vì thế QH cho nó một thể CÓ để nó có ý nghĩa và tranh nhau phần thắng để ...cuối cùng kết lại thành chiếc cầu vồng ! Tình yêu cũng vậy, bản chất là Hư Vô, một mình nó không thể là một thực thể. Tình yêu sẽ là CÓ khi nó kết với những thực thể khác và sẽ trở về KHÔNG khi nó rời ra. QH nói là có một màu tình yêu dành cho NT thì thật là chính xác : MÀU TÌNH YÊU, nó ra là sao khi nó dính vào một "tha nhân" và nó sẽ có màu tím rịm hay đỏ hồng hay là màu chàm lục tùy vào cái "hữu tâm" của tha nhân !
"Một màu xanh xanh, chấm thêm vàng vàng Một màu xanh chấm thêm vàng cánh đồng hoang Một màu nâu nâu, một màu tím tím Màu nâu tím mắt em tôi ôi đẹp dịu dàng.
Một màu xanh lam, chấm thêm màu chàm Thời chinh chiến đã qua rồi sắc màu tôi Một màu đen đen, một màu trắng trắng Chiều hoang vắng chiếc xe tang đi thật vội vàng.
Một đường cong cong, nối bao đường vòng Họa người dưng nhớ khuôn mặt bắt hình dong Rồi một đêm chơi vơi, làm sao vẽ bóng tối Làm sao vẽ cánh hoa đêm không màu.
Một đêm nhớ nhớ, nhớ ra mình một mình Một đêm nhớ nhớ ra mình đã ở đâu đây Một đêm trong đêm thâu, một vầng sáng chói lóa Một đêm nhớ nhớ ra ta vô hình. ------
Câu cuối cùng thật ý nghĩa ! "Một đêm nhớ nhớ ra ta vô hình."
(Và có "1 màu tình yêu ở bên trong nữa." cái màu này QH thêm để dành cho NT) QH nói cái gì mà khúc mắc vậy? Ai cũng có cái màu đặc biệt này chớ, nói hoài còn hoài không bao giờ cạn từ. Từ hôm qua đến giờ cái đầu SM nó bướng bỉnh quá, dù đã cố gắng đọc hết những cao kiến nhưng coi bộ chẳng thông suốt được bao nhiêu, không những thế còn lãnh thêm cái bịnh nhức đầu trở lại, vì thời tiết đổi thay sáng mưa chiều nắng hay tại nguyên nhân nào khác nữa đây? SM thích sự tích bảy sắc cầu vồng mà QH đã kể, mỗi màu đều có một tính cách độc nhất và đặc biệt trong thế giới này. SM tự cho mình chút hy vọng, hễ giận ai thì lẹ lẹ làm lành cho nụ cười trở lại , ấm áp cuộc đời. Trời đất có bốn mùa, thế thì con người cũng có những mùa riêng mà, tại sao mùa xuân không trở lại ?
Ta có mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông căn cứ vào những đổi thay của vạn vật. Mùa Xuân có hoa Mai, mùa Hạ có hoa Phượng, mùa Thu có hoa Cúc, mùa Đông ở bên Tây có hoa Tuyết.
Có những mùa khác do con người đặt tên cho: Mùa lúa, mùa cau, mùa nước nổi...Đó là những mùa căn cứ vào những sự vật thực tế chung quanh.
Lại có những mùa hoàn toàn dựa trên trí tưởng tượng của con người: Mùa Trăng, mùa Yêu... Đây là một loại mùa tương đối phức tạp vì người ta hay hoài niệm về chúng: MÙA CŨ.
Ví dụ như MÙA TRĂNG. Hiện chúng ta đang ở mùa trăng của tháng bảy Âm Lịch. Mùa trăng của tháng bảy năm ngoái phải cũ hơn bây giờ rồi.
Thông thường, khi nhắc về Mùa Cũ là luôn luôn có yếu tố tình cảm trong đó. Đã cũ thì không thể bằng mới rồi, bất cứ vật thể nào cũng bị lớp bụi thời gian làm cho phai mờ đi vẻ trong sáng ban đầu của nó. Nhưng xét về mặt tình cảm, ở đây xảy ra một nghịch lý. Cái tình cảm của mùa cũ nó trong sáng hơn hiện tại nhiều. Những xúc cảm tinh khôi sao mà không đẹp hơn bây giờ khi đã trải qua một thời gian làm cho nó trầy trụa mất đi vẻ trong sáng ban đầu do những xung đột lớn nhỏ?
Bởi thế cho nên, khi nói tới Mùa Cũ chỉ nên nhớ về chớ đừng ao ước sẽ thấy lại nó.
Cái này phải xin phép Phương Huynh và Cô Trang Chủ cho "chạy ra khỏi đường ray" một chút.
Qua bài thơ CHUNG CUỘC của Phương Huynh, các bạn thơ có nhiều góp ý thật sâu sắc và hóm hĩm từ đó Trang Thơ trở nên tụ điểm của những người Bạn Thương mến nhau như một gia đình... nhỏ nhỏ.
Trong các góp ý qua bài thơ, chúng ta có nhắc đến chử AN CƯ KIẾT HẠ và chử MÙA.
Hôm nay QH xin góp thêm một chút về MÙA AN CƯ KIẾT HẠ VÀ MÙA VU LAN TRONG TRUYỀN THỐNG PHẬT GIÁO.
Khoảng rằm tháng 7, một mùa lễ Phật giáo được tổ chức khắp Đông Nam Á. Ở Nhật gọi là lễ Obon お盆. Chữ Bon này là tức là Urabon, do Nhật phiên âm từ tiếng Phạn Ullambana; Trung Quốc phiên âm từ Phạn ra Hán là Vu Lan Bồn 盂蘭盆 hoặc Ô Lam Bà Na 烏藍婆拏; Việt Nam gọi tắt là Vu Lan 盂蘭.
Nhiều người hiểu chữ Bồn theo âm Hán Việt, nghĩa là cái bồn, cái chậu, mà không ngờ đây chỉ là mượn âm Hán để phiên âm tiếng Phạn (Sanskrit) chứ nó không liên quan gì đến ý nghĩa nói trên. Sự ngộ nhận của nhiều người là vì mùa lễ này tín đồ cúng dường Tam Bảo để cầu nguyện vong linh thân nhân được siêu thoát. Cái bồn là vật đựng thức ăn cúng dường. Nếu hiểu trại như vậy (Vu: cái bát; Bồn: cái chậu) thì không ai giải thích được chữ Lan nghĩa là gì trong ngữ cảnh này (mặc dù nghĩa thông thường là hoa lan). Do đó, để hiểu đúng thuật ngữ này ta phải quay về gốc tiếng Phạn của nó. Ullambana có nghĩa là treo ngược, ngụ ý sự thống khổ của các vong linh đói khát bị đọa đầy (bị treo ngược) nơi địa ngục.
Sự cúng dường Tam Bảo đây cũng là nhân dịp kết thúc mùa An cư 安居 (Vārşika), tức là ba tháng mùa mưa từ rằm tháng 4 đến rằm tháng 7 để tăng ni tu học, niệm kinh và tham thiền liên tục trong tự viện, không bước ra ngoài.
Tại Việt nam, Phật giáo Bắc Tông tổ chức mùa An cư từ rằm tháng 4 đến rằm tháng 7 (giống như ở Nhật và Trung Quốc) và Phật giáo Nam Tông tổ chức từ rằm tháng 6 đến rằm tháng 9.
Mùa này cũng gọi là Kiết hạ, Trung Quốc gọi là Tọa hạ 坐夏, Nhật cũng gọi là An cư 安居 (Ango), Tọa hạ 坐夏 (Zage).
Như vậy cuối mùa An cư kiết hạ là lễ Vu Lan. Chính thức là rằm tháng 7, nhưng đa số các chùa Bắc Tông đã tổ chức từ mồng một lễ tụng Kinh Vu Lan và từ rằm đến cuối tháng thì lễ tụng kinh Địa Tạng.
Bên chùa Nam Tông thì khác, chủ yếu là tổ chức giảng giáo lý lấy ra từ Tạng Kinh, chứ không tổ chức lễ Vu Lan, không sử dụng Kinh Vu Lan, Kinh Địa Tạng, v.v. như Bắc Tông.
Kinh Vu Lan (tức Vu Lan Bồn kinh 盂蘭盆經: Ullambana-sūtra) thường bị ngộ nhận là do Phật Thích Ca (Sākyamuni) viết.
Kinh này đầu tiên được Trúc Pháp Lan 竺法蘭 (Dharmarakşa, 266-317) dịch từ Phạn văn sang Hán văn. Các lễ tụng kinh này mãi đến thời Lương Vũ Đế 梁武帝 (tại vị 502-549) mới phổ biến. Có thuyết khác cho rằng Kinh này được biên soạn tại Trung Quốc.
Tập quán cúng dường Tam Bảo để độ rỗi vong linh đói khát nơi địa ngục không rõ bắt nguồn tự bao giờ, nhưng người ta hay liên hệ đến câu chuyện Mục Kiền Liên 目犍連 (Maudgalyāyana), một đệ tử của Phật Thích Ca, hỏi Ngài cách cứu độ mẹ ông hiện là quỷ đói (preta) nơi địa ngục. Phật bảo muốn thế thì phải cầu sự hộ trì của thập phương chúng hội 十方眾會 (tức là tăng lữ). Đó là nguyên do của Vu Lan Bồn kinh.
Như vậy Phật giáo Ấn Độ truyền vào Trung Quốc đã pha trộn với tín ngưỡng gia tiên (ancestor worship) bản địa mà hình thành phong tục cúng dường để độ rỗi vong linh gia tiên bảy đời đang đói khát, đồng thời người ta cũng cúng tế thực phẩm và đốt y phục giấy cho vong linh của thân nhân. Lễ Vu Lan rất phổ biến tại Trung Quốc, Nhật Bản, và Việt Nam. Tại Nhật, cuối mùa Vu Lan, trên các ngọn núi người ta đốt các ngọn lửa xếp thành chữ Hán như chữ đại 大, diệu 妙, pháp 法, v.v. xem như là những ngọn lửa dẫn đường các vong linh trở về cõi âm. Việc cúng dường cầu xin cho cha mẹ và tổ tiên đã khuất được siêu thoát đã toát ra nét đẹp rất văn hóa và nhân bản của Vu Lan, bởi vì mùa Vu Lan cũng được xem là mùa báo hiếu.
...Trong nền đạo đức Đông phương, hiếu là đức hạnh đứng đầu trăm hạnh khác (Nhân sinh bách hạnh hiếu vi tiên 人生百行孝為先).
Chữ hiếu 孝 đã xuất hiện tại Trung Quốc từ thời xa xưa. Những mảnh xương và mai rùa (giáp cốt 甲骨) thời Ân-Thương 殷商 ghi chép lời bói (bốc từ 卜辭) đã có ghi khắc chữ hiếu (theo dạng giáp cốt văn).
Hứa Thận 許慎 thời Đông Hán giải thích chữ hiếu 孝 trong Thuyết Văn Giải Tự 說文解字 là: Khéo phụng sự cha mẹ, chữ hiếu 孝 gồm chữ lão 老 (người già; bị lược nét 匕) và chữ tử 子 (con). Ý nói con cái vâng lời cha mẹ già (Thiện sự phụ mẫu giả. Tòng lão tỉnh, tòng tử. Tử thừa lão dã 善事父母者, 从老省, 从子.子承老也).
Như vậy hiếu là nét văn hóa có sẵn tại Trung Quốc lâu đời, trước khi Trung Quốc tiếp thu Phật giáo Ấn Độ. Cách nói thông thường của người Trung Quốc «Dưỡng nhi phòng lão» 養兒防老 (nuôi con để trông cậy lúc tuổi già) đã thể hiện khát vọng chung của các bậc cha mẹ trên thế gian. Đó cũng là mục tiêu cơ bản của giáo dục tại Trung Quốc ngày xưa.
Chữ giáo 教 (từ tố giáo trong giáo dục 教育 và tôn giáo 宗教) nghĩa là dạy bảo. Thuyết Văn Giải Tự giảng: Người trên thi hành cho kẻ dưới bắt chước (Thượng sở thi hạ sở hiệu dã 上所施下所效也). Phân tích chữ giáo 教, ta thấy chữ này gồm chữ hiếu 孝 ghép với bộ phộc 攴 (đánh khẽ), ý nói dạy bảo cho người ta đạo hiếu (nếu cần, cũng nên có roi vọt: phộc).
Do đó mục tiêu của giáo dục không chỉ là truyền thụ kiến thức (trí dục) mà còn phải dạy cho người ta đạo đức (đức dục), mà trong đức dục thì điều quan trọng nhất là dạy cho con người biết kính yêu phụng dưỡng cha mẹ và tri ân tổ tiên nguồn cội. Một tôn giáo hay một hệ giáo dục nếu bỏ qua yếu tố này sẽ là một thực thể phi nhân bản.
Tam giáo Đông phương đều coi trọng đạo hiếu. Trường A Hàm Kinh 長阿含經 (quyển 11), các chiếu thư khắc trên đá (số 2 và số 4) của A Dục Vương 阿育王 (Aśoka, tại vị khoảng 274-237 tcn), v.v. đều nhấn mạnh sự hành thiện mà quan trọng nhất là kính yêu, vâng lời, và phụng dưỡng cha mẹ.
Nho giáo càng đề cao đạo hiếu qua các kinh điển như: Hiếu Kinh 孝經, Thượng Thư 尚書, Tả Truyện 左傳, Lễ Ký 禮記, Thi Kinh 詩經, Tứ Thư 四書, v.v. Giáo dục con trẻ (tức là khải mông 啟蒙) phải lấy đạo hiếu làm nền và điều này thấy rõ trong các tác phẩm dạy trẻ như: Tam Tự Kinh 三字經, Ấu Học Quỳnh Lâm 幼學瓊林, Tiểu Học 小學, Đệ Tử Quy 弟子規, Tiểu Nhi Ngữ 小兒語, v.v.
Đạo giáo tuy tôn chỉ là tu luyện thành tiên (gọi là tiên đạo 仙道) nhưng không coi thường nhân đạo 人道 bởi lẽ đơn giản: làm người còn chưa xong lẽ nào thành tiên cho được? Trong nhân đạo thì trung và hiếu là trên hết, và đó cũng là gốc rễ của Đạo giáo như đạo gia Lý Thúc Hoàn 李叔還 nói: «Đạo giáo lấy trung hiếu làm gốc, lấy kính trọng Trời-noi theo pháp tắc tổ tiên- gây lợi cho vật-cứu giúp người mà làm nhiệm vụ.» (Đạo giáo thị dĩ trung hiếu vi bản, dĩ kính thiên pháp tổ lợi vật tế nhân vi vụ 道教是以忠孝為本以敬天法祖利物濟人為務). Vì thế có giáo phái của Đạo giáo là Tịnh Minh Đạo 淨明道 lấy Trung Hiếu làm tôn chỉ nên còn gọi là Tịnh Minh Trung Hiếu Đạo 淨明忠孝道 (hưng khởi ở Nam Xương 南昌 Tây Sơn 西山, vào giữa đời Tống và đời Nguyên, thờ Hứa Tốn 許遜 [239-?] làm tổ sư). Các kinh điển Đạo giáo từ Thái Bình Kinh 太平經 đời Hán cho đến Bão Phác Tử Nội Thiên 抱朴子內篇 đời Tấn và cả những sách khuyến thiện (gọi là thiện thư 善書) của Đạo giáo như Cảm Ứng Thiên 感應篇, Âm Chất Văn 陰騭文, Công Quá Cách 功過格, v.v. đều giảng dạy về đạo hiếu.
...Xem thế, truyền thống đạo đức Đông phương (gồm những quy luật đạo đức phổ quát dân gian dung hợp với quy luật đạo đức tam giáo Nho, Thích, Đạo) đều coi trọng đạo hiếu. Cho nên mùa Vu Lan không chỉ dành riêng tăng ni và Phật tử tại gia mà còn dành cho tất cả mọi người có dịp nhìn lại bản thân: Cảm nhận thâm ân dưỡng dục của cha mẹ và ân đức khải đạo của tổ tiên; xót thương vong linh thân nhân đang đói lạnh; hành thiện để hồi hướng cho cửu huyền thất tổ được siêu thoát; và nhất là tận tâm phụng dưỡng cha mẹ chu đáo khi cha mẹ còn tại thế. Nhân mùa Vu Lan, nêu lại vấn đề đạo hiếu là một điều thiết thực, và đạo hiếu được thể hiện không chỉ trong một mùa, mà phải thể hiện suốt cả đời. Một gia đình đề cao đạo hiếu tức là gia đình đó trở thành tế bào lành mạnh của xã hội, là một thành trì ngăn cản mọi tệ nạn của xã hội. Như Hiếu Kinh đã nói, để thể hiện đạo hiếu người ta phải lập thân (nếu không thể tự nuôi thân, lấy gì nuôi cha mẹ?), làm những việc tốt đẹp cho đời để rạng rỡ mẹ cha và gia tiên. Xã hội hiện nay bước dần theo xu hướng đa văn hóa và toàn cầu hoá. Để khỏi lạc nẻo, những người con phải ý thức mình đang đứng ở đâu và làm gì. Những gì đã và đang làm có tác hại gì đến danh dự cha mẹ, tổ tiên, có tác hại xã hội hay không? Sự tự vấn để răn mình này tăng cường ý thức công dân, giúp xã hội thêm lành mạnh.//
Khác với triết lý đạo Phật: SẮC SẮC KHÔNG KHÔNG, còn có vẻ hơi mơ hồ... Ở đây Phượng Các khẳng định ngay một chữ KHÔNG ,rất TUYỆT.
CX vừa mới mất 2 đứa cháu, còn rất trẻ, đứa 27, đứa 31 vì bẹnh ung thư. Trước khi chết , thằng cháu rể gào lên : trời ơi! tôi không muốn chết... Trời sinh ra tôi làm gì mà lại bắt tôi đi sớm...tôi yêu cái gia đình này quá...bây giờ thì...mất hết...Chứng kiến cảnh lâm chung này, cx thấy hoang mang về sự đến và đi của con người...
Bây giờ đọc bài thơ "CHUNG CUỘC" của PC và những comment của các bạn cx hiểu ra rằng: cái KHÔNG đều có với mọi người...
Biết rằng chung cuộc là KHÔNG, thôi thì ta hãy mỉm cười với cuộc đời, hãy thương mình, thương người để cho những tháng ngày hiện diện nơi trần thế được YÊN BÌNH.
Có phải mỗi khi người ta nói chữ TÌNH là muốn nói đến TÌNH YÊU không?
Chữ nghĩa Việt Nam ta nó có loại danh từ kép cũng khá đặc biệt. Cái gốc của nó thì tương đồng, nhưng chỉ thêm một từ phía sau là nghĩa đã khác nhau rồi.
Trong tất cả các hình dạng Tình thì Tình Yêu ẩn chứa nhiều bội bạc nhất. Trong chúng ta, có ai dám tự hào là mình chưa từng giáp mặt với nó hay không? Và có ai dám tự tin là mình đang có một Tình yêu thực sự dành riêng cho mình cả đến khi kết thúc cuộc tình bằng sự ra đi mãi mãi của người phối ngẫu? Đã có câu “đồng sàng dị mộng” kia mà!
Thông thường, khi giáp mặt với sự bội bạc người ta hay đổ lỗi cho đối phương rồi hằn học bằng những lời lẽ không êm tai chút nào. Lại cũng có người nuối tiếc, xót xa nhưng tựu trung suy nghĩ phần đúng luôn về phía mình. Ít ai còn đủ sáng suốt để phân tích mọi lẽ gây ra cuộc đổ vỡ do nguyên cớ từ đâu.
Đứng trên phương diện người đàn ông tôi suy nghĩ thế nầy: - Giả dụ như đó là một phụ nữ chuộng những tiện nghi vật chất, tiền bạc là chủ đạo cho cuộc sống vững chắc và bình yên. Người đàn ông có đáp ứng được những mong muốn của họ hay không? Nếu không đủ điều kiện chu toàn cho những nhu cầu ấy, sự đổ vỡ sẽ xảy đến không sớm thì muộn. - Giả dụ như đó là một phụ nữ chuộng những giá trị tinh thần và tính cách đàn ông hơn, những tiện nghi vật chất dẫu có thiếu thốn nhưng họ hài lòng với những điều mình mong muốn. Anh đàn ông dù giỏi kiếm tiền, nhưng coi người nữ của mình như một sở hữu đương nhiên và không hề quan tâm đến những ao ước của người nữ thì việc đổ vỡ đương nhiên sẽ xảy đến. Con chim đẹp muốn cất tiếng hót đưa giọng lãnh lót ra giữa nhân gian thì chiếc lồng son vẫn không thể giam hãm sự tự do của chim. - Lại có anh cứ vật vờ, muốn người nữ ấy là người của mình lắm, nhưng không có thái độ tích cực thì dại gì mà người nữ gắn bó lâu dài với anh ta?
Hãy nhìn lại giá trị thực của bản thân mình và mối liên quan hai bên rồi hãy lên tiếng trách cứ sự bội bạc ấy!
Riêng tôi, đã thấy sự bội bạc tiềm ẩn trong Tình Yêu nên luôn chuẩn bị sẵn sàng chấp nhận. Giả như nó có xảy đến, tất nhiên cũng buồn nhưng nên tỉnh táo mà quên đi và cho là lỗi về phần mình sẽ nhẹ nhàng hơn trong khoảng đời mới.
Không có lạ đâu CX, Trang chủ sơ ý không ngó vào chỗ Spam nên không biết đã có 3 cái comment trốn trong đó, 2 cái của QH và 1 cái của CX. Giờ thì yên tâm rồi nhé, sẽ check thường xuyên hơn để kịp thời điều chỉnh chuyện này. Trăng 13 đã rất sáng, Cỏ Xanh và các bạn ở quê nhà có đi chùa trong dịp đại lễ Vu Lan không?
Được biết trong những ngày vừa qua Cỏ Xanh vắng mặt cũng vì những chuyện buồn trong gia đình, xảy ra những mất mát lớn. Mong CX mau nguôi ngoai nỗi buồn mà bình tâm trở lại, ấm áp với gia đình và bạn bè.
NT đọc lời chia sẻ của Trang Chủ với bạn thơ Cỏ Xanh cũng cầu mong bạn được vạn điều an lành, may mắn dẫu NT không biết bạn đã gặp phải điều gì rất buồn
Đêm qua, trước khi đi ngủ PC dã đọc comment của CX thắc mắc không biết sao cái comment của mình ..mất tiêu, PC trước đây cũng hay bị vậy thì PC than rằng TT cũng ghét mình rồi! nhưng mà ngẩm nghĩ lại thì Có-Không, Không-Có là chuyện đời thường thôi, không ở chổ nầy thì ở chổ khác, tại vì mình không nghiệm ra nên "lục dục" phát sinh và có phản ứng buồn vui. Cám ơn CX thưởng thức bài thơ thấu triệt! QH đã góp thêm vào kiến thức cho TT thật quí báu. PC cũng có nghiêng cứu Phật học cũng kha khá, nhưng còn nhiều điều QH đưa ra cũng ngẫn tò to. Phật Pháp Vô Biên là vậy! Những cái ngoài lề của QH thật quí báu cho các bạn thơ đó !
Trở lại lễ Vu Lan tháng 7 hàng năm, ở VN chắc là nhộn nhịp và cũng là dịp để cha mẽ nhắc nhở con cháu về Đạo làm con. Đó là phong tục đẹp cần giữ gìn. QH có nói theo Bắc Tông thì tụng kinh Vu Lan và kinh Địa Tạng. Hai bộ kinh nầy PC đã có nhiều lần đọc tụng, mỗi lần đọc tụng được hiễu thêm những ý nghĩa sâu xa hơn, có nhiều khi 1 câu kinh mà mình đọc sơ qua thí không thấy, nhưng đọc lại thì sáng hơn, rõ nghĩa hơn (nhất là Kinh Địa Tạng). Mong sao mọi người nên có ít nhất MỘT lần nghiên cứu KINH ĐỊA TẠNG.
Cỏ Xanh ơi,ThTh cũng có đứa cháu ra đi ở tuổi 22,còn rất trẻ.Sự mất mát ở tuổi đôi mươi dù lý do gì cũng làm nát lòng người đi và người ở lại.tất cả như suy sụp,vì vậy Sắc Không hiển hiện ở chỗ này đây chính là Vô Thường.Đâu ai sống đời phải không?Có và Không luôn kề bên nhau.Chúc CX thân tâm an lạc
Hôm nay rảnh nghề, rổi việc mới vô Trang Thơ . Ôi sao vui quá, TÌNH YÊU ẩn hiện khắp nơi, thơm ngát mùi nước hoa Glamour . Nhưng VK có thắc mắc : - NT viết bài thơ PHẢI LÒNG thì - PC lại viết bài CHUNG CUỘC (có,không). VK tối dạ không hiểu, mong được chỉ giáo . VK chỉ nói đùa cho vui chút thôi nhá .
Nghe CX đang có chuyện buồn, không biết chuyện gi . VK cũng xin gởi đến CX và gia đình lời chia buồn chân thành nhất . Chúc các bạn nhiều may mắn và sức khỏe . VK
Copy lại comment của Cỏ Xanh ở phía trước đây các bạn
coxanh said... "Kết cuộc hồi quy tay vẫn ...không"
Nghe thật thấm thía và rất THẬT.
Khác với triết lý đạo Phật: SẮC SẮC KHÔNG KHÔNG, còn có vẻ hơi mơ hồ... Ở đây Phượng Các khẳng định ngay một chữ KHÔNG ,rất TUYỆT.
CX vừa mới mất 2 đứa cháu, còn rất trẻ, đứa 27, đứa 31 vì bẹnh ung thư. Trước khi chết , thằng cháu rể gào lên : trời ơi! tôi không muốn chết... Trời sinh ra tôi làm gì mà lại bắt tôi đi sớm...tôi yêu cái gia đình này quá...bây giờ thì...mất hết...Chứng kiến cảnh lâm chung này, cx thấy hoang mang về sự đến và đi của con người...
Bây giờ đọc bài thơ "CHUNG CUỘC" của PC và những comment của các bạn cx hiểu ra rằng: cái KHÔNG đều có với mọi người...
Biết rằng chung cuộc là KHÔNG, thôi thì ta hãy mỉm cười với cuộc đời, hãy thương mình, thương người để cho những tháng ngày hiện diện nơi trần thế được YÊN BÌNH.
Bất kỳ một Người Mẹ nào cũng " mút xương " . Mẹ ... con đã nghĩ đến Mẹ như thế trong mùa Vu Lan năm nay . Một danh từ thật lạ lùng phải không Mẹ ? Nhưng không lạ trong trái tim của Mẹ trong hàng bao nhiêu năm nuôi con khôn lớn .
Thuở con còn bé, Mẹ đã đi chợ chọn con cá thật ngon và tươi, rồi chiên hay nấu canh và dọn lên mâm cơm cho cả gia đình ... Lại nghe Mẹ hay hỏi ba, rồi hỏi các con một câu hỏi quen thuộc " Ngon không ? " Để cuối cùng phần cái đầu cá còn trơ xương với cái hốc mắt cá sót lại hay cái xương sống của món ngon ấy được mẹ mút một cách ngon lành, tưởng chừng như bao nhiêu gia vị đã thấm vào tận khúc xương trần trụi ấy được Mẹ nhâm nhi đến tận cùng ...
May mắn lắm là Mẹ được cái đuôi cá chiên, còn dính chút da vàng béo mỡ ráng, một chút thịt nạc cá màu trăng trắng, thơm thơm mùi tỏi phi - còn miếng nạc cá thì đã ở trong chén cơm của con rồi (thế nhưng Mẹ phải dỗ dành, lắm lúc phải nạt nộ thì con mới chịu ăn chứ không thôi lại ỏng a ỏng eo ... mím môi không thèm !)
Vẫn chưa đủ, miếng cá nạc béo bở ấy còn được Mẹ dùng hai ngón tay bóp nhè nhẹ (kẻo vỡ miếng cá to ra làm sao) để xem còn sót lại miếng xương bén nhọn nào không ? - Ăn đi con ...
Những lần Mẹ mút xương cá đã đi qua đời con một cách hững hờ trong trái tim non dại của con, mãi đến khi con biết (nhưng chưa hiểu) tại sao Mẹ làm như vậy, thì con thấy thương Mẹ lắm ...
Đến khi con lớn thêm một chút nữa, con lại thấy Mẹ mút xương gà, xương heo ...
Những buổi chợ sớm mai, thịt heo ra thớt với sắc thịt màu hồng hồng thật đẹp ... Mẹ lại chăm chút, lui cui trong bếp sau giờ chen chúc mua món ngon ở chợ về . Cái nóng của mặt trời vừa lên lại tiếp theo cái nóng của bếp lửa gia đình . Mẹ lẳng lặng sắp xếp, tính toán món này món nọ trong đầu rồi lặng thinh làm bếp (chỉ thi thoảng sai vặt con tí xíu lúc con nhảy lò cò ngoài sân chơi là con đã phụng phịu rồi !)
Cơm nóng, canh sốt dẻo, thịt cá đầy mâm vén khéo chờ đợi gia đình mình Mẹ nhỉ ? Mẹ như " cô học trò " ngồi đợi thầy cô giáo chấm điểm " món này ngon quá ! " từ " ông giám khảo Ba con ! " và lũ con láo nháo chỉ chỏ món này món kia ...
Dường như trái tim Mẹ rộn ràng hạnh phúc với tất cả âm thanh quen thuộc ríu rít ấy trên mâm cơm, để rồi Mẹ bình thản ngồi vào bàn ăn và lại mút chút xương của cái đùi gà từ đứa em út bé xíu (chưa biết gặm xương giỏi như anh chị nó) . Miếng thịt thơm ngon còn vướng lại đâu đó trong hóc kẻ của cái đùi gà là phần của Mẹ ...
Đôi khi Mẹ nấu soup gà thật lâu cho nước soup thật ngọt, thì miếng xương gà quả thật là lạt nhách ! Thế mà Mẹ vẫn lặng im ăn khẩu phần đặc biệt ấy của riêng mình ...
Lắm lúc một nồi xương xí quách của nồi nước lèo là phần xương còn nhiều thịt hay có tủy trong ống xương là phần của các con, còn phần của Mẹ cũng vẫn là xương trơ xương !
Con đã bình thản nhìn hình ảnh Mẹ ngồi thức suốt đêm lo đắp khăn lạnh cho con khi con sốt cũng như nhìn hình ảnh Mẹ mút xương một cách vô tình . Các con chỉ thấy mà không hiểu, đến lúc hiểu thì Mẹ đã không còn nữa ...
Sau mấy chục năm sau, bây giờ nước mắt con rưng rưng khi chợt nghĩ đến những điều dại khờ bé bỏng ấy ... Và hôm nay, con lại làm Người Mẹ Mút Xương cho các con của con như ngày xưa Mẹ đã từng làm cho chúng con vậy, Mẹ Yêu Dấu ạ .
Bài thơ CHUNG CUỘC của PC tuy ngắn gọn nhưng thật ý nghĩa. Cuộc đời chung quy chỉ là KHÔNG , biết thế nhưng lòng người vẫn chưa buông xả được ( điều mà QH đề cập đến ). Hiện tại CX đang có chuyện buồn , KV thành thật chia buồn cùng bạn. Dẫu biết cuộc đời chỉ là KHÔNG , còn đó , mất đó nhưng khi người thân ra đi không thể nào không buồn phải không CX ? Ngày Mẹ của Vân mất , Vân nhủ lòng đừng khóc , đó là luật của tạo hóa, ai cũng có ngày phải ra đi thôi, không trước thì sau. Trước mặt mọi người , Vân luôn luôn bình thản, nước mắt không rơi nhưng khi một mình nghĩ đến Mẹ, nước mắt lại rơi như suối. Mười năm sau , CHA của Vân mất, hiểu đời, hiểu đạo thêm nhiều, Vân đón nhận nó một cách an bình , không khóc dù ngôì một mình , nhưng trong lòng lại nhớ CHA vô cùng , Tình cảm là điều rất thiêng liêng . Tình thương yêu với người thân, bạn bè... tưạ như dòng máu đỏ đang luân lưu trong cơ thể không thể rời xa được . Buông bỏ hận thù , công danh , sự nghiệp.... nhưng yêu thương thi khó lòng buông bỏ được. Thôi thì chúng ta còn được ngày nào thì cùng ghé vào trang thơ để chuyện trò, tâm sự.... KV mong mọi người đều được an bình dài dài.
Hôm nay rằm tháng bảy Âm Lịch, một ngày lễ quan trọng sau lễ Phật Đản đối với những người theo Phật Giáo: Đại Lễ Vu Lan thắng hội.
Với sự tích Mục Liên Thanh Đề, xin mời bạn thơ QUÊ HƯƠNG nhúng tay vô để mọi người tỏ tường.
Kèm theo là ngày cúng cô hồn, trong ký ức của mình không phân biệt Lương Giáo, chúng ta chắc không ai mà không nhớ. Theo phong tục của người Hoa, nhứt là đối với dân làm ăn buôn bán, chuyện cúng kiến ngày nầy rất quan trọng, tưng bừng và vui nhộn nhứt. Bữa nay tui phải đi một vòng Quận 5, Quận 6, Quận 11 trong Chợ Lớn để quan sát không khí một dịp đặc biệt và tham gia “giựt cô hồn” cái coi.
Kỷ niệm lúc còn nhỏ ở Banmêthuột, dọc theo đường Ama Trang Long một bên là tiệm bánh mì Dân Sanh, Lâm Hiệp Thành, một bên là mấy chành chạp phô của người Hoa còn nhớ tên tiệm là Cẩm Ký...rằm tháng bảy đi “lượm bạc cắc” vui quá trời!
Nhớ lại chắc đâu khoảng hơn hai chục năm về trước bên Quận 4, có một ông làm bên Hải Quan cúng cô hồn. Chu choa! Dòm mâm cúng để trước sân của ổng mà nhễu nước miếng! Thiệt quá sức “hoành tráng”! Con nít ở bển đa số là con nhà lao động đói rách mà, chưa kịp thắp nhang đã cứ muốn nhảy xổ vô “hốt” rồi. Đến nỗi ổng phải kêu viện binh là hai con chó berger đứng hai bên gầm gừ mới có thể yên được. Rằm tháng bảy năm ngoái, tui bày ra trước sân hai xưởng của tui cách nhau khoảng 30 mét hai mâm cúng cô hồn. “Điểm nhấn” là hai con vịt quay và mâm thịt heo quay tổ chảng. Tui cũng lo giàn giá mỗi bên hơn hai chục công nhân để phòng thủ cho “mồi” của tiệc nhậu sau đó. Vậy mà mới thắp nhang cháy chưa kịp được một phần ba, bốn thằng cô hồn sống đi 2 chiếc xe Honda ngừng lại nhảy tót xuống dớt mất hai con vịt quay rồi phóng lên xe vọt đi trước mắt của mình trở tay không kịp. Có tức cũng chẳng biết làm gì hơn, đành phải chạy ra chợ xin mời hai con khác về. Vui thiệt! Lại có một lần nhà bên kia đường đối diện cúng cô hồn. Sau khi nấu nướng bày biện mâm cúng đàng hoàng, bà chủ nhà quay vô thay cái áo cho tươm tất hơn để thắp nhang. Vừa quay lưng thì con gà luộc đã bị nhổ sạch lông cánh nằm tênh hênh trên bàn đã vỗ cánh bay đi mất tức thì trước sự tức tối đến đỏ mặt của chủ nhà.
Rất nhiều trường hợp như vậy đã xảy ra, chủ nhà chỉ còn nước tự an ủi: Dzậy mới...hên! Năm tới sẽ được mua may bán đắt hơn!
Thiên chức của người mẹ là lo nuôi dưỡng và bảo vệ con mình trước những nguy cơ có thể xảy tới.
Trong đầu người mẹ không chen lấn điều gì khác hơn là sự an nguy của những đứa con của mình. Thậm chí ngay đến loài súc vật cũng như vậy. Lúc nhỏ nghỉ hè tôi hay về Bến Thế chơi với ông bà mình. Lúc đó thì còn nhiều những con chim cắt chuyên đi săn gà con. Chúng cứ đánh những vòng bay chầm chậm tuốt trên cao quần đảo mà tìm mục tiêu. Gà thì chỉ cắm cúi nhìn xuống đất để tìm mồi, vậy mà những con gà mẹ dẫn con đi ăn lúc nào cũng phải dáo dác nghiêng cái đầu dễ thương quan sát trên trời. Nhác thấy bóng con chim cắt, gà mẹ la lên một tràng báo động, lập tức đám gà con chui vô dưới cánh hoặc các bụi lùm gần đó để núp. Thấy con mồi là chim cắt lao xuống như những chiếc Skyraider hay F5 ngay. Phải chứng kiến trận chiến một mất một còn của gà mẹ để bảo vệ cho đàn con của mình mới thấy được sự xả thân, sự hy sinh của người mẹ cho đàn con của mình. Sự chống chọi hết sức quyết liệt cho tới khi con chim cắt chịu phép mà bay xa mới thôi. Tàn cuộc chiến, nhìn gà mẹ xác xơ với những vết mổ, vết móng của kẻ thù mới thương cho gà mẹ. Ai mà còn lơ là với sự hy sinh thầm lặng của Mẹ không lo báo đáp, theo tôi nên được tận mắt chứng kiến cảnh tượng nầy. Nó có thể nói lên được tất cả.
Thói thường, người ta hay lo chăm chút và bảo vệ cái riêng tư của mình hơn, cái chung thì lơ là. Ví như chuyện quét lá rụng trước sân và con hẽm đi ngang nhà. Sân nhà thì sạch sẽ tinh tươm vì là của riêng, ngoài hẽm thì mặc kệ do là của chung. Một ví dụ điển hình như vậy để nói tới chuyện chăm sóc người mẹ già khi đến tuổi xế bóng.
Mẹ là mẹ chung của nhiều người con, trong đó lại chen lấn yếu tố thừa hưởng tài sản nên thiếu gì chuyện đau lòng xảy tới cho mẹ!
Người ta hay tự lừa mị mình bằng câu: Nước mắt chảy xuôi! Hiểu nôm na là mẹ mình chăm sóc cho mình, giờ tới lượt mình thì lo chăm sóc cho con mình. Họ cho rằng mẹ chỉ lo lắng chăm sóc lúc ba năm thơ dại yếu ớt của mình, trả hiếu mấy mươi năm nay đã đủ đền bù công khó. Nhưng họ không lưu ý điều nầy: Mấy mươi năm lúc còn khoẻ mạnh, mẹ đâu có cần lắm sự chăm lo của con, có cũng được mà không cũng được. Bây giờ già yếu lụm cụm, đi đứng ăn uống nói năng như một đứa trẻ. Đây chính là lúc mẹ cần những đứa con nhứt.
Đừng để đợi đến khi Mẹ nhắm mắt xuôi tay rồi ngồi đó mà nhỏ những giọt nước mắt tiếc thương.
Tôi nhớ lại một đoạn video clip cuộc trò chuyện giữa hai cha con. Người cha đặt chỉ một câu hỏi cho người con đến lần thứ ba thì nhận được sự trả lời gắt gỏng.
Ông lặng người đi một lát rồi trở vào nhà tìm quyển sách hình của con lúc còn đi học mẫu giáo. Ông chỉ vào hình một con chim và nói: Con đã từng hỏi cha con chim nầy tên gì và cha đã trả lời cho con đến 18 lần đến khi con nhớ, mà cha đâu có bực dọc trước câu hỏi của con!
Một câu chuyện ngụ ý muốn nói lên người già dường như trở thành những đứa con nít từ trong suy nghĩ đến hành động.
Đừng lơ là, đừng khó chịu, đừng tị nạnh nhau khi chăm sóc mẹ già của mình.
Mời các bạn nghe một giai điệu thiết tha nói về mẹ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Với nhiều người, có thể ý tưởng không hợp “khẩu vị” của họ, nhưng theo tôi, người mẹ nào cũng “trên cả tuyệt vời” cả.
Mỗi mùa Vu Lan đến, không ít thì nhiều thì trong mỗi người chúng ta đều nghĩ / tưởng nhớ Mẹ rồi nghĩ đến Cha - đôi khi chạnh lòng đã khóc thầm trong những uẩn khúc rất riêng tư ... Hạnh phúc thay cho những ai còn trong vòng tay Cha Mẹ bằng sự tưởng nhớ tràn đầy
Nước mắt rơi . Mẹ ơi ! Con lại nhớ. Nhớ mẹ hiền . Ôi ! Nhớ mẹ thật nhiều. Vu lan về . Đóa hồng thắm dấu yêu , Cài ngực áo năm xưa không còn nữa Buổi trưa hè , gió lùa qua song cửa. Bóng mẹ hiền con ngỡ vẫn đâu đây. Rồi ngu ngơ mơ tưởng thuở thơ ngây. Ước mong mẹ vẫn luôn bên con mãi. Thời gian trôi có bao giờ dừng lại. Nắng chiều vàng nhuộm màu tóc nhạt phai. Mẹ yêu con . Tình yêu mẹ lâu dài. Lung linh sáng trong tim hồng con trẻ
"Nếu NT mà còn một ngày nữa để sống, thì NT sẽ xin ... hỏng ngủ gì hết, để ngồi ngắm hết vạn vật chung quanh mình lần chót đó bạn thơ Phượng Các à ! Còn các bạn thơ khác thì sao ? " ........ Những ý nghĩ của các nhà thơ có khác...với sk nếu chỉ còn một ngày để sống thì sẽ dùng hết những giây phút còn lại để SÁM HỐI vì biết chắc là trong cuộc sống của mình đã có những lời nói và việc làm gây nhiều buồn phiền và lo lắng cho những người thân yêu và bạn hữu của mình. Nói vậy không có nghĩa là hiện tại không cần có những phút "xét mình" và ăn năn, chừa tội (nhân vô thập toàn) mà.... Tuy không phải là một phật tử thuần thành, nhưng sk cũng đã ngộ được phần nào cái "sắc sắc không không" của đạo Phật nên tâm hồn lúc nào cũng được thanh thản, an bình, mặc dù trên đường đời có lắm chông gai và nhiều thử thách. Thử thách lớn nhất vẫn là "Tình là chi chi" các bạn tu mi nam tử trong TT không hiểu có đồng tình với tui không? ............... SK trong giai đoạn vừa qua và hiện tại trước mắt vẫn còn nhiều "đa đoan" nên vắng mặt hơi lâu trên "diễn đàn thân thương Trang Thơ" mong các bạn thông cảm. Tổng chào! sk
Và còn được nhắc đến kể chuyện Mục-Liên Thanh-Đề nữa.
Thiệt tình mà nói vì QH là người học phật Nam Tông (Theravada) nên về chuyện Mục Liên - Thanh Đề QH không dám lạm bàn.. Phật Giáo Nam Tông thì quan niệm chử Hiếu như sau:
Chữ Hiếu Theo Quan Niệm Của Phật Giáo Nam Tông
Nói đến Vu Lan là phải nói đến mùa báo hiếu; mùa mà những người con nam nữ nhớ đến công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ và muốn làm việc gì đó để đền ơn đáp nghĩa. Bởi vì công ơn cha mẹ quả thật trên đời này không có gì thiêng liêng bằng. Công ơn ấy đã thấm trong ta từ thuở tượng hình, đến với ta qua hơi ấm, qua bàn tay trìu mến, qua dòng sữa bổ dưỡng và qua giọng hát ngọt ngào. Cha mẹ là hình ảnh đầu tiên mà ta nhìn thấy khi ta mở mắt chào đời và cũng là người làm cho ta nhớ mãi nụ cười, ánh mắt và hương vị yêu thương của cha mẹ dành cho mình. Hơn nữa, nói đến cha mẹ là phải nói đến sự hy sinh cho các con cả cuộc đời và cả tâm hồn lẫn thể xác. Chính vì tình thương và lòng hy sinh cao cả như thế, phận làm con chúng ta phải hiểu rõ tình thương và sự hy sinh của cha mẹ; hiểu để đền ơn đáp nghĩa với đấng sinh thành dưỡng dục ta nên người. Về phương diện đền ơn cha mẹ, Đức Phật có dạy: "Dù là tại gia hay xuất gia, dù là Thanh Văn hay chư Phật đều có bổn phận đền ơn cha mẹ. Vì tâm hiếu là tâm Phật".
Do đó, theo quan điểm của Phật giáo Nam tông, không hẳn chỉ là ngày Rằm tháng 7 ÂL mới là ngày mà những người con phải làm cái gì đó cho cha mẹ đã quá vãng, mà bất cứ lúc nào, giờ nào, ngày tháng năm nào đều cũng có thể làm cha mẹ vui lòng hoặc làm việc tích đức để hồi hướng cho họ ở bên kia thế giới.
Nên đối với người tại gia cư sĩ, trong một đoạn Kinh, Đức Phật có dạy cách báo hiếu cha mẹ: "Với đôi cánh tay, với những giọt mồ hôi mặn và có tạo được ít nhiều tài sản, nên sử dụng hợp lý, hợp tình". Tức là đối với gia đình, trên phải cung dưỡng cha mẹ, dưới phải giáo dưỡng vợ con. Mặt khác, còn phải làm tròn 5 bổn phận của người con đối với cha mẹ như sau:
1. Phụng dưỡng cha mẹ (Bhavana): Tức phải hết lòng cung kính cha mẹ, không làm cho cha mẹ buồn khổ, không nói lời vô lễ mà thể hiện sự phụng dưỡng bằng tinh thần như thăm viếng cha mẹ trong những khi họ cô đơn, bệnh hoạn xế chiều; hoặc là sự cung phụng bằng vật chất như vật thực, thuốc thang, chỗ ngụ, y phục...
2. Làm việc thay thế cho cha mẹ (Kicca kavana): Là chúng ta phải gánh vác tất cả những việc gì mà trước đây cha mẹ đã vì ta mà gánh chịu. Đây cũng là lẽ thưòng tình của đời sống xã hội, không riêng gì Phật giáo. Đã là người con trưởng thành thì cần phải làm thay thế cho cha mẹ, để cho cha mẹ có thời gian thụ hưởng những ngày tháng nhàn rỗi cuối cuộc đời.
...3. Gìn giữ gia phong tốt đẹp (Kùlavam sathapana): Là gìn giữ gia phong đạo đức tốt đẹp; lược bỏ đi những phong tục cổ hủ vô bổ cho gia tộc cũng như cho xã hội. Chẳng những thế, cần phải làm phát huy thêm những truyền thống tốt đẹp để làm vang xa tiếng tốt của gia tộc.
4. Bảo quản tốt tài sản thừa tự (Dàyai jàpati pajjana): Đã là tài sản của cha mẹ thì bổn phận người con là cần phải bảo quản tốt, thậm chí còn cần phải làm cho chúng sinh sôi nảy nở. Vì tài sản đó rất đặc biệt, chúng không phải tự dưng mà có, cũng không phải do vị Trời nào ban thưởng cả, mà chúng có được là do chính máu, mồ hôi, nước mắt của cha mẹ đã tạo ra chúng, nên bổn phận làm con phải tỏ lòng trân trọng hiếu kính gìn giữ chúng.
5. Tạo phước hồi hướng khi cha mẹ đã quá vãng (Đakkinànuppadana): Theo Phật giáo, khi cha mẹ còn hện tiền thì người con phải làm sao cho cha mẹ luôn sống trong niềm an lạc hạnh phúc. Ngược lại, khi cha mẹ đã quá vãng thì người con cần phải tạo thật nhiều công đức để hồi hướng phần công đức đó đến cha mẹ. Có như vậy cha mẹ mới thật sự sống trong sự an lạc, vì nếu như họ đã quá cố không may mà tái sanh vào cõi khổ, thì sau khi tùy hỷ theo cái phước mà người con đã hồi hướng ấy mà mau thoát ra cõi khổ ấy để tái sanh cõi lành.
Về phương diện của người xuất gia, Đức Phật cũng cho phép nuôi dưỡng cha mẹ. Có một vị Tỷ kheo chuyên đi khất thực nuôi cha mẹ; câu chuyện được bạch lên Đức Phật. Sau khi phán hỏi sự tình, Đức Phật chẳng những không quở trách mà còn hết lời tán thán hiếu hạnh của vị Tỷ kheo. Ngài kết luận "Người nào muốn đạt đến cứu cánh Phật đạo, người ấy phải tuyệt đối hiếu kính cha mẹ".
Lịch sử chép rằng, Đại đức Xá Lợi Phất, trước khi Niết bàn, cũng chọn căn phòng ngày xưa Ngài đã chào đời và tìm đủ mọi cách để giảng đạo độ cho mẫu thân - vốn là tín đồ của Bà La Môn giáo - quay về quy ngưỡng chánh pháp. Và sau đó bà đắc quả Tu Đà Hườn. Còn Đại đức A Nan Đa thì chọn dòng sông Kohinì làm nơi tịch diệt và Xá Lợi của Ngài lại được chia đôi như ý nguyện, một phần đưa về hữu ngạn nội tổ, phần còn lại đưa về tả ngạn ngoại tổ. Thật là một đời sống hiếu hạnh trọn vẹn, người đời khó làm được!.
Tiêu biểu nhất là Đức Phật của chúng ta. Sau khi thành đạo, hay tin phụ vương lâm trọng bệnh, Ngài vội vàng quay về hoàng cung cùng với chúng Tăng đệ tử ngự tại vườn Thượng Uyển; và mỗi ngày Đức Phật vào cung vấn an phụ hoàng ba lần trong suốt thời gian vua cha thọ bệnh. Cuối đời vua cũng đắc quả vị A La Hán. Lúc này chính tự thân Đức Phật đã tắm rửa phụ hoàng, thay đổi xiêm y, làm lễ nhập kim quan; luôn cả ngày trà tỳ, Ngài cũng cung tống kim quan với sự tiếp tay của chư Thánh tăng thuộc hàng Thích tộc và sự hỗ trợ của Tứ Thiên vương. Sau lễ trà tỳ Ngài thu nhặt Xá Lợi phụ vương đem về làm lễ nhập Tháp.
Đối với Phật mẫu, lòng hiếu thảo của Ngài lại càng đặc biệt hơn. Ngài đã dùng thần lực lên cõi trời Đao Lợi để tiếp độ Phật mẫu. Nơi đây Ngài an cư kiết hạ trong suốt ba tháng ròng rã, Đức Phật đã thuyết giảng tạng A Tỳ Đàm (Abhidhamma) cho mẫu thân nghe, và khi được thuyết pháp, người đã chứng quả Tu Đà Hườn.
Mưa Sàigòn dầm dề từ 2 giờ chiều cho tới tận 9 giờ tối. Dòm mấy đứa con nít cứ thụt ló không dám bước ra khỏi cửa thiệt tội nghiệp!
Niềm vui trông đợi từ sáng sớm đã bị những giọt nước mắt của Ngưu Lang Chức Nữ đầm đìa làm ướt nhẹp.
Cũng đành phải bày mâm cúng cô hồn sát mép cửa thắp nhang thôi.
Úi trời! Nhang mới vừa ngún khói thì hai thằng cô hồn sống tuổi ngoài ba mươi ghé xe Honda lại "dớt" mâm cúng liền. Con nít nhỏ đâu không thấy chỉ có con nít già. Bọn nó còn chọn lựa những cái ngon lành mới lấy chớ! Tui cự nự: Muốn lấy thì phải hốt nguyên mâm, không được để lại bất cứ thứ gì. Dzậy mà hai thằng còn ra giá: Chú muốn vậy thì cho tụi tui thêm vài chục ngàn tiền dương gian nữa đi, tụi tui sẽ hốt hết!
58 comments:
NT đọc bài thơ CHUNG CUỘC của bạn thơ Phượng Các xong, chợt ngẫm lại điều CÓ - KHÔNG trong cuộc đời mình !
Dường như là mình Có rất nhiều rồi đấy mà, nhưng rồi thời gian qua, lại tham lam thêm cái mới và để những điều Có ấy qua đi, bỗng một hôm chợt thấy mình loay hoay với cái Không hiện hữu !
Thế có nghĩa là NT may mắn ngộ được chữ Có Không trong Thiền không nhỉ ?
Hay chỉ là điều gì đến ắt phải đi thôi ?! Duy trừ tình yêu, thì NT lúc nào cũng cảm thấy CÓ, chứ chưa hề cảm thấy KHÔNG đó Phượng Các à ...
Như trăng tròn khuyết song thưa
Hợp tan, tan hợp Kiều xưa ai ngờ
Hay là trời đất tình cờ
Cho mưa, cho nắng giả vờ ghé thăm
Để rồi Chung Cuộc tháng năm
Thấy điều Không Có như mầm khởi nguyên
Những giọt nước mưa là một lăng kính thiên nhiên tuyệt vời để cho tia sáng mặt trời khúc xạ và phản xạ tạo nên cái cầu vồng rực rỡ. SM còn nhớ 7 màu của Cầu Vồng theo thứ tự trong sách vở là đỏ-cam-vàng-lục-lam-chàm-tím, nhưng thiệt sự các tia bức xạ hồng ngoại và tử ngoại mắt thường của mình nhìn là không thấy rồi. Từ hồi nhỏ và cả cho đến bây giờ, mỗi lần được coi một Cầu Vồng bất chợt là SM không muốn rời mắt, ngắm nghía nhìn hiện tượng vật lý hiển hiện trước mặt mình, có thiệt không ảo tưởng gì hết. Thiệt là ngô nghê khi muốn chạy nhanh nhanh để đến gần mà chạm tới chân cầu hay đẫm mình vào vùng ánh sáng vui tươi lôi cuốn ấy. SM muốn cắt làm đôi 2 câu thơ của PC
Ước mơ sẽ có một lần đến
Nào có hay rằng chốn ấy KHÔNG
Suy nghĩ lang thang cho tâm hồn đi hoang một chút thì bên kia Cầu Vồng có gì nhỉ? Hãy khoan buông xuống một chữ chắc nịch là KHÔNG , các bạn thơ ơi, ai cũng biết ngày ấy sẽ tới nhưng nghĩ làm chi bây giờ vội vậy.
Như Thương à,
NT cảm thấy :"tình yêu, thì NT lúc nào cũng cảm thấy CÓ, chứ chưa hề cảm thấy KHÔNG đó Phượng Các à ..." làm PC nhớ tới câu chuyện của Vua Tần thỉ Hoàng. Vua tần sau khi gồm thâu lục quốc có thốt lên câu "thiên hạ nay đã thuộc về ta" cái gì vua Tần cũng có hết duy chỉ có tình yêu là KHÔNG CÓ. Bởi thế nên khi gặp cô gái nghịch ngợm bên bờ suối và Thỉ Hoàng cảm thấy mình tìm được tình yêu rồi và ra sức thu phục người đẹp bằng tất cả gian sơn mình đang có.... và đến một ngày vua Tần phát hiện TÌNH YÊU NẦY CŨNG PHẢN BỘI TA ! và từ đó Tần thỉ Hoàng mới biết ta chẳng có chi, ngay cả xác thân nầy một ngày nào đó cũng mất đi, nên ra sức đi tìm một thứ thuốc trường sinh bất lão. Hậu quả là sự tàn bạo chưa từng có của một vị vua đã giáng lên đầu toàn dân Trung Hoa. Một thời điên đảo đã qua mà ngày nay vẫn còn âm vang trong lòng mọi người dân Trung quốc!
Tấn thỉ Hoàng thì cái gì cũng CÓ duy chỉ có tình yêu là KHÔNG, Như Thương thì "bỗng một hôm chợt thấy mình loay hoay với cái Không hiện hữu !" và tình yêu thì CÓ. Cả 2 dường như "Chập chờn hai chữ CÓ cùng KHÔNG".
"Để rồi Chung Cuộc tháng năm
Thấy điều Không Có như mầm khởi nguyên"
SM said:
"ai cũng biết ngày ấy sẽ tới nhưng nghĩ làm chi bây giờ vội vậy."
PC rất kính ngưỡng đức Đạt Lai Lạt Ma 14 về một đời tu luyện và dốc hêt sức mình đấu tranh cho hạnh phúc và sự tồn vong của nhân loại. Chúng ta ai cũng có hơn một lần đọc hay nghe về những lời khuyên quí báu của Ngài, học và làm những điều Ngài dạy dỗ. Gần đây nếu chúng ta theo dõi cũng thấy Đức Lat Ma bàn về cái chết đối với con người, hiễu về cái chết để sống hạnh phúc và nhân bản hôm nay. Hiễu về cái KHÔNG để sống với cái CÓ hôm nay.
Từ lâu nhiều người thường hay bi quan yếm thế khi bàn về luật Vô Thường của tạo hóa, thường hay bỏ hiện tại và nghĩ đến tương lai, bỏ những gì mình đang có và lo chăm sóc cho tương lai(hay quá khứ)là cái mình chưa có(hoặc đã qua rồi). Điều nầy thật sai lầm làm cho ta đánh mất cái hạnh phúc trong hiện tại, cái đang CÓ. Thường hay quên hạnh phúc trong số tuổi đời ngắn ngủi mà tạo hóa đã dành cho. Thật sai lầm khi không biết rằng trong cái Có đã chứa đựng mầm của cái Không. Có và Không là một vòng luân chuyễn đó thôi. Vấn đề là chúng ta phải biết nhìn phía sau của cái ngày hôm nay là cái gì?
Giống như sự luân chuyễn giữ Hoa và Rác : Trong hoa có Rác và trong Rác có hoa vậy.
Hôm nay nhìn ngắm hoa hồng của trang chủ trình bày biết bao nét mĩ miều mà trang chủ đã chớp bắt được thì chúng ta cũng nên nhìn thấy trước đây những cánh hoa nầy nằm trong bao phân rác mà trang chủ bón hôm qua !
Vài ngày sau những cánh hoa nầy cũng héo tàn quay về thành rác thành phân để rồi lập lại cái chu trình tuần hoàn của tạo hóa.
Hiễu được Vô Thường (là không vĩnh cữu) thì chúng ta sẽ cảm nhận được hết vẽ đẹp tuyệt vời của những cánh hoa và mai đây hoa tàn nhụy rữa thì cũng chỉ là nối tiếp một chu trình giữa Có và Không mà thôi.
NGHĨ VỀ TƯƠNG LAI LÀ ĐỂ SỐNG CHO HÔM NAY ĐÓ THÔI SM à !
Hơi mưa bảy sắc cái cầu vồng
Cầu vồng ngũ sắc* phải Phật không?
Ngũ căn Ngũ lục sinh năng lực
Biến kẻ phàm phu nên quán không.
Định Niệm Tấn căn đừng vọng động
Tín Huệ lực siêu phàm phương đông
Sắc không không sắc đừng mê đắm
Một cõi vô thường rốt cục KHÔNG.
Bài thơ Chung Cuộc của bạn thơ PC thật tuyệt tác.
ThTh xin múa máy vài vận âm cho vui nhé
Sắc sắc không không cái cầu vồng!
Bảy màu xinh đẹp Có rằng Không
Dang tay ôm lấy màu không "Tướng"
Nắm chặt Ao thiền một Biển không!
Chút nhỏ ao thiền có hơn không
lâu lâu nói về nhà Phật nghe có vẻ "triềt lý"nhưng thật ra chỉ múa riều qua mắt các Sư huynh trưởng có nhàmtai xin chỉ bảo.Đa tạ đa tạ.
Năm 1998 tôi đi xây dựng Nhà Máy đường cho tỉnh Gia Lai ở Huyện Ayun-pa.
Trên đường Banmêthuột đi Pleiku, đến Ngã ba đèo Chư Sê quẹo phải ngoặc xuống miền duyên hải Tuy Hòa. Đó là con đường độc đạo.
Công trường xây dựng rất bao la, nằm ngoài rìa của Tỉnh Lỵ Phú Bổn ngày xưa. Cảnh vật còn rất hoang sơ, dân cư thưa thớt.
Đêm về nằm ngoài lán của công trường trong hơi lạnh từ những núi đá vây quanh thổi thốc tháo về không sao ngủ được, chỉ mong cho trời mau sáng bò ra quán cà phê uống chút nước màu đen mà ngắm nghía cuộc đời trôi chảy quanh ta.
Có một quán cà phê ven đường nằm ngay Ngả ba Cây Xoài (nơi có mặt của những gã trai tứ chiếng và các cô gái giang hồ) được một vị trí thuận lợi níu chân tôi mỗi buổi sớm mai.
Bên kia đường là một con dốc dài dẫn vào một vùng mơ hồ nào đó với một cây cầu nhỏ bắc ngang sáng nào cũng mịt mờ trong sương mai đẹp như một bức tranh thủy mặc.
Tôi ngồi đó tha hồ mà thả trí tưởng tượng về vùng đất phía bên kia. Nó có đẹp không? Cỏ cây hoa lá có xinh tươi như mơ ước không? Ai đang ở bên đó? Họ đang làm gì? Có những nếp nhà nho nhỏ đơn sơ với giọng cười trẻ thơ không? Có những cô thiếu nữ mỉm miệng cười duyên với đôi má đỏ hồng vì hơi lạnh không? Có sóng tóc bềnh bồng với thoáng tà áo bay làm ngây ngất tâm hồn những chàng tuổi trẻ không?
Tôi biết những câu hỏi trong đầu tôi sẽ dễ dàng có câu trả lời nếu nán lại chờ sương tan khi ánh mặt trời lên.
Nhưng chẳng bao giờ tôi dại dột làm điều đó, bởi tôi biết cái đẹp nó chỉ lung linh trong trí tưởng và tôi hài lòng thưởng thức bằng một chút ngây dại.
Có phải sự thật nào cũng có đôi chút phũ phàng không? Vây thì cớ gì mà ta cố công khám phá ra sự thật?
ThTh mới đi dự Đại nhạc Hội Cám ơn Anh Người Thương Phế Binh tổ chức ở Bolsa ,đọc bài thơ của Pc lại thấy rõ ràng cuộc đời Sắc không này.
Nhìn các Anh mất một phần thân thể,tàn tạ càng thấm thía đau lòng.Được và Mất trả giá quá đắt!
nhưng đây lại là một vấn đề khác,ThTh chỉ muốn nói đến Có và Không như PC Danh Nhân Bại tướng đều vinh nhục,Ở cõi gian trần có như Không
Sôi nổi, cuồng nhiệt và nóng bỏng của Đỏ Au Môi Tình và Phải Lòng được kết thúc bằng KHÔNG. CHUNG CUỘC " hình như" là một lời gởi gấm với chúng ta về cái KHÔNG của BẢN SẮC..CÓ KHÔNG..
Có lẻ trong chúng ta ai ai cũng từng đọc qua và nôm na hiểu rằng..có Có và rồi Có cũng thành Không...bởi vậy chữ nghĩa của Việt mình hay ở chổ: Có Không? hay Không Có...
Đây là nhóm "từ" mà sau này khi Việt Ngữ đả trở thành Quốc Ngữ và sau nhiều năm biện soạn: , vậy chứ từ Có/Không hay Sắc/ Không bắt nguồn từ "từ cổ" của Việt Ngữ như thế..
"... Từ Việt không phải là nó cứ Sắc Sắc Không Không, cũng là Có cũng là Không, chẳng chính xác gì, như người ta nói. Thực ra từ Việt nó vô cùng chính xác, như số đếm hệ nhị phân vậy, 1 ra 1, 0 ra 0 đàng hoàng.
Cặp từ đối SẮC/KHÔNG trong Phật giáo là có sau, không phải là từ đối nguyên thủy. Từ đối nguyên thủy của nó là cặp CHỘ/CHĂNG.
Chộ nghĩa là thấy, là có, là 1, suốt dải đất miền Trung “trọ trẹ” người Việt vẫn dùng “Chộ” nghĩa là Thấy. Vì CHỘ=Lộ=Ló=Thó=Thấy=Thọ=Có=Cắc=Chắc=SẮC, có nghĩa là bản thân mình thấy, người khác không thấy (“Mày thó cái gì đấy?” nghĩa là “mày thấy cái gì đấy mà người khác không thấy”, Thó=Ngó, từ “Thó” sau được mở rộng nghĩa ra, là “ăn trộm” tức lấy chỉ mình mình biết, người khác không biết). Cắc là con số 1 (“chẳng có cắc bạc nào” nghĩa là không có một đồng bạc nào). Chắc là con số đếm 1 của hệ thập phân của người Việt, từ Chắc đến Chục là từ 1 đến 10, “Chắc” tiếng Tày nghĩa là Biết, tiếng Việt có từ đôi Biết Chắc là Biết+Chắc=0+1=1=nhiều, ý là biết nhiều hơn. Chăng nghĩa là không có gì cả, trống trơn, trong suốt. Vì CHĂNG=Trắng=Trong=Vong=Vắng=Vô=Mô=Mù=Mông=Trống=KHÔNG..."
Thật ra cuộc sống hiện tại của chúng ta chỉ là một "mắt xích" trong chuổi xích "ta bà" nó vốn không là Có mà cũng không là Không..vì nó VẪN TỒN TẠI HÀNG TRIỆU TRIỆU NĂM với nhiều dạng thức khác..chắc mấy ai trong chúng ta có thể vào cỏi "viên miễn'..? Có nghĩa không trở lại trần gian này với hình dạng khác...điều mà ai cũng mong cầu.
Cho nên cái triết lý sâu xa trong Sắc, Không..vẩn là Buông xả.
"... Bởi vậy, trong Lục Độ Ba La Mật của đạo Phật thì hạnh Bố Thí đứng đầu. Bố thí không chỉ là cho mà còn là buông xả. Tay cho mà tâm không cầu; cúng dường mà lòng không mong đợi mảy may một hạt bụi khen chê. Buông xả là cánh cửa đầu tiên không khóa, không cài để bước vào các hạnh khác. Không buông xả thì tâm chưa sẵn sàng bố thí. Nhích bước đi đâu mà khỏi bị vướng víu khi lối về lại với chính mình vẫn còn cửa đóng then gài..."
Phật Giáo đang trong mùa An Cư Kiết Hạ..Cám ơn Phương Huynh với bài thơ..Chung Cuộc..chắc có ý nhắc nhở Anh Em chúng ta một triết lý sâu xa của Phật Giáo.
Cũng vì vậy mà mùa An cư Kiết Hạ còn có Lễ Vu Lan...15 tháng 7 Âm Lịch. Hôm nay là mồng 9 tháng 7 Âm Lịch (Mỷ).
Có biết đạo, có hiểu đạo và sống với đạo tâm thanh tịnh thì cũng như chúng ta đã:
“Thân tuy ở cõi Ta Bà
Mà lòng đã gửi bên tòa hoa sen.”
Kính chúc quý Bạn được vô lượng an lạc, kiết tường như ý .
Như vậy...Tuy có đọc Đỏ Au Môi Tình hay Phải Lòng thì cũng như chưa thấy, chưa biết và chưa đọc.
Cái KHÔNG...tổ bố.
NT đọc lời comment của bạn thơ Quê Hương thật thú vị về cách diễn giải từ ngữ tiếng Việt, nhưng đến câu kết thì ... ô hô ! phì cười
Thế là NT ngộ được chữ Tình của Đời trong chữ Không của Đạo rồi đó bạn thơ Quê Hương ơi
Vẫn yêu như thể Có Không
Rằng Không với Có, cõi lòng thênh thang
Đạo - Đời, hai chữ mênh mang
Ta bà một cõi, rộn ràng vui chơi
Sáng nay nhâm nhi ly cafe buổi sáng và đọc comment của QH, PC mỉm cười một mình, phải có người hiễu được mình chứ!
Sự thật thì PC cảm hứng viết nên bài thơ chung cuộc là vì các tác động của trang thơ qua 2 bài ca ngợi tình yêu của Sao và NT, 2 bài nầy thật là hay, xứng đáng góp mặt vào hàng thi ca của dân tộc. Thứ 2 là tác động của một lảnh tụ, danh tướng vừa qua đời, và dư vang từ trong lòng dân Việt những ân oán như một hòn đá ném vào mặt hồ đang yên tỉnh. Hai khổ thơ muốn nói lên từ những xao động tâm tư của mình và tự nhắc nhở cho chính bản thân cái chung cưộc là chổ nào đó thôi.
Đôi khi thả hồn vào chốn mộng mơ hay ánh hào quang nào đó, đam mê theo đuổi mà quên đường về, sẽ dẫn dắc cái tâm cái tánh của mình xa rời thanh tịnh, nên PC luôn nhắc nhở mình giữ vòng Đạo pháp.
Trong bài thơ có chữ ngũ sắc* mà PC dùng đó chính là 7 màu của cái nhìn khoa học ngày nay. Vì sao trong nhân gian chỉ có 5 màu chắc ai ai cũng hiễu là với con mắt nhân gian thì cầu vòng có 5 màu thôi, làm sao thấy được hết các màu của khúc xạ ánh sáng đây? (không phải chỉ có 7 màu mà còn nhiều tia khác nữa nếu ai đã từng có một lần nhìn vào ống kính để khảo sát sự khúc xạ của ánh sáng). PC không muốn đi sâu vào lảnh vực nầy vì chắc cũng ít ai hiễu đó thôi.
Chúng ta còn nghe "đám mây ngũ sắc" trong những câu chuyện về tôn giáo đó cũng chính là màu mà với mắt con người thường thấy về khúc xạ quang học trên những đám mây !
Năm màu hay 7 màu hay hơn nữa cũng chính phát ra từ 1 thực thể mà với một cái nhìn tương đối sẽ nhận ra là thế, bạn Sao cũng đừng nên phân loại làm gì cái thấy CÓ mà thật là KHÔNG, hay cao hơn nữa là không có KHÔNG và cũng không có CÓ ! "PHÉP HAI KHÔNG" CỦA LỤC TỔ HUỆ NĂNG TRONG PHÁP BẢO ĐÀN KINH sẽ dẫn dắc chúng ta đi vào chổ thanh tịnh vỉnh hằng (chấm dứt Vô Thường).
Trỡ về với Như Thương trong câu :
Ta bà một cõi, rộn ràng vui chơi
PC cũng mĩm cười một mình, rõ là cái CÓ đang ngự trị trong tâm hồn nhà thơ bé nhỏ của chúng ta. Hãy vui chơi như "nếu ta chỉ còn 1 ngày để sống".
Có đôi khi con người đâu cần Thiên Đường mà chấp nhận vào Địa Ngục (vì ở đó đông vui!) chốn THIÊN ĐƯỜNG CÁI GÌ CŨNG BỊ NGĂN CẤM ai ở đó chắc là buồn triền miên phải không các bạn thơ, giống như ở trong chùa(thiên đường thu nhỏ) các Ni-Sư luôn luôn bị giáo pháp trói gọn hết còn nhút nhít nên cũng buồn triền miên!
PC chợt nhớ bài hát Nếu chỉ còn một ngày để sống của Paris by Night mà một thời lôi cuốn bao người dân Việt, xin giới thiệu cùng các bạn tại đây:
NẾU CHỈ CÒN MỘT NGÀY ĐỂ SỐNG
hay chổ nầy:
NẾU CHỈ CÒN MỘT NGÀY ĐỂ SỐNG
Chúc mọi người vui
Cám ơn PC đã chỉ giáo, Ngũ sắc cầu vồng thật hay đến thú vị và trang thơ cũng rất mong được thưởng thức nhiều bài thơ hay của S@ và NT nữa
Nếu NT mà còn một ngày nữa để sống, thì NT sẽ xin ... hỏng ngủ gì hết, để ngồi ngắm hết vạn vật chung quanh mình lần chót đó bạn thơ Phượng Các à !
Còn các bạn thơ khác thì sao ?
Thien thanh ơi, PC ko dám nhận chữ chỉ giáo đâu, chỉ là những bàn luận cho qua tháng năm của trang thơ chúng ta mà thôi.
Sắc sắc không không cái cầu vồng!
Bảy màu xinh đẹp Có rằng Không
Dang tay ôm lấy màu không "Tướng"
Nắm chặt Ao thiền một Biển không!
4 câu thơ của TT cũng bao gồm nhiều nhiệm mầu lắm đó.
Chúc thân tâm an lạc.
NT oi,
hãy lẫm nhẫm xem có đúng bài ca cho NT không:
Nếu chỉ còn một ngày để sống,
Thì Như Thương sẽ thức chong đèn,
Nhìn nhân gian giữa chốn dương trần,
Đang gian nan qua nhũng lầm...than!
hì hì hì
Một người đàn ông hốc hác đến xơ xác kéo chiêc ghế gỗ nhỏ trong hẽm rón rén ngồi xuống uống ly “cà phê đen ghi sổ”.
Ngồi lơ đãng nhìn những vòng khói thuốc “cũng ghi sổ luôn” uốn éo rồi nhập chung với những hạt mưa ngâu tháng bảy đang rây nhẹ trên đầu.
Chợt có một thằng cha cũng “phong độ” không kém xề tới:
- Ê, có tiền cho mượn chút đỉnh giải quyết cái bao tử coi mậy!
- Chời! Bây giờ có cắt cổ tao cũng không có một đồng xu cạo gió!
Theo bạn, câu trả lời đó có ý nghĩa gì?
Theo tui, thằng cha đó đã tới ngưỡng tận cùng của cái KHÔNG rồi đó!
Đọc những comments của hai bạn thơ PHƯỢNG CÁC và QUÊ HƯƠNG nói về Đạo Pháp, tui mới “ngộ” ra là mình KHÔNG biết gì hết về phạm trù đạo giáo.
Trộm đọc một đoạn sơ khởi DUYÊN trong Kinh Pháp Bảo Đàn giảng giải thấy có ghi:
Tố từ được pháp ở Huỳnh Mai, về đến Thiều Châu, thôn Tào Hầu, mọi người đều không biết. Có một nho sĩ là Lưu Chí Lược kính trọng ngài lắm. Chí Lược có người cô làm Ni tên là Vô Tận Tạng thường tụng kinh Đại Niết Bàn, Tố nghe qua liền biết được diệu nghĩa, mới vì cô Ni giải nói.
Ni cầm quyển kinh hỏi chữ.
Tố bảo: “Chữ thì không biết, nghĩa tức mời hỏi”.
Cô Ni nói: “Chữ còn không biết, sao có thể hiểu nghĩa?”
Tố bảo: “Diệu lý của Chư Phật chẳng có quan hệ đến văn tự.”
Cô Ni kinh lạ mới bảo khắp hàng kỳ đức trong thôn rằng: “Đây là hàng tu sĩ có đạo, nên thỉnh cúng dường.”
NT đọc comments của hai bạn thơ Phượng Các và s@ rồi thì ... tiếc ngẩn tiếc ngơ rằng kiếp này mình chỉ lông bông, chưa tu được ! Mà đi tu rồi có làm thơ tình được không nhỉ ? Hay là tịt ngòi chữ nghĩa luôn thì buồn lắm ! Rồi NT còn thắc mắc thêm là có ai ngộ được chữ tình không nữa ?!
Riêng NT nghĩ, tu mà ngộ được chữ Tình thì mới là bậc thượng thừa vì chữ đó làm mọi người xoay như chong chóng, nên chi làm sao trụ vững được thì ... đắc đạo liền !
NT ơi ,NT hỏi một câu hay lắm đó,câu này mà hỏi "Ông Trời" chắc ổng cũng "bí tịt" luôn!
Chọc Phương Huynh chút chơi:
..Long lanh ngũ sắc cái cầu vồng...
Cái này cũng hay...Ngũ Sắc... thật sự số lượng màu của cầu vồng là vô hạn, không đếm được.
Ánh sáng mặt trời phát ra, vùng chúng ta thấy được là sánh sáng trắng, phổ trải dài từ tần số thấp nhất (đỏ) cho đến tần số cao nhất (tím). Giữa cái thấp nhất và cái cao nhất đó có vô vàn những màu trung gian.
Khi ánh sáng của mặt trời bị tán xạ thành cầu vồng hay khúc xạ do lăng kính, thì mỗi màu bị lệch đi một ít tùy theo tần số. Vì số lượng màu là vô cùng lớn, nên nhìn dải màu bạn thấy là liên tục, không ngắt quãng.
Một số ánh sáng có số lượng màu ít hơn, nên khi đi qua lăng kính không thành phổ liên tục như ánh mặt trời, mà sẽ có những vạch màu riêng biệt. Người ta ứng dụng phổ vạch này để làm rất nhiều việc, như xác định nồng độ hóa chất, xác định tốc độ giãn nở vũ trụ và khoảng cách vũ trụ...
Các máy tính hiện đại của chúng ta có thể phân biệt được 32 bit màu tức 16,7 triệu màu và 256 mức trong suốt khác nhau.Hiện nay đã lên tới 64 bit rồi. Tuy nhiên con số đó vẫn là rất ít so với thực tế. Mặc dù vậy người ta vẫn chấp nhận, vì thị giác của chúng ta có lẽ cũng chỉ phân biệt được cỡ chừng ấy thôi.
7 màu thường thấy khi có cầu vồng đó là: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, và tím.
(Và có "1 màu tình yêu ở bên trong nữa." cái màu này QH thêm để dành cho NT) ...chả lẻ lại gọi là ..THẤT SẮC... thì thua.
Sự tích bảy sắc cầu vồng
Xưa lắm rồi, các màu trên mặt đất bỗng dưng cãi nhau. Màu nào cũng tự cho rằng mình là tuyệt hảo, quan trọng nhất, hữu ích nhất và được ưa chuộng nhất.
Màu lục bắt đầu: Dĩ nhiên là tôi quan trọng nhất. Tôi là biểu tượng của sự sống và niềm hi vọng. Tôi được chọn để tạo thành cỏ cây. Thiếu tôi cảnh vật sẽ tiêu điều. Hãy nhìn vạn vật xung quanh, các bạn hẳn thấy tôi đúng.
Màu xanh ngắt lời: Bạn chỉ nghĩ đến những gì trên mặt đất, hãy ngước nhìn trời xanh và dõi ra biển biếc. Từ đáy biển sâu đến chín tầng mây cao, sự sống tồn tại được đều nhờ vào nước. Trời xanh bao la mang hình ảnh của sự thanh bình. Nếu không có thanh bình muôn loài ai nấy cũng sẽ xác xơ.
Màu tím cãi lại: Tôi là màu của sức mạnh. Từ vua quan đến hàng giáo phẩm đều chọn màu của tôi vì tôi tượng trưng cho quyền uy và thông thái. Ai ai cũng sẵn sàng lắng nghe và tùng phục.
Màu vàng cười vang: Sao toàn là chuyện nghiêm túc quá thế. Tôi cho rằng chỉ có tôi mới mang lại niềm vui và sự ấm áp cho đời mà thôi. Này nhé, mặt trời vàng, mặt trăng vàng, các vì sao vàng, tất cả đem lại sự vui tươi và nụ cười cho toàn thế giới. Vắng tôi là thiếu hẳn đi niềm hân hoan.
Đến lượt màu cam tự khen: Tôi là màu của sức khỏe, của sự đổi mới. Có lẽ tôi là một màu quí vì tôi phục vụ mọi nhu cầu của con người. Tôi mang các sinh tố quan trọng nhất, hãy nhìn các loại trái cây thì biết. Tôi ít khi có mặt nhưng khi tôi nhuộm bầu trời bình minh hay bầu trời hoàng hôn, vẻ đẹp mê hồn của tôi khiến không còn ai nhớ đến các bạn nữa.
...
...Màu chàm tiếp lời, giọng nhỏ nhẹ nhưng quyết liệt: Các bạn hãy nghĩ đến tôi xem nào. Tôi là màu của sự tĩnh lặng. Phải để ý đến tôi vì thiếu tôi, các bạn sẽ trở nên hời hợt, thiếu sâu sắc. Tôi đại diện cho tâm hồn, ý tưởng và sự tinh tế. Ai cũng cần tôi để có được một cuộc sống cân bằng cũng như tạo nên sự khác biệt. Tôi hữu dụng cho lòng tin, những giây phút trầm tư, an lạc nội tâm.
Đến lúc này màu đỏ không thể kiềm chế được nữa, quát to: Ta đây mới đích thị là “xếp sòng”. Ta là máu, là sinh lực. Ta là màu báo nguy, màu của sự can đảm. Ta là lửa. Ta là màu của đam mê, của tình yêu, của hoa hồng, của hoa anh túc… Thiếu ta, địa cầu sẽ ảm đạm như mặt trăng kia.
Và rồi các màu lại tiếp tục khoe khoang; mỗi màu tự cho mình mới là quan trọng thật sự. Cuộc tranh cãi càng lúc càng căng thẳng, bỗng nhiên một tia chớp xẹt đến, tiếp theo ngay sau là một tiếng sét to. Mưa như thác đổ xuống các màu khiến chúng phải sát cánh lại để che chở cho nhau.
Mưa nói: Thật là ngốc nếu các bạn mãi chống đối nhau. Các bạn không biết rằng mỗi màu được tạo ra cho một mục đích rõ ràng sao? Mỗi màu đều có một tính cách độc nhất và đặc biệt trong thế giới này. Hãy bắt tay nhau và cùng đến với tôi.
Các màu nghe có lý và làm theo đề nghị của mưa. Chúng đến bắt tay nhau. Mưa khuyên tiếp: Từ giờ trở đi, khi nào mưa mỗi bạn hãy nổi lên thành một cầu vồng trên bầu trời để chứng tỏ các bạn đã chung sống hòa bình. Cầu vồng là hình ảnh của sự hy vọng và hòa giải.
***
Tình bạn rực rỡ như bảy sắc cầu vồng: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
Đỏ là quả chín, cam là ngọn lửa bất diệt, vàng là ánh dương chiếu rọi, lục là cây cỏ bừng mạch sống, lam là dòng nước trong xanh, chàm là niềm mơ ước trong tim, tím là nụ hoa sắp nở. Chúng ta hãy cùng nhau chung tay chăm sóc tình bạn để tình bạn trổ nụ đơm hoa nhé!
(penserpositif.fr)
Ai YÊU mà không U MÊ là ngộ được chữ tình rồi đó NT à !
Mà yêu chưa vào chốn U MÊ là yêu nữa chừng, yêu lừng khừng, yêu giã vờ....
BẢN CHẤT YÊU LÀ KHÔNG TỊNH
Khi yêu là đi vào cơn lốc, nó bứng gốc tất cả những gì ngăn cản lại nó, vì thế hãy ....bay theo cơn lốc với tình, trong đó mình sẽ thấy không còn gió lốc nữa đó NT !
Khi Yêu đừng sợ hãi bị xoáy vào cơn lốc thì sẽ đạt được bình an !
đó là "Tịnh trong Bất Tịnh"
hì hì
QH à,
Chữ ngũ sắc khi đưa bài thơ lên thì nhà "khoa hoc SM" đã lưu ý chiếc cầu vồng có 7 màu rồi! nhưng PC cũng đã giải thích là không thể dùng chữ "thất sắc" hì hì!
vì thế sau chữ ngũ sắc có thêm cái dấu * là vậy.
Bàn về màu thì, theo PC, bản chất của màu là "hư vô" là KHÔNG, màu chỉ CÓ khi nó bám vào một cái gì đó. Không có cái thứ 2 thì màu là HƯ VÔ. Vì thế QH cho nó một thể CÓ để nó có ý nghĩa và tranh nhau phần thắng để ...cuối cùng kết lại thành chiếc cầu vồng !
Tình yêu cũng vậy, bản chất là Hư Vô, một mình nó không thể là một thực thể. Tình yêu sẽ là CÓ khi nó kết với những thực thể khác và sẽ trở về KHÔNG khi nó rời ra. QH nói là có một màu tình yêu dành cho NT thì thật là chính xác : MÀU TÌNH YÊU, nó ra là sao khi nó dính vào một "tha nhân" và nó sẽ có màu tím rịm hay đỏ hồng hay là màu chàm lục tùy vào cái "hữu tâm" của tha nhân !
Yêu như là NT thì nó tím rịm rồi!
Mời các bạn nghe lại bài hát sắc màu do Thanh Hà hát:
Sắc màu - Thanh Hà
Hay Trần thu Hà hát tại:
Sắc màu - Trần Thu Hà
"Một màu xanh xanh, chấm thêm vàng vàng
Một màu xanh chấm thêm vàng cánh đồng hoang
Một màu nâu nâu, một màu tím tím
Màu nâu tím mắt em tôi ôi đẹp dịu dàng.
Một màu xanh lam, chấm thêm màu chàm
Thời chinh chiến đã qua rồi sắc màu tôi
Một màu đen đen, một màu trắng trắng
Chiều hoang vắng chiếc xe tang đi thật vội vàng.
Một đường cong cong, nối bao đường vòng
Họa người dưng nhớ khuôn mặt bắt hình dong
Rồi một đêm chơi vơi, làm sao vẽ bóng tối
Làm sao vẽ cánh hoa đêm không màu.
Một đêm nhớ nhớ, nhớ ra mình một mình
Một đêm nhớ nhớ ra mình đã ở đâu đây
Một đêm trong đêm thâu, một vầng sáng chói lóa
Một đêm nhớ nhớ ra ta vô hình.
------
Câu cuối cùng thật ý nghĩa !
"Một đêm nhớ nhớ ra ta vô hình."
(Và có "1 màu tình yêu ở bên trong nữa." cái màu này QH thêm để dành cho NT)
QH nói cái gì mà khúc mắc vậy? Ai cũng có cái màu đặc biệt này chớ, nói hoài còn hoài không bao giờ cạn từ. Từ hôm qua đến giờ cái đầu SM nó bướng bỉnh quá, dù đã cố gắng đọc hết những cao kiến nhưng coi bộ chẳng thông suốt được bao nhiêu, không những thế còn lãnh thêm cái bịnh nhức đầu trở lại, vì thời tiết đổi thay sáng mưa chiều nắng hay tại nguyên nhân nào khác nữa đây? SM thích sự tích bảy sắc cầu vồng mà QH đã kể, mỗi màu đều có một tính cách độc nhất và đặc biệt trong thế giới này. SM tự cho mình chút hy vọng, hễ giận ai thì lẹ lẹ làm lành cho nụ cười trở lại , ấm áp cuộc đời. Trời đất có bốn mùa, thế thì con người cũng có những mùa riêng mà, tại sao mùa xuân không trở lại ?
...Thì mỗi người đều có MÀU TÌNH YÊU khác nhau trong số hằng hà sa số màu.
Ai mà biết NT có tình yêu màu gì mà nói cho chính xác..nhưng...lại nhưng nhị đây rồi. PC vùa nói màu tình yêu của NT "tím rịm" đó sao...
Ai biểu suy nghĩ chi "cho lung" làm cái đầu nó nhức vậy.
Các bạn thơ ơi,
Riêng NT hả ... Tình Yêu của NT như thế này đây các bạn à
Tình yêu màu đỏ, màu xanh
Màu cam, vàng, tím ... loanh quanh chữ "Tình !"
Để em nũng nịu môi xinh
Thêm hồng phấn nụ riêng mình anh thôi ...
Xin nói về MÙA trong TIẾT MÙA.
Ta có mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông căn cứ vào những đổi thay của vạn vật. Mùa Xuân có hoa Mai, mùa Hạ có hoa Phượng, mùa Thu có hoa Cúc, mùa Đông ở bên Tây có hoa Tuyết.
Có những mùa khác do con người đặt tên cho: Mùa lúa, mùa cau, mùa nước nổi...Đó là những mùa căn cứ vào những sự vật thực tế chung quanh.
Lại có những mùa hoàn toàn dựa trên trí tưởng tượng của con người: Mùa Trăng, mùa Yêu...
Đây là một loại mùa tương đối phức tạp vì người ta hay hoài niệm về chúng: MÙA CŨ.
Ví dụ như MÙA TRĂNG. Hiện chúng ta đang ở mùa trăng của tháng bảy Âm Lịch. Mùa trăng của tháng bảy năm ngoái phải cũ hơn bây giờ rồi.
Thông thường, khi nhắc về Mùa Cũ là luôn luôn có yếu tố tình cảm trong đó. Đã cũ thì không thể bằng mới rồi, bất cứ vật thể nào cũng bị lớp bụi thời gian làm cho phai mờ đi vẻ trong sáng ban đầu của nó. Nhưng xét về mặt tình cảm, ở đây xảy ra một nghịch lý. Cái tình cảm của mùa cũ nó trong sáng hơn hiện tại nhiều.
Những xúc cảm tinh khôi sao mà không đẹp hơn bây giờ khi đã trải qua một thời gian làm cho nó trầy trụa mất đi vẻ trong sáng ban đầu do những xung đột lớn nhỏ?
Bởi thế cho nên, khi nói tới Mùa Cũ chỉ nên nhớ về chớ đừng ao ước sẽ thấy lại nó.
Thời gian, dòng sông có bao giờ quay trở lại?
Cái này phải xin phép Phương Huynh và Cô Trang Chủ cho "chạy ra khỏi đường ray" một chút.
Qua bài thơ CHUNG CUỘC của Phương Huynh, các bạn thơ có nhiều góp ý thật sâu sắc và hóm hĩm từ đó Trang Thơ trở nên tụ điểm của những người Bạn Thương mến nhau như một gia đình... nhỏ nhỏ.
Trong các góp ý qua bài thơ, chúng ta có nhắc đến chử AN CƯ KIẾT HẠ và chử MÙA.
Hôm nay QH xin góp thêm một chút về MÙA AN CƯ KIẾT HẠ VÀ MÙA VU LAN TRONG TRUYỀN THỐNG PHẬT GIÁO.
Khoảng rằm tháng 7, một mùa lễ Phật giáo được tổ chức khắp Đông Nam Á. Ở Nhật gọi là lễ Obon お盆. Chữ Bon này là tức là Urabon, do Nhật phiên âm từ tiếng Phạn Ullambana; Trung Quốc phiên âm từ Phạn ra Hán là Vu Lan Bồn 盂蘭盆 hoặc Ô Lam Bà Na 烏藍婆拏; Việt Nam gọi tắt là Vu Lan 盂蘭.
Nhiều người hiểu chữ Bồn theo âm Hán Việt, nghĩa là cái bồn, cái chậu, mà không ngờ đây chỉ là mượn âm Hán để phiên âm tiếng Phạn (Sanskrit) chứ nó không liên quan gì đến ý nghĩa nói trên. Sự ngộ nhận của nhiều người là vì mùa lễ này tín đồ cúng dường Tam Bảo để cầu nguyện vong linh thân nhân được siêu thoát. Cái bồn là vật đựng thức ăn cúng dường. Nếu hiểu trại như vậy (Vu: cái bát; Bồn: cái chậu) thì không ai giải thích được chữ Lan nghĩa là gì trong ngữ cảnh này (mặc dù nghĩa thông thường là hoa lan). Do đó, để hiểu đúng thuật ngữ này ta phải quay về gốc tiếng Phạn của nó. Ullambana có nghĩa là treo ngược, ngụ ý sự thống khổ của các vong linh đói khát bị đọa đầy (bị treo ngược) nơi địa ngục.
Sự cúng dường Tam Bảo đây cũng là nhân dịp kết thúc mùa An cư 安居 (Vārşika), tức là ba tháng mùa mưa từ rằm tháng 4 đến rằm tháng 7 để tăng ni tu học, niệm kinh và tham thiền liên tục trong tự viện, không bước ra ngoài.
Tại Việt nam, Phật giáo Bắc Tông tổ chức mùa An cư từ rằm tháng 4 đến rằm tháng 7 (giống như ở Nhật và Trung Quốc) và Phật giáo Nam Tông tổ chức từ rằm tháng 6 đến rằm tháng 9.
Mùa này cũng gọi là Kiết hạ, Trung Quốc gọi là Tọa hạ 坐夏, Nhật cũng gọi là An cư 安居 (Ango), Tọa hạ 坐夏 (Zage).
Như vậy cuối mùa An cư kiết hạ là lễ Vu Lan. Chính thức là rằm tháng 7, nhưng đa số các chùa Bắc Tông đã tổ chức từ mồng một lễ tụng Kinh Vu Lan và từ rằm đến cuối tháng thì lễ tụng kinh Địa Tạng.
Bên chùa Nam Tông thì khác, chủ yếu là tổ chức giảng giáo lý lấy ra từ Tạng Kinh, chứ không tổ chức lễ Vu Lan, không sử dụng Kinh Vu Lan, Kinh Địa Tạng, v.v. như Bắc Tông.
Kinh Vu Lan (tức Vu Lan Bồn kinh 盂蘭盆經: Ullambana-sūtra) thường bị ngộ nhận là do Phật Thích Ca (Sākyamuni) viết.
Kinh này đầu tiên được Trúc Pháp Lan 竺法蘭 (Dharmarakşa, 266-317) dịch từ Phạn văn sang Hán văn. Các lễ tụng kinh này mãi đến thời Lương Vũ Đế 梁武帝 (tại vị 502-549) mới phổ biến. Có thuyết khác cho rằng Kinh này được biên soạn tại Trung Quốc.
Tập quán cúng dường Tam Bảo để độ rỗi vong linh đói khát nơi địa ngục không rõ bắt nguồn tự bao giờ, nhưng người ta hay liên hệ đến câu chuyện Mục Kiền Liên 目犍連 (Maudgalyāyana), một đệ tử của Phật Thích Ca, hỏi Ngài cách cứu độ mẹ ông hiện là quỷ đói (preta) nơi địa ngục. Phật bảo muốn thế thì phải cầu sự hộ trì của thập phương chúng hội 十方眾會 (tức là tăng lữ). Đó là nguyên do của Vu Lan Bồn kinh.
Như vậy Phật giáo Ấn Độ truyền vào Trung Quốc đã pha trộn với tín ngưỡng gia tiên (ancestor worship) bản địa mà hình thành phong tục cúng dường để độ rỗi vong linh gia tiên bảy đời đang đói khát, đồng thời người ta cũng cúng tế thực phẩm và đốt y phục giấy cho vong linh của thân nhân. Lễ Vu Lan rất phổ biến tại Trung Quốc, Nhật Bản, và Việt Nam. Tại Nhật, cuối mùa Vu Lan, trên các ngọn núi người ta đốt các ngọn lửa xếp thành chữ Hán như chữ đại 大, diệu 妙, pháp 法, v.v. xem như là những ngọn lửa dẫn đường các vong linh trở về cõi âm.
Việc cúng dường cầu xin cho cha mẹ và tổ tiên đã khuất được siêu thoát đã toát ra nét đẹp rất văn hóa và nhân bản của Vu Lan, bởi vì mùa Vu Lan cũng được xem là mùa báo hiếu.
...
...Trong nền đạo đức Đông phương, hiếu là đức hạnh đứng đầu trăm hạnh khác (Nhân sinh bách hạnh hiếu vi tiên 人生百行孝為先).
Chữ hiếu 孝 đã xuất hiện tại Trung Quốc từ thời xa xưa. Những mảnh xương và mai rùa (giáp cốt 甲骨) thời Ân-Thương 殷商 ghi chép lời bói (bốc từ 卜辭) đã có ghi khắc chữ hiếu (theo dạng giáp cốt văn).
Hứa Thận 許慎 thời Đông Hán giải thích chữ hiếu 孝 trong Thuyết Văn Giải Tự 說文解字 là: Khéo phụng sự cha mẹ, chữ hiếu 孝 gồm chữ lão 老 (người già; bị lược nét 匕) và chữ tử 子 (con). Ý nói con cái vâng lời cha mẹ già (Thiện sự phụ mẫu giả. Tòng lão tỉnh, tòng tử. Tử thừa lão dã 善事父母者, 从老省, 从子.子承老也).
Như vậy hiếu là nét văn hóa có sẵn tại Trung Quốc lâu đời, trước khi Trung Quốc tiếp thu Phật giáo Ấn Độ. Cách nói thông thường của người Trung Quốc «Dưỡng nhi phòng lão» 養兒防老 (nuôi con để trông cậy lúc tuổi già) đã thể hiện khát vọng chung của các bậc cha mẹ trên thế gian. Đó cũng là mục tiêu cơ bản của giáo dục tại Trung Quốc ngày xưa.
Chữ giáo 教 (từ tố giáo trong giáo dục 教育 và tôn giáo 宗教) nghĩa là dạy bảo. Thuyết Văn Giải Tự giảng: Người trên thi hành cho kẻ dưới bắt chước (Thượng sở thi hạ sở hiệu dã 上所施下所效也). Phân tích chữ giáo 教, ta thấy chữ này gồm chữ hiếu 孝 ghép với bộ phộc 攴 (đánh khẽ), ý nói dạy bảo cho người ta đạo hiếu (nếu cần, cũng nên có roi vọt: phộc).
Do đó mục tiêu của giáo dục không chỉ là truyền thụ kiến thức (trí dục) mà còn phải dạy cho người ta đạo đức (đức dục), mà trong đức dục thì điều quan trọng nhất là dạy cho con người biết kính yêu phụng dưỡng cha mẹ và tri ân tổ tiên nguồn cội. Một tôn giáo hay một hệ giáo dục nếu bỏ qua yếu tố này sẽ là một thực thể phi nhân bản.
Tam giáo Đông phương đều coi trọng đạo hiếu. Trường A Hàm Kinh 長阿含經 (quyển 11), các chiếu thư khắc trên đá (số 2 và số 4) của A Dục Vương 阿育王 (Aśoka, tại vị khoảng 274-237 tcn), v.v. đều nhấn mạnh sự hành thiện mà quan trọng nhất là kính yêu, vâng lời, và phụng dưỡng cha mẹ.
Nho giáo càng đề cao đạo hiếu qua các kinh điển như: Hiếu Kinh 孝經, Thượng Thư 尚書, Tả Truyện 左傳, Lễ Ký 禮記, Thi Kinh 詩經, Tứ Thư 四書, v.v. Giáo dục con trẻ (tức là khải mông 啟蒙) phải lấy đạo hiếu làm nền và điều này thấy rõ trong các tác phẩm dạy trẻ như: Tam Tự Kinh 三字經, Ấu Học Quỳnh Lâm 幼學瓊林, Tiểu Học 小學, Đệ Tử Quy 弟子規, Tiểu Nhi Ngữ 小兒語, v.v.
Đạo giáo tuy tôn chỉ là tu luyện thành tiên (gọi là tiên đạo 仙道) nhưng không coi thường nhân đạo 人道 bởi lẽ đơn giản: làm người còn chưa xong lẽ nào thành tiên cho được? Trong nhân đạo thì trung và hiếu là trên hết, và đó cũng là gốc rễ của Đạo giáo như đạo gia Lý Thúc Hoàn 李叔還 nói: «Đạo giáo lấy trung hiếu làm gốc, lấy kính trọng Trời-noi theo pháp tắc tổ tiên- gây lợi cho vật-cứu giúp người mà làm nhiệm vụ.» (Đạo giáo thị dĩ trung hiếu vi bản, dĩ kính thiên pháp tổ lợi vật tế nhân vi vụ 道教是以忠孝為本以敬天法祖利物濟人為務). Vì thế có giáo phái của Đạo giáo là Tịnh Minh Đạo 淨明道 lấy Trung Hiếu làm tôn chỉ nên còn gọi là Tịnh Minh Trung Hiếu Đạo 淨明忠孝道 (hưng khởi ở Nam Xương 南昌 Tây Sơn 西山, vào giữa đời Tống và đời Nguyên, thờ Hứa Tốn 許遜 [239-?] làm tổ sư). Các kinh điển Đạo giáo từ Thái Bình Kinh 太平經 đời Hán cho đến Bão Phác Tử Nội Thiên 抱朴子內篇 đời Tấn và cả những sách khuyến thiện (gọi là thiện thư 善書) của Đạo giáo như Cảm Ứng Thiên 感應篇, Âm Chất Văn 陰騭文, Công Quá Cách 功過格, v.v. đều giảng dạy về đạo hiếu.
..
...Xem thế, truyền thống đạo đức Đông phương (gồm những quy luật đạo đức phổ quát dân gian dung hợp với quy luật đạo đức tam giáo Nho, Thích, Đạo) đều coi trọng đạo hiếu. Cho nên mùa Vu Lan không chỉ dành riêng tăng ni và Phật tử tại gia mà còn dành cho tất cả mọi người có dịp nhìn lại bản thân: Cảm nhận thâm ân dưỡng dục của cha mẹ và ân đức khải đạo của tổ tiên; xót thương vong linh thân nhân đang đói lạnh; hành thiện để hồi hướng cho cửu huyền thất tổ được siêu thoát; và nhất là tận tâm phụng dưỡng cha mẹ chu đáo khi cha mẹ còn tại thế.
Nhân mùa Vu Lan, nêu lại vấn đề đạo hiếu là một điều thiết thực, và đạo hiếu được thể hiện không chỉ trong một mùa, mà phải thể hiện suốt cả đời. Một gia đình đề cao đạo hiếu tức là gia đình đó trở thành tế bào lành mạnh của xã hội, là một thành trì ngăn cản mọi tệ nạn của xã hội. Như Hiếu Kinh đã nói, để thể hiện đạo hiếu người ta phải lập thân (nếu không thể tự nuôi thân, lấy gì nuôi cha mẹ?), làm những việc tốt đẹp cho đời để rạng rỡ mẹ cha và gia tiên. Xã hội hiện nay bước dần theo xu hướng đa văn hóa và toàn cầu hoá. Để khỏi lạc nẻo, những người con phải ý thức mình đang đứng ở đâu và làm gì. Những gì đã và đang làm có tác hại gì đến danh dự cha mẹ, tổ tiên, có tác hại xã hội hay không? Sự tự vấn để răn mình này tăng cường ý thức công dân, giúp xã hội thêm lành mạnh.//
"Kết cuộc hồi quy tay vẫn ...không"
Nghe thật thấm thía và rất THẬT.
Khác với triết lý đạo Phật: SẮC SẮC KHÔNG KHÔNG, còn có vẻ hơi mơ hồ... Ở đây Phượng Các khẳng định ngay một chữ KHÔNG ,rất TUYỆT.
CX vừa mới mất 2 đứa cháu, còn rất trẻ, đứa 27, đứa 31 vì bẹnh ung thư. Trước khi chết , thằng cháu rể gào lên : trời ơi! tôi không muốn chết... Trời sinh ra tôi làm gì mà lại bắt tôi đi sớm...tôi yêu cái gia đình này quá...bây giờ thì...mất hết...Chứng kiến cảnh lâm chung này, cx thấy hoang mang về sự đến và đi của con người...
Bây giờ đọc bài thơ "CHUNG CUỘC" của PC và những comment của các bạn cx hiểu ra rằng: cái KHÔNG đều có với mọi người...
Biết rằng chung cuộc là KHÔNG, thôi thì ta hãy mỉm cười với cuộc đời, hãy thương mình, thương người để cho những tháng ngày hiện diện nơi trần thế được YÊN BÌNH.
Có phải mỗi khi người ta nói chữ TÌNH là muốn nói đến TÌNH YÊU không?
Chữ nghĩa Việt Nam ta nó có loại danh từ kép cũng khá đặc biệt. Cái gốc của nó thì tương đồng, nhưng chỉ thêm một từ phía sau là nghĩa đã khác nhau rồi.
Tình yêu: Love
Tình bạn: friendship.
Tình cảm: sentiment
Tình nhân: lover
Tình nương: sweetheart...
Trong tất cả các hình dạng Tình thì Tình Yêu ẩn chứa nhiều bội bạc nhất.
Trong chúng ta, có ai dám tự hào là mình chưa từng giáp mặt với nó hay không? Và có ai dám tự tin là mình đang có một Tình yêu thực sự dành riêng cho mình cả đến khi kết thúc cuộc tình bằng sự ra đi mãi mãi của người phối ngẫu? Đã có câu “đồng sàng dị mộng” kia mà!
Thông thường, khi giáp mặt với sự bội bạc người ta hay đổ lỗi cho đối phương rồi hằn học bằng những lời lẽ không êm tai chút nào.
Lại cũng có người nuối tiếc, xót xa nhưng tựu trung suy nghĩ phần đúng luôn về phía mình. Ít ai còn đủ sáng suốt để phân tích mọi lẽ gây ra cuộc đổ vỡ do nguyên cớ từ đâu.
Đứng trên phương diện người đàn ông tôi suy nghĩ thế nầy:
- Giả dụ như đó là một phụ nữ chuộng những tiện nghi vật chất, tiền bạc là chủ đạo cho cuộc sống vững chắc và bình yên. Người đàn ông có đáp ứng được những mong muốn của họ hay không? Nếu không đủ điều kiện chu toàn cho những nhu cầu ấy, sự đổ vỡ sẽ xảy đến không sớm thì muộn.
- Giả dụ như đó là một phụ nữ chuộng những giá trị tinh thần và tính cách đàn ông hơn, những tiện nghi vật chất dẫu có thiếu thốn nhưng họ hài lòng với những điều mình mong muốn. Anh đàn ông dù giỏi kiếm tiền, nhưng coi người nữ của mình như một sở hữu đương nhiên và không hề quan tâm đến những ao ước của người nữ thì việc đổ vỡ đương nhiên sẽ xảy đến. Con chim đẹp muốn cất tiếng hót đưa giọng lãnh lót ra giữa nhân gian thì chiếc lồng son vẫn không thể giam hãm sự tự do của chim.
- Lại có anh cứ vật vờ, muốn người nữ ấy là người của mình lắm, nhưng không có thái độ tích cực thì dại gì mà người nữ gắn bó lâu dài với anh ta?
Hãy nhìn lại giá trị thực của bản thân mình và mối liên quan hai bên rồi hãy lên tiếng trách cứ sự bội bạc ấy!
Riêng tôi, đã thấy sự bội bạc tiềm ẩn trong Tình Yêu nên luôn chuẩn bị sẵn sàng chấp nhận. Giả như nó có xảy đến, tất nhiên cũng buồn nhưng nên tỉnh táo mà quên đi và cho là lỗi về phần mình sẽ nhẹ nhàng hơn trong khoảng đời mới.
Hom qua cx đã vào 1 comment, nhung sao bay gio vao lai không thấy comment của mình đâu nữa? Lạ quá!
Không có lạ đâu CX, Trang chủ sơ ý không ngó vào chỗ Spam nên không biết đã có 3 cái comment trốn trong đó, 2 cái của QH và 1 cái của CX. Giờ thì yên tâm rồi nhé, sẽ check thường xuyên hơn để kịp thời điều chỉnh chuyện này.
Trăng 13 đã rất sáng, Cỏ Xanh và các bạn ở quê nhà có đi chùa trong dịp đại lễ Vu Lan không?
Được biết trong những ngày vừa qua Cỏ Xanh vắng mặt cũng vì những chuyện buồn trong gia đình, xảy ra những mất mát lớn. Mong CX mau nguôi ngoai nỗi buồn mà bình tâm trở lại, ấm áp với gia đình và bạn bè.
NT đọc lời chia sẻ của Trang Chủ với bạn thơ Cỏ Xanh cũng cầu mong bạn được vạn điều an lành, may mắn dẫu NT không biết bạn đã gặp phải điều gì rất buồn
Đêm qua, trước khi đi ngủ PC dã đọc comment của CX thắc mắc không biết sao cái comment của mình ..mất tiêu, PC trước đây cũng hay bị vậy thì PC than rằng TT cũng ghét mình rồi! nhưng mà ngẩm nghĩ lại thì Có-Không, Không-Có là chuyện đời thường thôi, không ở chổ nầy thì ở chổ khác, tại vì mình không nghiệm ra nên "lục dục" phát sinh và có phản ứng buồn vui.
Cám ơn CX thưởng thức bài thơ thấu triệt!
QH đã góp thêm vào kiến thức cho TT thật quí báu. PC cũng có nghiêng cứu Phật học cũng kha khá, nhưng còn nhiều điều QH đưa ra cũng ngẫn tò to. Phật Pháp Vô Biên là vậy! Những cái ngoài lề của QH thật quí báu cho các bạn thơ đó !
Trở lại lễ Vu Lan tháng 7 hàng năm, ở VN chắc là nhộn nhịp và cũng là dịp để cha mẽ nhắc nhở con cháu về Đạo làm con. Đó là phong tục đẹp cần giữ gìn. QH có nói theo Bắc Tông thì tụng kinh Vu Lan và kinh Địa Tạng. Hai bộ kinh nầy PC đã có nhiều lần đọc tụng, mỗi lần đọc tụng được hiễu thêm những ý nghĩa sâu xa hơn, có nhiều khi 1 câu kinh mà mình đọc sơ qua thí không thấy, nhưng đọc lại thì sáng hơn, rõ nghĩa hơn (nhất là Kinh Địa Tạng).
Mong sao mọi người nên có ít nhất MỘT lần nghiên cứu KINH ĐỊA TẠNG.
Cỏ Xanh ơi,ThTh cũng có đứa cháu ra đi ở tuổi 22,còn rất trẻ.Sự mất mát ở tuổi đôi mươi dù lý do gì cũng làm nát lòng người đi và người ở lại.tất cả như suy sụp,vì vậy Sắc Không hiển hiện ở chỗ này đây chính là Vô Thường.Đâu ai sống đời phải không?Có và Không luôn kề bên nhau.Chúc CX thân tâm an lạc
Hôm nay rảnh nghề, rổi việc mới vô Trang Thơ . Ôi sao vui quá, TÌNH YÊU ẩn hiện khắp nơi, thơm ngát mùi nước hoa Glamour . Nhưng VK có thắc mắc :
- NT viết bài thơ PHẢI LÒNG thì
- PC lại viết bài CHUNG CUỘC (có,không). VK tối dạ không hiểu, mong được chỉ giáo .
VK chỉ nói đùa cho vui chút thôi nhá .
Nghe CX đang có chuyện buồn, không biết chuyện gi . VK cũng xin gởi đến CX và gia đình lời chia buồn chân thành nhất .
Chúc các bạn nhiều may mắn và sức khỏe .
VK
Copy lại comment của Cỏ Xanh ở phía trước đây các bạn
coxanh said...
"Kết cuộc hồi quy tay vẫn ...không"
Nghe thật thấm thía và rất THẬT.
Khác với triết lý đạo Phật: SẮC SẮC KHÔNG KHÔNG, còn có vẻ hơi mơ hồ... Ở đây Phượng Các khẳng định ngay một chữ KHÔNG ,rất TUYỆT.
CX vừa mới mất 2 đứa cháu, còn rất trẻ, đứa 27, đứa 31 vì bẹnh ung thư. Trước khi chết , thằng cháu rể gào lên : trời ơi! tôi không muốn chết... Trời sinh ra tôi làm gì mà lại bắt tôi đi sớm...tôi yêu cái gia đình này quá...bây giờ thì...mất hết...Chứng kiến cảnh lâm chung này, cx thấy hoang mang về sự đến và đi của con người...
Bây giờ đọc bài thơ "CHUNG CUỘC" của PC và những comment của các bạn cx hiểu ra rằng: cái KHÔNG đều có với mọi người...
Biết rằng chung cuộc là KHÔNG, thôi thì ta hãy mỉm cười với cuộc đời, hãy thương mình, thương người để cho những tháng ngày hiện diện nơi trần thế được YÊN BÌNH.
August 11, 2011 7:22 AM
Viết ngắn cho Mẹ: MÚT XƯƠNG
Bất kỳ một Người Mẹ nào cũng " mút xương " . Mẹ ... con đã nghĩ đến Mẹ như thế trong mùa Vu Lan năm nay . Một danh từ thật lạ lùng phải không Mẹ ? Nhưng không lạ trong trái tim của Mẹ trong hàng bao nhiêu năm nuôi con khôn lớn .
Thuở con còn bé, Mẹ đã đi chợ chọn con cá thật ngon và tươi, rồi chiên hay nấu canh và dọn lên mâm cơm cho cả gia đình ... Lại nghe Mẹ hay hỏi ba, rồi hỏi các con một câu hỏi quen thuộc " Ngon không ? " Để cuối cùng phần cái đầu cá còn trơ xương với cái hốc mắt cá sót lại hay cái xương sống của món ngon ấy được mẹ mút một cách ngon lành, tưởng chừng như bao nhiêu gia vị đã thấm vào tận khúc xương trần trụi ấy được Mẹ nhâm nhi đến tận cùng ...
May mắn lắm là Mẹ được cái đuôi cá chiên, còn dính chút da vàng béo mỡ ráng, một chút thịt nạc cá màu trăng trắng, thơm thơm mùi tỏi phi - còn miếng nạc cá thì đã ở trong chén cơm của con rồi (thế nhưng Mẹ phải dỗ dành, lắm lúc phải nạt nộ thì con mới chịu ăn chứ không thôi lại ỏng a ỏng eo ... mím môi không thèm !)
Vẫn chưa đủ, miếng cá nạc béo bở ấy còn được Mẹ dùng hai ngón tay bóp nhè nhẹ (kẻo vỡ miếng cá to ra làm sao) để xem còn sót lại miếng xương bén nhọn nào không ?
- Ăn đi con ...
Những lần Mẹ mút xương cá đã đi qua đời con một cách hững hờ trong trái tim non dại của con, mãi đến khi con biết (nhưng chưa hiểu) tại sao Mẹ làm như vậy, thì con thấy thương Mẹ lắm ...
Đến khi con lớn thêm một chút nữa, con lại thấy Mẹ mút xương gà, xương heo ...
Những buổi chợ sớm mai, thịt heo ra thớt với sắc thịt màu hồng hồng thật đẹp ... Mẹ lại chăm chút, lui cui trong bếp sau giờ chen chúc mua món ngon ở chợ về . Cái nóng của mặt trời vừa lên lại tiếp theo cái nóng của bếp lửa gia đình . Mẹ lẳng lặng sắp xếp, tính toán món này món nọ trong đầu rồi lặng thinh làm bếp (chỉ thi thoảng sai vặt con tí xíu lúc con nhảy lò cò ngoài sân chơi là con đã phụng phịu rồi !)
Cơm nóng, canh sốt dẻo, thịt cá đầy mâm vén khéo chờ đợi gia đình mình Mẹ nhỉ ? Mẹ như " cô học trò " ngồi đợi thầy cô giáo chấm điểm " món này ngon quá ! " từ " ông giám khảo Ba con ! " và lũ con láo nháo chỉ chỏ món này món kia ...
Dường như trái tim Mẹ rộn ràng hạnh phúc với tất cả âm thanh quen thuộc ríu rít ấy trên mâm cơm, để rồi Mẹ bình thản ngồi vào bàn ăn và lại mút chút xương của cái đùi gà từ đứa em út bé xíu (chưa biết gặm xương giỏi như anh chị nó) . Miếng thịt thơm ngon còn vướng lại đâu đó trong hóc kẻ của cái đùi gà là phần của Mẹ ...
Đôi khi Mẹ nấu soup gà thật lâu cho nước soup thật ngọt, thì miếng xương gà quả thật là lạt nhách ! Thế mà Mẹ vẫn lặng im ăn khẩu phần đặc biệt ấy của riêng mình ...
Lắm lúc một nồi xương xí quách của nồi nước lèo là phần xương còn nhiều thịt hay có tủy trong ống xương là phần của các con, còn phần của Mẹ cũng vẫn là xương trơ xương !
Con đã bình thản nhìn hình ảnh Mẹ ngồi thức suốt đêm lo đắp khăn lạnh cho con khi con sốt cũng như nhìn hình ảnh Mẹ mút xương một cách vô tình . Các con chỉ thấy mà không hiểu, đến lúc hiểu thì Mẹ đã không còn nữa ...
Sau mấy chục năm sau, bây giờ nước mắt con rưng rưng khi chợt nghĩ đến những điều dại khờ bé bỏng ấy ... Và hôm nay, con lại làm Người Mẹ Mút Xương cho các con của con như ngày xưa Mẹ đã từng làm cho chúng con vậy, Mẹ Yêu Dấu ạ .
CON YÊU MẸ VÔ VÀN, MẸ KÍNH YÊU ƠI !
Như Thương
Chuyển dùm KV
Bài thơ CHUNG CUỘC của PC tuy ngắn gọn nhưng thật ý nghĩa.
Cuộc đời chung quy chỉ là KHÔNG , biết thế nhưng lòng người vẫn chưa buông xả được
( điều mà QH đề cập đến ). Hiện tại CX đang có chuyện buồn , KV thành thật chia buồn cùng bạn.
Dẫu biết cuộc đời chỉ là KHÔNG , còn đó , mất đó nhưng khi người thân ra đi không thể nào
không buồn phải không CX ? Ngày Mẹ của Vân mất , Vân nhủ lòng đừng khóc , đó là luật của tạo hóa,
ai cũng có ngày phải ra đi thôi, không trước thì sau. Trước mặt mọi người , Vân luôn luôn bình thản, nước mắt không rơi
nhưng khi một mình nghĩ đến Mẹ, nước mắt lại rơi như suối. Mười năm sau , CHA của Vân mất, hiểu đời, hiểu đạo
thêm nhiều, Vân đón nhận nó một cách an bình , không khóc dù ngôì một mình , nhưng trong lòng lại nhớ CHA vô cùng ,
Tình cảm là điều rất thiêng liêng . Tình thương yêu với người thân, bạn bè... tưạ như dòng máu đỏ đang luân lưu trong cơ thể
không thể rời xa được . Buông bỏ hận thù , công danh , sự nghiệp.... nhưng yêu thương thi khó lòng buông bỏ được.
Thôi thì chúng ta còn được ngày nào thì cùng ghé vào trang thơ để chuyện trò, tâm sự.... KV mong mọi người đều được an bình dài dài.
NT xin gởi lời chia buồn chân thành đến bạn thơ Cỏ Xanh và gia đình
Hôm nay rằm tháng bảy Âm Lịch, một ngày lễ quan trọng sau lễ Phật Đản đối với những người theo Phật Giáo: Đại Lễ Vu Lan thắng hội.
Với sự tích Mục Liên Thanh Đề, xin mời bạn thơ QUÊ HƯƠNG nhúng tay vô để mọi người tỏ tường.
Kèm theo là ngày cúng cô hồn, trong ký ức của mình không phân biệt Lương Giáo, chúng ta chắc không ai mà không nhớ.
Theo phong tục của người Hoa, nhứt là đối với dân làm ăn buôn bán, chuyện cúng kiến ngày nầy rất quan trọng, tưng bừng và vui nhộn nhứt. Bữa nay tui phải đi một vòng Quận 5, Quận 6, Quận 11 trong Chợ Lớn để quan sát không khí một dịp đặc biệt và tham gia “giựt cô hồn” cái coi.
Kỷ niệm lúc còn nhỏ ở Banmêthuột, dọc theo đường Ama Trang Long một bên là tiệm bánh mì Dân Sanh, Lâm Hiệp Thành, một bên là mấy chành chạp phô của người Hoa còn nhớ tên tiệm là Cẩm Ký...rằm tháng bảy đi “lượm bạc cắc” vui quá trời!
Nhớ lại chắc đâu khoảng hơn hai chục năm về trước bên Quận 4, có một ông làm bên Hải Quan cúng cô hồn. Chu choa! Dòm mâm cúng để trước sân của ổng mà nhễu nước miếng! Thiệt quá sức “hoành tráng”! Con nít ở bển đa số là con nhà lao động đói rách mà, chưa kịp thắp nhang đã cứ muốn nhảy xổ vô “hốt” rồi. Đến nỗi ổng phải kêu viện binh là hai con chó berger đứng hai bên gầm gừ mới có thể yên được.
Rằm tháng bảy năm ngoái, tui bày ra trước sân hai xưởng của tui cách nhau khoảng 30 mét hai mâm cúng cô hồn. “Điểm nhấn” là hai con vịt quay và mâm thịt heo quay tổ chảng. Tui cũng lo giàn giá mỗi bên hơn hai chục công nhân để phòng thủ cho “mồi” của tiệc nhậu sau đó. Vậy mà mới thắp nhang cháy chưa kịp được một phần ba, bốn thằng cô hồn sống đi 2 chiếc xe Honda ngừng lại nhảy tót xuống dớt mất hai con vịt quay rồi phóng lên xe vọt đi trước mắt của mình trở tay không kịp. Có tức cũng chẳng biết làm gì hơn, đành phải chạy ra chợ xin mời hai con khác về. Vui thiệt!
Lại có một lần nhà bên kia đường đối diện cúng cô hồn. Sau khi nấu nướng bày biện mâm cúng đàng hoàng, bà chủ nhà quay vô thay cái áo cho tươm tất hơn để thắp nhang. Vừa quay lưng thì con gà luộc đã bị nhổ sạch lông cánh nằm tênh hênh trên bàn đã vỗ cánh bay đi mất tức thì trước sự tức tối đến đỏ mặt của chủ nhà.
Rất nhiều trường hợp như vậy đã xảy ra, chủ nhà chỉ còn nước tự an ủi:
Dzậy mới...hên! Năm tới sẽ được mua may bán đắt hơn!
Thiên chức của người mẹ là lo nuôi dưỡng và bảo vệ con mình trước những nguy cơ có thể xảy tới.
Trong đầu người mẹ không chen lấn điều gì khác hơn là sự an nguy của những đứa con của mình.
Thậm chí ngay đến loài súc vật cũng như vậy.
Lúc nhỏ nghỉ hè tôi hay về Bến Thế chơi với ông bà mình. Lúc đó thì còn nhiều những con chim cắt chuyên đi săn gà con. Chúng cứ đánh những vòng bay chầm chậm tuốt trên cao quần đảo mà tìm mục tiêu. Gà thì chỉ cắm cúi nhìn xuống đất để tìm mồi, vậy mà những con gà mẹ dẫn con đi ăn lúc nào cũng phải dáo dác nghiêng cái đầu dễ thương quan sát trên trời. Nhác thấy bóng con chim cắt, gà mẹ la lên một tràng báo động, lập tức đám gà con chui vô dưới cánh hoặc các bụi lùm gần đó để núp.
Thấy con mồi là chim cắt lao xuống như những chiếc Skyraider hay F5 ngay. Phải chứng kiến trận chiến một mất một còn của gà mẹ để bảo vệ cho đàn con của mình mới thấy được sự xả thân, sự hy sinh của người mẹ cho đàn con của mình.
Sự chống chọi hết sức quyết liệt cho tới khi con chim cắt chịu phép mà bay xa mới thôi.
Tàn cuộc chiến, nhìn gà mẹ xác xơ với những vết mổ, vết móng của kẻ thù mới thương cho gà mẹ.
Ai mà còn lơ là với sự hy sinh thầm lặng của Mẹ không lo báo đáp, theo tôi nên được tận mắt chứng kiến cảnh tượng nầy.
Nó có thể nói lên được tất cả.
Thói thường, người ta hay lo chăm chút và bảo vệ cái riêng tư của mình hơn, cái chung thì lơ là. Ví như chuyện quét lá rụng trước sân và con hẽm đi ngang nhà. Sân nhà thì sạch sẽ tinh tươm vì là của riêng, ngoài hẽm thì mặc kệ do là của chung.
Một ví dụ điển hình như vậy để nói tới chuyện chăm sóc người mẹ già khi đến tuổi xế bóng.
Mẹ là mẹ chung của nhiều người con, trong đó lại chen lấn yếu tố thừa hưởng tài sản nên thiếu gì chuyện đau lòng xảy tới cho mẹ!
Người ta hay tự lừa mị mình bằng câu: Nước mắt chảy xuôi!
Hiểu nôm na là mẹ mình chăm sóc cho mình, giờ tới lượt mình thì lo chăm sóc cho con mình. Họ cho rằng mẹ chỉ lo lắng chăm sóc lúc ba năm thơ dại yếu ớt của mình, trả hiếu mấy mươi năm nay đã đủ đền bù công khó.
Nhưng họ không lưu ý điều nầy: Mấy mươi năm lúc còn khoẻ mạnh, mẹ đâu có cần lắm sự chăm lo của con, có cũng được mà không cũng được. Bây giờ già yếu lụm cụm, đi đứng ăn uống nói năng như một đứa trẻ. Đây chính là lúc mẹ cần những đứa con nhứt.
Đừng để đợi đến khi Mẹ nhắm mắt xuôi tay rồi ngồi đó mà nhỏ những giọt nước mắt tiếc thương.
Tất cả đã quá muộn màng!
Tôi nhớ lại một đoạn video clip cuộc trò chuyện giữa hai cha con. Người cha đặt chỉ một câu hỏi cho người con đến lần thứ ba thì nhận được sự trả lời gắt gỏng.
Ông lặng người đi một lát rồi trở vào nhà tìm quyển sách hình của con lúc còn đi học mẫu giáo.
Ông chỉ vào hình một con chim và nói: Con đã từng hỏi cha con chim nầy tên gì và cha đã trả lời cho con đến 18 lần đến khi con nhớ, mà cha đâu có bực dọc trước câu hỏi của con!
Một câu chuyện ngụ ý muốn nói lên người già dường như trở thành những đứa con nít từ trong suy nghĩ đến hành động.
Đừng lơ là, đừng khó chịu, đừng tị nạnh nhau khi chăm sóc mẹ già của mình.
Mời các bạn nghe một giai điệu thiết tha nói về mẹ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Với nhiều người, có thể ý tưởng không hợp “khẩu vị” của họ, nhưng theo tôi, người mẹ nào cũng “trên cả tuyệt vời” cả.
Huyền thoại Mẹ-TCS
Mời các bạn nghe bài hát hay nhân ngày Vu Lan.
Nghĩ về Mẹ
thật tuyệt!
Nếu bạn nào muốn nghe nhạc và lấy về máy mình bản nhạc Nghĩ về Mẹ chất lượng nhạc cao (128 bit) thì vào đây nha:
Nhạc Nghĩ về Mẹ
và còn nhiều nữa....
Các bạn thơ ơi,
Mỗi mùa Vu Lan đến, không ít thì nhiều thì trong mỗi người chúng ta đều nghĩ / tưởng nhớ Mẹ rồi nghĩ đến Cha - đôi khi chạnh lòng đã khóc thầm trong những uẩn khúc rất riêng tư ...
Hạnh phúc thay cho những ai còn trong vòng tay Cha Mẹ bằng sự tưởng nhớ tràn đầy
TÌNH MẸ
Nước mắt rơi . Mẹ ơi ! Con lại nhớ.
Nhớ mẹ hiền . Ôi ! Nhớ mẹ thật nhiều.
Vu lan về . Đóa hồng thắm dấu yêu ,
Cài ngực áo năm xưa không còn nữa
Buổi trưa hè , gió lùa qua song cửa.
Bóng mẹ hiền con ngỡ vẫn đâu đây.
Rồi ngu ngơ mơ tưởng thuở thơ ngây.
Ước mong mẹ vẫn luôn bên con mãi.
Thời gian trôi có bao giờ dừng lại.
Nắng chiều vàng nhuộm màu tóc nhạt phai.
Mẹ yêu con . Tình yêu mẹ lâu dài.
Lung linh sáng trong tim hồng con trẻ
Khánh Vân – Mây Lành ( tháng 8/2011)
"Nếu NT mà còn một ngày nữa để sống, thì NT sẽ xin ... hỏng ngủ gì hết, để ngồi ngắm hết vạn vật chung quanh mình lần chót đó bạn thơ Phượng Các à !
Còn các bạn thơ khác thì sao ? "
........
Những ý nghĩ của các nhà thơ có khác...với sk nếu chỉ còn một ngày để sống thì sẽ dùng hết những giây phút còn lại để SÁM HỐI vì biết chắc là trong cuộc sống của mình đã có những lời nói và việc làm gây nhiều buồn phiền và lo lắng cho những người thân yêu và bạn hữu của mình.
Nói vậy không có nghĩa là hiện tại không cần có những phút "xét mình" và ăn năn, chừa tội (nhân vô thập toàn) mà....
Tuy không phải là một phật tử thuần thành, nhưng sk cũng đã ngộ được phần nào cái "sắc sắc không không" của đạo Phật nên tâm hồn lúc nào cũng được thanh thản, an bình, mặc dù trên đường đời có lắm chông gai và nhiều thử thách.
Thử thách lớn nhất vẫn là "Tình là chi chi" các bạn tu mi nam tử trong TT không hiểu có đồng tình với tui không?
...............
SK trong giai đoạn vừa qua và hiện tại trước mắt vẫn còn nhiều "đa đoan" nên vắng mặt hơi lâu trên "diễn đàn thân thương Trang Thơ" mong các bạn thông cảm.
Tổng chào!
sk
Hai ngày vắng mặt, sáng nay đọc comment mệt nghĩ.
Và còn được nhắc đến kể chuyện Mục-Liên Thanh-Đề nữa.
Thiệt tình mà nói vì QH là người học phật Nam Tông (Theravada) nên về chuyện Mục Liên - Thanh Đề QH không dám lạm bàn.. Phật Giáo Nam Tông thì quan niệm chử Hiếu như sau:
Chữ Hiếu Theo Quan Niệm Của Phật Giáo Nam Tông
Nói đến Vu Lan là phải nói đến mùa báo hiếu; mùa mà những người con nam nữ nhớ đến công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ và muốn làm việc gì đó để đền ơn đáp nghĩa. Bởi vì công ơn cha mẹ quả thật trên đời này không có gì thiêng liêng bằng. Công ơn ấy đã thấm trong ta từ thuở tượng hình, đến với ta qua hơi ấm, qua bàn tay trìu mến, qua dòng sữa bổ dưỡng và qua giọng hát ngọt ngào. Cha mẹ là hình ảnh đầu tiên mà ta nhìn thấy khi ta mở mắt chào đời và cũng là người làm cho ta nhớ mãi nụ cười, ánh mắt và hương vị yêu thương của cha mẹ dành cho mình. Hơn nữa, nói đến cha mẹ là phải nói đến sự hy sinh cho các con cả cuộc đời và cả tâm hồn lẫn thể xác. Chính vì tình thương và lòng hy sinh cao cả như thế, phận làm con chúng ta phải hiểu rõ tình thương và sự hy sinh của cha mẹ; hiểu để đền ơn đáp nghĩa với đấng sinh thành dưỡng dục ta nên người. Về phương diện đền ơn cha mẹ, Đức Phật có dạy: "Dù là tại gia hay xuất gia, dù là Thanh Văn hay chư Phật đều có bổn phận đền ơn cha mẹ. Vì tâm hiếu là tâm Phật".
Do đó, theo quan điểm của Phật giáo Nam tông, không hẳn chỉ là ngày Rằm tháng 7 ÂL mới là ngày mà những người con phải làm cái gì đó cho cha mẹ đã quá vãng, mà bất cứ lúc nào, giờ nào, ngày tháng năm nào đều cũng có thể làm cha mẹ vui lòng hoặc làm việc tích đức để hồi hướng cho họ ở bên kia thế giới.
Nên đối với người tại gia cư sĩ, trong một đoạn Kinh, Đức Phật có dạy cách báo hiếu cha mẹ: "Với đôi cánh tay, với những giọt mồ hôi mặn và có tạo được ít nhiều tài sản, nên sử dụng hợp lý, hợp tình". Tức là đối với gia đình, trên phải cung dưỡng cha mẹ, dưới phải giáo dưỡng vợ con. Mặt khác, còn phải làm tròn 5 bổn phận của người con đối với cha mẹ như sau:
1. Phụng dưỡng cha mẹ (Bhavana): Tức phải hết lòng cung kính cha mẹ, không làm cho cha mẹ buồn khổ, không nói lời vô lễ mà thể hiện sự phụng dưỡng bằng tinh thần như thăm viếng cha mẹ trong những khi họ cô đơn, bệnh hoạn xế chiều; hoặc là sự cung phụng bằng vật chất như vật thực, thuốc thang, chỗ ngụ, y phục...
2. Làm việc thay thế cho cha mẹ (Kicca kavana): Là chúng ta phải gánh vác tất cả những việc gì mà trước đây cha mẹ đã vì ta mà gánh chịu. Đây cũng là lẽ thưòng tình của đời sống xã hội, không riêng gì Phật giáo. Đã là người con trưởng thành thì cần phải làm thay thế cho cha mẹ, để cho cha mẹ có thời gian thụ hưởng những ngày tháng nhàn rỗi cuối cuộc đời.
...
...3. Gìn giữ gia phong tốt đẹp (Kùlavam sathapana): Là gìn giữ gia phong đạo đức tốt đẹp; lược bỏ đi những phong tục cổ hủ vô bổ cho gia tộc cũng như cho xã hội. Chẳng những thế, cần phải làm phát huy thêm những truyền thống tốt đẹp để làm vang xa tiếng tốt của gia tộc.
4. Bảo quản tốt tài sản thừa tự (Dàyai jàpati pajjana): Đã là tài sản của cha mẹ thì bổn phận người con là cần phải bảo quản tốt, thậm chí còn cần phải làm cho chúng sinh sôi nảy nở. Vì tài sản đó rất đặc biệt, chúng không phải tự dưng mà có, cũng không phải do vị Trời nào ban thưởng cả, mà chúng có được là do chính máu, mồ hôi, nước mắt của cha mẹ đã tạo ra chúng, nên bổn phận làm con phải tỏ lòng trân trọng hiếu kính gìn giữ chúng.
5. Tạo phước hồi hướng khi cha mẹ đã quá vãng (Đakkinànuppadana): Theo Phật giáo, khi cha mẹ còn hện tiền thì người con phải làm sao cho cha mẹ luôn sống trong niềm an lạc hạnh phúc. Ngược lại, khi cha mẹ đã quá vãng thì người con cần phải tạo thật nhiều công đức để hồi hướng phần công đức đó đến cha mẹ. Có như vậy cha mẹ mới thật sự sống trong sự an lạc, vì nếu như họ đã quá cố không may mà tái sanh vào cõi khổ, thì sau khi tùy hỷ theo cái phước mà người con đã hồi hướng ấy mà mau thoát ra cõi khổ ấy để tái sanh cõi lành.
Về phương diện của người xuất gia, Đức Phật cũng cho phép nuôi dưỡng cha mẹ. Có một vị Tỷ kheo chuyên đi khất thực nuôi cha mẹ; câu chuyện được bạch lên Đức Phật. Sau khi phán hỏi sự tình, Đức Phật chẳng những không quở trách mà còn hết lời tán thán hiếu hạnh của vị Tỷ kheo. Ngài kết luận "Người nào muốn đạt đến cứu cánh Phật đạo, người ấy phải tuyệt đối hiếu kính cha mẹ".
Lịch sử chép rằng, Đại đức Xá Lợi Phất, trước khi Niết bàn, cũng chọn căn phòng ngày xưa Ngài đã chào đời và tìm đủ mọi cách để giảng đạo độ cho mẫu thân - vốn là tín đồ của Bà La Môn giáo - quay về quy ngưỡng chánh pháp. Và sau đó bà đắc quả Tu Đà Hườn. Còn Đại đức A Nan Đa thì chọn dòng sông Kohinì làm nơi tịch diệt và Xá Lợi của Ngài lại được chia đôi như ý nguyện, một phần đưa về hữu ngạn nội tổ, phần còn lại đưa về tả ngạn ngoại tổ. Thật là một đời sống hiếu hạnh trọn vẹn, người đời khó làm được!.
Tiêu biểu nhất là Đức Phật của chúng ta. Sau khi thành đạo, hay tin phụ vương lâm trọng bệnh, Ngài vội vàng quay về hoàng cung cùng với chúng Tăng đệ tử ngự tại vườn Thượng Uyển; và mỗi ngày Đức Phật vào cung vấn an phụ hoàng ba lần trong suốt thời gian vua cha thọ bệnh. Cuối đời vua cũng đắc quả vị A La Hán. Lúc này chính tự thân Đức Phật đã tắm rửa phụ hoàng, thay đổi xiêm y, làm lễ nhập kim quan; luôn cả ngày trà tỳ, Ngài cũng cung tống kim quan với sự tiếp tay của chư Thánh tăng thuộc hàng Thích tộc và sự hỗ trợ của Tứ Thiên vương. Sau lễ trà tỳ Ngài thu nhặt Xá Lợi phụ vương đem về làm lễ nhập Tháp.
Đối với Phật mẫu, lòng hiếu thảo của Ngài lại càng đặc biệt hơn. Ngài đã dùng thần lực lên cõi trời Đao Lợi để tiếp độ Phật mẫu. Nơi đây Ngài an cư kiết hạ trong suốt ba tháng ròng rã, Đức Phật đã thuyết giảng tạng A Tỳ Đàm (Abhidhamma) cho mẫu thân nghe, và khi được thuyết pháp, người đã chứng quả Tu Đà Hườn.
Những comment của QH quả là những khuôn vàng thước ngọc mà chúng ta cần noi theo để sống một cuộc đời có ý nghĩa !
Cám ơn bạn Sao đã gợi lại một thời thơ ấu của PC, những ngày nhập bọn với lủ trẻ tham gia ngày cúng cô hồn ở xóm lao động SG vào những năm 50.
SK quả là "Người bận rộn" !
Mây Lành ơi cho PC xin 2 câu nầy nha:
Buổi trưa hè , gió lùa qua song cửa
Bóng mẹ hiền con ngỡ vẫn đâu đây.
Nhớ MẸ!
Mẹ ơi nhớ Mẹ vô vàn!
Dâng hoa hồng thắm muôn ngàn nhớ thương!
Mẹ già tóc bạc điểm sương!
Hồng hoa dâng MẸ mùi hương nồng nàn
Mẹ là biển rộng chứa chan!
Nước nguồn tuôn chảy ngập tràn đời con!
ThiênThanh 15/8/11
Rằm tháng bảy năm nay thiệt là buồn thúi ruột!
Mưa Sàigòn dầm dề từ 2 giờ chiều cho tới tận 9 giờ tối. Dòm mấy đứa con nít cứ thụt ló không dám bước ra khỏi cửa thiệt tội nghiệp!
Niềm vui trông đợi từ sáng sớm đã bị những giọt nước mắt của Ngưu Lang Chức Nữ đầm đìa làm ướt nhẹp.
Cũng đành phải bày mâm cúng cô hồn sát mép cửa thắp nhang thôi.
Úi trời! Nhang mới vừa ngún khói thì hai thằng cô hồn sống tuổi ngoài ba mươi ghé xe Honda lại "dớt" mâm cúng liền.
Con nít nhỏ đâu không thấy chỉ có con nít già.
Bọn nó còn chọn lựa những cái ngon lành mới lấy chớ!
Tui cự nự: Muốn lấy thì phải hốt nguyên mâm, không được để lại bất cứ thứ gì.
Dzậy mà hai thằng còn ra giá: Chú muốn vậy thì cho tụi tui thêm vài chục ngàn tiền dương gian nữa đi, tụi tui sẽ hốt hết!
Ghê sợ cho thói đời nhiễu nhương!
Post a Comment