Monday, October 18, 2010

Muà THU khoe sắc


110 comments:

Suong Mai said...

Các bạn thơ ơi,
Cali trời đã vào thu, hôm qua gió thổi mạnh rồi lại giáng xuống cơn mưa đầu mùa, mười mấy hoa hồng sau vườn gục xuống thật tội nghiệp. SM nhanh tay hái vội một rổ cà chua chín vào nhà trước cho chắc ăn, chia mỗi bạn một ít nhé. Viễn Khách và Thiên Thanh ở miền Nam có bị ảnh hưởng không? Nãy giờ lang thang trong cả rừng hình ảnh mùa thu bất chợt gặp một tấm chụp Vivu đang rong chơi với Nàng Thơ trông vi vút lắm nên post lên cho cả làng cùng ngắm nghía. Thôi thì bên Úc xa xôi, dẫu sắp vào hè , hay Sài Gòn, BMT còn mưa ngập nước , các bạn cứ tha hồ mà tản mạn với mùa Thu cùng Trang thơ. Omaha với Quê Hương, Canada với Ngàn Sau và Khánh Vân có thấy phong cảnh xung quanh đầy sắc Thu chưa ?

quehuong said...

“Khi rời đất nước ra đi, chúng tôi không còn tuổi trẻ để mang theo mà chỉ đem được rất nhiều kỷ niệm, ngổn ngang trong trí nhớ với những niềm luyến tiếc khôn nguôi. Ở quê hương chúng ta, mặc dù miền Nam chỉ có hai mùa mưa nắng nhưng tháng Tám dường như chúng ta nghe mùa Thu có con nai vàng đạp trên lá vàng khô trong thơ Lưu Trọng Lư. Và tôi tưởng tượng như có mùa Thu trở mình trên gót nhỏ dìu em đến người bằng vòng tay nâng niu hạnh phúc như trong bản Như Ngọn Buồn Rơi.

Nhưng sao ở đây, quê người, mảnh đất tạm dung thân, tháng Chín, nhân dáng mùa Thu trở về đẹp quá trong chiếc áo xanh vàng đỏ đâu đó mà sao lòng mình không xúc cảm là mấy. Có phải quê người không có một chỗ đứng trong tâm hồn kẻ lưu vong như chúng ta, không có một kỷ niệm nào trong ký ức để nhớ để thương”.

(Từ Công Phụng)

Ngồi ngắm mưa thu, nghe Lá đổ muôn chiều của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn. Lòng tôi chợt miên man nghĩ về thu, về những bài hát mùa thu đã coi như ký ức trong lòng, không thể không vang lên trong tôi mỗi khi lá bắt đầu rơi.

Hạ đẹp vì hạ đỏ chói chang, xuân đẹp vì xuân hồng sắc thắm, đông đẹp vì đông trắng giá băng, thu đẹp vì thu vàng nỗi nhớ.

Con người yêu mùa thu bởi người ta cũng cần được buồn biết mấy. Người ta cần buồn để hòa mình với sự tuần hoàn của thiên nhiên đổi áo bốn mùa … người ta cần buồn để quý trọng từng khoảnh khắc vui tươi … người ta cần buồn để thương, cần buồn để nhớ.

Tôi vẫn tưởng không cần cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ mới là thu sang. Mùa thu đã sẵn trong tâm tưởng con người, như kỷ niệm vĩnh viễn còn ở lại, như màu nắng có bao giờ phai.

Hoài niệm cũ chẳng cách nào rũ bỏ hoàn toàn, chỉ là ru nó tạm ngủ yên. Rồi nó sẽ trở mình thức giấc vào lúc ta ít ngờ đến nhất … khi khung trời mùa đông xám nhạt áp hơi thở lạnh buốt lên khung cửa sổ … khi thu nhuộm ố một vừng quan san, chợt gợi lên niềm hoài cổ hiu hiu buồn, lá rơi ngập trời hay rụng úa lòng ta.

Nhớ nhung, lưu luyến, hối tiếc, ngậm ngùi. Ta không còn phân định rạch ròi được nữa. Và ta mong ngóng, ta chờ đợi một điều gì mơ hồ đến bản thân cũng chẳng thể nào hiểu nổi. Dường như sau cái chát đặc của nỗi buồn se sắt vẫn đọng lại chút dư vị ngọt ngào kỳ dị. Dù hạnh phúc có ra đi nhưng tình ta còn đó, như ngàn năm ngàn năm sóng vỗ vẫn ôm một bờ cát mà thôi.

Nhắc đến thu, người ta nghĩ ngay đến sắc tơ vàng vương vương, và lá vàng rơi khi tình thu vừa khơi, nghe chừng như đây màu tê tái.

Nhưng đâu chỉ có thế …

Thu là màu tím chiếc áo ôm tim lẻ loi khóc anh chiều tiễn đưa, màu tím sầu thương của những chuỗi ngày vắng nhau tháng năm còn lướt mau biết bao giờ thấy nhau.

Thu là màu hoa thạch thảo chết lịm mong chờ bởi trên cõi đời mộng trùng lai không dễ.

Thu là sắc lông vũ hoàng hạc bay bay mãi bỏ trời mơ, là không gian thăm thẳm diệu vợi của đêm nguyệt cầm ta gọi em trong gió, là ánh sáng huyền ảo lung linh của sáng linh lan hồn ta khóc bao giờ.

Thu là màu xanh: xanh nuột nà trinh nguyên tà áo người mơ không đến bao giờ, xanh lơi lả lá thư nhuộm tình ân ái, xanh thơ ngây gót hài chênh vênh người em gái một sớm mai giữa chân trời lồng lộng, xanh óng gió bay cùng mây ngàn, xanh ngát trăng non gửi về với thu trần gian.

Bởi sự lãng đãng của mối tình nghệ sĩ hào hoa, nỗi buồn thu của Đoàn Chuẩn thanh thoát quá, êm đềm như đôi mắt hồ thu huyền hoặc đến mênh mang.

Một hòn đá ném xuống mặt hồ, cho ngàn sóng lan ra xa, khơi lên niềm nhức nhối khôn nguôi. Sắc xanh chợt mất, nhường cho lá vàng đổ muôn chiều … Rượu nồng, pháo đỏ, vu quy, cố nhân biền biệt còn không quay về? Hoa xưa đã tàn, tình ta đã tan.


Thu đi cho lá vàng bay,
lá rơi cho đám cưới về
Tình anh một con thuyền bé chìm sâu đại dương một đêm nổi sóng
Có những đêm về sáng, đời sao buồn chi mấy cố nhân ơi
Tiếc mà chi dang dở phút phân ly
Thuyền phiêu lãng từ nay không bến đổ

(Lá đổ muôn chiều)
....mời xem tiếp...

quehuong said...

...Hòa trong nỗi sầu vào thu, suối mơ cũng buồn vì suối lưu luyến tình nhân thế. Nỗi buồn tưởng không thể nào trong sáng hơn thế, tình yêu tưởng không thể nào trong sáng hơn thế, chẳng bợn chút dục vọng, sầu thương, mà dường ru con tim nguôi ngoa lắng dịu.

Suối ơi !
Nghe rừng heo hút.
Dòng êm đưa lá khô già trút
Còn như lưu hương yêu dấu
Với suối xưa trôi nơi đâu...
Từng hẹn mùa xưa cùng xây nhà bên suối .
Nghe suối róc rách trôi hoa lừng hương gió ngát.
Đàn nai đùa trong khóm lá vàng tươi .
Tơ đàn chùng theo với tháng năm,
Rừng còn nhớ tới người .
Trong chiều nào giữa chốn đây,
Hồn cầm lắng tiếng đời .

(Suối mơ)

Mỗi khi thưởng thức nhạc phẩm Văn Cao, nghe hơi thở Đường thi lẩn khuất trong từng lời ca, tôi lại có cảm giác như ngắm một vị mỹ nhân biết rõ là tuyệt sắc nhưng không cách nào nhìn rõ dung nhan … những dáng hồng thơm hương, mắt huyền lưu xuân, gót hài khai hoa được bao bọc trong màn sương khói hư ảo. Như đi tìm Thiên Thai, vùng đất hứa chan chứa những giai điệu thần tiên mãi mãi không tồn tại trên trần gian.

Mùa thu của Văn Cao giữ trọn cái mơ màng huyền diệu đó. Và cái Thu Cô Liêu là cái Thu buồn bã của một cái ngày xa vắng và cái nhớ đi tìm người yêu trong cái Thu thôi.

Vàng hoen đáy nước soi rõ đường đi.
Một mùa Thi, một mùa Thi
Lá rơi, rơi rụng buồn chi lá vàng.
Sương ấp lạnh non hương cứng lá
Đã từng nghe gió biết thu sang

(Thu cô liêu – Văn Cao)

Mùa thu chết theo lá vàng, chết trong chiếc áo đan trên tay thiếu phụ lòng buồn vương vấn. Chàng bận lòng nhớ xa khơi, chàng còn mải theo lời gió nước, còn em đan áo mà dệt trọn nỗi nhớ thương.


Người ơi còn biết em nhớ mong
Tình xưa còn đó xa xôi lòng
Nhờ bóng chim uyên nhờ gió đưa duyên
Chim với gió bay về chàng quên hết lời thề

(Buồn tàn thu)

Trong những ngày thu thảm đạm, tê tái với nỗi niềm khát khao sự sống mãnh liệt nhưng đành bất lực, có người nhạc sĩ đem trọn anh hoa một đời dựng nên thu ca tam tuyệt.

Đặng Thế Phong vẽ từng bức tranh thu bằng ca từ và nhạc điệu … không có dáng ngọc mà chỉ có trăng lan dịu dàng nhưng thấm đẫm nỗi buồn, chỉ có hoa vương sầu thu muôn đời chất ngất, chỉ có lá cây đọng lại lệ đêm trường, và kẻ cô đơn vạn kiếp thao thức nhớ thương ai.

Làn gió lướt tới cuốn đưa hồn ta phiêu diêu theo mây trắng trôi lơ lửng
Ngàn muôn tiếng réo rắt côn trùng như than như van mơ hồ theo gió lan
Trăng xuống dần
Cỏ cây thêm âm thầm
Đông buồn trong ánh sao
Như chiếu nhìn mắt ta bao lạnh lùng
Lay hồn ta rồi tan

(Đêm thu)

Hồn người dường cũng đã tan theo trăng rồi. Mưa thu thánh thót rơi, u buồn lắng ngập bầu trời, có ai khóc đời người hữu hạn, có ai than kiếp mệnh bạc tài hoa. Làm sao níu lại gió, giữ lại mưa để cõi lòng đừng lâm ly khi hồn thu tới? Vợ chồng Ngâu còn khóc mãi vì thu … cho một đêm hội ngộ thỏa mộng tình si, và dương thế bao la buồn sẽ đời đời khóc cho nhất phiến tài tình thiên cổ lụy.

Lòng vắng muôn bề không liếp che gió về
Ai nức nở thương đời
chân buông mau

(Giọt mưa thu)

Sương lam đã mờ chân mây mà thuyền không bến đỗ. Thuyền ơi, còn lờ lững trôi xuôi nặng nỗi đa mang. Giữa dòng ai biết nông sâu, vơ vẩn một hồn cựu mộng, mối sầu day dứt sao chặt cho đứt, khối sầu nặng trĩu sao đập cho tan … Hơi thu theo heo mây, thông ngàn vi vu lời gió vang từ miền xa lăng lắc, thuyền nhớ bến mơ trong giấc mộng phai tàn.


Nhớ khi chiều sương, cùng ai trắc ẩn tấm lòng.
Biết bao buồn thương, thuyền mơ buồn trôi xuôi dòng
Bến mơ dù thiết tha, thuyền ơi đừng chờ mong

(Con thuyền không bến.


Bài này được publish ở địa chỉ này:

https://docs.google.com/View?id=dq6bfbd_591t47h4mcb

quehuong said...

Những bài hát về mùa Thu của sau thập niên 70

Quý vị thân mến! Lần lựa thì mùa Hạ cũng đã qua và từ mấy hôm nay thì đêm đến đã thấy lơ lửng con trăng thượng tuần của tháng Tám âm lịch; tức là chỉ còn chừng hơn mươi ngày nữa thì đã là Trung Thu.
Từ hơn một tháng nay, nếu quý vị mỗi khi ra phố mà để ý thấy các mặt hàng cho Tết Trung Thu đã được bầy bán đó đây thì ở các cửa hàng bán băng nhạc hẳn quý vị cũng đã thấy không thiếu những “albums” với những bài hát về mùa Thu xuất hiện cho kịp “thời vụ”, tạm gọi như thế! Cạnh những bài hát về mùa Thu có tựa đề quen thuộc từ trên nửa thế kỷ nay thì tất nhiên cũng có không ít những ca khúc mới với khung cảnh mùa Thu làm nền cho phần lời hát, tuy ở xứ ta từ miệt Bắc của miền Trung trở ra thì họa chăng Thu đến mới có tí hơi hướng của mùa Thu, chứ còn trong Nam thì sau mùa mưa đã bắt đầu chuẩn bị qua mùa khô.

Thanh Trang Thứ Hai, 04 tháng 10 2010

Những bài hát có đả động đến mùa Thu trong Tân Nhạc Việt Nam thì nhiều lắm. Và tùy nơi lời lẽ của từng bài hát thì mỗi người đều có thể thích theo một kiểu riêng cho mình. Cũ kỹ nhất là “Buồn tàn Thu” của Văn Cao, hay như bài “Thu cô liêu” cũng của ông. Rồi Đặng Thế Phong thì để lại cho đời 3 bài hát cùng có ngoại cảnh là mùa Thu như bài “Con thuyền không bến”, mở đầu với “Đêm nay Thu sang cùng heo may..”, và tiếp đấy là hai bài “Giọt mưa Thu” và bài “Đêm Thu”. Tiếp đấy nữa, một loạt những bài hát ký tên Đoàn Chuẩn và Từ Linh có thể coi như những kiệt tác không thể nào không nhắc đến khi đề cập đến những ca khúc không những là tiêu biểu về mặt lãng mạn và trữ tình, mà còn là những bức tranh cực kỳ lãng mạn về mùa Thu. Hầu như không một bài hát nào của hai ông này mà không có chữ “Thu” trong đó!
Do khuôn khổ thời gian của chương trình, chúng tôi không tài nào nhắc đuợc chừng vài chục bài đáng ghi nhớ nhất về mùa Thu trong Tân Nhạc Việt Nam trước thập niên 70 thôi chứ đừng nói gì đến việc nhắc cho bằng hết những bài hát mà chúng tôi cho là có giá trị nhất. Mà đàng nào thì chúng tôi cũng tin chắc là quý thính giả, dù thuộc lứa tuổi nào đi nữa, thì bấy nay cũng đã có dịp nghe khá nhiều lần những ca khúc của thời trước năm 75 có lời hát liên quan đến mùa Thu.
Ở đây, trong khuôn khổ chương trình của ngày hôm nay, chúng tôi chỉ xin giới thiệu một số ca khúc của mấy mươi năm trở lại đây để quý thính giả có đuợc một ý niệm về cung cách các tác giả thời nay người ta viết bài hát về Thu! Nghe qua nét nhạc cùng cách viết lời hát thì chúng tôi thiết nghĩ là qúy thính giả cũng có thể hình dung tương đối dễ dàng xem tác giả của mỗi ca khúc đã sáng tác theo phong cách của thời trước hay của thời bây giờ!
Chúng tôi sẽ tuần tự giới thiệu trích đọan những ca khúc từ bên nhà ra đến hải ngọai.
Trước hết là trích đọan một bài ở bên nhà tựa là “Mùa Thu”, nhạc của Nguyễn Công Phương Nam, lời của Quốc Bảo, qua giọng ca Trần Thu Hà!
“Đây mùa Thu,
“tả tơi xác lá”
“Trên những đôi vai,
“những pho tượng trắng”
“Im lìm nghe
“tình như lá trút lên vai..”
( Trích “Mùa Thu” )
Vừa rồi là trích đọan bài hát “Mùa Thu” của Nguyễn Công Phương Nam và Quốc bảo qua giọng ca Trần Thu Hà. Tiếp đây, xin mời quý thính giả, ta cùng nhau nghe ca khúc “Thì thầm mùa Thu” của Lê Văn Tú, một tác giả ở bên Úc.
“Nghe thóang thì thầm mùa Thu tới”
“Tiếng Thu nhẹ ru tiếng tơ..”
“Khung trời giăng mưa..”
( Trích “Thì thầm mùa Thu” )
Vừa rồi là trích đoạn bài “Thì thầm mùa Thu” của Lê Văn Tú bên Úc Châu. Tiếp theo đây là trích đọan ca khúc “Hương Thu” của Nguyễn Thanh Cảnh, một tác giả bên Canada, qua giọng ca Xuân Phú.
“Lá xanh tàn, heo may chớm sang”
“Màu thắm trong thu úa vàng”
“Xót xa tình xanh sớm phai tàn”
“Dòng đời hằn dấu ly tan”
( Trích “Hương thu” )

quehuong said...

Ta vừa cùng nhau nghe trích đoạn bài “Hương Thu” của Nguyễn Thanh Cảnh, một tác giả bên Canada, qua giọng ca Xuân Phú. Bây giời đến ca khúc của một tác giả bên California, Hoa Kỳ; bài “Tình khúc mùa Thu” của Phạm Anh Dũng, qua tiếng hát của Khải Ca.
“Này yêu dấu, mùa thu về chưa nhỉ?”
“Gọi mây trôi, em thả tóc bay đi..”
“Hạt long lanh, rơi nhạt lá thay màu..”
“Tình xanh biếc, xanh màu đôi mắt nâu”
( trích “Tình khúc mùa Thu” )
Quý thính giả thân mến. Vừa rồi là trích đọan bài “Tình khúc mùa Thu” của Phạm Anh Dũng, một tác giả ở California, Hoa Kỳ. Ta vừa cùng nhau lần lượt nghe trích đọan bốn ca khúc về mùa Thu từ bên nhà, bên Canada, Úc Châu và Hoa Kỳ! Mỗi thính giả khi nghe qua từng bài thì tất nhiên đều khó tránh được việc liên tưởng đến những ca khúc về mùa Thu quen thuộc với riêng mình. Đề tài của ngày hôm nay là đề cập đến một số ca khúc của khỏang ba mươi năm trở lại đây, nói về mùa Thu! Đối với lớp thính giả trẻ thuộc lứa tuổi đôi mươi nếu như có thắc mắc không biết xưa hơn nữa thì người ta viết ca khúc về mùa Thu ra sao thì chúng tôi xin chọn một bài thật xưa, của thời thập niên 40, bài “Ước hẹn chiều Thu” của Dương Thiệu Tước, qua giọng ca Ánh Tuyết, để các bạn trẻ đó có đuợc một ý niệm!
“Chiều Thu nhớ nhung vì đâu”
“Người ra đi nhớ chăng hôm nào?”
“Trong lúc chia tay nhìn nhau”
“Thầm dấu ai đôi hàng lệ sầu!”
( Trích “Ước hẹn chiều Thu” )
Ta đang cùng nhau nghe bài hát “Ước hẹn chiều Thu” của Dương Thiệu Tước khi xưa, qua giọng ca Ánh Tuyết. Tình tiết nơi bài hát đẫm tính chất lãng mạn, thế nhưng những lời “ước hẹn” vào một buổi chiều Thu trong bài hát khi xưa đó không chỉ là những lời ước hẹn mang tính yêu đuơng của đôi tình nhân. Lời hát nói lên sự chia ly, với hình ảnh người con gái ở lại nhà, còn người con trai ra đi vì tương lai của đất nước. Nay thì mọi việc không còn như xưa nữa! Nhưng cái chính nơi một bài hát vẫn còn nguyên đấy. Bởi linh hồn nơi một bài hát trước sau gì thì vẫn là giai điệu của nó! Xưa hay nay thì cũng khó mà vượt đuợc ra ngòai thứ chuẩn mực đó! Bằng không thì những bài hát của Đặng Thế Phong, Đàn Chẩn và Từ Linh, v.v.. khi viết về mùa Thu đã chẳng tồn tại đến tận ngày hôm nay, cứ mỗi lần mùa Thu lại về!
Và đến đây thì cũng đã kết thúc chương trình “Ca khúc Việt Nam” do Thanh Trang thực hiện buổi nay. Xin gửi đến quý vị lời chào thân ái và xin hẹn nhau lại đến tuần sau!
* Chương trình phát thanh ngày 11/9/2010
Bài viết này do Nhạc sỉ Thanh-Trang thực hiện và được phát thanh ở đài VOA ngày 11 tháng 9 vừa qua trong chương trình Ca khúc Việt-Nam.

NGAN SAO said...

QH coi bộ CẢM THU nặng rồi! uống TYLENOL vào thì THU sẽ chầm chậm hơn!
THU TRƯỚC NGÕ
Về qua trước ngõ ,thu vàng uá
Cây cỏ tiêu điều ,lá xác xơ
Làn da tê tái theo hơi gió
Đôi cánh tay gầy bổng xuýt xoa

Hàng cây pha sắc thi nhau rụng
Lá đỏ lá vàng bay khắp nơi
Muà thu man mác qua trước ngõ
Một thoáng lòng mình cũng cảm thu!

HOA VĂN said...

VIVU đi xe đạp đó hả ?

Dừng lại chờ em chút anh ơi,
Đường dài đi bộ ôi thôi mõi giò!
Rừng thu hoa bướm thơm tho
Để em tìm một cánh hoa bên đường?

sao... said...

chao động hồn tôi thu mênh mang,
heo may chạm khẽ lá thu vàng.
như thương cành cũ không buông xuống,
trải nhẹ thân mềm trên cỏ xanh.
sương mai cuối nẻo mờ hơi lạnh,
che khuất mây lành buổi sớm mai.
tôi yêu thu lắm, tương tư sắc,
chỉ tiếc nơi nầy thu chẳng sang.

quehuong said...

Sư mẫu ơi,
Dìa tới nhà rồi hả.. Khỏe không, còn vương vấn..đêm cà phê chia tay dưới cơn mưa tầm tả của Sài-Gòn không? kể cho mọi người nghe chút đi. QH hỏi nhiều quá, chắc phen này bị phạt rồi...
Mà tại chưa nói cho sư mẫu nghe thôi...ở nhà này..có một người tên Thu..đồng chủ gia. Vậy chứ không cãm Thu thì mê ai bây giờ chớ..bởi vậy chung quanh QH quanh năm bốn mùa Thu..xuân, Thu..hè, Thu...Autumn..rồi Thu...Đông..hà hà nói chung bốn mùa sống với Thu.
Mà nói cho cùng thì hồi còn ở Vn...cứ nghe..Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc...qua tới Mỷ, bắt đầu vào thu độ tháng 9...nơi nơi hoa cúc rực trời, vàng, cam, đỏ, nâu...bán đ6ày các chợ..nó báo hiệu cho mùa thu đang tới..hình như nhà nào cũng mua vài chậu...xem xong rồi..đem ra ngoài vườn, đào cái lổ chôn xuống đó..Thu qua, Đông tới sang năm thì nó lại mọc lên cho hoa...dể như ăn cơm. Đó là loại..Chrysanthemum (gọi tắt là Mum, ba từ cuối của tên hoa), bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp "krus anthemon" có nghĩa là "hoa có màu vàng". Khởi nguồn, hoa cúc chỉ có mầu vàng, trải qua một quãng thời gian dài lai tạo, bây giờ hoa cúc có rất nhiều màu sắc phong phú. Những màu hoa cúc thường thấy là mầu vàng, trắng, đỏ gạch, hồng, tím...
Hoa cúc báo hiệu cho Mùa thu sắp đến..nhưng mải cho đến khi một buổi sáng thức dậy ra sau sân nhà thấy lá các loại cây bắt đầu đổi màu vàng, cam hay đỏ ..thì lúc đó thật sự Thu sang. Năm nay mùa Thu tới trể, do nhiệt độ ảnh hưởng chu kỳ thời tiết là El Nino...
Theo thông tin vừa được Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đưa ra ngày 30/3, hiện tượng khí hậu El Nino, vốn đạt đỉnh hồi tháng 6/2009, đã giảm bớt trong hai tháng qua song sẽ vẫn tiếp tục ảnh hưởng tới các diễn biến khí hậu trên thế giới cho tới giữa năm 2010. Tới đây thì QH hình như đang lạc đường đi qua Mể Tây Cơ rồi, VN gọi là Mê Hi cô gì đó (Mexico)...vì nói tới El Nino thì không thể không nhắc tới cô nàng La Nina..

El Nino và La Nina là hiện tượng thay đổi đáng kể nhiệt độ trên mặt biển ở vành đai nhiệt đới của Thái Bình Dương. El Nino khiến nhiệt độ tăng lên, còn La Nina làm cho nhiệt độ giảm mạnh. Sự thay đổi nhiệt độ này gắn liền với những biến động của thời tiết trên toàn cầu, đặc biệt là ở khu vực Mỹ Latinh, Australia và Đông Á. Cả hai hiện tượng thời tiết này cùng phá vỡ chu kỳ thời tiết bình thường và tác động mạnh tới khí hậu của nhiều vùng trên thế giới. El Nino thường xuất hiện theo chu kỳ 4 đến 5 năm.
( Đây là hiện tượng mà VN ảnh hường nhiều nhất hiện nay là bão lụt liên miên)...vậy chứ hai cái tên méc si cô kia là ý gì vậy? Không gì hết.."eo ni nhô là Bé trai và La Nina là bé gái"...hai đứa bé này khống trị thời tiết của trái đất..nó làm cho nóng hay lạnh và cũng làm cho mùa thu năm nay tới trể hơn mọi năm.

Năm nay lể hội mùa thu ở Omaha (nơi tôi đang tạm cư) bắt đầu từ ngày 2 tháng 11 cho đến hết tuần.
Vậy là bậy giờ thi đang là chuẩn bị cho mùa thu thôi...

Đặc biệt cho vùng nông nghiệp như nơi tôi đang ở, vào mùa thu..không chỉ có hoa cúc lá vàng mà còn được trang hoàng nhà cửa với những trái bí đỏ đủ loại màu, rơm, rạ đánh thành từng bành và cây bắp khô...tượng tưng cho vụ mùa đã kết thúc tốt đẹp và một lễ hội vui chơi tiếp theo để chấm dứt mùa thu là Hallowen.

Tôi thấy bên tay phải Trang thơ có post một tấm hình tượng trưng mùa thu của vùng nông nghiệp của Mỷ.

Dài quá rồi..thế nào cũng bị sư mẫu "la" mộ tiếng..nói dai như QH.
hẹn nói về lễ hội Hallowen sau.

Thien Thanh said...

Co bao nhieu ve thu thi QH da danh Post len het roi,nhung van tho ca tung mua thu vang tim do ngap troi.Mua thu la mua thi van nhan bang bac la vang roi ,heo may dau ngo..
Thoi bay gio ta hay theo chan VV vao rung hai nam ve do banh xeo,vua nham nhi vua tiep tuc ngam la vang roi,ngam mua thu cham cham troi qua trong sac ao troi long lay...
Xin loi cac ban cai may lam eo nen khong dam viet nhieu,mong chia xe cung cac ban ngan ay...

Nguyen Tue Minh said...

Trong khi ở Bắc Mỹ, Bắc Âu, Nhật Bản... đang rực rỡ, huy hoàng & mênh mông sương khói lửng thửng bước vào thu thì xứ Downunder chúng tôi đang giữa mùa xuân mà trời cứ còn lạnh..."chưa hết một mùa đông" như câu thơ Lưu Trọng Lư độ nào! Mấy ngày trước đây tôi được vài vị học trò cũ & thân hữu gửi cho những hình ảnh tuyệt vời của Mùa thu Japan & Mùa thu Russia! ôi thấy mà thèm được đi lang thang dưới trời thu, giữ rừng thu... biết bao! Nay Trang chủ thêm hình ảnh tuyệt vời sắc thu của đất trời Bắc Mỹ nữa là trọn vẹn! Tôi còn nhớ ở Mỹ, những người yêu mùa thu, cứ vào độ cuối tháng 10 hằng năm, thường tổ chức "Lễ Xem Lá". Họ tập trung từng nhóm bạn bè, lái xe dọc theo miền Đông Bắc Mỹ, từ Boston xuống đến Virgìa, Carolina... vừa đi vừa chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ diệu của thiên nhiên, của trời đất, của sắc thu, hồ thu, sông thu, rừng thu... Ôi chỉ nghe thôi mà đã thấy lòng đám đuối si mê, cảm nhiễm 1 mối tình thu nặng trĩu rồi!

Thơ ca về Mùa Thu thì vô số: từ Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến đến Xuân Diệu, Huy Cận, Hồ Dzếnh, Lưu Trọng Lư, Bích Khê, Hàn Mặc Tử, Đinh Hùng, Nguyên Sa...
Mời quý bạn thưởng thức trích đoạn bài thơ "Khúc hát mùa thu" của Đinh Hùng:

"Hôm nay có phải là thu
Mây năm xưa đã phiêu du trở về.
Cảm vì em bước chân đi,
Nước in mặt ngọc lưu ly phớt buồn!
Ai về xa mãi cô thôn
Một mình trông khói hoàng hôn nhớ nhà!
Ngày em mới bước chân ra,
Tuy rằng cách mặt mà ta chửa sầu!
Nắng trôi vàng chảy về đâu?
Hôm nay mới thực bắt đầu vào thu!"

coxanh said...

ÔI! sắc thu tuyệt vời qua!
Tấm hình quá đẹp, ghen với VIVU đấy , sao khéo chọn con đường đẹp thế mà đi ?

Unknown said...

Thu đến rồi đi

Cảm nghĩa, tình thu đến với Ai,
Nơi đây thu tiễn chẵng đợi ngày,
Buồn thu gió lạnh trời u ám,
Một chén rượu nồng, ta tỉnh say.

tháng 10/2010

quehuong said...

Hi Phương huynh,
Họa bài Thu đến rồi đi, với ý tưởng xa quê, nhớ người và tụ nghĩa đợi chờ.

Cãm tình, tụ nghĩa thu đón ai,
Nơi nao thu đến, đợi bao ngày,
Thu buồn, gió nhẹ..lòng u-ám,
Biền biệt quê người...ta mãi say..?

QH 10-2010

Unknown said...

Hợp ý bạn hiền, PC xin đáp lại:

Hiễu được lòng nhau có mấy ai,
Mơ xưa ước củ đợi bao ngày,
Xóa tan hình ảnh chiều u ám,
Đất nước An Bình, ta vui say.

Chúc vui.

quehuong said...

Đa tạ, Đa tạ....

ngansau said...

Tri âm ,tri kỹ có mấy ai?
Mơ ước mà chi chỉ hao gầy
Quê người vui sống thu vẫn đẹp
Đâu phải quê mình mới vui say!

QH à,cảm thu là một chuyện,mê ai
lại là chuyện khác!

Co May said...

Thu đến nơi đâu muôn sắc màu
Thiên nhiên kỳ diệu đẹp làm sao!
Ước gì mình ghé qua nơi đó
Xem tí rồi về...đỡ khát khao,

Rừng núi Banmê cũng cỏ hoa
Màu vàng khoe sắc đón thu qua
Hoa rừng hoa cúc đua nhau nở
Vẻ đẹp đơn sơ của quê nhà!

tim luc binh said...

Hôm nay ra chợ mua cúc vàng
Có người vưà bảo,ấy thu sang
Phải đâu,hoa cúc quanh năm nở
Xuân hạ thu đông cũng màu vàng!

vivu said...

Hôm nay lại vào được TT như mỗi buổi sáng thức dậy thấy mình còn hiện-hữu !
TT với Mùa Thu Khoe sắc ,thấp thoáng bóng chàng Vivu (?) còn Nàng Thơ cúi lượm chiếc lá vàng làm bằng chứng hôm nay …hấp dẫn quá ! chỉ có trong phim thôi các bạn ạ !
Nói đến Phim và Kịch Nghệ thì Đạo diễn có toàn quyền thay đổi hoặc nhấn mạnh đến một vài góc cạnh mà chính Tác giả không bao giờ ngờ tới …Còn minh họa cho một bài thơ thì thật là khó,Trang Chủ nghỉ xả hơi một kỳ để lần sau trình làng một tác phẩm nhiếp ảnh hay hội họa ưng ý nhé !
Tam Ca QH có cả kho sách nói về Mùa Thu ! Nhưng Thiên Thanh ơi, chuyện Mùa Thu Lá Bay có lẽ chẳng có một thư viện nào chứa hết,nhất là mỗi năm lại thêm nhiều tác giả xuất hiện,chỉ tính khiêm nhường là một phần ngàn đứa trẻ mới sinh ngày hôm nay sẽ là văn nghệ sĩ mai sau thì …không còn chỗ cho Google search !!!

vivu said...

Mùa THU
Mùa Thu có nhiều tác phẩm văn nghệ chào đời,cũng như những biến đổi chính trị,quân sự …có phải chăng VN là một nước nông nghiệp,học sinh được nghỉ hè vừa vì nóng vừa vì giúp đỡ gia đình gặt lúa,và sau đó là niên học mới,vào Thu …có thực mới vực được đạo,nhà thơ mới cởi được áo nhà nông ?

Mùa Thu có nhiều thiếu nữ mang tên Thu ,nhưng vẫn có nhiều chàng mang tên Thu (không lẽ lại là thu-hoạch ! hy vọng sẽ bội thu hơn là bội chi ??

Này Thu,sao sinh nhật của em không trùng vào mùa Thu ? - Bố em đặt tên em là Thư ,có nghĩa là quyển sách đó mà, nhưng tại cái ông thư ký xã đánh máy quên bỏ dấu …

sao... said...

Cúc nở quanh năm trồng nhà kính,
Để dành cúng Phật cúng Ông Bà.
Cúc mùa thu nở trong hơi gió,
Heo may lá rụng Cúc Tình Yêu.
Vạt áo hoàng hoa trong sương sớm,
Mùa thu hoa cúc ngát hương tình.
Tuổi em chừng đã sang thu nhỉ?
Nhưng còn xuân muộn ghé tình si.

Vien Khach said...

Mùa Thu đã đến kìa !
Nhưng,
Xin đừng hỏi ... bao giờ Thu lại đến ?
Mây thôi hờn giăng kín nẻo mù sương.
Để Thu sang trụi lá, gió reo buồn.
Mang giá lạnh lại về bên ta mãi...

VK mượn bài thơ này, để ghi lại cảm xúc của mình trong mùa Thu nay .
VK.

Suong Mai said...

Hồi còn ở Trung học, SM không có gì nổi bật ở môn Việt Văn, vậy mà đặc biệt vẫn nhớ đến những bài Thơ Thu nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Khuyến, thuộc nhất là
THU ĐIẾU
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo,
Tựa gối, buông cần lâu chẳng được.
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.


(Cái vần "eo" sao mà gieo được những câu thơ từ và ý tuyệt vời đến thế.)

THU ẨM
Năm gian nhà cỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe.
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt ?
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.
Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy,
Độ năm ba chén đã say nhè.


THU VỊNH
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ
Song thưa để mặc ánh trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào ?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. (1)



o0o
(1) Ông Đào: tức Đào Tiềm, tự Uyên Minh, từ quan về ở ẩn đời nhà Tấn, nổi tiếng thanh cao.

Suong Mai said...

Mùa Thu năm nay SM cũng được ăn bánh nướng và bánh dẻo Trung Thu, ngọt quá nên một góc tư cho mỗi thứ là đủ lắm rồi. SM nhớ lại hồi còn nhỏ mỗi mùa Trung Thu ngay đầu ngã tư Y Jut'-Quang Trung của thị xã BMT, người ta hay có những quày làm bánh dẻo tại chỗ và bán đủ loại bánh nướng. Chiều tối sau khi ăn cơm xong là SM thế nào cũng ngong ngóng tìm một chỗ sát ngay cái bàn làm bánh dẻo của gia đình Thày Trần Đắc Hiền, chếch một bên tiệm cà phê Đô Thành. Chăm chú theo dõi từ đầu khi người chị đổ bột nếp đã rang và xay nhuyễn thật mịn, làm thành vũng trên mặt bàn, chắc là có lót lớp gì dưới đó rồi cho không thấm nước. Nước đường trong veo được nấu sẵn đã cân đo đúng lượng, pha vào chút nước hoa bưởi thoảng hương thơm , đổ từ từ vào giữa vũng bột. Chị thong thả dùng cây trộn bột khuấy đều theo vòng tròn, trộn dần bột vào nước đường cho thành hỗn hợp quyện dẻo lại, không hề bị vón cục mới tài chứ. Giai đoạn nghỉ ngơi hình như khoảng 30 phút chắc là cho bột nở ra, trong khi đó bàn cán bánh đã được chuẩn bị rây sẵn một lớp bột áo cho khỏi dính. Khối bột được cán nhanh tay, xắn từng khúc ,sau lăn tròn thành khối dài , cắt những phần đều nhau, mỗi phần sẽ là một cái bánh sau này. Ăn nhiều lần SM thấy thường là nhân bánh dẻo thập cẩm pha trộn hạt dưa, mứt sen, mứt bí, hạt điều, tỉ lệ nhân và bột khoảng 1:2. Những cục bột dẻo nhỏ được cán ra mỏng chừng 3 mm giữ trên tay, múc nhâh vào rồi giáp mí vo tròn. Cuối cùng là cái khâu mà SM thích nhất, chị rây nhẹ lớp bột thiệt mỏng vào khuôn gỗ, ấn cục bột vào giữa khuôn, chỗ giáp mí xấu xí thì ở trên, cẩn thận dàn đều bốn góc mạnh tay để mặt bánh được hoa văn rõ nét sắc cạnh. Hồi hộp và căng mắt ra chờ gõ nhẹ hai cái hai bên hông khuôn , úp khuôn bánh gõ thật mạnh một cái trên mép của bàn trong khi bàn tay kia hứng cái bánh rớt ra , thiệt gọn gàng đẹp con mắt. Sau này SM mới biết là bánh dẻo mới làm ra không có ăn liền, ít nhất phải một ngày sau khi ấy bánh trong hơn. Không để bánh trong tủ lạnh vì sẽ cứng bột mất độ dẻo. Đây không phải là ký ức chọn lọc gì hết nhưng không hiểu sao mỗi lần nhìn chiếc bánh dẻo SM lại nhớ như in kỷ niệm bé thơ này này. Tất cả cảnh vật chốn cũ đã đổi dời theo biến chuyển của thời gian như một quy luật, ngậm ngùi và chấp nhận phải không?

HUONG said...

Các bạn thơ ơi,

Mùa thu đối với NT thì ăm ắp kỷ niệm của Ngày Tựu trường và thường thì lúc nào cũng bắt đầu bằng những hạt mưa bay phớt tà áo học trò

Tháng 10 dịu dàng như con gái và nhỏ nhẹ như lời tỏ tình khi những giọt mưa chỉ vừa đủ ướt tóc em rơi quanh sân trường

Thèm được có lại cảm giác ôm cặp với sách vở thơm giấy bao mới phải không các bạn thơ ?
Thèm được ngắm nghía mình trong tà áo mới may trước khi nó kịp rách toạt trong giờ chơi u mọi .
Thèm được nôn nao nhìn mặt nhau trong buổi khai trường để biết đứa nào điệu hơn năm ngoái hay đã có bồ mà chưa kịp khai ra với lũ bạn nghịch ngầm .
Thèm được khoe đôi guốc sơn mới . Thèm được đi lại cảm giác mình lớn hơn năm học cũ ... để là anh, là chị trong sân trường, để nghiêm hơn một tí !

Và rồi hai câu nói đã không thể nào quên được ...
- Coi chừng mày té ! Lũ bạn sẽ vừa la tướng lên vừa lẹ làng nắm vội tà áo, bất kể nắm được vạt áo nào của chiếc áo !

- Cẩn thận, cô bé ơi ... coi chừng té - Thế là chàng vội vàng ... Một Lần Nắm Tay Bất Ngờ biết đâu như là thiên định

Thế đấy, mưa Thu của những ngày Tựu trường trong trí nhớ NT như thế đó ...

Suong Mai said...

Tại sao lá lại đổi màu vào mùa thu?
Trong những vùng có 4 mùa rõ rệt như Nhật Bản, Bắc Mỹ, Canada, v.v., khi bước vào mùa thu là cây lá bắt đầu thay màu như người đàn bà thay lớp trang điểm - thường rất là sặc sở nhưng đôi lúc cũng rất “đìu hiu” tùy theo vùng địa lý và thời tiết. Đây là một hiện tượng tư nhiên do ánh sáng mặt trời chế ngự sinh lý của giới thực vật và được gọi là "Quang Chu tính" hay "Photoperiodism".
Khi mặt trời ngã về phía Nam của trái đất (tức là vào thu), giờ có ánh nắng càng ngày càng ngắn hơn ở phía Bắc bán cầu. Điều nầy làm chậm lại sự hợp thành chất diệp-lục-tố (chlorophyll) trên lá vì biết rằng mùa sinh trưởng sắp hết. Diệp-lục-tố như tên của nó đã nói lên, là chất có màu lá xanh rất cần cho quá trình quang-hợp. Vì thế khi còn diệp-lục-tố thì lá cây sẽ còn màu xanh.
Nhưng sao lá lại đổi sang màu vàng, đỏ hay nâu?
Thực ra trong lá cây còn nhiều sắc-tố hay chất có màu (pigments) khác tùy theo giống hay loại cây.
Chất hóa học "carotenoids" là những sắc-tố màu vàng, cà-rốt hay vàng nâu-lá-bắp thường có mặt trên lá quanh năm. Thêm vào đó là những chất "anthocyanins" có màu đỏ hay hồng, được tạo ra vào cuối hè trong tế bào lá của loài cây có nhiều chất đường như là cây maple, oak, sweetgum và dogwood khi chất đường tích lũy nhiều trên lá cây. Trong mùa sinh trưởng ấm áp như Xuân hay Hạ, những sắc-tố nầy bị chất diệp-lục che mất. Đến khi lá không còn chất chlorophyll thì đương nhiên chất gì bền và còn lại sẽ nỗi bậc ra.
Nhưng tại sao lá khô và rụng không chịu ở mãi trên cành cho ta ngắm?
Khi Thu đã vào cuối mùa, nhựa cây sẽ đặc ra làm cho sự di chuyển trong mạch lá chậm lại. Điều nầy cần cho sự chuẩn bị của cây trước khi mùa đông đến. Khi mạch lá bị nghẽn sự liên kết giữa lá với cành sẽ mất đi dần. Dưới sức hút của trái đất cùng với gió "Bấc" thổi về, lá ta rồi cũng phải buông tay để bay theo luồn gió cuốn!
Tại sao lá Thu chỉ đẹp ở vùng nầy mà không đẹp ở vùng khác?
Đó là yếu tố do Địa lý và giới thực vật chi phối. Ở Bắc bán cầu, miền ôn và hàn đới thường có 4 mùa rõ rệt nên cây lá có mùa Thu để chuẩn bị đi vào mùa Đông vì biết rằng mình không giữ lá được trước cái lạnh làm đông đặc lá cành của mùa đông. Riêng cho loài cây lá kim vì cây tiết ra chất sáp để bảo vệ lá nên lá còn nằm trên cây ngay cả mùa Đông. Thường rừng có nhiều cây quảng diệp (lá rộng) có màu sặc sở hơn rừng toàn lá kim (như thông hay tùng).
Nếu bạn ở vùng Đông Bắc, Mid-Atlantic, Virginia, Carolina, Midwest hay Nam Canada, tuy không có núi cao như miền Tây Bắc, nhưng ông trời lại cho ta một cảnh Thu tuyệt vời vi vùng nầy có nhiều rừng cây lá quảng diệp như cây red maple, silver maple, sugar maple (hình lá quốc kỳ Canada), ash, elm, sumac, redbuck, oak, v.v. Vùng Vermont hay New England nổi tiếng là vùng có cảnh Thu cực kỳ quyến rũ. Đối với tôi, cái đẹp của vùng nầy có lẽ - ngoài cái yếu tố khí hậu khắc nghiệt cùa địa lý (chỉ tương tự với Mãn Châu TQ), là do cái yếu tố lịch-sử văn-minh đóng góp vào. Cảnh của vùng nầy thường đi theo với những dấu tich nhân tạo như những giáo-đường thơ mộng, những Barns (nhà trữ) củ kỹ hàng trăm năm, cầu covered bridges (cầu che) lạ mắt, những làng mạc rãi rác trong thung lũng nhỏ hay trên đồi xanh. Đây là một sự hài-hòa của thiên nhiên và con người cùng cộng tác với nhau để tạo ra một bước tranh tuyệt đẹp.

Suong Mai said...

Đương nhiên chúng ta khó quên được cảnh Thu ở Nhật. Cái đẹp mùa Thu ở vùng Nikko gần hồ Chuzenji hay Okunikko, vùng Hakone và Yamanaka-ko dưới núi Phú Sĩ, vùng Kyoto gần Arashiyama và Kinkakuji, hay vùng Shiga-kogen thực là khó tả qua lời.
Ở Tokyo nếu anh em nào có dịp đi bộ trên đường Hongo Dori trước cổng trường Todai vào mùa Thu lá đỗ, chắc còn nhớ những chiếc lá Ichou (i.e. ginkgo - lá cây bạch quả hay cây công-tôn) vàng ánh bay phất phới theo cơn gió cuốn. Có một buổi chiều tà gió Thu lạnh thấm da đó, tôi đi ngang qua quán-ăn dã chiến "yatai" trước tiệm tạp-hóa khai nghiệp từ thời Edo tên là "Yoshinoya"(?) gần nhà ga Hongo Sanchome. Lúc đó ông bếp đang nướng những xâu yakitori (thịt gà lụi) đỏ bỏng. Mùi thịt và mùi "Tare" ôi cha sao mà thơm quá, nó làm cho ruột tôi sôi sục, nước dãi chảy đầy mồm. Tôi dừng chân định mua một xâu ăn cho đã thèm nhưng rồi lại do dự vì nghĩ đến vợ hiền và con thơ đang chờ cơm tối ở nhà. Thế rồi tôi vội vã cất bước chạy về phía nhà ga subway dưới đường cố dằn cơn đói sau một ngày làm việc bận rộn ở phía bên kia đường….. Rồi quá vô tình tôi dẫm lên những chiếc lá ichou vàng khô...Ôi tội nghiệp cho lá ta! Mùa Thu đến chi để lá phải lạc loài như thế nầy?. Xong tôi cúi xuống lượm một lá Công-tôn vàng ánh rồi kẹp vào trong trang sách mang theo mình trước khi thả thân vào đợt sóng người xô đẫy vào cửa nhà ga của đường xe hầm Yamanouchi ....
Huỳnh Văn Ba

vivu said...

Các Bạn Thơ ơi !
Hôm nay Vv thú tội “ trước bình minh” !
Tại sao tôi yêu Mùa Thu mà tôi cũng ghét Mùa Thu ??

“ Mùa Thu đi sau mùa Hạ,tôi được từ giã cái cuốc cái xà-gạc để cắp sách đến trường .Tôi mê chơi – nhưng bố già lại quen biết các Thày Cô giáo - tỉnh nhỏ mà- lúc ấy cột đèn trung tâm thành phố chỉ có 3 ngọn mà thôi chứ chưa được 5 ngọn đâu ! Bố già biết tỏng tòng tong cái thời khóa biểu của tôi ! Nên chỉ còn cách bắt chước (hay đầu têu) cùng các bạn xóm nhà lá bàn cuối lớp - nhảy cửa sổ ,leo rào,qua bên kia con đường ,vào ngồi thiền trong quán café Mây Hồng nghe nhạc Trịnh !!!”

“ Mùa Thu , Tôi thất tình ! - Bụt nhà không thiêng ? hay lúc đó Vv chỉ là tên cù lần- cơm cha áo mẹ - nên những nàng áo dài xanh xanh chê .. êêêê ! (sau này gặp lại,các nàng lại đổ thừa là tại tôi chê Banmê !!!????) –
Lúc ấy Tôi chưa biết uống rượu ! Nên Cafế Mây Hồng được chứng kiến người khách quen uống một lúc 3 ly café : 1 đen cho chính mình,1 sữa cho bạn bè và 1 đá cho ai đó …!!! Và chỉ 5 phút sau thì lăn quay (bạn bè dìu về nhà bạn gần đó, đến 10 giờ sang hôm sau mới thức dậy)
Bây giờ thì uống rượu túy lúy càn khôn cũng không tìm lại được cảm giác khi xưa đó ! “

Các bạn có muốn nghe tiếp nữa không thì cho tôi biết,tôi sẽ kể tiếp về chiếc xe đạp không thắng không bọc-ba-ga của tôi trên đường rong ruổi kiếm tìm Nàng Thơ …
(còn tiếp)

HUONG said...

Các bạn có muốn nghe tiếp nữa không ...

MUỐN !!!

HOA VĂN said...

Thấy có dính dáng đến quê ta nên chép chơi.
SAO EM KHÔNG VỀ BUÔN MÊ THUỘT

_Sao em không về Buôn Mê Thuột
Ngồi uống càphê giữa đám đông
Không thèm nói,không thèm mặc cả
Rồi xuống đường đêm bước ngược dòng

_Sao anh không về đó với em?
Đường vàng vuông góc với đường đen
Hoa viên khép nép chờ trăng trối
Chờ suốt muà thu mắt đổ ghèn

_Ta sẽ cùng nhau hát nhạc tình
Đừng sầu quá độ,hãy làm thinh
Với bão,với mưa ,và với nắng
Với tới lui và với tử sinh

_Rồi khi mưa xuống ,ta ngồi nhớ
Những phố rong rêu của Sài Thành
Những mắt thâm quầng ,ồ những mắt
Tròng vàng chen lấn với tròng xanh ...
TKH

Thien Thanh said...

ViVu a,NT noi rat dung TT cung muon nghe gio "VV!" ke chuyen ..xua!!

sao... said...

Nhân đọc comment của Vivu nhắc về BMT, tui cũng nổi hứng muốn viết ít dòng về cái tình cảm đã nảy sinh ở “quê hương tuổi trẻ” của mình.
Tất nhiên là tui không có duyên “ăn nói” ngộ nghĩnh và thú vị một cách cô đọng như Vivu, một bạn thơ tui rất mến phục cái tài dí dỏm.
Thời mới lớn, tui chẳng hề đưa mắt mơ màng nhìn mùa thu tới, chiếc lá vàng buông tay rụng xuống chẳng hề chao động mảy may tâm hồn tôi.
Cho nên tui cũng chẳng biết hình dung mùa thu nó ra sao? Chỉ có một bản NHẠC THU liên quan tới một người con gái mà tui đặt là NGƯỜI THU của tui.
Trước đó, tui có để ý đến một người con gái trắng trẻo ngày ngày vẫn đi cùng một cô bạn làm việc ở Toà Hành Chánh Darlac. Thích lắm! Nhưng con thỏ vẫn còn đeo sau lưng nên đâu dám làm quen. Đến một ngày, tui và một người bạn bước vào một quán cà phê chẳng thể còn nhớ tên là Thiên Hương, Địa Hương gì đó. Kéo ghế ngồi ở một bàn trống trong ánh đèn xanh đỏ tím vàng mù mù mờ mờ của quán. Cà phê được đem ra, uống một ngụm rồi định thần nhìn chung quanh. Chao ơi! Nàng ngồi ngay bàn kế bên cùng với cô bạn. Đi vào quán cà phê với bạn gái có nghĩa là nàng đang solo?
Hai tia nhìn chạm nhau, nàng nở một nụ cười đẹp nhất tui được thấy từ trước cho đến lúc đó rồi khẽ gật đầu chào. Hồn phách lơ mơ, tui máy móc chào lại. Một giọng Huế thỏ thẻ đầy âm sắc cất lên. Là nàng bắt chuyện làm quen trước đó nghe. Ngay lúc đó, chiếc Tape Magnétéphone AKAI của quán phát bài MÙA THU CHO EM của Ngô Thụy Miên mới phổ biến.
Em có nghe...mùa Thu mưa giăng lá đổ.
Em có nghe...nai vàng hát khúc yêu đương...

Vậy đó, mãi mãi cho tới bây giờ, mỗi khi nghe lại bài hát ấy, trong tâm trí của tui vẫn hiển hiện hình ảnh nai vàng uống nước bên bờ suối, đồi xanh, lá vàng với nụ cười con gái ấy bay trong hơi gió thu, nhưng khúc yêu đương chẳng bao giờ được cất lên...

Ờ phải, giờ Vivu nhắc tui mới nhớ cái bùng binh trước Nhà Thờ Chánh Toà BMT gọi là cột đèn ba ngọn chớ không phải năm ngọn. Những con số cứ lẫn lộn trong quá khứ chập chùng.

Suong Mai said...

...Và chỉ 5 phút sau thì lăn quay (bạn bè dìu về nhà bạn gần đó, đến 10 giờ sang hôm sau mới thức dậy)
Chà chà, không biết Vivu say cà phê hay say men gì đây ?
Xin bạn cứ tiếp tục Lời tự thú trước bình minh, mới mở đầu mà cũng cuốn hút quá, hèn chi Như Thương la lên "MUỐN" thật to.

quehuong said...

Nói đến mùa thu vùng Bắc Mỷ là phải có cả lễ hội Halloween, ngày này đến vào cuối tháng 10, và chuẩn bỉ rời mùa thu để sang đông. Năm nay ngày Halloween sẻ là ngày chủ nhật 31-10. Ngày này các trẻ em với các trang phục ma quái sẻ đi từng nhà để xin bánh kẹo, nhiều trang phục ghê rợn và cũng có nhiều trang phục rất dể thương cho các em nhỏ, thường thì các trung tâm thương mại sẻ tổ chức Halloween ban ngày để cho mẹ có thể đưa các em nhỏ với những trang phục ngộ ngĩnh đi dạo từng cửa hàng và các cửa hàng cho kẹo bánh cho các em..ban đêm thì thường là các thiếu niên nam nử cùng đi từng đoàn, đến các nhà hàng xóm mà bấm chuông...nhà nào tham dự thì để đèn cửa cháy sáng, còn nếu không muốn các em ghé gỏ cửa thì tắt đèn đi.
Đây là một ngày lễ hội rất đặc biệt thường thì ở vùng nông nghiệp...
Tiếp theo mời các bạn cùng xem ý nghĩa của ngày hội này.

quehuong said...

Lịch sử và ý nghĩa lễ hội Halloween


Lễ Hội Halloween

Ngày cuối cùng của tháng Mười dương lịch là ngày Halloween. Đây là một lễ hội bắt đầu vào buổi chiều tối ngày 31-10 cho tới 12 giờ đêm. Trong dịp này, trẻ em và thiếu niên được mặc "y phục Halloween" để đi đến từng nhà, gõ cửa để nhận kẹo và chúc tụng... Theo tục lệ, các em nhỏ thường cầm theo lồng đèn làm bằng vỏ quả bí ngô được đục theo hình mặt người để ánh sáng xuyên ra ngoài...


Những cuộc hội hè vui chơi trong đêm Halloween thường xoay quanh các đề tài như chuyện may rủi trên đời, các chuyện kể về ma quỷ và phù thủy...


Nguồn gốc chữ Halloween

Thánh Lễ được truyền giảng vào ngày này gọi là Allhallowmas. Thời gian đêm trước ngày "Các Thánh" (hay Chư Thánh) đã được xem như là All Hallows Eve hay Halloween. Nguyên nghĩa chữ "Hallow" là Thánh. Halloween là lối viết tắt của "All halows’ Evening."


Các tập tục trong ngày Halloween

- "Trick Or Treat" Đây là sinh hoạt chính của hầu hết trẻ em và thiếu niên tại Hoa Kỳ trong đêm Halloween.
"Trick" nguyên nghĩa là: đánh lừa, trò chơi tinh ma nghịch ngợm: "Treat" là tiếp đón, đối xử tử tế, tiếp đãi. Các em nhỏ và thiếu niên, thanh niên hóa trang với áo quần và mặt nạ hình ma quỷ, rồi cầm lồng đèn đi từ nhà này sang nhà khác trong xóm, gõ cửa và nói "trick or treat." Câu này có nghĩa là: “Nếu muốn chúng tôi không chơi xấu thì hãy đãi chúng tôi cái gì đi.” Thông thường những người láng giềng luôn luôn muốn tránh việc "trick" nghĩa là chơi đòn đánh lừa nên thường tiếp đón (treat) chúng bằng kẹo và trái cây (theo tục lệ có nhét đồng tiền ở bên trong).


Biểu tượng chính của đêm "Halloween" là cái đèn lồng của chàng Jack - "Jack-ó-lanterns." Các biểu tượng phụ là phù thủy, ma quỷ và mèo đen.


Truyền Thuyết Về Halloween

Theo truyền thuyết của nước Ái Nhĩ Lan (Ireland) thì từ ngữ "Jack-ó-lanterns" đến từ một người có tên là Jack. Jack là một chàng thiếu niên đã chết nhưng linh hồn không được phép vào Thiên Đàng vì lý do: lúc sống, anh ta vốn là một người tham lam, bủn xỉn, thường cất giấu tiền bạc, keo kiệt không hề bố thí cho ai một chút gì. Thế nhưng anh ta lại cũng không thể vào Địa Ngục vì lúc còn sống anh ta đã từng chơi đùa với ma quỷ, nên quỷ không bắt anh.
Chuyện kể rằng: một hôm có con quỷ đến quấy phá một vùng dân cư, chẳng may bị báo động, người ta đến cầu cứu các vị tu sĩ đem các vật thánh đến "yểm" và "khóa các cửa" ra vào. Thế là con quỷ bị bắt... Jack đã nhận ra đó là con quỷ thường vui đùa với mình và Jack đã tìm cách gỡ vật "yểm ma quỷ" mở đường cho quỷ chạy thoát.


Để đền ơn cứu mạng, quỷ hứa với Jack là sẽ không bắt hồn Jack về Địa Ngục. Do đó, khi Jack chết vì một tai nạn, hồn Jack bị Thiên Đường từ chối. Jack liền tìm đến Địa Ngục, nhưng quỷ không cho vào... vì lời hứa trước. Thấy Jack lạnh lùng khổ sở, quỷ bèn lấy một ít than hồng ở Địa Ngục bỏ vào trong ruột một quả bí ngô và đưa cho Jack để sưởi ấm... trên đường trở lại trần gian. Để cho không khí thông vào nuôi lửa, Jack phải đục thủng quả bí ngô... và ánh lửa từ trong đã chiếu ra soi sáng nẻo đường lang thang của Jack. Có lẽ Jack phải cầm đèn đi lang thang trên mặt đất cho đến ngày phán xét cuối cùng của nhân loại.
...

quehuong said...

Ngày Halloween bắt nguồn từ đâu?

Lễ hội Halloween ngày nay bắt nguồn từ dân tộc Celt, là một dân tộc sống cách đây hơn 2.000 năm trên các vùng đất bây giờ là Anh quốc, Ái Nhĩ Lan và miền Bắc nước Pháp.

Dân tộc Celt bắt đầu năm mới vào ngày 1 tháng 11 Dương Lịch. Một lễ hội được cử hành vào đêm trước năm mới để vinh danh vị thủ lãnh đã quá cố là Samhain. Ngày lễ hội này báo hiệu sự bắt đầu của mùa lạnh, của những ngày tối tăm thường được liên kết với sự tàn tạ và sự chết của loài người. Dân tộc Celt tin rằng Samhain cho phép những linh hồn người chết được trở về nhà trên trần gian vào đêm hôm đó.


Vào năm 43 (Tây lịch kỷ nguyên), người La Mã chinh phục vùng đất của dân tộc Celt và cai trị khoảng 400 năm (vùng này bây giờ là Anh Quốc). Trong giai đoạn này có hai lễ hội Samhain của dân tộc Celt. Một trong hai lễ đó là FẺALIA được cử hành vào cuối tháng Mười để vinh danh những ngưòi đã chết, lễ thứ hai dành cho Pomona, nữ thần La Mã về cây và quả. Có lẽ vì nữ thần Pomona mà quả táo (apple) đã được kết hợp vào lễ hội Halloween. Sau ngày lễ Chư Thánh, tại Anh Quốc, còn có ngày "Các vong hồn" vào mồng 2 tháng 11. Tại Anh Quốc, Halloween đôi khi được gọi là Nutcrack Night or Snap Apple Night vì mọi người trong gia đình ngồi quanh lò sưởi kể chuyện và ăn đậu phụng rang hoặc nhai "táo".

Vào ngày "Các vong hồn," những người nghèo đi "khất thực cô hồn" (went-a-souling) và họ sẽ được bố thí bánh trái gọi là "soul cakes" (bánh vong hồn) để họ hứa là sẽ cầu nguyện cho "các vong hồn."
Halloween đến Mỹ do những di dân đầu tiên, đa số đến từ Anh Quốc và một số từ các vùng thuộc dân tộc Celt, họ đã đem qua Mỹ khá nhiều phong tục khác nhau. Nhưng vì nhiều lý do, mãi đến thập niên 1800 mới trở thành tục lệ được nhiều người hưởng ứng.

Trẻ em vui chơi Halloween

Vào giữa thế kỷ 19, tục lệ "trick or treat" chưa được phổ biến ở các thành phố lớn vì ở những nơi này "hàng xóm láng giềng" hầu như không có; nhiều người ở cạnh nhau mà không quen biết nhau, cho nên Halloween đôi khi gây ra những sự việc tai hại. Ngày nay, nhiều cộng đồng, nhiều tổ chức đã đứng ra bảo trợ các tục lệ vui chơi của ngày Halloween, nên nó đã trở thành một ngày lễ hội rất được chào đón của thiếu niên và một số thanh niên.
...

quehuong said...

Ý Nghĩa Của Ngày Halloween

- Ý nghĩa giáo dục

Hành động và cuộc đời của Jack đã trở thành những kinh nghiệm để tuổi trẻ rút ra một bài học làm người, đó là:
- Sống không nên tham lam, bủn xỉn, keo kiệt
- Phải có lòng bác ái, từ bi, biết giúp đỡ kẻ khó khăn
- Không nên chơi đùa với ma quỷ. Ma quỷ hiểu theo nghĩa bóng là những trò lừa lọc, đe dọa, làm cho người khác sợ hãi, những việc làm tinh quái do trí thông minh và tưởng tượng của tuổi trẻ sáng tạo ra có khi làm hại đến người, đến xã hội... Chơi đùa, giao du với ma quỷ sẽ dễ bị cám dỗ đi vào đường tối tăm và tội lỗi.

Giới trẻ Việt Nam chào đón Halloween (Hình ảnh: VNN)

Tuy nhiên, chuyện anh chàng Jack trong đêm Halloween cũng ghi nhận một thái độ sòng phẳng của quỷ, đó là "ân đền, oán trả" và "giữ lời hứa." Dù rằng sự "giữ lời hứa" này đã làm cho Jack rơi vào thân phận cô hồn lang thang vất vưởng.
Đối với các xã hội Âu, Mỹ Halloween đã trở thành lễ hội vui chơi hằng năm cho trẻ em và cả người lớn. Ít người quan tâm tìm hiểu ý nghĩa nhân bản của nó.


- Ý Nghĩa Nhân Bản:

Nếu đào sâu hơn, có lẽ sẽ tìm thấy tính cách nhân bản trong câu chuyện. Thử đặt câu hỏi: tại sao dưới ánh sáng khoa học và kỹ thuật mà các nước Âu, Mỹ vẫn dành một ngày lễ hội cho người của "cõi Âm" mà đại diện là chàng Jack?
Jack là nhân vật tưởng tượng nhưng đã thực sự hiện thân trong cuộc đời, trong thân phận làm người... mà lại là một người cô đơn. Khi chết, Jack trở thành cô hồn, không chỗ dung thân... Thiên Đàng và Địa Ngục đều từ chối!


Truyền thống lễ hội Âu Mỹ đã dành cho Jack một ngày. Một ngày được trở lại với cõi dương. Trong ngày đó, Jack có thể sống vui chơi thoải mái, vì người sống đã hóa trang thành ma quỷ để linh hồn Jack có chỗ trà trộn vào cho đỡ cô đơn. Đây là ý nghĩa nhân bản của lễ hội Halloween.
Với ý nghĩa nhân bản này, ngày lễ Halloween và Rằm tháng Bảy Âm lịch của nước ta có thể xem như là ngày hai cõi Âm, Dương hội ngộ trong niềm thương cảm bao la...

vivu said...

Hôm nay vào Trang Thơ

Cám ơn các bạn đã khuyến khích Vv viết tiếp những câu chuyện “ngộ nghĩnh + xa xưa + cô đọng ..vv…”

Thật ra thì bị NgộNhận hơi nhiều nên Vv mới nghiệm ra : cái vốnliếng chữ Việt của mình lâu nay ít ỏi ! nên mới đi tìm “chữ” ! có những chữ bị đào thải theo thời gian,có những chữ đọc lên cười sặc sụa ; như Trường ‘Sư Mẫu” có nghĩa là Sư Phạm Mẫu Giáo ! có chữ cười ra nước mắt : Buồn quá = buồn quá … khứ !

Cám ơn bạn CM và KC có những ý kiến về chữ ‘ LÀM’ trong ‘làm Thơ' mà các huynh tỷ khác chỉ cho biết – tôi chỉ xếp những câu văn vần lại với nhau …

Các bạn cũng hãnh diện ;Trang Thơ mình có người đã tốt nghiệp Thủ Khoa ĐH VănKhoa,có người in Thơ rất nhiều,khiêng đến vẹo xương sống ..nhưng vẫn khiêm nhường không chỉ vẽ cho Vv , để cho NS Ngọc Lễ chiếm mất tiên cơ khi bai hát “ Làm thơ tình em đọc – cô học trò trường tôi …” ra đời …

Nhân dịp này ,Halloween sắp đến,QH đã có bài khảo cứu, Không lẽ “làm thơ” cũng như “làm Toán” cần có một vài công-thức làm khuôn mẫu hay sao ?!

Nhắc về Banmê, cám ơn Hoa-Văn đã post bài “Sao em không về BuônMaThuột ?”của TKH .
Bài thơ làm cho Vv xúc động…phải về thôi! bạn bè đã mua sẵn vé cho Vv,vì biết rằng Vv nghèo vạn cổ …

Và theo thời gian,cái xứ Buồn Muôn Thủa ấy, được mang nhiều tên : Cao Nguyên trung Phần, Tây Nguyên, và bây giờ là Đại Ngàn ! (Đại Ngàn không có trong tự điển Việt-Việt ,mà lại có trong tự điển Việt-Anh :là vùng núi cao ,rừng rậm rạp (thick forest,jungle) !!!)

…mặt trời lại mọc rồi,xin hẹn lần sau ..

la thu vang said...

Vi Vu ơi,
uống cafe mà lăn quay thì tôi mới nghe lần đầu,thú vị thật.Vì cái món này ngày xưa ở Bmt tôi cũng "mê" lắm,nhưng càng uống càng tỉnh rụi.Thôi cơ địa mỗi người 1 khác nhau.
Còn nói về rượu,"luý tuý càn khôn" thì đúng quá rồi.Có vé về Vn rồi hả? đã uống rươu "bầu đá" ở xứ Quãng chưa? (tui chỉ nghe em g/viên giới thiệu),còn "gò đen" xưa rồi phại không?
Là phụ nữ mà sao tôi thích chữ "say" ghê.tôi chỉ biết cảm giác say như thế này.Tôi thường được mời (gần như thường xuyên),và sau mỗi bữa tiêc,chắc chắn là "có say" dù tôi uống chỉ có 3 thắng "ken" thôi.Cảm giác "lâng lâng",cười toe với mọi người và tăng tốc chạy trên đường...thấy mát rượi,dù Thiên đường ,Địa ngục thấp thoáng đâu đó cũng chẳng hay.
Say rượu,say men tình,vắng em rồi say với ai? đủ các thứ say phải không ViVu,cả PhiToàn nữa,bạn trẻ này cũng thấm men rượu,men đời lắm đây.Tháng sau,ngày Nhà giáo VN Cô về Bmt đó,lên nhà Cô uống "rượu chat".Còn VVu khi nào về nhớ kết hợp nhâm nhi với "gà nướng lá mật" nhé.
Thôi trên tt hẹn hò ăn nhâu thật không phải,các bạn thơ đừng phiền nhé.
Mượn 2 câu của nhà thơ NDuy có rượu có say để khg nói lòng vòng:
Cứ là rượu của chúng sinh,
Cho ai nhấm nháp cho mình say sưa!"

phitoan said...

Lâu ngày không vào Trang thơ, giật mình bởi mọi người "nhiều chuyện quá". PT cũng chúc mừng Trang thơ luôn tươi đẹp đấy. Về mùa Thu, PT rất thích bản nhạc Thu quyến rũ của Đoàn Chuẩn mà mọi người đều biết. Riêng trong phần lời có câu:"Mây bay về đây cuốn (cưới hay cuối ...)PT thích từ cuốn hơn.
Hy vọng được gặp Lá Thu Vàng vào 20/11 để uống rượu chát và bàn về Thu tiếp. Cảm giác say của LTV đúng là say đấy; đời vui hơn, người đẹp hơn, thơ văn nhạc còn tuyệt hơn nữa.PT bổng thèm rượu quá!

phitoan said...

Lâu ngày không vào Trang thơ, giật mình bởi mọi người "nhiều chuyện quá". PT cũng chúc mừng Trang thơ luôn tươi đẹp đấy. Về mùa Thu, PT rất thích bản nhạc Thu quyến rũ của Đoàn Chuẩn mà mọi người đều biết. Riêng trong phần lời có câu:"Mây bay về đây cuốn (cưới hay cuối ...)PT thích từ cuốn hơn.
Hy vọng được gặp Lá Thu Vàng vào 20/11 để uống rượu chát và bàn về Thu tiếp. Cảm giác say của LTV đúng là say đấy; đời vui hơn, người đẹp hơn, thơ văn nhạc còn tuyệt hơn nữa.PT bổng thèm rượu quá!

sao... said...

Ái chà! Trang Thơ có nhiều bạn thơ "biết" nhậu quá!
Uống chút rượu vô thì hơi men bừng bừng, hồn bỗng lâng lâng, những câu thơ được viết ra chắc sẽ bay bổng hơn. Chẳng vậy mà người xưa có câu "bầu rượu túi thơ". Coi cái gương Lý Bạch đời thịnh Đường đó, uống rượu vô viết ra những bài thơ lưu danh thiên cổ.
Tui uống rượu thì giống thằn lằn uống nước cúng, ngồi vô bàn mới nghe hơi rượu rót ra mà nghe như đã muốn say nên chưa tận hưởng được sự sung sướng ấy.
Trước cơn bão Megi, tui có đi ra Bình Định. Xuống xe ở ngã tư Gò Găng (nơi có những chiếc nón lá nổi tiếng), tui quẹo trái vô phi trường Phù Cát rồi thọc sâu vô trong núi khoảng 10 cây số để...bắt khỉ.
Anh em mời tui nhậu một bữa rượu Bầu Đá. Mới uống chút xíu đã say nên chưa rõ hương vị nó đậm đà cỡ nào. Tỉnh dậy, quơ tờ báo Bình Định thấy có bài viết về loại rượu nầy, xin trích dẫn mới các bạn thơ thưởng lãm.

sao... said...

RƯỢU BẦU ĐÁ

Không biết câu ấy có từ lúc nào mà làng nhậu ở Bình Định luôn nhắc nhở mỗi khi lâm cuộc (rượu)...


Bầu Đá mà nhấm mực khô
Có về âm phủ, (cũng) đội mồ mà lên



Không biết câu ấy có từ lúc nào mà làng nhậu ở Bình Định luôn nhắc nhở mỗi khi lâm cuộc (rượu). Theo sự phỏng đoán của chúng tôi thì đây là một câu ca dao mới, rất mới vì lẽ rượu Bầu Đá mới xuất hiện chừng dăm ba chục năm trở lại đây. Xuất xứ câu nói vui này có lẽ từ dân lưu linh ở đất võ, nó phảng phất giọng điệu của nhà văn, nhà ẩm thực họ Nguyễn. Thảo nào, dân nghiện rượu, nhâm nhi con mực khô với rượu Bầu Đá rất hấp dẫn kia, đến nỗi dù có chết rồi vẫn đội mồ sống lại cũng là lẽ nói vui có thể chấp nhận được.

Xin mời bạn về Bình Định - Quy Nhơn, đi một vòng bạn sẽ thấy nhan nhản những tấm bảng đặt trước cửa hàng rượu Bầu Đá. Chưa biết rượu ngon đến mức nào nhưng chỉ thấy những tấm quảng cáo rất bình dân kia cũng đủ lôi cuốn bạn rồi. Danh tiếng thứ rượu này vang dội, đắt hàng đến nỗi các quán cóc, dù không phải rượu Bầu Đá thứ thiệt cũng cứ ung dung lên bảng rượu Bầu Đá. Cái cảnh treo đầu dê bán thịt chó trở thành bình thường. Thế mà người ta vẫn chấp nhận.
(Tui cũng bị mấy thằng cha người miền Bắc bán quán nhậu ở Sài Gòn quảng cáo Rượu Bầu Đá nấy lấy công thức ở Bình Định, nhưng nấu tận miền Bắc đem vô nên đặc biệt hơn. Ai mà biết!)

Người ta ca tụng cái vị ngon, thơm của nó. Đây là rượu nấu thủ công như rượu Làng Vân ngoài Bắc hay Nàng Hương trong Nam. Bầu Đá là tên cái bàu, xung quanh bờ chập chùng toàn loại đá núi nhẵn nhụi vì do nước suối bào mòn và chảy vào đó. Bàu ở xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Con suối không lớn nhưng quanh năm đều có nước chảy rỉ rả. Dân làng lấy nước ở đấy dùng trong sinh hoạt, kể cả việc nấu rượu. Rượu nấu trong nồi đất lớn, dụng cụ chưng cất toàn bằng tre nứa, không dùng đồ kim loại. Có lẽ vì thế mà rượu thành đặc biệt chăng?

Lúc đầu rượu chỉ dùng ở địa phương. Một hôm có đoàn khách lạ trong đó có cả người Nam, Bắc. Dân làng đãi bữa nhậu rượu Bầu Đá và khô mực. Cái ngon được xác nhận, ca tụng hết lời, vài chú sâu rượu dám bảo rằng Whisky ngoại không bì kịp. Rượu Bầu Đá ngon, thơm nồng mà không bị đắng, càng uống càng ngọt. Cái say cứ từ từ thấm vào khiến con mắt như muốn nhắm lại. Ngủ một giấc, trong cơn say thấy mình lâng lâng, bồng bềnh.

Rượu Bầu Đá là thế, dân lưu linh không mê sao được, nhất là khi có con mực khô đưa cay. Món mực khô vừa ngon ngót, ít hao mà lại rẻ nữa. Cao giá lắm cũng chỉ đến mười ngàn là có con mực to bằng bàn tay xòe. Năm ba người bạn gặp nhau kéo vào quán cóc, dưới tán cây đa, cây đề cùng nhau làm vài xị. Rượu Bầu Đá rót vào dĩa, đánh xoẹt que diêm, lửa rượu xanh cứ nhập nhòe. Huơ huơ con mực khô vài phút là có món nhậu tuyệt diệu. Mực vừa giòn, vừa dai, càng nhai càng ngọt. Tợp một ngụm, cái ngọt cứ đọng mãi trong hầu. Cứ thế cho đến lúc đỏ mặt, mềm môi chén mãi tít cung thang. Ai muốn về thì về, ai muốn ngủ thì ngủ. Ngủ cho quên mệt mỏi sau những ngày lao động vất vả, nếu có ai buồn thì ắt cái buồn cũng theo Bầu Đá mà tan biến. Đời sẽ đẹp biết bao từ trong mơ cho đến khi tỉnh giấc.

(Theo Báo Bình Định)

quehuong said...

Tiếp tục Halloween...

Khi nói đến Halloween, chúng ta không thể quên nhắc đến những chuyện ma.
Cứ gần đến ngày Halloween, các tiệm sách bày bán vô số những sách hay truyện phim về ma quỷ hay những ngôi nhà ma (haunted houses). Các phim Halloween với nhân vật kinh khiếp Michael Myers đã trở thành quá quen thuộc đối với những người thích loại phim kinh dị (horror) trong dịp Halloween.
Ở Việt Nam, tại thành phố Dalat, người ta kể lại rằng có những ngôi biệt thự hiện nay bị bõ hoang vì có ma. Một trong những ngôi biệt thự ấy nằm trên đường lên thác Cam Ly.
Ngôi biệt thự này do người Pháp xây dựng từ những năm đầu của thập niên 1930, một thời bỏ hoang, mái ngói xiêu vẹo, cửa tan hoang. Phía trước ngôi biệt thự có cây thông cổ thụ. Vào những đêm rằm thường có một ma nữ mặc áo trắng treo mình trên cây thông chải tóc, mái tóc đen nhánh chảy dài xuống tận mặt đường. Hồn ma này liên quan đến cái chết của một cô gái trẻ đẹp, bị một gã sở khanh lừa tình nên treo cổ tự vẫn và hồn ma cứ quanh quẩn bên cây thông, những đêm thanh vắng thường hiện hình để chải tóc dưới trăng và chọc ghẹo người đi dường (theo tài liệu của tintuc.timnhanh.com). Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về những ngôi biệt thự ma này, các bạn có thể xem một dvd mới được phát hành, với cái tựa "Ma Đà Lạt", của AV Production thực hiện và do Thanh Toàn diễn đọc.

Một biệt thự ma tại Dalat

Nước Mỹ văn minh hiện đại, nhưng những phim ảnh cũng như sách báo không ngừng đề cập đến những chuyện ma. Trong dịp Halloween, họ thường tổ chức đi thăm các nhà ma (haunted houses).

Ngay tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn (Washington DC), người ta kể lại rằng trong Tòa Bạch Ốc (White House) cũng có nhiều hồn ma, đặc biệt là hồn ma của Tổng Thống Abraham Lincoln. Những thượng khách ngủ tại phòng của Lincoln, còn được gọi là "Lincoln Room", nghe những bước chân đi trong hành lang, có người thì thấy Lincoln ngồi trên giường để mang đôi giày ống. Hoàng Hậu Wilhelmina của xứ Netherlands (Hà Lan) cũng đã ngủ tại Phòng Lincoln trong dịp viếng thăm Tổng Thống Franklin D. Roosevelt. Có một đêm, bà ta nghe bước chân đi và tiếng gõ cửa. Khi bà mở cửa xem thì thấy Abraham Lincoln đứng trước mặt, trên người khoát áo choàng đen và đội nón cao. Bà ta quá sợ nên ngất xỉu. Trong nhiệm kỳ của Tổng Thống Ronald Reagan, cô con gái của Tổng Thống là Maureen cũng đã thấy hồn ma của Lincoln.

Chuyện lạ lùng hơn chính là câu chuyện do Tổng Thống Lincoln kể khi ông còn sống. Ông ta kể lại giấc mơ thật kinh hoàng. Ông thấy ông đi xuống cầu thang, về hướng Phòng Phía Đông (East Room) trong Tòa Bạch Ốc, khi nghe có tiếng khóc. Ở phòng ấy, có nhiều người đang vây quanh một quan tài. Khi ông hỏi một người đàn bà là ai đã từ trần vậy, thì được trã lời, "Đó là vị Tổng Thống bị ám sát". Lincoln đi ngang qua quan tài thì thấy chính ông nằm trong ấy. Sau đó không bao lâu thì Tổng Thống Lincoln bị ám sát.
...

quehuong said...

Về hướng tây bắc Hoa Thịnh Đốn là vùng Georgetown cổ kính nhất của thủ đô. Vùng này rất nổi tiếng vì có những nhân vật như John và Jacqueline Kennedy từng cư ngụ tại đây, và cũng là nơi có Georgetown University, tọa lạc trên đỉnh đồi cao, với lối kiến trúc thật huy hoàng của thế kỷ thứ 18. Tôi vừa có dịp ghé thăm vùng này. Lối kiến trúc xưa, những con đường dốc và hẹp có lót đá, những quán cà phê bên đường, đã làm cho tôi liên tưởng đến những đường phố ở Paris, Lyon hay Dalat.

Tôi muốn đưa các bạn đến nơi rất đặc biệt này trong đêm Halloween. Rất nhiều người muốn đến Georgetown để dự dạ vũ hóa trang trong đêm Halloween vì vùng này rất thích hợp cho dịp này. Ngoài khung cảnh cổ kính, những đường phố hẹp mờ ảo trong đêm, còn có những ngôi nhà ma rất nổi tiếng. Đạo diển William Friedkin đã chọn khung cảnh Georgetown để dựng phim The Exorcist (Quỷ Ám) rất nổi tiếng vào năm 1973. Tác giả viết cuốn truyện The Exorcist, tên là William Peter Blatty, cũng là một sinh viên của Georgetown University. Nữ tài tử Linda Blair, trong vai cô Regan bị quỷ ám trong phim, đã làm cho khán giả kinh sợ. Nhưng màn khủng khiếp nhất ở đoạn cuối của phim là lúc Cha Damian Karras tìm cái chết thật thê thảm khi phóng mình qua cửa sổ và nhào xuống những bực thang đá. Cha Damian đã hy sinh để con quỷ thoát khỏi cô Regan và nhập vào thân xác cha.

Những bực thang đá Exorcist Steps ở Georgetown

Để tìm lại cái cảm giác "lạnh người" của đêm Halloween, tôi đã dừng chân ở căn nhà bị quỷ ám trong phim The Exorcist. Căn nhà này tọa lạc tại số 3600 Prospect Street NW, Georgetown. Tôi cũng đã bước xuống 97 bực thang đá bên hông của ngôi nhà. Những bực thang đá này đã nổi tiếng nhờ cuốn phim trên và đã được đặt tên Exorcist Steps. Từ trên cao nhìn xuống những bực thang đá, các bạn sẽ cảm thấy chóng mặt, và khi nghe chuông nhà thờ gõ 12 tiếng nửa khuya, bạn sẽ cảm nhận luồng âm khí lạnh và sự hiện diện của những bóng ma trong đêm Holloween.

Viết tại Georgetown Washington, DC
Thu Phong

quehuong said...

Và mời các Bạn ùng đi thăm một ngôi nhà ma ..có thiệt...

VOA Tiếng Việt
Câu chuyện cô Virginia Wade và căn nhà ma ở thị trấn Gettysburg
Hôm nay, ngày 31 tháng 10, tức là ngày Halloween ở Mỹ, mời quí vị nghe câu chuyện về căn nhà nơi cô Virginia Wade, một thường dân duy nhất chết trong trận đánh khốc liệt Gettysburg thời nội chiến nam bắc Mỹ. Căn nhà hiện đã trở thành một di tích lịch sử và nhiều người tin rằng linh hồn của người đã chết vẫn còn lẩn khuất nơi đây. Bây giờ, chúng tôi xin bắt đầu câu chuyện:
Tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác ngày, cuối cùng của tháng 10 là ngày lễ Halloween. Theo truyền thuyết tối ngày 31 tháng 10 là lúc Diêm vương mở cửa ngục cho các hồn ma trở lại dương gian, và vì thế người dân Mỹ trang hoàng cho lễ này bằng nhiều hình tượng kinh dị và đây cũng là thời điểm mà nhiều câu chuyện ma được người ta kể cho nhau nghe. Nhân ngày lễ Halloween năm nay, Lan Phương sẽ thuật lại câu chuyện về cô Virginia Wade, còn được gọi là Jennie Wade, một thường dân duy nhất đã chết trong trận Gettysburg do một viên đạn lạc xuyên thủng 2 lớp cửa, xuyên qua lưng rồi ghim trúng tim cô. Gettysburg là một trận đánh khốc liệt thời nội chiến Mỹ đã để lại hàng chục ngàn thương vong cho cả hai phe nam bắc chỉ sau 3 ngày giao tranh vào tháng 7 năm 1863. Cái chết của cô không những là một chứng tích của một trận chiến dữ dội mà nó còn ghi dấu một chuyện tình thời loạn và là câu chuyện về tình bạn với hồi kết cuộc phảng phất bầu không khí của bi kịch Shakespeare.
Từ ngày ấy đến nay, nỗi u uẩn của người đã khuất hình như vẫn chưa nguôi, nên,theo như chuyện kể lại, thì linh hồn của cô Jennie Wade vẫn cứ vương vấn mãi trong ngôi nhà của người chị, nơi cô đã bị một viên đạn lạc vô tình kết liễu đời sống lúc mới ở tuổi đôi mươi. Ngôi nhà nay đã trở thành một địa điểm lịch sử để du khách đến viếng thăm.
Virginia Wade sinh ngày 21 tháng 5 năm 1843 tại Gettysburg, bang Pennsylvania. Từ thuở ấu thơ cô đã chơi đùa với một người bạn tên là Jack Skelly. Tình cảm giữa hai người ngày càng thắm thiết hơn khi họ bước vào tuổi trưởng thành. Nhưng đến năm 1861 khi cuộc nội chiến nam bắc Mỹ bùng nổ, Jack phải nhập ngũ.
...

quehuong said...

Cũng từ thời thơ ấu hai người còn có chung một người bạn tên là John Wesley Culp, thường được gọi dưới tên là Wesley. Vào lúc chiến tranh bùng nổ, Wesley cư ngụ tại bang West Virginia và anh quyết định chiến đấu cho phe miền nam, trong lúc cả gia đình và họ hàng anh ở bang Pennsylvania và người bạn Jack của anh tham gia hàng ngũ quân đội miền bắc. Thế là khi cuộc chiến càng lúc càng dữ dội thì Jack và Wesley, hai người bạn từ thuở nhỏ, đã thuộc về 2 chiến tuyến đối nghịch nhau.
Tháng 6 năm 1863 Jack Skelly tham gia một trận chiến tại bang Virginia, anh bị thương nặng và được đưa vào một bệnh viện trong bang này. Số phận tình cờ run rủi cho Jack và Wesley gặp được nhau. Jack có nhờ Wesley trao lại cho Jennie, người yêu của anh, một lá thư.
Chẳng bao lâu Wesley, phục vụ dưới cờ của quân đội miền nam, được điều về tham gia trận chiến Gettysburg trong bang Pennsylvania, và đã có cơ hội để thổ lộ với các chị em gái của anh rằng có người nhờ anh trao một lá thư cho một người ở Gettysburg nhưng với điều kiện là chính anh phải đưa tận tay người ấy.
Khi trận chiến bùng nổ, cô Jennie Wade đang ở nhà của người chị gái chăm sóc cho đại gia đình kể cả một bé trai 6 tuổi. Cô nướng bánh cho người trong gia đình và cho những người lính miền bắc. Mời quí vị nghe tiếp diễn biến câu chuyện qua lời thuật của ông Joe Schbelah, hướng dẫn viên du lịch làm việc tại ngôi nhà nơi cô Jennie Wade đã chết vào tháng 7 năm 1863:
Vào ngày thứ nhì của trận chiến Gettysburg, Wesley Culp cố gắng tìm gặp Jennie Wade để trao bức thư của Jack Skelly cho cô. Anh không thể gặp được cô vì cô không có nhà, thay vào đó cô đang ở nhà của chị cô. Ngày hôm sau, Wesley Culp, thuộc về chiến tuyến của phe miền nam, đã chết trong trận giao tranh diễn ra ngay trên nông trại cuả người chú. Chỉ 1 giờ sau đó thì Jennie Wade bị viên đạn lạc ghim trúng tim ở ngay nhà của người chị. 9 ngày sau, người tình của cô, Jack Skelly chết vì vết thương trong bệnh viện tại bang Virginia. Cả hai người yêu nhau đã chết mà không ai biết là người kia đã nhắm mắt lìa đời. Và người bạn đáng lẽ đã trao lại bức thư cũng đã chết và cả ba không hề hay biết là hai người kia cũng đã từ trần.

quehuong said...

Phải chăng vì những u uẩn như thế hay không mà từ đó, có nhiều lời đồn đãi rằng linh hồn của cô Jennie Wade vẫn cứ quanh quẩn nơi ngôi nhà, mặc dù là cô đã được chôn cất và cải táng lần thứ ba, cũng là lần cuối cùng vào năm 1865, tại nơi an nghỉ là nghĩa trang Evergreen tại Gettysburg, bên cạnh ngôi mộ của người yêu Jack Skelly.
Ông Joe Schbelah là hướng dẫn viên du lịch những tour đi thăm di tích lịch sử này. Khi được hỏi là ông có thấy những hiện tượng siêu nhiên gì tại căn nhà này hay không, ông thuật lại một số những kinh nghiệm lạ lùng mà ông đã chứng kiến:
Chắc chắn đây là căn nhà có những hồn ma bóng quế vẫn quẩn quanh. Nó đứng vào hàng thứ sáu trong các căn nhà như vậy trên toàn quốc Hoa Kỳ theo xếp hạng của sở du lịch. Tôi từng chứng kiến thấy chiếc ghế xích đu trong nhà cứ đong đưa mà chẳng có ai ngồi trong đó, cánh cửa tự nhiên mở rồi đóng lại,tôi nghe có tiếng chân bước đi, tiếng người nói lao xao, tôi cảm thấy có điểm lạnh di chuyển qua các căn phòng trong nhà. Trong năm qua, tôi đã nhìn thấy hồn ma của bé trai trong căn nhà. Chúng tôi còn tổ chức những tour đi thăm căn nhà lịch sử này vào ban đêm để cho du khách biết về lịch sử căn nhà với câu chuyện linh hồn người chết vẫn ở trong đó.
Ông Schbelah cho biết du khách tham gia các tour đi thăm khu vực lịch sử Gettysburg và ghost tour, chuyến thăm căn nhà ma, rất đông khách. Ông cùng các đồng nghiệp bận rộn suốt mùa hè cho đến ngày khai trường. Sau đó thì vào tháng 10 du khách lại kéo nhau đến vùng này thăm di tích lịch sử và xem lá cây đổi sang những màu sắc thật quyến rũ. 2 tuần lễ trước và sau lễ Halloween, người ta đổ về đây đông vô kể. Những người chỉ muốn tìm hiểu về lịch sử thường tỏ ý ngần ngại không muốn vào tận bên trong căn nhà, nhưng còn hầu hết những người khác vì tò mò tham gia các ghost tour, đều mạnh dạn bước vào thăm thú.
Những vị nào muốn kiểm nghiệm câu chuyện do hướng dẫn viên du lịch Joe Schbelah thuật lại xem thực hư ra sao xin mời đến thăm căn nhà lịch sử tọa lạc trong thị trấn Gettysburg, bang Pennsylvania. Chúc quí thính giả tò mò sẽ có được kinh nghiệm đáng nhớ vào dịp Halloween.

http://www.ghostsofgettysburg.com//haunts.htm

( Nhờ Trang chủ làm cái link trực tiếp cho địa chỉ ngôi nhà ma ở Gettysburg, để các bạn cùng xem.)

quehuong said...

Nhà Ma Gettysburg.

Link trực tiếp để xem trang web nhà ma ở Gettysbrg, Pennsylvania.

quehuong said...

Mười câu Vấn Đáp về 13 căn nhà Ma nổi tiếng.

Link trực tiếp để xem 13 câu Hỏi Đáp về 13 căn nhà ma nổi tiếng trên báo Mỷ hôm nay.

ngansau said...

HELLO !
Ai coi mấy căn nhà ma thì coi ,chứ Trang Chủ thì không bên coi!

Đêm khuya thanh vắng một mình
Ma mà đến viếng ,lặng thinh trùm mền!
Có ho cũng ráng bụm mồm
Ma mà biết được thì hồn lên mây!

hì hì hì!

Suong Mai said...

Cười ơi là cười , cám ơn Ngàn Sau thương tình mà dặn dò kỹ lưỡng. Ma thì chưa đến viếng, chớ đã hai hôm nay :

Đêm vắng mà lại mưa dầm
Cửa , màn kéo kín, lầm thầm vái van
Cầu xin mái ngói đừng tràn
Vách, trần khô ráo cho nàng ngủ yên

sao... said...

Đò ơi...ơi...ơi...
Có ai còn được dịp đứng trên một bến sông quê giữa trưa vắng ngắt, đưa hai bàn tay lên làm thành cái loa cất tiếng gọi đò?
Âm thanh lướt trên mặt sông chen lẫn trong tiếng gà trưa của Bến Tre bay sang bờ kia con sông nhỏ, chạm vào đám dừa nước mịt mùng quay ngược trải dài trên mặt sông. Lát sau, một tiếng ơi...vọng lại từ dưới gốc bần rồi một chiếc xuồng ba lá từ từ tách bến.
Giữa hai bên, nếu là một khoảng trong veo dù xa cách mấy thể nào người ta cũng nghe thấy tiếng của nhau, giống như ngày xưa khi lơ lửng giữa trời, cách nhau năm bảy chục mét chúng tôi nghe tiếng nói của nhau lồng lộng. Bằng không, dù có gần nhau, nếu có gợn chút tạp âm vào cũng nghe không rõ lời nhau.

Con trăng mười chín đã muốn...già. Nhưng màu trăng chưa kịp úa vẫn dát bạc lên những chòm cây trải sâu lướt dọc hai bên đường. Nhìn ánh trăng suông, hốt nhiên tôi tưởng như trái tim mình đập lỗi một nhịp khe khẽ. Sao thế trăng ơi? Có phải trăng mang tình về?
Tình nầy là tình vu vơ...
Tình nầy là tình nhung nhớ...

Chắc có lẽ vậy. Chỉ là tình vu vơ thôi, bởi lẽ tình trăng trải rộng khắp cõi nhân gian, chia đều cho mọi người chớ đâu có phải trăng chỉ soi riêng ai đâu.
Tất cả đã chìm lắng trong giấc ngủ say trong đêm tối mịt mùng. Thì ta cứ cho rằng ánh trăng ấy như chỉ dành cho những kẻ còn lang thang trên đường trong đêm khuya tĩnh lặng cũng vui.

Tình cờ trên đường đi, tôi gặp được hai thi sĩ của vùng châu thổ. Là tôi nhớ đến cụm từ “bầu rượu túi thơ”.
Đêm đã quá nửa khuya, có một chàng thi sĩ đang vừa đi vừa nói chuyện với ai đó nhưng chân nam đã đá chân chiêu. Chắc là chàng đọc những câu thơ thành tiếng đang hiện ra trong đầu.
Qua một khúc ngoặt, thiếu chút nữa tai tôi đã nghe tiếng đập trái dừa khô. Một chàng trung niên thi sĩ, hai chân gác trên chiếc xe dựng kề bên, đầu đặt ra giữa đường, hai tay dang rộng như muốn ôm trọn Nàng Thơ. Chắc chàng đã...thăng hoa.

sao... said...

Đường từ Sài Gòn về Vĩnh Thanh-Mỏ Cày Bắc-Bến Tre bây giờ đã thông suốt, không còn phải luỵ phà. Đường cao tốc Sài Gòn-Trung Lương chỉ dành cho xe 4 bánh trở lên, hai bên đường dải rào chắn chạy suốt không còn những con đường cắt ngang. Có những đoạn rất dài, con đường như đi cùng gió, nó nằm cao ngang với đường dây điện dân sinh. Những giao lộ người ta làm cầu vượt hết, giữa hai chiều có thành chắn bằng bê tông nên rất an toàn. “Cao tốc” mà tốc độ giới hạn chỉ 100 km/h. Thế là “cao” rồi đấy! Còn thua tôi chạy xe 2 bánh trên Quốc Lộ số 13 về Hớn Quản-Lộc Ninh.

Chuyến trở về trong đêm khá thú vị. Không khí mát mẻ, người xe cũng chẳng còn ai. Vượt qua Cầu Hàm Luông mới khánh thành vài tháng, ngó về phía hạ lưu tôi vẫn nhớ cái bắc mình đã đi qua nhiều lần trên những chiếc phà lộng lẫy kỷ niệm với một chút ngậm ngùi tiếc nhớ. Trải dài suốt mấy cây số trên con đường hai chiều có trồng hoa ở giữa với những ngọn đèn cao áp và dãy đèn màu xuyên qua Tỉnh lỵ Bến Tre. Tôi chưa thấy con đường hoa nào dài như thế ở Việt Nam.
Đến chân cầu Rạch Miễu mà người ta vẫn tự hào đó là cây cầu dây văng đầu tiên do người Việt Nam tự đầu tư, thiết kế và xây dựng. Nhưng sao tôi thấy nó giống bản sao của Cầu Mỹ Thuận quá! Là một cây cầu quan trọng phá thế cô lập về giao thông bô của tỉnh bến Tre. Nó dài 8.331m bắc qua 2 nhánh sông Tiền Giang và cù lao Thới Sơn hay còn gọi là Cồn Phụng của Ông Đạo Dừa (kỹ sư Nguyễn Thành Nam) xưa kia. Gọi là cây cầu dài vì bước chạm chân của nó xuống cù lao Thới Sơn người ta cũng làm rào chắn hai bên nên mình cứ cho là như thế. Dãy đèn hai bên thành cầu rất đẹp. Đứng trên đỉnh cầu trong hơi gió lộng nhìn xuống, phía xa xa là thành phố Mỹ Tho với những ánh đèn như sao sa cộng với những ánh đèn chấp chới của các bè cá, những chiếc ghe thương hồ xuôi ngược, tâm hồn thấy nhẹ nhàng, thư thái và như trong suốt. Những hệ luỵ của đời sống, những vướng mắc nặng nề trong suy nghĩ tưởng đã theo gió bay đi.

Qua đường cao tốc, chạy cái vèo chỉ mất có 1 tiếng rưởi đồng hồ từ Vĩnh Thanh về tới SG. Nhanh thật!
Mặc ai nói sao không biết, chớ với cảm nhận của riêng mình, tôi thấy hệ thống giao thông của Việt Nam sau hai mươi năm gần đây tiến bô vượt bậc. Chỉ với 3 cây cầu: Mỹ Thuận, Rạch Miễu, Cần Thơ, dù bằng những đồng tiền chạy vạy tứ phương, nhưng đã đem đến cho người dân miền Tây Nam Bộ sự thuận lợi rất to lớn trong việc giao thông người và hàng hoá, đem được nền văn minh đô thị về tới những xóm ấp xa xôi.

phitoan said...

PToàn xin kể một chuyện ma có thật
Ngày ấy năm 1989, PT đang công tác tại huyệm Lak (quận Lạc Thiện cũ) nơi đây có hồ Lak thơ mộng rất đẹp. Khoảng 7-8 anh em đi xe U-Uat vào xã ĐakPhơi nhậu. Trên đường đi có ngang qua nghĩa trang mà theo lời kể của mọi người rằng khu này rất nhiều ma. Xe phải vượt qua con suối nhỏ mà cầu lại hư. Mọi người phải xuống xe, người ra trước xi nhan cho tài xế vượt qua tấm ván nhỏ bắc qua suối cạn. Sau khi uống quắc cần câu thì trời đã khuya. Chẳng biết thế nào mà mọi người về được đến nhà. Khi xuống xe tài xế mới hỏi:"Ủa đến nhà rồi à". Mọi người ai nấy đều sợ đến toát mồ hôi và tỉnh hẳn. Không biết có ma thật không nhưng những dịp đi ngang nơi ấy vào giữa trưa hoặc chập tối, gáy PT cũng thấy lạnh lạnh đó!
Sao ơi! VN mình đường xá giờ cũng tốt và thuận lợi lắm, ta đành phải mất đi nét đẹp tâm hồn có được do sự khốn khó, nghèo nàn mà có. Biết làm thế nào được? Ở khách sạn mà ăn thịt cầy, uống bia sao thú vị được?

sao... said...

Sao ơi! VN mình đường xá giờ cũng tốt và thuận lợi lắm, ta đành phải mất đi nét đẹp tâm hồn có được do sự khốn khó, nghèo nàn mà có.

Không hiểu hết ý nghĩa câu nầy.
Bạn thơ PHI TOÀN có thể vui lòng giải thích rõ hơn một chút không?

Suong Mai said...

Bạn thơ PT ơi! SM nghĩ là mình có thể nói "ta đành phải mất đi nét đẹp tâm hồn có được do sự thiếu thốn mà có". Người dân miền Tây Nam Bộ bây giờ đi trên những chiếc cầu hiện đại, đâu còn cảnh được lênh đênh trên những chiếc phà ngang qua những con sông rộng, đứng nhìn trời mây non nước rồi thỉnh thoảng lén nhìn một cô nàng xinh xắn má đỏ môi hồng với những sợi tóc mai bay bay trong gió".
Đâu còn được thấy được nghe tiếng mời chào đon đả của những hàng quán trưng bày sản vật địa phương hai bên bờ bắc. Đâu còn nghe được những câu Vọng cổ mùi mẩn của những con người Nam Bộ. Dù muốn dù không, những nét đẹp tâm hồn đặc trưng của một vùng sông nước mênh mang sẽ bị mai một dần dần.

Suong Mai said...

Dù sao thì trong lần về thăm nhà hồi đầu năm, SM đã cùng NS, NTM, HP, TLB, LTV cũng đã được thêm một lần đi qua những chiếc phà ngang những con sông rộng của miền tây trong chuyến đi xuống Cà Mau. Tuy không phải là người Nam Bộ, nhưng dường như trong tâm hồn của SM cũng cảm nhận được những tình tự quê hương mà không ở nơi nào có được.
Chắc hẳn những người đi chung cũng có cùng cảm nhận với SM trong chuyến đi đầy kỷ niệm khó quên nầy.

phitoan said...

PT xin nêu ý kiến riêng của mình, nếu không đúng mong các vị bỏ qua bởi suy nghĩ mỗi người một khác.
Cũng như Sương Mai nói mà thôi, ngày nay làm gì còn được hương vị của bánh chưng như xưa (PT ăn bánh chưng không còn cảm giác ngon nữa)Ngay cả khoai lang, khoai mì cũng thế! Thôn quê đã dần biến thành thành thị như xưa mọi người vẫn được học tập. Còn mảng văn thơ cũng thế, đã 30-40 năm nay có được tác phẩm nào để đời đâu. Chùa đền cũng bớt linh thiêng, con người sống với nhau có vẻ thực tế hơn và đang mất dần nét lãng mạn trong tâm hồn mỗi con người.
Hiện nay đã có được bao người ngắm trăng vào những đêm rằm? Không thể ngồi trên sân thượng mà ngắm được, phải về vùng quê nơi không có điện, quanh là mùi hương của rơm lúa, phải trải chiếu ngồi dưới sân gạch, phải....mới đủ.
Vài hàng về cảm nhận của PT, mong mọi người vui vẻ.

HUONG said...

Vâng, thì từ mùa Thu lãng mạn của tiêu đề, Trang thơ đi vào Cõi Ma !
NT đọc tiếp thì được bạn thơ Phi Toàn dẫn dắt về lại Cõi mộng mơ ngắm trăng
Và NT biết mình đang có được một Hạnh phúc hiếm quý : Ngăm trăng trên biển trong những ngày trăng chưa lặn khi đi bộ mỗi ngày cho vật lý tri. liệu
Mỗi sáng sớm, NT đã có mặt ở biển từ khi chưa hừng sáng - 6 giờ- Trên trời còn giăng sao khuya, đôi khi còn lại vầng trăng tròn duyên dáng hay mảnh trăng lưỡi liềm e ấp kín đáo như con gái . Biển vắng sớm mai đến nỗi chỉ nghe tiếng sóng và tiếng gió quyện nhau
NT bước chân đến đấy khi chung quanh vẫn còn tối đen và thường hay nhớ đến lời của bài hát : Người Đàn Bà Đi Nhặt Mặt Trời
Rồi lượm vỏ ốc khi trời bắt đầu sáng - trong khoảnh khắc hạnh phúc ấy không hề có bóng dáng của cơm áo, của bệnh tật lởn vởn trong đầu, để rồi khi bước chân rời biển, NT không còn được thong dong bước như những bước chân trên cát hay trên sóng biển tấp vào bờ nữa, mà phải trở về với những quay cuồng đời sống
Thế thì NT vẫn còn có giây phút ngắm trăng phải không bạn thơ Phi Toàn và các bạn thơ ? Trong giây phút ấy, quả thật là mình nhẹ nhàng lắm và yêu đời nữa, không hề có ý nghĩ mệt mỏi trốn chạy cuộc đời
Có một người bạn khuyên NT rằng: Mình nên để dành, nhín chút thời gian để yêu mình một chút thì mình sẽ sống vui và sống khoẻ hơn
Các bạn nghĩ sao ?

quehuong said...

... nét đẹp tâm hồn có được do sự khốn khó, nghèo nàn mà có.//

Ơ...! Vậy là người có tiền, giàu có như Waren Buffett hay Bill Gates " không có nét đẹp tâm hồn với quỷ từ thiện Bill&Melinda Foundation"

Và Ca dao Tục ngữ của Việt-nam mình là môt đặc trưng của nét đẹp tâm hồn , nó không phân biệt giàu hay nghèo, có học hay không...

Quỷ từ thiện Bill&Melinda Foundation.
Ca dao, Dân ca nét đẹp tâm hồn Việt.

quehuong said...

Chỉ cần mất 3 phút để đọc nhưng phải mất cả cuộc đời để suy ngẫm…:

Ăn rau không chú ơi?
Oct 25, 2010

Một giọng khàn khàn, run run làm gã giật mình. Trước mắt gã, một bà cụ già yếu, lưng còng cố ngước lên nhìn gã, bên cạnh là mẹt rau chỉ có vài mớ rau muống xấu mà có lẽ có cho cũng không ai thèm lấy.


- Ăn hộ tôi mớ rau...!

Giọng bà cụ vẫn khẩn khoản. Bà cụ nhìn gã ánh mắt gần như van lơn. Gã cụp mắt, rồi liếc xuống nhìn lại bộ đồ công sở đang khoác trên người, vừa mới buổi sáng sớm. Bần thần một lát rồi gã chợt quay đi, đáp nhanh: Dạ cháu không bà ạ! Gã nhấn ga phóng nhanh như kẻ chạy trốn. Gã chợt cảm thấy có lỗi, nhưng rồi cái cảm giác ấy gã quên rất nhanh. "Mình thương người thì ai thương mình" - cái suy nghĩ ích kỷ ấy lại nhen lên trong đầu gã.


- Ăn hộ tôi mớ rau cô ơi! Tiếng bà cụ yếu ớt.


- Rau thế này mà bán cho người ăn à? Bà mang về mà cho lợn!


Tiếng chan chát của một cô gái đáp lại lời bà cụ.


Gã ngoái lại, một cô gái cũng tầm tuổi gã. Cau mày đợi cô gái đi khuất, gã đi đến nói với bà:


- Rau này bà bán bao nhiêu?


- Hai nghìn một mớ - Bà cụ mừng rỡ.


Gã rút tờ mười nghìn đưa cho bà cụ.


- Sao chú mua nhiều thế?


- Con mua cho cả bạn con. Bây giờ con phải đi làm, bà cho con gửi đến chiều con về qua con lấy!


Rồi gã cũng nhấn ga lao vút đi như sợ sệt ai nhìn thấy hành động vừa rồi của gã. Nhưng lần này có khác, gã cảm thấy vui vui.


Chiều hôm ấy mưa to, mưa xối xả. Gã đứng trong phòng làm việc ngắm nhìn những hạt mưa lăn qua ô cửa kính và theo đuổi nhưng suy nghĩ mông lung. Gã thích ngắm mưa, gã thích ngắm những tia chớp xé ngang trời, gã thích thả trí tưởng tượng theo những hình thù kỳ quái ấy. Chợt gã nhìn xuống hàng cây đang oằn mình trong gió, gã nghĩ đến những phận người, gã nghĩ đến bà cụ...


-Nghỉ thế đủ rồi đấy!


Giọng người trưởng phòng làm gián đoạn dòng suy tưởng của gã. Gã ngồi xuống, dán mắt vào màn hình máy tính, gã bắt đầu di chuột và quên hẳn bà cụ.


Mấy tuần liền gã không thấy bà cụ, gã cũng không để ý lắm. Gã đang bận với những bản thiết kế chưa hoàn thiện, gã đang cuống cuồng lo công trình của gã chậm tiến độ. Gã quên hẳn bà cụ.


Chiều chủ nhật gã xách xe máy chạy loanh quanh, gã vẫn thường làm như vậy và có lẽ gã cũng thích thế.
Gã ghé qua quán trà đá ven đường, nơi có mấy bà rỗi việc đang buôn chuyện.


Chưa kịp châm điếu thuốc, gã chợt giật mình bởi giọng oang oang của một bà béo:


- Bà bán rau chết rồi.


- Bà cụ hay đi qua đây hả chị? - chị bán nước khẽ hỏi.


- Tội nghiệp bà cụ! một giọng người đàn bà khác.


- Cách đây mấy tuần bà cụ giở chứng cứ ngồi dưới mưa bên mấy mớ rau. Có người thấy thương hỏi mua giúp nhưng nhất quyết không bán (vì nghe đâu bà ta bán cho người khác rồi và người mua nhờ giữ hộ để họ sẽ đến lấy), rồi nghe đâu bà cụ bị cảm lạnh.


Nghe đến đây mắt gã chợt nhòa đi, điếu thuốc chợt rơi khỏi môi.


Bên tai gã vẫn ù ù giọng người đàn bà béo kia. Gã không ngờ...!


(Nhận được từ trên Internet/không rõ xuất xứ. QH nhận được từ các Bạn trong nước.)

NGAN SAO said...

NS đồng ý với những suy nghĩ của PT,không biết rượu nói hay PT nói,có lẽ ngày xưa nào đó ,đời sống còn khó khăn,nên chúng ta có những tác phẩm lớn ,để đời ,còn từ 20 năm trở lại đây tìm hoài chưa ra...đây chỉ là những cái nhìn cá nhân,ai không đồng ý thì thôi,không tranh cải!

quehuong said...

Ngàn_Sao à..
Ở đây không có vấn đề "tranh cải" đâu..
Mỗi chúng đều có cái nhìn những sự việc chung quanh ta bằng cái tầm nhìn của "tri thức", vì cái tầm tri thức đó khác nhau cho nên chúng ta mới có trao đổi, thảo luận và để tìm đến sự đồng thuận..đây là một hình thái sinh hoạt bình đẳng và dân chủ trong mọi tập thể..

Về việc Bạn Phi-Toàn cho là:...Còn mảng văn thơ cũng thế, đã 30-40 năm nay có được tác phẩm nào để đời đâu. Chùa đền cũng bớt linh thiêng, con người sống với nhau có vẻ thực tế hơn và đang mất dần nét lãng mạn trong tâm hồn mỗi con người...//

Thì theo QH.
Con người sống với nhau có vẻ thực tế hơn và đang mất dần nét lãng mạn trong tâm hồn mỗi con người. Đọan này làm cho QH nhớ đến câu chuyện năm ngoái..khi có một bạn thơ của chúng ta bị nước cuốn..thì có một vị nào đó đã nhào xuống nước để giúp Bạn thơ lên khỏi dòng nước lũ. Cứu người là thực tế nhưng trong cuộc cứu người này vẫn có tính lãng mạn..tùy người nhìn vào có hay không. Trong hệ Nhân văn không thể có khẳng định một chiều có hay không được.

Chùa chiền bớt linh thiêng...chùa chiền không thể linh thiêng được..vì nó là "Vật". Linh thiêng hay không là ở "Tâm" mà Tâm thì ở người không ở vật được..

Về văn học, 30 năm 40 năm hay 20 năm...so với tiến trình của một Dân Tộc thì không phải là một thời gian dài..hằng ngày trong cuộc sống chung quanh ta vẩn có những tác phẩm văn học để đời..nhưng nếu là một tác phẩm Văn học đủ lớn để có thể coi nó là một biểu tượng của nền Văn Học của một Dân tộc thì nhiều khi 100 năm vẫn chưa thể có được.
Đôi lời cùng góp ý với nhau, mong được trao đổi thêm.
Chúc vui tất cả.

Suong Mai said...

Sư Mẫu ơi! Đang cầm cái roi đó hả, có giơ cao thì cũng đánh khẽ thôi nhé.

Suong Mai said...

Theo SM thì tùy theo tâm thức của mỗi người mà ta KHÔNG THỂ và CÓ THỂ.

Tối chủ nhật vừa rồi, sực nhớ ngày mai đổ rác mà thùng vẫn chưa mang ra, ấy thế là lại được một chút ánh trăng tỏa sáng ngập lòng. Dù đang làm một công việc hết sức bình dị, nếu tâm ta thanh thản ta vẫn có thể ngắm ánh trăng mà.

Có phải những người mới nhập môn tu thiền phải tìm nơi thanh tịnh ngồi tĩnh tâm để có thể bước vào cõi thiền. Nhưng sau một thời gian dài với sự tinh tấn đến mức khởi thần thông, hành giả vẫn có thể vừa đi vừa thiền được dẫu cho giữa chốn ầm ỉ của thị thành.

Một người hờ hững, đi qua con đường ấy hàng trăm lần nhưng không thấy có điều gì khác lạ. Nhưng có người chỉ mới đi qua lần đầu tiên, nhưng với cảm xúc riêng nhạy bén họ bỗng thấy con đường ấy dậy hương.
Cũng trên một con đường, nhưng “con đường tình ta đi” của người nầy chắc rằng phải xinh đẹp hơn "con đường dạo chơi" của người khác.
Đừng cười " triết lý vụn" nhé các bạn, SM tự biết mình đang múa rìu qua nhiều mắt Thợ đó.

HUONG said...

" Một người hờ hững, đi qua con đường ấy hàng trăm lần nhưng không thấy có điều gì khác lạ. Nhưng có người chỉ mới đi qua lần đầu tiên, nhưng với cảm xúc riêng nhạy bén họ bỗng thấy con đường ấy dậy hương..."
Trang chủ viết xuống một câu thật lãng mạn : CON ĐƯỜNG ẤY DẬY HƯƠNG

NGAN SAO said...

Bái phục SM,SIÊU ĐẲNG rồi!
NS còn chưa hiểu nỗi triết lý này!

4 năm em lớn thật nhanh
thơ ,văn ,triết lý em xanh như trời!

quehuong said...

Ầu ơ...
... "Gió đưa cây cải về trời,
Rau răm ở lại chịu đời đắng cay"

Suong Mai said...

SM học lóm mỗi người một chút Sư Mẫu ơi, học cái vui vẻ thoải mái từ khi giang hồ rong chơi cùng Sư Mẫu mấy lần luôn đó, nhớ hoài ngày nào cùng Thiên Thanh đi chơi hãng làm rượu Kobel cụng ly ngây ngất mãi.

NGAN SAO said...

QH ơi,
Tại sao gió lại đưa cây cải về trời,mà không đưa luôn rau răm,để ở lại chi cho chịu lời đắng cay?

câu ca dao này cũng lạ thật!

Suong Mai said...

Người ta kể lại rằng tại Đà Lạt có những ngôi biệt thự do người Pháp xây dựng từ đầu thập niên 1930 bị bỏ hoang lâu ngày vì có MA, nay đã xiêu vẹo hoang tàn với những cây thông cổ thụ bao quanh. Một trong những ngôi biệt thự ấy nằm trên đường lên thác Cam Ly, Phượng Các, Viễn Khách, Chút Xíu và gia đình Ngàn Sau đều có những năm tháng sống ở Đà Lạt, nghĩ sao về chuyện này, có phải tin đồn?

quehuong said...

Hi Ngan-Sao,
Hai cau dong dao nay la mot dien tich:

"Gió đưa cây cải về trời, rau răm ở lại chịu đời đắng cay". Tại sao người xưa dùng những hình tượng đó???

Sự tích về câu ca dao mình đã được biết qua nhưng hình tượng cây cải và rau răm được bắt nguồn từ đâu và dựa trên hiện tượng tự nhiên nào? Vì người xưa thường dựa vào những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên để nói trong câu ca dao.



Cải là tên dân dã của một Hoàng tử con của Nguyễn Ánh (sau này là vua Gia Long), Răm là tục danh của bà Phi Yến (Lê Thị Răm), vợ thứ của ông này. "Gió đưa cây cải về trời, / Rau răm ở lại chịu lời đắng cay" là câu ca dao dân gian đặt ra để bày tỏ lòng thương cảm đối với bà Phi Yến, một phụ nữ tài sắc, giàu lòng yêu nước.

Sự tích của câu ca dao trên như sau:

Để đánh lại quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh dự định gởi con cả là Hoàng tử Cảnh đi theo cố đạo Pháp (Bá Đa Lộc) sang Pháp cầu viện. Bà Phi Yến (Lê Thị Răm) là vợ thứ của Nguyễn Ánh đã can ngăn chồng, đừng làm việc "cõng rắn cắn gà nhà" để người đời chê trách. Nguyễn Ánh không những không nghe lời khuyên của Bà mà còn tức giận, nghi Bà thông đồng với quân Tây Sơn, nên định giết Bà. Nhờ quần thần can xin, Nguyễn Ánh đã tống giam Bà vào một hang đá trên đảo Côn Lôn nhỏ. Khi quân Tây Sơn đánh ra đảo, Nguyễn Ánh bỏ chạy ra biển, Hoàng tử Cải (còn gọi là Hoàng tử Hội An), con Bà Phi Yến lúc đó mới 4 tuổi đòi mẹ đi cùng. Trong cơn tức giận, Nguyễn Ánh đã ném con xuống biển. Xác Hoàng tử Cải đã trôi vào bải biển Cỏ Ống. Dân làng đã chôn cất Hoàng tử. Bà Phi Yến, theo truyền thuyết, được một con vượn và một con hổ cứu ra khỏi hang và về sống với dân làng Cỏ Ống để trông nom mộ Hoàng tử Cải. Một lần sau khi bị một kẻ xấu xúc phạm, Bà đã tự tử để thủ tiết với chồng.

Hiện nay ở Côn Đảo vẫn còn ngôi miếu An Sơn do dân đảo dựng vào năm 1785 (đến năm 1958 đã được xây dựng lại) để thờ bà Phi Yến.

sao... said...

KHÔNG BIẾT THÌ HỌC

Đó cũng là một triết lý mình nên học theo phải không SƯƠNG MAI?
Đâu phải cái gì mình cũng biết hết đâu. Bảy mươi chưa gọi là lành mà.

CON ĐƯỜNG ẤY DẬY HƯƠNG
Tôi xin phép được đưa ra cái nhìn cá nhân của mình:
- Theo cách bình dân học vụ: Khi người ta có một chút tình cảm, cùng tản bộ với "người ấy" trên đường bằng những bước bâng khuâng, thỉnh thoảng cũng dừng chân đôi lúc. Khi thì bứt một cọng cỏ dưới chân, khi thì bứt một chiếc lá xấu số tình cờ xuất hiện trong tầm tay. Vò nhẹ cho hai tay đỡ thừa thải rồi có khi đưa lên mủi ngửi. Theo quan sát tui thì thường thấy vậy. Các vị đã qua thời kỳ thiếu nữ e ấp, hãy tự vấn lòng mình coi đã có được rơi vào trường hợp đó chưa? DẬY HƯƠNG rồi đó!
Giơ tay bứt lấy cọng ngò,
Thương anh đứt ruột giả đò ngó lơ.

- Theo cách văn hoa: Lại cũng hình ảnh trên, theo những bước bâng khuâng, thỉnh thoảng ta dừng chân ngắm gió thổi mây bay, đưa mắt nhìn bâng quơ tứ bề tám hướng. Khóm hồng nhà ai đang nở rộ những đoá lộng lẫy kiêu sa, cây ngọc lan sân nhà người trổ những bông trăng trắng nhỏ nhoi trong cành lá, e ấp đưa hương đi trong gió. DẬY HƯƠNG rồi đó!
Trên tất cả là HƯƠNG TÌNH. Đó là một mùi hương mơ hồ, mộng mị. Nhưng nó sẽ trôi lãng đãng theo ai suốt cả cuộc đời mỗi khi nhớ về.
Ai chưa từng biết được mùi hương ấy thì thật là...TỘI NGHIỆP!

NGAN SAO said...

Hay quá,cám ơn QH,nếu không có câu hỏi đùa này ,thì không biết được một điển tích qua 2 câu đồng dao.
Vậy mà sao 2 chữ CẢI và RĂM không được viết hoa?
và còn phải suy nghĩ tại sao 2 câu này lại vào comment?

NGAN SAO said...

SM ƠI,
Mấy căn nhà đó có MA thật sự ,vì đã có những người không tin MA ,ở SAIGON đã đến ở thử,thì không những bị họ về khuấy phá mà còn bị khiêng liệng ra đường ,cho nên không ai dám đến nữa.
Có những chuyện kể về những ngôi nhà này NS đã đọc lâu lắm ,hồi còn ở Đalat. Bây giờ thì không dám đọc lại ,nên chỉ nhớ mơ hồ.
Nhà NS Ở Canada mấy năm chưa hề thấy MA ,nay bổng nhiên đi VN về có người nói nhà có MA ,nên mấy bữa nay NS phải lo đi tìm mua một cái apt khác...lại dịp HALLOWEEN sắp đến...thiên hạ giăng MA,QUỸ khắp nơi ,trước cửa nhà nào cũng có ma ,quỹ,lưới nhện,mấy bộ xương người...ban ngày thì không sao,ban đêm ra thấy dưới ánh đèn đỏ mù mờ như ĐIẠ NGỤC ...mà ớn lạnh...nhưng tới ngày lễ NS cũng dắt cháu đi xin kẹo...

quehuong said...

Ngan-Sao oi oi,
Hoi chi nhieu vay...lam sao ma tra loi.
Suy nghi chi cho "lung" vay...met lam.
Vui la duoc roi.
Vua doc thay co nguoi "xin" Su mau "do cao danh khe" nen lo dum chut vay ma.
Ha..Ha..Ha..

quehuong said...

..."gio cao danh khe"...

NGAN SAO said...

BIẾT MÀ !

sao... said...

CHUYỆN MA

Người ta kể rằng...thì có trăm ngàn câu chuyện không biết thực hư.
Tui kể rằng...thì chỉ một câu chuyện. Nhưng thiệt 100% vì chính mình gặp.

Tui hiện đang "tá túc" một mình ở ngôi nhà 3 tầng của một người quen nằm trong khu vực quân đội cũ. Ban đêm đi lên đi xuống một mình nên cũng hơi quạnh quẽ và sinh hoạt cá nhân ngủ nghê cũng khá "tuỳ tiện" nên mới sanh ra cớ sự.

Một đêm, tui vừa bước vào phòng tắm mở đèn lên nhưng để cửa hé mở. Vừa cởi quần áo ra thì đèn tắt cái rụp. Tưởng cúp điện nhưng không phải, sờ vào công tắc đèn thì đã bị kéo xuống. Bật công tắc lên thì đèn lại sáng. Chắc là gió thổi qua nên công tắc bị sụp xuống chăng? Cứ cho là như vậy đi, đưa tay mở vòi nước xịt xịt mấy cái cho có lệ rồi thoát thân xuống đất.
Trải cái ghế bố ra nằm, đang định nhắm mắt ngủ nghiã là đang còn trong trạng thái tỉnh táo chớ không phải nằm mơ thì thấy có ai đó đang khều nhẹ vai mình. Bắt đầu sợ rồi nghe, nhưng vẫn không dám động đậy. Lát sau một cái chạm vào hông từ phía dưới ghế bố thúc lên. Lúc đó đã cứng người hết nhúc nhích. Một lúc sau, rõ ràng có sức nặng một người ngồi ghé lên thành ghế bố làm thành tiếng khung ghế sắt trẹo lên một tiếng rõ ràng. Tưởng tượng chăng? Tui bèn tằng hắng một tiếng chứng tỏ mình còn thức thì không còn gì khác xảy ra.

Bước vào cửa qua một phòng lớn phía ngoài. Qua một lớp cửa đến một phòng nhỏ kế tiếp. Khoá cửa ngoài, đẩy xe vào phòng trong đóng cửa lại. Khoá cổ xe cẩn thận rồi bấm remote chống trộm. Đóng một lần cửa nữa thì tới chỗ tui ngủ. Trong phòng để xe kín hoàn toàn, không một hơi gió lọt vào. Giữa khuya, còi chống trộm kêu lên. Phải 3 lần chạm với những tiếng còi ngắn thì còi báo động như xe cứu thương mới réo lên. Vậy mà giữa khuya sau ba lần còi ngắn, còi báo động réo lên inh ỏi trong căn nhà vắng chỉ có mình tui. Hồn phi phách tán bật dậy. Lại tưởng tượng chăng?
Sau khi xảy ra chuyện liên tiếp, mỗi đêm trước khi đi ngủ tui đều niệm chú Quan Âm 21 lần. Được khoảng hai tuần lễ thì những hiện tượng kia dứt hẳn. Mùng 2, 16 âm lịch nào cũng cúng cô hồn trước cửa. Thôi thì bây giờ đêm nào cũng van vái nhang khói tùm lum.
Nếu người ta nói là tui mê tín, dị đoan mà tưởng tượng ra cũng được. Tui cũng có chút chữ nghĩa trong đầu, đường đời mình cũng đã trải qua nhiều sao mà u mê được?
Chắc chắn một điều là có một thế giới khác tồn tại song song với chúng ta. Đừng coi nhẹ vấn đề tâm linh trong cuộc sống thực tế. Có chuyện xảy ra, cứ cúng kiến van vái xin xỏ thì mới yên thân.
Trọng người thì người trọng. Một triết lý sống khác cũng cần phải HỌC.

Thien Thanh said...

Thấy các bạn trang thơ vui thật là vui!!TThanh cũng muốn vui lây.Các bạn ạ
Còn TThanh thì đang chống chọi với cơn mưa dai dẳng 3 ngày tuy không ngập lụt lắm nhưng mái nhà sũng nước tí tách rơi xuống thành giòng.(ai nói Cali không có nhà dột?) có lẽ nhà xây vào nửa thế kỷ trước nên ..thuộc dạng đồ cổ..>Nhờ vậy mới mở cửa khiêng đồ ướt đồ khô vô ra...mà thấy ánh trăng nghiêng ngó nhòm vào...Trăng tròn to và đẹp .thôi ngừng 1 phút ngắm trăng..để thấy mình vẫn còn ánh
trăng ......
Đúng vậy nhìn mấy nhà chung quanh trang hoàng đầu lâu,trái bí,bộ xương ,mạng nhện...cũng hơi rợn người..mỗi lần gió thổi bộ xương lúc la lúc lắc ..muốn nổi da gà,thỉnh thoảng có nhà còn làm nguyên nghĩa trang với các tay chân lòi lên trên......Thôi chắc ăn buỗi tối đừng đi ra ngoài.Halloween sợ thiệt

Suong Mai said...

Thiên Thanh chắc biết là chủ nhật tới đây ngày 31 tháng 10, tức là ngày Halloween ở Mỹ, theo truyền thuyết là tối đó các hồn ma tìm về dương gian gây nhiều chuyện kinh dị, nhát như SM thì ở nhà chớ nhứt định không đi đâu.
Quê Hương có nói là nhân dịp này họ cũng hay thiết kế những căn nhà đầy không khí ma quái rùng rợn làm căng thẳng thần kinh và lôi cuốn những người thích cảm giác mạnh , hồi hộp sợ hãi pha lẫn vui cười. SM thì chưa hề vào nên không biết vé vào cửa là bao nhiêu, chỉ biết là họ sẽ phối hợp nhiều kỹ xảo điện tử, ánh sáng, hình nộm, tranh ảnh, âm thanh, những người thật hóa trang ma quỷ quái vật tạo nên những bất ngờ làm các cô phát hoảng điếng hồn xanh mặt mà ôm chầm lấy người nào gần nhất bên cạnh mình. Chính lúc này các chàng phải gồng lên mà dang tay ôm chặt, bảo vệ tối đa nàng, tỏ rõ Ta đây là chỗ dựa vững chắc an toàn, Ta còn dữ hơn ma quỷ nên đám đó chỉ hù là tài thôi.
QH ngày còn trẻ có nhiều kinh nghiệm khi tham gia trò chơi này, đề nghị có gì vui hay đặc biệt thì kể thêm cho bà con biết với nhé.

quehuong said...

Có đây rồi:
..QH ngày còn trẻ có nhiều kinh nghiệm khi tham gia trò chơi này, đề nghị có gì vui hay đặc biệt thì kể thêm cho bà con biết với nhé.//
Sương-Mai và các Bạn, kể thì được rồi, nhưng ..không có nhiều kinh nghiệm...đâu, một lần đã đủ.
Dỉ nhiện việc đầu tiên là: đây là những căn nhà ma giả, chứ nhà ma thiệt như 13 căn nhà mà QH có cho các bạn cái link hoặc căn nhà ma ở Đà-Lạt thì QH chưa có "thăm" cái nào hết.
Vào mùa Halloween thì "nhà ma" là dịch vụ thật ăn khách, có nhiều chủ nhân mà QH biết một năm anh ta chỉ làm một nhà ma là cả năm ngồi chơi, đi vòng vòng kiếm những cái mới hơn, ngộ hơn, kinh khũng, ma quái..hơn cho nhà ma năm sau.
Khách của nhà ma là ai, trẻ em thì không được vào, lớn lớn như SK, SM..hay VK, CX..BT cũng không cho vào tuốt...sợ mấy người này ..đứng tim trong đó thì mệt lắm. Cở như Vivu, Phi-Toàn hay Phương huynh, Bạn Sao hay QH thì OK...lý do là vẫn còn kè kè được một bên một "cô ma". Mà lứa này xài tiền dử lắm..(thường thì khách hàng là các nhóm cô cậu lớp 11 hoặc 12 ở trung học và lớp sinh viên năm đầu và năm thứ hai..).
Về nhà ma thì khỏi nói, gam màu chủ đạo là phải tối thiệt tối..đen như mực, và đỏ thiệt đỏ đỏ như máu..những luồng ánh sáng bằng laser thỉnh thoảng quét qua lại..chỉ đủ để kịp nhìn ra các đầu ma lơ lững máu me, các đầu ma của các cô ma trẻ đẹp kinh hồn hay các ma già khô cẳn hết sức kinh dị...đường đi trong đó vừa gập gềnh, đang đi thì tự nhiện tuột xuống, hoặc có vài hòn đá ở đâu chạy ra trùng vào chân mình, nhiều ngỏ quẹo làm rối trí người đi, càng nhiều khúc cua quẹo thì càng nhiêu ma hiện ra, nhiều khi đang bước một hai bước thì có một cái mặc quỷ chìa ra sát mặt mình, răng nanh dài nhọn quắc, lưỡi lè dài cả thước, máu me quanh mặt, khè một luồng hơi lạnh vào mặt mình...rồi biến mất..vài ba bước tới nửa, hai cánh tay lòng thòng từ đâu trên cao rớt xuống..đầu...khói mịt mù như mây bay, có lúc khói dầy có lúc khói mõng, mùi vị ẩm ướt và mốc..tiếng gió vi vu...có lúc giật từng cơn thật mạnh, rồi lại..im re lặng như tờ..
Nói chung kỷ thuật làm nhà ma để thu được nhiều khách viếng thăm, có được nhiều tiền là làm sao, kích thích được sự tò mò, diển tiến một cách đôt ngột để người xem có một phản ứng tự thân bằng phản xạ tự nhiên, và những kỷ thuật này được những nhà làm phim ảnh kinh dị khai thác trong rất nhiều phim ảnh..họ cứ tạo ra những cảm giác lo sợ kinh hãi thật cao độ rồi cho người đi trong đó..rơi xuống một khoảnh khắc thật in lặng trong tích tắc, rồi ma hiện ra nữa, từng chập từng chập như vậy..
Bài học chính khi đi nhà ma chơi:
Phải có bạn đồng hành, người này phải là một "ma khác phái", phải ăn mặc hóa trang, vừa xinh đẹp vừa ma quái..nếu rủ được người bạn gái nào "nhát nhát" cùng đi thì càng hay..Nếu mà có ma "cùng giới tính" đi chung...cái cái này QH chịu thua vì không biết chuyện gì sẻ xảy ra sau khi đi chơi.
...

quehuong said...

Kinh nghiệm để đời:

Hồi QH đi nhà ma chơi một lần cho biết thì lúc đó cũng còn 'sồn sồn" hăng hái lắm, mấy bà mấy cô Vn thì không ai dám đi đâu, chỉ chạy xe ngang qua chỉ vào căn nhà là đã nhắm mắt la làng rồi..Trong hảng làm..QH có nhiều nhân viên, có một cô dạn dỉ cũng dể nhìn..ham vui..chỉ có cái là cổ giống như đệ nhất phu nhân.. Michelle Obama.. Cả đám thợ cùng rủ nhau đi nhà ma, đi càng đông càng vui mà, dỉ nhiên là phải chọn người đi chung..QH chọn cô Megi đen này, cô ta vui lắm vì được "xếp" chọn..hí hững chờ ngày cuối tuần để đi nhà ma. Rồi chuyện gì đến nó đến, ai mà biết được, trong nhà ma, mấy con ma giả không làm cho QH sợ mà cô Megi làm cho QH sợ .".muốn chết.."

Ai thời không có cái gì đáng sợ bằng một cô Mỷ đen cứ "ôm miết không chịu thả ra". Đèn chớp một cái cũng ôm, ma thò cái tay vô mặt mình cô ta cũng ôm, vấp chân một cái cổ cũng ôm...mà ôm cứng ngắc mới chết chứ, không chịu buông, mà khói thì ngộp, cổ còn xiết mình nữa ..ôi thôi...khổ ơi là khổ. bây giớ nhớ tới cũng còn..than...khổ.

Rốt cụộc bài học học được, là MA GIẢ THÌ KHÔNG ĐÁNG SỢ MÀ CHỈ SỢ MA THIỆT, bây giờ cô Megi đã không làm cho QH nữa, cô làm một hảng khác, nhưng thỉnh thoảng cũng có gặp nói chuyện hỏi thăm, nhứt là mùa Halloween, thì lúc nào cũng hỏi...mầy còn nhớ năm 90 mình đi nhà ma không..dỉ nhiên là phải trả lời là nhớ chớ..mà đâu có dám nói là mày ôm tao chặt quá làm tao thở không nổi mà "hồn vía tao cũng lên mây" đâu còn "hưởng" được gì đâu.

Nhưng mà hồi năm 90 còn khá, chứ bây giờ mà cô ta có rủ đi, thì lạy trời con cũng không dám vì bây giờ cô ta có trọng lượng chắc cở 200 pound rồi. (200 pounds = 90.718474 kilograms). Cổ mà ôm một cái là QH dẹp lép.

Lời khuyên cho các Bạn Lão Niên..Nghe thôi đừng thử.

Chúc vui tất cả.

NGAN SAO said...

Hể đọc chuyện ma là sợ,dù ma giả ma thiệt gì cũng sợ,NS đang ngồi nhà một mình ,nhà vắng lặng ,trời âm u,gió lạnh bên ngoài,các cháu đã đi học hết,đang đọc comment ,bỗng nhiên chuông cửa reo,nhìn ra thoáng thấy 2 bóng đen lù lù đằng trước,mặc cho họ bấm chuông mấy lần cũng không mở !
Ở đây thì xưa nay hiền lành,không có trộm,ma gì hết,nhưng thỉnh thoảng đề phòng vẫn hơn!
Chu choa bao giờ dọn về nhà mới ,đêm nằm một mình chắc radio,TV mở suốt đêm...mà đừng coi phim kinh dị !
Muà HALLOWEEN cũng có nhiều chuyện
vui buồn để nói,NS thì chưa gặp MA lần nào nên chưa biết,có lẽ ma biết ta sợ quá có chết thôi,nên không dám hỏi thăm!

quehuong said...

Chuyện đi nhà ma không hấp dẩn bằng nghe nhạc Thu.

Hai ngày nay vùng Trung Tây gió lớn, lạnh và tuyết đã bắt đầu. Thường thường thì đêm Halloween lúc nào cũng có mưa hay tuyết chút chút, nó làm cho không khí đêm Halloween thêm ... ma..một chút vậy.

Chiếc lá cuối cùng. Thu hát cho người.

quehuong said...

Ngàn-Sao ơi,
Có cần một cái "bùa" để cho Ma nó ngán không. QH sẳn sàng.
Nghe nhạc đi thì không sợ ma.

Thien Thanh said...

Nhà Ma ở Cali,
TThanh lần đầu tiên tới đất Mỹ,được ở nhà dẫn đi ngôi nhà Ma Disneyland,quả thật mỗi lần Halloweren là rởn tóc gáy...Các bạn có tin là mình đang ngồi...có con ma tới ngồi kề bên "ôm"dẫn tới xích đu,còn thì thào bên tai..ôi thôi lạnh da gà rồi...Các bạn nghe bạn QH kể thì cũng tương tự vậy.

ngansau said...

Chắc nói Ma NÊN CŨNG BỊ NHÁT quá,NS đang chat với HIỀN thì ,cái
alarm tự nhiên kêu tít tít 2,3 lần,
mà thường thì cửa mở nó mới kêu,bây giờ đâu có ai mở cửa mà tự nhiên nó kêu,NS phải chạy một vòng lên lầu ,coi các phòng có cánh cửa nào bật ra không,còn basement ...thì không dám xuống ,dù bữa nay có xuống lấy thịt nấu phở cũng không xuống...
Bị ám ảnh rồi ,run run một chút ,nên phải nghe nhạc để quên!

Thien Thanh said...

NganSao à,ThienThanh có biết một lá bùa linh diệu nhất ,khi nào ngồi sợ hay bị gặp Ma nhát thì lâm râm khấn nguyện Quan Thế Âm Bồ tát không biết các bạn có nghĩ như vậy không?
NganSao ở nhà một mình nếu sợ cầu Quan thế Âm Bồ Tát nghe,không hiểu lúc đó còn nhớ không?? hihi(bữa nay rảnh chút nên vô trang thơ..bàn chuyện ....MA.........U....U...Hú ..hú...................

sao... said...

Tôi đã nghe cái link nhạc nầy không dưới một trăm lần rồi.
Nhạc Thu.
Nếu các bạn click chuột vào mà bài hát đầu tiên là bài Nhớ Mùa Thu Hà Nội của Trịnh Công Sơn do Mỹ Tâm hát thì đúng là một sự cực kỳ lạ lùng.
Một trăm lần trước mở ra, bao giờ bài đầu tiên cũng là bài Lá Thư do Thuỳ Dương hát. Nếu chỉ nghe vài lần thì có thể nói là mình đã quên.
Một sự trùng hợp với không khí ma quái đang đề cập trên Trang Thơ chăng?
Thiệt tình tôi không thể nào giải thích nổi.

quehuong said...

Hello bạn Sao,
Bên tay phải của tập nhạc, có những bài mới cho vào. "Những bài mới đăng" và bài Nhớ Mùa Thu Hà Nội do Mỹ Tâm hát được cài làm bản nhạc bắt đầu cho tập nhạc.
Tập nhạc Thu này trước đây không có những bài mới này.

coxanh said...

Suốt tuần nay cỏ xanh đau nằm bẹp dí trong phòng , hôm nay gượng dậy vào TRANG THƠ, comment nhiều quá, đọc mệt nghỉ...các bạn viết về ma nhiều quá làm cx chợt nhớ ra là trong tủ sách có cuốn Bảy ngôi làng ma mua từ năm ngoái mà chưa đọc, lát nữa phải lấy ra đọc thôi.

Nói về ma thì cx không sợ mà chưa gặp bao giờ, nhưng cx tin là có ma và cx nghĩ ma là linh hồn của con người, mỗi con người khi chết đi, linh hồn thoát ra khỏi thân xác , phiêu lãng bồng bềnh trong vũ trụ, nếu linh hồn nào còn ấm ức nhiều với cuộc sống đã qua thì hiển linh về lại trần thế bằng một cách riêng...thế thôi, nên tựu chung ma cũng là môt con người theo một cách khác...

Những ngày làm rẫy cx vẫn thường ngủ lại trong lều giữa rừng một mình, cx vẫn mong gặp ma , miễn là ma đừng có dữ , đừng bóp cỗ hay nhe nanh hút máu như người ta vẫn nhát là được , mà có gặp đâu...có chăng chỉ là tiếng gió rít, tiếng mang tác , tiếng kêu của những loài chim ăn đêm, tiếng côn trùng mà thôi

sao... said...

Không phải đâu QH ơi!
Ngay từ đầu khi mới biết link nhạc nầy, tôi đã thấy bài hát Nhớ Mùa Thu Hà Nội nằm trong list nhạc kế bên rồi. Nhưng nó chưa bao giờ xuất hiện khi tôi mở ra.

Lý do là tôi cũng thích giọng ca Mỹ Tâm nên hôm nay mở ra thấy cô ta hát bài đầu tiên nên mới gợi sự chú ý của tôi.
Đây là một sự lạ nên mới nói, không phải là chuyện tô màu phóng đại đâu. Hơn một năm qua tham gia Trang Thơ, chắc cũng có vài người biết được tôi có một trí nhớ khá tốt.

sao... said...

Link nhạc nầy nằm trong Favorites của computer tôi hơn một năm nay rồi, không phải mới lấy ở chỗ nào khác đâu.
Hầu như mỗi tuần tôi nghe 2 hoặc 3 lần nếu có thời gian rảnh.
Giống như mình móc trong túi mình ra thường xuyên, bữa nay xảy ra sự lạ nên phát hiện ra ngay mới nói.

quehuong said...

Hà...Hà
Vậy là Trang Thơ cũng có "Ma"...

Ai yếu bóng, yếu vía thì nó nhát chơi, Như Cỏ-Xanh thì khỏi nhát, hay là nhờ Cỏ-Xanh có "bùa" nên chỉ có ma hiền tới nhát thôi. Mà ma hiền hình như chỉ có tới lén lén hù một cái thôi...rồi có nói gì hông.?

Còn như Bạn Sao, thì chắc là gặp ma "ca sỹ" rồi...Tối nay nhớ "đốt nhang, đọc kinh" nha, hay là thôi đi, đừng đọc kinh, đốt nhang gì ráo trọi...để cho ma tới chứ...vậy mới vui.

sao... said...

Có một câu nói hồi xưa tui hay nghe, nhưng vài chục năm nay không ai nhắc tới nên quên luôn.
Bỗng dưng gần đây lại hay nghe một người nhắc tới:
"Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ"
Ờ, ở đó mà cười chọc tui đi. Có ngon thì về đây tui thảy vô nhà tui đang ở vài đêm thì biết đá biết vàng liền.
"Bật mí" một chút, tui đang ở chung với một con MA NỮ. Chính vì tui sinh hoạt ngủ nghê khá "tuỳ tiện" nên mới ra cớ sự như vậy đó.

HUONG said...

NT đọc chuyện ma của Trang thơ thấy đoạn này hấp dẫn nhất nè các bạn thơ ơi :

Ai thời không có cái gì đáng sợ bằng một cô Mỷ đen cứ "ôm miết không chịu thả ra". Đèn chớp một cái cũng ôm, ma thò cái tay vô mặt mình cô ta cũng ôm, vấp chân một cái cổ cũng ôm...mà ôm cứng ngắc mới chết chứ, không chịu buông, mà khói thì ngộp, cổ còn xiết mình nữa ..ôi thôi...khổ ơi là khổ. bây giớ nhớ tới cũng còn..than...khổ.

Cái này gọi là MA ÔM hả bạn thơ Quê Hương ?! Lại thêm hai chữ ÔM CỨNG NGẮC nữa ... ám ảnh NT hết ngủ luôn !

KimChi said...

Chào anh QH và các anh chị trang thơ
Ngẫu nhiên là em vào TT thứ 100 sau khi đọc nhiều chuyện về Đề tài mùa thu ,màu thu -nhạc thu ,về LỄ HALOWWEN và về nhiều chuyện ma nữa ...cám ơn những lời văn nhẹ nhàng ,mượtmà của mùa thu -ý nghĩa nhân bản về anh chàng Jack ,về bà cụ bán rau ,rất nhiều bài thơ thu các anh chị sáng tác và làm không khí thu tràn ngập cả trang thơ
Đã vậy còn thêm không khí ma nữa ,ngày mai là ngày HALOWWEN rồi không biết có ma nào vào trang thơ của mình không ??-em mong sẻ không thấy 1 ma nam ?-vì ma nữ thường hấp dẫn hơn phải không -hãy nghe một câu của Đinh Hùng ;
THU ơi đánh thức hồn ma dậy
Để ta vào thăm đáy mộ sâu ...
Còn có người "ôm "trong ngày lễ thì có gì mà lạnh lẽo..chỉ có anh QH là sướng nhất thôi

KimChi said...

Xin lỗi nha em đánh lầm chữ HALLOWEEN rồi

quehuong said...

Hi Kim-Chi,

QH đã than là ..."khổ lắm rồi" mà Bạn còn cho là sướng nữa...Thiệt là Ma ơi là ma..

Nhưng mà khi nào có xem HP7 này thì nhớ phải trùm mển nha.

Vào ngày 19 tháng 11 này, HP7 sẻ ra mắt, nội dung tóm lược dưới đây, hy vọng các Bạn ở Vn sẻ được xem trong một ngày rất gần.

Như vậy không khí Halloween năm nay sẻ được nối dài bởi chàng Harry Potter, hy vọng vưc dậy một phần các hoạt động điện ảnh đang trì trệ do khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Mong thay.

HARRY POTTER AND THE DEATHLY HALLOWS TRAILER.


HARRY POTTER AND THE DEATHLY HALLOWS -

TẬP 1, Trình chiếu tại các rạp và IMAX vào ngày 19 tháng Mười Một

Đạo Diễn: David Yates
Tác Giả Kịch Bản: Steve Kloves
Dựa theo cuốn tiểu thuyết Harry Potter and the Deathly Hallows của J.K. Rowling
Nhà Xuất Bản Phim: David Heyman, David Barron, J.K. Rowling
Giám Đốc Xuất Bản: Lionel Wigram
Với sự tham gia của các tài tử Daniel Radcliffe, Rupert Grint, Emma Watson, Helena Bonham Carter, Robbie Coltrane, Tom Felton, Ralph Fiennes, Michael Gambon, Brendan Gleeson, Richard Griffiths, John Hurt, Jason Isaacs, Bill Nighy, Alan Rickman, Fiona Shaw, Timothy Spall, Imelda Staunton, David Thewlis, Julie Walters và Bonnie Wright.


Cuộc Phiêu Lưu Trong Trí Tưởng Tượng. "Harry Potter and the Deathly Hallows," cuộc phiêu lưu thứ bảy và cuối cùng trong loạt phim truyện Harry Potter film, là một cuốn phim được chờ đợi từ lâu sẽ được chiếu theo hai tập phim dài. Tập 1 bắt đầu khi Harry, Ron và Hermione bắt đầu một sứ mệnh đầy hiểm hoạ để theo đuổi và tiêu diệt sự bí hiểm bất hủ bất diệt của Voldemort và huỷ diệt -- --nhân vật Horcruxes. Tự mình họ, không hề được thầy của họ hướng dẫn hay cũng không có sự bảo vệ của Giáo Sư Dumbledore, ba người bạn giờ đây phải dựa vào nhau nhiều hơn từ xưa đến nay. Nhưng ba người bạnï phải chịu ảnh hưởng của những Thế Lực Đen Tối tiềm ẩn giữa chính bọn họ đe dọa chia rẽ họ. Cùng lúc, thế giới phù thuỷ đã trở thành một nơi chốn đầy nguy hiểm đối với mọi kẻ thù của Chúa Tể Đêm Đen. Cuộc chiến tranh mà mọi người lo sợ từ lâu đã bắt đầu và Voldemort's Death Eaters chiếm đoạt lên nắm quyền Ban Pháp Lực (Ministry of Magic) và ngay cả Hogwarts, gây khiếp sợ và bắt bớ bất cứ ai chống lại họ. Nhưng điều mà họ vẫn đang tìm kiêám có giá trị bậc nhất đối với Voldemort chính là: Harry Potter. Nhân Vật Được Chọn đã trở nên nhân vật bị săn lùng trong khi Death Eaters săn lùng tìm bắt sống Harry theo lệnh đem dâng cho Voldemort. Hy vọng duy nhất của Harry là tìm được Horcruxes trước khi Voldemort tìm ra mình. Nhưng trong khi tìm kiếm manh mối, Harry khám phá ra một câu chuyện xưa đã gần như bị lãng quên, truyền thuyết Deathly Hallows. Và nếu truyền thuyết này trở thành sự thật, điều này có thể đem lại cho Voldemort sức mạnh cuối cùng hắn đang tìm kiếm.

Harry biết rất ít rằng tương lai của anh đã được quyết định bởi quá khứ của anh, vào ngày định mệnh ấy, anh đã trở thành "Cậu Bé Sống Còn." Không còn là một cậu bé nữa, Harry Potter càng tiến gần đến sứ mệnh mà anh đã chuẩn bị từ ngày anh đặt chân vào Hogwarts: cuộc chiến đấu cuối cùng với Voldemort.
Cuốn phim này được xếp hạng PG-13 vì một số cảnh tranh đấu kịch liệt, các hình ảnh ghê sợ và các đoạn tình cảm ngắn.

ngansau said...

CỎ XANH ơi,
Gặp CX hôm ở Saigon,CX vừa mới "qua cơn đau",hôm nay lại"ốm"
nữa ,có tương tư ai không vậy?
Đừng dại nghe CX ,CUỘC ĐỜI CÓ CHI ĐÂU,hơi nào mà ưu tư nhiều về cuộc đời ngắn ngủi này,cứ vui và quên đi thì "cảm cúm" cũng bay đi hết ,có lẽ tại Saigon ,mưa nắng bất ngờ và hơi lành lạnh nữa,tối ngủ phải đắp chăn kỹ,không thì nhiểm lạnh,mong CX nghe lời NS để lần tới về thấy CX vui vẽ ,tươi tắn
và hồng hào hơn!
Chúc CX ăn nhiều hơn! và nhớ làm BÀ TIÊN đêm HALLOWEEN cho thật đẹp!

vivu said...

Vừa nghe Nhạc Thu vừa đọc chuyện ma …và ngoài trời thì lất phất mưa …
Vv xin kể câu chuyện ngày xưa ..

MA HỌC TRÒ
Trong đám bạn bè có đứa gan cùng mình,có đứa nhát hơn cáy ! Một hôm 10 giờ tối, Thằng Gan leo lên cái cây to đầu ngõ để chờ Thằng Nhát đi học về hù nó chơi …
Nghe đồn rằng ,có một người đã treo cổ ở đó …
Thằng Nhát đã về nhà trọ bình an,lúc nào đi ngang cái cây ấy hắn cũng niệm Phật và rảo bước thật nhanh .
Còn thằng Gan đâu ? Bọn tôi chờ đến giờ giới nghiêm mới đánh liều cầm cây đèn dầu đi kiếm ,nhà trọ ở dưới thung lũng hoa Hồng cách cây to ấy một con dốc ngoằn nghèo khoảng 100 mét .
Đến nơi, thấy hắn vẫn còn ngồi im trên cành cây …bọn tôi phải leo lên đưa hắn xuống và dìu về nhà, phải thật lâu hắn mới nói được :

“ - Lúc tao sắp sửa thò chân xuống ,thì …có một bàn tay đặt lên vai tao …”

coxanh said...

QUÊ HƯƠNG ƠI,
Cỏ xanh chả có bùa gì hết, cx chỉ thấy không đáng sợ là không sợ thôi.Nếu mà gặp được ma thì cũng thú vị thôi mà , cx nghĩ thế...

Rất bái phục kiến thức của QH , cx thích bài Phút Chia Ly của Hoàng Trọng nhưng chưa có dịp được nghe lại, hôm nào QH tìm dùm cx nghe?

coxanh said...

NGÀN SAU
Vâng, hôm gặp sư mẫu cx vẫn chưa khoe hẳn, hễ cứ thay đổi thời tiết là hầu như học trò đều bị cảm, rất khó chịu, đi bác sĩ thì chẳng có bệnh gì, bác sĩ chỉ nói là do suy nhược cơ thể thôi, còn theo học trò thì chắc là do...bệnh già ập tới.
Hôm sau cx không đến gặp sư mẫu được, thật tiếc và học trò cảm thấy có lỗi với sư mẫu. cx nhờ Tấn ra tuốt quận 1 mua ô mai cam thảo , nhưng không đến gặp sư mẫu được Tấn cũng nhăn nhó bảo là lần sau có nhờ thì không thèm giúp nữa...cũng chỉ tại cảm cúm hành hạ em thôi. Xin cô tha lỗi cho em .

HUONG said...

Nghe bạn thơ Vivu kể chuyện ma thì con ma nào cũng bái ngài làm sư phụ !?

vivu said...

Ở VN và nhiều nước trên thế giới không phí phạm thực phẩm làm đồ chơi ! như bí đao ,như dùng cà chua ném nhau trong ngày hội ! ở BMT ,bí đao là “lương khô” thay thế rau xanh những ngày mưa gió …

Tuy nhiên.làm quen với những hình thù ma quái cũng là một điều hay, đến khi gặp ma thật thì cũng không bị đứng tim đột ngột ! Ma không thể hại người ,muốn nói chuyện với người cũng phải thông qua ông Đồng bà Cốt …nếu không thì sẽ có những cuộc trả thù đẫm máu …cũng may là loài người không nhìn thấy thế giới vô hình …nếu thấy được thì : có thêm một con ma nằm trên giường mình thì …làm sao mà ngủ yên đây !chỉ khi nào mình cũng là một con ma : Ma Men !!!

Nhà ngoại cảm PTBHằng kể chuyện ở chùa Hoành Pháp (Hoàng Pháp ?) :” Khi đưa hài cốt về nghĩa trang lúc khuya vắng ,thì nghĩa trang đủ các loại ma,kẻ đứng người ngồi,chào cô Hằng,cô đưa ai về đấy …Nào là có anh bộ đội trẻ,không muốn về nghĩa trang,vì lúc chết anh ta nằm bên bờ suối,thời gian trôi qua,xóm làng mọc lên,nơi ấy thành nơi sơn nữ tắm …”

Gom lại được vài điều hay hay …không thấy Ma ăn gì mà sống,chỉ có Á đông mới đốt giấy vàng bạc,còn Ma Mỹ,Ma Âu châu nghèo rớt mùng tơi ,phải đi làm thuê cho Ma VN chăng ?nhưng Ma cũng thèm thuốc lá,Ma cũng biết nhìn người đẹp …

Vậy thì “ Vắng chàng điểm phấn tô hồng cho ..ai ? “ –có câu trả lời rồi đó !!!

HUONG said...

Đọc chuyện ma của bạn thơ Vivu xong, nhưng lại chỉ nhớ ...
“Vắng chàng điểm phấn tô hồng cho...ai ? "

TUYỆT !

sao... said...

“Vắng chàng điểm phấn tô hồng cho...ai ? "
Ý nghĩa tương tự như câu hát "Ngày anh xa vắng...em không trang điểm đợi chờ..."
Sao mà mê muội thế? Chờ đợi chi nữa uổng công đợi chờ.
Con bướm trắng đa tình đã bay theo trời xanh mây trắng rồi, biết đến bao giờ mới trở lại mà đợi mà chờ?

Sao không
"Em về điểm phấn tô son lại,
Ngạo với nhân gian một nụ cười"