Sunday, September 26, 2010

QUÉT


45 comments:

HOA VĂN said...

Lâu lắm rồi mới thấy TLB QUÉT !

Chúc mừng há !
Đêm qua ngủ có được không
Sáng nay quét lá tưng bừng thật vui!

Cái chổi này ở nước nào?

Chổi MỸ cho nên quét lá rừng
Chổi TA thì quét lá ngoài sân
Quét sao cho sạch thì nên quét
Chớ để lá đầy thêm bẩn sân!

Co May said...

Quét cho hết sạch bụi trần
Lá vàng lá đỏ lá hồng lá xanh
Lá nào thôi ở trên cành
Vô tình rơi xuống gom thành bài thơ!
H'MAY

Suong Mai said...

"Cái chổi này ở nước nào?"
Thưa NS, cái chổi này của Trang chủ chính hiệu, chờ mãi không thấy TLB gởi qua nên đem ra xài đó.

Chổi Mỹ, chổi Ta, đều là chổi
Sân sau, sân trước cũng là sân
Ngày siêng thì quét hai ba bận
Bữa lười chống chổi, khỏe cái thân.

tim luc binh said...

Lá đỏ lá vàng lá đổi nâu
Sân Ta sân Mỹ chẳng khác nhau
Quét lui quét tới mà không sạch
Vì lá rơi hoài biết trách đâu?

ngansau said...

Đất MỸ lá vàng đỏ hay nâu
Đất Ta mưa nắng lá hai màu
Sáng ra ta quét sân cho sạch
Xong rồi chống chổi đứng ngó nhau!

Unknown said...

Đúng nhu Tím Lục Bình nói, chỉ có mỗi Cây khế mà ngày nào cũng “chổng” ... quét lá rơi mõi cả lưng, đau cả đầu và hoa cả mắt, đến nỗi nhìn quã xanh ra quã vàng, quã già ra quã non.
Nhưng nầy HP mách cho các bạn hai công dụng tuyệt vời từ khế nhé :
1) Khế chưng với đường phèn trị HO.
2) Khế trộn với rau răm, thịt ba rọi, tôm đất, đậu phụng, nước mắm ớt, tỏi (liều lượng tùy nghi) thành món khoái khẫu.
Nhưng mà nầy ăn khế phải trả vàng đấy nhé.
HP

Thien Thanh said...

Các bạn ơi bài thơ Quét độc đáo quá,TLB lâu lâu ra tay trang thơ rộn hẳn lên HP bận rộn thế mà tếu ghê, NgànSau...nữa,Tt góp vài câu nhé

TímLục Bình ơi Tím Lục Bình !
Quét sao cho sạch nhát chổi xinh
Quét đi quét lại nghìn trăm lá
Quét sạch trời mây..thấy phận mình!

Hihi TLB đừng thắc mắc gì,chỉ là thơ thôi...

quehuong said...

Hello Tím-Lục-Bình,

Sáng nay đọc bài thơ Quét..hết sức thú vị, vì nó "lãng vãng âm hưởng của một bài thơ thiền"...

..Bao nhiêu phiền muộn bay theo gió,
Chống chổi, dừng tay...ngẫmm sự đời.

và những góp ý của các Bạn Thơ cùng mang ý nghĩa của Triết lý về Nhân sinh của Phật giáo...hay quá hay quá..

HOA VĂN viết:

Quét sao cho sạch thì nên quét
Chớ để lá đầy thêm bẩn sân!

CO MAY giảithích thêm là:

Lá nào thôi ở trên cành
Vô tình rơi xuống gom thành bài thơ!

SƯƠNG MAI thì "triết lý không kém":

Chổi Mỹ, chổi Ta, đều là chổi
Sân sau, sân trước cũng là sân

TÍM LỤC BÌNH "ghi nhận" thêm cho bài Quét một ý thơ hoàn chỉnh:

Lá đỏ lá vàng lá đổi nâu
Sân Ta sân Mỹ chẳng khác nhau
Quét lui quét tới mà không sạch
Vì lá rơi hoài biết trách đâu?


Thành tâm bái phục tất cả.

ngansau said...

Lâu quá không gặp bạn QUÊ HƯƠNG
Bận việc chi mô lại vô thường
Văn thơ nghiền ngẫm đầy trong túi
Nhớ cất khi cần mở vài chương !

quehuong said...

Lâu lâu gặp lại nhiều mến thương,
Nhân gian mọi việc đều vô thường,
Văn thơ đâu có bao trong túi,
Mà dám khi cần "mở vài chương"!.

Unknown said...

Quét rồi, lá rụng, lại đầy sân
Dừng tay, gát chổi, nghĩ xa gần
Chuyện đời lớn nhỏ dường như lá
Luyện mãi thiền tâm, vẫn cứ ...Sân.

?

Vien Khach said...

Hôm nay VK vào Trang Thơ thấy các Bạn quét lá "Tưng bừng thật vui" (Hoa Văn). VK bèn ra chợ mua chổi . Người bán hàng nói :
- Chổi đã bán hết rồi .
- Ai mua nhiều vậy ?
- Các Ông Bà Trang Thơ mua hết chứ ai .
- Cô có thể cho biết tên ai mua không, để tôi xin chia lại một cây .
- Ông chờ tôi nhớ lại coi ... À, người mua có Hoa Văn, Cỏ May, Trang chủ SM, NS, LamBD, Thiên Thanh, Quê Hương, Phượng Các . Mà cũng tại TLB cả .
- Tại sao đổ lỗi cho TLB ?
- Vì đã làm bài thơ QUÉT xúi thiên hạ mua chổi để cùng nhau quét, quét lá, quét rác quét tùm lùm .
- À thì ra thế, cám ơn cô đã cho biết .
VK ra về tay không, mà lòng buồn vời vợi, vì không có chổi để cùng quét .
Đầu tuần, VK xin đùa một chút, mong các bạn được vui để cày suốt tuần .
Thân ái, chào các bạn.
VK

Suong Mai said...

Ới ới VK đừng buồn ,đừng buồn.
Trang chủ tin rằng tất cả các nàng đều xung phong nhường liền cây chổi, hoàn toàn miễn phí chỉ xin cái công chịu khó quét dùm. Thường thì từ giờ trở đi lá bắt đầu đổi màu và rụng dần, nếu bỗng dưng trời đêm trở gió thì sáng hôm sau phủ đầy cả sân, sợ nhiều lá khô quá quét không xuể mà phải cào thôi, SM nhuyễn chuyện này lắm. Sức người có hạn, VK liệu xài hai tay cầm được mấy cái?

HOA VĂN said...

Hoan hô VK ,
Người sao ăn nói thật có duyên
Qúet đi sạch hết bao muộn phiền
Lâu nay cứ tưởng người câm nín
Bây giờ mới biết thật hữu duyên!

HUONG said...

Các bạn thơ ơi,

Hôm nay NT đi cày bận quá, đọc bài thơ QUÉT của bạn thơ TÍM LỤC BÌNH hay quá mà không viết được Comment !
Giờ thì về đến nhà rồi đây ...

Bài thơ thật khéo ... mang hơi Thiền (quét đi phiền muộn), vương một chút tình thu (chỉ một đêm thôi lá rụng đầy), ẩn dấu thoáng ngạo mạn của bút tre (một nhát càn khôn quấy chọc trời) ... để rồi cuối cùng dừng lại trong hình ảnh của sự an nhiên tự tại bằng từ ngữ " chống chổi " trong câu thơ kết thật tuyệt !

Unknown said...

Lá khế rụng vàng sân sáng nay
Chỉ còn một chiếc chẳng chịu bay
Nên chi gác chỗi chờ cơn gió
Quét hộ giùm ta chiếc cuối nầy
HP

HOA VĂN said...

CÁI CHỔI

Mỗi ngày đứng tựa ở góc vườn
Nhìn trời hiu quạnh ,thấy mà thương
Lâu lâu mới được bàn tay ngọc
Chạm nhẹ vào lưng lướt mấy đường

Quét qua quét lại lá trong vườn
Gom thành một đống chờ khô héo
Đốt,khói tung bay khắp xóm phường

Chổi về chốn cũ dựng góc vườn
Nhìn trời hiu quạnh dạ vương vương
Cầu cho gió lớn rung cây mạnh
Lá rụng đầy sân,chổi hết buồn !

sao... said...

NHẶT LÁ TÌNH XƯA

Vàng phai theo gió thu bay,
Sao không ai quét để đầy sân xưa?
Ngóng trông chẳng sá nắng mưa,
Em đi đâu mất sao chưa thấy về?
Biệt mù biết mấy sơn khê.
Anh chờ đêm đến cơn mê thấy nàng.
Tay đưa chổi nhẹ dịu dàng,
Gió tung chiếc lá bay sang bên nầy.
Tóc em đẹp tựa như mây,
Anh mê mẩn ngắm như say men tình.
Biểu sao anh cứ đứng nhìn,
Anh không lên tiếng, sao tình bay qua?
Tình gì chỉ đứng xa xa?
Chờ hoài không thấy, người ta bồi hồi.
Để em trông đứng trông ngồi,
Chút duyên con gái, thôi rồi…linh đinh.
Cớ sao anh cứ làm thinh?
Để bây giờ tiếc một mình làm chi?
Em đi thôi lỡ xuân thì,
Còn anh ở lại nhớ gì sớm trưa?
Cúi đầu nhặt lá tình xưa,
Lá thơm tho quá!...tiễn đưa chân người.

s@...

phitoan said...

Phi Toàn đọc 18 comment thơ hay quá!
Mà mọi người quét mạnh quá nên lá quay trở lại đó. Quét từ từ thôi để còn mà ngẫm nghĩ sự đời nữa chứ!
"Lá nào thôi ở trên cành
Vô tình rơi xuống gom thành bài thơ!" Lá nào hữu tình mà có duyên thế?

quehuong said...

Chào tất cả các Bạn, đặc biệt sư mẫu Ngàn-Sau đang " bâng khuâng gom lá thu vàng và rộn ràng chờ đón lá thu rơi"..

Cám ơn Phi-Toàn đã kick-off mùa Thu của Trang Thơ năm nay..và Tím Lục Bình đã tiếp theo với Quét..lá.

Mà thiệt ra nói tới quét thì phải nói tới chổi..mà chổi của ta và chổi của tây nó cũng khác nhau..cho nên: cách quét nó cũng khác nhau..mà cũng ngộ lắm. Hồi mới qua cái xứ cờ hoa này..ngày đầu tiên đi làm, máy hư..thì xếp nó phát cho cây chổi biểu đi quét vòng vòng chờ sửa máy..nó đưa cây chổi, mình chỉ cầm cầm mà không biết làm sao mà quét..vậy mới chết.
Bây giờ thì học khôn rồi, cho nên mấy chục năm nay đâu có cầm cây chổi, sân trước vườn sau đều là cỏ, trong nhà thì thảm..hết biết cây chổi. Bây giờ đọc bài Quét của Tím Lục Bình..bổng đâm ra nhớ cây chổi..chà của Ông già hồi xưa tặng cho..mổi khi biết mình trốn học đi ..cua đào..quá chừng.
Mùa xuân năm 2008, chị Ninh Kiều bên Pháp có viết một bài nói về Cây chổi, chổi ta và chổi tây...cũng như các Em Việt Nam và các Em Việt sinh ra lớn lên ở bên tây, nó khác nhau nhiều ..nhiều lắm.
Trích một đoạn trong bài viết:

...Xào xạc…
Nhà đóng cửa kín mít mà nghe tiếng chổi xào xạc…như nằm ngay trong đầu.
Xào xạc…nghe bứt rứt.
Xào xạc…nghe rêm cả mình.
Có lần Chị sững sờ nghe Anh mắng con gái “Quét mà đứng sõng lưng”. Vì không ngờ «sõng lưng» qua tới tận bên nầy.
Rồi từ đó Chị đâm ra chú ý quan sát cây chổi và nhận xét là có sự khác nhau giữa cây chổi tây và cây chổi ta. Cây chổi tây thì có cán dài còn cây chổi ta, cây nào cây nấy cán ngắn ngủn. Nhất là chổi tre quét lá. Để cho toàn thân cây chổi tre tiếp xúc với mặt đất, cứ phải cong lưng mà quét, lưng thẳng góc với hai chân tại mông đít và song song với mặt đất. Quét chổi tre hết cái sân dưới tàn cây vú sửa vườn nhà là muốn cụp cái sóng lưng, đó là nhắc lại cái thời Chị còn con gái ở những năm 70...

Bái viết này tôi có post ở Google Doc nằm ở địa chỉ này:

http://docs.google.com/View?id=dq6bfbd_539fnc8qkfj

(Cây chổi)
..còn tiếp..

quehuong said...

Ngoài ra, để góp phần với Trang Thơ cho mùa Thu năm nay thêm nhiều lá vàng đỏ rụng đầy để tha hồ các thi nhân làm thơ, tôi có làm một slide show với các ảnh mùa thu và bản nhạc Mộng dưới hoa...vì chợt nghĩ, đang quét "lá khế" mà dừng chổi lại mà phải Mộng mơ liền, slide show cất ở địa chỉ này:

http://www.kizoa.com/slideshow/d1143243k5348320o1/mong-duoi-hoa-jo-marcel

(Mộng dưới hoa. Nhạc Phạm Đình Chương. Trình bày Jo Marcel trước 1975.)
Mời các Bạn cùng thưởng thức.
Cuối cùng nhờ Phương Huynh giúp cho
cái link trực tiếp hai bài trên đây để các Bạn có thể kết nối dể dàng hơn.
Chúc tất cả Vui, Khỏe và cùng Tím Lục Bình Quét...

quehuong said...

Slide show Mộng dưới hoa có post ở Blog này.

http://thanhuubanmethuot.blogspot.com/

Quê-Hương

ngansau said...

QH ơi,
Trúng đài rồi,mấy bữa nay ở nhà tu tiên,luyện TỀ THIÊN ĐẠI THÁNH,không có ai để nói chuyện,đời buồn tênh như lỡ một cung đàn...nay gặp comment của QH mà thêm bài MỘNG DƯỚI HOA nữa nên NS cũng nhớ chuyện xưa...quét nhà mà thẳng cái lưng thì má nói là:
Quét nhà "long mốt,long hai"?
Cái tay thì quét ,con mắt liếc ai ngoài đường!
Quét thì chổng mông lên mà quét,chớ đứng sừng sựng rứa thì mần sao mà sạch được!
QUÉT mà còn sót thì thế nào cũng được thưởng thức bài ca của QH đưa ra(mà rất tiếc chưa mở được,vì cái máy này kỳ lắm)
Thôi ráng tìm cách mở,có trong KHUNG TRỜI BANMÊ không?

quehuong said...

Dạ có Cô, vừa post bên đó, nhưng Cô nhớ mở loa lên nha, nếu không thì chi "có lá vàng đỏ để quét thôi, chứ không có mộng mơ à nghen"..
Bà khỏe không? và Cô nữa, chắc zui zữ lắm hả, kê nghe với.
Kính Cô.

HUONG said...

NT chạy ù ghé thăm Trang thơ một chút ...
Lượm bỏ túi để tối nhâm nhi ...

Của bạn thơ QUÊ HƯƠNG
"...nhớ cây chổi..chà của Ông già hồi xưa tặng cho..mỗi khi biết mình trốn học đi ..cua đào..quá chừng...."
(Hồi nào giờ, NT tưởng bạn thơ QH hiền như ... bụt ! Thiệt là bé cái lầm !)

Của bạn thơ S@
"Cúi đầu nhặt lá tình xưa,
Lá thơm tho quá !...tiễn đưa chân người"

Unknown said...

Bạn QH,
Vì cái link của bạn cho không phải là file video của youtube mà là file mp3 (>8MB) do đó khi minh link vào thì phải chờ nó download về máy, sau đó mới play. Nếu internet chậm thì...
Cái link chổ nầy:

Mộng dưới Hoa - Jo Marcel


PC xin đề nghị một link khac cung hay hay:

Mộng dưới Hoa - Hoài An

Sau khi hết còn một số bài nữa bên dưới bấm vào sẽ play tiếp..

Mời các bạn...mông mơ!

Suong Mai said...

SM có đề nghị này mong các bạn hưởng ứng cho đông là PC sẽ bày lẹ lẹ qua comment cách làm một link trực tiếp để bấm vào là sẽ mở ra liền cái web nghe bài nhạc , chớ highlight rồi copy rồi paste có khi rơi rớt chữ cũng hổng ra web minh cần tìm.
Thày PC gật đầu cái rụp nghe rồi trò QH sẽ làm bài thực hành trước nhứt.

Unknown said...

Trang chủ ơi, không chỉ dẫn trên đây được vì khi type dòng lệnh vào thì trang blog tưởng là mình...ra lệnh nên sẽ không hiện dòng lệnh mà hiện ra LINK.

Trang chủ đã được hướng dẫn rồi thì bày cho các bạn trong Email thôi.

Nếu chỉ được ở đây thì PC đã làm lâu rồi, đây là 1 trong 3 cái tags HTML mà các bạn thấy bên dưới khung comment đó mà, đâu có gì bí mật đâu.

Suong Mai said...

PC nói có lý, SM không để ý chi tiết này, sẽ chuyển cách làm link trực tiếp qua thư để các bạn được rõ .

la thu vang said...

Không vô TT 2 ngày mà comments "lá rụng" đầy,lại thêm nhiều kiểu chổi để quét,thôi cho đủ mặt nhà Hoa văn,và cũng nói lên tâm trạng mình,xin mượn mấy câu cũng dính tới lá rơi:
"Lá rơi từ hàng xóm lá bay sang,
Vàng rơi mấy lá năm hồ hết
Hờ hững ai xui thiếp phụ chàng."
Thơ của TLB thì là phe nhà rồi ,để bạn thơ góp ý,chỉ xin cảm nhận 2 bài thơ của PC ,S@ và phần comments của VK thật hay và duyên dáng.
Xin nhắn ké với bạn Sao,dùm Dzu Hoài là Thầy BDChi ở Mỹ về muốn gặp 1 số học trò cũ lúc 8 giờ sáng tại quán Cây tre (ngã tư LQ Đôn và Tú Xương).
Rất mong bạn có mặt.

HUONG said...

NT về đến nhà là đã gần nửa khuya rồi, thế thì NT còn được như lời bạn thơ Phượng Các viết " Mời các bạn mộng mơ ! " nữa không !?

Unknown said...

NT à,
Về nhà mà nữa khuya, thì sau khi tắm mát và ăn chút gì nhẹ nhẹ bụng vào và ngồi bên tách nước nóng mà nghe "mộng dưới hoa" thì còn mơ tới cung quảng Chị Hằng nữa chứ sao không được hả NT !

Co May said...

GÓP VUI,
Chổi ta ngắn cán phải khom lưng
Qúet đi quét lại hai ba lần
Bao giờ sân sạch thì thôi quét
Chống chổi nhìn trời thẳng cái lưng!

Chổi tây dài cán khỏi khom lưng
Đưa đi đưa lại chỉ vài lần
Vừa quét vừa phone vừa nghe nhạc
Tâm hồn bay bổng MỘNG LUNG TUNG !
H'MAY

tim luc binh said...

HP,
Chiếc lá cuối cùng chẳng chịu bay
Nhờ ai quét hộ chiếc lá này?
TLB,
Lá sao mà lá chẳng chịu bay
Lá già,lá trẻ,lá cay cay...
NGÀN SAU ơi,quét giúp một tay
Lá nào rồi cũng sẽ lăn quay !

Suong Mai said...

Vì trục trặc kỹ thuật, Trang chủ xin giúp bạn S@ vào comment.

Khởi đầu bằng một bài hát thiếu nhi:
“Một sợi rơm vàng là hai sợi vàng rơm. Bà bện chổi to, Bà làm chổi nhỏ.
Chổi to Bà quét sân to, ấy còn còn chổi nhỏ thì để dành bé chăm lo quét nhà…”

Đó là cái chổi của xứ Bắc và bài hát đó là của mấy nhạc sĩ xứ Bắc dạy cho các em mẫu giáo.
Xin nói chuyện từ trong nhà rồi ra tới ngoài đường của miền Nam. Tôi chỉ viết theo cảm nhận riêng của mình, có khi vài điều không như người khác nghĩ và biết.

NÓI VỀ CHỔI

CHỔI LÔNG GÀ: Chổi dùng để quét bụi trên tủ, bàn ghế, giường. Người ta dùng một sợi dây nhợ cột ở cuống từng sợi lông gà được chọn lọc thành một dây rất dài. Lấy một đoạn cây mây nhỏ khoảng bằng ngón tay dài độ 6 tấc, phủ dầu hắc nóng chảy loại dùng để làm đường nhựa từ đầu xuống khoảng 4 tấc. Xong bắt đầu lấy đoạn dây có cột lông gà quấn dài xuống rất sít sao cho đuôi những sợi lông gà bám chắc vào dầu hắc. Thế là thành cây chổi lông gà. Ai thì không biết sao, chớ đây là một dụng cụ đáng gờm thời thơ ấu của tui, gọi là “ăn roi mây” đó. Quay qua quay lại tui gặp nó hoài. Ấy vậy mà khi lớn lên, tui đâm ra thương nhớ nó mới chết chớ! Bởi khi ra đời, tui toàn gặp những trận đòn đời giáng cho tui toàn bằng “thứ dữ” không thôi.
CHỔI BÔNG CỎ: Hay còn gọi là chổi đót. Chổi dùng để quét bụi bặm, rác rến trong nhà để tống ra cửa. Những bông cỏ mềm mại, không rụng giúp ta làm vệ sinh nhà cửa một cách nhanh chóng và sạch sẻ, quét được cả những hạt bụi rất tiện dụng.
Tôi không biết đó là bông của loại cỏ gì, nhưng dáng nó như cây lau bờ nước. Có nhiều ở những khoảng rừng thưa như ở Quảng Ngãi, Bình Định hay ở các tỉnh miền đông Nam Bộ. Bông cỏ thu hoạch được khi thân cây cỏ đã ngang tầm mắt và bông bắt đầu úa vàng. Đưa tay rút bông cỏ lên rất dễ. Thân ống khá cứng và phía trên dính những hạt bông nhỏ li ti. Muốn làm một cây chổi xài ở nhà, chỉ cần bỏ ra 15 phút là có đủ. Ngày nhỏ thỉnh thoảng tôi cũng đi “bứt cỏ” về làm chổi lắm.
Đem ôm bông cỏ về phơi thêm khoảng 2 nắng nữa cho thiệt khô, bắt đầu vò và đập mạnh cho rơi hết những hạt bông nhỏ li ti. Chuyện nầy phải cẩn thận không thôi ngứa mình lắm nghe. Sau đó xếp những thân ống của bông cỏ lệch nhau rồi lấy một sợi kẽm cứng bó lại thật chắc. Công đoạn cuối cùng là tề đầu những bông cỏ cho đẹp mắt và bằng thì quét mới sạch bụi. Cái chổi có bền hay không là từ cách kết thúc của sợi kẽm bó bên ngoài. Nếu làm ở nhà với số lượng bông cỏ sắp xếp thật dầy và buộc kẽm thật chắc, cây chổi có thể xài được hơn nửa năm mới cùn.
Chổi cỏ xuất khẩu: Sau nầy có phong trào làm chổi cỏ xuất khẩu qua cho bọn Tàu Tưởng khá rầm rộ. Hàng xuất khẩu thì làm nhiêu khê hơn, phải tách từng cọng bông cỏ không lấy thân rồi kết lại theo một kiểu dáng khác rồi bó vào một thân cây tre suông đuột.
CHỔI MẬT CẬT: Loại nầy thì cực bền làm từ những sống lá mật cật. Nó cũng mềm mại nhưng không tệ như chổi tàu dừa. Cuống lá thẳng và cứng hình tam giác lõm. Nhưng đó là những câu chuyện ngày xưa! Bây giờ chổi mật cật hầu như vắng bóng rồi.

Suong Mai said...

CHỔI CHÀ

Loại nầy chuyên trị để quét sân. Chà! Bạn hiền QH được thưởng thức loại nầy hả? Hơi “nặng đô” nghen. Loại nầy được làm bằng 2 loại vật liệu:
CHỔI TÀU CAU: Làm bằng những tàu cau rụng xuống, dùng dao nhỏ tướt bỏ hết phần lá chỉ để lại những sống lá thôi. Cũng bó lại thành chổi để quét. Nhưng loại nầy không bền lắm do sống lá mềm, để mắc mưa vài trận là nó bở rệt rồi mục luôn.
CHỔI TÀU DỪA: Phương thức cũng tương tự như chổi tàu cau, nhưng loại nầy bền hơn do sống lá dừa cứng hơn. Quét lá mùa thu thì khỏi chê, nhưng khi quét mà sổng lưng thì mau hư do nhánh chổi vấp vào những rễ cây lòi lên mặt đất sẽ làm gãy chổi.
CHỔI TRE: Làm bằng những thân tre chẻ ra bề rộng chừng 1cm. Chổi nầy phu lục lộ thường dùng để quét đá dăm khi làm đường nhựa.
CHỔI CÙN: Đó là những cây chổi chà đã “hết đát”, thường dùng để quét sàn nước nên nó dơ lắm! Anh nào mà bị ăn chổi cùn thì…tàn đời!
CHỔI RƠM: Trong miền Nam ít ai xài loại vật liệu nầy vì có rất nhiều thứ ngon lành hơn. Nhưng ở miệt ruộng vườn, thỉnh thoảng mấy Bà già rỗi rảnh cũng tỉ mẩn lấy rơm bó lại vài cây chổi nhỏ để dành quét tro bếp.

Suong Mai said...

CHỔI CÂY CHỔI: Song song với chổi cỏ, ở vùng rừng thưa cũng mọc nhiều loại thực vật nầy thành từng cây nhỏ cao hơn đầu gối gọi là cây chổi. Lá nhỏ chút và cành thì cực cứng. Người ta nhổ cả cây đem về phơi khô, đập cho rụng lá rồi tét nhánh ra, sắp lại bó thành chổi. Phía trên dùng một thân cây nhỏ hay một thân tre nhỏ làm cán. Chổi nầy thì cực bền để quét sân. Các công nhân vệ sinh đường phố chuyên dùng loại chổi nầy vì những thứ khác chịu đời sao thấu?
Có một bài thuốc nam thú vị về cây chổi nầy. Bứt một bụm lá non đem về chưng cách thuỷ với một trái tim heo bỏ vô chút muối cho dễ ăn, nuốt cả xác lẫn nước có thể trị được bịnh tim. Thời kỳ tôi đi xây dựng nhà máy đường của tỉnh Gia Lai ở Huyện Ayum-pa (tức là tỉnh Phú Bổn hồi xưa), tôi đã có dịp thưởng thức gần 10 trái tim heo kiểu nầy nên bây giờ tim tôi mạnh lành lắm và rất…bao la!!!
CHỔI NYLON: Một biến tướng hiện đại hơn của cây chổi. Dùng những sợi dây nylon buộc hàng quấn lại giống như chổi lông gà rồi đánh xơ sợi nylon ra dùng quét bụi. Nhiều màu sắc rất đẹp mắt. Không hư, nhưng chỉ một thời gian sau sợi nylon bám bụi ngả màu nên sớm ra nằm trong thùng rác. Một loại nữa là dùng những sợi nylon nhỏ cũng đủ màu, kết lại như cây chổi cỏ, nhưng không tiện dụng vì ngọn chổi không miết được xuống nền nhà vì cứng quá nên ít ai xài. Cái nầy dành cho bọn nhà giàu vì toàn cửa kính, bụi bặm ngoài đường ít khi rơi xuống gia sản của họ.
Cây chổi thì chỉ có giá trị vật chất thấp như vậy, nhưng giá trị sử dụng của nó rất lớn. Nó giúp quét sạch hết rác rến trong nhà ngoài sân khiến người ta thấy dễ chịu hơn. Thử nghĩ coi, một buổi sáng nào đó, mở cửa bước ra thấy một sân đầy lá rụng, quay qua quay lại không biết “thằng phải gió” nào lấy mất đi cây chổi chà rồi. Có phải bực mình và tiếc nó không có bây giờ không?

Suong Mai said...

NÓI VỀ CÁCH QUÉT

Thông thường, nhìn cách quét chổi của một cô gái người ta có thể đánh giá tánh tình cô ta được ngay. Khi quét, nếu đứng sổng lưng có nghĩa là cô ta không chú tâm vào công việc, hai nữa là ngọn chổi không miết xuống sàn thì không thể nào quét sạch được bụi bặm. Đa số các cô thiếu nữ mới lớn hay mắc phải lỗi nầy và tôi nghĩ trong TT nầy không ít người thời mới lớn lại không bị nghe câu rầy rà về thế đứng khi quét. Không phải nàng lười biếng đâu! Trong khi quét sân, nàng đang bận ngước nhìn gió thổi mây bay, chim chóc hoa lá, bướm ong lượn lờ để nhớ về một ánh mắt của ai ai đó, hoặc thi thoảng liếc coi bên ngoài hàng rào có thấp thoáng bóng một chàng thư sinh áo trắng nào không? Hì...Hì...cứ cắm cúi quét thì làm sao thưởng thức được những điều tuyệt vời đó?
Tuy vậy, các công nhân vệ sinh mà cứ khom lưng quét đường thì có mà gãy cái xương sống luôn. Cách quét thì không đẹp, nhưng lợi ích mang lại gấp nhiều lần hơn.

QUÉT VÀ ĐỐT

Ở Việt Nam ta, ngày xưa thường nhà nào cũng có một khoảng sân nhỏ để trồng ít cây cho bóng mát hoặc vài cây ăn trái làm quà cho mấy đứa con nít. Bài thơ Nhặt lá tình xưa cũng xảy ra ở một cái nhà như vậy. Lá ngoài sân hay gom lại thành một đống ở góc sân rồi đốt lên. Cũng là một chuyện ngày xưa thôi, chớ bây giờ người ta hốt bỏ vào thùng rác đem đi đổ hết. Bảo vệ môi trường mà. Đốt khói bay tùm lum làm ô nhiễm không khí hàng xóm ai mà chịu.
Trong mớ ký ức ngập tràn kỷ niệm, tôi không làm sao quên đi hình ảnh buổi sáng tinh mơ những ngày giáp Tết. Sương mai còn đọng đâu đó trên đầu cây ngọn cỏ, Bà tôi ra quét lá sân vườn gom lại thành đống rồi đốt lên. Mấy đứa cháu nhỏ tranh nhau chạy lại gần đưa những bàn tay nhỏ chút xíu ra hơ ấm rồi nhảy nhót chung quanh tránh khói trong tiếng cười trong vắt thơ ngây vang lên trong buổi sớm mai tuyệt vời. Kỷ niệm đẹp quá!

Chổi ta thì làm như vậy, quét những thứ rác và cách quét như vậy. Còn chổi Mỹ làm bằng thứ gì và quét thứ rác gì thì I DON’T KNOW!

Suong Mai said...

Trong 4 comment nói về CHỔI, CÁCH QUÉT và ĐỐT , Trang Chủ quên không nói cộng thêm ở ba cái sau là tài liệu sống của bạn S@ nhờ post lên dùm. Cứ im ru là " CỦA Người mà PHÚC Ta" đó.

sao... said...

...Chỉ e rằng đến khi hiểu được ý nghĩ của hoa hồng thì mùa hoa đã hết.
GOETHE

Thien Thanh said...

Các bạn ơi các loại chổi thì thật là nhiều,ở đây sắp tới mùa Halloween nên Tt nhớ tới một loại chổi để bay cắc em nhỏ thường mơ ước vào mùa lễ Halloween.thường các bà phù thủy điều khiển,nếu "du lịch" bằng cây chổi này cũng thú vị lắm hở các bạn, ta trở lại thời của Harry Porter...các bạn có thích không??

KimChi said...

Bài thơ QUÉT nghe như thơ ĐƯỜNG hồi học cấp 2,hình chụp đúng điệu!
Bài thơ có khẩu khí như một nam tử Hán.
Đọc comment lại thấy chưng bày chổi đủ loại,mà có người đi mua chổi không có nên vớt vác đôi chút!

BẠN THƠ VK,
Có người QUÉT lá trang thơ
Có người cần chổi đi mua quét giùm
Cô hàng chổi đắt quá chừng
Mời anh mai lại, chổi về một xe
Chổi cau,chổi đót,chổi kè
Chổi nào cũng tốt,mua về giùm em
Nếu anh mà chẳng chê khen
Mua hai tặng một,làm duyên sau này!

la thu vang said...

Quét,Lá ,Chổi...
Bỗng dưng làm mình nhớ đến 1 đêm trừ tịch cách đây hơn 30 năm ở BMT.
"Anh nói với người phu quét đường,xin chiếc lá vàng làm bằng chứng yêu em".Hình ảnh này có lẽ không bao giờ nhạt nhoà trong trí nhớ của mình.
Anh Tư Sao có thể liên lạc với Dzu Hoài theo số phone: 3.9857232

sao... said...

Nhân Trang Thơ bắt đầu mùa thu, xin trích dẫn một đoạn văn hay về cảm nhận mùa thu hoa cúc gởi đến các bạn thơ.

...Con đường cuối mùa hạ thơm da diết mùi hoa cúc. Mùi hoa khiến chúng ta phải cảm nhận và thấu đạt không chỉ bằng khứu giác, mà còn phải bằng những giác quan khác.
Đó là thính giác. Người ta có thể nhắm mắt mà nghe thanh âm vi tế của hương hoa lan toả ngát nơi ý niệm, toả ngát ở vùng đất mênh mông tâm tưởng mà chẳng có ngôn từ nào diễn đạt thấu suốt cả. Ngôn từ là cái chúng ta có được, sở hữu, nhưng những văn cảnh chất chứa đầy thiên kiến có khi lại mang đến những bất lực không cáng đáng nổi những gì chúng ta kỳ vọng và gởi gắm. Chỉ có thể trầm tư và lặng thinh để nghe một mùi hương. Như thế, trong nỗi bất an không sao gói trọn một mùi hương trong vỏ ngôn từ, chúng ta có thể say mê nghe một làn hương nhưng không tài nào tụng ca trọn nghĩa lý thực tại của nó được. Cái khoảnh khắc lặng thinh ấy mới thật tuyệt vời. Với cách nầy, có lẽ một người chết ham lang thang sẽ biết cách thấu đạt một mùi hương hơn những kẻ nơi dương thế, vì họ vô ngôn, không bợn đến ngôn từ biểu đạt, vì linh hồn họ là những ngọn gió, có thể nghe thấu mọi âm thanh, run rẩy trước những chao động nhỏ nhất của vạn vật.

sao... said...

Đó là vị giác. Chúng ta có thể nếm và cảm nhận vị ngọt của thứ mật trinh đầu mùa, thứ mật trinh sinh ra từ dưới những mắt sương li ti trong vắt còn ôm chứa cả đất trời, thứ mật ảo diệu được lũ ong từ chín cánh rừng xa bay về khua động trên những ngọn gió tháng bảy. Thứ mật ngọt mà chúng ta nếm được nơi đầu lưỡi nhưng thật ra, dư vị đọng lại ở tầng sâu nhất của vỏ não phải, nơi mạch nguồn của thần kinh xúc cảm vui buồn, nhớ thương và bi hận khởi sinh. Và nơi đó, làn hương ngự trị trong sự nếm trải vô ngôn. Cũng như chúng ta không sao diễn giải hết tinh thần của một vùng văn hoá qua một món ăn ngon dân gian, sự linh thiêng của tình mẹ qua một dòng sữa mát lành. Và như thế, không cần một nêm nếm nào, chúng ta đã có thể thấu suốt dư vị cuộc đời trên món ăn mùa thu dọn ra hôm nay: đó là món ăn được gọi bằng cái tên mơ màng “hương hoa cúc”.
Đó là xúc giác. Chúng ta đứng nhìn những chùm hoa cúc vàng ngọt đẫm sương kia vẽ lên nền trời cuối hạ hình hài đám mây hương. Chúng ta đi, chìm trong sự phấn khích của những đám mây ấy lan toả vào mình. Chúng ta cúi đầu xao xuyến bởi những hoài niệm mà làn hương ấy tương tác vào trí não và từng mạch máu, từng tế bào đa dạng căng mở. Chao ôi, thật hạnh phúc lớn lao và tuyệt vời khi được sờ chạm một làn hương bằng cách huy động toàn bộ da thịt thân thể mình...
Và trên cả, linh giác chúng ta đã rộng mở để có thể cảm thụ tất cả mọi xao xuyến, âm giai của một làn hương. Linh giác reo lên: Mùa thu, mùa thu thật tuyệt vời! Và lúc đó, trong khoảnh khắc loé sang của thứ phúc âm không ngôn từ, của những bài công án truyền trao trong mặc tưởng, chúng ta với hoa cúc là một. Chúng ta đã nở và toả hương cùng hoa cúc trong mùa thu mênh mang...

NGUYỄN VĨNH NGUYÊN ( trích)