Tuesday, February 10, 2015

CHÚC MỪNG XUÂN ẤT MÙI


27 comments:

Suong Mai said...

Ở nơi đây đông chưa tàn mà dường như xuân đã đến. Xin gởi đến các bạn chút sắc màu tươi mát, thân chúc một Năm mới Ất Mùi an lành hạnh phúc, may mắn, vui vẻ cả nhà.

quehuong said...

Thân chúc Quý Hữu Trang Thơ và Gia Quyến một năm mới Sức Khỏe dồi dào, nhiều may mắn và hạnh phúc.

ngansau said...


CHÚC MỪNG TẾT TRANG THƠ
Tết đến trang thơ nở nụ hồng
Xua tan lạnh lẽo của mùa đông
Ngoài trời giá rét đầy băng tuyết
Náo nức trong ta cả cõi lòng
Bánh ngọt trà thơm cùng thắm giọng
Thân tình bằng hữu chút hương nồng
Đôi giòng tâm sự về quê cũ
Nhớ mẹ,thương em lỗi chất chồng !
ngànsau

CHÚC MỪNG BẠN HỮU TRANG THƠ MỘT NĂM MỚI ẤT MÙI,SỨC KHOẺ DỒI DÀO..
GIÀ THÊM MỘT TUỔI ,VUI THÊM MỘT NĂM,ĐỪNG LO LẮNG CHI HẾT...

HOA VĂN said...


CHỊ EM NHÀ HOAVĂN THÂN CHÚC CÁC BẠN TRANG THƠ MỘT NĂM MỚI HẠNH PHÚC,VUI TƯƠI,SỨC KHOẺ DỒI DÀO,
PHÁT TRIỄN MỌI TÀI NĂNG THƠ ,PHÚ,
HỌA,NGHIÊN CỨU....
NS,HP,TLB,LTV,TT,KC

Phạm Như Thương Bmt said...

NHƯ THƯƠNG MẾN CHÚC CÁC BẠN THƠ VÀ GIA ĐÌNH MỘT NĂM MỚI AN LÀNH, MAY MẮN VÀ TRÀN ĐẦY SỨC KHỎE


MỪNG TUỐI ĐẤT TRỜI

Mai về ngủ với bầy chim
Với vườn mai nở, với sim trên đồi
Với sông núi biếc bồi hồi
Với thiên cổ tích đêm trôi trăng tà
Với sương đổ bến giang hà
Con sông uốn khúc lượt là như em
Với tao nôi võng êm đềm
Câu ca dao mẹ ru mềm lòng con
Với rừng thăm thẳm trên non
Ẩn lan tím ngát sắt son vô ngần
Với hương khói lạy thánh thần
Xin ơn lộc phúc riêng phần bình an
Với trùng dương hát miên man
Ta ngồi nghe sóng trần gian dạt dào
Với bờ ao cũ nghêu ngao
Làng quê dâu bể hư hao một thời
Mai về mừng tuổi đất trời
Ôm đàn rót rượu... ta mời em xưa

Như Thương

sao... said...

CHÚC XUÂN

Xuân đến ngoài kia người có hay
Hương xuân nồng thắm đến mê say
Hoa cúc, hoa đào, hoa mai nở
Sắc xuân rực rỡ thỏa phơi bày

Mời bạn và tôi cùng nâng chén
Với tình thân hữu, với men cay
Chúc cho năm mới người an lạc
Thân nhẹ như mây...hỉ phước đầy

s@...

songkim said...

Thân chúc các bạn trong Trang Thơ năm mới Ất Mùi 2015 thật hạnh phúc và vui vẻ bên những người thân yêu của mình và thành công trong mọi dự tính.

Unknown said...

Thân chúc các bạn thơ Bình An và Thịnh Vượng suốt cả năm Ất Mùi 2015

quehuong said...

Năm nay Trang Chủ mừng Xuân ..hơi bị sớm..Hôm nay mới 25 âm lịch rồi,như vây tính ra vẫn còn làm năm cũ.
QH xin hiến Quý Bạn trang thơ một câu chuyện suu tầm.."xưa" của Tàu mà chắc ai ai cũng biết..có một điều 19 năm của Tô Vũ ngày xưa so ra với 20 năm hơn của ngày nay thì iuả là thua xa lắc , xa lơ..
Câu chuyện Tô Vũ chăn dê.
(Ghi thêm: Ngày nay ở Vn gọi là Tô Vũ chăm cừu.).

TÔ VŨ CHĂN DÊ
Trung Quốc Thông Sử
Tô Vũ là hóa thân của trung thần thời cổ, truyện vè ông đã từng được lưu truyền rất phổ biến trong dân gian. Thời Nam Tống, Văn Thiên Tường trong “Chính khí ca” đã viết hai câu thơ:
Tần thời Trương Lương trùy
Hán thời Tô Vũ tiết.
Có thể thấy khí tiết đặc biệt của Tô Vũ chăn dê và khí tiết dân tộc đã đi sâu vào ký ức của người đời sau.
Tô Vũ sinh vào cuối đời Hán Vũ Đế. Cha của ông là Tô Kiến đã từng cùng đại tướng Vệ Thanh đánh Hung Nô, do có công được phong Bình Lăng hầu, không lâu sau lại được phong tướng quân. Sau do thua trận, ông phải trở lại làm người bình dân, mấy năm sau lại được cử làm Thái thú Đại Quận, cuối cùng, chết khi ở chức vụ này. Tô Vũ có ba anh em, do xuất thân gia đình, từ nhỏ, Tô Vũ đã là Lang quan, do tài năng của bản thân, dần được thăng chức làm quan quản lý.
Quan hệ giữa Tây Hán và Hung Nô khi đó rất căng thẳng. Năm 101 trước CN, Thiền vu Hung Nô Câu Lê Hồ chết, em là Thả Đê Hầu được lập làm Thiền vu. Nhân triều Hán có bất ổn, bất ngờ tập kích, rồi tự xưng đứng ngang hàng với Hoàng đế Hán, chủ động thả các sứ Hán đang bị giam ở Hung Nô. Hán Vũ Đế vui vẻ tiếp nhận thiện ý của Thiền vu Hung Nô, cử Tô Vũ là Lang tướng đem mao tiết cùng với sứ Hung Nô đang bị giam giữ ở Hán về nước để tỏ lòng cảm tạ. Tô Vũ cùng phó sứ Trương Thắng, Thường Huệ và một trăm binh lính lên đường đi Hung Nô, hoàn toàn không nghĩ đến những việc xấu có thể xảy ra.


quehuong said...

Hung Nô có Hầu vương, năm Hán Nguyên Thú thứ hai (năm 121 trước CN) cùng Hỗn Tà Vương đã đầu hàng triều Hán, sau đó, khi quân Hán đánh Hung Nô thất bại cũng có những người quy phục Hung Nô. Triều Hán có Vệ Luật, khi đi sứ Hung Nô đã phản bội triều đình, đầu hàng Hung Nô được phong làm vương Hung Nô và giành được lòng tin của Thiền vu Hung Nô. Nhưng những người trong đoàn sứ của Vệ Luật không cam chịu đầu hàng, Họ ngầm bàn kế hoạch tìm cách trở về Hán. Đúng lúc đó, đoàn sứ của Tô Vũ đến Hung Nô. Ngu Thường (phó sứ của Vệ Luật) và Trương Thắng vốn là bạn cố tri nên Ngu Thường đã trao đổi với Trương Thắng kế hoạch này, hy vọng khi mọi việc thành công, Trương Thắng có thể nói với Hán Vũ Đế xin được ban thưởng cho Ngu Thường. Trương Thắng đồng ý, không nói gì với Tô Vũ.
Ai ngờ có người tố giác, kế hoạch chưa thực hiện đã thất bại, kết quả, toàn bộ những người tham gia đều bị bắt.
Trương Thắng sợ Ngu Thường tiết lộ, đem chuyện kể hết với Tô Vũ, hy vọng Tô Vũ có thể có cách tránh tai họa. Tô Vũ nghe xong, cho rằng đây hoàn toàn không phải là việc nhỏ, Hung Nô có thể sẽ truy cứu trách nhiệm của chánh sứ nên tìm cách tự sát để bảo toàn danh dự. Nhưng Trương Thắng và Ngu Thường đã ngăn cản kịp thời.
Quả nhiên, Ngu Thường đã khai ra Trương Thắng. Vua Hung Nô vô cùng tức giận, muốn giết cả bọn cho thỏa cơn giận dữ. Nhưng sau đó, ông ta lại đổi ý: muốn chiêu hàng tất cả những người này để làm nhục triều Hán. Vua Hung Nô bèn sai Vệ Luật gọi Tô Vũ tới định ép phải đầu hàng. Tô Vũ đã nói trước mặt Vệ Luật:

quehuong said...

- Mất khí tiết, bôi nhọ sứ mệnh, sao có thể còn nhìn mặt nhân dân triều Hán?
Thái độ bất khuất sau khi tỏ rõ bằng lời nói đã thể hiện bằng hành động. Tô Vũ rút dao, tự sát. Vệ Luật vừa giữ Tô Vũ, vừa gọi thầy thuốc cấp cứu. Thả Đê Hầu Đan Vu (vua Hung Nô) nghe báo cáo của Vệ Luật, vô cùng khâm phục khí tiết của Tô Vũ, không những không giận dữ mà còn cho người sớm tối hầu hạ ông chữa vết thương.
Sau khi chiêu hàng lần thứ nhất thất bại, vua Hung Nô vẫn chưa chịu thua, ông ta nảy ra một kế. Ông ta để cho Vệ Luật khuyên giải:
- Tôi ở triều Hán chỉ là một viên quan nhỏ, sau khi đầu hàng Hung Nô, được ân huệ của Đan Vu được phong vương, bây giờ đất đai, người ngựa của tôi không đếm xuể. Chỉ cần ông đầu hàng, lập tức cũng sẽ có vinh hoa phú quý hết mực, hà tất phải chết!
Tô Vũ nhìn khinh bỉ, không nói một lời. Vệ Luật tưởng rằng Tô Vũ dã có chút dao động, bèn khoe khoang:
- Nếu ông nghe lời tôi đầu hàng Hung Nô, tôi và ông sẽ kết làm anh em, nếu không chịu nghe, từ nay về sau ông sẽ không còn cơ hội gặp tôi.
Lát sau, Tô Vũ giận dữ, nói:
- Người như ông, tôi gặp để làm gì? Ông biết rõ là tôi không đầu hàng, sao còn tới ép tôi. Nếu ông giết tôi, nhất định triều Hán sẽ không tha. Đến lúc Hung Nô gặp họa, chắc số phận ông cũng sẽ có kết cục chẳng hay ho gì!

quehuong said...

Lời Tô Vũ khiến Vệ Luật chán nản bỏ đi.
Thấy Tô Vũ có biểu hiện kiên quyết không đầu hàng, Vệ Luật định dùng cách đày đọa để khuất phục. Đầu tiên, Tô Vũ bị giam trong một hầm, không có thức ăn và nước uống. Trong khi Tô Vũ đang thoi thóp, trời đổ tuyết lớn. Ông dùng thảm lông và tuyết làm đồ ăn qua ngày. Thả Đê Hầu Đan Vu nghe nói trong hầm không có tiếng động bèn tự thân đến kiểm tra. Vào hầm, ông ta thấy tính mạng Tô Vũ đang nguy cấp nhưng đôi mắt vẫn lộ tinh thần kiên quyết không khuất phục. Biết ông ta tới khuyên hàng, Tô Vũ nhắm mắt như không nhìn thấy Thả Đê Hầu.
Người Hung Nô cho rằng Tô Vũ được thần linh bảo hộ nên vô cùng kính phục ông. Vua Hung Nô vừa nổi giận, vừa hổ thẹn vì kế hoạch thất bại. Cuối cùng, ông ta quyết định vĩnh viễn giữ Tô Vũ ở lại Hung Nô, không cho về Hán. Tô Vũ bị đưa tới miền Bắc Hải hoang vu (vùng hồ Bai-can, nước Nga ngày nay), giao cho 50 con dê đực và một cờ tiết, nói rằng chỉ khi nào số dê này đẻ con, ông mới được về nước.
Tô Vũ nhận lệnh, không nói một lời.
Ở nơi hoang vu, Tô Vũ đã vượt lên tất cả những khó khăn gian khổ. Không có lương thực, ông dùng rễ cỏ, quả khô tìm trong hang chuột để đỡ đói; trời rét buốt, ông nép mình giữa đàn dê lấy hơi ấm; thậm chí để giữ cho cơ thể ấm áp, một ngày, ông chỉ ngủ trong một khoảng thời gian ngắn, còn vận động để ấm người. Khi chăn dê, ông luôn mang lá cờ tiết trong tay, gửi gắm vào đó nỗi nhớ sâu sắc với Tổ quốc. Dần dần, những sợi lông trên cờ tiết cũng rụng theo năm tháng.

quehuong said...

Mười năm đã qua, mỗi năm Đan Vu lại cho mang những con dê đực về, đưa những con dê đực còn nhỏ tới, tuyệt nhiên không nói tới việc cho Tô Vũ trở về. Vua Hung Nô còn cho Lý Lăng một viên tướng đã đầu hàng Hung Nô tới khuyên giải. Lý Lăng tới, trước hết mời Tô Vũ uống rượu, rồi cho Tô Vũ nhiều bò dê để tạo quan hệ tốt. Nhưng ngoài lời cám ơn, Tô Vũ trước sau chỉ nói:
- Nếu bắt tôi đầu hàng, tôi sẽ chết ngay trước mặt ông.
Cuối cùng, Lý Lăng vừa hổ thẹn vừa rơi lệ từ biệt Tô Vũ.
19 năm sau, Hung Nô và triều Hán giảng hòa trong sự nỗ lực của nhiều người. Vào năm Hán Thủy Nguyên thứ 6 (năm 81 trước CN), cuối cùng Tô Vũ đã về tới triều Hán. Ra đi hơn một trăm người, về đến Tổ quốc chỉ còn có 9 người; lúc ra đi, Tô Vũ là một tráng niên, khi trở về, ông đã trở thành một ông già tiều tụy.
Về đến triều Hán, Tô Vũ được Hán Chiêu Đế tiếp đãi long trọng, lại cho ông đến lễ ở Thái Lao (4) tế Vũ Đế, giao cho ông làm Điển Thuộc Quốc (5). Tô Vũ sống hơn 80 tuổi, năm 60 trước CN, chết do bệnh. Thời Tuyên Đế, để biểu dương công trạng của các công thần, tên của 11 đại thần nổi tiếng đã được ghi lên bức tường của Kỳ Lân các, trong đó có tên Tô Vũ.
Chú thích:
1. Lang quan: một chức quan có từ thời Tây Hán.
2. Mao tiết: là một loại dụng cụ nghi thức, thời cổ, khi sứ giả đi làm nhiệm vụ, mang theo để tỏ rõ chức phận
3. Lý Lăng: Người Thành Ký, Lũng Tây thời Tây Hán (phía bắc Tần An, Cam Túc ngày nay), cháu của Lý Quảng, từng đem quân đánh bại Hung Nô. Năm 99 trước CN, bị Hung Nô bắt rồi đầu hàng. Năm 74 tuổi, chết ở Hung Nô.
4. Thái lao: cũng gọi Đại lao. Thời Trung cổ dùng gia súc để tế lễ.
5. Điển Thuộc Quốc: có từ đầu đời Tần, Tây Hán tiếp tục, nắm công việc các dân tộc thiểu số quy phục. Trật hai nghìn thạch.

quehuong said...
This comment has been removed by the author.
quehuong said...

Cuối năm tiếp tục chuyện Con dê, vì sợ sang năm mới bị rầy vì nói chuyện dê.
Hôm nay nhân ngày Valentine, "Việt Nam ngày nay gọi là ngày tình yêu, ngày tình nhân" không biết từ đâu mà ra hai chữ này, gần đây nữa trên mạng toàn cầu lại có người giải thích từ Va-Lăn-Thai có từ xữa từ xưa của người Việt Không đúng đâu,tội cho ông Thánh Valentine bị đem ra diễu..
Bữa nay QH cống hiến các Bạn về các thành ngữ có chữ Dương=Dê trong hán văn. à sau đó là câu chuyện về Dương xa của Vua Tấn Vũ Đế cho ngày Valentine...
Tên Hán Việt/HV của dê là dương 羊 hay chữ kép sơn dương 山羊 (shan1 yang2 giọng Bắc Kinh/BK bây giờ). Hình ảnh loài dê hiện diện rất lâu đời trong văn hoá Trung quốc/TQ phản ánh qua các thành ngữ tục ngữ như:
Dương chất hổ bì : chất (trong) của dê nhưng da (ngoài) lại là hổ, da hổ ruột dê , già trái non hạt - hàm ý bên ngoài mạnh nhưng bên trong lại yếu …
Dương nhập lang quần : con dê lạc vào đàn sói - hàm ý bị (tình trạng) nguy hiểm
Dương lạc hổ khẩu : con dê lạc vào miệng hổ - chỉ trường hợp rất nguy hiểm, vô vọng
Dương mao xuất tại dương thân thượng : lông dê lấy từ mình dê - hàm ý cái gì cũng có một giá phải trả
Dương quần lý đầu xuất lạc đà : khác biệt như là lạc đà trong bầy dê
Dương nhục bất tằng ngật, không nhạ nhất thân chiên : chiên là mùi của thịt dê - không ăn được thịt dê mà chỉ ngứi thấy mùi thịt, hàm ý chẳng được lợi lộc gì mà còn mang hoạ vào thân ...
Dương đào : trái khế (carambola)
Dương xa : xe dê - chỉ việc đưa đón ái ân. Theo Tấn Thư, vua Tấn Võ Đế ban đêm cho dê đi rảo tự do, các phi tần thường lấy lá dâu và nước muối rắc trước của phòng mình. Dê thấy lá dâu vả hửi mùi muối nên thèm ăn cho nên kéo xe vua vào của cung và phi tần nọ được dịp vua ưu ái ... Cung Oán Ngâm Khúc mượn điển tích trên qua câu 'Phải duyên hương lửa cùng nhau, Xe dê lọ rắc lá dâu mới vào'
Thập dương cửu mục : mười con dê và chín người chăn, quan nhiều dân ít ...
Kì lộ vong dương : mất dê nơi lối rẽ - hàm ý mất hướng đi (lạc đường) khi tình
hình trở nên phức tạp, hay nói về vấn đề học tập hay làm việc mà không bền chí thì dễ thất bại ...v.v...…v.v…
Dê rất đa dụng : từ khả năng cung cấp thực phẩm như sữa cho đến thịt dê, lẫu
dê ... và quần áo chống lạnh như áo hay chăn lông cừu rất ấm và đắt tiền nên lông cừu còn được gọi là 'vàng mềm'.

quehuong said...

Câu chuyện về xe dê còn gọi là Dương Xa là một trong nhiều câu chuyện được nhắc đến có liên hệ tới con dê, cùng với câu chuyện Tô Vũ chăn dê. Có vài tài liệu trong nước gọi là Tô Vũ chăn cừu, có lẽ vì có một bức ảnh rất xưa họ lại vua Tấn Vũ Đế đi xe dê, mà trong tranh lại vẽ con cừu.( NHờ Hiền post tấm ảnh nầy lên cho các Bạn cùng xem). Rồi từ đó, "người ta" suy ra là Tô Vũ chăn cừu. Con Dê và con Cừu hoàn toàn khác nhau.
Sau đây là chuyện ông vua dùng xe dê đưa đến gặp các mỹ nhân hằng đêm.

Tấn Vũ Đế dùng xe dê tìm mỹ nhân qua đêm.
Mỹ nhân trong cung Tấn Vũ Đế vốn đã nhiều, nhưng sau khi thu phục được nước Ngô, số lượng mỹ nữ còn lên tới hàng nghìn người. Một năm 365 ngày, nếu mỗi đêm Tấn Vũ Đế chỉ “sủng ái” một mỹ nhân, vậy phải mất bao nhiêu năm ông mới “sủng ái” được một vạn mỹ nhân của mình. Trong hàng ngàn mỹ nhân ấy, việc qua đêm với cô nào trước, cô nào sau cũng khiến Tư Mã Viêm vô cùng đau đầu.
Cuối cùng Tư Mã Viêm cũng nghĩ ra một cách đó là ông thường ngồi xe dê đi trong cung để chọn mỹ nhân qua đêm, cứ ngồi trên xe cho dê dẫn đi, dê dừng ở đâu thì ông sẽ ngủ lại ở đó. Những mỹ nữ được qua đêm cùng với nhà vua tất sẽ được bạn thưởng sự sủng ái. Đối với những người đẹp bao năm không biết thế nào là mùi của đàn ông, ắt sẽ muốn tranh đoạt sự sủng ái ấy. Có mỹ nhân nghĩ ra cách vảy nước muối vào lá trúc cài trước cửa để thu hút dê tới cửa phòng mình nhằm đạt được sự sủng ái từ Tư Mã Viêm. Tuy nhiên, phương pháp hay sau cùng cũng bị lộ. Các mỹ nhân thi nhau dùng muối dụ dỗ con dê, khiến muối trong hậu cung hiếm rất là. Con dê ăn nhiều muối quá, sinh bệnh, lăn ra chết. Rồi đến hàng chục con dê sau đó cũng như vậy!.
Cuộc sống buông thả trong dục vọng của Tư Mã Viêm đã ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của ông. Ngay tới cả “Tư Trị Thông Giám” cũng nói rằng: “Cực ý thanh sắc, toại chí thành tật” đại ý là do việc ham mê dục vọng, sắc đẹp quá đà mà sinh ra bệnh tật. Bởi vậy, năm Công nguyên 290, Tư Mã Viêm bệnh nặng qua đời, hưởng thọ 55 tuổi, được truy tôn miếu hiệu là Thế Tổ, thụy hiệu là Vũ Hoàng Đế.

Suong Mai said...

Năm Ất Mùi hy vọng kha khá hơn năm cũ vì trang chủ được mùa Mai. Loại này thua xa Mai VN vì nó chỉ ra từng hoa riêng lẻ chúc xuống, không được từng chùm hướng lên ánh mặt trời. Năm ngoái vì mùa hoa đầu tiên lác đác nên năm nay SM rút kinh nghiêm tước lá nhiều nhiều để cây ra nụ. Mới đầu còn bán tín bán nghi sau này thấy nhiều mầm tròn tròn nhú ra thì biết chắc là nụ hoa. Cho đến hôm nay cây nở ba hoa và nhiều nụ khác chuẩn bị hé sắc vàng. Còn chín ngày nữa vắng nhà , mong cho hoa nở nhiều nhiều ngắm đã con mắt một phen. QH có biết loại Mai này không?

Suong Mai said...

Cám ơn QH đã cho biết nhiều câu chuyện chuyên đề về Dê lý thú, nào có ai dám rầy la, chẳng lẽ nói chuyện Dê là mình Dê hay sao ? ( Nghe nói đây là nét đặc thù của phái nam mà.)

Unknown said...

SM said : " ( Nghe nói đây là nét đặc thù của phái nam mà.)"

Phái nữ ngày nay cũng dê sư phụ như ai chứ có thua gì phái nam đâu, thời đại nam nữ bình quyền rồi mà !

Có điều nếu phái nam mà không dê thì phái nữ ....như ni cô thôi, và phái nữ cũng không cần nghiên cứu trồng "so đủa" thế nào cho ra nhiều lá !

quehuong said...

Theo như hình mà Hiền cho coi, thì chắc là Cây Mai này là loải Mai Tứ Quý. Người Mỹ vẫn gọi tên là Mickey-mouse plant. Nhà Liêm có trồng mọt cây, năm nay không thấy hoa.

Trên thế giới có nhiều loài mai vàng, đài hoa đỏ giống như mai tứ quý Việt Nam nên "mai tứ quý" nói chung có những tên khoa học khác nhau: Ochna atropurpurea; Ochna atropurpurea DC; Ochna integerrima; Ochna serrulata...
Người nước ngoài thường gọi mai tứ quý là "cây chuột Mickey" (Mickey-mouse plants), vì họ liên tưởng đài hoa đỏ và trái đen giống như gương mặt của con chuột nổi tiếng này (chuột trong phim hoạt hình). Mai tứ quý Việt Nam thường có hai tầng cánh, còn mai tứ quý nước ngoài chỉ có một tầng cánh, lá màu xanh đậm. Chúng sống trong môi trường có độ ẩm vừa phải, đất nhiều mùn và có ánh sáng từ 30 đến 50% .
Thường trên cây mai tứ quý hoa màu đỏ, hoa nở lần đầu có 5 cánh màu vàng, các cánh hoa rơi rụng rồi năm đài hoa đổi thành màu đỏ, úp lại ôm lấy nhụy, trông giống như nụ hoa vừa nhú. Nhụy bên trong kết hạt rồi hạt to dần, đẩy 5 đài hoa bung ra trông như hoa mai đỏ vừa nở. Hạt ở giữa các cánh hoa có màu xanh khi còn non và đổi sang màu đen khi già.
Mai tứ quý là loại cây trồng làm cảnh lá xanh quanh năm, rất ít bị sâu bênh, vừa chịu nắng tốt lại có thể sống được nơi ít nắng và có thể xén cành để tạo thành hình cầu, hình nón, hình chóp hoặc để tự nhiên. Đây là loại cây có sức sống tốt, thích hợp trồng trang trí sân vườn nơi công cộng cũng như tư gia. Mai tứ quý vừa là loại cây trồng trang trí nhưng khi trồng lâu năm sẽ trở thành mai cổ thụ có giá trị.

quehuong said...

Con dê sắp tới...bửa nay QH có một bài đón dê, dê Mỹ, de ở Nebraska là nơi QH đang tạm cư.
Các Bạn uống sửa dê,chắc chắn sẽ thích hơn sữa bò...vì trong sữa dê chắc chắn sẽ có ..một chút máu dê.
Năm Dê nói chuyện về ‘dê Mỹ’
Một thị trường đang phát triển khác là phong trào ‘trở về với thiên nhiên’ và dê là lựa chọn ưu tiên cho những nông trại có quy mô nhỏ. Không chỉ vì dê đang được nhiều người biết đến và có thể nói thịt dê cũng ngon. Chúng thông minh hơn bạn nghĩ và quần thể dê nơi hoang dã lẫn đã được thuần hóa, đang trên đà gia tăng.
Tác giả Christopher Ingraham trong Wonkblog (báo Washington Post) đã tập hợp các số liệu điều tra năm 2012 của bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) nhằm thiết lập bản đồ về loài dê tại Mỹ. Theo ghi nhận của Ingraham, khi USDA tiến hành điều tra, đã có 2.621.514 con thuộc loài móng chẻ và quần thể động vật này còn lớn hơn cả dân số của thủ đô Washington, tiểu bang North Dakota, Vermont và Wyoming cộng lại… Vậy chúng ở đâu?
Xem xét những đốm chấm lớn màu nâu trên bản đồ của Ingraham (mỗi chấm tượng trưng cho 500 con dê), sẽ thấy loài dê đang tăng nhanh tại bang Texas. Miền trung California và vùng đông bắc Arizona rộng lớn cũng tự hào về đàn dê khổng lồ. Tuy nhiên, một số bang dường như có rất ít dê, nhưng do dân số thưa thớt, nên không nhất thiết phải thể hiện số dê ít ỏi như trường hợp bang Vermont, nơi chủ yếu sản xuất xà phòng thủ công.
Trong bản đồ thứ hai, Ingraham phân tích số lượng dê tại Mỹ theo từng hạt. Trong số 3.143 hạt ở Mỹ, có đến 2.996 hạt có trang trại nuôi dê thương mại. Bạn thử nghĩ xem: chỉ có 147 hạt ở Mỹ là không có dê. Trong số 10 hạt nuôi dê nhiều nhất, có 8 trên tổng số 22 hạt thuộc bang Texas và số lượng dê thực sự đông hơn người. Tại Edwards County, một hạt trung tâm Texas nổi tiếng với sản phẩm sợi len Angora, số dê đông hơn người với tỉ lệ lên đến 22-1. Rõ ràng, đây là một nơi mà tiếng kêu be be không ngớt của loài dê có thể khiến bạn dựng tóc gáy!

quehuong said...

Tuy nhiên, phần lớn số dê tại Mỹ - chính xác là 80% - đang được nuôi để lấy thịt. Con số này có thể khiến một số người ngạc nhiên, khi thấy thịt dê là không phải là món chính trên bàn ăn như những nơi khác trên thế giới, đặc biệt là châu Phi, châu Á và vùng Caribê. Thật vậy, theo một bài viết năm 2013 trên mạng Modern Farmer của những người cổ động việc nuôi dê, thịt dê - gọi là ‘chevon’(dê trưởng thành), hoặc ‘cabrito’(dê non) - là loại thịt đỏ được tiêu thụ rộng rãi nhất thế giới, đồng thời tìm hiểu vì sao người Mỹ từ lâu lại né tránh thịt dê và cách những người nuôi dê nhỏ lẻ đang cố đảo ngược tình thế.
Vậy ai đang ăn hết số dê này? Dân số nhập cư dồn dập từ các quốc gia dùng nhiều thịt dê có thể gánh một phần, cũng như những người mạo hiểm muốn dùng thử loại thịt có giá phải chăng, không quá lạ và mùi vị khá giống thịt cừu. Trang mạng AZCentral.com còn cho biết dân bản xứ cũng dùng rất nhiều thịt dê. Hai trong số các hạt sản xuất dê hàng đầu trong nước, Navajo County và Apache County ở Arizona, cũng là nơi có khu bảo tồn Navajo bao gồm khu vực rộng lớn của hai hạt, dê và cừu là loài chủ yếu trong đàn gia súc của khu bảo tồn. Qua nhiều thế hệ, nông dân Navajo đã chăn nuôi dê bên các hẻm núi và trên đỉnh đồi bằng phẳng. Dê là một nguồn thực phẩm quan trọng trong khu bảo tồn. Thịt dê được chế biến trong các món hầm và súp, xào với đậu và bánh mì, hoặc thành món nướng. Sữa dê để uống, đôi khi làm pho mát.
Ngoài nuôi dê lấy thịt, 16% dê tại Mỹ còn được nuôi để vắt sữa và tỷ lệ còn lại để sản xuất len từ lông của dê Angora. Với 65% dân số thế giới, nhu cầu về sữa cũng là vấn đề cần nói đến. Tại Mỹ, sữa và các sản phẩm từ sữa, đặc biệt là pho mát, từ lâu đã là phạm vi độc quyền của loài bò. Nay người tiêu dùng đang ngày càng gia tăng nhu cầu chuyển sang sữa dê và các loại pho mát sản xuất thủ công từ sữa dê. Theo USDA, hiện nay khoảng 30.000 trang trại nuôi dê sữa lan rộng trên cả 50 bang, một con số ấn tượng khi biết rằng đến năm 1980, pho mát dê mới được sản xuất thương mại tại Mỹ.

quehuong said...

Những thách thức và lợi ích thu được của ngành công nghiệp sữa dê sẽ là chủ đề thăm dò của Goat and Sheep Dairy Enterprise Exploration, một hội thảo được tài trợ bởi Amazing Grazing, với sự hợp tác của hội nông dân và hiệp hội chăn nuôi Kansas. Ngày 17.1 vừa qua, Charuth Van Beuzekom-Loth, đồng sở hữu công ty Dutch Girl Creamery tại Lincoln, đã chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình trong sản xuất sữa dê, pho mát và việc tiếp thị. Hội thảo được tổ chức tại Pachamamas, Lawrence. Van Beuzekom-Loth vừa xây dựng xong một trong trang trại nuôi dê sữa hạng A ở bang Nebraska. Cùng với chồng, cô Kevin Loth quản lý Shadow Brook Farm, một trang trại rộng 14 ha trồng rau và hoa bằng phương pháp hữu cơ. Cô cho biết: “Lần đầu tiên khi đưa pho mát ra thị trường, mọi người tỏ ra ngạc nhiên khi biết có thể làm pho mát từ sữa dê. Sữa dê và pho mát đã được châu Âu sử dụng hàng trăm năm, nhưng nay mới được biết đến tại Mỹ. May mắn là các đầu bếp tại địa phương, khu vực và quốc gia đã phát hiện ra những lợi ích cho sức khỏe và hương vị độc đáo của pho mát dê. Nay pho mát dê được sử dụng trong mọi thứ, từ các món rau trộn cho đến pizza”.
Người bị dị ứng với các sản phẩm từ sữa bò cũng đang chuyển sang sản phẩm từ sữa dê do dễ tiêu hóa hơn. Gần đây Van Beuzekom-Loth biết được rằng trong những năm 1970, bệnh viện St. Elizabeth ở Lincoln đã cung cấp sữa dê cho trẻ sinh non do khả năng tiêu hóa của chúng.
Một thị trường đang phát triển khác là phong trào ‘trở về với thiên nhiên’ và dê là lựa chọn ưu tiên cho những nông trại có quy mô nhỏ. Theo cô Kevin: “Khởi đầu với một con dê sẽ an toàn hơn, không đòi hỏi nhiều không gian”.
Ngoài ra, pho mát thủ công là một trong những thị trường đặc sản phát triển nhanh nhất nước. Việc sản xuất là một quy trình khoa học, cũng là một nghệ thuật và người Mỹ đang bắt đầu đánh bại người châu Âu bằng chính sản phẩm của họ. Theo Van Beuzekom-Loth: “Điều thú vị là hiện nay pho mát Mỹ đã phát triển đến mức chúng tôi cũng làm ra pho mát ngon như người châu Âu và giành giải thưởng tại châu Âu. Loại pho mát chưa tiệt trùng ngon nhất thế giới đã được sản xuất tại Vermont”.
Hiệp hội Cừu và Dê ở Nebraska

http://sscgwebsites.com/nesheepgoat/
Đại Học Nebraska cung cấp những ngiên cứu về Cừu và Dê.
http://animalscience.unl.edu/anscextensionsheepgoats

Unknown said...

LY RUOU MUNG

https://www.youtube.com/watch?v=2i2GbsO2dUA

NÀO NÂNG LY CÁC BẠN NHÉ.

coxanh said...

CHÚC CÁC BẠN NĂM ẤT MÙI SỨC KHỎE DỒI DÀO , VẠN ĐIỀU NHƯ Ý.

CỎ XANH

sao... said...

Hôm nay ngày 07/3 tại Việt Nam.
Xin chúc mừng Sinh nhật Trang chủ được vui vẻ và bằng an.

coxanh said...

Trang chủ về Việt Nam bị thương đã đỡ chưa? mình không gặp được bạn kỳ này thật là tiếc. Chỉ vì no English, nên mới sảy ra sự cố và cũng là lí do không gặp được bạn. Thật là xấu hổ, chữ thầy, trả hết cho thầy. Nếu thầy CHI mà biết chắc là thầy buồn lắm.
Viết vài dòng về chuyến đi ÚC của cx cho các bạn đọc cho vui.
Đầu tiên đi làm giấy tờ, có chút sai sót, họ gửi thư báo cho mình, nhưng cx dốt tiếng Anh nên thản nhiên xóa mất đi, mãi đến khi gần ngày đi các con mới tá hỏa điện lên sứ quán ÚC thì mới vỡ lẽ ra là mẹ mình quá dốt xóa mất thư của họ. may mà còn kịp, không thôi chăng biết giấu mặt đi đâu , vì đám cưới con mà không có mặt mẹ thì đau lòng quá.
cx đến ÚC , nhưng không ghé thăm VIVU được vì thời gian ngắn quá.cx có đến thăm thầy NGUYỄN THỦY NAM ỏ Nam ÚC, được thầy đãi một chầu toàn món HUẾ và cảm động nhất là do chính tay thầy nấu nướng, làm cho tình thầy trò nơi đất khách quê người thật đầm ấm. cx có nói với Thầy là sau chuyến đi ÚC này. em sẽ trở thành VŨ NỮ, vì mọi sự giao tiếp em đều phải múa may quay cuồng...thầy trò cười vui vẻ.
Đất nước người ta, thật tình xanh,sạch , đẹp. chứ không chĩ là khẩu hiệu như ở VN. Không khí trong lành, mọi nhà đều tràn ngập hoa ,cỏ. cx đi từ Nam ÚC đến Melbourne bằng đường bộ, dọc ven biển , rất đẹp, nhiều nơi không thua gì HẠ LONG của mình , nhưng ho BẢO VỆ THIÊN NHIÊN , không PHÁ HỦY THIÊN NHIÊN như ở VN.nên vẻ đẹp nguyên thủy vẫn tồn tại và vô cùng quyến rũ...
Ở đây trẻ con thật hoàn hảo, tất cả thật đẹp đẽ, dễ thương . Người lớn hiếu khách và chan hòa. Điều làm cx cảm động nhất là để quên ví mà họ vẫn giữ và trả lại cho mình.
Biển rất sạch và đẹp, nhưng lạnh quá, chỉ ngắm thôi, không tắm được, thật tiếc.
Chợ búa hoàn toàn sạch sẽ , không mùi hôi thối như ở VN. Các hàng quán đều thu gọn trong nhà, chứ không tràn lan ra ngoài đường. Vào mua đều xếp hàng trật tự, không chen lấn xô đẩy. Thực phẩm rất an toàn, vệ sinh.khiến ta thấy thật an tâm.
Tiếp viên hàng không ở đây nhiều người đã cao tuổi không như ở vn 25 tuổi đã đẩy xuống đất rồi.

Đôi chút cảm nhận của cx về đất nước người ta.
Chúc các bạn vui vẻ , an lành.