Mùa Giáng Sinh là mùa rộn ràng nhất trong năm theo Như Thương nghĩ, rộn ràng với quà tặng, thiệp đẹp lộng lẫy...
Kỷ niệm đáng nhớ và dễ thương nhất của NT. vào những mùa Giáng Sinh năm xưa là "lê la" hết cả ngày ở trước cửa Bưu điện Saigon để xem thiệp Noel, rồi cũng mua vài tấm thiệp ưng ý nhất vậy, nhưng nhất định là phải xem cho... mãn nhãn hết tất cả thiệp!
Trước đó nữa là thời gian NT. ở Banmethuot thì lại thăm hết nhà sách để cũng nhìn thiệp một cách thú vị, nhất là thiệp lụa Noel có hình cô gái mặc áo dài đi lễ nhà thờ. Có bao nhiêu màu áo của cô gái trong thiệp loại ấy là NT. mua hết !!! Rồi cất để dành, chứ có tặng thiệp ấy cho ai đâu...
Bây giờ NT cũng còn "mê thiệp Noel" giống như hồi xưa vậy, nhưng không dám mua nữa vì thiệp nơi này quá nhiều, mua một hộp 20 cái, vài ba hộp rồi sẽ không có chỗ cất ạ ! Thế nhưng cũng vẫn ĐI NGẮM THIỆP như ngày xưa...
Rồi đó, NT viết như vậy thì kể như là đi mua thiệp cho năm nay... xong xuôi!
Và NT. sẽ viết thiệp tặng các bạn thơ nha...
CHÚC CÁC BẠN THƠ VÀ GIA ĐÌNH, BẰNG HỮU MỘT MÙA GIÁNG SINH THẬT ĐẦM ẤM, HẠNH PHÚC VÀ TRÀN ĐẦY NIỀM VUI
CHÚC MỪNG CÁC BẠN TRANG THƠ MỘT MUÀ GIÁNG SINH THẬT VUI VẺ ,GIA ĐÌNH CON CHÁU QUI TỤ HẠNH PHÚC BÊN NHAU. BÊN ĐÓ KHÔNG CÓ TUYẾT ,CHỨ BÊN NÀY CANADA NGÀY GIÁNG SINH TUYẾT SẼ RƠI ĐẸP ! NĂM NAY KHÍ HẬU ẤM. NOEL 2015 Tuyết trắng ngoài sân đã phủ đầy Trong nhà tiếng nhạc hồlyđây Đường trơn xe chạy như là lướt Đất ướt bước đi thử trợt dài Đèn đuốc muôn màu đêm rực sáng Bầu trời xám đục kéo màn mây Người người lũ lượt đi mua sắm Bông trắng bên đồi lất phất bay ! NS
Hôm nay Banmethuat lạnh quá, nằm cuộn trong chăn mà cái lạnh vẫn mơn man lên khuôn mặt. Chợt giật mình nghĩ ra là sắp GIÁNG SINH rồi, nên vội vàng dậy vào TRANG THƠ đây...
Trời đang mưa lất phất, cái rộn ràng không đến với nơi này, chung quanh thật tĩnh lặng , một màu xám lạnh lùng...
Hơn 60 mùa Noel qua đi,giờ này mới thât sự có thời gian để hồi tưởng lại những kỷ niêm đã qua...những gương mặt thân yêu của một thời đã qua hiện về đẹp đẽ, trẻ trung...xóa mờ đi nhũng khuôn mặt nặng trĩu bóng thời gian...NGÀY ẤY ĐÂY RỒI!...dù chỉ là ký ức nhưng thật đẹp.
cx đã có những ngày Noel đội mưa đến nhà thờ xem lễ. Hồi đó nhà cx ở ngay trong Tòa án, gần nhà thờ nên cứ đúng 12 giờ là đi bộ ra, bất kể mưa gió , không vào nhà thờ, chỉ đi quoanh thôi, về nhà ướt như chuột lột, tưởng sẽ bị cảm nhưng không sao, đúng là còn trẻ... bây giờ thì chắc chết...
Tản mạn một chút, điều chính là cx xin chúc:
CHÚC CÁC BẠN MỘT MÙA GIÁNG SINH THẬT ĐẦM ẤM BÊN GIA ĐÌNH VÀ SỨC KHỎE THẬT DỒI DÀO.
Giáng Sinh đến rồi ! - Ừ nhỉ ! - cám ơn Sương Mai nhắc nhở ! - Giáng Sinh đến miệt dưới ,mà sao trời vẫn còn lạnh tê tê ..mới hôm qua thôi ,xách gà-mên tới xưởng , cổng đóng : -Ừ nhỉ ! nghỉ Giáng Sinh và Tết Tây 2 tuần ! có thông báo rồi mà không nhìn thấy ! cái kính xài 4 năm rồi mà chưa thay cái đít chai !! ở miệt dưới,người ta không gọi là nghỉ hè mà là nghỉ nóng,phải rồi nóng tới 40 độ C thì computeur còn không chịu chạy ,huống chi người !!
Lỡ khai báo là hôm ấy đi làm ,nên phải kiếm chỗ nào tị nạn nên ghé ông bạn già U90 uống tạm vài lon,nghe lời khuyên vàng ngọc: -Thôi quẳng cái cày cái bừa đi thôi, về nhà làm house-husband còn hy vọng mang huân chương U90 như lão đây ...ừ nhỉ !
KÍNH CHÚC MÙA GIÁNG SINH VUI VẺ ĐẾN LÀNG THƠ PHƠI PHỚI ...
Thân chúc các bạn và gia quyến Giáng Sinh 2014 Bình An + Vui Vẻ bên cạnh những người thân yêu và năm mới 2015 nhiều Sức Khỏe + Vạn Sự Như Ý Xin gởi đến các bạn một bản nhạc vui trong mùa Giánh Sinh sk
Buồi hòa nhạc Giáng Sinh của ban nhạc North Point Iband thú vị quá SK à. Không biết Apple công ty có hó hé nói năng ủng hộ gì cho ban nhạc không ? Hy vọng kiểu chơi mới này sẽ lôi cuốn được nhiều người tham gia , khán thính giả có cơ hội thưởng thức những bản nhạc tươi vui khác nhau.
Đêm đã khuya nhưng SM vừa đọc một bài viết rất sâu sắc tình yêu thương. Xin chia sẻ cùng các bạn. H
BUỔI SÁNG GIÁNG SINH
Lời người dịch: Pear Sydenstricker Buck sinh ngày 26/6/1892 tại Hillsboro, West Virginia, U.S. Mất ngày 6/3/1973 (80 tuổi) vì bệnh ung thư phổi, tại Danby, Vermont, U.S. Vừa nhà văn, vừa dạy học, bà là con của đôi vợ chồng nhà truyền giáo làm việc tại Trung Hoa. Họ về Hoa Kỳ sanh bà và đưa bà sang Trung Hoa lúc bà chỉ mới 3 tháng. Năm 19 tuổi bà trở về Hoa Kỳ học tại Randolph-Macon Woman's College ở Lynchburg, Virginia. Bà trở lại Trung Hoa năm 1914 khi hay tin mẹ bệnh nặng. Năm 1924 bà về lại Hoa Kỳ lấy bằng Master từ trường Cornell University. Hầu hết cuộc đời của bà là sống ở Trung Hoa cho đến năm 1934 (42 tuổi). Tên Trung Hoa của bà là Sai Zhenzhu. Thế cho nên bà rất rành tâm lý của người Á Đông, nhất là người Trung Hoa. Trong những tác phẩm của bà, có những tác phẩm viết về cuộc Cách Mạng Văn Hóa của Trung Hoa với cái nhìn đầy thông minh, hóm hĩnh lẫn chua xót. Là một trong những nhà văn lớn của Hoa Kỳ, bà được giải thưởng Pulitze về tiểu thuyết The Good Earth (Đất Lành), 1932; huân chương William Dean Howells, 1935; và giải Nobel Văn chương năm 1938.
"Buổi Sáng Giáng Sinh" (Christmas Day in the Morning) là một trong những truyện ngắn đặc sắc của bà. Câu chuyện để lại cho người đọc dư vị ấm áp, ngọt ngào, khó quên. Pear S. Buck (Việt Phương dịch)
Ông thức giấc một cách nhanh chóng bất ngờ. Bây giờ là bốn giờ sáng, khoảng thời gian mà bố ông thường gọi ông dậy để phụ một tay vắt sữa bò. Lạ lùng quá, thói quen đó vẫn bám lấy ông từ trẻ đến giờ! Bố ông đã qua đời 30 năm rồi, nhưng hễ cứ đúng bốn giờ sáng là ông lại thức giấc. Ông đã tập thay đổi thói quen đó để cố gắng đi vào giấc ngủ lần nữa, nhưng sáng nay, bởi vì ngày Giáng Sinh, ông không muốn ngủ tiếp. Có điều gì đó huyền diệu trong ngày Giáng Sinh? Những đứa con của ông nay đã lớn và cũng dọn ra ở riêng. Bỏ lại ông và người vợ sống âm thầm với nhau. Ngày hôm qua, bà đã bảo: "Đừng tỉa những cành cây nghe anh, ngày mai hãy làm. Em đang mệt Robert à." Ông nghe lời vợ, thế là cây thông vẫn còn nằm yên ở lối đi sau nhà.
Không hiểu sao đêm nay ông thấy quá tỉnh táo? Bầu trời vẫn còn tối, trong và đầy sao. Dĩ nhiên là không thể nào có ánh sáng của của mặt trăng lúc này, nhưng những ngôi sao thì thật là kỳ diệu! Ông suy nghĩ rất lung về điều đó, những ngôi sao dường như lúc nào cũng lớn và sáng hơn trước bình minh của ngày Giáng Sinh. Bấy giờ có một vì sao chắc chắn lớn và sáng hơn bất kỳ những vì sao khác. Ông mường tượng vì sao đang di động, như ông đã di động trong một đêm năm nào.
Dạo ấy, Robert chỉ là một cậu bé 15 tuổi sống cùng bố mẹ trong nông trại. Robert rất yêu thương bố. Cậu không biết được điều đó, cho đến một ngày kia, trước Giáng Sinh vài bữa, khi cậu tình cờ nghe được những lới bố cậu nói với mẹ.
"Mary à, anh rất ghét khi gọi Rob dậy mỗi sáng. Con nó đang lớn như thổi, nó cần ngủ nhiều em ạ. Nếu em có thể thấy nó thèm thuồng giấc ngủ như thế nào khi anh lên đánh thức nó, em cũng như anh thôi! Ước gì anh có thể tự làm việc một mình được."
"Đúng rồi, anh không thể làm một mình được đâu Adam à." Giọng mẹ cậu nhanh nhẩu. "Vả lại, nó cũng không còn bé nữa. Đã đến lúc nó phải tập làm việc cho quen rồi đó."
Bố cậu nói chậm rãi. "Ừ, nhưng thiệt tình anh rất ghét khi phải dựng đầu con dậy."
Khi nghe được những lời như thế, cậu bỗng phát giác ra rằng: bố rất yêu thương cậu! Sẽ không còn những sáng ưỡn ẹo trên giường để rồi phải được nhắc nhở thêm vài lần nữa mới chịu dậy. Cậu trỗi dậy sau đó, chuệnh choạng mắc áo quần lại, mắt vẫn còn nhắm chặt, nhưng cậu đã quyết tâm đứng dậy.
Đó là một đêm trước ngày Giáng Sinh, năm mà cậu bé Robert mới 15 tuổi, đã biết suy nghĩ về những ngày sắp tới.
Cậu ước sao có đuợc một món quà đặc biệt hơn mọi năm để tặng bố. Mỗi năm, cậu thường đến đại một cửa tiệm rẻ tiền nào đó và mua tặng bố một chiếc cà vạt, là xong. Đối với cậu, như vậy là đủ lắm rồi, chiếc cà vạt cũng dễ thương chán, để rồi khi đem ra tặng bố, cậu lại mong bố mẹ rối rít bảo rằng bày đặt làm chi cho tốn tiền, hãy để dành dùng vào việc khác tốt hơn.
Cậu xoay nghiêng người, khuỳnh tay chống đầu, phóng tầm mắt ra ngoài cửa sổ rầm thượng. Những ngôi sao lung linh sáng. Chưa bao giờ cậu thấy được những vì sao sáng rực như bây giờ. Có một vì sao sáng bật hẳn lên, lấp lánh dị thường khiến cậu nhủ thầm đó chính là ngôi sao của Bethlehem.
Có một lần cậu đã hỏi bố khi còn là một chú bé con: "Bố ơi! Hang lừa là gì vậy bố?"
Bố cậu trả lời: "Đó là cái chuồng cho lừa ở, giống như cái chuồng bò của chúng ta vậy con à."
Và Chúa Giê-su đã được sinh ra trong hang lừa. Cũng trong hang lừa đó, những chú cừu xinh xắn và những nhà thông thái đã đến chào đón Chúa Hài-đồng với những món quà Giáng Sinh!
Cậu chợt nghĩ ra một sáng kiến. Tại sao cậu không tặng bố một món quà đặc biệt, nơi chuồng bò ngoài kia? Cậu có thể thức dậy rất sớm, sớm hơn bốn giờ sáng, cẩn trọng lén đến chuồng bò, làm tất cả những công việc vắt sữa một mình. Đúng vậy! Cậu sẽ làm một mình, vắt sữa xong, rồi chùi dọn sạch sẽ đâu vào đấy, cho đến khi bố cậu đến để bắt đầu công việc, ông sẽ thấy mọi việc đều được hoàn tất. Lúc đó ông hẵng biết ai đã làm.
Cậu nhìn đăm đăm vào những ngôi sao rồi cười một mình. Đó là công việc mà cậu sẽ làm và cậu không được quyền ngủ say li-bì nữa.
Cậu phải thức giấc 20 lần, quẹt diêm mỗi lần để nhìn vào chiếc đồng hồ cũ kỹ của mình - nửa đêm, và một giờ rưởi, rồi hai giờ sáng.
Đúng ba giờ thiếu mười lăm, cậu trỗi dậy mặc quần áo. Xong, cậu bò xuống cầu thang, cẩn thận với từng miếng gỗ kêu lên kĩu-kịt, rồi cậu cũng ra được khỏi nhà. Ngôi sao lớn đang sà xuống, treo lơ lửng trên mái chuồng bò, ngôi sao ánh lên màu hoàng hồng. Mấy con bò nhìn cậu bằng những đôi mắt lờ đờ ngái ngủ và đầy ngạc nhiên. Trời cũng vẫn còn sớm đối với chúng.
Cậu mang cỏ khô đến cho từng con bò. Sau đó cậu lấy những bình và thùng đựng sữa tới.
Cậu mỉm cười, nghĩ đến bố. Sữa vẫn chảy đều. Sữa tuôn ra, ào ào vào bình chứa như hai giòng suối chảy mạnh. Sữa sủi lên từng lớp bọt trắng xóa, bốc mùi thơm ngào ngạt. Công việc nhẹ nhàng hơn cậu tưởng nhiều. Vắt sữa lần này không phải là công việc vặt. Đó là một cái gì khác, một món quà cho bố, người đã yêu thương cậu. Khi công việc chấm dứt, sữa đã đầy hai thùng. Cậu đậy hai thùng sữa lại và đóng cửa buồng chứa sữa một cách cẩn thận. Kiểm soát then cài lần nữa. Đâu đó xong xuôi, cậu đặt chiếc ghế đẩu lại chỗ cũ, cạnh cửa ra vào, máng những bình sữa được cậu chùi rửa kỹ càng lên, rồi bước ra khỏi chuồng bò. Cậu lẻn nhanh vào nhà, để lại cánh cửa chuồng bò đã được cài then nằm im lìm sau lưng.
Trở lại phòng, cậu chỉ còn một phút để cởi quần áo ra trong bóng đêm rồi nhảy lên giường, vừa đúng lúc, câu nghe tiếng bước chân của bố cậu đang tiến lên thang gác. Cậu trùm chăn kín cả đầu, cố dồn nén nhịp thở đang dồn dập trong người. Cánh cửa phòng mở ra, cậu nằm im không nhúc nhích.
Giọng bố cậu gọi. "Rob ơi! Bố biết hôm nay là ngày Giáng Sinh, nhưng chúng ta phải dậy thôi con à."
"Ừm... Dạ!" Cậu nói bằng giọng ngái ngủ.
Bố cậu nói. "Bố ra ngoài lấy sẵn những dụng cụ trước để chúng ta bắt đầu công việc nhé."
Cánh cửa phòng đóng lại và cậu vẫn nằm yên, cười thầm trong bụng. Chỉ cần vài phút nữa thôi là bố cậu sẽ biết được những công việc cậu đã làm.
Những giây phút chờ đợi dường như bất tận - mười, mười lăm, cậu không biết bao nhiêu phút đã trôi qua sau đó - rồi cậu nghe tiếng bước chân của bố một lần nữa. Cánh cửa mở ra, cậu vẫn vờ nằm im.
"Con thiệt là lựu đạn." Bố cậu cười vang, giọng cười ẩn chứa sự xúc động phát ra một chuỗi âm thanh kỳ dị. "Con gạt bố phải không con?" Bố cậu đến bên giường, lòng thương con dạt dào, ông kéo tấm chăn ra.
"Đó là món quà Giáng Sinh, Bố à."
Cậu chồm về phía bố và ôm bố thật chặt. Rồi cậu nghe đôi cánh tay của bố chạy vòng quanh thân thể cậu. Trời vẫn còn tối và họ không thể trông thấy mặt nhau.
"Bố cảm ơn con, con trai của Bố. Không ai có thể làm một việc dễ thương hơn thế nữa con ạ."
"Ôi! Bố à, con muốn Bố biết..."
Cậu không biết nói gì hơn. Trái tim của cậu đã nở ra với đầy ắp yêu thương.
"Tốt, Bố nghĩ, Bố có thể trở về giường đánh thêm một giấc nữa rồi." Bố cậu lại nói sau một chút suy nghĩ. "Không - con trai bé bỏng đã tỉnh ngủ. Bố chợt nhớ ra, Bố chưa bao giờ để ý xem con ra sao ngày con còn bé, khi lần đầu tiên con nhìn thấy cây Giáng Sinh. Bố lúc nào cũng bận rộn trong cái chuồng bò. Nhanh lên con."
Cậu đứng dậy mặc quần áo lại lần nữa và hai bố con cùng bước xuống gần cây Giáng Sinh. Mặt trời rùng mình vươn vai rất vội, che lấp những vì sao đêm qua. Ôi, ngày Giáng Sinh kỳ diệu, trái tim cậu hình như rộn lên lần nữa với đầy thẹn thùng lẫn hãnh diện khi phải lắng nghe lời Bố kể cho Mẹ cậu những thành tích mà cậu đã làm sáng nay. Rob đã tự mình thức dậy rồi đó em à.
"Đây là món quà Giáng Sinh qúi giá nhất mà Bố chưa từng có. Bố sẽ nhớ đến nó mỗi năm trong buổi sáng Giáng Sinh, cho đến hết cuộc đời bố con ạ."
Bên ngoài khung cửa sổ, những ngôi sao lớn đã bắt đầu mờ dần. Ông tung người dậy, xỏ dép và khoát áo choàng vào, bước nhẹ nhàng lên rầm thượng và tìm hộp đựng đồ trang trí cây Giáng Sinh. Ông mang chúng xuống phòng khách. Tiếp đó, ông ra cửa sau mang cây Giáng Sinh vào. Đó là một cây Giáng Sinh nhỏ - từ lúc những đứa con của ông đi xa, gia đình ông không còn chưng những cây Giáng Sinh lớn trong nhà nữa - ông đặt nó đứng trên một cái đế chắc chắn. Rồi ông bắt đầu cắt tỉa một cách cẩn thận. Thoắt một cái là cây Giáng Sinh đã tươm tất. Thời gian trôi qua nhanh chóng như buổi sáng năm nào trong chuồng bò.
Ông đến phòng đọc sách và đem lại một hộp nhỏ xinh xắn, bên trong đựng món quà cho vợ ông, một ngôi sao được đính những viên kim cương lấp lánh, không lớn lắm nhưng kiểu cọ thanh nhã. Ông cột món quà lên cành cây rồi bước lui ngắm nghía công trình của mình. Nó thật xinh, xinh lắm và sẽ làm bà ngạc nhiên.
Nhưng ông vẫn chưa hài lòng. Ông muốn nói với vợ ông - nói với bà rằng tình yêu ông dành cho bà bao la vô cùng. Đã có lần ông thật sự nói với bà như vậy cách đây lâu lắm, mặc dù ông đã yêu bà bằng một cách riêng, nhiều hơn ông đã từng yêu bà khi họ còn trẻ. Tình yêu có năng lực mang niềm vui thật sự đến cho cuộc sống! Ông hoàn toàn chắc rằng, cũng có kẻ không thật lòng yêu thương bất cứ người nào. Nhưng tình yêu luôn sống trong ông; nó vẫn còn hiện hữu.
Tình yêu đó đã bộc phát trong ông một cách bất ngờ, nó vẫn còn sống mãi, bởi vì đã lâu lắm rồi nó được nảy sinh trong ông, khi ông biết rằng bố ông yêu thương ông nhiều lắm. Đó cũng chính là triết lý sống của ông: dùng tình yêu thương của mình có thể đánh động được lòng yêu thương của kẻ khác.
Và ông có thể tặng quà từ lần này đến lần khác. Như sáng nay, buổi sáng Giáng Sinh an bình, ông sẽ trao cho người vợ yêu dấu của ông món quà yêu thương đó. Ông có thể viết cho vợ ông một lá thư để bà đọc và giữ gìn suốt đời. Ông bước tới bàn giấy và bắt đầu bằng một lá thư tình cho vợ: Em yêu qúi nhất đời của anh...
Quê Hương xin chia sẻ một câu chuyện được Anh Cung Nhật Thành lược dịch.
Lòng Người và Tình Đời
Trong các chi nhánh Bưu Điện lớn ở các nơi thường có một nhân viên phụ trách riêng về việc xem xét, phân phối và quyết định phải làm gì với các lá thư có các địa chỉ không rõ ràng hay là không có địa chỉ gì cả…Một hôm có lá thư với nét chữ viết tay nguệch ngoạc run rẩy đề tên người nhận là Thượng Đế mà không có địa chỉ nơi nhận. Nhân viên này nghĩ phải mở ra xem lá thư viết về chuyện gì và biết đâu ai đó có thể giúp được câu chuyện trong thư ….Lá thư như sau:
Thưa Thượng Đế, Con là một goá phụ đã 83 tuổi, sống bằng số tiền hưu trí rất khiêm nhượng. Hôm qua, kẻ gian đã ăn cắp bóp tiền của con. Trong bóp có đúng 100 đồng và đó là tất cả tiền mà con có cho đến cuối tháng. Chủ Nhật tới là ngày Giáng Sinh và con đã mời hai người bạn cùng hoàn cảnh đến ăn cơm tối. Không có tiền, con không biết phải làm sao, con cũng chẳng còn gia đình, thân thuộc để nhờ vả trông cậy….Con chỉ hy vọng vào Ngài thôi. Thượng Đế ơi, xin Ngài giúp con với… Với lòng thành, Edna.
Xúc động sâu xa, nhân viên này đem lá thư cho tất cả đồng nghiệp có mặt làm việc hôm đó tại Bưu Điện cùng đọc. Mọi người đều lục tìm trong túi hay trong bóp của mình và ai cũng góp được ít nhất vài đồng. Đi quanh một vòng, người nhân viên thu được tổng cộng là 96 đồng. Tất cả đều đồng ý bỏ tiền vào phong bì và gửi đến goá phụ Edna. Ai nấy trong Bưu Điện hôm đó cũng thấy ấm lòng khi nghĩ đến Edna và bữa ăn tối mà cụ có thể chia xẻ được vói bạn khi nhận thư.
Ngày Lễ Giáng sinh đến rồi đi…Sau Lễ vài ngày, có một lá thư khác, cũng gửi cho Thượng Đế từ cụ Edna, tới Bưu Điện. Nao nức, tất cả nhân viên Bưu Điện đều tề tựu để cùng đọc lá thư. Thư viết như sau: Thưa Thượng Đế, Con không biết phải cám ơn thế nào mới đủ về những gì Ngài đã làm cho con. Với món quà đầy ắp tình thương của Ngài, con đã đãi hai người bạn một bữa ăn ngon và thịnh soạn. Con kể cho hai bạn món quà tuyệt vời Ngài đã giúp con và chúng con có một buổi tối thật ấm cúng. Nhân tiện con cũng xin báo với Ngài là thiếu mất 4 đồng….Con nghĩ có thể có những gã không được lương thiện cho lắm làm việc ở Bưu Điện….. Với lòng thành, Edna Cung Nhật Thành lược dịch
Năm nay đặc biệt SM không quản ngại lạnh lẽo chi cả , xách cái máy hình chịu khó chen chân tới ngôi nhà trang trí đầy màu sắc rực rỡ trên nền trời đen. May mắn là sau bốn tuần mưa thì được những ngày nắng đẹp, trời im gió lặng. Nghe đồn là chủ nhà đã đoạt giải thưởng của thành phố về trang trí Giáng Sinh 50 ngàn đồng, phải mất mấy tháng để chuẩn bị công việc này. Mời các bạn cùng...trèo lên nóc nhà với ngàn ánh đèn màu lấp lánh chào mừng NĂM MỚI 2015 nghe. CẦU MONG NHỮNG NGÀY MỚI AN BÌNH, VUI TƯƠI XÓA TAN BAO PHIỀN LỤY.
Cám ơn Trang Chủ thât nhiều..nhiều,chịu khó để Bạn Bè được xem tấm ảnh và căn nhà trang trí cho Giáng Sinh và Năm mới tuyệt đẹp.
Năm nay Giáng Sinh ở Omaha không có tuyết trắng như mọi năm, nhưng sáng nay thì tuyết đang rơi...như vậy là có Tết trắng xóa.
Về câu chuyện quà của Thương Đế, Cụ Bà Edna thiệt tội nghiệp, méc ai thì chớ, méc với Thượng Đế thì ...huề ...Người Già cũng không khác với trẻ con ở Lòng Chân Thật.
Kính chúc Quý Bạn Hữu và Gia Quyến một năm mới 2015 nhiều sức khỏe và an vui.
Nhìn tấm thiệp Tết năm nay của Trang chủ, NT. cảm thấy Trang chủ giung giăng giung giẻ với mùa Noel lâu dữ à nghen... kéo cho đến Tết luôn ! Năm nay ông già Noel lên cao chót vót tới tận gần thiên đình - trang trí đèn màu thật công phu và đầy màu sắc ấn tượng - Chừng đó đèn sáng chói suốt đêm chắc là chủ nhà cũng hao hầu bao với tiền điện cho mà coi! Tết năm nay chắc là hên lắm vì Trang chủ cho cả nhà thăng thiên đấy mà ! Thế nên, NT đã xài hết tiền bên túi áo bên trái rồi, nhìn lại túi bên phải cầu mong còn đầy ắp...để đón Tết tây, Tết ta !
Tản mạn cuối năm với bài thơ Cạn Lòng của Như-Thương. …Rượu chưa khui đã cạn lòng … …Đợi ai, một khúc giang đầu… ( Thơ Như-Thương Giáng sinh 2014) Sau khi đọc hết các tài liệu Thơ Văn, rồi kiểm nhiệm lại thiệt kỷ: là Như-Thương vừa qua Tây An, tới sông Khúc giang ngày xưa để chờ một Anh Tàu “phù” ha..ha..ha…. Sáng nay cuối năm Dương lịch, coi như “tống cựu” vì nghe Anh Phương nói tới chữ khút[khít] và sau đó là khúc[giang đầu] rồi nhà htơ lại làm một bài thơ Cạn lòng trong đó có câu ..Đợi ai một khúc giang đầu…QH bèn viết một câu chuyện về Khúc giang, và những bài thơ của Tàu và của Ta có nói tới tới Khúc giang, coi như đọc cho vui mấy này cuối năm. Cũng nhân dịp này xin kính chúc Quý Bạn và Gia Quyến một năm mới Dương Lịch nhiều Sức Khỏe và An Vui. Đọc qua đọc lại những bài thơ có chữ Khúc giang đầu, thì thấy bài thơ của Như_thương nhà ta là hơn hẳn. CẠN LÒNG
Rượu chưa khui đã cạn lòng Nến vui chưa thắp, mênh mông đêm về Đợi ai, đợi một lời thề Đợi câu thơ lỡ đam mê một đời Đợi Sâm, Thương giữa sao trời Đợi đêm thánh hóa tình ơi nhiệm mầu Đợi ai, một khúc giang đầu Nghìn năm rồi cũng dãi dầu nhớ thương Biết đâu trăm mối đoạn trường Hợp tan, hội ngộ dặm đường tìm nhau Đợi ai, đâu đợi mưa Ngâu Lụy cầu Ô Thước trên đầu quạ xưa Khuya nay rượu cạn âm thừa Men say còn lại đẩy đưa cuộc tình Đợi ai, buồn chỉ một mình Vui ư... ừ nhỉ Bóng Hình với ta Nghiêng ly vọng lại tiếng khà Như câu kinh chợt vỡ òa niềm vui
Việt Nam mình, từ ngữ vừa phong phú mà vừa thâm thúy nữa. Sông có khúc, người có lúc. Người miền Nam như Anh Phương hay Liêm thì chắc chắn là có nghe : khúc đó tui vừa mới lớn nên chưa biết hoặc hay là..lúc đó là lúc mà tui đang iêu nên hỏng biết gì ráo trọi.. Trong khi đó Hán văn về chữ khúc có chừng 16 từ khác nhau ( Hán Việt từ điển của Nguyễn Văn Khôn trang 506). Trong đó 3 từ có nghĩa căn bản chính là Khúc: Cong, quẹo, bản đàn, việc nhỏ mọn, cái xịa đựng dâu cho tằm ăn. Khúc: là Như. Khúc: Men rượu..còn lại 13 chữ khúc khác là ghép từ các chữ khúc trên. Thí dụ như Khúc phổ là tập nhạc, sách nhạc.. Vây thì Khúc Giang ở đâu và Khúc giang ở đâu.
Khúc giang nằm ở phía đông bắc thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Vào thời nhà Đường hơn 1000 năm trước, nơi đây từng là viên lâm Hoàng gia, là khu thắng cảnh lớn nhất của Tràng An-kinh đô triều nhà Đường. Theo đà thành Tràng An thời kỳ cuối triều nhà Đường bị hủy hoại, các kiến trúc viên lâm tuyệt diệu của Khúc Giang cũng bị tàn phá, mọi hoạt động văn hóa cũng dần dần lắng xuống rồi biệt tích. Hôm nay sau hơn 1000 năm, thánh địa văn hóa từng quy tụ bầu không khí thời thịnh Đường tại Khúc Giang này lại chào đón mùa nở rộ mới. Một khu phong cảnh sinh thái rộng 100 ha đã mọc lên trên di chỉ này. Khúc Giang (tiếng Trung: 曲江区, Hán Việt: Khúc Giang khu) là một quận nội thành của địa cấp thị Thiều Quan (韶关市), tỉnh Quảng Đông, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Quận Khúc Giang được chia ra thành nhai đạo, trấn hương. Như vậy thì Khúc Giang là một Quận, không phải là Khúc giang. Khúc giang là một con sông nhỏ nằm trong thành Sian [Tây An] tương truyền rằng thành Tây An này là thành Phiên Ngung của Tộc Việt ngày xưa xây lên. Đọc truyện Lửa cháy Phiên Ngung thành sẽ thấy vài dử liệu trong đó. Đọc bài thơ của Tôn Tung và các bài thơ của Đỗ Phủ thì có thể xác định được Khúc giang là con sông nhỏ nằm trong vườn Hoàng Gia thời nhà Đường.
Khúc giang đầu 曲江頭 • Đầu sông Khúc Tôn Trung Quân bất kiến Khúc giang đầu, Ly ly suy thảo hàn vân thu. Kim nhân bất kiến tích nhân du, Tích nhân bất kiến kim nhân sầu. Dục đàm vãng sự vô kỳ cựu, Trầm ngâm thiên tải không tao thủ, Thịnh suy ỷ phục như hàn huyên. Tần thời Nghi Xuân uyển, Hán thế Lạc Du viên, Cánh phục Đường nhân cung điện ủng thiên môn. Vãng cổ lai kim đãn như thử, Đồng nhất dung dung Khúc giang thuỷ. Tôn Tung 孫嵩 (1238-1292) tự Nguyên Kinh 元京, người Hưu Ninh (nay thuộc An Huy). Nhà Tống mất, ông ẩn cư tại núi Hải Ninh, lấy hiệu Cấn sơn 艮山. Tấc phẩm có "Cấn sơn tập" 艮山集 đã thất truyền. Bài thơ Khúc giang đầu rất nổi tiếng của Tôn Tung, nhưng về tiều sử thì nhà thơ Tôn Tung không có nhiều. Trong khi đó Đỗ Phủ thời nhà Đường là người được cho là Thi Thánh có tới 5 bài nói về Khúc giang. Bài KHÚC GIANG Kỳ 2
Triều hồi nhật nhật điển xuân y Mỗi nhật giang đầu tận túy quy Tửu trái tầm thường hành xứ hữu Nhân sinh thất thập cổ lai hy Xuyên hoa giác điệp thâm thâm hiện Điểm thủy thanh đình khoản khoản phi Truyền ngữ phong quang cộng lưu chuyển Tạm thời tương thưởng mạc tương vi.
Dịch nghĩa:
Ngày ngày từ triều về cầm cố áo vua ban Mỗi ngày về đến bến sông là say tuý luý Nợ tiền rượu dọc đường nơi nào cũng có Người sống bảy mươi tuổi từ xưa đến nay hiếm Chui qua khóm hoa bươm bướm khi hiện khi khuất Chấm đuôi mặt nước chuồn chuồn bay lên bay xuống Nhắn rằng phong cảnh luôn luôn thay đổi Tạm thời tự thưởng thức kẻo sau không còn thấy nữa..
Ở Triều Đình về ngày , ngày phải đem cầm cố chiếc áo bào đẹp nhất của mình để uống rượu say ở bên sông rồi mới về Nợ tiền rượu thường thường đến đâu cũng mắc Người đời xưa náy ít sống được đến tuổi bảy mươi Bươm bướm luồn hoa thấp thoáng hiện Chuồn chuồn chấm nước dập dờn bay Nhắn nhủ cho phong cảnh đều thay đổi Hãy tạm cùng nhau thưởng ngọn đừng phụ phàng
Dịch Thơ
Khỏi bệ vua ra cố áo hoài Bên sông say khướt tối lần mai Nợ tiền mua rượu đâu không thế Sống bảy mươi năm đã mấy người Bươm bướm vờn hoa phơ phất lượn Chuồn chuồn rỡn nước lững lờ chơi Nhắn cho quang cảnh thường thay đổi Tạm chút chơi xuân kẻo nữa hoài Khúc giang đối tửu Uyển ngoại giang đầu toạ bất quy, Thuỷ tinh cung điện chuyển phi vi. Đào hoa tế trục lê hoa lạc, Hoàng điểu thì kiêm bạch điểu phi. Túng ẩm cửu phan nhân cộng lạc, Lãn triều chân dữ thế tương vi. Lại tình cánh giác Thương Châu viễn, Lão đại đồ thương vị phất y. Dịch nghĩa Trước rượu trên sông Khúc Bên sông, ngoài vườn ngự, ngồi mãi không về Cảnh cung điện lồng bóng nước trở nên lấp lánh Hoa đào nhè nhẹ rụng theo hoa lê Chim vàng đôi lúc bay cùng chim trắng Thích uống cho thoả, nên lâu nay bỏ cả cuộc vui chung Lười chẳng đi chầu, so thói thường thực là trái ngược Vướng chuyện làm quan càng cảm thấy chốn Thương Châu xa vời Những xót xa hoài: già rồi mà chưa được phủi áo! Đỗ Phủ để lại cho đời hơn 1400 bài thơ, phân thành hai loại lớn: cổ thể thi và cận thể thi. Cổ thể thi là loại thơ tự do, cận thể thi là loại thơ cách luật. - Cổ thể thi: 416 bài trong đó ngũ ngôn cổ thể 271 bài, thất ngôn cổ thể 145 bài. - Cận thể thi: 1037 bài trong đó luật thi có 772 bài, bài luật có 127 bài, tuyệt cú có 138 bài (31 bài ngũ ngôn, 107 bài thất ngôn).
• Khúc giang đối tửu • Khúc giang đối vũ • Khúc giang bồi Trịnh bát trượng nam sử ẩm • Khúc giang kỳ 1 • Khúc giang kỳ 2
Nếu Lý Bạch được người đời gọi là Thi Tiên thì Đỗ Phủ được gọi là Thi Thánh - vị Thánh trong làng thơ. Gọi là Thánh không chỉ vì tâm hồn cao đẹp mà còn vì nghệ thuật thơ ca bậc thầy của ông. Nhà thơ Nguyễn Du của chúng ta khi đi sứ Trung Quốc có đến viếng mộ ông và viết mấy câu thơ:
Thiên cổ văn chương thiên cổ sư Bình sinh bội phục bất thường li
(Nghìn thưở văn chương đúng bậc thầy Trọn đời khâm phục dám đơn sai) Lỗi Dương Đỗ Thiếu lăng mộ.
Đỗ Phủ sinh năm 712 mất năm 770, người huyện Củng tỉnh Hà Nam, xuất thân trong một gia đình Nho học, làm quan suốt mấy đời, nhưng đến đời ông thì sa sút nghiêm trọng. Ông lại sống trọn vẹn trong hoành cảnh loạn ly (loạn An Sử), ngược xuôi chạy loạn, gia đình ly tán, con chết đói... Và rồi ông cũng chết thảm thương vì đói và bệnh tật trong một chiếc thuyền rách nát trên sông Tương nơi đất khách quê người. Ông để lại hơn 1400 bài thơ.
Thơ của Đỗ Phủ thấm máu và nước mắt của nhân dân trong thời buổi loạn ly. Nếu trong thơ Lý Bạch có dòng sông hát ca, chim muông ríu rít, vầng trăng duyên dáng thì trong thơ Đỗ Phủ dòng sông nức nở, vầng trăng thổn thức và chim muông, cỏ cây câm lặng, úa vàng.
Người đời gọi thơ ông là một tập Thi sử (một bộ sử viết bằng thơ). Men theo năm tháng của các bài thơ ra đời, chúng ta có thể thấy được những nét chính của đời sống chính trị, xã hội đời Đường trước và sau loạn An Sử. Trước loạn An Sử (755 - 763) hai hiện tượng xã hội nổi bật là thói ăn chơi xa hoa, dâm dât của vua quan và chiến tranh bành trướng xâm lược. Nhà thơ lớn của nhân dân đã cùng nhịp thở với trăm họ, đứng ở vị trí của những nạn nhân mà nói lên niềm uẩn ức không kìm nén được. "Lệ nhân hành" miêu tả cảnh yến tiệc linh đình của chị em Dương Quý Phi cùng với các vương tôn công tử bên bờ sông. Đũa làm bằng sừng tê ngưu. Thức ăn là bướu lạc đà. Kèn sáo vang động cả quỷ thần mà họ không buồn nghe, thức ăn quý do bếp nhà vua dâng họ không buồn gắp. Giọng thơ đều đều như khách quan mà không giấu được uẩn ức.
"Từ kinh đô về huyện Phụng Tiên" (Tự kinh đô phó Phụng Tiên) làm vào năm 755, năm đó An Lộc Sơn đã khởi loạn nhưng chưa vào đến Trường An, cũng là năm đói kém, người chết như rạ. Nhưng Đường Minh Hoàng vẫn cùng Dương Quý Phi yến ẩm ở Ly Sơn. Đỗ Phủ vừa nhậm chức (một chức quan nhỏ, coi kho vũ khí). Trên đường về thăm nhà, mục kích cảnh tượng xa hoa, dâm dật của vua quan, ông làm một mạch 100 câu thơ gồm 500 chữ, tuôn chảy theo nỗi lòng uẩn ức bấy nay. Trong đó có những câu nổi tiếng được người đời truyền tụng:
Chu môn tửu nhục xú Lộ hữu đống tử cốt Vinh khô chỉ xích dị Trù trướng nan tái thuật
(Cửa son rượu thịt ôi Ngoài đường đầy xác chết Sướng khổ cách gang tấc Quặn lòng không nói được)
Đất nước điêu linh, nhân dân cơ cực, nhưng triều đình vẫn liên tục phát động chiến tranh, mở mang bờ cõi. Đỗ Phủ đã đứng về phía những người dân bị bắt phu bắt lính, kịch liệt lên án chiến tranh bành trướng xâm lược. "Binh xa hành" (Bài ca xuất trận) phản ảnh tâm trạng của người ra đi và người tiễn đưa thật ảm đạm. Họ chỉ là con thiêu thân phục vụ tham vọng chinh phục nước Nam Chiếu (vùng Vân Nam bây giờ) để mở rộng biên cương. Nhà thơ còn làm các bài "Tiền xuất tái", "Hậu xuất tái" (Xuất tái là ra cửa ải) châm biếm bọn tướng tá lấy việc chinh phạt để tiến thân. Ông lên tiếng chất vấn nhà vua:
Mỗi nước có biên thuỳ Chỉ cần chặn xâm lược Tàn sát để làm chi?
Sự xa hoa, dâm dật, bỏ mặc chính sự cùng với việc động binh liên tục đã dẫn đến sự rối loạn của nhà Đường. Loạn An Sử nổ ra, triều đình phải mất 8 năm mới dẹp yên được. Nhân dân rơi vào cảnh lầm than, điêu đứng. Hai hiện tượng nổi bật trong những năm tháng loạn ly này là cảnh bắt lính, bắt phu và cảnh chia ly thê thảm. Chùm thơ "Tam lại" (ba bài nói về cảnh nha lại bắt lính, bắt phu ở Đồng Quan, Tân An và Thạch Hào). Tam biệt (ba bài nói về cảnh ly biệt giữa đôi vợ chồng già giữa đôi vợ chồng trẻ và giữa một người lính già với ngôi nhà bị phá rụi: Thuỳ lão biệt, Tân hôn biệt, Vô gia biệt). Bài "Nha lại bắt lính ở Thạch Hào" (Thạch Hào lại) đã vẽ nên một cảnh tượng điển hình: Nha lại chờ lúc mọi người ngủ say để xông vào nhà bắt lính. Cả gia đình (mà nhà thơ ngủ nhờ trên đường về nhậm chức ở Hoa Châu thăm vợ nơi tản cư) có ba con trai đều ra trận, hai đứa đã chết; trong nhà chỉ còn hai ông bà già và một cô con dâu với đứa bé còn bú trên tay. Thế mà Nha lại vẫn đòi người, ông già phải vượt tường trốn và bà già phải đi thay để nấu cơm cho quân sĩ. Nhà thơ tự nén mình trước tiếng khóc uẩn ức của xóm làng khi bọn Nha lại kéo đi, đêm đen lại trùm lên xóm làng hoang vắng. Bài "Tân hôn biệt" (Cuộc chia ly của đôi vợ chồng trẻ mới cưới) mô tả cảnh tượng thê thảm của người vợ trẻ:
Cưới chiều hôm, vắng sớm mai Duyên đâu lật đật cho người dở dang.
"Tam lại", "Tam biệt" là chùm thơ nổi tiếng của Đỗ Phủ. Gọi thơ ông là Thi sử bởi vì cái ấn tượng binh đao khói lửa nội chiến mà thơ ông gieo vào lòng người còn sâu sắc gấp trăm lần các bộ sách viết về thời này.
Nhưng Đỗ Phủ không hề "viết sử" một cách khách quan. Ông đã đứng hẳn về phía "dân đen", coi nỗi đau của họ như nỗi đau của chính mình, ước mong san sẻ gánh năng cơm áo và dằn vặt tâm linh với họ. Tư tưởng nhân đạo của Đỗ Phủ là đỉnh cao của chủ nghĩa nhân đạo dưới thời phong kiến. Một nhà nho suốt đời long đong lận đận nhưng luôn quan tâm đến vận nước, mà quan tâm đến vận nước cốt để giảm nhẹ gánh nặng cơm áo và sự dằn vặt tâm linh của người dân bình thường. Bài "Mao ốc vi thu phong sở phá ca" (Túp lều tranh bị gió cuốn sập) thể hiện rõ nhân cách của ông. Trên đường chạy loạn, nhờ người bạn giúp đỡ ông dựng được túp lều tranh, nhưng rồi bị gió phá sập. Trong cảnh màn trời chiếu đất ông đau đớn cho thân phận riêng và không quên nghĩ đến những "hàn sĩ" như mình. Ông có ước mơ thật cao cả:
Ước gì có được ngôi nhà vạn gian Che cho kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ, ai nấy đều hân hoan.
Ước mơ cũng được thể hiện trong bài "Hựu trình Ngô lang" (Lại nhắn người họ Ngô). Cũng trên đường chạy loạn, ông thuê được một căn nhà nhỏ. Trong vườn có cây táo, hằng ngày bà lão hàng xóm thường chui qua hàng rào nhặt táo rụng cầm hơi. Ra đi, ông nhắn người chủ mới chớ có rào kín mảnh vườn, để bà lão kia còn có thể sống qua ngày. Ước mơ thật tội nghiệp, nhưng cũng thật vĩ đại. Cuối cùng ông còn rút ra được bài học: ăn trộm là do nghèo đói, nghèo đói là do thuế khoá, chiến tranh.
Chung quy, Đỗ Phủ đã cùng nhịp thở với nhân dân của mình trước vận nước và trong cảnh đói nghèo, loạn ly. Ông viết về mọi đề tài. Nhưng hầu như không có đề tài nào thoát ly thời cuộc. "Đỗ Phủ là nhà thơ chính trị vĩ đại nhất trong lịch sử văn học Trung Quốc" (Lịch sử văn học Trung Quốc - Viện Khoa học Trung Quốc 1988).
Khác với Lý Bạch - nhà thơ lãng mạn, ngòi bút Đỗ Phủ luôn bám sát đời sống, hay nói như Lương Khả Siêu, ông là nhà thơ "tả thực chi tiết". Ông lại đặc biệt chú trọng ngôn từ thơ ca, chủ trương "ngữ bất kinh nhân, tử bất hưu" (lời thơ không làm người ta kinh hoàng thì chết không nhắm mắt). Do vậy thơ ông gieo vào lòng người đọc ấn tượng sâu sắc về cuộc sống, về nỗi cơ cực của nhân dân, về số phận "gian nan khổ hận" cùng cảnh ngộ với "dân đen" của chính ông. Đặc biệt Đỗ Phủ có nhiều bài luật thi rất chuẩn mực, chính tỏ sự tu dưỡng về thơ rất uyên thâm của Thi Thánh.
Ảnh hưởng của Đỗ Phủ đến đời sau rất sâu sắc. Đó là ảnh hưởng về nhân cách, luôn luôn đồng cam cộng khổ với nhân dân, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ. Đó còn là ảnh hưởng về con đường sáng tác thơ ca: thành công của nhà thơ tùy thuộc vào vốn sống của nhà thơ, vào độ chính trong quá trình chiếm lĩnh hiện thực. Đó còn là tài năng thơ ca, một tài năng siêu việt được Nguyễn Du tôn làm bậc thầy của văn chương muôn thuở.. Nhân đây tản mạn về các dòng sông nổi tiếng ở Trung Hoa. Dương Tử [ Trường Giang]. Đập tam Điệp xây ở dòng song này và ngăn chận nguồn nước xuống cácquốc gia hạ lưu Lịch Sử bi tráng của đất nước Trung Quốc giống như một giấc Mộng dài Vĩ đại. Và khi nhìn vào cái “nhất trường Đại Mộng” ấy, chúng ta thấy có giòng chảy lớn của con sông Dương Tử, chở theo với nó biết bao là kỷ niệm vui - buồn, vinh - nhục của một đất nước đã tồn tại qua hàng bao nhiêu thế kỷ và Triều đại thăng trầm. Con sông Dương Tử - Trường Giang chảy về hướng đông để đi ra biển; và đi theo hướng ấy tức là đi xuôi giòng. Nhưng khi chúng ta lênh đênh xuôi theo giòng chảy của nó, đặc biệt là từ cửa sông Quỳ Môn ở Trùng Khánh đến lầu Hoàng Hạc ở Vũ Hán, thì chúng ta sẽ có cái cảm tưởng rằng con sông vừa êm đềm vừa hung tợn ấy đang đưa chúng ta bơi ngược dòng thời gian để tìm về với những phần ký ức đẹp nhất trong Lịch sử của đất nước Trung Quốc, cái đất nước rộng lớn bao la mà nó đã góp phần bồi đắp bằng chính nguồn phù sa vô tận của nó. Đập Tam Hiệp (Trung văn giản thể: 长江三峡大坝; Trung văn phồn thể: 長江三峡大壩; bính âm: Chángjiāng Sānxiá Dàbà; Hán-Việt: Trường Giang Tam Hiệp đại bá) chặn Trường Giang (sông dài thứ ba trên thế giới) tại Tam Đẩu Bình, Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Việc xây dựng bắt đầu vào năm 1994. Nó là đập thủy điện lớn nhất thế giới. Hồ chứa nước của nó đã bắt đầu có nước vào ngày 1 tháng 6 năm 2003, và sẽ chiếm toàn bộ vị trí hiện tại của khu vực Tam Hiệp thơ mộng, nằm giữa các thành phố Nghi Xương (tỉnh Hồ Bắc) và Bồi Lăng (thành phố Trùng Khánh). Trừ âu thuyền, dự án này đã hoàn thành và vận hành đầy đủ các chức năng vào ngày 4 tháng 7, 2012,[1][2] khi các tuốc-bin chính cuối cùng bắt đầu cho điện. Mỗi tuốc-bin có công suất 700 MW.[3] Thân đập được hoàn thành năm 2006. Ngoài 32 tuốc-bin chính còn có 2 máy phát điện nhỏ hơn (mỗi máy 50 MW) phục vụ cho nhà máy, tổng công suất phát điện của đập là 22.500 MW.[4][5] Giống như nhiều đập nước đang xây dựng khác, dự án này cũng gây ra nhiều ý kiến trái ngược về sự đúng sai trong và ngoài Trung Quốc.[6] Các đề xuất xây dựng dựa vào các lợi ích kinh tế từ việc kiểm soát ngập lụt và năng lượng từ thủy điện. Các ý kiến chống lại chủ yếu là do các e ngại về tương lai của 1,9 triệu người sẽ phải di chuyển chỗ ở do mực nước tăng lên, sự mất đi của nhiều địa điểm có giá trị khảo cổ học và văn hóa, cũng như các tác động tới môi trường.
Jul 14, 2014 Đập Tam Điệp ở Trung Quốc là con đập thủy điện lớn nhất thế giới, với tổng công suất 22.500 MW, gấp hai lần con đập lớn thứ nhì Itaipu ở Brazil. Con đập được tạo nên với hai mục đích chính: tạo ra nguồn năng lượng sạch cho 60 triệu cư dân, và giúp điều hòa con sông Dương Tử hung dữ thường xuyên gây lũ lụt. Thành công của con đập được dựa trên những bước đột phá về kỹ thuật ở những con đập điển hình khác: từ việc tạo ra điện năng từ dòng nước, nắn chỉnh dòng sông trong quá trính thi công, vật liệu xây dựng đập, chống lũ tràn, di chuyển thuyền bè qua đập, và chống lắng đọng phù xa. Tập phim sẽ giới thiệu những con đập nổi tiếng cũng với những bước ngoặt về công nghệ giúp các kỹ sư xây những con đập ngày một lớn hơn.
Những con đập được khắc họa trong bộ phim: 1. Đập Debdon (4 KW) 2. Đập Mareges (128 MW) 3. Đập Hoover (1.345 MW) 4. Đập Grand Coulee (2.000 MW) 5. Đập Kransnoyarsk (6.000 MW) 6. Đập Tam Hiệp (22.500 MW)
Những công nghệ bước nhảy (leap) giúp các kỹ sư xây những cây cầu ngày một dài hơn và vững trãi hơn: Bước nhảy 1: Tạo ra điện năng Bước nhảy 2: Nắn dòng sông Bước nhảy 3: Bê tông Bước nhảy 4: Lũ lụt Bước nhảy 5: Thuyền bè Bước nhảy 6: Phù xa
Dam Episode 7 Session 2 2009 Big-Bigger-Biggest
Bản quyền bộ phim thuộc về National Geographic Channel. ACUD.VN biên tập phụ đề tiếng Việt.
Ly Giang ( Liêm có đi thuyền trên sông Ly giang này) Dòng sông bắt nguồn từ núi Mao Nhi (ngọn núi được mệnh danh là “Hoa nam đệ nhất phong”), thuộc huyện Hưng An, phía Đông Bắc thành phố Quế Lâm, chảy qua thành phố này đến Dương Sóc, dài 437 km.
Châu Giang (tiếng Trung: 珠江, bính âm: Zhū Jiāng) là con sông lớn tại Trung Quốc với chiều dài 2.200 km, sau Trường Giang và Hoàng Hà), và là sông lớn thứ hai tính theo lưu lượng (sau Trường Giang). Nằm ở miền nam Trung Quốc, nó chảy vào biển Đông tại đoạn giữa Hồng Kông và Ma Cao. Khu vực hạ lưu của nó tạo thành vùng châu thổ Châu Giang.
Khúc Giang mới ở Tây An ( Là thành phố Sian ngày nay, theo như lịch sử chứng minh thì thành Tây An này là Phiên Ngung thành của Tộc Việt ngày xưa. Liêm đả có tới đây và có đi dọc bờ Khúc giang). 2011-11-03 17:28:30
Khúc Giang nằm ở phía đông bắc thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Vào thời nhà Đường hơn 1000 năm trước, nơi đây từng là viên lâm Hoàng gia, là khu thắng cảnh lớn nhất của Tràng An-kinh đô triều nhà Đường. Theo đà thành Tràng An thời kỳ cuối triều nhà Đường bị hủy hoại, các kiến trúc viên lâm tuyệt diệu của Khúc Giang cũng bị tàn phá, mọi hoạt động văn hóa cũng dần dần lắng xuống rồi biệt tích. Hôm nay sau hơn 1000 năm, thánh địa văn hóa từng quy tụ bầu không khí thời thịnh Đường tại Khúc Giang này lại chào đón mùa nở rộ mới. Một khu phong cảnh sinh thái rộng 100 ha đã mọc lên trên di chỉ này. Khu phong cảnh văn hóa Khúc Giang này nằm ở phía đông nam thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây là một công viên di chỉ văn hóa kiểu mở, không có cổng lớn và không thu vé vào cửa, gồm công viên di chỉ Khúc Giang Trì; Công viên di chỉ tường thành triều nhà Đường và Khu phong cảnh tháp Đại Nhạn, mà nhân dân thành phố Tây an thường gọi nó là Vườn hoa sau nhà. Nếu nói Binh Mã Dũng và Thanh Hoa Trì là dấu hiệu văn hóa cố đô Tây An của 13 triều đại, thì Khu phong cảnh văn hóa Khúc Giang là tiêu chí nhân văn mới của Tây An.
NT. cám ơn bạn thơ Quê Hương thật nhiều... chỉ một bài thơ nhỏ mà bạn đã sưu tầm công phu để NT. và các bạn đã đọc được câu chuyện của một dòng sông, một nơi chốn và những điều lãng mạng trong văn thơ. Thú vị thật!
Triệu Đà và nước Nam Việt trong dòng chảy lịch sử Việt Nam Bài viết này được mặc thảo theo đề nghị của Giáo sư trợ giảng Hàn Hiếu Vinh tức Xiaorong Han (Khoa Lịch sử và Nhân loại học, ĐH Butler - Hoa Kỳ). Hy vọng đây sẽ là đóng góp nhỏ vào nỗ lực mà ông Hàn đang ôm ấp cùng một số đồng nghiệp tại Trung Hoa lục địa: Hóa giải những mâu thuẫn lịch sử quốc gia giữa Việt Nam và Trung Hoa trên cùng một chủ đề nước Nam Việt thời Tây Hán. Tuy vậy, góc nhìn ở đây sẽ bị ràng buộc bởi khuôn khổ những giả thuyết tổng thể về cổ sử Việt Nam trong "Một cách tiếp cận những vấn đề cổ sử Việt Nam" mà tác giả đã từng giới thiệu trên các báo điện tử . Qua đây, tôi cũng xin thay mặt ông Hàn gửi lời mời trân trọng đến các cây bút chuyên nghiệp hơn góp thêm tiếng nói, hầu đa dạng và phong phú hóa các quan điểm Việt Nam về Nhà Triệu và nước Nam Việt. 1. Những mô tả về nước Nam Việt của hiến sử Việt Nam trước năm 1400: Tập hiến sử đầu tiên của Việt Nam còn bảo tồn dược đến hôm nay là An Nam Chí Lược của Lê Tắc (viết năm 1335). Ở quyển Đệ nhất Lê Tắc xếp nhà Triệu là khởi triều, nếu không kể một ít nguồn gốc Giao Chỉ - Việt Thường dựa vào tích "Giao Chỉ chi nam hữu Việt Thường quốc" được nhiều sách đời sau dẫn từ Thượng Thư Đại truyện. Song có một phần sự kiện liên quan được kê cứu như cổ tích. Nhà Tần (246-207 trước công nguyên) lấy Giao Chỉ làm Tượng-Quận; đến khi nhà Tần loạn thì Đô-uý quận Nam-hải là Triệu-Đà nổi binh đánh lấy hết các quận quốc, rồi tự lập làm vua. Khi ấy, Hán-Cao-Tổ sai Lục-Giả qua lập Đà làm Việt-Vương. Sau khi Cao-Tổ băng, Cao-Hậu cấm Nam-Việt mua đồ sắt của Trung-Quốc, Đà tiếm hiệu xưng đế, rồi phát quân đi đánh Trường-Sa. Văn-đế lại sai người đưa thư qua trách Đà. Đà có ý sợ, bèn bỏ hiệu đế, nguyện làm tôi và cống hiến phẩm vật.
Năm Kiến-Nguyên thứ 3, (vua Võ-đế, 142 trước công nguyên) Đà mất, con cháu họ Triệu truyền xuống bốn đời, kể được hơn chín mươi năm. Võ-đế sai Chung-Quân đi sứ qua Nam-Việt để dụ vua Việt tên là Hưng vào chầu, Hưng muốn đi, nhưng bị tướng Lữ-Gia can ngăn, vua không nghe, Gia làm phản, nổi binh đánh giết vua và cả sứ-gả nhà Hán, lập Kiến-Đức là anh khác mẹ lên làm vua Nam-Việt. Năm Nguyên-Đinh thứ 5 (112 trước công nguyên), Vệ-Uý là Lộ-Bác-Đức xuất mười vạn quân qua đánh Nam-Việt, năm thứ sáu, mới đánh bại người Việt, lấy đất đó chia làm các quận: Nam-Hải, Thương-Ngô, Uất-Lâm, Hợp-Phố, Giao-Chỉ, Cửu-Chân, Nhật-Nam, Châu-Nhai và Đam-Nhỉ, mỗi quận đặt Thái-thú để cai trị. Phần "Cổ tích" Việt-Vương-Thành, tục gọi là thành Khả-Lũ, có một cái ao cổ, Quốc-vương mỗi năm lấy ngọc châu, dùng nước ao ấy rửa thì sắc ngọc tươi đẹp. Giao-Châu Ngoại-Vực-Ký chép: hồi xưa, chưa có quận huyện, thì Lạc-điền tuỳ theo thuỷ-triều lên xuống mà cày cấy. Người cày ruộng ấy gọi là Lạc-Dân, người cai-quản dân gọi là Lạc-Vương, người phó là Lạc-Tướng, đều có ấn bằng đồng và dải sắc xanh làm huy hiệu. Vua nước Thục, thường sai con đem ba vạn binh, đi chinh phục các Lạc-Tướng, nhân đó cử giữ đất Lạc mà tự xưng là An-Dương-Vương. Triệu-Đà cử binh sang đánh. Lúc ấy có một vị thần tên là Cao-Thông xuống giúp An-Dương-Vương, làm ra cái nỏ thần, bắn một phát giết được muôn người. Triệu Đà biết địch không lại với An-Dương-Vương, nhân đó trú lại huyện Võ-Ninh, khiến Thái-Tử Thuỷ làm chước trá hàng để tính kế về sau. Lúc Cảo-Thông đi, nói với vua An-Dương-Vương rằng: "Hễ giữ được cái nỏ của ta, thì còn nước, không giữ được thì mất nước".
An-Dương-Vương có con gái tên là Mỵ-Châu, thấy Thái-Tử Thuỷ lấy làm đẹp lòng, rồi hai người lấy nhau. Mỵ-Châu lấy cái nỏ thần cho Thái-Tử Thuỷ xem, Thuỷ xem rồi lấy trộm cái lẩy nỏ mà đổi đi. Về sau Triệu-Đà kéo quân tới đánh thì An-Dương-Vương bại trận, cầm cái sừng tê vẹt được nước vào biển đi trốn, nên Triệu-Đà chiếm cả đất của An-Dương-Vương. Nay ở huyện Bình-Địa, dấu tích cung điện và thành trì của An-Dương-Vương hãy còn. Đại Việt sử ký (Lê Văn Hưu - 1272) Năm 1272 Lê Văn Hưu viết xong bộ Đại Việt sử ký gồm 30 quyển. Hiện nay sách này đã thất truyền. Theo Trần Trọng Kim, quyển sử ấy chép việc từ Triệu Vũ Vương đến Lý Chiêu Hoàng. Đại Việt sử lược (Khuyết danh - năm 1388) Sách này đầu tiên kể đến Hoàng Đế, một vị vua truyền thuyết của Trung Hoa không thống thuộc được Giao Chỉ. Qua đời Trang Vương (696 - 682 TCN) thì vua Hùng xuất hiện. Phần truyền thuyết về họ Triệu trong An Nam Chí Lược đã được biên tập bớt hoang đường. Cuối đời nhà Chu, Hùng Vương bị con vua Thục là Phán đánh đuổi rồi lên thay. Phán đắp thành ở Việt Thường, lấy hiệu là An Dương Vương rồi không cùng với họ Chu thông hiếu nữa. Cuối đời nhà Tần, Triệu Đà chiếm cứ Uất Lâm, Nam Hải, Tượng quận rồi xưng vương đóng đô ở Phiên Ngung, đặt quốc hiệu là Việt, tự xưng là Võ Vương. Lúc bấy giờ An Dương Vương có thần nhân là Cao Lổ chế tạo được cái nỏ liễu bắn một phát ra mười mũi tên, dạy quân lính muôn người. Võ Hoàng biết vậy bèn sai con là Thủy xin sang làm con tin để thông hiếu. Sau nhà vua đãi Cao Lỗ hơi bạc bẽo.
Cao Lỗ bỏ đi, con gái vua là Mỵ Châu lại cùng với Thủy tư thông. Thủy phỉnh Mỵ Châu mong được xem cái nỏ thần, nhân đó phá hư cái lẫy nỏ rồi sai người trình báo với Võ Hoàng. Võ Hoàng lại cất binh sang đánh. Quân kéo đến, vua An Dương Vương lại như xưa là dùng nỏ thần thì nỏ đã hư gẫy, quân lính đều tan rã. Võ Hoàng nhân đó mà đánh phá, nhà vua ngậm cái sừng tê đi xuống nước. Mặt nước cũng vì ngài mà rẽ ra. Đất nước vì thế mà thuộc nhà Triệu. Câu cuối cùng trong phần trích trên là lí do căn bản để Đại Việt sử lược xếp nhà Triệu là một triều đại Việt Nam, kéo dài 93 năm với các đời vua: Triệu Vũ Đế, Triệu Văn Vương, Triệu Minh Vương, Triệu Ai Vương, Triệu Vệ Dương Vương. Cái nhìn của hiến sử Việt Nam với nhà Triệu và nước Nam Việt phải đặt trong toàn cảnh lịch sử chính trị - xã hội Việt Nam cùng thời. Dưới lăng kính tiến hóa chính trị và vận động xã hội mới nêu bật được những mâu thuẫn nội tại của sử sách Việt Nam và con người Việt Nam trên cùng một dữ liệu lịch sử. Học giả người Nhật, Yumio Sakurai, qua nghiên cứu cách định cư và nông nghiệp thời Lý đã lập luận nhà Lý là một triều đại địa phương, nhiều thế lực địa phương khác đến thế kỉ 13 mới bị nhà Trần trấn áp hoàn toàn (1). Đây phải chăng là tàn tích của nạn "xứ quân" từ thế kỉ 10. Tuy vậy, tác giả bài này không tin rằng thế kỉ 13 mô hình nhà nước phân quyền kia đã được thay bằng công thức phong kiến tập quyền tuyệt đối. Bằng chứng nằm tại "Hịch tướng sĩ" năm 1284 của Trần Hưng Đạo. Mặc dù là "Tiết chế" thống lĩnh toàn quân, lời văn của Trần Hưng Đạo trong "hịch tướng sĩ" mang phong thái khuyến dụ hơn là quân lệnh bắt buộc phải tuân theo. Như vậy tại đỉnh cao đoàn kết chống ngoại xâm, ở thời thịnh trị nhất của nhà Trần, dấu vết phân quyền chưa phai nhạt thì không có lẽ nào đến khi Trần mạt hình thức ấy có nhiều thay đổi. Niên đại 1388 của Đại Việt sử lược là thời kì Trần mạt. Lúc này một nhân vật lịch sử còn nhiều tranh cãi sắp bước lên vũ đài chính trị Việt Nam là Hồ Quí Ly. Các chính sách cai trị của họ Hồ một lần nữa khẳng định quyết tâm tập quyền của ông: 1. Làm tiền giấy, cải cách thuế má, thống nhất tài chính. 2. Định phục phẩm quan lại, cải tổ địa giới hành chính như đổi một vài lộ làm trấn, đặt thêm quan chức ở lộ, phủ, qui ước các lộ ghi chép sổ sách và đem về kinh báo cáo mỗi cuối năm. 3. Cải cách giáo dục, thi cử, đưa toán pháp vào quá trình chọn người tài v.v..
Với nhà nước phong kiến phân quyền, tính chính thống của kẻ mạnh nhất đặt trên cơ sở cầu phong Bắc phương. Tệ phân quyền ấy là căn nguyên của những hành động mà sau này sử sách Việt Nam qui là "phản quốc": từ thời Trần qua đến đầu thời Lê, nhiều lần quí tộc Việt Nam sang Trung Hoa "rước giặc" về để mong thiết lập vương triều cho chi họ mình. Đến thời Hồ Quí Ly, việc nhập khẩu Nho Giáo vào Việt Nam đã hạ bệ tính chính thống kia và cố gắng chuyển việc cầu phong thành quan hệ ngoại giao, tuy chưa được bình đẳng nhưng cũng nói lên sự trưởng thành to lớn của đất nước Việt Nam. Chính Hồ Quí Ly, chứ không ai khác đã đặt nền móng cho việc nhìn nhận lại nước Nam Việt và dòng họ Triệu trong dòng chảy lịch sử Việt Nam. 2. Các quan điểm sau năm 1400 Ở Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sĩ Liên - dưới triều Lê Thánh Tông 1460 đến 1497), lần đầu tiên hiến sử Việt Nam truy nguyên gốc tích của mình từ kỷ Hồng Bàng với Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân rồi mới đến Hùng Vương, An Dương Vương và Triệu Vũ Vương Lê Thánh Tông là ông vua đã rút ra được bài học nóng vội của Hồ Quí Ly, để áp dụng thành công đường lối chính trị Nho Giáo Trung Hoa vào đất nước Việt Nam. Nhu cầu "chính danh" đã đưa rất nhiều huyền thoại, cổ tích trong dân gian thành chính sử. Ngô Sĩ Liên được thay mặt trí thức Việt Nam đương thời trả lời câu hỏi "Ta là ai? Từ đâu tới?" cho dân tộc Việt Nam. Những quyển sử cũ chỉ đuợc thêm vào chứ không bớt đi hoặc tách ra, và họ Triệu được để yên cho đến khi xuất hiện Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ năm 1775: Xét sử cũ: An Dương Vương mất nước, để quốc thống về họ Triệu, chép to 4 chữ: "Triệu Kỷ Vũ Đế". Người đời theo sau đó không biết là việc không phải. Than ôi! Đất Việt Nam Hải, Quế Lâm không phải là Đất Việt Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Triệu Đà khởi ở Long Xuyên, lập quốc ở Phiên Ngung, muốn cắt đứt bờ cõi, gồm cả nước ta vào làm thuộc quận, đặt ra giám chủ để cơ mi lấy dân, chứ chưa từng đến ở nước ta. Nếu coi là đã làm vua nước Việt, mà đến ở cai trị nước ta, thì sau đó có Lâm Sĩ Hoằng khởi ở đất Bàn Dương, Hưu Nghiễm khởi ở Quảng Châu, đều xưng là Nam Việt Vương, cũng cho theo Quốc kỷ được ư? Triệu Đà kiêm tính Giao Châu, cũng như Ngụy kiêm tính nước Thục, nếu sử nước Thục có thể đưa Ngụy tiếp theo Lưu Thiện, thì quốc sử ta cũng có thể đưa Triệu tiếp theo An Dương. Không thế, thì xin theo lệ ngoại thuộc để phân biệt với nội thuộc vậy. Với lý do này, Ngô Thì Sĩ đã loại họ Triệu khỏi chính sử Việt Nam. Ông gộp năm đời Triệu Vương thành một kỷ Ngoại thuộc, tương đương với các kỷ ngoại thuộc Hán, Tùy, Đường sau đó. Thực ra lí luận của Ngô Thì Sĩ mang tính nhất thời, trong cái nhìn địa phương hãn hữu. Ông phân biệt rạch ròi "Than ôi! Đất Việt Nam Hải, Quế Lâm không phải là Đất Việt Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam", nghĩa là Việt Nam ngày nay chẳng dính dáng gì đến cương vực bao la của Nam Việt khi xưa.
Vì không cùng quan điểm với họ Ngô nên Tự Đức vẫn cho Quốc Sử Quán ghi danh các vua Triệu như là tiền triều trong Khâm Định Việt sử thông giám cương mục (giữa TK 19). Hơn nữa lời phê của ông sau khi nhà Hán diệt nhà Triệu là câu trả lời dứt khoát: ngày xưa bờ cõi của tổ tiên ông bao gồm nhiều quận trong Giao Chỉ bộ! Lời phê - Xét chung từ trước đến sau, đất đai của nước Việt ta bị mất về Trung Quốc đã đến quá một nửa, tiếc rằng vua sáng tôi hiền các triều đại cũng nhiều người lỗi lạc hiếm có ở trên đời, mà vẫn không thể nào lấy lại được một tấc, đó là việc đáng ân hận lắm! Thế mới biết việc thu hồi đất đai đã mất, từ đời trước đã là việc khó, chứ không những ngày nay mà thôi. Thật đáng thương tiếc. Sau khi Việt Nam thoát khỏi ách nô lệ thực dân năm 1945, nền sử học cộng sản non trẻ áp dụng ngay phép biện chứng duy vật lịch sử vào môn lịch sử. Tình cờ nhãn quan của Ngô Thì Sĩ rất hợp với quyết tâm xây dựng nền móng bản địa cho lịch sử Việt Nam, cộng với chủ nghĩa dân tộc dâng cao, vấn đề Nam Việt và Triệu Đà giờ đây có thể tóm gọn trong một đoạn văn của Đào Duy Anh: Nhà Triệu không phải là quốc triều Sách Toàn thư, sau khi nêu lên quốc thống của ta bắt đầu từ Hồng Bàng Thị, đến Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, mười tám đời Hùng Vương, rồi đến Thục An Dương Vương, thì chép luôn nhà Triệu làm một triều đại chính thống. Các sử thần thời Lê, kế tục phương pháp và quan điểm Lê Văn Hưu ở đời Trần (quan niệm lịch sử phản dân tộc) không thấy rằng Triệu Đà làm vua nước Nam Việt ở miền Quảng Đông, Quảng Tây, đối với nước Âu Lạc mà nghĩ xâm lược, chỉ là một tên giặc cướp nước chứ không phải là một đế vương chính thống. Mãi đến cuối đời Lê mới thấy có một nhà sử học là Ngô Thì Sĩ, tác giả sách Việt sử tiêu án, phản đối việc cho họ Triệu tiếp nối quốc thống của An Dương Vương. Có lẽ do ảnh hưởng của ý kiến ấy cho nên sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục của triều Nguyễn không chép riêng nhà Triệu làm một kỷ chính thống nữa, nhưng vẫn cứ chép cả lịch sử nhà Triệu vào phạm vi quốc sử của ta. Các nhà sử học tư sản của ta cũng chịu ảnh hưởng của quan điểm phản dân tộc ấy, cho nên Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim cũng chép kĩ càng về lịch sử nhà Triệu, và Những trang sử vẻ vang của Nguyễn Lân thì biểu dương Lữ Gia là trung thần của nhà Triệu làm vị anh hùng dân tộc đầu tiên của chúng ta. Đối với dân tộc ta thì Triệu Đà là giặc cướp nước, mà lịch sử của nhà Triệu ở nước Nam Việt không thể nằm trong phạm vi lịch sử Việt Nam (2). Cố giáo sư Đào Duy Anh là ông thầy uyên bác của đa số các nhà sử học có tiếng Việt Nam hiện nay, nhóm người mê tín thuyết bản địa của văn hóa và văn minh Việt Nam. Nhưng trớ trêu, những tác phẩm nghiên cứu lịch sử quan trọng nhất trong sự nghiệp của ông Đào, lại khẳng định người Việt "có thể" di cư bằng thuyền đến đồng bằng sông Hồng sau khi nước Việt của Câu Tiễn bị xóa sổ thời Chiến Quốc (3)! Lời lẽ nặng nề của Đào Duy Anh ở trên, xét cho cùng mang khẩu khí chính trị nhiều hơn là tinh thần nghiên cứu trung thực, khách quan vốn luôn hiện hữu ở nhiều công trình mang tên ông.
3. Lời bình Trong "Một cách tiếp cận những vấn đề cổ sử Việt Nam" tôi đã đưa ra giả thuyết mới về ngữ nghĩa của từ Âu Lạc. Thật may mắn, khi dùng giả định Âu Lạc = Đất nước = Non nước = Xứ sở trên chủ đề Nam Việt này thì mâu thuẫn của các nhà sử học Việt Nam phần nào sáng tỏ. Quả tình, thuật ngữ Âu Lạc nếu không phải là tên của vương quốc do An Dương Vương lập ra, thì nó sẽ thống nhất một vùng đất rộng lớn là Quảng Tây, Quảng Đông và Bắc bộ Việt Nam thành một lãnh thổ khá tương đồng về văn hóa. Như vậy, nếu nhìn nhận cương giới của người dân Việt trước thời Triệu Đà gồm Quảng Đông, Quảng Tây và Bắc Bộ Việt Nam thì việc Nhà Triệu tiếp nối An Dương Vương như một triều đại chính thống là hợp lí. Bản thân An Dương Vương cũng đã "cướp nước" của các vua Hùng kia mà! Nếu đã loại Triệu Đà, nên chăng loại luôn An Dương Vương, cùng xếp họ vào kỷ nội thuộc. Rõ ràng cái gọi là "quan niệm lịch sử phản dân tộc" của cố Giáo sư Đào Duy Anh rất khiên cưỡng và khó đứng vững. Nước Nam Việt cùng năm đời Việt Vương là một hiện hữu lịch sử không thể phủ nhận và có liên quan hữu cơ với lịch sử Việt Nam. Tài liệu xưa nhất đã nhắc đến nó và gần như cùng thời với nó là Sử Kí của Tư Mã Thiên. Tuy nhiên do đặc điểm quá cô đặc, gãy gọn của cổ văn Trung Hoa mà hiện hữu ấy không ngừng được tranh cãi, mổ xẻ, suy luận theo những chiều hướng nhiều khi mâu thuẫn đến hoàn toàn trái ngược. Về phía Việt Nam, nước Nam Việt của Triệu Đà trong những trang sách còn phải ngụp lặn giữa quá trình tiến hóa nhận thức, xã hội và chính trị không ngừng của con người Việt Nam hàng ngàn năm qua. Giả sử nếu mai này thuyết các vua Hùng từng xuất phát từ Động Đình Hồ rồi di cư xuống đồng bằng sông Hồng qua Quảng Tây được chấp nhận rộng rãi, thì việc tái chấp nhận Triệu Đà như một vương triều phong kiến chính thống lại sẽ được đặt ra. Nói cho cùng, càng nhiều suy biện, càng nhiều giả thuyết, càng nhiều nỗ lực cày xới trên những bình nguyên quá khứ mang tên hiến sử, chẳng qua cũng là việc phải làm vì sự phát triển sử học mà thôi. Không bao giờ nên để các trang sử bất biến. Tĩnh tức là tử. Không chỉ có ngày hôm qua là đối tượng nghiên cứu của lịch sử, mà bản thân khoa học lịch sử cũng rất cần phân luận, bởi nó là gương mặt, là tư duy, là trình độ phát triển, là thước đo vận động (tiến hoặc lùi) của chính thời đại dung dưỡng nó. Thung lũng Đa Thiện, Đà Lạt 12.2005
Chú thích (1) Dẫn theo Keith W. Taylor - Quyền uy và tính chân chính ở Việt Nam thế kỉ thứ 11. NXB Trẻ 2001. (2) Đào Duy Anh - Lịch sử cổ đại Việt Nam, trang 93-94, NXB Văn hóa - Thông tin, 2005. (3) Xem sđd Nguon: http://chimviet.free.fr/lichsu/ttd/ttds053.htm
Ghi chú thêm của QH. Phiên Ngung (tiếng Trung: 番禺区, Hán Việt: Phiên Ngung khu) là một quận nội ô của thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Quận này trước đây là một thành phố trước khi được nhập vào thành phố Quảng Châu. Tên gọi Phiên Ngung bắt đầu từ khi Tần Thủy Hoàng chiếm Quảng Đông. Nó là tên cũ của Quảng Châu ngày nay. Phiên Ngung nằm ở trung tâm của đồng bằng châu thổ Châu Giang Sử sách ghi chép không thống nhất về việc Triệu Đà đánh chiếm Âu Lạc, cả về cách đánh lẫn thời gian và địa lý. Sử Ký Tư Mã Thiên ghi chép vắn tắt rằng Triệu Đà dùng tài ngoại giao và đút lót mua chuộc các thủ lĩnh Âu Lạc mà thu phục nước này vào thời điểm "sau khi Lã hậu chết" (năm 180 TCN). Các sách giáo khoa tại Việt Nam đều thống nhất lấy thời điểm ước lệ này trong Sử Ký và lấy năm ngay sau 180 TCN là 179 TCN (Xem mục về Niên đại và tư liệu ở dưới). Lần xâm phạm đầu tiên, Triệu Đà đóng quân ở núi Tiên Du (thuộc Bắc Ninh) giao chiến với An Dương Vương bị thất bại và bỏ chạy. Triệu Đà lập mưu gả con trai là Trọng Thủy cho con gái An Dương Vương là Mỵ Châu để do thám bí mật về bố phòng quân sự của Âu Lạc để tiếp tục tiến hành âm mưu xâm lược. Sau khi kết thông gia, An Dương Vương lập ranh giới từ Bình Giang [9] trở lên phía Bắc thuộc quyền cai trị của Triệu Đà, trở về phía Nam thuộc quyền cai trị của An Dương Vương[10]. Năm 208 TCN, Triệu Đà đánh thắng Âu Lạc của An Dương Vương, sáp nhập Âu Lạc vào quận Nam Hải, lập nước Nam Việt. Theo truyền thuyết, sau khi nghe tin Mỵ Châu bị An Dương Vương giết, Trọng Thủy nhảy xuống giếng tự vẫn để trọn tình với vợ là Mỵ Châu.
Năm 207 TCN, Triệu Đà cất quân đánh chiếm quận Quế Lâm, Tượng Quận; tự xưng "Nam Việt Vũ Vương". Năm 206 TCN, nhà Tần diệt vong. Nước Nam Việt bấy giờ, bao gồm từ núi Nam Lĩnh[11], phía tây đến Dạ Lang[12], phía nam đến dãy Hoành Sơn [13], phía đông đến Mân Việt[14]. Thủ đô nước Nam Việt lúc ấy là thành Phiên Ngung, là thành Quảng Châu ngày nay. Các tài liệu nghiên cứu ngày nay cho rằng miền đất Việt Nam bay giờ nằm trong quận Tượng 象郡 của nước Nam Việt bấy giờ. Thần phục nhà Hán Nước Nam Việt phía Tây giáp nước Dạ Lang, phía Đông giáp nước Mân Việt, phía Nam giáp Khmer, phía Bắc giáp nhà Hán. Trải qua chinh chiến, Lưu Bang đã lập được chính quyền nhà Tây Hán (202 TCN), bình định Trung Nguyên, bao gồm cả thế lực thu phục được của Hạng Vũ. Lưu Bang quyết định không lấy chiến tranh đối phó với nước Nam Việt để dân chúng Trung nguyên khỏi mất người mất của sau bao năm loạn lạc. Năm 196 TCN, Hán Cao Tổ Lưu Bang sai quan đại phu Lục Giả đi sứ đến nước Nam Việt khuyên Triệu Đà quy phục nhà Hán. Sách Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim chép: Vũ Vương vốn là người kiêu căng, có ý không muốn phục nhà Hán, đến khi Lục Giả sang đến nơi, vào yết kiến Vũ Vương, Vũ Vương ngồi xếp vành tròn, không đứng dậy tiếp. Lục Giả thấy vậy mới nói rằng: "Nhà vua là người nước Tàu, mồ mả và thân thích ở cả châu Chân Định. Nay nhà Hán đã làm vua thiên hạ, sai sứ sang phong vương cho nhà vua, nếu nhà vua kháng cự sứ thần, không làm lễ thụ phong, Hán đế tất là tức giận, hủy hoại mồ mả và giết hại thân thích của nhà vua, rồi đem quân ra đánh thì nhà vua làm thế nào?" Vũ vương nghe lời ấy vội vàng đứng dậy làm lễ tạ, rồi cười mà nói rằng: "Tiếc thay ta không được khởi nghiệp ở nước Tàu, chứ không thì ta cũng chẳng kém gì Hán Đế!" Được Lục Giả khuyên, Triệu Đà chịu nhận ấn tước Nam Việt Vương (chúa đất vùng Nam Việt) của Hán Cao Tổ gửi, thần phục nhà Hán, làm Nam Việt thành một đất chư hầu của nhà Hán. Từ đó, Nam Việt và nhà Hán trao đổi sứ giả và buôn bán. Lưu Bang đã lấy hoà bình mà quy phục Triệu Đà, không còn mối lo thế lực chống đối nhà Hán ở miền nam nữa. Xưng đế chống Hán Hán Cao Tổ Lưu Bang và Hán Huệ Đế Lưu Doanh chết đi, Lã Hậu nắm quyền, bắt đầu gây sự với Triệu Đà. Lã Hậu ra lệnh cấm vận với nước Nam Việt. Triệu Đà thấy Lã Hậu có thể qua nước Trường Sa [15] mà thôn tính Nam Việt. Thế là Triệu Đà bèn tuyên bố độc lập khỏi nhà Hán, tự xưng "Nam Việt Võ Đế" và cất quân đánh nước Trường Sa, chiếm được mấy huyện biên giới của Trường Sa mới chịu thôi. Lã Hậu bèn sai đại tướng Long Lư hầu Chu Táo đi đánh Triệu Đà. Quân lính Trung Nguyên không quen khí hậu nóng nực và ẩm thấp miền nam, ùn ùn đổ bệnh, ngay dãy núi Nam Lĩnh cũng chưa đi qua nổi. Một năm sau, Lã Hậu chết, mưu đồ đánh Triệu Đà của quân nhà Hán bỏ hẳn. Lúc đó Triệu Đà dựa vào tiếng tăm tài quân sự của mình lừng lẫy cả vùng Lĩnh Nam, lại nhờ tài hối lộ của cải, làm cả Mân Việt, Tây Âu ùn ùn quy thuộc Nam Việt. Lúc ấy nước Nam Việt bành trướng đến mức cực thịnh. Triệu Đà bắt đầu lấy tên uy Hoàng Đế mà ra lệnh ra oai, thanh thế ngang ngửa đối lập với nhà Hán.
Lại thần phục nhà Hán Năm 180 trước Công Nguyên, Lã Hậu chết, Hán Văn Đế Lưu Hằng nối ngôi, sai người tu sửa mồ mả cha ông Triệu Đà, cắt đặt hàng năm đúng ngày thờ cúng, ban thưởng chức vụ và của cải cho bà con Triệu Đà còn ở trong đất Hán. Nghe thừa tướng Trần Bình tiến cử, Lưu Hằng sai Lục Giả, người từng được Hán Cao Tổ sai sứ đi Nam Việt nhiều lần, làm chức Thái Trung Đại Phu, lại đi thuyết phục Triệu Đà quy Hán. Lục Giả đến Nam Việt, lại trổ tài thuyết phục Triệu Đà. Triệu Đà nghe thuyết phục phải trái hơn thiệt, quyết định bỏ danh hiệu Đế, quy phục nhà Hán, nhưng vẫn giữ tên "Nam Việt Vương." Kể từ đó đến đời Hán Cảnh Đế, Triệu Đà một mực xưng thần, hàng năm cứ mùa Xuân và mùa Thu, đều đưa đoàn sứ đến Trường An triều cống hoàng đế nhà Hán, chịu mệnh lệnh làm chư hầu nhà Hán. Tuy vậy, trong đất Nam Việt, Triệu Đà vẫn lấy danh hiệu Hoàng Đế. Năm Kiến Nguyên thứ tư đời Hán Vũ Đế (137 TCN), Nam Việt Vương Triệu Đà qua đời, sống được ước chừng hơn trăm tuổi (theo Đại Việt Sử ký Toàn thư là 121 tuổi), chôn ở Phiên Ngung (thành phố Quảng Châu ngày nay). Triệu Đà chết đi, con cháu tiếp tục được 4 đời vua Nam Việt, cho đến năm 111 trước Công Nguyên mới bị nhà Hán chiếm. Ảnh hưởng lịch sử
Tượng Triệu Đà tại Chính Định, Thạch Gia Trang, Hà Bắc, Trung Quốc. Triệu Đà vốn là quan võ của nhà Tần, rồi được Tần Thủy Hoàng bổ làm Huyện Uý huyện Long Xuyên trong quận Nam Hải mà Nhâm Ngao làm Quận Uý. Triệu Đà lập nên nước Nam Việt, độc lập với nhà Tần, cai trị nước Nam Việt 67 năm, từ năm 203 trước Công nguyên tới năm 137 trước Công nguyên, rồi truyền ngôi cho cháu là Triệu Muội. Triệu Đà thực hành chính sách "hoà tập Bách Việt," nhằm đồng hoá dân Trung Nguyên và Lĩnh Nam. Sự công nhận nhà Triệu và nước Nam Việt trong dòng chảy lịch sử Việt Nam Nhà Triệu là một triều đại, hay một giai đoạn lịch sử gây nhiều tranh luận cho giới nghiên cứu sử học Việt Nam. Sử học Việt Nam từ trước đến nay đều có hai quan điểm trái ngược nhau: 1. Triệu Vũ Đế đánh bại An Dương Vương, sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt là chuyện nội bộ nước Việt, nhà Triệu là triều đại chính thống của Việt Nam. Nhà Triệu mất là khởi đầu thời kỳ Bắc thuộc. 2. Triệu Đà là người phương Bắc, đến từ Trung Nguyên (nay là lưu vực sông Hoàng Hà ở Trung Quốc)[16] theo lệnh Tần Thuỷ Hoàng đem di dân người Hoa Hạ xuống vùng Lĩnh Nam (là nơi cư trú của các bộ tộc Bách Việt) và được làm Huyện lệnh Long Xuyên quận Nam Hải mới khai hoá, khi nhà Tần mất thì mới tách ra cát cứ, do đó Triệu Đà là kẻ ngoại bang đến xâm lược nước Âu Lạc. An Dương Vương mất nước là mở đầu thời kỳ Bắc thuộc. Những địa điểm gắn với Triệu Đà Thành phố Thạch Gia Trang (石家庄) ở tỉnh Hà Bắc: huyện lỵ Chính Định ở góc nam Thạch Gia Trang là nơi sinh của Triệu Đà, thời nhà Tần có tên là huyện Chân Định quận Hằng Sơn. Thị trấn Triệu Lăng Phu (赵陵铺镇) ở góc nam quận Tân Hoa (新华区) của thành phố Thạch Gia Trang có mộ tổ Triệu Đà do Hán Võ Đế đời Tây Hán xây để vỗ về Triệu Đà, ngày nay vẫn còn bia mộ. Huyện Long Xuyên (龙川) tỉnh Quảng Đông: thời nhà Tần là huyện Long Xuyên quận Nam Hải (南海), nơi Triệu Đà làm quan huyện 6 năm sau khi bình định Lĩnh Nam. Nguyên trị sở huyện này được đặt tên là Đà Thành Trấn (佗城镇) để kỷ niệm Triệu Đà. Thành phố Quảng Châu tỉnh Quảng Đông: thời nhà Tần là huyện Phiên Ngung (番禺) quận Nam Hải, thủ phủ quận Nam Hải, nơi Triệu Đà làm Quận Uý 4 năm. Sau khi Tần diệt vong, Triệu Đà vẫn lấy Phiên Ngung làm thủ phủ, lập nên nước Nam Việt. Phiên Ngung cũng là nơi chôn cất Triệu Đà.
Tên đường phố, địa danh Tên của Triệu Đà được đặt cho một đường phố nhỏ tại địa bàn khu phố 2, phường Hiệp Phú, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.[17] Niên đại và tư liệu Về thời gian thành lập nước Nam Việt Những mốc năm tháng Triệu Đà lập nước Nam Việt đều không có sử sách ghi chép lại. Tư liệu ngày nay chỉ căn cứ vào cuốn "Sử Ký" của Tư Mã Thiên mà suy luận ra. Trước mắt có hai thuyết Triệu Đà lập nước Nam Việt: một thuyết cho rằng đó là năm 203 TCN [18], thuyết kia cho rằng vào năm 204 TCN [19] Về thời gian chinh phục Âu Lạc Như đã đề cập trong phần sự nghiệp của Triệu Đà, các nguồn tài liệu xưa không thống nhất về thời điểm nước Âu Lạc bị chinh phục. Giữa các sách cổ sử của Việt Nam (năm 208 TCN) và Sử Ký của Tư Mã Thiên (khoảng 179 TCN) chênh lệch nhau tới gần 30 năm. Không rõ các sử gia phong kiến Việt Nam căn cứ vào nguồn tư liệu nào và cũng không có sự lý giải, kết luận thỏa đáng của các sử gia đương đại đối với vấn đề này. Các sách giáo khoa tại Việt Nam hiện nay căn cứ theo tư liệu của Sử ký để lấy năm 179 TCN. Có lẽ vì Sử ký ra đời chỉ một vài chục năm sau khi nước Nam Việt mất nên đây được coi là nguồn tài liệu đáng tin cậy hơn. Về cái chết của Trọng Thuỷ Trọng Thủy là con trai Triệu Đà, không được Sử ký đề cập đến. Tên Trọng Thủy chỉ được nhắc đến trong các sách sử và truyền thuyết của Việt Nam. Tuy nhiên, giữa các tài liệu này cũng có những điểm dị biệt. Sử cũ theo cách nói của truyền thuyết về chuyện nỏ thần và việc làm rể của Trọng Thủy nhằm đánh cắp nỏ thần, quyết định việc mất còn của Âu Lạc. Đại Việt Sử ký Toàn thư chép y nguyên như truyền thuyết cho rằng sau khi chiếm được Âu Lạc, Thủy thấy vợ chết bèn chết theo. Tuy nhiên, cũng Đại Việt Sử ký Toàn thư, lại chép con Thủy là Hồ nối ngôi Triệu Đà năm 137 TCN, Hồ chết năm 124 TCN thọ 52 tuổi, tức là sinh năm 175 TCN, sau khi Thủy chết tới 33 năm! Như vậy các sử gia phong kiến đã lầm lẫn tình tiết này. Dù theo thuyết của Sử ký cho rằng Âu Lạc mất năm 179 TCN đi nữa thì khoảng cách giữa khi Thủy chết với thời gian Hồ sinh ra vẫn là 4 năm. Các nguồn tài liệu có nhắc đến Thủy (trừ Sử ký) đều nói Hồ là con Thủy nhưng không nhắc đến người con trai nào khác của Triệu Đà. Do đó, việc các nhà nghiên cứu nghi ngờ Trọng Thủy chết theo vợ là hoàn toàn có cơ sở. Có lẽ đó là lý do khiến các sách Việt Sử tiêu án và Khâm định Việt Sử thông giám cương mục (viết sau Đại Việt Sử ký Toàn thư) chỉ nhắc tới việc Thủy làm rể mà không nhắc tới việc Thủy chết theo Mỵ Châu. Phiên Ngung (tiếng Trung: 番禺区, Hán Việt: Phiên Ngung khu) là một quận nội ô của thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Quận này trước đây là một thành phố trước khi được nhập vào thành phố Quảng Châu. Tên gọi Phiên Ngung bắt đầu từ khi Tần Thủy Hoàng chiếm Quảng Đông. Nó là tên cũ của Quảng Châu ngày nay. Phiên Ngung nằm ở trung tâm của đồng bằng châu thổ Châu Giang
Sử sách ghi chép không thống nhất về việc Triệu Đà đánh chiếm Âu Lạc, cả về cách đánh lẫn thời gian và địa lý. Sử Ký Tư Mã Thiên ghi chép vắn tắt rằng Triệu Đà dùng tài ngoại giao và đút lót mua chuộc các thủ lĩnh Âu Lạc mà thu phục nước này vào thời điểm "sau khi Lã hậu chết" (năm 180 TCN). Các sách giáo khoa tại Việt Nam đều thống nhất lấy thời điểm ước lệ này trong Sử Ký và lấy năm ngay sau 180 TCN là 179 TCN (Xem mục về Niên đại và tư liệu ở dưới). Lần xâm phạm đầu tiên, Triệu Đà đóng quân ở núi Tiên Du (thuộc Bắc Ninh) giao chiến với An Dương Vương bị thất bại và bỏ chạy. Triệu Đà lập mưu gả con trai là Trọng Thủy cho con gái An Dương Vương là Mỵ Châu để do thám bí mật về bố phòng quân sự của Âu Lạc để tiếp tục tiến hành âm mưu xâm lược. Sau khi kết thông gia, An Dương Vương lập ranh giới từ Bình Giang [9] trở lên phía Bắc thuộc quyền cai trị của Triệu Đà, trở về phía Nam thuộc quyền cai trị của An Dương Vương[10]. Năm 208 TCN, Triệu Đà đánh thắng Âu Lạc của An Dương Vương, sáp nhập Âu Lạc vào quận Nam Hải, lập nước Nam Việt. Theo truyền thuyết, sau khi nghe tin Mỵ Châu bị An Dương Vương giết, Trọng Thủy nhảy xuống giếng tự vẫn để trọn tình với vợ là Mỵ Châu. Năm 207 TCN, Triệu Đà cất quân đánh chiếm quận Quế Lâm, Tượng Quận; tự xưng "Nam Việt Vũ Vương". Năm 206 TCN, nhà Tần diệt vong. Nước Nam Việt bấy giờ, bao gồm từ núi Nam Lĩnh[11], phía tây đến Dạ Lang[12], phía nam đến dãy Hoành Sơn [13], phía đông đến Mân Việt[14]. Thủ đô nước Nam Việt lúc ấy là thành Phiên Ngung, là thành Quảng Châu ngày nay. Các tài liệu nghiên cứu ngày nay cho rằng miền đất Việt Nam bay giờ nằm trong quận Tượng 象郡 của nước Nam Việt bấy giờ. Bắc thuộc lần thứ nhứt ( 207 TCN – 40) Nhà Triệu (207 -211 TCN) Hai Bà Trưng (40-43) Đánh trận ở Hồ Động Đình [Động Đình hồ] lấy lại đất tổ. Bắc Thuộc lần thứ nhì (43-541) Khởi nghĩa Bà Triệu Năm 19 tuổi, đáp lời người hỏi bà về việc chồng con, Bà Triệu nói: “ Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá trường kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người![12]
Chúc các Bạn một năm mới nhiều Sức Khỏe và Phúc Lộc. Quê Hương
Con người sinh ra ở những thời điểm khác nhau, mang những nét tính cách khác nhau, tuy nhiên, mỗi tính cách đều có những điểm thú vị riêng
Tháng Giêng
Những người sinh tháng Giêng thuộc kiểu người cứng đầu và có một trái tim sắt đá, vì thế họ là con người của tham vọng và luôn nghiêm túc trong mọi việc. Họ thích được chỉ bảo người khác cũng như là được người khác chỉ bảo. Tuy nhiên, những người sinh tháng này lại hay suy xét những sai sót hay điểm yếu của người khác, vì vậy họ cũng rất thích chỉ trích người khác. Trong công việc, những người sinh tháng Giêng thường làm việc chăm chỉ và hiệu quả. Họ thật sự là người biết cách làm người khác vui lòng nhưng họ lại là một người trầm tính, ít nói trừ khi họ thực sự cảm thấy vui vẻ hoặc tức giận. Người của tháng Giêng cũng khá bảo thủ nữa. Họ luôn biết cách chăm sóc bản thân, ít khi bị bệnh gì nặng nhưng lại hay cảm vặt. Ai sinh vào tháng đầu năm đều thuộc tuýp người lãng mạn, nhưng tiếc rằng họ không biết cách biểu lộ tình yêu cho lắm. Họ yêu thích trẻ con, đề cao lòng trung thành, là con người rất biết giao tiếp nhưng lại hay ghen. Còn đối với chuyện tiền bạc thì những người này vô cùng cẩn trọng.
Tháng 2
Sinh vào tháng 2, bạn có nhiều ý niệm trừu tượng và rất sắc sảo, tuy vậy bạn vẫn thích những điều thực tế. Bạn là con người thông minh và nhanh trí, có điều tính cách của bạn lại hay thay đổi. Bạn gợi cảm, quyến rũ, tính tình ôn hòa, trầm tính, hay mắc cỡ và rất khiêm nhường. Những người sinh tháng 2 cũng rất chân thật và trung thành. Hơn nữa, bạn cũng rất cả quyết, một khi đã quyết việc gì thì sẽ làm đến cùng. Sinh ra vào tháng 2, bạn cũng rất yêu thích sự tự do, nên khi bị cấm đoán, bạn sẵn sàng trở thành một kẻ nổi loạn. Bạn cũng thích công kích người khác nữa nhưng lại quá nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Bạn hay giận dữ nhưng lại không bao giờ biểu lộ ra ngoài, không thích những thứ không cần thiết, rất muốn kết giao bạn bè nhưng lại không để cho người khác biết là bạn muốn điều đó. Bạn ưa thách thức và rất tham vọng nên trong bạn luôn đầy ắp ước mơ và hi vọng. Bạn thích giải trí và những hoạt động sôi sục. Tâm hồn bạn lãng mạn nhưng chẳng bao giờ bạn bộc lộ.
Tháng 3
Bạn sở hữu tính cách thu hút người khác và cũng vô cùng quyến rũ. Bạn là con người của yêu thương nhưng hay mắc cỡ và bảo thủ. Bạn bí ẩn, bản tính tự nhiên của bạn là chân thành tử tế và giàu lòng trắc ẩn. Bạn thích hạnh phúc và bình yên. Đối với mọi người, bạn rất nhạy cảm. Bạn cũng thích phục vụ người khác nhưng lại thường để mình rơi vào những cơn giận dữ. Tuy nhiên, bạn là một người đáng tin cậy. Bạn đánh giá cao lòng tốt và sự biết ơn. Bạn hay quan sát và đánh giá mọi người. Tuy là người tốt, nhưng một khi ai đó đã gây thù chuốc oán với bạn thì bạn sẵn sàng ôm giữ lòng báo thù mạnh mẽ. Ngoài ra, bạn là con người mơ mộng, nhiều ảo tưởng, thích du lịch và thích được chú ý, thích trang trí nhà cửa, thích những điều đặc biệt. Trong tình yêu, bạn hay vội vàng trong việc chọn lựa người yêu. Bạn còn là người hay u uất nữa.
Sinh ra vào tháng 4, bạn là người năng động và hoạt bát. Bạn thường quyết định mọi việc nhanh chóng nhưng sau đó lại hay hối tiếc vì cái mình đã quyết định.Bạn chỉ yêu và quyến rũ trong mắt người bạn yêu mà thôi. Bạn sở hữu cái đầu với những dây thần kinh làm bằng thép và rất thích được người khác chú ý. Bạn rất biết cách cư xử, thân thiện và rất biết cách an ủi, giúp người khác giải quyết rắc rối. Bạn ưa thích phiêu lưu vì bạn là người vô cùng dũng cảm và hầu như chẳng sợ gì cả. Bạn quan tâm đến mọi người, khéo léo và rất tử tế, tuy nhiên bạn lại để mình hơi mang nặng cảm xúc và hay giận dữ, đồng thời khá hấp tấp. Bù lại, bạn có trí nhớ tốt và thích sự di chuyển. Bạn cũng hay khích lệ người khác cũng như tự cổ vũ chính bản thân bạn trong mọi chuyện. Về sức khỏe, những người sinh tháng 4 không sở hữu cơ bắp của người khổng lồ đâu. Những cơn đau đầu và lồng ngực thường xuyên tìm đến bạn. Một điều khiến bạn thường xuyên bị ám ảnh và hãy coi đó là điểm yếu để lưu ý và khắc phục.
Tháng 5
Người sinh tháng 5 là một người cứng đầu và có trái tim sắt đá. Bạn sở hữu ý chí vô cùng mạnh mẽ và ý chí cầu tiến đáng khâm phục. Bạn có những suy nghĩ sắc bén và thường suy nghĩ theo hệ thống chứ không hề bộc phát. Tuy vậy, bạn lại là một người khó kiểm soát cơn giận dữ. Bạn cuốn hút người khác và thích người khác chú ý đến bạn nhờ vào tâm hồn sâu sắc và cách nói chuyện duyên dáng. Nữ giới sinh tháng 5 xinh đẹp không chỉ vẻ bề ngoài mà còn đẹp cả trong tâm hồn nữa. Bạn luôn giữ vững lập trường của mình trong mọi tình huống. Khi bạn gặp chuyện khó khăn, mọi người không cần tốn nhiều công sức cũng dễ dàng an ủi bạn vì cơ bản bạn là một con người hiểu chuyện. Bạn cũng có tính mơ mộng, nhưng bù lại trong nhiều quyết định quan trọng, bạn lại vô cùng sáng suốt. Về sức khỏe, những người sinh tháng 5 thường hay bị đau ở tai và cổ, nhưng xét về cơ bản, thể chất của bạn khá tốt. Với trí tưởng tượng phong phú, cung hoàng đạo thuộc tháng này thường có xu hướng thích văn học và hội họa.
Tháng 6
Những người sinh tháng 6 hay suy nghĩ xa xôi, dễ để trái tim bị lung lay ảnh hưởng bởi lòng tốt (đôi khi giả vờ) của người khác. Bạn sở hữu trái tim nhạy cảm, phong cách lịch sự và thói quen nói năng từ tốn; bạn có tinh thần năng động nhưng lại hay ngập ngừng không chịu quyết đoán, thường có xu hướng trì hoãn cho đến khi sự việc không vui xảy đến. Những người sinh tháng này cũng rất kén chọn, luôn muốn thứ tốt nhất trong khả năng có thể kiểm soát. Là người nóng nảy, tuy nhiên người sinh tháng 6 thường vui tính, hài hước và rất thân thiện. Bạn cũng là người giỏi tranh luận và nói nhiều. Tuy nhiên, về cơ bản, bạn là người hay mơ mộng viển vông, thích được giao du kết bạn và thường thì không giấu diếm điều ấy với người khác, kể cả người mới quen. Về sức khỏe, cung hoàng đạo tháng 6 hay bị dính những cơn cảm lạnh. Rất dễ tổn thương, và một khi đã bị như vậy, người sinh tháng 6 thường phải mất nhiều thời gian để chữa lành vết thương lòng. Điểm không tốt ở bạn là “cả thèm chóng chán.
Sinh ra vào tháng 7, bạn luôn đem không khí vui vẻ cho mọi người xung quanh. Nhưng khi có cảm giác căng thẳng bạn lại là người im lặng đến khó đoán. Vì thế, bạn được xếp vào tuýp người sống nội tâm, bạn thường thích ở một mình với sự yên tĩnh, ít khi bạn thích đi đâu, cũng như không thích kết bạn mới. Bạn có lòng tự tôn rất lớn và bạn được nhiều người biết đến. Bạn là người chân thật và rất dễ để an ủi. Bạn cũng biết quan tâm đến cảm xúc của mọi người, luôn cư xử tế nhị, thân thiện, hóm hỉnh và vui tính nên mọi người xung quanh cảm thấy bạn rất dễ gần. Bạn thường không mang hận thù dù ai đó có làm điều gì sai trái với bạn, nhưng tha thứ không có nghĩa là bạn đã quên. Mặc dù có lòng vị tha cao cả, nhưng bạn cũng rất cảnh giác và sắc sảo. Bạn đối xử rất công bằng với mọi người và không bao giờ đánh giá người khác vội vã, mà luôn quan sát trước khi đưa ra kết luận cuối cùng. Với bạn bè, những người sinh tháng 7 là người bạn trung thực và chân thành.
Tháng 8
Những người sinh vào tháng 8 là những người hay thích đùa. Họ khéo léo trong cách cư xử và biết quan tâm tới người khác, rất nhiều người quý mến họ bởi tính cách đáng quý này. Ngoài ra, họ còn nổi tiếng với tài năng nghệ thuật, âm nhạc. Sinh ra vào những ngày thu, nên tính cách của họ cũng rất lãng mạn, nhạy cảm và nhiều mơ ước. Những người sinh ra vào thời điểm này còn có khả năng suy nghĩ rất phi thường, họ dũng cảm, cứng rắn, có tư tưởng độc lập, có khí chất lãnh đạo và không dễ bị chùn bước trước khó khăn nào. Bên cạnh đó, họ cũng là người biết cách an ủi người khác. Họ có lòng tự tôn cao và thèm khát những lời tán thưởng. Khi đang ghen hay khi bị ai đó chọc tức, những người này sẽ trở nên đáng sợ lắm đấy. Họ thích quan sát mọi thứ, cẩn thận và hay cân nhắc nhưng hay quyết định vội vàng đến khó hiểu. Về sức khỏe, thể chất của những người sinh vào giữa mùa thu không được tốt lắm, phải học cách thư giãn mới có thể sống khỏe được.
Tháng 9
Sinh ra vào giữa mùa thu, bạn tế nhị và biết cách thỏa hiệp. Bạn cẩn thận và có đầu óc tổ chức. Thích chỉ ra khiếm khuyết của người khác cũng như là chỉ trích mọi người, tuy vậy bạn nên biết kiềm chế trước những lời chỉ trích của mình. Bạn điềm tĩnh, tốt bụng và giàu lòng vị tha. Bạn trung thành nhưng không phải lúc nào bạn cũng là người chân thật. Bạn cũng thích quan tâm tiểu tiết bởi bạn muốn tìm ra sự thú vị của mọi thứ, chính vì vậy mà bạn cũng rất kén chọn trong việc tìm ra một nửa của mình. Bạn nói ít nhưng lại là người biết nói chuyện và rất dễ thu hút người khác. Sinh ra vào tháng 9, bạn cũng dễ nảy sinh tham vọng trong mọi việc, thích tìm tòi và khám phá, tỉ mỉ trong công việc. Tính cách của bạn dễ hiểu và khá là vui tính. Bạn thích du lịch và tham gia vào các hoat động. Đôi khi năng nổ là vậy, nhưng bạn lại có xu hướng giấu đi mọi cảm xúc.
Những người sinh vào tháng 10 thích tán gẫu, thích là trung tâm của sự chú ý. Cũng vì thế mà họ có bề ngoài thu hút và tính cách của họ cũng thu hút như chính vẻ ngoài của mình vậy. Đôi khi, họ thích nói dối nhưng lại không biết che dấu điều đó. Với họ, bạn bè rất quan trọng, vì thế họ thích giao du kết bạn. Tình cảm của họ là yêu, ghét rõ ràng, họ chỉ yêu quý những người yêu quý mình và không quan tâm đến người khác nghĩ gì. Những người sinh ra vào thời điểm giao mùa này cũng dễ bị tổn thương, nhưng họ không cần nhiều thời gian để chữa lành mọi thứ. Họ là người hay mơ mộng và kén chọn. Họ khá nồng nhiệt nhưng vẫn là một người dứt khoát, công bằng và sáng suốt. Họ có niềm đam mê với du lịch, nghệ thuật và văn học. Họ hay động lòng và cũng hay ghen và dễ tực giận. Với tính cách năng động, họ luôn thích ở ngoài hơn là ở nhà. Điểm yếu của những người sinh vào tháng này là hay bị ảnh hưởng bởi người khác và hay mất tự tin.
Tháng 11
Những ai sinh ra vào tháng 11 là con người của những ý tưởng và khó đoán. Bạn lúc nào cũng có suy nghĩ hướng về phía trước. Bạn độc đáo và thông minh, sáng suốt trong mọi việc, có nhiều ý tưởng phức tạp nhưng suy nghĩ của bạn rất sắc sảo. Bạn có thể trở thành một bác sĩ giỏi, tính tình năng động nhưng bạn là con người của sự bí ẩn. Sinh ra trong tháng này, bạn khá tò mò và giỏi đào bới bí mật của người khác lắm, đầu óc bạn lúc nào cũng tràn đầy những ý tưởng. Bạn rất dũng cảm và tử tế, cương quyết, kiên nhẫn, và cả chăm chỉ nữa. Có lẽ vì thế mà bạn không bao giờ chịu bỏ cuộc dù trong hoàn cảnh nào. Bạn luôn tin rằng “có chí thì nên”. Không chỉ có vậy, bạn cũng là con người bướng bỉnh và sắc đá. Bạn thích ở một mình, luôn có những suy nghĩ khác người, khó ai mà xoay chuyển được bạn một khi bạn đã quyết định. Người sinh vào tháng 11 có một tính tình sắc sảo và nhiều hoài bão và bạn đặc biệt lại không thích những lời khen ngợi. Bạn giàu cảm xúc vì thế mà tình yêu của bạn rất sâu nặng.
Tháng 12
Sinh vào vào tháng cuối năm, bạn là người trung thành và tử tế. Nếu là con gái thì bạn là người rất quyến rũ. Bạn cũng có tham vọng nhưng lại hay bị ảnh hưởng bởi số đông. Bạn suy nghĩ logic, thích hòa mình vào cộng đồng, thích được ngợi khen, được chú ý và được yêu. Trong các mối quan hệ, bạn rất chân thành, thật lòng và không giả dối, bạn không đặt nặng cái tôi của mình nhưng tính tình của bạn lại sớm nắng chiều mưa. Với tính cách vui vẻ, trẻ trung, bạn ghét bị quản thúc, bạn có năng khiếu hài hước nên hay thích làm trò đùa, mang lại niềm vui cho người khác. Điểm nổi bật trong tính cách của những người này là thiếu kiên nhẫn và hay vội vàng.
Nhân bạn Quê Hương đề cập tới chữ KHÚC trong ngôn ngữ nói của người miền Nam, tui có một ý nôm na như vầy:
Tiếng bình dân người miền Nam có hai nghĩa về chữ Khúc: 1. Khúc cây, khúc củi, khúc mía (để chỉ một đoạn ngắn nhưng toàn phần) 2. Nó đâm vô một khúc (để chỉ một đoạn ngắn thôi. Nếu đâm toàn phần thì người ta kêu là đâm lút cán)
57 comments:
Thân chúc các bạn cùng gia đình một mùa Giáng Sinh an bình, đầm ấm.( Riêng Vivu cứ mãi rộn tiếng cười)
Thân quý kính chúc Quý Bạn và Gia Quyến một mùa Giáng Sinh Bình An và tràn đầy hồng ân Thiên Chúa.
Thân chúc các bạn thơ trong và ngoài nước một mùa giáng sinh nồng ấm bên người thân và vạn sự an lành.
Các bạn thơ ơi....
Mùa Giáng Sinh là mùa rộn ràng nhất trong năm theo Như Thương nghĩ, rộn ràng với quà tặng, thiệp đẹp lộng lẫy...
Kỷ niệm đáng nhớ và dễ thương nhất của NT. vào những mùa Giáng Sinh năm xưa là "lê la" hết cả ngày ở trước cửa Bưu điện Saigon để xem thiệp Noel, rồi cũng mua vài tấm thiệp ưng ý nhất vậy, nhưng nhất định là phải xem cho... mãn nhãn hết tất cả thiệp!
Trước đó nữa là thời gian NT. ở Banmethuot thì lại thăm hết nhà sách để cũng nhìn thiệp một cách thú vị, nhất là thiệp lụa Noel có hình cô gái mặc áo dài đi lễ nhà thờ. Có bao nhiêu màu áo của cô gái trong thiệp loại ấy là NT. mua hết !!! Rồi cất để dành, chứ có tặng thiệp ấy cho ai đâu...
Bây giờ NT cũng còn "mê thiệp Noel" giống như hồi xưa vậy, nhưng không dám mua nữa vì thiệp nơi này quá nhiều, mua một hộp 20 cái, vài ba hộp rồi sẽ không có chỗ cất ạ ! Thế nhưng cũng vẫn ĐI NGẮM THIỆP như ngày xưa...
Rồi đó, NT viết như vậy thì kể như là đi mua thiệp cho năm nay... xong xuôi!
Và NT. sẽ viết thiệp tặng các bạn thơ nha...
CHÚC CÁC BẠN THƠ VÀ GIA ĐÌNH, BẰNG HỮU MỘT MÙA GIÁNG SINH THẬT ĐẦM ẤM, HẠNH PHÚC VÀ TRÀN ĐẦY NIỀM VUI
CHÚC MỪNG CÁC BẠN TRANG THƠ MỘT MUÀ GIÁNG SINH THẬT VUI VẺ ,GIA ĐÌNH CON CHÁU QUI TỤ HẠNH PHÚC BÊN NHAU.
BÊN ĐÓ KHÔNG CÓ TUYẾT ,CHỨ BÊN NÀY CANADA NGÀY GIÁNG SINH TUYẾT SẼ RƠI ĐẸP ! NĂM NAY KHÍ HẬU ẤM.
NOEL 2015
Tuyết trắng ngoài sân đã phủ đầy
Trong nhà tiếng nhạc hồlyđây
Đường trơn xe chạy như là lướt
Đất ướt bước đi thử trợt dài
Đèn đuốc muôn màu đêm rực sáng
Bầu trời xám đục kéo màn mây
Người người lũ lượt đi mua sắm Bông trắng bên đồi lất phất bay !
NS
Gữi Ngàn Sau
Giáng sinh xứ tuyết lạnh thấu xương
Sướng thay cho kẻ ở trên giường
Lăn qua lăn lại mà mơ tưởng
Một sớm quay về lại cố hương.
Noel 2014
Hôm nay Banmethuat lạnh quá, nằm cuộn trong chăn mà cái lạnh vẫn mơn man lên khuôn mặt. Chợt giật mình nghĩ ra là sắp GIÁNG SINH rồi, nên vội vàng dậy vào TRANG THƠ đây...
Trời đang mưa lất phất, cái rộn ràng không đến với nơi này, chung quanh thật tĩnh lặng , một màu xám lạnh lùng...
Hơn 60 mùa Noel qua đi,giờ này mới thât sự có thời gian để hồi tưởng lại những kỷ niêm đã qua...những gương mặt thân yêu của một thời đã qua hiện về đẹp đẽ, trẻ trung...xóa mờ đi nhũng khuôn mặt nặng trĩu bóng thời gian...NGÀY ẤY ĐÂY RỒI!...dù chỉ là ký ức nhưng thật đẹp.
cx đã có những ngày Noel đội mưa đến nhà thờ xem lễ. Hồi đó nhà cx ở ngay trong Tòa án, gần nhà thờ nên cứ đúng 12 giờ là đi bộ ra, bất kể mưa gió , không vào nhà thờ, chỉ đi quoanh thôi, về nhà ướt như chuột lột, tưởng sẽ bị cảm nhưng không sao, đúng là còn trẻ... bây giờ thì chắc chết...
Tản mạn một chút, điều chính là cx xin chúc:
CHÚC CÁC BẠN MỘT MÙA GIÁNG SINH THẬT ĐẦM ẤM BÊN GIA ĐÌNH VÀ SỨC KHỎE THẬT DỒI DÀO.
CX
Giáng Sinh đến rồi !
- Ừ nhỉ !
- cám ơn Sương Mai nhắc nhở !
- Giáng Sinh đến miệt dưới ,mà sao trời vẫn còn lạnh tê tê ..mới hôm qua thôi ,xách gà-mên tới xưởng , cổng đóng : -Ừ nhỉ ! nghỉ Giáng Sinh và Tết Tây 2 tuần ! có thông báo rồi mà không nhìn thấy ! cái kính xài 4 năm rồi mà chưa thay cái đít chai !! ở miệt dưới,người ta không gọi là nghỉ hè mà là nghỉ nóng,phải rồi nóng tới 40 độ C thì computeur còn không chịu chạy ,huống chi người !!
Lỡ khai báo là hôm ấy đi làm ,nên phải kiếm chỗ nào tị nạn
nên ghé ông bạn già U90 uống tạm vài lon,nghe lời khuyên vàng ngọc: -Thôi quẳng cái cày cái bừa đi thôi, về nhà làm house-husband còn hy vọng mang huân chương U90 như lão đây ...ừ nhỉ !
KÍNH CHÚC MÙA GIÁNG SINH VUI VẺ ĐẾN LÀNG THƠ PHƠI PHỚI ...
Thân chúc các bạn và gia quyến Giáng Sinh 2014 Bình An + Vui Vẻ bên cạnh những người thân yêu và năm mới 2015
nhiều Sức Khỏe + Vạn Sự Như Ý
Xin gởi đến các bạn một bản nhạc vui trong mùa Giánh Sinh
sk
Feliz Navidad
North Point's iBand
Buồi hòa nhạc Giáng Sinh của ban nhạc North Point Iband thú vị quá SK à. Không biết Apple công ty có hó hé nói năng ủng hộ gì cho ban nhạc không ? Hy vọng kiểu chơi mới này sẽ lôi cuốn được nhiều người tham gia , khán thính giả có cơ hội thưởng thức những bản nhạc tươi vui khác nhau.
Rất vui khi gặp lại CX, BMT đang mùa thu hoạch cà phê hả? Hiện giờ CX đang ở đâu, có thể cho địa chỉ hộp thư bây giờ đang xài không?
Đêm đã khuya nhưng SM vừa đọc một bài viết rất sâu sắc tình yêu thương. Xin chia sẻ cùng các bạn.
H
BUỔI SÁNG GIÁNG SINH
Lời người dịch: Pear Sydenstricker Buck sinh ngày 26/6/1892 tại Hillsboro, West Virginia, U.S. Mất ngày 6/3/1973 (80 tuổi) vì bệnh ung thư phổi, tại Danby, Vermont, U.S. Vừa nhà văn, vừa dạy học, bà là con của đôi vợ chồng nhà truyền giáo làm việc tại Trung Hoa. Họ về Hoa Kỳ sanh bà và đưa bà sang Trung Hoa lúc bà chỉ mới 3 tháng. Năm 19 tuổi bà trở về Hoa Kỳ học tại Randolph-Macon Woman's College ở Lynchburg, Virginia. Bà trở lại Trung Hoa năm 1914 khi hay tin mẹ bệnh nặng. Năm 1924 bà về lại Hoa Kỳ lấy bằng Master từ trường Cornell University. Hầu hết cuộc đời của bà là sống ở Trung Hoa cho đến năm 1934 (42 tuổi). Tên Trung Hoa của bà là Sai Zhenzhu. Thế cho nên bà rất rành tâm lý của người Á Đông, nhất là người Trung Hoa. Trong những tác phẩm của bà, có những tác phẩm viết về cuộc Cách Mạng Văn Hóa của Trung Hoa với cái nhìn đầy thông minh, hóm hĩnh lẫn chua xót. Là một trong những nhà văn lớn của Hoa Kỳ, bà được giải thưởng Pulitze về tiểu thuyết The Good Earth (Đất Lành), 1932; huân chương William Dean Howells, 1935; và giải Nobel Văn chương năm 1938.
"Buổi Sáng Giáng Sinh" (Christmas Day in the Morning) là một trong những truyện ngắn đặc sắc của bà. Câu chuyện để lại cho người đọc dư vị ấm áp, ngọt ngào, khó quên.
Pear S. Buck
(Việt Phương dịch)
Ông thức giấc một cách nhanh chóng bất ngờ. Bây giờ là bốn giờ sáng, khoảng thời gian mà bố ông thường gọi ông dậy để phụ một tay vắt sữa bò. Lạ lùng quá, thói quen đó vẫn bám lấy ông từ trẻ đến giờ! Bố ông đã qua đời 30 năm rồi, nhưng hễ cứ đúng bốn giờ sáng là ông lại thức giấc. Ông đã tập thay đổi thói quen đó để cố gắng đi vào giấc ngủ lần nữa, nhưng sáng nay, bởi vì ngày Giáng Sinh, ông không muốn ngủ tiếp. Có điều gì đó huyền diệu trong ngày Giáng Sinh? Những đứa con của ông nay đã lớn và cũng dọn ra ở riêng. Bỏ lại ông và người vợ sống âm thầm với nhau. Ngày hôm qua, bà đã bảo: "Đừng tỉa những cành cây nghe anh, ngày mai hãy làm. Em đang mệt Robert à." Ông nghe lời vợ, thế là cây thông vẫn còn nằm yên ở lối đi sau nhà.
Không hiểu sao đêm nay ông thấy quá tỉnh táo? Bầu trời vẫn còn tối, trong và đầy sao. Dĩ nhiên là không thể nào có ánh sáng của của mặt trăng lúc này, nhưng những ngôi sao thì thật là kỳ diệu! Ông suy nghĩ rất lung về điều đó, những ngôi sao dường như lúc nào cũng lớn và sáng hơn trước bình minh của ngày Giáng Sinh. Bấy giờ có một vì sao chắc chắn lớn và sáng hơn bất kỳ những vì sao khác. Ông mường tượng vì sao đang di động, như ông đã di động trong một đêm năm nào.
Dạo ấy, Robert chỉ là một cậu bé 15 tuổi sống cùng bố mẹ trong nông trại. Robert rất yêu thương bố. Cậu không biết được điều đó, cho đến một ngày kia, trước Giáng Sinh vài bữa, khi cậu tình cờ nghe được những lới bố cậu nói với mẹ.
"Mary à, anh rất ghét khi gọi Rob dậy mỗi sáng. Con nó đang lớn như thổi, nó cần ngủ nhiều em ạ. Nếu em có thể thấy nó thèm thuồng giấc ngủ như thế nào khi anh lên đánh thức nó, em cũng như anh thôi! Ước gì anh có thể tự làm việc một mình được."
"Đúng rồi, anh không thể làm một mình được đâu Adam à." Giọng mẹ cậu nhanh nhẩu. "Vả lại, nó cũng không còn bé nữa. Đã đến lúc nó phải tập làm việc cho quen rồi đó."
Bố cậu nói chậm rãi. "Ừ, nhưng thiệt tình anh rất ghét khi phải dựng đầu con dậy."
Khi nghe được những lời như thế, cậu bỗng phát giác ra rằng: bố rất yêu thương cậu! Sẽ không còn những sáng ưỡn ẹo trên giường để rồi phải được nhắc nhở thêm vài lần nữa mới chịu dậy. Cậu trỗi dậy sau đó, chuệnh choạng mắc áo quần lại, mắt vẫn còn nhắm chặt, nhưng cậu đã quyết tâm đứng dậy.
Đó là một đêm trước ngày Giáng Sinh, năm mà cậu bé Robert mới 15 tuổi, đã biết suy nghĩ về những ngày sắp tới.
Cậu ước sao có đuợc một món quà đặc biệt hơn mọi năm để tặng bố. Mỗi năm, cậu thường đến đại một cửa tiệm rẻ tiền nào đó và mua tặng bố một chiếc cà vạt, là xong. Đối với cậu, như vậy là đủ lắm rồi, chiếc cà vạt cũng dễ thương chán, để rồi khi đem ra tặng bố, cậu lại mong bố mẹ rối rít bảo rằng bày đặt làm chi cho tốn tiền, hãy để dành dùng vào việc khác tốt hơn.
Cậu xoay nghiêng người, khuỳnh tay chống đầu, phóng tầm mắt ra ngoài cửa sổ rầm thượng. Những ngôi sao lung linh sáng. Chưa bao giờ cậu thấy được những vì sao sáng rực như bây giờ. Có một vì sao sáng bật hẳn lên, lấp lánh dị thường khiến cậu nhủ thầm đó chính là ngôi sao của Bethlehem.
Có một lần cậu đã hỏi bố khi còn là một chú bé con: "Bố ơi! Hang lừa là gì vậy bố?"
Bố cậu trả lời: "Đó là cái chuồng cho lừa ở, giống như cái chuồng bò của chúng ta vậy con à."
Và Chúa Giê-su đã được sinh ra trong hang lừa. Cũng trong hang lừa đó, những chú cừu xinh xắn và những nhà thông thái đã đến chào đón Chúa Hài-đồng với những món quà Giáng Sinh!
Cậu chợt nghĩ ra một sáng kiến. Tại sao cậu không tặng bố một món quà đặc biệt, nơi chuồng bò ngoài kia? Cậu có thể thức dậy rất sớm, sớm hơn bốn giờ sáng, cẩn trọng lén đến chuồng bò, làm tất cả những công việc vắt sữa một mình. Đúng vậy! Cậu sẽ làm một mình, vắt sữa xong, rồi chùi dọn sạch sẽ đâu vào đấy, cho đến khi bố cậu đến để bắt đầu công việc, ông sẽ thấy mọi việc đều được hoàn tất. Lúc đó ông hẵng biết ai đã làm.
Cậu nhìn đăm đăm vào những ngôi sao rồi cười một mình. Đó là công việc mà cậu sẽ làm và cậu không được quyền ngủ say li-bì nữa.
Cậu phải thức giấc 20 lần, quẹt diêm mỗi lần để nhìn vào chiếc đồng hồ cũ kỹ của mình - nửa đêm, và một giờ rưởi, rồi hai giờ sáng.
Đúng ba giờ thiếu mười lăm, cậu trỗi dậy mặc quần áo. Xong, cậu bò xuống cầu thang, cẩn thận với từng miếng gỗ kêu lên kĩu-kịt, rồi cậu cũng ra được khỏi nhà. Ngôi sao lớn đang sà xuống, treo lơ lửng trên mái chuồng bò, ngôi sao ánh lên màu hoàng hồng. Mấy con bò nhìn cậu bằng những đôi mắt lờ đờ ngái ngủ và đầy ngạc nhiên. Trời cũng vẫn còn sớm đối với chúng.
Cậu mang cỏ khô đến cho từng con bò. Sau đó cậu lấy những bình và thùng đựng sữa tới.
Cậu mỉm cười, nghĩ đến bố. Sữa vẫn chảy đều. Sữa tuôn ra, ào ào vào bình chứa như hai giòng suối chảy mạnh. Sữa sủi lên từng lớp bọt trắng xóa, bốc mùi thơm ngào ngạt. Công việc nhẹ nhàng hơn cậu tưởng nhiều. Vắt sữa lần này không phải là công việc vặt. Đó là một cái gì khác, một món quà cho bố, người đã yêu thương cậu. Khi công việc chấm dứt, sữa đã đầy hai thùng. Cậu đậy hai thùng sữa lại và đóng cửa buồng chứa sữa một cách cẩn thận. Kiểm soát then cài lần nữa. Đâu đó xong xuôi, cậu đặt chiếc ghế đẩu lại chỗ cũ, cạnh cửa ra vào, máng những bình sữa được cậu chùi rửa kỹ càng lên, rồi bước ra khỏi chuồng bò. Cậu lẻn nhanh vào nhà, để lại cánh cửa chuồng bò đã được cài then nằm im lìm sau lưng.
Trở lại phòng, cậu chỉ còn một phút để cởi quần áo ra trong bóng đêm rồi nhảy lên giường, vừa đúng lúc, câu nghe tiếng bước chân của bố cậu đang tiến lên thang gác. Cậu trùm chăn kín cả đầu, cố dồn nén nhịp thở đang dồn dập trong người. Cánh cửa phòng mở ra, cậu nằm im không nhúc nhích.
Giọng bố cậu gọi. "Rob ơi! Bố biết hôm nay là ngày Giáng Sinh, nhưng chúng ta phải dậy thôi con à."
"Ừm... Dạ!" Cậu nói bằng giọng ngái ngủ.
Bố cậu nói. "Bố ra ngoài lấy sẵn những dụng cụ trước để chúng ta bắt đầu công việc nhé."
Cánh cửa phòng đóng lại và cậu vẫn nằm yên, cười thầm trong bụng. Chỉ cần vài phút nữa thôi là bố cậu sẽ biết được những công việc cậu đã làm.
Những giây phút chờ đợi dường như bất tận - mười, mười lăm, cậu không biết bao nhiêu phút đã trôi qua sau đó - rồi cậu nghe tiếng bước chân của bố một lần nữa. Cánh cửa mở ra, cậu vẫn vờ nằm im.
"Rob!"
"Dạ, Bố -"
"Con thiệt là lựu đạn." Bố cậu cười vang, giọng cười ẩn chứa sự xúc động phát ra một chuỗi âm thanh kỳ dị. "Con gạt bố phải không con?" Bố cậu đến bên giường, lòng thương con dạt dào, ông kéo tấm chăn ra.
"Đó là món quà Giáng Sinh, Bố à."
Cậu chồm về phía bố và ôm bố thật chặt. Rồi cậu nghe đôi cánh tay của bố chạy vòng quanh thân thể cậu. Trời vẫn còn tối và họ không thể trông thấy mặt nhau.
"Bố cảm ơn con, con trai của Bố. Không ai có thể làm một việc dễ thương hơn thế nữa con ạ."
"Ôi! Bố à, con muốn Bố biết..."
Cậu không biết nói gì hơn. Trái tim của cậu đã nở ra với đầy ắp yêu thương.
"Tốt, Bố nghĩ, Bố có thể trở về giường đánh thêm một giấc nữa rồi." Bố cậu lại nói sau một chút suy nghĩ. "Không - con trai bé bỏng đã tỉnh ngủ. Bố chợt nhớ ra, Bố chưa bao giờ để ý xem con ra sao ngày con còn bé, khi lần đầu tiên con nhìn thấy cây Giáng Sinh. Bố lúc nào cũng bận rộn trong cái chuồng bò. Nhanh lên con."
Cậu đứng dậy mặc quần áo lại lần nữa và hai bố con cùng bước xuống gần cây Giáng Sinh. Mặt trời rùng mình vươn vai rất vội, che lấp những vì sao đêm qua. Ôi, ngày Giáng Sinh kỳ diệu, trái tim cậu hình như rộn lên lần nữa với đầy thẹn thùng lẫn hãnh diện khi phải lắng nghe lời Bố kể cho Mẹ cậu những thành tích mà cậu đã làm sáng nay. Rob đã tự mình thức dậy rồi đó em à.
"Đây là món quà Giáng Sinh qúi giá nhất mà Bố chưa từng có. Bố sẽ nhớ đến nó mỗi năm trong buổi sáng Giáng Sinh, cho đến hết cuộc đời bố con ạ."
Bên ngoài khung cửa sổ, những ngôi sao lớn đã bắt đầu mờ dần. Ông tung người dậy, xỏ dép và khoát áo choàng vào, bước nhẹ nhàng lên rầm thượng và tìm hộp đựng đồ trang trí cây Giáng Sinh. Ông mang chúng xuống phòng khách. Tiếp đó, ông ra cửa sau mang cây Giáng Sinh vào. Đó là một cây Giáng Sinh nhỏ - từ lúc những đứa con của ông đi xa, gia đình ông không còn chưng những cây Giáng Sinh lớn trong nhà nữa - ông đặt nó đứng trên một cái đế chắc chắn. Rồi ông bắt đầu cắt tỉa một cách cẩn thận. Thoắt một cái là cây Giáng Sinh đã tươm tất. Thời gian trôi qua nhanh chóng như buổi sáng năm nào trong chuồng bò.
Ông đến phòng đọc sách và đem lại một hộp nhỏ xinh xắn, bên trong đựng món quà cho vợ ông, một ngôi sao được đính những viên kim cương lấp lánh, không lớn lắm nhưng kiểu cọ thanh nhã. Ông cột món quà lên cành cây rồi bước lui ngắm nghía công trình của mình. Nó thật xinh, xinh lắm và sẽ làm bà ngạc nhiên.
Nhưng ông vẫn chưa hài lòng. Ông muốn nói với vợ ông - nói với bà rằng tình yêu ông dành cho bà bao la vô cùng. Đã có lần ông thật sự nói với bà như vậy cách đây lâu lắm, mặc dù ông đã yêu bà bằng một cách riêng, nhiều hơn ông đã từng yêu bà khi họ còn trẻ. Tình yêu có năng lực mang niềm vui thật sự đến cho cuộc sống! Ông hoàn toàn chắc rằng, cũng có kẻ không thật lòng yêu thương bất cứ người nào. Nhưng tình yêu luôn sống trong ông; nó vẫn còn hiện hữu.
Tình yêu đó đã bộc phát trong ông một cách bất ngờ, nó vẫn còn sống mãi, bởi vì đã lâu lắm rồi nó được nảy sinh trong ông, khi ông biết rằng bố ông yêu thương ông nhiều lắm. Đó cũng chính là triết lý sống của ông: dùng tình yêu thương của mình có thể đánh động được lòng yêu thương của kẻ khác.
Và ông có thể tặng quà từ lần này đến lần khác. Như sáng nay, buổi sáng Giáng Sinh an bình, ông sẽ trao cho người vợ yêu dấu của ông món quà yêu thương đó. Ông có thể viết cho vợ ông một lá thư để bà đọc và giữ gìn suốt đời. Ông bước tới bàn giấy và bắt đầu bằng một lá thư tình cho vợ: Em yêu qúi nhất đời của anh...
P.B.
Quê Hương xin chia sẻ một câu chuyện được Anh Cung Nhật Thành lược dịch.
Lòng Người và Tình Đời
Trong các chi nhánh Bưu Điện lớn ở các nơi thường có một nhân viên phụ trách riêng về việc xem xét, phân phối và quyết định phải làm gì với các lá thư có các địa chỉ không rõ ràng hay là không có địa chỉ gì cả…Một hôm có lá thư với nét chữ viết tay nguệch ngoạc run rẩy đề tên người nhận là Thượng Đế mà không có địa chỉ nơi nhận. Nhân viên này nghĩ phải mở ra xem lá thư viết về chuyện gì và biết đâu ai đó có thể giúp được câu chuyện trong thư ….Lá thư như sau:
Thưa Thượng Đế,
Con là một goá phụ đã 83 tuổi, sống bằng số tiền hưu trí rất khiêm nhượng. Hôm qua, kẻ gian đã ăn cắp bóp tiền của con. Trong bóp có đúng 100 đồng và đó là tất cả tiền mà con có cho đến cuối tháng. Chủ Nhật tới là ngày Giáng Sinh và con đã mời hai người bạn cùng hoàn cảnh đến ăn cơm tối. Không có tiền, con không biết phải làm sao, con cũng chẳng còn gia đình, thân thuộc để nhờ vả trông cậy….Con chỉ hy vọng vào Ngài thôi. Thượng Đế ơi, xin Ngài giúp con với…
Với lòng thành,
Edna.
Xúc động sâu xa, nhân viên này đem lá thư cho tất cả đồng nghiệp có mặt làm việc hôm đó tại Bưu Điện cùng đọc. Mọi người đều lục tìm trong túi hay trong bóp của mình và ai cũng góp được ít nhất vài đồng.
Đi quanh một vòng, người nhân viên thu được tổng cộng là 96 đồng. Tất cả đều đồng ý bỏ tiền vào phong bì và gửi đến goá phụ Edna. Ai nấy trong Bưu Điện hôm đó cũng thấy ấm lòng khi nghĩ đến Edna và bữa ăn tối mà cụ có thể chia xẻ được vói bạn khi nhận thư.
Ngày Lễ Giáng sinh đến rồi đi…Sau Lễ vài ngày, có một lá thư khác, cũng gửi cho Thượng Đế từ cụ Edna, tới Bưu Điện. Nao nức, tất cả nhân viên Bưu Điện đều tề tựu để cùng đọc lá thư.
Thư viết như sau:
Thưa Thượng Đế,
Con không biết phải cám ơn thế nào mới đủ về những gì Ngài đã làm cho con. Với món quà đầy ắp tình thương của Ngài, con đã đãi hai người bạn một bữa ăn ngon và thịnh soạn. Con kể cho hai bạn món quà tuyệt vời Ngài đã giúp con và chúng con có một buổi tối thật ấm cúng. Nhân tiện con cũng xin báo với Ngài là thiếu mất 4 đồng….Con nghĩ có thể có những gã không được lương thiện cho lắm làm việc ở Bưu Điện…..
Với lòng thành,
Edna
Cung Nhật Thành lược dịch
Nghĩ thế nào về kết thúc câu chuyện này đây hỡi các bạn ? LÀM ƠN MẮC OÁN CHĂNG ? THÔI THÌ ĐÃ THƯƠNG THÌ THƯƠNG CHO TRÓT.
Năm nay đặc biệt SM không quản ngại lạnh lẽo chi cả , xách cái máy hình chịu khó chen chân tới ngôi nhà trang trí đầy màu sắc rực rỡ trên nền trời đen. May mắn là sau bốn tuần mưa thì được những ngày nắng đẹp, trời im gió lặng. Nghe đồn là chủ nhà đã đoạt giải thưởng của thành phố về trang trí Giáng Sinh 50 ngàn đồng, phải mất mấy tháng để chuẩn bị công việc này.
Mời các bạn cùng...trèo lên nóc nhà với ngàn ánh đèn màu lấp lánh chào mừng NĂM MỚI 2015 nghe.
CẦU MONG NHỮNG NGÀY MỚI AN BÌNH, VUI TƯƠI XÓA TAN BAO PHIỀN LỤY.
Cám ơn Trang Chủ thât nhiều..nhiều,chịu khó để Bạn Bè được xem tấm ảnh và căn nhà trang trí cho Giáng Sinh và Năm mới tuyệt đẹp.
Năm nay Giáng Sinh ở Omaha không có tuyết trắng như mọi năm, nhưng sáng nay thì tuyết đang rơi...như vậy là có Tết trắng xóa.
Về câu chuyện quà của Thương Đế, Cụ Bà Edna thiệt tội nghiệp, méc ai thì chớ, méc với Thượng Đế thì ...huề ...Người Già cũng không khác với trẻ con ở Lòng Chân Thật.
Kính chúc Quý Bạn Hữu và Gia Quyến một năm mới 2015 nhiều sức khỏe và an vui.
QH.
Cả làng ới ời ơi...
Nhìn tấm thiệp Tết năm nay của Trang chủ, NT. cảm thấy Trang chủ giung giăng giung giẻ với mùa Noel lâu dữ à nghen... kéo cho đến Tết luôn !
Năm nay ông già Noel lên cao chót vót tới tận gần thiên đình - trang trí đèn màu thật công phu và đầy màu sắc ấn tượng - Chừng đó đèn sáng chói suốt đêm chắc là chủ nhà cũng hao hầu bao với tiền điện cho mà coi!
Tết năm nay chắc là hên lắm vì Trang chủ cho cả nhà thăng thiên đấy mà !
Thế nên, NT đã xài hết tiền bên túi áo bên trái rồi, nhìn lại túi bên phải cầu mong còn đầy ắp...để đón Tết tây, Tết ta !
CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ THẬT VUI VẺ TRONG SUỐT NĂM 2015 NHÉ.
THÂN THƯƠNG.
CỎ XANH
Tản mạn cuối năm với bài thơ Cạn Lòng của Như-Thương.
…Rượu chưa khui đã cạn lòng …
…Đợi ai, một khúc giang đầu…
( Thơ Như-Thương Giáng sinh 2014)
Sau khi đọc hết các tài liệu Thơ Văn, rồi kiểm nhiệm lại thiệt kỷ: là Như-Thương vừa qua Tây An, tới sông Khúc giang ngày xưa để chờ một Anh Tàu “phù” ha..ha..ha….
Sáng nay cuối năm Dương lịch, coi như “tống cựu” vì nghe Anh Phương nói tới chữ khút[khít] và sau đó là khúc[giang đầu] rồi nhà htơ lại làm một bài thơ Cạn lòng trong đó có câu ..Đợi ai một khúc giang đầu…QH bèn viết một câu chuyện về Khúc giang, và những bài thơ của Tàu và của Ta có nói tới tới Khúc giang, coi như đọc cho vui mấy này cuối năm.
Cũng nhân dịp này xin kính chúc Quý Bạn và Gia Quyến một năm mới Dương Lịch nhiều Sức Khỏe và An Vui.
Đọc qua đọc lại những bài thơ có chữ Khúc giang đầu, thì thấy bài thơ của Như_thương nhà ta là hơn hẳn.
CẠN LÒNG
Rượu chưa khui đã cạn lòng
Nến vui chưa thắp, mênh mông đêm về
Đợi ai, đợi một lời thề
Đợi câu thơ lỡ đam mê một đời
Đợi Sâm, Thương giữa sao trời
Đợi đêm thánh hóa tình ơi nhiệm mầu
Đợi ai, một khúc giang đầu
Nghìn năm rồi cũng dãi dầu nhớ thương
Biết đâu trăm mối đoạn trường
Hợp tan, hội ngộ dặm đường tìm nhau
Đợi ai, đâu đợi mưa Ngâu
Lụy cầu Ô Thước trên đầu quạ xưa
Khuya nay rượu cạn âm thừa
Men say còn lại đẩy đưa cuộc tình
Đợi ai, buồn chỉ một mình
Vui ư... ừ nhỉ Bóng Hình với ta
Nghiêng ly vọng lại tiếng khà
Như câu kinh chợt vỡ òa niềm vui
Như Thương
(Christmas 2014)
Việt Nam mình, từ ngữ vừa phong phú mà vừa thâm thúy nữa.
Sông có khúc, người có lúc.
Người miền Nam như Anh Phương hay Liêm thì chắc chắn là có nghe : khúc đó tui vừa mới lớn nên chưa biết hoặc hay là..lúc đó là lúc mà tui đang iêu nên hỏng biết gì ráo trọi..
Trong khi đó Hán văn về chữ khúc có chừng 16 từ khác nhau ( Hán Việt từ điển của Nguyễn Văn Khôn trang 506). Trong đó 3 từ có nghĩa căn bản chính là Khúc: Cong, quẹo, bản đàn, việc nhỏ mọn, cái xịa đựng dâu cho tằm ăn. Khúc: là Như. Khúc: Men rượu..còn lại 13 chữ khúc khác là ghép từ các chữ khúc trên. Thí dụ như Khúc phổ là tập nhạc, sách nhạc..
Vây thì Khúc Giang ở đâu và Khúc giang ở đâu.
Khúc giang nằm ở phía đông bắc thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Vào thời nhà Đường hơn 1000 năm trước, nơi đây từng là viên lâm Hoàng gia, là khu thắng cảnh lớn nhất của Tràng An-kinh đô triều nhà Đường. Theo đà thành Tràng An thời kỳ cuối triều nhà Đường bị hủy hoại, các kiến trúc viên lâm tuyệt diệu của Khúc Giang cũng bị tàn phá, mọi hoạt động văn hóa cũng dần dần lắng xuống rồi biệt tích. Hôm nay sau hơn 1000 năm, thánh địa văn hóa từng quy tụ bầu không khí thời thịnh Đường tại Khúc Giang này lại chào đón mùa nở rộ mới. Một khu phong cảnh sinh thái rộng 100 ha đã mọc lên trên di chỉ này.
Khúc Giang (tiếng Trung: 曲江区, Hán Việt: Khúc Giang khu) là một quận nội thành của địa cấp thị Thiều Quan (韶关市), tỉnh Quảng Đông, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Quận Khúc Giang được chia ra thành nhai đạo, trấn hương.
Như vậy thì Khúc Giang là một Quận, không phải là Khúc giang.
Khúc giang là một con sông nhỏ nằm trong thành Sian [Tây An] tương truyền rằng thành Tây An này là thành Phiên Ngung của Tộc Việt ngày xưa xây lên.
Đọc truyện Lửa cháy Phiên Ngung thành sẽ thấy vài dử liệu trong đó.
Đọc bài thơ của Tôn Tung và các bài thơ của Đỗ Phủ thì có thể xác định được Khúc giang là con sông nhỏ nằm trong vườn Hoàng Gia thời nhà Đường.
Khúc giang đầu 曲江頭 • Đầu sông Khúc
Tôn Trung
Quân bất kiến Khúc giang đầu,
Ly ly suy thảo hàn vân thu.
Kim nhân bất kiến tích nhân du,
Tích nhân bất kiến kim nhân sầu.
Dục đàm vãng sự vô kỳ cựu,
Trầm ngâm thiên tải không tao thủ,
Thịnh suy ỷ phục như hàn huyên.
Tần thời Nghi Xuân uyển,
Hán thế Lạc Du viên,
Cánh phục Đường nhân cung điện ủng thiên môn.
Vãng cổ lai kim đãn như thử,
Đồng nhất dung dung Khúc giang thuỷ.
Tôn Tung 孫嵩 (1238-1292) tự Nguyên Kinh 元京, người Hưu Ninh (nay thuộc An Huy). Nhà Tống mất, ông ẩn cư tại núi Hải Ninh, lấy hiệu Cấn sơn 艮山. Tấc phẩm có "Cấn sơn tập" 艮山集 đã thất truyền.
Bài thơ Khúc giang đầu rất nổi tiếng của Tôn Tung, nhưng về tiều sử thì nhà thơ Tôn Tung không có nhiều.
Trong khi đó Đỗ Phủ thời nhà Đường là người được cho là Thi Thánh có tới 5 bài nói về Khúc giang.
Bài
KHÚC GIANG Kỳ 2
Triều hồi nhật nhật điển xuân y
Mỗi nhật giang đầu tận túy quy
Tửu trái tầm thường hành xứ hữu
Nhân sinh thất thập cổ lai hy
Xuyên hoa giác điệp thâm thâm hiện
Điểm thủy thanh đình khoản khoản phi
Truyền ngữ phong quang cộng lưu chuyển
Tạm thời tương thưởng mạc tương vi.
Dịch nghĩa:
Ngày ngày từ triều về cầm cố áo vua ban
Mỗi ngày về đến bến sông là say tuý luý
Nợ tiền rượu dọc đường nơi nào cũng có
Người sống bảy mươi tuổi từ xưa đến nay hiếm
Chui qua khóm hoa bươm bướm khi hiện khi khuất
Chấm đuôi mặt nước chuồn chuồn bay lên bay xuống
Nhắn rằng phong cảnh luôn luôn thay đổi
Tạm thời tự thưởng thức kẻo sau không còn thấy nữa..
Dịch nghĩa
Sông Khúc
Ở Triều Đình về ngày , ngày phải đem cầm cố chiếc áo bào đẹp nhất của mình để uống rượu say ở bên sông rồi mới về
Nợ tiền rượu thường thường đến đâu cũng mắc
Người đời xưa náy ít sống được đến tuổi bảy mươi
Bươm bướm luồn hoa thấp thoáng hiện
Chuồn chuồn chấm nước dập dờn bay
Nhắn nhủ cho phong cảnh đều thay đổi
Hãy tạm cùng nhau thưởng ngọn đừng phụ phàng
Dịch Thơ
Khỏi bệ vua ra cố áo hoài
Bên sông say khướt tối lần mai
Nợ tiền mua rượu đâu không thế
Sống bảy mươi năm đã mấy người
Bươm bướm vờn hoa phơ phất lượn
Chuồn chuồn rỡn nước lững lờ chơi
Nhắn cho quang cảnh thường thay đổi
Tạm chút chơi xuân kẻo nữa hoài
Khúc giang đối tửu
Uyển ngoại giang đầu toạ bất quy,
Thuỷ tinh cung điện chuyển phi vi.
Đào hoa tế trục lê hoa lạc,
Hoàng điểu thì kiêm bạch điểu phi.
Túng ẩm cửu phan nhân cộng lạc,
Lãn triều chân dữ thế tương vi.
Lại tình cánh giác Thương Châu viễn,
Lão đại đồ thương vị phất y.
Dịch nghĩa
Trước rượu trên sông Khúc
Bên sông, ngoài vườn ngự, ngồi mãi không về
Cảnh cung điện lồng bóng nước trở nên lấp lánh
Hoa đào nhè nhẹ rụng theo hoa lê
Chim vàng đôi lúc bay cùng chim trắng
Thích uống cho thoả, nên lâu nay bỏ cả cuộc vui chung
Lười chẳng đi chầu, so thói thường thực là trái ngược
Vướng chuyện làm quan càng cảm thấy chốn Thương Châu xa vời
Những xót xa hoài: già rồi mà chưa được phủi áo!
Đỗ Phủ để lại cho đời hơn 1400 bài thơ, phân thành hai loại lớn: cổ thể thi và cận thể thi. Cổ thể thi là loại thơ tự do, cận thể thi là loại thơ cách luật.
- Cổ thể thi: 416 bài trong đó ngũ ngôn cổ thể 271 bài, thất ngôn cổ thể 145 bài.
- Cận thể thi: 1037 bài trong đó luật thi có 772 bài, bài luật có 127 bài, tuyệt cú có 138 bài (31 bài ngũ ngôn, 107 bài thất ngôn).
• Khúc giang đối tửu
• Khúc giang đối vũ
• Khúc giang bồi Trịnh bát trượng nam sử ẩm
• Khúc giang kỳ 1
• Khúc giang kỳ 2
Đôi dòng về Đỗ Phủ.
Nếu Lý Bạch được người đời gọi là Thi Tiên thì Đỗ Phủ được gọi là Thi Thánh - vị Thánh trong làng thơ. Gọi là Thánh không chỉ vì tâm hồn cao đẹp mà còn vì nghệ thuật thơ ca bậc thầy của ông. Nhà thơ Nguyễn Du của chúng ta khi đi sứ Trung Quốc có đến viếng mộ ông và viết mấy câu thơ:
Thiên cổ văn chương thiên cổ sư
Bình sinh bội phục bất thường li
(Nghìn thưở văn chương đúng bậc thầy
Trọn đời khâm phục dám đơn sai)
Lỗi Dương Đỗ Thiếu lăng mộ.
Đỗ Phủ sinh năm 712 mất năm 770, người huyện Củng tỉnh Hà Nam, xuất thân trong một gia đình Nho học, làm quan suốt mấy đời, nhưng đến đời ông thì sa sút nghiêm trọng. Ông lại sống trọn vẹn trong hoành cảnh loạn ly (loạn An Sử), ngược xuôi chạy loạn, gia đình ly tán, con chết đói... Và rồi ông cũng chết thảm thương vì đói và bệnh tật trong một chiếc thuyền rách nát trên sông Tương nơi đất khách quê người. Ông để lại hơn 1400 bài thơ.
Thơ của Đỗ Phủ thấm máu và nước mắt của nhân dân trong thời buổi loạn ly. Nếu trong thơ Lý Bạch có dòng sông hát ca, chim muông ríu rít, vầng trăng duyên dáng thì trong thơ Đỗ Phủ dòng sông nức nở, vầng trăng thổn thức và chim muông, cỏ cây câm lặng, úa vàng.
Người đời gọi thơ ông là một tập Thi sử (một bộ sử viết bằng thơ). Men theo năm tháng của các bài thơ ra đời, chúng ta có thể thấy được những nét chính của đời sống chính trị, xã hội đời Đường trước và sau loạn An Sử. Trước loạn An Sử (755 - 763) hai hiện tượng xã hội nổi bật là thói ăn chơi xa hoa, dâm dât của vua quan và chiến tranh bành trướng xâm lược. Nhà thơ lớn của nhân dân đã cùng nhịp thở với trăm họ, đứng ở vị trí của những nạn nhân mà nói lên niềm uẩn ức không kìm nén được. "Lệ nhân hành" miêu tả cảnh yến tiệc linh đình của chị em Dương Quý Phi cùng với các vương tôn công tử bên bờ sông. Đũa làm bằng sừng tê ngưu. Thức ăn là bướu lạc đà. Kèn sáo vang động cả quỷ thần mà họ không buồn nghe, thức ăn quý do bếp nhà vua dâng họ không buồn gắp. Giọng thơ đều đều như khách quan mà không giấu được uẩn ức.
"Từ kinh đô về huyện Phụng Tiên" (Tự kinh đô phó Phụng Tiên) làm vào năm 755, năm đó An Lộc Sơn đã khởi loạn nhưng chưa vào đến Trường An, cũng là năm đói kém, người chết như rạ. Nhưng Đường Minh Hoàng vẫn cùng Dương Quý Phi yến ẩm ở Ly Sơn. Đỗ Phủ vừa nhậm chức (một chức quan nhỏ, coi kho vũ khí). Trên đường về thăm nhà, mục kích cảnh tượng xa hoa, dâm dật của vua quan, ông làm một mạch 100 câu thơ gồm 500 chữ, tuôn chảy theo nỗi lòng uẩn ức bấy nay. Trong đó có những câu nổi tiếng được người đời truyền tụng:
Chu môn tửu nhục xú
Lộ hữu đống tử cốt
Vinh khô chỉ xích dị
Trù trướng nan tái thuật
(Cửa son rượu thịt ôi
Ngoài đường đầy xác chết
Sướng khổ cách gang tấc
Quặn lòng không nói được)
Đất nước điêu linh, nhân dân cơ cực, nhưng triều đình vẫn liên tục phát động chiến tranh, mở mang bờ cõi. Đỗ Phủ đã đứng về phía những người dân bị bắt phu bắt lính, kịch liệt lên án chiến tranh bành trướng xâm lược. "Binh xa hành" (Bài ca xuất trận) phản ảnh tâm trạng của người ra đi và người tiễn đưa thật ảm đạm. Họ chỉ là con thiêu thân phục vụ tham vọng chinh phục nước Nam Chiếu (vùng Vân Nam bây giờ) để mở rộng biên cương. Nhà thơ còn làm các bài "Tiền xuất tái", "Hậu xuất tái" (Xuất tái là ra cửa ải) châm biếm bọn tướng tá lấy việc chinh phạt để tiến thân. Ông lên tiếng chất vấn nhà vua:
Mỗi nước có biên thuỳ
Chỉ cần chặn xâm lược
Tàn sát để làm chi?
Sự xa hoa, dâm dật, bỏ mặc chính sự cùng với việc động binh liên tục đã dẫn đến sự rối loạn của nhà Đường. Loạn An Sử nổ ra, triều đình phải mất 8 năm mới dẹp yên được. Nhân dân rơi vào cảnh lầm than, điêu đứng. Hai hiện tượng nổi bật trong những năm tháng loạn ly này là cảnh bắt lính, bắt phu và cảnh chia ly thê thảm. Chùm thơ "Tam lại" (ba bài nói về cảnh nha lại bắt lính, bắt phu ở Đồng Quan, Tân An và Thạch Hào). Tam biệt (ba bài nói về cảnh ly biệt giữa đôi vợ chồng già giữa đôi vợ chồng trẻ và giữa một người lính già với ngôi nhà bị phá rụi: Thuỳ lão biệt, Tân hôn biệt, Vô gia biệt). Bài "Nha lại bắt lính ở Thạch Hào" (Thạch Hào lại) đã vẽ nên một cảnh tượng điển hình: Nha lại chờ lúc mọi người ngủ say để xông vào nhà bắt lính. Cả gia đình (mà nhà thơ ngủ nhờ trên đường về nhậm chức ở Hoa Châu thăm vợ nơi tản cư) có ba con trai đều ra trận, hai đứa đã chết; trong nhà chỉ còn hai ông bà già và một cô con dâu với đứa bé còn bú trên tay. Thế mà Nha lại vẫn đòi người, ông già phải vượt tường trốn và bà già phải đi thay để nấu cơm cho quân sĩ. Nhà thơ tự nén mình trước tiếng khóc uẩn ức của xóm làng khi bọn Nha lại kéo đi, đêm đen lại trùm lên xóm làng hoang vắng. Bài "Tân hôn biệt" (Cuộc chia ly của đôi vợ chồng trẻ mới cưới) mô tả cảnh tượng thê thảm của người vợ trẻ:
Cưới chiều hôm, vắng sớm mai
Duyên đâu lật đật cho người dở dang.
"Tam lại", "Tam biệt" là chùm thơ nổi tiếng của Đỗ Phủ. Gọi thơ ông là Thi sử bởi vì cái ấn tượng binh đao khói lửa nội chiến mà thơ ông gieo vào lòng người còn sâu sắc gấp trăm lần các bộ sách viết về thời này.
Nhưng Đỗ Phủ không hề "viết sử" một cách khách quan. Ông đã đứng hẳn về phía "dân đen", coi nỗi đau của họ như nỗi đau của chính mình, ước mong san sẻ gánh năng cơm áo và dằn vặt tâm linh với họ. Tư tưởng nhân đạo của Đỗ Phủ là đỉnh cao của chủ nghĩa nhân đạo dưới thời phong kiến. Một nhà nho suốt đời long đong lận đận nhưng luôn quan tâm đến vận nước, mà quan tâm đến vận nước cốt để giảm nhẹ gánh nặng cơm áo và sự dằn vặt tâm linh của người dân bình thường. Bài "Mao ốc vi thu phong sở phá ca" (Túp lều tranh bị gió cuốn sập) thể hiện rõ nhân cách của ông. Trên đường chạy loạn, nhờ người bạn giúp đỡ ông dựng được túp lều tranh, nhưng rồi bị gió phá sập. Trong cảnh màn trời chiếu đất ông đau đớn cho thân phận riêng và không quên nghĩ đến những "hàn sĩ" như mình. Ông có ước mơ thật cao cả:
Ước gì có được ngôi nhà vạn gian
Che cho kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ, ai nấy đều hân hoan.
Ước mơ cũng được thể hiện trong bài "Hựu trình Ngô lang" (Lại nhắn người họ Ngô). Cũng trên đường chạy loạn, ông thuê được một căn nhà nhỏ. Trong vườn có cây táo, hằng ngày bà lão hàng xóm thường chui qua hàng rào nhặt táo rụng cầm hơi. Ra đi, ông nhắn người chủ mới chớ có rào kín mảnh vườn, để bà lão kia còn có thể sống qua ngày. Ước mơ thật tội nghiệp, nhưng cũng thật vĩ đại. Cuối cùng ông còn rút ra được bài học: ăn trộm là do nghèo đói, nghèo đói là do thuế khoá, chiến tranh.
Chung quy, Đỗ Phủ đã cùng nhịp thở với nhân dân của mình trước vận nước và trong cảnh đói nghèo, loạn ly. Ông viết về mọi đề tài. Nhưng hầu như không có đề tài nào thoát ly thời cuộc. "Đỗ Phủ là nhà thơ chính trị vĩ đại nhất trong lịch sử văn học Trung Quốc" (Lịch sử văn học Trung Quốc - Viện Khoa học Trung Quốc 1988).
Khác với Lý Bạch - nhà thơ lãng mạn, ngòi bút Đỗ Phủ luôn bám sát đời sống, hay nói như Lương Khả Siêu, ông là nhà thơ "tả thực chi tiết". Ông lại đặc biệt chú trọng ngôn từ thơ ca, chủ trương "ngữ bất kinh nhân, tử bất hưu" (lời thơ không làm người ta kinh hoàng thì chết không nhắm mắt). Do vậy thơ ông gieo vào lòng người đọc ấn tượng sâu sắc về cuộc sống, về nỗi cơ cực của nhân dân, về số phận "gian nan khổ hận" cùng cảnh ngộ với "dân đen" của chính ông. Đặc biệt Đỗ Phủ có nhiều bài luật thi rất chuẩn mực, chính tỏ sự tu dưỡng về thơ rất uyên thâm của Thi Thánh.
Ảnh hưởng của Đỗ Phủ đến đời sau rất sâu sắc. Đó là ảnh hưởng về nhân cách, luôn luôn đồng cam cộng khổ với nhân dân, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ. Đó còn là ảnh hưởng về con đường sáng tác thơ ca: thành công của nhà thơ tùy thuộc vào vốn sống của nhà thơ, vào độ chính trong quá trình chiếm lĩnh hiện thực. Đó còn là tài năng thơ ca, một tài năng siêu việt được Nguyễn Du tôn làm bậc thầy của văn chương muôn thuở..
Nhân đây tản mạn về các dòng sông nổi tiếng ở Trung Hoa.
Dương Tử [ Trường Giang].
Đập tam Điệp xây ở dòng song này và ngăn chận nguồn nước xuống cácquốc gia hạ lưu
Lịch Sử bi tráng của đất nước Trung Quốc giống như một giấc Mộng dài Vĩ đại. Và khi nhìn vào cái “nhất trường Đại Mộng” ấy, chúng ta thấy có giòng chảy lớn của con sông Dương Tử, chở theo với nó biết bao là kỷ niệm vui - buồn, vinh - nhục của một đất nước đã tồn tại qua hàng bao nhiêu thế kỷ và Triều đại thăng trầm. Con sông Dương Tử - Trường Giang chảy về hướng đông để đi ra biển; và đi theo hướng ấy tức là đi xuôi giòng. Nhưng khi chúng ta lênh đênh xuôi theo giòng chảy của nó, đặc biệt là từ cửa sông Quỳ Môn ở Trùng Khánh đến lầu Hoàng Hạc ở Vũ Hán, thì chúng ta sẽ có cái cảm tưởng rằng con sông vừa êm đềm vừa hung tợn ấy đang đưa chúng ta bơi ngược dòng thời gian để tìm về với những phần ký ức đẹp nhất trong Lịch sử của đất nước Trung Quốc, cái đất nước rộng lớn bao la mà nó đã góp phần bồi đắp bằng chính nguồn phù sa vô tận của nó.
Đập Tam Hiệp (Trung văn giản thể: 长江三峡大坝; Trung văn phồn thể: 長江三峡大壩; bính âm: Chángjiāng Sānxiá Dàbà; Hán-Việt: Trường Giang Tam Hiệp đại bá) chặn Trường Giang (sông dài thứ ba trên thế giới) tại Tam Đẩu Bình, Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Việc xây dựng bắt đầu vào năm 1994. Nó là đập thủy điện lớn nhất thế giới. Hồ chứa nước của nó đã bắt đầu có nước vào ngày 1 tháng 6 năm 2003, và sẽ chiếm toàn bộ vị trí hiện tại của khu vực Tam Hiệp thơ mộng, nằm giữa các thành phố Nghi Xương (tỉnh Hồ Bắc) và Bồi Lăng (thành phố Trùng Khánh).
Trừ âu thuyền, dự án này đã hoàn thành và vận hành đầy đủ các chức năng vào ngày 4 tháng 7, 2012,[1][2] khi các tuốc-bin chính cuối cùng bắt đầu cho điện. Mỗi tuốc-bin có công suất 700 MW.[3] Thân đập được hoàn thành năm 2006. Ngoài 32 tuốc-bin chính còn có 2 máy phát điện nhỏ hơn (mỗi máy 50 MW) phục vụ cho nhà máy, tổng công suất phát điện của đập là 22.500 MW.[4][5]
Giống như nhiều đập nước đang xây dựng khác, dự án này cũng gây ra nhiều ý kiến trái ngược về sự đúng sai trong và ngoài Trung Quốc.[6] Các đề xuất xây dựng dựa vào các lợi ích kinh tế từ việc kiểm soát ngập lụt và năng lượng từ thủy điện. Các ý kiến chống lại chủ yếu là do các e ngại về tương lai của 1,9 triệu người sẽ phải di chuyển chỗ ở do mực nước tăng lên, sự mất đi của nhiều địa điểm có giá trị khảo cổ học và văn hóa, cũng như các tác động tới môi trường.
Jul 14, 2014
Đập Tam Điệp ở Trung Quốc là con đập thủy điện lớn nhất thế giới, với tổng công suất 22.500 MW, gấp hai lần con đập lớn thứ nhì Itaipu ở Brazil. Con đập được tạo nên với hai mục đích chính: tạo ra nguồn năng lượng sạch cho 60 triệu cư dân, và giúp điều hòa con sông Dương Tử hung dữ thường xuyên gây lũ lụt. Thành công của con đập được dựa trên những bước đột phá về kỹ thuật ở những con đập điển hình khác: từ việc tạo ra điện năng từ dòng nước, nắn chỉnh dòng sông trong quá trính thi công, vật liệu xây dựng đập, chống lũ tràn, di chuyển thuyền bè qua đập, và chống lắng đọng phù xa. Tập phim sẽ giới thiệu những con đập nổi tiếng cũng với những bước ngoặt về công nghệ giúp các kỹ sư xây những con đập ngày một lớn hơn.
Những con đập được khắc họa trong bộ phim:
1. Đập Debdon (4 KW)
2. Đập Mareges (128 MW)
3. Đập Hoover (1.345 MW)
4. Đập Grand Coulee (2.000 MW)
5. Đập Kransnoyarsk (6.000 MW)
6. Đập Tam Hiệp (22.500 MW)
Những công nghệ bước nhảy (leap) giúp các kỹ sư xây những cây cầu ngày một dài hơn và vững trãi hơn:
Bước nhảy 1: Tạo ra điện năng
Bước nhảy 2: Nắn dòng sông
Bước nhảy 3: Bê tông
Bước nhảy 4: Lũ lụt
Bước nhảy 5: Thuyền bè
Bước nhảy 6: Phù xa
Dam
Episode 7
Session 2
2009
Big-Bigger-Biggest
Bản quyền bộ phim thuộc về National Geographic Channel.
ACUD.VN biên tập phụ đề tiếng Việt.
Để tải phim về máy, truy cập ThuVienXayDung.net
Ly Giang
( Liêm có đi thuyền trên sông Ly giang này)
Dòng sông bắt nguồn từ núi Mao Nhi (ngọn núi được mệnh danh là “Hoa nam đệ nhất phong”), thuộc huyện Hưng An, phía Đông Bắc thành phố Quế Lâm, chảy qua thành phố này đến Dương Sóc, dài 437 km.
Châu Giang (tiếng Trung: 珠江, bính âm: Zhū Jiāng) là con sông lớn tại Trung Quốc với chiều dài 2.200 km, sau Trường Giang và Hoàng Hà), và là sông lớn thứ hai tính theo lưu lượng (sau Trường Giang). Nằm ở miền nam Trung Quốc, nó chảy vào biển Đông tại đoạn giữa Hồng Kông và Ma Cao. Khu vực hạ lưu của nó tạo thành vùng châu thổ Châu Giang.
Khúc Giang
Câu chuyện Khúc Giang Thám Hoa
Đời Tùy Trung Quốc thế kỷ 8 công nguyên, để chọn dụng người có tài năng quản lý nhà nước, nhà vua xây dựng chế độ khoa cử, tức là chế độ tổ chức cuộc thi các cấp để chọn dụng quan lại. Đến đời Đường, chế độ khoa cử phát triển hơn nữa, như quan chức, văn nhân bình thường cũng có thể tham gia cuộc thi các cấp, đi lên con đường làm quan.
Ở đời Đường, cuộc thi khoa cử từ cấp dưới đến cấp trên được chia thành ba cấp là tú tài, cử nhân và tiến sĩ, tuyển lựa từng cấp, cuối cùng do nhà vua tổ chức thi đình, bổ nhiệm quan chức. Các văn nhân theo đuổi và hâm mộ việc thi đỗ tiến sĩ, vì thi đỗ tiến sĩ sẽ có cơ hội làm quan lớn, cho nên cuộc thi tiến sĩ khó nhất, thường chỉ tuyển chọn 10-20 người trong 100 người, nhiều người thi suốt đời cũng không thành công; có người mãi đến năm mươi mấy tuổi mới thi đỗ, đây là hiện tượng hết sức bình thường lúc đó.
Cuộc thi tiến sĩ ở đời Đường được đặt tại thủ đô Trường An, tức là Tây An hiện nay. Hàng năm tổ chức thi vào tháng một, tháng hai công bố danh sách và thứ bậc của các khóa thi. Vào lúc xuân về hoa nở, nhà vua tổ chức yến tiệc long trọng ở vườn Khúc Giang để ban thưởng cho các tiến sĩ mới thi đỗ.
Vườn Khúc Giang nằm ở phía đông nam thành phố Trường An, ở đây có một đầm ao lớn ngoằn ngoèo, bên cạnh đầm ao là vườn hoa đẹp cũng như các cảnh quan nổi tiếng như chùa Từ Ơn, tháp Đại Nhạn và tháp Tiểu Nhạn v.v. Nhà vua, đại thần và quý tộc thường đến đây du ngoạn, nhiều văn nhân và học giả cũng thích đến đây uống rượu làm thơ.
Trong yến tiệc do nhà vua tổ chức, các tiến sĩ đặt chén rượu lên mặt nước sông Khúc Giang, chén chảy theo nước, chén dừng lại trước mặt ai, thì người ấy lấy chén uống rượu làm thơ, đồng thời, còn phải mời hai tiến sĩ đẹp trai trẻ tuổi nhất đi vườn hoa hái hoa quý, cho các tiến sĩ đeo. Mọi người gọi yến tiệc này là “Thám Hoa Yến”, người hái hoa gọi là “Thám Hoa Sử Giả”.
Một năm, sau khi yến tiệc vườn Khúc Giang kết thúc, các tiến sĩ kéo nhau đến chùa Từ Ơn chơi, đến dưới tháp Đại Nhạn, một tiến sĩ tâm hứng khởi, khắc tên mình lên vách đá ở phần dưới tháp Đại Nhạn, sau đó, cách làm này trở thành một tập tục, sau khi yến tiệc vườn Khúc Giang kết thúc, các tiến sĩ mới thi đỗ đều phải đến tháp Đại Nhạn ở chùa Từ Ơn, chọn một người có thư pháp đẹp khắc tên mọi người trên bia đá, về sau, nếu ai làm đến chức tướng quân hoặc tể tướng, thì đổi tên màu đen của người ấy thành màu đỏ.
Trí thức đời Đường coi tham gia yến tiệc vườn Khúc Giang và khắc tên ở tháp Đại Nhạn là một việc hết sức vinh dự. Bạch Cư Dị, nhà thơ lớn đời Đường cùng 16 người khác cùng thi đỗ tiến sĩ, ông là người trẻ tuổi nhất trong họ, lúc đó ông mới 27 tuổi, ông từng hết sức đắc ý viết trong thơ rằng: “Từ ơn tháp hạ đề danh xứ, thập thất nhân trung tối thiếu niên”. Cho đến bây giờ, trên bia đá ở phần dưới tháp Đại Nhạn Tây An vẫn có thể nhìn thấy tên khắc của tiến sĩ cổ đại.
Chế độ khoa cử đời Đường khiến trí thức xuất thân hèn hạ có cơ hội tham gia hoạt động chính trị nhà nước, nâng cao trình độ quản lý công việc nhà nước của chính phủ. Nhưng, tùy theo vương triều phong kiến không ngừng thay thế, đến thời kỳ cuối cùng xã hội phong kiến, chế độ khoa cử ngày càng hủ bại, nhất là vào hai đời Minh, Thanh, nội dụng cuộc thi khoa cử đều không ngoài tác phẩm kinh điển của Nho Gia, hơn nữa có thể thức cố định và quy định cứng nhắc đối với văn chương.
Cuộc thi khoa cử ngày càng coi trọng hình thức. Cuốn sách “Liêu Trai Chí Dị” của Bồ Tùng Linh, nhà văn đời Thanh và cuốn sách “Nho Lâm Ngoại Sử” của Ngô Kính Tử, nhà văn đời Thanh đều phản ánh cái hủ bại và sự tàn hại đối với trí thức của chế độ khoa cử.
Khúc Giang mới ở Tây An
( Là thành phố Sian ngày nay, theo như lịch sử chứng minh thì thành Tây An này là Phiên Ngung thành của Tộc Việt ngày xưa. Liêm đả có tới đây và có đi dọc bờ Khúc giang).
2011-11-03 17:28:30
Khúc Giang nằm ở phía đông bắc thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Vào thời nhà Đường hơn 1000 năm trước, nơi đây từng là viên lâm Hoàng gia, là khu thắng cảnh lớn nhất của Tràng An-kinh đô triều nhà Đường. Theo đà thành Tràng An thời kỳ cuối triều nhà Đường bị hủy hoại, các kiến trúc viên lâm tuyệt diệu của Khúc Giang cũng bị tàn phá, mọi hoạt động văn hóa cũng dần dần lắng xuống rồi biệt tích. Hôm nay sau hơn 1000 năm, thánh địa văn hóa từng quy tụ bầu không khí thời thịnh Đường tại Khúc Giang này lại chào đón mùa nở rộ mới. Một khu phong cảnh sinh thái rộng 100 ha đã mọc lên trên di chỉ này.
Khu phong cảnh văn hóa Khúc Giang này nằm ở phía đông nam thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây là một công viên di chỉ văn hóa kiểu mở, không có cổng lớn và không thu vé vào cửa, gồm công viên di chỉ Khúc Giang Trì; Công viên di chỉ tường thành triều nhà Đường và Khu phong cảnh tháp Đại Nhạn, mà nhân dân thành phố Tây an thường gọi nó là Vườn hoa sau nhà. Nếu nói Binh Mã Dũng và Thanh Hoa Trì là dấu hiệu văn hóa cố đô Tây An của 13 triều đại, thì Khu phong cảnh văn hóa Khúc Giang là tiêu chí nhân văn mới của Tây An.
Vào hơn 1000 năm trước, Khúc Giang từng một thời là khu vực đầy sức sống và có nền văn hóa tinh túy nhất của thành Tràng An kinh đô triều nhà Đường, cũng là nơi bắt nguồn của mạch văn Tràng An thời thịnh Đường. Nhưng bắt đầu từ thập niên 50 thế kỷ trước, do dân số tăng nhanh và lâu năm không tu bổ lại, Khu phong cảnh Khúc Giang đã bị phá hoại nghiêm trọng, thậm trí trở thành một trong những khu vực hoang phế của Tây An.
Năm 2003, ông Đoàn Tiên Niệm, Tân Chủ nhiệm Ủy ban quản lý khu mới Khúc Giang qua tham khảo lịch sử Khúc Giang, đã phát hiện Khúc Giang không phải là một đống đổ nát, mà là một nơi đầy hứa hẹn. Ông nói: "Khúc Giang là vườn hoa sau nhà Hoàng gia, hai chữ này là do Hán Vũ Đế đặt ra, hoàng thiên hậu thổ rất có văn hóa. Còn tháp Đại Nhạn là cánh cửa của Khúc Giang, nó quan trọng và có rất nhiều yếu tố lịch sử, đồng thời là di chỉ bảo tồn của thời thịnh Đường, chúng tô sẽ bắt đầu từ đây".
Ông Niệm đã lấy việc khai thác quảng trường phía bắc tháp Đại Nhạn làm trọng điểm. Bấy giờ, xung quanh tháp Đại Nhạn bị trung tâm thương mại đồ gỗ nội thất, khách sạn và đồng ruộng vây bọc, Ủy ban quản lý Khúc Giang đã bỏ ra 500 triệu đồng vào xây dựng quảng trường phía bắc tháp Đại Nhạn với dàn nhạc nước lớn nhất châu Á. Trong ngày mở cửa, có khá đông dân thành phố Tây An đã háo hức muốn xem quang cảnh của quảng trường mới, báo chí đưa tin có khoảng 100 nghìn cư dân kéo đến xem, điều này khiến ông Niệm rất phấn khởi, ông đã hạ quyết tâm sẽ phát triển Khúc Giang theo hướng này.
Từ đó, Khúc Giang-mảnh đất ngưng đọng nền văn hóa thời thịnh Đường đã đón chào một mùa nở rộ mới. Tiếp theo, Ủy ban quản lý Khúc Giang lại đầu tư 1 tỷ 300 triệu đồng vào xây dựng Vườn Phù Dung đại Đường, hiến dâng cho thế giới một công viên chủ đề văn hóa kiểu viên lâm Hoàng gia cỡ lớn, thể hiện diện mạo lịch sử thời thịnh Đường.
Vườn Phù Dung đại Đường rộng khoảng 67 ha, được xây phỏng theo viên lâm Hoàng gia trên di chỉ vườn Phù Dung triều nhà Đường.
Khu phong cảnh văn hóa Khúc Giang còn có một công viên quan trọng nữa đó là Công viên di chỉ Khúc Giang Trì, đây là Công viên di chỉ văn hóa kiểu mở, không có cổng lớn và không thu vé vào cửa. Bước vào mùa xuân, trong vườn cây cối xanh tươi, nước chảy róc rách, trẻ nhỏ nô đùa trên thảm cỏ, các cụ già chăm chú xem cột buộc ngựa hay sư tử đá bày đặt trên bờ Khúc Giang Trì, mọi người cùng tận hưởng những thời gian nghỉ ngơi tại Khúc Giang.
Qua gần 10 năm cố gắng, một Khúc Giang mới mẻ đã hiện ra trước mắt mọi người, Khúc Giang mới với những công viên di chỉ mang đậm dấu ấn lịch sử, đã bảo tồn hữu hiệu di sản văn hóa lịch sử độc đáo của Tây An; Khúc Giang mới với từng tác phẩm thành công, đã làm thay đổi cuộc sống của cư dân xung quanh, phong phú thêm nội hàm nhân văn và hài hòa của thành phố Tây An.
NT. cám ơn bạn thơ Quê Hương thật nhiều... chỉ một bài thơ nhỏ mà bạn đã sưu tầm công phu để NT. và các bạn đã đọc được câu chuyện của một dòng sông, một nơi chốn và những điều lãng mạng trong văn thơ. Thú vị thật!
Bài "khảo cứu" đầu năm 2015 về Triệu Đà, Trọng Thủy - Mỵ Châu và thành Phiên Ngung (Sian hay Xian ngày nay)
Quê Hương
Triệu Đà và nước Nam Việt trong dòng chảy lịch sử Việt Nam
Bài viết này được mặc thảo theo đề nghị của Giáo sư trợ giảng Hàn Hiếu Vinh tức Xiaorong Han (Khoa Lịch sử và Nhân loại học, ĐH Butler - Hoa Kỳ). Hy vọng đây sẽ là đóng góp nhỏ vào nỗ lực mà ông Hàn đang ôm ấp cùng một số đồng nghiệp tại Trung Hoa lục địa: Hóa giải những mâu thuẫn lịch sử quốc gia giữa Việt Nam và Trung Hoa trên cùng một chủ đề nước Nam Việt thời Tây Hán.
Tuy vậy, góc nhìn ở đây sẽ bị ràng buộc bởi khuôn khổ những giả thuyết tổng thể về cổ sử Việt Nam trong "Một cách tiếp cận những vấn đề cổ sử Việt Nam" mà tác giả đã từng giới thiệu trên các báo điện tử .
Qua đây, tôi cũng xin thay mặt ông Hàn gửi lời mời trân trọng đến các cây bút chuyên nghiệp hơn góp thêm tiếng nói, hầu đa dạng và phong phú hóa các quan điểm Việt Nam về Nhà Triệu và nước Nam Việt.
1. Những mô tả về nước Nam Việt của hiến sử Việt Nam trước năm 1400:
Tập hiến sử đầu tiên của Việt Nam còn bảo tồn dược đến hôm nay là An Nam Chí Lược của Lê Tắc (viết năm 1335). Ở quyển Đệ nhất Lê Tắc xếp nhà Triệu là khởi triều, nếu không kể một ít nguồn gốc Giao Chỉ - Việt Thường dựa vào tích "Giao Chỉ chi nam hữu Việt Thường quốc" được nhiều sách đời sau dẫn từ Thượng Thư Đại truyện. Song có một phần sự kiện liên quan được kê cứu như cổ tích.
Nhà Tần (246-207 trước công nguyên) lấy Giao Chỉ làm Tượng-Quận; đến khi nhà Tần loạn thì Đô-uý quận Nam-hải là Triệu-Đà nổi binh đánh lấy hết các quận quốc, rồi tự lập làm vua. Khi ấy, Hán-Cao-Tổ sai Lục-Giả qua lập Đà làm Việt-Vương. Sau khi Cao-Tổ băng, Cao-Hậu cấm Nam-Việt mua đồ sắt của Trung-Quốc, Đà tiếm hiệu xưng đế, rồi phát quân đi đánh Trường-Sa. Văn-đế lại sai người đưa thư qua trách Đà. Đà có ý sợ, bèn bỏ hiệu đế, nguyện làm tôi và cống hiến phẩm vật.
Năm Kiến-Nguyên thứ 3, (vua Võ-đế, 142 trước công nguyên) Đà mất, con cháu họ Triệu truyền xuống bốn đời, kể được hơn chín mươi năm.
Võ-đế sai Chung-Quân đi sứ qua Nam-Việt để dụ vua Việt tên là Hưng vào chầu, Hưng muốn đi, nhưng bị tướng Lữ-Gia can ngăn, vua không nghe, Gia làm phản, nổi binh đánh giết vua và cả sứ-gả nhà Hán, lập Kiến-Đức là anh khác mẹ lên làm vua Nam-Việt.
Năm Nguyên-Đinh thứ 5 (112 trước công nguyên), Vệ-Uý là Lộ-Bác-Đức xuất mười vạn quân qua đánh Nam-Việt, năm thứ sáu, mới đánh bại người Việt, lấy đất đó chia làm các quận: Nam-Hải, Thương-Ngô, Uất-Lâm, Hợp-Phố, Giao-Chỉ, Cửu-Chân, Nhật-Nam, Châu-Nhai và Đam-Nhỉ, mỗi quận đặt Thái-thú để cai trị.
Phần "Cổ tích"
Việt-Vương-Thành, tục gọi là thành Khả-Lũ, có một cái ao cổ, Quốc-vương mỗi năm lấy ngọc châu, dùng nước ao ấy rửa thì sắc ngọc tươi đẹp. Giao-Châu Ngoại-Vực-Ký chép: hồi xưa, chưa có quận huyện, thì Lạc-điền tuỳ theo thuỷ-triều lên xuống mà cày cấy. Người cày ruộng ấy gọi là Lạc-Dân, người cai-quản dân gọi là Lạc-Vương, người phó là Lạc-Tướng, đều có ấn bằng đồng và dải sắc xanh làm huy hiệu.
Vua nước Thục, thường sai con đem ba vạn binh, đi chinh phục các Lạc-Tướng, nhân đó cử giữ đất Lạc mà tự xưng là An-Dương-Vương. Triệu-Đà cử binh sang đánh. Lúc ấy có một vị thần tên là Cao-Thông xuống giúp An-Dương-Vương, làm ra cái nỏ thần, bắn một phát giết được muôn người.
Triệu Đà biết địch không lại với An-Dương-Vương, nhân đó trú lại huyện Võ-Ninh, khiến Thái-Tử Thuỷ làm chước trá hàng để tính kế về sau.
Lúc Cảo-Thông đi, nói với vua An-Dương-Vương rằng: "Hễ giữ được cái nỏ của ta, thì còn nước, không giữ được thì mất nước".
An-Dương-Vương có con gái tên là Mỵ-Châu, thấy Thái-Tử Thuỷ lấy làm đẹp lòng, rồi hai người lấy nhau. Mỵ-Châu lấy cái nỏ thần cho Thái-Tử Thuỷ xem, Thuỷ xem rồi lấy trộm cái lẩy nỏ mà đổi đi. Về sau Triệu-Đà kéo quân tới đánh thì An-Dương-Vương bại trận, cầm cái sừng tê vẹt được nước vào biển đi trốn, nên Triệu-Đà chiếm cả đất của An-Dương-Vương. Nay ở huyện Bình-Địa, dấu tích cung điện và thành trì của An-Dương-Vương hãy còn.
Đại Việt sử ký (Lê Văn Hưu - 1272)
Năm 1272 Lê Văn Hưu viết xong bộ Đại Việt sử ký gồm 30 quyển. Hiện nay sách này đã thất truyền. Theo Trần Trọng Kim, quyển sử ấy chép việc từ Triệu Vũ Vương đến Lý Chiêu Hoàng.
Đại Việt sử lược (Khuyết danh - năm 1388)
Sách này đầu tiên kể đến Hoàng Đế, một vị vua truyền thuyết của Trung Hoa không thống thuộc được Giao Chỉ. Qua đời Trang Vương (696 - 682 TCN) thì vua Hùng xuất hiện. Phần truyền thuyết về họ Triệu trong An Nam Chí Lược đã được biên tập bớt hoang đường.
Cuối đời nhà Chu, Hùng Vương bị con vua Thục là Phán đánh đuổi rồi lên thay.
Phán đắp thành ở Việt Thường, lấy hiệu là An Dương Vương rồi không cùng với họ Chu thông hiếu nữa.
Cuối đời nhà Tần, Triệu Đà chiếm cứ Uất Lâm, Nam Hải, Tượng quận rồi xưng vương đóng đô ở Phiên Ngung, đặt quốc hiệu là Việt, tự xưng là Võ Vương.
Lúc bấy giờ An Dương Vương có thần nhân là Cao Lổ chế tạo được cái nỏ liễu bắn một phát ra mười mũi tên, dạy quân lính muôn người.
Võ Hoàng biết vậy bèn sai con là Thủy xin sang làm con tin để thông hiếu.
Sau nhà vua đãi Cao Lỗ hơi bạc bẽo.
Cao Lỗ bỏ đi, con gái vua là Mỵ Châu lại cùng với Thủy tư thông. Thủy phỉnh Mỵ Châu mong được xem cái nỏ thần, nhân đó phá hư cái lẫy nỏ rồi sai người trình báo với Võ Hoàng. Võ Hoàng lại cất binh sang đánh. Quân kéo đến, vua An Dương Vương lại như xưa là dùng nỏ thần thì nỏ đã hư gẫy, quân lính đều tan rã. Võ Hoàng nhân đó mà đánh phá, nhà vua ngậm cái sừng tê đi xuống nước. Mặt nước cũng vì ngài mà rẽ ra.
Đất nước vì thế mà thuộc nhà Triệu.
Câu cuối cùng trong phần trích trên là lí do căn bản để Đại Việt sử lược xếp nhà Triệu là một triều đại Việt Nam, kéo dài 93 năm với các đời vua: Triệu Vũ Đế, Triệu Văn Vương, Triệu Minh Vương, Triệu Ai Vương, Triệu Vệ Dương Vương.
Cái nhìn của hiến sử Việt Nam với nhà Triệu và nước Nam Việt phải đặt trong toàn cảnh lịch sử chính trị - xã hội Việt Nam cùng thời. Dưới lăng kính tiến hóa chính trị và vận động xã hội mới nêu bật được những mâu thuẫn nội tại của sử sách Việt Nam và con người Việt Nam trên cùng một dữ liệu lịch sử.
Học giả người Nhật, Yumio Sakurai, qua nghiên cứu cách định cư và nông nghiệp thời Lý đã lập luận nhà Lý là một triều đại địa phương, nhiều thế lực địa phương khác đến thế kỉ 13 mới bị nhà Trần trấn áp hoàn toàn (1). Đây phải chăng là tàn tích của nạn "xứ quân" từ thế kỉ 10. Tuy vậy, tác giả bài này không tin rằng thế kỉ 13 mô hình nhà nước phân quyền kia đã được thay bằng công thức phong kiến tập quyền tuyệt đối. Bằng chứng nằm tại "Hịch tướng sĩ" năm 1284 của Trần Hưng Đạo. Mặc dù là "Tiết chế" thống lĩnh toàn quân, lời văn của Trần Hưng Đạo trong "hịch tướng sĩ" mang phong thái khuyến dụ hơn là quân lệnh bắt buộc phải tuân theo. Như vậy tại đỉnh cao đoàn kết chống ngoại xâm, ở thời thịnh trị nhất của nhà Trần, dấu vết phân quyền chưa phai nhạt thì không có lẽ nào đến khi Trần mạt hình thức ấy có nhiều thay đổi.
Niên đại 1388 của Đại Việt sử lược là thời kì Trần mạt. Lúc này một nhân vật lịch sử còn nhiều tranh cãi sắp bước lên vũ đài chính trị Việt Nam là Hồ Quí Ly. Các chính sách cai trị của họ Hồ một lần nữa khẳng định quyết tâm tập quyền của ông:
1. Làm tiền giấy, cải cách thuế má, thống nhất tài chính.
2. Định phục phẩm quan lại, cải tổ địa giới hành chính như đổi một vài lộ làm trấn, đặt thêm quan chức ở lộ, phủ, qui ước các lộ ghi chép sổ sách và đem về kinh báo cáo mỗi cuối năm.
3. Cải cách giáo dục, thi cử, đưa toán pháp vào quá trình chọn người tài v.v..
Với nhà nước phong kiến phân quyền, tính chính thống của kẻ mạnh nhất đặt trên cơ sở cầu phong Bắc phương. Tệ phân quyền ấy là căn nguyên của những hành động mà sau này sử sách Việt Nam qui là "phản quốc": từ thời Trần qua đến đầu thời Lê, nhiều lần quí tộc Việt Nam sang Trung Hoa "rước giặc" về để mong thiết lập vương triều cho chi họ mình. Đến thời Hồ Quí Ly, việc nhập khẩu Nho Giáo vào Việt Nam đã hạ bệ tính chính thống kia và cố gắng chuyển việc cầu phong thành quan hệ ngoại giao, tuy chưa được bình đẳng nhưng cũng nói lên sự trưởng thành to lớn của đất nước Việt Nam.
Chính Hồ Quí Ly, chứ không ai khác đã đặt nền móng cho việc nhìn nhận lại nước Nam Việt và dòng họ Triệu trong dòng chảy lịch sử Việt Nam.
2. Các quan điểm sau năm 1400
Ở Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sĩ Liên - dưới triều Lê Thánh Tông 1460 đến 1497), lần đầu tiên hiến sử Việt Nam truy nguyên gốc tích của mình từ kỷ Hồng Bàng với Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân rồi mới đến Hùng Vương, An Dương Vương và Triệu Vũ Vương
Lê Thánh Tông là ông vua đã rút ra được bài học nóng vội của Hồ Quí Ly, để áp dụng thành công đường lối chính trị Nho Giáo Trung Hoa vào đất nước Việt Nam. Nhu cầu "chính danh" đã đưa rất nhiều huyền thoại, cổ tích trong dân gian thành chính sử. Ngô Sĩ Liên được thay mặt trí thức Việt Nam đương thời trả lời câu hỏi "Ta là ai? Từ đâu tới?" cho dân tộc Việt Nam. Những quyển sử cũ chỉ đuợc thêm vào chứ không bớt đi hoặc tách ra, và họ Triệu được để yên cho đến khi xuất hiện Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ năm 1775:
Xét sử cũ: An Dương Vương mất nước, để quốc thống về họ Triệu, chép to 4 chữ: "Triệu Kỷ Vũ Đế". Người đời theo sau đó không biết là việc không phải. Than ôi! Đất Việt Nam Hải, Quế Lâm không phải là Đất Việt Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Triệu Đà khởi ở Long Xuyên, lập quốc ở Phiên Ngung, muốn cắt đứt bờ cõi, gồm cả nước ta vào làm thuộc quận, đặt ra giám chủ để cơ mi lấy dân, chứ chưa từng đến ở nước ta. Nếu coi là đã làm vua nước Việt, mà đến ở cai trị nước ta, thì sau đó có Lâm Sĩ Hoằng khởi ở đất Bàn Dương, Hưu Nghiễm khởi ở Quảng Châu, đều xưng là Nam Việt Vương, cũng cho theo Quốc kỷ được ư? Triệu Đà kiêm tính Giao Châu, cũng như Ngụy kiêm tính nước Thục, nếu sử nước Thục có thể đưa Ngụy tiếp theo Lưu Thiện, thì quốc sử ta cũng có thể đưa Triệu tiếp theo An Dương. Không thế, thì xin theo lệ ngoại thuộc để phân biệt với nội thuộc vậy.
Với lý do này, Ngô Thì Sĩ đã loại họ Triệu khỏi chính sử Việt Nam. Ông gộp năm đời Triệu Vương thành một kỷ Ngoại thuộc, tương đương với các kỷ ngoại thuộc Hán, Tùy, Đường sau đó. Thực ra lí luận của Ngô Thì Sĩ mang tính nhất thời, trong cái nhìn địa phương hãn hữu. Ông phân biệt rạch ròi "Than ôi! Đất Việt Nam Hải, Quế Lâm không phải là Đất Việt Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam", nghĩa là Việt Nam ngày nay chẳng dính dáng gì đến cương vực bao la của Nam Việt khi xưa.
Vì không cùng quan điểm với họ Ngô nên Tự Đức vẫn cho Quốc Sử Quán ghi danh các vua Triệu như là tiền triều trong Khâm Định Việt sử thông giám cương mục (giữa TK 19). Hơn nữa lời phê của ông sau khi nhà Hán diệt nhà Triệu là câu trả lời dứt khoát: ngày xưa bờ cõi của tổ tiên ông bao gồm nhiều quận trong Giao Chỉ bộ!
Lời phê - Xét chung từ trước đến sau, đất đai của nước Việt ta bị mất về Trung Quốc đã đến quá một nửa, tiếc rằng vua sáng tôi hiền các triều đại cũng nhiều người lỗi lạc hiếm có ở trên đời, mà vẫn không thể nào lấy lại được một tấc, đó là việc đáng ân hận lắm! Thế mới biết việc thu hồi đất đai đã mất, từ đời trước đã là việc khó, chứ không những ngày nay mà thôi. Thật đáng thương tiếc.
Sau khi Việt Nam thoát khỏi ách nô lệ thực dân năm 1945, nền sử học cộng sản non trẻ áp dụng ngay phép biện chứng duy vật lịch sử vào môn lịch sử. Tình cờ nhãn quan của Ngô Thì Sĩ rất hợp với quyết tâm xây dựng nền móng bản địa cho lịch sử Việt Nam, cộng với chủ nghĩa dân tộc dâng cao, vấn đề Nam Việt và Triệu Đà giờ đây có thể tóm gọn trong một đoạn văn của Đào Duy Anh:
Nhà Triệu không phải là quốc triều
Sách Toàn thư, sau khi nêu lên quốc thống của ta bắt đầu từ Hồng Bàng Thị, đến Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, mười tám đời Hùng Vương, rồi đến Thục An Dương Vương, thì chép luôn nhà Triệu làm một triều đại chính thống. Các sử thần thời Lê, kế tục phương pháp và quan điểm Lê Văn Hưu ở đời Trần (quan niệm lịch sử phản dân tộc) không thấy rằng Triệu Đà làm vua nước Nam Việt ở miền Quảng Đông, Quảng Tây, đối với nước Âu Lạc mà nghĩ xâm lược, chỉ là một tên giặc cướp nước chứ không phải là một đế vương chính thống. Mãi đến cuối đời Lê mới thấy có một nhà sử học là Ngô Thì Sĩ, tác giả sách Việt sử tiêu án, phản đối việc cho họ Triệu tiếp nối quốc thống của An Dương Vương. Có lẽ do ảnh hưởng của ý kiến ấy cho nên sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục của triều Nguyễn không chép riêng nhà Triệu làm một kỷ chính thống nữa, nhưng vẫn cứ chép cả lịch sử nhà Triệu vào phạm vi quốc sử của ta. Các nhà sử học tư sản của ta cũng chịu ảnh hưởng của quan điểm phản dân tộc ấy, cho nên Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim cũng chép kĩ càng về lịch sử nhà Triệu, và Những trang sử vẻ vang của Nguyễn Lân thì biểu dương Lữ Gia là trung thần của nhà Triệu làm vị anh hùng dân tộc đầu tiên của chúng ta. Đối với dân tộc ta thì Triệu Đà là giặc cướp nước, mà lịch sử của nhà Triệu ở nước Nam Việt không thể nằm trong phạm vi lịch sử Việt Nam (2).
Cố giáo sư Đào Duy Anh là ông thầy uyên bác của đa số các nhà sử học có tiếng Việt Nam hiện nay, nhóm người mê tín thuyết bản địa của văn hóa và văn minh Việt Nam. Nhưng trớ trêu, những tác phẩm nghiên cứu lịch sử quan trọng nhất trong sự nghiệp của ông Đào, lại khẳng định người Việt "có thể" di cư bằng thuyền đến đồng bằng sông Hồng sau khi nước Việt của Câu Tiễn bị xóa sổ thời Chiến Quốc (3)! Lời lẽ nặng nề của Đào Duy Anh ở trên, xét cho cùng mang khẩu khí chính trị nhiều hơn là tinh thần nghiên cứu trung thực, khách quan vốn luôn hiện hữu ở nhiều công trình mang tên ông.
3. Lời bình
Trong "Một cách tiếp cận những vấn đề cổ sử Việt Nam" tôi đã đưa ra giả thuyết mới về ngữ nghĩa của từ Âu Lạc. Thật may mắn, khi dùng giả định Âu Lạc = Đất nước = Non nước = Xứ sở trên chủ đề Nam Việt này thì mâu thuẫn của các nhà sử học Việt Nam phần nào sáng tỏ.
Quả tình, thuật ngữ Âu Lạc nếu không phải là tên của vương quốc do An Dương Vương lập ra, thì nó sẽ thống nhất một vùng đất rộng lớn là Quảng Tây, Quảng Đông và Bắc bộ Việt Nam thành một lãnh thổ khá tương đồng về văn hóa. Như vậy, nếu nhìn nhận cương giới của người dân Việt trước thời Triệu Đà gồm Quảng Đông, Quảng Tây và Bắc Bộ Việt Nam thì việc Nhà Triệu tiếp nối An Dương Vương như một triều đại chính thống là hợp lí. Bản thân An Dương Vương cũng đã "cướp nước" của các vua Hùng kia mà! Nếu đã loại Triệu Đà, nên chăng loại luôn An Dương Vương, cùng xếp họ vào kỷ nội thuộc.
Rõ ràng cái gọi là "quan niệm lịch sử phản dân tộc" của cố Giáo sư Đào Duy Anh rất khiên cưỡng và khó đứng vững.
Nước Nam Việt cùng năm đời Việt Vương là một hiện hữu lịch sử không thể phủ nhận và có liên quan hữu cơ với lịch sử Việt Nam. Tài liệu xưa nhất đã nhắc đến nó và gần như cùng thời với nó là Sử Kí của Tư Mã Thiên. Tuy nhiên do đặc điểm quá cô đặc, gãy gọn của cổ văn Trung Hoa mà hiện hữu ấy không ngừng được tranh cãi, mổ xẻ, suy luận theo những chiều hướng nhiều khi mâu thuẫn đến hoàn toàn trái ngược.
Về phía Việt Nam, nước Nam Việt của Triệu Đà trong những trang sách còn phải ngụp lặn giữa quá trình tiến hóa nhận thức, xã hội và chính trị không ngừng của con người Việt Nam hàng ngàn năm qua. Giả sử nếu mai này thuyết các vua Hùng từng xuất phát từ Động Đình Hồ rồi di cư xuống đồng bằng sông Hồng qua Quảng Tây được chấp nhận rộng rãi, thì việc tái chấp nhận Triệu Đà như một vương triều phong kiến chính thống lại sẽ được đặt ra.
Nói cho cùng, càng nhiều suy biện, càng nhiều giả thuyết, càng nhiều nỗ lực cày xới trên những bình nguyên quá khứ mang tên hiến sử, chẳng qua cũng là việc phải làm vì sự phát triển sử học mà thôi. Không bao giờ nên để các trang sử bất biến. Tĩnh tức là tử. Không chỉ có ngày hôm qua là đối tượng nghiên cứu của lịch sử, mà bản thân khoa học lịch sử cũng rất cần phân luận, bởi nó là gương mặt, là tư duy, là trình độ phát triển, là thước đo vận động (tiến hoặc lùi) của chính thời đại dung dưỡng nó.
Thung lũng Đa Thiện,
Đà Lạt 12.2005
Chú thích
(1) Dẫn theo Keith W. Taylor - Quyền uy và tính chân chính ở Việt Nam thế kỉ thứ 11. NXB Trẻ 2001.
(2) Đào Duy Anh - Lịch sử cổ đại Việt Nam, trang 93-94, NXB Văn hóa - Thông tin, 2005.
(3) Xem sđd
Nguon: http://chimviet.free.fr/lichsu/ttd/ttds053.htm
Ghi chú thêm của QH.
Phiên Ngung (tiếng Trung: 番禺区, Hán Việt: Phiên Ngung khu) là một quận nội ô của thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Quận này trước đây là một thành phố trước khi được nhập vào thành phố Quảng Châu. Tên gọi Phiên Ngung bắt đầu từ khi Tần Thủy Hoàng chiếm Quảng Đông. Nó là tên cũ của Quảng Châu ngày nay. Phiên Ngung nằm ở trung tâm của đồng bằng châu thổ Châu Giang
Sử sách ghi chép không thống nhất về việc Triệu Đà đánh chiếm Âu Lạc, cả về cách đánh lẫn thời gian và địa lý.
Sử Ký Tư Mã Thiên ghi chép vắn tắt rằng Triệu Đà dùng tài ngoại giao và đút lót mua chuộc các thủ lĩnh Âu Lạc mà thu phục nước này vào thời điểm "sau khi Lã hậu chết" (năm 180 TCN). Các sách giáo khoa tại Việt Nam đều thống nhất lấy thời điểm ước lệ này trong Sử Ký và lấy năm ngay sau 180 TCN là 179 TCN (Xem mục về Niên đại và tư liệu ở dưới).
Lần xâm phạm đầu tiên, Triệu Đà đóng quân ở núi Tiên Du (thuộc Bắc Ninh) giao chiến với An Dương Vương bị thất bại và bỏ chạy. Triệu Đà lập mưu gả con trai là Trọng Thủy cho con gái An Dương Vương là Mỵ Châu để do thám bí mật về bố phòng quân sự của Âu Lạc để tiếp tục tiến hành âm mưu xâm lược.
Sau khi kết thông gia, An Dương Vương lập ranh giới từ Bình Giang [9] trở lên phía Bắc thuộc quyền cai trị của Triệu Đà, trở về phía Nam thuộc quyền cai trị của An Dương Vương[10].
Năm 208 TCN, Triệu Đà đánh thắng Âu Lạc của An Dương Vương, sáp nhập Âu Lạc vào quận Nam Hải, lập nước Nam Việt. Theo truyền thuyết, sau khi nghe tin Mỵ Châu bị An Dương Vương giết, Trọng Thủy nhảy xuống giếng tự vẫn để trọn tình với vợ là Mỵ Châu.
Năm 207 TCN, Triệu Đà cất quân đánh chiếm quận Quế Lâm, Tượng Quận; tự xưng "Nam Việt Vũ Vương".
Năm 206 TCN, nhà Tần diệt vong.
Nước Nam Việt bấy giờ, bao gồm từ núi Nam Lĩnh[11], phía tây đến Dạ Lang[12], phía nam đến dãy Hoành Sơn [13], phía đông đến Mân Việt[14]. Thủ đô nước Nam Việt lúc ấy là thành Phiên Ngung, là thành Quảng Châu ngày nay.
Các tài liệu nghiên cứu ngày nay cho rằng miền đất Việt Nam bay giờ nằm trong quận Tượng 象郡 của nước Nam Việt bấy giờ.
Thần phục nhà Hán
Nước Nam Việt phía Tây giáp nước Dạ Lang, phía Đông giáp nước Mân Việt, phía Nam giáp Khmer, phía Bắc giáp nhà Hán.
Trải qua chinh chiến, Lưu Bang đã lập được chính quyền nhà Tây Hán (202 TCN), bình định Trung Nguyên, bao gồm cả thế lực thu phục được của Hạng Vũ. Lưu Bang quyết định không lấy chiến tranh đối phó với nước Nam Việt để dân chúng Trung nguyên khỏi mất người mất của sau bao năm loạn lạc.
Năm 196 TCN, Hán Cao Tổ Lưu Bang sai quan đại phu Lục Giả đi sứ đến nước Nam Việt khuyên Triệu Đà quy phục nhà Hán.
Sách Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim chép:
Vũ Vương vốn là người kiêu căng, có ý không muốn phục nhà Hán, đến khi Lục Giả sang đến nơi, vào yết kiến Vũ Vương, Vũ Vương ngồi xếp vành tròn, không đứng dậy tiếp. Lục Giả thấy vậy mới nói rằng: "Nhà vua là người nước Tàu, mồ mả và thân thích ở cả châu Chân Định. Nay nhà Hán đã làm vua thiên hạ, sai sứ sang phong vương cho nhà vua, nếu nhà vua kháng cự sứ thần, không làm lễ thụ phong, Hán đế tất là tức giận, hủy hoại mồ mả và giết hại thân thích của nhà vua, rồi đem quân ra đánh thì nhà vua làm thế nào?" Vũ vương nghe lời ấy vội vàng đứng dậy làm lễ tạ, rồi cười mà nói rằng: "Tiếc thay ta không được khởi nghiệp ở nước Tàu, chứ không thì ta cũng chẳng kém gì Hán Đế!"
Được Lục Giả khuyên, Triệu Đà chịu nhận ấn tước Nam Việt Vương (chúa đất vùng Nam Việt) của Hán Cao Tổ gửi, thần phục nhà Hán, làm Nam Việt thành một đất chư hầu của nhà Hán. Từ đó, Nam Việt và nhà Hán trao đổi sứ giả và buôn bán. Lưu Bang đã lấy hoà bình mà quy phục Triệu Đà, không còn mối lo thế lực chống đối nhà Hán ở miền nam nữa.
Xưng đế chống Hán
Hán Cao Tổ Lưu Bang và Hán Huệ Đế Lưu Doanh chết đi, Lã Hậu nắm quyền, bắt đầu gây sự với Triệu Đà. Lã Hậu ra lệnh cấm vận với nước Nam Việt. Triệu Đà thấy Lã Hậu có thể qua nước Trường Sa [15] mà thôn tính Nam Việt. Thế là Triệu Đà bèn tuyên bố độc lập khỏi nhà Hán, tự xưng "Nam Việt Võ Đế" và cất quân đánh nước Trường Sa, chiếm được mấy huyện biên giới của Trường Sa mới chịu thôi.
Lã Hậu bèn sai đại tướng Long Lư hầu Chu Táo đi đánh Triệu Đà. Quân lính Trung Nguyên không quen khí hậu nóng nực và ẩm thấp miền nam, ùn ùn đổ bệnh, ngay dãy núi Nam Lĩnh cũng chưa đi qua nổi. Một năm sau, Lã Hậu chết, mưu đồ đánh Triệu Đà của quân nhà Hán bỏ hẳn.
Lúc đó Triệu Đà dựa vào tiếng tăm tài quân sự của mình lừng lẫy cả vùng Lĩnh Nam, lại nhờ tài hối lộ của cải, làm cả Mân Việt, Tây Âu ùn ùn quy thuộc Nam Việt. Lúc ấy nước Nam Việt bành trướng đến mức cực thịnh. Triệu Đà bắt đầu lấy tên uy Hoàng Đế mà ra lệnh ra oai, thanh thế ngang ngửa đối lập với nhà Hán.
Lại thần phục nhà Hán
Năm 180 trước Công Nguyên, Lã Hậu chết, Hán Văn Đế Lưu Hằng nối ngôi, sai người tu sửa mồ mả cha ông Triệu Đà, cắt đặt hàng năm đúng ngày thờ cúng, ban thưởng chức vụ và của cải cho bà con Triệu Đà còn ở trong đất Hán.
Nghe thừa tướng Trần Bình tiến cử, Lưu Hằng sai Lục Giả, người từng được Hán Cao Tổ sai sứ đi Nam Việt nhiều lần, làm chức Thái Trung Đại Phu, lại đi thuyết phục Triệu Đà quy Hán. Lục Giả đến Nam Việt, lại trổ tài thuyết phục Triệu Đà. Triệu Đà nghe thuyết phục phải trái hơn thiệt, quyết định bỏ danh hiệu Đế, quy phục nhà Hán, nhưng vẫn giữ tên "Nam Việt Vương."
Kể từ đó đến đời Hán Cảnh Đế, Triệu Đà một mực xưng thần, hàng năm cứ mùa Xuân và mùa Thu, đều đưa đoàn sứ đến Trường An triều cống hoàng đế nhà Hán, chịu mệnh lệnh làm chư hầu nhà Hán. Tuy vậy, trong đất Nam Việt, Triệu Đà vẫn lấy danh hiệu Hoàng Đế.
Năm Kiến Nguyên thứ tư đời Hán Vũ Đế (137 TCN), Nam Việt Vương Triệu Đà qua đời, sống được ước chừng hơn trăm tuổi (theo Đại Việt Sử ký Toàn thư là 121 tuổi), chôn ở Phiên Ngung (thành phố Quảng Châu ngày nay).
Triệu Đà chết đi, con cháu tiếp tục được 4 đời vua Nam Việt, cho đến năm 111 trước Công Nguyên mới bị nhà Hán chiếm.
Ảnh hưởng lịch sử
Tượng Triệu Đà tại Chính Định, Thạch Gia Trang, Hà Bắc, Trung Quốc.
Triệu Đà vốn là quan võ của nhà Tần, rồi được Tần Thủy Hoàng bổ làm Huyện Uý huyện Long Xuyên trong quận Nam Hải mà Nhâm Ngao làm Quận Uý. Triệu Đà lập nên nước Nam Việt, độc lập với nhà Tần, cai trị nước Nam Việt 67 năm, từ năm 203 trước Công nguyên tới năm 137 trước Công nguyên, rồi truyền ngôi cho cháu là Triệu Muội. Triệu Đà thực hành chính sách "hoà tập Bách Việt," nhằm đồng hoá dân Trung Nguyên và Lĩnh Nam.
Sự công nhận nhà Triệu và nước Nam Việt trong dòng chảy lịch sử Việt Nam
Nhà Triệu là một triều đại, hay một giai đoạn lịch sử gây nhiều tranh luận cho giới nghiên cứu sử học Việt Nam. Sử học Việt Nam từ trước đến nay đều có hai quan điểm trái ngược nhau:
1. Triệu Vũ Đế đánh bại An Dương Vương, sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt là chuyện nội bộ nước Việt, nhà Triệu là triều đại chính thống của Việt Nam. Nhà Triệu mất là khởi đầu thời kỳ Bắc thuộc.
2. Triệu Đà là người phương Bắc, đến từ Trung Nguyên (nay là lưu vực sông Hoàng Hà ở Trung Quốc)[16] theo lệnh Tần Thuỷ Hoàng đem di dân người Hoa Hạ xuống vùng Lĩnh Nam (là nơi cư trú của các bộ tộc Bách Việt) và được làm Huyện lệnh Long Xuyên quận Nam Hải mới khai hoá, khi nhà Tần mất thì mới tách ra cát cứ, do đó Triệu Đà là kẻ ngoại bang đến xâm lược nước Âu Lạc. An Dương Vương mất nước là mở đầu thời kỳ Bắc thuộc.
Những địa điểm gắn với Triệu Đà
Thành phố Thạch Gia Trang (石家庄) ở tỉnh Hà Bắc: huyện lỵ Chính Định ở góc nam Thạch Gia Trang là nơi sinh của Triệu Đà, thời nhà Tần có tên là huyện Chân Định quận Hằng Sơn. Thị trấn Triệu Lăng Phu (赵陵铺镇) ở góc nam quận Tân Hoa (新华区) của thành phố Thạch Gia Trang có mộ tổ Triệu Đà do Hán Võ Đế đời Tây Hán xây để vỗ về Triệu Đà, ngày nay vẫn còn bia mộ.
Huyện Long Xuyên (龙川) tỉnh Quảng Đông: thời nhà Tần là huyện Long Xuyên quận Nam Hải (南海), nơi Triệu Đà làm quan huyện 6 năm sau khi bình định Lĩnh Nam. Nguyên trị sở huyện này được đặt tên là Đà Thành Trấn (佗城镇) để kỷ niệm Triệu Đà.
Thành phố Quảng Châu tỉnh Quảng Đông: thời nhà Tần là huyện Phiên Ngung (番禺) quận Nam Hải, thủ phủ quận Nam Hải, nơi Triệu Đà làm Quận Uý 4 năm. Sau khi Tần diệt vong, Triệu Đà vẫn lấy Phiên Ngung làm thủ phủ, lập nên nước Nam Việt. Phiên Ngung cũng là nơi chôn cất Triệu Đà.
Tên đường phố, địa danh
Tên của Triệu Đà được đặt cho một đường phố nhỏ tại địa bàn khu phố 2, phường Hiệp Phú, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.[17]
Niên đại và tư liệu
Về thời gian thành lập nước Nam Việt
Những mốc năm tháng Triệu Đà lập nước Nam Việt đều không có sử sách ghi chép lại. Tư liệu ngày nay chỉ căn cứ vào cuốn "Sử Ký" của Tư Mã Thiên mà suy luận ra. Trước mắt có hai thuyết Triệu Đà lập nước Nam Việt: một thuyết cho rằng đó là năm 203 TCN [18], thuyết kia cho rằng vào năm 204 TCN [19]
Về thời gian chinh phục Âu Lạc
Như đã đề cập trong phần sự nghiệp của Triệu Đà, các nguồn tài liệu xưa không thống nhất về thời điểm nước Âu Lạc bị chinh phục. Giữa các sách cổ sử của Việt Nam (năm 208 TCN) và Sử Ký của Tư Mã Thiên (khoảng 179 TCN) chênh lệch nhau tới gần 30 năm. Không rõ các sử gia phong kiến Việt Nam căn cứ vào nguồn tư liệu nào và cũng không có sự lý giải, kết luận thỏa đáng của các sử gia đương đại đối với vấn đề này.
Các sách giáo khoa tại Việt Nam hiện nay căn cứ theo tư liệu của Sử ký để lấy năm 179 TCN. Có lẽ vì Sử ký ra đời chỉ một vài chục năm sau khi nước Nam Việt mất nên đây được coi là nguồn tài liệu đáng tin cậy hơn.
Về cái chết của Trọng Thuỷ
Trọng Thủy là con trai Triệu Đà, không được Sử ký đề cập đến. Tên Trọng Thủy chỉ được nhắc đến trong các sách sử và truyền thuyết của Việt Nam. Tuy nhiên, giữa các tài liệu này cũng có những điểm dị biệt.
Sử cũ theo cách nói của truyền thuyết về chuyện nỏ thần và việc làm rể của Trọng Thủy nhằm đánh cắp nỏ thần, quyết định việc mất còn của Âu Lạc. Đại Việt Sử ký Toàn thư chép y nguyên như truyền thuyết cho rằng sau khi chiếm được Âu Lạc, Thủy thấy vợ chết bèn chết theo. Tuy nhiên, cũng Đại Việt Sử ký Toàn thư, lại chép con Thủy là Hồ nối ngôi Triệu Đà năm 137 TCN, Hồ chết năm 124 TCN thọ 52 tuổi, tức là sinh năm 175 TCN, sau khi Thủy chết tới 33 năm! Như vậy các sử gia phong kiến đã lầm lẫn tình tiết này. Dù theo thuyết của Sử ký cho rằng Âu Lạc mất năm 179 TCN đi nữa thì khoảng cách giữa khi Thủy chết với thời gian Hồ sinh ra vẫn là 4 năm. Các nguồn tài liệu có nhắc đến Thủy (trừ Sử ký) đều nói Hồ là con Thủy nhưng không nhắc đến người con trai nào khác của Triệu Đà. Do đó, việc các nhà nghiên cứu nghi ngờ Trọng Thủy chết theo vợ là hoàn toàn có cơ sở. Có lẽ đó là lý do khiến các sách Việt Sử tiêu án và Khâm định Việt Sử thông giám cương mục (viết sau Đại Việt Sử ký Toàn thư) chỉ nhắc tới việc Thủy làm rể mà không nhắc tới việc Thủy chết theo Mỵ Châu.
Phiên Ngung (tiếng Trung: 番禺区, Hán Việt: Phiên Ngung khu) là một quận nội ô của thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Quận này trước đây là một thành phố trước khi được nhập vào thành phố Quảng Châu. Tên gọi Phiên Ngung bắt đầu từ khi Tần Thủy Hoàng chiếm Quảng Đông. Nó là tên cũ của Quảng Châu ngày nay. Phiên Ngung nằm ở trung tâm của đồng bằng châu thổ Châu Giang
Sử sách ghi chép không thống nhất về việc Triệu Đà đánh chiếm Âu Lạc, cả về cách đánh lẫn thời gian và địa lý.
Sử Ký Tư Mã Thiên ghi chép vắn tắt rằng Triệu Đà dùng tài ngoại giao và đút lót mua chuộc các thủ lĩnh Âu Lạc mà thu phục nước này vào thời điểm "sau khi Lã hậu chết" (năm 180 TCN). Các sách giáo khoa tại Việt Nam đều thống nhất lấy thời điểm ước lệ này trong Sử Ký và lấy năm ngay sau 180 TCN là 179 TCN (Xem mục về Niên đại và tư liệu ở dưới).
Lần xâm phạm đầu tiên, Triệu Đà đóng quân ở núi Tiên Du (thuộc Bắc Ninh) giao chiến với An Dương Vương bị thất bại và bỏ chạy. Triệu Đà lập mưu gả con trai là Trọng Thủy cho con gái An Dương Vương là Mỵ Châu để do thám bí mật về bố phòng quân sự của Âu Lạc để tiếp tục tiến hành âm mưu xâm lược.
Sau khi kết thông gia, An Dương Vương lập ranh giới từ Bình Giang [9] trở lên phía Bắc thuộc quyền cai trị của Triệu Đà, trở về phía Nam thuộc quyền cai trị của An Dương Vương[10].
Năm 208 TCN, Triệu Đà đánh thắng Âu Lạc của An Dương Vương, sáp nhập Âu Lạc vào quận Nam Hải, lập nước Nam Việt. Theo truyền thuyết, sau khi nghe tin Mỵ Châu bị An Dương Vương giết, Trọng Thủy nhảy xuống giếng tự vẫn để trọn tình với vợ là Mỵ Châu.
Năm 207 TCN, Triệu Đà cất quân đánh chiếm quận Quế Lâm, Tượng Quận; tự xưng "Nam Việt Vũ Vương".
Năm 206 TCN, nhà Tần diệt vong.
Nước Nam Việt bấy giờ, bao gồm từ núi Nam Lĩnh[11], phía tây đến Dạ Lang[12], phía nam đến dãy Hoành Sơn [13], phía đông đến Mân Việt[14]. Thủ đô nước Nam Việt lúc ấy là thành Phiên Ngung, là thành Quảng Châu ngày nay.
Các tài liệu nghiên cứu ngày nay cho rằng miền đất Việt Nam bay giờ nằm trong quận Tượng 象郡 của nước Nam Việt bấy giờ.
Bắc thuộc lần thứ nhứt ( 207 TCN – 40)
Nhà Triệu (207 -211 TCN)
Hai Bà Trưng (40-43) Đánh trận ở Hồ Động Đình [Động Đình hồ] lấy lại đất tổ.
Bắc Thuộc lần thứ nhì (43-541)
Khởi nghĩa Bà Triệu
Năm 19 tuổi, đáp lời người hỏi bà về việc chồng con, Bà Triệu nói:
“ Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá trường kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người![12]
Chúc các Bạn một năm mới nhiều Sức Khỏe và Phúc Lộc.
Quê Hương
Chỉ từ một bài thơ mà thành một trang sử liệu ngàn năm xưa !
NT. cám ơn bạn thơ Quê Hương thật nhiều nha
CHÚC MỪNG NĂM MỚI CÁC THÂN HỮU!
Bí mật cuộc đời bạn qua tháng sinh
Con người sinh ra ở những thời điểm khác nhau, mang những nét tính cách khác nhau, tuy nhiên, mỗi tính cách đều có những điểm thú vị riêng
Tháng Giêng
Những người sinh tháng Giêng thuộc kiểu người cứng đầu và có một trái tim sắt đá, vì thế họ là con người của tham vọng và luôn nghiêm túc trong mọi việc. Họ thích được chỉ bảo người khác cũng như là được người khác chỉ bảo. Tuy nhiên, những người sinh tháng này lại hay suy xét những sai sót hay điểm yếu của người khác, vì vậy họ cũng rất thích chỉ trích người khác.
Trong công việc, những người sinh tháng Giêng thường làm việc chăm chỉ và hiệu quả. Họ thật sự là người biết cách làm người khác vui lòng nhưng họ lại là một người trầm tính, ít nói trừ khi họ thực sự cảm thấy vui vẻ hoặc tức giận. Người của tháng Giêng cũng khá bảo thủ nữa. Họ luôn biết cách chăm sóc bản thân, ít khi bị bệnh gì nặng nhưng lại hay cảm vặt.
Ai sinh vào tháng đầu năm đều thuộc tuýp người lãng mạn, nhưng tiếc rằng họ không biết cách biểu lộ tình yêu cho lắm. Họ yêu thích trẻ con, đề cao lòng trung thành, là con người rất biết giao tiếp nhưng lại hay ghen. Còn đối với chuyện tiền bạc thì những người này vô cùng cẩn trọng.
Tháng 2
Sinh vào tháng 2, bạn có nhiều ý niệm trừu tượng và rất sắc sảo, tuy vậy bạn vẫn thích những điều thực tế. Bạn là con người thông minh và nhanh trí, có điều tính cách của bạn lại hay thay đổi. Bạn gợi cảm, quyến rũ, tính tình ôn hòa, trầm tính, hay mắc cỡ và rất khiêm nhường. Những người sinh tháng 2 cũng rất chân thật và trung thành. Hơn nữa, bạn cũng rất cả quyết, một khi đã quyết việc gì thì sẽ làm đến cùng.
Sinh ra vào tháng 2, bạn cũng rất yêu thích sự tự do, nên khi bị cấm đoán, bạn sẵn sàng trở thành một kẻ nổi loạn. Bạn cũng thích công kích người khác nữa nhưng lại quá nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Bạn hay giận dữ nhưng lại không bao giờ biểu lộ ra ngoài, không thích những thứ không cần thiết, rất muốn kết giao bạn bè nhưng lại không để cho người khác biết là bạn muốn điều đó.
Bạn ưa thách thức và rất tham vọng nên trong bạn luôn đầy ắp ước mơ và hi vọng. Bạn thích giải trí và những hoạt động sôi sục. Tâm hồn bạn lãng mạn nhưng chẳng bao giờ bạn bộc lộ.
Tháng 3
Bạn sở hữu tính cách thu hút người khác và cũng vô cùng quyến rũ. Bạn là con người của yêu thương nhưng hay mắc cỡ và bảo thủ. Bạn bí ẩn, bản tính tự nhiên của bạn là chân thành tử tế và giàu lòng trắc ẩn. Bạn thích hạnh phúc và bình yên. Đối với mọi người, bạn rất nhạy cảm. Bạn cũng thích phục vụ người khác nhưng lại thường để mình rơi vào những cơn giận dữ. Tuy nhiên, bạn là một người đáng tin cậy.
Bạn đánh giá cao lòng tốt và sự biết ơn. Bạn hay quan sát và đánh giá mọi người. Tuy là người tốt, nhưng một khi ai đó đã gây thù chuốc oán với bạn thì bạn sẵn sàng ôm giữ lòng báo thù mạnh mẽ. Ngoài ra, bạn là con người mơ mộng, nhiều ảo tưởng, thích du lịch và thích được chú ý, thích trang trí nhà cửa, thích những điều đặc biệt. Trong tình yêu, bạn hay vội vàng trong việc chọn lựa người yêu. Bạn còn là người hay u uất nữa.
Tháng 4
Sinh ra vào tháng 4, bạn là người năng động và hoạt bát. Bạn thường quyết định mọi việc nhanh chóng nhưng sau đó lại hay hối tiếc vì cái mình đã quyết định.Bạn chỉ yêu và quyến rũ trong mắt người bạn yêu mà thôi. Bạn sở hữu cái đầu với những dây thần kinh làm bằng thép và rất thích được người khác chú ý. Bạn rất biết cách cư xử, thân thiện và rất biết cách an ủi, giúp người khác giải quyết rắc rối. Bạn ưa thích phiêu lưu vì bạn là người vô cùng dũng cảm và hầu như chẳng sợ gì cả.
Bạn quan tâm đến mọi người, khéo léo và rất tử tế, tuy nhiên bạn lại để mình hơi mang nặng cảm xúc và hay giận dữ, đồng thời khá hấp tấp. Bù lại, bạn có trí nhớ tốt và thích sự di chuyển. Bạn cũng hay khích lệ người khác cũng như tự cổ vũ chính bản thân bạn trong mọi chuyện. Về sức khỏe, những người sinh tháng 4 không sở hữu cơ bắp của người khổng lồ đâu. Những cơn đau đầu và lồng ngực thường xuyên tìm đến bạn. Một điều khiến bạn thường xuyên bị ám ảnh và hãy coi đó là điểm yếu để lưu ý và khắc phục.
Tháng 5
Người sinh tháng 5 là một người cứng đầu và có trái tim sắt đá. Bạn sở hữu ý chí vô cùng mạnh mẽ và ý chí cầu tiến đáng khâm phục. Bạn có những suy nghĩ sắc bén và thường suy nghĩ theo hệ thống chứ không hề bộc phát. Tuy vậy, bạn lại là một người khó kiểm soát cơn giận dữ. Bạn cuốn hút người khác và thích người khác chú ý đến bạn nhờ vào tâm hồn sâu sắc và cách nói chuyện duyên dáng.
Nữ giới sinh tháng 5 xinh đẹp không chỉ vẻ bề ngoài mà còn đẹp cả trong tâm hồn nữa. Bạn luôn giữ vững lập trường của mình trong mọi tình huống. Khi bạn gặp chuyện khó khăn, mọi người không cần tốn nhiều công sức cũng dễ dàng an ủi bạn vì cơ bản bạn là một con người hiểu chuyện. Bạn cũng có tính mơ mộng, nhưng bù lại trong nhiều quyết định quan trọng, bạn lại vô cùng sáng suốt.
Về sức khỏe, những người sinh tháng 5 thường hay bị đau ở tai và cổ, nhưng xét về cơ bản, thể chất của bạn khá tốt. Với trí tưởng tượng phong phú, cung hoàng đạo thuộc tháng này thường có xu hướng thích văn học và hội họa.
Tháng 6
Những người sinh tháng 6 hay suy nghĩ xa xôi, dễ để trái tim bị lung lay ảnh hưởng bởi lòng tốt (đôi khi giả vờ) của người khác. Bạn sở hữu trái tim nhạy cảm, phong cách lịch sự và thói quen nói năng từ tốn; bạn có tinh thần năng động nhưng lại hay ngập ngừng không chịu quyết đoán, thường có xu hướng trì hoãn cho đến khi sự việc không vui xảy đến.
Những người sinh tháng này cũng rất kén chọn, luôn muốn thứ tốt nhất trong khả năng có thể kiểm soát. Là người nóng nảy, tuy nhiên người sinh tháng 6 thường vui tính, hài hước và rất thân thiện. Bạn cũng là người giỏi tranh luận và nói nhiều. Tuy nhiên, về cơ bản, bạn là người hay mơ mộng viển vông, thích được giao du kết bạn và thường thì không giấu diếm điều ấy với người khác, kể cả người mới quen.
Về sức khỏe, cung hoàng đạo tháng 6 hay bị dính những cơn cảm lạnh. Rất dễ tổn thương, và một khi đã bị như vậy, người sinh tháng 6 thường phải mất nhiều thời gian để chữa lành vết thương lòng. Điểm không tốt ở bạn là “cả thèm chóng chán.
Tháng 7
Sinh ra vào tháng 7, bạn luôn đem không khí vui vẻ cho mọi người xung quanh. Nhưng khi có cảm giác căng thẳng bạn lại là người im lặng đến khó đoán. Vì thế, bạn được xếp vào tuýp người sống nội tâm, bạn thường thích ở một mình với sự yên tĩnh, ít khi bạn thích đi đâu, cũng như không thích kết bạn mới. Bạn có lòng tự tôn rất lớn và bạn được nhiều người biết đến. Bạn là người chân thật và rất dễ để an ủi.
Bạn cũng biết quan tâm đến cảm xúc của mọi người, luôn cư xử tế nhị, thân thiện, hóm hỉnh và vui tính nên mọi người xung quanh cảm thấy bạn rất dễ gần. Bạn thường không mang hận thù dù ai đó có làm điều gì sai trái với bạn, nhưng tha thứ không có nghĩa là bạn đã quên. Mặc dù có lòng vị tha cao cả, nhưng bạn cũng rất cảnh giác và sắc sảo.
Bạn đối xử rất công bằng với mọi người và không bao giờ đánh giá người khác vội vã, mà luôn quan sát trước khi đưa ra kết luận cuối cùng. Với bạn bè, những người sinh tháng 7 là người bạn trung thực và chân thành.
Tháng 8
Những người sinh vào tháng 8 là những người hay thích đùa. Họ khéo léo trong cách cư xử và biết quan tâm tới người khác, rất nhiều người quý mến họ bởi tính cách đáng quý này. Ngoài ra, họ còn nổi tiếng với tài năng nghệ thuật, âm nhạc. Sinh ra vào những ngày thu, nên tính cách của họ cũng rất lãng mạn, nhạy cảm và nhiều mơ ước. Những người sinh ra vào thời điểm này còn có khả năng suy nghĩ rất phi thường, họ dũng cảm, cứng rắn, có tư tưởng độc lập, có khí chất lãnh đạo và không dễ bị chùn bước trước khó khăn nào.
Bên cạnh đó, họ cũng là người biết cách an ủi người khác. Họ có lòng tự tôn cao và thèm khát những lời tán thưởng. Khi đang ghen hay khi bị ai đó chọc tức, những người này sẽ trở nên đáng sợ lắm đấy. Họ thích quan sát mọi thứ, cẩn thận và hay cân nhắc nhưng hay quyết định vội vàng đến khó hiểu. Về sức khỏe, thể chất của những người sinh vào giữa mùa thu không được tốt lắm, phải học cách thư giãn mới có thể sống khỏe được.
Tháng 9
Sinh ra vào giữa mùa thu, bạn tế nhị và biết cách thỏa hiệp. Bạn cẩn thận và có đầu óc tổ chức. Thích chỉ ra khiếm khuyết của người khác cũng như là chỉ trích mọi người, tuy vậy bạn nên biết kiềm chế trước những lời chỉ trích của mình. Bạn điềm tĩnh, tốt bụng và giàu lòng vị tha. Bạn trung thành nhưng không phải lúc nào bạn cũng là người chân thật. Bạn cũng thích quan tâm tiểu tiết bởi bạn muốn tìm ra sự thú vị của mọi thứ, chính vì vậy mà bạn cũng rất kén chọn trong việc tìm ra một nửa của mình.
Bạn nói ít nhưng lại là người biết nói chuyện và rất dễ thu hút người khác. Sinh ra vào tháng 9, bạn cũng dễ nảy sinh tham vọng trong mọi việc, thích tìm tòi và khám phá, tỉ mỉ trong công việc. Tính cách của bạn dễ hiểu và khá là vui tính. Bạn thích du lịch và tham gia vào các hoat động. Đôi khi năng nổ là vậy, nhưng bạn lại có xu hướng giấu đi mọi cảm xúc.
Tháng 10
Những người sinh vào tháng 10 thích tán gẫu, thích là trung tâm của sự chú ý. Cũng vì thế mà họ có bề ngoài thu hút và tính cách của họ cũng thu hút như chính vẻ ngoài của mình vậy. Đôi khi, họ thích nói dối nhưng lại không biết che dấu điều đó. Với họ, bạn bè rất quan trọng, vì thế họ thích giao du kết bạn. Tình cảm của họ là yêu, ghét rõ ràng, họ chỉ yêu quý những người yêu quý mình và không quan tâm đến người khác nghĩ gì.
Những người sinh ra vào thời điểm giao mùa này cũng dễ bị tổn thương, nhưng họ không cần nhiều thời gian để chữa lành mọi thứ. Họ là người hay mơ mộng và kén chọn. Họ khá nồng nhiệt nhưng vẫn là một người dứt khoát, công bằng và sáng suốt. Họ có niềm đam mê với du lịch, nghệ thuật và văn học. Họ hay động lòng và cũng hay ghen và dễ tực giận. Với tính cách năng động, họ luôn thích ở ngoài hơn là ở nhà. Điểm yếu của những người sinh vào tháng này là hay bị ảnh hưởng bởi người khác và hay mất tự tin.
Tháng 11
Những ai sinh ra vào tháng 11 là con người của những ý tưởng và khó đoán. Bạn lúc nào cũng có suy nghĩ hướng về phía trước. Bạn độc đáo và thông minh, sáng suốt trong mọi việc, có nhiều ý tưởng phức tạp nhưng suy nghĩ của bạn rất sắc sảo. Bạn có thể trở thành một bác sĩ giỏi, tính tình năng động nhưng bạn là con người của sự bí ẩn. Sinh ra trong tháng này, bạn khá tò mò và giỏi đào bới bí mật của người khác lắm, đầu óc bạn lúc nào cũng tràn đầy những ý tưởng.
Bạn rất dũng cảm và tử tế, cương quyết, kiên nhẫn, và cả chăm chỉ nữa. Có lẽ vì thế mà bạn không bao giờ chịu bỏ cuộc dù trong hoàn cảnh nào. Bạn luôn tin rằng “có chí thì nên”. Không chỉ có vậy, bạn cũng là con người bướng bỉnh và sắc đá. Bạn thích ở một mình, luôn có những suy nghĩ khác người, khó ai mà xoay chuyển được bạn một khi bạn đã quyết định. Người sinh vào tháng 11 có một tính tình sắc sảo và nhiều hoài bão và bạn đặc biệt lại không thích những lời khen ngợi. Bạn giàu cảm xúc vì thế mà tình yêu của bạn rất sâu nặng.
Tháng 12
Sinh vào vào tháng cuối năm, bạn là người trung thành và tử tế. Nếu là con gái thì bạn là người rất quyến rũ. Bạn cũng có tham vọng nhưng lại hay bị ảnh hưởng bởi số đông. Bạn suy nghĩ logic, thích hòa mình vào cộng đồng, thích được ngợi khen, được chú ý và được yêu.
Trong các mối quan hệ, bạn rất chân thành, thật lòng và không giả dối, bạn không đặt nặng cái tôi của mình nhưng tính tình của bạn lại sớm nắng chiều mưa. Với tính cách vui vẻ, trẻ trung, bạn ghét bị quản thúc, bạn có năng khiếu hài hước nên hay thích làm trò đùa, mang lại niềm vui cho người khác. Điểm nổi bật trong tính cách của những người này là thiếu kiên nhẫn và hay vội vàng.
Nhân bạn Quê Hương đề cập tới chữ KHÚC trong ngôn ngữ nói của người miền Nam, tui có một ý nôm na như vầy:
Tiếng bình dân người miền Nam có hai nghĩa về chữ Khúc:
1. Khúc cây, khúc củi, khúc mía (để chỉ một đoạn ngắn nhưng toàn phần)
2. Nó đâm vô một khúc (để chỉ một đoạn ngắn thôi. Nếu đâm toàn phần thì người ta kêu là đâm lút cán)
Post a Comment