NS ơi, Quỳnh Hương được mệnh danh là Nữ Hoàng một đêm, mình có kềm hoa nở từ từ cũng không xong . Nhờ Phim -Ảnh nét đẹp được lưu lại thành ra muốn ngắm lúc nào thì ngắm. Trong khuôn khổ Trang thơ thấy hình nhỏ như vậy nhưng NS click vào hình thì nó sẽ tự động enlarge ra lớn hơn nhiều. Vườn nhà sau của SM nhỏ xíu nhưng gia chủ tham lam trồng nhiều Hồng, năm ngoái ngoài Cúc Đại đóa Vàng, Đỏ da Đồng thì đã trồng thêm Cúc tím, khoảng một tuần hay mười ngày nữa là ba loại nở rộ. SM lại đa đoan tới nhà người ta chụp hình hoa Quỳnh đẹp, về nhà ngẩn ngơ tìm cách trồng thêm Quỳnh, chưa biết nên chuyện hay không mặc dù Lá non đã trổ. Nói nhỏ với QH là chưa có Quỳnh Vàng, nếu không mua được ở đây thì ủng hộ vài lá nghe.
OK không có gì trở ngại. Khi nào cần thì cho biết ..QH có Quỳnh trắng, vàng và đỏ thẳm..
...Hoa Quỳnh là một trong những loài cây chiếm lĩnh sa mạc, được mệnh danh là “Nữ Hoàng Cuả Bóng Đêm” - thành viên trong họ xương rồng. Bình thường nhìn chúng chỉ tương tự như một bụi cây héo rũ quanh năm. Hoa Quỳnh rất hiếm khi được nhìn thấy cũng sự xuất hiện vô cùng kín đáo và ngắn ngủi. Vào một đêm giưã muà hè, hoa Quỳnh khoe sắc trong màn đêm huyền ảo, trang nhã mà vô cùng sắc xảo, làm tràn ngập hương hoa cả một khoảng không gian, để rồi sau đó khép lại mãi mãi dưới những tia nắng đầu tiên xuất hiện.
Cây quỳnh (Epiphyllum) nguyên gốc từ tiếng Hy Lạp, gồm chữ Epi là "trên" và phyllum là "lá"; như vậy epiphyllum là "trên lá"; hoa, trái và hạt, cành của cây quỳnh đều bắt đầu ngay ở lá. Tuy nhiên gọi là lá cũng không đúng vì quỳnh chỉ có cành, và cành biến thể trông giống như lá vậy. Cây quỳnh nguyên thuỷ chính là cây dại mọc bám vào các thân cây ở các khu rừng nhiệt đới tại vùng Trung và Nam Mỹ. (Quỳnh sống cộng sinh chứ không phải sống ký sinh) . Vùng sinh sống Sonoran, sa mạc Chihuahuan, miền Nam sông Arizona, bang Texas và Mexico.
Đặc tính
Mọc hoang dã trên sa mạc và ở những lớp đất bồi giưã độ cao 600 và 1150 m, ưa bóng râm cuả sa mạc. Hoa Quỳnh thuộc họ Xương Rồng Cactaceae , nhóm Epiphyllum Hoa Quỳnh tên tiếng Anh là Night Blooming Cactus.
Ngoài Quỳnh Việt Nam chỉ có sắc trắng với tên khoa học Epiphyllum oxypetallum,
còn có - Quỳnh đỏ Epiphyllum Ackermannii - Quỳnh Epiphyllum Hybrids là kết quả của quá trình lai tạo, cấy ghép từ Quỳnh nguyên thuỷ với các loài Xương Rồng khác như Selenecereus , Hylocereus , Heliocereus , Nopalxochia ...tạo ra những loại hoa Quỳnh có rất nhiều màu : hồng , da cam , tím , vàng ...với kích thước hoa rất thay đổi.
Nhìn cây hoa quỳnh người ta khó phân biệt đâu là lá, đâu là thân bởi cây có bộ phận thân giống như phiến lá, bản rộng, dẹp, màu xanh và có gân ở giữạ. Hoa mọc ở kẽ những vết khía của thân (phần dẹp và rộng bản).
...Theo quyển "Epiphyllum" của tác giả người Đức Marga Leue thì hoa Quỳnh được các thủy thủ người châu Âu khám phá lần đầu tiên tại nam Mỹ cách nay 250 năm, thế nhưng mãi đến một thế kỷ sau đó hoa Quỳnh mới được biết nhiều tại Anh rồi sau đó lan tràn sang Pháp, Đức và toàn Châu Âu. Đến thập niên 1920 hoa Quỳnh mới sang tới Mỹ và nơi đây trở thành lò sản xuất hoa quỳnh lai giống (hybrid) hàng đầu thế giới.(trong tất cả các bài sau này cuả Muggle từ Hybrid dùng cho tất cả các loại cây hoa lai giống không thuần chủng) Phần lớn cây quỳnh thường thấy ngày nay là quỳnh hybrid, tiến triển qua nhiều năm ghép phấn của các loại hoa quỳnh.
Cây quỳnh trong tự nhiên mọc trên thân cây khác, sống nhờ chất đất mùn ở vỏ cây, chứ không hút nhựa của các loại cây này. Tuy sống tự nhiên trong các vùng khí hậu nóng và độ ẩm rất cao, rễ cây không hề bị thối rửa do cấu trúc rễ không bị ứ đọng nước và thân cây thường được các tàn lá cây chủ cản bớt sức nóng trực tiếp từ ánh nắng mặt trời. Vì vậy khi trồng quỳnh, người ta phải đưa vào chỗ mát với ánh sáng gián tiếp cho cây có điều kiện sống như trong thiên nhiên. Hoa Quỳnh không khó tính lắm đâu. Không cần trồng hoa trong nhà kiếng (greenhouse), chỉ cần mái che mưa nắng, sương gió và khí lạnh với đất trong chậu phải xốp và thoát nước là đủ để cây phát triển được. Quỳnh sống dai trong môi trường tự nhiên và chịu khô hạn rất tốt. Ngay cả có bỏ bê thì quỳnh vẫn sống tuy nhiên cây không ra hoa. Do đó, Quỳnh cần được chăm bón thường xuyên để cho hoa và mang lại tuổi thọ lâu dài cho cây. Lưu ý rằng Quỳnh không sống được trong môi trường quá nhiều nước. Hiện nay người ta ưa chuộng loại quỳnh hybrid vì màu sắc rất phong phú (ngoại trừ màu xanh dương) và hoa có thể nở được trong vòng vài ba ngày thay vì chỉ vài tiếng đồng hồ như quỳnh Việt Nam. Theo hội "Hoa Quỳnh Hoa Kỳ", hội Quỳnh hương lớn nhất của Mỹ có trụ sở tại Monrovia gần Los Angeles, thì hiện nay có khoảng hơn 10,000 loại hybrid có đăng ký bản quyền và có tên gọi riêng. Quỳnh lai giống (Quỳnh hybrids) thường có tên gọi là Epiphyllum ghép với một từ khác không có gốc La tinh như epiphyllum Saigon, epiphyllum Madonna...
Động lòng ,vì nhớ cảnh nhớ người... Ngày xưa xa xôi ấy...một đêm khoảng 10giờ...trong ngôi nhà nghèo nàn gần trường THBMT, BA của NS đã mời vài vị GS tới uống trà và thưởng thức HOA QUỲNH NỞ ...hồi đó chỉ thấy hay hay ,chứ không để ý lắm , BA NS giải thích ...HOA QUỲNH NỞ TỪ TỪ...như NGƯỜI ĐÀN BÀ ĐANG CHUYỂN BỤNG SINH EM BÉ...,mình nghe có hơi mắc cở! Vì vậy khi nào thấy HOAQUỲNH là NS nhớ ....
Năm tôi 17 tuổi nhà còn ở Banmêthuột, Ba tôi có trồng một chậu hoa Quỳnh nho nhỏ để ở lan can trên lầu. Chao ơi! Lúc nó bắt đầu trổ nụ, tôi háo hức thức chờ hoa nở cùng Ba tôi. Ông rất thích vì theo quan niệm của người Việt Nam, trồng hoa Quỳnh mà nở được sẽ gặp nhiều may mắn. Mãi thật khuya nàng mới bung những cánh trắng muốt mảnh mai ra. Chắc cũng khoảng 12 giờ khuya hoa mới nở mãn khai. Trong nhà đã đi ngủ hết, chỉ còn hai cha con ngồi thưởng hoa. Tôi thích nhất là nhụy hoa ló ra hình như chiếc thuyền rồng, dùng đèn pin soi vào thấy thích lắm! Bèn lấy viết chì ra vẽ lại hoa, nhưng toàn là cánh mỏng nên khó vẽ thiệt. Rốt cuộc thì bức họa không thành vì tôi vẽ...dở ẹt! Phần thì vì buồn ngủ quá. Hoa chỉ nở có một đêm, sáng mai là đã héo tàn. Chính vì sự hiện diện của nàng mỏng manh như thế nên gây cho tôi một cảm xúc trong lòng thiệt khó tả.
Và đó là lần duy nhất tôi được nhìn thấy hoa Quỳnh nở trước mắt. Rồi có lẽ sẽ không còn thấy lại lần thứ hai nữa đâu bởi có lẽ nàng là loài hoa khó tánh và mất một thời gian khá lâu từ khi trồng đến lúc nở hoa, nhưng cuộc sống bản thân đầy biến động nên khó được an nhiên mà chờ ngắm...hoa Quỳnh nở.
Sáng nay thứ bảy nắng đẹp và êm ả, không có tiếng đồng hồ báo thức, SM cứ ngủ vùi cho đả giấc. Nhân đọc lại một câu chuyện ngụ ngôn thú vị bàn về HẠNH PHÚC dẫu lạc đề với chuyện Hoa Quỳnh, SM cũng muốn chia sẻ ở đây với mọi người.
CON CHIM TRONG BÀN TAY
Người Ba Tư có kể câu chuyện ngụ ngôn như sau: Ngày xưa, tại quảng trường của một thành phố nọ, có một nhà hiền triết xuất hiện và tuyên bố giải đáp được tất cả mọi thắc mắc của bất cứ ai đến vấn kế. Một hôm, giữa đám người đang say mê lắng nghe nhà hiền triết, có một mục tử từ trên núi cao đến. Nghe tiếng đồn về sự thông thái và khôn ngoan của nhà hiền triết, anh muốn chứng kiến tận mắt, nghe tận tai và nhất là để hạ nhục nhà hiền triết giữa đám đông. Anh tiến đến gần nhà hiền triết, trong tay bóp chặt một con chim nhỏ. Anh đặt câu hỏi như sau: "Thưa ngài, trong tay tôi có cầm một con chim. Ngài là bậc thông thái biết được mọi sự. Xin ngài nói cho tôi biết con chim tôi đang cầm trong tay sống hay chết?". Nhà hiền triết biết đây là một cái bẫy mà người mục tử tinh ranh đang giăng ra. Nếu ông bảo rằng con chim đang còn sống, thì tức khắc người mục tử sẽ bóp cho nó chết trước khi mở bàn tay ra. Còn nếu ông bảo rằng con chim đã chết thì lập tức con người khôn manh ấy sẽ mở bàn tay ra và con chim sẽ bay đi. Sau một hồi thinh lặng, trước sự chờ đợi hồi hộp của đám đông, nhà hiền triết mới trả lời như sau: "Con chim mà ngươi đang cầm trong tay ấy sống hay chết là tùy ở ngươi. Nếu ngươi muốn cho nó sống thì nó sống, nếu ngươi muốn cho nó chết thì nó chết". Ai trong chúng ta cũng khao khát hạnh phúc. Ai trong chúng ta cũng mong ước được cuộc sống an bình, vui tươi. Nhưng lắm khi chúng ta chạy theo chiếc bóng mờ ảo của hạnh phúc hơn là hưởng nếm hương vị chính hạnh phúc đang trong tầm tay của chúng ta. Hạnh phúc ấy còn hay mất tùy ở mỗi người chúng ta, tùy sự hiểu biết và cách cư xử trong cuộc sống hàng ngày với tất cả mọi người chung quanh. Chúng ta được hạnh phúc, chúng ta được an bình hay không là do chính chúng ta quyết định, không do bất cứ ai, bất cứ thánh thần thiên địa nào ban cho. - Tại sao vậy? - Bởi vì, nếu thực có đấng nào đó có quyền năng ban phước cho - tại sao không ban cho ai khác, lại ban cho mình. Mình có xứng đáng được hưởng hơn người khác chăng? Suy nghĩ ban phước cho chính mình như vậy, chỉ vì cái bản ngã, ích kỷ, không vị tha, làm sao có được hạnh phúc? Hạnh phúc đích thực của chúng ta, niềm vui đích thực của chúng ta chính là chúng ta quên mình vì người, cứu đời giúp người, dù cho hoàn cảnh thế nào vẫn cảm thấy an bình, hạnh phúc. Ý thức được sự xả kỷ vị tha, quên mình vì người trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta sẽ có được niềm vui hạnh phúc đích thực do chính mình quyết định, chính mình làm chủ, không làm nô lệ.
Hoa quỳnh , hoa cúc đều đẹp hết. Chúc mừng kỹ thuật chụp ảnh của bạn nhé! Ngày xưa, nhà cx ba cũng trồng hoa Quỳnh, nhưng không bao giờ trồng trước nhà, cx có hỏi nhưng ba cx chỉ trả lời là : nhà đông con gái không trồng Quỳnh trước nhà được. Hỏi tại sao thì ba ầm ừ cho qua , nên đến bây giờ cx vẫn còn thắc mắc...
10 comments:
HOA QUỲNH ĐẸP QUÁ ,TRANG CHỦ NÊN CHO HQ NỞ TỪ TỪ ...ĐỂ THƯỞNG THỨC !
NS ơi, Quỳnh Hương được mệnh danh là Nữ Hoàng một đêm, mình có kềm hoa nở từ từ cũng không xong . Nhờ Phim -Ảnh nét đẹp được lưu lại thành ra muốn ngắm lúc nào thì ngắm. Trong khuôn khổ Trang thơ thấy hình nhỏ như vậy nhưng NS click vào hình thì nó sẽ tự động enlarge ra lớn hơn nhiều. Vườn nhà sau của SM nhỏ xíu nhưng gia chủ tham lam trồng nhiều Hồng, năm ngoái ngoài Cúc Đại đóa Vàng, Đỏ da Đồng thì đã trồng thêm Cúc tím, khoảng một tuần hay mười ngày nữa là ba loại nở rộ. SM lại đa đoan tới nhà người ta chụp hình hoa Quỳnh đẹp, về nhà ngẩn ngơ tìm cách trồng thêm Quỳnh, chưa biết nên chuyện hay không mặc dù Lá non đã trổ. Nói nhỏ với QH là chưa có Quỳnh Vàng, nếu không mua được ở đây thì ủng hộ vài lá nghe.
OK không có gì trở ngại.
Khi nào cần thì cho biết ..QH có Quỳnh trắng, vàng và đỏ thẳm..
...Hoa Quỳnh là một trong những loài cây chiếm lĩnh sa mạc, được mệnh danh là “Nữ Hoàng Cuả Bóng Đêm” - thành viên trong họ xương rồng. Bình thường nhìn chúng chỉ tương tự như một bụi cây héo rũ quanh năm. Hoa Quỳnh rất hiếm khi được nhìn thấy cũng sự xuất hiện vô cùng kín đáo và ngắn ngủi. Vào một đêm giưã muà hè, hoa Quỳnh khoe sắc trong màn đêm huyền ảo, trang nhã mà vô cùng sắc xảo, làm tràn ngập hương hoa cả một khoảng không gian, để rồi sau đó khép lại mãi mãi dưới những tia nắng đầu tiên xuất hiện.
Cây quỳnh (Epiphyllum) nguyên gốc từ tiếng Hy Lạp, gồm chữ Epi là "trên" và phyllum là "lá"; như vậy epiphyllum là "trên lá"; hoa, trái và hạt, cành của cây quỳnh đều bắt đầu ngay ở lá. Tuy nhiên gọi là lá cũng không đúng vì quỳnh chỉ có cành, và cành biến thể trông giống như lá vậy. Cây quỳnh nguyên thuỷ chính là cây dại mọc bám vào các thân cây ở các khu rừng nhiệt đới tại vùng Trung và Nam Mỹ. (Quỳnh sống cộng sinh chứ không phải sống ký sinh)
.
Vùng sinh sống
Sonoran, sa mạc Chihuahuan, miền Nam sông Arizona, bang Texas và Mexico.
Đặc tính
Mọc hoang dã trên sa mạc và ở những lớp đất bồi giưã độ cao 600 và 1150 m, ưa bóng râm cuả sa mạc.
Hoa Quỳnh thuộc họ Xương Rồng Cactaceae , nhóm Epiphyllum
Hoa Quỳnh tên tiếng Anh là Night Blooming Cactus.
Ngoài Quỳnh Việt Nam chỉ có sắc trắng với tên khoa học Epiphyllum oxypetallum,
còn có
- Quỳnh đỏ Epiphyllum Ackermannii
- Quỳnh Epiphyllum Hybrids là kết quả của quá trình lai tạo, cấy ghép từ Quỳnh nguyên thuỷ với các loài Xương Rồng khác như Selenecereus , Hylocereus , Heliocereus , Nopalxochia ...tạo ra những loại hoa Quỳnh có rất nhiều màu : hồng , da cam , tím , vàng ...với kích thước hoa rất thay đổi.
Nhìn cây hoa quỳnh người ta khó phân biệt đâu là lá, đâu là thân bởi cây có bộ phận thân giống như phiến lá, bản rộng, dẹp, màu xanh và có gân ở giữạ. Hoa mọc ở kẽ những vết khía của thân (phần dẹp và rộng bản).
...
...Theo quyển "Epiphyllum" của tác giả người Đức Marga Leue thì hoa Quỳnh được các thủy thủ người châu Âu khám phá lần đầu tiên tại nam Mỹ cách nay 250 năm, thế nhưng mãi đến một thế kỷ sau đó hoa Quỳnh mới được biết nhiều tại Anh rồi sau đó lan tràn sang Pháp, Đức và toàn Châu Âu. Đến thập niên 1920 hoa Quỳnh mới sang tới Mỹ và nơi đây trở thành lò sản xuất hoa quỳnh lai giống (hybrid) hàng đầu thế giới.(trong tất cả các bài sau này cuả Muggle từ Hybrid dùng cho tất cả các loại cây hoa lai giống không thuần chủng)
Phần lớn cây quỳnh thường thấy ngày nay là quỳnh hybrid, tiến triển qua nhiều năm ghép phấn của các loại hoa quỳnh.
Cây quỳnh trong tự nhiên mọc trên thân cây khác, sống nhờ chất đất mùn ở vỏ cây, chứ không hút nhựa của các loại cây này. Tuy sống tự nhiên trong các vùng khí hậu nóng và độ ẩm rất cao, rễ cây không hề bị thối rửa do cấu trúc rễ không bị ứ đọng nước và thân cây thường được các tàn lá cây chủ cản bớt sức nóng trực tiếp từ ánh nắng mặt trời. Vì vậy khi trồng quỳnh, người ta phải đưa vào chỗ mát với ánh sáng gián tiếp cho cây có điều kiện sống như trong thiên nhiên.
Hoa Quỳnh không khó tính lắm đâu. Không cần trồng hoa trong nhà kiếng (greenhouse), chỉ cần mái che mưa nắng, sương gió và khí lạnh với đất trong chậu phải xốp và thoát nước là đủ để cây phát triển được. Quỳnh sống dai trong môi trường tự nhiên và chịu khô hạn rất tốt. Ngay cả có bỏ bê thì quỳnh vẫn sống tuy nhiên cây không ra hoa. Do đó, Quỳnh cần được chăm bón thường xuyên để cho hoa và mang lại tuổi thọ lâu dài cho cây. Lưu ý rằng Quỳnh không sống được trong môi trường quá nhiều nước.
Hiện nay người ta ưa chuộng loại quỳnh hybrid vì màu sắc rất phong phú (ngoại trừ màu xanh dương) và hoa có thể nở được trong vòng vài ba ngày thay vì chỉ vài tiếng đồng hồ như quỳnh Việt Nam.
Theo hội "Hoa Quỳnh Hoa Kỳ", hội Quỳnh hương lớn nhất của Mỹ có trụ sở tại Monrovia gần Los Angeles, thì hiện nay có khoảng hơn 10,000 loại hybrid có đăng ký bản quyền và có tên gọi riêng. Quỳnh lai giống (Quỳnh hybrids) thường có tên gọi là Epiphyllum ghép với một từ khác không có gốc La tinh như epiphyllum Saigon, epiphyllum Madonna...
Trang Web của Hội Hoa Quỳnh Hoa Kỳ:
Hội hoa Quỳnh Hoa Kỳ .
Động lòng ,vì nhớ cảnh nhớ người...
Ngày xưa xa xôi ấy...một đêm khoảng 10giờ...trong ngôi nhà nghèo nàn gần trường THBMT, BA của NS đã mời vài vị GS tới uống trà và thưởng thức HOA QUỲNH NỞ ...hồi đó chỉ thấy hay hay ,chứ không để ý lắm , BA NS giải thích ...HOA QUỲNH NỞ TỪ TỪ...như NGƯỜI ĐÀN BÀ ĐANG CHUYỂN BỤNG SINH EM BÉ...,mình nghe có hơi mắc cở!
Vì vậy khi nào thấy HOAQUỲNH là NS nhớ ....
Năm tôi 17 tuổi nhà còn ở Banmêthuột, Ba tôi có trồng một chậu hoa Quỳnh nho nhỏ để ở lan can trên lầu. Chao ơi! Lúc nó bắt đầu trổ nụ, tôi háo hức thức chờ hoa nở cùng Ba tôi. Ông rất thích vì theo quan niệm của người Việt Nam, trồng hoa Quỳnh mà nở được sẽ gặp nhiều may mắn. Mãi thật khuya nàng mới bung những cánh trắng muốt mảnh mai ra. Chắc cũng khoảng 12 giờ khuya hoa mới nở mãn khai. Trong nhà đã đi ngủ hết, chỉ còn hai cha con ngồi thưởng hoa. Tôi thích nhất là nhụy hoa ló ra hình như chiếc thuyền rồng, dùng đèn pin soi vào thấy thích lắm! Bèn lấy viết chì ra vẽ lại hoa, nhưng toàn là cánh mỏng nên khó vẽ thiệt. Rốt cuộc thì bức họa không thành vì tôi vẽ...dở ẹt! Phần thì vì buồn ngủ quá.
Hoa chỉ nở có một đêm, sáng mai là đã héo tàn.
Chính vì sự hiện diện của nàng mỏng manh như thế nên gây cho tôi một cảm xúc trong lòng thiệt khó tả.
Và đó là lần duy nhất tôi được nhìn thấy hoa Quỳnh nở trước mắt. Rồi có lẽ sẽ không còn thấy lại lần thứ hai nữa đâu bởi có lẽ nàng là loài hoa khó tánh và mất một thời gian khá lâu từ khi trồng đến lúc nở hoa, nhưng cuộc sống bản thân đầy biến động nên khó được an nhiên mà chờ ngắm...hoa Quỳnh nở.
Sáng nay thứ bảy nắng đẹp và êm ả, không có tiếng đồng hồ báo thức, SM cứ ngủ vùi cho đả giấc. Nhân đọc lại một câu chuyện ngụ ngôn thú vị bàn về HẠNH PHÚC dẫu lạc đề với chuyện Hoa Quỳnh, SM cũng muốn chia sẻ ở đây với mọi người.
CON CHIM TRONG BÀN TAY
Người Ba Tư có kể câu chuyện ngụ ngôn như sau:
Ngày xưa, tại quảng trường của một thành phố nọ, có một nhà hiền triết xuất hiện
và tuyên bố giải đáp được tất cả mọi thắc mắc của bất cứ ai đến vấn kế.
Một hôm, giữa đám người đang say mê lắng nghe nhà hiền triết, có một mục tử
từ trên núi cao đến. Nghe tiếng đồn về sự thông thái và khôn ngoan của nhà hiền triết, anh muốn chứng kiến tận mắt, nghe tận tai và nhất là để hạ nhục nhà hiền triết giữa đám đông.
Anh tiến đến gần nhà hiền triết, trong tay bóp chặt một con chim nhỏ. Anh đặt câu hỏi như sau: "Thưa ngài, trong tay tôi có cầm một con chim. Ngài là bậc thông thái biết được mọi sự. Xin ngài nói cho tôi biết con chim tôi đang cầm trong tay sống hay chết?".
Nhà hiền triết biết đây là một cái bẫy mà người mục tử tinh ranh đang giăng ra.
Nếu ông bảo rằng con chim đang còn sống, thì tức khắc người mục tử sẽ bóp cho nó chết trước khi mở bàn tay ra. Còn nếu ông bảo rằng con chim đã chết thì lập tức con người khôn manh ấy sẽ mở bàn tay ra và con chim sẽ bay đi.
Sau một hồi thinh lặng, trước sự chờ đợi hồi hộp của đám đông, nhà hiền triết mới trả lời như sau: "Con chim mà ngươi đang cầm trong tay ấy sống hay chết là tùy ở ngươi. Nếu ngươi muốn cho nó sống thì nó sống, nếu ngươi muốn cho nó chết thì nó chết".
Ai trong chúng ta cũng khao khát hạnh phúc. Ai trong chúng ta cũng mong ước được cuộc sống an bình, vui tươi. Nhưng lắm khi chúng ta chạy theo chiếc bóng mờ ảo của hạnh phúc hơn là hưởng nếm hương vị chính hạnh phúc đang trong tầm tay của chúng ta.
Hạnh phúc ấy còn hay mất tùy ở mỗi người chúng ta, tùy sự hiểu biết và cách cư xử trong cuộc sống hàng ngày với tất cả mọi người chung quanh.
Chúng ta được hạnh phúc, chúng ta được an bình hay không là do chính chúng ta quyết định, không do bất cứ ai, bất cứ thánh thần thiên địa nào ban cho.
- Tại sao vậy?
- Bởi vì, nếu thực có đấng nào đó có quyền năng ban phước cho - tại sao không ban cho ai khác, lại ban cho mình. Mình có xứng đáng được hưởng hơn người khác chăng? Suy nghĩ ban phước cho chính mình như vậy, chỉ vì cái bản ngã, ích kỷ, không vị tha, làm sao có được hạnh phúc?
Hạnh phúc đích thực của chúng ta, niềm vui đích thực của chúng ta chính là chúng ta quên mình vì người, cứu đời giúp người, dù cho hoàn cảnh thế nào vẫn cảm thấy an bình, hạnh phúc.
Ý thức được sự xả kỷ vị tha, quên mình vì người trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta sẽ có được niềm vui hạnh phúc đích thực do chính mình quyết định, chính mình làm chủ, không làm nô lệ.
Sưu tầm
Hoa quỳnh , hoa cúc đều đẹp hết. Chúc mừng kỹ thuật chụp ảnh của bạn nhé!
Ngày xưa, nhà cx ba cũng trồng hoa Quỳnh, nhưng không bao giờ trồng trước nhà, cx có hỏi nhưng ba cx chỉ trả lời là : nhà đông con gái không trồng Quỳnh trước nhà được. Hỏi tại sao thì ba ầm ừ cho qua , nên đến bây giờ cx vẫn còn thắc mắc...
Testing.
Quỳnh-Hương. Guitar Vo-Thường
Quynh Huong.
Quỳnh Hương
Trịnh Công Sơn.
Ta mang cho em một đóa quỳnh
Quỳnh thơm hay môi em thơm
Em mang cho ta một chút tình
Miệng cười khúc khích trên lưng
Đêm này đêm
Buồn bã với những môi hôn
Trong vườn trăng
Vừa khép những đóa mong manh
Ta mang cho em một chút buồn
Vì ta như sông lênh đênh
Môi em cho ta một cánh hồng
Lụa là phút ấy chưa quên
Thôi chào em
Về giữa phố xá thênh thang
Không gì vui
Thì hãy gắng nhớ đôi lần
http://www.youtube.com/watch?v=62ac7SeMamQ&hd=1
Quỳnh Hương - Khánh Ly trình diễn tại Nhật
Quỳnh Hương - Khánh Ly trình diễn tại Nhật .
Post a Comment