Nói không quá lời, vừa mở Trang Thơ ra là tôi sửng sốt kêu lên: “tấm hình minh họa đẹp quá!”.
Nó sống động đến nỗi dường như những cánh hoa tím ngát ấy đang đong đưa trong nắng ngay sát cạnh mình, tôi có thể chồm người lên mà đưa tay ra ngắt một cái hoa rồi nâng niu mà bỏ trong túi...cho vui! Không cần phải nhắm mắt làm gì. Nhìn chúng tôi đã mường tượng lại khung cảnh ngày cũ, buổi sớm mai vừa xuống xe bèn ghé quán cà phê có hàng bằng lăng ngồi một mình uống ly cà phê đầu ngày đợi nắng sớm. Những tia nắng ban mai soi qua cánh hoa mỏng làm chúng dường như trở nên trong suốt một màu tím dịu dàng như móng tay có bôi sơn của người thiếu nữ. Đẹp và mỏng manh lắm! Nhưng khi chúng được sử dụng vào mục đích trút giận thì chẳng dịu dàng đâu nhé. Đau thấu trời luôn!
Theo thiển ý, bài thơ được tôn thêm giá trị nhờ hình minh họa đẹp.
Ậy! Tui có một thói quen xấu là hễ thấy hoa đẹp là ngắt bỏ túi liền, không thôi tay khác chớp mất thì sao? Trước sân nhà có mấy chậu lài trâu kiểng, trồng trong chậu cây không lớn nên trổ bông cũng nho nhỏ thôi mà thơm thoang thoảng.
“Sáng nay trong đám lá xanh Trổ bông hoa trắng đầy cành tương tư”
Mỗi sáng trước khi đi làm, tui hít hà tụi nó hết một lượt rồi ngắt một cái đẹp nhứt...bỏ túi cho chắc ăn.
Bạn hiền ơi! Chờ là phải buồn, buồn là phải rầu. Cho nên có câu rằng: Rầu rĩ râu ria ra rậm rạp. Rờ râu râu rụng, rờ rún rún rung rinh.
Lâu lắm rồi NT chưa đọc thơ bạn thơ s@, bỗng dưng lại ngẩn ngơ vì... "Bao lâu rồi chưa về phố núi Để được nhìn bụi đỏ đường xưa..." Chỉ mới chừng đó chữ mà đã rộn ràng và ngậm ngùi trong lòng thật nhiều rồi bạn thơ s@ à... biết trả lời sao bây giờ nhỉ? Lâu lắm em chưa về phố núi Biết có còn bụi đỏ như xưa...
Và có còn biết bao điều yêu thương dấu kín trong lòng, chợt xa vạn dặm rồi bỗng chợt gần trong nhớ nhung ! Bụi đỏ ngàn đời còn đấy nhìn bước chân ai đến rồi đi xa, bụi đỏ vẫn ở lại xóa dấu người xưa, in lại dấu chân mới đến... Đến và Đi. Hình như hờ hững lắm, nhưng trong lòng lại là... "cái màu rưng rưng..." Màu gì thế hả bạn thơ s@? Màu bụi đỏ, màu hoa bằng lăng hay Màu Tình?
Khi gõ mấy chữ Hoa Bằng lăng trên mạng internet thì thoáng một chút cả rừng hình ảnh BL tím ngát hiện ra. SM rất cám ơn tác giả của những tấm hình đã dành thời gian chụp và post lên cho mọi người cùng ngắm, chia sẻ muôn màu muôn vẻ về nghệ thuật nhiếp ảnh , một thú đam mê khó lòng mà dừng. Mỗi cặp mắt thưởng ngoạn có một cách nhìn khác nhau , SM bất chợt gặp tác phẩm nghệ thuật Hoa BL rất sống động của NAG Sonlam là bị thu hút ngay lập tức, không thể rời mắt được, xin mạn phép được dùng để minh họa bài thơ hay của s@...Vui hơn nữa là thi sĩ vườn nhà cảm thấy rất gần gủi với chùm hoa tím đong đưa mà kéo kỷ niệm đẹp về ôn lại. Nhưng mà bạn ơi, hoa đẹp vì còn đang khoe sắc trên cành, lóng lánh ánh nắng ban mai, ngắt một cánh hoa dù bỏ trong túi nâng niu cũng tội đời hoa lắm.
Vì đời hoa đẹp khai sinh Tặng cho đời đấy, cái tình của hoa Chút hương chút sắc mặn mà Nhân gian một cõi nhìn ra chữ tình Biết người có được như mình Ngắm hoa cho thỏa...bạc tình quay lưng Có khi hoa cũng rưng rưng Mấy ai biết được nỗi mừng hiến dâng Ngồi nhìn rồi thấy phân vân Giơ tay ngắt lấy, bâng khuâng trong lòng Thà rằng đừng đợi đừng mong Ghé vào hồn mộng cho xong một đời Biết đâu từ đấy thành lời Thơ tình cất cánh gọi mời sao sa?
Quãng đời lớn lên và sống ở BMT,vì nhà có tiệm làm đồ mộc nên SM có biết đến loại gỗ bằng lăng làm đồ cho khách hàng. Trong thành phố hồi đó không thấy trồng bằng lăng, hầu như người ta vào rừng cưa cây và bán gỗ. Sau này về thăm nhà, dạo quanh những con đường quen thuộc chợt nhận ra những cây hoa tím mới thật bắt con mắt,hỏi ra mới biết bằng lăng. Quán cà phê đường Hai Bà Trưng sát mấy tàng cây BL lớn , địa thế thuận lợi vừa uống cà phê vừa ngắm hoa, hèn chi lúc nào cũng đông khách, bạn Sao có trụ trì một chỗ không đó ? À mà người ta còn nói ngoài chuyện tạo bóng râm che mát, nở hoa tô điểm sắc màu, BL còn có tác dụng về y học phải không QH ?
Queen 's Crape-myrtle hay tên Lagerstroemia (Tử vi)
Các Bạn Google tên hoa Bằng Lăng trên đây. Sẻ có rừng hoa đủ màu sắc..tha hồ cho nhà thơ Tư Sao ..mất hồn.
Danh pháp:
Bằng lăng (Lagerstroemia speciosa) là một loài thực vật thuộc chi Tử vi (Lagerstroemia - một tông chi lớn thảo mộc nước to).
Tên tiếng Anh thông dụng là: Giant Crape-myrtle, Queen 's Crape-myrtle, Queen 's flower, Pride of India, Queen 's flower.Entravel, Rose of India
Tiếng Pháp: Lagerstroemia Philippines: Banabá Plant India: Pride Việt Nam: Bằng Lăng
Công dụng Y học:
Vỏ thân bằng lăng tía là bộ phận dùng duy nhất, được thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, đem về cạo sạch vỏ ngoài, phơi hoặc sấy khô. Dược liệu chứa alcaloid, flavonoid, saponin, coumarin. Tanin trong vỏ với hàm lượng 30%, chủ yếu là tanin catechic 23% và một lượng nhỏ tanin gallic khoảng 7%. Ngoài ra, cây còn có đường, chất nhày, gôm và pectin.
Vỏ bằng lăng tía đã được nghiên cứu dược lý với kết quả là cao lỏng của vỏ có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn Shigella shigae, Bacillus subtilis, Shigella flexneri, Salmonella typhi, Escherichia coli, Staphylloccus aureus. Cao này còn có tác dụng chống một số nấm gây bệnh ngoài da như Epidermophyton inguinale, Trichophyton rubrum và Candida albicans. Cồn vỏ cây bằng lăng tía đã được áp dụng điều trị bệnh nấm ngoài da. Viên cao vỏ cây còn được dùng điều trị bệnh lỵ trực khuẩn với kết quả tốt ở thể nhẹ, hơn hẳn tetracyclin và cloramphenicol, tương đương với bactrim. Ở thể bệnh vừa, thuốc không có hiệu lực bằng bactrim, nhưng tương đương tetracyclin và cloramphenicol. Áp dụng chữa bỏng, cao đặc vỏ cây bằng lăng tía có tác dụng làm se khô, giảm nhiễm khuẩn và tạo màng thuốc che phủ các vết thương, không cần phải băng, tránh đau đớn cho người bệnh khi thay băng.
Dựa vào những kết quả nêu trên, bằng lăng tía được dùng trong những trường hợp sau:
Chữa tiêu chảy, kiết lỵ: Vỏ thân bằng lăng tía 20-30g, cắt nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Có thể tán bột hoặc nấu cao rồi bào chế thành viên để uống. Dùng 7-10 ngày.
Chữa bỏng: Vỏ thân bằng lăng tía 300g. Lấy 100g, nấu với nước cho đặc dùng để rửa. Lượng còn lại 200g, băm nhỏ, nấu với 2 lần nước, lọc rồi cô thành cao lỏng. Ngày bôi 2-3 lần. Lớp cao bôi lên vết thương sẽ se lại thành màng, có độ mềm và dai, tránh được bụi bẩn nên không cần băng.
Ngoài ra, vỏ thân bằng lăng tía thái nhỏ, ngâm với cồn 600 với tỷ lệ 20-30% dùng bôi chữa nấm da (hắc lào). Đồng bào các dân tộc Ba Na, Gia Rai ở Tây Nguyên và nhân dân các tỉnh miền Trung dùng nước sắc vỏ cây bằng lăng tía để rửa và tẩm đắp chữa vết thương phần mền. Dùng riêng hoặc phối hợp với lá ổi và lá sim.
Trời! Người ta đang đề cập tới những đóa hoa bằng lăng tím rồi làm thơ tình lãng mạn muốn chết, quý vị lại rẽ trái trên con đường bàn chuyện thực tế sử dụng thân cây thậm chí lại quẹo qua luôn chuyện dùng vỏ cây trị lang beng hắc lào, trị bịnh Tào Tháo rượt nữa chớ! Được thôi! Muốn cỡ nào tui “chơi” cỡ đó.
Lẽ ra phải dùng kính ngôn thì phù hợp hơn, nhưng tại cái kiểu con người tui hay nói một cách nôm na bình dân quen rồi nên nhờ quý vị hỉ xả dùm.
Xin phép “phiếm” một chút về cây bằng lăng ở một mặt khác: Trong văn học miền nam, người ta đặt cho một cái tên thơ mộng hơn: Săng lẻ. Còn đại bộ phận người miền nam kêu nó là cây Thao Lao. Loại cây nầy có một đặc tính là khi bị ngấm nước ít bị cong vênh nên được dùng làm những cánh cửa lá sách hoặc dùng đóng giường tủ cho những người có mức thu nhập trung bình hoặc thấp. Cánh cửa lá sách là một phát kiến tuyệt vời của người Pháp thời Pháp thuộc ở miền nam. Do là một xứ có khí hậu á nhiệt đới nên hầu như nóng quanh năm. Miền nam lại là vùng bình nguyên bằng phẳng không bị núi cao rừng thẳm bao quanh nên lúc nào cũng có gió. Nếu dùng những cánh cửa gỗ đóng kín thì không khí trong nhà chẳng khác gì cái lò bánh mì. Cửa lá sách vừa kín đáo vừa thông thoáng lại lấy được ánh sáng bên ngoài nên nhất cữ tam tiện. Cách đây mấy chục năm, nếu ai tinh ý quan sát sẽ thấy rõ ở miền nam từ dinh thự nhà nước cho đến nhà dân đều sử dụng cửa lá sách được làm từ gỗ cây thao lao. Ấy là nói về thời kỳ thái bình thịnh trị thôi, chớ thời buổi bây giờ xài cửa sắt còn bị trộm dùng xà beng nạy bung ra mà ‘”nhập nha”.
Theo cái biết của tui không phải nhờ Ông Google chỉ biểu thì bằng lăng có vài chủng loại với tên gọi khác nhau nêu rõ đặc tính của chúng gồm: Bằng lăng cườm, bằng lăng sẻ, bằng lăng ổi, bằng lăng giấy...trong đó bằng lăng cườm cứng nhứt có thớ gỗ nổi vân chuyên để đóng giường tủ. Khi đánh giấy nhám xong rồi quét vẹc-ni lên cho bóng, những thớ gỗ sẽ nổi lên như một bức tranh 3D rất đẹp. Chuyện nầy chắc có người ở đây nhiều kinh nghiệm hơn tui. Mấy loại bằng lăng kia chuyên để làm cửa, nhưng cái anh bằng lăng sẻ thì hình như tồi nhứt.
Dọc hai bên đại lộ Bình Dương bây giờ, người ta trồng hai hàng bằng lăng dài ngút mắt vài chục cây số để làm cảnh đồng thời cũng tạo bóng mát. Tui thì cứ hay đi lên đi xuống con đường đó hoài. Đến mùa hoa nở tím cả con đường với đủ loại hoa tùy theo mỗi chủng loại khác nhau. Nhìn những chùm hoa tím ngát mà kỷ niệm cứ ùa về thiệt là nhức nhối hết cả hồn.
Sau cuộc rong chơi dài ngày để được dạy cho rằng “lao động là vinh quang” tui cũng thử thực hành coi nó vinh quang tới mức nào. Chắc là đúng vì chẳng lẽ người ta dạy tầm bậy. Mà nói cho cùng, dù cảm nhận cái sự vinh quang đó tới mức nào tùy mỗi người thì cũng phải lao động để kiếm chén cơm. Cực chẳng đã tui phải xin vô một trại cưa làm việc.
Lúc đó, những súc gỗ bằng lăng cườm một người ôm không xuể dài khoảng 1 thước được lén lút khai thác ở vùng biên giới Việt Miên miệt Tây Ninh chuyển về Sài Gòn trong đêm tối. Những súc gỗ mình đầy thương tích chứa trong đó mảnh bom, mảnh pháo, đầu đạn chi chít... Việc đầu tiên là phải lần theo những vết thương đó mà đẻo lấy ra cho được những mảnh kim loại bởi nếu còn sót lại đưa lên bàn mâm là nghe cái reng tóe lửa. Đó là phần việc của mấy tay “thợ vịn” chúng tôi. Cái tóe lửa trên bàn mâm kèm theo một loạt tiếng Đức cũng tóe lửa của mấy anh thợ cưa dành cho chúng tôi vì phải mở lưỡi cưa mâm đường kính khoảng 9 tấc ra mà mài lại mất cả nửa tiếng đồng hồ mới tiếp tục công việc được.
Khoảng 3 người hì hục mãi mới đưa được một súc gỗ lên bàn mâm rồi cùng đẩy chẻ hai ra. Việc đó gọi là “tả”. Sau đó mới rọc ra từng phách bề ngang khoảng 10 phân. Công đoạn tiếp theo là “ép” từng miếng ván dầy 1 phân dùng để làm lá sách. Riêng những súc gỗ dài 2 mét tương đối thẳng sẽ cưa ra làm khuôn bao. Rồi tất cả chuyển qua xưởng mộc để thợ mộc làm cửa. Tui cặm cụi với cái “nghề” ấy cũng hơn 1 năm ròng thiệt là bầm dập. Chỉ có chút an ủi là mình làm trong xưởng cưa nên được mua lại mạt cưa bằng lăng, hốt vô bao tải đem tới lò cho người ta xay nhuyễn bỏ mối cho mấy lò xe nhang làm bột kiếm thêm chút cháo. Nghĩ lại thiệt “ớn chè đậu”.
Vậy đó, cuộc đời “nước chảy huê trôi” mà. Bây giờ thì tui ngồi thảnh thơi nhìn ngắm những cánh hoa bằng lăng tím ngát mà...làm thơ tình.
Vào trong Google gõ vài cái là một bầy hoa bằng lăng đủ màu hiện ra trước mắt rất đẹp. Xen lẫn trong đó còn có gương mặt cô đào xi-nê Việt Nam có nghệ danh Bằng Lăng. Cô ấy có dung nhan mùa hạ không được đẹp lắm với nước da hơi giống người Miên, diễn xuất cũng không có gì nổi trội nhưng rất có cá tính nên tui rất khoái. Rất tiếc là Nàng đã...lấy Tây nên lâu rồi không còn thấy mặt nữa!
Từ... Tím Ngát đến một chuyện tình, rồi đến một rừng hoa bằng lăng, qua đến thầy thuốc bằng lăng, ngang qua trại cưa gỗ bằng lăng... cuối cùng về nhâm nhi thơ tình bằng lăng trở lại ! Quả thật bạn thơ s@ dẫn cả làng đi du ngoạn thật thú vị Nghe bạn thơ nhắc đến trại cưa, Nt chợt nhớ đến mùi mạt cưa... Gỗ càng quý chừng nào thì mùn cưa càng thơm chừng ấy. Có một lúc nhà Nt. ở kề bên trại cưa Nguyễn/ Trần văn Hai ... Gió thổi đưa mùi gỗ sang tận bên kia đường sang nhà thật thơm Đôi khi Nt. lén nhà qua trại cưa xem thử ra sao. Thật ngổn ngang những mảnh gỗ vụn và những thân cây to khổng lồ. Khi mình nhìn thấy cây trong rừng, mình không ước lượng được độ lớn của cái cây đâu, đến khi ngã cây xuống rồi mới thấy rừng cưu mang từ chồi non, qua bao năm tháng để cây lớn dậy như thế để con người phải lập ra Bản Thập Thành (?) để đo khối cây ấy Nt. vẫn mê gỗ rừng như mê đá trên núi, một đàng là mùi thơm quyến rũ khác nhau, một đàng là màu sắc ẩn hiện khác nhau trong viên đá.... Đấy... đấy... NT lại dẫn các bạn thơ lang thang nữa rồi...
Trang Chủ chọn tấm hình minh họa "ác liệt" thiệt! Nó đẹp đến nỗi lấn át cả bài thơ. Từ hôm bài thơ được post lên tới giờ, tui cứ mở ra mà nhìn ngắm không biết bao nhiêu lần rồi.
Hì...hì...Tất nhiên là ngắm nghía tấm hình quá đẹp và quá nổi, chớ đứa con tinh thần của mình sinh ra thì rành sáu câu quá rồi, còn đọc nó làm chi?
HAY! đúng tâm trạng và hợp với phong thủy của Banme tháng này . Thơ hay còn phải dựa vào sự chính xác nữa chứ. Đọc hai câu thơ quá chính xác này, tự nhiên cx nhớ đến sự nhầm lẫn của KIM DUNG trong một tác phẩm (mà cx đọc lâu lắm rồi nên quên mất tên) có nói đến một nhân vật bị kẻ ác hại bằng cách xát mật ong lên măt, để cho kiến cắn thành sẹo lổ chỗ đầy mặt, thạt buồn cười, kiến đâu có bao giờ ăn mật ong... vậy mới biết nhà văn lớn cũng đôi khi nhấm lẫn. Sự chính xác của hai câu thơ này , cx xin vỗ tay thật to.
Đọc 2 câu thơ này khi CX nhắc thì SM nhớ lại thời gian sau Tết tại khu vực cây số 82 rẫy cà phê khô nước, không biết CX đã lo lắng chừng nào, mong đợi một cơn mưa rào cứu nguy. Trong khi đó tại Nha Trang vào những ngày cuối tuần 4 của tháng hai thì lại mưa tầm tã , nặng cơn không dứt hột, SM cũng rầu quá xá khi tổ chức tiệc lớn của gia đình. Hy vọng ông Trời ngó mà thương thêm CX, bù qua chế lại cho nương rẫy được mùa cũng như tặng nhiều niềm vui mà SM đã có trong chuyến về vừa qua.
Tháng Tư tím ngắt thật qúa đúng rồi. Tím cả chiều hoang, tím cả cuộc đời. Bài thơ được Trang chủ lồng trong khung hình với những cành hoa mầu tím coi thật đẹp và trang nhã, nhưng sao làm mắt ngưòi hơi cay vậy cà???
Nếu bài thơ mà làm mắt SK hơi cay thì chắc là chạm tới và khơi dậy chút kỷ niệm nào chăng? Lúc SK rời BMT thì lũ nhóc nhóc như SM và NT còn buộc hai vạt áo dài chơi U trong sân trường. Thuở ấy không biết khu vùng đồi suối Trần Hưng Đạo SK ở có cây BL hay không chớ Thị Xã thì chẳng tìm đâu ra. Giá ngày ấy mà có Hoa tím Bằng lăng thì SM đây cũng chịu khó la cà thơ thẩn dưới vài gốc, khắc tên mình vào rồi thế nào cũng khơi được hồn thơ và thành...Thi Sĩ.
Sách Luận Ngữ có câu: “Đời ai mà chẳng có lúc sai lầm. Biết sai mà sửa là người thức giả, chỉ sợ người không biết mình sai.” (cuốn sách trích dẫn đó hổng biết có đúng không?) Tuy nhiên, có lẽ chỉ trong phạm vi cá nhân thì mới có thể sửa sai được. Còn ở tầm lịch sử thì...chịu thua! Chẳng ai có đủ tài trí mà nắn lại dòng chảy của lịch sử, cho nên theo thiển ý của tôi ta đành phải chấp nhận dù muốn dù không.
Nhân ý trên, tôi xin nói về cảm nghĩ cá nhân mình. Với một người đã nếm trải đủ cay đắng ngọt bùi ở đất nước nầy sau cuộc chiến, tôi cứ thảnh thơi mà sống theo ý riêng của mình và cố gắng tô cho cuộc đời riêng một ít màu hồng, một ít màu xanh cho vui mắt và nhẹ lòng. Chẳng bao giờ tôi thèm đem cái màu đen mà tô thêm làm chi cho nặng lòng.
Tháng tư. Sau những ngày ngột ngạt nóng bức, trời đất bắt đầu chuyển mình để chuẩn bị bước vào mùa mưa. Nắng đã bớt gay gắt, buổi chiều có chút âm u vì đám mây xám giăng phía xa xa, chắc là ở nơi đó đã có những giọt mưa đầu mùa “nháp” rồi nên không gian cũng bớt màu bức bối.
Một buổi sáng tinh mơ tháng tư trong trẻo còn thấm đẫm những giọt sương mai, trên bước đi tập thể dục đầu ngày dọc theo con đường dưới tán cây bằng lăng non trẻ đang mùa hoa nở nên thấy lòng nhẹ nhàng sảng khoái. Nó không phải là màu tím rịm của hoa sim, không phải màu tím Huế, cũng chẳng phải màu mực tím của tuổi học trò tiểu học của thuở nào xa xưa mà đúng là tím ngát như tôi đã gọi tên. Tím rất nhẹ nhàng thanh thoát chứ chẳng phải nhạt nhòa mà cũng không quá sậm. Hoa không thơm, nhưng chừng như chỉ một màu hoa đã chuyên chở về với tôi biết bao nhiêu mùi hương của đất trời gom tụ. Cái mùi hương chỉ có thể cảm nhậm được bằng tâm thức nhạy cảm pha một chút lãng mạn của chất thơ. Nói tới đây tôi mới sực nghĩ chắc mấy ngài có trách nhiệm ở các tỉnh thành bây giờ bỗng dưng biết...làm thơ hay sao đó! Bởi cây bằng lăng từ thuở nào chẳng thấy ai đem về phố mà trồng làm cây xanh cây kiểng, mãi đến gần đây có rất nhiều tỉnh thành xuất hiện giống cây ấy bên vệ đường. Từ Long Xuyên lên Sài Gòn, Bình Dương...rồi lan lên phố núi ra tới tận Hà Nội. Đó là những miền đất tôi đã đi qua và nghe kể, không biết còn có vùng nào khác nữa thì không rõ. Khởi đầu một ngày tốt lành với ý thơ lãng đãng trong đầu.
Buổi tối đi nghe một buổi trình tấu guitar classic và flamenco của nhạc sĩ Dương Kim Dũng có học vị thạc sĩ với 40 năm chơi đàn. Nhìn những ngón tay điêu luyện bay lượn trên những sợi dây của chiếc lục huyền cầm cho ra dòng âm thanh có lúc mượt mà có lúc sôi động mới khâm phục thay sự kiên trì tập luyện của anh. Những Biển Nhớ, Diễm Xưa, Ướt Mi của Trịnh Công Sơn, những tình khúc một thời của Ngô Thụy Miên, của Phạm Mạnh Cương, của Cung Tiến, của Trường Sa với phần giới thiệu bằng những ngôn từ có cánh thật làm tôi ngồi lặng trong khán phòng mà nghe và để nhớ lại thời tuổi trẻ đã qua của mình. Tiếc là bài Biển Nhớ anh hơi lạm dụng chất flamenco lúc trình tấu không phù hợp với âm điệu da diết làm tôi hơi thất vọng.
Rồi những bản nhạc Flamenco sôi động của hai vùng Nam và Bắc Tây Ban Nha được chơi với cây đàn đặc biệt thật quá tuyệt vời khi nhìn những ngón tay anh nhảy múa trên 6 sợi dây đàn đẩy ra một chuỗi âm thanh như nước tràn bờ khiến người nghe có thể mường tượng trước mắt hình ảnh của những vũ hội tưng bừng xứ bò tót. Riêng bản nhạc cuối cùng FARRUCA được thính giả tán thưởng bằng một tràng vỗ tay kéo dài vì quá xuất sắc.
Một phần đặc biệt của chương trình là buổi giao lưu giữa Nhạc sĩ và thính giả rất thú vị. Xuyên qua những câu hỏi được gởi lên, anh giải đáp sơ lược rồi trình bày rất khúc chiết những kỹ thuật chơi flamenco bằng những ngón tay phù thủy làm mọi người sửng sờ. Thật là một buổi đại tiệc âm nhạc classic mà thời mới lớn mình cũng có tập tành đôi chút nên rất thú vị.
Trong những bài viết của Anh Tư,gồm cả văn và thơ, thì bài TÍM NGÁT THÁNG TƯ rất hợp với tần số của tôi!
Có người nói rằng ,nhà thơ đã viết dùm cho những suy nghĩ và cảm xúc của mình , điều đó đúng !
Trong thời gian gần đây,Vivu không có nhiều thì giờ lên mạng ! vậy mà đọc bài thơ này ,chỉ có hai câu thôi ,
“Bao lâu rồi chưa về phố núi ? “Để được nhìn bụi đỏ đường xưa
Và thế là ..vi vu về miền đất của tuổi mộng mơ ,quên bẵng hiện tại già cỗi oằn oại chậm chạp … Không phải một lần mà …nhiều lần lắm từ hôm Trang chủ post lên đến giờ ,chỉ cần hai câu ,như mình tự hỏi mình ,rồi triền mien lơ tơ mơ , đến lúc sực tỉnh thì đã hết giờ …viết comment ! Huống chi còn bụi đỏ ,còn gió núi , còn tà áo ,còn quán xưa …
Chỉ có điều : Hai năm thì chưa đủ già ! Năm năm tình lận đận cũng còn chưa đủ ! dường như 10 năm tình cũ thì vừa …sức !
vivu said... Có người nói rằng ,nhà thơ đã viết dùm cho những suy nghĩ và cảm xúc của mình, điều đó đúng!
Tựu trung, phải xuất phát từ những suy nghĩ và cảm xúc thật của mình về một sự việc thì bài thơ mới có “hồn”. Hồ như người đọc cảm thấy mình cũng đang chìm ngập trong không gian, trong ý nghĩ của người làm thơ. Thi thoảng lại cảm thấy những con chữ như nói hộ mình khá rõ ràng những điều còn mơ hồ, còn giấu kín ở một góc khuất nào đó trong tâm hồn. Nếu làm được điều đó thì bài thơ đã thành công. Tôi nghĩ vậy.
Vậy có ai nghĩ gì khi đọc 2 câu thơ: Lá kia có thể đã thay Chùm hoa năm nọ đã phai theo mùa.
Sao TRANG THO lại vắng hoe thế này, các tài tử giai nhân đi đâu cả rồi, cx ở trên rừng chẳng có máy tính , đã đành... Nhưng còn các bạn? sao buồn thế? Nào chúng ta cùng hâm nóng lại đi...hãy lại vui vẻ như những ngày đầu...
..Nhưng còn đó gốc bằng lăng cũ,
ReplyDeleteMới hai năm đã đủ già chưa?
Vẫn hàng cây ấy ngày xưa
Sao người năm cũ vẩn chưa thấy về
..
Anh Tư ơi!
Hai năm chưa đã đủ già!
Nhưng nếu hai năm mà CHỜ thì "già chát"..
Hai ngày CHỜ là "già ngắt"..
Hai tháng CHỜ là "già cú đế"..
Nói không quá lời, vừa mở Trang Thơ ra là tôi sửng sốt kêu lên: “tấm hình minh họa đẹp quá!”.
ReplyDeleteNó sống động đến nỗi dường như những cánh hoa tím ngát ấy đang đong đưa trong nắng ngay sát cạnh mình, tôi có thể chồm người lên mà đưa tay ra ngắt một cái hoa rồi nâng niu mà bỏ trong túi...cho vui!
Không cần phải nhắm mắt làm gì. Nhìn chúng tôi đã mường tượng lại khung cảnh ngày cũ, buổi sớm mai vừa xuống xe bèn ghé quán cà phê có hàng bằng lăng ngồi một mình uống ly cà phê đầu ngày đợi nắng sớm. Những tia nắng ban mai soi qua cánh hoa mỏng làm chúng dường như trở nên trong suốt một màu tím dịu dàng như móng tay có bôi sơn của người thiếu nữ. Đẹp và mỏng manh lắm! Nhưng khi chúng được sử dụng vào mục đích trút giận thì chẳng dịu dàng đâu nhé. Đau thấu trời luôn!
Theo thiển ý, bài thơ được tôn thêm giá trị nhờ hình minh họa đẹp.
Ậy! Tui có một thói quen xấu là hễ thấy hoa đẹp là ngắt bỏ túi liền, không thôi tay khác chớp mất thì sao?
ReplyDeleteTrước sân nhà có mấy chậu lài trâu kiểng, trồng trong chậu cây không lớn nên trổ bông cũng nho nhỏ thôi mà thơm thoang thoảng.
“Sáng nay trong đám lá xanh
Trổ bông hoa trắng đầy cành tương tư”
Mỗi sáng trước khi đi làm, tui hít hà tụi nó hết một lượt rồi ngắt một cái đẹp nhứt...bỏ túi cho chắc ăn.
Bạn hiền ơi! Chờ là phải buồn, buồn là phải rầu. Cho nên có câu rằng:
Rầu rĩ râu ria ra rậm rạp.
Rờ râu râu rụng, rờ rún rún rung rinh.
Lâu lắm rồi NT chưa đọc thơ bạn thơ s@, bỗng dưng lại ngẩn ngơ vì...
ReplyDelete"Bao lâu rồi chưa về phố núi
Để được nhìn bụi đỏ đường xưa..."
Chỉ mới chừng đó chữ mà đã rộn ràng và ngậm ngùi trong lòng thật nhiều rồi bạn thơ s@ à... biết trả lời sao bây giờ nhỉ?
Lâu lắm em chưa về phố núi
Biết có còn bụi đỏ như xưa...
Và có còn biết bao điều yêu thương dấu kín trong lòng, chợt xa vạn dặm rồi bỗng chợt gần trong nhớ nhung ! Bụi đỏ ngàn đời còn đấy nhìn bước chân ai đến rồi đi xa, bụi đỏ vẫn ở lại xóa dấu người xưa, in lại dấu chân mới đến... Đến và Đi.
Hình như hờ hững lắm, nhưng trong lòng lại là... "cái màu rưng rưng..." Màu gì thế hả bạn thơ s@?
Màu bụi đỏ, màu hoa bằng lăng hay Màu Tình?
Khi gõ mấy chữ Hoa Bằng lăng trên mạng internet thì thoáng một chút cả rừng hình ảnh BL tím ngát hiện ra. SM rất cám ơn tác giả của những tấm hình đã dành thời gian chụp và post lên cho mọi người cùng ngắm, chia sẻ muôn màu muôn vẻ về nghệ thuật nhiếp ảnh , một thú đam mê khó lòng mà dừng. Mỗi cặp mắt thưởng ngoạn có một cách nhìn khác nhau , SM bất chợt gặp tác phẩm nghệ thuật Hoa BL rất sống động của NAG Sonlam là bị thu hút ngay lập tức, không thể rời mắt được, xin mạn phép được dùng để minh họa bài thơ hay của s@...Vui hơn nữa là thi sĩ vườn nhà cảm thấy rất gần gủi với chùm hoa tím đong đưa mà kéo kỷ niệm đẹp về ôn lại. Nhưng mà bạn ơi, hoa đẹp vì còn đang khoe sắc trên cành, lóng lánh ánh nắng ban mai, ngắt một cánh hoa dù bỏ trong túi nâng niu cũng tội đời hoa lắm.
ReplyDeleteVì đời hoa đẹp khai sinh
ReplyDeleteTặng cho đời đấy, cái tình của hoa
Chút hương chút sắc mặn mà
Nhân gian một cõi nhìn ra chữ tình
Biết người có được như mình
Ngắm hoa cho thỏa...bạc tình quay lưng
Có khi hoa cũng rưng rưng
Mấy ai biết được nỗi mừng hiến dâng
Ngồi nhìn rồi thấy phân vân
Giơ tay ngắt lấy, bâng khuâng trong lòng
Thà rằng đừng đợi đừng mong
Ghé vào hồn mộng cho xong một đời
Biết đâu từ đấy thành lời
Thơ tình cất cánh gọi mời sao sa?
Quãng đời lớn lên và sống ở BMT,vì nhà có tiệm làm đồ mộc nên SM có biết đến loại gỗ bằng lăng làm đồ cho khách hàng. Trong thành phố hồi đó không thấy trồng bằng lăng, hầu như người ta vào rừng cưa cây và bán gỗ. Sau này về thăm nhà, dạo quanh những con đường quen thuộc chợt nhận ra những cây hoa tím mới thật bắt con mắt,hỏi ra mới biết bằng lăng. Quán cà phê đường Hai Bà Trưng sát mấy tàng cây BL lớn , địa thế thuận lợi vừa uống cà phê vừa ngắm hoa, hèn chi lúc nào cũng đông khách, bạn Sao có trụ trì một chỗ không đó ? À mà người ta còn nói ngoài chuyện tạo bóng râm che mát, nở hoa tô điểm sắc màu, BL còn có tác dụng về y học phải không QH ?
ReplyDeleteQueen 's Crape-myrtle
ReplyDeletehay tên
Lagerstroemia
(Tử vi)
Các Bạn Google tên hoa Bằng Lăng trên đây. Sẻ có rừng hoa đủ màu sắc..tha hồ cho nhà thơ Tư Sao ..mất hồn.
Danh pháp:
Bằng lăng (Lagerstroemia speciosa) là một loài thực vật thuộc chi Tử vi (Lagerstroemia - một tông chi lớn thảo mộc nước to).
Tên tiếng Anh thông dụng là: Giant Crape-myrtle, Queen 's Crape-myrtle, Queen 's flower, Pride of India, Queen 's flower.Entravel, Rose of India
Tiếng Pháp: Lagerstroemia
Philippines: Banabá Plant
India: Pride
Việt Nam: Bằng Lăng
Công dụng Y học:
Vỏ thân bằng lăng tía là bộ phận dùng duy nhất, được thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, đem về cạo sạch vỏ ngoài, phơi hoặc sấy khô. Dược liệu chứa alcaloid, flavonoid, saponin, coumarin. Tanin trong vỏ với hàm lượng 30%, chủ yếu là tanin catechic 23% và một lượng nhỏ tanin gallic khoảng 7%. Ngoài ra, cây còn có đường, chất nhày, gôm và pectin.
Vỏ bằng lăng tía đã được nghiên cứu dược lý với kết quả là cao lỏng của vỏ có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn Shigella shigae, Bacillus subtilis, Shigella flexneri, Salmonella typhi, Escherichia coli, Staphylloccus aureus. Cao này còn có tác dụng chống một số nấm gây bệnh ngoài da như Epidermophyton inguinale, Trichophyton rubrum và Candida albicans. Cồn vỏ cây bằng lăng tía đã được áp dụng điều trị bệnh nấm ngoài da. Viên cao vỏ cây còn được dùng điều trị bệnh lỵ trực khuẩn với kết quả tốt ở thể nhẹ, hơn hẳn tetracyclin và cloramphenicol, tương đương với bactrim. Ở thể bệnh vừa, thuốc không có hiệu lực bằng bactrim, nhưng tương đương tetracyclin và cloramphenicol. Áp dụng chữa bỏng, cao đặc vỏ cây bằng lăng tía có tác dụng làm se khô, giảm nhiễm khuẩn và tạo màng thuốc che phủ các vết thương, không cần phải băng, tránh đau đớn cho người bệnh khi thay băng.
Dựa vào những kết quả nêu trên, bằng lăng tía được dùng trong những trường hợp sau:
Chữa tiêu chảy, kiết lỵ: Vỏ thân bằng lăng tía 20-30g, cắt nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Có thể tán bột hoặc nấu cao rồi bào chế thành viên để uống. Dùng 7-10 ngày.
Chữa bỏng: Vỏ thân bằng lăng tía 300g. Lấy 100g, nấu với nước cho đặc dùng để rửa. Lượng còn lại 200g, băm nhỏ, nấu với 2 lần nước, lọc rồi cô thành cao lỏng. Ngày bôi 2-3 lần. Lớp cao bôi lên vết thương sẽ se lại thành màng, có độ mềm và dai, tránh được bụi bẩn nên không cần băng.
Ngoài ra, vỏ thân bằng lăng tía thái nhỏ, ngâm với cồn 600 với tỷ lệ 20-30% dùng bôi chữa nấm da (hắc lào). Đồng bào các dân tộc Ba Na, Gia Rai ở Tây Nguyên và nhân dân các tỉnh miền Trung dùng nước sắc vỏ cây bằng lăng tía để rửa và tẩm đắp chữa vết thương phần mền. Dùng riêng hoặc phối hợp với lá ổi và lá sim.
Trời! Người ta đang đề cập tới những đóa hoa bằng lăng tím rồi làm thơ tình lãng mạn muốn chết, quý vị lại rẽ trái trên con đường bàn chuyện thực tế sử dụng thân cây thậm chí lại quẹo qua luôn chuyện dùng vỏ cây trị lang beng hắc lào, trị bịnh Tào Tháo rượt nữa chớ!
ReplyDeleteĐược thôi! Muốn cỡ nào tui “chơi” cỡ đó.
Lẽ ra phải dùng kính ngôn thì phù hợp hơn, nhưng tại cái kiểu con người tui hay nói một cách nôm na bình dân quen rồi nên nhờ quý vị hỉ xả dùm.
Xin phép “phiếm” một chút về cây bằng lăng ở một mặt khác:
Trong văn học miền nam, người ta đặt cho một cái tên thơ mộng hơn: Săng lẻ. Còn đại bộ phận người miền nam kêu nó là cây Thao Lao. Loại cây nầy có một đặc tính là khi bị ngấm nước ít bị cong vênh nên được dùng làm những cánh cửa lá sách hoặc dùng đóng giường tủ cho những người có mức thu nhập trung bình hoặc thấp.
Cánh cửa lá sách là một phát kiến tuyệt vời của người Pháp thời Pháp thuộc ở miền nam. Do là một xứ có khí hậu á nhiệt đới nên hầu như nóng quanh năm. Miền nam lại là vùng bình nguyên bằng phẳng không bị núi cao rừng thẳm bao quanh nên lúc nào cũng có gió. Nếu dùng những cánh cửa gỗ đóng kín thì không khí trong nhà chẳng khác gì cái lò bánh mì. Cửa lá sách vừa kín đáo vừa thông thoáng lại lấy được ánh sáng bên ngoài nên nhất cữ tam tiện.
Cách đây mấy chục năm, nếu ai tinh ý quan sát sẽ thấy rõ ở miền nam từ dinh thự nhà nước cho đến nhà dân đều sử dụng cửa lá sách được làm từ gỗ cây thao lao. Ấy là nói về thời kỳ thái bình thịnh trị thôi, chớ thời buổi bây giờ xài cửa sắt còn bị trộm dùng xà beng nạy bung ra mà ‘”nhập nha”.
Theo cái biết của tui không phải nhờ Ông Google chỉ biểu thì bằng lăng có vài chủng loại với tên gọi khác nhau nêu rõ đặc tính của chúng gồm: Bằng lăng cườm, bằng lăng sẻ, bằng lăng ổi, bằng lăng giấy...trong đó bằng lăng cườm cứng nhứt có thớ gỗ nổi vân chuyên để đóng giường tủ. Khi đánh giấy nhám xong rồi quét vẹc-ni lên cho bóng, những thớ gỗ sẽ nổi lên như một bức tranh 3D rất đẹp.
Chuyện nầy chắc có người ở đây nhiều kinh nghiệm hơn tui. Mấy loại bằng lăng kia chuyên để làm cửa, nhưng cái anh bằng lăng sẻ thì hình như tồi nhứt.
Dọc hai bên đại lộ Bình Dương bây giờ, người ta trồng hai hàng bằng lăng dài ngút mắt vài chục cây số để làm cảnh đồng thời cũng tạo bóng mát. Tui thì cứ hay đi lên đi xuống con đường đó hoài. Đến mùa hoa nở tím cả con đường với đủ loại hoa tùy theo mỗi chủng loại khác nhau. Nhìn những chùm hoa tím ngát mà kỷ niệm cứ ùa về thiệt là nhức nhối hết cả hồn.
Sau cuộc rong chơi dài ngày để được dạy cho rằng “lao động là vinh quang” tui cũng thử thực hành coi nó vinh quang tới mức nào. Chắc là đúng vì chẳng lẽ người ta dạy tầm bậy. Mà nói cho cùng, dù cảm nhận cái sự vinh quang đó tới mức nào tùy mỗi người thì cũng phải lao động để kiếm chén cơm.
ReplyDeleteCực chẳng đã tui phải xin vô một trại cưa làm việc.
Lúc đó, những súc gỗ bằng lăng cườm một người ôm không xuể dài khoảng 1 thước được lén lút khai thác ở vùng biên giới Việt Miên miệt Tây Ninh chuyển về Sài Gòn trong đêm tối. Những súc gỗ mình đầy thương tích chứa trong đó mảnh bom, mảnh pháo, đầu đạn chi chít...
Việc đầu tiên là phải lần theo những vết thương đó mà đẻo lấy ra cho được những mảnh kim loại bởi nếu còn sót lại đưa lên bàn mâm là nghe cái reng tóe lửa. Đó là phần việc của mấy tay “thợ vịn” chúng tôi. Cái tóe lửa trên bàn mâm kèm theo một loạt tiếng Đức cũng tóe lửa của mấy anh thợ cưa dành cho chúng tôi vì phải mở lưỡi cưa mâm đường kính khoảng 9 tấc ra mà mài lại mất cả nửa tiếng đồng hồ mới tiếp tục công việc được.
Khoảng 3 người hì hục mãi mới đưa được một súc gỗ lên bàn mâm rồi cùng đẩy chẻ hai ra. Việc đó gọi là “tả”. Sau đó mới rọc ra từng phách bề ngang khoảng 10 phân. Công đoạn tiếp theo là “ép” từng miếng ván dầy 1 phân dùng để làm lá sách. Riêng những súc gỗ dài 2 mét tương đối thẳng sẽ cưa ra làm khuôn bao. Rồi tất cả chuyển qua xưởng mộc để thợ mộc làm cửa.
Tui cặm cụi với cái “nghề” ấy cũng hơn 1 năm ròng thiệt là bầm dập. Chỉ có chút an ủi là mình làm trong xưởng cưa nên được mua lại mạt cưa bằng lăng, hốt vô bao tải đem tới lò cho người ta xay nhuyễn bỏ mối cho mấy lò xe nhang làm bột kiếm thêm chút cháo. Nghĩ lại thiệt “ớn chè đậu”.
Vậy đó, cuộc đời “nước chảy huê trôi” mà. Bây giờ thì tui ngồi thảnh thơi nhìn ngắm những cánh hoa bằng lăng tím ngát mà...làm thơ tình.
Vào trong Google gõ vài cái là một bầy hoa bằng lăng đủ màu hiện ra trước mắt rất đẹp. Xen lẫn trong đó còn có gương mặt cô đào xi-nê Việt Nam có nghệ danh Bằng Lăng. Cô ấy có dung nhan mùa hạ không được đẹp lắm với nước da hơi giống người Miên, diễn xuất cũng không có gì nổi trội nhưng rất có cá tính nên tui rất khoái. Rất tiếc là Nàng đã...lấy Tây nên lâu rồi không còn thấy mặt nữa!
Từ... Tím Ngát đến một chuyện tình, rồi đến một rừng hoa bằng lăng, qua đến thầy thuốc bằng lăng, ngang qua trại cưa gỗ bằng lăng... cuối cùng về nhâm nhi thơ tình bằng lăng trở lại ! Quả thật bạn thơ s@ dẫn cả làng đi du ngoạn thật thú vị
ReplyDeleteNghe bạn thơ nhắc đến trại cưa, Nt chợt nhớ đến mùi mạt cưa... Gỗ càng quý chừng nào thì mùn cưa càng thơm chừng ấy. Có một lúc nhà Nt. ở kề bên trại cưa Nguyễn/ Trần văn Hai ... Gió thổi đưa mùi gỗ sang tận bên kia đường sang nhà thật thơm
Đôi khi Nt. lén nhà qua trại cưa xem thử ra sao. Thật ngổn ngang những mảnh gỗ vụn và những thân cây to khổng lồ. Khi mình nhìn thấy cây trong rừng, mình không ước lượng được độ lớn của cái cây đâu, đến khi ngã cây xuống rồi mới thấy rừng cưu mang từ chồi non, qua bao năm tháng để cây lớn dậy như thế để con người phải lập ra Bản Thập Thành (?) để đo khối cây ấy
Nt. vẫn mê gỗ rừng như mê đá trên núi, một đàng là mùi thơm quyến rũ khác nhau, một đàng là màu sắc ẩn hiện khác nhau trong viên đá....
Đấy... đấy... NT lại dẫn các bạn thơ lang thang nữa rồi...
Trang Chủ chọn tấm hình minh họa "ác liệt" thiệt! Nó đẹp đến nỗi lấn át cả bài thơ.
ReplyDeleteTừ hôm bài thơ được post lên tới giờ, tui cứ mở ra mà nhìn ngắm không biết bao nhiêu lần rồi.
Hì...hì...Tất nhiên là ngắm nghía tấm hình quá đẹp và quá nổi, chớ đứa con tinh thần của mình sinh ra thì rành sáu câu quá rồi, còn đọc nó làm chi?
Trời hờn chẳng chịu giăng mưa
ReplyDeleteHoa cà phê nở lưa thưa lưng đồi
HAY! đúng tâm trạng và hợp với phong thủy của Banme tháng này . Thơ hay còn phải dựa vào sự chính xác nữa chứ.
Đọc hai câu thơ quá chính xác này, tự nhiên cx nhớ đến sự nhầm lẫn của KIM DUNG trong một tác phẩm (mà cx đọc lâu lắm rồi nên quên mất tên) có nói đến một nhân vật bị kẻ ác hại bằng cách xát mật ong lên măt, để cho kiến cắn thành sẹo lổ chỗ đầy mặt, thạt buồn cười, kiến đâu có bao giờ ăn mật ong... vậy mới biết nhà văn lớn cũng đôi khi nhấm lẫn.
Sự chính xác của hai câu thơ này , cx xin vỗ tay thật to.
Trời hờn chẳng chịu giăng mưa
ReplyDeleteHoa cà phê nở lưa thưa lưng đồi
Đọc 2 câu thơ này khi CX nhắc thì SM nhớ lại thời gian sau Tết tại khu vực cây số 82 rẫy cà phê khô nước, không biết CX đã lo lắng chừng nào, mong đợi một cơn mưa rào cứu nguy. Trong khi đó tại Nha Trang vào những ngày cuối tuần 4 của tháng hai thì lại mưa tầm tã , nặng cơn không dứt hột, SM cũng rầu quá xá khi tổ chức tiệc lớn của gia đình. Hy vọng ông Trời ngó mà thương thêm CX, bù qua chế lại cho nương rẫy được mùa cũng như tặng nhiều niềm vui mà SM đã có trong chuyến về vừa qua.
Tháng Tư tím ngắt thật qúa đúng rồi. Tím cả chiều hoang, tím cả cuộc đời.
ReplyDeleteBài thơ được Trang chủ lồng trong khung hình với những cành hoa mầu tím coi thật đẹp và trang nhã, nhưng sao làm mắt ngưòi hơi cay vậy cà???
Nếu bài thơ mà làm mắt SK hơi cay thì chắc là chạm tới và khơi dậy chút kỷ niệm nào chăng? Lúc SK rời BMT thì lũ nhóc nhóc như SM và NT còn buộc hai vạt áo dài chơi U trong sân trường. Thuở ấy không biết khu vùng đồi suối Trần Hưng Đạo SK ở có cây BL hay không chớ Thị Xã thì chẳng tìm đâu ra. Giá ngày ấy mà có Hoa tím Bằng lăng thì SM đây cũng chịu khó la cà thơ thẩn dưới vài gốc, khắc tên mình vào rồi thế nào cũng khơi được hồn thơ và thành...Thi Sĩ.
ReplyDeleteXin “lý sự cùn” một chút.
ReplyDeleteSách Luận Ngữ có câu: “Đời ai mà chẳng có lúc sai lầm. Biết sai mà sửa là người thức giả, chỉ sợ người không biết mình sai.” (cuốn sách trích dẫn đó hổng biết có đúng không?)
Tuy nhiên, có lẽ chỉ trong phạm vi cá nhân thì mới có thể sửa sai được. Còn ở tầm lịch sử thì...chịu thua! Chẳng ai có đủ tài trí mà nắn lại dòng chảy của lịch sử, cho nên theo thiển ý của tôi ta đành phải chấp nhận dù muốn dù không.
Nhân ý trên, tôi xin nói về cảm nghĩ cá nhân mình. Với một người đã nếm trải đủ cay đắng ngọt bùi ở đất nước nầy sau cuộc chiến, tôi cứ thảnh thơi mà sống theo ý riêng của mình và cố gắng tô cho cuộc đời riêng một ít màu hồng, một ít màu xanh cho vui mắt và nhẹ lòng. Chẳng bao giờ tôi thèm đem cái màu đen mà tô thêm làm chi cho nặng lòng.
Tháng tư. Sau những ngày ngột ngạt nóng bức, trời đất bắt đầu chuyển mình để chuẩn bị bước vào mùa mưa. Nắng đã bớt gay gắt, buổi chiều có chút âm u vì đám mây xám giăng phía xa xa, chắc là ở nơi đó đã có những giọt mưa đầu mùa “nháp” rồi nên không gian cũng bớt màu bức bối.
Một buổi sáng tinh mơ tháng tư trong trẻo còn thấm đẫm những giọt sương mai, trên bước đi tập thể dục đầu ngày dọc theo con đường dưới tán cây bằng lăng non trẻ đang mùa hoa nở nên thấy lòng nhẹ nhàng sảng khoái. Nó không phải là màu tím rịm của hoa sim, không phải màu tím Huế, cũng chẳng phải màu mực tím của tuổi học trò tiểu học của thuở nào xa xưa mà đúng là tím ngát như tôi đã gọi tên. Tím rất nhẹ nhàng thanh thoát chứ chẳng phải nhạt nhòa mà cũng không quá sậm. Hoa không thơm, nhưng chừng như chỉ một màu hoa đã chuyên chở về với tôi biết bao nhiêu mùi hương của đất trời gom tụ. Cái mùi hương chỉ có thể cảm nhậm được bằng tâm thức nhạy cảm pha một chút lãng mạn của chất thơ. Nói tới đây tôi mới sực nghĩ chắc mấy ngài có trách nhiệm ở các tỉnh thành bây giờ bỗng dưng biết...làm thơ hay sao đó! Bởi cây bằng lăng từ thuở nào chẳng thấy ai đem về phố mà trồng làm cây xanh cây kiểng, mãi đến gần đây có rất nhiều tỉnh thành xuất hiện giống cây ấy bên vệ đường. Từ Long Xuyên lên Sài Gòn, Bình Dương...rồi lan lên phố núi ra tới tận Hà Nội. Đó là những miền đất tôi đã đi qua và nghe kể, không biết còn có vùng nào khác nữa thì không rõ.
Khởi đầu một ngày tốt lành với ý thơ lãng đãng trong đầu.
Buổi tối đi nghe một buổi trình tấu guitar classic và flamenco của nhạc sĩ Dương Kim Dũng có học vị thạc sĩ với 40 năm chơi đàn. Nhìn những ngón tay điêu luyện bay lượn trên những sợi dây của chiếc lục huyền cầm cho ra dòng âm thanh có lúc mượt mà có lúc sôi động mới khâm phục thay sự kiên trì tập luyện của anh. Những Biển Nhớ, Diễm Xưa, Ướt Mi của Trịnh Công Sơn, những tình khúc một thời của Ngô Thụy Miên, của Phạm Mạnh Cương, của Cung Tiến, của Trường Sa với phần giới thiệu bằng những ngôn từ có cánh thật làm tôi ngồi lặng trong khán phòng mà nghe và để nhớ lại thời tuổi trẻ đã qua của mình. Tiếc là bài Biển Nhớ anh hơi lạm dụng chất flamenco lúc trình tấu không phù hợp với âm điệu da diết làm tôi hơi thất vọng.
ReplyDeleteRồi những bản nhạc Flamenco sôi động của hai vùng Nam và Bắc Tây Ban Nha được chơi với cây đàn đặc biệt thật quá tuyệt vời khi nhìn những ngón tay anh nhảy múa trên 6 sợi dây đàn đẩy ra một chuỗi âm thanh như nước tràn bờ khiến người nghe có thể mường tượng trước mắt hình ảnh của những vũ hội tưng bừng xứ bò tót. Riêng bản nhạc cuối cùng FARRUCA được thính giả tán thưởng bằng một tràng vỗ tay kéo dài vì quá xuất sắc.
Một phần đặc biệt của chương trình là buổi giao lưu giữa Nhạc sĩ và thính giả rất thú vị. Xuyên qua những câu hỏi được gởi lên, anh giải đáp sơ lược rồi trình bày rất khúc chiết những kỹ thuật chơi flamenco bằng những ngón tay phù thủy làm mọi người sửng sờ. Thật là một buổi đại tiệc âm nhạc classic mà thời mới lớn mình cũng có tập tành đôi chút nên rất thú vị.
Một ngày của tháng tư tốt đẹp của tôi đó!
Trong những bài viết của Anh Tư,gồm cả văn và thơ, thì bài TÍM NGÁT THÁNG TƯ rất hợp với tần số của tôi!
ReplyDeleteCó người nói rằng ,nhà thơ đã viết dùm cho những suy nghĩ và cảm xúc của mình , điều đó đúng !
Trong thời gian gần đây,Vivu không có nhiều thì giờ lên mạng ! vậy mà đọc bài thơ này ,chỉ có hai câu thôi ,
“Bao lâu rồi chưa về phố núi ?
“Để được nhìn bụi đỏ đường xưa
Và thế là ..vi vu về miền đất của tuổi mộng mơ ,quên bẵng hiện tại già cỗi oằn oại chậm chạp …
Không phải một lần mà …nhiều lần lắm từ hôm Trang chủ post lên đến giờ ,chỉ cần hai câu ,như mình tự hỏi mình ,rồi triền mien lơ tơ mơ , đến lúc sực tỉnh thì đã hết giờ …viết comment ! Huống chi còn bụi đỏ ,còn gió núi , còn tà áo ,còn quán xưa …
Chỉ có điều : Hai năm thì chưa đủ già ! Năm năm tình lận đận cũng còn chưa đủ ! dường như 10 năm tình cũ thì vừa …sức !
vivu said...
ReplyDeleteCó người nói rằng ,nhà thơ đã viết dùm cho những suy nghĩ và cảm xúc của mình, điều đó đúng!
Tựu trung, phải xuất phát từ những suy nghĩ và cảm xúc thật của mình về một sự việc thì bài thơ mới có “hồn”. Hồ như người đọc cảm thấy mình cũng đang chìm ngập trong không gian, trong ý nghĩ của người làm thơ. Thi thoảng lại cảm thấy những con chữ như nói hộ mình khá rõ ràng những điều còn mơ hồ, còn giấu kín ở một góc khuất nào đó trong tâm hồn. Nếu làm được điều đó thì bài thơ đã thành công. Tôi nghĩ vậy.
Vậy có ai nghĩ gì khi đọc 2 câu thơ:
Lá kia có thể đã thay
Chùm hoa năm nọ đã phai theo mùa.
Sao TRANG THO lại vắng hoe thế này, các tài tử giai nhân đi đâu cả rồi, cx ở trên rừng chẳng có máy tính , đã đành... Nhưng còn các bạn? sao buồn thế?
ReplyDeleteNào chúng ta cùng hâm nóng lại đi...hãy lại vui vẻ như những ngày đầu...
Chân thành.
cỏxanh