Cám ơn QH đã dãi dầu sương tuyết, cắt cây thông đẹp đem tặng Trang thơ. Thân gởi đến các bạn cùng gia đình lời chúc nồng ấm cho ngày Giáng Sinh thật vui vẻ và một năm mới 2013 hạnh phúc bình an, bớt lo toan vội vã.
Cuối năm rồi, NT đố các bạn thơ tại sao ai cũng tất bật hết vậy? Cũng ăn, ngủ như bình thường, còn có được thì giờ rảnh rang vì không phải đi làm nữa là khác ! Thế mà công việc như chất đống lên tới mũi... Bảo rằng: Tốn thì giờ đi mua quà cho con cháu, nhưng đi mua chi mà đến cả tuần lễ vậy? Thú thật, NT cũng giống như vậy - vừa đi mua quà, vừa ngắm phố xá, vừa ngắm thiên hạ ! Còn bình thường thì dẫu có đi ra đường thì cũng như là bấm nút đồng hồ, chứ có đâu mà thong dong cho được Cho nên NT thích lễ lộc là vậy, để sẽ được... thức giấc không cần nghe đồng hồ báo thức, được làm những gì mình thích mà không cần phải ép lòng, được cảm thấy ngày đêm gì cũng là thời gian của mình, chứ không phải của sở, của xếp Còn các bạn thì sao?
Than quy chuc cac Ban Tho va gia quyen mot mua gianh sinh an lanh va hanh phuc.
Duoc nhu NT thi het suc hanh phuc roi....con QH thi gio nay dang "di man an" day, lay dau ma co chut gio rieng....chac phai viet thu giu cho Ong gia Noel de mang von moi duoc.
Nam nay cho tui o co mot mua giang sinh day tuyet phu...hom qua, sau khi Trang chu reo va ra lenh, la queo xe tro ve nha lay may chup hinh chup may cay thong con day tuyet goi di lien, hen qua co Trang chu chon duoc mot canh thong day tuyet phu..coi nhu la cung cong tac de goi den Quy ban huu va gia dinh mot chut...dem dong lanh leo Chua sinh ra doi...
CHÚC MỪNG CÁC BẠN TRANG THƠ GIÁNG SINH VUI VẼ ,MỘNG MƠ TRÀN ĐẦY MỘT NĂM MỚI THẬT SUM VẦY GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC,CHÁU BẦY ẤM ÊM AI CÒN MỘT CÕI MÌNH ÊN CÓ THÊM ĐÔI BẠN CHO THÊM ĐÔNG NHÀ !
Vừa mới thoát khỏi qua ngày tận thế Con vịt cồ ngã xuống bệ toi đời Nghĩ làm chi tới những chuyện trời ơi Tâm an lạc để gởi lời chúc khỏe Chúc các bạn một tinh thần mạnh mẽ Tuổi tuy cao vẫn giữ vẻ tráng niên Ngày tháng phai vẫn còn những bạn hiền Được cười nói gạt ưu phiền bay mất Mình đối đãi với tấm tình thân mật Nói với nhau bằng lời thật chân tình Trong hoàng hôn nhưng vẫn sắp bình minh Sang năm mới được an bình khỏe khoắn
Hôm nay , đúng buổi trưa ngày 25 ở Miệt dưới , Trời tự nhiên đi vắng để lại mưa phùn và cái lạnh lập cập,nên Vivu mới vào được Trang Thơ để cám ơn các lời chúc tốt đẹp về Giáng Sinh và năm mới !
Mà , quả thật , năm nay thiên hạ lo lắng về một ngày tận thế (ở trong phim 2012) mà ngoài đời lại thiếu câu kinh quen thuộc : ..Bình An dưới thế cho người Thiện Tâm !...
Hay là mình vừa thoát được một Thiên Tai nào đó mà Cái-Biết của người phàm bị giới hạn trong phạm vi của Cõi Ta Bà này , để rồi sẽ được nhắc nhở theo một chu kỳ 12 năm ..?
Vv hơi lẩm cẩm vì mới ngày hôm qua đó thôi , làm gì có một chút Thu để đọc bài thơ về Thu ! Miệt dưới nóng còn hơn mùa hè đỏ lửa ! cảm giác như ở trong căn nhà nhỏ ,mái và vách đều bằng tôn ...
Noel, từ tiếng Pháp Noël, dạng cổ hơn là Naël, có gốc từ tiếng Latinh nātālis (diēs) có nghĩa là “(ngày) sinh”. Cũng có ý kiến cho rằng tên gọi Noel xuất phát từ tước hiệu Emmanuel, tiếng Hebrew nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”, như được chép trong sách Phúc âm Matthêu. Trong tiếng Anh, ngày lễ này được gọi phổ biến là Christmas. Chữ Christ (phiên âm Việt là “Ki-tô” hay “Cơ-đốc”, có nghĩa là Đấng được xức dầu) là tước hiệu của Chúa Giêsu; còn chữ Mass nghĩa là thánh lễ. Do đó Christmas theo nghĩa chiết tự là “(Ngày) lễ của Đức Kitô”. Chữ Christ bắt nguồn và được viết trong tiếng Hy Lạp là “Χριστός” (Khrīstos), mở đầu bằng chữ cái “Χ” (Chi) nên Christmas còn được viết tắt là Xmas. Lịch sử Thời kỳ Kitô giáo sơ khai (khoảng 2 đến 3 thế kỷ đầu công nguyên), lễ này được mừng chung với Lễ Hiển Linh. Ngay từ năm 200, thánh Clementê thành Alexandria (150-215) đã đề cập đến lễ hết sức đặc biệt này được cử hành vào ngày 20 tháng 5. Nhưng Giáo hội Latinh thì mừng lễ này vào ngày 25 tháng 12. Theo một nguồn khác thì các Kitô hữu sơ khai không ăn mừng lễ sinh nhật, vì họ cho rằng ăn mừng sinh nhật là làm theo thói quen của dân ngoại đạo thờ thần tượng. Bởi lẽ đó họ không ăn mừng lễ giáng sinh của Chúa Giêsu trong suốt ba thế kỷ đầu. Đến thế kỷ thứ 4, người Kitô hữu mới bắt đầu muốn ăn mừng lễ giáng sinh của Chúa Giêsu mỗi năm một lần, nhưng lại sợ bị chính quyền Đế quốc La Mã phát hiện và bắt bớ, bởi vì thời điểm đó Kitô giáo vẫn chưa được công nhận là một tôn giáo hợp pháp. Những người La Mã hàng năm ăn mừng “Thần Mặt trời” (Feast of The SolInvictus) đem ánh sáng đến cho trần gian vào ngày 25 tháng 12. Các Kitô hữu đã nhân cơ hội này để tổ chức ăn mừng ngày Chúa Giêsu giáng sinh, đem ánh sáng và sự sống đến cho nhân loại (Gioan 8:12) trùng một ngày với ngày lễ “Thần Mặt trời” của người La Mã. Vì vậy, chính quyền La Mã đã không phát hiện rằng thực sự là các Kitô hữu tổ chức ăn mừng lễ giáng sinh của Chúa Giêsu. Đến năm 312, Hoàng đế La Mã Constantine I đã bỏ đa thần giáo và theo Kitô giáo. Ông đã hủy bỏ ngày lễ ăn mừng “Thần Mặt trời” và thay vào đó là ngày ăn mừng sinh nhật Chúa Giêsu. Đến năm 354, Giáo hoàng Libêrô công bố ngày 25 tháng 12 là ngày chính thức để cử hành lễ Giáng sinh của Chúa Giêsu. Trong nhiều thế kỷ, những sử gia Kitô giáo chấp nhận ngày lễ giáng sinh là ngày Chúa Giêsu được sinh ra. Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ 18, các học giả bắt đầu đề xuất một cách giải thích khác. Isaac Newton cho rằng ngày giáng sinh đã được lựa chọn để tương ứng với ngày đông chí ở bắc bán cầu, từng được đánh dấu là ngày 25 tháng 12. Năm 1743, Paul Ernst Jablonski người Đức lập luận ngày giáng sinh được xác định ngày 25 tháng 12 để khớp với ngày Sol Invictus trong tôn giáo La Mã cổ. Ngoài ra trước Kitô giáo, nhiều nền văn hóa và tôn giáo khác cũng ăn mừng ngày lễ của họ vào cuối tháng 12.
Vòng lá mùa Vọng là vòng tròn kết bằng cành lá xanh thường được đặt trên bàn hay treo lên cao để mọi người trông thấy, trong 4 tuần Mùa Vọng. Cây xanh thường được trang hoàng trong các bữa tiệc của dịp Đông chí – dấu hiệu của mùa đông sắp kết thúc. Trên vòng lá đặt 4 cây nến. Tục lệ này khởi xướng bởi các tín hữu Lutheran ở Đức vào năm 1839 với 24 cây nến gồm 20 nến đỏ và 4 nến trắng, cứ mỗi ngày gần Giáng sinh được đốt thêm một cây nến. Vòng lá có hình tròn nói lên tính cách vĩnh hằng và tình yêu thương vô tận của Thiên Chúa. Màu xanh lá nói lên hy vọng rằng Đấng Cứu Thế sẽ đến cứu con người. 4 cây nến bao gồm ba cây màu tím – màu của Mùa Vọng, cây thứ 4 là màu hồng, là màu của Chúa Nhật thứ Ba mùa Vọng, hay còn gọi là Chúa Nhật Vui mừng (Gaudete Sunday). Hoặc 4 cây nến đỏ, cứ mỗi tuần mùa Vọng đốt 1 cây nến.
Hang đá
Thường là vào mùa Giáng sinh, một máng cỏ được đặt trong hang đá (hay gỗ) được dựng lên trong nhà hay ngoài trời, với các hình tượng Chúa Giê-su, Mẹ Maria, thánh cả Giuse (Joseph), xung quanh là các thiên sứ, mục đồng cùng các gia súc như bò, lừa để kể lại sự tích Chúa ra đời trong máng cỏ.
Cây Giáng sinh
Cây Giáng Sinh là cây xanh (thường là cây thông) được trang hoàng để trình bày trong dịp lễ Giáng Sinh theo phong tục của người Ki tô giáo.
Thiệp Giáng sinh
Bắt nguồn từ năm 1843 khi ông Henry Cole (1808 – 1882), một thương gia giàu có nước Anh, đã nhờ John Callcott Horsley (1817 – 1903), một họa sĩ ở Luân Đôn, thiết kế một tấm thiệp thật đẹp để tặng bạn bè. Vào Noel năm đó, Horsley trình làng tấm thiệp đầu tiên trên thế giới và sau đó nó đã in ra 1000 bản. Thiệp Giáng sinh nhanh chóng bùng phát và trở thành mốt thịnh hành ở Anh trong suốt 10 năm kể từ khi Chính phủ Anh thông qua đạo luật năm 1846 cho phép bất kỳ người dân nào gửi thư đến bất kỳ nơi nào với giá rẻ. Không lâu sau, trào lưu này du nhập sang Đức và tới 30 năm sau người Mỹ mới chấp nhận nó.
Quà Giáng sinh
Những món quà biểu lộ tình yêu của mọi người với gia đình và bè bạn. Khi Chúa Giê-su cất tiếng khóc chào đời tại Bethlehem trong một cái máng cỏ, ba nhà thông thái (hay nhà chiêm tinh, theo truyền thống cũng là ba vị vua) từ phương Đông đã đến để bày tỏ sự thành kính của mình. Họ mang đến ba món quà quý giá, đó là vàng, nhũ hương và mộc dược. Vàng có ý nói Chúa Giêsu là vua, nhũ hương để tuyên xưng Giêsu là Thiên Chúa và mộc dược tiên báo cuộc khổ nạn và sự chết của Chúa Giêsu để cứu chuộc nhân loại. Ba vị vua rất giàu có nhưng những người dân nghèo hầu như chẳng có tài sản cũng mang đến bất cứ những gì họ có thể để tỏ lòng thành kính với Chúa Hài đồng. Những người chăn cừu tặng Giêsu hoa quả và những món đồ chơi nhỏ do chính họ tạo ra.
Ông già Noel thường cưỡi xe tuần lộc trên trời, đến nhà có cây thông giáng sinh và leo qua ống khói để đem đến những món quà cho các em nhỏ đang ngủ và thường để quà trong những chiếc tất. Ngoài ra, Giáng sinh cũng là dịp để các bạn trẻ có cơ hội gửi cho nhau những món quà, những bó hoa tươi và lời chúc tốt đẹp đến người thân và bạn bè.
Chợ Giáng sinh
Chợ Giáng sinh (tiếng Đức: Weihnachtsmarkt; tiếng Pháp: Marché de Noël) là một chợ đường phố kiểu truyền thống được tổ chức vào dịp Giáng sinh (thường bắt đầu khoảng 1 tháng trước Lễ Giáng sinh) có nguồn gốc tại vùng đất ngày nay là nước Đức và Đông Bắc nước Pháp. Bắt đầu xuất hiện từ cuối thời Thời kỳ Trung Cổ (khoảng thế kỷ 14), cho đến nay chợ Giáng sinh vẫn là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của Đức, Áo và Đông Bắc Pháp trong dịp Giáng sinh cũng như được phổ biến đến nhiều quốc gia khác trên thế giới.
NT thấy hình như Trang chủ dẫn đi hết một vòng thế giới để thưởng ngoạn Giáng Sinh ! Hôm nay Chúa dẫu chào đời rồi, nhưng đối với NT thì Chúa vẫn còn cho nghỉ xả hơi để nằm tưởng nhớ Chúa !!! Trước Giáng Sinh, đi mua quà. Trong Giáng Sinh, đi ăn nhậu. Sau Giáng Sinh thì mệt và buồn ngủ ! Ấy thế mà trong lòng đã nghĩ đến chuyện... đi shopping tiếp ngày mai để mua đồ để dành cho Giáng Sinh năm sau !!! Ha... ha.... Ngày mai lại có những món mà mình ao ước nhưng không mua được, thế nhưng nếu nó không bị mọi người mua hết, thì nó sẽ trở thành rẻ như bèo... và nó sẽ thuộc về mình Ngẫm nghĩ cũng lạ thật: Nhiều khi thiên hạ nhìn quen mắt và nhiều món hàng quá, nên đâm ra không còn thấy món nào đẹp hết cả hoặc là nhìn mãi không biết chọn món nào ! Tách riêng một món ra (tức là mua xong, đem về nhà, sẽ thấy nó đẹp lộng lẫy !). Đó là ... một mùa Giáng Sinh hạnh phúc của NT đấy !
Thế là NT có một mùa Giáng Sinh với hạnh phúc lang thang , mua quà trước chưa đã ngày mai lại tính chuyện mua thêm dành cho năm sau. Khéo lo xa lắm đó. SM cũng cám ơn Chúa, nhờ Ngài mà được ngủ muộn mấy ngày liên tục, cho đồng hồ báo thức tắt luôn yên chuyện. Hôm qua Chúa thương làm ngớt mưa, buổi sáng 24 sương mù nhiều báo hiệu trời sẽ nắng ráo. Quả như vậy đêm khuya nhìn được ánh trăng thanh rọi sáng trên đường về nhà. Ấy thế mà ngày nay 25 lại đâu vào đó, mưa dai dẳng suốt ngày không dứt hột. Thôi thì quanh quẩn trong nhà, làm thêm một việc tốt là gói ghém mấy thứ đồ linh tinh khi mua quà cho mọi người thì cũng mua ké cho mình , kể như một công mà đôi ba chuyện. Mấy trái hồng mềm vỏ màu cam đỏ rất đẹp, hôm trước SM tài khôn gọt vỏ hết rồi treo lủng lẳng , ý chờ vài tuần cho hồng khô, ăn ngon hơn chà là. Sau khi che lớp giấy mỏng đàng hoàng để tránh bụi, cứ ngẫm nghĩ là sẽ đại thành công y như hồng khô của Nhật sau chừng 3,4 tuần. Được 5 ngày thì SM hé ra nhìn một chút, hỡi ơi mốc xám mốc đen đã bám đầy, mau mau mà liệng đi thôi. Lần này rút kinh nghiệm, người ta cho cả 30 trái nữa chín đồng loạt, dĩ nhiên là làm sao ăn cấp kỳ cho hết chỉ có nước sấy khô trong 24 tiếng đồng hồ với 135 độ F là bảo đảm. Tuy nhiên SM cũng ráng hỏi cố vấn tại sao lần trước thất bại , họ nói là tháng 12 trời ẩm lạnh, u ám không có nắng thì làm sao phơi hồng. Nếu có chăng nữa phải mở quạt máy thổi liên tục 2, 3 ngày cho hồng se phía ngoài thì may ra. Nếu bạn nào muốn thử nghiệm thì SM bày thêm bí quyết này , nhúng miếng hồng vào tô nước có hòa chút chanh chua trước khi sấy thì màu của hồng khi khô rồi vẫn đẹp chớ không đen. Bây giờ thì đã sấy được 6 tiếng rồi, cắn thử một miếng thì ngọt lịm, chờ đến ngày mai kết quả thế nào SM sẽ liệt kê tiếp, ngon thì chia mỗi bạn vài miếng còn dở thì...dấu luôn.
Ấy ấy... Trang chủ chớ có mà ăn hồng khô trừ cơm nha ! Vì trái hồng tươi ăn nhiều sẽ bị... hình như là sạn thận !? Hỏi lại "bác sĩ Quê Hương" nhà ta cho chắc cú !
Hồng giòn thường ăn lúc chưa chín mềm, màu vàng, trái hơi vuông. Loại hồng mềm hay hồng đỏ chỉ nên ăn khi quả chín mềm. Quả hồng lúc chưa chín bên ngoài có một lớp sáp, khi ăn thường có vị se chát vì chứa rất nhiều tanin. Khi quả chín sẽ trở nên ngọt hơn vì tanin đã biến mất. Cách ăn tốt nhất là ăn tươi. Thịt quả hồng có giá trị dinh dưỡng rất cao, vì chứa nhiều beta caroten và sinh tố A (10.080 I.U cho 1kg hồng), sinh tố B (thiamin, riboflavin, niacin) và C. Ngoài ra, còn nhiều khoáng tố vi lượng như canxi, phốtpho, sắt, protein, nhiều chất xơ, đường. Hồng còn được sử dụng như phương thuốc cổ truyền chữa nhiễm trùng phổi, trĩ và chữa bệnh suyễn. Với dạng hồng khô, ăn mỗi ngày khoảng một trái là tốt. Tính chất se chát của hồng còn giúp ngừng tiêu chảy, cầm máu. Hồng còn giúp ngừa ung thư nhờ hàm lượng beta caroten cao, và các hợp chất như sibutol và axít betulinic có tác dụng kháng ung thư. Một nghiên cứu mới tại Nhật Bản còn chứng minh tác dụng chống lão hoá của hồng nhờ nhóm hợp chất proanthocyanidin có nhiều trong vỏ.
Không ăn lúc quá đói
Hồng tươi có tính hơi hàn, có thể làm hạ huyết áp, không nên dùng cho người suy kiệt, huyết áp thấp, mệt mỏi kinh niên, phụ nữ sau khi sinh. Hồng khô tính bình, dẻo, ngọt, được dùng chữa ngộ độc do ăn uống gây tiêu chảy, kiết lỵ lâu ngày không hết.
Tuy vậy, không nên ăn nhiều hồng tươi vào lúc quá đói, cũng không ăn cùng những loại quả chứa nhiều axít hoặc protein, vì tanin trong hồng sẽ kết tủa với các nhóm chất trên làm tắc nghẽn đường tiêu hoá, gây khó tiêu và kích ứng niêm mạc ruột.
Cũng nên lưu ý: hồng khô nhiều đường, ăn nhiều quá sẽ hại tỳ, không tốt cho răng miệng và dễ sinh nhiệt trong cơ thể; người tiểu đường cần hạn chế sử dụng.
Trong tất cả các loại trái cây vào dịp Tết, NT thích nhất hồng khô ! Đã từng thử làm hồng khô như Trang chủ rồi, kết quả "không đến nỗi như hồng của Trang chủ" mà là... thấy nó không ổn, nên đã ăn hết khi hồng chưa khô ! Nhân nhắc đến hồng khô, NT nhớ món "Chuối Hồng" có một thời khuấy động thị trường buôn bán. Nó là trái chuối sim, lột phần vỏ vàng bên ngoài và chừa lại phần vỏ trắng có sọc; phơi làm sao cho ruột chuối và phần vỏ sọc ấy khô, vàng ươm, để khi ăn miếng chuối sẽ deo dẻo, ngọt lịm - là một công trình !
Các loại mứt trong dịp tết khi làm rim nhiều đường thường rất ngọt. Hồng sấy khô, sạch và thơm ngon,mật ngọt tự nhiên cô đọng lại.Khổ một điều là sấy khô thì khoảng 24 giờ, giữ được lâu khoảng một năm, còn thích ăn dịu mềm dai một chút thì phải ăn trong thời gian ngắn, để trích riêng ra một ít coi bảo quản được đến chừng nào. So về kích thước thì hồng khô còn chừng 1/4 so với hình dáng tươi ban đầu, cho nên dễ ăn quá đà vì ngon miệng. Khi nào NT làm lại thì nhớ cắt phần dưới của cuống ăn sâu vào trái hồng bỏ đi vì khi khô sẽ cứng , không dẻo mềm như những khỗ khác. BMT mình ít người trồng hồng , riêng ngày nay Đà Lạt có nhiều mặt hàng nổi tiếng , chẳng biết do chính người ĐL làm ra đặc sản địa phương này hay lại trà trộn từ những phương xa tới giả dạng.
Sáng nay ngày đầu năm mới 2013 trời trong xanh thật đẹp và lắng đọng không một gợn gió. SM chúc thêm lần nữa : MONG NHỮNG ĐIỀU TỐT ĐẸP HƠN, MAY MẮN HƠN ĐẾN CÙNG CÁC BẠN VÀ GIA ĐÌNH. Nhớ lại khi xin phép về trước, bước ra ngoài trời lạnh lẽo mở cửa chiếc xe quá nửa đêm đóng băng chưa dày lắm nhưng cũng đủ không thấy đường mà lái. Ngồi trong xe nổ máy chờ vài phút SM nhớ tới người thân của mình đang ở những nơi chốn khác nhau và giờ giấc khác nhau đang làm gì , nghĩ gì ? Thành phố nhỏ im lìm có lẽ đa số người ta xum vầy đón năm mới 2013 bên trong những mái ấm gia đình ấm cúng hoặc đang rộn rã với nhạc và rượu tưng bừng tại những dạ tiệc trẻ trung ? Những ngày mới sẽ đến, đủ mọi sắc màu trong cuộc sống diễn ra xung quanh, cứ so sánh với biết bao người thiếu thốn, khó khăn và kém may mắn hơn mình là SM lạc quan và yêu đời hơn, cớ chi mà buồn, biết ra sao ngày mai mà lo sớm xa quá làm chi ?
"Auld Lang Syne" là một bài hát rất quen thuộc thường hay nghe vào giờ đón Giao thừa từ giã năm cũ bước qua năm mới theo Dương lịch. Bài hát cổ của Scotland từ thế kỷ 18 nay đã phổ thông trên toàn thế giới đến nỗi người Việt Nam bình dân như SM đây cũng thuộc vài câu tiếu lâm“ Ò e Rô be đánh đu….”. Ấy thế mà bản thân cũng không biết bài hát ấy có ý nghĩa gì ? Từ tối hôm qua trong buổi họp mặt của gia đình, SM thắc mắc rồi, trong đầu nghĩ là thế nào cũng nêu lên câu hỏi trên Trang thơ hầu biết thêm điều chưa biết này. Sẵn hôm nay đọc thêm xin chia sẻ cùng các bạn:
Auld Lang Syne(Traditional Song)
Should auld acquaintance be forgot, And never brought to mind? Should auld acquaintance be forgot, And days o’ lang syne! Chorus: For auld lang syne, my dear For auld lang syne, We’ll tak a cup o’ kindness yet For auld lang syne! We twa hae run about the braes, And pu’d the gowans fine, But we’ve wander’d mony a weary foot Sin’ auld lang syne. We twa hae paidl’t in the burn Frae morning sun till dine, But seas between us braid hae roar’d Sin’ auld lang syne. And there’s a hand, my trusty fiere, And gie’s a hand o’ thine, And we’ll tak a right guid willie-waught For auld lang syne! And surely ye’ll be your pint’ stoup, And surely I’ll be mine! And we’ll tak a cup o’ kindness yet For auld lang syne!
Times Gone By (Lời tiếng Anh)
Should old acquaintances be forgotten, And never brought to mind? Should old acquaintances be forgotten, And days of long ago!
Chorus: For times gone by, my dear For times gone by, We will take a cup of kindness yet For times gone by.
We two have run about the hillsides And pulled the daisies fine, But we have wandered many a weary foot For times gone by.
We two have paddled (waded) in the stream From noon until dinner time, But seas between us broad have roared Since times gone by.
And there is a hand, my trusty friend, And give us a hand of yours, And we will take a goodwill drink (of ale) For times gone by!
And surely you will pay for your pint, And surely I will pay for mine! And we will take a cup of kindness yet For times gone by!
Theo bách khoa toàn thư Wikipedia "Auld Lang Syne" là một bài thơ Scotland viết bởi Robert Burns năm 1788[1] và được phổ nhạc thành một ca khúc cổ truyền. Bài hát được biết đến ở nhiều nước nói tiếng Anh và cả các quốc gia khác và thường được hát trong thời khắc giao thừa để bắt đầu một năm mới. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng khá rộng rãi trong các đám tang, lễ tốt nghiệp, và dùng như một cách nói lời chia tay hoặc kết thúc cái gì đó trong các trường hợp khác.
Cùng điệu nhạc này, người Việt hát theo lời sau đây vào những lúc kết thúc buổi sinh hoạt tập thể như trại hè hoặc hướng đạo: Giờ đây anh em chúng ta cùng nhau giã từ lòng còn lưu luyến Cách xa nhưng ta hằng mong rồi đây có ngày còn được gặp nhau. Bài khác có tính cách vui đùa của trẻ con ở Việt Nam có khi được hát với những lời nhạc như sau: Ò e, con ma đánh đu, Tarzan nhảy dù, Zorro bắn súng...
"Auld Lang Syne" được hát theo truyền thống tại giao thừa ở Scotland và trên toàn thế giới, đặc biệt ở các nước nói tiếng Anh.
Ngoài năm mới
Cũng giống như trong tổ chức năm mới, "Auld Lang Syne" được sử dụng rộng rãi để thể hiện sự "kết thúc/khởi đầu mới" - gồm có sự chia tay, đám tang, lễ tốt nghiệp, kết thúc một bữa tiệc, hay kể cả sự đóng cửa của một cửa hàng. Giai điệu cũng được sử dụng với nhiều lời khác nhau, đặc biệt là các bài hát về thể thao và thậm chí cả quốc ca. Ở Scotland và các vùng ở Vương quốc Anh, nó được hát trong các lễ tưởng niệm Robert Burns.
Ở các nước không nói tiếng Anh Ở Thái Lan, bài hát "Samakkhi Chumnum", với giai điệu tương tự, được hát sau các trận thể thao và thời điểm kết thúc các trại họp bạn Thiếu sinh Hướng đạo cũng như đón năm mới. Bài hát nói về nhà vua và và đoàn kết dân tộc. Ở đây, bài hát được tin là một bài hát cổ truyền Thái Lan. Ở Ba Lan, bài "Braterski krąg" có giai điệu tương tự. Nó được hát truyền thống bởi các thành viên của phong trào hướng đạo Ba Lan (Związek Harcerstwa Polskiego) trong các buổi họp mặt. Ở Quân đội Pakistan, người ta chơi ca khúc này trong lúc diễu hành kết nạp; và ở Pakistan nói chung, bài hát (hoặc chỉ giai điệu của nó) được ngân lên trong các sự kiện chia tay. Ở Bangladesh và các phần của khu vực Bengal thuộc Ấn Độ, giai điệu là nguồn cảm hứng trực tiếp của các bài hát Belgan nổi tiếng "Purano shei diner kotha" sáng tác bởi Nobel laureate Rabindranath Tagore, và có mặt một trong những âm điệu dễ nhận ra trong Rabindra Sangeet.
蛍の光 ("Hotaru no Hikari"), phiên bản tiếng Nhật của "Auld Lang Syne". 1:00 Ở Nhật Bản, bài hát Nhật dành cho học sinh "Hotaru no hikari" ("Đèn đom đóm") có dùng phần nhạc của "Auld Lang Syne". Lời ca đã nhắc đến một loạt hình ảnh về những sự khó khăn mà những học sinh chăm chỉ phải trải qua trên con đường đầy chông gai để có được tri thức, bắt đầu với ánh đèn đom đóm mà các học sinh xưa từng dùng để học khi họ không có nguồn sáng nào khác. Bài hát thường được nghe trong buổi lễ tốt nghiệp và vào cuối ngày học, cũng như ở rất nhiều cửa hàng và tiệm ăn ở Nhật. Đài truyền hình quốc gia NHK cũng chơi nó trong suốt những ngày Tết. Trước khi sáng tác Aegukga, lời ca của Quốc ca Triều Tiên đã được hát với âm nhạc của bài hát này đến khi nhạc sĩ Ahn Eak-tai sáng tác một giai điệu mới trên lời ca hiện tại. Cũng giống như ở Nhật Bản và Đài Loan, "Auld Lang Syne" được dùng ở Hàn Quốc như một bài ca tốt nghiệp và một bài hát chia tay đến bạn bè hoặc trong đám tang. Trước năm 1972, giai điệu bài hát là nhạc của Gaumii salaam, Quốc ca Maldives (với ca từ hiện tại). Ở Đan Mạch, bài hát được dịch năm 1927 bởi nhà thơ nổi tiếng của Đan Mạch Jeppe Aakjær. Giống với cách Robert Burns dùng phương ngữ, Aakjær dịch bài hát sang tiếng Đan Mạch thổ ngữ, một phương ngữ ở phía bắc của nam Jutland, nam Limfjord, khó hiểu với đa số người Đan Mạch. Bài hát "Skuld gammel venskab rejn forgo" (tiếng Anh: "Should old acquaintance be forgotten" —), là một phần không thể tách rời của Højskole Đan Mạch truyền thống, thường liên kết với nhiều vùng nông thôn. Ngoài ra, nhóm nhạc rock Đan Mạch Gasolin' cũ đã hiện đại hóa giai điệu vào năm 1974 với ca khúc pop ballad của họ "Stakkels Jim". Ở Zimbabwe, "Famba zvinyoronyoro, tichasanganiswa muroa ra Jesu" với giai điệu "Auld Sang Syne" được hát bằng tiếng Shona như một bài hát chia tay hoặc tang lễ. Ở Chile, giai điệu được hát bằng tiếng Tây Ban Nha, đặc biệt trong Giáo hội Công giáo Rôma. Giai điệu này có tên "Canción del adiós" ("Bài hát chia tay"). Ở Hy Lạp, bài hát rất thông dụng và dịch bởi Tổ chức hướng đạo Hy Lạp với cái tên "Τραγούδι Αποχωρισμού" ("Bài hát chia tay") và nó là một phần của lễ bế mạc của chuyến đi cắm trại hướng đạo (lời bài hát). Ở Đài Loan, Auld Sang Syne được hát trong lễ tốt nghiệp và cả trong tang lễ.
Nhân bạn SƯƠNG MAI trích dẫn tài liệu nói về bài hát Auld Lang Syne mà hầu hết những người Việt Nam có độ tuổi từ 40 trở lên đều đã được nghe khi kết thúc một vở diễn trên sân khấu thời bấy giờ như một lời chia tay. Vốn thích xi nê nên ở tuổi mười sáu mơ mộng tôi đã sững sờ đến nổi gai ốc khi được nghe gia điệu bản nhạc nầy trong một khung cảnh phim ảnh lãng mạn lúc chia tay trên sân ga để chàng ra chiến trường lửa đạn để nàng ở lại nhà của một sĩ quan không quân và một cô thiếu nữ thời Đệ Nhị Thế Chiến. Vào thời điểm đó, cuộc chiến tranh Việt Nam đang thời kỳ sục sôi máu lửa và tương lai của lớp tuổi thanh niên chúng tôi thời đó chắc chắn sẽ bị đẩy vào con đường đầy gian truân và chết chóc nên đã tác động hết sức mạnh mẽ vào tâm hồn chúng tôi.
Đó là phim “Waterloo Bridge” còn có tên tiếng Pháp là “La Valse dans l’ombre” do chàng tài tử Ăng-lê nổi tiếng đẹp trai có hàng ria con kiến Robert Taylor và cô đào Vivien Leigh (thủ vai nữ chính trong phim “Gone with the Wind” dịch sang tiếng Pháp “Autant en emport le vent”).
Xin mời đọc một bài “siu tầm” đầu năm mới Dương Lịch.
ĐẦU NĂM NÓI CHUYỆN TỬ VI TÂY PHƯƠNG
Coi bói là một nét dễ thương trong văn hóa Việt, dù bạn là người cho rằng bói toán là chuyện “mê tín dị đoan” nhảm nhí hay bạn là týp người cho rằng bói toán cũng giống như “có thờ, có thiêng”; hoặc bạn chỉ hiếu kỳ muốn coi bói một lần cho biết - bói toán gần như đã trở thành một điều rất đỗi bình dị trong đời sống dân dã người Việt, ai cũng từng nói, từng dùng. Bói toán xuất hiện rất nhiều hình thức. Trong dân gian chúng ta lưu truyền nhiều cách bói chủ yếu phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày của con người như làm ăn, sinh hoạt, cưới xin, đi đứng… vốn gắn liền với những điều “thiên cơ” nay được “khả lộ” qua ngả bói toán! Ngày đầu năm người Việt xưa đi chùa xin xăm, xin quẻ, hái lộc, bói Kiều, bói Lục Vân Tiên, xem chỉ tay, bói bài Tây, bói chữ ký, coi tướng số, nốt ruồi… Thôi thì đủ cả… Trong đó việc coi bói dựa vào năm sanh, tháng đẻ đã trở thành phổ biến qua hệ thống tử vi 12 con giáp. Mười hai con giáp của phương Đông Ai cũng rõ, hệ thống tử vi Việt tính theo niên giáp gồm 12 con vật như Tý (chuột), Sửu (trâu), Dần (cọp), Mão (mèo), Thìn (rồng), Tỵ (rắn), Ngọ (ngựa), Mùi (dê), Thân (khỉ), Dậu (gà), Tuất (chó), Hợi (heo). Phần lớn khi coi tử vi cho cả năm, người ta thường dựa vào những tính cách của các con vật để đưa ra những lời khuyên, cảnh báo, hoặc những gợi ý bao gồm nhiều lĩnh vực sinh hoạt đời sống. Nào là gia đạo, tình duyên, hôn sự, sức khỏe, chuyện làm ăn, đường công danh, học tập, tài chánh, mua bán... Vì vậy những ai sinh nhằm năm Tỵ sẽ có những đặc tính như của con rắn, còn người sinh vào năm Dần (tức cọp) sẽ hay hơn nếu là nam giới; chứ nữ giới sẽ cao số, khó lấy chồng. Người Việt mình khá quen thuộc với bói toán đã vậy. Nhưng không chỉ có người Việt mình mới mê bói toán mà thôi. Có thể nói bói toán có mặt ở khắp nơi. Bởi lẽ ai chẳng muốn biết chuyện gì rồi đây sẽ xảy ra với mình. Vì vậy coi bói có thể nói là dạng tư vấn tâm lý ở mức độ sơ khai nhất, thiên về yếu tố linh thiêng, huyền bí. Trong đó thày bói sẽ nói cho các thân chủ biết về quá khứ của họ (nhằm tạo niềm tin với khách), sau đó họ sẽ đưa ra những đề nghị hóa giải hoạn nạn hoặc những đề nghị giúp thân chủ đạt được những ước vọng mà họ muốn.
Đến Úc hay Hàn quốc, qua Anh hay ghé Mễ, dừng chân ở Bắc Kinh hay Toronto, đâu đâu cũng thấy bói toán. Người Mỹ cũng coi bói. Nếu bạn thấy bảng đề chữ psychic readings ở Mỹ là biết ngay chỗ này coi bói. Hình thức có thể là bói bài tarot, bói bằng quả cầu pha lê, hoặc bói theo chỉ tay. Còn ở nhà, chỉ cần gõ hai chữ psychic readings này trên ô search của google, bạn sẽ thấy ngay địa chỉ các địa điểm coi bói gần nhà bạn hiện ra trên bản đồ. Tuy nhiên với người Tây phương họ rất thích xem Horoscope - tức tử vi Tây phương. Vậy tử vi Tây phương thực ra là gì? Đó là hệ thống chu kỳ một năm được chia thành 12 cung. Nếu như chu kỳ niên lịch của người Á đông là 12 năm một vòng tua con giáp thì tử vi Tây phương chỉ cần một năm là có 12 cung trùng với số 12 tháng một năm. Trong đó mỗi cung của tử vi Tây phương được một chòm sao chiếu lên những ai sinh trong khoảng thời gian do chòm sao đó làm chủ. Một điều hơi rắc rối của tử vi Tây phương đó là thời gian thuộc một chòm sao không tính từ đầu tháng đến cuối tháng mà tính theo giữa chừng nên có phần hơi phức tạp chút xíu và khó nhớ. Tử vi Tây Phương tiếng Anh được gọi là Horoscope (tức dựa theo hoàng đạo) khi trái đất quay quanh mặt trời ứng với 12 chòm sao tạo nên một vòng tròn khép kín. Người Babylon cổ từ những năm 1645 trước Công nguyên đã tìm ra hệ thống tử vi. Ngày đó người ta tin rằng mặt trời đi quanh trái đất và ngang qua các chòm sao (mỗi chòm sao kéo dài trong thời gian khoảng 30 - 31 ngày) ứng với 1 năm trọn vẹn 365 ngày có bốn mùa xuân hạ thu đông.
Horoscope dịch thoát nghĩa là đường đi của mặt trời (hoàng đạo). Tiếng Hy Lạp nó được gọi là ỉịýị (Zodiakus Kyklos) nên có lúc horoscope còn được gọi là Zodiac - tức vòng tròn của các linh vật. Các cung hoàng đạo xếp theo thứ tự gồm:
Aries (Dương Cưu hay Bạch Dương) ứng với chòm sao Bạch Dương (con cừu đực lông trắng) của người sinh ra trong khoảng 21/3-19/4. Taurus (Kim Ngưu) ứng với chòm sao Kim Ngưu, (con bò đực vàng) của người sinh ra trong khoảng 20/4-20/5. Gemini (Song Tử) ứng với chòm sao Song Nam (hai cậu bé song sinh), người sinh ra trong khoảng 21/5-21/6. Cancer (Cự Giải hay Bắc Giải) ứng với chòm sao Cự Giải (hình con cua), người sinh trong khoảng từ 22/6-22/7. Leo (Sư Tử) ứng với chòm sao Hải Sư (con sư tử) người sinh từ 23/7-22/8. Virgo (Xử Nữ, còn gọi là Trinh Nữ, Thất Nữ) ứng với chòm sao Thất Nữ (biểu tượng là cô gái đồng trinh) người sinh trong khoảng 23/8-22/9. Libra (Thiên Bình hoặc Thiên Xứng) ứng với chòm sao Thiên Xứng (cái cân), người sinh trong khoảng 23/9-23/10. Scorpio (Hổ Cáp, còn gọi là Thần Nông, Thiên Yết, Thiên Hạt) ứng với chòm sao Thiên Hạt (biểu tượng con bọ cạp) tuổi của người sinh trong khoảng 24/10-21/11. Sagittarius (Nhân Mã, còn gọi Xạ Thủ, Cung Thủ) ứng với chòm sao Nhân Mã (biểu tượng loài centaure nửa người, nửa ngựa) người sinh trong khoảng 22/11-21/12). Capricornus (Ma Kết, Nam Dương hoặc Dê Biển) ứng với chòm sao Ma Kết (con dê có đuôi cá) người sinh trong khoảng 22/12-19/1. Aquarius (Bảo Bình hay Thủy Bình) ứng với chòm sao Bảo Bình (người mang nước) những ai sinh trong khoảng 20/1-18/2. Pisces (Song Ngư) ứng với chòm sao Song Ngư (hai con cá bơi ngược chiều) người sinh trong khoảng 19/2-20/3.
Người Tây phương có quan niệm thế giới được kiến tạo từ bốn nguyên tố gồm: đất, lửa, nước, và khí; còn người phương Đông còn có thêm một nguyên tố nữa là mộc. Theo tử vi Tây phương cứ ba chòm sao liền nhau sẽ xếp vào một cung nguyên tố và người có tuổi cùng một cung nguyên tố sẽ hợp nhau nhiều nhất. Tuy nhiên tuổi khác cung nguyên tố không hẳn là sẽ kỵ nhau hoàn toàn. Ví dụ người thuộc cung nguyên tố đất sẽ không quá kỵ với người thuộc cung nguyên tố nước, hoặc người với cung nguyên tố lửa sẽ không quá kỵ với cung nguyên tố khí.
Sau đây là các chòm sao thuộc bốn nhóm cung nguyên tố:
Nguyên tố đất: Ma Kết, Xử Nữ, Kim Ngưu. Những người nhóm đất rất chung thủy, cần cù, ôn hòa và khoan thai. Nguyên tố lửa: Bạch Dương, Sư Tử, Nhân Mã. Tính cách người nhóm lửa đặc biệt nồng cháy, đam mê, nông nổi nhưng rất gan dạ. Nguyên tố nước: Song Ngư, Cự Giải, Hổ Cáp. Người nhóm nước thường nhạy cảm, dễ bị tổn thương, có thiên hướng nghệ thuật. Nguyên tố khí (gió): Song Tử, Thiên Bình, Bảo Bình. Đặc điểm: Họ yêu tự do, thông minh, tính tình phóng khoáng, tư tưởng cấp tiến.
Tại mỗi cung nguyên tố có một chòm sao ở vị trí lãnh đạo. Nhóm cung nguyên tố lửa có chòm sao Bạch Dương làm chủ. Cung nguyên tố đất có chòm sao Ma Kết. Nhóm nguyên tố nước có chòm sao Cự Giải. Còn nhóm nguyên tố khí có chòm sao chủ là Thiên Bình. Trong tử vi Tây phương mỗi một chòm sao được chiếu bởi (hay bảo hộ bằng) một ngôi sao thuộc thái dương hệ. Ngoại lệ chỉ có Diêm Vương Tinh là hành tinh chiếu lên cung tử vi đã được lấy ra khỏi thái dương hệ. Cung Bạch Dương được Hỏa Tinh (Mars) bảo hộ, tượng trưng cho Thần chiến tranh. Cung Kim Ngưu được Kim Tinh bảo hộ. Cung Song Tử được Thủy Tinh bảo hộ, tượng trưng cho thần đưa tin Mercury. Cung Cự Giải được mặt trăng bảo hộ, tượng trưng cho hôn nhân gia đình. Cung Sư Tử được Mặt trời bảo hộ, tượng trưng cho thần mặt trời, thiên về sự trung trực, uy quyền và sức mạnh. Cung Xử Nữ được Thủy tinh bảo hộ, tượng trưng cho trí tuệ, lòng chung thủy nhưng quá cầu toàn nguyên tắc. Cung Thiên Bình được Kim Tinh bảo hộ, cung này biểu tượng cho sắc đẹp, sự quyến rũ. Tượng trưng cho nữ thần Venus. Cung Hổ Cáp được Diêm Vương Tinh bảo hộ, tượng trưng cho thần cai quản âm phủ. Cung Nhân Mã được Mộc Tinh bảo hộ, tượng trưng cho thần sấm sét. Cung Ma Kết được Thổ Tinh bảo hộ, tượng trưng cho thần nông Saturn. Cung Bảo Bình được Thiên Vương Tinh bảo hộ, tượng trưng cho thần bầu trời. Cung Song Ngư được Hải Vương Tinh bảo hộ, tượng trưng cho thần biển Neptune.
Trên lý thuyết, các chòm sao thuộc cùng một cung nguyên tố (nhóm nước, lửa, khí, đất) sẽ hợp nhau. Tuy vậy tại mỗi nhóm nguyên tố sẽ có ba đặc tính độc lập khác biệt nhau gồm: (a) người thích thống trị, (b) người thích ổn định, và (c) người thường thay đổi.
Những người thích thống trị thuộc các chòm sao: Bạch Dương, Cự Giải, Thiên Bình và Ma Kết. Người thích ổn định thuộc các chòm sao như: Kim ngưu, Sư tử, Hổ cáp và Bảo Bình. Còn người biến đổi thuộc các chòm sao: Song Tử, Xử Nữ, Nhân Mã và Song ngư. Những cặp cá nhân cùng trong một nhóm đặc tính (thích thống trị, ổn định, hoặc dễ thay đổi) được coi là rất kỵ nhau.
Ngoài ra còn có một số chòm sao thiên về chủ động (tích cực) trong khi đó một số lại thiên về thụ động (tiêu cực). Ví dụ như lửa và khí mang tính chủ động còn đất và nước thiên về thụ động. Các chòm sao chủ động gồm: Dương Cưu, Song Tử, Sư Tử, Thiên Bình, Nhân Mã và Bảo Bình. Còn các chòm sao thụ động bao gồm: Kim Ngưu, Cự Giải, Xử Nữ, Hổ Cáp, Nam Dương và Song Ngư. Theo ý kiến chung thì thường hai nhóm này vẫn có chút ít những đặc tính của nhóm kia chứ không hoàn toàn độc lập.
Tử vi Tây phương sử dụng chủ yếu để tìm ra những cặp hợp tính nết (và cũng để tìm hiểu về cá tánh một con người). Tuy vậy tìm được một cặp hợp tính không phải dễ. Vì thế để mưu cầu được hạnh phúc, nhất là trong tình yêu, cả hai bên đều phải biết dung hòa, uyển chuyển, cho và nhận, học hỏi dần dần sở thích của nhau. Hai bên cần có nhiều kiên nhẫn và bền chí, có như vậy con thuyền tình cảm mới có thể lèo lái qua được những cơn sóng gió của thử thách bão tố.
Đầu năm về, nói chuyện tử vi Tây phương âu đó cũng là cách để chúng ta tìm hiểu về cách bói toán của người Tây, đặc biệt là tử vi Tây Phương để từ những khái niệm và cách nhìn vào cuộc sống của họ, ta luôn nhận thấy ý nghĩa của vũ trụ, trời đất, cũng như những yếu tố cấu thành tạo nên nhân cách con người. Để rồi chúng ta sẽ hiểu nhau thêm, có dịp ôn lại, để thấy người khác có những điều hay lẽ dở, mình cũng có những cái xấu đi chung với cái tốt. Có vậy ta mới thấy ý nghĩa của tôn trọng, để tìm đến với nhau bằng tình cảm và thái độ xây dựng nhân bản hơn nữa.
Đã quá lâu mới trở lại Trang Thơ, Chiều nay bỗng nhớ!!! - Mời các bạn xem pháo hoa với lời chúc "NĂM MỚI AN KHANG, VUI TƯƠI + HẠNH PHÚC TRÀN ĐẦY - 2013"
Trang chủ vừa gởi thêm bản nhạc do ABBA trình bày,tự động và muốn tắt lúc nào thì các bạn cứ bấm vào góc phải phía trên ô vuông nhỏ (nằm dưới Thiệp bên trái)
Hì hì, cũng xin nói nhỏ với Trang chủ là trang nhạc "nhaccuatui.com" là trang web có nhiều ..quảng cáo, đã bị block nếu muốn máy chạy nhanh ! (nhớ trang bị vủ khí chống xâm lăng rồi hãy vào nha !)
Muốn dùng nhạc online thì nên lấy nhạc của mình và đưa vào Google drive của mình (free space 5GB cho mỗi blogger)
Cám ơn PC đã báo động, bởi điếc không sợ súng mà. Tạm thời bây giờ chưa có kho nhạc riêng của mình nên đã mượn tạm bài ca từ một nơi khác nữa. Các bạn cứ bấm vào phía trái ô chữ nhật ở dưới tấm thiệp cho ON hay OFF.
sk dạo này làm gì cũng tháy chậm chạp. Giáng Sinh đã qua từ lâu, năm mới Dương Lịch cũng đã bước sang ngày thứ mười. Giờ này mới khập khiễng bước vào Trang Thơ thấy nhiều tên lạ qúa tưởng lạc nhưng coi kỹ thì không phải, nên xin được chúc mừng muộn các bạn Giáng Sinh An Bình + Vui vẻ năm mới 2013 Vạn Sự Như Ý. Hẹn gặp lại các bạn sang năm con rắn nha. sk
38 comments:
Cám ơn QH đã dãi dầu sương tuyết, cắt cây thông đẹp đem tặng Trang thơ.
Thân gởi đến các bạn cùng gia đình lời chúc nồng ấm cho ngày Giáng Sinh thật vui vẻ và một năm mới 2013 hạnh phúc bình an, bớt lo toan vội vã.
SM
Úi trời! Thoạt nhìn số 0 trong tấm thiệp tui tưởng là Trang Chủ sắp quăng bom đó chớ!
Xin góp vui cùng bạn bè của TT. Mong mọi nggười đều được toại lòng.
Cuối năm rồi, NT đố các bạn thơ tại sao ai cũng tất bật hết vậy? Cũng ăn, ngủ như bình thường, còn có được thì giờ rảnh rang vì không phải đi làm nữa là khác ! Thế mà công việc như chất đống lên tới mũi... Bảo rằng: Tốn thì giờ đi mua quà cho con cháu, nhưng đi mua chi mà đến cả tuần lễ vậy?
Thú thật, NT cũng giống như vậy - vừa đi mua quà, vừa ngắm phố xá, vừa ngắm thiên hạ ! Còn bình thường thì dẫu có đi ra đường thì cũng như là bấm nút đồng hồ, chứ có đâu mà thong dong cho được
Cho nên NT thích lễ lộc là vậy, để sẽ được... thức giấc không cần nghe đồng hồ báo thức, được làm những gì mình thích mà không cần phải ép lòng, được cảm thấy ngày đêm gì cũng là thời gian của mình, chứ không phải của sở, của xếp
Còn các bạn thì sao?
Than quy chuc cac Ban Tho va gia quyen mot mua gianh sinh an lanh va hanh phuc.
Duoc nhu NT thi het suc hanh phuc roi....con QH thi gio nay dang "di man an" day, lay dau ma co chut gio rieng....chac phai viet thu giu cho Ong gia Noel de mang von moi duoc.
Nam nay cho tui o co mot mua giang sinh day tuyet phu...hom qua, sau khi Trang chu reo va ra lenh, la queo xe tro ve nha lay may chup hinh chup may cay thong con day tuyet goi di lien, hen qua co Trang chu chon duoc mot canh thong day tuyet phu..coi nhu la cung cong tac de goi den Quy ban huu va gia dinh mot chut...dem dong lanh leo Chua sinh ra doi...
Than quy tat ca.
CHÚC MỪNG CÁC BẠN TRANG THƠ
GIÁNG SINH VUI VẼ ,MỘNG MƠ TRÀN ĐẦY
MỘT NĂM MỚI THẬT SUM VẦY
GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC,CHÁU BẦY ẤM ÊM
AI CÒN MỘT CÕI MÌNH ÊN
CÓ THÊM ĐÔI BẠN CHO THÊM ĐÔNG NHÀ !
MERRY CHRISTMAS & HAPPY NEW YEAR
CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2013
Vừa mới thoát khỏi qua ngày tận thế
Con vịt cồ ngã xuống bệ toi đời
Nghĩ làm chi tới những chuyện trời ơi
Tâm an lạc để gởi lời chúc khỏe
Chúc các bạn một tinh thần mạnh mẽ
Tuổi tuy cao vẫn giữ vẻ tráng niên
Ngày tháng phai vẫn còn những bạn hiền
Được cười nói gạt ưu phiền bay mất
Mình đối đãi với tấm tình thân mật
Nói với nhau bằng lời thật chân tình
Trong hoàng hôn nhưng vẫn sắp bình minh
Sang năm mới được an bình khỏe khoắn
s@...
Hôm nay , đúng buổi trưa ngày 25 ở Miệt dưới , Trời tự nhiên đi vắng để lại mưa phùn và cái lạnh lập cập,nên Vivu mới vào được Trang Thơ để cám ơn các lời chúc tốt đẹp về Giáng Sinh và năm mới !
Mà , quả thật , năm nay thiên hạ lo lắng về một ngày tận thế (ở trong phim 2012) mà ngoài đời lại thiếu câu kinh quen thuộc : ..Bình An dưới thế cho người Thiện Tâm !...
Hay là mình vừa thoát được một Thiên Tai nào đó mà Cái-Biết của người phàm bị giới hạn trong phạm vi của Cõi Ta Bà này , để rồi sẽ được nhắc nhở theo một chu kỳ 12 năm ..?
Vv hơi lẩm cẩm vì mới ngày hôm qua đó thôi , làm gì có một chút Thu để đọc bài thơ về Thu ! Miệt dưới nóng còn hơn mùa hè đỏ lửa ! cảm giác như ở trong căn nhà nhỏ ,mái và vách đều bằng tôn ...
Cách duy nhất giải quyết : Xỉn !
TẢN MẠN VỀ GIÁNG SINH
Noel, từ tiếng Pháp Noël, dạng cổ hơn là Naël, có gốc từ tiếng Latinh nātālis (diēs) có nghĩa là “(ngày) sinh”. Cũng có ý kiến cho rằng tên gọi Noel xuất phát từ tước hiệu Emmanuel, tiếng Hebrew nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”, như được chép trong sách Phúc âm Matthêu.
Trong tiếng Anh, ngày lễ này được gọi phổ biến là Christmas. Chữ Christ (phiên âm Việt là “Ki-tô” hay “Cơ-đốc”, có nghĩa là Đấng được xức dầu) là tước hiệu của Chúa Giêsu; còn chữ Mass nghĩa là thánh lễ. Do đó Christmas theo nghĩa chiết tự là “(Ngày) lễ của Đức Kitô”. Chữ Christ bắt nguồn và được viết trong tiếng Hy Lạp là “Χριστός” (Khrīstos), mở đầu bằng chữ cái “Χ” (Chi) nên Christmas còn được viết tắt là Xmas.
Lịch sử
Thời kỳ Kitô giáo sơ khai (khoảng 2 đến 3 thế kỷ đầu công nguyên), lễ này được mừng chung với Lễ Hiển Linh. Ngay từ năm 200, thánh Clementê thành Alexandria (150-215) đã đề cập đến lễ hết sức đặc biệt này được cử hành vào ngày 20 tháng 5. Nhưng Giáo hội Latinh thì mừng lễ này vào ngày 25 tháng 12.
Theo một nguồn khác thì các Kitô hữu sơ khai không ăn mừng lễ sinh nhật, vì họ cho rằng ăn mừng sinh nhật là làm theo thói quen của dân ngoại đạo thờ thần tượng. Bởi lẽ đó họ không ăn mừng lễ giáng sinh của Chúa Giêsu trong suốt ba thế kỷ đầu. Đến thế kỷ thứ 4, người Kitô hữu mới bắt đầu muốn ăn mừng lễ giáng sinh của Chúa Giêsu mỗi năm một lần, nhưng lại sợ bị chính quyền Đế quốc La Mã phát hiện và bắt bớ, bởi vì thời điểm đó Kitô giáo vẫn chưa được công nhận là một tôn giáo hợp pháp.
Những người La Mã hàng năm ăn mừng “Thần Mặt trời” (Feast of The SolInvictus) đem ánh sáng đến cho trần gian vào ngày 25 tháng 12. Các Kitô hữu đã nhân cơ hội này để tổ chức ăn mừng ngày Chúa Giêsu giáng sinh, đem ánh sáng và sự sống đến cho nhân loại (Gioan 8:12) trùng một ngày với ngày lễ “Thần Mặt trời” của người La Mã. Vì vậy, chính quyền La Mã đã không phát hiện rằng thực sự là các Kitô hữu tổ chức ăn mừng lễ giáng sinh của Chúa Giêsu.
Đến năm 312, Hoàng đế La Mã Constantine I đã bỏ đa thần giáo và theo Kitô giáo. Ông đã hủy bỏ ngày lễ ăn mừng “Thần Mặt trời” và thay vào đó là ngày ăn mừng sinh nhật Chúa Giêsu. Đến năm 354, Giáo hoàng Libêrô công bố ngày 25 tháng 12 là ngày chính thức để cử hành lễ Giáng sinh của Chúa Giêsu.
Trong nhiều thế kỷ, những sử gia Kitô giáo chấp nhận ngày lễ giáng sinh là ngày Chúa Giêsu được sinh ra. Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ 18, các học giả bắt đầu đề xuất một cách giải thích khác. Isaac Newton cho rằng ngày giáng sinh đã được lựa chọn để tương ứng với ngày đông chí ở bắc bán cầu, từng được đánh dấu là ngày 25 tháng 12. Năm 1743, Paul Ernst Jablonski người Đức lập luận ngày giáng sinh được xác định ngày 25 tháng 12 để khớp với ngày Sol Invictus trong tôn giáo La Mã cổ. Ngoài ra trước Kitô giáo, nhiều nền văn hóa và tôn giáo khác cũng ăn mừng ngày lễ của họ vào cuối tháng 12.
Biểu tượng Giáng sinh và ý nghĩa
Vòng lá mùa Vọng
Vòng lá mùa Vọng là vòng tròn kết bằng cành lá xanh thường được đặt trên bàn hay treo lên cao để mọi người trông thấy, trong 4 tuần Mùa Vọng. Cây xanh thường được trang hoàng trong các bữa tiệc của dịp Đông chí – dấu hiệu của mùa đông sắp kết thúc. Trên vòng lá đặt 4 cây nến. Tục lệ này khởi xướng bởi các tín hữu Lutheran ở Đức vào năm 1839 với 24 cây nến gồm 20 nến đỏ và 4 nến trắng, cứ mỗi ngày gần Giáng sinh được đốt thêm một cây nến.
Vòng lá có hình tròn nói lên tính cách vĩnh hằng và tình yêu thương vô tận của Thiên Chúa. Màu xanh lá nói lên hy vọng rằng Đấng Cứu Thế sẽ đến cứu con người. 4 cây nến bao gồm ba cây màu tím – màu của Mùa Vọng, cây thứ 4 là màu hồng, là màu của Chúa Nhật thứ Ba mùa Vọng, hay còn gọi là Chúa Nhật Vui mừng (Gaudete Sunday). Hoặc 4 cây nến đỏ, cứ mỗi tuần mùa Vọng đốt 1 cây nến.
Hang đá
Thường là vào mùa Giáng sinh, một máng cỏ được đặt trong hang đá (hay gỗ) được dựng lên trong nhà hay ngoài trời, với các hình tượng Chúa Giê-su, Mẹ Maria, thánh cả Giuse (Joseph), xung quanh là các thiên sứ, mục đồng cùng các gia súc như bò, lừa để kể lại sự tích Chúa ra đời trong máng cỏ.
Cây Giáng sinh
Cây Giáng Sinh là cây xanh (thường là cây thông) được trang hoàng để trình bày trong dịp lễ Giáng Sinh theo phong tục của người Ki tô giáo.
Thiệp Giáng sinh
Bắt nguồn từ năm 1843 khi ông Henry Cole (1808 – 1882), một thương gia giàu có nước Anh, đã nhờ John Callcott Horsley (1817 – 1903), một họa sĩ ở Luân Đôn, thiết kế một tấm thiệp thật đẹp để tặng bạn bè. Vào Noel năm đó, Horsley trình làng tấm thiệp đầu tiên trên thế giới và sau đó nó đã in ra 1000 bản. Thiệp Giáng sinh nhanh chóng bùng phát và trở thành mốt thịnh hành ở Anh trong suốt 10 năm kể từ khi Chính phủ Anh thông qua đạo luật năm 1846 cho phép bất kỳ người dân nào gửi thư đến bất kỳ nơi nào với giá rẻ. Không lâu sau, trào lưu này du nhập sang Đức và tới 30 năm sau người Mỹ mới chấp nhận nó.
Quà Giáng sinh
Những món quà biểu lộ tình yêu của mọi người với gia đình và bè bạn. Khi Chúa Giê-su cất tiếng khóc chào đời tại Bethlehem trong một cái máng cỏ, ba nhà thông thái (hay nhà chiêm tinh, theo truyền thống cũng là ba vị vua) từ phương Đông đã đến để bày tỏ sự thành kính của mình. Họ mang đến ba món quà quý giá, đó là vàng, nhũ hương và mộc dược. Vàng có ý nói Chúa Giêsu là vua, nhũ hương để tuyên xưng Giêsu là Thiên Chúa và mộc dược tiên báo cuộc khổ nạn và sự chết của Chúa Giêsu để cứu chuộc nhân loại.
Ba vị vua rất giàu có nhưng những người dân nghèo hầu như chẳng có tài sản cũng mang đến bất cứ những gì họ có thể để tỏ lòng thành kính với Chúa Hài đồng. Những người chăn cừu tặng Giêsu hoa quả và những món đồ chơi nhỏ do chính họ tạo ra.
Ông già Noel thường cưỡi xe tuần lộc trên trời, đến nhà có cây thông giáng sinh và leo qua ống khói để đem đến những món quà cho các em nhỏ đang ngủ và thường để quà trong những chiếc tất.
Ngoài ra, Giáng sinh cũng là dịp để các bạn trẻ có cơ hội gửi cho nhau những món quà, những bó hoa tươi và lời chúc tốt đẹp đến người thân và bạn bè.
Chợ Giáng sinh
Chợ Giáng sinh (tiếng Đức: Weihnachtsmarkt; tiếng Pháp: Marché de Noël) là một chợ đường phố kiểu truyền thống được tổ chức vào dịp Giáng sinh (thường bắt đầu khoảng 1 tháng trước Lễ Giáng sinh) có nguồn gốc tại vùng đất ngày nay là nước Đức và Đông Bắc nước Pháp. Bắt đầu xuất hiện từ cuối thời Thời kỳ Trung Cổ (khoảng thế kỷ 14), cho đến nay chợ Giáng sinh vẫn là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của Đức, Áo và Đông Bắc Pháp trong dịp Giáng sinh cũng như được phổ biến đến nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Theo Wikipedia
NT thấy hình như Trang chủ dẫn đi hết một vòng thế giới để thưởng ngoạn Giáng Sinh !
Hôm nay Chúa dẫu chào đời rồi, nhưng đối với NT thì Chúa vẫn còn cho nghỉ xả hơi để nằm tưởng nhớ Chúa !!!
Trước Giáng Sinh, đi mua quà. Trong Giáng Sinh, đi ăn nhậu. Sau Giáng Sinh thì mệt và buồn ngủ ! Ấy thế mà trong lòng đã nghĩ đến chuyện... đi shopping tiếp ngày mai để mua đồ để dành cho Giáng Sinh năm sau !!! Ha... ha....
Ngày mai lại có những món mà mình ao ước nhưng không mua được, thế nhưng nếu nó không bị mọi người mua hết, thì nó sẽ trở thành rẻ như bèo... và nó sẽ thuộc về mình
Ngẫm nghĩ cũng lạ thật: Nhiều khi thiên hạ nhìn quen mắt và nhiều món hàng quá, nên đâm ra không còn thấy món nào đẹp hết cả hoặc là nhìn mãi không biết chọn món nào ! Tách riêng một món ra (tức là mua xong, đem về nhà, sẽ thấy nó đẹp lộng lẫy !).
Đó là ... một mùa Giáng Sinh hạnh phúc của NT đấy !
Thế là NT có một mùa Giáng Sinh với hạnh phúc lang thang , mua quà trước chưa đã ngày mai lại tính chuyện mua thêm dành cho năm sau. Khéo lo xa lắm đó. SM cũng cám ơn Chúa, nhờ Ngài mà được ngủ muộn mấy ngày liên tục, cho đồng hồ báo thức tắt luôn yên chuyện. Hôm qua Chúa thương làm ngớt mưa, buổi sáng 24 sương mù nhiều báo hiệu trời sẽ nắng ráo. Quả như vậy đêm khuya nhìn được ánh trăng thanh rọi sáng trên đường về nhà. Ấy thế mà ngày nay 25 lại đâu vào đó, mưa dai dẳng suốt ngày không dứt hột. Thôi thì quanh quẩn trong nhà, làm thêm một việc tốt là gói ghém mấy thứ đồ linh tinh khi mua quà cho mọi người thì cũng mua ké cho mình , kể như một công mà đôi ba chuyện. Mấy trái hồng mềm vỏ màu cam đỏ rất đẹp, hôm trước SM tài khôn gọt vỏ hết rồi treo lủng lẳng , ý chờ vài tuần cho hồng khô, ăn ngon hơn chà là. Sau khi che lớp giấy mỏng đàng hoàng để tránh bụi, cứ ngẫm nghĩ là sẽ đại thành công y như hồng khô của Nhật sau chừng 3,4 tuần. Được 5 ngày thì SM hé ra nhìn một chút, hỡi ơi mốc xám mốc đen đã bám đầy, mau mau mà liệng đi thôi. Lần này rút kinh nghiệm, người ta cho cả 30 trái nữa chín đồng loạt, dĩ nhiên là làm sao ăn cấp kỳ cho hết chỉ có nước sấy khô trong 24 tiếng đồng hồ với 135 độ F là bảo đảm. Tuy nhiên SM cũng ráng hỏi cố vấn tại sao lần trước thất bại , họ nói là tháng 12 trời ẩm lạnh, u ám không có nắng thì làm sao phơi hồng. Nếu có chăng nữa phải mở quạt máy thổi liên tục 2, 3 ngày cho hồng se phía ngoài thì may ra. Nếu bạn nào muốn thử nghiệm thì SM bày thêm bí quyết này , nhúng miếng hồng vào tô nước có hòa chút chanh chua trước khi sấy thì màu của hồng khi khô rồi vẫn đẹp chớ không đen. Bây giờ thì đã sấy được 6 tiếng rồi, cắn thử một miếng thì ngọt lịm, chờ đến ngày mai kết quả thế nào SM sẽ liệt kê tiếp, ngon thì chia mỗi bạn vài miếng còn dở thì...dấu luôn.
Ấy ấy... Trang chủ chớ có mà ăn hồng khô trừ cơm nha !
Vì trái hồng tươi ăn nhiều sẽ bị... hình như là sạn thận !? Hỏi lại "bác sĩ Quê Hương" nhà ta cho chắc cú !
CÓ BS VƯỜN CỦA TRANG THƠ ĐÂY:
...Nhớ ăn cả vỏ
Hồng giòn thường ăn lúc chưa chín mềm, màu vàng, trái hơi vuông. Loại hồng mềm hay hồng đỏ chỉ nên ăn khi quả chín mềm. Quả hồng lúc chưa chín bên ngoài có một lớp sáp, khi ăn thường có vị se chát vì chứa rất nhiều tanin. Khi quả chín sẽ trở nên ngọt hơn vì tanin đã biến mất. Cách ăn tốt nhất là ăn tươi. Thịt quả hồng có giá trị dinh dưỡng rất cao, vì chứa nhiều beta caroten và sinh tố A (10.080 I.U cho 1kg hồng), sinh tố B (thiamin, riboflavin, niacin) và C. Ngoài ra, còn nhiều khoáng tố vi lượng như canxi, phốtpho, sắt, protein, nhiều chất xơ, đường. Hồng còn được sử dụng như phương thuốc cổ truyền chữa nhiễm trùng phổi, trĩ và chữa bệnh suyễn. Với dạng hồng khô, ăn mỗi ngày khoảng một trái là tốt. Tính chất se chát của hồng còn giúp ngừng tiêu chảy, cầm máu. Hồng còn giúp ngừa ung thư nhờ hàm lượng beta caroten cao, và các hợp chất như sibutol và axít betulinic có tác dụng kháng ung thư. Một nghiên cứu mới tại Nhật Bản còn chứng minh tác dụng chống lão hoá của hồng nhờ nhóm hợp chất proanthocyanidin có nhiều trong vỏ.
Không ăn lúc quá đói
Hồng tươi có tính hơi hàn, có thể làm hạ huyết áp, không nên dùng cho người suy kiệt, huyết áp thấp, mệt mỏi kinh niên, phụ nữ sau khi sinh. Hồng khô tính bình, dẻo, ngọt, được dùng chữa ngộ độc do ăn uống gây tiêu chảy, kiết lỵ lâu ngày không hết.
Tuy vậy, không nên ăn nhiều hồng tươi vào lúc quá đói, cũng không ăn cùng những loại quả chứa nhiều axít hoặc protein, vì tanin trong hồng sẽ kết tủa với các nhóm chất trên làm tắc nghẽn đường tiêu hoá, gây khó tiêu và kích ứng niêm mạc ruột.
Cũng nên lưu ý: hồng khô nhiều đường, ăn nhiều quá sẽ hại tỳ, không tốt cho răng miệng và dễ sinh nhiệt trong cơ thể; người tiểu đường cần hạn chế sử dụng.
Trong tất cả các loại trái cây vào dịp Tết, NT thích nhất hồng khô !
Đã từng thử làm hồng khô như Trang chủ rồi, kết quả "không đến nỗi như hồng của Trang chủ" mà là... thấy nó không ổn, nên đã ăn hết khi hồng chưa khô !
Nhân nhắc đến hồng khô, NT nhớ món "Chuối Hồng" có một thời khuấy động thị trường buôn bán. Nó là trái chuối sim, lột phần vỏ vàng bên ngoài và chừa lại phần vỏ trắng có sọc; phơi làm sao cho ruột chuối và phần vỏ sọc ấy khô, vàng ươm, để khi ăn miếng chuối sẽ deo dẻo, ngọt lịm - là một công trình !
Các loại mứt trong dịp tết khi làm rim nhiều đường thường rất ngọt. Hồng sấy khô, sạch và thơm ngon,mật ngọt tự nhiên cô đọng lại.Khổ một điều là sấy khô thì khoảng 24 giờ, giữ được lâu khoảng một năm, còn thích ăn dịu mềm dai một chút thì phải ăn trong thời gian ngắn, để trích riêng ra một ít coi bảo quản được đến chừng nào. So về kích thước thì hồng khô còn chừng 1/4 so với hình dáng tươi ban đầu, cho nên dễ ăn quá đà vì ngon miệng. Khi nào NT làm lại thì nhớ cắt phần dưới của cuống ăn sâu vào trái hồng bỏ đi vì khi khô sẽ cứng , không dẻo mềm như những khỗ khác. BMT mình ít người trồng hồng , riêng ngày nay Đà Lạt có nhiều mặt hàng nổi tiếng , chẳng biết do chính người ĐL làm ra đặc sản địa phương này hay lại trà trộn từ những phương xa tới giả dạng.
cỏ xanh kính chúc các bạn thơ hưởng một mùa giáng sinh tràn đầy hồng ân chúa và năm mới 2013 tràn trề hạnh phúc.
Kính, thân
cỏ xanh
CHÀO MỪNG NĂM 2013
MỘT NĂM ĐẶC BIỆT VỚI 4 CON SỐ KHÔNG TRÙNG NHAU KỂ TỪ NĂM 1987.
Thân chúc mọi người sống vui vẻ, khỏe khoắn, thân tâm thường an lạc.
Sáng nay ngày đầu năm mới 2013 trời trong xanh thật đẹp và lắng đọng không một gợn gió. SM chúc thêm lần nữa : MONG NHỮNG ĐIỀU TỐT ĐẸP HƠN, MAY MẮN HƠN ĐẾN CÙNG CÁC BẠN VÀ GIA ĐÌNH.
Nhớ lại khi xin phép về trước, bước ra ngoài trời lạnh lẽo mở cửa chiếc xe quá nửa đêm đóng băng chưa dày lắm nhưng cũng đủ không thấy đường mà lái. Ngồi trong xe nổ máy chờ vài phút SM nhớ tới người thân của mình đang ở những nơi chốn khác nhau và giờ giấc khác nhau đang làm gì , nghĩ gì ? Thành phố nhỏ im lìm có lẽ đa số người ta xum vầy đón năm mới 2013 bên trong những mái ấm gia đình ấm cúng hoặc đang rộn rã với nhạc và rượu tưng bừng tại những dạ tiệc trẻ trung ? Những ngày mới sẽ đến, đủ mọi sắc màu trong cuộc sống diễn ra xung quanh, cứ so sánh với biết bao người thiếu thốn, khó khăn và kém may mắn hơn mình là SM lạc quan và yêu đời hơn, cớ chi mà buồn, biết ra sao ngày mai mà lo sớm xa quá làm chi ?
"Auld Lang Syne" là một bài hát rất quen thuộc thường hay nghe vào giờ đón Giao thừa từ giã năm cũ bước qua năm mới theo Dương lịch. Bài hát cổ của Scotland từ thế kỷ 18 nay đã phổ thông trên toàn thế giới đến nỗi người Việt Nam bình dân như SM đây cũng thuộc vài câu tiếu lâm“ Ò e Rô be đánh đu….”. Ấy thế mà bản thân cũng không biết bài hát ấy có ý nghĩa gì ? Từ tối hôm qua trong buổi họp mặt của gia đình, SM thắc mắc rồi, trong đầu nghĩ là thế nào cũng nêu lên câu hỏi trên Trang thơ hầu biết thêm điều chưa biết này. Sẵn hôm nay đọc thêm xin chia sẻ cùng các bạn:
Auld Lang Syne(Traditional Song)
Should auld acquaintance be forgot,
And never brought to mind?
Should auld acquaintance be forgot,
And days o’ lang syne!
Chorus:
For auld lang syne, my dear
For auld lang syne,
We’ll tak a cup o’ kindness yet
For auld lang syne!
We twa hae run about the braes,
And pu’d the gowans fine,
But we’ve wander’d mony a weary foot
Sin’ auld lang syne.
We twa hae paidl’t in the burn
Frae morning sun till dine,
But seas between us braid hae roar’d
Sin’ auld lang syne.
And there’s a hand, my trusty fiere,
And gie’s a hand o’ thine,
And we’ll tak a right guid willie-waught
For auld lang syne!
And surely ye’ll be your pint’ stoup,
And surely I’ll be mine!
And we’ll tak a cup o’ kindness yet
For auld lang syne!
Times Gone By (Lời tiếng Anh)
Should old acquaintances be forgotten,
And never brought to mind?
Should old acquaintances be forgotten,
And days of long ago!
Chorus:
For times gone by, my dear
For times gone by,
We will take a cup of kindness yet
For times gone by.
We two have run about the hillsides
And pulled the daisies fine,
But we have wandered many a weary foot
For times gone by.
We two have paddled (waded) in the stream
From noon until dinner time,
But seas between us broad have roared
Since times gone by.
And there is a hand, my trusty friend,
And give us a hand of yours,
And we will take a goodwill drink (of ale)
For times gone by!
And surely you will pay for your pint,
And surely I will pay for mine!
And we will take a cup of kindness yet
For times gone by!
Theo bách khoa toàn thư Wikipedia
"Auld Lang Syne" là một bài thơ Scotland viết bởi Robert Burns năm 1788[1] và được phổ nhạc thành một ca khúc cổ truyền. Bài hát được biết đến ở nhiều nước nói tiếng Anh và cả các quốc gia khác và thường được hát trong thời khắc giao thừa để bắt đầu một năm mới. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng khá rộng rãi trong các đám tang, lễ tốt nghiệp, và dùng như một cách nói lời chia tay hoặc kết thúc cái gì đó trong các trường hợp khác.
Cùng điệu nhạc này, người Việt hát theo lời sau đây vào những lúc kết thúc buổi sinh hoạt tập thể như trại hè hoặc hướng đạo:
Giờ đây anh em chúng ta cùng nhau giã từ lòng còn lưu luyến Cách xa nhưng ta hằng mong rồi đây có ngày còn được gặp nhau.
Bài khác có tính cách vui đùa của trẻ con ở Việt Nam có khi được hát với những lời nhạc như sau:
Ò e, con ma đánh đu, Tarzan nhảy dù, Zorro bắn súng...
.
Năm mới
"Auld Lang Syne" được hát theo truyền thống tại giao thừa ở Scotland và trên toàn thế giới, đặc biệt ở các nước nói tiếng Anh.
Ngoài năm mới
Cũng giống như trong tổ chức năm mới, "Auld Lang Syne" được sử dụng rộng rãi để thể hiện sự "kết thúc/khởi đầu mới" - gồm có sự chia tay, đám tang, lễ tốt nghiệp, kết thúc một bữa tiệc, hay kể cả sự đóng cửa của một cửa hàng. Giai điệu cũng được sử dụng với nhiều lời khác nhau, đặc biệt là các bài hát về thể thao và thậm chí cả quốc ca. Ở Scotland và các vùng ở Vương quốc Anh, nó được hát trong các lễ tưởng niệm Robert Burns.
Ở các nước không nói tiếng Anh
Ở Thái Lan, bài hát "Samakkhi Chumnum", với giai điệu tương tự, được hát sau các trận thể thao và thời điểm kết thúc các trại họp bạn Thiếu sinh Hướng đạo cũng như đón năm mới. Bài hát nói về nhà vua và và đoàn kết dân tộc. Ở đây, bài hát được tin là một bài hát cổ truyền Thái Lan.
Ở Ba Lan, bài "Braterski krąg" có giai điệu tương tự. Nó được hát truyền thống bởi các thành viên của phong trào hướng đạo Ba Lan (Związek Harcerstwa Polskiego) trong các buổi họp mặt.
Ở Quân đội Pakistan, người ta chơi ca khúc này trong lúc diễu hành kết nạp; và ở Pakistan nói chung, bài hát (hoặc chỉ giai điệu của nó) được ngân lên trong các sự kiện chia tay.
Ở Bangladesh và các phần của khu vực Bengal thuộc Ấn Độ, giai điệu là nguồn cảm hứng trực tiếp của các bài hát Belgan nổi tiếng "Purano shei diner kotha" sáng tác bởi Nobel laureate Rabindranath Tagore, và có mặt một trong những âm điệu dễ nhận ra trong Rabindra Sangeet.
蛍の光 ("Hotaru no Hikari"), phiên bản tiếng Nhật của "Auld Lang Syne". 1:00 Ở Nhật Bản, bài hát Nhật dành cho học sinh "Hotaru no hikari" ("Đèn đom đóm") có dùng phần nhạc của "Auld Lang Syne". Lời ca đã nhắc đến một loạt hình ảnh về những sự khó khăn mà những học sinh chăm chỉ phải trải qua trên con đường đầy chông gai để có được tri thức, bắt đầu với ánh đèn đom đóm mà các học sinh xưa từng dùng để học khi họ không có nguồn sáng nào khác. Bài hát thường được nghe trong buổi lễ tốt nghiệp và vào cuối ngày học, cũng như ở rất nhiều cửa hàng và tiệm ăn ở Nhật. Đài truyền hình quốc gia NHK cũng chơi nó trong suốt những ngày Tết.
Trước khi sáng tác Aegukga, lời ca của Quốc ca Triều Tiên đã được hát với âm nhạc của bài hát này đến khi nhạc sĩ Ahn Eak-tai sáng tác một giai điệu mới trên lời ca hiện tại. Cũng giống như ở Nhật Bản và Đài Loan, "Auld Lang Syne" được dùng ở Hàn Quốc như một bài ca tốt nghiệp và một bài hát chia tay đến bạn bè hoặc trong đám tang.
Trước năm 1972, giai điệu bài hát là nhạc của Gaumii salaam, Quốc ca Maldives (với ca từ hiện tại).
Ở Đan Mạch, bài hát được dịch năm 1927 bởi nhà thơ nổi tiếng của Đan Mạch Jeppe Aakjær. Giống với cách Robert Burns dùng phương ngữ, Aakjær dịch bài hát sang tiếng Đan Mạch thổ ngữ, một phương ngữ ở phía bắc của nam Jutland, nam Limfjord, khó hiểu với đa số người Đan Mạch. Bài hát "Skuld gammel venskab rejn forgo" (tiếng Anh: "Should old acquaintance be forgotten" —), là một phần không thể tách rời của Højskole Đan Mạch truyền thống, thường liên kết với nhiều vùng nông thôn. Ngoài ra, nhóm nhạc rock Đan Mạch Gasolin' cũ đã hiện đại hóa giai điệu vào năm 1974 với ca khúc pop ballad của họ "Stakkels Jim".
Ở Zimbabwe, "Famba zvinyoronyoro, tichasanganiswa muroa ra Jesu" với giai điệu "Auld Sang Syne" được hát bằng tiếng Shona như một bài hát chia tay hoặc tang lễ.
Ở Chile, giai điệu được hát bằng tiếng Tây Ban Nha, đặc biệt trong Giáo hội Công giáo Rôma. Giai điệu này có tên "Canción del adiós" ("Bài hát chia tay").
Ở Hy Lạp, bài hát rất thông dụng và dịch bởi Tổ chức hướng đạo Hy Lạp với cái tên "Τραγούδι Αποχωρισμού" ("Bài hát chia tay") và nó là một phần của lễ bế mạc của chuyến đi cắm trại hướng đạo (lời bài hát).
Ở Đài Loan, Auld Sang Syne được hát trong lễ tốt nghiệp và cả trong tang lễ.
Mời các bạn cùng nghe
Auld Lang Syne .
ABBA Happy New Year 2013 .
Nhân bạn SƯƠNG MAI trích dẫn tài liệu nói về bài hát Auld Lang Syne mà hầu hết những người Việt Nam có độ tuổi từ 40 trở lên đều đã được nghe khi kết thúc một vở diễn trên sân khấu thời bấy giờ như một lời chia tay.
Vốn thích xi nê nên ở tuổi mười sáu mơ mộng tôi đã sững sờ đến nổi gai ốc khi được nghe gia điệu bản nhạc nầy trong một khung cảnh phim ảnh lãng mạn lúc chia tay trên sân ga để chàng ra chiến trường lửa đạn để nàng ở lại nhà của một sĩ quan không quân và một cô thiếu nữ thời Đệ Nhị Thế Chiến.
Vào thời điểm đó, cuộc chiến tranh Việt Nam đang thời kỳ sục sôi máu lửa và tương lai của lớp tuổi thanh niên chúng tôi thời đó chắc chắn sẽ bị đẩy vào con đường đầy gian truân và chết chóc nên đã tác động hết sức mạnh mẽ vào tâm hồn chúng tôi.
Đó là phim “Waterloo Bridge” còn có tên tiếng Pháp là “La Valse dans l’ombre” do chàng tài tử Ăng-lê nổi tiếng đẹp trai có hàng ria con kiến Robert Taylor và cô đào Vivien Leigh (thủ vai nữ chính trong phim “Gone with the Wind” dịch sang tiếng Pháp “Autant en emport le vent”).
Xin mời đọc một bài “siu tầm” đầu năm mới Dương Lịch.
ĐẦU NĂM NÓI CHUYỆN TỬ VI TÂY PHƯƠNG
Coi bói là một nét dễ thương trong văn hóa Việt, dù bạn là người cho rằng bói toán là chuyện “mê tín dị đoan” nhảm nhí hay bạn là týp người cho rằng bói toán cũng giống như “có thờ, có thiêng”; hoặc bạn chỉ hiếu kỳ muốn coi bói một lần cho biết - bói toán gần như đã trở thành một điều rất đỗi bình dị trong đời sống dân dã người Việt, ai cũng từng nói, từng dùng.
Bói toán xuất hiện rất nhiều hình thức. Trong dân gian chúng ta lưu truyền nhiều cách bói chủ yếu phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày của con người như làm ăn, sinh hoạt, cưới xin, đi đứng… vốn gắn liền với những điều “thiên cơ” nay được “khả lộ” qua ngả bói toán!
Ngày đầu năm người Việt xưa đi chùa xin xăm, xin quẻ, hái lộc, bói Kiều, bói Lục Vân Tiên, xem chỉ tay, bói bài Tây, bói chữ ký, coi tướng số, nốt ruồi… Thôi thì đủ cả… Trong đó việc coi bói dựa vào năm sanh, tháng đẻ đã trở thành phổ biến qua hệ thống tử vi 12 con giáp.
Mười hai con giáp của phương Đông
Ai cũng rõ, hệ thống tử vi Việt tính theo niên giáp gồm 12 con vật như Tý (chuột), Sửu (trâu), Dần (cọp), Mão (mèo), Thìn (rồng), Tỵ (rắn), Ngọ (ngựa), Mùi (dê), Thân (khỉ), Dậu (gà), Tuất (chó), Hợi (heo). Phần lớn khi coi tử vi cho cả năm, người ta thường dựa vào những tính cách của các con vật để đưa ra những lời khuyên, cảnh báo, hoặc những gợi ý bao gồm nhiều lĩnh vực sinh hoạt đời sống. Nào là gia đạo, tình duyên, hôn sự, sức khỏe, chuyện làm ăn, đường công danh, học tập, tài chánh, mua bán... Vì vậy những ai sinh nhằm năm Tỵ sẽ có những đặc tính như của con rắn, còn người sinh vào năm Dần (tức cọp) sẽ hay hơn nếu là nam giới; chứ nữ giới sẽ cao số, khó lấy chồng.
Người Việt mình khá quen thuộc với bói toán đã vậy. Nhưng không chỉ có người Việt mình mới mê bói toán mà thôi. Có thể nói bói toán có mặt ở khắp nơi. Bởi lẽ ai chẳng muốn biết chuyện gì rồi đây sẽ xảy ra với mình. Vì vậy coi bói có thể nói là dạng tư vấn tâm lý ở mức độ sơ khai nhất, thiên về yếu tố linh thiêng, huyền bí. Trong đó thày bói sẽ nói cho các thân chủ biết về quá khứ của họ (nhằm tạo niềm tin với khách), sau đó họ sẽ đưa ra những đề nghị hóa giải hoạn nạn hoặc những đề nghị giúp thân chủ đạt được những ước vọng mà họ muốn.
Đến Úc hay Hàn quốc, qua Anh hay ghé Mễ, dừng chân ở Bắc Kinh hay Toronto, đâu đâu cũng thấy bói toán. Người Mỹ cũng coi bói. Nếu bạn thấy bảng đề chữ psychic readings ở Mỹ là biết ngay chỗ này coi bói. Hình thức có thể là bói bài tarot, bói bằng quả cầu pha lê, hoặc bói theo chỉ tay. Còn ở nhà, chỉ cần gõ hai chữ psychic readings này trên ô search của google, bạn sẽ thấy ngay địa chỉ các địa điểm coi bói gần nhà bạn hiện ra trên bản đồ. Tuy nhiên với người Tây phương họ rất thích xem Horoscope - tức tử vi Tây phương.
Vậy tử vi Tây phương thực ra là gì? Đó là hệ thống chu kỳ một năm được chia thành 12 cung. Nếu như chu kỳ niên lịch của người Á đông là 12 năm một vòng tua con giáp thì tử vi Tây phương chỉ cần một năm là có 12 cung trùng với số 12 tháng một năm. Trong đó mỗi cung của tử vi Tây phương được một chòm sao chiếu lên những ai sinh trong khoảng thời gian do chòm sao đó làm chủ. Một điều hơi rắc rối của tử vi Tây phương đó là thời gian thuộc một chòm sao không tính từ đầu tháng đến cuối tháng mà tính theo giữa chừng nên có phần hơi phức tạp chút xíu và khó nhớ.
Tử vi Tây Phương tiếng Anh được gọi là Horoscope (tức dựa theo hoàng đạo) khi trái đất quay quanh mặt trời ứng với 12 chòm sao tạo nên một vòng tròn khép kín. Người Babylon cổ từ những năm 1645 trước Công nguyên đã tìm ra hệ thống tử vi. Ngày đó người ta tin rằng mặt trời đi quanh trái đất và ngang qua các chòm sao (mỗi chòm sao kéo dài trong thời gian khoảng 30 - 31 ngày) ứng với 1 năm trọn vẹn 365 ngày có bốn mùa xuân hạ thu đông.
Horoscope dịch thoát nghĩa là đường đi của mặt trời (hoàng đạo). Tiếng Hy Lạp nó được gọi là ỉịýị (Zodiakus Kyklos) nên có lúc horoscope còn được gọi là Zodiac - tức vòng tròn của các linh vật.
Các cung hoàng đạo xếp theo thứ tự gồm:
Aries (Dương Cưu hay Bạch Dương) ứng với chòm sao Bạch Dương (con cừu đực lông trắng) của người sinh ra trong khoảng 21/3-19/4.
Taurus (Kim Ngưu) ứng với chòm sao Kim Ngưu, (con bò đực vàng) của người sinh ra trong khoảng 20/4-20/5.
Gemini (Song Tử) ứng với chòm sao Song Nam (hai cậu bé song sinh), người sinh ra trong khoảng 21/5-21/6.
Cancer (Cự Giải hay Bắc Giải) ứng với chòm sao Cự Giải (hình con cua), người sinh trong khoảng từ 22/6-22/7.
Leo (Sư Tử) ứng với chòm sao Hải Sư (con sư tử) người sinh từ 23/7-22/8.
Virgo (Xử Nữ, còn gọi là Trinh Nữ, Thất Nữ) ứng với chòm sao Thất Nữ (biểu tượng là cô gái đồng trinh) người sinh trong khoảng 23/8-22/9.
Libra (Thiên Bình hoặc Thiên Xứng) ứng với chòm sao Thiên Xứng (cái cân), người sinh trong khoảng 23/9-23/10.
Scorpio (Hổ Cáp, còn gọi là Thần Nông, Thiên Yết, Thiên Hạt) ứng với chòm sao Thiên Hạt (biểu tượng con bọ cạp) tuổi của người sinh trong khoảng 24/10-21/11.
Sagittarius (Nhân Mã, còn gọi Xạ Thủ, Cung Thủ) ứng với chòm sao Nhân Mã (biểu tượng loài centaure nửa người, nửa ngựa) người sinh trong khoảng 22/11-21/12).
Capricornus (Ma Kết, Nam Dương hoặc Dê Biển) ứng với chòm sao Ma Kết (con dê có đuôi cá) người sinh trong khoảng 22/12-19/1.
Aquarius (Bảo Bình hay Thủy Bình) ứng với chòm sao Bảo Bình (người mang nước) những ai sinh trong khoảng 20/1-18/2.
Pisces (Song Ngư) ứng với chòm sao Song Ngư (hai con cá bơi ngược chiều) người sinh trong khoảng 19/2-20/3.
Người Tây phương có quan niệm thế giới được kiến tạo từ bốn nguyên tố gồm: đất, lửa, nước, và khí; còn người phương Đông còn có thêm một nguyên tố nữa là mộc. Theo tử vi Tây phương cứ ba chòm sao liền nhau sẽ xếp vào một cung nguyên tố và người có tuổi cùng một cung nguyên tố sẽ hợp nhau nhiều nhất. Tuy nhiên tuổi khác cung nguyên tố không hẳn là sẽ kỵ nhau hoàn toàn. Ví dụ người thuộc cung nguyên tố đất sẽ không quá kỵ với người thuộc cung nguyên tố nước, hoặc người với cung nguyên tố lửa sẽ không quá kỵ với cung nguyên tố khí.
Sau đây là các chòm sao thuộc bốn nhóm cung nguyên tố:
Nguyên tố đất: Ma Kết, Xử Nữ, Kim Ngưu. Những người nhóm đất rất chung thủy, cần cù, ôn hòa và khoan thai.
Nguyên tố lửa: Bạch Dương, Sư Tử, Nhân Mã. Tính cách người nhóm lửa đặc biệt nồng cháy, đam mê, nông nổi nhưng rất gan dạ.
Nguyên tố nước: Song Ngư, Cự Giải, Hổ Cáp. Người nhóm nước thường nhạy cảm, dễ bị tổn thương, có thiên hướng nghệ thuật.
Nguyên tố khí (gió): Song Tử, Thiên Bình, Bảo Bình. Đặc điểm: Họ yêu tự do, thông minh, tính tình phóng khoáng, tư tưởng cấp tiến.
Tại mỗi cung nguyên tố có một chòm sao ở vị trí lãnh đạo. Nhóm cung nguyên tố lửa có chòm sao Bạch Dương làm chủ. Cung nguyên tố đất có chòm sao Ma Kết. Nhóm nguyên tố nước có chòm sao Cự Giải. Còn nhóm nguyên tố khí có chòm sao chủ là Thiên Bình.
Trong tử vi Tây phương mỗi một chòm sao được chiếu bởi (hay bảo hộ bằng) một ngôi sao thuộc thái dương hệ. Ngoại lệ chỉ có Diêm Vương Tinh là hành tinh chiếu lên cung tử vi đã được lấy ra khỏi thái dương hệ. Cung Bạch Dương được Hỏa Tinh (Mars) bảo hộ, tượng trưng cho Thần chiến tranh. Cung Kim Ngưu được Kim Tinh bảo hộ. Cung Song Tử được Thủy Tinh bảo hộ, tượng trưng cho thần đưa tin Mercury. Cung Cự Giải được mặt trăng bảo hộ, tượng trưng cho hôn nhân gia đình. Cung Sư Tử được Mặt trời bảo hộ, tượng trưng cho thần mặt trời, thiên về sự trung trực, uy quyền và sức mạnh. Cung Xử Nữ được Thủy tinh bảo hộ, tượng trưng cho trí tuệ, lòng chung thủy nhưng quá cầu toàn nguyên tắc. Cung Thiên Bình được Kim Tinh bảo hộ, cung này biểu tượng cho sắc đẹp, sự quyến rũ. Tượng trưng cho nữ thần Venus. Cung Hổ Cáp được Diêm Vương Tinh bảo hộ, tượng trưng cho thần cai quản âm phủ. Cung Nhân Mã được Mộc Tinh bảo hộ, tượng trưng cho thần sấm sét. Cung Ma Kết được Thổ Tinh bảo hộ, tượng trưng cho thần nông Saturn. Cung Bảo Bình được Thiên Vương Tinh bảo hộ, tượng trưng cho thần bầu trời. Cung Song Ngư được Hải Vương Tinh bảo hộ, tượng trưng cho thần biển Neptune.
Trên lý thuyết, các chòm sao thuộc cùng một cung nguyên tố (nhóm nước, lửa, khí, đất) sẽ hợp nhau. Tuy vậy tại mỗi nhóm nguyên tố sẽ có ba đặc tính độc lập khác biệt nhau gồm: (a) người thích thống trị, (b) người thích ổn định, và (c) người thường thay đổi.
Những người thích thống trị thuộc các chòm sao: Bạch Dương, Cự Giải, Thiên Bình và Ma Kết. Người thích ổn định thuộc các chòm sao như: Kim ngưu, Sư tử, Hổ cáp và Bảo Bình. Còn người biến đổi thuộc các chòm sao: Song Tử, Xử Nữ, Nhân Mã và Song ngư. Những cặp cá nhân cùng trong một nhóm đặc tính (thích thống trị, ổn định, hoặc dễ thay đổi) được coi là rất kỵ nhau.
Ngoài ra còn có một số chòm sao thiên về chủ động (tích cực) trong khi đó một số lại thiên về thụ động (tiêu cực). Ví dụ như lửa và khí mang tính chủ động còn đất và nước thiên về thụ động. Các chòm sao chủ động gồm: Dương Cưu, Song Tử, Sư Tử, Thiên Bình, Nhân Mã và Bảo Bình. Còn các chòm sao thụ động bao gồm: Kim Ngưu, Cự Giải, Xử Nữ, Hổ Cáp, Nam Dương và Song Ngư. Theo ý kiến chung thì thường hai nhóm này vẫn có chút ít những đặc tính của nhóm kia chứ không hoàn toàn độc lập.
Tử vi Tây phương sử dụng chủ yếu để tìm ra những cặp hợp tính nết (và cũng để tìm hiểu về cá tánh một con người). Tuy vậy tìm được một cặp hợp tính không phải dễ. Vì thế để mưu cầu được hạnh phúc, nhất là trong tình yêu, cả hai bên đều phải biết dung hòa, uyển chuyển, cho và nhận, học hỏi dần dần sở thích của nhau. Hai bên cần có nhiều kiên nhẫn và bền chí, có như vậy con thuyền tình cảm mới có thể lèo lái qua được những cơn sóng gió của thử thách bão tố.
Đầu năm về, nói chuyện tử vi Tây phương âu đó cũng là cách để chúng ta tìm hiểu về cách bói toán của người Tây, đặc biệt là tử vi Tây Phương để từ những khái niệm và cách nhìn vào cuộc sống của họ, ta luôn nhận thấy ý nghĩa của vũ trụ, trời đất, cũng như những yếu tố cấu thành tạo nên nhân cách con người. Để rồi chúng ta sẽ hiểu nhau thêm, có dịp ôn lại, để thấy người khác có những điều hay lẽ dở, mình cũng có những cái xấu đi chung với cái tốt. Có vậy ta mới thấy ý nghĩa của tôn trọng, để tìm đến với nhau bằng tình cảm và thái độ xây dựng nhân bản hơn nữa.
Nguyễn Thơ Sinh
Đầu năm xem hoa nở...lấy cái hên!
The Life of Flower
Đã quá lâu mới trở lại Trang Thơ, Chiều nay bỗng nhớ!!!
- Mời các bạn xem pháo hoa với lời chúc "NĂM MỚI AN KHANG, VUI TƯƠI + HẠNH PHÚC TRÀN ĐẦY - 2013"
http://www.youtube.com/watch?v=tnxExfxlMtU&list=PLbpi6ZahtOH4DhJ4q1cw6c5kKex6etgR7
Trang chủ vừa gởi thêm bản nhạc do ABBA trình bày,tự động và muốn tắt lúc nào thì các bạn cứ bấm vào góc phải phía trên ô vuông nhỏ (nằm dưới Thiệp bên trái)
Phải khen Trang Chủ một tiếng chớ!
Đã cố gắng làm cho Trang Thơ ngày thêm sinh động.
Hì hì, cũng xin nói nhỏ với Trang chủ là trang nhạc "nhaccuatui.com" là trang web có nhiều ..quảng cáo, đã bị block nếu muốn máy chạy nhanh !
(nhớ trang bị vủ khí chống xâm lăng rồi hãy vào nha !)
Muốn dùng nhạc online thì nên lấy nhạc của mình và đưa vào Google drive của mình (free space 5GB cho mỗi blogger)
Cám ơn PC đã báo động, bởi điếc không sợ súng mà. Tạm thời bây giờ chưa có kho nhạc riêng của mình nên đã mượn tạm bài ca từ một nơi khác nữa. Các bạn cứ bấm vào phía trái ô chữ nhật ở dưới tấm thiệp cho ON hay OFF.
Chuc cac ban nam 2003 nhieu tuoi vui hanh phuc.
Moi do ma that nhanh da muoi may ngay cua nam 2003,thoi gian vun vut troi qua,
Tham thoat cung dan may duong to
Thoi gian vun vut qua bat ngo
Cung thuong ngay cu sao ho hung
Ban hoi ta cung chap uoc mo
Nam nay mong uoc se nhieu dieu vui hon nam cu nhe cac ban.
sk dạo này làm gì cũng tháy chậm chạp. Giáng Sinh đã qua từ lâu, năm mới Dương Lịch cũng đã bước sang ngày thứ mười. Giờ này mới khập khiễng bước vào Trang Thơ thấy nhiều tên lạ qúa tưởng lạc nhưng coi kỹ thì không phải, nên xin được chúc mừng muộn các bạn Giáng Sinh An Bình + Vui vẻ năm mới 2013 Vạn Sự Như Ý.
Hẹn gặp lại các bạn sang năm con rắn nha.
sk
ptminhhung1
Mời xem video thơ - nhạc:
Hình thu nhỏ5:42 HOA XUÂN - Thơ MINH-HƯNG - BAOPHAM.flv 14 lượt xem | 2 tuần
Hình thu nhỏ6:01 DON XUAN & TINH CA XUAN Tho Pham Thi Minh Hun... 54 lượt xem | 2 tuần
Post a Comment