Chỉ một cành Trạng Nguyên nho nhỏ với chùm lá đỏ mà SM tìm mãi không ra đặng cho xứng với bài thơ hay, thôi thì đành gom cả cụm cho bạn s@... ngẩn ngơ thêm chút nữa.Thời điểm này đi đâu đâu cũng thấy thắm màu đỏ TN, rực rỡ bắt mắt mọi người trong không khí rộn rã chuẩn bị lễ Giáng Sinh. Đa số lá đỏ, SM ít thấy màu vàng nhạt hay hồng hoặc trắng,loại lá quăn xoắn thì lá nhỏ không lớn như loại bình thường.À mà gọi Lá TN đúng hơn là Hoa TN phải không các bạn?
Không biết các bạn thì sao , chớ SM thấy mấy chậu lá TN trang trí trong nhà vào dịp lễ Noel làm cho không khí giá lạnh trở thành rộn rã vui tươi , mọi người cảm thấy lạc quan và quên bớt muộn phiền. Không có cần kinh nghiệm trồng tỉa gì hết cứ mua về trong chậu , tưới nước không để héo queo là kéo dài được nhiều ngày. Sưu tầm thêm một chút nữa : Tên tiếng Anh: Poinsettia, Holy of the Night (vì được dùng trang trí vào Giáng Sinh) Tên khoa học: Euphorbia pulcherrima
Tên tiếng Anh của hoa được đặt theo tên của một đại tá người Mỹ: Joel Roberts Poinsett. Ông vừa là một nhà khoa học, vừa là một người làm vườn lành nghề. Đại tá Poinsett là đại sứ đầu tiên của Mỹ ở Mẽico, quê hương của hoa trạng nguyên, giai đoạn 1825 – 1829. Chính tay ông đã trồng những cây hoa trạng nguyên rồi gửi về Mỹ. Vì vậy trong tiếng Anh người ta gọi hoa bất tử là Poinsettia để tưởng nhớ công lao của ông. Còn từ "Pulcherrima" trong tên khoa học của hoa này có nghĩa là "đẹp nhất".
Hoa trạng nguyên có xuất xứ từ Mexico và vùng Trung Mỹ. Cây cao trên 1m, phân cành nhánh nhiều. Lá ở thân dạng bầu dài, chia thùy hay có răng rộng, cuống mập; lá màu xanh đậm, bóng, gân nổi rõ. Lá bao quanh cụm hoa có màu đỏ chói (hoàn toàn đỏ hay chỉ đỏ 1 phần lớn phía gốc, phần đỉnh vẫn màu xanh; có chủng lá bao quanh cụm hoa màu trắng ngà, vàng lợt, hồng, vân hồng, cam, tím ... và xoắn). Chén hoa màu xanh nhạt, có một tuyến lớn màu vàng; quả nang tròn.
Không để cây hoa ở những nơi quá lạnh hoặc những nơi khô hạn. Cần bọc kín cẩn thận lúc bạn mang cây về nhà và nhớ mở ra ngay khi bạn về đến nơi. Nên để chậu cây ở nơi có nhiều ánh sáng. Nhiệt độ thích hợp là 16 – 18° C, nhưng nhớ không để chậu hoa bên trên lò sưởi (hihi). Cần tưới nước vừa đủ, không ít quá hay nhiều quá. Nhựa của cây hoa có màu trắng đục, ảnh hưởng xấu tới da, vì vậy cần rửa tay ngay nếu bị dây nhựa ra tay và để chậu cây xa tầm với của trẻ em.
Hồi xưa, bên trong trường Kỹ Thuật Ban Mê Thuột cây Trạng Nguyện được trồng dài hai bên đường vào trường sau khi bước vào cổng trường.
Mùa đông hoa đỏ thắm.
Thời tiết càng lạnh và nắng khô lá chuyển màu đỏ càng tươi đẹp. Mỗi năm, lá xanh chỉ chuyển màu một lần.
Ban đầu trên những đọt của nhánh ra những nhụy vàng dạng chén, rồi từ từ chung quanh nhụy này những chiếc lá hình thành. Đến mùa giáng sinh những chiếc lá này có màu đỏ và đó là hoa. Khoảng tháng hai âm lịch lá đã chuyển màu rụng đi, nhìn cây chỉ thấy một màu xanh. Trong dân gian Việt Nam, chuyện xưa kể rằng: “Một cậu học trò lên kinh ứng thi, thấy một cây lá xanh ven đường. Đến khi thi đỗ trạng nguyên trở về làng. Anh bỗng nhận thấy trên ngọn cây những chiếc lá xanh ngày nào, giờ trở thành màu đỏ, dường như cây cũng đang chúc mừng anh thi đỗ.
Từ đó, anh gọi cây này là cây hoa Trạng Nguyên. Dù là tên gọi gì, cây hoa Trạng Nguyên vẫn tượng trưng cho nét cao quí nhưng mộc mạc dịu dàng. Nó biểu hiện sự đoàn tụ, niềm hạnh phúc, bình an và niềm tin tưởng ở tương lai.
Ngày nay, trong mùa giáng sinh, tết dương lịch, người Việt Nam thường chưng cây Trạng Nguyên trong nhà, biểu tượng cho một năm mới nhiều niềm vui, may mắn, nhất là con cái học hành đỗ đạt.[/i] Viết thêm: Quá trình đổi màu của hoa Trạng Nguyên (Poinsettia) được ghi nhận như sau:
Khi một chiếc lá “đến tuổi,” vào mùa hè lá có màu xanh. Trong thời gian này, lá tích tụ lượng ánh sáng quang hợp để đến mùa đông chuyển sang màu đỏ (trổ bông), kéo dài khoảng 2 - 3 tháng.
Đó là do thông qua chu kỳ mặt trời chiếu sáng đầy đủ, một lượng đường lớn và một số chất hữu cơ trong lá tăng, sinh sản ra một lượng lớn thanh tố. Trong điều kiện nhất định, lượng thanh tố này sẽ biến thành màu đỏ.
Theo thí nghiệm, lượng nhiệt chiếu đủ 10 giờ/ngày, thời gian 5 – 6 tuần lễ là đủ để hoa trổ màu đỏ.
Cây Trạng nguyên Euphorbia pulcherrima Poinsettia
Trạng nguyên hay nhất phẩm hồng tên khoa học là: Euphorbia pulcherrima là tên gọi của một loài cây có nguồn gốc từ Mexico.
Tên tiếng Anh là poinsettia, theo tên của Joel Roberts Poinsett, đại sứ Hoa Kỳ đầu tiên tại Mexico, là người đã đưa loài cây này vào Hoa Kỳ năm 1825. Tại Hoa Kỳ, trạng nguyên có thể tìm thấy trong tự nhiên có mọc hoang dã tại Hawaii và Puerto Rico. Các tên gọi trong các ngôn ngữ khác là Mexican flame leaf (lá lửa Mexico), Christmas star (sao Nô en), Winter rose (hồng mùa đông), Noche Buena, hoa Ataturk (tại Thổ Nhĩ Kỳ), Pascua, Trung Quốc gọi là Thánh đản hoa(聖誕花) v.v.
Mô tả:Trạng nguyên là loài cây bụi hay cây thân gỗ nhỏ, thông thường cao 0,6 đến 4 m (2 tới 16 ft). Các lá răng cưa màu lục sẫm dài 7-16 cm (3-6 inch). Các lá trên cùng, còn gọi là lá bắc, có màu đỏ lửa, hồng hay trắng và thường bị nhầm lẫn là hoa. Hoa thực sự là các cấu trúc nhỏ màu vàng, tìm thấy ở trung tâm của các cụm lá.
Ở Việt Nam trạng nguyên đỏ được trồng rất phổ biến do loài này cho hoa đẹp, lại nở vào mùa Đông một mùa ít có hoa lại có thể nhân giống dễ dàng bằng dâm cành. Hiện tại ngoài màu đỏ truyền thống, các nhà vườn cũng đã nhập về, nhân giống và bán rộng rãi các loài có hoa màu khác, dáng lùn và đẹp hơn.
Các giống trạng nguyên khác cũng được tạo ra với các lá bắc màu cam, vàng nhạt, kem hay cẩm thạch. Hiện nay, người ta biết chính xác có 109 thứ trạng nguyên với nhiều màu khác nhau (Theo Đại học Illinois Hoa Kỳ).
Trong tiếng Nahuatl, loài cây này được gọi là Cuitlaxochitl, có nghĩa là hoa phân. Tên gọi này có lẽ là do các loài chim ăn hạt và sau đó chúng đã nảy mầm từ phân chim.
Sinh trưởng: Cây Trạng nguyên rất dễ trồng kể cả khu vực bên ngoài môi trường tự nhiên của nó, nói chung người ta có thể trồng trạng nguyên như là một loại cây trong nhà, sao cho nó có thể tiếp nhận ánh nắng mặt trời vào buổi sáng và sau đó là bóng râm trong thời gian nóng nhất ban ngày. Tuy nhiên, cây được trồng rộng rãi và rất phổ biến tại các khu vực có khí hậu ấm áp . Vì là loài cây cận nhiệt đới, cây trạng nguyên rụng lá và tàn lụi nếu nhiệt độ ban đêm xuống dưới 10°C. Cũng vì vậy cây này không thích hợp để trồng trong vườn tại các khu vực có khí hậu lạnh. Cây cũng bị hạn chế nếu nhiệt độ quá nóng. Trường hợp nhiệt độ ban ngày lên quá 21°C cũng làm giảm tỷ lệ sinh sống của cây.
Trạng nguyên rất khó cho ra hoa trở lại sau khi đã ra hoa ban đầu khi mua. Loài cây này đòi hỏi một chu kỳ dài liên tục vào ban đêm tối trời ít nhất khoảng 2 tháng về mùa thu nhằm phát triển hoa. Nếu tình cờ có ánh sáng vào ban đêm trong giai đoạn này thì cây bị thiệt hại về mặt sinh nụ. Khi tưới nước, một điều quan trọng là không tưới nhiều quá khiến nước đọng làm úng rễ. Cây trạng nguyên chỉ thích đất ẩm và không chịu được môi trường ướt sũng.
Cây Trạng Nguyên không độc, nhưng những người nhậy cảm với nhựa mủ (latex) có thể bị dị ứng (tiêu chảy, nôn mửa...) vì thế tốt nhất không nên đem cây trạng nguyên vào nhà đối với những người nhậy cảm.
Về Văn hóa, ở Mexico cây Trạng nguyên gắn liền với lễ Nô-en. Chuyện kể rằng một đứa trẻ không thể kiếm được quà tặng cho Đức Chúa trong đêm Nô en đã nhổ vài cây cỏ dại mọc ven đường. Đứa trẻ biết rằng nếu một món quà khiêm tốn được trao tặng với một tình yêu, sẽ được chấp nhận trong mắt Chúa. Khi mang nó tới nhà thờ, những cây cỏ dại này nở ra thành các bông hoa đỏ và lục và giáo đoàn cảm nhận rằng họ đã chứng kiến một phép màu kỳ diệu của Chúa.
Người Aztec cổ đại coi trạng nguyên là biểu tượng của sự trong sạch. Hàng thế kỷ sau, những người Mexico theo Cơ đốc giáo đầu tiên đã chấp nhận trạng nguyên như là hoa Nô en cao quý của họ. Trạng nguyên Mexico, còn được biết đến như là hoa Noel (Christmas flower) tại Bắc Mỹ, được sử dụng trong nhiều đồ trang trí trong dịp lễ Noel
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, trạng nguyên được gọi là "hoa Ataturk", do trạng nguyên là loài hoa ưa thích của Ataturk, người sáng lập ra Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.//
Đọc comment của bạn thơ NHƯ THƯƠNG làm tui phì cười một mình.
Nhận xét rất chính xác. Thể loại thơ 7 chữ không ai gieo vần như vậy. Nhưng tui là một người Nam Kỳ...cục nên văn thơ của tui cũng kỳ...cục luôn!
Tui trộm nghĩ: Các thể thơ và cách gieo vần cũng do tự người ta thỏa thuận với nhau. Cũng phải trải qua một thời gian rất dài mới hình thành được như vậy. Tui cũng vỏ vẻ viết được dăm ba câu vần điệu thì tui cũng có thể viết theo cách mình thích chớ! Biết đâu một ngàn năm sau sẽ có những hậu duệ viết theo như cách của tui bây giờ thì sao? Đây là thể thơ mới hai trong một, vừa gieo vần theo thể lục bát vừa theo thể thơ 7 chữ do tui mới “sáng chế” ra! Chưa ai làm như vậy phải không? Thì bây giờ tui làm! Hì...Hì...Sao nói mà nghe mắc cỡ cái lỗ miệng quá!
Cuộc đời mời gọi tôi bước xuống không phải một màu hồng, đường tôi đi không được trải gấm hoa mà dường như toàn một màu xám xịt đầy gió bụi. Kể từ lúc nó bứt tôi ra khỏi gia đình và trường học với màu xanh êm đềm và tràn đầy hy vọng ở tương lai, màu sắc chủ đạo trong mắt tôi là đêm đen với bóng tối đầy sợ hãi, trộn lẫn với màu đỏ luân chảy trong huyết quản con người tôi được thấy thường xuyên. Màu sắc ấy đã được số phận ban tặng cho tôi để làm màu nền cho cả cuộc đời (nói theo ngôn ngữ computer thì đó là cái background). Giá như chỉ là một màu đen tuyền tĩnh lặng thì người ta còn có thể nhận biết sự vật nhờ ánh sao, đằng nầy nó lại xám xịt mơ hồ như sương như khói nên dễ lẫn lộn dẫn đến sự nhận biết sai sự thật. Trong cái mịt mù mông lung ấy, màu đỏ nổi bật đập vào mắt mình như một đốm lửa chỉ đường, như một cứu cánh và tôi chọn nó. Hay bản chất của tôi “hiếu chiến” nên thích màu đỏ? Để ý một chút thử mà coi, màu đỏ dễ đập vào mắt con người và sẽ được nhận thấy trước tiên trong cái gam màu tổng thể của sự vật. Đã có lần lâu lắm tôi được đọc một bài viết về chuyện nầy là do một yếu tố gì đó mà màu đỏ sẽ đập vào thị giác của mình trước tiên. “Yếu tố gì đó” nếu chịu khó search trên Google sẽ biết rõ, nhưng tôi chỉ thích biết đến chừng đó thôi.
Trên bước đường lang thang của mình, có một ngày trong cái lạnh nhè nhẹ của miền nam thốt nhiên trước mắt tôi hiện ra một chùm lá đỏ giống như tấm hình đầu tiên bên cạnh Trang Thơ. Ấn tượng đầu tiên là hết sức ngạc nhiên, bởi trong cái kiến thức còn sót lại có chút xíu của mình qua những bài học vạn vật là khi cây trổ những lá non chỉ có màu xanh nhạt, lần hồi sẽ quang hợp với ánh sáng mặt trời tạo ra diệp lục tố để trở màu xanh lá, cớ sao chùm lá non ấy có màu đỏ đẹp lạ lùng đến thế? Vậy thôi mà tôi đã “phải lòng” một màu lá và trông đợi mỗi năm mùa lá ấy. Phải lòng một cách mê muội nên chẳng cần hỏi dò coi đó là lá cây gì, cứ thấy yêu là yêu thôi! Mãi đến thật lâu về sau tôi mới biết danh tính của cô nàng. Có người gọi đó là hoa của cây Trạng Nguyên, nhưng tôi thấy nó mang hình chiếc lá nên thích gọi nó là “Lá đỏ Trạng Nguyên”.
Theo lẽ thường, khi người ta yêu thích một điều gì hay có xu hướng muốn chiếm lấy làm của riêng. Tôi cũng không ngoại lệ. Đã từ lâu ao ước có được một gốc Trạng nguyên trong sân nhà mình để mỗi khi tới mùa lá thì hàng ngày được nhìn ngắm vuốt ve cho thỏa. Nhưng cuộc sống riêng hay phải dịch chuyển nên điều ao ước đơn giản đó vẫn mãi không thành. Đến bây giờ dường như đã chồn chân mỏi gối, máu sông hồ đã cạn dần nên muốn “trụ” lại. Vậy thì đã đến mùa lá đỏ rồi, bèn sắm cho mình MỘT gốc Trạng Nguyên nho nhỏ để bên hiên nhà mà nhìn ngắm cho thỏa thuê, rồi hàng ngày tưới tắm chút đỉnh cho có thêm việc. Tuy nhiên, chắc có lẽ chưa đến giai đoạn vui thú điền viên nên bữa có bữa không, thành ra xem chừng những cái lá-đỏ-của-riêng-tôi không được tươi tắn và sung mãn cho lắm. Vậy cũng được đi, và tôi tự nhủ trong lòng: Có còn hơn không...có còn hơn không...
Thiệt không ngờ Lá Trạng Nguyên lại có cả trăm loại màu sắc khác nhau nhưng ấm áp và bắt mắt người ta nhất SM nghĩ vẫn là màu đỏ thắm tươi thôi. Nghe nói ai mà có máu loại "O" cho nhiều nhưng chẳng nhận bao nhiêu, thường thích màu đỏ, chẳng biết đúng với tỉ lệ nào. SM cũng biết màu đỏ là một trong những màu cơ bản của màu sắc, màu của máu và lửa, vì thế nó gắn liền với năng lượng-sinh lực-chiến tranh-nguy hiểm-sức mạnh-sự lãnh đạo-sự cương quyết-ước vọng và tình yêu cháy bỏng...(có khi làm thinh rồi nhờ mấy đóa hồng nhung nói dùm) Quá xá luôn.
À theo khoa học phong thủy , người ta còn nói như vầy nữa chứ: Màu đỏ tượng trưng cho sức mạnh và quyền lực. Màu đỏ xuất hiện khắp mọi nơi. Theo quan niệm của người phương Đông thì đây là màu tượng trưng cho hạnh phúc và đầy đủ.
Trong các cung điện hay bất cứ đồ dùng nào của người phương Đông đều có sự hiện diện của màu đỏ. Những người thích màu đỏ thường là những người có cá tính, mạnh mẽ, quyết đoán và có một niềm đam mê quyền lực khá lớn.
Màu đỏ không tượng trưng cho cái ác nhưng nó luôn đem lại cảm giác sợ sệt, chùn bước cho người xung quanh. Màu đỏ làm cho những người nhìn nó cảm thấy nóng hơn, khát khao hơn, nhưng cũng đề phòng hơn, cẩn thận hơn.
Cũng là có nguyên nhân cả đấy. Người ta thường nói “lơ mơ ngủ” có nghĩa là nửa thức nửa ngủ, mơ mơ màng màng. Cái lạnh Sài gòn cũng tương tự. Vừa dứt mưa được ít hôm thì trời trở lạnh, đêm ngủ phải đắp mền. Được ít bữa lại nóng như thường, ngủ phải mở quạt suốt đêm. Đâu được một tuần lại trở lạnh. Thời tiết thiệt kỳ cục. Bởi vậy tôi mới đặt cho nó một cái tên lạ hoắc: lơ mơ lạnh.
Tối nay đi ngoài đường, ông Trời lại ban cho một trận mưa bụi. Chẳng biết đó là mưa xuân hay những giọt mưa cuối mùa còn rơi rớt lại, nhưng cũng đủ làm ướt áo. Trận mưa bất ngờ làm phải chạy vội vào trú mưa dưới một hàng hiên cạnh đường. Nhìn những giọt mưa bụi bay bay nhè nhẹ tung tăng trong cơn gió dưới ánh đèn cao áp, tôi được một phen thích thú khi thả trí tưởng tượng của mình bay bổng, hồ như đó là những hạt tuyết rơi nhẹ trong mùa Giáng Sinh ở những xứ sở trời Tây. Lại tưởng như mình đang đứng nơi góc phố đâu đó nhìn ngắm những hạt tuyết rơi cùng chung với vài người bạn.
Màu đỏ đối với NT là sự trẻ trung và... nóng bỏng... đôi khi cũng mang một ý nghĩa của sự nổi bật giữa nghìn trùng cát bụi trần gian ! Thử xem bạn nhìn một người phụ nữ từ sau lưng, nàng mặc một chiếc áo đỏ... thì làm sao bạn đoán được người phụ nữ ấy còn trẻ hay đã vào độ trung niên?! Cũng thế, sự nóng bỏng đến từ cái tuổi nhí nhảnh của 15,17- vừa ngây thơ nhưng lại ẩn nấp đâu đó cái mọng nước của trái đang độ gần chín ngọt Tiếp theo lại là hình ảnh của một cái gì đó thật rực rỡ ... " màu đỏ" giữa đám đông ! Bảo đảm nàng sẽ là cái rốn của vũ trụ... Riêng NT thì mê màu đỏ vì... trong màn sương mù của Banmê mà có một bóng dáng mờ ảo của chiếc áo len đỏ thì quả thật là huyễn hoặc ! Nàng không còn chói chang, kiêu hãnh như màu đỏ nguyên thủy nữa mà đã được che phủ một màn mỏng mờ sương... Có lẽ nàng không đẹp, nhưng sẽ gợi sự tò mò của ai đó đi chầm chậm sau lưng nàng... Sương mù quyến rũ hay chiếc áo đỏ thôi thúc sự khám phá... hả bạn thơ s@...và các bạn thơ ?
Đọc những vần thơ đầu tiên của bạn S@ trong bài Lá đỏ Trạng Nguyên, KV chợt thấy ngồ ngộ và có nét đặc biệt. Thơ bảy chữ chẳng cần vần điệu, từ dùng là lạ " lơ mơ ", thể hiện từ một con người có cá tính và một chút ngông nghênh( Vân nghĩ sao nói vậy không hiểu bạn S@ có buồn không ? ) nhưng đây không phải là một điều trách cứ mà là một sự ngưỡng mộ . Sau đó bằng những lời thơ dịu dàng, êm đềm và đậm tình, bạn S@ đã cho ta một bài thơ hay , lãng mạn một cách nhẹ nhàng và xa xôi. Thơ của S@ và NT , Vân rất thich đọc , nhất là cách dùng từ. Nhìn bức tranh Lá đỏ Trạng Nguyên của SM minh họa, Vân chợt nhớ kỷ niệm ngày xưa của bọn Vân. Lần đầu tiên nhìn thấy hoa , ba đứa chẳng biết tên là gì và Vân đã tự đặt tên cho hoa là Vân Linh Anh. Tên của ba đứa ghép lại. Hơn 40 năm gặp lại, người bạn tên Linh đã mất . Kim Anh nhắc lại chuyện xưa , Vân thấy thoáng ngỡ ngàng vì chính Vân đã quên mất câu chuyện ấy. Hoa trạng nguyên có một điểm đặc biệt là hình dạng những chiếc lá đỏ ghép lại thành hoa , vì thế bạn S@ đặt tên bài thơ là Lá đỏ trạng nguyên Vân thấy hay và rất hợp với bài thơ. Nói về màu sắc thì Vân yêu màu lam , nhất là màu lam khói nhang. Màu này đứng bất kỳ nơi đâu đều không nổi bật, ngược lại với màu đỏ . Màu đỏ luôn tươi thắm , sáng , rực rỡ, nhìn màu đỏ ta cảm nhận được sự ấm áp. Ngoài ra, màu đỏ cũng tượng trưng cho sự may mắn nữa.
Qua bài thơ của thi sĩ họ Kiêu: "Lá Đỏ Trạng Nguyên" với những comments của Trang Chủ, QH... chắc khiến nhiều bạn thơ rất ư là thích thú, vì nhờ những comments này nên được biết khá tường tận về một loại hoa thật đặc biệt- "lá là hoa, hoa là lá"... Viết đến đây sk phải rời bàn máy đến quan sát lại chậu hoa Trạng Nguyên đang trưng trong nhà xem hoa thật của nó ra làm sao, thì ra hoa thật của nó mọc thành chùm ngay chính giữa, thân mầu xanh nhạt trên chóp mỗi nụ hoa có râu ria mầu đỏ, điểm chấm vàng coi thật đẹp. Đây là lần đầu tiên sk ngắm nghía kỹ loài hoa không biết nói (còn hoa biết nói thì... miễn bàn). Để khám phá thêm về những đặc điểm của loài hoa Trạng Nguyên này sk xin chuyển đến các bạn bài viết của Phạm Hưng Nhơn dưới đây: Hoa Giáng Sinh Vào mùa Giáng Sinh, dầu đang mùa đông lạnh ở Âu Châu, Bắc Mỹ hay dang nắng ấm ở Nam Mỹ, Úc Châu, mọi nơi đều thấy chưng bày hay trang hoàng một loại hoa đặc biệt mà người Tây Phương gọi là Christmas flower - Red Poinsettia (hoa Trạng Nguyên hay hoa Thánh đản). Ở Á châu người Việt Nam gọi là hoa Trạng Nguyên, còn Trung Hoa thì gọi là Nhất Phẩn Hồng (đỏ hạng nhất) hay Tượng Nha Hồng
Thông thường hoa Trạng Nguyên được xem rằng đẹp bởi mầu đỏ chói của hoa, nhưng thật ra đẹp bởi những chiếc lá kỳ diệu của nó, vì cái thường gọi là hoa Trạng Nguyên không phải là hoa mà là lá, lá bao quanh cụm hoa mầu đỏ, mầu đỏ từ dưới chân cụm hoa đỏ chói dần lên, phần trên lá vẫn xanh hoặc toàn đỏ. Hoa thật của nó mọc chùm trong cụm hoa hình chung trà mầu xanh nhạt, có đường tuyến vàng lớn, trông rất đẹp nên từng rung cảm một thi nhân. Thi điệp khước thị hoa, Phong vận thổ phương hoa. Hoa tại bao trung trưởng, Tường tự nhiễm hồng hà. Dịch: Là hoa lại là lá, Lá đùm bọc hương hoa. Trong cụm hoa hoa nở, Ráng hồng nhuộm cụm hoa
Mầu đỏ hoa Trạng Nguyên chỉ đúng khi chưa có lai tuyển chọn các mầu hoa khác. Ngày nay tại các nông trang đã thấy có chế tạo được nhiều loại hoa Trạng Nguyên loại mới. Mới nhất là Hoa Trạng Nguyên Plum Puđing có lá bắc to mầu mận tây hay mầu tím hoa cà đậm. Nông trang hoa Trạng Nguyên ở Encinitas ở ngoại ô hành phố San Diego miền Nam Cali từng nổi tiếng nhờ từng sản xuất hơn 80% trong số 70 triệu hoa Trạng Nguyên bán mỗi năm ở Hoa Kỳ. Nông trang rộng khoảng 20 mẫu tây này còn bán cho gần 50 quốc gia khắp thế giới, tại đây nổi tiếng nhất là loại mới nhất là loại hoa "Trạng Nguyên Hồng Mùa Đông" vì lá bắc vô song uốn cong tương tự cánh hoa hồng, mầu sắc giống Trạng Nguyên vốn mầu đỏ nay nới rộng thêm mầu trắng, mầu hồng và mầu hồng lốm đốm. Đặc biệt là nếu được chăm sóc đàng hoàng, giống Trạng Nguyên Mầu Hồng Mùa Đông này sẽ lâu tàn hơn hết mọi hoa Trạng Nguyên bán ở trên thị trường, nghĩa là vẫn còn tươi đẹp sau mùa Giáng Sinh. Nếu cắt tươi cành để bình hoa, hoa Trạng Nguyên Hồng Mùa Đông có thể không tàn từ 10 ngày tới 3 tuần lễ. Cũng một loại mới khác, loại hoa Trạng Nguyên Hoàng Hôn cũng mầu hồng lốm đốm đỏ nhưng nay lại tương phản đậm hơn. Ngoài mầu sắc ra, lá nó loang lỗ nhiều mầu càng làm tăng thêm vẻ đẹp Trạng Nguyên truyền thống. Riêng loại Trạng Nguyên Nhựa Ruồi - Holly Point có mầu xanh và vàng rõ rệt và lá bắc mầu đỏ.
Những nghiên cứu của Uỷ Ban Khoa học và Y tế Hoa Kỳ cũng như của đại học Ohio từng cho biết là hoa Trạng Nguyên không độc hại. Vì vậy có thể trưng bày an toàn trong nhà. Cá giống Trạng Nguyên lai mới này cũng thay đổi quan niện sai lầm nói rằng hoa Trạng Nguyên đã được lập trình hầu rụng lá bắc trước ngày mồng 1 tháng Giêng Dương lịch. Những giống lai mới đã kéo dài tuổi thọ và mức lâu bền của hoa, lại không rụng lá. Lá Trạng Nguyên mới trong chậu có thể xanh suốt năm tròn và bây giờ khỏi cần vứt bỏ chậu Trạng Nguyên mỗi năm. Ở Mỹ Châu, nhất là Mexico, hoa Trạng Nguyên đã trở thành một tượng chưng cho Giáng Sinh do huyền thoại hai trẻ nhỏ nghèo nàn vì không có tiền nên trên đường đến dâng thờ Chúa sơ sinh chỉ có thể làm bó cỏ dại. Nhưng trong khi dâng lên Chúa bó hoa khiêm tốn này, cỏ dại nở bừng lên thành những bông hoa có cánh đỏ như sao mà ngày nay gọi là hoa Trạng Nguyên. Theo các nước Tây Phương hoa Trạng Nguyên cũng là hoa kỷ niệm lễ Giáng Sinh Tường truyền xưa lưu lại nói rằng những giọt máu cuối cùng của Chúa Kitô bị đóng đinh trên cây thánh gía rơi tưới xuống gặp loại cây này. Từ đó những cụm lá bao phiến của cây bị nhuộm đỏ máu tươi của Chúa, biến thành những cụm hoa đỏ bao bọc những chùm hoa xanh lợt dạng chén có những tuyến vàng. Vì vậy đối với người Tây Phương, hoa Giáng Sinh tượng trưng cho thánh thiện và vô uý, đem lại cho mọi người dũng khí hy vọng, lạc quan trong cuộc sống.
Đã định không trả lời bạn thơ KHÁNH VÂN về những nhận xét về cá nhân tôi, bỡi lẽ thường mình nói về mình ít ai dám nói ra những điểm yếu mà người ta hay nói về những điểm mạnh của mình, nếu không khéo sẽ sinh ra lộng ngôn, thậm chí ngay cả đối với những người có tài thực sự.
Nếu không trả lời thì hóa ra mặc nhiên mình công nhận những ý kiến của người khác nói về mình là đúng. Thái độ ứng xử như vậy lại làm một vài người hơi có chút tị hiềm với mình lại tiếp tục bĩu môi.
Đã có người bạn dè bĩu tôi là sao có vài người khen ngợi “cái tài” của tôi mà không biết lấy cái tài ấy mà đem bán để lấy tiền cho qua cơn thắt ngặt? Nhưng như tôi đã từng phải thốt lên: “Thơ anh bán chẳng ai mua Họa chăng thơ chỉ làm khua động lòng...” Tôi nghĩ Trang Thơ chỉ là chỗ vui chơi và thư giãn, cốt sao tìm được sự thơ thới tâm hồn mà thôi. “Tôi nhìn tôi trong gương” cũng tự biết mình là ai. Không có sự tranh tài cao hạ ở đây, nhưng dù gì thì ai cũng muốn trình bày với mọi người những cái mà tự mình cho là hay nhứt.
Tôi chẳng buồn chút nào mà còn rất trân trọng khi đọc những lời nhận xét thực thà và thẳng thắn của bạn. Nhận xét của bạn tôi là một người có cá tính và một chút ngông nghênh thiệt ra chỉ đúng có vế đầu, còn ngông nghênh thì chắc là không đúng đâu, chỉ là một chút ngẫu hứng vậy thôi. “Anh chờ tình nẩy ý thơ Anh gom hết chữ bơ vơ “bỏ bùa”
Chắc là bạn nhỏ tuổi hơn tôi, nhưng thẳng thắn như vậy vẫn đáng quí trọng hơn những lời nhận xét khiếm nhã khuất lấp của những người khác mà tình cờ tôi biết được. Cũng bởi cái tạng con người tôi trời sinh ra như vậy, hay nói thẳng nói thật dễ khiến người khác mích lòng. Nếu bạn có dịp đọc những bài ghi chép dí dỏm của tôi sẽ hiểu rõ hơn. Nhiều người đã nói giá như tôi chỉ làm thơ không thôi thì sẽ hay hơn, bởi ngôn ngữ viết của tôi nhiều gai góc quá, khó làm hài lòng tất cả mọi người. Nếu chọn thái độ như vậy thì tốt hơn tôi nên chọn một blog khác mà chơi, ở những nơi đó người ta ít khi nói năng trao đổi với nhau. Nhưng blog Trang Thơ nó làm cho những người bạn chơi thấy vui hơn chính ở sự khác biệt đó, và tôi tham gia với tất cả tấm lòng nhiệt tình và thẳng thắn của mình. Vẫn biết rằng đó không phải là điều hay ho lắm, nhưng sự thẳng thắn lại có một giá trị riêng khó ai có thể chối cãi.
chào anh S@ Màu lá đỏ trạng nguyên vào thơ anh trong không khí lạnh của NOEL vừa phù hợp vừa ấm áp như đốm lửa và được tượng trưng cho loài hoa cao quý trang trí trong dịp Giáng sinh hơn nửa lại được tài thơ của anh thi vị hoá thành màu môi -một màu son môi của ai đó ...??? Cái gì gắn với kỉ niệm cũng làm loài hoa đó đẹp hơn và đẹp riêng cho mình riêng cái tên của hoa cũng thú vị -ở VN thì gọi Trạng nguyên ở nước ngoài (Mexicô )gọi là Poinsettia ?em nhớ có hoa ômôi nửa cũng màu đỏ thì phải được trang trí cành thông-lá TN thuộc loại lá to nhiệt đới vậy còn loạilá ôn đới thì ?tiếc là cái máy của em mấy bửa nay mất màu nên hình của chi SM về hoa TN không được rõ màu lắm -nhưng dù sao cũng có bài thơ hoa TRẠNG NGUYÊN thật đẹp để ngồi nhâm nhi thưởng ngoạn trong đêm giáng sinh này
à , Anh Sao ơi ,có bài thơ 7 chữ em làm lủng cũng quá nhờ anh hoá phép cho vần điệu hơn em sẻ kêu anh bằng SƯ PHỤ -không phải nhờ chị NT sửa vì cả 2 đều ngang tài ngang sức nhưng anh không nhận thì em nhờ chị NT vậy -anh đồng ý không ? NOEL…BUỒN
Đã nợ chưa xong một cuộc tình Nên suốt đời cứ mãi điêu linh Cây bên đường trơ cành trụi lá Đông về giá lạnh vây quanh Đã bao mùa rồi NOELnhung nhớ Gió đồng bằng sao bằng gió Tây nguyên ? thổi buốt tim anh niềm thương nhớ
NOEL này anh về lại Tây nguyên Tìm lại người nơi giáo đường xưa ấy Em có đi bên ai người xa lạ ? giữa hồi chuông thánh lể ngân vang Em đừng nhận ra anh giữa chốn thân quen Em cứ măc con ngưòi phụ bạc Đang đổ dồn nhịp tim da diết Đứng lặng lẽ nhìn em tha thiết Và nguyện cầu vầng trăng đã chết Lại hồi sinh sống lại một tình yêu Như đêm nay Chúa ra đời cứu rỗi Một linh hồn lạc lối giữa trần gian ….
Bạn thơ KIM CHI ơi! Mấy ngày nay tôi hơi phân vân về lời đề nghị nhờ sửa thơ của bạn, không rõ lắm vì mục đích gì?
Đã có hai bạn thơ góp ý về cách gieo vần trong thể loại thơ bảy chữ của tôi, vậy sao còn can đảm mà nhờ cậy thế?
Một bài thơ theo tôi quan trọng nhất là tứ thơ, nó sẽ hay khi đó là những xúc cảm thật sự của mình đối với một sự việc. Do đó nó được người ta xếp vào hàng NGHỆ THUẬT.
Còn trò chơi ghép những con chữ mỹ miều thành một bài thơ đã nghiêng về hướng KỸ THUẬT rồi. Bài thơ đọc lên càng trau chuốt càng chứng tỏ tay nghề của người THỢ THƠ.
Tôi nghĩ chuyện làm thơ ví như một chuyện chơi và có thể dùng những câu có vần điệu để nói lên cảm xúc của mình là đã thành công, miễn sao mình cảm thấy vui. Nếu làm đúng theo kỹ thuật thì tốt, bằng không cũng chẳng hề gì. Mỗi người có một cảm xúc khác nhau, người viết ra ý nghĩ của mình chưa chắc người đọc đã thấu hiểu hết những điều mình muốn giải bày. Do vậy nên tôi không dám làm cái việc uốn lại cảm xúc của người khác đâu. Chỉ xin mạn phép gửi đến bạn tài liệu về cách gieo vần trong thơ bảy chữ để bạn “tùy nghi sử dụng”.
Do ảnh hưởng của Thất ngôn tứ tuyệt trong thơ Đường, thơ bảy chữ hiện nay vẫn còn mang âm hưởng luật của nó. Có hai loại câu:
Vần bằng
Câu số Vần 1 B T B B 2 T B T B 3 T B T T 4 B T B B Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7
Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Hay gần đây hơn:
Em ở thành Sơn chạy giặc về Tôi từ chinh chiến cũng ra đi Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì Quang Dũng - Đôi Mắt Người Sơn Tây
Vần trắc
Câu số Vần 1 T B T B 2 B T B B 3 B T B T 4 T B T B Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7
Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau: Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu Phen này ông quyết đi buôn cối Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu
Hiện nay, thể thơ này được cải biên và nó chỉ còn là:
Câu số Vần 1 B T B 2 T B T Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7
Ta về cúi mái đầu sương điểm Nghe nặng từ tâm lượng đất trời Cảm ơn hoa đã vì ta nở Thế giới vui từ mỗi lẻ loi Tô Thùy Yên - Ta về
cám ơn anh Sao về ý nghỉ nghệ thuật và kỷ thuật trong làm thơ vì theo em em cũng ngại làm thơ cho đúng luật -tất nhiên đó là phép làm thơ, em thích phá cách một chút có lẻ vì nó dể và phóng khoáng tự do hơn -và hơn nửa thơ phải để người đọc hiểu là mình muốn nói gì -như loại thơ bình dị ,mộc mạc của Nguyễn Bính ,hoặc hiện đại của Du tử Lê ,hơi trình độ mà siêu tưởng của Pham Thiên Thư nhưng làm sao mà mình ..tới được như vậy Thì anh đọc bài thơ mà em làm thấy lủng củng ở chổ lúc 7 chử thành 6,8 9 chử vv....mà em không sửa được nên nhờ anh chỉnh cho nhanh hơn chứ ngoài ra chẳng ý gì ,hoặc ai có thể chỉnh cho hay hơn mà thôi đơn giản là như vậy nếu ai chỉnh hay thì em mới tin tưởng nhờ vậy thôi -anh chẳng phải suy nghỉ gì cả nếu có gì phật ý thì mong anh cho qua để em đưa vào comment mừng NOEL
Chỉ một cành Trạng Nguyên nho nhỏ với chùm lá đỏ mà SM tìm mãi không ra đặng cho xứng với bài thơ hay, thôi thì đành gom cả cụm cho bạn s@... ngẩn ngơ thêm chút nữa.Thời điểm này đi đâu đâu cũng thấy thắm màu đỏ TN, rực rỡ bắt mắt mọi người trong không khí rộn rã chuẩn bị lễ Giáng Sinh. Đa số lá đỏ, SM ít thấy màu vàng nhạt hay hồng hoặc trắng,loại lá quăn xoắn thì lá nhỏ không lớn như loại bình thường.À mà gọi Lá TN đúng hơn là Hoa TN phải không các bạn?
ReplyDeleteKhông biết các bạn thì sao , chớ SM thấy mấy chậu lá TN trang trí trong nhà vào dịp lễ Noel làm cho không khí giá lạnh trở thành rộn rã vui tươi , mọi người cảm thấy lạc quan và quên bớt muộn phiền. Không có cần kinh nghiệm trồng tỉa gì hết cứ mua về trong chậu , tưới nước không để héo queo là kéo dài được nhiều ngày. Sưu tầm thêm một chút nữa :
ReplyDeleteTên tiếng Anh: Poinsettia, Holy of the Night (vì được dùng trang trí vào Giáng Sinh)
Tên khoa học: Euphorbia pulcherrima
Tên tiếng Anh của hoa được đặt theo tên của một đại tá người Mỹ: Joel Roberts Poinsett. Ông vừa là một nhà khoa học, vừa là một người làm vườn lành nghề. Đại tá Poinsett là đại sứ đầu tiên của Mỹ ở Mẽico, quê hương của hoa trạng nguyên, giai đoạn 1825 – 1829. Chính tay ông đã trồng những cây hoa trạng nguyên rồi gửi về Mỹ. Vì vậy trong tiếng Anh người ta gọi hoa bất tử là Poinsettia để tưởng nhớ công lao của ông. Còn từ "Pulcherrima" trong tên khoa học của hoa này có nghĩa là "đẹp nhất".
Hoa trạng nguyên có xuất xứ từ Mexico và vùng Trung Mỹ. Cây cao trên 1m, phân cành nhánh nhiều. Lá ở thân dạng bầu dài, chia thùy hay có răng rộng, cuống mập; lá màu xanh đậm, bóng, gân nổi rõ. Lá bao quanh cụm hoa có màu đỏ chói (hoàn toàn đỏ hay chỉ đỏ 1 phần lớn phía gốc, phần đỉnh vẫn màu xanh; có chủng lá bao quanh cụm hoa màu trắng ngà, vàng lợt, hồng, vân hồng, cam, tím ... và xoắn). Chén hoa màu xanh nhạt, có một tuyến lớn màu vàng; quả nang tròn.
Không để cây hoa ở những nơi quá lạnh hoặc những nơi khô hạn. Cần bọc kín cẩn thận lúc bạn mang cây về nhà và nhớ mở ra ngay khi bạn về đến nơi. Nên để chậu cây ở nơi có nhiều ánh sáng. Nhiệt độ thích hợp là 16 – 18° C, nhưng nhớ không để chậu hoa bên trên lò sưởi (hihi). Cần tưới nước vừa đủ, không ít quá hay nhiều quá. Nhựa của cây hoa có màu trắng đục, ảnh hưởng xấu tới da, vì vậy cần rửa tay ngay nếu bị dây nhựa ra tay và để chậu cây xa tầm với của trẻ em.
Sưu tầm
Hồi xưa, bên trong trường Kỹ Thuật Ban Mê Thuột cây Trạng Nguyện được trồng dài hai bên đường vào trường
ReplyDeletesau khi bước vào cổng trường.
Mùa đông hoa đỏ thắm.
Thời tiết càng lạnh và nắng khô lá chuyển màu đỏ càng tươi đẹp. Mỗi năm, lá xanh chỉ chuyển màu một lần.
Ban đầu trên những đọt của nhánh ra những nhụy vàng dạng chén, rồi từ từ chung quanh nhụy này những chiếc lá hình thành. Đến mùa giáng sinh những chiếc lá này có màu đỏ và đó là hoa. Khoảng tháng hai âm lịch lá đã chuyển màu rụng đi, nhìn cây chỉ thấy một màu xanh.
Trong dân gian Việt Nam, chuyện xưa kể rằng: “Một cậu học trò lên kinh ứng thi, thấy một cây lá xanh ven đường. Đến khi thi đỗ trạng nguyên trở về làng. Anh bỗng nhận thấy trên ngọn cây những chiếc lá xanh ngày nào, giờ trở thành màu đỏ, dường như cây cũng đang chúc mừng anh thi đỗ.
Từ đó, anh gọi cây này là cây hoa Trạng Nguyên. Dù là tên gọi gì, cây hoa Trạng Nguyên vẫn tượng trưng cho nét cao quí nhưng mộc mạc dịu dàng. Nó biểu hiện sự đoàn tụ, niềm hạnh phúc, bình an và niềm tin tưởng ở tương lai.
Ngày nay, trong mùa giáng sinh, tết dương lịch, người Việt Nam thường chưng cây Trạng Nguyên trong nhà, biểu tượng cho một năm mới nhiều niềm vui, may mắn, nhất là con cái học hành đỗ đạt.[/i]
Viết thêm: Quá trình đổi màu của hoa Trạng Nguyên (Poinsettia) được ghi nhận như sau:
Khi một chiếc lá “đến tuổi,” vào mùa hè lá có màu xanh. Trong thời gian này, lá tích tụ lượng ánh sáng quang hợp để đến mùa đông chuyển sang màu đỏ (trổ bông), kéo dài khoảng 2 - 3 tháng.
Đó là do thông qua chu kỳ mặt trời chiếu sáng đầy đủ, một lượng đường lớn và một số chất hữu cơ trong lá tăng, sinh sản ra một lượng lớn thanh tố. Trong điều kiện nhất định, lượng thanh tố này sẽ biến thành màu đỏ.
Theo thí nghiệm, lượng nhiệt chiếu đủ 10 giờ/ngày, thời gian 5 – 6 tuần lễ là đủ để hoa trổ màu đỏ.
Cây Trạng nguyên Euphorbia pulcherrima Poinsettia
Trạng nguyên hay nhất phẩm hồng tên khoa học là: Euphorbia pulcherrima là tên gọi của một loài cây có nguồn gốc từ Mexico.
Tên tiếng Anh là poinsettia, theo tên của Joel Roberts Poinsett, đại sứ Hoa Kỳ đầu tiên tại Mexico, là người đã đưa loài cây này vào Hoa Kỳ năm 1825. Tại Hoa Kỳ, trạng nguyên có thể tìm thấy trong tự nhiên có mọc hoang dã tại Hawaii và Puerto Rico.
Các tên gọi trong các ngôn ngữ khác là Mexican flame leaf (lá lửa Mexico), Christmas star (sao Nô en), Winter rose (hồng mùa đông), Noche Buena, hoa Ataturk (tại Thổ Nhĩ Kỳ), Pascua, Trung Quốc gọi là Thánh đản hoa(聖誕花) v.v.
Mô tả:Trạng nguyên là loài cây bụi hay cây thân gỗ nhỏ, thông thường cao 0,6 đến 4 m (2 tới 16 ft). Các lá răng cưa màu lục sẫm dài 7-16 cm (3-6 inch). Các lá trên cùng, còn gọi là lá bắc, có màu đỏ lửa, hồng hay trắng và thường bị nhầm lẫn là hoa. Hoa thực sự là các cấu trúc nhỏ màu vàng, tìm thấy ở trung tâm của các cụm lá.
Ở Việt Nam trạng nguyên đỏ được trồng rất phổ biến do loài này cho hoa đẹp, lại nở vào mùa Đông một mùa ít có hoa lại có thể nhân giống dễ dàng bằng dâm cành. Hiện tại ngoài màu đỏ truyền thống, các nhà vườn cũng đã nhập về, nhân giống và bán rộng rãi các loài có hoa màu khác, dáng lùn và đẹp hơn.
Các giống trạng nguyên khác cũng được tạo ra với các lá bắc màu cam, vàng nhạt, kem hay cẩm thạch. Hiện nay, người ta biết chính xác có 109 thứ trạng nguyên với nhiều màu khác nhau (Theo Đại học Illinois Hoa Kỳ).
...
Trong tiếng Nahuatl, loài cây này được gọi là Cuitlaxochitl, có nghĩa là hoa phân. Tên gọi này có lẽ là do các loài chim ăn hạt và sau đó chúng đã nảy mầm từ phân chim.
ReplyDeleteSinh trưởng: Cây Trạng nguyên rất dễ trồng kể cả khu vực bên ngoài môi trường tự nhiên của nó, nói chung người ta có thể trồng trạng nguyên như là một loại cây trong nhà, sao cho nó có thể tiếp nhận ánh nắng mặt trời vào buổi sáng và sau đó là bóng râm trong thời gian nóng nhất ban ngày. Tuy nhiên, cây được trồng rộng rãi và rất phổ biến tại các khu vực có khí hậu ấm áp . Vì là loài cây cận nhiệt đới, cây trạng nguyên rụng lá và tàn lụi nếu nhiệt độ ban đêm xuống dưới 10°C. Cũng vì vậy cây này không thích hợp để trồng trong vườn tại các khu vực có khí hậu lạnh. Cây cũng bị hạn chế nếu nhiệt độ quá nóng. Trường hợp nhiệt độ ban ngày lên quá 21°C cũng làm giảm tỷ lệ sinh sống của cây.
Trạng nguyên rất khó cho ra hoa trở lại sau khi đã ra hoa ban đầu khi mua. Loài cây này đòi hỏi một chu kỳ dài liên tục vào ban đêm tối trời ít nhất khoảng 2 tháng về mùa thu nhằm phát triển hoa. Nếu tình cờ có ánh sáng vào ban đêm trong giai đoạn này thì cây bị thiệt hại về mặt sinh nụ. Khi tưới nước, một điều quan trọng là không tưới nhiều quá khiến nước đọng làm úng rễ. Cây trạng nguyên chỉ thích đất ẩm và không chịu được môi trường ướt sũng.
Cây Trạng Nguyên không độc, nhưng những người nhậy cảm với nhựa mủ (latex) có thể bị dị ứng (tiêu chảy, nôn mửa...) vì thế tốt nhất không nên đem cây trạng nguyên vào nhà đối với những người nhậy cảm.
Về Văn hóa, ở Mexico cây Trạng nguyên gắn liền với lễ Nô-en. Chuyện kể rằng một đứa trẻ không thể kiếm được quà tặng cho Đức Chúa trong đêm Nô en đã nhổ vài cây cỏ dại mọc ven đường. Đứa trẻ biết rằng nếu một món quà khiêm tốn được trao tặng với một tình yêu, sẽ được chấp nhận trong mắt Chúa. Khi mang nó tới nhà thờ, những cây cỏ dại này nở ra thành các bông hoa đỏ và lục và giáo đoàn cảm nhận rằng họ đã chứng kiến một phép màu kỳ diệu của Chúa.
Người Aztec cổ đại coi trạng nguyên là biểu tượng của sự trong sạch. Hàng thế kỷ sau, những người Mexico theo Cơ đốc giáo đầu tiên đã chấp nhận trạng nguyên như là hoa Nô en cao quý của họ. Trạng nguyên Mexico, còn được biết đến như là hoa Noel (Christmas flower) tại Bắc Mỹ, được sử dụng trong nhiều đồ trang trí trong dịp lễ Noel
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, trạng nguyên được gọi là "hoa Ataturk", do trạng nguyên là loài hoa ưa thích của Ataturk, người sáng lập ra Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.//
Đọc comment của bạn thơ NHƯ THƯƠNG làm tui phì cười một mình.
ReplyDeleteNhận xét rất chính xác. Thể loại thơ 7 chữ không ai gieo vần như vậy.
Nhưng tui là một người Nam Kỳ...cục nên văn thơ của tui cũng kỳ...cục luôn!
Tui trộm nghĩ: Các thể thơ và cách gieo vần cũng do tự người ta thỏa thuận với nhau. Cũng phải trải qua một thời gian rất dài mới hình thành được như vậy.
Tui cũng vỏ vẻ viết được dăm ba câu vần điệu thì tui cũng có thể viết theo cách mình thích chớ! Biết đâu một ngàn năm sau sẽ có những hậu duệ viết theo như cách của tui bây giờ thì sao? Đây là thể thơ mới hai trong một, vừa gieo vần theo thể lục bát vừa theo thể thơ 7 chữ do tui mới “sáng chế” ra!
Chưa ai làm như vậy phải không? Thì bây giờ tui làm!
Hì...Hì...Sao nói mà nghe mắc cỡ cái lỗ miệng quá!
Tôi nói về màu lá một chút nhé!
ReplyDeleteCuộc đời mời gọi tôi bước xuống không phải một màu hồng, đường tôi đi không được trải gấm hoa mà dường như toàn một màu xám xịt đầy gió bụi.
Kể từ lúc nó bứt tôi ra khỏi gia đình và trường học với màu xanh êm đềm và tràn đầy hy vọng ở tương lai, màu sắc chủ đạo trong mắt tôi là đêm đen với bóng tối đầy sợ hãi, trộn lẫn với màu đỏ luân chảy trong huyết quản con người tôi được thấy thường xuyên. Màu sắc ấy đã được số phận ban tặng cho tôi để làm màu nền cho cả cuộc đời (nói theo ngôn ngữ computer thì đó là cái background).
Giá như chỉ là một màu đen tuyền tĩnh lặng thì người ta còn có thể nhận biết sự vật nhờ ánh sao, đằng nầy nó lại xám xịt mơ hồ như sương như khói nên dễ lẫn lộn dẫn đến sự nhận biết sai sự thật.
Trong cái mịt mù mông lung ấy, màu đỏ nổi bật đập vào mắt mình như một đốm lửa chỉ đường, như một cứu cánh và tôi chọn nó. Hay bản chất của tôi “hiếu chiến” nên thích màu đỏ?
Để ý một chút thử mà coi, màu đỏ dễ đập vào mắt con người và sẽ được nhận thấy trước tiên trong cái gam màu tổng thể của sự vật. Đã có lần lâu lắm tôi được đọc một bài viết về chuyện nầy là do một yếu tố gì đó mà màu đỏ sẽ đập vào thị giác của mình trước tiên. “Yếu tố gì đó” nếu chịu khó search trên Google sẽ biết rõ, nhưng tôi chỉ thích biết đến chừng đó thôi.
Trên bước đường lang thang của mình, có một ngày trong cái lạnh nhè nhẹ của miền nam thốt nhiên trước mắt tôi hiện ra một chùm lá đỏ giống như tấm hình đầu tiên bên cạnh Trang Thơ. Ấn tượng đầu tiên là hết sức ngạc nhiên, bởi trong cái kiến thức còn sót lại có chút xíu của mình qua những bài học vạn vật là khi cây trổ những lá non chỉ có màu xanh nhạt, lần hồi sẽ quang hợp với ánh sáng mặt trời tạo ra diệp lục tố để trở màu xanh lá, cớ sao chùm lá non ấy có màu đỏ đẹp lạ lùng đến thế?
Vậy thôi mà tôi đã “phải lòng” một màu lá và trông đợi mỗi năm mùa lá ấy. Phải lòng một cách mê muội nên chẳng cần hỏi dò coi đó là lá cây gì, cứ thấy yêu là yêu thôi! Mãi đến thật lâu về sau tôi mới biết danh tính của cô nàng.
Có người gọi đó là hoa của cây Trạng Nguyên, nhưng tôi thấy nó mang hình chiếc lá nên thích gọi nó là “Lá đỏ Trạng Nguyên”.
Theo lẽ thường, khi người ta yêu thích một điều gì hay có xu hướng muốn chiếm lấy làm của riêng. Tôi cũng không ngoại lệ. Đã từ lâu ao ước có được một gốc Trạng nguyên trong sân nhà mình để mỗi khi tới mùa lá thì hàng ngày được nhìn ngắm vuốt ve cho thỏa. Nhưng cuộc sống riêng hay phải dịch chuyển nên điều ao ước đơn giản đó vẫn mãi không thành. Đến bây giờ dường như đã chồn chân mỏi gối, máu sông hồ đã cạn dần nên muốn “trụ” lại. Vậy thì đã đến mùa lá đỏ rồi, bèn sắm cho mình MỘT gốc Trạng Nguyên nho nhỏ để bên hiên nhà mà nhìn ngắm cho thỏa thuê, rồi hàng ngày tưới tắm chút đỉnh cho có thêm việc. Tuy nhiên, chắc có lẽ chưa đến giai đoạn vui thú điền viên nên bữa có bữa không, thành ra xem chừng những cái lá-đỏ-của-riêng-tôi không được tươi tắn và sung mãn cho lắm.
Vậy cũng được đi, và tôi tự nhủ trong lòng: Có còn hơn không...có còn hơn không...
Thiệt không ngờ Lá Trạng Nguyên lại có cả trăm loại màu sắc khác nhau nhưng ấm áp và bắt mắt người ta nhất SM nghĩ vẫn là màu đỏ thắm tươi thôi. Nghe nói ai mà có máu loại "O" cho nhiều nhưng chẳng nhận bao nhiêu, thường thích màu đỏ, chẳng biết đúng với tỉ lệ nào. SM cũng biết màu đỏ là một trong những màu cơ bản của màu sắc, màu của máu và lửa, vì thế nó gắn liền với năng lượng-sinh lực-chiến tranh-nguy hiểm-sức mạnh-sự lãnh đạo-sự cương quyết-ước vọng và tình yêu cháy bỏng...(có khi làm thinh rồi nhờ mấy đóa hồng nhung nói dùm)
ReplyDeleteQuá xá luôn.
À theo khoa học phong thủy , người ta còn nói như vầy nữa chứ:
ReplyDeleteMàu đỏ tượng trưng cho sức mạnh và quyền lực. Màu đỏ xuất hiện khắp mọi nơi. Theo quan niệm của người phương Đông thì đây là màu tượng trưng cho hạnh phúc và đầy đủ.
Trong các cung điện hay bất cứ đồ dùng nào của người phương Đông đều có sự hiện diện của màu đỏ. Những người thích màu đỏ thường là những người có cá tính, mạnh mẽ, quyết đoán và có một niềm đam mê quyền lực khá lớn.
Màu đỏ không tượng trưng cho cái ác nhưng nó luôn đem lại cảm giác sợ sệt, chùn bước cho người xung quanh. Màu đỏ làm cho những người nhìn nó cảm thấy nóng hơn, khát khao hơn, nhưng cũng đề phòng hơn, cẩn thận hơn.
Trời Sài gòn bỗng lơ mơ lạnh...
ReplyDeleteThật đọc lên rồi chẳng hiểu ra làm sao cả!
Cũng là có nguyên nhân cả đấy. Người ta thường nói “lơ mơ ngủ” có nghĩa là nửa thức nửa ngủ, mơ mơ màng màng.
Cái lạnh Sài gòn cũng tương tự. Vừa dứt mưa được ít hôm thì trời trở lạnh, đêm ngủ phải đắp mền. Được ít bữa lại nóng như thường, ngủ phải mở quạt suốt đêm. Đâu được một tuần lại trở lạnh. Thời tiết thiệt kỳ cục. Bởi vậy tôi mới đặt cho nó một cái tên lạ hoắc: lơ mơ lạnh.
Tối nay đi ngoài đường, ông Trời lại ban cho một trận mưa bụi. Chẳng biết đó là mưa xuân hay những giọt mưa cuối mùa còn rơi rớt lại, nhưng cũng đủ làm ướt áo.
Trận mưa bất ngờ làm phải chạy vội vào trú mưa dưới một hàng hiên cạnh đường. Nhìn những giọt mưa bụi bay bay nhè nhẹ tung tăng trong cơn gió dưới ánh đèn cao áp, tôi được một phen thích thú khi thả trí tưởng tượng của mình bay bổng, hồ như đó là những hạt tuyết rơi nhẹ trong mùa Giáng Sinh ở những xứ sở trời Tây. Lại tưởng như mình đang đứng nơi góc phố đâu đó nhìn ngắm những hạt tuyết rơi cùng chung với vài người bạn.
Một buổi tối thú vị!
Các bạn thơ,
ReplyDeleteMàu đỏ đối với NT là sự trẻ trung và... nóng bỏng... đôi khi cũng mang một ý nghĩa của sự nổi bật giữa nghìn trùng cát bụi trần gian !
Thử xem bạn nhìn một người phụ nữ từ sau lưng, nàng mặc một chiếc áo đỏ... thì làm sao bạn đoán được người phụ nữ ấy còn trẻ hay đã vào độ trung niên?!
Cũng thế, sự nóng bỏng đến từ cái tuổi nhí nhảnh của 15,17- vừa ngây thơ nhưng lại ẩn nấp đâu đó cái mọng nước của trái đang độ gần chín ngọt
Tiếp theo lại là hình ảnh của một cái gì đó thật rực rỡ ... " màu đỏ" giữa đám đông ! Bảo đảm nàng sẽ là cái rốn của vũ trụ...
Riêng NT thì mê màu đỏ vì... trong màn sương mù của Banmê mà có một bóng dáng mờ ảo của chiếc áo len đỏ thì quả thật là huyễn hoặc ! Nàng không còn chói chang, kiêu hãnh như màu đỏ nguyên thủy nữa mà đã được che phủ một màn mỏng mờ sương... Có lẽ nàng không đẹp, nhưng sẽ gợi sự tò mò của ai đó đi chầm chậm sau lưng nàng... Sương mù quyến rũ hay chiếc áo đỏ thôi thúc sự khám phá... hả bạn thơ s@...và các bạn thơ ?
Chuyển dùm Khánh Vân
ReplyDeleteĐọc những vần thơ đầu tiên của bạn S@ trong bài Lá đỏ Trạng Nguyên, KV chợt thấy ngồ ngộ và có nét đặc biệt.
Thơ bảy chữ chẳng cần vần điệu, từ dùng là lạ " lơ mơ ", thể hiện từ một con người có cá tính và một chút
ngông nghênh( Vân nghĩ sao nói vậy không hiểu bạn S@ có buồn không ? ) nhưng đây không phải là một điều
trách cứ mà là một sự ngưỡng mộ . Sau đó bằng những lời thơ dịu dàng, êm đềm và đậm tình, bạn S@ đã cho ta
một bài thơ hay , lãng mạn một cách nhẹ nhàng và xa xôi.
Thơ của S@ và NT , Vân rất thich đọc , nhất là cách dùng từ.
Nhìn bức tranh Lá đỏ Trạng Nguyên của SM minh họa, Vân chợt nhớ kỷ niệm ngày xưa của bọn Vân. Lần đầu tiên nhìn thấy hoa ,
ba đứa chẳng biết tên là gì và Vân đã tự đặt tên cho hoa là Vân Linh Anh. Tên của ba đứa ghép lại. Hơn 40 năm gặp lại, người
bạn tên Linh đã mất . Kim Anh nhắc lại chuyện xưa , Vân thấy thoáng ngỡ ngàng vì chính Vân đã quên mất câu chuyện ấy.
Hoa trạng nguyên có một điểm đặc biệt là hình dạng những chiếc lá đỏ ghép lại thành hoa , vì thế bạn S@ đặt tên bài thơ là
Lá đỏ trạng nguyên Vân thấy hay và rất hợp với bài thơ.
Nói về màu sắc thì Vân yêu màu lam , nhất là màu lam khói nhang. Màu này đứng bất kỳ nơi đâu đều không nổi bật, ngược lại với màu đỏ .
Màu đỏ luôn tươi thắm , sáng , rực rỡ, nhìn màu đỏ ta cảm nhận được sự ấm áp. Ngoài ra, màu đỏ cũng tượng trưng cho sự may mắn nữa.
Qua bài thơ của thi sĩ họ Kiêu: "Lá Đỏ Trạng Nguyên" với những comments của Trang Chủ, QH... chắc khiến nhiều bạn thơ rất ư là thích thú, vì nhờ những comments này nên được biết khá tường tận về một loại hoa thật đặc biệt- "lá là hoa, hoa là lá"...
ReplyDeleteViết đến đây sk phải rời bàn máy đến quan sát lại chậu hoa Trạng Nguyên đang trưng trong nhà xem hoa thật của nó ra làm sao, thì ra hoa thật của nó mọc thành chùm ngay chính giữa, thân mầu xanh nhạt trên chóp mỗi nụ hoa có râu ria mầu đỏ, điểm chấm vàng coi thật đẹp.
Đây là lần đầu tiên sk ngắm nghía kỹ loài hoa không biết nói (còn hoa biết nói thì... miễn bàn).
Để khám phá thêm về những đặc điểm của loài hoa Trạng Nguyên này sk xin chuyển đến các bạn bài viết của Phạm Hưng Nhơn dưới đây:
Hoa Giáng Sinh
Vào mùa Giáng Sinh, dầu đang mùa đông lạnh ở Âu Châu, Bắc Mỹ hay dang nắng ấm ở Nam Mỹ, Úc Châu, mọi nơi đều thấy chưng bày hay trang hoàng một loại hoa đặc biệt mà người Tây Phương gọi là Christmas flower - Red Poinsettia (hoa Trạng Nguyên hay hoa Thánh đản). Ở Á châu người Việt Nam gọi là hoa Trạng Nguyên, còn Trung Hoa thì gọi là Nhất Phẩn Hồng (đỏ hạng nhất) hay Tượng Nha Hồng
Thông thường hoa Trạng Nguyên được xem rằng đẹp bởi mầu đỏ chói của hoa, nhưng thật ra đẹp bởi những chiếc lá kỳ diệu của nó, vì cái thường gọi là hoa Trạng Nguyên không phải là hoa mà là lá, lá bao quanh cụm hoa mầu đỏ, mầu đỏ từ dưới chân cụm hoa đỏ chói dần lên, phần trên lá vẫn xanh hoặc toàn đỏ. Hoa thật của nó mọc chùm trong cụm hoa hình chung trà mầu xanh nhạt, có đường tuyến vàng lớn, trông rất đẹp nên từng rung cảm một thi nhân.
ReplyDeleteThi điệp khước thị hoa,
Phong vận thổ phương hoa.
Hoa tại bao trung trưởng,
Tường tự nhiễm hồng hà.
Dịch:
Là hoa lại là lá,
Lá đùm bọc hương hoa.
Trong cụm hoa hoa nở,
Ráng hồng nhuộm cụm hoa
Mầu đỏ hoa Trạng Nguyên chỉ đúng khi chưa có lai tuyển chọn các mầu hoa khác. Ngày nay tại các nông trang đã thấy có chế tạo được nhiều loại hoa Trạng Nguyên loại mới. Mới nhất là Hoa Trạng Nguyên Plum Puđing có lá bắc to mầu mận tây hay mầu tím hoa cà đậm. Nông trang hoa Trạng Nguyên ở Encinitas ở ngoại ô hành phố San Diego miền Nam Cali từng nổi tiếng nhờ từng sản xuất hơn 80% trong số 70 triệu hoa Trạng Nguyên bán mỗi năm ở Hoa Kỳ. Nông trang rộng khoảng 20 mẫu tây này còn bán cho gần 50 quốc gia khắp thế giới, tại đây nổi tiếng nhất là loại mới nhất là loại hoa "Trạng Nguyên Hồng Mùa Đông" vì lá bắc vô song uốn cong tương tự cánh hoa hồng, mầu sắc giống Trạng Nguyên vốn mầu đỏ nay nới rộng thêm mầu trắng, mầu hồng và mầu hồng lốm đốm. Đặc biệt là nếu được chăm sóc đàng hoàng, giống Trạng Nguyên Mầu Hồng Mùa Đông này sẽ lâu tàn hơn hết mọi hoa Trạng Nguyên bán ở trên thị trường, nghĩa là vẫn còn tươi đẹp sau mùa Giáng Sinh. Nếu cắt tươi cành để bình hoa, hoa Trạng Nguyên Hồng Mùa Đông có thể không tàn từ 10 ngày tới 3 tuần lễ. Cũng một loại mới khác, loại hoa Trạng Nguyên Hoàng Hôn cũng mầu hồng lốm đốm đỏ nhưng nay lại tương phản đậm hơn. Ngoài mầu sắc ra, lá nó loang lỗ nhiều mầu càng làm tăng thêm vẻ đẹp Trạng Nguyên truyền thống. Riêng loại Trạng Nguyên Nhựa Ruồi - Holly Point có mầu xanh và vàng rõ rệt và lá bắc mầu đỏ.
Những nghiên cứu của Uỷ Ban Khoa học và Y tế Hoa Kỳ cũng như của đại học Ohio từng cho biết là hoa Trạng Nguyên không độc hại. Vì vậy có thể trưng bày an toàn trong nhà. Cá giống Trạng Nguyên lai mới này cũng thay đổi quan niện sai lầm nói rằng hoa Trạng Nguyên đã được lập trình hầu rụng lá bắc trước ngày mồng 1 tháng Giêng Dương lịch. Những giống lai mới đã kéo dài tuổi thọ và mức lâu bền của hoa, lại không rụng lá. Lá Trạng Nguyên mới trong chậu có thể xanh suốt năm tròn và bây giờ khỏi cần vứt bỏ chậu Trạng Nguyên mỗi năm.
ReplyDeleteỞ Mỹ Châu, nhất là Mexico, hoa Trạng Nguyên đã trở thành một tượng chưng cho Giáng Sinh do huyền thoại hai trẻ nhỏ nghèo nàn vì không có tiền nên trên đường đến dâng thờ Chúa sơ sinh chỉ có thể làm bó cỏ dại. Nhưng trong khi dâng lên Chúa bó hoa khiêm tốn này, cỏ dại nở bừng lên thành những bông hoa có cánh đỏ như sao mà ngày nay gọi là hoa Trạng Nguyên.
Theo các nước Tây Phương hoa Trạng Nguyên cũng là hoa kỷ niệm lễ Giáng Sinh
Tường truyền xưa lưu lại nói rằng những giọt máu cuối cùng của Chúa Kitô bị đóng đinh trên cây thánh gía rơi tưới xuống gặp loại cây này. Từ đó những cụm lá bao phiến của cây bị nhuộm đỏ máu tươi của Chúa, biến thành những cụm hoa đỏ bao bọc những chùm hoa xanh lợt dạng chén có những tuyến vàng. Vì vậy đối với người Tây Phương, hoa Giáng Sinh tượng trưng cho thánh thiện và vô uý, đem lại cho mọi người dũng khí hy vọng, lạc quan trong cuộc sống.
Đã định không trả lời bạn thơ KHÁNH VÂN về những nhận xét về cá nhân tôi, bỡi lẽ thường mình nói về mình ít ai dám nói ra những điểm yếu mà người ta hay nói về những điểm mạnh của mình, nếu không khéo sẽ sinh ra lộng ngôn, thậm chí ngay cả đối với những người có tài thực sự.
ReplyDeleteNếu không trả lời thì hóa ra mặc nhiên mình công nhận những ý kiến của người khác nói về mình là đúng. Thái độ ứng xử như vậy lại làm một vài người hơi có chút tị hiềm với mình lại tiếp tục bĩu môi.
Đã có người bạn dè bĩu tôi là sao có vài người khen ngợi “cái tài” của tôi mà không biết lấy cái tài ấy mà đem bán để lấy tiền cho qua cơn thắt ngặt? Nhưng như tôi đã từng phải thốt lên:
“Thơ anh bán chẳng ai mua
Họa chăng thơ chỉ làm khua động lòng...”
Tôi nghĩ Trang Thơ chỉ là chỗ vui chơi và thư giãn, cốt sao tìm được sự thơ thới tâm hồn mà thôi. “Tôi nhìn tôi trong gương” cũng tự biết mình là ai. Không có sự tranh tài cao hạ ở đây, nhưng dù gì thì ai cũng muốn trình bày với mọi người những cái mà tự mình cho là hay nhứt.
Tôi chẳng buồn chút nào mà còn rất trân trọng khi đọc những lời nhận xét thực thà và thẳng thắn của bạn.
Nhận xét của bạn tôi là một người có cá tính và một chút ngông nghênh thiệt ra chỉ đúng có vế đầu, còn ngông nghênh thì chắc là không đúng đâu, chỉ là một chút ngẫu hứng vậy thôi.
“Anh chờ tình nẩy ý thơ
Anh gom hết chữ bơ vơ “bỏ bùa”
Chắc là bạn nhỏ tuổi hơn tôi, nhưng thẳng thắn như vậy vẫn đáng quí trọng hơn những lời nhận xét khiếm nhã khuất lấp của những người khác mà tình cờ tôi biết được.
Cũng bởi cái tạng con người tôi trời sinh ra như vậy, hay nói thẳng nói thật dễ khiến người khác mích lòng. Nếu bạn có dịp đọc những bài ghi chép dí dỏm của tôi sẽ hiểu rõ hơn.
Nhiều người đã nói giá như tôi chỉ làm thơ không thôi thì sẽ hay hơn, bởi ngôn ngữ viết của tôi nhiều gai góc quá, khó làm hài lòng tất cả mọi người. Nếu chọn thái độ như vậy thì tốt hơn tôi nên chọn một blog khác mà chơi, ở những nơi đó người ta ít khi nói năng trao đổi với nhau. Nhưng blog Trang Thơ nó làm cho những người bạn chơi thấy vui hơn chính ở sự khác biệt đó, và tôi tham gia với tất cả tấm lòng nhiệt tình và thẳng thắn của mình. Vẫn biết rằng đó không phải là điều hay ho lắm, nhưng sự thẳng thắn lại có một giá trị riêng khó ai có thể chối cãi.
chào anh S@
ReplyDeleteMàu lá đỏ trạng nguyên vào thơ anh trong không khí lạnh của NOEL vừa phù hợp vừa ấm áp như đốm lửa và được tượng trưng cho loài hoa cao quý trang trí trong dịp Giáng sinh
hơn nửa lại được tài thơ của anh thi vị hoá thành màu môi -một màu son môi của ai đó ...???
Cái gì gắn với kỉ niệm cũng làm loài hoa đó đẹp hơn và đẹp riêng cho mình riêng cái tên của hoa cũng thú vị -ở VN thì gọi Trạng nguyên ở nước ngoài (Mexicô )gọi là Poinsettia ?em nhớ có hoa ômôi nửa cũng màu đỏ thì phải được trang trí cành thông-lá TN thuộc loại lá to nhiệt đới vậy còn loạilá ôn đới thì ?tiếc là cái máy của em mấy bửa nay mất màu nên hình của chi SM về hoa TN không được rõ màu lắm -nhưng dù sao cũng có bài thơ hoa TRẠNG NGUYÊN thật đẹp để ngồi nhâm nhi thưởng ngoạn trong đêm giáng sinh này
à , Anh Sao ơi ,có bài thơ 7 chữ em làm lủng cũng quá nhờ anh hoá phép cho vần điệu hơn em sẻ kêu anh bằng SƯ PHỤ -không phải nhờ chị NT sửa vì cả 2 đều ngang tài ngang sức nhưng anh không nhận thì em nhờ chị NT vậy -anh đồng ý không ?
ReplyDeleteNOEL…BUỒN
Đã nợ chưa xong một cuộc tình
Nên suốt đời cứ mãi điêu linh
Cây bên đường trơ cành trụi lá
Đông về giá lạnh vây quanh
Đã bao mùa rồi NOELnhung nhớ
Gió đồng bằng sao bằng gió Tây nguyên ?
thổi buốt tim anh niềm thương nhớ
NOEL này anh về lại Tây nguyên
Tìm lại người nơi giáo đường xưa ấy
Em có đi bên ai người xa lạ ?
giữa hồi chuông thánh lể ngân vang
Em đừng nhận ra anh giữa chốn thân quen
Em cứ măc con ngưòi phụ bạc
Đang đổ dồn nhịp tim da diết
Đứng lặng lẽ nhìn em tha thiết
Và nguyện cầu vầng trăng đã chết
Lại hồi sinh sống lại một tình yêu
Như đêm nay Chúa ra đời cứu rỗi
Một linh hồn lạc lối giữa trần gian ….
Bạn thơ KIM CHI ơi!
ReplyDeleteMấy ngày nay tôi hơi phân vân về lời đề nghị nhờ sửa thơ của bạn, không rõ lắm vì mục đích gì?
Đã có hai bạn thơ góp ý về cách gieo vần trong thể loại thơ bảy chữ của tôi, vậy sao còn can đảm mà nhờ cậy thế?
Một bài thơ theo tôi quan trọng nhất là tứ thơ, nó sẽ hay khi đó là những xúc cảm thật sự của mình đối với một sự việc. Do đó nó được người ta xếp vào hàng NGHỆ THUẬT.
Còn trò chơi ghép những con chữ mỹ miều thành một bài thơ đã nghiêng về hướng KỸ THUẬT rồi. Bài thơ đọc lên càng trau chuốt càng chứng tỏ tay nghề của người THỢ THƠ.
Tôi nghĩ chuyện làm thơ ví như một chuyện chơi và có thể dùng những câu có vần điệu để nói lên cảm xúc của mình là đã thành công, miễn sao mình cảm thấy vui. Nếu làm đúng theo kỹ thuật thì tốt, bằng không cũng chẳng hề gì.
Mỗi người có một cảm xúc khác nhau, người viết ra ý nghĩ của mình chưa chắc người đọc đã thấu hiểu hết những điều mình muốn giải bày. Do vậy nên tôi không dám làm cái việc uốn lại cảm xúc của người khác đâu. Chỉ xin mạn phép gửi đến bạn tài liệu về cách gieo vần trong thơ bảy chữ để bạn “tùy nghi sử dụng”.
Thơ bảy chữ
ReplyDeleteDo ảnh hưởng của Thất ngôn tứ tuyệt trong thơ Đường, thơ bảy chữ hiện nay vẫn còn mang âm hưởng luật của nó. Có hai loại câu:
Vần bằng
Câu số Vần
1 B T B B
2 T B T B
3 T B T T
4 B T B B
Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Hay gần đây hơn:
Em ở thành Sơn chạy giặc về
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi
Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì
Quang Dũng - Đôi Mắt Người Sơn Tây
Vần trắc
Câu số Vần
1 T B T B
2 B T B B
3 B T B T
4 T B T B
Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7
Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu
Phen này ông quyết đi buôn cối
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu
Hiện nay, thể thơ này được cải biên và nó chỉ còn là:
Câu số Vần
1 B T B
2 T B T
Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7
Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
Cảm ơn hoa đã vì ta nở
Thế giới vui từ mỗi lẻ loi
Tô Thùy Yên - Ta về
cám ơn anh Sao về ý nghỉ nghệ thuật và kỷ thuật trong làm thơ
ReplyDeletevì theo em em cũng ngại làm thơ cho đúng luật -tất nhiên đó là phép làm thơ, em thích phá cách một chút có lẻ vì nó dể và phóng khoáng tự do hơn -và hơn nửa thơ phải để người đọc hiểu là mình muốn nói gì -như loại thơ bình dị ,mộc mạc của Nguyễn Bính ,hoặc hiện đại của Du tử Lê ,hơi trình độ mà siêu tưởng của Pham Thiên Thư nhưng làm sao mà mình ..tới được như vậy
Thì anh đọc bài thơ mà em làm thấy lủng củng ở chổ lúc 7 chử thành 6,8 9 chử vv....mà em không sửa được nên nhờ anh chỉnh cho nhanh hơn chứ ngoài ra chẳng ý gì ,hoặc ai có thể chỉnh cho hay hơn mà thôi đơn giản là như vậy nếu ai chỉnh hay thì em mới tin tưởng nhờ vậy thôi -anh chẳng phải suy nghỉ gì cả nếu có gì phật ý thì mong anh cho qua để em đưa vào comment mừng NOEL
Vẫn không vào được
ReplyDeleteMấy hôm nay viết comment xong , bấm vào là mất tiêu luôn, nên buồn quá...
ReplyDeleteNhiều comment thật hay, cảm ơn các bạn thật nhiều
LÁ ĐỎ TRẠNG NGUYÊN thật duyên dáng và đẹp đẽ, giống như vẻ đẹp tự phát của con gái đôi tám...
Đọc bài thơ trong những ngày SAIGON lành lạnh này, thấy tâm hồn như ấm áp lại...
Cảm ơn những comment hay và bổ ích của huynh nhé
cỏ xanh