Sunday, October 9, 2011

Chúc Mừng Sinh Nhật NGÀN SAU & KIM CHI



29 comments:

Suong Mai said...

Chắc mùa Thu Canada đã về rồi phải không NS, cái đẹp của mùa thu vàng nơi ấy se se lạnh hay phải mặc áo cho thiệt ấm? SM cũng nghe quê hương mình đang mưa bão liên tục, có làm ảnh hưởng đến vườn Mai chuẩn bị Tết của Kim Chi không?
SM gởi đến NS và KC bó hoa tươi thắm, chúc mừng một ngày Sinh Nhật thật vui cùng gia đình, bạn bè và NGƯỜI THƯƠNG....

HUONG said...

NT đang ngồi ngắm bình hoa Chúc Mừng Sinh Nhật hai bạn thơ Ngàn Sau và Kim Chi- thật trẻ trung và lung linh sắc màu
NT chúc mừng hai bạn một ngày Sinh Nhật rực rỡ như màu hoa, yêu đời như người họa sĩ nào đó đã phả hồn mình vào thiên nhiên, tràn trề nhựa sống như bóng nắng bên những đóa hoa

ngansau said...

ĐA TẠ TRANG CHỦ ĐÃ NGHĨ TÌNH XƯA
NGHIÃ CŨ MÀ LÊN HÌNH CHÚC MỪNG
SINH NHẬT !
LÂU NAY NS BẬN TÚI BỤI ,HẾT CẢ VĂN THƠ,MÀ CŨNG VUI VÌ FULL HOUSE !
HẸN LẠI MỘT NGÀY ĐẸP TRỜI NÀO NÓ ,NGUỒN THƠ TRỞ LẠI ,CHỨ BÂY GIỜ THÌ BẬN RỘN CHƠI VỚI BABY HƠN LÀ LÀM THƠ!

ngansau said...

Nhân thấy Trang thơ chúc mừng S/N
CHỊ và KIM CHI tôi cũng xin ké vài lời:
Chúc mừng sinh nhật chị,thân chúc chị luôn anlạc và nhiều may mắn.Riêng KIM CHI thì sức khoẻ dồi dào,gia đình hạnh phúc,vạn sự như ý !
(NS chuyển giùm TUỆ MINH)

Suong Mai said...

Chuyển dùm Hồng Phượng

Chúc mừng Sinh Nhật “Hai con mười”của NS & KC

Bài 1 :

“Hai con mười” cặp kè bên nhau,

Ngần ấy thời gian, bạc mái đầu

Ngần ấy không gian, chồn gối mõi

Xin đời một khoản lặng về sau

Bài II :

Niềm vui trong một ngày vui

Bạn bè chúc tụng, hết “thui thủi” buồn

Mong thơ ý dạt dào tuôn

Lời thơ bay bổng, người luôn yêu người

quehuong said...

CHÚC MỪNG SINH NHẬT NGÀN-SAU VÀ KIM-CHI.

THÂN CHÚC HAI BẠN THẬT NHIỀU SỨC KHỎE VÀ VUI TƯƠI.

Thien Thanh said...

Hôm qua một ngày bận rộn,chúc mừng trễ SN chị NS và KC,chúc mừng hai vị luôn luôn tươi trẻ ,vui vẻ ,yêu đời cuộc đời nhiều thi vị trong công việc và hạnh phúc tràn đầy.

Unknown said...

Chúc mừng tuổi thọ Ngàn Sau
Tuổi đời đủ lớn để vào Cửa Tiên
Chúc cho quên hết ưu phiền
Thong dong rảo bước mọi miền nước non.

Unknown said...

Chúc mừng SINH NHẬT Kim Chi
Cỏ vàng trải thảm đường đi lới về !

sao... said...

Chúc Mừng Sinh Nhật hai bạn thơ NGÀN SAU và KIM CHI.

Tình xưa nghĩa cũ là sao?
Tình nay đã bị hư hao mất rồi?
Chẳng qua bận rộn quá thôi
Thơ văn cũng bị cuốn trôi biệt mù.

Vien Khach said...

Mừng Sinh nhựt NS và KC .
VK thân ái chúc hai người
- Dồi dào sức khỏe
- Luôn được may mắn
- Hạnh phúc tràn đầy
- Thành công trên mọi lảnh vực

" CHÚC MỪNG . . . CHÚC MỪNG "
VK.

sao... said...

Trích đăng bài viết nầy, có thể tôi sẽ làm...mất hứng một ai đó vì cho rằng không phù hợp thời điểm, nhưng so ra với việc ham tìm tòi và ham hiểu biết của vài bạn thơ khác, nhứt là những người con của vùng đất Nam Bộ hoặc những ai có dây mơ rễ má với nó, tôi nghĩ cũng còn nhiều lợi ích.

Đã là người Nam Bộ, ai mà không biết đến sáu câu Vọng cổ? Hoặc thi thoảng thuở còn tuổi thanh xuân cũng đã từng hát một đôi câu. Sau nầy già đi, qua phương tiện thông tin đại chúng thì ai cũng rõ nó xuất phát từ bài Dạ Cổ Hoài Lang của Nhạc sĩ Cao văn Lầu ở Bạc Liêu, nhưng quả tình chẳng ai hiểu rõ khúc chiết ra sao cả.

Gần đây, có việc đi “giang hồ” về Cà Mau, chạy xe gắn máy dọc các tỉnh miền tây Việt Nam, tôi có ghé ngang Bạc Liêu rong chơi đây đó rồi ghé vô sân vườn nhà Công tử Bạc Liêu uống cà phê nghe nhạc chơi.
Nay nhân bài viết của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển phân tích về bài ca nầy một cách khoa học khá thú vị, xin chuyển đến các bạn thơ để tìm hiểu sâu hơn.

sao... said...

Tôi phục hiện "Dạ cổ hoài lang"

Tôi sinh ra tại Quảng Nam. Thời thơ ấu, tôi có nghe cha nói về đất Bạc Liêu - một vùng đất trù phú, ruộng đồng phì nhiêu của Nam Bộ.

Tôi không nghĩ cuộc đời của mình mươi năm sau đó lại có duyên gắn liền với vùng đất này.

Tháng 10.1970, tôi đến Bạc Liêu, dạy môn triết học cho học sinh các lớp đệ nhất (lớp 12) tại tỉnh này. Thuở ấy, mỗi tỉnh chỉ có một người dạy môn triết cho lớp đệ nhất đi thi Tú tài.

Làm quen với âm nhạc tài tử
Đất Bạc Liêu là nơi hội tụ của ba nguồn văn hóa Việt, Hoa và Khmer. Tự căn cơ, Bạc Liêu có một nền văn hóa thâm hậu. Tính tôi lại ham chơi, thích tìm hiểu nên lúc nào rảnh việc lại đi xem những ngôi nhà cổ do Pháp để lại, những đền chùa và những đêm biểu diễn nghệ thuật của người Hoa và Khmer.

Thuở ấy, người ta chỉ có thể nghe nhạc qua radio. Tối thứ sáu và tối chủ nhật hằng tuần, học trò của tôi cũng nghe nhạc của hai ban Tiếng nhạc tâm tình và Tiếng tơ đồng trên Đài phát thanh Sài Gòn. Nghe nhiều, các em hiểu ra Thu, hát cho người và Chiều mơ do Anh Ngọc, Hà Thanh, Ngọc Long, Mai Hương, Quỳnh Dao, Vân Quỳnh, Vân Hà, Lệ Thu...hát chính là sáng tác của thầy mình.
Các em có ý định rủ tôi cùng đi nghe và xem những ban đờn ca tài tử địa phương biểu diễn. Tôi đã được học một chút âm nhạc Tây phương để sáng tác ca khúc, vốn chỉ quen với thanh nhạc qua những nhạc cụ định âm, nốt nào ra nốt đó như guitar, piano, mandoline, kèn saxo... Bấy giờ, được làm quen với đàn ca tài tử, tôi cảm thấy thú vị với những âm thanh chơi vơi, lơ lửng 1/4, 1/8, thậm chí 1/16 tông từ các nhạc cụ guitar phím lõm, đàn kìm, đàn cò, đàn tranh... phát ra.

Một hôm, các em rủ tôi đi thăm nhạc sĩ Cao Văn Lầu (Sáu Lầu). Các em giới thiệu: Bác Sáu Lầu là tác giả của bài hát Dạ cổ hoài lang - bài hát danh tiếng của đất Bạc Liêu, được phát triển thành bài ca vọng cổ ngày nay. Chúng tôi đến thăm ông trong một đêm trăng tháng 12/1970. Nhà ông nằm trong một hẻm nhỏ trên đường ra Giồng Biển, cũng không xa nhà tôi ở trọ trên đường Đống Đa là mấy.

sao... said...

Và nghe Dạ cổ hoài lang

Buổi gặp gỡ thật cảm động.
Nhạc sĩ Cao Văn Lầu đeo kiếng trắng, bận một bộ bà ba trắng, phong cách rất ung dung, điềm đạm. Ông bắt tay tôi, gọi tôi là “cháu”. Ông nói: “Bác chỉ quen sáng tác và sinh hoạt đờn ca bên cổ nhạc. Bây giờ, bác lớn tuổi quá rồi, hơi hám chẳng còn bao nhiêu, chỉ dám nghe đờn ca chớ ít khi dám ca. Các cháu đến thăm chơi muốn nghe bài Dạ cổ hoài lang, bác cũng ca cho các cháu nghe vậy”.

Cây đàn kìm của bác thật cũ kỹ, mặt đàn đã tróc hết sơn, căng hai sợi dây cước. Có lẽ cây đàn đó đã gắn bó máu thịt với cuộc đời nghệ sĩ của bác từ rất lâu.
Bác vặn khóa, so dây; ngồi theo tư thế chân trái co lại hình chữ V sát mặt ván, chân phải cũng co lên hình chữ V tỳ gối vào nâng thùng đàn. Và ông ca bài Dạ cổ hoài lang:

sao... said...

Từ, (là) từ phu tướng.
Báu kiếm sắc phán lên đàng.
Vào ra luống trông thơ nhạn.
Năm canh mơ màng.
(Trông ngóng) trông tin chàng.
Gan vàng càng lại thêm đau.
Lòng dầu say ong bướm.
Xin cũng đừng phụ nghĩa
tào khang.
Đêm luống trông tin bạn.
Ngày mỏi mòn như đá
vọng phu.
Vọng phu vọng luống trông
tin chàng.
Xin đó chớ phụ phàng.
Chàng (là) chàng có hay.
Đêm thiếp nằm luống những sầu tây.
Bao thuở đó đây sum vầy.
Duyên sắc cầm tình thương
với nhau.
Nguyện cho chàng.
Đặng chữ bình an.
Trở lại gia đàng.
Cho én nhạn hiệp đôi với
đó đây.

sao... said...

Tôi ngồi nghe người nhạc sĩ lão thành ca sáng tác đầu đời thành công nhất của ông mà lòng xúc động.
Tiếng ca của bác như từ trái tim vọng ra, hồn tính lãng mạn của âm nhạc phương Nam bay bổng tuyệt vời, ca từ trang nhã, giai điệu tươi đẹp.
Trong cảm nhận chuyên môn, tôi thấy bài ca chuyển từ chủ âm qua tam trình, tứ trình, ngũ trình át âm (quãng 3, quãng 4 và quãng 5) của giai điệu rất phóng khoáng và tài hoa.
Một bản nhạc cổ xây dựng trên nền tảng dân ca Nam Bộ mà cách chuyển âm giai rất phong phú, hoàn toàn không mang tính đơn điệu (vốn thường gặp) của dân ca chút nào.
Tôi hiểu khi bác sáng tác bài ca này, chắc chắn bác đã đọc Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn (Đoàn Thị Điểm dịch Nôm) nhiều lần. Một số khái niệm cổ được bác viết trong ca từ mang đậm dấu ấn của tác phẩm văn học này: phu tướng, báu kiếm (bảo kiếm), thơ nhạn (nhạn tín), nghĩa tào khang, đá vọng phu, sầu tây...
Bài ca chỉ bao gồm 20 câu, trong đó câu 4 và câu 12 rơi vào nhịp ngoại - phách yếu (temps faible), các câu còn lại đều rơi vào phách mạnh (temps fort). Ở những chỗ rơi vào nhịp ngoại, nhạc sĩ Cao Văn Lầu viết chữ (của ca từ) trước, sau đó mới đánh dấu bằng (=). Ở những câu bình thường rơi vào phách mạnh, nhạc sĩ Cao Văn Lầu viết chữ cuối (của ca từ) rồi đánh dấu bằng (=) dưới chữ ấy.
Tôi mường tượng ở những chỗ có dấu bằng, song loan(mõ nhỏ dùng để điểm nhịp trong các đàn nhạc tài tử) phải gõ đúng vào đó, nhắc cho người ca biết đó là phách mạnh để ca khỏi trật nhịp.

sao... said...

Về chủ âm của bài ca, tôi đồ chừng Dạ cổ hoài lang viết cho giọng đào (chuyên ca bài vọng cổ) ca. Nếu đối chiếu qua thanh nhạc Tây phương thì chủ âm của bài ca này ở vào khoảng Ré thứ (Ré mineur), cao nhất thì cũng chỉ Mi thứ (Mi mineur) là cùng.
Âm vực của Dạ cổ hoài lang khá rộng - bao gồm 13 nốt. Đặc biệt nốt nhạc ở quãng 6 luôn luôn được thăng lên một bán âm, rõ ra phong cách âm nhạc dân ca Nam Bộ.

Tôi chỉ gặp bác Cao Văn Lầu một lần, được nghe ông ca một lần.
Tuy vậy, lần gặp gỡ duy nhất ấy để lại nhiều ấn tượng đẹp trong tôi.

Tôi hiểu một tác phẩm âm nhạc có giá trị nghệ thuật tiêu biểu cho dòng nhạc phương Nam, thể hiện sâu sắc tính nhân văn thì mới được người đi sau phát triển thành bài ca vọng cổ “phủ sóng” khắp cả nước.

(Còn tiếp)

Vũ Đức Sao Biển

ngansau said...

Cám ơn lời CHÚC MỪNG cuả các bạn TRANG THƠ.
TA NAY THẤT THẬP NIÊN ĐỜI
NGHE LỜI CHÚC TỤNG TƯỞNG MÌNH ...
NHẤT THẬP THẤT NIÊN...

VUI VẬY CŨNG HẠNH PHÚC PHẢI KHÔNG CÁC BẠN !
CÁM ƠN ĐỜI ,CÁM ƠN THANKSGIVING
CANADA 10-10-2011

Unknown said...

Mỗi lần thu về trên đất nước nầy là chúng ta chúc mừng Sinh nhật NS và KC
Bên ngoài mưa thu rã rít nhẹ nhàng và...ấm áp, nhớ nhạc thu, chợt nhớ bản giọt mưa thu của DTP, mời các bạn cùng nghe:

GIỌT MƯA THU - KHÁNH HÀ hát

Suong Mai said...

NS đang bận túi bụi vì con cháu đầy nhà nhưng rõ là đang vui và hạnh phúc. SM tin chắc là hồn thơ không bao giờ cạn khi NS nhìn các em bé thơ ngây với những đôi mắt trong veo ngước mắt thỏ thẻ hỏi Bà những câu hỏi ngộ nghĩnh, có thể NS đôi khi cũng chẳng biết cách trả lời sao. Chúc NS vui nhiều với đàn cháu tíu tít vây quanh.

Suong Mai said...

Không ngờ hôm nay được đọc và nghe lại bài hát danh tiếng của đất Bạc Liêu, tràn trề Tình Xưa Nghĩa Cũ, Dạ cổ hoài lang đã sống mãi với thời gian đặc biệt trong tâm hồn người dân Nam bộ. Cám ơn bạn Sao chia sẻ bài viết của nhạc sĩ VĐSB để SM hiểu thêm sâu hơn âm thanh câu vọng cổ da diết
…Nguyện cho chàng.
Đặng chữ bình an.
Trở lại gia đàng.
Cho én nhạn hiệp đôi với
đó đây.

……………………………..
Các Công tử Bạc Liêu nổi tiếng một thời giờ phiêu bạc nơi đâu? Hắc công tử, Bạch công tử , con các đại điền chủ giàu có , phóng túng xài tiền như nước. Có phải người ta gọi vậy để phân biệt nước da của hai người không QH, nghe nói hồi trước QH cũng danh tiếng ở Bạc Liêu, cùng vài người bạn thuộc nhóm Xám Công Tử???

sao... said...

Theo tui, hồi xưa người ta kêu Hắc Bạch công tử để phân biệt hai tay chơi nổi tiếng chắc là căn cứ vô nước da của họ. Bạch công tử là công tử Mỹ Tho, Hắc công tử là công tử Bạc Liêu.
Đại đa số là chê trách cách ăn chơi phóng túng xài tiền như nước của hai người.
Riêng tui lại thích tính cách phóng khoáng của họ hơn vì chưa hẳn những đồng tiền họ bỏ ra chỉ hoàn toàn để ăn chơi mà đôi khi cũng giúp những trường hợp người khác bị thắt ngặt.

Giữa hai màu đen trắng còn cái màu lưng chừng ở giữa là màu xám, nói nôm na là “nửa nạc nửa mỡ”.
Đen không ra đen, trắng không ra trắng là để chỉ những “công tử”...làng nhàng.

HUONG said...

Quả thật nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển đã may mắn khi đã nghe được một bài hát để đời như vậy do chính người sáng tác trình bày. NT "mê" bản nhạc ấy chứ không phải chỉ là thích không thôi vì âm hưởng cúa nó như xóay tận hồn mình. Nghe bài ấy vào ban đêm thì kể như là... hết ngủ luôn !
Có cổ nhạc rồi lại thêm tân nhạc của bạn thơ Phượng Các nữa, buổi tiệc Sinh Nhật của hai bạn thơ Ngày Sau và Kim Chi thích quá !

sao... said...

Tôi phục hiện "Dạ cổ hoài lang"
(tiếp theo)


Về bản chất, Dạ cổ hoài lang là một bài ca, một ca khúc (chanson). Mà hễ là một ca khúc thì nó phải có phần thanh nhạc làm giai điệu (mélodie) và phần ca từ (parole) diễn đạt nội dung. Làm thế nào để có một Dạ cổ hoài lang đúng nghĩa là ca khúc?
Để ký âm lại bài Dạ cổ hoài lang, năm 1999, tôi đề nghị thạc sĩ Vưu Long Vỹ - Phó giám đốc Trung tâm văn hóa tỉnh Bạc Liêu - ca cho tôi ghi âm vào băng cassette bài này. Ông Vưu Long Vỹ đã ca mộc (không dùng tới dàn nhạc) nhưng vẫn bảo đảm tiết tấu. Sau đó, tôi thu thêm tiếng ca mộc của năm nghệ nhân ở Bạc Liêu.

Tính dị bản quá lớn

Tôi qua bảo tàng tỉnh xin được xem bài ca chép tay của bác Cao Văn Lầu. Tôi thấy bác ghi như thế này:
Từ, từ phu tướng.
Hò là hò xang cống.

Từ, từ phu tướng có bốn tên nốt - gọi là chữ đờn, đi theo phía dưới, tưởng không có chi phải bàn cãi nữa. Thế nhưng trong cách ca, người ca bắt buộc phải luyến giọng từ chữ phu sang chữ tướng. Nói theo thanh nhạc Tây phương thì phải luyến từ quãng 4 sang quãng 6. Cái nốt luyến được “hiểu ngầm” ấy phải là quãng 5. Nghĩa là người đờn cổ nhạc phải có thêm một chữ đờn khác lót vào giữa thì người ca mới luyến được.

sao... said...

Điểm thứ hai là ngay trong bốn chữ đờn, bác Sáu Lầu lại dùng một từ (Là) thay cho chữ đờn. Như vậy muốn diễn tả từ Là đó thì cả thầy đờn và người ca phải ca thêm một chữ đờn nữa.
Vậy chữ ấy tương ứng với cao độ của nốt nào? Tôi thật sự hơi lo khi thấy trong những văn bản chép tay của bác Sáu Lầu có những chữ bị xóa, ca từ của bản này có một vài từ khác so với bản kia.

Ngay trong nội dung ca của ông Vưu Long Vỹ và năm nghệ nhân ở Bạc Liêu thì ca từ của sáu người cũng khác nhau.
Về thanh nhạc, sự khác biệt lại càng cao hơn. Như đã trình bày, nếu ký âm Dạ cổ hoài lang ra thanh nhạc Tây phương cung Mi mineur, thì ông Vưu Long Vỹ ca câu đầu tiên:
Từ là từ phu (luyến) tướng.
Mi Si Mi La-Si Do#.
Năm nghệ nhân còn lại ca:
Mi Mi Mi La-Si Do#.


Cao độ nốt thứ nhì Si (quãng 4) của ông Vỹ ca và cao độ nốt thứ nhì Mi (chủ âm, quãng 1) của năm giọng ca còn lại cách nhau một trời một vực, trong đó thanh nhạc của câu ông Vỹ ca đẹp hơn.

Tôi hiểu Dạ cổ hoài lang nguyên gốc là một bài ca chính quy; sau khi ra đời, đã được các nghệ sĩ cổ nhạc và đàn ca tài tử rất ưa chuộng. Người học trò học thì chân phương - ngay ngắn như quy tắc của thầy dạy nhưng biểu diễn thì hoa lá - có sự thêm thắt, sự sáng tạo riêng tùy theo cảm hứng. Chính vì vậy, Dạ cổ hoài lang từ tác phẩm âm nhạc chính quy đã nhanh chóng trở thành tác phẩm âm nhạc dân gian, mang theo tính dị bản rộng rãi.

sao... said...

Sau khi nghe sáu bản ca, đối chiếu với những bản ca khác của các nghệ sĩ cải lương đã được thu thanh, tôi ký âm lại Dạ cổ hoài lang theo solfège của thanh nhạc Tây phương.

Tôi chọn chủ âm là cung Mi mineur, tương đương với cao độ giọng đào hát bài vọng cổ, nhịp của bản nhạc là 2/4. Tôi thăng quãng 6 lên một bán âm, tất cả nốt Do đều thăng lên thành Do dièse (Do#). Đầu bản nhạc, tôi đề: “Dạ cổ hoài lang. Sáng tác: Cao Văn Lầu. Ký âm lại: Vũ Đức Sao Biển”.

Bản nhạc ký âm xong, tôi đưa cho ca sĩ Hương Lan hát với hòa âm của nhạc sĩ Đức Trí; ca sĩ Hạnh Nguyên hát với hòa âm của nhạc sĩ Quốc Dũng. Hai nhạc sĩ hòa âm rất hay, sử dụng nhạc cụ định âm của Tây phương nhưng nhạc nền nghe ra vẫn rất...cổ nhạc Nam Bộ. Cả hai ca sĩ hát đều tốt, thu thanh cũng tốt mà ra biểu diễn ở Hà Nội cũng được người yêu nhạc khen ngợi.

sao... said...

Những tranh biện về "Dạ cổ hoài lang"

Năm 2009, ngành văn hóa tỉnh Bạc Liêu tổ chức hội thảo về bài Dạ cổ hoài lang tại trường Nghệ thuật sân khấu TP.HCM.
Trong hội thảo này, giáo sư Trần Văn Khê phát biểu nên “chuẩn hóa” lại ngôn ngữ trong ca từ bài Dạ cổ hoài lang giúp người xưa. Ông ví dụ khái niệm “báu kiếm” mà người ta hay ca. Ông lý luận cách dùng từ ngữ như vậy là nửa Hán nửa Nôm, không đúng với quy chuẩn ngôn ngữ Việt Nam. Nếu thuần Việt thì nó là “kiếm báu”; nếu Hán Việt thì nó là “bảo kiếm”. Hoặc ta ca theo thuần Việt “Kiếm báu sắc...”; hoặc ta ca theo từ Hán Việt “Bảo kiếm sắc...”...
Trong phần tham luận của tôi, tôi mong phục hiện Dạ cổ hoài lang về cả ca từ và thanh nhạc. Bởi lẽ một khi đã nói đến bài ca, bản nhạc (chanson) thì phải có nhạc chuẩn; yêu cầu người ca, người biểu diễn phải ca (hát) đúng cao độ, trường độ, cường độ. Người ca hát có “hoa lá” đến đâu thì cũng chỉ được phép hoa lá trong quy ước của âm nhạc. Tôi đưa thí dụ một nữ ca sĩ tân nhạc hát bài do tôi ký âm lại thu đĩa. Trong câu “Em luống trông tin chàng”, tôi ký âm chữ chàng với nốt Si. Nhạc sĩ hòa âm nhạc nền cũng chuyển qua ngũ trình át âm cung Si bicarre thứ. Ấy vậy mà chị vẫn hát chữ chàng với nốt Là - tứ trình át âm, nghe chẳng ra làm sao cả.

Năm 2010, một buổi hội thảo về Dạ cổ hoài lang diễn ra tại Văn phòng 2 Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch. Bên nhạc sĩ tân nhạc cũng chỉ có mình tôi. Tôi vẫn bảo lưu ý kiến phải chuẩn hóa Dạ cổ hoài lang về thanh nhạc lẫn ca từ. Tôi nghĩ xa hơn, mong ngành văn hóa Bạc Liêu chính thức có được một bài ca Dạ cổ hoài lang, công bố nó như một giá trị văn hóa phi vật thể quý giá của tỉnh mà chỉ Bạc Liêu mới có được. Có ý kiến phản biện của một soạn giả viết bài vọng cổ, cho rằng việc ký âm Dạ cổ hoài lang của tôi qua solfège Tây phương sợ làm mất tính dân tộc của bài ca.

Tôi đã trình bày với hội thảo rằng các nhạc sĩ tân nhạc đã ký âm cả ngàn bài dân ca, bài ca cổ cho các nghệ sĩ, ca sĩ biểu diễn. Chẳng bài nào mất tính dân tộc cả. Trong tình hình sân khấu cải lương và bài ca vọng cổ ít được bạn trẻ quan tâm thưởng thức thì việc cố gắng gìn giữ, bảo tồn và phát triển Dạ cổ hoài lang là cần thiết.

Vũ Đức Sao Biển

Dạ cổ hoài lang - Hương Lan

Suong Mai said...

Chuyển dùm CX
CHÚC MỪNG SINH NHẬT NGÀN SAU

Kính chúc sinh nhật vui vẻ , sức khỏe dồi dào , an bình bên con cháu .

Kính
Cỏ Xanh

CHÚC MỪNG SINH NHẬT KIM CHI

Chúc kim chi 365 ngày đầy ắp tiếng cười bên chồng con .

Thân thương
Cỏ Xanh

ngansau said...

NGANSAU&KIMCHI

CÁM ƠN CỎ XANH VÀ TẤT CẢ CÁC BẠN
TRANG THƠ ĐÃ CHÚC MỪNG SINH NHẬT .
XIN CHÚC LẠI CÁC BẠN LUÔN VUI VẼ
DỒI DÀO SỨC KHOẺ VĂN THƠ THẬT TRÀN
TRỀ LAI LÁN....