Như Thương ơi, ngoáy trầu cho Nội mà có khi nào thấy Nội nhai ngon lành quá nên cháu làm thử một miếng không? SM chỉ biết phía Nội duy nhất là Ba thôi , Bà Ngoại không ăn trầu nhưng có lần SM cũng tò mò lấy miếng trầu cau nhai thử , ôi chao cay quá nhai trệu trạo vài cái rồi cho ra luôn, may mà chưa phỏng cái miệng.
Không ăn trầu thì không thể diễn tả được cái ghiền Trầu Cau cho chính xác. Làm thế nào để mình hiểu cái thú ấy của các " Bà già Trầu" hở các bạn? (Có giống như ghiền thuốc lá không nhỉ?)
Ngày xửa, ngày xưa có hai anh em tên là Tân và Lang giống nhau như hai giọt nước. Người anh có vợ. Một hôm người em làm đồng về trước, người vợ tưởng là chồng... xin bỏ lửng ở đây vì "Sự tích trầu cau" ai lại không biết. Có thể nói trầu cau là nét văn hóa đậm bản sắc dân tộc, là biểu hiện phong cách, tình cảm một cách độc đáo (mặc dù ở một số nước Đông Nam Á vẫn có tục lệ ăn trầu).
Một hàng cau thẳng tắp trước nhà với vườn trầu xanh lá, có bóng mẹ già ngồi bó chổi tàu cau, hay người thôn nữ quảy gánh trầu xanh là biểu hiện một cuộc sống chân quê, mộc mạc, êm ả, thái bình. Hình ảnh thân yêu đó đã đi vào văn chương, thơm nhạc một cách ngọt ngào: "...mỗi sáng tinh sương gánh trầu ra chợ, trên con đê dài thoăn thoắt đôi chân..." (Lá trầu xanh của Viễn Châu) ai không từng hát thì cũng từng nghe câu vọng cổ ấy. Trầu, cau gắn liền với sinh hoạt đời sống của nông thôn với: Cơi trầu, dao cau, bình vôi, ống ngoái trầu, ống nhhổ... gần gũi, thân thiết đến độ trong dân gian có câu hát:
Ông Bà mình ngày xưa có nói: "Miếng trầu là đầu câu chuyện". Cho nên tục lệ cưới hỏi ở Việt Nam ta bất kỳ ở miền nào cũng có cơi trầu đi tiên phong. Mặc dù bây giờ chẳng mấy ai ăn, nhưng trên mâm sính lễ không thể nào thiếu trầu cau. Nếu được trầu têm cánh phượng nữa thì hay lắm!
Trước Tết, tui lên Bà Điểm đặt người ta làm một mâm quả trầu têm cánh phượng đi hỏi vợ cho tui mà người ta sắp đặt giống như con nít cắt dán thủ công, xấu quá tui không thèm lấy nên đành "duyên phận lỡ làng".
NT cũng đã từng " khám phá " ra cái vị cay - đắng - ngọt - nồng của miếng trầu rồi ! Hồi nhỏ thấy ngoại ăn trầu " ngon " quá, nên cũng lén têm một miếng cho biết, nào dè phỏng vôi một lần thì tởn tới già luôn ! Mình têm trầu không biết bao nhiêu là đủ vôi cho một lá trầu xanh, một miếng cau tươi, nên vôi nhiều quá làm dộp lưỡi luôn đó mà ! Mùi vị miếng trầu ra sao hả ? Cay có, chát có, ngọt có ... nhưng mà mùi " ghiền " thì NT chưa biết ra sao cả vì có ăn hết được miếng trầu nhớ đời đó đâu nà !!! Chỉ vừa khi thấy nước cổ trầu thành màu đỏ là đã nhổ ra rồi Các bạn có ai nghịch như NT không ? NT đọc trên Net cũng biết có một làng ở Cam Lộ, Quảng Trị được gọi là " Làng Ăn Trầu" hay là " Làng Môi Đỏ " vì người dân ở đấy từ lớn đến con nít đều ăn trầu như là một tập quán quen thuộc của họ
Đọc chuyện Mâm Trầu Cưới Hỏi của bạn thơ s@ làm NT nhớ đến đám cưới của 7 đứa em trong nhà - hết 6 đứa có chồng có vợ ở đây rồi ! Nhà trai cũng đã xoắn đít đi tìm mâm trầu cau thiệt, hỏng có thì miễn có vợ ! Cái gì cũng châm chế được ngoại trừ nhẫn, đôi bông và mâm trầu cau phải không các bạn thơ ?
Bài thơ "Ngoáy trầu cho Nội" của NT hay quá hay quá (khen NT thì cũng bằng thừa)..nghe xong rồi ..ngẩn ngơ,như một huyền thoại nhớ về Bà.
ThTh không biết phượng như thế nào nhưng có được nhìn qua "Trầu têm cánh phượng" đẹp thiệt,tỏ rõ tài khéo léo của mấy cô trước khi về làm dâu,đi lấy chồng..lá trầu cắt cong cong một phiến xanh mướt,miếng vôi nằm bên mé,quả cau bổ nhỏ đặt ngay ngắn,nhìn rất là xinh xắn bắt mắt.. Bây giờ thời đại văn minh ,người ta chỉ biện vừa đủ lễ mâm cau trầu(càng nhiều càng chia được nhiều người) cho nên cái lượng đánh mất cái phẩm.
Ban nãy vô comment còn ..một khúc mà không hiểu sao trang chủ báo cáo nó nằm tọt trong cái saver,cho nên Thth phải tiếp tục khúc đuôi (vừa mới chạy đi sửa xe,xe để lại chỗ sửa cho họ tổng check) thì nghe trang chủ telephone réo gọi,kêu là Memoriday này sẽ tuần du NamCali vào cuối tuần nhưng rất tiếc Thth lại bận cày cấy thứ 7 chủ nhật,thật là mất vui,tiếc hùi hụi biết sao bây giờ.Thôi chúc trang chủ có đi với Thời Hồng thì cũng vui vẻ nhé.Hẹn dịp khác
Trầu cau tích xa xưa dựng vợ gã chồng một tập tục rất hay ý nghiã của người dân Việt đáng duy trì,hay miếng trầu đầu câu chuyện cũng tựa như "điếu thuốc " làm thân quen..nhưng dường như bây giờ (ThTh không nói hết tất cả) người ta hay nhớ tới...thủ tục đầu tiên...thật xót xa cho những thế hệ ..càng về sau hở các bạn...
ba đồng một mớ trầu cay sao anh không hỏi...những ngày còn không? hỏi chi ngọn gió lông bông ghé ngang vườn hạnh đàng đông võ vàng hỏi chi giọt nắng mơ màng rải đều nâng bước nhẹ nhàng em đi hỏi chi một cánh chim di rã rời ngứa cổ sầu bi hót buồn hỏi chi những giọt mưa tuôn khuya về theo ánh trăng suông thất tình hỏi chi con bướm linh đinh cả đời thơ thẩn một mình bay ngang hỏi chi mây trắng lang thang nhẹ nhàng thôi đấy, vương mang phập phồng hỏi chi chim hót trong lồng bây giờ em đã có chồng rồi anh em về đốt lá thư xanh ngồi nhìn ngọn lửa cũng đành tiếng than! xót thay duyên phận lỡ làng gởi vào cơn gió lang thang đêm ngày trách người nâng chén rượu cay sao anh không hỏi...những ngày còn không?
" Hỏi chi chim hót trong lồng bây giờ em đã có chồng rồi anh .."
NT đọc câu thơ này của bạn thơ s@ rồi thì ... muốn hỏi rằng: Sau câu trả lời ấy thì chàng có xỉu không ? Thiệt là câu hỏi bất nhân, nên nàng đành đoạn buông câu thơ 8 chữ như thể là chấm xuống hàng (hay là nàng dỗi ... Bộ anh hỏng thấy ván em đã đóng thuyền rồi sao ?! )
(Chuyển dùm LTV) Mới đọc xong bài "Ngoáy trầu cho Nội'.thật hay và cảm động.Cám ơn NT đã nhắc cho mọi người nhớ ,một tình thương sâu đậm ngọt ngào ăm ắp trong tim của mỗi con người. Thơ thì không còn gì để bàn,nhưng hình ảnh mà SM cất công "siêu tâp",quả trong chiếc nón tròn vành vạnh không thiếu thứ gì của Nội,nói như kiểu ngày xưa ( từ cây kim tới phi thuyền).Những thứ gần gủi thân thương,gắn bó với người phụ nữ Viêtnam qua bao thế hệ,mà vẫn chưa hề mai một. Xin gõ tiếp câu khởi đầu của QH "Có trầu mà chẳngcó cau,làm sao cho đỏ môi nhau thì làm".Vậy đó cơi trầu,chén rượu đã đưa bao nhiêu đôi trẻ đến bến bờ hạnh phúc. Ngày của Mẹ vừa qua,vẫn còn đọng lại trong ta,niềm thương cảm không hề nguôi ngoai,thì "Nôi" là ai? Sao không có ngày của Ông của Bà nhỉ ?Chẳng sao cả,bởi Nội chính là bậc sanh thành ra mẹ cha ta ,Làm con làm cháu,ta nhớ suốt đời phụng dưỡng Ông,Bà,Cha,Mẹ... LTV
Một khi duyên phận lỡ làng Tiên trên trời xuống chẳng màng buồn vui Thong dong một bước mình tui Vợ con không có...làm sui nỗi gì? Chắc vì nguyệt lão tình si Nên quên se sợi vu quy cho nàng ? Hay là lỗi tại nơi chàng Hỏng thèm gì hết ... lang thang suốt đời !
Trầu têm cánh phượng Trầu têm cánh phượng là hình ảnh đẹp, gợi về truyện cổ tích Tấm Cám và tục ăn trầu đã trở thành tập quán, truyền thống của dân tộc Việt. Từ xa xưa, miếng trầu đã đi vào thơ ca, huyền thoại, cổ tích… phản ánh nhiều nét đẹp văn hóa, thăng hoa tình cảm, tình yêu thương con người, hình thành văn hóa vùng rõ rệt. Trước hết, miếng trầu gợi về những sự tích, những câu chuyện cổ, được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân, mang đậm bản sắc dân tộc. Truyện Trầu cau, qua truyền miệng thêm bớt của nhiều thế hệ, những tình tiết “nguyên thủy” đã được khoác cái áo của lễ giáo cho phù hợp với đạo Khổng-Mạnh. Đến nay, chủ đề của Trầu cau lại trở thành câu chuyện luân lý, đạo đức, khuyên con người xích lại gần nhau hơn, vị tha hơn để sống chan hòa, nhân ái trong cuộc sống hội nhập. Câu chuyện Trầu cau khép lại bằng tục ăn trầu-một phong tục truyền thống của nhân dân ta để tô đậm tình cảm sắt son, thủy chung đẹp đẽ. Miếng trầu bao giờ “cũng là đầu câu chuyện” để bắt mối lương duyên và những khi có lễ nhỏ, lễ lớn, cưới xin, hội hè, ma chay… đều không thể thiếu miếng trầu. Vì thế mà truyện Trầu cau đã bất chấp thời gian mà sống mãi với nhân gian. Hình tượng trầu têm cánh phượng của cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám cũng có từ rất xưa. Truyện được nảy sinh từ vùng đất Kinh Bắc. Vì thế, cô Tấm có dáng dấp của Chị Hai quan họ. Rất hiếu thảo, duyên dáng, tình tứ và khéo léo. Miếng trầu của cô Tấm đã trở thành một hình tượng đẹp, có sức quyến rũ độc đáo và mang đậm sắc thái văn hóa vùng, rất đáng trân trọng. Miếng trầu têm cánh phượng còn mang nét đẹp biểu trưng, đầy tự hào của người Kinh Bắc. Có thể nói, mỗi câu chuyện đều thắm đượm tình người, có giá trị nhân bản và nhân văn sâu sắc. Trầu là món ăn không giải quyết việc đói, no. Người ta ăn trầu là để thưởng thức vị cay thơm của lá trầu không, vị chát của vỏ, vị ngọt bùi của cau, vị nồng nàn của vôi… tất cả hòa quyện với nhau trong một màu đỏ sẫm. Nhiều người ăn trầu đã thành thói quen, rồi thành nghiện-nghiện trầu. Nhưng điều kì diệu của thói nghiện trầu phải chăng là ở chỗ, người ăn thấy nó gắn bó với số phận con người, bởi tách riêng, thì cay đắng, éo le, nhưng khi đã hòa chung thì tình cảm của họ lại thắm tươi, đẹp đẽ: “Tách riêng, thì đắng, thì cay. Hòa chung, thì ngọt, thì say lòng người. Tách riêng, xanh lá, bạc vôi. Hòa chung, đỏ thắm máu người, lạ chưa? … Chuyện tình ngày xửa, ngày xưa!…”. (Sự tích Trầu cau-Hồng Quang)
Theo phong tục Việt Nam, miếng trầu rất quen thuộc, dễ kiếm. Trầu tuy rẻ tiền nhưng chứa đựng nhiều tình cảm, nhiều ý nghĩa. Giàu nghèo ai cũng có thể có, vùng nào cũng có, từ Bắc chí Nam. Ăn trầu là một phong tục truyền thống, nhưng cách têm trầu thì lại mang rõ dấu ấn văn hóa của vùng miền. Nói đến trầu têm cánh phượng là nói đến miếng trầu vùng Kinh Bắc. Cũng vẫn nguyên liệu ấy, nhưng cách têm đẹp, kiểu cách, đã thể hiện sự khéo léo của những liền chị-người gái quê Kinh Bắc. Vì thế, miếng trầu có sức hấp dẫn đặc biệt và để lại ấn tượng sâu sắc cho bất cứ ai, dù chỉ một lần được mời. Trong giao tiếp ứng xử, “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Miếng trầu thường đi đôi với lời chào và một thái độ của người mời khách. Người lịch sự không “ăn trầu cách mặt”, nghĩa là đã tiếp, thì tiếp cho khắp-“Tiện đây ăn một miếng trầu. Hỏi rằng quê quán ở đâu chăng là?”. Việc mời trầu cũng thể hiện sắc thái tình cảm tinh vi, tế nhị. Quý nhau mời trầu, ghét nhau theo phép lịch sự, cũng mời trầu. Ca dao có câu: “yêu nhau cau sáu bổ ba; ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười”. Còn không có trầu mà tiếp khách vẫn mời trầu như Nguyễn Khuyến, là một trường hợp lạ-“Đầu trò tiếp khách, trầu không có. Bác đến chơi nhà, ta với ta”. Ngày nay, để răng trắng, có thể nhiều người không biết ăn trầu, nhưng theo phong tục trong ngày hỏi cưới, giỗ chạp… nhà ai cũng có trầu. Vì miếng trầu là tục lệ, là tình cảm nên dẫu ăn được hay không ăn cũng chẳng ai từ chối-“Cho anh một miếng trầu vàng, mai sau anh trả lại nàng đôi mâm”. Ngày xưa, ăn trầu còn sợ bị bỏ “bùa mê”, “bùa yêu” nên ta có thói quen “ăn trầu thì mở trầu ra, một là thuốc độc, hai là mặn vôi”. Vì “miếng trầu là đầu câu chuyện”, là “đầu trò tiếp khách”, lại là biểu tượng cho sự tôn kính được phổ biến dùng trong các lễ tế thần, tế gia tiên, lễ tang, lễ cưới, lễ thọ, lễ mừng… nên têm trầu cũng đòi hỏi phải có mỹ thuật. Nhất là lễ cưới, lễ hội vùng Kinh Bắc, trầu thường được têm nhiều theo kiểu cánh phượng-miếng trầu cô Tấm. Trầu têm cánh phượng đã thành tục lệ truyền thống lâu đời, có “cau róc trổ hoa, cau già dao sắc”, từ lá trầu, quả cau, cho đến cách bổ, cách têm trầu cũng thật nhiêu khê! Có trầu quế, trầu hồi, cũng có trầu cay, trầu hôi, có cau tươi, cau khô, cau già, cau non, cau quả to, cau quả nhỏ, cau tiễn chũm long đào… Trầu têm cánh phượng thường dùng để đãi khách quý, được têm bằng cau chũm tiễn long đào. Cánh têm này cũng đòi hỏi phải chọn lá trầu quế vừa tầm để cắt tỉa cánh phượng, chọn vỏ đỏ dày để cắt trang trí phần đuôi. Muốn cho miếng trầu thêm đẹp, người ta thường cài thêm vào cùng miếng vỏ một cánh hoa hồng, tạo thành đuôi phượng, làm miếng trầu thêm lộng lẫy với sắc màu sặc sỡ, tươi tắn. Trầu cánh phượng thường được bày trên đĩa đặt ở bàn tiệc, dùng làm vật trang trí. Mỗi đĩa trầu có thể bày từ 5 đến 10 miếng, đầu châu vào giữa, đuôi có cánh hồng ở phía ngoài, trông rất sang trọng, lịch thiệp và đẹp. Có nơi người ta bày trầu theo kiểu khác. Trầu được cắm trong lọ hoặc li thủy tinh, trong li không đựng nước mà đựng gạo. Mỗi miếng trầu cánh phượng được cắm bằng que tre nhỏ dài chừng 20 cm vào đầu cau, trông như một cành hoa lạ. Tùy theo cỡ bàn to nhỏ mà cắm nhiều ít cho phù hợp, mỗi lọ ít nhất cũng cắm từ 5 đến 7 “bông”, thành một lọ hoa đẹp! Có thể đặt trang trí trên bàn tiệc cùng hoa tươi, trông rất kiểu cách, ấn tượng.
Ngày nay, trong tiệc cưới ở một số làng quê Kinh Bắc, trầu cánh phượng được têm rất cầu kỳ, mỗi miếng đựng trong một hộp nhựa màu trong suốt, hình vuông hoặc trái tim. Trước khi tiễn quý khách ra về, chủ nhà mời mỗi người một miếng trầu tính trầu tình, – “trầu têm cánh phượng xinh xinh, chở trao cho thắm môi mình, lòng say”. Để khi cầm miếng trầu têm cánh phượng trên tay, ai cũng bùi ngùi, phấn chấn, cảm động đến khó tả, dù chỉ một lần được nhận. Hình tượng trầu têm cánh phượng của cô Tấm trong truyện Tấm Cám không chỉ còn là huyền thoại, là ảo ảnh siêu thực. Miếng trầu têm cánh phượng đã bước từ cổ tích ra ngoài cuộc sống. Rất bình dị, gần gũi, nhưng cũng không kém phần cao sang quyến rũ, vẫn tồn tại qua thời gian để thăng hoa nét đẹp truyền thống một vùng quê. Nhìn các liền chị têm trầu mà cứ ngỡ là cô Tấm vừa chui ra từ vỏ thị, đang sống giữa cuộc đời, thiết tha tình tứ, giăng mắc cùng lời ca Quan họ-“Dao vàng bổ miếng cau hoa. Bày lên đĩa sứ, mang ra thết chàng”. Miếng trầu cánh phượng vì thế mà đậm đà bản sắc văn hóa Kinh Bắc, thấm đượm tình người, có giá trị nhân bản và nhân văn sâu sắc. SM sưu tầm (www.bacninhmedia.net)
Do không có năng khiếu bình thơ, mời các bạn đọc một bài phân tích của người khác về bài thơ Mời Trầu của Hồ Xuân Hương cho vui.
MỜI TRẦU (Hồ Xuân Hương)
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi Này của Xuân Hương đã quệt rồi Có phải duyên nhau thì thắm lại Đừng xanh như lá bạc như vôi.
Phân tích :
“Miếng trầu là đầu câu chuyện”.Vâng,từ lâu phong tục tập quán về giao tiếp của người Việt luôn gắn liền với tục “mời trầu”.Dù khách quen hay khách lạ,khách thường hay khách sang,chủ nhân bao giờ cũng có cơi trầu đãi khách.Đã thành tục lệ truyền thống lâu đời thì từ lá trầu,quả cau cho đến cách bổ cau,têm trầu cũng khá phong phú.Có trầu quế,trầu hồi cũng có trầu cay,trầu hôi;có cách têm bình thường,cũng có cách têm cánh phượng;có cau tươi,cau khô,cau già,cau non,cau quả to,cau quả nhỏ,cau tiễn chúm long đào…nhưng đã là mời khách thì chủ nhân thường dùng “cau non tiễn chúm long đào” với “trầu têm cánh phượng”.Hồ Xuân Hương-Người được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm” cũng đã đãi khách bằng mời trầu nhưng khác với người thường: “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi. Này của Xuân Hương đã quệt rồi. Có phải duyên nhau thì thắm lại. Đừng xanh như lá bạc như vôi.”
Thơ của Hồ Xuân Hương vừa nồng nhiệt vừa dịu dàng,vừa châm biếm sâu cay nhưng lại rất tinh tế và dễ đi vào lòng người.Trong thơ Hồ Xuân Hương,cái tôi trữ tình đã khéo léo hòa nhập vào cái chúng của nhiều con người có những thân phận khác nhau,nhất là người phụ nữ. Cái tinh tế,dễ cảm;cái tục,cái thanh như hòa quyện trong thơ của người nữ sĩ đa tài này tạo nên một phong cách riêng hầu như độc nhất vô nhị. Thơ của Hồ Xuân Hương và cả số phận của bà có thể được coi là tiêu biểu cho bao đắng cay,dằn vặt,bao phản kháng và bất bình,cùng bao khát vong thường tình nhưng hết sức bức thiết của người phụ nữ. Vì thế,thơ của bà thường là những vần thơ mạnh bạo,biểu cảm cả hai mặt trong ý tưởng từ ngữ,hình ảnh và vần điệu.Và “mời trầu”của Hồ Xuân Hương chính là lời bộc bạch,tâm sự của chính bản thân bà về tình yêu mà mình mong muốn.
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi” Câu thơ mở đầu khiến người đọc phải suy nghĩ.Phải chăng đó là chủ ý của tác giả:trong chuyện tình duyên,điều quan trọng không phải là hình thức;quan trọng là sự gắn bó thắm thiết,thủy chung.Miếng trầu mà nữ sĩ giới thiệu phần nào thể hiện được tính ngang tàng,bướng bỉnh của người mời hay đó chính là bản thân tác giả.Và với cách “mời trầu” của chủ nhân: “Này của Xuân Hương đã quệt rồi” Đây không phải là kiểu mời mềm mỏng,dịu dàng và bẽn lẽn như tập tục mà người mời lại dõng dạc xưng tên.Thời phong kiến,người ta vẫn thường có cái nhìn khắt khe về “cái tôi” cá nhân.Khi nói chuyện,đặc biệt là người phụ nữ phải giấu đi “cái tôi” của mình,hoặc hạ nó xuống đến mức thấp nhất.Vậy mà nữ sĩ của chúng ta lại dõng dạc:“Này của Xuân Hương”-Như một cử chỉ thách thức,táo bạo.Với câu thơ này,nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã đóng đấu ấn cá nhân vào miếng trầu.
Người ta nói Xuân Hương đã bình dân hóa,dân gian hóa thơ Đường là như thế. Bản thân tục mời trầu cũng là một nghi lễ rất dân gian và hình ảnh “quả cau nho nhỏ” thì rất đỗi quen thuộc trong ca dao,dân ca. Thơ Xuân Hương về phương diện này,dường như xuất phát từ một nguồn mạch với những “quả cau nho nhỏ,cái vỏ vân vân..” hay “mời anh xơi miếng trầu này-Dù mặn,dù nhạt,dù cay,dù nồng” của những câu hát dân gian.
Đọc tới những từ cuối của câu thơ,ta sẽ nghĩ:sao Hồ Xuân Hương không bảo là “têm” mà nói là “quệt”.Có gì đó nghe mạnh mẽ,mộc mạc,bướng bĩnh và ngang ngược hơn. Nhưng cũng lạ thay,trong thái độ ấy vẫn lấp lánh một vẻ chân tình quen thuộc.Phải chăng,đó là trái tim nồng nhiệt trong lời cầu duyên:
“Có phải duyên nhau thì thắm lại Đừng xanh như lá bạc như vôi”
Hai câu thơ vừa chứa đựng hành động hỏi,cầu khiến,vừa có thái độ bộc lộ.Dường như tất cả tâm tư thầm kín của thi sĩ,của người phụ nữ đều được gói gọn vào hai dòng thơ.Cũng như âm hưởng của hai câu đầu,lời thơ ở đây đọc lên dứt khoát. Mời mà lại răn đe gay gắt cái nhân tình thế thái: “Đừng xanh như lá bạc như vôi”. Quả là một Hồ Xuân Hương với cá tính ngang tàng khôn chịu khuất phục.
Tuy nhiên,lời thơ không chỉ thể hiện cá tính ngang tàng của Hồ Xuân Hương mà đó còn là khát vọng muốn tìm được cho mình một người đàn ông chung thủy bởi lẽ ở cái thời phong kiến,trai thì năm thê bảy thiếp,gái thì chính chuyên một chồng. Xuân Hương biết vậy nên sau lời cầu duyên cũng là một lời thách thức. Hồ Xuân Hương vốn là người phụ nữ không chịu khuất phục một ai nhưng đối với tình yêu đang khao khát,dù đã bị bao lần nhạt nhẽo và phụ bạc,hai lần làm lẽ,hai lần đổ vỡ vẫn lệ thuộc nhưng biết làm sao khi trái tim vẫn đang sôi nổi,khao khát tình yêu.
Trong bài thơ còn chứa đựng một vẻ đẹp trẻ trung và tươi tắn thể hiện trong hòa sắc ba màu:xanh,trắng,đỏ. Tự nhiên cũng có lắm cái kỳ diệu,xanh hòa quyện vào trắng mà lại tạo thành đỏ. Trong quan hệ nam nữ cái kỳ diệu ấy chỉ có thể là cái tình,cái duyên,là tấm lòng chân thật với nhau mà thôi.
Lắng nghe bài thơ,ta sẽ hiểu đằng sau cái đanh đá,chua ngoa,đáo để của người nữ sĩ ấy vẫn bắt gặp một tấm lòng tha thiết: “Có phải duyên nhau thì thắm lại” một giọng khiêm tốn,nhún nhường: “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi”; một sự xót xa cay đắng: “Đừng xanh như lá bạc như vôi”. Một tấm lòng son sắt nổi lên giữa“dòng đời đen bạc”,một tình yêu chân thật đối diện với một cuộc sống phũ phàng.
Với vẻ đẹp dân gian,“mời trầu” đã thể hiện rõ cá tính,cuộc đời,số phận của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.Đọc bài thơ,ta hiểu hơn về một Hồ Xuân Hương với tấm lòng trẻ trung,đầy ắp tình yêu đi liền với bao cay đắng,tủi hờn của số phận.Hồ Xuân Hương luôn được coi là nhà thơ của phụ nữ,vì phụ nữ và với “mời trầu”,bà muốn lên tiếng để bảo vệ cho cái tôi và khao khát tình yêu của bản thân bà nói riêng hay đó là tiếng nói chung của nhưng người phụ nữ phong kiến lúc bấy giờ.
Tui lại kể cái câu chuyện Trầu têm cánh phượng mà hôm trước Tết tui chê "bà già trầu" trên Bà Điểm-Hóc Môn đã làm.
Thay vì người ta dùng cau tươi chẻ ra có màu trắng rồi têm vôi đỏ trên nền những lá trầu xanh xếp xòe ra cho có màu sắc giống như lông cánh con chim Phượng, đằng nầy lại lấy giấy thủ công trắng đỏ cắt ra mà làm.
Làm cái kiểu đó hỏng cả cái mâm quả cưới của người ta.
Có trầu mà chẳng có cau Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm Câu thơ lục bát bất phàm Đựng vào tráp ngọc bậc hàm thánh thi Hỏi lời cắc cớ làm chi? Thả rơi câu đố “từ bi” bất ngờ! Để anh viết nốt bài thơ Cứ ngồi yên đấy, em chờ chút nghe Trăng rằm rón rén song khe Nửa chân còn chạm bên hè rình xem Hai tay nâng lấy mặt em Nhìn sâu vào mắt anh đem hương tình Vờn quanh đôi cánh sen xinh Nghe sao rạo rực chúng mình lỗi hơi Hồ như hồn bỗng chơi vơi Bay cao cao tít tận nơi thiên đàng Môi anh ngậm kín môi nàng Ô kìa! Như bỗng bàng hoàng phải không? Cớ sao đôi má em hồng Môi em đỏ thắm, bềnh bồng bên nhau? Có trầu mà chẳng có cau Hôn em một nụ, đỏ au môi tình.
Ðầu rồng đuôi phượng te te Mùa đông ấp trứng, mùa hè nở con.
Anh về cuốc đất trồng cau, Cho em vun ké dây trầu một bên. Chừng nào trầu nọ bén lên, Cau kia sai trái lập nên cửa nhà
Trầu Chợ Dinh với cau Nam Phổ Non vôi cũng đỏ, thiếu vỏ cũng ngon. Hạt thơm mà xác lại giòn, Được tiếng khen là phải, dậy tiếng đồn không sai
Tiện đây ăn một miếng trầu Hỏi rằng quê quán ở đâu chăng là? - Xưa kia ai biết ai đâu, Chỉ vì điếu thuốc, miếng trầu nên quen.
Có trầu thì giở trầu ra Trước là đãi bạn, sau ta với mình.
Nhẽ thì có khẩu trầu hoa Hiềm vì chợ vắng, nhà xa thế nào. Nghĩ sao đây, hỡi anh hào Lấy gì tiếp đãi mà chào chị em?
Lại đây ăn một miếng trầu Nữa mai tuyết nhuộm mái đầu huê râm.
Vào vườn hái quả cau non, Anh thấy em giòn muốn kết nhân duyên.
Phấn trắng hơn vôi, vôi nồng phấn lạt, Bởi anh thương nàng, mới lạc tới đây.
Vôi nồng, trầu thắm ai ơi, Gá duyên chồng vợ ở đời trăm năm.
Trầu xanh, cau trắng, chay hồng Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên.
Gặp nhau ăn một miếng trầu Gọi là chút nghĩa về sau mà chào.
Trầu ăn là nghĩa, thuốc xỉa là tình, Ðội ơn cha mẹ sinh mình dễ thương.
Trầu lên nửa nọc trầu vàng Khéo khen phụ mẫu sinh nàng dễ thương.
Thưa rằng bác mẹ tôi răn Làm thân con gái chớ ăn trầu người.
Miếng trầu ăn nặng bằng chì, Ăn rồi em biết lấy gì trả ơn ?
Miếng trầu ăn nặng là bao, Muốn cho đông liễu, tây đào là hơn. Miếng trầu là nghĩa tương giao, Muốn cho đây đấy duyên vào hợp duyên.
Từ ngày ăn miếng trầu anh, Cho nên má đỏ, tóc xanh đến giờ.
Ước gì chung mẹ chung thầy Ðể em giữ cái quạt này làm thân. Rồi ra chung gối chung chăn, Chung quần, chung áo, chung khăn đội đầu. Nằm thì chung cái giường tàu, Dậy thì chung cả hộp trầu, ống vôi.
Trầu này đủ vỏ, đủ vôi Ðủ cau, đủ thuốc, đủ mùi xạ hương. Không ăn thì bảo rằng thường Ăn rồi thì biết người thương thế nào.
Trầu bọc khăn trắng cau tươi, Trầu bọc khăn trắng đãi người xinh xinh. Ăn cho nó thỏa tâm tình, Ăn cho nó thỏa sự mình sự ta.
Khẩu trầu chính là khẩu trầu Ở giữa đệm quế, hai đầu thơm cay. Có ăn mới biết đến cây Có ăn mới biết trầu cay, trầu nồng.
Trầu em buộc dải yếm đào Hỏi người tri kỷ ăn vào có say?
Tay ai như ngọc, như ngà Ðưa trầu ta tưởng đưa ta miếng vàng. Anh say nhan sắc của nàng Hay say vì miếng trầu vàng, cau tươi ?
Yêu nhau trầu vỏ cũng say Ghét nhau cau đậu đầy khay chẳng màng.
Gặp nhau ăn một khẩu trầu Không mặn vì thuốc, say nhau vì lời.
Một thương hai nhớ ba sầu, Cơm ăn chẳng được, ăn trầu cầm hơi. Thương chàng lắm lắm chàng ơi, Biết đâu thanh vắng mà ngồi thở than ?
Từ ngày ăn phải miếng trầu, Miệng ăn môi đỏ dạ sầu đăm chiêu. Biết là thuốc dấu hay bùa yêu Làm cho thiếp phải nhiều điều xót xa. Làm cho quên mẹ, quên cha Làm cho quên cử, quên nhà Làm cho quên cả đường ra, lối vào Làm cho quên cá dưới ao Quên sông tắm mát, quên sao trên trời.
Thương em chẳng dám trao trầu Ðể trên bó mạ, gió nam lầu thổi qua.
Có trầu mà chả có vôi Làm sao cho đỏ môi tôi thì làm.
Trầu đã có đây, cau đã có đây Nhân duyên chưa định, trầu này ai ăn? Trầu này trầu túi, trầu khăn, Trầu này dải yếm, anh ăn trầu nào?
Vào vườn hái quả cau xanh Bổ ra làm sáu mời anh xơi trầu. Trầu này têm những vôi tàu Giữa đệm cát cánh, hai đầu quế cay. Trầu này ăn thật là say Dù mặn, dù nhạt, dù cay, dù nồng Dù chẳng nên vợ nên chồng Xơi dăm ba miếng, kẻo lòng nhớ thương.
Trầu này trầu quế, trầu hồi Trầu loan, trầu phượng, trầu tôi, trầu mình. Trầu này trầu tính, trầu tình Trầu nhân, trầu nghĩa, trầu mình, trầu ta. Trầu này têm tối hôm qua Dấu cha dấu mẹ, đem ra mời chàng.
Trầu này không phải trầu hàng Không bùa, không thuốc sao chàng không ăn ? Hay là chê khó, chê khăn Xin chàng dừng lại làm ăn miếng trầu.
Tiện đây đưa một miếng trầu Không ăn, cầm lấy cho nhau bằng lòng.
Thương tôi rượu chén, trầu cơi Ðến cùng phụ mẫu, đến nơi sinh thành.
Tốn hao anh chẳng màng chi Chỉ e lỡ dở uổng thì trầu cau.
Tôi về thưa với mẹ cha Chạy lo sáu lễ đem qua cưới nàng
- Lễ Nạp thái còn gọi là lễ sơ vấn, nhà trai đưa lễ vật để tỏ ý đã kén chọn. Lễ này nôm na gọi là lễ chạm ngõ hay lễ giạm vợ. - Lễ Vấn danh: hỏi tên tuổi và họ người con gái. - Lễ Nạp cát: báo cho nhà gái biết đã bói được điềm tốt. - Lễ Thỉnh kỳ: xin định ngày cưới. - Lễ Nạp tệ: tệ là lụa, nghĩa là đem lụa hay phẩm vật quí đến nhà gái, nói chung là đem đồ sính lễ đến nhà gái trong ngày lễ cưới. - Lễ Thân nghinh: lễ đón dâu.
Mâm trầu hủ rượu đàng hoàng Cậy mai đến nói phụ mẫu nàng mới xong.
Chiếc khăn nhiễu tím đội đầu Quai thao, nón thúng, cơi trầu cầm tay Xu xê, bánh cốm, bánh dầy Anh nhờ cả mẹ cùng thầy đưa sang.
Vắn tay với chẳng tới kèo Cha mẹ anh nghèo, cưới chẳng đặng em.
Anh hai đi cưới chị hai, Mâm trầu, hũ rượu tốn hai mươi tiền. Còn dư mua chả mua nem Mua cặp lồng đèn, hai họ cùng lên. Ông cai, ông ký ngồi trên Sui gia ngồi dưới, hai bên họ hàng.
Cung cúc bái trước bàn thờ Kính dâng lễ bạc hương hoa rượu trầu Cùng là phẩm vật trước sau Lòng thành tâm nguyệt thỉnh cầu gia tiên...
Trời mưa cho ướt lá khoai Công anh làm rể đã hai năm ròng Nhà em lắm ruộng ngoài đồng Bắt anh tát nước, cực lòng anh thay. Tháng chín mưa bụi, gió bay Cất lấy gầu nước, chân tay rụng rời!
Ham chi rể học hơn người Ngồi trên phản vọng còn đòi lửa lư. (phản vọng là phản kê ở gian giữa, lửa lư là lửa than trong cái đỉnh nhỏ, dùng để mồi thuốc hút)
Nuôi lợn thì phải vớt bèo Cưới vợ thì phải nộp cheo cho làng.
Nộp cheo là gì? Khi người con trai muốn cưới vợ thì phải nộp một khoản tiền hay vật liệu cho làng xã bên người con gái (gọi là cheo ngoại) để chứng thị lễ hôn nhân, rồi xin tờ cheo ở lý trưởng trong làng, tương tự như tờ hôn thú ngày nay.
Ai chồng ai vợ mặc ai Bao giờ ra bảng, ra bài sẽ hay. Bao giờ tiền cưới trao tay Tiền cheo rấp nước mới hay vợ chồng.
Có cưới mà chẳng có cheo Nhân duyên trắc trở như kèo không đinh.
Cau non tiễn chũm hạt đào Trầu têm cánh phượng rọc dao Lưu Cầu.
Mua cau chọn những buồng sai Mua trầu chọn những trăm hai lá vàng Cau tiễn ngang, trầu vàng ngắt ngọn Thời buổi này kén chọn nữa chi Sao em chả lấy chồng đi!
Ăn trầu phải mở trầu ra Một là thuốc độc hai là mặn vôi
Yêu nhau cau bẩy bổ ba Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười.
Cau non khéo bổ cũng dầy Trầu têm cánh phượng để thầy ăn đêm.
Ai về tôi gửi buồng cau Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy.
Có trầu têm cho anh một miếng Anh có vợ nhà làm biếng không têm.
Cô ấy mà lấy anh này Chẳng phải đi cấy, đi cầy nữa đâu. Ngồi trong cửa sổ têm trầu Có hai thằng bé đứng hầu hai bên.
Tôi đà biết tính chồng tôi Cơm thôi thì nước, nước thôi thì trầu.
Ðêm khuya thiếp mới hỏi chàng Cau xanh ăn với trầu vàng xứng không ? - Trầu vàng nhá với cau xanh Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời !
Trời mưa nước dội dọc dừa Sắp tiền anh trẩy bây giờ nàng ơi! Quan trên có lệnh về đòi Tôi vâng lệnh người, tôi phải bước ra. Túi vóc mà cải bốn hoa Hai tay hai túi mở ra, khép vào. Cau non tiễn chũm hạt đào Trầu têm cánh phượng rọc dao Lưu Cầu Trầu em têm những vôi tàu Anh cất miếng trầu, anh bước chân đi.
Lính này có vua có quan Nào ai bắt lĩnh cho chàng phải đi Nay trẩy Kim Thì, mai trẩy Kim Ngân. Lấy nhau chửa được ái ân Chưa được kim chỉ Tấn Tần như xưa. Trầu lộc em phong lá dừa Chàng trẩy mười sáu, em đưa hôm rằm.
Trèo lên trái núi mà coi Coi ông quản tượng cưỡi voi, đánh cồng. Túi gấm cho lẫn túi hồng Têm trầu cánh kiến cho chồng trảy quân.
Túi gấm cho lẫn túi hồng Têm trầu cánh quế cho chồng đi thi. Mai sau chàng đỗ vinh qui Võng anh đi trước, em thì võng sau. Tàn quạt, hương án theo hầu Rước vinh qui về nhà bái tổ Ngả trâu bò làm lễ tế vua. Họ hàng ăn uống say sưa Hàng tổng, hàng xã mừng cho ông nghè.
Trên đầu em đội khăn vuông Nhìn xuống dưới ngực, cau buồng còn non.
Vào vườn hái quả cau non Anh thấy em giòn muốn kết nhân duyên. Hai má có hai đồng tiền Càng nom càng đẹp, càng nhìn càng ưa.
Trầu vàng nhỏ lá, rau giấp cá nhai giòn Khéo khen phụ mẫu sinh em mặt tròn dễ thương.
Trầu lên nửa nọc trầu vàng Ðội ơn phụ mẫu sinh nàng dễ thương.
Cổ tay em trắng như ngà Con mắt em liếc như là dao cau.
Cau già, dao sắc lại non Nạ dòng trang điểm lại giòn hơn xưa.
Con dao vàng rọc lá trầu vàng Mắt anh anh liếc, mắt nàng nàng đưa.
Ước gì anh hóa ra cơi Ðể cho em đựng cau tươi, trầu vàng.
Trầu xanh, cau trắng, chay hồng Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên.
Cau non, trầu lộc mỉa mai Da trắng, tóc dài đẹp với ai đây ?
Có trầu, có vỏ, không vôi Có chăn, có chiếu, không người nằm chung.
Yêu nhau chẳng lấy được nhau Con lợn bỏ đói, buồng cau bỏ già.
Bây giờ anh bắt gặp nàng Hỏi sao lá ngọc, cành vàng xa nhau ? Xa nhau, ta mới xa nhau, Khi xưa ta vẫn ăn trầu một cơi.
Hai tay xách nước tưới trầu Trầu bao nhiêu lá, dạ sầu bấy nhiêu.
Trầu vàng ăn với cau sâu Lấy chồng kém bạn những rầu mà hư.
Trầu nào cay bằng trầu xà-lẹt Thịt nào khét bằng thịt kên kên. Ðôi ta gá nghĩa không bền Dứt đi cho rảnh, xuống lên làm gì ?
Mẹ già lo bẩy lo ba Lo cau trổ muộn, lo già hết duyên.
Cau không buồng gọi là cau đực Trai không vợ cực lắm ai ơi.
Làm đẹp cũng phải biết cách và phải có nghệ thuật nữa. Ðời nào chả thế, người phụ nữ xưa "có trầu chẳng để môi thâm" đã đành, mà còn biết cách ăn hai ba miếng trầu liên tiếp nhau, tạo cho được một cặp môi đỏ có đường viền như sợi chỉ, trông thật quyến rũ, được mệnh danh là "môi ăn trầu cắn chỉ". Khác nào ngày nay chị em bạn gái chúng ta, sau khi đã tô son trên đôi môi rồi còn lấy bút lông vẽ thêm một đường son đỏ đậm thật nhỏ quanh vành môi cho đôi môi thêm nổi.
NT mới chạy u vô lục kho Trầu Cau (!) của NT đó (có một đoạn bị post hai lần, nên NT đã Delete). Bây giờ NT muốn hỏi bạn thơ s@ một câu nghen: Trong hai câu ca dao dưới đây, dao Lưu Cầu nghĩa là gì ? Cau non tiễn chũm hạt đào Trầu têm cánh phượng rọc dao Lưu Cầu
Chà chà! Tui cứ tưởng câu hỏi “Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm” đã là một câu hỏi khó, nhưng có người lại nói hỏi tui câu đó làm chi tui trả lời dễ ợt! Mà quả là “dễ ợt” thiệt! Nghề của chàng mà.
Bạn thơ NHƯ THƯƠNG chưa chịu, lại bồi tiếp theo một câu hỏi ý chừng khó hơn một bậc.
Lẽ ra câu nầy phải hỏi chuyên gia sưu tầm tài liệu QUÊ HƯƠNG mới đúng người chớ. Làm sao tui biết?
Để tui nghĩ nôm na theo cách của tui mà trả lời, trúng trật nhờ bạn hiền QH đỡ đòn dùm cái nghen.
Trước nhứt luận về mặt từ ngữ. Lưu Cầu mà viết hoa chắc là tên riêng. Search trên mạng thì nó trả lời “Okinawa là đảo lớn nhất của quần đảo gồm hàng trăm hòn đảo trải dài hơn 1.000km trong vùng biển phía nam Nhật Bản. Quần đảo này xưa kia là một lãnh thổ độc lập, gọi theo tiếng Nhật là Ryukyu o koku, tiếng Hán-Việt là Lưu Cầu quốc.” Kiếm Nhật mà quơ mạnh một phát là đứt cái đầu liền. Những cây kiếm Nhật còn sót lại ở Việt Nam từ thời Đệ Nhị Thế Chiến được các tay anh chị giang hồ có “số má” cộm cán hiện nay săn lùng như một thứ “hàng độc” để làm vũ khí, cũng là một cách tỏ lộ thứ bậc của mình trong chốn giang hồ. Còn mấy cây mã tấu là dao đi rừng của Mỹ chỉ là một thứ “hàng bèo”. Chắc là y boong rồi.
Người ta kêu con dao cau là “dao Lưu Cầu” là theo cách ví von để nói lên sự sắc bén của nó thôi.
Tui lại nhớ tới con dao ăn trầu của Bà Nội tui kêu là dao con chó, bởi nó có đóng chìm hình một con chó trên lưỡi dao nên người ta kêu vậy. Hàng của Tây đàng hoàng nghe. Con dao nầy khỏi cần mài mà vẫn luôn bén ngót vì khi bổ cau ăn trầu, những sớ vỏ trái cau như một thứ đá mài hàng ngày cho lưỡi dao. Không biết Bà đã xài bao nhiêu năm rồi mà lưỡi dao đã khuyết vào như mảnh trăng lưỡi liềm nhưng vẫn còn xài tốt!
“Sắc như dao cau” là một thành ngữ mô tả ánh mắt liếc nhìn của cô thiếu nữ “bén ngót” mà cũng là mô tả sự sắc bén thực sự của con dao cau.
Bạn thơ s@ à, giờ thì NT đã thỏa tính tò mò, thắc mắc về con dao bổ cau của bà ngoại NT rồi . Nó bén lắm, lơ mơ là thay vì tiện cái chũm cau, nó tiện luôn ngón tay trỏ ngọt sớt ! Lại nhớ đến chuyện ... chà răng cho trắng bằng vỏ cau - số dzách !
Có trầu mà chẳng có cau Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm Câu thơ lục bát bất phàm Đựng trong tráp ngọc bậc hàm thánh thi Hỏi lời êm mượt làm chi? Thả rơi câu đố “từ bi” bất ngờ Đợi anh viết nốt bài thơ Cứ ngồi yên đấy, em chờ chút nghe! Trăng rằm rón rén song khe Nửa chân vừa chạm bên hè rình xem Hai tay nâng lấy mặt em Nhìn sâu đáy mắt anh đem hương tình Vờn quanh đôi cánh sen xinh Nghe sao rạo rực chúng mình lỗi hơi Hồ như hồn bỗng chơi vơi Bay lên cao tít tận nơi thiên đàng Môi anh ngậm lấy môi nàng Ô kìa! Như bỗng ngập tràn mênh mông Cớ sao hai má em hồng Môi em áp chặt, tay không muốn rời? Chữ tình không thốt nên lời Tặng anh tình ái hết đời về sau Làm sao cho đỏ môi nhau? Hôn em một nụ, đỏ au môi tình...
Miếng trầu ăn nặng bằng chì, Ăn rồi em biết lấy gì trả ơn ?
Miếng trầu ăn nặng là bao, Muốn cho đông liễu, tây đào là hơn. Miếng trầu là nghĩa tương giao, Muốn cho đây đấy duyên vào hợp duyên.
Từ ngày ăn miếng trầu anh, Cho nên má đỏ, tóc xanh đến giờ.
Ước gì chung mẹ chung thầy Ðể em giữ cái quạt này làm thân. Rồi ra chung gối chung chăn, Chung quần, chung áo, chung khăn đội đầu. Nằm thì chung cái giường tàu, Dậy thì chung cả hộp trầu, ống vôi.
Trầu này đủ vỏ, đủ vôi Ðủ cau, đủ thuốc, đủ mùi xạ hương. Không ăn thì bảo rằng thường Ăn rồi thì biết người thương thế nào.
Trầu bọc khăn trắng cau tươi, Trầu bọc khăn trắng đãi người xinh xinh. Ăn cho nó thỏa tâm tình, Ăn cho nó thỏa sự mình sự ta.
Khẩu trầu chính là khẩu trầu Ở giữa đệm quế, hai đầu thơm cay. Có ăn mới biết đến cây Có ăn mới biết trầu cay, trầu nồng.
Trầu em buộc dải yếm đào Hỏi người tri kỷ ăn vào có say?
Tay ai như ngọc, như ngà Ðưa trầu ta tưởng đưa ta miếng vàng. Anh say nhan sắc của nàng Hay say vì miếng trầu vàng, cau tươi ?
Yêu nhau trầu vỏ cũng say Ghét nhau cau đậu đầy khay chẳng màng.
Gặp nhau ăn một khẩu trầu Không mặn vì thuốc, say nhau vì lời.
Một thương hai nhớ ba sầu, Cơm ăn chẳng được, ăn trầu cầm hơi. Thương chàng lắm lắm chàng ơi, Biết đâu thanh vắng mà ngồi thở than ?
Từ ngày ăn phải miếng trầu, Miệng ăn môi đỏ dạ sầu đăm chiêu. Biết là thuốc dấu hay bùa yêu Làm cho thiếp phải nhiều điều xót xa. Làm cho quên mẹ, quên cha Làm cho quên cử, quên nhà Làm cho quên cả đường ra, lối vào Làm cho quên cá dưới ao Quên sông tắm mát, quên sao trên trời.
Thương em chẳng dám trao trầu Ðể trên bó mạ, gió nam lầu thổi qua.
Có trầu mà chả có vôi Làm sao cho đỏ môi tôi thì làm.
Trầu đã có đây, cau đã có đây Nhân duyên chưa định, trầu này ai ăn? Trầu này trầu túi, trầu khăn, Trầu này dải yếm, anh ăn trầu nào?
Vào vườn hái quả cau xanh Bổ ra làm sáu mời anh xơi trầu. Trầu này têm những vôi tàu Giữa đệm cát cánh, hai đầu quế cay. Trầu này ăn thật là say Dù mặn, dù nhạt, dù cay, dù nồng Dù chẳng nên vợ nên chồng Xơi dăm ba miếng, kẻo lòng nhớ thương.
Trầu này trầu quế, trầu hồi Trầu loan, trầu phượng, trầu tôi, trầu mình. Trầu này trầu tính, trầu tình Trầu nhân, trầu nghĩa, trầu mình, trầu ta. Trầu này têm tối hôm qua Dấu cha dấu mẹ, đem ra mời chàng.
Trầu này không phải trầu hàng Không bùa, không thuốc sao chàng không ăn ? Hay là chê khó, chê khăn Xin chàng dừng lại làm ăn miếng trầu.
Tiện đây đưa một miếng trầu Không ăn, cầm lấy cho nhau bằng lòng.
Thương tôi rượu chén, trầu cơi Ðến cùng phụ mẫu, đến nơi sinh thành.
Tốn hao anh chẳng màng chi Chỉ e lỡ dở uổng thì trầu cau.
Tôi về thưa với mẹ cha Chạy lo sáu lễ đem qua cưới nàng
- Lễ Nạp thái còn gọi là lễ sơ vấn, nhà trai đưa lễ vật để tỏ ý đã kén chọn. Lễ này nôm na gọi là lễ chạm ngõ hay lễ giạm vợ. - Lễ Vấn danh: hỏi tên tuổi và họ người con gái. - Lễ Nạp cát: báo cho nhà gái biết đã bói được điềm tốt. - Lễ Thỉnh kỳ: xin định ngày cưới. - Lễ Nạp tệ: tệ là lụa, nghĩa là đem lụa hay phẩm vật quí đến nhà gái, nói chung là đem đồ sính lễ đến nhà gái trong ngày lễ cưới. - Lễ Thân nghinh: lễ đón dâu.
Mâm trầu hủ rượu đàng hoàng Cậy mai đến nói phụ mẫu nàng mới xong.
Chiếc khăn nhiễu tím đội đầu Quai thao, nón thúng, cơi trầu cầm tay Xu xê, bánh cốm, bánh dầy Anh nhờ cả mẹ cùng thầy đưa sang.
Vắn tay với chẳng tới kèo Cha mẹ anh nghèo, cưới chẳng đặng em.
Anh hai đi cưới chị hai, Mâm trầu, hũ rượu tốn hai mươi tiền. Còn dư mua chả mua nem Mua cặp lồng đèn, hai họ cùng lên. Ông cai, ông ký ngồi trên Sui gia ngồi dưới, hai bên họ hàng.
Cung cúc bái trước bàn thờ Kính dâng lễ bạc hương hoa rượu trầu Cùng là phẩm vật trước sau Lòng thành tâm nguyệt thỉnh cầu gia tiên...
Trời mưa cho ướt lá khoai Công anh làm rể đã hai năm ròng Nhà em lắm ruộng ngoài đồng Bắt anh tát nước, cực lòng anh thay. Tháng chín mưa bụi, gió bay Cất lấy gầu nước, chân tay rụng rời!
Ham chi rể học hơn người Ngồi trên phản vọng còn đòi lửa lư. (phản vọng là phản kê ở gian giữa, lửa lư là lửa than trong cái đỉnh nhỏ, dùng để mồi thuốc hút)
Nuôi lợn thì phải vớt bèo Cưới vợ thì phải nộp cheo cho làng.
Nộp cheo là gì? Khi người con trai muốn cưới vợ thì phải nộp một khoản tiền hay vật liệu cho làng xã bên người con gái (gọi là cheo ngoại) để chứng thị lễ hôn nhân, rồi xin tờ cheo ở lý trưởng trong làng, tương tự như tờ hôn thú ngày nay.
Ai chồng ai vợ mặc ai Bao giờ ra bảng, ra bài sẽ hay. Bao giờ tiền cưới trao tay Tiền cheo rấp nước mới hay vợ chồng.
Có cưới mà chẳng có cheo Nhân duyên trắc trở như kèo không đinh.
Cau non tiễn chũm hạt đào Trầu têm cánh phượng rọc dao Lưu Cầu.
Mua cau chọn những buồng sai Mua trầu chọn những trăm hai lá vàng Cau tiễn ngang, trầu vàng ngắt ngọn Thời buổi này kén chọn nữa chi Sao em chả lấy chồng đi!
Ăn trầu phải mở trầu ra Một là thuốc độc hai là mặn vôi
Yêu nhau cau bẩy bổ ba Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười.
Cau non khéo bổ cũng dầy Trầu têm cánh phượng để thầy ăn đêm.
Ai về tôi gửi buồng cau Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy.
Có trầu têm cho anh một miếng Anh có vợ nhà làm biếng không têm.
Cô ấy mà lấy anh này Chẳng phải đi cấy, đi cầy nữa đâu. Ngồi trong cửa sổ têm trầu Có hai thằng bé đứng hầu hai bên.
Tôi đà biết tính chồng tôi Cơm thôi thì nước, nước thôi thì trầu.
Ðêm khuya thiếp mới hỏi chàng Cau xanh ăn với trầu vàng xứng không ? - Trầu vàng nhá với cau xanh Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời !
Trời mưa nước dội dọc dừa Sắp tiền anh trẩy bây giờ nàng ơi! Quan trên có lệnh về đòi Tôi vâng lệnh người, tôi phải bước ra. Túi vóc mà cải bốn hoa Hai tay hai túi mở ra, khép vào. Cau non tiễn chũm hạt đào Trầu têm cánh phượng rọc dao Lưu Cầu Trầu em têm những vôi tàu Anh cất miếng trầu, anh bước chân đi.
Lính này có vua có quan Nào ai bắt lĩnh cho chàng phải đi Nay trẩy Kim Thì, mai trẩy Kim Ngân. Lấy nhau chửa được ái ân Chưa được kim chỉ Tấn Tần như xưa. Trầu lộc em phong lá dừa Chàng trẩy mười sáu, em đưa hôm rằm.
Trèo lên trái núi mà coi Coi ông quản tượng cưỡi voi, đánh cồng. Túi gấm cho lẫn túi hồng Têm trầu cánh kiến cho chồng trảy quân.
Túi gấm cho lẫn túi hồng Têm trầu cánh quế cho chồng đi thi. Mai sau chàng đỗ vinh qui Võng anh đi trước, em thì võng sau. Tàn quạt, hương án theo hầu Rước vinh qui về nhà bái tổ Ngả trâu bò làm lễ tế vua. Họ hàng ăn uống say sưa Hàng tổng, hàng xã mừng cho ông nghè.
Mẹ già lo bẩy lo ba Lo cau trổ muộn, lo già hết duyên.
Cau không buồng gọi là cau đực Trai không vợ cực lắm ai ơi.
Làm đẹp cũng phải biết cách và phải có nghệ thuật nữa. Ðời nào chả thế, người phụ nữ xưa "có trầu chẳng để môi thâm" đã đành, mà còn biết cách ăn hai ba miếng trầu liên tiếp nhau, tạo cho được một cặp môi đỏ có đường viền như sợi chỉ, trông thật quyến rũ, được mệnh danh là "môi ăn trầu cắn chỉ". Khác nào ngày nay chị em bạn gái chúng ta, sau khi đã tô son trên đôi môi rồi còn lấy bút lông vẽ thêm một đường son đỏ đậm thật nhỏ quanh vành môi cho đôi môi thêm nổi.
Hôm qua thứ sáu 13...mọi người cho là ngày này xui lắm. Tui thì hỏng tin. Nhưng sau cái "biến cố Trang Thơ bị xóa đi mấy chục cái comment thì tui bắt đấu hơi..run..run.." hòng lẻ có xui thiệt sao? À mà nghĩ lại chắc có xui thiệt chứ, sáng hôm qua đang đi trên ột bãi cỏ thật xanh...bổng trợt chân một cái..đi đong quá xá..thì ra chổ cỏ xanh có một miếng cỏ người ta mới đắp vào cho nên phía nó còn đất ướt bước lên mà đi thì giống như bà Hồ Xuân Hương liền.... Xoạc cẳng đo xem, đất ngắn dài...vội lấy ra cái điện thoại để gọi về kêu người mang áo tới thì mới thấy tin nhắn của Trang Chủ báo từ khuya là Trang Thơ bi "ai ăn cắp" hết comment rồi. Đúng là thứ sáu 13..Nhưng không sao..chắc chắn là không Trăng Sao gì ráo trọi. QH còn hết các comment..không thiếu cái nào. Vậy là qua 13 liền vô ngay ngày 14 ngon ơ. Bây là Trầu Cau tiếp..Có Trầu Có Cau..Có Dao lưu cầu...còn phải có Bình Bôi, Ống Nhổ nữa nhiều thứ li4ng kỉnh lắm đó..từ từ mà nói..nhứt là các Bà, các Cô ở Việt nam..cái này là số một. Mà nói cho cùng hồi tôi về Vn làm đám cưới cho thằng con trai, mọi chuyện có người ta lo hết trơn, mình chỉ chi tiền...làm đúng điệu..mình muốn. Phẻ re. Bây giờ thì mình chỉ biết và nói chơi ho vui thôi vậy. Với thôn dân Việt Nam, miếng trầu thắm têm vôi nồng cùng cau bổ tám bổ tư, vỏ chay rể quạch luôn là sự bắt đầu, sự khơi mở tình cảm. Miếng trầu làm người với người gần gũi, cởi mở với nhau hơn. Và với các nam nữ thanh niên xưa thì nó là cội nguồn để bắt đầu tình yêu, bắt đầu câu hát, để vào với hội làng hội nước. Cây cau thẳng, dây trầu mềm, khắp xứ sở Việt Nam đâu mà không thấy, hàng cau phía trước bên bể nước mưa và giàn trầu trong mỗi ngôi nhà nơi thôn dã luôn là biểu hiện của sự thái bình. Trong Nam có 18 thôn vườn trầu, tổng diện tích hàng trăm cây số vuông. Ngoài Bắc, dọc các thôn xóm ven sông Hồng, ngày xưa tới đâu mà chẳng nghe câu hát:
'Ru con con ngủ cho rồi Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu. Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu, Mua cau Nam phố, mua trầu chợ Dinh'
Và ở miền Trung, đâu đâu cũng thấy thấp thoáng bóng cau bên cạnh bóng dừa và văng vẳng đâu đây câu hát:
'Bồng em mà bỏ vô nôi, Cho mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu, Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu, Mua cau Bát Nhị, mua trầu Hội An.'
Sách xưa thì ghi: 'Ăn trầu làm thơm miệng, hạ khí, tiêu cơm' những vật dụng cho việc ăn trầu hôm nay vẫn thấy, đó là cơi trầu (gắn liền với câu: đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu), là dao bổ cau (gắn liền với câu: mắt sắc dao cau), là chiếc âu trầu, là bình vôi, chìa vôi, ống vôi, là khăn, là túi đựng trầu. Nhà giàu còn đựng được tráp trầu, khay trầu sơn màu khảm trai rất đẹp. Như thế đủ thấy trầu cau gắn liền với sinh hoạt của nông thôn ta chặt chẽ và lâu đời biết dường nào. Trầu dùng tiếp khách hàng ngày, như bát chè xanh, như điếu thuốc lào. Trầu làm sính lễ trong đám hỏi, trầu thay cho thiệp báo, thiệp mời trước ngày hôn lễ, trầu có mặt trong mỗi cuộc vui buồn của làng quê, Xuân đến, Tết về, trầu cau còn là quà tặng.
( Sưu Tầm ) ________________________________________ Vôi tức là chất bột do đá (limestone) hay võ sò ốc hâm (nung) rạ Vôi có thể có hai màụ Vôi đỏ và vôi trắng. Vôi trằng thường được nhân gian nhằc đến vì cái màu bạc trắng.
"Có phải duyên nhau thì thắm lại Đừng xanh như lá, bạc như vôi" (Hồ Xuân Hương)
Vôi trộn với nước trở thành sền sệt mà tên hóa học là calcium hydroxide. * Ở VN khi ăn trầu, người ta thường ăn đệm thêm miếng vỏ cây (thường dùng làm rễ cây đay) hay thứ hột mâỵ
Về cách ăn trầu, người VN thường quệt vôi vào lá trầu rồi têm lại từng miếng ( gọi là khẩu trầu theo tiếng Bắc). Lúc ăn đút miếng hay khẩu trầu vô miệng rồi sau đó mới đút miếng cau vào. Têm trầu là một nghệ thuật khéo dở tùy người. Tùy theo lượng vôi quét trên lá trầu, người ta gọi là trầu mặn hay trầu lạt.
Cách thức têm trầu có nhiều kiểu: cánh phượng, cuốn sổ (cuốn lại), miếng ngói (gói lại thành hình vuông). Cách têm trầu thường thường được mô tả qua câu đố như sau:
"Trong trắng, ngoài xanh Ở giữa đóng đanh, hai đầu trống hổng"
Tức là bỏ vôi trắng trong lá trầu xanh rồi cuốn lại, cuối cùng cuống trầu đâm vào giữa để lá khỏi bung ra, trầu thường chỉ được têm lúc nào sắp ăn hay mời khách. Têm để lâu thì héo.
"Con quạ nó đứng đầu cầu Nó kêu bớ má têm trầu khách ăn" Ông Bình Vôi
Ông Bình Vôi, theo tín ngưỡng của người Việt, là ông thần giữ của trong nhà. Vậy nên khi để con dâu mới vào nhà, mẹ chồng lánh ra ngoài - không quên mang Ông Bình Vôi để tỏ ý quyền lực tuyệt đối của mình với của cải trong nhà. Bình vôi thường được làm từ đất nung, sành sứ và được dùng để đựng vôi ăn trầu. Người ta dùng một chiếc que tre, gọi là chìa vôi, để lấy vôi ra. Một đầu của chìa vôi được vót nhọn để têm trầu. Bình vôi dùng lâu ngày sẽ bị vôi bít kín miệng phải thay. Người ta không vứt bỏ những chiếc bình cũ, mà đem treo chúng ở gốc đa hay để chúng ở cạnh các ngôi đền.
Chuyện rằng, ngày xưa có một người ăn trộm nhà nghề tài giỏi, về già, sức yếu, không còn xoay xỏa được các mẻ lớn như hồi còn trẻ, đành đi ăn trộm vặt để sống qua ngày. Lão trộm ở gần một ngôi chùa, thường lui tới chốn này lần lượt vơ vét hết lư hương, chân đèn đến chũm chọe, chuông, tượng đồng. Các sư biết rõ kẻ lấy trộm nhà chùa, song không thể trừng phạt được tên gian, vì luật nhà Phật cấm làm điều hại người, lấy ác báo ác. Do đó mà lão trộm cứ liên tiếp thổi sạch của cải trong chùa, và các sư đành mặc cho lão ta lấy.
Một hôm lão trộm thấy mình đã kiệt sức, sắp chết đến nơi, hối hận tìm đến gặp sư cụ để thú tội:
- Bạch sư cụ, suốt cả đời tôi chỉ có ăn trộm, đốt nhà, giết người, tội lỗi ngập đầu, ngày nay tôi hết sức hối hận, không biết làm thế nào để chuộc lại bao nhiêu tội ác đã gây ra được mong Phật tổ tế độ cho. Mong sư cụ mở lòng từ bi mà khuyên bảo cho, tôi nguyện hết lòng làm theo lời sư cụ dạy, dù có phải hy sinh đến đâu cũng không từ.
Sư cụ vốn oán sẵn tên trộm già, thấy có dịp trừ tiệt mối họa mới vờ khuyên nó muốn chuộc bao nhiêu tội lỗi tày đình, thì sáng sớm tinh sương vào lúc không người, hãy leo lên ngọn cây đa trước cửa chùa chắp tay niệm Phật ba lần rồi lao mình xuống, tức khắc sẽ được Phật tung lưới nhiệm màu hứng độ cho về cõi cực lạc.
Lão trộm tin thật vào lời nhà tu hành, mừng rỡ lạy tạ ra về. Sáng hôm sau, tên trộm già cố sức khó nhọc trèo lên ngọn cây đa cao vòi vọi, làm y như lời sư cụ dặn, lớn tiếng "Mô Phật" ba lần rồi nhảy vào quãng không. Nhà sư đã xúi cho tên trộm già chết, trong lúc đó nấp ở cửa chùa nhìn ra thấy rõ mọi sự, mừng thầm cho mưu kế của mình thực hiện, từ đây dứt tiệt được kẻ láng giềng đạo tặc. Song lão trộm vừa nhảy khỏi ngọn cây đa, sư cụ bỗng kinh ngạc thấy một dải lụa điều từ đâu như do một bàn tay vô hình tung quấn vào giữa người lão rồi từ từ đưa lên trời.
Mấy hôm liền sau đó, nhà sư đâm ra nghĩ ngợi quên ăn, quên ngủ, ước muốn được lên cõi Niết Bàn như lão ăn trộm. Một kẻ trọn đời làm toàn chuyện ác đức như thế đáng lẽ phải sa địa ngục, mà chỉ nhảy từ ngọn cây đa xuống là được Phật độ cho về Niết Bàn, huống hồ một nhà sư bao nhiêu năm khổ hạnh tụng kinh niệm Phật? Nghĩ thế rồi, một sáng sớm kia nhà sư cũng trèo lên ngọn cây đa trước chùa và làm y theo cách mình đã dạy tên trộm.
Trái với mong ước, nhà sư chẳng thấy dải của Phật tung ra độ mà khi thả rơi người xuống liền bị một cành cây xuyên qua thủng bụng. Đến khi người ta hay hạ xác nhà sư xuống thì bụng đã chương phình lên, thủng một lỗ lớn ở chỗ rút cành cây đâm xuyên.
Vì thù oán và ham muốn, nhà sư bị hóa kiếp thành ra cái bình vôi. Miệng bình là chỗ bị cành đa đâm thủng và chìa vôi là cành đa. Thân hình to lớn là bụng nhà sư chương sình. Vôi đựng trong bình cay nồng cũng như lòng oán thù và tham muốn ở kẻ hành. Màu đỏ ở miệng bình vôi là máu loang ra ở vết thương bị cành đa xuyên qua. Nhà sư bị Phật hóa kiếp thành bình vôi ngày ngày phải chịu khổ hình cho người ta ngoáy moi tận ruột lấy vôi ra để ăn trầu.
Vì thế mà những bình vôi vỡ hay cũ không dùng nữa bị người ta đem ra bỏ ở các gốc cây đa. Truyện dân gian Việt Nam (HG sưu tầm)
ÔNG BÌNH VÔI.PHAN-KHÔI. http://www.vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=3292 Ông bình vôi. Bài văn nỗi tiếng của Cụ Phan-Khôi. ... Tôi viết cái bài khảo cứu nhỏ nầy cốt để cắt nghĩa mấy câu thơ của Lê Đạt:
Những kiếp người sống lâu trăm tuổi Y như một cái bình vôi Càng sống càng tồi Càng sống càng bé lại.
(Trích Giai phẩm mùa Thu, tập I) Phan-Khôi. ..còn tiếp..
Chiều về ngang trường nhỏ Màu vôi đỏ ngọt ngào Ta ngỡ người em nhỏ Mỉm cười ấm biết bao Ôi cô bé môi hồng Học về ngang đầu ngõ Anh mơ một chút tình bé biết không?
Cầm nụ hoa vừa nở Thoảng nghe chút ngậm ngùi Ta tiếc đường hoa cỏ Ngày nào bé bước vui Ta vẫn đứng im lìm Nhìn thời gian buồn chảy Chơi vơi bàn tay giữ lại gì đây?
Ôi cô bé môi hồng Ôi cô bé môi hồng Bỏ đường vắng bỏ ta trong mênh mông Ôi cô bé môi hồng Ôi cô bé môi hồng Để sầu nhớ để ta chết trong lòng
2. Đường chiều thương vời vợi Trường vôi đỏ ngậm ngùi Ta cúi đầu ái ngại Chỉ còn tiếc nhớ thôi Ôi cô bé đi rồi Trường buồn không còn Bé Ta nghe sầu hun hút đường về xa
Mỗi lần vô comment trang thơ bây giờ tôi thật e dè, phải test, nếu không thì gỏ key một hồi rồi nó bay mất tiêu, hoặc khi public comment xong thấy rõ ràng, mà mình thoát ra thì nó cũng ....ra theo !
Mấy hôm nay theo dõi bài "ngoái trầu cho nội" thấy mọi người kể chuyện trầu cau mà vẫn còn thiếu một thứ: đó là dân Nam bộ ăn trầu và xĩa thuốc, trong cái rổ trầu có thêm một gói thuốc lá để ...xỉa, và các bà già khi nhai trầu đỏ miệng rồi thi vo 1 cục thuốc lá bằng đầu ngón tay trỏ và chà răng cho trắng và sau đó gắng lại 1 bên môi, trông rất..."phong thái ăn trầu". Không biết các bạn thơ có để ý chuyện nầy không chứ PC còn nhớ hồi còn đi học ở trọ nhà 1 bà già cũng ăn trầu, mỗi lần hết thuốc xỉa bà hay nhờ PC chạy mua dùm 1 gói. Không xỉa thuốc thì ăn trầu không ngon đến cao điểm !! Trầu cau ở Nam bộ là một nghệ thuật nhân gian, nam nữ cũng đều ăn trầu được hết, và têm trầu là cả 1 nghệ thuật cao khi tiếp khách:
Thương nhau cau 6 bổ 3 Ghét nhau cau 6 bổ ra làm 10.
do đó nhìn vào miếng cau miếng trầu là biết người tiếp mình thương hay ghét.
PC thì không biết ăn trầu nhưng có nhai thử thấy vị cay nồng và chát....chẳng có ngon tí nào. Thế mà bao người ghiền đến chết cũng không bỏ được, có ghiền mới biết cơn ghiền ra sao phải không các bạn thơ (giống như...trang thơ vậy !)
Trong comment của NT có 2 câu ca dao mà PC ấn tượng:
"Trên đầu em đội khăn vuông Nhìn xuống dưới ngực, cau buồng còn non."
PC không dám phân tích vì sợ tranh chủ delete comment nên mọi người tự ....vẽ nha!
Bổ trái cau cũng là một nghệ thuật ăn trầu, không phải cầm trái cau rồi dùng dao chẻ đôi, chẻ ba là xong đâu. Trái cau phải được gọt 1/2 vỏ xanh bên ngoài để trái cau nủa xanh nủa trắng, xong rồi dùng dao ăn trầu xoay 1 vòng để lấy cái núm cau ra, núm cau là phần vỏ già của trái cau, phần vỏ non còn lại sẽ dính lại với ruột cau (khi ăn phần vỏ nầy sẽ là những sợi kết trầu cau vôi quệnh lại thành khối, QH nói ăn chung với vỏ cây là chổ nầy, (vỏ vây gòn), nhưng chẻ cau như vậy không cần vỏ cây.
"cái vú cau" là phần mà các bà gở ra khi cắt vỏ trái cau có hình dáng trong 2 câu thơ mà NT đã trích dẫn đó các bạn thơ ! hì hì
...mua vôi Chợ Quán, chợ Cầu Mua cau Nam Phố, mua trầu Chợ Dinh"
Thôn Nam Hoa thuộc tổng Hữu Túc là tên cũ đất phố Hàng Bè bây giờ; thôn Nam Hoa sau đổi tên là Nam Phố và tổng Hữu Túc cũng đổi là tổng Đông Thọ.
Hàng Bè còn một ngôi đình ở chỗ số nhà 29 gọi là đình Ngũ Hầu thờ Cao Tứ một vị tướng của triều Thục. Ngũ Hầu là một làng vạn, đình ở ngoài đê, đến khi dòng sông ra xa thì làng chài cũng lênh đênh theo và đình vẫn ở nguyên chỗ cũ.
Hàng Bè là một khúc của con đê cũ, khi dòng chảy còn ở sát chân đê, các bè gỗ nứa lá song mây, những vật liệu làm nhà từ miền ngược trở về áp vào đây bán. Do đó khúc đê này có tên là Hàng Bè, chợ trên đê là chợ Hàng Bè.
Khi bè mảng không vào được sát chân đê nữa vì cát bồi đưa sông ra xa, thì phố này là nơi buôn bán cau, nên cũng có tên là phố Hàng Cau. Trước kia, hàng năm thuyền mành từ miền trong ra đem hàng như đường Quảng, vây cá, tôm he, cá khô, nước mắm, cau khô của Qui Nhơn, Bình Định; khi về họ chở vào; bát ăn cơm, giấy hàng mã, vải, nồi đồng, mâm thau.
Thuyền đinh lớn to mấy gian, bên trong có cả hoành phi câu đối, khám thờ, tủ chè và nuôi cả gà chó. Lái buôn người Việt Nam - và cả lái buôn người Tàu - đem hàng ra từng kiện, chứa trong kho những nhà chứa trọ phố Hàng Bè tất nhiên là sầm uất cho đến khi lòng sông lùi ra xa, một con đê mới đắp ở cách xa đê cũ, nứa gỗ chuyển đến nơi khác, và cau thì vẫn đem bán ở đây.
Con đê mới nói trên có đoạn tên là Bè Thượng, khi người Pháp mới đến Hà Nội, họ vẽ bản đồ ghi là Rue de la Digue (phố trên đê), tức là con đường Nguyễn Hữu Huân bây giờ.
Những năm thập niên 20 và 30, các cửa hàng bán cau tươi, cau khô ở Hàng Bè chiếm gần nửa tổng số nhà ở phố này..... Việc buôn bán cau, sơn ở trong tay phụ nữ, đàn ông đi làm.
"Trên đầu em đội khăn vuông Nhìn xuống dưới ngực, cau buồng còn non."
... mọi người tự ....vẽ nha!
NT vẽ ra như vầy nè bạn thơ Phượng Các ơi: Thương em ngơ ngẩn ngõ sau Thương em vì cái chũm cau ngọt ngào (dẫu vị cau là vị chát nghen !) Có đặng không các bạn thơ ?
Hình như vẽ sai rồi NT ơi ! nhất là câu nầy: "Thương em vì cái chũm cau ngọt ngào (dẫu vị cau là vị chát nghen !)"
Có ai trong chúng ta nếm thử quả cau non chưa ? quả cau non bổ ra thì ở giữa còn 1 chút ít nước chưa thành ruột cau, hồi còn bé PC đã hút chât nước nầy rồi, nó ...ngọt chứ không chát đâu ! cho nên cái "chủm cau non" thì ngọt thật mà ! Không tin thì nhờ bạn Sao ở quê nhà "nếm" thử "cau non" đi !
“Sắc như dao cau” là một thành ngữ mô tả ánh mắt liếc nhìn của cô thiếu nữ “bén ngót” mà cũng là mô tả sự sắc bén thực sự của con dao cau. Trang chủ thì làm gì có con dao bổ cau như má của mình có ngày trước, nhưng cũng có con dao của Nhật rất mỏng và bén, lấy ra cắt trái thơm sáng nay, vừa làm vừa nghĩ đến những comment về cau non mà cười một mình, nhiều ý tưởng ví von góp vui thật phong phú và ngộ nghĩnh , tuy nhiên khi SM gọt mắt thơm lượn theo đường cong mềm mại cũng cầm chắc con dao chứ sơ ý là đứt tay hoặc rớt vào Trang Thơ là không đặng rồi.
(Chuyển dùm LTV) Mới đọc xong bài "Ngoáy trầu cho Nội'.thật hay và cảm động.Cám ơn NT đã nhắc cho mọi người nhớ ,một tình thương sâu đậm ngọt ngào ăm ắp trong tim của mỗi con người. Thơ thì không còn gì để bàn,nhưng hình ảnh mà SM cất công "siêu tâp",quả trong chiếc nón tròn vành vạnh không thiếu thứ gì của Nội,nói như kiểu ngày xưa ( từ cây kim tới phi thuyền).Những thứ gần gủi thân thương,gắn bó với người phụ nữ Viêtnam qua bao thế hệ,mà vẫn chưa hề mai một. Xin gõ tiếp câu khởi đầu của QH "Có trầu mà chẳngcó cau,làm sao cho đỏ môi nhau thì làm".Vậy đó cơi trầu,chén rượu đã đưa bao nhiêu đôi trẻ đến bến bờ hạnh phúc. Ngày của Mẹ vừa qua,vẫn còn đọng lại trong ta,niềm thương cảm không hề nguôi ngoai,thì "Nôi" là ai? Sao không có ngày của Ông của Bà nhỉ ?Chẳng sao cả,bởi Nội chính là bậc sanh thành ra mẹ cha ta ,Làm con làm cháu,ta nhớ suốt đời phụng dưỡng Ông,Bà,Cha,Mẹ... LTV
TRẦU TÊM CÁNH PHƯỢNG Trầu têm cánh phượng là hình ảnh đẹp, gợi về truyện cổ tích Tấm Cám và tục ăn trầu đã trở thành tập quán, truyền thống của dân tộc Việt. Từ xa xưa, miếng trầu đã đi vào thơ ca, huyền thoại, cổ tích… phản ánh nhiều nét đẹp văn hóa, thăng hoa tình cảm, tình yêu thương con người, hình thành văn hóa vùng rõ rệt. Trước hết, miếng trầu gợi về những sự tích, những câu chuyện cổ, được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân, mang đậm bản sắc dân tộc. Truyện Trầu cau, qua truyền miệng thêm bớt của nhiều thế hệ, những tình tiết “nguyên thủy” đã được khoác cái áo của lễ giáo cho phù hợp với đạo Khổng-Mạnh. Đến nay, chủ đề của Trầu cau lại trở thành câu chuyện luân lý, đạo đức, khuyên con người xích lại gần nhau hơn, vị tha hơn để sống chan hòa, nhân ái trong cuộc sống hội nhập. Câu chuyện Trầu cau khép lại bằng tục ăn trầu-một phong tục truyền thống của nhân dân ta để tô đậm tình cảm sắt son, thủy chung đẹp đẽ. Miếng trầu bao giờ “cũng là đầu câu chuyện” để bắt mối lương duyên và những khi có lễ nhỏ, lễ lớn, cưới xin, hội hè, ma chay… đều không thể thiếu miếng trầu. Vì thế mà truyện Trầu cau đã bất chấp thời gian mà sống mãi với nhân gian. Hình tượng trầu têm cánh phượng của cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám cũng có từ rất xưa. Truyện được nảy sinh từ vùng đất Kinh Bắc. Vì thế, cô Tấm có dáng dấp của Chị Hai quan họ. Rất hiếu thảo, duyên dáng, tình tứ và khéo léo. Miếng trầu của cô Tấm đã trở thành một hình tượng đẹp, có sức quyến rũ độc đáo và mang đậm sắc thái văn hóa vùng, rất đáng trân trọng. Miếng trầu têm cánh phượng còn mang nét đẹp biểu trưng, đầy tự hào của người Kinh Bắc. Có thể nói, mỗi câu chuyện đều thắm đượm tình người, có giá trị nhân bản và nhân văn sâu sắc. Trầu là món ăn không giải quyết việc đói, no. Người ta ăn trầu là để thưởng thức vị cay thơm của lá trầu không, vị chát của vỏ, vị ngọt bùi của cau, vị nồng nàn của vôi… tất cả hòa quyện với nhau trong một màu đỏ sẫm. Nhiều người ăn trầu đã thành thói quen, rồi thành nghiện-nghiện trầu. Nhưng điều kì diệu của thói nghiện trầu phải chăng là ở chỗ, người ăn thấy nó gắn bó với số phận con người, bởi tách riêng, thì cay đắng, éo le, nhưng khi đã hòa chung thì tình cảm của họ lại thắm tươi, đẹp đẽ: “Tách riêng, thì đắng, thì cay. Hòa chung, thì ngọt, thì say lòng người. Tách riêng, xanh lá, bạc vôi. Hòa chung, đỏ thắm máu người, lạ chưa? … Chuyện tình ngày xửa, ngày xưa!…”.
Theo phong tục Việt Nam, miếng trầu rất quen thuộc, dễ kiếm. Trầu tuy rẻ tiền nhưng chứa đựng nhiều tình cảm, nhiều ý nghĩa. Giàu nghèo ai cũng có thể có, vùng nào cũng có, từ Bắc chí Nam. Ăn trầu là một phong tục truyền thống, nhưng cách têm trầu thì lại mang rõ dấu ấn văn hóa của vùng miền. Nói đến trầu têm cánh phượng là nói đến miếng trầu vùng Kinh Bắc. Cũng vẫn nguyên liệu ấy, nhưng cách têm đẹp, kiểu cách, đã thể hiện sự khéo léo của những liền chị-người gái quê Kinh Bắc. Vì thế, miếng trầu có sức hấp dẫn đặc biệt và để lại ấn tượng sâu sắc cho bất cứ ai, dù chỉ một lần được mời. Trong giao tiếp ứng xử, “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Miếng trầu thường đi đôi với lời chào và một thái độ của người mời khách. Người lịch sự không “ăn trầu cách mặt”, nghĩa là đã tiếp, thì tiếp cho khắp-“Tiện đây ăn một miếng trầu. Hỏi rằng quê quán ở đâu chăng là?”. Việc mời trầu cũng thể hiện sắc thái tình cảm tinh vi, tế nhị. Quý nhau mời trầu, ghét nhau theo phép lịch sự, cũng mời trầu. Ca dao có câu: “yêu nhau cau sáu bổ ba; ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười”. Còn không có trầu mà tiếp khách vẫn mời trầu như Nguyễn Khuyến, là một trường hợp lạ-“Đầu trò tiếp khách, trầu không có. Bác đến chơi nhà, ta với ta”. Ngày nay, để răng trắng, có thể nhiều người không biết ăn trầu, nhưng theo phong tục trong ngày hỏi cưới, giỗ chạp… nhà ai cũng có trầu. Vì miếng trầu là tục lệ, là tình cảm nên dẫu ăn được hay không ăn cũng chẳng ai từ chối-“Cho anh một miếng trầu vàng, mai sau anh trả lại nàng đôi mâm”. Ngày xưa, ăn trầu còn sợ bị bỏ “bùa mê”, “bùa yêu” nên ta có thói quen “ăn trầu thì mở trầu ra, một là thuốc độc, hai là mặn vôi”. Vì “miếng trầu là đầu câu chuyện”, là “đầu trò tiếp khách”, lại là biểu tượng cho sự tôn kính được phổ biến dùng trong các lễ tế thần, tế gia tiên, lễ tang, lễ cưới, lễ thọ, lễ mừng… nên têm trầu cũng đòi hỏi phải có mỹ thuật. Nhất là lễ cưới, lễ hội vùng Kinh Bắc, trầu thường được têm nhiều theo kiểu cánh phượng-miếng trầu cô Tấm. Trầu têm cánh phượng đã thành tục lệ truyền thống lâu đời, có “cau róc trổ hoa, cau già dao sắc”, từ lá trầu, quả cau, cho đến cách bổ, cách têm trầu cũng thật nhiêu khê! Có trầu quế, trầu hồi, cũng có trầu cay, trầu hôi, có cau tươi, cau khô, cau già, cau non, cau quả to, cau quả nhỏ, cau tiễn chũm long đào… Trầu têm cánh phượng thường dùng để đãi khách quý, được têm bằng cau chũm tiễn long đào. Cánh têm này cũng đòi hỏi phải chọn lá trầu quế vừa tầm để cắt tỉa cánh phượng, chọn vỏ đỏ dày để cắt trang trí phần đuôi. Muốn cho miếng trầu thêm đẹp, người ta thường cài thêm vào cùng miếng vỏ một cánh hoa hồng, tạo thành đuôi phượng, làm miếng trầu thêm lộng lẫy với sắc màu sặc sỡ, tươi tắn. Trầu cánh phượng thường được bày trên đĩa đặt ở bàn tiệc, dùng làm vật trang trí. Mỗi đĩa trầu có thể bày từ 5 đến 10 miếng, đầu châu vào giữa, đuôi có cánh hồng ở phía ngoài, trông rất sang trọng, lịch thiệp và đẹp. Có nơi người ta bày trầu theo kiểu khác. Trầu được cắm trong lọ hoặc li thủy tinh, trong li không đựng nước mà đựng gạo. Mỗi miếng trầu cánh phượng được cắm bằng que tre nhỏ dài chừng 20 cm vào đầu cau, trông như một cành hoa lạ. Tùy theo cỡ bàn to nhỏ mà cắm nhiều ít cho phù hợp, mỗi lọ ít nhất cũng cắm từ 5 đến 7 “bông”, thành một lọ hoa đẹp! Có thể đặt trang trí trên bàn tiệc cùng hoa tươi, trông rất kiểu cách, ấn tượng.
Ngày nay, trong tiệc cưới ở một số làng quê Kinh Bắc, trầu cánh phượng được têm rất cầu kỳ, mỗi miếng đựng trong một hộp nhựa màu trong suốt, hình vuông hoặc trái tim. Trước khi tiễn quý khách ra về, chủ nhà mời mỗi người một miếng trầu tính trầu tình, – “trầu têm cánh phượng xinh xinh, chở trao cho thắm môi mình, lòng say”. Để khi cầm miếng trầu têm cánh phượng trên tay, ai cũng bùi ngùi, phấn chấn, cảm động đến khó tả, dù chỉ một lần được nhận. Hình tượng trầu têm cánh phượng của cô Tấm trong truyện Tấm Cám không chỉ còn là huyền thoại, là ảo ảnh siêu thực. Miếng trầu têm cánh phượng đã bước từ cổ tích ra ngoài cuộc sống. Rất bình dị, gần gũi, nhưng cũng không kém phần cao sang quyến rũ, vẫn tồn tại qua thời gian để thăng hoa nét đẹp truyền thống một vùng quê. Nhìn các liền chị têm trầu mà cứ ngỡ là cô Tấm vừa chui ra từ vỏ thị, đang sống giữa cuộc đời, thiết tha tình tứ, giăng mắc cùng lời ca Quan họ-“Dao vàng bổ miếng cau hoa. Bày lên đĩa sứ, mang ra thết chàng”. Miếng trầu cánh phượng vì thế mà đậm đà bản sắc văn hóa Kinh Bắc, thấm đượm tình người, có giá trị nhân bản và nhân văn sâu sắc. SM sưu tầm (www.bacninhmedia.net)
Nhìn hình ảnh vườn cau Trang Chủ post lên phía bên cạnh, ngày hôm qua tui về bên Nội ăn giỗ, sực nhớ tới vườn cau của Ông Bà.
Trên một khoảng vườn rộng hơn nửa mẫu ven sông Sàigòn, Ông Bà tui trồng một vườn cau theo hàng lối giống như Tây trồng cao su chắc cũng khoảng mấy trăm cây. Theo lời kể lại của Bà Nội, lúc còn con gái đến mùa thu hoạch Bà chỉ cần leo lên ngọn một cây cau phía ngoài. Cắt buồng xong thòng dây thả xuống, rồi Bà lấy đà đong dưa ngọn cau cho nó lắc lư. Khi tới gần ngọn cây kế bên thì chụp lấy ngọn cây mới mà quăng mình qua cắt buồng, khỏi cần phải leo lên leo xuống chi cho mất công. Đi giáp buổi khi nào đói bụng mới tuột xuống đất.
Hôm qua ăn giỗ được thưởng thức món gỏi làm từ bắp cau. Nó tương tự như "củ hủ" dừa, nghĩa là khi cây cau đã già không còn ra trái được nữa hoặc khi bị sâu đục thân chết đứng thì người ta hạ xuống. Thân cây thì xài vô chuyện khác, còn bắp cau cắt ra trộn gỏi. Điều tối kỵ là không được để nước dính vào vì như vậy món gỏi sẽ nhẫn nhẫn vị đắng mất ngon. Xắt mỏng ra đem xào dầu ăn sơ qua rồi trộn với tôm, đậu phộng, rau quế, nước mắm tỏi ớt....xúc với bánh tráng nướng nhậu rượu đế đã lắm.
Nhưng coi chừng nghe, ăn in ít thôi. Đừng thấy "bắt mồi" rồi ăn cho cố một hơi nó say thì không đứng vững luôn. Say rượu đế còn vịn vách lần mò kiếm chỗ nằm được, chớ say gỏi bắp cau thì chỉ có nước đo ván tại chỗ, không thấy đường đi.
Bạn thơ s@ nhắc đến củ hủ dừa làm NT nhớ hồi ở ruộng ... món củ hủ mà kho chay thì ăn quên thôi ! NT cũng có lần lén ăn sống nữa, ngọt ơi là ngọt, nhưng mà đâu có nhiều đâu để ăn cho tới say; ngoài ra con đuông trong thân cây dừa là kẻ phạm tội thì mới là số dzách (món này NT hỏng biết làm à nha, chỉ biết ăn thôi !) Một cây dừa mà bị hạ xuống vì con đuông thì người chủ tiếc hùi hụi vì cây dừa xài hết từ ngọn đến gốc, hỏng bỏ món nào hết !
Đọc comment của bạn thơ NHƯ THƯƠNG tui ngồi mà cười một mình. Nói dzậy mà cũng nói được hén. Có ăn 10 cái củ hủ dừa thì cũng làm sao mà say? Vì dừa thì nó ngọt chớ đâu có chất làm say...lòng người như cau đâu?
Còn con đuông dừa bắt ra lăn bột rồi chiên lên. Vừa béo, vừa ngọt, vừa mềm mụp. "Bắt mồi" lắm nghen. Có điều phải xẻ ra chia đều trong mâm chớ ăn một mình là có chuyện à nghen, bị nó có chút xíu cỡ bằng ngón tay mà. Úi chu choa! Nghe nước miếng ứa ra kẻ răng rồi nè NT ơi!
Đó là cách ăn của Cần Thơ bây giờ, ăn sống nuốt tươi !
Chứ ngày xưa PC cũng có vườn Bến Tre chơi và ăn đuông cũng nhiều lần nhưng cách làm như vầy: Thường thì cây dừa người dân vườn rất buồn khi cây dừa bị đuông ăn, trồng 1 cây dừa mấy năm mới có trái mà bị đuông ăn thì tiếc biết bao. Đuông là con nhộng của con bọ đừa khi còn là ấu trùng, bọ dừa đẻ trứng trên ngọn cây dừa nơi chùm lá non và khi con nở ra sẽ ăn vào trong phần non cùa lá dừa (củ hủ) và khi thành bọ sẽ khoét lổ bay ra ngoài. Một cây đừa bị đuông ăn khi đốn xuống có khi vài chục con là thường. Người làm vườn sẽ thu hoạch đuông và làm món ăn. Con đuông sẽ cho vào tô nước mắm cho nó uống no, sau đó cắt cái đầu bỏ đi, vì bộ răng rất cứng không ăn được, và nhét vào ruột 1 hay 2 hạt đậu phọng rang, xong cho vào lăn bột như cua lăn bột vậy và chiên lên, bày lên đĩa rau cải xà lách để đãi khách thì nhất rồi !
Phong cách ăn uống bây giờ cũng khác xưa, người ta bày ra nhưng thứ ăn sống uống máu tươi vì...bản chất tàn bạo. Có lẽ quen rồi sẽ dễ làm ác hơn chăng !
Cac bạn thơ ơi,mấy hôm nay cái Comp của Thth nó làm eo,con trai mới gõ cho nó mấy cái,NS tạt qua vườn trầu cau của Trang chủ và nhờ Thth. gởi mấy câu ca dao hổng biết ..vui hay buồn đây (để hỏi lại NS ..và báo cáo tiếp..hihi)
Xin Chúc Mừng Ngàn Sau đã có một cơ ngơi mới khang trang, sắc hoa tươi vừa trồng chắc bắt đầu nở rộ. Hổm rày NS vắng bóng trên Trang Thơ, nay tạt qua vườn trầu cau mà thôi, thế thì Đi đâu mà chẳng thấy về Hay là đã mắc lời thề ở đâu ? (ca dao)
Ới ThTh, Cái câu ca dao trai gái miền Trung hẹn hò gặp gỡ nhau trong VĂN CHƯƠNG BÌNH DÂN NÓI LÁI, NS mà không hiểu thì ai rành hơn đây? ThTh biểu các bạn giải dùm , ấy là coi Bụt nhà không thiêng đó.
Thử trước rồi mới dám vô,không thì hì hục đánh lại ,hay bỏ cuộc. CM nhớ có một bà Ở buôn ÊA CAO ,từ miền bắc vô,có lần đến nhà má chơi có đọc cho CM mấy câu thơ về CƠI GIẦU,CM mới tìm ra ,xin đóng góp.
Cơi giầu tươi tốt như hoa Đi khắp thiên hạ,đi qua gầm trời Vào chuà trống hiến ,chuông hồi Cơi giầu thi đỗ ,tam khôi về nhà Cơi giầu này đi tận đâu Sở nguyện như ý,sở cầu tòng tâm Cơi giầu này đáng mấy trăm Như loan cánh phượng,như phong lá cờ Cơi giầu nhang khói phượng thờ Dâng lên tiến cúng thiên thu thọ trường !
Vụ nầy chắc phải dành phần cho nhà sưu tầm QUÊ HƯƠNG thôi. Cũng có đôi khi...tui quên mất gốc gác của mình!
Tui chỉ nhớ lại hồi còn nhỏ, thỉnh thoảng Bà Nội kêu lấy thêm miếng cau, miếng thuốc xỉa trong KHAY TRẦU nên bây giờ phỏng đoán là từ CƠI GIẦU xuất xứ ở miền Bắc.
Có mấy câu ca dao như vầy:
Đàn ông nông nổi giếng khơi Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu.
Theo như văn phong thì nó giống là của một người miền Nam, nhưng tui chưa được nghe tiếng cơi trầu trong dân gian Nam Bộ. Lại vài câu ca dao có nghĩa đối nghịch lại:
Ba đồng một mớ đàn ông Đem về mà bỏ vào lồng cho kiến nó tha Ba trăm một mụ đàn bà Đem về mà trải chiếu hoa cho ngồi
77 comments:
Như Thương ơi, ngoáy trầu cho Nội mà có khi nào thấy Nội nhai ngon lành quá nên cháu làm thử một miếng không? SM chỉ biết phía Nội duy nhất là Ba thôi , Bà Ngoại không ăn trầu nhưng có lần SM cũng tò mò lấy miếng trầu cau nhai thử , ôi chao cay quá nhai trệu trạo vài cái rồi cho ra luôn, may mà chưa phỏng cái miệng.
Không ăn trầu thì không thể diễn tả được cái ghiền Trầu Cau cho chính xác. Làm thế nào để mình hiểu cái thú ấy của các " Bà già Trầu" hở các bạn?
(Có giống như ghiền thuốc lá không nhỉ?)
Có Trầu thì phải có cau...
Vậy đi:
Ngày xửa, ngày xưa có hai anh em tên là Tân và Lang giống nhau như hai giọt nước. Người anh có vợ. Một hôm người em làm đồng về trước, người vợ tưởng là chồng... xin bỏ lửng ở đây vì "Sự tích trầu cau" ai lại không biết. Có thể nói trầu cau là nét văn hóa đậm bản sắc dân tộc, là biểu hiện phong cách, tình cảm một cách độc đáo (mặc dù ở một số nước Đông Nam Á vẫn có tục lệ ăn trầu).
Một hàng cau thẳng tắp trước nhà với vườn trầu xanh lá, có bóng mẹ già ngồi bó chổi tàu cau, hay người thôn nữ quảy gánh trầu xanh là biểu hiện một cuộc sống chân quê, mộc mạc, êm ả, thái bình. Hình ảnh thân yêu đó đã đi vào văn chương, thơm nhạc một cách ngọt ngào: "...mỗi sáng tinh sương gánh trầu ra chợ, trên con đê dài thoăn thoắt đôi chân..." (Lá trầu xanh của Viễn Châu) ai không từng hát thì cũng từng nghe câu vọng cổ ấy. Trầu, cau gắn liền với sinh hoạt đời sống của nông thôn với: Cơi trầu, dao cau, bình vôi, ống ngoái trầu, ống nhhổ... gần gũi, thân thiết đến độ trong dân gian có câu hát:
Bà già đi hái mồng tơi
Bỏ quên ống ngoái ai ơi kiếm giùm
Ông Bà mình ngày xưa có nói:
"Miếng trầu là đầu câu chuyện".
Cho nên tục lệ cưới hỏi ở Việt Nam ta bất kỳ ở miền nào cũng có cơi trầu đi tiên phong. Mặc dù bây giờ chẳng mấy ai ăn, nhưng trên mâm sính lễ không thể nào thiếu trầu cau. Nếu được trầu têm cánh phượng nữa thì hay lắm!
Trước Tết, tui lên Bà Điểm đặt người ta làm một mâm quả trầu têm cánh phượng đi hỏi vợ cho tui mà người ta sắp đặt giống như con nít cắt dán thủ công, xấu quá tui không thèm lấy nên đành "duyên phận lỡ làng".
Các bạn thơ ơi,
NT cũng đã từng " khám phá " ra cái vị cay - đắng - ngọt - nồng của miếng trầu rồi ! Hồi nhỏ thấy ngoại ăn trầu " ngon " quá, nên cũng lén têm một miếng cho biết, nào dè phỏng vôi một lần thì tởn tới già luôn !
Mình têm trầu không biết bao nhiêu là đủ vôi cho một lá trầu xanh, một miếng cau tươi, nên vôi nhiều quá làm dộp lưỡi luôn đó mà !
Mùi vị miếng trầu ra sao hả ? Cay có, chát có, ngọt có ... nhưng mà mùi " ghiền " thì NT chưa biết ra sao cả vì có ăn hết được miếng trầu nhớ đời đó đâu nà !!! Chỉ vừa khi thấy nước cổ trầu thành màu đỏ là đã nhổ ra rồi
Các bạn có ai nghịch như NT không ?
NT đọc trên Net cũng biết có một làng ở Cam Lộ, Quảng Trị được gọi là " Làng Ăn Trầu" hay là " Làng Môi Đỏ " vì người dân ở đấy từ lớn đến con nít đều ăn trầu như là một tập quán quen thuộc của họ
Đọc chuyện Mâm Trầu Cưới Hỏi của bạn thơ s@ làm NT nhớ đến đám cưới của 7 đứa em trong nhà - hết 6 đứa có chồng có vợ ở đây rồi ! Nhà trai cũng đã xoắn đít đi tìm mâm trầu cau thiệt, hỏng có thì miễn có vợ !
Cái gì cũng châm chế được ngoại trừ nhẫn, đôi bông và mâm trầu cau phải không các bạn thơ ?
Đúng là Trời sanh bản tánh phụ nữ tính toán rất có lớp lang, đâu ra đó. Cứ "tuần tự nhi tiến".
Trang Chủ mới post lên một tấm hình Ngày của Mẹ là lo tiếp theo một bài nói về "bà già trầu". Thiệt là tính toán kỹ lưỡng không chê vào đâu được.
MẸ Sương Mai sắp trở thành BÀ Sương Mai (nội hay ngoại không biết) rồi chăng?
Ui chao, tin sốt dẻo vậy anh Tư.
"Trước Tết, tui lên Bà Điểm đặt người ta làm một mâm quả trầu têm cánh phượng đi hỏi vợ cho tui "
Nói thiệt mà!
Tui tựa như Tiết Nhơn Quí vậy. Chinh Đông hổng được tui bèn trở bộ Chinh Tây liền.
Cũng ăn khớp đâu ra đó rồi chớ. Nhưng cũng tại bị "bà già trầu" bán trầu trên Bà Điểm làm ăn vụng về quá nên...hổng đặng chi hết.
Rốt cuộc thì bây giờ tui đành "linh chinh".
Bài thơ "Ngoáy trầu cho Nội" của NT hay quá hay quá (khen NT thì cũng bằng thừa)..nghe xong rồi ..ngẩn ngơ,như một huyền thoại nhớ về Bà.
ThTh không biết phượng như thế nào nhưng có được nhìn qua "Trầu têm cánh phượng" đẹp thiệt,tỏ rõ tài khéo léo của mấy cô trước khi về làm dâu,đi lấy chồng..lá trầu cắt cong cong một phiến xanh mướt,miếng vôi nằm bên mé,quả cau bổ nhỏ đặt ngay ngắn,nhìn rất là xinh xắn bắt mắt..
Bây giờ thời đại văn minh ,người ta chỉ biện vừa đủ lễ mâm cau trầu(càng nhiều càng chia được nhiều người) cho nên cái lượng đánh mất cái phẩm.
Ban nãy vô comment còn ..một khúc mà không hiểu sao trang chủ báo cáo nó nằm tọt trong cái saver,cho nên Thth phải tiếp tục khúc đuôi (vừa mới chạy đi sửa xe,xe để lại chỗ sửa cho họ tổng check) thì nghe trang chủ telephone réo gọi,kêu là Memoriday này sẽ tuần du NamCali vào cuối tuần nhưng rất tiếc Thth lại bận cày cấy thứ 7 chủ nhật,thật là mất vui,tiếc hùi hụi biết sao bây giờ.Thôi chúc trang chủ có đi với Thời Hồng thì cũng vui vẻ nhé.Hẹn dịp khác
Trầu cau tích xa xưa dựng vợ gã chồng một tập tục rất hay ý nghiã của người dân Việt đáng duy trì,hay miếng trầu đầu câu chuyện cũng tựa như "điếu thuốc " làm thân quen..nhưng dường như bây giờ (ThTh không nói hết tất cả) người ta hay nhớ tới...thủ tục đầu tiên...thật xót xa cho những thế hệ ..càng về sau hở các bạn...
BA ĐỒNG MỘT MỚ TRẦU CAY
ba đồng một mớ trầu cay
sao anh không hỏi...những ngày còn không?
hỏi chi ngọn gió lông bông
ghé ngang vườn hạnh đàng đông võ vàng
hỏi chi giọt nắng mơ màng
rải đều nâng bước nhẹ nhàng em đi
hỏi chi một cánh chim di
rã rời ngứa cổ sầu bi hót buồn
hỏi chi những giọt mưa tuôn
khuya về theo ánh trăng suông thất tình
hỏi chi con bướm linh đinh
cả đời thơ thẩn một mình bay ngang
hỏi chi mây trắng lang thang
nhẹ nhàng thôi đấy, vương mang phập phồng
hỏi chi chim hót trong lồng
bây giờ em đã có chồng rồi anh
em về đốt lá thư xanh
ngồi nhìn ngọn lửa cũng đành tiếng than!
xót thay duyên phận lỡ làng
gởi vào cơn gió lang thang đêm ngày
trách người nâng chén rượu cay
sao anh không hỏi...những ngày còn không?
s@...
" Hỏi chi chim hót trong lồng
bây giờ em đã có chồng rồi anh .."
NT đọc câu thơ này của bạn thơ s@ rồi thì ... muốn hỏi rằng: Sau câu trả lời ấy thì chàng có xỉu không ? Thiệt là câu hỏi bất nhân, nên nàng đành đoạn buông câu thơ 8 chữ như thể là chấm xuống hàng (hay là nàng dỗi ... Bộ anh hỏng thấy ván em đã đóng thuyền rồi sao ?! )
Tặng bạn thơ s@ nè !
Đành thôi duyên phận lỡ làng
Mâm trầu chẳng đặng, gót nàng quay lui
Ba mươi năm nữa làm sui
Gọi anh một tiếng (!) lòng tui rộn ràng ....
Hỡi ơi ván đã đóng thuyền
Tội cho quân tử, thuyền quyên mất rồi!
Lên rừng hạ tiếp cây thôi
Lần nầy nhứt định là tôi...đóng xuồng.
Một khi duyên phận lỡ làng
Tiên trên trời xuống chẳng màng buồn vui
Thong dong một bước mình tui
Vợ con không có...làm sui nỗi gì?
(Chuyển dùm LTV)
Mới đọc xong bài "Ngoáy trầu cho Nội'.thật hay và cảm động.Cám ơn NT đã nhắc cho mọi người nhớ ,một tình thương sâu đậm ngọt ngào ăm ắp trong tim của mỗi con người.
Thơ thì không còn gì để bàn,nhưng hình ảnh mà SM cất công "siêu tâp",quả trong chiếc nón tròn vành vạnh không thiếu thứ gì của Nội,nói như kiểu ngày xưa ( từ cây kim tới phi thuyền).Những thứ gần gủi thân thương,gắn bó với người phụ nữ Viêtnam qua bao thế hệ,mà vẫn chưa hề mai một.
Xin gõ tiếp câu khởi đầu của QH "Có trầu mà chẳngcó cau,làm sao cho đỏ môi nhau thì làm".Vậy đó cơi trầu,chén rượu đã đưa bao nhiêu đôi trẻ đến bến bờ hạnh phúc.
Ngày của Mẹ vừa qua,vẫn còn đọng lại trong ta,niềm thương cảm không hề nguôi ngoai,thì "Nôi" là ai? Sao không có ngày của Ông của Bà nhỉ ?Chẳng sao cả,bởi Nội chính là bậc sanh thành ra mẹ cha ta ,Làm con làm cháu,ta nhớ suốt đời phụng dưỡng Ông,Bà,Cha,Mẹ...
LTV
Có trầu mà chẳng có cau
Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm
Duyên trời định phận đôi sam
Phải lòng, sao để hương tràm bay xa
Một khi duyên phận lỡ làng
Tiên trên trời xuống chẳng màng buồn vui
Thong dong một bước mình tui
Vợ con không có...làm sui nỗi gì?
Chắc vì nguyệt lão tình si
Nên quên se sợi vu quy cho nàng ?
Hay là lỗi tại nơi chàng
Hỏng thèm gì hết ... lang thang suốt đời !
Ha ... ha ....
cất lên tiếng gọi: Tình ơi!
sao Tình cứ mải rong chơi chẳng về
mình tui ôm lấy câu thề
với trăng với gió bốn bề nhẹ tênh
chữ Tình sao quá mông mênh
Tình tui nhỏ xíu bồng bềnh chân mây
ngồi nhìn những hạt mưa bay
buồn Tình nâng chén rượu cay giải sầu.
Ngồi nhìn những hạt mưa bay
Buồn Tình nâng chén rượu cay giải sầu.
Lưng mỏi, tui ngồi chờ lâu
Tình ơi ác vây, đêm thâu sắp tàn
Trầu têm cánh phượng
Trầu têm cánh phượng là hình ảnh đẹp, gợi về truyện cổ tích Tấm Cám và tục ăn trầu đã trở thành tập quán, truyền thống của dân tộc Việt. Từ xa xưa, miếng trầu đã đi vào thơ ca, huyền thoại, cổ tích… phản ánh nhiều nét đẹp văn hóa, thăng hoa tình cảm, tình yêu thương con người, hình thành văn hóa vùng rõ rệt.
Trước hết, miếng trầu gợi về những sự tích, những câu chuyện cổ, được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân, mang đậm bản sắc dân tộc. Truyện Trầu cau, qua truyền miệng thêm bớt của nhiều thế hệ, những tình tiết “nguyên thủy” đã được khoác cái áo của lễ giáo cho phù hợp với đạo Khổng-Mạnh. Đến nay, chủ đề của Trầu cau lại trở thành câu chuyện luân lý, đạo đức, khuyên con người xích lại gần nhau hơn, vị tha hơn để sống chan hòa, nhân ái trong cuộc sống hội nhập.
Câu chuyện Trầu cau khép lại bằng tục ăn trầu-một phong tục truyền thống của nhân dân ta để tô đậm tình cảm sắt son, thủy chung đẹp đẽ. Miếng trầu bao giờ “cũng là đầu câu chuyện” để bắt mối lương duyên và những khi có lễ nhỏ, lễ lớn, cưới xin, hội hè, ma chay… đều không thể thiếu miếng trầu. Vì thế mà truyện Trầu cau đã bất chấp thời gian mà sống mãi với nhân gian.
Hình tượng trầu têm cánh phượng của cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám cũng có từ rất xưa. Truyện được nảy sinh từ vùng đất Kinh Bắc. Vì thế, cô Tấm có dáng dấp của Chị Hai quan họ. Rất hiếu thảo, duyên dáng, tình tứ và khéo léo. Miếng trầu của cô Tấm đã trở thành một hình tượng đẹp, có sức quyến rũ độc đáo và mang đậm sắc thái văn hóa vùng, rất đáng trân trọng. Miếng trầu têm cánh phượng còn mang nét đẹp biểu trưng, đầy tự hào của người Kinh Bắc. Có thể nói, mỗi câu chuyện đều thắm đượm tình người, có giá trị nhân bản và nhân văn sâu sắc.
Trầu là món ăn không giải quyết việc đói, no. Người ta ăn trầu là để thưởng thức vị cay thơm của lá trầu không, vị chát của vỏ, vị ngọt bùi của cau, vị nồng nàn của vôi… tất cả hòa quyện với nhau trong một màu đỏ sẫm. Nhiều người ăn trầu đã thành thói quen, rồi thành nghiện-nghiện trầu. Nhưng điều kì diệu của thói nghiện trầu phải chăng là ở chỗ, người ăn thấy nó gắn bó với số phận con người, bởi tách riêng, thì cay đắng, éo le, nhưng khi đã hòa chung thì tình cảm của họ lại thắm tươi, đẹp đẽ:
“Tách riêng, thì đắng, thì cay.
Hòa chung, thì ngọt, thì say lòng người.
Tách riêng, xanh lá, bạc vôi.
Hòa chung, đỏ thắm máu người, lạ chưa?
… Chuyện tình ngày xửa, ngày xưa!…”.
(Sự tích Trầu cau-Hồng Quang)
Theo phong tục Việt Nam, miếng trầu rất quen thuộc, dễ kiếm. Trầu tuy rẻ tiền nhưng chứa đựng nhiều tình cảm, nhiều ý nghĩa. Giàu nghèo ai cũng có thể có, vùng nào cũng có, từ Bắc chí Nam. Ăn trầu là một phong tục truyền thống, nhưng cách têm trầu thì lại mang rõ dấu ấn văn hóa của vùng miền.
Nói đến trầu têm cánh phượng là nói đến miếng trầu vùng Kinh Bắc. Cũng vẫn nguyên liệu ấy, nhưng cách têm đẹp, kiểu cách, đã thể hiện sự khéo léo của những liền chị-người gái quê Kinh Bắc. Vì thế, miếng trầu có sức hấp dẫn đặc biệt và để lại ấn tượng sâu sắc cho bất cứ ai, dù chỉ một lần được mời.
Trong giao tiếp ứng xử, “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Miếng trầu thường đi đôi với lời chào và một thái độ của người mời khách. Người lịch sự không “ăn trầu cách mặt”, nghĩa là đã tiếp, thì tiếp cho khắp-“Tiện đây ăn một miếng trầu. Hỏi rằng quê quán ở đâu chăng là?”.
Việc mời trầu cũng thể hiện sắc thái tình cảm tinh vi, tế nhị. Quý nhau mời trầu, ghét nhau theo phép lịch sự, cũng mời trầu. Ca dao có câu: “yêu nhau cau sáu bổ ba; ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười”. Còn không có trầu mà tiếp khách vẫn mời trầu như Nguyễn Khuyến, là một trường hợp lạ-“Đầu trò tiếp khách, trầu không có. Bác đến chơi nhà, ta với ta”.
Ngày nay, để răng trắng, có thể nhiều người không biết ăn trầu, nhưng theo phong tục trong ngày hỏi cưới, giỗ chạp… nhà ai cũng có trầu. Vì miếng trầu là tục lệ, là tình cảm nên dẫu ăn được hay không ăn cũng chẳng ai từ chối-“Cho anh một miếng trầu vàng, mai sau anh trả lại nàng đôi mâm”.
Ngày xưa, ăn trầu còn sợ bị bỏ “bùa mê”, “bùa yêu” nên ta có thói quen “ăn trầu thì mở trầu ra, một là thuốc độc, hai là mặn vôi”. Vì “miếng trầu là đầu câu chuyện”, là “đầu trò tiếp khách”, lại là biểu tượng cho sự tôn kính được phổ biến dùng trong các lễ tế thần, tế gia tiên, lễ tang, lễ cưới, lễ thọ, lễ mừng… nên têm trầu cũng đòi hỏi phải có mỹ thuật. Nhất là lễ cưới, lễ hội vùng Kinh Bắc, trầu thường được têm nhiều theo kiểu cánh phượng-miếng trầu cô Tấm.
Trầu têm cánh phượng đã thành tục lệ truyền thống lâu đời, có “cau róc trổ hoa, cau già dao sắc”, từ lá trầu, quả cau, cho đến cách bổ, cách têm trầu cũng thật nhiêu khê! Có trầu quế, trầu hồi, cũng có trầu cay, trầu hôi, có cau tươi, cau khô, cau già, cau non, cau quả to, cau quả nhỏ, cau tiễn chũm long đào… Trầu têm cánh phượng thường dùng để đãi khách quý, được têm bằng cau chũm tiễn long đào. Cánh têm này cũng đòi hỏi phải chọn lá trầu quế vừa tầm để cắt tỉa cánh phượng, chọn vỏ đỏ dày để cắt trang trí phần đuôi. Muốn cho miếng trầu thêm đẹp, người ta thường cài thêm vào cùng miếng vỏ một cánh hoa hồng, tạo thành đuôi phượng, làm miếng trầu thêm lộng lẫy với sắc màu sặc sỡ, tươi tắn.
Trầu cánh phượng thường được bày trên đĩa đặt ở bàn tiệc, dùng làm vật trang trí. Mỗi đĩa trầu có thể bày từ 5 đến 10 miếng, đầu châu vào giữa, đuôi có cánh hồng ở phía ngoài, trông rất sang trọng, lịch thiệp và đẹp. Có nơi người ta bày trầu theo kiểu khác. Trầu được cắm trong lọ hoặc li thủy tinh, trong li không đựng nước mà đựng gạo. Mỗi miếng trầu cánh phượng được cắm bằng que tre nhỏ dài chừng 20 cm vào đầu cau, trông như một cành hoa lạ. Tùy theo cỡ bàn to nhỏ mà cắm nhiều ít cho phù hợp, mỗi lọ ít nhất cũng cắm từ 5 đến 7 “bông”, thành một lọ hoa đẹp! Có thể đặt trang trí trên bàn tiệc cùng hoa tươi, trông rất kiểu cách, ấn tượng.
Ngày nay, trong tiệc cưới ở một số làng quê Kinh Bắc, trầu cánh phượng được têm rất cầu kỳ, mỗi miếng đựng trong một hộp nhựa màu trong suốt, hình vuông hoặc trái tim. Trước khi tiễn quý khách ra về, chủ nhà mời mỗi người một miếng trầu tính trầu tình, – “trầu têm cánh phượng xinh xinh, chở trao cho thắm môi mình, lòng say”. Để khi cầm miếng trầu têm cánh phượng trên tay, ai cũng bùi ngùi, phấn chấn, cảm động đến khó tả, dù chỉ một lần được nhận.
Hình tượng trầu têm cánh phượng của cô Tấm trong truyện Tấm Cám không chỉ còn là huyền thoại, là ảo ảnh siêu thực. Miếng trầu têm cánh phượng đã bước từ cổ tích ra ngoài cuộc sống. Rất bình dị, gần gũi, nhưng cũng không kém phần cao sang quyến rũ, vẫn tồn tại qua thời gian để thăng hoa nét đẹp truyền thống một vùng quê.
Nhìn các liền chị têm trầu mà cứ ngỡ là cô Tấm vừa chui ra từ vỏ thị, đang sống giữa cuộc đời, thiết tha tình tứ, giăng mắc cùng lời ca Quan họ-“Dao vàng bổ miếng cau hoa. Bày lên đĩa sứ, mang ra thết chàng”. Miếng trầu cánh phượng vì thế mà đậm đà bản sắc văn hóa Kinh Bắc, thấm đượm tình người, có giá trị nhân bản và nhân văn sâu sắc.
SM sưu tầm
(www.bacninhmedia.net)
Do không có năng khiếu bình thơ, mời các bạn đọc một bài phân tích của người khác về bài thơ Mời Trầu của Hồ Xuân Hương cho vui.
MỜI TRẦU
(Hồ Xuân Hương)
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương đã quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi.
Phân tích :
“Miếng trầu là đầu câu chuyện”.Vâng,từ lâu phong tục tập quán về giao tiếp của người Việt luôn gắn liền với tục “mời trầu”.Dù khách quen hay khách lạ,khách thường hay khách sang,chủ nhân bao giờ cũng có cơi trầu đãi khách.Đã thành tục lệ truyền thống lâu đời thì từ lá trầu,quả cau cho đến cách bổ cau,têm trầu cũng khá phong phú.Có trầu quế,trầu hồi cũng có trầu cay,trầu hôi;có cách têm bình thường,cũng có cách têm cánh phượng;có cau tươi,cau khô,cau già,cau non,cau quả to,cau quả nhỏ,cau tiễn chúm long đào…nhưng đã là mời khách thì chủ nhân thường dùng “cau non tiễn chúm long đào” với “trầu têm cánh phượng”.Hồ Xuân Hương-Người được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm” cũng đã đãi khách bằng mời trầu nhưng khác với người thường:
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi.
Này của Xuân Hương đã quệt rồi.
Có phải duyên nhau thì thắm lại.
Đừng xanh như lá bạc như vôi.”
Thơ của Hồ Xuân Hương vừa nồng nhiệt vừa dịu dàng,vừa châm biếm sâu cay nhưng lại rất tinh tế và dễ đi vào lòng người.Trong thơ Hồ Xuân Hương,cái tôi trữ tình đã khéo léo hòa nhập vào cái chúng của nhiều con người có những thân phận khác nhau,nhất là người phụ nữ.
Cái tinh tế,dễ cảm;cái tục,cái thanh như hòa quyện trong thơ của người nữ sĩ đa tài này tạo nên một phong cách riêng hầu như độc nhất vô nhị.
Thơ của Hồ Xuân Hương và cả số phận của bà có thể được coi là tiêu biểu cho bao đắng cay,dằn vặt,bao phản kháng và bất bình,cùng bao khát vong thường tình nhưng hết sức bức thiết của người phụ nữ.
Vì thế,thơ của bà thường là những vần thơ mạnh bạo,biểu cảm cả hai mặt trong ý tưởng từ ngữ,hình ảnh và vần điệu.Và “mời trầu”của Hồ Xuân Hương chính là lời bộc bạch,tâm sự của chính bản thân bà về tình yêu mà mình mong muốn.
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi”
Câu thơ mở đầu khiến người đọc phải suy nghĩ.Phải chăng đó là chủ ý của tác giả:trong chuyện tình duyên,điều quan trọng không phải là hình thức;quan trọng là sự gắn bó thắm thiết,thủy chung.Miếng trầu mà nữ sĩ giới thiệu phần nào thể hiện được tính ngang tàng,bướng bỉnh của người mời hay đó chính là bản thân tác giả.Và với cách “mời trầu” của chủ nhân:
“Này của Xuân Hương đã quệt rồi”
Đây không phải là kiểu mời mềm mỏng,dịu dàng và bẽn lẽn như tập tục mà người mời lại dõng dạc xưng tên.Thời phong kiến,người ta vẫn thường có cái nhìn khắt khe về “cái tôi” cá nhân.Khi nói chuyện,đặc biệt là người phụ nữ phải giấu đi “cái tôi” của mình,hoặc hạ nó xuống đến mức thấp nhất.Vậy mà nữ sĩ của chúng ta lại dõng dạc:“Này của Xuân Hương”-Như một cử chỉ thách thức,táo bạo.Với câu thơ này,nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã đóng đấu ấn cá nhân vào miếng trầu.
Người ta nói Xuân Hương đã bình dân hóa,dân gian hóa thơ Đường là như thế.
Bản thân tục mời trầu cũng là một nghi lễ rất dân gian và hình ảnh “quả cau nho nhỏ” thì rất đỗi quen thuộc trong ca dao,dân ca.
Thơ Xuân Hương về phương diện này,dường như xuất phát từ một nguồn mạch với những “quả cau nho nhỏ,cái vỏ vân vân..” hay “mời anh xơi miếng trầu này-Dù mặn,dù nhạt,dù cay,dù nồng” của những câu hát dân gian.
Đọc tới những từ cuối của câu thơ,ta sẽ nghĩ:sao Hồ Xuân Hương không bảo là “têm” mà nói là “quệt”.Có gì đó nghe mạnh mẽ,mộc mạc,bướng bĩnh và ngang ngược hơn.
Nhưng cũng lạ thay,trong thái độ ấy vẫn lấp lánh một vẻ chân tình quen thuộc.Phải chăng,đó là trái tim nồng nhiệt trong lời cầu duyên:
“Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi”
Hai câu thơ vừa chứa đựng hành động hỏi,cầu khiến,vừa có thái độ bộc lộ.Dường như tất cả tâm tư thầm kín của thi sĩ,của người phụ nữ đều được gói gọn vào hai dòng thơ.Cũng như âm hưởng của hai câu đầu,lời thơ ở đây đọc lên dứt khoát.
Mời mà lại răn đe gay gắt cái nhân tình thế thái:
“Đừng xanh như lá bạc như vôi”.
Quả là một Hồ Xuân Hương với cá tính ngang tàng khôn chịu khuất phục.
Tuy nhiên,lời thơ không chỉ thể hiện cá tính ngang tàng của Hồ Xuân Hương mà đó còn là khát vọng muốn tìm được cho mình một người đàn ông chung thủy bởi lẽ ở cái thời phong kiến,trai thì năm thê bảy thiếp,gái thì chính chuyên một chồng.
Xuân Hương biết vậy nên sau lời cầu duyên cũng là một lời thách thức.
Hồ Xuân Hương vốn là người phụ nữ không chịu khuất phục một ai nhưng đối với tình yêu đang khao khát,dù đã bị bao lần nhạt nhẽo và phụ bạc,hai lần làm lẽ,hai lần đổ vỡ vẫn lệ thuộc nhưng biết làm sao khi trái tim vẫn đang sôi nổi,khao khát tình yêu.
Trong bài thơ còn chứa đựng một vẻ đẹp trẻ trung và tươi tắn thể hiện trong hòa sắc ba màu:xanh,trắng,đỏ.
Tự nhiên cũng có lắm cái kỳ diệu,xanh hòa quyện vào trắng mà lại tạo thành đỏ.
Trong quan hệ nam nữ cái kỳ diệu ấy chỉ có thể là cái tình,cái duyên,là tấm lòng chân thật với nhau mà thôi.
Lắng nghe bài thơ,ta sẽ hiểu đằng sau cái đanh đá,chua ngoa,đáo để của người nữ sĩ ấy vẫn bắt gặp một tấm lòng tha thiết:
“Có phải duyên nhau thì thắm lại”
một giọng khiêm tốn,nhún nhường:
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi”;
một sự xót xa cay đắng:
“Đừng xanh như lá bạc như vôi”.
Một tấm lòng son sắt nổi lên giữa“dòng đời đen bạc”,một tình yêu chân thật đối diện với một cuộc sống phũ phàng.
Với vẻ đẹp dân gian,“mời trầu” đã thể hiện rõ cá tính,cuộc đời,số phận của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.Đọc bài thơ,ta hiểu hơn về một Hồ Xuân Hương với tấm lòng trẻ trung,đầy ắp tình yêu đi liền với bao cay đắng,tủi hờn của số phận.Hồ Xuân Hương luôn được coi là nhà thơ của phụ nữ,vì phụ nữ và với “mời trầu”,bà muốn lên tiếng để bảo vệ cho cái tôi và khao khát tình yêu của bản thân bà nói riêng hay đó là tiếng nói chung của nhưng người phụ nữ phong kiến lúc bấy giờ.
***Tú Uyên***
Tui lại kể cái câu chuyện Trầu têm cánh phượng mà hôm trước Tết tui chê "bà già trầu" trên Bà Điểm-Hóc Môn đã làm.
Thay vì người ta dùng cau tươi chẻ ra có màu trắng rồi têm vôi đỏ trên nền những lá trầu xanh xếp xòe ra cho có màu sắc giống như lông cánh con chim Phượng, đằng nầy lại lấy giấy thủ công trắng đỏ cắt ra mà làm.
Làm cái kiểu đó hỏng cả cái mâm quả cưới của người ta.
Ai mà thèm lấy?
LÀM SAO CHO ĐỎ MÔI NHAU?
Có trầu mà chẳng có cau
Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm
Câu thơ lục bát bất phàm
Đựng vào tráp ngọc bậc hàm thánh thi
Hỏi lời cắc cớ làm chi?
Thả rơi câu đố “từ bi” bất ngờ!
Để anh viết nốt bài thơ
Cứ ngồi yên đấy, em chờ chút nghe
Trăng rằm rón rén song khe
Nửa chân còn chạm bên hè rình xem
Hai tay nâng lấy mặt em
Nhìn sâu vào mắt anh đem hương tình
Vờn quanh đôi cánh sen xinh
Nghe sao rạo rực chúng mình lỗi hơi
Hồ như hồn bỗng chơi vơi
Bay cao cao tít tận nơi thiên đàng
Môi anh ngậm kín môi nàng
Ô kìa! Như bỗng bàng hoàng phải không?
Cớ sao đôi má em hồng
Môi em đỏ thắm, bềnh bồng bên nhau?
Có trầu mà chẳng có cau
Hôn em một nụ, đỏ au môi tình.
s@...
CA DAO VỀ TRẦU CAU
Ðầu rồng đuôi phượng te te
Mùa đông ấp trứng, mùa hè nở con.
Anh về cuốc đất trồng cau,
Cho em vun ké dây trầu một bên.
Chừng nào trầu nọ bén lên,
Cau kia sai trái lập nên cửa nhà
Trầu Chợ Dinh với cau Nam Phổ
Non vôi cũng đỏ, thiếu vỏ cũng ngon.
Hạt thơm mà xác lại giòn,
Được tiếng khen là phải, dậy tiếng đồn không sai
Tiện đây ăn một miếng trầu
Hỏi rằng quê quán ở đâu chăng là?
- Xưa kia ai biết ai đâu,
Chỉ vì điếu thuốc, miếng trầu nên quen.
Có trầu thì giở trầu ra
Trước là đãi bạn, sau ta với mình.
Nhẽ thì có khẩu trầu hoa
Hiềm vì chợ vắng, nhà xa thế nào.
Nghĩ sao đây, hỡi anh hào
Lấy gì tiếp đãi mà chào chị em?
Lại đây ăn một miếng trầu
Nữa mai tuyết nhuộm mái đầu huê râm.
Vào vườn hái quả cau non,
Anh thấy em giòn muốn kết nhân duyên.
Phấn trắng hơn vôi, vôi nồng phấn lạt,
Bởi anh thương nàng, mới lạc tới đây.
Vôi nồng, trầu thắm ai ơi,
Gá duyên chồng vợ ở đời trăm năm.
Trầu xanh, cau trắng, chay hồng
Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên.
Gặp nhau ăn một miếng trầu
Gọi là chút nghĩa về sau mà chào.
Trầu ăn là nghĩa, thuốc xỉa là tình,
Ðội ơn cha mẹ sinh mình dễ thương.
Trầu lên nửa nọc trầu vàng
Khéo khen phụ mẫu sinh nàng dễ thương.
Thưa rằng bác mẹ tôi răn
Làm thân con gái chớ ăn trầu người.
Miếng trầu ăn nặng bằng chì,
Ăn rồi em biết lấy gì trả ơn ?
Miếng trầu ăn nặng là bao,
Muốn cho đông liễu, tây đào là hơn.
Miếng trầu là nghĩa tương giao,
Muốn cho đây đấy duyên vào hợp duyên.
Từ ngày ăn miếng trầu anh,
Cho nên má đỏ, tóc xanh đến giờ.
Ước gì chung mẹ chung thầy
Ðể em giữ cái quạt này làm thân.
Rồi ra chung gối chung chăn,
Chung quần, chung áo, chung khăn đội đầu.
Nằm thì chung cái giường tàu,
Dậy thì chung cả hộp trầu, ống vôi.
Trầu này đủ vỏ, đủ vôi
Ðủ cau, đủ thuốc, đủ mùi xạ hương.
Không ăn thì bảo rằng thường
Ăn rồi thì biết người thương thế nào.
Trầu bọc khăn trắng cau tươi,
Trầu bọc khăn trắng đãi người xinh xinh.
Ăn cho nó thỏa tâm tình,
Ăn cho nó thỏa sự mình sự ta.
Khẩu trầu chính là khẩu trầu
Ở giữa đệm quế, hai đầu thơm cay.
Có ăn mới biết đến cây
Có ăn mới biết trầu cay, trầu nồng.
Trầu em buộc dải yếm đào
Hỏi người tri kỷ ăn vào có say?
Tay ai như ngọc, như ngà
Ðưa trầu ta tưởng đưa ta miếng vàng.
Anh say nhan sắc của nàng
Hay say vì miếng trầu vàng, cau tươi ?
Yêu nhau trầu vỏ cũng say
Ghét nhau cau đậu đầy khay chẳng màng.
Gặp nhau ăn một khẩu trầu
Không mặn vì thuốc, say nhau vì lời.
Một thương hai nhớ ba sầu,
Cơm ăn chẳng được, ăn trầu cầm hơi.
Thương chàng lắm lắm chàng ơi,
Biết đâu thanh vắng mà ngồi thở than ?
Từ ngày ăn phải miếng trầu,
Miệng ăn môi đỏ dạ sầu đăm chiêu.
Biết là thuốc dấu hay bùa yêu
Làm cho thiếp phải nhiều điều xót xa.
Làm cho quên mẹ, quên cha
Làm cho quên cử, quên nhà
Làm cho quên cả đường ra, lối vào
Làm cho quên cá dưới ao
Quên sông tắm mát, quên sao trên trời.
Thương em chẳng dám trao trầu
Ðể trên bó mạ, gió nam lầu thổi qua.
Có trầu mà chả có vôi
Làm sao cho đỏ môi tôi thì làm.
Trầu đã có đây, cau đã có đây
Nhân duyên chưa định, trầu này ai ăn?
Trầu này trầu túi, trầu khăn,
Trầu này dải yếm, anh ăn trầu nào?
Vào vườn hái quả cau xanh
Bổ ra làm sáu mời anh xơi trầu.
Trầu này têm những vôi tàu
Giữa đệm cát cánh, hai đầu quế cay.
Trầu này ăn thật là say
Dù mặn, dù nhạt, dù cay, dù nồng
Dù chẳng nên vợ nên chồng
Xơi dăm ba miếng, kẻo lòng nhớ thương.
Trầu này trầu quế, trầu hồi
Trầu loan, trầu phượng, trầu tôi, trầu mình.
Trầu này trầu tính, trầu tình
Trầu nhân, trầu nghĩa, trầu mình, trầu ta.
Trầu này têm tối hôm qua
Dấu cha dấu mẹ, đem ra mời chàng.
Trầu này không phải trầu hàng
Không bùa, không thuốc sao chàng không ăn ?
Hay là chê khó, chê khăn
Xin chàng dừng lại làm ăn miếng trầu.
Tiện đây đưa một miếng trầu
Không ăn, cầm lấy cho nhau bằng lòng.
Thương tôi rượu chén, trầu cơi
Ðến cùng phụ mẫu, đến nơi sinh thành.
Tốn hao anh chẳng màng chi
Chỉ e lỡ dở uổng thì trầu cau.
Tôi về thưa với mẹ cha
Chạy lo sáu lễ đem qua cưới nàng
- Lễ Nạp thái còn gọi là lễ sơ vấn, nhà trai đưa lễ vật để tỏ ý đã kén chọn. Lễ này nôm na gọi là lễ chạm ngõ hay lễ giạm vợ.
- Lễ Vấn danh: hỏi tên tuổi và họ người con gái.
- Lễ Nạp cát: báo cho nhà gái biết đã bói được điềm tốt.
- Lễ Thỉnh kỳ: xin định ngày cưới.
- Lễ Nạp tệ: tệ là lụa, nghĩa là đem lụa hay phẩm vật quí đến nhà gái, nói chung là đem đồ sính lễ đến nhà gái trong ngày lễ cưới.
- Lễ Thân nghinh: lễ đón dâu.
Mâm trầu hủ rượu đàng hoàng
Cậy mai đến nói phụ mẫu nàng mới xong.
Chiếc khăn nhiễu tím đội đầu
Quai thao, nón thúng, cơi trầu cầm tay
Xu xê, bánh cốm, bánh dầy
Anh nhờ cả mẹ cùng thầy đưa sang.
Vắn tay với chẳng tới kèo
Cha mẹ anh nghèo, cưới chẳng đặng em.
Anh hai đi cưới chị hai,
Mâm trầu, hũ rượu tốn hai mươi tiền.
Còn dư mua chả mua nem
Mua cặp lồng đèn, hai họ cùng lên.
Ông cai, ông ký ngồi trên
Sui gia ngồi dưới, hai bên họ hàng.
Cung cúc bái trước bàn thờ
Kính dâng lễ bạc hương hoa rượu trầu
Cùng là phẩm vật trước sau
Lòng thành tâm nguyệt thỉnh cầu gia tiên...
Trời mưa cho ướt lá khoai
Công anh làm rể đã hai năm ròng
Nhà em lắm ruộng ngoài đồng
Bắt anh tát nước, cực lòng anh thay.
Tháng chín mưa bụi, gió bay
Cất lấy gầu nước, chân tay rụng rời!
Ham chi rể học hơn người
Ngồi trên phản vọng còn đòi lửa lư.
(phản vọng là phản kê ở gian giữa, lửa lư là lửa than trong cái đỉnh nhỏ, dùng để mồi thuốc hút)
Nuôi lợn thì phải vớt bèo
Cưới vợ thì phải nộp cheo cho làng.
Nộp cheo là gì? Khi người con trai muốn cưới vợ thì phải nộp một khoản tiền hay vật liệu cho làng xã bên người con gái (gọi là cheo ngoại) để chứng thị lễ hôn nhân, rồi xin tờ cheo ở lý trưởng trong làng, tương tự như tờ hôn thú ngày nay.
Ai chồng ai vợ mặc ai
Bao giờ ra bảng, ra bài sẽ hay.
Bao giờ tiền cưới trao tay
Tiền cheo rấp nước mới hay vợ chồng.
Có cưới mà chẳng có cheo
Nhân duyên trắc trở như kèo không đinh.
Cau non tiễn chũm hạt đào
Trầu têm cánh phượng rọc dao Lưu Cầu.
Mua cau chọn những buồng sai
Mua trầu chọn những trăm hai lá vàng
Cau tiễn ngang, trầu vàng ngắt ngọn
Thời buổi này kén chọn nữa chi
Sao em chả lấy chồng đi!
Ăn trầu phải mở trầu ra
Một là thuốc độc hai là mặn vôi
Yêu nhau cau bẩy bổ ba
Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười.
Cau non khéo bổ cũng dầy
Trầu têm cánh phượng để thầy ăn đêm.
Ai về tôi gửi buồng cau
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy.
Có trầu têm cho anh một miếng
Anh có vợ nhà làm biếng không têm.
Cô ấy mà lấy anh này
Chẳng phải đi cấy, đi cầy nữa đâu.
Ngồi trong cửa sổ têm trầu
Có hai thằng bé đứng hầu hai bên.
Tôi đà biết tính chồng tôi
Cơm thôi thì nước, nước thôi thì trầu.
Ðêm khuya thiếp mới hỏi chàng
Cau xanh ăn với trầu vàng xứng không ?
- Trầu vàng nhá với cau xanh
Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời !
Trời mưa nước dội dọc dừa
Sắp tiền anh trẩy bây giờ nàng ơi!
Quan trên có lệnh về đòi
Tôi vâng lệnh người, tôi phải bước ra.
Túi vóc mà cải bốn hoa
Hai tay hai túi mở ra, khép vào.
Cau non tiễn chũm hạt đào
Trầu têm cánh phượng rọc dao Lưu Cầu
Trầu em têm những vôi tàu
Anh cất miếng trầu, anh bước chân đi.
Lính này có vua có quan
Nào ai bắt lĩnh cho chàng phải đi
Nay trẩy Kim Thì, mai trẩy Kim Ngân.
Lấy nhau chửa được ái ân
Chưa được kim chỉ Tấn Tần như xưa.
Trầu lộc em phong lá dừa
Chàng trẩy mười sáu, em đưa hôm rằm.
Trèo lên trái núi mà coi
Coi ông quản tượng cưỡi voi, đánh cồng.
Túi gấm cho lẫn túi hồng
Têm trầu cánh kiến cho chồng trảy quân.
Túi gấm cho lẫn túi hồng
Têm trầu cánh quế cho chồng đi thi.
Mai sau chàng đỗ vinh qui
Võng anh đi trước, em thì võng sau.
Tàn quạt, hương án theo hầu
Rước vinh qui về nhà bái tổ
Ngả trâu bò làm lễ tế vua.
Họ hàng ăn uống say sưa
Hàng tổng, hàng xã mừng cho ông nghè.
Trên đầu em đội khăn vuông
Nhìn xuống dưới ngực, cau buồng còn non.
Vào vườn hái quả cau non
Anh thấy em giòn muốn kết nhân duyên.
Hai má có hai đồng tiền
Càng nom càng đẹp, càng nhìn càng ưa.
Trầu vàng nhỏ lá, rau giấp cá nhai giòn
Khéo khen phụ mẫu sinh em mặt tròn dễ thương.
Trầu lên nửa nọc trầu vàng
Ðội ơn phụ mẫu sinh nàng dễ thương.
Cổ tay em trắng như ngà
Con mắt em liếc như là dao cau.
Cau già, dao sắc lại non
Nạ dòng trang điểm lại giòn hơn xưa.
Con dao vàng rọc lá trầu vàng
Mắt anh anh liếc, mắt nàng nàng đưa.
Ước gì anh hóa ra cơi
Ðể cho em đựng cau tươi, trầu vàng.
Trầu xanh, cau trắng, chay hồng
Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên.
Cau non, trầu lộc mỉa mai
Da trắng, tóc dài đẹp với ai đây ?
Có trầu, có vỏ, không vôi
Có chăn, có chiếu, không người nằm chung.
Yêu nhau chẳng lấy được nhau
Con lợn bỏ đói, buồng cau bỏ già.
Bây giờ anh bắt gặp nàng
Hỏi sao lá ngọc, cành vàng xa nhau ?
Xa nhau, ta mới xa nhau,
Khi xưa ta vẫn ăn trầu một cơi.
Hai tay xách nước tưới trầu
Trầu bao nhiêu lá, dạ sầu bấy nhiêu.
Trầu vàng ăn với cau sâu
Lấy chồng kém bạn những rầu mà hư.
Trầu nào cay bằng trầu xà-lẹt
Thịt nào khét bằng thịt kên kên.
Ðôi ta gá nghĩa không bền
Dứt đi cho rảnh, xuống lên làm gì ?
Thương nhau cau hết nửa buồng
Trầu hết nửa chợ chưa tường mặt nhau.
Mẹ già lo bẩy lo ba
Lo cau trổ muộn, lo già hết duyên.
Cau không buồng gọi là cau đực
Trai không vợ cực lắm ai ơi.
Làm đẹp cũng phải biết cách và phải có nghệ thuật nữa. Ðời nào chả thế, người phụ nữ xưa "có trầu chẳng để môi thâm" đã đành, mà còn biết cách ăn hai ba miếng trầu liên tiếp nhau, tạo cho được một cặp môi đỏ có đường viền như sợi chỉ, trông thật quyến rũ, được mệnh danh là "môi ăn trầu cắn chỉ". Khác nào ngày nay chị em bạn gái chúng ta, sau khi đã tô son trên đôi môi rồi còn lấy bút lông vẽ thêm một đường son đỏ đậm thật nhỏ quanh vành môi cho đôi môi thêm nổi.
NT mới chạy u vô lục kho Trầu Cau (!) của NT đó (có một đoạn bị post hai lần, nên NT đã Delete). Bây giờ NT muốn hỏi bạn thơ s@ một câu nghen: Trong hai câu ca dao dưới đây, dao Lưu Cầu nghĩa là gì ?
Cau non tiễn chũm hạt đào
Trầu têm cánh phượng rọc dao Lưu Cầu
Chà chà! Tui cứ tưởng câu hỏi “Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm” đã là một câu hỏi khó, nhưng có người lại nói hỏi tui câu đó làm chi tui trả lời dễ ợt!
Mà quả là “dễ ợt” thiệt! Nghề của chàng mà.
Bạn thơ NHƯ THƯƠNG chưa chịu, lại bồi tiếp theo một câu hỏi ý chừng khó hơn một bậc.
Lẽ ra câu nầy phải hỏi chuyên gia sưu tầm tài liệu QUÊ HƯƠNG mới đúng người chớ.
Làm sao tui biết?
Để tui nghĩ nôm na theo cách của tui mà trả lời, trúng trật nhờ bạn hiền QH đỡ đòn dùm cái nghen.
Trước nhứt luận về mặt từ ngữ. Lưu Cầu mà viết hoa chắc là tên riêng. Search trên mạng thì nó trả lời “Okinawa là đảo lớn nhất của quần đảo gồm hàng trăm hòn đảo trải dài hơn 1.000km trong vùng biển phía nam Nhật Bản. Quần đảo này xưa kia là một lãnh thổ độc lập, gọi theo tiếng Nhật là Ryukyu o koku, tiếng Hán-Việt là Lưu Cầu quốc.”
Kiếm Nhật mà quơ mạnh một phát là đứt cái đầu liền. Những cây kiếm Nhật còn sót lại ở Việt Nam từ thời Đệ Nhị Thế Chiến được các tay anh chị giang hồ có “số má” cộm cán hiện nay săn lùng như một thứ “hàng độc” để làm vũ khí, cũng là một cách tỏ lộ thứ bậc của mình trong chốn giang hồ. Còn mấy cây mã tấu là dao đi rừng của Mỹ chỉ là một thứ “hàng bèo”.
Chắc là y boong rồi.
Người ta kêu con dao cau là “dao Lưu Cầu” là theo cách ví von để nói lên sự sắc bén của nó thôi.
Tui lại nhớ tới con dao ăn trầu của Bà Nội tui kêu là dao con chó, bởi nó có đóng chìm hình một con chó trên lưỡi dao nên người ta kêu vậy. Hàng của Tây đàng hoàng nghe. Con dao nầy khỏi cần mài mà vẫn luôn bén ngót vì khi bổ cau ăn trầu, những sớ vỏ trái cau như một thứ đá mài hàng ngày cho lưỡi dao. Không biết Bà đã xài bao nhiêu năm rồi mà lưỡi dao đã khuyết vào như mảnh trăng lưỡi liềm nhưng vẫn còn xài tốt!
“Sắc như dao cau” là một thành ngữ mô tả ánh mắt liếc nhìn của cô thiếu nữ “bén ngót” mà cũng là mô tả sự sắc bén thực sự của con dao cau.
Bạn thơ s@ à, giờ thì NT đã thỏa tính tò mò, thắc mắc về con dao bổ cau của bà ngoại NT rồi . Nó bén lắm, lơ mơ là thay vì tiện cái chũm cau, nó tiện luôn ngón tay trỏ ngọt sớt ! Lại nhớ đến chuyện ... chà răng cho trắng bằng vỏ cau - số dzách !
LÀM SAO CHO ĐỎ MÔI NHAU ?
Có trầu mà chẳng có cau
Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm
Câu thơ lục bát bất phàm
Đựng trong tráp ngọc bậc hàm thánh thi
Hỏi lời êm mượt làm chi?
Thả rơi câu đố “từ bi” bất ngờ
Đợi anh viết nốt bài thơ
Cứ ngồi yên đấy, em chờ chút nghe!
Trăng rằm rón rén song khe
Nửa chân vừa chạm bên hè rình xem
Hai tay nâng lấy mặt em
Nhìn sâu đáy mắt anh đem hương tình
Vờn quanh đôi cánh sen xinh
Nghe sao rạo rực chúng mình lỗi hơi
Hồ như hồn bỗng chơi vơi
Bay lên cao tít tận nơi thiên đàng
Môi anh ngậm lấy môi nàng
Ô kìa! Như bỗng ngập tràn mênh mông
Cớ sao hai má em hồng
Môi em áp chặt, tay không muốn rời?
Chữ tình không thốt nên lời
Tặng anh tình ái hết đời về sau
Làm sao cho đỏ môi nhau?
Hôn em một nụ, đỏ au môi tình...
s@...
CA DAO VỀ TRẦU CAU
Ðầu rồng đuôi phượng te te
Mùa đông ấp trứng, mùa hè nở con.
Anh về cuốc đất trồng cau,
Cho em vun ké dây trầu một bên.
Chừng nào trầu nọ bén lên,
Cau kia sai trái lập nên cửa nhà
Trầu Chợ Dinh với cau Nam Phổ
Non vôi cũng đỏ, thiếu vỏ cũng ngon.
Hạt thơm mà xác lại giòn,
Được tiếng khen là phải, dậy tiếng đồn không sai
Tiện đây ăn một miếng trầu
Hỏi rằng quê quán ở đâu chăng là?
- Xưa kia ai biết ai đâu,
Chỉ vì điếu thuốc, miếng trầu nên quen.
Có trầu thì giở trầu ra
Trước là đãi bạn, sau ta với mình.
Nhẽ thì có khẩu trầu hoa
Hiềm vì chợ vắng, nhà xa thế nào.
Nghĩ sao đây, hỡi anh hào
Lấy gì tiếp đãi mà chào chị em?
Lại đây ăn một miếng trầu
Nữa mai tuyết nhuộm mái đầu huê râm.
Vào vườn hái quả cau non,
Anh thấy em giòn muốn kết nhân duyên.
Phấn trắng hơn vôi, vôi nồng phấn lạt,
Bởi anh thương nàng, mới lạc tới đây.
Vôi nồng, trầu thắm ai ơi,
Gá duyên chồng vợ ở đời trăm năm.
Trầu xanh, cau trắng, chay hồng
Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên.
Gặp nhau ăn một miếng trầu
Gọi là chút nghĩa về sau mà chào.
Trầu ăn là nghĩa, thuốc xỉa là tình,
Ðội ơn cha mẹ sinh mình dễ thương.
Trầu lên nửa nọc trầu vàng
Khéo khen phụ mẫu sinh nàng dễ thương.
Thưa rằng bác mẹ tôi răn
Làm thân con gái chớ ăn trầu người.
Miếng trầu ăn nặng bằng chì,
Ăn rồi em biết lấy gì trả ơn ?
Miếng trầu ăn nặng là bao,
Muốn cho đông liễu, tây đào là hơn.
Miếng trầu là nghĩa tương giao,
Muốn cho đây đấy duyên vào hợp duyên.
Từ ngày ăn miếng trầu anh,
Cho nên má đỏ, tóc xanh đến giờ.
Ước gì chung mẹ chung thầy
Ðể em giữ cái quạt này làm thân.
Rồi ra chung gối chung chăn,
Chung quần, chung áo, chung khăn đội đầu.
Nằm thì chung cái giường tàu,
Dậy thì chung cả hộp trầu, ống vôi.
Trầu này đủ vỏ, đủ vôi
Ðủ cau, đủ thuốc, đủ mùi xạ hương.
Không ăn thì bảo rằng thường
Ăn rồi thì biết người thương thế nào.
Trầu bọc khăn trắng cau tươi,
Trầu bọc khăn trắng đãi người xinh xinh.
Ăn cho nó thỏa tâm tình,
Ăn cho nó thỏa sự mình sự ta.
Khẩu trầu chính là khẩu trầu
Ở giữa đệm quế, hai đầu thơm cay.
Có ăn mới biết đến cây
Có ăn mới biết trầu cay, trầu nồng.
Trầu em buộc dải yếm đào
Hỏi người tri kỷ ăn vào có say?
Tay ai như ngọc, như ngà
Ðưa trầu ta tưởng đưa ta miếng vàng.
Anh say nhan sắc của nàng
Hay say vì miếng trầu vàng, cau tươi ?
Yêu nhau trầu vỏ cũng say
Ghét nhau cau đậu đầy khay chẳng màng.
Gặp nhau ăn một khẩu trầu
Không mặn vì thuốc, say nhau vì lời.
Một thương hai nhớ ba sầu,
Cơm ăn chẳng được, ăn trầu cầm hơi.
Thương chàng lắm lắm chàng ơi,
Biết đâu thanh vắng mà ngồi thở than ?
Từ ngày ăn phải miếng trầu,
Miệng ăn môi đỏ dạ sầu đăm chiêu.
Biết là thuốc dấu hay bùa yêu
Làm cho thiếp phải nhiều điều xót xa.
Làm cho quên mẹ, quên cha
Làm cho quên cử, quên nhà
Làm cho quên cả đường ra, lối vào
Làm cho quên cá dưới ao
Quên sông tắm mát, quên sao trên trời.
Thương em chẳng dám trao trầu
Ðể trên bó mạ, gió nam lầu thổi qua.
Có trầu mà chả có vôi
Làm sao cho đỏ môi tôi thì làm.
Trầu đã có đây, cau đã có đây
Nhân duyên chưa định, trầu này ai ăn?
Trầu này trầu túi, trầu khăn,
Trầu này dải yếm, anh ăn trầu nào?
Vào vườn hái quả cau xanh
Bổ ra làm sáu mời anh xơi trầu.
Trầu này têm những vôi tàu
Giữa đệm cát cánh, hai đầu quế cay.
Trầu này ăn thật là say
Dù mặn, dù nhạt, dù cay, dù nồng
Dù chẳng nên vợ nên chồng
Xơi dăm ba miếng, kẻo lòng nhớ thương.
Trầu này trầu quế, trầu hồi
Trầu loan, trầu phượng, trầu tôi, trầu mình.
Trầu này trầu tính, trầu tình
Trầu nhân, trầu nghĩa, trầu mình, trầu ta.
Trầu này têm tối hôm qua
Dấu cha dấu mẹ, đem ra mời chàng.
Trầu này không phải trầu hàng
Không bùa, không thuốc sao chàng không ăn ?
Hay là chê khó, chê khăn
Xin chàng dừng lại làm ăn miếng trầu.
Tiện đây đưa một miếng trầu
Không ăn, cầm lấy cho nhau bằng lòng.
Thương tôi rượu chén, trầu cơi
Ðến cùng phụ mẫu, đến nơi sinh thành.
Tốn hao anh chẳng màng chi
Chỉ e lỡ dở uổng thì trầu cau.
Tôi về thưa với mẹ cha
Chạy lo sáu lễ đem qua cưới nàng
- Lễ Nạp thái còn gọi là lễ sơ vấn, nhà trai đưa lễ vật để tỏ ý đã kén chọn. Lễ này nôm na gọi là lễ chạm ngõ hay lễ giạm vợ.
- Lễ Vấn danh: hỏi tên tuổi và họ người con gái.
- Lễ Nạp cát: báo cho nhà gái biết đã bói được điềm tốt.
- Lễ Thỉnh kỳ: xin định ngày cưới.
- Lễ Nạp tệ: tệ là lụa, nghĩa là đem lụa hay phẩm vật quí đến nhà gái, nói chung là đem đồ sính lễ đến nhà gái trong ngày lễ cưới.
- Lễ Thân nghinh: lễ đón dâu.
Mâm trầu hủ rượu đàng hoàng
Cậy mai đến nói phụ mẫu nàng mới xong.
Chiếc khăn nhiễu tím đội đầu
Quai thao, nón thúng, cơi trầu cầm tay
Xu xê, bánh cốm, bánh dầy
Anh nhờ cả mẹ cùng thầy đưa sang.
Vắn tay với chẳng tới kèo
Cha mẹ anh nghèo, cưới chẳng đặng em.
Anh hai đi cưới chị hai,
Mâm trầu, hũ rượu tốn hai mươi tiền.
Còn dư mua chả mua nem
Mua cặp lồng đèn, hai họ cùng lên.
Ông cai, ông ký ngồi trên
Sui gia ngồi dưới, hai bên họ hàng.
Cung cúc bái trước bàn thờ
Kính dâng lễ bạc hương hoa rượu trầu
Cùng là phẩm vật trước sau
Lòng thành tâm nguyệt thỉnh cầu gia tiên...
Trời mưa cho ướt lá khoai
Công anh làm rể đã hai năm ròng
Nhà em lắm ruộng ngoài đồng
Bắt anh tát nước, cực lòng anh thay.
Tháng chín mưa bụi, gió bay
Cất lấy gầu nước, chân tay rụng rời!
Ham chi rể học hơn người
Ngồi trên phản vọng còn đòi lửa lư.
(phản vọng là phản kê ở gian giữa, lửa lư là lửa than trong cái đỉnh nhỏ, dùng để mồi thuốc hút)
Nuôi lợn thì phải vớt bèo
Cưới vợ thì phải nộp cheo cho làng.
Nộp cheo là gì? Khi người con trai muốn cưới vợ thì phải nộp một khoản tiền hay vật liệu cho làng xã bên người con gái (gọi là cheo ngoại) để chứng thị lễ hôn nhân, rồi xin tờ cheo ở lý trưởng trong làng, tương tự như tờ hôn thú ngày nay.
Ai chồng ai vợ mặc ai
Bao giờ ra bảng, ra bài sẽ hay.
Bao giờ tiền cưới trao tay
Tiền cheo rấp nước mới hay vợ chồng.
Có cưới mà chẳng có cheo
Nhân duyên trắc trở như kèo không đinh.
Cau non tiễn chũm hạt đào
Trầu têm cánh phượng rọc dao Lưu Cầu.
Mua cau chọn những buồng sai
Mua trầu chọn những trăm hai lá vàng
Cau tiễn ngang, trầu vàng ngắt ngọn
Thời buổi này kén chọn nữa chi
Sao em chả lấy chồng đi!
Ăn trầu phải mở trầu ra
Một là thuốc độc hai là mặn vôi
Yêu nhau cau bẩy bổ ba
Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười.
Cau non khéo bổ cũng dầy
Trầu têm cánh phượng để thầy ăn đêm.
Ai về tôi gửi buồng cau
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy.
Có trầu têm cho anh một miếng
Anh có vợ nhà làm biếng không têm.
Cô ấy mà lấy anh này
Chẳng phải đi cấy, đi cầy nữa đâu.
Ngồi trong cửa sổ têm trầu
Có hai thằng bé đứng hầu hai bên.
Tôi đà biết tính chồng tôi
Cơm thôi thì nước, nước thôi thì trầu.
Ðêm khuya thiếp mới hỏi chàng
Cau xanh ăn với trầu vàng xứng không ?
- Trầu vàng nhá với cau xanh
Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời !
Trời mưa nước dội dọc dừa
Sắp tiền anh trẩy bây giờ nàng ơi!
Quan trên có lệnh về đòi
Tôi vâng lệnh người, tôi phải bước ra.
Túi vóc mà cải bốn hoa
Hai tay hai túi mở ra, khép vào.
Cau non tiễn chũm hạt đào
Trầu têm cánh phượng rọc dao Lưu Cầu
Trầu em têm những vôi tàu
Anh cất miếng trầu, anh bước chân đi.
Lính này có vua có quan
Nào ai bắt lĩnh cho chàng phải đi
Nay trẩy Kim Thì, mai trẩy Kim Ngân.
Lấy nhau chửa được ái ân
Chưa được kim chỉ Tấn Tần như xưa.
Trầu lộc em phong lá dừa
Chàng trẩy mười sáu, em đưa hôm rằm.
Trèo lên trái núi mà coi
Coi ông quản tượng cưỡi voi, đánh cồng.
Túi gấm cho lẫn túi hồng
Têm trầu cánh kiến cho chồng trảy quân.
Túi gấm cho lẫn túi hồng
Têm trầu cánh quế cho chồng đi thi.
Mai sau chàng đỗ vinh qui
Võng anh đi trước, em thì võng sau.
Tàn quạt, hương án theo hầu
Rước vinh qui về nhà bái tổ
Ngả trâu bò làm lễ tế vua.
Họ hàng ăn uống say sưa
Hàng tổng, hàng xã mừng cho ông nghè.
Trên đầu em đội khăn vuông
Nhìn xuống dưới ngực, cau buồng còn non.
Vào vườn hái quả cau non
Anh thấy em giòn muốn kết nhân duyên.
Hai má có hai đồng tiền
Càng nom càng đẹp, càng nhìn càng ưa.
Trầu vàng nhỏ lá, rau giấp cá nhai giòn
Khéo khen phụ mẫu sinh em mặt tròn dễ thương.
Trầu lên nửa nọc trầu vàng
Ðội ơn phụ mẫu sinh nàng dễ thương.
Cổ tay em trắng như ngà
Con mắt em liếc như là dao cau.
Cau già, dao sắc lại non
Nạ dòng trang điểm lại giòn hơn xưa.
Con dao vàng rọc lá trầu vàng
Mắt anh anh liếc, mắt nàng nàng đưa.
Ước gì anh hóa ra cơi
Ðể cho em đựng cau tươi, trầu vàng.
Trầu xanh, cau trắng, chay hồng
Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên.
Cau non, trầu lộc mỉa mai
Da trắng, tóc dài đẹp với ai đây ?
Có trầu, có vỏ, không vôi
Có chăn, có chiếu, không người nằm chung.
Yêu nhau chẳng lấy được nhau
Con lợn bỏ đói, buồng cau bỏ già.
Bây giờ anh bắt gặp nàng
Hỏi sao lá ngọc, cành vàng xa nhau ?
Xa nhau, ta mới xa nhau,
Khi xưa ta vẫn ăn trầu một cơi.
Hai tay xách nước tưới trầu
Trầu bao nhiêu lá, dạ sầu bấy nhiêu.
Trầu vàng ăn với cau sâu
Lấy chồng kém bạn những rầu mà hư.
Trầu nào cay bằng trầu xà-lẹt
Thịt nào khét bằng thịt kên kên.
Ðôi ta gá nghĩa không bền
Dứt đi cho rảnh, xuống lên làm gì ?
Thương nhau cau hết nửa buồng
Trầu hết nửa chợ chưa tường mặt nhau.
Mẹ già lo bẩy lo ba
Lo cau trổ muộn, lo già hết duyên.
Cau không buồng gọi là cau đực
Trai không vợ cực lắm ai ơi.
Làm đẹp cũng phải biết cách và phải có nghệ thuật nữa. Ðời nào chả thế, người phụ nữ xưa "có trầu chẳng để môi thâm" đã đành, mà còn biết cách ăn hai ba miếng trầu liên tiếp nhau, tạo cho được một cặp môi đỏ có đường viền như sợi chỉ, trông thật quyến rũ, được mệnh danh là "môi ăn trầu cắn chỉ". Khác nào ngày nay chị em bạn gái chúng ta, sau khi đã tô son trên đôi môi rồi còn lấy bút lông vẽ thêm một đường son đỏ đậm thật nhỏ quanh vành môi cho đôi môi thêm nổi.
Hôm qua thứ sáu 13...mọi người cho là ngày này xui lắm. Tui thì hỏng tin. Nhưng sau cái "biến cố Trang Thơ bị xóa đi mấy chục cái comment thì tui bắt đấu hơi..run..run.." hòng lẻ có xui thiệt sao?
À mà nghĩ lại chắc có xui thiệt chứ, sáng hôm qua đang đi trên ột bãi cỏ thật xanh...bổng trợt chân một cái..đi đong quá xá..thì ra chổ cỏ xanh có một miếng cỏ người ta mới đắp vào cho nên phía nó còn đất ướt bước lên mà đi thì giống như bà Hồ Xuân Hương liền.... Xoạc cẳng đo xem, đất ngắn dài...vội lấy ra cái điện thoại để gọi về kêu người mang áo tới thì mới thấy tin nhắn của Trang Chủ báo từ khuya là Trang Thơ bi "ai ăn cắp" hết comment rồi. Đúng là thứ sáu 13..Nhưng không sao..chắc chắn là không Trăng Sao gì ráo trọi. QH còn hết các comment..không thiếu cái nào. Vậy là qua 13 liền vô ngay ngày 14 ngon ơ.
Bây là Trầu Cau tiếp..Có Trầu Có Cau..Có Dao lưu cầu...còn phải có Bình Bôi, Ống Nhổ nữa nhiều thứ li4ng kỉnh lắm đó..từ từ mà nói..nhứt là các Bà, các Cô ở Việt nam..cái này là số một.
Mà nói cho cùng hồi tôi về Vn làm đám cưới cho thằng con trai, mọi chuyện có người ta lo hết trơn, mình chỉ chi tiền...làm đúng điệu..mình muốn. Phẻ re. Bây giờ thì mình chỉ biết và nói chơi ho vui thôi vậy.
Với thôn dân Việt Nam, miếng trầu thắm têm vôi nồng cùng cau bổ tám bổ tư, vỏ chay rể quạch luôn là sự bắt đầu, sự khơi mở tình cảm. Miếng trầu làm người với người gần gũi, cởi mở với nhau hơn. Và với các nam nữ thanh niên xưa thì nó là cội nguồn để bắt đầu tình yêu, bắt đầu câu hát, để vào với hội làng hội nước. Cây cau thẳng, dây trầu mềm, khắp xứ sở Việt Nam đâu mà không thấy, hàng cau phía trước bên bể nước mưa và giàn trầu trong mỗi ngôi nhà nơi thôn dã luôn là biểu hiện của sự thái bình. Trong Nam có 18 thôn vườn trầu, tổng diện tích hàng trăm cây số vuông. Ngoài Bắc, dọc các thôn xóm ven sông Hồng, ngày xưa tới đâu mà chẳng nghe câu hát:
'Ru con con ngủ cho rồi
Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu.
Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu,
Mua cau Nam phố, mua trầu chợ Dinh'
Và ở miền Trung, đâu đâu cũng thấy thấp thoáng bóng cau bên cạnh bóng dừa và văng vẳng đâu đây câu hát:
'Bồng em mà bỏ vô nôi,
Cho mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu,
Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu,
Mua cau Bát Nhị, mua trầu Hội An.'
Sách xưa thì ghi: 'Ăn trầu làm thơm miệng, hạ khí, tiêu cơm' những vật dụng cho việc ăn trầu hôm nay vẫn thấy, đó là cơi trầu (gắn liền với câu: đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu), là dao bổ cau (gắn liền với câu: mắt sắc dao cau), là chiếc âu trầu, là bình vôi, chìa vôi, ống vôi, là khăn, là túi đựng trầu. Nhà giàu còn đựng được tráp trầu, khay trầu sơn màu khảm trai rất đẹp. Như thế đủ thấy trầu cau gắn liền với sinh hoạt của nông thôn ta chặt chẽ và lâu đời biết dường nào. Trầu dùng tiếp khách hàng ngày, như bát chè xanh, như điếu thuốc lào. Trầu làm sính lễ trong đám hỏi, trầu thay cho thiệp báo, thiệp mời trước ngày hôn lễ, trầu có mặt trong mỗi cuộc vui buồn của làng quê, Xuân đến, Tết về, trầu cau còn là quà tặng.
..còn tiếp..
Vôi
( Sưu Tầm )
________________________________________
Vôi tức là chất bột do đá (limestone) hay võ sò ốc hâm (nung) rạ Vôi có thể có hai màụ Vôi đỏ và vôi trắng. Vôi trằng thường được nhân gian nhằc đến vì cái màu bạc trắng.
"Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi" (Hồ Xuân Hương)
Vôi trộn với nước trở thành sền sệt mà tên hóa học là calcium hydroxide.
*
Ở VN khi ăn trầu, người ta thường ăn đệm thêm miếng vỏ cây (thường dùng làm rễ cây đay) hay thứ hột mâỵ
Về cách ăn trầu, người VN thường quệt vôi vào lá trầu rồi têm lại từng miếng ( gọi là khẩu trầu theo
tiếng Bắc). Lúc ăn đút miếng hay khẩu trầu vô miệng rồi sau đó mới đút miếng cau vào. Têm trầu là một nghệ thuật khéo dở tùy người. Tùy theo lượng vôi quét trên lá trầu, người ta gọi là trầu mặn hay trầu lạt.
Cách thức têm trầu có nhiều kiểu: cánh phượng, cuốn sổ (cuốn lại), miếng ngói (gói lại thành hình vuông). Cách têm trầu thường thường được mô tả qua câu đố như sau:
"Trong trắng, ngoài xanh
Ở giữa đóng đanh, hai đầu trống hổng"
Tức là bỏ vôi trắng trong lá trầu xanh rồi cuốn lại, cuối cùng cuống trầu đâm vào giữa để lá khỏi bung ra, trầu thường chỉ được têm lúc nào sắp ăn hay mời khách. Têm để lâu thì héo.
"Con quạ nó đứng đầu cầu
Nó kêu bớ má têm trầu khách ăn"
Ông Bình Vôi
Ông Bình Vôi, theo tín ngưỡng của người Việt, là ông thần giữ của trong nhà. Vậy nên khi để con dâu mới vào nhà, mẹ chồng lánh ra ngoài - không quên mang Ông Bình Vôi để tỏ ý quyền lực tuyệt đối của mình với của cải trong nhà.
Bình vôi thường được làm từ đất nung, sành sứ và được dùng để đựng vôi ăn trầu. Người ta dùng một chiếc que tre, gọi là chìa vôi, để lấy vôi ra. Một đầu của chìa vôi được vót nhọn để têm trầu. Bình vôi dùng lâu ngày sẽ bị vôi bít kín miệng phải thay. Người ta không vứt bỏ những chiếc bình cũ, mà đem treo chúng ở gốc đa hay để chúng ở cạnh các ngôi đền.
Chuyện rằng, ngày xưa có một người ăn trộm nhà nghề tài giỏi, về già, sức yếu, không còn xoay xỏa được các mẻ lớn như hồi còn trẻ, đành đi ăn trộm vặt để sống qua ngày. Lão trộm ở gần một ngôi chùa, thường lui tới chốn này lần lượt vơ vét hết lư hương, chân đèn đến chũm chọe, chuông, tượng đồng. Các sư biết rõ kẻ lấy trộm nhà chùa, song không thể trừng phạt được tên gian, vì luật nhà Phật cấm làm điều hại người, lấy ác báo ác. Do đó mà lão trộm cứ liên tiếp thổi sạch của cải trong chùa, và các sư đành mặc cho lão ta lấy.
..còn tiếp..
Một hôm lão trộm thấy mình đã kiệt sức, sắp chết đến nơi, hối hận tìm đến gặp sư cụ để thú tội:
- Bạch sư cụ, suốt cả đời tôi chỉ có ăn trộm, đốt nhà, giết người, tội lỗi ngập đầu, ngày nay tôi hết sức hối hận, không biết làm thế nào để chuộc lại bao nhiêu tội ác đã gây ra được mong Phật tổ tế độ cho. Mong sư cụ mở lòng từ bi mà khuyên bảo cho, tôi nguyện hết lòng làm theo lời sư cụ dạy, dù có phải hy sinh đến đâu cũng không từ.
Sư cụ vốn oán sẵn tên trộm già, thấy có dịp trừ tiệt mối họa mới vờ khuyên nó muốn chuộc bao nhiêu tội lỗi tày đình, thì sáng sớm tinh sương vào lúc không người, hãy leo lên ngọn cây đa trước cửa chùa chắp tay niệm Phật ba lần rồi lao mình xuống, tức khắc sẽ được Phật tung lưới nhiệm màu hứng độ cho về cõi cực lạc.
Lão trộm tin thật vào lời nhà tu hành, mừng rỡ lạy tạ ra về. Sáng hôm sau, tên trộm già cố sức khó nhọc trèo lên ngọn cây đa cao vòi vọi, làm y như lời sư cụ dặn, lớn tiếng "Mô Phật" ba lần rồi nhảy vào quãng không. Nhà sư đã xúi cho tên trộm già chết, trong lúc đó nấp ở cửa chùa nhìn ra thấy rõ mọi sự, mừng thầm cho mưu kế của mình thực hiện, từ đây dứt tiệt được kẻ láng giềng đạo tặc. Song lão trộm vừa nhảy khỏi ngọn cây đa, sư cụ bỗng kinh ngạc thấy một dải lụa điều từ đâu như do một bàn tay vô hình tung quấn vào giữa người lão rồi từ từ đưa lên trời.
Mấy hôm liền sau đó, nhà sư đâm ra nghĩ ngợi quên ăn, quên ngủ, ước muốn được lên cõi Niết Bàn như lão ăn trộm. Một kẻ trọn đời làm toàn chuyện ác đức như thế đáng lẽ phải sa địa ngục, mà chỉ nhảy từ ngọn cây đa xuống là được Phật độ cho về Niết Bàn, huống hồ một nhà sư bao nhiêu năm khổ hạnh tụng kinh niệm Phật? Nghĩ thế rồi, một sáng sớm kia nhà sư cũng trèo lên ngọn cây đa trước chùa và làm y theo cách mình đã dạy tên trộm.
Trái với mong ước, nhà sư chẳng thấy dải của Phật tung ra độ mà khi thả rơi người xuống liền bị một cành cây xuyên qua thủng bụng. Đến khi người ta hay hạ xác nhà sư xuống thì bụng đã chương phình lên, thủng một lỗ lớn ở chỗ rút cành cây đâm xuyên.
Vì thù oán và ham muốn, nhà sư bị hóa kiếp thành ra cái bình vôi. Miệng bình là chỗ bị cành đa đâm thủng và chìa vôi là cành đa. Thân hình to lớn là bụng nhà sư chương sình. Vôi đựng trong bình cay nồng cũng như lòng oán thù và tham muốn ở kẻ hành. Màu đỏ ở miệng bình vôi là máu loang ra ở vết thương bị cành đa xuyên qua. Nhà sư bị Phật hóa kiếp thành bình vôi ngày ngày phải chịu khổ hình cho người ta ngoáy moi tận ruột lấy vôi ra để ăn trầu.
Vì thế mà những bình vôi vỡ hay cũ không dùng nữa bị người ta đem ra bỏ ở các gốc cây đa.
Truyện dân gian Việt Nam (HG sưu tầm)
ÔNG BÌNH VÔI.PHAN-KHÔI.
http://www.vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=3292
Ông bình vôi. Bài văn nỗi tiếng của Cụ Phan-Khôi.
... Tôi viết cái bài khảo cứu nhỏ nầy cốt để cắt nghĩa mấy câu thơ của Lê Đạt:
Những kiếp người sống lâu trăm tuổi
Y như một cái bình vôi
Càng sống càng tồi
Càng sống càng bé lại.
(Trích Giai phẩm mùa Thu, tập I)
Phan-Khôi.
..còn tiếp..
CÔ BÉ MÔI HỒNG
ANH-BẰNG.
CÔ BÉ MÔI HỒNG.
http://www.youtube.com/watch?v=M6b7OKCR2W4&feature=related
Lời bài hát:
Thơ: Như Mai
Chiều về ngang trường nhỏ
Màu vôi đỏ ngọt ngào
Ta ngỡ người em nhỏ
Mỉm cười ấm biết bao
Ôi cô bé môi hồng
Học về ngang đầu ngõ
Anh mơ một chút tình bé biết không?
Cầm nụ hoa vừa nở
Thoảng nghe chút ngậm ngùi
Ta tiếc đường hoa cỏ
Ngày nào bé bước vui
Ta vẫn đứng im lìm
Nhìn thời gian buồn chảy
Chơi vơi bàn tay giữ lại gì đây?
Ôi cô bé môi hồng
Ôi cô bé môi hồng
Bỏ đường vắng bỏ ta trong mênh mông
Ôi cô bé môi hồng
Ôi cô bé môi hồng
Để sầu nhớ để ta chết trong lòng
2.
Đường chiều thương vời vợi
Trường vôi đỏ ngậm ngùi
Ta cúi đầu ái ngại
Chỉ còn tiếc nhớ thôi
Ôi cô bé đi rồi
Trường buồn không còn Bé
Ta nghe sầu hun hút đường về xa
Chúc các CÔ BÉ MÔI HỒNG khi nào cũng MÔI HỒNG.
Mỗi lần vô comment trang thơ bây giờ tôi thật e dè, phải test, nếu không thì gỏ key một hồi rồi nó bay mất tiêu, hoặc khi public comment xong thấy rõ ràng, mà mình thoát ra thì nó cũng ....ra theo !
Mấy hôm nay theo dõi bài "ngoái trầu cho nội" thấy mọi người kể chuyện trầu cau mà vẫn còn thiếu một thứ: đó là dân Nam bộ ăn trầu và xĩa thuốc, trong cái rổ trầu có thêm một gói thuốc lá để ...xỉa, và các bà già khi nhai trầu đỏ miệng rồi thi vo 1 cục thuốc lá bằng đầu ngón tay trỏ và chà răng cho trắng và sau đó gắng lại 1 bên môi, trông rất..."phong thái ăn trầu". Không biết các bạn thơ có để ý chuyện nầy không chứ PC còn nhớ hồi còn đi học ở trọ nhà 1 bà già cũng ăn trầu, mỗi lần hết thuốc xỉa bà hay nhờ PC chạy mua dùm 1 gói. Không xỉa thuốc thì ăn trầu không ngon đến cao điểm !!
Trầu cau ở Nam bộ là một nghệ thuật nhân gian, nam nữ cũng đều ăn trầu được hết, và têm trầu là cả 1 nghệ thuật cao khi tiếp khách:
Thương nhau cau 6 bổ 3
Ghét nhau cau 6 bổ ra làm 10.
do đó nhìn vào miếng cau miếng trầu là biết người tiếp mình thương hay ghét.
PC thì không biết ăn trầu nhưng có nhai thử thấy vị cay nồng và chát....chẳng có ngon tí nào. Thế mà bao người ghiền đến chết cũng không bỏ được, có ghiền mới biết cơn ghiền ra sao phải không các bạn thơ (giống như...trang thơ vậy !)
Trong comment của NT có 2 câu ca dao mà PC ấn tượng:
"Trên đầu em đội khăn vuông
Nhìn xuống dưới ngực, cau buồng còn non."
PC không dám phân tích vì sợ tranh chủ delete comment nên mọi người tự ....vẽ nha!
Bổ trái cau cũng là một nghệ thuật ăn trầu, không phải cầm trái cau rồi dùng dao chẻ đôi, chẻ ba là xong đâu. Trái cau phải được gọt 1/2 vỏ xanh bên ngoài để trái cau nủa xanh nủa trắng, xong rồi dùng dao ăn trầu xoay 1 vòng để lấy cái núm cau ra, núm cau là phần vỏ già của trái cau, phần vỏ non còn lại sẽ dính lại với ruột cau (khi ăn phần vỏ nầy sẽ là những sợi kết trầu cau vôi quệnh lại thành khối, QH nói ăn chung với vỏ cây là chổ nầy, (vỏ vây gòn), nhưng chẻ cau như vậy không cần vỏ cây.
"cái vú cau" là phần mà các bà gở ra khi cắt vỏ trái cau có hình dáng trong 2 câu thơ mà NT đã trích dẫn đó các bạn thơ !
hì hì
...mua vôi Chợ Quán, chợ Cầu
Mua cau Nam Phố, mua trầu Chợ Dinh"
Thôn Nam Hoa thuộc tổng Hữu Túc là tên cũ đất phố Hàng Bè bây giờ; thôn Nam Hoa sau đổi tên là Nam Phố và tổng Hữu Túc cũng đổi là tổng Đông Thọ.
Hàng Bè còn một ngôi đình ở chỗ số nhà 29 gọi là đình Ngũ Hầu thờ Cao Tứ một vị tướng của triều Thục. Ngũ Hầu là một làng vạn, đình ở ngoài đê, đến khi dòng sông ra xa thì làng chài cũng lênh đênh theo và đình vẫn ở nguyên chỗ cũ.
Hàng Bè là một khúc của con đê cũ, khi dòng chảy còn ở sát chân đê, các bè gỗ nứa lá song mây, những vật liệu làm nhà từ miền ngược trở về áp vào đây bán. Do đó khúc đê này có tên là Hàng Bè, chợ trên đê là chợ Hàng Bè.
Khi bè mảng không vào được sát chân đê nữa vì cát bồi đưa sông ra xa, thì phố này là nơi buôn bán cau, nên cũng có tên là phố Hàng Cau. Trước kia, hàng năm thuyền mành từ miền trong ra đem hàng như đường Quảng, vây cá, tôm he, cá khô, nước mắm, cau khô của Qui Nhơn, Bình Định; khi về họ chở vào; bát ăn cơm, giấy hàng mã, vải, nồi đồng, mâm thau.
Thuyền đinh lớn to mấy gian, bên trong có cả hoành phi câu đối, khám thờ, tủ chè và nuôi cả gà chó. Lái buôn người Việt Nam - và cả lái buôn người Tàu - đem hàng ra từng kiện, chứa trong kho những nhà chứa trọ phố Hàng Bè tất nhiên là sầm uất cho đến khi lòng sông lùi ra xa, một con đê mới đắp ở cách xa đê cũ, nứa gỗ chuyển đến nơi khác, và cau thì vẫn đem bán ở đây.
Con đê mới nói trên có đoạn tên là Bè Thượng, khi người Pháp mới đến Hà Nội, họ vẽ bản đồ ghi là Rue de la Digue (phố trên đê), tức là con đường Nguyễn Hữu Huân bây giờ.
Những năm thập niên 20 và 30, các cửa hàng bán cau tươi, cau khô ở Hàng Bè chiếm gần nửa tổng số nhà ở phố này..... Việc buôn bán cau, sơn ở trong tay phụ nữ, đàn ông đi làm.
"Trên đầu em đội khăn vuông
Nhìn xuống dưới ngực, cau buồng còn non."
... mọi người tự ....vẽ nha!
NT vẽ ra như vầy nè bạn thơ Phượng Các ơi:
Thương em ngơ ngẩn ngõ sau
Thương em vì cái chũm cau ngọt ngào
(dẫu vị cau là vị chát nghen !)
Có đặng không các bạn thơ ?
Hình như vẽ sai rồi NT ơi !
nhất là câu nầy:
"Thương em vì cái chũm cau ngọt ngào
(dẫu vị cau là vị chát nghen !)"
Có ai trong chúng ta nếm thử quả cau non chưa ? quả cau non bổ ra thì ở giữa còn 1 chút ít nước chưa thành ruột cau, hồi còn bé PC đã hút chât nước nầy rồi, nó ...ngọt chứ không chát đâu ! cho nên cái "chủm cau non" thì ngọt thật mà !
Không tin thì nhờ bạn Sao ở quê nhà "nếm" thử "cau non" đi !
Lòng thì cũng muốn nghe lời
Nếm cau non ngọt đã đời nghe ta
Nhưng sao cứ thấy lo xa
E rằng phải vác chiếu ra hầu tòa
“Hổng dám đâu là hổng dám đâu” bạn thơ PHƯỢNG CÁC ơi!
Thời nay mà bắt chước “Ông Trượng Tiên Bửu” thì vác chiếu ra hầu tòa là cái chắc.
“Sắc như dao cau” là một thành ngữ mô tả ánh mắt liếc nhìn của cô thiếu nữ “bén ngót” mà cũng là mô tả sự sắc bén thực sự của con dao cau.
Trang chủ thì làm gì có con dao bổ cau như má của mình có ngày trước, nhưng cũng có con dao của Nhật rất mỏng và bén, lấy ra cắt trái thơm sáng nay, vừa làm vừa nghĩ đến những comment về cau non mà cười một mình, nhiều ý tưởng ví von góp vui thật phong phú và ngộ nghĩnh , tuy nhiên khi SM gọt mắt thơm lượn theo đường cong mềm mại cũng cầm chắc con dao chứ sơ ý là đứt tay hoặc rớt vào Trang Thơ là không đặng rồi.
(Chuyển dùm LTV)
Mới đọc xong bài "Ngoáy trầu cho Nội'.thật hay và cảm động.Cám ơn NT đã nhắc cho mọi người nhớ ,một tình thương sâu đậm ngọt ngào ăm ắp trong tim của mỗi con người.
Thơ thì không còn gì để bàn,nhưng hình ảnh mà SM cất công "siêu tâp",quả trong chiếc nón tròn vành vạnh không thiếu thứ gì của Nội,nói như kiểu ngày xưa ( từ cây kim tới phi thuyền).Những thứ gần gủi thân thương,gắn bó với người phụ nữ Viêtnam qua bao thế hệ,mà vẫn chưa hề mai một.
Xin gõ tiếp câu khởi đầu của QH "Có trầu mà chẳngcó cau,làm sao cho đỏ môi nhau thì làm".Vậy đó cơi trầu,chén rượu đã đưa bao nhiêu đôi trẻ đến bến bờ hạnh phúc.
Ngày của Mẹ vừa qua,vẫn còn đọng lại trong ta,niềm thương cảm không hề nguôi ngoai,thì "Nôi" là ai? Sao không có ngày của Ông của Bà nhỉ ?Chẳng sao cả,bởi Nội chính là bậc sanh thành ra mẹ cha ta ,Làm con làm cháu,ta nhớ suốt đời phụng dưỡng Ông,Bà,Cha,Mẹ...
LTV
TRẦU TÊM CÁNH PHƯỢNG
Trầu têm cánh phượng là hình ảnh đẹp, gợi về truyện cổ tích Tấm Cám và tục ăn trầu đã trở thành tập quán, truyền thống của dân tộc Việt. Từ xa xưa, miếng trầu đã đi vào thơ ca, huyền thoại, cổ tích… phản ánh nhiều nét đẹp văn hóa, thăng hoa tình cảm, tình yêu thương con người, hình thành văn hóa vùng rõ rệt.
Trước hết, miếng trầu gợi về những sự tích, những câu chuyện cổ, được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân, mang đậm bản sắc dân tộc. Truyện Trầu cau, qua truyền miệng thêm bớt của nhiều thế hệ, những tình tiết “nguyên thủy” đã được khoác cái áo của lễ giáo cho phù hợp với đạo Khổng-Mạnh. Đến nay, chủ đề của Trầu cau lại trở thành câu chuyện luân lý, đạo đức, khuyên con người xích lại gần nhau hơn, vị tha hơn để sống chan hòa, nhân ái trong cuộc sống hội nhập.
Câu chuyện Trầu cau khép lại bằng tục ăn trầu-một phong tục truyền thống của nhân dân ta để tô đậm tình cảm sắt son, thủy chung đẹp đẽ. Miếng trầu bao giờ “cũng là đầu câu chuyện” để bắt mối lương duyên và những khi có lễ nhỏ, lễ lớn, cưới xin, hội hè, ma chay… đều không thể thiếu miếng trầu. Vì thế mà truyện Trầu cau đã bất chấp thời gian mà sống mãi với nhân gian.
Hình tượng trầu têm cánh phượng của cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám cũng có từ rất xưa. Truyện được nảy sinh từ vùng đất Kinh Bắc. Vì thế, cô Tấm có dáng dấp của Chị Hai quan họ. Rất hiếu thảo, duyên dáng, tình tứ và khéo léo. Miếng trầu của cô Tấm đã trở thành một hình tượng đẹp, có sức quyến rũ độc đáo và mang đậm sắc thái văn hóa vùng, rất đáng trân trọng. Miếng trầu têm cánh phượng còn mang nét đẹp biểu trưng, đầy tự hào của người Kinh Bắc. Có thể nói, mỗi câu chuyện đều thắm đượm tình người, có giá trị nhân bản và nhân văn sâu sắc.
Trầu là món ăn không giải quyết việc đói, no. Người ta ăn trầu là để thưởng thức vị cay thơm của lá trầu không, vị chát của vỏ, vị ngọt bùi của cau, vị nồng nàn của vôi… tất cả hòa quyện với nhau trong một màu đỏ sẫm. Nhiều người ăn trầu đã thành thói quen, rồi thành nghiện-nghiện trầu. Nhưng điều kì diệu của thói nghiện trầu phải chăng là ở chỗ, người ăn thấy nó gắn bó với số phận con người, bởi tách riêng, thì cay đắng, éo le, nhưng khi đã hòa chung thì tình cảm của họ lại thắm tươi, đẹp đẽ:
“Tách riêng, thì đắng, thì cay.
Hòa chung, thì ngọt, thì say lòng người.
Tách riêng, xanh lá, bạc vôi.
Hòa chung, đỏ thắm máu người, lạ chưa?
… Chuyện tình ngày xửa, ngày xưa!…”.
(Sự tích Trầu cau-Hồng Quang)
Theo phong tục Việt Nam, miếng trầu rất quen thuộc, dễ kiếm. Trầu tuy rẻ tiền nhưng chứa đựng nhiều tình cảm, nhiều ý nghĩa. Giàu nghèo ai cũng có thể có, vùng nào cũng có, từ Bắc chí Nam. Ăn trầu là một phong tục truyền thống, nhưng cách têm trầu thì lại mang rõ dấu ấn văn hóa của vùng miền.
Nói đến trầu têm cánh phượng là nói đến miếng trầu vùng Kinh Bắc. Cũng vẫn nguyên liệu ấy, nhưng cách têm đẹp, kiểu cách, đã thể hiện sự khéo léo của những liền chị-người gái quê Kinh Bắc. Vì thế, miếng trầu có sức hấp dẫn đặc biệt và để lại ấn tượng sâu sắc cho bất cứ ai, dù chỉ một lần được mời.
Trong giao tiếp ứng xử, “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Miếng trầu thường đi đôi với lời chào và một thái độ của người mời khách. Người lịch sự không “ăn trầu cách mặt”, nghĩa là đã tiếp, thì tiếp cho khắp-“Tiện đây ăn một miếng trầu. Hỏi rằng quê quán ở đâu chăng là?”.
Việc mời trầu cũng thể hiện sắc thái tình cảm tinh vi, tế nhị. Quý nhau mời trầu, ghét nhau theo phép lịch sự, cũng mời trầu. Ca dao có câu: “yêu nhau cau sáu bổ ba; ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười”. Còn không có trầu mà tiếp khách vẫn mời trầu như Nguyễn Khuyến, là một trường hợp lạ-“Đầu trò tiếp khách, trầu không có. Bác đến chơi nhà, ta với ta”.
Ngày nay, để răng trắng, có thể nhiều người không biết ăn trầu, nhưng theo phong tục trong ngày hỏi cưới, giỗ chạp… nhà ai cũng có trầu. Vì miếng trầu là tục lệ, là tình cảm nên dẫu ăn được hay không ăn cũng chẳng ai từ chối-“Cho anh một miếng trầu vàng, mai sau anh trả lại nàng đôi mâm”.
Ngày xưa, ăn trầu còn sợ bị bỏ “bùa mê”, “bùa yêu” nên ta có thói quen “ăn trầu thì mở trầu ra, một là thuốc độc, hai là mặn vôi”. Vì “miếng trầu là đầu câu chuyện”, là “đầu trò tiếp khách”, lại là biểu tượng cho sự tôn kính được phổ biến dùng trong các lễ tế thần, tế gia tiên, lễ tang, lễ cưới, lễ thọ, lễ mừng… nên têm trầu cũng đòi hỏi phải có mỹ thuật. Nhất là lễ cưới, lễ hội vùng Kinh Bắc, trầu thường được têm nhiều theo kiểu cánh phượng-miếng trầu cô Tấm.
Trầu têm cánh phượng đã thành tục lệ truyền thống lâu đời, có “cau róc trổ hoa, cau già dao sắc”, từ lá trầu, quả cau, cho đến cách bổ, cách têm trầu cũng thật nhiêu khê! Có trầu quế, trầu hồi, cũng có trầu cay, trầu hôi, có cau tươi, cau khô, cau già, cau non, cau quả to, cau quả nhỏ, cau tiễn chũm long đào… Trầu têm cánh phượng thường dùng để đãi khách quý, được têm bằng cau chũm tiễn long đào. Cánh têm này cũng đòi hỏi phải chọn lá trầu quế vừa tầm để cắt tỉa cánh phượng, chọn vỏ đỏ dày để cắt trang trí phần đuôi. Muốn cho miếng trầu thêm đẹp, người ta thường cài thêm vào cùng miếng vỏ một cánh hoa hồng, tạo thành đuôi phượng, làm miếng trầu thêm lộng lẫy với sắc màu sặc sỡ, tươi tắn.
Trầu cánh phượng thường được bày trên đĩa đặt ở bàn tiệc, dùng làm vật trang trí. Mỗi đĩa trầu có thể bày từ 5 đến 10 miếng, đầu châu vào giữa, đuôi có cánh hồng ở phía ngoài, trông rất sang trọng, lịch thiệp và đẹp. Có nơi người ta bày trầu theo kiểu khác. Trầu được cắm trong lọ hoặc li thủy tinh, trong li không đựng nước mà đựng gạo. Mỗi miếng trầu cánh phượng được cắm bằng que tre nhỏ dài chừng 20 cm vào đầu cau, trông như một cành hoa lạ. Tùy theo cỡ bàn to nhỏ mà cắm nhiều ít cho phù hợp, mỗi lọ ít nhất cũng cắm từ 5 đến 7 “bông”, thành một lọ hoa đẹp! Có thể đặt trang trí trên bàn tiệc cùng hoa tươi, trông rất kiểu cách, ấn tượng.
Ngày nay, trong tiệc cưới ở một số làng quê Kinh Bắc, trầu cánh phượng được têm rất cầu kỳ, mỗi miếng đựng trong một hộp nhựa màu trong suốt, hình vuông hoặc trái tim. Trước khi tiễn quý khách ra về, chủ nhà mời mỗi người một miếng trầu tính trầu tình, – “trầu têm cánh phượng xinh xinh, chở trao cho thắm môi mình, lòng say”. Để khi cầm miếng trầu têm cánh phượng trên tay, ai cũng bùi ngùi, phấn chấn, cảm động đến khó tả, dù chỉ một lần được nhận.
Hình tượng trầu têm cánh phượng của cô Tấm trong truyện Tấm Cám không chỉ còn là huyền thoại, là ảo ảnh siêu thực. Miếng trầu têm cánh phượng đã bước từ cổ tích ra ngoài cuộc sống. Rất bình dị, gần gũi, nhưng cũng không kém phần cao sang quyến rũ, vẫn tồn tại qua thời gian để thăng hoa nét đẹp truyền thống một vùng quê.
Nhìn các liền chị têm trầu mà cứ ngỡ là cô Tấm vừa chui ra từ vỏ thị, đang sống giữa cuộc đời, thiết tha tình tứ, giăng mắc cùng lời ca Quan họ-“Dao vàng bổ miếng cau hoa. Bày lên đĩa sứ, mang ra thết chàng”. Miếng trầu cánh phượng vì thế mà đậm đà bản sắc văn hóa Kinh Bắc, thấm đượm tình người, có giá trị nhân bản và nhân văn sâu sắc.
SM sưu tầm
(www.bacninhmedia.net)
Nhìn hình ảnh vườn cau Trang Chủ post lên phía bên cạnh, ngày hôm qua tui về bên Nội ăn giỗ, sực nhớ tới vườn cau của Ông Bà.
Trên một khoảng vườn rộng hơn nửa mẫu ven sông Sàigòn, Ông Bà tui trồng một vườn cau theo hàng lối giống như Tây trồng cao su chắc cũng khoảng mấy trăm cây.
Theo lời kể lại của Bà Nội, lúc còn con gái đến mùa thu hoạch Bà chỉ cần leo lên ngọn một cây cau phía ngoài. Cắt buồng xong thòng dây thả xuống, rồi Bà lấy đà đong dưa ngọn cau cho nó lắc lư. Khi tới gần ngọn cây kế bên thì chụp lấy ngọn cây mới mà quăng mình qua cắt buồng, khỏi cần phải leo lên leo xuống chi cho mất công. Đi giáp buổi khi nào đói bụng mới tuột xuống đất.
Hôm qua ăn giỗ được thưởng thức món gỏi làm từ bắp cau. Nó tương tự như "củ hủ" dừa, nghĩa là khi cây cau đã già không còn ra trái được nữa hoặc khi bị sâu đục thân chết đứng thì người ta hạ xuống. Thân cây thì xài vô chuyện khác, còn bắp cau cắt ra trộn gỏi.
Điều tối kỵ là không được để nước dính vào vì như vậy món gỏi sẽ nhẫn nhẫn vị đắng mất ngon.
Xắt mỏng ra đem xào dầu ăn sơ qua rồi trộn với tôm, đậu phộng, rau quế, nước mắm tỏi ớt....xúc với bánh tráng nướng nhậu rượu đế đã lắm.
Nhưng coi chừng nghe, ăn in ít thôi. Đừng thấy "bắt mồi" rồi ăn cho cố một hơi nó say thì không đứng vững luôn.
Say rượu đế còn vịn vách lần mò kiếm chỗ nằm được, chớ say gỏi bắp cau thì chỉ có nước đo ván tại chỗ, không thấy đường đi.
Bạn thơ s@ nhắc đến củ hủ dừa làm NT nhớ hồi ở ruộng ... món củ hủ mà kho chay thì ăn quên thôi ! NT cũng có lần lén ăn sống nữa, ngọt ơi là ngọt, nhưng mà đâu có nhiều đâu để ăn cho tới say; ngoài ra con đuông trong thân cây dừa là kẻ phạm tội thì mới là số dzách (món này NT hỏng biết làm à nha, chỉ biết ăn thôi !)
Một cây dừa mà bị hạ xuống vì con đuông thì người chủ tiếc hùi hụi vì cây dừa xài hết từ ngọn đến gốc, hỏng bỏ món nào hết !
Bạn thơ Như-Thương ơi,
Củ hủ dừa thì "số dách" rồi, nhứt là con đuông dừa đúc lò...
Nhưng "gỏi bắp cau" thì khác nha..nó là super số dách biết sao không?
...Say rượu đế còn vịn vách lần mò kiếm chỗ nằm được, chớ say gỏi bắp cau thì chỉ có nước đo ván tại chỗ, không thấy đường đi.
Không thấy đường đi...thì nằm tại chổ thôi..thuyền chìm tai bến không mất đồ ...mà.
Nhứt là đã có cau rồi...hình như đám giỗ đám quảy nào người miền nam đều có quả trầu...thì cho tới luôn..
...Trầu này ăn thật là say
Dù mặn, dù nhạt, dù cay, dù nồng
Dù chẳng nên vợ nên chồng
Xơi dăm ba miếng kẻo lòng nhớ thương
(ca dao).
Đọc comment của bạn thơ NHƯ THƯƠNG tui ngồi mà cười một mình.
Nói dzậy mà cũng nói được hén.
Có ăn 10 cái củ hủ dừa thì cũng làm sao mà say?
Vì dừa thì nó ngọt chớ đâu có chất làm say...lòng người như cau đâu?
Còn con đuông dừa bắt ra lăn bột rồi chiên lên. Vừa béo, vừa ngọt, vừa mềm mụp. "Bắt mồi" lắm nghen. Có điều phải xẻ ra chia đều trong mâm chớ ăn một mình là có chuyện à nghen, bị nó có chút xíu cỡ bằng ngón tay mà.
Úi chu choa! Nghe nước miếng ứa ra kẻ răng rồi nè NT ơi!
Các bạn thơ,
Đề tài ăn con đuông có vẻ hấp dẫn nha !
Sau đây là vài hình ảnh người Việt ăn con đuông bây giờ tại Cần Thơ:
Lần đầu ăn đuông dừa
con hét "Bố ăn ...sâu"
Đó là cách ăn của Cần Thơ bây giờ, ăn sống nuốt tươi !
Chứ ngày xưa PC cũng có vườn Bến Tre chơi và ăn đuông cũng nhiều lần nhưng cách làm như vầy:
Thường thì cây dừa người dân vườn rất buồn khi cây dừa bị đuông ăn, trồng 1 cây dừa mấy năm mới có trái mà bị đuông ăn thì tiếc biết bao. Đuông là con nhộng của con bọ đừa khi còn là ấu trùng, bọ dừa đẻ trứng trên ngọn cây dừa nơi chùm lá non và khi con nở ra sẽ ăn vào trong phần non cùa lá dừa (củ hủ) và khi thành bọ sẽ khoét lổ bay ra ngoài. Một cây đừa bị đuông ăn khi đốn xuống có khi vài chục con là thường. Người làm vườn sẽ thu hoạch đuông và làm món ăn.
Con đuông sẽ cho vào tô nước mắm cho nó uống no, sau đó cắt cái đầu bỏ đi, vì bộ răng rất cứng không ăn được, và nhét vào ruột 1 hay 2 hạt đậu phọng rang, xong cho vào lăn bột như cua lăn bột vậy và chiên lên, bày lên đĩa rau cải xà lách để đãi khách thì nhất rồi !
Phong cách ăn uống bây giờ cũng khác xưa, người ta bày ra nhưng thứ ăn sống uống máu tươi vì...bản chất tàn bạo. Có lẽ quen rồi sẽ dễ làm ác hơn chăng !
Cây cau cũng phải leo mà cây dừa cũng phải leo (!), cho nên NT tưởng tượng rằng ... củ hủ cau say thì củ hủ dừa cũng ... SAY !!!
Không thấy đường đi...thì nằm tại chổ thôi..thuyền chìm tai bến không mất đồ ...mà.
Có thiệt vậy hôn bạn thơ QUÊ HƯƠNG?
Tui lại nghĩ rằng không mất ĐỒ lại mất ĐỜI đó chớ!
Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa
Vội vàng chi trăng lạnh quá khách ơi!
Đêm nay rằm yến tiệc sáng trên trời
Khách không ở lòng em cô độc quá!
Kiểu nầy thì "tiêu ĐỜI trai sương gió" là cái chắc!
Cac bạn thơ ơi,mấy hôm nay cái Comp của Thth nó làm eo,con trai mới gõ cho nó mấy cái,NS tạt qua vườn trầu cau của Trang chủ và nhờ Thth. gởi mấy câu ca dao hổng biết ..vui hay buồn đây (để hỏi lại NS ..và báo cáo tiếp..hihi)
Cau khô trầu héo tái môi
Cam sành tốt múi thì tui gặp nàng?
Nhờ các bạn thơ..giải giùm cho vui hén.
Xin Chúc Mừng Ngàn Sau đã có một cơ ngơi mới khang trang, sắc hoa tươi vừa trồng chắc bắt đầu nở rộ. Hổm rày NS vắng bóng trên Trang Thơ, nay tạt qua vườn trầu cau mà thôi, thế thì
Đi đâu mà chẳng thấy về
Hay là đã mắc lời thề ở đâu ?
(ca dao)
Ới ThTh,
Cái câu ca dao trai gái miền Trung hẹn hò gặp gỡ nhau trong VĂN CHƯƠNG BÌNH DÂN NÓI LÁI, NS mà không hiểu thì ai rành hơn đây? ThTh biểu các bạn giải dùm , ấy là coi Bụt nhà không thiêng đó.
Trang Chủ quả là tài giỏi đã tìm được lời giải của câu đố.
Người hay trích dẫn ca dao Việt Nam đâu mất rồi? Sao chưa thấy lên tiếng?
Hay là cũng cùng một ý nghĩ giống tui, bởi vì:
TUI LẠI KHÔNG CHO LÀ NHƯ THẾ!
Ới Trang chủ ơi,NS nói là Trang chủ giải đáp trúng quá,"Tai lươn gần"NS sẽ tái xuất giang hồ y như ...Aladin cây đèn thần ..hô biến dậy..hihi
thth.
CƠI GIẦU
Thử trước rồi mới dám vô,không thì hì hục đánh lại ,hay bỏ cuộc.
CM nhớ có một bà Ở buôn ÊA CAO ,từ miền bắc vô,có lần đến nhà má chơi có đọc cho CM mấy câu thơ về CƠI GIẦU,CM
mới tìm ra ,xin đóng góp.
Cơi giầu tươi tốt như hoa
Đi khắp thiên hạ,đi qua gầm trời
Vào chuà trống hiến ,chuông hồi
Cơi giầu thi đỗ ,tam khôi về nhà
Cơi giầu này đi tận đâu
Sở nguyện như ý,sở cầu tòng tâm
Cơi giầu này đáng mấy trăm
Như loan cánh phượng,như phong lá cờ
Cơi giầu nhang khói phượng thờ
Dâng lên tiến cúng thiên thu thọ trường !
Có thể có chữ CM không rõ lắm !
CƠI GIẦU, chữ này nghe lạ quá, lần đầu tiên mới biết , thế có nghĩa là gì hả CM?
Các bạn thơ ơi,
NT trả lời phụ bạn thơ Cỏ May nha
Chữ " Cơi Giầu " là tiếng Bắc đấy
Thơ Nguyễn Khuyến có câu:
" Kiếm một cơi trầu sang biếu cụ
Xin đôi câu đối để mừng ông"
Dân gian lại có câu: " Sửa cơi trầu, đĩa hoa dâng cụ " để tưởng nhớ tổ tiên, ghi nhớ công ơn sinh thành
Còn tiếng Cơi Giầu = Cơi Trầu của người miền Nam là ??????????
Đợi NT hỏi bạn thơ Quê Hương hay bạn thơ s@ vậy ....
Bạn thơ NHƯ THƯƠNG ới ời!!!
Vụ nầy chắc phải dành phần cho nhà sưu tầm QUÊ HƯƠNG thôi.
Cũng có đôi khi...tui quên mất gốc gác của mình!
Tui chỉ nhớ lại hồi còn nhỏ, thỉnh thoảng Bà Nội kêu lấy thêm miếng cau, miếng thuốc xỉa trong KHAY TRẦU nên bây giờ phỏng đoán là từ CƠI GIẦU xuất xứ ở miền Bắc.
Có mấy câu ca dao như vầy:
Đàn ông nông nổi giếng khơi
Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu.
Theo như văn phong thì nó giống là của một người miền Nam, nhưng tui chưa được nghe tiếng cơi trầu trong dân gian Nam Bộ.
Lại vài câu ca dao có nghĩa đối nghịch lại:
Ba đồng một mớ đàn ông
Đem về mà bỏ vào lồng cho kiến nó tha
Ba trăm một mụ đàn bà
Đem về mà trải chiếu hoa cho ngồi
Post a Comment