Chỉ cần đọc đến tựa đề bài thơ THÁNG BA là NT đã chùng lòng xuống rồi bạn thơ KIM CHI à ...
Mời các bạn hãy nắm tay nhau lại đi tìm về từng ngõ ngách xưa với NT
Biết bao nhiêu thương nhớ mà chỉ có những ai đã từng được chốn ấy cưu mang thì mới hiểu rõ được phải không các bạn thơ ? Một ly cafe, một sắc hoa cafe trắng muốt, một làn khói xưa - đâu chỉ vỏn vẹn có thế thôi đâu ! Sẽ là cả những đồn điền cafe mênh mông ngập tràn hương hoa nở rộ Tháng Ba, sẽ là những giọt đắng cafe của cái ghiền quán, ghiền hương vị, ghiền một góc phố trở về đầy ắp Chốn ấy đã từng dẫn NT đi qua hết tuổi học trò ngây thơ, tuổi bắt đầu biết ép những đóa hoa cafe vào trang vở - thơm ngát hồn nhiên và thơm ngát tình đầu ...
Lời bài thơ nói lên cảm xúc rất chân thành. Có cần chi những ngôn từ bóng bẩy mới diễn tả hết phải không? Duy chỉ một từ cuối cùng của bài thơ rơi xuống làm nặng nề một chút cái xúc cảm đằm thắm tôi có được khi bước vào đọc những câu thơ ấy. Bài thơ không một từ nào đề cập tới vùng đất mà người ta đã tổ chức Lễ hội cà phê, nhưng mặc nhiên ai cũng hiểu. Tôi nghĩ những người đã cùng lớn lên trong không gian nắng vàng bụi đỏ ấy chắc cũng cùng chung một tâm tình. Tất nhiên mỗi tâm hồn sẽ có chút khác đi, nhưng tựu trung cái cốt lõi là tương đồng. Những đôi mắt thanh xuân, những cánh cửa tâm hồn rộng mở cùng ngắm một màu mây chiều bàng bạc, cùng co mình dưới ngọn gió lạnh cắt da của những buổi đông về, cùng hít thở đám bụi đỏ ba-dan, cùng thả hồn mình trong những đêm trăng sáng, cùng hưởng một sự giáo dục đầu đời giống nhau thì dễ gì có sự khác biệt quá lớn. Hương hoa cà phê chừng như vẫn còn lẫn khuất đâu đó trong tế bào phổi, trong chân ngọn tóc mai, trong mỗi nếp gấp của tâm hồn.
Hình minh hoạ có màu sắc đẹp và đầy ý nghĩa. Vài cái hoa cà phê ẩn trên thành ly thật đẹp! Nhưng chắc chẳng bao giờ tôi được nhấm nháp hương vị cà phê trong cái ly đẹp đó đâu.
Banmêthuột! Thập niên 50 đã là một nỗi e sợ của những người đồng bằng, một nơi rừng thiêng nước độc đi dễ khó về nên thực dân Pháp mới xây nhà tù giam giữ những tội phạm chính trị. Vào thời điểm đó tôi đã đặt những bước chân non tơ trên hè phố lầm bụi đỏ.
Banmêthuột! Tên gọi một vùng đất mà khi vang lên đã như âm thanh một giọt sương rơi xuống sợi-dây-đàn-tâm-hồn tôi. Chỉ là một chạm nhẹ thôi, và âm thanh ngân rung chỉ như một hơi gió thoảng bên song, nhưng sao làm ngân nga nỗi nhớ của tôi rộng dài đến thế!
Banmêthuột! Đi tứ phương tám hướng, đi cùng trời cuối đất chăng nữa, nhưng khi nghe có ai đó nói lên tên địa danh rực rỡ ấy là khiến xui tôi muốn quay bước trở về mà nhìn ngắm lại những kỷ niệm xưa. Nhưng tôi biết rõ những ngày xưa ấy đã tan biến vào hư không mất rồi, không thể nào tìm lại được đâu nên cứ chần chừ mãi.
Banmêthuột! Những kỷ niệm đầu đời ai mà không trân quý? Nó sống mãi trong lòng của mỗi chúng ta, khó mà tàn phai theo năm tháng dù với những cuộc mưu sinh nhọc nhằn. Dù có đi đâu, những người con đã lớn lên từ vùng đất ấy vẫn đau đáu trong lòng có một ngày trở lại.
Tôi nghe có người nói thế nầy: “Không phải ai cũng có may mắn đến Tây Nguyên đúng vào mùa hoa cà phê nở. Vì loài hoa thường nở hai, ba đợt đến tận cuối mùa xuân và mỗi vụ hoa nở nhanh rồi tàn cũng nhanh. Chỉ sau vài ngày nở rộ, những thảm hoa đã chuyển thành nụ quả xinh xinh.”
Không đúng! Sao chỉ vài ngày nở rộ, mùa hoa đã tàn? Nó phải lâu hơn chứ hả những người con Banmêthuột?
Cách đây không lâu, nhìn qua khung cửa sổ khi xe đi đến đoạn Dakmil, tôi đã sững sờ khi từ trên đường cao nhìn xuống một đám cà phê tơ non tít sâu phía dưới thung lũng, chắc là chỉ mới ra hoa lần đầu như những cô thiếu nữ dậy thì. Cành hoa chưa kịp mọc dài, nhưng chúng đã trổ đều tăm tắp trên nền đất đỏ. Nhìn toàn cảnh, tôi có cảm tưởng như một đội quân nhỏ xíu đầu đội nón trắng đang sắp hàng duyệt binh trong nắng sớm. Đẹp quá! Tôi lôi cái máy ảnh ra chụp vài tấm thì xe đã khuất tầm nhìn.
Tôi đã sống cùng gió núi mây ngàn và khoảng không gian bao la bạt ngàn rừng thẳm đã làm lớn lên tâm hồn tôi. Những ngọn gió bắt nguồn từ đâu đó thổi tới mang theo chút hương hoa cà phê trắng muốt đã làm nảy nở những say đắm đầu đời. Những tình cảm trong trẻo không gợn chút suy tính thiệt hơn cứ mặc tình lớn dậy. Thời mới lớn của tôi không bạt ngàn cà phê như bây giờ ở chỗ người ta mệnh danh là “thủ phủ cà phê của Việt Nam”. Ôi chao! Những ngôn từ bóng bẩy! Hồi đó, quả tình đâu có dám đi đâu xa, chỉ quanh quẩn khu vườn cà phê của Tây ở cây số 3 hai bên đường đi Pleiku và một đám cà phê không lớn lắm đường xuống suối Bu-Ri ngày ngày tôi qua đó. Chỉ một chút vậy thôi mà đã mang lại cho tôi biết bao kỷ niệm ngọt ngào. Những giờ nghỉ học buổi sáng thứ năm, cùng vài cô bạn học rong chơi trong khu vườn có những đoá hoa trắng muốt. Nhưng đi giữa rừng hoa thì hương thơm nồng nàn lắm, không dễ chịu như người ta hay nói đâu. Chỉ có mùi hương của kỷ niệm thoang thoảng nhẹ đưa mới dễ làm lòng người say đắm!
Bạn thơ NHƯ THƯƠNG ơi! Xin cám ơn đã có lời mời gọi nắm tay nhau trở về nhìn ngắm những kỷ niệm xưa.
Chắc là phải vậy thôi, bởi cách xa lâu lắm người ta dễ lạc lối khi tìm về những nẻo đường cổ tích.
Nhưng không chỉ là những người con lớn lên ở đó rồi ra đi. Xin mời tất cả những ai đã từng có một niềm lưu luyến về nơi chốn ấy hãy trở về cùng chúng tôi. Những người khách lạ đã từng có cảm giác nơi chốn ấy “đi dễ khó về” bởi chút lãng mạn tình người, đã từng rảo bước đêm khuya trên hè phố vắng mà nghe hương cà phê thấm sâu tận tâm hồn...
Kỷ niệm đẹp nào cũng sống mãi trong tâm hồn chúng ta. Đừng để kỷ niệm trở thành quá khứ thì chua xót lắm!
( Chuyển dùm PT) Kim Chi ơi, Tháng nào vui, tháng nào buồn ? Cỏ khô nhưng không hẳn là chết đâu. Trong sâu thẳm tâm hồn chúng ta, Chỉ mình ta biết vui hay buồn .
Thơ KC buồn quá !(Tháng 3BuônMê)nhưng bù lại được Trang chủ tặng một ly caphê sữa ngon lành. ThThanh thì thích ly caphê có màu càphê đậm hơn và ước gì bên cạnh có cành hoa trắng thơm ngát nhỉ?!?
Các bạn ạ,BMT hồi đó vui và thơ mộng lắm,giờ nghỉ học các bạn nữ kéo nhau vào rừng càphê CHPI nghe nhạc,đem theo casset,rồi hái hoa càphê dắt đầy đầu (làm vương miện)mùi hoa càphê thơm ngát đi đâu cũng nhớ.. Năm nay BMT được mùa càphê,ThTh được một học sinh cho xem hình lễ hội thấy cũng náo nhiệt và mừng vì bà con được mùa thu hoạch tốt không bị thua như những năm trước khi giá càphê bị trợt dốc..mừng cho người dân BMT đỡ vất vả,khó khăn
Tháng Ba không đủ nước tưới cà phê nên không thấy Cỏ Xanh đâu hết, chắc là đang đương đầu với cái rẫy, mấy thùng dầu chạy máy tưới và ống nước. SM mong CX qua được cái khó khăn hạn hán bởi biến động về thời tiết trong mùa này , để những tua hoa cà phê trắng nở bung mạnh mẽ rồi đậu trái cho bạn mình thở phào yên tâm. Những năm cuối trong thấp niên 70 SM dạy ở Buôn Ki , cách xa thành phố khoảng 4 km, trừ chủ nhật thì còn lại ngày nào cũng đi ngang qua những rẫy cà phê trên đường đi tới trường. Cà phê cần phân bón và nước tưới đầy đủ, cây cao che bóng mát che chở cho vườn cà phê điều hòa nhiệt độ, tiết kiệm nước tưới trong mùa khô, nên SM thấy sát lề đường có nhiều cây cao, tàn lá rộng, cây điều cũng được trồng nhiều, hạt điều khô còn nguyên vỏ rụng xuống đất, nhiều người đi lượm trong số đó cũng có SM. Một kỷ niệm không bao giờ quên là SM ngu ngốc rang hạt điều rồi dùng hai bàn tay không mà đập hạt lấy nhân làm kẹo. Kết quả tinh dầu của vỏ hạt điều đã đốt cháy hoàn toàn lớp da ngoài của hai tay, ăn kẹo mà nuốt không vô nổi. Người ta cũng nói cây che bóng có tác dụng nâng cao chất lượng cà phê , thời gian chín sẽ kéo dài hơn để hạt tích lũy các hương thơm cần thiết cho từng loại. Mấy nhà chuyên môn học hành kỹ lưỡng thì biết phân tích chớ mình sao biết được. SM thích loại cà phê Chè ( Arabica) có mùi thơm khi làm các món ngọt, nhưng mấy người sành uống cà phê nói uống pha trộn chung mấy loại nữa như Cà phê Vối ( Robusta) , Cà phê Mít ( Liberica) thì mới ngon đủ vị. SM xin nhường cho các bạn nào gắn bó với mấy ly cà phê hàng ngày lên tiếng dùm nhé.
KC chào các anh chị ,đã 14 Comments rất nhiều cảm xúc -Xin cám ơn trang chủ tấm hình minh họa -màu tím và cà fee ngát hương ý đồ chị SM là cà phêsửa dành cho phụ nữ thôi,- khác với nam giới thích cà fee đen MÀ THẬT VẬY nếu nhấm nháp hương vị cà fee đúng nghĩa phải là đen ,đậm đà thơm ngát mới đúng hương vị tinh thần nhất là của một anh chàng đang say vì ...nhớ -hương cà fee sửa sẻ mất đi mùi cà fee vì vậy nổi nhớ bớt đậm đà ?? Nói vậy để mọi người rủ nhau về thành phố vào mùa lễ hội không phải vì nhớ đâu chị NT và anh S cà fee BAN MÊ đâu phải là một thứ bùa mê-nó tự thấm đẩm hương hoa của đất ba dan của nắng ,gió và tay người pha chế -nổi Buồn này là do chàng lãng tử đã bỏ nó mà đi Vì vậy Ban mê tổ chức lễ hội để người về thăm VÀ biết đâu qua ngày mai khi gặp gỡ sẻ có một tháng ba nủa hình thành phải không chị TT và PT anh Vv ...
KC xin chào các anh ,chị,14 CM rồi với nhiều cảm xúc -KC cám ơn Trang chủ đã lên hình ly càfee thơm ngát trên màu tím đậm -hình như nổi nhớ mang màu tím mà may là cà fee là cà fee sửa ,đúng gu phụ nữ -chứ cà fee màu đen nửa thì KC cũng buồn theo- mà thật ra anh chàng lãng tử tháng 3 này phải nhấm nháp cà fee đen mới đúng hương vị đậm đà của đất badan ,nắng ,gió và bàn tay người pha càfê phải không chị NT -anh S,BAN MÊ PHẢI TỔ CHỨC LỄ HỘI Để còn" thương nhau mà về Buôn meethuột" chứ - NẾU KHÔNG chàng lãng tử này đã quên đường về hương càfee cũng là một thứ bùa mê đó -coi chừng anh Vv lại say cafee nên xuất khẩu thành thơ-còn chị TT ,PT lại có bài thơ mới "tháng ba mùa gặp gỡ "nhé
Rồi lại đọc..lần thứ hai..rồi lại đọc..để rồi tâm tư hồi vọng bước về một nơi đã mê hoặc đời mình...
..Tháng ba Thành phố cùng anh thao thức Nhớ người con gái...
Cám ơn Kim-Chi với " hình ảnh của những ngày xưa năm củ"...
Thời gian sống của QH nơi đây không dài, không nhiều...như các bạn, như Kim-Chi...nhưng nếu so sánh với nơi khác..thì Ban Mê Thuột vẫn được chọn đứng đầu danh sách..
Với những ký ức quay cuồng đang trở về, QH mời các bạn cùng trở lại Sài-Gòn xưa với những quán cá phê một thời trong kỷ niệm:
..Những năm cuối thập niên 60 Sài Gòn có mở thêm nhiều quán cà phê mới, và thường được trang hoàng công phu hơn, có hệ thống âm thanh tối tân hơn và nhất là quán nào cũng chọn một cái tên rất đẹp, phần lớn là dựa theo tên những bản nhạc nổi tiếng : Cà phê Hạ Trắng, Lệ Đá, Diễm Xưa, Hương Xưa, Hoàng Thị, Biển Nhớ, Hoài Cảm, Da Vàng… Tuy nhiên, ở một con đường nhỏ – Hình như là Đào Duy Từ – gần sân vận động Thống Nhất bây giờ, có một quán cà phê không theo khuôn mẫu này, nó mang một cái tên rất lạ: Quán Đa La. Đa La là Đà Lạt, quán của chị em cô sinh viên Chính Trị Kinh Doanh, có lẽ vừa từ giã thác Cam Ly, hồ Than Thở để về Sài Gòn học năm cuối tại nhà sách Xuân Thu hay sao đó, mở ra. Trường kinh doanh quả là khéo đào tạo ra những môn sinh giỏi kinh doanh : Tin mấy cô sinh viên mở quán thật tình là không được chính thức loan báo ở đâu cả; tuy nhiên, cứ úp úp mở mở như vậy mà tốt, nó được phóng lớn, lan xa, tạo ấn tượng mạnh và quán được chờ đón với những trân trọng đặc biệt, những náo nức đặc biệt. Những cô chủ chắc có máu văn nghệ, đã cố gắng mang cái hơi hướm của núi rừng Đà Lạt về Sài Gòn: Những giò lan, nhưng giỏ gùi sơn nữ, những cung tên chiến sĩ đã tạo cho quán một dáng vẻ ngồ ngộ, dễ thương; rồi những đôn ghế, những thớt bàn được cưa từ những gốc cây cổ thụ u nần, mang vẻ rừng núi, cổ sơ đã giúp cho Đa La mang sắc thái rất … Đa La...
Cô Hàng Cà Phê - Nhạc sĩ Canh Thân Cao Minh trình bày
Ở chợ Dầu có hàng cà phê Có một cô nàng be bé xinh xinh Cô hay cười hồn xuân phơi phới Cứ xem dáng người mới chừng đôi mươi.
Làn thu ba cô liếc nghiêng thành Mùi hương lan thơm ngát vương bên mình Làm say mê bao gã thiếu niên đa tình Mấy anh nho nhỏ thường hay đến ngồi cười với cô.
Lơ thơ tơ liễu buông mành Cho hay cái sắc khuynh thành Làm cho nhiều chàng chết mê mệt Đi đâu cũng ghé qua hàng Mong trông thấy bóng cô nàng Thì trong lòng chàng mới yên.
Hôm nao dưới bóng trăng mờ Tôi mơ ngắm cánh tay ngà Nhẹ nâng ly trà ướp sen ngạt ngào Trông cô dón dén ra vào Đôi môi thắm cánh hoa đào Lòng tôi rạt rào muốn xiêu.
Một chàng trai dáng người hiên ngang Đến tự phương nào trong gió đông sang Khách bên đường vì cô lưu luyến Đã bao tháng trường ước được nên duyên
Chàng yêu cô vô bến vô bờ Mà sao cô cô vẫn cứ hững hờ Buồn cho anh yêu quá hóa như điên rồ Chiếc thân bơ phờ dường như muốn chờ một kiếp ma.
Vô duyên cái túi không tiền Anh mua chuốc lấy ưu phiền Rồi đến một ngày ốm la liệt Không sao lê bước đến hàng Anh mong bóng dáng cô nàng Hiện đến dịu dàng với anh.
Thương thấy lữ khách bên đường Cô mang thuốc đến cho chàng Ngờ đâu con người trước bao hiên ngang Lim dim khóe mắt hoe vàng Anh đi sắp đến thiên đàng Vừa lúc cô hàng biết yêu.
Giờ đây đã mấy năm qua Có lúc mơ về đường xa Tôi nhớ những đêm trăng tà Cô hàng với bàn tay ngà.// Nhạc sĩ Canh -Thân: Nhạc sĩ Canh Thân là một trong những nhạc sĩ tiên phong của tân nhạc Việt Nam (1928 - 1975) nhưng có rất ít tài liệu nói về ông.
Nhạc sĩ Canh Thân sinh khoảng năm 1920, không rõ năm mất. Xuất thân từ nghệ sĩ cải lương thời kì đầu ông là một ca sĩ của tân nhạc, ông có tham gia hội ái Tino và lấy biệt danh là Tino Thân, ngoài ra ông cũng là một nhạc công đa tài.
Ông có tham gia vào nhóm Đồng Vọng và cùng nhau sáng tác những bản hùng ca. Về lĩnh vực tình ca ông nổi tiếng với bài Cô hàng cà phê, "Khúc ca mùa hè", "Anh còn cây đàn"
Tôi có viết một bài thơ cách đây hơn một năm, nhưng chắc do không đúng thời điểm nên không ai hỏi mua cả. Nay nhân bài thơ của bạn thơ KIM CHI có nói về nỗi nhớ người con gái của xứ sở hương cà phê thơm ngát, xin tái bản lại để được ngâm nga như bạn thơ PHƯỢNG CÁC: "Và Ta nhớ ai! Còn ai nhớ Ta"
KHÚC CHO EM
(Tặng những người con gái lớn lên từ miền đất ấy)
Hình vóc ấy của Mẹ Cha trao tặng, Nhưng hồn em phải kết tụ từ hoa? Những bông hoa trắng muốt đến mượt mà, Chắt tinh túy từ màu ba-zan đỏ.
Có những đêm chiêm bao đàn bướm nhỏ, Bay cùng hoa trong những giọt sương êm. Trăng trên cao, trăng sáng đến êm đềm, Trăng dát ngọc xuống bậc thềm năm tháng.
Hồn hoa ơi, trong những đêm trăng sáng, Có cùng đàn bướm trắng nhớ về ta? Ai biết đâu cánh bướm có chơi xa? Chỉ còn lại hoa và ta đứng ngóng.
Ban mê hoa, chẳng làm hồn dậy sóng, Bởi chừng như chỉ màu trắng tinh khôi. Hoa cà phê hương ngan ngát núi đồi, Ta chết lịm trong mùi hương hoa ấy.
Trời se lạnh Tết đến gần rồi đấy, Đỏ má hồng những cô gái thanh xuân. Trắng thẹn thùng, hoa e ấp bâng khuâng, Chân em bước nhẹ nhàng bên hoa đợi.
Như hò hẹn, đêm đêm ta xe sợi. Sợi nhớ thương, em hạnh ngộ cùng ta. Nhưng em ơi, em đâu tận xa xa, Để ta cứ mỏi mòn mà nhung nhớ.
Chút tình mọn chỉ biết dài tiếng thở. Ta chờ em mà em có chờ ta?
Vốn tui đã định viết một bài phiếm luận về những quán cà phê ở Sài Gòn trước năm 1975 nhưng chưa có thì giờ. Hãy nói một chút về quán cà phê Dala mà bạn thơ QUÊ HƯƠNG đã nhắc tới. Trước năm 1975, “vùng phủ sóng” của bọn tui hầu như được khoanh từ trại Hoàng Hoa Thám ở Ngã tư Bảy Hiền chạy dài xuống Trường đua Phú Thọ vòng qua Ngã ba Ông Tạ. Ui! Ở đó sao mà đầy những cô Bắc Kỳ nho nhỏ làm chân đi không rời! Nhưng bọn chúng toàn là một bọn đuôi dài đầu sừng không thôi.
Quán cà phê Dala thì tui “rành sáu câu”. Nó nằm bên hông sân đá banh Cộng Hoà phải không bạn QUÊ HƯƠNG? Thủng mấy cái đít quần ở đó rồi?
Thường thì buổi tối bọn tui hay lê la tới đó lắm. Có một khoảng sân rộng có mái che ở đằng trước, trên hàng rào treo lủng lẳng giống gì tui không để ý lắm, bởi khi bước vào quán cứ lo “địa” cô chủ quán ngồi thu ngân coi bữa nay nàng mặc áo dài màu gì? Có nở nụ cười tươi mà chào đón mình không? Bữa nào thấy được nụ cười chào đón thì hớn hở ra mặt, cứ tưởng mình “đẹp chai” lắm. Bữa đó HÊN! Xin lưu ý cái chữ CHAI (dầy) nầy nghen. Bên trong có một căn phòng tách biệt dành cho những lứa đôi. Vô quán cà phê mà bọn tui toàn uống 33 không thôi, bởi nó rẻ hơn ở mấy quán bia ôm mắc dịch đầy trời ngoài kia. Hơn nữa nhậu vài chai vô rồi thì nhạc Trịnh Công Sơn cứ thản nhiên chui tọt vô thần trí đang lững lơ của mình. Nghe nhạc bằng cung cách đó cũng có cái thú vị riêng của nó. Bài hát "Rừng xưa đã khép" nằm hoài trong trí nhớ tui như một kỷ niệm đẹp thuộc về quán cà phê Dala. “Ta thấy em trong tiền kiếp, với cọng buồn cỏ khô...” Mấy chục năm rồi tui cứ để tâm suy nghĩ coi cọng buồn nó hình thù ra sao? Nhưng chịu! Giống như một thằng cha thất tình đi tìm Lá Diêu Bông thôi.
Điều đặc biệt mà tui chú ý tới cô thu ngân nầy là nàng vốn nói ngọng. Chân không dài tới nách, chỉ hơn con vịt cổ lùn chút xíu thôi, nhưng được cái có nhan sắc hơn người. Con gái đẹp mà Trời bắt tội chi vậy Ông? Không đầu hàng số phận, nàng ra biển Vũng Tàu thi gào với sóng, hết tiếng Ta lại đến tiếng Tây. Thế là Trời không phụ lòng người, giọng oanh vàng cũng thỏ thẻ cất lên nghe cũng “mướt rượt”.
Tụi tui cũng lon lá đầy trời đó chớ, nhưng cuối cùng phải chịu thua một chàng Hạ sĩ nhứt tên Nguyễn Khắc Sơn. Thằng nầy tướng tá dong dỏng đẹp trai thấu trời, cái miệng cười thiệt có duyên và nói chuyện rất thu hút. Hắn không phải là thằng vô học, có bằng cấp Tú Tài đàng hoàng nhưng không thèm đi Sĩ quan. Đăng lính đơ dèm cùi bắp để gia đình chạy chọt cho một chỗ “thư ký văn phòng”. Thế là cô thu ngân bị “sa vào tay giặc”.
Mười năm sau tui trở lại chốn cũ thì người xưa đã mất, chẳng biết nàng đã ôm cầm sang thuyền của thằng cha nào rồi.
NT đọc tất cả comments của các bạn thơ mà tưởng chừng như mình được về lại bên cạnh những ngày xưa thân ái ! Đất Banmêthuột đã giữ chặt hồn người xa xứ để dẫu bước chân đã xa rời mấy mươi năm rồi mà lòng lúc nào cũng tơ tưởng lại từng góc phố,từng sắc hoa, từng kỷ niệm nhỏ nhoi . Chẳng nhỏ nhoi đâu phải không các bạn thơ ??? Bỏ hết ký ức vào nơi nào để đừng nhớ bây giờ hả các bạn ???
Các bạn thơ ơi,buồn thì cũng có nhiều kiểu nhiều dạng lắm phải không?Chẳng hạn như
Hôm nay Nga buồn như con chó ốm?? Như con mèo ngái ngủ trên tay anh?!
Nhìn những trái càphê chín đỏ trĩu cành trên kia,chắc nỗi buồn cũng tan biến phần nào?Các bạn đã thưởng thức Fox Coffee chưa?ThTH đã có dịp thưởng thức ngon thật các bạn ạ,những con chồn tinh khôn chỉ ăn toàn trái chín đỏ...Cái này thì phải hỏi CỏXanh hoặc những ai đã từng uống càphê "Black Shot"???
SM không phải là dân ghiền cà phê nhưng mỗi lần trở về BMT hầu như ngày nào cũng uống. Thiên Thanh chê SM quê mùa cũng phải vì chỉ thường lui tới có hai chỗ này, một là cái quán ven đường Hai Bà Trưng có những cây Bằng lăng tím, có lần mới hơn 6 giờ sáng chưa thức dậy mà đã có phone gọi đi uống cà phê, khi lục đục mở cửa bị chất vấn liền “ Con đi đâu giờ này mà sớm vậy? Hai là quán Vườn Trăng nằm trên đường đi Đạt lý mà ông chủ và bà chủ quán rất thân cận với Thiên Thanh, đầy tâm hồn nghệ sĩ từ bao nhiêu năm nay không hề thay đổi, lần nào cũng tiếp đãi SM rất nồng hậu. Chắc NS, LTV còn nhớ hồi 2007 cả ba thấy vườn đẹp quá cứ chụp hình tán loạn. SM theo bạn bè cũng ghé một vài chỗ khác nhưng không phải là những chỗ đặc biệt nổi tiếng của BMT nên quên mất tên luôn. Hồi tháng 3-2010 Như Thương có giới thiệu quán Văn với họa sĩ Phùng Đạt và Kim Loan , SM cũng rất muốn ghé lại nhưng rốt cuộc không đủ thời gian đành phải hẹn lại lần sau. Bây giờ phải nhắn với Phi Toàn đây, tuy chưa thiệt nhưng bạn làm ơn dẫn các bạn đi uống cà phê ảo trước nhé. Lấy ngã 6 ( hay ngã 7) trước nhà thờ chính tòa làm chuẩn, PT sẽ lần lượt chọn những quán nào đây, có gì nổi bật để thu hút mọi người, muỗi BMT dữ dằn tập trung ở đâu đông nhất? Thiên Thanh đã từng khen quán nào gần khu vực cầu 14 phải không?
lại một lần nửa không vào TT vì bận lo cắm trại cho học sinh và lên xuống bệnh viện vì bà nội (mẹ chồng)nhập viện -KC đọc thơ của anh PC mà thấy ấn tượng cảm xúc tuôn tràn như trúng mạch ?? tháng ba năm nay TÂY NGUYÊN có tình trạng thời tiết khác thường ,lúc nắng ,lúc mưa đan xen ngày lành lạnh đi làm trại cho HS mà muốn đau nên mọi người thứ lôi em chỉ nhờ chị TT ĐẠI DIỆN tiếp chuyện dùm em về BMT-em sẻ vào sau nửa
Ngồi nặn óc mãi có bài "Lễhội Tây Nguyên"tặng KimChi nè,dở đừng chê thẳng tay làm nhụt chí thơ ca nghen...E hèm..
TRắng xóa Tây Nguyên trắng núi rừng Thơm mùi hương lạ thoảng nguyên trinh Dịu dàng sương núi mờ hoa trắng Một sớm mai hồng tỏa điệu xinh
Ban Mê hư ảo màn mưa bụi Chiên trống vang lừng khúc nhạc hoa Y Sau vui khoác nhịp khèn nứa Nàng Black Siu Hờ trổi điệu TRưng
Giàng múa Tây Nguyên mừng lễ hội Voi bước rộn ràng đỡ kiệu hoa Mừng em xuống núi gùi bông trái Bầu bí măng rừng vui hát ca...
Sương mai à tội quá ThTH cũng chả ghuền Càphê mấy đâu,chỉ là có em học sinh mở quán caphê Thu Vàng ở cầu 14,cô bạn Huế mở quán Hoa Đất ở chỗ nhàThầy Lô cũ,còn Vườn Trăng Đạt Lý của vợ chồng Quyết Chi Lan thì hầu hết dân BMT biết,quán Văn của PhùngTất Đạt là dân Duca cùngĐổ Thât Kinh...cũng là bạn rất thân của NhưThương Nên ThThanh được hưởng "xái"đó mà
Đúng là phải hỏi Sư phụ Phi toàn về càphê BanMêThuột,ViVu cũng thường về Buôn mê,hay mấy người ở "buôn làng" trên đó thì rành sáu câu hơn ThTh đó...
Có dịp nào SM về ghé lại Vườn Trăng xin gữi cô chủ quán bài thơ "nhớ Vườn Trăng" nầy nha:
CÀ PHÊ VƯỜN TRĂNG
Trên đường Đạt Lý - Ban mê, Có cô chủ quán cà phê đa tình. Khu vườn bé nhỏ xinh xinh, Là nơi bè bạn trao tình cho nhau. Cà phê vị đắng thanh tao, Là tình em đó, uống vào thử xem ! Ai về ghé lại mà xem, Trăng mờ trăng tỏ qua rèm mây giăng. Mai kia xa vắng Vườn Trăng, Cũng còn chút nghĩa tình trăng độ nào.
Bây giờ là 12:00 PM ngày 23/3/2011 của Sài Gòn. Tôi vừa rời nhà của Nguyễn Thị Hương, Cựu học sinh TH Banmêthuột NK 65-72 về cách đây hơn 1 tiếng đồng hồ.
Chiều nay các bạn có tổ chức một cuộc họp mặt giữa các Thầy dạy cũ và cái đám học trò tuổi ngoài năm mươi cả mà vì vui mừng quá nên cứ lao nhao như một đám học sinh tiểu học. Ông Trời Sài Gòn lại chơi không điệu chút nào. Mưa phơn phớt từ lúc xế chiều, nhưng đến giữa đoạn đường tới nơi hò hẹn bỗng trời đổ mưa như trút. Giống y như lần trước Thầy Chi về hẹn gặp ở nhà Lâm Dũng NK 68-75.
Sau một chuyến đi dài từ Lộc Ninh sát biên giới Miên về, người bèo nhèo như cái nùi giẻ lau, tôi lại vội vàng tiếp tục lên đường phó hội. Nhà Cô Hương lại ở xóm nhà giàu bên Phú Mỹ Hưng. Cái điện thoại của tôi lại cùi bắp, gọi hoài nhưng sóng không lọt vô khu vực đó được. Cô Hương cho tôi địa chỉ nhà để tìm đến, nhưng khu vực đó thì có bao giờ mình léo hánh tới đâu? Thì cứ đi đại, đảo tới đảo lui mấy vòng trong khi miệng hát lẩm bẩm : “Nhà em có hoa vàng trước ngõ, Tường thật là cao, có dây leo kín rào...”, nhưng mãi vẫn không thấy có cái nhà nào có hoa vàng trước ngõ cả, cũng không thấy số nhà mà cô ấy đã thông báo. Đi lò mò trong bóng mưa, mắt nhìn dáo dác kiếm một con số nhưng nào thấy đâu? Nếu không có cái hàng rào dọc bờ sông ngăn lại, có lẽ tôi đã mò xuống sông luôn rồi. Cho tới khi thấy một cái nhà đèn đuốc sáng trưng, người người cười nói xôn xao mới ghé mắt nhìn thử. Hoá ra gia chủ đang đứng trước cửa đón khách. Mừng hết lớn! Chút nữa là đã trễ chuyến đò. Tôi nhăn mặt hỏi gia chủ: - Thế cái số 23 mà cô báo cho tôi nó nằm ở đâu vậy? Cô nàng cười hì hì mắt chỉ còn bằng hai cọng chỉ trả lời: - Anh thông cảm, nhà mới làm chưa xong nên chưa kịp gắn bảng hiệu. Chơi ác thiệt!
Bước vô nhà sau khi xù lông cho rớt hết những giọt nước mưa, đầu tiên gia chủ lôi tôi lại gặp Thầy Liễn rồi hỏi: - Thầy có nhớ ai đây không? (Cô nầy lại chọn một câu hỏi khó giống như trong chương trình Đấu Trường 100 của VTV3). Một thằng nhóc “cà chớn” sau hơn 45 năm ai mà nhớ mặt cho nổi? Thầy Liễn hơi ngớ người ra rồi nhăn trán cố nhớ coi cái thằng hơn 60 tuổi đứng trước mặt mình là ai? Cô Hương đành giới thiệu tên tôi. Thế là hai thầy trò ôm nhau rồi những cái vỗ bồm bộp trên lưng đầy vui mừng vang lên. Nhớ rồi! Nhớ rồi! Cái họ rất đặc biệt sao không nhớ tên, chỉ không nhớ người. Chính Thầy và Cô Thuỷ đã ký tặng hắn cuốn Đặc san kỷ niệm 55 năm họp mặt TH BMT gởi vể cho đây mà.
Các thầy gồm Thầy Di, Thầy Bùi Dương Chi, Thầy Võ Ngọc Lô cùng phu nhân là Cô Bích Trâm, Thầy Nguyễn Đình Liễn, Thầy Nhàn, Thầy Nguyễn Giõng.
Đám học trò có “cái ca lớn” là tôi, Anh Tưởng và Cô Hương là gia chủ, Anh Ca chồng Cô Thuý, Lâm Dũng. Các đồng Hoa hậu U50 gồm Hồng B, Nhịn, Lệ Dung, Lệ Hoa, Khen, Minh Ngọc...và một số “kiều nữ” khác mà do mê mẩn ngắm nhìn quá tôi chưa kịp hỏi tên. Về sau lại có thêm mấy Hoa Hậu nữa đến trễ, lạ hoắc nên tôi chẳng biết ai là ai. Tôi lại có một tánh xấu, cứ hễ thấy đàn bà đẹp là đâm ra ngọng nghịu, nói lắp bắp nên không dám hỏi.
Tôi được gia chủ Chị xếp cho ngồi cùng bàn với các Thầy Cô và gia chủ Anh. Còn Lâm Dũng “chủ xị” bàn của các nàng.
Rượu vang được rót ra liên tục trong tiếng cười nói chọc ghẹo rất tưng bừng. Tiếng “DZÔ” cứ vang lên từng hồi. “Hãy uống cạn ly đầy để rót đầy ly cạn”. Thức ăn thì đa phần là những món đặc sản của xứ Huế: Bánh bèo, bánh nậm, bánh bột lọc nhân tôm, bún bò...Riêng Thiền sư Chi vẫn cứ ăn chay...
“Quản nói” của bàn nầy là Thầy Giõng. Thú vị nhất của lần gặp gỡ nầy là đề tài các phu nhân của Thầy Lô, Thầy Nhàn và Thầy Liễn với các chuyện tình thời tuổi trẻ của họ. Đài phát thanh của Úc và của Mỹ thi nhau “lấn sóng”. Những tràng cười sảng khoái cứ rộ lên từng hồi.
Tôi cũng góp tiếng hài tội Thầy Liễn. Hồi đó mỗi năm học trò bị phạt 4 cấm túc phải ở lại lớp. Vậy mà tôi “tao ngộ chiến” với Thầy mấy lần mà lần nào Thầy cũng phát cho tôi 2 cấm túc. Bởi vậy tôi mới lận đận "con đường tình duyên" với mảnh bằng Tú Tài trễ mất 1 năm. Thầy cười xoà rồi bảo: - Hãy nhìn lại mình đi, là do cậu là một học sinh “ngoan” quá mà, bây giờ đổ thừa ai?
Tội nghiệp cho Thầy Giõng và Thầy Liễn, bị các nàng mè nheo xin tiền lì xì loạn cả lên. Thầy Giõng không có tiền lẻ phải chạy đi mượn của Anh Ca từng 100.000 VND một. Thầy Liễn phải móc bóp cho mỗi đứa học trò 1 USD. Đã hết tiền lẻ nhưng chưa “giáp xóm”. Đến phiên Nhịn thì hết tiền, Thầy Giõng không tin, giằng bóp mà xét. Cuối cùng thì Nhịn “ngon” nhứt. Được một tờ 5 USD.
Chưa từng có cuộc họp mặt nào của những người xưa lại được một không khí thân tình và vui vẻ như vậy.
Ánh đèn flash của mấy cái máy ảnh cứ loé lên liên tục. Thôi thì các “nàng” tha hồ mà tạo dáng người mẫu, miệng thì cứ cười tươi như hoa... (Mỗi người một vẻ, ai muốn nghĩ là hoa gì thì tuỳ).
Chuyện nổ như bắp rang không ai muốn dứt. Những hẹn hò cho lần gặp tới giữa Thầy và trò được đưa ra rất nhiều.
Thấy đã khuya quá rồi mà khu vực ấy lại vắng, tôi bèn bắt chước mấy anh Ăng Lê, lẳng lặng đánh bài chuồn không dám chào từ giã các Thầy và gia chủ.
Nói một cách văn hoa: “Cám ơn mảnh đất Banmêthuôt nắng bụi mưa bùn đã sản sinh ra những con người sao mà nặng tình với nhau đến thế! Mùi hương thơm ngát của những chùm hoa cà phê trắng muốt chắc vẫn còn lưu lại ít nhiều trong hơi thở của mỗi người đã lớn lên ở đó.
Niềm vui hôm nay chắc sẽ còn in đậm trong tâm trí tôi nhiều năm về sau.
" Mừng em xuống núi gùi bông trái Bầu bí măng rừng vui hát ca..."
...Mà đã làm NT hình dung ra hết những con người và những con đường mòn len lỏi đi từ buôn làng xuống phố chợ, trên lưng họ là những chiếc gùi đầy ăm ắp măng rừng xỏ xâu bằng cọng tre, bông bí đỏ, dưa leo, dưa gang thơm phức, những nhánh cây dính tổ ong tươm mật rừng ngọt ngào ... Nhớ quá đi thôi ...
Vào TT kỳ này được các bạn cho biết thật nhiều tin về cafe Ban Mê khiến tui tiếc hùi hụi. Chả là vì năm ngoái có chuyện phải về gấp Ban Mê, trước khi đi NT cũng đã dặn dò là nhớ ghé qua những quán cafe nổi tiếng là thơ mộng và đẹp nhưng đến khi về tới Ban Mê thì được bạn của cậu em vợ dẫn đi uống cafe Ban Mê nhưng không phải những nơi mà NT đã dặn....bây giờ thì tiếc cũng đã muộn rồi. Thôi đành uống cafe ảo ở những nơi các bạn vừa mới cho biết vậy. Nói đến cafe Ban Mê tôi cũng có một kỷ niệm vui vui xin kể các bạn nghe qua rồi bỏ nha. Tôi có cậu em ở Cali khi biết tui về VN nên nhắc đi nhắc lại là phải kiếm mua cho được loại cafe "c.. chồn" nên khi trên đường đi từ Sài Gòn về Ban Mê tôi dặn cậu tài xế nhớ ghé lại chỗ có bán loại cafe đậm hương vị chồn này thì cậu ta cười và bảo rằng: ở Ban Mê chồn bị bắt làm thịt hết rồi thì làm gì còn cafe c.. chồn nữa... nghe qua thấy buồn 5 phút, nhưng khi gặp người bạn cùng lớp anh ta nói loại cafe này có nhưng hiếm lắm và không ai bán, họ để dành để xài, hiện anh ta còn có một ít và hứa sẽ cho em tôi đủ để pha một ly cafe đặc biệt này. Không hiểu đây có phải là loại Fox Coffee như bạn Thiên Thanh nói không? Khi nào có dịp về lại VN chắc thế nào tui cũng phải nhờ mấy bạn còn ở Ban Mê dẫn đi uống cafe mới được và hy vọng anh bạn thâm niên còn tìm được Fox Coffee thứ thiệt để xem mùi vị ra sao. Bây giờ thì xin các bạn cùng tui thưởng thức " Ly cafe Ban Mê" cho đỡ ghiền.
Bạn thơ SK Càphê mà bạn nói đúng là càphê c.chồn,loại này rất hiếm chỉ gia đình người chủ vườn trồng dùng hoặc đãi bạn khách quý.. Ở Mỹ này cũng có(ThTH nghe nói chớ cũng chưa được uống tại Cali 35 dola 1 ly nó gọi là Fox Coffee) Để ThTh kể các bạn nghe một chuyện vui vui về càphê này.Hồi đó năm1967,ThTh còn dạy trường PhanchuTrinh,dẫn học sinh đi lao động thu hoạch càphê trongBuôn(?)Vào vườn bạt ngàn có mấy em học sinh rành rõi đem tới đưa ThTh xem mấy "thanh kẹo đậu phụng"khoe là càphê c.chồn đó cô.ThTh trợn mắt ủa sao giống kẹo đậu phọng vậy?Học trò cười ngất ,càphê xịn đó cô...Con chồn ăn toàn trái chín rồi cho ra từng thỏi hạt càphê quyện với dịch trong dạ dày vì hạt không tiêu mà chỉ tiêu hóaphần càphê mềm.Đem thỏi kẹo này rửa nước 3 lần rồi phơi khô,rồi đem rang sẽ thành một loại thượng hảo hạng.mà đúng con chồn có mùi thơm mới được,gọi là chồn hương.ThTh cũng nghe vậy thôi.Còn một lần khác được Cha Bình Hiệu trưởng trường Hưng Đức cũng cho uống một phin caphê c.chồn ..nhớ đời.Bây giờ vui vui kể các bạn nghe càphê Tây Nguyên vậy đó
Ly cà phê như muốn nói , nói cùng em câu gì ? Ly cà phê như muốn hát , hát cùng em câu gì ? Hương bay theo làn khói , vẽ mùa xuân long lanh . Hương bay theo làn tóc , vẽ tình yêu mong manh . Ánh mắt ánh mắt em xanh hay mùa xuân đang về . Khói thuốc bâng khuâng ly cà phê . Tiếng hát tiếng hát cao nguyên như ngàn xưa vọng về . Ánh mắt soi trong ly cà phê Ban Mê . Mai em đi trong câu hát , nỗi buồn dâng xa gần . Ly cà phê như lưu luyến , rót vào đêm rượu cần . Hương cao nguyên còn đó thắm đượm trên đôi môi . Hương cao nguyên còn mãi tiếc trời mây xa xôi . Ánh mắt ánh mắt em xanh hay mùa xuân đang về . Khói thuốc bâng khuâng ly cà phê . Tiếng hát tiếng hát cao nguyên như ngàn xưa vọng về . Ánh mắt soi trong ly cà phê Ban Mê .
Xin nói thêm một ý về chuyện cung cách thưởng thức cà phê. Mỗi vùng người ta có một cách thức riêng. Đó là cách tuyệt nhất thì người ta mới chọn, chớ có dại khi đến chỗ khác mà góp ý.
Có lần tôi trở về Banmêthuột. Đi chuyến xe đêm tới nơi thì khoảng 5:30 sáng. Mới tháng giêng Âm Lịch nên trời còn khá lạnh. Còn sớm quá phải tìm một quán cà phê ngồi chờ cho sáng hẳn mới dám gọi anh bạn thân ra rước.
Tôi chỉ dám bước vào một quán cà phê bình dân ở đường Ama Trang Long thôi chớ đâu có dám vào những cái quán cà phê đài các sang trọng. Mà cái tạng người của tôi cũng chỉ thích hợp với những cái gì bình dân. Ở đó tôi thấy mình thoải mái hơn nhiều, tay chân không bị thừa thãi. Kêu quán cho một ly cà phê sữa nóng để uống cho ấm lòng. Họ đem ra một cái chung bằng gốm cà phê pha sẵn có chút xíu, chắc chưa đủ một hớp của tôi. Vội hớp một ngụm nhỏ rồi loay hoay kéo thuốc lá ra đốt. Khi lai đáo thì tách cà phê đã lạnh tanh, chả còn mùi vị thơm tho nào. Khi anh bạn tôi tới, tôi có than phiền là sao ở đây uống cà phê gì kỳ. Ở dưới Sài Gòn, cà phê sữa nóng là luôn luôn người ta rộng trong một chung nước nóng, để đến khi uống tới giọt cuối cùng thì cà phê vẫn còn ấm nóng trong miệng và hương thơm vẫn còn lẫn quất trên đầu lưỡi.
Anh bạn mới xì! một tiếng: Uống theo kiểu mầy thì chỉ có những quán cà phê lề đường ở Sài Gòn mới vậy thôi. Mới nghe thì cũng thấy tức trong bụng, nhưng quả đúng là như vậy.
Nhưng nói gì thì nói, chớ theo tui thì uống cà phê hoặc là phải nóng hay là phải lạnh, chớ cà phê uống nguội thì ngon cái gì hở trời?
Cái này là mấy cô chủ quán cà phê thỏa dạ mới đúng chớ, PC hỡi. Chưa biết bao giờ có dịp ghé lại Vườn Trăng , SM chuyển qua e-mail cho lẹ , sợ lúc về lại nhiều chuyện bận bịu không khéo lại quên thôi.
Rất cám ơn S@ đã mau lẹ kể lại tối họp mặt Thày – Trò tại nhà người bạn thân của SM , chơi với nhau từ năm lớp Đệ Thất cho tới bây giờ. Qua đó SM mường tượng được không khí rất tưng bừng, thân tình vui vẻ, Tuệ Minh cũng nổi bật giữa bàn tiệc vì nét trẻ trung và tài MC như lúc nào. Các bạn thân cùng niên khóa với SM được dịp đối ẩm với các Thày , nét sợ sệt , e dè , xa cách ngày xưa đã hoàn toàn biến mất , thay vào đó là tuôn ra những câu hỏi chất vấn trêu ghẹo ngọt ngào mà không Thày nào gắt gỏng được. Từ bên này xa xôi , SM đọc bài viết và coi thêm hình ảnh của LD gởi liền sau buổi họp mặt mà cảm thấy rất gần gủi những khuôn mặt thân quen. Hy vọng mùa Xuân năm sau Hội Ngộ lớn tại BMT được thành hình cho niềm vui tỏa rộng , mảnh đất BMT lại ưu ái đón những cách chim lưu lạc trở về trong vòng tay rộng mở.
Bạn thơ NT ơi Bây giờ ThTh lại ghiền món măng và nấm đó,món ăn thường ngày của ThTh vì bên đây các loại thịt thật ..là ngán.Sáng ra 1 ly caphê "tự biên tự diễn",một trái bắp luộc hay nướng..Thấy ThTh sắp "vào thiên đàng chưa?"vì..giống ăn chay há?!?Nói đùa chớ xơi mấy thứ này vì nhớ BMT ta ơi...
Kỳ thật, PT chỉ thích uống cà phê vỉa hè, nhìn người ta đi qua đi lại thấy thú vị hơn. Đồng ý rằng các quán cà phê người ta trồng cây cảnh , trang trí rất đẹp nhưng PT lại vô tình lắm. Mọi người nói các quán cà phê ở BMT đẹp cũng ...đúng đó. PT rất thích quán cà phê EVA ở Kontum, chủ quán học trường Mỹ thuật Huế nên thiết kế theo phong cách Tây Nguyên ( không đụng hàng đâu). Xưa kia PT rất thích quán Đồng Xanh, Ban Mê... nhạc nhẹ là chính. Nay lại khác bởi PT cảm thấy mất thời gian, ngồi uống cứ thấp thỏm nên tội nghiệp cho chính mình và các bạn thấy vậy nên cũng ít rủ rê. Chúc các bạn nhiều vui vẻ.
Một buổi sáng trời đang mưa rĩ rã bên ngoài, một ly cafe Ban mê Thuột nóng và điếu thuốc trên tay có lẻ không còn gì hạnh phúc hơn phải không các bạn thơ !
Tháng ba trời Cali mưa dầm suốt cả tuần lể, gió lạnh, những trận mưa cuối mùa lạnh để chuẩn bị xuân sang trên đất Mỹ nầy. Các trường Đại học ở đây cũng rất...tình, đã chọn thời gian nầy làm Spring break cho các sinh viên để họ có thể nằm nhà mà hưởng nhưng thú vui ngắn ngủi của đời người.
53 comments:
Chỉ cần đọc đến tựa đề bài thơ THÁNG BA là NT đã chùng lòng xuống rồi bạn thơ KIM CHI à ...
Mời các bạn hãy nắm tay nhau lại đi tìm về từng ngõ ngách xưa với NT
Biết bao nhiêu thương nhớ mà chỉ có những ai đã từng được chốn ấy cưu mang thì mới hiểu rõ được phải không các bạn thơ ?
Một ly cafe, một sắc hoa cafe trắng muốt, một làn khói xưa - đâu chỉ vỏn vẹn có thế thôi đâu ! Sẽ là cả những đồn điền cafe mênh mông ngập tràn hương hoa nở rộ Tháng Ba, sẽ là những giọt đắng cafe của cái ghiền quán, ghiền hương vị, ghiền một góc phố trở về đầy ắp
Chốn ấy đã từng dẫn NT đi qua hết tuổi học trò ngây thơ, tuổi bắt đầu biết ép những đóa hoa cafe vào trang vở - thơm ngát hồn nhiên và thơm ngát tình đầu ...
Lời bài thơ nói lên cảm xúc rất chân thành. Có cần chi những ngôn từ bóng bẩy mới diễn tả hết phải không? Duy chỉ một từ cuối cùng của bài thơ rơi xuống làm nặng nề một chút cái xúc cảm đằm thắm tôi có được khi bước vào đọc những câu thơ ấy.
Bài thơ không một từ nào đề cập tới vùng đất mà người ta đã tổ chức Lễ hội cà phê, nhưng mặc nhiên ai cũng hiểu. Tôi nghĩ những người đã cùng lớn lên trong không gian nắng vàng bụi đỏ ấy chắc cũng cùng chung một tâm tình. Tất nhiên mỗi tâm hồn sẽ có chút khác đi, nhưng tựu trung cái cốt lõi là tương đồng. Những đôi mắt thanh xuân, những cánh cửa tâm hồn rộng mở cùng ngắm một màu mây chiều bàng bạc, cùng co mình dưới ngọn gió lạnh cắt da của những buổi đông về, cùng hít thở đám bụi đỏ ba-dan, cùng thả hồn mình trong những đêm trăng sáng, cùng hưởng một sự giáo dục đầu đời giống nhau thì dễ gì có sự khác biệt quá lớn. Hương hoa cà phê chừng như vẫn còn lẫn khuất đâu đó trong tế bào phổi, trong chân ngọn tóc mai, trong mỗi nếp gấp của tâm hồn.
Hình minh hoạ có màu sắc đẹp và đầy ý nghĩa. Vài cái hoa cà phê ẩn trên thành ly thật đẹp! Nhưng chắc chẳng bao giờ tôi được nhấm nháp hương vị cà phê trong cái ly đẹp đó đâu.
Banmêthuột! Thập niên 50 đã là một nỗi e sợ của những người đồng bằng, một nơi rừng thiêng nước độc đi dễ khó về nên thực dân Pháp mới xây nhà tù giam giữ những tội phạm chính trị. Vào thời điểm đó tôi đã đặt những bước chân non tơ trên hè phố lầm bụi đỏ.
Banmêthuột! Tên gọi một vùng đất mà khi vang lên đã như âm thanh một giọt sương rơi xuống sợi-dây-đàn-tâm-hồn tôi. Chỉ là một chạm nhẹ thôi, và âm thanh ngân rung chỉ như một hơi gió thoảng bên song, nhưng sao làm ngân nga nỗi nhớ của tôi rộng dài đến thế!
Banmêthuột! Đi tứ phương tám hướng, đi cùng trời cuối đất chăng nữa, nhưng khi nghe có ai đó nói lên tên địa danh rực rỡ ấy là khiến xui tôi muốn quay bước trở về mà nhìn ngắm lại những kỷ niệm xưa. Nhưng tôi biết rõ những ngày xưa ấy đã tan biến vào hư không mất rồi, không thể nào tìm lại được đâu nên cứ chần chừ mãi.
Banmêthuột! Những kỷ niệm đầu đời ai mà không trân quý? Nó sống mãi trong lòng của mỗi chúng ta, khó mà tàn phai theo năm tháng dù với những cuộc mưu sinh nhọc nhằn. Dù có đi đâu, những người con đã lớn lên từ vùng đất ấy vẫn đau đáu trong lòng có một ngày trở lại.
Kỷ niệm đẹp đẽ quá mà!
Tôi nghe có người nói thế nầy: “Không phải ai cũng có may mắn đến Tây Nguyên đúng vào mùa hoa cà phê nở. Vì loài hoa thường nở hai, ba đợt đến tận cuối mùa xuân và mỗi vụ hoa nở nhanh rồi tàn cũng nhanh. Chỉ sau vài ngày nở rộ, những thảm hoa đã chuyển thành nụ quả xinh xinh.”
Không đúng! Sao chỉ vài ngày nở rộ, mùa hoa đã tàn? Nó phải lâu hơn chứ hả những người con Banmêthuột?
Cách đây không lâu, nhìn qua khung cửa sổ khi xe đi đến đoạn Dakmil, tôi đã sững sờ khi từ trên đường cao nhìn xuống một đám cà phê tơ non tít sâu phía dưới thung lũng, chắc là chỉ mới ra hoa lần đầu như những cô thiếu nữ dậy thì. Cành hoa chưa kịp mọc dài, nhưng chúng đã trổ đều tăm tắp trên nền đất đỏ. Nhìn toàn cảnh, tôi có cảm tưởng như một đội quân nhỏ xíu đầu đội nón trắng đang sắp hàng duyệt binh trong nắng sớm. Đẹp quá! Tôi lôi cái máy ảnh ra chụp vài tấm thì xe đã khuất tầm nhìn.
Tôi đã sống cùng gió núi mây ngàn và khoảng không gian bao la bạt ngàn rừng thẳm đã làm lớn lên tâm hồn tôi. Những ngọn gió bắt nguồn từ đâu đó thổi tới mang theo chút hương hoa cà phê trắng muốt đã làm nảy nở những say đắm đầu đời. Những tình cảm trong trẻo không gợn chút suy tính thiệt hơn cứ mặc tình lớn dậy.
Thời mới lớn của tôi không bạt ngàn cà phê như bây giờ ở chỗ người ta mệnh danh là “thủ phủ cà phê của Việt Nam”. Ôi chao! Những ngôn từ bóng bẩy! Hồi đó, quả tình đâu có dám đi đâu xa, chỉ quanh quẩn khu vườn cà phê của Tây ở cây số 3 hai bên đường đi Pleiku và một đám cà phê không lớn lắm đường xuống suối Bu-Ri ngày ngày tôi qua đó. Chỉ một chút vậy thôi mà đã mang lại cho tôi biết bao kỷ niệm ngọt ngào. Những giờ nghỉ học buổi sáng thứ năm, cùng vài cô bạn học rong chơi trong khu vườn có những đoá hoa trắng muốt. Nhưng đi giữa rừng hoa thì hương thơm nồng nàn lắm, không dễ chịu như người ta hay nói đâu. Chỉ có mùi hương của kỷ niệm thoang thoảng nhẹ đưa mới dễ làm lòng người say đắm!
Bạn thơ NHƯ THƯƠNG ơi! Xin cám ơn đã có lời mời gọi nắm tay nhau trở về nhìn ngắm những kỷ niệm xưa.
Chắc là phải vậy thôi, bởi cách xa lâu lắm người ta dễ lạc lối khi tìm về những nẻo đường cổ tích.
Nhưng không chỉ là những người con lớn lên ở đó rồi ra đi. Xin mời tất cả những ai đã từng có một niềm lưu luyến về nơi chốn ấy hãy trở về cùng chúng tôi. Những người khách lạ đã từng có cảm giác nơi chốn ấy “đi dễ khó về” bởi chút lãng mạn tình người, đã từng rảo bước đêm khuya trên hè phố vắng mà nghe hương cà phê thấm sâu tận tâm hồn...
Kỷ niệm đẹp nào cũng sống mãi trong tâm hồn chúng ta. Đừng để kỷ niệm trở thành quá khứ thì chua xót lắm!
Tháng Ba !
nên say
Ở một nơi có sóng Thần
Lễ Hội ?
Buồn
Tháng Ba vẫn còn
"nhất chi mai"
( Chuyển dùm PT)
Kim Chi ơi,
Tháng nào vui, tháng nào buồn ?
Cỏ khô nhưng không hẳn là chết đâu.
Trong sâu thẳm tâm hồn chúng ta,
Chỉ mình ta biết vui hay buồn .
Thơ KC buồn quá !(Tháng 3BuônMê)nhưng bù lại được Trang chủ tặng một ly caphê sữa ngon lành.
ThThanh thì thích ly caphê có màu càphê đậm hơn và ước gì bên cạnh có cành hoa trắng thơm ngát nhỉ?!?
BuônMêThuột Buồn mà Thương!!
Có một cành hoa cà phê đang "ẩn náu" trên thành ly cà phê đó bạn thơ THIÊN THANH.
Dễ gì mà Trang Chủ khi làm hình lại bỏ qua chi tiết "tối quan trọng" đặc trưng của xứ sở Banmêthuột nầy.
Bạn quên hai chữ Thơm ngát nhỉ?!
Các bạn ạ,BMT hồi đó vui và thơ mộng lắm,giờ nghỉ học các bạn nữ kéo nhau vào rừng càphê CHPI nghe nhạc,đem theo casset,rồi hái hoa càphê dắt đầy đầu (làm vương miện)mùi hoa càphê thơm ngát đi đâu cũng nhớ..
Năm nay BMT được mùa càphê,ThTh được một học sinh cho xem hình lễ hội thấy cũng náo nhiệt và mừng vì bà con được mùa thu hoạch tốt không bị thua như những năm trước khi giá càphê bị trợt dốc..mừng cho người dân BMT đỡ vất vả,khó khăn
Tháng Ba không đủ nước tưới cà phê nên không thấy Cỏ Xanh đâu hết, chắc là đang đương đầu với cái rẫy, mấy thùng dầu chạy máy tưới và ống nước. SM mong CX qua được cái khó khăn hạn hán bởi biến động về thời tiết trong mùa này , để những tua hoa cà phê trắng nở bung mạnh mẽ rồi đậu trái cho bạn mình thở phào yên tâm. Những năm cuối trong thấp niên 70 SM dạy ở Buôn Ki , cách xa thành phố khoảng 4 km, trừ chủ nhật thì còn lại ngày nào cũng đi ngang qua những rẫy cà phê trên đường đi tới trường. Cà phê cần phân bón và nước tưới đầy đủ, cây cao che bóng mát che chở cho vườn cà phê điều hòa nhiệt độ, tiết kiệm nước tưới trong mùa khô, nên SM thấy sát lề đường có nhiều cây cao, tàn lá rộng, cây điều cũng được trồng nhiều, hạt điều khô còn nguyên vỏ rụng xuống đất, nhiều người đi lượm trong số đó cũng có SM. Một kỷ niệm không bao giờ quên là SM ngu ngốc rang hạt điều rồi dùng hai bàn tay không mà đập hạt lấy nhân làm kẹo. Kết quả tinh dầu của vỏ hạt điều đã đốt cháy hoàn toàn lớp da ngoài của hai tay, ăn kẹo mà nuốt không vô nổi. Người ta cũng nói cây che bóng có tác dụng nâng cao chất lượng cà phê , thời gian chín sẽ kéo dài hơn để hạt tích lũy các hương thơm cần thiết cho từng loại. Mấy nhà chuyên môn học hành kỹ lưỡng thì biết phân tích chớ mình sao biết được. SM thích loại cà phê Chè ( Arabica) có mùi thơm khi làm các món ngọt, nhưng mấy người sành uống cà phê nói uống pha trộn chung mấy loại nữa như Cà phê Vối ( Robusta) , Cà phê Mít ( Liberica) thì mới ngon đủ vị. SM xin nhường cho các bạn nào gắn bó với mấy ly cà phê hàng ngày lên tiếng dùm nhé.
KC chào các anh chị ,đã 14 Comments rất nhiều cảm xúc -Xin cám ơn trang chủ tấm hình minh họa -màu tím và cà fee ngát hương ý đồ chị SM là cà phêsửa dành cho phụ nữ thôi,- khác với nam giới thích cà fee đen MÀ THẬT VẬY nếu nhấm nháp hương vị cà fee đúng nghĩa phải là đen ,đậm đà thơm ngát mới đúng hương vị tinh thần nhất là của một anh chàng đang say vì ...nhớ -hương cà fee sửa sẻ mất đi mùi cà fee vì vậy nổi nhớ bớt đậm đà ??
Nói vậy để mọi người rủ nhau về thành phố vào mùa lễ hội không phải vì nhớ đâu chị NT và anh S cà fee BAN MÊ đâu phải là một thứ bùa mê-nó tự thấm đẩm hương hoa của đất ba dan của nắng ,gió và tay người pha chế -nổi Buồn này là do chàng lãng tử đã bỏ nó mà đi Vì vậy Ban mê tổ chức lễ hội để người về thăm VÀ biết đâu qua ngày mai khi gặp gỡ sẻ có một tháng ba nủa hình thành phải không chị TT và PT anh Vv ...
KC xin chào các anh ,chị,14 CM rồi với nhiều cảm xúc -KC cám ơn Trang chủ đã lên hình ly càfee thơm ngát trên màu tím đậm -hình như nổi nhớ mang màu tím mà may là cà fee là cà fee sửa ,đúng gu phụ nữ -chứ cà fee màu đen nửa thì KC cũng buồn theo- mà thật ra anh chàng lãng tử tháng 3 này phải nhấm nháp cà fee đen mới đúng hương vị đậm đà của đất badan ,nắng ,gió và bàn tay người pha càfê phải không chị NT -anh S,BAN MÊ PHẢI TỔ CHỨC LỄ HỘI Để còn" thương nhau mà về Buôn meethuột" chứ - NẾU KHÔNG chàng lãng tử này đã quên đường về hương càfee cũng là một thứ bùa mê đó -coi chừng anh Vv lại say cafee nên xuất khẩu thành thơ-còn chị TT ,PT lại có bài thơ mới "tháng ba mùa gặp gỡ "nhé
Chào Kim-Chi,
Đọc Tháng Ba...xong..một lần,
Ngẩn ngơ...
Rồi lại đọc..lần thứ hai..rồi lại đọc..để rồi tâm tư hồi vọng bước về một nơi đã mê hoặc đời mình...
..Tháng ba
Thành phố cùng anh thao thức
Nhớ người con gái...
Cám ơn Kim-Chi với " hình ảnh của những ngày xưa năm củ"...
Thời gian sống của QH nơi đây không dài, không nhiều...như các bạn, như Kim-Chi...nhưng nếu so sánh với nơi khác..thì Ban Mê Thuột vẫn được chọn đứng đầu danh sách..
Với những ký ức quay cuồng đang trở về, QH mời các bạn cùng trở lại Sài-Gòn xưa với những quán cá phê một thời trong kỷ niệm:
..Những năm cuối thập niên 60 Sài Gòn có mở thêm nhiều quán cà phê mới, và thường được trang hoàng công phu hơn, có hệ thống âm thanh tối tân hơn và nhất là quán nào cũng chọn một cái tên rất đẹp, phần lớn là dựa theo tên những bản nhạc nổi tiếng : Cà phê Hạ Trắng, Lệ Đá, Diễm Xưa, Hương Xưa, Hoàng Thị, Biển Nhớ, Hoài Cảm, Da Vàng… Tuy nhiên, ở một con đường nhỏ – Hình như là Đào Duy Từ – gần sân vận động Thống Nhất bây giờ, có một quán cà phê không theo khuôn mẫu này, nó mang một cái tên rất lạ: Quán Đa La. Đa La là Đà Lạt, quán của chị em cô sinh viên Chính Trị Kinh Doanh, có lẽ vừa từ giã thác Cam Ly, hồ Than Thở để về Sài Gòn học năm cuối tại nhà sách Xuân Thu hay sao đó, mở ra. Trường kinh doanh quả là khéo đào tạo ra những môn sinh giỏi kinh doanh : Tin mấy cô sinh viên mở quán thật tình là không được chính thức loan báo ở đâu cả; tuy nhiên, cứ úp úp mở mở như vậy mà tốt, nó được phóng lớn, lan xa, tạo ấn tượng mạnh và quán được chờ đón với những trân trọng đặc biệt, những náo nức đặc biệt. Những cô chủ chắc có máu văn nghệ, đã cố gắng mang cái hơi hướm của núi rừng Đà Lạt về Sài Gòn: Những giò lan, nhưng giỏ gùi sơn nữ, những cung tên chiến sĩ đã tạo cho quán một dáng vẻ ngồ ngộ, dễ thương; rồi những đôn ghế, những thớt bàn được cưa từ những gốc cây cổ thụ u nần, mang vẻ rừng núi, cổ sơ đã giúp cho Đa La mang sắc thái rất … Đa La...
và mời các Bạn đọc nguyên bài viết ở đây.
Cà phê Sài Gòn ngày xưa .
Tháng Ba
Tháng Ba
Con ong hút mật
Cafe trắng buôn
Có người nhớ nhà
Và ta nhớ Ai!
Tháng Ba
Tháng Ba
Gió còn vi vút
Ban mê hun hút
Người xa chưa về
Còn Ai nhớ Ta.
Tháng Ba
Tháng ba
Gió đêm phố nhỏ
Gót hài bước song
Có Ai nhớ không?
Con đường phố ngắn.
Tháng Ba
Tháng Ba
Cafe phố nắng
Cho nhau chút đắng
Người đi xa vắng
Nhớ mãi ngàn năm
Các Bạn ơi.
Nhắc đến cà-phê thì không ai trong chúng ta quên được bài hát một thời ai cũng lẫm bẫm...
Mà tui chắc như bắp là cũng có Chàng từng hát khe khẻ là:
Ở chợ Ban-Mê...có hàng cà-phê...
Có bạn nào "điểm mặt" cà-phê Ban-Mê-Thuột ngày trước và bây giờ không vậy?
Phi-Toàn nha...
Cô hàng cà-phê. Cao Minh.
Cô Hàng Cà Phê -
Nhạc sĩ Canh Thân
Cao Minh trình bày
Ở chợ Dầu có hàng cà phê
Có một cô nàng be bé xinh xinh
Cô hay cười hồn xuân phơi phới
Cứ xem dáng người mới chừng đôi mươi.
Làn thu ba cô liếc nghiêng thành
Mùi hương lan thơm ngát vương bên mình
Làm say mê bao gã thiếu niên đa tình
Mấy anh nho nhỏ thường hay đến ngồi cười với cô.
Lơ thơ tơ liễu buông mành
Cho hay cái sắc khuynh thành
Làm cho nhiều chàng chết mê mệt
Đi đâu cũng ghé qua hàng
Mong trông thấy bóng cô nàng
Thì trong lòng chàng mới yên.
Hôm nao dưới bóng trăng mờ
Tôi mơ ngắm cánh tay ngà
Nhẹ nâng ly trà ướp sen ngạt ngào
Trông cô dón dén ra vào
Đôi môi thắm cánh hoa đào
Lòng tôi rạt rào muốn xiêu.
Một chàng trai dáng người hiên ngang
Đến tự phương nào trong gió đông sang
Khách bên đường vì cô lưu luyến
Đã bao tháng trường ước được nên duyên
Chàng yêu cô vô bến vô bờ
Mà sao cô cô vẫn cứ hững hờ
Buồn cho anh yêu quá hóa như điên rồ
Chiếc thân bơ phờ dường như muốn chờ một kiếp ma.
Vô duyên cái túi không tiền
Anh mua chuốc lấy ưu phiền
Rồi đến một ngày ốm la liệt
Không sao lê bước đến hàng
Anh mong bóng dáng cô nàng
Hiện đến dịu dàng với anh.
Thương thấy lữ khách bên đường
Cô mang thuốc đến cho chàng
Ngờ đâu con người trước bao hiên ngang
Lim dim khóe mắt hoe vàng
Anh đi sắp đến thiên đàng
Vừa lúc cô hàng biết yêu.
Giờ đây đã mấy năm qua
Có lúc mơ về đường xa
Tôi nhớ những đêm trăng tà
Cô hàng với bàn tay ngà.//
Nhạc sĩ Canh -Thân:
Nhạc sĩ Canh Thân là một trong những nhạc sĩ tiên phong của tân nhạc Việt Nam (1928 - 1975) nhưng có rất ít tài liệu nói về ông.
Nhạc sĩ Canh Thân sinh khoảng năm 1920, không rõ năm mất. Xuất thân từ nghệ sĩ cải lương thời kì đầu ông là một ca sĩ của tân nhạc, ông có tham gia hội ái Tino và lấy biệt danh là Tino Thân, ngoài ra ông cũng là một nhạc công đa tài.
Ông có tham gia vào nhóm Đồng Vọng và cùng nhau sáng tác những bản hùng ca. Về lĩnh vực tình ca ông nổi tiếng với bài Cô hàng cà phê, "Khúc ca mùa hè", "Anh còn cây đàn"
Tôi có viết một bài thơ cách đây hơn một năm, nhưng chắc do không đúng thời điểm nên không ai hỏi mua cả.
Nay nhân bài thơ của bạn thơ KIM CHI có nói về nỗi nhớ người con gái của xứ sở hương cà phê thơm ngát, xin tái bản lại để được ngâm nga như bạn thơ PHƯỢNG CÁC: "Và Ta nhớ ai! Còn ai nhớ Ta"
KHÚC CHO EM
(Tặng những người con gái lớn lên từ miền đất ấy)
Hình vóc ấy của Mẹ Cha trao tặng,
Nhưng hồn em phải kết tụ từ hoa?
Những bông hoa trắng muốt đến mượt mà,
Chắt tinh túy từ màu ba-zan đỏ.
Có những đêm chiêm bao đàn bướm nhỏ,
Bay cùng hoa trong những giọt sương êm.
Trăng trên cao, trăng sáng đến êm đềm,
Trăng dát ngọc xuống bậc thềm năm tháng.
Hồn hoa ơi, trong những đêm trăng sáng,
Có cùng đàn bướm trắng nhớ về ta?
Ai biết đâu cánh bướm có chơi xa?
Chỉ còn lại hoa và ta đứng ngóng.
Ban mê hoa, chẳng làm hồn dậy sóng,
Bởi chừng như chỉ màu trắng tinh khôi.
Hoa cà phê hương ngan ngát núi đồi,
Ta chết lịm trong mùi hương hoa ấy.
Trời se lạnh Tết đến gần rồi đấy,
Đỏ má hồng những cô gái thanh xuân.
Trắng thẹn thùng, hoa e ấp bâng khuâng,
Chân em bước nhẹ nhàng bên hoa đợi.
Như hò hẹn, đêm đêm ta xe sợi.
Sợi nhớ thương, em hạnh ngộ cùng ta.
Nhưng em ơi, em đâu tận xa xa,
Để ta cứ mỏi mòn mà nhung nhớ.
Chút tình mọn chỉ biết dài tiếng thở.
Ta chờ em mà em có chờ ta?
s@...
CÀ PHÊ DALA
Vốn tui đã định viết một bài phiếm luận về những quán cà phê ở Sài Gòn trước năm 1975 nhưng chưa có thì giờ.
Hãy nói một chút về quán cà phê Dala mà bạn thơ QUÊ HƯƠNG đã nhắc tới.
Trước năm 1975, “vùng phủ sóng” của bọn tui hầu như được khoanh từ trại Hoàng Hoa Thám ở Ngã tư Bảy Hiền chạy dài xuống Trường đua Phú Thọ vòng qua Ngã ba Ông Tạ. Ui! Ở đó sao mà đầy những cô Bắc Kỳ nho nhỏ làm chân đi không rời! Nhưng bọn chúng toàn là một bọn đuôi dài đầu sừng không thôi.
Quán cà phê Dala thì tui “rành sáu câu”. Nó nằm bên hông sân đá banh Cộng Hoà phải không bạn QUÊ HƯƠNG? Thủng mấy cái đít quần ở đó rồi?
Thường thì buổi tối bọn tui hay lê la tới đó lắm. Có một khoảng sân rộng có mái che ở đằng trước, trên hàng rào treo lủng lẳng giống gì tui không để ý lắm, bởi khi bước vào quán cứ lo “địa” cô chủ quán ngồi thu ngân coi bữa nay nàng mặc áo dài màu gì? Có nở nụ cười tươi mà chào đón mình không? Bữa nào thấy được nụ cười chào đón thì hớn hở ra mặt, cứ tưởng mình “đẹp chai” lắm. Bữa đó HÊN!
Xin lưu ý cái chữ CHAI (dầy) nầy nghen.
Bên trong có một căn phòng tách biệt dành cho những lứa đôi.
Vô quán cà phê mà bọn tui toàn uống 33 không thôi, bởi nó rẻ hơn ở mấy quán bia ôm mắc dịch đầy trời ngoài kia. Hơn nữa nhậu vài chai vô rồi thì nhạc Trịnh Công Sơn cứ thản nhiên chui tọt vô thần trí đang lững lơ của mình. Nghe nhạc bằng cung cách đó cũng có cái thú vị riêng của nó. Bài hát "Rừng xưa đã khép" nằm hoài trong trí nhớ tui như một kỷ niệm đẹp thuộc về quán cà phê Dala.
“Ta thấy em trong tiền kiếp, với cọng buồn cỏ khô...”
Mấy chục năm rồi tui cứ để tâm suy nghĩ coi cọng buồn nó hình thù ra sao? Nhưng chịu! Giống như một thằng cha thất tình đi tìm Lá Diêu Bông thôi.
Điều đặc biệt mà tui chú ý tới cô thu ngân nầy là nàng vốn nói ngọng. Chân không dài tới nách, chỉ hơn con vịt cổ lùn chút xíu thôi, nhưng được cái có nhan sắc hơn người. Con gái đẹp mà Trời bắt tội chi vậy Ông?
Không đầu hàng số phận, nàng ra biển Vũng Tàu thi gào với sóng, hết tiếng Ta lại đến tiếng Tây. Thế là Trời không phụ lòng người, giọng oanh vàng cũng thỏ thẻ cất lên nghe cũng “mướt rượt”.
Tụi tui cũng lon lá đầy trời đó chớ, nhưng cuối cùng phải chịu thua một chàng Hạ sĩ nhứt tên Nguyễn Khắc Sơn. Thằng nầy tướng tá dong dỏng đẹp trai thấu trời, cái miệng cười thiệt có duyên và nói chuyện rất thu hút. Hắn không phải là thằng vô học, có bằng cấp Tú Tài đàng hoàng nhưng không thèm đi Sĩ quan. Đăng lính đơ dèm cùi bắp để gia đình chạy chọt cho một chỗ “thư ký văn phòng”. Thế là cô thu ngân bị “sa vào tay giặc”.
Mười năm sau tui trở lại chốn cũ thì người xưa đã mất, chẳng biết nàng đã ôm cầm sang thuyền của thằng cha nào rồi.
BUỒN!
NT đọc tất cả comments của các bạn thơ mà tưởng chừng như mình được về lại bên cạnh những ngày xưa thân ái !
Đất Banmêthuột đã giữ chặt hồn người xa xứ để dẫu bước chân đã xa rời mấy mươi năm rồi mà lòng lúc nào cũng tơ tưởng lại từng góc phố,từng sắc hoa, từng kỷ niệm nhỏ nhoi . Chẳng nhỏ nhoi đâu phải không các bạn thơ ??? Bỏ hết ký ức vào nơi nào để đừng nhớ bây giờ hả các bạn ???
Bài thơ của bạn thơ Phượng Các thật đầy nỗi niềm dấu kín !
Ngạc nhiên vô cùng ... khi nghe bạn thơ trải lòng xưa qua bút mực !
Hình thù CỌNG BUỒN ra sao hả bạn thơ S@ ?!
Nó HÉO HON - HÉO QUEO - HÉO TÀN - HÉO HẮT - HÉO RŨ - HÉO HẾT CẢ HỒN LẪN XÁC ...
Môt chút tãn mạn góp vần cùng KC nhá:
Cũng vào tháng ba
Gữi anh chút quà
Thêm chút dam mê
Cafe giọt đắng
Tình quê xa vắng
Đất đỏ Ban mê.
Cũng vào tháng ba
Ta về đất lạ
Gặp người như đã
Từ muôn kiếp nào
Cafe tí tách
Ta lại gặp Ta.
Mùi thơm rất lạ
Của loài hoa trắng
Chút gió núi cao
Chút hương con gái
Mà sao vị đắng
Nghĩ mãi không ra!
Giờ thì xa vắng
Một thoáng dư âm
Về trong đáy cốc
Lại tháng Ba về
Mang chút đam mê
Của loài hoa trắng.
nhớ...Tháng Ba
Nhưng mà CỌNG BUỒN
Nó dài hay nó ngắn?
Nó lớn hay nó nhỏ?
Nó mập hay nó ốm?
Nghe có người nói BUỒN THIÊN THU.
Thiên Thu là ngàn năm phải không bạn thơ NHƯ THƯƠNG?
Cọng buồn nầy chắc là dài lắm đây!
Cọng buồn ngăn ngắn mà thôi
Để anh ngơ ngẩn, đứng ngồi không yên
Để quên, để nhớ đảo điên
Để trăm năm sẽ ... môi viền đời anh
Anh buồn từ thuở tóc xanh
Đến khi tóc bạc, lòng anh vẫn buồn
Một mình nhìn giọt mưa tuôn
Có ai cắt bớt cọng buồn dùm anh?
Các bạn thơ ơi,buồn thì cũng có nhiều kiểu nhiều dạng lắm phải không?Chẳng hạn như
Hôm nay Nga buồn như con chó ốm??
Như con mèo ngái ngủ trên tay anh?!
Nhìn những trái càphê chín đỏ trĩu cành trên kia,chắc nỗi buồn cũng tan biến phần nào?Các bạn đã thưởng thức Fox Coffee chưa?ThTH đã có dịp thưởng thức ngon thật các bạn ạ,những con chồn tinh khôn chỉ ăn toàn trái chín đỏ...Cái này thì phải hỏi CỏXanh hoặc những ai đã từng uống càphê "Black Shot"???
Cà phê một mình.
CÀ PHÊ MỘT MÌNH
Sáng nay cà phê một mình
Sài Gòn chợt mưa chợt mưa
Nhớ em bao nhiêu cho vừa
Em ơi, em ơi
Sáng nay nghe mưa quanh mình
Trời chợt lạnh như mùa đông
Những cơn mưa rơi ơ thờ
Rớt trên cuộc tình mong manh
Anh đã đi một ngày mưa buồn
Cơn gió đông lạnh đầy đôi tay
Anh đã đi để lại nơi này
Đôi mắt nâu ngồi buồn xa xăm
Như cánh chim lạc về phương nào
Theo bước chân một ngày mưa bay
Anh đã đi để lại nơi này!
Cơn gió đông còn buồn mênh mông
Sáng nay mây thấp trên đầu
Từng giọt cà phê ngọt đắng
Biết em nơi đâu bây giờ
Em ơi, em ơi
Sáng nay ngồi khóc một mình
Từng giọt sầu rơi lặng lẽ
Biết anh ra đi thật rồi
Ơ .......... hờ
Anh đã đi một ngày mưa buồn
Cơn gió đông lạnh đầy đôi tay
Anh đã đi để lại nơi này
Đôi mắt nâu ngồi buồn xa xăm
Như cánh chim lạc về phương nào
Theo bước chân một ngày mưa bay
Anh đã đi để lại nơi này!
Cơn gió đông còn buồn mênh mông
Sáng nay mây thấp trên đầu
Từng giọt cà phê ngọt đắng
Biết em nơi đâu bây giờ
Em ơi, em ơi
Ngọc Lễ - Phương Thảo
SM không phải là dân ghiền cà phê nhưng mỗi lần trở về BMT hầu như ngày nào cũng uống. Thiên Thanh chê SM quê mùa cũng phải vì chỉ thường lui tới có hai chỗ này, một là cái quán ven đường Hai Bà Trưng có những cây Bằng lăng tím, có lần mới hơn 6 giờ sáng chưa thức dậy mà đã có phone gọi đi uống cà phê, khi lục đục mở cửa bị chất vấn liền “ Con đi đâu giờ này mà sớm vậy? Hai là quán Vườn Trăng nằm trên đường đi Đạt lý mà ông chủ và bà chủ quán rất thân cận với Thiên Thanh, đầy tâm hồn nghệ sĩ từ bao nhiêu năm nay không hề thay đổi, lần nào cũng tiếp đãi SM rất nồng hậu. Chắc NS, LTV còn nhớ hồi 2007 cả ba thấy vườn đẹp quá cứ chụp hình tán loạn. SM theo bạn bè cũng ghé một vài chỗ khác nhưng không phải là những chỗ đặc biệt nổi tiếng của BMT nên quên mất tên luôn. Hồi tháng 3-2010 Như Thương có giới thiệu quán Văn với họa sĩ Phùng Đạt và Kim Loan , SM cũng rất muốn ghé lại nhưng rốt cuộc không đủ thời gian đành phải hẹn lại lần sau. Bây giờ phải nhắn với Phi Toàn đây, tuy chưa thiệt nhưng bạn làm ơn dẫn các bạn đi uống cà phê ảo trước nhé. Lấy ngã 6 ( hay ngã 7) trước nhà thờ chính tòa làm chuẩn, PT sẽ lần lượt chọn những quán nào đây, có gì nổi bật để thu hút mọi người, muỗi BMT dữ dằn tập trung ở đâu đông nhất? Thiên Thanh đã từng khen quán nào gần khu vực cầu 14 phải không?
lại một lần nửa không vào TT vì bận lo cắm trại cho học sinh và lên xuống bệnh viện vì bà nội (mẹ chồng)nhập viện -KC đọc thơ của anh PC mà thấy ấn tượng cảm xúc tuôn tràn như trúng mạch ??
tháng ba năm nay TÂY NGUYÊN có tình trạng thời tiết khác thường ,lúc nắng ,lúc mưa đan xen ngày lành lạnh đi làm trại cho HS mà muốn đau nên mọi người thứ lôi em chỉ nhờ chị TT ĐẠI DIỆN tiếp chuyện dùm em về BMT-em sẻ vào sau nửa
Ngồi nặn óc mãi có bài "Lễhội Tây Nguyên"tặng KimChi nè,dở đừng chê thẳng tay làm nhụt chí thơ ca nghen...E hèm..
TRắng xóa Tây Nguyên trắng núi rừng
Thơm mùi hương lạ thoảng nguyên trinh
Dịu dàng sương núi mờ hoa trắng
Một sớm mai hồng tỏa điệu xinh
Ban Mê hư ảo màn mưa bụi
Chiên trống vang lừng khúc nhạc hoa
Y Sau vui khoác nhịp khèn nứa
Nàng Black Siu Hờ trổi điệu TRưng
Giàng múa Tây Nguyên mừng lễ hội
Voi bước rộn ràng đỡ kiệu hoa
Mừng em xuống núi gùi bông trái
Bầu bí măng rừng vui hát ca...
Sương mai à tội quá ThTH cũng chả ghuền Càphê mấy đâu,chỉ là có em học sinh mở quán caphê Thu Vàng ở cầu 14,cô bạn Huế mở quán Hoa Đất ở chỗ nhàThầy Lô cũ,còn Vườn Trăng Đạt Lý của vợ chồng Quyết Chi Lan thì hầu hết dân BMT biết,quán Văn của PhùngTất Đạt là dân Duca cùngĐổ Thât Kinh...cũng là bạn rất thân của NhưThương
Nên ThThanh được hưởng "xái"đó mà
Đúng là phải hỏi Sư phụ Phi toàn về càphê BanMêThuột,ViVu cũng thường về Buôn mê,hay mấy người ở "buôn làng" trên đó thì rành sáu câu hơn ThTh đó...
Đáp ứng gợi nhớ của Trang chủ về cái quán cafe ven đường Hai bà Trưng, BMT, PC có vài dòng quấy rối các bạn đây:
QUÁN ..CÂY BẰNG LĂNG
Dưới hàng cây bằng lăng
Có một quán tình văn
Ai về qua phố nắng
Cũng ghé lại...lăng nhăng!
Quán cafe bé nhỏ
Ôm ấp vạn người qua
Một lần ghé qua đó
Là một đời khó xa.
Quán tuy là bé nhỏ
Mà tình rộng bao la
Nụ cười cô chủ quán
Một lần...nghiêng lòng ta!
Những ai về đất đỏ
Thèm cafe Ban mê
Mà chưa vào quán đó
Là chưa biết....Ban mê!
Hà hà, chắc là trang chủ cười thỏa dạ rồi há !
Có dịp nào SM về ghé lại Vườn Trăng xin gữi cô chủ quán bài thơ "nhớ Vườn Trăng" nầy nha:
CÀ PHÊ VƯỜN TRĂNG
Trên đường Đạt Lý - Ban mê,
Có cô chủ quán cà phê đa tình.
Khu vườn bé nhỏ xinh xinh,
Là nơi bè bạn trao tình cho nhau.
Cà phê vị đắng thanh tao,
Là tình em đó, uống vào thử xem !
Ai về ghé lại mà xem,
Trăng mờ trăng tỏ qua rèm mây giăng.
Mai kia xa vắng Vườn Trăng,
Cũng còn chút nghĩa tình trăng độ nào.
(Kỷ niệm xưa,2011)
Bây giờ là 12:00 PM ngày 23/3/2011 của Sài Gòn.
Tôi vừa rời nhà của Nguyễn Thị Hương, Cựu học sinh TH Banmêthuột NK 65-72 về cách đây hơn 1 tiếng đồng hồ.
Chiều nay các bạn có tổ chức một cuộc họp mặt giữa các Thầy dạy cũ và cái đám học trò tuổi ngoài năm mươi cả mà vì vui mừng quá nên cứ lao nhao như một đám học sinh tiểu học.
Ông Trời Sài Gòn lại chơi không điệu chút nào. Mưa phơn phớt từ lúc xế chiều, nhưng đến giữa đoạn đường tới nơi hò hẹn bỗng trời đổ mưa như trút. Giống y như lần trước Thầy Chi về hẹn gặp ở nhà Lâm Dũng NK 68-75.
Sau một chuyến đi dài từ Lộc Ninh sát biên giới Miên về, người bèo nhèo như cái nùi giẻ lau, tôi lại vội vàng tiếp tục lên đường phó hội.
Nhà Cô Hương lại ở xóm nhà giàu bên Phú Mỹ Hưng. Cái điện thoại của tôi lại cùi bắp, gọi hoài nhưng sóng không lọt vô khu vực đó được. Cô Hương cho tôi địa chỉ nhà để tìm đến, nhưng khu vực đó thì có bao giờ mình léo hánh tới đâu? Thì cứ đi đại, đảo tới đảo lui mấy vòng trong khi miệng hát lẩm bẩm : “Nhà em có hoa vàng trước ngõ, Tường thật là cao, có dây leo kín rào...”, nhưng mãi vẫn không thấy có cái nhà nào có hoa vàng trước ngõ cả, cũng không thấy số nhà mà cô ấy đã thông báo. Đi lò mò trong bóng mưa, mắt nhìn dáo dác kiếm một con số nhưng nào thấy đâu? Nếu không có cái hàng rào dọc bờ sông ngăn lại, có lẽ tôi đã mò xuống sông luôn rồi.
Cho tới khi thấy một cái nhà đèn đuốc sáng trưng, người người cười nói xôn xao mới ghé mắt nhìn thử. Hoá ra gia chủ đang đứng trước cửa đón khách. Mừng hết lớn! Chút nữa là đã trễ chuyến đò.
Tôi nhăn mặt hỏi gia chủ:
- Thế cái số 23 mà cô báo cho tôi nó nằm ở đâu vậy? Cô nàng cười hì hì mắt chỉ còn bằng hai cọng chỉ trả lời:
- Anh thông cảm, nhà mới làm chưa xong nên chưa kịp gắn bảng hiệu. Chơi ác thiệt!
Bước vô nhà sau khi xù lông cho rớt hết những giọt nước mưa, đầu tiên gia chủ lôi tôi lại gặp Thầy Liễn rồi hỏi:
- Thầy có nhớ ai đây không?
(Cô nầy lại chọn một câu hỏi khó giống như trong chương trình Đấu Trường 100 của VTV3).
Một thằng nhóc “cà chớn” sau hơn 45 năm ai mà nhớ mặt cho nổi? Thầy Liễn hơi ngớ người ra rồi nhăn trán cố nhớ coi cái thằng hơn 60 tuổi đứng trước mặt mình là ai? Cô Hương đành giới thiệu tên tôi. Thế là hai thầy trò ôm nhau rồi những cái vỗ bồm bộp trên lưng đầy vui mừng vang lên. Nhớ rồi! Nhớ rồi! Cái họ rất đặc biệt sao không nhớ tên, chỉ không nhớ người. Chính Thầy và Cô Thuỷ đã ký tặng hắn cuốn Đặc san kỷ niệm 55 năm họp mặt TH BMT gởi vể cho đây mà.
Các thầy gồm Thầy Di, Thầy Bùi Dương Chi, Thầy Võ Ngọc Lô cùng phu nhân là Cô Bích Trâm, Thầy Nguyễn Đình Liễn, Thầy Nhàn, Thầy Nguyễn Giõng.
Đám học trò có “cái ca lớn” là tôi, Anh Tưởng và Cô Hương là gia chủ, Anh Ca chồng Cô Thuý, Lâm Dũng. Các đồng Hoa hậu U50 gồm Hồng B, Nhịn, Lệ Dung, Lệ Hoa, Khen, Minh Ngọc...và một số “kiều nữ” khác mà do mê mẩn ngắm nhìn quá tôi chưa kịp hỏi tên. Về sau lại có thêm mấy Hoa Hậu nữa đến trễ, lạ hoắc nên tôi chẳng biết ai là ai. Tôi lại có một tánh xấu, cứ hễ thấy đàn bà đẹp là đâm ra ngọng nghịu, nói lắp bắp nên không dám hỏi.
Tôi được gia chủ Chị xếp cho ngồi cùng bàn với các Thầy Cô và gia chủ Anh. Còn Lâm Dũng “chủ xị” bàn của các nàng.
Rượu vang được rót ra liên tục trong tiếng cười nói chọc ghẹo rất tưng bừng. Tiếng “DZÔ” cứ vang lên từng hồi.
“Hãy uống cạn ly đầy để rót đầy ly cạn”.
Thức ăn thì đa phần là những món đặc sản của xứ Huế: Bánh bèo, bánh nậm, bánh bột lọc nhân tôm, bún bò...Riêng Thiền sư Chi vẫn cứ ăn chay...
“Quản nói” của bàn nầy là Thầy Giõng. Thú vị nhất của lần gặp gỡ nầy là đề tài các phu nhân của Thầy Lô, Thầy Nhàn và Thầy Liễn với các chuyện tình thời tuổi trẻ của họ. Đài phát thanh của Úc và của Mỹ thi nhau “lấn sóng”. Những tràng cười sảng khoái cứ rộ lên từng hồi.
Tôi cũng góp tiếng hài tội Thầy Liễn. Hồi đó mỗi năm học trò bị phạt 4 cấm túc phải ở lại lớp. Vậy mà tôi “tao ngộ chiến” với Thầy mấy lần mà lần nào Thầy cũng phát cho tôi 2 cấm túc. Bởi vậy tôi mới lận đận "con đường tình duyên" với mảnh bằng Tú Tài trễ mất 1 năm. Thầy cười xoà rồi bảo:
- Hãy nhìn lại mình đi, là do cậu là một học sinh “ngoan” quá mà, bây giờ đổ thừa ai?
Tội nghiệp cho Thầy Giõng và Thầy Liễn, bị các nàng mè nheo xin tiền lì xì loạn cả lên. Thầy Giõng không có tiền lẻ phải chạy đi mượn của Anh Ca từng 100.000 VND một. Thầy Liễn phải móc bóp cho mỗi đứa học trò 1 USD. Đã hết tiền lẻ nhưng chưa “giáp xóm”. Đến phiên Nhịn thì hết tiền, Thầy Giõng không tin, giằng bóp mà xét. Cuối cùng thì Nhịn “ngon” nhứt. Được một tờ 5 USD.
Chưa từng có cuộc họp mặt nào của những người xưa lại được một không khí thân tình và vui vẻ như vậy.
Ánh đèn flash của mấy cái máy ảnh cứ loé lên liên tục. Thôi thì các “nàng” tha hồ mà tạo dáng người mẫu, miệng thì cứ cười tươi như hoa...
(Mỗi người một vẻ, ai muốn nghĩ là hoa gì thì tuỳ).
Chuyện nổ như bắp rang không ai muốn dứt. Những hẹn hò cho lần gặp tới giữa Thầy và trò được đưa ra rất nhiều.
Thấy đã khuya quá rồi mà khu vực ấy lại vắng, tôi bèn bắt chước mấy anh Ăng Lê, lẳng lặng đánh bài chuồn không dám chào từ giã các Thầy và gia chủ.
Nói một cách văn hoa: “Cám ơn mảnh đất Banmêthuôt nắng bụi mưa bùn đã sản sinh ra những con người sao mà nặng tình với nhau đến thế! Mùi hương thơm ngát của những chùm hoa cà phê trắng muốt chắc vẫn còn lưu lại ít nhiều trong hơi thở của mỗi người đã lớn lên ở đó.
Niềm vui hôm nay chắc sẽ còn in đậm trong tâm trí tôi nhiều năm về sau.
Đây phút nói thiệt của bạn thơ Phượng Các !?
"... Nụ cười cô chủ quán
Một lần ... nghiêng lòng ta ! ..."
Hic ... hic ...
Bạn thơ s@ có bao giờ cộng sổ hết thử coi mình lên bảng vàng cấm túc bao nhiêu lần chưa ?
Bạn thơ Thiên Thanh ơi,
Bạn chỉ viết có chừng này thôi ...
" Mừng em xuống núi gùi bông trái
Bầu bí măng rừng vui hát ca..."
...Mà đã làm NT hình dung ra hết những con người và những con đường mòn len lỏi đi từ buôn làng xuống phố chợ, trên lưng họ là những chiếc gùi đầy ăm ắp măng rừng xỏ xâu bằng cọng tre, bông bí đỏ, dưa leo, dưa gang thơm phức, những nhánh cây dính tổ ong tươm mật rừng ngọt ngào ...
Nhớ quá đi thôi ...
Vào TT kỳ này được các bạn cho biết thật nhiều tin về cafe Ban Mê khiến tui tiếc hùi hụi. Chả là vì năm ngoái có chuyện phải về gấp Ban Mê, trước khi đi NT cũng đã dặn dò là nhớ ghé qua những quán cafe nổi tiếng là thơ mộng và đẹp nhưng đến khi về tới Ban Mê thì được bạn của cậu em vợ dẫn đi uống cafe Ban Mê nhưng không phải những nơi mà NT đã dặn....bây giờ thì tiếc cũng đã muộn rồi. Thôi đành uống cafe ảo ở những nơi các bạn vừa mới cho biết vậy.
Nói đến cafe Ban Mê tôi cũng có một kỷ niệm vui vui xin kể các bạn nghe qua rồi bỏ nha. Tôi có cậu em ở Cali khi biết tui về VN nên nhắc đi nhắc lại là phải kiếm mua cho được loại cafe "c.. chồn" nên khi trên đường đi từ Sài Gòn về Ban Mê tôi dặn cậu tài xế nhớ ghé lại chỗ có bán loại cafe đậm hương vị chồn này thì cậu ta cười và bảo rằng: ở Ban Mê chồn bị bắt làm thịt hết rồi thì làm gì còn cafe c.. chồn nữa... nghe qua thấy buồn 5 phút, nhưng khi gặp người bạn cùng lớp anh ta nói loại cafe này có nhưng hiếm lắm và không ai bán, họ để dành để xài, hiện anh ta còn có một ít và hứa sẽ cho em tôi đủ để pha một ly cafe đặc biệt này.
Không hiểu đây có phải là loại Fox Coffee như bạn Thiên Thanh nói không?
Khi nào có dịp về lại VN chắc thế nào tui cũng phải nhờ mấy bạn còn ở Ban Mê dẫn đi uống cafe mới được và hy vọng anh bạn thâm niên còn tìm được Fox Coffee thứ thiệt để xem mùi vị ra sao.
Bây giờ thì xin các bạn cùng tui thưởng thức " Ly cafe Ban Mê" cho đỡ ghiền.
Ly cafe Ban Mê
sk
Xin post lại bài hát "Ly cafe Banmê"
Ly cafe Ban Mê
Bạn thơ SK
Càphê mà bạn nói đúng là càphê c.chồn,loại này rất hiếm chỉ gia đình người chủ vườn trồng dùng hoặc đãi bạn khách quý..
Ở Mỹ này cũng có(ThTH nghe nói chớ cũng chưa được uống tại Cali 35 dola 1 ly nó gọi là Fox Coffee)
Để ThTh kể các bạn nghe một chuyện vui vui về càphê này.Hồi đó năm1967,ThTh còn dạy trường PhanchuTrinh,dẫn học sinh đi lao động thu hoạch càphê trongBuôn(?)Vào vườn bạt ngàn có mấy em học sinh rành rõi đem tới đưa ThTh xem mấy "thanh kẹo đậu phụng"khoe là càphê c.chồn đó cô.ThTh trợn mắt ủa sao giống kẹo đậu phọng vậy?Học trò cười ngất ,càphê xịn đó cô...Con chồn ăn toàn trái chín rồi cho ra từng thỏi hạt càphê quyện với dịch trong dạ dày vì hạt không tiêu mà chỉ tiêu hóaphần càphê mềm.Đem thỏi kẹo này rửa nước 3 lần rồi phơi khô,rồi đem rang sẽ thành một loại thượng hảo hạng.mà đúng con chồn có mùi thơm mới được,gọi là chồn hương.ThTh cũng nghe vậy thôi.Còn một lần khác được Cha Bình Hiệu trưởng trường Hưng Đức cũng cho uống một phin caphê c.chồn ..nhớ đời.Bây giờ vui vui kể các bạn nghe càphê Tây Nguyên vậy đó
Sorry,1976 chứ không phải 1967..hihi
SM tiếp tay dùm SK đây
Ly cà phê Ban Mê – Siu Black .
LY CÀ PHÊ BAN MÊ
Ly cà phê như muốn nói , nói cùng em câu gì ?
Ly cà phê như muốn hát , hát cùng em câu gì ?
Hương bay theo làn khói , vẽ mùa xuân long lanh .
Hương bay theo làn tóc , vẽ tình yêu mong manh .
Ánh mắt ánh mắt em xanh hay mùa xuân đang về .
Khói thuốc bâng khuâng ly cà phê .
Tiếng hát tiếng hát cao nguyên như ngàn xưa vọng về .
Ánh mắt soi trong ly cà phê Ban Mê .
Mai em đi trong câu hát , nỗi buồn dâng xa gần .
Ly cà phê như lưu luyến , rót vào đêm rượu cần .
Hương cao nguyên còn đó thắm đượm trên đôi môi .
Hương cao nguyên còn mãi tiếc trời mây xa xôi .
Ánh mắt ánh mắt em xanh hay mùa xuân đang về .
Khói thuốc bâng khuâng ly cà phê .
Tiếng hát tiếng hát cao nguyên như
ngàn xưa vọng về .
Ánh mắt soi trong ly cà phê Ban Mê .
Xin nói thêm một ý về chuyện cung cách thưởng thức cà phê.
Mỗi vùng người ta có một cách thức riêng. Đó là cách tuyệt nhất thì người ta mới chọn, chớ có dại khi đến chỗ khác mà góp ý.
Có lần tôi trở về Banmêthuột. Đi chuyến xe đêm tới nơi thì khoảng 5:30 sáng. Mới tháng giêng Âm Lịch nên trời còn khá lạnh. Còn sớm quá phải tìm một quán cà phê ngồi chờ cho sáng hẳn mới dám gọi anh bạn thân ra rước.
Tôi chỉ dám bước vào một quán cà phê bình dân ở đường Ama Trang Long thôi chớ đâu có dám vào những cái quán cà phê đài các sang trọng.
Mà cái tạng người của tôi cũng chỉ thích hợp với những cái gì bình dân. Ở đó tôi thấy mình thoải mái hơn nhiều, tay chân không bị thừa thãi.
Kêu quán cho một ly cà phê sữa nóng để uống cho ấm lòng. Họ đem ra một cái chung bằng gốm cà phê pha sẵn có chút xíu, chắc chưa đủ một hớp của tôi. Vội hớp một ngụm nhỏ rồi loay hoay kéo thuốc lá ra đốt. Khi lai đáo thì tách cà phê đã lạnh tanh, chả còn mùi vị thơm tho nào.
Khi anh bạn tôi tới, tôi có than phiền là sao ở đây uống cà phê gì kỳ. Ở dưới Sài Gòn, cà phê sữa nóng là luôn luôn người ta rộng trong một chung nước nóng, để đến khi uống tới giọt cuối cùng thì cà phê vẫn còn ấm nóng trong miệng và hương thơm vẫn còn lẫn quất trên đầu lưỡi.
Anh bạn mới xì! một tiếng: Uống theo kiểu mầy thì chỉ có những quán cà phê lề đường ở Sài Gòn mới vậy thôi.
Mới nghe thì cũng thấy tức trong bụng, nhưng quả đúng là như vậy.
Nhưng nói gì thì nói, chớ theo tui thì uống cà phê hoặc là phải nóng hay là phải lạnh, chớ cà phê uống nguội thì ngon cái gì hở trời?
Cái này là mấy cô chủ quán cà phê thỏa dạ mới đúng chớ, PC hỡi.
Chưa biết bao giờ có dịp ghé lại Vườn Trăng , SM chuyển qua e-mail cho lẹ , sợ lúc về lại nhiều chuyện bận bịu không khéo lại quên thôi.
Rất cám ơn S@ đã mau lẹ kể lại tối họp mặt Thày – Trò tại nhà người bạn thân của SM , chơi với nhau từ năm lớp Đệ Thất cho tới bây giờ. Qua đó SM mường tượng được không khí rất tưng bừng, thân tình vui vẻ, Tuệ Minh cũng nổi bật giữa bàn tiệc vì nét trẻ trung và tài MC như lúc nào. Các bạn thân cùng niên khóa với SM được dịp đối ẩm với các Thày , nét sợ sệt , e dè , xa cách ngày xưa đã hoàn toàn biến mất , thay vào đó là tuôn ra những câu hỏi chất vấn trêu ghẹo ngọt ngào mà không Thày nào gắt gỏng được. Từ bên này xa xôi , SM đọc bài viết và coi thêm hình ảnh của LD gởi liền sau buổi họp mặt mà cảm thấy rất gần gủi những khuôn mặt thân quen. Hy vọng mùa Xuân năm sau Hội Ngộ lớn tại BMT được thành hình cho niềm vui tỏa rộng , mảnh đất BMT lại ưu ái đón những cách chim lưu lạc trở về trong vòng tay rộng mở.
Bạn thơ NT ơi
Bây giờ ThTh lại ghiền món măng và nấm đó,món ăn thường ngày của ThTh vì bên đây các loại thịt thật ..là ngán.Sáng ra 1 ly caphê "tự biên tự diễn",một trái bắp luộc hay nướng..Thấy ThTh sắp "vào thiên đàng chưa?"vì..giống ăn chay há?!?Nói đùa chớ xơi mấy thứ này vì nhớ BMT ta ơi...
( Chuyển dùm Phi Toàn)
Kỳ thật, PT chỉ thích uống cà phê vỉa hè, nhìn người ta đi qua đi lại thấy thú vị hơn. Đồng ý rằng các quán cà phê người ta trồng cây cảnh , trang trí rất đẹp nhưng PT lại vô tình lắm. Mọi người nói các quán cà phê ở BMT đẹp cũng ...đúng đó. PT rất thích quán cà phê EVA ở Kontum, chủ quán học trường Mỹ thuật Huế nên thiết kế theo phong cách Tây Nguyên ( không đụng hàng đâu). Xưa kia PT rất thích quán Đồng Xanh, Ban Mê... nhạc nhẹ là chính. Nay lại khác bởi PT cảm thấy mất thời gian, ngồi uống cứ thấp thỏm nên tội nghiệp cho chính mình và các bạn thấy vậy nên cũng ít rủ rê. Chúc các bạn nhiều vui vẻ.
Một buổi sáng trời đang mưa rĩ rã bên ngoài, một ly cafe Ban mê Thuột nóng và điếu thuốc trên tay có lẻ không còn gì hạnh phúc hơn phải không các bạn thơ !
Tháng ba trời Cali mưa dầm suốt cả tuần lể, gió lạnh, những trận mưa cuối mùa lạnh để chuẩn bị xuân sang trên đất Mỹ nầy. Các trường Đại học ở đây cũng rất...tình, đã chọn thời gian nầy làm Spring break cho các sinh viên để họ có thể nằm nhà mà hưởng nhưng thú vui ngắn ngủi của đời người.
Một buổi sáng thật thú vị !
Post a Comment