Một mặt nào đó, Thơ Xuân của Khánh Vân lại lột tả hơn ý xuâncóxuânkhông của chútxíu. Đọc xong Thơ Xuân thấy lòng lâng lâng và phân vân. Nhưng 4 câu kêt bừng lên chút hy vọng cho người xa xứ khi Xuân đang về.
NT đọc bài thơ của bạn thơ Khánh Vân cảm thấy như lòng mình đang bước vào Xuân vì trong thơ của bạn có nắng Xuân, gió Xuân, hương Xuân, nàng Xuân ... bên cạnh lại điểm thêm một cành mai thật tuyệt ... thế thì Xuân đến thật rồi các bạn thơ ơi Hãy mở lòng ra để hưởng cùng thiên nhiên đất trời những ngày tháng mới tràn đầy niềm vui, hương nhựa sống mới và trăm nỗi hy vọng
KC xin lổi vì đã vắng mặt TTdo lí do kĩ thuật nên xuất hiện ở ních mới - sự cố này nhờ chị SM thôi Từ bài Cali mưa đông KC đã vào nhưng không được -thông cảm cho KC -Không khí mùa Xuân đã về trong bài thơ câu hỏi Xuân có xuân không ? của CX cũng bắt đầu cho mùa xuân đang ngấp nghé..gõ cửa ĐẤT TRỜI đang chuyển mình ở bài thơ của KV làm con người cùng rạo rực -À sáng nay cả nhà bát đầu trẩy lá Mai (tiết trời lạnh ) nên phải chăm mai sớm sau khi lặt lá ,vét gốc là tưới mai liên tục ,khi mai nứt nụ bung bắp nổ độ 25 tết là vừa nở đón năm mới -lúc đó mai có giá nhất -cành Mai càng nhiều nụ và lộc thì người mua mới thích -nhà KC trồng Mai độ hơn 50 gốc nên đủ chơi -biếu và bán cũng vui không chuyên kinh doanh nên năm được năm mất chưa kinh nghiệm lắm Lâu nay TT vắng mặt nhiều người -hôm qua coi truyền hình thấy Chợ tình Khâu Vai có ý nghĩa (phỏng vấn anh chàng người Mông )đi chợ tình để gặp lại ngưưoì thương (dù cả 2 đã có gia đình ) nhưng trong ngày ấy vẫn cho phép cả vợ ,chồng có một ngày riêng tư -người VN(KINH )phải thán phục -văn hoá CHỢ TÌNH đáng được duy trì là nét độc đáo của ngưuơì dan tộc miền núi xin chia sẻ với các bạn thơ
Chắc các bạn cũng thấy gió Xuân về cuốn nhẹ góc tấm hình lên đó, KV nhắc tới tám chữ Xuân bảo đảm là thổi không khí Xuân đến tận mọi ngõ ngách của tâm hồn mỗi người rồi. Phải chi mà được ở gần Kim Chi thì SM đã xin phụ một tay lặt lá rồi, mỗi ngày sẽ canh chừng coi diễn biến cây Mai nứt nụ bung nụ ra sao,o bế một cây cho riêng mình, thích há KC, nhớ chụp hình cây mai nhà Tết này cho bạn bè coi nghe.
Thân chào các bạn thơ. Hai mươi năm xa xứ, xuân đến với Vân chỉ là trong mơ ước và hồi tưởng về những mùa xuân xưa. Thành phố Vân ở nhỏ , buồn . Xuân đến , nhưng tuyết vẫn rơi . Có nắng ấm nhưng hơi lạnh vẫn còn giá buốt. Đêm giao thừa đi chùa lạy Phật , hái lộc, ngắm cành mai nhưng cành mai không thật. Xuân nơi đây chỉ làm Vân buồn nhiều hơn vui. Bạn thơ Ch.X và NT ơi !Cành đào thắm và mai vàng là Vân tưởng tượng để dệt thơ xuân đó. Bây giờ Canada đang lạnh và tuyết rơi nhiều . Năm nào cứ thơi gian này , Vân biết mọi người thân đang náo nức đón Xuân tại quê nhà , lòng Vân cũng rộn ràng nhớ lại những kỷ niệm đáng yêu về những mùa xuân cũ rồi lại buồn khi nhìn từng bông tuyết rơi . Nghe KC kể chuyện chăm sóc những cây mai để chuẩn bị Tết đến. Ước gì Vân được ngồi cạnh KC để được lặt lá mai , ngắm từng nụ mai vàng thì thích lắm. Nơi Vân ở có hoa đào nhưng Vân nhớ không lầm thì tháng tư hoa đào mới nở, lúc ấy khí trời bớt lạnh và bớt tuyết rồi Mỗi buổi sáng cuối tuần , đi dạo trên con đường với hàng cây đào nở rộ, lòng cảm thấy lâng lâng một nôĩ niềm khó tả
Cám ơn SM với bức tranh thật dẹp và ý nghĩa. Nhìn tranh thấy lòng phơi phới nhẹ nhàng, dường như xuân đang len nhẹ vào tim chúng ta SM hở ? Chúc SM luôn vui khoẻ để vun bồi trang thơ ngày một màu mỡ và đầy ắp tình thân nghe !
Năm Mới ... Trang Chủ " sơn phết " nhà mới đẹp quá Chuẩn bị ĂN TẾT nha các bạn thơ ơi ... NT vẫn còn " ao ước " chuyện được nắm tay dẫn đi chợ Tết NT xin được "theo đuôi rồng rắn" giữa dòng người đi chợ Tết cùng các bạn Bạn thơ KHÁNH VÂN ơi, trong bài thơ của bạn có tất cả hương vị Tết đấy
Bài thơ KV đem đến không khí Xuân dù là mơ ước,nỗi buồn len lén vào tim gợi nhớ những mùa xuân xưa ở quê nhà,nơi KV cư ngụ vẫn còn tuyết rơi,cái nắng xuân mong manh.Bao năm xa xứ những cái tết xứ người làm ta luôn mơ tưởng đến hoa đào pháo Tết,may mà Cali có bánh chưng bánh tét,hội hoa,thi thỏang cũng có những chậu mai vàng,cúc đại thọ.Những ngày đầu xuân không khí Bolsa cũng rộn rịp lắm ,người ta chuẩn bị chợ hoa trước cổng Phước Lộc Thọ,những gian hàng bày bán câu liễn câu đối,bao đỏ lì xì,có ông Già ngồi viết câu đối,tranh gà,tranh lợn.Cali cũng có nhiều chùa được đốt pháo vào giao thừa và người đi hái lộc đầu năm đông đảo,vì thế được mệnh danh là Little Saigon.Rồi hội chợ Tết do các sinh viên tổ chức,các em mô tả lại các sinh hoạt xa xưa như cây đa bến đò,thi thả thơ câu hò câu đối,đánh cờ người ,cột cây đu ,hội làng trà ,ăn trầu uống rượu mộc ,đủ các truyền thống của Tết dân tộc,làm ấm lòng người xa quê đôi chút.Khánh Vân nếu không về quê có dịp nào sang Cali ThTh sẽ đưa bạn đi chợ Tết ở vùng Bolsa cho đỡ nhớ quê nhà vào dịp Tết Âm lịch đầu năm nhé..Mình sẽ cùng nghe những bản nhạc Xuân thật vui..
Lâu lắm, hôm nay mới được đọc bài Thơ XUÂN của Mây Lành, lồng trong bức minh họa tuyệt vời của Trang chủ . Nhìn hoa mai vàng nở trong tranh, khiến VK nhớ lại một câu trong bàn Nhạc "Đồn vắng chiều Xuân" của Trần Thiện Thanh : - Nếu Mai không nở, Anh đâu biết Xuân về hay chưa . Thật ý nhị nhưng cũng chua chát.
Bài thơ Xuân của ML như bức tranh thủy mạc trước mặt người đọc, tác gỉa khéo kết hợp cảnh sắc, hoa cùng với thiên nhiên qua ý thơ : - Ánh Hồng khoe sắc nhuộm màu tuyết sương, Mai vàng thấp thoáng nhẹ vương .
VK cũng xin chúc bạn thơ Mây Lành được toại nguyện những điều mong ước của mình, như đã nêu trong hai câu cuối của bài thơ . - Cho ta một chút ước mong - Tình Xuân trở lại ấm lòng người xa . . .
Nhân dịp Xuân TÂN MÃO đang mang niềm tin yêu và hy vọng về đến mọi nhà, VK xin mượn bản nhạc : NGÀY XUÂN THĂM NHAU để viếng thăm và chúc các bạn thơ thân mến của VK với lời chúc tốt đẹp nhất trong năm mới . Thân ái, VK
Muốn hoa ra trúng Tết, ngay từ mồng 10 tháng chạp đã phải quan sát nụ hoa và thời tiết. Nếu tiên đoán nửa cuối tháng chạp trời rét, thì hái lá sớm, còn thời tiết ấm, thì hái lá muộn đi, không nhất thiết cứ phải đúng ngày rằm tháng chạp, thời gian sớm muộn cũng chỉ là 1 – 2 ngày. Làm sao cho tới đúng ngày 23 tháng chạp, đa số các nụ hoa đã bung vỏ lụa là vừa. Nếu tới 25 – 26 tháng chạp vỏ lụa của nụ chưa bung, thì phải pha loãng phân NPK mà tưới thúc. Trái lại lúc này đã thấy có nụ muốn nở, thì phải hạn chế tưới nước, để đất khô mà hãm lại. KIM CHI lặt lá mai sớm hơn ngày rằm là đúng bài rồi đó. Hy vọng Tết năm nay sẽ được bội thu và sân nhà KIM CHI sẽ rực vàng tươi thắm những bông mai đầu Xuân. Lại thêm một kinh nghiệm của làng hoa Cái Mơn, Xã Vĩnh Thành, Chợ Lách, Bến Tre có phương pháp canh mai trổ bông mới và khá chính xác. Đó là cách dựa vào ngày Lập Xuân mà lặt lá mai. Nhưng với tính khí ỏng ẹo của Ông Trời, năm nay vẫn còn những cơn mưa muộn lác đác thì cũng chưa chắc ăn lắm.
Thả xuống chi một chữ nghe đau xót thế KHÁNH VÂN ơi! Sao có thể gọi là tưởng tượng khi đọc những câu thơ ấy lên, ai cũng thấy như hiện ra trước mắt mình những hình ảnh có thật đã từng thấy qua, những cảm xúc có thật mà mình từng trải. Tưởng tượng là những điều đôi khi không có thật. Ví dụ như phim Star Trek là một sản phẩm của trí tưởng tượng.
Theo tôi, đó là những hồi tưởng ngậm ngùi cho một thời đã qua. Ví dù KHÁNH VÂN có dịp trở lại quê hương đúng dịp Tết Âm Lịch, thì những cảm xúc đó cũng đã bị biến đổi đi ít nhiều. Tôi nghĩ là như thế! Nhân ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam, tôi đã định đóng vai một người hiện đang còn sinh sống ở đây mô tả lại khung cảnh quê hương đang dịp vào xuân cùng những cảm xúc có thật của mình gởi đến các bạn, nhưng không làm được như ý định của mình ban đầu. Trước hết là nói chuyện về con cu đất như một bước chuẩn bị. Có thể những câu chuyện và hình ảnh về con cu đất ít người thấy qua vì đa số các bạn lớn lên từ thành thị và không phải người miền nam, tôi đã phái một con cu đất bay qua Trang Thơ để minh hoạ, nhưng có lẽ do chất mộc mạc thôn dã của nó, khi vừa tới nó thấy những chai rượu đắt tiền đầy vẻ phù hoa nên ngại ngần không dám đáp xuống đúng lúc. Đến bài thơ của KHÁNH VÂN, thấy hình cánh mai đẹp quá định bước lại gần để nhìn cho kỹ, ai dè sớn sác đá phải góc tấm hình. Đau quá! Đang ngồi bóp mấy ngón chân đây. Hết đau rồi mới tính chuyện tiếp được.
Tết Tân mão 2011, Tiết Lập Xuân sẽ khởi vào ngày mùng 2 tháng giêng Âm Lịch tức vào ngày 4 tháng 2 Dương lịch. Người ta nói đúng vào Tiết Lập Xuân, nếu khéo léo một chút bạn có thể đặt quả trứng cho nó đứng thẳng. Bạn nào không tin cứ thử làm một lần để coi cái bí nhiệm của tiết mùa có đúng không?
Có một bài viết khá ý nhị, xin trích dẫn để các bạn cùng thưởng lãm và chiêm nghiệm.
TIẾT LẬP XUÂN
Khí trời vào tiết Lập xuân khi Kinh độ mặt trời 315°. Lập Xuân có nghĩa là Bắt đầu mùa xuân. Theo tiết khí trong lịch Trung Quốc, các mùa bắt đầu bằng tiết khí có chữ "lập" trước tên mùa. Ví dụ: mùa xuân bắt đầu bằng tiết khí lập xuân. Nhưng danh từ lập xuân ít nghe hơn lập đông, có lẽ vì có bài hát “trời lập đông chưa em, cho lũ dơi đi tìm giấc ngủ vùi…” nên dù không để ý đến vấn đề tiết khí, cũng biết có “lập đông”. Còn lập xuân, thì không biết có ai đã hát “trời lập xuân chưa em!...”
Tôi thật bất ngờ khi biết đầu mùa xuân bắt đầu từ mùng 9 tháng giêng. Năm nay tiết Lập Xuân rơi vào ngày 4 tháng 2 Dương lịch. Chính vì ngày tháng không nhằm vào đâu hết, nên khó gây ấn tượng cho chúng ta.
Trong chu kỳ một năm, những mốc ngày tháng có giá trị, tùy theo môi trường chúng ta đang có mặt. Chẳng hạn trong chùa, thì những ngày rằm, ngày lễ vía, đi làm thì những ngày nghỉ trong công sở, học trò thì có lẽ nghỉ tết và nghỉ hè cần để ý! Vậy những tiết lập xuân, lập hạ, lập thu, lập đông sẽ được ai để ý? Bây giờ mà nói chuyện làm ruộng thì hơi không hợp thời lắm, dù rằng mỗi ngày đều đọc “cơm ngày hai bữa thường nhớ công khó khổ của kẻ nông phu…”.
Cũng hiếm hoi tìm thấy một quyển lịch ghi những tiết khí trên lịch. Nếu bạn trồng hoa, bạn sẽ thấy những ảnh hưởng này thật có trên hoa đấy. Còn làm ruộng thì không phải bàn nữa, vì “nông lịch” cần biết để chuẩn bị cho đúng thời vụ.
Nhưng có một điều mình có thể hiểu vì sao Tết mà trời lạnh, vì vẫn còn ảnh hưởng những ngày cuối của tiết Đại hàn (rét đậm), và bắt đầu hôm nay, trời chuyển dần sang ấm một chút, nghĩa là chính thức bước vào xuân. Hoa sẽ nở đều hơn, nếu bạn trồng hoa sẽ thấy như thế. Và đến qua rằm tháng giêng khí xuân vẫn còn.
Có mưa xuân do ảnh hưởng giao mùa giữa hai luồng gió đông bắc và đông nam. Miền Bắc gọi là mưa phùn. Riêng trong miền nam, có một năm mưa vào ngày rằm tháng giêng, chúng tôi đang dẫn khách đi dạo vườn chùa phải tản hàng! Vì mưa bất ngờ quá.
Và gió nồm, một danh từ quen thuộc hơn, đã có mặt, khiến thức ăn dễ thiu, nhất là bánh chưng bánh tét. Vì gió nồm mang tính chất ẩm ướt, sự ẩm ướt này khiến chúng ta dễ nhức mỏi. Chớ không phải tại bạn ngồi học nhiều đâu nhé. Và vì ẩm ướt những linh kiện trong máy vi tính dễ hư hỏng - chúng tôi thường gặp, mỗi lần đem máy đi bảo hành, đều bị cảnh báo, nơi chúng tôi để máy độ ẩm cao nên máy dễ hư!
Mỗi lần trời chuyển tiết khí, nếu bạn không khỏe mạnh lắm sẽ thấy rõ sự chuyển biến này. Buổi khuya thức giấc nghe trời trở, người cảm thấy uể oải lạ thường, bạn sẽ thầm biết rằng khí trời chuyển sang một sắc thái khác.
Mỗi năm có hai mươi bốn tiết khí, sẽ có hai mươi bốn lần có những biến chuyển của trời đất. Hiểu thế chỉ để khi mỗi lần nghe cơ thể mỏi mệt, thì biết rằng ảnh hưởng đôi chút tiết khí chuyển mùa, nên đỡ than thở. Cũng như khi đột nhiên bị những bực bội bất ngờ của một ai đó mà lý do gây nên không phải do mình làm, thì có thể ẩn nhẫn chịu một chút và nghĩ thầm, hôm nay trời chuyển tiết!
NT vẫn còn " ao ước " chuyện được nắm tay dẫn đi chợ Tết Nhân dịp Tết, các bạn thơ có biết gì về CHỢ PHIÊN và CON TÒ HE không ? Xin kể cho NT và Trang thơ nghe với.
Chạy đâu mà vội mà vàng Mà vấp phải đá, mà quàng phải dây !!!
Trong thời gian chờ đợi được dẫn đi chơ Tết, NT xin kể cho các bạn thơ nghe chuyện NT hoa mai nhé
Chuyện xảy ra sau năm 75, NT thấy năm nào chợ Bà Chiểu gần Lăng Ông cũng bán hoa mai (cành và nguyên cây mai trong chậu) cũng rất đắt, thế là năm ấy NT mon men mua mai và bán mai kiếm tiền ăn Tết !!!
Hỏi thăm người ta xong, NT đặt hàng MỘT XE GMC HOA MAI từ ... thiên đàng !
Ngày giao hàng, người ta giao cho NT một xe chất đầy cành mai không lá, chưa nụ - mai là phải thế thôi, nàng mai là khẳng khiu rồi Sau đó, chủ bán còn dặn dò kỹ lưỡng là: Phải chặt rồi thui gốc mai khoảng 2 tuần trước và ngâm trong nước ấm thì ắt mai sẽ nở đúng ngày bán hàng
NT nghe lời bèn ra tay ... mài dao cho thật bén vì cần chặt một nhát ngọt sớt thì mới không làm trầy trụi thân mai để không làm hư chồi non của cành
Chặt xong hết một xe GMC mai như thế, rồi thui thì quả là một kỳ công các bạn thơ ạ !!! Gần 200 cành mai chứ lỵ !
Kế đến là chuyện nấu nước sôi và pha âm ấm ... Bao nhiêu cái nồi to đùng trong nhà đều được đem ra trưng dụng hết, lại phải kiếm thêm mấy cái lu nhựa thiệt bự để ngâm những cành mai ấy trong nước ấm một chút !
Cả nhà 9 người hì hục với nàng mai ... xong công đoạn " Ủ nụ mai mùa Xuân " - đấy là tên mà NT tự đặt đấy nhá
Rồi thì cả nhà ngồi rung đùi đợi mai đâm chồi xanh biếc ...
Mãi đến ngày Đưa Ông Táo 23 mà chả thấy nụ xanh nào lú ra, NT hoảng hồn ... làm sao mà bán cành khô khi rao hàng là cành mai cho được bi chừ ?! Cũng phải bặm gan đem hết xe GMC mai ra chợ Bà Chiểu !!!
Đứng ngắm thiên hạ, ngắm trời mây chứ đâu dám ngắm mai của mình ... nhưng miệng thì vẫn chào hàng ... MAI SẼ NỞ !!!
Cho đến buổi chiều dọn chợ - thường thì người ta dọn chợ ăn Tết vào khoảng 5 giờ chiều ngày giáp Tết, thì NT bán được một cành mai Duy Nhất với giá 5 đồng (trong khi tiền mua mai đã trả là 2000 đồng ! )
Vừa rưng rức nước mắt vừa đẩy xe mai về nhà, NT bèn đi mua một tấm vé số 5 đồng rồi vái Ông Địa : Cho con trúng số 2000 đồng ! Ông Địa lắc đầu ...
Sang Xuân, hết mùng đến mền ... Rừng Mai nở nụ bên cạnh nhà NT (vì NT đem cắm hết 200 cành mai trên mảnh đất bỏ hoang sát vách nhà ...
Ra ngồi ngắm Rừng Mai vàng mà lòng hắt hiu vô cùng, nhưng cũng " tận hưởng " được cảm giác thưởng thức hoa mai vàng, để rồi NT chợt khám phá ra rằng Rừng Mai của NT là MAI RỪNG chứ không phải mai trồng trong vườn rồi người ta đem bán cho con buôn !!! Do đó, cách săn sóc cho mai nở nụ đúng Tết không áp dụng được
Quả thật là một kỷ niệm khó quên đối với NT . Từ đấy về sau, mỗi năm Tết đến, NT thích ngắm mai vàng nhất ... để nhớ lại Rừng Mai năm xưa của mình !
Thế thì chưa được gọi là Thú Đau Thương hả Nàng Thơ? Mai rừng hay Mai trồng thì cũng là Mai mà, đến mùa thì nở tự nhiên nhưng nếu có bàn tay chăm sóc của con người, vận dụng chút kỹ thuật ép uổng, chút kinh nghiệm uốn nắn đốc thúc thì sẽ trăm hoa đua nở suýt soát thời điểm mình muốn, SM nghĩ vậy đó.
Nhìn tranh thấy lòng phơi phới nhẹ nhàng, dường như xuân đang len nhẹ vào tim chúng ta SM hở ? Rất vui vì KV đã chọn và thích tấm hình minh họa, thiệt ra NT và SM đều lưu luyến chút nắng Xuân nơi cuối góc đó, SM muốn tận dụng từng chút nắng, trải ra tia ấm áp nhẹ nhàng lan tỏa khắp nơi , khi cuốn lại tuy mới trên Trang thơ nhưng không khéo léo, làm bạn S@ "sớn sác đá phải góc tấm hình", rõ là vô ý , hy vọng bạn chỉ nhăn mặt vài phút là nguôi.
Hồi trước, tui cứ chắc mẩm trong bụng cây Mai xuất xứ từ những cánh rừng miền Đông Nam Bộ vì cành lá khẳng khiu phù hợp với chất đất khô cằn ở đó. Nào dè nó có mặt trải dài khắp dải từ miến Trung trở vô. À! Mà cũng có khi đúng đó chớ. Đó là những cây Mai tự nhiên chớ không phải là cây Mai hàng hoá như bây giờ. Nói về Mai tự nhiên thì tui có cả một bụng câu chuyện về nó. Trước nhứt là tên gọi. Người miền Nam có một khuyết điểm trở thành cố tật về cách phát âm. Mai đọc lên y chang chữ May, do vậy mà tiên khởi người ta cho rằng ngày Tết trên bàn thờ gia tiên chưng một cành Mai nghĩa là năm mới mọi chuyện May mắn sẽ đem tới nhà mình. Đương nhiên thì cái vẻ “dịu dàng sắc xuân” sáng bừng đó cũng tô thắm cho không gian ngôi nhà sáng rực hẳn lên rồi. Nó giống như mâm ngủ quả trên bàn thờ Nam bộ: Mãng cầu, trái dừa, đu đủ, xoài, sung. Như vậy mà người ta có thể nói lên ý nguyện ngày đầu năm của mình: Cầu vừa đủ xài...Ngộ thay cho cái tính chất đơn giản của người Nam Bộ! Đã vậy, khi bước vào thơ văn cũng khó tránh khỏi ảnh hưởng. Một anh chàng Nam Bộ làm một bài thơ xong, đọc lên một cách đắc ý thì bị một cô em Bắc Kỳ bắt bẻ là câu thơ bị ép vần. Nghe thì cũng hơi quê quê một chút, nhưng cứ trả lời...ngang như cua: “Tại tui thích dzậy đó!” Mà nói gì thì nói, tuy cách phát âm có sai, nhưng một người có trình độ Tú Tài mà viết chữ Việt sai lỗi chính tả thì thiệt mà khó chấp nhận được.
Hồi Ba tui còn sống, Ông rất mê trồng bông kiểng. Trước nhà ông thì ôi thôi! Đủ loại đủ thứ, nhưng ông mê nhất là Mai. Cái đam mê của Ông lại là cái khổ cho mấy đứa con. Nội cái chuyện tưới tắm cho chúng mỗi buổi chiều cũng làm tụi tui “ná thở”. Hồi đó làm gì có điện với moteur bơm nước để mình chỉ cần bật cái CB lên là nước chảy ào ào, chỉ việc cầm cái vòi mà xịt tứ lung tung? Giếng nước nhà tui sâu chừng 14 thước. Khởi đầu chưa có tay quay phải xách lên từ thùng nhỏ bằng tay, đổ vô thùng lớn rồi khiêng đi tưới khắp vòng những cây kiểng trước nhà. Một miếng đất rộng 800 thước vuông, bề ngang chừng 40 thước, sâu vô 20 thước kể từ lề đường quốc lộ tới bậc thềm, ổng trồng kiểng ráo trọi mà nhiều nhất là Mai thì các bạn cứ tưởng tượng cái khối lượng công việc khổng lồ mỗi buổi chiều của mấy thằng nhóc rồi. Cái bóng của Ba tui lớn lắm nên dù ông có vắng mặt ở nhà năm nầy qua tháng nọ chăng nữa cũng đố dám bỏ sót chuyện tưới tắm bữa nào! Hồi đó cứ mỗi Chủ Nhựt, mấy Cha con lại xách cuốc vô rừng bứng Mai đem về trồng trước sân. Mà cái đuôi chuột của cây Mai nó sâu lắm, không khéo tay lỡ làm đứt nó thì công toi. Cứ rị mọ không biết bao nhiêu cái Chủ Nhựt, ngày Tết sân nhà tui tràn ngập sắc Mai vàng. Nhưng ông quý cây lắm, săn sóc nó còn hơn tui nên cành mai cắm trên bàn thờ ngày Tết ông cũng không chặt cây ngoài sân. Lại phải từ mùng 10 tháng Chạp, Cha con lại lò dò vô rừng tìm một nhành mai đẹp đem về. Tui nhớ có một năm, tình cờ Cha con tui gặp được một cây mai lão, gốc chắc cỡ bằng bắp chưn mà cành lá sum xuê lắm. Cha con tui mất hết hai ngày mới lặt trụi lá rồi để đó. Lúc đó tuy còn nhỏ nhưng tui đã sớm biết lòng dạ con người rồi nên hỏi ông: Để vậy không sợ người ta chặt sao Ba? Ông xuất thân là một nhà mô phạm nên nghĩ tốt cho mọi người hết: “Không đâu con! Người khác có tình cờ gặp được, nhưng cây Mai đã lặt lá nghĩa là đã có chủ thì không ai chặt đâu!”. Ba tui là nhứt mà! Ổng nói vậy thì chắc đúng là vậy rồi. Tui cũng nghĩ trong đầu chắc đó là một quy luật bất thành văn mà ai cũng phải tuân theo. Tới ngày 28 Tết, mấy Cha con vô rừng định lựa một nhánh đẹp nhứt chặt về đặt lên bàn thờ gia tiên mầy ngày Tết cho đẹp. Nhưng vô tới nơi thì chỉ còn trơ trọi cái gốc mai, cành nhánh đã bị những tên đạo tặc nẩng mất tiêu rồi. Nó ăn cắp cả niềm tin của tui về con người nữa. Hoá ra thằng con giỏi hơn ông Cha về khoản lòng dạ con người. Đó là một bài học rất có giá trị mà sau nầy trở thành một nguyên tắc sống của tui: Phàm cái gì của mình là phải giữ chắc lấy, sơ sẩy một chút là có thằng khác nhảy vô “dớt mất” hồi nào không hay nghen.
Nhìn cành Mai trắng minh hoạ bên hông Trang thơ, tui lại sực nhớ tới cây Mai lão trắng trước một ngôi biệt thự thời Pháp nằm ngay ngã ba Trung Thành gần cầu Băng Ky ở Sài Gòn. Mai trắng là một loại quý hiếm hồi xưa. Nói cho đúng hơn là “cực kỳ quý hiếm”. Cây Mai trắng đó tui đã được nhìn thấy hồi 4, 5 tuổi lúc còn đứng phía trước xe Vespa của ba tui chạy ngang. Lúc đó nó đã cao hơn 3 thước rồi trong ký ức của tui. Đã là một cây Mai cổ thụ nên mỗi năm hoa trắng nở đầy cành. Đẹp và đặc biệt lắm! Không cứ gì ngày Tết mà ngày thường có dịp đi ngang thể nào tui cũng liếc vô coi nó mạnh giỏi thế nào. Khoảng 10 năm trở lại đây, khi phong trào chơi kiểng của mấy tay nhà giàu mới nổi, muốn chứng tỏ ngoài đồng tiền căng cứng trong túi họ thì trong tâm hồn họ cũng có một cái gì đó hơn người nên đã bỏ ra mấy chục triệu đồng mà bứng gốc nó đi rồi. Lúc đó thì cây mai đã vượt cao khỏi nóc nhà, chắc khoảng tầm 8 thước rồi, cành lá thì sum xuê bát ngát. Hôm qua đi ngang, biết là nó đã mất từ lâu nhưng vẫn liếc vô với chút ngậm ngùi. Thời buổi kim tiền mà! Đồng tiền có thể đánh đổi mọi giá trị tinh thần của con người. Mà cái đời con cháu về sau, ngày càng ít quý trọng những giá trị đó. Qua khỏi rồi ngoái đầu nhìn lại, chỉ còn ngôi biệt thự củ kỹ kiểu dáng mấy mươi năm về trước còn nguyên, không tu bổ sơn phết chi hết với cái sân trống trơn phía trước, tui cũng có chút chạnh lòng về một thuở vàng son đã mất trong những ngày sắp đón xuân sang.
"Thơ XUÂN" tràn ngập XUÂN , được lộng trong một bức hình họa cũng chan chứa XUÂN , thật là đẹp , cả lời thơ lẫn hình họa.
Biết là xuân đến là già thêm một tuổi, nhưng đọc thơ XUÂN vẫn thấy lòng vui vui và cũng vẫn mong cho tết chóng về, để hưởng trọn vẹn mùa XUÂN như trong bài thơ Khánh Vâ đã diễn tả... mặc kệ già thì cứ già, xuân đến vui thì cứ vui các bạn nhỉ!?
NT vẫn còn " ao ước " chuyện được nắm tay dẫn đi chợ Tết
Bây giờ rinh được chiếc xe mới 2011 dìa nhà rồi liệu có muốn rút lại lời nói không? Chợ phiên thì nói sao cho xiết, nội chi tiết cái chợ Cán Cấu, thuộc xã Cán Cấu, huyện Simacai, tỉnh Lào Cai, một trong những phiên chợ độc đáo, rực rỡ nhất trong các vùng núi cao phía Tây Bắc VN là đã muốn mờ con mắt rồi. NT cứ thử gõ hai chữ Cán Cấu trên Google là biết ngay.
Cám ơn NT đã nhắc đến một món đồ chơi dân gian rất dân dã của trẻ con , SM quên bẵng đi nay mới gợi nhớ lại nên cũng chịu khó đi tìm trong thư viện Ảo chia sẻ với NT và các bạn đây. Làng Xuân La, huyện Phú Xuyên (Hà Tây) là nơi có truyền thống nặn tò he. Theo lời một cụ già trong làng, nghề nặn tò he có lịch sử hơn 300 năm. Nhưng đến nay, không phải ai cũng biết rõ về cái nghề đã được không ít bạn bè quốc tế biết đến này. Trước kia làng Xuân La là cánh đồng chiêm trũng, một năm chỉ cấy được một vụ lúa. Thời gian còn lại rỗi rãi, một số người đã nặn những hình con cò, con chim, con gà... bằng đất, nung qua lửa rồi cắm vào đó chiếc kèn và bán cho các cháu nhỏ làm đồ chơi. Khi cuộc sống nhà nông được no đủ, có thóc gạo để dành, họ đã chuyển từ nặn bằng đất sang nặn bằng bột gạo. Hình dáng của những thứ được nặn cũng đa dạng hơn. Từ những con vật cụ thể như voi, ngựa, chim, gà, lợn... đến những con vật chỉ có trong trí tưởng tượng của con người như rồng, phượng, hạc... rồi đến những hình người cụ thể như em bé, cụ già, cô gái..., những nhân vật cổ tích, thần thoại như Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng, Bồ Tát nghìn tay... Ðồ vật thì có mâm xôi, mâm ngũ quả, phẩm oản, nải chuối, buồng cau, thủ lợn... chủ yếu phục vụ việc lễ bái ở đền chùa của bà con. Ðặc biệt mỗi dịp trung thu tới, dưới ánh trăng vằng vặc, sản phẩm dân dã ấy đã làm rạng niềm vui trên những khuôn mặt trẻ thơ nông thôn khi phá cỗ. Trẻ con rất thích tò he. Bởi tò he có những hình dáng, mầu sắc bắt mắt và khi chơi chán chúng có thể ăn được. Người nặn tò he có một nguyên tắc của dòng họ là chỉ truyền cho con trai và con dâu. Nặn tò he có nguồn gốc lâu đời nhưng do tư liệu chép đã bị cháy nên không tìm ra được ông tổ nghề. Hơn nữa, trong làng có rất nhiều dòng họ: Ðặng, Nguyễn, Vũ, Lê, Chu, Trịnh... mà họ nào cũng biết nặn tò he. Vì thế chức danh ông tổ nghề được phong cho dòng họ nào cũng xứng đáng cả. Ðể nặn ra tò he chỉ cần những nguyên liệu rất đơn giản, gần gũi với cuộc sống nông dân. Ðó là những sản phẩm nông nghiệp do chính bàn tay họ làm ra: bột gạo, phẩm mầu, que tre. Giai đoạn làm bột là giai đoạn công phu nhất. Bột được làm từ gạo nếp trộn với gạo tẻ nghiền nhỏ. Nhào bột với nước cho đến khi bột nhuyễn, quyện dính vào nhau, vê thành cục. Cho cục bột vào nồi nước đang sôi để một giờ đồng hồ đến khi bột nổi, chìm rồi lại nổi thì vớt ra, để nguội bột, và nhuộm màu cho bột. Màu sắc dùng để nhuộm bột cũng lấy từ cây nhà lá vườn: mầu xanh từ lá cây, màu đỏ của gấc, mầu vàng từ nghệ, mầu đen từ tro bếp, màu tím từ một loại lá của người dân tộc thiểu số... Ðiều đáng nói ở đây là mầu rất bền, không bị loang ra. Màu nào vẫn giữ nguyên màu đó khi ta đem trộn lẫn chúng vào nhau. Những người làm nghề đều thừa nhận nặn tò he không phải là nghề có thể làm giàu được. Muốn làm giàu thì tìm nghề khác có thu nhập cao hơn. Ở các vùng nông thôn, mỗi sản phẩm dù có được nặn công phu bằng mấy cũng chỉ bán được với giá từ 500 đến 1.000 đồng. Ở các thành phố - nơi có mức sống cao hơn thì còn được từ 1.500 đồng đến 2.000 đồng một sản phẩm. Những người còn hoạt động trong nghề thường không sống ở quê hương mà phải đến các tỉnh, thành phố khác. Họ sống một cuộc sống nay đây mai đó vì muốn giữ nghề của tổ tiên.
Tò he, nếu ai chưa một lần được nghe và nhìn thấy chắc chắn không khỏi thắc mắc “Tò he là gì?”. Tò he là một đồ chơi rất dân dã, thô sơ, mộc mạc làm bằng thủ công nhưng lại rất sinh động, bắt mắt bởi hình dáng và màu sắc.
Xưa, Tò he là sản phẩm mang nhiều ý nghĩa: chơi, ăn, cúng, lễ…Cái tên “Tò he” cũng tồn tại trong dân gian từ khá lâu, và người làm nghề có ở nhiều nơi, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là làng Xuân La (xã Phượng Dực, Phú Xuyên- Hà Tây). Người dân xã Xuân La có câu ca: “Thứ nhất bánh đa, thứ nhì bánh cuốn, thứ 3 chim cò” để chỉ những nghề phụ của địa phương. “Chim cò” ở đây chính là nghề nặn Tò he. Tuy không phải nghề bí truyền nhưng hiện nay chỉ người dân Xuân La mới biết làm thứ đồ chơi này. Người đầu tiên đưa nghề nặn Tò he về làng là ông Vũ Văn Sai. Là người hay đi đây đó, khi sang Trung Quốc thấy những đồ chơi này hấp dẫn trẻ em, ông đã học về làm rồi truyền cho người dân trong làng. Ban đầu, người ta gọi là nghề chim cò vì trước đây đa phần người trong làng chỉ nặn những con chim, con cò để bán, sau gọi là nghề nặn chiến sĩ vì lúc đó người ta chỉ nặn những anh bộ đội, chị dân công. Về sau, người làng có sáng kiến gắn thêm những chiếc kèn vào đó để thu hút sự chú ý của trẻ em. Từ đó, nó mới có tên gọi là Tò he”.
Để nặn một tác phẩm tò he, công việc đầu tiên là phải chuẩn bị chất liệu gồm: bột gạo chín pha màu phẩm. Bột gạo được pha theo tỷ lệ 1 kg gạo tẻ với 1 lạng gạo nếp, trộn đều ngâm nước cho bở rồi đem giã hoặc xay thành bột, sau đó đem luộc hoặc đồ chín rồi bỏ ra thấu nhanh tay cho quyện, dẻo. Nếu vào những mùa nóng hoặc trời hanh khô, phải cho bột nếp nhiều hơn mới giữ được độ dẻo lâu. Khi bột đã thấu, mới cho tiếp các phẩm màu vào. Ngoài các màu chính như đỏ, vàng, xanh, đen, nếu cần những màu trung gian như hồng, ghi, cam… thì pha chế từ các màu cơ bản trên, rồi trộn vào bột. Màu sắc của bột làm tò he trước đây được chế từ những màu thực vật của cây cỏ, hoa lá trong thiên nhiên, nên có thể ăn được. Màu đen đốt ở rơm ra. Màu vàng chế từ hoa hòe, hoặc củ nghệ già. Màu đỏ lấy từ thân cây gỗ vang, hoặc chiết suất từ hoa hiên, quả dành dành… Màu xanh chàm lấy từ là chàm. Tất cả những màu trên, sau khi chiết suất, được pha thêm ít bột, rồi cho lên bếp quấy từ từ cho chín tới, vừa để diệt khuẩn, vừa giữ độ bền màu. Ngoài bột là vật liệu chính ra, người làm tò he còn phải chuẩn bị thêm một số phụ trợ khác như vòng nứa (nếu làm “bánh vòng”), que tre (nếu làm chim cò hoặc chiến sĩ) để làm đài hoặc làm cốt. Đồ nghề để tạo tác cũng rất đơn giản gồm: một con dao bài con, một chiếc lược chải tóc và một miếng sáp ong. “Khi nặn đôi tay linh hoạt và khéo léo… Để tạo vân xoắn, bột màu được vê thành sợi nhỏ, quấn sát vào nhau theo chiều từ trong ra ngoài của lòng bàn tay. Các kỹ thuật ngắt bột, vê, dán phải chính xác thì sản phẩm mới sắc nét, có hồn”.
Ngày nay việc làm tò he đơn giản hơn. Thay vì giã bột, người ta dùng máy xay cho nhuyễn sau đó để khô rồi đem luộc. Khi luộc chín, họ để nguội rồi đem nhuộm màu. Người ta cũng dùng các loại màu công nghiệp để làm cho tiện, màu sắc cũng phong phú hơn. Người nặn tò he hiện nay cũng kiêm luôn nghề bán hàng. Họ không nặn sẵn tò he mà đi tới đâu nặn tới đó theo yêu cầu của khách hàng. Giá của mỗi con tò he cũng dao động từ 2.000-5.000 đồng. Tò he cụ bán mấy đồng, con mua một chiếc cho chồng con chơi. Chồng con đánh hỏng thì thôi, con mua chiếc khác con chơi một mình.
Người ta yêu Tò he ở cái mộc mạc, đậm tính dân tộc của tò he, ở tính thủ công từ những đôi tay khéo léo. Ngày nay, sở dĩ Tò he chưa được quảng bá rộng rãi ra nước ngoài là vì nhựơc điểm của chất liệu tạo ra chúng: bột gạo rất rẻ và dẻo khi nặn nhưng lại không để được lâu, dễ bị mốc và khô, nứt. Mỗi sản phẩm tò he thông thường chỉ để được từ 3 đến 30 ngày(tuỳ thuộc vào tay nghề của thợ nặn, thời tiết và cách bảo quản). Một số nghệ nhân nghĩ ra cách thử nặn tò he bằng bột đao. Tò he làm bằng bột đao có thể để được rất lâu (khoảng 1năm) mà không sợ nứt, mốc. Nhưng nhược điểm là rất khó nặn và không đẹp bằng tò he làm từ chất liệu bột gao. Hơn nữa, khi nặn xong phải đem luộc lại - mất rất nhiều thời gian. Vì vậy, thợ nặn phải làm trước ở nhà rồi mới đem bán. Chính điều này làm mất đi cái hay của tò he - người mua được chứng kiến tận mắt bàn tay khéo léo của thợ nặn.
Sao lại không nhỉ? Cách đây gần 25 năm, tui đã gặp ở Sài Gòn một cụ già chắc cũng gần 70tuổi hai hàm răng chỉ còn nướu không, nặn những con chim Phượng Hoàng cực kỳ đẹp và tinh xảo bằng chất gì ngọt ngọt không biết. Nhưng tất nhiên màu sắc không đẹp bằng những con tò he mà SƯƠNG MAI post lên rồi. Tui mua cho thằng con trai một con, chơi chán nó làm gãy cánh gãy chân, tui xơi luôn.
Hồi nhỏ NT cũng đã từng xơi thử tò he như bạn thơ S@ rồi ! Ngọt ngọt, mềm mềm và dẻo dẻo !!! Cái ngộ nghĩnh nhất của con Tò He là có thể thổi nó nghe " te te ..." nhất là con gà trống thì tiếng thổi của mỗi con sẽ phát âm ra khác nhau
NT nể nhất là người nắn ra con Tò He tại chỗ - họ là những nghệ nhân thật sự, tiếc rằng chuyện nắn Tò He cũng như chuyện nắn đất sét thành hình con thú đã mai một đi rồi
Sự sáng tạo trong trí óc tưởng tượng của con nít ngày xưa phong phú hơn con nít bây giờ nhiều lắm, nên chúng nó đã tự sáng chế ra những món đồ chơi riêng theo sở thích của chúng, đâu cần phải có tiền mới có đồ chơi đâu !
NT chơi cắt giấy để trang hoàng rất giỏi vì chuyện nắn đất sét thường dành cho con trai
Cám ơn các bạn thơ đã nắm tay dẫn NT đi chơi với Tò He trở lại
Trang Chủ posted hình con Tò He đẹp quá
(NT xin post lại vì hồi nãy viết sai lỗi chính tả )
Gì mà phán xuống một câu nghe nảo nề vậy bạn thơ NHƯ THƯƠNG? Sao lại mai một? Cái chuyện gì xảy ra ở tại đây phải để người IN WATER nói mới trúng chớ! Bây giờ, trước cổng trường tiểu học thỉnh thoảng vẫn còn hình ảnh của mấy người nặn tò he bán cho con nít đó chớ, nhưng đa số là những người trẻ tuổi chớ những nghệ nhân già làm ra những con tò he đặc sắc thì dường như không kham nổi "đường xa vạn dặm" nên ít thấy xuất hiện ở phía Nam. Tan học ra thì bọn trẻ túm đen túm đỏ mà nhìn ngắm, trầm trồ những con vật xinh xắn dần dần hiện ra theo bàn tay điêu luyện của người nắn rồi nủng nịu đòi Ba hay Mẹ mua cho bằng được một con, chớ không thì lại "nước mắt em tuôn hai hàng". Thậm chí cái thằng con nít già nầy còn mê đứng ngó, huống chi... Mà cái vụ có cái còi thổi lên thành tiếng cũng tuỳ theo hình tượng chớ một cô con gái Bắc Kỳ mặc áo tứ thân lại nghe có tiếng toe toe phát ra từ đôi môi cắn chỉ thì dị hợm lắm, hay con rồng đâu có gáy như con gà trống... Trong chương trình giáo dục tuổi Mẫu Giáo bây giờ vẫn còn những tiết học nặn hình các con thú bằng đất sét đó chớ, để khơi gợi trí tưởng tượng và sáng tạo của con nít. Công Ty Thiên Long có làm một loại đất sét mềm nhiều màu sắc nhưng không dính tay để các cháu học. Nhưng bản thân cục đất sét không có được cái màu trắng tinh của bột gạo nên màu sắc hơi xám xịt, không đẹp bằng NHỮNG CON TÒ HE CỦA TRANG CHỦ...
Nói về mai trắng, năm 1994 cx về thăm quê< tỉnh HÒA BÌNH >,đến thăm họ hàng ở MAI CHÂU, có một nhà có cây mai trắng, họ gọi là Bạch Mai. Lúc đó là giữa tháng 2 âm lịch mà mai nở trắng xóa, tinh khôi, thanh lịch, tất cả chúng tôi ai cũng ngẩn ngơ ngắm nhìn...
Tôi hỏi xin hạt về trồng và sau này họ cũng gửi cho tôi một nắm nhưng ương không mọc, tôi mới chột nghĩ ra là hột mai chỉ nảy mầm lúc còn tươi. Rồi tôi lại viết thư nhờ họ ương hộ, họ làm và gửi cây con vào cho tôi nhưng tôi trồng không được, nó èo uột mấy tháng rồi chết.
12 năm sau, tôi trở lại, lòng vẫn khắc khoải nhớ cây mai năm ấy...nhưng đến nơi, tôi thấy một ngôi biệt thự sang trọng đã thay thế cho căn nhà sàn đơn sơ. Hỏi ra mới biết, họ đã bán cây mai với giá hời...ngậm ngùi quay gót, tôi thấy lòng mình nức nở...
Bạn thơ QUÊ HƯƠNG vừa giới thiệu với tôi một đại thi sỉ đời Tống
Lâm Bô 林逋 (967—1028) tự Quân Phục, người đất Tiền Đường (nay là thành phố Hàng Châu, tỉnh Triết Giang). Từ lúc tuổi trẻ, ông đã không muốn rong ruỗi với đời, sau lui về ẩn cư ở Tây Hồ xứ Hàng Châu, nên còn có biệt hiệu là Tây Hồ xử sĩ. Thiên Ẩn dật truyện trong Tống sử mô tả ông: "Tính tình cao khiết, điềm đạm mà hiếu cổ, không muốn bon chen vào chốn phù hoa. Nhà nghèo, ăn mặc đều không được đầy đủ, nhưng vẫn luôn vui vẻ tự như... Ông về Hàng Châu, kết lều tranh tại Cô Sơn bên Tây Hồ. Hai mươi năm không đặt chân ra ngoài phố chợ." (Tính điềm đạm hiếu cổ, phất xu vinh lợi. Gia bần y thực bất túc, yến như dã... Qui Hàng Châu, kết lô Tây hồ chi Cô Sơn, nhị thập niên túc bất cập thành thị)
Ông trồng mai nuôi hạc, thường đùa là "lấy mai làm vợ, lấy hạc làm con" (dĩ mai vi thê, dĩ hạc vi tử), danh tiếng cao khiết của ông vang dội khắp thiên hạ, biết bao cao sĩ danh tăng đến xin yết kiến. Ông cùng với các danh sĩ như Phạm Trọng Yêm, Mai Nghiêu Thần, Cửu Tăng thường cùng nhau xướng họa.
Thơ ông phần lớn đều bị thất lạc. người sau gom được khoảng 300 bài. Thơ ông phần lớn thường vịnh cảnh Tây Hồ, nhưng được truyền tụng thiên cổ vẫn là bài Mai hoa. Mai thê hạc tử 梅 妻鶴子 Mai : Cây mai, hoa mai. Thê : vợ. Hạc : chim hạc. Tử : con. Mai thê hạc tử nghĩa đen là lấy cây mai làm vợ, lấy chim hạc làm con. Ý nói : Người ở ẩn, cao khiết thoát tục.
Chúng phương dao lạc độc huyên nghiên, Chiếm tận phong tình hướng tiểu viên. Sơ ảnh hoành tà thủy thanh thiển, Ám hương phù động nguyệt hoàng hôn. Sương cầm dục há tiên thâu nhãn, Phấn điệp như tri hợp đoạn hồn. Hạnh hữu vi ngâm khả tương hiệp, Bất tu đàn bản cộng kim tôn.
CÀNH MAI NHỎ TRONG KHU VƯỜN NÚI(Người dịch: Điệp luyến hoa)
Chúng hoa đều rụng, chỉ mai còn Độc chiếm khu vườn một mảnh con Thưa bóng đâm nghiêng lan mặt nước Thoảng hương toả xuống động hoàng hôn Chim sương muốn đậu thâu tầm mắt Bướm phấn như hay đứt nỗi lòng Gặp cảnh vui ngâm như muốn giỡn Cần đâu ca sáo rượu thơm nồng.
Nhân đất trời đang vào Xuân, thấy trong lòng vui vẻ bèn làm một bài thơ...thẩn cho vui.
COM THÊ COM TỬ
Ngày xưa ẩn sĩ Lâm Bô, Cao nhân thoát tục Tây Hồ ẩn thân. Chán đời nhiễu sự muôn phần, Mai thê Hạc tử phân vân nỗi niềm. Thi nhân quả thật cung khiêm, Thơ ba trăm bản chẳng hiềm lợi danh. Tôi nay chỉ nói loanh quanh, Quá lời chọc giận những Anh cùng Bà. Nói gần rồi lại nói xa, Thơ ba chục bản tưởng là tài hơn. Nghe khen một tiếng sướng rơn, Ai dè người chỉ cười mơn lấy lòng. Comment cứ nói lòng vòng, Computer đó phòng không ôm hoài. Đêm đêm gối chiếc nào ai, Quạt nồng giấc ngủ, sáng mai...một mình. Cuộc đời sao cứ lình xình, Một mình rồi lại một mình, vậy thôi. Có ai thương cái thằng tôi, Dong tay một cái để tôi liệu bề.
thân chào các bạn KV muốn có dịp đi được Cali vào dịp Tết để ngắm cảnh chợ Tết bên ấy lắm, TT ạ . Nhìn cành mai trắng ,Vân thấy lạ vì lần đầu tiên Vân được nhìn cành mai trắng đó , SM ! Giá mà được ngắm cả cây mai trắng nở hoa như Cỏ Xanh thì chắc chắn là thích lắm ! NT ơi ! Nghe bạn đòi dẫn đi chợ Tết làm Vân cười . Hồi nhỏ Vân cũng mê đi chợ Tết lắm, nhất là đi về khuya khoảng một hai gìờ sáng, Vân đi với má của Vân. Càng về khuya chợ càng ồn ào náo nhiệt những người bán hàng dường như họ chẳng thấy buồn ngủ tí nào. Vân thích nhất hàng hoa và trái cây: đủ màu sắc và đủ loại. Hoa mai là ba của Vân tự đi mua và tự tay chăm sóc . Mồng một Tết năm nào Vân cũng thấy hoa nở đẹp lắm. Vân thì phụ má của Vân làm bánh mứt , dưa muối, củ cải , củ kiệu, kho nồi thịt kho với trứng và nồi măng kho.Vân thích nhất là kỷ niệm đống cốm . Vân nghĩ trong các bạn cũng có người có liên quan với dân PT chắc là biết cốm PT . Nhà Vân mà đống cốm là các anh của Vân phải phụ . Hạt cốm dẻo dẻo thơm thơm nhờ nước đường thắng ra có mùi thơm của gừng và me chín đó các bạn ạ. Hộc cốm dài khoảng một gang tay và bề ngang khoảng nửa gang, được dán bằng giấý màu và hoa đủ màu sắc.Cốm để dành ra giêng ăn vẫn ngon như thường. Lâu lắm rồi Vân không ăn được loại cốm này.Bây giờ sắp Tết Vân đang nhớ và thèm cốm lắm đây. Thiệt tình là nhớ. Nhớ .. nhớ ... nhớ đủ thứ..
Đừng nói là viết sai lỗi chính tả chỉ là chuyện NHỎ, không đáng nói nghe. Xin đưa ra ít ví dụ điển hình về cái dấu phẩy trong tiếng Việt:
* Toà xử vụ án ngoại tình, phán với người chồng: - Ở với vợ lớn, không được ở với vợ nhỏ. Ông chồng đưa bản án về nhà cho vợ lớn, chỉ sửa lại vị trí dấu phẩy: - Ở với vợ lớn không được, ở với vợ nhỏ.
** - Mỗi gia đình có 2 con, vợ chồng hạnh phúc - Mỗi gia đình có 2 con vợ, chồng hạnh phúc.
NT nghe bạn thơ Mây Lành kể nỗi nhớ làm mình của nhớ theo ... Hồi xưa gần Tết là bận rộn tíu tít, năm nào cũng chừng ấy món ăn đặc biệt, nhưng mà thiếu thì không được à Sướng nhất là Tết chỉ việc ăn rồi đi chơi, khỏi phải đi học, khỏi phải đi làm, không còn thời khoá biểu cố định nữa nên được quyền ra khỏi nhà cùng bạn bè suốt ngày, suốt đêm !!! Bây giờ Mây Lành nắm tay NT nghen, rồi đợi bạn thơ S@ dẫn đi chợ Tết nha - nắm cho chặt kẻo lạc !!!
Đề nghị KV bày kỹ kỹ cái vụ đóng cốm đi, trước khi làm phải chuẩn bị hạt cốm và những thứ khác như thế nào? Cái chuyện nước đường có me chín quả là bí quyết của Phan Thiết rồi.
Sáu giờ tối còn ở ngoài đường mà trăng 16 đã thấy lên, thật tròn và to và sáng trưng. Đã mấy tuần gió mưa lạnh lẽo, hôm nay có một ngày ấm áp, gió nhẹ, trời trong xanh và nhiều mây trắng. Cái máy hình của SM dỏm , không cách nào mà bắt được cảnh trăng thanh như mắt thường thấy, tiếc thiệt. Nhà của SM thì sát rạt ngay chợ BMT nên khung cảnh náo nhiệt ồn ào của những ngày gần Tết khỏi chê luôn, ngày theo ngày và đêm theo đêm. Bên nhà cho biết buôn bán nhiều giảm sút chỉ hy vọng vài tuần cuối cùng trong năm nên đành phải mua sắm bên ngoài những thứ cần thiết , chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa đón năm mới chắc cũng ...chiều 30. SM thấy vui nhất là khoảng thời gian trước tết, hồi còn đi dạy cả Thày lẫn trò chả ai có lòng dạ nào mà dạy với học, lớp nào cũng rục rịch tổ chức liên hoan, có hội Xuân cắm trại thì còn vui nữa. NT và KV muốn đi chợ Tết thì phải lanh mắt lanh chân, tiền nong cho cẩn thận đó nghe. Nhớ mặc áo màu mè đặc biệt một chút đặng có bề gì thì dễ tìm...trẻ lạc.
Hai ngày nay các bạn thơ họp ở đâu mà không lên chơi vậy? Chợ Tết thì còn trong ký úc chứ chắc là chưa cớ nơi nào bày binh bố trận mà. chútxíu nghe radô nói chùa nầy nhà thờ kia trong vùng cũng mới lên kế hoạch thôi. Quảng cáo kêu gọi um trời. Texas vẫn còn lạnh quá trời nên ch1utxíu chưa dám mò đi khuya. Ráng giữ thân già chứ làm báo nhà lâu nay mà sụm bây giờ cũng mất mặt vời con cháu lắm. Hưởn hưởn trời ấm lên chút đã sẽ dánh vài vòng làm nhà báo, không thì đành nói láo nghe chơi nghe các bạn.
Một mặt nào đó, Thơ Xuân của Khánh Vân lại lột tả hơn ý xuâncóxuânkhông của chútxíu. Đọc xong Thơ Xuân thấy lòng lâng lâng và phân vân. Nhưng 4 câu kêt bừng lên chút hy vọng cho người xa xứ khi Xuân đang về.
ReplyDeleteNT đọc bài thơ của bạn thơ Khánh Vân cảm thấy như lòng mình đang bước vào Xuân vì trong thơ của bạn có nắng Xuân, gió Xuân, hương Xuân, nàng Xuân ... bên cạnh lại điểm thêm một cành mai thật tuyệt ... thế thì Xuân đến thật rồi các bạn thơ ơi
ReplyDeleteHãy mở lòng ra để hưởng cùng thiên nhiên đất trời những ngày tháng mới tràn đầy niềm vui, hương nhựa sống mới và trăm nỗi hy vọng
KC xin lổi vì đã vắng mặt TTdo lí do kĩ thuật nên xuất hiện ở ních mới - sự cố này nhờ chị SM thôi Từ bài Cali mưa đông KC đã vào nhưng không được -thông cảm cho KC -Không khí mùa Xuân đã về trong bài thơ câu hỏi Xuân có xuân không ? của CX cũng bắt đầu cho mùa xuân đang ngấp nghé..gõ cửa ĐẤT TRỜI đang chuyển mình ở bài thơ của KV làm con người cùng rạo rực -À sáng nay cả nhà bát đầu trẩy lá Mai (tiết trời lạnh ) nên phải chăm mai sớm sau khi lặt lá ,vét gốc là tưới mai liên tục ,khi mai nứt nụ bung bắp nổ độ 25 tết là vừa nở đón năm mới -lúc đó mai có giá nhất -cành Mai càng nhiều nụ và lộc thì người mua mới thích -nhà KC trồng Mai độ hơn 50 gốc nên đủ chơi -biếu và bán cũng vui không chuyên kinh doanh nên năm được năm mất chưa kinh nghiệm lắm
ReplyDeleteLâu nay TT vắng mặt nhiều người -hôm qua coi truyền hình thấy Chợ tình Khâu Vai có ý nghĩa (phỏng vấn anh chàng người Mông )đi chợ tình để gặp lại ngưưoì thương (dù cả 2 đã có gia đình ) nhưng trong ngày ấy vẫn cho phép cả vợ ,chồng có một ngày riêng tư -người VN(KINH )phải thán phục -văn hoá CHỢ TÌNH đáng được duy trì là nét độc đáo của ngưuơì dan tộc miền núi
xin chia sẻ với các bạn thơ
Chắc các bạn cũng thấy gió Xuân về cuốn nhẹ góc tấm hình lên đó, KV nhắc tới tám chữ Xuân bảo đảm là thổi không khí Xuân đến tận mọi ngõ ngách của tâm hồn mỗi người rồi. Phải chi mà được ở gần Kim Chi thì SM đã xin phụ một tay lặt lá rồi, mỗi ngày sẽ canh chừng coi diễn biến cây Mai nứt nụ bung nụ ra sao,o bế một cây cho riêng mình, thích há KC, nhớ chụp hình cây mai nhà Tết này cho bạn bè coi nghe.
ReplyDeleteThân chào các bạn thơ.
ReplyDeleteHai mươi năm xa xứ, xuân đến với Vân chỉ là trong mơ ước và hồi tưởng về những mùa xuân xưa. Thành phố Vân ở nhỏ , buồn . Xuân đến , nhưng tuyết vẫn rơi . Có nắng ấm nhưng hơi lạnh vẫn còn giá buốt. Đêm giao thừa đi chùa lạy Phật , hái lộc, ngắm cành mai nhưng cành mai không thật. Xuân nơi đây chỉ làm Vân buồn nhiều hơn vui. Bạn thơ Ch.X và NT ơi !Cành đào thắm và mai vàng là Vân tưởng tượng để dệt thơ xuân đó. Bây giờ Canada đang lạnh và tuyết rơi nhiều . Năm nào cứ thơi gian này , Vân biết mọi người thân đang náo nức đón Xuân tại quê nhà , lòng Vân cũng rộn ràng nhớ lại những kỷ niệm đáng yêu về những mùa xuân cũ rồi lại buồn khi nhìn từng bông tuyết rơi . Nghe KC kể chuyện chăm sóc những cây mai để chuẩn bị Tết đến. Ước gì Vân được ngồi cạnh KC để được lặt lá mai , ngắm từng nụ mai vàng thì thích lắm. Nơi Vân ở có hoa đào nhưng Vân nhớ không lầm thì tháng tư hoa đào mới nở, lúc ấy khí trời bớt lạnh và bớt tuyết rồi Mỗi buổi sáng cuối tuần , đi dạo trên con đường với hàng cây đào nở rộ, lòng cảm thấy lâng lâng một nôĩ niềm khó tả
Cám ơn SM với bức tranh thật dẹp và ý nghĩa. Nhìn tranh thấy lòng phơi phới nhẹ nhàng, dường như xuân đang len nhẹ vào tim chúng ta SM hở ? Chúc SM luôn vui khoẻ để vun bồi trang thơ ngày một màu mỡ và đầy ắp tình thân nghe !
ReplyDeleteNăm Mới ... Trang Chủ " sơn phết " nhà mới đẹp quá
ReplyDeleteChuẩn bị ĂN TẾT nha các bạn thơ ơi ...
NT vẫn còn " ao ước " chuyện được nắm tay dẫn đi chợ Tết
NT xin được "theo đuôi rồng rắn" giữa dòng người đi chợ Tết cùng các bạn
Bạn thơ KHÁNH VÂN ơi, trong bài thơ của bạn có tất cả hương vị Tết đấy
Bài thơ KV đem đến không khí Xuân dù là mơ ước,nỗi buồn len lén vào tim gợi nhớ những mùa xuân xưa ở quê nhà,nơi KV cư ngụ vẫn còn tuyết rơi,cái nắng xuân mong manh.Bao năm xa xứ những cái tết xứ người làm ta luôn mơ tưởng đến hoa đào pháo Tết,may mà Cali có bánh chưng bánh tét,hội hoa,thi thỏang cũng có những chậu mai vàng,cúc đại thọ.Những ngày đầu xuân không khí Bolsa cũng rộn rịp lắm ,người ta chuẩn bị chợ hoa trước cổng Phước Lộc Thọ,những gian hàng bày bán câu liễn câu đối,bao đỏ lì xì,có ông Già ngồi viết câu đối,tranh gà,tranh lợn.Cali cũng có nhiều chùa được đốt pháo vào giao thừa và người đi hái lộc đầu năm đông đảo,vì thế được mệnh danh là Little Saigon.Rồi hội chợ Tết do các sinh viên tổ chức,các em mô tả lại các sinh hoạt xa xưa như cây đa bến đò,thi thả thơ câu hò câu đối,đánh cờ người ,cột cây đu ,hội làng trà ,ăn trầu uống rượu mộc ,đủ các truyền thống của Tết dân tộc,làm ấm lòng người xa quê đôi chút.Khánh Vân nếu không về quê có dịp nào sang Cali ThTh sẽ đưa bạn đi chợ Tết ở vùng Bolsa cho đỡ nhớ quê nhà vào dịp Tết Âm lịch đầu năm nhé..Mình sẽ cùng nghe những bản nhạc Xuân thật vui..
ReplyDeleteLâu lắm, hôm nay mới được đọc bài Thơ XUÂN của Mây Lành, lồng trong bức minh họa tuyệt vời của Trang chủ . Nhìn hoa mai vàng nở trong tranh, khiến VK nhớ lại một câu trong bàn Nhạc "Đồn vắng chiều Xuân" của Trần Thiện Thanh :
ReplyDelete- Nếu Mai không nở, Anh đâu biết Xuân về hay chưa .
Thật ý nhị nhưng cũng chua chát.
Bài thơ Xuân của ML như bức tranh thủy mạc trước mặt người đọc, tác gỉa khéo kết hợp cảnh sắc, hoa cùng với thiên nhiên qua ý thơ :
- Ánh Hồng khoe sắc nhuộm màu tuyết sương,
Mai vàng thấp thoáng nhẹ vương .
VK cũng xin chúc bạn thơ Mây Lành được toại nguyện những điều mong ước của mình, như đã nêu trong hai câu cuối của bài thơ .
- Cho ta một chút ước mong
- Tình Xuân trở lại ấm lòng người xa . . .
Nhân dịp Xuân TÂN MÃO đang mang niềm tin yêu và hy vọng về đến mọi nhà, VK xin mượn bản nhạc :
NGÀY XUÂN THĂM NHAU
để viếng thăm và chúc các bạn thơ thân mến của VK với lời chúc tốt đẹp nhất trong năm mới .
Thân ái,
VK
Muốn hoa ra trúng Tết, ngay từ mồng 10 tháng chạp đã phải quan sát nụ hoa và thời tiết. Nếu tiên đoán nửa cuối tháng chạp trời rét, thì hái lá sớm, còn thời tiết ấm, thì hái lá muộn đi, không nhất thiết cứ phải đúng ngày rằm tháng chạp, thời gian sớm muộn cũng chỉ là 1 – 2 ngày. Làm sao cho tới đúng ngày 23 tháng chạp, đa số các nụ hoa đã bung vỏ lụa là vừa. Nếu tới 25 – 26 tháng chạp vỏ lụa của nụ chưa bung, thì phải pha loãng phân NPK mà tưới thúc. Trái lại lúc này đã thấy có nụ muốn nở, thì phải hạn chế tưới nước, để đất khô mà hãm lại.
ReplyDeleteKIM CHI lặt lá mai sớm hơn ngày rằm là đúng bài rồi đó. Hy vọng Tết năm nay sẽ được bội thu và sân nhà KIM CHI sẽ rực vàng tươi thắm những bông mai đầu Xuân.
Lại thêm một kinh nghiệm của làng hoa Cái Mơn, Xã Vĩnh Thành, Chợ Lách, Bến Tre có phương pháp canh mai trổ bông mới và khá chính xác. Đó là cách dựa vào ngày Lập Xuân mà lặt lá mai. Nhưng với tính khí ỏng ẹo của Ông Trời, năm nay vẫn còn những cơn mưa muộn lác đác thì cũng chưa chắc ăn lắm.
Thả xuống chi một chữ nghe đau xót thế KHÁNH VÂN ơi!
ReplyDeleteSao có thể gọi là tưởng tượng khi đọc những câu thơ ấy lên, ai cũng thấy như hiện ra trước mắt mình những hình ảnh có thật đã từng thấy qua, những cảm xúc có thật mà mình từng trải. Tưởng tượng là những điều đôi khi không có thật. Ví dụ như phim Star Trek là một sản phẩm của trí tưởng tượng.
Theo tôi, đó là những hồi tưởng ngậm ngùi cho một thời đã qua. Ví dù KHÁNH VÂN có dịp trở lại quê hương đúng dịp Tết Âm Lịch, thì những cảm xúc đó cũng đã bị biến đổi đi ít nhiều. Tôi nghĩ là như thế!
Nhân ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam, tôi đã định đóng vai một người hiện đang còn sinh sống ở đây mô tả lại khung cảnh quê hương đang dịp vào xuân cùng những cảm xúc có thật của mình gởi đến các bạn, nhưng không làm được như ý định của mình ban đầu.
Trước hết là nói chuyện về con cu đất như một bước chuẩn bị. Có thể những câu chuyện và hình ảnh về con cu đất ít người thấy qua vì đa số các bạn lớn lên từ thành thị và không phải người miền nam, tôi đã phái một con cu đất bay qua Trang Thơ để minh hoạ, nhưng có lẽ do chất mộc mạc thôn dã của nó, khi vừa tới nó thấy những chai rượu đắt tiền đầy vẻ phù hoa nên ngại ngần không dám đáp xuống đúng lúc.
Đến bài thơ của KHÁNH VÂN, thấy hình cánh mai đẹp quá định bước lại gần để nhìn cho kỹ, ai dè sớn sác đá phải góc tấm hình.
Đau quá! Đang ngồi bóp mấy ngón chân đây. Hết đau rồi mới tính chuyện tiếp được.
Tết Tân mão 2011, Tiết Lập Xuân sẽ khởi vào ngày mùng 2 tháng giêng Âm Lịch tức vào ngày 4 tháng 2 Dương lịch.
ReplyDeleteNgười ta nói đúng vào Tiết Lập Xuân, nếu khéo léo một chút bạn có thể đặt quả trứng cho nó đứng thẳng. Bạn nào không tin cứ thử làm một lần để coi cái bí nhiệm của tiết mùa có đúng không?
Có một bài viết khá ý nhị, xin trích dẫn để các bạn cùng thưởng lãm và chiêm nghiệm.
TIẾT LẬP XUÂN
Khí trời vào tiết Lập xuân khi Kinh độ mặt trời 315°. Lập Xuân có nghĩa là Bắt đầu mùa xuân.
Theo tiết khí trong lịch Trung Quốc, các mùa bắt đầu bằng tiết khí có chữ "lập" trước tên mùa. Ví dụ: mùa xuân bắt đầu bằng tiết khí lập xuân. Nhưng danh từ lập xuân ít nghe hơn lập đông, có lẽ vì có bài hát “trời lập đông chưa em, cho lũ dơi đi tìm giấc ngủ vùi…” nên dù không để ý đến vấn đề tiết khí, cũng biết có “lập đông”.
Còn lập xuân, thì không biết có ai đã hát “trời lập xuân chưa em!...”
Tôi thật bất ngờ khi biết đầu mùa xuân bắt đầu từ mùng 9 tháng giêng. Năm nay tiết Lập Xuân rơi vào ngày 4 tháng 2 Dương lịch. Chính vì ngày tháng không nhằm vào đâu hết, nên khó gây ấn tượng cho chúng ta.
Trong chu kỳ một năm, những mốc ngày tháng có giá trị, tùy theo môi trường chúng ta đang có mặt. Chẳng hạn trong chùa, thì những ngày rằm, ngày lễ vía, đi làm thì những ngày nghỉ trong công sở, học trò thì có lẽ nghỉ tết và nghỉ hè cần để ý! Vậy những tiết lập xuân, lập hạ, lập thu, lập đông sẽ được ai để ý? Bây giờ mà nói chuyện làm ruộng thì hơi không hợp thời lắm, dù rằng mỗi ngày đều đọc “cơm ngày hai bữa thường nhớ công khó khổ của kẻ nông phu…”.
Cũng hiếm hoi tìm thấy một quyển lịch ghi những tiết khí trên lịch. Nếu bạn trồng hoa, bạn sẽ thấy những ảnh hưởng này thật có trên hoa đấy. Còn làm ruộng thì không phải bàn nữa, vì “nông lịch” cần biết để chuẩn bị cho đúng thời vụ.
Nhưng có một điều mình có thể hiểu vì sao Tết mà trời lạnh, vì vẫn còn ảnh hưởng những ngày cuối của tiết Đại hàn (rét đậm), và bắt đầu hôm nay, trời chuyển dần sang ấm một chút, nghĩa là chính thức bước vào xuân. Hoa sẽ nở đều hơn, nếu bạn trồng hoa sẽ thấy như thế. Và đến qua rằm tháng giêng khí xuân vẫn còn.
Có mưa xuân do ảnh hưởng giao mùa giữa hai luồng gió đông bắc và đông nam. Miền Bắc gọi là mưa phùn. Riêng trong miền nam, có một năm mưa vào ngày rằm tháng giêng, chúng tôi đang dẫn khách đi dạo vườn chùa phải tản hàng! Vì mưa bất ngờ quá.
Và gió nồm, một danh từ quen thuộc hơn, đã có mặt, khiến thức ăn dễ thiu, nhất là bánh chưng bánh tét. Vì gió nồm mang tính chất ẩm ướt, sự ẩm ướt này khiến chúng ta dễ nhức mỏi. Chớ không phải tại bạn ngồi học nhiều đâu nhé. Và vì ẩm ướt những linh kiện trong máy vi tính dễ hư hỏng - chúng tôi thường gặp, mỗi lần đem máy đi bảo hành, đều bị cảnh báo, nơi chúng tôi để máy độ ẩm cao nên máy dễ hư!
Mỗi lần trời chuyển tiết khí, nếu bạn không khỏe mạnh lắm sẽ thấy rõ sự chuyển biến này. Buổi khuya thức giấc nghe trời trở, người cảm thấy uể oải lạ thường, bạn sẽ thầm biết rằng khí trời chuyển sang một sắc thái khác.
Mỗi năm có hai mươi bốn tiết khí, sẽ có hai mươi bốn lần có những biến chuyển của trời đất. Hiểu thế chỉ để khi mỗi lần nghe cơ thể mỏi mệt, thì biết rằng ảnh hưởng đôi chút tiết khí chuyển mùa, nên đỡ than thở. Cũng như khi đột nhiên bị những bực bội bất ngờ của một ai đó mà lý do gây nên không phải do mình làm, thì có thể ẩn nhẫn chịu một chút và nghĩ thầm, hôm nay trời chuyển tiết!
Quán Không
Hôm nay 14 tháng chạp năm Canh Dần.
ReplyDeleteVậy là còn 2 tuần lể nữa là năm mới bắt đầu. Với Con Mèo..(Tân Mão).
Đồng cãm với Khánh-Vân về những ngày Tết xa quê hương...bâng khuâng, hồi ức, mơ ước...
QH mời các bạn cùng nghe Câu Chuyện Đầu năm do nhiều ca sỉ trình bày.
Câu chuyện đầu năm.
Nhân dịp Tết, các bạn thơ có biết gì về CHỢ PHIÊN và CON TÒ HE không ? Xin kể cho NT và Trang thơ nghe với
ReplyDeleteNT vẫn còn " ao ước " chuyện được nắm tay dẫn đi chợ Tết
ReplyDeleteNhân dịp Tết, các bạn thơ có biết gì về CHỢ PHIÊN và CON TÒ HE không ? Xin kể cho NT và Trang thơ nghe với.
Nhiều thứ quá vậy, làm sao tui chạy theo cho kịp?
Bớ bạn thơ S@ ....
ReplyDeleteChạy đâu mà vội mà vàng
Mà vấp phải đá, mà quàng phải dây !!!
Trong thời gian chờ đợi được dẫn đi chơ Tết, NT xin kể cho các bạn thơ nghe chuyện NT hoa mai nhé
Chuyện xảy ra sau năm 75, NT thấy năm nào chợ Bà Chiểu gần Lăng Ông cũng bán hoa mai (cành và nguyên cây mai trong chậu) cũng rất đắt, thế là năm ấy NT mon men mua mai và bán mai kiếm tiền ăn Tết !!!
Hỏi thăm người ta xong, NT đặt hàng MỘT XE GMC HOA MAI từ ... thiên đàng !
Ngày giao hàng, người ta giao cho NT một xe chất đầy cành mai không lá, chưa nụ - mai là phải thế thôi, nàng mai là khẳng khiu rồi
Sau đó, chủ bán còn dặn dò kỹ lưỡng là: Phải chặt rồi thui gốc mai khoảng 2 tuần trước và ngâm trong nước ấm thì ắt mai sẽ nở đúng ngày bán hàng
NT nghe lời bèn ra tay ... mài dao cho thật bén vì cần chặt một nhát ngọt sớt thì mới không làm trầy trụi thân mai để không làm hư chồi non của cành
Chặt xong hết một xe GMC mai như thế, rồi thui thì quả là một kỳ công các bạn thơ ạ !!! Gần 200 cành mai chứ lỵ !
Kế đến là chuyện nấu nước sôi và pha âm ấm ... Bao nhiêu cái nồi to đùng trong nhà đều được đem ra trưng dụng hết, lại phải kiếm thêm mấy cái lu nhựa thiệt bự để ngâm những cành mai ấy trong nước ấm một chút !
Cả nhà 9 người hì hục với nàng mai ... xong công đoạn " Ủ nụ mai mùa Xuân " - đấy là tên mà NT tự đặt đấy nhá
Rồi thì cả nhà ngồi rung đùi đợi mai đâm chồi xanh biếc ...
Mãi đến ngày Đưa Ông Táo 23 mà chả thấy nụ xanh nào lú ra, NT hoảng hồn ... làm sao mà bán cành khô khi rao hàng là cành mai cho được bi chừ ?!
Cũng phải bặm gan đem hết xe GMC mai ra chợ Bà Chiểu !!!
Đứng ngắm thiên hạ, ngắm trời mây chứ đâu dám ngắm mai của mình ... nhưng miệng thì vẫn chào hàng ... MAI SẼ NỞ !!!
Cho đến buổi chiều dọn chợ - thường thì người ta dọn chợ ăn Tết vào khoảng 5 giờ chiều ngày giáp Tết, thì NT bán được một cành mai Duy Nhất với giá 5 đồng (trong khi tiền mua mai đã trả là 2000 đồng ! )
Vừa rưng rức nước mắt vừa đẩy xe mai về nhà, NT bèn đi mua một tấm vé số 5 đồng rồi vái Ông Địa : Cho con trúng số 2000 đồng !
Ông Địa lắc đầu ...
Sang Xuân, hết mùng đến mền ... Rừng Mai nở nụ bên cạnh nhà NT (vì NT đem cắm hết 200 cành mai trên mảnh đất bỏ hoang sát vách nhà ...
Ra ngồi ngắm Rừng Mai vàng mà lòng hắt hiu vô cùng, nhưng cũng " tận hưởng " được cảm giác thưởng thức hoa mai vàng, để rồi NT chợt khám phá ra rằng Rừng Mai của NT là MAI RỪNG chứ không phải mai trồng trong vườn rồi người ta đem bán cho con buôn !!! Do đó, cách săn sóc cho mai nở nụ đúng Tết không áp dụng được
Quả thật là một kỷ niệm khó quên đối với NT . Từ đấy về sau, mỗi năm Tết đến, NT thích ngắm mai vàng nhất ... để nhớ lại Rừng Mai năm xưa của mình !
Thế thì chưa được gọi là Thú Đau Thương hả Nàng Thơ?
ReplyDeleteMai rừng hay Mai trồng thì cũng là Mai mà, đến mùa thì nở tự nhiên nhưng nếu có bàn tay chăm sóc của con người, vận dụng chút kỹ thuật ép uổng, chút kinh nghiệm uốn nắn đốc thúc thì sẽ trăm hoa đua nở suýt soát thời điểm mình muốn, SM nghĩ vậy đó.
Nhìn tranh thấy lòng phơi phới nhẹ nhàng, dường như xuân đang len nhẹ vào tim chúng ta SM hở ?
ReplyDeleteRất vui vì KV đã chọn và thích tấm hình minh họa, thiệt ra NT và SM đều lưu luyến chút nắng Xuân nơi cuối góc đó, SM muốn tận dụng từng chút nắng, trải ra tia ấm áp nhẹ nhàng lan tỏa khắp nơi , khi cuốn lại tuy mới trên Trang thơ nhưng không khéo léo, làm bạn S@ "sớn sác đá phải góc tấm hình", rõ là vô ý , hy vọng bạn chỉ nhăn mặt vài phút là nguôi.
Hồi trước, tui cứ chắc mẩm trong bụng cây Mai xuất xứ từ những cánh rừng miền Đông Nam Bộ vì cành lá khẳng khiu phù hợp với chất đất khô cằn ở đó. Nào dè nó có mặt trải dài khắp dải từ miến Trung trở vô.
ReplyDeleteÀ! Mà cũng có khi đúng đó chớ. Đó là những cây Mai tự nhiên chớ không phải là cây Mai hàng hoá như bây giờ. Nói về Mai tự nhiên thì tui có cả một bụng câu chuyện về nó.
Trước nhứt là tên gọi. Người miền Nam có một khuyết điểm trở thành cố tật về cách phát âm. Mai đọc lên y chang chữ May, do vậy mà tiên khởi người ta cho rằng ngày Tết trên bàn thờ gia tiên chưng một cành Mai nghĩa là năm mới mọi chuyện May mắn sẽ đem tới nhà mình. Đương nhiên thì cái vẻ “dịu dàng sắc xuân” sáng bừng đó cũng tô thắm cho không gian ngôi nhà sáng rực hẳn lên rồi. Nó giống như mâm ngủ quả trên bàn thờ Nam bộ: Mãng cầu, trái dừa, đu đủ, xoài, sung. Như vậy mà người ta có thể nói lên ý nguyện ngày đầu năm của mình: Cầu vừa đủ xài...Ngộ thay cho cái tính chất đơn giản của người Nam Bộ!
Đã vậy, khi bước vào thơ văn cũng khó tránh khỏi ảnh hưởng. Một anh chàng Nam Bộ làm một bài thơ xong, đọc lên một cách đắc ý thì bị một cô em Bắc Kỳ bắt bẻ là câu thơ bị ép vần. Nghe thì cũng hơi quê quê một chút, nhưng cứ trả lời...ngang như cua: “Tại tui thích dzậy đó!”
Mà nói gì thì nói, tuy cách phát âm có sai, nhưng một người có trình độ Tú Tài mà viết chữ Việt sai lỗi chính tả thì thiệt mà khó chấp nhận được.
Hồi Ba tui còn sống, Ông rất mê trồng bông kiểng. Trước nhà ông thì ôi thôi! Đủ loại đủ thứ, nhưng ông mê nhất là Mai. Cái đam mê của Ông lại là cái khổ cho mấy đứa con. Nội cái chuyện tưới tắm cho chúng mỗi buổi chiều cũng làm tụi tui “ná thở”. Hồi đó làm gì có điện với moteur bơm nước để mình chỉ cần bật cái CB lên là nước chảy ào ào, chỉ việc cầm cái vòi mà xịt tứ lung tung?
ReplyDeleteGiếng nước nhà tui sâu chừng 14 thước. Khởi đầu chưa có tay quay phải xách lên từ thùng nhỏ bằng tay, đổ vô thùng lớn rồi khiêng đi tưới khắp vòng những cây kiểng trước nhà. Một miếng đất rộng 800 thước vuông, bề ngang chừng 40 thước, sâu vô 20 thước kể từ lề đường quốc lộ tới bậc thềm, ổng trồng kiểng ráo trọi mà nhiều nhất là Mai thì các bạn cứ tưởng tượng cái khối lượng công việc khổng lồ mỗi buổi chiều của mấy thằng nhóc rồi. Cái bóng của Ba tui lớn lắm nên dù ông có vắng mặt ở nhà năm nầy qua tháng nọ chăng nữa cũng đố dám bỏ sót chuyện tưới tắm bữa nào!
Hồi đó cứ mỗi Chủ Nhựt, mấy Cha con lại xách cuốc vô rừng bứng Mai đem về trồng trước sân. Mà cái đuôi chuột của cây Mai nó sâu lắm, không khéo tay lỡ làm đứt nó thì công toi. Cứ rị mọ không biết bao nhiêu cái Chủ Nhựt, ngày Tết sân nhà tui tràn ngập sắc Mai vàng. Nhưng ông quý cây lắm, săn sóc nó còn hơn tui nên cành mai cắm trên bàn thờ ngày Tết ông cũng không chặt cây ngoài sân. Lại phải từ mùng 10 tháng Chạp, Cha con lại lò dò vô rừng tìm một nhành mai đẹp đem về. Tui nhớ có một năm, tình cờ Cha con tui gặp được một cây mai lão, gốc chắc cỡ bằng bắp chưn mà cành lá sum xuê lắm. Cha con tui mất hết hai ngày mới lặt trụi lá rồi để đó. Lúc đó tuy còn nhỏ nhưng tui đã sớm biết lòng dạ con người rồi nên hỏi ông: Để vậy không sợ người ta chặt sao Ba? Ông xuất thân là một nhà mô phạm nên nghĩ tốt cho mọi người hết: “Không đâu con! Người khác có tình cờ gặp được, nhưng cây Mai đã lặt lá nghĩa là đã có chủ thì không ai chặt đâu!”. Ba tui là nhứt mà! Ổng nói vậy thì chắc đúng là vậy rồi. Tui cũng nghĩ trong đầu chắc đó là một quy luật bất thành văn mà ai cũng phải tuân theo.
Tới ngày 28 Tết, mấy Cha con vô rừng định lựa một nhánh đẹp nhứt chặt về đặt lên bàn thờ gia tiên mầy ngày Tết cho đẹp. Nhưng vô tới nơi thì chỉ còn trơ trọi cái gốc mai, cành nhánh đã bị những tên đạo tặc nẩng mất tiêu rồi. Nó ăn cắp cả niềm tin của tui về con người nữa. Hoá ra thằng con giỏi hơn ông Cha về khoản lòng dạ con người. Đó là một bài học rất có giá trị mà sau nầy trở thành một nguyên tắc sống của tui: Phàm cái gì của mình là phải giữ chắc lấy, sơ sẩy một chút là có thằng khác nhảy vô “dớt mất” hồi nào không hay nghen.
CÂY MAI TRẮNG
ReplyDeleteNhìn cành Mai trắng minh hoạ bên hông Trang thơ, tui lại sực nhớ tới cây Mai lão trắng trước một ngôi biệt thự thời Pháp nằm ngay ngã ba Trung Thành gần cầu Băng Ky ở Sài Gòn.
Mai trắng là một loại quý hiếm hồi xưa. Nói cho đúng hơn là “cực kỳ quý hiếm”. Cây Mai trắng đó tui đã được nhìn thấy hồi 4, 5 tuổi lúc còn đứng phía trước xe Vespa của ba tui chạy ngang. Lúc đó nó đã cao hơn 3 thước rồi trong ký ức của tui. Đã là một cây Mai cổ thụ nên mỗi năm hoa trắng nở đầy cành. Đẹp và đặc biệt lắm! Không cứ gì ngày Tết mà ngày thường có dịp đi ngang thể nào tui cũng liếc vô coi nó mạnh giỏi thế nào.
Khoảng 10 năm trở lại đây, khi phong trào chơi kiểng của mấy tay nhà giàu mới nổi, muốn chứng tỏ ngoài đồng tiền căng cứng trong túi họ thì trong tâm hồn họ cũng có một cái gì đó hơn người nên đã bỏ ra mấy chục triệu đồng mà bứng gốc nó đi rồi. Lúc đó thì cây mai đã vượt cao khỏi nóc nhà, chắc khoảng tầm 8 thước rồi, cành lá thì sum xuê bát ngát.
Hôm qua đi ngang, biết là nó đã mất từ lâu nhưng vẫn liếc vô với chút ngậm ngùi. Thời buổi kim tiền mà! Đồng tiền có thể đánh đổi mọi giá trị tinh thần của con người. Mà cái đời con cháu về sau, ngày càng ít quý trọng những giá trị đó.
Qua khỏi rồi ngoái đầu nhìn lại, chỉ còn ngôi biệt thự củ kỹ kiểu dáng mấy mươi năm về trước còn nguyên, không tu bổ sơn phết chi hết với cái sân trống trơn phía trước, tui cũng có chút chạnh lòng về một thuở vàng son đã mất trong những ngày sắp đón xuân sang.
"Thơ XUÂN" tràn ngập XUÂN , được lộng trong một bức hình họa cũng chan chứa XUÂN , thật là đẹp , cả lời thơ lẫn hình họa.
ReplyDeleteBiết là xuân đến là già thêm một tuổi, nhưng đọc thơ XUÂN vẫn thấy lòng vui vui và cũng vẫn mong cho tết chóng về, để hưởng trọn vẹn mùa XUÂN như trong bài thơ Khánh Vâ đã diễn tả... mặc kệ già thì cứ già, xuân đến vui thì cứ vui các bạn nhỉ!?
NT vẫn còn " ao ước " chuyện được nắm tay dẫn đi chợ Tết
ReplyDeleteBây giờ rinh được chiếc xe mới 2011 dìa nhà rồi liệu có muốn rút lại lời nói không?
Chợ phiên thì nói sao cho xiết, nội chi tiết cái chợ Cán Cấu, thuộc xã Cán Cấu, huyện Simacai, tỉnh Lào Cai, một trong những phiên chợ độc đáo, rực rỡ nhất trong các vùng núi cao phía Tây Bắc VN là đã muốn mờ con mắt rồi. NT cứ thử gõ hai chữ Cán Cấu trên Google là biết ngay.
Cám ơn NT đã nhắc đến một món đồ chơi dân gian rất dân dã của trẻ con , SM quên bẵng đi nay mới gợi nhớ lại nên cũng chịu khó đi tìm trong thư viện Ảo chia sẻ với NT và các bạn đây.
ReplyDeleteLàng Xuân La, huyện Phú Xuyên (Hà Tây) là nơi có truyền thống nặn tò he. Theo lời một cụ già trong làng, nghề nặn tò he có lịch sử hơn 300 năm. Nhưng đến nay, không phải ai cũng biết rõ về cái nghề đã được không ít bạn bè quốc tế biết đến này.
Trước kia làng Xuân La là cánh đồng chiêm trũng, một năm chỉ cấy được một vụ lúa. Thời gian còn lại rỗi rãi, một số người đã nặn những hình con cò, con chim, con gà... bằng đất, nung qua lửa rồi cắm vào đó chiếc kèn và bán cho các cháu nhỏ làm đồ chơi. Khi cuộc sống nhà nông được no đủ, có thóc gạo để dành, họ đã chuyển từ nặn bằng đất sang nặn bằng bột gạo. Hình dáng của những thứ được nặn cũng đa dạng hơn.
Từ những con vật cụ thể như voi, ngựa, chim, gà, lợn... đến những con vật chỉ có trong trí tưởng tượng của con người như rồng, phượng, hạc... rồi đến những hình người cụ thể như em bé, cụ già, cô gái..., những nhân vật cổ tích, thần thoại như Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng, Bồ Tát nghìn tay... Ðồ vật thì có mâm xôi, mâm ngũ quả, phẩm oản, nải chuối, buồng cau, thủ lợn... chủ yếu phục vụ việc lễ bái ở đền chùa của bà con.
Ðặc biệt mỗi dịp trung thu tới, dưới ánh trăng vằng vặc, sản phẩm dân dã ấy đã làm rạng niềm vui trên những khuôn mặt trẻ thơ nông thôn khi phá cỗ. Trẻ con rất thích tò he. Bởi tò he có những hình dáng, mầu sắc bắt mắt và khi chơi chán chúng có thể ăn được.
Người nặn tò he có một nguyên tắc của dòng họ là chỉ truyền cho con trai và con dâu. Nặn tò he có nguồn gốc lâu đời nhưng do tư liệu chép đã bị cháy nên không tìm ra được ông tổ nghề. Hơn nữa, trong làng có rất nhiều dòng họ: Ðặng, Nguyễn, Vũ, Lê, Chu, Trịnh... mà họ nào cũng biết nặn tò he. Vì thế chức danh ông tổ nghề được phong cho dòng họ nào cũng xứng đáng cả.
Ðể nặn ra tò he chỉ cần những nguyên liệu rất đơn giản, gần gũi với cuộc sống nông dân. Ðó là những sản phẩm nông nghiệp do chính bàn tay họ làm ra: bột gạo, phẩm mầu, que tre.
Giai đoạn làm bột là giai đoạn công phu nhất. Bột được làm từ gạo nếp trộn với gạo tẻ nghiền nhỏ. Nhào bột với nước cho đến khi bột nhuyễn, quyện dính vào nhau, vê thành cục. Cho cục bột vào nồi nước đang sôi để một giờ đồng hồ đến khi bột nổi, chìm rồi lại nổi thì vớt ra, để nguội bột, và nhuộm màu cho bột.
Màu sắc dùng để nhuộm bột cũng lấy từ cây nhà lá vườn: mầu xanh từ lá cây, màu đỏ của gấc, mầu vàng từ nghệ, mầu đen từ tro bếp, màu tím từ một loại lá của người dân tộc thiểu số... Ðiều đáng nói ở đây là mầu rất bền, không bị loang ra. Màu nào vẫn giữ nguyên màu đó khi ta đem trộn lẫn chúng vào nhau.
Những người làm nghề đều thừa nhận nặn tò he không phải là nghề có thể làm giàu được. Muốn làm giàu thì tìm nghề khác có thu nhập cao hơn. Ở các vùng nông thôn, mỗi sản phẩm dù có được nặn công phu bằng mấy cũng chỉ bán được với giá từ 500 đến 1.000 đồng. Ở các thành phố - nơi có mức sống cao hơn thì còn được từ 1.500 đồng đến 2.000 đồng một sản phẩm. Những người còn hoạt động trong nghề thường không sống ở quê hương mà phải đến các tỉnh, thành phố khác. Họ sống một cuộc sống nay đây mai đó vì muốn giữ nghề của tổ tiên.
Thêm một nguồn khác nữa nghe.
ReplyDeleteTò he, nếu ai chưa một lần được nghe và nhìn thấy chắc chắn không khỏi thắc mắc “Tò he là gì?”. Tò he là một đồ chơi rất dân dã, thô sơ, mộc mạc làm bằng thủ công nhưng lại rất sinh động, bắt mắt bởi hình dáng và màu sắc.
Xưa, Tò he là sản phẩm mang nhiều ý nghĩa: chơi, ăn, cúng, lễ…Cái tên “Tò he” cũng tồn tại trong dân gian từ khá lâu, và người làm nghề có ở nhiều nơi, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là làng Xuân La (xã Phượng Dực, Phú Xuyên- Hà Tây). Người dân xã Xuân La có câu ca: “Thứ nhất bánh đa, thứ nhì bánh cuốn, thứ 3 chim cò” để chỉ những nghề phụ của địa phương. “Chim cò” ở đây chính là nghề nặn Tò he. Tuy không phải nghề bí truyền nhưng hiện nay chỉ người dân Xuân La mới biết làm thứ đồ chơi này. Người đầu tiên đưa nghề nặn Tò he về làng là ông Vũ Văn Sai. Là người hay đi đây đó, khi sang Trung Quốc thấy những đồ chơi này hấp dẫn trẻ em, ông đã học về làm rồi truyền cho người dân trong làng. Ban đầu, người ta gọi là nghề chim cò vì trước đây đa phần người trong làng chỉ nặn những con chim, con cò để bán, sau gọi là nghề nặn chiến sĩ vì lúc đó người ta chỉ nặn những anh bộ đội, chị dân công. Về sau, người làng có sáng kiến gắn thêm những chiếc kèn vào đó để thu hút sự chú ý của trẻ em. Từ đó, nó mới có tên gọi là Tò he”.
Để nặn một tác phẩm tò he, công việc đầu tiên là phải chuẩn bị chất liệu gồm: bột gạo chín pha màu phẩm. Bột gạo được pha theo tỷ lệ 1 kg gạo tẻ với 1 lạng gạo nếp, trộn đều ngâm nước cho bở rồi đem giã hoặc xay thành bột, sau đó đem luộc hoặc đồ chín rồi bỏ ra thấu nhanh tay cho quyện, dẻo. Nếu vào những mùa nóng hoặc trời hanh khô, phải cho bột nếp nhiều hơn mới giữ được độ dẻo lâu. Khi bột đã thấu, mới cho tiếp các phẩm màu vào. Ngoài các màu chính như đỏ, vàng, xanh, đen, nếu cần những màu trung gian như hồng, ghi, cam… thì pha chế từ các màu cơ bản trên, rồi trộn vào bột. Màu sắc của bột làm tò he trước đây được chế từ những màu thực vật của cây cỏ, hoa lá trong thiên nhiên, nên có thể ăn được. Màu đen đốt ở rơm ra. Màu vàng chế từ hoa hòe, hoặc củ nghệ già. Màu đỏ lấy từ thân cây gỗ vang, hoặc chiết suất từ hoa hiên, quả dành dành… Màu xanh chàm lấy từ là chàm. Tất cả những màu trên, sau khi chiết suất, được pha thêm ít bột, rồi cho lên bếp quấy từ từ cho chín tới, vừa để diệt khuẩn, vừa giữ độ bền màu. Ngoài bột là vật liệu chính ra, người làm tò he còn phải chuẩn bị thêm một số phụ trợ khác như vòng nứa (nếu làm “bánh vòng”), que tre (nếu làm chim cò hoặc chiến sĩ) để làm đài hoặc làm cốt. Đồ nghề để tạo tác cũng rất đơn giản gồm: một con dao bài con, một chiếc lược chải tóc và một miếng sáp ong. “Khi nặn đôi tay linh hoạt và khéo léo… Để tạo vân xoắn, bột màu được vê thành sợi nhỏ, quấn sát vào nhau theo chiều từ trong ra ngoài của lòng bàn tay. Các kỹ thuật ngắt bột, vê, dán phải chính xác thì sản phẩm mới sắc nét, có hồn”.
Ngày nay việc làm tò he đơn giản hơn. Thay vì giã bột, người ta dùng máy xay cho nhuyễn sau đó để khô rồi đem luộc. Khi luộc chín, họ để nguội rồi đem nhuộm màu. Người ta cũng dùng các loại màu công nghiệp để làm cho tiện, màu sắc cũng phong phú hơn. Người nặn tò he hiện nay cũng kiêm luôn nghề bán hàng. Họ không nặn sẵn tò he mà đi tới đâu nặn tới đó theo yêu cầu của khách hàng. Giá của mỗi con tò he cũng dao động từ 2.000-5.000 đồng.
ReplyDeleteTò he cụ bán mấy đồng, con mua một chiếc cho chồng con chơi.
Chồng con đánh hỏng thì thôi, con mua chiếc khác con chơi một mình.
Người ta yêu Tò he ở cái mộc mạc, đậm tính dân tộc của tò he, ở tính thủ công từ những đôi tay khéo léo.
Ngày nay, sở dĩ Tò he chưa được quảng bá rộng rãi ra nước ngoài là vì nhựơc điểm của chất liệu tạo ra chúng: bột gạo rất rẻ và dẻo khi nặn nhưng lại không để được lâu, dễ bị mốc và khô, nứt. Mỗi sản phẩm tò he thông thường chỉ để được từ 3 đến 30 ngày(tuỳ thuộc vào tay nghề của thợ nặn, thời tiết và cách bảo quản). Một số nghệ nhân nghĩ ra cách thử nặn tò he bằng bột đao. Tò he làm bằng bột đao có thể để được rất lâu (khoảng 1năm) mà không sợ nứt, mốc. Nhưng nhược điểm là rất khó nặn và không đẹp bằng tò he làm từ chất liệu bột gao. Hơn nữa, khi nặn xong phải đem luộc lại - mất rất nhiều thời gian. Vì vậy, thợ nặn phải làm trước ở nhà rồi mới đem bán. Chính điều này làm mất đi cái hay của tò he - người mua được chứng kiến tận mắt bàn tay khéo léo của thợ nặn.
À mà sao các nghệ nhân không nặn bằng chất gì ngọt ngọt để chơi chán rồi ăn luôn cho khỏi phí ?
ReplyDeleteSao lại không nhỉ?
ReplyDeleteCách đây gần 25 năm, tui đã gặp ở Sài Gòn một cụ già chắc cũng gần 70tuổi hai hàm răng chỉ còn nướu không, nặn những con chim Phượng Hoàng cực kỳ đẹp và tinh xảo bằng chất gì ngọt ngọt không biết. Nhưng tất nhiên màu sắc không đẹp bằng những con tò he mà SƯƠNG MAI post lên rồi.
Tui mua cho thằng con trai một con, chơi chán nó làm gãy cánh gãy chân, tui xơi luôn.
Tò He
ReplyDeleteHồi nhỏ NT cũng đã từng xơi thử tò he như bạn thơ S@ rồi !
Ngọt ngọt, mềm mềm và dẻo dẻo !!!
Cái ngộ nghĩnh nhất của con Tò He là có thể thổi nó nghe " te te ..." nhất là con gà trống thì tiếng thổi của mỗi con sẽ phát âm ra khác nhau
NT nể nhất là người nắn ra con Tò He tại chỗ - họ là những nghệ nhân thật sự, tiếc rằng chuyện nắn Tò He cũng như chuyện nắn đất sét thành hình con thú đã mai một đi rồi
Sự sáng tạo trong trí óc tưởng tượng của con nít ngày xưa phong phú hơn con nít bây giờ nhiều lắm, nên chúng nó đã tự sáng chế ra những món đồ chơi riêng theo sở thích của chúng, đâu cần phải có tiền mới có đồ chơi đâu !
NT chơi cắt giấy để trang hoàng rất giỏi vì chuyện nắn đất sét thường dành cho con trai
Cám ơn các bạn thơ đã nắm tay dẫn NT đi chơi với Tò He trở lại
Trang Chủ posted hình con Tò He đẹp quá
(NT xin post lại vì hồi nãy viết sai lỗi chính tả )
Gì mà phán xuống một câu nghe nảo nề vậy bạn thơ NHƯ THƯƠNG? Sao lại mai một?
ReplyDeleteCái chuyện gì xảy ra ở tại đây phải để người IN WATER nói mới trúng chớ!
Bây giờ, trước cổng trường tiểu học thỉnh thoảng vẫn còn hình ảnh của mấy người nặn tò he bán cho con nít đó chớ, nhưng đa số là những người trẻ tuổi chớ những nghệ nhân già làm ra những con tò he đặc sắc thì dường như không kham nổi "đường xa vạn dặm" nên ít thấy xuất hiện ở phía Nam.
Tan học ra thì bọn trẻ túm đen túm đỏ mà nhìn ngắm, trầm trồ những con vật xinh xắn dần dần hiện ra theo bàn tay điêu luyện của người nắn rồi nủng nịu đòi Ba hay Mẹ mua cho bằng được một con, chớ không thì lại "nước mắt em tuôn hai hàng". Thậm chí cái thằng con nít già nầy còn mê đứng ngó, huống chi...
Mà cái vụ có cái còi thổi lên thành tiếng cũng tuỳ theo hình tượng chớ một cô con gái Bắc Kỳ mặc áo tứ thân lại nghe có tiếng toe toe phát ra từ đôi môi cắn chỉ thì dị hợm lắm, hay con rồng đâu có gáy như con gà trống...
Trong chương trình giáo dục tuổi Mẫu Giáo bây giờ vẫn còn những tiết học nặn hình các con thú bằng đất sét đó chớ, để khơi gợi trí tưởng tượng và sáng tạo của con nít.
Công Ty Thiên Long có làm một loại đất sét mềm nhiều màu sắc nhưng không dính tay để các cháu học. Nhưng bản thân cục đất sét không có được cái màu trắng tinh của bột gạo nên màu sắc hơi xám xịt, không đẹp bằng NHỮNG CON TÒ HE CỦA TRANG CHỦ...
không đẹp bằng NHỮNG CON TÒ HE CỦA TRANG CHỦ...
ReplyDeleteẤy ấy, nói chi kỳ vậy,dễ hiểu lầm, Trang chủ chỉ có công lụm cái hình rồi đưa lên cho bạn bè coi thôi.
Ủa! Nói dzậy hổng được hả Trang Chủ?
ReplyDeleteTHÌ THÔI!
Nói về mai trắng, năm 1994 cx về thăm quê< tỉnh HÒA BÌNH >,đến thăm họ hàng ở MAI CHÂU, có một nhà có cây mai trắng, họ gọi là Bạch Mai. Lúc đó là giữa tháng 2 âm lịch mà mai nở trắng xóa, tinh khôi, thanh lịch, tất cả chúng tôi ai cũng ngẩn ngơ ngắm nhìn...
ReplyDeleteTôi hỏi xin hạt về trồng và sau này họ cũng gửi cho tôi một nắm nhưng ương không mọc, tôi mới chột nghĩ ra là hột mai chỉ nảy mầm lúc còn tươi. Rồi tôi lại viết thư nhờ họ ương hộ, họ làm và gửi cây con vào cho tôi nhưng tôi trồng không được, nó èo uột mấy tháng rồi chết.
12 năm sau, tôi trở lại, lòng vẫn khắc khoải nhớ cây mai năm ấy...nhưng đến nơi, tôi thấy một ngôi biệt thự sang trọng đã thay thế cho căn nhà sàn đơn sơ. Hỏi ra mới biết, họ đã bán cây mai với giá hời...ngậm ngùi quay gót, tôi thấy lòng mình nức nở...
Nàng ơi! Anh đợi sẵn đây,
ReplyDeleteRửa tay cho sạch, cầm tay của nàng.
Ngày xuân thời tiết phong quang,
Dẫn đi chợ Tết để nàng ngắm hoa.
Bạn thơ QUÊ HƯƠNG vừa giới thiệu với tôi một đại thi sỉ đời Tống
ReplyDeleteLâm Bô 林逋 (967—1028) tự Quân Phục, người đất Tiền Đường (nay là thành phố Hàng Châu, tỉnh Triết Giang). Từ lúc tuổi trẻ, ông đã không muốn rong ruỗi với đời, sau lui về ẩn cư ở Tây Hồ xứ Hàng Châu, nên còn có biệt hiệu là Tây Hồ xử sĩ. Thiên Ẩn dật truyện trong Tống sử mô tả ông: "Tính tình cao khiết, điềm đạm mà hiếu cổ, không muốn bon chen vào chốn phù hoa. Nhà nghèo, ăn mặc đều không được đầy đủ, nhưng vẫn luôn vui vẻ tự như... Ông về Hàng Châu, kết lều tranh tại Cô Sơn bên Tây Hồ. Hai mươi năm không đặt chân ra ngoài phố chợ." (Tính điềm đạm hiếu cổ, phất xu vinh lợi. Gia bần y thực bất túc, yến như dã... Qui Hàng Châu, kết lô Tây hồ chi Cô Sơn, nhị thập niên túc bất cập thành thị)
Ông trồng mai nuôi hạc, thường đùa là "lấy mai làm vợ, lấy hạc làm con" (dĩ mai vi thê, dĩ hạc vi tử), danh tiếng cao khiết của ông vang dội khắp thiên hạ, biết bao cao sĩ danh tăng đến xin yết kiến. Ông cùng với các danh sĩ như Phạm Trọng Yêm, Mai Nghiêu Thần, Cửu Tăng thường cùng nhau xướng họa.
Thơ ông phần lớn đều bị thất lạc. người sau gom được khoảng 300 bài. Thơ ông phần lớn thường vịnh cảnh Tây Hồ, nhưng được truyền tụng thiên cổ vẫn là bài Mai hoa.
Mai thê hạc tử
梅 妻鶴子
Mai : Cây mai, hoa mai. Thê : vợ. Hạc : chim hạc. Tử : con.
Mai thê hạc tử nghĩa đen là lấy cây mai làm vợ, lấy chim hạc làm con. Ý nói : Người ở ẩn, cao khiết thoát tục.
山園小梅
ReplyDelete眾芳搖落獨暄妍,
占盡風情曏小園。
疏影橫斜水清淺,
暗香浮動月黃昏。
霜禽欲下先偷眼,
粉蝶如知合斷魂。
幸有微吟可相狎,
不須檀闆共金尊。
SƠN VIÊN TIỂU MAI
Chúng phương dao lạc độc huyên nghiên,
Chiếm tận phong tình hướng tiểu viên.
Sơ ảnh hoành tà thủy thanh thiển,
Ám hương phù động nguyệt hoàng hôn.
Sương cầm dục há tiên thâu nhãn,
Phấn điệp như tri hợp đoạn hồn.
Hạnh hữu vi ngâm khả tương hiệp,
Bất tu đàn bản cộng kim tôn.
CÀNH MAI NHỎ TRONG KHU VƯỜN NÚI(Người dịch: Điệp luyến hoa)
Chúng hoa đều rụng, chỉ mai còn
Độc chiếm khu vườn một mảnh con
Thưa bóng đâm nghiêng lan mặt nước
Thoảng hương toả xuống động hoàng hôn
Chim sương muốn đậu thâu tầm mắt
Bướm phấn như hay đứt nỗi lòng
Gặp cảnh vui ngâm như muốn giỡn
Cần đâu ca sáo rượu thơm nồng.
Nhân đất trời đang vào Xuân, thấy trong lòng vui vẻ bèn làm một bài thơ...thẩn cho vui.
ReplyDeleteCOM THÊ COM TỬ
Ngày xưa ẩn sĩ Lâm Bô,
Cao nhân thoát tục Tây Hồ ẩn thân.
Chán đời nhiễu sự muôn phần,
Mai thê Hạc tử phân vân nỗi niềm.
Thi nhân quả thật cung khiêm,
Thơ ba trăm bản chẳng hiềm lợi danh.
Tôi nay chỉ nói loanh quanh,
Quá lời chọc giận những Anh cùng Bà.
Nói gần rồi lại nói xa,
Thơ ba chục bản tưởng là tài hơn.
Nghe khen một tiếng sướng rơn,
Ai dè người chỉ cười mơn lấy lòng.
Comment cứ nói lòng vòng,
Computer đó phòng không ôm hoài.
Đêm đêm gối chiếc nào ai,
Quạt nồng giấc ngủ, sáng mai...một mình.
Cuộc đời sao cứ lình xình,
Một mình rồi lại một mình, vậy thôi.
Có ai thương cái thằng tôi,
Dong tay một cái để tôi liệu bề.
s@...
Ủa ... sao hổng dẫn đi chợ Tết hả bạn thơ S@ ... mà lại dẫn lên núi vậy ???
ReplyDeleteHì...Hì...
ReplyDeleteChợ Tết thì mới bữa nay chưa có họp.
Bây giờ thì dẫn lên núi để đi Chợ...Tình.
Cũng là vần T cả đấy thôi!
thân chào các bạn
ReplyDeleteKV muốn có dịp đi được Cali vào dịp Tết để ngắm cảnh chợ Tết bên ấy lắm, TT ạ .
Nhìn cành mai trắng ,Vân thấy lạ vì lần đầu tiên Vân được nhìn cành mai trắng đó , SM ! Giá mà được ngắm cả cây mai trắng nở hoa như Cỏ Xanh thì chắc chắn là thích lắm !
NT ơi ! Nghe bạn đòi dẫn đi chợ Tết làm Vân cười . Hồi nhỏ Vân cũng mê đi chợ Tết lắm, nhất là đi về khuya khoảng một hai gìờ sáng, Vân đi với má của Vân. Càng về khuya chợ càng ồn ào náo nhiệt
những người bán hàng dường như họ chẳng thấy buồn ngủ tí nào. Vân thích nhất hàng hoa và trái cây: đủ màu sắc và đủ loại.
Hoa mai là ba của Vân tự đi mua và tự tay chăm sóc . Mồng một Tết năm nào Vân cũng thấy hoa nở đẹp lắm. Vân thì phụ má của Vân làm bánh mứt , dưa muối, củ cải , củ kiệu, kho nồi thịt kho với trứng và nồi măng kho.Vân thích nhất là kỷ niệm đống cốm . Vân nghĩ trong các bạn cũng có người có liên quan với dân PT chắc là biết cốm PT . Nhà Vân mà đống cốm là các anh của Vân phải phụ . Hạt cốm dẻo dẻo thơm thơm nhờ nước đường thắng ra có mùi thơm của gừng và me chín đó các bạn ạ. Hộc cốm dài khoảng một gang tay và bề ngang khoảng nửa gang, được dán bằng giấý màu và hoa đủ màu sắc.Cốm để dành ra giêng ăn vẫn ngon như thường. Lâu lắm rồi Vân không ăn được loại cốm này.Bây giờ sắp Tết Vân đang nhớ và thèm cốm lắm đây. Thiệt tình là nhớ. Nhớ .. nhớ ... nhớ đủ thứ..
Thơ thơ thẩn thẩn mà chi
ReplyDeleteDẫn đi chợ Tết tức thì có ngay
Ừ thì ... tay nắm ... nắm tay
Chắc ăn khỏi lạc cả ngày rong chơi
Cả ngày đi chắc dứt hơi,
ReplyDeleteChưa chi đã thấy rụng rời chân tay.
Hoa hồng, hoa cúc, đẹp thay!
Hay nàng chọn đại hoa mai cho rồi.
Đừng nói là viết sai lỗi chính tả chỉ là chuyện NHỎ, không đáng nói nghe.
ReplyDeleteXin đưa ra ít ví dụ điển hình về cái dấu phẩy trong tiếng Việt:
* Toà xử vụ án ngoại tình, phán với người chồng:
- Ở với vợ lớn, không được ở với vợ nhỏ.
Ông chồng đưa bản án về nhà cho vợ lớn, chỉ sửa lại vị trí dấu phẩy:
- Ở với vợ lớn không được, ở với vợ nhỏ.
** - Mỗi gia đình có 2 con, vợ chồng hạnh phúc
- Mỗi gia đình có 2 con vợ, chồng hạnh phúc.
NT nghe bạn thơ Mây Lành kể nỗi nhớ làm mình của nhớ theo ...
ReplyDeleteHồi xưa gần Tết là bận rộn tíu tít, năm nào cũng chừng ấy món ăn đặc biệt, nhưng mà thiếu thì không được à
Sướng nhất là Tết chỉ việc ăn rồi đi chơi, khỏi phải đi học, khỏi phải đi làm, không còn thời khoá biểu cố định nữa nên được quyền ra khỏi nhà cùng bạn bè suốt ngày, suốt đêm !!!
Bây giờ Mây Lành nắm tay NT nghen, rồi đợi bạn thơ S@ dẫn đi chợ Tết nha - nắm cho chặt kẻo lạc !!!
Đề nghị KV bày kỹ kỹ cái vụ đóng cốm đi, trước khi làm phải chuẩn bị hạt cốm và những thứ khác như thế nào? Cái chuyện nước đường có me chín quả là bí quyết của Phan Thiết rồi.
ReplyDeleteSáu giờ tối còn ở ngoài đường mà trăng 16 đã thấy lên, thật tròn và to và sáng trưng. Đã mấy tuần gió mưa lạnh lẽo, hôm nay có một ngày ấm áp, gió nhẹ, trời trong xanh và nhiều mây trắng. Cái máy hình của SM dỏm , không cách nào mà bắt được cảnh trăng thanh như mắt thường thấy, tiếc thiệt.
ReplyDeleteNhà của SM thì sát rạt ngay chợ BMT nên khung cảnh náo nhiệt ồn ào của những ngày gần Tết khỏi chê luôn, ngày theo ngày và đêm theo đêm. Bên nhà cho biết buôn bán nhiều giảm sút chỉ hy vọng vài tuần cuối cùng trong năm nên đành phải mua sắm bên ngoài những thứ cần thiết , chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa đón năm mới chắc cũng ...chiều 30. SM thấy vui nhất là khoảng thời gian trước tết, hồi còn đi dạy cả Thày lẫn trò chả ai có lòng dạ nào mà dạy với học, lớp nào cũng rục rịch tổ chức liên hoan, có hội Xuân cắm trại thì còn vui nữa. NT và KV muốn đi chợ Tết thì phải lanh mắt lanh chân, tiền nong cho cẩn thận đó nghe. Nhớ mặc áo màu mè đặc biệt một chút đặng có bề gì thì dễ tìm...trẻ lạc.
Hai ngày nay các bạn thơ họp ở đâu mà không lên chơi vậy? Chợ Tết thì còn trong ký úc chứ chắc là chưa cớ nơi nào bày binh bố trận mà. chútxíu nghe radô nói chùa nầy nhà thờ kia trong vùng cũng mới lên kế hoạch thôi. Quảng cáo kêu gọi um trời. Texas vẫn còn lạnh quá trời nên ch1utxíu chưa dám mò đi khuya. Ráng giữ thân già chứ làm báo nhà lâu nay mà sụm bây giờ cũng mất mặt vời con cháu lắm. Hưởn hưởn trời ấm lên chút đã sẽ dánh vài vòng làm nhà báo, không thì đành nói láo nghe chơi nghe các bạn.
ReplyDelete