Thursday, December 23, 2010

MERRY CHRISTMAS - HAPPY NEW YEAR 2011


96 comments:

quehuong said...

QUÊ-HƯƠNG VÀ GIA ĐÌNH XIN KÍNH CHÚC:

QUÝ BẠN THÂN HỮU TRANG THƠ VÀ GIA QUYẾN MỘT LỂ GIÁNG SINH BÌNH AN, ĐẦM ẤM TRÀN ĐẦY HỒNG ÂN THIÊN CHÚA
VÀ MỘT NĂM MỚI DƯƠNG LỊCH SỨC KHỎE DỒIDÀO, THĂNG TIẾN NGHỀ NGHIỆP, AN VUI VÀ HẠNH PHÚC.
RẤT THÂN QUÝ

ngansau said...

NGANSAU CŨNG CHÚC QUÝ VỊ TRONG TRANG THƠ MỘT LỄ GIÁNG SINH TUYỆT VỜI CÙNG GIA ĐÌNH và MỘT NĂM MỚI 2011 AN KHANG -HẠNH PHÚC.

HUONG said...

Các bạn thơ ơi,

Các bạn có định làm gì và đi đâu trong mùa lễ lộc nghỉ xả giàn này không ?
Riêng NT thì sẽ không có Internet (!) vì dọn nhà nên chưa nối lại Internet Line được
Thôi thì xem như là NT nghỉ phép để o bế giang sơn riêng của mình vậy (cho đỡ tủi vì không có Internet là hỏng có tía lia được !)

Mến chúc các bạn thơ và gia đình một mùa Giáng Sinh An Lành và một Năm Mới Vạn Điều Như Ý

Riêng chúc Trang Thơ sẽ tràn đầy niềm vui

Nguyen Tue Minh said...

Thân chúc Trang chủ & Quý Bạn Thơ

Một Mùa Giáng Sinh vui vẻ, Năm Mới 2011 bình an, hạnh phúc, sức khỏe, may mắn & nhiều thắng lợi...

"MERRY CHRISTMAS &HAPPY NEW YEAR"

NGAN SAO said...

CHRISTMAS chỉ còn một ngày nữa,tối mai là gia đình tề tựu chúc tụng ,ăn uống .Ai chưa về thì về lẹ ,nếu lái xe thì cẩn thận,đường rất trơn trợt. Đi máy bay thì còn tuỳ ,nếu không delay thì sẽ đến nhà vào đúng đêm NOEL!
Đây là ngày lễ lớn của chung cả thế giới,không riêng gì người Thiên Chúa giáo,mọi người đều chào đón cùng gia đình sum họp trong những ngày này.Như ngày TẾT bên ta vậy !
Tối nay là bên VN đã là 24/12 ,mọi người cùng nhau đi rước lễ rồi về nhà ăn réveillon ,thật là vui!
Trong lễ NOEL thì thường có ÔNG GIÀ SANTA CLAUS mà trẻ em rất yêu thích. Vì đến đêm GIÁNG SINH ông SANTA sẽ đem quà cho các em.
Trước đây cả tháng các em đã viết thư cho ông già SANTA xin những món quà em thích.
Có em đã gửi thư cho ông :
Thưa SANTA CLAUS ,ba má con chỉ đẻ ra mình con,con cô đơn lắm,xin SANTA cho con một đứa em.
Santa Claus trả lời:
'Ta sẵn lòng và rất sung sướng cho con một đứa em. Con hãy gởi mẹ con lên đây'

NGAN SAO said...

Một chuyện vui trong ĐÊM NOEL (NUIT DE NOEL) của GUY de MAUPASSANT mà các bạn đã đọc qua .Tôi kể lại làm quà cho vui.
"Chuyện là có một ông ham làm việc đến quên cả thời gian tiệc lễ gì ai mời cũng không đi.
Nhưng đến lễ NOEL thì không thể bỏ qua được. Ông nghĩ thôi mình cũng ăn NOEL vậy.Nhưng trễ rồi gần 10 giờ đêm,bạn bè ai cũng về với gia đình ,hoặc nơi tạm trú.
Ông gọi người giúp việc đi mua gấp những gì còn có thể mua được trước giờ tiệm đóng cửa.
Chị mua được 2 chai champagne,sò huyết,chim đa đa,thịt nguội,bánh ngọt ,đủ cho 2 người ăn.
Ở nhà ông lại nghĩ,ăn một mình cũng buồn,ít nhất cũng có một người bạn,mà ai bây giờ ,muộn rồi ai cũng đã có hẹn hò trước.
Cuối cùng thì ông nghĩ đến việc làm từ thiện.
PARIS thiếu gì người nghèo khổ .Đêm nay ta đóng vai Thượng Đế ban phước cho một người xấu số,nếu là một người đẹp càng tốt.
Ông xuống phố gặp nhiều người,nhất là các cô gái đẹp. Nhưng ông chỉ thích các cô mập mạp.
Cuối cùng ông cũng chọn được một cô tròn triạ,khá xinh,khoác một tấm áo lớn.
Ông đưa nàng về nhà,nàng vui mừng và cảm động lắm.
Nàng ăn lễ nửa đêm với ông ,ăn rất tận tình.

NGAN SAO said...

Ăn xong ,ông lo dọn dẹp bàn ,thì nàng kêu khó chịu và lên giường nằm.Đắp chăn,rồi bỗng nàng kêu thét lên.Nàng đau thật,hèn chi trong bữa ăn đôi lúc nàng nhăn mặt.
Ông tiến đến bên giường và lật chăn ra.
Trời ơi nàng là một bà có bầu! Nàng đang chuyển bụng đẻ.
Ông kêu cứu!
Thiên hạ đổ xô đến nhà ông,nhưng không ai biết đở đẻ.
Ông vội đi kiếm bác sĩ.
Lúc ông và bác sĩ tới nhà thì bà bán sữa đầu ngõ trao cho ông một đứa trẻ đỏ hỏn và nói:
_Xin mừng ông,bà nhà sinh con gái!
Trời ơi ,ai cũng tưởng ông là cha đứa bé.
Bác sĩ săn sóc cô gái và cho toa mua thuốc. Còn hứa sẽ gởi vú nuôi đến giúp.
CHUÁ ơi , làm phước mang hoạ!
Ông đã nuôi nàng 6 tuần lễ rồi mời nàng ra khỏi nhà.
Còn ông phải thuê người nuôi đưá bé ,vì mọi người đều cho nó là con ông,không bỏ được.
Cô gái thì đâm ra yêu ông thật,và cứ lẫn quẫn quanh đó.
Hễ ông ra khỏi nhà là nàng xông tới ôm hôn ông !
Ông cho là đã học được một bài học đắt giá là từ nay sẽ không mời khách ăn réveillon nữa.

NGAN SAO said...

Ý KIẾN người đọc :

Nếu tôi là cái ông này thì tôi sẽ giữ luôn cô gái,tại sao ông làm phước mà không trọn vẹn nhỉ?

Vien Khach said...

Tết DL.2011 sắp đến. VK chân thành gởi đến các Bạn Trang Thơ thân mến lời chúc :

- Sức khỏe - May mắn
- An khang và Thịnh vượng .

Best wishes for A HAPPY NEW YEAR .

VK.

Unknown said...

"Trước kia, mỗi năm NOEL về, dù là người ngoại đạo, nhưng VK cũng theo dòng người, ngược xuôi đến giáo đường, để cùng mọi người tham dự đêm Thánh Lễ, và sau đó là bữa ăn Réveillons cùng với bạn bè . Nay thì chỉ còn lại trong ký ức mà thôi .
Cám ơn bạn VK đã nhắc khéo Trang Chủ về vụ sau Thánh lễ nửa đêm là đến mục ăn Réveillons"
Có lẽ Trang chủ đang trong thời kỳ DIET nên không bày tiệc này cho các bạn thơ chăng?
Nhân nói đến ăn réveillon mà không nhắc đến " men rượu tình nồng" thì hơi thiêu thiếu thế nào ấy.
Nên xin mượn đất của TT này để luận về món "nước mắt quê hương" nha.
Trước hết phải nói ngay là khi luận về rượu thì phải để cho hai bạn QH và S@ viết mới đúng chỉ số. Riêng sk thì chỉ ké một chút hơi men thôi cũng thấy ngất ngư con tầu đi rồi.
Kỳ này hãy tìm hiểu một tí về thứ rượu mà cả hai phe "liền" ông cũng như "liền" bà đều khóai nhậm xà: Rượu VANG (WINE)
Vậy rượu Vang là gì?
Nói một cách đơn giản rượu Vang chính là nước của trái nho lên men. Vì trái nho có đặc điểm là khi sắp chín nó đã có một lớp men thiên nhiên bao phủ ở ngoài vỏ, coi như bụi phấn trắng vậy. Nếu ta ép trái nho để lấy nước thì sau một thời gian, lượng glucose trong nước nho được chất men có sẵn trên vỏ nho biến thành alcohol. Các thứ trái cây khác nếu đem ép lấy nước rồi để ít lâu là bị chua ủng ra chứ không thành rượu được
Có nhiều loại rượu Vang như rượu đỏ, rượu trắng, rượu Rosé...
1/ Rượu Đỏ làm ra từ những trái nho mầu đỏ nhưng khi ép ra thì nước có mầu đục, giống như nước nho "trắng" chứ không đỏ. Nó chỉ thành rượu đỏ khi người ta cho nó lên men cùng với VỎ NHO. Chính những sắc tố (pigment) trên vỏ nho ngấm vào rượu khiến rượu có mầu đỏ.
Rượu vang đỏ có vị chát vì người ta ngâm nước nho chung với vỏ nho và hột nho(đôi khi với cả cuống nho) khác với rượu trắng không có vị chát mà chỉ có vị chua thôi vì phần lớn rượu trắng không được cho lên men cùng với vỏ và hột nho.
2/ Rượu trắng phần nhiều làm từ nho trắng (nói đúng hơn là làm từ nho mầu xanh nhạt chứ làm gì có nho mầu trắng (Trang chủ nhà ta cư ngụ ngay trong thị trấn mà nhìn đâu cũng thấy nho nên rành về các loại nho với nhiều mầu sắc lắm.Phải không Trang chủ?)
3/ Rượu Rosé. Rượu này được làm bằng nho đỏ nhưng khác với rượu đỏ vì chỉ được ngâm chừng vài tiếng đồng hồ thôi chứ không ngâm lâu dăm bẩy ngày hay vài ba tuần như rượu đỏ và rượu Rosé có mầu hồng đào nếu được ướp lạnh trước khi uống thì y như ta uống rượu trắng vậy.
........
Riêng tui đã thử dùng rượu vang Vin Rose do hãng Gallo Winery sản xuất, pha chế với táo, dứa hoặc trái Strawberry cắt mỏng, ngâm chung với nhau độ hơn 1 giờ trước khi uống. Thơm ngon đáo để.
Nói về rượu vang mà không nói về rượu thứ thiệt , có nghĩa là loại rượu mạnh mà những hậu duệ của 'thần Lưu Linh" rất khoái thì thật là thiếu xót.
Các loại rượu mạnh như Cognac, Rémy Martin, Courvoisier, Hennessy....Riêng Cognac là loại rượu mạnh mà nhiều người Việt mình yêu chuộng lại chính là loại rượu mạnh duy nhất được cất nấu từ rượu vang.
Vậy Cognac là gì? Cái gì làm cho rượu Cognac thơm ngon đặc biệt....
Xin để "ngày mai" sẽ bàn.
Nhắc đến hai chữ "ngày mai" chắc sẽ lại làm cho ít nhất hai người đẹp trong TT sốt ruột.
Hì...hì....

Suong Mai said...

"Vậy Cognac là gì? Cái gì làm cho rượu Cognac thơm ngon đặc biệt....
Xin để "ngày mai" sẽ bàn."
Ngày Mai mà không bàn là có người hỏi thăm sức khỏe đó bạn SK ạ.

sao... said...

Chúc Mừng Năm Mới

sao... said...

Sáng nay, tôi về qua Xóm đạo Tha La ở Trảng Bàng-Tây Ninh.
Giáo xứ quê nghèo đón mừng Chúa Giáng Sinh sao buồn hiu hắt!
Vẫn ngôi Nhà Thờ nhỏ với tháp chuông hình vuông cao một cách khiêm tốn lặng lờ như nhịp sống chung quanh. Chỉ có hai dải cờ đuôi nheo nhỏ đủ màu sắc kéo dài từ hai góc tháp xuống đất nên không làm bầy chim sẻ ngạc nhiên. Chúng vẫn thảnh thơi bay vào các lổ nhỏ thông gió của tháp chuông để mang mồi cho những chú chim con được nằm đâu đó trong nóc tháp.
Trước sân người ta lấy một tấm vải bạt lớn trùm lên vài cây cọc nhọn thấp cao rồi xịt lên đó ít sơn màu xám với một chút sơn trắng ở những đường gồ lên để “giả vờ” như tuyết phủ nhằm tô vẻ một không gian giá lạnh một cách thô thiển cho buổi giáng sinh của Chúa Hài Đồng. Như vậy thì làm sao biến thành một cái hang đá cho được, hầu như nó chỉ là một bức phông đằng sau cảnh trí người ta bày biện phía trước. Tôi thực sự ái ngại cho Chúa Hài Đồng phải giáng sinh trong một hoàn cảnh ngặt nghèo như thế, vì chỉ với tấm tã quấn quanh mình mà phải phơi mình dưới hơi sương lạnh thì e rằng không khỏi bị...sưng phổi!

sao... said...

Trước cánh cửa gỗ vẫn đóng im ỉm hàng ngày, người ta đã giăng ngang một bức màn xanh lớn để làm sân khấu cho một đêm nhạc Giáng sinh. Tôi tự hỏi khi cử hành Thánh lễ nửa đêm thì làm sao những con chiên mở toang hồn mà đón Chúa?
Dưới vòm cổng thấp, người ta lấy giấy bạc đắp lên sơ sài biểu tượng tuyết rơi. Chỉ vậy thôi, hình ảnh một họ đạo quê nghèo đón Chúa.

Tôi đã dạo qua nhiều xóm đạo ở Sài Gòn, đã đi ngang Nhà Thờ Đức Bà, Nhà Thờ Tân Định, Nhà Thờ Bà Chiểu thấy đâu đâu cũng đèn màu lấp lánh như sao sa, người ra kẻ vào tấp nập rộn rịp chuẩn bị cho một ngày lễ trọng trong năm rất tưng bừng. Còn ở đây, chỉ duy nhất một nhà có tường bao chung quanh có vẻ giàu có xế cửa Nhà Thờ sáng nay ngày 24 tháng 12 mới bắt đầu treo một ít chùm đèn nhỏ để gọi là.

Chao ơi! Nghèo chi mà nghèo lạ nghèo lùng! Đám thanh niên thiếu nữ thì đã kéo hết về thành phố kiếm sống, chỉ còn lại những người già và những đứa trẻ con thì dù muốn hơn cũng đâu có được.

Suong Mai said...

Quả là SM đang sống trong vùng trồng và làm rượu nho nhưng chẳng có để ý gì tới cái vụ rượu vang gì hết, mãi tới 5 năm trước đây QH gởi một bài viết của Lê Văn , nói là nên đọc để biết khu vực mình đang sống nổi tiếng về Rượu Vang như thế nào, thì mới vỡ lẽ ra, đúng là Bụt nhà không thiêng. Khi còn ở quê nhà , năm thì mười họa mới nếm một chút vì ít có dịp, vả lại rượu Vang không phổ biến rộng rãi trong đời sống dân gian VN, giá lại mắc vì nhập cảng vào . Thay vào đó các loại bia, rượu Đế , rượu mạnh như Whisky, Cognac, Rémy Martin, Courvoisier, Hennessy....được ưa chuộng hơn. Nói đâu cho xa, mấy cậu em trai trong nhà vẫn dặn SM khi quá cảnh ở Đài Bắc nhớ mua Rémy Martin hay Hennessy để dành cho đám giỗ ông Ngoại mấy cháu, hồi đầu không biết khệ nệ mang về mà chẳng ai hưởng ứng hết, sau rút kinh nghiệm chỉ mang rượu ngọt desert wine cho phe Ta mà thôi. SM không uống thường xuyên, có bạn mới vui, nếu khui một chai vài tuần không hết , đâu còn ngon gì nữa. Ngày ngày trên đường đi làm ngang qua các vườn nho trồng ngay hàng thẳng tắp, thỉnh thoảng đưa bạn bè ghé tới thử rượu tại các hãng quanh đây, lớn bé rất nhiều, SM cũng thấy nhiều chùm nho với màu sắc khác nhau, biểu rành sẽ thì không dám đâu, sơ sơ mà nói chuyện với người ta thôi SK.

sao... said...

VỀ QUA XÓM ĐẠO

Về qua xóm đạo Tha La,
Sáng nay hiu hắt, người xa mất rồi.
Đứng buồn nhìn gác chuông thôi,
Có con chim sẻ tha mồi bay ngang.
Nghe trong hơi gió đông sang,
Hồi chuông ngày cũ vẫn vang vọng về.
Em xưa đã bỏ chân quê,
Bả phù hoa ấy làm mê mẩn hồn.
Đèn màu che lấp cô thôn,
Bạc tiền xe cộ dập dồn vây quanh.
Làm sao còn nhớ màu xanh,
Sương trên ngọn cỏ, trĩu cành trái ngon?
Quê nghèo sao được tô son,
Vẽ cong mày liễu kẻo mòn tuổi xuân?
Một mình tôi đứng bâng khuâng,
Người xưa đâu tá? Thưa vâng! Xa rồi.
Thoáng nghe một chút bồi hồi,
Giáo đường im vắng, mất rồi bóng em.


s@...

Suong Mai said...

Cám ơn SAO đã cho nghe một bài hát rất hay và quen thuộc Happy New Year (ABBA) . Nghe tiếng pháo bông nổ mà nhớ đến tiếng pháo giao thừa năm nào, thôi ráng chờ đến Tết Tân Mão sẽ trở lại chuyện này.

"Happy New Year"

No more champagne
And the fireworks are through
Here we are, me and you
Feeling lost and feeling blue
It's the end of the party
And the morning seems so grey
So unlike yesterday
Now's the time for us to say...

Happy new year
Happy new year
May we all have a vision now and then
Of a world where every neighbour is a friend
Happy new year
Happy new year
May we all have our hopes, our will to try
If we don't we might as well lay down and die
You and I

Sometimes I see
How the brave new world arrives
And I see how it thrives
In the ashes of our lives
Oh yes, man is a fool
And he thinks he'll be okay
Dragging on, feet of clay
Never knowing he's astray
Keeps on going anyway...

Happy new year
Happy new year
May we all have a vision now and then
Of a world where every neighbour is a friend
Happy new year
Happy new year
May we all have our hopes, our will to try
If we don't we might as well lay down and die
You and I

Seems to me now
That the dreams we had before
Are all dead, nothing more
Than confetti on the floor
It's the end of a decade
In another ten years time
Who can say what we'll find
What lies waiting down the line
In the end of eighty-nine...

Happy new year
Happy new year
May we all have a vision now and then
Of a world where every neighbour is a friend
Happy new year
Happy new year
May we all have our hopes, our will to try
If we don't we might as well lay down and die
You and I

chutxiu said...

Phù du, năm tháng như sương khói
ấm áp, Trang Thơ phủ dụ nhau
'Chúc lành ân phước' đầy tắm gội
Cám ơn bằng hữu, trọn trước sau.

Thien Thanh said...

Kính chúc các bạn Trang thơ một mùa Giáng Sinh đầy ơn phước và Happy Newyear 2011 đang ..đến.

Chúc Trang thơ ngày càng vững mạnh đầm ấm đầy thân tình chia xẻ tâm tình kiến thức vui buồn chòng ghẹo...v..v

Còn về rượu vang ThTh nhớ khi trước Ba ThTh hay mua loại rượu của Pháp hình như tên Bourbon gì đó(lâu rồi không nhớ rõ)uống một ly nhỏ trước mỗi bữa ăn cho ấm áp và dễ tiêu hóa,bây giờ ngày càng có nhiều loại .Nghe bạn SK nói về rượu vang thật hay thêm kiến thức men trên vỏ quả nho.
Các bạn trang thơ nhất là các bạn nam dĩ nhiên rành về các loại rượu ,nhân dịp lễ lộc này chúc nhau vài chung rượu thêm đậm đà tình thân..

Và nhớ tới bài thơ
Khà một tiếng ta rượu về phương Bắc...
Thân mến tất cả

Unknown said...

Mời các bạn xem Play nhạc Xmas thay lời chúc Noel:

North Point's iBand


MERRY CHRISTMAS

coxanh said...

CỎ XANH KÍNH CHÚC CÁC BẠN THƠ VÀ GIA ĐÌNH MỘT MÙA GIÁNG SINH VUI VẺ , HẠNH PHÚC, TRÀN ĐẦY HỒNG ÂN CHUA

MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG, VẠN SỰ NHƯ Ý, SỨC KHỎE DỒI DÀO.

Unknown said...

"Vậy Cognac là gì? Cái gì làm cho rượu Cognac thơm ngon đặc biệt....
Xin để "ngày mai" sẽ bàn."
Ngày Mai mà không bàn là có người hỏi thăm sức khỏe đó bạn SK ạ.
Đọc đoạn trên của Trang chủ khiến sk sợ toát mồ hôi nên tính để "ngày mai" sẽ luận tiếp, nhưng lại sơ...Thôi thì đành hì hục "lần giở sách đèn..." chép tiếp.
Viết được vài dòng lại phải ngưng vì mấy đoạn của bạn Sao viết về "Xóm đạo Tha La ở Trảng Bàng-Tây Ninh. Giáo xứ quê nghèo đón mừng Chúa Giáng Sinh sao buồn hiu hắt!"
lẩn vẩn trong đầu khiến chỉ việc chép ra mà cũng không làm được. Tay chân rất ư là loạng quạng, không chịu tuân lệnh cái đầu nên đành nhủ thầm hôm nào sẽ đến trình diện Trang chủ chịu phạt vậy.
Bây giờ tui xin được chia sẻ với các bạn về cái Giáng Sinh nghèo nàn mà bạn thơ S@ của chúng ta đã chứng kiến.
"Tôi thực sự ái ngại cho Chúa Hài Đồng phải giáng sinh trong một hoàn cảnh ngặt nghèo như thê..."
Trở lại thời điểm trên hai ngàn năm nay, ở mãi tận vùng đất mà ta gọi là Trung Đông bây giờ, nơi đó có thành Bê Lem. Trong một đêm đông giá rét có cặp vợ chồng trẻ đang đi kiếm nơi trọ qua đêm, nhưng vì họ đến thành này trễ qúa, bao nhiêu nhà trọ đã đầy người nên họ đã phải tá túc tại một túp lều của những người mục tử ,chăn dê, bò, lừa. nơi một cánh đồng trống vắng. Đêm đó người vợ chuyển bụng và sinh ra một bé trai, mà chung quanh đó không có một thừ gì ngoài máng cỏ cho lừa ăn. Họ đã đặt con trẻ trong máng cỏ này để mong có chút hơi ấm.
Cặp vợ chồng trẻ này chính là ông Giuse và bà Maria và con trẻ sinh ra trong hang lừa chính là Chúa Giêsu.
Nếu so với ngôi giáo đường ở Trảng Bàng xem ra vẫn còn ấm áp hơn nhiều nơi con Thiên Chúa giáng trần.
Hầu như mọi nơi trên thế giới đang hân hoan đón mừng ngày Chúa sinh ra đời.
Ngài đã chọn nơi nghèo nàn nhất trong cái nghèo nàn để giáng trần và đã chịu chết nhục nhã trên thập tự giá để chuộc tội cho nhân loại.
Ôi trên thế gian này, mấy ai hiểu nổi lòng thương yêu nhân loại của Ngài và mấy ai cảm nhận đuợc tình "YÊU NHƯNG KHÔNG" của Ngài.
Lại một lần nữa cám ơn các bạn đã bỏ chút thờ giờ quý báu để đọc lời chia sẻ mộc mạc nhưng rất chân tình này.
Thân chúc qúy bạn một Giáng Sinh thật An Bình và năm mới khỏe mạnh, vạn sự như ý.
SK

Thien Thanh said...

Hôm nay Noel ngồi nhớ BanMêThuột, ThT xin gửi các bạn một bài thơ của ĐặngThị Quế Phượng viết về BMT,bài thơ đã lâu nhưng thỉnh thoảng nghe lại vẫn thấy hay

Thư về BanMêThuột

Tôi muốn hỏi một người đang ở núi
Có bao giờ nghe gió nhắn gì không?
Tôi muốn biết đầt trong vườn hoang dại
Vừa trổ thêm được mấy nụ hồng?

Tôi muốn biết hoa thục quỳ hoa cánh bướm
Có tươi vàng rực rỡ ở trong sương
Và rất nhiều hoa cỏ dại bên đường
Vẫn âm thầm đua nở khắp đồi nương.


Tôi muốn hỏi những dãy đồi thinh lặng
Mộng mơ gì sau lớp mù giăng.
Tôi muốn biết hoa càphê màu trắng.
Có thoát hồn trong vằng vặc những đêm trăng.

Những người xưa cũ đi đâu đó
Có bao giờ thoáng nhớ tới ai không?
Những hôm bão rớt mưa to nhỏ
Mưa có làm xanh những má hồng??

Tôi vẫn nhớ chỗ ngày xưa tôi nhỏ
Trên đồi cao cỏ mọc rất thong dong
Và tôi hỏi những con đường đất đỏ
Ngõ tôi về chẳng biết có gần không??


QuếPhượng hiện đang ở Thụy Sĩ chuyển qua hội họa và có một số tranh triễn lãm.Bài thơ này làm năm 1980

KimChi said...

KC xin kính chúc quý thầy cô-anh chị TT MỘT LỄ NOEL VUI - TRÀN ĐẦY TÌNH THÂN CỦA GIA ĐÌNH BÈ BẠN -MỘT NĂM MỚI ĐẠT NHIỀU Ý NGHĨA ,HẠNH PHÚC VÀ THẬT NHIỀU KHOẺ -ĐẸP
NOEL ở VIỆT NAM khá lạnh nên KC không ra đường đón lễ như mọi năm chỉ ở nhà làm bánh và quay gà -còn thiếu rượu CHÁT nên dùng SHOCHU cay nồng -coi truyền hình còn ông xã thì đánh cờ tướng với ông bạn
Năm nay mới thấy sức khoẻ là quan trọng bên trời Tây còn phải dọn tuyết để đón năm mới thật là bái phục - nhìn cảnh tuyết dày đường đi ,máy bay không lên được ái ngại cho những ai không về đoàn tụ với gia đình -
Xin mờitất cả chúng ta cùng nâng ly xua tan mọi giá rét cùng chia sẻ những đốm lửa của "cô bé bán diêm",những khách bộ hành còn đâu đó nhưng chớ đừng "làm phước " như ông già ..chị NS vừa kể

Suong Mai said...

RRRRRRRRRR
Lanh qua lanh qua, chieu nay tuyet bat dau roi xuong nhieu sat ranh gioi cua Cali va Nevada, SM ra ngoai xe chung 20 phut la tay cong' het roi, the nay con` choi tuyet noi gi` nua vao ngay mai day. Tu nha di thi mua tam ta nhung gan toi Reno-Nevada thi kho rao hon, ben trong casino am ap han, chuc may man cho SM nhe', cai tui nang nang thu hai tro ve nghi huu khoi di lam luon .

sao... said...

Puon qua! Puon qua!

Le Giang Sinh may ban ben Tay ben My "nam non bay nui" het, con may ban o Viet Nam thi...luoi vo comment lam Trang Tho puon hiu hat.

Chuc Trang Chu may man ha? CON LAU!

Nhin thay hinh Trang Chu tren Trang Tho, tui tin la hong co "duyen" voi cai vu do den dau.
Chi so sau khi roi casino roi lai ngoi thu ra buon hiu hat vi may chuc do tien mo hoi nuoc mat cua minh khi khong da vo canh bay xa thoi.
Tiec hui hui hen?!?!

Anonymous said...

Thân chào các bạn
Chúc các bạn thơ một năm mới 2011 thật dồi dào sức khỏe và vạn điều an vui.
Riêng mùa Giáng sinh thì KV chúc muộn màng quá nhưng KV nghĩ các bạn đã và đang có một mùa Giáng Sinh tuyệt vời và ấm áp

Thien Thanh said...

Trang chủ ơi đi thử đỏ đen đó hả,chúc may mắn may mắn..Người ta nói câu trăm điều hay,vạn điều lành.Trang cgủ gặp vận may nhớ về chia cho Th.Th với nghe..
Mà cũng không sao,nếu không may thì..."Đen bạc đỏ tình"..hihi đàng nào trang chủ cũng có lợi..lợi

la thu vang said...

Giáng sinh thì còn hít hà với cái lạnh của xứ Tây nguyên ,nên không kịp chúc mọi người,giờ đã trở về đây,nói rõ hơn là về với cái máy tính thân thiết,để kịp gởi đến các bạn thơ,một lời chúc thật AN LÀNH,HẠNH PHÚC,đạt nhiều THÀNH QUẢ MỸ MÃN trong cuộc sống,và TT của chúng ta luôn đầy nguồn cảm hứng,với những comments dạt dào tình cảm.

quehuong said...

Chào Song-Kim và các Bạn Trang Thơ:
Song-Kim viết như vầy: .."Vậy Cognac là gì? Cái gì làm cho rượu Cognac thơm ngon đặc biệt....
Xin để "ngày mai" sẽ bàn."
Ngày Mai mà không bàn là có người hỏi thăm sức khỏe đó bạn SK ạ.
Đọc đoạn trên của Trang chủ khiến sk sợ toát mồ hôi nên tính để "ngày mai" sẽ luận tiếp, nhưng lại sơ...Thôi thì đành hì hục "lần giở sách đèn..." chép tiếp.
Viết được vài dòng lại phải ngưng vì mấy đoạn của bạn Sao viết về "Xóm đạo Tha La ở Trảng Bàng-Tây Ninh. Giáo xứ quê nghèo đón mừng Chúa Giáng Sinh sao buồn hiu hắt!"
Như vậy hôm nay ngày Giáng Sinh đã qua, tuy nhiên mùa lễ hội vẩn còn tiếp tục cho đến hết tết dương lịch... đọc câu: " Giáo xứ quê nghèo đón mừng Chúa Giáng Sinh sao buồn hiu hắt!" thiệt tình làm mọi người cũng buồn lây, và chắc chắn những náo nhiệt, vui nhôn ..vài nơi ở những thành phố lớn không thể gọi là "biểu tương" cho mùa Giáng Sinh, tổng thể vẫn còn hàng trăm, hàng trăm Giáo Xứ quê nghèo đón mừng ngày Chúa Giáng Sinh..
Hôm nay rảnh rổi một chút, đang chờ bạn Song-kim nói về Cognac mình vẩn ưa gọi là "cỏ nhác" cho nó dể hiểu thì QH xin nói về chuyện kiếm hiệp rượu ...cho vui..trong ba ngày lể.
Ông Kim-Dung viết truyện kiếm hiệp thường hay cho vào đó những màn uống rượu, thi rượu, kiến thức về rượu..cho truyện thêm phần thú vị và hào sảng... cứ theo như ngày xưa các ông bà ưa truyền lại là Nam vô tửu, như kỳ vô phong vậy mà. Cờ mà không có gió thì ngó lá cờ nó "xụi lơ" thảm thương lắm...
Bửa nay QH xin trích lại một đoạn ở truyện Tiếu Ngạo Giang Hồ..đoạn nói về rượu kết giao tình bằng hửu và các loại ly dùng để uống rượu "dỉ nhiên theo tàu"..truyện viết như vầy:

quehuong said...

..Lệnh Hồ Xung đưa mắt nhìn lên phía phát ra thanh âm thì thấy một chàng thư sinh phiêu bạt, áo quần lam lũ. Tay phải phe phẩy một cây quạt đã rách tàn. Y ngửng đầu lên để hít mạnh mùi rượu tử trong thuyền bốc lên rồi nói:

- Quả nhiên là một thứ rượu tuyệt ngon!

Lệnh Hồ Xung cười nói:

- Vị huynh đài kia! Huynh đài chưa nếm sao đã biết rượu ngon với rượu lạt?

Chàng thư sinh đáp:

- Thứ rượu này đã chôn hơn 62 năm. Tại hạ mới ngửi hơi men đã biết mùi rượu.

Lệnh Hồ Xung cả mừng nói:

- Nếu huynh đài không tị hiềm thì xuống đây uống mấy chung chơi được chăng?

Thư sinh nghẹo đầu nghẹo cổ đáp:

- Tôn giá cùng tại hạ vốn chưa quen biết, mới có duyên bèo nước một lần ngửi hơi rượu đã là quấy quá. Khi nào còn dám xuống đòi uống rượu ngon của huynh đài. Cái đó không được! Nhất định không được.

Lệnh Hồ Xung cười nói:

- Anh em bốn bể một nhà. Nghe lời huynh đài tiểu đệ biết ngay huynh đài là một bậc tiền bối ở "tửu quốc". Tại hạ đang cần thỉnh giáo, mời huynh đài xuống thuyền, không nên khách sáo.

Thư sinh từ từ bước ra xá dài tận đất nói:

- Vãn sinh này họ Tổ. Ngày trước Tổ Ðịch nghe tiếng gà gáy là dậy múa gươm. Lão nhân gia là thủy tổ của vãn sinh đó. Tên vãn sinh là Thiên Thu, ý nói thiên thu vạn tuế. Chưa hiểu tôn tính đại danh huynh đài là gì?

Lệnh Hồ Xung đáp:

- Tại hạ họ Lệnh Hồ tên Xung.

Tổ Thiên Thu nói:

- Cái họ đã hay cái tên lại càng hay!

Y vừa nói vừa nhảy xuống thuyền.

Lệnh Hồ Xung tủm tỉm cười nghĩ bụng:

- Ta đã mời ngươi uống rượu thì cái gì của ta ngươi chả khen hay?

Hắn rót rượu ra bát đưa cho Tổ Thiên Thu mời uống.

Tổ Thiên Thu đã ngoài 50 tuổi, da mặt vàng khè, dưới cằm lún phún mấy sợi râu thưa thớt. Áo quần đầy dầu mỡ. Y giơ hai bàn tay ra thì mười đầu ngón tay, ngón nào cũng cáu ghét đen sì rất là dơ bẩn.
...

quehuong said...

Tổ Thiên Thu thấy Lệnh Hồ Xung đưa bát rượu tới, y không tiện đón lấy, liền nói:

- Lệnh Hồ huynh tuy có rượu ngon mà không có đồ dùng tốt. Ðáng tiếc! Thật đáng tiếc!

Lệnh Hồ Xung nói:

- Dọc đường chỉ có chén sành, bát đàn, Tổ tiên sinh dùng tạm vậy.

Tổ Thiên Thu vẫn lắc đầu quầy quậy:

- Không được! nhất định không được! Lệnh Hồ huynh dùng khí cụ thế này uống rượu không được.

Thật là đầu Ngô mình Sở, chưa hiểu cách uống rượu. Uống rượu cần nghiên cứu về đồ dùng. Uống thứ rượu nào phải dùng chén nấy. Uống rượu đất Phần phải dùng chén ngọc. Người Ðường có câu thơ:

"Ngọc uyển thình lai hổ phách quang". Như vậy đủ để chén ngọc làm cho sắc rượu thêm phần rực rỡ.

Lệnh Hồ Xung nói:

- Chính thế!

Tổ Thiên Thu lại nói:

- Rượu trắng ở ngoài quan ải uống rất ngon nhưng đáng tiếc mùi vị không đủ thơm tho. Hơn hết là lấy sừng tê giác làm chén để rót rượu vào mà uống. Có như thế thì mùi rượu mới thuần mỹ phi thường.

Ta nên nhớ chén ngọc làm cho rượu nổi mầu sắc, sừng tê cho rượu thêm hương vị. Cổ nhân quả đã không lầm.

Lệnh Hồ Xung trước nay chỉ thích phẩm chất hơn là vỏ ngoài. Có điều hắn chỉ kết giao với khách hào kiệt giang hồ, họ chỉ biết phân biệt rượu ngon hay rượu nhạt cũng là khó rồi còn ai thảo luận đến chén ngọc chung tê?

Lệnh Hồ Xung lúc này nghe Tổ Thiên Thu nói thao thao bất tuyệt thì khác nào ở trong bóng tối nhìn ra ánh sáng.

Tổ Thiên Thu nói tiếp:

- Ðến như rượu Bồ Ðào thì dĩ nhiên phải dùng đến chén hổ quang. Cổ nhân có câu thơ "Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi, Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi...". Chén dạ quang là vật trân quí hiếm trên đời. Rượu bồ đào đã có mầu hồng mà bọn nam nhi chúng ta uống vào thì không đủ hào khí. Chén dạ quang phát ra ánh sáng mới là tuyệt diệu! Rượu bồ đào rót vào chén dạ quang lập tức mầu rượu đỏ như huyết.

Uống rượu cũng như uống huyết. Trong bài thơ của Nhạc ngũ Mục có câu: "Tráng chí cơ xan hồ lổ nhục, Tiếu đàn khát ẩm hung nô huyết?" Chí khí của người tráng sĩ lấy thịt rợ của rợ Hồ làm cơm ăn, cười nói đến khi khát nước thi uống máu giặc Hung Nô, Như vậy có phải là hùng tráng không?

....

quehuong said...

Lệnh Hồ Xung gật đầu lia lịa, nhưng hắn đọc sách rất ít. Hắn nghe Tổ Thiên Thu dẫn chứng bằng những câu thơ mà hắn không hiểu rõ nghĩa, chỉ lập đi lập lại câu "Tiếu đàn khát ẩm Hung Nô huyết" mà hào khí ngất trời, trong lòng khoan khoái.

Tổ Thiên Thu lại nói:

- Còn thứ rượu ngon này là rượu tối cổ ngẫu nhiên có người đem cho, ngẫu nhiên mà uống. Nó là rượu cao lương. Thứ rượu này phải dùng chén "tước" đúc bằng đồng xanh mới là có ý cổ kính. Thứ gạo làm rượu này cũng là thật tốt, nó vừa ngọt vừa thơm, nên dùng thứ đấu lớn mà uống mới hợp ý rượu.

Lệnh Hồ Xung nói:

- Tại hạ là kẻ lỗ mãng đã không rõ chất rượu, cũng không hiểu đồ dùng. Nghiên cứu như huynh đài thật là hiếm có.

Tổ Thiên Thu trỏ vào hũ rượu đề bồn chữ "Bách thảo mỹ tửu" nói:

- Thứ "Bách thảo mỹ tửu" này là hái trăm thứ hoa thơm cỏ lạ ngâm vào trong rượu nên mùi thơm phảng phất như đi chơi ngoài nội ngày xuân, khiến người ta chưa uống đã say. Uống thứ "Bách thảo tửu" nên dùng chén cổ đẳng (làm bằng thứ rong cổn, cây cổ đẳng phải đủ trăm năm thì mới khoét thành chén được). Uống rượu bách thảo bằng chén cổ đẳng mùi thơm càng tăng lên bội phần.

Lệnh Hồ Xung nói:

- Cây sống trăm năm khó mà tìm được.

Tổ Thiên Thu nghiêm sắc mặt nói:

- Lệnh Hồ huynh nói sai rồi! Rượu bách thảo mỹ tửu so với bách niên cổ đẳng còn khó kiếm hơn nhiều.

Lệnh Hồ Xung vội chữa:

- Té ra là thế! Tại hạ không hiểu. Mong tiên sinh chỉ giáo.

Nhạc Bất Quần chú ý lắng tai nghe lời nghị luận của Tổ Thiên Thu. Ngôn từ có vẻ khoa trương, lại tựa hồ đúng lý. Tiên sinh thấy Ðào Chi Tiên, Ðào Cán Tiên bưng một hũ "bách thảo mỹ tửu" khác làm đổ dàn dụa ra đầy bàn, coi như một thứ rượu tầm thường. Tuy tiên sinh chưa nếm nhưng thấy mùi hương sực nức cũng biết ngay là thứ rượu thượng hảo, mà Ðào cốc lục tiên phí phạm như vậy thật là đáng tiếc!

Tổ Thiên Thu lại nói:

- Uống thứ rượu Thiệu Hưng trạng nguyên hồng này cần phải dùng thứ chén sành cổ mà là chén đời Bắc tống, nếu không có thì dùng tạm thứ chén Nam Tống vậy. Dùng chén Nam Tống đã là khí thế suy kém rồi. Còn dùng đồ sành đời Minh thì nhỏ mọn quá. Uống rượu Lê Hoa thì phải dùng chén Phí Thúy. Lệnh Hồ huynh thử nghĩ coi trước cửa quán rượu Lê Hoa ở Hàng Châu có treo cờ xanh để ánh vào rượu Lê Hoa cho thêm vẻ huyền ảo. Nếu uống rượu Lê Hoa phải dùng chén Phí Thúy là vì lẽ đó. Uống thứ rượu ngọc lộ tửu này phải dùng chén lưu ly. Rượu ngọc lộ sủi tăm như hạt châu rót vào chén lưu ly (pha lê) để trông rõ bên trong, cho phân biệt rượu ngọc lộ với thứ rượu khác.

quehuong said...

Trong khoảnh khắc Tổ Thiên Thu nói tính cách tám thứ mỹ tửu cùng dùng đồ, thao thao bất tuyệt.

Giữa lúc ấy, trên bờ có thanh âm trong trẻo cất lên:

- Toe! toe! toe! Là nói ba hoa chích choè!

Người đó chính là Nhạc Linh San. Nàng giơ ngón tay trỏ lên quệt vào má mấy cái để tỏ ý Tổ Thiên Thu quen tính ba hoa.

Nhạc Bất Quần nói:

- San nhi! Không được vô lễ ! Tổ tiên sinh đây nghị luận rất nghĩa lý.

Nhạc Linh San nói:

- Làm gì mà nghị luận nghĩa lý. Người ta uống chút rượu còn để thêm phần hào hứng là đúng. Nếu lúc nào bất luận ngày đêm cũng uống rồi còn nghiên cứu vớ vẩn thì đâu phải là hành vi của bậc anh hùng hảo hán?

Tổ Thiên Thu lắc đầu lắc cổ nói:

- Cô nương đây nói sai rồi! Hán cao tổ Lưu Bang ngày trước có phải là anh hùng không? Nếu ngài không nhắm rượu lúc say túy lúy chém rắn trắng khởi nghĩa thì làm sao lập nên cơ nghiệp nhà Hán mấy trăm năm? Phàn Khoái có phải là hảo hán không? Ngày hội yến ở Hồng Môn Phàn tướng quân lấy giáo cắt thịt mà ăn thi nhau vừa uống rượu vừa đấu gươm há chẳng là tráng sĩ ư?

Nhạc Linh San hắng dặng một tiếng rồi nói:

- Những hạng người chân chính nề nếp chẳng ai bét rượu cả.

Tổ Thiên Thu vẩy cây quạt nói:

- Nói thế là sai! Nói vậy là lầm! Trong Hán thư có câu "Rượu là lộc hậu của trời ban. Bậc đế vương dùng rượu để di dưỡng thiên hạ dùng vào việc cúng tế cầu phúc. Rượu còn để giúp người khí huyết suy vi điều dưỡng kẻ có bệnh tật. Tất cả các cơ thể giao thôn được là nhờ rượu". Cổ nhân nói: Vua Nghiêu vua Thuấn uống ngàn chung, đức Khổng Tử uống trăm hộc, thầy Tử Lộ uống liên miên. Các bậc thánh hiền đời xưa chẳng ai là không uống rượu.

Ðào Cán Tiên đột nhiên xen vào:

- Nói thế là sai! Nói thế là lầm!

Tổ Thiên Thu giật mình hỏi:

- Xin hỏi các hạ! Tại hạ nói sai lầm ở chỗ nào?

Ðào Cán Tiên đáp:

- Vừa rồi tiên sinh nói rượu mới do Nghi Ðịch đời vua Vũ chế ra. Vua Nghiêu vua Thuấn trước vua Vũ nhiều sao bảo là Nghiêu Thuấn ngàn chung?

Tổ Thiên Thu chưng hửng không biết trả lời thế nào?

Nhạc Linh San lại bầy trò:

- Toe toe toe! Là nói ba hoa chích choè.

Tổ Thiên Thu nói:

- Nghi địch chế ra thứ rượu khác. Còn vua Nghiêu vua Thuấn uống rượu gạo hoặc rượu lúa mạch thì biết làm sao được?

Mọi người trong thuyền biết là Tổ Thiên Thu cãi chầy cãi cối đều cười ồ.

Lệnh Hồ Xung cười hỏi:

- Tiên sinh đã nói rượu này ngon, còn bảo anh hùng hảo hán phi rượu chẳng có gì làm vui lại không uống?

Tổ Thiên Thu đáp:

- Vãn sinh đã nói rượu ngon không có ly đẹp là uổng.

Ðào Cán Tiên nói:

- Tiên sinh nói ba hoa nào chung Phí Thúy, nào chén Dạ Quang gì gì cũng là láo khoét! Trên đời làm gì có những thứ đó? Hoặc có chăng nữa cũng chỉ một vài chiếc, ai mà sắm đủ hết được?

quehuong said...

Tổ Thiên Thu đáp:

- Ðồ uống rượu của kẻ sĩ phong nhã dĩ nhiên phải có đủ. Người ta có ngư ẩm như các vị đâu mà bất cứ chung to bát lớn thứ gì cũng được?

Ðào Diệp Tiên nói:

- Tiên sinh có phải là kẻ sĩ phong nhã không?

Tổ Thiên Thu đáp:

- Bảo nhiều mà không phải nhiều, nói ít cũng không phải ít. Ba phần phong nhã thì nhất định là có.

Ðào cốc lục tiên cười ha hả hỏi:

- Ðây có tám thứ rượu ngon tức là phải có tám thứ cốc chén mới đủ. Trong mình tiên sinh mang được mấy thứ?

Tổ Thiên Thu đáp:

- Bảo nhiều mà không phải nhiều, nói ít cũng không phải ít. Mỗi thứ một chiếc thì có đủ.

Ðào cốc lục tiên cả cười reo lên:

- Ngưu Bì đại vương! Ngưu Bì đại vương!

Ðào Chi Tiên nói:

- Bây giờ chúng ta đánh cuộc. Nếu tiên sinh có đủ tám thứ chén thì ta nuốt từng cái vào bụng hết.

Nhưng nếu tiên sinh không có thì sao?

Tổ Thiên Thu đáp:

- Nếu vãn sinh không có thì chịu phạt cũng phải nuốt những thứ chén bát này vào bụng.

Ðào cốc lục tiên đồng thanh:

- Tuyệt diệu! thật là tuyệt diệu! Thử coi y .....

Lục tiên chưa dứt lời đã thấy Tổ Thiên Thu thò tay vào bọc móc ra một chén có ánh sáng mát dịu.

Ðó là chén dương chi bạch ngọc.

Ðào cốc lục tiên giật mình kinh hãi, chưa kịp nói tiếp thì Tổ Thiên Thu cứ thò tay vào bọc móc mãi ra không hết. Quả nhiên là ly Phí Thúy, chung tê giác, chén cổ đẳng, chén thanh đồng, chén dạ quang, cốc pha lê, chén sứ cổ, chẳng thiếu thứ gì.

Lão lấy đủ tám thứ cốc chén rồi tiếp tục lấy nữa ra, có thứ chén vàng kim quang rực rỡ, có thứ chén bạc chạm khắc tinh vi, có thứ chén đá vân hoa sặc sỡ, lại có chén bằng ngà voi, bằng nanh hổ, bằng da trâu, bằng ống trúc, bằng bạch dương v.v... đủ cả lớn nhỏ.

Mọi người giương mắt lên ngây người ra mà nhìn, chẳng ai ngờ trong bọc anh đồ kiết lại đựng lắm thứ chén uống rượu như thế. ...


Chúc vui tất cả.

Thien Thanh said...

Đúng là nam nhi nói về rượu thật là hay,xin bái phục bái phục "tiên sinh"Quê Hương,khi xưa nhà ThTh có tiệm sách cho thuê truyện chưởng cho nên được biết các đọan về rượu..của Kim Dung hào sảng và chí khí..Rượu của truyện Tàu và các tay anh hùng hảo hán nghe thật là thú vị.

Unknown said...

Cognac là gì?
Cognac là một thứ Brandy , tức rượu mạnh như Whisky, Bourbon hay Vodka.
Hầu hết các loại rượu mạnh làm bằng ngũ cốc, nhưng chỉ có Brandy được làm bằng trái nho.
Sở dĩ loại rượu mạnh Brandy được gọi là rượu Cognac vì nó được làm bằng các loại nho được trồng ở bên trong ranh giới của quận hạt Cognac (nằm ở phía Tây Nam của thủ đô Ba Lê nước Pháp, trước khi đến Bordeaux)
Chỉ có rượu Brandy ở vùng Cognac này mới được gọi là rượu Cognac, vì địa danh này hội đủ những điều kiện thuận lợi, về địa chất, khí hậu và nhân công giỏi tay nghề nên mới có hương vị thơm ngon không nơi nào sánh kịp.
Chính vì vậy mà đã có những hãng làm rượu Brandy ở các nơi khác lợi dụng và đã viết chữ Cognac trên sản phẩm kém chất lượng của mình.
Để bảo vệ giới tiêu thụ, chính phủ Pháp đã ban hành luật lệ quy định là chỉ có rượu Brandy sản xuất tại quận hạt Cognac mới được gọi là rượu Cognac mà thôi.
Nói tóm lại là rượu mạnh Brandy tuy được sản xuất ở nhiều nơi trên thế giới nhưng không rượu Brandy nào thơm ngon đặc biệt như Brandy được sản xuất tại vùng Cognac bên Pháp và chỉ có rượu Brandy sản xuất ở đây mới được gọi là rượu COGNAC ngoài ra thì chỉ là rượu Brandy được các hãng sản xuất "cầm nhầm" hay viết đại chữ Cognac lên trên nhãn hiệu Brandy của họ mà thôi.
"Chép" đến đây lại nhớ đến chuyện các chú ba ở chợ Lớn nước mình....những ông "vua làm đồ giả mạo". Nhưng bây giờ thì chức "vua giả mạo" bị "nước lạ" chiếm ngôi mất rồi.

Cái gì làm cho rượu Cognac thơm ngon?
Nói một cách tổng quát Rượu Cognac thơm ngon đặc biệt vì vài nguyên do sau đây:
1/ Thổ ngơi
Như chúng ta đã biết trái cây được trồng trên quê hương Việt Nam của chúng ta ngon ngọt hay chua nồng là do thổ ngơi từng vùng, như cam Bố Hạ, mít Tố nữ Lâm Đồng, thơm (khóm, dứa) ở Đức Hòa, (Long An) v...v...ngon nổi tiếng hơn các nơi khác thì rượi Brandy (Cognac) của vùng Cognac cũng vậy.
Chính những thành phần như đá vôi, đất sét, đất cát, các khoáng chất và kim loại ở vùng Cognac cộng với gío biển mặn mùi muối từ Đại Tây Dương thổi vào ( Làng Cognac nằm ở bên trong quận Charente, phía đông nước Pháp sát ven biển Đại Tây Dương) khiến cho trái nho có hương vị khác với nơi khác.
2/ Phương pháp làm rươu.
3/ Kinh nghiệm và tay nghề rất khéo của dân làng Cognac ( kiểu cha truyền con nối ) cộng với những nguyên liệu đặc biệt như thùng đựng rượu được làm bằng gỗ Sồi (nhưng phải là gỗ Sồi của Pháp loại Limousin hay Troncais chứ gỗ sồi của Mỹ thì không thơm bằng) và những thùng rượu này phải được đưa xuống để dưới hầm tối ít nhất là vài ba năm. Trong khoảng thời gian này, rượu sẽ dần dần ngả sang mầu vàng vì được ngấm nhựa gỗ Sồi từ thùng chứa tiết ra. Đồng thời chất alcohol cũng dịu bớt đi chứ không nồng như ban đầu.
Có những thùng rượu Cognac được ngâm lâu cả mấy chục năm hay hơn trăm năm nên uống càng ngon hơn và túi tiền của giới tiêu thụ càng nhẹ hơn mỗi khi "rinh" về thứ rượu quý này.
Chính vì thời gian ngâm rượu lâu hay mau này mà chúng ta thấy những loại rượu mạnh danh tiếng như Cognac, Martell hay Rémy Martin có đề thêm những chữ như V.S. (Very Special, để lâu chừng 4 đến 6 năm), V.S.O.P. (Very Special Old Pale, để lâu chừng 8 đến 12 năm).
Ngoài ra hãng rượu danh tiếng nào cũng dành riêng một số rượu hảo hạng, để lâu chừng 20 năm và xếp nó vào hạng X.O.(Extra Old) mà giá bán một chai X.O. thường gấp ba lần chai V.S.O.P.
Thế còn loại Super-Catégorie là gì vậy ta?
Super-Catégorie là loại rượu thượng thặng hay ngoại hạng làm bằng những thứ rượu quý đã được ngâm lâu có khi tới cả trăm năm Loại này không được sản xuất đều đặn hàng năm mà chỉ được phát hành vào những dịp rất đặc biệt như thiên niên kỷ mới 2000 hay ngày lễ đăng quang của một vị vua nào đó hoặc trong những đám cưới vương giả.
Đọc tới đây chắc các bạn trong Trang Thơ sắp xỉn hết rồi.
Thôi thì chúng ta ngưng luận về rượu ở đây nha.
Được biết Trang Chủ đang có những loại rượu mạnh "cực kỳ" quý hiếm và gía cả thì khỏi nói rồi.
Trang chủ ơi,nếu đã tỉnh cơn say, nhớ cho bà con coi loại rượu này hình thù ra sao nha.
SK

Suong Mai said...

Chào tái ngộ các bạn,
SAO đoán hay thiệt, Trang chủ chả có cái duyên gì hết với chuyện bài bạc, ngồi sòng thì nhát còn kéo máy cũng thua tuốt luốt luôn, có đâu mà chia với TT bây giờ. Nhớ lời bàn cầu cho linh ứng hén, đen cái này thì đỏ cái kia không chừng. Lần này đi Reno hên ở ngày đi lẩn ngày về , tuyết không rơi nhiều bít đường đi mà trời lại nắng đẹp, người ở đâu thiệt là nhiều, nườm nượp ra vào, ăn một bữa tối trung bình xếp hàng phải đợi cả tiếng đồng hồ. SM cũng trang bị cho mình đủ ấm, cồng kềnh khệnh khạng, nhưng sao cái lạnh nó cứ len vào thiệt tài tình, hai tay va hai chân là lãnh đủ, ai chơi thì cứ chơi, quay qua quay lại là SM chui lại vào xe mà núp, dở thiệt. Thôi thì nhát mà an toàn cũng được, trượt chân mấy lần hoảng vía rồi. Hẹn mai có thời gian hơn sẽ tìm lại mấy chai rượu mà SK nhắc nhở đem trình làng. Những mẫu chuyện trích lại ở truyện Tiếu Ngạo Giang Hồ...đoạn nói về rượu kết giao tình bằng hửu còn nhiều chổ nữa đó QH, có lần SM nghe Duy Trác kể qua trên làn sóng của đài phát thanh VOVN rồi, nếu QH còn nhớ thì nhắc lại , nghe rất lý thú.

sao... said...

Bạn thơ nào muốn tìm hiểu kỹ thêm về rượu Tây thì click vào những link dẫn nầy.
Còn rượu Ta, xin hẹn đến Tết Âm Lịch cổ truyền xin cống hiến sau.

RƯỢU COGNAC

RƯỢU WHISKY

RƯỢU VODKA

Suong Mai said...

Hổm rày cuối năm bận rộn và đã quên mất một chuyện QH nhờ post lên Trang Thơ, bài hát thật hay Hang Bê lem và tác giả là ai ?

Nhạc phẩm HANG BÊ LEM
Mặc Lâm, biên tập viên RFA

2010-12-24

Mùa Giáng Sinh , gần như mọi người không ai xa lạ với nhạc phẩm Hang Bêlem. Thế nhưng ai là tác giả của bài hát nổi tiếng đó, có lẽ cũng ít ai có thể trả lời được….

Tác giả nhạc phẩm Hang Bêlem
Nhạc sư Hải Linh, Tên thật là Trần Văn Linh tên thánh là Phanxicô sinh năm 1920 tại làng Ứng Luật, phủ Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, địa phận Phát Diệm.

Năm 20 tuổi, Hải Linh vào học tại trường Thầy Giảng (Bùi Chu) và sau đó được giữ lại để dạy Pháp văn và âm nhạc tại trường. Đây là thời gian ông bắt đầu sáng tác một số bài hát đạo cũng như đời. Nhắc tới Hải Linh không thể không nhắc tới nhạc phẩm "Hang Bêlem", sáng tác cho mùa Giáng sinh 1945.

Chính tác giả đã điều khiển ca đoàn nhà thờ chánh tòa Phát Diệm hát lần đầu tiên trong thánh lễ đêm Giáng sinh năm ấy. Cha Giám đốc Đại chủng viện là LM Phạm Ngọc Chi đã khen ngợi, và từ đó lưu tâm khuyến khích Hải Linh học hỏi và sáng tác thêm. Sau này, khi làm Giám mục địa phận, chính Ngài đã gửi Hải Linh đi du học về âm nhạc ở nước ngoài vào năm 1950.

Lúc đầu được gửi đi Roma, nhưng 5 tháng sau đổi qua Pháp. Từ năm 1951 học nhạc tại Viện Giáo Nhạc tại Paris, đồng thời học sáng tác tại Trường Nhạc César Franck. Từ năm 1968 đến 1970, ông trở lại Paris lần thứ hai. Nơi đây ông hoàn tất chương trình nghiên cứu sau hai năm học tập.

Trở về Việt Nam năm 1970, Hải Linh tích cực dấn thân vào các hoạt động cho âm nhạc: giáo sư âm nhạc tại Viện Đại Học Đà Lạt, phát triển và đưa Ca Đoàn Hồn Nước tới một trình độ điêu luyện, và đã dày công huấn luyện được 40 lớp ca trưởng-là những người điều khiển các ca đoàn hợp xướng.

Hải Linh thành lập Ca đoàn Hồn Nước nhằm thực hiện hoài bão đưa âm sắc dân tộc vào dòng nhạc tây phương của mình. Ngày 23/12/57 Ca đoàn Hồn Nước ra mắt công chúng lần đầu tiên tại rạp Olympic, dưới sự điều khiển của Hải Linh, đã được khán giả cổ vũ hết lòng vì sắc thái mới lạ cũng như hình thức âm nhạc sống động được chính ông sáng tác và điều khiển.

Suong Mai said...

Hải Linh càng ngày càng xác tín hơn về hướng đi của mình trong công việc đưa nhạc ngữ dân tộc từ bậc đơn điệu lên bậc đa âm đa điệu. Với thao thức về một dòng nhạc dân tộc, Hải Linh tìm học thêm hoặc trao đổi thêm với một số giáo sư nổi tiếng khác về ngũ âm cũng như về điều khiển.

Các tác phẩm trong thời kỳ du học tại Paris đã nói lên việc ông thao thức tìm một nhạc ngữ phù hợp với ngôn ngữ đa thanh của dân tộc.

Nhận xét về tài năng nhạc học dân tộc này, Giáo sư Trần Văn Khê kể lại những kỷ niệm mà ông có với nhạc sư Hải Linh khi gặp nhau tại Pháp, ông kể:

-Lúc đó là lúc ông Ngô Duy Linh cũng đang học ở Sorbon với tôi lối chừng 1970, Hải Linh có đến gặp tôi để mà hỏi thăm về âm nhạc dân tộc. Kỳ đo tôi có nói những cái hay trong nhạc lễ tại miền Nam Việt Nam thì Hải Linh có ghi âm lại để nghiên cứu. Hải Linh đã học nhiều điều trong dân ca và đem ra áp dụng trong nhạc công giáo tức là thánh ca rất thành công vì có được màu sắc dân tộc.

Hang Bêlem là sáng tác đầu tay của nhạc sĩ Hải Linh khi ông vừa 25 tuổi và đây cũng có thể xem là ca khúc quen thuộc nhất của bất cứ người công giáo nào khi lễ Giáng Sinh tới gần.

Lời nhạc gần gũi và đậm nét dân dã của ca khúc đã nằm trong trí nhớ của hàng triệu giáo dân ngay từ lúc họ bắt đầu cảm nhận được sự giáng trần của Thiên Chúa. Với mục đích cứu chuộc, ngài đã ra đời trong hoàn cảnh khốn khó nghèo hèn.

Lời hát êm ái mà chân thật như một trang cổ tích kể lại đêm giáng trần của một em bé mà khi sinh ra, sự chí thánh đã làm khung cảnh lạnh lẽo chung quanh trở nên ấm áp vì tình thương của ngài. Hải Linh đã đem tâm tình của một con chiên để ngợi ca Thiên chúa hơn là viết thánh ca từ tâm thức phụng vụ. Giai điệu chân thành, lời ca hoà ái là nguồn cảm hứng cho biết bao thế hệ các ca đoàn khắp nước khi trình diễn bài hát này.

Trong tâm thức chia sẻ và ngợi khen hết mực đối với Thiên Chúa, ca khúc Hang Bêlem tôn vinh niềm tin vĩnh cửu, tình thương vô bờ và lấp lánh trần gian giữa khung cảnh lạnh lẽo của một đêm đông xa tít tắp trong kinh thánh đã trở thành kỷ niệm cho hàng ngàn nhà thờ trong và ngoài nước…

Nhac…..

Suong Mai said...

Nguyên nhân
Trong một lần phỏng vấn, nhạc sư Hải Linh cho biết câu chuyện ra đời của bài hát Hang BêLem vào Mùa Giáng sinh năm 1945, Lúc ông đi ngang tòa soạn báo "Đường Sống" ở Nam Định, Hải Linh được ông Minh Châu – chủ nhiệm tờ báo – thách đố việc sáng tác nhanh một ca khúc về chủ đề giáng sinh để đăng báo. Hải Linh nhận lời và hẹn 3 ngày sau trở lại.

Đến hẹn, Hải Linh đưa bản nhạc "Hang Bêlem" tới tòa soạn và tập hát sơ qua cho một số nhân viên trong tòa soạn. Khi hát lên, mọi người thấy thích quá nên ông Minh Châu thương lượng rằng, ông sẽ chịu chi phí để lên Hà Nội thuê người khắc nhạc vào bản gỗ để in vào 2000 bản báo Đường Sống sắp tới, sau đó, ông sẽ cho Hải Linh lại bản gỗ của bản nhạc. Hải Linh đồng ý cho nên, phần tên tác giả của bài hát này thường được viết kép là: Hải Linh - Minh Châu.

Lúc ấy, bài hát cũng được in riêng ra 500 bản để bán với giá khoảng 3 hào. Hải Linh gửi lên Hà Nội 10 bản. Một số nhà thờ tại đây sử dụng, nhiều người thấy hay nhưng không tìm đâu ra bản nhạc. Một linh mục tên là Kim Định đã mua một bản danh dự với giá 100 đồng. Hải Linh cũng đem theo một bản nhạc về Phát Diệm. Thánh lễ vọng đêm Giáng sinh, Hải Linh điều khiển Hội Ca Vịnh Nhà Thờ Chính tòa Phát Diệm hợp xướng bản Hang Bêlem này.

Trong lần trả lời phỏng vấn này nhạc sư Hải Linh chia sẻ:

“Tôi phải thú nhận rằng tôi không có sáng tác gì cả vì chỉ có một Đấng Tạo Hóa mới thực sự sáng tác mà thôi. Còn tôi cũng như bao nhiêu người khác thì không dám nói là mình sáng tác. Tôi chỉ có "sàng tạc" được một đôi bài. Sàng là sàng qua lọc lại ; tạc là dựa vào một mô thức đa có sẵn để chế biến... như người tạc tượng vậy.

Viết nhạc cũng cực như lao động chân tay vậy vì phải cưu mang, phải tính toán, rồi còn phải biết lý tưởng hóa những cảm nghĩ, tình cảm v.v... Mỗi bài phải có một sức sống riêng. Tất cả những bài tôi viết nằm trong hai chủ đề là :

Tôn Vinh Thiên Chúa, và Tán Tụng Quê Hương Việt Nam.

Tôi phải cảm tạ Thiên Chúa suốt ngày, suốt đời tôi, vì Ngài đã cho tôi biết được một thứ ngôn ngữ tế vi và phổ quát của nhân loại. Tôi cũng phải luôn luôn tán tụng Quê Hương vì đã dưỡng dục tôi”

Ngày 6-1-88 Nhạc sư Hải Linh từ trần vì nhồi máu cơ tim tại bệnh viện Fountain Valley California. Ông ra đi để lại một sự nghiệp đồ sộ về nhạc họp xướng và nhiều thánh ca giá trị, nhưng trên hết, giáo dân không thể quên ca khúc đã đi vào tâm tưởng của họ mỗi bận Giáng Sinh về, ca khúc Hang Bêlem bất hủ…

Suong Mai said...

Mời các bạn cùng nghe

HANG BÊ LEM

Thien Thanh said...

Các bạn thân mến,chỉ còn vài ngày nữa là bước sang năm mới 2011,mấy ngày nay Cali mưa tầm tã ,trừ đi làm còn ngoài ra rất ngại bước đi đâu,thời tiết rất lạnh và những nơi cao thì có tuyết.
Đi trong xe ấm áp đôi chút được nghe mấy bản nhạc hay như Happy Newyear ThTh liền nhớ có lần đài RFI bình luận bản nhạc bất hủ này bao nhiêu năm qua vẫn chưa bài nhạc nào hay hơn về Newyear qua mặt đươc.Lại có một ông tỷ phú người nước nào không nhớ ông sẽ chi ra 1tỷ mỹkim để ban nhạc ABBA tái xuất giang hồ với những bản nhạc để đời như vậy.
Chao ôi nhà giàu yêu nghệ thuật có khác...Cũng tốt phải không các bạn?

Các bạn đã chuẩn bị gì cho năm mới chưa??

sao... said...

CHÚC MỪNG NĂM MỚI

Các bạn click vào các hình sẽ coi được rất nhiều ecards đẹp mắt.

CHÚC VUI.

Unknown said...

Bạn QH cho đọc những đoạn "luận" về rượu và những loại ly dùng để uống rượu của Tổ Thiên Thu, thiệt hay. Nhưng không biết những loại ly đựng rượu này có thật trên cõi đời ô trọc này không nhỉ? Bạn Sao có biết thêm gì về những loại ly này viết ra cho bà con đọc với nha.
Hai bạn QH và S@ mà "luận" về rượu thiệt đúng tần số, y như tui đã "tiên đoán" trong một comment ở TT này vậy.
Kỳ này Trang chủ cho post một vài tấm hình chụp cảnh tuyết phủ đầy đường, đầy núi (Reno?) coi thấy lạnh quá, thảo nào nhìn hình của Trang chủ tuy "võ trang" đến tận răng mà coi bộ thấy vẫn lạnh run...

Suong Mai said...

Xin trình Làng mấy chai rượu ngon mà "rẻ" của Song Kim sưu tầm

6 Chai Rượu Đắt Giá Nhất Thời Đại

Hãy điểm danh 6 loại rượu đắt tiền nhất thế giới. Bắt đầu từ rẻ nhất (trong số đắt tiền nhất) đến đắt tiền nhất của đắt tiền nhất...

Số 6 - Wray Rum - Giá :$54,000.
Wray và cháu Rum được sống tại Rumfest, Rum suất hiện đầu tiên tại Châu Âu vào lễ hội đã được mệnh danh là Rum đắt nhất mọi thời đại.Chai rum do Distillers Jamaica (nhà sưu tập rượu người Mỹ) là một trong bốn chai duy nhất vào lúc đó. Nó được đóng chai trở lại vào năm 1940. Lý do Rum trở nên hiếm là do nguồn cung chạy ra sau cocktail (1934) được sử dụng rộng rãi.

Số 5 - Whisky (Whiskey) - Giá $75,000.
Trước khi tôi viết bất kỳ chi tiết về phần này tôi xin lỗi cho bất cứ ai đọc có thể cho tôi dùng từ "whiskey" thay vì "whisky" Nó chỉ là một sở thích cá nhân. Dù sao, đối với chai rượu 75.000USD The Macallan 1926 này thì nó được đánh giá đắt nhất mọi thời đại,ít nhất là vào lúc này. Bạn chắc chắn sẽ không thể tìm thấy whiskey này đặc biệt ở quầy bar địa phương hoặc các cửa hàng rượu.

Số 4 - Tequila - Giá $225,000.
Số tiền cao nhất từng trả cho một chai Tequila là $ 225.000. Vỏ chai được mạ vàng và bạch kim của Ultra Premium Tequila Ley 0,925 đã được mua tại một phiên đấu giá tại thành phố Mexico vào năm 2006. Chai Tequila mạ vàng và bạch kim là ba-cất kết hợp của 8-10-và 12 năm tuổi và được sản xuất bởi Hacienda La Capilla Distillery tại Los Altos, Jalisco.

Số 3 - Wine - Giá $275,000.
Với mức giá là 275.000USD năm 1787 Wine-Chateau-Lafitteis được coi là rượu đắt tiền nhất mọi thời đại. Lọ ban đầu thuộc về Tổng thống Mỹ,Thomas Jefferson mà tên ông được khắc vào chai. Thomas-Jefferson là một nhà sưu tập rượu vang nổi tiếng (may mắn và giàu có) chai wine được trả giá tới 160.000USD, cho tới nay đã có người trả tới 275.000USD. Bên cạnh đó tên tuổi của Thomas-Jefferson khắc vào chai rượu này đã làm nó hiếm thấy và được coi là rượu đắt tiền nhất từng mua và bán.

Số 2 - Vodka Diva - Giá $1,060,000.
Khi nói đến vodka, ai ai trong chúng ta cũng đều nghĩ tới đất nước Nga xinh đẹp. Đáng ngạc nhiên, các vodka đắt tiền nhất đến từ các vùng đất của Scotland. Loại Vodka Diva là loại Vodka đắt tiền nhất thế giới mà hầu như trông giống như một lọ nước hoa. Mỗi chai Vodka Diva có chứa các loại đá quý và đá bán quý, trong đó có Vodka Diva Diamonds. Vỏ chai được nạm ráp kim cương và đá quý dạng cát... long lanh và huyền ảo.

Số 1 - Cognac - Giá $2,000,000.
Vâng, có vẻ như Cognac được coi là một trong những thức uống đắt tiền nhất thế giới. Cognac Henri IV Dudognon được coi là di sản của các loại rượu chi phí khoảng 2.000.000USD để có được chai rượu này. Điều khiến Cognac đặc biệt là do 100 năm tuổi ủ trong thùng được sấy khô không khí trong năm năm trước khi sử dụng. Sản phẩm cuối cùng là 41% cồn. Bên cạnh chất lượng rượu, vỏ chai cũng đã được thay đổi vài đặc tính. Chai này được nhúng trong 24k vàng và bạch kim Sterling kèm trang trí với 6.500 viên kim cương cắt siêu rực rỡ. Congnac ông hoàng của các loài rượu....



Không biết đến khi nào mới đủ tiền mua để được nếm 1 giọt...

( SK nếu còn nhớ tên tác giả bài viết thì cho biết )

sao... said...

Tính "giả khờ" hỏi Trang Chủ một câu:
- Biết cái dấu $ nằm trước dãy con số là biểu trưng cho tiền đấy, nhưng không biết là đồng tiền nào?
Tui người Việt Nam thì tui cho đó là đồng tiền Việt Nam. Hai triệu một chai rượu thì nhằm nhò gì, lâu lâu tui "bóp bụng" đãi khách đi nhà hàng thì uống những chai X.O. giá hai triệu rưỡi là thường.

Nhưng dòm kỹ lại thì thấy mấy cái dấu phẩy thì rõ ràng đó không phải là cách viết đồng tiền Việt rồi.
Vậy xin hỏi đó là giá trị đồng tiền gì vậy Trang Chủ?

Suong Mai said...

Trang chủ không tính gì hết bởi mình khờ thiệt nhiều chiện, thôi hiểu dùm là tui đã biết có người nhắc nhở . Coi vậy mà mấy chai đó đã được SK mua sỉ rồi nhờ gởi đến Trang thơ từ hơn 3 tuần nay , đề nghị SK chủ xị thân hành rót mời nghe.

sao... said...

Không dành cho những người GIÀ.
Đọc cho vui để thấy cái tài ghép chữ thành thơ của người ta.

BÀI THƠ MANG TÊN NHỮNG BÀI HÁT

Quê em BIỂN MẶN dừa xanh,
Sóng tình HOA BIỂN dỗ dành người thương.
KIẾP NGHÈO một nắng hai sương,
LỐI VỀ XÓM NHỎ cuối đường cầu tre.
Đượm nồng TÌNH THẮM DUYÊN QUÊ,
Rung rinh GÁNH LÚA hẹn thề đêm trăng.
NƯƠNG CHIỀU khói toả lều tranh,
Vài con BƯỚM TRẮNG lượn quanh liếp cà.
Hương thầm còn mãi TÌNH XA,
Bướm HOA THẠCH THẢO còn ra nỗi này.
CON THUYỀN KHÔNG BẾN có hay?
THU SẦU cô quạnh tháng ngày đơn côi.
SUỐI MƠ chất chứa ngàn đời,
Sao MÙA THU CHẾT còn rơi rớt nhiều.
ĐÈN KHUYA một bóng cô liêu,
ĐÊM ĐÔNG buốt giá tình yêu ngỡ ngàng.
ĐÒ CHIỀU chưa tiễn đưa sang,
NỖI LÒNG sao biết thiên đàng ái ân?
TRÚC ĐÀO rụng khắp đầy sân,
DUYÊN QUÊ mong gặp một lần cho vơi.
NỔI BUỒN HOA PHƯỢNG trong đời,
DẤU CHÂN KỶ NIỆM một thời học sinh.
Và TRANG NHẬT KÝ riêng mình,
Làm sao có được chuyện TÌNH THIÊN THU.
Lặng nhìn từng GIỌT MƯA THU,
Nghe như TUYẾT LẠNH uẩn u sao đành.
Lật trang LƯU BÚT NGÀY XANH,
Thấy như LỆ ĐÁ vây quanh nỗi niềm.
THU SẦU chẳng phải của riêng,
Mà sao mãi thấy PHỐ ĐÊM hững hờ.
ĐÒ CHIỀU chở mấy vần thơ,
Chở nàng thi sĩ TÌNH BƠ VƠ sầu.
Ôi! NHỮNG ĐỐM MẮT HỎA CHÂU,
NỬA ĐÊM NGOÀI PHỐ nhuốm màu thê lương.
MONG NGƯỜI CHIẾN SỈ sa trường,
Vào trong CÁT BỤI gíó sương không sờn.
Để ai GIẤC NGỦ CÔ ĐƠN,
Để cho CÔ BÉ DỖI HỜN phòng the.
Từng đêm TRĂNG SÁNG VƯỜN CHÈ,
TRĂNG MỜ BÊN SUỐI nghe se sắc lòng.
Quạnh hiu gối chiếc phòng KHÔNG,
NGHÌN TRÙNG XA CÁCH nhớ mong ngập trời.
NẮNG CHIỀU giăng sợi đơn côi,
GIỌT MƯA TRÊN LÁ khóc đời hợp tan.
Bao giờ em bước SANG NGANG?
Để thôi GIỌT LỆ ĐÀI TRANG không còn...

Thien Thanh said...

Chậc chậc...cái chai rịu 2 triệu mỹkim rõ ràng là vua trong các loại rượu,chắc chỉ có vua chúa hay mấy ông hoàng xứ Dubai dầu lửa đãi tiệc ..tui lại nghe như vầy,xin lạc đề 1 chút không phải chuyện rượu..mà là 1 cây thông trang trí vào dịp Noel năm 2010 ở khách sạn 7 sao xứ Dubai chắc các bạn có nghe qua.

Cây thông này trị gía 1 triệu mỹ kim vì cây làm bằng bạch kim cẩn đá quý,lá thông bằng vàng 24k,đặc biệt trên cây thông treo những trang sức quý giá như vòng đeo cổ,đeo tay ,nhẫn ,broch trên ve áo,pink trên cravat,trên tay áo...cũng toàn bằng kim cương hạt xoàn ruby,ngọc thạch,các loại đá quý hiếm...trị giá sơ sơ 10 triệu mỹ kim.
Rất tiếc tấm hình cây thông này tui bỏ ở đâu rồi,nếu tìm được tui nhờ trang chủ Post lên các bạn xem..cho vui mấy ngày Noel,hoặc là bạn nào thấy...Đây có lẽ là 1 sự chơi nổi để nói lên sự giàu có của các ông hoàng dầu lửa
Nói nào ngay những số tiền này nếu gởi cho người nghèo ..thì cũng đỡ biết mấy phải không các bạn?

sao... said...

...GA CHIỀU ngóng đợi héo hon,
TẦU ĐÊM NĂM CŨ vẫn còn đâu đâu.
Từng đêm TRĂNG RỤNG XUỐNG CẦU,
Cho em biết SẮC HOA MÀU NHỚ thương.
Cho em ĐÔI BÓNG bên đường,
Chung HAI LỐI MỘNG một phương trời hồng.
Sá gì giá lạnh ĐÊM ĐÔNG?
NỔI BUỒN GÁC TRỌ chờ mong ngày về.
Nghìn trùng MẤY DẶM SƠN KHÊ,
ĐƯỜNG XƯA LỐI CŨ trăng thề còn đây.
Tình yêu NHƯ CÁNH VẠC BAY,
LÂU ĐÀI TÌNH ÁI không xây một mình.
Từ ngày XẾP ÁO THƯ SINH,
ANH ĐI CHIẾN DỊCH đăng trình nặng vai.
NGẬM NGÙI cửa đóng then cài,
NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH không phai má đào.
Lỡ khi BIẾT TRẢ LỜI SAO?
TÌNH CHÀNG Ý THIÊP ai sầu hơn ai?
Đượm nồng TIẾNG SÁO THIÊN THAI,
Cho dù NGĂN CÁCH chia hai mái đầu.
Một lòng ĐỪNG NÓI XA NHAU,
NGƯỜI YÊU LÝ TƯỞNG trọn câu vẹn thề.
Rồi MỘT MAI QUA CƠN MÊ,
HAI VÌ SAO LẠC đi về BẾN MƠ.
VẮNG XA vẫn mãi đợi chờ,
Để em viết tiếp BÀI THƠ CUỐI CÙNG.
Có ai THƯONG VỀ MIỀN TRUNG?
QUÊ NGHÈO sỏi đá khốn cùng điêu linh.
Lòng như KHÚC HÁT ÂN TÌNH,
Trải dài QUÊ MẸ nắng bình minh vui.
MƯA TRÊN PHỐ HUẾ sụt sùi,
CHO NGƯỜI TÌNH LỠ bùi ngùi vấn vương.
VỀ ĐÂU MÁI TÓC NGƯỜI THƯƠNG?
NỬA ĐÊM THỨC GIẤC lòng tương tư sầu.
Dẫu rằng HAI ĐỨA GIẬN NHAU,
Vẫn không như thể QUA CẦU GIÓ BAY.
Một lần TỪ GIẢ THƠ NGÂY,
Là em THEO LÁ VÀNG BAY mất rồi!
Dẫu cho CAY ĐẮNG TÌNH ĐỜI,
NGƯỜI EM SẦU MỘNG tuyệt vời yêu anh.
Ân tình GẠO TRẮNG TRĂNG THANH,
Làm sao NƯỚC MẮT LONG LANH cạn dòng?
Bây giờ TRÊN ĐỈNH MÙA ĐÔNG,
NGƯỜI EM XÓM ĐẠO chỉ mong một điều.
Thương nhau HÃY NHỚ NHAU NHIỀU,
Hãy xin LÝ LUẬN TÌNH YÊU thế nào?
Cũng xin đừng VẪY TAY CHÀO,
TÌNH YÊU TRẢ LẠI TRĂNG SAO thật buồn!

sao... said...

MỘT LẦN DANG DỞ đau thương,
THA LA XÓM ĐẠO thánh đường bơ vơ.
Hằng đêm QUÁN NHỎ ĐỢI CHỜ,
Ôm sầu LẼ BÓNG vần thơ bẽ bang.
Còn đâu HOA SỨ NHÀ NÀNG,
Gặp em trở lại, CÔ HÀNG XÓM xưa?
Còn đâu HUYỀN THOẠI CHIỀU MƯA?
NHỮNG NGÀY THƠ MỘNG đón đưa hẹn thề.
Em SAO KHÔNG THẤY ANH VỀ,
MIỀN TRUNG THƯƠNG NHỚ tái tê lạnh nhiều.
ĐÊM TÀN BẾN NGỰ cô lieu,
AI RA XỨ HUẾ hắt hiu tháng ngày?
Ôi chao THÀNH PHỐ MƯA BAY!
KHÓC NGƯỜI TRINH NỮ đắng cay tình đời.
TÌNH YÊU CÁCH BIỆT đôi nơi,
NGẬM NGÙI cắn chặt bờ môi nhạt màu.
BAO GIỜ TA GẶP LẠI NHAU?
NỖI BUỒN HOA PHƯỢNG giọt sầu ly tan.
Anh XIN TRẢ LẠI THỜI GIAN,
ĐƯA EM VÀO HẠ thênh thang vùng trời.
Thật tình ANH BIẾT EM ƠI,
DƯ ÂM ngày mộng ngàn đời khó quên.
CĂN NHÀ MÀU TÍM êm đềm,
MỘT TRỜI THƯƠNG NHỚ làm nên chuyện tình.
NÉT BUỒN THỜI CHIẾN điêu linh,
Ráng đi em CHUYỆN CHÚNG MÌNH tính sau.
TÌNH ANH LÍNH CHIẾN địa đầu,
Trao em ÁO ĐẸP NÀNG DÂU mai này.
CHIỀU MƯA BIÊN GIỚI có hay?
ĐÊM BUỒN TỈNH LẺ tháng ngày héo hon.
TÌNH YÊU CÁCH BIỆT mỏi mòn,
SAO ANH LỖI HẸN em còn đơn côi?
Ngày MAI ANH ĐI XA RỒI,
ĐÒ TÌNH LỠ CHUYẾN bờ môi nhạt nhoà.
TÀU ĐÊM NĂM CŨ mấy toa?
BIỆT LY em tiễn cành hoa hồng vàng.
NỖI LÒNG mang tận quan san,
Là như vai nặng HÀNH TRANG GIÃ TỪ.
Phương này VẦNG TRÁN SUY TƯ,
Xem như GIÂY PHÚT TẠ TỪ trong đêm.
Mà SAO EM NỞ ĐÀNH QUÊN?
RỪNG CHƯA THAY LÁ, GỌI TÊN BỐN MÙA.
Tiền đồn THÁNG SÁU TRỜI MƯA,
Trọn tình thương nhớ CHO VỪA LÒNG EM.
Trở về MỘT CHUYẾN BAY ĐÊM,
VÙNG TRỜI NGÀY ĐÓ càng thêm mặn nồng.
Trữ tình TRĂNG SÁNG ĐỒI THÔNG,
CƠN MÊ TÌNH ÁI phiêu bồng lãng du.

sao... said...

Ngõ hồn lạc lối VƯỜN THU,
MỘT ĐÊM KHÔNG NGỦ ngục tù con tim.
Ngày mai anh BIẾT ĐÂU TÌM?
LINH HỒN TƯỢNG ĐÁ im lìm bơ vơ.
Đắm chìm THU VỚI NÀNG THƠ,
CHUYỆN NGƯỜI ĐAN ÁO đợi chờ đêm đông.
Xin em ĐỪNG TRÁCH DIÊU BÔNG,
BUỒN VƯƠNG MÀU ÁO má hồng chưa phai.
Sao em NHƯ TIẾNG THỞ DÀI?
NGHẸN NGÀO lệ đắng giọt đài trang tuôn.
Để cho TỪ ĐÓ EM BUỒN,
NẾU MAI ANH CHẾT chim muông gọi đàn.
TÌNH YÊU VỖ CÁNH băng ngang,
GA CHIỀU PHỐ NHỎ đèn vàng xót xa.
Phận nghèo mang KIẾP CẦM CA,
ĐIỆU RU NƯỚC MẮT phòng trà từng đêm.
THỀM TRĂNG còn đọng môi mềm,
GIỌNG CA DĨ VÃNG buồn thêm nản lòng.
Cho em BẢY NGÀY ĐỢI MONG,
SAO ANH KHÔNG ĐẾN phòng không cuối tuần?
Anh còn VỌNG GÁC ĐÊM SƯƠNG,
CHIỀU MƯA BIÊN GIỚI còn vương giặc thù.
BỐN VÙNG CHIẾN THUẬT mật khu,
Bên RỪNG LÁ THẤP sương mù giăng giăng.
Trên đồi HOA TÍM BẰNG LĂNG,
NHỚ MẦU HOA TÍM đêm trăng thuở nào.
Chuyện tình HÒ HẸN trăng sao,
PHÚT ĐẰU TIÊN ấy nghe xao xuyến lòng.
LẶNG THẦM hoa tím bên sông,
Ngập ngừng GÕ CỬA hằng mong thấy nàng.
KỂ TỪ ĐÊM ĐÓ thênh thang,
ĐƯỜNG LÊN SƠN CƯỚC vai mang chữ tình.
Đếm từng sợi NẮNG THỦY TINH,
Để riêng em mãi NHỚ MÌNH ANH THÔI.
Đường tình NHẬT KÝ ĐỜI TÔI,
CÁNH BUỒM CHUYỂN BẾN nhẹ trôi im lìm.
CHIỀU VỀ trên những đồi sim,
TÌNH THƯ CỦA LÍNH gởi niềm riêng em.
Có loài HOA NỞ VỀ ĐÊM,
Một loài HOA TRẮNG mang tên là Quỳnh.
Gót chân NGƯỜI LÍNH CHUNG TÌNH,
BẠC MÀU ÁO TRẬN vẫn tình không phai.
Lối về hẹn một ngày mai,
ĐƯỜNG XƯA LỐI CŨ sánh vai tình hồng.
Bây giờ em THẤY GÌ KHÔNG?
Làm sao em biết NỖI LÒNG NGƯỜI ĐI.
Bây chừ ĐÔI NGÃ CHIA LY,
Cho NGƯỜI Ở LẠI CHARLIE nghìn trùng.

sao... said...

Đường chiều phủ kín MƯA RỪNG,
NGƯỜI GIÀU CŨNG KHÓC trời rưng rưng sầu.
Cạn nguồn GIÒNG LỆ THƯƠNG ĐAU,
Thương HÀN MẠC TỬ sớm mau lìa trần.
PHÙ DU kiếp sống chinh nhân,
ĐOÀN NGƯỜI LỮ THỨ bước chân âm thầm.
Và SAO CHƯA THẤY HỒI ÂM?
Của người TÌNH LỠ TRĂM NĂM đợi chờ.
Dẫu rằng TÌNH LÀ SỢI TƠ,
Dẫu rằng em vẫn BƠ VƠ cuối tuần.
Phương này PHIÊN GÁC ĐÊM XUÂN,
BUỒN VUI ĐỜI LÍNH trầm luân tháng ngày.
Chiều nào TỪ GIÃ THƠ NGÂY,
Người đi chinh chiến vui vầy nước non./.

Long Minh Nguyen

sao... said...

KHÔNG KHÍ CHÀO ĐÓN NĂM MỚI 2010

(bài viết của phóng dziên Tư s@...tường thuật từ Sài Gòn)

Như thông lệ, hàng năm vào lúc đón giao thừa năm dương lịch mới, chánh quyền tổ chức bắn pháo hoa ở 5 điểm rải rộng trong phạm vi thành phố để mọi người đều có dịp thưởng thức những màn trình diễn pháo hoa tuyệt đẹp. Mỗi điểm sẽ bắn trong 15 phút. Đồng thời, tất cả những tàu hiện đang cập cảng Sài Gòn sẽ bật sáng tất cả các ngọn đèn trên tàu và kéo còi tàu vang lừng để đón mừng năm mới.

Điểm bắn pháo hoa được mọi người tập trung xem đông nhất là ở Bến Nhà Rồng. Nhìn xuống cảng, đèn trên các con tàu viễn dương thắp sáng trưng cả một khúc sông, dòng người từ các hướng lũ lượt kéo về chen kín cả mặt đường từ đại lộ Đông Tây mới chỉnh trang kéo dài theo bờ kinh Tàu Hủ từ bến Hàm Tử đến bến Chương Dương rồi đến bến Bạch Đằng ăn dài sang cầu Thủ Thiêm gần khu vực Văn Thánh. Bờ bên kia thì kéo dài từ Quận 8 suốt đến đường Trần Xuân Soạn Quận 4. Con nước đang lên đầy, phản chiếu những ánh đèn chấp chới của nhà cửa hai bên bờ kinh cùng những dãy đèn cao áp của con đường mới đẹp lộng lẫy.

sao... said...

11:00 PM đêm nay. Tôi vô tình bị lọt vào cái đám đông hỗn tạp đó. Chỉ nhích đi từng chút một trong một khoảng rất rộng. Toàn người là người, đi bộ chen kín cả mặt đường.
Sài Gòn bây giờ lại rộ lên phong trào các cô thiếu nữ khi ra đường lại toàn mặc những chiếc quần short cực ngắn. Đùi ếch trắng hếu nhan nhãn khắp nơi, không muốn nhìn cũng không được. Có cả những ếch Mẹ, ếch Bà cũng tham gia đông đảo. Chen lẫn trong đó cũng có những người không tự biết mình, cứ thoải mái khoe đôi đũa mun khơi khơi.
Người Việt Nam lại có cái bản tính cố hữu là hiếu kỳ và tò mò, thấy đám đông nào cũng ghé lại giương mắt ngó một cái cho thoả. Không khí lễ hội luôn luôn có mặt trong cộng đồng nên trong năm, bất kỳ có sự kiện nào họ đều tuôn ra đường tham gia nên rất đông vui. Theo tôi điều nầy có lẽ xuất phát từ tập quán của người Hoa. Họ thích tụ họp và gây ồn ào nên không khí rất tưng bừng.
Từ khoảng 8:00 tối, người ta đã gởi xe để đi bộ tụ tập lại khoảng đường Nguyễn Huệ kéo dài xuống bến Bạch Đằng chờ coi rồi. Đa số là những người trẻ tuổi. Đứng từ xa cũng thấy được vì bắn lên cao mà, nhưng quả thật khi coi bắn pháo hoa, phải nghe được tiếng nổ khi pháo thoát ra khỏi nòng súng rồi vài giây sau nổ bụp trên bầu trời toả ra những chùm ánh sáng muôn màu nó có cảm giác thú vị hơn. Giống như mình đi coi ca nhạc live show vẫn thích hơn ngồi nhà mở đĩa ra coi. Tôi tự hỏi những người ham đến sớm chiếm chỗ thuận lợi mà đứng đợi suốt trong vòng hơn 4 tiếng đồng hồ thì khi bộ máy bài tiết họ có vấn đề không biết phải giải quyết cách nào? Hì...Hì...Già cả hay nghĩ ngợi vẩn vơ thế!
Thoát được ra ngoài thiệt mừng húm. Chạy vội vàng về nhà để coi bắn pháo hoa...trên Ti Vi. Cũng đẹp rực rỡ vậy.
Đã bắt đầu đêm vui rồi đấy!

Suong Mai said...

Cám ơn phóng dziên Tư s@ về bài tường thuật từ Sài Gòn " KHÔNG KHÍ CHÀO ĐÓN NĂM MỚI 2010 ". Vậy là ở quê nhà chốn Sài gòn thành thị lại có một đêm tưng bừng 15 phút pháo bông, BMT mình thì sao hở Kim Chi, Phi Toàn? Thời gian so với Cali thì Úc châu đã qua 18 tiếng trước ( phải không TM, Vv ), VN đi trước 15 tiếng đồng hồ trong mùa đông nên SM có thể chờ nắng ấm lên một chút cắt tỉa các cây trong sân sau nhà, cho chúng ngủ yên qua mùa đông mưa lạnh giá. Thân chúc các bạn một đêm cuối năm thật an lành say giấc, sáng mai thức dậy sức sống dâng tràn, sẵn sàng đón đầu một năm mới dù có ra sao, dù có như thế nào...
HAPPY NEW YEAR 2011

Unknown said...

CẦU CHÚC TẤT CẢ CÁC BẠN THƠ MỘT NĂM AN LÀNH HẠNH PHÚC

sao... said...

Dành tặng cho quý vị phụ nữ

COI NGÀY

HUONG said...

Chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa là chúng ta bước sang Năm Mới ...
Như Thương rất vui mừng cùng các bạn thơ sum vầy nơi Trang Thơ để đón chào Năm Mới

Xin gởi lời chúc mừng Năm Mới An Lành - Dồi dào sức khoẻ - Như Ý đến các bạn thơ & gia đình

Unknown said...

Bạn Sao thắc mắc: Tính "giả khờ" hỏi Trang Chủ một câu:
- Biết cái dấu $ nằm trước dãy con số là biểu trưng cho tiền đấy, nhưng không biết là đồng tiền nào?
...............
Trong đoạn nói về chai Cognac giá $2,000.000 cho ta biết đồng tiền này là US Dollars (USD)

Số 1 - Cognac - Giá $2,000,000.
Vâng, có vẻ như Cognac được coi là một trong những thức uống đắt tiền nhất thế giới. Cognac Henri IV Dudognon được coi là di sản của các loại rượu chi phí khoảng 2.000.000USD để có được chai rượu này.
...........
Số tiền quả thật quá đáng nếu mấy ông chủ hãng rượu không gắn tới 650 viên kim cương lại dát vàng ròng trên vỏ chai rượu này.
.......
Mời các bạn, chúng ta cùng nâng ly và nếm thử xem chai rượu 2 triệu USD này có ngon hơn "nước mắt quê hương" của Việt Nam ta không? và cũng để mừng năm mới 2011 nhân loại sẽ được sống trong Tự Do Dân Chủ và an vui thái bình, thịnh vượng thật sự.

Thien Thanh said...

Còn khoảng 2 tiếng nữa là Giao Thừa,chúng ta nâng ly chúc mừng tình bằng hữu bền lâu,trang thơ tươi đẹp ấm áp, chúc mọi người yên bình hạnh phúc trong năm mới,năm con mèo hiền lành dễ thương!

Suong Mai said...

PC hôm nay nổi bật hẳn lên vì cái hình mời rượu , chai này uống miết mà có thấy cạn đâu, cứ còn để tiếp hoài, hay giống rượu cần đổ nước dần dần?
Cỏ Xanh có biệt tài làm rượu ngon và thơm trong mấy cái Ché, hé ra chút bí quyết cho mọi người cùng biết cách làm đi.

Unknown said...

Giờ phút nầy cả thế giới đã bước sang năm 2011. California là vùng đất mà múi giờ đi sau cùng sang ngày mới.
Đúng 12 giờ giao thừa của Cali, PC đang thiu thiu giấc ngủ sớm bổng giật mình nghe tiếng pháo chung quanh nhà đì đùng lạch tạch giống như tiếng pháo giao thừa của những năm miền nam chưa nhuộm đỏ màu cờ. trẻ con vui mừng cất tiếng la ó vì một loạt pháo bông của ai đó bắn lên. Tết đương lịch thành phố nhỏ nầy không có pháo bông của chính phủ, nhưng người dân cũng có pháo hoa của từng gia đình lẻ tẻ và trẻ con đốt pháo chuột cũng vui.
Nằm yên trong chăn ấm nhưng không ngủ được vì những ký ức xa xưa hiện về, bên ngoài trời cũng mưa lâm râm, PC nhớ lại những ngày tháng còn miệt mài ở quân trường rồi ra đơn vị, những cái Tết nơi chiến địa cũng chưa phai mờ trong ký ức giờ lại hiện về rõ như vừa mới xãy ra. Đã hơn 40 năm rồi mà sao chưa thể quên được !
......
Không ngủ được nên mở computer xem có còn ai trên trang thơ vào giờ nầy không để...nhâm nhi vài chung rượu.
Comment của SM thắc mắc bình rượu của PC sao "uống miết mà có thấy cạn đâu?", bình Rượu Minh Mạng, Rượu Tình mà sao uống cạn được hả SM ? càng uống càng ...đầy có phải vậy không?
Có ai còn thao thức xin cạn 1 chun !

quehuong said...

Hello Anh Song-Kim và các bạn,
Hôm nay rảnh một chút, chạy vôi vào Trang Thơ và xin Kính chúc Qu1y Bạn và Gia Quyến một năm Mới 2011: AN-KHANG, THỊNH VƯỢNG.
HAPPY NEW YEAR 2011
VÀ HÔM NAY: 1-1-11
Và xin trả lời Anh Song-Kim về các loại ly đựng rượu. Chắc là không có vì chỉ có trong truyện kiếm hiệp thôi.
Tuy nhiên nói tới rượu và ly đựng rượu thì không thể không nhắc đến bài thơ nổi tiếng của Vương Hàn...
trong đó có câu..Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi...như vậy thì ly Dạ Quang Bôi là có thiệt, đây là một loại chén "ngọc trắng" của miền Tây Vực..xin Anh và các bạn đọc bài sưu khảo dưới đây:

Bài Lương Châu Từ, của Vương Hàn.
Lương Châu Từ
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tì bà mã thương thôi
Tuý ngọa sa truờng quân mạc vấn
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi
Vương Hàn
Trích bài thơ dịch trong tập Thơ Đường của Trần trọng San :
Đây rượu bồ đào, đây chén ngọc,
Muốn say, đàn đã giục ra đi.
Ai cười chiến địa mình say ngủ
Chinh chiến xưa nay mấy kẻ về.
***
dịch nghĩa từng chữ :
Tựa đề : Lương Châu từ = Bài hát Lương Châu
(Lương Châu là một địa danh, tên một châu, châu Lương, ở bên Tàu.
Từ là lời viết cho một khúc hát, như từ khúc (paroles, lyrics), tức là bài hát.
Lương Châu Từ là bài hát Lương Châu.
Câu 1) Bồ đào mỹ tửu, dạ quang bôi
Bồ đào = quả bồ đào, Mỹ = đẹp, Tửu = rượu , dạ = tối, quang = ánh sáng, Bôi = ly uống
Rượu cất từ quả bồ-đào, màu rượu đẹp, ly phản chiếu ánh sáng trong tối

Câu 2) Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
Dục = muốn, Ẩm = uống, Tì bà = đàn tì bà Mã = ngựa, thượng = trên, Thôi = giục
Muốn uống mà tiếng đàn tì bà giục lên ngựa.

Câu 3) Tuý ngoạ sa trường quân mạc vấn
Tuý = Say, Ngoạ = nằm, Sa trường = bãi cát (hay là bãi chiến trường), Quân = bạn, ông, anh (vous, you) Mạc = đừng, Vấn = hỏi .
Say rượu nằm ở bãi cát (hoặc nơi chiến địa) xin bạn đừng hỏi.

Câu 4) Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi ?
Cổ = Xưa, Lai = tới nay, Chinh chiến = đánh trận, Kỷ = có bao nhiêu, Nhân = người, Hồi = trở về.
Xưa nay đi đánh trận, có bao người trở về ?
* * *
...

quehuong said...

Tác giả Vương Hàn lúc là người thích uống rượu và tính tình phóng khoáng. Thi đỗ tiến sĩ thời vua Đường Huyền Tông, khoảng năm 713 dương lịch, được bổ làm quan cao chức, vì tính tình kiêu căng nên ông bị những nguờì đồng sự ghen ghét gièm pha, ông bị giáng chức, đổi đi nơi xa. Cuối đời ông giữ chức Tư mã tại châu Đào, rồi ông mất tại đó.
Bài thơ này nói lên cái chí khí của ông, thích uống rượu, đánh trận, chết trận.
Câu đầu và câu thứ hai, nói đến rượu ngon, rượu bồ đào, màu đẹp như loại rượu nho bây giờ. Người chiến sĩ muốn uống mà bị tiếng đàn tì bà thúc giục lên ngựa.
Vấn đề khó giải là tiếng đàn tì bà giục lên ngựa. Khó mà giải thích tại sao lại đàn tì bà. Không tìm thấy một tài liệu nào giải thích.
Đàn tì bà là một cái đàn nhỏ, do các ca kỹ gảy, trong lúc hát. Nàng Thuý Kiều (thế kỷ 15, Gia Tĩnh triều Minh) sở trường về đàn tì bà.
Trong câu thơ này, nếu là tiếng đàn do ca kỹ gảy ở trong nhà, gảy trong tửu gia, hay trong trà gia, thì không thể "giục" lên ngựa được.
Chỉ có đàn tì-bà trong một dàn quân nhạc tiễn đưa đoàn chiến binh ra trận mới giục giã lên ngựa.
***
...

quehuong said...

(...)Trong Chinh Phụ Ngâm, Đặng trần Côn viết lúc tiễn đưa người chiến sĩ ra trận, Cung tiễn hề, tại yêu
Thê noa hề, biệt khuyết.
Lạp lạp tinh kỳ xuất tái sầu
Huyên huyên tiêu cổ từ gia oán (...)
Nghĩa là ;
(....) Cung tên đeo trên lưng
Từ biệt vợ con, ở cổng nhà.
Cờ tinh kỳ rợp rợp kéo ra cửa ải, trông buồn thay
Tiếng tiêu, tiếng trống rộn ràng khi từ giã gia đình, nghe oán thay.
Theo mấy câu thơ này trong Chinh Phụ ngâm thì lúc tiễn đưa người chiến sĩ tòng quân, có dàn quân nhạc gồm có tiếng tiêu (tiêu là một loại sáo) và tiếng trống. Cũng có thể có đàn tì-bà trong dàn nhạc để hoà âm nhưng tác giả không nói tới.
Bà Đoàn thị Điểm dịch mấy câu trên như sau :
Đường giong ruổi lưng đeo cung tiễn
Buổi tiễn đưa lòng bận thê noa
Bóng cờ tiếng trống xa xa
Sầu lên ngọn ải oán ra cửa phòng
Lưu ý, bà Đoàn thị Điểm dịch chỉ nói đến tiếng trống, không nói đến tiếng tiêu. Rất có thể có tiếng đàn tì bà mà nguyên tác Đặng trần Côn không nói tới.
***
Câu 3 và câu 4 bài Lương châu từ,
Tuý ngọa sa trường quân mạc vấn, nghĩa là rượu say ngủ chốn sa trường, nơi chiến địa, xin bạn đừng hỏi. Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi , xưa nay những người đánh trận có mấy người trở về ?

Chúc vui tất cả.

sao... said...

Bạn hiền QUÊ HƯƠNG ơi!

Mới sáng sớm thức dậy vô Trang Thơ thấy comment của bạn tui hơi chưng hửng.
Lẽ ra đầu năm đầu tháng đừng nên có thắc mắc khiếu nại làm lòng người mất vui, nhưng đây lại là 4 câu thơ thời tuổi trẻ tui thuộc nằm lòng bởi thích cái ý nghĩa của nó vì hoàn cảnh lúc bấy giờ.
Đọc xong tui tự hỏi: Hổng lẽ mấy chục năm nay mình hiểu sai một bài thơ rất nổi tiếng hay sao? Tui đành phải lục lọi kiếm tìm một chút vì có thể đây là một phiên bản khác của bài thơ.

Lương Châu từ (凉州词) là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt nổi tiếng của Vương Hàn (王翰) được sáng tác từ tên gọi của một điệu hát cổ của người Trung Hoa nói về chủ đề trận mạc, biên ải. Trong thơ cổ Trung Hoa, nhiều điệu hát dân gian như các từ, khúc Thượng chi hồi, Chiến thành nam, Tương tiến tửu, Hoàng tước hành, Lạc mai hoa... được rất nhiều nhà thơ ưa chuộng và thường dùng để đặt tên cho tác phẩm của mình, đặc biệt trong Đường thi.
Vương Chi Hoán, một tác giả thời Sơ Đường cũng có bài thơ Lương Châu từ (hay còn có tên Xuất tái-Lương Châu từ) nhưng không nổi tiếng bằng.
葡萄美酒夜光杯,
欲飲琵琶馬上催.
醉臥沙場君莫笑,
古來征戰幾人回?
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,
Dục ẩm tì bà mã thượng thôi.
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu,
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi?

Dịch ý
Chiếc ly dạ quang tinh xảo được đổ đầy rượu nho ngon tuyệt, vừa muốn say sưa một phen, thì đột nhiên tiếng đàn tì bà tưng bừng vang từ trên lưng ngựa xuống như thôi thúc tướng sĩ cùng cạn ly. Dù có say nằm lăn trên sa trường, mong các vị đừng chê cười, trước giờ người đi chinh chiến mấy ai còn sống trở về
Bản dịch của KhachSanNganSao
Lương Châu Từ
Rượu ngon hồ đào chén dạ quang,
Chực uống tì bà kíp rộn ràng.
Say giữa sa trường xin đừng trách,
Chinh chiến mấy ai tấu khải hoàn?
KSNS (2010)
• Ghi chú: Hai chữ 'mã thượng' (馬上, pinyin: mă shàng)ở đây còn có nghĩa là lập tức, cấp bách. (KSNS, 2010)

Suong Mai said...

Mời các bạn cùng coi

Mùa Đông Lụa Đỏ - Thơ: Như Thương - PPS : HKL .

sao... said...

LƯƠNG CHÂU TỪ – khúc bi ca thời chiến
Lương Châu từ là khúc hát Lương Châu, tức khúc hát về miền biên ải. Bước tri nhập đầu tiên từ đầu đề tác phẩm đã cho người đọc thấy rõ tình điệu chung của thi phẩm. Đây là loại đầu đề dựa vào tên một khúc thức của nhạc phủ như Thanh Bình Điệu, Trường Can Hành, Thiếu Niên Hành, Chiết Liễu Chi Từ, Thái Liên Khúc...nhưng Thái Liên Khúc có âm hưởng vui tươi, ca ngợi cuộc sống, còn Lương Châu Từ lại là nỗi cực khổ của người lính nơi biên ải.
Người Việt Nam say mê thi cổ Trung Hoa không mấy ai không biết đến bài thơ tứ tuyệt kỳ diệu Lương Châu Từ, dù có thể Vương Hàn là ai họ không hề biết. Bởi bài thơ “biên tái” ít nhiều này đụng đến vấn đề muôn thuở của loài người Việt: con người giữa thời chiến tranh. Trong chén rượu “ ly bôi” giữa phút ngập ngừng ở những cuộc tiễn đưa diễn ra đều ly kỳ và quá nhiều, chúng ta có cảm thức của Lương Châu Từ, một cảm thức rành rẽ về nỗi đau khó nói được che giấu đi nhưng vẫn mặc khái những điều thành thật của tâm hồn con người và thời đại.

sao... said...

Như bất cứ một bài thơ tứ tuyệt thông thường, Lương Châu Từ có thể chia thành hai phần rõ rệt. Hai câu đầu dùng để tả thực, kể sự:

Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,
Dục ẩm tì bà mã thượng thôi.

( Bồ đào rượu ngát chén lưu ly
Toan nhắp tì bà đã giục đi)

Còn hai câu sau là tình cảm, là ý tưởng, là thái độ của con người về một hiện thực rộng lớn hơn, khái quát hơn:

Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu,
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi?

(Say khướt sa trường anh chớ mỉa
Xưa nay chinh chiến mấy ai về?)

sao... said...

Thơ tứ tuyệt đời Đường thiên về những vấn đề lớn của nhân loại hơn là lịch sử một cá nhân. Nhân vật trữ tình vì thế tự phóng mình ra khỏi chiều thời gian tuyến tính, xoá nhoà thời gian và những ràng buộc vụn vặt để kiểm nghiệm, suy tư. Thế nhưng vì giới hạn âm tiết, nhà thơ luôn chọn những thời khắc nhạy cảm, dồn nén nhiều tâm trạng nhất. Ở Lương Châu Từ cũng vậy, đấng nam nhi được đặt trong tình thế “lưỡng nan”: một bên là “bồ đào mỹ tửu”; một bên là “dục ẩm tì bà mã thượng”. Hai câu thơ đầy chất ước lệ. nhưng đấy lại là một ước lệ sáng giá vì nó làm hiện rõ chân dung nhân vật. Không chỉ vậy, nó tạo dựng một kịch tính, một kịch tính không chỉ của một người mà của cả một thời đại. Giữa hai khoảng không của câu thơ là một trường liên tưởng lớn về con người và thời đại, một bên là những gì mời gọi, hưởng lạc, một bên là tiếng réo gọi ra sa trường. Toàn bộ thảm kịch của đời chất chứa trong sự bâng khâng lựa chọn và cố gắng có ý nghĩa ấy của nhân vật. “Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi” là cuộc sống phồn hoa nơi Trường An kinh đô mua cười nghìn trận của bề trên. Còn trên lưng ngựa, tiếng tì bà réo gào của kẻ bề dưới chỉ biết tuân mệnh cứ giục đi.
Đi đâu, câu thơ bỏ ngỏ, mai phục...đi để làm gì, câu thơ không nói,...chỉ biết thứ tiếng “tì bà mã thượng” ấy thật kinh khiếp, nó là âm vang của một sự hãi hùng vô ảnh, dư sức đẩy một thân phận ra đi, dư sức dập tắt một khao khát trần thế hưởng lạc nhanh chóng.

sao... said...

Lương Châu từ có cái hay đạt đến độ “kinh nhân” trong ngữ pháp riêng biệt của nó. Câu đầu là một thế giới tĩnh: bồ đào mỹ tửu, dạ quang bôi. Nó chỉ có sự vật chỉ có danh từ. Đấy là thế ổn định của một cuộc sống song song đẹp, một cuộc sống đáng sống. Nhưng câu hai lại lại là sự náo loạn của cảnh “Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt – Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây”.
Câu thơ dùng tới ba động từ và một trợ động từ : dục, ẩm, thượng, thôi, đó là sự gấp gáp liên tiếp phá huỷ đến tận cùng hy vọng sống, là sự dồn đẩy của chiến tranh đối với con người.
Từ thế đối lập của các hình ảnh thơ ấy, ta biết rằng không ai có thể trách cứ “tuý ngoạ” say khướt của người ấy. Đấy chỉ là sự “sinh động con người” của một thân phận bị lưu đày trên mặt đất giữa thời chiến tranh.
Cái kỳ diệu ở cách tả tình ở hai câu thơ sau là sự xoá nhoà được ranh giới giữa người sáng tác và người đọc. Nhân vật trữ tình như ở bên chúng ta, thậm chí ở trong chúng ta. Nó vừa như chạm ly, vừa như chạm tình. “Quân mạc tiếu”, anh đừng cười nhé , nhẹ nhàng mà thâm thuý biết bao ân tình và con người biết bao.
Câu thơ dường như nối được vòng tay những con người lại với nhau, một vòng tay nhân bản, dù những vòng tay ấy không chống đối được thế mệnh. Câu thơ cuối cùng buông nhẹ một chân lý, một chân lý đã cũ như mấy ngàn năm chiến tranh quen thuộc. Nhưng vì chân lý ấy, “cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” chỉ đầy sự phi lý nên câu thơ đặt trong hình thức câu hỏi, như một vấn nạn thời đại. Hơn nữa, đó cũng là vấn nạn của nhân loại mà thơ tứ tuyệt đời Đường dù chỉ bé bằng bàn tay nhưng chứa đầy thế giới đã vẫn phổ quát được.
Rõ ràng, nhờ sự xoá nhoà “ma mảnh” đầy nghệ thuật ấy, hiện thực vẫn được hiện diện và phô bày phần bản chất của nó. Lương Châu Từ vì thế là khúc hát nhân bản về nỗi đau khó tả của con người giữa lòng chiến tranh. Và nhờ thế ta cũng hiểu được vì sao Lương Châu Từ trở thành bài thơ nằm lòng của người Việt Nam mấy trăm năm qua...

LÊ QUANG ĐỨC

sao... said...

BỒ ĐÀO MỸ TỬU DẠ QUANG BÔI

Đọc Tiếu Ngạo Giang Hồ của Kim Dung ai cũng thích thú đoạn Tổ Thiên Thu luận về rượu cho Lệnh Hồ Xung nghe:
“...rượu Bồ đào uống chung Dạ quang, rượu Trúc diệp thanh phải uống chén Dương chi bạch ngọc mà phải Dương chi bạch ngọc đời Bắc Tống. Rượu trắng phải uống trong sừng trâu, lấy mùi tanh của sừng chế ngự mùi men nồng của rượu, rượu Bách thảo mỹ tửu được chế với trăm thứ hoa cỏ thơm, phải được uống với chung bằng trúc để thơm hơn...”

Hay trong bài thơ Lương Châu Từ của Vương Hàn:
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi…
Vậy rượu Bồ đào và Dạ quang bôi là gì?
Xin thưa: Rượu Bồ đào là rượu nho (chữ Hán bồ đào là quả nho); Dạ quang bôi là loại ly pha lê trong, có ánh sáng lấp lánh, thấy được màu rượu bên trong.

sao... said...

Thưởng thức rượu bồ đào (rượu nho, rượu vang, vin, wine) đòi hỏi người uống không chỉ thưởng thức bằng miệng mà còn cả bằng mắt, bằng mũi, thậm chí cả bằng tai và bằng tay.

Trước hết là bằng mắt. Bạn cần phải nhìn ngắm màu sắc óng ả của rượu dù đó là màu đỏ tươi, đỏ sậm, màu ngà phơn phớt hay màu vàng hổ phách.
Ngắm cho no con mắt rồi thì nhẹ nhàng khoắng ly rượu vài vòng để khứu giác thưởng thức hương rượu ngào ngạt toả lên.
Rồi tiếp theo là vị giác. Rượu ngon phải là một tổng hợp hài hoà của vị chua lẫn ngọt của nước cốt trái nho , vị chát của vỏ nho, vị đắng của cuống nho, vị nồng của men, vị đậm của gỗ sồi.
Thế còn tai? Champagne khi rót ra nếu để ý kỹ bạn sẽ nghe được tiếng rượu reo khi bọt sủi lên lăn tăn rồi tiếng chạm ly lanh canh trong vắt.
Còn tay không lẽ uống được rượu? Ôi! Nâng ly rượu trong tay, dù là ly chân cao bầu tròn để uống rượu đỏ, ly bầu dài dáng thanh để uống rượu trắng hay ly dạng ống sáo (flute) để uống champagne bạn vẫn có cảm tưởng như tay mình đang mơn trớn chất rượu óng ả bên trong.

Bởi thế, khi uống rượu vang cần phải có loại ly thích hợp.
- Kích cỡ ly nào phù hợp để giữ được hương vị của từng loại rượu.
- Hình dáng ly rượu nào hướng chất rượu vào những vị trí đặc biệt của khứu giác và vị giác.
- Hình dáng và kích cỡ ly nào làm nổi bật hương vị trái cây.
- Hình dáng và kích cỡ ly nào làm nổi bật vị chát (tannin).
- Hình dáng và kích cỡ ly nào để champagne khỏi bị nhạt đi...

(trích Nguyên Đăng)

sao... said...

Bài dịch "Lương Châu Từ: được chấp nhận nhiều nhất là do Trần Trọng San dịch thành:

Rượu bồ đào, chén dạ quang,
Muốn say, đàn đã rền vang giục rồi.
Sa trường say ngủ ai cười,
Từ xưa chinh chiến mấy người về đâu?


Bùi Khánh Đản có bài dịch khá hay:

Bồ đào, rượu rót chén lưu ly,
Muốn uống, tỳ bà giục ngựa đi.
Bãi cát say nằm, chê cũng mặc,
Xưa nay chinh chiến mấy ai về?


Bài thơ này có hai chỗ gây tranh cãi nhiều nhất là về:

1/ Cây đàn tỳ bà. Nhiều người cho rằng đàn tỳ bà làm sao thúc quân nổi? Cách lý giải của Lai Quang Nam khá hay là thời thế kỷ thứ 8, Hồ cầm (đàn của người Hồ) được dùng ngoài chiến trận sa mạc để làm hiệu lệnh nhờ gọn và âm sắc cao hơn tiếng gió vùng sa mạc. Hồ cầm du nhập vào Trung Hoa thành cây đàn tỳ bà, cũng như thành cây Balalaika vùng biên giới Liên Sô cũ. Người Hồ (Mông Cổ) nổi tiếng về tài cưỡi ngựa và chiến đấu bằng ngựa nên sử dụng hồ cầm vừa nhẹ vừa tiện để dùng trong trận mạc là phải. Quân đội Trung Hoa đóng ngoài biên cương Lương Châu cũng sử dụng hồ cầm để tập họp quân lính là điều dễ hiểu.

2/ Say rượu nằm lăn ngoài chiến trường thì còn gì sức chiến đấu? Theo tôi, phải hiểu chiến trường không có nghĩa là lúc nào cũng đối đầu với quân thù mà là nói chung ngoài mặt trận, có đồn lính, có canh gác, tuần tiễu và thỉnh thoảng mới có đụng độ. Những lúc rảnh rang, uống rượu say mèm trong đồn thì là lẽ thường tình. Thời xưa hay nay gì cũng vậy.

Tôi có thêm một nhận xét nhỏ về chữ "quân" trong câu ba. Chữ này dùng ở ngôi thứ ba ám chỉ "người ta." Tuy nhiên tác giả dùng chữ "quân" thay vì "nhân" chắc có ý nói chung chung "vua, thượng cấp, thuộc cấp, các chiến hữu..." xin đừng cười trách vì: Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.

sao... said...

Lại có một thằng cha cắc cớ giải nghĩa:

LƯƠNG CHÂU TỪ

Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,
Dục ẩm tì bà mã thượng thôi.
Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu,
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi?


Ngày xưa học luyện thi tú tài 2 Ban C (Văn Chương) có lần tôi bị ông thầy bắt làm luận văn về bài thơ tứ tuyệt Đường Thi "Lương Châu Từ," tôi giải thích câu hai "Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi" một cách cắc cớ như sau:

- Dục ám chỉ tình dục (sex)
- Ẩm là uống (rượu)
- Tỳ bà là đàn hát
- Mã thượng là lên ngựa, nghĩa bóng là "làm tình"

Như vậy cả câu nói lên tâm trạng người lính khi về phép là tìm chỗ vui chơi hoan lạc cho bõ những ngày cực khổ ngoài chiến trường vì "chiến binh mấy người trở lại."
Ông thầy tuy không bằng lòng nhưng cũng phải công nhận tôi không sai lắm vì thông thường, những tác phẩm nổi tiếng trong văn học cũng như trong hội họa thường được người sau tìm ra thêm những nét đặc sắc mà chính tác giả cũng chưa chắc đã có ý đó.

sao... said...

Một số kiến thức cơ bản

CHỌN LY

Để thưởng thức hết vẻ đẹp của rượu phải chọn ly pha lê mỏng và trong, tuyệt đối không có màu hay chạm khắc hoa văn.
Nên dùng loại có chân hơn là ly vại (tumbler) mặc dù có những người vẫn thích dùng ly vại.
Dùng ly có chân bạn mới ngắm nhìn được hết vẻ đẹp màu sắc của rượu, không bị bàn tay hay vân tay in lên ly che khuất màu sắc rượu. Thêm vào đó, khi dùng ly vại tay bạn sẽ làm cho rượu chóng ấm lên trong khi thưởng thức rượu cần phải thong thả.

RÓT RƯỢU

- Rót champagne làm 3 lần. Ví dụ bạn có nhiều ly trước mặt, hãy rót từng ly. Một ít dưới đáy ly, tiếp đến từng ly một nửa và lần thứ ba rót vừa gần đầy, cẩn thận đừng để tràn bọt.
- Rượu vang hãy rót chừng 1/3 ly, dành phần trống của ly để hương rượu toả ra, và khi rót xong, khéo léo xoay nhẹ chai. Như thế vừa trang nhã vừa tránh giọt rượu rơi ra ngoài.
- Nếu không có người phục vụ, chủ nhà phải là người rót rượu. Tất nhiên rót cho các Bà trước (lady first)??? Nhưng cẩn thận nhớ rót trước vào ly của mình một ít (để phòng trường hợp có một ít vụn nút chai rơi vào trong chai.

Quả là “nghề chơi cũng lắm công phu” phải không các bạn?

sao... said...

Trang Thơ đang nói chuyện Rượu bên Tây bên Tàu rôm rả quá! Trong bụng đã định chờ tới tết Ta tui sẽ nói chuyện rượu ta. Nhưng thôi, đang vui như Tết mà, nói luôn một chút.

Vốn trước đây tui hay nghĩ ngợi và mơ ước những chuyện hơi xa xa để chỉ hy vọng thôi, nhưng có một người quen có một quan niệm về cuộc sống: Cứ biết hôm nay đi cái đã, đừng nên nghĩ tới chuyện ngày mai vì chưa biết chắc nó có được như ý mình không, kẻo rồi thất vọng?
Mới đầu tui cũng kịch liệt bài bác, nhưng dần hồi những điều xảy ra trong cuộc sống thực tế đã chứng minh cái quan niệm đó đúng, và cũng có khi nghe hoài nó “vận” vào mình chưa biết chừng! Công việc làm ăn đang thuận buồm xuôi gió, khi không cái nó đứt cái rụp đến không ngờ. Có những lời hứa hết sức tốt đẹp, mình chỉ cần chờ vài bữa nữa là chắc chắn nó sẽ mang tới cho mình một niềm vui lớn. Vậy mà khi không nó bay biến mất tiêu. Lại cũng không ngờ!
Từ giờ tới Tết ta còn tới hơn 1 tháng nữa. Tới chừng đó biết ai còn ai mất? Thôi bây giờ đang còn sống sót thì cứ nói phứt cho xong.

sao... said...

Tại sao người ta hay gọi đó là rượu ba xi đế? Nguyên trước đây ở vùng nông thôn, người ta hay đựng vào cái vỏ chai xá xị có dung tích 23 cl để dễ cầm rót trên bàn hay cúng trên bàn thờ. Từ đó theo cuộc sống dần dần biến đổi mà trở thành một cái tên như thế.

Ly uống rượu đế thường là cái ly cúng nước trên bàn thờ. Nó chứa vừa đủ một hớp, rất thuận tiện trong việc nhậu xây tua. Uống rượu đế là phải ngửa cổ uống ực một phát mới đã, mới đúng điệu. Không ai uống một ly rượu đế làm hai, ba lần trừ những người chỉ uống nhúng môi. Cái miệng ly rượu vừa qua khỏi môi một chút thôi để cái hơi men nồng nàn nó không sộc lên mũi làm cho “ngán”, dễ chạy làng. Dân Việt Nam uống rượu không “điệu đàng” như người Tây, Tới phiên mình là cầm ly rượu lên ngửa cổ quất một cái “trót” nghe ngọt xớt.

sao... said...

Dạo sau nầy, con người trở nên lười biếng hơn nên hay dùng cái ly xây chừng để rót rượu. Đây là điều kiện thuận lợi cho những tay nhậu ăn gian. Rót rượu thì còn cách miệng ly cả gang tay, nhưng tới mình uống trước thì cứ canh đúng ngay cái chỉ giữa ly rồi cho là mình làm tròn bổn phận 50%. Đây cũng là cái chuyện hay xảy ra tranh cãi trên bàn nhậu, nhưng cũng là cái cớ để đôi co cho vui. Gặp tui nếu chủ nhà không có ly nước cúng hả? Cứ mỗi người tới phiên làm một mình hết cái ly xây chừng là hết ăn gian luôn.
Bàn về cái tiếng “chủ xị” trong bữa nhậu. Nghe tiếng chủ, ai cũng lầm tưởng đó là người lớn tuổi nhứt trong bàn nhậu. có ảnh hưởng tới những người khác. Nhưng không phải đâu! Người lớn tuổi nhứt trong bàn thường chỉ là người phát pháo cho buổi nhậu thôi. Chủ xị có nghĩa là làm chủ cái xị rượu, thường được giao cho một người nhỏ tuổi nhứt trong bàn để đảm nhiệm cái phận sự “rót cho đầy ly cạn để uống cạn ly đầy” thôi.

sao... said...

Cái cung cách uống rượu đế trong bàn. Khi ly rượu tới phiên mình, trước khi uống phải trình cho người phiên kế. Sơ xuất việc nầy thì thế nào cũng lãnh 3 ly rượu phạt ngay. Đó là cái luật lệ bất thành văn trong một bàn nhậu của người Nam bộ. Rồi lại còn cái chuyện bắn bổng bắn bỏ nữa chớ. Nếu có cảm tình với ai đó vì một câu chuyện làm quà có duyên, không cần phải tới tua, mình có quyền mời người ấy như một ly rượu thưởng gọi là bắn bổng. Còn không thích cái lối nói chuyện của ai đó, mình cũng có quyền mời một ly ngang xương. Cái nầy gọi là bắn bỏ. Rồi còn cái vụ ra bảy vào ba nữa chớ. Anh nào tới trễ cứ phải uống đủ 3 ly chào sân. Anh nào muốn chuồn sớm vì 1.001 lý do hả? Xin mời cạn đủ 7 ly mới được phép rút lui.
Uống rượu đế ngoài những khi đám cưới hay đám giỗ phải ngồi trên bàn tề chỉnh, chớ theo cái cung cách bình dân của tui, uống rượu đế phải trải đệm dưới gốc cây có trái gì chua chua để làm mồi hoặc trong bóng chiều cạnh bờ sông có chút hơi gió mát mới đúng nghĩa. Đệm rượu chỉ khoảng 6 người là vừa đẹp, đông quá lộn xộn mất vui.

sao... said...

Cái không khí đi đám của miệt thôn quê Nam Bộ giờ đã dần dần nhạt phai. Trước đây khi đi đám, thường những người đàn ông hay kẹp nách một lít rượu đế tới để góp vui. Ai cũng làm như vậy thì thử hỏi, tàn tiệc mỗi người đều phải uống sạch 1 lít rượu đế thì đúng là “không say không về”.
Nhưng bây giờ thì khác trước nhiều rồi. Người ta cũng tập tành cái thói “trưởng giả học làm sang”. Đi đám giỗ bây giờ ai cũng kè kè 1 thùng bia lon hoặc học đòi hơn nữa thì một cặp rượu Tây. Dĩ nhiên là rượu cúng trên bàn thờ phải được thanh toán sạch sẽ trước khi muốn uống gì thì uống. Quý vị đờn ông ai cũng biết, hai ba thứ lộn xộn nhập vô thì chắc chắn là phải lên bờ xuống ruộng rồi. Tỷ lệ tai nạn giao thông vì cái chuyện say xỉn bây giờ khá cao ở Việt Nam.
Có chút men rượu vô người thì từ một anh nông dân cù lần cũng biến thành một tay anh hùng hảo hớn. Vậy thì cái chuyện trước đó còn ngồi chung một bàn nhậu đầy “tình thương mến thương”, gần tàn tiệc lại xảy ra chuyện ấu đả có khi phải thiệt mạng cũng là một “chuyện thường ngày ở huyện”.

Thôi, bữa nay nói bao nhiệu đó đủ rồi.

sao... said...

2011 LÀ NĂM TỐT ĐỂ LÀM GIÀU

Năm con mèo (con thỏ) 2011 tới đây là thời điểm tốt cho những câu chuyện lãng mạn và việc kiếm tiền, đặc biệt là trong những ngành liên quan đến đất đai, các thầy bói châu Á phán.
"2011 sẽ là một năm nhiều năng lượng", Marites Allen, giám đốc công ty Thế giới Phong Thủy của Philippines, dự đoán. "Thế hệ trẻ sẽ có nhiều phong trào đưa đến những thay đổi trong xã hội".
Tin hay không là tùy bạn, Allen nói và thêm rằng việc đưa ra các dự đoán này không hề mang yếu tố thần thánh hay tâm lý, mà dựa trên các kinh nghiệm và phân tích kỹ càng. Theo đó, năm nay là năm tốt cho những chuyện tình cảm đối với người mang tuổi hổ hoặc lợn. Tuy nhiên, mặt trái của nó là cũng có thể sẽ có nhiều chuyện bê bối về tình dục hay ngoại tình, theo dấu hiệu mà những con thỏ mang đến.

sao... said...

Theo quan niệm của người Việt Nam, năm âm lịch tới đây là năm con mèo, còn theo người Trung Quốc và gốc Hoa ở các nước khác, con vật của năm tới là thỏ.
Những người làm trong ngành giải trí - làm phim, đạo diễn, nhà sản xuất - sẽ phát đạt. "Nhưng phải tập trung làm phim về gia đình, tình yêu và các mối quan hệ, chứ phim bạo lực thì không ăn thua", Allen đoán.
Ngành nghề dễ kiếm nhất trong năm dính dáng đến đất, gồm xây dựng, địa ốc, khách sạn. Các ngành nghề liên quan đến gỗ như trồng trọt sẽ khó khăn trong năm nay; trong khi các ngành liên quan đến kim loại như nữ trang, đồ kim khí; ngành liên quan đến mạng như vi tính, truyền hình, hàng không có triển vọng tốt, bà thầy này nói.
Màu sắc tốt cho năm nay là màu của đất, gồm vàng nhạt. nâu nhạt và các sắc độ giữa hai màu này. Màu tương đối tốt gồm đen và xanh lam.
Những dự đoán trên được Allen đưa ra mỗi năm, và năm nay thì đúng dịp khai mạc đại hội phong thủy Philippines lần thứ 6 tại thành phố Quezon.
Nói tóm lại, Allen đoán rằng "2011 là lúc bạn nghĩ đến sự thịnh vượng. Cho dù có những xung đột và khó khăn, đây vẫn là thời điểm tốt để kiếm tiền".

Suong Mai said...

Ca dao ta có câu:
Xưa kia ai biết ta đâu,
Vì chung chén rượu mở đầu làm quen.

SM nhận thấy phe các ông trong bữa ăn giao tế thường thường có đưa đà chút bia chút rượu, có phải vậy mà người ta thấy bớt xa lạ, dễ gần nhau hơn khi bàn luận một việc gì.
Tuy chưa đụng vào Giọt Nước
Mắt Quê Hương lần nào nhưng nghe bạn SAO kể chi tiết thật thú vị, vậy là có thể học thuộc vài chi tiết mà “đấu” với người ta khi bàn về Rượu Đế rồi. Chung rượu kề môi là ực cho lẹ, xong rồi có KHÀ KHÀ vài tiếng không vậy ? Từ trước đến nay SM cứ nghĩ rằng chủ xị phải là người lớn tuổi , được mọi người trong bàn nhậu kính trọng và đồng thời có tửu lượng cao để điều hành cho cạn ly rành mạch công bằng chớ không biết đó sẽ là người nhỏ tuổi lanh lẹ làm tròn phận sự “rót cho đầy ly cạn để uống cạn ly đầy” . Rượu phạt thì nghe cũng quen nhưng chào sân, bắn bổng bắn bỏ sao thấy rất nhà nghề, ngộ quá . Một lần về thăm nhà SM có ghé qua gia đình người quen cũ, gia chủ lớn tuổi gầy gò chẳng chịu ăn bao nhiêu nhưng uống trung bình 1 lít rượu đế 1 ngày, bà xã khen là tiến bộ hơn năm trước khoảng 2 lít mỗi ngày. Chao ôi nghe mà phát hoảng, huyết áp sẽ dồn dập cao đến đâu đây , gan có cháy và bao tử có lủng, sợ thiệt. Hẳn các bạn đã biết Gan có chức năng gạn lọc, loại trừ những chất độc trong thức ăn trước khi chúng được hấp thụ qua các mao trạng ở ruột non mà thấm vào dòng máu, thay vì nhâm nhi lâng lâng từ từ mà ực ực liên tục thì gan trời cũng không đốt hết nổi lượng alcohol thặng dư.
Thôi nhé, Tết Tây vừa qua rồi Tết Ta sắp tới, Trang chủ quan tâm rất nhiều đến phe ấy trong Trang thơ, có bầu thơ túi rượu thì xin cũng cạn chầm chậm mà thưởng thức hương vị thoảng cay nồng.

HUONG said...

NT đọc say sưa hết những dòng chữ SAY của các bạn thơ
Thú vị thật !
Bây giờ NT mới hiểu tại sao thơ phú đề cập đến rượu là cũng say mê không dừng được
Có một lần nào đó, NT sẽ được nhập chiếu đệm không hả bạn thơ S@ ?

Thien Thanh said...

Thơ và rượu hai thứ thường đi với nhau,Túi thơ bầu rượu,chẳng thế mà xưa có ông Lý Bạch say thơ say rượu say trăng..và cuối cùng ngả xuống vớt trăng..
Thật là lãng mạn cũng là rượu làm hưng phấn các thi nhân,nhưng có lẽ nhấm nháp như trang chủ nói và rượu làm tăng thi vị cuộc sống.
Chúng ta chúc mừng năm mới chung rượu be bé các bạn nhỉ!!

quehuong said...

Thiên-Thanh ơi,

Thơ với rượu thường đi "cặp kè" nhưng Hoa với rượu há có chịu thua đâu chứ.
Đọc bài Hoa với rượu của Nguyễn-Bính dưới đây là biết liền..

Hoa với rượu


Thấy rét, u tôi bọc lại mền,
Cô hàng cất rượu ủ thêm men,
Mẹ cha mất sớm còn em nhỏ,
Say cả tư mùa cho khách quen.
Em nhỏ là Nhi, bạn nhỏ tôi
Suối ngày hai đứa nhẩn nha chơi.
Chị Nhi bán rượu đôi chiều chợ
Vẫn nhớ mua quà cho cả đôi.
Hai đứa thường nhân buổi vắng nhà,
Người ta bắt chước chị người ta!
Ra vườn nhặt những hoa cam rụng
Về bỏ đầy nồi cất nước hoa.
Nước hoa tuy chẳng thơm là mấy
Hai đứa bôi đầy cả tóc nhau
Hí hửng bảo nhau: “Thơm đấy chứ
Nước hoa ngoài tỉnh thấm vào đâu!”
Một tối nhà Nhi có giỗ thầy
Chị Nhi cho uống rượu cay cay,
Chừng đâu chén nhỏ làm hai đứa
Mặt đỏ lên rồi, chếnh choáng say.
Hai đứa ôm nhau đánh giấc dài
Bất đồ ngủ đến sáng ngày mai
Chị Nhi cứ chế làm sao ấy
Hai đứa nhìn nhau khúc khích cười.
Chị Nhi thường nói với u tôi
“Hai đứa, thưa bà, đến đẹp đôi”
U tôi cười đáp ngay như thật
“Tôi có con dâu giúp đỡ rồi”
Thưở ấy làm sao thật thái bình
Trai hiền bạn với gái đồng trinh
Đời say men rượu thơm hoa rụng
Tràn những thơ ngây ngập cảm tình
Ấy thế mà rồi cách biệt nhau
Nhà Nhi chẳng biết dọn đi đâu
Mình tôi giời bắt làm thi sĩ
Mẹ mất khi chưa kịp bạc đầu
Bỏ mặc vườn cam bỏ mái gianh
Tôi đi dan díu với kinh thành
Hoa thơm mơ mãi vườn tiên giới
Chuốc mãi men say rượu ái tình
Rượu ái tình kia thành thuốc độc
vườn trần theo bướm phấn hương bay
Đời tôi sa mạc ôi sa mạc
Hoa hết thơm rồi rượu hết say
Trăm nghìn sầu tủi mình tôi chịu
Ba bốn năm rồi năm sáu năm
Khóc vụng mỗi lần tôi nhớ lại
Men nồng gạo nếp nước hoa cam
Xa lắm rồi Nhi! Muộn lắm rồi
Bẽ bàng lắm lắm nữa Nhi ơi!
Từ ngày Nhi bỏ nơi làng cũ
Mộng ngát, duyên lành cũng bỏ tôi.
Chắc ở nơi nào, dưới mái tranh,
Chị em Nhi vẫn sống yên lành,
Chị Nhi cất rượu cho Nhi bán.
Hồn vẫn trong mà mộng vẫn xinh.
Ngày xưa còn bé, Nhi còn đẹp
Huống nữa giờ Nhi đã đến thì,
Tháng tháng, mươi mười lăm buổi chợ
Cho người thiên hạ phải say Nhi.
Xóm chị em Nhi ở mấy nhà?
Bến đò sông vắng? Chợ gần, xa?
Nhà Nhi thuê có vườn không nhỉ?
Vườn có trồng cam, có nở hoa?
Mơ tưởng vu vơ, lòng dối lòng
Thực ra có phải thế này không
Chị Nhi đã lấy chồng năm trước
Nhi đến năm sau lại lấy chồng?
Ước gì trên bước đường lưu lạc.
Một buổi chiều nao, lạnh gió mưa
Gõ cửa nhà ai xin ngủ trọ
Giật mình tôi thấy tiếng Nhi thưa.
Ngồi bên lò rượu đêm hôm đó
Nhi rót đưa tôi nước rượu đầu.
Nhắc lại ngày xưa mà thẹn lại
Ngậm ngùi hai đứa uống chung nhau.
Tôi kể: “U tôi đã mất rồi
Cửa nhà còn có một mình tôi…”
Nhi rằng: “Ngày trước u thường nói
Hai đứa mình trông đến đẹp đôi…”
“Chị em mới lấy chồng năm trước
Chồng chị trồng cam ở mé sông.
Em ở mình đây nhà trống trải
Trăng vàng đầy ngõ, gió mênh mông…”
Như truyện Tương Như và Trác Thị
Đưa nhau về ở đất Lâm Cùng
Vườn xuân trắng xóa hoa cam rụng
Tôi với em Nhi kết vợ chồng.
Rượu cất kì ngon, men ủ khéo
Say người, thiên hạ lại say nhau,
Chiều chiều hai đứa sang thăm chị
Chồng hái hoa cho vợ giắt đầu.
Chao ơi! Là mộng hay là thực?
Là thực hay là mộng bấy lâu?
Hai đứa sống bằng hoa với rượu
Sống vào trời đất, sống cho nhau.
Nhưng mộng mà thôi, mộng mất thôi
Hoa thừa, rượu ế, ấy tình tôi,
Xa rồi vườn cũ hoa cam rụng
Gặp lại nhau chi, muộn mất rồi!

Nguyễn-Bính

Thien Thanh said...

Hoa với Rượu (Thơ Nguyễn Bính)

Bài thơ hay nhỉ thơ hay nhỉ!
Kể chuyện ngày xưa rượu với hoa.
Bài thơ hoa rượu thành thơ rượu!
Một cõi hoa vàng Rượu ướp Hoa.

Thấy thơ hay nên học đòi.Tt

HUONG said...

Những bài thơ tình ngày xưa như bài thơ Hoa và Rượu của thi sĩ Nguyễn Bính thật là đằm thắm và nhẹ nhàng chi lạ
Cái hồn thơ chân quê của Nguyễn Bính vẫn bất tử muôn đời

sao... said...

MẤT

Tiếc quá! Bài thơ hết mất rồi,
Sao nghe như giống chuyện lòng tôi.
Cũng hay đấy nhỉ! bài thơ nối,
Nối tự thơ ngây nối bẽ bàng.
Phải chi tôi được mơ đến sáng,
Tự lúc trăng treo giấc muộn màng.
Câu thơ tôi vụng chừng không đạt,
Kể chuyện lòng tôi bát ngát tình.
Tôi không viết được câu trau chuốt,
Nên bị người chê buốt cả hồn.
Làm thơ mà đọc nghe như kể,
Câu chữ nôm na thế cũng làm!
Tôi cười mà bảo thôi coi tạm,
Như tự lòng tôi hám chút duyên.
Duyên trôi lãng đãng thuyền không bến,
Mải miết trôi đi đến thẫn thờ.
Ở đó có ai đan sợi mộng?
Cho tôi níu lấy sống mà mơ.
Tôi mơ một tối chờ trăng tới,
Ngồi tựa bên em với tóc buồn.
Nói năng chi nữa lời vô nghĩa?
Ta thả tình ta xuống bến sông.
Có hàng dừa nước trồng che lối,
Mái lá che nghiêng tối tự tình.
Có cây cầu gỗ mình chung bước,
Soi bóng lung linh nước dưới chân.
Ta bên em đấy, bâng khuâng quá,
Hiện thực sao chừng giấc Nam Kha.
Nồi cháo kê vàng ta tỉnh giấc,
Em đi đâu mất, mất tình buồn.

s@...

HUONG said...

"...Ta bên em đấy, bâng khuâng quá..."
Còn gì để nói thêm nữa đây ?

coxanh said...

Co xanh moi o ray ve, vao TRANG THO, oi sao ma nhieu comment hay the, doc sao ma thich qua, the la co them su hieu biet ve ruou roi, cam on cac ban that nhieu...that nhieu...

Unknown said...

Toàn thơ hay
baomoi