Úi cha ơi,NS nhà quê quá không biết đây là bầu khô đựng nước,cám ơn SM nghe,cứ thấy trái bầu là tưởng ,mà không nhớ là bầu khô hay bầu tươi,bầu tươi thì còn xanh ,mà bầu khô thì vàng nâu ! Thôi thì :
Ai làm bầu bí héo khô Chàng nam thiếp bắc ,(chớ )ngọn gió đông sang (nó) lạnh lùng !!!!
Đọc bài thơ của bạn thơ CỎ MAY, NT bỗng thèm được làm cô gái Tây Nguyên như trong bài thơ vậy - thật hồn nhiên sống với núi rừng, cây cỏ, suối ngàn Bây giờ nhìn lại hình ảnh cô gái trong hình minh họa mà nhớ quay quắt chi lạ Sống với thiên nhiên mình bỗng dưng ngây ngô lắm và cũng thanh thản vô cùng vì trời đất mênh mông, thác tràn, sông suối tung tăng, để rồi mình cảm thấy mình trẻ lại ... Đôi khi mình chợt thấy mình như cánh hoa dại ven đường hay lá cỏ lung linh sương sớm men theo lối mòn đi quen ... Hồi xưa đi học mà cúp cua là NT trốn xuống suối, xuống rẫy chứ không có mon men đi ciné đâu
Có bao giờ sẽ có một ngày Trang Thơ hội tụ nhau bên cạnh cái rẫy khoai, rẫy bắp, bên con suối trong veo hay đứng vẫy tay với trời xanh nơi đầu ngọn thác không nhỉ ?
Rất cám ơn Cỏ May: Bài thơ nho nhỏ, xinh xắn & dễ thương như nụ cười thơ ngây, duyên dáng của cô sơn nữ trong thơ & trong nhạc và cả trên những nẽo đường đất đỏ - hoa vàng ngát thơm hương cà phê của Ban Mê Thuột ngày nào! Trang chủ minh hoạ cũng tài tình, tự nhiên & sống động lắm lắm!... Ngàn Sau,Sao Mai,Cỏ Xanh & Các bạn thơ ơi! Qua thơ & qua hình ảnh minh họa quả thật là:
Ban Mê đi dễ khó về... Nụ cười sơn cước đê mê bao nguời? Hoa vàng - hoa tím chơi vơi Rừng thơm suối biếc một trời thênh thang...
Nhìn Cô gái Tây Nguyên vai mang gùi "Tóc cài hoa tím, chân kiềng vòng thau"(thơ Cỏ May)với nụ cười rất xinh . VK nhớ lại thuở thật xa xưa, lúc còn là học sinh Tiểu học, có lần cả lớp được Thầy hướng dần đi du ngoạn vào một "Làng Thượng" VK cùng các bạn, mới có dịp tận mắt nhìn thấy cảnh núi rừng Cao nguyên thật hùng vĩ và thơ mộng làm sao!(Không biết NS còn nhớ không). Hình ảnh các nàng Sơn nữ vận chăn đủ màu sắc, vai mang gùi cùng nhau vui đùa bên giòng suối nước trong, mà đến nay hình ảnh ấy vẫn còn mơ màng trong tiềm thức VK . Cám ơn Cỏ May và Trang chủ với bài thơ và hình ảnh cô gái thật dễ thương, Cám ơn các bạn .
VK còn nhớ ngôi trường THượng đó hả,NS nhớ đó là DẦM,từ M'LON đi vào,phải qua môt cái xàlang mà sau này họ gọi là phà.Cái xàlang này được làm bằng các thùng tônô đựng xăng ghép lại,trên là tre hay là váng,chỉ chở người qua thôi,còn xe thì để lại trên bờ. Vào làng Thượng ,rất sạch sẽ ,được tổ chức chu đáo,mình tưởng học sinh Thượng coi trọng mình lắm,nhưng tụi nó lại phách lối nữa chứ.Tụi nó nói tiếng Pháp giỏi hơn h/s VN. Vào các lớp học trên tường có dán những câu châm ngôn ,hoặc những câu nói của các đại văn haò PHÁP,các cô thầy đều trầm trồ khen ngợi... Trong đám nữ sinh có chị ĐÀO con ông HUYỆN THƯỢNG ,bà huyện là người HUẾ (một cô TÔN NỮ),hồi xưa ông HUYỆN ra HUẾ xin cưới (chắc là mấy chục trâu bò....) Chị ĐÀO phải xếp hàng theo đoàn thiếu nữ Thượng đi tắm suối,thấy chúng ta mà chị không dám ra khỏi hàng ,chỉ vẩy chào thôi.Xem vậy mới biết trường Thượng rất kỹ luật. Còn người Thượng BMT thì hiền lành hơn ,trường THBMT (ngày xưa) có một khu KÝ TÚC XÁ cho h/s Thượng. Thỉnh thoảng chúng ta đi thác nhà đèn buôn KOSIA cũng gặp các cô tắm suối,nhưng khi chúng ta đến thì các cô biến mất...
Nhìn hai trái bầu khô trong gùi nhỏ của cô gái làm SM nhớ những lúc ghé lại nhà đồng bào Thượng trong buôn, luôn luôn thấy phía trên bếp lửa có treo lủng lẳng các trái bầu khô màu nâu và đen bóng lẫn lộn. Ngoài chuyện tiện dụng đựng nước đựng rượu họ còn để dành hạt giống cho mùa sau trồng tiếp. Lần nào thấy thì SM cũng để mắt tìm kiếm những trái nhỏ xíu xinh xinh , mà ít có lắm, mấy trái lớn xin về đâu có biết để làm gì. Phải chi hồi đó hỏi đồng bào cách làm sao để tạo những trái bầu rỗng ruột, nhẹ và cứng, màu đen đựng nước mát lạnh. Thích nhất là cắt bầu tươi từ giàn trồng, đem vào luộc hoặc xào ăn ngay , không cần tôm thịt, giản dị mà ngon. Có loại dài độ 3,4 gang tay, ăn một lần đâu có hết phải cắt từng khúc , phần còn lại vẫn dính trên dây, còn hái đem cho năn nỉ người ta ăn dùm nữa chớ. Có lại vừa đủ gang tay thích hợp cho những gia đình ít người, SM thì chấm loại hình dáng như hồ lô, đúng chính hiệu giống bầu eo thon của cô gái trong hình, từ lúc mới nhú chút bẻo rồi dần lớn lên , giàn mà sai trái thì trông cả bày đủ mọi kích thước. SM đã học một bài kinh nghiệm sau lần hái hai trái non để dành trong tủ lạnh, đến tuần sau lấy ra nấu thì hỡi ơi sao cái vỏ lại cứng ngắc, còn đâu mà da bầu non mềm mại, ai có dè ở nhiệt độ lạnh mà lại biến đổi như thế, các bạn nhớ mua hay hái rồi nên ăn liền dùm nhé.
Cô gái Tây nguyên và cô gái do Trang chủ post lên thật tươi vui, sinh động, yêu đời. Với đôi mắt to đen, nụ cười tươi như hoa rừng. Cảnh em đi tung tăng lượm củi, gieo lúa, vui đùa với chim sóc đẹp và nên thơ quá. Nhưng sao bài thơ kết buồn thế! Đọc bài thơ, PToàn nhớ lại ngày xưa thường vào các buôn làng chơi, tuy sợ họ Thư nhưng vẫn thích nét hoang sơ, mùi khét nắng đặc trưng cùng mùi khói trên da thịt mỗi người. Cá ông bà già rất đẹp đấy nhé! Cảm ơn Cỏ May với bài thơ hay để PT được nhớ về ngày xưa cũ
Trái bầu khô là một đồ dùng thân thiết với cuộc sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Trái bầu khô theo người lên rẫy, lên nương. Các chàng trai muốn tỏ tình cũng nhờ trái... bầu khô.
Bầu đựng nước cũng là giống bầu ăn trái, bụng phình to, cổ thon lại cao khoảng 10 cm nhưng phải trồng trên mảnh đất cằn cỗi, tuy lâu có trái và trái nhỏ nhưng vỏ dày và bền. Khi bầu kết trái to bằng nắm tay, người ta chừa lại mỗi dây 2-3 trái đẹp nhất, không méo mó, số còn lại vặt bỏ hết. Khi bầu bắt đầu cứng vỏ, dùng gai cây rừng vẽ hoa văn, hoa văn tùy theo ý thích mỗi người. Không chỉ vẽ một lần được ngay mà cứ vài ngày phải nạo nét vẽ kẻo bầu lớn bít mất và đợi khi nào dây bầu héo khô mới cắt.
Trước khi dùng mũi dao đục lỗ bên trong quả bầu để lôi hết ruột ra và ngâm nước, người ta làm cơm cúng Giàng. Sau khi ngâm nước, họ cho bầu vào nồi luộc 2 ngày rồi vớt ra (bầu luộc sẽ không bị mối, mọt đục). Rồi ngâm và súc nước lạnh suốt 7 ngày cho sạch xơ bên trong mới sửa chữa lại hoa văn, họa tiết cho sắc nét. Trẻ em 10 tuổi trở lên bắt đầu có bầu nước riêng để đem theo khi đi rừng hoặc đi rẫy, đi học. Nhà nào cũng có một trái bầu to có thể chứa được 8 - 10 lít nước uống, tiếp khách gọi là "bầu cái" đặt trong góc nhà. Ngoài ra bầu còn dùng đựng rượu, ngâm thuốc bổ, đựng hạt giống, có khi đựng cả canh mang lên rẫy.
Ngày xưa trai gái đến tuổi cặp kê thường hay lấy trái bầu nước tỏ tình với nhau. Chàng trai đã để ý cô gái nào đó mà không dám ngỏ lời thì chàng trai phải trồng một dây bầu, thỉnh thoảng rủ cô gái ra gốc bầu trò chuyện. Khi bầu già tự tay chàng làm một trái xinh xắn, có hoa văn đẹp, nhờ người đem tặng và chờ đợi. Nếu như đầu mùa rẫy năm ấy mà thấy cô gái cột trái bầu của mình sau gùi là đã chấp nhận lời cầu hôn, còn không phải của mình thì nên rút lui. Tập tục này cho đến nay nhiều buôn người M'Nông và một số dân tộc khác ở vùng sâu vẫn giữ. Lê Hoa (St)
Xin cống hiến một loại bánh mới lụm được trên mạng. Bữa nào rảnh, bà con mình làm thử coi sao.
BÁNH TRÁI BẦU
Thành phần: - 300g bột gạo (do nhà tui còn có chừng 220grm bột gạo nên tui cho có nhiêu đó thôi) - 1kg trái bầu : bỏ vỏ , cắt sợi nhuyễn , không bỏ nước (nếu làm bằng cái khuôn hấp bánh tròn 25 phân giống tui thì chỉ cắt khoảng 700 gr bầu thôi vì tui mua quả 1 kg mà còn để lại 1 khúc vì thấy đầy khay rồi. Mình làm lần đầu nên vừa xắt bầu vừa nhìn bột để áng chừng chứ không cắt hết ngay cả trái) - 200g thịt heo nạc dăm: bằm nhuyễn. - 200g tôm đất: bỏ vỏ, bằm nhuyễn. - 100g đậu xanh đãi vỏ : ngâm qua đêm, hấp chín, tán nhuyễn. - 300g Dừa nạo: vắt lấy 500g nước cốt và dảo. - 50g hành tây bằm nhuyễn. - 1 muổng súp nước hột điều dầu (khoản này thì tui cũng chế tác luôn vì nhà không có màu điều, màu thực phẩm gì hết. Chanh,tỏi, ớt làm nước mắm. Gia vị: dầu ăn, muối, tiêu, đường, bột nêm.
Hướng dẫn cách làm: • cho 4 muỗng dầu ăn vào chảo, phi tỏi cho thơm, cho hành tây,thịt xay, tôm, đậu xanh, 1 muỗng hột điều dầu, xào vừa chín tới tắt bếp, rắc ít tiêu. • bột gạo + cho nước dừa vào + 1miếng muối + cho bầu vào trộn đều , bỏ vào khuôn hấp 25 phút. Còn hơi nhão cho hổn hợp đã xào lên mặt, dùng muỗng rải đều lên mặt bánh, hấp tiếp 10 phút bánh chín, để nguội. • pha nước mắm : 3 muỗng nước mắm 45 độ đạm + 9 muỗng nước + 6 muỗng đường + 6 muỗng chanh + tỏi bằm nhuyễn.
(Cái công thức nầy giống công thức gia truyền của Bà Nội tui. Khi bị sụp hầm, nhờ có chai nước mắm tiếp tế, tui mới pha chế thành thứ nước mắm nầy. Hợp khẩu vị tui cũng có, nhưng quan trọng là hợp khẩu vị của tay Đội Trưởng. Nhờ nó mà tui được tàn tàn ở nhà, khỏi đi cắt tranh bị đạp mìn cóc mà “chàng về nay đã cụt chân”)
Trang chủ thật tài,tìm đâu ra mấy giàn bầu sai trái vậy,làm TLB cứ nhớ tới giàn bầu xem trên hình nhà một đại gia nghệ sĩ nào đó ở VN. Đi vào buôn bây giờ khó mà tìm được một giàn bầu sai trái xanh tươi như vậy. Mấy cô gái Tây Nguyên đẹp như lai,thật là những hình ảnh đặc biệt! Bây giờ thì ít khi gặp được mấy cô đẹp vậy ,may ra thì có SIU BLACK?
Nhớ câu thơ cuả ai đó trong trang thơ: Bây giờ thời thế đổi thay Người Thượng xuống chợ ,người kinh lên rừng ?
Những dụng cụ đựng nước uống. Thiên Thanh nhớ có đọc một bài của BS Ý Đức viết về những vật dụng đựng nước uống.Thời xa xưa người ta đựng nuớc uống trong lu ,khạp bình sành ,chai hay người bán sơ đựng trong bầu,ống tre hay còn gọi ống bương?Thời chiến tranh người ta đựng nước uống trong "biđông"sắt cho dễ di chuyển.Tới thời hiện đại thì nước uống đựng trong chai nhựa,plastic,nilon.Thật ra những chai nước uống nhựa này nhìn sạch sẽ nhưng rất độc hai khi để dưới ánh nắng mặt trời chất nhựa dẽo nấu lại cùng với chất tẩy chai hòa trong nước uống thành một phần hóa chất độc hại.(thành phần này cũng ít nên vẫn được xử dụng) TThanh hồi trước có được uống thử nước uống đựng trong trái bầu của người bạn HBan và còn được tặng 1 trái bầu đựng nước nho nhỏ xinh xinh,nước uống ngon ngon và thơm thơm....
CỎ MAY thành thật cám ơn qúi bạn Trang thơ đã ủng hộ cho tác phẩm đầu tay (nhất là thầy TUỆ MINH ),Trang chủ lên một bức hình dễ thương như ngày xưa...
Tiếc thay tuổi trẻ xa rồi Giờ đây còn lại ngậm ngùi mà thôi!
Vỏ bầu khô, ngoài việc dùng đựng hạt giống và nước uống còn có một công dụng khác: Văn nghệ văn gừng.
Vỏ bầu khô gắn với đời sống tinh thần gồm những vật dụng trong nghi lễ tôn giáo và trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, chủ yếu tập trung ở các dân tộc: Ba Na, Xơ Ðăng, Giẻ Triêng, Mạ, M'Nông, La Hủ, Kháng, Giáy, Dao, Tày. Với những đặc tính vốn có, vỏ bầu được không ít dân tộc chọn làm hộp cộng âm cho những nhạc cụ của mình. Trước tiên phải kể đến bộ nhạc cụ dây tương đối phổ biến và phong phú như đàn sáu dây, đàn ba dây, đàn bruk-chơ ngoi, đàn brang của dân tộc Xơ Ðăng; đàn tính của dân tộc Tày, Giáy và Kháng; đàn tinh nưng, đàn brov của dân tộc Ba Na; đàn tinh ninh của dân tộc Giẻ Triêng; đàn bầu của người La Hủ... Ðể có được cây đàn tốt không đơn giản, trong đó hộp cộng âm là một bộ phận quan trọng nhất, quyết định chất lượng âm thanh. Do vậy phải chọn những quả bầu có hình dáng tròn đều, vỏ dai và quan trọng hơn là phải kiểm tra âm thanh được phát ra từ chúng. Cây đàn tính của một số dân tộc miền núi phía bắc, kỹ thuật chế tác khá phức tạp. Họ thường cắt bỏ một phần tư phía cuống bầu làm miệng, lắp cần đàn xuyên từ bên này qua bên kia, chia miệng hộp ra làm hai phần bằng nhau. Sau đó hộp được bịt kín bằng gỗ thông mỏng. Ðể gắn kết, người ta dùng nhựa của một loại cây rừng. Dây đàn bằng sợi tơ tằm có bôi nhựa củ nâu làm săn chắc và tăng độ bền. Ðàn tính là nhạc cụ độc đáo nhất của dân tộc Tày, được sử dụng trong lễ cúng then, trong các sinh hoạt văn hóa văn nghệ, lễ hội của dân tộc.
Trường Sơn - Tây Nguyên là khu vực có nhiều dân tộc sử dụng vỏ bầu làm nhạc cụ. Vỏ bầu được chọn thường có thân tròn, miệng thu nhỏ. Chúng được cắt bỏ phần cuống và phần đáy rồi được buộc vào cần đàn bằng dây. Hộp âm không bịt kín như cây đàn tính mà để trống một mặt trên hay cả hai phía. Thông thường đàn có một hộp âm, nhưng có những dân tộc lại lắp hai hộp âm ở hai đầu, một hộp to và một hộp nhỏ như đàn tinh nưng của dân tộc Ba Na. Nếu cây đàn tính chủ yếu dành cho phụ nữ, thì các loại đàn làm từ vỏ bầu ở khu vực này lại dành cho giới mày râu. Họ thường đàn hát sau mỗi ngày làm việc mệt nhọc, vào những ngày lễ hội... Ðặc biệt còn là "công cụ" đắc lực giúp các chàng trai người Thượng đi tìm bạn tình.
Ngoài bộ nhạc cụ dây, các nhạc cụ hơi sử dụng vỏ bầu khô cũng khá phổ biến ở các dân tộc trên Trường Sơn - Tây Nguyên như : M'Nông, Kơ Ho, Mạ... Chúng gồm có hai loại: loại sử dụng sáu ống nứa và một quả bầu - khèn; loại một ống và một vỏ bầu - sáo.
Sáu ống nứa ở khèn được chia làm hai lớp: trên bốn, dưới hai. Với dân tộc Kơ Ho nhạc cụ này được gọi là kăm boát, còn người Mạ gọi là mhuốt... Ðể làm chiếc khèn này người ta thường chọn những quả bầu có thân vừa phải, tròn đều và cổ hơi cong. Cuống bầu được cắt bỏ tạo thành một lỗ nhỏ làm nơi thổi. Thân bầu được khoét sáu lỗ xuyên qua hai lớp vỏ bầu để lắp ống khèn. Khi tạo các lỗ này họ thường chú ý đến chiều cong của cổ quả bầu và hướng của ống nứa, sao cho khi thổi lỗ ống thổi quay ra phía sau còn các ống khèn chĩa phía trước.
Sáo sử dụng một quả bầu và một ống nứa được người Mạ gọi là brê. Nó cũng được chế tác tương tự khèn sáu ống, tuy nhiên phía bên ngoài thân bầu của ống nứa được người dân tạo ba lỗ nhỏ để tạo ra những âm thanh khác nhau. Dân tộc M'Nông còn có rlét, cũng dùng một ống nứa giống như brê của người Mạ, nhưng đầu kia của rlét được lắp thêm một đoạn ống nứa lớn hơn đổđầy nước khi thổi. Hơi truyền từ vỏ bầu, qua ống nứa đập vào ống chứa nước tạo nên những âm thanh khác lạ.
Với người Mạ, cả hai loại nhạc cụ hơi này đều được chơi trong các lễ hội như lễ đâm trâu, lễ cúng ngày trỉa lúa, lễ cúng lúa mới... Khèn sáu ống có thể được sử dụng thay thế âm thanh của bộ cồng chiêng. Họ cũng sử dụng chúng để thể hiện tâm sự buồn vui trong cuộc sống. Song với người Kơ Ho, chúng lại không được sử dụng trong các lễ hội, đặc biệt là lễ hội đâm trâu.
Banmê… biết tại sao người ta hay làm như vậy không ? Vì hai chữ Banmê nghe lãng mạn hơn !!!
Ừ! Ngẫm lại thì đúng vậy. Nhưng khi đọc lên, tôi nghe chừng như một nỗi nhớ...bị hụt hơi. Chẳng lẽ ngày xưa người ta nói tròn chữ không lãng mạn sao? Và tôi bây giờ vẫn luôn gọi chốn ấy là Banmêthuột. Không bao giờ gọi Banmê, Buônmêthuột hay Buônmathuột. Và xem chừng trong tâm hồn tôi vẫn còn nỗi nhớ vẹn nguyên thêm ít nhiều lưu luyến nữa. Vẫn còn lãng mạn đấy chứ? Nhớ gì và lưu luyến gì? Cảnh cũ thì đã quá nhiều đổi thay. Có chăng là những người con gái ở đó ngày xưa. Lớn lên rồi ra đi, lại trở về, cứ thấp thoáng lúc hiện lúc mất hút trong bụi mù thời gian. Cái thời mới lớn chưa biết tiếp nhận những kỳ diệu của cuộc sống. Những kỷ niệm, những nhớ nhung cứ khơi khơi in dấu trong tâm khảm mình không có một chút chắt lọc bởi còn quá ngây ngô. Những người có tâm hồn nhạy cảm, người ta ghi nhận rồi chọn lọc trong mớ ký ức chập chùng để bật lên biết bao nhiêu bài thơ, tuỳ bút, văn xuôi, viết thành nhạc với rất nhiều ngôn từ đẹp đẽ. Tôi chỉ biết đơn giản một điều: Nhớ Banmêthuột!
Con đường số 14 bây giờ hư hỏng nặng, và người ta đang sửa chữa và mở rộng ra. Tuyến đường giao thông huyết mạch nối các tỉnh Tây Nguyên với đồng bằng xe cộ đi lại nườm nượp ngày đêm nhưng cứ làm theo kiểu ù ơ ví dầu. Đi suốt đoạn đường từ Đồng Xoài Bình Phước lên tới Gia Nghĩa Đức Nông, mặt đường hư hỏng nham nhở. Chỗ thì vài đống đá, chỗ thì vài đống đất, xe cơ giới đậu hai bên đường cũng nhiều nhưng tuyệt nhiên không thấy một toán thi công mặt đường nào. Đến đoạn Đắc Nông thì có một vài hoạt động, xe ben chở đá còn lui tới.
Quá Bù Đăng một chút, xe dừng lại rước một hành khách nữ ngoài hai mươi tuổi người dân tộc. Không biết thuộc sắc dân gì, thua luôn! Cũng nước da đen bóng, tóc uốn phi-dê, mặc quần áo người Kinh nhưng sắc mặt có vẻ buồn. Chắc là đã “bắt cái chồng” rồi. Thì tôi đoán vậy, bởi đa số phụ nữ khi đã có chồng thường...BUỒN. Gần tới Gia Nghĩa, tự dưng tôi nghe một tràng tiếng dân tộc. Ngước mắt nhìn quanh toàn là người Kinh thì nàng nói chuyện với ai? Thì ra nàng đang a-lô trong cái điện thoại di động. Một hình ảnh của một người phụ nữ hiện đại không phân biệt Kinh Thượng.
Ngày xưa, tôi có quen một cô con gái người Ê-Đê trước học Trường Trung Học BMT. Mảnh mai, da trắng trẻo, tóc hơi vàng (thời đó chưa có vụ nhuộm tóc như bây giờ, chắc là lai Tây đồn điền), nói giọng Bắc rất chuẩn, nhỏ nhẹ, ngọt ngào. Nếu không có cái xà-rông thì chẳng ai biết đó là một cô gái Thượng. Đưa đưa đón đón một thời gian rồi chiến tranh lôi tôi đi mất hút, bỏ lại sau lưng một nụ cười.
Qua khỏi rừng lạnh thì trời đã xế chiều. Liếc nhìn ra ngoài cửa sổ chỉ thấy Dã Quỳ còn thưa thớt những đoá tàn phai. Chạnh lòng một chút. Mình đã đến muộn mùa hoa rồi chăng? Hay là mình đã đến sớm nên đời hoa chưa nở? Tôi nhớ một đoạn tuỳ bút bạn thơ QH trích dẫn: ..Mãi đến hơn hai mươi năm sau, tôi mới thực hiện được mơ ước của mình. Mặc dù đã hai lần đến Đà Lạt, cả Bầu Bí cùng đi, nhưng vì vào dịp hè cho hai đứa được đi chơi cùng mẹ (mà hoa quỳ chỉ nở vào cuối năm) nên cái ước mơ được thả mình trên những đồi hoa vàng ấy trong tôi vẫn còn nguyên vẹn. Trời về chiều với chút sương sớm mờ mờ làm lòng buồn hiu hắt như đã lỡ hẹn với ai.
Trời Banmêthuột mưa lâm thâm, không lớn nhưng đủ làm thấm áo. Không gian u buồn như nhân đôi nỗi nhớ. Chừng như bão rớt thì phải. Trời đã vậy nên ngại chẳng muốn đi ra ngoài nên chẳng biết phố thay đổi như thế nào? À, cái chữ PHỐ nầy nghe lạ tai với tôi nhưng rất thú vị. Gần tới nơi, anh phụ xế hỏi: Anh xuống phố hả? Tôi ngớ người làm thinh. Phố là chỗ nào? Ba mươi giây sau tôi đoán ra rồi gật đầu. Hoá ra mảnh đất hơn bốn mươi năm về trước tôi tung hoành ngang dọc giờ đã được người ta đặt cho một tên gọi mới: PHỐ. Hay ho thật!
Trở lại Sài Gòn trời BMT vẫn còn mưa, ngày một lớn hơn. Dãy rừng thông hai bên đường đoạn rừng lạnh đã mờ mịt mây giăng làm thấm lạnh. Đoạn từ Dak Mil tới Dak Song, hai bên đường bừng nở những đoá Dã Quỳ khoe sắc, hớn hở ngửa mặt đón những giọt mưa thu. Hoá ra mùa hoa mới bắt đầu. Đồi núi chập chùng trải dài phía xa xa như mời gọi ánh mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp lộng lẫy của núi rừng Tây Nguyên cho những ai có chút lòng hoài nhớ một vùng đất đầy kỷ niệm. Bao nhiêu đó cũng đủ bù đắp cho một chuyến đi.
Cô gái Tây Nguyên trong hình làm SK nghĩ đến em bé Thu Hằng, em chừng 12 tuổi, bán vé số tại BanMê. Khi mời mua vé, SK từ chối không mua nhưng muốn giúp em một số tiền, nhưng bé đã thẳng thắn từ chối. Em nói" nếu chú mua vé số thì cháu bán, còn chú cho tiền thì cháu không dám nhận".Nói sao cũng không chịu nhận. Thật đáng qúy thay. Rất tiếc không biết cách insert hình của em để "phe ta" cùng xem.
Xin giới thiệu cùng các bạn, SONG KIM, một cư dân chính hiệu BMT , chung một mái trường Trung học Buồn Muôn Thuở. Trang Thơ hân hoan chào đón bạn ghé chơi cùng hòa nhịp vui vẻ thân ái. Cám ơn SK đã chia sẻ chuyện em bé Thu Hằng ở BMT với lòng tự trọng cao khiến cho người lớn cũng phải khâm phục. Chẳng hay Như Thương có đoán được người quen không chớ Trang chủ đã nhận ra SK cùng tham dự Họp mặt Kỷ niệm 55 năm ngày thành lập THBMT ở Washington DC tháng 7 vừa rồi.
chào bạn Cỏ May Là người Tây nguyên mà thấy cô gái Tây nguyên (êđê) nguyên thuỷ dễ thương như vây ai mà không yêu mến tuy đời sống còn nhiều gian khổ côgái TN vẫn luôn bằng lòng chấp nhận -điều đó thể hiện ở 2câu cuối tại sao chế độ Mẫu hệ ở TN không làm cho người phụ nữ có uy quyền được sống vui vẽ hạnh phúc hơn- đó là sự bbất công không ?Ta thử nói về cuộc sống hiện tại của những thiếu nữ TN,người đàn bà thượng thời nay ở BAN MÊ qua người đàn bà DT anh S kể KC cũng muốn nói thêm về hình ảnh cô gái TN hiện đại ăn măc mốt ,tay cầm điện thoại ý ới -không ở nhà dài nữa mà ở nhà xây mái thái chạy xe cúp vv... Tuy vậy hình ảnh cái gùi ,mớ rau,trái bầu thì vẫn còn ở 1số người bình dân khi xuống chợ (đa số),ngày nay đời sống đở chật vật hơn vì nhờ lao động cần cù nên họ cũng ăn mặc đẹp hơn ,ăn ngon hơn ,con cái đi học đàng hoàng -một điều mà mình ghi nhận được là học sinh của mình có nhiều thay đổi hơn về cuộc sống ,tinh thần.. đó là vàiđiều muốn tâm sự
Kim Chi ơi, NHÀ DÀI ,NHÀ MÁI THÁI là nhà gì vậy ,làm ơn giải thích giùm ,mà ngắn gọn thôi nghe ,đừng dài như cái nhà dài nhà dãi ,nhà dai đọc không hiểu đâu !
Trang Thơ hân hoan chào đón bạn ghé chơi cùng hòa nhịp vui vẻ thân ái. Qua lời giới thiệu của SƯƠNG MAI như trên, xin cho tôi hỏi rõ người bạn mới có ý định GHÉ CHƠI hay VÀO CHƠI với Trang Thơ để dễ dàng trao đổi hơn. Nếu chỉ là ghé chơi sẽ là một vị khách quý. Còn vào chơi sẽ là một bạn thơ mới. Sao phải phân định rạch ròi chi vậy? Bởi vì với một người bạn, tình cảm đối đãi sẽ thân tình hơn. Còn đối với khách, tất nhiên sẽ phải giữ một khoảng cách vừa phải.
" Khéo " thay Trang Chủ lại tìm được thêm " Gốc cây Kơ Nia KHOA "
NT nói nhỏ với bạn thơ Sao nghen ... Bạn thơ KHOA sẽ ngồi chung chiếu nhậu với bạn thơ SAO đấy - rồi một ngày nào đó, NT sẽ được nghe hai bạn " KHÀ ... KHÀ ...
Xong rồi cả làng xúm xít quanh cái ché rượu cần vui chơi quên ngày quên đêm !
Qua comment của người bạn nêu lên một vấn đề tương đối mới mẻ trên Trang Thơ, tôi xin nói lên ý nghĩ của mình. Chẳng phải là tiêu cực để thấy cảnh đời toàn một gam màu u tối, nhưng có khi những người xa xứ lâu ngày không thấu hiểu. Giống như tôi đang nằm ở mặt trái đồng tiền xu nên dễ thấy nhiều cảnh đời ngang trái.
Những người bạn hiện sống ở VN chắc đã từng đọc những bài báo về bọn lưu manh người miền Bắc, dụ dỗ những người già và trẻ con ở ngoài xứ xuôi Nam để làm nghề ăn xin và bán vé số nuôi chúng. Tất nhiên là chúng cai trị họ bằng những bàn tay sắt rồi.
Trường hợp của bé gái Thu Hằng cụ thể thế nào thì không biết. Cũng có thể do lòng tự trọng mà cô bé không nhận tiền cho không. Nhưng năm tôi khoảng 12 tuổi thì chưa biết về điều nầy. Thỉnh thoảng có người lớn cho tiền ăn bánh thì tôi mừng lắm! Nhưng nếu cô bé lọt vào trong băng đảng lưu manh như tôi vừa nói thì số tiền cho không đó sẽ là tai hoạ giáng xuống đầu. Khi về chỗ trú ngụ, bọn đầu gấu sẽ lục tới cả cái lai áo xem có dấu tiền không. Số tiền thừa ngoài tiền lời bán vé số sẽ đem đến cho cô bé một trận đòn mềm xương vì chúng chẳng bao giờ tin lòng tốt của ai cả mà cho đó là tiền ăn cắp của chúng thôi. Chắc hẳn tất cả các bạn đều đã xem phim Triệu phú ổ chuột ( Slumdog Millionaire) đã đoạt giải Oscar. Một cậu bé có giọng hát hay đã bị bọn lưu manh làm cho mù mắt để gợi lòng thương cảm của người đời nhiều hơn hầu dễ móc túi hậu hĩnh. Dù đó chỉ là phim, nhưng ở đây bây giờ còn nhiều trường hợp éo le hơn nhiều.
Hãy khoan cho cuộc gặp gỡ đó là một cơ duyên. Theo tôi, nên tìm hiểu kỹ hơn rồi kết luận cũng chưa muộn.
Trang Thơ kỳ này thật rộn rã bình loạn về bầu bì, khiến SK muốn dùng hình ảnh trái bầu này nhắn với Sao "qủa tạ" rằng thì là:... "Bầu" Sao ơi,thương lấy "Bí" SK cùng Tuy rằng khác giống (?) nhưng chung một giàn (th/Banmethuot). Bí trong ngoặc kép ở đây không phải là bí đao, bí rợ, bí ngô mà là "bí đao... thương". Đao, thương thứ thiệt, chứ không phải dao găm, lựu đạn của dân răng đen mã tấu. Nên các bạn trong Trang Thơ hãy đại xá cho nếu thấy SK hươi đao qúa tay nha. SK
Xin cám ơn các bạn đón nhận SK vào Trang Thơ của Trang chũ Sương Mai. Hy vọng sẽ mang lại cho các bạn những nụ cười sảng khoái qua những đóng góp khiêm nhường khi có thể. SK
Cô gái Tây nguyên với con mắt biết cười,chia xẽ với Cỏ May hình ảnh 1 cô gái dễ thương,mang nụ cười từ mọi phía,ít ra cũng làm các bạn thơ thấy đời vui hơn,dù bên cạnh vẫn chập chùng nỗi buồn có đôi khi vô cớ. Thân ái chào bạn Song Kim đến vối trang thơ,thật sự mới nghe qua từ Song ,rồi Kim tôi nghĩ trang thơ mình có 1 anh chàng Hàn quốc nào đó đi lạc.(chắc tại tôi hay coi loại phim này.)Dù sao tôi cũng có cảm nhân bạn SK có vẻ tình cảm.hãy cứ như vậy dù đời có trí trá ,ai có lừa mình,thì nguời khác lừa lại họ.Xin lỗi vì hơi quá đà chuyện này.Chúc bạn SK thả hồn hết mình vào trang thơ.
Hôm nay, ngồi nhìn lại tấm hình minh hoạ bài thơ Cô gái Tây Nguyên một lần nữa thấy đẹp lạ lùng, rất nghệ thuật. Xin có lời khen người chọn tấm hình đẹp thích hợp với nội dung bài thơ. Cả font chữ và bố cục cũng rất đẹp. Khen người làm hình bài thơ luôn.
Nhìn những cái bầu đựng nước, tôi nhớ ngày xưa thường rong chơi ở Thác Nhà Đèn, ngang qua buôn Kosia hay thấy những người phụ nữ người Thượng hứng nước vào bầu từ những khe suối. Nước trong vắt uống ngay được luôn không phải nấu chín. Chắc có lẽ bụng họ đã quen với môi trường sống, chớ người Kinh mình uống nước như vậy thế nào cũng có người phải nhập viện.
Khi tôi đi xây dựng Nhà máy đường của tỉnh Gia Lai ở Ayumpa, bên rìa tỉnh lỵ Phú Bổn ngày xưa, những người dân tộc ở đó không được Mẹ thiên nhiên ban cho những khe suối trong vắt, họ phải lấy nước từ một dòng suối cạn đục ngầu chảy ngang. Nước như vậy làm sao uống được? Họ ra cồn cát giữa suối, dùng tay móc một hố sâu để nước thấm vào từ từ. Một lát sau là đầy nước trong vắt. Vậy là cứ dìm những trái bầu khô xuống lấy đầy nước. Lần đầu tiên được nhìn thấy cảnh đó, tôi hết sức ngạc nhiên và khâm phục cái tài xoay sở của họ. Lớp cát dầy như là những lớp lọc nước của người Kinh, nó loại bỏ hoàn toàn những cặn bả và chỉ còn lại hố nước trong suốt.
Cám ơn bạn Sao về những lời khen tặng, tấm hình rất đẹp này do Ngàn Sau " ủng hộ" , SM nhìn thấy là rất ưng ý liền. Nói về chuyện "Chắc có lẽ bụng họ đã quen với môi trường sống, chớ người Kinh mình uống nước như vậy thế nào cũng có người phải nhập viện" thì bạn nói trúng phóc đó nhưng trường hợp SM hơi khác một chút. Nhớ hồi 2006 ghé thăm người quen ở Bình Dương, SM cùng bạn bè được mời ăn món nổi tiếng bánh tầm bì ,ở Búng phải không QH ,ngon thiệt, ăn đã đời còn mua về cho gia đình nữa. Chừng 9 giờ tối là thấy khó chịu , bụng dạ đánh lô tô, mặt mày xanh mét phải vài bịnh viện Hoàn Mỹ liền trước một ngày trở về . Lần mới nhất là hồi tháng 3 -2010 nhân ngày giỗ Ba ,SM có mời Ngàn Sau và các bạn học cũ , Tuệ Minh bận việc gia đình mãi sau mới ghé được. Tưởng mọi chuyện êm đềm sau những giây phút thật rôm rả vui nhộn, ai dè tới khuya bắt đầu lục đục , ráng cho qua nhưng tới sáng hôm sau thì chịu thua lại trực chỉ bịnh viện " Thiện Hạnh" ( nhớ là vậy) ở bến xe cũ cây số 3 BMT. Sau hỏi ra thì duy nhất có một mình mình là lộn xộn mà thôi, gia đình hài lòng vì SM siêng ăn cơm ở nhà hơn với Má.
Nhân đang đề cập về chuyện nước nôi và cơn lũ kinh hoàng ở miền trung làm mất đi biết bao nhiêu con người và tài sản sau khi tránh được cơn bão siêu cấp Megi. Thiệt là chạy trời không khỏi nắng!
Tôi nhớ lời bài hát TIẾNG SÔNG HƯƠNG của Phạm Đình Chương: "Quê hương em nghèo lắm ai ơi! Mùa đông thiếu áo, hè thời thiếu ăn. Trời rằng, Trời hành cơn lụt mỗi năm..." Khúc ruột miền trung vốn đã nghèo mà năm nào cũng bị tai ương, gom góp chắt mót suốt cả năm dành dụm được chút ít, Ông Trời lại làm cho trắng tay.
Ở Tây Nguyên vốn là vùng đồi núi cao mà người ta bị chết đuối vì lũ lụt mới là chuyện lạ. Đêm lũ về cuồn cuộn dâng cao ghê gớm khiến người ta không trở tay kịp. Năm đó vùng lưu vực sông Ba gánh một trận lũ kinh hoàng. Con đường xuôi xuống Tuy Hoà theo ngả Phú Bổn mà năm xưa Quân Đoàn II đã dùng để "di tản chiến thuật" chỉ là một con đường nhỏ đèo dốc ngoằn ngoèo. Đến cầu sông Ba tôi thực sự ngẩn ngơ trước vẻ đẹp của nó. Lúc đi ngang thì sương chiều đã xuống, cây cầu ẩn hiện trong màn sương mờ như một bức tranh thuỷ mặc. Giá như lúc đó có máy chụp ảnh, chắc chắn sẽ ghi lại được một bức ảnh rất nghệ thuật. Đi trên cầu nhìn xuống dòng sông sâu xa tít, các cô thiếu nữ người thượng đang “tắm tiên” mờ mờ khiến ta như lạc vào cõi thiên thai. Quá một đoạn nữa phải đi qua một cây cầu tạm. Nhìn bên trái có một chiếc cần cẩu loại lớn nằm chơ vơ trên trụ cầu, xung quanh là dòng nước cuồn cuộn đã cuốn trôi những nhịp cầu bê tông đi mất. Tôi tự hỏi làm sao người ta có thể đem nó vào bờ? Chắc là phải đứng đó mãi để trơ gan cùng tuế nguyệt.
Con đường độc đạo đi từ Pleiku dẫn xuống Ayumpa qua ngõ đèo Chư Sê phải qua một cây cầu sắt tên là cầu “ê-ke”. Tất cả những dầm sắt xây dựng Nhà máy và toàn bộ thiết bị của Nhà máy đường nhập khẩu trọn gói từ Trung Quốc qua cảng biển Quy Nhơn đều phải đi qua cây cầu nầy trên những chiếc đầu kéo tải trọng hơn 40 tấn. Nói như vậy để biết sức bền vững của cây cầu. Thế mà chỉ sau một đêm bị lũ tràn về, nước đã bê nguyên xi chiếc cầu đẩy về phía hạ lưu hơn 50 mét, mắc kẹt lại do một khúc quanh của dòng sông nhỏ. Chớn nước lũ khi tôi đi ngang qua chiếc cầu phao bắc tạm của Công Binh so với mặt sông hơn 10 mét. Như vậy mới thấy sức tàn phá của cơn lũ. Nước là nguồn sống hết sức cần thiết cho tất cả các sinh vật trên trái đất, nó vốn mềm mại nhưng khi đã nổi cơn cuồng bạo thì không gì ngăn lại được. Phải coi chừng!
Chào bạn SK, Không phải chỉ riêng 1 mình bạn Sao,tôi nghĩ 1 số người trong đó có tôi thhật sự "choáng" vì những bộc bạch của bạn trong phần comment. Đúng là trang thơ và bạn là người mới thì nên thả hồn thả chữ thả điệu thả vần cho niềm hân hoan của mọi người dâng cao độ...hơn là đưa mọi người vào cái nhận định riêng tư về người dân Banmê(đẹp tuyệt mỹ) qua hình ảnh 1em bé tây nguyên,1em bé người kinh.Tôi sợ bạnlầm to rồi đấy. "Quê hương vẫn còn những hạt ngọc tong bãi cát dơ bẫn do nền giáo dục xuống cấp trầm trọng mà các bạn đã,đang nghe..." Ôi trời ơi ,SK cẩn thận với kiểu phát ngôn này tôi không hiểu bạn còn ân oán gì mà "nặng nề" quá.Hỏi bạn 1 tí,ban còn bà con,cháu chắc,cha mẹ gì ở cái quê hương này kg? Cuộc sống quả có nhiều điều kg ưng ý thật,trãi lòng cho nhẹ nhàng,và đôi khi quên bớt cái u mê của kiếp nguời,có lẽ dễ chịu hơn hả bạn Song Kim?
Mấy hôm nay Vân bận quá nên vắng mặt, nay ghé vào góp chuyện đây.
Đầu tiên KV vui mừng chào đón bạn SK đến với TT. Thêm một bạn mới là chúng ta sẽ có thêm nhiều niềm vui. Vân nghĩ vậy, đúng không SK?
Cỏ May và SM ơi ! tính KV thích những gì mộc mạc , hồn nhiên , thơ ngây và chân thật. Đọc bài thơ của CM, thiệt tình KV rất yêu cô gái TN. Tình cảm này tăng bội phần bởi hình ảnh minh họa của SM . Tìm đâu hình ảnh cô bé TN thật dễ thương , chơn chất quá . Nụ cười ánh mắt đã thể hiện điều đó. Thêm chiếc gùi trên vai chúng ta lại nghĩ đến đức tính chịu thương chịu khó của cô gái TN nữa Cám ơn hai bạn SM và CM dã cho đọc bài thơ dễ thương, hình ảnh đẹp hay và ý nghĩa rất phù hợp với ý thơ Chúc vui cho tất cả KV
Đây là comment DÀNH RIÊNG gởi bạn Song Kim. Một câu chuyện thực của một người đi nhiều nơi kể lại cho một người đi vài nơi trên VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TÔI để minh hoạ những cặn bã dưới đáy xã hội cũng như những hạt ngọc của nền giáo dục tồn tại song song.
Tôi ra bến xe miền đông mua vé về BMT. Không có nhiều thời gian nên bị lọt lên một chiếc xe 25 chỗ ngồi với giá vé chỉ bằng ¾ xe lớn. Lúc trả tiền thì hỡi ơi vì đã bị lừa. Tưởng là được đi sớm hơn 30 phút nhưng xe cứ lòng vòng kiếm khách mất hơn 1 tiếng đồng hồ. Nhà xe thông đồng với bọn lưu manh bến xe để trấn lột hai người khách tỉnh lẻ đón dọc đường giữa thanh thiên bạch nhật. Chúng dồn hai người xuống băng ghế cuối rồi đòi tiền xe. Họ vừa móc tiền ra thì bị chấn cổ. Vừa phản ứng thì một tên bóp cổ một tên đấm vào mặt nên phải ngồi im bị chúng lột sạch. Ngồi băng trên, nhìn thái độ của người phụ xế liếc chừng ra phía sau là tôi đoán có chuyện liền. Một thái độ lưu manh. Chạy được một đoạn xe ngừng vì trục trặc máy móc chi đó hay chúng giả bộ không biết, chúng lại sang khách cho xe khác. Trước khi sang xe, tôi hỏi phụ xế có phải trả tiền thêm không thì được trả lời cứ yên chí, tụi tui lo rồi. Đi được nửa đường thì bị đòi tiền xe. Tôi nói đã có mua vé ở bến rồi mà thì họ nói anh mua vé xe kia chớ đâu phải xe nầy. Hai thái độ lưu manh. Một thanh niên người miền Bắc đón dọc đường. Khi bị đòi tiền xe thì chỉ có mình không và bảo là gần đến nơi sẽ gọi người nhà ra trả tiền. Một thái độ lưu manh từ phía hành khách là ba.
Tuy nhiên, xã hội không chỉ có thế. Một thanh niên người miền Bắc khoảng chừng 20 tuổi lần đầu tiên đi tuyến đường nầy. Xe chưa chạy tôi nhảy xuống bến uống vội ly cà phê và gởi chiếc cặp cậu ta trông dùm. Cũng chẳng có gì trong đó ngoài bộ quần áo và vài vật dụng cá nhân. Cậu ta bảo chú cứ yên tâm, để cháu trông hộ cho. Sau khi vòng vo tam quốc hơn 1 tiếng đồng hồ, xe chạy khoảng 50 cây số cậu ta nhìn tôi nhăn nhó rồi nói: -Cháu mót quá chú ơi! -Sao không gọi xe ngừng lại để giải quyết? Cậu ta đỏ bừng mặt không dám gọi. Đến một bến rước khách tôi bảo tranh thủ đi. Lại đỏ mặt mà không dám bước xuống vì có đông người. Xe chạy hơn 10 cây số nữa cậu ta lại khều tôi nói nhỏ: -Cháu muốn vỡ ra rồi. Tức cười tôi kêu lớn tài xế bảo ngừng lại chớ không thì có án mạng trên xe. Sau khi giải quyết bầu tâm sự xong, lên xe chú cười ngỏn ngoẻn và cám ơn rối rít. Tôi lại cười: -Sợ phụ xế biết, không dám nói thì bây giờ cả xe đều biết rồi đó!
Một thanh niên với thái độ ứng xử nơi chỗ đông người như vậy có phải là cậu ta đã được hưởng một sự giáo dục tốt không?
Bạn Sao ơi, Cám ơn bạn đã cho đọc 2 câu chuyện trên. Tên SAO của bạn làm cho SK bị sao qủa tạ chiếu cố, xém mất mạng đấy. SK cũng xin cám ơn tất cả những comments của các bạn nhắn,gởi cho SK. Phải chi có các địa chỉ điện thơ của một số bạn thì chúng ta có thể "luận kiếm, à quên luận thơ" thì hay biết mấy. Mà thôi: "Đời quá ngắn, hãy vui cuời sảng khoái" "Để ngày mai không tiếc lúc suôi tay" Tạm mượn hai câu thơ trên của một người bạn thân mới gởi, để làm đoạn kết đoản văn (thay thơ) hôm nay.
Bạn thơ Song Kim sẽ " bị lôi cuốn " với cả hai : Luận kiếm và Luận thơ trên Trang thơ cho mà xem ! Tin NT đi ...
Đã từng ... Luận kiếm bằng cách chống kiếm xuống đất nhìn ... Đã từng ... Luận thơ sáng đêm - quên ăn, quên ngủ bên computer để đọc những comments thú vị về một bài thơ
Và rồi mai mốt bạn sẽ viết ... " Bận quá, nhưng vẫn vội vàng chạy vào Trang Thơ đọc ... vì NHỚ ! "
Bài thơ và hình minh họa đã diễn tả gần như đầy đủ những nét đẹp chân chất, đơn sơ mộc mạc của người con của núi .. Đôi bàn tay của em đã nói lên những công việc thường ngày , đốn củi,tỉa ngô,làm cỏ,nhặt rau ,giã gạo …và dĩ nhiên ,em vẫn có những giây phút mộng mơ,những giây phút tự hỏi về tương lai vô định như những cô gái vùng xuôi ! Em cũng đã cắp sách đến trường,em cũng học sinh ngữ 1 sinh ngữ 2 …em cũng đã học hình học để tính diện tích của một đám rẫy …nhưng Em vẫn là Em,khi em cất lên tiếng cười khúc khích …khi em cất tiếng ca,khi em nhún mình theo tiếng cồng chiêng .. Tôi không hiểu tại sao ngưòi ta sợ bị “thư” ! Nếu dám làm điều bậy bạ thì phải chấp nhận hậu quả ! Phật có luật của Phật,Ma có luật của Ma !
Tôi yêu Cô Gái Tây Nguyên
Có người là Chị Tôi,có người là Mẹ tôi …Tôi đã sống trong sự đùm bọc thương yêu của họ, tôi đã ngồi bên bếp lửa ăn nhiều bữa cơm nóng,nếm một chút muối làm bằng vỏ cây,uống một ít rượu cần chung với các cụ,uống một ít chung với các chị và các em nhỏ, đủ để biết thêm bao nhiêu nước vào rượu thì sẽ thành bia,thành nuớc chanh … Tôi đã bị sốt rét rừng hành hạ . Cô gái Tây Nguyên đã hái rau lang về luộc, để tôi ăn thay cho vitamin C ! Tôi đã thấy Cô gái Tây Nguyên địu con trên lưng giã gạo trong lúc ông chồng ngồi phì phèo ống điếu …tôi đã thấy bà mẹ nặng nhọc với gùi củi trên lưng ,theo sau là hai con bò thảnh thơi Tôi đã thử mang chiếc gùi đầy củi và bầu nước từ rẫy về buôn -trời mưa-phải dùng những ngón chân coắp lại bám vào con dốc trơn trợt,tôi đã hiểu tại sao có giày có dép mà vẫn phải cởi ra (gùi nặng lắm,nặng hơn balô của lính nhiều)…
Tôi Yêu Cô Gái Tây Nguyên
Bao nhiêu năm trời trôi qua ,trong DVD Hội Hoa Dalat 2009, Các Cô Gái Tây Nguyên vẫn chân không điệu vũ dân tộc trên mặt nhựa đường !(cũng may trời không đủ nắng!)
Và Cô Gái trong hình của SM ơi ! Cô quên đậy nút lá cho hai chiếc bầu rồi !
Khá khen cho sự quan sát tinh tế của bạn thơ Vivu. Tui cũng đã thấy điều nầy rồi, nhưng có câu trả lời liền. Chưa có nút lá bởi vì Cô bé đang trên đường ra suối thôi, chưa có nước thì đậy nút làm chi? Mà Cô bé chỉ đang làm diễn viên để chụp hình. Chỉ chụp hình thôi mà, bầu đựng đầy nước chỉ làm nặng lưng. Không ai đi lấy nước mà mặc áo đại lễ cả. Hơn nữa cô bé bận điệu đàng nên quên khuấy cái nút trái bầu rồi.
Trước tiên bầu được tạo lổ làm miệng của đồ đựng. Tùy vào công dụng và chức năng của từng loại vật phẩm mà miệng của chúng có độ lớn nhỏ và vị trí cao thấp khác nhau. Có quả bầu được cắt bỏ cuống để tạo miệng, có quả lại được khoét miệng bên cạnh cuống, chếch về một bên, nhiều quả miệng lại nằm ở bên cạnh sườn... Nắp của sản phẩm tùy thuộc vào từng vỏ bầu hay chức năng của nó. Với những vỏ bầu có miệng nhỏ, nắp thường là lõi ngô hay các loại lá cây cuốn lại. Một số dân tộc ở miền núi phía bắc và Trường Sơn - Tây Nguyên dùng những quả bầu tròn để đựng cơm hay thức ăn mang đi làm nương. Nắp của chúng thường được làm bằng một miếng gỗ mỏng, tròn đậy kín trên miệng bầu hay chỉ là một chiếc lá rừng. Nếu dùng nắp gỗ thì trên vỏ bầu và nắp đậy được dùi hai lỗ đối xứng, sau đó luồn dây qua làm quai xách. (Nguồn Viet An Art)
Nguồn gốc tên gọi Cao Nguyên Trung Phần • Theo Nguyễn Đình Tư trong bài Tây Nguyên xưa và nay, tạp chí Xưa và nay, số 61B, tháng 3 năm 1999, thì địa danh Tây Nguyên được biết đến từ năm 1960, khi công bố Hiến pháp 1959 của Việt Nam Cộng hòa, trong đó có điều khoản về các khu tự trị của các sắc tộc thiểu số và có nhắc đến Tây Nguyên. • Trước đó, từ thời Pháp thuộc, vùng đất này chưa có tên gọi riêng mà chỉ là đơn vị hành chính trực thuộc Khâm sứ Trung Kỳ, nên có tên là vùng Cao nguyên Trung Kỳ. Ngoài ra, người Pháp còn gọi nơi này là Les Hauts Plateaux du Sud (Cao nguyên miền Nam). (Ai đã sống ở Banmêthuột trước năm 1975 đều biết đồn điền cao su CHPI của người Pháp ở cây số 3. Đó là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Pháp Compagnie des Hauts Plateaux Indochinois có trụ sở chính ở Pháp số 9 Quai President Paul Doumer 92400 Courbevoie). Thời nhà Nguyễn, vùng đất này được thuộc về châu Thượng Nguyên (bao gồm Thủy Xá, Hỏa Xá là vùng đất cư trú của người Êđê, Gia Rai, Ba Na và là một phần Tây Nguyên ngày nay) • Sau khi Nhật đảo chính Pháp, chính phủ Trần Trọng Kim đã đổi tên đơn vị hành chính cấp Kỳ thành cấp Bộ. Từ đó vùng đất này được gọi là Cao nguyên Trung Bộ. • Khi Quốc gia Việt Nam thành lập, Quốc trưởng Bảo Đại đã đổi tên đơn vị hành chính cấp Bộ thành cấp Phần. Riêng khu vực cao nguyên được tách ra và được hưởng quy chế hành chính đặc biệt có tên là Hoàng triều cương thổ. Tại vùng này thì Quốc trưởng Bảo Đại vẫn giữ vai trò là Hoàng đế. • Đến năm 1955, chính phủ Ngô Đình Diệm chấm dứt chế độ Bảo đại và thành lập nền Đệ nhất Cộng hòa. Hoàng triều cương thổ lại được sát nhập vào Trung phần và được gọi là vùng Cao nguyên Trung phần. Tên gọi này được chế độ Việt Nam Cộng hòa sử dụng mãi cho đến năm 1975. (Nguồn Wikipedia)
Về tên gọi Tây Nguyên, bạn thơ NT có thể tìm hiểu thêm qua đường link nầy
Phải công nhận một điều là TrangThơ này rất đặc biệt. Tác gỉa những bài thơ đã hay, người "thiết kế" để post những bài thơ trên Trang Thơ thật tài tình và đầy sáng tạo. SK bắt đầu thấy "mê" Trang Thơ này rồi đấy. Cám ơn đời, cám ơn người đã cho SK gặp được những người bạn tài hoa và chân tình. Nhân đây SK xin tự giới thiệu mình một tí để các bạn Thơ chưa biết SK dễ "bút đàm" hơn: SK là chs/th/Banmethuot niên khóa 58-65 và bắt đầu bước vào ngưỡng cửa "lẩm cẩm" của kiếp người, nhưng lúc nào cũng lạc quan,yêu đời, yêu người, yêu đủ thứ....hà..hà...
Cò xanh xin lỗi tất cả các bạn vì sự chậm trễ của mình. Cỏ xanh lên rẫy mới về , ở rẫy thì chẳng có máy tính nên không vào mạng được, tối qua mới về lại SG ,vào TRANG THƠ, gặp cô gái TÂY NGUYÊN gùi bầu ra suối lấy nước sao mà dễ thương quá...thơ CỎ MAY giản dị trong sáng, hồn hậu dễ mến...cô gái TÂY NGUYÊN toát lên vẻ thánh thiện hồn nhiên...
Người Mường cũng hay ra suối lấy nước , nhưng không chứa nươc trong bầu rồi gùi về như cô gái TÂY NGUYÊN , mà chứa nước trong ống tre, một đoạn cây tre đựơc thông đốt, kín đầy nước suối rồi vác về. Nhưng thường thì người Mường hay làm máng tre để dẫn nước từ nguồn trong núi về hơn
58 comments:
Hình CÔ GÁI TÂY NGUYÊN dễ thương lắm ,gùi bầu bí ra chợ bán...mà có thiệt không đó !
Cỏ Mai ơi,
Tình duyên trời định sẵn rồi,
Lo gì không có một nơi ...để về !
....
Chúc mừng CÔ GÁI TÂY NGUYÊN
Trở về đồi cũ thăm triền dốc xưa
Cuộc đời khi nắng khi mưa
Bây giờ hoa thắm,má vừa tuổi xuân!
Em về đồi cũ hái bông
Đợi người năm ấy,còn mong em về !
Ngàn Sau ơi, bầu này khô và cứng để đựng nước mà, cô bé ấy mới đi lấy nước về đó thôi.
Úi cha ơi,NS nhà quê quá không biết đây là bầu khô đựng nước,cám ơn SM nghe,cứ thấy trái bầu là tưởng ,mà không nhớ là bầu khô hay bầu tươi,bầu tươi thì còn xanh ,mà bầu khô thì vàng nâu !
Thôi thì :
Ai làm bầu bí héo khô
Chàng nam thiếp bắc ,(chớ )ngọn gió đông sang (nó) lạnh lùng !!!!
Đọc bài thơ của bạn thơ CỎ MAY, NT bỗng thèm được làm cô gái Tây Nguyên như trong bài thơ vậy - thật hồn nhiên sống với núi rừng, cây cỏ, suối ngàn
Bây giờ nhìn lại hình ảnh cô gái trong hình minh họa mà nhớ quay quắt chi lạ
Sống với thiên nhiên mình bỗng dưng ngây ngô lắm và cũng thanh thản vô cùng vì trời đất mênh mông, thác tràn, sông suối tung tăng, để rồi mình cảm thấy mình trẻ lại ... Đôi khi mình chợt thấy mình như cánh hoa dại ven đường hay lá cỏ lung linh sương sớm men theo lối mòn đi quen ...
Hồi xưa đi học mà cúp cua là NT trốn xuống suối, xuống rẫy chứ không có mon men đi ciné đâu
Có bao giờ sẽ có một ngày Trang Thơ hội tụ nhau bên cạnh cái rẫy khoai, rẫy bắp, bên con suối trong veo hay đứng vẫy tay với trời xanh nơi đầu ngọn thác không nhỉ ?
Chào Cỏ May,cô gái Tây Nguyên xuống đồi vai gùi bầu nước suối,hình ảnh thật tươi mát làm ta nhớ đến núi rừng bản làng Buôn thượng một thời xa xưa!
Cô gái Tây Nguyên xuống núi đồí!
Cỏ rừng hoa dại nhoẻn cười môi!
Mừng em duyên dáng gùi khoai sắn
Bầu bí vai gầy vẻ tinh khôi!
Chúc Cỏ May gặt hái nhiều may mắn.
Rất cám ơn Cỏ May: Bài thơ nho nhỏ, xinh xắn & dễ thương như nụ cười thơ ngây, duyên dáng của cô sơn nữ trong thơ & trong nhạc và cả trên những nẽo đường đất đỏ - hoa vàng ngát thơm hương cà phê của Ban Mê Thuột ngày nào!
Trang chủ minh hoạ cũng tài tình, tự nhiên & sống động lắm lắm!...
Ngàn Sau,Sao Mai,Cỏ Xanh & Các bạn thơ ơi!
Qua thơ & qua hình ảnh minh họa quả thật là:
Ban Mê đi dễ khó về...
Nụ cười sơn cước đê mê bao nguời?
Hoa vàng - hoa tím chơi vơi
Rừng thơm suối biếc một trời thênh thang...
Nhìn Cô gái Tây Nguyên vai mang gùi "Tóc cài hoa tím, chân kiềng vòng thau"(thơ Cỏ May)với nụ cười rất xinh . VK nhớ lại thuở thật xa xưa, lúc còn là học sinh Tiểu học, có lần cả lớp được Thầy hướng dần đi du ngoạn vào một "Làng Thượng" VK cùng các bạn, mới có dịp tận mắt nhìn thấy cảnh núi rừng Cao nguyên thật hùng vĩ và thơ mộng làm sao!(Không biết NS còn nhớ không). Hình ảnh các nàng Sơn nữ vận chăn đủ màu sắc, vai mang gùi cùng nhau vui đùa bên giòng suối nước trong, mà đến nay hình ảnh ấy vẫn còn mơ màng trong tiềm thức VK .
Cám ơn Cỏ May và Trang chủ với bài thơ và hình ảnh cô gái thật dễ thương,
Cám ơn các bạn .
VK còn nhớ ngôi trường THượng đó hả,NS nhớ đó là DẦM,từ M'LON đi vào,phải qua môt cái xàlang
mà sau này họ gọi là phà.Cái xàlang này được làm bằng các thùng tônô đựng xăng ghép lại,trên là tre hay là váng,chỉ chở người qua thôi,còn xe thì để lại trên bờ.
Vào làng Thượng ,rất sạch sẽ ,được tổ chức chu đáo,mình tưởng học sinh Thượng coi trọng mình lắm,nhưng tụi nó lại phách lối nữa chứ.Tụi nó nói tiếng Pháp giỏi hơn h/s VN.
Vào các lớp học trên tường có dán những câu châm ngôn ,hoặc những câu nói của các đại văn haò PHÁP,các cô thầy đều trầm trồ khen ngợi...
Trong đám nữ sinh có chị ĐÀO con ông HUYỆN THƯỢNG ,bà huyện là người HUẾ (một cô TÔN NỮ),hồi xưa ông HUYỆN ra HUẾ xin cưới (chắc là mấy chục trâu bò....)
Chị ĐÀO phải xếp hàng theo đoàn thiếu nữ Thượng đi tắm suối,thấy chúng ta mà chị không dám ra khỏi hàng ,chỉ vẩy chào thôi.Xem vậy mới biết trường Thượng rất kỹ luật.
Còn người Thượng BMT thì hiền lành hơn ,trường THBMT (ngày xưa) có một khu KÝ TÚC XÁ cho h/s Thượng.
Thỉnh thoảng chúng ta đi thác nhà đèn buôn KOSIA cũng gặp các cô tắm suối,nhưng khi chúng ta đến thì các cô biến mất...
Nhìn hai trái bầu khô trong gùi nhỏ của cô gái làm SM nhớ những lúc ghé lại nhà đồng bào Thượng trong buôn, luôn luôn thấy phía trên bếp lửa có treo lủng lẳng các trái bầu khô màu nâu và đen bóng lẫn lộn. Ngoài chuyện tiện dụng đựng nước đựng rượu họ còn để dành hạt giống cho mùa sau trồng tiếp. Lần nào thấy thì SM cũng để mắt tìm kiếm những trái nhỏ xíu xinh xinh , mà ít có lắm, mấy trái lớn xin về đâu có biết để làm gì. Phải chi hồi đó hỏi đồng bào cách làm sao để tạo những trái bầu rỗng ruột, nhẹ và cứng, màu đen đựng nước mát lạnh. Thích nhất là cắt bầu tươi từ giàn trồng, đem vào luộc hoặc xào ăn ngay , không cần tôm thịt, giản dị mà ngon. Có loại dài độ 3,4 gang tay, ăn một lần đâu có hết phải cắt từng khúc , phần còn lại vẫn dính trên dây, còn hái đem cho năn nỉ người ta ăn dùm nữa chớ. Có lại vừa đủ gang tay thích hợp cho những gia đình ít người, SM thì chấm loại hình dáng như hồ lô, đúng chính hiệu giống bầu eo thon của cô gái trong hình, từ lúc mới nhú chút bẻo rồi dần lớn lên , giàn mà sai trái thì trông cả bày đủ mọi kích thước. SM đã học một bài kinh nghiệm sau lần hái hai trái non để dành trong tủ lạnh, đến tuần sau lấy ra nấu thì hỡi ơi sao cái vỏ lại cứng ngắc, còn đâu mà da bầu non mềm mại, ai có dè ở nhiệt độ lạnh mà lại biến đổi như thế, các bạn nhớ mua hay hái rồi nên ăn liền dùm nhé.
Cô gái Tây nguyên và cô gái do Trang chủ post lên thật tươi vui, sinh động, yêu đời. Với đôi mắt to đen, nụ cười tươi như hoa rừng. Cảnh em đi tung tăng lượm củi, gieo lúa, vui đùa với chim sóc đẹp và nên thơ quá. Nhưng sao bài thơ kết buồn thế!
Đọc bài thơ, PToàn nhớ lại ngày xưa thường vào các buôn làng chơi, tuy sợ họ Thư nhưng vẫn thích nét hoang sơ, mùi khét nắng đặc trưng cùng mùi khói trên da thịt mỗi người. Cá ông bà già rất đẹp đấy nhé!
Cảm ơn Cỏ May với bài thơ hay để PT được nhớ về ngày xưa cũ
Trái bầu khô trong cuộc sống người Tây Nguyên
Trái bầu khô là một đồ dùng thân thiết với cuộc sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Trái bầu khô theo người lên rẫy, lên nương. Các chàng trai muốn tỏ tình cũng nhờ trái... bầu khô.
Bầu đựng nước cũng là giống bầu ăn trái, bụng phình to, cổ thon lại cao khoảng 10 cm nhưng phải trồng trên mảnh đất cằn cỗi, tuy lâu có trái và trái nhỏ nhưng vỏ dày và bền. Khi bầu kết trái to bằng nắm tay, người ta chừa lại mỗi dây 2-3 trái đẹp nhất, không méo mó, số còn lại vặt bỏ hết. Khi bầu bắt đầu cứng vỏ, dùng gai cây rừng vẽ hoa văn, hoa văn tùy theo ý thích mỗi người. Không chỉ vẽ một lần được ngay mà cứ vài ngày phải nạo nét vẽ kẻo bầu lớn bít mất và đợi khi nào dây bầu héo khô mới cắt.
Trước khi dùng mũi dao đục lỗ bên trong quả bầu để lôi hết ruột ra và ngâm nước, người ta làm cơm cúng Giàng. Sau khi ngâm nước, họ cho bầu vào nồi luộc 2 ngày rồi vớt ra (bầu luộc sẽ không bị mối, mọt đục). Rồi ngâm và súc nước lạnh suốt 7 ngày cho sạch xơ bên trong mới sửa chữa lại hoa văn, họa tiết cho sắc nét. Trẻ em 10 tuổi trở lên bắt đầu có bầu nước riêng để đem theo khi đi rừng hoặc đi rẫy, đi học. Nhà nào cũng có một trái bầu to có thể chứa được 8 - 10 lít nước uống, tiếp khách gọi là "bầu cái" đặt trong góc nhà. Ngoài ra bầu còn dùng đựng rượu, ngâm thuốc bổ, đựng hạt giống, có khi đựng cả canh mang lên rẫy.
Ngày xưa trai gái đến tuổi cặp kê thường hay lấy trái bầu nước tỏ tình với nhau. Chàng trai đã để ý cô gái nào đó mà không dám ngỏ lời thì chàng trai phải trồng một dây bầu, thỉnh thoảng rủ cô gái ra gốc bầu trò chuyện. Khi bầu già tự tay chàng làm một trái xinh xắn, có hoa văn đẹp, nhờ người đem tặng và chờ đợi. Nếu như đầu mùa rẫy năm ấy mà thấy cô gái cột trái bầu của mình sau gùi là đã chấp nhận lời cầu hôn, còn không phải của mình thì nên rút lui. Tập tục này cho đến nay nhiều buôn người M'Nông và một số dân tộc khác ở vùng sâu vẫn giữ.
Lê Hoa (St)
Xin cống hiến một loại bánh mới lụm được trên mạng. Bữa nào rảnh, bà con mình làm thử coi sao.
BÁNH TRÁI BẦU
Thành phần:
- 300g bột gạo (do nhà tui còn có chừng 220grm bột gạo nên tui cho có nhiêu đó thôi)
- 1kg trái bầu : bỏ vỏ , cắt sợi nhuyễn , không bỏ nước (nếu làm bằng cái khuôn hấp bánh tròn 25 phân giống tui thì chỉ cắt khoảng 700 gr bầu thôi vì tui mua quả 1 kg mà còn để lại 1 khúc vì thấy đầy khay rồi. Mình làm lần đầu nên vừa xắt bầu vừa nhìn bột để áng chừng chứ không cắt hết ngay cả trái)
- 200g thịt heo nạc dăm: bằm nhuyễn.
- 200g tôm đất: bỏ vỏ, bằm nhuyễn.
- 100g đậu xanh đãi vỏ : ngâm qua đêm, hấp chín, tán nhuyễn.
- 300g Dừa nạo: vắt lấy 500g nước cốt và dảo.
- 50g hành tây bằm nhuyễn.
- 1 muổng súp nước hột điều dầu (khoản này thì tui cũng chế tác luôn vì nhà không có màu điều, màu thực phẩm gì hết.
Chanh,tỏi, ớt làm nước mắm.
Gia vị: dầu ăn, muối, tiêu, đường, bột nêm.
Hướng dẫn cách làm:
• cho 4 muỗng dầu ăn vào chảo, phi tỏi cho thơm, cho hành tây,thịt xay, tôm, đậu xanh, 1 muỗng hột điều dầu, xào vừa chín tới tắt bếp, rắc ít tiêu.
• bột gạo + cho nước dừa vào + 1miếng muối + cho bầu vào trộn đều , bỏ vào khuôn hấp 25 phút. Còn hơi nhão cho hổn hợp đã xào lên mặt, dùng muỗng rải đều lên mặt bánh, hấp tiếp 10 phút bánh chín, để nguội.
• pha nước mắm : 3 muỗng nước mắm 45 độ đạm + 9 muỗng nước + 6 muỗng đường + 6 muỗng chanh + tỏi bằm nhuyễn.
(Cái công thức nầy giống công thức gia truyền của Bà Nội tui. Khi bị sụp hầm, nhờ có chai nước mắm tiếp tế, tui mới pha chế thành thứ nước mắm nầy. Hợp khẩu vị tui cũng có, nhưng quan trọng là hợp khẩu vị của tay Đội Trưởng. Nhờ nó mà tui được tàn tàn ở nhà, khỏi đi cắt tranh bị đạp mìn cóc mà “chàng về nay đã cụt chân”)
Trang chủ thật tài,tìm đâu ra mấy giàn bầu sai trái vậy,làm TLB cứ nhớ tới giàn bầu xem trên hình nhà một đại gia nghệ sĩ nào đó ở VN.
Đi vào buôn bây giờ khó mà tìm được một giàn bầu sai trái xanh tươi như vậy.
Mấy cô gái Tây Nguyên đẹp như lai,thật là những hình ảnh đặc biệt!
Bây giờ thì ít khi gặp được mấy cô đẹp vậy ,may ra thì có SIU BLACK?
Nhớ câu thơ cuả ai đó trong trang thơ:
Bây giờ thời thế đổi thay
Người Thượng xuống chợ ,người kinh lên rừng ?
Mong cô gái tây nguyên luôn giữ nụ cười!
Những dụng cụ đựng nước uống.
Thiên Thanh nhớ có đọc một bài của BS Ý Đức viết về những vật dụng đựng nước uống.Thời xa xưa người ta đựng nuớc uống trong lu ,khạp bình sành ,chai hay người bán sơ đựng trong bầu,ống tre hay còn gọi ống bương?Thời chiến tranh người ta đựng nước uống trong "biđông"sắt cho dễ di chuyển.Tới thời hiện đại thì nước uống đựng trong chai nhựa,plastic,nilon.Thật ra những chai nước uống nhựa này nhìn sạch sẽ nhưng rất độc hai khi để dưới ánh nắng mặt trời chất nhựa dẽo nấu lại cùng với chất tẩy chai hòa trong nước uống thành một phần hóa chất độc hại.(thành phần này cũng ít nên vẫn được xử dụng)
TThanh hồi trước có được uống thử nước uống đựng trong trái bầu của người bạn HBan và còn được tặng 1 trái bầu đựng nước nho nhỏ xinh xinh,nước uống ngon ngon và thơm thơm....
CỎ MAY thành thật cám ơn qúi bạn Trang thơ đã ủng hộ cho tác phẩm đầu tay (nhất là thầy TUỆ MINH ),Trang chủ lên một bức hình dễ thương như ngày xưa...
Tiếc thay tuổi trẻ xa rồi
Giờ đây còn lại ngậm ngùi mà thôi!
CÁM ƠN TẤT CẢ!
Vỏ bầu khô, ngoài việc dùng đựng hạt giống và nước uống còn có một công dụng khác: Văn nghệ văn gừng.
Vỏ bầu khô gắn với đời sống tinh thần gồm những vật dụng trong nghi lễ tôn giáo và trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, chủ yếu tập trung ở các dân tộc: Ba Na, Xơ Ðăng, Giẻ Triêng, Mạ, M'Nông, La Hủ, Kháng, Giáy, Dao, Tày.
Với những đặc tính vốn có, vỏ bầu được không ít dân tộc chọn làm hộp cộng âm cho những nhạc cụ của mình. Trước tiên phải kể đến bộ nhạc cụ dây tương đối phổ biến và phong phú như đàn sáu dây, đàn ba dây, đàn bruk-chơ ngoi, đàn brang của dân tộc Xơ Ðăng; đàn tính của dân tộc Tày, Giáy và Kháng; đàn tinh nưng, đàn brov của dân tộc Ba Na; đàn tinh ninh của dân tộc Giẻ Triêng; đàn bầu của người La Hủ...
Ðể có được cây đàn tốt không đơn giản, trong đó hộp cộng âm là một bộ phận quan trọng nhất, quyết định chất lượng âm thanh. Do vậy phải chọn những quả bầu có hình dáng tròn đều, vỏ dai và quan trọng hơn là phải kiểm tra âm thanh được phát ra từ chúng.
Cây đàn tính của một số dân tộc miền núi phía bắc, kỹ thuật chế tác khá phức tạp. Họ thường cắt bỏ một phần tư phía cuống bầu làm miệng, lắp cần đàn xuyên từ bên này qua bên kia, chia miệng hộp ra làm hai phần bằng nhau. Sau đó hộp được bịt kín bằng gỗ thông mỏng. Ðể gắn kết, người ta dùng nhựa của
một loại cây rừng. Dây đàn bằng sợi tơ tằm có bôi nhựa củ nâu làm săn chắc và tăng độ bền. Ðàn tính là nhạc cụ độc đáo nhất của dân tộc Tày, được sử dụng trong lễ cúng then, trong các sinh hoạt văn hóa văn nghệ, lễ hội của dân tộc.
Trường Sơn - Tây Nguyên là khu vực có nhiều dân tộc sử dụng vỏ bầu làm nhạc cụ. Vỏ bầu được chọn thường có thân tròn, miệng thu nhỏ. Chúng được cắt bỏ phần cuống và phần đáy rồi được buộc vào cần
đàn bằng dây. Hộp âm không bịt kín như cây đàn tính mà để trống một mặt trên hay cả hai phía. Thông thường đàn có một hộp âm, nhưng có những dân tộc lại lắp hai hộp âm ở hai đầu, một hộp to và một hộp nhỏ như đàn tinh nưng của dân tộc Ba Na.
Nếu cây đàn tính chủ yếu dành cho phụ nữ, thì các loại đàn làm từ vỏ bầu ở khu vực này lại dành cho giới mày râu. Họ thường đàn hát sau mỗi ngày làm việc mệt nhọc, vào những ngày lễ hội... Ðặc biệt còn là "công cụ" đắc lực giúp các chàng trai người Thượng đi tìm bạn tình.
Ngoài bộ nhạc cụ dây, các nhạc cụ hơi sử dụng vỏ bầu khô cũng khá phổ biến ở các dân tộc trên Trường
Sơn - Tây Nguyên như : M'Nông, Kơ Ho, Mạ... Chúng gồm có hai loại: loại sử dụng sáu ống nứa và một quả bầu - khèn; loại một ống và một vỏ bầu - sáo.
Sáu ống nứa ở khèn được chia làm hai lớp: trên bốn, dưới hai. Với dân tộc Kơ Ho nhạc cụ này được gọi là
kăm boát, còn người Mạ gọi là mhuốt... Ðể làm chiếc khèn này người ta thường chọn những quả bầu có thân vừa phải, tròn đều và cổ hơi cong. Cuống bầu được cắt bỏ tạo thành một lỗ nhỏ làm nơi thổi. Thân bầu được khoét sáu lỗ xuyên qua hai lớp vỏ bầu để lắp ống khèn. Khi tạo các lỗ này họ thường chú ý đến chiều cong của cổ quả bầu và hướng của ống nứa, sao cho khi thổi lỗ ống thổi quay ra phía sau còn các ống khèn chĩa phía trước.
Sáo sử dụng một quả bầu và một ống nứa được người Mạ gọi là brê. Nó cũng được chế tác tương tự khèn sáu ống, tuy nhiên phía bên ngoài thân bầu của ống nứa được người dân tạo ba lỗ nhỏ để tạo ra những âm thanh khác nhau. Dân tộc M'Nông còn có rlét, cũng dùng một ống nứa giống như brê của người Mạ, nhưng đầu kia của rlét được lắp thêm một đoạn ống nứa lớn hơn đổđầy nước khi thổi. Hơi truyền từ vỏ bầu, qua ống nứa đập vào ống chứa nước tạo nên những âm thanh khác lạ.
Với người Mạ, cả hai loại nhạc cụ hơi này đều được chơi trong các lễ hội như lễ đâm trâu, lễ cúng ngày trỉa lúa, lễ cúng lúa mới... Khèn sáu ống có thể được sử dụng thay thế âm thanh của bộ cồng chiêng. Họ cũng sử dụng chúng để thể hiện tâm sự buồn vui trong cuộc sống. Song với người Kơ Ho, chúng lại không được sử dụng trong các lễ hội, đặc biệt là lễ hội đâm trâu.
Công nhận Trái bầu khô nhiều công dụng thật. Không biết "hồ lô" các Tiên ông thường dùng hô biến có phải cũng từ trái bầu khô hay không??
Đính chính..Bi đông nhôm (không phải sắt)một người bạn vừa nhắc nhở.Xin Cám ơn.
Banmê… biết tại sao người ta hay làm như vậy không ? Vì hai chữ Banmê nghe lãng mạn hơn !!!
Ừ! Ngẫm lại thì đúng vậy. Nhưng khi đọc lên, tôi nghe chừng như một nỗi nhớ...bị hụt hơi. Chẳng lẽ ngày xưa người ta nói tròn chữ không lãng mạn sao? Và tôi bây giờ vẫn luôn gọi chốn ấy là Banmêthuột. Không bao giờ gọi Banmê, Buônmêthuột hay Buônmathuột. Và xem chừng trong tâm hồn tôi vẫn còn nỗi nhớ vẹn nguyên thêm ít nhiều lưu luyến nữa. Vẫn còn lãng mạn đấy chứ?
Nhớ gì và lưu luyến gì? Cảnh cũ thì đã quá nhiều đổi thay. Có chăng là những người con gái ở đó ngày xưa. Lớn lên rồi ra đi, lại trở về, cứ thấp thoáng lúc hiện lúc mất hút trong bụi mù thời gian.
Cái thời mới lớn chưa biết tiếp nhận những kỳ diệu của cuộc sống. Những kỷ niệm, những nhớ nhung cứ khơi khơi in dấu trong tâm khảm mình không có một chút chắt lọc bởi còn quá ngây ngô. Những người có tâm hồn nhạy cảm, người ta ghi nhận rồi chọn lọc trong mớ ký ức chập chùng để bật lên biết bao nhiêu bài thơ, tuỳ bút, văn xuôi, viết thành nhạc với rất nhiều ngôn từ đẹp đẽ. Tôi chỉ biết đơn giản một điều: Nhớ Banmêthuột!
Con đường số 14 bây giờ hư hỏng nặng, và người ta đang sửa chữa và mở rộng ra. Tuyến đường giao thông huyết mạch nối các tỉnh Tây Nguyên với đồng bằng xe cộ đi lại nườm nượp ngày đêm nhưng cứ làm theo kiểu ù ơ ví dầu. Đi suốt đoạn đường từ Đồng Xoài Bình Phước lên tới Gia Nghĩa Đức Nông, mặt đường hư hỏng nham nhở. Chỗ thì vài đống đá, chỗ thì vài đống đất, xe cơ giới đậu hai bên đường cũng nhiều nhưng tuyệt nhiên không thấy một toán thi công mặt đường nào. Đến đoạn Đắc Nông thì có một vài hoạt động, xe ben chở đá còn lui tới.
Quá Bù Đăng một chút, xe dừng lại rước một hành khách nữ ngoài hai mươi tuổi người dân tộc. Không biết thuộc sắc dân gì, thua luôn! Cũng nước da đen bóng, tóc uốn phi-dê, mặc quần áo người Kinh nhưng sắc mặt có vẻ buồn. Chắc là đã “bắt cái chồng” rồi. Thì tôi đoán vậy, bởi đa số phụ nữ khi đã có chồng thường...BUỒN.
Gần tới Gia Nghĩa, tự dưng tôi nghe một tràng tiếng dân tộc. Ngước mắt nhìn quanh toàn là người Kinh thì nàng nói chuyện với ai? Thì ra nàng đang a-lô trong cái điện thoại di động. Một hình ảnh của một người phụ nữ hiện đại không phân biệt Kinh Thượng.
Ngày xưa, tôi có quen một cô con gái người Ê-Đê trước học Trường Trung Học BMT. Mảnh mai, da trắng trẻo, tóc hơi vàng (thời đó chưa có vụ nhuộm tóc như bây giờ, chắc là lai Tây đồn điền), nói giọng Bắc rất chuẩn, nhỏ nhẹ, ngọt ngào. Nếu không có cái xà-rông thì chẳng ai biết đó là một cô gái Thượng. Đưa đưa đón đón một thời gian rồi chiến tranh lôi tôi đi mất hút, bỏ lại sau lưng một nụ cười.
Qua khỏi rừng lạnh thì trời đã xế chiều. Liếc nhìn ra ngoài cửa sổ chỉ thấy Dã Quỳ còn thưa thớt những đoá tàn phai. Chạnh lòng một chút. Mình đã đến muộn mùa hoa rồi chăng? Hay là mình đã đến sớm nên đời hoa chưa nở? Tôi nhớ một đoạn tuỳ bút bạn thơ QH trích dẫn: ..Mãi đến hơn hai mươi năm sau, tôi mới thực hiện được mơ ước của mình. Mặc dù đã hai lần đến Đà Lạt, cả Bầu Bí cùng đi, nhưng vì vào dịp hè cho hai đứa được đi chơi cùng mẹ (mà hoa quỳ chỉ nở vào cuối năm) nên cái ước mơ được thả mình trên những đồi hoa vàng ấy trong tôi vẫn còn nguyên vẹn.
Trời về chiều với chút sương sớm mờ mờ làm lòng buồn hiu hắt như đã lỡ hẹn với ai.
Trời Banmêthuột mưa lâm thâm, không lớn nhưng đủ làm thấm áo. Không gian u buồn như nhân đôi nỗi nhớ. Chừng như bão rớt thì phải. Trời đã vậy nên ngại chẳng muốn đi ra ngoài nên chẳng biết phố thay đổi như thế nào? À, cái chữ PHỐ nầy nghe lạ tai với tôi nhưng rất thú vị. Gần tới nơi, anh phụ xế hỏi: Anh xuống phố hả? Tôi ngớ người làm thinh. Phố là chỗ nào? Ba mươi giây sau tôi đoán ra rồi gật đầu. Hoá ra mảnh đất hơn bốn mươi năm về trước tôi tung hoành ngang dọc giờ đã được người ta đặt cho một tên gọi mới: PHỐ. Hay ho thật!
Trở lại Sài Gòn trời BMT vẫn còn mưa, ngày một lớn hơn. Dãy rừng thông hai bên đường đoạn rừng lạnh đã mờ mịt mây giăng làm thấm lạnh. Đoạn từ Dak Mil tới Dak Song, hai bên đường bừng nở những đoá Dã Quỳ khoe sắc, hớn hở ngửa mặt đón những giọt mưa thu. Hoá ra mùa hoa mới bắt đầu. Đồi núi chập chùng trải dài phía xa xa như mời gọi ánh mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp lộng lẫy của núi rừng Tây Nguyên cho những ai có chút lòng hoài nhớ một vùng đất đầy kỷ niệm. Bao nhiêu đó cũng đủ bù đắp cho một chuyến đi.
NT đọc hết một mạch từ đầu đến cuối ... tưởng chừng như mình đang được về lại chốn xưa ... MỪNG như thể cô bé tay nắm quả bóng bay
Cô gái Tây Nguyên trong hình làm SK nghĩ đến em bé Thu Hằng, em chừng 12 tuổi, bán vé số tại BanMê.
Khi mời mua vé, SK từ chối không mua nhưng muốn giúp em một số tiền, nhưng bé đã thẳng thắn từ chối. Em nói" nếu chú mua vé số thì cháu bán, còn chú cho tiền thì cháu không dám nhận".Nói sao cũng không chịu nhận.
Thật đáng qúy thay.
Rất tiếc không biết cách insert hình của em để "phe ta" cùng xem.
Xin giới thiệu cùng các bạn, SONG KIM, một cư dân chính hiệu BMT , chung một mái trường Trung học Buồn Muôn Thuở. Trang Thơ hân hoan chào đón bạn ghé chơi cùng hòa nhịp vui vẻ thân ái. Cám ơn SK đã chia sẻ chuyện em bé Thu Hằng ở BMT với lòng tự trọng cao khiến cho người lớn cũng phải khâm phục.
Chẳng hay Như Thương có đoán được người quen không chớ Trang chủ đã nhận ra SK cùng tham dự Họp mặt Kỷ niệm 55 năm ngày thành lập THBMT ở Washington DC tháng 7 vừa rồi.
chào bạn Cỏ May
Là người Tây nguyên mà thấy cô gái Tây nguyên (êđê) nguyên thuỷ dễ thương như vây ai mà không yêu mến tuy đời sống còn nhiều gian khổ côgái TN vẫn luôn bằng lòng chấp nhận -điều đó thể hiện ở 2câu cuối tại sao chế độ Mẫu hệ ở TN không làm cho người phụ nữ có uy quyền được sống vui vẽ hạnh phúc hơn- đó là sự bbất công không ?Ta thử nói về cuộc sống hiện tại của những thiếu nữ TN,người đàn bà thượng thời nay ở BAN MÊ
qua người đàn bà DT anh S kể KC cũng muốn nói thêm về hình ảnh cô gái TN hiện đại ăn măc mốt ,tay cầm điện thoại ý ới -không ở nhà dài nữa mà ở nhà xây mái thái chạy xe cúp vv...
Tuy vậy hình ảnh cái gùi ,mớ rau,trái bầu thì vẫn còn ở 1số người bình dân khi xuống chợ (đa số),ngày nay đời sống đở chật vật hơn vì nhờ lao động cần cù nên họ cũng ăn mặc đẹp hơn ,ăn ngon hơn ,con cái đi học đàng hoàng -một điều mà mình ghi nhận được là học sinh của mình có nhiều thay đổi hơn về cuộc sống ,tinh thần..
đó là vàiđiều muốn tâm sự
Kim Chi ơi,
NHÀ DÀI ,NHÀ MÁI THÁI là nhà gì vậy ,làm ơn giải thích giùm ,mà ngắn gọn thôi nghe ,đừng dài như cái nhà dài nhà dãi ,nhà dai đọc không hiểu đâu !
Trang Thơ hân hoan chào đón bạn ghé chơi cùng hòa nhịp vui vẻ thân ái.
Qua lời giới thiệu của SƯƠNG MAI như trên, xin cho tôi hỏi rõ người bạn mới có ý định GHÉ CHƠI hay VÀO CHƠI với Trang Thơ để dễ dàng trao đổi hơn.
Nếu chỉ là ghé chơi sẽ là một vị khách quý. Còn vào chơi sẽ là một bạn thơ mới.
Sao phải phân định rạch ròi chi vậy? Bởi vì với một người bạn, tình cảm đối đãi sẽ thân tình hơn. Còn đối với khách, tất nhiên sẽ phải giữ một khoảng cách vừa phải.
Các bạn thơ ơi,
" Khéo " thay Trang Chủ lại tìm được thêm " Gốc cây Kơ Nia KHOA "
NT nói nhỏ với bạn thơ Sao nghen ... Bạn thơ KHOA sẽ ngồi chung chiếu nhậu với bạn thơ SAO đấy - rồi một ngày nào đó, NT sẽ được nghe hai bạn " KHÀ ... KHÀ ...
Xong rồi cả làng xúm xít quanh cái ché rượu cần vui chơi quên ngày quên đêm !
Hãy đợi đấy ...
Bạn Sao ơi , Trang chủ đón Song Kim như một người bạn mới chớ không phải "khách quý" tạt qua giây lát rồi đi đâu.
Chào đón SONG KIM đến với trang thơ!
NS
QH HAN HOAN CHAO DON BAN SONG-KIM DEN VOI TRANG THO.
Hết sức vui mừng chào đón người bạn mới SONG KIM.
Qua comment của người bạn nêu lên một vấn đề tương đối mới mẻ trên Trang Thơ, tôi xin nói lên ý nghĩ của mình. Chẳng phải là tiêu cực để thấy cảnh đời toàn một gam màu u tối, nhưng có khi những người xa xứ lâu ngày không thấu hiểu. Giống như tôi đang nằm ở mặt trái đồng tiền xu nên dễ thấy nhiều cảnh đời ngang trái.
Những người bạn hiện sống ở VN chắc đã từng đọc những bài báo về bọn lưu manh người miền Bắc, dụ dỗ những người già và trẻ con ở ngoài xứ xuôi Nam để làm nghề ăn xin và bán vé số nuôi chúng. Tất nhiên là chúng cai trị họ bằng những bàn tay sắt rồi.
Trường hợp của bé gái Thu Hằng cụ thể thế nào thì không biết. Cũng có thể do lòng tự trọng mà cô bé không nhận tiền cho không. Nhưng năm tôi khoảng 12 tuổi thì chưa biết về điều nầy. Thỉnh thoảng có người lớn cho tiền ăn bánh thì tôi mừng lắm!
Nhưng nếu cô bé lọt vào trong băng đảng lưu manh như tôi vừa nói thì số tiền cho không đó sẽ là tai hoạ giáng xuống đầu. Khi về chỗ trú ngụ, bọn đầu gấu sẽ lục tới cả cái lai áo xem có dấu tiền không. Số tiền thừa ngoài tiền lời bán vé số sẽ đem đến cho cô bé một trận đòn mềm xương vì chúng chẳng bao giờ tin lòng tốt của ai cả mà cho đó là tiền ăn cắp của chúng thôi.
Chắc hẳn tất cả các bạn đều đã xem phim Triệu phú ổ chuột ( Slumdog Millionaire)
đã đoạt giải Oscar. Một cậu bé có giọng hát hay đã bị bọn lưu manh làm cho mù mắt để gợi lòng thương cảm của người đời nhiều hơn hầu dễ móc túi hậu hĩnh. Dù đó chỉ là phim, nhưng ở đây bây giờ còn nhiều trường hợp éo le hơn nhiều.
Hãy khoan cho cuộc gặp gỡ đó là một cơ duyên. Theo tôi, nên tìm hiểu kỹ hơn rồi kết luận cũng chưa muộn.
Xin chào đón bạn SONGKIM đến với Trang thơ,một người cùng có "gốc càphê" của xứ Bụi Mù Trời và Buồn Muôn Thuở...TT
Trang Thơ kỳ này thật rộn rã bình loạn về bầu bì, khiến SK muốn dùng hình ảnh trái bầu này nhắn với Sao "qủa tạ" rằng thì là:...
"Bầu" Sao ơi,thương lấy "Bí" SK cùng
Tuy rằng khác giống (?) nhưng chung một giàn (th/Banmethuot).
Bí trong ngoặc kép ở đây không phải là bí đao, bí rợ, bí ngô mà là "bí đao... thương". Đao, thương thứ thiệt, chứ không phải dao găm, lựu đạn của dân răng đen mã tấu.
Nên các bạn trong Trang Thơ hãy đại xá cho nếu thấy SK hươi đao qúa tay nha.
SK
Xin cám ơn các bạn đón nhận SK vào Trang Thơ của Trang chũ Sương Mai.
Hy vọng sẽ mang lại cho các bạn những nụ cười sảng khoái qua những đóng góp khiêm nhường khi có thể.
SK
Cô gái Tây nguyên với con mắt biết cười,chia xẽ với Cỏ May hình ảnh 1 cô gái dễ thương,mang nụ cười từ mọi phía,ít ra cũng làm các bạn thơ thấy đời vui hơn,dù bên cạnh vẫn chập chùng nỗi buồn có đôi khi vô cớ.
Thân ái chào bạn Song Kim đến vối trang thơ,thật sự mới nghe qua từ Song ,rồi Kim tôi nghĩ trang thơ mình có 1 anh chàng Hàn quốc nào đó đi lạc.(chắc tại tôi hay coi loại phim này.)Dù sao tôi cũng có cảm nhân bạn SK có vẻ tình cảm.hãy cứ như vậy dù đời có trí trá ,ai có lừa mình,thì nguời khác lừa lại họ.Xin lỗi vì hơi quá đà chuyện này.Chúc bạn SK thả hồn hết mình vào trang thơ.
Hôm nay, ngồi nhìn lại tấm hình minh hoạ bài thơ Cô gái Tây Nguyên một lần nữa thấy đẹp lạ lùng, rất nghệ thuật. Xin có lời khen người chọn tấm hình đẹp thích hợp với nội dung bài thơ. Cả font chữ và bố cục cũng rất đẹp. Khen người làm hình bài thơ luôn.
Nhìn những cái bầu đựng nước, tôi nhớ ngày xưa thường rong chơi ở Thác Nhà Đèn, ngang qua buôn Kosia hay thấy những người phụ nữ người Thượng hứng nước vào bầu từ những khe suối. Nước trong vắt uống ngay được luôn không phải nấu chín. Chắc có lẽ bụng họ đã quen với môi trường sống, chớ người Kinh mình uống nước như vậy thế nào cũng có người phải nhập viện.
Khi tôi đi xây dựng Nhà máy đường của tỉnh Gia Lai ở Ayumpa, bên rìa tỉnh lỵ Phú Bổn ngày xưa, những người dân tộc ở đó không được Mẹ thiên nhiên ban cho những khe suối trong vắt, họ phải lấy nước từ một dòng suối cạn đục ngầu chảy ngang. Nước như vậy làm sao uống được? Họ ra cồn cát giữa suối, dùng tay móc một hố sâu để nước thấm vào từ từ. Một lát sau là đầy nước trong vắt. Vậy là cứ dìm những trái bầu khô xuống lấy đầy nước. Lần đầu tiên được nhìn thấy cảnh đó, tôi hết sức ngạc nhiên và khâm phục cái tài xoay sở của họ. Lớp cát dầy như là những lớp lọc nước của người Kinh, nó loại bỏ hoàn toàn những cặn bả và chỉ còn lại hố nước trong suốt.
Cám ơn bạn Sao về những lời khen tặng, tấm hình rất đẹp này do Ngàn Sau " ủng hộ" , SM nhìn thấy là rất ưng ý liền.
Nói về chuyện "Chắc có lẽ bụng họ đã quen với môi trường sống, chớ người Kinh mình uống nước như vậy thế nào cũng có người phải nhập viện" thì bạn nói trúng phóc đó nhưng trường hợp SM hơi khác một chút. Nhớ hồi 2006 ghé thăm người quen ở Bình Dương, SM cùng bạn bè được mời ăn món nổi tiếng bánh tầm bì ,ở Búng phải không QH ,ngon thiệt, ăn đã đời còn mua về cho gia đình nữa. Chừng 9 giờ tối là thấy khó chịu , bụng dạ đánh lô tô, mặt mày xanh mét phải vài bịnh viện Hoàn Mỹ liền trước một ngày trở về . Lần mới nhất là hồi tháng 3 -2010 nhân ngày giỗ Ba ,SM có mời Ngàn Sau và các bạn học cũ , Tuệ Minh bận việc gia đình mãi sau mới ghé được. Tưởng mọi chuyện êm đềm sau những giây phút thật rôm rả vui nhộn, ai dè tới khuya bắt đầu lục đục , ráng cho qua nhưng tới sáng hôm sau thì chịu thua lại trực chỉ bịnh viện " Thiện Hạnh" ( nhớ là vậy) ở bến xe cũ cây số 3 BMT. Sau hỏi ra thì duy nhất có một mình mình là lộn xộn mà thôi, gia đình hài lòng vì SM siêng ăn cơm ở nhà hơn với Má.
Nhân đang đề cập về chuyện nước nôi và cơn lũ kinh hoàng ở miền trung làm mất đi biết bao nhiêu con người và tài sản sau khi tránh được cơn bão siêu cấp Megi. Thiệt là chạy trời không khỏi nắng!
Tôi nhớ lời bài hát TIẾNG SÔNG HƯƠNG của Phạm Đình Chương:
"Quê hương em nghèo lắm ai ơi!
Mùa đông thiếu áo, hè thời thiếu ăn.
Trời rằng, Trời hành cơn lụt mỗi năm..."
Khúc ruột miền trung vốn đã nghèo mà năm nào cũng bị tai ương, gom góp chắt mót suốt cả năm dành dụm được chút ít, Ông Trời lại làm cho trắng tay.
Ở Tây Nguyên vốn là vùng đồi núi cao mà người ta bị chết đuối vì lũ lụt mới là chuyện lạ. Đêm lũ về cuồn cuộn dâng cao ghê gớm khiến người ta không trở tay kịp.
Năm đó vùng lưu vực sông Ba gánh một trận lũ kinh hoàng. Con đường xuôi xuống Tuy Hoà theo ngả Phú Bổn mà năm xưa Quân Đoàn II đã dùng để "di tản chiến thuật" chỉ là một con đường nhỏ đèo dốc ngoằn ngoèo. Đến cầu sông Ba tôi thực sự ngẩn ngơ trước vẻ đẹp của nó. Lúc đi ngang thì sương chiều đã xuống, cây cầu ẩn hiện trong màn sương mờ như một bức tranh thuỷ mặc. Giá như lúc đó có máy chụp ảnh, chắc chắn sẽ ghi lại được một bức ảnh rất nghệ thuật. Đi trên cầu nhìn xuống dòng sông sâu xa tít, các cô thiếu nữ người thượng đang “tắm tiên” mờ mờ khiến ta như lạc vào cõi thiên thai.
Quá một đoạn nữa phải đi qua một cây cầu tạm. Nhìn bên trái có một chiếc cần cẩu loại lớn nằm chơ vơ trên trụ cầu, xung quanh là dòng nước cuồn cuộn đã cuốn trôi những nhịp cầu bê tông đi mất. Tôi tự hỏi làm sao người ta có thể đem nó vào bờ? Chắc là phải đứng đó mãi để trơ gan cùng tuế nguyệt.
Con đường độc đạo đi từ Pleiku dẫn xuống Ayumpa qua ngõ đèo Chư Sê phải qua một cây cầu sắt tên là cầu “ê-ke”. Tất cả những dầm sắt xây dựng Nhà máy và toàn bộ thiết bị của Nhà máy đường nhập khẩu trọn gói từ Trung Quốc qua cảng biển Quy Nhơn đều phải đi qua cây cầu nầy trên những chiếc đầu kéo tải trọng hơn 40 tấn. Nói như vậy để biết sức bền vững của cây cầu. Thế mà chỉ sau một đêm bị lũ tràn về, nước đã bê nguyên xi chiếc cầu đẩy về phía hạ lưu hơn 50 mét, mắc kẹt lại do một khúc quanh của dòng sông nhỏ. Chớn nước lũ khi tôi đi ngang qua chiếc cầu phao bắc tạm của Công Binh so với mặt sông hơn 10 mét. Như vậy mới thấy sức tàn phá của cơn lũ.
Nước là nguồn sống hết sức cần thiết cho tất cả các sinh vật trên trái đất, nó vốn mềm mại nhưng khi đã nổi cơn cuồng bạo thì không gì ngăn lại được.
Phải coi chừng!
Chào bạn SK,
Không phải chỉ riêng 1 mình bạn Sao,tôi nghĩ 1 số người trong đó có tôi thhật sự "choáng" vì những bộc bạch của bạn trong phần comment.
Đúng là trang thơ và bạn là người mới thì nên thả hồn thả chữ thả điệu thả vần cho niềm hân hoan của mọi người dâng cao độ...hơn là đưa mọi người vào cái nhận định riêng tư về người dân Banmê(đẹp tuyệt mỹ) qua hình ảnh 1em bé tây nguyên,1em bé người kinh.Tôi sợ bạnlầm to rồi đấy.
"Quê hương vẫn còn những hạt ngọc tong bãi cát dơ bẫn do nền giáo dục xuống cấp trầm trọng mà các bạn đã,đang nghe..." Ôi trời ơi ,SK cẩn thận với kiểu phát ngôn này
tôi không hiểu bạn còn ân oán gì mà "nặng nề" quá.Hỏi bạn 1 tí,ban còn bà con,cháu chắc,cha mẹ gì ở cái quê hương này kg?
Cuộc sống quả có nhiều điều kg ưng ý thật,trãi lòng cho nhẹ nhàng,và đôi khi quên bớt cái u mê của kiếp nguời,có lẽ dễ chịu hơn hả bạn Song Kim?
Khánh Vân thân chào các bạn thơ .
Mấy hôm nay Vân bận quá nên vắng mặt, nay ghé vào góp chuyện đây.
Đầu tiên KV vui mừng chào đón bạn SK đến với TT. Thêm một bạn mới là chúng ta sẽ có thêm nhiều niềm vui. Vân nghĩ vậy, đúng không SK?
Cỏ May và SM ơi ! tính KV thích những gì mộc mạc , hồn nhiên , thơ ngây và chân thật. Đọc bài thơ của CM, thiệt tình KV rất yêu cô gái TN. Tình cảm này tăng bội phần bởi hình ảnh minh họa của SM . Tìm đâu hình ảnh cô bé TN thật dễ thương , chơn chất quá . Nụ cười ánh mắt đã thể hiện điều đó. Thêm chiếc gùi trên vai chúng ta lại nghĩ đến đức tính chịu thương chịu khó của cô gái TN
nữa
Cám ơn hai bạn SM và CM dã cho đọc bài thơ dễ thương, hình ảnh đẹp hay và ý nghĩa rất phù hợp với ý thơ
Chúc vui cho tất cả
KV
Đây là comment DÀNH RIÊNG gởi bạn Song Kim.
Một câu chuyện thực của một người đi nhiều nơi kể lại cho một người đi vài nơi trên VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TÔI để minh hoạ những cặn bã dưới đáy xã hội cũng như những hạt ngọc của nền giáo dục tồn tại song song.
Tôi ra bến xe miền đông mua vé về BMT. Không có nhiều thời gian nên bị lọt lên một chiếc xe 25 chỗ ngồi với giá vé chỉ bằng ¾ xe lớn. Lúc trả tiền thì hỡi ơi vì đã bị lừa.
Tưởng là được đi sớm hơn 30 phút nhưng xe cứ lòng vòng kiếm khách mất hơn 1 tiếng đồng hồ. Nhà xe thông đồng với bọn lưu manh bến xe để trấn lột hai người khách tỉnh lẻ đón dọc đường giữa thanh thiên bạch nhật. Chúng dồn hai người xuống băng ghế cuối rồi đòi tiền xe. Họ vừa móc tiền ra thì bị chấn cổ. Vừa phản ứng thì một tên bóp cổ một tên đấm vào mặt nên phải ngồi im bị chúng lột sạch. Ngồi băng trên, nhìn thái độ của người phụ xế liếc chừng ra phía sau là tôi đoán có chuyện liền. Một thái độ lưu manh.
Chạy được một đoạn xe ngừng vì trục trặc máy móc chi đó hay chúng giả bộ không biết, chúng lại sang khách cho xe khác. Trước khi sang xe, tôi hỏi phụ xế có phải trả tiền thêm không thì được trả lời cứ yên chí, tụi tui lo rồi. Đi được nửa đường thì bị đòi tiền xe. Tôi nói đã có mua vé ở bến rồi mà thì họ nói anh mua vé xe kia chớ đâu phải xe nầy. Hai thái độ lưu manh.
Một thanh niên người miền Bắc đón dọc đường. Khi bị đòi tiền xe thì chỉ có mình không và bảo là gần đến nơi sẽ gọi người nhà ra trả tiền. Một thái độ lưu manh từ phía hành khách là ba.
Tuy nhiên, xã hội không chỉ có thế. Một thanh niên người miền Bắc khoảng chừng 20 tuổi lần đầu tiên đi tuyến đường nầy. Xe chưa chạy tôi nhảy xuống bến uống vội ly cà phê và gởi chiếc cặp cậu ta trông dùm. Cũng chẳng có gì trong đó ngoài bộ quần áo và vài vật dụng cá nhân. Cậu ta bảo chú cứ yên tâm, để cháu trông hộ cho. Sau khi vòng vo tam quốc hơn 1 tiếng đồng hồ, xe chạy khoảng 50 cây số cậu ta nhìn tôi nhăn nhó rồi nói: -Cháu mót quá chú ơi! -Sao không gọi xe ngừng lại để giải quyết? Cậu ta đỏ bừng mặt không dám gọi. Đến một bến rước khách tôi bảo tranh thủ đi. Lại đỏ mặt mà không dám bước xuống vì có đông người. Xe chạy hơn 10 cây số nữa cậu ta lại khều tôi nói nhỏ: -Cháu muốn vỡ ra rồi. Tức cười tôi kêu lớn tài xế bảo ngừng lại chớ không thì có án mạng trên xe. Sau khi giải quyết bầu tâm sự xong, lên xe chú cười ngỏn ngoẻn và cám ơn rối rít. Tôi lại cười: -Sợ phụ xế biết, không dám nói thì bây giờ cả xe đều biết rồi đó!
Một thanh niên với thái độ ứng xử nơi chỗ đông người như vậy có phải là cậu ta đã được hưởng một sự giáo dục tốt không?
Bạn Sao ơi,
Cám ơn bạn đã cho đọc 2 câu chuyện trên. Tên SAO của bạn làm cho SK bị sao qủa tạ chiếu cố, xém mất mạng đấy.
SK cũng xin cám ơn tất cả những comments của các bạn nhắn,gởi cho SK. Phải chi có các địa chỉ điện thơ của một số bạn thì chúng ta có thể "luận kiếm, à quên luận thơ" thì hay biết mấy.
Mà thôi:
"Đời quá ngắn, hãy vui cuời sảng khoái"
"Để ngày mai không tiếc lúc suôi tay"
Tạm mượn hai câu thơ trên của một người bạn thân mới gởi, để làm đoạn kết đoản văn (thay thơ) hôm nay.
Bạn thơ Song Kim sẽ " bị lôi cuốn " với cả hai : Luận kiếm và Luận thơ trên Trang thơ cho mà xem !
Tin NT đi ...
Đã từng ... Luận kiếm bằng cách chống kiếm xuống đất nhìn ...
Đã từng ... Luận thơ sáng đêm - quên ăn, quên ngủ bên computer để đọc những comments thú vị về một bài thơ
Và rồi mai mốt bạn sẽ viết ... " Bận quá, nhưng vẫn vội vàng chạy vào Trang Thơ đọc ... vì NHỚ ! "
Tôi YÊU – CÔ GÁI TÂY NGUYÊN !
Bài thơ và hình minh họa đã diễn tả gần như đầy đủ những nét đẹp chân chất, đơn sơ mộc mạc của người con của núi .. Đôi bàn tay của em đã nói lên những công việc thường ngày , đốn củi,tỉa ngô,làm cỏ,nhặt rau ,giã gạo …và dĩ nhiên ,em vẫn có những giây phút mộng mơ,những giây phút tự hỏi về tương lai vô định như những cô gái vùng xuôi ! Em cũng đã cắp sách đến trường,em cũng học sinh ngữ 1 sinh ngữ 2 …em cũng đã học hình học để tính diện tích của một đám rẫy …nhưng Em vẫn là Em,khi em cất lên tiếng cười khúc khích …khi em cất tiếng ca,khi em nhún mình theo tiếng cồng chiêng ..
Tôi không hiểu tại sao ngưòi ta sợ bị “thư” ! Nếu dám làm điều bậy bạ thì phải chấp nhận hậu quả ! Phật có luật của Phật,Ma có luật của Ma !
Tôi yêu Cô Gái Tây Nguyên
Có người là Chị Tôi,có người là Mẹ tôi …Tôi đã sống trong sự đùm bọc thương yêu của họ, tôi đã ngồi bên bếp lửa ăn nhiều bữa cơm nóng,nếm một chút muối làm bằng vỏ cây,uống một ít rượu cần chung với các cụ,uống một ít chung với các chị và các em nhỏ, đủ để biết thêm bao nhiêu nước vào rượu thì sẽ thành bia,thành nuớc chanh …
Tôi đã bị sốt rét rừng hành hạ . Cô gái Tây Nguyên đã hái rau lang về luộc, để tôi ăn thay cho vitamin C !
Tôi đã thấy Cô gái Tây Nguyên địu con trên lưng giã gạo trong lúc ông chồng ngồi phì phèo ống điếu …tôi đã thấy bà mẹ nặng nhọc với gùi củi trên lưng ,theo sau là hai con bò thảnh thơi
Tôi đã thử mang chiếc gùi đầy củi và bầu nước từ rẫy về buôn -trời mưa-phải dùng những ngón chân coắp lại bám vào con dốc trơn trợt,tôi đã hiểu tại sao có giày có dép mà vẫn phải cởi ra (gùi nặng lắm,nặng hơn balô của lính nhiều)…
Tôi Yêu Cô Gái Tây Nguyên
Bao nhiêu năm trời trôi qua ,trong DVD Hội Hoa Dalat 2009, Các Cô Gái Tây Nguyên vẫn chân không điệu vũ dân tộc trên mặt nhựa đường !(cũng may trời không đủ nắng!)
Và Cô Gái trong hình của SM ơi ! Cô quên đậy nút lá cho hai chiếc bầu rồi !
Bạn thơ Vivu ơi, bạn kể thêm về " Chiếc nút lá cho trái bầu " của cô gái Tây Nguyên đi
Và NT có thêm một thắc mắc nữa: Trước năm 75, NT nghe hai chữ Cao Nguyên thay vì Tây Nguyên, thế thì chữ nào sẽ chính xác hơn các bạn thơ ơi ?
Khá khen cho sự quan sát tinh tế của bạn thơ Vivu.
Tui cũng đã thấy điều nầy rồi, nhưng có câu trả lời liền.
Chưa có nút lá bởi vì Cô bé đang trên đường ra suối thôi, chưa có nước thì đậy nút làm chi?
Mà Cô bé chỉ đang làm diễn viên để chụp hình. Chỉ chụp hình thôi mà, bầu đựng đầy nước chỉ làm nặng lưng. Không ai đi lấy nước mà mặc áo đại lễ cả. Hơn nữa cô bé bận điệu đàng nên quên khuấy cái nút trái bầu rồi.
Sẵn trớn, xin mạn phép bạn thơ Vivu “nói hớt” chút nghe.
Trước tiên bầu được tạo lổ làm miệng của đồ đựng. Tùy vào công dụng và chức năng của từng loại vật phẩm mà miệng của chúng có độ lớn nhỏ và vị trí cao thấp khác nhau. Có quả bầu được cắt bỏ cuống để tạo miệng, có quả lại được khoét miệng bên cạnh cuống, chếch về một bên, nhiều quả miệng lại nằm ở bên cạnh sườn... Nắp của sản phẩm tùy thuộc vào từng vỏ bầu hay chức năng của nó. Với những vỏ bầu có miệng nhỏ, nắp thường là lõi ngô hay các loại lá cây cuốn lại. Một số dân tộc ở miền núi phía bắc và Trường Sơn - Tây Nguyên dùng những quả bầu tròn để đựng cơm hay thức ăn mang đi làm nương. Nắp của chúng thường được làm bằng một miếng gỗ mỏng, tròn đậy kín trên miệng bầu hay chỉ là một chiếc lá rừng. Nếu dùng nắp gỗ thì trên vỏ bầu và nắp đậy được dùi hai lỗ đối xứng, sau đó luồn dây qua làm quai xách.
(Nguồn Viet An Art)
Nguồn gốc tên gọi Cao Nguyên Trung Phần
• Theo Nguyễn Đình Tư trong bài Tây Nguyên xưa và nay, tạp chí Xưa và nay, số 61B, tháng 3 năm 1999, thì địa danh Tây Nguyên được biết đến từ năm 1960, khi công bố Hiến pháp 1959 của Việt Nam Cộng hòa, trong đó có điều khoản về các khu tự trị của các sắc tộc thiểu số và có nhắc đến Tây Nguyên.
• Trước đó, từ thời Pháp thuộc, vùng đất này chưa có tên gọi riêng mà chỉ là đơn vị hành chính trực thuộc Khâm sứ Trung Kỳ, nên có tên là vùng Cao nguyên Trung Kỳ. Ngoài ra, người Pháp còn gọi nơi này là Les Hauts Plateaux du Sud (Cao nguyên miền Nam). (Ai đã sống ở Banmêthuột trước năm 1975 đều biết đồn điền cao su CHPI của người Pháp ở cây số 3. Đó là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Pháp Compagnie des Hauts Plateaux Indochinois có trụ sở chính ở Pháp số 9 Quai President Paul Doumer 92400 Courbevoie).
Thời nhà Nguyễn, vùng đất này được thuộc về châu Thượng Nguyên (bao gồm Thủy Xá, Hỏa Xá là vùng đất cư trú của người Êđê, Gia Rai, Ba Na và là một phần Tây Nguyên ngày nay)
• Sau khi Nhật đảo chính Pháp, chính phủ Trần Trọng Kim đã đổi tên đơn vị hành chính cấp Kỳ thành cấp Bộ. Từ đó vùng đất này được gọi là Cao nguyên Trung Bộ.
• Khi Quốc gia Việt Nam thành lập, Quốc trưởng Bảo Đại đã đổi tên đơn vị hành chính cấp Bộ thành cấp Phần. Riêng khu vực cao nguyên được tách ra và được hưởng quy chế hành chính đặc biệt có tên là Hoàng triều cương thổ. Tại vùng này thì Quốc trưởng Bảo Đại vẫn giữ vai trò là Hoàng đế.
• Đến năm 1955, chính phủ Ngô Đình Diệm chấm dứt chế độ Bảo đại và thành lập nền Đệ nhất Cộng hòa. Hoàng triều cương thổ lại được sát nhập vào Trung phần và được gọi là vùng Cao nguyên Trung phần. Tên gọi này được chế độ Việt Nam Cộng hòa sử dụng mãi cho đến năm 1975.
(Nguồn Wikipedia)
Về tên gọi Tây Nguyên, bạn thơ NT có thể tìm hiểu thêm qua đường link nầy
http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A2y_Nguy%C3%AAn
Xin mở lại link dẫn về Tây Nguyên.
Tây Nguyên
Phải công nhận một điều là TrangThơ này rất đặc biệt.
Tác gỉa những bài thơ đã hay, người "thiết kế" để post những bài thơ trên Trang Thơ thật tài tình và đầy sáng tạo. SK bắt đầu thấy "mê" Trang Thơ này rồi đấy.
Cám ơn đời, cám ơn người đã cho SK gặp được những người bạn tài hoa và chân tình.
Nhân đây SK xin tự giới thiệu mình một tí để các bạn Thơ chưa biết SK dễ "bút đàm" hơn:
SK là chs/th/Banmethuot niên khóa 58-65 và bắt đầu bước vào ngưỡng cửa "lẩm cẩm" của kiếp người, nhưng lúc nào cũng lạc quan,yêu đời, yêu người, yêu đủ thứ....hà..hà...
SK chúc mừng sinh nhật hai bạn trong Trang Thơ. Sao không thấy rượu, bánh gì cả vậy nè???
Cò xanh xin lỗi tất cả các bạn vì sự chậm trễ của mình. Cỏ xanh lên rẫy mới về , ở rẫy thì chẳng có máy tính nên không vào mạng được, tối qua mới về lại SG ,vào TRANG THƠ, gặp cô gái TÂY NGUYÊN gùi bầu ra suối lấy nước sao mà dễ thương quá...thơ CỎ MAY giản dị trong sáng, hồn hậu dễ mến...cô gái TÂY NGUYÊN toát lên vẻ thánh thiện hồn nhiên...
Người Mường cũng hay ra suối lấy nước , nhưng không chứa nươc trong bầu rồi gùi về như cô gái TÂY NGUYÊN , mà chứa nước trong ống tre, một đoạn cây tre đựơc thông đốt, kín đầy nước suối rồi vác về. Nhưng thường thì người Mường hay làm máng tre để dẫn nước từ nguồn trong núi về hơn
Post a Comment