Một bài thơ tình rất tình phải không các bạn, nhưng mà... " Cho anh hỏi đoá sen hồng Ngậm hoài môi ấy bằng lòng hay không ..." Dường như hỏi để mà hỏi chứ làm sao mà lắc đầu được .... Câu thơ kết thật tuyệt : "Em ngồi yên đấy, môi cười an nhiên " Lạy Trời, cho Em được ngồi an nhiên như thế đấy ... bởi nét an nhiên của em sẽ làm anh " thoát hồn "
Sao tui thấy hình như , phen này Anh 4*..hết làm Hiệp sĩ say..mà làm "THIỀN SƯ" rồi. Buồn quá hết Bạn Nhậu "ão"..Ha..ha..chúc mừng.. (Tui còn thiếu nợ Huynh mấy "can' rượu đế và một bình rượu chát 4 lít cưa hai).
..Tâm ta chỉ an nhiên tự tại khi nào ta chấp nhận việc ta làm lẫn hậu quả của nó, chấp nhận việc tốt lẫn việc xấu xảy đến cho ta. Ca ngợi và phiền trách, thương và ghét, vui và giận đều cùng một thể. Việc tốt đến không vui mừng, việc xấu đến không thất vọng. Việc gì đã quyết định nên làm là làm không tiếc rẻ, không sợ phê phán tốt xấu hay phiền trách.
Yên ổn, bình thản như tự nhiên vốn thế hiện thái độ an nhiên tự tại.
Bài thơ xuân trong cửa thiền được nhiều người biết đến nhất, có thể nói là bài "Cáo tật thị chúng" của Mãn Giác, một thiền sư Việt Nam thế kỷ thứ XI, thời Lý, cách đây gần một ngàn năm.
Bài thơ ấy thực ra không phải là một bài thơ. Không phải là thơ vì thiền sư, thực ra, đã không làm thơ. Chỉ có thể nói được rằng vào một lúc tâm tư tịch lặng an nhiên nhất, khi những thăng trầm của thế sự không còn là điều bận lòng với mình, khi những cánh hoa tan tác rơi rụng không làm tâm hồn xao xuyến, hãi sợ nữa; và khi, chính sự biến thiên của vạn hữu vô thường ấy lại ảnh hiện vẻ trường cửu bất diệt của chân tâm, thiền sư bất chợt bật lên một tiếng kinh ngạc, hốt nhiên giác ngộ tính cách bất nhị của bản thể và hiện tượng giới...
Tui cũng nghe Duy Trác nói trên Radio giới thiệu một quán rượu nổi tiếng ở Ngã Ba Lộ Tẻ tên gọi Yên Hà. Mà cái quán rượu này đặc biệt lắm, một bên là quán rượu chay..còn bên kia là rượu mặn.
Vậy thì tui rũ Anh 4* vào quán rượu chay mà ngâm:
..dường như có một cánh mây, vắt ngang mặt nguyệt, che tay mĩm cười, rời ra thẹn đỏ mặt người, em ngồi yên đấy, MÔI CƯỜI AN NHIÊN./
Ờ mà nghĩ cho cùng, hai quán rượu chay và mặn kế bên nhau..thì vậy đi, nhậu chay trước..một chặp..rồi mình qua quán rượu mặn ..tới luôn. Bà con ơi. Co ai ..theo hông.
Thơ tôi không có những từ ảo diệu, bí hiểm của cõi Thiền cõi Phật. Vì chuyện cơm áo còn nặng nợ lắm. Thơ tôi không có những từ bóng bẩy, văn hoa, rực rỡ. Bởi tuổi đã xế chiều và tính cách Nam bộ của mình.
Việc tốt đến không vui mừng, việc xấu đến không thất vọng. Việc gì đã quyết định nên làm là làm không tiếc rẻ, không sợ phê phán tốt xấu hay phiền trách. Yên ổn, bình thản như tự nhiên vốn thế hiện thái độ an nhiên tự tại.
Nghĩa tiếng Việt của cụm từ an nhiên tự tại vốn là như thế vì thông thường khi dùng không ai tách riêng. Nhưng đây thuộc về một phạm trù rất riêng: Tình Yêu. Trong Tình Yêu mà tự tại thì ô hô! Nhân vật đó nên vào cõi Thiền.
Sao giọt mưa xuân rơi xuống em không mừng? Sao làn khói nhẹ đủng đỉnh bay lên để hoá thành mây trắng che ngang đầu không làm em vui? Và Tình Yêu đến sao mà em không hớn hở đón nhận?
Nhưng “em ngồi yên đấy, môi cười an nhiên” bởi em biết mình như một lòng hồ bao la, dung chứa hết thảy những bồn chồn háo hức, những khắc khoải âu lo, những hờn giận trách móc của tình quân. Và em biết chắc rằng những hình tướng biến thiên kia cũng xuất phát từ tấm lòng tuyệt đối vì Tình Yêu của chàng. Mặt hồ sẽ xao động một chút, nhưng rồi mặt nước kia sẽ phẳng lặng mà ôm trọn chàng vào trong nỗi dịu êm ngập tràn hạnh phúc.
NT nhìn lại tấm hình minh hoạ, thấy Trang Chủ điệu nghệ quá ! Nụ cười an nhiên rất con gái của em ẩn khuất kín đáo sau đoá sen hồng thanh khiết Ừ thì con gái là phải dịu dàng, ý nhị như thế chứ ... bạn thơ Tư Sao hả ?
Gớm thay! bác TƯ SAO, cứ thơ tôi không có... nhưng mà người mơ của bác cứ như là tiên nữ ấy...người này phải an nhiên trên cõi tiên thì đúng hơn. Sao bác tài thế...người yêu của bác quả đẹp tuyệt vời nhé, thế là nhất bác rồi đấy ! chúc mừng , chúc mừng!
Ngã ba Lộ Tẻ. Cái tên nghe đặc sệt Nam bộ. Lộ là đường, tẻ là rẽ. Ở nhiều vùng nông thôn miền Nam bây giờ người ta vẫn gọi những con đường tráng nhựa là “lộ dầu”. Nghe hay hay và như còn lưu lại chút gì của ngày xưa. Tiếc là những địa danh mình chỉ đi ngang qua vì công chuyện, không có dịp mà ghé lại rong chơi đôi ngày để tìm hiểu tận tường. Ngã ba Lộ Tẻ có một cái quán nhậu đặc biệt như thế sao? Lần tới đi ngang, thế nào tôi cũng dừng xe ghé lại.
Tôi rời thành phố lúc màn sương sớm còn mờ mịt chưa tan. Rồi những địa danh, làng xóm lần lượt lướt qua. Xe đi qua ngã ba Lộ tẻ rẽ vào Tri Tôn. Đường đi làm sát với bờ kinh xáng múc. Chắc là người ta đã lấy đất đào từ con kinh kế bên mà đắp đường. Hàng cây được trồng dọc con kinh mát rượi. Xuất hiện những mô hình thu nhỏ của chiếc cầu dây văng Mỹ Thuận đều đều bên bờ kinh mà năm ngoái chưa có. Thôi cũng mừng cho những người nông dân tay lấm chân bùn có điều kiện đi lại dễ dàng để cuộc sống họ đỡ khó khăn. Miền tây ruộng đất bao la, sông dài mênh mang, ít có cây nào gọi là cây cao bóng cả. Hầu như tất cả đều trải dài trên một mặt phẳng như những tâm hồn bình lặng và giản dị đến mức dễ hiểu vô cùng. Không thẳm sâu đến mức khó hiểu như những vùng miền khác.
Băng ngang Thành phố Long Xuyên, tôi sực nhớ lại mùa hoa bằng lăng cũ. Mới tháng tư năm ngoái đây thôi lúc tôi đi ngang, những cây bằng lăng trẻ trồng dọc hai bên bờ sông trĩu cành những chùm hoa tím, những cành phượng vĩ trong sân trường bàng hoàng chớm trổ những chùm hoa đỏ rực. Tháng 7 năm nay, tôi lại đi ngang thì mua hoa đã hết, chỉ còn lại trơ trọi những cành lá khẳng khiu, chẳng còn chút sắc màu rực rỡ nào sót lại. Nói chi tới những cánh hoa của mùa cũ đã trôi vào quá khứ rất xa, mà những cánh hoa của mùa nầy cũng đã tàn úa bay theo gió mất rồi.
Buổi chiều khi trở về, ngang qua hàng bằng lăng bờ sông. Biết là mùa hoa đã hết, nhưng tôi vẫn cố ngoái đầu nhìn lại để cố tìm kiếm một cái gì đó rất mơ hồ. Ô kìa! Bên bờ tả ngạn ngay đầu cầu, vẫn còn sót lại vài chùm bằng lăng tím lẻ loi. Vượt qua cây cầu, nhìn vào sân trường và bất ngờ được cộng thêm. Vẫn còn một chùm phượng vĩ cuối cùng sót lại, nhưng màu đỏ của nó lẻ loi quá vì bị lấn át bởi cành lá mới. Nhưng chẳng sao cả, chỉ chừng đó thôi cũng đủ.
Quả thật là bài thơ rất tình và SM cũng hài lòng vì chọn được một đóa Sen Hồng ưng ý và một nụ cười nhẹ , hiền ơi là hiền. Tác giả làm bộ hỏi cho phải phép chớ ngàn cái lắc đầu cũng bằng thừa. Bài thơ chỉ viết bằng những chữ thường không hoa không kiểu cách gì hết, các câu lục bát SM đọc lên trong khi làm minh họa cũng bỗng dịu dàng sương khói hẳn đi, như cuốn như đưa mình trở lại những ngày còn rất trẻ. Cám ơn anh Tư đã để hồn mình bay bổng dệt một bài thơ ngát tình say đắm, nhớ dùm nếu hồn có tứ tán phương nào thì cũng không quên đường về Trang thơ , đỡ mất công đi tìm.
Hôm nay Cỏ Xanh dữ dằn hẳn lên đó, ừ mà SM cũng cảm thấy cõi tiên phảng phất đâu đó trong bài thơ. Tiên nữ ( hay Tiên nam ) gì mà của ai có thì người ấy sẽ cho là tuyệt vời nhất của riêng mình, Cỏ Xanh nghiệm lại thử đúng không?
Chào các bạn thơ " Hỏi đóa sen hồng", bài thơ rất dễ thương , rất lãng mạn, rất gần gũi và rất "thật"....KV cảm ơn huynh Sao nhiều nghe vì đã cho KV và các bạn thơ thưởng thức một bài thơ thật tuyệt vời. KV bảo bài thơ thật gần gũi bởi vì ai cũng đã từng trãi qua một thời yêu đương và cũng đã từng đón nhận nụ hôn đầu như thế. Các từ huynh SAO dùng tuy đơn giản nhưng rất tài tình đọc lên là cảm nhận được hình ảnh ngay Mở đầu bằng câu thơ thật nhẹ nhàng " môi cười rất nhẹ an nhiên" nhưng càng đọc thêm càng thấy cái tính " bạo". ""lỳ và rất tình" của nhân vật nam ,( chắc là huynh Sao đúng không ?) " Ngậm hoài môi ấy bằng lòng hay không ? " KV thấy phái nam thường hay lỳ lợm thế đó, nhờ vậy mới được người mình yêu và được vợ chứ hở.? "Em ngồi yên đấy , môi cười an nhiên" Đây là hình ảnh một cô gái thật hiền hòa và dễ thưong, vui với hạnh phúc mình đang có, đón nhận nó một cách êm ái ,nhẹ nhàng không sôi nổi . Hình ảnh này lại được SM minh họa thật không chê vào đâu được. SM tìm đâu một nụ cười thật "an nhiên " như thế?
Đúng đấy SƯƠNG MAI , cái gì của mình thì đều nhất cả. Đó là đời thường. Nhưng ở đây là TRANG THƠ mà và CX nghĩ rằng phải yêu lắm lắm thì mới có được những lời thơ , ý thơ hay tuyệt vời như thế...nghĩa là hiền huynh của cỏ xanh yêu hết lòng... nên mới có được một bài thơ hay như thế và cỏ xanh cũng biết là ai nữa kìa...đó là...NÀNG THƠ.
"Hỏi đoá Sen Hồng". Một bài thơ hay và hình minh hoạ lại càng đẹp.Chẳng hiểu sao nhắc tới Sen mình lại thấy chúng thanh thoát kỳ lạ. Mọi người đều khen,mình chẳng còn lời nào hay hơn để bình cả. Thôi chúc tác giả luôn "an nhiên tự tại" như ý tứ trong thơ.
Hoan hô Cỏ-Xanh và Khánh-Vân, Đúng là "Song kiếm..."/
Thôi tui đứng xa xa..không dám "Đơn đao phó hội như Anh 4* đâu"
Nhưng mà Nhị Vị Thư Kiếm ..phải để ý coi chừng một chút nha..Anh 4* đang luyện Tửu Quyền của sư Hư-Trúc..coi chừng bị cấy sinh tử phù là mệt lắm. (Ý, tui bị tội tiết lộ quân cơ rồi).
Nhị vị Thư Kiếm phải lo tập Song Kiếm Diệt Sao Băng thì may ra ..tránh khỏi đó. OK. Bye..Bye. Chúc vui tất cả.
Thành thật cám ơn các bạn thơ đã có lòng ưu ái với những câu thơ tình “mướt rượt” của s@...và đã có những lời bình thiệt “hết hồn”.
Cám ơn SƯƠNG MAI đã chọn một tấm hình minh hoạ thật xứng hợp với bài thơ. Cho phép s@... có một nhận định chủ quan:
Tấm hình như mô tả từng giai đoạn của sự phát triển Tình Yêu.
Khởi đầu là một búp sen non kín đáo chờ đợi vươn lên từ bùn lầy. Tầng lá toả rộng để hứng lấy những hạt sương sa mà nuôi dưỡng cho hồn sen bát ngát. Cao hơn nữa là nụ sen mở hờ e ấp như sẵn sàng đón nhận những hạnh phúc của Tình Yêu. Chính trong lúc nầy sen đã là một môi cười an nhiên kề bên. Trên chót vót là một cánh sen đã mãn khai hương sắc, xoè rộng những cánh mềm mà toả hương bát ngát, đồng thời cũng dung chứa hết những ân sủng của Tình Yêu ghé lại.
Có gì đâu Cỏ Xanh ơi! Thơ chỉ để “giải trí” thôi mà. Xin mượn một câu thơ của Phạm Thiên Thư: “Thôi thì thôi, chỉ là phù vân, Thôi thì thôi nhé! Chỉ ngần ấy thôi…”
Cám ơn KV, LTV,NT, CX, QH và tác giả bài thơ chấm điểm cao cho tấm hình minh họa. Đặc biệt là anh Tư nhận định chủ quan, mô tả từng giai đoạn của sự phát triển Tình Yêu đôi lứa. Khánh Vân ơi, SM cũng rất chủ quan , chắc ai cũng nghe qua " nhất lý , nhì lì", nên ngoài cái tính " bạo". ""lỳ và rất tình" của nhân vật nam này , cộng thêm vào " đa lý sự" nữa được không?
Tin cho biết từ bốn chục năm trước giống y chang , bây giờ ở đây đang có một mùa hè rất lạ. Sáng sớm dậy tưởng là giá lạnh âm u mùa đông, trưa đến mang chút nắng ấm mùa xuân, chưa chiều rơi thì gió ào ào thổi tới, chả thấy bóng dáng ngày hè nóng bỏng đâu cả. Vậy thì bảo sao mà SM không loạng quạng cho được, tin thêm cho biết Ngàn Sau cũng đang " nghiêng ngả" vì uống thuốc hay vì nóng lòng chờ gặp Người ...tại VN tuần tới , Sư Mẫu ráng lên tiếng cho mọi người yên tâm nghe. Còn Vivu thì than thở thiệt thấy thương " Dạo này tui đi làm chỗ mới hơi cực,không ăn được gì nhiều ...về nhà chỉ ngồi thở .."
Anh Tư ơi, Trang chủ chuẩn y để post bài thơ cuối cùng về SEN mà anh nói đã tốn nhiều công lao tâm khổ tứ của mình, còn những bài khác với nội dung khác thì lại là chuyện khác chứ? Gió thổi ngang anh níu tay gió hỏi, Mây bay ngang anh cũng dõi mắt tìm. Buồn làm sao mây gió cứ im lìm, Anh mộng mị gởi nỗi niềm câu hát.
( Lời bàn : Coi lại cuốn sách thiệt cũ của nhà văn Nguyễn hiến Lê, QGLĐMVS) NT và CX ơi , SM cũng phải nhanh chân co giò chạy cho mau kẻo có người sắp sửa chặt ngọt mình tới nơi rồi.
Hà hà...Vậy là có người cũng biết sợ Đồ Long đao ..hở.
Sư mẫu ới..ời. Đả khỏe hẳn chưa..và đả sẳn sàng gặp lại cố nhân chưa vậy..nhớ đem theo một hộp giấy nha.. Sáng nay đọc Khóa Hư Lục..gặp một đoạn văn này quá hay, đưa lên đây để các Bạn cùng xem:
... Nguyên các vua đời nhà Trần vừa trọng Nho học vừa trọng cả Phật và Lão. Đời Trần Thái Tông vua cho mở cả khoa thi Tam giáo. Sách Khóa hư lục đã thể hiện quan điểm tam giáo đồng nhất thể : “…Hỏi chi đại-ẩn, tiểu-ẩn, chẳng kể tại gia xuất gia. Không nề tăng tục, chỉ cốt biện tâm. Vốn không gái trai, chẳng nên trước tướng. Người chưa tường còn chia tam-giáo. Liễu được thấu đều ngộ nhất tâm…”(3). Mở rộng chủ trương này, đoạn 38; quyển Thượng chép:
Tăng hỏi Tư Hòa thượng (4) về đại ý Phật pháp, Hòa thượng đáp: "Giá gạo ở Lư Lăng ra sao"? .
Đến đây sách nêu câu niêm (đề dẫn) trước khi tụng bài kệ 4 câu.
Niêm:
“Trúc ảnh tảo giai trần bất động,
Nguyệt luân xuyên hải thuỷ vô ngân”
Dịch thơ :
Bóng trúc quét thềm - không vẩn bụi,
Vầng trăng xuyên bể - nước lồng gương.
(Nguyễn Cẩm Xuyên dịch)
Cố gò theo vần, câu thơ dịch quốc ngữ chưa thể làm rõ được hết ý thơ song đọc kĩ dòng thơ nguyên tác, suy gẫm ta thấy được chủ ý của hai câu thơ là nêu một thực tế cụ thể, vẽ nên một bức họa phong cảnh dùng làm đề dẫn “Bóng trúc quét qua thềm (mà) chẳng làm vẩn lên chút bụi nào – Vầng trăng xuyên xuống biển (nhưng) mặt biển vẫn phẳng phiu không mảy gợn”.
Tả để gợi: Bóng trúc, vẩn bụi trên thềm, vầng trăng, làn nước biển… đều rất sống động. Cảnh ngầm gợi một ý sâu xa về “sắc” và “không”. Bóng trúc lay động trên thềm…vầng trăng xuyên xuống nước là “sắc” - tưởng là hiện hữu đấy nhưng rồi chỉ là hư ảo, là “không”.
“Sắc tức thị không”…Ngộ được “sắc là không” thì tâm chẳng động. Tâm không động thì “không vẩn bụi” và “phẳng như nước lồng gương”. /(hết trích).
Ghi chú Lời bàn càn của QH: Tâm không động =An-Nhiên. Sắc là KHÔNG thì TÂM chẳng ĐỘNG. NHƯ VẬY AN-NHIÊN =YÊU CŨNG NHƯ KHÔNG YÊU. Phen này chắc tui cũng bị xếp vào hàng : ĐẠI LÝ SỰ CÙN. Chắc chết.
Khoe chút quê tui:
Đọc “Những ngôi chùa Nam bộ - Chùa Hội Khánh” của Trần Kiêm Đạt mới biết là ở thế kỉ XVIII câu thơ trên đã được phiên thành hai câu đối treo ở chánh điện chùa Hội Khánh, một ngôi chùa ở Bọng Bầu, Phú Cường, Thủ Dầu Một,(bây giờ là Bình-Dương) được lập từ năm 1741 đời Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng nhị niên. ( Nhà tui cách chùa chừng 700 mét).
Hai câu trên được viết thành một tấm tranh Thư pháp.
Trên là chữ TRÚC to ngay giữa và phía dưới là hai câu thơ:
Vivu chàng ơi! Em chờ chàng đã quá năm canh mà sao chẳng thấy? Bữa nay nhằm ngày nguyệt tận không có ánh trăng soi nên chàng không thấy đôi mắt em mỏi mòn trông ngóng. Hèn chi nửa vầng trăng vi vu lặn mất tiêu. Cuối cùng chỉ nhận được một tin phong phanh không biết có thiệt hay không hay chỉ là muốn né đạn? Còn Vivu thì than thở thiệt thấy thương " Dạo này tui đi làm chỗ mới hơi cực,không ăn được gì nhiều ...về nhà chỉ ngồi thở .."
Trước hết là KHÁNH VÂN. Lại vạch mặt chỉ tên làm tui đây mắc cỡ quá. Kế đến là CỎ XANH. Tất nhiên khi thả mấy câu thơ tình thì phải có nàng thơ rồi. Nếu khi viết mấy câu thơ đó mà trước mắt tui phảng phất một “chàng thơ” thì hoá ra tui là “GAY” sao? Nhưng mà nè, tiếng Việt khi nói về một đối tượng mơ hồ là “của chung” thì người ta chỉ viết chữ thường thôi. Nếu viết hoa lại là một tên riêng chỉ đích danh ai đó. Tui lại nhớ không lầm thì mới trong bài thơ Cởi áo vô thường, SƯƠNG MAI đã dùng cái tên Nàng thơ hai lần mà gọi ai đó. Tui hơi bị sững người khi nghĩ tới chuyện nầy bởi nó ngoài sức tưởng tượng của mình. Người tiếp theo là NHƯ THƯƠNG. Chu môi hút gió cho lửa cháy cho lớn thêm nữa chớ. Coi bộ đang khoái chí tử đây. Còn làm bộ ra giọng tội nghiệp chỉ cho người cứu bồ. Nhưng thấy đấy, chàng ta phải né thôi, chớ dại gì nhào vô mà bị “văng miễng”? Tui đành phải Đơn đao phó hội chớ biết sao giờ? Chưa đủ đâu. Thêm một nhân vật nữa nhào vô xẻ thịt tui. SƯƠNG MAI. SM cũng rất chủ quan , chắc ai cũng nghe qua " nhất lý , nhì lì", nên ngoài cái tính " bạo", "lì và rất tình" của nhân vật nam này , cộng thêm vào " đa lý sự" nữa được không? Biết là cao giò tui chạy không lại rồi, còn làm bộ mèo khóc chuột nữa chớ: NT và CX ơi , SM cũng phải nhanh chân co giò chạy cho mau kẻo có người sắp sửa chặt ngọt mình tới nơi rồi. Hè hè…có mà chạy đằng trời, sao cho thoát? Tui biết là có vài cặp môi hoa đang cười tủm tỉm, để coi anh ta đỡ đòn ra sao đây?
Nói như NT, mới đầu tui cũng chống kiếm xuống đất mà dòm lom lom để lựa thế phản đòn. Nhưng tình hình nầy coi bộ không xong rồi. “Tứ bề thọ địch”. Tui phải tra kiếm vô bao mà lấy thứ khác ra mà dùng mới đặng: ĐAO. QUÊ HƯƠNG nói chí phải: Hà hà...Vậy là có người cũng biết sợ Đồ Long đao ..hở. Nhưng không phải như gợi ý của QH là Đồ Long đao đâu. Cây đao tui có tên rùng rợn lắm: TÀN CHI QUÁI ĐAO. Trước hết tui phải ra tay với người nào có bộ giò dài nhứt, rồi sẽ lần lượt từng người...
Hì...Hì...Là hù chơi vậy thôi. Là dân Nam Bộ nên tui khoái Vọng cổ lắm. Tui nhớ tới bài “Tần Huỳnh khóc bạn” của soạn giả Viễn Châu có câu như vầy: Dẫu không thương cũng đừng ra tay động thủ, Giết kẻ thù chớ giết bạn đành sao? La Thành ơi, anh trách em ở ăn sao quá nghiệt Lỡ vung gươm giết chết bạn anh hùng (lìu) Chữ đồng tâm em bẻ gãy cho đành (lìu).
Người ta có thương mến mình mới chọc ghẹo phải hôn? Đầu hàng! Xin thua cả bốn Cô nàng.
Hiền huynh ơi, là hiền huynh! đấy là tự huynh nói ra đấy nhé, muội không biết đâu đấy. Muội thì nghĩ nàng thơ là phải viết hoa, còn huynh thì bảo là không phải và dẫn chứng cả comment của Cởi Aó Vô Thường . Vậy là tự huynh bật mí nha...không phải là muội nha...và huynh có cần muội hổ trợ không ? thì lo hối lộ lẹ lẹ đi là vừa...hi.hi....
Ai nói vậy hồi nào đâu? Không có đâu là không có đâu! CỎ XANH à! Huynh mới có 5-7 lá gan chớ đâu được chẳn chục mà dám tơ tưởng đến chiện đó? CỎ XANH nói vậy là "Giết người không đao" đó nghe.
Chơi cờ tướng thì người đứng ngoài sáng nước hơn kẻ ngồi trong bàn cờ. Bạn hiền làm ơn kề tai nói nhỏ mách nước dùm tui coi cái sao nào là hung tinh để tui biết đường mà lo chống đỡ, chớ trong mắt tui bây giờ, sao nào cũng yểu điệu thục nữ, mặt ngọc da trơn, môi cười duyên dáng, sóng mắt long lanh làm bàng hoàng đầu óc hết trơn rồi. Có thấy vùng hắc khí nào vơ vẩn trên đầu đâu? Phen nầy chắc chết!
Đọc bài thơ "Hỏi đóa sen hồng " của huynh thiệt tình thấy hay quá, nghĩ sao nói vậy không ngờ làm huynh "hết hồn" , KV đọc đến đây cũng "mất hồn" luôn. Nếu thật KV đã làm huynh Sao không vui thì bỏ qua cho KV nghe! Ờ ! mà sao QH lại ủng hộ KV với CX kìa !!?? Đọc bài thơ kế tiếp SEN BÁT NGÁT của huynh Sao thì rõ ràng huynh có tâm sự rồi. Vậy là CX đóan trúng đó Về thơ tình, KV rất ngưỡng mộ NT , nay thêm huynh Sao nữa đó! Hai người đúng là kẻ tám lạng người nữa cân. Mong rằng huynh Sao và NT sẽ cho các bạn thơ thưởng thức những vần thơ tuyệt vời nữa nghe SM ơi ! về thơ tình thì KV không dám múa rìu qua mắt thợ nghe . Mà nói thật lòng, ai đã từng khổ đau trong tình trường thì sẽ làm thơ hay hơn , KV thì cuộc sống tình cảm có nhiều an bình nên không hiểu thấu được một cách sâu sắc nỗi khổ đau ấy. QH lâu lâu góp ý vào làm KV cười vui lắm. Chuyện kiếm hiệp thì KV không rành lắm nhưng cũng biết chút chút. Chúc mọi người vui nghe.Riêng chị NS đi đường bình an. Về bên ấy chắc là vui lắm . Cho em kính lời thăm BÁC nghe chị
Không biết Huynh còn nhớ chuyện lúc Trương Vô Kỵ, trên đỉnh Quang Minh không. Nàng (tiên) Chu Chỉ Nhược dùng cây Ỷ-Thiên-Kiếm chọc vào lồng ngực bên trái của chàng trai đa tình TVK, trước mặt quần hùng, ai ai cũng biết là anh chàng này đứng yên cho cô nàng chọc mũi kiếm vào ngay "tim"..nhưng chàng này cũng biết "tỏng tòng tong" là nàng không muốn "nghéo" một cái..mà quần hùng thì ai cũng mong cái "nghéo" đó, là chàng trai đứt lìa cuống tim ngay...
Vậy mới biết là tuy là có Hạ Thủ nhưng vẫn Lưu Tình mà...
Zậy thì đời mới có chiện zui mà kể chứ. Tui mà nói ra hung tinh thì câu chuyện chấm hết sao..?
Các bạn thơ ơi, mấy ngày nay NT bị thiên hạ quay mòng mòng nên vắng mặt Trang Thơ, bây giờ nhớ thì chạy ù vô một cái đây ! Hình như trên đời chưa có ai làm thơ giống như bạn thơ S@ ... Vung kiếm ra thơ !? (Chứ nào dám hạ thủ ai đâu ...)
Ở đây, tất cả những trao đổi, chọc ghẹo nhau chỉ một mục đích: Giúp các bạn vui thôi để quên bớt những nhọc nhằn trong cuộc sống.
Nói là nói vậy, làm bộ làm tịch vậy thôi chớ đâu ngoài mục đích đó. Ngay như bài thơ của KV vô comment trong bài Cởi áo vô thường của NT, định ghẹo một chút nhưng sợ KV hiểu lầm. Biết KV có thể nói vui như vầy, bỏ qua cơ hội thiệt là tiếc.
Ới Thiên Thanh, Phải la thiệt to lên cho TT nghe thấu. Hôm nay SM đoán là TT đã trở lại SG vì sắp tới ngày về lại nhà, có lẽ bận rộn biết bao chuyện trong những ngày vừa qua nên chưa nghe TT ừ hử chút nào hết. Hy vọng những chuyện cần thiết cho chuyến đi đã giải quyết được như ý nhé. Ba ngày nữa hội ngộ Ngàn Sau thì căn phòng nhỏ của LTV bảo đảm sẽ lung lay thôi. Thương chúc NS một chuyến đi thật an toàn và vui khỏe.
Để tui kể một cách chống đỡ cơn hờn giận của nàng nghe. Chàng chỉ biết thẹn thùng thôi chớ có dám hùng hổ với ai?
GIỌT NƯỚC MẮT BAY
Tháng ba trời nổi gió nồm, Thổi bay giọt nước mắt hôm giận người. Em buồn sao vẫn cứ cười, Khóc thêm một bận coi người làm sao? Dòng châu cứ thế tuôn trào, Lệ lăn xuống má bay vào thinh không. Gió tình đầu ngọn mênh mông, Em hờn, cuối gió anh trông “mưa rào”… Cố ngăn nhưng chẳng được nào, Gió sao lại thổi bay vào môi anh. Hồn em vốn rất mong manh, Sao anh không biết dỗ dành em đi. Lòng em đầy dạ từ bi, Chín xe cũng đổ, quên đi mười vàng. Cớ gì anh cứ vương mang, Giận thương chi lắm, võ vàng thấy không? Em mà giận thiệt đừng mong… Cho anh ngơ ngẩn đứng hong tơ chùng.
Trong anh như thấy thẹn thùng, Chút tình yêu muộn ngại ngùng trổ hoa.
Đây là Ly Cafe sáng sớm dành cho bạn thơ S@ !!! NT rút kiếm ra nghen.... Cheng cheng ... đỡ nè ... Bạn S@ cần phải Thẹn Thùng để trừ bớt hoạn nạn của hàm râu tuyệt vời đi !!!
Các bạn thơ ơi,
ReplyDeleteMột bài thơ tình rất tình phải không các bạn, nhưng mà...
" Cho anh hỏi đoá sen hồng
Ngậm hoài môi ấy bằng lòng hay không ..."
Dường như hỏi để mà hỏi chứ làm sao mà lắc đầu được ....
Câu thơ kết thật tuyệt :
"Em ngồi yên đấy, môi cười an nhiên "
Lạy Trời, cho Em được ngồi an nhiên như thế đấy ... bởi nét an nhiên của em sẽ làm anh " thoát hồn "
Hi Anh 4* và Các bạn thơ,
ReplyDeleteMôi cười rất nhẹ an nhiên,..
..Em ngồi yên đấy, môi cười an nhiên./
Sao tui thấy hình như , phen này Anh 4*..hết làm Hiệp sĩ say..mà làm "THIỀN SƯ" rồi. Buồn quá hết Bạn Nhậu "ão"..Ha..ha..chúc mừng..
(Tui còn thiếu nợ Huynh mấy "can' rượu đế và một bình rượu chát 4 lít cưa hai).
..Tâm ta chỉ an nhiên tự tại khi nào ta chấp nhận việc ta làm lẫn hậu quả của nó, chấp nhận việc tốt lẫn việc xấu xảy đến cho ta. Ca ngợi và phiền trách, thương và ghét, vui và giận đều cùng một thể. Việc tốt đến không vui mừng, việc xấu đến không thất vọng. Việc gì đã quyết định nên làm là làm không tiếc rẻ, không sợ phê phán tốt xấu hay phiền trách.
Yên ổn, bình thản như tự nhiên vốn thế hiện thái độ an nhiên tự tại.
Bài thơ xuân trong cửa thiền được nhiều người biết đến nhất, có thể nói là bài "Cáo tật thị chúng" của Mãn Giác, một thiền sư Việt Nam thế kỷ thứ XI, thời Lý, cách đây gần một ngàn năm.
Bài thơ ấy thực ra không phải là một bài thơ. Không phải là thơ vì thiền sư, thực ra, đã không làm thơ. Chỉ có thể nói được rằng vào một lúc tâm tư tịch lặng an nhiên nhất, khi những thăng trầm của thế sự không còn là điều bận lòng với mình, khi những cánh hoa tan tác rơi rụng không làm tâm hồn xao xuyến, hãi sợ nữa; và khi, chính sự biến thiên của vạn hữu vô thường ấy lại ảnh hiện vẻ trường cửu bất diệt của chân tâm, thiền sư bất chợt bật lên một tiếng kinh ngạc, hốt nhiên giác ngộ tính cách bất nhị của bản thể và hiện tượng giới...
Tui cũng nghe Duy Trác nói trên Radio giới thiệu một quán rượu nổi tiếng ở Ngã Ba Lộ Tẻ tên gọi Yên Hà. Mà cái quán rượu này đặc biệt lắm, một bên là quán rượu chay..còn bên kia là rượu mặn.
Vậy thì tui rũ Anh 4* vào quán rượu chay mà ngâm:
..dường như có một cánh mây,
vắt ngang mặt nguyệt, che tay mĩm cười,
rời ra thẹn đỏ mặt người,
em ngồi yên đấy, MÔI CƯỜI AN NHIÊN./
Ờ mà nghĩ cho cùng, hai quán rượu chay và mặn kế bên nhau..thì vậy đi, nhậu chay trước..một chặp..rồi mình qua quán rượu mặn ..tới luôn.
Bà con ơi. Co ai ..theo hông.
Thơ tôi không có những từ ảo diệu, bí hiểm của cõi Thiền cõi Phật.
ReplyDeleteVì chuyện cơm áo còn nặng nợ lắm.
Thơ tôi không có những từ bóng bẩy, văn hoa, rực rỡ.
Bởi tuổi đã xế chiều và tính cách Nam bộ của mình.
Việc tốt đến không vui mừng, việc xấu đến không thất vọng. Việc gì đã quyết định nên làm là làm không tiếc rẻ, không sợ phê phán tốt xấu hay phiền trách.
Yên ổn, bình thản như tự nhiên vốn thế hiện thái độ an nhiên tự tại.
Nghĩa tiếng Việt của cụm từ an nhiên tự tại vốn là như thế vì thông thường khi dùng không ai tách riêng.
Nhưng đây thuộc về một phạm trù rất riêng: Tình Yêu.
Trong Tình Yêu mà tự tại thì ô hô! Nhân vật đó nên vào cõi Thiền.
Sao giọt mưa xuân rơi xuống em không mừng?
Sao làn khói nhẹ đủng đỉnh bay lên để hoá thành mây trắng che ngang đầu không làm em vui?
Và Tình Yêu đến sao mà em không hớn hở đón nhận?
Nhưng “em ngồi yên đấy, môi cười an nhiên” bởi em biết mình như một lòng hồ bao la, dung chứa hết thảy những bồn chồn háo hức, những khắc khoải âu lo, những hờn giận trách móc của tình quân. Và em biết chắc rằng những hình tướng biến thiên kia cũng xuất phát từ tấm lòng tuyệt đối vì Tình Yêu của chàng.
Mặt hồ sẽ xao động một chút, nhưng rồi mặt nước kia sẽ phẳng lặng mà ôm trọn chàng vào trong nỗi dịu êm ngập tràn hạnh phúc.
NT nhìn lại tấm hình minh hoạ, thấy Trang Chủ điệu nghệ quá !
ReplyDeleteNụ cười an nhiên rất con gái của em ẩn khuất kín đáo sau đoá sen hồng thanh khiết
Ừ thì con gái là phải dịu dàng, ý nhị như thế chứ ... bạn thơ Tư Sao hả ?
Gớm thay! bác TƯ SAO, cứ thơ tôi không có... nhưng mà người mơ của bác cứ như là tiên nữ ấy...người này phải an nhiên trên cõi tiên thì đúng hơn. Sao bác tài thế...người yêu của bác quả đẹp tuyệt vời nhé, thế là nhất bác rồi đấy ! chúc mừng , chúc mừng!
ReplyDeleteNgã ba Lộ Tẻ. Cái tên nghe đặc sệt Nam bộ.
ReplyDeleteLộ là đường, tẻ là rẽ. Ở nhiều vùng nông thôn miền Nam bây giờ người ta vẫn gọi những con đường tráng nhựa là “lộ dầu”. Nghe hay hay và như còn lưu lại chút gì của ngày xưa.
Tiếc là những địa danh mình chỉ đi ngang qua vì công chuyện, không có dịp mà ghé lại rong chơi đôi ngày để tìm hiểu tận tường.
Ngã ba Lộ Tẻ có một cái quán nhậu đặc biệt như thế sao? Lần tới đi ngang, thế nào tôi cũng dừng xe ghé lại.
Tôi rời thành phố lúc màn sương sớm còn mờ mịt chưa tan. Rồi những địa danh, làng xóm lần lượt lướt qua.
Xe đi qua ngã ba Lộ tẻ rẽ vào Tri Tôn. Đường đi làm sát với bờ kinh xáng múc. Chắc là người ta đã lấy đất đào từ con kinh kế bên mà đắp đường. Hàng cây được trồng dọc con kinh mát rượi.
Xuất hiện những mô hình thu nhỏ của chiếc cầu dây văng Mỹ Thuận đều đều bên bờ kinh mà năm ngoái chưa có. Thôi cũng mừng cho những người nông dân tay lấm chân bùn có điều kiện đi lại dễ dàng để cuộc sống họ đỡ khó khăn.
Miền tây ruộng đất bao la, sông dài mênh mang, ít có cây nào gọi là cây cao bóng cả. Hầu như tất cả đều trải dài trên một mặt phẳng như những tâm hồn bình lặng và giản dị đến mức dễ hiểu vô cùng. Không thẳm sâu đến mức khó hiểu như những vùng miền khác.
Băng ngang Thành phố Long Xuyên, tôi sực nhớ lại mùa hoa bằng lăng cũ. Mới tháng tư năm ngoái đây thôi lúc tôi đi ngang, những cây bằng lăng trẻ trồng dọc hai bên bờ sông trĩu cành những chùm hoa tím, những cành phượng vĩ trong sân trường bàng hoàng chớm trổ những chùm hoa đỏ rực.
Tháng 7 năm nay, tôi lại đi ngang thì mua hoa đã hết, chỉ còn lại trơ trọi những cành lá khẳng khiu, chẳng còn chút sắc màu rực rỡ nào sót lại. Nói chi tới những cánh hoa của mùa cũ đã trôi vào quá khứ rất xa, mà những cánh hoa của mùa nầy cũng đã tàn úa bay theo gió mất rồi.
Buổi chiều khi trở về, ngang qua hàng bằng lăng bờ sông. Biết là mùa hoa đã hết, nhưng tôi vẫn cố ngoái đầu nhìn lại để cố tìm kiếm một cái gì đó rất mơ hồ. Ô kìa! Bên bờ tả ngạn ngay đầu cầu, vẫn còn sót lại vài chùm bằng lăng tím lẻ loi. Vượt qua cây cầu, nhìn vào sân trường và bất ngờ được cộng thêm. Vẫn còn một chùm phượng vĩ cuối cùng sót lại, nhưng màu đỏ của nó lẻ loi quá vì bị lấn át bởi cành lá mới.
Nhưng chẳng sao cả, chỉ chừng đó thôi cũng đủ.
Quả thật là bài thơ rất tình và SM cũng hài lòng vì chọn được một đóa Sen Hồng ưng ý và một nụ cười nhẹ , hiền ơi là hiền. Tác giả làm bộ hỏi cho phải phép chớ ngàn cái lắc đầu cũng bằng thừa. Bài thơ chỉ viết bằng những chữ thường không hoa không kiểu cách gì hết, các câu lục bát SM đọc lên trong khi làm minh họa cũng bỗng dịu dàng sương khói hẳn đi, như cuốn như đưa mình trở lại những ngày còn rất trẻ. Cám ơn anh Tư đã để hồn mình bay bổng dệt một bài thơ ngát tình say đắm, nhớ dùm nếu hồn có tứ tán phương nào thì cũng không quên đường về Trang thơ , đỡ mất công đi tìm.
ReplyDeleteHôm nay Cỏ Xanh dữ dằn hẳn lên đó, ừ mà SM cũng cảm thấy cõi tiên phảng phất đâu đó trong bài thơ. Tiên nữ ( hay Tiên nam ) gì mà của ai có thì người ấy sẽ cho là tuyệt vời nhất của riêng mình, Cỏ Xanh nghiệm lại thử đúng không?
ReplyDeleteHồn có tứ tán phương nào thì cứ thắp nhang, đốt vàng bạc chiêu hồn thì hắn nhất định sẽ nghe thấy mà quay về Trang Thơ thôi.
ReplyDeleteLo chi.
Chào các bạn thơ
ReplyDelete" Hỏi đóa sen hồng", bài thơ rất dễ thương , rất lãng mạn, rất gần gũi và rất "thật"....KV cảm ơn huynh Sao nhiều nghe vì đã cho KV và các bạn thơ thưởng thức một bài thơ thật tuyệt vời. KV bảo bài thơ thật gần gũi bởi vì ai cũng đã từng trãi qua một thời yêu đương và cũng đã từng đón nhận nụ hôn đầu như thế. Các từ huynh SAO dùng tuy đơn giản nhưng rất tài tình đọc lên là cảm nhận được hình ảnh ngay
Mở đầu bằng câu thơ thật nhẹ nhàng
" môi cười rất nhẹ an nhiên"
nhưng càng đọc thêm càng thấy cái tính " bạo". ""lỳ và rất tình" của nhân vật nam ,( chắc là huynh Sao đúng không ?)
" Ngậm hoài môi ấy bằng lòng hay không ? "
KV thấy phái nam thường hay lỳ lợm thế đó, nhờ vậy mới được người mình yêu và được vợ chứ hở.?
"Em ngồi yên đấy , môi cười an nhiên"
Đây là hình ảnh một cô gái thật hiền hòa và dễ thưong, vui với hạnh phúc mình đang có, đón nhận nó một cách êm ái ,nhẹ nhàng không sôi nổi . Hình ảnh này lại được SM minh họa thật không chê vào đâu được. SM tìm đâu một nụ cười thật "an nhiên " như thế?
Đúng đấy SƯƠNG MAI , cái gì của mình thì đều nhất cả. Đó là đời thường. Nhưng ở đây là TRANG THƠ mà và CX nghĩ rằng phải yêu lắm lắm thì mới có được những lời thơ , ý thơ hay tuyệt vời như thế...nghĩa là hiền huynh của cỏ xanh yêu hết lòng... nên mới có được một bài thơ hay như thế và cỏ xanh cũng biết là ai nữa kìa...đó là...NÀNG THƠ.
ReplyDeleteNT đoán rằng bạn thơ S@ đang đứng chống kiếm xuống đất nhìn ... bạn thơ Cỏ Xanh đấy ... Giữ hồn cho chặt nhé bạn S@ , kẻo ... THUA !
ReplyDeleteNếu cảm thấy hỏng an lòng, níu chân bạn thơ Vivu thì xong ngay ...
Chúc may mắn
"Hỏi đoá Sen Hồng".
ReplyDeleteMột bài thơ hay và hình minh hoạ lại càng đẹp.Chẳng hiểu sao nhắc tới Sen mình lại thấy chúng thanh thoát kỳ lạ.
Mọi người đều khen,mình chẳng còn lời nào hay hơn để bình cả.
Thôi chúc tác giả luôn "an nhiên tự tại" như ý tứ trong thơ.
Hoan hô Cỏ-Xanh và Khánh-Vân,
ReplyDeleteĐúng là "Song kiếm..."/
Thôi tui đứng xa xa..không dám "Đơn đao phó hội như Anh 4* đâu"
Nhưng mà Nhị Vị Thư Kiếm ..phải để ý coi chừng một chút nha..Anh 4* đang luyện Tửu Quyền của sư Hư-Trúc..coi chừng bị cấy sinh tử phù là mệt lắm. (Ý, tui bị tội tiết lộ quân cơ rồi).
Nhị vị Thư Kiếm phải lo tập Song Kiếm Diệt Sao Băng thì may ra ..tránh khỏi đó. OK.
Bye..Bye.
Chúc vui tất cả.
Thành thật cám ơn các bạn thơ đã có lòng ưu ái với những câu thơ tình “mướt rượt” của s@...và đã có những lời bình thiệt “hết hồn”.
ReplyDeleteCám ơn SƯƠNG MAI đã chọn một tấm hình minh hoạ thật xứng hợp với bài thơ.
Cho phép s@... có một nhận định chủ quan:
Tấm hình như mô tả từng giai đoạn của sự phát triển Tình Yêu.
Khởi đầu là một búp sen non kín đáo chờ đợi vươn lên từ bùn lầy.
Tầng lá toả rộng để hứng lấy những hạt sương sa mà nuôi dưỡng cho hồn sen bát ngát.
Cao hơn nữa là nụ sen mở hờ e ấp như sẵn sàng đón nhận những hạnh phúc của Tình Yêu. Chính trong lúc nầy sen đã là một môi cười an nhiên kề bên.
Trên chót vót là một cánh sen đã mãn khai hương sắc, xoè rộng những cánh mềm mà toả hương bát ngát, đồng thời cũng dung chứa hết những ân sủng của Tình Yêu ghé lại.
Có gì đâu Cỏ Xanh ơi! Thơ chỉ để “giải trí” thôi mà.
Xin mượn một câu thơ của Phạm Thiên Thư:
“Thôi thì thôi, chỉ là phù vân,
Thôi thì thôi nhé! Chỉ ngần ấy thôi…”
Cho phép s@...được post bài thơ cuối cùng đã lỡ viết ra rồi.
ReplyDeleteBỏ thì cũng uổng công "lao tâm khổ tứ" của mình.
SEN BÁT NGÁT
Tháng năm âm mùa sen đương độ chín,
Hương sen thơm bát ngát kín khoảng trời.
Người đâu rồi sao chẳng thấy người ơi!
Đâu mất biệt có nghe lời anh gọi?
Gió thổi ngang anh níu tay gió hỏi,
Mây bay ngang anh cũng dõi mắt tìm.
Buồn làm sao mây gió cứ im lìm,
Anh mộng mị gởi nỗi niềm câu hát.
Cất tiếng ca như hồn anh khao khát,
Níu chân em chỉ một lát bên anh.
Miệng cười em cùng sóng mắt long lanh,
Cho thắm lại chút đời anh phía trước.
Tầng lục diệp dập dềnh che mặt nước,
Không ngăn được người cất bước rong chơi.
Hạt sương sa còn lóng lánh sáng ngời,
Như châu báu anh dâng, mời ở lại.
Màu hồng nõn làm tay anh ái ngại,
Chạm cánh sen từ trên mặt ao thơm.
Bụi phong trần anh nặng nợ áo cơm,
Chỉ sợ bẩn hồn sen thơm tiếng hát.
Đâu có phải dưng không sen bát ngát,
Hoa thoát thai từ những hạt tim sen.
Bỗng một hôm s@ bay xuống bùn đen,
Nhân duyên đấy, vỏ cứng sen rạn vỡ.
Ánh sao xanh thì thầm trong tiếng thở,
Dậy đi em giấc ngủ ngỡ mười năm.
Đến bên em từ định mệnh xa xăm,
Vươn cánh mỏng cùng trăng rằm toả ngát.
s@...
Ngẩn ngơ khi đọc ...
ReplyDelete" Dậy đi em giấc ngủ ngỡ mười năm ..."
Cám ơn KV, LTV,NT, CX, QH và tác giả bài thơ chấm điểm cao cho tấm hình minh họa. Đặc biệt là anh Tư nhận định chủ quan, mô tả từng giai đoạn của sự phát triển Tình Yêu đôi lứa. Khánh Vân ơi, SM cũng rất chủ quan , chắc ai cũng nghe qua " nhất lý , nhì lì", nên ngoài cái tính " bạo". ""lỳ và rất tình" của nhân vật nam này , cộng thêm vào " đa lý sự" nữa được không?
ReplyDeleteTin cho biết từ bốn chục năm trước giống y chang , bây giờ ở đây đang có một mùa hè rất lạ. Sáng sớm dậy tưởng là giá lạnh âm u mùa đông, trưa đến mang chút nắng ấm mùa xuân, chưa chiều rơi thì gió ào ào thổi tới, chả thấy bóng dáng ngày hè nóng bỏng đâu cả. Vậy thì bảo sao mà SM không loạng quạng cho được, tin thêm cho biết Ngàn Sau cũng đang " nghiêng ngả" vì uống thuốc hay vì nóng lòng chờ gặp Người ...tại VN tuần tới , Sư Mẫu ráng lên tiếng cho mọi người yên tâm nghe. Còn Vivu thì than thở thiệt thấy thương " Dạo này tui đi làm chỗ mới hơi cực,không ăn được gì nhiều ...về nhà chỉ ngồi thở .."
ReplyDeleteAnh Tư ơi, Trang chủ chuẩn y để post bài thơ cuối cùng về SEN mà anh nói đã tốn nhiều công lao tâm khổ tứ của mình, còn những bài khác với nội dung khác thì lại là chuyện khác chứ?
ReplyDeleteGió thổi ngang anh níu tay gió hỏi,
Mây bay ngang anh cũng dõi mắt tìm.
Buồn làm sao mây gió cứ im lìm,
Anh mộng mị gởi nỗi niềm câu hát.
( Lời bàn : Coi lại cuốn sách thiệt cũ của nhà văn Nguyễn hiến Lê, QGLĐMVS)
NT và CX ơi , SM cũng phải nhanh chân co giò chạy cho mau kẻo có người sắp sửa chặt ngọt mình tới nơi rồi.
Hà hà...Vậy là có người cũng biết sợ Đồ Long đao ..hở.
ReplyDeleteSư mẫu ới..ời.
Đả khỏe hẳn chưa..và đả sẳn sàng gặp lại cố nhân chưa vậy..nhớ đem theo một hộp giấy nha..
Sáng nay đọc Khóa Hư Lục..gặp một đoạn văn này quá hay, đưa lên đây để các Bạn cùng xem:
... Nguyên các vua đời nhà Trần vừa trọng Nho học vừa trọng cả Phật và Lão. Đời Trần Thái Tông vua cho mở cả khoa thi Tam giáo. Sách Khóa hư lục đã thể hiện quan điểm tam giáo đồng nhất thể : “…Hỏi chi đại-ẩn, tiểu-ẩn, chẳng kể tại gia xuất gia. Không nề tăng tục, chỉ cốt biện tâm. Vốn không gái trai, chẳng nên trước tướng. Người chưa tường còn chia tam-giáo. Liễu được thấu đều ngộ nhất tâm…”(3). Mở rộng chủ trương này, đoạn 38; quyển Thượng chép:
Tăng hỏi Tư Hòa thượng (4) về đại ý Phật pháp, Hòa thượng đáp: "Giá gạo ở Lư Lăng ra sao"? .
Đến đây sách nêu câu niêm (đề dẫn) trước khi tụng bài kệ 4 câu.
Niêm:
“Trúc ảnh tảo giai trần bất động,
Nguyệt luân xuyên hải thuỷ vô ngân”
Dịch thơ :
Bóng trúc quét thềm - không vẩn bụi,
Vầng trăng xuyên bể - nước lồng gương.
(Nguyễn Cẩm Xuyên dịch)
Cố gò theo vần, câu thơ dịch quốc ngữ chưa thể làm rõ được hết ý thơ song đọc kĩ dòng thơ nguyên tác, suy gẫm ta thấy được chủ ý của hai câu thơ là nêu một thực tế cụ thể, vẽ nên một bức họa phong cảnh dùng làm đề dẫn “Bóng trúc quét qua thềm (mà) chẳng làm vẩn lên chút bụi nào – Vầng trăng xuyên xuống biển (nhưng) mặt biển vẫn phẳng phiu không mảy gợn”.
Tả để gợi: Bóng trúc, vẩn bụi trên thềm, vầng trăng, làn nước biển… đều rất sống động. Cảnh ngầm gợi một ý sâu xa về “sắc” và “không”. Bóng trúc lay động trên thềm…vầng trăng xuyên xuống nước là “sắc” - tưởng là hiện hữu đấy nhưng rồi chỉ là hư ảo, là “không”.
“Sắc tức thị không”…Ngộ được “sắc là không” thì tâm chẳng động. Tâm không động thì “không vẩn bụi” và “phẳng như nước lồng gương”. /(hết trích).
Ghi chú Lời bàn càn của QH: Tâm không động =An-Nhiên. Sắc là KHÔNG thì TÂM chẳng ĐỘNG. NHƯ VẬY AN-NHIÊN =YÊU CŨNG NHƯ KHÔNG YÊU.
Phen này chắc tui cũng bị xếp vào hàng : ĐẠI LÝ SỰ CÙN. Chắc chết.
Khoe chút quê tui:
Đọc “Những ngôi chùa Nam bộ - Chùa Hội Khánh” của Trần Kiêm Đạt mới biết là ở thế kỉ XVIII câu thơ trên đã được phiên thành hai câu đối treo ở chánh điện chùa Hội Khánh, một ngôi chùa ở Bọng Bầu, Phú Cường, Thủ Dầu Một,(bây giờ là Bình-Dương) được lập từ năm 1741 đời Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng nhị niên. ( Nhà tui cách chùa chừng 700 mét).
Hai câu trên được viết thành một tấm tranh Thư pháp.
Trên là chữ TRÚC to ngay giữa và phía dưới là hai câu thơ:
TRÚC ẢNH TẢO GIAI TRẦN BẤT ĐỘNG,
NGUYỆT LUÂN XUYÊN HẢI THỦY VÔ NGÂN.
Thân quý tất cả.
Vivu chàng ơi!
ReplyDeleteEm chờ chàng đã quá năm canh mà sao chẳng thấy?
Bữa nay nhằm ngày nguyệt tận không có ánh trăng soi nên chàng không thấy đôi mắt em mỏi mòn trông ngóng. Hèn chi nửa vầng trăng vi vu lặn mất tiêu. Cuối cùng chỉ nhận được một tin phong phanh không biết có thiệt hay không hay chỉ là muốn né đạn?
Còn Vivu thì than thở thiệt thấy thương " Dạo này tui đi làm chỗ mới hơi cực,không ăn được gì nhiều ...về nhà chỉ ngồi thở .."
E hèm! Bây giờ “nói chiện phải quấy” đây:
ReplyDeleteTrước hết là KHÁNH VÂN. Lại vạch mặt chỉ tên làm tui đây mắc cỡ quá.
Kế đến là CỎ XANH. Tất nhiên khi thả mấy câu thơ tình thì phải có nàng thơ rồi. Nếu khi viết mấy câu thơ đó mà trước mắt tui phảng phất một “chàng thơ” thì hoá ra tui là “GAY” sao? Nhưng mà nè, tiếng Việt khi nói về một đối tượng mơ hồ là “của chung” thì người ta chỉ viết chữ thường thôi. Nếu viết hoa lại là một tên riêng chỉ đích danh ai đó. Tui lại nhớ không lầm thì mới trong bài thơ Cởi áo vô thường, SƯƠNG MAI đã dùng cái tên Nàng thơ hai lần mà gọi ai đó. Tui hơi bị sững người khi nghĩ tới chuyện nầy bởi nó ngoài sức tưởng tượng của mình.
Người tiếp theo là NHƯ THƯƠNG. Chu môi hút gió cho lửa cháy cho lớn thêm nữa chớ. Coi bộ đang khoái chí tử đây. Còn làm bộ ra giọng tội nghiệp chỉ cho người cứu bồ. Nhưng thấy đấy, chàng ta phải né thôi, chớ dại gì nhào vô mà bị “văng miễng”? Tui đành phải Đơn đao phó hội chớ biết sao giờ?
Chưa đủ đâu. Thêm một nhân vật nữa nhào vô xẻ thịt tui. SƯƠNG MAI. SM cũng rất chủ quan , chắc ai cũng nghe qua " nhất lý , nhì lì", nên ngoài cái tính " bạo", "lì và rất tình" của nhân vật nam này , cộng thêm vào " đa lý sự" nữa được không? Biết là cao giò tui chạy không lại rồi, còn làm bộ mèo khóc chuột nữa chớ: NT và CX ơi , SM cũng phải nhanh chân co giò chạy cho mau kẻo có người sắp sửa chặt ngọt mình tới nơi rồi.
Hè hè…có mà chạy đằng trời, sao cho thoát?
Tui biết là có vài cặp môi hoa đang cười tủm tỉm, để coi anh ta đỡ đòn ra sao đây?
Nói như NT, mới đầu tui cũng chống kiếm xuống đất mà dòm lom lom để lựa thế phản đòn. Nhưng tình hình nầy coi bộ không xong rồi. “Tứ bề thọ địch”. Tui phải tra kiếm vô bao mà lấy thứ khác ra mà dùng mới đặng: ĐAO.
ReplyDeleteQUÊ HƯƠNG nói chí phải: Hà hà...Vậy là có người cũng biết sợ Đồ Long đao ..hở.
Nhưng không phải như gợi ý của QH là Đồ Long đao đâu. Cây đao tui có tên rùng rợn lắm: TÀN CHI QUÁI ĐAO.
Trước hết tui phải ra tay với người nào có bộ giò dài nhứt, rồi sẽ lần lượt từng người...
Hì...Hì...Là hù chơi vậy thôi. Là dân Nam Bộ nên tui khoái Vọng cổ lắm. Tui nhớ tới bài “Tần Huỳnh khóc bạn” của soạn giả Viễn Châu có câu như vầy:
Dẫu không thương cũng đừng ra tay động thủ,
Giết kẻ thù chớ giết bạn đành sao?
La Thành ơi, anh trách em ở ăn sao quá nghiệt
Lỡ vung gươm giết chết bạn anh hùng (lìu)
Chữ đồng tâm em bẻ gãy cho đành (lìu).
Người ta có thương mến mình mới chọc ghẹo phải hôn?
Đầu hàng! Xin thua cả bốn Cô nàng.
Lại chống đao xuống đất mà...cười trừ thôi.
Ô hô...
ReplyDeleteT V Kỵ..ơi là T V Kỵ..
Phen này "chống kiếm" là chỉ để gượng mà đứng thôi., chứ làm sao chịu nổi " 4 mũi giáp công ngay lồng ngực bên trái" chứ hả..
Hình như năm nay Anh 4*..có Sao Đào Hoa chiếu mạng.( Nhưng trong 4 Sao Đào Hoa này, có một Sao là Hung tinh).
Nhưng coi ra hình như : Tiền thì HUNG mà hậu thì KIẾT.
Hiền huynh ơi, là hiền huynh! đấy là tự huynh nói ra đấy nhé, muội không biết đâu đấy.
ReplyDeleteMuội thì nghĩ nàng thơ là phải viết hoa, còn huynh thì bảo là không phải và dẫn chứng cả comment của Cởi Aó Vô Thường . Vậy là tự huynh bật mí nha...không phải là muội nha...và huynh có cần muội hổ trợ không ? thì lo hối lộ lẹ lẹ đi là vừa...hi.hi....
GIẾT NGƯỜI KHÔNG ĐAO!
ReplyDeleteAi nói vậy hồi nào đâu?
Không có đâu là không có đâu!
CỎ XANH à! Huynh mới có 5-7 lá gan chớ đâu được chẳn chục mà dám tơ tưởng đến chiện đó?
CỎ XANH nói vậy là "Giết người không đao" đó nghe.
Chơi cờ tướng thì người đứng ngoài sáng nước hơn kẻ ngồi trong bàn cờ.
Bạn hiền làm ơn kề tai nói nhỏ mách nước dùm tui coi cái sao nào là hung tinh để tui biết đường mà lo chống đỡ, chớ trong mắt tui bây giờ, sao nào cũng yểu điệu thục nữ, mặt ngọc da trơn, môi cười duyên dáng, sóng mắt long lanh làm bàng hoàng đầu óc hết trơn rồi.
Có thấy vùng hắc khí nào vơ vẩn trên đầu đâu?
Phen nầy chắc chết!
Tiền HUNG hậu KIẾT ư?
Cũng mong lắm thay!
Chào huynh Sao và các bạn thơ
ReplyDeleteĐọc bài thơ "Hỏi đóa sen hồng " của huynh thiệt tình thấy hay quá, nghĩ sao nói vậy không ngờ làm huynh "hết hồn" , KV đọc đến đây cũng "mất hồn" luôn.
Nếu thật KV đã làm huynh Sao không vui thì bỏ qua cho KV nghe! Ờ ! mà sao QH lại ủng hộ KV với CX kìa !!??
Đọc bài thơ kế tiếp SEN BÁT NGÁT
của huynh Sao thì rõ ràng huynh có tâm sự rồi. Vậy là CX đóan trúng đó
Về thơ tình, KV rất ngưỡng mộ NT , nay thêm huynh Sao nữa đó! Hai người đúng là kẻ tám lạng người nữa cân. Mong rằng huynh Sao và NT sẽ cho các bạn thơ thưởng thức những vần thơ tuyệt vời nữa nghe
SM ơi ! về thơ tình thì KV không dám múa rìu qua mắt thợ nghe . Mà nói thật lòng, ai đã từng khổ đau trong tình trường thì sẽ làm thơ hay hơn , KV thì cuộc sống tình cảm có nhiều an bình nên không hiểu thấu được một cách sâu sắc nỗi khổ đau ấy.
QH lâu lâu góp ý vào làm KV cười
vui lắm. Chuyện kiếm hiệp thì KV không rành lắm nhưng cũng biết chút chút.
Chúc mọi người vui nghe.Riêng chị NS đi đường bình an. Về bên ấy chắc là vui lắm . Cho em kính lời thăm BÁC nghe chị
Hiền Huynh 4* ơi,
ReplyDeleteKhông biết Huynh còn nhớ chuyện lúc Trương Vô Kỵ, trên đỉnh Quang Minh không. Nàng (tiên) Chu Chỉ Nhược dùng cây Ỷ-Thiên-Kiếm chọc vào lồng ngực bên trái của chàng trai đa tình TVK, trước mặt quần hùng, ai ai cũng biết là anh chàng này đứng yên cho cô nàng chọc mũi kiếm vào ngay "tim"..nhưng chàng này cũng biết "tỏng tòng tong" là nàng không muốn "nghéo" một cái..mà quần hùng thì ai cũng mong cái "nghéo" đó, là chàng trai đứt lìa cuống tim ngay...
Vậy mới biết là tuy là có Hạ Thủ nhưng vẫn Lưu Tình mà...
Zậy thì đời mới có chiện zui mà kể chứ.
Tui mà nói ra hung tinh thì câu chuyện chấm hết sao..?
Ha..ha..
Chúc tất cả thật vui./
Các bạn thơ ơi, mấy ngày nay NT bị thiên hạ quay mòng mòng nên vắng mặt Trang Thơ, bây giờ nhớ thì chạy ù vô một cái đây !
ReplyDeleteHình như trên đời chưa có ai làm thơ giống như bạn thơ S@ ...
Vung kiếm ra thơ !?
(Chứ nào dám hạ thủ ai đâu ...)
KHÁNH VÂN ơi! KHÁNH VÂN à!
ReplyDeleteỞ đây, tất cả những trao đổi, chọc ghẹo nhau chỉ một mục đích: Giúp các bạn vui thôi để quên bớt những nhọc nhằn trong cuộc sống.
Nói là nói vậy, làm bộ làm tịch vậy thôi chớ đâu ngoài mục đích đó.
Ngay như bài thơ của KV vô comment trong bài Cởi áo vô thường của NT, định ghẹo một chút nhưng sợ KV hiểu lầm. Biết KV có thể nói vui như vầy, bỏ qua cơ hội thiệt là tiếc.
Ới Thiên Thanh,
ReplyDeletePhải la thiệt to lên cho TT nghe thấu. Hôm nay SM đoán là TT đã trở lại SG vì sắp tới ngày về lại nhà, có lẽ bận rộn biết bao chuyện trong những ngày vừa qua nên chưa nghe TT ừ hử chút nào hết. Hy vọng những chuyện cần thiết cho chuyến đi đã giải quyết được như ý nhé. Ba ngày nữa hội ngộ Ngàn Sau thì căn phòng nhỏ của LTV bảo đảm sẽ lung lay thôi. Thương chúc NS một chuyến đi thật an toàn và vui khỏe.
Để tui kể một cách chống đỡ cơn hờn giận của nàng nghe. Chàng chỉ biết thẹn thùng thôi chớ có dám hùng hổ với ai?
ReplyDeleteGIỌT NƯỚC MẮT BAY
Tháng ba trời nổi gió nồm,
Thổi bay giọt nước mắt hôm giận người.
Em buồn sao vẫn cứ cười,
Khóc thêm một bận coi người làm sao?
Dòng châu cứ thế tuôn trào,
Lệ lăn xuống má bay vào thinh không.
Gió tình đầu ngọn mênh mông,
Em hờn, cuối gió anh trông “mưa rào”…
Cố ngăn nhưng chẳng được nào,
Gió sao lại thổi bay vào môi anh.
Hồn em vốn rất mong manh,
Sao anh không biết dỗ dành em đi.
Lòng em đầy dạ từ bi,
Chín xe cũng đổ, quên đi mười vàng.
Cớ gì anh cứ vương mang,
Giận thương chi lắm, võ vàng thấy không?
Em mà giận thiệt đừng mong…
Cho anh ngơ ngẩn đứng hong tơ chùng.
Trong anh như thấy thẹn thùng,
Chút tình yêu muộn ngại ngùng trổ hoa.
s@...
Từ giờ trở đi, NT sẽ nhớ gọi bạn thơ S@ là ... S@ Thẹn Thùng để không nhầm lẫn với ai hết nhá !?
ReplyDeleteĐó là tui kể lại chiện của "thằng cha" đó chớ bộ tui sao mà kêu dzậy?
ReplyDeleteTui mà thẹn thùng?
Có mà trái đất nầy là cõi Niết Bàn, là cõi tiên!
Đây là Ly Cafe sáng sớm dành cho bạn thơ S@ !!!
ReplyDeleteNT rút kiếm ra nghen....
Cheng cheng ... đỡ nè ...
Bạn S@ cần phải Thẹn Thùng để trừ bớt hoạn nạn của hàm râu tuyệt vời đi !!!
Nói gì thì nói, chứ bài thơ có hai câu thơ ấy " chết người " nhất :
ReplyDeleteTrong anh như thấy thẹn thùng,
Chút tình yêu muộn ngại ngùng trổ hoa.
Ha...ha...ha...
ReplyDeleteBữa nay tui được mời uống một ly cà phê cứt chồn "Kopi Luwak"
Bạn thơ S@
ReplyDeleteCafe có ngon không ?
Đừng ... quýnh mà quên bỏ thêm tí đường vào đấy !
Để râu không phải là dê,
ReplyDeleteĐể râu không phải mình mê đờn bà.
Để râu không phải là già,
Để râu phân biệt đờn bà đờn ông...
Khà...Khà...