Tuesday, June 29, 2010

Mai anh về


106 comments:

NGAN SAO said...

Anh hởi ,anh nhớ về ! để coi WORLD CUP !

HUONG said...

Bạn thơ KIM CHI ơi,

Nhìn thấy Nàng ngồi đợi MAI ANH VỀ nơi một khung cảnh hữu tình như thế này thì làm sao Chàng cầm lòng cho đặng bây giờ ?!
Làm sao có việc " Chỉ sợ Huế vô tình không biết " được hả bạn thơ Kim Chi ?
Huế biết, Chàng sẽ biết và cả Trang thơ sẽ biết Mai Anh Về

ngansau said...

NÌ O HUẾ

Nì O Huế dạ thương miệng thường nói ghét
Đường ổ gà mần răng ngó riết phía sau
Coi chừng té khi O nớ bước mau
Cẩn thận nhé ,ngã không đau cũng dị

Hay O nớ muốn tui nâng đó hỉ
Bước bên O dù một xí cũng vui
Mà mần răng O nớ bỏ xa tui
Chân O rứa mà lòng O mô rưá

Nì O Huế thui đừng giả bộ nữa
Tội tui mờ,tui sẽ chết nếu xa
Lớn cả rồi đừng có ngại người ta
O đi mô ,nhưng đừng theo thằng khác

..........

Hiền như tui dù cho O có mắng
Mô như hắn hờn giận bỏ ra đi
Mặc O tội buồn như rứa như ri
Mong O hiểu răng chi chờ mãi đó.
(?)

ngansau said...

NÌ O HUẾ ƠI
Mỗi ngày hai buổi đi về
Tui theo O nớ ,rề rề đằng sau
Sao O lại bước thật mau
Sợ như ma đuổi,tui đâu làm gì ?

Chẳng may O vấp cái chi
Trật chân qụy xuống ,tui thì xuýt xoa
Hình như O sợ người ta
Biết tui theo sát,rầy rà..cho O

Tui thì trơ cái mặt mo
Mong O ngó lại ,cười cho một lần
Vì răng mà cứ lần khần
Ngó lui ngó tới,như chừng tìm ai?

Mà O đừng có nguýt dài
Một mai tui vắng đường dài ai đưa ?

NS

Thien Thanh said...

"Mai anh về" bên giòng sông Hương để cùng ôn kỷ niệm,cùng ngắm giòng sông Hương nước chảy lửng lờ...vàKim Chi có thích bóng đá không?? Cùng xem World Cup nhé..
Lúc đó xem Huế có vô tình không nhé?

4 năm mới có một lần xem vũ điệu Joga Bonito trên sân của Brazil(Bonito tiếng Spanish có nghĩa là đẹp.Cả thế giới đều say mê trong làng bóng đá)Mình kết hợp Thể thao văn nghệ nha các bạn thơ.
Giờ này đang gay cấn Paraway và các chiến sĩ Samurai.
Ngàn Sau mình thì say sưa với các vần thơ Huế rất trữ tình,O nì mô răng rứa nghe là lạ dễ thương như vừa uống một chén mật ngọt...Không ngờ KimChi nhà mình ...mà cũng Huế dữ rứa??

Thôi sáng nay kiếm trà để uống với mật ngọt đây...bài thơ thật dễ thương.

Suong Mai said...

Không biết Kim Chi đã bao lần ra Huế chứ SM thì chưa lần nào đặt chân đến đất Thần Kinh, đây cũng là điều mong muốn từ lâu mà vẫn chẳng thực hiện được. Bao nhiêu lần ra tới duyên hải miền Trung Nha Trang là dừng tại đó, có lẽ duyên với Huế không và nợ với Huế cũng không luôn. Có một lần cô bạn cho ăn thử chén chè hột sen của Huế, ngon ơi là ngon, còn bao nhiêu đặc sản của Huế nữa mà Ngàn Sau biết nấu nhưng chưa bày bà con vậy?

Suong Mai said...

SM có lần nghe nói là
" Con trai xứ Quảng ra thi,
Thấy cô gái Huế bỏ đi không đành. "

Thế thì những chàng trai miền Nam như PC, QH , VK, S@ và Vv có " hề hấn" chút nào khi nghe bên cạnh mình giọng nói như rót vào tai ấy ?

quehuong said...

Sương-mai ới ời,
Hai câu này là dành cho "con trai xứ Quãng" thôi, còn dân "Sè Gòn" tụi tui thì các O thích lắm..
Phải không "quý Bạn"...

ngansau said...

HELLO ,
Tội nghiệp KIM CHI hình như vào TRANG THƠ không đúng lúc ,đúng thời,bà con đang dí mủi vào World
Cup còn đâu nữa mà thơ với thẩn,
nhưng không sao thời gian còn dài ,cho đến ngày Trang Chủ đi dự ĐẠI HỘI BAN MÊ về sẽ khối comments!

HUONG said...

Các bạn thơ ơi,

Câu thơ Kim Chi viết " Huế mộng mơ " - quả thật như vậy

NT may mắn được ghé thăm Huế một lần - chỉ vỏn vẹn 4 ngày thôi nha
Thế mà khi rời Huế thì dùng dằng, ngẩn ngơ !

Huế đẹp nhất ở nét buồn trầm lặng khắp ngõ ngách, phố phường
Sáng sớm tinh mơ của Huế là hình ảnh của sương phủ mờ trên đầu ngọn cỏ, cành cây và mái nhà - tưởng như tranh thuỷ mạc thời xưa
Những buổi chiều ở Huế là sự đợi chờ như thể chờ đợi tình nhân - đợi chờ giây phút đêm về trong lặng thinh của trời đất

NT còn được hưởng một đêm trăng lung linh với những tiếng hát và hò Huế trên con đò Điều ngộ nghĩnh nhất là các nghệ nhân biểu diễn múa chén - âm nhạc được phát ra từ sự cử động các ngón tay của nghệ nhân khi họ cầm 2 cái chén gọn trong lòng bàn tay

Chỉ với cây đàn guitar và chén ngọc mà tiếng đàn và tiếng hát đã quyện lẫn vào cái lãng mạn sông nước một cách hài hoà Khách nghe dường như không còn chú tâm đến điều gì khác nữa ngoại trừ cung đàn

Bài thơ MAI ANH VỀ của bạn thơ KIM CHI có rất nhiều từ ngữ thật Huế : Huế mộng mơ - Người thơ của Huế - Áo lụa vàng - Mô tê răng rứa nớ - Giọng hò đêm khua nước mênh mông - Thành quách cũ ... Huế là phải vậy thì mới nhận ra được Huế thôi ...

quehuong said...

Chào Kim-Chi (Cô chủ tiệm Gà nướng Vàng), không biết có đúng không nửa, Kim-Chi mở tiệm chưa..??

Ngàn-Sau nói vậy, chứ "quơ cúp" thì nhằm nhò gì mà so với "Mai anh về" chứ.

QH xin mượn dòng thơ của người Bạn Lida...nói lên dùm mình.."nỗi lòng" với Huế:

TÌNH THƠ CHO HUẾ

Mai về Huế xin cho em nhắn gởi
Cả tấm lòng và gợi nhớ trong tim
Gởi gió mây để trăng khỏi đi tìm
Đêm tĩnh mịch hàng cau buồn in bóng

Mai về Huế có ai còn mong ngóng
Tóc đuôi gà chân sáo nhảy tung tăng
Tím cổng trường phủ kín cả bằng lăng
Con sâu nhỏ nhún mình qua kẻ lá

Mai về Huế...chắc ai thành xa lạ
Bởi vì em không có để chào nhau
Và vết buồn ngày tháng lại thâm sâu
Tình thuở ấy còn chăng là ký ức

Nhớ không anh..những đêm dài thao thức
Dệt thơ tình háo hức đợi chờ trao
Rồi gặp nhau e lệ chẳng dám chào
Nghiêng nghiêng nón giả vờ như không thấy

Kỷ niệm xưa nhắc hoài vui biết mấy
Nhưng ngậm ngùi cũng khuấy dậy niềm đau
Huế bây giờ thuở trước với về sau
Còn như rứa hay mãi hoài xa vắng.

Lida

Và xem con trai "Sè-gòn" làm quen với cô gái Huế:


...Tôi chạy vô khều bé Hà ra:
- Hà nè, con nhỏ nào ngộ ghê vậy hả?
Hà nói:
- Con Thủy hàng xóm của mình đó!
- Sao bữa giờ anh không thấy?
Hà liếc tôi một cái sắc như dao:
- Anh có ở nhà đâu mà thấy. Hết tắm biển Thuận An lại đi lăng Khải Định, rồi chơi đồi Thiên An... Chừ thấy người ta rồi đó, muốn chi thì nói đi!
Con nhỏ này thiệt, cứ nói thẳng ruột ngựa làm tôi cũng hơi... ngượng, đành xuôi xị:
- Thì muốn... làm quen chứ còn muốn gì hơn nữa.
Nhỏ Hà dẫu môi "xí" một tiếng:
- Bạn bè em đứa mô anh cũng chê. Uổng công em giới thiệu. Chừ thì anh ráng mà "tự biên, tự diễn" đi nghe.
Tự ái quá đi chứ, tôi ưỡn ngực:
- Để đó, tao làm "đẹp" cho coi.
Nói cứng với Hà thế thôi, chứ tôi nghĩ hết cách vẫn không tìm ra phương pháp "tiếp cận đối tượng". Chẳng lẽ xồng xộc qua nhà "người ta" sống sượng: "Tớ muốn làm quen với đằng ấy" à? Chuyến đi thăm Huế lần này là do ba má tôi thưởng, nhờ đậu vào Đại học trong một đợt thi vừa rồi. Tôi "thông minh" như thế, lẽ nào... chịu thua. Ba ngày trôi qua, tôi vẫn chưa "quen" được với "con nhỏ nhà đối diện". Tôi canh đủ ba ngày, vẫn có đủ ba bữa nhỏ đó ôm con chó trắng ngồi "trêu ngươi" ở chiếc xích đu. Dĩ nhiên, thỉnh thoảng nhỏ vẫn ré lên những tràng cười nghe muốn... lộn gan. Con nhỏ vẫn "vô tư" cười đùa trên sự vừa ngưỡng mộ vừa... nhục nhã của tôi. Con trai Sài Gòn mà... "tán" không được con gái Huế!
"Cái khó ló cái khôn". Đột nhiên đầu óc "đậu đại học" của tôi được "phục hồi chức năng". Điều tôi nghĩ đến lúc này không phải là khuôn mặt xinh đẹp của nàng mà là cái chót mũi hồng hồng của... con chó! Chớ sao, nó sẽ là vật "trung gian" lý tưởng giữa tôi và cô bé. Phải "làm quen", dụ khị con chó trước đã mới mong làm thân được với cô chủ của nó.
Cậu mợ giết gà đãi tôi. Tôi nói nhỏ với Hà để dành lại ít xương. Hà thắc mắc:
- Làm chi rứa?
Tôi suỵt:
- Bí mật.
Nhưng khi Hà thấy tôi ngồi nơi bậu cửa, tay thập thò mấy khúc xương, miệng "mút chuột": "Chúc... chúc... chúc chúc" thì Hà bụm miệng cười:
- Úi chao, anh Điền dụ dỗ "chó vị thành niên"!
Tôi bật cười:
- Con nhỏ này, láo! ...

Đoạn văn trên đây là trích đoạn truyện ngắn "Con gái Huế". Vui, hồn nhiên của tuổi học trò..nói lên "mưu mẹo của con trai Sè-Gòn" đi "cua" gái Huế.
bạn nào thích đọc hết truye5n thì dùng link dưới đây.

http://docs.google.com
/View?id=dq6bfbd_446dw6f9tcr

Nếu không mở bài được, hú cô Trang Chủ.
Chúc tất cả vui.

sao... said...

BMT là nơi hội tụ dân tứ xứ, nhất là các tỉnh miền Trung từ Quảng Trị trở vô nên giọng nói các tỉnh miền Trung tuy mỗi tỉnh nói một âm điệu khác nhau nhưng tôi có thể hiểu hết.

Học trò trong Quảng ra thi,
Thấy cô gái Huế chân đi không đành.


Cô gái Huế đã bước vào ca dao rồi đó.
Phải quá rồi! Khúc ruột miền Trung đất hẹp cằn cỗi, sĩ tử các tỉnh Quảng ra kinh đô ứng thí gặp các cô Tôn nữ giọng như chim hót, tiểu thư đài các, kim chi ngọc điệp thế kia sao tránh khỏi ngẩn ngơ? Đã thế, các Nàng cao quí quá mà sao tránh khỏi chuyện kiêu sa?
Tuy nhiên, gặp lửa tình thì vàng mười cũng phải chảy thôi!

Thánh Giêng xuôi quân ra Huế...

Bài hát Mười hai tháng anh đi mở đầu bằng một câu như thế! Nghe rất hay!
Năm 1973 tôi cũng xuôi ra Đà Nẵng rồi Huế. Một gã phàm phu như tôi thì có dám tơ tưởng gì đến các cô gái Huế đâu. Chiều chiều chỉ dám lảng vảng dọc bờ sông Hương theo các bến đò. Thiếu gì chuyện trên trời dưới đất ở đó, nhưng tôi nào có biết chi mô?
Người Việt Nam mà không nghe nói về Huế, các chàng thanh niên không mê các cô gái Huế cũng là lạ! Tôi chỉ biết tới chừng đó thôi.

Một câu hát có lời như vầy: "Cá sông Hương liếc nhìn ngẩn ngơ..." chứng tỏ các cô gái Huế ác chiến lắm lắm. Cá mà còn ngẩn ngơ huống hồ cái bọn phàm phu tục tử như bọn tôi.

Hoàng Ngọc Tuấn là một học trò trường La San BMT sau trở thành nhà văn có viết một truyện ngắn "Cô bé giăng mùng" nói về các cô gái Huế rất hay.
Mường Mán nữa, cũng hay viết và làm thơ về các cô gái Huế. Xin trích một bài thơ của Ông:

ĐỒNG KHÁNH NGÀY XƯA

Răng mờ cứ theo tui hoài rứa?
Cái ông ni có dị chưa tề.
Sáng chiều trưa hai buổi đi về,
Đưa với đón làm răng không biết.

Ôi đôi mắt sao mà tha thiết,
Đừng nhìn làm ngượng bước chân tui.
Lá thơ tình ông gởi làm chi?
Thầy mạ biết rầy la tui chết.

Ông tán tỉnh làm chi không biết,
Tui như ma qủy dưới âm ty.
Nói hoài lời hoa mỹ làm chi,
Tui còn nhỏ chuyện tình răng biết được.

Tội tui lắm cách cho vài bước,
Đừng đi gần hai bóng chung đôi.
Xa xa cho kẻo bạn tui cười,
Mai vào lớp cả trường dị nghị.

.......
Thôi được rồi đưa lá thơ đây,
Mai tan trường đợi ở gốc cây,
Tui sẽ tới trả lời cho biết .

Vien Khach said...

Mai Anh về thăm HUẾ mộng mơ .
Câu thơ mở đầu cho bài thơ " MAI ANH VỀ " của KC, như lời nhắn gởi của Cố Nhân, hẹn với Huế một ngày về .
Và hai câu Phong dao :
" Con trai xứ Quảng ra thi,
Thấy cô gái Huế bỏ đi không đành. "
được SM post lên thật không sai chút nào. Dù rằng Anh chàng mà VK sẽ nhắc đến, không phải là Thư sinh của xứ Quảng ra Thi .

VK không thề quên được, một ngày giữa tháng Mười năm đó. VK cùng 02 bạn thân cùng Đơn Vị, lái xe từ Đà Nẵng ra Huế, hôm ấy có ghé lại BƯU ĐIỆN Huế để cho anh bạn ít nói nhất đám, gởi "Télégram" về gia đình. Lần đầu anh được tiếp chuyện cùng cô Thư ký thật duyên dáng tại đây và cuộc tình giữa hai người cũng mau chóng bắt đầu từ đó, rồi những cánh thư Tình cứ như thế trao đổi cho nhau hàng tuần qua Bưu Điện .
Và cứ mỗi lần có dịp nghỉ, anh ta thường ép hai chúng tôi cùng đi ra Huế để thăm nàng . Khi đến Huế, chúng tôi bỏ anh ta tại Bưu Điện Huế, còn hai chúng tôi thì đi thăm các Lăng Vua, thăm Điện Thái Hòa, thăm Đàn Nam Giao hay đến chân núi Ngư Bình thưởng ngoạn , có khi dừng xe trên Cầu Trường Tiền, ngắm giòng Hương Giang lặng lờ sông nước . Huế thật thơ mộng làm sao !

Bầu trời hạnh phúc, cũng từ đó rộng mở chờ đón hai người. Để rồi
không biết có phải do định mệnh hay không, mà hai người buộc phải xa nhau sau ngày Đơn vị được lệnh phải di chuyển về Nam. VK nhớ rất rõ, ngày cuối cùng VK cùng anh ta trở ra HUẾ để gặp nàng, trưóc khi theo Đơn vị về Nam thật cảm động . VK không thể tả nổi cảnh chia tay đầy nước mắt ấy .
Câu nói của anh mấp máy trên môi :
" ANH SẼ VỀ " được anh lập đi lập lại nhiều lần . Để rồi sau ngày ấy vì nghiệp Lính , mãi mãi anh chẳng bao giờ trở về Huế .

Sau ngày VK ra Trại, gọi là "Cải Tạo" VK gặp lại Nàng, người Thôn Vĩ Dạ, lúc bấy giờ Nàng đã có gia đình, và đang làm việc tại BƯU ĐIỆN Sàigòn .
Gặp lại VK nửa mừng nửa tủi, nàng chỉ nói được một câu ngắn ngủi :
- Anh ấy đã tử trận .
Trong giây phút đó, VK chỉ biết cuối đầu tưởng nhớ người quá cố .

Khi đọc bài thơ của KC " MAI ANH VỀ " VK thật ngậm ngùi . . .

VK.

NGAN SAO said...

VK ơi khóc nhiều qúa nên rớt 2,3 comments luôn ,thôi để NS lau giùm nước mắt cho nghen,hay gởi luôn một hộp kleenex wua nè !

sao... said...

HỌC TRÒ TRONG QUẢNG

Lúc tôi còn học ở lứa tuổi học sinh, sinh viên mỗi khi đi xa xứ Quảng, thường bị bạn bè quen thân đọc hai câu thơ để “chọc quê” tôi:

Nào là:

“Học trò trong Quảng ra kinh
Thấy cô gái Huế muốn rinh về nhà.

Nào là:

“Học trò trong Quảng ra thi
Thấy cô gái Huế, chân đi không rời.

Nào là:

“Học trò trong Quảng ra thi,
Mấy o gái Huế, bỏ đi không đành.

Có nhiều lúc cũng những câu thơ đó, người ta không những chỉ “áp dụng” cho dân Quảng Nam mà có lẽ vì không rõ xuất xứ của câu thơ nên dùng luôn cho dân “Quảng Ngãi” nữa.

Cũng may là hai câu thơ nầy, viết rõ ràng, chứ không thì còn “cầm nhầm” nhiều nữa vì Việt Nam ta có nhiều xứ Quảng:

Quảng Yên (Quảng Ninh), Quảng Bình, Quảng Trị,
Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi, Quảng Ðức.

Tác giả dùng chữ ra, nên đã loại bớt mấy tỉnh vô (Huế) như Quảng Yên, Quảng Bình, Quảng Trị.

Tác giả sáng tác bài thơ này thuộc lớp Thi Sĩ Tiền Chiến (trước 1945) nên lại loại thêm ra được Quảng Tín, Quảng Ðức là mấy tỉnh mới được thành lập sau 1962.

Vậy còn hai Quảng được xem xét kỹ lại, đúng là Quảng nào: Quảng Nam hay Quảng Ngãi? (Hai Quảng này đã từng biết đến qua câu: (Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay lo…)

Ở Việt Nam ta có nhiều thi sĩ, sáng tác nhiều bài thơ rất hay được in ra, nhưng đa số độc giả chỉ nhớ tên tác giả, tên tập thơ, mà không nhớ được một bài thơ, thậm chí một hai câu thơ nào của nhà thơ đó.

Trái lại, hai câu thơ đã dẫn chứng trên đây nhiều người biết nhưng có lẽ vì truyền khẩu nên đã bị tam sao thất bản! Ða số không ai nhớ tên tác giả là ai, câu thơ này nằm trong thi phẩm nào?

Trước đây, nhiều lần tôi vào các thư viện lớn kể từ 1950 để mong đọc được toàn tập Thi Phẩm có hai câu thơ này, nhưng không được toại nguyện, vì các thư viện không có thi phẩm này. May ra, chỉ thấy Hoài Thanh và Hoài Chân, tác giả Thi Nhân Việt Nam xuất bản 1942, giới thiệu hai câu thơ trên trích trong tập thơ Lời Tim Non của Xuân Tâm xuất bản 1941.

Thi sĩ Xuân Tâm có tên thật là Phan Hạp.

Ông sinh năm 1916 tại làng Bảo An, phủ Ðiện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông học trung học tại trường Quốc Học Huế. Sau khi tốt nghiệp bằng Thành Chung (Diplome) - tức Trung học đệ nhất cấp, ông đi làm công chức ở Ðà Nẵng. Thời gian đi tản cư 1946-1947, ông bị kẹt lại ở Liên Khu 5 và từ 1954 tập kết ra Bắc.

sao... said...

Ngoài hai câu thơ lục bát nổi tiếng trên mà nhiều lúc chúng ta tưởng như đọc ca dao, Xuân Tâm còn có một bài thơ mà thập niên 50-60 các học sinh đã học thuộc lòng và thường chép lại trong các tập Lưu Bút Ngày Hè mỗi khi mùa hoa phượng nở:

NGHỈ HÈ

Sung sướng quá, giờ cuối cùng đã hết,
Ðoàn trai non hớn hở rủ nhau về.
Chín mươi ngày nhảy nhót ở miền quê,
Ôi tất cả mùa xuân trong mùa hạ!

Một nét mặt, trăm tiếng cười rộn rã
Lời trên môi chen chúc nối nghìn câu
Chờ đêm nay; sáng sớm bước lên tàu
Ăn chẳng được, lòng nôn nao khó ngủ.

Trong khoảnh khắc sách, bài là giấy cũ.
Nhớ làm chi, Thầy Mẹ đợi, em trông.
Trên đường làng huyết dụ nở thành bông,
Và vườn rộng nhiều trái cây ngon ngọt.

Kiểm soát kỹ có khi còn thiếu sót;
Rương chật rồi, khó nhốt những niềm vui.
Tay bắt tay, hồn không chút bùi ngùi,
Các bạn hỡi, trời mai đầy ánh sáng.


(Lời Tim Non)

Khi ở Hội An, tôi có quen biết với bà Phạm Hạp (cô giáo dạy ở trường Nữ Tiểu Học Hội An), có lần hỏi bà về Thi Phẩm Lời Tim Non, cũng như trọn vẹn bài thơ có hai câu thơ trên, nhưng bà Phạm Hạp trả lời không còn giữ tập thơ đã in và không nhớ bài thơ tôi đã hỏi.

Sau 1975, tôi nghĩ rằng tác giả Xuân Tâm có thể đã trở về lại quê hương Quảng Nam, nhưng liệu có ai hỏi về tác giả về bài thơ đó không?

Riêng tôi, tôi vẫn thắc mắc, không biết cô Tôn Nữ nào hoặc cô Nguyễn Khoa Diệu… nào đã làm cho cậu học trò đa tình xứ Quảng say mê mà trở thành thi sĩ? Người đẹp xứ Huế đó chính là La Muse, chính là nàng Elvire, là Nàng thơ của Xuân Tâm vậy. Mà cũng nhờ thế mà ngày nay chúng ta có hai câu thơ để đời… Bây giờ, chúng ta nên trả lại cho cậu học trò xứ Quảng – thi sĩ Xuân Tâm Phan Hạp hai câu thơ “chính bản”:

“Học trò trong Quảng ra thi
Thấy cô gái Huế chân đi không đành”

Tôi ước mong từ nay mỗi khi chúng ta muốn “sử dụng” hai câu thơ trên, chúng ta nên dẫn chứng “y sao chính bản” để khỏi làm buồn lòng tác giả.

Trương Duy Cường

sao... said...

Lại thêm một ý kiến nữa về 2 câu ca dao đó:

AH Xem lại cuốn Thi Nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân do Nhà xuất Bản Văn Học Hà Nội xuất bản năm 1988 (có ghi là in nguyên văn theo bản in năm 1942 do nhà thơ Xuân Tâm cung cấp), phần nói về Xuân Tâm, quả là có chép 2 câu thơ trên, nhưng hoàn toàn không hề nói tác giả của chúng là Xuân Tâm và cũng không có nói là chúng được trích trong tập thơ "Lời tim non". AH chỉ thấy đăng 2 bài thơ khác của Xuân Tâm với ghi chú là trích trong tập thơ "Lời tim non". AH nghĩ rằng ông Trương Duy Cường đã vô tình, do đọc không kỹ hoặc do chủ quan, gán ghép lầm lẫn Xuân Tâm là tác giả 2 câu thơ trên . Sự sai lầm này không dính dáng gì hai tác giả Hoài Thanh - Hoài Chân, ngoại trừ rằng 2 ông đã không ghi chú chữ ca dao sau 2 câu thơ được nhắc tới .

sao... said...

Tôi cũng không tin đó là 2 câu thơ của nhà thơ Xuân Tâm.

Theo suy luận cá nhân, tôi nghĩ đó là 2 câu ca dao nói về thời kỳ các sĩ tử của nền văn học Hán-Nôm phải ra kinh ứng thí chứ không phải thời kỳ đã truyền bá chữ Quốc Ngữ như hiện nay.

Còn theo bạn thơ Viễn Khách cho đó là 2 câu Phong dao.
Trong từ điển Tiếng Việt có định nghĩa như sau:
Phong dao: Bài hát, câu hát dân gian không có điệu khúc nhất định.

Đây là một câu thơ sáu tám nên tôi cho rằng đó là một câu ca dao có từ lâu.

quehuong said...

Lại chuyện ...chân đi không đành...
Trích đoạn bài viết Quảng Nam qua ca dao của Trần Quý Đại. Nguồn: www.e-cadao.com.

...Ngày xưa các thí sinh Quảng Nam, phải vượt đèo Ải Vân ra Huế thi trong các kỳ thi do triều đình tổ chức, vác lều chỏng ứng thí nhà giàu đi ngựa, nghèo thì đi bộ có người gánh phụ hành trang đường xa cách trở.

Các chàng trai xứ Quảng ra Huế thi, thấy nàng gái Huế mặc áo dài, mái tóc thề tung bay trong gió nhẹ của sông Hương, đi qua cầu Trường Tiền sáu vày mười hai nhịp. khác với hình ảnh người yêu hay vợ hiền ở Quê nhà có thể với cái nhìn ngẩn ngơ.

Học trò trong Quảng ra thi
Thấy cô gái Huế chân đi không đành.

Sau nầy trai Quảng Nam ra Huế học Ðại học không còn ngẩn ngơ, đến nổi đi không đành..như các cụ ngày xưa, học xong Ðại học đi làm việc khắp nơi, không giới hạn làm quan ở triều đình Huế. Những thành phố Hội An, Ðà Nẳng,Tam Kỳ trở nên sầm uất, các nàng gái xứ Quảng cũng xinh đẹp, văn minh dịu dàng.. nên các chàng sưả lại chữ “thấy ” ra chữ “mấy”.

Học trò trong Quảng ra thi
Mấy cô gái Huế chân đi không đành.

sao... said...

HAY!

Bạn hiền QUÊ HƯƠNG chịu khó 'siu tầm" coi có câu nào có ý nghĩa sêm sêm là gặp con trai Sè-gòong mà "Mấy cô gái Huế chân đi không đành" không?

quehuong said...

Hà..Hà Đang kiếm, nhưng chưa thấy, thì thôi đọc đở đoạn này đi vậy:

...Những người đẹp ở nơi có địa danh ngắn nhất nước (“HUẾ;”) Nhưng lại thích có tên thơ mộng lài lê thê. Qua đây, khi làm lại giấy tờ, phải than trời vì không biết giữ chữ nào, bỏ chữ nào, viết tắt chữ nào : “Công tằng tôn nữ thị Mộng Thường.”
Hồi học nội trú ở UCLA ở thập niên ‘80, mấy thằng bạn “rum mết” chết tiệt phải gió ở không, mở niên giám của “Campus” ra tìm thấy ngay cái số điện thọai và cái tên lý tưởng “Tôn Nữ Mộng Thường” gọi hỏi thăm ngay:

- “May I speak to ‘Mông" please !”

Nàng Tôn liền gác máy cái “rụp!”.//

Chuyện này có thiệt 1000/100.

Thien Thanh said...

Chuyện vui có thật
Mấy nàng Tôn nói giọng Huế líu lo khó nghe,tên thì dài thậm thượt ai cũng biết,rồi cái tật đài các tiểu thơ thật là lắm tật xấu xí...
tôi chợt nhớ một chuyện hồi tui học trường BMT lớp đệTamB2,giờ Sinh ngữ phụ Anh văn,thầy ra bài trên bảng,mỗi em dịch 1 câu
Tới một anh nam sinh,nói giọng Nam đặc sệt(mới chuyển vào lớp tui)Thưa thầy:
"Đàn dịch đang bơi lội trong ao",
mà lớp lúc đó cũng ồn ào nghe không rõ ,thầy đập bàn..cái rầm...Các em im lặng đi ,em này nói lại xem..
Lần này anh nói to dõng dạc hơn.Thưa thầy
Đàn "dịch đang bơi lội"
Thầy cái gì ? anh vừa nói cái gì bơi lội? Dạ đàn dịch đó thầy..
Một giây im lặng thầy vở lẽ ra và tụi tui cũng chợt hiểu...thế là cả lớp phá ra ôm bụng cười nghiêng ngửa.
Anh chàng ta đỏ mặt ,không hiểu chuyện gì xảy ra......

sao... said...

Thôi đi, kiếm chi cho mắc công bạn QH ơi!
Có kiếm tới Tết Ma-Rốc cũng chẳng thể có hai câu thơ như vậy.
Quả thật con người ta ảnh hưởng rất lớn từ nơi chốn mình sinh trưởng. Thủa mới lớn, trong đầu óc tôi thì Huế là một nơi chốn thâm nghiêm, huyền bí. Và những con người được sinh ra ở đó chắc chắn tâm hồn cũng ảnh hưởng rất nhiều. Hơn nữa phần đông là những con cháu danh gia vọng tộc đời trước còn sót lại, nên lớp hậu duệ có niềm tự hào trong lòng cũng đúng thôi. Non xanh nước biếc đẹp như tranh của chốn Thần Kinh đã sản sinh ra biết bao nhiêu người con kiệt xuất trong lãnh vực văn hoá nghệ thuật.

Còn mấy anh chàng người miền Nam cả đời trước mắt chỉ có đồng lúa mênh mông, sông dài phẳng lặng thì chừng như tâm hồn và suy nghĩ của họ cũng đơn giản lắm! Khó mà lọt vào đôi mắt phượng của các nàng Tôn Nữ. Thi thoảng cũng có một vài chàng, nhưng chắc là “bản lĩnh” lắm!
Quả thật đề cập về các cô gái Huế ra đây chẳng phải để trêu ghẹo, mà chỉ muốn nói lên cái đặc biệt của người con gái Huế. Thì cũng chỉ dựa vào những câu thơ chớ có biết gì nhiều về các cô ấy đâu?

Lại xin trích một bài thơ của một người sinh trưởng nơi đất Huế để minh hoạ ý nghĩ của mình.
Mường Mán tên thật là Trần Văn Quảng, sinh ngày 20 tháng 5 năm 1947, quê huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.

sao... said...

Mường Mán
QUA MẤY NGÕ HOA

Chim vỗ cánh nắng phai rồi đó,
Về đi thôi O nớ ... chiều rồi.
Ngó làm chi mây trắng xa xôi?
Mắt buồn quá chao ơi là tội !

Tay nhớ ai mà tay bối rối?
Áo thương ai lồng lộng đôi tà?
Đường về nhà qua mấy ngõ hoa,
Chớ có liếc mắt nhìn ong bướm.

Có chi mô mà chân luống cuống?
Cứ tà tà ta bước song đôi,
Đi một mình tim sẽ mồ côi,
Tóc sẽ lệch đường ngôi không đẹp.

Để tóc rối cần chi phải kẹp,
Nắng sẽ chia nghìn sợi tơ huyền.
Buộc hồn O vào những cánh chim,
Bay lên đỉnh hồn anh ngủ đậu.

Cứ mím môi rứa là rất xấu,
O cười tươi duyên dáng vô cùng.
Cho anh nhìn những hạt răng xinh,
Anh sẽ đổi ngàn ngày thơ dại.

Mi khẽ chớp nghĩa là sắp háy,
Háy nguýt đi giận dỗi càng vui.
Gót chân đưa bước mộng bồi hồi,
Anh chợt thấy trần gian quá chật.

Không ngó anh răng nhìn xuống đất,
Đất có chi đẹp đẽ mô nờ?
Theo nhau từ hôm nớ hôm tê,
Anh hỏi mãi răng O không nói ?

Tình im lặng tình cao vời vợi,
Hay nói ra sợ dế giun cười?
Sợ phố ghen đổ lá me rơi,
Sợ chân bước sai hồi tim nhịp.

Cứ khoan thai rồi ra cũng kịp,
Vạn mùa Xuân chờ đón chung quanh.
Vạn buổi chiều anh vẫn lang thang,
Vẫn theo O giờ về tan học.

Từ bốn cửa Đông Tây Nam Bắc,
Đến bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông.
Theo nhau về như sáo sang sông,
Như chuồn chuồn có đôi có cặp.

Chim chìa vôi chuyền cành múa hát,
Trên hư không ve cưới mùa Hè.
O có nghe suốt dọc đường về,
Sỏi đá gọi tên người yêu dấu?

Hoa tầm xuân tím hoang bờ dậu,
Lòng anh buồn chi lạ rứa thê.
Nón nghiêng vành nắng chết đê mê,
Anh mê sảng theo chiều tắt chậm.

Chiều đang say vì tình vừa ngấm,
Hai hàng cây thương nhớ mặt trời.
Chiều ni về O nhớ thương ai ?
Chiều ni về chắc anh nhuốm bệnh.

Thuyền xuôi giòng, ngẩn ngơ những bến,
Anh như là phố đứng trông mưa.
Anh như là quế nhớ trầm xưa,
Sợ một mai O qua mất bóng.

Một mai rồi tháng năm sẽ lớn,
O nguôi quên những sáng trời hồng.
O sẽ quên có một người mong,
Một kẻ đứng dọc đường trông đợi.

Còn nhớ chi ngôi trường con gái,
Lớp học sầu khung cửa giờ chơi.
Cặp sách quăng đâu đó mất rồi,
Vì O bận tay bồng, tay bế.

Chuyện hôm ni sẽ thành chuyện kể,
Những lúc chiều đem nắng sang sông.
O bâng khuâng nhè nhẹ hỏi lòng,
Mình nhớ ai mà buồn chi lạ !

Chim vỗ cánh nắng phai rồi đó,
Về đi thôi O nớ chiều rồi.
Ngó làm chi mây trắng xa xôi?
Mắt buồn quá chao ơi là tội !

ngansau said...

Hôm qua KIM CHI vô Trang thơ để cám ơn các bạn vào comments cho MAI ANH VỀ ,nhưng không hiểu sao vô PW không được ...có trời biết !

Thien Thanh said...

Em KC xin cám ơn các anh chị và thông cảm cho sự chậm trể này

Thien Thanh said...

em KC xin chào vì sự cố nên phải dùng của chị TT chứ để mấy anh chị thắc mắc vì sao MAI ANH VỀ rồi...mà em chẳng thấy đâu??
cả tuần nay em và chị LTV ngày ngàỷ ở nhà chăm má -tối coi W/C cả đêm và bàn đến cả TT nhưng không có dịp vào TT để dành phần rót rượu -mua đồ nhắm cho mấy huynh (ưu tiên cho phe nào thua)cho sôi nổi bbây giờ W/C tạm nghỉ xã hơi để các anh đi thăm HUẾ cùng KC
ĐẦU tiên cho em cám ơn chị SM-NS-chịNT VàTT đã dàn dựng một khung cảnh rất huế có cả mái chèo -dòng sông -phượng đỏ và một nàng thơ đang ngồi trước bến Văn Lâu mà thương mà ngóng chàng về...
Rồi cám ơn cả anhVK -QH-S@ đã cảm xúc về mối tình với người con gái Huế-về câu thơ?cadao của chàng xứ Quãng các anh có biết -có nghe giọng Huế lai của chị NS với âm điệu mà cả nhà em không ai có được em thì mất gốc Huế rồi.. thôi em còn vô tiếp sau nhé

ngansau said...

Hôm nay là CANADA DAY trước MỸ 3 NGÀY,ngày mai NS ,SM ,TM sẽ lên đường đi WASHINGTON DC phó hội 55 TRUNG HỌCBMT.
_PC đi LAS VEGAS
_QH đi OHIO,OKLAHOMA...
_VK,CHX về VN
_TT,NT ở nhà THỦ TRẠI
BON VOYAGE ! THƯỢNG LỘ BÌNH AN !
_ Các bạn ở nhà sẽ bồi dưỡng trang thơ...

Suong Mai said...

Lần này đi phó hội Washington DC và tạt qua New York 1 ngày, NS vốn có trí nhớ rất tốt và văn chương chữ nghĩa mấy bồ, SM đề nghị đem theo cuốn sổ tay nhỏ ghi lại những chi tiết cần thiết cho ký sự đường dài nóng hổi nghe.

ngansau said...

Lần này không biết mình còn chung lối chung phòng không vậy?
Sổ tay bỏ vào giỏ rồi ,hi vọng mọi sự sẽ suông sẽ,vui vẽ, không ăn bánh vẽ ...mà ăn bánh thiệt vì nghe nói các quán hàng đều free ?
TTài bỏ NS giữa đường ,nên phải nhờ các MTQ vớt giùm !cho nên còn chưa biết chọn ai? chung đường !

Thien Thanh said...

Lần này ThiênThanh không đi phó hội WashDC cùng NS,TM ,SM..được vì bận lo làm mớ giấy tờ bão lãnh con gái qua Mỹ.Thật là tiếc hùi hụi ,biết sao bây giờ đành chịu,vé đã Book rồi phải cancle,chương trình thì plan mà cứ phập phồng,cuối cùng lực bất tòng tâm,sorry NS và các bạn..
Bây giờ mong ngày về NS ,TM và SM có nhiều hình thật đẹp,ký sự hấp dẩn...
Nhớ năm ngoái cũng Bắc du,thôi bây giờ đành hẹn một ngày nào ..có dịp

HUONG said...

Bạn thơ THIÊN THANH ơi, vậy là hai đứa mình tha hồ ... QUẬY hén !
1,2,3 .... sẵn sàng chưa ????????

Thien Thanh said...

NT ơi làm trước đi ,TT "xách gói + guốc chạy theo sau NT nè"hihi,ai đi thì đi mình ở nhà "vọc niêu tôm"

Thien Thanh said...

,,,

Thien Thanh said...

alo?một lần nửa KC mượn cửa sở chị TT để vào trang yhơ -nghe mọi người đi du lịch hết chỉ còn mấy chị em gát TT tha hồ mà "quậy"anh Sao còn đại diện phe bên nớ có thích bên này quậy ?em đọc bài QUA MẤY NGÕ HOA mà nhớ lại hồi 15 ,16 tuổi đã thích những bài thơ dể thương này tác giả khéo tán đến nổi cô gái Huế kiêu kì phải mở miệng-chắc là chàng xứ Quãng tài hoa đi vào lòng nàng thôi .Em nhớ sau 1975 có 1thầy người Huế gặp lại gđ em ở câu14 thầy tới nhà tán chị gái em ngồi trồng cây si với 1tập thơ má em dù nể là thầy cũng không cho chị tiếp chuyện mà trực tiếp phỏng vấn một hòi có bộ không ưa ông thầythi sỉ nhỏ bé nên má làm bộ lấy chổi quơ gầm bàn ghế la chó mắng mèo làm thầy một phen"tháo giầy" mà chạy..đúng má là gốc Huế mà..không ưa thì ...KCHI dừng tí

quehuong said...

Kim-Chi oi, cho muon san chut nha.
Di dau thi di, van ghe Trang Tho va coi "quo cup"...

Lịch thi đấu vòng tứ kết như sau:
- Trận thứ 57: Ngày 2 tháng 7: Hòa Lan – Brazil, 7 giờ sáng giờ California.
- Trận thứ 58: Ngày 2 tháng 7: Uruguay – Ghana, 11:30 sáng giờ California.
- Trận thứ 59: Ngày 3 tháng 7: Argentina – Đức: 7 giờ sáng giờ California.
- Trận thứ 60: Ngày 3 tháng 7: Tây Ban Nha - Paraguay, 11:30 sáng giờ California.

Lịch thi đấu vòng bán kết như sau:
- Trận thứ 61: Hai đội thắng trận 57 và 58 gặp nhau ngày 6 tháng 7, 11:30 sáng giờ California.
- Trận thứ 62: Hai đội thắng trận 59 và 60 gặp nhau ngày 7 tháng 7, 11:30 sáng giờ California.

Lịch thi đấu tranh cúp như sau:
- Trận thứ 63: Hai đội thua trong trận bán kết gặp nhau tranh hạng 3 vào ngày 10 tháng 7, 11:30 sáng giờ California.
- Trận thứ 64: Hai đội thắng trận bán kết gặp nhau tranh cúp vàng vô địch vào ngày 11 tháng 7, 11:30 sáng giờ California.

quehuong said...

Trước trận Hòa Lan – Brazil:
Lưỡi gươm Damocles đang treo lơ lửng trên đầu Dunga…
Trương Thị Hàm Yên, Jul 01, 2010


Cali Today News – Có lẽ, số phận của huấn luyện viên đội tuyển quốc gia tại một giải thi đấu quan trọng như là World Cup thì thật là nghiệt ngã… Chỉ cần thua và ra về sớm, là trăm thứ tội đổ lên đầu, và nhiều người đành phải ngậm ngùi xách gói ra đi, như hlv đội Mexico, Nigeria,…

Thế nhưng, số phận của huấn luyện viên đội tuyển Brazil là một số phận nghiệt ngã hơn hết trong số 32 huấn luyện viên đội tuyển tham dự, bởi người hâm mộ bóng đá xứ này đòi hỏi cao quá: Với họ, chỉ có một chiến thắng duy nhất là chiếc cúp vàng, là chức vô địch, mà nếu không đạt được điều đó là thất bại, là thất sũng,… Thậm chí, nhiều lần, huấn luyện viên và tuyển thủ quốc gia phải ra về một cách bí mật, không kèn không trống, trốn tránh sự gặp gỡ của báo chí và giới hâm mộ, bởi vì họ đã không đoạt được cúp vàng ở World Cup…

Có lẽ, nếu tính về chuyện “chảnh” thì không có nơi nào trên hành tinh mà giới hâm mộ “chảnh” như giới hâm mộ túc cầu Brazil…

Lần này, mối quan hệ giữa huấn luyện viên Dunga, và giới báo chí Brazil, cũng như các cựu danh thủ và giới hâm mộ… đã vốn rất căng thẳng, mà trong hoàn cảnh đó nếu đội Brazil không đoạt nổi chức vô địch, thì có thể sẽ bùng nổ cuộc “chiến tranh” giữa ông Dunga và cả nước Brazil còn lại, mà trong đó những người to mồm nhất vẫn là giới truyền thông, huấn luyện viên, và khán giả…

Một cuộc chiến âm ỉ… kéo dài và đang bùng nổ…

Dunga’s way: Một dấu hỏi khổng lồ!>


Trong bài viết Dunga’s Brazil may Not Win Admirers At Home, But They Will Win The Tournament của Peter Staunton, có đoạn: “…Brazil are going to win the World Cup Dunga’s Way”. Có nghĩa là quốc gia từng 5 lần đoạt cúp thế giới có thể sẽ đoạt cúp vô địch lần thứ sáu, mà lần này theo phong cách của Dunga.

Vậy phong cách của Dunga là gì? Trong bài viết vừa qua, Hàm Yên có nói đến phong cách truyền thống của Brazil là trình diễn một thứ bóng đá thẩm mỹ, đẹp mắt, ngẫu hứng và chinh phục óc tưởng tượng nghệ thuật của con người về bóng đá. Người ta gọi đó là nghệ thuật bóng đá thẩm mỹ hay Joga Bonito… Khuynh hướng bóng đá này đã trở thành một brand name, một nhãn hiệu cầu toà của làng cầu Brazil gần cả 100 năm qua…

Thế nhưng, huấn luyện viên Dunga bỗng dưng “ly dị” ít nhiều với truyền thống này, mà du nhập một số lối chơi của bóng đá châu Âu, khiến cho cả nước Brazil phẩn nộ, cho là “Dunga’s way” chính là “has betrayed tradition” (phản bội truyền thống) và bị châu Âu trấn lột (European rip-off”…

Báo chí Brazil tấn công Dunga một cách thậm tệ, và họ chỉ chờ chực cơ hội thất bại của đội Brazil mà tấn công không thương tiếc. Họ chờ cơ hội bằng vàng để mở hàng tựa “I told you so” – có nghĩa là “chúng tôi đã cảnh cáo rồi, cái kiểu thi đấu đó, cái phong cách đó là phản bội truyền thống, là thất bại, mà không chịu nghe…” Ôi chao, sao mà đe doạ đến rợn người như thế.

Chưa hết, những tuyển thủ từng đoạt cúp vô địch thế giới như Carlos Alberto, Rivelino của thập niên 1970, và sau đó là Socrates của thập niên 80… thì không ngừng chỉ trích lối chơi của đội Brazil ngày nay…

Lối chơi mà người Brazil cho là bị “âu châu hóa”, mất gốc, mất bản sắc truyền thống và quá thực dụng, phi Joga Bonito… Họ nói rằng nhìn đội Brazil thi đấu, họ không nhận ra đội Brazil…

Thien Thanh said...

Hiệp 1 Brazil thắng Hoà lan 1 trái!

quehuong said...

Hiep nhi, phut 55. Hoa-Lan go hue.

quehuong said...

Tiep theo bai binh luan cua Ham-Yen.

..Những lời chỉ trích đến mức như mạt sát không phải mới xảy ra đây mà đã kéo dài từ khi huấn luyện viên Dunga lên cầm quyền. Ông Dunga cũng đã nhiều lần tấn công ngược lại một cách nặng nề đáng kể…

Một trận chiến như thế đã và đang diễn ra giữa Dunga và giới ngôi sao ngày nào của làng cầu Brazil và giới truyền thông…

Nếu ông Dunga mang chiếc cúp vàng lần thứ sáu về với Brazil, ông cũng có thể không làm hài lòng giới báo chí, và giới ngôi sao của làng cầu này. Giữa họ với nhau là một vực thẩm mà hai bờ là uất hận, là tấn công đầy ác ý…

Họ sẽ rình rập thất bại của đội Brazil, hay lối chơi vụng về, hay chiến thắng không thuyết phục, sẽ mở trận chiến vào ông…

Trận cầu với Hòa Lan ở vòng tứ kết là một trận cầu gay cấn. Báo chí Brazil xem đó là một “Dutch test” (trận thử lửa với Hòa Lan).

Trong lịch sử Brazil từng chiến thắng nhiều lần trước đội Hòa Lan, đưa đội này ngậm ngùi rời khỏi sân bóng. Nếu Hòa Lan chỉ có hai lần vào đến chung kết và đều thất bại, thì Brazil có đến 5 lần giành được cúp vàng FIFA, từ Nam Mỹ, đến châu Âu, đến Á Châu và lần này họ tin rằng sẽ giành cúp vàng tại Phi châu. Họ không chỉ tin rằng Brazil sẽ giành cúp vàng, mà hơn thế nữa, giành được theo phong cách Joga Bonito, chứ không phải kiểu “new approach” nửa Âu châu nửa Brazil theo kiểu Dunga’s Way như đã thấy trong trận thắng Chile 3-0.

Và bạn hãy tưởng tượng xem, nếu đội tuyển Brazil thua thì số phận của ông Dunga sẽ ra sao? Chắc ông ta sẽ bay về rừng Amazon trốn biệt, hay ẩn cư một thời gian…
Và bạn hãy tưởng tượng xem, nếu Brazil thắng, nhưng là một trận thắng không thuyết phục theo lối chơi Brazil, thì số phận của huấn luyện viên Dunga sẽ ra sao? Cũng bị nghe đầy ti những lời nguyền rũa…

Khó thật!

Bỗng dưng, khi nghĩ đến ông Dunga, Hàm Yên nghĩ đến chuyện “lưỡi gươm Damocles” trong thần thoại Hy Lạp – La Mã vào thế kỷ thứ 4 trước Tây lịch. Trong câu chuyện đó, Damocles thế chỗ của người hùng Dionysius II of Syracuse trong một ngày để được hưởng phúc của một siêu nhân đầy quyền uy và may mắn; thế nhưng lúc giữa buổi tiệc, lúc Damocles đang có cảm giác hưởng thụ tuyệt trần như vua chúa, thì ông nhìn lên trần cung điện và thấy một lưỡi gươm thật bén đang treo một cách mong manh chỉ bằng một sợi lông ngựa (notice a sharpened sword hanging directly above his head by a single horse-hair), thì ông ta hết hồn, đòi bỏ đi cái vị trí mà ông vừa đổi để có được trong một chút thời gian… Ông sợ quá và muốn trở lại chỗ cũ của mình…

Có lẽ thân phận của huấn luyện viên Dunga hiện nay cũng vậy. Và có lẽ ông Dunga cũng đang nhìn thấy lưỡi gươm Damocles đang treo lũng lẵn trên đầu… của mình…
Nhưng, số phận của ông rồi sẽ ra sao????

Hãy chờ xem trong ba trận còn lại: Với Hòa Lan vòng tứ kết, trận bán kết và chung kết (nếu có)…

Hàm Yên bỗng dưng cảm thấy rằng vinh quang và tủi nhục cay đắng dường như chỉ cách nhau một sợi chỉ hồng mà thôi…

Đời là thế, ai bảo?

Trương Thị Hàm Yên

quehuong said...

..tiep theo va het.

Và bạn hãy tưởng tượng xem, nếu đội tuyển Brazil thua thì số phận của ông Dunga sẽ ra sao? Chắc ông ta sẽ bay về rừng Amazon trốn biệt, hay ẩn cư một thời gian…
Và bạn hãy tưởng tượng xem, nếu Brazil thắng, nhưng là một trận thắng không thuyết phục theo lối chơi Brazil, thì số phận của huấn luyện viên Dunga sẽ ra sao? Cũng bị nghe đầy ti những lời nguyền rũa…

Khó thật!

Bỗng dưng, khi nghĩ đến ông Dunga, Hàm Yên nghĩ đến chuyện “lưỡi gươm Damocles” trong thần thoại Hy Lạp – La Mã vào thế kỷ thứ 4 trước Tây lịch. Trong câu chuyện đó, Damocles thế chỗ của người hùng Dionysius II of Syracuse trong một ngày để được hưởng phúc của một siêu nhân đầy quyền uy và may mắn; thế nhưng lúc giữa buổi tiệc, lúc Damocles đang có cảm giác hưởng thụ tuyệt trần như vua chúa, thì ông nhìn lên trần cung điện và thấy một lưỡi gươm thật bén đang treo một cách mong manh chỉ bằng một sợi lông ngựa (notice a sharpened sword hanging directly above his head by a single horse-hair), thì ông ta hết hồn, đòi bỏ đi cái vị trí mà ông vừa đổi để có được trong một chút thời gian… Ông sợ quá và muốn trở lại chỗ cũ của mình…

Có lẽ thân phận của huấn luyện viên Dunga hiện nay cũng vậy. Và có lẽ ông Dunga cũng đang nhìn thấy lưỡi gươm Damocles đang treo lũng lẵn trên đầu… của mình…
Nhưng, số phận của ông rồi sẽ ra sao????

Hãy chờ xem trong ba trận còn lại: Với Hòa Lan vòng tứ kết, trận bán kết và chung kết (nếu có)…

Hàm Yên bỗng dưng cảm thấy rằng vinh quang và tủi nhục cay đắng dường như chỉ cách nhau một sợi chỉ hồng mà thôi…

Đời là thế, ai bảo?

Trương Thị Hàm Yên

quehuong said...

Phut 67 Hoa-Lan thang 2-1

Thien Thanh said...

Brazil về nước .ôi ôi ôi!!!!!

sao... said...

Nói về nền bóng đá samba thì cả thế giới ai cũng công nhận là họ nhứt rồi. Nhưng trái bóng còn lăn thì chưa có kết luận chính xác được. Sẩy chưn trong tích tắc là tiêu liền. Đâu phải mùa "quơ cúp" nào Bờ-ra-xin cũng vô địch đâu?

Hãy chờ tiếng còi chung cuộc của trọng tài ré lên mới biết đá biết vàng.


Trận đấu giữa hai đội Brasil và Hà Lan đã kết thúc với tỷ số 2-1 nghiêng về đội tuyển Hà Lan.

Ý kiến của s@...hôm trước, bạn hiền QUÊ HƯƠNG thấy sao?

quehuong said...

Thi thay "thua roi" do.
Dang ban ma lai khong co may nua moi chet day, tran thu nhi ...danh phai coi lai toi nay..khi xong chien.

sao... said...

Ghana đã làm bàn ở phút thứ 45 rồi đấy.
Tôi yêu bước chạy của những con linh dương biết mấy!
Coi những đội bóng mình ưa thích thắng lợi cũng thấy vui.
Lại vừa coi World Cup, vừa làm mấy câu thơ gởi các bạn thơ coi chơi.

NƯỚC NON NGÀN DẶM RA ĐI

Nước non ngàn dặm ra đi,
Huyền Trân cất bước bởi vì nước non.
Ngàn năm nước Việt vẫn còn,
Ơn người con gái lòng son sáng ngời.
Bây giờ cũng có người rời,
Nước non ngàn dặm theo lời gió ru.
Em ơi trời đã chớm thu,
Lá bay xao xác, sa mù mênh mông.
Thiếu gì người với tình không,
Ra đi nhưng cũng chẳng mong quay về.
Nhớ chi đến mảnh trăng quê,
Thoảng trong hương bưởi bốn bề quạnh hiu.
Chắc lòng chẳng nhớ bao nhiêu,
Câu ca quê Mẹ, cánh diều tuổi thơ.
Quên nhanh ngày tháng bơ vơ,
Hoà chung cuộc sống giấc mơ thiên đường.
Nhẹ dần những mối yêu thương,
Tâm linh đất Mẹ cũng nhường gấm hoa.
Hoạ chăng những buổi trăng tà,
Nhớ về một chút ngày qua tuổi hồng.
Nhiều khi anh tự hỏi lòng,
Chẳng hay người ấy còn mong quay về?
Hãy về nhặt ánh trăng thề,
Hương thơm ngày cũ trời quê của mình.
s@...

HUONG said...

Bạn thơ QUÊ HƯƠNG ơi,
Gởi cho NT Link để coi lại trận Brazil - Hoà Lan tối nay GẤP nghen !!!
Tối nay NT nghỉ mần thơ để ôm banh vì hôm nay coi ba chớp ba sáng ở chỗ làm hỏng ... đã gì hết trọi !

HUONG said...

Bạn thơ SAO @ vừa coi đá banh vừa làm thơ siêu thiệt
Coi chừng đá vô chân bàn đâu đó không ?!

quehuong said...

http://www.fifa.com/worldcup/highlights/video/video=1265909/index.html

quehuong said...

Chuyện Cuối Tuần:
Người dân Saigon và ngôn ngữ đá banh “Quơ Cúp”
Hồng Quang, Jul 02, 2010


Cali Today News - Đoàn xe lửa “vé nằm” Bắc Nam chạy vào khu vực ngoại ô Saigon. Trời nóng hầm hầm, nhà cửa đã lên đèn. Trong ánh sáng vút qua nhanh, người ta thấy nhà nhà có bật TV. Nhưng sao mà cái nào cũng có..màu xanh của cỏ?

Có gì đâu, dân mê túc cầu ‘nhất thế giới’ đang xem “Quơ Cúp’. Hỏng mê đá banh hỏng phải dân Saigon, nhất là mùa 32 đội rượt nhau vào cửa hẹp chỉ có 1 em là ẵm Cúp Vàng bốn năm một lần bà con à!

Bạn sẽ phạm sai lầm “cơ bản là nghiêm trọng” nếu bạn tìm đến không khí đá banh tại nhà hàng hay ‘khách sạn ngàn sao’ có TV to bằng… cầu Cần Thơ xem Ba Tây đụng với Hòa Lan hay Á Căn Đình choảng nhau với Đức sắp tới.

Bạn nên làm tô phở “8 ngàn với dĩa rau không thể dơ hơn” tại một quán bình dân rồi ra đầu hẻm kéo ghế kêu ly cà phê 4 ngàn “không thể có cà phê” xem đá banh Quơ Cúp. Phê hết biết!

Tại sao? Có gì đâu, xem TV có màn hình 300 inches mà nghe giọng bình loạn “sắc lạnh chát chúa” kiểu “trận đấu rất căng thẳng và quyết liệt” hay “hai đội đều có cơ hội ngang nhau vào vòng trong” thì dễ lên…tăng xông lắm Tám Tàng à, phải ra quán cô Hai Sương Sương đầu xóùm nghe dân Saigon chính cống bà Lang Trọc bình và loạn mới nhớ tha thiết me xừ Huyền Vũ ngày xưa!

Ý cha, họ nói nghe vui hết biết, tỉ dụ như đám trọng tài bị thiên hạ kêu rêu trong vòng 1/8 thì họ nói “trọng tài xây cá nại” hay “trọng tài cận thị hỏng chịu mang kiếng” hoặc “ai cũng thấy, chỉ có trọng tài… hỏng thấy”!

Đội Mỹ được cảm tình lắm Tám à. Chừng me xừ Donovan phía sau vọt lên chọc banh vô lưới Algeria, bà con la quá cỡ, cỡ như “Mèn ơi, cái thằng lẹ như hỏa tiễn Tô Ma Hóc nghen, đỡ sao nổi”, nhưng đến chừng gặp Ghana thì bà con phán: “Đá banh rề rà như dầu tràn Vịnh Mết Xì Cô, bị đền thiệt hại tỉ đô la là cái chắc”

Hai anh Hoa Anh Đào và Kim Chi được cảm tình nồng hậu nhưng khi bị loại quá oải thì ông già Năm Xị phán: “Kiếm sĩ Samurai cái gì, không nhằm thủ môn mà đâm, nhắm ngay xà ngang mà chém…bị nó lụi thủng bụng là đúng quá rồi”

Kim Chi chơi trên cơ đối thủ mà vẫn thua, bị xỉa xói: “Thọt tới thọt lui mà không chịu thọt vô khung thành rộng cả trăm… cây số, trận này một ăn hai thua chứ đâu phải vòng ngoài mà múa võ Tai Cằng Đô”

Pháp bị phê bình vui lắm hai họ à, nào là “Gà nuốt giây thun, gà mở cửa mã, gà ác hầm thuốc bắc” hay “Gà này là gà… H5N1 rồi bà con ơi, mẹc xà lù bú dzù cả lũ”, Ý thì bị chê ‘Mì ống Xì Pa Ghết Ti dài quá, quấn tới quấn lui, quấn luôn vô cẳng thì mần sao đá đây ông Địa”

Dân các quán phở ‘8 ngàn và cà phê 4 ngàn’ dễ thương ở chỗ họ không có cá độ “hoành tráng” vì sợ..bị bể bánh tráng, nên ngôn ngữ nghe mát ruột lắm, hỏng có cay cú. Họ xem, bàn luận và nghe người khác bàn luận rồi nhảy nhỏm, hò hét “vô, vô” làm đổ bàn đổ ghế loạn cả xóm. Mấy con chó chạy ra sủa um sùm, Hai Sún cười với nó: “Thằng Mếc Xi hay quá hén mậy!”

Bạn hãy lắng nghe cách dùng từ ngữ của người Saigon mê đá banh. Banh tung lưới họ la “vô!”, việt vị họ gọi là “ăn cắp trứng gà”, đá cứng thì là “đá gãy giò”, sút banh bay bổng là “bắn chim”, giao banh trật địa chỉ họ gọi là đá “hỏng ăn giơ” (tiếng Tây, en jeu), banh trúng tay họ la làng “me” (tiếng Tây, main), dắt banh khéo họ gọi là “lừa banh”, sút mạnh họ nói “búa một phát”, đá phạt vòng cung vào lưới là “đa kiểu chân nai hay lá vàng rơi”, tung người móc banh là “bắt vô lê”, cầu thủ chạy hết nổi là “hết pin” (ngược lại là “chạy như ngựa”), thua quá nhiều như Bắc Hàn là “lấy thúng đựng”.. Ôi, nắng nóng Saigon đã dịu đi rất nhiều nhờ những từ ngữ “bình dân học vụ” này, dễ thương và gợi hình biết là bao.

Mất ngủ hả Tám Tàng, đi ra quán cô Ba Bòn Bon mần cái cà phê 3 ngàn và điếu Con Mèo lấy sức xem tứ kết đi. World Cup 4 năm một lần, thức thêm đêm nay thì có chết thằng Tây ba lô nào...

quehuong said...

...Nhưng dễ yêu nhất chính là các cô vợ biết chiều chồng. Thấy chồng đi làm vất vả mà còn mê túc cầu, nàng lẳng lặng canh đồng hồ, tới giờ lay vai chồng: “Mình, tới Quơ Cúp rồi, em nấu sẵn tô mì và pha ly cà phê kìa, đừng có la lớn con giật mình nghe chưa!”

Cúp vàng FIFA trao cho Hòa Lan hay Đức? Cái đó hậu xét, chỉ biết là muốn trao ‘cúp vàng con tim’ cho những người vợ tấm mẳn như thế, hết lòng vì sự nghiệp ‘mê Quơ Cúp của chồng’, tuy ít coi mà nhận xét của nàng còn chính xác hơn của … Tám Tàng: “Cứ ham tấn công như vậy, người ta phản đòn thật bén là lãnh ngay búa tạ!”

Hồng Quang

quehuong said...

Cầu thủ Hòa Lan Sneijder nói sau trận hạ Ba Tây: “quả bóng lướt đi từ cái đầu hói của tôi vào lưới, quá sướng”
Đào Nguyên source CNN, Jul 02, 2010

Hạ Brazil, sắc cam tràn ngập đường phố Nam Phi. Photo courtesy: Reuters
Hạ Brazil, sắc cam tràn ngập đường phố Nam Phi. Photo courtesy: Reuters

Cali Today News - Chưa bao giờ câu ngạn ngữ “Hạnh phúc của kẻ này làm từ chất liệu đau khổ của người khác” lại đúng cho hai trận tứ kết đầu tiên thứ sáu 2 tháng 7.

Nhất là khi hậu vệ Ba Tây Felipe Melo lại “tình cho không biếu không” cho đối phương bằng quả hất ngược bóng vào lưới nhà để tỉ số được cân bằng trong hiệp nhì.

Người hùng Inter Milan, Wesley Sneijder, đã thành “tội đồ làm cả Ba Tây chìm xuống biển” sau đường đá phạt góc quá hiểm hóc này, khiến Melo lúng túng. Cũng chính anh đón quả đánh đầu của đồng đội Dirk Kuyt, đưa banh vào lưới Ba Tây, đẩy tỉ số lên 2-1.

Melo dường như chưa đủ tội khi đánh đầu vào lưới nhà, anh còn đạp lên đùi của Robben sau đó để lãnh thẻ đỏ rời sân.

Thất bại của Ba Tây quá đau đớn. HLV Dunga nói với AFP: “Tất cả chúng tôi đều phải lãnh trách nhiệm nhưng người đáng bị lên án nhiều nhất chính là tôi”.

Sneijder tỏ ra “quá phê” với bàn thắng của mình. Anh nói: “Đây là quả đánh đầu đầu tiên của tôi tại giải World Cup lần này. Nó quả là vĩ đại, chắc không xảy ra lần nữa đâu”.

Cầu thủ ngôi sao 26 tuổi nói: “Trái banh lướt đi trên cái đầu trọc lóc của tôi bay vào lưới, có sướng kinh người không chứ!”.

Đào Nguyên source CNN

sao... said...

THƠ “QUƠ CÚP”

Bốn năm “quơ cúp” một lần,
Khổ cho tui cứ bần thần ngày đêm.
Quá khuya vẫn muốn coi thêm,
Đội nào cũng giỏi thức đêm sá gì?
Sáng rồi mà cứ ngủ khì,
Mần ăn chẳng thiết lấy gì nuôi con?
Vợ tui cũng chẳng còn son,
Không tui thì bả được non nước gì?
Giỏi chăng là nấu tô mì,
Cho chồng đỡ dạ cũng vì mê banh.
Tui ưa cái đội vàng xanh,
Kỳ nầy dở tệ tanh banh lưới nhà.
Tức mình đâu có dám la,
Ồn ào lớn tiếng bà nhà quở ngay.
Coi banh mà cứ như say,
Bởi men rượu đế như bay về nè.
Bạn hiền ơi hỡi có nghe?
Năm can rượu, “chó ăn chè” như chơi.
Bớt đi chút đỉnh lấy hơi,
Đến tàn “quơ cúp” ra khơi mà về.
Nếu không Trang Chủ “đề huề”,
Tặng sô nước lạnh dễ bề tỉnh ngay.
Có say về bển mà say,
Nằm đây một đống ai thay áo nhầu?
Quay lưng mà dạ rầu rầu,
Chừng nào mới có dịp hầu QUÊ HƯƠNG?


s@...

HUONG said...

NT đọc bài thơ "THƠ QUƠ CUP" của bạn thơ Sao @ xong, phải nể phục bạn thiệt ! Vừa coi đá banh, ăn mì gói (?) mà hồn thơ vẫn tràn ... lan !

quehuong said...

Viết vội về Diego Maradona
Nguyễn Khanh, biên tập viên RFA
2010-07-02
Không khó nhưng cũng chẳng dễ để giới thiệu nhân vật nổi bật này đến mọi người.
Xuất hiện trước báo chí thì ông thường phát biểu linh tinh, dáng người thì vừa lùn vừa mập, lúc nào cũng thích nói đùa mà không dược duyên dáng cho lắm.
Người tôi muốn nói đến là Diego Maradona, huấn luyện viên của hội tuyển Argentina, là nhân vật đang tạo sôi nổi ở World Cup 2010. Hội tuyển ông dẫn dắt đang nằm trong danh sách rất ít những hội banh có thể chiếm cúp vô địch thế giới.
Bất ngờ tái xuất
Tôi gặp ông lần đầu tiên tại sân RFK ở thủ đô Washington DC hồi mùa hè 1994. Năm đó, Hoa Kỳ tổ chức World Cup và đang ngồi ở chỗ dành cho báo chí thì tôi thấy các nhà báo Nam Mỹ đùng đùng bỏ đi, anh chị nào mặt mày đều có vẻ nghiêm trang, báo hiệu có chuyện quan trọng. Vài phút đồng hồ sau đó, thì hình ảnh của ông được chiếu trên sân vận động, cho mọi người biết trong hàng khán giả danh dự có Maradona. Nếu tôi nhớ không lầm thì hôm đó ông chỉ ngồi chừng dăm ba phút rồi bỏ về chứ không ở lại xem hết trận banh như những khán giả danh dự khác.
Lúc tôi gặp Maradona lần đầu là lúc ông đang gặp nhiều khó khăn nhất trong đời sống. Hầu như tin tức hàng ngày trên trang báo thể thao đều có tin nói về ông, đại loại là người hùng Maradona của Argentina nghiện ma túy, phải rời Mỹ hồi 1994 cũng vì ma túy, về nước chỉ vài ngày thì đi nhậu đánh nhau bị cảnh sát bắt giải tòa. Bẵng đi một thời gian sau đó thì tin hàng đầu là tin ông nhận lời mời của lãnh tụ Fidel Castro sang Cuba cai nghiện, sau đó là lời phát biểu cám ơn lãnh tụ đã giúp anh cơ hội trở lại con người bình thường trước ngày rời Cuba để trở về lại Argentina. Sau đó là tin anh ta nghiện rượu nên bị bệnh gan, hồi giữa năm 2007 phải vào nhà thương chữa trị vì bị… chó cắn.

Một cổ động viên của đội tuyển Argentina tại Nam Phi. Photo courtesy of vtc.vn/Đức Trung.
Đến khi vòng loại World Cup bắt đầu, tôi tình cờ thấy lại tên ông trên mặt báo. Bài báo chỉ có vài hàng ngắn ngủi, cho biết điều khiển hội tuyển Argentina chính là ông chứ chẳng ai khác.
Đã từng có lúc Diego là thần tượng bóng đá của rất nhiều người. Hình ảnh cậu thanh niên mặt búng ra sữa nhưng tài nghệ tuyệt đỉnh, ký giao kèo 5 triệu dollars (kỷ lục của thời 1980) để sang Tây Ban Nha đá cho Barcelona là những điều mọi người đều nói đến. Thế giới bóng tròn say mê với đường banh của anh, chăm chú theo dõi những bản tin nói về anh, không ai bảo ai nhưng tất cả đều có chung một ý nghĩ: sau Pele chính là Maradona chứ không thể là ai khác.
...

quehuong said...

Danh hiệu “thần đồng bóng đá” chứng tỏ tài nghệ của Maradona nổi bật từ nhỏ, nhưng thành công lớn nhất anh đạt được vẫn là các cuộc tranh tài World Cup Mexico 1986. Ở cuộc đua này, anh có mặt trong tất cả các trận banh của hội tuyển, đá thủng lưới đối phương 5 lần và 5 lần đưa banh cho bạn đồng đội ghi bàn thắng. Điều cả thế giới vẫn còn nhớ và được ghi lại trong lịch sử FIFA là hai bàn thắng anh tạo được ở trận so giầy với Anh ở bán kết. Bàn thắng đầu tiên là cú đội đầu kèm theo quả đánh tay khéo đến độ trọng tài không thể thấy, sau này anh giải thích trái banh đi vào lưới đối phương với “một phần nhỏ là cái đầu của Maradona và phần nhỏ còn lại là bản tay của Chúa”.
Quả thứ nhì thì không thể nào chê nổi, được FIFA chọn là một trong những bàn thắng hay nhất của thế giới: anh lừa banh qua 5 cầu thủ của Anh, sau đó tung cú sút như trời giáng trước sự ngỡ ngàng của thủ môn Peter Shilton. Chiến thắng đó giúp Argentina đi sâu hơn, và cuối cùng hạ Đức 3-2 ở trận chung kết. Không nhớ đó có phải lần đầu tiên Argentina ẵm cúp vô địch hay không, nhưng rõ ràng người đem thành công đó về cho quốc gia chính là Diego Maradona. Ngay chính các bạn đồng nghiệp Nam Mỹ cũng nhiều lần bảo với tôi như thế.
“Chiến đấu với cả thế giới”

Một buổi tập của đội tuyển Argentina tại sân của Đại học Pretoria. Photo courtesy of vtc.vn/Đức Trung.
Hình như với những cầu thủ siêu sao, sự nghiệp của họ thường kết thúc với vai trò huấn luyện viên. Ông thầy Jose Mourinho của xứ Brazil từng bảo trong một hội tuyển, “vai trò của huấn luyện viên chỉ chiếm một phần rất nhỏ, phần lớn nằm dưới đôi chân của các cầu thủ”. Ngay cả nhạc trưởng Michael Platini của Pháp cũng ví von huấn luyện viên chỉ là đạo diễn, và người đi xem “chỉ cần biết diễn viên thể hiện vai trò có xuất sắc hay không”. Diễn viên ở đây chính là các cầu thủ chạy nhảy không biết mệt trên sân trong những trận banh kéo dài ít nhất 90 phút đồng hồ.
Có thể những phát biểu vừa nêu không sai, nhưng không thể đúng với Diego Maradona. Không phủ nhận ông ta có một dàn phụ tá tuyệt diệu và dàn cầu thủ tuyệt vời, nhưng chính Maradona là gạch nối để dựng hội banh. Cứ nhìn vào cuộc họp kết thúc buổi tập luyện hàng ngày thì thấy ngay: bao giờ cũng bắt đầu bằng những lời nhắc nhở “chúng ta phải chiến đấu với cả thế giới”, kèm theo những hướng dẫn dành riêng cho từng cầu thủ và từng vị trí. Rõ ràng, từ một người xây dựng sự nghiệp với quả banh, từ một người nghiện ngập, nổi tiếng nóng tính, Maradona đã chuyển mình trở thành ông thầy rất mềm mỏng đứng trên bục giảng. Học trò của anh cũng không phải là đùa: cỡ như Messi, Carlos Tevez chứ đâu phải kém mà vẫn yên lặng ngồi nghe!!!.
...

quehuong said...

Trước ngày trái banh thật sự lăn tròn trên sân Johannesburg trong trận mở màn, hầu hết các bình luận gia thế giới đều không dành cho Maradona cơ hội thành công. Các bài bình luận đều mang chung một nội dung: làm sao có thể dẫn dắt hội tuyển quốc gia khi không có tí ti kinh nghiệm, nổi tiếng nóng nảy thì làm sao đối phó được áp lực khi đưa hội tuyển ra sân tranh World Cup? Ngay chính những nhà phê bình thể thao của Argentina cũng đặt câu hỏi hóc búa với Liên Đoàn Bóng Tròn Quốc Gia: chọn Maradona làm huấn luyện viên có phải là một quyết định đúng hay không?
Trước những chỉ trích, phê bình đó, Maradona vẫn thản nhiên làm việc. Hội tuyển gặp khó khăn mới lấy được vé đi Nam Phi, nhưng ông hứa “sẽ có một hội tuyển hoàn toàn mới xuất hiện trên sân”.
Lời hứa của ông đi đôi với việc làm và đến giờ, thành công nhiều hơn mọi người nghĩ. Chỉ nhìn vào vòng bảng không thôi, thấy ngay sức mạnh của Argentina ở World Cup, nếu nhìn thêm vào trận vòng 16 vừa rồi, thấy ngay một ứng viên Argentina cho chức vô địch. Ông thành công đến độ ngay lúc này chính những nhà bình luận nổi tiếng của thế giới cũng phải phân vân, không biết nên chọn Brazil hay Argentina đứng đầu danh sách những nước tràn trề hy vọng ẵm cúp năm nay.

Các cổ động viên bên ngoài sân tập của đội tuyển Argentina tại Đại học Pretoria. Photo courtesy of vtc.vn/Đức Trung.
Không chỉ thành công, Maradona còn thành công theo đúng ý của ông. Ở trận đầu vòng bảng cả nước làm áp lực đòi phải đưa Diego Melito đi hàng tiền đạo để phá vỡ hàng phòng thủ Nam Hàn, ông lẳng lặng đưa Gonzalo Higuain lên hàng trên và anh cầu thủ trẻ tuổi này tạo ngay “hat trick”. Trong trận gặp Hy Lạp, ông quyết định đưa Martin Palemo vào sân trong lúc tình hình đang quá căng thẳng, chỉ ít phút sau Palemo cũng đá thủng lưới đối phương bằng đường banh chẳng kém gì đuờng banh của Maradona 24 năm trước. Mới vài ngày trước đây cú sút của Martin Pamelo được các nhà báo bỏ phiếu chọn là một trong những cú sút đẹp nhất ở vòng đầu World Cup 2010.
Người thay đổi cuộc đời Maradona
Ngoài vai trò huấn luyện viên, ông còn được báo chí nói tới vì có người tình rất trẻ là cô Veronica Odeja. Theo những đồng nghiệp Argentina, ông huấn luyện viên đã hơn 50 tuổi và người đẹp chưa đến 30 gặp nhau trong một buổi tiệc cưới và 3 năm rồi đi đâu cũng có nhau. Không biết đến bao giờ họ mới làm đám cưới, nhưng theo lời Tổng Thống Hugo Chavez của Venezuela thì “lúc nào họ cũng say đắm nhìn nhau”.
Ở Nam Phi, cô Odeja luôn luôn có mặt tại sân, cũng đứng reo hò ủng hộ hội tuyển nhà nhưng không tiếp xúc với báo chí. Hình ảnh mọi người thấy qua truyền hình là hình ảnh của một cô gái trẻ, ăn mặc rất giản dị, đeo cặp mắt kính to, không “chảnh” như những cô gái đang cặp kè với những cầu thủ hay huấn luyện viên mà thế giới thường thấy. Ông cũng không kể nhiều về người yêu, nhưng hãnh diện khoe “Veronica là người hiểu tôi và thay đổi cả cuộc đời tôi”.
..

quehuong said...

Mới hôm qua tôi gặp ông lại qua cuộc họp báo của FIFA. Ông trông ngày một mập ra, bộ râu cũng ngày một dài vì chắc cả tuần không cạo. Nhưng trông ông khác hẳn những lần trước: tự dưng ông nghiêm hẳn ra khi nói về trận banh gặp hội tuyển Đức sẽ diễn ra trong vòng 48 tiếng đồng hồ nữa. Ông bảo đã sẵn sàng không chỉ với Đức mà “chúng tôi sẵn sàng cho tất cả những hội tuyển nào sẽ gặp trên đường vào chung kết”. Ông cũng cho hay “cả hội tuyển không nghĩ gì khác hơn là mục tiêu đã đặt ra: phải ở lại đây cho đến giờ chót, nhất định không chịu về sớm”.
Tôi không biết liệu Argentina có vào được đến chung kết hay không, nhưng trước mặt tôi là con người lạ lùng. Chỉ vài năm trước đây hầu như chẳng ai muốn nhắc đến tên ông, hôm nay tất cả các nhà báo hiện diện đều giơ tay xin đặt câu hỏi. Trong số đó, có tôi.
Với tôi, Diego Maradona quả là một con người khá lạ. Cú đánh đầu - cộng với “bàn tay của Chúa” - và tài lừa banh mà ông đã làm hồi 1986 là một điều lạ. Chuyện đi sang Cuba cai nghiện, khi rời Havana, ông quyết định xăm hình lãnh tụ Fidel Castro ở chân phải để trả ơn, cũng là một điều lạ. Chuyện ông được mời làm huấn luyện viên hội tuyển quốc gia cũng là điều lạ, ngay cả chuyện gặp một cô gái trẻ và thay đổi hẳn tính tình để trờ một con người hoàn toàn mới cũng là điều lạ.
Giả sử nếu Argentina vào đến chung kết và đoạt vô địch World Cup Nam Phi 2010 thì đó có phải là điều lạ không? Thú thật, tôi không biết. Nhưng theo tôi, một người “đem hết tất cả tâm trí cho công việc” như ông đang được ca ngợi mà thành công thì đó là điều không lạ.//

Tren duong di, ghe voi Trang Tho...

Thien Thanh said...

NHắc chuyện cũ một chút,TT được xem "lại"đội Uruway đá với Ghana,một trận hay đầy kịch tính,phải nói là hay tuyệt vời với dân ..Ghiền coi bóng đá

Thơ Quơ Cúp (tặng KimChi và các bà vợ đảm đang..)

Tô mì làm sẵn đây rồi
Anh ơi để nguội hãy ngồi xuống ăn!
Vừa ăn vừa "ngắm" banh lăn...


NT ơi có rảnh "tiếp theo "nha..hi hi có vài câu tịt ngòi rồi....

Thien Thanh said...

7 giờ Cali là đội Đức đấu với Argentina cũng đầy kịch tính đây,chưa biết...bóng lăn về đâu?!?!??

sao... said...

Bóng lăn về đâu ư?
Nó đang lăn trên sân cỏ Nam Phi trong những trận đấu đỉnh cao và lăn qua những xúc cảm dạt dào của những người hâm mộ môn thể thao vua.
Xem trận đối đầu giữa hai trường phái bóng đá: thực dụng của Châu Âu và ngẫu hứng đầy tính nghệ sĩ của Nam Mỹ.
Nhìn những khuôn mặt lạnh lùng đầy quyết tâm trong một cuộc đối kháng một mất một còn của đội tuyển Đức tôi rất hài lòng.

Còn những anh chàng nghệ sĩ tóc dài Nam Mỹ ư? Đúng, họ là những nghệ sĩ trong bóng đá. Nhưng họ đang sống ở trên mây! Đá bóng như họ thì tôi cũng đã là một nghệ sĩ trong bóng đá ở lứa tuổi mười bốn mười lăm của những trận cầu chân không đầy đất đỏ của Sân Vận động Ban Mê Thuột rồi!

Cánh phải thì Messi và Tavez bị khoá chặt hoàn toàn không có khoảng trống để vùng vẩy, một rừng cầu thủ áo đen luôn vây kín. Nhưng dường như đội tuyển Achentina chỉ trông cậy vào hai con "át" chủ bài nầy. Cánh trái hoàn toàn trống rỗng, nhưng bóng lên phần sân đội tuyển Đức, chả có đường chuyền nào được gởi về hướng đó để khai thông bế tắc đường vào cầu môn của đối phương.
Cầu thủ Achentina lại thiên về kỹ thuật cá nhân nhiều, cứ thích phô diễn tài nghệ lừa bóng, tâng bóng. Ngưng rồi cuối cùng toàn là những đường chuyền vào chân đối phương hoặc quá nhẹ để sai địa chỉ đến.
Mới hết hiệp 1 thôi, nhưng những cảm nhận của tôi đã khá rõ nét.
Còn cả một hiệp thi đấu 45 phút nữa, khoan hẳng kết luận vội vàng một điều gì.

sao... said...

Thế là trận đấu đã hạ màn rồi đấy!
Tỉ số là 4-0 nghiêng về đội tuyển Đức.

Một trận cầu đã nói lên rõ ràng quan niệm về cuộc sống:

SỰ LÃNG MẠN CHỈ LÀM CHO CUỘC SỐNG VUI HƠN CHÚT THÔI.
CHÍNH SỰ THỰC DỤNG MỚI THỰC SỰ CẦN THIẾT CHO CUỘC SỐNG!

HUONG said...

Các bạn thơ ơi,

Về chuyện Người thay đổi cuộc đời Maradona ... tình yêu có thể làm người sống chết đi và người chết sống lại ! Hạnh phúc thay cho người đang yêu và đang được yêu phải không bạn thơ Quê Hương ? Và đôi khi có người đã phải sống suốt quãng đường đời như thể là " được yêu nhiều lắm "
Làm sao hoán đổi Sự Lãng Mạn sang Sự Thực Dụng trong một cá tính con người hở bạn thơ S@ ?

quehuong said...

Hi Ban 4* va Nhu-Thuong,
Xin 2 Ban de danh lai de tai :Lang Man va Thuc Dung trong cuoc song vao mot dip khac, dang ban qua ma de tai that la "thu vi"...cho qua thi uong.
Co xem so so "tran" sang nay giua Đức va Argentina.
Than quy.

sao... said...

SỰ LÃNG MẠN và SỰ THỰC TẾ

Đó chẳng phải là hai điều hoàn toàn đối nghịch nhau, tách biệt nhau trong đời sống của một con người.
Bọn nó “chung chạ” với nhau đấy thôi. Sự lãng mạn trong một con người sống thực tế ví như một lát ớt đỏ cay xé miệng trong một tô canh chua. Bản thân lát ớt không thể gọi là tô canh chua được, nhưng tô canh chua nếu thiếu lát ớt đỏ vẫn được gọi là tô canh chua. Lát ớt như tô điểm thêm sắc màu tô canh cho đẹp. Nếu ta ghé răng cắn vào, cái vị cay nồng của nó sẽ làm tăng thêm hương vị cho tô canh ngon thêm một chút. Vậy thôi!
Làm sao có thể hoán đổi sự lãng mạn và thực tế trong một con người? Chúng tồn tại song song đấy chứ. Có điều bên nào nặng, bên nào nhẹ thì tuỳ theo khí chất của mỗi người.

Một anh đạp xích lô, mỗi ngày đạp “ná thở” đổi giọt mồ hôi lấy chén cơm rõ ràng cái sự kiếm tiền là điều quan trọng nhất của cuộc đời anh ta kể từ lúc sớm mai thức dậy. Vậy trong tâm hồn anh ta có cái sự lãng mạn nào chung đụng trong đó không? Có chớ! Những lúc vắng khách, ghé xe dưới bóng mát của một tàn cây ven đường trưa nắng chói chang, ra phía trước nệm xe ngồi nghỉ. Đốt một điếu thuốc phì phà, nheo con mắt lại nhìn làn khói bay lờ lững, tôi đồ rằng lúc đó đôi mắt lá răm của cô hàng xóm lung linh liếc xéo thời tuổi trẻ đã trở về với tâm hồn bạc thếch nắng mưa.

Một chàng thi sĩ, cả đời đã làm ra biết bao nhiêu câu thơ đẹp dâng tặng cho đời. Lúc nào cũng thảnh thơi đi mây về gió với nàng thơ giống như “người cõi trên” thì ngó lại quanh mình, những chuyện cơm áo gạo tiền của cuộc sống thường nhật của bao nhiêu con người bình thường nó như những điều phàm tục, làm mất đi vẻ đẹp rực rỡ của những câu thơ mà chàng đang đắm chìm. Nhưng tới giờ cơm mà chưa có gì bỏ bụng, liệu nàng thơ có gắn cho anh chàng đôi cánh để bay lên cõi tiên không? Ở nơi đó người ta suốt ngày chỉ rong chơi mà không màng chi chuyện ăn uống?
Rồi chàng làm thơ ra đâu chỉ để cất trong ngăn tủ? Phải đưa chúng tới dưới mắt những người có một tâm hồn lãng mạn sính thơ chớ? Rồi tiền ở đâu ra mà layout, mà làm bìa, mà in ấn để làm thành một tập thơ hoàn chỉnh gởi tới người coi? Chạm tới thực tế rồi đấy!

sao... said...

Bây giờ mới nói đến cái chữ "THỰC DỤNG” mà người ta hay gán cho đời sống của các xã hội phương Tây đây.

Nó mang một cái tên đặt khác thì rõ ràng nó có một ý nghĩa khác rồi.

Phàm sống trong một môi trường nào đó, người ta phải hoà nhập vào nhịp sống chung thì mới có cơ mà tồn tại được. Nếu không, chính môi trường đó sẽ thải hồi bạn ngay. Ở chùa thì phải mặc áo tu, ăn chay lạt. Làm cán bộ công chức Nhà Nước là phải hối lộ tham nhũng mới có thể sống còn trong guồng máy đang quay đó. Nếu làm khác đi sẽ bị những bánh xe răng cưa đang ăn khớp với nhau chuyển động nghiền nát bạn ngay. Không hối lộ tham nhũng thì tiền của đâu nộp cho cấp trên để vị trí mình đang ngồi tồn tại, tiền của đâu mà tiêu xài cho xứng cái vị trí mình đang có?
Chính môi trường sống chung quanh tác động rất lớn đến suy nghĩ con người.

Xã hội thực dụng lấy hiệu quả thực tế việc làm có đem lại lợi ích gì không làm hàng đầu. Việc gì làm cũng phải mang đến những kết quả nhất định.
Nếu nói thế thì trong xã hội đó không còn sự lãng mạn nào tồn tại sao? Có chứ! Như một lát ớt đỏ trong tô canh chua thôi. Có cũng được mà không cũng không sao.
Cuộc sống quanh quẩn với bao nhiêu chi phí phải trang trải cho những tiện nghi vật chất thì bảo sao người ta không mải lo nghĩ đến cái sự kiếm tiền? Rồi sự lãng mạn sẽ dần nhạt phai theo năm tháng. Nếu có còn đậm nét chăng thì chỉ ở một ít người đặc biệt, không bị những thực tế nặng nề quấn quít hàng ngày.
Còn ở những chốn mà đời sống tương đối đơn giản, nhu cầu vật chất không cao, “ngày hai bữa vỗ bụng rau bình bịch” tôi nghĩ sự lãng mạn có cơ tồn tại nhiều hơn.

coxanh said...

Mấy ngày không vào TRANG THƠ được, comments nhiều quá , đọc mệt nghỉ. Bài thơ MAI ANH VỀ mang nét duyên dáng của xứ huế mộng mơ, mà KIM CHI lại khéo léo dùng những từ thật HUẾ, nên bài thơ mang nét dịu dàng sâu lắng, khiến cho người đọc khó quên...

Cảm ơn KIM CHI nhé , nhờ bài thơ của bạn mà cỏ xanh được đọc nhiều comments hay và bổ ích.

Thân tình

HUONG said...

Hôm nay NT lại để Tình Yêu và Bóng Đá gần nhau như thế này các bạn thơ ơi ...
Tình Yêu và Bóng đá giống nhau ở hai điểm: Đam Mê & Nghiệt ngã
Và trong Tình Yêu cũng có Định Mệnh như Bóng Đá vậy

Thien Thanh said...

Hay,nhận xét của NT về TINH YÊU và BONG ĐA thật sâu sắc,đam mê và Nghiệt Ngã...còn nữa Tình Yêu cũng có Định Mệnh như Bóng đá đúng là những chữ đáng để viết hoa,ThiênThanh hoàn toàn đồng ý và muốn thêm một chút là

Bóng đá thì có những pha trình diễn hồi hộp gay cấn đầy xúc cảm,mang chút xíu tính nghệ thuật,còn Tình Yêu "nếu" chân thật thì mang tính xúc cảm cũng "chết người"..còn không chân thật..thì huề làng..

Hì hì sáng nay bàn luận tí ti về Yêu và Bóng đá cho vui há các bạn

sao... said...

Chà! Một đề tài tương đối rộng trong mùa World Cup: BÓNG ĐÁ - TÌNH YÊU : Sự đam mê, sự nghiệt ngã, định mệnh...và rất nhiều những hình dung từ đi kèm.

Xin hỏi Quý Cô nương, các bạn thơ nữ muốn đứng ở vị trí nào để bàn về đề tài trên: Người Quan sát hay Người trong cuộc?

Nói rõ vị trí mình muốn đứng đi rồi ta sẽ LUẬN về nó một chút chơi.

Thien Thanh said...

Bạn Sao ơi,biết ta rõ hơn biết người,thôi bạn Sao nói về mình trước đi.Người xưa có câu biết người biết ta trăm trận trăm thắng,trong trường hợp này không cần câu đó,chỉ cần bàn luận về quan niệm Tình Yêu và Bóng Đá về cả 2 phương diện vị trí cho đề tài rộng mở và phong phú.
Bạn thơ Nt đã đưa ra một đề tài rất hay

sao... said...

Bạn Sao ơi,biết ta rõ hơn biết người,thôi bạn Sao nói về mình trước đi

Ai lại đi nói về mình. "Ốt dột" chết!

Lẽ ra nên kêu: Thôi bạn s@...nói trước đi mới phải chớ.
Nói trước thì cũng được thôi!
Nhưng không. Người khơi mở đề tài phải là người nói trước mới "đúng điệu" chớ.

Thien Thanh said...

Bạn Sao nói tiếng Huế "sành điệu" quá đi,làm sao mà bạn nói hay vậy?Đề tài khơi mở NT nói trước là "đúng điệu" nhất,phải là Nàng Thơ mở miệng mới hay chớ.
Còn bạn Sao muốn nói đề tài "Người quan sát " hay "Người trong cuộc" đề tài nào cũng được...

sao... said...

Một bằng chứng về sự ĐAM MÊ & sự NGHIỆT NGÃ trong Bóng đá đây:

Trong quãng thời gian gắn bó cùng với ĐTQG, ông đã cùng đội bóng áo vàng xanh đăng quang ở Copa America 2007 và FIFA Confederations Cup 2009 (giải tiền World Cup).

Thế nhưng:

Quãng thời gian làm việc tính từ tháng 8/2006 đã chấm dứt khi Brazil bị loại ở tứ kết World Cup trên đất Nam Phi.
Như vậy, sau 3 năm 11 tháng làm việc cùng Salecao, cuối cùng Dunga cũng đã không thể tiếp tục công việc của mình.



Liên đoàn bóng đá Brazil chính thức thông báo sa thải DUNGA.

sao... said...

Bạn Sao nói tiếng Huế "sành điệu" quá đi,làm sao mà bạn nói hay vậy?

Có chi mô nờ!
Coi O tề, răng O làm tui ốt dột rứa O?

Ăn một dĩa bánh nậm, một chén chè đậu xanh đánh phơi sương, một chén bánh bèo Ngự Bình, một tô bún bò Huế rặt đầy ớt đỏ, một miếng cá ngừ kho với ớt bột cay xé miệng...là có thể "nói tiếng Huế" rồi! Mấy Mụ tra dạy tui đó.

Nếu không có cái "thằng chiến tranh phải gió", biết đâu giờ nầy tui đương chèo đò trên sông Hương hỉ?

Thien Thanh said...

Các bạn thơ ơi,tin nóng hổi nhất mới ra lò đây....
Trước tiên nghe tin NS và SM,TM qua WashDC dự hội tất vui vẻ,nghe giọng người nào trên phon cũng "rung chuyển tần số tối đa",Trang chủ báo có chụp hình 3 người và Bản Thượng nữa (có ai nhớ BT một dạo ở trang thơ mình làm thơ hay và rất nhanh nhạy,tài văn thơ có khi một mình đối phó với 3,4 Nàng thơ mà thơ thì cứ mượt mà bay bổng..)

QH gởi DVD trong đó có một cuộc phỏng vấn bỏ túi tiền đại hội tại nhà cô LTThủy,tìm mỏi mắt mà chưa thấy NS&SM chỉ thấy TM nhắc lại kỷ niệm thời đi dạy trước 75.có lẽ tối qua (4/July) đã thực hiện cuộc phỏng vấn trên với trang chủ SM đưa vào đài SBTN của WashDC..


Có tin tức gì mới sẽ thông báo đến bà con trang thơ mình sau..TT

Thien Thanh said...

Vậy là không nên duyên nợ,buồn quá hở bạn thơ S@!!!!!

Giờ đây vào trang thơ có đông vui bè bạn,mỗi người một tay "góp gió thành ...mưa ...bão",Bạn sẽ đem "Nỗi buồn biến thành mưa bão sấm chớp ở trang thơ ,trước giờ nàng thơ Thi sĩ nổi tiếng NT vẫn hâm mộ những vần thơ tuyệt vời của bạn đó..

ngansau said...

HELLO ,
Trang tho dang da bong hao hung qua!
SM dang tren duong loi bo o CHINA TOWN hoac leo len TUONG NU THAN TU DO...
NS o lai WDC nen vao coi ke WORLD CUP.
QHHL la nguoi pho bien tin tuc ve DH 55 BMT som nhat qua dai SBTN,nho vay NS chuyen sang moi nguoi o MY dau tien...
Moi nguoi chuyen loi cam on den HL.
nhung tin hap dan ...

HUONG said...

Cái " Còm " của NT ăn lễ 3 ngày nay rồi, mãi đến giờ vẫn còn đình công, nên NT hỏng có nhúc nhích cục kịch gì được ! Hu ... hu ...
NT đang xài computer của thư viện đây !

sao... said...

SỰ ĐAM MÊ - NGHIỆT NGÃ - ĐỊNH MỆNH TRONG TÌNH YÊU

Có lẽ chúng ta nên nói về chuyện tương đối nhạy cảm nầy ở góc độ của “Người Quan sát” thì hay hơn cả. Đây chỉ là những quan điểm hời hợt cá nhân, không dám lạm bàn sâu .

Nói về sự ĐAM MÊ.
Tôi thiết nghĩ, trong bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống, nếu ta đặt một chút đam mê vào đó sẽ nhận được kết quả mỹ mãn hơn và cuộc sống sẽ trở nên thú vị hơn.

Thí dụ như môn bóng đá: Những cú lừa banh qua được đối phương, đưa một đường chuyền hợp lý và đúng lúc để đồng đội ghi bàn sẽ thấy ngay được một niềm vui oà vỡ của bản thân, của đồng đội và những “fan” hâm mộ làm tâm hồn ta phơi phới như bay trên mây, đồng thời cũng sinh ra hormone testosterone cho cơ thể đàn ông.

Nhưng phải dốc sự đam mê vào trò chơi mới đạt được điều ấy, chứ không thì trong thi đấu cũng giống như người thợ hoàn thành nhiệm vụ của mình mà thôi.

Thí dụ như trong Tình Yêu: Câu nói của bạn thơ Thiên Thanh tưởng chừng đơn giản, nó nói lên được cái điều cốt lõi rồi đấy nhưng chưa đủ: “còn Tình Yêu "nếu" chân thật thì mang tính xúc cảm cũng "chết người"..còn không chân thật..thì huề cả làng…”
Nếu muốn cho là đủ thì phải thế nào? ĐAM MÊ.

Trong Tình Yêu, nếu chỉ đặt vào đó mỗi một sự chân thật không thì nó vẫn khá nhạt nhoà, như một ngọn lửa cháy leo lét. Nó cứ sáng hắt hiu như thế để chờ nó hườm hườm, rồi chờ nó chín tới. Đợi đến khi chín rục thì e rằng những biến động dồn dập không ngừng của cuộc sống không cho phép ta đợi được đâu. Chúng ta còn ở lứa tuổi mười lăm mười bảy chăng mà không nhận ra được sự chân thật? Hãy ném vào đó thêm những nhánh củi “Đam mê” để ngọn lửa bùng cháy lên. Chắc chắn Tình yêu sẽ sáng lên rực rỡ và chúng ta sẽ nhận được sự ấm áp từ ánh lửa lan toả đó. Những nhánh củi phải được tiếp tục ném vào để nuôi dưỡng ngọn lửa tình. Dừng tay ngọn lửa sẽ lụi tàn đấy! Đó chính là sự ĐAM MÊ trong Tình Yêu.
Nhưng phải phân định rõ ràng, Đam mê nó khác với sự Mù quáng. Nó không gây cho ta những suy nghĩ thái quá. Giả dụ như phải sống chết với Tình yêu, không có nó thì đời ta sẽ tàn lụi trong tăm tối, như cây không có ánh mặt trời sẽ không còn sinh khí, sống ẻo à ẻo uột.

sao... said...

Nói về sự NGHIỆT NGÃ. Nó giống như một công thức toán học: Một cộng một phải bằng hai chớ không thể nào ra một kết quả khác được. Cùng một nhịp đập của trái tim thì nụ hoa sẽ nở, khác đi nụ hoa sẽ tàn. Có tưới tắm chúng bằng muôn lời mềm ngọt yêu thương chăng nữa cũng không thay đổi kết quả khác đi.
Phải đề cập thêm một chút về hoàn cảnh khách quan. Nó cũng là một tác nhân ngoại vi chen lấn vào để tạo nên sự nghiệt ngã đấy.

Nói về ĐỊNH MỆNH trong Tình Yêu.
Nó khác cái gọi là “coup de foudre” (sét đánh). Cái đó nó xen lẫn sự mù quáng rồi. Chưa biết rõ đối tượng ra sao, mới thoạt trong cái nhìn đầu tiên mà đã gọi là yêu thì trật lất.

Giả dụ như hai người biết nhau từ nhiều năm trước lúc tuổi còn trẻ, dần hồi theo thời gian và tuân theo quy luật của tạo hoá. Đến một độ nào đó bông hoa sẽ nở và người nầy thấy người kia là cần cho mình và có sự kết hợp. Đó chỉ là một lẽ đương nhiên thôi, không gọi là Định Mệnh được.
Định Mệnh là cái gì không ai ngờ tới mà nó xảy đến, như đã có sự sắp xếp sẵn đâu đó của tạo hoá. Ai khiến xui mà đến một ngày nào tình cờ quen biết nhau rồi ngay lập tức đoá hoa tình bừng nở. Dùng đầu óc suy nghĩ của mình để phân định nó được sao? Chịu!

Không riêng gì trong lĩnh vực Tình yêu, mà trong cuộc đời có những sự kiện đưa đẩy đến cho ta ngoài dự kiến. Đó chính là ĐỊNH MỆNH.

Tôi thích được nắm tay Định Mệnh lắm!

sao... said...

HẠNH PHÚC LANG THANG NHƯ MÂY


Có phải mây nằm trên đầu cánh gió?
Hạnh phúc anh nằm trên ngón tay em?
Số phận mây, anh, phó thác cho đêm,
Treo lơ lửng trên đầu cành e sợ.

Em quay lưng, anh chỉ dài tiếng thở,
Em nhíu mày, anh bối rối bâng khuâng.
Em mỉm cười, anh như thấy mùa xuân.
Con suối mát dìu tình quân bến mộng.

Chút hạnh phúc từ em như gió rộng,
Anh tưởng như có một đám mây hồng.
Ước cùng mây theo cánh gió phiêu bồng,
Nhưng chỉ đám sa mù không nhìn thấy!

Cũng làm mát một chút hồn anh đấy,
Cũng êm êm một chút vướng ngang mày.
Nhưng gió đời hực nóng thổi tan ngay,
Anh hứng chịu những đắng cay vuốt mặt.

Hạnh phúc hỡi! Chừng nào ta tìm gặp?
Hay như mây theo cánh gió lang thang?
Sao trong ta vẫn cứ mãi vương mang?
Chỉ câu hỏi: chừng nào sang xuân nhỉ?


s@...

HUONG said...

Đọc hết lời " thủ thỉ " của bạn thơ S@ về đề tài Tình Yêu - Định Mệnh - Đam Mê - Nghiệt Ngã xong, NT chợt ngộ ra một điều: Hãy sống như thể đang gánh lúa. Cây đòn gánh và thúng lúa đã làm nặng trĩu vai trần rồi, thế thì đừng có thong dong bước tiểu thư mà chết chắc! Đặt gánh lên vai là phải chạy bén gót cho ... mau đến chỗ nghỉ chân !?
Đúng không hả các bạn thơ ?

Thien Thanh said...

Đúng như bạn thơ NT nhận xét,bạn thơ S@ phân tích cặn kẽ đề tài Tình Yêu,Đam mê,Định Mệnh,Nghiệt ngã ..rồi cuối cùng..ngộ ramột điều..hè nhau chạy Maraton cho tới đích và ngồi nghĩ,nghỉ...Hay! Vui đáo để!


Ơ các bạn thơ ơi có ai thấy "Comment đi lạc" không hở các bạn thơ??mới ngày hôm qua còn đây bản báo cáo tường trình nóng hổi Hội ngộ 55 năm THBMT mà giờ biến đâu mất tiêu??Giống như có phù phép vậy?Có ai thấy xin chỉ dùm,rất cám ơn.

quehuong said...

Spain have advanced to their first FIFA World Cup™ Final, Carles Puyol's 74th-minute header securing a deserved 1-0 victory over Germany in Durban./

./Đá bại đội tuyển Đức 1-0 ở trận bán kết vào ngày 7 tháng Bảy năm 2010, Tây Ban Nha lần đầu tiên vào chung kết và sẽ gặp Hòa Lan vào ngày Chủ Nhật để giành lấy danh hiệu vô địch World Cup Nam Phi./

Dang tren duong tro ve Omaha..

Suong Mai said...

Hồi hương, hồi hương...Cám ơn TT, NT,CX,QH, S@ và NS giữ nhà rôm rả.
Nhớ Trang thơ và bạn bè quá xá, mấy hôm nay vắng nhà , không có máy và cũng không có thời gian luôn. Tối hôm qua sau khi từ New York về lại Maryland, cơm nước xong SM còn chạy vòng vòng gom đồ đạc dùm cho bạn từ VN sang mãi đến 1 giờ sáng mới về mà gói ghém valy mình lại. Để đồng hồ báo thức cho mình ngủ chỉ 2 tiếng đặng 4 giờ sáng dậy, rõ ràng trong Cell phone là ON lúc 4:00am nhưng chẳng nghe gì hết. Nếu không nhờ cô bạn 5 giờ sáng qua lay thì chẳng biết cuống tới đâu nữa. Cái số tốn tiền run rủi sao lúc check in chỉ còn 40 phút trước chuyến bay 6:50 am, thế là bị từ chối, đành chờ chuyến sau trễ hơn một giờ ba mươi phút nữa cộng thêm $50 ( tiền ngu đi trễ ). Cuối cùng thì cũng an toàn về nhà, cho ngủ chút xíu lấy lại phong độ chút nghe.

Thien Thanh said...

Trang chủ ơi có gì mà cám ơn,ở nhà quậy nồi cơm với vọc niêu tôm ấy mà.Trang chủ cứ ngủ cho đã con mắt đi.Giờ này NS bên Canada cũng đang ngủ yên giấc rồi...Về tới nhà bình yên không "sức mẻ" gì là tốt rồi..phải vậy không?

sao... said...

Ah! Má đi chợ về!

Vắng nhà hơi lâu hén Trang Chủ? Ối! Ơn nghĩa gì đâu! TT có sinh động, vui vẻ là do mỗi người góp một tay vào thôi.

"Có mợ thì chợ cũng đông,
Vắng mợ chợ chẳng bỏ không bữa nào".


Mấy bữa TT im ắng quá, thì tui cũng ráng vô nói đông nói tây cho nhà có chút hương khói ấm áp vậy thôi. Trang Chủ đã có lòng thì tui cũng xin nhận chút ƠN để khỏi phụ lòng, nhưng xin trả cái vụ CÁM lại đó. Nhà hổng có nuôi gà nuôi vịt gì hết, nhận làm chi?

Chẳng biết vì lý do gì mà hổm nay, những comments trong TT cứ thoắt ẩn thoắt hiện như "có ma".
Đâu Trang Chủ về nhà rồi thì chấn chỉnh lại chút đi. Chẳng biết có bàn tay nhám nhúa nào muốn khuấy phá TT không? Từ xưa tới giờ đâu có xảy ra trường hợp tương tự như vậy.

ngansau said...

HELLO các bạn Trang thơ,
Bây giờ là 8 giờ 15 CANADA ,NS ngủ dậy ,nhưng đúng hơn là dậy chứ không ngủ...vì đêm qua thức để nhớ !
Vì tối hôm 6 JULY có thêm một HẬU ĐẠI HỘI nữa của một trong 2 chiếc xe đi NEWYORK về,những người ở nhà và người đi chơi lại gặp nhau ,hàn huyên đến khuya mới tan hàng...và hẹn nhau đến NĂM 2012 sẽ có thêm một ĐẠIHỘI ngay tại BANMÊTHUỘT !
(đây là tin hành lang )
Cuộc vui nào rồi cũng tàn,mọi người đều nói với NS ,may mà chị không đi NEWYORK ,NẮNG 105 độ,thấy NỮ THẦN TỰ DO muốn chảy luôn !
Nhung SM thì không biết sao ?
NS rất tiếc không đi được cùng nhóm này để được làm những câu thơ :
Đây đám tàn quân lạc lối về
Thời gian chờ đợi thật lê thê
Người ngồi kẻ đứng ôi rầu rỉ
Cái bụng kêu gào ới DC !
Kỹ niệm để chúng ta nhớ hoài ,vì rất vui !
Không bao giờ quên được sự nhanh nhẹn ,quán xuyến ,vui vẽ của VÕ TÚC TRÍ.Nhóm này gồm SK,H,T,vợ chồng con gái TÚC TRÍ và 3 kiều nữ từ VN sang HƯƠNG ,NHỊN,MKHUÊ .
Chi tiếtn cuộc đi chơi ,coi diễn hành ngày JULY 4 sẽ ghi lại ở NS !

HUONG said...

Các bạn thơ ơi,

NT ôm bụng cười bạn thơ S@ khi đọc đến " Ah ! Má đi chợ về! " , nhưng mà sao chữ đánh máy bị chồng lên nhau và mất dấu ...
Và thêm một niềm hy vọng nữa là Đại Hội Trường Làng năm 2012 sẽ tổ chức ở Bmt - Kỳ này NT bắt đầu o bế sức khoẻ của mình để đi một chuyến mới được - còn 2 năm nữa để để dành phép, chứ nhất định hỏng lấy phép đi nằm nhà thương nữa đâu !!!
Trang chủ có lập danh sách lấy vé máy bay cho nhóm Trang Thơ đi Bmt năm 2012 thì nhớ cho NT xin vé ưu tiên nghen

la thu vang said...

Vắng mặt ở Trang thơ hơn 3 tuần,về nhà mở máy tha hồ đọc comments của các bạn và thấy mình lạc hậu với bóng đá,tình yêu,sự nghiệt ngã....
Kim chi ơi,anh muốn thì anh cứ về,hẹn hò mai mốt chi cho rắc rối vậy?
Coi bộ TT sắp sửa hào hứng lại rồi đây,hãy chờ xem Trang chủ và NS thông tin.

sao... said...

10 điều thú vị về chú bạch tuộc khiến cả thế giới phải thán phục

Bạch tuộc Paul thành mục tiêu cá cược

(TT&VH Online) – Chú bạch tuộc tên Paul đang trở thành một trong những nhân vật đáng chú ý nhất của World Cup 2010 khi dự đoán chính xác 100% đội thắng trong các cặp đấu có sự tham gia của ĐT Đức trên đất Nam Phi. Trong đó, đáng chú ý nhất là việc Paul dự đoán chính xác Tây Ban Nha thắng Đức trong trận Bán kết World Cup, khiến hàng vạn CĐV Đức "khóc hận". Khả năng dự đoán của Paul khiến những chuyên gia phân tích hàng đầu cũng phải kính nể. Dưới đây là 10 điều có thể bạn chưa biết về con vật nổi tiếng nhất thế giới thời điểm này:

1. Là bạch tuộc Đức nhưng gốc Anh

Dù đang sống ở Viện hải dương học Oberhausen, Đức, nhưng Paul lại sinh ra ở Weymouth, Anh. Paul chuyển đến nơi ở mới năm 2006. Bà Fiona Smith, người từng gắn bó với Paul ở Weymouth tiết lộ trên tờ Dorset Echo: “Paul chưa bao giờ đưa ra bất kỳ một dự đoán nào trong thời gian sinh sống ở đây, nhưng có thể là Paul muốn đợi đến một sự kiện lớn như World Cup để bộc lộ khả năng của mình”.

2. Bị “truy nã” gắt gao

Bếp trưởng người Argentina, Nicolas Bedorrou đã tỏ ra rất tức giận sau khi Paul dự đoán chính xác Argentina thua Đức tại tứ kết World Cup 2010. Chính vì vậy ông đã đe dọa sẽ sử dụng Paul làm nguyên liệu cho một món ăn mới. Bedorrou viết trên Facebook: "Chúng tôi sẽ săn đuổi nó, gói nó bằng giấy, sau đó đánh cho thịt nó mềm ra và nhúng vào nước sôi".

3. Trở thành tâm điểm của giới truyền thông

Những dự đoán của Paul đã thu hút được sự quan tâm của công chúng đến nỗi kênh truyền hình NTV của Đức còn truyền hình trực tiếp dự đoán của chú. Thậm chí trong buổi truyền hình trực tiếp, luôn có 2 phóng viên bên cạnh Paul để cập nhật dự đoán của Paul một cách nhanh nhất tới khán giả.

sao... said...

4. Nhân vật nổi tiếng nhất của thành phố Oberhausen

Không chỉ là nhân vật nổi tiếng nhất thành phố Oberhausen trong những ngày vừa qua, Paul còn giúp thành phố nhỏ bé này được cả thế giới biết đến. Thời gian tới, chắc chắn thành phố mua sắm lớn nhất nước Đức này sẽ là một điểm đến thú vị đối với du khách nước ngoài.

5. Có một thành tích đáng nể

Paul bắt đầu dự đoán kết quả thi đấu của ĐT Đức từ Euro 2008. Paul đã dự đoán rằng ĐT Đức sẽ thắng mọi trận đấu ở giải đấu này, nhưng thực tế “Mannschaft” chỉ thắng 4 trong số 6 trận. Hai trận mà Paul dự đoán sai là các trận thua Croatia ở vòng bảng và Tây Ban Nha ở chung kết. Tại World Cup 2010, Paul mới thực sự trở nên nổi tiếng khi dự đoán chính xác kết quả cả 6 trận đấu của ĐT Đức tính tới thời điểm sau vòng bán kết.

6. Giúp dân cá cược đầy túi

Với việc dự đoán đúng kết quả 6 trận có sự tham dự của ĐT Đức, Paul đã giúp một số kẻ cá cược kiếm bộn tiền. Theo tính toán của các nhà cái, nếu nghe theo Paul, một người chỉ cần đầu tư 1 bảng Anh ban đầu nhưng có thể thu về 262 bảng nếu “đặt cửa” giống như Paul dự đoán.

7. Là một sinh vật thông minh

Bạch tuộc là một loài thông minh và có trí nhớ rất tốt. Bà Fiona Smith, thuộc Công viên hải dương học Weymouth cho biết: “Những chú bạch tuộc như Paul rất thông minh. Trí thông minh của chúng có thể sánh ngang với loài chó. Chúng thích làm sáng tỏ vấn đề và phác thảo ra những hình dung của mình”.

sao... said...

8. Nhân vật “hot” trên Twitter và Facebook

Paul đã trở thành nhân vật nổi tiếng nhất trên mạng trong những tuần gần đây và là một trong những chủ đề được bàn tán nhiều nhất trên các mạng xã hội. Cụm từ "Paul the Octopus" (Bạch tuộc Paul) và "Pulpo" (Bạch tuộc trong tiếng Tây Ban Nha) đã xuất hiện trong top 10 cụm từ được sử dụng nhiều nhất trên mạng xã hội Twitter thời gian qua.

9. Paul không hề lừa đảo

Paul dự đoán kết quả trận đấu bằng việc mở 1 trong hai chiếc bình nhựa đựng thức ăn bên trong có quốc kỳ của hai nước bằng chiếc vòi của mình. Tanja Munzig, từ Viện hải dương học Oberhausen, khẳng định rằng hai bình đựng đó không hề được sắp đặt từ trước như một số lời đồn đoán. “Đây không phải là trò lừa bịp. Thức ăn và mọi thứ đựng trong hai bình này là như nhau, chỉ có quốc kỳ là khác nhau”.

10. Chẳng sợ bị “làm thịt

”Theo người trông coi Paul, Oliver Walenciak, chú bạch tuộc nổi tiếng này không hề tỏ ra sợ hãi trước hàng loạt những lời đe dọa “làm thịt” từ các CĐV Argentina, những người đang nguyền rủa Paul vì đã dự đoán chính xác Đức đánh bại Argentina ở Tứ kết. Walenciak cho biết: “Có rất nhiều người muốn ăn Paul của chúng tôi, nhưng chú không sợ và chúng tôi sẽ bảo vệ Paul nghiêm ngặt. Paul sẽ sống sót”.

Vũ Mạnh (Theo Telegraph)

Thien Thanh said...

Sẵn đây cũng góp một chút về chuyện bóng đá cho xôm tụ..
Một nguồi tin khác (chợt nghe trên đài...)nói về chú Paul Bạch tuột.Họ nói rằng người ta đã bôi một mùi hương quyến rũ vào hộp đựng thức ăn mang cờ Tây Ban Nha ,trong trận Đức và Spain cho nên chú Paul Bạch tuột đã thò vòi bạch tuột vào hộp đựng thức ăn mang hình lá cờ Spain(có nghĩa đội Spain thắng độiĐức)
Còn bây giờ Hoà Lan và Spain...chưa biết quả bóng lăn về đâu??Hỡi chàng bạch tuột...Paul??

Đã vậy còn bị dọa ,luộc rôti quay dòn......v..vv

sao... said...

Thầy bói 8 chân "phán" Tây Ban Nha sẽ thắng trận chung kết World Cup, bằng cách bò vào hộp thức ăn có dán cờ nước này, chê hộp có cờ Hà Lan.

Hai chiếc hộp dán cờ Tây Ban Nha và Hà Lan được thả vào bể chứa của Paul. Không chần chừ, chú bạch tuộc bơi thẳng tới hộp của Tây Ban Nha, mở nắp và lấy thức ăn bên trong, AFP cho hay.

Bạch tuộc Paul cũng tiên đoán Đức sẽ đánh bại Uruguay trong trận tranh giải ba vào ngày 11/7 tới. Nhiều kênh truyền hình khắp châu Âu đã phát trực tiếp màn tiên đoán của nhà tiên tri World Cup. Trước đó, Paul đã đoán đúng tất cả 6 trận có đội Đức ở vòng chung kết bóng đá thế giới.

Con vật sinh ra tại Anh và đang sống ở công viên hải dương của Đức bỗng chốc trở thành ngôi sao thế giới sau khi đoán đúng kết quả của mọi trận đấu có đội Đức trong World Cup năm nay. Đồng thời, nó cũng khiến các fan bóng đá Đức và Argentina thất vọng. Hàng loạt người kêu gào đòi làm thịt con vật này và đưa nó ra xử trảm công khai.

Thủ tướng Tây Ban Nha đã lên tiếng bảo vệ con vật và còn ngỏ ý thuê vệ sĩ để bảo vệ Paul. Bộ trưởng Môi trường Tây Ban Nha Elena Espinosa cũng đề nghị đưa con vật vào sách đỏ để không ai có thể ăn thịt nó.

Diệu Minh
VnExpress - Thứ Bảy, 10/7

sao... said...

Nhân đang nói về con trai xứ Quảng của Việt nam ta mà tiếng nói của họ thiệt là khó hiểu đối với những người miền Nam, xin nói thêm một chút về cái tiếng xứ Quảng của người.

Tại Trung Quốc, tiếng Quảng Đông còn được gọi là "Việt ngữ" (粵語) vì hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây nguyên trước là đất của dân tộc Bách Việt (百越), nên họ gọi hai tỉnh ấy là tỉnh Việt.

Trong tiếng Quảng Đông cũng có rất nhiều thổ ngữ. Phổ biến nhất là thổ ngữ Quảng Châu. Thổ ngữ Quảng Châu (廣州話, "Quảng Châu thoại") không chỉ tồn tại ở Quảng Đông mà còn ở khắp toàn cầu. Số người nói thổ ngữ này được ước tính lên tới 70 triệu người.
Tiếng Quảng Đông rất khác biệt với các ngữ âm khác trong tiếng Trung Quốc, đặc trưng cho đặc điểm văn hóa và đặc tính dân tộc của một bộ phận người Trung Quốc.

Hiện nay, tiếng Quảng Đông được sử dụng ở rất nhiều nơi trên thế giới trong đó có cả Việt Nam. Khi xưa người Trung Quốc di cư sang Việt Nam và tập trung đa phần ở miền Nam Việt Nam. Những người Trung Quốc này chủ yếu là đến từ Quảng Đông và Phúc Kiến. Họ đem theo nền văn hóa cũng như tiếng nói Quảng Đông đặc trưng của mình. Khi sang Việt Nam người ta thường gọi họ là người Hoa hoặc Ba Tàu.
Ngày nay người Hoa tập trung đông đúc và chủ yếu ở Chợ Lớn thuộc Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Người Hoa ở đây chủ yếu dùng tiếng Quảng Đông để giao tiếp và buôn bán hàng ngày.

sao... said...

Trước đây, trong ngôn ngữ bình dân hay nói câu: “Nói Quảng nói Tiều”, ý là nói đại, trúng trật không biết. Giờ thì hầu như câu nói đó đã mất tích hẵn.
Cho nên, đã nói tới Quảng thì phải nói tới Tiều.

Tiếng Triều Châu (còn gọi là tiếng Tiều) là một ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Hán-Tạng được nói như tiếng mẹ đẻ ở miền nam của Quảng Đông (vùng Triều Châu-Sán Đầu và bán đảo Lôi Châu)

Đến thời Đường, người Phúc Kiến nhiều lần lấn át dân Triều Châu, cướp đất của người Triều Châu đã khai phá. Do đó phong tục Triều Châu từ đó cấm tất cả các cuộc hôn nhân Triều Châu – Phúc Kiến.

Là cư dân hạn canh, người Triều Châu như cách họ tự gọi mình sau này, mau chóng chuyển đổi qua trồng lúa thủy canh nơi đất mới, thổ nhưỡng mới. Các nông gia Triều Châu giữ mãi truyền thống xa xưa từ lưu vực Hoàng Hà: khi làm đồng họ luôn đeo bên thắt lưng một bầu nước gạn từ nồi cơm đang sôi (chiếc bầu này giống y hệt bầu rượu có rãnh thắt ở cổ).Giống bầu nầy tên gọi là bầu tiên, hay nói nôm na là bầu eo, tương đối hiếm có ở VN. Họ dùng nó để giải khát, tinh bột hoà trong đó còn giúp họ chống lại hiện tượng hạ đường huyết khi lao động mệt nhọc.
Người Triều Châu rất cần cù làm việc lại biết tiết kiệm nên kinh tế gia đình rất cao.

Cái đặc biệt của người Tiều là cái quần họ mặc khi làm việc. Đàn ông thì mặc quần ngắn ống rộng, chỉ cao hơn đầu gối một chút, đàn bà thì mặc dài hơn ngang khoảng bụng chân, nói nôm na là “chó táp bảy ngày không tới”. Họ may quần theo kiểu “đáy nem” để tránh bị đứt đường chỉ đáy quần khi xoay trở làm việc trông lụng thụng cho nên nhìn thật tức cười.
Một điểm đặc biệt là họ không luồn dây lưng, chỉ quấn cái lưng quần rộng lại rồi buộc chặt sợi dây lưng phía bên ngoài rồi thắt nút lại. Khi cần, chỉ giựt mạnh mối dây lưng buộc thắt lại một cái là xong.

Ngày nay, “cái quần Tiều” đã được biến tấu theo nhiều thức điệu và cũng còn nhiều Bà nhiều Cô ưa chuộng. Cơ bản là cái ống quần rộng và cao, thích mặc “cho nó mát”.

Có điều, khi nói tới “cái quần Tiều” là nghe thiệt tức cười.

Suong Mai said...

Có điều, khi nói tới “cái quần Tiều” là nghe thiệt tức cười

Anh Tư ui, cười hay khóc tùy người đối diện khi nhìn phe nữ tụi tui thoải mái trong bộ quần áo mùa hè, anh Tư cười ha hả là như uống ngàn thang thuốc bổ rồi đó , khỏi tốn tiền mua, cám ơn chớ?

HUONG said...

NT còn nghe bà ngoại NT nói rằng quần lá nem để cho người ta không thấy đường may giữa hai cái mông người phụ nữ - nói lên sự kín đáo trong chữ Hạnh của Công Dung Ngôn Hạnh . Chiếc quần này mặc thấy rất rộng và rất khó may !

sao... said...

Cái cười khi nói về “cái quần tiều” ở đây là cười mím chi cọp, biểu lộ một sự vui thích ngầm thôi.
Can chi phải nói tới chuyện cười hay khóc?
Ngó bộ SƯƠNG MAI bị đụng chạm hay sao mà “trầm trọng hoá” vấn đề dữ???

Lại nói về từ ngữ “quần đáy nem”.
Xin được trích dẫn nguồn từ trang Web http://tiengiang.gov.vn về từ ngữ nầy:

Bộ quần áo bà ba được giới nữ tiếp nhận muộn nhưng ồ ạt và cuối cùng trở thành độc quyền của giới nữ. Những cô gái trẻ có dáng vẻ cao ráo thích mặc áo bà ba bằng vải batiste màu trắng, may bó sát người và chiếc quần lãnh màu đen. Phụ nữ lớn tuổi mặc áo bà ba, đồng thời kèm theo chiếc áo túi cho kín đáo. Mặc áo bà ba và quần đáy giữa, bấy giờ tuy là thời trang, song phụ nữ lớn tuổi vẫn ưa dùng quần đáy nem. Chiếc áo bà ba còn đi kèm với chiếc khăn rằn sọc đen hoặc sọc xanh, đỏ tùy theo lứa tuổi.

sao... said...

Thế là World Cup năm 2010 đã khép lại với nhà tân vô địch Tây Ban Nha.

Một trận đấu kéo dài 120 phút với cái chết đến từ vài phút ít ỏi cuối cùng.

Lần đầu tiên, TBN nâng cao chiếc cúp vô địch thế giới. Thật đặc biệt với nỗi xúc động quá to lớn.

Đối với tôi cũng có một niềm vui tuy nhỏ bé hơn nhiều.
Từ năm hai mươi tuổi đến giờ đã theo sát những kỳ World Cup trừ những khoảng thời gian gián đoạn bất khả kháng, chưa lần nào tôi được đắm mình vào niềm vui chung của đội chiến thắng như lần nầy.

Sau phút giây chiến thắng của đội bóng TBN, tôi lại được một sự chia sẻ rất ngọt ngào đến từ thinh không!

HUONG said...

Final Quơ Cúp đã xong nhưng Trái Bóng Tình vẫn còn thấp thoáng dưới chân Nàng Thơ ...

Sân cỏ đã khép lại với nụ cười của Vinh Quang và nước mắt của Thất Bại, nhưng cuộc đời chắc vẫn rộng lượng với kẻ thất bại ấy để vài năm nữa sẽ ôm mộng Vinh Quang

Có bao giờ một cầu thủ đã bị phạt hai thẻ vàng, cuối cùng bị một thẻ đỏ mà vẫn chưa chịu rời sân cỏ Tình .... Thế thì trọng tài sẽ làm sao hở các bạn thơ ?!

Suong Mai said...

Trong suốt mùa World Cup 2010 SM chỉ có duy nhất coi trận chung kết tới cuối cùng, nụ cười rạng rỡ của Chiến thắng và đi kèm theo là nước mắt buồn bã của Thất bại. Thế thôi. SM một mình một nhà ngồi chăm chú nhìn và như vui chung với các cầu thủ trẻ TBN,tụm vào nhau trên đài cao chờ phút vinh quang cuối cùng. Chiếc Cup Vàng Vô địch lần đầu tiên đã về tay đội tuyển Tây Ban Nha, Thày Bạch tuộc Paul đã đoán đúng không biết giới cá độ bắt kèo trên kèo dưới gì đó giờ đã ra sao? Giá mà nghe được các thày bàn chắc cũng nhức đầu lắm. SM cũng túi bụi với các hình ảnh sau Hội Ngộ 55 năm của THBMT tại Washington, DC, dự trù bàn tính với Ngàn Sau về ký sự những ngày rong chơi đã qua, chia xẻ với các bạn những kỷ niệm vui buồn đầy lưu luyến.

sao... said...

SÂN CỎ…TÌNH

Chà! Cái sân cỏ nầy mới nghe lần đầu nghen.
Diện tích mặt sân là bao nhiêu vậy bạn thơ NHƯ THƯƠNG?
Nó mà dài 90 m như sân bóng đá thì hai bên rượt đuổi nhau mặc tình hén?

“Sân banh chỉ có...hai người”
Đâu có Ông Trọng Tài nào xen vô được mà giơ thẻ vàng với thẻ đỏ mà đuổi cầu thủ ra sân?
Trời còn chưa cản được huống chi ai?

Chàng cầu thủ nầy chắc chỉ bị hai thẻ vàng giá trị bằng một thẻ đỏ thôi. Chớ nếu đúng là bị rút ngay một thẻ đỏ ra là...coi như thua! Không gì cứu gỡ nổi rồi.
Hai thẻ vàng mà chưa chịu rời sân ư? Chắc là đối phương chỉ mới “nhá cạnh” ra đó thôi. Chớ nếu mà rút ra thiệt thì coi như tiêu.

Cớ sao chưa chịu rời sân? Dễ hiểu thôi. Chàng thuộc loại . “Nhất lý nhì lì” mà.

Tui thì đã từng bị rút cái “thẻ vàng trời ơi” đó ra cảnh cáo không biết bao nhiêu lần mà cứ lì ra, coi như không hề biết cái thẻ vàng trước mặt, rồi dần hồi đối phương cũng đành phải bó tay.com/

Trận đấu vẫn cứ tiếp tục. Rồi mọi sự cũng đâu vào đấy cả thôi!

Thien Thanh said...

Các bạn thơ ơi ,ThiênThanh tạm vắng mặt thời gian khoảng tháng về VN lo công chuyện và thăm Má bệnh luôn,hẹn sẽ gặp lại các bạn sau,chúc xem Hội Ngộ vui vẻ.TT