CHỨC MỪNG SINH NHẬT CỎ-XANH. CHÚC BẠN LUÔN TƯƠI NHƯ HOA. NHƯ CÁNH ĐỐNG CỎ-XANH MANG ĐẾN TƯƠI MÁT CHO MỌI NGƯỜI. MỜI BẠN VÀ CÁC BẠN DÙNG ĐƯỜNG LINK NÀY ĐỂ XEM QUÀ CỦA QH. THÂN QUÝ.
CHÚC MỪNG SINH NHẬT CỎ XANH, tươi mát, vui vẻ, dịu dàng... Nãy giờ Trang chủ loay hoay mãi để post một cái show cho Cỏ Xanh mà không thành công, thôi đành nhờ QH tiếp tay vậy. Bên đó CX chắc rộn ràng lắm vì sinh nhật trùng với ngày Tết Đoan Ngọ , nhớ để dành cho SM mấy cái bánh ú nhỏ có nhân đậu xanh ngọt nhé. Ơi các bạn LTV,HP,KC và S@ kể chuyện ăn Tết Đoan Ngọ ở SG và BMT cho nghe với. Hôm nay SM được biết QH lấy luôn ngày , nghỉ ở nhà ăn Tết lớn, nhớ mời mọi người chè, bánh ....đó.
NT Chúc Mừng Sinh Nhật CỎ XANH được xanh tươi mãi mãi như thảm cỏ, nhiều hạnh phúc muôn màu như cánh bướm và nhiều niềm vui như đoá hoa đỏ thắm rực rỡ nhé
Bây giờ NT " xắn tay áo " làm bánh ú nước tro đãi Sinh Nhật Cỏ Xanh nghen !
Mùng 5 tháng 5 ăn bánh ú tro Bánh ú nước tro gói bằng lá tre, nếp được ngâm trong nước tro tàu. (dùng tro củi cho vào một cái khạp nhỏ rồi cho nước vào ngâm tro trong vòng một tháng, sau đó chiết nước tro ra, dùng loại nước tro tự ngâm để làm bánh). Công thức làm bánh ú tro như sau: Nguyên liệu: 1kg nếp 3 muỗng canh nước tro tàu Cách làm: Nếp ngâm nước cho nở, ngâm chừng nửa ngày, sau đó xả lại nước hai ba bận Cho nếp vào thau, ước chừng 1 chén cơm nước pha với 3 muỗng canh nước tro tàu, quậy đều rồi cho vào thau nếp trộn đều, để qua đêm Hôm sau mang nếp ra xả lại nước vài lần để ráo, trộn vào 1 muỗng canh dầu ăn, xóc đều là gói được. Làm nhân đậu đỏ cho bánh ú tro: 500g đậu đỏ Dường vàng 200g Dầu ăn 1 muỗng canh Đậu đỏ ngâm qua đêm cho nở, rửa sạch nấu chín, tán hay xay nhuyễn. Cho chảo lên bếp, cho 1 muỗng dầu ăn rồi trút đường vào chảo, đảo đều và cho đậu vô xào đến khi đường tan là được, cho ra tô để nguội vo viên rồi mang gói bánh.
Và NT mời tất cả các bạn thơ cùng nếm thử bánh của NT nha
Suốt ngày hôm nay, cả nhà cỏ xanh bận rộn vì phải lo làm lễ nhập quan cho mẹ cô giáo trong trường, vì cô giáo chỉ có hai mẹ con , không một người họ hàng , thân thích nào cả. nên đến giờ này cx mới rảnh.
SƯƠNG MAI ơi, Ngày hôm nay cỏ xanh không có tết đoan ngọ và cũng không có ngày sinh nhật. Bây giờ vào TRANG THƠ mới có sinh nhật đây. Cảm ơn SM đã làm cho mình tấm thiệp sinh nhật thật đẹp. Có hoa, có bướm là dời vẫn vui...và mình cũng thấy lòng lâng lâng...
QUÊ HƯƠNG Cảm ơn những lời chúc thật mượt mà của bạn nhé. cỏ xanh cũng rất thích được tươi mát như lời chúc của bạn. cx cũng rất cảm ơn về món quà mà QUÊ HƯƠNG tặng. RẤT QUÍ
NHƯ THƯƠNG Cỏ xanh rất quí những lời chúc êm ái của bạn và cảm ơn nhiều ví món bánh ú nước tro của bạn. Không ngờ NHƯ THƯƠNG lại nhiều tài như thế, món bánh của bạn ngon lắm đấy, mình lại học thêm được một cách làm bánh nữa rồi, cảm ơn bạn nhiều nha.
Như Thương ơi ngoài tài làm thơ còn tài làm bánh trứ danh ,nghe qua thấy phát thèm lắm rồi, NT biết không hồi đó TT về quê chồng ở Ntrang lần đầu tiên ăn bánh ú tro thấy ngon lạ lùng,lại được bà cô già dậy cho cách làm nữa,nhưng thời gian đã quên mất hết nay NT nhắc lại công thức làm dễ dàng TT thích lắm.. Cỏ Xanh ơi ghen với CX lắm nghe,biết sao không??Được Trang chủ làm cho một tấm Card tuyệt đẹp ,có hình con bướm lay động trên cành hoa,hoa thì đẹp khỏi chê TC khéo lựa màu đỏ thắm rất nổi với con bướm đủ sắc màu. Còn nữa được QH làm một Slide Show Sinh nhật có nhạc thật ý nghĩa tuyệt vời. Vậy nào hoa bánh thiệp(tuy là bánh tro nhưng món dân gian rơi trúng nhằm ngày này)chỉ cần thắp nến lên,rót rươụ cần ra nữa thì thật là xôm tụ há Quên đi bao ưu phiền vây bủa dù không phải mang đến cho mình. Lucky day phải không CX??
Mừng sinh nhat Cỏ Xanh, chúc luôn luôn có nụ cười tươi như hoa mãi mãi trên môi, chúc trẻ mãi không bao giờ biết chữ tàn phai là gì ! Và cũng xin chúc như bức tranh trang chủ dể mừng SN của CX Thân ái
Năm nay Vv mải mê World Cup nên không về dự Sinh Nhật của NÀNG được! Bắt chước NT,Vv cũng vào bếp chế biến một con gà chân vàng theo công thức của KimChi để gửi đến CX nhé ..Thân chúc trúng xổ số cặp 10 !
Cầu chúc có được toàn những ngày vui. Cầu cho nụ cười cứ mãi nở trên môi mà có lần đã nhìn thấy. “Ai về sau dãy núi Kim Bôi, nhắn rằng trong tôi chưa phai mờ….” Cứ sống an nhiên như đời mình vốn có để tâm hồn thanh thản.
Có phải tên gọi từ một ý tưởng mình vẫn thật thà như cỏ?
Chúc mừng ngày CỎXANH ra đời và tròn ...bấy nhiêu năm trong cuộc đời buồn vui hạnh phúc..mong sẽ mãi mãi tiếp tục với nụ cười trên môi ... Cuộc đời như thảm CỎ XANH Như hoa nở thắm trên cành ban mai!
Một bà nội trợ ở chợ Bà Chiểu mà chúng tôi hỏi chuyện nói, “Ðám con tôi hỏi sao Tết Mùng Năm lại ăn bánh ú lá tre, ngày thường không làm được sao.
Tôi cũng theo tập tục của ông bà để lại mà ăn Tết Mùng Năm nên cũng không rõ lắm.”
Bánh ú lá tre là một loại bánh đặc biệt chỉ làm để cúng và ăn trong ngày mùng năm, vì bánh ú ngày thường người ta gói bằng lá chuối. Ruột bánh ú lá tre được làm bằng thứ gạo nếp được ngâm qua nước tro cũng của lá tre, nên trong veo thấy cả nhưn bên trong. Người miền Nam nghèo trước đây thường ăn bánh ú lá tre không nhưn, nhưng coi ra vì ít tiền mà ăn bánh không nhưn chấm với mật đường mía lại có vị ngon lạ miệng hơn.
Theo nhà Hán học Phạm Hoàng Quân, tập tục cúng và ăn bánh ú của người miền Nam khởi nguồn từ dân Minh Hương lưu vong nhà Thanh đến miền Nam thời kỳ khai phá. Ban đầu người ta gói bánh để trần không có bao bì gì ráo, mục đích là khi cúng xong ném xuống sông cho cá tôm dễ rỉa ăn, để không động đến hồn và xác Khuất Nguyên.
Người Hoa họ tôn sùng thi sĩ - danh nhân bất đắc chí Khuất Nguyên thành ra có tập tục này, từ cơ nguyên đó rồi lần theo thời gian người Việt thay đổi đi, biến cái Tết Ðoan Ngọ thành cái Tết nửa năm, bánh phải được làm, được gói bằng lá tre (tre là một loại cây được tin rằng tượng trưng cho người quân tử) để cúng ông bà tổ tiên sau đó là ăn, nhất là cho đám con nít. Thời xưa ít kẹo bánh, đứa con nít nào được cho một chùm bánh ú lá tre là mừng húm.
Ngày 16 tháng 6 cũng là ngày MỒNG 5 THÁNG 5 _TẾT ĐOAN NGỌ(THEO TẬP TỤC TÀU NGÀY XƯA)
Mời luôn CỎ XANH một bữa BÁNH Ú ! MỪNG SINH NHẬT còn ngon hơn bánh SẦU RIÊNG !
Người Sài Gòn ngày nay vẫn còn giữ tập tục ngày Tết nửa năm mua một bó lá thơm, gồm lá ngũ trảo, lá ngải cứu, khuynh diệp, lá sả... và một nhánh xương rồng về treo trước cửa nhà, treo cho tới khi nào héo mới bỏ đi.
Riêng với người miền Bắc di cư thì vẫn còn nguyên tập tục ăn cơm rượu vào ngày mùng năm. Ăn cơm rượu làm theo kiểu người Bắc trong tiết giao mùa mới biết thế nào là hương thơm nồng nàn của sản vật nông nghiệp trong nền văn minh lúa nước.
Thật ra cái nghĩa đen ăn cơm rượu, treo lá xông nhằm phòng ngừa sâu bọ trong ngày Tết sâu bọ đã không còn nhiều ý nghĩa trong thời đại virut và siêu vi rút, nhưng nghĩa bóng của việc phòng ngừa các chứng, các hiện tượng thời khí xấu vẫn còn nguyên.
Ở Việt Nam hiện nay, người dân hàng ngày hàng giờ phải sống chung với biết bao nhiêu vấn nạn độc tài, tham nhũng, tàn phá môi trường môi sinh, tê nạn xã hội... Ðích thị là thời khí xấu, nên cần lắm ngày Tết nửa năm mọi gia đình treo lá xông, ăn bánh ú lá tre, ăn cơm rượu...
MỪNG SINH NHẬT CỎ XANH Thêm một màn TREO LÁ XÔNG và ĂN CƠM RƯỢU nữa..vậy là đầy đủ nha!
TLB thêm vào đúng như ý SM đã nghĩ đến, muốn ăn một chén cơm rượu nhưng ở thành phố nhỏ này đâu có mà mua. Hồi đó khi Má làm cơm rượu bằng nếp than, SM cũng lân la đứng sát bên dòm, bốc vài cục xôi ăn trước, rồi phụ rắc men đã tán mịn thành bột vào cho đều, ủ thật kín. Ngày ngày chờ nhẩm, nhắc chừng miết, đợi cho đủ thời gian lên men thành cơm rượu ngọt, xin một chén múc từng muỗng nhỏ,ăn chầm chậm, lén múc thêm chút rượu y chan vào.( Vậy cũng hồng đôi má) Mấy bà hàng xóm người Nam lại ưng làm nếp trắng và vo thành viên tròn nhỏ, ăn cũng ngon, mềm , khác kiểu cơm rượu bằng gạo lức. Nghe nói sáng nay NT xắn tay áo làm bánh ú nước tro, xem ra thì công thức cũng bài bản lắm, SM cũng cất lại chắc vài năm sau sẽ khéo tay thực hành.
Đây là một bài văn khấn ngày Tết Đoan ngọ thật sự, không phải chuyện đùa.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật.
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bổn cảnh Thành hoàng, ngài Bổn xứ Thổ địa, ngài Bổn gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh.
Tín chủ chúng con là: SƯƠNG MAI
Ngụ tại: Trang Thơ
Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sắm sanh lễ vật, hương đăng, trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bổn cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bổn xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bổn gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Hiển Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ SƯƠNG, cúi xin các vị thương tưởng con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nếp cẩm dùng để làm cơm rượu vẫn còn nguyên lớp vỏ lụa và lớp cám nên rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là protein, lipid, các nguyên tố vi lượng và vitamin (nhất là vitamin B1). Ngoài tác dụng bồi bổ cơ thể, cơm rượu nếp cẩm còn giúp ăn ngon miệng, kích thích tiêu hóa.
Ngoài ra, y học cổ truyền cũng thường dùng cơm rượu nếp cẩm để dẫn thuốc vào tỳ vị và thận kinh. Sau đây là một cách chế biến cơm rượu nếp cẩm để dùng dần:
Chuẩn bị: Gạo nếp cẩm lức (chỉ xay bong vỏ trấu, không giã) 1 kg, rượu trắng 1 lít, men rượu 100 g (2 bánh men).
Cách làm: Gạo nếp cẩm nhặt hết thóc, sạn, vo sạch rồi nấu thành cơm (chỉ cho ít nước xăm xắp). Cơm chín đổ ra khay sạch, tãi mỏng cho mau nguội. Men rượu giã nhỏ, chia làm 2 phần, lấy một phần trộn vào cơm nếp khi còn ấm. Sau đó cho cơm nếp vào lọ thủy tinh hay vò sành (rửa sạch, phơi khô), cứ rải một lớp cơm nếp cẩm lại rải một lớp mỏng men rượu (phần còn lại).
Đậy nắp lọ lại, sau 3 ngày mở ra, cho thêm 1 lít rượu trắng vào rồi tiếp tục đậy kín nắp trong 20 ngày nữa. Sau đó đem cơm rượu ra, chắt lấy nước rượu lên men, vắt bỏ xác gạo nếp, chỉ dùng nước. Nước rượu lên men này có màu đỏ tím, thơm, vị ngọt.
Những người tiêu hóa kém hoặc chán ăn nên dùng nước cơm rượu mỗi ngày 2 lần trước bữa ăn, uống mỗi lần một chén nhỏ (50-60 ml).
Một một ngày để nhớ, một việc làm khó quên. Nghiã cử khó quên nên làm ngày đặc biệt thêm dễ nhớ. Năm nay Cỏ Xanh dược thêm một lời chúc mừng cũa chx, ca ngợi sự làm đẹp tình người. Mong CX nhận được tất cả những hảo ý trọn vẹn của bằng hữu xa gần.
Rất cám ơn Thày cúng s@ nhân dịp SN Cỏ Xanh trùng với ngày Tết Đoan Ngọ đã nhiệt tình khấn vái cho Trang thơ " Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng" để vui vẻ cả làng, tình thơ đầy ắp. Quả thật SM không hề biết khấn vái bài bản nhiều đến thế, phen này được học hỏi thêm xin bái sư phụ ba xá.
Cỏ xanh ngồi đây mà ...lòng siết bao mừng vui...vì sinh nhật kỳ này nhiều quà và nhiều lời chúc tươi đẹp quá, cỏ xanh nhận tất cả và thấy hồn mình phơi phới trẻ trung lại...
Cỏ xanh cảm ơn tình thân thương thật chan hòa của các bạn trong TRANG THƠ
THIÊN THANH ơi, phải ghen thêm với cỏ xanh đi vì cỏ xanh có thêm món gà chân vàng này , có thêm món rượu nếp lá xông này và có cả một bài khấn tết Đoan Ngọ thật bài bản nữa chứ. THIÊN THANH thấy không, sinh nhật cỏ xanh cũng "oách" quá đi chứ.
PHƯỢNG CÁC Cỏ xanh thích câu chúc:"...không bao giờ biết chữ tàn phai là gì!" của huynh quá. Gía như mà được mãi như thế thì tuyệt quá... nhưng dù có thế nào đi nữa... thì cỏ xanh tin rằng tâm hồn của tất cả chúng ta đều trẻ mãi không già...
KIM CHI vào trang thơ được hơn một năm rồi ,lần này lại được dự SN của CỎXANH,lại nhằm ngày TẾT ĐOAN NGỌ,được ăn bánh Ú ,uống rượu cẩm,cũng vui quá. KIM CHI xin nâng ly rượu cẩm chúc mừng CỎ XANH luôn luôntươi trẻ,và thêm con gà nướng vàng mời luôn VIVU và các bạn ,ai muốn tham dự xin nâng ly...KIM CHI biết làm rượu cẩm mà NS rất thích.. Một lần nữa chúc mừng CỎXANH lúc nào cũng vui vẽ,luôn luôn có nụ cười...
Ngày hôm qua, Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch, tui có việc phải vô Chợ Lớn. Thấy người Hoa cúng Tết Đoan Ngọ xôm tụ quá, bèn làm luôn một chuyến "Chợ Lớn du ký" phần 2 để tìm hiểu thêm về phong tục tập quán của người Hoa về ngày tết nầy. Do sự giao thoa của hai nền văn hoá Việt nam và Trung Hoa đã mấy ngàn năm, thiết nghĩ chúng ta biết thêm một chút cũng hay.
Bánh bá trạng là một loại bánh của người Hoa, thường được dùng để cúng trong dịp tết Đoan Ngọ (mùng 5-5 âm lịch). Nhìn về hình dáng bên ngoài, bánh bá trạng tương tự như bánh ú của Việt Nam, nhưng to hơn, vị đậm hơn và có nhiều nhân hơn.
Về lịch sử, chiếc bánh có nguồn gốc từ đâu vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng lý do được chấp nhận nhiều nhất là để cúng tưởng nhớ Khuất Nguyên - một nhà thơ nổi tiếng và được mọi thế hệ người Trung Hoa kính trọng.
Nguyên liệu đầu tiên để làm bánh bá trạng phải kể đến là đậu phộng luộc, được chế biến khá công phu. Hạt đậu phộng phải là hạt tròn to, cỡ đầu ngón tay út trở lên, ngâm mềm và đem luộc với nước có bỏ các vị thảo dược (tùy theo từng gia đình mà có các bí quyết gia truyền riêng). Khi đậu mềm sẽ được vớt ra, để ráo. Người ăn sẽ cảm nhận được vị bùi, béo của đậu phộng, vị mặn của thuốc bắc và mùi thơm của thảo dược. Nếu làm không khéo, đậu sẽ có vị chát đắng, rất khó ăn! Bánh bá trạng bắt buộc phải có đậu phộng. Bánh bá trạng mà không có đậu phộng là biết ngay đồ... dỏm!
Vỏ ngoài của bánh gồm có nếp và đậu phộng, người làm bánh sẽ cân nhắc lượng đậu phộng và "ngắm nghía" để đậu phộng được dàn trải đều quanh chiếc bánh khi thành phẩm.
Nhân bánh là "bản tình ca" của các thứ: lạp xưởng, tôm khô, nấm đông cô (có nơi thì cho nấm mèo), trứng vịt muối và thịt heo.Thịt heo để làm bánh là phần thịt đùi (có da, mỡ và nạc). Sau khi rửa sạch và thấm khô nước, thịt sẽ được thái thành những miếng vuông vức (như người ta cắt thịt để kho tàu).
Thịt ướp phải vừa ăn, không mặn, không lạt (như bánh chưng), có mùi thơm (mùi thơm này là mùi chủ đạo của chiếc bánh) và một mùi mà ai cũng biết đó là mùi ngũ vị hương! Tôm khô, lạp xưởng, nấm đông cô đều được sơ chế trước khi làm bánh (mỗi gia đình sẽ có cách sơ chế riêng và đây cũng được xem là bí quyết gia truyền, chỉ truyền cho con cháu trong nhà muốn theo nghề của tổ tiên).
Hoa, Quả, Bánh..Rượu..tình Bạn Bè...không thiếu thứ gì.
Chúc thêm lần nữa là mong Bạn vui hoài như ngày nào cũng là ngày sinh nhật của mình.
Nhân khi nhắc đến ngày tết Đoan Ngọ, QH xin nói thêm một chút về điển tích này.
Khi nói đến ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch., Tết Đoan Ngọ thì chắc không ai không nhắc đến Khuất-Nguyên, nhà thơ với bài thơ Ly tao nổi tiếng của Ông.
...Vào cuối thời Chiến Quốc, có một vị đại thần nước Sở là Khuất Nguyên. Ông là vị trung thần nước Sở và còn là nhà văn hoá nổi tiếng. Tương truyền ông là tác giả hai bài thơ Ly tao và Sở từ, nổi tiếng trong văn hóa cổ Trung Hoa, thể hiện tâm trạng buồn vì đất nước suy vong với hoạ mất nước. Do can ngăn vua Hoài Vương không được,lại bị gian thần hãm hại, ông đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn ngày mùng 5 tháng 5. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh,lấy bỏ gạo vào ống tre rồi thả xuống sông cúng Khuất Nguyên. Ngoài ra, có truyền thuyết khác về sự bắt nguồn của ngày tết Đoan Ngọ, nhiều nguồn tin cho rằng tập tục tết Đoan Ngọ là bắt nguồn từ Hạ Trí trong thời cổ, có người thì cho rằng, đây là sự tôn sùng vật tổ của người dân vùng sông Trường Giang..//
(Ghi chú; Bạn nào thích đọc nguyên bài thơ Lytao, xin liên lạc cô Trang chủ. Vì nó dài quá đến 370 câu.)
Và ngay này, người Hoa có làm một loại bánh gọi là bánh Bá Chạng, hay Bá Trạng hay Bak Chang.
Hôm qua, QH cũng ăn ké một ngày nghĩ, ở nhà để gói bánh.."thợ dọn dẹp..". Loại bánh này khác với bánh ú của NT bày cách làm, cũng gói bằng nếp,lá tre, nhưng bên trong gia vị đũ thứ.."hằm bà lằng" như Tàu vậy. Có nấm, thịt, lạp xưởng, lòng đỏ trứng muối, hạt dẻ...Vì nhưng nhiều và đủ thứ, nên một cái bánh Bá chạng..to tổ bố..thà hồ mà ăn..hai người ăn không hết.
Ngày nay..người Hoa còn gọi bánh Bá chạng với tên là "Sticky Rice Dumpling".
Lá để gói bánh là lá tre, nhưng hiện nay thông dụng nhất là gói bằng lá dong, vì tính tiện dụng của lá dong và một phần cũng là do lá dong không làm thay đổi mùi vị của bánh sau khi nấu. Lá phải được rửa sạch, chần sơ, lau khô, ủi thẳng trước khi gói. Người ta ủi lá bằng cách dùng một miếng vải dầy đủ lớn, đem hơ nóng trên lửa rồi vuốt theo chiếc lá để làm cho lá thẳng ra, tương tự như khi ủi lá để chằm nón lá. Chiếc bánh bá trạng có ngon và chiếm được cảm tình hay không là phụ thuộc hoàn toàn vào sự khéo léo của đôi tay người gói.
Do thành phần nhân bánh khá nhiều nên bánh bá trạng thường to, có cái to cỡ bàn tay người lớn xòe rộng, chính vì thế mà người gói phải chặt tay để bánh không bị bung trong quá trình nấu và nước không thấm vào bên trong.
Sau khi gói bánh, khâu cột bánh cũng là vấn đề khó khăn, vì phải cột làm sao để bánh có hình dáng như chiếc bánh ú: nhô cao và xòe rộng, đây cũng là hình ảnh đại diện cho tư tưởng “nở hậu”của người Hoa.
Kỹ thuật cột dây của bánh bá trạng cũng khác so với cách cột của bánh tét. Chỉ với 1 sợi dây quấn tròn quanh thân bánh vừa tạo dáng vừa giúp bánh không bị bung. Nếu cột quá chặt tay, khi nấu bánh, nếp sẽ bung ra bên ngoài, rất mất thẩm mỹ. Còn nếu cột không chặt thì nước sẽ thấm vào bánh, ăn không ngon và để không được lâu. Từ trước đến nay, khâu cột bánh luôn do bàn tay khéo léo, uyển chuyển của phụ nữ đảm nhận.
Khi thưởng thức bánh, người ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt của nếp, vị béo của đậu phộng, vị mặn của tôm khô, mùi thơm của lạp xưởng và sự hòa quyện của thịt heo, trứng muối. Nếu đi xa, chỉ cần mang theo một chiếc bánh là đủ no cả ngày. Một chiếc bánh bá trạng cỡ nhỏ có trọng lượng khoảng hơn 200gr.
Do tính đặc thù nên bánh bá trạng thường chỉ xuất hiện vào dịp tết Đoan Ngọ (cũng như truyền thống cúng bánh chưng của người Việt). Ngoài bánh ú lá tre thì bánh bá trạng là một phần không thể thiếu để cúng trong dịp này. Bánh được cúng thành từng cặp. Do nguyên liệu làm bánh thuộc hàng "xịn" nên giá thành bánh khá cao. Thời giá hiện nay là 180.000 đồng một cặp tại Chợ Lớn.
Để ăn đúng điệu người Hoa thì khi ăn bánh bá trạng phải ăn chung với... đường cát trắng. Thói quen này không phải ai cũng có thể làm theo được. Nhưng cho dù không ăn với đường cát trắng thì bánh bá trạng cũng đủ ngon để chiếm được cảm tình của người ăn!
Hàng năm, nhiều địa phương trên khắp đất nước, cứ đến mồng 5 tháng 5 âm lịch lại tổ chức ăn Tết Đoan ngọ. Và câu ca dao sau đây như nhắc nhở mọi người :
Tháng tư đong đậu nấu chè Ăn tết Đoan ngọ trở về tháng năm.
Vậy Tết Đoan Ngọ là Tết gì? Theo sách “Phong thổ ký” thì Tết Đoan Ngọ được gọi là Tết Đoan Dương. Đoan Ngọ là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa). Còn Dương là mặt trời, là khí dương, Đoan Dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.
Sở dĩ Tết này gọi là Tết Đoan Ngọ, chính vì tháng 5 là lúc bắt đầu trời nắng to, khí dương đang thịnh như mặt trời vào lúc giữa trưa. Theo quan niệm Đông phương thì phương Nam là chính ngọ, mà ngọ là ngôi dương cho nên Tết này gọi là Tết Đoan Dương. Ở Trung Quốc, họ gọi Tết Đoan Ngọ là Tết Trùng Ngũ vì là hai con số 5 gặp nhau, mồng 5 tháng 5.
Trong văn hoá Việt thì ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch lại là ngày giỗ Quốc mẫu Âu Cơ. Trong dân gian đã lưu truyền câu ca dao:
Tháng Năm ngày tết Đoan dương. Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang.
Ở miền đông Nam Bộ thì ngày mùng 5 tháng 5 còn được gọi là ngày "Vía Bà", thờ LINH SƠN THÁNH MẪU trên núi Bà Đen Tây Ninh.
Ở Đồng Tháp nói riêng và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch còn gọi là ngày "nước quay", vì cứ theo lệ hàng năm, nước ở thượng nguồn đổ về đến nước ta làm nước sông trở thành đỏ đục và có nhiều xoáy nước. Và năm nào cũng vậy, ngày này được coi là ngày bắt đầu của những mùa lũ hàng năm.
Thứ tư, 5/5 là ngày cực dương hoặc gần với cực dương, con người cũng như mọi vật cần dự trữ năng lượng để chống lại dương khí quá cao của trời đất. Họ cần ăn một số hoa quả hay thực phẩm giàu năng lượng như trứng luộc, cơm rượu, cháo chè kê, bánh đa, uống rượu xương bồ... để khai mở cửu khiếu (9 cái lỗ tự nhiên trên cơ thể), thông dương khí hòa cùng trời đất. Nhiều người còn ăn những hoa quả có vị chua như mận với hàm ý giảm sự mãnh liệt của Can (gan khí), hạn chế những tác động xấu tới tạng Tâm và hệ thống mạch máu.
Nhiều người cho rằng vào tết Đoan Ngọ, cây cối sẽ tích trữ nhiều dược chất để chống lại dương khí khắc nghiệt. Do đó nhiều lương y tổ chức hái thuốc vào trưa 5/5 để mong có hiệu quả cao hơn.
VIVU này, Tha cho cái tội mải mê WORLD CUP, có con gà chân vàng là cỏ xanh nhe răng cười liền, yên tâm đi.
Chắc sáng mai phải đi mua vé số để còn trúng như lời VIVU chúc chứ. nhưng mà cặp mười thì nhiều tiền quá, mà nhỡ không trúng thì tiếc tiền lắm, thôi chẳng mua đâu. vậy là lời chúc này cỏ xanh để dành, đến khi nào có thần linh mách bảo con số nào chắc trúng thì cỏ xanh mới mua nha VIVU ?...
Cỏ Xanh ơi, Không vào trang thơ mới 1 ngày mà giựt mình vì các bạn đã chúc mừng sn CX,lên tới 31 comments. Tuy trễ,nhưng CX vẫn vui để nhận lời chúc của mình nhé. Chúc CX luôn xinh đẹp,hát hay,và bên mình luôn có nhiều người ưu ái ... và đúng ngày Tết Đoan ngọ này thì cứ tì tì thưởng thức các món ngon do mọi người gởi tặng.Thân
SAO cảm ơn những lời chúc rất chân thực của anh. Mà cỏ xanh cũng nghĩ rằng, bây giờ tuổi đã già rồi , chẳng còn sống mấy chốc nữa nên phải sống cho vui , gạt mọi ưu tư đi để sống cho thanh thản... Huynh thật là có một kiến thức thật rộng rãi , muội cảm thấy huynh hầu như đều hiểu rộng về mọi lĩnh vực, có một ông anh như thế muội thấy thật vững tâm...
Bài khấn tết Đoan Ngọ dài thế làm sao mà nhớ hết được , vậy muội có thể viết ra giấy , rồi cứ thế mà đọc lên cúng được không huynh? thường thì ở trên nhà cx cũng ăn tết đoan ngọ rất lớn , nhưng việc khấn vái trong nhà có thầy MO riêng , chuyên lo cúng bái. Bây giờ xuống đây rồi cx chỉ đặt lễ cúng lên bàn thờ , thắp nhang rồi thôi , chả khấn khứa gì hết .
Còn cái tên cỏ xanh huynh cũng đoán đúng một phần , phần còn lại là đơn giản và nhỏ mọn như ngọn cỏ thôi. Mà QUÊ HƯƠNG đặt cái tên này cho cỏ xanh đấy và cx nhận ngay khi mới vào TRANG THƠ huynh ạ.
Ừ nhỉ ... ngày Sinh Nhật mình là mình cứ rối rít lên, rồi thì ... rối rắm lên khi nhìn thấy mình có nhiều quà quá - biết mở quà nào trước đây Nhắm mắt hên xui đụng món quà nào thì mở món quà ấy ra trước vậy Hồi xưa NT còn đi học, vài đứa bạn thân biết ngày sinh nhật của mình thường hay đãi mình CÀ REM MỘT BỤNG ! Cả bọn xúm xít quanh ông bán cà rem cây trong thùng bằng nhôm và được chở trên xe đạp, thế là mỗi đứa mút cà rem đến khi " tê tái " thì mới trả tiền đi Và tụi nó đặt tên là Cà Rem Một Bụng vì ăn đến đầy bụng cơ mà !
Làm vậy hổng được đâu Cỏ Xanh ơi! Khi khấn mình phải nhắm mắt, tập trung toàn bộ tinh thần vào lời khấn mới được chấp lễ.
Ai mà khi khấn vái lại không thuộc bài, mắt cứ mở thao láo nhìn vào tờ giấy thì mấy Ông Phật, Ông Tiên, Ông Thần lại ngỡ mình mở mắt canh chừng lễ vật thì ai mà dám nhận?
Năm sau, nếu có cúng Tết Đoan Ngọ, Cỏ Xanh cứ hú một tiếng trên Trang Thơ, Thầy s@... sẽ mặc áo thụng, đội mũ cánh chuồn tới tận tư gia khấn vái dùm cho theo đơn đặt hàng.
Cỏ xanh ơi ! Vắng vài hôm ghé trang thơ nghe rộn ràng tưng bừng với bao nhiêu lời chúc mừng sinh nhật của Cỏ xanh. Vân chúc cỏ xanh lúc nào cũng mượt mà tươi mát như thảm cỏ của SM minh hoạ đây nè .Đẹp ghê vậy đó. Vân nghĩ tâm hồn của cỏ xanh chắc là dễ thương lắm, giọng hát lại tuyệt vời nữa ,nghe các bạn thơ nhắc nhở nên Vân đoán vậy. Trong trang thơ chúng ta , mỗi người đều có một nét riêng đáng yêu và có những điểm chung đáng quý; yêu thơ , làm thơ nhanh , vui và hay nữa. một chút là ra thơ rồi, thân tình , vui vẻ, đoàn kết ...Chúng ta có những phút giây thoải mái tâm hồn ,điều này nên cám ơn trang chủ trước, kế đến là chúng ta cùng cám ơn nhau vì ai cũng góp phần nhờ đó trang thơ thật sinh động và có ý nghĩa. Dạo này trang chủ minh họa hình điêu luyện quá, làm Vân mỗi lần nhìn hình cứ thầm phục bạn mình. Ước gì chúng ta cứ già nhưng đừng bịnh đau gì hết, khỏe mạnh hoài hoài để cùng nhau trò chuyện trên trang thơ này nhỉ! Nhớ đó, khoẻ mạnh hoài hoài , khỏe mạnh dài dài và góp chuyện nhiều nhiều các bạn thơ nghen!
Vậy thì thầy S@ có bay cái vù qua .... " khấn " dùm NT ... "bắt cái chồng" không ? Thầy chớ bảo là: Chết chửa, để thầy hỏi lại sư phụ xem cái khấn này ra sao đấy nhá
NHƯ THƯƠNG này Muốn bắt cái chồng thì về đây cỏ xanh chỉ cho, chứ anh TƯ SAO làm sao mà rành khoản này được. Nhưng nếu chịu được cái giá phải trả thì cứ thử...chả là "ta cho một , ta lấy lại mười" mờ.
PHƯỢNG HỒNG Cảm ơn món bánh ú của chị, tất nhiên là ngon hơn bánh sầu riêng nhiều, vì cỏ xanh rất thích ăn bánh ú lá tre, nhưng mỗi năm mới được ăn một lần, ít quá, nên lúc nào cũng thấy chưa đủ.Nay đã có công thức của NHƯ THƯƠNG, để hôm nào về quê em làm thử , biếu lại chị nghe.
TÍM LỤC BÌNH Có thêm món treo lá xông và ăn cơm rượu nữa thì quả thật sinh nhật của cỏ xanh thật đầy đủ và rôm rả. Đúng là năm nay cỏ xanh thật may mắn , sinh nhật trùng với tết đoan ngọ, nên thật là xôm tụ, cỏ xanh mong rằng sang năm sẽ lại được trùng như thế này nữa, để được hạnh phúc thêm lần nữa.
CHÚT XÍU Năm nay sinh nhật cỏ xanh có thêm CHÚT XÍU chúc mừng thật là thêm một niềm vui lớn đến với cỏ xanh . Niềm vui đến với cỏ xanh tràn đầy, cỏ xanh thấy hạnh phúc tràn ngập mà các bạn TRANG THƠ đã mang đến cho cỏ xanh trong ngày này. Thật là quí giá vô cùng.
CỎ XANH CẢM ƠN TẤT CẢ SỰ ƯU ÁI MÀ CÁC BẠN ĐÃ DÀNH CHO CỎ XANH.
KIM CHI Lại thêm con gà nướng vàng của KIM CHI nữa thì sinh nhật năm nay của cỏ xanh thật giàu. Mời tất cả các bạn cùng thưởng thức. Riêng phần VIVU thì nhường lại cho chúng ta vì VIVU bị World Cup bắt mất hồn rồi. KIM CHI giỏi làm rượu cẩm thì đúng là một nàng dâu tuyệt vời của xứ Mường rồi.
LÁ THU VÀNG Không trễ đâu chị, một lời chúc của chị cũng đủ làm cỏ xanh ấm lòng, vì cỏ xanh biết chị rất bận , nên em rất quí . Mong có một ngày chị em mình lại có dịp ngồi hát với nhau.
MÂY LÀNH vâng cỏ xanh đồng ý với MÂY LÀNH , chúng ta cứ già đi , nhưng xin được mạnh khỏe để cứ vui vẻ mà sống và vào TRANG THƠ để thơ thẩn với nhau là quí hóa lắm rồi. và cỏ xanh cũng tin rằng tất cả các bạn TRANG THƠ đều mong thế. Mong một ngày được cùng ngồi hát với MÂY LÀNH.
Vừa rồi Nguyễn Tuệ Minh Chúc Mừng Sinh Nhật Cỏ Xanh, không hiểu sao khi publish comment thì biến thành 1 cái tên "LONG" nào lạ hoắc! Có lẽ đó là tên của chủ nhân cái laptop mà NTM mượn sử dụng! Xin lỗi Cỏ Xanh nhé!
50 comments:
CHỨC MỪNG SINH NHẬT CỎ-XANH.
CHÚC BẠN LUÔN TƯƠI NHƯ HOA.
NHƯ CÁNH ĐỐNG CỎ-XANH MANG ĐẾN TƯƠI MÁT CHO MỌI NGƯỜI.
MỜI BẠN VÀ CÁC BẠN DÙNG ĐƯỜNG LINK NÀY ĐỂ XEM QUÀ CỦA QH.
THÂN QUÝ.
http://www.kizoa.com/slideshow/d924727k5979265o1/happy-birthday-co-xanh
http://thanhuubanmethuot.blogspot.com/
Chúc mừng! Chúc mừng!
Cỏ Xanh một "cánh đồng xanh"
Nhạc vang tiếng hát 'ĐỒNG XANH" chiều tà
Chúc mừng sinh nhật như hoa
Vui đời trẻ mãi không già bạn ta!
HAPPY BIRTHDAY
CHÚC MỪNG SINH NHẬT CỎ XANH, tươi mát, vui vẻ, dịu dàng...
Nãy giờ Trang chủ loay hoay mãi để post một cái show cho Cỏ Xanh mà không thành công, thôi đành nhờ QH tiếp tay vậy.
Bên đó CX chắc rộn ràng lắm vì sinh nhật trùng với ngày Tết Đoan Ngọ , nhớ để dành cho SM mấy cái bánh ú nhỏ có nhân đậu xanh ngọt nhé.
Ơi các bạn LTV,HP,KC và S@ kể chuyện ăn Tết Đoan Ngọ ở SG và BMT cho nghe với. Hôm nay SM được biết QH lấy luôn ngày , nghỉ ở nhà ăn Tết lớn, nhớ mời mọi người chè, bánh ....đó.
CỎ XANH ,HOA BƯỚM tưng bừng
Cũng chàng bướm đó nhưng đổi màu bông hoa !
Chúc mừng CỎ XANH ,khen thay TRANG CHỦ nghệ thuật cao !
Bạn thơ CỎ XANH ơi,
NT Chúc Mừng Sinh Nhật CỎ XANH được xanh tươi mãi mãi như thảm cỏ, nhiều hạnh phúc muôn màu như cánh bướm và nhiều niềm vui như đoá hoa đỏ thắm rực rỡ nhé
Bây giờ NT " xắn tay áo " làm bánh ú nước tro đãi Sinh Nhật Cỏ Xanh nghen !
Mùng 5 tháng 5 ăn bánh ú tro
Bánh ú nước tro gói bằng lá tre, nếp được ngâm trong nước tro tàu. (dùng tro củi cho vào một cái khạp nhỏ rồi cho nước vào ngâm tro trong vòng một tháng, sau đó chiết nước tro ra, dùng loại nước tro tự ngâm để làm bánh).
Công thức làm bánh ú tro như sau:
Nguyên liệu:
1kg nếp
3 muỗng canh nước tro tàu
Cách làm:
Nếp ngâm nước cho nở, ngâm chừng nửa ngày, sau đó xả lại nước hai ba bận
Cho nếp vào thau, ước chừng 1 chén cơm nước pha với 3 muỗng canh nước tro tàu, quậy đều rồi cho vào thau nếp trộn đều, để qua đêm
Hôm sau mang nếp ra xả lại nước vài lần để ráo, trộn vào 1 muỗng canh dầu ăn, xóc đều là gói được.
Làm nhân đậu đỏ cho bánh ú tro:
500g đậu đỏ
Dường vàng 200g
Dầu ăn 1 muỗng canh
Đậu đỏ ngâm qua đêm cho nở, rửa sạch nấu chín, tán hay xay nhuyễn.
Cho chảo lên bếp, cho 1 muỗng dầu ăn rồi trút đường vào chảo, đảo đều và cho đậu vô xào đến khi đường tan là được, cho ra tô để nguội vo viên rồi mang gói bánh.
Và NT mời tất cả các bạn thơ cùng nếm thử bánh của NT nha
Suốt ngày hôm nay, cả nhà cỏ xanh bận rộn vì phải lo làm lễ nhập quan cho mẹ cô giáo trong trường, vì cô giáo chỉ có hai mẹ con , không một người họ hàng , thân thích nào cả. nên đến giờ này cx mới rảnh.
SƯƠNG MAI ơi,
Ngày hôm nay cỏ xanh không có tết đoan ngọ và cũng không có ngày sinh nhật. Bây giờ vào TRANG THƠ mới có sinh nhật đây. Cảm ơn SM đã làm cho mình tấm thiệp sinh nhật thật đẹp. Có hoa, có bướm là dời vẫn vui...và mình cũng thấy lòng lâng lâng...
QUÊ HƯƠNG
Cảm ơn những lời chúc thật mượt mà của bạn nhé. cỏ xanh cũng rất thích được tươi mát như lời chúc của bạn. cx cũng rất cảm ơn về món quà mà QUÊ HƯƠNG tặng.
RẤT QUÍ
THIÊN THANH
Cỏ xanh xin nhận lời vàng
Chúc mừng sinh nhật ngập tràn tình thân
ĐỒNG XANH trẻ mãi không già
Đời vui trong lúc chiều tà
có nhau
THÂN QUÍ
NGÀN SAU
Cỏ xanh cảm ơn sư mẫu, học trò thật ấm lòng khi sư mẫu vẫn không quên ngày sinh nhật của cỏ xanh.
RẤT QUÍ.
NHƯ THƯƠNG
Cỏ xanh rất quí những lời chúc êm ái của bạn và cảm ơn nhiều ví món bánh ú nước tro của bạn. Không ngờ NHƯ THƯƠNG lại nhiều tài như thế, món bánh của bạn ngon lắm đấy, mình lại học thêm được một cách làm bánh nữa rồi, cảm ơn bạn nhiều nha.
THƯƠNG NHIỀU.
Như Thương ơi ngoài tài làm thơ còn tài làm bánh trứ danh ,nghe qua thấy phát thèm lắm rồi, NT biết không hồi đó TT về quê chồng ở Ntrang lần đầu tiên ăn bánh ú tro thấy ngon lạ lùng,lại được bà cô già dậy cho cách làm nữa,nhưng thời gian đã quên mất hết nay NT nhắc lại công thức làm dễ dàng TT thích lắm..
Cỏ Xanh ơi ghen với CX lắm nghe,biết sao không??Được Trang chủ làm cho một tấm Card tuyệt đẹp ,có hình con bướm lay động trên cành hoa,hoa thì đẹp khỏi chê TC khéo lựa màu đỏ thắm rất nổi với con bướm đủ sắc màu.
Còn nữa được QH làm một Slide Show Sinh nhật có nhạc thật ý nghĩa tuyệt vời.
Vậy nào hoa bánh thiệp(tuy là bánh tro nhưng món dân gian rơi trúng nhằm ngày này)chỉ cần thắp nến lên,rót rươụ cần ra nữa thì thật là xôm tụ há
Quên đi bao ưu phiền vây bủa dù không phải mang đến cho mình.
Lucky day phải không CX??
Rất thương mến
Mừng sinh nhat Cỏ Xanh, chúc luôn luôn có nụ cười tươi như hoa mãi mãi trên môi, chúc trẻ mãi không bao giờ biết chữ tàn phai là gì !
Và cũng xin chúc như bức tranh trang chủ dể mừng SN của CX
Thân ái
CHÚC MỪNG SINH NHẬT CỎ XANH
Năm nay Vv mải mê World Cup nên không về dự Sinh Nhật của NÀNG được!
Bắt chước NT,Vv cũng vào bếp chế biến một con gà chân vàng theo công thức của KimChi để gửi đến CX nhé ..Thân chúc trúng xổ số cặp 10 !
Vivu
Chúc mừng Sinh Nhật CỎ XANH.
Cầu chúc có được toàn những ngày vui.
Cầu cho nụ cười cứ mãi nở trên môi mà có lần đã nhìn thấy.
“Ai về sau dãy núi Kim Bôi, nhắn rằng trong tôi chưa phai mờ….”
Cứ sống an nhiên như đời mình vốn có để tâm hồn thanh thản.
Có phải tên gọi từ một ý tưởng mình vẫn thật thà như cỏ?
Chúc mừng ngày CỎXANH ra đời và
tròn ...bấy nhiêu năm trong cuộc đời buồn vui hạnh phúc..mong sẽ mãi mãi tiếp tục với nụ cười trên môi ...
Cuộc đời như thảm CỎ XANH
Như hoa nở thắm trên cành ban mai!
Tết ăn bánh ú lá tre
Một bà nội trợ ở chợ Bà Chiểu mà chúng tôi hỏi chuyện nói, “Ðám con tôi hỏi sao Tết Mùng Năm lại ăn bánh ú lá tre, ngày thường không làm được sao.
Tôi cũng theo tập tục của ông bà để lại mà ăn Tết Mùng Năm nên cũng không rõ lắm.”
Bánh ú lá tre là một loại bánh đặc biệt chỉ làm để cúng và ăn trong ngày mùng năm, vì bánh ú ngày thường người ta gói bằng lá chuối. Ruột bánh ú lá tre được làm bằng thứ gạo nếp được ngâm qua nước tro cũng của lá tre, nên trong veo thấy cả nhưn bên trong. Người miền Nam nghèo trước đây thường ăn bánh ú lá tre không nhưn, nhưng coi ra vì ít tiền mà ăn bánh không nhưn chấm với mật đường mía lại có vị ngon lạ miệng hơn.
Theo nhà Hán học Phạm Hoàng Quân, tập tục cúng và ăn bánh ú của người miền Nam khởi nguồn từ dân Minh Hương lưu vong nhà Thanh đến miền Nam thời kỳ khai phá. Ban đầu người ta gói bánh để trần không có bao bì gì ráo, mục đích là khi cúng xong ném xuống sông cho cá tôm dễ rỉa ăn, để không động đến hồn và xác Khuất Nguyên.
Người Hoa họ tôn sùng thi sĩ - danh nhân bất đắc chí Khuất Nguyên thành ra có tập tục này, từ cơ nguyên đó rồi lần theo thời gian người Việt thay đổi đi, biến cái Tết Ðoan Ngọ thành cái Tết nửa năm, bánh phải được làm, được gói bằng lá tre (tre là một loại cây được tin rằng tượng trưng cho người quân tử) để cúng ông bà tổ tiên sau đó là ăn, nhất là cho đám con nít. Thời xưa ít kẹo bánh, đứa con nít nào được cho một chùm bánh ú lá tre là mừng húm.
Ngày 16 tháng 6 cũng là ngày MỒNG 5 THÁNG 5 _TẾT ĐOAN NGỌ(THEO TẬP TỤC TÀU NGÀY XƯA)
Mời luôn CỎ XANH một bữa BÁNH Ú !
MỪNG SINH NHẬT còn ngon hơn bánh
SẦU RIÊNG !
Treo lá xông và ăn cơm rượu
Người Sài Gòn ngày nay vẫn còn giữ tập tục ngày Tết nửa năm mua một bó lá thơm, gồm lá ngũ trảo, lá ngải cứu, khuynh diệp, lá sả... và một nhánh xương rồng về treo trước cửa nhà, treo cho tới khi nào héo mới bỏ đi.
Riêng với người miền Bắc di cư thì vẫn còn nguyên tập tục ăn cơm rượu vào ngày mùng năm. Ăn cơm rượu làm theo kiểu người Bắc trong tiết giao mùa mới biết thế nào là hương thơm nồng nàn của sản vật nông nghiệp trong nền văn minh lúa nước.
Thật ra cái nghĩa đen ăn cơm rượu, treo lá xông nhằm phòng ngừa sâu bọ trong ngày Tết sâu bọ đã không còn nhiều ý nghĩa trong thời đại virut và siêu vi rút, nhưng nghĩa bóng của việc phòng ngừa các chứng, các hiện tượng thời khí xấu vẫn còn nguyên.
Ở Việt Nam hiện nay, người dân hàng ngày hàng giờ phải sống chung với biết bao nhiêu vấn nạn độc tài, tham nhũng, tàn phá môi trường môi sinh, tê nạn xã hội... Ðích thị là thời khí xấu, nên cần lắm ngày Tết nửa năm mọi gia đình treo lá xông, ăn bánh ú lá tre, ăn cơm rượu...
MỪNG SINH NHẬT CỎ XANH
Thêm một màn TREO LÁ XÔNG và ĂN CƠM RƯỢU nữa..vậy là đầy đủ nha!
Mừng Sinh Nhật CX. VK chúc Bạn thơ luôn được toại nguyện với những gì mình mong ước .
" Chúc mừng, chúc mừng "
VK.
TLB thêm vào đúng như ý SM đã nghĩ đến, muốn ăn một chén cơm rượu nhưng ở thành phố nhỏ này đâu có mà mua. Hồi đó khi Má làm cơm rượu bằng nếp than, SM cũng lân la đứng sát bên dòm, bốc vài cục xôi ăn trước, rồi phụ rắc men đã tán mịn thành bột vào cho đều, ủ thật kín. Ngày ngày chờ nhẩm, nhắc chừng miết, đợi cho đủ thời gian lên men thành cơm rượu ngọt, xin một chén múc từng muỗng nhỏ,ăn chầm chậm, lén múc thêm chút rượu y chan vào.( Vậy cũng hồng đôi má)
Mấy bà hàng xóm người Nam lại ưng làm nếp trắng và vo thành viên tròn nhỏ, ăn cũng ngon, mềm , khác kiểu cơm rượu bằng gạo lức.
Nghe nói sáng nay NT xắn tay áo làm bánh ú nước tro, xem ra thì công thức cũng bài bản lắm, SM cũng cất lại chắc vài năm sau sẽ khéo tay thực hành.
Đây là một bài văn khấn ngày Tết Đoan ngọ thật sự, không phải chuyện đùa.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật.
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bổn cảnh Thành hoàng, ngài Bổn xứ Thổ địa, ngài Bổn gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh.
Tín chủ chúng con là: SƯƠNG MAI
Ngụ tại: Trang Thơ
Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sắm sanh lễ vật, hương đăng, trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bổn cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bổn xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bổn gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Hiển Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ SƯƠNG, cúi xin các vị thương tưởng con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Thầy cúng s@...khấn vái.
Cơm rượu nếp cẩm - món ăn bổ dưỡng
Nếp cẩm dùng để làm cơm rượu vẫn còn nguyên lớp vỏ lụa và lớp cám nên rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là protein, lipid, các nguyên tố vi lượng và vitamin (nhất là vitamin B1). Ngoài tác dụng bồi bổ cơ thể, cơm rượu nếp cẩm còn giúp ăn ngon miệng, kích thích tiêu hóa.
Ngoài ra, y học cổ truyền cũng thường dùng cơm rượu nếp cẩm để dẫn thuốc vào tỳ vị và thận kinh. Sau đây là một cách chế biến cơm rượu nếp cẩm để dùng dần:
Chuẩn bị: Gạo nếp cẩm lức (chỉ xay bong vỏ trấu, không giã) 1 kg, rượu trắng 1 lít, men rượu 100 g (2 bánh men).
Cách làm: Gạo nếp cẩm nhặt hết thóc, sạn, vo sạch rồi nấu thành cơm (chỉ cho ít nước xăm xắp). Cơm chín đổ ra khay sạch, tãi mỏng cho mau nguội. Men rượu giã nhỏ, chia làm 2 phần, lấy một phần trộn vào cơm nếp khi còn ấm. Sau đó cho cơm nếp vào lọ thủy tinh hay vò sành (rửa sạch, phơi khô), cứ rải một lớp cơm nếp cẩm lại rải một lớp mỏng men rượu (phần còn lại).
Đậy nắp lọ lại, sau 3 ngày mở ra, cho thêm 1 lít rượu trắng vào rồi tiếp tục đậy kín nắp trong 20 ngày nữa. Sau đó đem cơm rượu ra, chắt lấy nước rượu lên men, vắt bỏ xác gạo nếp, chỉ dùng nước. Nước rượu lên men này có màu đỏ tím, thơm, vị ngọt.
Những người tiêu hóa kém hoặc chán ăn nên dùng nước cơm rượu mỗi ngày 2 lần trước bữa ăn, uống mỗi lần một chén nhỏ (50-60 ml).
BS Vũ Nguyên Khiết, Sức Khỏe & Đời Sống
Một một ngày để nhớ, một việc làm khó quên. Nghiã cử khó quên nên làm ngày đặc biệt thêm dễ nhớ. Năm nay Cỏ Xanh dược thêm một lời chúc mừng cũa chx, ca ngợi sự làm đẹp tình người. Mong CX nhận được tất cả những hảo ý trọn vẹn của bằng hữu xa gần.
Rất cám ơn Thày cúng s@ nhân dịp SN Cỏ Xanh trùng với ngày Tết Đoan Ngọ đã nhiệt tình khấn vái cho Trang thơ " Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng" để vui vẻ cả làng, tình thơ đầy ắp. Quả thật SM không hề biết khấn vái bài bản nhiều đến thế, phen này được học hỏi thêm xin bái sư phụ ba xá.
Cỏ xanh ngồi đây mà ...lòng siết bao mừng vui...vì sinh nhật kỳ này nhiều quà và nhiều lời chúc tươi đẹp quá, cỏ xanh nhận tất cả và thấy hồn mình phơi phới trẻ trung lại...
Cỏ xanh cảm ơn tình thân thương thật chan hòa của các bạn trong TRANG THƠ
THIÊN THANH ơi, phải ghen thêm với cỏ xanh đi vì cỏ xanh có thêm món gà chân vàng này , có thêm món rượu nếp lá xông này và có cả một bài khấn tết Đoan Ngọ thật bài bản nữa chứ. THIÊN THANH thấy không, sinh nhật cỏ xanh cũng "oách" quá đi chứ.
PHƯỢNG CÁC
Cỏ xanh thích câu chúc:"...không bao giờ biết chữ tàn phai là gì!" của huynh quá. Gía như mà được mãi như thế thì tuyệt quá... nhưng dù có thế nào đi nữa... thì cỏ xanh tin rằng tâm hồn của tất cả chúng ta đều trẻ mãi không già...
KIM CHI vào trang thơ được hơn một
năm rồi ,lần này lại được dự SN của CỎXANH,lại nhằm ngày TẾT ĐOAN NGỌ,được ăn bánh Ú ,uống rượu cẩm,cũng vui quá.
KIM CHI xin nâng ly rượu cẩm chúc mừng CỎ XANH luôn luôntươi trẻ,và thêm con gà nướng vàng mời luôn VIVU và các bạn ,ai muốn tham dự xin nâng ly...KIM CHI biết làm rượu
cẩm mà NS rất thích..
Một lần nữa chúc mừng CỎXANH lúc nào cũng vui vẽ,luôn luôn có nụ cười...
Ngày hôm qua, Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch, tui có việc phải vô Chợ Lớn. Thấy người Hoa cúng Tết Đoan Ngọ xôm tụ quá, bèn làm luôn một chuyến "Chợ Lớn du ký" phần 2 để tìm hiểu thêm về phong tục tập quán của người Hoa về ngày tết nầy.
Do sự giao thoa của hai nền văn hoá Việt nam và Trung Hoa đã mấy ngàn năm, thiết nghĩ chúng ta biết thêm một chút cũng hay.
Bánh bá trạng là một loại bánh của người Hoa, thường được dùng để cúng trong dịp tết Đoan Ngọ (mùng 5-5 âm lịch). Nhìn về hình dáng bên ngoài, bánh bá trạng tương tự như bánh ú của Việt Nam, nhưng to hơn, vị đậm hơn và có nhiều nhân hơn.
Về lịch sử, chiếc bánh có nguồn gốc từ đâu vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng lý do được chấp nhận nhiều nhất là để cúng tưởng nhớ Khuất Nguyên - một nhà thơ nổi tiếng và được mọi thế hệ người Trung Hoa kính trọng.
Nguyên liệu đầu tiên để làm bánh bá trạng phải kể đến là đậu phộng luộc, được chế biến khá công phu. Hạt đậu phộng phải là hạt tròn to, cỡ đầu ngón tay út trở lên, ngâm mềm và đem luộc với nước có bỏ các vị thảo dược (tùy theo từng gia đình mà có các bí quyết gia truyền riêng). Khi đậu mềm sẽ được vớt ra, để ráo. Người ăn sẽ cảm nhận được vị bùi, béo của đậu phộng, vị mặn của thuốc bắc và mùi thơm của thảo dược. Nếu làm không khéo, đậu sẽ có vị chát đắng, rất khó ăn!
Bánh bá trạng bắt buộc phải có đậu phộng. Bánh bá trạng mà không có đậu phộng là biết ngay đồ... dỏm!
Vỏ ngoài của bánh gồm có nếp và đậu phộng, người làm bánh sẽ cân nhắc lượng đậu phộng và "ngắm nghía" để đậu phộng được dàn trải đều quanh chiếc bánh khi thành phẩm.
Nhân bánh là "bản tình ca" của các thứ: lạp xưởng, tôm khô, nấm đông cô (có nơi thì cho nấm mèo), trứng vịt muối và thịt heo.Thịt heo để làm bánh là phần thịt đùi (có da, mỡ và nạc). Sau khi rửa sạch và thấm khô nước, thịt sẽ được thái thành những miếng vuông vức (như người ta cắt thịt để kho tàu).
Thịt ướp phải vừa ăn, không mặn, không lạt (như bánh chưng), có mùi thơm (mùi thơm này là mùi chủ đạo của chiếc bánh) và một mùi mà ai cũng biết đó là mùi ngũ vị hương! Tôm khô, lạp xưởng, nấm đông cô đều được sơ chế trước khi làm bánh (mỗi gia đình sẽ có cách sơ chế riêng và đây cũng được xem là bí quyết gia truyền, chỉ truyền cho con cháu trong nhà muốn theo nghề của tổ tiên).
Hi Cỏ-Xanh,
Vậy là sinh nhật này Bạn vui nhiều.
Hoa, Quả, Bánh..Rượu..tình Bạn Bè...không thiếu thứ gì.
Chúc thêm lần nữa là mong Bạn vui hoài như ngày nào cũng là ngày sinh nhật của mình.
Nhân khi nhắc đến ngày tết Đoan Ngọ, QH xin nói thêm một chút về điển tích này.
Khi nói đến ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch., Tết Đoan Ngọ thì chắc không ai không nhắc đến Khuất-Nguyên, nhà thơ với bài thơ Ly tao nổi tiếng của Ông.
...Vào cuối thời Chiến Quốc, có một vị đại thần nước Sở là Khuất Nguyên. Ông là vị trung thần nước Sở và còn là nhà văn hoá nổi tiếng. Tương truyền ông là tác giả hai bài thơ Ly tao và Sở từ, nổi tiếng trong văn hóa cổ Trung Hoa, thể hiện tâm trạng buồn vì đất nước suy vong với hoạ mất nước. Do can ngăn vua Hoài Vương không được,lại bị gian thần hãm hại, ông đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn ngày mùng 5 tháng 5. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh,lấy bỏ gạo vào ống tre rồi thả xuống sông cúng Khuất Nguyên. Ngoài ra, có truyền thuyết khác về sự bắt nguồn của ngày tết Đoan Ngọ, nhiều nguồn tin cho rằng tập tục tết Đoan Ngọ là bắt nguồn từ Hạ Trí trong thời cổ, có người thì cho rằng, đây là sự tôn sùng vật tổ của người dân vùng sông Trường Giang..//
(Ghi chú; Bạn nào thích đọc nguyên bài thơ Lytao, xin liên lạc cô Trang chủ. Vì nó dài quá đến 370 câu.)
Và ngay này, người Hoa có làm một loại bánh gọi là bánh Bá Chạng, hay Bá Trạng hay Bak Chang.
Hôm qua, QH cũng ăn ké một ngày nghĩ, ở nhà để gói bánh.."thợ dọn dẹp..". Loại bánh này khác với bánh ú của NT bày cách làm, cũng gói bằng nếp,lá tre, nhưng bên trong gia vị đũ thứ.."hằm bà lằng" như Tàu vậy. Có nấm, thịt, lạp xưởng, lòng đỏ trứng muối, hạt dẻ...Vì nhưng nhiều và đủ thứ, nên một cái bánh Bá chạng..to tổ bố..thà hồ mà ăn..hai người ăn không hết.
Ngày nay..người Hoa còn gọi bánh Bá chạng với tên là "Sticky Rice Dumpling".
http://www.youtube.com/watch?v=VrcfecJVPTs
Lá để gói bánh là lá tre, nhưng hiện nay thông dụng nhất là gói bằng lá dong, vì tính tiện dụng của lá dong và một phần cũng là do lá dong không làm thay đổi mùi vị của bánh sau khi nấu.
Lá phải được rửa sạch, chần sơ, lau khô, ủi thẳng trước khi gói. Người ta ủi lá bằng cách dùng một miếng vải dầy đủ lớn, đem hơ nóng trên lửa rồi vuốt theo chiếc lá để làm cho lá thẳng ra, tương tự như khi ủi lá để chằm nón lá. Chiếc bánh bá trạng có ngon và chiếm được cảm tình hay không là phụ thuộc hoàn toàn vào sự khéo léo của đôi tay người gói.
Do thành phần nhân bánh khá nhiều nên bánh bá trạng thường to, có cái to cỡ bàn tay người lớn xòe rộng, chính vì thế mà người gói phải chặt tay để bánh không bị bung trong quá trình nấu và nước không thấm vào bên trong.
Sau khi gói bánh, khâu cột bánh cũng là vấn đề khó khăn, vì phải cột làm sao để bánh có hình dáng như chiếc bánh ú: nhô cao và xòe rộng, đây cũng là hình ảnh đại diện cho tư tưởng “nở hậu”của người Hoa.
Kỹ thuật cột dây của bánh bá trạng cũng khác so với cách cột của bánh tét. Chỉ với 1 sợi dây quấn tròn quanh thân bánh vừa tạo dáng vừa giúp bánh không bị bung. Nếu cột quá chặt tay, khi nấu bánh, nếp sẽ bung ra bên ngoài, rất mất thẩm mỹ. Còn nếu cột không chặt thì nước sẽ thấm vào bánh, ăn không ngon và để không được lâu. Từ trước đến nay, khâu cột bánh luôn do bàn tay khéo léo, uyển chuyển của phụ nữ đảm nhận.
Khi thưởng thức bánh, người ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt của nếp, vị béo của đậu phộng, vị mặn của tôm khô, mùi thơm của lạp xưởng và sự hòa quyện của thịt heo, trứng muối. Nếu đi xa, chỉ cần mang theo một chiếc bánh là đủ no cả ngày. Một chiếc bánh bá trạng cỡ nhỏ có trọng lượng khoảng hơn 200gr.
Do tính đặc thù nên bánh bá trạng thường chỉ xuất hiện vào dịp tết Đoan Ngọ (cũng như truyền thống cúng bánh chưng của người Việt). Ngoài bánh ú lá tre thì bánh bá trạng là một phần không thể thiếu để cúng trong dịp này. Bánh được cúng thành từng cặp. Do nguyên liệu làm bánh thuộc hàng "xịn" nên giá thành bánh khá cao. Thời giá hiện nay là 180.000 đồng một cặp tại Chợ Lớn.
Để ăn đúng điệu người Hoa thì khi ăn bánh bá trạng phải ăn chung với... đường cát trắng. Thói quen này không phải ai cũng có thể làm theo được. Nhưng cho dù không ăn với đường cát trắng thì bánh bá trạng cũng đủ ngon để chiếm được cảm tình của người ăn!
Lại nó thêm một chút về Tết Đoan Ngọ.
Hàng năm, nhiều địa phương trên khắp đất nước, cứ đến mồng 5 tháng 5 âm lịch lại tổ chức ăn Tết Đoan ngọ. Và câu ca dao sau đây như nhắc nhở mọi người :
Tháng tư đong đậu nấu chè
Ăn tết Đoan ngọ trở về tháng năm.
Vậy Tết Đoan Ngọ là Tết gì? Theo sách “Phong thổ ký” thì Tết Đoan Ngọ được gọi là Tết Đoan Dương. Đoan Ngọ là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa). Còn Dương là mặt trời, là khí dương, Đoan Dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.
Sở dĩ Tết này gọi là Tết Đoan Ngọ, chính vì tháng 5 là lúc bắt đầu trời nắng to, khí dương đang thịnh như mặt trời vào lúc giữa trưa. Theo quan niệm Đông phương thì phương Nam là chính ngọ, mà ngọ là ngôi dương cho nên Tết này gọi là Tết Đoan Dương. Ở Trung Quốc, họ gọi Tết Đoan Ngọ là Tết Trùng Ngũ vì là hai con số 5 gặp nhau, mồng 5 tháng 5.
Trong văn hoá Việt thì ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch lại là ngày giỗ Quốc mẫu Âu Cơ. Trong dân gian đã lưu truyền câu ca dao:
Tháng Năm ngày tết Đoan dương.
Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang.
Ở miền đông Nam Bộ thì ngày mùng 5 tháng 5 còn được gọi là ngày "Vía Bà", thờ LINH SƠN THÁNH MẪU trên núi Bà Đen Tây Ninh.
Ở Đồng Tháp nói riêng và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch còn gọi là ngày "nước quay", vì cứ theo lệ hàng năm, nước ở thượng nguồn đổ về đến nước ta làm nước sông trở thành đỏ đục và có nhiều xoáy nước. Và năm nào cũng vậy, ngày này được coi là ngày bắt đầu của những mùa lũ hàng năm.
Thứ tư, 5/5 là ngày cực dương hoặc gần với cực dương, con người cũng như mọi vật cần dự trữ năng lượng để chống lại dương khí quá cao của trời đất. Họ cần ăn một số hoa quả hay thực phẩm giàu năng lượng như trứng luộc, cơm rượu, cháo chè kê, bánh đa, uống rượu xương bồ... để khai mở cửu khiếu (9 cái lỗ tự nhiên trên cơ thể), thông dương khí hòa cùng trời đất. Nhiều người còn ăn những hoa quả có vị chua như mận với hàm ý giảm sự mãnh liệt của Can (gan khí), hạn chế những tác động xấu tới tạng Tâm và hệ thống mạch máu.
Nhiều người cho rằng vào tết Đoan Ngọ, cây cối sẽ tích trữ nhiều dược chất để chống lại dương khí khắc nghiệt. Do đó nhiều lương y tổ chức hái thuốc vào trưa 5/5 để mong có hiệu quả cao hơn.
VIVU này,
Tha cho cái tội mải mê WORLD CUP, có con gà chân vàng là cỏ xanh nhe răng cười liền, yên tâm đi.
Chắc sáng mai phải đi mua vé số để còn trúng như lời VIVU chúc chứ. nhưng mà cặp mười thì nhiều tiền quá, mà nhỡ không trúng thì tiếc tiền lắm, thôi chẳng mua đâu. vậy là lời chúc này cỏ xanh để dành, đến khi nào có thần linh mách bảo con số nào chắc trúng thì cỏ xanh mới mua nha VIVU ?...
THÂN.
Cỏ Xanh ơi,
Không vào trang thơ mới 1 ngày mà giựt mình vì các bạn đã chúc mừng sn CX,lên tới 31 comments.
Tuy trễ,nhưng CX vẫn vui để nhận lời chúc của mình nhé.
Chúc CX luôn xinh đẹp,hát hay,và bên mình luôn có nhiều người ưu ái ... và đúng ngày Tết Đoan ngọ này thì cứ tì tì thưởng thức các món ngon do mọi người gởi tặng.Thân
SAO
cảm ơn những lời chúc rất chân thực của anh. Mà cỏ xanh cũng nghĩ rằng, bây giờ tuổi đã già rồi , chẳng còn sống mấy chốc nữa nên phải sống cho vui , gạt mọi ưu tư đi để sống cho thanh thản...
Huynh thật là có một kiến thức thật rộng rãi , muội cảm thấy huynh hầu như đều hiểu rộng về mọi lĩnh vực, có một ông anh như thế muội thấy thật vững tâm...
Bài khấn tết Đoan Ngọ dài thế làm sao mà nhớ hết được , vậy muội có thể viết ra giấy , rồi cứ thế mà đọc lên cúng được không huynh? thường thì ở trên nhà cx cũng ăn tết đoan ngọ rất lớn , nhưng việc khấn vái trong nhà có thầy MO riêng , chuyên lo cúng bái. Bây giờ xuống đây rồi cx chỉ đặt lễ cúng lên bàn thờ , thắp nhang rồi thôi , chả khấn khứa gì hết .
Còn cái tên cỏ xanh huynh cũng đoán đúng một phần , phần còn lại là đơn giản và nhỏ mọn như ngọn cỏ thôi. Mà QUÊ HƯƠNG đặt cái tên này cho cỏ xanh đấy và cx nhận ngay khi mới vào TRANG THƠ huynh ạ.
Cỏ-Xanh ơi:
Xanh và mượt mà như cọng cỏ, như cánh đồng xanh mang đến cho đời nguồn sống tươi mát. Chứ không có "mọn" nha.
OK
Cỏ Xanh ơi,
Ừ nhỉ ... ngày Sinh Nhật mình là mình cứ rối rít lên, rồi thì ... rối rắm lên khi nhìn thấy mình có nhiều quà quá - biết mở quà nào trước đây
Nhắm mắt hên xui đụng món quà nào thì mở món quà ấy ra trước vậy
Hồi xưa NT còn đi học, vài đứa bạn thân biết ngày sinh nhật của mình thường hay đãi mình CÀ REM MỘT BỤNG !
Cả bọn xúm xít quanh ông bán cà rem cây trong thùng bằng nhôm và được chở trên xe đạp, thế là mỗi đứa mút cà rem đến khi " tê tái " thì mới trả tiền đi Và tụi nó đặt tên là Cà Rem Một Bụng vì ăn đến đầy bụng cơ mà !
Làm vậy hổng được đâu Cỏ Xanh ơi!
Khi khấn mình phải nhắm mắt, tập trung toàn bộ tinh thần vào lời khấn mới được chấp lễ.
Ai mà khi khấn vái lại không thuộc bài, mắt cứ mở thao láo nhìn vào tờ giấy thì mấy Ông Phật, Ông Tiên, Ông Thần lại ngỡ mình mở mắt canh chừng lễ vật thì ai mà dám nhận?
Năm sau, nếu có cúng Tết Đoan Ngọ, Cỏ Xanh cứ hú một tiếng trên Trang Thơ, Thầy s@... sẽ mặc áo thụng, đội mũ cánh chuồn tới tận tư gia khấn vái dùm cho theo đơn đặt hàng.
Hoàn toàn miễn phí!
Thầy ơi,
Thầy có nhận "đi khấn vái" ở nước ngoài không Thầy.??
Chỉ sợ mấy Ông nội ở Lãnh sự quán Huê Kỳ khi in-tờ-viu họ NO OK thôi, chớ xa mấy Thầy cũng đi.
NGHỀ NGHIỆP mà!
Cỏ xanh ơi !
Vắng vài hôm ghé trang thơ nghe rộn ràng tưng bừng với bao nhiêu lời chúc mừng sinh nhật của Cỏ xanh.
Vân chúc cỏ xanh lúc nào cũng mượt mà tươi mát như thảm cỏ của SM minh hoạ đây nè .Đẹp ghê vậy đó. Vân nghĩ tâm hồn của cỏ xanh chắc là dễ thương lắm, giọng hát lại tuyệt vời nữa ,nghe các bạn thơ nhắc nhở nên Vân đoán vậy.
Trong trang thơ chúng ta , mỗi người đều có một nét riêng đáng yêu và có những điểm chung đáng quý; yêu thơ , làm thơ nhanh , vui và hay nữa. một chút là ra thơ rồi, thân tình , vui vẻ, đoàn kết ...Chúng ta có những phút giây thoải mái tâm hồn ,điều này nên cám ơn trang chủ trước, kế đến là chúng ta cùng cám ơn nhau vì ai cũng góp phần nhờ đó trang thơ thật sinh động và có ý nghĩa. Dạo này trang chủ minh họa hình điêu luyện quá, làm Vân mỗi lần nhìn hình cứ thầm phục bạn mình. Ước gì chúng ta cứ già nhưng đừng bịnh đau gì hết, khỏe mạnh hoài hoài để cùng nhau trò chuyện trên trang thơ này nhỉ!
Nhớ đó, khoẻ mạnh hoài hoài , khỏe mạnh dài dài và góp chuyện nhiều nhiều các bạn thơ nghen!
Vậy thì thầy S@ có bay cái vù qua .... " khấn " dùm NT ... "bắt cái chồng" không ?
Thầy chớ bảo là: Chết chửa, để thầy hỏi lại sư phụ xem cái khấn này ra sao đấy nhá
Chào NHƯ THƯƠNG.
Một lời đề nghị nghe thiệt hay ho.
Cái vụ nầy thuộc về phạm vi khác rồi, Thầy không chuyên trị.
Cố thì cũng được đấy, nhưng nghĩ lại câu Ông Bà thường nói: "Bắn súng không nên thì đền đạn" Thầy hãi lắm, không dám nhận lời đâu.
Nếu muốn, lần sau tháp tùng SƯƠNG MAI về VN gặp CỎ XANH học Bùa...(tùy chọn) chắc là sẽ được như ý thôi.
NHƯ THƯƠNG này
Muốn bắt cái chồng thì về đây cỏ xanh chỉ cho, chứ anh TƯ SAO làm sao mà rành khoản này được. Nhưng nếu chịu được cái giá phải trả thì cứ thử...chả là "ta cho một , ta lấy lại mười" mờ.
PHƯỢNG HỒNG
Cảm ơn món bánh ú của chị, tất nhiên là ngon hơn bánh sầu riêng nhiều, vì cỏ xanh rất thích ăn bánh ú lá tre, nhưng mỗi năm mới được ăn một lần, ít quá, nên lúc nào cũng thấy chưa đủ.Nay đã có công thức của NHƯ THƯƠNG, để hôm nào về quê em làm thử , biếu lại chị nghe.
THƯƠNG QUÍ.
TÍM LỤC BÌNH
Có thêm món treo lá xông và ăn cơm rượu nữa thì quả thật sinh nhật của cỏ xanh thật đầy đủ và rôm rả.
Đúng là năm nay cỏ xanh thật may mắn , sinh nhật trùng với tết đoan ngọ, nên thật là xôm tụ, cỏ xanh mong rằng sang năm sẽ lại được trùng như thế này nữa, để được hạnh phúc thêm lần nữa.
QUÍ MẾN
CHÚT XÍU
Năm nay sinh nhật cỏ xanh có thêm CHÚT XÍU chúc mừng thật là thêm một niềm vui lớn đến với cỏ xanh .
Niềm vui đến với cỏ xanh tràn đầy, cỏ xanh thấy hạnh phúc tràn ngập mà các bạn TRANG THƠ đã mang đến cho cỏ xanh trong ngày này. Thật là quí giá vô cùng.
CỎ XANH CẢM ƠN TẤT CẢ SỰ ƯU ÁI MÀ CÁC BẠN ĐÃ DÀNH CHO CỎ XANH.
TRÂN TRỌNG.
KIM CHI
Lại thêm con gà nướng vàng của KIM CHI nữa thì sinh nhật năm nay của cỏ xanh thật giàu. Mời tất cả các bạn cùng thưởng thức. Riêng phần VIVU thì nhường lại cho chúng ta vì VIVU bị World Cup bắt mất hồn rồi.
KIM CHI giỏi làm rượu cẩm thì đúng là một nàng dâu tuyệt vời của xứ Mường rồi.
THƯƠNG QUÍ
LÁ THU VÀNG
Không trễ đâu chị, một lời chúc của chị cũng đủ làm cỏ xanh ấm lòng, vì cỏ xanh biết chị rất bận , nên em rất quí . Mong có một ngày chị em mình lại có dịp ngồi hát với nhau.
THÂN QUÍ
MÂY LÀNH
vâng cỏ xanh đồng ý với MÂY LÀNH , chúng ta cứ già đi , nhưng xin được mạnh khỏe để cứ vui vẻ mà sống và vào TRANG THƠ để thơ thẩn với nhau là quí hóa lắm rồi. và cỏ xanh cũng tin rằng tất cả các bạn TRANG THƠ đều mong thế. Mong một ngày được cùng ngồi hát với MÂY LÀNH.
THƯƠNG.
Chúc mừng Sinh nhật Cỏ Xanh.
Chúc Cỏ Xanh 365 ngày luôn xanh tươ mơn mởn... luôn vui tươi, hạnh phúc và nhiều may mắn!
HAPPY BIRTHDAY!
Vừa rồi Nguyễn Tuệ Minh Chúc Mừng Sinh Nhật Cỏ Xanh, không hiểu sao khi publish comment thì biến thành 1 cái tên "LONG" nào lạ hoắc! Có lẽ đó là tên của chủ nhân cái laptop mà NTM mượn sử dụng! Xin lỗi Cỏ Xanh nhé!
Thân chúc bạn Sinh Nhật vui vẻ!
Post a Comment