Thức dậy thật sớm, vào cái buổi đất trời còn yên ắng nửa mơ nửa thật, đọc DỐC MƠ xong không có điều gì để bình mà chỉ có những cảm nhận của người " làm thân du mục kéo hoài cõi không". Thú thật, mắt nhắm mắt mở, đọc lần thứ nhất chỉ thấy một đống chữ có âm điệu diụ dàng. Đọc xong lần thứ hai, có những điều gì đó còn vướng vất lại trong lòng, khiến mình phải đọc thêm. Đọc lần thứ ba nhận ra vài tương phản ... Và rồi cứ thế đọc thêm không biết đến lần thứ mấy mới tìm thấy trong tương phản nẩy ra nhiều ẩn dụ. Những ẩn dụ nói đến một sự chưa dứt khoát: Biết đời nầy không là gì cả mà sao cứ lê thân dấng bước, miệt mài, mà rồi khi buông tay còn có gì?(du mục/cõi không). Biết là không thực thì sao phải dối lòng cầu cho được, chịu tiếng thị phi? (huyễn mộng/dối gian). Không chấp nhận cái kết cuộc không như ý nhưng rồi lại muốn giữ nó cho riêng mình! (xua/ngắt...) Và cái ẩn dụ 'trăm con hạt bụi/ bay vàng phố mơ', làm chútxíu liên tưởng đến một đọan kinh Diệu Pháp Liên Hoa nói về cái to lớn vô cùng, cái lâu xa vô cùng mà một kiếp sống chỉ là một hạt buị biểu thị bằng một chấm mực nhỏ cho một nghìn cõi nước mà giòng mực nầy là từ tam thiên đại thiên thế giới mài ra làm thành.(Phẩm thứ sáu: Hoá thành dụ). chútxíu đã phải zoom lên để xem có đúng là 'con' hay 'cơn'. Vẫn con hạt buị, cho dẫu là trăm đi nữa, thì làm sao vàng được một phố? Vậy thì 'phố mơ' đây không chỉ là phố đẹp, phố người ta ước có, mà lại còn là phố không thực, chỉ có trong mơ mà cũng còn là một cái gì quá lớn. Và 'bay vàng phố mơ', không chỉ là phủ đầy mà như là bay tiêu luôn: một cái gì nhỏ nhoi cũng làm tan biến được điều thật to lớn! Nếu chúxíu cảm nhận được điều mà tác giả bài thơ không muốn nói đến, như S@ và CỎ XANH đã có lần nhận xét, thì xin các bạn cứ coi như chútxíu cầm nhầm, 'mượn hoa cúng Phật', và vui vẽ cùng chútxíu thưởng ngoạn lại tác phẩm của mình, âu đó cũng là cái duyên văn nghệ và có lẽ cũng là mục đích của Trang Thơ. Lấy tâm mà đọc cho lòng, Nếu không phải vậy, SÁC KHÔNG đó mà.
Các bạn trang thơ ơi,bài Dốc Mơ ThiênThanh viết khi đang chống gậy cà lọc cọc nên cũng "liu xiu" nghiêng ngả đó mờ... Các bạn hay thật PC thì đặt ra vấn đề đố vui để học,Trang chủ ứng khẩu liền thiệt nhanh lẹ,Sao thì thấy ngay "ốm yếu" còn Chút Xíu..hà hà biết nói sao đây,đúng là thấy hơn tác gỉa..thấy.. Thiên Thanh rất vui sáng ra như uống ngụm trà tiên.....
Đúng là trang thơ hội tụ những tâm tình buồn vui giàn trải...TT
Quê Hương ơi Đèo NGang của bà Huyện Thanh Quan đó. Uống cà phê chưa mà dốc với đèo.Sáng ra tìm bài càphê một mình mà chưa ra,đang đi tìm vợ chồng ca sỉ Phương Thảo Khắc triệu đây
Ô Ô xí mê nói lộn xin nói lại Phương Thảo và Ngọc Lễ ,đem Khắc Triệu của Cẩn Vân mà "gả" cho Phương Thảo bả quánh cho ...dô bệnh viện luôn.. đúng là chưa có cà phê nên lạng quạng qué...
Đọc bài thơ dốc mơ của Thien Thanh PC lùng bùng lổ tai, đến cuối bài thơ có 2 từ mà PC không hiểu là "liêu riu" và "liu xiu". Giống như ngày xưa các cao thủ đi tìm bí kíp luyện vỏ công, khi gặp 1 hình quyền không hiễu thì phải ngồi thiền suy nghĩ cho ra, hoặc tầm thầy mách bảo.
PC bèn nhờ tổ "Search" sau 18 trang tìm kiếm thì may mắn thay tìm ra như thế nầy: Bài hát Nhớ Mẹ Lý Mồ Côi Đăng bởi: lemmadao
Mẹ qua đời khi con còn trong nôi.Cha bỏ con bơ vơ đi theo người.Cậu mang về cưu mang vì thương cháu.Khắc sữa bú tay mồ côi lúc chào đời. Cậu qua đời khi con vừa thôi nôi.Sao nhẫn tâm mợ đem con cho người.Ngày qua ngày con âm thầm khôn lớn.Hẫm hiu một mình lây lất giữa chợ đời. Phương xa, cha nào có hay, mà chiều nay , con dỗ mẹ nơi này.Sáo bay tìm bày khói hương một vầng ngây ngất,nước chảy liêu riu lòng con hiếu thảo trong đời mỗi năm một lần,con gái nhớ mẹ về đây. Phương xa, cha nào có hay, mà chiều nay con dỗ mẹ nơi này. Ngỡ như mẹ về vói con hình hài sương khói,gió thổi bên sông lòng con nức nở nghẹn ngào.Tuổi thơ con khóc nhớ mẹ lý mồ côi.
À, thì ra từ ngữ tân thời chứ không phải cổ thư ! hú hồn !
Sau đó tiếp tục tìm chử liu xiu thì cũng mất gần 20 trang web mà chĩ tìm được như thế nầy" Emperor Guangwu (13 January 5 BC – 29 March 57), born Liu Xiu, was an emperor of the Chinese Han Dynasty
Phải chăng Thiên thanh mật mã tên một vị vua đời nhà Hán !
Nếu vậy thì "Cây khô tàn rụng...như nỗi tình của vua LIU XIU" bí ẫn bí ẫn thay !
PC ơí ơi chữ "liêu riu" TT quên bỏ vô ngoặc kép. Vậy mà huynh cũng tìm ra được hoan hô tổ Search,hôm qua Trang chủ cũng hỏi liêu riu là gì,TT nói cứ lên đi có gì TT chịu trách nhiệm ,hihi lâu lâu một mớ chữ.......thiệt là vui ,có vậy mới thấy những nhân tài bình thơ,luận thơ...mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn10 của trang thơ mình chớ....
Bạn Phương Các ơi; chútxíu không giải mã vỉ không được học cách giải mã, mà chỉ đem tâm mà đọc thơ như đã thưa rồi. 'Vạn vật khởi ư tâm' cho nên có từ từ đi nữa thì cũng chẳng hơn được chi. Làm thơ là giàn trải lòng chứ không đánh đố, nên có được ngườiđọc hiểu là có một thứ hạnh phúc ở đời. Do vậy mà chútxíu luôn nhớ Bạn có hưá điểm thêm cho Những Đoá Hoa Lòng ngày não ngày nao đó. Xin đa tạ nếu Bạn nhín chút thì giờ để ta lại được cùng nhau thưởng thức NĐHL. Thân.
CX thấu rõ tâm tình của TThanh,và PC thì đang mở ngoặc(đố vui ...có thưởng...) để TThanh suy nghĩ xem kỳ này có` thưởng ..gì đây??Hay là bắt chước NT nhắm mắt...hô một hai ba.......
Hằng năm cứ đến mùa Phấn hoa là VK bị dị ứng, nằm dài hơn cả tuần , chẳng muốn làm gì cả . Hôm nay vào thăm Trang thơ, đọc các comments thật dí dõm của các Bạn, dành cho Bài thơ "Dốc Mơ" của Thiên Thanh làm cho VK phải bật cười . Không ngờ 10 câu thơ Lục Bát của TT, đã làm cho các "Tao Nhân" phải bận tâm suy nghĩ và đưa lên những điển tích thật vui. Mong rằng những niềm vui như vậy, sẽ được tiếp diển mỗi ngày trên Trang thơ này .
Chỉ có thời gian đọc lướt qua bài thơ và các comments,đọng lại khoảnh khắc trong tâm tưởng mình vẫn là 1 điều xa lăng lắc ...ôi cõi đời nhiều mộng mị. Từ giờ tới cuối tháng,chắc tạm chia tay trang thơ,chúc TT có nhiều comments hay cho bài"Dốc mơ" của mình .
Các bạn thơ ơi,mãi vui mà quên ngợi khen trang chủ Post một tấm hình thiệt đẹp,TThanh rất là ưng ý,con dốc mơ màng màu xanh xám nhạt pha lẫn nâu hồng ửng sáng của tán lá,màu sắc tuyệt vời của họa sĩ pha màu...chỉ còn một điều nữa là trang chủ không bắt 2 cái bóng tựa vai nhau trên con dốc.....hơi thấy thiếu thiếu phải không các bạn... Thôi nghe bản nhạc "dốc mơ" của NgôThụy Miên thì tưởng tượng ra ngay.cám ơn trang chủ nghen
Còn ThThanh nói đố có thưởng là vầy,trong toàn bài thơ có một chữ cần"giải mã",bạn thơ nào đoán được phần thưởng thì là..mà..gởi qua Email nhé các bạn. Cho hỏi thăm bạn thơ "viêm miệng"ơi đã hết viêm miệng chưa dậy??TT
Nghe đến hai chữ "Dốc Mơ" thì đã quên cả lối về rồi ! Từ hồi còn bé,đọc "Thằng Vũ" và "Con Thúy" của Duyên Anh thì đã có Dốc Mơ lãng đãng đâu đó.(QH đã có bài viết về một Dốc Mơ có thật - và Dốc Mơ của tui khác với cái Dốc ..thật đó!) Nhắc đến Du Mục thì lại phải nhắc đến Thảo Nguyên,nhắc đến một ước muốn nằm dài trên một bãi cỏ và mơ đến một người đẹp ...rồi lẩn thẩn: Không biết Viêm miệng có được hôn không nhỉ ?
PC Xin lỗi các bạn thơ vì muốn chỉ cho Trang chủ cach dùng link bang code nên nhờ trang nay để chỉ. Xin lỗi các bạn nếu có diều gì không vừa lòng xin miễn thứ!
Khoan các bạn thơ ơi, chờ NT lên DỐC MƠ với nha ... Phải nói là NT phục lăn bạn thơ THIÊN THANH trong câu thơ: Cõi tình điên đảo nên thơ May mà bạn điên đảo đấy, giá như mà bạn không điên đảo thì không biết sẽ nên gì .... Trang Chủ minh hoạ làm NT phát thèm ... muốn được nằm duỗi chân trên Dốc Mơ khi đời bỗng dưng .... mỏi mệt !
Viêm miệng thì Police và bácsĩ không cấm hôn đâu,nhưng cả nhà đều viêm,ba hôn mẹ mẹ hôn bé ,bé hôn bà ,cả nhà ta đều cùng viêm. nhưng nghe nói có bệnh đáng sợ hơn viêm màng nhĩ(không nghe) "viêm cổ họng "không dám nói"và cực kỳ nguy hiểm nhất "viêm túi" phải không bạn ?? NT ơi bạn nói trúng mạch rồi đó,không hổ danh nữ sĩ hay nhất trang thơ
Cám ơn tất cả các bạn ghé thăm Dốc Mơ với trang thơ.TT
Tôi vốn là người con của đồng bằng. Nhưng sao cuộc đời mình trải qua lại gặp nhiều con dốc thế!
Những con dốc thời tuổi trẻ. Dốc mơ.
Cô bạn cùng lớp dung dăng phía trước, mình bước theo sau. Điều mơ ước nào thoáng nảy sinh trong đầu nhỉ? Cả một đám bạn choai choai lao nhao đuổi bắt qua những con dốc dài để tranh nhau trầm mình xuống con nước mát của những dòng suối. Những con dốc dài Đà Lạt đẹp như mơ trong trí tưởng tượng với những khóm dã qùy vàng bên đường. Mộng mơ bay vút trời mây.
Giờ ta nhón tay thả xuống một bậc ngũ cung.
Khoảng 20 kg trang bị trên người, vượt qua biết bao nhiêu con dốc giữa rừng xanh núi đỏ trong nỗi sợ hãi và lo âu. Tai ương luôn rình rập đâu đó trên đầu cây ngọn cỏ. 8 thằng tù cải tạo len lỏi vào tận rừng sâu để tìm cho được một thân cây thẳng tắp về làm cột hội trường. Đường kính phải đạt được 30 cm, dài 8 m. Hạ xuống bằng những cái rựa chỉ có lưỡi không cán, rồi thảy lên vai len lỏi qua đám rừng mịt mùng ra khỏi cửa rừng đem về. Nặng quá cán bộ ơi! Anh nầy! Bước ra ngoài. Hỡi ơi! Không dám thêm một tiếng thở than. Như một đám kiến gầy còm, lên lên xuống xuống những con dốc, cõng cho được về trong nỗi mệt hụt hơi xanh mặt. Một bó nứa 15 cây dài 4m nặng khoảng 30 kg. Vì một lời đồn, vượt chặng đường dài 10 cây số gần Sư Đoàn bộ để muốn nhìn mặt 3 cô con gái Sài Gòn. Chỉ xạo! Vác bó nứa về mệt muốn đứt hơi. Lại là những con dốc mỉm cười chế diễu. Mấy cái thằng thanh niên toàn làm những chuyện tào lao. Nghĩ thật khôi hài. 80 kg than củi nặng oằn đèo phía sau chiếc xe đạp sau những ngày vừa ra tù, vượt qua những con dốc dài của dải đất cuối Cao nguyên Trung phần. Dốc tiếp dốc. Thở dài quẹt mồ hôi trán thở dài ngao ngán cho cái phận đời. Toàn là những con dốc mờ.
Lại chuyển tiết tấu.
Dốc tình. Tôi leo lên những con dốc nầy khá nhiều lần, nhưng chả mấy khi thành công. Toàn là giữa chừng con dốc. Mệt mỏi, chua xót, đắng cay rồi cuối cùng phải mỏi gối chồn chân khuỵ xuống giữa dốc mà ngước mắt nhìn lên đầu con dốc còn chấp chới trên cao.
Buổi chiều. Sau một ngày mệt mỏi vì công việc. Ngồi vào máy click chuột vào cái LINK nhạc Pháp của QH gởi tặng. La Maritza với Sylvie Vartan. Nhạc nền réo rắt như dòng nước chảy. Lời ca đẹp. Giọng hát trong sáng. Như một dòng nước mát cuốn trôi hết những nhọc nhằn trong ngày trong tâm trạng sảng khoái. Sao ta có những người bạn có tâm hồn đẹp đến thế! Chỉ muốn mang đến cho người khác những niềm vui!
Cỏ xanh mới đi đám cưới của đứa cháu kêu mình bằng bà và là đi họ nữa...thấy mình già quá đi thôi...
Nhớ TRANG THƠ quá , chưa vội tẩy trần , xà vào máy tính liền đây...
"DỐC MƠ" trước tiên phải nói rằng bức tranh đẹp quá , rất hợp với DỐC MƠ . Đọc thơ và ngắm hình cỏ xanh MƠ được đi trên con đường mờ ảo ấy , để một mình MƠ đến tình LIU XIU thì thật là sẽ lạc lối về mất thôi...lạc vào DỐC MƠ rồi thì trăm con hạt bụi...cũng không thể làm mờ DỐC MƠ được THIÊN THANH ạ...
TRong các con dốc,dốc tình là gay go nhất phải không các bạn??
CỏXanh thật dễ thương "chưa tẩy trần vội xà vào trang thơ ngay" với nhận xét thật tinh tế "lạc vào dốc mơ ,trăm con hạt bụi cũng không thể làm mờ DỐC MƠ " ,tới đây bắt gặp lại" Sắc không không sắc nhưng dường vẫn đau" đúng đó cô nàng ạ Bây giờ mình nghe lại Dốc Mơ Ngô Thụy Miên với giọng hát Ngọc lan và Tuấn Ngọc nghe bạn
Thôi NT ơi ,ai lên Dốc Mơ, Dốc Tình thì để người ta lên còn SM tình nguyện ngồi hay nằm duỗi chân cuối dốc với NT là khỏe re, nếu hiu hiu gió mát cho tâm hồn mình đi hoang luôn .
SM ơi "tâm hồn đi hoang thì được" chớ trang chủ nhớ đừng đi hoang,rồi lấy ai làm trang chủ trang thơ đây??hức hức. Sáng ra đùa chút cho dui bên ly càphê "sắp lạnh",đùa cho ấm áp dui dẻ Trang chủ bỏ lỗi cho nhé!!!!!
Thiên-Thanh ới..ời!! Cani..mà cà-phê cũng lạnh sao?? Vậy thì phải nghe Dốc-Mơ của NNTM rồi. Chí phải..chí phải.
Còn hai Bạn SM và NT..không leo dốc sao?? Vậy có muốn nghe chuyện Dốc Bò không?/ Chiện thiệt "chăm phần chăm"à nghe.
Chuyện như vầy: Đường vào đồn điền cao su Xa-Trạch (Bình Long) có một con dốc mà dân chúng gọi là Dốc Bò. Đi bộ cũng như bò lên, xe Honda thời 67-68 cũng chạy như rùa bò, xe cam-nhông của Công ty cao su chạy lên dốc cũng phải bò, nên gọi là Dốc Bò.
Vào khoảng 67-68 QH có người Bạn, ở trong khu chung cư của công nhân đổn điền Xa-Trạch. Thường thì Hè nào cũng về đó chơi 1-2 tuần. Muốn tới nhà người Bạn thì phải qua dốc bò này. Khi lên Bình Long thì các chị em đón QH ở bến xe BL, rồi sau đó đi Honda về nhà ở đồn điền. Khi nào tới dốc bò...thì sắp đến nhà. Vô tới nhà thì..bò..luôn vì mệt. Sau này cô bạn trở thành Giáo sư ở trường trung học BL. Năm 1972, Mùa hè Đỏ Lửa, các Anh Em Mủ đỏ đả dùng con đường có con Dốc Bò này, để áp sát vào và giải cứu thị xả An-Lộc.. Trường trung học Bình-Long bị san bằng...Gia đình người Bạn di tản, QH gặp được trên đường chạy loạn về Hớn-Quản... Sau nhiều năm lưu lạc, vẫn không có tin tức..Nhưng kỷ niệm về Dốc Bò, người Bạn và gia đình thì QH vẫn còn nhớ như in. Bây giờ thì QH không theo Dốc Mơ của Thiên-Thanh, mà nghe theo SM và NT có lý hơn, nằm dưới chân Dốc Bò ngày nào, vì e ra bây giờ leo dốc ..cũng không kham rồi.
Không biết Dốc Bò còn không nửa. Huynh s@ có biết không vậy?
NT cũng ham vui lắm ... trèo theo hết thảy những Con Dốc trong đời của bạn thơ Thiên Thanh, bạn thơ S@, bạn thơ Quê Hương ... Rốt cuộc, NT chỉ thấy có Dốc ... Nửa Chừng của NT là bình an nhất ! Cũng leo dốc vậy, nhưng đến nửa chừng thì mệt, không leo nữa (ai cấm!) rồi thả người nằm dài trên dốc mà ngắm trời mây .... Riêng về Dốc Tình, chữ Tình này khổ lắm à nghen ! NT cũng hì hục leo Dốc Tình như bạn S@, trầy trật lắm ... Cuối cùng Nhẩn nha ta tuột dốc tình Coi như thiên mệnh ... Một mình phẻ re !
Chào bạn hiền, Thú vị thiệt! Lại lò mò lên tới tận Bình Long mà chơi nữa. Cách đây khoảng 2 tuần, tôi đi xe gắn máy về tới tận Lộc Ninh để làm đám giáp năm cho Má tôi. Đi ngang qua Bình Long, điều làm tôi chưng hửng là Chính quyền đã đổi lại tên là Huyện Hớn Quản như thời kỳ Pháp thuộc. Cái tên Hớn Quản nầy nghe rất ngộ, chẳng biết nó có nghĩa gì, nếu QH tìm được tài liệu thì post lên dùm tôi đi, chớ bà con TT hổng ai biết chỗ đó đâu. Mấy ông Chính quyền bây giờ ngồi không, hết chuyện làm nên cứ "tắt đèn làm lại" mấy cái tên địa phương. Đổi rồi giữ, giữ rồi đổi. Nội cái tiền sơn thay đổi trên bảng tên các cơ quan cũng cả đống tiền. Ối, mà có làm mới có ăn chớ! Được cái ở VN bây giờ, họ chú trọng vô chuyện mở mang đường sá, rồi kéo điện và các phương tiện liên lạc về tới những vùng rất sâu. DỐC BÒ mà bạn nói chắc chỉ còn lưu lại trong ký ức thôi. Giờ phải đi làm rồi nên chỉ nói một chút vậy thôi, chiều về tính tiếp.
NT à, Không biết cô bé leo lên con dốc nào, có cao lắm không mà nửa đường phải dừng chân ngồi nghỉ vậy? Đọc lại ở trên coi, nếu lỡ đó là con DỐC TÌNH mà s@ đang ngồi mỏi gối thì làm ơn ngoảnh mặt chỗ khác đi nghe, đừng có bốn mắt nhìn nhau rồi lại "sanh chuyện".
Chútxíu không bình thơ của TT mà bình những "sinh tình" của bằng hữu. Nghe kể khổ về những con dốc trên đời, chúxiú cũng cảm khái cho những bạn ì ạch mà leo, dốc đời hay dốc tình đều để lại ít nhiều ấn tượng. Nhưng nghỉ cho cùng, những con dốc đó chỉ tô điểm thêm cho người leo dốc nhiều tính cách mà người không leo dốc không có, hoặc có nhưng không có dịp để thể hiện. Này nhé,sức chịu đựng dẻo dai, trèo đèo leo dốc bất kể hiểm nguy, kiên trì bò lết cho đến được nơi chốn muốn đến, hoặc toàn ngã gục giữa chừng dốc mà(nay)vẫn còn tiếp tục.... Kể khổ về dốc nhưng tiếc là không nói đến cái kết quả của những lần vượt dốc như trở về với vòng hoa quàng cổ, ngực đỏ huy chương, hay nụ cười xóa được sự cách biệt 'tại tù tại ngoại',hoặc giả ánh mắt rạng ngời của người vợ và đám con nhìn chén cơm ít độn....Động cơ vượt dốc luôn đáng ca tụng mà quên đi thì đáng tiếc quá. Chútxiú nghỉ vậy có 'điên đaỏ' không hả bạn PC?
Bạn S@ Hôm trước bạn chửa cháy "cái lật tẩy" tính phong tình của Bạn mà chúxíu cho là chưa thuyết phục, thì bây giờ có nên chỉnh trên hay chỉnh dưới không?
"Dốc tình. Tôi leo lên những con dốc nầy khá nhiều lần, nhưng chả mấy khi thành công. Toàn là giữa chừng con dốc. Mệt mỏi, chua xót, đắng cay rồi cuối cùng phải mỏi gối chồn chân khuỵ xuống giữa dốc mà ngước mắt nhìn lên đầu con dốc còn chấp chới trên cao.
nếu lỡ đó là con DỐC TÌNH mà s@ đang ngồi mỏi gối thì làm ơn ngoảnh mặt chỗ khác đi nghe, đừng có bốn mắt nhìn nhau rồi lại "sanh chuyện".
'Cõi tình điên đảo nên thơ' thì 'yêu là cho, không cần nhận' của Vivu có thể diễn dịch 'cho là cần nhận' và 'nhận không có là đòi' 'đòi cho được mới là yêu' mà 'đòi không được thì yêu cái gi?'. Điên đảo vậy mới nên thơ TT hả!
Thiên Thanh ngoài con dốc Mơ cũng có con dốc Chuồng Bò(khác với dốc bò của bạn QH)Dốc chuồngbò này ai ở Dalat chắc biết cao khoảng hơn 45độ ,thả chạy xuống hồ Xuân Hương vì ngày xưa vùng đó người ta nuôi rất nhiều bò.Hồi còn nhỏ xíu đi học ,rồi đi chơi hay chạy "thi" trên dốc này,ai về sớm nhất thì người đó thắng,có khi đi xe đạp,lên dốc thì hai đứa hè nhau khiêng ,còn xuống dốc thì thả xe chạy trước mình...chạy bộ sau vì dốc quá cao!!TT còn nhớ hai bên lề đường hoa dã quỳ nở rất đẹp mỗi độ xuân về.
Chút Xiú à,Tình thì lúc nào cũng nên thơ,còn có điên đảo hay không...thì tùy đối diện nữa ?Không biết phe bên ấy diễn dịch điên đảo thế nào...cho mộng mơ và cho cả nên thơ ...
Môt chút về Hớn-Quản, Bình-Long. Cho mượn đất nha TT.
..Bước sang những năm đầu của thế kỷ XX, lợi dụng sự ổn định tạm thời của Ðông Dương, thực dân Pháp xúc tiến việc khai khẩn đất hoang tại Cao Miên và vùng Ðông Nam Phần, để trồng cao su. Hai đại lý hành chánh được gấp rút thành lập tại Hớn Quản (1908) và Bà Rá (1920), nhằm mục đích đôn đốc và chỉ huy các công tác khai rừng và mở mang đường xá. Hai quốc lộ 13, 14 cũng như con đường xe lửa Sài Gòn-Lộc Ninh được hoàn thành, để vận chuyển cao su của công ty Mimot, tại các đồn điền Krek, Chup, Prek, Kak, Chamcar An Ðông.. ở Kompong Cham, Snoul, Peanch Chang (Cao Miên), Phước Long, Bình Long, Bình Dương và Biên Hòa.. về Sài Gòn, để xuất cảng.
Cũng từ đó, máu người Việt và đồng bào thiểu số Stieng, Biệt, Mnong.. đổ hằng ngày trên vùng đất đỏ . Họ là phu đồn điền từ các tỉnh miền Bắc và bắc Trung Phần, vì nghèo túng, mất mùa nên đành lìa bỏ quê cha đất tổ, lũy tre làng và mồ mã ông bà, để vào vùng ma thiêng nước độc, bán mình làm thân nô lệ suốt đời cho các công ty khai thác cao su của thực dân Pháp (Société Des Plantations Des Terres Rouges).
Bên cạnh đó, còn có các phu làm đường 13,14, đường xe hỏa. Nhưng dù là ai chăng nửa, Việt hay Thượng, tất cả cùng chung một số phận, chịu sự hành hạ dã man của bọn cặp rằng Pháp và dân bản xứ. Ngày ngày tháng tháng, những nấm mồ hoang vô chủ, bất hạnh, cứ nối tiếp nhau, mọc theo chiều dài của con đường từ Bến Cát, Lai Khê, Chơn Thành.. cho tới tận An Lộc, Lộc Ninh.
.. Bình Long xưa là Hớn Quản, giang sơn của những đàn nai gặm cỏ tranh, đất đai của đồng bào thuộc bô lạc Stiêng, một sắc dân thiểu số có trình độ và tập quán, gần giống người Kinh.
Tỉnh Bình Long được các vị Chúa Nguyễn Nam Hà, khai thác từ cuối thế kỷ 17. Từ năm 1832, thời vua Minh Mạng Nhà Nguyễn, đất Hớn Quản thuộc tỉnh Biên Hòa.
Năm 1956, tổng thống Ngô Ðình Diệm, cắt một phần phía bắc tỉnh Biên Hòa, sáp nhập vào với Hớn Quản, để thành lập tỉnh Bình Long, thuộc Vùng III chiến thuật.
Tỉnh giáp Phước Long, Tây Ninh, Bình Dương và Kampuchia. Vào năm 1972, Bình Long có diện tích 2240 km2 với dân số chừng 88.000 người, chia thành 3 quận : Lộc Ninh, An Lộc và Chơn Thành. Ðiạ thế tỉnh này bị cô lập, vì nằm giữa hai chiến khu C-D của VC, lại còn tiếp giáp với Kampuchia, có khu hậu cần Mõ Vẹt của Bắc Việt. Bình Long nằm giữa hai con sông Sài Gòn và Bé, có hằng trăm suối con, sông nhánh chằng chịt như Prektéhléa, Tonlétron, Tonléchan. . Ðiạ thế trùng trùng điệp điệp rừng cao su, tre mây và cỏ tranh mọc cao hơn đầu người, tạo thành những con đường chuyển quân chiến lựoc rất lý tưởng cho Bắc Việt, mà không sợ bị phi cơ thám thính khám phá, ngoại trừ các toán Lực Lượng Ðặc Biệt., hoạt động bí mật suốt vùng biên giới Miên-Việt.
Thị xã An Lộc nằm trong phạm vi xã Tân Lập Phú, rộng chừng 740 km2. Bao bọc quanh thành phố là những ngọn đồi chiến lược, mang tên đồi 169, đồi Gió và đồi Ðồng Long. Năm 1972, dân số trong thị xã chừng 44.000 người. Quốc lộ 13 từ cầu Bình Lợi, chạy suốt tỉnh Bình Dương, ngang thị xã An Lộc, tới thị trấn Lộc Ninh và biên giới Miên ở Sóc Pénang. Từ đây còn đường phân làm hai ngã, một là đường 13 tiếp tục vượt biên giới, chạy tới Kampong Cham và tỉnh Kratié. Nhánh thứ hai mang tên quốc lộ 14, chạy song song với biên giới Miên Việt, đi Bố Ðức, Bù Gia Mập (Phước Long), Ðức Lập (Quảng Ðức)..
Tại Chơn Thành, đường 13 cũng phân nhánh thành LTL13 và QL14B, chạy qua các quận Ðôn Luân, Ðức Phong(Phước Long), tới Kiến Ðức, tỉnh lỵ Gia Nghĩa (Quảng Ðức).
Chào bạn hiền Cái tui đương thắc mắc nhứt là cái chữ Hớn Quản, không biết nó từ đâu ra và có nghĩa gì không? Nếu nói về cái biết của tui về cái mảng các Plantations của Tây chắc phải viết ra cả trăm trang giấy. Mượn TT, mình trao đổi chút chơi về chuyện nầy. Tui cũng cố gắng rút gọn tối đa, nhưng chuyện nó hơi dông dài một chút. Ông Cố tui là Ông Hội Đồng. Bởi vậy con trai của Ổng mới vớ được cái hợp đồng cung cấp vật liệu xây dựng và thực phầm cho Societe des Plantations de Terres Rouges. Chuyện cách đây cũng gần trăm năm , dù đã nghe kể đi kể lại nhiều lần, nhưng giờ có cái nhớ cái quên. Thuở ấy thì chưa có đường lộ, đường sắt. Chỉ toàn là đường xe bò bởi mới trong giai đoạn phôi thai hình thành. Mỗi chuyến vận chuyển bằng xe bò xuất phát từ Thủ Dầu Một lên tới nơi thì mất 3 ngày 3 đêm ròng rả. Lên tới nơi bốc hàng xuống thì lại bốc tranh lợp nhà lên chở về bán cho các tỉnh miền Đông. Cũng mất 3 ngày 3 đêm. Cho bò nghỉ 1 ngày lại tiếp tục hành trình. Vị chi 1 vòng quay mất hết 7 ngày. Con bò nó có cái ngộ. Cứ thủng thẳng mà đi suốt ngày suốt đêm, sức bền thì vô hạn. Tới giờ cơm của các người đánh xe thì bò được tháo ách, cho ăn cỏ và uống nước cám gạo pha loãng chung với nước đường thì khoảng 1 tiếng sau nó hồi phục liền. Anh đánh xe cứ việc nằm vắt vẻo trên xe mà thức hay ngủ tùy ý, vì giống bò có sức nhớ dai kỳ lạ, rất thuộc đường. Mỗi chuyến như vậy thường thì 50 hay 60 chiếc xe bò. Trong tay Ông Nội tui có một lực lượng khoảng 200 chiếc, vừa của mình vừa mướn thêm ở ngoài. Tầm cỡ làm ăn như vậy cự phú là cái chắc! Tới đời Ba tui cũng vô làm trong Terres Rouges vì tiếng Pháp của Ổng rất ác chiến. Tui chẳng biết Ông Bà mình có phải là cường hào ác bá không thì không dám nói, nhưng cái câu “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời” ứng nghiệm vào tui thì không sai một mảy may.
Ở Hớn Quản thì Terres Rouges có các đồn điền: Xaco I, Xaco II, Xa Cam, Xa Trạch, Xa cát, Quản Lợi, Technique. Văn phòng chính của Terres Rouges nằm ở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa bây giờ. Văn phòng đồn điền thì nằm ở Quản Lợi. Nhà máy sơ chế cao su cũng nằm ở đó. Tới kỳ lương, các đồn điền khác cho xe chở công nhân cạo mũ về lãnh lương thiệt hết sức nhộn nhịp, đông vui như hội chợ. Chợ Quản Lợi mua bán rất sầm uất. Lương công nhân luôn luôn được chuyển tới các đồn điền bằng máy bay để tránh cướp bóc dọc đường. Ở Lộc Ninh thì có Compagnies d’Extreme-Orient gọi tắt là C.E.X.O. Thằng nầy thì trải dài thấu qua đất Miên. Bây giờ đọc các tài liệu lịch sử để lại thì người ta nói tụi Tây đồn điền bóc lột sức lao động công nhân, rồi ác ôn đánh chết các người phu chôn vùi dưới gốc cao su…tùm lum tùm la tui không rõ, nhưng khi tui có chút ý thức thì tui thấy đồn điền họ cấp nhà cho công nhân ở riêng ra từng gia đình, gạo thì phát không cho tất cả mọi người trong nhà, con cái cũng được cấp lương riêng. Họ cũng tổ chức thi đấu thể thao giữa các đồn điền với nhau. Có một bệnh viện riêng của đồn điền dành cho công nhân…Thì tất cả mọi cái đều được tính vô sức lao động của người công nhân, ai mà không biết điều đó. Ở đời có ai cho không ai cái gì bao giờ? Nhưng bọn chủ có thể hiện sự quan tâm tới đời sống công nhân. Đa số những người “Bắc Kỳ cũ” vô Nam khoảng năm 1935 trở đi trong giai đoạn mộ phu làm contrat đều rất dễ thương và sống rất hoà đồng , có lẽ họ đã trụ lại đây lâu lắm rồi nên có thể có chút giống người Nam Bộ. Có một câu giống như ca dao của các đồn điền đọc lên rất khôi hài: “Trời mưa ướt lá cao su, Ướt…gì gì đó” để nói lên cái cực khổ của những người phu miền Bắc vô Nam thời kỳ đó. Năm 1968, tui vừa học vừa làm cho Phòng Điện cơ của Cty CEXO ở Công Trường Mê Linh chỗ có cái tượng Hai Bà Trưng kề bên bến Bạch Đằng nên tui rành cái nhóm Tây đồn điền nầy lắm. Nhưng ở CEXO phải mướn giàn máy của IBM chớ mua không nổi, mắc tiền lắm. Thuở đó nạp dữ liệu vào máy thì bằng những cái thẻ giấy cứng có đục lỗ, rồi một bầy máy móc để trong một phòng máy lạnh ước khoảng gần 100 m2. Máy nào cũng to đùng. Bộ phận tui phụ trách làm lương cho 25.000 công nhân của Terres Rouges và 15.000 công nhân của CEXO. Khối lượng công việc to lớn như vậy, nếu không có cái giàn máy đó chắc chết!
Thiệt Tình! Vivu không có được diễm phúc vào Trang Thơ thường xuyên,nhanh là 24g hoặc 48g,còn chậm thì miệng có vấn đề! Cái gì MƠ bao giờ cũng đẹp,còn THẬT thì đợi đến 30 năm sau thì sẽ trở thành MƠ như những bài QH và S@ sưu tầm về BL về Hớn Quản! Khốn khó và nhọc nhằn,tương lai thì vô vọng,mỗi người đều phải nếm trải, chỉ khác nhau môi trường,một bên thì cô đơn cùng cực,một bên thì có bằng hữu ... Còn Tình Yêu ? Vãn bối không dám lạm bàn,nhờ Tiên Sinh Chút Xíu phán vài lời vàng ngọc ! Trở về Dốc Mơ,hình như đã gặp được người 'đồng bệnh': nằm !
Nhân QUÊ HƯƠNG nói về con DỐC BÒ mà năm 1972, Nhảy Dù đã BÒ theo con dốc đó mà vào giải cứu An Lộc. Nhân CHÚT XÍU nói về ba cái vụ Huy chương đỏ ngực gì đó. Nhân cũng sắp tới ngày 30 tháng 4 run rủi tới cho cái thằng tui bây giờ, nên viết đôi dòng kể chuyện đời cho các bạn nghe chút chơi. Nói thiệt chớ trong dạ tui cũng thầm cám ơn trời đất cho cái ngày đó tới kịp thời chớ không thì tui đã mất xác từ tám mươi đời vương, có đâu mà còn ở đây nói nhăng nói cuội với các bạn. Quả thiệt là tui cũng cố hết sức mình trong tuổi thanh niên mà ráng bóp cò cho tới đúng cái khi mà Ông Dương Tổng Thống a-lô biểu đầu hàng thì tui mới thôi.
Để nói mí mí cái vụ giải cứu An Lộc cho nghe. Bị lúc đó tui chỉ là hạng cắc ké nên cái biết của mình cũng rất sơ lược, mà tui lại hổng có ở không để “cảo thơm lần giở” nên có khi trật cũng xin miễn thứ cho.
Trước Tết năm 1972. đơn vị tui được lịnh rải mỏng ra để chặn các ngõ mà Vi-xi có thể xâm nhập Sài Gòn hầu tạo ra một vụ Mậu Thân thứ hai. Mùa hè năm 1972, tất cả được lịnh tập trung ngay tại HOT PAD của phi trường Tân Sơn Nhứt để sẵn sàng leo lên máy bay ngay. 95% quân số ở đó, hậu cứ chỉ còn lại mấy anh Thượng sĩ già với cái đám Tiếp Liệu. Nằm sương dãi nắng gần một năm trời ở đó, được thảy đi tùm lum. Vùng I cũng có, Vùng II cũng có, mà nhiều nhứt là Vùng III. Mặt trận An Lộc là nơi chúng tôi mất nhiều chiến hữu nhứt.
Sau mấy chục lần với đủ các sắc lính vẫn không thể nào giải cứu An Lộc trong tay Vi-Xi được, Tổng Tham Mưu Trưởng Đại Tướng Cao Văn Viên chắc bữa nọ đọc truyện Tam Quốc Chí tới cái đoạn trận Xích Bích của Khổng Minh Gia Cát Lượng, Ổng bèn nảy cái ý đánh nghi binh. Từ sáng sớm tới chiều, tụi tui làm được 300 hình nhân bằng vải vụn cho bọc bên ngoài những bộ quân phục nguỵ trang đồng nhất (đó là cái tên gọi cho kêu mấy bộ đồ rằn ri vậy mà). Xong rồi móc sau lưng mỗi hình nhân một cái dù. 6:00 chiều, 5 chiếc C-130 của tụi Mẽo từ Utapao Thái Lan bay qua. Tụi tui thảy cái đám hình nhân đó lên máy bay. Tới An Lộc thì khoảng 6:45 trời bắt đầu nhập nhoạng trong bóng hoàng hôn, có nghĩa là tranh tối tranh sáng. Sáng quá thì Vi-xi phát hiện người giả, còn tối quá thì không ai thấy gì hết trơn. 300 hình nhân đó được thảy xuống mé bên đồi Ki-Tô Vua của An Lộc nằm ở hướng Tây. Vi-Xi thấy có Nhảy Dù nhảy xuống đông quá thì rút phần lớn lực lượng về hướng đó. Mặt hướng đông bên nây thì Nhảy Dù thiệt nhảy trực thăng xuống Đồi Gió an toàn. Vậy là màn nghi binh thành công. Chúng tôi còn dai dẳng với Bình Long thêm gần 1 năm mới dứt điểm những cái rìa chung quanh.
Sau cái vụ An Lộc, Bộ Tổng Tham Mưu mới gắn cho tui cái huy chương Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu. Một huy chương cao quý nhứt cho một sĩ quan cấp Uý như tui. Lúc ưỡn ngực ra trong tiếng quân nhạc xập xình nhận huy chương, thâm tâm tui cũng áy náy vô cùng. Mấy cha ngồi phòng máy lạnh ở Bộ TTM đâu có biết sự thể bên ngoài nó ra sao? Huy chương “chùa” mà, giá trị đâu có tới 20.000 đồng lúc đó. Tui mà anh dũng cái khỉ gì? Nếu gọi là bù đắp công lao cho tui dầm sương dãi nắng, bù cho những lúc sợ hãi đến thót tim khi nghe tiếng rít của hoả tiễn 122 li đuổi sát đít, bù đắp cho cái sợ khi nghe tiếng đề-pa của đạn pháo, v.v…và v.v…thì còn nghe được. Tui mà nghe tiếng đạn AK cóc cóc là núp liền. Đó là núp cho những viên đạn sau, chớ lổ tai mình mà nghe được tiếng đạn thì đầu đạn nó đã găm bụp bụp vô đầu vô ngực mình rồi. Nằm núp riết vô gốc cây mô đất, chừng nào nghe máy PRC-25 biểu lên thì tui lên, biểu xuống thì tui xuống. Chớ có hề dám ngóc đầu lên quan sát rối báo cáo: “Đại bàng ui! Chỗ toạ độ X có một khẩu 61 li kìa, chỗ toạ độ Y có một khẩu 82 li kìa, dập nó dùm em với!” Mấy cái thằng Trung Cộng là chúa đểu! mấy khẩu cối nó đều làm lớn hơn của Mỹ 1 li để nó có thể lấy củi đậu nấu đậu, còn mình lụm của nó thì chỉ có nước đem về làm chiến lợi phẩm ngó cho vui thôi.
Sau khi đi cải tạo về, do bị đuổi nà đi Kinh tế mới quá, tui mới lò dò lên nhà một cô em bà con ở Đồi gió xin hồi cư. Giờ đã đổi tên thành Ấp Núi Gió. Sau khi đọc lý lịch trích ngang, Chính quyền địa phương đã nhận ra kẻ thù năm xưa và đuổi thẳng cổ. Lang thang ra bến xe Bình Long, tui đứng ngậm ngùi nhìn những hàng mộ song song của các chiến hữu Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù nằm lại đây trong năm 1972. Thú thiệt, thâm tâm tui rất ngưỡng mộ các chiến sĩ Biệt Cách 81 thuộc Lực Lượng Đặc Biệt. Họ mới là những anh hùng đúng nghĩa nhứt. Tâm trí tui hiện lên hai câu thơ ngậm ngùi: “An Lộc địa sử ghi chiến tích, Biệt Cách Dù vị quốc vong thân”
Đó, cái “sự nghiệp” lính của tui đó. Kể lại cho bà con nghe cho vui.
Nghe hai chiến sĩ S@ và QH kể chuyện xưa BLHQuản,kể chuyện đánh trận" xung phong" hò hét TThanh cũng thấy "hào hứng" vô cùng,hăng say như lúc coi những bộ film The Longest Day của đệ nhị thế chiến..có điều kỳ này chính là mình chạy giữa lằn đạn hai bên giao tranh(BMT) và chạy khỏi bom Napal khói mù mịt đầy trời.. Sắp 30tháng 4 đúng là chúng ta có nhiều điều để nhớ...
NT đọc hết chuyện đời, chuyện dốc tình, bây giờ đến chuyện oánh giặc của các bạn thơ Tối nay chắc là NT sẽ " trùm mền " đọc tiếp nữa - chưa biết chuyện gì tiếp, nhưng thủ sẵn cái mền rồi !
Chào QUÊ HƯƠNG. Đúng rồi! Dốc Bò chính là đường dẫn vô Xa Trạch. Sau khi đi cải tạo về một thời gian, tui học nghề làm mủ đất để làm vỏ xe từ xe tải cho chí xe đạp. Các bạn cũng biết cao su có tính đàn hồi. Nếu không luyện lại thì nó đâu có đủ độ cứng, độ dai mà làm vỏ xe. Người ta pha chế một hỗn hợp giữa cao su latex thiên nhiên với một lượng đất đỏ vửa phải. Sau khi khuấy tan đều, ta rót vào dung dịch acetic đậm đặc thì hỗn hợp cao su đó sẽ kết dính lại vừa có độ dẻo, vừa có độ cứng. Đem về lưu hoá lại (có nghĩa là trộn với lưu huỳnh và muội đèn) cho qua máy cán nhiều lần thì có thể cho vào khuôn gia nhiệt ép thành vỏ xe. Lúc đó chúng tôi đã làm ra được vỏ xe cỡ 9.12x20 là loại vỏ xe tải luôn. Đất đỏ tại Xa Trạch là một vật liệu lý tưởng nhất để làm mủ đất do có chất dẻo tối ưu. Địa điểm nầy do Trung Tâm Nghiên cứu và phát triển cao su miền Đông đặt ở Lai Khê từ thời Pháp thuộc chỉ định. Tui đã mò lên tận Xa Trạch để lấy đất đỏ đem về. Con dốc vẫn như xưa. Cao mút và đất trơn như mỡ.
Nếu có dịp QH về lại Bình Long mà coi. Một nơi chốn khác xa hoàn toàn ngày xưa như từ trên trời rơi xuống. Những con dốc, những khúc cua đã được chỉnh trang lại cho tương đối ngay ngắn và bằng phẳng. Con đường cửa ngõ dẫn vào Bình Long đã thành một đại lộ có dải phân cách ở giữa có đèn cao áp và trồng hoa rất đẹp. Kỳ rồi tui đã phóng xe gắn máy ở đoạn đó với tốc độ trên 100 km/giờ. Con Dốc Bò đã được san phẳng bớt đi nhiều. Lúc tui đi ngang thì xe hủ lô đang cán đá mặt đường để trải nhựa. Bây giờ nó là đường dẫn vô Nông trường Đồng Nơ của Thanh Niên Xung Phong. Ở đó cũng đông đúc và rất phát triển do đã nối thông được với Dầu Tiếng
Chuyện làm vỏ xe của bạn thơ S@ thiệt là ngộ ... NT mới nghe lần đầu tiên đó Cuộc đời bạn sao mà nhiều Dốc quá vậy ?! Có bao giờ bạn leo dốc mệt quá rồi ngồi xuống tuột dốc xuống cho ... nó sướng cuộc đời không ?
Chưa đâu NT ơi. Những con dốc mà nhằm nhò gì. Trên đường đời còn có những khúc cua nữa. Nó xuất hiện bất chợt đôi khi mình trở tay không kịp. Những bước ngoặt của cuộc đời!
QH bạn ơi chuyện đua xe đạp thì không có gì hấp dẩn lắm đâu,nhưng Dalat là nơi sinh ra và lớn lên,xứ mộng mơ đầy kỷ niệm.Ai có một lần ghé qua mới cảm nhận hết cái se lạnh vào sáng sớm mù sương,buổi trưa nắng hanh vàng chiếu trên ngọn cỏ,hàng thông rì rào trong gió và buổi chiều tới cái tuổi biết ra quán càphê Tùng nghe nhạc Tây,hay vào Thủy Tạ ngắm sao trời,ngắm từng giọt càphê tí tách,không gian không nơi nào giống như vậy.,bao nhiêu năm qua rồi vẫn nhớ đóa hoa hồng ở bờ hồ Xuân Hương,hay mấy gùi lan trên dốc Hoà Bình.... Để khi nào TThanh có dịp về lại nơi ấy tìm xem Chuồng bò giờ còn không???
Ôi Chao! Đi mòn hết hai đôi giày ở Dalat mà vẫn chưa bước vào Thủy Tạ lần nào! Những năm gần đây có ghé về nhưng lại không có thì giờ ...vì Vang Dalat nó sưởi ấm lòng ta .. Có một kỷ niệm ngồi ở quán Café Tùng: "Đố tụi bây tìm được cái quạt máy ở Dalat này thì ta thua!" Buổi sáng lạnh 7độ C,sương đặc lấm tấm trên tóc ...Bước ra sau quán,chỗ có cầu thang,phía trên có cái quạt tổ chảng để thổi khói thuốc lên trời! Hôm đó : THUA ! Và bây giờ vẫn THUA! QH ơi ! Cụng một ly với anh Tư nghen !
ViVu ơi cái vụ đố cái quạt,hình như ai cũng một lần ..bị thua.Dalat mà bói cho ra quạt là điều hiếm có.Kỳ đó đám nhao nhao học trò này cũng bị..thua một chầu càphê vét hết túi này túi nọ ,vì tụi nó chơi sang kêu thêm mấy điếu "xìgà"(tập tành đó mà)Thật ra cho vui thôi....
Bạn Sao ơi-Giổ tổ Hùng Vương Cali này tổ chức cũng rùm rộ lắm,hình thức để con cháu nhớ về cội nguồn ông bà dân tộc,điều khích lệ là các con cháu thế hệ một rưởi,thế hệ hai biết ca hát văn nghệ bằng tiếng mẹ đẻ...Tổ chức 2 ngày thứ & và chủ nhật.có tế lễ,chiêng trống nhã nhạc,mấy bà làm bánh dày bánh chưng kể lại sự tích vua Hùng thuở dựng nước..v..v Rất cảm động
Rất cám ơn bạn đã nhắc nhở..có đôi lúc công việc bận rộn quá có nghe loan báo trên đài,TV nhưng rồi thoáng qua cứ nghĩ như mọi khi ,như mọi năm rồi chìm vào quên lẵng...Thành thật cám ơn
Còn nữa ThiênThanh xin nói ..chỉ một câu.. Xin nghiêng mình trước anh linh các vị quân tướng,không quân tướng,binh sỉ đã hy sinh .,tuẩn tiết vì nợ nước non sông VN này.Xin các bạn dành một phút mặc niệm trong tâm tưởng. Rất cám ơn các bạn,TT mượn trang chủ Tthơ để nói lên tấm lòng của mình.
TT thứ muội, Lâu lâu tỷ ghé qua chơi Vần thơ hải ngoại khi vơi khi đầy Dốc mơ thì thật là đây Ai lên mới biết mỏi lây cả giầy Cỏ cây hoa lá sum vầy Hạt sương rơi rụng chỗ này chỗ tê Dưới đồi có kẻ đang mê Ước gi ta thả hồn về bồng lai !
Lâu ngày Tỉ mới say"hai" Muội ơi muội hỡi có bài "dốc mơ" Tưởng rằng là chỉ vần thơ Ai ngờ leo dốc mệt "bơ" cả người Dưới chân dốc một người ngồi Mơ về tiên cảnh cùng ngôi non bồng
Vivu vãn bối; Từ khi nhận được yêu cầu "phán" chuyện TY, chútxíu suy nghỉ mãi và nhận ra Vivu như làm khó kẻ hết 'Một thời để yêu' mà chỉ còn 'Một thời để chết" nầy thôi. Từ cái thời khôngnóimàlàm ở vườn địa đàng giữa SHE và HE phát triển đền thời vừanóivừalàm khoản 20 thế kỷ đến thời điểm nóimàkhônglàm của từng cá nhân một, thì TY mang muôn hình vạn trạng, chẳng ai đồng ý ai cả. chútxíu có đọc một loạt định nghĩa TY theo khía cạnh chuyên môn của gần như hầu hết các ngành học hiện nay, như chuyện tếu vậy mà, nhưng lại phản ảnh tính da dạng của TY, và gần như được mang tính đặc thù chủ quan. Ai cũng nhận ra TY của riêng mình. Cũng vậy mà chútxíu 'phán' "TY của Vivu". Chútxíu không đồng ý sự thái quá mà luôn mong cầu được sự chừng mực. chútxíu không còn 'Một Thời để Yêu'nói, để nói cái dở sống dở chết vì yêu, để nói những điều cực đoan của người đang yêu hay nghe lý giải ghen là vì yêu, để che đậy tính ích kỷ, biểu hiện của lòng tham. Cái yêunói của chútxíu bây giờ chỉ là yêuráng, yêunán, yêuthêm, yêuthừa...những bonus mà có thêm thì cũng quí mà không có cũng chẳng sao. Còn yêulàm thì đang trên đường 'Một Thời để Chết' nên cố sao cho được một phút mà đích thực được tính sổ là một phút, để thời gian ít ỏi còn lại không phí phạm. Và, cũng từ từ để kéo giãn cái khoản thời gian eo hẹp đó. chútxíu cứ tiếc ngẫn ngơ chuyện 'ngộ' nầy quá chậm. Giá mà ở tuổi của Vivu, hay trẻ hơn nữa mà 'ngộ' được thì đâu đến nổi mất hài hòa giữa ta và người; đâu đến nổi chỉ có ta là ông chủ hoặc người là chủ nhân! Đọc đến lời nhắn của TT, chútxíu thấy không tiện cà cưa nữa, nên trả đất lại, và cũng nghiêm mình để tưởng nhớ những người đã trực tiếp hay gián tiếp cho ta CƠ HỘI SỐNG CÒN.
Bạn Sao ơi tui thấy ở VN họ đặt "computer"làm bằng giấy nhiều lắm mà đẹp nữa,đặng gởi...đi,chuyện đó không khó Tui còn thấy trên bia mộ cũng có khắc tạc laptop cùng computer nữa,thời đại văn minh mà... Miễn là có lòng gởi ..thì sẽ nhận được thôi
Một thời để yêu một thời để chết" cái tác phẩm nổi danh này một thời làm "điên đảo"người đọc,từ học sinh ,sinh viên cho đến những ai yêu thích Erich Remark(nếu TThanh nhớ không lầm là tên tác giả,bạn thơ nào nhớ rõ ràng hơn xin cho biết)chỉ biết một điều...Có Yêu có Sống thì cuộc đời Worthwhile....có lẽ theo một số nhận định như vậy..?/TThanh xin lạm bàn chút xíu về lãnh vực Tình Yêu và Cuộc sống. hôm nay đã cuối tuần rồi nhanh thiệt,thì giờ ngựa chạy tên bay... chúc các bạn thật vui vào weekend.
Erich Maria Remarque (born Erich Paul Remark; 22 June 1898 – 25 September 1970).
...Tuy thế, không phải con người chỉ xót xa phận lưu vong khi ở ngoài xứ sở mà vẫn có thể cảm thấy thất lạc trên chính đất nước mình, nếu họ phải sống giữa một xã hội đã bị mất đi các giá trị đích thực. Từ mặt trận trở về, những chiến sĩ của Remarque tìm thấy gì ở thành phố hậu phương, tìm thấy gì sau khi cuộc chiến đã tàn? Hai bạn đồng đội trước kia, dù tuổi còn rất trẻ nhưng đã già đi nhanh chóng qua bốn năm chiến tuyến, gặp lại nhau bên ngôi mộ một đồng đội khác đã cắt gân máu tự vẫn khi vừa hoà bình vì khám phá ra chiến tranh để lại cho mình quà tặng là chứng bệnh vô phương cứu chữa, họ đều mất phương hướng: ‘‘Vừa bước hắn vừa lấy gậy hất những ngọn cúc gai phơn phớt. ‘‘Tao đã xem xét tất cả, Ernst ạ: địa vị, lý tưởng, chính trị; nhưng tao chẳng còn thích hợp với những bận rộn kiểu này nữa. Trong mọi thứ ấy, chỉ chứa đựng tư tưởng con buôn, ngờ vực, vô tình và sự ích kỷ vô biên…’’. Tôi thấy cuốc bộ đã hơi mệt nên chúng tôi ngồi xuống một băng ghế ở Klosterberg. Những toà nhà nhạt màu lấp lánh trên thành phố, khói bạc toả bay. Georg chỉ về hướng đó. ‘‘Họ như lũ nhện, đang mai phục nghe ngóng trong các văn phòng, cửa tiệm, trong nghề nghiệp, sẵn sàng để hút máu người bên cạnh. Cả cái đám ngồi trên họ cũng thế: gia đình, hiệp hội, quyền chức, luật pháp, chính phủ! Chỉ là những mớ mạng nhện xếp lớp lên nhau! Dĩ nhiên, người ta có thể gọi đó là sự hiện hữu và hãnh diện luồn bò dưới đó trong bốn mươi năm. Nhưng tao đã học được ở mặt trận là thời gian không thể dùng làm đơn vị đời sống’’ [4]. Chiến tranh có chấm dứt thật nhưng nếu hậu quả là một xã hội đổ vỡ đầy nghi kỵ, bại hoại và không nhân bản thì chẳng thể nào đem lại cho con người niềm tin. Riêng Remarque, ông đã thử quay về nước Ðức một thời gian thực ngắn vào tháng 7 năm 1952, và rồi ghi lại trong nhật ký:‘‘Kurfurstendamm, dạo quanh thành phố buổi tối (…). Như trong một vở tuồng của E.T.A. Hoffmann và E. Wallace. Như dưới mặt nước. Những con người hoàn toàn xa lạ. Những bóng ma chăm chú rình chừng. Không có mối quan hệ nào. Một cái gì xa lạ đang trình diễn trên một sân khấu ngoại lai. Tất cả đi qua tựa giấc mơ; mỗi lần ai đó lên tiếng nói với tôi, ngay cả là nhân viên khách sạn, như các thứ ấy không có gì là thực – không cả giọng nói, không cả con người -, như thể mọi điều rồi sẽ biến đổi hay mất đi trong giây lát’’.
Cám ơn QH cho biết rõ ràng về "tư tưởng" Erich maria Remark( nói theo tên người mẹ)Đúng vậy so với cuộc chiến tranh VN chúng ta là những người hậu chiến ,chỉ có điều một số sống hoàn cảnh khác nhau nhưng đồng tư tưởng về khái niệm TY CSống,mấy chục năm qua vẫn còn tồn đọng.....,lối thoát mỏng manh như ráng chiều như mây nhạt,vì vậy mà còn tùy thuộc vào tâm cảnh mỗi một con người........và dù thế nào đi chăng nữa ta vẫn nối dài sự sống.Still alive
Sau một tuần mệt mỏi vì phải sửa soạn chờ thanh tra của phòng giáo dục xuống, hôm nay cx mới thở phào nhẹ nhõm vì thanh tra vừa xong...
Trong comment của QUÊ HƯƠNG có viết câu :"... có thể cảm thấy thất lạc ngay chính trên đất nước mình..." nghe thật sót xa , nhưng vô cùng thực tế cho những người đến giờ phút này vẫn còn bỡ ngỡ với xã hội mình đang sống , ngay trong lòng đất mẹ này...cỏ xanh vẫn luôn cảm thấy tội nghiệp cho chính mình , lúc nào cx cũng cảm thấy xã hội mình đang sống luôn luôn lạ lẫm , cuộc sống luôn bồng bềnh , trôi nổi chẳng biết đâu là bến bờ , luôn nơm nớp lo sợ vì mọi thứ như đang bị rình rập...
Biết rằng chảng bao giờ tâm hồn còn yên bình như thủa xa xưa nữa , nhưng vẫn phải sống , dù thế nào...nhưng không thể không ngậm ngùi được...
Đố ai vẽ được giấc mơ !
ReplyDeleteĐố ai giải được bài thơ...dốc mờ !
Dốc mờ trong bài Dốc Mơ
ReplyDeleteHỏi ngay tác giả bài thơ biết liền
Tình chi tình phải liu xiu,
ReplyDeleteHay tình ốm yếu phải liu xiu tình?
Thức dậy thật sớm, vào cái buổi đất trời còn yên ắng nửa mơ nửa thật, đọc DỐC MƠ xong không có điều gì để bình mà chỉ có những cảm nhận của người " làm thân du mục kéo hoài cõi không".
ReplyDeleteThú thật, mắt nhắm mắt mở, đọc lần thứ nhất chỉ thấy một đống chữ có âm điệu diụ dàng. Đọc xong lần thứ hai, có những điều gì đó còn vướng vất lại trong lòng, khiến mình phải đọc thêm. Đọc lần thứ ba nhận ra vài tương phản ... Và rồi cứ thế đọc thêm không biết đến lần thứ mấy mới tìm thấy trong tương phản nẩy ra nhiều ẩn dụ. Những ẩn dụ nói đến một sự chưa dứt khoát: Biết đời nầy không là gì cả mà sao cứ lê thân dấng bước, miệt mài, mà rồi khi buông tay còn có gì?(du mục/cõi không). Biết là không thực thì sao phải dối lòng cầu cho được, chịu tiếng thị phi? (huyễn mộng/dối gian). Không chấp nhận cái kết cuộc không như ý nhưng rồi lại muốn giữ nó cho riêng mình! (xua/ngắt...)
Và cái ẩn dụ 'trăm con hạt bụi/ bay vàng phố mơ', làm chútxíu liên tưởng đến một đọan kinh Diệu Pháp Liên Hoa nói về cái to lớn vô cùng, cái lâu xa vô cùng mà một kiếp sống chỉ là một hạt buị biểu thị bằng một chấm mực nhỏ cho một nghìn cõi nước mà giòng mực nầy là từ tam thiên đại thiên thế giới mài ra làm thành.(Phẩm thứ sáu: Hoá thành dụ). chútxíu đã phải zoom lên để xem có đúng là 'con' hay 'cơn'. Vẫn con hạt buị, cho dẫu là trăm đi nữa, thì làm sao vàng được một phố? Vậy thì 'phố mơ' đây không chỉ là phố đẹp, phố người ta ước có, mà lại còn là phố không thực, chỉ có trong mơ mà cũng còn là một cái gì quá lớn. Và 'bay vàng phố mơ', không chỉ là phủ đầy mà như là bay tiêu luôn: một cái gì nhỏ nhoi cũng làm tan biến được điều thật to lớn!
Nếu chúxíu cảm nhận được điều mà tác giả bài thơ không muốn nói đến, như S@ và CỎ XANH đã có lần nhận xét, thì xin các bạn cứ coi như chútxíu cầm nhầm, 'mượn hoa cúng Phật', và vui vẽ cùng chútxíu thưởng ngoạn lại tác phẩm của mình, âu đó cũng là cái duyên văn nghệ và có lẽ cũng là mục đích của Trang Thơ.
Lấy tâm mà đọc cho lòng,
Nếu không phải vậy, SÁC KHÔNG đó mà.
Thiên-Thanh ới ời,
ReplyDeleteCó Dốc thì chắc phải có Đèo chứ hả?
Các bạn trang thơ ơi,bài Dốc Mơ ThiênThanh viết khi đang chống gậy cà lọc cọc nên cũng "liu xiu" nghiêng ngả đó mờ...
ReplyDeleteCác bạn hay thật PC thì đặt ra vấn đề đố vui để học,Trang chủ ứng khẩu liền thiệt nhanh lẹ,Sao thì thấy ngay "ốm yếu" còn Chút Xíu..hà hà biết nói sao đây,đúng là thấy hơn tác gỉa..thấy..
Thiên Thanh rất vui sáng ra như uống ngụm trà tiên.....
Đúng là trang thơ hội tụ những tâm tình buồn vui giàn trải...TT
Quê Hương ơi Đèo NGang của bà Huyện Thanh Quan đó.
ReplyDeleteUống cà phê chưa mà dốc với đèo.Sáng ra tìm bài càphê một mình mà chưa ra,đang đi tìm vợ chồng ca sỉ Phương Thảo Khắc triệu đây
..Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
ReplyDeleteThương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.//
Cà-phê tới chưa vậy?? Này Thiên-Thanh à!! Đây đúng là ly cà-phê BMT chính hiệu đó nghe..
Ô Ô xí mê nói lộn xin nói lại Phương Thảo và Ngọc Lễ ,đem Khắc Triệu của Cẩn Vân mà "gả" cho Phương Thảo bả quánh cho ...dô bệnh viện luôn..
ReplyDeleteđúng là chưa có cà phê nên lạng quạng qué...
Đọc bài thơ dốc mơ của Thien Thanh PC lùng bùng lổ tai, đến cuối bài thơ có 2 từ mà PC không hiểu là "liêu riu" và "liu xiu". Giống như ngày xưa các cao thủ đi tìm bí kíp luyện vỏ công, khi gặp 1 hình quyền không hiễu thì phải ngồi thiền suy nghĩ cho ra, hoặc tầm thầy mách bảo.
ReplyDeletePC bèn nhờ tổ "Search" sau 18 trang tìm kiếm thì may mắn thay tìm ra như thế nầy:
Bài hát
Nhớ Mẹ Lý Mồ Côi
Đăng bởi: lemmadao
Mẹ qua đời khi con còn trong nôi.Cha bỏ con bơ vơ đi theo người.Cậu mang về cưu mang vì thương cháu.Khắc sữa bú tay mồ côi lúc chào đời.
Cậu qua đời khi con vừa thôi nôi.Sao nhẫn tâm mợ đem con cho người.Ngày qua ngày con âm thầm khôn lớn.Hẫm hiu một mình lây lất giữa chợ đời.
Phương xa, cha nào có hay, mà chiều nay , con dỗ mẹ nơi này.Sáo bay tìm bày khói hương một vầng ngây ngất,nước chảy liêu riu lòng con hiếu thảo trong đời mỗi năm một lần,con gái nhớ mẹ về đây.
Phương xa, cha nào có hay, mà chiều nay con dỗ mẹ nơi này. Ngỡ như mẹ về vói con hình hài sương khói,gió thổi bên sông lòng con nức nở nghẹn ngào.Tuổi thơ con khóc nhớ mẹ lý mồ côi.
À, thì ra từ ngữ tân thời chứ không phải cổ thư ! hú hồn !
Sau đó tiếp tục tìm chử liu xiu thì cũng mất gần 20 trang web mà chĩ tìm được như thế nầy"
ReplyDeleteEmperor Guangwu (13 January 5 BC – 29 March 57), born Liu Xiu, was an emperor of the Chinese Han Dynasty
Phải chăng Thiên thanh mật mã tên một vị vua đời nhà Hán !
Nếu vậy thì "Cây khô tàn rụng...như nỗi tình của vua LIU XIU" bí ẫn bí ẫn thay !
PC ơí ơi chữ "liêu riu" TT quên bỏ vô ngoặc kép.
ReplyDeleteVậy mà huynh cũng tìm ra được hoan hô tổ Search,hôm qua Trang chủ cũng hỏi liêu riu là gì,TT nói cứ lên đi có gì TT chịu trách nhiệm ,hihi lâu lâu một mớ chữ.......thiệt là vui ,có vậy mới thấy những nhân tài bình thơ,luận thơ...mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn10 của trang thơ mình chớ....
Nhắn nhủ bạn thơ chutxiu :
ReplyDeleteHãy từ từ mà giải mả nha, suy nghĩ gấp quá coi chừng như...Âu Dương Phong thì tổn thất cho trang thơ đó huynh !
Từ từ sẽ giải mả được thôi !
Huynh PC và huynh CX ơi có gì đâu mà bí ẩn?!Thiên Thanh thì đơn giản lắm như 2 cộng 2 là 4 vậy,cuộc đời càng đơn giản càng khoẻ hớ...
ReplyDeleteBạn Phương Các ơi;
ReplyDeletechútxíu không giải mã vỉ không được học cách giải mã, mà chỉ đem tâm mà đọc thơ như đã thưa rồi. 'Vạn vật khởi ư tâm' cho nên có từ từ đi nữa thì cũng chẳng hơn được chi. Làm thơ là giàn trải lòng chứ không đánh đố, nên có được ngườiđọc hiểu là có một thứ hạnh phúc ở đời. Do vậy mà chútxíu luôn nhớ Bạn có hưá điểm thêm cho Những Đoá Hoa Lòng ngày não ngày nao đó. Xin đa tạ nếu Bạn nhín chút thì giờ để ta lại được cùng nhau thưởng thức NĐHL. Thân.
CX thấu rõ tâm tình của TThanh,và PC thì đang mở ngoặc(đố vui ...có thưởng...) để TThanh suy nghĩ xem kỳ này có` thưởng ..gì đây??Hay là bắt chước NT nhắm mắt...hô một hai ba.......
ReplyDeleteHằng năm cứ đến mùa Phấn hoa là VK bị dị ứng, nằm dài hơn cả tuần , chẳng muốn làm gì cả . Hôm nay vào thăm Trang thơ, đọc các comments thật dí dõm của các Bạn, dành cho Bài thơ "Dốc Mơ" của Thiên Thanh làm cho VK phải bật cười . Không ngờ 10 câu thơ Lục Bát của TT, đã làm cho các "Tao Nhân" phải bận tâm suy nghĩ và đưa lên những điển tích thật vui. Mong rằng những niềm vui như vậy, sẽ được tiếp diển mỗi ngày trên Trang thơ này .
ReplyDeleteChỉ có thời gian đọc lướt qua bài thơ và các comments,đọng lại khoảnh khắc trong tâm tưởng mình vẫn là 1 điều xa lăng lắc ...ôi cõi đời nhiều mộng mị.
ReplyDeleteTừ giờ tới cuối tháng,chắc tạm chia tay trang thơ,chúc TT có nhiều comments hay cho bài"Dốc mơ" của mình .
Các bạn thơ ơi,mãi vui mà quên ngợi khen trang chủ Post một tấm hình thiệt đẹp,TThanh rất là ưng ý,con dốc mơ màng màu xanh xám nhạt pha lẫn nâu hồng ửng sáng của tán lá,màu sắc tuyệt vời của họa sĩ pha màu...chỉ còn một điều nữa là trang chủ không bắt 2 cái bóng tựa vai nhau trên con dốc.....hơi thấy thiếu thiếu phải không các bạn...
ReplyDeleteThôi nghe bản nhạc "dốc mơ" của NgôThụy Miên thì tưởng tượng ra ngay.cám ơn trang chủ nghen
Còn ThThanh nói đố có thưởng là vầy,trong toàn bài thơ có một chữ cần"giải mã",bạn thơ nào đoán được phần thưởng thì là..mà..gởi qua Email nhé các bạn.
ReplyDeleteCho hỏi thăm bạn thơ "viêm miệng"ơi đã hết viêm miệng chưa dậy??TT
This comment has been removed by the author.
ReplyDeleteNghe đến hai chữ "Dốc Mơ" thì đã quên cả lối về rồi !
ReplyDeleteTừ hồi còn bé,đọc "Thằng Vũ" và "Con Thúy" của Duyên Anh thì đã có Dốc Mơ lãng đãng đâu đó.(QH đã có bài viết về một Dốc Mơ có thật - và Dốc Mơ của tui khác với cái Dốc ..thật đó!)
Nhắc đến Du Mục thì lại phải nhắc đến Thảo Nguyên,nhắc đến một ước muốn nằm dài trên một bãi cỏ và mơ đến một người đẹp ...rồi lẩn thẩn: Không biết Viêm miệng có được hôn không nhỉ ?
PC Xin lỗi các bạn thơ vì muốn chỉ cho Trang chủ cach dùng link bang code nên nhờ trang nay để chỉ. Xin lỗi các bạn nếu có diều gì không vừa lòng xin miễn thứ!
ReplyDeleteKhoan các bạn thơ ơi, chờ NT lên DỐC MƠ với nha ...
ReplyDeletePhải nói là NT phục lăn bạn thơ THIÊN THANH trong câu thơ:
Cõi tình điên đảo nên thơ
May mà bạn điên đảo đấy, giá như mà bạn không điên đảo thì không biết sẽ nên gì ....
Trang Chủ minh hoạ làm NT phát thèm ... muốn được nằm duỗi chân trên Dốc Mơ khi đời bỗng dưng .... mỏi mệt !
Viêm miệng thì Police và bácsĩ không cấm hôn đâu,nhưng cả nhà đều viêm,ba hôn mẹ mẹ hôn bé ,bé hôn bà ,cả nhà ta đều cùng viêm.
ReplyDeletenhưng nghe nói có bệnh đáng sợ hơn viêm màng nhĩ(không nghe) "viêm cổ họng "không dám nói"và cực kỳ nguy hiểm nhất "viêm túi" phải không bạn ??
NT ơi bạn nói trúng mạch rồi đó,không hổ danh nữ sĩ hay nhất trang thơ
Cám ơn tất cả các bạn ghé thăm Dốc Mơ với trang thơ.TT
Tôi vốn là người con của đồng bằng. Nhưng sao cuộc đời mình trải qua lại gặp nhiều con dốc thế!
ReplyDeleteNhững con dốc thời tuổi trẻ. Dốc mơ.
Cô bạn cùng lớp dung dăng phía trước, mình bước theo sau. Điều mơ ước nào thoáng nảy sinh trong đầu nhỉ?
Cả một đám bạn choai choai lao nhao đuổi bắt qua những con dốc dài để tranh nhau trầm mình xuống con nước mát của những dòng suối.
Những con dốc dài Đà Lạt đẹp như mơ trong trí tưởng tượng với những khóm dã qùy vàng bên đường. Mộng mơ bay vút trời mây.
Giờ ta nhón tay thả xuống một bậc ngũ cung.
Khoảng 20 kg trang bị trên người, vượt qua biết bao nhiêu con dốc giữa rừng xanh núi đỏ trong nỗi sợ hãi và lo âu. Tai ương luôn rình rập đâu đó trên đầu cây ngọn cỏ.
8 thằng tù cải tạo len lỏi vào tận rừng sâu để tìm cho được một thân cây thẳng tắp về làm cột hội trường. Đường kính phải đạt được 30 cm, dài 8 m. Hạ xuống bằng những cái rựa chỉ có lưỡi không cán, rồi thảy lên vai len lỏi qua đám rừng mịt mùng ra khỏi cửa rừng đem về.
Nặng quá cán bộ ơi! Anh nầy! Bước ra ngoài.
Hỡi ơi! Không dám thêm một tiếng thở than. Như một đám kiến gầy còm, lên lên xuống xuống những con dốc, cõng cho được về trong nỗi mệt hụt hơi xanh mặt.
Một bó nứa 15 cây dài 4m nặng khoảng 30 kg. Vì một lời đồn, vượt chặng đường dài 10 cây số gần Sư Đoàn bộ để muốn nhìn mặt 3 cô con gái Sài Gòn. Chỉ xạo! Vác bó nứa về mệt muốn đứt hơi. Lại là những con dốc mỉm cười chế diễu. Mấy cái thằng thanh niên toàn làm những chuyện tào lao. Nghĩ thật khôi hài.
80 kg than củi nặng oằn đèo phía sau chiếc xe đạp sau những ngày vừa ra tù, vượt qua những con dốc dài của dải đất cuối Cao nguyên Trung phần. Dốc tiếp dốc. Thở dài quẹt mồ hôi trán thở dài ngao ngán cho cái phận đời.
Toàn là những con dốc mờ.
Lại chuyển tiết tấu.
Dốc tình. Tôi leo lên những con dốc nầy khá nhiều lần, nhưng chả mấy khi thành công. Toàn là giữa chừng con dốc. Mệt mỏi, chua xót, đắng cay rồi cuối cùng phải mỏi gối chồn chân khuỵ xuống giữa dốc mà ngước mắt nhìn lên đầu con dốc còn chấp chới trên cao.
Buổi chiều. Sau một ngày mệt mỏi vì công việc. Ngồi vào máy click chuột vào cái LINK nhạc Pháp của QH gởi tặng.
La Maritza với Sylvie Vartan. Nhạc nền réo rắt như dòng nước chảy. Lời ca đẹp. Giọng hát trong sáng. Như một dòng nước mát cuốn trôi hết những nhọc nhằn trong ngày trong tâm trạng sảng khoái.
Sao ta có những người bạn có tâm hồn đẹp đến thế! Chỉ muốn mang đến cho người khác những niềm vui!
Cỏ xanh mới đi đám cưới của đứa cháu kêu mình bằng bà và là đi họ nữa...thấy mình già quá đi thôi...
ReplyDeleteNhớ TRANG THƠ quá , chưa vội tẩy trần , xà vào máy tính liền đây...
"DỐC MƠ" trước tiên phải nói rằng bức tranh đẹp quá , rất hợp với DỐC MƠ . Đọc thơ và ngắm hình cỏ xanh MƠ được đi trên con đường mờ ảo ấy , để một mình MƠ đến tình LIU XIU thì thật là sẽ lạc lối về mất thôi...lạc vào DỐC MƠ rồi thì trăm con hạt bụi...cũng không thể làm mờ DỐC MƠ được THIÊN THANH ạ...
TRong các con dốc,dốc tình là gay go nhất phải không các bạn??
ReplyDeleteCỏXanh thật dễ thương "chưa tẩy trần vội xà vào trang thơ ngay" với nhận xét thật tinh tế
"lạc vào dốc mơ ,trăm con hạt bụi cũng không thể làm mờ DỐC MƠ " ,tới đây bắt gặp lại" Sắc không không sắc nhưng dường vẫn đau"
đúng đó cô nàng ạ
Bây giờ mình nghe lại Dốc Mơ Ngô Thụy Miên với giọng hát Ngọc lan và Tuấn Ngọc nghe bạn
Thôi NT ơi ,ai lên Dốc Mơ, Dốc Tình thì để người ta lên còn SM tình nguyện ngồi hay nằm duỗi chân cuối dốc với NT là khỏe re, nếu hiu hiu gió mát cho tâm hồn mình đi hoang luôn .
ReplyDeleteSM ơi "tâm hồn đi hoang thì được" chớ trang chủ nhớ đừng đi hoang,rồi lấy ai làm trang chủ trang thơ đây??hức hức.
ReplyDeleteSáng ra đùa chút cho dui bên ly càphê "sắp lạnh",đùa cho ấm áp dui dẻ Trang chủ bỏ lỗi cho nhé!!!!!
Thiên-Thanh ới..ời!!
ReplyDeleteCani..mà cà-phê cũng lạnh sao??
Vậy thì phải nghe Dốc-Mơ của NNTM rồi.
Chí phải..chí phải.
Còn hai Bạn SM và NT..không leo dốc sao??
Vậy có muốn nghe chuyện Dốc Bò không?/
Chiện thiệt "chăm phần chăm"à nghe.
Chuyện như vầy:
Đường vào đồn điền cao su Xa-Trạch (Bình Long) có một con dốc mà dân chúng gọi là Dốc Bò.
Đi bộ cũng như bò lên, xe Honda thời 67-68 cũng chạy như rùa bò, xe cam-nhông của Công ty cao su chạy lên dốc cũng phải bò, nên gọi là Dốc Bò.
Vào khoảng 67-68 QH có người Bạn, ở trong khu chung cư của công nhân đổn điền Xa-Trạch. Thường thì Hè nào cũng về đó chơi 1-2 tuần. Muốn tới nhà người Bạn thì phải qua dốc bò này. Khi lên Bình Long thì các chị em đón QH ở bến xe BL, rồi sau đó đi Honda về nhà ở đồn điền. Khi nào tới dốc bò...thì sắp đến nhà.
Vô tới nhà thì..bò..luôn vì mệt.
Sau này cô bạn trở thành Giáo sư ở trường trung học BL.
Năm 1972, Mùa hè Đỏ Lửa, các Anh Em Mủ đỏ đả dùng con đường có con Dốc Bò này, để áp sát vào và giải cứu thị xả An-Lộc..
Trường trung học Bình-Long bị san bằng...Gia đình người Bạn di tản, QH gặp được trên đường chạy loạn về Hớn-Quản...
Sau nhiều năm lưu lạc, vẫn không có tin tức..Nhưng kỷ niệm về Dốc Bò, người Bạn và gia đình thì QH vẫn còn nhớ như in.
Bây giờ thì QH không theo Dốc Mơ của Thiên-Thanh, mà nghe theo SM và NT có lý hơn, nằm dưới chân Dốc Bò ngày nào, vì e ra bây giờ leo dốc ..cũng không kham rồi.
Không biết Dốc Bò còn không nửa. Huynh s@ có biết không vậy?
NT cũng ham vui lắm ... trèo theo hết thảy những Con Dốc trong đời của bạn thơ Thiên Thanh, bạn thơ S@, bạn thơ Quê Hương ... Rốt cuộc, NT chỉ thấy có Dốc ... Nửa Chừng của NT là bình an nhất !
ReplyDeleteCũng leo dốc vậy, nhưng đến nửa chừng thì mệt, không leo nữa (ai cấm!) rồi thả người nằm dài trên dốc mà ngắm trời mây ....
Riêng về Dốc Tình, chữ Tình này khổ lắm à nghen !
NT cũng hì hục leo Dốc Tình như bạn S@, trầy trật lắm ...
Cuối cùng
Nhẩn nha ta tuột dốc tình
Coi như thiên mệnh ... Một mình phẻ re !
Chào bạn hiền,
ReplyDeleteThú vị thiệt! Lại lò mò lên tới tận Bình Long mà chơi nữa.
Cách đây khoảng 2 tuần, tôi đi xe gắn máy về tới tận Lộc Ninh để làm đám giáp năm cho Má tôi.
Đi ngang qua Bình Long, điều làm tôi chưng hửng là Chính quyền đã đổi lại tên là Huyện Hớn Quản như thời kỳ Pháp thuộc. Cái tên Hớn Quản nầy nghe rất ngộ, chẳng biết nó có nghĩa gì, nếu QH tìm được tài liệu thì post lên dùm tôi đi, chớ bà con TT hổng ai biết chỗ đó đâu. Mấy ông Chính quyền bây giờ ngồi không, hết chuyện làm nên cứ "tắt đèn làm lại" mấy cái tên địa phương. Đổi rồi giữ, giữ rồi đổi. Nội cái tiền sơn thay đổi trên bảng tên các cơ quan cũng cả đống tiền. Ối, mà có làm mới có ăn chớ! Được cái ở VN bây giờ, họ chú trọng vô chuyện mở mang đường sá, rồi kéo điện và các phương tiện liên lạc về tới những vùng rất sâu. DỐC BÒ mà bạn nói chắc chỉ còn lưu lại trong ký ức thôi. Giờ phải đi làm rồi nên chỉ nói một chút vậy thôi, chiều về tính tiếp.
NT à,
Không biết cô bé leo lên con dốc nào, có cao lắm không mà nửa đường phải dừng chân ngồi nghỉ vậy?
Đọc lại ở trên coi, nếu lỡ đó là con DỐC TÌNH mà s@ đang ngồi mỏi gối thì làm ơn ngoảnh mặt chỗ khác đi nghe, đừng có bốn mắt nhìn nhau rồi lại "sanh chuyện".
Chútxíu không bình thơ của TT mà bình những "sinh tình" của bằng hữu.
ReplyDeleteNghe kể khổ về những con dốc trên đời, chúxiú cũng cảm khái cho những bạn ì ạch mà leo, dốc đời hay dốc tình đều để lại ít nhiều ấn tượng. Nhưng nghỉ cho cùng, những con dốc đó chỉ tô điểm thêm cho người leo dốc nhiều tính cách mà người không leo dốc không có, hoặc có nhưng không có dịp để thể hiện. Này nhé,sức chịu đựng dẻo dai, trèo đèo leo dốc bất kể hiểm nguy, kiên trì bò lết cho đến được nơi chốn muốn đến, hoặc toàn ngã gục giữa chừng dốc mà(nay)vẫn còn tiếp tục....
Kể khổ về dốc nhưng tiếc là không nói đến cái kết quả của những lần vượt dốc như trở về với vòng hoa quàng cổ, ngực đỏ huy chương, hay nụ cười xóa được sự cách biệt
'tại tù tại ngoại',hoặc giả ánh mắt rạng ngời của người vợ và đám con nhìn chén cơm ít độn....Động cơ vượt dốc luôn đáng ca tụng mà quên đi thì đáng tiếc quá.
Chútxiú nghỉ vậy có 'điên đaỏ' không hả bạn PC?
Bạn S@
ReplyDeleteHôm trước bạn chửa cháy "cái lật tẩy" tính phong tình của Bạn mà chúxíu cho là chưa thuyết phục, thì bây giờ có nên chỉnh trên hay chỉnh dưới không?
"Dốc tình. Tôi leo lên những con dốc nầy khá nhiều lần, nhưng chả mấy khi thành công. Toàn là giữa chừng con dốc. Mệt mỏi, chua xót, đắng cay rồi cuối cùng phải mỏi gối chồn chân khuỵ xuống giữa dốc mà ngước mắt nhìn lên đầu con dốc còn chấp chới trên cao.
nếu lỡ đó là con DỐC TÌNH mà s@ đang ngồi mỏi gối thì làm ơn ngoảnh mặt chỗ khác đi nghe, đừng có bốn mắt nhìn nhau rồi lại "sanh chuyện".
ĐẦU HÀNG! ĐẦU HÀNG!
ReplyDelete'Cõi tình điên đảo nên thơ' thì 'yêu là cho, không cần nhận' của Vivu có thể diễn dịch 'cho là cần nhận' và 'nhận không có là đòi'
ReplyDelete'đòi cho được mới là yêu' mà 'đòi không được thì yêu cái gi?'. Điên đảo vậy mới nên thơ TT hả!
Thiên Thanh ngoài con dốc Mơ cũng có con dốc Chuồng Bò(khác với dốc bò của bạn QH)Dốc chuồngbò này ai ở Dalat chắc biết cao khoảng hơn 45độ ,thả chạy xuống hồ Xuân Hương vì ngày xưa vùng đó người ta nuôi rất nhiều bò.Hồi còn nhỏ xíu đi học ,rồi đi chơi hay chạy "thi" trên dốc này,ai về sớm nhất thì người đó thắng,có khi đi xe đạp,lên dốc thì hai đứa hè nhau khiêng ,còn xuống dốc thì thả xe chạy trước mình...chạy bộ sau vì dốc quá cao!!TT còn nhớ hai bên lề đường hoa dã quỳ nở rất đẹp mỗi độ xuân về.
ReplyDeleteChút Xiú à,Tình thì lúc nào cũng nên thơ,còn có điên đảo hay không...thì tùy đối diện nữa ?Không biết phe bên ấy diễn dịch điên đảo thế nào...cho mộng mơ và cho cả nên thơ ...
ReplyDeleteMôt chút về Hớn-Quản, Bình-Long.
ReplyDeleteCho mượn đất nha TT.
..Bước sang những năm đầu của thế kỷ XX, lợi dụng sự ổn định tạm thời của Ðông Dương, thực dân Pháp xúc tiến việc khai khẩn đất hoang tại Cao Miên và vùng Ðông Nam Phần, để trồng cao su. Hai đại lý hành chánh được gấp rút thành lập tại Hớn Quản (1908) và Bà Rá (1920), nhằm mục đích đôn đốc và chỉ huy các công tác khai rừng và mở mang đường xá. Hai quốc lộ 13, 14 cũng như con đường xe lửa Sài Gòn-Lộc Ninh được hoàn thành, để vận chuyển cao su của công ty Mimot, tại các đồn điền Krek, Chup, Prek, Kak, Chamcar An Ðông.. ở Kompong Cham, Snoul, Peanch Chang (Cao Miên), Phước Long, Bình Long, Bình Dương và Biên Hòa.. về Sài Gòn, để xuất cảng.
Cũng từ đó, máu người Việt và đồng bào thiểu số Stieng, Biệt, Mnong.. đổ hằng ngày trên vùng đất đỏ . Họ là phu đồn điền từ các tỉnh miền Bắc và bắc Trung Phần, vì nghèo túng, mất mùa nên đành lìa bỏ quê cha đất tổ, lũy tre làng và mồ mã ông bà, để vào vùng ma thiêng nước độc, bán mình làm thân nô lệ suốt đời cho các công ty khai thác cao su của thực dân Pháp (Société Des Plantations Des Terres Rouges).
Bên cạnh đó, còn có các phu làm đường 13,14, đường xe hỏa. Nhưng dù là ai chăng nửa, Việt hay Thượng, tất cả cùng chung một số phận, chịu sự hành hạ dã man của bọn cặp rằng Pháp và dân bản xứ. Ngày ngày tháng tháng, những nấm mồ hoang vô chủ, bất hạnh, cứ nối tiếp nhau, mọc theo chiều dài của con đường từ Bến Cát, Lai Khê, Chơn Thành.. cho tới tận An Lộc, Lộc Ninh.
.. Bình Long xưa là Hớn Quản, giang sơn của những đàn nai gặm cỏ tranh, đất đai của đồng bào thuộc bô lạc Stiêng, một sắc dân thiểu số có trình độ và tập quán, gần giống người Kinh.
Tỉnh Bình Long được các vị Chúa Nguyễn Nam Hà, khai thác từ cuối thế kỷ 17. Từ năm 1832, thời vua Minh Mạng Nhà Nguyễn, đất Hớn Quản thuộc tỉnh Biên Hòa.
Năm 1956, tổng thống Ngô Ðình Diệm, cắt một phần phía bắc tỉnh Biên Hòa, sáp nhập vào với Hớn Quản, để thành lập tỉnh Bình Long, thuộc Vùng III chiến thuật.
Tỉnh giáp Phước Long, Tây Ninh, Bình Dương và Kampuchia. Vào năm 1972, Bình Long có diện tích 2240 km2 với dân số chừng 88.000 người, chia thành 3 quận : Lộc Ninh, An Lộc và Chơn Thành. Ðiạ thế tỉnh này bị cô lập, vì nằm giữa hai chiến khu C-D của VC, lại còn tiếp giáp với Kampuchia, có khu hậu cần Mõ Vẹt của Bắc Việt. Bình Long nằm giữa hai con sông Sài Gòn và Bé, có hằng trăm suối con, sông nhánh chằng chịt như Prektéhléa, Tonlétron, Tonléchan.
. Ðiạ thế trùng trùng điệp điệp rừng cao su, tre mây và cỏ tranh mọc cao hơn đầu người, tạo thành những con đường chuyển quân chiến lựoc rất lý tưởng cho Bắc Việt, mà không sợ bị phi cơ thám thính khám phá, ngoại trừ các toán Lực Lượng Ðặc Biệt., hoạt động bí mật suốt vùng biên giới Miên-Việt.
Thị xã An Lộc nằm trong phạm vi xã Tân Lập Phú, rộng chừng 740 km2. Bao bọc quanh thành phố là những ngọn đồi chiến lược, mang tên đồi 169, đồi Gió và đồi Ðồng Long. Năm 1972, dân số trong thị xã chừng 44.000 người. Quốc lộ 13 từ cầu Bình Lợi, chạy suốt tỉnh Bình Dương, ngang thị xã An Lộc, tới thị trấn Lộc Ninh và biên giới Miên ở Sóc Pénang. Từ đây còn đường phân làm hai ngã, một là đường 13 tiếp tục vượt biên giới, chạy tới Kampong Cham và tỉnh Kratié. Nhánh thứ hai mang tên quốc lộ 14, chạy song song với biên giới Miên Việt, đi Bố Ðức, Bù Gia Mập (Phước Long), Ðức Lập (Quảng Ðức)..
Tại Chơn Thành, đường 13 cũng phân nhánh thành LTL13 và QL14B, chạy qua các quận Ðôn Luân, Ðức Phong(Phước Long), tới Kiến Ðức, tỉnh lỵ Gia Nghĩa (Quảng Ðức).
Chào bạn hiền
ReplyDeleteCái tui đương thắc mắc nhứt là cái chữ Hớn Quản, không biết nó từ đâu ra và có nghĩa gì không?
Nếu nói về cái biết của tui về cái mảng các Plantations của Tây chắc phải viết ra cả trăm trang giấy.
Mượn TT, mình trao đổi chút chơi về chuyện nầy.
Tui cũng cố gắng rút gọn tối đa, nhưng chuyện nó hơi dông dài một chút.
Ông Cố tui là Ông Hội Đồng. Bởi vậy con trai của Ổng mới vớ được cái hợp đồng cung cấp vật liệu xây dựng và thực phầm cho Societe des Plantations de Terres Rouges.
Chuyện cách đây cũng gần trăm năm , dù đã nghe kể đi kể lại nhiều lần, nhưng giờ có cái nhớ cái quên.
Thuở ấy thì chưa có đường lộ, đường sắt. Chỉ toàn là đường xe bò bởi mới trong giai đoạn phôi thai hình thành.
Mỗi chuyến vận chuyển bằng xe bò xuất phát từ Thủ Dầu Một lên tới nơi thì mất 3 ngày 3 đêm ròng rả. Lên tới nơi bốc hàng xuống thì lại bốc tranh lợp nhà lên chở về bán cho các tỉnh miền Đông. Cũng mất 3 ngày 3 đêm. Cho bò nghỉ 1 ngày lại tiếp tục hành trình. Vị chi 1 vòng quay mất hết 7 ngày.
Con bò nó có cái ngộ. Cứ thủng thẳng mà đi suốt ngày suốt đêm, sức bền thì vô hạn. Tới giờ cơm của các người đánh xe thì bò được tháo ách, cho ăn cỏ và uống nước cám gạo pha loãng chung với nước đường thì khoảng 1 tiếng sau nó hồi phục liền. Anh đánh xe cứ việc nằm vắt vẻo trên xe mà thức hay ngủ tùy ý, vì giống bò có sức nhớ dai kỳ lạ, rất thuộc đường.
Mỗi chuyến như vậy thường thì 50 hay 60 chiếc xe bò. Trong tay Ông Nội tui có một lực lượng khoảng 200 chiếc, vừa của mình vừa mướn thêm ở ngoài. Tầm cỡ làm ăn như vậy cự phú là cái chắc!
Tới đời Ba tui cũng vô làm trong Terres Rouges vì tiếng Pháp của Ổng rất ác chiến.
Tui chẳng biết Ông Bà mình có phải là cường hào ác bá không thì không dám nói, nhưng cái câu “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời” ứng nghiệm vào tui thì không sai một mảy may.
Ở Hớn Quản thì Terres Rouges có các đồn điền: Xaco I, Xaco II, Xa Cam, Xa Trạch, Xa cát, Quản Lợi, Technique. Văn phòng chính của Terres Rouges nằm ở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa bây giờ. Văn phòng đồn điền thì nằm ở Quản Lợi. Nhà máy sơ chế cao su cũng nằm ở đó. Tới kỳ lương, các đồn điền khác cho xe chở công nhân cạo mũ về lãnh lương thiệt hết sức nhộn nhịp, đông vui như hội chợ. Chợ Quản Lợi mua bán rất sầm uất.
ReplyDeleteLương công nhân luôn luôn được chuyển tới các đồn điền bằng máy bay để tránh cướp bóc dọc đường.
Ở Lộc Ninh thì có Compagnies d’Extreme-Orient gọi tắt là C.E.X.O. Thằng nầy thì trải dài thấu qua đất Miên.
Bây giờ đọc các tài liệu lịch sử để lại thì người ta nói tụi Tây đồn điền bóc lột sức lao động công nhân, rồi ác ôn đánh chết các người phu chôn vùi dưới gốc cao su…tùm lum tùm la tui không rõ, nhưng khi tui có chút ý thức thì tui thấy đồn điền họ cấp nhà cho công nhân ở riêng ra từng gia đình, gạo thì phát không cho tất cả mọi người trong nhà, con cái cũng được cấp lương riêng. Họ cũng tổ chức thi đấu thể thao giữa các đồn điền với nhau. Có một bệnh viện riêng của đồn điền dành cho công nhân…Thì tất cả mọi cái đều được tính vô sức lao động của người công nhân, ai mà không biết điều đó. Ở đời có ai cho không ai cái gì bao giờ? Nhưng bọn chủ có thể hiện sự quan tâm tới đời sống công nhân.
Đa số những người “Bắc Kỳ cũ” vô Nam khoảng năm 1935 trở đi trong giai đoạn mộ phu làm contrat đều rất dễ thương và sống rất hoà đồng , có lẽ họ đã trụ lại đây lâu lắm rồi nên có thể có chút giống người Nam Bộ.
Có một câu giống như ca dao của các đồn điền đọc lên rất khôi hài: “Trời mưa ướt lá cao su, Ướt…gì gì đó” để nói lên cái cực khổ của những người phu miền Bắc vô Nam thời kỳ đó.
Năm 1968, tui vừa học vừa làm cho Phòng Điện cơ của Cty CEXO ở Công Trường Mê Linh chỗ có cái tượng Hai Bà Trưng kề bên bến Bạch Đằng nên tui rành cái nhóm Tây đồn điền nầy lắm.
Nhưng ở CEXO phải mướn giàn máy của IBM chớ mua không nổi, mắc tiền lắm. Thuở đó nạp dữ liệu vào máy thì bằng những cái thẻ giấy cứng có đục lỗ, rồi một bầy máy móc để trong một phòng máy lạnh ước khoảng gần 100 m2. Máy nào cũng to đùng. Bộ phận tui phụ trách làm lương cho 25.000 công nhân của Terres Rouges và 15.000 công nhân của CEXO. Khối lượng công việc to lớn như vậy, nếu không có cái giàn máy đó chắc chết!
Thiệt Tình!
ReplyDeleteVivu không có được diễm phúc vào Trang Thơ thường xuyên,nhanh là 24g hoặc 48g,còn chậm thì miệng có vấn đề!
Cái gì MƠ bao giờ cũng đẹp,còn THẬT thì đợi đến 30 năm sau thì sẽ trở thành MƠ như những bài QH và S@ sưu tầm về BL về Hớn Quản!
Khốn khó và nhọc nhằn,tương lai thì vô vọng,mỗi người đều phải nếm trải, chỉ khác nhau môi trường,một bên thì cô đơn cùng cực,một bên thì có bằng hữu ...
Còn Tình Yêu ? Vãn bối không dám lạm bàn,nhờ Tiên Sinh Chút Xíu phán vài lời vàng ngọc !
Trở về Dốc Mơ,hình như đã gặp được người 'đồng bệnh': nằm !
Nhân QUÊ HƯƠNG nói về con DỐC BÒ mà năm 1972, Nhảy Dù đã BÒ theo con dốc đó mà vào giải cứu An Lộc.
ReplyDeleteNhân CHÚT XÍU nói về ba cái vụ Huy chương đỏ ngực gì đó.
Nhân cũng sắp tới ngày 30 tháng 4 run rủi tới cho cái thằng tui bây giờ, nên viết đôi dòng kể chuyện đời cho các bạn nghe chút chơi.
Nói thiệt chớ trong dạ tui cũng thầm cám ơn trời đất cho cái ngày đó tới kịp thời chớ không thì tui đã mất xác từ tám mươi đời vương, có đâu mà còn ở đây nói nhăng nói cuội với các bạn. Quả thiệt là tui cũng cố hết sức mình trong tuổi thanh niên mà ráng bóp cò cho tới đúng cái khi mà Ông Dương Tổng Thống a-lô biểu đầu hàng thì tui mới thôi.
Để nói mí mí cái vụ giải cứu An Lộc cho nghe. Bị lúc đó tui chỉ là hạng cắc ké nên cái biết của mình cũng rất sơ lược, mà tui lại hổng có ở không để “cảo thơm lần giở” nên có khi trật cũng xin miễn thứ cho.
Trước Tết năm 1972. đơn vị tui được lịnh rải mỏng ra để chặn các ngõ mà Vi-xi có thể xâm nhập Sài Gòn hầu tạo ra một vụ Mậu Thân thứ hai. Mùa hè năm 1972, tất cả được lịnh tập trung ngay tại HOT PAD của phi trường Tân Sơn Nhứt để sẵn sàng leo lên máy bay ngay. 95% quân số ở đó, hậu cứ chỉ còn lại mấy anh Thượng sĩ già với cái đám Tiếp Liệu. Nằm sương dãi nắng gần một năm trời ở đó, được thảy đi tùm lum. Vùng I cũng có, Vùng II cũng có, mà nhiều nhứt là Vùng III. Mặt trận An Lộc là nơi chúng tôi mất nhiều chiến hữu nhứt.
Sau mấy chục lần với đủ các sắc lính vẫn không thể nào giải cứu An Lộc trong tay Vi-Xi được, Tổng Tham Mưu Trưởng Đại Tướng Cao Văn Viên chắc bữa nọ đọc truyện Tam Quốc Chí tới cái đoạn trận Xích Bích của Khổng Minh Gia Cát Lượng, Ổng bèn nảy cái ý đánh nghi binh. Từ sáng sớm tới chiều, tụi tui làm được 300 hình nhân bằng vải vụn cho bọc bên ngoài những bộ quân phục nguỵ trang đồng nhất (đó là cái tên gọi cho kêu mấy bộ đồ rằn ri vậy mà). Xong rồi móc sau lưng mỗi hình nhân một cái dù. 6:00 chiều, 5 chiếc C-130 của tụi Mẽo từ Utapao Thái Lan bay qua. Tụi tui thảy cái đám hình nhân đó lên máy bay. Tới An Lộc thì khoảng 6:45 trời bắt đầu nhập nhoạng trong bóng hoàng hôn, có nghĩa là tranh tối tranh sáng. Sáng quá thì Vi-xi phát hiện người giả, còn tối quá thì không ai thấy gì hết trơn. 300 hình nhân đó được thảy xuống mé bên đồi Ki-Tô Vua của An Lộc nằm ở hướng Tây. Vi-Xi thấy có Nhảy Dù nhảy xuống đông quá thì rút phần lớn lực lượng về hướng đó. Mặt hướng đông bên nây thì Nhảy Dù thiệt nhảy trực thăng xuống Đồi Gió an toàn. Vậy là màn nghi binh thành công. Chúng tôi còn dai dẳng với Bình Long thêm gần 1 năm mới dứt điểm những cái rìa chung quanh.
Sau cái vụ An Lộc, Bộ Tổng Tham Mưu mới gắn cho tui cái huy chương Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu. Một huy chương cao quý nhứt cho một sĩ quan cấp Uý như tui. Lúc ưỡn ngực ra trong tiếng quân nhạc xập xình nhận huy chương, thâm tâm tui cũng áy náy vô cùng.
ReplyDeleteMấy cha ngồi phòng máy lạnh ở Bộ TTM đâu có biết sự thể bên ngoài nó ra sao? Huy chương “chùa” mà, giá trị đâu có tới 20.000 đồng lúc đó. Tui mà anh dũng cái khỉ gì? Nếu gọi là bù đắp công lao cho tui dầm sương dãi nắng, bù cho những lúc sợ hãi đến thót tim khi nghe tiếng rít của hoả tiễn 122 li đuổi sát đít, bù đắp cho cái sợ khi nghe tiếng đề-pa của đạn pháo, v.v…và v.v…thì còn nghe được. Tui mà nghe tiếng đạn AK cóc cóc là núp liền. Đó là núp cho những viên đạn sau, chớ lổ tai mình mà nghe được tiếng đạn thì đầu đạn nó đã găm bụp bụp vô đầu vô ngực mình rồi. Nằm núp riết vô gốc cây mô đất, chừng nào nghe máy PRC-25 biểu lên thì tui lên, biểu xuống thì tui xuống. Chớ có hề dám ngóc đầu lên quan sát rối báo cáo: “Đại bàng ui! Chỗ toạ độ X có một khẩu 61 li kìa, chỗ toạ độ Y có một khẩu 82 li kìa, dập nó dùm em với!” Mấy cái thằng Trung Cộng là chúa đểu! mấy khẩu cối nó đều làm lớn hơn của Mỹ 1 li để nó có thể lấy củi đậu nấu đậu, còn mình lụm của nó thì chỉ có nước đem về làm chiến lợi phẩm ngó cho vui thôi.
Sau khi đi cải tạo về, do bị đuổi nà đi Kinh tế mới quá, tui mới lò dò lên nhà một cô em bà con ở Đồi gió xin hồi cư. Giờ đã đổi tên thành Ấp Núi Gió. Sau khi đọc lý lịch trích ngang, Chính quyền địa phương đã nhận ra kẻ thù năm xưa và đuổi thẳng cổ.
Lang thang ra bến xe Bình Long, tui đứng ngậm ngùi nhìn những hàng mộ song song của các chiến hữu Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù nằm lại đây trong năm 1972. Thú thiệt, thâm tâm tui rất ngưỡng mộ các chiến sĩ Biệt Cách 81 thuộc Lực Lượng Đặc Biệt. Họ mới là những anh hùng đúng nghĩa nhứt. Tâm trí tui hiện lên hai câu thơ ngậm ngùi:
“An Lộc địa sử ghi chiến tích,
Biệt Cách Dù vị quốc vong thân”
Đó, cái “sự nghiệp” lính của tui đó. Kể lại cho bà con nghe cho vui.
Nghe hai chiến sĩ S@ và QH kể chuyện xưa BLHQuản,kể chuyện đánh trận" xung phong" hò hét TThanh cũng thấy "hào hứng" vô cùng,hăng say như lúc coi những bộ film The Longest Day của đệ nhị thế chiến..có điều kỳ này chính là mình chạy giữa lằn đạn hai bên giao tranh(BMT) và chạy khỏi bom Napal khói mù mịt đầy trời..
ReplyDeleteSắp 30tháng 4 đúng là chúng ta có nhiều điều để nhớ...
NT đọc hết chuyện đời, chuyện dốc tình, bây giờ đến chuyện oánh giặc của các bạn thơ
ReplyDeleteTối nay chắc là NT sẽ " trùm mền " đọc tiếp nữa - chưa biết chuyện gì tiếp, nhưng thủ sẵn cái mền rồi !
NT ơi dốc mơ biến thành"dốc mờ" rồi đó,NT thủ sẳn cái mền là chắc gạo rồi ...tránh đạn chắc ăn há
ReplyDeleteGiải mã được rồi
Hi Như-Thương,
ReplyDeleteChuẩn bị cái "chưn" cho ngon lành nghe.
Chạy...
Nằm...không ổn đâu.
Chạy...mà phải chạy "vắt giò lên cổ.." kìa.
Thiên-Thanh ơi!
Kể chiện chạy đua xe đạp ở Dốc Chuồng Bò đi. Chiện này cũng hấp dẩn lắm đó../
Chào QUÊ HƯƠNG.
ReplyDeleteĐúng rồi! Dốc Bò chính là đường dẫn vô Xa Trạch.
Sau khi đi cải tạo về một thời gian, tui học nghề làm mủ đất để làm vỏ xe từ xe tải cho chí xe đạp. Các bạn cũng biết cao su có tính đàn hồi. Nếu không luyện lại thì nó đâu có đủ độ cứng, độ dai mà làm vỏ xe.
Người ta pha chế một hỗn hợp giữa cao su latex thiên nhiên với một lượng đất đỏ vửa phải. Sau khi khuấy tan đều, ta rót vào dung dịch acetic đậm đặc thì hỗn hợp cao su đó sẽ kết dính lại vừa có độ dẻo, vừa có độ cứng. Đem về lưu hoá lại (có nghĩa là trộn với lưu huỳnh và muội đèn) cho qua máy cán nhiều lần thì có thể cho vào khuôn gia nhiệt ép thành vỏ xe. Lúc đó chúng tôi đã làm ra được vỏ xe cỡ 9.12x20 là loại vỏ xe tải luôn.
Đất đỏ tại Xa Trạch là một vật liệu lý tưởng nhất để làm mủ đất do có chất dẻo tối ưu. Địa điểm nầy do Trung Tâm Nghiên cứu và phát triển cao su miền Đông đặt ở Lai Khê từ thời Pháp thuộc chỉ định.
Tui đã mò lên tận Xa Trạch để lấy đất đỏ đem về. Con dốc vẫn như xưa. Cao mút và đất trơn như mỡ.
Nếu có dịp QH về lại Bình Long mà coi. Một nơi chốn khác xa hoàn toàn ngày xưa như từ trên trời rơi xuống. Những con dốc, những khúc cua đã được chỉnh trang lại cho tương đối ngay ngắn và bằng phẳng. Con đường cửa ngõ dẫn vào Bình Long đã thành một đại lộ có dải phân cách ở giữa có đèn cao áp và trồng hoa rất đẹp. Kỳ rồi tui đã phóng xe gắn máy ở đoạn đó với tốc độ trên 100 km/giờ. Con Dốc Bò đã được san phẳng bớt đi nhiều. Lúc tui đi ngang thì xe hủ lô đang cán đá mặt đường để trải nhựa. Bây giờ nó là đường dẫn vô Nông trường Đồng Nơ của Thanh Niên Xung Phong. Ở đó cũng đông đúc và rất phát triển do đã nối thông được với Dầu Tiếng
Chuyện làm vỏ xe của bạn thơ S@ thiệt là ngộ ...
ReplyDeleteNT mới nghe lần đầu tiên đó
Cuộc đời bạn sao mà nhiều Dốc quá vậy ?!
Có bao giờ bạn leo dốc mệt quá rồi ngồi xuống tuột dốc xuống cho ... nó sướng cuộc đời không ?
Chưa đâu NT ơi.
ReplyDeleteNhững con dốc mà nhằm nhò gì.
Trên đường đời còn có những khúc cua nữa. Nó xuất hiện bất chợt đôi khi mình trở tay không kịp.
Những bước ngoặt của cuộc đời!
QH bạn ơi chuyện đua xe đạp thì không có gì hấp dẩn lắm đâu,nhưng Dalat là nơi sinh ra và lớn lên,xứ mộng mơ đầy kỷ niệm.Ai có một lần ghé qua mới cảm nhận hết cái se lạnh vào sáng sớm mù sương,buổi trưa nắng hanh vàng chiếu trên ngọn cỏ,hàng thông rì rào trong gió và buổi chiều tới cái tuổi biết ra quán càphê Tùng nghe nhạc Tây,hay vào Thủy Tạ ngắm sao trời,ngắm từng giọt càphê tí tách,không gian không nơi nào giống như vậy.,bao nhiêu năm qua rồi vẫn nhớ đóa hoa hồng ở bờ hồ Xuân Hương,hay mấy gùi lan trên dốc Hoà Bình....
ReplyDeleteĐể khi nào TThanh có dịp về lại nơi ấy tìm xem Chuồng bò giờ còn không???
Ôi Chao!
ReplyDeleteĐi mòn hết hai đôi giày ở Dalat mà vẫn chưa bước vào Thủy Tạ lần nào! Những năm gần đây có ghé về nhưng lại không có thì giờ ...vì Vang Dalat nó sưởi ấm lòng ta ..
Có một kỷ niệm ngồi ở quán Café Tùng:
"Đố tụi bây tìm được cái quạt máy ở Dalat này thì ta thua!"
Buổi sáng lạnh 7độ C,sương đặc lấm tấm trên tóc ...Bước ra sau quán,chỗ có cầu thang,phía trên có cái quạt tổ chảng để thổi khói thuốc lên trời!
Hôm đó : THUA !
Và bây giờ vẫn THUA! QH ơi !
Cụng một ly với anh Tư nghen !
This comment has been removed by the author.
ReplyDeleteHôm nay mùng 10 tháng 3 Âm Lịch.
ReplyDeleteMột ngày lễ lớn trong năm: GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG.
Một lời nhắn gởi từ Việt Nam:
"Xin các người con xa xứ luôn nhớ về cội nguồn"
ViVu ơi cái vụ đố cái quạt,hình như ai cũng một lần ..bị thua.Dalat mà bói cho ra quạt là điều hiếm có.Kỳ đó đám nhao nhao học trò này cũng bị..thua một chầu càphê vét hết túi này túi nọ ,vì tụi nó chơi sang kêu thêm mấy điếu "xìgà"(tập tành đó mà)Thật ra cho vui thôi....
ReplyDeleteBạn Sao ơi-Giổ tổ Hùng Vương Cali này tổ chức cũng rùm rộ lắm,hình thức để con cháu nhớ về cội nguồn ông bà dân tộc,điều khích lệ là các con cháu thế hệ một rưởi,thế hệ hai biết ca hát văn nghệ bằng tiếng mẹ đẻ...Tổ chức 2 ngày thứ & và chủ nhật.có tế lễ,chiêng trống nhã nhạc,mấy bà làm bánh dày bánh chưng kể lại sự tích vua Hùng thuở dựng nước..v..v Rất cảm động
ReplyDeleteRất cám ơn bạn đã nhắc nhở..có đôi lúc công việc bận rộn quá có nghe loan báo trên đài,TV nhưng rồi thoáng qua cứ nghĩ như mọi khi ,như mọi năm rồi chìm vào quên lẵng...Thành thật cám ơn
ReplyDeleteCòn nữa ThiênThanh xin nói ..chỉ một câu..
ReplyDeleteXin nghiêng mình trước anh linh các vị quân tướng,không quân tướng,binh sỉ đã hy sinh .,tuẩn tiết vì nợ nước non sông VN này.Xin các bạn dành một phút mặc niệm trong tâm tưởng.
Rất cám ơn các bạn,TT mượn trang chủ Tthơ để nói lên tấm lòng của mình.
(Không biết những tử sỉ đã qua đời có computer để đọc những lời tri ân chân thành của Thiên Thanh không?)
ReplyDeleteTui xin đại diện cái nhóm nhỏ những sinh linh đã lên đường theo lịnh của tôi mà bỏ mình vì nước nhận lấy MỘT TẤM LÒNG của bạn thơ Thiên Thanh.
TT thứ muội,
ReplyDeleteLâu lâu tỷ ghé qua chơi
Vần thơ hải ngoại khi vơi khi đầy
Dốc mơ thì thật là đây
Ai lên mới biết mỏi lây cả giầy
Cỏ cây hoa lá sum vầy
Hạt sương rơi rụng chỗ này chỗ tê
Dưới đồi có kẻ đang mê
Ước gi ta thả hồn về bồng lai !
Kính thưa Tỉ Tỉ
ReplyDeleteLâu ngày Tỉ mới say"hai"
Muội ơi muội hỡi có bài "dốc mơ"
Tưởng rằng là chỉ vần thơ
Ai ngờ leo dốc mệt "bơ" cả người
Dưới chân dốc một người ngồi
Mơ về tiên cảnh cùng ngôi non bồng
Tỉ ơi...mình lượn dòng dòng...
Vivu vãn bối;
ReplyDeleteTừ khi nhận được yêu cầu "phán" chuyện TY, chútxíu suy nghỉ mãi và nhận ra Vivu như làm khó kẻ hết
'Một thời để yêu' mà chỉ còn 'Một thời để chết" nầy thôi. Từ cái thời khôngnóimàlàm ở vườn địa đàng giữa SHE và HE phát triển đền thời vừanóivừalàm khoản 20 thế kỷ đến thời điểm nóimàkhônglàm của từng cá nhân một, thì TY mang muôn hình vạn trạng, chẳng ai đồng ý ai cả. chútxíu có đọc một loạt định nghĩa TY theo khía cạnh chuyên môn của gần như hầu hết các ngành học hiện nay, như chuyện tếu vậy mà, nhưng lại phản ảnh tính da dạng của TY, và gần như được mang tính đặc thù chủ quan. Ai cũng nhận ra TY của riêng mình. Cũng vậy mà chútxíu 'phán' "TY của Vivu".
Chútxíu không đồng ý sự thái quá mà luôn mong cầu được sự chừng mực.
chútxíu không còn 'Một Thời để Yêu'nói, để nói cái dở sống dở chết vì yêu, để nói những điều cực đoan của người đang yêu hay
nghe lý giải ghen là vì yêu, để che đậy tính ích kỷ, biểu hiện của lòng tham. Cái yêunói của chútxíu bây giờ chỉ là yêuráng, yêunán, yêuthêm, yêuthừa...những bonus mà có thêm thì cũng quí mà không có cũng chẳng sao. Còn yêulàm thì đang trên đường 'Một Thời để Chết' nên cố sao cho được một phút mà đích thực được tính sổ là một phút, để thời gian ít ỏi còn lại không phí phạm. Và, cũng từ từ để kéo giãn cái khoản thời gian eo hẹp đó. chútxíu cứ tiếc ngẫn ngơ chuyện 'ngộ' nầy quá chậm. Giá mà ở tuổi của Vivu, hay trẻ hơn nữa mà 'ngộ' được thì đâu đến nổi mất hài hòa giữa ta và người; đâu đến nổi chỉ có ta là ông chủ hoặc người là chủ nhân!
Đọc đến lời nhắn của TT, chútxíu thấy không tiện cà cưa nữa, nên trả đất lại, và cũng nghiêm mình để tưởng nhớ những người đã trực tiếp hay gián tiếp cho ta CƠ HỘI SỐNG CÒN.
Bạn Sao ơi tui thấy ở VN họ đặt "computer"làm bằng giấy nhiều lắm mà đẹp nữa,đặng gởi...đi,chuyện đó không khó
ReplyDeleteTui còn thấy trên bia mộ cũng có khắc tạc laptop cùng computer nữa,thời đại văn minh mà...
Miễn là có lòng gởi ..thì sẽ nhận được thôi
Một thời để yêu một thời để chết" cái tác phẩm nổi danh này một thời làm "điên đảo"người đọc,từ học sinh ,sinh viên cho đến những ai yêu thích Erich Remark(nếu TThanh nhớ không lầm là tên tác giả,bạn thơ nào nhớ rõ ràng hơn xin cho biết)chỉ biết một điều...Có Yêu có Sống thì cuộc đời Worthwhile....có lẽ theo một số nhận định như vậy..?/TThanh xin lạm bàn chút xíu về lãnh vực Tình Yêu và Cuộc sống.
ReplyDeletehôm nay đã cuối tuần rồi nhanh thiệt,thì giờ ngựa chạy tên bay...
chúc các bạn thật vui vào weekend.
Erich Maria Remarque (born Erich Paul Remark; 22 June 1898 – 25 September 1970).
ReplyDelete...Tuy thế, không phải con người chỉ xót xa phận lưu vong khi ở ngoài xứ sở mà vẫn có thể cảm thấy thất lạc trên chính đất nước mình, nếu họ phải sống giữa một xã hội đã bị mất đi các giá trị đích thực. Từ mặt trận trở về, những chiến sĩ của Remarque tìm thấy gì ở thành phố hậu phương, tìm thấy gì sau khi cuộc chiến đã tàn? Hai bạn đồng đội trước kia, dù tuổi còn rất trẻ nhưng đã già đi nhanh chóng qua bốn năm chiến tuyến, gặp lại nhau bên ngôi mộ một đồng đội khác đã cắt gân máu tự vẫn khi vừa hoà bình vì khám phá ra chiến tranh để lại cho mình quà tặng là chứng bệnh vô phương cứu chữa, họ đều mất phương hướng: ‘‘Vừa bước hắn vừa lấy gậy hất những ngọn cúc gai phơn phớt. ‘‘Tao đã xem xét tất cả, Ernst ạ: địa vị, lý tưởng, chính trị; nhưng tao chẳng còn thích hợp với những bận rộn kiểu này nữa. Trong mọi thứ ấy, chỉ chứa đựng tư tưởng con buôn, ngờ vực, vô tình và sự ích kỷ vô biên…’’. Tôi thấy cuốc bộ đã hơi mệt nên chúng tôi ngồi xuống một băng ghế ở Klosterberg. Những toà nhà nhạt màu lấp lánh trên thành phố, khói bạc toả bay. Georg chỉ về hướng đó. ‘‘Họ như lũ nhện, đang mai phục nghe ngóng trong các văn phòng, cửa tiệm, trong nghề nghiệp, sẵn sàng để hút máu người bên cạnh. Cả cái đám ngồi trên họ cũng thế: gia đình, hiệp hội, quyền chức, luật pháp, chính phủ! Chỉ là những mớ mạng nhện xếp lớp lên nhau! Dĩ nhiên, người ta có thể gọi đó là sự hiện hữu và hãnh diện luồn bò dưới đó trong bốn mươi năm. Nhưng tao đã học được ở mặt trận là thời gian không thể dùng làm đơn vị đời sống’’ [4]. Chiến tranh có chấm dứt thật nhưng nếu hậu quả là một xã hội đổ vỡ đầy nghi kỵ, bại hoại và không nhân bản thì chẳng thể nào đem lại cho con người niềm tin. Riêng Remarque, ông đã thử quay về nước Ðức một thời gian thực ngắn vào tháng 7 năm 1952, và rồi ghi lại trong nhật ký:‘‘Kurfurstendamm, dạo quanh thành phố buổi tối (…). Như trong một vở tuồng của E.T.A. Hoffmann và E. Wallace. Như dưới mặt nước. Những con người hoàn toàn xa lạ. Những bóng ma chăm chú rình chừng. Không có mối quan hệ nào. Một cái gì xa lạ đang trình diễn trên một sân khấu ngoại lai. Tất cả đi qua tựa giấc mơ; mỗi lần ai đó lên tiếng nói với tôi, ngay cả là nhân viên khách sạn, như các thứ ấy không có gì là thực – không cả giọng nói, không cả con người -, như thể mọi điều rồi sẽ biến đổi hay mất đi trong giây lát’’.
...
Cám ơn QH cho biết rõ ràng về "tư tưởng" Erich maria Remark( nói theo tên người mẹ)Đúng vậy so với cuộc chiến tranh VN chúng ta là những người hậu chiến ,chỉ có điều một số sống hoàn cảnh khác nhau nhưng đồng tư tưởng về khái niệm TY CSống,mấy chục năm qua vẫn còn tồn đọng.....,lối thoát mỏng manh như ráng chiều như mây nhạt,vì vậy mà còn tùy thuộc vào tâm cảnh mỗi một con người........và dù thế nào đi chăng nữa ta vẫn nối dài sự sống.Still alive
ReplyDeleteSau một tuần mệt mỏi vì phải sửa soạn chờ thanh tra của phòng giáo dục xuống, hôm nay cx mới thở phào nhẹ nhõm vì thanh tra vừa xong...
ReplyDeleteTrong comment của QUÊ HƯƠNG có viết câu :"... có thể cảm thấy thất lạc ngay chính trên đất nước mình..." nghe thật sót xa , nhưng vô cùng thực tế cho những người đến giờ phút này vẫn còn bỡ ngỡ với xã hội mình đang sống , ngay trong lòng đất mẹ này...cỏ xanh vẫn luôn cảm thấy tội nghiệp cho chính mình , lúc nào cx cũng cảm thấy xã hội mình đang sống luôn luôn lạ lẫm , cuộc sống luôn bồng bềnh , trôi nổi chẳng biết đâu là bến bờ , luôn nơm nớp lo sợ vì mọi thứ như đang bị rình rập...
Biết rằng chảng bao giờ tâm hồn còn yên bình như thủa xa xưa nữa , nhưng vẫn phải sống , dù thế nào...nhưng không thể không ngậm ngùi được...
Cỏ Xanh ơi đọc xong comment của CX thấy ngậm ngùi rất ngậm ngùi.
ReplyDeleteThương mến.
TT