Sunday, November 8, 2009

Chúc Mừng SINH NHẬT Hồng Phượng và Quê Hương


63 comments:

Suong Mai said...

CHÚC MỪNG SINH NHẬT của Hồng Phượng & Quê Hương.
Năm nay thì đích thân Trang chủ vào tận vườn nho của Bắc Cali mà hái gởi tặng chùm Nho muộn, thật tươi, ngọt ngào còn đọng vài giọt nước sau cơn mưa. Ấy là món quà của Thượng Đế tặng cho loài người, hôm nay SM dành sẵn mấy chai rượu vang , hễ có ai hô là tới luôn đó, ôi những nguồn thơ trong chai....
Leonardo da Vinci đã phải thốt lên rằng " Rượu Vang là những giọt nắng đọng lại thành hương thơm mật ngọt cho đời ". SM biết QH thì lúc nào cũng sẵn sàng rồi , Hồng Phượng ráng dành chút thời gian cho quên đời trong ngày đặc biệt của mình nhé.

banthuong said...

BT xin chúc QUÊ HƯƠNG ,HỒNG PHƯỢNG
Sinh nhật thật vui vẻ và mọi điều
đẹp ý .

Thân ái

BT

Thien Thanh said...

Chúc mừng Sinh nhật chị Hồng Phượng vui ,trẻ, khỏe mạnh,tràn trề hạnh phúc.Nghe chị vừa bị té cầu thang ,chúc chị mau mau bình phục và nhớ scan vài lần vì bị đụng ở đầu, cũng may là nhẹ nhưng cẩn thận vẫn hơn.Nhớ tĩnh dưỡng và cần thêm thuốc bổ chị nhé,em TT

Chúc QH sinh nhật thật vui,rịu vài bầu và hậu cảm cúm cũng mau chấm dứtđể trang thơ thêm được nhiều nhiều sưu tập,nhiều câu chuyện lý thú,nhiều kinh nghiệm sống bản thân..và nhiều những bài văn thơ đặc sắc.
Nâng ly kính chúc......hà hà khà...

Nguyen Tue Minh said...

Chúc Mừng Sinh nhật Hồng Phượng & Quê Hương.
Thân chúc Các bạn sẽ có được 364 ngày trong năm luôn luôn bình an, Sức khỏe & chan chứa niềm vui như Ngày Sinh Nhật này!

"Happy BirthDay"

Unknown said...

Thân chúc 2 bạn QH và HP vạn sự bình an và mau bình phục sau những xui xẻo nha, nâng ly nào !
Thân tình

Unknown said...
This comment has been removed by the author.
chutxiu said...

QUÊ HƯƠNG ƠI
Sao khôn thế
Một tiếng thôi
Đã nhận hết lòng người
Bây giờ và mãi mãi về sau
Được mong cầu
Những gì tốt đẹp nhất.

ngansau said...

CHÚC MỪNG SINH NHẬT QH ,

Mỗi năm thêm một tuổi,kinh nghiệm
thêm dày,nghiên cứu thêm đầy ,vậy mà Cúm cũng hành được như vậy sức khoẻ cũng chạy theo thời gian ..già đi..dù sao cũng chúc trẻ mãi ,vui vẽ hăng say trong mọi lảnh vực nghiên cứu để TRANG THƠ lúc nào cũng DÀI cũng DẼO DAI,HÌNH ẢNH ÂM NHẠC thật tuyệt vời !

ngansau said...

CHÚC MỪNG SINH NHẬT HỒNG PHƯỢNG,

Nghe HP bị té cầu thang cũng lo lắm,phải ráng cẩn thận hơn,để hỏi lại TT ai đưa tin mà NS không biết,mỗi năm thêm một tuổi già đi một chút ,sức khoẻ cũng lui dần,nhưng nơi HP thì thơ lại tuôn ra nhiều hơn...có lẽ mệt mõi quá thì nảy ra thơ...vậy cũng hay!
Chúc HP mau lành ,nghỉ ngơi an dưỡng đôi chút ,đừng ham công tiếc việc...
Nâng ly mừng sinh nhật đi,chị em nhà mình là con gái của ông LƯU
LINH ,thì nâng mấy ly cũng cạn ...

Vien Khach said...

Mừng Sinh nhựt Hồng Phương và Quê Hương .
Chúc hai bạn luôn vui khỏe, gặp nhiều may mắn và những nguyện ước của mình luôn đạt thành .
Riêng Hồng Phượng tai nạn vừa qua (TT cho biết) sớm được bình phục .
VK (không uống rượu được) xin nâng ly trà Đỗ Hữu B'lao chúc mừng Sinh Nhựt hai bạn .

vivu said...

Kính Chúc SINH NHẬT VUI VẺ
Đến Nhà Thơ HỒNG PHƯỢNG

Kính Chúc SINH NHẬT VUI KHỎE
Đến Nhà Văn QUÊ HƯƠNG

Kính Chúc cả Làng cùng VUI KÉ !!

Vivu

HUONG said...

Như Thương lẹt đẹt đến sau
Cũng nâng ly rượu mau mau Chúc Mừng
Quê Hương qua tuổi nửa chừng ...
Xuân xanh chẵn lẻ ngập ngừng mà chi
Miễn là ai rủ chạy thi
Ừ liền một phát kém gì ai đâu
Bạn thơ Hồng Phượng đừng rầu
Rượu vang môi nhắp nhiệm mầu tuổi xuân
Cầu thang chỉ lỡ bước chân
Dẫu sao ta vẫn còn gân đấy mà
Nâng ly trà rượu khề khà
Sẽ quên đi chuyện hôm qua đo đường

NT xin chúc hai bạn thơ
QUÊ HƯƠNG & HỒNG PHƯỢNG một ngày Sinh Nhật cười thật nhiều, vui thật vui và có nhiều quà thiệt là nhiều ...

chutxiu said...

SN HỒNG PHƯỢNG không gì hơn là mượn thơ người để chức mừng người:

Mùa Xuân kỳ diệu đến bên rồi
Riêng tôi sao cứ mãi ngậm ngùi
Tâm tưởng giam tù trong giá lạnh
Hãy cố quên anh, vui với đời.

Bốn câu của bốn bài ghép lại, Ai biết được trả lời trước 12 giờ khuya ngày 11/11/09 VN hay 11 giờ trưa ngày 11/11/09 Mỹ, chútxíu gời biếu một muí mít mùa đông.

quehuong said...

Quê-Hương cám ơn tất cả các Bạn đã ưu ái Chúc Mừng những điều tốt đẹp nhân ngày sinh nhật của Hồng-Phương và Quê-Hương.

Nhân đây, QH xin chúc chị Hồng-Phương được nhiều sức khỏe, vui vẻ, vượt thắng qua tất cả những khó khăn và nhứt là hồn thi sỉ luôn dạt dào.

Cám ơn NT đã định nghĩa dùm cho:
..như cái đồng hồ cũ, không lắc thì không chạy mà chưa chạy là lại chết/.

Cám ơn Bạn Chút-Xíu đã bỏ Chút-Xíu thời gian mà đọc hết những bài thơ của Hồng-Phượng...và gomgóp..những lãng tứ..bốn phương mà kết thành Tứ Tuyệt và xin gởi "múi mít về niền Trung Tây" cho tại hạ nha:

Mùa Xuân kỳ diệu đến bên rồi
bài Mắt Biếc
Riêng tôi sao cứ mãi ngậm ngùi
bài Lể hội Hoa Đà Lạt
Tâm tưởng giam tù trong giá lạnh
bài Đông và Giáng Sinh
Hãy cố quên anh, vui với đời.
bài Kiếp Sau.

Cuối cùng xin cảm ơn Bạn Sương-Mai, Cô Trang Chủ Trang Thơ đã quá ư là quý mến tặng luôn một chùm nho quý giá (chắc là chùm nho Cabernet..của vùng Sonoma Valley nổi tiếng ). Nhân dịp này QH xin có đôi lời giới thiệu qua về vùng đất nổi tiếng với hơn 300 vineyard là nơi Sương-Mai đang định cư.

..Thung lũng Napa và thung lũng Sonoma được xem là mảnh đất rượu vang California, ngôi nhà của những ruộng nho nổi tiếng nhất thế giới. Khí hậu phong phú của vùng thung lũng bắc San Francisco cực kỳ phù hợp với các giống nho, và ở đây có tới gần 300 nhà máy sản xuất hàng triệu thùng rượu vang ngon hàng năm.

Tham quan vòng quanh ruộng nho và thử rượu là những hoạt động phổ biến tại đây, còn các vùng ngoại ô đã trở thành những địa điểm tuyệt vời cho các hoạt động ngoài trời như khinh khí cầu, đạp xe hay cắm trại.

Trong hai thung lũng, Napa lớn hơn, trải dài khoảng 35 dặm từ phía cuối nam thành phố Napa đến phía bắc Calistoga. Không chỉ có rượu vang, thung lũng Napa còn nổi tiếng về nghệ thuật, ẩm thực và những người dân tuyệt vời.

Tuy nhiên, với những du khách thích tìm kiếm thứ gì đó yên tĩnh, họ tới phía đông để thăm thung lũng Sonoma...

Một lần nữa xin cám ơn các Bạn và cùng xin nâng ly chúc nhau luôn luôn sức khỏe, bình an và hạnh phúc với ly rượu chát với màu đỏ đặc biệt của ảnh minh họa và cũng là màu của trái nho Cabernet vùng Napa và Sonama Conuty.

NGAN SAO said...

Tui thì thích ăn SẦU RIÊNG ,thay vì MÍT bạn gởi SR trước rồi tui trả lời sau !

phuong hong said...

HONG PHUONG cám ơn các bạn thơ còn nhớ ngày SN của HP ,trong khi chính mình thi không nhớ,,nên khi đọc TRT thì giật mình ...sao trên đời này tình bạn bè thật qúi quá ..chắc HP phải nhắc cả nhà đem đi đãi một chầu kem cho mát mẽ ...

Mấy hôm nay đầu óc ê ẩm nên quên là phải ,trước nhất xin cám ơn BT vẫn còn nhớ cô học trò ngày xưa ...

Một lần nữa xin cám ơn bạn CHX đã sưu tầm được những câu thơ cũ...

NGAN SAO said...

HÀ HÀ NGÀNSAO đã đi chậm thua QH
một bước ,nên ăn SẦU RIÊNG là phải...khi vừa gởi lên là đã thấy số 15..Chúc mừng QH ,TRÍ sáng như SAO ,TÂM lành như PHẬT ...NGHIÊN CỨU vô biên...

phuong hong said...

Cám ơn QH ,trí nhớ của QH thật là siêu đẳng ,PH còn không nhớ được thơ mình ở chỗ nào...

Thôi giờ thì NÂNG LY ...
TA UỐNG CHO SAY
CHO QUÊN HẾT CẢ THÁNG NGÀY LAO ĐAO
RỒI THÌ ĐẾN MỘT NGÀY NÀO
KHOANH TAY NGỒI NGẮM TRĂNG SAO TRÊN TRỜI !

quehuong said...

Chị Hồng-Phượng à!
QH không có trí nhớ siêu đẳng đâu, QH "bắt cái Computer của mình nó nhớ cho mình đó"!.

Xin nâng ly chúc mừng Sinh nhật của Hồng-Phượng.

HAPPY BIRTHDAY TO YOU...
HAPPY BIRTHDAY TO YOU...

TH said...

Chuc Que Huong & Hong Phuong
ngay sinh nhat vui, khoe .. nhu+ y'!

sao... said...

Xin chúc mừng SINH NHẬT bạn thơ HỒNG PHƯỢNG và QUÊ HƯƠNG.
Chúc bạn thơ HP vui vẻ yêu đời thêm nhiều nữa để tiếp tục làm thơ.
Nhìn cái card chúc mừng Sinh Nhật cũng biểu lộ chút tánh ý của phụ nữ. Họ có nhiều cái quả tình tui không hiểu nổi. Trật tự cứ đảo lộn theo ý họ, lại thích đếm ngược giống như người Mỹ chuẩn bị phóng phi thuyền Appolo lên mặt trăng.
Còn bạn hiền QH thì tui nhớ bạn vẫn
..Thèm ly rượu đế Gò Đen,
Thèm con khô sặc , say mềm môi anh..

..Thèm về ngắm lại quê mình,
Thèm câu lục bát nặng tình nước non...
Hôm trước tui có hứa: “Còn anh bạn QH, hẹn khi khác sẽ kể lại một trận nhậu để đỡ nhớ quê nhà nhen.”
Lẽ ra con người mau mắn và nhiều chuyện nầy phải có lời mừng lâu rồi, nhưng cũng tại con vợ của Tư Rum cứ níu lại nên hơi bị chậm trễ. Thuyết phục mãi không được, thím ấy nói : Thôi anh đừng có kể rồi người ta lại biết cái ông chồng “cà chớn” của tui. Tui nói: Không có đâu, chỉ kể cho một mình bạn hiền QH của tui nghe thôi, nghe để nhớ lại miền đất và con người Nam bộ đặc trưng cho đỡ nhớ quê chớ có nói với ai đâu. Vậy mà cũng giận không thèm ngó mặt tui mấy ngày. Thôi kệ, lỡ giận cho giận luôn. Nói trước luôn chuyện nầy tui chỉ kể riêng cho QH, ai có lỡ đọc thì đọc cho vui chớ đừng có học lại con vợ Tư Rum, có khi nó chửi tui tắt bếp. Tui vẫn thích cái “trò chơi giấu mặt” lắm!

Nắng chiều đã bớt gay gắt. Khí trời dịu hẳn xuống sau một ngày nắng đổ lửa. Mặt trời vẫn còn cao hơn ngọn cây của rặng trâm bầu bên kia con sông nhỏ khoảng hai sào. Công chuyện trong ngày coi như xong xuôi, chỉ còn sót lại chút chuyện lẻ tẻ để đờn bà họ mần rồi lo tắm rửa mấy đứa nhỏ trong lúc nồi cơm chiều đã đặt lên bếp.
Chiếc đệm lớn trải dưới gốc cây mù u cách bờ sông khoảng ba chục thước đã bắt đầu tề tựu những tay chiến tướng của cuộc nhậu chiều nay. Nó không phải tiệc tùng gì hết, chẳng qua cách ít bữa thì anh em xóm riềng hú nhau làm một bữa nhậu chung cho vui thôi. Hơn nữa bữa nay có anh bạn tui là Tư Liêm cháu Chú Tư Tha ở xa về chơi thăm nhà cũng muốn nhậu rượu đế với chòm xóm một bữa để nhớ lại quê nhà. Dù uống rượu Tây cũng nhiều, bia lon bia chai cũng không ít nhưng sao trong lòng anh vẫn nhớ hoài cái vị cay nồng ngọt ngất của hớp rượu đế quê nhà.
Lẽ ra buổi nhậu đã bắt đầu nãy giờ. Cũng tại thằng Tư Rum mắc dịch. Nó vừa phóng qua bờ mương bỗng nghe tiếng con vợ nó réo bèn thốn trở lại nhà. Chú Tư hút tàn hai điếu thuốc rê vẫn chưa thấy bóng dáng nó đâu, lát sau mới thấy nó vác cái bản mặt xuôi cò với mớ mồ hôi ướt hết chưn tóc nhảy qua mương. Chú Tư Tha mới gắt giọng hỏi:
- Thằng mắc dịch! Con vợ nó kêu mầy về làm cái giống gì ở nhà mà sao lâu lắc lâu lơ để mọi người chờ mầy vậy? Coi cái bản mặt nó kìa!
Tư Rum có vẻ bẽn lẽn đỏ mặt mà không trả lời lấy một tiếng.

sao... said...

Chú Tư Tha chắc cũng gần 65 tuổi, là một lão nông tri điền. Người săn chắc với nước da nâu bóng bởi nắng gió và nước phèn. Vợ chú mất đã hơn 5 năm nên chú mới xáp lại với một bà khoảng 54, 55 tuổi gì đó do cái duyên ăn nói của chú.
- Thôi xáp vô đi tụi bây!
Phát pháo lịnh đã nổ. Tụi tui ngồi xếp bằng quanh tấm đệm. Để coi bữa nay có ai. Chú Tư Tha, tui, Tư Rum, Út Ri, Út Phên, Thạch Sary, Tư Liêm bạn tui với một người lạ. Chú Tư có cái tật cứ mỗi lần ngồi vô nhậu là ổng hay đếm đầu người lắm. Dị đoan mà. Ổng nói vầy: tứ trụ, ngũ quỹ, lục súc, thất quái. Hể cuộc rượu có 5 hay 6 người thể nào ổng cũng ráng hú thêm người nữa sợ ngũ quỹ lục súc nhậu một hồi có chuyện cãi cọ mất vui. Dễ mà, gì chớ nhậu thì muốn hú bao nhiêu cũng có.
Điểm danh xong ổng gật gù:
- Chà! Bữa nay là “bát tiên quá hải” hén bây. Vui à.
Tui ngó lại cái can rượu đế 5 lít mới lưng chút ít mà lo ngai ngái về cái “hải” nầy của Chú Tư. Chợt ổng nghiêng người hỏi nhỏ Tư Liêm:
- Ai vậy Tư? Sao hổng giới thiệu cho anh em người ta biết?
- Dạ bạn con Chú Tư.
- Mà bạn làm sao?
- Chú kỳ quá!
Ông cười khà.
- Ừ, hổng nói thì thôi. Ngồi vô đây cho vui đi con. Cho chú hỏi con tên gì, thứ mấy để kêu cho tiện.
Một người đàn bà dong dỏng cao nước da trắng ngồi xuống mép đệm chậm rãi trả lời:
- Dạ con tên Mai, thưa chú. Ở nhà con không quen kêu thứ, chú kêu con là Mai được rồi.
Trên chiếc đệm lớn có cái mâm nhôm loại lớn để mồi nhậu gồm một tô canh chua bông so đũa nấu với cá vồ, một dĩa hột xoài gỏi khô sặc bóp với xoài chua nước mắm tỏi ớt, một dĩa gỏi gà trộn bắp chuối lớn, một tô cháo gà khói nghi ngút, hai chén nước mắm tỏi ớt, một dĩa muối tiêu, một tô mía lau đã róc vỏ với một chén muối ớt để dành chữa lửa cộng thêm hai bụm ớt hiểm. Ngoài đệm thì một nồi canh chua để chờ sẵn.
Chú Tư Tha nói với Mai:
- Cứ tự nhiên nghe cháu. Trước lạ sau quen, coi như anh em trong nhà cho thoải mái.
Rồi ông giơ ngón tay cảnh cáo đám đờn ông:
- Bữa nay có đờn bà, tụi bây liệu mà giữ cái miệng cho tao nhờ, đừng có uống rượu vô rồi ăn nói bậy bạ khó nghe.
Mai vội đỡ lời:
-Dạ không sao đâu Chú Tư, cứ để mấy ảnh nói chuyện thoải mái cho vui. Rượu vào phải lời ra. Cháu cũng lớn rồi, nếu cần cháu cũng có thể kể một hai câu chuyện góp vui cũng được mà.
Cả bọn cười rần, vỗ tay hoan hô quá xá. Trận nhậu bắt đầu với tiếng nói tiếng cười rôm rả. Tiếng muỗng đũa đụng vô chén dĩa nghe lanh canh rất vui cái lổ tai.

sao... said...

Theo lệ thường, rượu được chiết ra chai xị rồi rót vô ly nhỏ cỡ bằng ngón chân cái vừa một hớp, ai đong nấy uống xây tua, trước khi uống phải trình cho người dưới biết không thì bị bắt lỗi phải phạt uống thêm ly nữa. Nhưng chú Tư thì ổng không chịu, bởi cứ mỗi lần hơn nửa đoạn đường mấy thằng nhỏ hay ăn gian rót bớt lại. Cuối cùng tàn cuộc ổng quỷnh luôn không cơm cháo gì bị thím tư cằn nhằn không cho đi nhậu nữa nên ổng ớn. Ổng bắt thằng Thạch Sary phải làm chủ xị, có bổn phận hễ ai uống hết là nó phải châm rượu bị nó nhỏ tuổi nhứt. Cái thằng cũng láu cá, rót ly đầu ra nó nhúng ngón tay út vô ly rượu đưa lên miệng chép chép rồi gật gù:
- Chà! Rượu nầy ngon đa.
- Bà mẹ nó! Thiệt in như thằng cha mầy. Hồi còn sống nó cũng hay có cái tật nếm rượu rồi gật gật. Mà tao có thấy nó chê cái thứ rượu nào đâu! Thứ nào cũng quất tuốt hết. Nó chết đi để lại thằng con nối nghiệp. Chắc hồi nhỏ nó thấy Ba nó mà bắt chước đây.
Thằng nhỏ cười khì. Khoảng mươi vòng đầu thì mọi việc êm thắm không có gì đột biến. Ly rượu đế cứ tuần tự xoay vòng. Mai không uống được cũng cứ phải nhắp môi khi tới lượt. Những chuyện mần ăn chòm xóm láng giềng đem ra nói rồi cười thoải mái. Thỉnh thoảng cũng có những tiếng chửi thề nghe tròn vo, chỉ là một tiếng đệm theo câu nói cho ngon trớn thôi chớ chẳng hề có một ý gì xấu.
Chuyện đương rôm rả thì nghe có tiếng hò văng vẳng: “Hò ơ! Tưởng giếng sâu tui nối sợi dây dài…Hay đâu giếng cạn ơ ờ…Hay đâu giếng cạn tui tiếc hoài sợi dây…”. Giọng hò như sao nghèn nghẹn trôi theo những giọt nắng chiều hôm chấp chới trên mặt sông nghe thiệt não lòng.
Chú Tư chắc lưỡi:
- Tội cho thằng Năm Tỏn, nó thất tình. Con mèo nó đi lấy chồng Hàn Quốc rồi, bị nhà con kia nghèo quá, mà nó cũng nghèo thì biết làm sao?
Không khí đệm nhậu hơi chùng xuống. Mai nghiêng mặt qua hỏi chú tư:
- Chú Tư ơi, bây giờ dưới nầy người ta có còn hay hò như vậy không chú?
- Ít rồi cháu ơi. Mấy đứa nhỏ bây giờ hay ca tân nhạc chớ ít có hò bị ghe xuồng bây giờ toàn chạy máy dầu với máy đuôi tôm rần rần, hò thì nghe hơi bị lạc điệu, với lại tụi nó cũng quên lần điệu hò quê hương hết rồi. Đi vô trong sâu kia thỉnh thoảng mới nghe còn vài đứa, mà bây giờ tụi nó toàn hát không thôi vì hò thì phải có đối đáp mới hay chớ ít ai hò một mình kiểu thất tình như thằng năm Tỏn kia đâu. Hổm tao chèo xuồng vô bưng nghe con nhỏ nó hát cái gì mà “Anh ở đầu sông em cuối sông…” nghe cũng hay, trưa vắng mà giọng con nhỏ như bay trên mặt sông nghe thiệt ngọt.

sao... said...

Bây giờ tới đoạn cao trào của buổi nhậu đây. Anh bạn Tư Liêm của tui lãnh đạn 5 cái bắn bổng với 3 cái bắn bỏ thấy coi bộ ngất ngư liền. Dội đạn anh chàng uống ăn gian một chút bị chú Tư phát hiện liền.
- Đâu được mậy! Uống rượu là không được kê tán. Nước mắt quê hương mà chớ có phải chơi đâu! Mầy có thấy nước mắt nào có cặn không, ráng hết đi con. Hổng có được nhăn mặt phun nước miếng, bộ tụi tao cho mầy uống thuốc độc hả? Chẳng mấy khi, ráng cho tới bến đi con.
Tội nghiệp anh bạn tui, quất xong 8 ly ra-phan thỉ rủ xuống như con gà mắc nước. Cô bạn Mai phải vuốt vuốt lưng cho xuống rồi chấm một khoanh mía lau với muối ớt cho anh chàng chữa lửa.
Cái miệng “tép lặn tép lội” của thằng Tư Rum bắt đầu hoạt động:
- Tui kể chuyện nghe chơi nghen chú Tư?
Chú Tư đưa mắt ngó Mai như thầm hỏi ý kiến. Mai mỉm cười rồi gật đầu nhẹ.
- Ừ. Thì kể chuyện gì nghe nhẹ nhẹ chút nghe mậy. Ở đây có đờn bà con gái đó.
- Dạ hổng sao đâu chú.
Tư Rum bắt đầu: “ Hồi xưa có một bà vợ quan lớn, trước khi con gái về nhà chồng bà dạy biểu con từ chút, từ nết ăn nết ở bên nhà chồng tới chuyện cư xử với chồng ngọt bùi ra sao, vì con gái hồi đó khờ lắm chớ hổng phải như bây giờ tụi nó rành sáu câu hết. Bà nói : Con à, có cái chuyện nầy rất quan trọng, con phải nhớ cho kỹ rồi dặn lại thằng chồng con. Đây là kinh nghiệm thiệt sự của bà Nội con kể lại cho Má, nên bà mới sanh ra Ba con được làm quan lớn nở mày nở mặt với người ta đó.
Tiếc là tới phiên má chỉ sanh được mỗi con là gái, thôi lấy cái kinh nghiệm nầy mà giữ cho cháu ngoại sau nầy của má được nhờ. Cô gái cũng hết sức tò mò: Việc chi mà Má nói nghe quan trọng dữ vậy Má? Bà nhỏ giọng thì thào chi đó. Hai gò má của cô con gái đỏ lựng. Cô chiếp trong bụng chuyện mẹ dặn. Khi về nhà chồng, năm lần bảy lượt ngần ngại nhưng cổ đành phải thỏ thẻ cho chồng nghe. Anh chồng thì như ngỗng con khờ khạo có biết gì đâu, vợ nói sao thì nghe vậy thôi. Đâu được khoảng mươi ngày thì không khí trong nhà có vẻ nặng nề, đờn bà gì mà đi ra đá ghế cái rầm, đi vô để cái chén trà xuống nghe cái cộp. Anh chồng trẻ cũng thắc mắc, mình có làm cái gì quấy đâu, cũng ngọt ngào chiều chuộng như những ngày đầu mà, đâu có cử chỉ hay lời nói nào làm buồn lòng cô ấy….
Vừa lúc đó thì con vợ thằng Tư Rum khệ nệ bưng nồi cháo gà đem ra đệm nhậu. Nó liếc ngang thằng chồng một cái làm nó lỡ bộ nín khe. Đợi cho con vợ quay lưng, thằng Tư Rum mới thì thào to nhỏ gì với đám trẻ không biết.
Rồi thằng Tư Rum chợt ngưng ngang. Nghe như có con chim nhỏ vừa bay ngang đệm nhậu. Có tiếng vỗ bắp vế cái chát rồi đám nhỏ cười rần lên. Mấy con chim ghé ngủ đêm trên ngọn mù u cũng giựt mình bay chao chác.

sao... said...

Dứt trận cười , chú Tư nói:
- Đâu, có thằng nào hát vài câu vọng cổ hay bài bản gì đó đãi mấy người khách coi tụi bây.
Thằng Út Ri đứng lên nói:
- Dạ để con.
Nó chạy vô nhà lấy cây đờn ghi ta tân nhạc đã cũ đi ra. Thằng nầy có cái tài hổng biết học được của ai cũng khá. Đờn tân nhạc mà nó rao vọng cổ nghe cũng được tuy không hay cho lắm bởi không có cái phím lõm để nhấn nhá rung cho hay nhưng nó miết mấy cái đầu ngón tay chai sần hết nghe cũng tạm. Rồi thay phiên nhau những “Tình anh bán chiếu, bánh bông lan. Tần Huỳnh khóc bạn, Tống tửu Đơn Hùng Tín, Dạ cổ hoài lang…” bay bay quanh đệm nhậu lên tới đọt cây mù u rồi tràn ra tới bờ sông trong hơi men của buồi chiều quê hương bắt đầu chập choạng bóng đêm làm lòng mỗi người thấy thơ thới và đậm đà tình cảm với nhau.
Có tiếng kêu từ bên kia bờ mương len qua hàng rào bông bụp vọng sang:
-Ông ơi! Về ăn cơm, tối rồi!
Chú tư nghểnh cổ quay lại nói lớn:
- Ừ, sắp xong rồi. Tui về liền.
Rồi ồng cười nụ nói nhỏ: “Làm gì mà nôn dữ vậy, còn sớm mà. Bả dư sức biết nhậu như vầy thì về nhà còn chỗ nào để chứa thêm cái gì nữa. Bả sợ tao nhậu quá chén về lăn ra ngủ thẳng cẳng thì uổng một đêm thôi!”
Thả câu nói xong thấy ông thoáng giật mình ngó Mai. Một cái đỏ mặt nhẹ với nụ cười nhỏ. Mặt ông già thoáng sượng trân.
Đệm nhậu chỉ còn vương vải mấy cái xương gà xương cá với chút nước mắm. Chén đũa thì nằm chỏng chơ. Can rượu còn một chút xíu sót đáy.
Gió bắt đầu nghe lạnh. Bầy muỗi vo ve bay kiếm ăn. Mưa bắt đầu rớt những hột nhỏ. Chú Tư đứng lên:
- Thôi đủ rồi, dọn dẹp đi tụi bây. Mà đừng để con Mai nó động tay động chưn nghen. Nó đi đường xa về mệt mỏi để nó nghỉ ngơi. Thằng Sary lo xếp cất cái đệm với can rượu, thằng Út Ri lo cất cây đờn thôi mưa ướt làm hư, thằng Út Phên lo dọn chén đũa, thằng Tư Rum lo rửa nồi niêu. Còn tao thì về lo tắm rửa mát mẻ ngủ cho khoẻ.
Một trận cười rần vang lên trong dáng đi hơi xiêu vẹo của Chú Tư lẫn vào trong bóng đêm đang bắt đầu trải dài trên mảnh đất miền châu thổ sông Cửu Long.

tim luc binh said...

CHÚC MỪNG SINH NHẬT CHỊ HỒNG PHƯỢNG

-giữ gìn sức khoẻ ,vui vẽ, tươi trẻ
mọi việc rồi cũng qua ,để tuổi già
được an hưởng .

tim luc binh said...

CHÚC MỪNG SINH NHẬT BẠN QH

-Kéo dài tuổi thọ
-Sức khoẻ dồi dào
-Trí lực bền vững ,hỏi đâu nhớ đó
cho bà con ké chút kiến thức ...

Thien Thanh said...

Bạn Sao ơi,qua câu chuyện bạn kể bên cuộc nhậu dưới cây mù u,ở tại miền Nam người dân sống êm ả bình thản như cánh cò thẳng cánh giữa đồng ruộng mênh mông..Xong công việc đồng áng là những "cây nhậu" và những câu chuyện nổ dòn như pháo.TThanh biết thêm được một nét sinh hoạt của người dân quê Nam Bộ.Biết khi nào mới thấy lại những cảnh êm đềm đó bên sông nước Cửu long hở bạn?Thân mến!

kimchi said...

CHÀO CÁC ANH CHỊ TRANG THƠ
đặc biệtlà ngày SN anh QH và chịHP
VÌ lí do sức khoẻ nên lâu lắm em mới ngồi vào trang thơ ,thôi thì 'hửu tâm bất ý "
Nói như anh SAO thì ai sinh trước thì được làm anh phải chào đón trước nhưng chắc gì hơn ngày mà không hơn năm -->kính lão đắc thọ vậy thì trên trang thơ ta cứ chúc lão trước vậy
9/11 anh QUÊ HƯƠNG
Hôm nay sinh nhật của anh
Trang thơ bừng sáng những ngày thân quen
Mừng anh ly rượu ngọt ngào
Nụ cười,chúc tụng bạn bè gần xa
Xứng danh "tri thức "của nhà
Lại thêm hậu ý đậm đà tình thân
Bao giờ thượng thọ đến gần
Leo lên đỉnh nóc" tượng thần"mà...bay
vì em ấn tượng hình ảnh " con gà 100 tuổi" của anh hôm nào, chúc anh tung cánh bay cao ,bay xa....

Rồi đến chị HP
CHỊ TÔI vừa mới sáu mươi
Tâm hồn như mới ngày nào còn yêu
Chúc chị sức khoẻ thật nhiều
Cho câu thơ nhẹ cho đời thêm sâu
Cầu cho cuộc sống nhiệm mầu
Luôn ban cho chị mọi điều yên vui
Chị là chổ dựa tuyệt vời
Cho người vấp ngã ,cho đời ý thơ...
thân ái em KIM CHI

Suong Mai said...

Ới anh TƯ SAO,
Bởi lời hứa với TƯ LIÊM-QH- sẽ kể một bữa nhậu cho đỡ nhớ quê nhà mà té ra anh làm thiệt. Tui thiệt tình hổng có ngờ anh cũng có tài dữ hén. Dù rào trước đón sau là chỉ kể riêng cho QH nhưng anh Tư dư sức biết là tui cũng đọc ké mà. Mấy chục năm sống và lớn lên ở miệt cao BMT tui ít có khi nào xuôi xuống miền Nam . Hè 1976 tui cũng liều một chuyến theo hai người bạn đi thấu Cái Răng, Cần Thơ, một lần thử đi chưn không lội ruộng sình để lượm hột vịt, mới có mấy bước là tui dội liền, cảm giác tiếp xúc với bùn hổng có quen nên nó ghê ghê bắt rợn người. Thêm vụ này nữa chớ, mấy người đó ở sát bờ sông, tui hay đứng dòm thiên hạ đi bộ qua lại, nhiều tay ăn bận đàng hoàng mà cứ xách dép lủng lẳng trên2 tay, coi kỳ cục. Cũng tại bờ sông này có người biểu tui ngồi trên ghe( hay xuồng? ) đi dạo, té ra họ chẳng có kinh nghiệm chèo chống gì hết trơn, hì hục đẩy ra khỏi bờ, ghe chao tròn liệng tui xuống nước đục ngầu, tởn luôn từ đó tới giờ. Nãy giờ đi lung tung, bây giờ có mấy thắc mắc tui muốn hỏi anh Tư SAO + Tư LIÊM đây,
1- Tại sao gọi là rượu đế Gò Đen ?
2- Anh Tư sắp đặt câu chuyện kể về một trận nhậu, mỗi nhân vật đều có tên gọi rất Nam bộ , duy có người đờn bà tên Mai, có biết là phạm húy không hả ?( không chừng biểu tui nói chiện nghe chớt quớt )
3- Cái miệng “tép lặn tép lội” là cái miệng ra sao?
Hai TƯ nhớ trả lời tui rõ ràng đó, chớ đừng nói kiểu huề vốn:
Hôm qua qua nói qua qua mà qua hổng qua.
Bữa nay qua hổng nói qua qua mà qua qua.

sao... said...

Sẵn thắc mắc của SM, nói luôn để mọi người phân biệt những phương ngữ Nam Bộ:

- XUỒNG: Thuyền nhỏ không có mái che.
Ở miền Tây Nam Bộ có loại xuồng ba lá hay gọi là xuồng tam bản gồm 3 miếng ván ghép lại, chở không được nhiều vì lòng xuồng hẹp nhưng nhẹ tay bơi và xé nước đi nhanh hơn. Loại nầy thường dùng để đi vô bưng hay đi chợ để bơi cho mau và có thể luồn lách vô những con rạch nhỏ. Nếu muốn chở nhiều như những người đi bán hàng rong trên sông hay chở những sản vật địa phương ra chợ bán, người ta sử dụng loại xuồng ghép bằng nhiều miếng ván để lòng xuồng rộng hơn.
Người ta có thể bơi hay chèo xuồng. Bơi là dùng một cây dầm giống như một chiếc đũa bếp xới cơm lớn, ngồi dưới xuồng mà bơi. Còn chèo thì cây dầm phải đủ dài, trên đầu cây dầm có đóng một thanh gỗ ngang để làm tay cầm. Người ta dùng néo gắn vào một cái cọc gỗ đóng dính vô be xuồng đứng mà chèo mới có đủ lực đẩy xuồng đi nhanh hơn. Néo là một sợi dây tết lại bằng xơ dừa lớn khoảng ngón tay cái, thắt lại một vòng chặt vừa phải buộc cây dầm vô cọc gỗ để mái chèo có thể cơ động theo nhịp chèo. Có câu nói “ già néo đứt dây”. Khi thì dùng chèo 1, khi thì dùng chèo 2.
Nếu các bạn có dịp đi xuống miền Tây Nam bộ Việt Nam, thỉnh thoảng sẽ thấy hình ảnh của một cô gái mặc chiếc áo bà ba xanh đỏ tím vàng chèo xuồng trên sông theo một nhịp điệu tới lui của bước chân trên xuồng với vạt áo phất phơ trong gió nhìn rất đẹp mắt!

- GHE : Thuyền gỗ có mui.
Trong phần Ghe lại phân ra làm nhiều loại như sau:
- ghe bản lồng: Thuyền lớn có mui vuông dùng đi trong sông.
- ghe bầu: Thuyền lớn đùng để đi biển.
- ghe chài: Thuyền lớn để chở lúa ở Nam Bộ.

quehuong said...

Gởi Anh Tư-Sao,
Cám ơn Anh về bửa nhậu thiệt là mát trời ông địa.

Báo hại TT, mắng vốn mãi mê đọc chuyện nhậu miền Nam mà nồi cơm xém chút nửa là khỏi ăn, và cứ còn ấm ức là "ôm hữu nghị" là ôm làm sao?//

Tư-Liêm tui đây thiệt là chịu thua rồi, nhờ Anh Tư lo dùm vụ này đi và bửa nào mát trời Anh Tư mời hết Bà Con mình dìa dưới một vài bữa chứ lâu lâu mà nghe kể chuyên ngang xương quá trời đâu có đã được.
Tư-Liêm tiếp Anh một hơi về cái tên rượu Gò-Đen:

//Trải qua nhiều đời, rượu Gò Đen đã trở thành một chỉ dẫn địa lý để người miền ngoài biết đến một vùng đất của Nam bộ, của Long An.

Thị tứ Gò Đen, trung tâm của xã Phước Lợi, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, nằm trên quốc lộ 1A, cửa ngõ xuôi về miền Tây, cách TP.HCM chỉ 25 km. Thị tứ này ngày nay là điểm giáp ranh 3 xã Long Hiệp, Phước Lợi và Mỹ Yên thuộc huyện Bến Lức, là quê hương của rượu Gò Đen từ xa xưa. Nếu “tính đúng, tính đủ” thì khu vực sản xuất rượu Gò Đen còn bao gồm một phần của hai xã Phước Lý và Tân Bửu của huyện Cần Giuộc nằm kề cận.//

Hồi xửa, hồi xưa thì Tư-Liêm có một thời ăn ở tại Bến Lức nên rượu Gò-Đen..được uống thay cho nước mưa.

Còn cái vụ "tép lội, tép lặn" này thôi Anh Tư lo luôn đi. Tư-Liêm tui chịu không thấu rồi, chắc phải chạy đi kiếm cây gòn đây.

Suong Mai said...

Chạy đi kiếm cây gòn là sao , mấy người Nam bộ nói nhiều cái lạ quá.

quehuong said...

Hi Trang Chủ S-Mai,
Chung quanh nhà Cô có cây gòn nào không, nếu có thì cứ để ý nha, như hôm trước mà SK và TT lên thăm, cụng ly lia chia(rượu chát uống cở vài chai thì cũng say như đế Gò-Đen thôi), lỡ mà có oắc cần câu, thì nhớ chổ có cây gòn chạy ra cạp một miếng vỏ..hà hà ...chạy vào uống tiếp. Bảo đảm 100%.
Mà bên Mỷ làm gì mà có cây gòn, tới mùa trái khô , bể ra gió thổi bông gòn bay như "tuyết trắng".

sao... said...

Bây giờ là 6 giờ chiều VN. Tui vừa trải qua một trận nhậu đúng nghĩa trong hơi gió se lạnh thổi từ mặt sông và chìm trong màu chiều thật thú vị làm sao!
Tại sao người ta hay tụ lại với nhau để nhậu vào buổi chiều há? Lẽ thường thì xong hết công chuyện trong ngày thì người ta mới hưởn mà tính chuyện nhậu nhẹt. Tui thì có hơi văn vẻ một chút, ngồi nhìn ráng chiều ngũ sắc tối dần với mặt trời bữa nào có sương sớm thì ngó y như cái tròng đỏ hột vịt muối từ từ chìm xuống chân trời trong cái chạng vạng buổi hoàng hôn mà nhậu thì nghe nó thiệt “sướng “.
Bữa nay ngồi nhậu mà trong đầu tui cứ vương vấn tới 2 cái comments của QH với SM.
Phải trả lời câu hỏi chớ, không có bỏ lơ được. Tánh tui nó vậy.
- Trước hết là nói với Trang chủ: Xin thứ lỗi về việc mạo phạm tới quý danh Trang chủ. Tui thì thích dùng chữ nầy hơn vì chữ “phạm huý” thường dành cho các bậc vua chúa, đại thần. Phạm huý có khi bị tru di tam tộc chớ chẳng chơi. Mà dùng chữ nầy cũng đúng thôi, bởi Trang chủ là Nữ Hoàng của Trang thơ mà. Chỉ có điều xin hỏi, liệu Nữ Hoàng thích ngồi trên ngôi cao chín bệ hay muốn xáp lại gần với đám thần dân cho vui?
Tiếp đến là trong tiềm thức, cái tên Mai bất chợt nảy sinh trong đầu bởi tui cứ nghĩ tới bốn loài hoa mà người quân tử VN ưa chuộng: Mai, Lan, Cúc, Trúc. Rồi chợt nhớ tới câu văn vần trong bài Tháng giêng non: “Chắc tại bởi tháng giêng non có phải? Em tình cờ vấp nhẹ nụ Mai vàng…”. Sao không chọn tên Cúc để cho nhân vật nữ nhỉ để khỏi bị thắc mắc? “Bây giờ là tháng mười, Em như bông Cúc nhỏ. Sao anh không là gió, Thổi mùa thu vào em?”.
Quả tình đó chỉ là một nhân vật truyện, chưa chắc nó có thật ngoài đời. Nếu như ai có hỏi: Scarlett O’Hara trong Gone with the Wind của Margaret Mitchell là ai vậy, sao nó giống tui quá thì ngọng luôn, biết giải thích làm sao đây!
Ở một mặt khác, tui cũng muốn mời Trang chủ tham gia vô một buổi nhậu của người Nam Bộ để tìm hiểu thêm tính cách và con người của họ. Họ chơn chất, thiệt thà, đơn giản lắm như mặt con sông Cửu Long trải dài, như cánh đồng lúa thẳng cánh có bay. Nó trải rộng ngó vô là thấy hết liền, không huyền bí như rừng xanh núi đỏ, không ngóc ngách như thành quách lâu đài. Bề mặt nó đã vậy, còn bề sâu nó cũng đơn giản không kém. Dưới mặt nước bao la kia chỉ thuần là một lớp phù sa màu mỡ lưu cữu qua nhiều năm tháng để làm sinh sôi những cây lúa, những vườn trái cây trĩu quả nuôi sống bao nhiêu thế hệ vùng châu thổ. Có lẽ là chưa quen, tiếc cho ai kia lần đầu chạm phải lớp phù sa đó đã rụt chân về. Nó hiền lành lắm, là nguồn sống của Mẹ đất đó, không có gì phải sợ cả, đâu có gì mà phải ghê ghê bắt rợn người? Chưa quen rồi sẽ quen nếu trong lòng mình có ý hướng như vậy.
Nói về cụm từ “tép lặn tép lội”. Mấy người đờn bà miền Nam có đi chợ thấy cái thau đựng tép người ta đem bán ngoài chợ là hiểu liền. Bọn tép nó loi nhoi, lao nhao trong cái thau nước coi mà rối con mắt. Người ta mô tả những người có cái miệng tép lặn tép lội thường là những người nhỏ mọn. À không, mỏ nhọn. Thấy cái mỏ là biết con người “nhiều chiện” liền. Nói lia lịa, nói không để cái miệng kéo da non, chuyện gì cũng nói được. Ái chà! Nghe sao giống mình quá ta!
- Thứ đến là nói tới QH. Thiệt tình tui hổng ưng bụng chút nào về câu trả lời của bạn hiền. Người ta thắc mắc là về cái “rượu đế Gò Đen” chớ đâu phải cái địa danh. Vô Wikipedia Việt Nam là thấy liền. Điều muốn nói ở đây là cái hương vị tinh túy, cái ngọt ngất cay nồng của nó kìa. Rượu thì ở đâu chả có, ví như rượu Bầu Đá của miền Bắc hiện thời cũng tiếng tăm vang lừng ở VN vậy. Rượu đế Gò Đen nó nổi tiếng vì cái gì mà dân nhậu miền Nam hay nhắc tới? Thôi giờ tắt đèn làm lại được hôn?

chutxiu said...

Bạn QH;
Có muốn thưởng thức mít mùa đông xin gởi gấp địa chỉ để chútxíu hòan hứa. Bảo đảm mít tươi ngon hơn mít VN hiện nay. Thân.

quehuong said...

Hi Anh Tư-Sao,
Thiệt tình Anh nói trúng phóc, Tui đây còn nhớ được tại sao gọi là đế Gò-Đen và số dách rồi, chứ 40 chục năm hơn mà Anh biểu tui..phải nhớ hương vị tinh túy..thì tui đây đành chịu phạt thôi.
Vậy thì tắt đèn làm lại há, Anh lo luôn vụ này rồi gộp vô một thể mà làm thêm một chầu khác vậy.

Bạn Chút-Xíu ơi!
Mít nhà hay mít mua vậy, nếu mít nhà thì cứ để đó, vài bửa QH ghé qua rồi nhậu với nó, không sao đâu, đừng gấp../ Còn nếu mít mua thì khoan đi mua đã, để đó đi góp hụi, chừng nào nhiều nhiều rồi tính, nhớ ra thêm đề thi nha.

chutxiu said...

Bạn SAO ơi;
Ngồi xe xuyên việt, ngang Bình Định thấy dọc đường Từ Phù Cát, Phù Mỹ ra đến Đức Phổ Quảng Ngãi, thiên hạ quảng cáo rượu Bầu Đá ê hề. Không biết rượu Bầu Đá nầy có khác rượu Bầu Đá của SAO nói khổng? Nếu khác thì thứ nào ngon hơn? Chútxíu không nghiện rượu nhưng cũng biết nhâm nhi chút chút. Thủ cút rượu đi chợ Khâu Vai chắc hết sẩy hả quí vị liền ông?

la thu vang said...

Lần này LTV quả là muộn màng trong việc chúc tụng,vì còn mãi lu bu giải quyết công việc và ở lại BMT mất mấy ngày.
Dù sao cũng chúc chị HP và bạn QH Một sinh nhật thật vui,nhận đầy ân sũng,và quên đi tất cả những phiền muộn của cuộc đời.Phải như vậy nghe chị HP.
Riêng bạn QH,nhớ chia xẻ những gì bạn biết cho mọi người biết theo nhé,mình rất ấn tượng về khoản này của bạn đó.Thân

phuong hong said...

Lời tâm sự muộn màng
Cố gắng thu xếp thời gian để đọc tất cả comments thì cái đầu đã thấy “trăm sao” rồi. Sinh nhật thì nhẹ nhàng nhâm nhi mới thấy tâm hồn lâng lâng bay bổng lên “tiên cảnh”, còn say bí tỉ, quắc cần câu như QH và Sao thì chỉ có thấy “hỏa lò - địa ngục”.
Cám ơn thật nhiều ( chỉ mong có đến 365 ngày SN)

Suong Mai said...

HP chỉ mong có đến 365 ngày SN thôi ư ? Quả là một ước mong to lớn, còn SM thì giỏi lắm là sang năm , gần gần cho chắc ăn mà hổng chừng cũng chưa chắc. Hay tin HP đã khỏe lại dần, ai cũng mừng hết, rất tiếc là có nhiều bài thơ hay quá nhưng chưa giới thiệu được cùng mọi người. Mong gặp lại lắm đó.Chúc HP một năm tuổi mới thật bình an.

Suong Mai said...

Nè anh Tư SAO,
Trước hết tui có mấy lời cám ơn anh đã không lơ mấy câu hỏi của tui mà còn trả lời kỹ lưỡng nữa. Anh làm ơn làm phước cắt dùm tui hai chữ Nữ hoàng, tui nghe mà phát hoảng lên, kẹt một điều là từ sáng tới bây giờ tui mắc công chuyện quá không rờ vô cái máy của mình được, chớ nếu không thì anh cũng phải bị đọc từ lâu rồi. Hai năm trước chỉ vì trợt vài ba bậc tam cấp ở khu du lịch Hòn Tre Nha Trang mà tui đau khổ nằm nhà hơn 4 tháng vì nứt cái mắt cá chưn. Nay anh quẳng tui lên ngôi cao chín bệ là anh trù ẻo tui thấy rõ mà, thiệt thòi cho người ham vui như tui lắm đó.
Cám ơn anh lần nữa có hảo ý mời tui nhậu chung, phá mồi là tui đây chớ nhậu nỗi gì, NS,TT và tui thích nhấm nháp rượu nồng mà ngọt ngọt kìa.
( À mà tui với phe của tui không dám nghĩ mấy anh Tư PC, Tư QH và Tư Sao là đơn giản như mặt con sông Cửu Long trải dài, như cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay đâu, phải không NS, TT, CX, TLB, LTV và NT ? )

Thien Thanh said...

Ô ng Tướng Bốn Sao ơi(Tư Sao)
Nữ tướng cầm quân hỏi tội ông Tướng đánh giặc sao mà Nữ Tướng không dui vậy?
Không làm Nữ Hoàng ..thì làm Nữ Tướng hớ SM??

sao... said...

Cũng từ câu thắc mắc của Chút Xíu, sao…tui lại phải xin phép bà con “nhiều chiện” về cái lãnh vực RƯỢU ĐẾ.
Nói thiệt thì tui uống rượu như thằn lằn uống nước cúng thôi. Rồi ngồi vô bàn nhậu cũng bày đặt bắt chước thằng Thạch Sary chấm mút ngón tay mà khen rượu ngon chớ chẳng biết chi nhiều. Thôi biết bi nhiêu thì nói bi nhiêu để giải sầu giúp vui cho quý vị đờn ông nhân mừng ngày Sinh Nhựt của QUÊ HƯƠNG thì hổng đụng chạm tới ai hết há. Nếu quý vị phụ nữ nào có hứng khởi tìm hiểu thì ghé mắt vô ngó chơi cho biết.

Rượu đế được nấu theo kiểu chưng cất bằng nhiều loại nguyên liệu khác nhau: Nếp, gạo, bắp, củ mì, mật rỉ đường….
Lò rượu nấu có ngon hay không trước nhứt là loại men sử dụng, thứ đến là kinh nghiệm ủ cơm rượu và cuối cùng là công đoạn chụm lửa.
Men gồm 2 loại: Truyền thống là dùng men ủ bằng thuốc Bắc. Ủ cơm rượu bằng loại men nầy tương đối khó, phải nhiều kinh nghiệm. Cơ bản nếu nồi xôi nếp nấu không chín tới hay chín không đều thì mẻ rượu coi như tiêu. Ủ loại men nầy thời gian phải đạt 2 ngày 2 đêm nên tương đối lâu. Ưu điểm của nó là sẽ cho ra loại rượu đế có hương thơm ngát, đưa lên tới gần lổ mũi đã muốn nhấp môi rồi. Có uống quá chén quắt cần câu khi tỉnh lại cũng không bị nhức đầu nếu được nấu bằng nếp.
Loại men hiện đại hơn mà bây giờ người nấu rượu hay xài là men vi sinh chế biến bằng hoá chất xuất xứ từ Trung Quốc. Loại men nầy có ưu điểm là chỉ cần ủ 2 ngày 1 đêm là có thể đem chưng cất rượu. Ưu điểm thứ 2 là lỡ mẻ xôi có bị sống chút đỉnh cũng lướt qua hết, không bị thiệt hại gì. Khuyết điểm của nó là nếu có quá chén khi tỉnh dậy sẽ bị nhức đầu và đương nhiên dùng hoá chất không kiểm soát được của Trung Quốc sẽ có hại cho sức khoẻ về lâu về dài. Thỉnh thoảng vẫn nghe thấy những vụ ngộ độc rượu gây chết người cũng từ loại men nầy. Còn một cái “ác” nữa của mấy người bán rượu. Pha nước lạnh vô rượu sẽ bị đục. Họ lấy cây chưn nhang nhúng chút xíu thuốc trừ sâu thọc vô bình rượu, lập tức rượu sẽ trong khe ngay. Cũng là một cái chết ngu muội.
Tui có hai điều cầm chắc là những cái biết mình là thực tế. Một là vào khoảng giữa năm 1980 tui có làm nghề kết tinh đường cát. Hạt đường người ta làm ra thường chỉ bằng hạt cát, nhưng tui lại thích làm cho nó lớn hơn cỡ đầu que diêm quẹt để chắt lọc cho hết chất đường trong mật mía và cũng để tìm ưu thế trong cạnh tranh thương mại. Nhưng “lợi bất cập hại”, chi phí cho một mẻ đường cát của tui lớn quá không sinh lợi nên cuối cùng phải bỏ ý định tranh thắng. Sau khi kết xong một mẻ đường cát, trong cối là một hỗn hợp hạt đường cát và mật rỉ, dùng máy ly tâm tách hạt đường cát và mật rỉ ra. Phần mật rỉ sẽ bán cho các lò nấu rượu để người ta chưng cất ra loại rượu mía tương đối rẻ tiền mà độc hại nhất vì những hoá chất tẩy đường của tui sử dụng trong khi kết tinh đường cát. Thường rượu mía mỗi cối chưng cất ra được khoảng 200 lít rượu đế vì làm theo lối công nghiệp. Rượu chiết ra bao 50 lít bằng PE 10 lớp để dễ di chuyển, chất lên mui xe đò có lỡ tay rớt xuống cũng không hề hấn gì. Rượu nầy thường để bán cho những người lao động và người dân tộc thiểu số vì rẻ tiền và chẳng ai quan tâm về sự độc hại của nó. Các bạn tưởng tượng coi, thảy cái Baumé vô nó chỉ 40° rượu, chủ lò lấy một ống hoá chất Trung Quốc cỡ nửa đầu ngón tay, dài khoảng 3 phân trút vào bao rượu, xốc xốc bao một hồi, thảy cái Baumé vô nó vọt lên 45° rượu liền.

sao... said...

Hai là tui phụ với Dì Tám Sứ nấu rượu đế bằng nếp. Cơm nếp nấu xong trải ra lá chuối trên bộ ván ba. Chờ cho nguội mới tán nhuyễn men rượu làm bằng thuốc Bắc rắc đều lên trên lớp xôi. Dùng là chuối đậy kín lên ủ lại cho nồi xôi lên men đều rồi bới vô nồi chưng cất. Nồi nấu rượu làm bằng đồng đốt lửa vừa phải. Kinh nghiệm nấu rượu là ở chỗ nầy. Già lửa quá rượu sẽ bị khét mà non lửa quá cũng dở. Trong những khớp nối của hệ thống dẫn hơi nếu bị rò rỉ, chỉ có cám gạo nhồi đều với nước mới bịt kín được mà không làm giảm đi chất lượng của rượu. Hơi rượu khi chưng cất sẽ bốc hơi qua một hệ thống ống dẫn được làm mát bằng nước lạnh rồi ngưng tụ ở đầu bên kia hệ thống, nhỏ xuống từng giọt trong vắt hứng vô chai thủy tinh. Bởi vậy người ta mới kêu rượu đế là nước mắt quê hương do ở chỗ nầy. Cho nên nấu một mẻ rượu canh lửa rất cực, không dám lơ là. Nếu thay đổi nhiệt độ đột ngột quá có nghĩa là bận việc khác mà để cho bếp tắt, rượu lấy ra không đủ ngon và không đủ lượng theo yêu cầu.. Thường đợt đầu tiên lấy được người Nam gọi là rượu Hà nàm, khoảng 10% trong mẻ rượu, độ rượu là gần 50°. Càng những lần về sau rượu sẽ nhạt dần. Kết thúc người ta trộn các lần rượu lấy được với nhau để ra một sản phẩm trung bình khoảng 45° rượu. Nhà ở miền Nam nếu có đám tiệc hay đến thẳng các lò rượu để đặt loại rượu theo độ nặng nhẹ mong muốn. Tui nhớ một lần nhà tui có đám giỗ, lên Dì Tám Sứ đặt rượu 48° cho mấy tay chiến tướng uống cho đã. Nhà quê mà, ngồi trên mấy bộ ván ba nhậu tưng bừng. Đến khi tàn tiệc, một ông lão cựu bước xuống khum lượm đôi dép mang về, chịu hổng nổi ngã chui vô gầm ván rồi nằm ngủ luôn một giấc tới tối mò mới về được. Một ông thì quờ quạng chun vô kẹt cửa tiểu tiện rồi ghim đầu vô vách tại chỗ luôn, không kéo cái trán ra khỏi cái vách được.
Cái dòng rượu nó cũng có cái lạ. Hể mấy người bán quán pha thêm nước lạnh đặng kiếm lời nhiều hơn thì rượu sẽ bị đục và bị chua. Nếu mua về uống liền chỉ thấy rượu hơi dở thôi, còn mua về cúng để qua đêm là sẽ biết ngay.
Tui đã bị một lần say rượu đế từ tối 30 Tết nằm một đống cho mãi tới tối mùng 2 Tết mới tỉnh dậy được thành ra nhớ đời cái vụ say rượu đế nầy.

sao... said...

Rồi, bây giờ nói tới cái vụ “rượu đế Bầu Đá miền Bắc” đây.

Tài liệu về rượu có nói rằng:
“Rượu Bàu Đá còn gọi rượu Bầu Đá là tên một loại rượu đế, đặc sản nổi tiếng của tỉnh Bình Định. Rượu có nồng độ rất cao, hơn 50°.
Tên gọi của rượu là do được nấu chủ yếu từ làng Bàu Đá xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam.
Muốn có rượu ngon, người nấu phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về nguồn nước, gạo, men, dụng cụ nấu. cộng với kinh nghiệm gia truyền.
Để có một lít rượu Bàu Đá ngon, công đoạn nấu rất công phu: rượu được nấu bằng gạo lứt, nấu một mẻ 5 kg gạo (lấy được 2,5 - 3 lít rượu) phải mất 6 tiếng đồng hồ. Dụng cụ dùng để nấu đều làm bằng sành, thủy tinh và tre nên có hương vị đặc trưng. Khi chưng cất không được vội vàng, phải dùng lửa liu riu mới vắt cạn được tinh chất gạo. Người nấu rượu lâu năm không cần nếm cũng có thể thẩm định được chất lượng của rượu bằng cách lắng nghe tiếng rơi của rượu trong vại sành lúc chưng cất và hương rượu thoáng qua.”
Tài liệu nói nhiều cái chưa đúng. Rượu đế VN mà cao hơn 50° là không có. Mất 6 tiếng đồng hồ mà lấy được có 3 lít rượu thì ai mà bỏ công ra nấu làm chi. Cái vụ thẩm định chất lượng của rượu bằng cách lắng nghe tiếng rơi của rượu trong vại sành lúc chưng cất là XẠO quá cỡ thợ mộc. Tui uống thấy lâu say hơn rượu đế Gò Đen. Rượu Bầu Đá sở dĩ ngon là do men được ủ bằng thuốc Bắc theo phương pháp gia truyền. Chút Xíu đi xuyên Việt thấy họ bán đầy ở hai bên đường thì thiệt giả khó lường. Mấy anh người Bắc mới vào mua men rượu của Bầu Đá về nấu với nếp nên thu được một sản phẩm có chất lượng hơn hẳn. Ở Sè-Goòng muốn uống rượu đế Bầu Đá ngon nên vô mấy cái quán của người Bắc. Ấy là tui nghe nói vậy chớ tui mà uống bao nhiêu.
Miền Bắc có rượu đế Làng Vân cũng nổi tiếng. Nguyên xuất xứ của nó ở Làng Bân gần Hà Nội, nhưng sau không hiểu vì lý do gì lại được gọi là rượu Làng Vân. Ấy là tui nghe nói vậy. Xuống Vũng Tàu thì uống loại rượu nầy nhiều do đa số những công nhân kỹ thuật dầu khí toàn là người Bắc làm việc trong liên doanh Viêtsopetro nên bán rất chạy.

sao... said...

Mình ở đâu quen đó, giống như người Việt Nam thì ăn cơm trường kỳ thấy ngon hơn là cứ bữa nào cũng bánh mì bít-tết. Vậy cho nên tui vẫn thấy rượu đế nấu bằng nếp ở miền Nam uống vẫn thấy ngon hơn. Đưa cái chung nhỏ bằng hột mít lên lổ mũi quơ qua quơ lại hít mùi thơm, ngửa cổ ực một cái ngọt xớt rồi khà ra một tiếng nó mới khoái làm sao! Ai sao tui hổng biết, chớ liên hệ từ bản thân mình tui thấy như vầy. Uống rượu nó cũng có cái ngưỡng của nó, giống như máy bay siêu thanh khi vượt qua giới hạn tốc độ âm thanh sẽ xé không khí một tiếng nổ lớn. Uống rượu mà bắt đầu thấy ngán là muốn say rồi đó, nhưng thêm một ly nữa bắt đầu thấy ngon là chấp hết, ai tới đâu tui tới đó.
Còn cái nầy mới đã nè. Uống rượu đế mới ra lò còn âm ấm mà uống bằng chén mới ngon dàng trời. Năm nọ tui đi đập lúa mướn chung với anh Năm Ngợi. Rồi mùa, anh Bảy Be con Dì Ba mới đem lít rượu đế với con gà luộc ra cúng đồng. Ngoài ruộng đâu có ly tách gì mới lấy cái chén ăn cơm rót ra mà quất. Trời cũng đã xâm xẩm tối nên uống đại uống đến để bơi qua sông mà về. Thiệt từ nhỏ chí lớn mới uống rượu kiểu nầy lần đầu. Thấy trên phim Tàu họ uống hoài mà mình đâu có dám bắt chước. Nhưng họ đóng phim thì uống nước lạnh, còn mình thì uống rượu đế 45° hẳn hoi. Trời đất! uống một lần nửa chén rượu vô miệng nghe nó mới đã làm sao! Tàn cuộc tui thấy xung quanh mình toàn rơm là rơm, say quá phải nằm lại gò mả giữa đồng mà ngủ cho tới gần nửa đêm mới tỉnh lại bơi qua sông mà về nhà. Một kỷ niệm khó quên.
Còn QH nữa. Đừng giận tui cái vụ rượu đế Gò Đen nghen. Làm gì mà bán cái cho tui hết trơn vậy? Chẳng qua là muốn bắt bí bạn hiền cho vui thôi, đâu có ý định “truy sát” đâu.
QH đã ở Bến Lức, trong comment có nhắc tới xã Tân Bửu huyện Cần Giuộc Long An, vậy có biết chuyện Ông Trượng Tiên Bửu không? Nói bà con nghe chơi.

quehuong said...
This comment has been removed by the author.
quehuong said...

Hi Anh Tư-Sao,
Sao mà giận Anh Tư được, cái nầy là thiệt tình, mà cũng không phải 'bán cái' gì hết. Chỉ gì còn ham vui...muốn nghe và thấy ..người thiệt, việc thiệt đó mà. Chứ 3-4 chục năm rồi, làm sao mà nhớ nổi, có lần về VN, lên Phú Hòa Đông ăn đám giổ, mới được mời 2 ly đế Phú Hòa Đông là mắt đả nổ đom đóm rồi.
Còn chuyện Ông Già Trương 70 còn ve vãn thiếu nử đang xuân đó phải hôn.
Tiên Bửu chèo thuyền nuôi mẹ. Lão Trương vừa bước xuống thuyền là ..bắt đầu giở trò..và những câu "đối đáp" rất ư là dân gian được truyền tụng tới bây giờ, hình như có làm thành "tuồng" do Phượng-Liên và Văn-Hường trình bày.

Tui còn giử được một ít câu đối đáp.
Mấy "Đàn chị, Anh Thư, Nữ Hoàng TT muốn xem cho biết, chỉ ừ một tiếng là 3 phút sau tui post lên liền.

Suong Mai said...

Tội tui quá mà anh Tư Liêm, dân giã tui không dám trèo cao té nặng, đừng về phe với Tư Sao chớ. Tui muốn nghe những câu đối đáp đó, dựa cột mà nghe nghen.

quehuong said...

Hi Sương-mai và các Bạn,
Về truyện thơ Ông Trượng Tiên-Bửu, là một trong nhiều công trình văn học quốc ngữ Miền Nam. Truey65n Thơ này được người dân miền Đồng bằng rất ưa thích, vì lối hò đối đáp, chọc ghẹo, nhưng cốt chuyện lại là một đề tài giáo dục dân gian..nó sánh ngang với nhiếu tác phẩm truyện thơ khác như;

- Trần Minh Khố Chuối - Nguyễn Bá Thờ, Nguyễn Văn Khỏe
- Ngọc Cam Ngọc Khổ - Nguyễn Bá Thời
- Ông Trượng Tiên Bửu
- Mục Liên Thanh Ðề
- Chiêu Quân Cống Hồ - Ðặng Lễ Nghi
- Trần Sanh Ngọc Anh - Nguyễn Bá Thời ..
Tôi không có bản truyện thơ trong tay, chỉ nghe truyền lại là bây giờ có một bản bằng photocopy, may ra huynh Sao còn có thể tìm được..

Như đã nói đây là một truyện thơ nhằm để giáo hóa dân chúng cho nên..mời các bạn cùng đọc một đoạn mà QH có ..và sau đó hảy đọc phần kết luận đề có ý niệm về truyện thơ này:

Tiên Bửu chèo đò nuôi mẹ, khách đầu tiên là lão Trượng, vừa bước xuống thuyền lão đã giở trò,

Tưởng là một chuyến mấy đồng,
Bao nhiêu cũng trả không chồng lo chi.
Tiên Bửu đốp chát
Ông già kia hởi ông già,
Cái răng ông rụng tôi mà không thuơng.
Ớ Bửu ơi, Thương nhau vì dặm vì dài,
Chớ cắn xé chi đó mà bậu nài cái hàm răng.
Ông già kia hởi ông già,
Bảy mươi còn muốn gái mà mười lăm.
Lão Trượng oái oăm,
Áo dầy đâu có nệ quần thưa,
Bảy mươi có của cũng vừa mười lăm.
Tiên Bửu cự tuyệt,
Thuyền tôi chở lưới chở câu,
Thuyền đâu có chở cái hàm râu ông già.
Ông Trượng lỳ lợm,
Già thời già mặt già mày,
Chớ chân tay già hết, chổ nầy còn non.
Tiên Bửu rút lui, Ông Trượng quyết đeo đuổi tới cùng.
Ớ, chồng con chi nữa rầy rà,
Vai mang chuổi hột áo già đi tu.
Ơ Bửu ơi, Tu đâu cho bằng tu đây,
Tu chùa một cột đá xây hai hòn.
Dù trốn đâu cũng khó thoát ông,
Quyết lòng lên núi Điện Bà,
Để chùa một cột lại nhà cho ông tu.
Lão vẫn theo tới cùng,
Tu đâu cho lão tu cùng,
Mai sau thành Phật ngồi chung một bàn.
Tiên Bửu khinh miệt thân phận lão già đa đoan,
Thân tôi như trái mãng cầu, (nàng cẩn thận hơn, đặt trái mản cầu trên bàn án cúng thần cho chắc, ai dám đụng tới)
Ở trên bàn án, hạc chầu lộng che.
Lão tìm được cách,
Thân qua như thể con dơi,
Bay lên đáp xuống dởn chơi trái mảng cầu.
Ông Trượng ơi, Thân tôi như cái giường ngà,
Thân ông như manh chiếu rách người mà ngồi trên.
Trời giúp ông,
Cầu trời cho gió thổi lên,
Cho manh chiếu rách nó nằm trên cái giường ngà.

quehuong said...

(tiếp)

Tiên Bửu trốn vào đền vua, Lão là dân làm sao vào được,
Thân tôi như cái chuông vàng,
Ở trong thành nội cả ngàn quân canh.
Lão biết thân lắm, đâu dám đường bệ vào chầu vua,
Ớ Bửu ơi, Thân qua như thể cái chày,
Chớ bỏ lăn bỏ lóc chờ ngày dọng chuông.
Tiên Bửu đành xuống nước năn nỉ,
Lạy ông trăm lạy thứ tha,
Tuổi tôi còn nhỏ vậy mà như con.
Lão liều lỉnh, dai như đỉa,
Mười lăm mười sáu đương xuân,
Thấy bậu còn nhỏ biểu đừng cũng ve...
Sau cùng, Tiên Bửu đuối lý, đành dẫn ông Trượng về cúi đầu chịu lỗi mẹ già. Lão nhanh nhẫu phủ đầu bà già.
Cúi thưa qua nhạc mẫu,
Cho tỏ dạ từ thân,
Từ gặp nàng đưa khách giang tân,
Duyên trời khiến kết duyên Tần Tấn.
Lão đổ lổi cho trời, duyên trời, còn chận thêm, "thời đã rồi a nhạc mẫu"
Tiên Bửu cuống cuồng, ,
Dạ trăm lạy mẹ, ngàn lạy mẹ,
Cúi đầu quì lạy mẹ già,
Trẻ đà thất tiết mẹ tha tội nầy .
Bà già kinh ngạc, chỉ biết la làng...
Thiên hạ hai bên cô bác coi đó mà coi,
Thấy nói lòng dường như lửa đốt,
Nghe rằng dạ tựa dầu sôi.
Cha chả là lịch sự , là xứng đôi vừa lứa...
Bà già no mất ngon giận mất khôn, trúng kế lão Trượng.
Thôi thôi đừng mẹ đừng con,
Mẹ đà hết tưởng không còn cậy trông,
Liều như đi biển đi sông,
lâu ngày biệt tích hết trông mầy về.
Bà già trúng kế, mắc bẩy. Lão thành công dẫn Tiên Bửu về, lão tâm lý lắm, vừa đi vừa an ủi chở che Tiên Bửu,
Gành cao là núi Trượng Vân,
Lòng thương em bậu mấy lần lao đao.
Lấy cớ bị bà già đuổi, không còn chốn nương thân, lão phân trần.
Phụ mẫu đà chẳng khứng dung tình,
Hai ta đồng trở lại gia trung,
Kẻo nô tỳ chầy ngày trông đợi...

Và kết luận là thế này:

Ông Trượng già đắng già hôi theo ve vãn cô Tiên Bửu tuổi vừa đôi tám. Tiên Bửu bực mình lắm,bèn chỉ chảo nước sôi,bảo ông ta chui vào đó để lột lớp thành trai trẻ đẹp,cốt ý cô ta muốn giết chết cái lão già dê xòm cứ đeo theo cô ta hoài. Dè đâu ông Trượng không chết lại hóa thành chàng trai trẻ đẹp, làm điên đảo tâm hồn Tiên Bửu. Cô nàng trở lại theo ve vãn ông Trượng, nhưng ông Trượng thật ra là một vị Tiên nhơn trường sanh bất tử, xuống trần đội lốp ông già xấu xí để thử lòng Tiên Bửu đó thôi.
Khi hườn lại cái lốp xinh đẹp, ông ta từ giã Tiên Bửu bay về trời.

Nếu đúng truyện huynh Sao muốn nhắc tới, xin huynh bổ túc cho, và tui cũng muốn tìm tập truyện thơ này lắm.

TB: Cùng các Bạn Nữ TT, thiệt tình nếu ai mà có đọc truyện thơ này rồi, thì mới thấy "xả hội bây giờ lộn xộn quá". Nghe nhiều chuyện quý Cụ Ông và các Cô xuân nử Anh Anh Em Em sao mà buồn quá chừng?/

HUONG said...

Như Thương ước gì được ngồi ké chiếu rượu này. Sao mà thấy rôm rả quá chừng, trong khi ngọc thể của NT nhỏng nhẽo quá - chịu không thấu !

chutxiu said...

Bạn QH ơi;
Cũng như người phương Tây xưng hô với nhau thôi. Tiếng Việt mình nhiều cách gọi để phân biệt tôn ti, lạnh nhạt hay âu yếm làm cho dị ứng khi thấy có sự cách biệt về tuổi tác mà xưng hô không thích hơp.
Buồn thì có buồn, nhưng phải khen những người ra tay phù thủy kéo thời gian ba, bốn mươi năm lại bằng một tiếng xưng hô ngọt sớt. Buồn thì thật buồn, vì phải chê các khứa lão, 5,6,7 bó mà còn mụ mận,
'buồn sừng', và cứ nghỉ đâu đâu cũng là Khâu Vai, chứ không là Lão Trương quyết được nghe 'thuyền quyên ứ hự'. Xưa và nay có khác là chuyện thường tình.
Chútxíu chờ bạn Nam du một chuyến khi mít còn tươi thơm.

Thien Thanh said...

Sinh nhật được nghe chuyện rượu thiệt là đúng điệu.Từ ướp men,đến cách nấu,canh lửa là cả một nghệ thuật để cất được những giọt rượu thơm nồng.Nhà KimChi lúc trước cũng cất những mẻ rượu từ gạo và nếp,đó là rượu Tây Nguyên..còn ngoài ra Rượu cần ủ từ các loại lá cũng rất đặc biệt,cái này phải hỏi Thúy hoặc ViVu.
Rượu để đưa cay trong những bữa tiệc,đậm đà câu chuyện,thêm phần long trọng cho những buổi lễ..Cho ấm áp vào những ngày đông gía lạnh.Rượu cũng là kinh tế ủ trái chín lên men,gạo nếp ăn hoài cũng ngán ..người ta biến thành rượu thành một chất men nồng..ấm lòng người(trích)
Vậy xem ra bài rượu của Sao thật gía trị..đáng ghi vào Guiness.Rất rất cám ơn.

Thien Thanh said...

Thiên Thanh nhớ một bài thơ Rượu..mà quên tên tác giả ,xin tặng QH và các bạn nào thích rượu

Rượu,rượu vài chầu
Cho quên sầu
Cho quên tháng ngày rầu.
Rượu,rượu rót về đâu?
Về Phường Nam cho rơi rớt tuổi đời
Về phương Đông cho tình lên chơi vơì
Về phương Tây cho hận sầu dâng chất ngất
Về phương Bắc vó ngựa nào xé ngọt quả tim đau
Rượu,rượu đời rót mãi về đâu?!

sao... said...

Suốt trong tuần lễ vừa qua, nhân ngày vui của bạn hiền nên mình đã “nói như chưa bao giờ được nói”.
Chắc có lẽ Trang chủ đang chuẩn bị post lên một bài thơ mới, đó không phải là mặt mạnh của mình, nên định bụng “dớt cú chót” luôn.
Trước hết ưu tiên cho phụ nữ:
- Trang chủ ơi! Mình gom nhau lại đây thơ thẩn trò chuyện cho vui thôi phải không? Dường như mọi ý kiến trên TT nhắm vô người nầy người nọ để chọc cho vui thôi mà. Tui chịu “ông Trời con” ViVu lắm! Coi như đó là một thái độ chơi hết mình. NT mặc cho cái áo Thượng Đế, ViVu OK liền và cho đó là một “nghệ danh” và sẵn sàng mặc chiếc áo mới mà làm việc ngay.
Tui với Tư Liêm muốn kêu là Nữ Hoàng cho xôm tụ thôi, hay đã có chức danh rồi nên không thèm, hay còn ngần ngại vì danh xưng quá lớn? Cũng là một thái độ khiêm nhường của phụ nữ. Vậy để tui làm cho nhẹ bớt một chút đi cho dễ chấp nhận, cũng bày đặt bắt chước Sinh viên Văn Khoa Sài gòn thập niên 60 gọi Khánh Ly nghen: “NỮ HOÀNG CHÂN ĐẤT”. Kêu vậy là sát sạt với bạn bè rồi. Khánh Ly cũng qua cái dịp đó mà được mọi người biết đến nhiều hơn vì tình cảm chan hoà với mọi người và nổi tiếng mãi cho đến bây giờ chớ trước đó cũng đã là ca sĩ hát ở Sài Gòn rồi trôi nổi lên Đà Lạt mà có ai biết tới đâu! Vậy là lợi nhiều hơn hại rồi.
Mặt khác, nói về vụ “chân đất” tui lại có một ý như vầy: Năm 1976 SM về Cái Răng, Cần Thơ thấy mấy người ở đó ăn mặc đàng hoàng mà tay cứ xách dép coi thiệt kỳ cục. Ví von một chút nghen: Quần áo giày dép chỉ là vật ngoài thân, trước nhứt là để che cái trần trụi của mình, thứ đến muốn ăn mặc đẹp là để đối phó với người đời, nhưng nó có dính da mình hoài đâu, cũng phải thay đổi hoài hoài mà. Như vậy những cái đó không phải là con người thực của mình và tui nghĩ cũng chẳng nên nương dựa và đặt niềm tin vô nó nhiều quá! Hãy tự tin vào bản thân mình giống như những người dân miền Nam tin vào đôi chân trần của mình vậy. Khi tiếp xúc trực tiếp bàn chân với mặt đất người ta mới biết chỗ nào dưới chân mình là chắc chắn, chỗ nào là trơn trợt để có thái độ thích ứng mà giữ cân bằng cho mình đứng vững khỏi phải té ngã. Giày Tây, giày Mỹ, giày Thái…nó đẹp đấy, nó chất lượng đấy, nhưng khi mình lỡ bị trợt chân nó đâu có thò ra được mấy cái ngón để mình bấm vào mặt đất mà gượng lại được.
Một kinh nghiệm nữa khi đi dò dẫm trong đêm. Nếu sáng sủa ai cũng thấy rõ ràng thì khỏi nói rồi, nhưng trong đêm tối mịt mùng chỉ có những ánh sao đêm soi lối, chớ có bao giờ đặt chân lên những chỗ sáng trưng vì đó là những chiếc bẫy êm ái đang chờ sẵn, bước xuống sẽ gặp những vũng nước trơn trợt thôi. Ta cứ từ từ đặt chân lên những khoảng tối, nó có vẻ ghê sợ đấy nhưng là một mặt đất chắc chắn, là điểm tựa vững chải cho những bước tiếp theo của mình mà không làm té ngã.
- Tiếp đến tui muốn cám ơn Thiên Thanh vì cái nhìn trọng thị đối với tui. Những điều mình nói ở đây với nhau chưa hẵn đã có một giá trị tương đối nào đó, cái biết cũng chỉ sơ lược ở một mặt nào đó của cuộc đời thôi. Một tiếng cám ơn cũng đáp lại cái công tui ngồi nhớ lại mà gõ từng chữ gởi đến các bạn để chia sẻ niềm vui với nhau cho quên bớt đi những lao lung trong cuộc sống.
- Đọc cái comment sau của Như Thương thấy trong dạ buồn buồn. Một người năng động vui vẻ mà phải nằm ôm lấy cái đau không ai có thể chia sớt dùm mình được. Thấy các bạn vui với nhau rôm rả quá mà không góp niềm vui được cũng rất buồn. Thôi thì Trời kêu ai nấy dạ chớ biết làm sao, ráng chịu đựng cho qua cơn đau đớn, có chút niềm tin vào bản thân mình sẽ vượt qua. Bạn bè có thăm hỏi cũng chỉ là những chia sẻ giúp mình thêm ấm lòng chớ có làm gì hơn được. Ráng đi, rồi sẽ vượt qua được mà.
- Với Quê Hương thì thiệt là ăn ý. Tình cờ mình quen biết trên Trang Thơ, nhưng hầu như mình hiểu nhau ở nhiều điều. Có một người bạn như vậy trong cái rừng người bao la vây quanh thì thiệt là vạn hạnh cho tui.
Cái truyện Ông Trượng Tiên Bửu đó đúng là cái tui muốn nói tới mà giờ ít ai còn nhớ ngay cả những người Nam Bộ chớ đừng nói chi đến những người miền khác. Tui cũng tích cực tìm đây nhưng không biết được không vì cũng quá bận rộn.

HUONG said...

NT đọc hết những bài viết của bạn SAO ... chợt nghĩ rằng không biết bạn thơ SAO có xuất bản quyển sách nào chưa ? Chắc là đã có vài ba quyển gối đầu giường rồi với ngần ấy kinh nghiệm của " Lang bạt giang hồ ".

NT đã từng ở bên cạnh một gia đình nấu rượu, nhìn thấy từ lúc ban đầu của việc chọn nếp, cho đến khi thấy giọt rượu nồng đầu tiên - chỉ thiếu lúc nếm thử rồi " Khà " một tiếng sảng khoái mà thôi - nhưng NT phải nể bạn SAO đã nói về rượu như thế ấy.

Trong tương lai chắc là sẽ tìm cách "khai khẩu" thêm những bước chân rong chơi của bạn đấy.

Anh như là nhà văn Sơn Nam thứ hai - thú vị thật

chutxiu said...

Bạn NT,
Phục sự bình tĩnh, trong lúc nầy còn nhỉn ra hứng thú của mỗi người. Đành nói tiếng TLM vì không chia xẻ được gì cụ thể.

chutxiu said...

Có ai nhìn thấy chútxíu ngẫu hợp trong comment vừa rồi? Lại treo giải một múi mít mùa đông. Hạn chót khi có nguời nhìn ra/

coxanh said...

cỏ xanh bị sốt xuất huyết, nằm ẹp một chỗ , không thể ngóc đầu dậy nổi, nên chậm trễ chúc mừng sinh nhật chị HỒNG PHƯỢNG và QUÊ HƯƠNG , thông cảm cho cỏ xanh nheng...và giờ cỏ xanh xin chúc mừng sinh nhật:

Chị HỒNG PHƯỢNG
Chúc chị sức khỏe luôn dồi dào, hạnh phúc tràn trề mãi mãi...

Bạn QUÊ HƯƠNG
Chúc bạn luôn ăn ngon ngủ kỹ để có sức khỏe sưu tầm thật nhiều những điều hay , điều lạ cho bạn bè thưởng thức và bồi bổ kiến thức , nha QUÊ HƯƠNG.

vivu said...

Hello CX ,
Chúc CX mau mau mạnh giỏi

Xin Chào các Huynh QH , SAO ..

Quí Huynh mải mê "Nhậu Hàm Thụ " thì Tiểu Đệ copy bài viết của quí huynh ,đi ra chợ miệt dưới,"Chợ chui" cái gì cũng có ,kể cả Nai đồng quê ,chứ Đế Gò Đen Gò trắng ,cá Bông Lau cá Kẹp tép mòng mịng gì đều có cả ...và ..
Mỗi ngày nhậu một lần thôi *
nên không gõ được chữ nào !

Hà Hà ,Trang Chủ đâu rồi ,nhớ cho VV địachỉ Huynh SAO để năm tới có dịp cụng "vòi" rịu cần CX .

Còn chữ nghĩa của NT thì quí lắm,Nữ Sĩ đã ban cho thì không né được .Có "mật ngọt" trong đó đấy!
vả lại;VV hay đi tìm "ngoại sử" thì chỉ có "Trời mới biết"
ví dụ Chúa Jesus từ lúc 12 tuổi đến 30 tuổi thì Ngài ở đâu,làm gì thì trong Bible không ghi,và các nhà truyền giáo khg ai dám trả lời !vậy thì ...nàm thao !!!

Suong Mai said...

Thôi đi nghe VV,
Tìm SAO như thể tìm sao... trên trời, ai biết địa chỉ ở đâu mà cho với nhớ. Mỗi ngày phải nhậu mấy lần mới gõ được, gởi vài chai ủng hộ tinh thần nghe. Hình như càng già thì Bạn càng thông minh nhiều hơn nên nhận ra ngay chất " Mật ngọt " cùa Nàng, vậy thì lật qua trang vào Tạ Lỗi đi chứ.