Bài thơ của CX được thả trên sóng nước của một cái hồ nhỏ mà trên đường đi làm về SM đã ghé lại cà kê với loạt hình mùa Thu 2009. Buổi chiều thật đẹp, nắng còn vương , trời thật xanh và gợn nhiều mây trắng. Mặt đất, lối đi như bước chân trên chiếc thảm đỏ, thảm vàng. Mỗi một cảnh được chụp đi chụp lại với những góc độ khác nhau, thoắt một chút là cả trăm tấm hình, SM đã sẵn sàng cho những bài thơ mùa Thu đầy màu sắc của các bạn đó.
Đọc bài thơ NẾU KHÔNG YÊU TÔI của bạn thơ CHÚT XÍU, NT thấy rằng tác giả gian ác thật ! Yêu nhau từ "thuở dệt mộng" đến khi "tưởng đã quên", thế mà còn viết ra chữ NẾU nữa mà chi ... Có lẽ chỉ là câu đố dành cho trái tim mình hay người ta thôi. Nhưng mà nói xong chữ NẾU rồi thì có " khóc thút thít " không đó ?
Đọc bài thơ Chutxiu vài ba lần rồi mà vẫn còn có điều gi đó chưa ổn trong ý tưỡng ! "Nếu không yêu thì xin đừng nói bây giờ" hay là "Nếu hết yêu tôi thì xin đừng nói bây giờ?"
Khi yêu thì đâu có cần phải nói mới biết là yêu? nhìn nhau cũng đủ biết thôi mà, và không yêu thì càng dễ nhận ra ngay thì nói điều gì nữa đây ? Nhưng đoạn cuối thì thật là tàn nhẫn, gieo vào lòng người một cãm giác yêu thương cho người ta rồi mà còn nói thầm "tưỡng rằng đã quên" lúc xuôi tay nhắm mắt ! Bài thơ thật hay gieo vần thật tuyệt! Cảm ơn CXiu.
Riêng SM thì mỡ lòng ra cho "ai đó" sao không yêu tôi thì...sau nầy hối tiếc thì muộn màng rồi! (HERE IS OPEN !) "AI ĐÓ" có nghe không vậy!. Bài thơ được trang chủ lồng vào bức hình "hoa lững lờ trôi" thật thú vị! tình cảm người không yêu tôi xin...lững lỡ như lá trôi theo dòng chớ đừng đứt khoát vội vàng như thác đỗ làm lòng người...hắc hiu ! Cảm ơn tác giả và Trang chủ đã cho người đọc giây phút thoái mái!
Tiểu luận chút cho vui. KẺ bàn quan sao biết được KHÔNG YÊU,CHƯA YÊU hay HẾT YÊU,chỉ có tác gỉa và đối tượng biết. _CHƯA YÊU thì sẽ yêu _KHÔNG YÊU thì chẳng bao giờ yêu _HẾT YÊU thì un point final ./. Nhưng chắc tác giả sẽ dệt những vần thơ tuyệt tác...
Ông Bạn Chút-Xíu ơi! ...Nếu không yêu tôi.. - - ...Nhỏ đôi giòng lệ,.. Và nói một mình: "Tôi tưởng đã quên".
Bị cúm vừa hết..(chưa hoàn hồn) nên đọc xong bài thơ của Chút-Xíu, QH tui muốn xỉu luôn.
Yêu cầu của Bạn "không chút-xíu" chút nào.
Còn ai hơn Bạn đây chớ, "không yêu mà còn cho đôi giòng lệ"...tuyệt vời như bức tranh Cô Trang Chủ trình bày, những cánh hoa trôi nhè nhẹ...hình như muốn quay lại ngược giòng nước mà không quay được...thôi đành nhỏ lệ vậy.
Chútxíu câu giờ là phải vì "lão lai hi" thì phải qúy thì giờ vàng ngọc chứ. TrgChủ cho bài thơ lềnh bềnh trên hồ khiến chútxíu thấy đối tượng mờ mờ nhân ảnh càng lúc như càng mờ xa hơn và hạnhphúc được chờ đợi như lớn hơn lên. Nếu hạnhphúc tự mình tạo nên và tự mình nhận biết thì'tìnhcờ' hay 'chọnlầm' đâu phải là điều đáng tiếc nữa! Yêu mà không đợi đượcyêu thí sá gì quên hay nhớ? Có hiểu vậy thì sẽ không cho chútxíu là gian ác. Có người bình:"3 khổ thơ sau làm mất hay cả bài thơ. Chỉ một khổ đầu là đủ". Thấy cảm xúc của mình được dẫn đắc đến một nơi mà mình chưa diễn tả được cũng thật thú vị. chútxíu rất mong được đưa đi xa hơn. Đa tạ.
Có người bảo : Rằng thơ thì chỉ là thơ Tán qua tán lại tình hờ đó thôi Nhưng đọc bài thơ của Chút Xíu, mình không tin là vậy. Những gì “made in Chút Xíu” đều thấy muốn trải hết lòng mình, ngay cả với những comment mà người ta cho là vô thưởng vô phạt, chỉ nói cho vui. Xin nghiêng mình bái phục trước tình yêu dai dẳng mấy mươi năm của ông bạn! “Người ấy” của Chút Xíu ơi! Không thấy động lòng sao?
Rồi tới comment của Sương Mai và Phượng Các.
Ái chà! Xem ra SM ké mấy câu có vẻ giận dỗi và muốn nhắn nhe gì với AI ĐÓ. Không biết có mấy “ai đó” đang phân vân và tự hỏi lòng mình? Nói như PC: HERE IS OPEN rồi đó. Cứ mạnh dạn kiểu nhà binh như PC gợi ý đi. “Đường trường xa, ta quyết đi cho đến cùng”. Được vậy mới hợp ý với những tâm tình của Chút Xíu. “…Ai là thủ phạm, xin cứ dong tay. Cứ dong tay và bước tới ôm hôn đêm, Đêm sẽ nói cho nghe về những lời tình tự…”
Đây là tâm sự của người bạn mới, thật là kiên nhẫn dẽo dai,đeo đẵng. Nếu biết người ta không yêu mình , mà còn biểu người ta đừng nói bây giờ...cứ để đó...để dệt mộng làm thơ,để ôm gối chiếc...để tình cờ.. để tưởng đã quên...thì quả thật là bầu nhiệt huyết còn nóng chứ chưa nguội như tuổi cổ lai hi ! Thôi thì hay nhất Cứ dệt mộng ,cứ làm thơ Để đêm đêm còn thấy Người trong mộng hiện về rãi cánh hoa !
Và Trang thơ sẽ có những bài thơ tình thật lãng mạn ,và những comments thật sâu sắc như đi guốc trong bụng tác giả .
Đọc "NẾU KHÔNG YÊU TÔI" thấy "tôi" có tấm lòng yêu thương tuyệt vời như thế mà "người ấy" không yêu "tôi" thì quả là trái tim bằng...kim cương! Nếu "người ấy" cúi nghiêng mình xuống đón nhận tình nồng ấy thì trái tim kim cương ấy sẽ tan chảy...CHÚT XÍU ha.
Giá như mọi sự trên đời đểu rành rành rõ rõ như một là một , hai là hai thì "nếu không yêu tôi thì biến đi cho rồi!" là xong chuyện thì còn đâu nấng ná, deo dẳng mà còn có dịp cho NS phân tích KHÔNG YÊU, CHƯA YÊU, HẾT YÊU? Sự biểu lộ giữa ba trạng thái đó có nhận biết và chọn lựa. Trong quan hệ nam nữ, KHÔNG đã CÓ, có cân nhắc chọn lựa những yếu tố đủ để công khai tình cảm của mình. Vậy KHÔNG với anh/Cô nầy chỉ đúng khi CÓ với anh/Cô khác, không như vậy thì CHƯA chớ không thể khẳng định là "không bao giờ". Lại nữa, CHƯA cũng không thể khẳng định là "SẼ" được nếu trong quá trình cân nhắc lựa chọn không được trưng dẫn yếu tố mới đủ để thuyết phục 'Phỏng-vấn-viên'.Và, cũng không thể khẳng định HẾT là un point final nữa! Người ta vẫn thường nói vớt vát 'hết yêu là bạn'. Đó chỉ là để đánh lừa thiên hạ và chính mình. Trong thâm sâu luôn có sự áy náy chạnh lòng tiếc nuối một sự bất toàn, cho nên mới có chuyện thầm nguyện kiếp sau bù đắp. Xin đừng trách chútxíu dai dẳng, không mệt mỏi chuyện yêu yết nầy, 'lão lai hi" mà. Đó là Trới cho.
Xem thiên hạ lí luận về TÌNH YÊU coi bộ hấp dẫn hả ,CỏXANH thì tim kimcương còn CHX thì KHÔNG là CÓ, CHƯA là còn LỰA CHỌN ,HẾT là còn lại BẠN và vớt vát HẸN KIẾP SAU ! HP thì thôi cứ để vậy...mà làm thơ!
VUI và HAY thật ! Gía mình còn trẻ như năm cũ Cũng ráng học vào để thực thi !
Xin nhắn với NS, PC và S hãy chừa cho SM một chút đất để sống nghe. Phải chi có thêm một lời bàn nữa thì rõ ràng Trang chủ "tứ bề thọ địch". Chút Xíu có thấu chăng ? Chỉ vì bạn thiệt là trường kỳ chung thủy, gìn giữ mối tình dài lâu quá nên SM mới mạnh dạn đưa ra một ý kiến chiến lược hầu rút ngắn thời gian mà thay đổi tình thế trước khi CX buông tay nằm yên đó thôi. Dù sao thì SM cũng rất cám ơn mọi sự quan tâm của NS, PC và S nhiều lắm, nếu có giận dỗi ai thì SM sẽ mỉa mai mát mẻ vài câu chứ không có khe khẽ đâu.
chútxíu ăn sau chạy dọi nên không biết ân oán giang hồ cuả qúi vi nhưng ví chútxíu mà có chiến tranh thì hẳn phải phù suy chớ không ohù thịnh rồi. Không biết lực có tòng tâm khi mà 'lão lai tài tận'? Chắc đành phải dụng kế cửa Lưu Bị ngày xưa, ngữa mặt lên trời, lấy tay áo che mặt mà 'khóc thút thít' 3tiếng mỗi khi gặp chuyện nan giải. Cái thống thiết bi ai giải tỏa cho người còn nhỏ được lệ. Khóc cho chính mình chớ không phải cho người nằm xuống vì từ đó sự ray rức sẻ mãi theo chân. Nếu không như vậy, chuyện cũng bình thường.
SƯƠNG MAI nè, những cánh hoa tràn ngập dòng nước là tự hoa rơi hay bạn thả hoa trôi theo dòng nước để chụp hình vậy? Dù gì đi nữa thì bức hình này cũng lạ mắt và thật đẹp...
Bài thơ nói lên được tâm tình tác giả,NẾU chỉ là điều kiện chứ chưa khẳng định là KHÔNG YÊU TÔI .Vẫn còn hi vọng ... Đoạn cuối NẾU... Hãy đợi cho tôi buông tay nằm yên Nhỏ đôi giòng lệ khi hồng lên má Liên tưởng đến chuyện TRƯƠNG CHI MỴ NƯƠNG ngày xưa ... MỴ NƯƠNG yêu tiếng hát hay tiếng sáo của anh TRƯƠNG CHI ,chứ không yêu anh TC,nên NÀNG đã thất vọng khi gặp chàng...giá như ngày nay may ra TC đi sửa sắc đẹp ...thì sẽ không có KHỐI TÌNH TRƯƠNG CHI,và NÀNG MỴ NƯƠNG cũng khỏi nhỏ đôi giòng lệ vào chén NGỌC hay chén BẠCH ĐÀN để tạ tình với TC... Phiếm luận chút xíu ./.
Cỏ Xanh ơi, Trời ở đây vào Thu trở gió mạnh, chắc có thể gọi là Gió Chướng . SM chưa biết mùa gió chướng của VN mình ra sao và cũng nhớ đó là tựa của một cuốn phim mà ngày xưa cũng chưa được coi luôn, hình như tài tử Tâm Phan đóng thì phải. Những thành phố ngay chỗ SM cây xanh nhiều lắm, có loại quanh năm giữ nguyên một màu và cũng nhiều loại đổi màu lá hàng năm khi vào Thu. Chỉ vài tuần là Lá vàng, đỏ hay cam sẽ rơi rụng, gặp vài cơn gió mạnh thì cây trơ trụi cành rất mau, muốn chụp cảnh Thu phải để ý sát rạt chứ không thì lỡ dịp phải chờ đến năm sau. Tấm hình SM chụp tự nhiên là như vậy, nhìn mặt nước thấy ngồ ngộ , hoa lá từng cánh lững lờ quyện lấy nhau, in bóng nước có một cây đã chuyển màu vàng , không chừng cuối tuần này nếu SM trở lại chốn cũ chỉ còn thấy cành hay nhánh khẳng khiu. Cây sẽ ngủ qua Đông chờ mùa Xuân mới đến mà nẩy lộc đâm chồi. Tụi mình thì cày miết há Cỏ Xanh, một ngày như mọi ngày...nhưng còn sức khỏe để cày là nhất rồi phải không?
Có cảm giác như mua một tấm vé số và mong rằng ngày xổ hãy từ từ mà đến để ta còn ươm mơ dệt mộng !
Biết rằng ta đừng nhìn lên mà cũng đừng nhìn xuống,thì anh hàng xóm và cô láng giềng sẽ không còn là đề tài để nhớ để thương !
Ngày xưa các cụ yêu khác thời bây giờ !Nhưng VV chỉ thích một kiểu của người dân tộc là "bắt cóc người mình yêu"chẳng cần biết người đó có yêu mình hay khg ! Cách này hay hơn cách nhà binh của PC đó huynh Sao ạ !
Đọc sách đọc báo thấy có một số dân tộc miền Tây Bắc VN có tục lệ khi có khách quý đến chơi nhà, nếu ngủ lại sẽ được tùy quyền với nương tử chủ nhà. Hoặc có phiên "chợ tình" hình như của dân tộc H’Mông làm mình cứ ao ước có dịp “mục kích sở thị” xem sao. Nay lại nghe ông bạn ViVu đề cập tới thì càng hạ quyết tâm hơn nữa. Ngày còn trẻ thỉnh thoảng có vào làng Hoà Bình chơi. Các cô thiếu nữ Mường má đỏ môi hồng, đúng dịp lễ tết mặc quần áo dân tộc: một cái khăn trắng quấn ngang đầu, một cái áo trắng ngắn trên chiếc váy đen trông xinh đáo để, nhưng chỉ dám liếc mắt nhìn trộm thôi! Tất nhiên dân tộc Mường không có tục lệ giống người H’Mông rồi, nhưng giá như…giá như mình bạo gan một tí chắc đã làm quen được rồi.
Xin long trọng đính chính rằng không hề có chuyện người thiểu số THƯỢNG DU BẮC VIỆT để nương tử mình cho khách đến chơi nhà toàn quyền sử dụng . Mà trái lại người miền núi rất khinh bỉ sự ngoại tình nếu người vợ ngoại tình thì sẽ bị cạo đầu , bôi tro, trát trấu, và bị làng bắt vạ nộp trâu, bò heo cho làng ăn vạ.
Còn nếu như có khách quí, chẳng hạn như vua chúa, các quan tứ trụ triều đình đi kinh lý qua...gia đình quan lang có thể lựa một cô gái đẹp trong đám dân giã của bản mình dâng cho họ , nhưng không phải để họ qua đường mà sẽ theo họ về xuôi làm hầu thiếp hay hầu gái cũng được . Nhưng chuyện này phải có sự đồng ý của gia đình họ, bằng không thì gia đình quan lang cũng sẽ bị dân chúng chế tài mọi mặt.
Còn như những ngày tết có tục chơi ném còn hay những trò chơi dân giã khác thì chì có con gái dân làng được tham dự , con gái quan lang tuyệt đối không được tham gia. Con gái quan lang chỉ ở trong buồng thêu thùa, dệt vài, se chỉ...lúc nào cũng có ít nhất là hai hầu gái trẻ và một mệ già hầu hạ sát cánh. Không bao giờ con gái quan lang phải bưng trà rót nước tiếp khách, mà khách đến cũng khó lòng thấy mặt. Ra tiếp khách chỉ toàn phu phen trong nhà...Mà vợ các quan lang càng nhiều quyền uy, chỉ lo điều hành phu phen trong nhà cho trôi chảy công việc, mà không hề phải động tay vào mọi việc, sinh hoạt trong ngày có người bưng bê đến tận nơi...
Ngày xưa muốn cưới được con gái QUAN LANG phải ở rể 3 năm , nếu không đủ tiêu chuẩn kén rể của nhà LANG thì cứ ngậm ngùi mà về ,chẳng biết được mặt người mà mình định lấy...
Con gái MƯỜNG mà chửa hoang thì bị bắt vạ, cả làng ăn vạ thì chỉ có nước tán gia bại sản, nên chỉ còn cách nhai lá ngón mà chét đi...
Báo chí viết nhiều cái sai lệch , nhưng không phải mọi lúc đều đính chính đươc. Thành ra độc giả phải biết chọn lựa báo chí mà đọc ...ba thứ báo lá cải chỉ để đọc trong vòng 12gio thôi...
Vài hàng để các bạn biết chút ít về nếp sống của dân THƯỢNG DU BẮC VIỆT nheng, một chút thôi...
Hà hà hà, Sáng nay uống cafe sao nghe có vị ngọt và đắng dắng...rất thú vị !
Trước tiên nói về bạn Sao... Cỏ Xanh đáp lễ rất đúng, bạn đừng có nghe mấy thằng cha văn sỉ bá láp mà lên BMT (hay vùng Tây Bắc tìm gái H'mong) để tìm...hoa thì chắc bạn sẽ có ngày mang cái bụng chình ìn đi về đó ! và cũng xin nhắc lại ...100 lần là tìm gái người Kinh dễ và sung sướng hơn gái Mường nhiều lắm, PC xin kể lại 1 kỹ niệm là khi ở tù ngoài Bắc PC có lần bị giam o Sơn La , vùng người Mường theo mẫu hệ, có gặp 1 anh chàng người Kinh ở trong cái chòi nho nhỏ, anh ta suốt ngày đi ra đi vô ôm cây đàn guitar gảy từng tưng, tụi nầy men men lại gợi chuyện thì biết anh ta bị vợ cưới lên đây, vợ thì đèo con hái bông ngoài rẫy còn anh thì ở nhà ôm đàm giải ...sầu để bảo vệ tiết trinh !
Bạn Sao... có còn muốm làm khách của người H'mông nữa không vậy ?
Riêng VIVU thì coi chừng bị CX phạt quì trước nhà làng đấy ! PC nhớ ngày xưa ( chứ ko phải bây giờ) muốn cướp người đẹp thì cũng phải được người đẹp ĐỒNG Ý để cướp vì cha mẹ không chịu chứ nếu người đẹp mà cự nự thì chắc ...mềm như mít ướt !
CX ơi, xin chớ có giận nha, người ta không biết mới nói thôi.
BÀ CON ƠI, Tối nay có ai xách giỏ PUMPKIN đi xin kẹo thì nhớ về chia cho bà con trong TRANG THƠ ...để trừ tà ma ...nhất là trừ VIRUS CÚM... NS đã được mời..dắt cháu đi rồi nên sẽ chia cho mỗi người 1 cái kẹo mút,1 cái chocolate và 1 gói bắp... Ăn để trừ buà ...hà hà ! Nhớ ngày xưa có một ông giáo sư MỸ đã mang một cái mặt nạ PUMPKIN đêm 31/10 để tặng NÀNG một gói kẹo ...
Vừa ngả lưng trên giừơng để nghỉ trưa thì nghe chuyện vui này nên ngồi dậy ghi vô cho mọi người cùng ...VUI.
MỘt ông 44 tuổi ở NAM PHI vừa làm đám cưới ,cưới một lúc 4 bà vợ,để tiết kiệm chi phí..trước đó ông đã có 2 bà và 10 đứa con...luật ở bên đó cho đàn ông có nhiều vợ ,luật của đạo HỒI... Ông nói ông yêu 4 bà vợ bằng nhau và tiết kiệm được nhiều tiền hơn một ông có một vợ và 38 cô bồ..
Một ông khác là một tay trùm sừng sỏ MAFIA ITALY bị bắt vì buôn lậu ma tuý,bị kết án tù 20 năm,nhưng sau đó được ân giảm và án treo giam tại nhà . Khi được giấy gọi lên văn phòng để được thả về ,thì ông này nhất định không nhận giấy và không về nhà ,ông còn xin được ở lại trong tù đến khi nào mãn hạn.. Báo chí được mời đến phỏng vấn: _Sao Ông thích ở tù hơn về nhà? _Ông nói ở tù tôi còn nhiều tự do hơn ,tự do ăn ngủ ,coi TV ,không làm gì nặng nhọc...ở nhà thì bà vợ tôi đì quá chịu không nỗi...nên tui xin ở tù còn hơn ! Sáng sớm hôm sau cai tù nghe ồn ào trước cửa.. Một bà phương phi phốp pháp đứng trước cửa nhà tù.. _Bớ thằng cha chồng YX sao mày không về lo việc nhà cửa ,lo vợ con ,mày trốn trong đó hả ...bà xé xác mày ra... Thôi nghe tiếp chuyện khác...
Giờ này chắc NS đã dắt cháu đi xin kẹo trong đêm Halloween. Bà có thời gian kể lại cho các cháu nghe về những sưu tầm của QH không?
LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA LỄ HỘI HALLOWEEN
1- Lễ Hội Halloween
Ngày cuối cùng của tháng Mười dương lịch là ngày Halloween. Đây là một lễ hội bắt đầu vào buổi chiều tối ngày 31-10 cho tới 12 giờ đêm. Trong dịp này, trẻ em và thiếu niên được mặc "y phục Halloween" để đi đến từng nhà, gõ cửa để nhận kẹo và chúc tụng... Theo tục lệ, các em nhỏ thường cầm theo lồng đèn làm bằng vỏ quả bí ngô được đục theo hình mặt người để ánh sáng xuyên ra ngoài... Những cuộc hội hè vui chơi trong đêm Halloween thường xoay quanh các đề tài như chuyện may rủi trên đời, các chuyện kể về ma quỷ và phù thủy...
2- Nguồn gốc chữ Halloween
Thánh Lễ được truyền giảng vào ngày này gọi là Allhallowmas. Thời gian đêm trước ngày "Các Thánh" (hay Chư Thánh) đã được xem như là All Hallows Eve hay Halloween. Nguyên nghĩa chữ "Hallow" là Thánh. Halloween là lối viết tắt của "All halows’ Evening."
3- Các tập tục trong ngày Halloween
- "Trick Or Treat" Đây là sinh hoạt chính của hầu hết trẻ em và thiếu niên tại Hoa Kỳ trong đêm Halloween. "Trick" nguyên nghĩa là: đánh lừa, trò chơi tinh ma nghịch ngợm: "Treat" là tiếp đón, đối xử tử tế, tiếp đãi. Các em nhỏ và thiếu niên, thanh niên hóa trang với áo quần và mặt nạ hình ma quỷ, rồi cầm lồng đèn đi từ nhà này sang nhà khác trong xóm, gõ cửa và nói "trick or treat." Câu này có nghĩa là: “Nếu muốn chúng tôi không chơi xấu thì hãy đãi chúng tôi cái gì đi.” Thông thường những người láng giềng luôn luôn muốn tránh việc "trick" nghĩa là chơi đòn đánh lừa nên thường tiếp đón (treat) chúng bằng kẹo và trái cây (theo tục lệ có nhét đồng tiền ở bên trong). Biểu tượng chính của đêm "Halloween" là cái đèn lồng của chàng Jack - "Jack-ó-lanterns." Các biểu tượng phụ là phù thủy, ma quỷ và mèo đen.
4- Truyền Thuyết Về Halloween
Theo truyền thuyết của nước Ái Nhĩ Lan (Ireland) thì từ ngữ "Jack-ó-lanterns" đến từ một người có tên là Jack. Jack là một chàng thiếu niên đã chết nhưng linh hồn không được phép vào Thiên Đàng vì lý do: lúc sống, anh ta vốn là một người tham lam, bủn xỉn, thường cất giấu tiền bạc, keo kiệt không hề bố thí cho ai một chút gì. Thế nhưng anh ta lại cũng không thể vào Địa Ngục vì lúc còn sống anh ta đã từng chơi đùa với ma quỷ, nên quỷ không bắt anh. Chuyện kể rằng: một hôm có con quỷ đến quấy phá một vùng dân cư, chẳng may bị báo động, người ta đến cầu cứu các vị tu sĩ đem các vật thánh đến "yểm" và "khóa các cửa" ra vào. Thế là con quỷ bị bắt... Jack đã nhận ra đó là con quỷ thường vui đùa với mình và Jack đã tìm cách gỡ vật "yểm ma quỷ" mở đường cho quỷ chạy thoát.
Để đền ơn cứu mạng, quỷ hứa với Jack là sẽ không bắt hồn Jack về Địa Ngục. Do đó, khi Jack chết vì một tai nạn, hồn Jack bị Thiên Đường từ chối. Jack liền tìm đến Địa Ngục, nhưng quỷ không cho vào... vì lời hứa trước. Thấy Jack lạnh lùng khổ sở, quỷ bèn lấy một ít than hồng ở Địa Ngục bỏ vào trong ruột một quả bí ngô và đưa cho Jack để sưởi ấm... trên đường trở lại trần gian. Để cho không khí thông vào nuôi lửa, Jack phải đục thủng quả bí ngô... và ánh lửa từ trong đã chiếu ra soi sáng nẻo đường lang thang của Jack. Có lẽ Jack phải cầm đèn đi lang thang trên mặt đất cho đến ngày phán xét cuối cùng của nhân loại.
Năm nay trẻ em đi HALLOWEEN rất ít có những con đường vắng teo..có lẽ phụ huynh sợ con đi ra ngoài bị mưa lạnh hay sợ ăn kẹo nhiều không tốt ,chắc có nhiều lí do ...vì vậy kẹo ,chocolat còn lại rất nhiều thôi để NS phát cho các trẻ lớn double ,thay vì 3 cái cho luôn 6 cái...
Trước hết thành thật xin lỗi nàng Công Chúa xứ Mường nếu có điều chi thất thố. Một người hiền lành dịu dàng thế mà phải lên tiếng như vậy chắc trong lòng cũng giận lắm. SAO… biết có một người cũng hiền lành, nhưng khi giận lên thì nổi tam bành lục tặc tức thì. Nhưng đọc kỹ lại comment của mình thì cũng không có gì quá đáng đâu! Cũng tại cái anh chàng ViVu, gợi ý chi để sinh chuyện. Cái nầy cũng tại mình chớ hổng phải đổ thừa cho ai đâu. Để mình nói cái nguyên uỷ của nó đã. Ngày còn trẻ tuổi, những Hạ sĩ quan cao cấp là tay chân của mình. Gọi là thuộc cấp, nhưng tuổi đáng cha đáng chú cả. Họ cùng chung đơn vị ngày xưa với Cao Văn Viên đấy, nhưng đường binh nghiệp không xuôi chèo mát mái nên còn ở lại với mình. Đa số họ là người dân tộc Cao Bắc Lạng, tất cả đều trở về từ mặt trận Điện Biên Phủ. Những bằng nhảy dù màu vàng với 3 chiếc vòng tròn trên ngực áo chứng tỏ họ là những người lính tinh nhuệ. Họ là thầy của mình trên mọi lĩnh vực. Những cái tên như Vy Đức Xuân, San Gi Hô, Chống Nhịt Pẩu, Tăng Kay Học có thể nói lên một điều gì đó đối với những ai hiểu biết. Những câu chuyện kể của họ về những phong tục tập quán người dân tộc vùng Tây Bắc qua đốm lửa điếu thuốc lập loè hay trong hơi rượu khi tàn cuộc binh đao mình nghĩ là có thật nhưng có khi đó chỉ là những hủ tục thời phong kiến thôi. Mình không cho là họ nói dóc vì người dân tộc vốn thật thà, còn mình lại ham hiểu biết nên muốn hỏi tới nơi tới chốn. Đấy là những người thật việc thật chứ chẳng phải đọc đâu đó trên báo lá cải lá rau nào đâu. Ngày hôm nay chủ nhật, mình đã xẻ dọc thành phố từ đông sang tây để tìm một trong số những người đó để hỏi cho cặn kẽ, nhưng tiếc thay ông đã ra đi 10 năm về trước ở cái tuổi 86 mất rồi! Mình yêu biết bao nhiêu âm thanh của chiếc khèn, chiếc kèn lá vùng Tây Bắc. Nó như hoà quyện tâm hồn và bản sắc văn hoá của các dân tộc ở đó rồi lan toả ra khắp núi rừng bay tới người nghe. Không đủ ngôn từ để diễn tả cái cảm nhận của mình về cái hồn Tây Bắc ấy, mặc dù mình là một người Nam Bộ chính tông. Mình có những người lính, những người bạn ở vùng đất mình rất yêu thích thì chả có can cớ chi mình có ý gì xấu.
Ôi, cái ông PHƯỢNG CÁC ơi! Ông đề cái án tử cho tui chi vậy? Tui nói rõ ràng là muốn “mục kích sở thị” mà. Có nghĩa là ước gì mình có dịp đi lên miền Tây Bắc "NGÓ" qua một cái coi phiên chợ tình nó hay ho tới cỡ nào mà mấy cái anh nhà văn Hà Nội mô tả nghe hấp dẫn quá! Chớ nào mình có ao ước gì đâu mà ông hù tui coi chừng cái bụng chình ình?
Bạn SAO ơi, xem bài viết sau đây để biết thêm một sồ điều trước khi bạn có dịp ghé coi Chợ Tình tỉnh Hà Gian CHỢ TÌNH KHÂU VAI
Chợ nằm ở bản Khâu Vai, xã Khâu Vai, tỉnh Hà Giang, cách thị xã Hà Giang 180 km, ở cuối con đường đèo. Mỗi năm một lần, vào ngày 26/3 âm lịch, trai bản trên, gái bản dưới lại tìm về gặp gỡ, giao lưu với nhau.
Theo Cẩm Nang Mua Sắm, Khâu Vai là phiên chợ tình nổi tiếng có một không hai ở nước ta, thậm chí còn độc đáo và hiếm có trên toàn thế giới...
Từ chiều 26/3 âm lịch (năm nay nhằm ngày 14/5) từ khắp các nẻo đường chênh vênh trên núi cao, những người dân trong trang phục của dân tộc mình, đã ríu ran, rộn ràng xuống chợ. Những người ở bản xa, cách chợ tình Khâu Vai những ba quả núi, bốn năm con suối... thì đi từ sớm hơn. Khách du lịch chen lẫn với các chàng trai, cô gái người Mông, Dao, Giáy, Lô Lô... như chảy về xã Khâu Vai. Mặc núi đá tai mèo, mặc núi cao suối sâu và những đoạn đường cua tay áo đầy nguy hiểm, họ náo nức, họ phấp phỏng... vì đêm nay sẽ là một đêm tình yêu lãng mạn thăng hoa, mỗi năm chỉ có một lần...
Tôi theo dòng người “chảy” về Khâu Vai. Đây đó đã vang lên tiếng khèn, tiếng hát. Tiếng khèn lá réo rắt, du dương như gọi mời. Tiếng hát thanh thoát của một cô gái Lô Lô nào đó vang lên chộn rộn, tươi vui. Tất cả đều cùng hướng về chợ tình, hướng về người mình đã yêu, đang yêu và sẽ yêu... như hướng về một nghi lễ thiêng liêng, trọng đại nhất.
Khi ông mặt trời khuất sau mỏm núi phía Tây, sương giăng mù trời, những đống lửa lớn được đốt lên, những can rượu lớn được mang ra là lúc đêm tình Khâu Vai bắt đầu. Tôi len lỏi men theo câu hát: “Đêm nay đôi ta ngồi đã muộn / Gà gáy giục chín năm mười sáu tiếng / Đôi ta không có lòng thì thôi / Có lòng thì hãy mau mau cất tiếng lên giọng...” - Xa nơi đống lửa, dưới gốc cây xa mộc thẳng tắp, chàng trai Mông thổi khèn lá rồi cất lên tiếng hát thủ thỉ như một lời tâm sự chất chứa lâu trong lòng.
Tôi lặng im lắng nghe. Luồn trong tiếng gió, luồn trong ý nghĩ, giọng một cô gái nào đó đáp lại, đầy chân thành nhưng cũng không kém phần thẳng thắn: “Giờ này trời đã về khuya / Sao đã lượn vòng đổi ngôi / Sương đã phủ trắng / Em chỉ biết mình anh nhưng chưa biết tim anh...”. Chỉ những câu đấy thôi nhưng cũng khiến chàng trai kia tràn trề niềm hy vọng. Biết đâu đấy, cô gái mà từ lâu anh đã thương thầm nhớ trộm, sau đêm nay sẽ về làm con dâu nhà mình?
Anh Giàng A Năm kéo tôi đi, tôi thì chần chừ nán lại vì còn muốn nghe tiếp cuộc đối đáp của đôi tình nhân. Chếnh choáng bước đi rồi, vẫn còn vẳng nghe trong gió tiếng anh chàng đầy bạo dạn: “Anh thương em anh đã ngỏ lời / Nếu em thương, anh đón em về làm vợ...”... Anh Năm cười tủm tỉm: “Ngày xưa tao cũng giống như thế! Không làm sao lấy được con vợ tao bây giờ...”.
Tôi nâng chén rượu ngô của một chàng trai bên đường, chừng như uống đã khá nhiều, người cứ rũ xuống nhưng đôi mắt vẫn như đang nhìn về đâu đó xa lắc, dưới chân dốc kia. Tôi đoán chừng, chắc phiên chợ năm trước anh đã hẹn người yêu mà phiên này người yêu anh không đến. Anh mượn rượu, để quên buồn. Anh đến Khâu Vai, để tìm quên. Quên nhưng lòng cố nhớ, không hẳn là đã không còn chút hy vọng...
Lúc này họ là vợ chồng, chốc nữa họ bỏ nhau đi tìm người yêu cũ, vì một lý do nào đó mà trước kia họ không lấy được nhau. Sáng mai ra, tan chợ tan tình... họ lại về sống chung dưới một mái nhà đợi đến phiên chợ năm sau. Không ghen tuông, không thù ghét...
Chợ tình Khâu Vai người Mông đông hơn cả. Các chàng trai, cô gái dùng tiếng khèn, tiếng hát để thể hiện tình cảm của mình. Những “Khâu xỉa plềnh”, “Già Xông”... mộc mạc mà chân thành, da diết mà tình cảm. Đó là những bản tình ca giản dị, say đắm. Những lời tỏ tình mộc mạc và dễ thương đã được những đôi trai gái trong đêm chợ thổi vào tình yêu chân thật như chính cuộc sống của họ...
Cụ Lầu Pà Khiu nay đã 90 tuổi, ở xã Khâu Vai, cho biết: “Ban đầu nơi đây là chỗ hẹn của những người có tình yêu dang dở, vì một lý do nào đó mà không lấy được nhau. Khâu Vai còn là đêm chợ truyền thống của dân tộc Mông. Chợ tình xưa kia còn được gọi là chợ Phong Lưu, có nghĩa là sự phong tình. Hai chữ chợ tình mới phổ biến từ những năm 1990, khi có khách du lịch đến tham quan. Phiên chợ tình Khâu Vai có rất nhiều ý nghĩa nên được đồng bào nhiều dân tộc hưởng ứng. Từ vài chục năm nay Khâu Vai đã trở thành phiên chợ tìm kiếm tình duyên cho tất cả mọi người...”...
Chợ tình Khâu Vai mỗi năm chỉ họp một lần nhưng phiên chợ Khâu Vai thì họp năm ngày một phiên để phục vụ nhu cầu của đồng bào các dân tộc nơi đây. Chợ tình họp từ chập tối đến sáng ngày hôm sau là tan, từ sáng đến trưa lại họp bình thường như các chợ miền núi khác. Sáng sớm ngày 27 là lúc chợ tình có nhiều ý nghĩa nhất.
Rượu đã hết, chợ đã tan, giờ chia tay đã đến... Ở ven đường, men theo các sườn núi, các vách đá... từng đôi nam nữ bịn rịn chia tay nhau. Họ hẹn hò gặp nhau vào một thời gian sớm nhất, còn nếu duyên chưa thắm thì hẹn đến phiên chợ tình năm sau...
Huynh SAO ơi, Chỉ tại muội bị cảm cúm nên chậm trễ trả lời huynh đây, mà huynh này cỏ xanh không có giận huynh đâu, làm gì mà huynh phải xin lỗi nhặng xị lên thế, không sợ em út tổn thọ sao? Tại là, có câu: khách quí đến nhà nếu ngủ lại thì toàn quyền xử dụng nương tử chủ nhà thì có hơi quá đáng...nên muội đính chính một chút síu thôi ...cũng đâu quá đáng gì? phải không ạ! Mà cũng cái chuyện hiểu nhầm này mà cách đây hơn 60 năm về trước , đã có một ông chủ nhiệm một tòa báo phải đích thân lên tỉnh HÒA BÌNH(cách HÀ NỘI 80km)để xin lỗi ba cỏ xanh. Nhưng thôi không nói chuyện này nữa , anh cũng chỉ nghe nói thôi chư đâu có được mục tại sở thị phải không ạ? Chúng ta chỉ vui đùa cho khuây khỏa, cho tâm hồn thư giãn, chứ tranh cãi làm gì ba chuyện đâu đâu , phải không anh.
Huynh PHƯỢNG CÁC ui, Huynh nhầm to rồi...hi hi., huynh lầm với người thượng TÂY NGUYÊN rồi. Dân THƯỢNG DU BẮC VIỆT nói chung và người MƯỜNG nói riêng chẳng có truyền thống MẪU HỆ . Người MƯỜNG theo chế độ PHỤ HỆ mà còn phải chịu cảnh chồng chúa vợ tôi nữa đấy. Người MƯỜNG chồng nắm mọi quyền hành trong nhà và đối ngoại. Người đàn ông MƯỜNG chống chọi với mọi thế lực của thiên nhiên và xã hội để bảo vệ gia đình. Việc săn bắn , cày bừa , nương rẫy,dựng nhà... là việc của đàn ông, người phụ nữ chỉ phụ họa trong viêc cấy lúa, trẩy hạt, gặt hái và lo cơm nước trong nhà.
Còn như huynh thấy anh chồng người miền xuôi theo vợ về TRUNG DU, mà ngồi ở nhà gảy đàn ghi ta tửng từng tưng, thì muội dám chắc là cái anh chàng đó lười quá, chẳng chịu làm lụng với vợ mà thôi.Chứ đàn ông MƯỜNG thường thì nghèo lắm mới phải để vợ vất vả và có phải đi làm, thì thường chồng đi trước vợ theo sau... Không thì người đàn ông như thế sẽ là đồ bỏ đi đấy...huynh ơi...hi.hi...
34 comments:
"Nếu không yêu tôi
Xin đừng nói bây giờ..."
Chút Xíu này, bạn có vẻ câu giờ quá đấy, SM cũng ké vài dòng dĩ nhiên là không hay như tác giả rồi.
Nếu không yêu tôi
Thì cũng được thôi
Hồn ai nấy giữ
Sau này có tiếc
Chắc cũng muộn rồi
Bài thơ của CX được thả trên sóng nước của một cái hồ nhỏ mà trên đường đi làm về SM đã ghé lại cà kê với loạt hình mùa Thu 2009. Buổi chiều thật đẹp, nắng còn vương , trời thật xanh và gợn nhiều mây trắng. Mặt đất, lối đi như bước chân trên chiếc thảm đỏ, thảm vàng. Mỗi một cảnh được chụp đi chụp lại với những góc độ khác nhau, thoắt một chút là cả trăm tấm hình, SM đã sẵn sàng cho những bài thơ mùa Thu đầy màu sắc của các bạn đó.
Hình ảnh minh hoạ có vẽ giận dỗi,bức một nắm hoa liệng cho tơi tả ?
Nếu không yêu tôi ,thì biến đi cho rồi !!!
Đọc bài thơ NẾU KHÔNG YÊU TÔI của bạn thơ CHÚT XÍU, NT thấy rằng tác giả gian ác thật !
Yêu nhau từ "thuở dệt mộng" đến khi "tưởng đã quên", thế mà còn viết ra chữ NẾU nữa mà chi ... Có lẽ chỉ là câu đố dành cho trái tim mình hay người ta thôi. Nhưng mà nói xong chữ NẾU rồi thì có " khóc thút thít " không đó ?
Đọc bài thơ Chutxiu vài ba lần rồi mà vẫn còn có điều gi đó chưa ổn trong ý tưỡng !
"Nếu không yêu thì xin đừng nói bây giờ" hay là "Nếu hết yêu tôi thì xin đừng nói bây giờ?"
Khi yêu thì đâu có cần phải nói mới biết là yêu? nhìn nhau cũng đủ biết thôi mà, và không yêu thì càng dễ nhận ra ngay thì nói điều gì nữa đây ?
Nhưng đoạn cuối thì thật là tàn nhẫn, gieo vào lòng người một cãm giác yêu thương cho người ta rồi mà còn nói thầm "tưỡng rằng đã quên" lúc xuôi tay nhắm mắt !
Bài thơ thật hay gieo vần thật tuyệt! Cảm ơn CXiu.
Riêng SM thì mỡ lòng ra cho "ai đó" sao không yêu tôi thì...sau nầy hối tiếc thì muộn màng rồi! (HERE IS OPEN !) "AI ĐÓ" có nghe không vậy!.
Bài thơ được trang chủ lồng vào bức hình "hoa lững lờ trôi" thật thú vị! tình cảm người không yêu tôi xin...lững lỡ như lá trôi theo dòng chớ đừng đứt khoát vội vàng như thác đỗ làm lòng người...hắc hiu !
Cảm ơn tác giả và Trang chủ đã cho người đọc giây phút thoái mái!
Tiểu luận chút cho vui.
KẺ bàn quan sao biết được KHÔNG YÊU,CHƯA YÊU hay HẾT YÊU,chỉ có tác gỉa và đối tượng biết.
_CHƯA YÊU thì sẽ yêu
_KHÔNG YÊU thì chẳng bao giờ yêu
_HẾT YÊU thì un point final ./.
Nhưng chắc tác giả sẽ dệt những vần thơ tuyệt tác...
Ông Bạn Chút-Xíu ơi!
...Nếu không yêu tôi..
-
-
...Nhỏ đôi giòng lệ,..
Và nói một mình: "Tôi tưởng đã quên".
Bị cúm vừa hết..(chưa hoàn hồn) nên đọc xong bài thơ của Chút-Xíu, QH tui muốn xỉu luôn.
Yêu cầu của Bạn "không chút-xíu" chút nào.
Còn ai hơn Bạn đây chớ, "không yêu mà còn cho đôi giòng lệ"...tuyệt vời như bức tranh Cô Trang Chủ trình bày, những cánh hoa trôi nhè nhẹ...hình như muốn quay lại ngược giòng nước mà không quay được...thôi đành nhỏ lệ vậy.
Chútxíu câu giờ là phải vì "lão lai hi" thì phải qúy thì giờ vàng ngọc chứ. TrgChủ cho bài thơ lềnh bềnh trên hồ khiến chútxíu thấy đối tượng mờ mờ nhân ảnh càng lúc như càng mờ xa hơn và hạnhphúc được chờ đợi như lớn hơn lên.
Nếu hạnhphúc tự mình tạo nên và tự mình nhận biết thì'tìnhcờ' hay 'chọnlầm' đâu phải
là điều đáng tiếc nữa! Yêu mà không đợi đượcyêu thí sá gì quên hay nhớ? Có hiểu vậy thì sẽ không cho chútxíu là gian ác.
Có người bình:"3 khổ thơ sau làm mất hay cả bài thơ. Chỉ một khổ đầu là đủ". Thấy cảm xúc của mình được dẫn đắc đến một nơi mà mình chưa diễn tả được cũng thật thú vị. chútxíu rất mong được đưa đi xa hơn. Đa tạ.
Có người bảo :
Rằng thơ thì chỉ là thơ
Tán qua tán lại tình hờ đó thôi
Nhưng đọc bài thơ của Chút Xíu, mình không tin là vậy.
Những gì “made in Chút Xíu” đều thấy muốn trải hết lòng mình, ngay cả với những comment mà người ta cho là vô thưởng vô phạt, chỉ nói cho vui.
Xin nghiêng mình bái phục trước tình yêu dai dẳng mấy mươi năm của ông bạn!
“Người ấy” của Chút Xíu ơi! Không thấy động lòng sao?
Rồi tới comment của Sương Mai và Phượng Các.
Ái chà! Xem ra SM ké mấy câu có vẻ giận dỗi và muốn nhắn nhe gì với AI ĐÓ.
Không biết có mấy “ai đó” đang phân vân và tự hỏi lòng mình? Nói như PC: HERE IS OPEN rồi đó.
Cứ mạnh dạn kiểu nhà binh như PC gợi ý đi. “Đường trường xa, ta quyết đi cho đến cùng”. Được vậy mới hợp ý với những tâm tình của Chút Xíu.
“…Ai là thủ phạm, xin cứ dong tay.
Cứ dong tay và bước tới ôm hôn đêm,
Đêm sẽ nói cho nghe về những lời tình tự…”
Đây là tâm sự của người bạn mới,
thật là kiên nhẫn dẽo dai,đeo đẵng.
Nếu biết người ta không yêu mình ,
mà còn biểu người ta đừng nói bây giờ...cứ để đó...để dệt mộng làm thơ,để ôm gối chiếc...để tình cờ..
để tưởng đã quên...thì quả thật là bầu nhiệt huyết còn nóng chứ chưa nguội như tuổi cổ lai hi !
Thôi thì hay nhất
Cứ dệt mộng ,cứ làm thơ
Để đêm đêm còn thấy
Người trong mộng hiện về rãi cánh hoa !
Và Trang thơ sẽ có những bài thơ tình thật lãng mạn ,và những comments thật sâu sắc như đi guốc trong bụng tác giả .
Đọc "NẾU KHÔNG YÊU TÔI" thấy "tôi" có tấm lòng yêu thương tuyệt vời như thế mà "người ấy" không yêu "tôi" thì quả là trái tim bằng...kim cương!
Nếu "người ấy" cúi nghiêng mình xuống đón nhận tình nồng ấy thì trái tim kim cương ấy sẽ tan chảy...CHÚT XÍU ha.
Giá như mọi sự trên đời đểu rành rành rõ rõ như một là một , hai là hai thì "nếu không yêu tôi thì biến đi cho rồi!" là xong chuyện thì còn đâu nấng ná, deo dẳng mà còn có dịp cho NS phân tích KHÔNG YÊU, CHƯA YÊU, HẾT YÊU? Sự biểu lộ giữa ba trạng thái đó có nhận biết và chọn lựa. Trong quan hệ nam nữ, KHÔNG đã CÓ, có cân nhắc chọn lựa những yếu tố đủ để công khai tình cảm của mình. Vậy KHÔNG với anh/Cô nầy chỉ đúng khi CÓ với anh/Cô khác, không như vậy thì CHƯA chớ không thể khẳng định là "không bao giờ". Lại nữa, CHƯA cũng không thể khẳng định là "SẼ" được nếu trong quá trình cân nhắc lựa chọn không được trưng dẫn yếu tố mới đủ để thuyết phục 'Phỏng-vấn-viên'.Và, cũng không thể khẳng định HẾT là un point final nữa! Người ta vẫn thường nói vớt vát 'hết yêu là bạn'. Đó chỉ là để đánh lừa thiên hạ và chính mình. Trong thâm sâu luôn có sự áy náy chạnh lòng tiếc nuối một sự bất toàn, cho nên mới có chuyện thầm nguyện kiếp sau bù đắp.
Xin đừng trách chútxíu dai dẳng, không mệt mỏi chuyện yêu yết nầy,
'lão lai hi" mà. Đó là Trới cho.
Xem thiên hạ lí luận về TÌNH YÊU coi bộ hấp dẫn hả ,CỏXANH thì tim kimcương còn CHX thì KHÔNG là CÓ,
CHƯA là còn LỰA CHỌN ,HẾT là còn lại BẠN và vớt vát HẸN KIẾP SAU !
HP thì thôi cứ để vậy...mà làm thơ!
VUI và HAY thật !
Gía mình còn trẻ như năm cũ
Cũng ráng học vào để thực thi !
Xin nhắn với NS, PC và S hãy chừa cho SM một chút đất để sống nghe. Phải chi có thêm một lời bàn nữa thì rõ ràng Trang chủ "tứ bề thọ địch". Chút Xíu có thấu chăng ? Chỉ vì bạn thiệt là trường kỳ chung thủy, gìn giữ mối tình dài lâu quá nên SM mới mạnh dạn đưa ra một ý kiến chiến lược hầu rút ngắn thời gian mà thay đổi tình thế trước khi CX buông tay nằm yên đó thôi. Dù sao thì SM cũng rất cám ơn mọi sự quan tâm của NS, PC và S nhiều lắm, nếu có giận dỗi ai thì SM sẽ mỉa mai mát mẻ vài câu chứ không có khe khẽ đâu.
chútxíu ăn sau chạy dọi nên không biết ân oán giang hồ cuả qúi vi nhưng ví chútxíu mà có chiến tranh thì hẳn phải phù suy chớ không ohù thịnh rồi. Không biết lực có tòng tâm khi mà 'lão lai tài tận'? Chắc đành phải dụng kế cửa Lưu Bị ngày xưa, ngữa mặt lên trời, lấy tay áo che mặt mà 'khóc thút thít' 3tiếng
mỗi khi gặp chuyện nan giải.
Cái thống thiết bi ai giải tỏa cho người còn nhỏ được lệ. Khóc cho chính mình chớ không phải cho người nằm xuống vì từ đó sự ray rức sẻ mãi theo chân. Nếu không như vậy, chuyện cũng bình thường.
SƯƠNG MAI nè, những cánh hoa tràn ngập dòng nước là tự hoa rơi hay bạn thả hoa trôi theo dòng nước để chụp hình vậy?
Dù gì đi nữa thì bức hình này cũng lạ mắt và thật đẹp...
Bài thơ nói lên được tâm tình tác giả,NẾU chỉ là điều kiện chứ chưa khẳng định là KHÔNG YÊU TÔI .Vẫn còn hi vọng ...
Đoạn cuối NẾU...
Hãy đợi cho tôi buông tay nằm yên
Nhỏ đôi giòng lệ khi hồng lên má
Liên tưởng đến chuyện TRƯƠNG CHI
MỴ NƯƠNG ngày xưa ...
MỴ NƯƠNG yêu tiếng hát hay tiếng sáo của anh TRƯƠNG CHI ,chứ không yêu anh TC,nên NÀNG đã thất vọng khi gặp chàng...giá như ngày nay may ra TC đi sửa sắc đẹp ...thì sẽ không có KHỐI TÌNH TRƯƠNG CHI,và NÀNG MỴ NƯƠNG cũng khỏi nhỏ đôi giòng lệ vào chén NGỌC hay chén BẠCH ĐÀN để tạ tình với TC...
Phiếm luận chút xíu ./.
Cỏ Xanh ơi,
Trời ở đây vào Thu trở gió mạnh, chắc có thể gọi là Gió Chướng . SM chưa biết mùa gió chướng của VN mình ra sao và cũng nhớ đó là tựa của một cuốn phim mà ngày xưa cũng chưa được coi luôn, hình như tài tử Tâm Phan đóng thì phải. Những thành phố ngay chỗ SM cây xanh nhiều lắm, có loại quanh năm giữ nguyên một màu và cũng nhiều loại đổi màu lá hàng năm khi vào Thu. Chỉ vài tuần là Lá vàng, đỏ hay cam sẽ rơi rụng, gặp vài cơn gió mạnh thì cây trơ trụi cành rất mau, muốn chụp cảnh Thu phải để ý sát rạt chứ không thì lỡ dịp phải chờ đến năm sau. Tấm hình SM chụp tự nhiên là như vậy, nhìn mặt nước thấy ngồ ngộ , hoa lá từng cánh lững lờ quyện lấy nhau, in bóng nước có một cây đã chuyển màu vàng , không chừng cuối tuần này nếu SM trở lại chốn cũ chỉ còn thấy cành hay nhánh khẳng khiu. Cây sẽ ngủ qua Đông chờ mùa Xuân mới đến mà nẩy lộc đâm chồi. Tụi mình thì cày miết há Cỏ Xanh, một ngày như mọi ngày...nhưng còn sức khỏe để cày là nhất rồi phải không?
Bài thơ ...
Có cảm giác như mua một tấm vé số và mong rằng ngày xổ hãy từ từ mà đến để ta còn ươm mơ dệt mộng !
Biết rằng ta đừng nhìn lên mà cũng đừng nhìn xuống,thì anh hàng xóm và cô láng giềng sẽ không còn là đề tài để nhớ để thương !
Ngày xưa các cụ yêu khác thời bây giờ !Nhưng VV chỉ thích một kiểu của người dân tộc là "bắt cóc người mình yêu"chẳng cần biết người đó có yêu mình hay khg !
Cách này hay hơn cách nhà binh của PC đó huynh Sao ạ !
Đọc sách đọc báo thấy có một số dân tộc miền Tây Bắc VN có tục lệ khi có khách quý đến chơi nhà, nếu ngủ lại sẽ được tùy quyền với nương tử chủ nhà. Hoặc có phiên "chợ tình" hình như của dân tộc H’Mông làm mình cứ ao ước có dịp “mục kích sở thị” xem sao.
Nay lại nghe ông bạn ViVu đề cập tới thì càng hạ quyết tâm hơn nữa.
Ngày còn trẻ thỉnh thoảng có vào làng Hoà Bình chơi. Các cô thiếu nữ Mường má đỏ môi hồng, đúng dịp lễ tết mặc quần áo dân tộc: một cái khăn trắng quấn ngang đầu, một cái áo trắng ngắn trên chiếc váy đen trông xinh đáo để, nhưng chỉ dám liếc mắt nhìn trộm thôi!
Tất nhiên dân tộc Mường không có tục lệ giống người H’Mông rồi, nhưng giá như…giá như mình bạo gan một tí chắc đã làm quen được rồi.
Huynh SAO và các bạn
Xin long trọng đính chính rằng không hề có chuyện người thiểu số THƯỢNG DU BẮC VIỆT để nương tử mình cho khách đến chơi nhà toàn quyền sử dụng . Mà trái lại người miền núi rất khinh bỉ sự ngoại tình nếu người vợ ngoại tình thì sẽ bị cạo đầu , bôi tro, trát trấu, và bị làng bắt vạ nộp trâu, bò heo cho làng ăn vạ.
Còn nếu như có khách quí, chẳng hạn như vua chúa, các quan tứ trụ triều đình đi kinh lý qua...gia đình quan lang có thể lựa một cô gái đẹp trong đám dân giã của bản mình dâng cho họ , nhưng không phải để họ qua đường mà sẽ theo họ về xuôi làm hầu thiếp hay hầu gái cũng được . Nhưng chuyện này phải có sự đồng ý của gia đình họ, bằng không thì gia đình quan lang cũng sẽ bị dân chúng chế tài mọi mặt.
Còn như những ngày tết có tục chơi ném còn hay những trò chơi dân giã khác thì chì có con gái dân làng được tham dự , con gái quan lang tuyệt đối không được tham gia.
Con gái quan lang chỉ ở trong buồng thêu thùa, dệt vài, se chỉ...lúc nào cũng có ít nhất là hai hầu gái trẻ và một mệ già hầu hạ sát cánh. Không bao giờ con gái quan lang phải bưng trà rót nước tiếp khách, mà khách đến cũng khó lòng thấy mặt. Ra tiếp khách chỉ toàn phu phen trong nhà...Mà vợ các quan lang càng nhiều quyền uy, chỉ lo điều hành phu phen trong nhà cho trôi chảy công việc, mà không hề phải động tay vào mọi việc, sinh hoạt trong ngày có người bưng bê đến tận nơi...
Ngày xưa muốn cưới được con gái QUAN LANG phải ở rể 3 năm , nếu không đủ tiêu chuẩn kén rể của nhà LANG thì cứ ngậm ngùi mà về ,chẳng biết được mặt người mà mình định lấy...
Con gái MƯỜNG mà chửa hoang thì bị bắt vạ, cả làng ăn vạ thì chỉ có nước tán gia bại sản, nên chỉ còn cách nhai lá ngón mà chét đi...
Báo chí viết nhiều cái sai lệch , nhưng không phải mọi lúc đều đính chính đươc. Thành ra độc giả phải biết chọn lựa báo chí mà đọc ...ba thứ báo lá cải chỉ để đọc trong vòng 12gio thôi...
Vài hàng để các bạn biết chút ít về nếp sống của dân THƯỢNG DU BẮC VIỆT nheng, một chút thôi...
Hà hà hà,
Sáng nay uống cafe sao nghe có vị ngọt và đắng dắng...rất thú vị !
Trước tiên nói về bạn Sao... Cỏ Xanh đáp lễ rất đúng, bạn đừng có nghe mấy thằng cha văn sỉ bá láp mà lên BMT (hay vùng Tây Bắc tìm gái H'mong) để tìm...hoa thì chắc bạn sẽ có ngày mang cái bụng chình ìn đi về đó ! và cũng xin nhắc lại ...100 lần là tìm gái người Kinh dễ và sung sướng hơn gái Mường nhiều lắm, PC xin kể lại 1 kỹ niệm là khi ở tù ngoài Bắc PC có lần bị giam o Sơn La , vùng người Mường theo mẫu hệ, có gặp 1 anh chàng người Kinh ở trong cái chòi nho nhỏ, anh ta suốt ngày đi ra đi vô ôm cây đàn guitar gảy từng tưng, tụi nầy men men lại gợi chuyện thì biết anh ta bị vợ cưới lên đây, vợ thì đèo con hái bông ngoài rẫy còn anh thì ở nhà ôm đàm giải ...sầu để bảo vệ tiết trinh !
Bạn Sao... có còn muốm làm khách của người H'mông nữa không vậy ?
Riêng VIVU thì coi chừng bị CX phạt quì trước nhà làng đấy !
PC nhớ ngày xưa ( chứ ko phải bây giờ) muốn cướp người đẹp thì cũng phải được người đẹp ĐỒNG Ý để cướp vì cha mẹ không chịu chứ nếu người đẹp mà cự nự thì chắc ...mềm như mít ướt !
CX ơi, xin chớ có giận nha, người ta không biết mới nói thôi.
Cafe nguội hết rồi, làm điếu thuốc cho đã !!
BÀ CON ƠI,
Tối nay có ai xách giỏ PUMPKIN đi xin kẹo thì nhớ về chia cho bà con trong TRANG THƠ ...để trừ tà ma ...nhất là trừ VIRUS CÚM...
NS đã được mời..dắt cháu đi rồi nên sẽ chia cho mỗi người 1 cái kẹo mút,1 cái chocolate và 1 gói bắp...
Ăn để trừ buà ...hà hà !
Nhớ ngày xưa có một ông giáo sư
MỸ đã mang một cái mặt nạ PUMPKIN
đêm 31/10 để tặng NÀNG một gói kẹo ...
Chuyện VUI CUỐI TUẦN!
Vừa ngả lưng trên giừơng để nghỉ trưa thì nghe chuyện vui này nên ngồi dậy ghi vô cho mọi người cùng ...VUI.
MỘt ông 44 tuổi ở NAM PHI vừa làm đám cưới ,cưới một lúc 4 bà vợ,để tiết kiệm chi phí..trước đó ông đã
có 2 bà và 10 đứa con...luật ở bên đó cho đàn ông có nhiều vợ ,luật của đạo HỒI...
Ông nói ông yêu 4 bà vợ bằng nhau và tiết kiệm được nhiều tiền hơn một ông có một vợ và 38 cô bồ..
Một ông khác là một tay trùm sừng sỏ MAFIA ITALY bị bắt vì buôn lậu ma tuý,bị kết án tù 20 năm,nhưng sau đó được ân giảm và án treo giam tại nhà . Khi được giấy gọi lên văn phòng để được thả về ,thì
ông này nhất định không nhận giấy và không về nhà ,ông còn xin được ở lại trong tù đến khi nào mãn hạn..
Báo chí được mời đến phỏng vấn: _Sao Ông thích ở tù hơn về nhà?
_Ông nói ở tù tôi còn nhiều tự do hơn ,tự do ăn ngủ ,coi TV ,không làm gì nặng nhọc...ở nhà thì bà vợ tôi đì quá chịu không nỗi...nên tui xin ở tù còn hơn !
Sáng sớm hôm sau cai tù nghe ồn ào trước cửa..
Một bà phương phi phốp pháp đứng trước cửa nhà tù..
_Bớ thằng cha chồng YX
sao mày không về lo việc nhà cửa ,lo vợ con ,mày trốn trong đó hả ...bà xé xác mày ra...
Thôi nghe tiếp chuyện khác...
Giờ này chắc NS đã dắt cháu đi xin kẹo trong đêm Halloween. Bà có thời gian kể lại cho các cháu nghe về những sưu tầm của QH không?
LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA LỄ HỘI HALLOWEEN
1- Lễ Hội Halloween
Ngày cuối cùng của tháng Mười dương lịch là ngày Halloween. Đây là một lễ hội bắt đầu vào buổi chiều tối ngày 31-10 cho tới 12 giờ đêm. Trong dịp này, trẻ em và thiếu niên được mặc "y phục Halloween" để đi đến từng nhà, gõ cửa để nhận kẹo và chúc tụng... Theo tục lệ, các em nhỏ thường cầm theo lồng đèn làm bằng vỏ quả bí ngô được đục theo hình mặt người để ánh sáng xuyên ra ngoài...
Những cuộc hội hè vui chơi trong đêm Halloween thường xoay quanh các đề tài như chuyện may rủi trên đời, các chuyện kể về ma quỷ và phù thủy...
2- Nguồn gốc chữ Halloween
Thánh Lễ được truyền giảng vào ngày này gọi là Allhallowmas. Thời gian đêm trước ngày "Các Thánh" (hay Chư Thánh) đã được xem như là All Hallows Eve hay Halloween. Nguyên nghĩa chữ "Hallow" là Thánh. Halloween là lối viết tắt của "All halows’ Evening."
3- Các tập tục trong ngày Halloween
- "Trick Or Treat" Đây là sinh hoạt chính của hầu hết trẻ em và thiếu niên tại Hoa Kỳ trong đêm Halloween.
"Trick" nguyên nghĩa là: đánh lừa, trò chơi tinh ma nghịch ngợm: "Treat" là tiếp đón, đối xử tử tế, tiếp đãi. Các em nhỏ và thiếu niên, thanh niên hóa trang với áo quần và mặt nạ hình ma quỷ, rồi cầm lồng đèn đi từ nhà này sang nhà khác trong xóm, gõ cửa và nói "trick or treat." Câu này có nghĩa là: “Nếu muốn chúng tôi không chơi xấu thì hãy đãi chúng tôi cái gì đi.” Thông thường những người láng giềng luôn luôn muốn tránh việc "trick" nghĩa là chơi đòn đánh lừa nên thường tiếp đón (treat) chúng bằng kẹo và trái cây (theo tục lệ có nhét đồng tiền ở bên trong).
Biểu tượng chính của đêm "Halloween" là cái đèn lồng của chàng Jack - "Jack-ó-lanterns." Các biểu tượng phụ là phù thủy, ma quỷ và mèo đen.
4- Truyền Thuyết Về Halloween
Theo truyền thuyết của nước Ái Nhĩ Lan (Ireland) thì từ ngữ "Jack-ó-lanterns" đến từ một người có tên là Jack. Jack là một chàng thiếu niên đã chết nhưng linh hồn không được phép vào Thiên Đàng vì lý do: lúc sống, anh ta vốn là một người tham lam, bủn xỉn, thường cất giấu tiền bạc, keo kiệt không hề bố thí cho ai một chút gì. Thế nhưng anh ta lại cũng không thể vào Địa Ngục vì lúc còn sống anh ta đã từng chơi đùa với ma quỷ, nên quỷ không bắt anh.
Chuyện kể rằng: một hôm có con quỷ đến quấy phá một vùng dân cư, chẳng may bị báo động, người ta đến cầu cứu các vị tu sĩ đem các vật thánh đến "yểm" và "khóa các cửa" ra vào. Thế là con quỷ bị bắt... Jack đã nhận ra đó là con quỷ thường vui đùa với mình và Jack đã tìm cách gỡ vật "yểm ma quỷ" mở đường cho quỷ chạy thoát.
Để đền ơn cứu mạng, quỷ hứa với Jack là sẽ không bắt hồn Jack về Địa Ngục. Do đó, khi Jack chết vì một tai nạn, hồn Jack bị Thiên Đường từ chối. Jack liền tìm đến Địa Ngục, nhưng quỷ không cho vào... vì lời hứa trước. Thấy Jack lạnh lùng khổ sở, quỷ bèn lấy một ít than hồng ở Địa Ngục bỏ vào trong ruột một quả bí ngô và đưa cho Jack để sưởi ấm... trên đường trở lại trần gian. Để cho không khí thông vào nuôi lửa, Jack phải đục thủng quả bí ngô... và ánh lửa từ trong đã chiếu ra soi sáng nẻo đường lang thang của Jack. Có lẽ Jack phải cầm đèn đi lang thang trên mặt đất cho đến ngày phán xét cuối cùng của nhân loại.
Năm nay trẻ em đi HALLOWEEN rất ít
có những con đường vắng teo..có lẽ phụ huynh sợ con đi ra ngoài bị mưa lạnh hay sợ ăn kẹo nhiều không tốt ,chắc có nhiều lí do ...vì vậy kẹo ,chocolat còn lại rất nhiều thôi để NS phát cho các trẻ lớn double ,thay vì 3 cái cho luôn 6 cái...
Trước hết thành thật xin lỗi nàng Công Chúa xứ Mường nếu có điều chi thất thố.
Một người hiền lành dịu dàng thế mà phải lên tiếng như vậy chắc trong lòng cũng giận lắm. SAO… biết có một người cũng hiền lành, nhưng khi giận lên thì nổi tam bành lục tặc tức thì.
Nhưng đọc kỹ lại comment của mình thì cũng không có gì quá đáng đâu! Cũng tại cái anh chàng ViVu, gợi ý chi để sinh chuyện. Cái nầy cũng tại mình chớ hổng phải đổ thừa cho ai đâu.
Để mình nói cái nguyên uỷ của nó đã. Ngày còn trẻ tuổi, những Hạ sĩ quan cao cấp là tay chân của mình. Gọi là thuộc cấp, nhưng tuổi đáng cha đáng chú cả. Họ cùng chung đơn vị ngày xưa với Cao Văn Viên đấy, nhưng đường binh nghiệp không xuôi chèo mát mái nên còn ở lại với mình. Đa số họ là người dân tộc Cao Bắc Lạng, tất cả đều trở về từ mặt trận Điện Biên Phủ. Những bằng nhảy dù màu vàng với 3 chiếc vòng tròn trên ngực áo chứng tỏ họ là những người lính tinh nhuệ. Họ là thầy của mình trên mọi lĩnh vực. Những cái tên như Vy Đức Xuân, San Gi Hô, Chống Nhịt Pẩu, Tăng Kay Học có thể nói lên một điều gì đó đối với những ai hiểu biết.
Những câu chuyện kể của họ về những phong tục tập quán người dân tộc vùng Tây Bắc qua đốm lửa điếu thuốc lập loè hay trong hơi rượu khi tàn cuộc binh đao mình nghĩ là có thật nhưng có khi đó chỉ là những hủ tục thời phong kiến thôi. Mình không cho là họ nói dóc vì người dân tộc vốn thật thà, còn mình lại ham hiểu biết nên muốn hỏi tới nơi tới chốn. Đấy là những người thật việc thật chứ chẳng phải đọc đâu đó trên báo lá cải lá rau nào đâu. Ngày hôm nay chủ nhật, mình đã xẻ dọc thành phố từ đông sang tây để tìm một trong số những người đó để hỏi cho cặn kẽ, nhưng tiếc thay ông đã ra đi 10 năm về trước ở cái tuổi 86 mất rồi!
Mình yêu biết bao nhiêu âm thanh của chiếc khèn, chiếc kèn lá vùng Tây Bắc. Nó như hoà quyện tâm hồn và bản sắc văn hoá của các dân tộc ở đó rồi lan toả ra khắp núi rừng bay tới người nghe. Không đủ ngôn từ để diễn tả cái cảm nhận của mình về cái hồn Tây Bắc ấy, mặc dù mình là một người Nam Bộ chính tông. Mình có những người lính, những người bạn ở vùng đất mình rất yêu thích thì chả có can cớ chi mình có ý gì xấu.
Ôi, cái ông PHƯỢNG CÁC ơi!
Ông đề cái án tử cho tui chi vậy? Tui nói rõ ràng là muốn “mục kích sở thị” mà.
Có nghĩa là ước gì mình có dịp đi lên miền Tây Bắc "NGÓ" qua một cái coi phiên chợ tình nó hay ho tới cỡ nào mà mấy cái anh nhà văn Hà Nội mô tả nghe hấp dẫn quá! Chớ nào mình có ao ước gì đâu mà ông hù tui coi chừng cái bụng chình ình?
Moi cac ban xem bai viet sau day:
Nhat la hai huynh PC va SAO :
http://vietbao.vn/Xa-hoi/Noi-dau-tu-tuc-cuop-vo/80102805/127/
Bạn SAO ơi, xem bài viết sau đây để biết thêm một sồ điều trước khi bạn có dịp ghé coi Chợ Tình tỉnh Hà Gian
CHỢ TÌNH KHÂU VAI
Chợ nằm ở bản Khâu Vai, xã Khâu Vai, tỉnh Hà Giang, cách thị xã Hà Giang 180 km, ở cuối con đường đèo. Mỗi năm một lần, vào ngày 26/3 âm lịch, trai bản trên, gái bản dưới lại tìm về gặp gỡ, giao lưu với nhau.
Theo Cẩm Nang Mua Sắm, Khâu Vai là phiên chợ tình nổi tiếng có một không hai ở nước ta, thậm chí còn độc đáo và hiếm có trên toàn thế giới...
Từ chiều 26/3 âm lịch (năm nay nhằm ngày 14/5) từ khắp các nẻo đường chênh vênh trên núi cao, những người dân trong trang phục của dân tộc mình, đã ríu ran, rộn ràng xuống chợ. Những người ở bản xa, cách chợ tình Khâu Vai những ba quả núi, bốn năm con suối... thì đi từ sớm hơn. Khách du lịch chen lẫn với các chàng trai, cô gái người Mông, Dao, Giáy, Lô Lô... như chảy về xã Khâu Vai. Mặc núi đá tai mèo, mặc núi cao suối sâu và những đoạn đường cua tay áo đầy nguy hiểm, họ náo nức, họ phấp phỏng... vì đêm nay sẽ là một đêm tình yêu lãng mạn thăng hoa, mỗi năm chỉ có một lần...
Tôi theo dòng người “chảy” về Khâu Vai. Đây đó đã vang lên tiếng khèn, tiếng hát. Tiếng khèn lá réo rắt, du dương như gọi mời. Tiếng hát thanh thoát của một cô gái Lô Lô nào đó vang lên chộn rộn, tươi vui. Tất cả đều cùng hướng về chợ tình, hướng về người mình đã yêu, đang yêu và sẽ yêu... như hướng về một nghi lễ thiêng liêng, trọng đại nhất.
Khi ông mặt trời khuất sau mỏm núi phía Tây, sương giăng mù trời, những đống lửa lớn được đốt lên, những can rượu lớn được mang ra là lúc đêm tình Khâu Vai bắt đầu. Tôi len lỏi men theo câu hát: “Đêm nay đôi ta ngồi đã muộn / Gà gáy giục chín năm mười sáu tiếng / Đôi ta không có lòng thì thôi / Có lòng thì hãy mau mau cất tiếng lên giọng...” - Xa nơi đống lửa, dưới gốc cây xa mộc thẳng tắp, chàng trai Mông thổi khèn lá rồi cất lên tiếng hát thủ thỉ như một lời tâm sự chất chứa lâu trong lòng.
Tôi lặng im lắng nghe. Luồn trong tiếng gió, luồn trong ý nghĩ, giọng một cô gái nào đó đáp lại, đầy chân thành nhưng cũng không kém phần thẳng thắn: “Giờ này trời đã về khuya / Sao đã lượn vòng đổi ngôi / Sương đã phủ trắng / Em chỉ biết mình anh nhưng chưa biết tim anh...”. Chỉ những câu đấy thôi nhưng cũng khiến chàng trai kia tràn trề niềm hy vọng. Biết đâu đấy, cô gái mà từ lâu anh đã thương thầm nhớ trộm, sau đêm nay sẽ về làm con dâu nhà mình?
Anh Giàng A Năm kéo tôi đi, tôi thì chần chừ nán lại vì còn muốn nghe tiếp cuộc đối đáp của đôi tình nhân. Chếnh choáng bước đi rồi, vẫn còn vẳng nghe trong gió tiếng anh chàng đầy bạo dạn: “Anh thương em anh đã ngỏ lời / Nếu em thương, anh đón em về làm vợ...”... Anh Năm cười tủm tỉm: “Ngày xưa tao cũng giống như thế! Không làm sao lấy được con vợ tao bây giờ...”.
Tôi nâng chén rượu ngô của một chàng trai bên đường, chừng như uống đã khá nhiều, người cứ rũ xuống nhưng đôi mắt vẫn như đang nhìn về đâu đó xa lắc, dưới chân dốc kia. Tôi đoán chừng, chắc phiên chợ năm trước anh đã hẹn người yêu mà phiên này người yêu anh không đến. Anh mượn rượu, để quên buồn. Anh đến Khâu Vai, để tìm quên. Quên nhưng lòng cố nhớ, không hẳn là đã không còn chút hy vọng...
Lúc này họ là vợ chồng, chốc nữa họ bỏ nhau đi tìm người yêu cũ, vì một lý do nào đó mà trước kia họ không lấy được nhau. Sáng mai ra, tan chợ tan tình... họ lại về sống chung dưới một mái nhà đợi đến phiên chợ năm sau. Không ghen tuông, không thù ghét...
Chợ tình Khâu Vai người Mông đông hơn cả. Các chàng trai, cô gái dùng tiếng khèn, tiếng hát để thể hiện tình cảm của mình. Những “Khâu xỉa plềnh”, “Già Xông”... mộc mạc mà chân thành, da diết mà tình cảm. Đó là những bản tình ca giản dị, say đắm. Những lời tỏ tình mộc mạc và dễ thương đã được những đôi trai gái trong đêm chợ thổi vào tình yêu chân thật như chính cuộc sống của họ...
Cụ Lầu Pà Khiu nay đã 90 tuổi, ở xã Khâu Vai, cho biết: “Ban đầu nơi đây là chỗ hẹn của những người có tình yêu dang dở, vì một lý do nào đó mà không lấy được nhau. Khâu Vai còn là đêm chợ truyền thống của dân tộc Mông. Chợ tình xưa kia còn được gọi là chợ Phong Lưu, có nghĩa là sự phong tình. Hai chữ chợ tình mới phổ biến từ những năm 1990, khi có khách du lịch đến tham quan. Phiên chợ tình Khâu Vai có rất nhiều ý nghĩa nên được đồng bào nhiều dân tộc hưởng ứng. Từ vài chục năm nay Khâu Vai đã trở thành phiên chợ tìm kiếm tình duyên cho tất cả mọi người...”...
Chợ tình Khâu Vai mỗi năm chỉ họp một lần nhưng phiên chợ Khâu Vai thì họp năm ngày một phiên để phục vụ nhu cầu của đồng bào các dân tộc nơi đây. Chợ tình họp từ chập tối đến sáng ngày hôm sau là tan, từ sáng đến trưa lại họp bình thường như các chợ miền núi khác. Sáng sớm ngày 27 là lúc chợ tình có nhiều ý nghĩa nhất.
Rượu đã hết, chợ đã tan, giờ chia tay đã đến... Ở ven đường, men theo các sườn núi, các vách đá... từng đôi nam nữ bịn rịn chia tay nhau. Họ hẹn hò gặp nhau vào một thời gian sớm nhất, còn nếu duyên chưa thắm thì hẹn đến phiên chợ tình năm sau...
VIỆT BÁO ( Theo Ngôi Sao)
Nếu không yêu tôi, hãy nói liền ngày
để còn kịp lấy vé về Khâu Vai.
Cho tôi tạm làm người yêu của bạn
nhé !
HÃY MUA VÉ ĐI KHÂU VAI LẸ LÊN,KHÔNG THÌ LẠI TRỄ TÀU ...KHÂU KHÔNG KỊP ĐÂU !
Huynh SAO ơi,
Chỉ tại muội bị cảm cúm nên chậm trễ trả lời huynh đây, mà huynh này cỏ xanh không có giận huynh đâu, làm gì mà huynh phải xin lỗi nhặng xị lên thế, không sợ em út tổn thọ sao?
Tại là, có câu: khách quí đến nhà nếu ngủ lại thì toàn quyền xử dụng nương tử chủ nhà thì có hơi quá đáng...nên muội đính chính một chút síu thôi ...cũng đâu quá đáng gì? phải không ạ!
Mà cũng cái chuyện hiểu nhầm này mà cách đây hơn 60 năm về trước , đã có một ông chủ nhiệm một tòa báo phải đích thân lên tỉnh HÒA BÌNH(cách HÀ NỘI 80km)để xin lỗi ba cỏ xanh.
Nhưng thôi không nói chuyện này nữa , anh cũng chỉ nghe nói thôi chư đâu có được mục tại sở thị phải không ạ? Chúng ta chỉ vui đùa cho khuây khỏa, cho tâm hồn thư giãn, chứ tranh cãi làm gì ba chuyện đâu đâu , phải không anh.
Huynh PHƯỢNG CÁC ui,
Huynh nhầm to rồi...hi hi., huynh lầm với người thượng TÂY NGUYÊN rồi. Dân THƯỢNG DU BẮC VIỆT nói chung và người MƯỜNG nói riêng chẳng có truyền thống MẪU HỆ .
Người MƯỜNG theo chế độ PHỤ HỆ mà còn phải chịu cảnh chồng chúa vợ tôi nữa đấy.
Người MƯỜNG chồng nắm mọi quyền hành trong nhà và đối ngoại. Người đàn ông MƯỜNG chống chọi với mọi thế lực của thiên nhiên và xã hội để bảo vệ gia đình. Việc săn bắn , cày bừa , nương rẫy,dựng nhà... là việc của đàn ông, người phụ nữ chỉ phụ họa trong viêc cấy lúa, trẩy hạt, gặt hái và lo cơm nước trong nhà.
Còn như huynh thấy anh chồng người miền xuôi theo vợ về TRUNG DU, mà ngồi ở nhà gảy đàn ghi ta tửng từng tưng, thì muội dám chắc là cái anh chàng đó lười quá, chẳng chịu làm lụng với vợ mà thôi.Chứ đàn ông MƯỜNG thường thì nghèo lắm mới phải để vợ vất vả và có phải đi làm, thì thường chồng đi trước vợ theo sau... Không thì người đàn ông như thế sẽ là đồ bỏ đi đấy...huynh ơi...hi.hi...
Post a Comment