Nhớ lại năm ngoái SM mời 7 vị là Bản Thượng-Thảo Nguyên-Vĩnh Đan-Trịnh Hòe, Phượng Các-Quê Hương-ViVu đong đưa bay bổng trên 2 cái " Hot air balloons " cả ngày lễ Cha, những tưởng là được một phen ngao du, tha hồ ngắm trời mây núi rừng, vén mây bước vào vườn Tiên thượng giới. Ai dè PC cằn nhằn :
" Dư âm Minh Mạng còn đây, Thân bay lơ lửng tầng mây cả ngày, Khéo thay Trang chủ an bày, Nhốt 7 ông lại một ngày cô đơn? Cầu xin có một quới nhơn, Xì dùm cái bóng, làm ơn đi mà!" ...............
Riêng QH thì tử tế hơn, ít ra thì cũng ngậm bồ hòn làm ngọt:
" Cũng rất là đặc biệt cám ơn Cô Trang Chủ đã cho cả "bọn dàn ông con trai: bị treo lơ lững giữa từng mây. Hôm qua đền giờ QH cứ lò mò không biết làm sao mà "hạ cánh", chứ ở giữa lưng trời, Tiên cũng chưa thấy và người trần gian cũng không có thì quả là buồn, ở chung quả cầu với huynh PC và đệ VV thì cả hai vẫn còn "ngà ngà say vì hậu chấn của bình rượu Minh Mạng", ráng lắm thì QH sẻ đưa huynh PC và VV hạ cánh an toàn để còn Vivu ngày Từ Phụ, còn các bạn BT, TN, TH và VD thì chịu, chắc các Bạn đành phải "ăn lễ Cha" trên mây vậy. Vậy đi nha, thôi thì hẹn ngày mai khi nào bình hết hơi thì trái cầu tự nó sẻ "từ từ xuống thôi", cố nhớ điều chỉnh để đáp ở Trang thơ nha, có mục vui ngày mai đó. Nhắn TN: vui không vậy.? Bên này trái cầu của QH không có CB nên không liên lạc bên đó được, nếu Bạn thấy trái cầu cứ lơ lững trời mây hoài, không chịu xuống (vì BT, TH và VD không chịu xuống) thì Bạn tắt bình gas đi trái cầu sẽ đáp xuống đó, hẹn gặp lại Bạn."
Rút kinh nghiệm cho năm nay, SM mời các vị lả lướt với cánh thuyền buồm, nương theo chiều gió mà về bến mơ, một ngày đặc biệt thôi nhé.
Các bạn thơ đang được làm CHA - BA - BỐ - THẦY - U ơi !
Thế là hôm nay các ngài được đi Cruise rồi đấy nhá. Sướng rên mé đìu hiu - mượn chữ của ai đó mà NT quên rồi -
Nhưng ...
Rong chơi với chiếc thuyền Cruise Anh ơi nhớ đấy .... anh ui em chờ ... Chờ chi sao lại lững lờ Việc nhà để đấy, làm ngơ thôi mà Anh về anh sẽ thiệt thà Anh ơi... anh dạ ! Bẩm bà BỐ đây
CHÚC CÁC NGÀI TẬN HƯỞNG MỘT NGÀY THONG DONG TUYỆT VỜI
Cám ơn ViVu đã nhắc nhở cái ý nghĩa trọng đại Ngày của Cha, làm sao mà SM quên được hả trong cái vai trò làm CON được thức tỉnh về chữ HIẾU. Ngay từ khi học lớp 11 mới 16 tuổi rưởi, Ba của SM dù rất thương con gái út nhưng cũng không cưỡng lại được số trời mặc dù trong ý nguyện là ráng cho con học hành tới nơi tới chốn. Những ký ức sâu sắc như tự động nằm lọt vào trong đầu óc của mình từ bao giờ và SM hiểu rằng sự ra dời của mình không có ý nghĩa và không tồn tại nếu không có Má và Ba. Một điểm đặc biệt là Ba đơn thân độc mã, một mình từ Bắc vào Nam lập nghiệp từ 17 tuổi trước năm 1945, SM không hề biết đến một người thân nào bên phía Nội. Khả năng về mỹ thuật là nét di truyền đặc biệt mà SM được thừa hưởng và còn nhiều thứ nữa nhưng thời gian làm gì có chuyện quay ngược lại để mà nói được lời cám ơn, mà làm vài điều báo hiếu. Thật là đơn giản và dịu dàng biết bao khi thấy đứa con gái bé bỏng nằm yên, ngủ ngoan ,không quậy và từ đó chọn liền cái tên HIỀN gởi gắm cho con...
( Chẳng biết bao nhiêu người thấy được cái nét hiền của SM ,đa số là phán ngược lại, để ngẫm nghĩ lại và tu sửa sau )
Năm nay hên không bi nhốt trong "khinh khí cầu" nhung mà lại đứng trên bờ ngắm du thuyền !! (không sai nha) 12 bố (CHA) đứng ngắm du thuyền trôi lững lờ dước sông!
Bổng nhiên PC có tham ý :
Ấy ơi có ống dòm không? Cho tui mượn nghía bên trong khoang thuyền, Chiếc nào chở bạn thuyền quyên? Đưa dùm một chuyến du tiên cuối tuần. Giủ cho sạch bụi hồng trần, Thuyền ta lướt gió một lần...hả hê. Xin đừng ghé đến ...bến mê. Việc nhà còn đọng ê hề...tuần sau. Nếu không các "Mụ" càu nhàu, Năm sau "cắt" hết, thôi chào "lể Cha" !!
Hì hì hì.
Luu ý: 'Mụ" là tiếng Trung Kỳ rất trân trọng. QH nếu có tài liệu xin nói rỏ dùm !
Hi PC,mụ ,Mệ là tiếng tôn kính chỉ các bậc..vua chúa ngày ..rất xa xưa,bây giờ thì không ..còn xài nữa..
Fathers VV hơi khó tính à nhen,năm nay đã "báo hiếu" tặng các Fathers đi Cruise(NT) mà cũng còn bị complaint.SM ơi vừa Bờlun vừa thuyền buồm và còn ai muốn đi phương tiện gì..thì tuỳ hỉ..
Trên trời thì có Bờ lun Dưới nước thì có thuyền buồm tới lui Vui nha muốn ước được tiên ..Chờ Tiên bay đến "ưu phiền"..quên đi..
PC ơi,theo TT được biết cha mẹ người Huế nói lại là chữ Mụ chỉ nguời vợ ,Mệ chỉ nguời chồng về sau chữ mụ dùng phổ thông,nếu bạn QH có tài liệu rõ ràng hay có bạn nào nguời Trung biết rõ hai chữ này thì Tt xin đuợc thêm kiến thức.Thân mến
NS đang bận chưa vào trang thơ để có ý kiến về Mụ và Mệ.
Nhân ngày Lễ Cha , Ngàn Sao chợt nhớ đến hai câu thơ Lục-Bát của vị Sư Già (không nhớ tên).
Cha là một dãi ngân hà . Con là giọt nước sinh ra từ nguồn .
Thật diễm phúc cho ai còn Cha để phụng dưỡng . Riêng Ngàn Sao thì không có được diễm phúc ấy, kể từ khi mới cất được tiếng nói đầu đời . Nhân ngày Lễ Cha năm nay, Ngàn Sao trang trọng gởi đến tất cả các Bạn Trang Thơ lời chúc mừng chân thành nhất. Cuối cùng Ngàn Sao xin chúc Trang Chủ và các Bạn Trang Thơ hưởng trọn vẹn niềm vui trong ngày Lễ CHA 06/21/09
Very EMOTIONAL !!!!!! Little girl is praying for her very very POOR Dad ! ... ... ... "Dear God, this year please send clothes for all those poor ladies in Daddy's computer, Amen .
Chào các bạn thơ KV thật vui khi nghe các bạn thơ trò chuyện về những kỉ niệm năm ngoái Với hình ảnh của tấm card Father's Day do SM posted lên . KV có nghĩ :
Nhũng chiếc thuyền buồm căng lướt sóng . CHA là thuyền trưởng lái con tàu Biển xanh lắm lúc ba đào. Chòng chành sóng dữ , thuyền vào nơi đâu ? CHa khôn khéo ,vững tay lèo lái. Thuyền gia đình qua khỏi phong ba. Biển êm , thuyền lướt trôi xa. Đưa vào bến mộng, cả nhà đều vui.
Vậy là , công cha không thua gì nghĩa mẹ. , và với Vân ,đầy ắp kỉ niệm với cha mình Thân tặng các bạn bài thơ sau. Happy Father's Day.
NÓI CÙNG CHA
Ngoài trời mưa rơi cha biết không? Thu đang chuyển mùa để sang đông Đất khách xứ người con vẫn nhớ Quê nhà vò võ cha ngóng trông
Đã bao năm trời trôi lặng lẽ Hè đến, Thu qua rồi Đông tàn Con mong ngày về thăm cố quốc Thăm cha với nỗi nhớ mênh mang
Nghĩ lại ngày nào Mẹ ra đi Thương con cha chẳng báo điều chi Giấc mơ huyền hoặc con thấy Mẹ Nét buồn rười rượi lúc biệt ly
Gọi phone con hỏi cha lặng im Giây phút trôi qua thật im lìm Nghẹn ngào cha khóc không thành tiếng Quặn thắt con đau nhói buồng tim.
Cành hồng cha cắm bàn thờ Mẹ Tình yêu tồn tại mãi trong cha Chan hòa nước mắt mừng con trẻ Khi thấy con yêu đến hiên nhà Tử biệt sinh ly kiếp luân hồi Trùng phùng rồi sẽ xa nhau thôi Con về cha cứ vui lên nhé Nhắc nhớ làm chi chuyện chia phôi
Đêm nao trăng sáng cha ngoài sân Ngắm ánh trăng khuya cha tần ngần Thời gian gió thoảng bên song cửa Nghĩ lúc con đi cha tiễn chân
Và đã bao lần con về thăm Nhìn cha già yếu theo tháng năm Mắt mờ, chân mõi, tay run rẫy Con biết làm sao, chỉ lặng câm
Nhớ thuở còn thơ ,cha chở con Xe đạp lăn lăn trên đường mòn Ngày về quê nội sao vui quá Cha nhắc khiến lòng con héo hon
Làm sao con níu giữ thời gian Để cha mãi trường thọ an khang Cành hồng vẫn cắm bàn thờ Mẹ Ảnh Cha nay cạnh ảnh Mẹ hiền
Ở bên Mỹ & Canada mừng ngay "Father's Day sớm hơn Miệt dưới này tới 3 tháng! (Father' Day cua Úc sẽ rơi vào chủ nhật 20/9/2009). Vì vậy, trong khi moi người bên nớ vui vẻ tung tăng mừng "Cha" bằng Khinh khí cầu (năm ngoái?) hoặc được mời đi rong chơi bằng du thuyền lộng lẫy, sang trọng (Năm ni) thì ở xứ sở của tui lạnh ơi là lạnh! Tuy nhiên, thấy các bạn tưng bừng chúc tụng "Ngày của Cha" mình cũng muốn "xí phần" một chỗ kẻo thiệt thòi vì "Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau" mà, phải không hỡi bà bạn Ngàn Sau? Bèn tức khẩu vài vần thơ bút tre như sau: "Năm ngoái được mời đi "Khinh - Khí -Cầu lướt gió, mặc tình tung bay! Năm ni "gút bai" nghìn mây Xuống Du - Thuyền để mừng Ngày Lễ Cha"....
Thân chúc Các Thi hữu "Miệt Trên"... một Ngày Father's Day thật tưng bừng, hạnh phúc...
Kim Chi có bài thơ về BA nhân ngày LỄ CHA ở CANADA -MỸ :
BA TÔI
Ba tôi đội mủ bê rê Đẹp lão ,phong độ ,chẳng chê chút nào ! Ba tôi thì thật hoa đào Ra ngoài không biết bao bà vây quanh Bà làm y tá CÔ NĂM Chuyên lo chăm sóc thuốc thang tận tình Cô Quỳ bếp núc cơm canh Mỗi lần ba lảnh cầu đường trong BUÔN Một cô CẨM LỆ* thật ngon Một Bà thơ ,phú,đối ,hò rất hay Má tôi mặc kệ ba bay Miễn sao nhà cửa tiền đầy đủ lương (Vì ba tuyên bố má mày số one) Ba tôi thương MÁ,chăm con Cửa nhà êm ấm ,có còn chi hơn! Bữa ăn ngồi lại cháu con Một bình rượu chát chia bon cả nhà Cơm rau thịt cá chia đều Không ăn thì để dành phần người sau Chuyện Ba càng kể càng lâu Bây giờ Ba mất ,lòng đau nhớ hoài Rằm này là giáp năm dài Chị em tôi lại bàn ngày giổ BA Bàn thờ hương khói đậm đà NỤ CƯỜI BA ĐÓ ÔNG GIÀ BÊ RÊ ! KIMCHI BMT (CẦU 14) CẨM LỆ * THUỐC CẨM LỆ người HUẾ hay hút quấn 1điếu to bằng đầu ngón tay.Có lẽ thuốc này gốc ở làng Cẩm Lệ -HUẾ.
Ngàn Sau xin gởi một chút tâm tình lên Trang Thơ. VẪN ĐỢI CON VỀ Tiễn con một sớm muà thu Lòng BA trầm lặng âm u đoạn trường Ba chờ xe khuất cuối đường Quay lưng nước mắt dầm tuôn não nề
Mười ba năm lẽ con về Ba tôi đứng đón lệ mờ hoen mi Tôi mừng hết cuộc phân ly Hôm nay sum họp con về thăm ba
Ba năm sau lại trở về Ba tôi đứng đó,hề hề không răng Tôi mừng nước mắt vòng quanh Ba còn khoẻ mạnh dẫu răng không còn
Rồi lần nữa lại trở về Ba tôi ngồi đó miệng cười băn khoăn Cà nhà đoàn tụ lăng xăng Ba tôi cười tít dẫu răng không còn
Bây giờ Ba vẫn chờ mong Nhưng không còn nhớ ba trông đứa nào Nụ cười thì vẫn ngọt ngào Hàm răng rụng hết,ngó vào,nướu thôi! SK
Hello tất cả, Hôm nay "cày mệt quá" khi ở trong hảng vẩn theo dỏi trang thơ, nghe Sương Mai và các bạn nhắc ngày Father's Day năm ngoái mà thấy vẫn cón rùng mình, năm nay tưởng sẻ khá hơn , ai dè cô chủ lại cho xuống thuyền...tình../ Nhìn thấy thuyền thiệt là đẹp..bổng nhớ lại chiếc ghe mà mình vượt biển năm nào..nhưng thôi cứ để đó cho tới ngày 21 tháng 6 rồi sẻ tính, ngày Father's Day năm nay cũng là ngày bắt đầu của mùa hè ở Mỷ.
Bây giờ còn chút thì giờ trước ngày Từ Phụ..xin lang thang chạy ra xứ Huế, hay Quảng Bình, Quảng Trị mà nghe ..Mệ, Mụ, Mạ...
Lần đầu tiên ra Huế năm 70..các cô nói một câu ..QH giở tự điển một câu..cũng may lúc đó cùng đi có nử sỉ Minh Quân (không biết các bạn có ai còn nhớ nhà văn nử gốc Huế này không), lúc đó đã hơn 60 tuổi tận tình chỉ dạy cho, nhờ vậy mà sau này khi lên BMT có người hỏi là: thầy là dân gốc Huế hỉ..(ở).
Mời các bạn cùng xem một đoạn đối đáp sau đây của giáo sư Vỏ Văn Dật tức nhà văn Vỏ An Hương và Nguyển Quý Đại ( Đức quốc) về danh từ Mệ:
..NQĐ: Thưa giáo sư danh từ gọi là "Mệ" có phải dành riêng cho Hoàng tộc thí dụ như gọi ông hoàng Bửu Đảo là Mệ lúc chưa lên ngôi ? tôi có thể gọi một người Tôn Thất là Mệ không ? VVD: Thưa anh, danh xưng Mệ có từ đời chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khóat (1738-1765) vì Võ Vương sinh nhiều con trai nhưng khó nuôi, chết sớm, nên dùng cách gọi con gái để ma quỉ khỏi làm hại. Người xưa tin rằng con nít sinh ra, nhất là con trai, nếu xinh xắn mà lại mang tên hay, tên đẹp thì dễ làm cho ma quỉ chú ý, ham thích, mà bắt đị Vì vậy, phải chê xấu, phải dùng tên xấu để gọi ở nhà, còn tên chính thức chỉ dùng khi trưởng thành. Từ đó trở thành nề nếp, hễ con vua cháu chúa, trai, gái gì cũng gọi là Mệ hết. Ban đầu thì người ta dùng chữ Mệ để gọi con của các ông hoàng bà chúa, và dùng chữ Mụ để gọi con của các Mệ, nhưng về sau thì dễ dãi, muốn gọi Mụ hay Mệ đều được cả. Các ông Hòang khi còn bé thì người ta gọi bằng Mệ, ví dụ vua Bảo Đại là Mệ Vững. Nhưng một khi đã lớn, họăc đã được phong tước thì phải gọi bằng tước hiệu. Do đó, tôi nghĩ, khi Hòang tử Bửu Đảo, dù chưa làm vua, nhưng đã mang tước Phụng Hóa Công ở phủ Phụng Hóa, tức cung An Định sau này, thì anh không thể gọi là Mệ Đảo được. Theo kinh nghiệm của tôi thì người ta chỉ dùng Mệ hay Mụ để gọi những người thuộc đế hệ. Không ai dùng hai từ đó để gọi những người thuộc phiên hệ (anh em vua Minh Mạng) hay bàng hệ (các Tôn Thất). Tuy nhiên, điều này không cấm chúng ta gọi đùa một cách thân mật bạn bè Tôn Thất của chúng ta vì chẳng có luật lệ nào cấm đóan cả. ..
Khi ra Quảng Trị, thì QH còn nghe gọi là Mạ..mà vẫn chưa hiểu được rõ ràng..
Bây giờ thì xuôi nam một chút:
Hello Bạn Sao: Xem ra chừng, hình như chỉ có bạn và Tui là khách trú của Ban mê thôi và mà cũng là gốc miền Nam. Trong một bài thơ Bạn có nhắc và ghi chú về chử MÌNH..của miền Nam.
Chử Mình của Bạn làm tui chợt nhớ tới bài học hồi còn nhỏ xíu:
Thân thể người ta chia ra làm ba phần: Đầu, Mình và Tứ Chi. Mà như theo tôi hiều được là: ở miền Nam (Nam Kỳ Lục Tỉnh) là Vợ Chồng khi đả lớn tuổi thì thường gọi nhau là Mình, Mình Ơi..là một chương trình phát thanh ở Sài Gòn ngày nào.
Mà cũng ngộ thiệt, dân miền Nam chắc là thực tế cho nên chỉ chọn khúc Mình..mà gọi, không Đầu, mà cũng không Tứ Chi...
Nhìn cái Card mừng Father's Day có ít chữ viết tắt chạy ở dưới tấm hình, mình đoán chắc là tên của các bạn thơ nam.Ở xứ mình, người ta kỵ những chữ viết tắt lắm, bởi nó mang nhiều ý nghĩa mà người khác không lường được! Thí dụ như chữ S. Ở đây có 2 vấn đề. Thứ nhứt: Nếu chữ S là sao... thì thật là vinh hạnh cho mình, được Trang chủ cho ĐI CHUNG MỘT XUỒNG với các tài tử gạo cội. Thứ hai: Có thể lúc gõ chữ vào còn thiếu chữ M đằng sau chữ S. Biết đâu cô nàng SM muốn ngao du một chuyến chung với các bạn nam thì sao nhỉ? " Khoan khoan ngồi đó chớ la!".Để mình đi kiểm tra một vòng, xem xét kỹ đáy những chiếc thuyền cái đã! Có thể có những cái lổ được trét lại bằng đất sét. Cứ hí hững ngồi đó hường trăng thanh gió mát mà không biết đến nguy cơ tiềm ẩn. Một chút ra khơi xa thì bị CHÌM XUỒNG cả đám mày râu đó! Nếu có nhã ý thảy lên xuồng để ghé về bến mê thì Trang chủ ơi! Xin đặc biệt cấp cho mình một cái xuồng cao tốc của bọn hải tặc Somalie thì mới có đủ thì giờ vì mình xa xôi quá!
QH ơi,nói cũng có chỗ trúng người, trong nhà mấy chị em tui,chỉ có tui là gọi MÁ tui là MẠ,vì chỉ có tui là nói giọng HUẾ khi nói chuyện với BA MẠ tui.Còn mấy người kìa lai căng giọng Dàlat và BMT.
Cám ơn SM nhờ những lơì nhắc về ngươời cha làm mình cũng nhớ lại ,mình và SM giống nhau có bố từ Bắc vào Nam ,cám ơn đã có ngày lễ cha để mình nhớ lại những ngày trong vong tay gia đình thật ấm cúng Người ta thường hay nói con gái thương ba ,cón trai thì thương mẹ ,không biết có đúng ko? Nhưng thật ra mình thương bố hơn mẹ đó.vậy nhân ngày lễ cha B/A chúc những ai đã làm cha một ngày thật hạnh phúc và vui vẻ
Chào bạn Quê Hương! Hồi nhỏ học về cách trí, trong sách nói” Thân thể người ta chia ra làm 3 phần: đầu, mình và tay chân. Con nít người Nam mà nói tứ chi tụi nó không hiểu nổi đâu. Bạn nói về tính cách người Nam thiệt đúng y bon. Họ rất thực tế và nghĩ gì nói nấy chớ ít có màu mè hoa lá hẹ. Thương thì nói thương, ghét thì làm thinh chớ không có đổi ghét thành thương đâu. Rõ ràng trong tình yêu, khúc mình nó hữu dụng nhiều hơn cái đầu và cái chân. Í, nói vậy chớ cái tay cũng mang lại nhiều lợi ích! Bởi vậy cho nên họ kêu người thương của họ là “mình”. Đúng là hồi xưa, những cặp vợ chồng người Nam hơi có tuồi hay kêu nhau bằng “mình”. Mới đầu mình nghe nó cứ kỳ kỳ sao đó bởi mình không hiểu. Giờ thì ít ai kêu, cứ anh anh em em nghe ngọt xớt. Bây giờ mình lớn tuổi rồi, thử có ai đó mà kêu lên hai tiếng “mình ơi!” coi, nghe chắc chết luôn vì nó mùi mẫn lắm! “Mình ơi!” là một chuyên đề của tạp chí văn nghệ Phổ Thông. Đây là một chuyên đề rất hay, nó đề cập đến nhiều mặt, có khi là một sự kiện thời sự nóng bỏng, có khi là những nghiên cứu, khảo luận. Họ viết thành một câu chuyện trao đổi giữa hai vợ chồng khúc chiết và duyên dáng. Hay lắm! Lúc đó khoảng giữa đầu thập niên 60, mình còn nhỏ xíu mà rất mê mẩn. Người ta đồ rằng mục nầy do Minh Đức Hoài Trinh phụ trách, nhưng mình không tin vì văn phong rất sắc sảo và kiến thức uyên bác lắm!
Nhân Ngày của Cha, xin mạn phép các bạn thơ cho mình được dông dài đôi chút với những người bạn BMT. Thác Nhà đèn ư? Gọi là thác cho oai chớ nó có chút xíu hà! Một nơi siêu thần tiên! Bởi nó ở gần trường nên thỉnh thoảng cũng có những cô bạn cùng lớp dạo chơi. Trong những dịp như thế, các cậu nhóc nghĩ gì? mơ gì? chắc ai cũng biết. Phía thượng nguồn, người Pháp xây một cái đập nhỏ ngăn nước, đào một con kinh uốn lượn dẫn nước xuống một Nhà máy thuỷ điện mini chắc cách khoảng hơn cây số để chạy máy. Kề bên con kinh là con đường tình, xuyên qua rừng rất đẹp và thơ mộng. Nhưng cái chỗ mà bọn con trai thích nhất lại là ở hạ nguồn con suối. Nước tràn qua đập chảy thành con suối nhỏ. Đến một mạch đá bị đứt khoảng giữa chừng, đột nhiên trở thành một con thác nhỏ cao khoảng 4 m. Phía dưới chỉ là một hồ nước nhỏ sâu khoảng 2 m thành một piscine thiên nhiên, là nơi để vẫy vùng. Có chút xíu nước vậy mà dám đứng trên bờ đá trơn trợt cắm đầu nhảy xuống, rồi lại bám vào vách đá tai mèo leo lên. Đúng là tuổi trẻ phi thường! Nhất là khi có những cô bạn học đi cùng thì ôi thôi! Chú nào cũng ra vẻ ta đây gan dạ cùng mình!
Chào Thiên Thanh. Mình thích tên sao chỉ đơn giản lúc mới lớn mình ở trên rừng trên núi, gần chúng hơn và thấy chúng đẹp. Xuất phát từ truyện ngắn Les Étoiles của Alphonse Daudet kể về mối tình câm của chàng chăn cừu trẻ tuồi và cô chủ nhỏ Stephanette. Một đêm lạc lối, cô chủ nhỏ tựa đầu vào vai chàng để nghe kể về các vì sao trên núi cao. Kết truyện như thế nầy mà không thích sao được? “ Chung quanh chúng tôi, các vì sao tiếp tục cuộc hành trình lặng lẽ…Bỗng nhiên tôi cảm thấy như một vì sao trong đó, vì sao xinh đẹp nhất, rực rỡ nhất, đã lạc đường, sa xuống vai tôi mà ngủ yên lành”. Rồi những ngày đi lính, nằm suốt đêm ngoài trời sao phục kích, những ngày mưu sinh vất vả, nằm trên sông, trong chốn không gian tịch mịch đen thẳm kia, bỗng nhiên sao như nhiều hơn, sáng hơn. Có bao giờ các bạn hình dung các vì sao nhảy múa chưa? Có đấy! Hay do sóng nước làm chao động mạn thuyền mà sinh như thế? Khoảng năm 65-67 dường như chưa là Trường Tổng Hợp. Trước đó mình có biết một Sao Trên Rừng viết văn và làm thơ đã được đăng báo ở SG, không biết có phải Trần Huy Sao không? Thiệt tình lúc còn là thằng nhóc, mình cũng chẳng có chút máu lãng mạn nào để nhìn lên cây nhìn xuống đất mà ngắm những đoá hoa sao. Đó là con đường học trò nên chỉ hay nhìn các cô nữ sinh áo dài thôi. Để mình nhắm mắt mường tượng lại, đoạn từ bến xe cũ lên tới khúc cua có những cây cao hai bên đường nhưng quả tình mình không để ý. Sẵn đây mình mới nhớ lại, tạp chí văn nghệ Phổ Thông là do nhà thơ kỳ cựu Nguyễn Vỹ làm chủ bút.
Cám ơn bạn Sao đã kể về les Etoiles là một câu truyện xinh đẹp mà Tt cũng rất thích,vậy thì nhân tiện cho Tt hỏi luôn bạn có biết bản nhạc Les Etoiles không?Hình như có dịch ra tiếng Anh nhưng Tt chỉ nhớ bài nhạc tiếng Pháp vì bà cô dạy Pháp văn ..hồi đó rất dữ,bà bắt học thuôc lòng Dans Ton Coeur,nhờ vậy mà giờ còn nhớ(phải cám ơn bà),nhắclại một quãng thơ ấu cắp sách tới truòng Tổng Hợp..
Tt có biết một Sao trên Rừng vừa là nhà thơ vừa là Hoạ Sĩ hồi đó hay tới quán Hoa Văn chơi với mấy bà chị..Không biết có phải nhân vật bạn hỏi không?.
Cùng các bạn ,cho mình đôi chút giông dài về các danh xưng Cha Mẹ nhân ngày lễ Cha,vì mình sực nhớ ra có đọc đâu đó một đoạn văn viết về danh xưng này...Tuỳ theo tập quán ,lề thói từng vùng ,từng miền,gia đình...v.v.Có nơi gọi Cha Mẹ là Thầy Me(đây chỉ đang nói đặc trưng ở miền Trung),có nơi gọi là BaMe,Ba Mẹ,Ba mạ,Ba má cũng có nhưng ít hơn..Cái thời buổi lúc giao thời ,người Pháp đến VN nên nói chữ Ba là theo PaPa,Má là Maman,có người gọi Mẹ là Măng nữa,rồi chữ maman không lẽ gọi là..Ma cho nên người ta đọc trại là má,hay mạ(chữ mạ lại gần gũi với ruộng đồng nhà quê của mình hơn..mạ là lúa non)Đó là TT nhớ về danh xưng ChaMẹ..Còn có một sự tích lịch sử nữa là Chữ Mụ..Chùa Thiên Mụ...cái này TT không rành..xin được hỏi các bạn..Thân mến
Cùng các bạn, Trong tất cả chúng ta, nói riêng và người VN nói chung thì chắc không ai là không biết đến câu ca dao này:
Công cha như núi thái sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Nhưng hình như là ở VN mình khi xưa không có ngày Father's Day, chỉ có một tập tục vào ngày tết là : Mồng một tết Cha, Mồng ba tết Thầy.
Khi ra đến "nước ngoài" thì ngày Father's Day trở thành ngày lễ "mới và lạ với chúng ta", và nó được định nghĩa như sau:
Father's Day is a day honoring fathers, celebrated on the third Sunday of June in 52 of the world's countries and on other days elsewhere. It complements Mother's Day, the celebration honoring mothers.
Như vậy, ở phương Tây, khi nhắc đến ngày này thì cũng nhắc đến ngày Mother's Day. Cũng như câu ca dao của người Việt ta ở trên. Từ đó ta thấy..Cha-Mẹ là một vế nhất quán không thể tách rời.
Lể được tổ chức vào ngày chúa nhật thứ ba của tháng 6. Trong tháng 6 vào ở phần cuối tháng thì người Việt lại có thêm hai ngày đáng ghi nhớ và thường được tổ chức tưởng niệm ở hải ngoại là ngày Tang Yên-Bái (17-6) và ngày Quân Lực VNCH(19-6).
Năm nay Trang thơ lại có một ngày Father's Day vui vẻ và có thêm nhiều đóng góp của các bạn..vui vẻ trong chân tình quý mến nhau..dù rằng chắc không ít Bạn có tham gia Trang Thơ chưa hề biết mặt nhau. Và Cô Trang chủ đã ..nhẹnhàng..bắt cóc các đấng 'tu mi nam tử" bỏ vào "thuyền tình" mà cho đi chơi trên biển..vì bây giờ không còn ..cung, kiếm, yên ngựa giang hồ nữa. Và ô hô trên thuyền tình cô Trang chủ lại không có Bar rượu để mà chén chú chén anh như hồi năm ngoái "đi trên mây" mà được uống rượu Minh Mạng. Mấy ngày thong dong trên sóng lặng, thiệt tình bình an nên cám ơn cô Trang chủ thật nhiều..và hẹn sang năm coi Cô cho mấy chàng trai..75 là tuổi ăn chơi..này đi chơi bẳng gì đây?/ Hậu tính.
Trong những comment của các bạn nhân ngày Từ Phụ, vẫn còn mấy chuyện chưa giải đáp, QH xin tạm thời đóng góp..như sau:
Về chuyện tích chùa Thiên Mụ, hay Linh Mụ..thì có sử chép như sau:
Tên của ngôi chùa bắt nguồn từ một huyền thoại. Chuyện kể rằng từ xa xưa, dân địa phương đêm đêm thường thấy một bà già mặc áo đỏ, quần lục xuất hiện trên ngọn đồi nơi chùa toạ lạc ngày nay, và nói: rồi sẽ có chân chúa đến lập chùa ở đây để tụ khí cho bền long mạch. Hễ nói xong là bà biến mất. Sau khi vào trấn Thuận Hoá, chúa Nguyễn Hoàng một lần đi qua, nghe kể chuyện đã cho xây chùa và đặt tên là Thiên Mụ Tự. Chùa nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km, trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, xã Hương Long. ( theo như chuyện tích trên thì ý của tên ngôi chùa là Mẹ trên Trời).
Một chút xíu về nhà thơ Nguyễn Vỷ, Ông mất năm 1971 và là một trong những nhà thơ mới trong văn học VN. Tuy nhiên quyển sách Tuấn chàng trai nước Việt, đã thức tỉnh rất nhiều tuổi trẻ thời đó. QH cũng đang tìm lại bộ sách này (có hai quyển) Bạn nào có biết nó còn ở đâu xin cho biết. Ngoài ra quyển Mình ơi cũng đã được xuât bản năm 1970.
Sáng nay..dư âm của ngày Từ Phụ vẩn còn..rượu Minh-Mạng một năm vẩn còn làm người thưởng thức ngà ngà say..say rượu tình và lẩn sóng tình./ Sóng tình thương yêu của con người, riêng các bạn Trang thơ, và cả nhân loại cùng chia sẻ chung Tình Thương đến Phụ-Mẫu của mình.
Xin được chúc mừng đến với các bạn ai may mắn còn Cha đễ thủ thỉ và cũng xin được ngậm ngùi tưởng nhớ đến Cha mình cùng với các bạn.
Bây giờ thì như comment NS đã chuyển đến thơ của TH như sau:
..90 MỚI BẮT ĐẦU GIÀ ĐÊM ĐÊM VẪN CỨ MẶN MÀ YÊU ĐƯƠNG. 100 CÓ LỆNH DIÊM VƯƠNG. CỨ Ở TRÊN ẤY YÊU ĐƯƠNG THỎA LÒNG...
Lễ Father's Day đã qua một ngày,Tt xin kể các bạn nghe một chuyện vui về Cha.Một hôm người con trai nhỏ hỏi cha,ba ơi người có đuôi không ba??Người cha suy nghĩ một hồi rồi trả lời ,không con à..mà sao con hỏi vậy??À con nghe cô giáo con nói Mệ có đuôi,mà mệ là người phải không cha?
À ra vậy,vẫn nghe câu nói..Bệ vệ như Mệ có đuôi. Đúng vậy khi xưa ,vua hay mấy ông Hoàng đi đâu hay có cái đuôi..lòng thòng đi theo,có 7,8 người hầu cận đi theo có khi dài hơn nếu đi đâu xa..
Ghé lại chốn ấy vào tháng 4? Để làm chi? Đâu có còn ai đứng chờ với tay hái lấy một chùm hoa tím để mình cài lên tóc. Có còn chăng là những cánh hoa tàn rơi rụng để gió cuốn bay vào trong cõi ngậm ngùi! Các “mệ” bây giờ đã “tra” hết rồi, ai cũng con đàn cháu đống. Làm gì còn chút xíu mộng mơ nào đâu để mà cài, mà hái!!!
Nhớ BaMẹ Ba ơi thăm thẳm trời cao, Ngoài hiên mây tạnh lào xào gió đông Nơi đây vi vút ngàn thông, Một mình hiu quạnh lòng trông núi mờ.
Nhớ ngày nào tuổi còn thơ, Ở bên cha mẹ ấm nhờ tình thương, Ngày ngày cắp sách tới trường Buồn vui bao nỗi cha thường bảo ban Ân cần mẹ dặn hỏi han Học hành chăm chỉ,chăm ngoan nên người
Bây giờ cha viễn phương trời Mẹ già tóc bạc pha sương đồi mồi Lòng con thương lắm mẹ ơi Thương cha quá vãng ,mẹ ngồi âu lo
Đêm trường nước mắt nhỏ to Nhớ cha xót ruột ,mẹ hò điệu ru Trở trời đã hết mùa thu, Một cơn mưa tạnh,thiên thu mẹ buồn...
34 comments:
Father's Day ,mấy Fathers được rong chơi sung sướng bằng thuyền buồm, nhưng nhớ ..đừng quên..đường về
Thuyền ơi hãy đi thăm nơi chân trời,
Dưới trăng ta về dạo chơi xứ thơ,
Thuyền hỡi hãy về..kìa bến xa vời...
Happy Father's Day!
Có vài lời cùng phe ấy,
Nhớ lại năm ngoái SM mời 7 vị là Bản Thượng-Thảo Nguyên-Vĩnh Đan-Trịnh Hòe, Phượng Các-Quê Hương-ViVu đong đưa bay bổng trên 2 cái " Hot air balloons " cả ngày lễ Cha, những tưởng là được một phen ngao du, tha hồ ngắm trời mây núi rừng, vén mây bước vào vườn Tiên thượng giới. Ai dè PC cằn nhằn :
" Dư âm Minh Mạng còn đây,
Thân bay lơ lửng tầng mây cả ngày,
Khéo thay Trang chủ an bày,
Nhốt 7 ông lại một ngày cô đơn?
Cầu xin có một quới nhơn,
Xì dùm cái bóng, làm ơn đi mà!"
...............
Riêng QH thì tử tế hơn, ít ra thì cũng ngậm bồ hòn làm ngọt:
" Cũng rất là đặc biệt cám ơn Cô Trang Chủ đã cho cả "bọn dàn ông con trai: bị treo lơ lững giữa từng mây. Hôm qua đền giờ QH cứ lò mò không biết làm sao mà "hạ cánh", chứ ở giữa lưng trời, Tiên cũng chưa thấy và người trần gian cũng không có thì quả là buồn, ở chung quả cầu với huynh PC và đệ VV thì cả hai vẫn còn "ngà ngà say vì hậu chấn của bình rượu Minh Mạng", ráng lắm thì QH sẻ đưa huynh PC và VV hạ cánh an toàn để còn Vivu ngày Từ Phụ, còn các bạn BT, TN, TH và VD thì chịu, chắc các Bạn đành phải "ăn lễ Cha" trên mây vậy.
Vậy đi nha, thôi thì hẹn ngày mai khi nào bình hết hơi thì trái cầu tự nó sẻ "từ từ xuống thôi", cố nhớ điều chỉnh để đáp ở Trang thơ nha, có mục vui ngày mai đó.
Nhắn TN: vui không vậy.? Bên này trái cầu của QH không có CB nên không liên lạc bên đó được, nếu Bạn thấy trái cầu cứ lơ lững trời mây hoài, không chịu xuống (vì BT, TH và VD không chịu xuống) thì Bạn tắt bình gas đi trái cầu sẽ đáp xuống đó, hẹn gặp lại Bạn."
Rút kinh nghiệm cho năm nay, SM mời các vị lả lướt với cánh thuyền buồm, nương theo chiều gió mà về bến mơ, một ngày đặc biệt thôi nhé.
HAPPY FATHER'S DAY
( NS=Ngàn Sao chứ không phải Ngàn Sau )
Father's Day là ngày đặc biệt dành cho CHA !dù cho CHA còn tại thế hay là đã lên cõi trên ,và cũng đừng quên người CHA chung của nhân loại...
và chúng ta,tất cả mọi người,trong đó có các thân hữu của Trang Thơ,"trong vai trò làm CON "được thức tỉnh về chữ Hiếu ...
Father's day khg phải chỉ dành riêng cho các Chàng mà thôi !!(trật rồi SM ơi !!)
Các bạn thơ đang được làm CHA - BA - BỐ - THẦY - U ơi !
Thế là hôm nay các ngài được đi Cruise rồi đấy nhá.
Sướng rên mé đìu hiu - mượn chữ của ai đó mà NT quên rồi -
Nhưng ...
Rong chơi với chiếc thuyền Cruise
Anh ơi nhớ đấy .... anh ui em chờ ...
Chờ chi sao lại lững lờ
Việc nhà để đấy, làm ngơ thôi mà
Anh về anh sẽ thiệt thà
Anh ơi... anh dạ ! Bẩm bà BỐ đây
CHÚC CÁC NGÀI TẬN HƯỞNG MỘT NGÀY THONG DONG TUYỆT VỜI
Cám ơn ViVu đã nhắc nhở cái ý nghĩa trọng đại Ngày của Cha, làm sao mà SM quên được hả trong cái vai trò làm CON được thức tỉnh về chữ HIẾU. Ngay từ khi học lớp 11 mới 16 tuổi rưởi, Ba của SM dù rất thương con gái út nhưng cũng không cưỡng lại được số trời mặc dù trong ý nguyện là ráng cho con học hành tới nơi tới chốn. Những ký ức sâu sắc như tự động nằm lọt vào trong đầu óc của mình từ bao giờ và SM hiểu rằng sự ra dời của mình không có ý nghĩa và không tồn tại nếu không có Má và Ba. Một điểm đặc biệt là Ba đơn thân độc mã, một mình từ Bắc vào Nam lập nghiệp từ 17 tuổi trước năm 1945, SM không hề biết đến một người thân nào bên phía Nội. Khả năng về mỹ thuật là nét di truyền đặc biệt mà SM được thừa hưởng và còn nhiều thứ nữa nhưng thời gian làm gì có chuyện quay ngược lại để mà nói được lời cám ơn, mà làm vài điều báo hiếu. Thật là đơn giản và dịu dàng biết bao khi thấy đứa con gái bé bỏng nằm yên, ngủ ngoan ,không quậy và từ đó chọn liền cái tên HIỀN gởi gắm cho con...
( Chẳng biết bao nhiêu người thấy được cái nét hiền của SM ,đa số là phán ngược lại, để ngẫm nghĩ lại và tu sửa sau )
Năm nay hên không bi nhốt trong "khinh khí cầu" nhung mà lại đứng trên bờ ngắm du thuyền !! (không sai nha) 12 bố (CHA) đứng ngắm du thuyền trôi lững lờ dước sông!
Bổng nhiên PC có tham ý :
Ấy ơi có ống dòm không?
Cho tui mượn nghía bên trong khoang thuyền,
Chiếc nào chở bạn thuyền quyên?
Đưa dùm một chuyến du tiên cuối tuần.
Giủ cho sạch bụi hồng trần,
Thuyền ta lướt gió một lần...hả hê.
Xin đừng ghé đến ...bến mê.
Việc nhà còn đọng ê hề...tuần sau.
Nếu không các "Mụ" càu nhàu,
Năm sau "cắt" hết, thôi chào "lể Cha" !!
Hì hì hì.
Luu ý: 'Mụ" là tiếng Trung Kỳ rất trân trọng. QH nếu có tài liệu xin nói rỏ dùm !
Hi PC,mụ ,Mệ là tiếng tôn kính chỉ các bậc..vua chúa ngày ..rất xa xưa,bây giờ thì không ..còn xài nữa..
Fathers VV hơi khó tính à nhen,năm nay đã "báo hiếu" tặng các Fathers đi Cruise(NT) mà cũng còn bị complaint.SM ơi vừa Bờlun vừa thuyền buồm và còn ai muốn đi phương tiện gì..thì tuỳ hỉ..
Trên trời thì có Bờ lun
Dưới nước thì có thuyền buồm tới lui
Vui nha muốn ước được tiên
..Chờ Tiên bay đến "ưu phiền"..quên đi..
PC ơi,theo TT được biết cha mẹ người Huế nói lại là chữ Mụ chỉ nguời vợ ,Mệ chỉ nguời chồng về sau chữ mụ dùng phổ thông,nếu bạn QH có tài liệu rõ ràng hay có bạn nào nguời Trung biết rõ hai chữ này thì Tt xin đuợc thêm kiến thức.Thân mến
NS đang bận chưa vào trang thơ để có ý kiến về Mụ và Mệ.
Nhân ngày Lễ Cha , Ngàn Sao chợt nhớ đến hai câu thơ Lục-Bát của vị Sư Già (không nhớ tên).
Cha là một dãi ngân hà .
Con là giọt nước sinh ra từ nguồn .
Thật diễm phúc cho ai còn Cha để phụng dưỡng . Riêng Ngàn Sao thì không có được diễm phúc ấy, kể từ khi mới cất được tiếng nói đầu đời .
Nhân ngày Lễ Cha năm nay, Ngàn Sao trang trọng gởi đến tất cả các Bạn Trang Thơ lời chúc mừng chân thành nhất.
Cuối cùng Ngàn Sao xin chúc Trang Chủ và các Bạn Trang Thơ hưởng trọn vẹn niềm vui trong ngày Lễ CHA 06/21/09
NGÀN SAO
Năm ngoái CHA búk khí cầu
Năm nay CHA lại đi tầu ra khơi
Cuộc đời CHA lắm nổi trôi
Lên cao sợ té,thích trôi vật vờ...
Chúc mừng các CHA một ngày HẠNH PHÚC !
Cam on SM.
Sau day xin goi loi chuc cha cua 1 em be' ga'i:
Very EMOTIONAL !!!!!!
Little girl is praying for her very very POOR Dad !
...
...
...
"Dear God, this year please send clothes for all those poor ladies in Daddy's computer,
Amen .
Chào các bạn thơ
KV thật vui khi nghe các bạn thơ trò chuyện về những kỉ niệm năm ngoái
Với hình ảnh của tấm card Father's Day do SM posted lên . KV có nghĩ :
Nhũng chiếc thuyền buồm căng lướt sóng .
CHA là thuyền trưởng lái con tàu
Biển xanh lắm lúc ba đào.
Chòng chành sóng dữ , thuyền vào nơi đâu ?
CHa khôn khéo ,vững tay lèo lái.
Thuyền gia đình qua khỏi phong ba.
Biển êm , thuyền lướt trôi xa.
Đưa vào bến mộng, cả nhà đều vui.
Vậy là , công cha không thua gì nghĩa mẹ. , và với Vân ,đầy ắp kỉ niệm với cha mình
Thân tặng các bạn bài thơ sau.
Happy Father's Day.
NÓI CÙNG CHA
Ngoài trời mưa rơi cha biết không?
Thu đang chuyển mùa để sang đông
Đất khách xứ người con vẫn nhớ
Quê nhà vò võ cha ngóng trông
Đã bao năm trời trôi lặng lẽ
Hè đến, Thu qua rồi Đông tàn
Con mong ngày về thăm cố quốc
Thăm cha với nỗi nhớ mênh mang
Nghĩ lại ngày nào Mẹ ra đi
Thương con cha chẳng báo điều chi
Giấc mơ huyền hoặc con thấy Mẹ
Nét buồn rười rượi lúc biệt ly
Gọi phone con hỏi cha lặng im
Giây phút trôi qua thật im lìm
Nghẹn ngào cha khóc không thành tiếng
Quặn thắt con đau nhói buồng tim.
Cành hồng cha cắm bàn thờ Mẹ
Tình yêu tồn tại mãi trong cha
Chan hòa nước mắt mừng con trẻ
Khi thấy con yêu đến hiên nhà
Tử biệt sinh ly kiếp luân hồi
Trùng phùng rồi sẽ xa nhau thôi
Con về cha cứ vui lên nhé
Nhắc nhớ làm chi chuyện chia phôi
Đêm nao trăng sáng cha ngoài sân
Ngắm ánh trăng khuya cha tần ngần
Thời gian gió thoảng bên song cửa
Nghĩ lúc con đi cha tiễn chân
Và đã bao lần con về thăm
Nhìn cha già yếu theo tháng năm
Mắt mờ, chân mõi, tay run rẫy
Con biết làm sao, chỉ lặng câm
Nhớ thuở còn thơ ,cha chở con
Xe đạp lăn lăn trên đường mòn
Ngày về quê nội sao vui quá
Cha nhắc khiến lòng con héo hon
Làm sao con níu giữ thời gian
Để cha mãi trường thọ an khang
Cành hồng vẫn cắm bàn thờ Mẹ
Ảnh Cha nay cạnh ảnh Mẹ hiền
Mây Lành
Ở bên Mỹ & Canada mừng ngay "Father's Day sớm hơn Miệt dưới này tới 3 tháng! (Father' Day cua Úc sẽ rơi vào chủ nhật 20/9/2009). Vì vậy, trong khi moi người bên nớ vui vẻ tung tăng mừng "Cha" bằng Khinh khí cầu (năm ngoái?) hoặc được mời đi rong chơi bằng du thuyền lộng lẫy, sang trọng (Năm ni) thì ở xứ sở của tui lạnh ơi là lạnh! Tuy nhiên, thấy các bạn tưng bừng chúc tụng "Ngày của Cha" mình cũng muốn "xí phần" một chỗ kẻo thiệt thòi vì "Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau" mà, phải không hỡi bà bạn Ngàn Sau?
Bèn tức khẩu vài vần thơ bút tre như sau:
"Năm ngoái được mời đi "Khinh -
Khí -Cầu lướt gió, mặc tình tung bay!
Năm ni "gút bai" nghìn mây
Xuống Du - Thuyền để mừng Ngày Lễ Cha"....
Thân chúc Các Thi hữu "Miệt Trên"... một Ngày Father's Day thật tưng bừng, hạnh phúc...
Kim Chi có bài thơ về BA nhân ngày
LỄ CHA ở CANADA -MỸ :
BA TÔI
Ba tôi đội mủ bê rê
Đẹp lão ,phong độ ,chẳng chê chút nào !
Ba tôi thì thật hoa đào
Ra ngoài không biết bao bà vây quanh
Bà làm y tá CÔ NĂM
Chuyên lo chăm sóc thuốc thang tận tình
Cô Quỳ bếp núc cơm canh
Mỗi lần ba lảnh cầu đường trong BUÔN
Một cô CẨM LỆ* thật ngon
Một Bà thơ ,phú,đối ,hò rất hay
Má tôi mặc kệ ba bay
Miễn sao nhà cửa tiền đầy đủ lương
(Vì ba tuyên bố má mày số one)
Ba tôi thương MÁ,chăm con
Cửa nhà êm ấm ,có còn chi hơn!
Bữa ăn ngồi lại cháu con
Một bình rượu chát chia bon cả nhà
Cơm rau thịt cá chia đều
Không ăn thì để dành phần người sau
Chuyện Ba càng kể càng lâu
Bây giờ Ba mất ,lòng đau nhớ hoài
Rằm này là giáp năm dài
Chị em tôi lại bàn ngày giổ BA
Bàn thờ hương khói đậm đà
NỤ CƯỜI BA ĐÓ ÔNG GIÀ BÊ RÊ !
KIMCHI BMT
(CẦU 14)
CẨM LỆ * THUỐC CẨM LỆ người HUẾ hay
hút quấn 1điếu to bằng đầu ngón tay.Có lẽ thuốc này gốc ở làng Cẩm Lệ -HUẾ.
Ngàn Sau xin gởi một chút tâm tình lên Trang Thơ.
VẪN ĐỢI CON VỀ
Tiễn con một sớm muà thu
Lòng BA trầm lặng âm u đoạn trường
Ba chờ xe khuất cuối đường
Quay lưng nước mắt dầm tuôn não nề
Mười ba năm lẽ con về
Ba tôi đứng đón lệ mờ hoen mi
Tôi mừng hết cuộc phân ly
Hôm nay sum họp con về thăm ba
Ba năm sau lại trở về
Ba tôi đứng đó,hề hề không răng
Tôi mừng nước mắt vòng quanh
Ba còn khoẻ mạnh dẫu răng không còn
Rồi lần nữa lại trở về
Ba tôi ngồi đó miệng cười băn khoăn
Cà nhà đoàn tụ lăng xăng
Ba tôi cười tít dẫu răng không còn
Bây giờ Ba vẫn chờ mong
Nhưng không còn nhớ ba trông đứa nào
Nụ cười thì vẫn ngọt ngào
Hàm răng rụng hết,ngó vào,nướu thôi!
SK
Hello tất cả,
Hôm nay "cày mệt quá" khi ở trong hảng vẩn theo dỏi trang thơ, nghe Sương Mai và các bạn nhắc ngày Father's Day năm ngoái mà thấy vẫn cón rùng mình, năm nay tưởng sẻ khá hơn , ai dè cô chủ lại cho xuống thuyền...tình../ Nhìn thấy thuyền thiệt là đẹp..bổng nhớ lại chiếc ghe mà mình vượt biển năm nào..nhưng thôi cứ để đó cho tới ngày 21 tháng 6 rồi sẻ tính, ngày Father's Day năm nay cũng là ngày bắt đầu của mùa hè ở Mỷ.
Bây giờ còn chút thì giờ trước ngày Từ Phụ..xin lang thang chạy ra xứ Huế, hay Quảng Bình, Quảng Trị mà nghe ..Mệ, Mụ, Mạ...
Lần đầu tiên ra Huế năm 70..các cô nói một câu ..QH giở tự điển một câu..cũng may lúc đó cùng đi có nử sỉ Minh Quân (không biết các bạn có ai còn nhớ nhà văn nử gốc Huế này không), lúc đó đã hơn 60 tuổi tận tình chỉ dạy cho, nhờ vậy mà sau này khi lên BMT có người hỏi là: thầy là dân gốc Huế hỉ..(ở).
Mời các bạn cùng xem một đoạn đối đáp sau đây của giáo sư Vỏ Văn Dật tức nhà văn Vỏ An Hương và Nguyển Quý Đại ( Đức quốc) về danh từ Mệ:
..NQĐ: Thưa giáo sư danh từ gọi là "Mệ" có phải dành riêng cho Hoàng tộc thí dụ như gọi ông hoàng Bửu Đảo là Mệ lúc chưa lên ngôi ? tôi có thể gọi một người Tôn Thất là Mệ không ?
VVD: Thưa anh, danh xưng Mệ có từ đời chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khóat (1738-1765) vì Võ Vương sinh nhiều con trai nhưng khó nuôi, chết sớm, nên dùng cách gọi con gái để ma quỉ khỏi làm hại. Người xưa tin rằng con nít sinh ra, nhất là con trai, nếu xinh xắn mà lại mang tên hay, tên đẹp thì dễ làm cho ma quỉ chú ý, ham thích, mà bắt đị Vì vậy, phải chê xấu, phải dùng tên xấu để gọi ở nhà, còn tên chính thức chỉ dùng khi trưởng thành. Từ đó trở thành nề nếp, hễ con vua cháu chúa, trai, gái gì cũng gọi là Mệ hết. Ban đầu thì người ta dùng chữ Mệ để gọi con của các ông hoàng bà chúa, và dùng chữ Mụ để gọi con của các Mệ, nhưng về sau thì dễ dãi, muốn gọi Mụ hay Mệ đều được cả.
Các ông Hòang khi còn bé thì người ta gọi bằng Mệ, ví dụ vua Bảo Đại là Mệ Vững. Nhưng một khi đã lớn, họăc đã được phong tước thì phải gọi bằng tước hiệu. Do đó, tôi nghĩ, khi Hòang tử Bửu Đảo, dù chưa làm vua, nhưng đã mang tước Phụng Hóa Công ở phủ Phụng Hóa, tức cung An Định sau này, thì anh không thể gọi là Mệ Đảo được.
Theo kinh nghiệm của tôi thì người ta chỉ dùng Mệ hay Mụ để gọi những người thuộc đế hệ. Không ai dùng hai từ đó để gọi những người thuộc phiên hệ (anh em vua Minh Mạng) hay bàng hệ (các Tôn Thất). Tuy nhiên, điều này không cấm chúng ta gọi đùa một cách thân mật bạn bè Tôn Thất của chúng ta vì chẳng có luật lệ nào cấm đóan cả. ..
Khi ra Quảng Trị, thì QH còn nghe gọi là Mạ..mà vẫn chưa hiểu được rõ ràng..
Bây giờ thì xuôi nam một chút:
Hello Bạn Sao:
Xem ra chừng, hình như chỉ có bạn và Tui là khách trú của Ban mê thôi và mà cũng là gốc miền Nam.
Trong một bài thơ Bạn có nhắc và ghi chú về chử MÌNH..của miền Nam.
Chử Mình của Bạn làm tui chợt nhớ tới bài học hồi còn nhỏ xíu:
Thân thể người ta chia ra làm ba phần: Đầu, Mình và Tứ Chi. Mà như theo tôi hiều được là: ở miền Nam (Nam Kỳ Lục Tỉnh) là Vợ Chồng khi đả lớn tuổi thì thường gọi nhau là Mình, Mình Ơi..là một chương trình phát thanh ở Sài Gòn ngày nào.
Mà cũng ngộ thiệt, dân miền Nam chắc là thực tế cho nên chỉ chọn khúc Mình..mà gọi, không Đầu, mà cũng không Tứ Chi...
Hẹn gặp lại ngày Từ Phụ.
Chúc tất cả vui cười thõai mái.
Nhìn cái Card mừng Father's Day có ít chữ viết tắt chạy ở dưới tấm hình, mình đoán chắc là tên của các bạn thơ nam.Ở xứ mình, người ta kỵ những chữ viết tắt lắm, bởi nó mang nhiều ý nghĩa mà người khác không lường được!
Thí dụ như chữ S. Ở đây có 2 vấn đề. Thứ nhứt: Nếu chữ S là sao... thì thật là vinh hạnh cho mình, được Trang chủ cho ĐI CHUNG MỘT XUỒNG với các tài tử gạo cội. Thứ hai: Có thể lúc gõ chữ vào còn thiếu chữ M đằng sau chữ S. Biết đâu cô nàng SM muốn ngao du một chuyến chung với các bạn nam thì sao nhỉ?
" Khoan khoan ngồi đó chớ la!".Để mình đi kiểm tra một vòng, xem xét kỹ đáy những chiếc thuyền cái đã! Có thể có những cái lổ được trét lại bằng đất sét. Cứ hí hững ngồi đó hường trăng thanh gió mát mà không biết đến nguy cơ tiềm ẩn. Một chút ra khơi xa thì bị CHÌM XUỒNG cả đám mày râu đó!
Nếu có nhã ý thảy lên xuồng để ghé về bến mê thì Trang chủ ơi! Xin đặc biệt cấp cho mình một cái xuồng cao tốc của bọn hải tặc Somalie thì mới có đủ thì giờ vì mình xa xôi quá!
FATHERS mở hội thuyền buồm
Sóng tình vỗ cánh mạn thuyền ngẩn ngơ
Thuyền trăng, gió nhẹ, biển mơ
FATHERS có lạc lối về bến xưa?
QH ơi,nói cũng có chỗ trúng người,
trong nhà mấy chị em tui,chỉ có tui
là gọi MÁ tui là MẠ,vì chỉ có tui là nói giọng HUẾ khi nói chuyện với BA MẠ tui.Còn mấy người kìa lai căng giọng Dàlat và BMT.
PC vừa xem lại tấm hình (bằng ống nhòm) Trang chủ làm có 1 điều lý thú là:
Trên thuyên đã có 2 người,
Nếu ai muốn xuống thì ngồi....đàng sau !
hì hì hì
Cám ơn SM nhờ những lơì nhắc về ngươời cha làm mình cũng nhớ lại ,mình và SM giống nhau có bố từ Bắc vào Nam ,cám ơn đã có ngày lễ cha để mình nhớ lại những ngày trong vong tay gia đình thật ấm cúng
Người ta thường hay nói con gái thương ba ,cón trai thì thương mẹ ,không biết có đúng ko?
Nhưng thật ra mình thương bố hơn mẹ đó.vậy nhân ngày lễ cha B/A chúc những ai đã làm cha một ngày thật hạnh phúc và vui vẻ
Đàng sau, đàng trước cũng xong
Miễn đi cruise được - là lòng hả hê !
Như Thương đâu có dám chê
Đi cruise miễn phí ... đừng về nghe "BA" !
Chào bạn Quê Hương!
Hồi nhỏ học về cách trí, trong sách nói” Thân thể người ta chia ra làm 3 phần: đầu, mình và tay chân. Con nít người Nam mà nói tứ chi tụi nó không hiểu nổi đâu.
Bạn nói về tính cách người Nam thiệt đúng y bon. Họ rất thực tế và nghĩ gì nói nấy chớ ít có màu mè hoa lá hẹ. Thương thì nói thương, ghét thì làm thinh chớ không có đổi ghét thành thương đâu. Rõ ràng trong tình yêu, khúc mình nó hữu dụng nhiều hơn cái đầu và cái chân. Í, nói vậy chớ cái tay cũng mang lại nhiều lợi ích! Bởi vậy cho nên họ kêu người thương của họ là “mình”.
Đúng là hồi xưa, những cặp vợ chồng người Nam hơi có tuồi hay kêu nhau bằng “mình”. Mới đầu mình nghe nó cứ kỳ kỳ sao đó bởi mình không hiểu. Giờ thì ít ai kêu, cứ anh anh em em nghe ngọt xớt. Bây giờ mình lớn tuổi rồi, thử có ai đó mà kêu lên hai tiếng “mình ơi!” coi, nghe chắc chết luôn vì nó mùi mẫn lắm!
“Mình ơi!” là một chuyên đề của tạp chí văn nghệ Phổ Thông. Đây là một chuyên đề rất hay, nó đề cập đến nhiều mặt, có khi là một sự kiện thời sự nóng bỏng, có khi là những nghiên cứu, khảo luận. Họ viết thành một câu chuyện trao đổi giữa hai vợ chồng khúc chiết và duyên dáng. Hay lắm! Lúc đó khoảng giữa đầu thập niên 60, mình còn nhỏ xíu mà rất mê mẩn. Người ta đồ rằng mục nầy do Minh Đức Hoài Trinh phụ trách, nhưng mình không tin vì văn phong rất sắc sảo và kiến thức uyên bác lắm!
Nhân Ngày của Cha, xin mạn phép các bạn thơ cho mình được dông dài đôi chút với những người bạn BMT.
Thác Nhà đèn ư? Gọi là thác cho oai chớ nó có chút xíu hà! Một nơi siêu thần tiên! Bởi nó ở gần trường nên thỉnh thoảng cũng có những cô bạn cùng lớp dạo chơi. Trong những dịp như thế, các cậu nhóc nghĩ gì? mơ gì? chắc ai cũng biết.
Phía thượng nguồn, người Pháp xây một cái đập nhỏ ngăn nước, đào một con kinh uốn lượn dẫn nước xuống một Nhà máy thuỷ điện mini chắc cách khoảng hơn cây số để chạy máy. Kề bên con kinh là con đường tình, xuyên qua rừng rất đẹp và thơ mộng. Nhưng cái chỗ mà bọn con trai thích nhất lại là ở hạ nguồn con suối. Nước tràn qua đập chảy thành con suối nhỏ. Đến một mạch đá bị đứt khoảng giữa chừng, đột nhiên trở thành một con thác nhỏ cao khoảng 4 m. Phía dưới chỉ là một hồ nước nhỏ sâu khoảng 2 m thành một piscine thiên nhiên, là nơi để vẫy vùng. Có chút xíu nước vậy mà dám đứng trên bờ đá trơn trợt cắm đầu nhảy xuống, rồi lại bám vào vách đá tai mèo leo lên. Đúng là tuổi trẻ phi thường! Nhất là khi có những cô bạn học đi cùng thì ôi thôi! Chú nào cũng ra vẻ ta đây gan dạ cùng mình!
Chào Thiên Thanh.
Mình thích tên sao chỉ đơn giản lúc mới lớn mình ở trên rừng trên núi, gần chúng hơn và thấy chúng đẹp. Xuất phát từ truyện ngắn Les Étoiles của Alphonse Daudet kể về mối tình câm của chàng chăn cừu trẻ tuồi và cô chủ nhỏ Stephanette. Một đêm lạc lối, cô chủ nhỏ tựa đầu vào vai chàng để nghe kể về các vì sao trên núi cao. Kết truyện như thế nầy mà không thích sao được? “ Chung quanh chúng tôi, các vì sao tiếp tục cuộc hành trình lặng lẽ…Bỗng nhiên tôi cảm thấy như một vì sao trong đó, vì sao xinh đẹp nhất, rực rỡ nhất, đã lạc đường, sa xuống vai tôi mà ngủ yên lành”.
Rồi những ngày đi lính, nằm suốt đêm ngoài trời sao phục kích, những ngày mưu sinh vất vả, nằm trên sông, trong chốn không gian tịch mịch đen thẳm kia, bỗng nhiên sao như nhiều hơn, sáng hơn. Có bao giờ các bạn hình dung các vì sao nhảy múa chưa? Có đấy! Hay do sóng nước làm chao động mạn thuyền mà sinh như thế?
Khoảng năm 65-67 dường như chưa là Trường Tổng Hợp. Trước đó mình có biết một Sao Trên Rừng viết văn và làm thơ đã được đăng báo ở SG, không biết có phải Trần Huy Sao không?
Thiệt tình lúc còn là thằng nhóc, mình cũng chẳng có chút máu lãng mạn nào để nhìn lên cây nhìn xuống đất mà ngắm những đoá hoa sao. Đó là con đường học trò nên chỉ hay nhìn các cô nữ sinh áo dài thôi. Để mình nhắm mắt mường tượng lại, đoạn từ bến xe cũ lên tới khúc cua có những cây cao hai bên đường nhưng quả tình mình không để ý.
Sẵn đây mình mới nhớ lại, tạp chí văn nghệ Phổ Thông là do nhà thơ kỳ cựu Nguyễn Vỹ làm chủ bút.
Cám ơn bạn Sao đã kể về les Etoiles là một câu truyện xinh đẹp mà Tt cũng rất thích,vậy thì nhân tiện cho Tt hỏi luôn bạn có biết bản nhạc Les Etoiles không?Hình như có dịch ra tiếng Anh nhưng Tt chỉ nhớ bài nhạc tiếng Pháp vì bà cô dạy Pháp văn ..hồi đó rất dữ,bà bắt học thuôc lòng Dans Ton Coeur,nhờ vậy mà giờ còn nhớ(phải cám ơn bà),nhắclại một quãng thơ ấu cắp sách tới truòng Tổng Hợp..
Tt có biết một Sao trên Rừng vừa là nhà thơ vừa là Hoạ Sĩ hồi đó hay tới quán Hoa Văn chơi với mấy bà chị..Không biết có phải nhân vật bạn hỏi không?.
PC
Thuyền kia đã có 2 người
PC ơi hỡi thì đành nhường thôi!
Thuyền tình đâu có 3 người..??
Tour sau bạn cứ.. hẳn hòi ngồi trên..
thuyền đi du lịch với bạn của PC đó nhé..hihi
Cùng các bạn ,cho mình đôi chút giông dài về các danh xưng Cha Mẹ nhân ngày lễ Cha,vì mình sực nhớ ra có đọc đâu đó một đoạn văn viết về danh xưng này...Tuỳ theo tập quán ,lề thói từng vùng ,từng miền,gia đình...v.v.Có nơi gọi Cha Mẹ là Thầy Me(đây chỉ đang nói đặc trưng ở miền Trung),có nơi gọi là BaMe,Ba Mẹ,Ba mạ,Ba má cũng có nhưng ít hơn..Cái thời buổi lúc giao thời ,người Pháp đến VN nên nói chữ Ba là theo PaPa,Má là Maman,có người gọi Mẹ là Măng nữa,rồi chữ maman không lẽ gọi là..Ma cho nên người ta đọc trại là má,hay mạ(chữ mạ lại gần gũi với ruộng đồng nhà quê của mình hơn..mạ là lúa non)Đó là TT nhớ về danh xưng ChaMẹ..Còn có một sự tích lịch sử nữa là Chữ Mụ..Chùa Thiên Mụ...cái này TT không rành..xin được hỏi các bạn..Thân mến
60 CHƯA PHẢI ĐÃ GIÀ
60 LÀ TUỔI MỚI QUA DẬY THÌ.
65 HẾT TUỔI THIẾU NHI
70 LÀ TUỔI MỚI ĐI VÀO ĐỜI
75 LÀ TUỔI ĂN CHƠI.
80 LÀ TUỔI YÊU NGƯỜI YÊU HOA.
90 MỚI BẮT ĐẦU GIÀ
ĐÊM ĐÊM VẪN CỨ MẶN MÀ YÊU ĐƯƠNG.
100 CÓ LỆNH DIÊM VƯƠNG.
CỨ Ở TRÊN ẤY YÊU ĐƯƠNG THỎA LÒNG.
BAO GIỜ ĐẠN HẾT LÊN NÒNG.
TỪ TỪ NẰM XUỐNG LÀ XONG MỘT ĐỜI.
TỰA ĐỀ LÀ :SỬA LẠI DÂY ĐỜN
của TH chuyển .
Cùng các bạn,
Trong tất cả chúng ta, nói riêng và người VN nói chung thì chắc không ai là không biết đến câu ca dao này:
Công cha như núi thái sơn.
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Nhưng hình như là ở VN mình khi xưa không có ngày Father's Day, chỉ có một tập tục vào ngày tết là : Mồng một tết Cha, Mồng ba tết Thầy.
Khi ra đến "nước ngoài" thì ngày Father's Day trở thành ngày lễ "mới và lạ với chúng ta", và nó được định nghĩa như sau:
Father's Day is a day honoring fathers, celebrated on the third Sunday of June in 52 of the world's countries and on other days elsewhere. It complements Mother's Day, the celebration honoring mothers.
Như vậy, ở phương Tây, khi nhắc đến ngày này thì cũng nhắc đến ngày Mother's Day. Cũng như câu ca dao của người Việt ta ở trên. Từ đó ta thấy..Cha-Mẹ là một vế nhất quán không thể tách rời.
Lể được tổ chức vào ngày chúa nhật thứ ba của tháng 6. Trong tháng 6 vào ở phần cuối tháng thì người Việt lại có thêm hai ngày đáng ghi nhớ và thường được tổ chức tưởng niệm ở hải ngoại là ngày Tang Yên-Bái (17-6) và ngày Quân Lực VNCH(19-6).
Năm nay Trang thơ lại có một ngày Father's Day vui vẻ và có thêm nhiều đóng góp của các bạn..vui vẻ trong chân tình quý mến nhau..dù rằng chắc không ít Bạn có tham gia Trang Thơ chưa hề biết mặt nhau.
Và Cô Trang chủ đã ..nhẹnhàng..bắt cóc các đấng 'tu mi nam tử" bỏ vào "thuyền tình" mà cho đi chơi trên biển..vì bây giờ không còn ..cung, kiếm, yên ngựa giang hồ nữa. Và ô hô trên thuyền tình cô Trang chủ lại không có Bar rượu để mà chén chú chén anh như hồi năm ngoái "đi trên mây" mà được uống rượu Minh Mạng. Mấy ngày thong dong trên sóng lặng, thiệt tình bình an nên cám ơn cô Trang chủ thật nhiều..và hẹn sang năm coi Cô cho mấy chàng trai..75 là tuổi ăn chơi..này đi chơi bẳng gì đây?/ Hậu tính.
Trong những comment của các bạn nhân ngày Từ Phụ, vẫn còn mấy chuyện chưa giải đáp, QH xin tạm thời đóng góp..như sau:
Về chuyện tích chùa Thiên Mụ, hay Linh Mụ..thì có sử chép như sau:
Tên của ngôi chùa bắt nguồn từ một huyền thoại. Chuyện kể rằng từ xa xưa, dân địa phương đêm đêm thường thấy một bà già mặc áo đỏ, quần lục xuất hiện trên ngọn đồi nơi chùa toạ lạc ngày nay, và nói: rồi sẽ có chân chúa đến lập chùa ở đây để tụ khí cho bền long mạch. Hễ nói xong là bà biến mất. Sau khi vào trấn Thuận Hoá, chúa Nguyễn Hoàng một lần đi qua, nghe kể chuyện đã cho xây chùa và đặt tên là Thiên Mụ Tự. Chùa nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km, trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, xã Hương Long. ( theo như chuyện tích trên thì ý của tên ngôi chùa là Mẹ trên Trời).
Một chút xíu về nhà thơ Nguyễn Vỷ,
Ông mất năm 1971 và là một trong những nhà thơ mới trong văn học VN. Tuy nhiên quyển sách Tuấn chàng trai nước Việt, đã thức tỉnh rất nhiều tuổi trẻ thời đó. QH cũng đang tìm lại bộ sách này (có hai quyển) Bạn nào có biết nó còn ở đâu xin cho biết. Ngoài ra quyển Mình ơi cũng đã được xuât bản năm 1970.
Sáng nay..dư âm của ngày Từ Phụ vẩn còn..rượu Minh-Mạng một năm vẩn còn làm người thưởng thức ngà ngà say..say rượu tình và lẩn sóng tình./ Sóng tình thương yêu của con người, riêng các bạn Trang thơ, và cả nhân loại cùng chia sẻ chung Tình Thương đến Phụ-Mẫu của mình.
Xin được chúc mừng đến với các bạn ai may mắn còn Cha đễ thủ thỉ và cũng xin được ngậm ngùi tưởng nhớ đến Cha mình cùng với các bạn.
Bây giờ thì như comment NS đã chuyển đến thơ của TH như sau:
..90 MỚI BẮT ĐẦU GIÀ
ĐÊM ĐÊM VẪN CỨ MẶN MÀ YÊU ĐƯƠNG.
100 CÓ LỆNH DIÊM VƯƠNG.
CỨ Ở TRÊN ẤY YÊU ĐƯƠNG THỎA LÒNG...
Hú hồn QH chưa ..bắt đầu già../
Chuyện về Ba
Con nhớ ngày xưa nhà rất đông
Ba đi làm vắng Má chờ trông
Mỗi lần về phép nhà vui lắm
Ấm áp lòng người dẫu gió đông
Con nhớ Ba thường hay nóng tính
Cả nhà biết ý chỉ làm thinh
Qua cơn thịnh nộ trời yên ắng
Không khí “hoa văn” thắm đượm tình
Thời gian trôi mãi có ngừng đâu
Tóc trắng pha sương bạc mái đầu
Móm mém Ba cười rồi lại khóc
Nhìn con nhìn cháu nói gì đâu
Con xin được thắp nén nhang này
Gửi đến Cha già giờ ngủ say
Quên hết tháng ngày hoài lận đận
An nhàn khi tuổi chẳng còn xuân.
HP
(Ngày của Cha)
Lễ Father's Day đã qua một ngày,Tt xin kể các bạn nghe một chuyện vui về Cha.Một hôm người con trai nhỏ hỏi cha,ba ơi người có đuôi không ba??Người cha suy nghĩ một hồi rồi trả lời ,không con à..mà sao con hỏi vậy??À con nghe cô giáo con nói Mệ có đuôi,mà mệ là người phải không cha?
À ra vậy,vẫn nghe câu nói..Bệ vệ như Mệ có đuôi.
Đúng vậy khi xưa ,vua hay mấy ông Hoàng đi đâu hay có cái đuôi..lòng thòng đi theo,có 7,8 người hầu cận đi theo có khi dài hơn nếu đi đâu xa..
Ghé lại chốn ấy vào tháng 4? Để làm chi? Đâu có còn ai đứng chờ với tay hái lấy một chùm hoa tím để mình cài lên tóc. Có còn chăng là những cánh hoa tàn rơi rụng để gió cuốn bay vào trong cõi ngậm ngùi!
Các “mệ” bây giờ đã “tra” hết rồi, ai cũng con đàn cháu đống. Làm gì còn chút xíu mộng mơ nào đâu để mà cài, mà hái!!!
THơ về BaMẹ nhân ngày lễ
Nhớ BaMẹ
Ba ơi thăm thẳm trời cao,
Ngoài hiên mây tạnh lào xào gió đông
Nơi đây vi vút ngàn thông,
Một mình hiu quạnh lòng trông núi mờ.
Nhớ ngày nào tuổi còn thơ,
Ở bên cha mẹ ấm nhờ tình thương,
Ngày ngày cắp sách tới trường
Buồn vui bao nỗi cha thường bảo ban
Ân cần mẹ dặn hỏi han
Học hành chăm chỉ,chăm ngoan nên người
Bây giờ cha viễn phương trời
Mẹ già tóc bạc pha sương đồi mồi
Lòng con thương lắm mẹ ơi
Thương cha quá vãng ,mẹ ngồi âu lo
Đêm trường nước mắt nhỏ to
Nhớ cha xót ruột ,mẹ hò điệu ru
Trở trời đã hết mùa thu,
Một cơn mưa tạnh,thiên thu mẹ buồn...
ThanhTaì
Post a Comment