Wednesday, February 18, 2009

Tình Xuân


12 comments:

ngansau said...

Ngày xưa hoa bướm ngây thơ
Ngày nay hoa bướm hửng hờ trêu ngươi
Tình xuân giờ đã qua rồi
Người xưa giờ đã xa vời nơi đâu!

HUONG said...

Bạn thơ LÁ THU VÀNG ơi,

Cho NT tiếp lời chút nha ...

Trao người hai chữ thề nguyền
Trăm năm son sắt thuyền quyên vẹn tròn
Dẫu mai sông núi cạn mòn
Tình Xuân xưa ấy vẫn còn trong anh

Mến,
NT

Suong Mai said...

LTV ơi
Ngồi làm bài thơ Tình Xuân làm SM quên hẳn cái đầu gối đang sưng một cục .Có đến 8 chữ Xuân cộng thêm cái tựa là 9 nhở nhơ hình với Hoa Bướm ngày xưa, SM rất thích bài hát này. Chúc mừng năm mới với Tình Xuân hoa bướm ngày nay.

HOA BƯỚM NGÀY XƯA

Nguyễn Hiền - Lời: Thanh Nam

Cho nhớ thương về quê xưa,
Mùa Xuân không còn nữa
Muôn cánh hoa đùa phai úa
Lối cũ rơi hững hờ ...
nơi ấy ngày xanh qua
Hồn thơ mơ mộng quá
Yêu những khung trời hoa bướm ...
Với nắng tơ vàng êm
Yêu sao ngày thơ ấu
Đất nước chưa thay màu
Những tấm lòng thương nhau
Cười nghiêng nghiêng tà áo
Năm tháng theo làn mây trôi
Ngày thơ xa dần mãi .
Nơi cũ dâng sầu tê tái
Sắc bướm hoa tàn phai
Hồn bướm hoa xưa còn đâu ?
Vườn cũ quê nhà yêu dấu
Mầu nắng xưa còn lưu luyến
Hương sắc ngừng trôi trước thềm
Còn nhớ hay chăng người ơi!
Chiều nào thầm nghe lá rơi
Ta nắc cung đàn u sầu
Thương ngàn cánh hoa phai mầu
Cho nhớ thương về quê ... phai
Tìm thấy đâu ngày thơ êm ái .


Trần thái Hòa với
http://www.benxua.com/Music/Default.aspx?AlbumID=759

QH có biết nhiều show Hoa và Bướm, nhớ giới thiệu cho bà con coi nghe.

phuong hong said...

Vàng Xuân Mong Manh



Ngày xuân,

em hái cúc vàng

Chiều xuân,

em hái hoa tàn chờ anh

Thoảng ngày,

ngày cứ qua nhanh

Thoảng tình,

tình cứ mong manh đợi chờ

Mây trôi,

nào có hỏi giờ

Tình trôi,

nào có ai ngờ,

thủy chung

Phấn hương

gió cuốn mông lung

Trầm hương

đốt lại ngậm ngùi chiêm bao

Giăng tay

níu giữ ngọt ngào

Giăng tơ

níu giữ sợi hồng năm xưa



Ngày xuân,

em mặc áo vàng

Chiều xuân,

em nhặt mai vàng chờ anh.

LL

Một bài thơ hay!

Thanhtai said...

Nắng Xuân tươi thắm thiên đàng đâu đây

Mấy hôm nay Cali mưa gió bão bùng,đúng là tìm chút nắng ấm..để thấy thiên đàng đâu đây..

Hoa xuân,nắng xuân,vườn xuân..tình xuân ong bướm ngất ngây tìm hoa..lời của bản nhạc..mà quên mất tựa
Chúc LTV hạnh phúc với tình xuân phơi phới!

coxanh said...

Vừờn xuân ong bướm ngất ngây ngất ngây tìm hoa...đó là bản CÁNH BƯỚM VƯỜN XUÂN thì phải, nếu như cỏ xanh nhớ không lầm.và hình như hôm đi hát karaoke với cô và các chị, cỏ xanh có hát bài này hầu cô mà.

Bài TÌNH XUÂN thanh tao quá. TÌNH XANH, HOA THẮM, BƯỚM XINH hài hòa tranh và thơ . Đẹp lắm, cỏ xanh vui vẻ chúc mừng.

Lòng xuân phơi phới
Hoa xuân tươi cười
Tình xuân một khối
Trao người trăm năm!

Thế là tàn xuân...hi.hi..

quehuong said...

Hello Lá Thu Vàng và các Bạn,
Sự huyền diệu của Trời Đất là tạo ra bốn mùa và chuyển tiết.
Chuyển tiết từ Đông sang Xuân thường tạo ra cảnh sắc rỏ rệt nhất và làm cho đời sống Con Người được tác động nhiều nhất để Giao hòa với Nhiên giới.

Và chắc nhờ như vậy mà chúng ta "các bạn Trang thơ" lại hân hoan chào đón TÌNH XUÂN của Lá Thu Vàng trong những ngày đầu Xuân, vừa chào đón Ngày Tình yêu, sinh nhật Vivu và âm hường xa xa vang đâu đây những lời thơ ngọt ngào để chào đón Hoa, Bướm, Tình yêu và ước mơ của đời người.

Cám ơn Nhiên giới đã tạo ra, Hoa, Bướm và cảnh An hòa cho mùa Xuân (ngoại trừ Ngàn Sau còn xúc tuyết hôm qua) và cám ơn Lá Thu Vàng đã mượt mà thêu dệt bản Tình Xuân, và cám ơn Cô chủ, đã quên cái "đầu gối sưng vù" chạy lung tung lang tang đi tìm hoa, bắt bướm.

(ghi chú "tao ngộ trong thơ". QH nhớ không lầm vì chưa coi lại các bài thơ năm ngoái, cũng dịp đầu xuân, chúng ta được nhắc đến "khúc Phượng Cầu" lần trong câu cuối Tình Xuân, LTV cũng nhắc đến Khúc Phượng Cầu, thật là thú vị.)./

ngansau said...

QH nhắc lại giùm 2 điển tích KHÚC PHƯỢNG CẦU.
Nhớ là nói rồi mà quên chi tiết.
Trang chủ chắc lên đường hành quân
rồi ! chúc mừng !

quehuong said...

Hi NGàn Sau và các Bạn:
QH xin trích lại comment năm 2008 về Tư-Mả/Phượng Cầu. Về Lạn Tương Như vì không được nói trong bài Tình Xuân, xin các Bạn search ở Google chử Tà Áo Văn Quân, sẻ có cả bài thơ và comment.

Tà Áo Văn Quân.

Bâng khuâng tà áo vương sầu
Mây qua lối củ thương mầu áo xưa
Bóng trăng thiên cổ sau vừa
Người đi xa thẳm, loan cầm phượng ca
Lạn Tương Như, Tư Mã Cầu
Văn Quân hát khúc nhạc sầu tha hương
Lầu vàng gót ngọc người thương
Trăng tàn, rượu cạn, mơ dường Văn-Quân!
TT
May-2008

Điển tích
Tư Mã/Phượng Cầu

Tư Mã Tương Như , tự Tràng Khanh (179 TCN-117 TCN), người ở Thành Đô đời nhà Hán. Người rất đa tài, văn hay, đàn giỏi. Khi lìa quê lên Tràng An để lập công danh, đến con sông đầu làng, Tương Như viết trên cầu một câu: "Bất thừa cao xa tứ mã, bất phục quá thử kiều" (Không ngồi xe cao bốn ngựa, không qua lại cầu này nữa).

Vốn con người phóng lãng hào hoa rất mực, ông mua được một chức quan nhỏ, làm quan trong ít lâu, chán, cáo bịnh, qua chơi nước Lương, rồi trở về nước Thục. Đến đâu, Tương Như cũng dùng bút mực và cây đàn để giao thiệp bằng hữu.
Trong khi đến đất Lâm Cùng, Tương Như vốn sẵn quen với Vương Cát là quan lệnh ở huyện, nên đến chơi. Cát lại mời Tương Như cùng đi dự tiệc ở nhà Trạc Vương Tôn, vốn viên ngoại trong huyện. Nghe tiếng Tương Như đàn hay nên quan huyện cùng Trác Vương Tôn yêu cầu đánh cho một bài.

Họ Trác vốn có một người con gái rất đẹp tên Văn Quân, còn nhỏ tuổi mà sớm góa chồng, lại thích nghe đàn. Tương Như được biết, định ghẹo nàng, nên vừa gảy đàn vừa hát khúc

"Phượng cầu hoàng" (Chim phượng trống tìm chim phượng mái).

Chim phượng, chim phượng về cố hương,
Ngao du bốn bể tìm chim hoàng
Thời chưa gặp chừ, luống lỡ làng.
Hôm nay bước đến chốn thênh thang.
Có cô gái đẹp ở đài trang,
Nhà gần người xa não tâm tràng.
Ước gì giao kết đôi uyên ương,
Bay liệng cùng nhau thỏa mọi đường.

Nguyên văn:

Phượng hề, phượng hề quy cố hương,
Ngao du tứ hải cầu kỳ hoàng,
Thời vị ngộ hề vô sở tương,
Hà ngộ kim tịch đăng tư đường.
Hữu diệm thục nữ tại khuê phường,
Thất nhĩ nhân hà sầu ngã trường.
Hà duyên giao cảnh vi uyên ương
Tương hiệt cương hề cộng cao tường.

Trác Văn Quân nghe được tiếng đàn, lấy làm say mê, đương đêm bỏ nhà đi theo chàng. Trác ông tức giận, quyết định từ con.

Đôi trai gái đó mở một quán nấu rượu. Vợ chồng cùng cặm cụi làm ăn.

Sau Hán Vũ Đế đọc bài Tử hư phú của Tương Như, khen tài mới vời vào triều, ban chức tước. Lại sai chàng cầm cờ tiết, thay nhà vua về Ba Thục chiêu an bọn phụ lão tùng phục nhà Hán. Lần này thỏa chí bình sinh, Tương Như áo gấm vinh quy được người đón rước long trọng. Nhưng làm quan ít lâu, lại chán, cáo bịnh lui về quê.

Trong Bích Câu kỳ ngộ có câu:

Cầu hoàng tay lựa nên vần,
Tương Như lòng ấy, Văn Quân lòng nào.

Trong Đoạn trường tân thanh hay Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng có câu:

Khúc đâu Tư Mã phượng cầu,
Nghe ra như oán, như sầu phải chăng!

Và Nguyễn Bính trong bài "Hoa với Rượu" cũng có câu:

Như truyện Tương Như và Trác Thị
Đưa nhau về ở đất Lâm Cùng
Vườn cam trắng xóa hoa cam rụng
Tôi với em Nhi kết vợ chồng!

QH. May/12/08

quehuong said...

Chao cac Ban, QH lai "dai dong" them mot chut ve Khuc Phuong Cau:

Tác phẩm "Tiếu Ngạo Giang Hồ" làm mê say hàng triệu người trên thế giới, được dựng thành phim rất ăn khách đã dùng âm nhạc làm đề tài cho "võ hiệp kỳ tình". Lưu Chính Phong là sư đệ của Tiêu Tương Dạ Vũ Mạc Đại tiên sinh, chánh đạo & Khúc Dương, trưởng lão Ma giáo, cao thủ của Triêu Dương thần giáo, hắc đạo - kẻ thù truyền kiếp - đem dao cầm và tiêu phổ tạo thành khúc nhạc Tiếu Ngạo Giang Hồ. Khúc Dương với thiết cầm, Lưu Chính

Phong với tiêu phổ cùng song tấu, đem vi diệu của âm nhạc vào cõi mộng và thực cuộc đời. Tiếu Ngạo Giang Hồ được phóng tác từ âm điệu cổ xưa do hai nhạc cụ sáo & đàn phối hợp tuyệt diệu, hòa điệu với thiên nhiên "thanh phong minh nguyệt".

Lưu Chính Phong & Triêu Dương đã phá vỡ, bất chấp luật lệ phân chia trong giới giang hồ khi dùng âm nhạc để hóa giải biên giới nên bị thảm bại theo truyền thống cố chấp của giới võ lâm.

Tiếu Ngạo Giang Hồ tái xuất giang hồ với đôi trai tài gái sắc: Lệnh Hồ Xung phái Hoa Sơn & thánh cô Doanh Doanh, ái nữ của Nhậm Ngã Hành, giáo chủ Triêu Dương thần giáo. Khúc "Tiếu Ngạo Giang Hồ" trở thành võ công tuyệt kỷ, huyền diệu, huyễn hoặc, kỳ bí... gây kinh thiện động địa trong chốn võ lâm. Trên ba nghìn anh hùng hảo hán, võ nghệ đầy mình, võ công xuất chúng đang vây hãm Lệnh Hồ Xung để bỡn cợt bỗng tái mặt kinh hoàng, tuôn nhau đào thoát khi nghe thoang thoảng tiếng nhạc của thánh cô làm xiêu hồn bạt vía. Hợp tấu cầm tiêu với Lệnh Hồ Xung & Doanh Doanh, với âm nhạc, với tình yêu, với tuyệt kỷ võ học đã làm mê hoặc con người qua "Tiếu Ngạo Giang Hồ". Cảm nhận ảnh hưởng từ cung bậc và nhân vật vào thời xa xưa, trước công nguyên để nói lên cái uyên nguyên, huyền nhiệm của âm nhạc, hư cấu thành "tác phẩm nghệ thuật" trong thế giới võ lâm, âm điệu cổ xưa đó, thấp thoáng bóng dáng của "Phượng Cầu Hoàng".

Tương truyền rằng, vào thời Xuân Thu (722-481 trước công nguyên), Tiêu Sử được Ngọc Hoàng ban cho ống tiêu bằng ngọc; tiếng tiêu tựa hồ tiếng phụng hoàng tung mây lướt gió vừa gáy vừa vũ điệu. Khi Tiêu Sử thổi, mây ngũ sắc hiện lên, nhấp nhô, bồng bềnh, chim chóc bốn phương bay đến múa lượn cùng cất tiếng hót chung quanh núi rừng như thiên đường huyền ảo.

Lộng Ngọc, con gái vua Tần Mục Công, nhan sắc diễm ảo, có tài nghệ thổi ống sanh. Nhà vua mở cuộc tuyển chọn Phò mã nhưng Lộng ngọc chưa có đối tượng vừa ý. Tiêu Sử hạ san, đến chốn cung đình trổ tài nghệ thổi tiêu,cả triều đình nhẫn ngơ, Lộng Ngọc say đắm. Nhà vua đúng ra kết duyên Lộng Ngọc cho Tiêu Sử. Tiêu Sử dạy cho Lộng Ngọc thổi tiêu, trong vòng nửa năm Lộng Ngọc đã thổi điêu luyện khúc "Phượng Hoàng". Khi hai vợ
chồng hòa với nhau khiến cho chim muông, sinh vật lạc vão cõi âm thanh huyền diệu.

Rồi một đêm trăng thanh gió mát, hai vợ chồng cảm hứng đem tiêu & sanh ra họa khúc "Phượng Hoàng", âm thanh thánh thót, cao vút... bay tận trời xanh. Có con xích long & con tử phụng bay xuống. Tiêu Sử cỡi xích long, Lộng Ngọc cỡi tử phụng bay thẳng lên chốn bồng lai tiên cảnh.

Nhà Tiền Hán ở Trung Hoa được hình thành khi Lưu Bang lên ngôi Hoàng đế năm 202 trước công nguyên - Cao tổ nhà Hán - dựng nên cơ nghiệp nhà Hán. Theo "Trung Quốc Sử Cương", Hán Võ Đế là bậc hùng tài, sùng nho học, ưa thần tiên... vì vậy "Vua Võ đế lập nhạc phủ, lượm những câu ca của các nước Triệu, Đại, Tần, Sở, sai Lý Diên Nhiên hiệp luật, Tư Mã Tương Như đặt lời, thể nhạc phủ ra đời từ đó". Trước đó, nhã nhạc chỉ dùng trong các điển lễ của Triều đình rất được tôn sùng nhưng đến đời Hán bị mất dần ảnh hưởng. "Nhạc Phủ là bài ca phổ vào nhạc, có 2 loại: loại 5 chữ & loại 7 chữ. Loại 5 chữ chịu ảnh hưởng của Kinh Thi; loại 7 chữ chịu ảnh hưởng của Sở Từ. Trong nhạc phủ, thơ đời Hán đã có nhiều bài miêu tả rõ ràng, có nghệ thuật, và nhiều bài dân ca giọng mộc maạc, nhưng cảm động" (TQSC) Hán Vũ Đế có công thành lập cơ quan âm nhạc gọi là nhạc phủ để sưu tầm thi ca, ca dao đem ra phổ nhạc; danh xưng nhạc phủ hình thành từ đó.

Trong triều đại đó, ở đất Lâm Cùng, Thành đô, nước Thục, nay là Tứ Xuyên, có chàng Tương Như tự Tràng Khanh, sinh năm 179, mất năm 117 trước công nguyên. Thuở nhỏ nhà nghèo, tư chất thông minh, giỏi thi phú, có ngón đàn tuyệt diệu, giỏi võ nghệ nhưng lận đận trên bước đường công danh. Ông có tên là Khuyển Tử, lớn lên đọc sách, yêu văn chương, thích hào khí của Lạn Tương Như thời Chiến Quốc nên lấy tên là Tương Như. Khi dấn thân, Tương Như chỉ giữ chức quan nhỏ nên chán nản, bỏ chức, ngao du sang nước Lương giao tiếp với nhiều văn nhân nổi tiếng thời gian rồi trở lại đất Thục. Nhờ giỏi thi phú và có ngón đàn tuyệt diệu nên Tương Như được giới quan lại, quý tộc đón tiếp; trong đó có quan huyện Lâm Cùng là Vương Cát, cũng là ân nhân của Tương Như lúc khốn cùng. Vương Cát để Tương Như ở Đô Đình, chiêu đãi Tương Như như vị khách quý nên bóng dáng chàng lọt vào mắt nhà đại quý tộc Trác Vương Tôn. Trác vương Tôn có người con gái là Trác Văn Quân, tuyệt sắc giai nhân, giỏi thi phú, tuổi vừa mười tám nhưng đã góa chồng.

Một đêm đẹp trời, Trác Vương Tôn mời Vương Cát & Tương Như đến nhà dự tiệc. Vương Cát hiểu được dụng ý nên tỏ ra tâng bốc Tương Như, khi hơi men đã thấm Vương Cát đem đàn ra để hòa nhập thú vui tao nhã "cầm kỳ thi tửu" trong khung cảnh cao sang nhà quý tộc. Theo sự yêu cầu, Tương Như cầm đàn hậu tạ.

Tương Như nhờ cây ỷ cầm, gảy khúc "Phượng Cầu Hoàng". Không gian như lắng đọng, thời gian như ngừng trôi, tiếng đàn réo rắt dìu dặt, du dương, trầm bỗng... lôi cuốn tâm hồn phiêu lãng vào cõi mộng mơ.

"Phương ơi! Phượng ơi! Hãy bay về làng cũ đi thôi, bao nhiêu năm ngao du bốn bể, mỏi cánh chim bằng tìm hình bóng chim hoàng, lòng mang nặng sầu vương. Nơi đây có bóng dáng mỹ nhân, tuy cùng chung trong gan tấc nhưng lại xa xăm, lòng nầy héo ruột héo gan! Làm sao cho phượng gặp gỡ hoàng! Xin nguyện làm đôi chim ương bay mãi tận trời xanh...".

Trác Văn Quân núp sau rèm, đắm say từng cung bậc, say mê, cảm mến, tâm hồn ngất ngây theo khúc nhạc du dương. Hình ảnh Tương Như đã ngự trị trong trái tim nàng.

Dư âm tiếng đàn réo gọi, con tim thôi thúc, ngay trong đêm đó Trác Văn Quân, trốn nhà, lẻn sang Đô Đình để theo Tương Như.

Trác Vương Tôn thấy con gái bỏ nhà theo trai nên vô cùng giận giữ. Trong thời điểm đó, cả là sự sỉ nhục. Biết được Tương Như chỉ là nghệ sĩ lãng du "vô công rỗi việc", sau thời gian lang bạt, "quy cố hương", tá túc nhà Vương Cát để nương thân. Trác Vương Tôn giận giữ, không cho tiền bạc, không cho nương tựa để "loan" theo tiếng gọi tình yêu của "phượng" chịu cảnh khổ đau trong nghèo túng.

Tương Như & Văn Quân phải bán những vật dụng cần thiết để sống. Đôi tình nhân trở lại Lâm Cùng, mở quán rượu ở chợ để độ nhật qua ngày. Ván bài "thấu cáy" được hiệu nghiệm, nhà đại phú gia bị bẽ mặt và không muốn hàng ngày bị hình ảnh nầy ám ảnh nên đành chia sớt tài sản để xây tổ uyên ương.

Trác Vương Tôn chu cấp cho Tương Như & Văn Quân cả trăm vạn quan tiền, trăm nô tỳ và tài sản của nàng khi lập gia đình, cho tổ chức đám cưới. Vợ chồng trở lại Thành Đô mua sắm dinh thự, sống cuộc đời vương giả...

Phụng Hoàng, Phượng Hoàng là một trong tứ linh: Long, Lân, Quy, Phượng. Khi gọi "Long Phụng...", long tượng trưng cho nam giới, hùng mạnh, cứng cỏi; phụng tượng trưng cho nữ giới, thướt tha, uyển chuyển. Bên cạnh chữ "Song Hỷ", hình ảnh phượng xòe, rồng uốn khúc, cuộn mây được gọi "Long Vân Tế Hội". Trên mũ, áo hoàng đế trang trí hình rồng; trên mũ, áo hoàng hậu trang trí hình phụng hoàng. Trên cung điện và ở trong nhiều công trình kiến trúc thơi xưa đều được chạm trổ, vẽ hình ảnh long, phụng như biểu tượng cao quý, uy quyền, mỹ thuật, thanh tao.

Phượng hoàng là linh vật, phượng là chim trống, hoàng là chim mái, còn gọi là loan. Phượng hoàng luôn luôn sát cánh bên nhau vượt đại dương, núi rừng, thảo nguyên bát ngát, bay tận trời xanh, cỡi mây, lướt gió.

Trong khoảng bốn trăm loài chim, phụng hoàng được xem như chúa tể. Ăn quả trúc, uống nước suối trong. Vào thời xa xưa, phụng hoàng vượt núi rừng, biển cả về núi Côn Luân, uống nước suối Để Trụ, tắm nước Nhược Thủy, phơi nắng trên đỉnh Đơn Tuyệt. Khi bay có nhiều giống chim khác bay theo tháp tùng. Khi hót, hàng trăm loài chim cùng cất theo, hòa thành bản đại hợp tấu với muôn nghìn âm điệu. Phụng hoàng thân cao, dáng vẻ thanh nhã, mầu sắc lộng lẫy. Mỏ như mỏ gà trống, trên mỏ có mồng, cổ như cổ rắn, lưng tựa rùa, lông mầu ngũ sắc, đuôi sặc sở như đuôi công, xếp lại như đuôi cá.
(Ban nao muon xem anh Phuong Hoang, Qh xin goi cho, anh chup truoc lang cua Ba Tu Hi, trong tu cam thanh TQ).

kimchi said...

Mùa xuân hoa bướm dập dìu
Cảnh xuân muôn sắc mĩ miều đáng yêu
Du xuân thiếu nữ diễm kiều
Chơi xuân thôi kẻo,về chiều hết chơi!
ủng hộ LTV!

la thu vang said...

Cám ơn các bạn,

Ai dè một khúc Phượng Cầu
Học hồi bảy ,tám bất ngờ vào thơ
Thi nhân ,học sĩ không chờ
Lôi vào ngâm cứu,đọc mờ mắt thôi!

cám ơn bạn QH !
Chúc SM qua cơn đau ,đôi khi thơ
thẩn cũng chửa được chứng đau nhức
cấp thời !
Sau cơn mưa trời lại sáng ! đó là thiên đàng trần gian ,ít nhất cái nhà hết dột !
CX thì tươi như hoa xuân,và sắp đón xuân về nhà!
NT tiếp mấy câu thơ thật hay,cho
luôn LTV vào thành 1 bài thơ hoàn hảo!
Bản nhạc TIẾU NGẠO GIANG HỒ thật tuyệt,ai coi phim này sẽ nghe nhạc
rất hay.
Vàng xuân mong manh thật dễ thương!