Monday, June 18, 2012

ĐI TÌM NÀNG APSARA


Nếu như không có chuyến đi Kampuchia 4 ngày 3 đêm thì có lẽ …chẳng có một điều  gì để viết những cảm nghĩ này, dù đã hết hai ngày là ngồi trên xe để nhìn những cảnh vật vùn vụt qua cửa kính .
Trước khi về, Vv lên chương trình đi Huế vì chỉ biết đất Thần Kinh qua phim ảnh , có Hồng Vân (ngâm thơ ĐPTsaigon) đóng vai Mẹ Vua Bảo Đại . Nhưng có ông bạn già khuyên rằng nên đi Kampuchia một chuyến để biết Đế Thiên Đế Thích kẻo sau này có “hục hặc” thì mình khó có cơ hội ! Còn Huế thì đi lúc nào chẳng được !









Thế là mấy đứa em book vé du lịch qua phone  theo giá vé hạng cao nhất của Hãng du lịch, chẳng khuyến mãi , chẳng giảm giá gì cả , sau này mình mới biết điểm lợi của nó …nào là mình sẽ được ngồi ghế xe từ nửa xe trở về trước,nào là mình được ở phòng khách sạn có lan can mở ra ngoài trời, nào là mọi chi phí từ vé vào cửa đến vé toilet đều được trả trước cho khách VIP, mình không phải mất thì giờ nói chuyện bằng tay và mở bóp kiếm tiền lẻ . Trưởng đoàn du lịch VN và hướng dẫn viên KPC được gửi gấm là chú ý đặc biệt đến hai vị khách đầu bạc …ôi chao ! Quá dễ , ngoài chuyện là hay đi lạc và quên giờ về, Hai vị khách này chỉ thích quay phim và chụp hình, ngoài ra chỉ biết ăn chay với hai vị khách từ xứ cờ Hoa America (để không bị Tào Tháo rượt) cho nên đặc sản Nam Vang như Hủ tiếu ,mắm bò hóc ,dế chiên giòn,nhện rang me,rắn phơi khô …đành nhìn nuốt-nước-miếng ,còn cơm lam xứ CAM cũng nếm qua nhưng thua xa cơm lam Hà Bắc !
Có điểm tương đồng là có bia Saigon nhưng không có bia TP HCM và có bia Angkor,bia Cambodia ,nhưng không có bia KPC .







   Người KPC chỉ thích được gọi là dân xứ Cam , vừa nên thơ vừa có thời tao nhã như dân Banmê tự hào về một quá khứ êm đềm của mình …như cô hướng dẫn viên KPC nói tiếng Việt vừa đủ xài , có chữ phải nói ngọng vì trùng âm với tiếng Miên mang ý nghĩa không hay - đã có thời du học ở TP HCM , cũng đỏ mặt khi tôi hỏi chuyện chồng con : sau này lấy chồng Việt hay chồng xứ Cam ??  và cô hướng dẫn viên này vô tình - hữu ý biến thành diễn viên chính trong bộ phim tài liệu quay về xứ CAM !! 




Cô vừa đi vừa “thuyết minh “ về những cảnh vật ven đường , nào là cột nhà người Miên được đẽo thành cột vuông để những con rắn nước không leo lên nhà sàn được, mà hình tôi chụp được toàn là cột tròn !!! nào là đây là nơi thờ vua …gì gì đó , làm sao tôi nhớ tên , phải cám ơn cái máy quay video có ghi âm vậy .





Ôi người con gái xứ Miên , đảm đang chẳng khác nào cô gái Việt ,vừa hướng dẫn du khách về lịch sử đất mẹ vừa quảng cáo những chiếc xà rông quốc hồn quốc túy chỉ có 5 đôla do bạn cô gửi bán ,bảo đảm hàng xịn, cô chú nào ra chợ thấy giá mắc hơn thì đừng mua, về khách sạn mua giùm con đủ loại màu và kích thước tha hồ chọn lựa , ngoài ra còn đủ loại đường thốt nốt, khô cá lóc, lạp xưởng …vân vân và vân vân …kể cả massage , con sẽ giới thiệu chỗ này vừa rẻ vừa được đấm nhiều nhiều bảo đảm đứng đắn , nếu như có chú công an Miên nào tuýt còi khi cô chú phạm luật giao thông thì cô chú chỉ phải đưa tiền phạt bằng ly café là đủ rồi ,không mắc bằng nửa thùng bia như các chú công an Việt đâu ,Cô chú đừng phá giá nhé. "Ôi ! sao mà dễ thương chi lạ !!”



      
 Xe Bus du lịch phải ghé qua Đài tưởng niệm Bộ Đội VN đã từng qua cứu giúp KPC khỏi nạn diệt chủng như chương trình phải-có dù chỉ 10 phút phù du ! tôi cũng không biết phải giải thích cho vợ chồng xứ cờ hoa ra sao khi Đài tưởng niệm lại có hàng rào vây quanh , có nhân viên bảo vệ canh gác ngày đêm, có mỗi một lối ra vào dù đài được xây cất giữa công viên trung tâm thủ đô Nam Vang ! có nữ nhân viên mặc đồng phục  kaki đen đưa tận tay du khách 3 que nhang để cắm vào lư hương dưới chân tượng đài ,bên cạnh có một hộp gỗ có khe nhỏ  để du khách bỏ tiền vào tùy hỉ !!! Tượng đài gồm có anh lính VN khoác vai anh lính KPC , đứng phía trước có một bà mẹ Cam bồng con nhỏ …dân gian xứ Miên có câu hỏi là đứa bé này là con của anh VIỆT hay là con của anh CAM ?? dường như câu trả lời là do người nghe tự trả lời …một đáp số phù hợp .
Kể chuyện loanh quanh , không biết còn bao nhiêu trang nữa mới kể một cách “phiến diện” về một đất nước láng giềng ???  5 giờ sáng tập trung ở một địa chỉ trên đường Pasteur Saigon , 4 chiếc xe bus đời mới của 4 công ty du lịch khác nhau ,cùng chung một điểm tới là kỳ quan thứ bảy của Địa Cầu , cùng tới Trảng Bảng ăn sáng bánh canh đặc sản (thua xa cái bếp của các nữ sĩ trang Thơ!),rồi tới cửa khẩu Mộc Bài – biên giới Việt Miên, chứng minh thư không còn là người Nam Việt ,nên không được tự do qua biên giới free, nên tôi phải tốn 25 đô để xin visa của Hoàng Gia KPC, sau khi lăn đủ 10 ngón tay trên máy điện toán và nhe răng để chụp hình 4x6 lưu giữ trong hồ sơ của nước nào – ai mà biết được ! Rồi passport miệt dưới được cửa khẩu giữ giùm khi nào trở lại thì trao trả , còn nếu theo cô Miên nào ở rể thì ráng mà chịu làm người lưu vong !



Khi xe lăn bánh trên con đường xứ chùa tháp , thì tôi như ngộp thở , tìm lại được những gì mình đã mất ; cảnh quang hai bên đường in hệt một thời đã qua , không xô bồ , những ngôi nhà sàn cao cẳng mang âm hưởng của Cao Nguyên Trung Phần thời Ngô Đình Diệm,Bmt ,Pleiku, Dalat đều ở đó …những con bò vô tư gặm cỏ ,nhà này nhà kia có vài cây thốt nốt vài cây cau vài luống khoai lang , cỏ dại , đồng lúa xanh tươi …vài chiếc xe đạp vài chiếc xe lôi giống miền Tây Nam Bộ …dường như tôi đã tìm lại được một quê hương ngày xưa đã mất  …nào là con đường liên tỉnh,nào là những trường tiểu học , chợ búa ,bến xe dọc đường , y chang những hình ảnh xưa cũ  …chẳng vì CamBốt cũng có 90 năm đô hộ giặc Tây nên chẳng khác VN khi xưa …người Miên hơi đen cũng giống đồng bào thượng Bmt ,cũng xà rông,dĩ nhiên bây giờ chẳng có ai đóng khố đi ngoài đường ngoài những lễ hội cần y phục truyền thống.
Ừ nhỉ ! Trước cửa sổ của căn nhà sàn nào đó có treo màn màu hồng ,thì có nghĩa là nhà này có nàng thiếu nữ chưa chồng ,nếu như vải đã bạc màu theo thời gian hay hơi bị rách thì phải hiểu là nàng đã U30 hay là U50 vẫn còn đang chờ chàng Vivu đến hỏi ?



 
Nhưng hỡi ôi ! xe chạy nhanh quá, chàng Vivu chỉ còn nhớ đến bài học căn bản khi xưa là vặn máy chụp hình về tốc độ 200-250 để bất cứ khi nào cũng có tấm hình rõ nét ,dù xe đang chạy ,dù chụp một tay ,dù đang say ,dù nhờ người khác chụp mình …vì tấm hình dù đẹp cách mấy mà không rõ nét thì chỉ vứt vào sọt rác !!!
Từ Mộc Bài đi Xiêm Riệp (nơi Angkor tọa lạc) mất 10 giờ , xe chỉ nghỉ những nơi như Khánh Dương hay Ngã Ba Thành , hay Bù Đăng , Đắc Nông  - vì những nơi nghỉ xe trên đất Miên sao mà giống VN mình khi xưa vậy , dân chúng bán buôn hiền hòa ,những trái cam trái bưởi chẳng khác gì quê hương ta  .  A ! cách đếm của người Cam cũng lạ ; một , hai, ba, bốn, năm , rồi thì năm một, năm hai, năm ba, năm bốn để gọi các số 6-7-8-9 …nhưng năm-năm không phải là 10 ! mà là hai bàn tay vỗ vào nhau : “Đốp” (theo QH) .
Xe cũng qua một tỉnh lỵ chuyên môn bắt dế , họ cắm hai cái cọc để căng một tấm nylon trắng thẳng góc với mặt đất , phía dưới cũng dùng nylon để làm thành cái chậu chứa nước có chất keo to bằng cái giường cao khoảng gang tay , và ban đêm các chú dế bay vào đụng vào tấm nylon rồi rớt xuống cái bể - rồi hết thời “phiêu lưu ký” !
Nghe đâu món ăn này được tìm ra từ cái năm mà dân thành thị phải di cư ra thôn quê , nay biến thành món đặc sản mà mỗi tháng tiêu thụ trên 10 tấn !





   Đến nơi tọa lạc của đền đài Angkor , tour du lịch chở mình đến 4 vùng có đền đài từ trên núi cao để có thể nhìn thấy 5 ngọn tháp chính của Angkor hiển hiện giữa rừng già , 5 ngọn tháp xây dựng theo Hồi Giáo hay Bà La Môn gì đó . Truyền thuyết về Đế Thiên Đế Thích thì có đủ trong internet trong Wikipedia hay trong Youtube rồi…Mình chỉ còn nhớ là có một ông Tây tìm ra Đền đài giữa rừng già ,còn sơn son thiếp vàng , (chứ không như hiện nay chỉ còn là màu xám xịt của đá! ), nào là nền văn minh thời Đế Thiên Đế Thích chẳng có dính dáng gì đến cái xứ Kampuchia hiện nay cả , từ những điệu vũ ,những cuộc chinh chiến ,những con người được khắc trên tường thành không có một liên hệ nhân chủng học nào với con người hiện tại về những kích thước sọ ,kích thước tay chân .






 
Vậy thì mình đến kỳ quan thứ bảy hay thứ sáu này để tìm gì ? ngoài những cái được sờ tận tay những phiến đá hoa cương, những đường nét điêu khắc,những mùi ẩm mốc của thời gian,những cái nóng khắc nghiệt của bên kia  dãy Trường Sơn ???
Thôi thì tạm đặt ra là mình đi tìm một cái gì đó bùi ngùi, một cái gì đó vô thường ,một cái gì đó nằm sâu trong tiềm thức của cậu học trò khi xưa rung động theo bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan, một cái gì đó mà sách vở chưa từng nói tới ,như những con sư tử đá cụt đầu cụt đuôi ,có một sự liên hệ nào đó với tượng Nhân Sư của Kim Tự Tháp , có sự liên hệ nào đó với khoa phong thủy phương Đông khi đặt những con thú , những con rắn chín đầu ở Đông Tây Nam Bắc .




 
Cho nên những hình chụp được đều là những gì bị hủy hoại theo thời gian ,hay bị tàn phá bởi chiến tranh bởi bàn tay con người , xen lẫn những hình ảnh hội hè khi mà du kháck khắp nơi trên thế giới đổ về , chiêm ngưỡng Phế-tích dưới những cây cổ thụ nghìn năm , kể cả những cục đá lăn lóc đã từng là một công trình điêu khắc .



Có một vài điểm quen quen với các Tháp Chàm ở VN , cũng tượng thần, cũng chóp nhọn, kích thước tháp tương tự , chỉ khác là Tháp Chàm dùng gạch để xây .
Chuyến đi này Vivu thích thú với những câu chuyện được kể trên vách đá mà máy chụp hình không thể lấy hết được , phải dùng đến máy quay video để quay hết các chi tiết về vũ điệu kèm theo lời ghi chú của mình ; như cả một đạo quân có voi có tướng chỉ huy mà từ Tướng đến Quân sĩ đều đóng khố và vũ khí chỉ là cây lao ,không có kiếm hay đao hay cung tên gì cả ,và khi khải hoàn có vua địch bị bắt làm tù binh ,và các phụ nữ đứng đón đoàn quân chiến thắng trở về …(sau này mới biết là bên vách tường phía bên kia có một ông vua xử dụng cung tên )





Nắng quá , nóng quá …tự hỏi mấy ông vua ngày xưa vui thú gì khi ở trong “Tử cấm Thành” này thì bắt gặp bốn cái hồ nước ,hiện nay không có giọt nước nào trong hồ ,nhưng có những bậc thang bước xuống ,hồ nước xây bằng đá hoa cương bảo đảm mát ! chợt dưng nhớ đến cuốn phim Cleopatra quay ở Ai Cập , hình ảnh hồ tắm cũng tương tự nơi đây có cung tần mỹ nữ có nho táo nhai nhấm nháp ở những ghế nằm xung quanh, tự dưng có luồng gió mát từ đâu kéo về ? - phải thế mới được ,các kiến trúc sư ngày xưa phải tính toán đến khía cạnh này chứ ! đó là hành lang ở giữa 4 hồ có gió mát như quạt máy liên tục thổi về ,muốn đứng ở đây lâu cũng không được !


 Không biết ai mang tượng Phật về đặt ở nơi này để người ta xì xụp quì lạy và …hình như đây là Angkor Wat , có nghĩa là Thành phố đền thờ , chứ đâu phải là hoàng cung gì đâu .


Và một nơi có gió mát tràn trề và nhìn khắp cả chung quanh Angkor là một cái tháp có 33 bực thang để trèo lên cái tháp cao nhất (tầm nhìn xa trên 10 cây số) – không biết ngày xưa ở tháp này người ta thờ gì hay là một nơi giống như các đền thờ hồi giáo , mỗi ngày 5 lần có người thổi kèn hay đọc kinh Koran cho vang xa khắp mười phương tám cõi .
  

Vậy thôi ! trong cuộc hành trình ngắn ngủi này còn có điểm ghi nhận về gánh hàng rong xứ CAM , hầu hết là đàn ông ,xe hủ tíu Nam vang  hay xe bán tạp hóa trái cây đều được hàn dính vào chiếc Honda để di chuyển , người xứ Cam tuy lười nhưng thông minh , một quán ăn và café được dựng lên một cách chớp nhoáng có đủ ghế bàn ly tách và cũng chỉ gói gọn trong chớp mắt là đưa mọi thứ về nhà mà chỉ cần tốn một lao động mà thôi ! - Người đàn ông xứ Cam phải ở rể và bước ra ngoài xã hội kiếm tiền mang về nạp cho bà chủ ở nhà nội trợ nuôi con  .





 
(Vivu còn biết viết gì nữa đây khi mà chỉ mới ngó được một phần của Kỳ Quan ! Thấy mấy ông Tây Balô đạp xe đạp vòng quanh hay ngồi thảnh thơi trên khung cửa sổ cao nhất Tháp mà phát thèm  , chứ còn xếp hàng đi theo Tour thì vào trong Tháp chỉ thấy cái lưng của người ta …to bằng cái tủ !!!!)


VIVU

90 comments:

sao... said...

Bài viết thật thú vị..."đậm chất Vivu".

Phạm Như Thương Bmt said...

NT mới đọc lướt qua chuyến đi CHIÊM NGƯỠNG PHẾ TÍCH của bạn thơ Vivu mà đã thấy như mình được đứng trước những phế tích ngàn đời ấy rồi. Còn lại gì trong tâm tưởng người đọc nhỉ?
Trước hết là sự sắp xếp bài viết gãy gọn, mạch lạc, hấp dẫn và đầy đủ hương vị bụi đường xa ! Tiếp đến là cảm giác ngậm ngùi khi tưởng tượng và nghĩ ngợi lan man đến hình ảnh Vivu và người bạn đồng hành khi đứng trước những hòn đá vô tri ẩn khuất dưới cát bụi thời gian, chỉ cần tấm lòng người đến viếng phủi nhẹ lớp bụi hư không ấy đi thì mọi vật và mọi điều sẽ được phơi bày và trở về lại như chuyện xưa
Có luyến lưu khi rời chân không Vivu?

Phạm Như Thương Bmt said...

Luyến lưu... NT hỏi bạn thơ Vivu câu ấy vì... nàng Apsara !
Đặt tựa cho một bài viết hẳn là bạn tâm đắc và trọn vẹn ý nghĩ cho tựa đề rồi, nên NT loay hoay mãi với nó...
Lại thêm nữa với tấm hình minh họa đầu tiên như thể toàn là giai nhân Apsara của xứ Cam ấy chào đón Vivu và bạn đồng hành. Thế thì vì phế tích xưa hay vì nét đẹp giai nhân mà bước chân giang hồ đã phiêu lưu ký?! Không được trả lời NT là cả hai đấy ! Phải có một điều trong tâm tưởng trỗi dậy nhiều hơn điều thứ hai ...

Có nên bắt đầu bằng những thắc mắc của NT cho nàng Apsara không hả Vivu?
Tại sao những nàng ấy đều được tạc trong tư thế vũ điệu "mình trần"? Thế thì y phục của phụ nữ Cam thời ấy ra sao? Vì chỉ có điều đẹp nhất thì mới tiến cung, sao các nàng không được mặc y phục?!
Tại sao những chiếc "nón" trên đầu các nàng đều có hình dáng nhọn như những đỉnh nhọn của chùa tháp?
Tại sao chân họ lại mang những vòng đồng(?), nó dùng để làm gì... trang điểm chăng hoặc là để tạo nét lấp lánh cho vũ điệu?

quehuong said...

Đọc xong "ký sự" của Vivu. QH cứ tưởng mình vừa về từ Xứ Chùa Tháp.

"Đi tìm nàng APSARA"

Vivu à, ngày nay Apsara không còn là nàng tiên huyền thoại theo Ấn Độ Giáo, mà nó đã trở thành vũ điệu APSARA thịnh hành.

Theo như truyền thuyết của Ấn Độ:

Theo Ấn Độ giáo, Apsara là những tiên nữ xinh đẹp tuyệt trần, cử chỉ thanh thoát, duyên dáng và múa hát điêu luyện, họ là vợ của các nhạc công nơi tiên giới Gandharva, thường đàn ca, múa hát cho các vị thần. Apsara đồng thời là các tì nữ hầu hạ thần Indra vua của các vị thần, hiện thân của chiến tranh, dông bão, mưa gió.

Đặc trưng của điệu múa là một vũ nữ Apsara dẫn đầu nhóm vũ nữ trình diễn các động tác tinh tế như những nàng tiên vui chơi giữa khu vườn hồng, nơi mà họ chính là một phần vẻ đẹp của vườn hồng. Những động tác múa rất chậm rãi và tinh tế thể hiện nét độc đáo của nghệ thuật múa Apsara không giống như hầu hết các điệu múa khác trên thế giới...

quehuong said...

...Apsara du nhập vào Campuchia từ khoảng thế kỷ thứ I, cùng với Ấn Độ giáo và nghệ thuật này phát triển mạnh cùng với kỷ nguyên Angkor.

Từ thời kỳ Angkor, Apsara là điệu múa kinh điển chỉ dành cho nhà vua thưởng thức trong các dịp lễ trọng đại, cũng như vinh danh các vị thần. Người ta ước lượng, vào triều đại của vua Jayavarman VII, có đến 3,000 vũ nữ Apsara phục vụ trong triều đình. Một con số rất ấn tượng nếu so sánh với dân số của kinh thành lúc bấy giờ.

Múa Apsara ở Campuchia ngoài nguồn gốc Ấn Độ giáo nói trên, tới thế kỷ 13 còn là điệu múa lấy cảm hứng bởi những nghệ thuật chạm khắc Apsara và nghệ thuật điêu khắc Angkor tinh xảo có thể thấy rất nhiều tại các đền đài cổ của người Khmer.

Vì thế điệu múa này ngày càng mang dấu ấn Khmer hơn là Ấn Độ. Apsara cũng bị tàn lụi cùng với văn minh Angkor, và đến thế kỷ 15 trở đi hầu như tồn tại rất mờ nhạt.

Cho đến gần đây, Apsara được phát triển trở lại từ cuối những năm 1940 nhờ công của hoàng hậu Sisowath Kossamak, cháu gái của bà là công chúa Bopha Devi con gái vua Sihanouk là ngôi sao đầu tiên của nghệ thuật múa Apsara.

Các điệu múa Apsara ngày nay được phát triển cho sân khấu hiện đại thường ngắn hơn, phóng khoáng và thoải mái hơn phần lớn những điệu múa kinh điển, tuy nhiên vẫn lưu giữ được sự hoàn hảo trong từng bước di chuyển và vẫn mang đậm dáng vẻ và linh hồn của các điệu múa kinh điển.

Vivu có chấm một nàng vủ nử Apsara nào không đây?
Khai thiệt đi nha.

Học nói I Love you bằng tiếng Campuchia nè:
Con trai nói "Bong sra-lun oun na"
Con gái nói "Oun sra-lun bong na".

vivu said...

Trước tiên , Vivu xin được cám ơn SM về cách sắp xếp bài viết và hình ảnh thật linh động và phù hợp . Vv chỉ biết kể chuyện về một chuyến đi và gửi một số hình đến Trang Chủ , vậy thôi, và thế là có một tiết mục …trình làng !

Một chuyến viễn du là một cái …DUYÊN ! nhiều khi không dự tính trước và lúc về còn nhớ được gì không thì …đó là điều đáng nhớ ! ví dụ mười năm trước khi đi Chùa Hương có gì còn nhớ không ? - Dạ có ! nhớ Cô lái đò , nhớ Cô thợ chụp hình, nhớ Bà lão đổi tiền lẻ , mười ngàn chẵn sẽ đổi được chín tờ một ngàn , để cúng được nhiều nơi ! Lúc đổi thì không đếm, lúc ‘”nhàn cư vi bất thiện” thì đem ra đếm thử , chỉ có 8 tờ thôi ! nhớ tới bài hát ….ăn gian ăn gian .. mà cười sặc xụa !

Và NT hỏi mấy câu hỏi nghe đến …mềm lòng ! Phải nhờ đến Nhà nghiên cứu QH mở cửa Thư Viện thôi ! Hình như bây giờ , trong những hội hè đình đám , đàn ông thì complet cravate đầy đủ , còn đàn bà thì mặc đồ tiết kiệm vải ! (hóa ra đó là bắt chước thời trang Apsara hay sao ??)

Vivu xin trích một đoạn trong internet và sẽ trở lại sau .

[ Toàn bộ Angkor với những tháp, đền đài, phù điêu và hành lang mênh mông đều làm từ các tảng đá xếp chồng lên nhau với dáng vẻ rất tự nhiên, ngay cả ở trên nóc vòm. Tất cả các họa tiết trang trí bằng đá như tượng Phật, vũ nữ, chiến binh và những hình hoa sen minh họa sử thi Ramayana và Mahabharata đều rất sống động, mềm mại. 1.700 nàng Apsara ở Angkor là 1.700 vũ nữ hoàn toàn khác nhau với thân hình tuyệt mỹ, những vẻ mặt, tư thế, động thái hình thể không hề trùng lắp. ] (vnexpress.net - theo Du Lịch)

chutxiu said...

Cám ơn các bạn đã tạo thành một kỳ thú cho chútxíu: du lịch tại chỗ và không tốn kém.
Cho hay, cũng còn cái gì để thư giản ngoài những thứ mình đã trải qua. Ở đây, chútxíu không áp mà xa ra thôi.
U80 rồi nên chútxíu chỉ còn ngồi đợi và ké theo thôi. Mong lắm.

sao... said...

Chữ ANKOR của Vivu chắc là...tiếng Miên?

Phạm Như Thương Bmt said...

Chắc là vì " Dọc đường gió bụi" nên mất một chữ G thôi phải không Vivu ?

Suong Mai said...

Cám ơn Sao đã lưu ý nhắc nhở tên riêng của một kỳ quan thế giới. Tối hôm qua khuya quá trông gà hóa cuốc Trang Chủ vội vã chưa chỉnh lại, bây giờ hô biến úm ba la, xong hết rồi.

NT à, không có rớt hay mất gì đâu, Vivu nhà mình gởi lại cho ai đó làm tin, hẹn ngày trở lại.

Suong Mai said...

Phải công nhận là Vivu chụp mấy nàng đang múa yểu điệu mềm mại và bắt con mắt người ngắm quá. Từ cái tựa bài bút ký đã nói lên một điều gì đó giỡn chơi nhưng trải dài suốt cuộc hành trình nơi xứ người bạn tâm tình chia sẻ những cảm nhận các điều mắt thấy tai nghe thiệt sâu sắc. Biệt tài viết lách kể chuyện của bạn thiệt ra ai cũng biết từ lâu rồi qua những comment trên Trang Thơ chớ đâu cần phải đợi đến bây giờ. Nếu cần sắp xếp cho một bài viết tiếp theo, bạn hô lên một tiếng là có ngay người giơ tay ủng hộ liền.

Suong Mai said...

Như vậy là mỗi công ty du lịch họ dẫn dắt khách hàng theo những quãng đường khác nhau trước khi tới cùng kỳ quan Angkor Wat. SM chọn Sinh Cà phê đi thẳng một lèo tới cửa khẩu Mộc Bài, hải quan kiểm tra xong đóng đấu là trả lại passport cho mình liền. Thế là lơ cái vụ ăn sáng bánh canh Trảng bàng, mà Vivu chê nên có gì mà phải tiếc . Thế bạn có ghé sòng bài ngay khi vừa qua biên giới không? Người ta đồn phía bên VN mình một số người có nhã ý qua chơi giúp đóng tiền điện cho bè bạn láng giềng đó.

vivu said...

Trước nhất là Vivu xin lỗi quý độc giả về việc viết sai danh từ Angkor !
May mà được Ảo-thuật-gia SM hô “biến” !

Thiền sư Tuệ Minh có phán rằng : “ Vivu ơi hỡi ! lẫn rồi …lẫn rồi …!!!”
Hay là “ tại + bị “ cái cô hướng dẫn viên nói ngọng mà mình cũng ngọng theo , vì chữ G và chữ D hình như “hơi bị” đồng âm mà khác nghĩa !

Có lẽ chính vì thế mà đêm cuối cùng trước khi rời Phnom Penh (Nam Vang) ; Vv bị sốt cao độ lảm nhảm không ngừng và được “người bạn đồng hành” ghi nhận :

“ Lạy các đấng thần linh của đền đài “ĂNCỎ“ , con lỡ dại chụp hình các Ngài theo các góc cạnh méo mó mà không hề xin phép , mà trùm sò không bỏ vài tờ giấy vào cái hộp dưới chân các Ngài , xin các Ngài niệm tình tha thứ , lần sau thì con không dám đâu ạ ! vì lúc đó con cũng giống như CHÚT XÍU ĐẠI HUYNH …du lịch tại gia thôi ạ ! “

quehuong said...

TRUYỀN THUYẾT VỀ RẮN NAGA

Nhìn vào các đền, chùa, lăng tẩm các xứ Ấn Độ, Chàm, Cam-Bốt, Thái Lan..các quốc gia ảnh hưởng bởi Ấn Độ Giáo và Phật Giáo chúng ta đều thấy hình ảnh "con rắn"..Con rắn hổ mang là hình ảnh của vị thần Civa. Thần Civa tượng tưng cho sự hủy diệt và tái sinh.
Mới các bạn củng xem về truyền thuyết này.
QH

Naga trong tiếng Phạn có nghĩa là rắn lớn, nhằm chỉ con rắn hổ mang, loài rắn mà nộc độc của nó có thể giết chết một con voi trưởng thành. Loài rắn hổ mang còn tượng trưng cho thần Civa vì chúng bao hàm cả hai ý nghĩa hủy diệt và tái sinh.

Rắn Naga trong tiếng Khmer gọi là Niệk, hình tượng này hiện diện trong văn hóa Khmer có lẽ từ trước khi văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng đến vùng đất này vì người Khmer vốn có tín ngưỡng bản địa thờ rắn. Truyền thuyết lập quốc của người Khmer kể rằng có một người Bà La Môn tên là Kaudinya, đi thuyền từ Ấn Độ hay Indonesia đến vùng đất của người Khmer, chiến thắng một nữ vương hay một nàng công chúa có tên là Soma hoặc Nagini con của vua rắn Naga, rồi lấy người phụ nữ này làm vợ và sinh ra dòng dõi các vị vua Khmer. Người Khmer, người Chăm và hầu hết các tộc người chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ đều có truyền thuyết lập quốc gần tương tự nhau như vậy.

Vào thế kỷ 14, tại Thái Lan vị vua đầu tiên của triều đại Sukhothai đã hợp thức hóa việc lên ngôi của mình cũng bằng cách tự cho mình thuộc dòng dõi của một thủ lĩnh Thái và một nàng Nagini (nàng tiên rắn).

Người Khmer tin rằng chính Kaudinya đã truyền cho họ những bí quyết về nghề trồng lúa và công việc thủy lợi. Còn các vị vua Khmer sau này thì được tin là đã giao phối với một Nagini xinh đẹp để duy trì dòng dõi hoàng gia. Trong tác phẩm Chân Lạp phong thổ kí, tác giả Châu Đạt Quan viết rằng: “hàng đêm quốc vương đều có đến ngủ với một nàng tiên rắn…”. Trong mỗi triều đại, các vị vua Khmer đều cho xây dựng các cung điện và các đền thờ khổng lồ bằng đá, mà rắn Naga được xem là vị thần canh giử nơi thiêng liêng đó, vì vậy chúng luôn xuất hiện trên cầu thang, trên các lối đi, trên ngưỡng cửa hoặc trên các mái tháp để xua đuổi tà ma. Chúng còn tượng trưng cho sự phồn thực và là loài vật có khả năng bảo vệ mọi nguồn nước và các công trình thủy nông của người Khmer cổ. Trong Bà La Môn giáo và Phật giáo Theravada, rắn Naga không những là vị thần Mưa mà còn là vị thần dẫn dắt tín đồ ngoan đạo lên cõi Niết Bàn (Nivarna).

vivu said...
This comment has been removed by the author.
quehuong said...

...Trong các ngôi đền cổ, các kiến trúc sư Khmer luôn xây dựng nhiều chiếc cầu vồng có hình rắn Naga vì nó tượng trưng cho chiếc cầu nối liền giữa cõi trần gian và Niết Bàn. Con rắn Naga nhiều đầu còn tượng trưng cho chiếc cầu nằm trải dài dưới chân những ngôi đền núi (thế giới con người) đến đỉnh của ngôi đền (thế giới thần linh). Hình tượng những chiếc cầu vồng hình rắn Naga là mô típ phổ biến trong nghệ thuật điêu khắc Khmer thời cổ, mà ngày nay người ta vẫn còn thấy dấu vết của loại hình điêu khắc này tại khu đền Angkor nổi tiếng hay đền Prasat Phanong Rung của Kampuchia trên đất Thái Lan.
...

quehuong said...

...Rắn Naga là mô típ trang trí quan trọng trong nghệ thuật điêu khắc Phật giáo Khmer. Phật thoại đã mô tả cuộc đời của Đức Phật từ khi ngài mới đản sinh cho đến khi nhập cõi Niết Bàn đều có liên quan ít nhiều đến rắn Naga. Câu chuyện đầu tiên khi hoàng hậu Maya hạ sinh ngài tại vườn Lâm Tì Ni, Thái tử Tất Đạt Đa được một vua rắn Naga chín đầu phun nước tắm, điển tích này được người Trung Hoa mô tả bằng đề tài điêu khắc là hình tượng chín con rồng bao quanh Đức Phật sơ sinh, mà người ta quen gọi là “Tượng Cửu Long”. Loại tượng này rất dễ tìm thấy trong các ngôi chùa Phật giáo Bắc tông (Mahayana Buddhism). Một câu chuyện khác lại kể rằng, rắn Naga chính là vị thần Hộ pháp (Dvarapala) canh giử viên ngọc của mọi điều ước, viên ngọc ấy cũng tượng trưng cho Tam Bảo của nhà Phật (Buddha: Phật; Dahma: Pháp, Sangha: Tăng).

...

quehuong said...

...Trong tập Bổn Sanh Kinh (Jataka) cũng có những câu chuyện kể về tiền kiếp của Đức Phật Gautama (Cồ Đàm) trong kiếp hóa thân của một con rắn Naga. Song có lẽ câu chuyện nổi tiếng nhất có ảnh hưởng sâu đậm trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc của người Khmer và người Môn là câu chuyện về Đức Phật tọa thiền trên mình rắn Naga. Trong sự tích này kể về “Bảy ngày tu đầu tiên của Đức Phật”, khi ngài đang đang tọa thiền dưới cội Bồ Đề (Boddhi) thì một cơn mưa trái mùa như trút nước dội xuống thân thể ngài, đúng lúc đó một vị vua rắn Naga liền bò ra khỏi nơi trú ẩn của mình, cuộn mình thành bảy vòng tròn, nâng Đức Phật lên khỏi dòng nước đang chảy xiết và dùng bảy chiếc đầu của mình làm thành một chiếc táng che chỡ cho Đức Phật. Kiểu tượng “Phật ngồi trên mình rắn Naga” cũng là một phong cách điêu khắc phổ biến trong thời kì văn hóa Angkor (thế kỷ 10 – 13).

Hình tượng con rắn Naga bảo vệ cho Đức Phật tọa thiền là loại đề tài quen thuộc trong Phật giáo Nam tông (Hinayana Buddhism) của người Khmer. Nhưng có lẽ hình tượng này được cải biên từ câu chuyện thần thoại của đạo Hindu về “Giấc ngủ sáng tạo của thần Vishnu”, dưới một cái tên khác là thần Narayana (một trong những hóa thân của thần Vishnu), vị thần này thể hiện cho một tinh thần vũ trụ bất tận, một năng lực sáng tạo vô biên cho thế giới của thần Vishnu. Vishnu là vị thần Bảo Tồn, nhưng ngài không chỉ bảo vệ thế giới mà còn hủy diệt nó. Trong một chu kì thời gian của vũ trụ, ngài hủy diệt thế giới bằng một sức nóng kinh khủng, làm cho thế giới bị chìm vào trong vũ trụ mênh mông, rồi từ đó ngài lại tái sinh ra nó. Câu chuyện “Giấc ngủ sáng tạo của thần Vishnu” được thể hiện bằng hình tượng thần Narayana chìm trong giấc ngủ theo tư thế nằm nghiêng, xuôi thân theo chiều dài của con rắn Naga hay Shesa (còn gọi bằng tên khác là Ananta nghĩa là Bất tận). Ananta – Shesa cuộn thân hình của nó lại như một chiếc thuyền khổng lồ trôi bồng bền trên “Biển Sữa” mênh mông và vươn những chiếc đầu của nó ra như một mái vòng che cho thần Narayana. Trong giấc ngủ sáng tạo đó, từ cuốn rốn của thần Narayana mọc ra một đóa hoa sen và thần Brahma được đản sinh trên đóa sen này để tiếp tục sự nghiệp sáng tạo của thần Narayana.

Đề tài này đặc biệt được tìm thấy rất nhiều trong nghệ thuật điêu khắc đá tại khu đền Angkor, nhiều đền tháp cổ khác của người Khmer và tại Bảo tàng điêu khắc Chăm ở Quảng Nam cũng có một phù điêu Chăm Pa mô tả câu chuyện này.
Trong các ngôi chùa Khmer, rắn Naga ngự trên các mái chùa, các đầu đao để xua đuổi tà ma và bảo vệ đạo Phật. Ngoài ra cũng có hình tượng rắn Naga được chạm trổ bằng xà cừ uốn lượn quấn quanh những cánh cửa chùa, trên những chiếc tủ đựng kinh sách, trên những chiếc xe tang đưa người chết đến nơi hỏa thiêu tượng trưng cho vị thần đưa linh hồn người tốt lên cõi Niết Bàn Tavatimsa (Đâu Suất).

Cũng giống như con rồng Trung Hoa, rắn Naga được thể hiện phổ biến trong các mô típ kiến trúc và điêu khắc. Nhưng có sự khác biệt vì rắn Naga chỉ xuất hiện như một linh vật bảo vệ cho tôn giáo, còn con rồng lại biểu tượng cho quyền lực thế tục của hoàng đế Trung Hoa. Vào thế kỷ thứ III trước Công Nguyên, triều đại nhà Hán đã dùng hình tượng con rồng năm móng làm biểu trưng cho uy quyền của hoàng đế. Trong khi đó, người Khmer chỉ xem rắn Naga là biểu tượng cho tôn giáo, tượng trưng cho sự sáng tạo, hủy diệt và tái sinh. Rắn không là biểu tượng của hoàng đế, ngoại trừ câu chuyện truyền thuyết lập quốc của Kampuchia và một số nước Đông Nam Á khác.

Cả trong quá khứ và hiện tại, người Khmer đều tin rằng họ thuộc dòng dõi Kaudinya, một người Bà La Môn gốc Ấn và công chúa Soma hay Nagini (nàng tiên rắn), con gái của vua rắn Naga, chính điều đó cũng đã nói lên quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa (acculturation) giữa người Ấn Độ và người Khmer. Nhưng nếu được thể hiện dưới bất kì hình tượng nghệ thuât nào trong văn hóa Khmer, thì rắn Naga nguyên thủy của nó vẫn là biểu tượng của nguồn nước và những quyền năng mà thiên nhiên ban tặng cho con người…

Quê Hương sưu tầm

Phạm Như Thương Bmt said...

NT đi làm về đọc một lèo về truyền thuyết Nàng Tiên Rắn - thật lạ một điều là hễ nghe chữ TIÊN là thấy hấp dẫn rồi, NT mà còn như vậy huống hồ chi là ... ViVu !!! Chỉ tại mình cảm thấy mình hỏng đẹp bằng tiên, nên chi lúc nào nghe Tiên cũng chạy u vô đọc, dòm coi tiên đẹp lộng lẫy như thế nào !

Truyền thuyết của một dân tộc nào cũng thấp thoáng bóng dáng Nàng Tiên ngay chính truyền thuyết Rồng Tiên của ta cũng vậy hả bạn thơ Quê Hương ?

Chuyện nàng tiên rắn Naga thật thú vị và đầy tính chất huyền thoại lẫn quyền uy mà xưa nay NT chưa biết một cách rành mạch như vậy

NT thấy thường thường một dân tộc nào sống bên cạnh một giòng sông lớn, thì ắt nơi ấy sẽ sinh sản ra một nền văn minh huy hoàng, thế thì không biết là có phải dân tộc Khmer đã sống bên cạnh giòng Cửu Long mà đã có nền văn minh tuyệt vời để lại Angkor Wat & Angkor Thom không ?

sao... said...

Đọc một bài bút ký về chuyến du lịch đến một trong những kỳ quan của thế giới của bạn thơ Vivu, nhất là đối với những người chưa từng có dịp đặt chân tới, ai cũng thấy háo hức với những điều mới lạ.

Với văn phong dí dỏm vốn có của mình, Vivu đã tạo thêm một sắc màu vui vẻ cho những dòng chữ lướt dưới mắt người đọc. Trong các bạn, thế nào cũng có ít nhất một lần mỉm cười một mình với những ý tưởng ngộ nghĩnh của Vivu. Riêng tôi, lại khoái nhất câu nghi vấn không biết đứa nhỏ nằm trong tay bức tượng người phụ nữ Miên là con của ai? Trải suốt cuộc đời dịch chuyển liên tục nhiều may rủi của mình, đôi khi nằm buồn tòn teng trên võng đã có khi tôi tự vấn lòng mình mà đặt một câu hỏi ngược.

Tất nhiên tôi cũng giống như các bạn, nhờ qua bài viết của Vivu dường như biết được thêm những điều mới lạ ở nước láng giềng sát nách.
Nhưng cái điều đọng lại sâu sắc trong tâm tưởng tôi chính ở cái tâm tình của người viết khi ngồi gõ những con chữ. Phải có lòng yêu mến sâu sắc mới có thể xuyên qua cảnh vật và con người nơi xứ lạ mà liên tưởng đến những khung cảnh quê nhà đã trôi mất rồi của một thời rất xa xôi. Bởi thông thường khi bước chân vào một cuộc du lịch, người ta hay sống với tâm thức muốn được nhìn thấy những điều mới lạ nơi xứ người để bổ sung thêm sự hiểu biết. Đó cũng là một khía cạnh thưởng thức cuộc sống trong điều kiện của mình, chớ ít ai rỗi hơi mà suy nghĩ rồi mường tượng lung tung cho mệt trí, bởi đã nói đi du lịch là đi chơi cho biết đó biết đây mà.

Xin trân trọng những suy nghĩ của bạn thơ Vivu bởi dường như tôi cũng có một sự đồng cảm.

sao... said...

APSARA
(tặng Vivu)

Trăng mùa hạ trải dài trên đá
Ánh trăng non lơi lả gió đưa
Màu trăng giờ như của ngàn xưa
Quay trở lại phủ vừa phế tích

Angkor Wat lặng thinh tịch mịch
Đám cây rừng cũng thích cánh vào
Mặt Bayon bí hiểm làm sao!
Apsara thuở nào trên vách

Bờ ngực tròn để trần thanh sạch
Chiếc eo thon màu gạch mượt mà
Khuôn mông tròn săn chắc làn da
Tưởng nhạc gandharva réo rắt

Apsara đong đưa ánh mắt
Trong ánh đèn lay lắt chập chờn
Xinh tuyệt trần nổi sóng dạt sơn
Môi chúm chím như mơn man gọi

Nàng trở về từ trong huyền thoại
Làm bước chân tiến thoái lưỡng nan
Đẹp mặn mà tiên nữ trần gian
Khiến lữ khách lòng tràn nỗi nhớ.


s@...



Thiệt tình có mấy câu thơ mà cứ ngắc ngứ tịt ngòi mấy ngày nay bởi 2 lẽ:
- Thứ nhứt là tui không biết nói tiếng Miên để “giao lưu” với nàng Apsara nên ý thơ cứ bay lượn đâu đâu không biết.
- Thứ nhì có lẽ nàng đã gởi hồn theo chàng Vivu về bên xứ xa nên chẳng đoái hoài tới ai khác.

Có đúng thế không hỡi chàng lãng tử Vivu?

quehuong said...

NT viết: …NT thấy thường thường một dân tộc nào sống bên cạnh một giòng sông lớn, thì ắt nơi ấy sẽ sinh sản ra một nền văn minh huy hoàng, thế thì không biết là có phải dân tộc Khmer đã sống bên cạnh giòng Cửu Long mà đã có nền văn minh tuyệt vời để lại Angkor Wat & Angkor Thom không ?
Để giải thích ý này của NT, thì các nhà học giả nghiên cứu về các dân tộc có nền văn minh huy hoàng là vì các quốc gia đó có các nhà khoa học, học giả xuất chúng khi lập quốc, cho nên chính những người lập quốc này chọn thủ đô ngay những giòng sông lớn để phát triển, giao lưu…vì lúc đó, phương tiện đường bộ và đường hàng không còn quá hạn chế.
Như-Thương có nói đến Angkor Wat và Angkor Thom. Thực ra hai cụm từ này là một cụm từ chung vì
Angkor Wat còn có tên cổ tiếng Việt là đền Đế Thiên, trong khi đó, Angkor Thom thì được gọi là đền Đế Thích, cả khu đền Angkor được gọi chung là Đế Thiên Đế Thích. Theo tiếng Khmer Angkor: kinh đô, Wat: đền thờ hay chùa, là một đền thờ vị thần Visnu của Ấn Độ Giáo tại Angkor - địa điểm của các thủ đô của Đế quốc Khmer.

...

quehuong said...

Đế Thiên-Đế Thích:
Trích từ quyển sách Một Chút Lịch Sử của nhà văn Nguyễn Hiến Lê:

Chương ba
Tác giả: Nguyễn Hiến Lê
MỘT CHÚT LỊCH SỬ

Nhờ có cuốn Guide Groslier (1) anh T. cho mượn, tôi được biết qua loa về lịch sử, tôn giáo của người Miên.
Đế Thiên Đế Thích có hai phế tích lớn: Angkor Thom và Angkor Vat, Angkor Thom là một đền thờ.
Nhờ tìm được nhiều tấm bia, các nhà khảo cổ hiện nay cho ta biết một cách gần như chắc chắn thời kỳ xây cất những ngôi đền chính. Những phế tích cổ nhất dựng từ thế kỷ VI, rồi tới thế kỷ IX người Miên tiếp tục kiến thiết khu Đế Thiên Đế Thích cho đến đầu thế kỷ XIII. Dưới đây là một bảng cho ta biết thời kỳ cùa những phế tích lớn, sắp theo thứ tự thời gian:
Phnom Bakheng vào khoảng năm 900
Mébon đông 952
Pré Rup 961
Bantai Srei 967
Takeo 1.000
Baphoun 1.060
Angkor Vat tiền bán thế kỷ XII
Ta Prohm 1.186
Prak Khan 1.191
Bayon và tường thành Angkor Thom cuối thế kỷ XII
Tổ tiên người Miên ngày nay có lẽ cùng một dòng với người Môn ở nam Miến Điện, hoà hợp với vài dân tộc ở dãy Trường Sơn, sau chịu ảnh hưởng của Ấn Độ về văn minh. Họ không phải là gốc Ấn Độ mà cũng không bị Ấn Độ xâm lăng, đô hộ như trước kia người ta lầm tưởng.
Đầu kỷ nguyên, người Trung Hoa gọi xứ Cao Miên là Phù Nam (Fou Nan). Từ thế kỷ thứ III đến thế kỷ thứ VII, xứ đó phát triển mạnh, giao thiệp cả với Ấn Độ và Trung Hoa. Giữa thế kỷ thứ VI có nội loạn, một vua chư hầu Kambuja chiếm hết bờ cỏi, dựng đô ở gần Kompong Thom. Do tên Kampuja đó mà người Pháp gọi là Cambodge, ta gọi Cao Miên.
Suốt thế kỷ VIII, Miên quốc chia làm hai xứ: Thuỷ Chân Lạp (Nam Việt và Cao Miên ngày nay) và Thổ Chân Lập (Trung và Hạ Lào ngày nay) (*). Thuỷ Chân Lạp bị Java và Sumatra xâm chiếm.
Qua thế kỷ sau, một vị anh hùng Miên thống nhất lãnh thổ, lên ngôi, tên là Jayavarman II, tuyên bố độc lập, không chịu sự đô hộ của Java nữa, dựng kinh đô ở miền núi Kulen, mở đầu cho một thời kỳ Angkor, tức thời thịnh nhất của dân tộc Miên. Ông mất năm 850, trị vì được 48 năm.
...

quehuong said...

...Trong mấy thế kỷ sau, nước vẫn còn thịnh, các vua Miên dời kinh đô xuống Angkor; rồi vào khoảng thế kỷ XI xây dựng những đền rất đẹp là Takeo, Phiméanakas, Baphoun…
Tiền bán thế kỷ XII, xuất hiện một nhà vua rất anh hùng, vua Suryavarman II. Ông liên kết với Chàm, chống lại người Việt, rồi trở lại đánh chiếm đất Chàm. Ông cho xây đền, đài, lăng tẩm.
Cuối thế kỷ XII, vua Jayavarman VII (2) đuổi được người Chàm rồi đô hộ cả Chàm lẫn Lào. Ông dựng lại những đền cũ ở Angkor Thom, nhất là đền Bayon, xây thêm một bức tường bao bọc kinh đô và lập rất nhiều dưỡng đường trong nước. Những công việc kiến thiết đó hao tốn rất nhiều tài sản, sức lực của dân, mà người Miên từ đầu thế kỷ XIII, hoá ra kiệt quệ, bị người Thái chiếm. Cuối thế kỷ đó, năm 1296, một người Trung Hoa tên là Chu Đạt Quan (Tcheou Ta Kouan) qua Miên, đau lòng cho cảnh suy tàn của Angkor và viết một tập du ký ghi phong cảnh và phong tục Miên. Tập đó, Paul Pelliot đã dịch ra Pháp văn, nhan đề là Mémoires sur les coutumes du Cambodge (xuất bản năm 1902).
Các vua Miên từ đó phải bỏ miền Bắc để tránh người Thái, xuống ở miền Nam, dựng đô ở Oudon, phía trên bến đò Kompong Luong vài cây số, rồi lại dời lần nữa xuống Nam Vang, sau bị Việt rồi tới Pháp đô hộ.
...

quehuong said...

...KIẾN TRÚC

Theo Chu Đạt Quan thì các cung điện của vua Miên ở cuối thế kỷ thứ XIII không xây bằng đá mà bằng những vật liệu nhẹ, như gỗ, gạch, ngói; còn dân thường thì ở nhà lá. Vậy phế tích Đế Thiên Đế Thích không phải là cung điện để vua ở. Theo các nhà khảo cổ của trường Viễn Đông, nó cũng không phải là nơi để sùng bái chung như các nhà thờ ở châu Âu; nó là những điện nhà vua xây cất để thờ các vị thần hoặc tổ tiên của các triều đại; có ngôi chỉ là lăng tẩm. Hầu hết ngôi nào cũng hướng về phương Đông; điều đó tỏ rằng người Miên ở thế kỷ thứ XII vẫn còn chịu ảnh hưởng của một tôn giáo chung cho nhiều dân tộc thời cổ: tức sự thờ phụng mặt trời.
Kiến trúc của đền Angkor Vat, của hồ Neat Pean, của những con đường thăm thẳm ở Prak khan tỏ rằng các nghệ sĩ Miên biết bao quát, hoà hợp, có một nghệ thuật cao, hùng vĩ mà cân đối, làm cho ai cũng phải phục rằng cả miền Angkor là một công trình mạnh mẽ, thuần nhất và đẹp đẽ của một bộ óc biết tổ chức, suy nghĩ chín chắn. Chỉ tiết một điều là nhiều điện xây cất cho mau xong, nên mắc nhiều lỗi về kỹ thuật: có đền đá chồng lên nhau mà không xen kẽ, lại không neo kỹ với nhau nên dễ đổ. Một điều đáng chú ý nữa là phần chính của đền cất trên một khu hẹp, chen chúc toà nọ toà kia, có vẽ đồ sộ, nhưng cho ta cái cảm giác nghẹt thở, nhìn lâu thấy mệt.
Vật liệu thường dùng là đá sa thạch dễ đục xen với đá ong và những viên gạch nung kỹ lớn, nhỏ nhiều cỡ, từ cỡ 22 x 12 x 4 tới cỡ 30 x 16 x 8,5 phân.
Người Miên ưa đục hình trên đá. Ở điện Angkor Vat có trên 12.000 thước vuông đá đục hình về đời các vị thần thánh. Ở đền Bayon, hình diễn lại đời sống hàng ngày và phong tục đương thời. Ở Sân Voi tại Angkor Thom, trên bốn trăm thước chiều dài, hiện lên hình những loài vật lớn bằng vật thiên nhiên.
Khi người Pháp tới, cả miền Đế Thiên Đế Thích bị bỏ phế trong một khu rừng ít ai lui tới. Đến năm 1898, chính phủ Pháp lập ra trường Viễn đông bác cổ và lưu ý tới sự bảo tồn những phế tích đó.
Họ phải phá rừng để vô, chống đỡ những bức tường, pho tượng đã sụp đổ, sau họ mới dùng một phương pháp đã thực hành từ lâu ở Hy Lạp, Java, tức phương pháp xây dựng lại những ngôi đền cũ bằng những phiến đá, viên gạch đổ của chính đền đó nếu có thiếu thì thêm những vật liệu mới nhưng thêm một cách kín đáo và dùng những vật liệu giống với vật liệu cũ. Nghĩa là họ phải tháo gỡ, tháo từng miếng, chùi cọ rồi sắp lại đúng với tấm hình và bản đồ của mỗi ngôi đền. Nhờ công phu đó mà ngày nay du khách được ngắm một kỳ quan và được biết thêm nhiều đoạn sử của dân tộc Miên
Chú thích
(1) Hiện nay có cuốn Les Monuments du groupe d’Angkor của Maurice Glaize, bản in thứ nhì do nhà Albert Portail xuất bản năm 1948. Cuốn này khá đầy đủ. Tác giả có chỉ dẫn du khách về dân tộc, lịch sử, địa lý, tôn giáo Cao Miên, lại lập chương trình để đi coi phế tích theo con đường nào, và những giờ nào để khỏi bỏ sót những chổ đáng coi. Sách dầy 280 trang, rất nhiều hình ảnh và bản đồ. Nên coi thêm cuốn Pour miex comprendre Angkor của G. Coedès - Andrien neuve – 1947.

(2) Xem phụ lục
(*) Có người còn gọi là Lục Chân Lạp hoặc Thượng Chân Lạp
...

quehuong said...

...TÔN GIÁO

Mới đầu người Miên theo đạo Bà La Môn rồi sau theo đạo Phật, phái Tiểu thừa. Bốn vị thần Phật được họ thờ là:

- Thần Brahma sinh ra muôn loài.
- Thần Vichnou giữ gìn cho muôn loài khỏi bị tiêu diệt.
- Thần Civa tàn phá và kiến thiết.
- Phật Avalokitecvara, vị Phật của chu kỳ hiện tại.

Trong bốn vị đó, ba vị sau được thờ phụng nhiều hơn. Phật Avalokitecvara có bốn mặt quay về bốn phương trời để cứu nhân độ thế. Con rắn thần linga tượng trưng cho thần Civa. Còn thần Vichnou có khi là một con rắn có khi là một con rùa, có khi là một con lợn rừng, chính thần này khuấy nước biển cho thành sữa để nuôi loài người.
Ngoài ra còn nhiều vị thần tượng trưng bằng voi, sư tử, bò… Đền nào ở Đế Thiên Đế Thích cũng chạm hình các vị thần. Tôi nhận thấy thần nào cũng trẻ, không như thần Trung quốc (*) phần nhiều có râu dài.
Nhờ cuốn Guide Groslier và nhờ ba người bạn đưa đi, tôi khỏi phải mướn người chỉ dẫn. Nghề chỉ dẫn du khách đã làm giàu cho một số người Miên. Hồi xưa họ sung sướng và nhàn hạ hơn công chức nhiều, nhưng từ khi có chiến tranh, đa số thất nghiệp.



Chú thích:

(*) Sau 5 từ “Trung Hoa”, ở đây lại xuất hiện từ “Trung quốc”! Tôi cũng phải chép đúng nguyên văn. Xin nói thêm là các từ nếu thấy sai chính tả tôi đều chỉnh lại cho đúng, ví dụ như Coedes (sai) được sửa lại thành Coedès (đúng). Có thể trong tài liệu nguồn còn vài lỗi chính tả mà tôi không thấy và chắc chắc là có nhiều lỗi chính tả là do tôi gõ sai. Rất mong các bạn chỉ ra giùm.

...

Phạm Như Thương Bmt said...

Hình như đã có chuyện... ngẩn ngơ với nàng Apsara rồi đấy, để các đấng mày râu làm thơ, viết cảm nghĩ, sưu tầm về Nàng...
Bạn thơ Vivu thì lặn lội đường xa vạn dặm để được diện kiến Nàng (dẫu chỉ bằng đá)
Bạn thơ Chút Xíu thì muốn du lịch tại chỗ
Trang chủ thì "hì hục" bỏ hết những tảng đá xưa lên TT !!!
Bạn thơ s@ thì làm thơ tặng " giai nhân Apsara"
NT thì mải mê đọc những sưu tầm của bạn thơ Quê Hương

quehuong said...

Câu chuyện dân gian xứ Chùa Tháp.
Post lại có sửa vài chổ.

Câu chuyện dân gian từ xứ Chùa Tháp:

Hồi còn làm việc ở Thái Lan, QH được kể cho nghe nhiều “huyền tích” về nước Cao Miên. Trong đó có chuyện Đế Thiên-Đế Thích xin kể cho các bạn nghe cho vui.

Đế Thích- Đế Thích là hai anh em chăn bò ở trên trời. Một ngày, Ngọc Hoàng Thượng Đế sai hai anh em xuống trần gian làm vua xứ Cao Miên. Hai anh em Đế Thiên-Đế Thích xin Ngọc Hoàng cho xây cung điện để ở, Ngọc Hoàng bèn cho ông Lổ Ban là kiến trúc sư trên trời xuống để xây nhà cho hai anh em Đế Thiên- Đế Thích. Lổ Ban hỏi là hai anh em muốn xây cung điện kiểu nào thì hai anh em muốn xây nhà giống như cái chuồng bò trên trời. Cho nên Lổ Ban bèn xây ra hai cung điện Angkor Wat và Angkor Thom cho hai ông. Và anh em Đế Thiên-Đế Thích còn đem cả con Bò Thần về trần gian để nuôi.

Ngày mai kể tiếp về con bò thần Nandi.

Ghi nhận của QH: Khi xem xét các khối đá được chồng lên nhau xây nên các tháp, đền ở Cao Miên. Mổi khối đá như vậy ở hai mặt của khối đá có hai cái lổ to khoảng chừng 1 inch. (25 mm). Người dân Cao Miên cho đó là hai cái lổ mà ông Lổ Ban dùng phép thần thông, cho hai ngón tay vào và nâng khối đá chồng lên nhau. Tin hay không..không biết. Nhưng huyền thoại được lưu truyền trong dân gian.
Sau khi xây xong cung điện, còn dư "hồ" ông Lổ Ban rải thành một đường dài để phân ranh thành đường biên giới cho hai quốc gia Thái-Miên, là dải núi Dangrek ngày nay. ( Nơi có tị nạn cho người Việt và Cao Miên).

“Núi Dângrêk (phiên âm từ tiếng Khmer: Chuor Phnom Dângrêk có nghĩa là Núi Mang Cột; tiếng Thái: ทิวเขาพนมดงรัก, Thiu Khao Phanom Dongrak) là một dãy núi thấp, có độ cao trung bình 500 m, tạo thành một đoạn biên giới giữa Campuchia và Thái Lan. Dãy Dângrêk nằm cao trội trên vùng đồng bằng phía Bắc Campuchia. Đỉnh cao nhất là 753 m so với mực nước biển. Đền Khmer nổi tiếng, Prasat Preah Vihear tọa lạc trên núi Dângrêk, nằm sát biên giới về phía lãnh thổ Campuchia.”

Đền Preah Vihear là nơi có cuộc tranh chấp bằng võ lực giửa hai quốc gia Thái-Miên trong thời gian gian vùa qua.

QH

vivu said...

Có những điều mình muốn nói , nhưng có người khác nói trước rồi ! nên Vv xin trích dẫn :

1)Một nhà thơ Khơ me tên Pang hồi thế kỷ thứ 17 mô tả vẻ đẹp lý tưởng hoàn mỹ của người phụ nữ Khơ me trong vũ điệu Apsara như sau: “Hàng triệu động tác duyên dáng làm rung động lòng người, khiến những con mắt người xem không bao giờ biết mỏi, khiến cho tâm hồn bay bổng, con tim thổn thức.

Những bức tạc các vũ công Apsara đó không phải được làm từ bàn tay con người mà bằng ý chí của Chúa, bằng tình yêu và hơi thở của người phụ nữ”.

2)Năm 2005 Dương Kỳ Anh viết :
Bắt chước tiền nhân, tôi cũng chỉ biết mô tả những bức tạc các vũ công Apsara trên đá ở đền Angkor bằng bài thơ Apsara, xin trích hai khổ:
Từ đá bước ra
Em múa cùng ta
Em hát cùng ta
Apsara
Apsara
Ngực em căng tròn
Môi em chín mọng
áo xiêm lơi lỏng
rốn tròn bây bi…
Cứ hình dung một nghìn năm trước, những bàn tay kỳ diệu của con người đã tạc lên đá hình hài tuyệt mỹ và sống động của người thiếu nữ, hiện đại hơn cả cái mà ta cho hiện đại ngày nay.
Phải chăng hơi thở cuộc sống, của tình yêu, của sự đam mê trần thế đã phả vào cả những chốn đền đài được coi là linh thiêng nhất! Hay chính người nghệ sĩ của nghìn năm trước đã tạc vào thời gian ý nguyện muôn đời: Tình yêu và cái đẹp.
Khát vọng sống, khát vọng tình yêu, vẻ đẹp phồn thực in dấu ấn trên những vũ công Apsara. Tôi đặt tay lên bờ vai thon nhỏ của những hình hài tuyệt mỹ bằng đá mà thấy như chạm phải thịt da mềm mại, nồng ấm…

sao... said...

Thế chàng Vivu có bắt chước Dương Kỳ Anh thử đặt tay lên bờ vai thon nhỏ của Nàng Apsara không?
Hay là đã chọn nhầm chỗ khác?

Phạm Như Thương Bmt said...

NT theo bước chân giang hồ "vặt" của bạn thơ Vivu hổm rày, bỗng dưng có thêm một thắc mắc nhỏ nữa đây ! Thế nào bạn cũng MÚA APSARA rồi... vì NT đoán là bạn không thể nói tiếng Miên được, cho nên không biết bạn đã dùng ngôn ngữ gì khi đi đến chợ hay lúc mua quà kỷ niệm? Và dĩ nhiên là NT làm thầy bói rằng bạn đã phải phụ thêm Vũ điệu Apsara bằng tay để minh họa lời nói của mình !!!
Còn nữa, khi bạn đứng ngắm Nàng Apsara, bạn có thử ngo ngoe tay mình xem độ dẻo của bàn tay năm ngón mình có giỏi hơn bàn tay của các nàng không?

NT hỏi vậy vì NT rất phục bàn tay các nàng ấy, giống như được làm bằng cao su vậy ! Không có bất cứ vũ công của dân tộc nào có bàn tay đẹp và dẻo bằng các vũ công của Campuchia và Thái Lan phải không Vivu hả?

sao... said...

Có đấy!
Những vũ công người Indonésia ở khu du lịch Bali nổi tiếng thế giới cũng có những động tác tay chân tương tự.
Không biết những vũ công đóng vai nàng Apsara khi biểu diễn cho du khách coi lấy tiền thì trong tâm thức họ có tiềm ẩn điều gì không, nhưng theo tôi nghĩ những vũ công Apsara khi múa trong những nghi thức cúng bái thần linh thì lòng họ ngập tràn sự kính tín đến độ xuất thần, tương tự trường hợp xiên lình của người Việt Nam ta.

Suong Mai said...

Mạn phép Vivu đưa thêm một tấm hình có hai nàng Apsara cận cảnh với nhiều chi tiết chạm trổ trên đá tinh vi sắc sảo và hấp dẫn, ai nhìn mà không muốn chạm . SM cũng chiêm ngưỡng say mê , ghi lại hình ảnh quên cả tiền trong túi mình không biết bay từ lúc nào, cuối ngày về đến khách sạn mới ngẩn ngơ thờ thẫn. Buổi ăn tối cuối cùng tại Siemreap, nhà hàng SOPHEA ANGKOR PICH, lần đầu tiên SM được coi một Apsara show đầy màu sắc cung đình với những vũ công cả nam và nữ nhưng dĩ nhiên là chú ý tới màn các cô yểu điệu uyển chuyển nhiều hơn. Họ trông rất điêu luyện chậm rãi trong từng động tác nhất là bàn tay thuôn nhỏ dịu dàng lướt qua lướt lại. Mới đầu còn háo hức coi chăm chăm quên cả ăn , sau vài màn sao mà thấy đều đều giống nhau , cũng từng ấy cô lập đi lập lại . Ngẫm lại thì SM thích các cô Apsara khắc trên đá với hình dáng xưa siêu nhiên, thanh tao, trong cái hư lại kèm cái thiệt, lỡ tay đụng vào đá là đau điếng , nếu chỉ nhìn thôi , ôi mềm mại làm sao ấy, khắp nơi thấy rất nhiều trên vách đá với kích thước điệu bộ khác nhau. Vivu nhìn ra nhiều chi tiết hơn về hình tượng chiến tranh, sinh hoạt đời sống xã hội … chớ SM cứ đi tìm và dán mắt vào nàng miết thôi.

vivu said...

"Trang Thơ mình " đã có 3 người đặt chân đến Đế Thiên Đế Thích rồi đó ...
SM bắt đầu kể chuyện xứ Chùa Tháp cho chúng ta nghe , dù sao thì SM ở KPC lâu hơn Vv , một tuần thì phải ...
rồi còn CX nữa ? xuất phát từ Banmê đi KPC thì sẽ có những điều mới lạ ? Lâu nay không thấy lên tiếng , hay là ...Thần Angkor phạt!

Lâu lâu "gia đình mình" đổi mới một chút ! Kể chuyện nhau nghe vậy mà ! Mấy ngày ở KPC nghe cô HDV nói miết ,cũng thấy hay hay ...: " Hôm nay "gia đình mình" sẽ đi ăn sáng nhé , sau đó sẽ đi Angkor Thom , "gia đình mình" nhớ nhé : mình sẽ vào một lối và ra bằng một lối khác ...ấy vậy mà Vivu cứ quay lại lối cũ và dĩ nhiên ...anh Trưởng Đoàn phải đi kiếm hụt hơi và trở về khách sạn bằng xe TukTuk.

quehuong said...

ẢNH BÒ THẦN NANDI. TRONG BỘ ẢNH DU LỊCH CAO MIÊN CỦA VIVU CHỤP.
( NHỜ HIỀN CHO ẢNH BÒ THẦN DO VIVU CHỤP LÊN ĐỂ BẠN BÈ CÙNG XEM).

NHÂN DỊP NÀY QH MỜI CÁC XEM QUA VỀ QUAN NIỆM “THẦN” CỦA ẤN GIÁO, TỪ QUAN NIỆM “THẦN GIÁO” NÀY ĐÃ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC CAO-MIÊN QUA CÂU CHUYỆN “HUYỀN TÍCH” ĐẾ THIÊN-ĐẾ-THÍCH VÀ CON BÒ THẦN. NHƯ SAU MÀ QH ĐƯỢC NGHE KHI LÀM VIỆC BÊN THÁI LAN.

VÌ HAI ANH EM ÔNG ĐẾ-THIÊN VÀ ĐẾ-THÍCH LÀ HAI NGƯỜI GIỬ BÒ TRÊN TRỜI. CHO NÊN KHI XUỐNG TRẦN GIAN LÀM VUA XỨ CAO-MIÊN THÌ HAI ÔNG XIN ĐEM THEO CON BÒ THẦN. VÀ TỪ ĐÓ, ĐẤT NƯỚC CAO-MIÊN CÓ NHIỀU LẮM. VÀ NHƯ VẬY XỨ CAO-MIÊN PHẢI PHẢI CÓ NHIỀU ĐỒNG CỎ ĐỂ CHO BÒ ĂN. ĐÂY LÀ ĐỒNG RUỘNG SAU NÀY. BÒ NHIỀU CHO NÊN XỨ CAO-MIÊN BÁN BÒ QUA CÁC QUỐC LÂN CẬN LÀ VIỆT-NAM VÀ THÁI LAN. (HỒI XƯA VIỆT NAM, CÓ LÁI BUÔN BÒ TỪ CAO-MIÊN VỀ QUA NGÕ TỊNH BIÊN ..).
...

quehuong said...

...VỀ SAU NÀY, KHI ĐẾ QUỐC KHMER SUY SỤP, VUA SẢI CỦA THÁI LAN ĐẢ DÙNG PHÁP THUẬT BẮT CON BÒ THẦN CỦA CA0-MIÊN VỀ THÁI, VÀ NHỐT NÓ LẠI TRONG MỘT ĐỀN NHỎ XÂY KẾ BÊN CHÙA VUA CỦA THÁI LAN, NẾU BẠN NÀO CÓ ĐI DU LỊCH THÁI LAN, KHI TỚI TRƯỚC NGÔI CHÙA CỦA VUA THÁI ĐI LỂ, KẾ BÊN TAY PHẢI, TỪ PHÍA TRƯỚC NHÌN VÀO, SẺ THẤY CÓ MỘT CÁI ĐỀN NHỎ ĐƯỢC KHÓA LẠI BẰNG HAI CÂY ĐÓNG TRÉO VÀO NHAU, ĐÓ LÀ CHỔ NHỐT BÒ THẦN CỦA CAO-MIÊN. TỪ ĐÓ XỨ CAO-MIÊN KHÔNG CÒN BÒ NỮA.

GHI CHÚ THÊM. Ở THÁI VÀ MIÊN LÀ NƯỚC CHỌN PHẬT GIÁO LÀ QUỐC GIÁO CHO NÊN CÓ HAI VUA (VUA ĐỜI VÀ VUA ĐẠO. Ở CAO MIÊN GỌI LÀ VUA SẢI).

Theo Ấn Giáo thì Thần Bò Nandi là vật di chuyển của Thần Shiva.
Chúng thấy đa số các nền văn minh Phương Đông đa phần xuất phát từ Ấn Giáo và Bà La Môn.

Từ đó do ảnh hưởng của Ấn Giáo, chúng ta thấy các quốc gia Châu Á thờ phượng nhiều Thần Linh.

Tuy Nhiên theo Ấn Giáo. Chỉ có Ba Vị Thần gọi chung là : Trimurti
Ba vị thần tối cao trong Ấn Độ giáo: Brahma là đấng tạo hóa, Vishnu là đấng bảo hộ, còn Shiva là đấng hủy diệt.[1][2] Cả ba tạo thành bộ tam thần Trimurti.
Thần Brahma (Phạm Thiên) theo thần thoại Hindu là người sáng tạo và lèo lái vũ trụ. Brahma là cha của các thần và của loài người. Trong ý tưởng xưa của người Ấn Độ, thần này cùng với các thần Vishnu, Shiva hợp thành bộ ba gọi là Trimurti.

Vishnu và Shiva là hai thế lực đối nghịch nhau, còn Brahma là một thế lực cân bằng.

Brahma còn là một sự nhân hóa của Brahman (Đại ngã). Ban đầu từ này được dùng để chỉ quyền năng thiêng liêng trong một buổi lễ hiến tế, nhưng sau đó nó được dùng để chỉ quyền năng được gọi là "Tuyệt đối" đằng sau mọi sự sáng tạo.

Thần Vishnu là một trong các vị thần quan trọng nhất của đạo Hindu và là vị thần được thờ cúng rộng rãi nhất. Vishnu cùng với Shiva và Brahma tạo nên bộ ba các vị thần lớn, gọi là Tam vị. Là thần bảo vệ vũ trụ, Vishnu là vị thần uy phong đôi khi dữ tợn. Nhưng nói chung ông là vị thần tử tế và ít gây khiếp sợ hơn thần Shiva nhiều. Những người thờ thần Vishnu, gọi là những "Vaishnava", xem ông là vị thần tối cao. Một trong vô số những tính ngữ của ông là "Thần tối cao". Brahma khái niệm về sự "Tuyệt đối" hay "Thực thể tối cao" của người Hindu, đôi khi được mô tả là Vishnu. Theo một truyền thuyết, một hoa sen từ lỗ rốn thần Vishnu mọc ra trên một cuống dài do Vayu, vị thần gió đầy sức mạnh nắm giữ. Ngồi giữa hoa sen ấy là Brahman, vị thần bắt đầu công việc sáng tạo liền sau đó.
...

quehuong said...

...Thần Shiva là một trong các vị thần chính của Ấn giáo. Thần này được cho là xuất thân từ Rudra, một vị thần nhỏ được thấy trong Rig- Veda, bộ tập hợp thánh ca xưa của người Aryan có niên đại từ năm 1500 đến 900 trước CN. Dường như tầm vóc của vị thần này đã lớn dần lên sau khi hấp thụ một số tinh chất của một vị thần phì nhiêu ngày cưa đôi lúc được gọi là "tiền Shiva". Các hiện thân của thần này, ngồi trong tư thế một Yogi và có liên quan với súc vật, cây cối, được cho là do ảnh hưởng của nền văn hóa sông Ấn vốn có niên đại từ trước năm 1500 trước CN.
Shiva có thể là vị thần tử tế và che chở nhưng cũng là vị thần đáng sợ, có mặt ở các chiến trường và giàn hỏa táng. Ông cũng được thể hiện cổ đeo một vòng đầu lâu. Là thần sáng tạo, Shiva cũng là vị thần thời gian do đó là vị thần hủy diệt, Shiva là vị thần của sự phì nhiêu, sinh sản nhưng ông cũng là một tu sĩ khổ hạnh đã chế ngự được các dục vọng của mình để sống trên ngọn Kailasa của dãy Himalaya, đắm chìm trong thiền định để duy trì sự tồn tại của thế giới.
Mặc dù Shiva đem lại chết chóc nhưng thần này cũng chinh phục cái chết cùng bệnh tật và được cầu khấn mỗi khi chữa bệnh. Đôi khi thần được mô tả như một con người nửa đàn ông, nửa đàn bà. Các phẩm chất và thuộc tính mâu thuẫn được thấy trong vị thần này để biểu trưng cho một vị thần mà ở trong ông mọi sự đối kháng đều được hòa giải. Cả đến cả cái tên của ông, vốn có nghĩa là "Điềm lành" cũng nhằm mục đích hòa giải và làm dịu đi khía cạnh hắc ám trong tính cách đã khiến ông phải mang cái tên "kẻ hủy diệt". Dưới dạng Nataraja, Shiva là "vua vũ điệu" và thường được miêu tả trong điệu bộ này. Ông nhãy múa để sáng tạo ra thế giới, nhưng mỗi khi ông mỏi mệt rơi vào bất động thì vũ trụ lại trở nên hỗn loạn, do đó theo sau giai đoạn sáng tạo là sự hủy diệt. Một tích truyện thần thoại về Shiva dưới dạng Nataraja liên quan đến 10.000 Rishi hay nhà tiên tri. Shiva đến thăm các Rishi chỉ nguyền rủa Shiva và khi nguyền rủa không hiệu quả, họ bèn thả ra một con cọp dữ để xé xác Shiva. Vị thần vĩ đại dễ dàng dùng móng tay lột lấy tấm da con cọp và choàng lên cổ mỉnh làm tấm khăn choàng. Các Rishi lại làm một con rắn độc tấn công Shiva và vị thần này chỉ đeo nó lên cổ mình như một vòng hoa. Cuối cùng, họ cho một gã lùn hung tợn vác gậy tày ra tấn công vị thần, Shiva đáp lại bằng cách đặt chân lên gã lùn mà nhảy múa. Các Rishi sững sờ đứng nhìn vũ điệu tuyệt vời. Cả các cung trời cũng mở ra để cho chư thần có thể nhìn thấy vũ điệu lạ lùng. Cuối cùng các Rishi không thể cưỡng lại nổi trước thần Shiva đang nhảy múa và họ cùng phủ phục dưới chân ngài. Vật bầu trời chính của thần Shiva là "lingam", một khối đá có hình bộ phận sinh dục nam. Một truyện thần thoại kể rằng thần Shiva đến thăm một rừng thông, tại đó có một số hiền nhân đang tu thiền. Các hiền nhân này không nhận ra Shiva mà tưởng đây là một anh chàng đến ve vãn vợ mình nên họ làm cho dương vật của Shiva mất đi. Tức thời, thế giới chìm trong tăm tối và các hiền nhân cũng không còn nam tính nữa. Cuối cùng họ phải cúng lễ vật cho thần Shiva và thế giới trở lại bình thường.
..

quehuong said...

...Shiva thường được thể hiện với bốn cánh tay và một con mắt thứ ba, con mắt nội quán, ở giữa trán. Ông thường đeo một con rắn trên cổ làm chiếc vòng, một con nữa ở ngang hông và nhiều con quấn quanh cánh tay. Ông cũng có khi được mô tả mình lấm đầy tro để tượng trưng cho sự tu hành khổ hạnh của ông, cổ họng ông có tên là Nilakantha, hay "cổ họng xanh" do vai trò quan trọng của ông trong công việc khuấy đảo đại dương. Theo một chuyển kể dân gian, trong cuộc khuấy đảo này, các vị thần đã dùng con rắn lớn là Vasuki làm sợi dây thừng xoay tròn ngọn núi Mandara và khuấy đảo đại dương vũ trụ để tạo ra nước cam lộ, thứ thuốc trường sinh bất tử. Tuy nhiên con rắn quá mệt nên cuối cùng đã phun nọc độc ra, đe dọa tiêu diệt cả muôn loài. Shiva bèn đến tiếp cứu, ông dùng miệng mình hút hết nọc độc của con rắn, cho nên cổ họng ông bị thâm tím. Shiva là cha của vị thần đầu voi Ganesha và của chiến thần Karttikeya. Vật cưỡi của ông là con bò mộng Nandi. Vợ ông hay Shakti (năng lượng nữ) của ông có tên là Parvati trong hình thái dịu dàng của bà. Các hình thái khác của bà này là Uma duyên dáng, Bhairavi hung tợn, Ambika tạo sinh, Sati hiền thục, Gauri sáng chói, Kali hắc nương, Durga bí hiểm.
Một truyền thuyết kể lại chuyện Shiva có thêm con mắt thứ ba là do một đùa nghịch ngợm của Parvati. Trong lúc Shiva đang tham thiền trên ngọn Kailasa, Parvati rón rén đến đằng sau ông đưa tay bịt mắt ông lại. Tức thì mặt trời mất sáng và mọi sinh vật đều run rẩy sợ hãi. Đột nhiên con mắt thứ ba nóng cháy hiện ra trên trán Shiva, xua tan bóng tối. Lửa từ con mắt ấy vọt ra chiếu sáng chói chang toàn cõi Hymalaya. Parvati bàng hoàng sửng sốt. Sau đó, Shiva tội nghiệp cho sự đau khổ của nàng nên đã phục hồi lại vẻ đẹp của các ngọn núi như cũ.

QH sưu tầm

Suong Mai said...

Làm gì mà ở lâu hơn hả Vivu, cũng một tua bốn ngày và ba đêm mà thôi. Thong thả rồi SM sẽ kể chuyện thêm tiếp tay với bạn, vì chọn ngày cuối từ cửa ngõ Siem Reap về lại SG bằng máy bay nên SM có một buổi sáng ghé qua làng VN trên sông Tonle Sap . Với hình ảnh mới nhất có lẽ sẽ viết riêng một bài mới sau Vivu , còn ở đây vẫn còn nhiều điều mà.

Unknown said...

PC xin chỉ điểm một trang web du lich bằng hình ảnh rất thú vị cho những bạn có kinh nghiệm về computer. Vào đây các bạn sẽ tìm thấy những show dưới dạng Picture to Exe của một số nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đi du lịch khắp nơi trên thế giới ghi hình và làm show chuyên nghiệp.
Chúc các bạn vui với ....tuổi đôi mươi.

Du Lịch bằng hình ảnh

Trong đây có vài show về xứ chùa tháp rất tuyệt để bổ xung cho chuyến du hành của 2 bạn VIVU và Sương Mai cũng thú vị.

(download file ZIP vế máy>>>mở file zip sẽ có file EXE và RUN nó)

sao... said...

Hôm nay mùng 5 tháng 5 Âm lịch là Tết Đoan Ngọ, cái Tết quan trọng thứ hai sau Tết Nguyên Đán đối với những gia đình Việt Nam.
Nhưng thôi, chúng ta đã đề cập nhiều đến ngày nầy ở những năm trước, chỉ nhắc khơi thế thôi để ai đã từng ngậm miếng bánh ú lá tre trong miệng sực nhớ lại để...thèm chơi!

Nhân Vivu đề cập tới cách đếm của người Miên, xin lạm bàn theo sự hiểu biết dân dã về cách đếm của người miền Tây Nam Bộ một chút.
Theo tài liệu của bạn QUÊ HƯƠNG thì “miền Tây Nam Bộ (lục tỉnh thời Pháp Thuộc) có nhiều nơi vẫn còn xài chục 16 vì đây vẫn là vùng đất của Thủy Chân Lạp ngày xưa (Campuchia ngày nay)”.
Khi tui vừa lớn lên ở đất Sè-Goòng thì trái cây người ta luôn luôn bán tính theo chục đủ đầu. Không rõ là do ảnh hưởng của vùng đất Thủy Chân Lạp còn lưu lại trong tập quán của người Miên hay do cuộc sinh sống đặc thù miền đồng bằng mà nảy sinh ra cách đếm như vậy?

Trái cây từ nhà vườn đến tay người tiêu dùng đều ở một mức giá như nhau. Thí dụ như một chục quýt thời đó giá ở nhà vườn là 10 đồng thì những bà nội trợ đi mua ở chợ cũng chỉ có 10 đồng thôi. Nếu nói vậy thì những người đi buôn người ta è lưng ra mang sản phẩm đến tận chợ người ta làm công không sao? Ai có cho không ai cái gì bao giờ? Phải có một lợi ích nào đó người ta mới làm chớ!
Từ nhà vườn trong sâu, chủ vườn đếm cho các thương lái một chục tính 16. Các thương lái chuyển ra ngoài đường lộ bằng ghe sẽ tính lại với người tiếp theo một chục tính 14. Những người nầy đem về bán lẻ ở các chợ sẽ tính chục 12 (còn gọi là chục đủ đầu). Như vậy qua mỗi lần trung gian người bán sẽ được hưởng 2 trái nhưng giá cả không đổi. Tuy nhiên, vẫn có những tay ma mãnh chỉ tính chục 10 trái. Ai có thắc mắc thì họ nói “Em chỉ lời có 2 trái đầu thôi!”.

Đó là những điều tui thực sự mắt thấy tai nghe.

sao... said...

Nhưng từ sau năm 1975 miền Nam bị “tràn ngập”, toàn bộ bối cảnh sinh hoạt của xã hội đã có những thay đổi cơ bản đáng kể.
Khi vừa ngừng cuộc rong chơi trở về, tui đã thực sự kinh ngạc khi thấy người ta bán những nhánh củi nhỏ được bó bằng những sợi dây thun lại được...tính bằng ký (!). Theo cách đo lường trước đó mà chúng ta được biết, những vật thể rắn mà khối lượng có thể đo được thì người ta tính bằng thể tích, những cái không đo được thì tính bằng trọng lượng, những vật thể lỏng thì tính bằng dung tích.
Nếu nói về củi tức là một vật thể rắn nhưng không thể đo được người ta tính bằng xi-te rồi căn cứ theo đó mà phân nhỏ ra mớ chớ chẳng ai tính bằng trọng lượng bao giờ. Ấy vậy mà người ta cũng làm được và xã hội đành phải chấp nhận thôi. Hầu như hiện nay tất cả mọi sản phẩm nông nghiệp đã được tính bằng trọng lượng hết, trái cây không còn tính chục, lúa không còn tính giạ nữa. Và đối với những mặt hàng phải tính bằng cách đếm cái thì chỉ tới chục bằng mười là hết. Tuy vậy, trong cách sinh hoạt buôn bán đặc thù của người Hoa vẫn còn tồn tại chuyện tính bằng “lố”, theo tiếng miền Bắc gọi là “tá” (12 cái).

Bây giờ thì những cái cân bàn, cân xách đã không còn tồn tại nữa rồi. Đi đâu cũng thấy những cái cân đồng hồ rất tiện dụng mà nhãn hiệu cân Nhơn Hòa rất có uy tín về sự chính xác.
Nhưng từ khi có lớp người nhập cư từ miền Bắc tràn vào buôn bán lẻ để mưu sinh, xã hội miền Nam lại phải chịu một sự thay đổi lớn nữa. Tất cả những chiếc cân đồng hồ đã được kiểm định bởi cơ quan hữu trách Nhà Nước đã được họ hô biến theo cách tính của họ. Món hàng đặt trên dĩa cân rõ ràng cây kim chỉ ở vạch 1 kg, nhưng đem về nhà cân lại chỉ còn 850 gr. Từ ngoài lề đường, thói biển lận đó đã ăn lan vào các chợ. Người ta ăn gian thì tội gì tui không ăn gian? Tất cả mọi người đành bấm bụng sống chung với thói biển lận và phải chấp nhận chớ biết sao bây giờ khi chính quyền đã bó tay chịu phép rồi.

Lại nói thêm một chút về chuyện chất lỏng khi đo lường thông thường người ta dựa theo dung tích. Nhưng khi đọc trên báo đề cập tới giá nhiên liệu nhập khẩu thì thấy sản phẩm chất lỏng ấy được tính bằng tấn. Mới đầu tui cũng hơi ngạc nhiên nhưng cũng hiểu ra. Đối với các loại nhiên liệu, khi thay đổi nhiệt độ lên cao thì thể tích giãn nở nhưng trọng lượng không thay đổi. Tính vậy cho chắc ăn!
Khi nhập về thì tính bằng tấn, đến khi chiết ra cho các xe bồn giao cho cây xăng lại tính bằng lít. Phù phép với nhau cả! Có ngu mới đi đổ xăng vào giữa trưa trừ trường hợp hết xăng bất tử giữa đường.

sao... said...

Tặng Quý Bà khúc sau của bài viết trích dẫn.

Cứ đến ngày mùng 5 tháng 5, trên đất Sài thành phồn hoa lại xuất hiện những chiếc bánh ú lá tre dân dã ở khắp các chợ. Ngược dòng thời gian, theo truyền thống Việt Nam trong ngày tết diệt sâu bọ này, dân ta còn có những món ăn dân dã khác, đậm đà hồn Việt.

Nửa năm tròn trịa

Xuất phát từ ý nghĩa trọn vẹn, đoàn viên, trải qua nửa năm tròn trịa, trong ngày mùng 5 tháng 5 dân Việt có món cơm rượu và chè trôi nước để dâng cúng ông bà.
Theo quan niệm xưa, ăn cơm rượu để diệt sâu bọ (giun sán) trong đường ruột.
Ở hai miền Nam – Bắc cơm rượu cũng khác nhau.
Cơm rượu miền Bắc làm bằng nếp lức có màu nâu đất, dạng tơi và hạt cơm rượu vẫn còn đủ cứng để khi ăn có thể nhấm nháp từng hột cơm thấm đẫm vị rượu.
Còn cơm rượu miền Nam được làm bằng nếp dẻo, sắc trắng đẹp được rắc men rồi vò viên tròn. Riêng cơm rượu Gò Công thì được nắn theo dạng khối vuông hoặc hình chữ nhật, mang ý nghĩa vuông tròn. Cơm rượu thường ăn kèm với xôi vò. Ở Sài Gòn, muốn ăn món gì ra chợ mua là có. Nhưng, với những người lớn tuổi thường tự tay làm cơm rượu ở nhà để tạo không khí gia đình và cũng để con cháu gìn giữ truyền thống.

Món chè trôi nước miền Nam được làm từ bột nếp, nhân đậu xanh trộn dừa nạo, thêm chút hành lá và mỡ heo. Trẻ con thì lại thích nhất là những viên nhỏ xíu, tròn vo. Ngày xưa, ông bà nấu chè trôi nước bằng đường thẻ, chè có màu vàng mượt mà. Ngày nay, chè trôi nước nấu bằng đường cát trắng nên chè có màu trắng tươi cũng khá hấp dẫn. Một số người muốn giống vị xưa thì nấu bằng đường thốt nốt. Chè trôi nước ăn với ít mè rang, giới trẻ thích béo thì chan thêm nước cốt dừa.

Dân dã hồn quê

Tết Đoan Ngọ người Hoa hay người Việt đều có món bánh ú lá tre. Nhưng, bánh ú lá tre của người Hoa có nhân thịt, hột vịt muối, lạp xưởng...không có hương vị chân chất, thấm đẫm hồn quê như bánh ú nước tro của người Việt.

Bánh ú nước tro của người Việt nho nhỏ, gói bằng vài chiếc lá tre đơn sơ bên ngoài. Nếp gói bánh được ngâm với nước tro, khi nấu chín, hạt nếp hoà thành bột, tạo thành khối vàng nâu trong suốt. Bánh có hai loại, loại nhân đậu và loại không nhân chấm với đường. Kiểu ăn bánh ú không nhân chấm với đường thể hiện rõ nét văn hoá ẩm thực dân dã của người Việt. Những người lớn tuổi kể rằng, ngày xưa tay cầm miếng bánh ú cắn một miếng, tay kia cầm miếng đường thẻ nhấp một chút, vị bánh hoà với đường, ngon sao lạ kỳ. Ngày nay, thời đại của công nghệ, người ta ăn bánh ú chấm đường cát trắng.

Cứ đến tháng 5 âm lịch là rộ mùa ốc gạo. Có lẽ vì vậy mà ốc gạo cũng trở thành món ăn truyền thống trong ngày diệt sâu bọ. Hai nơi có ốc gạo nổi tiếng ngon là cồn Phú Đa (Bến Tre) và cồn Tân Phong (Tiền Giang). Con ốc ở hai nơi này vào đúng mùa độ béo, giòn hơn hẳn các nơi khác. Ở cồn Phú Đa, không hổ danh xứ dừa, chỉ với một loại nguyên liệu là ốc gạo mà người dân nơi đây chế biến ra không biết bao nhiêu là món. Đầu tiên là món gỏi cuốn ốc gạo. Thịt ốc gạo, rau thơm, bún tươi, dừa vừa nám vỏ nạo sợi, cuốn bánh tráng chấm tương xay, thiệt đơn sơ mà ngon lạ lùng. Để món ăn có hương thơm vị béo của dừa hơn nữa, người ta còn cho thêm nước cốt dừa vào tương chấm. Kế đến là ốc gạo um nước dừa, ốc xào củ hũ dừa, bánh xèo nhân ốc gạo củ hũ dừa... mang đậm sắc thái đặc trưng vùng Phú Đa.

Còn người dân Tân Phong lại có món ốc gạo luộc đơn sơ, ăn hoài không ngán. Bởi con ốc gạo vùng này vốn đã ngon sẵn rồi, chỉ cần luộc vài phút, thêm vài cọng sả, canh cho con ốc vừa chín tới là đã có món ốc gạo thơm ngát. Ăn kiểu thôn quê thì ra vườn tuốt vài cọng lá dừa hoặc bẻ gai bưởi làm kim lể ốc, chấm nước mắm gừng, nhai chầm chậm để tận hưởng vị giòn ngọt, đậm đà của thịt ốc.

Ngoài ra, dân miệt trái cây Tiền Giang còn có món ốc gạo trộn gỏi đu đủ hoặc món cháo ốc gạo hành nóng hổi, thơm phức. Thành thị hơn có món ốc gạo chấy tỏi, ốc gạo tiềm thuốc Bắc...thiệt thèm!

Quang Tâm – Minh Cúc

Phạm Như Thương Bmt said...

Bạn thơ s@ nhắc nhở đến Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 làm NT nhớ đến một kỷ niệm ngàn đời không quên !
Thuở ấy ... hễ bất cứ buôn bán món gì trên chuyến xe đò đều được gọi là buôn lậu ! Vì thế ngay ngày Tết Đoan Ngọ này, NT đi chợ thấy Bánh Ú Nước Tro lại nhớ đến những chùm Bánh Ú Nước Tro buôn lậu năm xưa trên chuyến xe Bến Tre - Saigon
Mà thật ra trong những chùm bánh ú ấy có "nhưn" đường cát trắng hay gạo !!! Vậy là các bạn nhớ ra chưa ? Chữ buôn lậu cũng chả phải là Oan Thị Mầu chi ...
Vô đường cát trong một bao nylon ở trong, bên ngoài là bao giấy, dùng chiếc đũa ăn cơm thọt thọt xuống cho dẻ dặt và kết quả là cục đường rất nhỏ nhưng nặng như cục sắt ! Đường ở Saigon bán cân kí lô mà ...
Xong rồi phủ cục đường "sắt "ấy bằng những chùm bánh ú tháng 5 ! Bỏ hết vô một cái bao đệm dấu đâu đó mà chỉ có tài xế, thằng lơ xe và chủ nhân biết ...Nếu có một người nào đó biết được thì kể như cục đường và bánh ú lên thiên đàng luôn ...
Nếu ta thắng, ta sẽ buôn 1, bán lời gấp 3, bán đường thôi, còn bánh ú là làm quà cho vui ! Nếu ta thua, thì ...hết vốn !!!
Có một ngày mùng 5 tháng 5 NT đã bị cụt vốn như vậy ....
Ngồi khóc hu ... hu ... và nhớ mãi cái ngày cả gia đình ăn bánh ú nước tro trừ cơm ...

Suong Mai said...

Nếu không được nhắc đúng là quên luôn Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 năm Nhâm Thìn rồi, SM nhìn lại cuốn lịch Ta đã hơn một tháng rưỡi rồi chưa xé lịch. Những món ăn truyền thống, quen thuộc thiệt là khó kiếm ở một thành phố nhỏ quê người , nếu muốn ăn vài cái bánh ú nước tro có chút nhân đậu xanh ( không hảo bánh ú chấm đường ) phải lái xe ít nhất một tiếng đồng hồ đó bạn Sao ơi. Năm nay tết ĐN lại nhằm vào thứ bảy hẳn là mọi gia đình nơi quê nhà có thêm thời gian chuẩn bị được chu đáo hơn, qua internet SM thấy cảnh phố xá đông người bày bán những mâm những giỏ bánh tro đầy ắp tận lề đường. Tại thành phố tìm tro ở đâu mà làm bánh ú nếp trong đây ? Cơm rượu theo kiểu miền Bắc hay miền Nam SM đều thích hết , ngọt ngào thơm hương vị cay cay nồng nàn của rượu.
NT đi buôn bán chỉ thấy toàn là huề vốn với lỗ mà thôi, SM biết phận mình cũng y chang như vậy, vốn bỏ ra cứ cạn dần mà nợ chẳng hề đòi được người ta đành rút lui nghề ấy vậy.
Bạn Sao mà không bận coi đá banh Châu Âu thì thế nào cũng có một phóng sự nhỏ phải không?

coxanh said...

Cỏ xanh cũng đi CAMPUCHIA, nhưng đi qua cửa khẩu LỆ THANH thuộc tỉnh PLEIKU. Xin bổ sung một chút với VIVU nhé.
Đi đường này là đường rừng, dân cư thưa thớt, chỉ thấy bạt ngàn là cây cao su của tổng công ty cao su VIỆT NAM, HOÀNG ANH GIA LAI...Ở đây, địa đầu biên giới của CAMPUCHIA, nhưng rất được VN ưu ái, trồng cao su trùng trùng điệp điệp...và đã được xây dựng những khu nhà ở miễn phí cho công nhân CAM, nhất là những công nhân tự nguyện sinh cơ lạp nghiệp tại đây, mà là dâu hoặc rể của VN thì càng được ưu tiên nhiều...Vùng này khá sầm uất vì cao su thời gian qua rất có giá.
Khoảng 3g chiều chúng tôi đến NAM VANG , nhận phòng tại khách sạn Naja wold xong là vội vã thăm Hoàng Cung, đức vua Campuchia vẫn còn độc thân, rất đẹp trai, mới 56 tuổi, là cháu ngoại của VN, mang 3 dòng máu VIỆT-ĐỨC-CAMPUCHIA. Thấy cờ xanh cắm trước cung đức vua, tôi chợt thấy tiếc vì chưa kịp trút bỏ bụi đường xa, điểm phấn tô son lai, biết đâu lại lọt vào tầm nhắm của nhà vua thì lên chức Hoàng Hậu ngay tắp lự.hi.hi.hi...
Trong HOÀNG CUNG có chùa Bạc, ở đó gạch lót sàn toàn bằng bạc,có tương phật bằng Ngoc Bích và nhiều tương phật khác và các vật dụng toàn bằng vàng. Có một cung do NÃ PHÁ LUÂN xây dựng và tăng lại Hoàng Gia sau chuyến viếng thăm của ông.
Một đêm ở naja wold tôi đánh bài thua mất 20đô, đau đứt ruột vì thấy mình ngu si. Naja wold là sòng bạc tầm cỡ quốc tế.
Hôm sau, chúng tôi thẳng tiến SIÊM RIỆP thăm ANGKOR WAT, ANGKOR THOM,BAYON...VIVUđã kể và phụ họa chi tiết về hình ảnh...
Ngắm kỳ quan không khỏi khâm phục bàn tay tài hoa của vua JAYAVARMAN VII, mà dân CPC đã lập đền thờ ông với pho tượng cụt tay, để tôn vinh cho đôi bàn tay thiên tài có một không hai của ông.
SIÊM RIỆP hoàng cung cũ của CPC, nơi qui tụ đền đài nổi tiếng. Đến nơi này, nhìn lại VN , tôi thấy đất nước mình chẳng có có gì, cho dù vẫn tự hào 4000 năm văn hiến.
Tôi thích nhất là lên đài ngắm hoàng hôn trên dỉnh đồi ở SIÊM RIỆP.Đài này, có 4 đường lên đỉnh, phải leo lên những bâc thang bằng đá tảng khá nhỏ , các ông Hoàng bà Chúa ngày xưa phải leo qua 7 tòa tháp mới lên đến đài, để cầu phúc cho quốc thái dân an, quả là cam đảm và có một sức khỏe phi thường.
Ở dây đền đài nào cũng có sân khấu bằng đá để dành cho điệu múa APSARA tế thần, do các mỹ nữ biểu diễn. Tôi thấy hơi hoài nghi, tế thần hay để dành cho vua chúa ngắm người đẹp? Làm vua sướng thật hưởng thụ mọi cái đều hợp pháp...
Từ SIÊM RIỆP về đến cửa khẩu MỘC BÀI phải qua 5 tỉnh, hai bên đường toàn là những ngôi nhà sàn truyền thống, rèm xanh, rèm đỏ giữ được sắc thái riêng của dân tộc.
Có một điều đáng nói ở CPC là nếu thất nghiệp thì lên chùa mà sống, chẳng phải lo chết đói nên hầu như không có người ăn xin và tất cả nam giới đều phải qui y cửa phật,tu thân để trả công ơn cha mẹ, rồi mới hoàn tục lập gia đình.
Viết một chút, để nhớ về chuyến đi, và nếu có dịp sẽ quay lại CPC lần nữa để hưởng cái cảnh thanh bình rất xa xưa mà mình đã trải qua...

Suong Mai said...

Như vậy là tiện cho người du lịch Campuchia từ các tỉnh cao nguyên quá , bây giờ đường xá được chỉnh trang thông thương dễ dàng hơn. CX bắt đầu rời từ BMT mấy giờ mà tới khoảng 3 giờ chiều đã tới Nam Vang? Tin đặc biệt này SM chưa biết đó là Đức Vua đẹp trai, 56 tuổi mà vẫn độc thân, lạ nhỉ , vì Người cao cả sang trọng hãy cứ trên ngai vàng cho thần dân ngưỡng mộ đừng là của riêng một ai, hay khó tính quá hay…có những nỗi niềm gì chăng ? QH làm ơn cho thêm tin tức rộng hơn về chuyện này. SM còn nhớ một cô bé Đại Hàn mặc một quần thật ngắn rất trẻ trung, khi các nhân viên phục vụ tại khách sạn biết cô bé chuẩn bị đi thăm hoàng cung liền nhắc nhở ngay lập tức vì du khách vào thăm viếng chùa Vàng chùa Bạc phải ăn mặc chỉnh tề, vào bên trong chùa sàn được lót bằng bạc , giày dép để ngoài không chụp ảnh quay phim. Thoạt nghe lời giới thiệu SM cũng đinh ninh hai ngôi chùa riêng biệt nhưng tới nơi mới biết chỉ là một mà thôi. Du khách và ngay cả người dân trong nước nườm nượp viếng chùa hàng ngày được ngắm nhìn tượng Phật vàng gắn kim cương, Phật ngọc và rất nhiều tượng Phật khác cùng đồ quý giá. Không biết gọi là ngai vàng có đúng không, vì cái ghế dát vàng của Vua ngồi trong một tấm hình SM thấy thấp thoáng 8 người tựa lên những thanh dọc mà khiêng trong ngày đăng quang. SM không có đủ thời gian để ý chi tiết toàn khu vực hoàng cung nên xin kèm theo đây thêm sưu tầm đặc sắc tiện cho các bạn tìm hiểu thêm khi chưa có dịp ghé nơi này.

Suong Mai said...

CHÙA VÀNG CHÙA BẠC Ở PHNOM PEN
Phúc Trung


Chùa Phật Ngọc Lục Bảo (Wat Preah Keo Morokat), Trước kia người ta gọi là Wat Uborsoth Rothannaream là nơi nhà vua tổ chức Thọ Bát Quan Trai Giới hay hoàng tộc và những quan triều thần tổ chức lễ Phật giáo, chùa có tên là Wat Preah Keo Morokat là lấy tên của một Phật tử ở một chùa đã tạc tượng từ đá quí hợp lại thành "Keomorakot". Người Tây Phường thường gọi là Chùa Bạc, người Việt gọi là Chùa Vàng chùa Bạc. Chùa được xây bằng gỗ dưới thời vua Preah Bat Samedech Preah Norodom năm 1892 phỏng theo kiến trúc của người Cambodia, đến năm 1902 chùa được tháo dở ra xây cất mới với gỗ và gạch, tổ chức khánh thành vào ngày 5 tháng 2 năm 1903, cũng dưới triều đại vua Norodom, là một ngôi chùa danh tiếng của Cambodia, vì chùa có nhiều tượng Phật quí và các báu vật.
Chùa cũng dùng để nhà vua cầu nguyện, hành thiền không có Sư trụ trì. Chỉ có độc nhất một lần quốc vương Norodom Sihanouk ở đó tu tập trong 3 tháng, bắt đầu vào ngày 31 tháng 7 năm 1947. Khi có đại lễ Phật giáo nhà vua mời những vị Sư ở các chùa xung quanh thủ đô Phnom Penh tới hành lễ hoặc thuyết pháp. Năm 1962, chùa xây cất gỗ lâu ngày đã hư hoại, dưới sự hướng dẫn của Hoàng thái hậu Kossomak Nearyreath, Sihanouk đã xây cất lại bằng xi măng, các cột được ốp đá của Ý Đại Lợi, nền chùa được lát đến 5329 miếng bạc, mỗi miếng bạc đều làm thủ công và có trọng lượng 1,125kg, nên được gọi tên là chùa Bạc. Chùa còn được gọi là chùa Vàng vì có pho tượng Phật Di Lặc bằng vàng ròng. Ngôi chùa có chức năng văn hoá và lưu giữ bảo vật tôn giáo hơn là chức năng thờ cúng, chứa đựng hơn 1050 báu vật có giá trị toàn là vàng, bạc, đồng hay vật liệu có giá trị, do vua, hoàng hậu Kossomak Nearyreath, các quý tộc và hoàng gia. hay những người khác đến dự những buổi cầu nguyện tại chùa, dâng cúng để cầu cho hòa bình, hưng thịnh và hạnh phúc cho sự bảo tồn truyền thống văn hóa đến các thế hệ tương lai của người Cambodia. Ở chính giữa trên cao là tượng Phật làm bằng ngọc xanh. Ðây là tượng Phật ngồi cao chừng 30cm. Hiện giờ trên thế giới chỉ có mấy nước như Thái Lan, Tích Lan, Miến Ðiện... nay có thêm tượng Phật Ngọc ở Úc, là những nơi có tượng Phật làm bằng ngọc xanh như ở đây. Trước tượng Phật ngọc là tượng Phật Di Lặc đứng, được vua Preah Bat Samedech Preah Sisowath đúc bằng vàng ròng năm 1904, theo di huấn của vua Norodom, tượng nặng 90 kg, được gắn 2086 viên kim cương, trong đó có viên kim cương 25 carat trên vương miện và viên kim cương 20 carat ở ngực.

Suong Mai said...

Bốn bức tường xây chung quanh ngôi chùa có mái che, trình bày những bức tranh về sử thi Reamker (phiên bản Khmer hóa từ sử thi kinh điển Ramayana của Ấn Độ), tính ra dài đến 642 thước và cao 3 thước. Một số phần của bộ tranh tường này đã bị hư hỏng do thời tiết, nhất là phần dưới khiến cho du khách chiêm ngưỡng những bức tranh không trọn vẹn.
Những bức tranh tường này được vẽ vào năm 1903-1904 do một nhóm sinh viên dưới sự chỉ đạo trực tiếp của hoạ sỹ Vichitre Chea và kiến trức sư Oknha Tep Nimit Thneak. Nơi đây được sử dụng làm chỗ học kinh điển của những nhà sư, trước khi có trường dạy Pali năm 1930.
Có những kiến trúc khác cũng phụ thuộc vào chùa, như có một Thư viện nhỏ ở ngay cạnh chánh điện tàng trử tam tạng kinh điển Pali.
_ Ở phía trước chùa có nhà tôn tượng vua Norodom (1834-1904), bức tượng do vua Napoleon III tặng, tượng vua Norodom cưỡi ngựa, hướng mặt về phía trước, được những nghệ nhân Pháp tạc năm 1875 tại Paris và đặt trên phần đất ngôi chùa năm 1892.
_ Trước tượng Norodom, ở hai bên có hai tháp là lăng mộ của vua Ang Duong và Norodom.
_ Tháp mộ vua Ang Duong (1845- 1860) được xây dựng năm 1908, nhà vua này được coi là người đặt nền móng cho triều đại hiện nay và là ông 4 đời của nhà vua Sihamoni hiện nay.
_ Tháp mộ vua Norodom (1834-1904) được xây dựng năm 1908 và là nơi chứa đựng hài cốt nhà vua Norodom
_ Ở phía sau chùa có tháp mộ vua Norodom Suramarit và hoàng hậu Kossomak Nearireath được xây dựng năm (1955-1960, là cha, mẹ của vua Sihanouk cũng là ông, bà nội của quốc vương Sihamoni.
_ Bên hông chùa có tháp mộ công chúa Kantha Bopha là con gái yêu quý của nhà vua Sihanouk, công chúa Kantha Bopha mất năm 1952 khi được 4 tuổi do bệnh bạch cầu, tháp mộ được xây năm 1960
_ Tòa nhà Dhammasalas, nơi dành cho chư Tăng tụng kinh trong dịp lễ Phật hay để hoàng gia tiếp khách.
_ Đồi Mondop là một quả đồi nhân tạo nhỏ tượng trưng cho núi Kailassa, trên đỉnh có ngọn tháp là gian thờ, có chứa đựng một dấu chân của đức Phật và 108 tượng nhỏ, diễn tả 108 kiếp trước khi đức Phật chứng quả.
Keong Preah Bat là ngôi nhà chứa dấu chân của bốn vị Phật và Phật Di Lặc.
_ Ngay sau chùa có mô hình Angkor Wat, di tích của nền văn minh, văn hóa chịu ảnh hưởng đạo Phật của dân tộc Khmer.
_ Tháp chuông ở một góc phía sau, chuông đánh lên khi đóng hoặc mở cửa chùa hoặc trong các buổi lễ.
_ Ngôi chùa Bạc to lớn và đẹp đẽ cả về nghệ thuật lẫn kiến trúc, nó thể hiện lối kiến trúc tiêu biểu của kiến trúc chùa tháp Campuchia, chứa rất nhiều tượng Phật quí và những thứ châu báu, được coi như là quốc bảo của vương quốc Camdodia.

Tổng hợp theo Internet
Louisville 7-4-2011

quehuong said...

Banteay Srey (Campuchia):

Biểu tượng của điêu khắc thời kỳ Angkor

Chỉ có hai ngôi đền được chọn làm biểu trưng trong tổng số 1.800 ngôi đền được xây dựng dưới thời kỳ Angkor (thế kỷ 9 đến 15).
Nếu như đền Angkor Wat là biểu tượng về kiến trúc bởi lối xây dựng hoành tráng, đồ sộ, thì đền Banteay Srey chính là đại diện cho kỹ thuật điêu khắc đạt đến tuyệt đỉnh suốt thời kỳ Angkor.

Cách Angkor Wat tỉnh Siem Reap 35km, với khoảng nửa giờ xe chạy là đến được đền Banteay Srey trong khu quần thể công viên Angkor (rộng đến 55 cây số vuông). Ngôi đền nghìn năm còn đó, nổi bật nhất trong số ngàn ngôi đền của đế chế Angkor. Bởi nếu so sánh hầu hết các ngôi đền khác đều được xây dựng bằng gạch nung, hoặc đá sa thạch xanh, chỉ duy nhất Banteay Srey được xây toàn bộ bằng đá sa thạch hồng. Chất liệu xây dựng ngôi đền đã là một nét độc đáo, một sự khác biệt đầu tiên của Banteay Srey, nhưng nếu nói về vẻ đẹp của Banteay Srey, đó chưa phải là tất cả.
...

quehuong said...

...Đền đài được xây dựng dưới thời kỳ Angkor thường do những vị vua xây dựng lên, với Banteay Srey lại là sự khác biệt. Ngôi đền do một vị đạo sĩ Bàlamôn xây nên vào năm 967 trong suốt hai triều vua Ragjanravarman (dịch nghĩa là: người được thần Mặt trăng phù hộ) và Jayavarman V (người được thần Chiến thắng phù hộ), để dành tặng nhà vua Jayavarman V. Banteay Srey có ba tháp chính, tháp giữa tượng trưng cho vị thần Shiva, hai tháp nhỏ hai bên là tượng trưng thờ thần Vishnu và Brahma. Tuy chỉ là ngôi đền có diện tích nhỏ so với các công trình khác, nhưng Banteay Srey là tượng trưng cho vẻ đẹp trong điêu khắc của Campuchia ở mọi thời đại, đặc biệt là thời kỳ Angkor.

Trong ngôn ngữ Campuchia, Banteay nghĩa là “đền” và Srey là “phụ nữ”, Banteay Srey – vẻ đẹp của đền người phụ nữ. Có rất nhiều hình tượng điêu khắc thiếu nữ trên vách đá trong đền. Những thiếu nữ với vẻ đẹp huyền bí, duyên dáng, vẫn ngàn năm đứng đó và được xem là biểu tượng cho vẻ đẹp của người phụ nữ thời kỳ Angkor. Nhìn từ bên ngoài, Banteay Srey có cổng vào rất giống với kiến trúc xây dựng cổng ở đền Preah Vihear – giáp biên giới Thái Lan, với những chóp cổng đặc trưng cong vút. Đền hiện được bảo quản tốt và còn khá nguyên vẹn, cũng với lối kiến trúc tương tự như các đền đài khác của thời kỳ Angkor, gồm cổng đền, hành lang, thư viện hai bên hành lang ngay sau cổng đền, sau là đền chính. Hiện ở Banteay Srey, hai thư viện đã sụp đổ.

Điêu khắc ở Banteay Srey tinh tế, tỉ mỉ và sắc sảo đến độ không ngờ, và người ta lý giải rằng, chỉ có niềm tin vào thần linh mãnh liệt mới khiến con người có những cảm xúc thăng hoa để tạo nên những công trình có một không hai như Banteay Srey.

Ở Banteay Srey, mỗi mảng tường, mỗi nét điêu khắc lại góp phần diễn tả một câu chuyện độc đáo. Ngoài những nét điêu khắc như rắn thần Naga, mặt Kala (tượng trưng cho sự trường sinh bất tử), thần gió Rehu, thần lửa Agni, còn là những thần tích đi liền với sử thi. Đây là Krisna trong bộ sử thi Mahabharata, hoá thân của thần Vishnu thành một người thanh niên, hạ giới để làm hai việc, một là giết Kamsak – vị hoàng tử bất hiếu vì muốn được làm vua đã giết bố mẹ cùng người anh em của mình, và bắt những người thân giam cầm trong hoàng cung. Thần Krisna đã chém đứt đầu Kamsak để giải thoát người trong hoàng tộc. Việc thứ hai, thần Krisna phải giết chết con quỷ đã nhận được lời chúc tụng trường sinh bất tử của thần Indra. Do trường sinh bất tử, nên con quỷ rất kiêu căng, phá hoại nhân loại, dù bị phân thây ra từng mảnh nhưng con quỷ vẫn có thể tái hình lại. Để giết quỷ, Krisna đã xé con quỷ ra làm hai, và lấy một mảnh cơ thể để ở một nơi khác nên quỷ mới chết.
Trước đền chính ở Banteay Srey, hình tượng bò thần Nandi đã bị kẻ xấu đục đi phân nửa, trên cổng đền là tượng thần Shiva với vũ điệu Ravanda được chạm khắc rất uyển chuyển, tinh tế. Cạnh đó còn có câu chuyện giải cứu nhân loại thoát khỏi sự thiêu huỷ của thần lửa Agni. Ngọn lửa thiêu cháy thế gian, khiến con người, muông thú hỗn loạn, nhân loại đau khổ… không ai dập tắt được, các vị thần cầu khẩn thần Indra để dập tắt lửa thiêng. Thần nhận lời vì thấy sự khổ đau của con người và muông thú. Dùng voi lấy nước thần phun xuống dập tắt lửa.
...

quehuong said...

...Những câu chuyện, những hoa văn, chi tiết, đề tài trang trí đều được thể hiện bằng những nét chạm trên đá cực kỳ điêu luyện. Người ta nhận định rằng nét điêu khắc của Banteay Srey gần với kỹ thuật chạm khắc trên vàng và gỗ hơn là trên đá. Chính sự tài hoa của những nghệ nhân đã tạo nên cho quần thể đền Banteay Srey một sức cuốn hút kỳ diệu, như hớp hồn tất cả những ai từng một lần chiêm ngưỡng nghệ thuật điêu khắc nổi bật nhất trong tất cả các kỳ quan của đế chế Angkor.

QH sưu tầm.
Ghi chú thêm: QH có nghe được “kinh sấm” của xứ Cao Miên, một loại Kinh tư cũng giống như Sấm Trạng Trình của Viêt Nam.
Sấm của xứ Cao Miên nói rằng, vào thời “hạ Ngươn” đất nước sẻ bị diệt vong và người dân của xứ Chùa Tháp không còn đủ để ngồi thành vòng tròn dưới gốc cây bồ đề.
Thời gian qua, từ một Đế Quốc hùng mạnh ngày xưa, và hiện nay đang bị xâu xé ra từng mảnh. Người dân lưu lạc cũng như người Việt Nam mình.
Nếu người dân Cao Miên ngày nay đọc được hai câu thơ này, chắc cũng nao lòng không thua gì người Việt Nam tha hương:

…Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia…

sao... said...

"...đức vua Campuchia vẫn còn độc thân, rất đẹp trai, mới 56 tuổi, là cháu ngoại của VN, mang 3 dòng máu VIỆT-ĐỨC-CAMPUCHIA. Thấy cờ xanh cắm trước cung đức vua, tôi chợt thấy tiếc vì chưa kịp trút bỏ bụi đường xa, điểm phấn tô son lai, biết đâu lại lọt vào tầm nhắm của nhà vua thì lên chức Hoàng Hậu ngay tắp lự.hi.hi.hi..."

Lại thấy hình của Đức Vua ngày đăng quang được post lên cạnh Trang Thơ không ăn nhậu gì với bài viết Angkor Wat.

Nghĩ sao đây nhỉ?

Suong Mai said...

Tới Nam Vang khoảng 3 giờ chiều, CX vội vã đi thăm Hoàng cung là đúng lắm bởi vì nghe nói 5 giờ chiều là đóng cửa rồi. Tin tức về nhà Vua phải công nhận CX thu thập rất nhanh, SM không biết gì cả, chỉ đến khi sưu tầm thêm mới hay vào ngày đăng quang thì ông ấy sẽ được ngồi trên ghế phủ vàng , người ta công kênh đi cho thần dân chiêm ngưỡng. Tình cờ thấy tấm hình SM đưa lên cho mọi người cùng coi như mách có chứng, khác với Vua của VN mình chỉ ngồi yên trên ngai khi ngự triều, bá quan văn võ phủ phục tung hô vạn tuế.
Chỗ hấp dẫn nhất trong chuyến đi là kỳ quan Angkor trong nguyên một ngày nhưng với ngần ấy thời gian cũng như cỡi ngựa xem hoa . SM rất thích những bổ sung thêm của Vivu và Cỏ Xanh trong chuyến đi Campuchia mà mình đã bỏ sót, chẳng hạn cái chuyện nhà các cô có rèm cửa sổ màu hồng chờ Vivu ghé thăm, cột nhà vuông, những tấm nylon căng thẳng để bắt dế thật thú vị, CX để ý cờ xanh cắm trước cung Vua, CX thử vận đen đỏ… Thế mới biết SM còn hời hợt nhiều thứ quá kể cả ngày cuối cùng về bay thẳng từ Siem Reap về SG chớ nếu đi xe cũng tai nghe mắt thấy thêm vài thứ trước khi mệt rũ người trên quãng đường 12 tiếng đồng hồ kết thúc chuyến hành trình.
Chưa thấy nói tới nhưng bù lại với hai bạn SM đã rảo ngôi chợ lớn ORUSSEY ở Nam Vang cố tìm cho ra những bạn hàng nói tiếng Việt mà không gặp ai hết, có lẽ họ tưởng mình người Tàu chăng. Công ty SM làm có vài người Miên , họ sẵn sàng dạy vài câu làm vốn nhưng đã quên mất chuyện này. Phương tiện đi chuyển rất phổ thông là xe Tuk Tuk, một tài xế, một chiếc xe gắn máy nối vào khúc sau một thân xe có mái che với 4 chỗ khách ngồi trống xung quanh, giá cả vừa phải nếu mình không bị hớ. Tà tà mà chạy lòng vòng trong thành phố hoặc những nơi chốn nào mình muốn viếng thăm, bác tài với chút vốn tiếng Anh, tiếng Việt sẽ rất kiên nhẫn chờ mình và hy vọng khách ưng ý thêm những chuyến sau.

coxanh said...

Đoàn cx khởi hành lúc 5g sáng, gồm 44 người, thuê 1 hướng dẫn viên du lịch người CPC thông thạo tiếng VIỆT.

Theo hdvdl nói thì thái tử SIHANOUK khi du học tại VIỆT NAM , nhân 1 ngày đi dạo phố gặp 1 cô gái VN, đang gồng gánh bán rau bên đường, thái tử thấy trên đầu cô gái này tỏa hào quang, bèn lấy về làm vợ. Mãi sau này, khi 2 bà hoàng hậu trước qua đời bà mới lên ngôi hoàng hậu. Bà là người VN lai Đức nên rất đẹp. Quốc vương đương nhiệm đã 3 lần xuống tóc đi tu, sinh năm 1953, 59 tuổi chứ không phải 56 như hdvdl nói, đang là đối tượng tìm bạn trăm năm của thủ tướng Thai lan.
Khi nào cung vua treo cờ xanh là vua đang ở trong cung. Không có cờ là vua đã xuất cung
Sương Mai cần gì cứ hỏi nhé, mình sẽ bổ sung them, nếu trong tầm đã biết của mình.

quehuong said...

Theo như tài liệu về tiểu sử của Ông Hoàng Norodom Shihanouk thì Ông có 7 người vợ và có 14 người con.

Vua Norodom Sihamoni hiện nay là con của Ông Hoàng Shihanouk và Bà hậu Norodom Monineath Sihanouk.

(Về tiểu sử Bà Hậu Norodom Monineat Sihanouk: Her father, Jean-François Izzi, was a French banker of Corsican, French and Italian descent, who was killed in World War II. Her mother, Pomme Peang, was from Phnom Penh.)

Đây là Bà Hậu cuối cùng (thứ 7). Bà sinh năm 1936. Ông Shihanouk cưới Bà năm 1952. Và có hai Hoàng Tử: Norodom Sihamoni và Norodom Narindrapong, (ông Hoàng này đả mất năm 2003).

Ông Hoàng Norodom Sihamoni được Hội Đồng Tôn Vương chọn làm vua kế vì cho phụ thân ngày 14-10-năm 2004. Và Ông đăng quang ngày 29-10-2004.

Ông chuyên học về Nghệ Thuật, Nhạc Kịch Khiêu Vủ tại Tiệp Khắc.
Từng làm đại diện cho Campuchia tại Liên Hiệp Quốc và Unesco.

vivu said...

Đọc tài liệu của QH viết về BANTEAY SREY mà thấy tiêng tiếc vì chưa được đặt chân tới !

Coi lại những hình ảnh chụp được thì điểm tới đầu tiên của đoàn du lịch lại là PHNOM BAKHENG ! một quần thể ở trên ngọn núi cao , cũng có đá sa thạch màu hồng , nơi có con bò thần, cũng có tượng nữ thần và các điêu khắc khác rất kỳ công và tỉ mỉ, ngay cả hòn đá lăn lóc dưới chân cầu thang …
Từ đỉnh núi này , du khách có thể nhìn thấy Angkor Thom và Angkor Wat phía xa xa nằm lọt thỏm giữa khu rừng già …

Khi Vv nhìn thấy được những tấm hình trong internet về đền Banteay Srey thì …Trời ơi ! Đẹp quá ! những điêu khắc trên đá màu hồng cho ta một ấn tượng không thể tả , nhất là tượng nữ thần …” đi tìm nàng Apsara” thì phải đặt chân đến đây !

Bây giờ mới trả lời NT được về cái tựa bài …rớt từ trên trời xuống ! hình như nó nằm đâu đó trong tiềm thức từ lâu lắm rồi , hình như trong cuộc sống này ,ai cũng đi tìm một cái gì đó …
Ngay cả chuyện đơn giản là đi chợ để mua thực phẩm về nấu, vậy mà tình cờ bắt gặp một món đồ đã từ lâu tìm kiếm , lúc ấy vui thích thật là dường nào !

Nhận xét một cách chung chung thì khi đi du lịch, dân Tây và dân Việt có những điểm khác biệt: dân Tây thì lên kế hoạch đàng hoàng, đọc tài liệu về nơi đến kỹ lưỡng, đến nơi sẽ làm gì xem gì ăn gì …giá một tô phở là bao nhiêu …Vivu có người bạn Tây, khi đi du lịch có trong túi một ngàn vậy mà bốn tháng sau trở về lại có ba ngàn trong túi ! Mục đích anh ta không phải là kiếm tiền mà muốn thưởng thức cho đủ hương vị của xứ sở đó , anh ta đã xin một việc làm tay chân, ăn và ngủ như người bản xứ để tìm hiểu được cuộc sống của người dân lao động như thế nào , rồi cũng đi dạy anh văn …gặp được các học sinh và cả giới trí thức …

Muốn bắt chước cũng khó thật ! Vivu chỉ còn theo cách của một đàn anh lớn tuổi, ngày xưa đến một tỉnh lỵ nào đó của VN ; hai nơi phải đến và lưu lại thật lâu : đó là bến xe và cái chợ !

vivu said...

CX có những ghi nhận tinh tế về vai trò của Chùa trên đất Miên !

So sánh với VN thì hy vọng trong tương lai Chùa và Nhà Thờ sẽ có một vai trò tương tự !
Các nhóm thiện nguyện hiện nay cũng nhờ vào các nhà tu hành làm điểm xuất phát lên kế hoạch phân phối quà đến tay người nhận .

Và …chuyện ông Hoàng độc thân !
Làm sao mà QH tìm ra được tài liệu về tâm tư của Chàng được ?

Chỉ có Vivu đoán mò mà thôi , vì Chàng cũng đang đi tìm một Nàng Apsara cho chính mình mà thôi ! có thể khi anh 20 em mới sinh ra đời …có thể khi anh 30 …có thể khi anh lên 1 thì em đã lên 10 …có thể Chàng đã có một Nàng ‘ tóc vàng sợi nhỏ ‘ mà Mẫu Hậu còn chưa cho phép …

Ở SiemRiep có một đoàn vũ …cứ cho đó là những Nàng Apsara đời nay , ngoài những điệu múa Tế Thần hay Hoàng Cung gì đó , hôm nay xuất hiện ở chốn dân dã …cho chàng lãng tử Vivu mở rộng con mắt (chữ của anh S@) …

Hồi xưa ở Phan Rang ,các cô gái Champa múa vũ điệu ra giếng lấy nước , trên đầu đều có một tô nước bằng sành …bởi thế các động tác đều tập trung vào tay và chân nhưng thân hình luôn luôn giữ thẳng …bởi thế các chàng lãng tử đều bỏ phiếu cho các cô gái Chăm là có dáng đi đẹp nhất nước VN ! sau này thấy trong các bảo tàng viện , các mỹ nhân đứng hay ngồi , cái lưng bao giờ cũng thẳng …và bài tập cho các người mẫu hiện nay là : các cô cứ tập đi với một cuốn sách để trên đầu …sao cho đừng rớt …

Nàng Apsara cũng vậy; trên đầu cũng có “tạm gọi là vương miện” và lưng vẫn thẳng …điệu vũ lập đi lập lại chán ngắt và monotone giống như âm nhạc , một chút gì đó tương tự tiếng cồng chiêng của dân tộc Rhadé Bmt …

Cho đến khi chuyển qua điệu vũ dân gian về các chàng trai và cô gái đi bắt cá …thì …chết Vivu rồi các bạn ơi ! Coi vũ đã nhiều rồi ,từ Quốc Nội đến Quốc ngoại, từ Quốc Tế đến Thúy Nga đến Duyên Dáng VN …chưa thấy một Vũ Nữ nào nhập vai và có duyên như Nàng Apsara này …và chỉ một Nàng mà thôi ! Cái máy quay video lúc này quên hết văn phạm , chỉ còn zoom và quay mỗi một mình Nàng …

Bây giờ mới thông cảm nỗi lòng của các ông tóc bạc hải ngoại về VN cưới vợ nhí …(mà bấy lâu nay bị phê phán!)
…Xin đừng cho Vivu gặp lại Nàng lần thứ hai ,kẻo rồi TT lại vắng tiếng vu vơ …vì Vivu sẽ bỏ hết bỏ hết …đi tìm lại người xưa cách đây hàng thế kỷ ….

quehuong said...

Tiếng than "NẢO RỌT.." của Ông Trời Con.

Van vái hai Ông ĐếThiên-ĐếThích ban phép lạ cho Ông Bạn Trời Con của tui được gặp nàng lần thứ hai cho thỏa chí ...bình sanh.

...…Xin đừng cho Vivu gặp lại Nàng lần thứ hai ,kẻo rồi TT lại vắng tiếng vu vơ …vì Vivu sẽ bỏ hết bỏ hết …đi tìm lại người xưa cách đây hàng thế kỷ …

Phạm Như Thương Bmt said...

Trời ạ ! Mãi đến giờ này mà "hồn Vivu" vẫn còn vương vấn Nàng Apsara, nên chi chỉ quanh quẩn với điệu múa.. thôi chắc là Vivu nhập lòng mình với tượng đá nghìn năm rồi... để được ở lại bên cạnh Nàng !?
Xưa, Lưu Nguyễn lạc thiên thai - Nay, có chàng Vivu lạc cung vàng điện ... đá của Apsara. Vậy chớ Vivu có dùng tay gõ lên đá xem đá bao nhiêu tuổi không, để đoán tuổi Nàng đó mà... Dẫu bao nhiêu tuổi đá mà sao vóc dáng vẫn tròn trịa nhường ấy???

sao... said...

Nếu chàng lãng tử Vivu "dám" dùng tay gõ lên tượng đá nàng Apsara, nhắm mắt lại tui cũng "thấy" là chàng gõ ngay chỗ nào rồi.

vivu said...

Hà Hà ..Anh Tư ơi !
Chỗ nào đẹp thì nhiều người , phía trước có người , phía sau có người , bên phải bên trái thì có máy chụp hình ,máy quay phim ...thì gõ gõ vào chỗ nào - hả anh Tư ?
Chắp tay xá xá thì được !
Vậy mà Vv vẫn bị bùa mê thuốc lú gì đó mới được Thày Y Lim chỉ cách giải ngày hôm qua, Vv đang áp dụng không biết có hiệu quả không ?!?!

Hồi xưa đi viếng Tháp Bà Chúa Ngọc ở NT cũng bị tương tự !!!

sao... said...

Nắng mưa là bệnh của Trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu...Bà

Có đúng thế không hở Vivu?

Phạm Như Thương Bmt said...

NT nghe bạn thơ Vivu nói "... chỉ xá xá thôi..." Không tin !
Biết đâu...

Gõ lên tượng đá nghìn năm tuổi
Để thấy hồn xưa đọng nỗi sầu
Dường như lữ khách ngày dong ruổi
Đêm về tơ tưởng mộng canh thâu

sao... said...

Em đứng trầm ngâm đá bạc màu
Hồn em lơ lững tận nơi đâu?
Anh đang đứng xá nhưng thầm nhủ
Tơ tưởng trong lòng sẽ rất lâu.

Suong Mai said...

Thả hồn trôi xa ngàn năm cũ
Hương sắc một thời vẫn khắc sâu
Nàng ơi ! Muôn vàn người chiêm ngưỡng
Giữa chốn muôn trùng biết ở đâu ?


(đi chầm chậm, cho theo gót NT và Sao với)

vivu said...

Vivu ngả nón bái phục các bạn , thi tứ dồi dào, chỉ cần bốn câu mà gom cả quá khứ vị lai !

Trong thời gian ở Thailan , Vv đã nhiễm cách chào của người Thái, hai bàn tay chắp lại - thân kính chào người đối diện – như là Phật sẽ thành ! (có một câu nhắc nhở nào đó :”không phải ngẫu nhiên mà ta gặp hay trò chuyện với một người ! ví dụ như Trang Thơ chẳng hạn ; đều có một sắp đặt huyền diệu nào đó !??”

Trong những bức tượng mà Vv nhìn thấy được ở Angkor : có hai bức được lưu lại trong tâm tư rất lâu : một bức tượng “hẩm hiu” nằm sâu dưới đáy Tháp, trước mặt còn đá tảng ngổn ngang ! và một bức tượng đã bị ai lấy đi rồi còn lại vết tích outline trên tường cổ ! vết tích đó lưu lại những kích-thước-vàng của một mỹ nhân , mà Vv chấm là “Thiên Hạ Đệ Nhất !” (vậy mà tấm hình chụp được bị QH chê là …không thấy gì hết ! )

Méo mó cái nhìn một chút ! Nhìn xem các Điêu Khác Gia ngày nay , tạc một bức tượng phải cần có mẫu ; như bức tượng Thương Tiếc ở BH, như tượng Phật Ngọc …thì ở Angkor các nghệ sĩ điêu khắc lấy mẫu ở đâu ? ở những buổi lễ có nàng Apsara ư ? rồi công trình điêu khắc kéo dài hằng chục năm , khi mắt đã mờ và người mẫu năm xưa cũng “tròn” theo năm tháng …

Chuyện ngàn năm trước và hôm nay có một chút gì liên quan không ? – Bây giờ Vv nhắm mắt lại , cũng vẽ được Nàng …

sao... said...

THỜI SỰ THỂ THAO THẾ GIỚI

Xin mạn phép ngoài đề một chút nghe các bạn.
Vậy là Vòng chung kết EURO 2012 đã khép lại với kết quả 4-0 đưa đội tuyển quốc gia Tây Ban Nha lên ngôi và vẫn giữ được danh hiệu vô địch EURO liên tiếp chưa có tiền lệ với trận thắng rát mặt trước Ý.
Những đường chuyền nhỏ như thêu hoa dệt gấm trên mặt sân cỏ để dẫn tới những bàn thắng hết sức ngoạn mục đã đền bù lại đêm thức trắng ở Việt Nam để thưởng thức một trận đấu đỉnh cao.
Cảm xúc ấy sáng nay sẽ tràn ngập tất cả các quán cà phê lẫn trong các chỗ làm việc không phân biệt giữa người có chữ nghĩa và người lao động chân tay của cánh đàn ông ham mê bóng đá.

Không chỉ có hôm nay mà âm hưởng của nó sẽ còn kéo dài một thời gian nữa.

quehuong said...

…vậy mà tấm hình chụp được bị QH chê là …không thấy gì hết !..

“…KHÔNG…SẮC”.

Kể tiếp chuyện dân gian:

Truyện kể là, nghệ nhân tạc những tượng người đẹp Apsara là ai, và làm sao những nghệ nhân này có thể tưởng tượng hay ngồi năm này qua tháng nọ để hoàn thành một tác phẩm, (hình như toàn khu quần thể Đấ Thiên-Đấ Thích có đến hơn 2000 tượng ảnh của các nàng Apsara).

Khi hai Anh Em Ông Đế xuống trần gian, và Ông Lỗ Ban xây chuồng bò làm cung điện cho hai Ông, hai Ông nhớ lại lúc còn ở “trên trời”…mỗi khi có hội bàn đào của Vương Mẫu, hai Ông cũng lén đi xem, thì thấy các tiên nữ múa hát…trông ra ai cũng đẹp..như tiên. Hai Ông bèn muốn ông Lỗ ban, cho tạc nhũng tượng giống như các Tiên Nữ đang múa trên Thiên Đình. Ông Lỗ ban thì cho rằng người trần gian có ai mà thấy được tiên nữ trên trời ra sao mà tạc tượng, vã lại nếu Ông vẽ ra ảnh rồi cho các nghệ nhân tạc thành tượng thì cũng không nghệ nhân nào tạc được…vì các tiên nữ đẹp quá.

Rốt cục, các Ông bèn quyết đinh chỉ cho các “sư” tạc tượng. Mà các sư này là những người “tu luyện ngàn năm” trên thiên giới, có như vậy thì mới giải quyết được những “sắc, dục..” trong khi tạc tượng.

Rủi thay, có một “ông Sư”..khi tạc tượng, vì Ông này say mê nhăn sắc của một nàng Apsara, Ông “định lòng” không được…bèn trở thành ra người phàm tục ( làm những việc trần tục).

Ông Trời biết được bèn đày tất cả các Tăng Nhân này xuống địa ngục và Tượng Apsara mà Vivu chụp ảnh thấy không là tượng do vị tăng nhân này tạc ra, và bị “lấy di”..cho nên ngàn đời sau, không ai còn thấy được nàng Apsara “Đẹp Nhất”…

Vậy nha ViVu, thấy bóng, thấy dáng..hay thấy người…cũng chỉ là thấy.

Phạm Như Thương Bmt said...

Thế là không chỉ riêng nam nhân Vivu đứng trước tượng mỹ nhân mà sanh lòng....GÕ, Trang chủ cũng "Gõ" đấy thôi... Gõ Chữ mần thơ ạ !
Hết gõ rồi bạn thơ Vivu còn đòi VẼ nữa đấy ! Ghê chưa?
ĐỢI họa phẩm " Nàng Apsara của Vivu" nhá !!!
Thế mới biết Thượng Đế tài giỏi khi nắn ra Người Nữ thật, nên chi Nam, Nữ và cả bậc chân tu trên trời cũng... ngẩn ngơ !

Chuyện đá banh, NT đố các bạn thơ và riêng bạn s@ một câu hỏi: Tại sao đàn ông lại mê đá banh hơn đàn bà? Nhưng mà điều này hỏng áp dụng được cho NT à nghen... vì NT cũng mê đá banh lắm, chỉ hiềm là không có thì giờ coi khi đi làm mà thôi !

vivu said...

Thân Gửi QH ,
Có một câu đọc hay nghe được ở đâu đó ...:
" Nhìn mà không Thấy !"

Câu này ám ảnh Vv ghê lắm !
Cho nên "thấy" tức là "Ngộ" !

Cám ơn QH rất nhiều !

vivu said...

Thân gửi NT ,
Bây giờ NT lấy một tấm gương ,
bảo đảm trong đó sẽ thấy một nàng Apsara ...mê đá banh !
Vv

sao... said...

Chuyện đá banh, NT đố các bạn thơ và riêng bạn s@ một câu hỏi: Tại sao đàn ông lại mê đá banh hơn đàn bà?

Bạn thơ NHƯ THƯƠNG có thể "diễn nôm" ra câu đố cho rõ ràng hơn được không tui mới trả lời được.

Câu đố trên theo tui có 2 nghĩa:

1. Đàn ông mê đá banh hơn mê đàn bà.
2. Đàn ông mê đá banh hơn đàn bà mê đá banh.

Tui đang phân vân không biết người ra câu đố theo hướng nào đây?

Phạm Như Thương Bmt said...

NT sẽ chọn cả hai câu hỏi đấy bạn thơ s@ à ... và đợi câu trả lời cho cả hai câu hỏi ấy !

Bức tranh gương Apsara mà Vivu bày cho NT xem ấy hả ? Đó là bức tranh mà vị chân tu vẽ cuối cùng, nên nét vẽ xấu xí nhất !!!

coxanh said...

Tặng VIVU mấy câu thơ về nàng Apsara nhé:

Xiêm y hờ hững nàng tuyệt hảo
Lạnh lẽo ngàn thu đá rêu phong
Chàng đến thả hồn vào trong đá
Bừng lên điệu nhạc Ngũ âm buồn
Từ cõi hồng hoang nàng trở giấc
Dung nhan tuyệt mỹ chạnh lòng ai?
Mỉm cười vẫy gọi chàng lữ khách
Hòa chung điệu múa ap_sa_ra
Lữ khách ngỡ ngàng, hồn ngây dại
Angkor mà tưởng cõi Bồng lai
Chàng xóa đường về trên vách đá
Cùng nàng ở lại chốn trần ai?....

vivu said...

Cám ơn CỎ XANH rất nhiều !
Vv cũng được Anh S@ tặng Thơ (mà quên hồi âm),có lẽ Vv lúc ấy đang "tiến thoái lưỡng nan"??

"Chàng xóa đường về trên vách đá
Cùng nàng ở lại chốn trần ai?...."

"Nàng trở về từ trong huyền thoại
Làm bước chân tiến thoái lưỡng nan "

sao... said...

Lúc sinh thời, Ba tui đã dạy nhiều điều mà sau nầy khi lớn lên vào đời đã áp dụng rất hữu ích.
Một trong những điều Ông dạy tui luôn thuộc nằm lòng:
“Hãy suy nghĩ cho chín chắn mọi mặt rồi hẵng trả lời những câu hỏi của phụ nữ đưa ra, BẪY cả đó con ơi!”

Tui đang đắn đo không biết mình có đủ bản lĩnh để trả lời hai câu hỏi của bạn thơ NHƯ THƯƠNG không đây. Chỉ e rằng buột miệng thì phải vạ vào thân. Không phải đầu thì cũng phải tai...

quehuong said...

Hi Vivu,

"...Bởi vì chúng ta đều có một đôi mắt thịt và bộ não chúng ta xác định thế giới như thế nào là dựa trên các quan niệm, chúng ta không thể thấy được chân tướng thực sự của thế giới này. Trở về với bản ngã thực sự (phản bổn quy chân) chính là con đường giúp chúng ta hiểu được những bí ẩn trong cuộc sống..."

OK chưa?...

sao... said...

Trong nửa năm gần đây, Trang Thơ chúng ta đã có 3 bạn làm chuyến du lịch đến thăm một trong những kỳ quan kiến trúc của thế giới: ANGKOR WAT.
Tất nhiên đi du lịch là để tìm hiểu, để được thấy những cái hay cái lạ cái đẹp, để thư giãn đầu óc, để bổ sung kiến thức của mình và để kể lại cho mọi người nghe. Với người hiểu biết thì chắc chắn đó không phải là một chuyến cỡi ngựa xem hoa đơn thuần như những người bình dân rồi.
Hổm rày, dường như mọi người chú tâm vào bàn tán về những nàng Apsara xinh đẹp và mở rộng hiểu biết về Angkor Wat qua những tài liệu bạn QUÊ HƯƠNG sưu tầm.

Hôm nay, tui xin nêu một vấn đề: Các bạn đã có những cảm nhận gì về cái đẹp ở chốn đền thờ ấy và có thể nào nói với các bạn điều gì còn lắng đọng trong tâm tưởng của mình chăng?

Suong Mai said...

Bạn Sao vừa chuyền một đường banh thiệt đẹp, thay vì trả lời câu hỏi của NT thì đưa ra một câu hỏi rất chuyên nghiệp như các phóng viên nhà nghề.
Từ hồi nhỏ ở trung học ai cũng ít nhiều được nghe nói tới kỳ quan Đế Thiên Đế Thích bên xứ Cam bốt, nhưng biết tới bao giờ có thể đặt chân tới cho ước mơ thành sự thật. Trong năm nay SM, Vv, CX thực hiện được cuộc viếng thăm xứ Chùa Tháp , SM hy vọng lần lượt các bạn cũng sẽ có dịp làm một chuyến du lịch trong tương lai.
Không một chút nghi ngờ khi nói về cái đẹp của quần thể đền đài cổ Angkor, SM vô cùng khâm phục bàn tay khéo léo của các điêu khắc gia tạc hình tạc tượng tạc chữ trên đá. Không thể hình dung đầu óc chuyên môn của các kiến trúc sư trong công trình xây dựng cung điện đền đài tài ba cỡ nào. Chỉ cần mãi mê ghi hình một chút là SM bị thụt lùi lại sau đoàn, có cảm tưởng như lạc vào một khu rừng sâu bí hiểm đầy mê hoặc bởi những bức tượng đá xen lẫn cây rừng che phủ. Giá mà được nhìn Angkor vào buổi chiều tà hoặc đêm trăng sáng thì sao nhỉ?
Thăm Angkor một ngày đâu có nghĩa lý gì vì có quá nhiều chỗ, nhiều điều để dán mắt vào mà chiêm ngưỡng. Bao nhiêu thế kỷ trôi qua “Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt “ nhưng có gì mãi mãi vĩnh cửu, bất biến , tồn tại đâu, SM leo qua nhiều khối đá ngổn ngang đổ xuống, cũng liếc mắt nhìn biết bao vết đạn còn hằn sâu , hình tượng trở thành dị dạng không đầu mất chân mất tay… Gió mưa bão thổi bay hay bàn tay con người chạm đến?
Người hướng dẫn du lịch có kể công trình kiến trúc kéo dài rất nhiều năm, có vì Vua chết trước khi cung điện của mình hoàn thành. SM nhìn khắp nơi toàn là những khối đá sắp xếp sít sao bên nhau, tựa thành nền tảng vững chắc , đâu đâu cũng thấy hoa văn điêu khắc. Người dân hẳn là bỏ rất nhiều sức lao động , gian khổ , kiên trì chịu đựng những áp lực ? Nếu không có đam mê nghệ thuật, mỹ thuật sao các điêu khắc gia có thể hoàn thành trên tường đá vô số bức tranh sống động, hàng ngàn nàng Apsara khoe dáng đầy hương sắc. Ôi tài năng, trí tuệ con người từ ngàn xưa không thể nào hiểu nổi ? Cám ơn dân tộc Khmer với nền văn minh rực rỡ thời ấy đã để lại cho thế giới kiệt tác kiến trúc các đền đài cổ và khu quần thể Angkor .

vivu said...

Mỗi một chuyến đi , đều có một cái “cớ” (hay là cắc cớ ? )

Có thể Vivu nghĩ sai , nhưng chúng ta thường nghe về một lý do nào đó về một chuyến đi – nhưng trong thâm tâm lại có một lý do tiềm ẩn khác …

Mỗi một độ tuổi , sau một chuyến đi , lại có một điều để nhớ , để kể hoạc dấu …

Hồi ba bốn tuổi , được cha mẹ dắt đi Vũng Tàu chơi , bây giờ vẫn còn nhớ là …không được xuống nước để vẫy vùng như các anh chị khác, có lớn hơn mình bao nhiêu đâu, có một gang tay bé xíu thôi mà …

Cách đây hơn nhiều năm, về miền Tây vẫn còn Phà Mỹ Thuận và Cần Thơ, chuyện sẽ kể về một cô giáo mới ra trường đi Saigon tìm việc làm , tương lai mù mịt như chính bản thân tôi đang trên đường ra điểm hẹn …vượt biên ! Dăm mươi phút tâm sự , từ lạ biến thành thân quen , nhưng không biết tên nhau không hẹn ngày gặp lại …

Mới đây , cũng về miền Tây, biết kể cho nhau những gì đây , có chăng là về bác tài - không - phải gọi là cháu tài - mới phù hợp ! và các hành khách bước lên bước xuống trong khung cảnh của xã hội hôm nay …

songkim said...

Thật thú vị khi ghé vào Trang thơ kỳ này.
Như anh chútxíu viết: "du lịch tại chỗ..." hay du lịch ảo nó cũng có cái thú của nó các bạn ạ.
Qua hình ảnh của Trang chủ cũng như qua các bài viết về xứ Chùa Tháp khiến sk nhớ lại mình cũng đã một lần ghé qua Nam Vang, không phải du lịch mà là một chuyến công tác chớp nhoáng. Sáng tới nam Vang chiều đã ở Biên Hòa.
Trong chuyến đi này sk chỉ còn nhớ một chuyện mà không sao quên được đó là khi vào ăn trưa trong một tiệm ăn ở đây, bất chợt nhìn thấy trên tường có treo bản đồ của nước Campuchia thì thấy nó bao trùm trọn vẹn vùng bốn chiến thuật của mình. Bây giờ trong nhóm ảnh do Trang chủ posted trên TT cũng thấy nó. Hèn chi người Cam Bốt tới giờ vẫn không ưa người Việt mình.
...sk dự định có dịp sẽ qua thăm xứ Chùa Tháp cho biết, nhưng bây giờ thì đã được các bạn cho "đi" ké rồi nên sẽ tính lại.
Cám ơn Trang chủ, cám ơn vivu cám ơn các bạn QH, Sao,NT...thật nhiều đó.
Riêng bạn QH thật đúng là một cuốn tự điển sống của TT. Phục bạn thật!
sk

chutxiu said...

Ngậm mà nghe/nhìn/đọc. Thành thật cám ơn các bạn cho chútxíu dulịch ké tại chỗ. Thích quá đi.

Phạm Như Thương Bmt said...

Quả thật là NT chưa có dịp đến thăm nàng Apsara như bạn thơ Vivu, nhưng giá như mà NT đi được thì sẽ ước gì nàng... bước ra từ đá nghìn năm....

vivu said...

Tuần này có hai câu hỏi khó , của QH và anh S@ !

Chữ nghĩa của Vv thì giới hạn, nhất là về Hán-Việt, hai là về phẩm chất , bấy lâu nay “Ba cái lăng nhăng nó quấy ta” ! nên câu nói của Lục Tổ : “ Không nghĩ Thiện ,Không nghĩ ác, chính khi ấy cái gì là Bản-Lai-diện-mục của Thượng Tọa Minh ?” phải chờ đến khi nào Vv có công lực hồi-quang-phản-chiếu , thì mới hiểu được cái gì là cái gì !! lúc đó không những đả thông được hai mạch Nhâm-Đốc mà còn mở được Sinh-Tử Huyền-quan !

Còn cái gì đọng lại trong tâm tư mình không ? Thì …chịu ! “ Trốn cái hiện tại và nhìn một chút về quá khứ , vậy thôi ! “

Còn đối với NT thì e rằng ; NT sẽ bước vào trong đá và ở đó thêm ngàn năm …

sao... said...

Xin kể lại một câu chuyện nhỏ mà theo tui thì khá ý nhị bởi Trang Thơ đang có bài viết về Campuchia.

Hôm qua, tui đi lên chợ đầu mối nông sản Hóc Môn mua 10 kg tỏi. Cô bé phụ việc khoảng chừng 18 tuổi có nước da đen nhẻm nên tui đoán cô là người Khmer.
10 kg thì cũng khá nặng nhưng cô bé chỉ bỏ vào một cái bao nylon nên sợ rách bung. Tui đề nghị:
- Cho chú xin thêm một bao nữa đi chớ chú đi dìa đường xa, nửa đường nó rách đổ tùm lum thì khổ.
- Chú dìa tới đâu mà biểu là xa?
- Tới Miên lận!
Tui ghẹo cô ấy một tiếng.
- Mà Miên nào?
- Miên Tây Ninh.
- Coi chừng cháu "ục" chú một cái bây giờ.
Cô bé dứ dứ nắm đấm nhỏ đen thui trước mặt tui.
- Sao vậy?
- Lần sau chú không được kêu là Miên nữa nghe. Phải kêu là Campuchia.

Té ra là vậy mà mình đâu có biết. Giống như người dân tộc Việt Nam mà mình kêu là người Thượng thì người ta không hài lòng.
Tui chỉ biết cười hì hì rồi xin lỗi cô bé một tiếng:
- Lần sau chú không dám nữa.

Xin phép..."truyền kinh nghiệm" cho các bạn để cẩn thận lời ăn tiếng nói hơn.

Suong Mai said...

Chuyển dùm Thiên Thanh

Nữ Thần APSARA

APSARA APSARA!
NỮ THẦN CỦA NHỮNG ĐOÁ HOA
NỮ THẦN CỦA SỰ HUYỀN BÍ!
NỮ THẦN CỦA NHỮNG CƠN PHIỀN MUỘN!
NỮ THẦN XOÁ TAN ĐI CƠN PHIỀN MUỘN!
NỮ THẦN BAN CHO TA NHỮNG NIỀM VUI!
NIỀM VUI TRONG CUỘC SỐNG!
BAN CHO TA LÝ LẼ CUỘC ĐỜI!
CUỘC ĐỜI ĐẦY CAM GO
NHƯNG TA VẪN BÌNH YÊN TIẾN TỚI!
APSARA! APSARA!

TÔI TÔN KÍNH NGƯỜI!

ThiênThanh

Thật là một điều kỳ diệu,Thth cũng có mấy tấm ảnh chụp Nữ Thần Apsara kèm theo,gửi các bạn xem

(Khi nào nhận được hình , SM sẽ post lên để các bạn cùng xem)

Phạm Như Thương Bmt said...

"NT sẽ bước vào trong đá và ở đó thêm ngàn năm …"

Nếu Thượng Đế gật đầu cho NT hạ bút, bạn thơ Vivu đợi bài thơ "......." để có câu thơ trên của Vivu nhắn gởi NT nha

vivu said...

Đọc chuyện Ma hay truyện cổ tích ; có kể về Ma CHÀNH hay tương tự ...khi nào Ma kiếm được một Hồn nào đó thay thế thì nó mới đi đầu thai được ...
Bởi vậy nếu như người đẹp trong tranh bước ra hay là ...tượng đá bước ra , thì mọi người chạy hết cho coi ...(có phải vậy không ? )

Vivu xin phép mọi người nói năng như thủa lên mười,mơ mộng nhiều và ...không giống ai !

songkim said...

Vivu ơi
Đôi khi dùng ngôn từ hồi còn trẻ lại dễ thương hơn.
sk rất thích sử dụng ngôn từ hồi còn mài đũng quần trên ghế nhà trường. Nói năng văng mạng, đụng chạm tứ tung nhưng bạn vẫn là bạn. không để bụng, không hận thù.
Tình bạn hồi học trò còn kéo dài tới bây giờ đó bạn ơi. Nhiều khi bạn cũ gặp nhau nói hoài không hết chuyện, mày tao chí chóe khiến lũ cháu nội ngoại tròn mắt ra nhìn các ông đấu mà chúng không hiểu chuyện gì đang sẩy ra.
Nghĩ thật vui là vui.
Trang thơ cũng cần có những lúc trẻ thơ như vậy. Các bạn nghĩ sao???