Tuesday, March 20, 2012

TIẾNG HÓT GIỮA MÙA XUÂN

  


Mặc dù gắn bó với BMT, mảnh đất nổi tiếng là thủ phủ cà phê cả một quãng đời dài nhưng tôi không có thói quen phải uống cà phê mỗi ngày, có cũng được mà không cũng được. Thường thì sáng vội đi làm , trong công ty có sẵn  mấy loại cà phê , vào buổi sáng hoặc xế chiều khi nào thấy cần phải tỉnh táo một chút là tôi chọn một gói nhỏ nào đó bỏ vào máy pha rồi ấn nút , chờ tí xíu là có ly cà phê, cũng thơm lừng nhưng loãng hơn kiểu VN mình ưa thích.
           Một lần tản mạn về các quán cà phê, người bạn tôi kể cho nghe cái thú uống cà phê buổi sáng , lâng lâng tâm hồn vui theo tiếng chim hót rộn rã véo von. Thêm cô cháu gái rủ rê “ Dì đi cho biết với người ta về thú vui tao nhã ấy”, thế là chúng tôi quyết định rủ thêm một đấng mày râu hộ tống, chọn buổi sáng thứ bảy cuối cùng trước khi rời SG sẽ ghé lại Trà quán ngoài trời ở công viên Tao Đàn. Bây giờ các bạn có hỏi góc nào thì cũng chịu vì phần không rành đường xá , phần thì không phải lái xe, tài xế biết chỗ thì cứ thẳng tới, chưa vào chỗ gởi xe tai đã nghe tràn ngập tiếng chim líu lo chíu chít làm tôi cũng háo hức hẳn lên.





 Buổi sáng  trời xanh trong vắt , nắng mới lên thả những tia non tơ , không khí mát mẻ dễ chịu. Tôi cứ ngỡ  cuối tuần mọi người thư thả cho đẫy giấc, có chi phải vội vàng, ấy thế mà đến nơi 8:00 giờ, nhìn quanh các bàn hầu như đều kín người, đa số là  thanh niên trẻ trung, hay là các cụ nhường  giới trẻ sáng nay cho họ tha hồ ồn ào chăng? Cô cháu nói trong tuần thì sáng thứ bảy , chủ nhật và ngày nghỉ lễ là đông nhất , những buổi kia vắng hơn có các bậc trung niên hoặc lớn tuổi thư thả thời gian gặp gỡ, nhâm nhi cà phê, ngồi nghe chim hót và trò chuyện .



Chúng tôi  chọn được một. bàn ngoài rìa , nhìn phía trong vườn Tao Đàn người ta đang đi bộ tập thể dục buổi sáng khá đông, có thể nhìn bao quát hết cả quán không ảnh hưởng tới ai. Nào phải mọi người khách tới uống cà phê đều mang lồng chim tới tụ họp , còn có những người như chúng tôi muốn coi ké, muốn nghển cổ mà ngắm nghía, rộng vành tai chờ nghe tiếng hót vang, rồi thả người nhấp ngụm cà phê chầm chậm.  Chẳng cần hệ thống ánh sáng huyền ảo, chẳng cần nhạc trầm bỗng  hay ca sĩ nhà nghề, trên nét mặt ai cũng  thư giản vui tươi. Nghe nói những quán cà phê chim cảnh nay đã phổ biến ở nhiều thành phố, là chốn thu hút khách mê thú chơi chim, là địa điểm rất ư là thuận tiện để trao đổi bàn luận về chim cảnh hoặc các đề tài khác tùy thích. Biết đâu nhờ cùng niềm đam mê mà dẫn tới nhiều tương quan tốt đẹp sau này.



Ngước mắt lên tôi bắt gặp ngay một lồng chim treo lơ lửng trên thân cây to sát ngay chỗ ngồi, chú vành khuyên vàng bé bỏng nhút nhát nãy giờ im lìm nhảy lung tung nhưng chợt dừng lại an nhiên cất cao tiếng hót, có phải chim đã gặp bạn tâm đầu trong buổi sáng hôm nay mà trơn tru vần điệu? Tôi  mỉm cười  một mình, nhìn miết  chú ấy rồi thả hồn mình theo tiếng hót véo von,  lòng sao quá an bình.
          Người nghệ nhân nuôi chim dường như cũng rất hãnh diện về chú chim thân yêu , anh cho biết thêm ở VN có thêm hai loại khác là Vành Khuyên Nâu và Vành Khuyên Xanh nhưng Vành Khuyên Vàng là loại anh chọn vì  nó hót hay nghĩa là líu hay , líu nhiều, học lẹ. Tôi rất muốn hỏi thêm anh làm thế nào để chọn được những con chim ưng ý nhưng ngại mất thời gian của người ta đang dở dang trò chuyện với bạn bè.


Thả tầm mắt xa hơn là hàng trăm lồng chim treo lủng lẳng đầy trên những cái giá kim loại. Có phải chim đẹp, hót hay phải được bay nhảy trong những lồng tương xứng? Tôi nào có phân biệt được giá trị mắc rẻ , kiểu cọ ,  tốt xấu gì đâu, mọi điều tôi thấy và học hỏi ở đây hoàn toàn mới toanh trong mớ kiến thức nhỏ nhoi của mình.




Khổ thân anh bạn chịu khó giải thích nào vật liệu tre già phải ngâm nhiều ngày xuống nước bùn để tránh bị mối mọt, nào hoa văn ra sao, đồ trang trí thế nào… Tôi rất thích mấy cái chén bé bé ở trong lồng rất đẹp mắt , dùng để đựng nước, cám, sâu , hoa quả, khoáng chất… Có ai mà biết chúng có tên là Bộ Cóng đâu.



Ở giữa sân trống chủ quán không kê bàn mà dành chỗ cho đặt cũng khá nhiều lồng chim trên mặt đất, những loại chim khác như chào mào, chích chòe, họa mi, hoàng anh ….tôi nào có phân biệt được.



Cách mấy bàn có một cậu bé chăm chú nhìn khi tôi đứng dậy kè kè chiếc máy trong tay, có lẽ cả hai đang ngạc nhiên lẫn nhau , vài giây thôi chớ tôi  biết chắc người thân của cậu  làm sao nỡ để con mình ở nhà không ai trông coi, thôi thì vác đi luôn là yên tâm, về có trưa chút cũng đỡ bị cằn nhằn.



Lại thêm người vừa tới hai tay xách 2 lồng được  áo vải quấn quanh, người chủ chim quỳ xuống nhẹ nhàng mở ra cho  chim được tiếp xúc với ánh nắng ban mai ấm áp. Chim được chăm sóc giống em bé quá, sợ nắng sợ gió ra đường bụi bặm chăng ? Hay là ngại chim sợ xe cộ đông đúc với dòng người liên tục ngược xuôi , bị ngắm nhìn trong tiếng ồn  của máy nổ và tiếng còi inh ỏi bên tai?
Người ta nói nuôi chim cảnh phải kiên trì và công phu vì rất cực, ăn đúng giờ, thay nước, rửa chuồng, canh giờ ngủ mà che kín áo vải giống như mình tắt đèn nghỉ ngơi.  Hẳn là vắng nhà như tôi lúc này phải tìm người tin tưởng mà bàn giao trách nhiệm cao cả? Tôi nghĩ là Chim  biết giận biết hờn , có khi  bực bội không thèm líu lo không thèm nhảy múa . Ở nhà cô đơn  được chủ nhân mang tới tạo cơ hội gặp gỡ kết tình thân, mở rộng lòng làm bầu bạn, luyện giọng bày nhau tiếng hót, khoe nhau thi nhau điệu líu hơi dài.




Ôi một trời hạnh phúc giản dị vây quanh tôi khi lần đầu tiên chia sẻ thú vui tao nhã này. Cám ơn các nghệ nhân thích chơi chim cảnh, đã tốn tiền lại tốn công trong niềm đam mê thú vị . Cám ơn người bạn Sài Gòn thân tình luôn sẵn lòng giúp đỡ. Cám ơn cô cháu gợi ý về cà phê Chim Cảnh. Tôi cũng cám ơn các chú Vành Khuyên, Chích Chòe, Chào Mào.... quên đi thân phận trong lồng mà cất tiếng hót líu lo giữa mùa Xuân rộn rã. Các chú đã tặng một buổi sáng thanh thản giúp tôi yêu cuộc đời hơn, giản dị hơn , bớt giận bớt hờn hơn.

           Cuối cùng thì tôi lại phải rời xa thành phố nhưng tất cả niềm vui chắc chắn còn ghi lại lâu dài, khắc sâu kỷ niệm trong tôi.

SƯƠNG MAI
(Về thăm nhà 2012)

44 comments:

sao... said...

Một bài viết rất hay với những cảm nhận trung thực, dụng ngữ không chút màu mè, chải chuốt.

Trang Chủ của chúng ta đang trổ thêm một tài mọn của mình ra đấy!

Quê hương Việt Nam rất xinh đẹp và những người dân Sài Gòn vẫn còn giữ được trong tâm hồn mình những tao nhã vốn có.
Mặc cho cuộc sống thường nhật có nặng nề, gai góc thế nào chăng nữa, họ vẫn biết tự tìm cho mình một thú chơi tao nhã để quân bình tâm hồn mà thưởng thức cuộc sống.

Lạ một điều là không như người ta nghĩ thú chơi nầy chỉ dành riêng cho những người người lớn tuổi có nhiều thì giờ rãnh rang mà có cả những người tuổi đời còn rất trẻ. Giá như tôi có thể đọc được tâm hồn những người trẻ tuổi nầy để có thể biết ngoài những trò tiêu khiển thường thấy ở tuổi trẻ như nhạc Rock, thời trang, xe gắn máy đời mới, games, đàn đúm bạn bè tán dóc...còn có gì khác nữa không?

Nhìn chú nhóc trong hình, tôi nghĩ chú đã may mắn được tiếp xúc với môi trường nầy khá sớm, biết đâu những mầm non tao nhã dần được nuôi dưỡng lớn lên để mai kia chú có thể trở thành một nhà thơ, nhà văn thì sao nhỉ?

Biết đâu đấy!

quehuong said...

CD Kim Vân Kiều 5 - Cá Chậu Chim Lồng
http://thienmusic5.free.fr/CaChauChimLong.htm
CÁ CHẬU CHIM LỒNG .



Cá Chậu Chim Lồng
CD-KVK510 - Từ câu thơ 2179 đến câu 2220
Thơ : Nguyễn Du
Nhạc : Quách Vĩnh-Thiện
Paris, le 15 Août 2008
Ca Sĩ : Quỳnh Lan
Từ rằng tâm phúc tương cờ,
Phải người trăng gió vật vờ hay sao ?
Bấy lâu nghe tiếng má đào,
Mắt xanh chẳng đễ ai vào có không,
Một đời được mấy anh hùng,
Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi,
Nàng rằng người dạy quá lời,
Thân nầy còn dám xem ai làm thường,
Chút riêng chọn đá thử vàng,
Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu,
Còn như vào trước ra sau,
Ai cho kén chọn vàng thau tại mình.
*
Từ rằng lời nói hữu tình,
Khiến người lại nhớ câu Bình Nguyên quân,
Lại đây xem lại cho gần,
Phỏng tin được một vài phần hay không ?
Thưa rằng lượng cả bao dong,
Tấn Dương được thấy mây rồng có phen,
Rộng thương cỏ nội hoa hèn,
Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau,
Nghe lời vừa ý gật đầu,
Cười rằng tri kỷ trước sau mấy người.
*
Khen cho con mắt tinh đời,
Anh hùng đoán giữa trần ai mới già,
Một lời đã biết đến ta,
Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau,
Hai bên ý hợp tâm đầu,
Khi thân chẳng lựa là cầu mới thân,
Ngỏ lời nói với băng nhân,
Tiền trăm lại cứ nguyên ngân phát hoàn,
Buồng riêng sửa chốn thanh nhàn,
Đặt giường thất bảo vây màn bát tiên.
*
Trai anh hùng gái thuyền nguyên,
Phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng,
Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương,
Trông vời trời biển mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa lên đàng thẳng dong,
Nàng rằng phận gái chữ tòng,
Chàng đi thiếp cũng quyết lòng xin đi,
Từ rằng tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình.


cá chậu chim lồng

1.Chỉ hạng người tầm thường, sống trong vòng giam hãm câu thúc.

Thien Thanh said...

Một bài viết hay của trang chủ sau chuyến đi VN về diễn tả Càphê quán tại Saigòn ngày nay mang nhiều sắc thái mới mẻ,trời mây,cây cảnh, chim chóc.Thật rộn ràng một góc thiên nhiên giữa khung cảnh náo nhiệt phồn hoa đô thị.
Thật là sáng tạo cho những thú vui trong cái xô bồ của cuộc sống,uống càphê nghe chim hót véo von,một khiếu thẩm mỹ mới lạ.......
Thiên Thanh xin góp vui với bản nhạc

TIẾNG SÁO THIÊN THAI của PD

thân mến!

HUONG said...

Trang Chủ làm ngạc nhiên NT không ít nha... viết văn hỏng dễ như mần thơ đâu vì nó dẫn độc giả đi từ từ từng bước một cho đến khi vào đến cõi riêng của tác giả hồi nào không hay !
Lần "đi giang hồ" này của Trang chủ thật thú vị, "dám" mon men đến "lãnh vực" mà nhìn thấy chỉ là tu mi nam tử ! Thú chơi chim cảnh mà Trang chủ viết trong bài quả thật là nhiều lắm so với những gì NT biết... Bỗng dưng nhớ đến tác phẩm "Chim hót trong lồng" của nhà văn Nhật Tiến hồi xưa của một thời mê như điếu đổ !
NT cũng đã từng nuôi chim, nhưng rồi nó bị chết cóng ! NT cũng đã từng vào vườn Tao Đàn xem và nghe chim hót trong Hội Thi Chim Hót... Điều mà NT còn nhớ mãi là người chủ của chú chim có thể nhận ra tiếng chim hót nào là tiếng chim của mình nuôi... trong khi biết bao nhiêu chú chim như tranh tài trổ giọng líu lo.
Lúc ấy, NT nghĩ rằng: Tiếng chim hót của con nào cũng giống nhau thôi. Trật lất ! Mỗi loài chim hát âm vang khác nhau và mỗi con chim hót có độ cao thấp khác nhau. Cái hay nhất của nó là " những đoản khúc chim" đều khác nhau... dẫu mới thoạt nghe mình tưởng chừng như nếu cùng một loài chim sẽ tấu khúc như nhau
Và còn đoàn giám khảo chấm thi tiếng chim hót chỉ có... hai cái lỗ tai thôi đấy nhé, nhưng lại nghe được hết cùng một lượt bao nhiêu tiếng chim hót... rồi tự động loại tiếng chim nào "bị lỗi" ra trước, dần dần sẽ lộ ra tiếng chim nào đoạt giải vinh quang !

Suong Mai said...

Chuyển dùm KIM CHI

Cà phê chim cảnh là một thú vui tao nhã nay đã có nhiều ở VN, em để ý thấy toàn Nam không, mình là Nữ nếu vào đó thì có sao không mấy anh chị? Vừa uống cà phê vừa nghe chim hót tình tự, con người thả hồn vào không khí lãng mạn ghê. Những con chim quý người ta phải bắt trên rừng nên giá cả cũng mắc, mua tốn tiền. Ở nhà em nuôi được con chim nào bắt đầu hót là tự nó xổ lồng đi mất.Bây giờ vườn nhà em buổi sáng có nhiều chim hót, em thích nghe và cảm thấy như sức sống nhiều hơn khi một ngày mới bắt đầu. Ông xã em thích nuôi chim mà mỗi lần nó bay là tiếc, cho là em phóng sinh đi hết. Uống cà phê nhà, ban mai nghe chim thiên nhiên ngoài vườn hót hoài không chán các anh chị ạ.

Suong Mai said...

Đọc comment KC mà thấy cô em nhỏ dễ thương quá sức. Quán Cà phê chim cảnh hầu như là Nam có mặt nhiều nhưng mà Nữ tham dự thì cũng có sao đâu KC. Chứng cớ là SM còn sờ sờ đây mà. Cớ sao mà chim bắt đầu hót lại tự xổ lồng đi mất, chắc là nó tới tuổi yêu đương, đủ tự tin, muốn tự do bay nhảy và tìm được người bạn đời đó mà. Rồi cũng tại cửa lồng bỏ trống hoặc cài không kỹ chăng?

Suong Mai said...

Cám ơn Sao, Thiên Thanh và Như Thương đã khuyến khích mầm non văn nghệ. Vô quán thấy sao thì nói vậy, SM cũng muốn màu mè chải chuốt chút nhưng không biết diễn tả ra sao. Xin tình nguyện mang bút giấy hay thơ túi rượu bầu theo sau những tên tuổi đã thành danh đặng học thêm chút nghề đây mà.

sao... said...

THÚ THẢ DIỀU

Mới cuối tháng hai âm lịch mà những cơn gió nồm đã bắt đầu đổ bộ mang theo hơi nước ẩm ướt cho những chiều mưa muộn. Tôi cứ hay trách Ông Trời: “Sớm không mưa, trễ không mưa. Cứ nhè ngay giờ tan sở, người người trên đường từ sở làm trở về nhà lại mưa.”
Mưa Sài Gòn ít khi dai dẳng, cứ chợt mưa rồi chợt tạnh. Nhưng những cơn mưa chiều hay đến hết sức bất ngờ làm không ít người phải ướt loi ngoi vì không kịp trở tay. Quý ông thì nhớp nháp đứng lấp ló trước cổng trường đón con, quý bà thì ướt lẹt xẹt ghé ngang chợ mua mớ rau con cá. Bữa cơm chiều gia đình vì thế cũng bớt vui.
Là có chút bực mình mà nói thế thôi chớ chỉ mới là những khúc mưa dạo thi thoảng đổ xuống bất chợt.

Thường thì buổi chiều lúc trời chưa tắt nắng thì dường như bọn gió kéo bè kéo cánh ngùn ngụt đổ về. Bầu trời miền nam lúc vừa chớm hạ sao mà xanh trong đến thế trong ánh tà dương! Lũ trẻ choai choai ngồi trong nhà buồn hiu chờ cơm tối không biết làm gì, ngồi không cũng uổng bèn hú nhau...đi thả diều.
Ở cái đất Sài Thành hoa lệ nầy bây giờ đâu còn chỗ trống nào cho bọn trẻ tha hồ chạy nhảy? Vậy là bọn chúng túa ra những mảnh đất rộng vùng ven mới đô thị hóa chút chút như ở bên Quận 8, Huyện Bình Chánh, Hóc Môn...Nhưng có lẽ đất Quận 8 là nơi “đắc địa” nhứt bởi còn chữ Quận phía trước có nghĩa là cũng còn gần.

sao... said...

Buổi chiều tôi chạy xe trên đại lộ Đông Tây dọc theo Kênh Tàu Hủ kéo dài lần lượt từ Bến Bạch Đằng, Bến Chương Dương, Bến Hàm Tử, Bến Bình Đông, Bến Bình Tây vô thấu Rạch Lò Gốm.
Bứt lên khỏi cây cầu Lò Gốm mới xây cao nghệu đã thấy trước mắt không biết cơ man nào là những chú diều đủ kiểu đủ loại, đủ màu sắc đang bay phất phới đầy trời. Có cả người lớn và trẻ con tham dự. Bãi đậu xe thì có hơn 90% là xe gắn máy. Tất cả đều là những con diều được làm sẵn bằng khung nhựa tổng hợp phất vải lòe loẹt lên trên được bán dạo dài dài quanh đó. Một trăm phần trăm những con diều đều cất cánh được lên. Thả “mút chỉ” rồi cầm cuộn nhợ trong tay ngó quanh ngó quẩn thôi thế mà gọi là một...thú vui tao nhã ư? Theo tôi đó chỉ là một trò tiêu khiển, chẳng qua là người ta mặc cho nó một chiếc áo quá khổ mà thôi!

Cũng có thể cụm từ đó dành cho những “nghệ nhân” làm diều xứ Huế với những chiếc diều rồng có khi kết thành dây thành nhợ đến cả 50 con cũng có. Mà ở Việt Nam bây giờ tôi cũng sợ cái tiếng nghệ nhân quá thể. Kết hình con rồng con phượng bằng những thứ rau củ cũng được gán cho từ nghệ nhân. Tưới nước trồng hoa bán ngoài chợ cũng được gọi là nghệ nhân. Nuôi mấy con cá kiểng giống ngoại nhập cũng được gọi là nghệ nhân. Nắn cái chén cái hủ đèm đẹp một chút cũng được gọi là nghệ nhân tuốt tuột...Có khi Bà Mười Xiềm đổ bánh xèo có số may được đưa đi nước ngoài biểu diễn cũng được gọi là nghệ nhân chưa biết chừng (?)

Mỗi năm tại bãi biển Vũng Tàu đều có một festival thả diều quy tụ các nước Đông Nam Á rất hoành tráng. Những con diều được họ làm bằng đủ loại chất liệu, đủ loại hình thù, đủ loại kích cỡ, đủ loại màu sắc bay chập chờn chen chúc trong ngọn gió nam trông rất rực rỡ.

sao... said...

Đây, để tôi kể lại những chuyện nầy mới xứng đáng gọi là cái THÚ THẢ DIỀU.

Đó là những chú nhóc độ tuổi từ 8 đến 15 tự mình làm những con diều để chiều chiều tụ nhau trên bãi đất trống đâu đó thi nhau thả lên trời. Cũng bắt chước người ta tìm những cây tre thiệt già ngoài bờ rào hạ xuống chẻ ra rồi vót thành nan. Cũng bắt chước người ta đem vùi xuống sình cho nan tre dẻo dai không mối mọt. Hạ một cây tre xuống rồi chia cho năm bảy chú cùng hội. Vớt nan tre lên rồi cũng gọt dủa tỉa tót sao cho khung càng mảnh sẽ càng nhẹ để con diều bay cao. Lấy nhợ hay kẻm nhỏ buộc thành một cái khung hình vuông hay hình thoi tùy ý có đường chéo ở giữa. Thêm một cọng nan hình bán nguyệt ở đầu mũi. Chỉ vậy thôi rồi lấy giấy nhựt trình phết lên cái khung ấy, sang hơn nữa thì chôm vài tờ pelure-fort của ông già cho con diều trắng trẻo tinh tươm. Lại còn cắt dán cả hai con mắt nữa chớ! Cắt hai mảnh giấy nhọn hoắt dài thượt làm hai lỗ tai cho con diều. Cái khó là làm đuôi diều. Phải biết tính toán làm sao cho cái đuôi phải cân bằng với thân diều thì mới mau bốc lên cao. Ngắn quá thì diều hay bị chao nghiêng, dài quá thì con diều sẽ lượn lờ như con vịt đẹt bay không cao kịp với đám bạn. Nhiều tay còn ngoắc ngoéo cắt từng sợi giấy rộng khoảng 3 phân ra rồi dán lồng vào nhau những vòng tròn như...sợi dây chuyền để làm đuôi diều.

sao... said...

Cái khó nhứt trong công đoạn làm diều là buộc dây lèo. Sợi nhợ thả diều phải buộc đúng vào trọng tâm thân diều thì mới khỏi bị chao nghiêng và hứng trọn vẹn con gió để diều mau bốc lên, càng cao càng hay.
Nhưng có phải con diều nào tự mình làm ra đều cất cánh ngon ơ cả đâu! Có con chỉ bay lẹt xẹt cao hơn ngọn mía chút xíu là cắm đầu xuống đất. Trong khi chạy lấy đà mắt ngó về phía trước nhìn đường, chừng nghe nặng tay quay lại thì hỡi ơi! Chỉ còn là một miếng giấy vụn.

Ngọn gió chiều đang hây hẩy mời gọi ngoài kia. Cầm con diều giấy tự tay mình làm chạy lấy đà một đoạn rồi buông tay cho con diều chao nghiêng rồi từ từ bốc lên cao. Nương theo chiều gió, tay giật giật sợi nhợ như tăng tốc cho chú diều. Mỗi cái giật làm hai má con diều hóp lại hứng gió rồi buông ra một đoạn nhợ để con diều từ từ bốc lên bầu trời xanh. Lâu lâu ta lại lia ngang cánh tay để con diều lượn lờ chao đảo một cách điệu đàng tít trên cao. Thế mới gọi là THÚ chớ!

Nhìn chán bèn lấy ít miếng giấy xé tròn ra cỡ bằng hai đồng xu với một lỗ tròn ở giữa rồi xé một đường đụng tâm để tròng vô sợi nhợ. Cứ giựt một cái, mảnh giấy lại trôi một đoạn lên trời. Hết miếng nầy tới miếng khác gọi là gởi thơ cho Ông Trời!

Hồi tôi còn nhỏ thì chưa có sợi nhợ nylon xuất hiện, chỉ thả diều bằng cuộn chỉ may...ăn cắp của Bà Nội thôi. Những tay đầy bản lĩnh mưu lược thì dở trò cắt diều. Anh ta điều khiển cho diều bay ngang bay lộn đều được rồi lựa thế cắt ngang sợi nhợ của đối thủ. Thế là...diều băng! Tiếng trầm trồ thán phục chen lẫn tiếng chửi đổng của mấy thằng nhỏ nhà quê vang rần trên bãi thả.

sao... said...

Người mọi cà-răng căng-tai (đây là tiếng xưa chỉ những người dân tộc Stiêng ở miệt Bình Long, Phước Long thời Pháp thuộc) họ cũng biết làm diều. Con diều họ làm bằng những cọng lạt tre lồ ô chuốt mỏng hun khói đan lại rồi phất lên một khung song mây hình quả trám rộng khoảng hơn một sải tay. Dây thả diều được họ đánh lại bằng vỏ những sợi dây leo trong rừng nên cực kỳ bền chắc. Trên thân diều họ gọt vài cái sáo bằng cây nứa gắn kèm theo. Khi con diều nặng nề ấy đã bay được lên cao, họ đóng một cái nọc bằng gỗ dưới đất cột dây diều vào để đó. Tiếng sáo đủ mọi cung bậc cứ réo rắt ngày đêm trên trời cho đến khi hết mùa gió. Tôi nghĩ đó chưa hẳn đã là một thú chơi mà hình như là một công cụ để họ đoán cường độ gió trong ngày để thuận tiện cho công việc tính toán nào đó của họ chưa biết chừng.

Gần xưởng làm việc của tôi có mấy anh chàng người Bắc. Tuy đã xấp xỉ bốn mươi, nhưng chừng như tuổi thơ của họ chưa qua mất. Họ làm những chiếc diều khá lớn phất bằng giấy bao xi măng hình thù rất đẹp in hệt như trong giải thưởng điện ảnh Cánh Diều Vàng của Việt Nam.
Họ treo vào đó một cây sáo để chiều chiều tiếng sáo diều như du hồn tôi vào cõi ca dao mà trở về tuổi ấu thơ.

quehuong said...

Hồi còn nhỏ, tui cũng học cách làm con diều và thả diều, nhưng không mê lắm nên chẳng có con diều nào bay cao.
Nghe Ba tôi kể lại là hồi chống Pháp, người nông dân Lục Tỉnh làm con diều rất lớn, hai cánh cong vào và gắn ống tre có khoét lổ khi bay lên cao, gió lùa qua các khe lổ đó mà thành tiếng kêu như sáo, nhưng diều lớn lắm, thả bằng dây kẽm, và khi thả làm một cái trục như trục kéo nước ở giếng lên vậy, mục đích là khi diều bay lên cao, dây kẽm sẻ “làm nhiểu sóng” cho máy phát tuyến của các đồn Tây, lúc đó kháng chiến tấn công đồn. Bây giờ tôi cố tìm lại những tài liệu mà không thấy. Chỉ thấy những Festival gần đây ở VN. Mời các Bạn xem.
QH
Giữ gìn truyền thống qua diều sáo Việt Nam
Thứ Ba, 4.5.2010
(LĐ) - Ít ai biết rằng, ông Quan Hằng Cao - một chuyên gia đầu ngành của Motorola lại là một nghệ nhân về diều sáo Việt Nam.

Ông đã được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mời làm cố vấn cho hai kỳ festival diều quốc tế rất thành công. Trong đêm thả diều lung linh huyền ảo tại Vũng Tàu mới đây, nghệ nhân Hằng Cao đã có cuộc trò chuyện rất cởi mở với cúng tôi.
Xin nghệ nhân cho biết một vài đánh giá về quy mô và đặc điểm của hai festival diều quốc tế được tổ chức tại VN vừa qua?

- Từ năm 2009, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có chủ trương cuối tháng 3 hằng năm sẽ tổ chức liên hoan diều quốc tế. Tôi được giao làm cố vấn, phụ trách mời các đoàn nước ngoài, tập hợp các đoàn trong nước, xây dựng kịch bản cho chương trình.

Festival 1 (năm 2009) có 20 đoàn của 17 quốc gia tham dự, với chủ đề “Sắc màu không gian” có kịch bản 7 chương, biểu diễn diều theo âm nhạc và ánh sáng, đó là đặc điểm mới lạ mà chưa festival diều quốc tế nào thực hiện. Lần đầu tiên, diều sáo VN ra mắt thế giới. Festival 2 (năm 2010) có 32 đoàn của 24 quốc gia tham dự, có chủ đề “Huyền thoại - ngàn năm”. Chúng ta khẳng định có thể tổ chức thả diều đêm thành công, với nỗ lực của các nghệ nhân diều hàng đầu thế giới.

Là người rất tâm huyết với diều VN, xin nghệ nhân cho biết đôi nét về diều và diều sáo VN?

- Tham dự liên hoan là các đoàn diều trong toàn quốc. Vùng Đồng bằng Bắc Bộ có diều sáo. Miền Trung, đại diện là Huế - có diều cung đình, long - ly - quy - phụng. Miền Nam, đại diện là Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.Hồ Chí Minh trình diễn các loại diều đương đại.

Diều sáo là nét đặc trưng của nền văn minh lúa nước, mang tâm hồn thanh cao từ ngàn đời nay của người Việt. Diều sáo có cái nôi là vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Tạm chia làm 3 vùng, vùng Hà Nội và Hà Tây cũ có diều sáo làm theo hình cánh lá muỗm hay lá chanh. Vùng Hải Dương thì diều có thêm đuôi làm đối trọng. Riêng vùng Thái Bình thì phần đối trọng của diều khác của Hải Dương. Cách khoét sáo mỗi vùng khác nhau, theo phương pháp thủ công, đơn chiếc và không theo quy chuẩn nào.

quehuong said...

Long Beach Kite Festival 2010
http://www.youtube.com/watch?v=4tBEpDOePBM&feature=related
LONG BEACH KITE FESTIVAL 2010 .


TIẾNG SÁO DIỀU QUÊ
Toàn Thắng
Từ trong huyền thoại hoang sơ,
Cánh diều đã chở ước mơ bao đời.
Bay từ đất mẹ lên trời,
Hỏi thăm chú Cuội “ồi ồi gọi cha”.
Ngày xưa trời - đất một nhà.
Cha trời, mẹ đất đậm đà tình thân.
Bảo nhau cầy, cấy tảo tần.
Cây đa, bến nước vang ngân câu hò.
Cánh diều khát vọng tự do,
Gửi tình đất mẹ, mong chờ trời cha.
Ai về trảy hội quê ta,
Có nghe tiếng sáo thiết tha bồng bềnh.
Bao la trời đất mông mênh.
Cánh diều như thể lênh đênh mạn thuyền,
Trên sông mây đẹp ảo huyền,
Soi mình in bóng xuống triền đê quai.
Đói no củ sắn, củ khoai,
Vẫn không quên hội thôn Đoài, làng Đông.
Bờ Ngô, bãi mía ven sông
Rộn ràng ngày hội, nức lòng muôn nơi.
Sáo vi vu nói thay lời:
“Quê hương đang đợi, người ơi tìm về!!!”

Mùa Thu Canh Dần – 2010
Những vũ điệu hòa bình trên bầu trời Hà Nội
Những cánh diều đủ màu sắc, kích cỡ chao liệng trong tiếng nhạc và tiếng hò reo tán thưởng của những người xem là những gì đã diễn ra vào sáng 10/6/2010 tại Lễ khai mạc liên hoan nghệ thuật diều Hà Nội năm 2010 được tổ chức trước Sân vận động quốc gia Mỹ Đình.

http://www.baomoi.com/Home/GiaiTri/dantri.com.vn/Nhung-vu-dieu-hoa-binh-tren-bau-troi-Ha-Noi/4975185.epi
NHỮNG VŨ ĐIỆU HÒA BÌNH TRÊN BẦU TRỜI HÀ NỘI .

quehuong said...

WORD KITE MUSIUM
http://kitefestival.com/
VIỆN BẢO TÀNG DIỀU THẾ GIỚI .

HUONG said...

Quả thật là thế giới "đàn ông, con trai" có nhiều dịp vui chơi thỏa thích thật.

Tuy NT là con gái, hồi xưa cũng mon men theo mấy... đứa em trai, em họ... đi thả diều chung với tụi nó ! Dĩ nhiên là không biết làm diều đâu, chỉ được phần sai vặt như lấy giấy, lấy kéo, lấy dao, lấy hồ...(thuở bé tí hơn là lấy cơm nguội thay hồ !!!), rồi cũng cầm sợi chỉ giật giật cho biết với người ta, chứ có đâu được hưởng cái cảm giác con diều bọc căng gió và bay lên dần dần trông rất oách !

Diều con gái mà thả chỉ bay được lên tới NÓC NHÀ là giỏi rồi đấy ạ ! Rồi thì nó sẽ vướng cành mềm đâu đó

Đến khi lớn một chút, thì con diều do mình cầm sẽ biết bay cao hơn, nhưng vẫn chưa biết cách làm diều

Bây giờ ra biển, thấy người ta chơi "diều nylon" - cái này là do NT đặt tên à nghen bạn thơ Quê Hương, chứ NT không biết tiếng Mỹ gọi là gì !?

Nó là một miếng vải hình chữ nhật bằng nylon, được viền bằng một ống hơi, người chơi bơm hơi vào ống đó và nó sẽ được giữ thăng bằng với những sợi dây nylon buộc vào với vòng bụng của người chơi... Họ sẽ lựa chiều gió cho con diều bay lên và họ đứng trên miếng ván nylon như Ski để lượn hết mặt biển...

NT nhỏ con nên không dám bước lên miếng ván đó, nó mà thuận buồm xuôi gió thì ra khơi trùng dương khỏi về lại bờ luôn !!!

Xem những Links về diều thật thú vị bạn thơ Quê Hương ơi...

Bạn thơ s@ có làm băng con diều nào chưa? Chớ có bảo rằng chưa à nghen... rồi có "khóc" không? Hay chỉ tiếc ngẩn ngơ mà thôi !?

songkim said...

Kỳ này Trang chủ uống cà phê hơi nhiều (từ Banmê về đến Sàigòn) không biết có say không nhỉ? riêng sk uống cà phê Việt Nam mỗi buổi sáng mà không ăn một chút gì thì y như rằng bị say mòng mòng như dân hút thuốc lào vậy. Thật chả hiểu sao.
Đọc bài Trang chủ viết về hôm thưởng thức cà phê tại vườn Tao Đàn trong khung cảnh chim hót líu lo, thật là một cảnh tượng rất đặc thù mà có lẽ chỉ ở quê hương ta mới có thì phải?
Cám ơn Trang chủ cho xem một số hình ảnh về nơi cà phê chim này. Một thú chơi tao nhã nhưng khá tốn $.
Không hiểu có bao nhiều người đủ điều kiện để có được thú chơi chim ở quê hương ta?
Cám ơn anh QH đã cho xem cảnh thả diều ở Long Beach Kite Festival 2010. Coi cảnh những con diều bay hợp đoàn nhào lộn thật đẹp mắt khiến tui thấy nhớ ơi là nhớ ngày "nhìn trời cao mà reo, mà mơ ước như diều..."
Buồn thật là buồn!
sk

Suong Mai said...

Hằng ngày trong cuộc sống người ta tiếp xúc nhiều với không khí vội vã , căng thẳng , ồn ào..., bởi thế cũng cần những giây phút thư thả nghỉ ngơi gần gũi với thiên thiên tĩnh lặng . Rất nhiều lúc SM muốn bỏ mặc hết mọi chuyện qua một bên, tìm một quãng trời vắng , có gốc cây mát càng tốt dựa cho đỡ mỏi lưng rồi nhắm đôi mắt mà làm một giấc quên đời. Nay thích nghe thêm tiếng chim rừng hót và nhắc mình mang theo tách cà phê. Ngồi nghĩ lại thì thấy có nhiều loại chim cảnh quá, mà mỗi loại lại có tiếng hót đặc trưng riêng. Bà con nói chích chòe líu lo, vành khuyên nhẹ nhàng thánh thót, họa mi lảnh lót vui tươi....và còn bao nhiêu thứ nữa. Người nuôi chim phải để ý thức ăn sao cho đủ chất cần thiết thì sẽ làm chim líu hay, bay bổng hơn. SM đang tự hỏi , các vị ngồi uống cà phê kèm theo khói thuốc lá bay tỏa, liệu chim hít vào rồi lâu ngày tích tụ, có khào khào và ảnh hưởng tới tiếng hót không đây?

quehuong said...

Mời các Bạn nghe tiếng hót của vài loài chim, Yellowthroat là chim Hoàng Anh.

http://www.woim.net/album/1329/piano-songbirds.html

Tiếng hót của loài chim.

Unknown said...

SM said:
"SM đang tự hỏi , các vị ngồi uống cà phê kèm theo khói thuốc lá bay tỏa, liệu chim hít vào rồi lâu ngày tích tụ, có khào khào và ảnh hưởng tới tiếng hót không đây?"

Hình như có điều gì.....

Trang chủ đâu biết rằng chim quí mà bắt vào lồng thì muốn nó hót phải làm cho nó ....quên rừng xanh hay bạn bè. Cách hay nhất là cho nó hít....khói thuốc lá ! hì hì.

Chơi chim mà không thích khói thuốc và cà phê thì chắc chỉ còn có cách ....nghe chim hót qua internet thôi !

Mời các bạn ở xa nghe thử xem
Họa mi hót buổi sáng

Unknown said...

Đọc bài phóng sự của Trang chủ về chim hót trong lồng PC tôi chợt nhớ về những ngày tù tội. Thời gian nầy khắc sâu trong ký ức của PC rất nhiều "u uất". Một thời xuân sắc đã qua đi trong "chim lồng cá chậu" cho nên thông cảm những con chim bị nhốt vào lồng mà phải cất tiếng hót cho người nghe !

Thực ra muốn nuôi một con chim hót mà nó hót được thì phải nuôi nó từ khi vừa đủ lông cánh, lúc đó nó chưa biết rừng xanh là gì, bạn bè bao đứa chung quanh, ngày ấy nó còn chưa nghe được tiếng nói bạn lòng, nên khi lớn lên cũng học đói ca hát....

Con Chim bắt từ rừng xanh về khi đã trưởng thành thì không thể hót được, và nếu có kêu thì giọng hót cũng não nuột nhớ rừng xanh, một thời gian sau đó cũng buồn mà chết đi,(thời gian ở rừng núi PC có quan sát điều nầy rất nhiều, và cũng đã giác ngộ về cảnh chim lồng).

Ở miền quê đồng bằng Nam Bộ ai cũng trải qua một thời thơ ấu nuôi chim chìa vôi(chích chòe) từ khi còn chưa đủ lông cánh. Chim lớn lên thả bay quanh vườn và hót nghe rất hay, nhưng khi nó bắt đầu biết trời cao đất rộng thì cũng bỏ ta mà đi !

Việt nam từ khi hòa bình lập lại, những người từ rừng xanh trở về ...nhớ tiếng chim nên phong trào nuôi chim bắt đầu phát triển cao độ. Người muốn nghe có tiền có quyền nên mua chim lạ và quà biếu chom lạ hót hay đã làm nên một phong trào nuôi chim để bán. Giá "chim hót hay" cao ngất ngưởng, với người thu nhập bình thường không thể nào với tới. Có những người thuê cả người nuôi chim cảnh như thuê một "anh nuôi" để chăm sóc con chim của mình...(phong cách giàu sang !).

Nhưng theo PC thì nghe tiếng chim hót mà hiễu được tiếng chim thì sẽ không nuôi chim trong lồng !

"Con chim quí ...chớ nhốt ở lầu son..."
.

Suong Mai said...

LỒNG CHIM LÀNG VÁC

Những người sành chơi chim rất cầu kì trong việc chọn lựa những chiếc lồng nuôi chim ưng ý và không phải ngẫu nhiên mà họ lại tin chọn lồng chim làng Vác, bởi ba yếu tố mà họ đưa ra đều đáp ứng được đó là bền, đẹp và sang. Chính những điều này đã làm nên thương hiệu của một làng nghề danh tiếng trên đất Bắc.
Cách Hà Nội chừng 30km là làng Vác, tên nôm của làng Canh Hoạch, nay thuộc xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai (Hà Nội), nơi có các nghề truyền thống như làm quạt, làm khuôn nón, làm tượng và đặc biệt là làm lồng chim.
Cả xã có 4 làng là Canh Hoạch, Vũ Lăng, Tiên Lữ, Phú Thọ với 2.340 hộ dân thì có đến hơn 400 hộ làm lồng chim. Trong đó, Canh Hoạch là phát triển nhất với hơn 100 hộ làm lồng chim. Thu nhập của mỗi hộ trung bình cũng đạt 5-10 triệu đồng/tháng……..
………Để đáp ứng được ba tiêu chí bền, đẹp, sang, người thợ làng Vác phải kì công làm khá nhiều công đoạn như vót nan làm đáy, làm vanh (vành), cửa, cầu, trang trí trên vanh, ráp lồng… Tre, trúc nguyên liệu phải là loại tre rừng mua về từ các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Cao Bằng… Sau đó sử dụng một loạt phương cách gia truyền từ ngâm tre, luộc tre, thậm chí là… nướng tre để cho ra những nan lồng đạt độ chuẩn về khả năng chống mối mọt... Ấy là chưa kể đến việc phải chuốt thế nào cho hàng trăm, hàng nghìn nan tre được tròn và thẳng tắp như nhau. Tuy nhiên, như nghệ nhân Nguyễn Văn Nghệ cho biết, làm lồng chim không khó ở công đoạn vót nan, mà khó ở việc chạm đường viền cho các vanh lồng. Trên vanh lồng, những họa tiết rất nhỏ như một bài thơ chữ Hán; hình long, ly, quy, phượng; hình cây cỏ, hoa lá … được chạm khắc một cách tinh xảo bằng vô số đường nét nhỏ tỉ mỉ và chính xác. Chỉ bằng một lưỡi dao rất nhỏ cùng với đôi tay tài hoa, người thợ làng Vác đã chạm khắc nên những chiếc vanh lồng đẹp như tranh vẽ.
Một điều thú vị khác là người thợ làm lồng chim phải có kiến thức nhất định về hính dáng và tập tính sinh hoạt của từng loài chim để làm nên những chiếc lồng phù hợp cả về hình dáng lẫn kích thước.
Về làng Vác hôm nay, người ta không khỏi ngạc nhiên trước sức phát triển mạnh mẽ của làng nghề. Những chiếc lồng chim có hoa văn chạm khắc tinh xảo của làng Vác theo chân du khách đi khắp mọi miền đất nước để phục vụ thú chơi chim cảnh tao nhã của người Việt.
Bài: Hữu Tuấn - Ảnh: Tất Sơn

sao... said...

MỘT THÚ CHƠI...KHÔNG TAO NHÃ

ĐÁ CHIM ĐỘ

Dân chơi chim tại TP.HCM được chia thành hai nhóm. Một gọi là "nhã" tức những người nuôi chim cảnh chỉ để thỏa nỗi đam mê của mình. Còn "nhã độc" gồm những người kiếm tiền bằng đá chim độ. Hiện tại, nhóm "nhã độc" đang có khuynh hướng bành trướng tại nhiều điểm chơi chim ở thành phố.


Kỹ nghệ luyện chim đá

Một con chim đá xuất sắc phải hội đủ các yếu tố: khỏe, có sức bền thể lực; mỏ, móng phải nhọn; hiếu chiến và quan trọng nhất là phải có các miếng đánh hay, lạ. Vì thế, để luyện thành công một con chim đá ít nhất cũng mất 2 - 3 năm trời. Chim đá được người chơi lựa chọn kỹ lưỡng, thường là chim chích chòe than, chích chòe đất hoặc họa mi có chân khỏe, mỏ dày, tiếng hót to, hiếu chiến và nhất thiết phải sống trong rừng qua 3 - 4 mùa rẫy.

Một cao thủ trong nhóm "nhã độc" với hơn 20 năm đá chim độ ăn tiền tên Danh (Q.8) - nổi tiếng với hàng loạt trận thắng - kể: "Sau khi chọn được chim rồi, phải thường xuyên nâng cao thể lực, rèn sức bền, "luyện võ" và trang bị "vũ khí" cho chim". Sức khỏe của chim phụ thuộc vào chế độ ăn uống. Theo Danh, thực đơn hằng ngày của chim đá, ngoài châu chấu, thức ăn công nghiệp, không thể thiếu chất tăng cường sinh lực quan trọng là một hỗn hợp được chế biến rất công phu từ đậu phộng rang, lòng đỏ trứng gà, đường, muối... Mỗi ngày chim đá còn được tiếp thêm vài ba con thằn lằn đất nhỏ, có chất tanh làm cho chim "nóng máu", khiến nó chỉ muốn mổ, tung cước vào đồng loại để xả cảm giác "bực bội". Cạnh hũ thức ăn của chim đá bao giờ cũng có một miếng kim loại nhỏ, chim ăn xong quẹt mỏ vào đó khiến mỏ ngày thêm sắc, nhọn. Để luyện các kỹ năng tung cước, mổ, khóa chân đối thủ, mảng miếng chiến thuật... các "huấn luyện viên" liên tục thọc tay hoặc que khô vào lồng chọc tức khiến chim trở nên hung hăng hơn, dùng móng chân "túm" lấy, rồi tung chân đá, mổ liên tục. Lâu lâu, "huấn luyện viên" còn tìm "quân xanh" cho chim thi thố, tích lũy kinh nghiệm. Trước những trận tỉ thí này, chim được ăn sâu khô rồi đem ra chỗ có ánh nắng mặt trời để lấy "lửa" - tăng cường sức chiến đấu.

Khi chim đã đạt được một trình độ "võ công" nhất định, các ông chủ sẽ đem chúng đi phân tài cao thấp.

sao... said...

Những trận chiến sặc mùi tiền

Đá chim ban đầu là một thú chơi độc đáo của những nghệ nhân nuôi chim. Rồi, để cho những trận đá thêm "máu", người ta nghĩ ra cách chia phe bắt độ. Ban đầu là dăm gói thuốc lá, dần dà những đệ tử của bác thằng bần chen vào, xem việc thắng thua của chim là cơ hội để moi tiền lẫn nhau. Độ nhẹ thì tính bằng "gói" (10 ngàn đồng), độ nặng tính bằng "cây" (100 ngàn đồng). Một cao thủ đá chim tên Mạnh (Q.6) cho biết: "Chơi hạng "gói" là những kẻ khoái cờ bạc nhưng nhát. Những kẻ có máu mặt thường đặt kèo bằng "cây". Thông thường khi tham gia một độ, người ta đặt 7-8 "gói" hoặc 1-5 "cây". Gặp những lúc trời nắng, chim được tiếp "lửa", chủ nhân của nó đặt cược đến cả triệu bạc".
Một buổi sáng trung tuần tháng 7, chúng tôi tìm tới một quán cà phê trên đường Lũy Bán Bích - nơi được coi là một sới đá chim ăn tiền tương đối xôm tụ. Tại khuôn viên rộng chừng 400m2, gần 200 chim họa mi, chích chòe, cu gáy, vành khuyên... thi nhau khoe giọng, nghe thật vui tai. Trên 100 chủ chim ngồi kín những hàng ghế đá, bàn tán xôm tụ trước những lồng chim đặt trên chiếc bàn nhỏ chia thành hai bên chẵn lẻ. Một người đàn ông gầy gò trạc 40 tuổi, sau khi quan sát các đối thủ liền nói với gã thanh niên mặc áo phông đen, cắt đầu đinh: "Chim mày to hơn chim tao, bắt kèo 7/10 đi?". Gã thanh niên gật đầu, đứng dậy nói oang oang: "Ai thích bắt bao nhiêu thì tùy. Độ này tôi giữ tiền xâu". Những người còn lại thi nhau đặt cửa: "Chẵn ăn 7. Lẻ ăn 5. Chẵn ăn 8...". Ngay lập tức 2 lồng chim được để sát gần nhau, rồi 2 cửa lồng mở ra. Chỉ chờ có thế 2 con họa mi lao vào, xuất chiêu túi bụi. Con bên chẵn dùng 2 chân khóa giò, mổ liên hồi vào đầu đối thủ. Trong khi các "đấu sĩ chim" mải mê so tài cao thấp thì những con bạc vẫn tiếp tục đặt "kèo": "Chẵn 7 "gói", lẻ 2 "cây"... Trận đấu diễn ra chưa được 2 phút, chim bên lẻ mổ thật mạnh vào đầu con bên chẵn rồi nhảy tót lên chiếc cầu làm bằng gỗ treo ngang lồng chim, không tham chiến nữa. Chủ nhân của nó sốt ruột nhìn vào chiếc đồng hồ để ngay dưới chiếc bàn, luôn mồm thúc: "Nhảy vào đi", "Mổ nó đi"... Nó vẫn không hề nhúc nhích và đến khi chiếc kim giây của đồng hồ chạy đủ một vòng thì gã thanh niên đầu đinh cười hà hà: "Chim ông đứng hết 1 phút rồi đấy. Chim tôi thắng". Những người bắt con bên lẻ vội móc túi, lấy tiền giao cho gã thanh niên đầu đinh. Gã này lại cười hà hà rồi chia tiền cho những người thắng cuộc.

sao... said...

5 phút sau, 2 lồng chim khác lại được đặt lên bàn. Lần này "đấu sĩ" là những chú chích chòe. Sau khi làm "kèo" xong, chủ của 2 lồng chim tiến tới rút thanh chắn cửa lồng. Con chích chòe bên lẻ chui tót qua lồng đối thủ, và trận đánh ác liệt diễn ra. Sới chim lại sôi động hẳn lên với những tiếng hét đặt kèo: "Chẵn 5 gói, lẻ 1 cây"... 3 phút sau trận đấu kết thúc với phần thắng thuộc về con chim bên chẵn khi đối thủ của nó tháo chạy về lồng của mình. 10 người móc tiền trả cho 6 người khác. Chỉ riêng độ này, số tiền mà người giữ xâu thu về khoảng 400 ngàn đồng. Một người thắng độ hôn chùn chụt lên tờ bạc 100 ngàn đồng. Chủ sở hữu của tờ bạc ấy cách đó mấy chục giây trợn mắt xông vào túm cổ áo người đàn ông - cũng đang hôn tiền - quát lớn: "Chọc quê bố mày à? Tao đập chết bây giờ!". Phải mất ít phút, mọi người mới ngăn chặn được cuộc cãi vã ồn ào này. Tiếp đó sới đá chim còn sôi nổi với 3 độ nữa mới giải tán. Chúng tôi nhìn về phía "võ đài", trên vách tường ngay sau 2 lồng chim có treo một tấm bảng nhựa với dòng chữ in rất đẹp: "Xin quý khách đừng đá chim ăn tiền ở đây!".
Một quán cà phê trên đường Bùi Minh Trực (Q.8) cũng là nơi lui tới của nhóm "nhã độc". Tại đây, những "độ" đá chim ăn tiền cũng diễn ra vào hai buổi sớm, chiều với số tiền xâu ít thì trăm rưỡi, nhiều lên tới vài "cây" một độ. Trong những ngày tới đây tìm tư liệu viết bài này, chúng tôi được dân đá chim kể cho nghe về chiến thắng của một tay đá chim tên H. với số tiền thắng một độ lên tới 10 triệu đồng; chuyện dân đá chim của thành phố đem "đấu sĩ" đi chinh chiến tại Vũng Tàu, Bình Dương...
Cần phải nói thêm rằng, tại những sới chim nói trên, số người chơi chim thuộc nhóm "nhã" hiện vẫn chiếm số đông và không phải ngày nào nhóm "nhã độc" cũng tới đây bắt "độ". Tuy nhiên, sự xuất hiện ngày càng tăng của những tay đá chim ăn tiền, thú chơi thanh tao này đang trở thành một trò cờ bạc không hơn không kém. Tiếp xúc với chúng tôi, những người chơi chim thuộc nhóm "nhã" tỏ ra bức xúc: "Họ đã xúc phạm đến những người chơi chim chân chính như chúng tôi. Khi nào mới dẹp được cái trò cá cược đỏ đen này ?".

(nguồn: Báo Thanh Niên)

sao... said...

NHỮNG LỒNG CHIM ĐỘC ĐÁO

Bước vào nhà anh Đỗ Duy Ngọc nằm trên đường Nguyễn Đình Chính, quận Phú Nhuận, TP HCM, người ta có cảm giác như lạc vào một thế giới cổ xưa bởi nhìn đâu cũng thấy những cổ vật gốm sứ, đồng hồ, lồng chim... Chúng có mặt từ cửa sổ đến chân cầu thang, từ phòng khách đến mái hiên...
Lạ nhất là những lồng chim. Hiện anh Duy Ngọc có trên 70 lồng chim, trong đó hơn 50 lồng thuộc loại quý hiếm. Mỗi lồng chim có hình dáng, chạm khắc khác nhau. Đây chính là nét độc đáo nhất của bộ sưu tập lồng chim có lẽ duy nhất ở Việt Nam của anh Ngọc. Anh Ngọc từng dạy học, làm thơ, hiện là họa sĩ trình bày bìa sách. Có lẽ nghề nghiệp đã giúp anh có cái nhìn sâu hơn về nghệ thuật. Anh nói một lồng chim đẹp trước hết phải có chân lồng đẹp, chạm khắc tỉ mỉ. Tất cả những chân lồng tại nhà anh đều được chạm khắc theo tuồng, tích cổ Trung Quốc nhưng không xa lạ với người Việt Nam, như “Kết nghĩa vườn đào”, “Quan Công phò nhị tẩu”, “Trận Xích Bích”, “Lưu Bị ba lần mời Khổng Minh”..., hay “Bát tiên với những vật dụng cầm tay”, “Bát tiên quá hải”, “Cùng hội tiên” hoặc “Thập bát La Hán”... Đặc biệt là những mô-típ tranh dân gian quen thuộc như “Mai điểu”, “Tùng hạc”, “Mẫu đơn-sen ấp”...

Anh Ngọc dẫn giải: "Những chiếc lồng này hầu hết được làm bằng tre có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là thứ tre được trồng chỉ để dành riêng cho việc làm lồng chim. Nghề làm lồng chim cũng rất công phu. Khi tre mọc cao được vài ba đốt thì được chặt ngọn, làm vậy thì đốt tre mọc lên sẽ to, đợi khi tre già đốn đi rồi ngâm nước, xử lý mối mọt. Để vậy 2-3 năm sau, các nghệ nhân mới làm lồng và chạm khắc".
Tuy nhiên, để lồng đẹp toàn diện đòi hỏi những vật dụng kèm theo phải đồng bộ, cũng đẹp như lồng. Những chiếc hộp bé bé, xinh xinh dùng để đựng thức ăn và nước uống cho chim cũng có hoa văn, họa tiết cùng chủ đề với chân lồng. Đặc biệt hơn, trên thân lồng còn trang trí những hình ảnh, hoa văn, chữ Hán được khắc bằng ngà voi có cùng chủ đề với chân lồng.
Chiếc lồng chim quý nhất của anh Ngọc là lồng chim cổ Việt Nam chạm khắc hoa trái có hơn 100 năm tuổi. Anh cho biết đó là chiếc lồng của một quan huyện dưới triều nhà Nguyễn, đã được lưu truyền nhiều đời con cháu rồi mới tới tay anh hơn 30 năm nay. Còn cặp lồng chim chạm “Mục đồng chăn trâu” với cảnh đồng quê yên bình của Việt Nam cũng thật ấn tượng. Hiện nay, giá trị của lồng chim không thể tính được bằng tiền. Anh Ngọc cho biết anh từng mua chiếc lồng làm bằng ngà trị giá gần 7.000 USD.
Tiếng chim hót có thể làm người nghe trút bớt những cơn mệt nhọc, xua tan đi những nỗi buồn và tìm cho mình ý tưởng, niềm vui và những điều thú vị trong cuộc sống... Từ đó, anh Ngọc còn có thú nuôi chim và huấn luyện cho chúng hót, nói theo ý mình. Hiện tại anh có trên 30 con chim họa mi, vành khuyên, sáo, nhồng có giọng hót ngọt ngào, thánh thót hoặc nói được tiếng người. Thấy khách, một con nhồng “hát” tặng bài “Cháu lên ba” khiến PV Người Lao Động trố mắt nhìn vì quá ngạc nhiên và thán phục. Anh Ngọc quan niệm: "Những thú chơi vô bổ rồi sẽ mất đi trong khoảnh khắc, nhưng đồ cổ, vật dụng mình yêu thích sẽ tồn tại mãi với thời gian".

Việt Báo (Theo-Ngoisao)

Suong Mai said...

Cám ơn QH và PC đã cho nghe tiếng hót thánh thót của chim Hoàng Anh quyện với tiếng nước chảy róc rách và tiếng líu bay bổng lảnh lót của Họa Mi . Kim Chi thì có vườn mai để sáng chim bay về ríu rít, còn SM thì có chút sân sau, không thường xuyên nhưng cũng nghe hót khi mùa xuân nắng ấm về. Thích thì thích thiệt nhưng chắc chắn là thiếu kiên nhẫn , không đủ công sức và tiền để nuôi chim cảnh như người ta, ở nhà mà muốn nghe cứ online là lẹ nhứt ( như mì ăn liền). Dĩ nhiên là không so sánh được khi mình có cơ hội ngồi ngoài trời gần gũi thiên nhiên cây xanh thoáng mát , để phiền lụy lo toan lắng xuống, đầu óc nhẹ nhõm thư giãn một cách tự nhiên. SM cũng đồng ý “ Chim quý không phải ở lồng son”, thú vui chim cảnh lành mạnh rộn ràng, biết bao người bé-lớn giờ say mê từ thôn quê cho tới thành thị. Tùy túi tiền của mình mà liệu chớ bỏ ra một số tiền lớn mua cho được những cái lồng cầu kỳ, khắc điển tích tinh xảo thì tính nghệ sĩ biến chất quá rồi. Hôm ở quán Tao Đàn, đông kín khách nhưng hầu hết còn trẻ tuổi và trung niên, SM không thấy cụ nào râu tóc bạc phơ cả. Nếu thú nuôi và chơi chim cảnh phát triển lan rộng trên nhiều thành phố , thu hút mọi giới tuổi thì các loài chim quý hót hay sống không yên rồi, bởi bàn tay đặt bẫy và săn bắn phải không các bạn?

Suong Mai said...

Lạ thiệt, SM đâu có bao giờ nghĩ đến Viện Bảo Tàng Diều thế giới đâu QH, thế giới Diều cũng đầy đam mê mà SM không có chơi gì hết, giờ mới tiếc. Lúc nhỏ hai đứa em trai tự làm diều lấy không cho mình đụng tay vô ngoài chuyện tìm giấy dùm, lo hồ dán và lấy trộm cuộn chỉ may quấn vào lon sửa bò. Nhìn thì cũng biết sơ sơ cách làm Diều đơn giản chớ làm sao mà biết được cặn kẽ như bạn s@ chỉ vẽ, không ngờ là cả một kỹ thuật tính toán và khéo tay rất chi tiết. Nghe bạn diễn tả thấy rất sống động cảnh hì hục cắt dán làm diều, chạy lấy đà buông tay ra thả diều nương theo chiều gió , no mà bốc lên cao. Sao mà gợi nhớ tuổi thơ quá, những cánh diều đơn sơ mộc mạc, có lẽ bạn gởi rất nhiều thơ cho ông Trời rồi, nhớ lại đi , có nhắn nhủ gì với ổng không?. Thấy NT cũng cầm sợi chỉ giật giật, đồng cảnh mà, SM cũng chỉ được đến thế thôi, khi diều bay cao, ít đảo và trụ trên trời mình được đụng tới dây thả. Ngày ấy sợi chỉ mong manh quá, tội nghiệp những cậu bé bỏ biết bao công sức để có được con diều của riêng mình, vậy mà có khi chơi được chẳng bao lâu diều đứt dây tự nó gởi gió gới mây ngàn bay tuốt luốt luôn .

sao... said...

Để tui kể cho các bạn nghe một mẩu chuyện có hơi hướng “Chim nhốt trong lồng”.

Lẽ ra cũng không nên gợi lại những điều không sáng sủa ở đây làm chi, chẳng qua như một câu chuyện làm quà để tăng thêm sắc màu cho chuyện về chim chóc mà chúng ta đang nói tới.

Khoảng năm 1977 khi phá rừng làm rẫy trong rừng sâu Phước Long, một cây cổ thụ ngã xuống văng ra một tổ chim có 3 con chim nhỏ. Chỉ còn mỗi một con sống sót và hai con kia đã sớm vội lìa đời. Anh bạn nằm kế bên tui vội chạy tới hai tay nâng niu chú chim non còn đỏ hỏn phủi sạch lớp bụi đỏ bỏ vào túi áo.
Đem con chim nhỏ về lán, anh lấy cái áo cũ khoanh lại làm một tổ ấm tạm cho chú chim bởi làm sao mà có được một cái lồng dù đơn sơ nhứt trong hoàn cảnh đó. Mà con chim đang bị nhốt trong lồng thì cần gì phải làm cái lồng cho một con chim khác?

Ngày ngày anh ủ nó trong túi áo treillis của mình đem theo ra rẫy. Tranh thủ những lúc nghỉ 10 phút giữa giờ hoặc nghỉ trưa, trong lúc các bạn khác vật vạ mỏi mê thì anh lang thang đầu nầy chốn nọ cố tìm và đuổi bắt ít con cào cào vớ vẩn nào vô phước bay ngang đó để nuôi dưỡng đứa con của mình. Hoặc giả hôm nào không “thu hoạch” được gì, anh đút mấy hột cơm nguội nó cũng ăn tuốt.

Theo thời gian con chim bắt đầu trổ lông mượt mà thì tụi tui nhận ra đó là một con sáo nâu với viền mỏ vàng đặc trưng.
Ngày ngày theo chân bọn tui đi làm việc, chim cứ lớn dần lên và đâm ra rất dạn dĩ với con người. Nó trở thành một trò tiêu khiển của tụi tui trong chốn heo hút bởi mỗi khi có thời gian rảnh thì năm ba thằng bu lại ngắm bộ lông ngày càng mượt mà và dạy cho nó đủ mọi thứ trên đời. Khi thì hút gió, khi thì tập nói những câu tào lao...

Loại chim nầy học nói khá nhanh và tiếp thu giỏi, không bao lâu sau thì...rành sáu câu, nhứt là câu chửi bậy! Bây giờ ngồi nghĩ lại, tui cũng không nhớ là nó có hót cái giọng riêng của mình và vào lúc nào không nữa. Lâu quá rồi!

Nó như một người bạn đời đầu ấp tay gối của anh bạn. Khi đi làm rẫy, anh để nó lên vai cùng đi. Đến nơi nó bay đi kiếm ăn quanh quẩn gần đó. Hết giờ làm việc, anh chỉ cần huýt sáo một tiếng là nó có mặt ngay. Anh búng hai ngón tay cái chóc thì chàng ta đã chễm chệ trên vai để...về nhà. Buổi tối thì nó bay lên đậu trên cái giá để tư trang làm bằng lồ ô trên đầu sạp của anh.
Tui không biết là loài chim có ngủ hay không, nhưng trong bóng đêm không nghe tiếng ngọ nguậy của nó thì chắc là nó cũng...ngủ.

Tội nghiệp, anh không có ai thăm nuôi trong một thời gian rất dài. Cuối cùng thì anh đành đổi con chim thương yêu của mình cho một người bạn ở lán khác để lấy 2 ký đường tán. Cũng “có giá” đấy chớ!

Từ đó, anh buồn buồn dã dượi khá lâu và rồi tụi tui cũng buồn lây vì đã bị lấy cắp mất một niềm vui.

Unknown said...

Chuyện Chim ở dất Mỹ.
Ở Mỹ người ta không nuôi chim...bắt, vì luật bảo vệ gia cầm CẤM BẮT CHIM NGOÀI THIÊN NHIÊN.

Lúc đầu tôi mới qua Mỹ, nghe chuyện nầy cũng tức cho dân Mỹ, nhưng ở càng lâu thì hiễu ra là con người ở đất nầy chon sự cùng chung sống là trên hết.

Người mỹ quan niệm đất mà mình đang sống ngày xưa là của chim muông, với rừng xanh bạt ngàn, muôn thú tha hồ bay nhảy, ca hát mặc tình, tự do và không biết sợ những cư dân chung quanh. Khi những cư dân từ Âu châu sang lập nghiệp, xâm lấn dất đai thì muôn thú lùi dần vào rừng sâu và...giảm dần dân số. Phát hiện điều nầy sớm nên ngưới Mỹ (hình như có Canada !) ra luật cấm bắt các loại chim hót và chim hiếm, và dần dần cấm bắt luôn các loại chim sống quanh ta ! và từ đó trong khu dân cư có khoanh vùng cho chim cư trú lập thành những công viên an bình cho những thú thiên nhiên có tại đây.

Có một kỹ niệm mà tôi tâm đắc là khi tôi mới qua, tạm trú tại nhà người em, phía sau nhà có khu đất rộng (mỗi bề chừng 200m) và có 1 cây cổ thu to, chung quanh được rào cẫn thận và bảng cấm vượt qua của City. Tôi hỏi khu đất tốt quá mà sao không khai thác? người em cho biết là trên cây có một loài chim hiếm đang làm tổ nên cấm con người đến quấy rầy !! Thật tuyệt phải không các bạn.

Ngày nay có nhiều loài chim sống chung với dân Mỹ một cách tự nhiên như...bạn bè.

Sân sau vườn nhà tôi mùa xuân nghe chim hót suốt ngày, đủ loại từ chim Cu gáy, bồ câu, chim sẽ, hải âu, quạ đen..và nhất là một loại chim giống họa mi trắng ở VN hót suốt ngày đêm, có khi giữa khuya nó cũng hót, tiếng hót rất hay.

Có một hôm tôi thu âm tiếng chim họa mi trên nét vào MP3 player và buồi trưa ngồi buồn phát lại nghe, một lúc sau có 2 con họa mi bay lượn phía trên và hót lại ! (too6i không biết là nó hòa âm hay...chửi lại. (hì hì).

Unknown said...

Nhưng ở mỹ có nuôi chim quý hiếm mà các loại nầy được nuôi và chăm từ khi đẻ trứng....thành chim. Tại đây có một công ty đồ sộ, đủ hết các dịch vụ để sản xuất chim đẻ và bán chim với đủ loại thực phảm chuyên dùng cho từng loại. Các loại thông thường mà tôi thấy là chim yến hót, chim yến phụng, chim sẽ đủ màu sắc, bồ câu nhiều loại...gà kiểng chân chim...thật là đa dạng.
Người ta cũng bán lồng nuôi chim nhưng đa số bằng kim loại, không cầu kỳ như bên quê nhà.

Công viên chổ tôi ở có dành khu đất được rào chung quanh cẫn thận, bên trong còn 1 cái hồ nhỏ, cạn vào mùa khô. Mùa mưa có nước thì nhiều loại chim ăn cá bay về làm tổ và đẻ tại dây, City cung ứng thực phẩm hằng ngày cho chim, mùa đông chúng bay đi đâu mất và mùa hè lại về, ồn ào náo nhiệt, cũng vui !

Giết thịt bồ câu bị phạt 2000 đô !

sao... said...

Chim sáo ngày xưa

Bạn thơ SƯƠNG MAI ơi! Thủa ấy, tâm hồn những chú nhóc như một trang giấy trắng. Cứ thích gởi thật nhiều thơ lên trời cho vui, nhưng chỉ toàn là những tờ giấy trắng bởi có biết ước mơ gì đâu mà viết vào đó?
Hay đã định để dành giấy sẵn để mai mốt...làm thơ?

Suong Mai said...

Mấy hôm nay Trang thơ bàn về chuyện nuôi chim cảnh mà thiếu một người nhiều kinh nghiệm về cái thú này ở ngay đây thôi. SM đề nghị Viễn Khách bớt chút thời gian chia sẻ xem hồi đó đã mua lồng son gác tía cho mấy chú chim cưng như thế nào nhé.

Suong Mai said...

Cám ơn bạn s@ đã cho nghe lại Chim sáo ngày xưa, QL có một giọng ca mang âm hưởng miền trung mà SM rất ưng nghe. Trở lại chuyện thả diều rồi gởi những tờ giấy trắng cho Ông Trời, bạn có nói cứ giựt một cái thì mảnh giấy lại trôi một đoạn lên trời, liệu những mảnh giấy ấy trôi được bao xa? Vài mét là đứng lại phải không?
(Phải chi có tâm tình gởi gấm là được ông Nam Tào nhận lưu sổ bộ rồi. Uổng thay ! )

Vien Khach said...

Viễn Khách chẳng có kinh nghiệm gì về nuôi CHIM CẢNH đâu Trang chủ ơi !
Thực ra, Viễn Khách rất thích nghe tiếng hót của các loài chim. Nhất là vào mỗi buổi sáng bình minh tại Dalat . Khi định cư tại HK, có ba lần VK mua 3 cặp chim nuôi trong chiếc lồng thật đẹp . Nhưng cả ba lần nuôi 6 chú chim nhỏ có màu sắc rất đẹp đều thất bại . Dù VK chăm sóc rất kỹ, từ thức ăn nước uống, buổi sáng mang lồng chim ra sân, chiều đem chúng vào nhà, mùa Đông phải dùng bao nylon bọc xung quanh chiếc lồng để cản hơi lạnh khắc nghiệt của mùa Đồng . Nhưng chẳng có cặp chim nào sống qua được một tháng. Có lẽ chim sống ngoài thiên nhiên có tổ ấm tránh được thời tiết bất thường hơn là nuôi trong Lồng . Sau 3 lần nuôi chim đều chết . VK cảm nhận như mình đã sát sinh nên từ đó, không nuôi Chim cảnh nữa . Vậy mà loài chim vô tội đó, luôn bị con người tìm cách sát hại một cách không thương tiếc.
Mời các bạn Thơ chia sẻ với VK qua bản nhạc :

Người Thợ Săn và Đàn Chim Nhỏ - Khánh Ly

Thân ái chúc các bạn luôn có những ngày vui và may mắn .
VK.

sao... said...

HAI MẶT CỦA ĐỒNG XU

Cốt cách của tui chẳng phải là một người tao nhã gì, chỉ là một mẩu người sống cùng gió bụi hơi nhiều trong cuộc mưu sinh nên không có nhiều những cái lịch lãm mà thường mỗi người quanh tôi cố gắng tạo riêng cho mình.
Tuy vậy nhưng dù gì trong sâu thẳm tâm hồn cũng có chút mơ mộng. Tất nhiên là tôi không thể có điều kiện theo đuổi một thú vui tao nhã nào hết, chỉ thỉnh thoảng có đôi lúc hiếm hoi được khoảng thời gian ngắn trống vào buổi sáng thì thế nào tôi cũng chạy xe đến một quán cà phê sân vườn bình dân uống cà phê để nghe ké tiếng chim hót trong những chiếc lồng treo trên cao khuất vào đám cây lá mà nhớ về những cánh rừng tôi đã đặt bước chân qua.

Nhân đọc được một bài viết về cà phê và tiếng chim hót ở xứ Sài Gòn, xin trích dẫn ra đây để cống hiến các bạn.

Giọt cà phê và tiếng chim ríu rít!

“4 giờ sáng có muốn ngủ thêm cũng phải thức dậy mở quán vì tiếng chim hót ríu ran khắp nhà. Tối đến 8 giờ tôi nghỉ thì chim mới được nghỉ”, chủ tiệm một quán cà phê tên Trần Hồng Lâm nằm trên đường Lê Văn Sỹ (quận 3, TP.HCM) hào hứng kể...

“Lâm mi”, cái tên mà giới chơi chim hót và chim đá trong thành phố đặt cho anh Hồng Lâm – người có 4, 5 giải vàng nhờ những con họa mi cưng. Giờ mở quán cà phê, anh cho biết: “Chủ đích tạo nguồn sống, chữa bệnh của má tôi, chứ cái chính vẫn là thú nuôi chim”.

Đam mê và kinh doanh

Cũng cùng một ý tưởng ấy, ngay từ ngày đầu tiên được mời lên khu vực hội chợ Quang Trung, anh Võ Cát Vũ, nghệ nhân Hội sinh vật cảnh Gò Vấp nghĩ “trong cái chơi cũng phải có cái làm”, và từ ấy, Hội quán Vũ Ca với khu vực dành cho khách mang chim đến luyện hót, quán cà phê cho những người muốn thưởng ngoạn thiên nhiên đã ra đời. Với khoảng 3.000m2 diện tích đất, hội quán Vũ Ca quả là có nhiều lợi thế hơn so với những quán cà phê cùng kiểu trong nội thành.
Cùng với những quán “cà phê chim” này, hội quán Sơn Ca ở công viên Hoàng Văn Thụ, quán Anh Tài ở Hòa Hưng, quán Hùng ở Gò Vấp, quán nghệ nhân ở Tao Đàn, v.v... cứ 2 giờ chiều hay các sáng Chủ nhật là những người có cùng niềm đam mê lại tập hợp ở những nơi này.
Khách đam mê chim mà đến quán, dần dần trở thành những người ngày 1 – 2 lần đến quán mua thức ăn cho chim. “Cà phê nuôi chim hay chim nuôi cà phê, thật khó mà biết được. Chỉ biết rằng cả hai cùng tồn tại để mình vẫn có thể sống mà vẫn tiếp tục niềm vui suốt đời đeo đuổi. Thế là đủ”, chủ một quán cà phê chim hót lâu năm tại TP.MCM tâm sự.

sao... said...

Êm dịu quán, sôi nổi dịch vụ

Không khí êm dịu của quán thật khác hẳn với mạng lưới dịch vụ phục vụ nó. Cứ nghe vợ chồng anh chị Tú từ miền Bắc vào lập nghiệp kể sẽ rõ. Hai vợ chồng đều chưa có nghề nghiệp được mách nước sắm chậu, nuôi sâu. Nhưng nuôi sâu cũng không dễ hơn nuôi tằm là mấy. Sau mấy tháng, cả hai vợ chồng anh chị Tú và những người bỏ mối hàng đến tận nhà cung cấp từ sâu, cào cào, châu chấu đến thức ăn bột rồi những chiếc lồng chim. Tất cả đều phải cạnh tranh để được “làm mối” với các chủ chuyên chơi chim.

Thú chơi chim thời @

Các nghệ nhân thường tổ chức giao lưu với các nghệ nhân tỉnh bạn, ở cả miền Trung lẫn Hà Nội.
Chỉ cần nhấc điện thoại lên là tin tức về giọng hót mới, một vóc dáng đẹp và ngay cả chuyện ở một vùng núi xuất hiện một con chim quý cũng được truyền ngay vào để các chủ chim suy nghĩ, tính toán để bỏ tiền tậu về “vườn” mình. “Chuyện bán và mua bây giờ không thua gì làm ăn ở các ngành khác. Mình chỉ cấn ép giá một chút hoặc chậm chân một chút là có người mua liền. Có nhiều khi tiếc hùi hụi mà chỉ vì thiếu tiền đành phải bỏ mối làm ăn”, T. – một tay chơi chim có tiếng tại TP.HCM đã cho biết như thế.
Không cần vốn nhiều, người đi săn lùng chim chỉ cần nắm được “gu” của các nghệ nhân để tìm đúng “hàng”, “chồng” tiền ngay lấy chim về. Một con họa mi bán tại TP giá 1 lượng vàng, nhưng với một chủ chim Hà Nội thì với giọng hót phóng khoáng ấy thì 2 lượng vàng cũng sẵn sàng chung đủ. “Chỉ từ nội thành ra đến vùng ven như chỗ chúng tôi, thú chơi chim cũng đã khác nhau và vì thế giá cả cũng chênh lệch nhau lắm”, anh Cát Vũ cho biết. Ở nơi chuyên về chim hót, giá một con chim đá có khi rẻ được mấy chục ngàn, vì thế, người ghiền chơi chim cứ phải đi lòng vòng để kiếm tìm và khảo giá.
“Chim có nhiều giá lắm. 30.000 đồng cũng có mà vài ba “vé” (USD) cũng có. Nhưng tính công chăm sóc từ chuyện thức ăn, tắm rửa đến chuyện mưa nắng thời tiết thì bao nhiêu cũng vẫn là rẻ”, anh Hồng Lâm nói. “Chim phải 2, 3 mùa mới thuần dưỡng. Tính công biết bao nhiêu cho đủ, chủ yếu đó là sở thích của mình. Mỗi lần xong công việc quán xá nặng nhọc, việc đầu tiên khi về đến nhà là ngắm nhìn con chim quý. Bao nhiêu mệt nhọc cũng nhẹ như không”, anh Cát Vũ vui vẻ tâm sự...

Việt Báo (Theo_VietNamNet)

sao... said...

Thơ thẩn chim muông mãi cũng...thường.
Mời các bạn đọc bài viết nầy chơi!

CÁI TINH THẦN ĐẶC BIỆT CỦA TIẾNG VIỆT
sưu tầm & tản mạn

Theo các nhà ngữ học thì tiếng Mỹ là thứ tiếng nói vay mượn rất nhiều từ ngữ của các tiếng khác trên khắp thế giới, vì vậy mà nó rất dồi dào và sống động, nó là tiếng nói số một của loài người hiện nay.
Và theo tôi thì tiếng Việt cũng không thua kém chi. Nó đang đứng thứ 12 về số đông người nói (83 triệu) và đang lan ra khắp thế giới tự do từ cái biến cố 1975.
Nó có một nguồn gốc rất là đa dạng vì qua hai ba ngàn năm nó đã mượn rất nhiều tiếng Tàu mà xài, rồi gần đây lại còn mượn hàng trăm tiếng một của Pháp mà nói, bây giờ đã trở thành tiếng Việt rồi, thí dụ như beret, kaki, kilo, garage, accu, v.v...Các bạn có thể kể ra vài trăm tiếng như thế.

Hiện nay tiếng Việt lại còn đang dùng rất nhiều tiếng Anh Pháp Mỹ vay mượn như computer, battery, charge, v.v...Mượn như thế sau này một thời gian sẽ Việt hoá và trở thành tiếng Việt luôn.
Đó là một điều hay, rất hay! Tiếng Việt dồi dào thêm, có thêm nhiều cách nói, nhiều ngữ vựng, nhiều cách phô bày tư tưởng.
Nhưng ta nên để ý rằng dù có nói bao nhiêu thứ tiếng khác nhau đi nữa, ta cũng chỉ có một thứ chữ abc hiện nay để viết, ta không còn viết chữ Nôm nữa, ta không còn viết chữ Tàu nữa, ta không còn biết chữ khoa đẩu là chữ gì nữa, và sẽ không bao giờ.
Như trong câu nói sau đây : cho xe vô gara, rồi check giùm cái bình điện, nếu hết charge thì câu điện giùm, vô nhà coi công tơ (compteur) tháng này tiền nước bao nhiêu. Có đến mấy ngôn ngữ khác nhau của cả thế giới trong câu nói ngắn đó mà ta không ngờ !

sao... said...

Một chuyện lạ hơn nữa là cách đây mấy ngàn năm ngoài tiếng Tàu ra, ông bà ta còn xài không biết bao nhiêu là tiếng nước ngoài ở Đông nam Á châu mà ta cứ tưởng đâu là tiếng Việt của ta, không ngờ đó là tiếng nói của biết bao ngôn ngữ láng giềng mà lại không phải là tiếng Tàu.
Thí dụ ta nói tha thiết thiết tha đó là tiếng Thái
Vắng vẻ. Đó cũng là tiếng Thái luôn.
Đủng đỉnh. Vâng, cũng là tiếng Thái!
Vơ vẩn vẩn vơ. Đó là tiếng Lào đó bạn ơi.
Chân tay, chân mây. Nó là tiếng Khmer đó.
Một ngày, một hai ba bốn năm. Đó cũng là tiếng Miên luôn !

Cụ Nguyễn gia Thiều cách đây gần 200 năm đã viết :
"Trẻ tạo hoá đành hanh quá ngán"
(đành hanh là tiếng gốc Chàm đó bạn ơi, có nghĩa là ganh ghét, ganh tị)

Cụ Nguyễn Trãi cách đây gần 600 năm nói:
"Tuy rằng bốn bể cũng anh tam,
(Đó là tiếng Mã lai hiện nay đó bạn ơi, có nghĩa là thằng em trai)
Hay là : Hai chữ công danh tiếng vả vê
Đó là tiếng Lào xưa đó, vả vê có nghĩa là trống vắng, mà bây giờ người Việt không còn ai nói nữa
Người Việt nói cái dùi cui hay đùi cui thì 250 triệu người Indonesia và Malay cũng nói là đulkul...y hệt!
Hai tiếng Nôm na mà ai cũng cho là Nôm là Nam, vậy thì na là gì ? mọi người đều lờ đi !
Thật ra, Nôm và na đều có nghĩa gốc là xưa, cũ, lâu đời...đã có từ lâu.
(Các tiếng Lào, Thái, Khmer đều có ghi hai tiếng "nôm na" và đều giải thích như vậy)
Tiếng Nôm là tiếng nói xưa của người nước ta, đã nói như vậy từ lâu, truớc khi ông bà ta gặp người Tàu.
Còn nhiều nữa, rất nhiều nữa, cả thảy 27 ngàn 400 tiếng Việt như vậy, ta đã cùng nói cùng xài chung, dùng chung, của không biết bao nhiêu là ngôn ngữ anh em chung quanh ta, đến nỗi là không có một tiếng Việt nào mà lại không có chung đồng nguyên (gốc gác) với một vài ngôn ngữ khác ở miền Đông nam Á này
Các tiếng nói Đông nam Á (Khmer, Lào, Thái, Chàm, Malay, Indonesia, Nùng, Hmông Bahnar, Rhade, v.v..) bao bọc tiếng Việt trong một vòng dây thân ái của tình anh em ngôn ngữ chung giòng chung họ hàng mà chúng ta không ngờ đến đó thôi.

sao... said...

Nhưng tiếng Việt có một điểm rất lạ, dễ thì dễ mà khó cũng thật là khó, vì ta tưởng là ta viết đuợc tiếng Việt là ta hiểu được tiếng Việt ,
Thật ra ta không hiểu tiếng mẹ đẻ của chúng ta nó ra làm sao cả :
- ta nói đau đớn mà ta không hiểu đớn là gì, (đớn là tiếng Hmông có nghiã là đau cái đau của lòng mình)
- ta nói rộn rịp mà không hiểu rịp là gì, (rịp là bận việc), gốc tiếng Lào, Thái đó bạn ơi.
- ta nói săn sóc, chăm sóc mà ta chẳng hiểu săn là gì mà sóc là gì. Săn là theo dõi, sóc là sức khoẻ # health (gốc Sanskrit / Pali đó)
Có cả thảy chừng 10 ngàn tiếng Việt gốc gác như thế !

Thành thử dù cho ta có biết viết chữ Nôm, hay chữ Tàu đi nữa, ta vẫn không thể nào bíết ý nghĩa của mỗi từ ngữ trong tiếng Việt của ta đâu!
Biết thêm vài ba ngàn tiếng Pháp, tiếng Anh, chữ Tàu chữ Nôm thì cũng tốt thôi, ta sẽ trở thành một thứ học giả "bất đắc dĩ", nhưng đừng tưởng rằng như vậy là đã hiểu thông suốt tiếng Việt.
Cái này đòi hỏi phải có một trình độ và khả năng hiểu biết ý nghĩa nguồn gốc của mỗi chữ mỗi âm, mỗi từ trong tiếng Việt mà con số lên đến gần 10 ngàn tiếng đơn như vậy.

Chỉ có một cách qua được cái khó khăn vuợt bực đó. Đó là phải có một bộ từ điển nguồn gốc tiếng Việt, tham khảo khắp cả 58 thứ tiếng lớn nhỏ ở Nam Á châu, từ tiếng Thái Lào, Khmer, Miến, Malay, Indonesia cho đến những tiếng nói thiểu số với vài ba trăm ngàn người, tiếng Mường, tiếng Nùng, tiếng Hmông, tiếng Chàm...Chúng nó đều có đóng góp âm thanh, giọng nói và ý nghĩa gốc gác, hay làm nguồn cội ban đầu cho mọi từ, mọi ngữ trong tiếng Việt.

Và đó là bộ Từ điển nguồn gốc tiếng Việt sắp xuất bản mà chúng tôi xin phổ biến truớc một ít từ ngữ nguồn gốc Việt để các bạn và quý vị xem cho vui.

BS Nguyễn Hy Vọng
http://www.gio-o.com/NguyenHyVong.html

canhlantrang.blogspot.com said...

Những câu thơ sau là hình ảnh quen thuộc của Chim, Suối, Nắng : tiếng chim hót líu lo, tiếng suối chảy róc rách, những tia nắng hồng ban mai chan hòa, kết thành bức tranh bình thường, nhưng nếu thiếu thì đời mất vui!!!

Bình minh chim ríu rít hoan ca,
Róc rách ven rừng, suối vang xa
Hòa chung khúc nhạc chào ngày mới,
Ngày vui rộn rã, nắng chan hòa!

coxanh said...

Bài viết nhẹ nhàng giản dị, nhưng dễ lôi cuốn lòng người, cho người ta cảm giác thật dễ chịu và thanh thản...bạn có khiếu viết văn đấy, hãy phát triển theo hướng này...nhanh lên nhé, thời gian không còn nhiều nữa...

Thân thương

Suong Mai said...

Cám ơn CX có lời khen tặng , phát hiện ra SM có khiếu viết văn, mà chịu thôi CX ạ bởi vì nội hình ảnh thôi cũng làm mờ mắt còng lưng rồi, cố gắng thêm như lời CX nhắn nhủ e rằng " sớm dứt đường tơ"

sao... said...

Hổm rày quên chưa giải đáp thắc mắc của bạn SƯƠNG MAI về chuyện gởi thơ cho Ông Trời.
Khi diều đã được thả "mút chỉ" bay lượn lờ trên cao, nhìn ngắm công trình của mình một hồi cũng chán, bèn xé giấy gởi thơ.
Cứ thả một cái thơ, giựt dây cho gió thổi thơ lên cao được chừng vài mét thì tiếp tục gởi cái thơ khác. Cứ làm tuần tự như vậy nên có những buổi nổi hứng gởi liên miên, nhìn sợi nhợ thả diều như một sợi xà-tích bằng giấy. Rồi gió thổi chúng xoay tròn trong không gian, nhìn cũng thích quá đi chớ!

Phải chi hồi đó tui biết là có Nàng Thơ đang bay lơ lửng trên mây, thế nào cũng làm vài câu thơ gởi đi để...tán tỉnh !?!

"Khô nước miếng ngàn lời tôi thuyết phục..."