Tuesday, June 14, 2011

HAPPY FATHER's DAY


44 comments:

quehuong said...

CHÚC MỪNG NGÀY "HIỀN PHỤ" VÀ KÍNH CHÚC TẤT CÀ QUÝ CHA ĐƯỢC AN-KHANG, DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ NHIỀU QUÀ TẶNG..

Vài Nét Lịch Sử Ngày Hiền Phụ
Lm. Trần Quý Thiện


Theo các nhà giáo dục, vấn đề huấn luyện trẻ em trong gia đình chỉ đạt tới mức hoàn hảo, nếu có sự phối hợp chặt chẽ giữa tính cương trực quyền uy của người cha cộng với tình thương dịu hiền của người mẹ.
Kinh nghiệm đời sống gia đình cho hay: Một em bé lớn lên trong sự nuông chiều của người mẹ mà thiếu sự hiện diện của người cha, em bé này thường ủy mị tủi thân, thiếu nghị lực, ít tháo vát! Ngược lại, một trẻ em được giáo dục trong cảnh gà trống nuôi con, tính tình em thường cứng cỏi cục cằn, ít cảm xúc và đôi khi tàn bạo! Các nhà giáo dục và tâm lý học đều đồng ý với nhau: Nguyên nhân chính xô đẩy các trẻ em gia nhập băng đảng, bụi đời, trộm cắp, đĩ điếm, chỉ vì chúng thiếu vắng tình thương của cha mẹ và bầu khí thân thương của mái ấm gia đình.
Qua nhận định trên, hiện nay tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt các nước Âu Mỹ, người ta trân trọng hai ngày lễ truyền thống của gia đình: Ðó là Ngày Hiền Mẫu (Ngày của Mẹ) và Ngày Hiền Phụ (Ngày của Cha). Ðây là một phong tục rất cao đẹp mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, được rất nhiều quốc gia và gia đình cử hành mỗi năm.
Nếu vào thượng tuần tháng 5 dương lịch, thế giới đã tôn vinh các bà mẹ trong Ngày Hiền Mẫu thì thế giới cũng dành riêng một ngày vào hạ tuần tháng 6 dương lịch để vinh danh và báo hiếu các người cha còn sống hay đã qua đời trong Ngày Hiền Phụ.
VÀI NÉT LỊCH SỬ NGÀY HIỀN PHỤ
Theo Robert J. Myers, nhà nghiên cứu lịch sử các ngày lễ tại Hoa Kỳ thì nguồn gốc Ngày Hiền Phụ (Father's Day) đã xuất hiện từ thời La Mã cổ. Thuở xa xưa ấy, Ngày Hiền Phụ được người La Mã gọi là Parentalia, được cử hành từ ngày 12 đến 22 tháng 2 mỗi năm. Thời đó mục đích cử hành ngày Parentalia chỉ để tưởng niệm những người cha đã quá cố, không liên quan gì đến những người cha còn sống. Trong ngày lễ này, các thành viên trong gia đình nhóm họp lại và mang bánh, rượu, sữa, mật, dầu ô liu đến nghĩa trang, đặt trên phần mộ người cha quá cố đã được trang hoàng hoa nến. Kết thúc những giây phút cầu nguyện và tưởng niệm, trong nghi lễ gọi là Caristia (Tình Thương), mọi người tham dự cùng chia nhau dùng các lễ vật nói trên để chứng tỏ họ đã chu toàn trách nhiệm báo hiếu với người cha đã quá vãng.
Cũng theo Robert J. Myers, cùng với những biến chuyển thăng trầm của thời cuộc, hiện nay mục đích Ngày Hiền Phụ không chỉ để tưởng niệm những người cha đã quá cố mà đặc biệt để vinh danh và báo hiếu những người cha còn sống. Cách đây 91 năm, Ngày Hiền Phụ được cử hành lần đầu tiên vào ngày 5 tháng 7, 1908 do sáng kiến của bà Charles Clayton, tại Fairmont, một thành phố khá trù phú với 21,000 cư dân, thuộc tiểu bang West Virginia, Hoa Kỳ.
Nhưng nếu phải kể đến người có công nhất trong việc cổ võ và khởi xướng Ngày Hiền Phụ thì người ta phải công bằng nhắc đến bà Bruce Dodd, cư ngụ tại thành phố Spokane, tiểu bang Washington, miền Tây Bắc Hoa Kỳ. Bà là người con gái lớn nhất trong một gia đình 6 anh chị em. Bất hạnh đã xảy đến cho gia đình khi người mẹ thân yêu của bà đột ngột qua đời quá trẻ!! Nhưng nhờ người cha là ông William Jakson Smart đã quên mình, hy sinh chấp nhận cảnh gà trống nuôi con, tận tụy giáo dục nuôi dưỡng các con thành tài. Những hy sinh cao quý của ông dành cho các con được mọi người thời đó ca tụng và ngưỡng mộ.

quehuong said...

...Trong một thánh lễ Chúa Nhật năm 1909, khi nghe giảng về Ngày Hiền Mẫu, bà Bruce Dodd đã giật mình tự nghĩ tại sao người ta lại có thể vô ơn với bao công lao trời biển của các người cha. Từ suy nghĩ này, bà đã vận động các em trong gia đình và các bạn thân viết thư gửi đi khắp nơi, đề nghị lấy ngày qua đời của thân phụ bà là ngày 5 tháng 6 mỗi năm làm Ngày Hiền Phụ. Sau này cả Thị trưởng Spokane cũng như Thống đốc tiểu bang Washington đã quyết định chọn ngày Chúa Nhật thứ ba trong tháng 6 hàng năm để cử hành Ngày Hiền Phụ. Cũng như Ngày Hiền Mẫu, bà đề nghị các người con hãy cài trên áo một bông hồng mầu trắng nếu người Cha đã qua đời hoặc một đóa hoa màu hồng nếu họ hân hạnh còn có Cha.
Báo chí khắp nơi tường thuật và làm phóng sự Ngày Hiền Phụ được cử hành tại thành phố Spokane, tạo thành một phong trào quần chúng thật sôi nổi. Sau này vào năm 1916, Tổng Thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson cũng như Tổng Thống Calvin Coolidge năm 1924 là những người tán thành sáng kiến thành lập Ngày Hiền Phụ song song với Ngày Hiền Mẫu.
Năm 1935, một Hiệp Hội Quốc Gia cổ võ Ngày Hiền Phụ được thành lập với mục đích Vinh Danh các Người Cha, đồng thời đề cao vấn đề thi đua giáo dục con cái. Mỗi năm Hiệp Hội chọn một Người Cha xuất sắc nhất trên toàn nước Mỹ, là người đã cố gắng chu toàn đáng khen nhiệm vụ làm Chồng và làm Cha, ngoài những sinh hoạt xã hội từ thiện bác ái - Gần đây trong số những nhân vật nổi tiếng được chọn là Người Cha Của Năm (Father of the Year) người ta thấy tên của Tổng thống Truman, Ðại Tướng Douglas Mac Arthur... Nhưng người ta phải chờ mãi đến năm 1972, theo kiến nghị của Quốc Hội, cố Tổng Thống Richard Nixon đã ký sắc lệnh ấn định Ngày Hiền Phụ sẽ được cử hành hàng năm vào Chúa Nhật Thứ Ba trong tháng 6 dương lịch mỗi năm trên toàn nước Mỹ.(*)
ÐỪNG ÐÁNH MẤT VAI TRÒ LÀM CHỒNG LÀM CHA
Từ thuở khai thiên lập địa, Thượng Ðế đã vô cùng khôn ngoan tạo dựng và quan phòng mọi tạo vật: trời đất, trăng sao, hoa lá, cỏ cây, chim trời, cá biển, con ong, cái kiến v.v.. sau cùng là con người trong một chương trình vô cùng tinh vi trật tự. Với thực vật và động vật vô hồn, Ngài đã phú cho chúng bản năng tự nhiên để chúng phát triển và sinh tồn. Với con người có hồn xác, tự bẩn sinh Ngài đã phú cho người nam và người nữ những đức tính và khả năng khác nhau để hòa hợp tạo nên hạnh phúc gia đình.
Người đàn ông với những đức tính cương nghị, tự lập, tháo vát để điều hành gia đình trong cương vị người gia trưởng, người chồng, người cha. Người phụ nữ với những nét dịu dàng, duyên dáng, tế nhị, dào dạt tình thương để chu toàn trách nhiệm người vợ, người mẹ. Vì thế người ta thấy những cấu trúc về cơ thể, tâm sinh lý của người nam và người nữ hoàn toàn khác nhau. Khác biệt nhau không phải để đối lập xung khắc nhưng để hòa hợp bổ túc cho nhau. Bất cứ ai đi ngược lại quy luật tự nhiên trên, họ chỉ chuốc lấy khổ đau và đổ vỡ thay vì hạnh phúc.
Có một sự thực khó nói mà bất cứ người đàn ông Việt Nam nào có gia đình khi đến định cư tại Hoa Kỳ, sớm muộn họ cũng nhận thấy những thay đổi trong đời sống gia đình: Ða số những người đàn ông trên đất nước này luôn có những mặc cảm thua kém trước những đòi hỏi cũa người phụ nữ.
Hoàn toàn khác biệt nếp sống thấm nhuần đạo lý Khổng Mạnh ngàn xưa của người Á Ðông tại quê nhà, tương quan giữa người đàn ông và người phụ nữ trên đất Mỹ này đã hoàn toàn đổi ngược!! Trong những câu chuyện mạn đàm trà dư tửu hậu thường ngày được nghe nhắc tới nấc thang giá trị trong xã hội Mỹ mặc nhiên được công nhận, trong đó vị trí người đàn ông được xếp hạng cuối cùng, sau đàn bà (lady first), trẻ em, chó mèo, xe hơi, cái nhà!! Thật thảm hại cho thân phận người đàn ông đường hoàng một đấng trượng phu tung hoành dọc ngang!!??..
..

quehuong said...

...Trong Chương trình " Focus On The Family " (Trọng Tâm về Gia Ðình), phát hình ngày 25 tháng 3, 1997, Mục sư Tiến sĩ Evan đã lên tiếng báo động về vai trò và vị thế của người đàn ông và nhận định đây là một tâm thức bệnh hoạn, một hiện tượng lạc loài trong triết lý sống vị kỷ của người Tây Phương. Sau đó ông nói rằng nam giới cần phải lấy lại vai trò xã hội và thế đứng trong gia đình của họ. Nếu nam giới mà sợ sệt, ủy mị, hèn nhát trước những yêu sách quá đáng, đôi khi phi lý của nữ giới, thì đến một lúc nào đó, nam giới sẽ đánh mất vai trò và vị trí làm chồng, làm cha của họ. Ðàng khác sự nhượng bộ phi lý này sẽ ảnh hưởng đến cả cuộc sống xã hội của họ nữa!!
Theo Mục sư Tiến sĩ Evan: Trong " thế giới sợ vợ " này, người cha và người chồng sẽ đánh mất luôn vai trò người Gia Trưởng!! Họ không còn chủ động và uy tín để hướng dẫn và điều hành gia đình. Kết quả là người đàn ông quá sợ vợ này sẽ trở nên bối rối tù túng và bất lực trong vai trò "lơ lửng con cá vàng " ngay giữa gia đình mình. Họ sẽ rất khó xử: một mặt phải nương theo quan niệm và lối sống bất nhất, dung dưỡng tình cảm sôi động của nữ giới, một mặt mang nặng mặc cảm về những yếu đuối và thiếu sót trách nhiệm mà Thượng Ðế trao cho họ khi lập gia đình!!..
Theo Mục sư Tiến Sĩ Evan, trước thái độ quá đáng khinh thường và đôi khi lộng hành của một số phụ nữ, đã đến lúc người đàn ông phải can đảm nhìn thẳng vào vấn đề và đối diện với sự thật:
(a) Có phải vì bê bối nhu nhược, thiếu sót trách nhiệm làm chồng, làm cha nên mới xảy ra nông nỗi "gà mái gáy gở", bị vợ lấn lướt coi thường không?
(b) Có phải vì thật sự sợ vợ, lệ thuộc quá nhiều nơi vợ, khiến vợ có cảm tưởng họ là " người giữ trẻ " (baby sitter), còn chồng là một đứa trẻ vòi vĩnh nên cực chăûng đã phải nặng lời để rồi hành động qua mặt không?
(c) Có phải vì luôn sống trong vỏ sò ích kỷ, cổ hủ lạc hậu, sợ đổi mới, sợ phải thích nghi với xã hội, sợ phải hy sinh cho gia đình nên chồng đã tạo cho vợ mất sự kính trọng, để rồi đi đến khinh dể không?
(d) Có phải vì trước đây đã sống hống hách coi thường, thiếu tương kính trong hôn nhân với vợ nên bây giờ vợ có cơ hội trả thù cho bõ ghét không?
(e) Có phải vì luôn mang nặng mặc cảm của một thời vàng son quá khứ, để rồi không chịu hòa đồng và cầu tiến trong một môi trường hoàn toàn mới luôn đòi hỏi những nỗ lực mới không?!...
...

quehuong said...

...Theo Mục sư Tiến sĩ Evan, nếu những câu hỏi trên được trả lời "KHÔNG" với một lương tâm ngay thăûng khách quan thì tại sao lại sợ? Sợ để làm gì? Sợ để được gì? Hãy nói cho những người chồng ấy hiểu rằng: Họ cần phải bỏ hẳn những tư tưởng sai lầm hoặc lầm lẫn "sự Yêu Thương Tôn Trọng Hoàn Toàn Khác Hẳn Thái Ðộ Sợ Vợ". Hãy can đảm nói cho người chồng biết: Họ lập gia đình là mong tìm được một người bạn đường để yêu thương tương kính và cùng nhau xây dựng hạnh phúc, chứ không phải đi tìm một bà mẹ ghẻ hay một cô giáo già!! Trong bất cứ hoàn cảnh xã hội nào, tại bất cứ nơi đâu, tình nghĩa vợ chồng chỉ thực sự có ý nghĩa và giá trị đích thực khi vợ chồng biết tín nhiệm và trung thành với nhau, khi vui lúc buồn, trong thành công cũng như thất bại, khi khỏe mạnh cũng như lúc đau yếu...
Yêu Nhau Là Cùng Nhìn Về Một Hướng. Hướng Ði Ðộc Ðạo Ấy Là Tạo Hạnh Phúc Cho Chính Vợ Chồng Và Con Cái. Giữa vợ chồng không có gì phải sợ, ngoại trừ Yêu Thương và Tương Kính nhau ngày càng bền chặt và triển nở. Hãy đối xử với nhau bình đẳng trong thân thương. Làm sao để cả hai người thực sự tìm thấy nơi nhau sự nâng đỡ tinh thần cũng như vật chất. Phải biết nương nhau mà sống. Phải biết chấp nhận nhau trong hiện tại cùng với tính tốt cũng như nết xấu của nhau. Làm thế nào để sau một thời gian chung sống trong đời vợ chồng, chồng cũng như vợ có thể hãnh diện nói: "Chính nhờ Em (Anh) mà cả hai chúng ta đã phát triển nhân cách đến hoàn hảo".
Theo Mục sư Tiến sĩ Evan, để lấy lại vị thế của mình, người chồng cần phải biết họ đang đứng trong tư thế nào? Thái độ họ đối với đời sống hôn nhân và gia đình ra sao? Theo tâm lý và tình cảm, người phụ nữ nhất là các bà vợ, bao giờ cũng kỳ vọng nhiều nơi người chồng. Dù nói hay không, người vợ luôn nể phục tin tưởng tư cách lãnh đạo và tinh thần trách nhiệm của chồng. Người vợ rất hãnh diện khi thấy người chồng thành công hoặc tạo được uy tín với những người chung quanh, với xã hội.
Mỗi khi nghĩ đến Nhiệm Vụ làm Chồng, làm Cha, người đàn ông phải nghĩ đến trách nhiệm của mình với vợ con. Trách nhiệm nặng nề và cao cả đó phải được chu toàn bằng tình yêu chân thành, chấp nhận và tha thứ. Nếu những bất ổn trong đời sống hôn nhân gia đình đến từ những mặc cảm nhu nhược ươn hèn, thiếu sót bổn phận thì cần phải sửa sai những sai lầm ấy. Không thể đổ lỗi cho nữ giới hoặc cho xã hội! Ðã đến lúc vợ chồng cần phải gạt bỏ những mặc cảm tự tôn hoặc tự ti quá đáng để ngồi lại thảo luận với nhau trong tình yêu chân thành. Tất cả tùy thuộc vào sự hiểu biết thức thời và ứng dụng tâm lý khéo léo của cả vợ chồng.
Hạnh Phúc Gia Ðình chỉ đến với những ai biết Hy Sinh, Chấp Nnhận và Tha Thứ. Nuối tiếc những mối tình cũ hoặc nghĩ đến những cuộc tình khác là Tự Phá Hoại Chính Hạnh Phúc Gia Ðình Mình. Than vãn, buông xuôi hoặc đổ lỗi cho người khác hay xã hội chỉ là những hình thức trốn chạy sự thật!
Một sự thực mà bất cứ ai cũng thấy rõ: " Không người vợ nào tự cảm thấy hãnh diện với người khác, khi họ bắt nạt được chồng hoặc tác oai tác quái với con cái. Khinh dể chồng con, người vợ tự chuốc lấy bất hạnh và khinh bỉ của xã hội và người khác."
Luật vàng của đời sống vợ chồng là: Phải biết Yêu Thương, Chấp Nhận, Tha Thứ và Tôn Trọng nhau. Những người ngoài sẽ không bao giờ tôn trọng chúng ta, khi chính vợ chồng không biết tôn trọng nhau.
Nếu Ngày Hiền Phụ được thành lập để Vinh Danh và Báo Hiếu các Người Cha còn sống hay đã qua đời, thì đây cũng là một dịp thuận tiện để những ai đang làm Chồng, làm Cha nhìn lại chính vai trò vị thế của mình, nhờ đó chu toàn trách nhiệm cao cả và nặng nề đó. Quốc gia và Xã hội luôn luôn Tôn Trọng và Biết Ơn những Người Cha như thế. Thế Giới đang cần những Người Cha biết quên mình để hy sinh cho vợ con và gia đình. Phải chăng đó mới chính là ý nghĩa xác đáng thiết thực nhất của ngày lễ này vậy...//

Unknown said...

Tức cảnh sinh tình:

Le lói ánh vàng ngày sắp hết,
Mừng Cha tuổi thọ vượt ...cao niên.
Năm nay lên núi nhìn mây khói,
Hít thở sương trời luyện...khí công!

Mừng thọ Quí Cha !

Thien Thanh said...

CHA

Nhắc đến cha là rưng rưng giòng lệ
Ba là khung trời kỷ niệm xa xưa
Ba thươ
ng bầy con sớm nắng chiều mưa
Nuôi con khôn lớn không hề quản nhọc

Ba thương yêu con không hề biểu lộ
Lúc nào cũng nghiêm nghị với răn đe
Nhưng bao dung như trời biển sông dài
Nuôi nấng đàn con cho thành người hữu dụng

Một đời cha lo chăm tay vun xới
Những đứa con mầm hạt lớn đẹp tươi
Để đem tình thương giúp ích cho đời
Đem cuộc sống an vui và hạnh phúc

Nhớ cha ngày ngày thắp hương cầu chúc
Thương Mẹ hiền cô quạnh nhớ về Cha!

ThiênThanh

Suong Mai said...

Ca dao VN có câu:

CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN
NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA
Núi Thái Sơn ở đâu và hùng vĩ như thế nào mà được so sánh như thế hở các bạn?

quehuong said...

ĐÔNG NHẠC THÁI SƠN:

Thái Sơn (Taishan) nằm về phía Bắc thành phố Thái An - thủ phủ tỉnh Sơn Đông, là Đông nhạc trong Ngũ nhạc (5 ngọn núi lớn) của Trung Quốc. Thái Sơn được người Trung Hoa tôn xưng là “Hoa Hạ thần sơn” (Núi thiêng ở xứ Hoa Hạ-Trung Quốc).

Chiều cao của Thái Sơn khá khiêm tốn chỉ 1.545m, nếu so sánh với đỉnh Phan-xi-phăng (Việt Nam) cao 3.143m và “nóc nhà thế giới” Everest cao 8.850m thì Thái Sơn thấp hơn nhiều.

Dù vậy, Thái Sơn vẫn là biểu tượng của nền văn minh và tín ngưỡng của Trung Quốc cổ đại và cả đương đại. Truyền thuyết về Thái Sơn, theo sách Thuật Dị Ký của Nhiệm Phưởng, thế kỷ VI, viết: “Ngày xưa khi Bàn Cổ chết, truyền rằng đầu của Bàn Cổ là Đông nhạc, bụng là Trung nhạc, tay trái là Nam nhạc, tay phải là Bắc nhạc, và hai chân là Tây nhạc. Các văn nhân ngày xưa kể rằng nước mắt của Bàn Cổ là sông, hơi thở là gió, giọng nói là sấm, đồng tử trong mắt là ánh sáng...”.

Theo thần thoại Trung Hoa, Bàn Cổ và vị thần đầu tiên sáng tạo ra thế giới, vạn sự vạn vật trong trời đất. Khi Bàn Cổ chết, đầu mình và tay chân biến thành năm ngọn núi, gọi là Ngũ nhạc.

Về Ngũ nhạc: Bắc nhạc, Hằng Sơn thuộc tỉnh Sơn Tây cao 2.017m; Nam nhạc, Hành Sơn thuộc tỉnh Hồ Nam, cao 1.290m; Đông nhạc, Thái Sơn thuộc tỉnh Sơn Đông, cao 1.545m; Tây nhạc, Hoa Sơn thuộc tỉnh Thiểm Tây, cao 1.997m và Trung nhạc, Tung Sơn thuộc tỉnh Hà Nam, cao 1,494m.

Thái Sơn nằm ở hướng Đông, nơi mặt trời mọc, tương truyền là đầu của Bàn Cổ hóa thành, do đó Thái Sơn là biểu tượng cho sự ra đời, sáng tạo và hồi sinh. Thái Sơn chính là nơi cát tường phát sinh của muôn vật, biểu trưng cho quyền lực chính trị của vua chúa. Vì thế, Thái Sơn là ngọn núi linh thiêng nhất, đứng đầu trong Ngũ nhạc được tôn xưng “Ngũ nhạc độc tôn”.

Theo quan niệm của người Trung Quốc, “Thái Sơn an thì bốn biển đều an” nên các vị đế vương của các triều đại phong kiến Trung Quốc trong hơn hai ngàn năm lịch sử đều tế lễ trọng hậu tại Thái Sơn. Lễ tế tại Thái Sơn gọi là Đại lễ phong thiền, biểu trưng cho sự ổn định, củng cố chính quyền, đất nước thịnh vượng, phát triển và đoàn kết toàn dân.

Ngoài Đại lễ phong thiền, Thái Sơn còn là nơi thánh địa với rất nhiều đền chùa miếu vũ và là nơi các tao nhân mặc khách của nhiều thế hệ lịch sử lưu bút, đề thơ kết hợp cùng với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp đã làm cho Thái Sơn trở thành ngọn núi uy linh bậc nhất.

Người Trung Quốc rất tự hào về Thái Sơn qua hai câu ngạn ngữ: “Ngũ nhạc quy lai bất khán sơn/Thái Sơn quy lai bất khán nhạc”. Nghĩa là những ai đã từng du ngoạn qua Ngũ nhạc thì không cần phải đến bất cứ ngọn núi nào trong thiên hạ làm gì nữa; nhưng nếu đã du ngoạn Thái Sơn trước thì 5 ngọn núi kia không cần phải tham quan làm gì. Điều đó cho thấy được sự độc đáo và hoành tráng của rặng Thái Sơn.

Năm 1987, Thái Sơn được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Hội đồng Di sản thế giới đánh giá về Thái Sơn: “Là đối tượng triều bái của các đế vương trong hơn hai nghìn năm qua, các kiệt tác nhân văn trong núi hội nhập một cách hoàn mỹ và hài hòa với cảnh quan thiên nhiên. Thái Sơn là dòng suối nguồn về tinh thần của các nhà nghệ thuật và học giả Trung Quốc, là biểu tượng của nền văn minh và tín ngưỡng của Trung Quốc cổ đại”.

Từ những giá trị văn hóa và lịch sử trên, trong tâm thức người Trung Quốc và Á Đông nói chung từ bao đời nay, Thái Sơn biểu trưng cho sự linh thiêng, to lớn, cao cả, vững chãi, phát tiết, sinh trưởng là yếu tố dương trong quan hệ âm dương, hai thành tố cơ bản của vũ trụ và cấu trúc vạn sự vạn vật. Vì vậy mà người xưa ca ngợi “Công cha như núi Thái Sơn”.

Suong Mai said...

Cám ơn QH, mặc dù bận rộn và rất...đói bụng mà vẫn mau lẹ trả lời thắc mắc dùm trước khi trực chỉ đến công ty.

sao... said...

ƠN CHA

Sừng sững như là ngọn núi cao
Ơn Cha với biết mấy tự hào
Cha là chỗ dựa cho con mãi
Những lúc tinh thần con lao đao
Tình Cha sáng rực vầng dương rọi
Ấm áp tâm hồn con biết bao
Soi lối đưa đường con vững bước
Nhớ người con vẫn gặp chiêm bao.

s@...

sao... said...

Khi nhìn tấm thiệp Chúc Mừng Ngày của Cha, tôi có một thắc mắc là năm nào cũng có ghi tên những bạn nam đang sinh hoạt trên Trang Thơ mà Ngày của Mẹ thì thấy trống không?
Sao tôi có cái cảm tưởng đó giống như một danh sách đen của những tên tử tội sắp được cho đi dựa cột quá!
Đấy là một trong những thắc mắc “dớ dẩn” của tôi đã nêu ra nhưng không có câu trả lời.

Tất nhiên là trong bất kỳ cuộc vui nào, người tham gia càng đông thì không khí càng náo nhiệt hơn và niềm vui sẽ nhân rộng hơn. Tò mò, tôi quay lại những năm về trước để điểm mặt anh hào thì thấy danh sách nầy thì khi đông khi vắng. 8 rồi 12 và hiện giờ là 7.

Nhân đó, tôi có suy nghĩ về thuyết tự sinh tự diệt.
Đi tìm hiểu thì tình cờ gặp một câu sau đây:
Người ta gặp nhau là duyên. Yêu nhau là duyên. Cưới nhau là nợ. Lìa xa nhau là dứt nợ lẫn duyên.

Đó là nói về chuyện tình cảm nam nữ khi luận về chuyện vợ chồng.
Còn trên phương diện những người quen biết, bạn bè vẫn nảy sinh tình trạng tương tự nhưng dưới một hình thức khác.

Chúng ta hiện đang sống trong một thế giới phẳng nên việc giao lưu, quen biết không còn giới hạn trong một không gian nhỏ. Ranh giới các Quốc gia và Châu lục hầu như đã bị xóa nhòa.
Vậy thì cớ gì trong bao nhiêu tỷ con người hiện sống trên mặt địa cầu chúng ta lại quen biết được nhau? Tự chúng ta tìm đến với nhau chớ có ai ép buộc ai đâu?
Đó có phải là do cái DUYÊN không?
Quen biết, trò chuyện, giải bày cho nhau nghe những suy nghĩ của mình trong cuộc sống. Cùng vui buồn qua một đoạn đời rồi bỗng dưng ta không còn muốn gắn bó với nhau, không còn thích sẻ chia những tình cảm với nhau nữa. Và cũng tự chúng ta cắt đứt sợi dây thân ái đó thôi!

Phải chăng lìa xa nhau là dứt NỢ lẫn DUYÊN?

Suong Mai said...

Ấy ấy sao lại nghĩ là giống danh sách đen, hoàn toàn ngược lại tính cách “trân trọng” về một ngày đặc biệt mà Trang chủ dành cho các ông. Nói sao cho đúng đây nhỉ, thường thì phe đó giản dị , ít nghĩ đến bản thân mình mà chỉ hay nhường và giúp đỡ cho các cô các bà. Cả năm phái yếu được ưu tiên nhiều nên chỉ có dịp này là hoàn toàn tự do trong cái thiệp Chúc Mừng Ngày của Cha . SM thân chúc quý ngài ( đang sinh hoạt hay đã xa rời Trang thơ ) một ngày thật vui , đầm ấm với gia đình và người thân cùng bạn bè.

quehuong said...

Mời các xem slide show Núi Thái-Sơn.

NÚI THÁI-SƠN.

Nói đến núi Thái-Sơn, thì chắc trong chúng ta không ai không nhớ đến tiểu thuyết kiếm hiệp Tiếu Ngạo Giang Hồ của nhà văn Kim-Dung..Trong cuốn tiểu thuyết này..Ngũ Nhạc Kiếm Phái được tác giả Kim-Dung giải thích rất tường tận.
Ngũ nhạc kiếm phái
Ngũ nhạc kiếm phái (五嶽劍派) là một liên minh giữa 5 môn phái võ lớn nằm ở năm quả núi (mà người Trung Quốc gọi là Ngũ Nhạc gồm có Đông nhạc Thái Sơn, Tây Nhạc Hoa Sơn, Nam Nhạc Hành Sơn, Bắc Nhạc Hằng Sơn và Trung Nhạc Tung Sơn mà tại thời điểm đó, chưởng môn phái Tung Sơn là Tả Lãnh Thiền (左冷禪 - Zuo Lengchan) được tôn là minh chủ của Ngũ Nhạc kiếm phái. Đặc điểm chung của Ngũ Nhạc kiếm phái là các môn phái đều lấy kiếm thuật làm môn võ học trung tâm. Ở gần cuối tiểu thuyết, Tả Lãnh Thiền thực hiện âm mưu thống nhất Ngũ Nhạc kiếm phái thành một phái duy nhất gọi là Ngũ Nhạc phái, nhưng lại bị Nhạc Bất Quần âm thầm đoạt chức vị chưởng môn.
Tiếu ngạo giang hồ (chữ Hán giản thể: 笑傲江湖, chính thể: 笑傲江湖, latin hóa: xiào ào jiāng hú), tiếng Anh: The Smiling, Proud Wanderer, hoặc State of Divinity) là một tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, lần đầu tiên được phát hành trên Minh báo vào năm 1967. Tiêu đề "Tiếu ngạo giang hồ" được đặt theo một bản nhạc cầm tiêu hợp tấu đóng vai trò trung tâm của tác phẩm. Tiếu ngạo giang hồ được coi là một trong những tiểu thuyết đặc sắc nhất của tác giả.
Nội dung bộ truyện xoay quanh những đề tài về tình bạn, tình yêu, sự dối trá, phản bội, những âm mưu và cả ham muốn quyền lực. Trung tâm của toàn bộ cốt truyện là nhân vật chính Lệnh Hồ Xung, một đệ tử của chưởng môn phái Hoa Sơn Nhạc Bất Quần. Xuyên suốt câu chuyện, người đọc được dẫn dắt theo hành trình trở thành một kiếm khách lẫy lừng của chàng lãng tử này, đồng thời trải nghiệm những chứng kiến của Lệnh Hồ Xung đối với nhiều âm mưu tranh quyền đoạt vị trên giang hồ.

quehuong said...

CHÚC MỪNG CÁC "HIỀN PHỤ"

Happy Father's day.

HUONG said...

Father's Day là một ngày rất đặc biệt trong lòng những người con, đặc biệt là con gái ... vì sao vậy ? Vì lúc nào con gái cũng thương ba hơn con trai hết cả - các bạn thơ có thấy như vậy không ?
Ngày xưa còn bé, NT có đọc được rằng người chồng của một cô bé mai sau sẽ ít nhất giống cá tính của ba cô bé ấy 70% vì người cha là người đàn ông đầu tiên ở gần trong cuộc đời cô bé chiều chuộng, nâng niu và dỗ dành cô bé; đồng thời cũng là tấm gương của cô bé soi khi đứng trước một người khác phái (ngày cô bé biết điệu đầu tiên mà được ba khen thì ngày ấy sẽ là dấu ấn khó phai đối với cô bé, để rồi mãi mãi về sau cô bé sẽ giữ cách trang điểm nhan sắc tiểu thư của mình như thế ...)
Thế thì, quý ÔNG CHA trong Trang Thơ sẽ hãnh diện như thế nào nhỉ ?
Và các bạn thơ nữ có đang nghiệm lại xem những gì NT nói đúng được bao nhiêu phần trăm không ? Nhớ nói cho NT biết với nghen ...

coxanh said...

Nhìn cảnh núi rừng trùng trùng, điệp điệp trên hình nền mà SƯƠNG MAI trình baỳ cho riêng "THẤT CHA" của TRANG THƠ thì thật giống cảnh núi rừng TÂY BẮC của VIỆT NAM, mà cỏ xanh đang đi qua và đang chiêm ngưỡng...thôi thì TRANG THƠ mình dù sao cũng đang có chiễm chệ bảy ngọn núi THÁI SƠN...cỏ xanh xin chúc mừng THẤT THÁI SƠN của chúng ta một ngày HAPPY FATHER'S DAY thật hạnh phúc trong tình thân thương của vợ con và tình cha của THẤT THÁI SƠN mãi mãi chan hòa và trải rộng trùng điệp như núi rừng TÂY BẮC của VIỆT NAM là đủ lắm rồi...chẳng cần phải ví von với Thái Sơn của TRUNG HOA đâu , THẤT SƠN đồng ý không?

cỏ xanh KÍNH CHÚC THẤT SƠN SỨC KHỎE DỒI DÀO, THỌ TỰA NAM SƠN, ĐỂ THỂ HIỆN TÌNH CHA THẬT SÂU SẮC.

THÂN KÍNH.
cỏ xanh.

Suong Mai said...

Chúc mừng Cỏ Xanh vẫn bình yên yêu đời trở lại sân chơi. Sau chuyến về thăm quê cũ vùng Tây Bắc hẳn là CX sẽ có nhiều điều đặc biệt lý thú để chia sẻ với mọi người chứ, bao nhiêu câu hỏi thăm hổm rày Trang chủ chuyển dồn hết cho CX trả lời dùm đó.

sao... said...

DỰ TƯỞNG THÁNG SÁU

Chiều tháng sáu mưa bay nhẹ hạt
Cơn gió hiền phả mát mặt anh
Ngồi nhìn những hạt long lanh
Lòng anh dự tưởng điềm lành sẽ sang.

Có một nụ ái tình lãng đãng
Cứ bâng khuâng thơ thẩn vào ra
Tình bèn vẫy ngọn gió xa
Nương nhờ cánh gió bay qua mây chiều.

Rủ rê mây giả vờ yểu điệu
Khoác lên mình bộ dáng đáng yêu
Nhỏ to Thiên sứ đủ điều
Làm ơn nói giúp cho chiều mưa giăng.

Nàng thở than lòng em trĩu nặng
Mối tình si mấy chặng ngập lòng
Có người dưới thế đợi mong
Cho em theo với mưa hồng xuống thăm.

Chút thiên hương tự trời xa thẳm
Rơi xuống trần làm thắm tim anh
Mắt tình rực sáng long lanh
Nồng nàn giăng phủ vây quanh tình hồng.

Ngồi lơ đãng nhìn mưa lay động
Thả trôi đi cơn mộng chập chùng
Trời mưa tháng sáu mịt mùng
Hồn anh mụ mị đắm cùng nguy cơ.

Sao anh thấy chút gì e sợ
Sợi tơ tình dây dợ từ lâu
Anh thừa biết sự nhiệm mầu
Ái tình sẽ khiến đêm sâu hóa đầy.

Nhưng anh cứ tần ngần ngồi đấy
Lòng vẫn nghi hoặc bấy lâu nay
Chiều nay tháng sáu mưa bay
Mỉm cười anh đợi điều thay đổi mình...


s@...

Vien Khach said...

Cám ơn Trang Chủ đã post tên VK vào bức minh hoạ chúc mừng "Ngày của Cha" thật bất ngở .
Năm nay, Ngày lễ Cha lại rơi đúng vào ngày 19/6 . Ngày mà những ai đã từng mặc màu áo hoa rừng đều không bao giờ quên.
Hôm qua VK thật xúc động, khi đọc bài viết của Hải Lê nói về tình Phụ Tử của người cha là TPB đã hy sinh cả đời mình cho người con gái . Khi cô đã thành danh, nhận rõ mọi điều về Cha, thì ông đã trút hơi thở cuối cùng, vĩnh viễn ra đi trong cô đơn
Diễm phúc cho ai, vẫn còn Cha Mẹ để tôn thờ .
"Kính chúc mừng Ngày Hiền Phụ"
HAPPY FATHER'S DAY

songkim said...

Trước hết cám ơn Trang chủ đã gởi cho tấm thiệp về ngày Hiền phụ ,
Tấm thiệp thập tuyệt đẹp. Nếu so với những tấm thiệp của Hallmark thì thiệp của Hallmark không bằng "học trò" của Trang chủ.
Đọc tới đây chắc Trang chủ dẫy nẩy lên là tui đâu có học trò mà ví von cơ chứ. Nếu Trang chủ nghĩ vậy thì cũng đúng thôi. Viết ra điều nay tui chỉ muốn chia sẻ với cac bạn trong TT thơ một điều là Trang chủ quả thật rất tài giỏi không chỉ qua những designs cho các bài thơ đã được post trên TT mà còn rất tế nhị , kiên nhân và chịu khó giữ "lửa" cho TT thơ mỗi ngày một nóng.
Theo tui nghĩ những ai đã từng ghé qua TT một lần thì rất khó quên và tuy không đều đặn có những comments như các anh @ , QH...và các "mệ" NT, SM, ThT...nhưng không phải vậy mà họ quên hay không còn "interest" với TT nữa đâu.
Chỉ còn hai ngày nữa là tới ngày Hiền phụ. sk thân chúc các bạn NAM trong TT luôn được bình an, có một ngày cho riêng mình thật vui và nhất là lúc nào coi cũng thật là "đẹp lão" dù cho cái eo số 2 hồi còn trai trẻ có tới 6 múi bây giờ đã phát triển trở thành 1 múi. Coi đẹp không chịu đươc.

songkim said...

Cám ơn anh QH đã post cho xem những bài thật giá trị. Anh cho phép được fw. đến các bạn hữu ngoài TT nha!Chờ anh OK đó.
Riêng bạn Sao thì thật phải nói "văn võ song toàn". Sáng tác khỏe và nhanh của bạn khiến tui đọc không thôi cũng thiếu điều hụt hơi đấy.
Hẹn có ngày gặp bạn để chúng ta cụng với nhau vài ly và hy vọng ngày đó chắc tui không phải xin tụi tầu phù mới được phép về thăm bạn ta.
sk

sao... said...

HỒ TRUNG TÂM BANMÊTHUỘT

Trong hoài niệm của mình, mỗi người đều tự chọn một thời khoảng đặc biệt có nhiều kỷ niệm đẹp đẽ nhất để thi thoảng khi bắt gặp một cơn mưa chiều bất chợt kéo về hay một buổi sáng xuân tươi thắm, họ ngồi lặng hàng giờ một mình mà nghe kỷ niệm lũ lượt kéo về làm tràn ngập tâm hồn và nhấn chìm họ vào những xúc động nao nao bởi chắc chắn một điều là sẽ không thể nào bắt gặp lại những ngày tháng cũ, có chăng chỉ là một chuỗi những hình ảnh lãng đãng khói sương lần lượt lướt qua tâm khảm mình mà thôi!
Riêng tôi thì cho rằng những tháng năm Trung Học là đáng nhớ nhất bởi khi đó những xúc động tinh khôi đầu đời đã làm rung động trái tim và tâm hồn mình bằng những nét tươi sáng và nhẹ nhàng nhất. Nhưng không phải là hết cả một quãng thời Trung Học đâu bởi những năm mười một tuổi bước vào lớp Đệ Thất ngưỡng cửa của bậc Trung Học thì còn là những cô cậu bé con lơ ngơ với môi trường lạ lẫm thì biết gì mà nói? Dần hồi thì cơ thể và trí óc trưởng thành theo nhịp độ sinh học tự nhiên mới biết nhận thức đôi điều.
Tại sao người ta hay nói tuy bằng tuổi nhau, nhưng con gái thường có cảm tưởng mình trưởng thành hơn con trai và dưới mắt các cô, những cậu con trai đồng tuổi chỉ còn là một đứa con nít. Trước đây tôi cũng bị tự ái khi bị coi như thế, nhưng khi lớn lên mới vỡ lẽ ra rằng sở dĩ như vậy vì con gái dậy thì sớm hơn, 13 – 14 tuổi là đã xảy ra hiện tượng đặc biệt của giới tính nên họ “chảnh” hơn cũng đúng thôi vì những hóc-môn nữ bắt đầu xuất hiện trong cơ thể khiến họ bắt đầu trổ mã, trông “ưa nhìn” hơn. Con trai thì mãi đến khoảng tuổi 15 mới bắt đầu vỡ giọng, thỉnh thoảng phát âm ra như con gà bị bóp cổ kêu khèn khẹt, cùng lúc ấy thì những sợi râu tơ non bắt đầu xuất hiện lẻ loi nhưng cũng làm cho những chú gà trống tơ cảm thấy mình nên chững chạc hơn trong thái độ và lời nói. Mãi đến khi bắt đầu bước vào tuổi 17, những tình cảm trong sáng của nam nữ trong những mối tình học trò bắt đầu xuất hiện lác đác đối với những nhân vật đậm chất lãng mạn, đa tình. Cũng bắt đầu khi vừa chớm bước sang tuổi 18, những toan tính cho tương lai riêng mình đã manh nha nảy sinh và người ta bắt đầu có những sự so sánh. Đấy cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tàn lụi những mối tình học trò vừa chớm nở.
Tôi ghét tuổi 18!

sao... said...

Chính quyền hồi xưa bắt buộc những người đến tuổi 18 phải đi làm căn cước như một xác nhận sự trưởng thành của một con người. Từ đây, người đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với những hành vi của mình trước pháp luật. Vậy là đã qua một đoạn đời khác và người ta bắt đầu tinh khôn hơn rồi phải không?

Kết luận lại cái tuổi tươi đẹp nhất của con gái là từ 13 đến đầu 18 tuổi, còn con trai từ 15 đến 18 tuổi thôi. Bài viết sau đây tôi muốn kể lại cho các bạn nghe là những câu chuyện nó nằm trong khoảng tuổi ấy.

Những điều tôi viết chỉ dựa vào ký ức còn sót lại sau gần 50 năm. Với ngần ấy thời gian ký ức bị bào mòn dần theo tuổi tác và chen lẫn trong muôn ngàn sự kiện khác nên có thể thiếu tính xác thực cụ thể. Tôi chỉ muốn nhung nhớ bằng tất cả tâm tình hầu nhắc lại với các bạn cùng thời của tôi những kỷ niệm của tuổi thanh xuân tươi đẹp. Tôi hết sức mong mỏi người đọc những dòng chữ nầy cũng mang một tâm thức giống tôi mà bỏ qua cho những điểm sơ sót nếu có.

Đi về phiá Đông Bắc bằng Quốc Lộ 21, sau khi vượt qua khỏi bản doanh Trung Đoàn 45 của Sư Đoàn 23 Bộ Binh tục gọi là cây số 5 đường đi Nha Trang ta gặp một ngã ba, rẽ phải là đường đi vào phi trường Phụng Dực. Cách Trung tâm Thị xã Banmêthuột của tỉnh Darlac khoảng 6 cây số trên con đường ấy là bắt đầu những khóm rừng của từng loại cây vừa là những loại gỗ quý vừa là những loại cây công nghiệp và cây lương thực thích hợp với thổ nhưỡng của vùng đất đỏ ba-dan được trồng thực nghiệm của Trung Tâm Thực Nghiệm Nông Lâm Súc.
Bên phải là khu rừng cây sao, bên trái là khu rừng cây giá tỵ hay còn gọi là gỗ tếch (gỗ teak là loại gỗ siêu cứng và rất bền được quân đội các nước trên thế giới dùng làm báng những cây súng trường cá nhân). Cây to, cành và mặt dưới của lá có lông hình sao, hoa màu trắng, gỗ màu vàng ngả nâu.

Lên một con dốc, qua khỏi khu rừng cây giá tỵ ấy, có một con đường mòn nhỏ chạy ngoằn ngoèo bọc ra sau những khu rừng cây khác dẫn đến một hồ nước rộng. Người ta đã đổ đất thành một bờ đập lớn và cao để ngăn dòng chảy của con suối biến thành một hồ nước dùng làm nguồn nước tưới cho những cây con họ bắt đầu trồng thực nghiệm. Nhưng không rõ là do thiếu kinh phí hay do làm một cách đại khái, người ta không dọn sạch lòng hồ nên biết bao nhiêu cây cổ thụ đã phải nằm chết đứng trong làn nước với cơ man cành nhánh đâm ra tua tủa nên thực sự nguy hiểm đối với chúng tôi khi lao người xuống hồ.

Là hồ nước của Trung tâm Thực Nghiệm nên chúng tôi gọi nôm na là Hồ Trung Tâm...cho tiện!

sao... said...

Sau những năm trẻ con đùa giỡn thỏa thuê với cái piscine đặc biệt nhất thế giới, bây giờ lớn hơn một chút nên đâm ra chán cái không gian bé tẹo ấy. Bắt đầu thực hiện những cuộc phiêu lưu tí hon để tìm kiếm những cảm giác mới lạ. 15 tuổi thì gia đình có thể yên tâm mà giao phó cho chiếc xe đạp đi học. Thế là như hổ mọc thêm cánh rồng mọc thêm vây, chúng tôi bắt đầu ngang dọc để khám phá những “vùng đất mới”. Kim Châu, Kim Phát, Đạt Lý, Hòa Bình...và cái đích ưu tiên khi xuôi về hướng làng Hòa Bình chính là Hồ Trung Tâm.

Chúng tôi hay chọn vào mùa khô để được chìm ngập thân mình vào làn nước sâu, trong vắt, mát lạnh để tha hồ vẫy vùng mà lại không phải tốn một đồng bạc cắc có hình Ông Ngô Đình Diệm in nổi trên đó cho Ông Tỉnh ở piscine. Trên mặt hồ vẫn còn những thân cây chết khô nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Chúng như những chiếc phao để chúng tôi đeo bám nghỉ xả hơi sau khi đã bơi lội tung tăng mệt nhoài, hoặc đôi lúc dăm ba đứa gắng trèo lên ngồi cho được lên thân cây, ở dưới nước thì một hai đứa bơi đạp nước đẩy cho thân cây chạy tới như một chiếc thuyền rẽ sóng. Trèo lên cây khá khó, nó cứ lăn tròn trên mặt nước khó mà định vị nên những tràng cười như nắc nẻ cứ vang xa trên mặt hồ rộng trong những buổi trưa hè khi một vài chú phải ngã lăn quay xuống nước. Đi thuyền chán ta lại cố đứng lên mà plông-giông một cú tuyệt đẹp xuống mặt hồ xanh ngắt dưới chân. Thú vị thật! Đến lúc nầy thì piscine không còn là một nơi hấp dẫn những thằng mới lớn chúng tôi nữa mà hầu như đó chỉ là nơi dành riêng cho...mấy đứa con nít!

Tôi vốn là người con của vùng đồng bằng sông nước nên khi theo Ba tôi đổi lên làm việc ở Banmêthuột tôi đã lận lưng mảnh bằng tốt nghiệp bơi kiểu chó làm vốn rồi! Những anh chàng lớn lên từ Phố núi nếu không dám cả gan trốn cha trốn mẹ xuống học bơi bì bõm dưới piscine thì họ làm sao biết được một trong những kỹ năng giúp con người sống sót qua các tình huống của cuộc đời. Có những bậc Cha Mẹ vì thương yêu lo lắng cho con quá đáng đã ngăn trở đứa trẻ học được một trong những điều thiết yếu của cuộc sống. Có phải lúc nào ta cũng an vị giữa bốn bức tường phố xá không đâu? Giả như gia đình giàu có thừa thãi tiền bạc, một ngày hè nóng bức nào đó muốn đi chơi biển hay ngồi thuyền xuôi trên dòng sông thơ mộng hưởng chút gió mát, bất ngờ xảy ra sự cố chìm thuyền. Một núi vàng cũng không thể cứu mạng được trong những trường hợp như thế! Còn nếu số phận hẩm hiu đưa đẩy ta vào một cuộc mưu sinh xuôi ngược thì những tình huống phải ngồi trên sóng nước là lẽ thường.

sao... said...

Thường chúng tôi đạp xe đạp tới hồ đã khoảng 10:00 sáng. Chơi đùa đuổi bắt vùng vẫy đã đời ở đó khoảng gần trưa bắt đầu thấy đói bụng. Bơi chán lại lò dò đi theo những anh thanh niên lớn hơn dùng súng để bắn cá dưới hồ. Các anh chọn một cành khô cao tương đối vững chải, cầm theo một khẩu Carbine M1 ngồi canh bóng dáng những chú cá dưới hồ thỉnh thoảng trồi lên mặt nước đớp bóng. Nước trong leo lẻo nên quan sát rất dễ. Đùng một cái là chú cá lật ngửa đưa cái bụng trắng hếu lên trời. Nhiệm vụ của chúng tôi là bơi ra vớt cá lên.
Nghệ thuật bắn cá là ở chỗ không nên nhắm chính xác vì như thế thì con cá đã tanh banh vì đầu đạn chớ còn gì? Chỉ cần bắn mé một bên gần đó thôi, con cá sẽ tức nước mà bất tỉnh. Do trong bụng cá có bong bóng để chứa dưỡng khí dành cho cá thở tương tự như một cái phao bơm đầy hơi nên sẽ không chìm ngay lập tức. Riêng cá phi lại không được trời ban cho cái bong bóng đó, khi nó bất tỉnh sẽ chìm xuống ngay. Vậy nên phải nhanh tay nhanh chân hơn, nếu không thì mất toi con mồi.

Leo lên bờ chờ khô quần áo rồi bắt đầu theo con đường tráng nhựa từ Văn phòng Trung tâm chạy ra đường dẫn vô phi trường Phụng Dực. Trên đường đi đôi khi cũng không quên “cầm nhầm” vài trái xoài, ít trái đu đủ đang trĩu cành của vườn cây trồng thực nghiệm bên đường.

Đến trước Trụ sở hành chánh Quận Banmêthuột quẹo phải theo con đường đất đỏ vào làng Hòa Bình của người dân tộc Mường. Bạn học và bạn chơi của tôi ở đó rất nhiều, đa số họ ở trong Ký Túc xá nội trú người dân tộc của trường Trung Học được chính phủ lo ăn lo ở miễn phí. Bản chất Nam bộ của tôi khá đơn giản và còn nhiều mộc mạc nên dễ gần họ, và tôi cũng thích chơi với họ hơn là “dân chợ”. Đinh Công Hùng, Quách Quân, Bùi Tiến Thoan...và một số những em học lớp dưới. Buổi trưa vào bất kỳ nhà nào trong số họ thế nào cũng có cái ăn.
Lúc ấy rừng núi quanh quanh Banmêthuột còn hoang vu nhiều nên trên mâm cơm của họ thường có thịt thú rừng. Tất cả những thức ăn người Mường đều gọi chung một tiếng “canh”. Con gái Mường đẹp lắm, cũng má đỏ môi hồng xinh xắn...chết đi được! Mà họ cũng bạo dạn lắm! Tôi không hiểu hết được tiếng Mường, nhưng âm điệu giọng nói nghe na ná như tiếng miền Bắc nên nghe cách trao đổi của họ đồng thời quan sát nét mặt tôi cũng có thể đoán được phần nào nội dung câu chuyện. Có điều, thứ nhất là lúc ấy tôi chỉ là một thằng con trai mới lớn “không thèm quan tâm” đến phụ nữ, thứ hai là tôi sợ con ma xó của người Mường lắm nên...không có vấn đề gì xảy ra!

sao... said...

Nếu chúng ta chỉ quanh quẩn ở chợ sẽ không thể nào cảm nhận cái bao la của đất trời, cái bạt ngàn của rừng núi cao nguyên.
Vào làng Hòa Bình đi theo các bạn lên đồi, vào rừng chơi mới hưởng được toàn vẹn cái cảm xúc đó. Mây trắng bay đầy khắp dưới một nền trời bao la xanh thăm thẳm mà êm đềm làm sao! Màu xanh như những ước mơ trong sáng của tuổi học trò. Màu xanh của những tà áo dài phơ phất như bàn tay ai vẫy gọi tình xa trong gió sớm của các cô nữ sinh trường Trung Học, những gót sen làm chuyển động lớp bụi đỏ mù khơi cùng với những ánh mắt liếc ngang, môi cong điệu đàng làm chới với tâm hồn của biết bao nhiêu gã trai mới lớn. Nghe gió mát xuyên qua rừng đại ngàn bay về vuốt ve hai gò má và lồng ngực tuổi thanh xuân mà nghe hồn mình phơi phới. Thi thoảng vài con chim lạ bay ngang rồi đậu trên cành cây cao hót líu lo gọi bạn hay vui mừng trước cuộc sống tự do mới thấy tâm hồn mình bỗng nhẹ tênh.

Ăn no bụng rồi lăn kềnh trên nhà sàn đánh một giấc thẳng tưng đến khoảng 4:00 chiều bắt đầu lục tục kéo nhau về phố.

Từ đầu năm 1967, tôi có được một chiếc Honda SS50 đời 66 màu đen mới keng và anh bạn thân cùng lớp Đặng Phó có một chiếc Honda S50 bô vắt màu đỏ mới xảy ra những cuộc đua xe kinh người với những thằng nhóc cùng trang lứa có được những chiếc xe Nhật mới nhập cảng vào Việt Nam lúc đó.

Sau khi đã chán chê mấy thầy Cảnh sát áo trắng ở phố cứ rình rập bắt mình, chúng tôi chuyển những cuộc đua xe ban ngày vào Hồ Trung Tâm. Chính đoạn đường nhựa quanh co nhưng rất vắng vẻ dẫn từ Văn Phòng Trung Tâm ra đường vào phi trường Phụng Dực là sân chơi của chúng tôi. Sau khi lao xuống hồ bơi lội thỏa thích, chúng tôi bắt đầu tham gia những cuộc đua xe rợn tóc gáy trên cung đường đó.
Nằm rạp xuống yên xe, một tay vặn ga hết cỡ, một tay ôm bình xăng núp gió, chúng tôi thi nhau mà giỡn mặt với tử thần để thể hiện cái đỡm lược của tuổi thanh niên. Chỉ là chuyện chơi thôi chớ chả có một chút lợi ích thực tiễn nào, nhưng sao lúc đó chúng tôi mê mải đến thế! Ngày nào không gặp nhau là thấy buồn trong bụng làm sao ấy! Âu đó cũng là một kỷ niệm của tuổi thiếu thời và nó còn sống mãi trong tâm hồn tôi, mặc dù đối với những người khác cái điều đó nó chẳng ra làm sao cả, có khi chỉ là một sự ngu xuẩn ngông cuồng.

sao... said...

Bọn chúng tôi khác mấy cô con gái hay bọn con trai chân chỉ hạt bột, sau khi từ trường học về chỉ biết chúi mũi gạo bài cho thuộc để mai kia mốt nọ “công thành danh toại”.

Cách học từ chương ấy chẳng giúp ích cho tôi bao nhiêu trong đời sống thực tế ngoài bốn phép tính căn bản. Cái sự vui chơi tuổi trẻ nó hấp dẫn chúng tôi quá mà lơ là chuyện học hành. Cứ đinh ninh trong bụng một câu: Không chơi thì uổng phí tuổi xuân! Vì vậy cho nên cái sự học rất làng nhàng, mỗi ngày phải tới trường cho có tụ vậy thôi.

Nghe thì rất nghịch lý, nhưng sự thật lúc đó đã chứng minh “cái suy nghĩ tào lao” của chúng tôi lại đúng mới chết chớ!
Đùng một cái, Tết Mậu Thân xảy ra. Đậu Tú Tài hạng Ưu, hạng Bình cũng bị lùa hết vào lính như những thằng đậu hạng Thứ. Đầu óc có thông minh sáng láng bao nhiêu cũng không thể vẽ ra được cái đạn đạo của viên đạn sẽ tìm đến thân thể mình mà né tránh.

Thế là cái tiếng “bùm” khi viên đạn thoát ra từ nòng súng của đối phương chưa kịp tới tai mình đã thấy nhói đau một cái, đất trời tối sầm lại vật qua một bên mà qua đời, không còn có dịp được hưởng những niềm vui nhỏ nhoi của tuổi thanh xuân.

Tuổi già ngồi buồn nhớ lại những kỷ niệm xưa viết lại để các bạn đọc...giải sầu!!!

HÙNG BI
(tháng sáu 2011)

quehuong said...

Anh Song-Kim,

Anh tự nhiên xử dụng những tài liệu mà Anh thích.

QH

quehuong said...

Hello Anh Song-Kim,

Nếu không có gì trở ngại, xin Anh cho phép Cô Trang Chủ chuyển cho tôi xin địa chỉ điện thư của Anh, để tiện liên lạc và chuyển tài liệu cần đọc.

Cám ơn Anh.

HUONG said...

NT đọc hết một mạch từ đầu Trang Thơ đến cuối một lèo ... rồi thở một hơi thiệt dài !
Rất mừng là Thất Sơn vẫn còn yên hùng như xưa (hay là xưa yên hùng hơn gấp bội ?!)
Phải nói là bái phục bạn thơ s@, viết rất nhanh và rất khỏe dẫu đời bận rộn và bôn ba bốn phương . NT muốn viết là phải " đóng cửa " phòng kín mít à nghen, khi nào buông bút xuống thì xuất thất !
Nhân thể NT mạnh dạn đề nghị Thất Sơn kể cho cả làng nghe những kỷ niệm làm CHA thật oai của mình từ xưa đến nay nha

songkim said...

Nhân ngày Hiền phụ , xin được gởi đến các bạn bài viết về cha, anh mình của Kim Chi, con gái của một niên trưởng mà tôi rất ngưỡng mộ ông.
Hiện gia đình ông cư ngụ tại cùng thành phố với tôi từ 1975 tới giờ.
sk

Mời đọc:
Lời cám ơn muộn màng
Posted: 18/06/2011 by Quản thủ thư viện in Kim-Chi, Truyện Ngắn
Thẻ:Ngày của Cha, Ngày quân lực VNCH

Kim-Chi
Kính tặng ba yêu dấu và các anh của tôi

Năm đó gia đình tôi dọn về Nha Trang, hình như tôi khoảng năm tuổi và vừa mới học xong lớp mẫu giáo, nhưng cũng lờ mờ nhớ là nhà mình cũng đã dọn đi nhiều lần và qua nhiều thành phố khác nhau. Ba má tôi có cuốn album bìa bằng sơn mài thật đẹp, trong đó có nhiều hình ảnh của anh em chúng tôi, nhất là những tấm hình ngày chúng tôi được sinh ra đời, tôi đã nhận thấy một điều là mỗi đứa chúng tôi được sinh ra tại một thành phố khác nhau, nào là Vạn Giả, Ninh Hòa, Dục Mỹ, Đà Lạt, Thủ-Đức, Kontum và rồi sau đó Nha Trang, Đà nẵng… Tôi có thắc mắc về sự di chuyển khá thường xuyên của gia đình, má tôi hay chép miệng nói:
- Thì Ba con là nhà binh mà, rày đây mai đó… Đâu cũng là nhà…

Trong đầu óc non nớt của tôi lúc đó cũng chưa hiểu “nhà binh” là gì, chỉ loáng thoáng biết chắc đó là việc làm của ông, có điều tôi thấy ba tôi ít ăn mặc giống những người khác, khi nào ông cũng gắn liền với bộ đồ “nhà binh” ủi hồ cứng, giày luôn đen bóng, có một cái gì về bộ đồng phục đó mà trông ông thật oai hùng và cũng là hình ảnh rất thân thương của ba tôi đã in sâu vào tâm trí tôi.
Sau này tôi mới biết ra lúc đó ba tôi đổi đi Bình Tuy, có lẽ (đây là) vùng nguy hiểm nên gia đình dọn về ở Nha Trang để chúng tôi đi học. Lần đầu được sống trong con phố bình thường, khác hẳn với những cư xá quân đội, mà chúng tôi vẫn ở trước đây, anh em tôi thích chí vì có bạn mới, có quán hàng kề bên, ăn hàng thỏa thích. Chỉ có má tôi là buồn thiu vì ba tôi vắng nhà, tôi nhớ bà đan áo cho ông, hay làm các món ăn khô như thịt chà bông rồi cẩn thận bỏ vào lon guigoz để gửi đi. Mỗi khi ông đưa thư đi qua, mắt bà sáng rỡ lên khi nhận được thư của ba tôi gửi về. Tôi nhớ ba tôi gửi thư về rất thường, có khi gửi hình về cùng với thư, má tôi reo lên vui mừng, cho chúng tôi cùng xem, anh tôi tò mò, lật ra sau tấm hình và đọc to lên lời ghi chú, thường rất âu yếm viết riêng cho má tôi:
- Thương gửi về em yêu dấu và các con của chúng ta…
Má tôi thường đỏ bừng mặt lên, mắng yêu các con. Đôi khi ba tôi cũng viết thư cho anh em chúng tôi, thường là khuyên chúng tôi nên chăm học, nghe lời má và hứa khi về sẽ mua quà cho chúng tôi.
Lúc đó những ngày ba tôi về phép thật là vui, ông dẫn chúng tôi đi chơi, dạy cho chúng tôi học, nhất là đem chúng tôi đi mua những món đồ chơi mà chúng tôi ưa thích, tôi còn nhớ con búp bê thật đẹp, chiếc xe đạp có cái chuông reng ngộ nghĩnh. Mấy đứa bạn hàng xóm luôn chiêm ngưỡng những món đồ chơi của chúng tôi, có đứa phân bì, tôi bèn cắt nghĩa cho nó:
- Tại ba tao là “nhà binh” nên lâu lâu đi đánh nhau về là anh em tao được quà.
Chắc lúc đó mấy đứa bạn tôi chỉ ao ước được có cha là “nhà binh” như ba tôi. Tôi hãnh diện lắm về ba mình, về sự oai hùng của ông, anh tôi thì kể cho đám bạn trong xóm nghe về những chuyện hành quân ly kỳ của ba tôi. Chắc anh tôi đã cao hứng thêm bớt cho gay cấn chứ ba tôi ít khi nhắc đến những ngày đi hành quân, nếu có hỏi thì ba tôi cũng chỉ trả lời qua loa vì hình như ông muốn dấu đi những gian nan nguy hiểm của một người lính để chúng tôi yên lòng. Khi ba tôi về nhà thì ông lại trở thành người đàn ông rất bình thường thương vợ con, rất văn nghệ và đôi khi pha chút dí dỏm…

songkim said...

Sau những ngày về phép ngắn ngủi của ba tôi là sự vắng vẻ và nỗi buồn của chúng tôi trong những ngày ba không có nhà, chỉ có mấy mẹ con lủi thủi bên nhau, má tôi một mình thay chồng lo cho đàn con mà hình như tôi chưa hề nghe bà than vãn bao giờ.
Lúc đó má tôi còn rất trẻ, bà là một người đàn bà khả ái, hiền lành và rất đảm đang. Tôi còn nhớ bà may vá thêu thùa rất hay, lai còn rất khéo léo bếp núc. Lúc nào bà cũng tự tay lo lắng và chăm sóc cho các con. Hình như là má tôi luôn luôn có câu trả lời êm dịu, bất cứ chuyện gì dù có tệ đến đâu xảy ra mà đem nói với má tôi thì bà cũng sẽ có lời an ủi, khuyên răn ngọt ngào và tôi lại thấy vui thấy yên lòng.
Mặc dù sinh ra và lớn lên trong thời chiến, tuổi thơ của tôi trôi qua rất đầm ấp nhờ sự đùm bọc và thương yêu của ba má tôi, nhiều khi nhớ đến ba tôi, tôi thường lấy hình ba ra xem, nhìn ba trong bộ đồ “nhà binh” oai hùng mà thầm hãnh diện về ba mình.
Lớn lên một chút, tôi bắt đầu biết nhận xét về chung quanh nhiều hơn, không khí chiến tranh làm như đến gần tôi hơn. Tôi bắt đầu thấy sự gian nan và nguy hiểm về công việc của ba mình. Tôi đọc được nét lo lâu của trên gương mặt của ba tôi khi ông về nhà. Tuy lúc nào ông cũng cố gắng làm bổn phận của người cha, trên gương mặt sạm nắng nghiêm trang luôn để dành nụ cười hiền lành cho các con.
Rồi ngày tháng trôi qua, tôi lớn lên theo sự bành trướng của chiến cuộc ngày càng khốc liệt trên quê hương. Ba tôi đổi về vùng I, toàn gia đình theo chân Ba dời về Đà Nẵng, lại một lần nữa chúng tôi làm quen với cuộc sống mới. Nhưng chúng tôi không màng về sự thay đổi này cho lắm vì biết từ nay được ở gần ba hơn.

songkim said...

Ba tôi đóng quân tại một vùng kề cận Đà nẵng, một trung đoàn đánh giặc nổi tiếng của vùng này. Ông về nhà thường hơn, nhưng khi ông về thì mang theo mùi lính tráng, chiến tranh nhiều hơn xưa, dần dần tôi cũng bắt đầu đoán được tình hình qua cách đi đứng và ăn mặc của ba tôi và những ngưới lính đi chung. Những hôm ông chỉ về trên chiếc xe Jeep nhà binh, không mang nón sắt, không trang bị súng ống… thì trông ông có vẻ thư thả hơn, ông sẽ ngồi đọc báo uống café nhàn hạ dù chỉ trong chốc lát thì tôi đoán chắc trong ngày không có “đánh nhau” dữ dội hay là không cắm trại 100%.
Rồi lại cũng có những hôm ông về, mặt mày đầy nét lo âu, nhiều hôm chưa kịp ăn cơm lại phải vội vàng ra đi… Hoặc là liên tục nói chuyện trên máy truyền tin và có khi ban những khẩu lệnh bằng những mật hiệu khó hiểu mà tôi nghĩ rằng rất quan trọng…
Nhưng rồi cũng như tất cả những người Việt nam khác trong thời chiến, tôi cũng quen dần và lặng lẽ sống bên gia đình, có những vui buồn mà dần rồi ai cũng quen. Riêng ba tôi thì có lẽ vì áp lực bên ngoài và chức vụ ông đảm nhiệm trong những ngày cuối của cuộc chiến nên thấy nét lo âu ở ông ngày nhiều hơn. Tôi thấy thương ba mình thật nhiều.
Và rồi thế hệ kế tiếp nối gót, các anh tôi cũng bắt đầu đi vào quân đội. Những bài hát như còn vang vọng đâu đây diễn tả trung thực nhất về những tâm tình của các thanh niên thời chiến đã phải vội vã lìa xa mái trường: – Người từ trăm năm về ngang trường Luật… Ta hỏng tú tài ta vuột tình yêu… thi hỏng mất rồi ta đợi ngày đi…
Ngày anh tôi về từ trung tâm huấn luyện, nhìn anh tôi bỗng thấy anh như trưởng thành và người lớn hẳn ra, với làn da sạm nắng, mái tóc ngắn, trông anh khỏe và oai hùng trong bộ đồ lính… không hiểu vì sao nước mắt tôi chảy dài… Ba tôi vỗ vai anh hình như để dấu sự xúc động!
Tôi thấy thương anh mình thật nhiều, người con trai còn rất trẻ đã đánh đổi tuổi thanh xuân ở thị thành đi làm bổn phận của người trai thời chiến. Cũng như ba tôi anh tôi luôn cứng rắn, tôi cũng đành che dấu sự yếu mềm và ích kỷ của mình vì sợ anh tôi buồn.
Đơn vị cuối cùng ba tôi đảm nhận ở Thừa Thiên. Nên khi vào đại học, tôi cũng được “thuyên chuyển” theo ba ra Huế để đi học, tôi nôn nao vui thích được trở thành cô “sinh viên văn khoa”, một điều mà tôi hằng mơ ước từ lâu. Tuy là chỉ vài tháng sau thì tôi vĩnh viễn gĩa từ thành phố thơ mộng đó cũng như mãi mãi rời xa Việt nam.

songkim said...

Sự mất mát của tôi không làm sao so sánh được với sự mất mát lớn lao của ba tôi. Một hình ảnh mà cứ lảng vảng trong đầu óc tôi bao nhiêu năm nay, mỗi khi nghĩ lại tôi còn thấy xót xa là gương mặt trầm ngâm, cứng rắn khi ba tôi xếp lại bộ quân phục để thay vào bộ quần áo dân sự mà tôi cũng không hề nghĩ là ba tôi có, để mãi mãi từ giã cuộc đời “nhà binh”, từ giã một một cuộc đời binh nghiệp oai hùng của ông.
Cũng như không bao giờ tôi quên được một ngày cuối tháng tư năm nào, buổi sáng hôm đó ba tôi trầm ngâm ngồi bên chiếc radio nhỏ, nước mắt ông lăn dài trên má, lần đầu thấy ba tôi khóc tôi nghe như sụp đổ cả bầu trời, không cần ai cắt nghĩa tôi cũng biết chúng tôi đã có một mất mát lớn lao…
Mấy chục năm đã lặng lẽ trôi qua, chúng tôi cũng như những người Việt nam khác đã trải qua bao nhiêu là thăng trầm của thời thế, của cuộc sống. Ba tôi cũng không còn là một quân nhân nữa, đã phải làm quen với cuộc sống mới, ông cũng làm tròn bổn phận của người cha, nuôi nấng dạy dỗ chúng tôi nên người. Từ những ngày mới đặt chân lên đất Mỹ, ông cũng cầm bản đồ thành phố (như ngày còn đi hành quân) chỉ cho tôi đón từng chuyến xe bus để đi học, ông dẫn tôi vào tận trường ghi danh… Hay những tối mùa đông, tôi đi làm về trễ, ông lái xe đến trước chỗ tôi làm chờ sẵn từ khi ánh măt trời bắt đầu dịu lại, trời bắt đầu chập choạng tối để đón tôi về.
Mỗi khi nhớ lai ngày còn ở Việt Nam, tôi nhớ đến vui buồn ngày con trẻ dại, tưởng tất cả đã ngủ yên trong quá khứ thì một hôm kia, tôi bỗng tìm lại hình ảnh “nhà binh” thân thương và đồng đội của ba tôi của anh tôi năm nào…
Lúc tôi đang làm cô giáo ngày hai bữa sách ô đi về trong một cuộc đời thật bình lặng thì được ty học chánh bổ nhiệm về dạy tại một chi nhánh của trường Adult School, trường nằm tại một nhà thờ gần Downtown. Hôm đầu tiên tôi đi đến dạy, tần ngần nhìn những lớp học lèo tèo cũ kỹ mà ngao ngán.
Giữa trưa hè nóng nực hôm đó, tôi bỗng nghe như có giòng nước ngọt ngào mát lịm khi nghe tiếng Việt Nam bàn tán trò chuyện trong lớp học, tôi tò mò thích thú bước vào lớp. Sau một lát sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh cũng phòng ốc cho tươm tất, tôi đảo mắt nhìn quanh, học sinh được khoảng trên hai mươi người, có lẽ cũng gần đến mươi người có nét mặt Á đông và mang những tên Việt Nam, tôi thấy làm lạ, ở một thành phố nhỏ bé tổng cộng người Việt nam định cư ở đây đếm trên đầu ngón tay làm gì có được từng này người đi học anh văn… Hỏi ra thì mới biết họ là những người mới định cư theo chương trình H.O. tôi tò mò nhìn… họ là đồng đội của ba tôi, của anh tôi ngày xưa đây…

songkim said...

Tôi cũng hơi lúng túng, trước những người học trò đặc biệt này. Được dịp tiếp xúc với họ tôi tìm biết thêm nhiều điều lý thú, thỉnh thoảng họ cũng chia xẻ với tôi những chuyện vui buồn trong lớp học cũng như ngoài giờ học.
Tôi còn nhớ dạo đó California mới thông qua đạo luật cấm hút thuốc trong trường học cũng như cơ quan chính phủ. Những cựu quân thì phần đông thích phì phèo điếu thuốc, trong trường bị các thầy cô đôi khi hách dịch la rầy… Có ông bực mình gây gỗ lại, có hôm tôi cũng vì “tự ái dân tộc” nổi lên nói lại với một bạn đồng nghiệp:
- Người ta không biết tiếng Mỹ chứ đâu có điếc mà bà la to vậy! Nói chuyện với người lớn thì lễ phép chút chứ!
Bà giáo vùng vằng bỏ đi, thấy vậy các ông nhao lên tả oán:
- Chuyện gì mà phải khó chịu vậy, tôi hút chứ có bắt “nó” hút đâu mà kêu ca um sùm cả lên.
Chợt nhớ đến mấy thầy giáo làm chung cũng ghiền hút thuốc thường đi qua bên kia đường để phì phà điếu thuốc, tôi đề nghị:
- Hay là các chú, các anh rủ nhau qua bên kia đường tha hồ mà hút, không ai dám nói gì đâu!
- Bên này đường hay bên kia đường gì thì khác gì, tại sao phải rắc rối vậy!
Tôi nghĩ thầm đúng là mấy ông nhà binh chuyện gì cũng ngang tàng mới chịu, tuy nhiên không muốn họ bị cằn nhằn mỗi ngày, tôi dịu giọng:
- Thì cứ nghĩ mấy tàng cây bên kia đường là mấy quán café Cây me, Cây ổi… gì đó mà hồi xưa mấy chú mấy anh ngồi uống café hút thuốc chờ đào đi học về… Nghĩ vậy đi cho nó đẹp!
Họ phì cười trước sự đề nghị của tôi, không biết vì thấy đề nghị có lý hay là thấy tội nghiệp tôi cứ đi theo bênh vực họ với những thầy cô khác mà từ đó đã có một quán cóc bên kia đường, giờ ra chơi là tụ tập đông đảo hút thuốc, trò chuyện thật vui vẻ.
Phần đông học sinh lớp tôi khả năng viết khá hơn phần nói, nên giờ học tôi chú trọng đến đàm thoại rất nhiều, tôi cũng thích nghe họ nói kể chuyện lính, chuyện đi học tập… Đề tài mà khi nhắc đến những đôi mắt những người lính năm xưa bỗng sáng lên, giọng hùng hồn và tiếng Anh nói cũng lưu loát hơn…
Ngoài giờ học tôi cũng thường trò chuyện và lắng nghe những nhận xét sâu sắc về thời cuộc, tôi cũng học hỏi ở họ rất nhiều. Họ cũng tò mò về tôi, một hôm có người hỏi:
- Cô chắc là con lính phải không?
- Dạ đúng, sao chú biết!
- Tôi nhìn là đoán được, thấy phong cách lễ độ và cương trực lắm!
Tôi hãnh diện lí nhí:
- Cám ơn chú, ba tôi nghe chắc vui lòng lắm!

songkim said...

Cuối khóa học đó, học trò tôi ai cũng được lên lớp và chuyển đi trường lớn hơn. Học trò bịn rịn vì:
- Học ở đây vui quá, cô coi chúng tôi như người trong nhà!
Tôi đùa:
- “Huynh đệ chi binh” mà!
Mọi người cười vui vẻ. Nhưng tôi cũng không khỏi buồn tiễn họ đi, như tiễn người anh người chú lên đường nhập vào cuộc sống mới nhiều chông gai chờ đón. Ngày cuối cùng, tôi làm một “slide show” về cuộc di tản của gia đình tôi, tôi muốn họ nhìn thấy ngày đó chúng tôi còn “lọ lem” lắm, hình ảnh ba má tôi và đàn con nheo nhóc… Tôi nói riêng với nhóm học trò Việt nam:
- Tôi nghĩ là các chú, các anh sẽ vượt qua được khó khăn và thành công trong cuộc sống mới, vì bản tánh cam đảm và cương quyết của người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Một người nói:
- Lính thì đâu sợ cực khổ, tôi chỉ tiếc là không còn trẻ, còn khỏe mạnh…
Tôi thấm thía cho sự thua thiệt của họ, tôi muốn nói một lời tri ân cho sư hy sinh cao cả mà họ đã hiến cho đất nước, cho dân tộc. Để những ngày gần cuối cuộc đời phải đi lại từ đầu…
Nhưng tôi đã không làm được điều đó, họ đã tản mác đi, mỗi người mỗi ngã, tôi cầu mong họ gặp thật nhiều may mắn để đền bù lại cho những thua thiệt họ phải nhận lãnh từ lâu.
Tôi cũng xin mượn trang giấy này, để nói lên sự hãnh diện và biết ơn của tôi về đấng sinh thành, về người cha tôi hằng yêu quí. Về các anh tôi những người con trai sinh ra trong thời chiến, đến những người tôi không hề quen biết, đã hy sinh, âm thầm chấp nhận quá nhiều thiệt thòi trong cuộc chiến cũng như sau cuộc chiến. Nhờ sự hy sinh cao cả của họ tôi đã có những ngày an bình để lớn ngay trong quê hương có chiến tranh đổ nát. Và rồi họ là những người ở lại sau cuộc chiến chấp nhận sự đau khổ, bạc đãi…
Xin hãy nhận ở đây dù có hơi muộn màng, lòng tri ân xâu xa nhất của tôi, không có giấy mực hay ngôn từ nào diễn tả được… Dù tôi có ở đâu đi chăng nữa, hình ảnh những người lính anh hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vẫn luôn là hình ảnh thân thương mà tôi biết khi còn bé, suốt cuộc đời niên thiếu, bây giờ và mãi mãi về sau…
Kim-Chi

songkim said...

Cám ơn anh QH nhiều thật là nhiều đó nha !
Tôi sẽ nhờ cô Trang chủ gởi anh địa chỉ điện thư.
Thân chúc anh ngày hiền phụ thật vui.
sk

songkim said...

Đọc bài viết của bạn Sao về hồ Trung Tâm khiến tôi nhớ lại bao nhiêu kỷ niệm thời thơ ấu của mình nơi xứ "Buồn Mà Thương" này
Bạn Sao nói rất đúng khi diễn tả lại cảm giác của mình khi cùng bạn hữu rong chơi núi rừng gần trại Hòa Bình.
Quả thật có vào sâu trong rừng mới thấy cái hùng vĩ của núi rừng cao nguyên, có chia nhau làm hai phe để chơi trò bắn nhau mới thấy thật thú vị và hồi hộp vì rất khó tìm được chỗ ẩn náu của nhau, và khi mệt nhoài thì sẵn những trái đu đủ đỏ ửng đã được ngâm dưới dòng nước suối trong mát trước đó để cả hai phe chia nhau ăn phủ phê, hoặc thay nhau cưa những thân cây thật lớn chỉ để lấy tổ ong mật, thưởng thức vị ngọt khé và hơi hăng hăng của "chiến lợi phẩm" nóng hổi vừa mới tiếp thu được.
Nói tới hạ cây lấy mật ong tui lại nhớ tới ngày cả đám con nít chúng tôi bị ong đuổi chạy chối chết , mật ong đâu không thấy mà chỉ thấy đầu cổ xưng u coi không giống con giáp nào cả... lắm khi phải nhẩy vội xuống giòng suối, lặn xuống để tránh những cú chích đau điếng, nhưng đám ong đang tức cành hông vì tổ bị phá nên cứ bay vần vũ trên đầu, nên mỗi lần trồi lên để thở là mỗi lần lãnh đạn....
Bây gì ngồi nghĩ lại vẫn thấy rõ như in những ngày vui buồn thời niên thiếu này.
Vài hàng chia sẻ với các bạn .
Thân chúc mọi người một cuối tuần thật vui và bình an
sk

sao... said...

Và rồi họ là những người ở lại sau cuộc chiến chấp nhận sự đau khổ, bạc đãi...

Cho dù đó chỉ là những con chữ để cho bài viết được trơn tru theo dòng suy nghĩ hay là những cảm xúc có thật trong lòng của một người trẻ tuổi vẫn đáng quý thay!
Thiếu gì người lớn hơn, từng trải hơn không có được một phần của cô bé ấy.

Suong Mai said...

Thôi mà Song Kim, xin cho Trang chủ được "yên bề gia thất", SM đã rinh tấm hình ấy về làm thiệp chúc mừng khi nghĩ tới các bạn như ánh mặt trời soi sáng trong gia đình mình và công cha gắn liền với câu ca dao thuộc lòng từ tấm bé. Thế hệ nào cũng thấm thía để mãi về sau có con rồi mới hiểu lòng và thương yêu cha mẹ. Cám ơn SK đã quá ưu ái Trang thơ với tấm lòng rộng mở. Sáng nay trời trong xanh thật đẹp, yên tĩnh buổi sáng nghe tiếng chim hót lẫn tiếng bầy vịt ơi ới gọi nhau , thanh trầm đủ bậc, thân chúc các bạn một ngày thật vui đầy hạnh phúc.
HAPPY FATHER'S DAY

HUONG said...

NT đọc lời bạn thơ s@ viết về Hồ Trung Tâm mà có cảm tưởng là bạn chắc chẳng bao giờ bóc tờ lịch cho một ngày mới cả . Dường như trong bạn đầy ăm ắp những hoài niệm dẫu bạn có thể đang quay cuồng với nhịp sống méo tròn từng giờ từng phút ! Thế mà bạn vẫn vẽ được cái vòng tròn thật tròn trĩnh cho quá khứ, rồi bạn thong dong đi vào, rồi ngồi ngắm trời trăng mây nước, chứ chả thèm ngắm cái nhịp sống méo mó ngoài kia ...
Bạn hạnh phúc lắm đấy bạn biết không ?
NT cũng đã từng làm thử nhiều lần như vậy rồi, nhưng đôi khi không ngồi yên được trong vòng tròn quá khứ mà lại loay hoay với đời thường !!! Dẫu biết rằng ngồi yên đấy xem đời trôi qua thú vị hơn ...

sao... said...

Quả là một sự ví von rất xác đáng. Những hoài niệm của tôi là một gia sản quý báu và được cất vào một ngăn kéo riêng. Có thể nó bị lu mờ đôi chút vì lớp bụi thời gian, nhưng bụi phong trần không thể nào chạm vào được.

Tôi đã vẽ một cái vòng tròn giống như vòng tròn của Tề Thiên bằng một nét gậy đơn sơ dưới đất khi muốn bảo vệ Thầy Đường Tam Tạng và các sư đệ của mình trước lũ yêu tinh. Dù có tài phép thần thông bao nhiêu cũng không thể vượt qua ranh giới đã hạn định.

Nói là gia sản của riêng mình nhưng tôi không nhỏ mọn giữ rịt lấy. Thi thoảng, kéo ra một vài món thổi phù một cái cho sạch lớp bụi thời gian rồi đặt lên bàn phím. Vậy là chúng được làm sạch sẽ tinh tươm gởi đến các bạn với một chút tâm tình, những mong chúng ta có thể cùng đắm chìm vào khoảng đời xanh tươi đã xa lăng lắc rồi cùng mĩm cười ôn lại đôi chút một thời đã qua để có thể gần gũi nhau hơn trong tâm hồn.

Tiền bạc nào có thể mua được những điều ấy?

Suong Mai said...

Hồ Trung Tâm, hồ Trung Tâm… ôi một thời gắn bó !
Bạn Sao có trí nhớ tài tình thật cộng thêm cách kể chuyện đầy phần hấp dẫn , SM đọc một hơi từ đầu đến cuối rồi đầu óc cũng theo bước bạn lần trở về chút kỷ niệm nhỏ nhoi của riêng mình hồi còn học Đệ Thất , cắt tóc “bum bê”. Cái ngày đẹp trời năm xưa ấy mấy đứa con gái lóc nhóc được đi picnic với mấy anh trai đệ nhị hay đệ nhất gì đó của nhỏ bạn, SM vốn hay quanh quẩn ở nhà ngoài thời gian cắp sách đến trường, ít khi đi đâu tự do rong chơi nên ngày ấy thiệt là háo hức, vui như mở hội. Mỗi lần nghe các chị trong nhà kể chuyện riêng đi chơi hồ TT lại thắc mắc và tăng thêm phần ao ước. SM không còn nhớ khu văn phòng, khu thực nghiệm trồng các loại cây trái cách hồ là bao xa nhưng khi mấy đứa rảo quanh vườn trồng cây ăn trái, nhứt là vườn xoài sao mà hấp dẫn sai trái đong đưa, ước gì leo rào vào được bên trong, đứng sát bên cây vói tay mà bứt. ( Với bạn Sao hẳn là chiện rất nhỏ, bạn búng tay nhún người phi thân một cái là xong). Nơi đây sạch sẽ rất yên tĩnh , muốn chọn một chỗ dừng chân cho cả nhóm phải đi vòng qua khu vực hồ, cây cối ngổn ngang hơn nhưng dưới gốc cây to có nhiều khoảng trống mát tự do lựa chọn. Mấy đứa con gái không biết bơi,( có biết chẳng lẽ mặc nguyên bộ đồ độc nhất ướt sũng hay sao) chỉ dám đứng trên bờ hồ chỉ trỏ mấy ông anh giởn hót, la hét cười inh ỏi dưới làn nước trong chớ có đứa nào dám mon men sát bờ đâu, lỡ trợt chân nào có ai níu kịp. Mà thôi chả nhằm nhò gì chuyện xuống nước hay không, miễn được ra khỏi nhà, hưởng không khí trong lành trời xanh mây nước , ăn linh tinh gọn nhẹ vội vàng , được chụp hình riêng , được chụp hình với bạn bè dẫu là đen trắng , tất cả hợp lại niềm vui lớn khác hẳn ngày thường rồi. Cái hồ thiếu sự chăm sóc như bỏ hoang vì ngổn ngang thân cây chết đủ kiểu thẳng đứng giữa hồ hoặc sát bờ chồng chéo vào nhau, thoạt đầu có đứa gan dạ len lén nhắp chân lên vài thân cây, thấy yên yên không lay động thì ngồi êm xuống , làm dáng xin cho một pô hình. Được thế xông lên cả bọn thay phiên nhau thế chỗ đòi chụp loạn xạ, các anh bỗng dưng làm một cử chỉ đẹp , tha thiết đề nghị các cô ngồi bám chặt một thân cây tròn nổi trên mặt nước, chia nhau vị trí khúc đầu , giữa, cuối , mấy ông ở dưới nước vận sức đẩy thân cây từ từ di chuyển tặng cho bầy em nhỏ một cuộc du hành trên mặt hồ ngoạn mục. Vừa sợ mà vừa thích thú, ai đứng trên bờ quan sát chắc cũng bể bụng mà cười, những bộ mặt non choẹt nghiêm trọng căng thẳng khi hai tay lẫn hai chân bám chặt lớp vỏ sần sùi , tim thì đập thình thịch muốn vỡ tung lồng ngực. Trời không xui đất không khiến , những chàng trai mạnh mẽ anh hùng vận sức đôi tay thế nào mà hợp lực xoay thân cây tròn nửa vòng đủ cho tất cả ào một lần xuống nước đục ngầu gần bờ. Tá hỏa tam tinh không còn chút hồn vía , mạnh đứa nào đứa nấy quơ chân tay loạn xạ theo bản năng sinh tồn, may mắn là lần lượt được vớt lên đủ số, ngồi ủ rũ co ro hoàn hồn không biết bao lâu. Năn nỉ xin lỗi bao nhiêu lời cũng muộn, một lần thôi tởn tới già, từ đó về sau SM không dám xuống nước, nó rờn rợn làm sao ấy nếu mực nước sâu hơn nửa người. Nói như Sao thì quãng đời xanh tươi đã xa lăng lắc, bây giờ ngồi ôn lại rồi mỉm cười, cũng là hồ TT nhưng mỗi người mỗi vẻ, thật thú vị khi bụi phong trần không làm phai nhạt chút nào những hoài niệm quý báu của bạn. Trang thơ ghi nhận và cám ơn bạn rất nhiều vì đã chia sẻ những điều mà tiền bạc không thể nào mua được.

coxanh said...

sau 2 đêm 1 ngày, nằm trên tàu hỏa , cỏ xanh đã về đến SG bình yên vô sự. Chả là trên chuyến tàu ,nằm cùng phòng có cô bạn đồng hành Việt kiều Mỹ , mang theo máy tính , cx có ké được một chút, viết vội, đọc vội, bây giờ mới lần lượt đọc hết đây...và cx sẽ đáp lễ những thăm hỏi của các bạn , SM yên tâm đi...
Nghe các bạn nhắc đến hồ Trung Tâm một cách trìu mến , thân thương cx thấy lòng mình cũng nao nao...anh SAO và SONG KIM khéo diễn đạt ký ức khiến cx cứ ngỡ mình vẫn đang sống trong những tháng ngày ấy...

Cảm ơn các bạn đã viết nhiều và viết hay, đọc lên cx thấy lòng nhẹ nhàng vui vẻ...