Monday, April 18, 2011

Bài thơ cho SỎI


32 comments:

sao... said...

Ui Trời! Viên sỏi gì mà nghe buồn thiu!
Tui có sẵn viên sỏi trong túi nè. Đọc thử nghe có vui hơn không?


BẮN CU LI

Cục cu li lăn lăn tròn trong nắng
Chiếu long lanh giữa trưa vắng mùa xuân
Như niềm vui được chắp cánh lâng lâng
Đầy rực rỡ mấy đường vân xanh đỏ.

Đứa trẻ nào mà chưa nhìn thấy nó
Thả ước mơ theo xanh đỏ quay quay
Bụng đói meo nhưng vẫn cứ mê say
Nheo mắt lại cung ngón tay trúng đích.

Cô gái nhỏ nhà bên nhìn rất thích
Anh ơi anh! Làm ơn dịch qua bên
Em tập chơi nhiều khi giỏi cũng nên
Lỡ có thua em sẽ đền cho đạn.

Xì! Biết có bắn được không đó bạn
Con gái mà! sao có đạn để chơi?
Thấy cô em có vẻ thích ghê nơi
Chia cho bớt nhưng lòng hơi tiêng tiếc.

Em bậm môi nheo nheo đôi mắt biếc
Cung ngón tay bắn viên đạn bay vèo
Khấp khởi mừng trong ánh mắt nhìn theo
Nó trật lất. Ôi! con mèo tội nghiệp.

Thời gian trôi tuổi thơ đi mất biệt
Những cuộc chơi đời đã biết quá nhiều
Có một ngày mình gặp lại buồn thiu
Em bỗng nhắc về những điều rực rỡ.

Cái muốn quên thì lòng sao lại nhớ
Những niềm vui thì anh sợ không còn
Thời gian trôi kỷ niệm cũng hao mòn
Cục cu li lăn lăn tròn trong nắng.

Ước gì được bây giờ là trưa vắng
Của xuân xưa để mình bắn cu li
Mình lấy viên sỏi nhỏ thế chúng đi
Bắn qua lại những viên bi hạnh phúc.

Nghe khôi hài, anh bỗng cười khùng khục
Trái mơ anh đã chín rục kiếp nào
Chỉ còn đây những kỷ niệm hư hao
Thời gian cũ không làm sao quay lại.


s@...

quehuong said...

..À ơi viên sỏi lạc đường,
Trở về cát bụi miên trường của em.
Hư vô một cõi đắm chìm,
Hòa trong vô lượng, bốn bề thinh không.

Mừng sỏi mất.
Quê-Hương

Unknown said...

Đọc bài thơ thiệt là khổ ! Thôi PC tặng NT bài khác nè, cười chút chơi nha !

Cho chi cái thứ sỏi hòn?
Sao không nhét ít hột xoàn cho em!
Ông Trời xuống thế mà xem
Bao lần nhập viện thân em mõi mòn.
Cũng thời lục cục lòn hòn,
Sao không là những hột xoàn...cho vui!

Cầu chúc chấm dứt vận hạn sớm nha !

Vien Khach said...

Bài thơ SỎI thật buồn của NT như mô tả cảnh đau đớn của người bị phẩu thuật . Hai câu thơ đầu đã nói lên cảnh đau đớn đó :
- Ừ thôi trả nợ xác thân ,
- Những cơn đau đớn, những lần ngủ mê
Tiếp theo là tiếng dao kéo đến với nàng .
- Lòng nghe dao kéo khô cằn
Và hy vọng ngày nào đó không còn đớn đau
- Ngày mai, ngày mốt không còn đớn đau
Trong hoàn cảnh đó, nàng chỉ mong được .
- Đợi người, đợi một bàn tay
- Dỗ dành em những trả vay ân tình
Nhưng rồi chỉ nghe tiếng nói riêng mình
- Sao nghe tiếng nói riêng mình
- Chìm trong một quãng lặng thinh đêm trường .
Nếu bài thơ SỎI của NT có nội dung đúng như nhận định của VK thì xin Tác giả cho tất cả các Bạn thơ chia sẻ cùng với nổi đớn đau này, và nguyện cầu mọi sự tốt lành luôn đến với NT .
VK mong rằng nhận định của mình không đúng như vậy .

VK.

HUONG said...

Hồi sáng đến giờ NT mắc làm ... culi, nên hỏng chạy u vô Trang Thơ được !
Ấm ức lắm ... Hẹn chút xíu nghen các bạn thơ ơi ... rồi NT " tía lia " chiện dao kéo của ẩn tình Bài Thơ Cho Sỏi

HUONG said...

Các bạn thơ ơi,

Chuyện " đi chơi với bác sĩ " của NT đã thành ngẫu hứng cho bài thơ " Bài thơ cho sỏi " . Nghe đi chơi thì thiệt khoái (!), nhưng như các bạn biết rồi đấy - bác sĩ là người làm mình đau mà mình cám ơn rối rít ... Hỏng tin các bạn hỏi bạn thơ Vivu xem ...
NT cũng vậy, bỗng dưng bác sĩ ngó tướng NT rồi sau dăm ba cái tests đã phán rằng: Dư sạn trong bụng ... thôi thì NT đành phải nghĩ rằng: Mình sẽ lấy sạn/ sỏi ra để bắn bi chứ ai lại để trong bụng nhỉ ?!
Đến ngày hoàng đạo, NT ... nhắm mắt lại cho bác sĩ " mần dưa mần mắm " . XONG ! Về nhà, được nghỉ bệnh, nằm thẳng cẳng làm thơ ... và có lương !!!
Các bạn thấy NT sướng không ?

HUONG said...

NT đọc xong bài thơ của bạn thơ S@ bỗng thắc mắc: Tại sao người ta gọi là BẮN CU LI ?! Chữ Cu Li có nghĩa gì vậy các bạn thơ ơi ???
NT lại quên cám ơn Trang chủ bày quanh một hàng sỏi cho bài thơ thêm ... nức nở !!! Lạ một điều là sỏi trong bụng mình có góc cạnh đàng hoàng đấy các bạn thơ ơi, chứ nó hỏng được tròn trĩnh dễ thương như Trang chủ minh họa đâu, bởi vậy nó mới làm NT đau điếng luôn ... hu ... hu ...

HUONG said...

Cho NT " họa thơ " bạn thơ Quê Hương một chút ạ ...

À ơi viên sỏi lạc đường
Nằm trong bụng bự - thiên đường của ta !
Nhà ngươi mà muốn lấy ra
Thì nhắm mắt lại ... khà khà đau không !?

HUONG said...

Bạn thơ Phượng Các ơi, NT dặn cái bụng NT rồi: Cất thì cất hột xoàn nhá ... đừng cất sỏi đá mà uổng công, vì khi NT biết thì thế nào cũng lấy ra liệng đi thôi !
Phải chi khi NT mếu máo gặp bác sĩ mà có bạn thơ Viễn Khách chia sẻ với NT cái đau như vậy, có lẽ NT sẽ không xin thuốc giảm đau đâu

sao... said...

Phương ngữ là ngôn ngữ đặc trưng của một địa phương trong phạm vi hẹp.

Nếu cho cái tiếng Cu li là một phương ngữ thì tôi nghĩ là chưa đúng, bởi ngày xưa hầu hết Nam Kỳ Lục Tỉnh đều sử dụng.

Nói bắn cu li là bắn bi bây giờ. Chữ “bi” là một chữ Việt hoá từ tiếng Pháp. Theo tôi, những người dân Nam Bộ hình như có tinh thần tự cường, không thích theo đuôi người khác nhiều ngoại trừ những trường hợp bắt buộc. Hồi nhỏ, chúng tôi đều xài tiếng đó. Tương tự ngày xưa ở miền Nam người ta kêu xe đạp là xe máy.

Ở một mặt khác, cu li là một tiếng để chỉ người làm công bình thường một cách coi nhẹ có từ thời Pháp thuộc. Từ ngữ đó đã biến mất từ rất lâu trong ngôn ngữ thường ngày của người miền Nam rồi, bởi không ai còn muốn gợi lại cái quá khứ bị lệ thuộc nữa.

Hình như tôi là người vẫn còn tinh thần hoài cổ. Thời đại bây giờ mà thỉnh thoảng tôi được nghe những người lớn tuổi khi nói chuyện dùng những tiếng xưa đó tôi thích thú lắm! Do vậy mà tôi dùng tựa đề bài thơ là “Bắn Cu Li” như một cách gợi nhớ thôi. Những anh đàn ông người miền Nam cùng tuổi hay lớn hơn tôi vài tuổi mà chưa từng nghe những tiếng đó thì không biết hồi nhỏ họ sống ở đâu?
Tuy vậy, có một chữ mà khi ngẫm nghĩ tôi lại thấy tức cười. Môn thể thao đá banh hồi trước người ta kêu là “bóng tròn” chớ không kêu là môn bóng đá để phân biệt với môn bóng chuyền. Trái bóng nào mà chả tròn?

Theo sự phát triển của cuộc sống với sự giao lưu rộng rãi giữa các vùng miền, có những từ người ta phải thay đổi cho phù hợp với nhịp sống chung. Tuy nhiên cũng tùy theo mức độ cần thiết, không nên rập khuôn một cách quá mức. Cái vỏ xe, cái ruột xe mà biểu người Nam Bộ kêu là cái “xăm”, cái “lốp” thì e rằng chỉ là một sự vọng tưởng.
Người miền Bắc kêu chiếc xe gắn máy là xe máy, mô tô. Nếu chữ đó để xài cho các tỉnh miền Bắc là không sai, vì cư dân các tỉnh đó người ta đã quen miệng rồi. Vậy mà bây giờ, ngay trên các báo của các tỉnh Nam Bộ mà người ta vẫn viết những bảng tin chỉ xe gắn máy là mô tô thì tôi không hiểu suy nghĩ của họ ra sao?

Theo câu tục ngữ Việt Nam: “Nồi nào úp vung nấy” thì muôn đời vẫn đúng.

Tất cả mọi cái trong một tổng thể phải phù hợp với nhau thì mới không xảy ra những cái lọt chọt dễ gây phản cảm.

KimChi said...

KC đọc bài thơ cho SỎI vừa buồn ,vừa tức ...bài tho ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt-nếu ta thi vị hóa được tất cả nổi đau trần gian thì cuộc đời thật nhẹ tênh vô thường phải không chị NT-THÀNH THẬTchia vui vì chị đã không còn giận viên sỏi đáng ghét đã cư ngụ vô phép -nên em làm mấy câu tống tiễn luôn ;
Hỏi thăm viên sỏi vô duyên
Phiêu du trong cõi vô thường xác thân
Phải chăng viên sỏi lạc đường ?
Đớn đau bám cõi vô sinh cuộc đời
Bây giờ trả nợ xong rồi
Thoát thai một kiếp trở về hư vô
chị NT nhớ vứt viên sỏi về cát bụi đừng giử lại làm kỉ niệm nhé

Suong Mai said...

Trang chủ bày quanh một hàng sỏi cho bài thơ thêm ... nức nở
Bày đâu mà bày, có sao chụp vậy đó NT, những viên sỏi đi lạc đường lạc chỗ đều dễ ghét hết. Rất mừng là bạn mình an toàn về nhà liền, không trở lại “ ăn vạ” như hồi xưa, vậy là càng ngày càng giỏi ra đó NT. Nhớ đừng lo lắng quá nhiều, chuyện linh tinh đã có ghi trong sổ ông Nam Tào …hết , ổng tính toán dùm mình mà không đòi công lao. Những giây phút căng thẳng lo lắng và Đêm trường lặng thinh giờ đã qua rồi , NT không đi trốn nữa nhé , vắng Nàng Thơ thì thiếu một cái miệng tía lia ba điều bốn chuyện, còn khoản nào ấm ức nữa không , kể thêm cho mọi người cùng nghe đặng …học thêm kinh nghiệm.

Suong Mai said...

QH và các bạn làm ơn lục lại kho tài liệu , sẵn cho biết luôn những chỗ mà đám Sạn Sỏi thường muốn tá túc trong cơ thể đi. Nếu mình biết cách nào tống tiễn đám ấy đi cho mau mà không cần đến dao kéo thì hay biết mấy.

sao... said...

Xời! Trang Chủ làm bộ "ngây thơ cụ" hoài!

Chả cần phải tra cứu tài liệu ở đâu chi cho mệt, tui biết chắc chắn có một chỗ nó nằm 3-4 cục đó: ĐẦU!

sao... said...

ĐỜI LÀ BIỂN KHỔ
BIỂN KHỔ MÊNH MÔNG
QUAY ĐẦU TƯỞNG...BỜ
AI DÈ...CŨNG BIỂN!

quehuong said...

Theo "đơn đặt hàng" của Trang Chủ,
QH xin..thu nhặt tin tức về..À ơi viên sỏi lạc đường..để Quý Bạn cùng biết với nhau, dĩ nhiên là tài liệu chỉ có tính cách tham khảo, nếu có các triệu chứng xin gặp..Đốc-tờ..:

SẠN TÚI MẬT

Gan thường xuyên làm ra mật. Mật được tích trữ trong túi mật.Túi mật là một bộ phận nằm ở dưới gan. Khi chứa dầy mật, túi mật có thể tích bằng một cái hột gà. Túi mật cô đặc mật.
Khi ta ăn, tui mật co thắt, tiết vào đầu ruột non, góp phần vào sự tiêu hoá đồ ăn
Khi có sự mất thăng bằng giữa cholesterol và muối mật, mật đọng lại thành sạn.
Phần lớn sạn là cholesterol kết hợp với calcium, một số ít là sạn bilirubin. Trong một ít trường hợp khác sạn tạo thành trong ống mật chủ do sự phân hóa của mật.

CÁC YẾU TỐ KHIẾN DỄ BỊ SẠN TỨI MẬT

1. Phái tính: Phụ nữ bị sạn túi mật nhiều gấp đôi nam giới vì kích thích tố nữ làm tiết nhiều cholesterol trong mật. Thai kỳ, thuốc ngừa thai, tăng thải cholesterol và giảm sự bài tiết mật khiến dễ bị sạn.
2. Tuổi: Khả năng bị sạn tăng dần với tuổi, trẻ em rất ít bị sạn mật. Đến tuổi 40 nhiều người bị sạn. Trên 60 tuổi, 10% đàn ông, 20% đàn bà có sạn túi mật.
3. Di truyền: Có những sắc dân và gia đình hay bị sạn.
4. Mập: Khả năng bị sạn túi mật tăng theo chỉ số cân nặng (BMI).
5. Chế độ ăn: ăn nhiều mỡ, đường và ít vận động tăng khả năng bị sạn tui mật.
6. Xuống cân nhiều, quá 3 LBS trong 1 tuần cũng làm tăng khả năng bị sạn.
7. Nhịn đói, không ăn đều 3 bữa trong một ngày cũng tăng khả năng bị sạn túi mật.
8. Tiểu đường,
9. Xơ gan,
10. Bệnh về máu.

SẠN THẬN

Sạn thận xuất phát từ các chất muối khoáng không tan trong nước từ trong nước tiểu như chất vôi (calcium), chất oxalate hoặc phosphate.

Phần lớn sạn thận đều cản quang (radio-opaque) nghĩa là thấy trên XRay thường, (không như sạn mật thường không cản quang nên không thể thấy trên Xray thường được). Sạn này ở các bệnh nhân có yếu tố di truyền (familial), cha mẹ hay anh chị bị thì mình dễ bị. Bệnh sạn này còn hay ở bệnh nhân bị bệnh tuyến Parathyroid (tuyến điều khiển Calcium trong máu, nằm ở kế tuyến giáp trạng), bệnh tuyến giáp trạng, bệnh về xương như bệnh Paget’s, bệnh về ruột non (Ilium disease), bệnh về cơ sợi (sarcoidosis), bệnh chứng lọc thận (tubular acidosis)....

Một số bệnh nhân bị sạn do vi trùng có chứa chất urease tách chất urea trong nước tiểu làm ra chất magnesium-ammonium-calcium, chất này đóng lại thành sạn. Sạn này thường rất to, có thể chiếm hết cả quả thận (staghorn calculus).

Một số nhỏ bệnh nhân bị sạn Urate, không cản quang. Sạn này thường ở bệnh nhân bị bệnh thống phong (gout) hoặc do di truyền. Uống ít nước không là nguyên nhân gây sạn thận nhưng khi đã có quá khứ bị sạn thận thì phải uống nước nhiều để tránh sạn thận trở lại.

..còn tiếp...

quehuong said...

..tiếp..
SẠN ĐƯỜNG TIỂU
Bác sĩ Nguyễn Văn Đức
8748 E. Valley Blvd. # H
Rosemead, CA 91770
(626) 288-3306
(www.hqtysvntd.org)

Bệnh sạn đường tiểu xảy ra không ít. Riêng ở Mỹ, 2-5% số người lớn có sạn đường tiểu, một tỉ lệ ngang ngửa với bệnh tiểu đường. Nó xảy ra nhiều hơn ở đàn ông. Trong suốt đời người đàn ông, chúng ta có đến 10-20% triển vọng bị sạn đường tiểu, trong khi với phụ nữ, triển vọng sạn đường tiểu chỉ 5-10% trong suốt cuộc đời.
Sạn đường tiểu nhiều loại: sạn calcium oxalate, sạn calcium phosphate, struvite, uric acid hay sạn cystine. Loại sạn calcium oxalate nhiều nhất, chiếm đến 75% các trường hợp sạn đường tiểu. Còn sạn struvite hay gây nhiễm trùng đường tiểu kinh niên.
Đa số các sạn được tạo ra trên thận (nên ta gọi là bệnh sạn thận cũng không sai), rồi lọt xuống ống dẫn tiểu, chỉ một số ít sạn mọc ngay tại ống dẫn tiểu. Bọn chúng thường nhỏ thôi, dưới 1 cm, song thỉnh thoảng cũng có hòn thực lớn, đến 3 hay 5 cm, bằng trái chanh. Lúc còn trên thận, nơi rộng rãi, sạn thường không gây vấn đề, song khi nó xuống ống dẫn tiểu, chỗ chật hẹp, nó mới hay gây triệu chứng.
Ai dễ bị sạn?
Sạn đường tiểu được tạo do sự lắng đọng của những chất sẵn có tại đường tiểu, khi nồng độ của chúng lên cao bất thường trong nước tiểu. Như lúc cơ thể ta thiếu nước (dehydration), nước tiểu trở thành đậm đặc, các chất có sẵn trong đường tiểu dễ kết tụ rồi lắng đọng thành sạn. Hoặc khi ta dù không thiếu nước, nhưng lượng chất tạo ra sạn, vì một lẽ nào đó, lên cao trong nước tiểu, sạn cũng dễ thành lập.
Ngược lại, trong đường tiểu cũng có nhiều chất mang nhiệm vụ ngăn sự tạo sạn. Nếu những người bạn tốt này tự nhiên ít đi trong đường tiểu, ôi, các chất tạo sạn bỗng không ai cản trở, dễ đàn đúm và tạo sạn.
Do hai cơ chế tạo sạn trên, rất nhiều bệnh đưa ta đến với sạn đường tiểu (các bệnh gout, type I distal renal tubular acidosis, hyperparathyroidism, sarcoidosis, milk alkali syndrome, myeloproliferative disorders, paraneoplastic syndromes, ...)

Tham khảo VỀ Y KHOA THƯỜNG THỨC VÀ TIN TỨC MỚI VỀ Y KHOA
ở đây:
http://yduocngaynay.com/

THAM KHẢO Y-DƯỢC.

HUONG said...

NT đọc hết những điều về sạn của bạn thơ Quê Hương mới biết thêm nhiều điều bí ẩn, thế mà chỉ thấy nó làm đau mình quá chừng, chứ đâu hiểu căn nguyên rõ ràng như vậy . Lúc đau NT chỉ biết chườm nước nóng cho bớt đau, đến khi gặp bác sĩ thì lúc đau chỉ biết đếm thời gian cho qua mau

HUONG said...

Như lời bạn thơ Quê Hương nói: Khi gặp triệu chứng, đi gặp đốc tờ ! Quả đúng vậy vì lúc triệu chứng đến thì đau bất thình lình lắm, nó làm mình đứng không được, ngồi cũng không chịu, đi thì càng chết nữa, tương đối là tư thế nằm sẽ giảm bớt đau mà thôi . Thế là bắt buộc phải đi thăm đốc tờ, chứ không thể nào ... hẹn được !
Qua những lần đi chơi với dao kéo, NT có " kinh nghiệm " rằng (!):
- Đừng để bác sĩ thấy mặt mình, hễ thấy mặt là có chiện đặt tên " bệnh " liền !
- Khổ nỗi là khi cái đau nó la làng lên, thì mình hỏng đi nhà thương hỏng đặng !
- Còn thêm nữa là: Khi đau ... đành lướt trên con sóng của cái đau đớn xác thân mà đi qua, không còn cách nào hơn thế nữa và nghĩ " Dẫu biển có động, cho những con sóng rạt rào nổi trận cuồng phong, rồi thì một lúc nào đó chúng sẽ phải lặng thinh thôi ! "
NT cám ơn các bạn thơ đã chăm sóc NT ngọt ngào và dịu dàng

sao... said...

BÀI THƠ GỞI NGƯỜI MANG VIÊN SỎI

Sỏi ơi sao sỏi vô tình
Sao không cùng đá soi hình suối trong?
Người ta đâu có đợi mong
Trú thân sai chỗ trong lòng làm chi?
Xót xa dáng vẻ nhu mì
Cơn đau quặn thắt, bước đi khốn cùng
Rã rời hồn phách mông lung
Con ong đáp xuống chập chùng cơn đau
Sỏi ơi sỏi hãy mau mau
Tìm về cát bụi trước sau đã từng
Làm sao nói hết nỗi mừng
Thịt da trở lại thơm lừng quế cay
Lại nhìn gió thổi mây bay
Gieo câu thơ lạ đắm say khách tình
Thoát ra khỏi chốn vô minh
Người ngồi chúm chím một mình làm thơ
Để người lại sống trong mơ
Ghép dăm con chữ bơ vơ thành tình.


s@...

Thien Thanh said...

Kià như viên sỏi bạc tình
Về trong thinh lặng..tờ kinh cuối cùng


Quỳnhanh


Ôi m viên sỏi vô thường
Trở về cát bụi,,lạc đường bấy lâu

ThiênThanh

Suong Mai said...

Chuyển dùm LTV
LTV đã đọc bài thơ của NT hôm qua,mà nặn óc mãi vì cái đau buồn cứ lẩn quẩn đâu đó cho người kg khoẻ....muốn chia sẻ niềm vui nhiều hơn vì cuộc sống vốn buồn nhiều hơn vui mà,thôi cứ cầu xin ơn trên phù hộ,mọi thứ khắc trở về "bình thường,bình an",còn "bất thường,phi thường vô thường"xin đi chỗ khác chơi,vậy nhé.

Suong Mai said...

Qua bài viết của anh QH quý bạn đã biết về một số điều về sỏi ,sạn.
sk xin chuyển tiếp đến quý bạn một bài viết về viên "sỏi đá mà không có rêu xanh" này.

Ngoài sỏi, sạn mật (Gallstone) còn có những loại sỏi sau đây:
- Sỏi tiết liệu (Urolithiaris) -
- Sỏi thận, sạn thận (Kidney stone)
- Sỏi niệu quản (Ureterolithiasis)
- Sỏi bàng quang (Bladder stone


Theo Y học hiện đại sỏi tiết liệu là tên gọi chung tình trạng hệ thống bài tiết gặp chướng ngại do sỏi kết tụ và ngăn lấp đường đi của nước tiểu. Sỏi tiết liệu thường xuất hiện tại 4 vị trí:
- Tại thận thì gọi là sạn thận hay sỏi thận.
- Tại ống dẫn tiểu thì gọi là sỏi niệu quản.
- Tại bàng quang thì gọi là sỏi bàng quang.
-Tại đường thoát tiểu thì gọi là sỏi niệu đạo.

Sỏi thường kết tạo bởi 5 loại khoáng chất:
- Sỏi calcium oxalate calculus.
- Sỏi phostate calculus
- Sỏi ammonium magnesium phosphate
- Sỏi Uric acid calculus
- Sỏi cystine calculus

Sỏi tiết niệu là một bệnh khá phổ thông, thường gặp từ 35 tới 55 tuổi, nam giới mắc bệnh nhiều hơn phụ nữ gấp 3 lần. Nếu tính về thành phần hóa học tạo sỏi, nam giới bị sỏi oxalate calculus và phosphate calculus cao hơn nữ giới (88.4% so với 58%) trong khi nữ giới lại bị sỏi ammonium magnesium phosphate nhiều hơn nam giới (38% so với 8.8%)

Nguyên nhân gây bệnh:
- Do di chuyền
- Do dị dạng bẩm sinh
- Do chế độ ăn uống
- Do địai dư- khí hậu.

Một số triệu chứng:
- Đau vùng thắt lưng, là dấu hiệu dễ nhận nhất, đặc biệt lúc sỏi di chuyển và gây tắc đường tiểu tiện thì càng rõ nét hơn. Tuy nhiên, cần phân biệt với một số chứng đau lưng do viêm cơ, viêm thần kinh hoặc chứng "lòi đĩa đệm đốt sống lưng"
- Cơn đau quặng thận, là dấu hiệu do sỏi "định cư" ở bể thận hay niệu quản. Cơn đau trở nên dữ dội từ vùng thắt lưng dẫn dài xuống niệu quản đến vùng sinh dục, bụng căng đau trướng kèm theo tiểu buốt, nước tiểu mầu đỏ, nôn mửa. Cũng cần phân biệt với chứng tắc ruột, u ở bể thận hay niệu quản.
- Tiểu ra máu, là dấu hiệu thường thấy. Nhiều trường hợp thấy nước tiểu nhuộm toàn máu tươi kèm theo cơn đau xuất hiện lúc vận động mạnh, nằm nghỉ thì giảm đau.
- Tiểu đục, với mầu nước tiểu trắng bẩn hoặc trắng đục như nước cơm. Đây là dấu hiệu thận- bể thận bị nhiễm khuẩn nhưng người bệnh có thể không sốt hoặc bị sốt cao, rét run, kèm theo đau vùng thắt lưng.
- Phù, nôn mửa xẩy ra trong trường hợp suy thận nặng. Người bệnh cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng.
.....................

Nhân đây xin chuyển đến các bạn một email nói về cách chữa trị bằng những vật liệu thiên nhiên. Tùy các bạn quyết định cho mình nếu muốn thử. Vì cách chữa trị này tuy không có những nghiên cứu như các loại "thuốc tây" nhưng ngược lại "thuốc nam" này lại có một chiều dài lịch sử cả hàng trăm, hàng ngàn năm và do những kinh nghiệm truyền dạy nối tiếp từ thế hệ này tới thế hệ khác.
Riêng theo tui thì tùy theo từng nơi (thổ ngơi) từng người khi sử dụng mà hiệu quả có đạt đúng theo ý mình muốn hay không.
Chẳng hạn như rau húng ăn với "cờ tây" hay phở ở quê hương VN mình thì thơm ngon nhưng ở hải ngoại (HK chẳng hạn) coi thì tốt mã mà ăn thì vô duyên hết sức, hương vị chẳng ra gì cả.

Suong Mai said...

Chuyển dùm SK

PHƯƠNG PHÁP CHỮA SẠN THẬN


Thưa các bạn, Kèm theo đây là email rất qúy về tiêu trừ Sạn do chị Phung từ Germany gửi tới. Chị Phung nguyên là Dược Sĩ Chủ Nhiệm (Manager) cho công ty Dược Pham Hochst Germany , nên tin tức về Y Khoa của chị rất đáng tin tưởng.

From: Phi-Phung Koster koster@msn.com



Thân gửi các bạn,



Ba tài liệu về sạn thận, sạn mật và tẩy gan rất có gía trị. Ngoài ra có một phương pháp lấy sạn cổ điển ở VN thường dung cũng có hiệu qủa mà tôi vẫn thường áp dụng cho những bệnh nhân như sau :



Mua 1 qủa dứa, gọt vỏ, cắt phần đầu làm nắp đậy, khoét một lỗ sâu 3cm, đổ vào lỗ một muổng nhỏ (muỗng cà phê) bột phèn chua, rồi đậy nắp lại, bỏ qủa dứa vào lò nướng cho chin vàng, lấy ra, vắt lấy nước cốt, được chừng 2 ly. Tối đi ngủ uống 1 ly, mục đích làm cho sạn thận và bàng quang mềm ra như trứng gà non. Sáng vừa thức giấc, uống 1 ly còn lại, nằm nghỉ 30 phút, mục đích làm cho vỡ sạn thành bột bụi, rồi đi tiểu. Để ý nước tiểu đục như nước vo gạo hay như nước vôi, mùi nước tiểu rất khai. Triệu chứng của sạn thận là có cơn đau thắt từ bụng lan ra sau lưng, có khi đau từ thắt lưng sang bụng, mệt mỏi, nói không ra hơi, đi lại mạnh thì đau, không ăn uống được, có lúc nghĩ là bệnh đau lưng, có lúc nghĩ là bệnh đau bụng, nhưng không đai cầu…Sau khi uống nước dứa phèn chua một ngày, những triệu chứng kể trên biến mất, không còn đau đớn, thở dễ, nói cười sang sảng như người hết bệnh.

Sở dĩ tôi chỉ dẫn những bệnh nhân bị bệnh sạn thận dùng bài thuốc này là do một người bạn ở VN bị sạn hai bên thận do kết qủa khám nghiệm thấy một bên thận có sạn to bằng nửa ngón tay cái, đã phải mổ gấp ở BV Bình Dân, anh xin cục sạn đó về làm kỷ niệm, còn sạn bên thận kia 1-2 tháng sau chờ anh hồI phục sức khỏe mới mổ tiếp.

Trong thời gian chờ đợi, thường xuyên anh bị đau phải nghỉ làm để dưỡng bệnh, nhưng triệu chứng trên lại tái phát. May mắn thay, anh gặp được một vị lương y lão thành chỉ cho bài thuốc dân gian này, anh không tin mấy, vì sợ phèn chua có độc, nhưng anh có ý định làm nước dứa phèn chua này, rồi lấy cục sạn đã mổ, ngâm vào đó xem kết qủa ra sao. Ngày hôm sau, anh cầm cục sạn, nó có vỏ mềm như vỏ trứng non trong chứa chất lỏng chứ không cứng như cục sạn hôm qua.

Anh hỏi tôi : dung dịch này uống vào có sao không ?

Tôi trả lời : Dân quê miền Bắc chúng tôi trước kia đều dung những cục phèn chua để khuấy lọc nước sơng dùng làm nước ăn uống hàng ngày từ đời ông bà cha mẹ đến nay có thấy hại gì đâu. Thế là anh áp dụng để chữa cục sạn thứ hai. Kết qủa là anh thấy khỏe, hết những triệu chứng đau và mệt mỏi kể trên. Cho nên đến ngày hẹn mổ với bác sĩ, anh đem theo một chai nước dứa phèn chua, và kể chuyện cho bác sĩ nghe, bác sĩ cho kiểm tra thận không thấy còn cục sạn, bác sĩ xin chai nước dứa phw2n chua để ngâm thử mấy cục sạn mà bác sĩ sẵn có để thử nghiệm. Mấy hôm sau, bác sĩ cho hay, qủa thật các cục sạn đã mềm ra, bóp dễ vỡ chảy ra nước, ông công nhận dung dịch này có kết qủa làm tan vỡ sạn thận.

Sang đến Canada , bà nhạc của tôi cũng có những triệu chứng như trên, đi BV Jean Talon khám, bác sĩ thấy có sạn to, hẹn một tuần sau mổ. Nhưng về nhà, cụ đau không đi lại được, uống thuốc giảm đau không kết qủa. Tôi đề nghị với cụ uống nước dứa phèn chua để giảm đau, còn việc đến ngày hẹn đi mổ thì cứ đi. Cụ bằng lòng.

Suong Mai said...

Trái dứa ở Canada to gấp 2 lần trái dứa VN, cho nên tôi làm 2 lần. Tôi cho cụ uống 1 ly vào buổi tối, sang hôm sau uống 1 ly, khi đi tiểu, để ý thấy nước tiểu đục nhiều, sau đó cụ đi lại không đau, nói cười vui vẻ. Cụ nghi ngờ không biết sạn có hết không. Tôi nói còn nửa trái dứa nữa, cụ uống tiếp, khi đi tiểu, nước tiểu bình thường không vẩn đục. Đến ngày hẹn mổ, tôi sợ bác sĩ chỉ nhìn theo kết quả cũ thì chắc chắn cụ sẽ phải bị mổ oan uổng, nên đề nghị với bác sĩ cho khám lại trước khi mổ vì nói rằng mình đã khỏe hết đau như trước. Bác sĩ khám lại rồi cho về, hẹn sẽ thông báo kết qủa sau 1 tuần. Chúng tôi đợi 2 tuần không thấy bác sĩ cho biết kết qủa, nên đã phone hỏi bác sĩ, ông cho biết không có sạn nên không phải mổ.



Con trai tôi đi làm, có những bạn Canadien bị sạn thận, muốn giới thiệu họ dùng nước dứa phèn chua nhưng sợ có chuyện gì xảy ra mình mang họa, nên chỉ cho họ ra tiệm thuốc bắc mua loại thuốc thuốc bào chế sẵn của đông y cổ truyền có tên là Thạch Lâm Thông ( thạch là đá, lâm là đi tiểu, thông là cho thoát ra ngoài), một hộp 40 viên, thành phần chính của thuốc là 100% Kim tiền thảo (cỏ đồng tiền). Tối uống 5 viên, sáng uống 5 viên, nước tiểu buổi sang bị vẩn đục.. Uống 2 ngày nếu nước tiểu còn vẩn đục mới cần uống hết 1 lọ. Nhiều người uống cũng có kết qủa.



Những người bị sạn mật uống 4 ngày hết một lọ, uống 1-2 lọ, đi khám lại cũng thấy mất sạn không cần phải cắt túi mật. Người bình thường như chúng ta, cứ mỗI năm uống một lần, làm sạch sạn trong thận, bàng quang, sạn mật, và nhất là chữa được bệnh viêm tuyến tiền liệt (prostate) cũng có kết qủa.

sao... said...

PHIẾM LUẬN VỀ SỎI SẠN

Các bạn thơ QUÊ HƯƠNG và SONG KIM đã trích dẫn nhiều kiến thức khoa học về sỏi trong cơ thể con người, nay tôi xin viết một chút hiểu biết của mình về nó ngoài thực tế theo cung cách bình dân của mình, thậm chí tôi cũng không muốn tra từ điển về nghĩa chính xác các từ ngữ. Vì cái biết của mình có khi không hoàn toàn đúng, nhưng biết sao được? Cái “tạng người” của tôi vốn như vậy.

Trước hết, xin nói về từ ngữ. Ở Nam Kỳ Lục Tỉnh xưa kia, người ta không gọi những viên tròn tròn nho nhỏ màu trắng có bản chất cứng hơn đá xanh nhiều, và khi đập vỡ chúng ra sẽ thấy những sớ có màu ngũ sắc óng ánh dưới ánh mặt trời rất đẹp là SỎI mà kêu là SẠN.

Những viên sạn nầy không nằm lộ thiên trên mặt đất mà chúng tập trung sâu dưới mặt đất tương tự như một cái mỏ và người ta gọi là hầm sạn. Muốn khai thác chúng, người ta phải đào bỏ lớp đất mặt khá dầy bên trên, có nơi hơn 10 thước rồi bốc thủ công. Nó đã cung cấp cho việc xây dựng toàn miền Nam từ nhà cửa đến trải lối đi trong các villa. Nhưng những hầm sạn cũng có giới hạn nên dần hồi cũng cạn kiệt nên bây giờ người ta phải xoay qua một loại vật liệu xây dựng khác. Khoảng 6 năm trở về trước, ở Long Thành-Biên Hoà còn sót lại một ít hầm sạn, muốn khai thác chúng dĩ nhiên phải dùng xe cuốc cơ giới đào bỏ lớp đất mặt. Bơm nước xuống hầm để chúng trở thành một hỗn hợp nước, đất, sạn rồi dùng máy bơm công suất lớn hút lên cho đi qua một lớp lưới thép lược lại. Vậy là đất và nước trôi đi, cái còn lại là sạn thu hoạch rất dễ dàng.

sao... said...

Thời kỳ Pháp thuộc, sạn được dùng trong xây dựng theo cách nào? Thời đó con người chưa biết đến việc sử dụng thép trong xây dựng, vách và cột nhà được xây bằng gạch thẻ đặc ruột bề ngang khá lớn để có thể chịu được trọng lượng toàn bộ mái nhà.
Và những “cột sạn” làm trụ hàng rào chỉ bằng xi măng và sạn thôi. Vậy mà nó cứng chắc vô cùng, hơn 70 năm sau cũng không dễ gì đập gãy nó. Cũng có thể lúc đó tâm con người còn trong sáng hơn bây giờ nhiều nên người ta trộn hồ đúng mác, không gian lận. Và những nhát búa đập vào những cục sạn có khi nháng lửa vì sự rắn chắc của chúng.

Ứng dụng thứ hai: Đá rửa. Sàng lọc những viên sạn nhỏ bằng đầu ngón tay hoặc lớn hơn một chút, trộn với một hỗn hợp xi măng, cát, sạn, màu xây dựng rồi tô bên ngoài vách hoặc những cây cột một lớp mỏng. Chờ đủ thời gian cần thiết lúc xi măng chưa “chết”, người ta dùng nước và bàn chải rửa cho trôi bớt lớp xi măng làm lộ những viên sạn tròn ra. Nếu quan sát một chút, các bạn sẽ thấy hầu hết các ngôi nhà ngày trước đều ứng dụng cách nầy.

Ứng dụng thứ ba: Đá mài. Những viên sạn có kích cỡ lớn hơn sẽ được xay cho bể ra từng mảnh nhỏ. Cũng trộn một hỗn hợp như trên rồi tô lên một lớp mỏng bên ngoài. Nhưng thay vì rửa thì người ta dùng đá mài để mài nhẵn lớp tô đó. Sau khi hoàn tất, mặt đá mài sẽ nhẵn bóng tuyệt đẹp. Biện pháp thi công nầy thường dùng cho những bậc tam cấp và các ngạch cửa. Còn những nhà có tiền nhiều, người ta mài luôn những cây cột ngoài hàng ba mặt tiền.

sao... said...

Ứng dụng thứ tư: Trải sạn đường đi. Lối vào các biệt thự và những lối đi ngoài vườn người ta hay trải sạn trắng coi rất đẹp mắt và sang trọng. Thử nhắm mắt tưởng tượng một chút đi, đêm đã buông xuống ngoài khu vườn nhỏ, có một nàng thiếu nữ ngồi trên băng đá trong thoang thoảng hương đêm và hương thơm những đoá ngọc lan trắng muốt trên đầu. Trong ánh trăng soi lấp loáng qua tàng cây kẻ lá, nàng thả hồn mình bay bổng tới các vì sao mà chờ đợi bước chân tình quân ước hẹn. Tiếng chân chàng bước nhẹ trên lối đi vang lên những tiếng rào rạo của những viên sạn lót đường vẳng tới, thì nỗi nôn nao chờ đợi của nàng sao chẳng sáng bừng lên?

Một ứng dụng nhỏ nữa là người ta hay rải một lớp sạn nhỏ dưới đáy hồ cá. Những viên bi nho nhỏ màu trắng sẽ làm nổi bật khối nước trong xanh với những con cá kiểng đủ màu bơi lội bên trên thật là đẹp mắt vô cùng.

Bây giờ thì theo sự biến đổi của cuộc sống, người ta gọi đó là những viên SỎI, nghe “văn học” hơn nhiều. Tuy nhiên, bây giờ tiếng SẠN vẫn còn tồn tại, nhưng trong phạm vi nhỏ hẹp. Ví như có sạn lẫn trong cơm làm ê răng hoặc có khi mẻ răng nếu vô ý nhai mạnh, trong một bài viết cho những điều không hay người ta gọi là có lẫn những hạt sạn, và cái câu phổ biến nhất là: “Trong đầu có hai ba cục sạn” để chỉ những người lõi đời.

Người miền Nam trước đây gọi là “sạn thận”, nhưng bây giờ phải đổi qua gọi là “sỏi thận” cho đúng theo những từ ngữ trong văn bản từ Bộ Y Tế đưa xuống.

sao... said...

TCS đã viết: “Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau”.

Rõ ràng đây là hai loại vật chất khác nhau, nhưng là bà con trong một loại là khoáng chất.
Đã nói về SỎI thì xin nói thêm ĐÁ luôn cho đủ bộ. Không phân tích chi tiết về chúng nữa, chỉ nói sơ lược về mặt xây dựng thôi.

Thường trong một mẻ bê tông, người ta trộn một hỗn hợp gồm cát, đá 1x2, xi măng, nước. Đá 1x2 được xay từ đá xanh với kích thước ước lượng là 1 cm và 2 cm chuyên dùng trộn bê tông.
Vì sao tôi lại đề cập tới chuyện đá ở đây? Nguyên do khi đi xây dựng Nhà Máy Đường của tỉnh Gia Lai nằm tại vị trí huyện Ayun-pa heo hút, tức là tỉnh Phú Bổn ngày xưa. Sau cơn lũ lớn làm sập cây cầu ê-ke nằm trên con đường độc đạo dẫn từ đèo Chư-Sê xuống, chúng tôi bị cô lập hoàn toàn. Không thể dừng thi công, nếu trễ hạn bàn giao công trình theo đúng tiến độ đã được ký kết thì hậu quả sẽ khó lường. Để xoay sở, chúng tôi phải dùng những hòn đá cuội nằm rải rác dọc hai bên bờ sông Ba để thay thế. Con sông Ba đã đi vào tâm thức một thế hệ người Việt Nam qua bài hát “Cô gái vót chông”: "Như bao cô gái ở trên non, cô gái sông Ba đầu búi tóc thon. Tay vót chông miệng hát không nghỉ, như bao cô gái ở trên non...”.

sao... said...

Khi được người cung cấp đá cho công trường đề nghị vật liệu thay thế, tôi đã đi đến tận nơi quan sát thực tế mới dám có ý kiến. Tôi thực sự ngẩn người trước vẻ hùng tráng của con sông nằm trên cao nguyên và hai bên bờ dẫy đầy những hòn đá cuội. Hầu như tất cả đều tròn trỉnh góc cạnh như tâm hồn đơn giản của người dân tộc Tây Nguyên. Có đủ loại kích cỡ và người ta sẽ sàng lọc thay thế những viên đá xay phù hợp.
Nếu có người cho rằng những viên đá cuội hình thành là do sự va chạm với nhau trên dòng chảy mà nên tròn trỉnh, tôi cho đó là một quan niệm không đúng. Vì trước mắt tôi lúc ấy, để đạt được độ mài nhẵn như vậy phải mất mấy ngàn năm, và nếu có chỉ là những viên cuội lẻ loi. Ở đây thì hình như toàn bộ những viên đá ven sông Ba đều là đá cuội theo đủ kích cỡ. Tôi cho đó giống như những hầm sạn dưới đồng bằng, do lượng nước mưa xói mòn lớp đất bao phủ qua thời gian dài, chúng mới lộ ra ngoài rồi theo dòng nước chảy xuôi tấp vào hai bên bờ sông.
Cái khuyết điểm khi dùng những hòn đá cuội thay thế là do chúng không có góc cạnh bên ngoài nên độ bám hỗn hợp bê tông kém, dễ xảy ra nứt rạn.
“Cái khó ló cái khôn” nên đó chỉ là một biện pháp ứng phó tình thế. Chắc chắn chất lượng công trình sẽ kém hẳn.

“Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau...”.
TCS đã khoác một vẻ thơ cho những vật chất vô tri. Tôi hiểu ý ông muốn nói lên điều gì.
Sỏi đá cũng cần có nhau huống chi những con người có tâm hồn rung động.
Sao mà người ta không cần có nhau hả các bạn?

HUONG said...

Đọc PHIẾM LUẬN VỀ SỎI SẠN của bạn thơ s@ thật thú vị !
Từ xưa đến nay, NT chỉ biết " ngắm " vẻ đẹp của sỏi / sạn trên những bờ tường, ngôi mộ, lối đi v ... v... , chứ không biết hết tất cả những quãng đường sạn sỏi đã đi qua như thế . Cũng đã từng nghịch ngợm ngồi mài thử một phiến đá mài - nó giông giống như mài tranh sơn mài vậy, nhưng khác ở vật dụng để mài - NT không kiên nhẫn để mài hoài cho đến khi nó lộ ra điều ước muốn ! Có lẽ tại vì vậy nên những ước muốn trong cuộc đời mình đã thong dong bay lên tít trời mây ?!
Cái ngộ nghĩnh nhất là Đá Mài Đá các bạn thơ ạ, chỉ có điều là NT không biết loại đá nào dùng để mài để cuối cùng bức tranh sơn mài hiện ra như một cô gái xuân thì điểm trang chút phấn nụ ngát hương hay phiến đá nhẵn trơn, mát rượi và bóng lưỡng ngàn đời
Lại kể ké thêm chuyện Đập Đá cho các bạn thơ nghe đây:
Sau năm 75 NT có một người bạn học cùng lớp đã phải mưu sinh bằng nghề đập đá . Người ta cho mìn nổ làm vỡ núi đá ra, rồi bạn ấy sẽ thồ đá và dùng búa sắt đập những tảng đá thồ xuống chân núi ấy và đập vỡ thành những mảnh đá nhỏ - càng nhỏ chừng nào thì bán được tiền chừng ấy !
Cái bí quyết của nghề đập đá này là biết nhìn thớ / sớ đá !
Chỉ cần nhìn qua một cái, biết thớ đá nằm đâu, giáng xuống một búa thì đã sẽ vỡ ra tức thì, đã phải tốn công sức đập nhiều lần
Cuối cùng là cân những viên đá nhỏ để tính tiền công !
Người bạn của NT ngày ấy bây giờ là một hoạ sĩ ở Bmt, vẫn còn nhớ những ngày tháng đi chơi cùng sỏi đá như thế - loáng thoáng trong tranh vẽ, hồn đá vẫn trở về như một kỷ niệm khó phai . Bàn tay người đập đá chai cứng vì cầm búa tạ, khô cằn vì nắng cao nguyên, nay cầm cọ dịu dàng vẽ vời cho cuộc đời thưởng ngoạn những tuyệt vời của thiên nhiên

HUONG said...

Chỉ cần nhìn qua một cái, biết thớ đá nằm đâu, giáng xuống một búa thì đã sẽ vỡ ra tức thì, đỡ phải tốn công sức đập nhiều lần