Monday, February 7, 2011

Chúc Mừng SINH NHẬT SONG KIM


45 comments:

Suong Mai said...

CHÚC MỪNG SINH NHẬT "muộn" SONG KIM, sức khỏe dồi dào, tiền tài cứ vào và hạnh phúc dâng trào.
( Đầu năm mới mà Trang chủ vô ý vô tứ quá đi thôi )

sao... said...

CHÚC MỪNG SINH NHẬT bạn thơ SONG KIM.

Chúc một tuổi mới được dồi dào sức khoẻ, tâm hồn vui cứ trẻ mãi không già.

s@...chậm một bước không kịp post bài thơ mới. Thôi thì coi như chia với bạn nửa Mùa Xuân nghe.

CHIA XUÂN

Không ích kỷ giữ riêng mình hạnh phúc,
Đem sẻ chia kỳ diệu khúc mênh mang.
Anh giàu sang mà lòng rộng thênh thang,
Chia cho em nửa mùa xuân em nhé!

Chia cho em bầu trời xanh rất nhẹ,
Tít trên cao đàn chim én liệng bay.
Hơi gió xuân man mác suốt đêm ngày,
Tiết Lập Xuân làm nồng say ước vọng.

Chia cho em những niềm vui sống động,
Của Mẹ già gặp lại bóng dáng con.
Bầy em thơ lanh lãnh tiếng cười dòn,
Mùng một Tết xênh xang khoe áo mới.

Tiếng chuông chùa trôi trôi trên sông với,
Màu khói nhang mờ ảo nắng ngày xuân.
Cầu bình an, cầu tài lộc rỡ ràng,
Anh chia cả cho em tràn hy vọng.

Chia cho em chút sắc vàng mơ mộng,
Những bông mai bông cúc rộ đầy sân.
Bông nở ngày tím một khóm bâng khuâng,
Bên hiên nhỏ, anh nhìn xuân đẹp quá!

Chia cho em món thịt kho dưa gía,
Bánh tráng mềm, bánh tét, rượu nồng men.
Trên bàn thờ cặp dưa hấu xanh đen,
Câu đối đỏ trên tường treo chúc phúc.

Chia cho em tình họ hàng bá thúc,
Những cô dì cậu mợ chúc ân cần.
Tình bạn bè, hàng xóm nghĩa cận lân,
Tiếng cười dòn trong hương xuân thơm mát.

Vây quanh anh ngập trời vui bát ngát,
Đầy trong hồn một câu hát mênh mang.
Anh giàu sang mà lòng rộng thênh thang,
Chia cho em nửa mùa xuân rồi đấy!

s@...

quehuong said...

CHÚC MỪNG SINH NHẬT SONG-KIM

CHÚC BẠN THÊM MỘT TUỔI SỨC KHỎE DỒI DÀO VÀ NHIỀU MAY MẮN.

HUONG said...

NT xin chúc mừng Sinh Nhật bạn thơ SONG KIM thật nhiều Niềm Vui, nhiều Quà Tặng, nhiều Tiếng Cười, nhiều Hạnh Phúc và nhiều Bạn thơ

Thien Thanh said...

CHÚC MỪNG SINH NHẬT

Chúc bạn thơ Song Kim ,niềm vui nhân lên vạn lần,vừa ăn Tết vừa Sinh nhật thật khéo chọn ngày..

Chúc mừng chúc mừng

chutxiu said...

Cái này không phải vô ý đâu. Như cách đe nói hơi quá 'năm Mão nhiều mèo' đây mà. Hoặc như vẫn đựợc nói là có tình riêng thì quên tình chung. Mong không phải vậy!

Sinh nhật thì vui nhưng không mừng được vì thêm tuổi thì bước gần hơn chút cái lò thiêu khi mình còn nhiều thứ để nhớ, để làm.... Nhưng nếu SK mừng được thì âu là điều qúa tỗt, không coi sống chết là gì!

chútxíu gởi bạn một thúng KHỔ QUA gọi là góp vui.

Vien Khach said...

Đầu năm khai bút, xin được chúc mừng Sinh Nhật Song Kim nhiều sức khỏe, may mắn và tràn đầy hạnh phúc .

CHÚC MỪNG, CHÚC MỪNG . . . .

VK

Unknown said...

Chúc mừng Song Kim được thêm một niên kỷ vui tươi khỏe mạnh, dẻo dai, yêu đời...

.

coxanh said...

CHÚC MỪNG SINH NHẬT SONG KIM

CHÚC BẠN SINH NHẬT VUI VẺ, DỒI DÀO SỨC KHỎE VÀ MÙA XUÂN LUÔN Ở TRONG BẠN, NHƯ BẠN ĐÃ ĐƯỢC SINH RA VÀO NGÀY THÁNG ĐẦU XUÂN NHÉ.

THÂN QUÍ
cỏ xanh

Unknown said...

Chúc mừng Sinh Nhật Song Kim

Đầu Xuân "Sinh Nhật" rộn ràng sao !
Nở rộ vàng mai nghiêng cánh chào
Năm mới, "Con mèo" thân mến chúc
Một năm Hạnh phúc vọt trời cao

HP

songkim said...

Trước hết cám ơn Trang Chủ đã bật mí cho mọi người biết ngày "ra mắt" thiên hạ của tui.

Với người Việt nam, chúng ta không mấy để ý cái ngày này, trừ khi đã được tròn 50, 60 70 v...v...

Không biết có nên mừng hay không khi mỗi ngày mỗi thấy mình "lực bất tòng tâm", quên trước quên sau, hay như anh CX nói: "Sinh nhật thì vui nhưng không mừng được vì thêm tuổi thì bước gần hơn chút cái lò thiêu khi mình còn nhiều thứ để nhớ, để làm..."

Vậy thì hay vui lên đi kẻo ngày "đi" sắp tới rồi.

sk cám ơn nhiều lắm các bạn thơ Sương Mai, Sao, Quê Hương, Như Thương, Thiên Thanh, Chút Xíu, Viễn Khách. Phượng Các, Cò Xanh, Lam BD...qua những mỹ ý của các bạn.

Tuy chỉ "biết" các bạn qua Trang Thơ, nhưng tôi có cảm giác như quen thân các bạn từ lâu rồi.

Đây là một nét thật đẹp của TT mà Trang Chủ SM đã dầy công gây dựng và phát huy không ngừng.

Cám ơn Người, cám ơn đời và cám ơn các bạn thơ.

sk

Suong Mai said...

Quà SN là một thúng KHỔ QUA, khoản này thì Chút Xíu muốn nhắn nhủ ăn cho nhiều thứ quả này thì mọi nỗi khổ đều trôi qua hết hả? Song Kim còn không để ý cái ngày này , hóa ra Trang chủ tuy quên nhưng cũng còn nhớ giỏi hơn bạn mình đó. Rất vui khi SK có cảm giác quen thân mọi người từ lâu, coi sân chơi là chỗ tình chung để chia sẻ , như SM mong mỗi ngày về đến nhà mở ra thấy niềm vui len vào tâm hồn , vơi đi những lo toan phiền muộn bực dọc . Nhờ mọi người dày công gầy dựng , không ngừng vun đắp chớ nào phải công của riêng Trang chủ đâu, bạn lại nói quá lời rồi. Thân quen thì chắc chắn phải có mặt thường xuyên hơn, chớ ai lại lác đác xuất hiện phải không SK?

Suong Mai said...

Chia cho em món thịt kho dưa gíá,
Bánh tráng mềm, bánh tét, rượu nồng men.

Uổng thiệt, Tết nay mà về được thế nào cũng xách 2 cái cà mèn đặng xin chút thịt kho mềm rệu và dưa giá có cọng mập mập, điểm thêm màu xanh của hẹ, màu cam cà rốt và vài lát ớt đỏ cay cay.. SM biết đây là những món truyền thống của gia đình người miền Nam trong ngày Tết, xin được hỏi nhỏ anh Tư có biết tự kho thịt và làm dưa giá không, hay là…hay là…của người phúc ta mà đem đi chia đó dzậy ?

Thien Thanh said...

Chuyện vui đầu năm

Th.th.lượm lặt trên net chuyện vui đầu năm kể các bạn nghe nhé

Một cô đi xem thầy hỏi tình duyên gia đạo
Thưa thầy số con tuổi gì thì hợp?
Thầy ngâm nghĩ một hồi,cô hợp với tuổi Sửu
-À mà thầy ơi thầy chưa biết tuổi con sao thầy thấy con hợp tuổi Sửu.
Thế cô không muốn lấy người có công ăn việc làm,có job,có job thì phải đi cày vậy không phải tuổi Sửu là gì.

Còn một anh cũng đi xem thầy
Thưa thầy con lấy tuổi gì hợp hở thầy?
Thầy phán ngay anh tuổi gì cũng hợp trừ tuổi con cọp.
-Ủa mà thầy chưa biết tuổi con mà sao thầy biết vậy.
-Thế bộ anh thích lấy tuổi Sư tử cùng họ với tuổi cọp hả..??
hìhì
Chỉ là chuyện vui mấy ngày đầu xuân các bạn ạ,thấy cô trang chủ thèm ăn dưa giá thịt kho mình cũng bắt thèm lây đây...,trang chủ mà xin được nhớ chia phần với nghe

songkim said...

Cô Trang chủ ơi , anh Chút Xíu nói có sách, mách có chứng đó.
Chả là vì ở HK hiện nay có tới trên 50% dân chúng bị bệnh tiểu đường nên ăn món KHỔ QUA là đúng rồi đó.
Không hiểu sao anh CX lại cho món quà đúng ý tui quá.
Cám ơn anh nhiều nha.
sk

Nguyen Tue Minh said...

Chúc mừng Sinh Nhật Bạn thơ Song Kim.
Thân chúc bạn 365 ngày dồi dào sức khỏe, tràn đầy hạnh phúc, niềm vui & trẻ mãi không già!

Happy Birthday!

sao... said...

VÈ THỊT KHO TÀU

Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè Tết tới
Đón mừng năm mới
Tui lại trổ tài
Xin chớ chê bai
Ra tay nấu nướng
Làm cho hương dậy
Nồi thịt kho tàu
Để kể coi sao
Bà con đừng lạ
Trước cúng Ông Bà
Sau nhà cùng hưởng

Thịt đùi hai ký
Hột vịt hai mươi
Hai trái dừa tươi
Bấy nhiêu vừa đủ
Rửa thịt cho sạch
Rồi cắt phân ra
Mỗi cạnh bốn phân
Ướp chừng nửa tiếng
Với ít nguyên liệu
Là năm muỗng canh
Nước mắm trứ danh
Đường cho hai muỗng
Ta thêm bột ngọt
Một muỗng cà phê
Muốn thịt khỏi chê
Ta thêm gia vị
Ướp thêm củ hành
Cùng chung với tỏi
Cả hai băm nhuyễn
Chừng hai muỗng canh
Ớt đỏ đừng xanh
Cay cay một chút
Cho thêm hương vị
Nồng ấm ngày xuân
Xin chớ phân vân
Ướp chừng nửa tiếng
Hột vịt lột vỏ
Để sẵn một bên
Hai trái dừa xiêm
Pha chung nước lạnh
Một dừa một nước
Tỷ lệ ước vừa
Nước mắm năm muỗng
Rồi nấu cho sôi
Bỏ thịt vô thôi
Sau khi đã ướp
Hột vịt thì bỏ
Sau đó một giờ
Rung đùi ngồi chờ
Gấp chi mà vội
Gió xuân nhẹ thổi
Chưa tới bữa cơm
Đã thấy mùi thơm
Đâu đây phảng phất
Bí quyết chỗ nầy
Ướp cho đầy nhé
Phần mỡ sẽ trong
Như xuân ngập nắng
Màu thịt vừa đậm
Thịt lại mềm ngon
Đừng đậy nắp xoong
Nước trong không đục
Đun lửa gấp rút
Vớt sạch bọt trào
Để rồi khúc sau
Riu riu chụm lửa
Khoảng ba giờ nữa
Mềm rục thịt kho
Màu vàng chút đỏ
Thêm sắc hung hung
Khi thịt mềm lung
Nêm thêm nước mắm
Đừng cho mặn lắm
Vừa miệng mới ngon
Rộ tiếng cười dòn
Cả nhà thưởng thức

Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè kho thịt
Cái con ục ịch
Đã hoá thật thơm
Đặt trên mâm cơm
Mấy ngày năm mới
Bạn thơ ơi hỡi
Ngồi ghé xuống đây
Xuân đỏ hây hây
Ta cùng nhập tiệc
Tui mời tình thiệt
Chớ có ngại ngùng
Đừng nghĩ mông lung
Ngày xuân tươi sáng
Lấy miếng bánh tráng
Dưa giá gắp vào
Thêm thịt kho tàu
Kèm theo hột vịt
Quấn cho chặt khít
Chấm nước thịt kho
Há miệng thiệt to
Đưa vô mà cắn
Xuân lan trong nắng
Mỡ ứa trong răng
Xin chớ băn khoăn
Hãy khoan chùi mép
Cần gì phải đẹp
Cứ để tràn lan
Trong tiết xuân sang
Vậy ăn mới khoái

s@...

Suong Mai said...

Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè Xuân mới
Gặp người sởi nởi
Bày rõ ngọn ngành
Tui ráng đọc nhanh
Cách kho nồi thịt
Chung với hột vịt
Của anh Tư Sao
Ráng đợi hôm nào
Tốt trời tui nấu
Bây giờ nhập tiệc
Tình thiệt đã mời
Bạn thơ ghé chơi
Chào mừng Năm Mới

vivu said...

CHÚC MỪNG SINH NHẬT muộn đến Anh SONG KIM - Chúc Anh có được những điều tốt đẹp nhất ! Hy vọng Sinh Nhật của anh vẫn còn kéo dài lai rai để mỗi ngày đều có rượu mời, nhờ vậy mà Vivu mới gõ được những chữ này đây và xin mời anh một ly sâm-banh !

vivu said...

Thưa Làng Thơ,

Vivu về làng muộn màng,đã qua những ngày Tết nóng hổi ,thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ ...

Về muộn ,nhưng năm nay Vv rất vui, ngẩng mặt nhìn đời,cho dù ngoài trời 45 độ C, ta vẫn cười ha hả ,vì cái thằng người Tàu workmate gốc Thượng Hải cứ chọc quê VN ta bắt chước Tàu đủ thứ,thế thì năm nay Ta ăn Tết VN, con mèo phải khác con thỏ chứ !

Hình như chỉ có miệt dưới này mới ghi trong lịch là Chinese New Year day ! Bao giờ mới họp quốc-hội để đổi lại là Lunar new year trong các văn kiện chính thức ?
Các ông bà dân biểu thì nhanh nhẹn lắm,thiệp xuân gửi đến cử tri Á châu thì một bên in con thỏ một bên in con mèo !!

Nhưng có một điều phải nhờ các bạn thơ giải mã dùm : Tại sao và từ bao giờ VN ta chọn CON MÈO để gọi ?
Vivu đã đọc các số báo Xuân ảo và thực ,mà không thấy nhà báo đề cập đến !!!

ĐA TẠ

vivu said...

Nhân dịp Mừng Sinh Nhật SONG KIM,
Vivu lại bị bế tắc một chuyện ...liên quan đến Sinh Nhật!

Sinh nhật 70 và 80 gọi là Sinh Nhật hay Lễ mừng Thọ ?
Cách tổ chức ra sao ?

Các bạn học của Vv muốn làm SN cho Thày hoặc Cô giáo ngày xưa nay sắp đến 70 và 80 rồi,gọi chung là Sư Phụ ! ( còn danh từ Sư Mẫu hình như là để gọi Vợ của Sư Phụ (?))

Ý kiến như vầy :
1)- Bánh trái,rượu bia = chuyện nhỏ .
2)- Âm nhạc,ca hát,dancing = chuyện nhỏ !
3)- Khách sạn 5 sao và vé máy bay cho CHS khắp thế giới về dự = chuyện nhỏ, chơi kiểu Mỹ !
4)- Chuyện lớn là phần Nghi Lễ!!!
Có đài truyền hình SBS ,CBN,BMT,3* .. đến quay phim ..tạm vẽ vời như sau :

A- Bàn hương án cúng tế Trời đất, Sư phụ sẽ mặc khăn đóng áo dài màu đỏ chỉ cần ngồi trên ngai,còn đệ tử mặc áo thụng xanh đội mũ học trò,thực hiện dâng hương bước đi hình chữ ngũ (khg phải chữ bát !)việc này cần 5 đến 10 trò nam,đặt may áo mũ trước 2 tháng và tập dượt trước 2 ngày !

B- Sau phần Huấn Từ và diễn văn đến màn chúc bánh và chúc rượu ,Đệ Tử đời thứ nhất đến đời thứ chót cả nam lẫn nữ, xếp hàng bón cho Sư Phụ mỗi người một muỗng café bánh SN (bánh Thọ) và một ly rượu bổ (nhỏ thôi,cỡ ly bàn thờ) ..

C- Chưa biết còn gì nữa,giao cho Vivu sưu tầm !

Thế có chết Vivu không ? Làm sao mà tìm ra đây ! Các bạn thơ ơi ! SOS ...

Thien Thanh said...

Món thịt kho đã có,bây giờ chờ món dưa giá cô trang chủ làm,nghe Tr chủ diễn tả cọng giá mập mập,cọng hành xanh xanh,lát ớt đo đỏ là thấy hấp dẫn rồi.
Sau mấy ngày bánh chưng bánh tét mứt món,mà có bánh tráng cuốn thịt kho dưa giá thật là hết xẩy hở các bạn
.Chắc ThTh xơi nhiều nhất

quehuong said...

Hi Vivu,
Đi đâu mất biệt..giờ mới hiện thân..
Còn hỏi Mèo hay Thỏ..
Tui thì chọn MÈO..ai mà chọn THỎ chứ, mấy cha nội Tàu..kỵ chữ Mao nên gọi Thố thôi..
Chúc vui.

Tử vi Đông phương phát xuất từ Trung Hoa, 12 địa chi có 12 hai con vật tượng trưng: Tý (chuột), Sửu (trâu), Dần (cọp, hổ), Thố (thỏ), Thìn (rồng), Tị (rắn), Ngọ (ngựa), Mùi (dê), Thân (khỉ), Dậu (gà), Tuất (chó), Hợi (heo). Theo sách”A DICTIONARY OF CHINESE SYMBOLS” của Wolfram Eberhard, nhà xuất bản Routledge, thì con vật thứ tư trong Chu kỳ Hoàng Đạo (Chinese Zodiac) là con Thỏ rừng (Hare) chứ không phải là con mèo:”The hare is the fourth creature in the Chinese Zodiac. It is resident in the moon, juest as a raven is in the sun, and it is there still for everyone to see...” (trg 139). Chữ viết là:(), phát âm là”tu-z”, âm Hán Việt là”thố” Việt hóa thành”thỏ”. Chữ Mão của Việt Nam (có khi đọc là”Mẹo”) bắt nguồn từ tiếng”Mao” của Trung Hoa chỉ con mèo. Trung Hoa đọc là”mao”, tiếng Hán Việt đọc là”miêu”. Theo sách đã dẫn trên đây, thì con thỏ được xem như con mèo ở núi”The mountain cat” is the hare” (sđd, trg 59). Phải chăng đây là nguồn mạch đưa đến sự thay thế con thỏ bằng con mèo trong tử vi đông phương tại Việt Nam? Sự khác nhau giữa hai con vật biểu tượng Thỏ và Mèo trong tử vi Tàu và Việt cần phải đặt ra và tìm hiểu, vì khi căn cứ vào tính tình và cuộc sống của con vật tượng trưng cho tuổi để luận đoán về con người, theo phương pháp loại suy (analogie-analogy) thì thỏ và mèo rất khác nhau về tính chất và về vị trí trong khu vực văn hóa.
Chẳng hạn, đối với người Việt, thỏ là biểu tượng của nhát gan (nhát như thỏ), nói dối (thỏ láo) còn mèo là biểu tượng của ung dung, dịu dàng, sung sướng, nhưng là điềm nghèo khó... vân vân. Trong lúc đó người Tàu rất trân trọng biểu tượng thỏ, xem nó là cư dân của cung trăng... Vấn đề Mèo hay Thỏ này thật khó quyết đoán ngay được vì hiện chưa có tài liệu nào rõ rệt.
Một vài ý nghĩa tượng trưng:

Mèo được tượng trưng cho sự”sống lâu”, bởi vì”mèo” chữ Hán là”miêu”, người Tàu phát âm là”máo” gần giống với tiếng”mạo” có nghĩa là”cụ già 90 tuổi”. Cách phát âm chữ”Mao” trong tiếng Trung Hoa nghe giống như chữ”Lão” (octogenarian). Sự trường thọ cũng được tượng trưng bằng hình con bướm. Bướm, chữ Hán là”hồ điệp”, người Tàu phát âm chữ”điệp” gần giống với tiếng”điệt” có nghĩa là”ông già 80 tuổi”. Do đó, khi người Tàu vẽ một bức tranh trong đó có những con mèo và những con bướm là hàm ý chúc người nhận tranh sống thọ từ 80 đến 90 tuổi.
Bức tranh vẽ một con mèo với cây mẫu đơn (plum, TH đọc là”Mei”, đồng âm với”Mei” có nghĩa là”mỗi, một, mãi mãi (each, every, always) và một bụi tre. Tre tiếng Trung Hoa đọc là”Zhu” (âm Hán Việt là”Trúc”),”Zhu” đồng âm với”Chúc” (wish, pray), tượng trưng cho một lời chúc tụng về trường thọ với ý nghĩa”Trong mọi lúc chúng tôi xin chúc rằng ông bà sẽ sống đến tuổi chín muồi”.

Nói tóm lại, từ xưa nhiều người đã tin rằng loài mèo có một năng lực quỷ quái (demoniac), biến hóa (demonic). Loài người đã thuần hóa Mèo và nuôi trong nhà, lúc đầu có lẽ là nhằm mục đích dùng vào việc bắt chuột, dần dần vì”tính tình dễ thương” mèo được xem như bạn, được nuông chiều... và từ đó nhiều người nuôi mèo để cho có bạn những lúc cô quạnh. Mèo dễ thương, hiền lành nhưng bản chất của mèo thuộc loài ăn thịt nên khi mèo tức giận thì móng sắc vuốt nhọn sẽ dương ra. Cho nên chơi với mèo, nên nhớ lời nhắn nhủ của thi sĩ Jane Taylor trong bài thơ”I Like Little Pussy”:”I like little Pussy, her coat is so warm, And if I don't hurt her, she'll do no harm.” Trong cuộc sống chắc loại mèo nào cũng như thế chỉ hiền với người tử tế... //

sao... said...

Nhân thấy câu trả lời của "học giả" QUÊ HƯƠNG về MÈO coi bộ rành rẻ quá, tui cũng xin giải đáp dùm cái chữ nầy tui thấy dân Nam Bộ hay xài lắm mà không hiểu ý nghĩa làm sao?

Tại sao người ta nói là đi O MÈO?
Tại sao người ta nói là CÓ MÈO?
Vậy con MÈO HAI CHƯN có ăn nhậu gì với con MÈO BỐN CHƯN không?

quehuong said...

Chao ban Sao,
Dang lam trong hang ma thay Meo hai chun..Meo bon chun..lam tui rung roi tu chi...thoi de dia nha roi tinh.

Suong Mai said...

Từ sáng hôm nay, Sương Mai, Thiên Thanh và Song Kim đều lận đận khi vào comment, không thấy chỗ nào để Sign In vào cả. Nãy giờ lục đục để post dùm SK đây.

Năm Mão nói chuyện mèo là đề tài của hầu như các nhật báo, tuần báo, nguyệt san, đặc san Xuân, Tết của các hội đoàn...đăng tải.
Đọc mệt nghỉ, nhiều bài viết công phu và rất hay, nhờ đó dộc giả khám phá ra nhiều điều thú vị như một đoạn dưới đây, xin chia sẻ với các bạn trong TT:
"Trong tất cả những gia súc gia cầm gần gũi với con người, duy nhất chỉ có mèo là con vật đầy mâu thuẫn, vì nó vừa thân thiết với chủ nhân nhưng cũng không quên đòi hỏi sự tự do độc lập của riêng mình. Ðó là con vật có cuộc sống hai mặt, là một trưởng giả đạo mạo trên ghế cao nệm gấm, đồng thời cũng là một tên sát thủ ghê gớm trong bóng tối hay góc vườn. Nó luôn che giấu bộ mặt thật của mình nên họa hoằn lắm mới đem con mồi bắt được vào nhà hành hạ một cách độc ác trước khi phanh thây xơi tái.
Có một thắc mắc mà ai cũng muốn biết là tại sao loài mèo dù nhỏ hay lớn cũng đều muốn được chủ mình ve vuốt thương yêu ? Theo Desmond Morris giải thích, đó là tình mẫu tử bởi vì ngay từ thuở mới lọt lòng, mèo con được mẹ liếm láp hằng ngày. Do đó nó luôn coi mọi người chung quanh đều là mèo mẹ vì đó là sự cần thiết giúp nó sống lại thuở ấu thơ. Về chuyện mèo thích dùng chân cào vào đầu gối chủ. Ðây cũng là tập quán lúc mèo còn bé thường làm như vậy để mèo mẹ tiết sữa cho nó bú.
Còn bí ẩn, tại sao mèo thích thịt chuột, cũng đã được y học dựa theo một vị thuốc có tên “ ngưu hoàng, ngưu hoàng toan “ là những viên sỏi kết tinh bởi dịch mật của trâu, bò và thủy ngưu tiết ra. Ðó là acid mật (đảm toan) mang gốc NH2 chữa được nhiều thứ bệnh và làm tăng thị lực trong đêm. Loài chuột cũng có khả năng sản xuất được chất đảm toan như họ nhà trâu. Mèo là con vật chuyên săn mồi ban đêm rất cần thị lực, nên phải ăn chuột để thay thế chất đảm toan không có trong cơ thể mình.
Là con vật được người thuần dưỡng lâu đời và nuôi nấng sớm nhất khi được sinh ra chẳng bao lâu nên mèo luôn coi mình như con vật có nguồn gốc giữa mèo và người. Nói chung thì chúng luôn coi con người như một thứ cha mẹ nuôi, vì vậy rất trung thành với chủ. Ðiểm này cho thấy mẻo và chó có sự tương đồng vì cả hai đều coi chủ mình như là cha mẹ nuôi. Tuy nhiên tình cảm của chó đối với chủ còn mang ý nghĩa của một vị chúa tể nên hết lòng cung cúc tận tụy dù có phải hy sinh tính mạng để bảo vệ chủ mình. Trái lại mèo chỉ sống cho riêng mình, dù được nuôi nấng trong nhà hay còn sống nơi hoang dã. Ðó cũng là sự khác biệt về tâm lý của người thích nuôi mèo thường là phái nữ, giới nghệ sĩ, kẻ sống cô độc. Trái lại người ưa nuôi chó thường là nam giới, lính tráng, những người ưa hoạt động xã hội, cộng đồng..
Nên chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy các nhà sinh học xếp mèo là loài thú tự tôn và sống theo cá nhân chủ nghĩa. Mèo xuất hiện trên trái đất khoảng 10 triệu năm về trước, tuổi thọ từ 30-38 năm. VN có tới 9 loài mèo nhưng đang trên đà tuyệt chủng vì hiện là món ăn khoái khẩu của Tàu đỏ, Tàu trắng và cả nước........"
Trên đây chỉ là một đoạn trong một bài viết khá dài của tác giả HỒ ÐINH
Một đóng góp nho nhỏ về đề tài Tân Mão gởi các bạn.thưởng lãm và xin cám ơn các bạn thơ Nguyễn Tuệ Minh, ViVu đã nghĩ đến "người ở phương xa" trong ngày SN của sk.
Rất tiếc Trang chủ chỉ cho thưởng thức món "lá vàng bay" nên không có rượu để mời hai bạn cùng cụng ly. Thôi hẹn dịp khác nghe .
sk

sao... said...

Dành cho Quý Ông vì nghe có vẻ rùng rợn và tàn bạo. Xin Quý Bà đừng đọc rồi nhăn nhó đầu năm mà nói chi chuyện nghe thấy ớn!

Nhân đề cập về chuyện acid mật của Mèo, tui xin cống hiến một câu chuyện về vụ nầy để Quý Ông nghe chơi.
Thiệt ra thì mấy người phải dầm sương trải gió mới cần biết hơn.

Mật con Mèo Mun có tác dụng dược liệu không gì sánh bằng. Nếu nuốt sống được một cái mật Mèo Mun thì không ngại gì sương gió nữa, nhất là những người ốm yếu “ghét gió kỵ mù sương”.

Giống Mèo cũng có một đặc điểm khá kỳ lạ, khi nó chết rồi có mổ ra tìm mật của nó cũng không thấy vì tự nó sẽ tan trong cơ thể mất luôn.
Không biết các bạn đã có dịp quan sát lần nào chưa? Mèo là loại hay ăn vụng, “chó treo mèo đậy” mà. Giả dụ chủ nhà tình cờ bắt gặp tại trận tánh xấu đó của nó, trong lúc tức giận có thể đập cho một gậy ngay đơ cán cuốc, bá thở luôn.
Vậy đó mà đem quăng nó chỗ sàn nước có hơi nước ẩm, một lát là nó tỉnh lại như không.

Muốn lấy mật con Mèo Mun không dễ dàng gì. Chỉ còn một cách là thảy một con cá chiên rồi núp vào cánh cửa gần đó, tay lăm lăm cái rựa. Trong lúc anh chàng đang mải mê xực mồi thì nhào ra dớt một cái đứt đầu luôn. Có như vậy mới lấy được mật của nó. Bỏ vô miệng tu một ly rượu đế là không bao giờ bị nhiễm sương nhiễm gió độc. Nhưng sau khi nuốt được mật mèo sẽ bị mê man trong vòng hai mươi bốn tiếng đồng hồ vì tác dụng của nó. Vậy cho nên nghe chơi cho biết chớ đừng bao giờ thực hành nghe.

Có thêm một chuyện hay nữa là da con rái cá cũng liên quan với vụ kỵ sương. Nếu ta có được một cái nón may bằng da rái cá, đêm hôm chẳng đặng đừng phải ngủ bờ ngủ bụi thì cứ yên chí, trong vòng bán kính một thước có miếng da con rái cá thì không hề có một giọt sương nào bay xuống, mặt cỏ khô queo trong tiết trời đêm tháng chạp.

A ha! Nói tới cái tật hay ăn vụng của con Mèo thì tui bật ra được câu giải đáp dùm cho bạn QUÊ HƯƠNG rồi đây.
Khi người ta CÓ MÈO thì đương nhiên phải vụng trộm rồi. Căn cứ vào cái tính của con mèo mà người ta đặt cho cái tên như vậy.
Giải thích như vậy nghe được hôn Bạn hiền?

chutxiu said...

Thêm dấu phẩy thì Bạn Sao trở thành gay ngay. Cái bạn Sao này hơi ham đó nghen. Xin cẩn tắc.

sao... said...

Hì...Hì...
Nghe thì cũng vui hả bạn thơ CHÚT XÍU.
Nhưng xin nhớ dùm tui là người Nam Bộ nghen.

Suong Mai said...

Cám ơn QH, SK và Sao đã cho biết những điều thật thú vị , SM không ưa mấy con mèo mà mùng 2 Tết năm nay lại bị con mèo đen gạt cho một vố. Chẳng là con gái đi chơi xa nên nhắn mẹ tạt qua nhà lấy hết trái cây đã cúng về ăn kẻo chín quá, hư thì uổng. Khi mở cửa ra lách người vào là phải cẩn thận khép cửa liền, SM thấy mèo nhà ta cô đơn nằm sát ngay phòng khách, nó chồm dậy và theo sát gót luôn, có lẽ tưởng sẽ được vuốt ve vỗ về chớ nó đâu biết SM có dám rờ tới đâu. Thu vén đâu vào đó rồi , trời đã tối, lại phải tắt hết đèn rồi ra ngoài an toàn. Cái khóa cửa vặn mấy lần mà chưa vô khớp làm SM phải trở vào nhà bật đèn lên cho thấy đường soát lại , đứng chắn ngay cửa mắt phải để ý canh chừng nó miết nhưng hỡi ơi nhanh như chớp Mèo đen luồn ra ngoài thiệt lẹ rồi nó núp cạnh chậu bông nhìn đăm đăm bằng cặp mắt sáng mà chọc tức mình nữa chứ. SM cũng meo meo vài tiếng thân tình hy vọng nó trở vô quấn lấy chân mình như lúc nãy , ai dè nó ranh dễ sợ, ta đã xổ lồng rồi thì đừng hòng mà dụ. Khoảng 10 phút chờ đợi là SM biết mình chỉ có nước đi về mà thôi, cho nó lang thang đâu đó, để vài tiếng đồng hồ nữa trời khuya lạnh may ra biết đường về nhà. Tính mặc kệ nhưng nghĩ lại cũng tội, SM nhờ con trai đến coi chừng dùm, sương đêm đã xuống lạnh, y chang nó nằm chờ ngay cửa để con trai mở rồi ngoan ngoãn chui vào nhà ấm áp, vậy là yên tâm thở phào được rồi, bị hai lần mèo đen qua mặt ngon ơ.

Suong Mai said...

Vivu ơi, nghe tin mùa hè miệt dưới nóng quá , từ Cali Trang chủ cũng mong tin nhạn báo Xuân về rằng bạn vẫn còn đầy đủ phong độ như dạo nào. Như Thương có đề nghị mấy lần đăng báo tìm rồi đó chớ nhưng tướng tốt đẹp trai như thế , tình nghĩa tràn trề sao mà bạn lại có thể biền biệt được phải không?
Nghe than đang bế tắc một chuyện có liên quan đến Sinh Nhật hả, đừng lo, Trang Thơ có đến mấy nhà nghiên cứu nhiều năm kinh nghiệm, còn chắc ăn nữa là cách lấy độc trị độc, bế tắc thì ăn thêm hay uống thêm nhiều nước trái tắc đi.

Thien Thanh said...

Nỗi oan của Mèo

ThTh đọc các sưu tầm mèo năm Tân Mão các bạn thơ thật hay thú vị,làm ThTh nhớ một chuyện liên quan đến mèo.Tạm gọi nỗi oan của Mèo Thth kể các bạn nghe nhé

Hồi đó trên một hòn đảo nhỏ thuộc nước Anh mà Thth quên tên rồi,người ta trồng nhiều hoa màu rau củ lúa mì lúa mạch rất trù phú tốt tươi,bỗng tai hoạ đến không biết chuột ở đâu kéo đến từng đàn ăn gặm tàn phá tất cả,từ lúa tới trái ngay cả mầm non mới nhú ra nó cũng ăn luôn,hư hại rất nhiều ,người ta bẩy sập đánh bả,thuốc nhưng không tiêu diệt bao nhiêu vì nó sinh sản rất nhanh,đến một ngày đành dùng biện pháp trị bằng mèo.
Hàng trăm con mèo lớn nhỏ thả khắp cùng trên đảo,thế là lũ chuột béo núc bị phanh thây,nạn chuột tạm tạm lắng thì lại sinh ra môt nỗi khổ mới,mèo nhiều quá ăn uống no nê đầy đủ lại phát triển nhanh,một đêm tới sáng mèo con kêu ngao ngao đầy đường ,đi đâu cũng gặp mèo khắp các hang cùng ngõ hẻm...
Lại đau đầu lần nữa vì quá nhiều mèo đành phải tiêu diệt chúng,đánh thuốc,bẫy sập nhưng giống mèo vốn tinh khôn khóng bẩy được, cuối cùng đành bắt bỏ vô bao đem nhân nước rồi đem chôn.Cũng thật tội nghiệp có công mà nay nên tội.
Về sau người ta gọi đó là đảo Mèo.

Vì mèo ăn chuột ban đêm nên người ta đổ oan cho mèo chăng?

quehuong said...

Chào Bạn Sao và các Bạn,
Trong ca dao Miền Tây Nam Phần có hai câu đối đáp như sau:

Từ đó chúng ta thấy tiếng "o mèo" là một loại tiếng địa phương. (bây giờ VN gọi là phương ngữ).

Cũng từ đó mà "suy" ra thì o mèo hay có mèo...vì mèo chưa được đưa lên hàng "thứ"như "thứ phi", "thứ thiếp"....chưa công khai..vì
lang bang như "mèo mã gà đồng".."ăm vụng cá kho"..

Về câu hỏi: Vậy con MÈO HAI CHƯN có ăn nhậu gì với con MÈO BỐN CHƯN không?

Về vật lý thì hai chưn và bốn chưn khác nhau.
Nhưng về tâm lý thì giống nhau lắm:

Cả hai đều có; mắt tinh tường để nhìn cho rỏ, nhứt là nhìn trong đêm tối.
Tai thính vô cùng vì nghe được nhiều hướng.
Thích ở trên cao, ẩn náo một chổ mà quan sát...

Chà bửa nay 'tiết lộ thiên cơ" rồi. Các Cô, các Chị..tha lỗi..cho nghen vì nói tới MÈO thì chỉ nói MÈO CÁI..chả ai mà nói con mèo đực bao giờ.!!


- Ai mà bày đặt dị kỳ
Áo bà ba may hai túi đựng giống gì hở anh

- Ba má bày đặt cho anh
Áo bà ba may hai túi đựng dầu chanh o mèo

bây giờ mời các bạn đọc một đoạn ngắn về Mèo ngày nay..ở VN.

Trong truyện ngắn của nhà văn Pauxtopxki, có nhân vật sĩ quan đến thăm bạn là một người đàn bà đẹp, quý phái và tri thức. Cuộc gặp như một làn gió thoảng qua rồi chia tay, trong bình minh mưa, con tàu thủy vẫn chờ tan sương mù ngoài bến sông…

Trong chuyện có 2 chi tiết: Mùi nước hoa ban đêm thường buồn và con Mèo Akhíp vẫn nằm mềm mại trên đi-văng như ngày nào, chờ người vuốt ve…

Ôi cái con mèo! Có lẽ trong loài vật mèo được yêu nhiều hơn ghét.

Có thể ngày xưa, con mèo trong nền văn minh lúa nước ở Việt Nam có chức năng bắt chuột, ít được chăm sóc, đói phải “ăn vụng như mèo”, bị mất giá cũng do con người đối xử tệ mà ra.

Thế kỷ 19, văn minh Âu Tây tràn sang Việt Nam, mèo thay đổi vị trí từ “mèo mả gà đồng” thành thú cưng. Ở miền Bắc có câu “tay ấy có mèo”, “Cô X là mèo của ông Y”. Sài gòn đi tán gái gọi là “o mèo”.

Hãy bỏ qua những thập kỷ chiến tranh, đói nghèo, ta nhấp con chuột sang thế kỷ 21, mèo đã đa dạng hóa. Bên cạnh những mướp, tam thể, đã có đủ chủng loại từ mèo Xiêm, mèo Nga đến các loại mèo cảnh quý hiếm.

Con mèo ở Việt Nam ngày nay đã vượt qua tầng lớp bình dân, tiến lên đẳng cấp “quý-sờ-tộc”. Mèo sợ chuột, không thèm ăn vụng cá kho, mèo ăn thức ăn nhập ngoại, chuyên dùng cho từng độ tuổi.

Mèo uống sữa, có sữa tắm riêng (tất nhiên có cả xà phòng tắm ghẻ riêng). Mèo đi bác sĩ, đi triệt sản, đi khách sạn lưu trú khi chủ vắng nhà. Mèo được các cô chủ, bà chủ ôm ấp, vuốt ve, ngủ chung. Hỏi các đấng mày râu có ai được cưng như thế? Cũng có ý kiến vì con người chán nhau nên yêu mèo. Cũng là một ý kiến thôi. Nhưng quả tình mèo đáng yêu hơn chó.

Về phong cách mèo sang hơn. Chó nhảy mừng, liếm mặt chủ, bộc lộ tình cảm rất… bình dân. Mèo khác hẳn, lười biếng một cách quý phái, thích được vuốt ve nhẹ nhàng, rất chi là nữ tính. Nếu chủ chưa kịp quan tâm mèo không sủa nhặng xị, nhảy cẫng lên như chó, chỉ nhẹ nhàng lượn quanh, chạm nhẹ lớp lông mềm mại vào chủ, thái độ rất gợi cảm. Dù chủ có là ông Trương Phi hay chú Chí Phèo cũng phải mềm lòng và… quan tâm ngay.

Mèo giúp chúng ta cân bằng tình cảm và sống nhân văn hơn. Dù chẳng ai nói ra nhưng người đàn ông nào cũng chấm điểm cao cho mèo và (xin lỗi chị em) cho những người phụ nữ mà mình yêu thương với “thang điểm mèo”.

Đàn ông ở một số nước viết thư cho đàn bà của mình thường bắt đầu “con mèo yêu quý của anh”, câu “mào đầu”, một cái “tít” gợi cảm, đầy ham muốn…

Năm nay là năm Tân Mão (con mèo mới), mới (tân) là cách tính theo hệ can chi của người Tầu. Không nên áp dụng vào ta theo nghĩa “có mèo mới”, hãy cảnh giác với “mèo cũ”!
(Theo ELLE)

vivu said...

Vivu cám ơn Tam ca QH thật nhiều về lời giải cho năm Con Mèo! Chỉ tiếc là chưa biết Con Mèo được chọn vào năm Mão nào,đời vua nào mà ngon lành quá không sợ Bắc triều nổi giận! Vivu chỉ đoán mò là năm Mão thứ nhất sau giai đoạn 1000 năm tủi hổ đó !

Còn Trang Chủ ơi! Cái vụ SN số nhiều đó Trang Chủ cũng có phần đấy nhe - tương lai gần thôi !


Cám ơn nàng thơ NT đăng báo tìm trẻ làm Vv mừng hết sức,đưa tay lên dụi mắt thì đụng phải cái kính lão nên đành ..gặp nhau làm ngơ ..

sao... said...

Chà! Nghe Bạn hiền QUÊ HƯƠNG lý giải về con mèo nghe hấp dẫn quá. Quý tộc quá! Sang trọng quá! Và cũng hết sức mỹ miều.

Nhưng tục ngữ Việt Nam lại có câu: “Mèo tới nhà thì khó. Chó tới nhà thì sang”.
Vậy ý nghĩa nó là sao? Đó có phải là dị đoan không?
Ai thì không biết sao chớ tui thì tin lắm!

Đầu năm mới có một con chó con chạy vô cửa nhà tui rồi nằm mẹp xuống nền gạch. Tui thảy đồ ăn thì chú ta như thẹn thùng lết tới gần từng chút một gặm lấy cục xương thấy thiệt tức cười.
Tui tin là năm Tân Mão nầy tui “hên” lắm, thế nào cũng CÓ MÈO.

quehuong said...

Chào "ông trời con Vivu".
Đúng là 'trời con" hỏi một câu hỏi "hóc búa" hơn búa tạ.
Đành phải xin phép Trang -chủ và Bạn Song-Kim cho mượn "phần đất" này một chút để nhắc lại chiến công ở sông Như-Nguyệt...từ đó..mới có Nam quốc sơn hà Nam đế cư.

Nam quốc sơn hà.

...Đã đem xương máu đền non nước, Còn mãi tinh thần với gió trăng.

Tại phía Bắc chiến lũy Như-nguyệt, Những ngày mùng một, mùng hai, mùng ba tháng giêng, mùa Xuân, niên hiệu Anh-vũ Chiêu-thắng thứ nhì đời vua Lý Nhân-tông bên Đại-
Việt, bên Trung-nguyên nhằm niên hiệu Hy-Ninh thứ mười đời vua Thần-tông nhà Tống
(Đinh-Tỵ, DL.1077).

Trời phía Bắc sông Như-nguyệt thực đẹp. Nắng mới tỏa trên cây có mới nảy mầm trổ hoa, ngàn chim hót líu lo mừng Xuân. Trong cái cảnh Xuân đẹp ấy, quân Tống ngao ngán
nghĩ lại cuộc chiến đêm Giao-thừa, đã cướp đi hơn sáu vạn đồng đội.
Bây giờ trong khung cảnh hoa Xuân, khung cảnh Tết, họ đứng nhìn từng toán dân phu đông như kiến;
hai người một, ba người một đang khiêng xác đồng đội của họ nằm cong queo, mắt trợn trừng, máu rơi thành những vệt dài trên cỏ.

Họ đành uống cho thực say, rồi ngâm bài Đường thi của Vương Hàn:

Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi, Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi.
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu, Cổ lai chinh chiến kỷ nhận hồi.

Trần Trọng-San dịch như sau:
Rượu bồ đào, chén dạ quang,
Muốn say đàn đã rền vang
dục rồi.
Sa trường say ngủ ai cười.
Từ xưa chinh chiến mấy người về đâu?

Quách Quỳ cho quân mặc giáp trụ, chờ quân Việt trở lại. Nhưng suốt ngày mùng một,mùng hai, mùng ba, quân Việt biệt tăm. Tế tác Tống leo lên cao, nhìn sang Nam ngạn
sông Cầu, chỉ thấy ụ đất cao như núi, với hàng rào dày đặc, không một bóng người, không một cụm khói.

Tin tế tác ở Thăng-long gửi về liên tiếp, thuật vụ hai thánh tăng Dương Không-Lộ (Minh-Không), Từ Đạo-Hạnh đúc Nam-thiên tứ đại thần khí. Hai ngài lại làm phép khiến con Kim-ngưu trong núi Thái-sơn chạy về hồ Tây.

Được tin này Quách Quỳ phân vân không ít, nhưng y vẫn phải cố trấn tĩnh, sợ lòng quân loạn. Thế nhưng, không biết ai cung cấp, mà tất cả tướng sĩ Tống đều truyền tụng nhau về Nam-thiên tứ đại thần khí, về con Kim-ngưu bỏ núi Thái-sơn về Thăng-long.

Lòng tướng sĩ Tống bắt đầu loạn, người người tụ lại thuật cho nhau nghe những gì mình biết.

Ngày mùng bốn tháng giêng.
Bỗng nhiên vào đêm mùng ba sang ngày mùng bốn, khi trống lệnh vừa điểm ba tiếng, báo hiệu tắt đèn đi ngủ, thì có tiếng từ ngôi đền thờ bên kia sông Như-nguyệt vọng sang
rõ ràng, bằng giọng Biện-kinh:

« Chư tướng sĩ Tống nghe đây.
Ta là Đại đương giang đô hộ quốc thần vương Trương Hống và Tiểu đương giang đô hộ quốc thần vương Trương Hát. Ngọc-Hoàng thượng đế sai chúng ta trấn ở sông Như Nguyệt
này. Đêm qua, thiên sứ giáng trần, trao cho chúng ta bộ Thiên-thư nghị chế, truyền ta đọc cho chư tướng sĩ nghe ».

Tiếng thần vang đi rất xa, rõ ràng, lọt vào tai binh tướng Tống. Đến đoạn nói về Nam thùy Tống, tiếng càng rõ, chậm hơn:

« Đây là nguyên văn Thiên-thư nghị chế » « ...Ta đã sai con thứ làm vua Nam-phương tức Viêm đế. Cương vực Nam, Bắc phân ra mấy nghìn năm có dư. Hóa cho nên người phương Nam biết phận, cung tay quy phục Trung-nguyên, hàng năm tiến cống đầy đủ, không dám xâm phạm cương thổ Trung-nguyên. Chư thiên tử ngồi trấn Hoa-hạ cũng nhân đó mà ban bố ân đức xuống khắp trời Nam. Thế mới đúng là mệnh ta dội xuống,
khiến cho cương vực Nam, Bắc phân ra không bị thay đổi. Kẻ nào không tuân mệnh ta, thì ta sẽ sai thiên binh, thiên tướng xuống giết chết không tha ».

Tướng sĩ Tống kinh hoàng vô cùng, thì lại có tiếng thần đọc thơ :

Nam quốc sơn hà, Nam đế cư, Tiệt nhiên định phận tại Thiên-thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, Nhữ đẳng hành khan, thủ bại hư. (Nước Nam là nơi vua
nước Nam cai trị, điều đó đã chép trong bộ Thiên-thư nghị-chế. Chúng bay là bọn giặc,
dám trái mệnh trời đến xâm phạm, thì sao tránh khỏi bị bại?)...

Ghi chú thêm: bạn nào thích đọc "Toàn bộ quyển Nam Quốc Sơn Hà" thì cho biết..QH xin gởi tặng.

Chúc vui.

quehuong said...

Chào bạn Sao,
Chà Mèo đến nhà dù là 2 chưn hay 4 chưn...cũng "hao hết trơn"..Chó tới thì "khỏe re"..chịu thua về câu tục ngữ này, nhưng đại thể cũng có giải thích cho vui..
Đẩu năm..có Chó đến xông đất rồi hả?
hên vậy mà còn đòi "có mèo"...!!

Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang: Một quan niệm mê tín từ xưa lưu truyền lại. Do mèo kêu giống với âm “nghèo” còn chó gâu gâu giống với âm “giàu”.

sao... said...

Tui lại có một cách giải thích khác về câu tục ngữ đó nếu nó là sản phẩm của những người Nam bộ. Nhưng đây là dị đoan chớ không phải mê tín đâu.

Như trên đã đề cập, khi có con MÈO tới nhà thì gia đạo không yên bình, thể nào con SƯ TỬ cũng quậy tanh bành.

“Mèo tới nhà thì khó” là cái chắc.

quehuong said...

"...Rất tiếc Trang chủ chỉ cho thưởng thức món "lá vàng bay" nên không có rượu để mời hai bạn cùng cụng ly. Thôi hẹn dịp khác nghe ."

Bạn Song-Kim ơi,
Nghe bạn than thở là Cô Trang chủ chỉ cho thưởng thức món "lá vàng bay"
tui đây cũng buồn héo hắt vì không được mời cụng ly, cụng chén...nh71t là Bạn Vivu của tui, ông trời con này mà không có "tửu nhập' thì ổng ngũ suốt năm con mèo chứ hổng chơi đâu.
Thôi thì tui đành "mượn hoa hiến Phật" bửa nay vậy.

Bửa nay mời Song-Kim và các bạn cùng thưởng thức Rượu trong văn học Viêt-Nam:


Người Việt chịu ảnh hưởng của Nho gia, nên kẻ có học ngày xưa được coi thuộc dân lịch lãm thời phải biết uống rượu, làm thơ, đánh đàn, chơi cờ (cầm, kỳ, thi, tửu)...

Uống rượu nhiều được phong tặng là đệ tử Lưu Linh. Chính vì vậy mà các nhà Văn, nhà Thơ trước đây của chúng ta thường có những bài nhuốm mùi men Rượu là thế.

Sử Việt đề cập chuyện vua Đinh Tiên Hoàng vì say rượu bị Đỗ Thích ám sát lúc đang ngủ. Con trai lớn là Đinh Liễn cũng bị giết vào lúc đó.

Phan Kế Bính tả “Phong cảnh Kiếp Bạc” nơi Hưng Đạo vương Trần quốc Tuấn khi về trí sĩ, ngài danh tướng cũng thi tửu như mọi kẻ sĩ thời xưa:
“Đại vương khi nhàn rê trượng trúc,
“Theo sau một vài gã tiểu đồng.
“Khi đeo bầu rượu qua sườn núi,
“Lúc dạo cung đàn bơi giữa dòng”

Nguyễn Khuyến thường mượn Rượu nói dùm mình:

“Câu thơ được chửa, thưa rằng được.
“Chén rượu say rồi nói chửa say.
“Kẻ ở trên đời lo lắng cả,
“Nghĩ ra ông sợ cái ông này.”
(Cảm hứng 1)
“Hé miệng nói ra gàn bát sách,
“Mềm môi chén mãi tít cung thang.”
(Tự trào)
“Những lúc say sưa cũng muốn chừa,
“Muốn chừa nhưng tính lại hay ưa.
“Hay ưa nên nỗi không chừa được,
“Chừa được nhưng mà cũng chẳng chừa.”
(Chừa rượu)
“Rượu ngon đến bữa nghiêng bầu giốc
“Chữ dại đầu năm sổ túi ra.
(Xuân hứng)
“Khi buồn chén rượu say không biết
“Ngửa mặt lờ mờ ngọn núi xa
(Túy cảm)
“Thơ Lý ngâm nga khi mở quyển
“Đàn Nha tình tính lúc lần dây
“Đem cờ vua Thích vui bè bạn
“Mượn chén ông Lưu học tỉnh say
(Nhân sinh thích chí)
“Lúc hứng đánh thêm ba chén rượu
“Khi buồn ngâm láo một câu thơ
(Lão cảm)
“Nghĩ đời mà lại chán cho đời
“Co cóp làm sao được với trời
“Chép miệng lớn đầu to cái dại
“Phờ râu chịu đấm mất phần xôi
“Được thua hơn kém lưng hồ rượu
“Hay dở khen chê một trận cười
“Dựa gối bên mành toan hóa bướm
“Gió thu lạnh lẽo lá vông rơi
(Ngẫu hứng)
“Mùi thế thử chơi không chếnh choáng
“Giọng tình mới nhắp chửa say sưa
(Tặng bạn mở ty rượu)
“Chén chú chén anh chén tôi chén bác
“Cuộc tỉnh say say tỉnh một vài câu
(Hỏi ông phỗng đá)
...

quehuong said...

...Với Dương Khuê thì hơi rượu trong thơ ông thoang thoảng trong vài nơi chứ không đậm nồng như ở các bài phong tình.

“Thức hay ngủ cớ sao nằm vậy
“Hãy tung màn gượng dậy làm vui
“Tiện đây hỏi một đôi lời
“Lòng chiều khách đã xuôi xuôi thế chửa
“Đàn cầm sắt gẩy chơi lúc nữa
“Rượu hồng hoa còn chứa nữa hay không
“Nàng vâng xin cũng chiều lòng
(Thăm cô đào ốm)
“Thú tiêu sầu rượu rót thơ đề
“Có yến yến hường hường thời mới thú
(Tài tình)
“Rượu một bầu thơ ngâm một túi
“Góp gió trăng làm bạn với non sông
(Chơi trăng)

Nói đến rượu mà quên đề cập đến Phạm Thái kể như là một thiếu sót đáng kể. Phạm Thái hiệu là Đan Phượng, thường gọi là Chiêu Lỳ, người mà Khái Hưng cảm khái viết ra truyện “Tiêu Sơn tráng sĩ”, một trang Anh hùng có thể chết vì ánh mắt giai nhân Trương Quỳnh Như.

Khi nhà Tây Sơn ra đánh Bắc Hà, Phạm Thái bỏ đi tu, lấy hiệu là Phổ Chiêu thiền sư. Phạm Thái sinh thời, rất thích Rượu và sính Thơ nhưng lại có tính ngông:

“Có ai muốn biết tuổi tên gì,
“Vừa chẵn ba mươi gọi chú Lỳ,
“Năm bảy bài thơ gầy gối hạc.
“Một vài đứa trẻ béo răng nghê.
“Tranh vờn sơn thủy màu nhem nhuốc,
“Bầu dốc kiền khôn giọng bét be,
“Miễn được ngày nào cho sướng kiếp,
“Sống thì nuôi lấy, chết chôn đi.
(Tự trào)
“Một tập thơ sầu ngâm đã chán
“Vài be rượu nhạt uống ra gì
“Thôi về tiên phật cho xong kiếp
“Đù ỏa trần gian sống mãi chi?
(Cảm thán)
Nhưng bài sau đây có lẽ biểu lộ tính ngông trần đời của Chiêu Lỳ hơn hết:
“Sống ở trần gian đánh chén nhè
“Chết về âm phủ cắp kè kè
“Diêm vương phán hỏi mang gì đó:
“- Be! “

Khi Quỳnh Như không còn ở cõi đời, Phạm Thái có làm bài thơ khóc giai nhân:

“Buồn đốt lò vàng hương nhạt khói
“Sầu châm chén ngọc rượu không hơi
“.................................
“Oanh ru bên trướng giấc hoa nồng
“Say tỉnh hồn mai nhớ lại mong”
Nhà thơ họ Phạm cũng chẳng ở cõi đời lâu. Ông chết lúc 35 tuổi.
...

quehuong said...

...Còn Trần Tế Xương, ông Tú đất Vị Xuyên, trong bài “Ngẫu hứng”, cũng không kém đệ tử Lưu Linh:
“Được tiền thì mua rượu,
“Ruợu say rồi cỡi trâu.
“Cỡi trâu thế mà vững,
“Có ngã cũng không đau.”
(Ngẫu hứng)
hay ngậm ngùi cho sự Bất đắc chí của ông trong bài “Say rượu”:
“Đời này thực tỉnh những ai đây?
“Ai tỉnh cho ta chịu tiếng say.
“Buồn ruột cho nên men phải nhấp,
“Dở mồm nào biết giọng là cay.
“Bạn cùng quỉ dẫy chi cho bận,
“Vui với ma men thế cũng hay.
“Ngất ngưởng hai tay vơ đũa chén,
“Đố ai đã được cái say này.
Nhưng dẹp nỗi buồn bất chí mà vẫn đeo đuổi mộng nam nhi, có lẽ không thi nhân nào sánh được với Nguyễn công Trứ (1778-1859). Cuộc đời “lên voi xuống chó” của nhà Thơ và cái hùng tâm của Uy Viễn tướng công là một gương sáng cho hậu thế, nhưng không thiếu hơi hám của Rượu trong Thơ:
“Thơ một túi, phẩm đề câu nguyệt lộ
“Rượu ba chung, tiêu sái cuộc yên hà
(Cầm kỳ thi tửu)
“Trời đất cho ta một cái tài,
“Giắt lưng dành để tháng ngày chơi.
“Dở duyên với rượu không từ chén,
“Trót nợ cùng thơ phải chuốt lời.
“Cờ sẵn bàn sơn, xe ngựa đó,
“Đàn còn phím trúc, tính tình dây.
“Ai say, ai tỉnh, ai thua được,
“Ta mặc ta, mà ai, mặc ai.
(Cầm kỳ thi tửu)
“Lưng bầu rượu say cổ kim kim cổ
“Một túi thơ vui hoa nguyệt nguyệt hoa
(Kiếp nhân sinh)
“Hẹn với lợi danh ba chén rượu
“Vui cùng phong nguyệt một bầu thơ
(Thoát vòng danh lợi)
“Trót đà khuya sớm với ma men,
“Mặc kệ người chê, mặc kệ khen.
“Ngó lại hàng rào hương cúc lộn,
“Trông ra cửa sổ bóng trăng chen.
“Vào vòng cương tỏa chân không vướng,
“Tới cuộc trần ai, áo chẳng hoen.
“Cứ những ai hay tình thú ấy,
“Có chăng Bành trạch với Thanh Liên.
(Uống rượu tự vịnh)
...

quehuong said...

...Chu Thần Cao Bá Quát, đất Bắc Ninh, đỗ Cử nhân năm Minh Mệnh 12, làm Giáo thụ ở Quốc Oai (Sơn Tây) , nổi tiếng văn hay chữ tốt, đến Vua Tự Đức phải ca tụng “Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán” song không được đắc dụng vì kiêu ngạo khác đời. Năm Tự Đức thứ 8 (1854) theo Lê duy Cự làm phản, bị bắt và xử tử.
Sinh thời Ông vì bất mãn cuộc đời, yếm thế nên ông mượn thơ, uống rượu mà ca tụng cảnh nhàn:
“Ba vạn sáu nghìn ngày là mấy,
“Cảnh phù du trông thấy cũng nực cười
“Thôi công đâu chuốc lấy sự đời
“Tiêu khiển một vài chung lếu láo.
“Đoạn tống nhất sinh duy hữu tửu,
“Trầm tư bách kế bất như nhàn
Sang đến thế kỷ 20, Việt Nam ta có một số thi sĩ nổi danh đã coi rượu như một người tình không thể thiếu, trong đó có Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu.
“Rượu thơ mình lại với mình,
“Khi vui quên cả cái hình phù du.
“Trăm năm thơ túi rượu vò.
“Nghìn năm thi sĩ tửu đồ là ai?
(Còn chơi)
“Công danh sự nghiệp mặc đời
“Bên thời be rượu, bên thời bài thơ.
(Tản Đà xuân sắc, 1953)
Nhà thơ núi Tản sông Đà yêu văn chương lẫn rượu nồng đến nỗi người bạn Tú Mỡ Hồ trọng Hiếu phải làm thơ nói về ông:
“Từ khi Hiếu xuất thế,
“Vẫn nhớ cảnh thiên tiên:
“Bữa cơm thường phải rượu,
“Nhưng túi lại rỗng tiền.
*
“Liền xoay nghề văn chương,
“Viết bừa bán phố phường.
“Thơ chạy tha hồ uống,
“Say khướt suốt đêm trường.
*
“Rượu ngon thức nhắm ngon.
“Giọng văn lại càng giòn;
“Khối tình con, tình lớn,
“Giấc (mộng) lớn, mộng con.
(Trời đày Nguyễn Khắc Hiếu - Giòng nước ngược I)
Nhưng để công bằng với bạn, Tú Mỡ cũng “nói xấu” về mình:
“Có một anh,
“Biếng lười như hủi.
“Cờ bạc như tinh,
“Rượu chè như quỉ.
“Trai gái như ranh.
(Xoay hòn đất)
“Tom chát quanh năm vài bốn bận,
“Say sưa mỗi tháng một đôi ngày
“Tính vui trò chuyện cười như phá,
“Lòng thẳng căm hờn nói toạc ngay
(Tự thuật)
...

quehuong said...

...Riêng Hàn Mặc Tử mô tả hơi rượu trong thơ rất khác đời, cho ta cái cảm giác của một khúc phim kinh dị quái đản:
“A ha hả! say sưa chê chán đã
“Ta là ta hay không phải là ta?
“Có gì đâu, cả thể với cao xa,
“Như cội rễ của trăm nguồn đạo hạnh.
“Hớp rượu mạnh, máu càng hăng sức mạnh.
“Ôi điên rồ! khoái lạc đến ngất ngư.
“Thương là thương lòng mình giận chưa nư
“Hồn vội thoát ra khỏi bờ trí tuệ.
(Siêu thoát)
Có thể nói tình bạn của người xưa đậm nồng trong chung trà chén rượu, nên Ưu Thiên Bùi Kỷ cũng chẳng khác gì Nguyễn Khuyến khi nhớ đến người bạn đã qui tiên:
“Ta cùng bác quen nhau đã lâu,
“Khi thơ lưng túi, rượu lưng bầu.
“Trời đất yêu ta, ta ở lại,
“Non sông nhớ bác, bác đi đâu?
(Viếng bạn)
Riêng nhà thơ Đỗ huy Nhiệm lại có một nỗi nhớ khác bên ly rượu:
“Buồn ở đâu theo tối xuống rồi,
“Đã tràn u ám cả hồn tôi
“Đang ngồi say khướt bên ao vắng
“Thơ thẩn nhớ người không nhớ tôi.
...
“Qua đã say rồi, nay lại say,
“Rượu vơi, buồn vẫn lẩn đâu đây.
“Nghiêng hồ tôi rót cho đầy chén
“Để giữ người yêu hết trọn ngày.
*
“Nàng chỉ thăm tôi những lúc buồn,
“Khi hồ đầy rượu, buổi hoàng hôn,
“Lúc hồn chuếnh choáng say say ấy
“Rồi lại quay về tận cuối thôn.
....
“Chiều nay nàng đến trong ly rượu
“Tôi uống vơi vơi hết cả nàng.
“Tôi uống dặt dè từng hớp một,
“Sợ mai nàng bận chẳng buồn sang.
*
“Trăng đã lên cao. Rượu cạn rồi,
“Cả nàng đã đẫm cả hồn tôi.
“Ngày mai rượu hết nghiêng hồ rỗng
“Vét chút hương còn ép sát môi.
(Say - Tiểu thuyết thứ 5)
Cũng là Say ta thấy trong Mê Hồn Ca của Đinh Hùng có một âm điệu quyến rũ lạ lùng:
“Ta bắt em cười, nói, bắt em say,
“Ta đòi lấy mảnh linh hồn bỡ ngỡ.
“Ôi! ly rượu em dâng toàn huyết đỏ,
“Ta uống cùng dòng lệ chảy đêm xưa
(Ác mộng)
“Ôi gác ca lâu, rèm buông, lửa đỏ!
“Ôi mộng xuân lả lướt những đêm tình!
“Cốc rượu hồng, hy vọng sáng rung rinh,
“Mùi son phấn khác gì hương trinh bạch?
(Hương trinh bạch)
Vũ hoàng Chương, ông anh rể của Đinh Hùng, là một thi sĩ tài hoa, một phù thủy của âm thanh, vần điệu. Đậu Tú tài Pháp, bỏ học Luật đi làm công chức hỏa xa rồi dạy học. Tuy tây học, nhưng ông lại uyên thâm về Nho học và nhiều thi phẩm của nhà Thơ đã được dịch ra ngoại quốc. Tác phẩm đầu tay của Vũ hoàng Chương là tập “THƠ SAY” (Xuất bản 1940):
“Em ơi lửa tắt, bình khô rượu
“Đời vắng em rồi, vui với ai?
Bài “Chén Rượu Đôi Đường” thì đậm mùi cay đắng:
“Nhưng đêm nay dịu quá
“Không trăng có hề chi!
“Say sưa tràn miệng cốc
“Cùng nâng hãy uống đi
“Trùng lai đâu dễ hẹn kỳ
“Đò ngang một chuyến chắc gì mai sau

“Giờ đây chia đôi ngả
“Sông nước càng tiêu sơ
“Hồn men cay như quế
“Hồn men đắng như mơ.
“Đắng cay này chén tiễn đưa
“Uống đi, uống để say sưa ngập lòng.
*
“Cạn đi và lại cạn
“Say rồi gắng thêm say
“Bao nhiêu mơ mà đắng
“Bao nhiêu quế mà cay
“Đắng cay trút xuống bàn tay
“Nắm tay lần trót, thuyền quay mũi rồi
*
“Thuyền anh đi thôi nhé
“Xa nhau dần xa nhau
“Tôi về trên lưng ruợu
“Đến đâu thì đến đâu
“Có ai say để quên sầu
“Lòng ta lảo đảo càng sâu vết buồn.

...

quehuong said...

Sau hết in mời các bạn cùng xem bài:

CẦM KỲ THI TỬU của Nguyễn Công Trứ:

Cầm kỳ thi tửu
Đường ăn chơi mỗi vẻ mỗi hay,
Đàn năm cung réo rắt tính tình dây,
Cờ đôi nước rập rình xe ngựa đó.
Thơ một túi phẩm đề câu nguyệt lộ, (1)
Rượu ba chung tiêu sái cuộc yên hà. (2)
Thú xuất trần, tiên vẫn là ta,
Sánh Hoàng Thạch (3), Xích Tùng (4), ờ cũng đáng!
Cầm tứ tiêu nhiên, kỳ tứ sảng,
Thi hoài lạc hĩ, tửu hoài nồng. (5)
Một chữ nhàn giá lại đáng muôn chung
Người ở thế dẫu trăm năm là mấy.
Sách có chữ "nhân sinh thích chí" (6)
Đem ngàn vàng chác lấy chuyện cười,
Chơi cho lịch mới là chơi,
Chơi cho đài các, cho người biết tay.
Tài tình dễ mấy xưa nay.


o0o
(1) Phẩm đề: phê bình. Nguyệt lộ: trăng và hạt móc.
(2) Tiêu sái: phóng khoáng. Yên hà: khói ráng, ý nói cảnh đẹp của đời ẩn dật.
(3) Hoàng Thạch: tức Hoàng Thạch Công. Cuối đời nhà Tần, Trương Lương đi chơi ở đất Hạ Bì, đến Dĩ Kiều gặp ông già trao cho quyển Binh Thư Tam Lược mà dặn: "Đọc kỹ sách này sau có thể bình thiên hạ. Sau 13 năm nhà ngươi đến núi Cốc Thành, nếu thấy hòn đá vàng thì biết là ta đấy !" (Vì thế sau này người đời tôn ông lão là Hoàng Thạch Công). Đúng như lời dặn của tiên ông, Trương Lương sau này giúp Lưu Bang lập nên nhà Hán.
(4) Xích Tùng: tức Xích Tùng Tử. Theo Liệt Tiên truyện, Xích Tùng Tử làm quan Vũ sư đời vua Thần Nông, sau đắc đạo thành tiên.
(5) Cung đàn hay, nước cờ sáng suốt; Lòng thơ vui, tính rượu nồng nàn.
(6) Đời Nam Tề, Trương Hàn có câu "Nhân sinh quý thích chí, tu phú quý hà vi ?" -- Người ta ở đời cốt thỏa chí mình, nào cần giàu sang làm gì ?

Chúc tất cả Vui, Khỏe...

Suong Mai said...

CHÚC MỪNG SINH NHẬT SONG KIM của LÁ THU VÀNG

Tôi luôn luôn trễ nãi muộn màng, những ngày Tết đầm ấm lại không có mặt ở Trang Thơ để chúc Tết bạn bè gần xa. Xin mượn "đất" chúc mừng sinh nhật bạn SK để gởi lời chúc đến các bạn thơ 1 năm mới AN KHANG-HẠNH PHÚC, luôn vui vẻ và trụ mãi với TT, riêng bạn SK thật Hạnh Phúc như cặp lá sánh đôi mà SM có nhã ý chọn làm ảnh rất đẹp,rất có ý nghĩa trong cuộc sống.
LTV