Dạo này NT ... mất tiêu hoài !? Các bạn đã đi từ TRĂNG ĐÔNG HỒ đến HÀ TIÊN rồi mà NT vẫn còn ì ạch với bác sĩ ... hu ... hu .... Tuy nhiên NT vẫn Đọc Miệt Mài hết mọi chuyện trên Trang Thơ đấy, nhưng mà lạ thật ... khi Thân Bất An thì đầu óc chả có cảm nghĩ nào hết cả Biết vui, biết buồn, biết cười ngặt nghẽo với Trang Thơ mà hổng biết viết gì !!! Có lẽ phải điều chỉnh lại cái đầu của NT quá !!!
HÀ TIÊN cảnh đẹp tự nhiên không màu mè rực rỡ như những nơi khác,con người HÀ TIÊN bình dị ,bờ biển không lắm du khách nên vẫn giữ được vẽ bình yên...đôi khi mình tới thăm trái muà nên mới thấy được vẽ hiền hoà nơi đây ,cũng như CÀMAU ,chỉ có đòan chúng ta là độc nhất mà cũng rầm rộ ... HP đi chơi mà trầm lặng nhất ,ít nói cười ,nhưng cũng có nhiều nhận xét thật tinh vi,lời thơ diễn đạt nhẹ nhàng ,tình cảm bao la chứ không khô khan và hời hợt như NS,thành thật khen tặng gà nhà ! Trang chủ cho lên bức tranh những đặc điểm đáng nhớ như HÒN PHỤ TỬ một huyền thoại đáng trân trọng TÌNH PHỤ TỬ mãi mãi đến ngàn sau ! Cây CẦU KHỈ dọc đường cũng ghi nhiều kỹ niệm khó quên,Thạch Động nơi mang điển tích THẠCH SANH chém Chằng Tinh cưú Công Chúa... Đàn kêu tích tịch tình tang Ai đem công chuá lên hang mà về !
CàMau -Hà Tiên đã qua rồi những ngày vui ,nhưng mà sao vẫn còn vướng vất mãi trong ta...
HP khéo kết hợp những thắng cảnh của Hà Tiên vào bài thơ. Khiến người đọc có cảm tưởng, như những cảnh vật hữu tình đó đang ở trước mặt . Ngoài kia, Hòn Phu Tử đang trầm mình trong biển nước bao la, mà Trang Chủ đã chọn cho bức minh họa, càng làm tăng thêm vẽ đẹp thiên nhiên của Hà Tiên . VK thầm nghĩ, không biết đến bao giờ lại có dịp được trở lại Hà Tiên, để ghé thăm những danh lam thắng cảnh, và di tích lịch sủ đó trong cuộc đời này . Cảm ơn HP đã tạo cho VK có cảm giác thật nhẹ nhàng khi đọc bài thơ, để nhớ lại Hà Tiên .
Hà Tiên là một trong sáu tỉnh đầu tiên ở Nam Kỳ Việt Nam, thành lập năm 1832.
VÙNG ĐẤT HÀ TIÊN XƯA Tên gọi Hà Tiên do Mạc Cửu đặt, vì tương truyền xưa kia có tiên xuất hiện trên sông Giang Thành. Xưa kia, đây là vùng đất Mang Khảm. Từ giữa thế kỷ 17, những lưu dân người Việt đã đi thuyền dọc theo đường biển đến tận vùng này sinh sống. Trong lời tựa tập Hà Tiên thập vịnh, Mạc Thiên Tích đã viết: "Trấn Hà Tiên nước An Nam, xưa là đất hoang, từ tiên quân khai sáng đến nay đã hơn 30 năm, mà dân mới được ở yên, hơi biết việc trồng trọt". Tuy nhiên công lao khai phá Hà Tiên thuộc về hai cha con Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích, biến Hà Tiên thành nơi sầm uất. Mạc Cửu là người Quảng Đông (Trung Quốc), di cư đến sau khi nhà Minh bị tiêu diệt hoàn toàn năm 1645. Vua Cao Miên đã phong cho Mạc Cửu chức Oknha (Ốc nha) để cai quản vùng đất này. Tuy nhiên, do bị quân Xiêm La thường xuyên quấy nhiễu mà Cao Miên không đủ sức mạnh quân sự để bảo vệ. Gia quyến Mạc Cửu đã bị quân Xiêm bắt đem về nước họ. Mạc Cửu trốn thoát về Trũng Kè, sau lại về Mang Khảm khôi phục sản xuất. Mạc Cửu đã thân đến Phú Xuân dâng biểu xin đem 7 xã mà mình khai phá quy phục Chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn ưng thuận, lệnh đổi tên đất Mang Khảm thành trấn Hà Tiên, phong Mạc Cửu làm Tổng binh coi giữ. Năm 1774, Chúa Nguyễn Phúc Khoát chia Đàng trong thành 12 dinh, nhưng vẫn để lại trấn Hà Tiên, phong Mạc Thiên Tích làm Đô đốc cai trị.
TỈNH HÀ TIÊN THỜI NHÀ NGUYỄN Năm 1832 vua Minh Mạng đặt ra tỉnh Hà Tiên (một trong 6 tỉnh Nam Kỳ), gồm 1 phủ là An Biên thống lĩnh 3 huyện: Hà Châu, Long Xuyên (sau này là địa bàn tỉnh Long Xuyên) và Kiên Giang (sau này là địa bàn tỉnh Rạch Giá).
HÀ TIÊN THỜI PHÁP THUỘC Ngày 24 tháng 6 năm 1867, tỉnh thành Hà Tiên bị thực dân Pháp chiếm. Năm 1876, Pháp chia Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chính lớn, mỗi khu vực hành chính lại chia nhỏ thành các tiểu khu hay hạt tham biện (arrondissement administratif) thì tỉnh Hà Tiên cũ bị chia thành 2 hạt tham biện là Hà Tiên và Rạch Giá và hạt tham biện Hà Tiên (đất huyện Hà Châu của tỉnh Hà Tiên cũ) thuộc khu vực Bát Xắc (Bassac). Từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 hạt tham biện Hà Tiên trở thành tỉnh theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương đổi tên tất cả các hạt tham biện thành tỉnh. Năm 1903, đảo Phú Quốc được đặt dưới quyền của đại diện chủ tỉnh Hà Tiên. Tỉnh lị là tỉnh thành Hà Tiên. Từ năm 1913 đến năm 1924, tỉnh Hà Tiên được đặt dưới quyền chủ tỉnh Châu Đốc. Năm 1921, tỉnh Hà Tiên gồm 4 quận: Châu Thành (tỉnh lị), Giang Thành, Hòn Chông và Phú Quốc. Ngày 9 tháng 2 năm 1924, Hà Tiên lại trở thành một tỉnh độc lập.
HÀ TIÊN THỜI VNCH Thời VNCH, Hà Tiên chỉ là 1 trong số 7 quận của tỉnh Kiên Giang. Quận Hà Tiên gồm 3 xã Mỹ Đức, Phú Mỹ và Thuận Yên, 15 ấp. Nhưng trên các bản đồ Việt Nam do Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa xuất bản, vẫn ghi hai tỉnh riêng biệt là Hà Tiên và Rạch Giá.
SAU NĂM 1975 Đầu năm 1976, tỉnh Kiên Giang được thành lập. Địa bàn tỉnh Hà Tiên cũ nay là huyện Kiên Lương và thị xã Hà Tiên.
Năm 1979, trên đường ra đi tìm đường cứu thân, tui đã đến đất Hà Tiên bằng đường thuỷ và đã lưu lại đó vài ngày để chờ đợi một điều không có. Ban đêm trời trong, đứng ở bờ biển có thể nhìn thấy ánh đèn thấp thoáng phía xa. Lúc đó tâm trạng rối bời, không biết đó là đất Miên hay đất Thái. Người ta nói đó là đất Thái thì mình cũng ừ. Thật tiếc thay tui không có được một chút thong dong nào của NGŨ VỊ...để nhìn trăng mà cảm tác ra một bài thơ đầy cảm xúc thật như TRĂNG ĐÔNG HỒ của LTV. Và một bài HÀ TIÊN của PH. Đây có lẽ là kết quả tích cực nhất của chuyến du Nam của các Nàng. Có lẽ hồn thi nhân cũ của HÀ TIÊN THẬP VỊNH mời gọi mà các Tiên cô của Trang Thơ thả hồn thơ lai láng chăng? Gọi là 5 vị Tiên Cô theo s@ cũng đúng, tên Hà Tiên do Mạc Cửu đặt cũng xuất phát từ một truyền thuyết xưa. Hồi xưa chỉ có 1 mà bây giờ tới 5. DỮ A ! Mới có 2 bài thơ đăng đàn, còn những bài của các vị khác thì bỏ ở đâu? Mau lấy ra trình làng cho bà con thưởng lãm cho xứng mặt những thi-sỉ-trang-thơ đi.
Sau khi đọc những ký sự về chuyến đi Cà Mau - Hà Tiên của NS , SM thiệt là phục cái trí nhớ dài lâu của Sư Mẫu. Đáng lẽ ở cái lứa tuổi Gió heo may đã về này SM phải biết cái đầu óc của mình đã lệch lạc nhiều, tưởng là nhớ đâu ra đó vậy là thoắt một cái đã quên hết trơn. Tốt nhất là nên ghi chép lại , đừng có chủ quan về những cái gì mình muốn nhớ. Mỗi lần NS hỏi lại vài chi tiết để bổ sung vào bài viết là lại thấy tức cái bản thân mình, phải chi chịu khó lưu vài nét lại thì hay biết bao về những chi tiết kỷ niệm lưu luyến trong chuyến đi. Nhiều năm quanh quẩn trên vùng đất đỏ cao nguyên, xa hơn là Nha Trang,Phan Thiết, Sài gòn và một lần hè 76 xuôi về Cần Thơ, Ba Xuyên vội vã, SM thực sự mở rộng tầm mắt học hỏi thêm được nhiều điều ngay trên mảnh đất quê hương. Nói đúng ra những điều tưởng tượng về Hà Tiên trước đây qua các tài liệu văn học, qua âm nhạc , hình ảnh thì SM nghĩ là đẹp hơn nhiều khi so với bây giờ nhìn bằng con mắt trần của mình. Mũi Nai bờ biển thoai thoải yên tâm đẫm mình xuống nước ấm với NS, LTV và HP. SM vốn rất nhát khi xuống nước ( sợ nước vì một lần chìm xuống hồ Trung Tâm BMT ) nên không có tắm biển từ nhiều năm qua , NS thật trẻ trung mạnh dạn làm SM cũng theo gót luôn, loay hoay thế nào mà cũng chỏng gọng nuốt luôn mấy ngụm nước mặn, thiệt tức , lại níu và cào 2 vết trên tay NS nữa chớ. Người ta nói món ngon " độc quyền" của Mũi Nai là canh chua cá kẻm nấu sả, nghệ với măng tre, vậy mà đâu có biết, bù lại là món cua rang me của quán GIÓ công nhận là ngon.Thời gian 2 ngày quá ngắn để thăm viếng thắng cảnh Hà Tiên như chùa Hang khu du lịch Hòn Phụ Tử, Chùa Tam Bảo, Lăng Mạc Cửu, Thạch Động, nhiều di tích lịch sử như Đình Nguyễn Trung Trực, chùa Phù Dung do Mạc Thiên Tích xây cho nàng thứ thiếp Phù Cừ tu hành...đành phải thôi . Đáng lẽ đêm trăng tròn ấy phe ta phải tham gia Tao Đàn Chiêu Anh Các mở hội tại Bảo Nguyệt Liên Trì( đối diện đền thờ Mạc Công) , duyên tao ngộ mà không biết gì hết...
Dọc đường từ Rạch Giá đến Hà Tiên có nhiều cái cầu đơn sơ gọi là Cầu Khỉ, SM cũng ráng theo mọi người bước được vài bước, chụp xong tấm hình làm cảnh là đủ rồi.Hồi sáng NS có hỏi sao gọi là Cầu Khỉ, có câu trả lời rồi nè. Cầu Khỉ là một loại cầu được làm rất đơn sơ bằng các loại gỗ, tre bắc qua kênh, rạch chỉ để cho người qua lại. Loại cầu này rất phổ biến ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thường làm bằng cây tràm được trồng rất nhiều ở đây. Những cây cầu này có hoặc không có tay vịn, rất khó đi và nguy hiểm. Người ta hình dung chỉ có những con khỉ hay leo trèo mới có thể đi được, nên đặt tên là cầu khỉ.Nếu có những giải thích khác thì nhớ cho bà con biết thêm với.
"Đáng lẽ đêm trăng tròn ấy phe ta phải tham gia Tao Đàn Chiêu Anh Các mở hội tại Bảo Nguyệt Liên Trì( đối diện đền thờ Mạc Công) , duyên tao ngộ mà không biết gì hết..."
Uổng nhỉ! Trong Ngũ Vị ai cũng "đã từng" làm thơ mà một dịp tốt có một không hai vậy mà không tham gia được để mở rộng tầm nhìn, thu nạp thêm những cái hay cái đẹp ở miền khác.
Hay là có một cái duyên-tao-ngộ khác nên vội vã quay về?
Sáng nay lên mạng mở TT thấy bài thơ HP tả cảnh HàTiên thích quá,lại một phen tiếc nuối không được đi chơi cùng cả nhà ngắm cảnh đẹp đất nước quê hương...chẳng biết hẹn đến ngày đẹp trời nào đây? Bài thơ diễn tả các cảnh lại thêm minh họa đầy đủ thật sinh động khen thay quý vị đi chơi đã mang về được cái hương vị ao sen ,cầu khỉ lắc lẽo,cây đu đủ vươn tìm ánh sáng,chùa Bà... Thấy comment 0 nghĩ mình vô đầu tiên ai dè 5 điều 3 chuyện xong máy chẳng chịu work?!!Thôi bây giờ...chạy tụt hậu tới số 9..ha ha Ông Mạc Cửu đã gặp Cửu nữ chứ không phải ngũ nữ rồi đây,phải không trang chủ?/
Theo truyền thuyết, Hà Quỳnh là con gái của gia đình họ Hà. Năm 13 tuổi vào núi hái trà và gặp Lã Động Tân (có thuyết cho là Lã Động Tân cùng Trương Quả Lão và Thiết Quải Lý )trong dân gian Nam Bộ gọi ông nầy là Lý Thiết Quài. Được các vị tiên này thu nhận làm đệ tử và ban cho một quả đào tiên (có thuyết cho là quả táo tiên), sau khi ăn xong thì biến thành tiên.
Theo "Tiên phật kì tung" (仙佛奇蹤), Hà Quỳnh là con gái của Hà Thái tại Tăng Thành trong tỉnh Quảng Đông ngày nay. Ngay khi chào đời đã có 5 sợi tóc dài trên đỉnh đầu. Khi khoảng 14-16 tuổi nằm mộng thấy gặp người tiên và lệnh cho Hà Quỳnh tự mình nuốt bột vân mẫu (mica) để siêu thoát và trở thành bất tử. Tuân theo mệnh lệnh, Hà Quỳnh đã nuốt bột vân mẫu cũng như thề không xuất giá (lấy chồng). Sau đó, người ta thấy Hà Quỳnh thường xuất hiện trong các hang núi, đi lại nhẹ nhàng uyển chuyển như bay lượn. Mỗi ngày Hà Quỳnh ra đi từ lúc bình minh và trở về vào lúc hoàng hôn, mang theo về các loại hoa quả trong núi cho mẹ. Cứ như thế dần dần không còn cần phải ăn những đồ ăn thức uống thông thường nữa.
Võ Tắc Thiên từng sai sứ giả đến mời Hà Quỳnh vào triều gặp mặt, nhưng trên đường về kinh thì Hà Quỳnh mất tích. Trong niên hiệu Cảnh Long (景龍) (khoảng năm 707 thời Đường Trung Tông), Hà Quỳnh thăng thiên và trở thành tiên, dân gian gọi là Tiên Cô. Theo truyền thuyết, Tiên Cô là vị tiên biết trước họa phúc của nhân gian. Thời nhà Tống, Tằng Mẫn Hành (曾敏行) trong "Độc tỉnh tạp chí" có ghi chép rằng khi Địch Thanh đem quân xuống phương nam để dẹp cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao, có đi qua Vĩnh Châu và rẽ vào điện thờ Hà Tiên Cô để xin quẻ xem cát hung và kết quả chiến cuộc và được Hà Tiên Cô báo rằng "công bất tất kiến tặc, tặc bại thả tẩu" (ông chẳng gặp được giặc, giặc bại vừa chạy). Ban đầu Địch Thanh không tin, nhưng sau này quân tiên phong của nhà Tống vừa giao chiến với quân của Nùng Trí Cao thì Cao đã bại trận và tháo chạy sang nước Đại Lý và đúng là Địch Thanh không có cơ hội giáp mặt Nùng Trí Cao.
TRONG CÁC BỨC HOẠ Người ta cho rằng bông hoa sen mà Tiên Cô mang theo làm cho sức khỏe con người ta tốt lên, kể cả thể chất lẫn tinh thần. Đôi khi người ta còn vẽ Tiên Cô mang theo mình một nhạc cụ là sênh hoặc đôi khi có cả chim phượng hoàng đi theo hay mang theo mình một chiếc muôi (thìa) bằng tre hoặc một chiếc phất trần.
Hà Tiên Cô là một trong Bát Tiên gồm: Hà Tiên Cô • Hán Chung Li • Hàn Tương Tử • Lam Thái Hòa • Lã Động Tân • Tào Quốc Cữu • Thiết Quải Lý • Trương Quả Lão.
Tui nghĩ chắc ông Mạc Cửu là người gốc Hoa, nên theo truyền thuyết có Tiên Cô xuất hiện trên sông Giang Thành mà đặt tên đất là Hà Tiên chăng?
Nhìn hình và đọc thơ nói về HÀ TIÊN , thấy HT đẹp quá. Cỏ xanh ở trong nước mà chưa có dịp đến với HT thật là khiếm khuyết...nhưng sẽ phải có ngày đến với HÀ TIÊN thôi.
Đọc thơ HÀ TIÊN, cũng mường tượng được HÀ TIÊN biết bao êm đềm, với giòng nước trong...
Thôi thì chẳng biết nói gì hơn là hẹn một ngày đến thăm HÀ TIÊN...
Hòn PHỤ TỬ ngoài xa, tục truyền rằng có hai hòn đá đứng song song với nhau, người ta gọi là CHA CON - PHỤ TỬ , nhưng một trong hai hòn theo thời gian bị sóng đánh gảy phần đầu. Nghe nói hình như nhà nước muốn dựng lại, nhưng dân chúng không đồng ý, họ nói cảnh thiên nhiên cứ để tự nhiên vậy, không muốn bàn tay con người nhúng vào .
" Hòn Phụ Tử thuộc huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Từ lâu, hòn Phụ Tử được xem là biểu tượng cho cảnh đẹp Kiên Giang. Đó là hai trụ đá cao nghiêng nghiêng cùng một chiều tượng trưng cho hình hai cha con quấn quýt bên nhau trông ra biển cả.
Theo truyền thuyết, xưa kia ở vùng biển này có con thuồng luồng rất hung dữ, hay đánh đắm thuyền bè để ăn thịt ngư dân. Bên chân ngọn An Hải Sơn, cạnh chùa Hang, có hai cha con làm nghề chài lưới. Quá bất bình trước tình cảnh này, người cha quyết lòng tiêu diệt con ác thú trừ hại cho bà con.
Sau khi tính hết kế, cuối cùng ông thấy chỉ còn cách hy sinh thân mình mới mong giết được con thuồng luồng này. Thế là ông liền tẩm thuốc độc vào mình, nằm sát mé biển để dụ con ác thú. Thấy mồi ngon, con thuồng luồng đến cắn đứt đầu ông, trúng độc rồi chết. Người con đi tìm cha, bắt gặp xác cha cụt đầu liền ôm lấy khóc thương thảm thiết. Không ngờ chất độc từ người cha thấm qua khiến người con trúng độc rồi chết. Trời nổi giông bão, mưa suốt mấy ngày liền. Và nơi hai cha con nằm mọc lên hai hòn đá lớn và nhỏ. Hòn to là cha và hòn nhỏ là con, người ta gọi là hòn Phụ Tử.
Hai bên hòn Phụ Tử là hai hòn đảo có hình dáng giống như một con thỏ quỳ hai chân sau để giỡn với sóng biển và một con rùa. Thiên nhiên đã tạo nên một cảnh quan thật kỳ lạ khéo léo. Chắc chắn rằng ai đã đến hòn Phụ Tử thì không thể quên được cảnh non nước hữu tình "(Thục Anh).
QH ơi, Thành thật xin lỗi đã dành phần nghiên cứu của QH, nhưng NS thích huyền thoại TÌNH PHỤ TỬ này.
Hi Ngàn-Sau, Nghe kể có mấy nàng Tiên đi tắm ở biền Hà...Tiên. Làm cho Hà..tiên sinh này ..lòng buồn vô vàn, vì không được...tắm ké. Thôi thì hẹn vậy. Đất Hà-Tiên thì còn rất nhiều chuyện để "kể lể" mà. Mà các Cô Tiên Nử có ai sắm cái lược Đồi Mồi của đất Hà Tiên không vậy...không nghe (hoặc chưa) nghe ai nhắc tới.. trong khi chớ thì tạm thời đọc, một phần trích trong bài nghiên cứu: Về thăm Lục Tỉnh qua Ca dao. Ở đây chỉ trích phần nói về Hà-Tiên.
Từ giả Châu Đốc, chàng đi Hà Tiên theo kinh Vĩnh Tế. Kênh Vĩnh Tế, biển Hà Tiên, Ghe thuyền xuôi ngược bán buôn dập dìu. Mang Khảm là đất Hà Tiên ngày xưa. Người Hoa gọi vùng Mang Khảm là “Phương Thành”, do biến âm từ “Phnom Tà Pang” của người Miên gọi vùng này. Riêng người Việt thì gọi “Hà Tiên”, do nói trại từ tiếng Miên “Tà Ten”, nghĩa là sông Ten, tức sông Giang Thành phát xuất từ Cao Miên chảy vào vũng Đông Hồ của Hà Tiên. Để thi vị hóa thị trấn nên thơ này, người Việt còn cho rằng ngày xưa tiên nữ thường xuống tắm ở sông Giang Thành nên đặt thành Hà Tiên. Rồng chầu biển Bắc, phụng múa Hà Tiên Anh thương sao mà gặp mặt thương liền Tỷ như Lữ Bố, Điêu Thuyền thuở xưa. Do việc chạy trốn nhà Thanh, thương gia Mạc Cửu (1655-1735) cùng hơn 300 tùy tùng gốc Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu đến tị nạn ở vùng đất này, vốn thuộc lảnh thổ Cao Miên, và biến thành thị trấn Hà Tiên phồn thịnh. Thằng Hóa Quảng về Quảng Hóa Bạn hiền ta ở lại Hà Tiên Làm sao rõ đặng căn nguyên Dầu sông dầu biển đi liền tới nơi Dưới thời Mạc Cửu, Hà Tiên mang tên Căn Khẩu, và vùng Hà Tiên là Căn Khẩu Quốc. Sau khi đuổi quân Xiêm, chúa Nguyễn đổi thành Hà Tiên Trấn. Mạc Thiên Tứ cai trị trấn Hà Tiên rất thịnh vượng, mở văn đàn làm thơ, phổ nhạc, vịnh phú, lập Chiêu Anh Các để chiêu nạp nhân tài. Hà Tiên có nhiều phong cảnh đẹp, Mạc Thiên Tích mô tả 10 cảnh đẹp của Hà Tiên qua bài thơ: Mười cảnh Hà Tiên rất hữu tình Non non nước nước gẫm nên xinh. Đông Hồ, Lộc Trĩ luôn dòng chảy Nam Phố, Lư Khê một mạch xanh. ..
6 Tiêu Tự, Giang Thành chuông trống ỏi Châu Nham, Kim Dữ cá chim quanh. Bình San, Thạch Động là rường cột Sừng sững muôn năm cũng để dành. (Thơ Mạc Thiên Tích) Hà tiên là xứ nuôi đồi mồi, nên sản xuất hàng thủ công từ đồi mồi. Núi Tô Châu, sông Giang Thành và Đông hồ được dân gian ca tụng: Chiều trông về núi Tô Châu Thấy em gánh nước trên đầu giắt trâm. Trâm đồi mồi tóc em em giắt Mắt anh nhìn thương thiệt là thương. Dãi dầu một nắng hai sương Tóc em vẫn mượt mùi hương vẫn còn. Tóc quăn chải lược đồi mồi Chải đứng chải ngồi quăn vẫn còn quăn. Gió đẩy gió đưa cho vừa lòng bạn Con sông Giang Thành chỗ cạn chỗ sâu. Thăm em anh phải bắc cầu Lội sông sợ ướt cái đầu hết duyên. Ngoài đặc sản đồi mồi và cá của vùng biển, Hà Tiên còn có nhiều nông sản của vùng đất phèn như thơm khóm, hay vùng đất cao của núi rừng như mít, như khoai. Đưa anh ra tới bờ hồ (Đông Hồ) Em mua trái mít, em vồ trái thơm Anh về nuôi cá thờn bơn Trồng khoai, trồng sắn, thay cơm có ngày Là vùng địa đầu của đất nước, thường bị Xiêm La và Cao Miên quấy phá: Bậu lỡ thời như giặc Hà Tiên Giặc Hà Tiên người ta còn đánh Bậu lỡ thời như cánh chim bay Cánh chim bay người ta còn chuộng Bậu lỡ thời như ruộng bỏ hoang Ruộng bỏ hoang người ta còn cấy Bậu lỡ thời như giấy trôi sông . . . Bậu lỡ thời như lưới giăng ngang Lưới giăng ngang người ta còn cuốn Bậu lỡ thời ai muốn bạn đâu. Ngày xưa, Hà Tiên là lị sở của Hà Tiên Trấn, gồm Hà Tiên, Rạch Giá, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau dưới thời chúa Nguyễn, nên rất phồn thịnh. Về sau, mất dần vị trí hành chánh, Hà Tiên trở thành tỉnh, rồi nay thành quận/huyện. Công việc làm ăn trở nên khó khăn, nên dân chúng phải đi nơi khác sinh sống. Ở Hà Tiên mần ăn không khá Anh về Rạch Giá anh bán cá mòi Thương nhau không được ngỏ lời Nước trôi thăm thẳm biết đời nào nên. Tháng hai tháng ba anh đi chở cá Không khá anh qua Rạch Giá chở khoai lang Tìm người bạn ngọc thở than đôi lời Biết làm sao lên đặng ông trời Hỏi thăm duyên nợ đổi dời về đâu? ..
7 Ai về Tân Phước Rạch Già Gởi con cá lóc hái cà nấu canh Ghe chàng xuôi theo kinh Hà Tiên - Rạch Giá. Ngày xưa, Rạch Giá rất hoang vu, toàn rừng ngập mặn, nhiều nhất là cây Giá (Excoecaria agallocha L.) mọc dọc mé sông ven biển. Rạch Giá dưới thời Mạc Cửu mang tên “Linh Quỳnh”. Anh đi Rạch Giá qua truông Gió rung ngọn sậy ngồi buồn nhớ em U Minh Rạch Giá Thị Quá Sơn Trường Dưới sông sấu lội trên rừng cọp đua Đất Cần Thơ nam thanh nữ tú Đất Rạch Giá vượn hú chim kêu Quản chi nắng sớm mưa chiều Lên doi xuống vịnh cũng chèo thăm em Nhưng bây giờ thì Rạch Giá trở nên thị tứ Chợ Sài Gòn cẩn đá Chợ Rạch Giá cẩn xi mon Giã em ở lại vuông tròn Anh về xứ sở không còn vô ra Từ Rạch Giá, chàng dong thuyền qua biển đến đảo Phú Quốc, cặp bến Dương Đông. Dương Đông rất trù phú, nổi tiếng về mắm và hải sản. Gặp cơm Ba Thắc thơm ngon Chan nước mắm Hòn ăn chẳng muốn thôi Phú quốc cũng có đồi sim hoa tím. Nhà thơ Kiên Giang, gốc người Rạch Giá, từng thưởng thức trái sim ở Phú Quốc, cảm hứng làm nên hai câu thơ *, nay trở thành ca dao: Ðói lòng ăn nửa trái sim* Uống lưng bát nước đi tìm người thương* Người thương, ơi hỡi, người thương, Đi đâu mà để buồng hương lạnh lùng. Khách giang hồ đến đây nhìn phong cảnh mà chạnh lòng, nhất là những chàng si tình: Dương Ðông gió lạnh không tình sưởi Rượu đã say mèm vẫn nhớ thương Ðèn cầu tàu ngọn lu ngọn tỏ Anh trông không rõ, anh ngỡ đèn màu Rút gươm đâm họng máu trào Ðể em ở lại, em kiếm thằng nào hơn anh Bởi vì cha mẹ không ai muốn gả con cho người nơi hải đảo xa xôi: Cha mẹ đòi ăn cá thu Gả con xuống biển mù mù tăm tăm. ..
Chàng từ giả Phú Quốc, trở lại Rạch Giá, rồi xuôi ghe theo kinh Xà No về miệt Cần Thơ. Tàu số 1 chạy lên Vàm Tấn (là nơi sông Đại Ngải Sóc Trăng chảy ra sông Hậu) Tàu số 2 chạy xuống Cần Thơ Tuổi ba mươi em cũng ở vậy mà chờ Lỡ duyên chịu lỡ, cũng chờ cho được anh Anh Quốc, 6/2009 Nguyễn Thị Kim Thu__
Đoc 1 lèo ,mọi thứ về Hà tiên của các bạn thơ...làm mình cũng chợt nhớ lại "những ngày vui qua mau"xong cũng đọng lại ít nhiều kỉ niệm từ chuyến đi. Từ dẫn dắt của QH mình mới biết thêm thông tin về trái sim trong 2 câu thơ :Đói lòng ăn nửa trái sim,uốnglưng bát nước đi tìm người thương của nhà thơ Kiên Giang,Hoá ra đây là sim Phú quốc,chớ không phải là sim...Tây nguyên mà sơn nữ Phà ca từng ăn ,như mình vẫn tưởng.Cám ơn QH nhé. Các bạn thơ ơi,đã vào trang thơ chơi,thì ai cũng muốn vui là "chín" là nơi có thể xả stress sau những căng thẳng của cuộc sống,nhưng nếu muốn nó sang"mười" thì cũng nên nhẹ nhàng 1 tí. Mình rất dị ứng với kiểu réo gọi của Tư sao,thật chẳng "duyên dáng" tí nào ,chắc là không ai muốn lộ diện,và bái bai luôn...
Cái LƯỢC ĐỒI MỒI trong đoàn có một người đã mua về cho vợ. Còn các bà thì rất tiếc là không có ông để tặng hoặc là ;
Tóc anh vài sợi lưa thưa Có còn chi nữa mà ưa đồi mồi !
Nên đành làm lơ ,nhưng có mua CỐI với CHÀY ,không biết có phải đá HÀ TIÊN hay của NGỦ HÀNH SƠN đem vào ! Ai cũng lựa cái cối nhỏ nhất vì sợ nặng vali ,đem về xài mới thấy tiếc ,vì giả có 3 múi tỏi ! với một mớ bình bông nhỏ xíu để về chưng chơi ...
Không có gì là rất tiếc cả NS ơi, SM đã mua một cái lược đồi mồi cho mình xài ( chắc là giả thôi), nếu không đụng đến thì cũng có chữ Hà Tiên làm kỷ niệm. Sẵn NS nhắc mấy cái bình bông nhỏ xinh xắn đầy màu sắc SM đã quên bẵng tụi nó , không biết giờ phiêu dạt nơi đâu, hình như là 5 cái . Chút nữa sẽ đi tìm và cất kỹ cái cặp cả chày lẫn cối đá mà LTV đã tặng, bây giờ tiếc không mua cỡ lớn hơn thì cũng muộn quá rồi Sư Mẫu ơi !
Đặc sản nổi tiếng nhất Hà Tiên xưa nay là đồi mồi và kỷ vật sản xuất từ đồi mồi. Sản phẩm đồi mồi bán ở khắp nơi, tại các điểm tham quan có nhiều món quà với giá rất rẻ, nhưng cũng có thứ trị giá lên đến cả bạc triệu.
Theo Hán ngữ, đồi mồi có tên là Đại Mạo, Văn Giáp. Tên khoa học là Eretmochelgra Timliricata L. thuộc họ rùa biển, khá lớn với đường kính thân từ 60 đến 80 cm. Trên lưng đồi mồi có phủ lớp áo vảy cứng màu hung nâu, điểm thêm những đốm sáng óng ánh,lớp ngoài trơn láng. Có 13 vảy chính và 25 vảy ở rìa. Hàm trên quặp cong trùm lên hàm dưới. Rìa hàm cũng có nhiều răng nhỏ. Bốn chân đồi mồi cũng là bốn vây giống như bơi chèo. Ngón chân ẩn sâu trong vây, không có móng vuốt. Chân trước lớn hơn chân sau, nhờ có bốn chân này mà đồi mồi đạp nước bơi lội nhanh lẹ. Đồi mồi già có vảy màu tươi sáng còn con non trẻ có vảy màu tro xám.
Đồi mồi là linh vật dưới biển sâu được người xưa coi là vật quý đem lại điều tốt lành. Ngoài ra còn có thể trị bệnh cao huyết áp, trị đau đầu. Bên cạnh đó, từ ngày xưa, mỹ nghệ đồi mồi đã là thứ sản phẩm cao cấp chỉ dành riêng cho các bậc vương tước, còn thường dân chỉ dùng trang sức làm từ xương hoặc sừng. Đồi mồi luôn đồng hành cùng thời trang với một dáng vẻ rất riêng.Việt Nam có nhiều nơi tổ chức nuôi đồi mồi như ở quần đảo Cát Bà, Nha Trang. Riêng ở Nam Bộ, trong tỉnh Kiên Giang thì có hai nơi là Hà Tiên và Phú Quốc. Muốn mua sản phẩm đồi mồi có giá trị cao, phẩm chất tốt du khách nên đến cửa hiệu Thanh Chí và Phan Văn Thân ở đường Tuần Phủ Đạt bên hông chợ Hà Tiên. Đây là hai cơ sở sản xuất lâu năm theo truyền thống gia đình, giá cả phải chăng. Nơi đây còn có gia công tại chỗ, du khách có thể ngồi xem để hiểu biết nghề mỹ nghệ thủ công đặc thù tại địa phương này. Nguồn: Congdulich (Theo Simple)
Hi Sư-Mẫu, Hôm trước sư-mẫu có cho biết là đi ngang qua rừng U-Minh mà sao chẵng thấy gì là u-minh hết trơn hết trọi. Chuyện rừng u-minh thì nhiều lắm...dài dài như chuyện Hà..Tiên cô vậy, nhưng bửa nay QH mời sư-mẫu và các bạn đọc một chuyện ngắn ..ngũn của Bác Ba Phi (Bác Ba Phi là nhận vật có thiệt, rất được yêu mền của dân miệt vườn) nói về Con Tôm U-Minh...nghe chơi cho vui coi ở đâu thì Tôm nhiều:
Tôm U Minh - Truyện bác Ba Phi
Cái năm đó trời nắng hạn đến lung, bàu đều khô sạch trọi, không còn một miếng nước thấm tay. Hạn đến chó nằm ở hàng ba nhìn trời lè lưỡi, gà ấp trên ổ hót cổ thở hết ra hơi, trâu thèm nước đổ bọt mồm. Nhà tui chỉ có mấy cái đìa cá giống với một cái búng đập thông ra kinh Ngang là còn nước chút đỉnh.
Một bữa nọ, nhà có khách, túng thức ăn quá tui mới sai con Út nhà tui mò quanh rìa búng đập kiếm ít con cá. Con nhỏ nghe lời lấy khăn choàng tắm trùm đầu, xăn quần lội xuống, bắt nào cá bổi phệt, cá lóc kềnh, cá trê nộng, cá sặc bản, cá rô mề quăng lên bờ. Thấy cá nhiều quá tui biểu thôi, nhưng con nhỏ còn ham , mò rán thêm chút nữa. Nó bảo mò rán ra búng đập, bắt mớ tôm càng cho tui với khách nhậu lai rai. Con nhỏ vừa khom xuống ngay miệng ống gộng mặt đập, tui bỗng thấy từ dưới nước vụt dậy lên một cái rầm. Trời đất ơi! Tôm! Con nhỏ nghiêng mặt né tránh.
Nào là tôm càng, tôm thẻ, tôm đất, tôm lóng phóng lên ghim ngập gai vô chiếc khăn trùm đầu của nó, đuôi chỏng ra ngoài búng lách chách. Cái đầu của con Út có chà, có chôm chẳng khác nó đang đội mớ san hô vậy. Mẹ nó bưng rổ ra gỡ hết chỗ tôm đóng trên chiếc khăn đội đầu cân được hai ký tám.
Đặc sản.......Dùng từ đặc sản này không đúng với Đồi mồi Hà Tiên ,đá huyền Phú Quốc
Bây giờ người ta hay dùng đặc sản để chỉ những món ...ăn uống được,mà thôi đó chỉ là từ ngữ,Thiên Thanh muốn góp với các bạn một chuyện về đá huyền Phú Quốc Hồi đó xa xưa lắm thuở đó ThThanh chỉ mới 15,16 tuổi ,có người từ Phú Quốc về tặng cho một vòng huyền làm từ đá huyền vũ đào sâu dưới lòng đất,nghe nói đá này rất quý cũng tựa như vô rừng gặp cây bàu gió vậy...ThThanh nhớ cái vòng thật nặng màu đen bóng sáng loáng,ông bà xưa nói rằng đeo nó thì ngừa được nắng gió ...gì đó.Tiếc là ThThanhkhông giữ kỷ để nó mất theo thời gian. Không biết phải đúng là đá quý hay không,kỳ đó đang đi học trời nắng gắt có cô bạn cùng lớp lăn đùng ra ngất xỉu,không sẳn dầu mè gì,ai đó sáng kiến biểu lấy vòng huyền ngâm vào nước nóng độ vài phút rồi cho uống,vậy mà cô bạn tỉnh dậy mới thần diệu chứ......Tiếc thật vật quý vậy mà không giữ kỹ,giờ ngồi tiếc với các bạn đây..
Về đồi mồi hay bất cứ da gì làm bằng các sinh vật là NS tuyệt đối không dùng ,không hiểu vì nghe người ta nói là nên bảo vệ súc vật hay là sợ ..ma ! Nhất là các bức tranh làm bằng khảm xa cừ... Nhưng nếu đồ giả mà đẹp thì cũng mua !
Hèn chi cân 1 ký tôm được 19 con,mỗi người chỉ ăn được 2 con ,còn dư một con tặng thêm chú tài để chú lái xe cho cẩn thận về nhà bình yên! Nhớ bữa tôm rang muối ,cua rang me tuyệt vời ,khi kêu đồ ăn thì họ nói để đi ra ..lấy về cho tươi !
Cám ơn các bạn cùng đi chơi HÀ TIÊN với đoàn của HP,đây là cảnh đẹp của quê hưuơng chúng ta đã ghé qua còn để lại nhiều kỹ niệm ,tuy vậy cũng còn nhiều nơi chưa đến được...
chị HP và các anh chị Bửa nay em mới vào lại trang thơ -vì nhiều lí do hơn nữa đọc bài HÀ TIÊN của chị HP mà thấy mình vô duyên thật vì không du xuân được như đã định ,để một lần được chiêm ngưỡng đất tích quê mình đã được biết qua sử sách ,đành nhìn hình mấy chị mà tiếc..,có phải hình chị đứng trước ao sen PHÙ CỪ mà THIÊN TÍCH xây cho người yêukhi nàng đi tu? em rất cảm mối tìnhcủa nàng thi nữ này -tài hoa thường bi đát chắc ai đã biết về nàng ái cơ của Mạc Thiên Tích em đọc và làm bài thơ gởi vào đây để nói lên lòng yêuvà ngưỡng mộ cảnh -người của HÀ TIÊN xứ sở Non bồng thập cảnh vịnh HÀ TIÊN Nước biếc ,hồ xanh ghé chốn này Ngày xưa MẠC CỬU công khai phá THIÊN TÍCH -MỐI TÌNH GHI SỬ XANH Đây Chiêu Anh Các -quần thi hội Đối ẩm "Qua đăng "mặt anh tài Ao sen PHÙ CỪ hoa chen lá Thấp thoáng giai nhân "bất kiến tà" Anh hùng -Tài nữ nên duyên sắc ĐIỆP THUÝ lầu xây để rước nàng PHU NHÂN đến nổi phải ghen tình Đem nàng nhốt chết vào lu úp Duyên phận thôi đành -một nỗi đau Từ nay ngõ trúc vườn u tịch Mượn cửa thiền môn xoá nổi sầu Dựng chùa -xây tự-ao sen thắm Duyên cớ vì ĐÂU-MẠC phải sầu từ đó ta mới có chùaPHÙ DUNG ,AM DÌ TỰ,AOPHÙ CỪ ...và nhiều cảnh nửa của HT chắc mổi cảnh đẹp có tích em cám ơn vì được đọc nhiều tài liệu của các anh chị về HT /EM sẻ đọc tiếp và nói thêm bây giờ lại bận
Hi Sư-Mẫu, Mạc-Thiên-Tứ có làm 10 bài vịnh về mười cảnh. QH sẻ post lần lược MƯỜI BÀI VỊNH này để mời các Bạn cùng xem. Đây là Mười bài do mạc Thiên Tứ làm để bắt đầu cho Văn Đàn Chiêu Anh Các.
Mạc Thiên Tứ làm mười bài thơ chữ Hán – Hà Tiên thập cảnh – mỗi bài ca ngợi một thắng cảnh của Hà Tiên. Mười bài nói lên mười cảnh đẹp, mười tên bài thơ gắn liền với mười danh thắng:
1 – Kim dự lan đào, nghĩa là đào vàng chặn sóng, chỉ núi Pháo đài. 2 – Bình sơn điệp thúy, nghĩa là núi Bình sơn một màu xanh lớp lớp. 3 – Tiêu tự thần chung, nghĩa là chuông chùa buổi sớm (tiêu tự : chùa vắng) chỉ chùa Tam Đảo. 4 – Giang thành dạ cổ, trống canh ban đêm nơi đồn thú bên sông. 5 – Thạch động thôn vân, nghĩa là động đá nuốt mây (vút lên tận mây) chỉ Thạch động. 6 – Châu nham lạc lộ, nghĩa là châu ngọc nổi, đàn cò sà xuống, chỉ núi Đá dựng. 7 - Đông hồ ấn nguyệt, Đông hồ in bóng trăng. 8 – Nam phố trừng ba, nghĩa là bãi phía Nam lặng sóng. 9 – Lộc trĩ thôn cư, Mũi Nai với làng xóm dân cư. 10 –Lư khê ngư bạc, nghĩa là thuyền câu đỗ bến (thuyền chài đỗ về bến Rạch vượt)
Nhất đảo thôi ngôi điện bích liên, Hoành lưu kỳ thắng tráng Hà Tiên. Ba đào thế tiệt đông Nam hải, Nhật nguyệt quang hồi thượng hạ thiên. Đắc thuỷ ngư long tuỳ biến hoá, Bàng nhai bách thụ tự liên phiên. Phong thanh lãng tích ưng trường cứ, Nùng đạm sơn xuyên dị quốc huyền.
Một dẫy non xanh nước bích liền, Giăng ngang cho mạnh đẹp sông tiên. Đông nam sóng biển bằng trang cả, Trên dưới trăng trời sáng rực lên. Rồng cá vẫy vùng trong cõi nước, Đá cây xan xát khắp ven miền. Nghìn thu tiếng gió quanh chân sóng, Đậm nhạt trăng treo nét lạ nhìn.
Poisson d'Avril Cả thế giới đều biết, hôm nay có ai thích nói "trạng" hay nói dóc cũng không sao. Mọi người nghe qua cười xoà một tiếng rồi bỏ hết. Chẳng ai giận hờn trách móc chi người nói.
s@ tui cũng bắt chước người ta nói "trạng" một chút chơi:
CỐI CHÀY
Đi chơi mua cối mua chày. Về nhà lục lại nửa ngày. Ô hay! Cối đây chày cất cánh bay, Cối còn chày mất. Ô hay! Cối chày…
A ha..Thiệt là hay cho ngày Cá Tháng Tư. (Không hiểu chử này xuất phát từ đâu) vì chử tây thì: Poisson d'Avril còn theo Mỷ thì: April Fools' Day .
Ngày hôm qua tui thơ thẩn sau vườn nhà,vì trời mát mẻ khoảng 70 độ F. Đang thơ thẩn thì thấy có một bóng người, mình mặc áo gấm, đội mão quan văn, chân đi hài, tay thì đang cẩm cây ..bút lông../ Bèn hỏi Ông tìm ai ở đây. Ông ta trả lời là đi tìm mấy người đang nói chuyện Hà-Tiên. Tui bèn nói, nói chuyện Hà-Tiên thì có nhiều người nói lắm mà sao Ông lại tìm đến nơi xa xôi này. Ông ta nói, có một đoàn người vừa ghé thăm Ông ta mà ở Mỷ có, ở Canada có, ở Úc Châu miệt dưới..có luôn.Ông theo dấu lần mò mãi mới tới đây. Tui nói là tui có biết người ở Canada vừa ghé thăm Ông ở Hà-Tiên và nghe đâu người đó cũng khoái đất Hà-Tiên lắm. Ông ta cười khà khà..và nói "vậy nhờ ngươi chép Mười bài Vịnh cảnh của Ta, và chuyển tặng cho người đó nghe"..rồi mờ mờ biến đi. Tui bèn gọi ớ ớ ông là Mạc Thiên Tứ hả...Ông biến mất và hình như còn nghe văng vẳng...cá tháng tư..//
BÌNH SAN ĐIỆP THÚY Bài chữ Hán Nguyên tác: 屏山疊翠 籠葱草木自岧嶢, 疊嶺屏開紫翠嬌。 雲靄匝光山勢近, 雨餘夾麗物華饒。 老同天地鐘靈久, 榮共烟霞屬望遙。 敢道河仙風景異, 嵐堆鬱鬱樹蕭蕭。
Bình san điệp thúy
Lông thông thảo mộc tự thiều nghiêu, Điệp lĩnh bình khai tử thúy kiều. Vân ái táp quang sơn thế cận, Vũ dư giáp lệ vật hoa nhiêu. Lão đồng thiên địa chung linh cửu, Vinh cộng yên hà chúc vọng dao. Cảm đạo Hà Tiên phong cảnh dị, Lam đồi uất uất thụ tiêu tiêu.
Núi dựng một màu xanh Thi sĩ Đông Hồ dịch thơ:
Cây xanh ngăn ngắt vút cao cao, Ngọn dựng bình giăng đẹp mĩ miều. Mây sáng vây quanh hình núi rõ, Mưa tàn thêm nổi bóng non theo. Đất trời bền vững nền linh tú, Mây khói vời xa nỗi ước ao. Danh thắng Hà Tiên đâu dám bảo, Cây ngàn mơn mởn biếc xanh gieo.
Bài chữ Nôm
Bài Bình San điệp thúy trong tập Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh, gồm một khúc vịnh dài 30 câu (35-64) và kết thúc bằng một bài thơ Đường luật như sau:
Một bước càng thêm một thú yêu, Lằn cây vít đá vẽ hay thêu? Mây tòng khói liễu, chồng rồi chập, Đàn suối ca chim, thấp lại cao. Ngọc luật Trâu ông chăng phải trổi, Ngòi sương Ma Cật đã thua nhiều. Đến đây mới biết lâm tuyền quới, Dám trách Sào Do lánh Đế Nghiêu.[3]
Cái lão văn quan mang hia đội mủ nào đó đi đâu lãng xẹt vậy,mấy cái người đi HÀTIÊN từ đông sang tây ,xuống miệt duới cũng có ,không hỏi lại đi hỏi cái ông ở giữa quả đất ,sao ông biết được người ta đi đâu mua gì...mà cứ làm bộ ta đây rành lắm ...có phải nhờ có máy di động báo cáo mỗi ngày không ? NÓI ĐI,KHAI ĐI cho bà con biết ...cho dzui cửa ,dzui nhà... Nhưng nhớ chép mấy bài vịnh cảnh HÀ TIÊN cho ta thưởng thức ! Dù sao làm ..trung ..gian..cũng đáng quí!
Rừng thiền xích xác án ngoài tào, Chuông gióng chùa Tiêu tiếng tiếng cao. Chày thỏ khắp vang muôn khói sóng, Oai kình tan tác mấy cung sao. Não phiền kẻ nấu sôi như vạc, Trí huệ người mài sắc tợ dao. Mờ mịt gẫm dường say mới tỉnh, Phù sanh trong một giấc chiêm bao.
Tiêu Tự thần chung (chữ Hán: 蕭寺晨鐘) có nghĩa Chuông sớm ở chùa vắng, là tên hai bài thơ của Mạc Thiên Tứ; một bằng chữ Hán được xếp trong tập Hà Tiên thập vịnh được khắc in năm 1737; một bằng chữ Nôm được xếp trong tập Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh[1].
Cả hai bài đều nói về tiếng chuông sớm vang lên từ ngôi chùa Tiêu, một danh lam của đất Hà Tiên (Việt Nam) xưa. Theo Nghiên cứu Hà Tiên, trong Hà Tiên thập vịnh in năm 1737, bài thơ có tên Tiêu Tự hiểu chung. Khi họa vận mười bài thơ này vào năm 1753, Nguyễn Cư Trinh đổi tựa lại là Tiêu Tự thần chung.[2]
Và hiện nay có ba ý kiến khác nhau về ngôi chùa đã phát ra tiếng chuông trong thơ:
*Ý kiến thứ nhất: chùa Tiêu ở núi Địa Tạng. Sách Gia Định thành thông chí chép: Địa Tạng Sơn (núi Địa Tạng) Ở về phía bắc của trấn, cách núi Phù Dung 5 dặm. Trên núi có chùa Địa Tạng, vì vậy nên có tên là núi Địa Tạng. Chùa nầy công đức trang nghiêm, ai vào cửa chùa bỗng thấy tắt hẳn tục niệm tham sân, thật là cảnh giới làm bậc thang để đến non Thứu. Đây là cảnh Tiêu tự thần chung (chuông mai chùa vắng) là một trong số 10 cảnh đẹp của Hà Tiên.
*Ý kiến thứ hai: chùa Tiêu là chùa Tam Bảo ngày nay, hiện tọa lạc tại số 328, tổ 2, ấp Ao Sen, đường Phương Thành, phường Bình San, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
*Ý kiến thứ ba: chùa Tiêu là chùa Phù Dung cổ. Sau khi dẫn chứng, tác giả sách Nghiên cứu Hà Tiên viết: Chúng tôi khẳng định rằng chùa Tiêu (Tiêu Tự) chính là chùa Phù Dung cổ, tọa lạc ở phía tây nam núi Phù Dung. Và cũng theo sách này, thì Gia Định thành thông chí, Đại Nam nhất thống chí đều mô tả đúng vị trí Tiêu Tự, nhưng ghi lầm tên là chùa Địa Tạng.[2]
Giới thiệu thơ Bài thơ Nôm
Đây là một khúc vịnh 34 câu được Mạc Thiên Tứ viết bằng chữ Nôm, theo thể lục bát gián thất (Song thất lục bát), mà cuối đoạn gắn liền với một bài thơ bát cú. Bài thơ bát cú như sau:
Rừng thiền sít sát án ngoài tào, Chuông gióng chùa Tiêu tiếng tiếng cao. Chày thỏ bạt vang muôn khói sóng, Oai kình tan tác mấy cung sao. Não phiền kẻ nấu sôi như vạc, Trí tuệ người mài sắc tợ dao. Mờ mịt gẫm dường say mới tỉnh, Phù sanh trong một giấc chiêm bao.(3)
Bài Hán thi Tiêu Tự thần chung, tác giả đã khéo mượn thêm ý cảnh bên ngoài chùa chiền để làm nổi bật tiếng chuông chùa. Thi sĩ Đông Hồ có lời bình đại để như sau: Câu phá đề (câu 1) bốn chữ “tàn tinh liêu lạc” rất đắc địa. Câu thừa đề (câu 2) điểm ngay vào tiếng chuông vang lên trong cảnh đêm tàn. Câu thực trên (câu 3), nói về tai người nghe tiếng chuông mà lòng những mơ màng. Câu thực dưới (câu 4) tả thanh âm của hồng chung đồng vọng vang đầy khắp bờ cây nến nước. Cặp luận (câu 5 & 6) mượn thêm tiếng hạc, tiếng quạ. Hai câu kết (câu 7&8) nói lòng người bâng khuâng khi vừa mới thức, giấc mộng vừa tan, bên gối mơ màng, tâm hồn chưa định, thì bỗng vang lên một tiếng gà gáy sớm, mà người đã khát khao, chờ đợi...
...Toàn thể bài Hán thi, nửa trên nói về tiếng chuông; nửa dưới mượn thêm những tiếng khác góp với tiếng chuông để gây nên một bản hòa tấu thanh âm, một khúc nhạc đón bình minh rộn rã; làm cho cảnh chùa tịch mịch mà bỗng hóa xôn xao, đang buồn bã bỗng hóa vui. Bài đã tỏ được cảnh “tiêu tự”, mà lại tỏ rõ được tiếng “thần chung”. Đề cập bài Tiêu Tự thần chung luật Nôm, Đông Hồ có lời bình thêm: Tác giả mượn tiếng chuông chùa để cảnh tỉnh người đời. Ý thơ rất đắc địa, vì thời khắc thỉnh chuông vừa đúng lúc tàn canh, người đời cũng vừa tỉnh cơn mộng mị.[4]
Trích nhận xét của GS. Lê Đình Kỵ: Tiếng chuông trong bài Tiêu Tự thần chung không phải là tiếng chuông chiều mộ vắng của một Hàn sơn tự nào, mà là tiếng chuông giữa buổi sớm, nó đánh thức hơn là ru ngủ. Tuy nó gợi đến kiếp phù sinh, đến cuộc đời mộng ảo; nhưng người đọc vẫn cảm nhận được đó là một tiếng chuông vang dội át cả tiếng sóng rền, làm rung chuyển tạn cung mây, lay động đến các vì tinh tú...qua những câu thơ đầy khí thế.(5)
Giang Thành dạ cổ Thiên phong hồi nhiễu đống vân cao, Toả thược trường giang tương khí hào. Nhất phiến lâu thuyền hàn thủy nguyệt, Tam canh cổ giác định ba đào. Khách nhưng cánh dạ tỏa kim giáp, Nhân chính can thành ủng cẩm bào. Vũ lược thâm thừa anh chủ quyến, Nhật Nam cảnh vũ lại an lao.
Đông Hồ dịch thơ:
Tiếng trống đêm Giang Thành Gió cuốn trời cao mây lạnh tung, Sông dài vây tỏa khí anh hùng. Lâu thuyền dãi bóng trăng sương lạnh, Trống mõ cầm canh sóng nước trong. Kim giáp đã nhờ đêm chặt chẽ, Cẩm bào cho được chốn thung dung. Lược thao đem đáp tình minh chúa, Nước Việt biên thùy vững núi sông.
Bài Giang Thành dạ cổ trong tập Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh, gồm một khúc vịnh dài 36 câu (99-134) và kết bằng một bài thơ Đường luật như sau:
Trống quân Giang thú nổi oai phong Nghiêm gióng đòi canh ỏi núi sông Đánh phá mặt gian người biết tiếng Vang truyền lệnh sấm chúng nghiêng lòng Phao tuôn đã thấy yên bao vạc Nhiệm nhặt chi cho lọt mảy lông Thỏ lụn sớm hầu trưa bóng ác Tiếng xe sầm sạt mới nên công
Vừa vào Trang thơ nghe 5 nàng Xữ...lão về Hà tiên mua ..cối cùng chày, đầu óc chợt nhớ bài văn chúc Tết gì đó của Tú Xương...chợt tự hỏi ngày nay có ai còn ăn trầu sao há??? Đọc tiếp mới biết là mua cối chày để ...giả..xương !!
SM mua lược đồi mồi ở Hà Tiên mà sợ đồ giả sao? đồ giả ở HT còn mắc hơn vẩy đồi mồi nên chớ có sợ! nhưng mà coi chừng rụng hết mái tóc bồng bềnh thì uổng lắm vì cái lược không được trơn tru như....đồ giả !
石洞吞雲 Thạch động thôn vân Động đá nuốt mây (Người dịch: Đông Hồ) 山峰聳翠砥星河, 洞室玲瓏蘊碧珂。 不意煙雲由去往, 無垠草木共婆娑。 風霜久歷文章異, 烏兔頻移氣色多。 最是精華高絕處, 隨風呼吸自嵯峨。
Sơn phong tủng thuý để tinh hà, Động thất linh lung uẩn bích kha. Bất ý yên vân do khứ vãng, Vô ngân thảo mộc cộng bà sa. Phong sương cửu lịch văn chương dị, Ô thố tần di khí sắc đa. Tối thị tinh hoa cao tuyệt xứ, Tuỳ phong hô hấp tự tha nga.
Bản dịch thi sỉ Đông-Hồ.
Xanh xanh ngọn đá chạm thiên hà, động bích long lanh ngọc chói loà. Chẳng hẹn khói mây thường lẩn quất, Không ngăn cây cỏ mặc la đà. Phong sương càng dãi màu tươi đẹp, Nhật nguyệt chi ngừng bóng lại qua. Chót vót tinh hoa đây đã hẳn, Theo chiều gió lộng vút cao xa.
Châu Nham lạc lộ Lục ấm u vân xuyến mộ hà, Linh nham phi xuất bạch cầm tà. Vãn bài thiên trận la phương thụ, Tình lạc bình nhai tả ngọc hoa. Bộc ảnh cộng phiên minh nguyệt tụ, Vân quang tề táp tịch dương sa. Cuồng tình thế lộ tương thi kế, Lục lục thê trì thuỷ thạch nha.
Đàn cò đáp xuống núi châu ngọc (Đông Hồ dịch thơ)
Bóng rợp mây dâm phủ núi non, Bay la bay lả trắng hoàng hôn. Góc trời thế trận giăng cây cỏ, Đóa ngọc hoa rơi khắp bãi cồn. Trăng dãi non treo làn thác đổ, Chiều tà cát lẫn ánh mây tuôn. Trên đường bay nhảy bao xuôi ngược, Nghĩ cảnh dừng chân bến nước còn.[11]
Bạn THiênT ơi, Làm ơn Việt dịch ra ,tui đọc cái rừng nho biển thánh này mò hoài không ra,coi chừng dịch trại thì càng tệ hơn.Lúc này tui cũng dị ứng mấy chú ba ,nên nhất định không chịu hiểu...
Mấy bài thơ của QH đã nhức đầu mà cũng ráng nhai,ăn rất nhiều mà vô chẳng bao nhiêu ,nên người nó cứ déformê dần dần...còn buồn hơn nữa Canada không có tuyết để xúc ,trời nóng 20>25 độ ,chạy xe đạp thì không kịp mấy đứa cháu 5tuổi !
PC đi đâu vắng ,tìm sư học đạo được chưa ,cối chày là việc của người trần..gian.. đừng có xiá vô nghe thiền sư tương lai !
Vân tế yên tiêu cộng diểu mang, Nhất loan phong cảnh tiếp hồng hoang. Tình không lãng tịnh truyền song ảnh, Bích hải quang hàn tẩy vạn phương. Trạm khoát ứng hàm thiên đãng dạng, Lẫm linh bất quí hải thương lương. Ngư long mộng giác xung nan phá, Y cựu băng tâm thượng hạ quang.
Thi sĩ Đông Hồ dịch thơ:
Khói lạnh mây tan cõi diểu mang, Một vùng phong cảnh giữa hồng quang. Trời xa mặt sóng in đôi bóng, Biển bạc vành gương dọi bốn phương. Rộng đã sánh cùng trời bát ngát, Sâu còn so với biển mênh mang. Cá rồng tỉnh giấc chi tan vỡ, Một tấm lòng băng vẫn chói chang.
Nhất phiến thương mang nhất phiến thanh, Trừng liên giáp phố lão thu tinh. Thiên hà đái vũ yên quang kiết, Trạch quốc vô phong lãng mạt bình. Hướng hiểu cô phàm phân thuỷ cấp, Xu triều dung phảng tải vân khinh. Tha tri nhập hải ngư long nặc, Nguyệt lãng ba quang tự tại minh.
Bãi Nam sóng lặng
Đông Hồ dịch thơ: Một vùng xanh ngát một doành khơi, Bãi nối màu thu tiếp sắc trời. Mưa khéo mây đem về kết tụ, Gió nào cho sóng động tăm hơi. Biển hâng hẩng sáng triều tuôn dẫy, Buồm nhẹ nhàng đưa khói thoảng trôi. Vực thẳm cá rồng còn ẩn náu, Êm đềm nước ngậm bóng trăng soi.
Trúc ốc phong qua mộng thuỷ tinh, Nha đề thiềm ngoại khước nan thinh. Tàn hà đảo quải duyên song tử, Mật thụ đê thuỳ tiếp phố thanh. Dã tính thiên đồng viên lộc tĩnh, Thanh tâm mỗi tiễn đạo lương hinh. Hành nhân nhược vấn trú hà xứ, Ngưu bối nhất thanh xuy địch đình.
Đông Hồ dịch thơ:
Nông trại Mũi nai
Lều tre giấc tỉnh gió lay mình, Tiếng quạ ồn chi trước mái tranh. Ráng xế treo ngang khung cửa tím, Cây vườn che lợp luống rau xanh. Tánh gần mộc mạc hươu nai dại, Ai đó hỏi thăm nơi chốn ở, Lưng trâu tiếng sáo lặng làm thinh.
Ngàn-Sau ơi: Hà-Tiên có tới hai (2) chùa Phù-Dung lận. Dưới đây là tài liệu từ Tự Điền Bách Khoa Toàn thư. về chùa Phù Dung Hà Tiên.
Chùa Phù Dung Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chùa Phù Dung
Địa chỉ chân núi Bình San, phường Bình San, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang
Quốc gia Việt Nam Chủ đề:Phật giáo
Chùa Phù Dung hiện nay tọa lạc tại chân núi Bình San, phường Bình San, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam. Địa điểm hành hương & du lịch này hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp cổ kính, hài hòa với thiên nhiên mà còn bởi những câu chuyện bí ẩn gây tranh cải về lai lịch ngôi chùa.
Giải thích tên gọi
Theo sách Nghiên cứu Hà Tiên[1], người Xiêm gọi núi là “Pù”; các người Xiêm, Khmer, Chăm, Lào đều gọi người Việt là “Youn”. Như vậy, Pù Youn, mà sau này đọc trại thành Phù Dung, có nghĩa là “vùng núi của người Việt”. Ở bán đảo Hà Tiên, có rất nhiều đồi núi lớn nhỏ, mang tên chung là Phù Dung Vạn Sơn, mãi đến thời Đô đốc Mạc Thiên Tứ, các ngọn núi mới có tên riêng bằng từ Hán - Việt, như: Bình San, Tô Châu, Thạch Động... Và cái tên Phù Dung (Pù Youn) mà khi xưa dùng để chỉ tất cả các núi non vừa nói trên, sau được dùng để chỉ dãy núi nằm sát Trấn lỵ gồm ba ngọn và sau nữa (khi cuốn Hà Tiên Thập Vịnh của Mạc Thiên Tứ ra đời), nó chỉ còn để chỉ ngọn thứ 3[2] (cao 53 m) mà Trịnh Hoài Đức đã chép trong “Gia Định thành thông chí”[3]mục Sơn Xuyên chí vào khoảng năm 1820:
Núi Phù Dung: cách trấn thự về phía tây bắc hơn 1 dặm. Ở đây hang hố xanh rậm lâu đời; chùa Phù Dung ở phía tây nam chân núi, tiếng chuông mõ pha trộn, tiếng kệ kinh lẫn tiếng ồn ào của phố thị, thật là cảnh nửa tăng nửa tục...
Do vậy, tác giả sách Nghiên cứu Hà Tiên, đã nói vui rằng tên chùa không có nghĩa “hoa sen” [4]hay giống hoa “tí ngọ” nào đó, như có người đã tưởng tượng.
Chùa Phù Dung
Căn cứ thông tin trong Gia Định thành thông chí, trong Monographie de la province de Ha Tiên tức Hà Tiên địa phương chí của Hội nghiên cứu Đông Dương ấn hành năm 1901 và qua khảo sát thực tế, thì chùa Phù Dung xưa ở tại hướng Tây Nam núi Phù Dung, còn chùa Phù Dung hiện nay tại phía bắc núi Bình San, cách chùa xưa trên 500m.
Vì trước sau ở Hà Tiên, có hai chùa đều mang tên Phù Dung, và ngôi thờ nào tính đến nay cũng đều là cổ tự. Để dễ phân biệt, tạm gọi chùa có trước là “Phù Dung (cũ)” và chùa có sau là Phù Dung (mới)...
Núi Phù Dung mà Gia Định thành thông chí đã chép trên, ngày nay có tên là núi Bát Giác Sơn hay Đề Liêm[6], còn ngôi chùa vừa nói đến, hiện nay chỉ còn một nền chùa và một ngôi tháp cổ của Hòa thượng Ấn Đàm, đời thứ 36 dòng Lâm Tế. Tra sử liệu, thì từ khoảng năm 1820 - tức năm có sách Gia Định thành thông chí- trở về sau, trấn Hà Tiên đã trải qua ba cuộc tao loạn lớn, đó là:
• Năm Quý Tỵ (1833): Năm Minh Mạng thứ 14 (1833) có biến ngụy Khôi (Lê Văn Khôi), tỉnh thành (Hà Tiên) thất thủ, bị quân Xiêm xâm lăng dày đạp, có đại binh tấn tiễu mới dẹp được.[7]
• Năm Nhâm Dần (1842): Thiệu Trị năm thứ hai, 1842, tháng hai, Xiêm lại chia đường vào cướp phá, một do tỉnh Hà Tiên, một do kênh Vĩnh Tế. Vua sai Đoàn Văn Sách tiến theo đường thủy, Phạm văn Điển tiến theo đường bộ, hai đường cùng tiến đánh lui giặc Xiêm...[8]
• Năm Ất Tỵ (1845): Thiệu Trị năm thứ 5, tướng Xiêm Chất Tri sai tên Na lập kế để bắt Nguyễn Bá Hựu...giam lại. Viên thổ mục Cao Mên tên Liêm Đột, thân hành đến An Giang xin binh. Vua bèn sai Doãn Uẩn, Nguyễn Hoàng, Nguyễn Công Hoan, chia đường đi tiếp viện và trừ giặc… [8]
Theo nhà nghiên cứu Trương Minh Đạt, người Hà Tiên, thì chùa Phù Dung ấy bị quân Xiêm phá sập trong khoảng năm 1833-1834, tức lần tao loạn đầu tiên.
Năm 1969, người ta phát hiện ra di tích này. Nền chùa có chiều dài 12m, rộng 9m. Với kích thước như thế, chùa xưa chỉ là một am tự. Khi đào sâu xuống nền đất khoảng 3 tấc, người ta bắt gặp rất nhiều vật dụng còn nguyên vẹn, như: cái lư hương bằng đồng, nhiều lọ sành sứ, một cái chum còn nguyên số gạo đã ẩm nát...Sự cố chùa bị sập với các loại gia dụng còn nguyên, cho thấy chiến tranh đã ập đến bất ngờ. Cạnh nền chùa là ngôi tháp cao 5m, dày 1m, hình bát giác (rất có thể vì vậy nên núi có tên Bát Giác Sơn) được xây bằng vật liệu phức hợp (vôi cát trộn với ô đước và đường ngào), vào khoảng thế kỷ 18. Tháp cổ còn nguyên tấm bia đá có khắc dòng chữ Hán: “Lâm Tế tam thập lục thế Ấn Đàm Lão Hòa Thượng chi tháp”...[9]Nhà sư này sống cùng thời với Mạc Cửu.
Và ở gần đó (hướng Tây Nam), bây giờ còn một giếng xưa gọi là giếng chùa Tiêu. Điều này phù hợp với thông tin trong sách Monogaphie de la povince de Ha Tiên của Lê Văn An và Nguyễn Văn Hải, ấn hành năm 1951. Hai tác giả này cho rằng chùa Phù Dung cổ mới đúng là Tiêu Tự, một trong mười cảnh đẹp của Hà Tiên lúc bấy giờ và đã được Mạc Thiên Tứ ca ngợi trong bài thất ngôn bát cú Tiêu Tự hiểu chung [10].
Tiêu Tự hiểu chung (Chuông sớm chùa Tiêu)
Lác đác trời tàn nhạt ánh sao, Chuông chùa xa vẳng tiếng đưa vào. Mơ màng cõi tục người tiêu lẫn; Đồng vọng bờ cây bến nước xao. Hạc để tiếng vương cành gió thoảng, Quạ đưa lời gởi ngọn trăng cao. Gối nghiêng giấc tỉnh đêm mê mộng; Sớm giục canh gà tin khát khao. [11]
Năm 1846[12], sau khi khi đánh đuổi quân Xiêm, Tổng đốc An Hà là Doãn Uẩn cho cất lại ngôi chùa khác ở đầu bắc núi Bình San, trên nền nhà xưa kia có Tao đàn Chiêu Anh Các, và ông đã đặt tên ngôi chùa mới là Phù Anh (ghép từ hai chữ Phù Dung và Chiêu Anh Các)
Thời vua Thiệu Trị, Đại Nam nhất thống chí, phần Lục tỉnh Nam Việt chép tên chùa là Phù Cừ[13]vì cái tên “Dung” phạm úy tên của vua Thiệu Trị. Và theo thi sĩ Đông Hồ thì “Phù cừ hay Phù dung cũng đều là tên đẹp của giống hoa sen cả, hoặc có khác nhau là màu trắng với màu hồng.”[14]
Trích Đại Nam nhất thống chí:
Chùa Phù Cừ ở chân núi Phù Cừ, xã Mỹ Đức huyện Hà Châu, do Mạc Thiên Tứ lập ra khi trước, năm Thiệu Trị thứ sáu (1846), nhân dân tỉnh hạt xây sửa lợp ngói, trước sân đào giếng, theo núi dựng nhà…[15]
Nhưng theo ông Đạt, người dịch đã dịch sai mấy chữ trong câu chữ Hán “Tích Mạc Thiên Tích cấu tạo”, lẽ ra có thể dịch là “Công trình tạo dựng xưa của Mạc Thiên Tích” (ý nói cái nền cũ của Chiêu Anh Các).
Và rất có thể từ câu chuyện dịch sai ấy nên mới có chuyện Mạc Thiên Tứ lập chùa. Mạc Thị gia phả của Vũ Thế Dinh chỉ ghi chuyện ông Tứ lập Tao đàn Chiêu Anh Các và nơi thờ Khổng Tử mà thôi.
Nói gọn lại, cái tên Phù Anh, Phù Cừ, trước sau vẫn chưa được phổ biến, cho nên cái tên Phù Dung của ngôi chùa xưa vẫn được người dân dùng để gọi ngôi chùa mới.
Kiến trúc chùa Phù Dung
Trải qua bao biến đổi, giờ đây trên nền đất cao ráo nơi chân núi Bình san, là một tự viện khá khang trang gồm một phần sân và hai phần thờ cách biệt.
Phần sân có một đài cao. Trên đài là một pho tượng Phật Quan Thế Âm cao lớn bằng xi măng, tô trắng. Kế đến là ngôi Chính điện rộng được bài trí trang nghiêm. Chính giữa là tượng Thích-ca Mâu-ni, 2 bên là 2 đại đệ tử A-nan và Ca-diếp.
Ở đây còn có 4 bức phù điêu lớn (mỗi tấm cao 1,3m, ngang 2,3m) minh họa 4 cảnh trong cuộc đời đức Phật Thích-ca Mâu-ni: đản sanh, xuất gia, thuyết pháp và nhập niết-bàn. Sau lưng ngôi Chính điện là một khoảng sân nhỏ, sau nữa là một tòa điện cao có tên gọi Ngọc Hoàng bửu điện, thờ Ngọc Hoàng Thượng đế cùng hai vị Nam Tào và Bắc Đẩu.
Một phần do thời gian tàn phá, một phần do ở nơi biên cảnh thường gặp nhiều bất ổn, nên chùa đã phải trùng tu nhiều lần.
... Đặc biệt, đứng ngoài nhìn vào, phía bên trái tự viện có một lối đi nhỏ men theo triền núi. Đi khoảng 20m, sẽ gặp một ngôi mộ cổ. Trên bia mộ có mấy dòng chữ Hán:
Hoàng Việt Hiển tỷ Từ Thành Thục nhân Mạc phủ Nguyễn thị chi mộ.
Dòng chữ bên trái bia: Nam Chú lập thạch.
Dòng chữ bên phải bia: Long phi Tân Tỵ[16] trọng xuân kiết đán.
Bên cạnh mộ, có một tấm bia đá khắc mấy dòng chữ Việt do người đời sau tạo dựng, ghi: Lăng bà Phù Dung-Từ Thành Thục Nhơn-Nguyễn Thị Xuân (1720-1761)- Viên tịch rằm tháng 2 Âl- Hiệu Phù Cừ.[17]
Chuyện tình Phù Dung
Theo Nghiên cứu Hà Tiên
Cột đá và chân táng bằng đá, dấu vết của một công trình xưa ở chùa Phù Dung. Từ Monogaphie de la povince de Ha Tiên cho đến đời Tỉnh trưởng Hà Tiên Lê Văn An và Nguyễn Văn Hải (1951), đều không thấy chép chuyện. Mãi đến ngày 5 tháng 3 năm 1957, tác giả Trần Thêm Trung cho ra đời cuốn Hà Tiên địa phương chí mới thấy sách ghi chuyện này.
Tiếp theo, năm 1958, nhà văn Sơn Nam viết Hà Tiên đất phương Thành đang ở báo Nhân Loại, nữ sĩ Mộng Tuyết viết Nàng Ái cơ trong chậu úp, thi sĩ Đông Hồ nhắc lại chuyện trong Văn học Hà Tiên, Soạn giả Kiên Giang Hà Huy Hà viết tuồng cải lương Áo cưới trước cổng chùa, tác giả Mặc Tuyền chuyển kịch bản thành tiểu thuyết (1989), mới nhất là nhà văn Anh Động viết Chuyện tình Chiêu Anh Các, tiểu thuyết đăng nhiều kỳ trên tạp chí Chiêu Anh Các của Hội Văn Học Nghệ Thuật tỉnh Kiên Giang...
Trong ngần ấy tác phẩm và trong chuyện kể, nhân vật nữ này có rất nhiều tên, chẳng hạn: Phù Dung, Phù Cừ, Xuân Tự, Nguyễn Thị Xuân, Dì Tự.[18]
Theo Nghiên cứu Hà Tiên của Trương Minh Đạt thì: “rõ ràng bia mộ này ghi đủ các chi tiết của một người trần tục, tức có tên họ, phẩm vị, nơi làm vợ, con cái...Bia và mộ này không giống bia và mộ của một người tu hành. Vả lại, ngôi chùa Phù Dung (mới) chỉ mới được tạo lập vào năm 1846, tức sau khi “Từ Thành Thục nhân” chết đã 85 năm.
Người trụ trì đầu tiên của chùa là Hòa thượng Tiên Giác Bửu Châu, nay còn tháp và bài vị thờ ở chùa.[19]
Và ông Đạt cũng cho biết nữ sĩ Mộng Tuyết, vợ thi sĩ Đông Hồ, sáng tác chuyện Nàng ái cơ trong chậu úp, dựa theo một giai thoại nhàn đàm, mà ông Sơn Nam đã xác nhận: “Sư trụ trì chùa Phù Dung kể, năm 1958”. ấy là Sư ông Kiểu Ngọc (Thượng Phước Hạ Quang), trụ trì ở đây từ 1951 đến 1964. Khi còn sinh tiền, ông Trần Thiêm Trung cũng nói đã nghe vị sư này kể. Các vị sư vốn giỏi chữ Hán, nên nghe chuyện, ai cũng ngỡ là có sách, nhưng rõ ra chỉ là sự suy diễn từ hình dạng mộ bà Dì Tự, gần sau chùa, có núm xây hình tròn như chậu úp. Sư kể: “Khi sống bà bị nhốt, đến chết mộ xây vậy”. Sư suy diễn này, sau được triển khai thành câu chuyện khá thương tâm.
Nói gọn, theo ông Đạt, câu chuyện Phù Cừ chỉ là tư duy sáng tác văn học của nữ sĩ Mộng Tuyết... và đây chính là "một trường hợp "lộng giả thành chân" trong nghiên cứu lịch sử.[20]
Theo câu chuyện kể được truyền tụng bấy lâu nay thì chùa do Đô đốc Mạc Thiên Tứ (1706-1780) sai dựng vào khoảng cuối thế kỷ 18 cho nàng thứ cơ tên Phù Cừ (1720-1761) làm nơi tu hành. Tương truyền thứ cơ Phù Cừ tên thật là Nguyễn Thị Xuân, thứ nữ của một di thần nhà Lê tên Nguyễn Đình, Khi nhà Mạc lên thay nhà Lê, ông cùng hai con vào cư ngụ tại Hà Tiên. Con trai tên Nguyễn Đính, giỏi kiếm thuật, ra giúp họ Mạc; còn em gái, giỏi thơ văn, gá nghĩa cùng Mạc Thiên Tứ, sau cuộc gặp gỡ tại tao đàn Chiêu Anh Các.
Và chùa Phù Dung gắn liền với sự tích của người nằm trong ngôi mộ cổ vừa nói trên. Tuy lời thuật của mỗi người có ít nhiều khác biệt, nhưng cốt truyện vẫn khá giống nhau. Thi sĩ Đông Hồ kể:
Cảnh am tự này, ngôi mộ cổ này, ao sen này có một sự tích khá lâm ly… Truyền rằng: Mạc Lịnh Công [21] có một bà thứ cơ tên là bà Dì Tự. Thứ cơ sắc đẹp lắm và hay chữ lắm.
Mạc Lịnh Công, vì mê sắc đẹp, yêu tài thơ, đã từ chỗ sủng ái mà ra thiên ái. Hóa cho nên, khiến bà chính thất Nguyễn phu nhân ghen giận, lập mưu hãm hại bà thứ cơ.
Một hôm, nhân Mạc Lịnh Công đi duyệt binh vắng, ở nhà, Nguyễn phu nhân[22] đem nhốt thứ cơ vào lòng một cái chậu úp, cho ngột mà chết.
Nhưng thừa ưa[23], vừa lúc đó, trời bỗng đổ trận mưa to. Mạc Công cũng vừa về đến, thấy trời đang mưa, mà lạ, sao chậu to không ngửa lên hứng nước mà lại để úp. Công bèn truyền lịnh giở chậu ra, thì nàng ái cơ đang thi thóp sắp đứt hơi, nhưng may mắn thay, hãy còn cứu kịp.
Nàng thứ cơ thoát chết, trở nên chán chường sự thế, xin Mạc Công cho nàng đi tu. Trước sự tình éo le đó, Mạc Công không biết làm sao khác, cũng đành chiều ý, cất một ngôi am tự cho thứ cơ tu hành.
Bên am tự, cho đào ao, trồng hoa sen trắng, để kỷ niệm mối tình xưa. Cho đến khi thứ cơ mất, Công cho xây ngôi mộ kiên cố đẹp đẽ để tỏ lòng tưởng nhớ yêu thương người giai nhân đã vì Công mà oan khổ...
Nguồn cảm hứng cho thơ
Mộ bà Dì Tự.
Câu chuyện tình chóng tan lìa này, là nguồn cảm hứng cho truyện, tuồng và thơ.
Trích giới thiệu:
Ngó lên Am tự Phù Cừ Thương cho người ngọc giã từ lầu son Về đây nương chốn thiền môn Tay lần chuỗi hạt cho mòn ngày xanh. Duyên xưa chẳng bận chi tình Bụi trần chi để vương cành hoa sen. Nước trong chẳng lựa đánh phèn Cửa thiền thanh tịch, não phiền sạch không. [24] (Khuyết danh)
Và: Chuyện tình chùa Phù Dung
...Ai ngày xưa chiều chiều Dừng cương bên sườn dốc Dõi bóng hình người ngọc Mắt nhìn lòng rưng rưng. Ngày xưa ai dâng hương Bước nương thềm điện ngọc Thổn thức thắt se lòng Nghe vời xa tiếng nhạc... ...Ôi! Con người kỳ lạ Tình yêu và nỗi đau Và tình yêu thật lạ Năm tháng chẳng phai màu...[25]
CÁM ƠN QH, Đọc cho hết mấy cái CHÙA PHÙ này thì cũmg PHÙ...luôn.
Những di tích lịch sử ,còn hoặc mất đọc lại cho biết sơ qua vậy thôi...mai mốt đi vùng khác ,sẽ còn nhiều thắng cảnh nữa để ngâm cứu ,dãi quê hương gấm vóc VN mà ta chỉ mới biết có một góc nhỏ xíu .
Sombre Dimanche! Quả là một ngày Chủ Nhật buồn! Vì nhiều lẽ: Thứ nhứt là qua những tâm tình của các bạn thơ đi về miền Tây một chuyến kể lại, dường như không nói được nhiều về những cảm xúc trên con đường mình đã đi qua. Có lẽ đó là một quê hương Việt Nam quá mới mẻ đối với họ. Thứ hai là qua đó cũng cho tôi thấy một điều rất nuối tiếc, một vật rất cụ thể là phương tiện để qua lại vùng sông nước miền Tây Nam Bộ đã dần mất đi đến nỗi họ không nhận thầy. Nó giống như một nét văn hoá đặc sắc của một vùng sông nước bao la, nó thấm đẫm trong trí nhớ mọi người đã sinh sống và đã đi qua, thậm chí người ta cũng đã dàn trải rất nhiều tâm tình của mỗi một con người thông qua hình tượng đó. Nhưng không trách các bạn được vì họ đâu đã trải qua lần nào đâu? Thứ ba là trong Trang Thơ cũng có nhiều bạn đã trưởng thành trên vùng đất ấy, đã qua lại nhiều lần nhưng có lẽ do cuộc sống nơi quê người họ đã đánh mất dần những cảm xúc tinh khôi của những ngày mới lớn và họ đã quên nó rồi.
NHỮNG BẾN BẮC. NHỮNG CHUYẾN PHÀ.
Chúng tồn tại hàng nhiều trăm năm nay từ khi mở cõi, đưa đón những con người đi khai phá vùng đất mới để tồn tại, để tìm một cái sống tốt đẹp hơn. Đây như những dòng chữ hoài niệm về một cái gì đó rất đẹp mà giờ đây đã dần mất đi trong cuộc sống ngày càng thuận lợi cho con người trong sinh hoạt đời thường. Những chiếc cầu treo dây văng hiện đại đã dần thế chỗ cho chúng. Và thế là những chuyến phà lần lượt qua đời. Tất nhiên chúng vẫn còn nằm sót lại trong ký ức của nhiều người, nhưng những xúc cảm về nó để lại trong lòng thì chắc không nhiều người có được. Giờ thì tôi vẫn thường lại qua những bến Bắc đó, cũng trên những chiếc phà có phần hiện đại và an toàn hơn xưa, nhưng những sinh hoạt của người dân bàn địa cũng không còn như trước nữa chắc là do Chính quyền muốn có sự văn minh, lịch sự và an toàn cho những người khách đi qua. Trong lòng rất nuối tiếc nhưng những cảm xúc thời tuổi trẻ của mình vẫn còn vẹn nguyên như ngày nào.
Ngày trước, mỗi lần chuyến xe sắp đến bến những cái Bắc, luôn luôn trong lòng tôi nôn nao để chờ nhìn những cảnh tượng sinh hoạt có phần xô bồ nhưng rất sinh động ờ đó. Miền Tây chỉ có hai bến Bắc lớn là Bắc Mỹ Thuận và Bắc Cần Thơ vì nằm trên con đường huyết mạch là Quốc Lộ 4. Ngoài ra còn không biết cơ man nào mà kể những bến nhỏ hơn: Vàm Cống, Cổ Chiên, Hàm Luông, An Hoà, Cao Lãnh, Rạch Miễu, Bình Khánh…và những chiếc phà lại qua cũng vô số kiểu dáng làm bằng đủ thứ vật liệu, từ những chiếc phà to lớn bằng sắt có thể chở mỗi lần hơn 10 chiếc xe tải và hàng trăm con người cho đến thậm chí có những chiếc phà được đóng bằng gỗ chỉ chở qua sông một lần khoảng 20 người khách và vài chiếc xe đạp. Một lần tôi đã đi qua một chuyến phà gỗ từ Hồng Ngự qua Tân Châu, phà chỉ chở được có 3 chiếc xe đạp và 5 người khách. Đó không phải là những chuyến đò ngang đâu.
Ngày trước, ở hai bên đầu bến Bắc hàng quán mọc lên dẫy đầy có khi dài đến hơn 500m khi đến cầu phà. Đủ loại đủ thứ được người ta bày bán. Từ thức ăn thức uống đến những quầy bán những mặt hàng đặc sản của địa phương và cả các thứ từ tứ phương tám hướng đổ về đây. Ngày cũng như đêm, một không khí ồn ào sôi động, đèn đuốc sáng choang. Tiếng gọi mời, tiếng kèo nài mặc cả, tiếng cãi cọ lẫn nhau và cả tiếng chửi xiên chửi xỏ của mấy cô bán hàng với khách khi không dụ dỗ người ta mua hàng được. Đông vui nhất vẫn là lực lượng bán hàng của những cô gái bán dạo những sản vật địa phương, những rổ trái cây vườn mới hái. Ôi! Sao con gái miền Tây miệt vườn họ xinh đẹp thế! Nước da trắng trẻo, áo bà ba trắng quần đen. Miệng nở những nụ cười tươi với những lời ngọt ngào mời gọi làm rung động tâm can của những chàng thanh niên, và thế là đành phải móc túi ra mua hàng rổ ổi, xoài, mãng cầu…Nhưng ăn sao hết, có khi chỉ được lớp mặt tươi ngon thôi, còn phía dưới cắn ra thì toàn những trái có sâu!!! Thân Thuý Hà là một diễn viên điện ảnh Việt Nam đẹp sắc sảo, chuyên đóng những vai gợi tình hiện rất nổi tiềng cũng xuất thân từ một cô bán trái cây ở Bắc Mỹ Thuận.
Do xe cộ nhiều mà mỗi chuyến phà ngang thì chậm nên ngày cũng như đêm lúc nào cũng phải nối đuôi nhau chờ phà. Một lần tôi đã phải chờ đúng 3 tiếng đồng hồ mới qua được bên kia bờ Bắc Mỹ Thuận, nên sinh hoạt ở đó hầu như suốt ngày đêm không còn phân định. Lên được trên phà, đứng nhìn dòng sông bát ngát thấy mát cả tâm hồn và cảm nhận được cái nhỏ nhoi của kiếp người. Những bài hát tân nhạc, những bài ca vọng cổ nói về những bến Bắc rất nhiều. Riêng tôi vẫn nhớ nhất bài vọng cổ “Bánh Bông Lan” mà nghệ sĩ Minh Vương và Lệ Thủy hát. Sao nghe nó hay và nó quê hương đến thế!
Những mối tình chớm nở rất nhiều ở chốn ấy. Có khi thành vợ thành chồng, có khi là những mối tình sớm tàn phai vì những chuyến đi xuôi ngược của các chàng trai…Những bẽ bàng duyên phận của các cô gái nhẹ dạ, những cay đắng cuộc đời của những phận trai nghèo. Những đứa bé ra đời có khi phải chịu tủi cực vì không có ai nhìn nhận. Đủ thứ trớ trêu của cuộc đời đều có ở nơi đây. Và trên hết thảy là cái tình người đôn hậu, hiếu khách của người dân miền đồng bằng. Họ đơn giản, thật thà, mộc mạc và rất dễ gần gủi. Có lẽ do điều kiện sống của họ khá dễ dàng và khung cảnh xung quanh họ là những cánh đồng lúa bao la bát ngát, những dòng sông mênh mang trôi chảy ngày hai bữa theo con nước lớn ròng nên họ rất dễ dàn trải lòng mình ra chăng?
Chủ nhật cỏ xanh moi ra quán net được, nên giờ này ngồi đây đọc comments của TRANG THO thật là thích và thú vị.Xin cảm ơn tất cả các bạn đã giúp cho kiến thức của cỏ xanh có tầm rộng mở. Nhất là sự đóng góp của bạn QUÊ HƯƠNG và anh SAO...mong sẽ được đọc nhiều những điều hay , điều lạ hơn ở TRANG THƠ Thân quí cỏ xanh
Những hình ảnh chúng ta ghi lại được trong một lần qua đó ,cũng làm tình yêu quê hương đất nước dâng lên trong lòng . Nếu như ta không có dịp đi qua nơi đó ,thì chẳng bao giờ biết cảnh trí HÀ TIÊN ra sao ,hay may mắn lắm là đọc trên sách báo...nhưng liệu chúng ta còn để lại hình ảnh nào trong tâm khảm không ? Tuy rằng còn nhiều sai sót ,như những chuyến phà ,lần đầu ta thấy nó ,thì nó cũng chỉ là một cách nối liền vận chuyển...không có kỹ niệm nào với ta ...dù nó còn hay một mai không còn nữa ...à thì cái phà đó ta đã thấy nó một lần đi ngang qua đó !Ai đã từng qua lại nơi đó nhiều lần thì mới cảm nhận được sự mất còn ...và nhớ tiếc...
Không biết bạn QH có còn "khám phá" ra điều gì mới lạ hơn về đất Hà Tiên nữa không ? HP còn tiếc là chưa ghi được kỹ niệm nào về CÀMAU để các bạn cùng chia xẽ ,có khi nào Trang thơ trở lại CÀMAU nữa không ?
Một lần nữa rất cám ơn ý kiến đóng góp của các bạn về vùng đất HÀ TIÊN.
Hi Hong-Phuong, Mien Tay Nam Bo noi chung thi con nhieu "chuyen" de noi lam. Biet chung nao moi het..Minh moi "long vong" Ha Tien thoi, noi may cai ben Bac, ben Pha ma huynh s@ ke, cung vai bai dai thong moi het...doc cho PHU ..luon nhu NS noi vay. De QH ke them chuyen Ha-Tien ma cho Ban cho nghe chuyen ve Ca-Mau hen. Than quy.\ Dac biet hom nay la ngay PHUC SINH,(Easter Sunday). Ban nao la nguoi Thien Chua Giao thi chac biet ranh re ve ngay Phuc Sinh. Hom nay QH lai co mot job la phai dua cac chau noi di "san trung" Egg Hunting. La mot tuc le cua ngay Phuc sinh.
QH ơi, Hôm qua ta đã đi bộ vào rừng một ngày EGGS HUNGTING ,5 CÂY SỐ thôi ,đề tới nơi mỗi người được một gói CHOCOLATE EGGS và được ăn MỘT PANCAKE FREE, và chơi giưã trời ...quả là một ngày vui... Mấy cô con dâu đi theo không kịp MÁ,tụi nó rên mõi chân ...hì hì...
71 comments:
Các bạn thơ ơi,
Dạo này NT ... mất tiêu hoài !?
Các bạn đã đi từ TRĂNG ĐÔNG HỒ đến HÀ TIÊN rồi mà NT vẫn còn ì ạch với bác sĩ ... hu ... hu ....
Tuy nhiên NT vẫn Đọc Miệt Mài hết mọi chuyện trên Trang Thơ đấy, nhưng mà lạ thật ... khi Thân Bất An thì đầu óc chả có cảm nghĩ nào hết cả Biết vui, biết buồn, biết cười ngặt nghẽo với Trang Thơ mà hổng biết viết gì !!!
Có lẽ phải điều chỉnh lại cái đầu của NT quá !!!
HÀ TIÊN cảnh đẹp tự nhiên không màu mè rực rỡ như những nơi khác,con người HÀ TIÊN bình dị ,bờ biển không lắm du khách nên vẫn giữ được vẽ bình yên...đôi khi mình tới thăm trái muà nên mới thấy được vẽ hiền hoà nơi đây ,cũng như CÀMAU ,chỉ có đòan chúng ta là độc nhất mà cũng rầm rộ ...
HP đi chơi mà trầm lặng nhất ,ít nói cười ,nhưng cũng có nhiều nhận xét thật tinh vi,lời thơ diễn đạt nhẹ nhàng ,tình cảm bao la chứ không khô khan và hời hợt như NS,thành thật khen tặng gà nhà !
Trang chủ cho lên bức tranh những đặc điểm đáng nhớ như HÒN PHỤ TỬ một huyền thoại đáng trân trọng TÌNH PHỤ TỬ mãi mãi đến ngàn sau !
Cây CẦU KHỈ dọc đường cũng ghi nhiều kỹ niệm khó quên,Thạch Động nơi mang điển tích THẠCH SANH chém Chằng Tinh cưú Công Chúa...
Đàn kêu tích tịch tình tang
Ai đem công chuá lên hang mà về !
CàMau -Hà Tiên đã qua rồi những ngày vui ,nhưng mà sao vẫn còn vướng vất mãi trong ta...
HP khéo kết hợp những thắng cảnh của Hà Tiên vào bài thơ. Khiến người đọc có cảm tưởng, như những cảnh vật hữu tình đó đang ở trước mặt . Ngoài kia, Hòn Phu Tử đang trầm mình trong biển nước bao la, mà Trang Chủ đã chọn cho bức minh họa, càng làm tăng thêm vẽ đẹp thiên nhiên của Hà Tiên . VK thầm nghĩ, không biết đến bao giờ lại có dịp được trở lại Hà Tiên, để ghé thăm những danh lam thắng cảnh, và di tích lịch sủ đó trong cuộc đời này .
Cảm ơn HP đã tạo cho VK có cảm giác thật nhẹ nhàng khi đọc bài thơ, để nhớ lại Hà Tiên .
VK.
Hà Tiên là một trong sáu tỉnh đầu tiên ở Nam Kỳ Việt Nam, thành lập năm 1832.
VÙNG ĐẤT HÀ TIÊN XƯA
Tên gọi Hà Tiên do Mạc Cửu đặt, vì tương truyền xưa kia có tiên xuất hiện trên sông Giang Thành.
Xưa kia, đây là vùng đất Mang Khảm. Từ giữa thế kỷ 17, những lưu dân người Việt đã đi thuyền dọc theo đường biển đến tận vùng này sinh sống. Trong lời tựa tập Hà Tiên thập vịnh, Mạc Thiên Tích đã viết: "Trấn Hà Tiên nước An Nam, xưa là đất hoang, từ tiên quân khai sáng đến nay đã hơn 30 năm, mà dân mới được ở yên, hơi biết việc trồng trọt".
Tuy nhiên công lao khai phá Hà Tiên thuộc về hai cha con Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích, biến Hà Tiên thành nơi sầm uất. Mạc Cửu là người Quảng Đông (Trung Quốc), di cư đến sau khi nhà Minh bị tiêu diệt hoàn toàn năm 1645. Vua Cao Miên đã phong cho Mạc Cửu chức Oknha (Ốc nha) để cai quản vùng đất này. Tuy nhiên, do bị quân Xiêm La thường xuyên quấy nhiễu mà Cao Miên không đủ sức mạnh quân sự để bảo vệ. Gia quyến Mạc Cửu đã bị quân Xiêm bắt đem về nước họ. Mạc Cửu trốn thoát về Trũng Kè, sau lại về Mang Khảm khôi phục sản xuất. Mạc Cửu đã thân đến Phú Xuân dâng biểu xin đem 7 xã mà mình khai phá quy phục Chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn ưng thuận, lệnh đổi tên đất Mang Khảm thành trấn Hà Tiên, phong Mạc Cửu làm Tổng binh coi giữ.
Năm 1774, Chúa Nguyễn Phúc Khoát chia Đàng trong thành 12 dinh, nhưng vẫn để lại trấn Hà Tiên, phong Mạc Thiên Tích làm Đô đốc cai trị.
TỈNH HÀ TIÊN THỜI NHÀ NGUYỄN
Năm 1832 vua Minh Mạng đặt ra tỉnh Hà Tiên (một trong 6 tỉnh Nam Kỳ), gồm 1 phủ là An Biên thống lĩnh 3 huyện: Hà Châu, Long Xuyên (sau này là địa bàn tỉnh Long Xuyên) và Kiên Giang (sau này là địa bàn tỉnh Rạch Giá).
HÀ TIÊN THỜI PHÁP THUỘC
Ngày 24 tháng 6 năm 1867, tỉnh thành Hà Tiên bị thực dân Pháp chiếm. Năm 1876, Pháp chia Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chính lớn, mỗi khu vực hành chính lại chia nhỏ thành các tiểu khu hay hạt tham biện (arrondissement administratif) thì tỉnh Hà Tiên cũ bị chia thành 2 hạt tham biện là Hà Tiên và Rạch Giá và hạt tham biện Hà Tiên (đất huyện Hà Châu của tỉnh Hà Tiên cũ) thuộc khu vực Bát Xắc (Bassac).
Từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 hạt tham biện Hà Tiên trở thành tỉnh theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương đổi tên tất cả các hạt tham biện thành tỉnh. Năm 1903, đảo Phú Quốc được đặt dưới quyền của đại diện chủ tỉnh Hà Tiên. Tỉnh lị là tỉnh thành Hà Tiên.
Từ năm 1913 đến năm 1924, tỉnh Hà Tiên được đặt dưới quyền chủ tỉnh Châu Đốc. Năm 1921, tỉnh Hà Tiên gồm 4 quận: Châu Thành (tỉnh lị), Giang Thành, Hòn Chông và Phú Quốc. Ngày 9 tháng 2 năm 1924, Hà Tiên lại trở thành một tỉnh độc lập.
HÀ TIÊN THỜI VNCH
Thời VNCH, Hà Tiên chỉ là 1 trong số 7 quận của tỉnh Kiên Giang. Quận Hà Tiên gồm 3 xã Mỹ Đức, Phú Mỹ và Thuận Yên, 15 ấp. Nhưng trên các bản đồ Việt Nam do Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa xuất bản, vẫn ghi hai tỉnh riêng biệt là Hà Tiên và Rạch Giá.
SAU NĂM 1975
Đầu năm 1976, tỉnh Kiên Giang được thành lập. Địa bàn tỉnh Hà Tiên cũ nay là huyện Kiên Lương và thị xã Hà Tiên.
Năm 1979, trên đường ra đi tìm đường cứu thân, tui đã đến đất Hà Tiên bằng đường thuỷ và đã lưu lại đó vài ngày để chờ đợi một điều không có.
Ban đêm trời trong, đứng ở bờ biển có thể nhìn thấy ánh đèn thấp thoáng phía xa. Lúc đó tâm trạng rối bời, không biết đó là đất Miên hay đất Thái. Người ta nói đó là đất Thái thì mình cũng ừ.
Thật tiếc thay tui không có được một chút thong dong nào của NGŨ VỊ...để nhìn trăng mà cảm tác ra một bài thơ đầy cảm xúc thật như TRĂNG ĐÔNG HỒ của LTV. Và một bài HÀ TIÊN của PH. Đây có lẽ là kết quả tích cực nhất của chuyến du Nam của các Nàng.
Có lẽ hồn thi nhân cũ của HÀ TIÊN THẬP VỊNH mời gọi mà các Tiên cô của Trang Thơ thả hồn thơ lai láng chăng?
Gọi là 5 vị Tiên Cô theo s@ cũng đúng, tên Hà Tiên do Mạc Cửu đặt cũng xuất phát từ một truyền thuyết xưa. Hồi xưa chỉ có 1 mà bây giờ tới 5.
DỮ A !
Mới có 2 bài thơ đăng đàn, còn những bài của các vị khác thì bỏ ở đâu? Mau lấy ra trình làng cho bà con thưởng lãm cho xứng mặt những thi-sỉ-trang-thơ đi.
Sau khi đọc những ký sự về chuyến đi Cà Mau - Hà Tiên của NS , SM thiệt là phục cái trí nhớ dài lâu của Sư Mẫu. Đáng lẽ ở cái lứa tuổi Gió heo may đã về này SM phải biết cái đầu óc của mình đã lệch lạc nhiều, tưởng là nhớ đâu ra đó vậy là thoắt một cái đã quên hết trơn. Tốt nhất là nên ghi chép lại , đừng có chủ quan về những cái gì mình muốn nhớ. Mỗi lần NS hỏi lại vài chi tiết để bổ sung vào bài viết là lại thấy tức cái bản thân mình, phải chi chịu khó lưu vài nét lại thì hay biết bao về những chi tiết kỷ niệm lưu luyến trong chuyến đi. Nhiều năm quanh quẩn trên vùng đất đỏ cao nguyên, xa hơn là Nha Trang,Phan Thiết, Sài gòn và một lần hè 76 xuôi về Cần Thơ, Ba Xuyên vội vã, SM thực sự mở rộng tầm mắt học hỏi thêm được nhiều điều ngay trên mảnh đất quê hương. Nói đúng ra những điều tưởng tượng về Hà Tiên trước đây qua các tài liệu văn học, qua âm nhạc , hình ảnh thì SM nghĩ là đẹp hơn nhiều khi so với bây giờ nhìn bằng con mắt trần của mình. Mũi Nai bờ biển thoai thoải yên tâm đẫm mình xuống nước ấm với NS, LTV và HP. SM vốn rất nhát khi xuống nước ( sợ nước vì một lần chìm xuống hồ Trung Tâm BMT ) nên không có tắm biển từ nhiều năm qua , NS thật trẻ trung mạnh dạn làm SM cũng theo gót luôn, loay hoay thế nào mà cũng chỏng gọng nuốt luôn mấy ngụm nước mặn, thiệt tức , lại níu và cào 2 vết trên tay NS nữa chớ. Người ta nói món ngon " độc quyền" của Mũi Nai là canh chua cá kẻm nấu sả, nghệ với măng tre, vậy mà đâu có biết, bù lại là món cua rang me của quán GIÓ công nhận là ngon.Thời gian 2 ngày quá ngắn để thăm viếng thắng cảnh Hà Tiên như chùa Hang khu du lịch Hòn Phụ Tử, Chùa Tam Bảo, Lăng Mạc Cửu, Thạch Động, nhiều di tích lịch sử như Đình Nguyễn Trung Trực, chùa Phù Dung do Mạc Thiên Tích xây cho nàng thứ thiếp Phù Cừ tu hành...đành phải thôi . Đáng lẽ đêm trăng tròn ấy phe ta phải tham gia Tao Đàn Chiêu Anh Các mở hội tại Bảo Nguyệt Liên Trì( đối diện đền thờ Mạc Công) , duyên tao ngộ mà không biết gì hết...
Dọc đường từ Rạch Giá đến Hà Tiên có nhiều cái cầu đơn sơ gọi là Cầu Khỉ, SM cũng ráng theo mọi người bước được vài bước, chụp xong tấm hình làm cảnh là đủ rồi.Hồi sáng NS có hỏi sao gọi là Cầu Khỉ, có câu trả lời rồi nè. Cầu Khỉ là một loại cầu được làm rất đơn sơ bằng các loại gỗ, tre bắc qua kênh, rạch chỉ để cho người qua lại. Loại cầu này rất phổ biến ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thường làm bằng cây tràm được trồng rất nhiều ở đây.
Những cây cầu này có hoặc không có tay vịn, rất khó đi và nguy hiểm. Người ta hình dung chỉ có những con khỉ hay leo trèo mới có thể đi được, nên đặt tên là cầu khỉ.Nếu có những giải thích khác thì nhớ cho bà con biết thêm với.
"Đáng lẽ đêm trăng tròn ấy phe ta phải tham gia Tao Đàn Chiêu Anh Các mở hội tại Bảo Nguyệt Liên Trì( đối diện đền thờ Mạc Công) , duyên tao ngộ mà không biết gì hết..."
Uổng nhỉ! Trong Ngũ Vị ai cũng "đã từng" làm thơ mà một dịp tốt có một không hai vậy mà không tham gia được để mở rộng tầm nhìn, thu nạp thêm những cái hay cái đẹp ở miền khác.
Hay là có một cái duyên-tao-ngộ khác nên vội vã quay về?
Sáng nay lên mạng mở TT thấy bài thơ HP tả cảnh HàTiên thích quá,lại một phen tiếc nuối không được đi chơi cùng cả nhà ngắm cảnh đẹp đất nước quê hương...chẳng biết hẹn đến ngày đẹp trời nào đây? Bài thơ diễn tả các cảnh lại thêm minh họa đầy đủ thật sinh động khen thay quý vị đi chơi đã mang về được cái hương vị ao sen ,cầu khỉ lắc lẽo,cây đu đủ vươn tìm ánh sáng,chùa Bà...
Thấy comment 0 nghĩ mình vô đầu tiên ai dè 5 điều 3 chuyện xong máy chẳng chịu work?!!Thôi bây giờ...chạy tụt hậu tới số 9..ha ha Ông Mạc Cửu đã gặp Cửu nữ chứ không phải ngũ nữ rồi đây,phải không trang chủ?/
TRUYỀN THUYẾT
Theo truyền thuyết, Hà Quỳnh là con gái của gia đình họ Hà. Năm 13 tuổi vào núi hái trà và gặp Lã Động Tân (có thuyết cho là Lã Động Tân cùng Trương Quả Lão và Thiết Quải Lý )trong dân gian Nam Bộ gọi ông nầy là Lý Thiết Quài. Được các vị tiên này thu nhận làm đệ tử và ban cho một quả đào tiên (có thuyết cho là quả táo tiên), sau khi ăn xong thì biến thành tiên.
Theo "Tiên phật kì tung" (仙佛奇蹤), Hà Quỳnh là con gái của Hà Thái tại Tăng Thành trong tỉnh Quảng Đông ngày nay. Ngay khi chào đời đã có 5 sợi tóc dài trên đỉnh đầu. Khi khoảng 14-16 tuổi nằm mộng thấy gặp người tiên và lệnh cho Hà Quỳnh tự mình nuốt bột vân mẫu (mica) để siêu thoát và trở thành bất tử. Tuân theo mệnh lệnh, Hà Quỳnh đã nuốt bột vân mẫu cũng như thề không xuất giá (lấy chồng). Sau đó, người ta thấy Hà Quỳnh thường xuất hiện trong các hang núi, đi lại nhẹ nhàng uyển chuyển như bay lượn. Mỗi ngày Hà Quỳnh ra đi từ lúc bình minh và trở về vào lúc hoàng hôn, mang theo về các loại hoa quả trong núi cho mẹ. Cứ như thế dần dần không còn cần phải ăn những đồ ăn thức uống thông thường nữa.
Võ Tắc Thiên từng sai sứ giả đến mời Hà Quỳnh vào triều gặp mặt, nhưng trên đường về kinh thì Hà Quỳnh mất tích. Trong niên hiệu Cảnh Long (景龍) (khoảng năm 707 thời Đường Trung Tông), Hà Quỳnh thăng thiên và trở thành tiên, dân gian gọi là Tiên Cô.
Theo truyền thuyết, Tiên Cô là vị tiên biết trước họa phúc của nhân gian.
Thời nhà Tống, Tằng Mẫn Hành (曾敏行) trong "Độc tỉnh tạp chí" có ghi chép rằng khi Địch Thanh đem quân xuống phương nam để dẹp cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao, có đi qua Vĩnh Châu và rẽ vào điện thờ Hà Tiên Cô để xin quẻ xem cát hung và kết quả chiến cuộc và được Hà Tiên Cô báo rằng "công bất tất kiến tặc, tặc bại thả tẩu" (ông chẳng gặp được giặc, giặc bại vừa chạy). Ban đầu Địch Thanh không tin, nhưng sau này quân tiên phong của nhà Tống vừa giao chiến với quân của Nùng Trí Cao thì Cao đã bại trận và tháo chạy sang nước Đại Lý và đúng là Địch Thanh không có cơ hội giáp mặt Nùng Trí Cao.
TRONG CÁC BỨC HOẠ
Người ta cho rằng bông hoa sen mà Tiên Cô mang theo làm cho sức khỏe con người ta tốt lên, kể cả thể chất lẫn tinh thần. Đôi khi người ta còn vẽ Tiên Cô mang theo mình một nhạc cụ là sênh hoặc đôi khi có cả chim phượng hoàng đi theo hay mang theo mình một chiếc muôi (thìa) bằng tre hoặc một chiếc phất trần.
Hà Tiên Cô là một trong Bát Tiên gồm: Hà Tiên Cô • Hán Chung Li • Hàn Tương Tử • Lam Thái Hòa • Lã Động Tân • Tào Quốc Cữu • Thiết Quải Lý • Trương Quả Lão.
Tui nghĩ chắc ông Mạc Cửu là người gốc Hoa, nên theo truyền thuyết có Tiên Cô xuất hiện trên sông Giang Thành mà đặt tên đất là Hà Tiên chăng?
Nhìn hình và đọc thơ nói về HÀ TIÊN , thấy HT đẹp quá. Cỏ xanh ở trong nước mà chưa có dịp đến với HT thật là khiếm khuyết...nhưng sẽ phải có ngày đến với HÀ TIÊN thôi.
Đọc thơ HÀ TIÊN, cũng mường tượng được HÀ TIÊN biết bao êm đềm, với giòng nước trong...
Thôi thì chẳng biết nói gì hơn là hẹn một ngày đến thăm HÀ TIÊN...
Điạ danh HÀTIÊN ngày xưa là TÀ TEN.
TÀ là SÔNG ,TEN là tên của con sông ,xưa đất nước này thuộc CHÂN LẠP .Người tàu đọc lại là HÀTIÊN.
TẶNG CÁC BÀ TIÊN tắm biển :
Tắm biển HÀ TIÊN thật mát ghê
Trời nước mông mênh lội thỏa thê
Năm nàng xữ nữ từ đâu tới
MŨI NAI vùng vẫy thật là phê!
Hòn PHỤ TỬ ngoài xa, tục truyền rằng có hai hòn đá đứng song song với nhau, người ta gọi là CHA CON - PHỤ TỬ , nhưng một trong hai hòn theo thời gian bị sóng đánh gảy phần đầu. Nghe nói hình như nhà nước muốn dựng lại, nhưng dân chúng không đồng ý, họ nói cảnh thiên nhiên cứ để tự nhiên vậy, không muốn bàn tay con người nhúng vào .
" Hòn Phụ Tử thuộc huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Từ lâu, hòn Phụ Tử được xem là biểu tượng cho cảnh đẹp Kiên Giang. Đó là hai trụ đá cao nghiêng nghiêng cùng một chiều tượng trưng cho hình hai cha con quấn quýt bên nhau trông ra biển cả.
Theo truyền thuyết, xưa kia ở vùng biển này có con thuồng luồng rất hung dữ, hay đánh đắm thuyền bè để ăn thịt ngư dân. Bên chân ngọn An Hải Sơn, cạnh chùa Hang, có hai cha con làm nghề chài lưới.
Quá bất bình trước tình cảnh này, người cha quyết lòng tiêu diệt con ác thú trừ hại cho bà con.
Sau khi tính hết kế, cuối cùng ông thấy chỉ còn cách hy sinh thân mình mới mong giết được con thuồng luồng này. Thế là ông liền tẩm thuốc độc vào mình, nằm sát mé biển để dụ con ác thú. Thấy mồi ngon, con thuồng luồng đến cắn đứt đầu ông, trúng độc rồi chết. Người con đi tìm cha, bắt gặp xác cha cụt đầu liền ôm lấy khóc thương thảm thiết. Không ngờ chất độc từ người cha thấm qua khiến người con trúng độc rồi chết. Trời nổi giông bão, mưa suốt mấy ngày liền. Và nơi hai cha con nằm mọc lên hai hòn đá lớn và nhỏ. Hòn to là cha và hòn nhỏ là con, người ta gọi là hòn Phụ Tử.
Hai bên hòn Phụ Tử là hai hòn đảo có hình dáng giống như một con thỏ quỳ hai chân sau để giỡn với sóng biển và một con rùa. Thiên nhiên đã tạo nên một cảnh quan thật kỳ lạ khéo léo. Chắc chắn rằng ai đã đến hòn Phụ Tử thì không thể quên được cảnh non nước hữu tình "(Thục Anh).
QH ơi,
Thành thật xin lỗi đã dành phần nghiên cứu của QH, nhưng NS thích huyền thoại TÌNH PHỤ TỬ này.
Hi Ngàn-Sau,
Nghe kể có mấy nàng Tiên đi tắm ở biền Hà...Tiên. Làm cho Hà..tiên sinh này ..lòng buồn vô vàn, vì không được...tắm ké. Thôi thì hẹn vậy.
Đất Hà-Tiên thì còn rất nhiều chuyện để "kể lể" mà.
Mà các Cô Tiên Nử có ai sắm cái lược Đồi Mồi của đất Hà Tiên không vậy...không nghe (hoặc chưa) nghe ai nhắc tới..
trong khi chớ thì tạm thời đọc, một phần trích trong bài nghiên cứu: Về thăm Lục Tỉnh qua Ca dao.
Ở đây chỉ trích phần nói về Hà-Tiên.
Từ giả Châu Đốc, chàng đi Hà Tiên theo kinh Vĩnh Tế.
Kênh Vĩnh Tế, biển Hà Tiên,
Ghe thuyền xuôi ngược bán buôn dập dìu.
Mang Khảm là đất Hà Tiên ngày xưa. Người Hoa gọi vùng Mang Khảm là “Phương
Thành”, do biến âm từ “Phnom Tà Pang” của người Miên gọi vùng này. Riêng người
Việt thì gọi “Hà Tiên”, do nói trại từ tiếng Miên “Tà Ten”, nghĩa là sông Ten, tức sông Giang Thành phát xuất từ Cao Miên chảy vào vũng Đông Hồ của Hà Tiên. Để thi vị
hóa thị trấn nên thơ này, người Việt còn cho rằng ngày xưa tiên nữ thường xuống
tắm ở sông Giang Thành nên đặt thành Hà Tiên.
Rồng chầu biển Bắc, phụng múa Hà Tiên
Anh thương sao mà gặp mặt thương liền
Tỷ như Lữ Bố, Điêu Thuyền thuở xưa.
Do việc chạy trốn nhà Thanh, thương gia Mạc Cửu (1655-1735) cùng hơn 300 tùy
tùng gốc Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu đến tị nạn ở vùng đất này, vốn thuộc
lảnh thổ Cao Miên, và biến thành thị trấn Hà Tiên phồn thịnh.
Thằng Hóa Quảng về Quảng Hóa
Bạn hiền ta ở lại Hà Tiên
Làm sao rõ đặng căn nguyên
Dầu sông dầu biển đi liền tới nơi
Dưới thời Mạc Cửu, Hà Tiên mang tên Căn Khẩu, và vùng Hà Tiên là Căn Khẩu
Quốc. Sau khi đuổi quân Xiêm, chúa Nguyễn đổi thành Hà Tiên Trấn. Mạc Thiên Tứ
cai trị trấn Hà Tiên rất thịnh vượng, mở văn đàn làm thơ, phổ nhạc, vịnh phú, lập
Chiêu Anh Các để chiêu nạp nhân tài. Hà Tiên có nhiều phong cảnh đẹp, Mạc Thiên
Tích mô tả 10 cảnh đẹp của Hà Tiên qua bài thơ:
Mười cảnh Hà Tiên rất hữu tình
Non non nước nước gẫm nên xinh.
Đông Hồ, Lộc Trĩ luôn dòng chảy
Nam Phố, Lư Khê một mạch xanh.
..
6
Tiêu Tự, Giang Thành chuông trống ỏi
Châu Nham, Kim Dữ cá chim quanh.
Bình San, Thạch Động là rường cột
Sừng sững muôn năm cũng để dành.
(Thơ Mạc Thiên Tích)
Hà tiên là xứ nuôi đồi mồi, nên sản xuất hàng thủ công từ đồi mồi. Núi Tô Châu,
sông Giang Thành và Đông hồ được dân gian ca tụng:
Chiều trông về núi Tô Châu
Thấy em gánh nước trên đầu giắt trâm.
Trâm đồi mồi tóc em em giắt
Mắt anh nhìn thương thiệt là thương.
Dãi dầu một nắng hai sương
Tóc em vẫn mượt mùi hương vẫn còn.
Tóc quăn chải lược đồi mồi
Chải đứng chải ngồi quăn vẫn còn quăn.
Gió đẩy gió đưa cho vừa lòng bạn
Con sông Giang Thành chỗ cạn chỗ sâu.
Thăm em anh phải bắc cầu
Lội sông sợ ướt cái đầu hết duyên.
Ngoài đặc sản đồi mồi và cá của vùng biển, Hà Tiên còn có nhiều nông sản của
vùng đất phèn như thơm khóm, hay vùng đất cao của núi rừng như mít, như khoai.
Đưa anh ra tới bờ hồ (Đông Hồ)
Em mua trái mít, em vồ trái thơm
Anh về nuôi cá thờn bơn
Trồng khoai, trồng sắn, thay cơm có ngày
Là vùng địa đầu của đất nước, thường bị Xiêm La và Cao Miên quấy phá:
Bậu lỡ thời như giặc Hà Tiên
Giặc Hà Tiên người ta còn đánh
Bậu lỡ thời như cánh chim bay
Cánh chim bay người ta còn chuộng
Bậu lỡ thời như ruộng bỏ hoang
Ruộng bỏ hoang người ta còn cấy
Bậu lỡ thời như giấy trôi sông
. . .
Bậu lỡ thời như lưới giăng ngang
Lưới giăng ngang người ta còn cuốn
Bậu lỡ thời ai muốn bạn đâu.
Ngày xưa, Hà Tiên là lị sở của Hà Tiên Trấn, gồm Hà Tiên, Rạch Giá, Sóc Trăng,
Bạc Liêu và Cà Mau dưới thời chúa Nguyễn, nên rất phồn thịnh. Về sau, mất dần vị
trí hành chánh, Hà Tiên trở thành tỉnh, rồi nay thành quận/huyện. Công việc làm ăn
trở nên khó khăn, nên dân chúng phải đi nơi khác sinh sống.
Ở Hà Tiên mần ăn không khá
Anh về Rạch Giá anh bán cá mòi
Thương nhau không được ngỏ lời
Nước trôi thăm thẳm biết đời nào nên.
Tháng hai tháng ba anh đi chở cá
Không khá anh qua Rạch Giá chở khoai lang
Tìm người bạn ngọc thở than đôi lời
Biết làm sao lên đặng ông trời
Hỏi thăm duyên nợ đổi dời về đâu?
..
7
Ai về Tân Phước Rạch Già
Gởi con cá lóc hái cà nấu canh
Ghe chàng xuôi theo kinh Hà Tiên - Rạch Giá. Ngày xưa, Rạch Giá rất hoang vu,
toàn rừng ngập mặn, nhiều nhất là cây Giá (Excoecaria agallocha L.) mọc dọc mé
sông ven biển. Rạch Giá dưới thời Mạc Cửu mang tên “Linh Quỳnh”.
Anh đi Rạch Giá qua truông
Gió rung ngọn sậy ngồi buồn nhớ em
U Minh Rạch Giá Thị Quá Sơn Trường
Dưới sông sấu lội trên rừng cọp đua
Đất Cần Thơ nam thanh nữ tú
Đất Rạch Giá vượn hú chim kêu
Quản chi nắng sớm mưa chiều
Lên doi xuống vịnh cũng chèo thăm em
Nhưng bây giờ thì Rạch Giá trở nên thị tứ
Chợ Sài Gòn cẩn đá
Chợ Rạch Giá cẩn xi mon
Giã em ở lại vuông tròn
Anh về xứ sở không còn vô ra
Từ Rạch Giá, chàng dong thuyền qua biển đến đảo Phú Quốc, cặp bến Dương
Đông. Dương Đông rất trù phú, nổi tiếng về mắm và hải sản.
Gặp cơm Ba Thắc thơm ngon
Chan nước mắm Hòn ăn chẳng muốn thôi
Phú quốc cũng có đồi sim hoa tím. Nhà thơ Kiên Giang, gốc người Rạch Giá, từng
thưởng thức trái sim ở Phú Quốc, cảm hứng làm nên hai câu thơ *, nay trở thành ca
dao:
Ðói lòng ăn nửa trái sim*
Uống lưng bát nước đi tìm người thương*
Người thương, ơi hỡi, người thương,
Đi đâu mà để buồng hương lạnh lùng.
Khách giang hồ đến đây nhìn phong cảnh mà chạnh lòng, nhất là những chàng si
tình:
Dương Ðông gió lạnh không tình sưởi
Rượu đã say mèm vẫn nhớ thương
Ðèn cầu tàu ngọn lu ngọn tỏ
Anh trông không rõ, anh ngỡ đèn màu
Rút gươm đâm họng máu trào
Ðể em ở lại, em kiếm thằng nào hơn anh
Bởi vì cha mẹ không ai muốn gả con cho người nơi hải đảo xa xôi:
Cha mẹ đòi ăn cá thu
Gả con xuống biển mù mù tăm tăm.
..
Chàng từ giả Phú Quốc, trở lại Rạch Giá, rồi xuôi ghe theo kinh Xà No về miệt Cần
Thơ.
Tàu số 1 chạy lên Vàm Tấn (là nơi sông Đại Ngải Sóc Trăng chảy ra sông Hậu)
Tàu số 2 chạy xuống Cần Thơ
Tuổi ba mươi em cũng ở vậy mà chờ
Lỡ duyên chịu lỡ, cũng chờ cho được anh
Anh Quốc, 6/2009
Nguyễn Thị Kim Thu__
Úi Trời! XỮ NỮ!
Hà ..Hà...Trúng đài...
Hà ..Tiên Cô thì Xữ Nữ là cái chắc.
Còn..Hà ..Tiên sinh thì là...úi chà hỏng dám nói...//
Cám ơn. chútxíu cười rơi nước mắt lựn.
Trang thơ thật dễ thương ,kẽ khóc người cười vui như TẾT VN ! mong cứ vậy mãi mãi...
Đoc 1 lèo ,mọi thứ về Hà tiên của các bạn thơ...làm mình cũng chợt nhớ lại "những ngày vui qua mau"xong cũng đọng lại ít nhiều kỉ niệm từ chuyến đi.
Từ dẫn dắt của QH mình mới biết thêm thông tin về trái sim trong 2 câu thơ :Đói lòng ăn nửa trái sim,uốnglưng bát nước đi tìm người thương của nhà thơ Kiên Giang,Hoá ra đây là sim Phú quốc,chớ không phải là sim...Tây nguyên mà sơn nữ Phà ca từng ăn ,như mình vẫn tưởng.Cám ơn QH nhé.
Các bạn thơ ơi,đã vào trang thơ chơi,thì ai cũng muốn vui là "chín" là nơi có thể xả stress sau những căng thẳng của cuộc sống,nhưng nếu muốn nó sang"mười" thì cũng nên nhẹ nhàng 1 tí.
Mình rất dị ứng với kiểu réo gọi của Tư sao,thật chẳng "duyên dáng" tí nào ,chắc là không ai muốn lộ diện,và bái bai luôn...
Chuyện ...vui ..được ...kể.......
Trang thơ vui quá là ...vui!
Tiên Cô tắm suối được "lui"tuổi già!
Hà Tiên cảnh đẹp quê nhà!
Ai mà..tắm suối,tuổi "già" ...được lui.........
hahaha
Cho nên mới có chuyện "Xử Nữ"cố tình của NS,nhiều người ôm bụng cười là thành công rồi đó NS À
À mà phải thêm rằng,lui tuổi mà phải là xử nữ như Hà Tiên cô mới được các "cụ" à.
Chỉ đùa cho vui,ai mà mích lòng hổng dui thì Xôi lĩng zậy
NT cảm tưởng đang được đi Hà Tiên theo lời kể say sưa của các bạn đây
Lại thêm 2 XỮ NỮ nữa muốn đi HÀ TIÊN để thành TIÊN CÔ ! chúc mừng ,chúc mừng phe ta !
Cái LƯỢC ĐỒI MỒI trong đoàn có một người đã mua về cho vợ. Còn các bà thì rất tiếc là không có ông để tặng hoặc là ;
Tóc anh vài sợi lưa thưa
Có còn chi nữa mà ưa đồi mồi !
Nên đành làm lơ ,nhưng có mua CỐI với CHÀY ,không biết có phải đá HÀ TIÊN hay của NGỦ HÀNH SƠN đem vào !
Ai cũng lựa cái cối nhỏ nhất vì sợ nặng vali ,đem về xài mới thấy tiếc ,vì giả có 3 múi tỏi ! với một mớ bình bông nhỏ xíu để về chưng chơi ...
Không có gì là rất tiếc cả NS ơi, SM đã mua một cái lược đồi mồi cho mình xài ( chắc là giả thôi), nếu không đụng đến thì cũng có chữ Hà Tiên làm kỷ niệm. Sẵn NS nhắc mấy cái bình bông nhỏ xinh xắn đầy màu sắc SM đã quên bẵng tụi nó , không biết giờ phiêu dạt nơi đâu, hình như là 5 cái . Chút nữa sẽ đi tìm và cất kỹ cái cặp cả chày lẫn cối đá mà LTV đã tặng, bây giờ tiếc không mua cỡ lớn hơn thì cũng muộn quá rồi Sư Mẫu ơi !
Đặc sản nổi tiếng nhất Hà Tiên xưa nay là đồi mồi và kỷ vật sản xuất từ đồi mồi. Sản phẩm đồi mồi bán ở khắp nơi, tại các điểm tham quan có nhiều món quà với giá rất rẻ, nhưng cũng có thứ trị giá lên đến cả bạc triệu.
Theo Hán ngữ, đồi mồi có tên là Đại Mạo, Văn Giáp. Tên khoa học là Eretmochelgra Timliricata L. thuộc họ rùa biển, khá lớn với đường kính thân từ 60 đến 80 cm. Trên lưng đồi mồi có phủ lớp áo vảy cứng màu hung nâu, điểm thêm những đốm sáng óng ánh,lớp ngoài trơn láng. Có 13 vảy chính và 25 vảy ở rìa. Hàm trên quặp cong trùm lên hàm dưới. Rìa hàm cũng có nhiều răng nhỏ. Bốn chân đồi mồi cũng là bốn vây giống như bơi chèo. Ngón chân ẩn sâu trong vây, không có móng vuốt. Chân trước lớn hơn chân sau, nhờ có bốn chân này mà đồi mồi đạp nước bơi lội nhanh lẹ. Đồi mồi già có vảy màu tươi sáng còn con non trẻ có vảy màu tro xám.
Đồi mồi là linh vật dưới biển sâu được người xưa coi là vật quý đem lại điều tốt lành. Ngoài ra còn có thể trị bệnh cao huyết áp, trị đau đầu. Bên cạnh đó, từ ngày xưa, mỹ nghệ đồi mồi đã là thứ sản phẩm cao cấp chỉ dành riêng cho các bậc vương tước, còn thường dân chỉ dùng trang sức làm từ xương hoặc sừng. Đồi mồi luôn đồng hành cùng thời trang với một dáng vẻ rất riêng.Việt Nam có nhiều nơi tổ chức nuôi đồi mồi như ở quần đảo Cát Bà, Nha Trang. Riêng ở Nam Bộ, trong tỉnh Kiên Giang thì có hai nơi là Hà Tiên và Phú Quốc. Muốn mua sản phẩm đồi mồi có giá trị cao, phẩm chất tốt du khách nên đến cửa hiệu Thanh Chí và Phan Văn Thân ở đường Tuần Phủ Đạt bên hông chợ Hà Tiên. Đây là hai cơ sở sản xuất lâu năm theo truyền thống gia đình, giá cả phải chăng. Nơi đây còn có gia công tại chỗ, du khách có thể ngồi xem để hiểu biết nghề mỹ nghệ thủ công đặc thù tại địa phương này.
Nguồn: Congdulich (Theo Simple)
Hi Sư-Mẫu,
Hôm trước sư-mẫu có cho biết là đi ngang qua rừng U-Minh mà sao chẵng thấy gì là u-minh hết trơn hết trọi. Chuyện rừng u-minh thì nhiều lắm...dài dài như chuyện Hà..Tiên cô vậy, nhưng bửa nay QH mời sư-mẫu và các bạn đọc một chuyện ngắn ..ngũn của Bác Ba Phi (Bác Ba Phi là nhận vật có thiệt, rất được yêu mền của dân miệt vườn) nói về Con Tôm U-Minh...nghe chơi cho vui coi ở đâu thì Tôm nhiều:
Tôm U Minh - Truyện bác Ba Phi
Cái năm đó trời nắng hạn đến lung, bàu đều khô sạch trọi, không còn một miếng nước thấm tay. Hạn đến chó nằm ở hàng ba nhìn trời lè lưỡi, gà ấp trên ổ hót cổ thở hết ra hơi, trâu thèm nước đổ bọt mồm. Nhà tui chỉ có mấy cái đìa cá giống với một cái búng đập thông ra kinh Ngang là còn nước chút đỉnh.
Một bữa nọ, nhà có khách, túng thức ăn quá tui mới sai con Út nhà tui mò quanh rìa búng đập kiếm ít con cá. Con nhỏ nghe lời lấy khăn choàng tắm trùm đầu, xăn quần lội xuống, bắt nào cá bổi phệt, cá lóc kềnh, cá trê nộng, cá sặc bản, cá rô mề quăng lên bờ. Thấy cá nhiều quá tui biểu thôi, nhưng con nhỏ còn ham , mò rán thêm chút nữa. Nó bảo mò rán ra búng đập, bắt mớ tôm càng cho tui với khách nhậu lai rai. Con nhỏ vừa khom xuống ngay miệng ống gộng mặt đập, tui bỗng thấy từ dưới nước vụt dậy lên một cái rầm. Trời đất ơi! Tôm! Con nhỏ nghiêng mặt né tránh.
Nào là tôm càng, tôm thẻ, tôm đất, tôm lóng phóng lên ghim ngập gai vô chiếc khăn trùm đầu của nó, đuôi chỏng ra ngoài búng lách chách. Cái đầu của con Út có chà, có chôm chẳng khác nó đang đội mớ san hô vậy. Mẹ nó bưng rổ ra gỡ hết chỗ tôm đóng trên chiếc khăn đội đầu cân được hai ký tám.
Ba Giai (Theo Bác Ba Phi)
Đặc sản.......Dùng từ đặc sản này không đúng với
Đồi mồi Hà Tiên ,đá huyền Phú Quốc
Bây giờ người ta hay dùng đặc sản để chỉ những món ...ăn uống được,mà thôi đó chỉ là từ ngữ,Thiên Thanh muốn góp với các bạn một chuyện về đá huyền Phú Quốc
Hồi đó xa xưa lắm thuở đó ThThanh chỉ mới 15,16 tuổi ,có người từ Phú Quốc về tặng cho một vòng huyền làm từ đá huyền vũ đào sâu dưới lòng đất,nghe nói đá này rất quý cũng tựa như vô rừng gặp cây bàu gió vậy...ThThanh nhớ cái vòng thật nặng màu đen bóng sáng loáng,ông bà xưa nói rằng đeo nó thì ngừa được nắng gió ...gì đó.Tiếc là ThThanhkhông giữ kỷ để nó mất theo thời gian.
Không biết phải đúng là đá quý hay không,kỳ đó đang đi học trời nắng gắt có cô bạn cùng lớp lăn đùng ra ngất xỉu,không sẳn dầu mè gì,ai đó sáng kiến biểu lấy vòng huyền ngâm vào nước nóng độ vài phút rồi cho uống,vậy mà cô bạn tỉnh dậy mới thần diệu chứ......Tiếc thật vật quý vậy mà không giữ kỹ,giờ ngồi tiếc với các bạn đây..
Thiên Thanh ơi!
Ậy, cái từ "đặc sản" bây giờ ở nước trong người ta dùng "huyền bí" lắm!
Không chỉ là chuyện ăn uống được không đâu!
Về đồi mồi hay bất cứ da gì làm bằng các sinh vật là NS tuyệt đối không dùng ,không hiểu vì nghe người ta nói là nên bảo vệ súc vật hay là sợ ..ma !
Nhất là các bức tranh làm bằng khảm xa cừ...
Nhưng nếu đồ giả mà đẹp thì cũng
mua !
Hèn chi cân 1 ký tôm được 19 con,mỗi người chỉ ăn được 2 con ,còn dư một con tặng thêm chú tài để chú lái xe cho cẩn thận về nhà bình yên!
Nhớ bữa tôm rang muối ,cua rang me tuyệt vời ,khi kêu đồ ăn thì họ nói để đi ra ..lấy về cho tươi !
Cám ơn các bạn cùng đi chơi HÀ TIÊN với đoàn của HP,đây là cảnh đẹp của quê hưuơng chúng ta đã ghé qua còn để lại nhiều kỹ niệm ,tuy vậy cũng còn nhiều nơi chưa đến được...
Huyền bí lắm hở bạn Sao?có giống lạc đường vào "mê cung" không dậy bạn??
chị HP và các anh chị
Bửa nay em mới vào lại trang thơ -vì nhiều lí do hơn nữa đọc bài HÀ TIÊN của chị HP mà thấy mình vô duyên thật vì không du xuân được như đã định ,để một lần được chiêm ngưỡng đất tích quê mình đã được biết qua sử sách ,đành nhìn hình mấy chị mà tiếc..,có phải hình chị đứng trước ao sen PHÙ CỪ mà THIÊN TÍCH xây cho người yêukhi nàng đi tu? em rất cảm mối tìnhcủa nàng thi nữ này -tài hoa thường bi đát chắc ai đã biết về nàng ái cơ của Mạc Thiên Tích em đọc và làm bài thơ gởi vào đây để nói lên lòng yêuvà ngưỡng mộ cảnh -người của HÀ TIÊN xứ sở
Non bồng thập cảnh vịnh HÀ TIÊN
Nước biếc ,hồ xanh ghé chốn này
Ngày xưa MẠC CỬU công khai phá
THIÊN TÍCH -MỐI TÌNH GHI SỬ XANH
Đây Chiêu Anh Các -quần thi hội
Đối ẩm "Qua đăng "mặt anh tài
Ao sen PHÙ CỪ hoa chen lá
Thấp thoáng giai nhân "bất kiến tà"
Anh hùng -Tài nữ nên duyên sắc
ĐIỆP THUÝ lầu xây để rước nàng
PHU NHÂN đến nổi phải ghen tình
Đem nàng nhốt chết vào lu úp
Duyên phận thôi đành -một nỗi đau
Từ nay ngõ trúc vườn u tịch
Mượn cửa thiền môn xoá nổi sầu
Dựng chùa -xây tự-ao sen thắm
Duyên cớ vì ĐÂU-MẠC phải sầu
từ đó ta mới có chùaPHÙ DUNG ,AM DÌ TỰ,AOPHÙ CỪ ...và nhiều cảnh nửa của HT chắc mổi cảnh đẹp có tích em cám ơn vì được đọc nhiều tài liệu của các anh chị về HT /EM sẻ đọc tiếp và nói thêm bây giờ lại bận
Xin phép QH ghi lại bài thơ của MẠC THIÊN TỨ ,người mở VĂN ĐÀN CHIÊU ANH CÁC (thơ,phú,nhạc...)
10 CẢNH ĐẸP CỦA HÀTIÊN
Mười cảnh HÀ TIÊN rất hữu tình
Non non nước nước gẫm nên xinh
ĐÔNG HỒ ,LỘC TRĨ luôn dòng chảy
NAM PHỐ ,LƯ KHÊ một mạch xanh
TIÊU TỰ ,GIANG THÀNH chuông trống ỏi
CHÂU NHAM ,KIM DỮ cá chim quanh
BÌNH SAN,THẠCH ĐỘNG là rường cột
Sừng sững muôn năm cũng để dành.
MẠCTHIÊN TÍCH
Mỗi cảnh chắc có một huyền thoại thật hấp dẫn ,nếu có dịp chúng ta sẽ ghi lại để làm quà cho con cháu ngày sau...
Hi Sư-Mẫu,
Mạc-Thiên-Tứ có làm 10 bài vịnh về mười cảnh. QH sẻ post lần lược MƯỜI BÀI VỊNH này để mời các Bạn cùng xem. Đây là Mười bài do mạc Thiên Tứ làm để bắt đầu cho Văn Đàn Chiêu Anh Các.
Mạc Thiên Tứ làm mười bài thơ chữ Hán – Hà Tiên thập cảnh – mỗi bài ca ngợi một thắng cảnh của Hà Tiên.
Mười bài nói lên mười cảnh đẹp, mười tên bài thơ gắn liền với mười danh thắng:
1 – Kim dự lan đào, nghĩa là đào vàng chặn sóng, chỉ núi Pháo đài.
2 – Bình sơn điệp thúy, nghĩa là núi Bình sơn một màu xanh lớp lớp.
3 – Tiêu tự thần chung, nghĩa là chuông chùa buổi sớm (tiêu tự : chùa vắng) chỉ chùa Tam Đảo.
4 – Giang thành dạ cổ, trống canh ban đêm nơi đồn thú bên sông.
5 – Thạch động thôn vân, nghĩa là động đá nuốt mây (vút lên tận mây) chỉ Thạch động.
6 – Châu nham lạc lộ, nghĩa là châu ngọc nổi, đàn cò sà xuống, chỉ núi Đá dựng.
7 - Đông hồ ấn nguyệt, Đông hồ in bóng trăng.
8 – Nam phố trừng ba, nghĩa là bãi phía Nam lặng sóng.
9 – Lộc trĩ thôn cư, Mũi Nai với làng xóm dân cư.
10 –Lư khê ngư bạc, nghĩa là thuyền câu đỗ bến (thuyền chài đỗ về bến Rạch vượt)
...
Bài thứ nhứt:
Kim Dự Lan Đào
Đảo vàng ngăn sóng lớn (Người dịch: Đông Hồ)
一島推嵬奠碧連,
橫流奇勝壯河仙。
波濤勢截東南海,
日月光迴上下天。
得水魚龍隨變化,
傍崖樹石自聯翻。
風聲浪跡應長據,
濃淡山川異國懸。
Nhất đảo thôi ngôi điện bích liên,
Hoành lưu kỳ thắng tráng Hà Tiên.
Ba đào thế tiệt đông Nam hải,
Nhật nguyệt quang hồi thượng hạ thiên.
Đắc thuỷ ngư long tuỳ biến hoá,
Bàng nhai bách thụ tự liên phiên.
Phong thanh lãng tích ưng trường cứ,
Nùng đạm sơn xuyên dị quốc huyền.
Một dẫy non xanh nước bích liền,
Giăng ngang cho mạnh đẹp sông tiên.
Đông nam sóng biển bằng trang cả,
Trên dưới trăng trời sáng rực lên.
Rồng cá vẫy vùng trong cõi nước,
Đá cây xan xát khắp ven miền.
Nghìn thu tiếng gió quanh chân sóng,
Đậm nhạt trăng treo nét lạ nhìn.
Poisson d'Avril
Cả thế giới đều biết, hôm nay có ai thích nói "trạng" hay nói dóc cũng không sao. Mọi người nghe qua cười xoà một tiếng rồi bỏ hết. Chẳng ai giận hờn trách móc chi người nói.
s@ tui cũng bắt chước người ta nói "trạng" một chút chơi:
CỐI CHÀY
Đi chơi mua cối mua chày.
Về nhà lục lại nửa ngày. Ô hay!
Cối đây chày cất cánh bay,
Cối còn chày mất. Ô hay! Cối chày…
A ha..Thiệt là hay cho ngày Cá Tháng Tư. (Không hiểu chử này xuất phát từ đâu) vì chử tây thì: Poisson d'Avril
còn theo Mỷ thì: April Fools' Day .
Ngày hôm qua tui thơ thẩn sau vườn nhà,vì trời mát mẻ khoảng 70 độ F.
Đang thơ thẩn thì thấy có một bóng người, mình mặc áo gấm, đội mão quan văn, chân đi hài, tay thì đang cẩm cây ..bút lông../ Bèn hỏi Ông tìm ai ở đây. Ông ta trả lời là đi tìm mấy người đang nói chuyện Hà-Tiên. Tui bèn nói, nói chuyện Hà-Tiên thì có nhiều người nói lắm mà sao Ông lại tìm đến nơi xa xôi này. Ông ta nói, có một đoàn người vừa ghé thăm Ông ta mà ở Mỷ có, ở Canada có, ở Úc Châu miệt dưới..có luôn.Ông theo dấu lần mò mãi mới tới đây. Tui nói là tui có biết người ở Canada vừa ghé thăm Ông ở Hà-Tiên và nghe đâu người đó cũng khoái đất Hà-Tiên lắm. Ông ta cười khà khà..và nói "vậy nhờ ngươi chép Mười bài Vịnh cảnh của Ta, và chuyển tặng cho người đó nghe"..rồi mờ mờ biến đi. Tui bèn gọi ớ ớ ông là Mạc Thiên Tứ hả...Ông biến mất và hình như còn nghe văng vẳng...cá tháng tư..//
Bài thứ hai:
BÌNH SAN ĐIỆP THÚY
Bài chữ Hán
Nguyên tác:
屏山疊翠
籠葱草木自岧嶢,
疊嶺屏開紫翠嬌。
雲靄匝光山勢近,
雨餘夾麗物華饒。
老同天地鐘靈久,
榮共烟霞屬望遙。
敢道河仙風景異,
嵐堆鬱鬱樹蕭蕭。
Bình san điệp thúy
Lông thông thảo mộc tự thiều nghiêu,
Điệp lĩnh bình khai tử thúy kiều.
Vân ái táp quang sơn thế cận,
Vũ dư giáp lệ vật hoa nhiêu.
Lão đồng thiên địa chung linh cửu,
Vinh cộng yên hà chúc vọng dao.
Cảm đạo Hà Tiên phong cảnh dị,
Lam đồi uất uất thụ tiêu tiêu.
Núi dựng một màu xanh
Thi sĩ Đông Hồ dịch thơ:
Cây xanh ngăn ngắt vút cao cao,
Ngọn dựng bình giăng đẹp mĩ miều.
Mây sáng vây quanh hình núi rõ,
Mưa tàn thêm nổi bóng non theo.
Đất trời bền vững nền linh tú,
Mây khói vời xa nỗi ước ao.
Danh thắng Hà Tiên đâu dám bảo,
Cây ngàn mơn mởn biếc xanh gieo.
Bài chữ Nôm
Bài Bình San điệp thúy trong tập Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh, gồm một khúc vịnh dài 30 câu (35-64) và kết thúc bằng một bài thơ Đường luật như sau:
Một bước càng thêm một thú yêu,
Lằn cây vít đá vẽ hay thêu?
Mây tòng khói liễu, chồng rồi chập,
Đàn suối ca chim, thấp lại cao.
Ngọc luật Trâu ông chăng phải trổi,
Ngòi sương Ma Cật đã thua nhiều.
Đến đây mới biết lâm tuyền quới,
Dám trách Sào Do lánh Đế Nghiêu.[3]
Thơ ..Cá Tháng Tư,
ThiênThanh "lụm"trên "mạng" góp vào cho vui ngày 4/1
Nghiêng tai nghe tiếng chày kình
Câu kinh vang động ngỡ mình chiêm bao!
Thì ra chày cối lao xao...
Cối đây chày mất...hư hao cõi tình!
Không biết tác giả?!!
Cõi tình đâu có hư hao,
Cối còn chày mất... lao xao chút tình.
Dẫu rằng chày mất thình lình,
Ngó qua ngó lại... vẫn mình với ta.
Cái lão văn quan mang hia đội mủ nào đó đi đâu lãng xẹt vậy,mấy cái người đi HÀTIÊN từ đông sang tây ,xuống miệt duới cũng có ,không hỏi lại đi hỏi cái ông ở giữa quả đất ,sao ông biết được người ta đi đâu mua gì...mà cứ làm bộ ta đây rành lắm ...có phải nhờ có máy di động báo cáo mỗi ngày không ?
NÓI ĐI,KHAI ĐI cho bà con biết ...cho dzui cửa ,dzui nhà...
Nhưng nhớ chép mấy bài vịnh cảnh HÀ TIÊN cho ta thưởng thức !
Dù sao làm ..trung ..gian..cũng đáng quí!
NgànSau ơi,Ngài Mạc Cửu có 2 câu thơ danh tiếng thế này,NS à coi chừng phạm...thượng dẫu là cá tháng 4
Tâm đoạn thùy tri mầu ức thán
Ly tình nhược thức mộng tư lương!
Bài thứ ba:
Tiêu tự thần chung
Rừng thiền xích xác án ngoài tào,
Chuông gióng chùa Tiêu tiếng tiếng cao.
Chày thỏ khắp vang muôn khói sóng,
Oai kình tan tác mấy cung sao.
Não phiền kẻ nấu sôi như vạc,
Trí huệ người mài sắc tợ dao.
Mờ mịt gẫm dường say mới tỉnh,
Phù sanh trong một giấc chiêm bao.
Tiêu Tự thần chung (chữ Hán: 蕭寺晨鐘) có nghĩa Chuông sớm ở chùa vắng, là tên hai bài thơ của Mạc Thiên Tứ; một bằng chữ Hán được xếp trong tập Hà Tiên thập vịnh được khắc in năm 1737; một bằng chữ Nôm được xếp trong tập Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh[1].
Cả hai bài đều nói về tiếng chuông sớm vang lên từ ngôi chùa Tiêu, một danh lam của đất Hà Tiên (Việt Nam) xưa.
Theo Nghiên cứu Hà Tiên, trong Hà Tiên thập vịnh in năm 1737, bài thơ có tên Tiêu Tự hiểu chung. Khi họa vận mười bài thơ này vào năm 1753, Nguyễn Cư Trinh đổi tựa lại là Tiêu Tự thần chung.[2]
Và hiện nay có ba ý kiến khác nhau về ngôi chùa đã phát ra tiếng chuông trong thơ:
*Ý kiến thứ nhất: chùa Tiêu ở núi Địa Tạng.
Sách Gia Định thành thông chí chép:
Địa Tạng Sơn (núi Địa Tạng) Ở về phía bắc của trấn, cách núi Phù Dung 5 dặm. Trên núi có chùa Địa Tạng, vì vậy nên có tên là núi Địa Tạng. Chùa nầy công đức trang nghiêm, ai vào cửa chùa bỗng thấy tắt hẳn tục niệm tham sân, thật là cảnh giới làm bậc thang để đến non Thứu. Đây là cảnh Tiêu tự thần chung (chuông mai chùa vắng) là một trong số 10 cảnh đẹp của Hà Tiên.
*Ý kiến thứ hai: chùa Tiêu là chùa Tam Bảo ngày nay, hiện tọa lạc tại số 328, tổ 2, ấp Ao Sen, đường Phương Thành, phường Bình San, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
*Ý kiến thứ ba: chùa Tiêu là chùa Phù Dung cổ.
Sau khi dẫn chứng, tác giả sách Nghiên cứu Hà Tiên viết:
Chúng tôi khẳng định rằng chùa Tiêu (Tiêu Tự) chính là chùa Phù Dung cổ, tọa lạc ở phía tây nam núi Phù Dung.
Và cũng theo sách này, thì Gia Định thành thông chí, Đại Nam nhất thống chí đều mô tả đúng vị trí Tiêu Tự, nhưng ghi lầm tên là chùa Địa Tạng.[2]
Giới thiệu thơ
Bài thơ Nôm
Đây là một khúc vịnh 34 câu được Mạc Thiên Tứ viết bằng chữ Nôm, theo thể lục bát gián thất (Song thất lục bát), mà cuối đoạn gắn liền với một bài thơ bát cú.
Bài thơ bát cú như sau:
Rừng thiền sít sát án ngoài tào,
Chuông gióng chùa Tiêu tiếng tiếng cao.
Chày thỏ bạt vang muôn khói sóng,
Oai kình tan tác mấy cung sao.
Não phiền kẻ nấu sôi như vạc,
Trí tuệ người mài sắc tợ dao.
Mờ mịt gẫm dường say mới tỉnh,
Phù sanh trong một giấc chiêm bao.(3)
Bài Hán thi Tiêu Tự thần chung, tác giả đã khéo mượn thêm ý cảnh bên ngoài chùa chiền để làm nổi bật tiếng chuông chùa. Thi sĩ Đông Hồ có lời bình đại để như sau:
Câu phá đề (câu 1) bốn chữ “tàn tinh liêu lạc” rất đắc địa. Câu thừa đề (câu 2) điểm ngay vào tiếng chuông vang lên trong cảnh đêm tàn. Câu thực trên (câu 3), nói về tai người nghe tiếng chuông mà lòng những mơ màng. Câu thực dưới (câu 4) tả thanh âm của hồng chung đồng vọng vang đầy khắp bờ cây nến nước. Cặp luận (câu 5 & 6) mượn thêm tiếng hạc, tiếng quạ. Hai câu kết (câu 7&8) nói lòng người bâng khuâng khi vừa mới thức, giấc mộng vừa tan, bên gối mơ màng, tâm hồn chưa định, thì bỗng vang lên một tiếng gà gáy sớm, mà người đã khát khao, chờ đợi...
...Toàn thể bài Hán thi, nửa trên nói về tiếng chuông; nửa dưới mượn thêm những tiếng khác góp với tiếng chuông để gây nên một bản hòa tấu thanh âm, một khúc nhạc đón bình minh rộn rã; làm cho cảnh chùa tịch mịch mà bỗng hóa xôn xao, đang buồn bã bỗng hóa vui. Bài đã tỏ được cảnh “tiêu tự”, mà lại tỏ rõ được tiếng “thần chung”.
Đề cập bài Tiêu Tự thần chung luật Nôm, Đông Hồ có lời bình thêm: Tác giả mượn tiếng chuông chùa để cảnh tỉnh người đời. Ý thơ rất đắc địa, vì thời khắc thỉnh chuông vừa đúng lúc tàn canh, người đời cũng vừa tỉnh cơn mộng mị.[4]
Trích nhận xét của GS. Lê Đình Kỵ:
Tiếng chuông trong bài Tiêu Tự thần chung không phải là tiếng chuông chiều mộ vắng của một Hàn sơn tự nào, mà là tiếng chuông giữa buổi sớm, nó đánh thức hơn là ru ngủ. Tuy nó gợi đến kiếp phù sinh, đến cuộc đời mộng ảo; nhưng người đọc vẫn cảm nhận được đó là một tiếng chuông vang dội át cả tiếng sóng rền, làm rung chuyển tạn cung mây, lay động đến các vì tinh tú...qua những câu thơ đầy khí thế.(5)
Bùi Thụy Đào Nguyên giới thiệu.
Bài thứ tư:
Giang Thành dạ cổ
Bài chữ Hán
Nguyên tác:
江城夜鼓
天風迴繞凍雲高,
鎖鑰長江將氣豪。
一片樓船寒水月,
三更鼓角定波濤。
客仍竟夜鎖金甲,
人正干城擁錦袍。
武略深承英主眷,
日南境宇賴安牢。
Phiên âm Hán - Việt:
Giang Thành dạ cổ
Thiên phong hồi nhiễu đống vân cao,
Toả thược trường giang tương khí hào.
Nhất phiến lâu thuyền hàn thủy nguyệt,
Tam canh cổ giác định ba đào.
Khách nhưng cánh dạ tỏa kim giáp,
Nhân chính can thành ủng cẩm bào.
Vũ lược thâm thừa anh chủ quyến,
Nhật Nam cảnh vũ lại an lao.
Đông Hồ dịch thơ:
Tiếng trống đêm Giang Thành
Gió cuốn trời cao mây lạnh tung,
Sông dài vây tỏa khí anh hùng.
Lâu thuyền dãi bóng trăng sương lạnh,
Trống mõ cầm canh sóng nước trong.
Kim giáp đã nhờ đêm chặt chẽ,
Cẩm bào cho được chốn thung dung.
Lược thao đem đáp tình minh chúa,
Nước Việt biên thùy vững núi sông.
Bài Giang Thành dạ cổ trong tập Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh, gồm một khúc vịnh dài 36 câu (99-134) và kết bằng một bài thơ Đường luật như sau:
Trống quân Giang thú nổi oai phong
Nghiêm gióng đòi canh ỏi núi sông
Đánh phá mặt gian người biết tiếng
Vang truyền lệnh sấm chúng nghiêng lòng
Phao tuôn đã thấy yên bao vạc
Nhiệm nhặt chi cho lọt mảy lông
Thỏ lụn sớm hầu trưa bóng ác
Tiếng xe sầm sạt mới nên công
Vừa vào Trang thơ nghe 5 nàng Xữ...lão về Hà tiên mua ..cối cùng chày, đầu óc chợt nhớ bài văn chúc Tết gì đó của Tú Xương...chợt tự hỏi ngày nay có ai còn ăn trầu sao há???
Đọc tiếp mới biết là mua cối chày để ...giả..xương !!
SM mua lược đồi mồi ở Hà Tiên mà sợ đồ giả sao? đồ giả ở HT còn mắc hơn vẩy đồi mồi nên chớ có sợ! nhưng mà coi chừng rụng hết mái tóc bồng bềnh thì uổng lắm vì cái lược không được trơn tru như....đồ giả !
QH đúng là ....tự điển sống!
Bài thứ năm và thứ sáu:
石洞吞雲
Thạch động thôn vân
Động đá nuốt mây (Người dịch: Đông Hồ)
山峰聳翠砥星河,
洞室玲瓏蘊碧珂。
不意煙雲由去往,
無垠草木共婆娑。
風霜久歷文章異,
烏兔頻移氣色多。
最是精華高絕處,
隨風呼吸自嵯峨。
Sơn phong tủng thuý để tinh hà,
Động thất linh lung uẩn bích kha.
Bất ý yên vân do khứ vãng,
Vô ngân thảo mộc cộng bà sa.
Phong sương cửu lịch văn chương dị,
Ô thố tần di khí sắc đa.
Tối thị tinh hoa cao tuyệt xứ,
Tuỳ phong hô hấp tự tha nga.
Bản dịch thi sỉ Đông-Hồ.
Xanh xanh ngọn đá chạm thiên hà,
động bích long lanh ngọc chói loà.
Chẳng hẹn khói mây thường lẩn quất,
Không ngăn cây cỏ mặc la đà.
Phong sương càng dãi màu tươi đẹp,
Nhật nguyệt chi ngừng bóng lại qua.
Chót vót tinh hoa đây đã hẳn,
Theo chiều gió lộng vút cao xa.
Châu Nham Lạc Lộ
Nguyên tác:
珠岩落鷺
綠蔭幽雲綴暮霞,
靈岩飛出白禽斜。
晚排天陣羅芳樹,
晴落平崖寫玉花。
瀑影共翻明月岫,
雲光齊匝夕陽沙。
狂情世路將施計,
碌碌棲遲水石涯
Phiêm âm Hán - Việt:
Châu Nham lạc lộ
Lục ấm u vân xuyến mộ hà,
Linh nham phi xuất bạch cầm tà.
Vãn bài thiên trận la phương thụ,
Tình lạc bình nhai tả ngọc hoa.
Bộc ảnh cộng phiên minh nguyệt tụ,
Vân quang tề táp tịch dương sa.
Cuồng tình thế lộ tương thi kế,
Lục lục thê trì thuỷ thạch nha.
Đàn cò đáp xuống núi châu ngọc
(Đông Hồ dịch thơ)
Bóng rợp mây dâm phủ núi non,
Bay la bay lả trắng hoàng hôn.
Góc trời thế trận giăng cây cỏ,
Đóa ngọc hoa rơi khắp bãi cồn.
Trăng dãi non treo làn thác đổ,
Chiều tà cát lẫn ánh mây tuôn.
Trên đường bay nhảy bao xuôi ngược,
Nghĩ cảnh dừng chân bến nước còn.[11]
Bạn THiênT ơi,
Làm ơn Việt dịch ra ,tui đọc cái rừng nho biển thánh này mò hoài không ra,coi chừng dịch trại thì càng tệ hơn.Lúc này tui cũng dị ứng mấy chú ba ,nên nhất định không chịu hiểu...
Mấy bài thơ của QH đã nhức đầu mà cũng ráng nhai,ăn rất nhiều mà vô chẳng bao nhiêu ,nên người nó cứ déformê dần dần...còn buồn hơn nữa Canada không có tuyết để xúc ,trời nóng 20>25 độ ,chạy xe đạp thì không kịp mấy đứa cháu 5tuổi !
PC đi đâu vắng ,tìm sư học đạo được chưa ,cối chày là việc của người trần..gian.. đừng có xiá vô nghe thiền sư tương lai !
Ha...Ha "thiền sư" bị warning rồi...
Thôi lo chuyện "kinh kệ" đi.
Cối chày để trần gian quán xuyến cho nha...
Chúc vui khỏe..
Chúng ta đã đến TIÊU TỰ THẦN CHUNG
là :
_CHUÀ TAM BẢO hay CHÙA BÀ
nguyên là
_CHUÀ PHÙ DUNG
_CHUÀ PHÙ ANH
_CHUÀ PHÙ CỪ
_CHUÀ ĐỊA TẠNG
Có phong cảnh đẹp,cổ kính ,có ao sen...
Bài thứ 7:
Đông-Hồ ấn nguyệt
Bài chữ Hán
Nguyên tác:
東湖印月
雲霽煙消共渺茫,
一灣風景接洪荒。
晴空浪靜傳雙影,
碧海光寒洗萬方。
湛闊應涵天蕩漾,
凜零不愧海滄凉。
魚龍夢覺衝難破,
依舊冰心上下光。
Phiên âm Hán - Việt:
Đông Hồ ấn nguyệt
Vân tế yên tiêu cộng diểu mang,
Nhất loan phong cảnh tiếp hồng hoang.
Tình không lãng tịnh truyền song ảnh,
Bích hải quang hàn tẩy vạn phương.
Trạm khoát ứng hàm thiên đãng dạng,
Lẫm linh bất quí hải thương lương.
Ngư long mộng giác xung nan phá,
Y cựu băng tâm thượng hạ quang.
Thi sĩ Đông Hồ dịch thơ:
Khói lạnh mây tan cõi diểu mang,
Một vùng phong cảnh giữa hồng quang.
Trời xa mặt sóng in đôi bóng,
Biển bạc vành gương dọi bốn phương.
Rộng đã sánh cùng trời bát ngát,
Sâu còn so với biển mênh mang.
Cá rồng tỉnh giấc chi tan vỡ,
Một tấm lòng băng vẫn chói chang.
Nam Phố trừng ba
Bài chữ Hán
Nguyên tác:
南浦澄波
一片滄茫一片清,
澄連夾浦老秋晴。
天河帶雨烟光結,
澤國無風浪沫平。
向曉孤帆分水急,
趨潮容舫載雲輕。
他知入海魚龍匿,
月朗波光自在明
Phiên âm Hán - Việt:
Nam Phố trừng ba
Nhất phiến thương mang nhất phiến thanh,
Trừng liên giáp phố lão thu tinh.
Thiên hà đái vũ yên quang kiết,
Trạch quốc vô phong lãng mạt bình.
Hướng hiểu cô phàm phân thuỷ cấp,
Xu triều dung phảng tải vân khinh.
Tha tri nhập hải ngư long nặc,
Nguyệt lãng ba quang tự tại minh.
Bãi Nam sóng lặng
Đông Hồ dịch thơ:
Một vùng xanh ngát một doành khơi,
Bãi nối màu thu tiếp sắc trời.
Mưa khéo mây đem về kết tụ,
Gió nào cho sóng động tăm hơi.
Biển hâng hẩng sáng triều tuôn dẫy,
Buồm nhẹ nhàng đưa khói thoảng trôi.
Vực thẳm cá rồng còn ẩn náu,
Êm đềm nước ngậm bóng trăng soi.
Bài thứ 9 và 10:
Lộc Trĩ thôn cư
Bài chữ Hán
Nguyên tác:
鹿峙村居
竹屋風過夢始醒,
鴉啼簷外却難聽。
殘霞倒掛沿窗紫,
密樹低垂接圃青。
野性偏同猿鹿靜,
清心每羨稻粱馨。
行人若問住何處,
牛背一聲吹笛停。
Phiên âm Hán - Việt:
Lộc Trĩ thôn cư
Trúc ốc phong qua mộng thuỷ tinh,
Nha đề thiềm ngoại khước nan thinh.
Tàn hà đảo quải duyên song tử,
Mật thụ đê thuỳ tiếp phố thanh.
Dã tính thiên đồng viên lộc tĩnh,
Thanh tâm mỗi tiễn đạo lương hinh.
Hành nhân nhược vấn trú hà xứ,
Ngưu bối nhất thanh xuy địch đình.
Đông Hồ dịch thơ:
Nông trại Mũi nai
Lều tre giấc tỉnh gió lay mình,
Tiếng quạ ồn chi trước mái tranh.
Ráng xế treo ngang khung cửa tím,
Cây vườn che lợp luống rau xanh.
Tánh gần mộc mạc hươu nai dại,
Ai đó hỏi thăm nơi chốn ở,
Lưng trâu tiếng sáo lặng làm thinh.
Lư Khê ngư bạc
Bài chữ Hán
Nguyên tác:
鱸溪漁泊
遠遠滄浪含夕照,
鱸溪烟裏出漁燈。
橫波掩映泊孤艇,
落月參差浮罩層。
一領簑衣霜氣迫,
幾聲竹棹水光凝。
飄零自笑汪洋外,
欲附魚龍却未能。
Phiên âm Hán - Việt:
Lư Khê ngư bạc
Viễn viễn thương lang hàm tịch chiếu,
Lư khê yên lý xuất ngư đăng.
Hoành ba yểm ánh bạc cô đính,
Lạc nguyệt sâm sai phù tráo tăng.
Nhất lãnh soa y sương khí bách,
Kỷ thanh trúc trạo thuỷ quan ngưng.
Phiêu linh tự tiếu uông dương ngoại,
Dục phụ ngư long khước vị năng. Thuyền đánh cá đỗ bến Vược
Thi sĩ Đông Hồ dịch thơ:
Bóng chiều nắng ngả dòng sông thẳm,
Rạch Vược đèn ngư khói chập chùng.
Bến cũ nhấp nhô thuyền đỗ sóng,
Bờ xa san sát lưới phơi trăng.
Cánh tơi áo thấm sương pha buốt,
Mái trúc chèo khua nước sáng trưng.
Lồng lộng vời trông cười thử hỏi:
Cá rồng vùng vẫy chốn nầy chăng?
Ngàn-Sau ơi:
Hà-Tiên có tới hai (2) chùa Phù-Dung lận. Dưới đây là tài liệu từ Tự Điền Bách Khoa Toàn thư. về chùa Phù Dung Hà Tiên.
Chùa Phù Dung
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chùa Phù Dung
Địa chỉ chân núi Bình San, phường Bình San, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang
Quốc gia Việt Nam
Chủ đề:Phật giáo
Chùa Phù Dung hiện nay tọa lạc tại chân núi Bình San, phường Bình San, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam. Địa điểm hành hương & du lịch này hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp cổ kính, hài hòa với thiên nhiên mà còn bởi những câu chuyện bí ẩn gây tranh cải về lai lịch ngôi chùa.
Giải thích tên gọi
Theo sách Nghiên cứu Hà Tiên[1], người Xiêm gọi núi là “Pù”; các người Xiêm, Khmer, Chăm, Lào đều gọi người Việt là “Youn”. Như vậy, Pù Youn, mà sau này đọc trại thành Phù Dung, có nghĩa là “vùng núi của người Việt”. Ở bán đảo Hà Tiên, có rất nhiều đồi núi lớn nhỏ, mang tên chung là Phù Dung Vạn Sơn, mãi đến thời Đô đốc Mạc Thiên Tứ, các ngọn núi mới có tên riêng bằng từ Hán - Việt, như: Bình San, Tô Châu, Thạch Động... Và cái tên Phù Dung (Pù Youn) mà khi xưa dùng để chỉ tất cả các núi non vừa nói trên, sau được dùng để chỉ dãy núi nằm sát Trấn lỵ gồm ba ngọn và sau nữa (khi cuốn Hà Tiên Thập Vịnh của Mạc Thiên Tứ ra đời), nó chỉ còn để chỉ ngọn thứ 3[2] (cao 53 m) mà Trịnh Hoài Đức đã chép trong “Gia Định thành thông chí”[3]mục Sơn Xuyên chí vào khoảng năm 1820:
Núi Phù Dung: cách trấn thự về phía tây bắc hơn 1 dặm. Ở đây hang hố xanh rậm lâu đời; chùa Phù Dung ở phía tây nam chân núi, tiếng chuông mõ pha trộn, tiếng kệ kinh lẫn tiếng ồn ào của phố thị, thật là cảnh nửa tăng nửa tục...
Do vậy, tác giả sách Nghiên cứu Hà Tiên, đã nói vui rằng tên chùa không có nghĩa “hoa sen” [4]hay giống hoa “tí ngọ” nào đó, như có người đã tưởng tượng.
Chùa Phù Dung
Căn cứ thông tin trong Gia Định thành thông chí, trong Monographie de la province de Ha Tiên tức Hà Tiên địa phương chí của Hội nghiên cứu Đông Dương ấn hành năm 1901 và qua khảo sát thực tế, thì chùa Phù Dung xưa ở tại hướng Tây Nam núi Phù Dung, còn chùa Phù Dung hiện nay tại phía bắc núi Bình San, cách chùa xưa trên 500m.
Vì trước sau ở Hà Tiên, có hai chùa đều mang tên Phù Dung, và ngôi thờ nào tính đến nay cũng đều là cổ tự. Để dễ phân biệt, tạm gọi chùa có trước là “Phù Dung (cũ)” và chùa có sau là Phù Dung (mới)...
..Chùa Phù Dung (cũ)
Nền chùa Phù Dung cũ.[5]
Núi Phù Dung mà Gia Định thành thông chí đã chép trên, ngày nay có tên là núi Bát Giác Sơn hay Đề Liêm[6], còn ngôi chùa vừa nói đến, hiện nay chỉ còn một nền chùa và một ngôi tháp cổ của Hòa thượng Ấn Đàm, đời thứ 36 dòng Lâm Tế.
Tra sử liệu, thì từ khoảng năm 1820 - tức năm có sách Gia Định thành thông chí- trở về sau, trấn Hà Tiên đã trải qua ba cuộc tao loạn lớn, đó là:
• Năm Quý Tỵ (1833): Năm Minh Mạng thứ 14 (1833) có biến ngụy Khôi (Lê Văn Khôi), tỉnh thành (Hà Tiên) thất thủ, bị quân Xiêm xâm lăng dày đạp, có đại binh tấn tiễu mới dẹp được.[7]
• Năm Nhâm Dần (1842): Thiệu Trị năm thứ hai, 1842, tháng hai, Xiêm lại chia đường vào cướp phá, một do tỉnh Hà Tiên, một do kênh Vĩnh Tế. Vua sai Đoàn Văn Sách tiến theo đường thủy, Phạm văn Điển tiến theo đường bộ, hai đường cùng tiến đánh lui giặc Xiêm...[8]
• Năm Ất Tỵ (1845): Thiệu Trị năm thứ 5, tướng Xiêm Chất Tri sai tên Na lập kế để bắt Nguyễn Bá Hựu...giam lại. Viên thổ mục Cao Mên tên Liêm Đột, thân hành đến An Giang xin binh. Vua bèn sai Doãn Uẩn, Nguyễn Hoàng, Nguyễn Công Hoan, chia đường đi tiếp viện và trừ giặc… [8]
Theo nhà nghiên cứu Trương Minh Đạt, người Hà Tiên, thì chùa Phù Dung ấy bị quân Xiêm phá sập trong khoảng năm 1833-1834, tức lần tao loạn đầu tiên.
Năm 1969, người ta phát hiện ra di tích này. Nền chùa có chiều dài 12m, rộng 9m. Với kích thước như thế, chùa xưa chỉ là một am tự. Khi đào sâu xuống nền đất khoảng 3 tấc, người ta bắt gặp rất nhiều vật dụng còn nguyên vẹn, như: cái lư hương bằng đồng, nhiều lọ sành sứ, một cái chum còn nguyên số gạo đã ẩm nát...Sự cố chùa bị sập với các loại gia dụng còn nguyên, cho thấy chiến tranh đã ập đến bất ngờ. Cạnh nền chùa là ngôi tháp cao 5m, dày 1m, hình bát giác (rất có thể vì vậy nên núi có tên Bát Giác Sơn) được xây bằng vật liệu phức hợp (vôi cát trộn với ô đước và đường ngào), vào khoảng thế kỷ 18. Tháp cổ còn nguyên tấm bia đá có khắc dòng chữ Hán: “Lâm Tế tam thập lục thế Ấn Đàm Lão Hòa Thượng chi tháp”...[9]Nhà sư này sống cùng thời với Mạc Cửu.
Và ở gần đó (hướng Tây Nam), bây giờ còn một giếng xưa gọi là giếng chùa Tiêu. Điều này phù hợp với thông tin trong sách Monogaphie de la povince de Ha Tiên của Lê Văn An và Nguyễn Văn Hải, ấn hành năm 1951. Hai tác giả này cho rằng chùa Phù Dung cổ mới đúng là Tiêu Tự, một trong mười cảnh đẹp của Hà Tiên lúc bấy giờ và đã được Mạc Thiên Tứ ca ngợi trong bài thất ngôn bát cú Tiêu Tự hiểu chung [10].
Tiêu Tự hiểu chung (Chuông sớm chùa Tiêu)
Lác đác trời tàn nhạt ánh sao,
Chuông chùa xa vẳng tiếng đưa vào.
Mơ màng cõi tục người tiêu lẫn;
Đồng vọng bờ cây bến nước xao.
Hạc để tiếng vương cành gió thoảng,
Quạ đưa lời gởi ngọn trăng cao.
Gối nghiêng giấc tỉnh đêm mê mộng;
Sớm giục canh gà tin khát khao. [11]
...Chùa Phù Dung (mới)
Điện Ngọc Hoàng (chùa Phù Dung).
Năm 1846[12], sau khi khi đánh đuổi quân Xiêm, Tổng đốc An Hà là Doãn Uẩn cho cất lại ngôi chùa khác ở đầu bắc núi Bình San, trên nền nhà xưa kia có Tao đàn Chiêu Anh Các, và ông đã đặt tên ngôi chùa mới là Phù Anh (ghép từ hai chữ Phù Dung và Chiêu Anh Các)
Thời vua Thiệu Trị, Đại Nam nhất thống chí, phần Lục tỉnh Nam Việt chép tên chùa là Phù Cừ[13]vì cái tên “Dung” phạm úy tên của vua Thiệu Trị.
Và theo thi sĩ Đông Hồ thì “Phù cừ hay Phù dung cũng đều là tên đẹp của giống hoa sen cả, hoặc có khác nhau là màu trắng với màu hồng.”[14]
Trích Đại Nam nhất thống chí:
Chùa Phù Cừ ở chân núi Phù Cừ, xã Mỹ Đức huyện Hà Châu, do Mạc Thiên Tứ lập ra khi trước, năm Thiệu Trị thứ sáu (1846), nhân dân tỉnh hạt xây sửa lợp ngói, trước sân đào giếng, theo núi dựng nhà…[15]
Nhưng theo ông Đạt, người dịch đã dịch sai mấy chữ trong câu chữ Hán “Tích Mạc Thiên Tích cấu tạo”, lẽ ra có thể dịch là “Công trình tạo dựng xưa của Mạc Thiên Tích” (ý nói cái nền cũ của Chiêu Anh Các).
Và rất có thể từ câu chuyện dịch sai ấy nên mới có chuyện Mạc Thiên Tứ lập chùa. Mạc Thị gia phả của Vũ Thế Dinh chỉ ghi chuyện ông Tứ lập Tao đàn Chiêu Anh Các và nơi thờ Khổng Tử mà thôi.
Nói gọn lại, cái tên Phù Anh, Phù Cừ, trước sau vẫn chưa được phổ biến, cho nên cái tên Phù Dung của ngôi chùa xưa vẫn được người dân dùng để gọi ngôi chùa mới.
Kiến trúc chùa Phù Dung
Trải qua bao biến đổi, giờ đây trên nền đất cao ráo nơi chân núi Bình san, là một tự viện khá khang trang gồm một phần sân và hai phần thờ cách biệt.
Phần sân có một đài cao. Trên đài là một pho tượng Phật Quan Thế Âm cao lớn bằng xi măng, tô trắng. Kế đến là ngôi Chính điện rộng được bài trí trang nghiêm. Chính giữa là tượng Thích-ca Mâu-ni, 2 bên là 2 đại đệ tử A-nan và Ca-diếp.
Ở đây còn có 4 bức phù điêu lớn (mỗi tấm cao 1,3m, ngang 2,3m) minh họa 4 cảnh trong cuộc đời đức Phật Thích-ca Mâu-ni: đản sanh, xuất gia, thuyết pháp và nhập niết-bàn.
Sau lưng ngôi Chính điện là một khoảng sân nhỏ, sau nữa là một tòa điện cao có tên gọi Ngọc Hoàng bửu điện, thờ Ngọc Hoàng Thượng đế cùng hai vị Nam Tào và Bắc Đẩu.
Một phần do thời gian tàn phá, một phần do ở nơi biên cảnh thường gặp nhiều bất ổn, nên chùa đã phải trùng tu nhiều lần.
...
Đặc biệt, đứng ngoài nhìn vào, phía bên trái tự viện có một lối đi nhỏ men theo triền núi. Đi khoảng 20m, sẽ gặp một ngôi mộ cổ. Trên bia mộ có mấy dòng chữ Hán:
Hoàng Việt
Hiển tỷ Từ Thành Thục nhân Mạc phủ Nguyễn thị chi mộ.
Dòng chữ bên trái bia:
Nam Chú lập thạch.
Dòng chữ bên phải bia:
Long phi Tân Tỵ[16] trọng xuân kiết đán.
Bên cạnh mộ, có một tấm bia đá khắc mấy dòng chữ Việt do người đời sau tạo dựng, ghi: Lăng bà Phù Dung-Từ Thành Thục Nhơn-Nguyễn Thị Xuân (1720-1761)- Viên tịch rằm tháng 2 Âl- Hiệu Phù Cừ.[17]
Chuyện tình Phù Dung
Theo Nghiên cứu Hà Tiên
Cột đá và chân táng bằng đá, dấu vết của một công trình xưa ở chùa Phù Dung.
Từ Monogaphie de la povince de Ha Tiên cho đến đời Tỉnh trưởng Hà Tiên Lê Văn An và Nguyễn Văn Hải (1951), đều không thấy chép chuyện.
Mãi đến ngày 5 tháng 3 năm 1957, tác giả Trần Thêm Trung cho ra đời cuốn Hà Tiên địa phương chí mới thấy sách ghi chuyện này.
Tiếp theo, năm 1958, nhà văn Sơn Nam viết Hà Tiên đất phương Thành đang ở báo Nhân Loại, nữ sĩ Mộng Tuyết viết Nàng Ái cơ trong chậu úp, thi sĩ Đông Hồ nhắc lại chuyện trong Văn học Hà Tiên, Soạn giả Kiên Giang Hà Huy Hà viết tuồng cải lương Áo cưới trước cổng chùa, tác giả Mặc Tuyền chuyển kịch bản thành tiểu thuyết (1989), mới nhất là nhà văn Anh Động viết Chuyện tình Chiêu Anh Các, tiểu thuyết đăng nhiều kỳ trên tạp chí Chiêu Anh Các của Hội Văn Học Nghệ Thuật tỉnh Kiên Giang...
Trong ngần ấy tác phẩm và trong chuyện kể, nhân vật nữ này có rất nhiều tên, chẳng hạn: Phù Dung, Phù Cừ, Xuân Tự, Nguyễn Thị Xuân, Dì Tự.[18]
Theo Nghiên cứu Hà Tiên của Trương Minh Đạt thì: “rõ ràng bia mộ này ghi đủ các chi tiết của một người trần tục, tức có tên họ, phẩm vị, nơi làm vợ, con cái...Bia và mộ này không giống bia và mộ của một người tu hành. Vả lại, ngôi chùa Phù Dung (mới) chỉ mới được tạo lập vào năm 1846, tức sau khi “Từ Thành Thục nhân” chết đã 85 năm.
Người trụ trì đầu tiên của chùa là Hòa thượng Tiên Giác Bửu Châu, nay còn tháp và bài vị thờ ở chùa.[19]
Và ông Đạt cũng cho biết nữ sĩ Mộng Tuyết, vợ thi sĩ Đông Hồ, sáng tác chuyện Nàng ái cơ trong chậu úp, dựa theo một giai thoại nhàn đàm, mà ông Sơn Nam đã xác nhận: “Sư trụ trì chùa Phù Dung kể, năm 1958”. ấy là Sư ông Kiểu Ngọc (Thượng Phước Hạ Quang), trụ trì ở đây từ 1951 đến 1964. Khi còn sinh tiền, ông Trần Thiêm Trung cũng nói đã nghe vị sư này kể. Các vị sư vốn giỏi chữ Hán, nên nghe chuyện, ai cũng ngỡ là có sách, nhưng rõ ra chỉ là sự suy diễn từ hình dạng mộ bà Dì Tự, gần sau chùa, có núm xây hình tròn như chậu úp. Sư kể: “Khi sống bà bị nhốt, đến chết mộ xây vậy”. Sư suy diễn này, sau được triển khai thành câu chuyện khá thương tâm.
Nói gọn, theo ông Đạt, câu chuyện Phù Cừ chỉ là tư duy sáng tác văn học của nữ sĩ Mộng Tuyết... và đây chính là "một trường hợp "lộng giả thành chân" trong nghiên cứu lịch sử.[20]
...
Theo truyền thuyết
Theo câu chuyện kể được truyền tụng bấy lâu nay thì chùa do Đô đốc Mạc Thiên Tứ (1706-1780) sai dựng vào khoảng cuối thế kỷ 18 cho nàng thứ cơ tên Phù Cừ (1720-1761) làm nơi tu hành.
Tương truyền thứ cơ Phù Cừ tên thật là Nguyễn Thị Xuân, thứ nữ của một di thần nhà Lê tên Nguyễn Đình, Khi nhà Mạc lên thay nhà Lê, ông cùng hai con vào cư ngụ tại Hà Tiên. Con trai tên Nguyễn Đính, giỏi kiếm thuật, ra giúp họ Mạc; còn em gái, giỏi thơ văn, gá nghĩa cùng Mạc Thiên Tứ, sau cuộc gặp gỡ tại tao đàn Chiêu Anh Các.
Và chùa Phù Dung gắn liền với sự tích của người nằm trong ngôi mộ cổ vừa nói trên. Tuy lời thuật của mỗi người có ít nhiều khác biệt, nhưng cốt truyện vẫn khá giống nhau. Thi sĩ Đông Hồ kể:
Cảnh am tự này, ngôi mộ cổ này, ao sen này có một sự tích khá lâm ly…
Truyền rằng: Mạc Lịnh Công [21] có một bà thứ cơ tên là bà Dì Tự. Thứ cơ sắc đẹp lắm và hay chữ lắm.
Mạc Lịnh Công, vì mê sắc đẹp, yêu tài thơ, đã từ chỗ sủng ái mà ra thiên ái. Hóa cho nên, khiến bà chính thất Nguyễn phu nhân ghen giận, lập mưu hãm hại bà thứ cơ.
Một hôm, nhân Mạc Lịnh Công đi duyệt binh vắng, ở nhà, Nguyễn phu nhân[22] đem nhốt thứ cơ vào lòng một cái chậu úp, cho ngột mà chết.
Nhưng thừa ưa[23], vừa lúc đó, trời bỗng đổ trận mưa to. Mạc Công cũng vừa về đến, thấy trời đang mưa, mà lạ, sao chậu to không ngửa lên hứng nước mà lại để úp. Công bèn truyền lịnh giở chậu ra, thì nàng ái cơ đang thi thóp sắp đứt hơi, nhưng may mắn thay, hãy còn cứu kịp.
Nàng thứ cơ thoát chết, trở nên chán chường sự thế, xin Mạc Công cho nàng đi tu. Trước sự tình éo le đó, Mạc Công không biết làm sao khác, cũng đành chiều ý, cất một ngôi am tự cho thứ cơ tu hành.
Bên am tự, cho đào ao, trồng hoa sen trắng, để kỷ niệm mối tình xưa. Cho đến khi thứ cơ mất, Công cho xây ngôi mộ kiên cố đẹp đẽ để tỏ lòng tưởng nhớ yêu thương người giai nhân đã vì Công mà oan khổ...
Nguồn cảm hứng cho thơ
Mộ bà Dì Tự.
Câu chuyện tình chóng tan lìa này, là nguồn cảm hứng cho truyện, tuồng và thơ.
Trích giới thiệu:
Ngó lên Am tự Phù Cừ
Thương cho người ngọc giã từ lầu son
Về đây nương chốn thiền môn
Tay lần chuỗi hạt cho mòn ngày xanh.
Duyên xưa chẳng bận chi tình
Bụi trần chi để vương cành hoa sen.
Nước trong chẳng lựa đánh phèn
Cửa thiền thanh tịch, não phiền sạch không. [24]
(Khuyết danh)
Và:
Chuyện tình chùa Phù Dung
...Ai ngày xưa chiều chiều
Dừng cương bên sườn dốc
Dõi bóng hình người ngọc
Mắt nhìn lòng rưng rưng.
Ngày xưa ai dâng hương
Bước nương thềm điện ngọc
Thổn thức thắt se lòng
Nghe vời xa tiếng nhạc...
...Ôi! Con người kỳ lạ
Tình yêu và nỗi đau
Và tình yêu thật lạ
Năm tháng chẳng phai màu...[25]
Hà Văn Thùy
CÁM ƠN QH,
Đọc cho hết mấy cái CHÙA PHÙ này
thì cũmg PHÙ...luôn.
Những di tích lịch sử ,còn hoặc mất đọc lại cho biết sơ qua vậy thôi...mai mốt đi vùng khác ,sẽ còn nhiều thắng cảnh nữa để ngâm cứu ,dãi quê hương gấm vóc VN mà ta chỉ mới biết có một góc nhỏ xíu .
Sombre Dimanche!
Quả là một ngày Chủ Nhật buồn!
Vì nhiều lẽ:
Thứ nhứt là qua những tâm tình của các bạn thơ đi về miền Tây một chuyến kể lại, dường như không nói được nhiều về những cảm xúc trên con đường mình đã đi qua. Có lẽ đó là một quê hương Việt Nam quá mới mẻ đối với họ.
Thứ hai là qua đó cũng cho tôi thấy một điều rất nuối tiếc, một vật rất cụ thể là phương tiện để qua lại vùng sông nước miền Tây Nam Bộ đã dần mất đi đến nỗi họ không nhận thầy. Nó giống như một nét văn hoá đặc sắc của một vùng sông nước bao la, nó thấm đẫm trong trí nhớ mọi người đã sinh sống và đã đi qua, thậm chí người ta cũng đã dàn trải rất nhiều tâm tình của mỗi một con người thông qua hình tượng đó. Nhưng không trách các bạn được vì họ đâu đã trải qua lần nào đâu?
Thứ ba là trong Trang Thơ cũng có nhiều bạn đã trưởng thành trên vùng đất ấy, đã qua lại nhiều lần nhưng có lẽ do cuộc sống nơi quê người họ đã đánh mất dần những cảm xúc tinh khôi của những ngày mới lớn và họ đã quên nó rồi.
NHỮNG BẾN BẮC. NHỮNG CHUYẾN PHÀ.
Chúng tồn tại hàng nhiều trăm năm nay từ khi mở cõi, đưa đón những con người đi khai phá vùng đất mới để tồn tại, để tìm một cái sống tốt đẹp hơn.
Đây như những dòng chữ hoài niệm về một cái gì đó rất đẹp mà giờ đây đã dần mất đi trong cuộc sống ngày càng thuận lợi cho con người trong sinh hoạt đời thường. Những chiếc cầu treo dây văng hiện đại đã dần thế chỗ cho chúng. Và thế là những chuyến phà lần lượt qua đời. Tất nhiên chúng vẫn còn nằm sót lại trong ký ức của nhiều người, nhưng những xúc cảm về nó để lại trong lòng thì chắc không nhiều người có được.
Giờ thì tôi vẫn thường lại qua những bến Bắc đó, cũng trên những chiếc phà có phần hiện đại và an toàn hơn xưa, nhưng những sinh hoạt của người dân bàn địa cũng không còn như trước nữa chắc là do Chính quyền muốn có sự văn minh, lịch sự và an toàn cho những người khách đi qua. Trong lòng rất nuối tiếc nhưng những cảm xúc thời tuổi trẻ của mình vẫn còn vẹn nguyên như ngày nào.
Ngày trước, mỗi lần chuyến xe sắp đến bến những cái Bắc, luôn luôn trong lòng tôi nôn nao để chờ nhìn những cảnh tượng sinh hoạt có phần xô bồ nhưng rất sinh động ờ đó. Miền Tây chỉ có hai bến Bắc lớn là Bắc Mỹ Thuận và Bắc Cần Thơ vì nằm trên con đường huyết mạch là Quốc Lộ 4. Ngoài ra còn không biết cơ man nào mà kể những bến nhỏ hơn: Vàm Cống, Cổ Chiên, Hàm Luông, An Hoà, Cao Lãnh, Rạch Miễu, Bình Khánh…và những chiếc phà lại qua cũng vô số kiểu dáng làm bằng đủ thứ vật liệu, từ những chiếc phà to lớn bằng sắt có thể chở mỗi lần hơn 10 chiếc xe tải và hàng trăm con người cho đến thậm chí có những chiếc phà được đóng bằng gỗ chỉ chở qua sông một lần khoảng 20 người khách và vài chiếc xe đạp. Một lần tôi đã đi qua một chuyến phà gỗ từ Hồng Ngự qua Tân Châu, phà chỉ chở được có 3 chiếc xe đạp và 5 người khách. Đó không phải là những chuyến đò ngang đâu.
NT thấy hình như mọi chuyện trên đời đều có thể quên hết đi được theo năm tháng, ngoại trừ ... CHUYỆN TÌNH ?!
Ngày trước, ở hai bên đầu bến Bắc hàng quán mọc lên dẫy đầy có khi dài đến hơn 500m khi đến cầu phà. Đủ loại đủ thứ được người ta bày bán. Từ thức ăn thức uống đến những quầy bán những mặt hàng đặc sản của địa phương và cả các thứ từ tứ phương tám hướng đổ về đây. Ngày cũng như đêm, một không khí ồn ào sôi động, đèn đuốc sáng choang. Tiếng gọi mời, tiếng kèo nài mặc cả, tiếng cãi cọ lẫn nhau và cả tiếng chửi xiên chửi xỏ của mấy cô bán hàng với khách khi không dụ dỗ người ta mua hàng được. Đông vui nhất vẫn là lực lượng bán hàng của những cô gái bán dạo những sản vật địa phương, những rổ trái cây vườn mới hái. Ôi! Sao con gái miền Tây miệt vườn họ xinh đẹp thế! Nước da trắng trẻo, áo bà ba trắng quần đen. Miệng nở những nụ cười tươi với những lời ngọt ngào mời gọi làm rung động tâm can của những chàng thanh niên, và thế là đành phải móc túi ra mua hàng rổ ổi, xoài, mãng cầu…Nhưng ăn sao hết, có khi chỉ được lớp mặt tươi ngon thôi, còn phía dưới cắn ra thì toàn những trái có sâu!!! Thân Thuý Hà là một diễn viên điện ảnh Việt Nam đẹp sắc sảo, chuyên đóng những vai gợi tình hiện rất nổi tiềng cũng xuất thân từ một cô bán trái cây ở Bắc Mỹ Thuận.
Do xe cộ nhiều mà mỗi chuyến phà ngang thì chậm nên ngày cũng như đêm lúc nào cũng phải nối đuôi nhau chờ phà. Một lần tôi đã phải chờ đúng 3 tiếng đồng hồ mới qua được bên kia bờ Bắc Mỹ Thuận, nên sinh hoạt ở đó hầu như suốt ngày đêm không còn phân định. Lên được trên phà, đứng nhìn dòng sông bát ngát thấy mát cả tâm hồn và cảm nhận được cái nhỏ nhoi của kiếp người.
Những bài hát tân nhạc, những bài ca vọng cổ nói về những bến Bắc rất nhiều. Riêng tôi vẫn nhớ nhất bài vọng cổ “Bánh Bông Lan” mà nghệ sĩ Minh Vương và Lệ Thủy hát. Sao nghe nó hay và nó quê hương đến thế!
Những mối tình chớm nở rất nhiều ở chốn ấy. Có khi thành vợ thành chồng, có khi là những mối tình sớm tàn phai vì những chuyến đi xuôi ngược của các chàng trai…Những bẽ bàng duyên phận của các cô gái nhẹ dạ, những cay đắng cuộc đời của những phận trai nghèo. Những đứa bé ra đời có khi phải chịu tủi cực vì không có ai nhìn nhận. Đủ thứ trớ trêu của cuộc đời đều có ở nơi đây.
Và trên hết thảy là cái tình người đôn hậu, hiếu khách của người dân miền đồng bằng. Họ đơn giản, thật thà, mộc mạc và rất dễ gần gủi. Có lẽ do điều kiện sống của họ khá dễ dàng và khung cảnh xung quanh họ là những cánh đồng lúa bao la bát ngát, những dòng sông mênh mang trôi chảy ngày hai bữa theo con nước lớn ròng nên họ rất dễ dàn trải lòng mình ra chăng?
Chủ nhật cỏ xanh moi ra quán net được, nên giờ này ngồi đây đọc comments của TRANG THO thật là thích và thú vị.Xin cảm ơn tất cả các bạn đã giúp cho kiến thức của cỏ xanh có tầm rộng mở. Nhất là sự đóng góp của bạn QUÊ HƯƠNG và anh SAO...mong sẽ được đọc nhiều những điều hay , điều lạ hơn ở TRANG THƠ
Thân quí
cỏ xanh
Những hình ảnh chúng ta ghi lại được trong một lần qua đó ,cũng làm tình yêu quê hương đất nước dâng lên trong lòng .
Nếu như ta không có dịp đi qua nơi đó ,thì chẳng bao giờ biết cảnh trí HÀ TIÊN ra sao ,hay may mắn lắm là đọc trên sách báo...nhưng liệu chúng ta còn để lại hình ảnh nào trong tâm khảm không ?
Tuy rằng còn nhiều sai sót ,như những chuyến phà ,lần đầu ta thấy nó ,thì nó cũng chỉ là một cách nối liền vận chuyển...không có kỹ niệm nào với ta ...dù nó còn hay một mai không còn nữa ...à thì cái phà đó ta đã thấy nó một lần đi ngang qua đó !Ai đã từng qua lại nơi đó nhiều lần thì mới cảm nhận được sự mất còn ...và nhớ tiếc...
Không biết bạn QH có còn "khám phá" ra điều gì mới lạ hơn về đất Hà Tiên nữa không ?
HP còn tiếc là chưa ghi được kỹ niệm nào về CÀMAU để các bạn cùng chia xẽ ,có khi nào Trang thơ trở
lại CÀMAU nữa không ?
Một lần nữa rất cám ơn ý kiến đóng góp của các bạn về vùng đất HÀ TIÊN.
Hi Hong-Phuong, Mien Tay Nam Bo noi chung thi con nhieu "chuyen" de noi lam. Biet chung nao moi het..Minh moi "long vong" Ha Tien thoi, noi may cai ben Bac, ben Pha ma huynh s@ ke, cung vai bai dai thong moi het...doc cho PHU ..luon nhu NS noi vay.
De QH ke them chuyen Ha-Tien ma cho Ban cho nghe chuyen ve Ca-Mau hen.
Than quy.\
Dac biet hom nay la ngay PHUC SINH,(Easter Sunday).
Ban nao la nguoi Thien Chua Giao thi chac biet ranh re ve ngay Phuc Sinh.
Hom nay QH lai co mot job la phai dua cac chau noi di "san trung" Egg Hunting. La mot tuc le cua ngay Phuc sinh.
QH ơi,
Hôm qua ta đã đi bộ vào rừng một ngày EGGS HUNGTING ,5 CÂY SỐ thôi ,đề tới nơi
mỗi người được một gói CHOCOLATE EGGS và được ăn MỘT PANCAKE FREE,
và chơi giưã trời ...quả là một ngày vui...
Mấy cô con dâu đi theo không kịp MÁ,tụi nó rên mõi chân ...hì hì...
Hi Cô, đúng là "BÀ MÁ TUYỆT VỜI"..Chúc Mừng...
Post a Comment