Saturday, February 20, 2010

XUÂN VỀ


51 comments:

ngansau said...

Xuan ve moi ban den chung vui
Nang chen cung nhau no nu cuoi

NGAN SAU dang o voi ME tai BMT rat vui,cam on TRANG CHU gio nay chac dang ngoi tren may bay bay ve VN.
Toi mai la se gap NS tai KS 46 NVD
canh nha HONG PHUONG.
Chuc cac ban mot nam moi that hanh phuc ben canh gia dinh.

Thien Thanh said...

Giàn hoa thiên lý gợi lại bao kỷ niệm ngày xưa một thời hoa mộng của trời BanMê,tuổi hoa niên đã trôi êm đềm dưới mái nhà góc trường Trung Học Tổng Hợp,giàn hoa luôn đỏ rực vào lúc Xuân về Tét đến nên người ta còn gọi là hoa xác pháo.
thật ra tên thật của nó là Doights de Fee xuất xứ từ bên Tây,họ hàng xa với Mimosa có nghĩa là những ngón tay tiên.
không biết có phải là ngón tay Tiên thật không nhưng nhìn nó nở xoè như bàn tay của mẹ hiền,vuốt tóc con vào những buổi trời đông giá lạnh .Ôi nhớ mẹ biết bao,thật ganh tị với NS và Trang chủ được về kề cận bên mẹ trong những ngày đầu Xuân.......


Giàn hoa năm cũ bên trường học.
Một thuở Xuân nồng bao vấn vương!
Giàn hoa xác pháo ôi thương nhớ!
Cảnh cũ còn đây những đoạn trường!

TT

Suong Mai said...

NS ơi , ngồi trên máy bay tối nay thứ bảy, còn tối hôm qua dành thời gian cho bài thơ Xuân về đó, cho hết tháng Giêng luôn. Mong sao cho mọi chuyện êm xuôi , tươi tắn gặp NS tại SG nghe.

Vien Khach said...

Những luyến tiếc ước mơ và thương nhớ của NS bấy lâu, nay đã thực hiện được trong chuyến về thăm quê từ những ngày giáp Tết cho đến đầu Xuân nay. Thật không còn hạnh phúc và sung sướng nào hơn khi được ngồi bên mẹ, cùng trò chuyện với những người thân trong gia đình, vào những ngày đầu Xuân chan hòa nắng ấm của Ban Mê. Diễm phúc thay cho những ai còn có mẹ . Riêng VK thì mẹ không còn nữa . Thỉnh thoảng những lúc chiều về mượn tiếng đàn đánh lên khúc nhạc Mẹ Tôi của Nhị Hà để nhớ tới mẹ :
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Chiều nay, đốt hương tưởng niệm trước mồ .
Nhìn khói đau lòng tưởng nhớ năm xưa .
Công ơn sinh thành ngày nao đền trả ?
(Trường hợp của VK xin đổi lại :
Công ơn sinh thành làm sao đền trả ?)
Mẹ ơi ! con nguyền nhớ lời mẹ khuyên . . .

Chúc Ngàn Sau vui hưởng trọn vẹn , những ngày lưu lại nơi Quê nhà .

VK.

HUONG said...

Năm nay đúng là Trang Chủ ăn Tết từ Mùng qua Mền thiệt rồi !
Chúc Trang Chủ thêm phát tướng, thêm phát ... nhiều niềm vui

chutxiu said...

Dù không được mời, chútxíu cũng lê thân đến để 'nở nụ cười'vì được 10 thang thuốc bộ không tốn tiền. Người ta thì ăn Tết hết mồng tới mền còn chútxíu ăn Tết chưa hết mồng đã mệt rồi, có lẽ xuất hành không đúng hướng, cứ nhắm mắt mà bương nên năm nay chắc mệt dài dài. Thôi thì mong Xuân đi đâu thì đi cho khuất mắt chứ Xuân về kiểu nầy tổn thọ quá. Bạn nào được vui tới chỉ cho chútxíu ké chút xíu gọi là cho trọn Xuân, chứ như NS chúc 'hạnhphúc BÊN CẠNH gia đình" quả đả ứng rồi.

la thu vang said...

Chị hai Ngàn Sau ơi,
Lần này về quê ăn Tết,thật là 1 dịp đoàn tụ đại gia đình mình bên Mẹ.Má thật vui đến nhoà lệ phải không?
Riêng em,bên cạnh niềm vui đó,vẫn không quên dõi mắt đi tìm giàn hoa pháo ngày xưa...chỉ còn trong hoài niệm.
Nhớ lúc chị em mình ngồi ở caphê "Bâng Khuâng"chuyện ngắn chuyện dài với bạn hiền của chị,em cũng không quên được thêm 1 nickname nữa của xứ Banmê "Bỏ mà thương",ừ đúng vậy nghe sao mà thương quá,phải không chị ?
Ngày trở lại Banmê với cô trang chủ,mọi người nhớ đến chỗ của ChiLan,may ra còn tìm thấy "ngón tay tiên" mà TT vừa nhắc.
Chẳng còn gì để nói,vì mọi thứ đã được chị gom trọn trong bài Xuân về.

sao... said...

Thành thật cám ơn Sư Mẫu có lòng ưu ái và đã ngỏ lời "triệu tập" đích danh.
Đã chuẩn bị tươm tất đâu vào đó để chờ ngày hội ngộ với các bạn chơi trong Trang Thơ.
Nhưng không may vừa xảy ra việc lớn trong gia đình. Bà Cô Ba 88 tuổi vừa qua đời ở quê, gia đình lại đơn chiếc nên phải cấp tốc về lo hậu sự.
Đành lỡ hẹn với các bạn. Xin hẹn lại một dịp khác và mong Sư Mẫu bỏ quá cho.

quehuong said...

Hi Huynh Sao, thành thật chia buồn cùng Huynh và xin hướng lòng cầu nguyện cho Hương Linh Cụ Bà.

Vậy là ngay phút này đây, các bạn đang tay bắt mặt mừng bên nhau rưng rưng lệ..xúc cãm dâng tràn à nghe...thế nào cũng có nước mắt. A--ha..ai có sẳn máy ảnh làm vài "pô" đi..

Ngàn-Sau và các Bạn lại chuẩn bị Nam-Du, chúc tất cả có một chuyến đi vui, vừa khám phá miền quê Lục Tỉnh và vừa thưởng thức trái ngọt cây lành.

Xin gởi tặng các bạn bài thơ Hành Trính Sóc -Trăng..

HÀNH TRÌNH SÓC TRĂNG.

Ai xuôi sông HẬU ghé vào,
CÙ LAO DUNG vẫn một màu xanh xanh.
Bốn bề trời nước bao quanh,
Bao nhiêu vết tích chiến tranh phai rồi.

Thuyền theo dòng nước êm trôi,
Ghé qua KẾ SÁCH ,bãi bồi phù sa.
Vườn cây trĩu quả mượt mà,
Sầu riêng ,Măng cụt,nhãn,xoài,chôm chôm.
Rẽ về LONG PHÚ chiều hôm ,
Thăm vùng đất mặn vuông tôm bốn bề.
Sớm mai đến Cảng TRẦN ĐỀ ,
Xem đoàn thuyền cá trở về đầy khoang.

VĨNH CHÂU thẳng lối ta sang,
Con đường nhựa mới giữa ngàn lúa xanh.
Dừng chân trên cầu Mỹ Thanh,
Chiếc cầu mới của quê mình người ơi!
Làng nghề hành tím lên đời,
Nhãn thơm , muối trắng một thời là đây.

Lần theo điệu hát " À Day"
"Dù Kê" trỗi nhạc mê say ngọt ngào(*)
Đi qua vùng đất BÃI XÀU,
Lắng nghe sự tích thấm vào lòng ta.(**)
MỸ XUYÊN miền đất thiết tha,
Nhiều ngôi chùa cổ đậm đà nhân gian.

Chưa chi nắng trốn vội vàng,
Ta về Thành Phố SÓC TRĂNG ban chiều.
Nam Thanh nữ tú dập dìu,
Phồn hoa ,đô hội mỹ miều thanh tao.
Hơn mười năm ấy là bao,
Đường thêm dài rộng, nhà cao thêm tầng..
Dòng sông giữa phố tưng bừng,
Tháng mười lễ hội đón mừng mùa vui..(***)

NGÃ NĂM, THẠNH TRỊ xa xôi
Ngày đêm ra sức xây đời ấm no,
Đường quê thay những con đò,
Đưa ta đến với vườn cò TÂN LONG.
Đi qua đồng lúa mênh mông,
Niềm vui chưa thỏa, chạnh lòng hương quê.

Ghé qua MỸ TÚ đường về,
Nghe hương bánh PÍA đê mê lòng người.
Mùi sầu riêng lẫn ngọt bùi,
Tạo nên đặc sản của người Sóc Trăng.

Một ngày nên nghĩa kim bằng,
Chia tay xin nhớ SÓC TRĂNG quê mình.
Thời gian chưa trọn ân tình,
Hẹn ngày tái ngộ Ta, Mình thâm giao.
KHLAPHNUM.
*) À Day: điệu dân ca khmer; Dù Kê: một thể loại ca diễn của dân tộc khmer tương tự như cải lương hoặc hát chèo của việt nam.
(**)Sự tích BÃI XÀU: tục truyền rằng nhà NGUYỄN trên đường trốn chạy Tây Sơn đã dừng quân tại nơi này để nấu ăn trước khi tiếp tục lên đường. Nhưng chẳng may đang nấu thì có tin quân Tây Sơn đã đuổi đến nơi nên quân nhà NGUYỄN phải chạy tiếp mà cơm chưa kịp chín. Tiếng cơm sống người khmer gọi là :"bai xau", và sự tích đó đã trở thành địa danh của vùng đất. Theo thời gian,người Việt di cư đến sinh sống và địa danh đó được đọc trại ra thành : bãi xàu.Vùng đất đó chính là TT Mỹ Xuyên(Sóc Trăng) ngày nay.
(***)Lễ hội OOC-OM BOOC: còn gọi là lễ đưa nước, lễ cúng trăng của người khmer để tạ ơn trời đất, mừng vụ mùa kết thúc thắng lợi và cầu cho mùa tới được dồi dào no ấm. lễ hội thường diễn ra vào giữa tháng mười âm lịch.

HUONG said...

Như Thương xin thành kính chia buồn cùng bạn thơ SAO và quý quyến về sự ra đi của một người thân

HUONG said...

Các bạn thơ ơi,

Bây giờ thì VẮNG CHỦ NHÀ, GÀ VỌC NIÊU ... TRANG THƠ được chăng !?
NT thấy nghi nghi sao sao ấy ... gì mà Trang Chủ dzìa quê như đi chợ dzậy cà !? Có gì dấu trong túi hông Trang Chủ ?
Chuyện gì dấu cũng được hết, ngoại trừ MỘT CHIỆN ....
"Tình Yêu giống như một cây kim, không thể dấu trong túi áo được !!!!!! "
NT chỉ chép lại lời người ta nói thôi à nghen, hỏng dám có ý kiến, ý cò, ý a gì hết đó ...

Thien Thanh said...

Bạn thơ NT ơi,đúng vậy "chiện gì cũng dấu được,ngoại trừ một chiện,,"
Biết đâu chuyến này Trang chủ Nam du về mình trang thơ mình có nhiều chiện dui à nhen,về quê dui nè..gặp bạn bè dui nè...và ..gì gì..dui nữa nè...........
Hãy đợi nghe bà con....!!!

quehuong said...

Thiên-Thanh và Như-Thương nè!!
Trong chương trình Nam Du, sư mẩu và các bạn có ghé qua nhà cô em thứ tư của tui nè..ở Sóc-Trăng.
Chắc có nhiều chiện zui nha..

Thien Thanh said...

Uhm,QH không nhắc thì không nhớ có lễ hội tưng bừng ở Sóc Trăng à nha!
Mấy người bên đó vui dữ à......
Vui Xuân không biết đến ..mùng mấy đây??

Thien Thanh said...

Ôi chao ơi Trang thơ vắng vẻ buồn tênh!!Chủ nhà đi vắng có khác.

Thôi mời các bạn nghe tạm bản nhạc "Về đây nghe em"(tiếp tay QH cho nghe bản nhạc Vui Xuân Diễm Liên hát) tặng mấy người sau khi về VN thì về lại..bên Mỹ ..và Canada!!!

PPS của Qúy Denver(4640KB)
Nhạc TQL
Casĩ QDũng
(nghe được hay không..tùy người đối diện!!)Các bạn ơi
Giờ này bên nớ đang vi vút ..về miền Tây miền Nam..ôi vui quá là vui!!!!!!!

sao... said...
This comment has been removed by the author.
sao... said...

Comment của s@... được gởi từ chuồng ngựa của Tề Thiên.

Qua lời than thở của Thiên Thanh, trước hết s@ tui bạo gan bắt lỗi Trang chủ một cái.
Ở đâu cũng vậy, có Trưởng là phải có Phó. Cái người phó nầy có bổn phận xử lý thường vụ những việc xảy ra khi người Trưởng vắng mặt chớ. Xin hỏi Trang chủ, khi đang tung tăng về quê hương du lịch và thăm nhà, có uỷ thác nhiệm vụ lại cho ai coi ngó Trang Thơ không vậy? Nước không thể một ngày không có vua, nhà không thể một ngày không có chủ, trộm đạo bây giờ thì nhiều như rươi, Trang Thơ lại đầy dẫy má đào, lỡ có thằng cha ba trợn nào xâm nhập đại vô thì lấy ai mà trừng mắt nạt nộ cho nó de ra ngoài hả?

Lại nhắc tới cái chuyện hôm trước Trang chủ phải đi cấp cứu, s@ tui cũng muốn hỏi thăm Trang chủ đã có ý nhắm tới ai để “truyền y bát” lại chưa một khi Trang chủ có mệnh hệ nào. Nhưng chưa dám mở miệng , sợ… xui!!!
Một vài thắc mắc đã được đặt ra cho Trang chủ. Thôi thì người nầy người kia cứ đoán già đoán non.
Thế thì cái người nầy đâu rồi? “năm nay sẽ có một "bà bói" thay thế chân thầy làm lốc cốc tử.Bà mang kiếng đen ,tay đeo nãi tay cầm phất trần quờ quờ ở dưới Bolsa cũng ..kiếm được khối...(tuy mới võ vẽ vài miếng võ nghệ). Cứ mang danh là đệ tử chân truyền cuả Thầy ...Huỳnh Sao Chổi Xẹt”
Coi vậy mà có vẻ NT có năng khiếu hơn CHEO về cái chuyện tiên đoán nầy rồi. Ai biểu theo thầy mà cứ chỉ lo đếm tiền quẻ, không chú ý gì cách hành nghề của Thầy hết nên giờ thấy thua người ta chưa?

Trước nhứt là luận về cái chữ “xuất hành”. Đầu năm phải đi mua chai dầu gió về xức cái bụng bị đau vì năm mới ăn nhiều thức ăn quá thì không thể gọi là xuất hành được. Xuất hành là ra khỏi nhà với mục đích rõ ràng thì mới kể. Vậy theo cái bảng liệt kê của QH về hướng xuất hành để đạt được mục đích, mà tui cũng có đề cập tới thì những người đi về hướng Chính Tây là muốn tìm thấy cái gì? Hì hì…Dễ đoán quá mà.
Kẹt ở đây tui không có đồ nghề nên chỉ có thể bấm độn bằng ngón tay thôi mà tui cũng đã ra kết quả rồi. Muốn nghe tui nói hôn? Thôi cứ để CHEO trổ tài coi.

Thầy còn nhiều ngón nghề hay lắm, CHEO bớt ham chơi đi, chịu khó học hỏi thì có thể kiếm bạc cắc lai rai suốt cả năm chớ không cứ phải chờ tới Tết mà theo Thầy ra sân đình trải chiếu. Thầy thì thập bát ban võ nghệ: Coi tay, coi tướng, coi bài…vân vân và vân vân. Nhưng có một ngón độc chiêu mà phải nói là độc nhất vô nhị luôn, không có sách dạy coi tướng số nào có, chỉ bằng qua mấy chục năm kinh nghiệm hành nghề mà đúc kết thành: Đó là coi chân tóc phía sau ót của phụ nữ. Nó thể hiện rất rõ ràng tính cách cũng như tình cảm của người phụ nữ đó. Một trăm lẻ một phần trăm bảo đảm trúng phóc, không trật chút nào. Nhưng kẹt cái ngón nầy chỉ có thể truyền cho nam nhân. Ở TT, theo tui thấy chỉ có Vivu là lựa chọn số một. Nhưng kẹt nỗi anh chàng nầy say xỉn tối ngày nên cũng khó. Người ta coi chân tóc phía sau ót mà ổng cứ nhè coi chân tóc trước trán phụ nữ thì trật lất. Bởi vì những suy nghĩ trong đầu nó ảnh hưởng lớn lắm tới chân tóc phía trước.Ai mà biết điều gì đang diễn biến trong đầu của một người phụ nữ? Đến Thầy đây mà cũng phải “bó tay.com” nữa là.
Than ôi! Một ngón nghề độc đáo như vậy mà e rằng sẽ chẳng có “truyền nhân”.

sao... said...

Bây giờ thì việc lớn của gia đình đã xong xuôi.
Thành thật cám ơn với tất cả tấm lòng sự quan tâm chia sẻ của các bạn. Dù rằng chúng mình cách xa nửa vòng trái đất, cũng là mới quen biết nhau chưa được trọn năm qua Trang Thơ, nhưng với vài động tác gõ bàn phím cũng thể hiện được mối quan hệ tình cảm nồng ấm của nhau vì ngoài ra không còn cách nào khác.

Thien Thanh said...

Thầy Huỳnh Sao Chổi Xẹt...ui,thầy muốn Cheo trổ tài ..xem bói hả...Đây đây,thầy thì có tài xem ...chân tóc,còn Cheo có nghề xem luôn ..bộ tóc(trò ..hơn thầy là Nghề có phước à nha)
Khi xưa nhìn tóc dài,ngắn biết đó là đờn ông hay đờn bà,còn thời nay nhìn nguyên đầu tóc,anh hay chị gì cũng the same.....còn cái thứ phía sau đầu tóc đó hở....chà về hỏi lại ...Sư Tổ nghe thầy..bị Cheo làm biếng quá,lo đếm tiền hơn hành nghề đó ...mà..hìhì.Thôi mình thầy làm đủ rồi

vivu said...

Thân Chào Làng Thơ !

Xin thứ lỗi Vivu về Làng lúc nào cũng trễ chuyến đò ...“ngang” !
Không phải lười,không phải xỉn ...mà vì là dạo này Comments hay quá chừng chừng, Vv vừa đọc vừa cười-một-mình , đọc xong thì gà bắt đầu gáy thì còn gõ chữ nào được nữa !

Đọc bài thơ về miền Tây của TamCa QH , đã quá !..Nào là sông Hậu,nào là Long Phú chiều hôm,nào là điệu hát “À Day” ... ấy thế mà Vv vi vu miền Tây vừa rồi ,”Chỉ biết ĂN thôi,chẳng biết gì !!!” Hy vọng kỳ này Phái Đoàn TT du Xuân sẽ có nhiều cái hay-hay !Nhưng chờ mãi không thấy nhắn tin gì !?!? Vậy nhé,như vầy mới thông cảm Vv: vì sao biệt tăm biệt tích với trăm thứ “nó QUẤY ta “ !phải không bà con bảy tám Họ ??

Vv vui vui vì thấy Nhà Thơ Tháng Sáu muốn vọc-niêu ...phải chăng đã được Chàng Cõng ra biển ?? Vậy thì Cả Làng đang chờ đây !

Nhắn với TT là đừng theo thày Huỳnh...huỵch học nghề Cheo làm gì !vì “cái học ngày nay đã hỏng rồi”...bói toán gì mà lại kèm theo “Đức năng thắng Số” !! Thày bói cho Thày còn không xong! Thày bèn chơi bài “xì dách”,con Tẩy Thày lật úp 50% (nghĩa là úp úp mở mở) , đến khi rút đến lá thứ 5 thì Thày bèn Tố : s@ ! Ai dám theo thì lật ...Tẩy! Vivu thì cạn láng rồi chỉ ngồi chầu rìa thôi ! chỉ mách nước cho bạn nào muốn Tố ngược thì Tố : $@ ! (đã dùng ký tự rồi thì dùng luôn 100% đi !).

Giỡn cho vui, đừng giận Vv nghen Anh Tư ! Đằng nào thì năm nay cũng nhiều “Kịch-tính” vậy thì có một màn bật-mí cho Phái Đoàn được thấy Clark Gable xuất hiện ...kẻo đến khi tấm màn nhung khép lại thì ..."uổng công trang điểm...vai Thày ..bấy lâu "!!

vivu said...
This comment has been removed by the author.
Thien Thanh said...

Hello ông Thần ViVU..."Uổng công trang điểm má hồng răng đen " hả??

Nghề bói đang găp khó khăn,năm nay mở hàng bị xui,gặp thân chủ cứng bóng vía quá nên không kiếm chác được gì,bây giờ thời đại tân tiến "đòi lật tẩy" nữa chớ...
Chuyến này là "Treo niêu" rồi....
Thôi chờ ngày lành tháng tốt...mở hàng lại,kẻo không đói nhăn răng!!

sao... said...

s@ tui chỉ còn biết kêu lên một câu cảm thán rằng:
"Trời đã sanh DO sao còn sanh LƯỢNG?"

sao... said...

Đố Vivu giải nghĩa chữ @ của tui.

HUONG said...

Bạn thơ SAO và VIVU ơi,

Coi bộ hấp dẫn à nghen !
Cho NT đọc ké bộ giải mã của s@ đi mà...

vivu said...

Thôi rồi Anh Tư ơi !

Cái chữ @ này có nhiều nghĩa lắm,dùng theo từng cảnh từng thời .. Thôi thì tạm chia ra làm 3 loại :

1- Loại dùng trong văn chương toán học ,nói chung là "chính-nghĩa" từ xưa đến nay thì phải nhờ đến chuyên gia QH .

2- Loại dùng làm thơ thì : " @ là một địa danh thời chinh chiến; thung lũng Asao là nơi anh viết những lá thư tình đẫm mùi khói ..thuốc lào !!"

3- Loại này dùng trong dân gian nên gọi là "gian-nghĩa" ! Ở VN phát âm " A còng, A móc, A râu .."
...Anh Tư lại dùng làm hiệu riêng cho mình thì có Trời mới biết !
Tuy nhiên trong tự-điển Vivu có một địng nghĩa như sau :
" @ là một tổ hợp gồm 3 ký hiệu !Đó là chữ A chữ O và một dấu Nặng!"

sao... said...

E hèm!
Đúng là cái dấu nặng đọc nghe nặng thiệt!

sao... said...

Sáng sớm nay, trời còn mờ hơi sương đã nghe tiếng chiêng trống inh ỏi vọng lên trời. Mắt nhắm mắt mở, s@ tui mới ghé mắt nhìn xuống thì thấy một trời áo đỏ, ngó bộ vui quá. Rón rén bước vô “địa” Tề Thiên một cái, thấy hắn còn nằm ngủ khò tui bèn tót xuống coi có chuyện gì rồi về kể lại cho bà con nghe chơi.
Theo thông lệ hàng năm, bữa nay là lễ hội Lân Sư Rồng tại Thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Hầu như tất cả các đội Lân Sư Rồng có đăng ký hoạt động chính thức đều tề tựu về đây để cúng tổ. Lân Sư Rồng là một nét văn hoá đặc thù hết sức đặc sắc của nền văn minh Trung Hoa. Nói về chuyện nầy thì hết sức phong phú, ở đây tui chỉ nói những cái mình biết, có cái hay cái dở, xin bà con lượng thứ. Vì chuyện kiếm sống đã mệt lắm rồi, hơn nữa tui không phải là một nhà sưu tầm nghiên cứu văn hoá nên cái biết rất sơ lược. Thì biết tới đâu nói tới đó thôi.
Ngày xưa thì chỉ có múa lân, và tiếng địa phương gọi là “múa cù”. Bây giờ tiến bộ hơn mới nảy sinh thêm múa sư tử và múa rồng. Bởi vậy người ta mới gộp chung lại mà gọi là Hội Lân Sư Rồng. Ai đã từng coi nhân vật phim của Hong Kong Hoàng Phi Hồng thì biết cái vụ nầy liền. Bên ngoài thực tế thì những cách hoạt động cũng y chang như phim tuy có kém một chút. Cũng múa lân, cũng đánh võ, cả những tranh chấp các lò lân với nhau cũng y như phim, không khác chi mấy. Lúc tui 7-8 tuổi có một sự tranh chấp giữa hai đội Cù râu đen và Cù râu bạc kinh thiên động địa còn lưu truyền mãi tới bây giờ. Cũng đã có máu chảy, có người chết chớ không phải chuyện giỡn chơi.
Thường xuất phát điểm của lễ hội nầy ở Chùa Bà Bình Dương, và điểm tập trung cuối cùng của các đội lân là ở Chùa Bà Bưng Cầu. Năm nay có hơn 100 đội lân tựu về, thôi thì đỏ cả một góc trời với chiêng trống inh ỏi. Màu sắc chủ đạo của người Trung Hoa trong những ngày Tết là màu đỏ, giờ chen thêm màu cam, màu xanh đọt chuối…chủ yếu là cho thật rực rỡ và để phân biệt các đội với nhau. Cờ xí võng lọng…ôi thôi rợp trời. Tất cả sở trường, những miếng nghề độc chiêu của từ đội đều được mang ra cho hết để cạnh tranh hơn thua, nhưng trong sự hoà hoãn, văn minh, lịch sự chớ không như xưa kia muốn một mình một cõi, nhiều thủ đoạn lắm!

sao... said...

Từ buổi sáng các đội đã rải dài từ Lái Thiêu lên tới Thủ Dầu Một rồi cuối cùng đến trưa thì tập trung về Chùa Bà Bưng Cầu. Người Hoa có phong tục ngày đầu năm hay mời các đội lân về múa trước cửa Công Ty hay nhà riêng của mình để hy vọng trong năm mới có nhiều điều may mắn đem tới, tấn tài tấn lộc, tấn bình an. Vạn sự như ý, nhứt bổn vạn lợi. Các bạn chắc cũng chẳng lạ gì người Hoa, họ đi tới đâu là ồn ào tới đó, ngay cả cách nói chuyện với nhau cứ lớn tiếng như chỉ có hai người, mặc kệ những người chung quanh có khó chịu hay không. Tui không biết 3 tiếng “Ngộ ôi Nị” khi họ thốt ra thì đo được bao nhiêu Đề-ci-ben, chớ bình thường họ nói lớn tiếng lắm. Thuở còn tuổi thanh niên, tui “xém” được nghe 3 tiếng đó rồi, nhưng mộng không thành!
Họ ồn ào là thế, nhưng văn hoá và hệ thống triết học của họ thì thâm trầm và hết sức tinh tế. Đến tận ngày nay, dù rằng đã là một thế giới phẳng, nhưng vẫn còn nhiều nhà nghiên cứu văn hoá phương Tây xuôi về phương đông để lãnh hội những tinh tuý của nền văn hoá ấy. Tui thích đi vào những khu phố người Hoa ở Chợ Lớn, để được đắm mình vào cái không gian u tịch của riêng họ, để nhìn ngắm cách sinh hoạt của họ. Nội cái bàn thờ và cái lối đi lên cầu thang của họ cũng đã gợi trong tui biết bao sự tò mò. Tui đã vào một vài căn nhà mà họ sống theo cách “tam đại đồng đường”. Hay thật! Người VN mình thì chẳng bao giờ có được. Chỉ để chơi thôi chớ chẳng rút ra được cái gì hết cho riêng mình.
Nói một chút về những Chùa Bà. Đó là Bà của người Minh Hương, độ cho họ để tìm được đất sống và mang mọi sự an lành đến cho họ. Trong phong trào phản Thanh phục Minh của Trung Hoa ngày xưa, những con cháu nhà Minh chịu không nổi sự cai trị khắc nghiệt của Nhà Thanh phải lưu vong tha phương cầu thực mà tìm đất sống. Ngày đó thì đầu óc con người còn nhiều u mê lắm nên chỉ biết van vái Phật Trời Thần Thánh cứu độ cho họ, và cái nơi mà họ sẽ đến họ cũng chưa biết thế nào, lành hay dữ. Và chính Bà là người đã đưa đường dẫn lối cho họ, nên trong tập quán của người Hoa ở Việt Nam, Bà đươc tộn kính và sùng bái hết mức. Sau khi đã yên ổn chỗ ở và kiếm được miếng ăn, họ mới lập thành những bang hội nhằm giúp đỡ lẫn nhau và tổ chức xây dựng chùa để thờ Bà và nhang khói nghi ngút quanh năm. Nói sơ vậy thôi chớ chuyện nầy thì phong phú lắm. Ở Việt Nam có làm phim Đất Khách mô tả về những sinh hoạt của cộng đồng người Hoa hay và súc tích lắm. Bởi vậy người VN mới kêu họ là “Khách Trú”. Lâu ngày nói trệch ra là “Cắc chú”.

sao... said...

Họ không được cái may mắn như những người VN ra đi bây giờ. Hồi xưa thì cũng có một số theo đường bộ qua VN, một số cũng đã từng là những thuyền nhân nhưng ra đi trong sự mơ hồ về nơi đến. Người VN cũng là những thuyền nhân, nhưng họ có la bàn chỉ đường dẫn lối. Họ đi theo diện ODP, theo diện HO, và miền đất họ đến đều là những thiên đường trong họ. Cơ bản là không sợ bị cái đói lúc ban đầu bủa vây.
Do cuộc sống lúc ban đầu rất cơ cực về miếng ăn hàng ngày, bữa đói bữa no nên khi gặp mặt nhau họ hay hỏi “Ăn cơm chưa?”, giống như người VN mình hay hỏi “Có khoẻ không?”. Lâu ngày thành thói quen cho tới tận bây giờ dù rằng cuộc sống của họ dư dả hơn người VN của mình nhiều. Người Hoa họ có cái suy nghĩ như vầy: Không cần cho con học chi nhiều, chỉ cần biết chữ là đủ rồi cho đi làm công cho người khác. Qua vài năm biết rành mọi thứ, có kinh nghiệm là về nhà mở xưởng làm riêng. Nhà ở có chút xíu thôi, nhưng trong nhà có những cổ máy to đùng. Cái chỗ ở không cần thiết lắm đối với họ, nhưng cái ăn nó quan trọng hơn nhiều, ăn là phải ăn ngon. Họ làm giàu rất nhanh chóng. Có tiền rồi sẽ mua nhà mặt tiền cho khang trang làm nơi giao dịch, nhưng cái nhà khởi nghiệp vẫn giữ như cũ, không sơn phết cho mới hay thay đổi gì cả và tuyệt đối không vì có nhà mới mà họ bán đi cái nhà cũ. Nhưng mỗi tỉnh họ lại theo đuổi một phạm vi kinh doanh riêng. Người Quảng Đông chuyên về mua bán, và Quận 5 là địa bàn hoạt động của họ. Người Tứ Xuyên thì ẩm thực là số một, nhưng thức ăn Tứ Xuyên cay lắm! Người Triều Châu hay còn gọi là người Tiều, quê hương của họ rất nghèo tương tự như những tỉnh nằm ở khúc ruột miền Trung VN nên đa số họ rất cực khổ, nhưng ai có nhu cầu về sắt thép, ống nước, có nghĩa là về kim loại thì nên kiếm họ vì đó là những ông trùm. Vân vân và vân vân…

HUONG said...

NT đang ngồi im thinh thít để nghe bạn thơ SAO ... kể chuyện đây
Thú vị thật - Cái nhớ nhất sau khi đọc xong chừng đó chuyện là chữ XÉM của bạn đó !
Đợi hồi 2 của chuyện " Chu du Chợ Lớn " nghen bạn SAO ... ơi !

sao... said...

Thơ…thẩn

EM ĐỪNG NÓI

Em đừng nói đã về miền tây đó,
Miền tây nào nằm dọc ở bên đường?
Lướt qua khung cửa loang loáng như sương,
Những đám ruộng, rặng cây, dòng sông lớn.

Có thọc tay xuống sông Tiền sông Hậu?
Cá lìm kìm chờ cắn ngón tay tiên.
Vọc phù sa trôi mải miết muôn niên,
Cho trù phú cả một miền châu thổ.

Những lời nói xã giao bên bàn tiệc,
Đó chưa là bản sắc một vùng miền.
Em phải nghe những phương ngữ rất hiền ,
Mới thấy được hết cái tình chơn chất.

Anh chớp mắt đợi em hoài mấy tối,
Em ở đâu? Sao không thấy dáng em?
Đám muỗi Cà Mau cùng rủ tới xem,
Rồi chúng chích bàn chân em bỏ ghét?

Hẹn lần khác anh sẽ đưa em tới,
Ngồi trên xuồng ba lá với vườn cây.
Nhảy qua mương, bông súng trắng như mây,
Câu mấy con cá sặc rằn, sặc bướm.

Ngồi dưới trăng nghe đờn ca tài tử,
Thoảng mùi thơm hương hoa bưởi bay bay.
Mâm trái cây đặc sản của vườn ai,
Không hoá chất màu mè như kẻ chợ.

Sẽ coi khói đốt đồng bay theo gió,
Ăn canh chua bông so đũa trên rơm.
Ta bơi xuồng len lỏi bứt sen thơm,
Hương bát ngát như tình anh bát ngát.

Rau đắng đất chấm mắm đồng chưng tộ,
Cá trê vàng trong dĩa nước mắm gừng.
Rau mốp luộc, cơm và mãi không ngưng,
Hương đồng nội nồng nàn qua ánh mắt!

Con chuột đồng nướng lửa rơm thơm lựng,
Cá lóc nướng trui bên rổ rau thơm.
Bánh tráng, bún tươi khỏi phải thêm cơm,
Hết mấy xị vẫn còn thèm uống tiếp.

Giá em nghe chút mùi mồ hôi muối,
Đẫm ướt lưng người dầu dãi nắng mưa.
Biển lúa vàng sóng sánh dưới nắng trưa,
Nó thấm đẫm mồ hôi người quê kệch.

Nếu chưa giữ được ước thề,
Thì em đừng nói: đã về miền tây.

s@...

quehuong said...

Báo cáo sáng nay, 8 gio 30 30 AM, central Times Mỷ:

liemha51: Cô ơi, đang ở đâu vậy??
sknguyen@rogers.com: co moi vo tuc thi
sknguyen@rogers.com: hom nay di choi HATIEN
liemha51: Khỏe không, quan trọng nhất, tất cả các bạn đều khỏe và vui chứ??
sknguyen@rogers.com: MOI DI AN PHO VE
sknguyen@rogers.com: CO VA HIEN DEU KHOE
liemha51: Phở Hà-Tiên ..nấu với cá hả??
sknguyen@rogers.com: CO CHECK MAIL
sknguyen@rogers.com: SANG MAI DI VE SOM 7 GIO
sknguyen@rogers.com: DAU CO ,AN CUNG DUOC
liemha51: Hôm qua QH có chụp một tấm hình Hà-Tiên từ Satellite, trời trong xanh, đẹp lắm. Chúc tất cả vui nha.
sknguyen@rogers.com: PHO TAI BO,NUOC SUP NGON
sknguyen@rogers.com: MI CUNG AN DUOC
liemha51: Ở miền tây, thì Mì ngon hơn Phở..
sknguyen@rogers.com: KY NAY CO NGUOI RAT VUI ,MA KHG PHAI CO
liemha51: Ai vậy "cà"...
liemha51: Ở miền tây, thì Mì ngon hơn Phở..
sknguyen@rogers.com: AI TRONG KHOAI DAT NAY
sknguyen@rogers.com: VI TRI SE DAO LON
liemha51: Hà Hà ...chúc vui, chúc vui...
liemha51: Ngày mai là Lể hội Chùa Bà Thiên Hậu ở Bình Dương, 3 ngày. Cô về chắc là may ra còn xem được vì lể tới 3 ngày.
sknguyen@rogers.com: CHAC KHG COI DUOC ,VI NGOI TREN XE
sknguyen@rogers.com: MOT VE bmt
sknguyen@rogers.com: em trai co biet LIEM,ngay xua
liemha51: Về BMT nếu đi bằng xe, thì sẻ đi ngàng chùa Bà Thiên hậu đó..Lân múa đầy đường (kiếm tiền mà).

sknguyen@rogers.com: thoi co phai tra computer lai chi tui no hoc bai
liemha51: Vậy sao??Vậy là "chết rồi". Hồi xưa quậy lắm. Anh tên gì vậy...nhắc lại cho biết nhau đi..

quehuong said...

Hello tất cả,
Sáng nay có chat với NS một lát...đại cương cả đoàn đều khỏe và vui. Đang trên đường trở về SG và BMT.

Trả lời ngắn về câu hỏi của Huynh Sao: Cả Trang Trưởng và Trang Phó..đều đi "ta bà"...mà thường vụ ..vivu con nghiêng chén rượu Đào, nên TT mới ra "cớ sự..hơi buồn" nhưng mà đó là chuyện 3 ngày trước đây, hôm nay thì khởi sắc lại rồi..

về câu hỏi của Vivu về ký tự @ nó dài dòng "văn tự" nhưng cũng nói cho ra lẻ..cái gì cũng vậy..tới bến mà, bài giúp Nàng Thơ và các Bạn "giải mả" ký hiệu: s@./

Từ khi xuất hiện e-mail, chúng ta quen dần với kí hiệu "@" và đã coi đó như một kí hiệu quá đơn giản, thậm chí dường như không bao giờ nghĩ tới nguồn gốc xuất xứ của nó.

Nguồn gốc của @ có lẽ bắt nguồn từ thời Trung cổ, vào thời kì mà các văn bản, khế ước được ghi chép bằng chữ Latin.

Trong ngôn ngữ Latin thời đó có tồn tại giới từ "ad" (nghĩa tương đương với "at" trong tiếng Anh ngày nay). Khi các tu sĩ thời đó viết giới từ "ad" này trên văn bản, chữ "d" sẽ có kèm theo một cái "đuôi móc" nhỏ, tựa như số 6 nhìn trong gương. Và vì thế, khi viết cả chữ "ad" sẽ rất giống với... @ ngày nay.

Không chỉ vậy, vào thế kỉ thứ 15, @ còn được bắt gặp trong các văn tự của các nhà buôn thời ấy. Đó là kí hiệu viết tắt một đơn vị cân đo - "arroba" (tương đương với 11,52kg). Cũng nói thêm rằng, đơn vị đo lường này khi ấy hay dùng để cân bò hoặc lợn.

Đến thời kì Phục Hưng, @ được sử dụng như một kí hiệu biểu trưng cho giá cả. Còn tới thời Cách mạng công nghiệp (thời kì nảy sinh tư bản, xuất hiện máy móc...), @ thường xuyên xuất hiện trong các văn bản kế toán, tổng kết thu chi, có vị trí quan trọng không kém các kí hiệu như $, #, %.

Và @ có lẽ cũng cứ "âm thầm" mãi thế nếu như không có lần vô tình được lọt "mắt xanh" của Ray Tomlinson, nhà nghiên cứu trực thuộc công ty BBN Technology của Mỹ.

Tomlinson trong lịch sử Internet không những được coi là cha đẻ của hòm thư điện tử mà còn được công nhận như "chủ sở hữu" của kí hiệu @. Công ty BBN Technology thời kì đó tham gia vào dự án ARPANet, tiền thân của mạng Internet ngày nay, do bộ quốc phòng Mỹ đặt hàng.

Trong dự án, nhiệm vụ chính của Tomlinson là thiết kế những hòm thư liên lạc giữa các máy tính với nhau. Và trong một ngày đẹp trời, trong lúc làm việc với bàn phím model 33 Teletype, Tomlinson bỗng nảy ra ý tưởng tìm kiếm một kí hiệu đặc biệt. Một kí hiệu mà không thể bắt gặp trong bất cứ cái tên nào, và đồng thời kí hiệu này có thể phân cách tên người sử dụng với tên gọi của computer. Đó buộc phải là một kí hiệu mang tính tổng hợp: tên gọi - kí hiệu - địa điểm.

Vào thời kì đó, sau năm 1971, trên bàn phím, @ đã có mặt và nằm ở hàng thứ 2 từ trái sang. Và Tomlinson đã đi đến quyết định sáng suốt nhất đời mình, một quyết định đã đi vào lịch sử: kí tự @ được lựa chọn. Theo ông, đây là kí tự đáp ứng được mọi điều kiện như ông đã đưa ra.

Cũng rất thú vị khi tại các nước khác nhau, @ được gọi với những "cái tên" mang những ý nghĩa không giống nhau.

Ví dụ như: tại Hàn Quốc, @ có nghĩa là "con ốc sên"; ở Phần Lan - "con mèo ngủ"; tại Nga - "chú chó con"; tại Bỉ - "cái trục vít" hay tại Thụy Sĩ - "cái bánh quế"...

quehuong said...

Hi Huynh Sao,
Chà lần này Huynh đi chơi với Tề Thiên hơi lâu, về lại còn có thêm cái "bùa s@..".Cái này thôi để Nàng Thơ giải mả, hôm nay QH có đọc viết nhắc đến lể Hội Chùa Bà Thiên Hậu ở Bình Dương làm cho QH nhớ nhà quá chừng.
Hồi còn nhỏ QH học trường tiểu học Nam Châu Thành, vách trường và vách chùa Bà là một vách, cho nên QH biết rỏ chùa này giống như là ở nhà vậy. Trốn học thì chứ nhảy tường qua chùa là xong một ngày. Bây giờ trường tiểu học này đổi tên là trường Nguyển Du. Cũng trong khu vực này có một trường Nử Tiểu Học, hồi thời đó tại thị xả Bình Dương thường là trường Nam, trường Nử..
Theo như sự tích của Chùa thì chùa Bà là nởi thở Bà Thiên Hậu..

//Chùa thờ nữ thần Thiên Hậu. Theo truyền thuyết được ghi ở tấm bia đá đặt ở chùa, Bà sinh vào thời Tống Kiến Long nguyên niên (Công nguyên 960), là con thứ 6 của gia đình họ Lâm ở huyện Bồ Điền, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Khi mới lọt lòng mẹ, bà đã toả ánh hào quang và hương thơm. Lớn lên, Bà thường cưỡi thảm bay lượn trên biển và du ngoạn nhiều nơi. Đến đời Tống Ung Hy tứ niên (Công nguyên 987), năm 27 tuổi Bà từ giã cõi trần và hiển linh. Đời Nguyên, Bà được phong là Thiên Phi, đến đời Thanh, vua Khang Hy gia phong làm Thiên Hậu. Và danh hiệu Thiên Hậu tồn tại mãi cho đến nay.//

Hồi xưa, hàng năm đến ngày rằm tháng giệng (Nguyên-Tiêu). Thì các nơi từ các bang Hội người Hoa, đều đưa đoàn Lân về Chùa để tranh nhau "hộ tống" kiệu Bà rời Chùa đi vòng thành phố, học sinh các trường Hoa, là các thiếu nử "gánh hoa" đi theo đoàn kiệu..
Ngày nay trước Chùa đổi khác, có một công viên và Lể múa sư rồng...trở thành một lể hội lớn trong năm của tỉnh Bình Dương nhằm thu hút du khách và ý nghỉa chính của lể hội gần như không còn được nhắc đến..
...Từ truyền thuyết dân gian đã chuyển hoá thành tín ngưỡng và Bà được những thế hệ sau hương khói, phụng thờ ở nhiều nơi. So những điều ghi ở bia đá nói trên với một số truyền thuyết về Bà ở các chùa khác thì có ít nhiều khác biệt, nhưng tựu trung họ đều ca ngợi suy tôn Bà là một người phụ nữ đức hạnh có lòng hiếu thảo xả thân cứu người đời và khi chết trở thành hiển linh, được các triều đại phong kiến Trung Quốc phong tặng. Đề cao Bà Thiên Hậu, ngưỡng mộ và phụng thờ Bà như một vị hiển thánh, bà con người Hoa muốn thông qua tấm gương của Bà mà giáo dục cộng đồng của mình hãy học tập lòng hiếu thuận, đức nhân hậu của Bà, sống có đạo nghĩa. Mặt khác, trên con đường vượt sóng gió biển khơi, đi về hướng nam tìm đất lập nghiệp đầy gian truân, họ luôn cầu nguyện Bà giúp đỡ, phù hộ và sau khi đã định cư, ổn định đời sống, sum họp đông vui, làm ăn phát đạt trên đất Việt Nam, quê hương thứ hai của họ, họ cùng nhau lập đền thờ để tỏ lòng biết ơn sâu xa đối với Bà.
Lễ hội chùa Bà hàng năm được tổ chức vào 3 ngày từ 13 đến 15 tháng 1 âm lịch.

Thien Thanh said...

Các bạn thơ thân mến!
Hôm qua TThanh gọi phon cho mấy người đi chơi bên VN được biết lúc đó đang chuẩn bị vào khách sạn ở Hà Tiên vào lúc chiều tối(6 giờ rưởi chiều VN,bên Mỹ là 3giờ rưởi AM)
Sẽ ở chơi bãi Hà Tiên một ngày ,sau đó về lại Sài gòn và một ngày sau trên đường về tới BMT.
TT gặp nói chuyện với NS,với trang chủ và mấy người em,đi chơi rất là vui ghé nhiều chỗ,sẽ làm một thiên ký sự chuyến Nam du,thấy muỗi thiệt bự,ăn trái chín cây miệt vườn...nhièu nhiều chuyện để kể lắm lắm..và cũng chat với NS mấy lần..Đám cưới theo một số tục lệ xưa ở miệt sông nước,rất lạ.TThanh rất tiếc kỳ này không đi được để tai nghe mắt thấy chứng kiến những chuyện kỳ thú.Thôi sẽ hẹn một dịp khác nào đó...Nếu đi cùng với NhưThương thì ôi thôichuyện sông nước miền Nam là chuyện nhỏ há NT?

HUONG said...

Các bạn thơ ơi,

Thế là các ngài Tổng Phó gì đều được Tung Tăng cả ...
Chúc các bạn được vui chơi thoải mái thiệt nhiều

Đọc lời bạn SAO ... viết về @ .... rất thú vị, vì hồi nào đến giờ NT chẳng biết chuyện ấy, chỉ biết nó là AT mà thôi .

Bạn THIÊN THANH nhắc đến : Nếu đi cùng với NhuThương thì ôi thôi chuyện sông nước miền Nam là chuyện nhỏ há NT? làm NT nhớ đến ngày xưa còn đi học !
Trong lớp mỗi lần có chuyện gì liên quan đến miền Nam là bạn bè nhìn vào NT và một cô bạn người ởi Vĩnh Bình trong tổng số 50 đứa học trò ... mà thiệt tình là NT không biết gì về miền Nam rành rẽ đâu nà ... Duy nhất còn lại giọng nói miền Nam hơi lai giọng nói người Ban mê
Tuy nhiên, bạn bè lúc nào cũng bắt NT hát bài LÝ QUẠ KÊU của người miền Nam - vì chỉ có giọng miền Nam đặc sệt thì hát bài hát này mới đúng mà thôi !!! Thế là NT là ca sĩ trong lớp với duy nhất một bài hát ruột ấy

Unknown said...

Hôm nay mới vào được Trang thơ thăm bạn bè, PC đang ở Mytho và để chạy nắng đầu hè VN. Các bạn đi Camau thì đã về SG hôm qua, sáng nay chắc họp mặt ở nơi nào đó tại Sg !!
PC đang thực hiện những ước mơ của mình lúc về chiều...

Ở VN có nhiều cái cũng hay, hôm về VN PC có mang theo laptop để lúc nào nhớ bạn thì vào thăm, nhưng "loai quai" mãi không biết làm sao, vì mở DSL thì phải hợp đồng 1 năm thuê bao, mà nhà ở Mytho thì không có người xài khi PC về lại Mỹ, may thay có cô học trò ngày xưa PC dạy ở đây nói cho biết có 1 cái USP Key chĩ cần ghim vào laptop là có thể đi bất cứ chổ nào trên đất nước VN cũng có thể vào Internet để...Chat qua hệ viễn thông VN. Thật là tuyệt chiêu !!
Thế là từ nay PC có thể vào trang thơ dễ dàng dù đang ở tại một "cốc" nào! hà hà, hay không bằng hên thật.

Chuyến du Nam của đoàn NganSau kỳ nầy có nhiều thật nhiều chiện "VI TRI SE DAO LON" như NS chat, các bạn đang chờ đón chuyện kể của đoàn đây !

(Xin thông báo là PC không có tham gia chuyến du Nam đâu nha các bạn thơ ở xa !)

quehuong said...

Hi Phương huynh,
Vậy là Huynh có "cây đủa thần" rồi.
Mọi người đều gọi là vậy.
Mong sẻ đều đều được nghe chuyện Mỷ-Tho..
Chúc vui.

sao... said...
This comment has been removed by the author.
HUONG said...

Bạn thơ s@ xuất chiêu thật lả lướt ...
" ...Anh tịnh chay cho hồn lại trẻ măng,
Thân ô trọc đừng tính toan ngây dại.
..."

sao... said...

ĐÊM NGUYỆT BẠCH

Rằm tháng giêng đêm nay trăng sáng quá!
Sáng từ đầu hôm lúc đẫm sương chiều.
Bước chân vui theo ngọn gió hiu hiu,
Lúc anh tới thăm em ngày vừa hết.

Anh ăn chay từ hôm mùng một Tết,
Đến bây giờ đã được nửa tuần trăng.
Anh tịnh chay cho hồn lại trẻ măng,
Thân ô trọc đừng tính toan ngây dại.

Chiếc mâm vàng đầu hôm giờ nhỏ lại,
Càng lên cao trăng càng sáng trong veo.
Ánh trăng lan trên mái lá quê nghèo,
Soi sáng cả đám dây leo bến nước.

Anh đứng ngẩn nhủ lòng: sao thế được?
Cà con đường cũng sáng trắng loá theo
Gợn nước sông dưới cầu khỉ cheo leo,
Chợt cười mỉm: “trắng gì mà sáng thế?”

Trong đêm đen ánh trăng làm sáng hết,
Cả tâm hồn đầy mơ mộng của anh.
Lòng nhẹ nhàng thanh sạch dưới trăng thanh,
Như cất cánh bay lên chòm sao lạc.

Đêm càng sâu ánh trăng như dát bạc,
Len qua khung cửa sổ chạm tay em.
Như thẹn thùng, trăng chẳng dám bước thêm,
Bởi tay em trắng tràn đêm tăm tối.

Vòng đôi tay nõn nà quanh đầu gối,
Miệng mỉm cười thủ thỉ chuyện trăng sao.
Một mặt trăng nho nhỏ đẹp làm sao!
Đẹp hơn cả trăng trên cao vời vợi.

Đêm nguyệt bạch quanh anh hai trăng đợi,
Anh phân vân chẳng biết chọn trăng nào.
Khiến lòng anh chợt bối rối biết bao,
Anh chẳng muốn mất lòng trăng nào cả.

s@...

Unknown said...

Bạn S@ hởi hai trăng sao chọn một?
Một tay mềm, tay nọ sẽ lạnh thêm,
Thôi ôm hết cho trăng tròn có cặp,
Sẽ lung linh khi soi được bóng mình.

Bạn S@ ra quân đầu năm thật phong phú, năm nay trang thơ ắt phải nhiều tài lộc rồi !

ngansau said...

NS than goi loi chao cac ban Trang tho,luc nay dau oc lon xon qua khong binh tam ma NOI GI !
Mot dem trang tron o HATIEN,4 THI NHAN da tuc canh 4 bai tho ngan ma chua co thoi gian de vo comment.

Chi co 2 cau ngan ;

Dong ho song nuoc menh mang
Moi tinh trang nuoc mo mang ben nhau !

sao... said...

PHƯỢNG CÁC huynh ơi……

Hiến chi cái kế chết người,
S@ mà có chết, huynh cười đã thôi!
Tay tui sức mỏn tàn hơi,
Làm sao ôm trọn không rơi mảnh tình?

Níu em trăng giận làm thinh,
Trăng không thèm sáng nấp mình vào mây.
Uổng công chay tịnh bấy nay,
Mơ hồ trời đất, anh say chữ tình.

Níu trăng đang đợi một mình,
Miệng cười em tắt, lửa tình tắt theo.
Thuyền tình chắc phải nhổ neo,
Trôi về bến khác, tình treo dập dình.


Thà rằng đứng ngẩn một mình,
Tình tang một cõi, ôm tình bâng khuâng.

s@...

HUONG said...

Bạn thơ s@ ==>
Vòng đôi tay nõn nà quanh đầu gối,
Miệng mỉm cười thủ thỉ chuyện trăng sao.

Bạn thơ Phượng Các ==>
Uổng công chay tịnh bấy nay,
Mơ hồ trời đất, anh say chữ tình.

Như Thương muốn vác guốc theo bái sư hai vị ... chẳng biết phải sắm sanh lễ vật như thế nào đây

sao... said...

Ấy, s@ phải lên tiếng nhắc nhỡ NT một chút:
Muốn vác guốc theo bái sư hai vị, nhưng khổ nỗi một người đàng Đông, một kẻ đàng Tây liệu có vác nổi đôi guốc vừa từ nhà thương về vù qua vù lại không?
Cứ ở yên một chỗ đó, suy ngẫm cho kỹ rồi “chọn một trong hai” cho nó… phẻ.
Bắt chước như tui nè:
Thà rằng đứng ngẩn một mình,
Tình tang một cõi, ôm tình bâng khuâng.
“Nghía” kỹ lại một chút đi, 4 câu “văn vần” NT đề cập tới đều xuất phát từ anh chàng s@ nầy đấy!

Đã có 2 lời giải đáp cho câu đố về chữ @ của tui. Xin có ý kiến:
- Một là lời giải của Vivu : “gian” quá!
- Hai là lời giải của QH : “bác học” quá!

Mình đang “chơi thơ” nên suy nghĩ nó hơi “thơ” một chút.
Xin quý vị vui lòng nhắm mắt ba mươi giây để tưởng tượng hình ảnh nầy coi:
“Vòng đôi tay nõn nà quanh đầu gối…anh”.
Đã thấy chữ @ hiện ra chưa?

Diễn nôm là: ANH ĐÃ BỊ BẮT.

quehuong said...

Hi Huynh Sao, chuc mung Huynh duoc bi bat "TRONG VONG TAY .. EM".
s@: Sao va hai mat ngoc, mat ngoc nho nam trong, mat trong veo, moi hong mim nu..Mat ngoc lon bao boc ben ngosi, toa anh vang lung linh bao quanh nguoi "BI BAT DIU DANG"

sao... said...

Chào bạn hiền QUÊ HƯƠNG!
Hết sức ưng ý về lời giải thích của nhà học "giả". Tuyệt vời gấp ngàn lần lời giải thích của nhà học "thiệt".
Rất trân trọng lời chúc mừng của người bạn.
Chỉ có điều là mình "chơi thơ" thì cứ tưởng tượng tràn cung mây thế thôi, chớ sự thiệt ở đâu mà có cái "ơn mưa móc" nầy rót xuống cho mình?

quehuong said...

Huynh Sao ơi!
Ai mà không mộng chứ.
Mà mộng ngàn lần, thế nào cũng có một lần "Mộng là Thiệt" đó mà..
Cứ Mộng đi, ai cấm...
Đang ở SG hả. Nghe tin tức nói mới đầu xuân mà SG 'nắng nóng lắm rồi".
Không biết bây giờ"nắng và nóng" như vậy thì có còn:
Nắng Sài-Gòn Anh đi mà chợt mát.. không??
Chúc vui.
Tái bút: Muốn biết rỏ Mộng và Thiệt có thực không thì cứ hỏi Ông Trần Bích Lan (N.Sa, nếu không liên lạc được với Ổng, thì Sương-Mai đang ở VN, cứ réo SM, hỏi Cô Trang Chủ, Cổ trả lời cái một.

sao... said...

Trời ạ! Vô chơi trong Trang thơ sao mà tui toàn gặp những tay "Giám Đốc" không vậy? Nói lộn:"Dám xúi".
Hết PC xúi ôm hết hai nàng nguyệt giờ tới QH xúi Mộng. Tui mộng hết chín trăm chín mươi chín lần rồi mà có thấy gì đâu! "Đời tui cô đơn nên yêu ai cũng cô đơn..."
Đâu để lần nầy nghe lời bạn hiền xúi Mộng thêm lần nữa coi, biết đâu Mộng sẽ là Thực.
Ủa! Trang Chủ là "chiêng diêng" về VỤ NẦY hả? Vậy mà tui đâu có biết. OK MAN! Để tui canh me có gặp tui sẽ hỏi coi sự tình thể nào.
SG thì lúc nào cũng có nắng, mùa khô cũng như mùa ướt chớ không âm u như những ngày đông lạnh giá xứ người. Nắng thì tất nhiên là nóng rồi, nhưng hiện giờ cái nóng của tui ở đây nó giống như người ta hay nói "mặt trận nóng". Dù rằng "Mặt trận miền tây vẫn yên tĩnh" nhưng quả tình tui như ngồi trên đống lửa, nóng lòng diện kiến Trang chủ coi người thiệt ra sao, có giống như những comments "ác đạn" trên Trang Thơ không? Hello Spring Morning!

Phải công nhận cái ông Nguyên Sa Trần Bích Lan đúng là "sư tổ" thơ.
"Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát,
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông..."
Sài Gòn bây giờ thì quá nóng, người nước trong còn chịu hổng muốn nổi, người nước ngoài về chơi chừng vài tuần chắc mất hết nửa ký "mỡ"???
Tui bắt chước ông Nguyên Sa làm thơ coi:
"Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát,
Bởi anh ngồi trên máy lạnh xe hơi..."