Sunday, July 12, 2009

Nhành Lan Tím


82 comments:

TH said...

Cảm ơn CX cho trang thơ "Nhành Lan Tím" ... và trang chủ cho Cành Lan
hồng đỏ vậy kìa.

Hân hạnh post comment #1:

Tui có đọc đâu đó ai viết "Lan là nữ hoàng trong các loại hoa" ... thật không qúa lời tí nào ...

Ờ ai nỡ tâm lấy tay hái cánh hoa lan rừng ... hãy để nó tô vẻ đẹp của trần gian, thiên nhiên,
để người đời chiêm ngưỡng ... phải không CX?

Tui thích ngắm hoa lan, muốn lan đẹp mãi không tàn, có lần tui thốt lên:
Giáng thế em là hoa lan đẹp
Còn anh chỉ là giọt sương đêm.

Cheers, TH

Suong Mai said...

Lan rừng tím thì rất nhiều loại, dáng lạ và màu sắc tuyệt vời,SM chọn một nhành trước cho Cỏ Xanh trong khi chờ đợi ai đó nhé.
Hé ra cho biết là Cỏ Xanh được ưu tiên lắm, bài thơ được minh họa bởi Hoàng Tuấn , Phượng Các và SM . Đáng lẽ xong sớm hơn nhưng cái máy của HT lại trục trặc, SM lại bận đón tiếp khách quý phương xa và PC đang ở cõi thiền vừa trở lại hôm qua.

Suong Mai said...

TH nói đúng đó, CX thích một nhành Lan tím, SM chọn màu tím nghiêng về hồng đỏ này là trật lất, nhưng thấy đẹp quá chỉ mãi ngắm hoa mà quên cả ý thơ, hồi sáng PC chọn cành Lan màu tim tím có lý hơn. SM biết TH còn nhiều ý thơ về Lan nữa chứ không phải chỉ 2 câu tha thiết này thôi đâu, phải không ???

Nguyen Tue Minh said...

Xứ Downunder đang mùa đông,lạnh ơi là lạnh! Nhưng so với "Xứ Tuyết" của Ngàn Sau thì lạnh ở đây chắc chưa thấm đâu vào đâu! Nhưng có lẽ thời gian này, Ngàn Sau đang vui vẻ, tung tăng... rong choi Miền Cali đầy nắng ấm, chắc gì còn nhớ tới để mà sợ cơn lạnh thấu xương thấu thịt ở quê nhà? (quê hương thứ 2)

Năm nay, vườn sau nhà tôi có 2 chậu lan đang ra nụ: 1 chậu có 4 chồi bông & 1 chậu 1 chồi bông. Tiếc là cả 5 chồi bông không có chồi nào cho hoa mầu tím cả! Bằng không, tôi sẽ rất vui lòng, sẵn sàng gửi đến cho Cỏ Xanh 1 cành "Lan Tím" để Cỏ Xanh trao lại cho "Người Ấy" & Người Ấy sẽ ưu ái tặng Cỏ Xanh: "Làm bằng chứng Yeu Em"... như Cỏ Xanh đã thiết tha tâm sự, tỏ bày...
Mấy câu thơ (thẩn) sau đây là để tặng riêng Cỏ xanh:
" Tím ơi một nhánh lan rừng,
Vượt đèo lội suối mấy từng cheo leo!
Lan rừng làm chứng Tình Yêu,
Mùi hương càng ngát càng nhiều nhớ thương.
Ai về cho gửi nhành lan,
Tím trời, tím đất, tím buồn nẻo xưa!..."

HUONG said...

Bạn thơ CỎ XANH ơi,

Bài thơ tình thật tình, nhưng dường như có chút gì đó dỗi hờn trong ấy ...
Sao lại là TÔI mà chẳng phải là EM ?!
Để rồi lời trách móc thầm lặng ấy gởi cho đại ngàn giữ hộ ....

coxanh said...

Sáng nay đã biết là " Nhành Lan Tím" đã post lên TRANG THƠ, Mặc dù trong lòng rất vui , nhưng bận quá , chờ giờ nghĩ trưa , cỏ xanh bỏ ăn trưa vào TRANG THƠ, thấy thích hơn và quên cả đói.Cỏ xanh còn đúng 30' nũa là là phải làm việc lại rồi, phải nhanh nhanh thôi...

Thien Thanh said...

Hoa lan tím mong chờ người yêu đến
Biên biếc chiều hoa tím nhớ thương ai
Màu tím xưa bâng khuâng chờ đợi
Lan tím buồn rạn vỡ trái tim đau..

Cỏ xanh ơi nhành lan tím đã héo khô,trái tim người yêu cũng tan vỡ,lời tình buồn tha thiết..bằng chứng của tình yêu..

Nhớ xưa
Ngàn thu áo tím ở bên trời...
màu tím luôn tượng trưng tình yêu chung thủy...vậy đó..hãy nâng niu tình yêu thủy chung...thương rất nhiều

coxanh said...

TH
Đồng ý với bạn , mình mê lan và cũng không nỡ hái nên mới xúi người ta hái cho mình đó.hi.hi..có bất công không hở bạn?

Ố ồ!
Giáng thế em là hoa lan đẹp
Còn anh chỉ là giọt sương đêm
Đẹp quá! Giọt sương đêm đẹp thanh khiết...và nếu không có sương đêm làm sao lan sống được đây, đúng không bạn TH ?

coxanh said...

SƯƠNG MAI
Sáng nay được báo là nhành lan tím được minh họa bởi ba người bạn HOÀNG TUẤN, PHƯỢNG CÁC , SƯƠNG MAI, cỏ xanh cảm động và vui sướng biết bao cảm ơn các bạn thật nhiều . và có điều này , cỏ xanh rất muốn được các bạn cứ ưu ái cỏ xanh mãi mãi nhé, được không nào?

coxanh said...

NGUYỄN TUỆ MINH
cõ xanh vui vẻ dón nhận nhành lan tím bạn tặng và cảm ơn rối rít nha

Vượt đèo lội suối hái nhành lan
Về tặng cho nhau tỏ tấm lòng
Tình yêu cao quí như lan núi
Màu tím muôn đời màu thủy chung

xin hẹn lại các bạn tối nay ,bây giờ cỏ xanh phải làm việc rồi.

ngansau said...

Ngày xưa NS từng đi hái lan rừng ở DÀLAT,nên nhớ nhiều kỹ niệm...Đã từng leo lên những cây thật cao,có cành lá vững chắc ,2,3 đứa còn đu đưa mà không sợ rớt ,rồi vói tay xén những
chùm lan tầm gửi trên những thân cây ,liệng xuống đất ,sau đó leo xuống nhặt về...hoa lan thường trắng ,bông nhỏ ..chứ không phải như lan đang bán từng chậu ...
Đem về nhà đóng lên cây sau vườn và chờ ngày nở hoa...

quehuong said...

Hello Cỏ-Xanh,

Vừa đi xa về và đọc xong bài Nhành Lan Tím của Bạn bổng lại "thèm" một chuyến đi thật xa nữa..đi mãi về tận thác Trinh-Nử ở Ban-Mê để mong tìm lại được nhành Lan tím tím..ngày xưa...

Bây giờ chắc đã nhiều đổi thay, nhưng nhành Lan Tím vẫn muôn đời là cành hoa tim tím ...để làm chứng cho tình yêu..

Thân quý

coxanh said...

HƯƠNG ơi
Qủa đúng là tư tưởng của một nhà thơ lớn, thật nhạy bén.Đúng là trong tâm hồn cỏ xanh vẫn còn mang nhiều hờn tủi, của những ngày tháng xưa, những tháng ngày đói khát của thập niên 80. Cỏ xanh đã phải lang thang trong rừng sâu bẻ măng đào củ , kiếm sống qua ngày. và cỏ xanh đi trong rừng cây, vẫn thường gặp hoa phong lan. Gìo lan nào trong tầm với của mình , cỏ xanh cũng ráng cõng về , cột lên hàng cau ngay trước cửa nhà.Có những lần hoa mai và hoa cau cùng nở, cùng tỏa hương thơm ngát cũng khiến lòng cõ xanh nhẹ bớt nỗi sầu đói khát...
Nhưng có một loài lan có hoa màu tím , luôn ở trên cao, cỏ xanh không tài nào lấy được, chỉ đứng dưới gốc cây mà nhìn ngắm thôi và những lúc đó sao mà thèm có một người nào đó hái cho mình ghê,nhưng chẳng có ai cả và mình buồn bã lắm...

coxanh said...

THIÊN THANH
Bốn câu thơ của chị sâu lắng quá, cỏ xanh đọc cảm thấy tâm hồn mình thật bâng khuâng...

coxanh said...

NGÀN SAU
Không ngờ là cỏ xanh cũng giống cô, cỏ xanh cũng leo trèo rất giỏi, cũng mang lan về , nhưng cỏ xanh cột vào thân cây cau. Ngày xưa nhà cỏ xanh là nhà sàn , có vườn cau ngay trước cửa, cột lan lên thân cau , ngang tầm cửa sổ, ngồi bên cửa sổ ngắm lan và hoa cau nở cũng là một cái thú của cả nhà cỏ xanh. Hương lan và hương cau tràn qua cửa sổ tỏa hương thơm lừng khắp nhà, thích lắm. Hồi đó cha của cỏ xanh hay đi săn trong quận LẠC THIỆN và lấy được nhiều loại lan lắm, có cả lan Hài, nhưng hồi ấy chỉ biết là rất đẹp, nhưng không biết đó là loài lan quí. Mãi đến sau này, một người bạn của ông anh ở MỸ gửi thư về hỏi , nếu còn có sẽ bán dùm cho với giá cao, nhưng không còn nữa... Tất cả chỉ còn là kỷ niệm.
Rất quí.

Anonymous said...

Cỏ xanh oi!
Cám ơn bạn rất nhiều về bài thơ "Nhành lan tím ". Bài thơ thật dễ thương , nói lên sự thiết tha chờ đợi, ước mong của cô gáivề một nhành lan tím. Một yêu cầu đáng yêu như vầy, KV nghĩ không ai nở làm ngơ đâu Cỏ xanh ạ!
Hình minh họa cả ba ngưởi đều góp tài năng vào thì không chê vào đâu được. Một khoảng rừng xanh , một cành lan tím treo lơ lửng, một khuôn mặt xinh xắn đáng yêu đầy vẻ khắc khoải đợi mong của cô gái.Tất cả đã gói trọn nội dung bài thơ của Cỏ xanh rồi
Trong các loài hoa KV thích nhất là hoa phong lan. Hoa có vẻ đẹp rất thanh cao, dịu dàng và kiêu sa
KV rất yêu phong lan và có thể ngồi ngắm cành phong lan hằng giờ mà không thấy chán
Cám ơn CX , SM , PC và HT nhé.
Chúc tất cả các bạn thơ đều vui
KV

coxanh said...

QUÊ HƯƠNG ơi
Đúng là BANMÊTHUỘT đã nhiều đổi thay, và nhành lan tím của của cỏ xanh trong những tháng năm đói khát, kiếm sống trong rừng, nay cũng chỉ còn tìm thấy ở trong ký ức mà thôi...thác Trinh Nữ ngày xưa không còn như xưa nữa... nhưng BANMÊTHUẬT vẫn mãi sống trong lòng ta, vẫn mãi mãi là BANMETHUẠT,QUÊ HƯƠNG ha.

coxanh said...

HOÀNG TUẤN,PHƯỢNG CÁC`, SƯƠNG MAI
Cỏ xanh cảm ơn các bạn một lần nữa. Hình minh họa thật đầy đủ ý nghĩa, nhất là khoảng rừng...làm cỏ xanh nhớ quá, nhớ những ngày miệt mài trong những cánh rừng như thế, để "đấu tranh sinh tồn" và những cánh rừng như thế, đã cưu mang cả nhà cỏ xanh , nói đúng hơn là cả làng mới phải...những ngày cơ cực ấy, nhưng hồn vẫn thấy lâng lâng khi gặp được những giò lan dẹp, và những bông hoa đẹp ấy cũng xóa bớt những nếp nhăn trong tâm hồn cỏ xanh...

coxanh said...

MÂY LÀNH
Đúng là hoa phong lan thật đáng yêu KHÁNH VÂN ha. Với cỏ xanh thì hoa phong lan còn là một cứu cánh cho tâm hồn trong những năm tháng khốn cùng. Vì dạo đó làm gì có thời gian mà trồng hoa...Vaò rừng kiếm sống, gặp được giò lan nào mang về chỉ việc cột lên cây rồi chờ hoa nở...ngắm hoa tâm hồn cũng bớt khô cằn, KHÁNH VÂN ạ

ngansau said...

QH ơi,
Sưu tầm và khảo cổ về các loại hoa lan hay phong lan...cho bà con thưởng thức ,nếu có hình cho lên bên cạnh hay bên trang QH..

quehuong said...

Hi Ngàn-Sau,

Mời Ngàn-Sau và các Bạn ghé qua buôn Ban-mê để xem vài ảnh Phong-Lan mà QH có trong bộ sưu tập.

http://picasaweb.google.com/hatrungliem/HoaLan#slideshow/5357995472837280594

binhan said...

Cỏ xanh ơi!màu tím tượng trưng cho thủy chung nhưng buồn lắm ,vậy bây giờ vẫn chờ đợi .. và buồn thiệt ko? Để B/A nói vơí NS và SM xem có ai rảnh hái cho CX một chùm lan nhé!
Nói vậy chứ Nhành Lan Tim của CX rất hay lời thơ êm dịu và mượt mà mong được đọc thêm những Nhành Lan màu khác của CX nưã ,làm mình bâng khuâng nhớ lai thưở xưa đó minh cũng đơị chờ và ước mơ

Suong Mai said...

SM vừa đọc thêm một số đặc điểm về hoa Lan nhân bài thơ của CX, trích trong web của Hội Hoa Lan VN, ôi thôi trùng trùng điệp điệp, vô số điều mà mình chưa hiểu thấu về loại hoa vương giả này.

ĐẶC ĐIỂM CỦA HOA LAN

Hoa lan sở dĩ được nhiều ưa chuộng là vì:

- Mầu sắc thắm tươi, đủ vẻ, từ trong như ngọc, trắng như ngà, êm mượt như nhung, mịn màng như phấn, tím sậm, đỏ nhạt, nâu, xanh, vàng, tía cho đến chấm phá, loang, sọc, vằn thẩy đều không thiếu.

- Hình dáng thực là khác trăm ngàn hình dạng khác nhau, dù rằng phần lớn chỉ là 5 cánh bao bọc chung quanh một cái môi = lip, nhưng mỗi thứ hoa lại có những dị biệt khác thường. Hoa lan có loại cánh tròn, có loại cánh dài nhọn hoắt,có loại cụp vào, có loại xoè ra có những đường chun xếp, vòng vèo, uốn éo, có loại có râu, có vòi quấn quýt, có những hoa giống như con bướm, con ong (Ophrys insectifera). Hoa lan có những bông nhỏ như đầu chiếc kim gút nhưng cũng có bụi lan Grammatophylum speciosum ở Phi luật thân cao gần 10 thước, dò hoa dài chừng 2 thước và nặng chừng một tấn. Lan này cũng mọc tại Việt nam nhưng chỉ cao độ 2-3 thước và mang cùng tên với cô ca sĩ nổi danh: Thanh Tuyền.

- Hương lan đủ loại: thơm ngát, dịu dàng, thoang thoảng, ngọt ngào, thanh cao, vương giả cho nên các bà,các cô đã phải trả một giá rất đắt cho bình nước hoa nhỏ síu. Tại Thái lan có một loại Vanda đươc giấu tên và được bảo vệ rất nghiêm ngặt, hương thơm dành riêng để cung cấp cho một nhà sản xuất nước hoa danh tiếng. Nếu hoa lan sớm nở, tối tàn thì dù cho có hương, sắc đến đâu cũng không thể nào được liệt vào loài hoa vương giả. Hoa lan nếu được giữ đúng nhiệt độ và ẩm độ có thể còn đươc nguyên hương, nguyên sắc từ 2 tuần lễ cho đến hai tháng, có những thứ lâu đến 4 tháng, có những thứ nở hoa liên tiếp quanh năm, nhưng cũng có loại chỉ 1-2 ngày đã tàn phai hương sắc.

Nhiều người thấy lan thường bám vào các cành cây, hốc đá nên nghĩ rằng lan là một loại tầm gửi (Parasite) nhưng thực ra lan không sống vào nhựa của cây. Lan chỉ bám vào đó mà sống, hấp thụ những tinh chất thiên nhiên do hoa, lá cây đã mục, phân chim và các tinh thể khác do nước mưa và gió vận chuyển tới.

Người ta thường gọi lầm tất cả các loại hoa lan là phong lan. Nhưng thực ra hoa lan mọc ở nhiều nơi và chia ra làm 4 loại sau đây:
Epiphytes Phong lan bám vào cành hay thân cây.
Terestrials Địa lan mọc dưới đất.
Lithophytes Thạch lan mọc ở các kẽ đá.
Saprophytes Hoại lan mọc trên lớp rêu hay gỗ mục

Lan mọc ở khắp năm châu, bốn biển, từ miền gió tuyết lạnh lùng cho đến vùng sa mạc nóng bỏng, khô cằn, từ miền núi cao, rừng thẳm cho đến các đồng cỏ của miền bình nguyên và ngay cả các vùng sình lầy đâu đâu cũng có lan. Đa số lan ưa mọc tại các rừng cây nhiệt đới nhất là tại giẫy núi Andes miền Nam Mỹ và giẫy Hy mã lạp sơn thuộc Á châu. Những nơi này, phần đông cao từ 3000 bộ đến 7000 bộ và nhiệt độ thay đổi từ 50 đến 90°F và mỗi tháng mưa ít nhất là 3-4 inches nước.

Lan thuộc vào một loài hoa đông đảo với khoảng chừng 750 loài và 30,000 giống nguyên thủy và chừng độ một triệu đã được lai giống nhân tạo hay thiên tạo, hoa lan (Orchidaceae) là một loài hoa đông đảo vào bậc thứ nhì sau hoa cúc (Asteraceae). Sở dĩ chúng tôi phải dùng chữ khoảng chừng vì hiện nay lan còn mọc ở nhiều nơi thâm sơn cùng cốc chưa ai biết đến. Riêng tại Việt Nam, trong những thập niên vưà qua người ta đã tìm thấy mấy cây chưa từng có trong danh mục hoa lan quốc tế. Đó là những cây Christensonia viêtnamica, Renanthera citrina, Paphiopedilum helenae, Paphiopedilum vietnamense và Paphiopedilum hiepii.

Cây lan Calanthe Dorminii là cây đầu tiên được ghép giống vào năm 1858, loại này tên Việt là Kiều lan hay nôm na gọi là lan bầu rượu. Hiện nay Viện cầu chứng quốc tế, thuộc Hội trồng tỉa hoàng gia Anh quốc (International Registration Authority for Orchid Hybrids) hàng tháng đã chứng nhận tên họ cũng như tác quyền thương mại cho khoảng chừng 300-400 thứ lan mới ghép giống trên toàn thế giớị.

Unknown said...

CX và các bạn thơ,
Mấy ngày nay, vào trang thơ đọc bài Nhành lan tím của CX, PC chưa có ý niệm gì để gữi các bạn chung vui, mừng CX lâu lâu có cảm xúc thật vượt ..không gian như con tàu vũ trụ.
Tuy nhiên CX ao ước có ai đó hái dùm cành phong lan tím thì PC xin có vài câu nhắn nhủ:

Lan chĩ đẹp khi còn trong hốc đá,
Trên cành cây cao vút khỏi tầm tay,
Xin đừng hái, cắt về trong phòng khách,
Lan sẽ tàn nhanh vì thiếu sương mai.
Nầy bạn hởi ngắm hoa xin đừng bẻ,
Cành sẽ khô vì nắng gió đường xa,
Trong kí ức, hoa sẽ là của bạn,
Vạn ngày sau, và mãi mãi trong tim.

Có thể ý niện nầy không phù hợp với một vài bạn, mong các bạn góp lời để vấn đề được sáng tỏ hơn thêm !

Thân tình tất cả

Suong Mai said...

Cỏ Xanh nói với TH thế này:

TH
Đồng ý với bạn , mình mê lan và cũng không nỡ hái nên mới xúi người ta hái cho mình đó.hi.hi..có bất công không hở bạn?

Vậy là người đẹp BMT ném đá dấu tay đó hả ???

sao... said...

Hương cau
Cô bạn Cỏ Xanh hạnh phúc nhỉ! Một lần mà được thưởng thức cả hai mùi hương nhẹ nhàng của hai loài hoa. Quê tôi ở miền Nam nên không có được loài hoa đài các ấy sinh sôi, chỉ có hoa cau hoa bưởi. Nó cũng có một vẻ đẹp thanh khiết và mùi hương nhẹ nhàng nhưng chỉ toàn một màu trắng muốt đơn điệu. Tuy vậy cũng có thể giúp người ta nghĩ ra một vài câu thơ đẹp:
“ Hương cau còn ngát trên môi lụa,
Thôi áo cũng đành phơi trọn duyên!”

Thien Thanh said...

Bạn Sao ơi,2 câu thơ thật duyên dáng,hương cau còn ngát trên môi lụa,nhưng sao mà thôi áo cũng đành phơi trọn duyên?
Ẩn ngữ nhiều quá có lẽ TT không hiểu hết?!
Hihi sáng ra phỏng vấn hơi nhiều ha...

HUONG said...

Bạn thơ SAO ... ơi,

Chỉ có hai câu thơ thế này thôi sao ...
Bạn còn dấu trọn vẹn bài thơ ở đâu không?
"Hương cau còn ngát trên môi lụa,
Thôi áo cũng đành phơi trọn duyên!"
Thế thì NT ấm ức được đọc hết bài thơ bạn à ...làm sao bây giờ nhỉ
Năn nỉ bạn SAO vậy...
Các bạn thơ khác có ấm ức như NT không?

ngansau said...

Hồi xưa đi hái lan rừng NS mới học lớp Đệ Ngủ ,giáo sư họa Phạm Đình Tín (anh em của Phạm Đình Chương) dắt cả lớp vào rừng hái lan.Lúc đó đi bẻ lan chơi thôi chứ không biết thưởng thức. Lan thì nhổ luôn cả rễ ra khỏi cây lớn,chứ không phải bẻ hay ngắt như các loại hoa khác..đem về chăm bón thì sẽ có những giò lan đẹp,thơm và còn giữ lại mãi mãi...
Có ai hái ,cắt, bẻ hoa lan bao giờ mà có người lo xa khuyên chúng ta không nên làm vậy,thì cũng hơi nói lộn,nói lại đi.
LAN và QUỲNH là 2 loại hoa chỉ để ngắm chứ không phải để hái...

Unknown said...

NSau,
Hà hàhà, những giò lan "Trên cành cây cao vút khỏi tầm tay" thì còn lâu mới "bứng cả bụi" được !
Hoa phong lan ở Dalat mà thường ở trên cao (vì thấp thì có người "hái" trước rồi) vì thế nên thầy trò mà rủ nhau đi "nhổ cả rể cây" về thì chắc là "rừng lan ở khu Hòa Bình" chứ mà vào rừng đốn cây thông thì mới có lan! còn không đốn được thì..chọi cho rớt xuống thôi !

còn luận về dùng chữ thì "nhổ" có nghĩa là nắm 1 bụi cây (trồng dưới đất) và giựt lên có cả rể (địa lan) chứ không ai nói nhổ 1 cành (trên cây) lan bao giờ, mà nói "hái" hay "bẻ" với những gì nằm trên cành cây, và cắt nếu không lấy gốc được thì dùng dao kéo cắt ngang thôi !!!
Những cành lan chưng o phòng khách 1 vài ngày là "cắt" từ 1 gốc lan sao lại không có ???? (muốn thấy ra chợ hoa cả khối)
PC thì không có làm thầy giáo văn nhưng cũng biết viết văn đúng nghĩa, chắc không cần nói lại đâu há cô giáo !!!

CX có nghe cô giáo phán không "Lan Và Quỳnh là 2 loại hoa chĩ để ngắm chứ không phải để "bứng" (vì không ai nói hái lan bao giờ !)" nhớ đừng ao ước có người hái dùm nha !!

Hì hì hì !

TH said...

Tình thật thì ở VN tui tuy biết thưởng ngoạn lan ..nhưng không hiểu nhiều về lan ... qua Mỹ mới biết và trồng lan .. nhiều vị lại bảo: "Chơi lan."

Bây giờ nghe NS kể chuyện vào rừng, làm Tarzan, trèo cây cao, đu đưa, "xén" những chùm lan,
liệng xuống đất ... (Tui tưởng tưọng chắc lan lúc đó đau lắm!)
Rồi kể lại thời còn Đệ Ngũ vào rừng "nhổ lan" chứ không bẻ, cắt ... Vậy khi thì nhổ, khi thì xén ... nghĩ tội cho những cây lan Đà Lạt chúng ta ...

Thôi thì chuyện đó thuộc về dĩ vãng ...

Bây giờ nói chuyện hiện tại:
Tui mãi mê nhìn lan trong tấm hình.
Có 1 thắc mắc: Có bao giờ các bạn thấy Lan rừng .. mọc gần lũy tre làng như trong hình không?
Tre ở trong hình có phải là tre "Là Ngà" không vậy?

Rất tiêc thời niên thiếu trai trẻ
tôi không được sống gần núi rừng. Lớn lên, chiến tranh .. tui làm kình ngư bơi lôi biển đông .. dăm lúc trôi dạt vào hải đảo .. nhưng chỉ ở bờ biển ..nên không thấy lan nhiều.

TH,

TH said...
This comment has been removed by the author.
ngansau said...

Hà hà,
Có người chưa bao giờ thấy lan rừng DALẠT ,chứ đừng nói đi hái,mà dám cải cối cải chày với cô giáo,coi chừng bị phạt cấm túc đó em!
Cô đã từng leo cây bứng lan như Tarzan đó em à,vì hồi lớp này cô chơi bóng rỗ cũng khá ,đến khi qua trường nữ thì đá banh chạy cũng lẹ, không tin cứ hỏi mấy người thời đó là biết cô giỏi thế nào!
Còn đi nhổ lan ở chợ HOÀ BÌNH thì lại càng sai bét ,vì lúc đó cô vừa đi học ,nhưng cuối tuần thì bán trà BLAO ở ngay chợ HOÀ BÌNH, VÀ KHÁCH ĐÔNG NHẤT là SVVBDÀLẠT,có một điều hơi ngạc nhiên là họ mua trà làm gì ? có nấu nướng gì được đâu mà mua trà? hà hà...
Chợ HB lúc đó là chợ cũ làm gì có cọng lan nào mà nhổ với bứng ,em nói trật lất...
Còn nếu leo lên cây mà không bứng hay nhổ được một chùm lan nào liệng
xuống thì không lẽ leo lên cây để nhổ cỏ xanh hả,loại tầm gửi thì dể bứng lắm...nếu không tin thì cứ về VN vô rừng BMT tìm cây nào cao leo thử thì biết ! hì hì hì...

Unknown said...

Nsau
Cô giáo hình như có vẽ biết nhiều há ! và thích dùng hình phạt để răn đe ai cải...đúng !

Trước tiên nói về SVSQ VBDL mua trà làm chi? mua trà thì để uống trà ngắm ....hoa lan. SVVB nấu ăn thì không được chứ
dùng "Registance" để nấu nước pha trà thì có bi cấm đoán đâu ! Hoặc là người ta mua trà để ngắm cô bán trà, mua để dành...tẩn liệm !!

PC không dám nói mình là dân sành điệu chơi lan nhưng đã từng 2 lần leo Lâm viên để thưởng thức lan rừng của Cao nguyên và lần nào xuống núi cũng mang về vài loại lan hiếm quí, không biết cô giáo có nhình thấy các loài lan của đỉnh Lâm viên không ?
Còn lan trong rừng thông Dalat thì phải vào sâu trong rừng và lên đồi cao, càng cao càng có nhiều hơn (vì lý do càng cao thì sương càng nhiều) Núi cao mà cô giáo đã leo chắc cao hơn "Lâm viên" ?
Lại nữa hình như Dalat bán lan rừng từ vài trăm năm trước do người dân tộc mang bán mỗi ngày để đổi gạo thì phải, để lật sách xem lại cò đúng vậy không há
Xin chịu phạt nếu cô vẫn còn thấy sai !!
Hì hì hì

ngansau said...

Đỉnh núi Langbian thì NS cũng leo lên rồi ,nhưng không thấy cọng lan nào cả ,có lẽ lúc này lo đi lấy nước thiêng.
Nhớ lại lúc bấy giờ khi vưà xách cái " can" 20 lít bước tới chân núi thì gặp ngay một ông cầm máy ảnh _Cô ƠI CHO TUI CHỤP MỘT TẤM ẢNH
VÀ XIN CÔ CHO LUÔN CHỮ KÝ...VÌ THẤY CÔ
XÁCH CÁI BÌNH NÀY LÊN NÚI ,MÀ KHÔNG BIẾT CÔ CÓ XUỐNG NÚI ĐƯỢC KHÔNG ?
Nếu không xuống được thì làm sao vô comment ngày hôm nay !
Thôi TTÀI réo đi ăn cơm đã ,hẹn lại
ngàn sau.

Unknown said...

Nsau,
"Leo lên đỉnh (?) lâm viên mà không thấy cọng lan nào cả" có thật không đó, hay là leo lên buôn ngừoi dân tộc ở Lac Dương (chân núi Lâm viên ở độ cao 1900 m so với mặt biển) chứ đỉnh Lâm viên thì không có nhà của gì hết mà rừng cây già mà nhiều nhất là cây dẽ, nơi đây hạt dẽ rụng nhiều năm dưới gốc thành 1 lớp dầy cả tất (10cm), người dân tôc chĩ cần hốt bỏ vào gùi và đem xuống chợ bán, hạt dẽ rang o Dalat mà không biết thì ...bó tay!
Trên đỉnh Lâm viên cây dẽ to nhỏ đủ lọai, có cây cao đến 5 mét, tàn lá che kín mặt đất nên tạo thành một vùng ẩm ướt quanh năm và lan rừng tự do phát triển, nơi đây có các giống lan "nhất điểm hồng" và "nhất điểm hòang" tuyệt đẹp, mùi thơm thoang thoảng. Cây lan như đùi ếch bao quanh thân cây dẽ và trổ hoa quanh năm (?), muốn đem về chĩ có cách là cưa cành dẽ và mang về còn tách ra thì cây lan hõng rồi. Dân nhà binh ta thì rút lưỡi lê chặt nguyên cành nào mình thích và dắt lên balô mang về mà ngắm. Ở dây cũng có "hòang lan" nhưng không có hoa vào mùa đông nên chĩ thấy chùn lá xanh trên cành không hấp dẫn lắm (khi đi tù Cao Bằng PC có thấy 1 chùm hòang lan trên hốc đá cao xun xuê như 1 cái nia sàn gạo, vàng cả vùng trời, nhưng chĩ ngắm mà thôi không tài nào leo được !)
Lan rừng VN còn nhiều lọai chưa được vào sách vở như lan trồng ở các trại lan, nhưng đa dạng và đẹp không thua kém các loại khác, còn tùy khách đường xa có cảm hứng ngắm hay không thôi !

Vài hàng tản mạn về lan cùng các bạn chung vui !

coxanh said...

PHƯỢNG CÁC
Sao huynh khôn thế? Huynh cũng đã từng vào rừng lấy lan quí về mà, sao lại nỡ cấm người ta lấy lan về nhà chăm sóc để nhìn ngắm. Hái lan là người ta lấy cả giò về chăm sóc chứ, đâu phải hái lan về cắm vào bình như các loài hoa khác đâu, mà chăm sóc khéo sẽ được thưởng thức lâu dài...cho nên mặc kệ huynh can, cỏ xanh cứ hái về dể tiện bề thưởng thức , chứ để nguyên trên rừng, mỗi lần muốn ngắm hoa lại phải cơm nắm , cơm gói đi thì tội nghiệp cho cỏ xanh quá...

coxanh said...

SAO
Hương cau còn ngát trên môi lụa
Câu này còn có thể hiểu được một chút, nhưng với câu:
Thôi áo cũng đành phơi trọn duyên
thì đành chịu, cỏ xanh không tài nào hiểu nổi, xin hỏi câu này có điển tích gì không ạ?

coxanh said...

TH
Nhổ , cắt , xén , liệng chắc là lan cũng đau...nhưng mà mang về cột lên cây cỏ xanh chẳng thấy giò lan nào chết hết, mà chăm sóc tốt lan còn phát triển mạnh nữa là đàng khác. Cho nên cỏ xanh nghĩ rằng vế khoản này bạn có thể yên tâm nha. Đòng ý?

coxanh said...

PHƯỢNG CÁC
Trời ạ, huynh đừng có bắt bí sư mẫu muội như thế nhé, để muội trả lời thay sư mẫu nhé.
Không nhổ , không cắt, không xén, không hái...thì làm sao giò lan bật rễ ra khỏi cây được ? muốn lấy đươc giò lan về thì phải thao tác đủ kiểu thôi.
Còn lan và quỳnh chỉ để ngắm thì khỏi bàn cãi nữa vì xưa nay có ai hái hai loại hoa này trưng trong bình đâu , Nên chuyện mang lan về cột lên cây ,chờ hoa nở để thưởng ngoạn cũng là những cử chỉ đẹp đẽ thanh tao đấy...huynh thấy sao?

quehuong said...

Hi Cỏ-Xanh,
Trang thơ náo nhiệt với Nhành Lan Tím, nhất là có hai Lảo Tiên Gia đang tranh nhau lên đỉnh lâm Viên "tìm Lan" náo nhiệt, náo nhiệt.

Nhưng bây giờ thì giải đáp thắc mắc của TH trước rồi mới đi tìm lan sau vậy.

Thật ra ở "rừng tre" thì không bao giờ có được phong lan, vì rừng tre là những "láng" trống, tất cả đều khô vào mùa khô, chỉ mùa mưa thì tre mới mọc trở lại, nên Lan không không thể có chổ bám để sống được, cho nên ảnh "minh họa" có hàng tre phía sau chỉ làm nổi bật lên hình ảnh quê hương và cành lan thôi.
Và hàng tre trong ảnh minh họa không phải là tre La Ngà, tre La Ngà có thân cây màu vàng và các sọc màu xanh. Trong các tên của các cây tre mà QH biết Mạnh Tông, Lồ Ô, Nứa, La Ngà, Mỡ, Tầm Vông và Trúc xanh, Trúc vàng…thì ảnh minh họa giống như là Tre Mạnh tông.

Về chuyện tìm lan và gặp lan. QH cũng có tham dự vài lần đi tìm Lan Rừng khi còn ở BMT, dỉ nhiên là không thể đơn giản là gặp được Lan quý và lại càng không thễ nhổ , bứng hay ngắt được vì hoa trông đẹp quá lại kiêu sa mà ai nở..cho nên cả bọn khi đi tìm Lan thì phải chuẩn bị giây thừng, cưa, lều để ngũ trong rừng..vừa đi vừa ngó lên trời..vì Lan đẹp chỉ thích ở trên cao..khi gặp được hoa thì chĩ có một cách là phải trèo lên mang theo giây thừng, cưa..cột giây vào thân cây có cành hoa, cưa cà cành và thòng giây đưa hoa xuống..và anh hiệu trưởng trường trung học nông lâm súc BMT, bị té gảy chân mà vẩn hả hê vì đưa về được một cành lan.

Vào những năm QH còn ở trong rừng, nhiều lần đã gặp được những bụi Lan rất lớn, vài chục cọng đang nở hoa trên những cây cao, giữa rừng già mà gặp như vậy thì không tài nào đi được, chỉ đứng đó ngắm..mấy chú em thì đòi hạ cả cây xuống để lấy hoa đem về..

Qua tới Mỷ, QH đóng tiền làm member của hội Hoa Lan của Mỷ, để tìm hiểu và học cách thức gây trồng hoa lan ở mỷ, nhờ vậy mới biết, ngày nay ở Mỷ trồng hoa lan cũng dể dàng như các loại hoa khác
và khi cần hoa trong bất cứ dịp nào cũng có được. Như nơi QH đang cư ngụ, mùa đông nhiệt độ khoảng âm 20-30 độ F, nhưng vẩn có vài trại trồng hoa lan, quanh năm có hoa, và cứ đầu mùa xuân là triển lảm hoa cho mọi người cùng xem và bán cây lan con để trồng.
Và một điểm đặc biệt là tại Ban mê Thuột ngày xưa, (bây giờ thì không biết). Chưa bao giờ thấy tiệm hay chổ nào bán Hoa Lan, nhưng nhà nào cũng có Hoa Lan treo lủng lẳng, trước nhà.
Nhờ khí hậu thuận lợi cho nên không cần chăm sóc nhiều Hoa Lan ở BMT vẩn có hoa thường xuyên quanh năm.
Tản mạn đôi giòng đóng góp cùng các bạn về Lan.
Cỏ-Xanh ơi, bây giờ nhà ở BMT có bao nhiêu giò Lan đang có hoa vậy?/

Suong Mai said...

TH à,
Toàn là dân sống trên cao nguyên , thiệt thà , nên chẳng ai biết hỏi giả bộ như TH đâu, làm gì mà lũy tre làng hay lũy tre xóm...Theo SM biết thì loại tre Là Ngà cũng cao lớn , thân màu vàng hoặc có xen kẽ những sọc xanh trông rất đẹp mắt.( Không liên quan gì đến dòng sông La Ngà phía Đồng Nai ). Nhìn trong hình xa xa mờ mờ thấy cũng giông giống nhưng chẳng biết có phải không ? Người ta nói tại Thiền viện Trúc Lâm ở Đà Lạt trồng nhiều loại tre này xuôi treo triền dốc đồi, rất tuyệt. Đắc Lắc là tỉnh có 2 vườn quốc gia , Yok Don được thành lập vào năm 1992 tại Buôn Đôn với diện tích 115.545ha (thống kê 2002)và Chư Yang Sin khu bảo tồn thiên nhiên Chư Yang Sin chính thức thành lập năm 1998. Đến năm 2002, Chư Yang Sin được công nhận là vườn quốc gia. Khác với Yok Don, Chư Yang Sin chỉ rộng 59.267 ha, gồm hàng loạt đồi núi dốc bao lấy một khu vực rừng rộng lớn. Sống tại thành phố BMT gần 40 năm nhưng SM cũng chẳng có thông thạo về rừng như Cỏ Xanh đâu , chỉ thấy là trên cao nguyên khi ra ngoài vùng ven một chút là gặp ngay những khu rừng song, mây ,tre,trúc, nứa , lồ ô giống như tiền trạm . Lang thang sâu hơn nữa là những cánh rừng già nhiệt đới với nhiều gỗ quý như gụ , trắc. cẩm lai, giáng hương,bằng lăng...Có những cánh rừng khộp là kiểu rừng thưa và thoáng, đặc trưng với các cây thuộc họ Dầu, mùa khô trơ trụi lá đất đai khô cằn, nước cạn, và chỉ cần một cơn mưa thoáng qua là cả sức sống bừng lên mãnh liệt. Những loại Lan rừng quý tỏa hương và đong đưa màu sắc rực rỡ có vài lần chọc ghẹo QH cũng như PC phải dừng bước và ngẩn ngơ nhìn phải không, cao thật cao và đầy kiêu ngạo...thách thức " người lạc bước ". Rừng già là chỗ cư trú êm ấm cho Lan chứ theo rừng tre,nứa , lồ ô, trúc gặp mùa khô là Lan chết oan uổng mạng. TH thừa biết là trên hình thì SM có thể cho Lan mọc ở đâu mà chẳng được, chọc quê phải không đó ?

sao... said...

Quả tình là náo nhiệt! náo nhiệt! Đúng như anh bạn Quê Hương nói.
Nếu nói về hình ảnh cây tre minh hoạ trong hình thì không biết có lạc đề không? Thôi cứ góp ý đại cho vui.
Xin thưa, trong các giống tre tại Việt Nam không hề có giống tre La Ngà. Tất cả mọi loại tre người ta trồng quanh nhà để lấy cây và lấy măng đều được trồng thành từng bụi. Cây tre để làm nhà tốt nhất là tre gai bởi sự bền chắc của nó, nếu được ngâm vùi dưới bùn một thời gian thì con mọt nào vô ý gặm phải sẽ bị mẻ răng. Măng tre ngon nhất là măng mạnh tông, vừa mềm vừa ngọt.
Nói về những cái cây thuộc giống tre trong hình , chắc chắn là không phải là một loại tre trồng quanh nhà hay luỹ tre làng để gợi nhớ hình ảnh quê hương rồi. Với riêng mình, nó chỉ gợi nhớ một quãng đời cơ cực và đầy tủi nhục. Chính xác đó là một rừng lồ ô mọc trong rừng, có nhiều ở Đắc Nông và Phước Long ngày cũ mà mình đã sống cùng trong một thời gian dài thì không thể nào lẫn lộn. Có khi nó mọc thành từng bụi, có khi mọc rải rác. Mình đã dùng thân cây để làm nhà, đan cót làm vách mà che bớt cái lạnh trong sâu thẳm núi rừng, làm dàn bầu mướp quanh lán, xẻ rừng vào trong sâu để tìm những mụt măng đầy vị đắng để chống chọi cái đói rét trong những ngày “hùng tráng” ấy. Kết quả là ôm một cái tủ lạnh thiệt bự vào mình.
Đúng như lời phê bình của huynh TH. Hình minh hoạ không được phù hợp. Rút kinh nghiệm thôi.

quehuong said...

Hello Bạn Sao...

Trong bộ Tre sưu tập của khu du lịch rừng Madagui ở VN có nói đến lại tre La Ngà.

Trong tứ quý: Mai, Lan, Cúc Trúc...(Trúc-Tre là cùng bà con) cho nên Trang thơ đã có lần nói đến Mai, hôm nay Cỏ-Xanh ca ngợi Lan, để chúng ta có dịp hiểu biết thêm và từ tình cờ đó ta lại có chuyển đề Tre, Trúc..chắc là do : các bạn thơ vốn Đa Tình nên có nhiều Nhân duyên vậy..Thân quý,

VƯỜN TRE SƯU TẬP

Tre là nhóm thực vật thường xanh đa niên, thân gỗ thuộc bộ Hoà thảo (ordo Poales) họ Cỏ thực thụ (familia Poaceae) phân họ Tre (subfamilia Bambusoideae) tông Tre (tribus Bambuseae).

Nhóm này có số loài lớn nhất trong bộ Hoà thảo với khoảng 91 chi (genus) và 1.000 loài (species).

Tre ở Việt Nam rất phong phú, có nhiều. Ở Việt Nam, đã phát hiện 10 chi, 48 loài, phổ biến là chi Tre (Bambusa); chi Nứa (Neohouzeaua); chi Sặt (Arundinaria); chi Luồng (Dendrocalamus); chi Trúc (Phyllostachys). Các chi khác như Dùng (Lignania), Trúc vuông (Chimonobambusaloài), Xương gà (Sasa) ... mọc rải rác ở một số nơi. Loài Thường gặp: Tre nhà (B. vulgaris), Tre gai (B. stenostachya), Tre Lồ ô (B. procera), Tre La Ngà (B. multiplex forma alphonso), Tre Lộc ngộc (B. arundinaceae), Tre Hoa (B. multiplex).

Theo quan niệm của người phương Đông, tre, trúc tượng trưng cho mẫu người quân tử, cứng rắn mà mềm dẽo, biểu trưng cho tinh thần và khí phách, không mê đắm quyền lợi, vật chất. Tre được dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực đời sống của người Việt Nam.

Vườn tre Madagui đã sưu tập được 37 giống thuộc các chi, loài khác nhau như trúc vàng, trúc đen, trúc bạch, trúc cần câu, trúc kiểng, trúc quân tử, trúc đùi ếch, tre mỡ, tre ống điếu, tre gai, tre đuôi phụng, tre vàng chỉ xanh, lồ ô, tầm vông, mạnh tông, điềm trúc, lộc ngộc, lục trúc, bát độ, mum, luồng, hóp gai, nứa ... và còn đang tiếp tục sưu tập bổ sung thêm nhiều giống mới.



http://www.madagui.com.vn/vn/

Thien Thanh said...

Quê Hương ơi hiện nay ở BMT có nhiều điểm bán hoa lan,cả lan rừng lẫn lan trồng ,TT có đến một điểm bán lan lớn của học trò cả mấy trăm giò lan và lan chiết ra..nó còn đòi biếu.cô giáo..đem về Mỹ lan thật đẹp tên ..hoàng vũ nhi lan gì đó...và chỉ để lại BMT thôi..
Cám ơn các bạn thơ dưọc biêt thêm nhiều điều về hoa lan...Vương giả chi lan

quehuong said...

Hi Thiên-Thanh,
Bạn nhắc đến "Vương Giả chi hoa"
thì mới Bạn và các bạn cùng đọc bài này:

Năm trăm năm trước Tây Lịch... trên đường từ nước Vệ trở về nước Lỗ, khi băng qua một vùng rừng núi thoáng ngửi thấy mùi hương thơm tuyệt diệu ... tìm ra mới biết có hoa lan mọc trong đám cỏ dại, Khổng Tử đã thốt lên lời cảm thán:

Lan vi vương giả hương
Kim nải dữ chúng thảo ngu
(Lan có mùi thơm vương giả mà lại phải mọc cùng đám cỏ dại)



Ba trăm năm sau Tây Lịch... trên cổ thư Y học của Trung Quốc đã xuất hiện tên của loài hoa lan mang một số dược tính …

U tùng bất doanh xích
Không cốc vi thùy phương
Nhất kính hàn vân sắc
Mãn lâm thu lộ hương ...
(Thanh vắng chùm hoa thấp
Màn thung đã đưa hương
Lối mòn mây sắc lạnh
Khắp rừng thu toả hương) …



Vào thế kỷ thứ XIII, vị vua anh hùng của Việt Nam Trần Anh Tông, thường tự thân chăm sóc Ngũ Bách Lan Viên (vườn 500 chậu lan).

Trong một đêm nằm mộng nhà Vua thấy được xem một loài hoa lan rất lạ, hoa màu đỏ hồng, vừa đẹp lại vừa thơm. Khi tỉnh giấc, Người thấy tiếc... trở nên ngẩn ngơ, bần thần.

Kỳ lạ thay, trong ngày hôm đó có người mang tiến Vua một chậu lan như trong giấc mộng … thế là loài lan quý đó đã mang tên giấc mộng của vua Trần – lan Trần Mộng


Đại thi hào Nguyễn Du trong lần đi sứ sang Trung Quốc đã viết trong Bắc Hành Thi Tập:

Hiếu tu nhân khứ nhị thiên tài
Thử địa do văn lan chỉ hương …

(Người hiếu tu sống cách hai ngàn năm
Ngày nay đất còn thơm mùi hoa chỉ, hoa lan) …

để tỏ lòng ngưỡng mộ Khuất Nguyên, tác giả của Ly Tao, lúc sinh thời thường mang bên mình hoa lan, hoa chỉ làm bạn đồng hành …



“Tôi tự biết không chăm được lan Bạch ngọc. Công phu lắm ông ạ. Gió mạnh là gẫy, nắng già một chút là héo, mưa năng hạt là nẫu cành. Bạch ngọc thì đẹp lắm, nhưng giống nhẹ nhàng ấy yểu lắm. Chăm như chăm con mọn. Chiều chuộng quá như con cầu tự, lầm lỡ một chút là chúng đi ngay. Những quí vật ấy không chịu ? lâu bền với người ta…"
Nguyễn Tuân đã tự bạch trong Vang Bóng Một Thời như thế …


Loài lan gì mà như thực, như mơ … cốt cách phi phàm … tao nhã đến bực như có Tiên lực thu hút tâm hồn của văn nhân, mặc khách đất Trung Quốc cũng như các bậc Vua chúa, Sĩ phu Bắc Hà như thế …
Loài lan gì mà đứng trong Tứ quý với những mỹ danh quân tử, vương giả chi hoa.

Loài lan gì mà rất dân dã nhưng rất cao sang đến độ giới thưởng hoa phải thốt lên “ai đã xem hoa lan nở, trên trái đất này sẽ không có cái gì đẹp nữa"…


Xin thưa: đó là Lan Kiếm

Xem tiếp comment kế..vì nói lê thê quá, máy quá tải..

quehuong said...

Lan Kiếm có tên khoa học là Cymbidium. Dù Lan Kiếm được Trung Quốc biết đến và ca ngợi từ ngàn năm trước nhưng mãi đến năm 1799 nhà thực vật học người Thụy Điển, Olof Swartz mới sắp hạng, phân loại và đặt tên một cách khoa học.


Chi lan Kiếm có khoảng gần 60 loài sinh sống ở châu Á, tập trung nhiều nhất ở vùng Đông Nam Á, Trung Quốc và Nhật.



Lan Kiếm thuộc loại lan đất, có thân củ mập, lá thuôn dài như lưỡi kiếm. Có loài lá có viền vàng hay bạc dọc theo 2 mép rất đẹp. Lá lan Kiếm sống được nhiều năm. Cành hoa ra từ gốc, mang từ 3 đến 20 hoa. Hoa rất bền và thơm.



Lan Kiếm tự nhiên thường có hoa màu trắng phớt chút xanh lá, vàng, phớt hồng hay nâu đỏ đậm đơn giản, mộc mạc nhưng rất duyên dáng.



Nuôi trồng và thưởng ngoạn lan Kiếm vẫn giữ vị trí độc tôn ở Trung Quốc.

Còn ở Việt Nam người Hà Nội và các tỉnh Bắc Ninh, Nam Định, Hà Tây, Hưng Yên … cũng đã gìn giữ được nhiều loại lan Kiếm quý giá như Thanh Ngọc, Hoàng Vũ, Cẩm Tố, Thanh Trường, Đại Mặc, Tứ Thời … và cách thưởng thức cái dáng thanh - sắc nhã – hương dịu của lan Kiếm rất thư thái, ung dung


Khi nói đến Lan Kiếm – Cymbidium là người ta không thể không nói đến địa danh Đà Lạt. Với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng tuyệt hảo Đà Lạt có thể nói là trung tâm nuôi trồng lan Kiếm của Việt Nam; và nói đến lan Kiếm Đà Lạt người ta cũng không thể quên nhắc đến tên của nhà văn Nhất Linh, người đã đặt những cái tên Việt rất yêu kiều cho một số loài lan Kiếm như:


Thanh ngọc hay Bạch ngọc (Cymbidium ensifolium)
Lô hội (Cymbidium aloifolium)
Bạc lan (Cymbidium erythrostylum)
Hoàng kiếm (Cymbidium finlaysonianum)
Hồng kiếm (Cymbidium insigne)
Mặc lan (Cymbidium sinense)
Nhị sắc (Cymbidium bicolor)
Bích ngọc (Cymbidium dayanum)
Hồng hoàng (Cymbidium iridioides)
Hoàng lan (Cymbidium lowianum) …


Lan Kiếm thường nở vào khoảng những tháng mùa thu và đông ngoài thiên nhiên, nhưng vào những thập niên gần đây rất nhiều loài lan kiếm lai tạo có hoa rất to với màu sắc rực rỡ và có hoa quanh năm đang rất được ưa chuộng trên thị trường hoa lan nhất là dạng lan cắt cành.


Hương lan, người Ngọc hay lờ lững
Chợt có rồi không ! đến ngỡ ngàng …

Thien Thanh said...

Hi ,QH kiến thức`về lan của bạn quả là phong phú,nhắc tới lan BMT ,TT còn nhớ hồi đó có mấy giờ dạy ỏ Truờng NLS đặc biệt ông Hiệu Trưởng trường rất yêu quý lan,nânglên hàng Nghệ Thuật Phong lan chi vương ...và ông có một giàn lan hiếm có ,công sưu tầm của bao nhieu năm rừng núi Ban Mê

Được đến xem lan nở vào những đêm trăng thưởng trà tưởng không có thú nào tao nhã ..hơn

Cùng chia xẻ với các bạn,Vương lan ,Tiên lan,Mỹ nhân lan,Ngọc Bội lan..và nhiều nữa..hương thơm thì ngào ngạt hoặc thoang thoảng..tất cả tạo nên kỷ niệm về Lan BMT.

Unknown said...

Có 1 website nói về Hoa Phong Lan thú vị. mời các bạn vào xem:

http://www.orchidmall.com/fotosite.htm

cách chăm sóc và trồng lan:

http://www.orchidmall.com/plants.htm

và còn nhiều, nhiều nữa Hihihi

ngansau said...

Sáng nay đọc một lô kiến thức về lan
nên bị chóng mặt ,tuy vậy chưa hết,chắc còn phải một tuần nữa về tới CANADA đọc tiếp..
Mới đọc mấy câu LAN KIẾM là liên tưởng đến truyện chưởng của KIM DUNG.

Cám ơn CỎ XANH đã cứu bồ cho NS,chúng ta là những người hái ,xén lan thực tế,đem lan về treo lên chờ nở hoa và ngắm loại lan rừng .
Còn leo lên núi Lâm Viên để lấy nước thì có,vì lúc bấy giờ có tin đồn là Phật Bà hiện ở trên núi nên ai lên lấy nước về uống sẽ chữa được nhiều bệnh ...và biết bao nhiêu người lủ lượt kéo nhau đi,có những người bệnh, chống nạn mà cũng leo lên
căn lều ngủ đêm trên đó...
Lúc lên núi NS chỉ thấy có tre trúc,bị trợt té một gốc tre ai chặt đâm vào chân để lại vết sẹo làm kỹ niệm...
Còn lan ,dẽ thì chẳng thấy,có lẽ PC nói đúng ,phải leo lên cao hơn nữa có sương mai thì lan mới mọc được.
À mà thời điểm của PC ,SVVB còn
lên núi LÂM VIÊN gắn ALPHA không vậy?

Unknown said...

Có 1 điều mà PC cần nói về phong lan là hoa nào thì được gọi là LAN ?

Hoa phong lan thi có nhiều thứ , có thứ trên cây, có thứ dưới đất, có thứ trong...hồ nước. Nhưng được gọi là LAN thì hoa phải có:

1- bên trong là 2 môi (trên và dưới)bảo vệ nhụy hoa trong tận cùng.
2- bên ngoài có cánh hoa mang màu sắc đặc trưng tùy loại, cánh hoa có thể từ 2 dến 5 cánh.
và đài hoa bên ngoài cùng với màu sắc khác nhau để bảo vệ hoa.

Theo Wikimedia thì có các loai sau:

The Royal Botanical Gardens of Kew list 880 genera and nearly 22,000 accepted species, but the exact number is unknown (perhaps as many as 25,000)because of taxonomic disputes. The number of orchid species equals about four times the number of mammal species, or more than twice the number of bird species. It also encompasses about 6–11% of all seed plants.About 800 new orchid species are added each year. The largest genera are Bulbophyllum (2,000 species), Epidendrum (1,500 species), Dendrobium (1,400 species) and Pleurothallis (1,000 species). The family also includes the Vanilla (the genus of the vanilla plant), Orchis (type genus) and many commonly cultivated plants like some Phalaenopsis or Cattleya.

Hoa nào có tính chất trên thì được liệt vào họ Phong lan chứ khong hẳn là chĩ có trên cây. Các bạn thử nhìn lại 1 loai hoa phong lan nào thì sẽ thấy như thế. Các loại khác thì không được vào hàng...vương giả !

Unknown said...

NS
SVSQ VBDL mà không chinh phục Lâm viên thì sao gọi là SVSQ được ?

"PC nói đúng ,phải leo lên cao hơn nữa có sương mai thì lan mới mọc được."
hà hà hà !

ngansau said...

PC đã tìm ..ra chân lý..hahaha!!!!

HUONG said...

Các bạn thơ ơi,

NT có cảm tưởng NT đã được đi hết một vòng rừng lan, thú vị thật
Điều mà NT thích nhất ở hoa Lan là sự phong phú đa dạng của đài và cánh hoa cùng màu sắc, kế đến là việc ngất ngưỡng giữa trời mây và cuối cùng là sự bền bỉ với mưa nắng núi rừng.
Thế thì đâu có nghĩa là Hoa Lan như một loài hoa con gái nhỉ ?

TH said...

Cảm ơn các A/C trong trang thơ đã cho tôi có cơ hội học hỏi thêm về Lan & cũng biết thêm về TRE/TRÚC..

Đặc biệt tui thắc mắc 2 câu thơ sau đây:

"Hương lan, người Ngọc hay lờ lững
Chợt có rồi không ! đến ngỡ ngàng …"

Có phải nguyên là:

Phương Lan, người Ngọc hay lờ lững
Chợt có rồi không! đến ngỡ ngàng …"

TH,

quehuong said...

Trinh-Hoe oi!
Phuong-Lan la "pham huy" roi. Phai "ne" mot chut cho, thoi thi bo mang!!/
QH

sao... said...

Chào bạn Quê Hương!
Xin lĩnh hội và tiếp thu để bổ sung kiến thức.
Quả tình mình cũng có đi qua đi lại trên mảnh đất từ bờ nam sông Thạch Hãn đến tận đảo Phú Quốc vài lần, biết mỗi nơi một chút nhưng lại không nghe ai nói đến tên loại tre La Ngà. Cũng có thể đó không phải là một cái tên thường dùng của nó. Bây giờ thì đã biết địa chỉ thường trú của nó rồi, để bữa nào có dịp sẽ mục kích sở thị xem sao, vì trước đây mình cũng có lên Madagui để mua chân nhang xuất khẩu. Cái tên nầy chắc có liên quan đến con sông La Ngà, một phụ lưu của sông Đồng Nai. Cái con sông nầy mình đã vẫy vùng ở đó nhiều lần khi đi khai thác trắng khu vực lòng hồ thuỷ điện Trị An và được thấy tiên nữ sa xuống trần “tắm tiên” hằng ngày. Cũng quần đảo trong khu vực nầy nhiều nhưng chưa thấy nên chưa biết
Tình thân!

sao... said...

Xin chào ba nhà thơ nữ TT-NT-CX
Đúng là trời sanh cái tánh đàn bà. Cái gì cũng muốn biết cho tường tận. Xin lỗi đã làm cho ba nàng phải “théc méc”. Chỉ tại Cỏ Xanh nhắc tới hương cau làm mình sực nhớ tới câu thơ mượt mà đó mà vô tình nhắc ra thôi vì nó rất hình tượng đến một “Hôn môi gần”. Câu thơ cũng giản dị chớ không có ẩn ngữ gì hết, đọc nguyên bài là hiểu liền. Chỉ tội cho cái ký ức bắt đầu mòn dần của mình, cứ lục lọi mãi mà không nhớ hết, hơn bốn mươi năm rồi còn gì! Thì cũng tại cái tánh đàn ông không ngăn nắp, cứ bỏ lẫn lộn quá khứ và kỷ niệm vào chung một ngăn nên giờ tìm chưa ra, xin các nàng ráng đợi một chút

Thien Thanh said...

Chào bạn Sao
TT cũng ráng lục lọi hết mấy quyển"bách khoa tự điển"..hihi để tìm ra,trướckhi hôn môi gần"hương cau"hai người này đi qua cầu gió bay áo xuống cầu làm ướt áo,cho nên
Thôi áo cũng đành phơi ..trọn..

Vậy bạn Sao mà nhớ ra thì "đính chính" cái ký ức nhe..thân mến...hihi

coxanh said...

QUÊ HƯƠNG ơi.
Bạn đúng là chú ong cần mẫn , đọc những bài sưu tầm của bạn thật là thích , thật bổ ích, mình thêm được nhiều kiến thức lắm, cảm ơn bạn nhiều nhiều...
Cách đây hơn 2 năm thì tại BMT mình có khá nhiều lan nhưng bây giờ thì không còn nữa, giò nào đẹp mình chuyển lại cho cô em và những người thân khác chăm sóc dùm hết rồi. Hiện nay tại SG mình chỉ có mấy giò lan chẳng đẹp lắm , con gái mình mua cho từ dạo tết, hình như là không phải lan VN nên mình cũng chưa thích lắm.

coxanh said...

BÌNH AN
Cảm ơn BÌNH AN nhé, bây giờ mình có buồn nhưng không chờ đợi nữa, vì biết thân biết phận rồi

Cuộc đời đã ngả về tây
Trời cho chẳng mấy thế thôi cũng đành
Nên cho dù BÌNH AN có nhã ý nhờ SM và NS giúp nhờ ai hái hộ nhành mai thì cũng không còn kịp nũa rồi...

vivu said...

"Nhành Lan Tím"
chuyện cổ tích tuyệt vời !

Không cần Anh phải chứng minh,
Tôi vẫn biết là Anh yêu tôi !
Nhưng giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh,
Tôi chỉ chọn được một !
và ..Tôi không chọn ai !
dù Tôi đã ra đề :
hái dùm tôi,kiếm dùm tôi,lượm dùm tôi ...
Nhưng Tôi biết chắc rằng:
Chẳng bao giờ ...
Có "Nhành Lan TÍM"
như ...Lá Diêu Bông ...!

coxanh said...

VIVU nói đúng đấy , chẳng bao giờ có nhành lan tím , vì ước mơ bao giờ cũng là ước mơ mà thôi...và như thế có lẽ đẹp hơn vì mình còn có cái để mà mơ...phải không VIVU?

sao... said...

Quả là Thiên Thanh có tài bình thơ tuyệt vời! Hiểu đúng chữ “ duyên “ rồi đấy.

coxanh said...

SƯƠNG MAI ạ, mình cũng toan ném đá dấu tay nhưng chưa được vì chẳng ai thèm nghe lời xúi dục của mình hết, nên vẫn còn ấm ức đây...
Không đâu, hiểu về rừng BMT như thế là đủ quá rồi SM à, cỏ xanh có gắn bó với rừng hơn SM một chút, biết rành củ quả măng rau hơn SM một chút, nhưng rừng BMT cũng chỉ gói gọn như trong nhận xét của SM mà thôi.

coxanh said...

SAO
Vậy là , đọc lời bình của THIÊN THANH là đầy đủ ý nghĩa về 2 câu thơ cũa huynh rồi? Phải không ạ?

coxanh said...

QUÊ HƯƠNG ơi, sao "phương lan" mà lại phạm húy vậy? giải thích cho cỏ xanh nghe với nhá.

quehuong said...

Hello Cỏ-Xanh,
Chà hỏi cái này "ngặt" à nghe!.
Phạm húy là không được đó mà..
Thôi chuyển qua ..cây cau của Bạn Sao đi ..vui hơn.

"Hương cau còn ngát trên môi lụa,
Thôi áo cũng đành phơi trọn duyên!"

...Anh về cuốc đất trồng cau
Cho em vun ké dây trầu một bên
Chừng nào trầu nọ bén lên
Cau kia lên trái lập nên cửa nhà...

HUONG said...

Bạn thơ QUÊ HƯƠNG và CỎ XANH ơi,

NT thấy hình như là Phương Lan thì phạm huý, nhưng chuyện Trầu Cau thì lạy ông tôi ở bụi này !? Chả biết NT suy diễn tứ phương tám hướng thế có đúng không nghen ...
Chuyện phạm huý thì rẽ dòng khúc khuỷu, nhưng chuyện Trầu Cau thì xuất khẩu thành thơ liền.
Sao thế nhỉ ?

HUONG said...

Bạn thơ SAO ... ơi,

NT vẫn còn đang đợi SAO ... quay về ngăn tủ ký ức để được đọc trọn bài thơ dễ thương ấy
Bỏ vào Rewire machine (!) đi cho lẹ bạn nhé !!!

Thien Thanh said...

Hi bạn thơ NT và CX ơi,nói với bạn thơ Sao cái này không phải TT giải thích đâu nghe,.Bách khoa Tự điển giải thích đó nghe..hihi,đồng ý không 2 bạn..
Bữa nay Tt trở lại đi làm rồi ,những ngày vui,quậy qua mau lên Bắc Cali thử rượu Champagne,đi Vegas thử thời vận,NS thì 2 ngày nữa về lại Canada,chắclà cũng chuẩn bị gởi lời chào hết các bạn thơ..

ngansau said...

Thấy TTÀI nói còn 2 ngày về ,NS xin
tạm biệt trước,không giờ chót lại không đủ can đảm ...nói nên lời .

Ta về ôm lấy vô thường
Ta về ôm lấy tình thương bạn bè

Quên đi khúc khuỷu cuộc đời
Quên đi ngõ hẹp tuyệt vời éo le !

Ta về còn nhớ cuộc chơi
Ta về còn nhớ nơi nơi gót giày

Một mai trở lại nơi này
Vô thường ôm lấy như ngày hôm qua !
(theo CB)

coxanh said...

QUÊ HƯƠNG không tiện nói thì thôi, nhưng bù lại thì cho TRANG THƠ một bài sưu tầm về cây cau đi nha?
Mà QUÊ HƯƠNG này, người ta cuốc đất trồng khoai chứ, còn cau thì phải đào hố sâu ít nhất cũng 30 phân mới trồng được à nghe. Nhớ hồi xưa nhà cỏ xanh có một vườn cau, bạn bè vô chơi thường đùa rằng:

Nhà em có một vườn cau
Ai muốn xin cưới mua cau em về...

Bây giờ thì hết rồi, nhưng hương cau vẫn còn như thoang thoảng đâu đây...

coxanh said...

THIÊN THANH, bạn SAO mà đồng ý thì cỏ xanh cũng ok thôi

coxanh said...

NGÀN SAU
Ngày vui bao giờ cũng qua mau . cỏ xanh chúc cô thượng lộ bình an và năm sau cô lại công du nữa để cho đời thêm vui vẻ, cô sẽ khỏe mãi không già.
Rất quí.

sao... said...

Các nàng ơi! Từ từ một chút. Hối quá làm mình sợ mà chạy mất dép. Thế các nàng có thích xem nguyên bài thơ không? Mình đã bỏ cái ký ức của mình vào cái Rewire Machine của NT rồi. Nhưng khổ thay! Máy họ lập trình không đủ, nó không phân biệt được giữa kỷ niệm và quá khứ nên vẫn còn lọt mất 2 câu.
Đúng là câu giải thích của Thiên Thanh được trích dẫn từ “ Bách Khoa Tự điển của riêng nàng” nên nó đúng cho mỗi 2 câu thơ trên thôi chớ không đúng cho nguyên bài đâu!

HUONG said...

Bạn thơ SAO ... ơi

Thế thì NT xin mách nước rằng : Bạn đóng cửa nhập thất 7 ngày để nhớ vậy nhá !?

Unknown said...

CX ơi,
"Nhớ hồi xưa nhà cỏ xanh có một vườn cau, bạn bè vô chơi thường đùa rằng:
Nhà em có một vườn cau
Ai muốn xin cưới mua cau em về..."

Nếu ngày xưa PC đến nhà chơi thì sẽ nói thế nầy:

Nhà em có một vườn cau
Anh muốn xin cưới em đem cau về ?

và:
Nhà anh cũng có vườn trầu,
Em muốn, anh hái cau trầu chung mâm !

hihihi

coxanh said...

Ô hay quá, PHƯỢNG CÁC thật dí dỏm là...
Ứơc gì có chiếc đũa thần , hóa phép cho thời gian quay trở lại 40 năm về trước để xem huynh có dám nói thế không nhỉ...hi..hi...

sao... said...

Đọc comment cuối của NT, mình đã mường tượng một cái bĩu môi thêm một tiếng “ xì! “ rồi. Có thể cô nàng chun mũi mà thầm nói: Làm như quí báu lắm, cứ hẹn tới hẹn lui.
Chỉ là một bài thơ giản dị thôi, đâu có phải như một bài Tĩnh dạ tư của Lý Bạch đâu mà làm bộ. Thiệt ra mình cố gắng nhiều lắm nhưng vẫn nhớ không ra 2 câu còn sót lại, nó chìm lấp trong muôn trùng ký ức. Thôi thì không nên chọc giận phụ nữ, hiểm hoạ khó lường! Đành phải chép ra đây thôi dù không trọn.

Ta thấy trong em một chút buồn,
Đâu còn nắng hạ để mà thương.
Ta ngủ suốt mùa trên vai áo,
Áo em thì mỏng tựa như sương.

Đã nghiêng vai đậu cánh chim hồng,
Ta thương đôi ngọc biết chăng không?
Ngọc buồn buồn mãi vì em khóc,
Trời đổ cơn mưa lại ấm lòng.

……..
……..
Hương cau còn ngát trên môi lụa,
Thôi áo cũng đành phơi trọn duyên.

Nửa nụ cười chia ta với nha,
Hỡi người tình để ấm phương xa.
Khi trời đã chuyển màu mây xám,
Ta có giữa lòng mộng bướm hoa.

Mấy lần xa cũng thế mà thôi,
Em phơi tóc ngọc dưới chân đồi.
Có ta soạn sẵn trâm và lược,
Tô điểm cho em suốt cuộc đời.

Có ta ôm gọn cả trời hồng,
Trên đường đi tới cõi hư không.
Gửi em một chút hương tình ái,
Ủ kín lòng nghe lúc lấy chồng.
H3
Chút tình riêng.
Đâu phải thinh không mà một bài thơ thường thường như vậy lại nằm sâu trong ký ức của mình hơn 40 năm! Nó có một kỷ niệm khó quên của chút tình riêng.
Chẳng là thời gian trong Trại cải tạo, mình có lượm được một mảnh nhôm xác máy bay Mỹ. Kỳ khu ngồi gọt dũa thành cái trâm và cái lược rất đẹp. Cái trâm hình bán nguyệt có cây xỏ ngang dính vào một sợi dây nhôm, trên mặt khắc con chim phụng bay lẫn trong mây. Ở hai bên mặt lược khắc hai câu thơ: “ Có ta soạn sẵn trâm và lược, Tô điểm cho em suốt cuộc đời!”. Nét khắc rất tinh xảo như một người thợ kim hoàn vì Trời phú cho mình có đôi bàn tay có vài cái hoa trên vân tay. Làm mất một tháng ròng vì đâu có thời gian rảnh, phải xung phong đi nhổ những cây cọc sắt ngoài hàng rào phòng thủ đầy bom mìn đủ chỉ tiêu lao động trong ngày mới có thời gian mà làm.
Mình đem tặng một người nữ với cả lòng thành, và chắc vì thế nên cô ấy đã dâng trọn trái tim mình. Nhưng rủi thay, cô ấy gặp phải một anh chàng có máu giang hồ vặt, cứ rày đây mai đó biền biệt, làm gì có thời gian mà trâm với lược nên rốt cuộc chỉ nhặt được một hạnh phúc buồn. Nàng bèn cắt phăng mái tóc dài và cho hai thứ đó rơi vào ngóc ngách nào của cuộc đời mình chẳng biết!

Thien Thanh said...

Bạn thơ Sao ơi,quả thật bạn là một túi thơ đầy ắp những bài thơ hay..
Xin chia xẻ..mỗi người có một nỗi niềm..mà thơ hay thì muôn đời bất tận với ..thời gian.

Thân mến

coxanh said...

SAO
Baì thơ hay quá huynh ạ, và nỗi niềm riêng cũng thật là thơ. Và đúng là tâm hồn có chút thơ, thì dù có sống trong cảnh tù ải thì cuộc sông vẫn không mất đi chất thơ vốn có. Nói đúng hơn dù hoàn cảnh sống thế nào, tâm hồn ta vẫn luôn tìm kiếm cho ta một lối thoát...cỏ xanh nghĩ thế...