Sunday, January 11, 2015

BẦU NGỰC NÚI RỪNG


_____BẦU NGỰC NÚI RỪNG_____

Ôm em bầu ngực núi rừng
Em như hạt gạo thơm lừng Bazan
Ngọt ngào hương vị Đam San
Của mây của gió của làng Yàng ơi
Mắt em sóng sánh rượu mời
Ché cần cong vút đất trời ngả nghiêng
Chút sương chút nắng bên triền
Suối reo róc rách lời nguyền thủy chung
Góc rừng lửa ánh bập bùng
Chân trần đất đỏ đêm chùng đêm thâu
Khuya như huyền thoại thẳm sâu
Em ơi trăng thẹn...ngực mầu da nâu
Men rừng rượu ủ đã lâu
Núi cha suối mẹ một bầu sữa trinh
Lặng nghe hồn đá trở mình
Tiếng rừng chim hót. Thần linh ơi Yàng...

Như Thương
********************************
Phan ni Tấn phổ nhạc và thực hiện show

12 comments:

  1. Bầu ngực núi rừng giờ chắc chỉ còn trong ký ức, thi ca và phim ảnh. Mấy chục năm trôi qua giờ trở lại buôn làng cũ đã thay đổi rất nhiều theo thời gian biến đổi, khó lòng gặp lại những hình ảnh đơn sơ tự nhiên mộc mạc cho mọi người chiêm ngưỡng.Lời thơ, giọng hát, âm nhạc phối hợp cùng hình ảnh theo SM là món quà trữ tình tặng cho những ai còn nhớ tới vùng đất đỏ Bazan.

    ReplyDelete
  2. Bất ngờ thật ! Trang chủ viết văn cũng lãng mạn như... núi rừng! Hình như... mà chắc phải vậy thôi, để điều gì viết cho Bmt thì phải người Bmt viết sẽ MẶN NỒNG hơn chăng? Hay đôi khi có người ở gần người Bmt quá lâu thì cũng "vương chút bụi đỏ" thôi...
    Xứ Bmt ấy sao mà lạ quá, buồn ơi là buồn, vừa đến là lòng đã muốn dứt áo ra đi, nhưng mà... tin NT đi... mấy chục năm sau cũng chưa dứt áo đi được ! Cứ như là trong từng ngọn cỏ, cội cây có hồn núi rừng quyến rũ, rù quến người đến. Bao nhiêu năm ở Bmt rồi, NT. đố các bạn thơ nói được: Nhớ điều gì ở Bmt NHẤT? Nhất tức là nỗi nhớ ấy ở ngôi vị cao độc tôn nhé.
    Khi NT nghe ca khúc "Bầu ngực núi rừng", NT. chợt nhớ đến cuốn phim "Màu áo xanh xưa..." một cuốn phim của Huy Hà Media năm xưa. Biết bao nhiêu điều rất gần gũi nhau và phải gắn bó nhau- từ tiếng cồng chiêng, từ màu áo thổ cẩm, ngực trần, đến một màu hoa vàng của dã quỳ, màu vàng cam của thiên lý, của nắng, của gió, của bụi đỏ, của mưa, của tà áo học trò xanh... nhiều lắm, nên chẳng biết nhớ cái nào nhất !!!

    ReplyDelete

  3. Tôi đến núi rừng Tây Nguyên từ ngày trường THBMT xung quanh còn là vùng cỏ tranh,người ta bảo ban đêm cọp còn về...
    Con đường trước nhà tôi hay bên hông trường TH ,mỗi ngày có mấy đám người Thượng xếp hàng một đi ngang qua...họ gùi sau lưng ,bầu bí,bắp..đàn ông đóng khố,đàn bà ngực trần có khi địu con đàng trước.
    Nhìn họ tự nhiên ,chẳng bao giờ lưu ý họ ngực trần hoặc đóng khố...
    Nhưng ngày nay thì đâu có cô hay bà Thượng nào dám để ngực trần đi nhong nhong nữa...
    Nên NHƯTHƯƠNG nhắc lại BẦU SỮA NÚI RỪNG mới chợt nhớ lại ngày xa xưa ấy!
    NHỚ NÚI RỪNG BMT ,NHỚ HỌC TRÒ THƯỢNG BMT ...Có lần cho học sinh ĐỆ LỤC làm luận văn "TẢ CON TRÂU"
    EM trưởng lớp Y'BIÊN không nộp bài.Hỏi tại sao em không làm bài?
    -Thưa cô tại nhà em không có con trâu!

    ReplyDelete
  4. Cô ơi,
    QH tới Ban mê Thuột "muộn" quá, nên không được hận hạnh chiêm ngắm Bầu Ngực Núi Rừng...hay cọp vào thành phố..
    Cũng có nhiều dịp đi vào các Buôn làm công tác xã hội mà có thấy chi đâu ..tiếc thiệt, đời sống càng văn minh người ta "che" hết trơn.
    Ô mà...xem ra nói vậy cũng không "trúng".
    Mới các đây 2 hôm, ở xứ văn minh "Cờ Hoa" này, có cái giải Golden Globes, có cô "minh tinh" người đẹp ...Jennifer Lopez khoe cả "bầu ngực núi đồi" ai hổng tin, email cho tui, tui gởi hình cho coi...Nhưng xem ra còn thua xa tấm hình ở Trang Thơ lần này.
    Như vậy QH có cái triết lý 3 xu như vầy: Ngày xưa càng văn minh người ta càng biết che, ngày nay càng văn minh người ta càng biết khoe...

    QH

    ReplyDelete
  5. Cũng tại vì cái tựa mà nếu không viết comment thì e rằng có người bảo mình ...cũng biết mà sao nín thinh !!!

    Tôi đến xứ bụi đỏ nầy cũng rất sớm, khi cái bến xe còn chưa được tráng nhựa đường, trên đường đi từ Saigon lên Pleiku năm 1963.

    Xe phải dừng chân ngủ tại bến qua đêm vì không thể đi ban đêm được, thời bây giờ là vậy.

    Lúc đó tôi là một chàng trai mới lớn nên cái gì cũng mới lạ khi du hành một chuyến dài, đường xuyên việt trên cao nguyên thật là mới mẻ đối với tôi.

    Đến bến xe từ 4 giờ chiều, mặt trời chưa khuất núi nên còn một số đồng bào mang gùi đi trên những con đường đầy sình đỏ có lẻ vì mưa hôm trước !
    Đàn ông thì vấn cái khố, lưng đeo gùi trong đó đủ thứ sản phẩm của núi rừng, chân trần dính đầy bùn đỏ.
    Đàn bà thì có người mặc cái yếm có người mặc áo kín người, tuy nhiên các cô gái trẻ thì quấn cái xà rông nhiều màu sắc viền ở dưới nhưng ngực thì để trần trông thật...lôi cuốn, nhìn thẳng thì ngượng nên liếc mắt len lén thôi !

    Nước da bánh mật thì hết chổ chê, có lẻ vì thế mà ngày xưa ông hoàng Bảo Đại ta cú đóng đô ở đó mãi !!

    Sau nầy tôi có trở lại xứ bụi mù nầy đôi lần nhưng những hình ảnh xưa không còn nữa, đường xá khang trang, dân tình đã đổi thay. Những màu da bánh mật đường như cũng ít trưng bài ngoài phố thay vào đó những cư dân thành thị từ các nơi về đây lập nghiệp nên văn minh hơn và sạch sẽ và kín đáo hơn.

    Khó mà nhìn thấy "bầu ngực núi rừng" màu Ba Dan trên đường phố.

    ReplyDelete
  6. Nói về bầu ngực núi rừng, nếu ai đã từng sống ở đất Banmêthuột nói chưa thấy là không đúng, nhất là đối với những thằng con trai hay dọc ngang vào các buôn. Bởi vì vào cái thời thập niên 60 trở đi thì khi ra phố không còn cô sơn nữ nào để ngực trần nữa rồi. Họ đã biết...mắc cỡ trước những đôi mắt hau háu của cái đám đàn ông phố thị.
    Đố thằng cha đàn ông nào khi nhìn bầu ngực của người phụ nữ không liên tưởng, không...lên máu thì chắc đó là một vị thánh ở chốn phàm trần!
    Thủa còn tuổi mười lăm mười sáu, tôi hay vào Thác Nhà Đèn bằng ngõ vòng ở rìa buôn đi qua nhà máy thủy điện mini. Chi vậy? Bởi ở đó có một bến nước mà các cô sơn nữ của buôn Kosier hay ra gùi nước và tắm giặt. Mục đích chính nếu nói ra thì xấu hổ quá!

    Nhưng chưa bằng khi tôi đi cải tạo ở Phước Long. Một lần đi lấy cây giống khoai mì ngang qua sóc Bombo của người dân tộc S’tiêng tình cờ nhìn thấy một bầu ngực “đạt chuẩn”, nó đẹp đến mức ngoài sự liên tưởng tầm phào còn có sự ngưỡng mộ tuyệt đối đến một tuyệt tác của tạo hóa ban tặng cho con người. Hì...Hì...Cả đoàn quân hơn trăm người cứ xà quần chẳng muốn bước mau làm dồn một cục.

    ReplyDelete
  7. Vẫn còn ở những vùng xa xa một chút, nhưng không thấy những bộ ngực son trẻ nữa... ai thích ngắm những bộ ngưc ngoài 50 thì đăng ký... sẽ có người hướng đạo hi.hi.hi...

    ReplyDelete
  8. Bài thơ hay và bức hình đẹp. Cả hai hòa quyện tạo nên sự tuyệt vời rất hồn nhiên.

    Xin cảm ơn các bạn, đã ghi lại, để giữ lại một dấu ấn của thời gian...

    ReplyDelete
  9. Rẫy cà phê ở cây số 82 đã coi là xa xa chưa hả CX, mùa này thu hoạch thế nào, đã lâu rồi thiếu vắng những dòng thơ của bạn. Hy vọng sẽ gặp lại nhau sau Tết.

    ReplyDelete
  10. Tấm hình cũ tìm được trên mạng có lẽ tác giả chụp cách đây cũng vài chục năm. Cô bé năm xưa rất "rừng núi" biết điệu, đeo hai cục bông tai to chẳng biết làm bằng gì, còn dây chuyền cả chục sợi quấn quanh cổ. Nét hấp dẫn lôi cuốn chưa hề phai có điều Người mẫu giờ đây không biết phiêu bạt nơi nào?

    ReplyDelete
  11. Theo chỗ tôi biết thì cô người thượng nầy thuộc sắc dân S'Tiêng sống trong vùng tỉnh Phước Long cũ.
    Người thế hệ trước hay gọi sắc dân nầy là Mọi-cà-răng-căng-tai.
    Thời Ông Ngô Đình Diệm nếu đi xe đò theo Quốc Lộ 14 ngang qua ngã ba Đồng Xoài thì hay thấy họ.

    Quan niệm về cái đẹp của họ là phải cà hàm răng trước cho mòn gần sát nướu, hai lỗ tai thì căng bằng những khúc ngà voi. Càng lớn tuổi thì khúc ngà voi càng lớn. Những bô lão thường cái dái tai họ đã đứt kìa tách ra luôn như một cách chứng tỏ họ đã sống thọ lắm rồi!

    ReplyDelete
  12. Hì hì hì,
    Nghe CX hỏi ai muốn đăng ký xem..bầu ngực núi rừng mà ..thèm !!
    Mong là còn có ngày về quê hương được CX hướng dẫn ...uống rượu cần.

    ReplyDelete