Friday, September 20, 2013

CHỐN XƯA





35 comments:

  1. 20-09-2013
    CHÚC MỪNG SINH NHẬT CHÚT XÍU
    Một năm mới thật bình an và nhiều niềm vui, hoàn thành những nguyện ước hằng mong muốn.
    Cám ơn CX đã chia sẻ một bài thơ thật tha thiết đến bạn bè.

    ReplyDelete
  2. Một tình cảm sâu nặng của người con đã ngoại lục tuần đối với người Cha nghe sao còn nghe tha thiết quá!
    Quả thật là ngàn người có một. Khâm phục thay!

    Giá như bài thơ nầy được post lên nhân Ngày của Cha thì thật là hoàn hảo.
    Tất nhiên là tôi chẳng biết gì về bạn thơ Chút Xíu, nhưng qua lời lẽ trong bài thơ cũng cầu mong sao ơn trên phù hộ độ trì cho bạn đạt được tâm nguyện để tiếp bước con đường của đấng sinh thành còn dang dở.

    Nhân ngày Sinh Nhật của bạn thơ Chút Xíu, xin kính chúc được dồi dào sức khỏe và thân tâm thường an lạc.

    ReplyDelete
  3. Trước hết, NT xin chúc mừng Sinh Nhật Bạn Thơ CHÚT XÍU được vạn niềm hạnh phúc và trăm niềm vui...

    NT biết bạn thơ qua... những tượng Phật được bạn khéo tay từ gia truyền "Cha, Anh truyền Con/Em nối tiếp"... hay nói đúng hơn Chút Xíu là một điêu khắc gia, người đúc tượng.

    NT đã từng được nhìn một người đúc tượng từ lúc ban đầu đến khi hình thành tượng ở trường học. Thật thú vị ! Sau khi biết được điều căn bản ấy, NT. đã nghĩ rằng điêu khắc gia là một họa sĩ tuyệt vời vì họ có thể tưởng tượng ra những đường nét cong, thẳng, giao thoa ẩn nấp trong tác phẩm một cách tài tình, cuối cùng thì phủ lên một cảm nhận "huyền diệu" qua đôi tay chỉnh sửa từng mi li mét một trên bức tượng để hoàn chỉnh tác phẩm.

    NT không biết diễn đạt những từ ngữ chuyên môn của việc đúc tượng nha bạn thơ Chút Xíu ơi, nên chỉ biết viết chừng ấy cảm nghĩ thôi .

    ReplyDelete
  4. Hôm nay Sinh Nhật bạn thơ Chút Xíu lại nhằm vào đêm Trung thu nên trăng tròn vo ! Ai bảo chị Hằng xấu xí, đất đá lồi lõm, chứ Nt. thì thấy Hằng Nga đẹp tuyệt trần
    Nhân mùa Trung Thu, Nt. muốn kể lại cho các bạn thơ chuyện xưa Nt. làm lồng đèn Trung thu nha.
    Cái lồng đèn dễ làm nhất là lồng đèn Ông Sao. Hễ gần Trung Thu là bao nhiêu chiếc đũa tre tự nhiên biến mất ! Chuốc làm khung lồng đèn bằng đũa tre là dễ nhất, rồi xin tiền mua giấy kiếng đỏ, hì hục cắt, trét hồ lên khung đã được buộc bằng dây thun. Cái khó nhất là làm cái tim để đèn cầy- uốn cọng dây điện cứng vô thân cây viết chì hỏng dễ, thế là ba Nt. làm dùm
    Làm xong ngó sang nhà hàng xóm coi tụi nó làm xong chưa, rồi cả đám dẫn nhau đi vòng vòng xóm, đèn cầy sáng trưng một góc phố, lâu lâu có đứa chúi mũi vô nhìn lồng đèn của mình đến nỗi cháy rụi hết lông mi hay làm cho chiếc lồng đèn chao đảo và phừng lửa. Xong tuồng !
    Đó là chuyện xửa, chuyện xưa... còn chuyện nay là chuyện của một cô bé mắt tròn như trăng....

    BÉ TRĂNG TRÒN


    Lung linh giấy kính giấy màu
    Bé đôi bím tóc theo sau rước đèn
    Môi ngoan chúm chím làm quen
    Đèn Ông Sao bé được khen nhất nhì
    Tùng tùng cắc cắc em đi
    Trường em rộn rã cuộc thi đèn lồng
    Tuổi thơ buộc cánh nơ hồng
    Tròn xoe đôi mắt ngắm trông chị Hằng
    Ô hay chân bé giung giăng
    Cười trong nến thắp đêm vằng vặc sao
    Vầng trăng cổ tích hôm nao
    Mở trang huyền thoại ngọt ngào tháng năm
    Rước Ông Trăng xuống ghé thăm
    Đêm nay... đêm Hội Trăng Rằm véo von
    Chúc em đôi mắt trăng tròn
    Trung Thu sao sáng mãi còn ngây thơ
    Bé ơi, bé hãy ngồi mơ
    Ông Giăng, ông Giẳng ngẩn ngơ xuống trần

    Như Thương

    NT mến chúc tất cả các bạn thơ vui vầy bên tiệc Sinh Nhật Chút Xíu và ngắm chị Hằng thật hạnh phúc ...

    ReplyDelete
  5. Trước hết chútxíu cám ơn bằng hữu TT đã vui cùng chútxíu trong SN lần thứ 74 nầy.
    Vào SN, chútxíu luôn nghỉ đến công khổ của mẹ cha và thường lúc vui cùng đầy đủ con cháu mà nói đến công ơn dưỡng dục cuả các bậc sinh thành. Năm nay TC đã tiếp sức bằng cách đưa bài của chútxíu lên TT. Thật là một nghĩa cử đối với riêng chútxíu.
    Nếu Bạn Sao biết thêm tác giả tuyệt phẩm "Cảnh Niết Bàn Núi Trà Cú Phan Thiết", tượng Đức Phật Thích Ca nhập diệt dài 49m lô thiên, kỹ lục Guiness Á Châu, là thân sinh của chútxíu, thì Bạn sẽ thấy sự hàm ơn nầy không có gì đáng khâm phục cả. Ngoài bổn phận làm con còn là một Phật tử,nên chútxíu thấy con đường tiếp nối tâm nguyện của Cha Mẹ là đương nhiên. Và cũng hy vọng lời chúc của Bạn Sao sẽ thành sự thật, như là một tiếp sức khác mà chútxíu đang cần đến.
    Theo NS Nguyễn Ánh9 thì ca sĩ thực thụ ngoài tàinăng ca hát còn phải có cái tâm, mới làm cho người nghe cảm nhận trọn vẹn ý của tác giả bài hát.
    Tiếc rằng chútxíu chỉ có tâm mà không có tài, cho nên việc tiếp nối chỉ ở chừng mục cái tâm thôi. Nếu NT và bằng hữu đã nhận được các pho tượng do chútxíu đức mà phát tâm lành, thì đó là điều hồi báo, là hạnh phúc, là niềm vui mà chútxíu mong nhận được.

    ReplyDelete
  6. Quả thật tôi đã có nghe nhiều người nói về tượng Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn khổng lồ lộ thiên ở Núi Trà Cú Phan Thiết và cũng đã được mời gọi đi viếng nhiều lần. Nhưng tiếc thay! Tôi tự biết bản thân mình tâm còn vọng động lắm nên không thể theo kịp người ta.

    Nay biết rõ về tác giả của pho tượng, cũng ao ước có dịp sẽ đi tới nơi nhìn ngắm vẻ đẹp của pho tượng để hiểu thêm về ý nghĩa tịch diệt của nhà Phật và đồng thời cũng hàm ơn người đã bỏ công khó ra mà tạo tác thành.

    ReplyDelete
  7. Chút Xíu vui lòng kể cho bạn bè biết thêm những tin tức về tuyệt phẩm "Cảnh Niết Bàn Núi Trà Cú Phan Thiết" được không ?
    Khánh Vân sống tại PT một thời gian dài chắc cũng biết tượng Phật Thích Ca nhập diệt nổi tiếng này chứ?

    ReplyDelete
  8. Trong khi chờ câu trả lời của CX và KV thì Trang chủ cũng làm một vòng trên Internet , càng đọc càng thấy tài năng và công đức của thân phụ CX chủ trì trong việc xây dựng tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn tại chùa Núi Tà Cú rất đáng khâm phục. Nhiều bài viết ca tụng danh lam thắng cảnh hùng vĩ nhưng thanh tịnh này của PT nhưng SM chấm vài đoạn này:

    1- 1- Núi Tà Cú là điểm leo núi hấp dẫn, một thắng cảnh kỳ thú của đất Bình Thuận. Núi Tà Cú cao gần 650m nằm ven quốc lộ 1A thuộc xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam, cách Phan Thiết 30km về phía nam. Phong cảnh nơi đây thật hữu tình với bờ biển dài, đá núi muôn hình, rừng xanh bao quanh tạo cho Tà Cú thêm uy nghiêm, hùng vĩ.
    Nếu như khách hành hương thường lên núi bằng hệ thống cáp treo, chúng tôi quyết định leo bằng đường bộ. Có lẽ rất ít người theo con đường này nên cây cỏ bắt đầu vươn ra che khuất lối mòn.

    Để lên đến đỉnh núi nằm trong khu rừng cấm, chúng tôi phải vượt qua 2.250m đường dốc cheo leo, khúc khuỷu với những bậc đá chông chênh. Đi hơn 200m chúng tôi bắt gặp những dòng suối nhỏ vắt ngang lối mòn. Dòng nước trong vắt len qua những hòn đá cuội rồi tuôn chảy xuống sườn núi tạo nên một hình ảnh kỳ thú giữa cánh rừng bạt ngàn. Một bạn vừa vốc nước vừa kêu lên: "Mát quá anh em ơi!". Thế là cả bọn tranh thủ rửa mặt, xua đi những giọt mồ hôi vừa mới rịn ra. Chúng tôi thận trọng bước lên những hòn đá trơn trượt, tiến dần về phía trước. Dọc ngang lối đi, vô số những thân, rễ cây bò ngược xuôi, chốc chốc lại có một cành tre vươn ra ngăn lối làm ai đi qua cũng phải thận trọng để khỏi vướng vào gai.

    Được hơn 1.000m đã bước vào đoạn dốc cao nhất. Ai trong chúng tôi cũng nhễ nhại mồ hôi, bước chân như có đeo chì nặng trịch, nhưng bù lại có thể ngắm nhìn những thân bằng lăng cổ thụ cao vút, nghe tiếng chim ríu rít hót vang như điệu nhạc và dường như dễ thở hơn bởi không khí lành lạnh. Nhờ cây rừng che ánh nắng cùng làn gió lâu lâu thổi tới mát rượi, bao mỏi mệt như tan biến. Cách đỉnh 1.250m, đường đi đã dễ dàng. Lúc này, ai cũng có thể chiêm ngưỡng trời xanh thoắt ẩn, thoắt hiện qua những tán rừng và thung lũng mờ ảo bởi màn sương bên dưới. Khung cảnh thật hùng vĩ và nên thơ của núi rừng.

    Vượt qua hàng trăm bậc tam cấp cao vời vợi, chúng tôi đến chùa Núi. Đây là cụm di tích, danh lam thắng cảnh có giá trị về mặt kiến trúc và nghệ thuật văn hóa. Hiện chùa đang trùng tu nên còn khá bề bộn. Những tượng tiên Phật cùng hoa văn trang trí làm toát lên vẻ trang trọng, linh thiêng.

    Đặc biệt, trên đỉnh núi cao nhất có tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn (Phật nằm) được đúc bằng bêtông, quét vôi trắng dài 49m, cao gần 10m, là tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á. Tượng Phật toát lên vẻ an lạc trong một cấu trúc tôn nghiêm nhưng giản dị. Sử cũ có ghi lại: tác phẩm do ông Trương Đình Ý chủ trì được tạo tác từ năm 1958 đến 1962 do công sức lao động của con người, không có máy móc hay cần trục, cùng với sự hỗ trợ của đông đảo Phật tử khắp các tỉnh miền Nam. Đó là công việc thầm lặng, không phô trương, chỉ có niềm tin vượt lên trên mọi trở ngại của núi rừng. Xung quanh pho tượng là rừng cây xào xạc khiến khách hành hương cảm thấy trầm lắng và thanh thản. Cách pho tượng khoảng 50m về phía dưới là nhóm tượng Di Đà Tam tôn xếp thành hàng ngang, đứng trên đài sen: Tượng A Di Đà ở giữa, bên trái là tượng Quan Thế Âm, bên phải tượng Đại Thế Chí. Cả ba tượng cao 6,5-7m với nét mặt hiền hòa đang nhìn bao quát thế gian như sẵn sàng cứu nhân độ thế.

    ReplyDelete
  9. Trời đã quá trưa, chúng tôi quyết định trở xuống bằng đường cáp treo để có dịp ngắm núi Tà Cú từ trên cao. Ngồi trong cabin lướt trên những ngọn cây xanh ngát, đây đó một vài cành phượng vĩ đỏ tươi, ai cũng cảm thấy thật khoan khoái, dễ chịu. Nhìn về phía bên trái, chúng tôi nhận ra ngọn hải đăng Kê Gà có hơn 100 tuổi vẫn cần mẫn hướng dẫn tàu thuyền đi lại trên biển ban đêm an toàn. Những cánh rừng, đồng lúa và vườn thanh long thẳng hàng, xanh rì, dưới xa là những làng xóm mái ngói đỏ tươi cứ dần hiện ra. Nhìn toàn cảnh khu du lịch, chúng tôi chợt phát hiện ý tưởng độc đáo của các nhà kiến trúc khi xây dựng nơi đây như một tác phẩm nghệ thuật mang hình đàn nhị và đàn guitar khổng lồ nối nhau bằng một chiếc cầu xinh xắn.

    Những năm gần đây, núi Tà Cú còn là nơi tổ chức hội thi leo núi thu hút đông đảo thanh niên từ các tỉnh miền Đông tham gia. Cụm di tích thắng cảnh trên núi Tà Cú đã được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1993. Với không khí mát lạnh, trong lành, hơi nước toát ra từ núi đá, Tà Cú đang là điểm đến hấp dẫn của khách thập phương.

    Theo Lê Quang Huy - Báo Tuổi Trẻ

    ReplyDelete
  10. 2- Từ Tà Cú đến Trà Cú
    Ở Bình Thuận, cách tỉnh lỵ khoảng 30 km về hướng Nam, có một ngọn núi tên là núi Tà Cú, cao khoảng 649 met. Trên đỉnh núi, ở độ cao 563 met, có một ngôi chùa tên Linh Sơn Trường Thọ, và có một tượngPhật Thích ca nhập Niết bàn dài 49 met, cao 7 met. Tượng Phật khổng lồ nằm hùng vĩ thâm nghiêm trên đỉnh núi cao, giữa bốn bề là núi non trùng điệp, xa xa là biển cả bát ngát mênh mông.
    Công trình tượng Phật nằm trên núi Tà Cú do điêu khắc gia Trương Đình Ý thiết kế và chỉ đạo thi công. Điêu khắc gia Trương Đình Ý tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1935. Ông làm giảng viên Trường Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định một thời gian rồi bỗng từ bỏ phố thị, xuống tóc, khoác áo già lam lên núi Tà Cú để làm công quả xây tượng Phật.


    Công trình này tiến hành trong 4 năm, từ 1962 đến 1966. Điều kỳ diệu là vào hoàn cảnh lúc bấy giờ với một ngôi chùa cheo leo ở lưng chừng núi cao trên 450 m, lối lên đến chùa phải qua quãng đường dài ngoằn ngoèo trên 2,5 cây số, vượt bao dốc cao ngổn ngang đá tảng và cây rừng chằng chịt, làm sao vận chuyển được hàng ngàn tấn xi-măng, sắt thép…để xây tượng Phật ròng rã suốt 4 - 5 năm trời? Hoàn toàn là bằng sức lực khiêng, vác, gồng gánh đè lên đôi vai của những con người mộ đạo. Bao xi-măng phải chia làm đôi, sắt cắt ra từng đoạn ngắn…để dễ luồn lách dưới vòm cây đan kín tre gai.
    Với chiều dài 49 met, ngay khi hoàn thành, tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn trên núi Tà Cú đã là ngôi tượng Phật nằm không chỉ dài nhất Việt Nam mà còn là dài nhất châu Á. Tuy nhiên, có lẽ điêu khắc gia Trương Đình Ý không màng đến điều đó, phật tử của chùa, những người mộ đạo bỏ công xây dựng tượng cũng chẳng quan tâm. Con số 49 met chiều dài tượng trong thiêt kế của Trương Đình Ý không phải để tạo một kỷ lục gì cả, nó là tượng trưng cho 49 năm hành đạo của Đức Phật, từ lúc thành đạo đến lúc nhập diệt…..

    Blog Phạm hoài Nhân
    http://phnhan.vncgarden.com/2013/08/tu-ta-cu-en-tra-cu.html

    ReplyDelete
  11. Thật bất ngờ khi biết được thân phụ của CX lại là người đem công đức xây tượng Phật Thích Ca nhập Niết Bàn tại Trà Cú.

    PC có cơ may lên chùa Trà Cú năm 1965 cùng một người bạn hướng đạo thân tháp tùng đoàn Phật tử Mytho. PC đã ngủ tại đây 1 đêm ngoài góc cây rừng với bạn và cây đàn nghêu ngao suốt đêm. Thuở ấy tuổi trẻ năng động và thích khám phá. Trên con đường dẫn từ chân núi lên đỉnh người lên kẻ xuống mỗi ngày có đến hàng ngàn, nhân công gồng gánh xi măng cát lên chùa thật kiên nhẫn nâng từng bước chân trên con đường mòn hơn 2 km. Chỉ có với cái tâm phụng sự Phật Pháp mới làm được như vậy. PC lúc đó là thanh niên 22t đầy sức sống mà trên đường lên núi cũng phải nghĩ vài chặn bên những tảng đá dọc đường. Hồi tưởng lúc ấy thật là thú vị. 2 chàng trai vai balo với cây đàn guitar vừa leo núi vừa ca hát giúp vui cho những bước chân hành hương, ai nấy đi lên trong niềm hân hoan được chiêm ngưỡng Pháp Thân đấng chí tôn của mình. Với hơn 2km đường mà chúng tôi phải mất 2 giờ leo núi.

    Trên đỉnh núi là một ngôi chùa có từ lâu đời, rất cổ kính. Chùa nhìn ra biển Đông, dưới chân là một cánh đồng phẳng có 1 ngon núi mồ côi là Trà Cú (sau 75 đổi tên là Tà Cú). Đặt biệt là phía trên chùa có 1 dòng suồi từ trong hang đá chảy quanh năm, dòng suối nầy cung cấp nước cho mọi sinh hoạt của chùa và tưới cây trái xanh tươi. Nguồn nước là từ một nơi nào xa xâm huyền bí !

    Khi tôi lên thì đang thi công dang dở phần chân tượng nên không được chụp ảnh. Tôi còn nhớ mi mắt của tương dài 1,10 met, tượng Phật nằm.
    Phía sau thân tương rỗng là một khu rừng hạt dẻ, tiếng khỉ kêu nghe suốt ngày đêm.

    Bên phải thân tượng có một hang sâu trong đó có nhiều vị thần được thờ phương. Tôi còn nhớ một kỷ niện khó quên là 2 đứa chúng tôi nghe nói hang sâu nên nổi tình thám hiểm, mang bidong xuống hang múc nước và muốn trổ tài hướng đạo của mình cùng đoàn hành hương (mà lúc đó chắc có vài cô nữ sinh !!) 2 chúng tôi trang bị đèn pin, dây leo núi...mọi thứ nhà nghề của mình. khi xuống một lúc nghe tiếng nước chảy róc rách dưới chân càng hấp dẫn thêm nên xuống hết dây leo núi mà cũng chưa thấy nước...nên bạo gan buông dầu dây ra và xuống tiếp. Một hồi lâu cũng chưa thấy dòng suối nên lo sợ và bàn nhau thôi ...lên!

    Hang tối om phải dùng đèn pin soi đường và vừa đi vừa ...nói, vì ...sợ mất nhau.

    Khi xuống thì mình thấy có 1 đường mà lúc lên sao nhiều ngỏ rẽ quá, lên gần nữa giờ mà cũng không tìm được đầu dây leo núi đánh dấu của mình, linh tính biết là lạc rồi nên to tiếng gọi bên ngoài, bên ngoài mọi người lên tiếng liên tục mà cũng không định được hướng ra.

    Biện pháp cuối cùng là : Nam mô A Di Đà Phật cho con ra khỏi hang...

    Và sau cùng có tia sáng bên trên và lần theo tia sáng đó mà chui ra một cái khe vừa đủ không kẹt ...đít lại !

    Ra khỏi rồi nghe tiếng người bên ngoài gọi mình dưới chân chừng 10 mét. Hú hồn. Hai đứa leo xuống và tháp tùng đoàn với nét mặt vô cùng xấu hổ ! (có lẻ vậy mà không còn nhớ cô nữ sinh nào hết !)

    Khi đi ngang qua 3 tượng Phật đứng, chúng tôi quì lạy tạ ơn !!

    Năm 2006, tôi có trở lại viếng chùa lần nữa. Lúc nầy mọi sự đã đổi thay !

    ReplyDelete

  12. Xin đừng có ai cười vì lỗi chính tả nha, như Trang chủ thường nói: PC là vua viết sai chính tả !!. HÌ HÌ.



    ReplyDelete
  13. CHÚC MỪNG SINH NHẬT LÃO HUYNH CHÚT XÍU.
    KÍNH CHÚC LÃO HUYNH SỨC KHỎE DỒI DÀO
    TÂM THÂN AN LÁC.

    QH.

    ReplyDelete
  14. Nhân chuyện Núi Trà Cú được bạn thơ PHƯỢNG CÁC kể lại câu chuyện thời tuổi thanh niên bồng bột sôi nổi đọc thật thích thú.

    Cái thủa tuổi còn đôi mươi ấy, hầu như chàng thanh niên nào cũng có sự tự tin ở bản thân mình nhiều lắm nên việc gì cũng dám làm cho thỏa chí bình sinh chớ chẳng cần phải có bóng dáng một cô nữ sinh nào bên cạnh cả. Sống như vậy mới thích!

    Nhân nói chuyện ở trên núi cao mà cũng có mạch nước suối trong chảy ra, mới đầu tôi cũng hết sức ngạc nhiên khi đi lạy Phật ở Núi Chứa Chan-Gia Lào. Trên lưng chừng núi độ cao cách mặt đường chắc cũng gần trăm mét, vậy mà cũng có suối trong chảy róc rách dùng làm nước sinh hoạt cho ngôi cổ tự cùng khách hành hương ở đó. Lạ một điều là trong suối vẫn có những con tôm tích be bé bơi lội, khách có thể dùng bàn tay hớt chúng lên săm soi một cách dễ dàng. Dĩ nhiên là chẳng ai muốn giữ chúng lại làm gì. Mấy bà già thì cứ phải nhắc chừng đừng có dại dột bắt đem về nghe tụi bây, tôm đây là tôm tu đó! Tôi cũng chẳng biết thực hư thế nào, cứ cho là mấy bà mê tín dị đoan mà nói vậy thôi. Nhưng leo lên rồi tuột xuống mỗi lần 381 bậc đá dốc thở còn ra khói, mang cái thân mình không còn muốn sụm thì dám nghĩ chi đèo bồng thứ khác dù chỉ là mấy con tôm tích nhỏ chút.

    ReplyDelete

  15. CHỊ EM NHÀ HOAVAN CHÚC MỪNG SINH NHẬT BÔ LÃO CHÚT XÍU ,MỌI SỰ AN LÀNH ,VUI VẺ TRẼ KHOẺ ,ĐÚC TƯỢNG ĐẸP ĐẼ ...CÔNG ĐỨC DỒI DÀO...

    NHỚ GIỮ GÌN SỨC KHOẺ...DÙNG NHIỀU CAM ĐỂ CÓ CHẤT VITAMINE C!

    ReplyDelete
  16. Xin chúc mừng sinh đàn anh Chut Xíu!
    Chúc Ông Anh CX nhiều sức khỏe!

    Thật là một cơ duyên được câu chuyện tượng Phật nằm ở núi Trà Cú!

    Khi nào về VN tui sẽ cố gắng đến viếng thăm chùa này.
    Hy vọng có hướng đạo sinh Phương Lê dẫn lối!


    TH,

    ReplyDelete
  17. Tuy nhỏ tuổi hơn đàn anh CX ... nhưng cũng hơi gìa .. viết thiếu, xin đính chính:
    Xin chúc mừng sinh nhật đàn anh Chút Xíu.

    ReplyDelete
  18. Cám ơn bằng hữu cùng góp vui, và chútxíu đã thêm những chuyện chưa ai nói về Núi Cú. Nhưng cử đăng lên thìmất. Không biết tại sao. Bây giờ thử lần nữa, nếu không được sẽ nhờ TC chuyển giúp vây.

    ReplyDelete
  19. Núi Trà Cú bây chừ đã đổi thay nhiều, con đường lên núi dường như không còn nữa, thay vào cáp treo từ chân núi lên đến cổng chùa, thú vui leo bở hơi tai và muốn ngất xĩu cũng không còn cho những ai muốn thử thách.

    Tượng Phật nằm giờ đây cũng không còn nét trang nghiêm của một thời tôn giáo mang tính thiêng liêng nữa. Khi tôi trở lại viếng thăm, leo từng cấp lên Phật đài đã thấy vài người leo lên ngồi trên thân tượng....vui đùa !

    Bùi ngùi đứng nhìn ngược lại nóc chùa và xa hơn nữa là biển Đông..có chút xót xa trong lòng.

    Nhưng thôi, cuộc sống là đổi thay, là Vô Thường, phước cho những ai không biết chuyện ngày xưa phải không các bạn !

    Bạn thơ TH muốn PC dẫn đường phải chăng muốn biết cảm giác hú hồn như thế nào hà bạn thơ?. Nhưng cái hang đó giờ đây đã lấp cửa xuống hang rồi !

    Lang mang câu chuyện Trà Cú mà quên chúc lão huynh CX tha6nn tâm an lạc !

    ReplyDelete
  20. Cám ơn bạn Sao thích thú bài viết của PC. Ở quê nhà có dịp đi ngang bạn nên lên đó để thêm thán phục những người như thân phụ của huynh CX đã cúng dường Phật pháp công đức vô lượng !

    ReplyDelete
  21. Sẵn lâu quá các bạn cùng sinh hoạt trên Trang Thơ nầy mới có dịp hàn huyên nhiều qua những con chữ mà dường như đã từ khá lâu không khí trao đổi vui vẻ và hào hứng trên Trang Thơ lụi tàn dần theo nhận xét chủ quan của tôi.

    Chúng ta từ xa xôi tứ phương tám hướng tụ họp lại nơi đây để nhờ những bài thơ nghiệp dư hoặc những bài viết kể lại những sinh hoạt trong cuộc sống đời thường của mình mà chia sẻ với nhau niềm vui nỗi buồn hay những băn khoăn khúc mắc trong cuộc sống. Chín người mười ý nên đâu thể ai cũng đồng thanh tương ứng, chuyện không hài lòng nhau cũng...bình thường thôi!

    Hiện tôi nghĩ như vầy không biết có đúng không? Biết đâu nhờ cơ duyên có bài thơ của bạn thơ Chút Xíu nói lên lòng tưởng nhớ đến người cha già đáng kính của mình đã bỏ công sức cả đời cúng dường cho Phật pháp mà làm những việc hữu ích không kể gì đến lợi ích bản thân để chúng ta nhìn vào đó chiêm nghiệm lại mình mà từ bỏ dần những hỉ nộ tầm thường của con người trần gian để xích lại gần nhau hơn chăng?

    ReplyDelete
  22. Lại xin nói về chuyện tạo dựng các pho tượng Phật có mức độ to lớn đã làm ở đây. Dĩ nhiên là tôi không thể nào hiểu hết được tâm thức của những người tạo tác ra các pho tượng. Xin nêu ra một trường hợp điển hình tôi biết được. Xin nói trước là chuyện kể hơi dài cho có ngọn có ngành một chút nghe.

    Núi Cấm ở Châu Đốc-An Giang nằm trong chuỗi Thất sơn huyền bí mà người Việt Nam nào cũng biết. Cả một loạt huyền thoại được dựng lên từ bảy ngọn núi đó từ thủa xa xưa đến giờ vẫn còn lưu truyền. Và tính thực tế từ những huyền thoại đó được mọi người mặc nhiên chấp nhận chớ không ai thắc mắc tìm hiểu sâu xa làm chi ngoài những nhà nghiên cứu.

    Từ Miễu Bà Chúa Xứ Núi Sam đi vào thêm mấy chục cây số qua Núi Ông Két ta đến chân Núi Cấm là ngọn núi nhiều huyền thoại nhất theo như tên gọi của nó. Nhiều năm về trước, muốn đi lên đỉnh Núi Cấm chỉ có một con đường duy nhất là phải leo lên một con dốc đá hiểm trở vòng vèo xuyên qua rừng để lên được Cửu Trùng Đài. Lúc đó tôi bị bịnh tim khá nặng nên cũng muốn đi đông đi tây xin xỏ đủ chỗ đủ vị để được gặp duyên may đúng thầy đúng thuốc mà chữa trị lành bịnh. Tới được chân Núi Cấm thì trời đã hoàng hôn, bèn theo người dẫn đường mà leo lên đỉnh núi. Theo ước đoán của tôi thì chắc chỉ mới một phần năm con dốc tôi đã chịu không nổi vì quá mệt đành phải ngồi nghỉ lại rồi lần mò tuột xuống chân núi một mình trong khi bóng đêm đã bắt đầu nhập nhoạng. Tôi đã phải chờ hơn 3 tiếng đồng hồ mới nghe tiếng nói loáng thoáng của đoàn khách hành hương trở lại.

    Sau nầy, người ta đã dùng xe cơ giới ủi đường làm thành một con đường tráng nhựa phẳng phiu đi vòng quanh sườn núi để khách hành hương có thể lên đỉnh được dễ dàng hơn. Phàm ở đời ít ai cho không ai cái gì bao giờ. Vậy là Công Ty Du lịch An Giang đã nhảy vào khai thác thành lập một đội xe du lịch hiệu Zace 7 chỗ chuyên làm tắc xi đưa khách lên xuống đỉnh núi. Tôi cũng đã trở lại vài lần nhưng chỉ đi lên đỉnh núi bằng...xe ôm cho vừa với túi tiền của mình.

    ReplyDelete
  23. Trên đó người ta đang xây dựng một cái chùa mà theo tiếng bình dân nói nôm na là chùa Phật lớn. Có một nhà kinh doanh thủy sản hảo tâm nhiều năm về trước đã đứng ra bỏ bạc tỷ để cúng dường làm chùa hầu tích góp công đức cho việc làm ăn của họ được suôn sẻ. Bảng vẽ thiết kế đã được nhà hảo tâm và ban trị sự thống nhất mới bắt đầu tiến hành xây dựng, nhưng chỉ mới bước vào giai đoạn khởi công đào móng và đổ cột đã nảy sinh bất đồng. Một bên muốn làm cột vuông theo phong thủy gì đó của nhà hảo tâm, còn ban trị sự lại muốn làm cột tròn cho đúng phong cách của một ngôi chùa. Vậy là đứt đoạn nguồn tài trợ đành phải nhờ sự đóng góp của bá tánh cho một công trình đang dang dở. Mấy năm trời mà làm cũng chưa xong dù số tiền đóng góp hàng ngày cũng nhiều theo sự quan sát thực tế của tôi. Mỗi sáng, ngân hàng nhà nước tỉnh An Giang phải cho xe và nhân viên lên chùa mở các hòm công đức đếm tiền trước sự chứng kiến của ban trị sự và gởi thẳng vào tài khoản ngân hàng dành xây cất chùa. Tiền từ các thùng công đức đặt ở nhiều vị trí khác nhau được sổ tung ra dưới nền gạch của cả một căn phòng mà đếm thì không phải là ít. Lại còn chuyện không được dùng tên gọi là chùa cho công trình đang xây dựng nữa chớ. Tới lui nhiều lần nên tôi có dịp may làm quen được với Anh Ba Ban nằm trong ban trị sự chùa nên biết được đôi điều. Giờ thì ảnh chết rồi!

    Để chuyện đó qua một bên, giờ tôi muốn đề cập đến tượng Phật Di Lặc lộ thiên bằng xi măng cốt sắt dựng ở phía bên kia sườn núi ngó từ chùa Phật lớn nhưng không liên quan gì đến ngôi chùa đang xây dựng mà nghe nói đứng nhứt nhì Đông nam Á. Lỗ rún của pho tượng có cầu thang dẫn lên là một lỗ tròn trống không để một người lớn có thể đứng thẳng người nhìn ra ngoài thì các bạn ước lượng độ to lớn của tượng được. Thùng công đức nhận tiền bá tánh được đặt khắp mọi chỗ và tôi không rõ người ta làm một bức tượng Phật Di Lặc vĩ đại như thế nhằm mục đích gì?

    Đây chỉ là những suy nghĩ chủ quan của cá nhân tôi thôi.

    ReplyDelete
  24. Chuyển dùm CX

    Sáng nay, chútxíu thức dậy, đọc được những bài viết về Cảnh Niết Bàn Núi Cú, Phan thiết, lòng đầy xúc đông Những hoạt cảnh xưa kia trên núi cao như hiên lần theo giòng chữ. Bức ảnh hai Thầy Trò trước tuyệt phẩm Văn Hoá Phật Giáo độc đáo khiến chútxíu như đang được người Thầy, người Cha theo dõi, nhắn nhủ và trao truyền.
    Cám ơn các tác giả đã cho chútxíu cái cảm giác nhiều thân quen mà cũng lắm mới lạ - biết đó những bây giờ mới rõ được. Những bài viết thật đầy đủ khi nói về cảnh quan Núi Cú. Họ đã bỏ ra nhiều công sức để tìm hiểu, thu thập nhiều nguồn tài liệu, chútxíu không đang tâm tọa hưởng thành qủa của người khác, nên đóng góp thêm những điều chưa đươc nói đến về thắng tích Phật Giáo Núi Cú.
    1. Sự linh thiêng; Trãi qua một thời gian dài gần suốt chế độ đệ nhất Cộng Hòa (1957-1963), từ lúc khởi công xây dựng khu Tam Thánh (Phật A Di ĐÀ, Bồ tát QUAN THẾ ÂM và ĐẠI THẾ CHI), rồi Cảnh Niết Bàn; Núi Cú không gặp sự cản trở nào của chính quyền dù rằng chính quyền có biểu lộ hành vi kỳ thị tôn giáo. Nhân công PT quy tu đông đảo một nơi núi cao hẻo lánh như vậy mà không bị xét hỏi. Ai muốn lên Núi Cú làm phật sự, cứ tự nhiên. Đa phần nhân công PT tại đây đều không nhận lương. Họ đến làm công quả, khi về được ủy lạo tiền xe. Bữa ăn đạm bạc, nơi ngủ thật quá đơn giản. Thế mà rất nhiều PT đã về rồi lại lên. Không có tai nạn lao động nào ở công trường xây dưng. Với số lượng vật liệu xây dưng và thực phẩm nuôi ăn nhân công lớn và dài hạn như vậy, vẫn được chuyển vận công khai lên núi mà không gặp trở ngại nào trong thời buổi chiến tranh hẳn là chuyện không bình thường. Hai sự cố được truyền tụng về sự linh ứng mà chútxíu được nghe, thấy xin ghi lại đây.
    Vào tháng 10 năm 1963, chútxíu bị thân phụ đưa lên núi vì ngại ở Saigon sẽ lên đường xuống đường, nên chứng kiến tận mắt một khối đá hàng chục tấn còn mằn an vị sau hậu viện chùa, chỉ cách có 5-6 mét và sát chân vách núi, sau một trận mưa lăn từ trên cao xuống. Với sự suy tính thường tình, khối lượng lớn như vậy, độ cao như vậy thì sẽ có vận tốc kinh hồn, có gì cản trở được sự di chuyển đó? Trước đây, hậu viên xây sát chân vách núi, nhưng chỗ nầy đất thịt nhiều cát, nhân công khai thác cát để làm tượng nên khoét sâu thêm chân vách, vô tình làm chỗ dừng chân cho khối đá. Theo nhiều người nói laị, đêm đó, sau cơn mưa, đang ngủ, bỗng nghe một tiếng ình thật lớn, đất có rung rinh chút, sau đó yên ắng nên tiếp tục ngủ, sáng ra thấy khối đá sau hậu viện. Sau đó khối đá được chẻ nhỏ để xây dựng. Cũng lúc nầy, chútxíu nghe thuật lại chuyện một nhân công khi đang cột dàn giá, sẩy chân rơi từ 2-3 mét cao xuống, chân lọt thỏm vào các khe hở giữa các khối đá, không xây xác, đứng như trời trồng. Sư Huynh Bổn Hải, vị đốc công công trường, dẫn chútxíu đến chỗ chỉ cho thấy vị trí nơi sự cố xẩy ra. Nam Mô A Di Đà Phật !
    Chuyện kể thêm, vào thời đó, ai lên Núi Cú ở lại đều ăn chay. Những nhân công mang thức ăn mặn lên đều bi Cọp ra ngồi chận đường, cho đến khi loại bỏ xong thức ăn, Cọp mới vẩy đuôi bỏ đi. Cọp không hai ai. Bây giờ nhà hàng ở cuối đường cáp treo không biết bán thực phẩm gì?

    ReplyDelete
  25. 2. Đường lên Núi Cú. Khách hành hương trứơc năm 75, đến từ hai phía Phan Thiết vô hay Saigon ra, đều chọn địa danh "CÂY SỐ 28" để làm điểm dừng trước khi vượt qua một trãng tranh dài khoảng 1.500 mét để lên Núi Cú. Gần cột mốc km28 nhô khỏi mặt đất khoảng 20-30cm nên rất dễ thấy, có một bãng xi măng đúc ghi rõ LINH SƠN TRƯỜNG THỌ TỰ, với mũi tên chỉ hướng vào. Từ ngoài đường vào đến chân núi, chỉ toàn là tranh, chẳng có nhà cửa gì nên đường đi chỉ là lối mòn. Đường lên núi cao dần và khúc khuyủ men theo những khối đá. Có hai chỗ tương đối bằng phẳng được dùng làm chỗ dừng nghĩ chính. Có chỗ cũng dốc lắm, phải bấu vào cây bên lối để vượt lên, nhất là sau mỗi khi mưa. Dù chống gậy sẽ đi chậm hơn, nhưng lúc nào Thầy và thân phụ chútxíu cũng có gậy khi lên hay xuống núi.
    Thời đó, lên rồi xuống núi mất cả ngày, nên khách hành hương từ trong Nam thường ra Phan Thiết ngủ qua đêm, hôm sau vào sớm để lên núi thì mới kịp về. Nhân công vác vật liệu lên phãi dậy từ rất sớm, ăn xong xuống núi khi còn phải có đưốc soi đường. Khi xuống chẳng ngừng nghĩ, nhưng đi lên thì tùy sức người, mệt đâu nghĩ đó, miễn kịp cơm chiều. Xi măng, sắt cuộn chia hai. Vai vác hay đeo quanh người. Có khi hai người cùng gánh một bao xi măng hay một cuộn sắt. Đi từng đoàn, nhìn thật bình thản. (Có ghi hình bang máy quay phim 8mm)
    Năm 1990, trước khi rời VN, chútxíu đi cùng đứa cháu lên thăm cảnh cũ. Đường trãng bấy giờ đã hết tranh, được cày rộng ra gần hai mét. Hai bên đường đã có nhà dân ở. Gởi xe ở nhà dân cách chân Núi vài chục mét, hai Bác cháu bắt đầu leo núi. Đường lên núi đã tương đối dễ đi hơn. Đoạn dốc nhất đã được một Phật tử cúng dường xây gần 500 cấp. Có lẽ chỉ làm theo kinh nghiệm nên khi đi lên tương đối thỏai mái, nhưng lúc đi xuống thì cứ như phải bị giục chạy khiến thiếu cẩn trọng thì dễ găp nạn. Nhiều chỗ đã được san phẳng hơn. Hai chỗ nghĩ chân chính trước đây được mở rộng thêm và bày bán giải khát và mắc võng cho khách nằm nghĩ.
    Bây giờ có cáp treo, lên xuống mất chỉ 15 phút một lượt, âu cũng thật tiện lợi. Khi ngồi trên phòng cáp nhìn xuống, vẫn thấy thấp thoáng bóng người đi. Không biết đường đi có được cải thiện gì so với năm 90 không?

    ReplyDelete
  26. 3.- TỔ CHỨC GÂY QUỸ. Khi thực hiện dự án Khu Tam Thánh, chútxíu không rõ HT Trú trì vận dụng nguồn tài trợ nào, nhưng để tiến hành thực hiện dự án Cảnh Niết Bàn, HT đã chuẩn bị kỹ trước đó cả năm trời. HT lập 6 hay 7 đoàn gồm 2 hay 3 PT đi các Tỉnh từ Bến Hải đến Cà Mau, khuyến giáo và nhận tịnh tài hổ trợ cho phật sự nầy. HT đã chỉ dẫn ghi vào Bằng Công Đức (một hình thức biên nhận có lưu sổ) số tiền của PT phát tâm cúng dường quy đổi thành kg xi măng.( thời gian đó vật giá ổn định, một bao xi măng đen 50 kg giá trên dưới 50 đồng, nên 1 đồng là 1 kg xi măng.) Bằng Công Đức có hình Cảnh Niết Bàn ở gìũa viền dưới, trông thật khác lạ với các loại bằng ghi nhận thửơ đó (Năm 1988, khi đến một cơ sở chế biến nhựa ở Q5, chútxíu thấy một Bằng Công Đức nầy được lồng kính và treo cạnh bàn thờ của gia chủ, ghi rõ cúng dường 50 kg ximăng). Hàng tháng các đoàn cử người mang tiền về báo nạp ở chùa Pháp bửu Đưởng ở Bình Tuy, một cơ sở giao dịch cho thuận tiện của HT Trú Trì. Cũng có đoàn 2 hay 3 tháng mới về vì đường xa hay tịnh tài thu nhận it, và ngược lại, có đoàn 1-2 tuần đã về, khi tịnh tài thu nhận khả quan, để kịp thời chi dùng cho công trình. Đây có lẻ là một cách vận dụng của tư nhân có tổ chức sớm nhất và hiêu quả nhất vào hoàn cảnh khó khăn lúc đó.

    4. THỰC HIỆN

    4.- CHUẨN BỊ THỰC HIỆN TƯỢNG:
    Để chuẩn bị thực hiện Tượng, phụ thân đã xin HT Trú trì cất một căn nhà lá nhỏ cách nền Cảnh Niết Bàn khoảng 50m để làm việc.Tại đây, người phát thảo mô hình tượng dài 1m đắp trực tiếp bằng thạch cao, chỉnh sữa cho đến khi thoả mãn. Hằng ngày người
    ngồi trên võng đu đưa, ngắm tượng từ nhiều phiá. Khi thấy chỗ nào cần chỉnh sửa thì ngừng đưa vỏng và xuống bắt tay làm ngay, Chútxíu có hỏi "Ba phải mất bao lâu mới xong giai đoan nầy?
    Phụ thân trả lời: "cho đến lúc bắt tay thực hiện tương cũng chưa ngừng, vì tầm nhìn nầy mới thấy ra hết những chỗ cần sửa."
    Cứ chỉnh sửa một chi tiết nào, người lại dùng thước đo vòng (tiếng Pháp compas) để đo và nhẩm tính tỷ lệ đối ứng các vi-trí. Sau này, phụ thân còn tạo thêm một mô hình dài 2.45mét, mô hình nầy khi hoàn chỉnh sẽ là bản chuyển đổi lên tượng thực tại. Mỗi thời công phu khuya, người thường tụng và lạy Pháp Hoa. Người thường nói với các con, " Ba luôn cầu nguyện cho phật sự viên mãn. Có Long thần, Hộ pháp ủng hộ, ba mới làm được việc lớn nầy!"

    5- HỒ SƠ LƯU TRỬ.
    Vào thời đó các phương tiện truyền thông tư nhân chưa có nhiều. Viêc lưu giử hồ sơ đại công trình nầy chỉ có tính cách tượng trưng do người con trưởng của ĐKS thực hiện, nhờ quan hệ với TS Hall, vị cố vấn giáo dục tại Trung Tâm Học Liệu Sàigòn. Tiến sĩ Hall thỉnh thoảng cấp cho vài cuôn phim 8mm để ghi hình, sau khi thấy những cuốn phim do Gia đình tự túc thực hiện một cách khó khăn về tài chánh cũng như vật liệu khó tìm; phim quay xong phải bảo quản kỹ lưỡng để gởi đi Nhãt hay Singapore rửa. Nhờ TS Hall, có phim và dùng coupon kèm theo gởi đi Mỹ rửa qua đường PX, mà các tải liệu Phật Tích Núi Cú dồi dào hơn. Các cuôn phim Cảnh Niết Bàn do HT Trú Trì xử dung trong các chuyến đi khuyến giáo, nhờ đó đã gia tăng tịnh tài nhiều hơn. Sau 75, các cuộn phim tài liệu nầy đã chỉnh sang và thu lại băng video.


    ReplyDelete
  27. Cám ơn CX đã cho biết thêm nhiều kỷ niệm và chi tiết mới về thân phụ " Người bỏ phố lên rừng xây tượng" thật là thú vị.
    SM nhận được 2 tấm hình mẫu tượng mới đúc của CX , sẵn đây lại thắc mắc về quá trình tạo khuôn và những vật liệu, giai đoạn đúc thành tượng. Mất bao lâu CX mới có được một tác phẩm hoàn chỉnh ?

    ReplyDelete
  28. Các bạn thơ ơi,

    Chờ NT leo núi Tà Cú với nghen... NT chậm chạp thì thôi ! Người mần thơ tình chút chút mà biểu leo núi chiêm ngưỡng Phật thì lòng e ngại " Tâm con động" ! Thôi thì vừa leo, vừa bò, vừa cầu, vừa niệm Phật cho cái Tâm Tình Thơ lắng xuống....

    Nt.

    ReplyDelete
  29. Chuyển dùm CX

    Cám ơn TC đã chuyển giúp những phần chưa ai nói đến về Phật tích Trà Cú, Phan Thiết.
    Để bằng hữu biết thêm về quá trình một nhà điêu khắc thực hiện tác phẩm, chútxíu xin ghi lại đây một cách căn bản, theo sự hiểu biết gia truyền (học lóm).

    1. Vật liệu:
    Liệt kê theo thời gian tính của kỹ thuật điêu khắc
    a-Tạo hình mẫu: Cây gỗ, sắt thép 6-8mm để làm cốt giữ (armature), đất sét, giấy bổi để làm tượng.
    b-Tạo khuôn : Xi măng, thạch cao, thép lưới, sắt (kỹ thuật cũ) ; cao su non (rubber water), silicone, composite (kỹ thuật mới)
    c- Đúc thành phẩm : Xi măng, cát, thạch cao, bôt đá, composite.
    2. Thực hiện :
    a- Taọ hình mẫu:

    a1- Cốt lõi: Tùy theo kích thước của tác phẩm dự định thực hiện, tác giả thường tạo cốt lõi nguyên khối đất sét cho tượng cao dưới 15cm. Các tượng cao từ 20cm trở lên đều có cột trụ đứng bằng cây gỗ để giữ thăng bằng và vững chải khi chỉnh sửa hay làm khuôn.Tượng càng cao và càng mảnh khảnh ở thế đứng thì cần có sườn giữ bằng sắt thép. Sườn nầy tạo dáng theo tượng dự định làm. Cốt lõi có thể làm bằng vật liệu gì có thể bền chắc để bớt phần đất sét khi lên tượng.

    a2- Đất sét; Loại bỏ cát đá lẫn lộn, có cơ sở chuyên cung cấp đất sạch để nung các loại sành sứ gia dụng. Ngày trước thường tự làm, pha nước, khuấy rồi để lắng, cho bốc hơi (lâu lắm!). Đất sét làm tượng phải nhồi với giấy bổi (giấy súc) để giữ độ ẩm lâu dài, không làm nứt tượng. Ngày nay, có loại đất sét dùng làm tượng luôn dẻo và lâu khô có thể dùng làm vỏ áo tượng với lượng không lớn lắm. Ở Mỹ loại đất sét nầy rất phổ biến trong các trường học, và ở VN cũng có bày bán ở các cửa hàng sách.

    a3- Lên tượng mẫu: Phát thảo, chỉnh sửa, và giữ ẩm bằng khăn lớn, bao gai tẩm nước và thường xuyên tưới thêm nước lên khăn...

    b- Tạo khuôn: Đây là công đoạn khó nhất. Tác phẩm càng nhiều chi tiết thì việc làm khuôn càng nhiều khó khăn.Trước hết phải tính toán để làm những mảnh khuôn chèn, lấp đầy khoảng trống trên mẫu. Mỗi miếng chèn làm xong phải tháo ra, gọt cho hết sắc cạnh, ráp lại, rồi làm tiếp miếng khác. Thường thì cùng lúc làm nhiều nơi trên hình mẫu để rút ngắn thời gian. Cuối cùng làm khuôn áo bên ngoài gồm nhiều miếng bọc các mảnh khuôn chèn. Khuôn áo phải có khớp nối để khi đúc ráp khuôn được sít sao, và sắt lõi để khi gỡ không hỏng khuôn. Tác phẩm có kích thước lớn thường do những thợ chuyên làm khuôn và đúc tượng thực hiện.
    Ngày nay, với vật liệu mới như cao su non (cũng ít dùng rồi), silicone và composite thì việc tạo khuôn đỡ tốn thời gian trong công đoạn tạo khuôn và đúc tương. Dùng cao su non hay silicone quét lên tượng mẫu từng lớp một, khi vừa ráo thì quét tiếp lớp thứ hai, thứ 3...
    khoảng 5 lớp vừa đủ mềm để dễ tháo tượng. Khi lớp cao su non hay silicone khô hẳn mới dùng composite hay thạch cao để làm lớp vỏ áo bên ngoài gồm hai hay nhiều mảnh tùy theo mẫu tượng nhỏ hay lớn, it hay nhiều chi tiết. Cũng tao khớp nối cho vỏ áo để khi đúc tượng được chuẩn xác đỡ mất thời gian làm nguội sau khi đúc. Khuôn loại nầy chỉ một mếng nếu mẫu tượng không có chi tiết nhô hẳn ra, nếu không thì làm thành hai phần, đúc xong ráp lại.

    ReplyDelete
  30. c- Đúc tượng :
    c1- Chuẩn bị: Trước khi đúc tượng, chuẩn bị khuôn cho kỹ, loại bỏ các vụn thải của lần đúc trước. Làm khuôn trơn để dễ tháo theo cách làm khuôn cũ bằng xi măng hay thạch cao. Ráp khuôn cho càng chính xác thì khi đúc ra tượng càng đỡ mất công làm nguội. Trôn sẵn xi măng theo tỷ lệ 2 xi măng 1 và pha với nước đủ đúc một tượng. Bột đá thì không cần cát, 2 bột đá một xi măng và nước cho từng tượng. Thạch cao, pha tới đâu đúc tới đó vì thạch cao mau khô, làm không kịp sẽ đặc liền. Composite bôt, trộn theo chỉ dẫn của từng loại xử dụng.
    c2- Đúc tượng: - tượng nhỏ, xi măng hay thạch cao hơi loãng để dễ rót vào khuông, rót xong lắc mạnh và vỗ đều các mặt khuôn cho đến khi xi măng hay thach cao ráo mặt. Trường hợp thạch cao, khi pha bột vào nước, thả đều lên mặt nước thạch cao sẽ hoà tan cho đến khi thấy trên mặt nước thạch cao vón lại là vừa. Có thể tính sẵn lượng thạch cao cho mỗi tượng bằng cách chia đôi trọng lương tương thành phẩm. Cách nầy có thể gia thêm nhiếu hay it tùy theo loai thach cao xử dụng.
    - Tượng lớn, đúc theo từng mãng, đè xi măng hay thạch cao cho thật mạnh, sát khuôn. Làm sạch góc cạnh trước khi xi măng hay thạch cao khô. Tượng lớn có thể đúc nối liền từng mảnh hay đúc xong mới nối lại toàn bộ, theo bộ sườn đã làm sẵn.

    c3- Tháo khuôn: xi măng để qua đêm, thạch cao sau 2 đến 3 giờ thì an toàn.

    c4- Làm nguội : gọt dũa các phần dư theo mối nối. Trét dặm các chỗ xi măng hay thạch cao không chảy tới hay khô nhanh bi rỗ. Làm láng những chỗ chỉnh sửa.

    c5- Sơn theo màu ưa thích, phủ lớp sơn bóng.

    d - Trường hợp đúc tượng kim loại bằng đồng, bạc, chì, nhôm thì do thợ chuyên môn làm khuôn và đúc tương thường được gọi là thợ đúc. Khuôn hai lớp làm bằng đất sét trộn trấu. Khoảng giữa hai lớp khuôn là độ dày kim loại muốn đúc. Giữa hai lớp khuôn có những cục sáp để giữ cho hai lớp khuôn luôn giữ cách đều. Khi đúc, khuôn được giữ nóng độ thích hợp với độ nóng chảy của kim loại. Kim loại chính được nấu chảy và thường pha một tỷ lệ rất nhỏ kim loại khác để độ chảy được duy trì lâu hơn ( như đồng là chính pha chút vàng; chì pha chút đồng...)

    e- Kỹ thuật điện tử in 3D rất chính xác và nhanh chóng trong việc sản xuất tượng. Tuy nhiên, giá máy và thành phẩm còn cao. Máy sản xuất được tượng cao 35cm hiện nay khoảng 5000-10000USD, và thành phẩm 200-350USD tượng. ( có tiền chútxíu sẽ làm ngay)

    chútxíu

    ReplyDelete
  31. Thật là công phu, dùng biết bao suy nghĩ cân nhắc tính toán, vận dụng toàn bộ khéo léo của đôi tay cùng vật liệu chuẩn bị. Cám ơn CX đã hết lòng truyền nghề đúc tượng cho bằng hữu trên Trang Thơ, không biết có học trò nào kham nổi dù chỉ một phần nhỏ thôi ?
    Cầu mong ơn trên gia hộ cho CX luôn mạnh khỏe,luôn vững tinh thần để hoàn thành những ước nguyện còn dang dở của thân phụ.

    ReplyDelete
  32. Được trình bày nghề học lóm gia truyền trên TT cũng là niềm vui lớn trong những ngày trở lại thời chỉ biết bú và ngủ.
    Cũng có vài chi tiết bị sót như chuẩn bị chất bôi trơn cho khỏi dính khuôn là hỗn hợp sà phòng + sáp nấu với nước, để nguội hoặc dùng các loại dầu dừa, dầu phụng cho các loại khuôn xi măng hay thạch cao. Sau này dùng nhớt máy thay thế.
    Khi dùng khuôn silicone thì không dùng chất bôi trơn nữa.

    Tỷ lệ xi măng với cát là 2/1.

    Cám ơn tất cả.

    ReplyDelete
  33. Cũng xin một phút đặt quảng cáo ở TT.
    Bằng hữu nào thích có tượng Phật Thích Ca, Bồ tát Quan Thế Âm như mẫu được TC posted, xin cho biết, chútxíu sẽ gởi biếu.
    Tượng Thích Ca có thể treo tường ở phòng khách hay bàn thờ đở chiếm chỗ.
    Tượng QTA qui trí ở chỗ thấp khi ngồi công phu hay có vườn hoa, hồ nước đặt ở nơi thích hợp thì sẽ tăng phần quán niệm dễ dàng hơn.

    ReplyDelete
  34. Xin đóng góp về ý nghĩa của các pho tượng lớn.
    Thể hiện các hạnh nguyện lớn của các vị Phật, Bồ Tát.
    Tạo cơ duyên trực tiếp các hạnh nguyện đó đến với chúng sanh. Càng lớn, càng được dể thấy thì càng dễ tiếp thu và dẽ cảm nhận hạnh nguyện đến với mình.
    Tạo phước điền cho chúng sanh gieo mầm bằng phát tâm qui hướng Phật pháp. Và cúng dường là bước đầu buông bỏ tham, sân, si.

    Đây là lời của Bổn Sư HT Thích Vĩnh Thọ, Trú Trì Linh Sơn Trường Thọ Tự, ngỏ cùng phụ thân khi ngài bàn đến Dự án Phật Tích Núi Cú.

    ReplyDelete
  35. Phần c1 chuẩn bị vật liệu có thiếu một chi tiết, CX in thêm vào như sau:

    Trôn sẵn xi măng theo tỷ lệ 2 phần xi măng, 1 phần cát và pha với nước đủ đúc một tương.

    ReplyDelete