Cỏ Xanh lại trở về BMT vào dịp hoa cà phê nở làm SM cũng nôn nao. Mùa hoa năm ngoái lúc về không được nhìn hoa trắng bao làm SM cũng tiếc . Những cánh hoa héo úa chuyển màu nâu sậm cho xong một kiếp hoa làm cho biết bao người trồng cà phê tốn bao công sức chăm sóc và tiền của, mong đợi những trái cà phê nhú ra bé bé xanh xanh. Chúc CX được mùa cà phê nhiều và ngon như quà tặng dạo nào.
Có người nhờ vào giùm comment để nhớ chút tình xưa. Một mùa hoa nữa lại về, trắng xoá khắp triền đồi,thung lũng...nơi mà tình cảm của tôi đã trãi dài ngút ngàn theo dáng hoa và hương thơm thoang thoảng...những chuổi hoa trắng muốt ,tinh khôi,như kéo tôi về với kỹ niệm thời mới lớn ở cái đất được mệnh danh là HOÀNG TRIỀU CƯƠNG THỔ trước đây ! Cám ơn Cỏ Xanh ,Cám ơn hoa càphê mãi mãi đậm dấu trong tôi...Người BMT dù ở xa hay gần luôn hoài niệm về nó như một phần cơ thể của một thời say đắm ! Càphê hoa trắng một thời Banmê vẫn đợi người về bên nhau Hương nồng lan toả thơm lâu Giờ thêm vị đắng chát môi cũng đành ! LTV
SƯƠNG MAI Chào SƯƠNG MAI và các bạn TRANG THƠ. Trước tiên cỏ xanh gửi lời xin lỗi đến tất cả các bạn về sự vắng mặt nhiều của cx, chả là vì cx quá bận rộn đó thôi, chứ làm sao mà quên được, mong các bạn tha thứ nhé.
CX về BMT đúng dịp hoa cà phê nở rộ cùng một lúc...nghĩa là năm nay nhờ cơn bão số 1, BAN MÊ mua thật to, đúng vào dịp vừa thu hoạch cà phê xong, cây đang cần nước để bung bông, thế là đợt bông đầu tiên hầu như cả vùng bông cùng nở một lúc, thật đẹp. Thường thì, các nông trường và nhà vườn tưới bằng máy nên không thể tưới hết cà phê cùng một lúc để hoa nở cùng một lúc được. Sự kiện này thì chỉ nhờ vào trời mưa thôi. Cũng có năm cả tỉnh nhờ cơn mưa trái mùa như năm nay mà hoa cà phê nở rộ đúng vào sáng mồng một , thế là đón xuân về ngào ngạt hương cà phê, thật là đẹp và thật là thích, nhưng hiếm lắm, thường thì hoa chỉ nở từng vùng, từng rẫy thôi. Năm nay nhuần, nên hoa nở sớm, cx e rằng tết không còn hoa cà phê nữa, mà nếu như còn thì hoa của đợt 3 cũng không còn bao nhiêu nữa. Đẹp nhất là đợt hoa đầu tiên thôi và phải gạp mưa để nở cùng một lúc nữa kìa...đẹp mắt và cũng đẹp lòng... vì đỡ tốn tiền tưới ấy mà hi.hi hi...
Một cành cà phê để chưng tết, thì chắc cũng còn... nhưng hoa cà phê chỉ để ngắm và thưởng thức hương thôi...chứ chưng thì không đẹp... vì như thế không đẹp lòng nhà vườn đâu ạ
Cx KÍNH CHÚC HOA VĂN NĂM QUÝ TỴ VẠN SỰ MAY MÁN SỨC KHỎE DỒI DÀO
LVT Người BMT dù ở xa hay gần luôn hoài niệm về nó như một phần cơ thể...nghe câu nói này thì BMT cũng rưng rưng nước mắt và luôn luôn dang rộng vòng tay để đón người về...
Miệt dưới đang là mùa hạ ! Tuần rồi nóng tới 46*C/115*F , người thì không sao,nhưng hoa lá thì cuộn tròn như điếu xì gà ... cái khó là hôm trước và hôm sau chỉ có 26*C , cái chênh lệch như thế làm mọi thứ trở nên giòn ,dê~ vỡ ...
Trang Thơ tự nhiên biến mất trong Google search ! gõ chữ banthohp để tìm thì chỉ thấy " Tiếng hót giữa mùa Xuân " của Phạm Tiến ! vì vậy đi lạc mãi mới về tới vườn café CX !
Lâu rồi ...không được hái hoa café khô để nhét vào ống điếu bằng tre rừng made in BMT đàng hoàng :phì phèo thổi khói như mây ngàn bay ...
Nghe đồn rằng ,hút hoa café khô bằng ống điếu Banmê thì sẽ trẻ mãi không già như ông trời con, còn ai hít thở hương thơm của hoa café trắng ngần thì sẽ đẹp mãi như NÀNG ...CX
Cám ơn Ông Trới con mách nướ., chuyến nầy về đi tìm hoa caphê khô hút thử coi có bớt "bó" nào không? Và, cũng cám ơn bạn CX đã khơi mào, để thấy cơ hội ngàn vàng về hoa càphê. Mong bằng hữu hưởng hương thơm nồng của hoa và nhớ....
Chà chà, Ông Trời con này "oách" thật , dám tự ban cho mình hút hoa cà phê là trẻ mãi không già nhé, coi chừng thiên hạ nghe thấy... hái hết hoa mà hút... thì dân BMT lâm vào cảnh lầm than đấy... lúc đó cx cũng chẳng còn được thưởng thức hương hoa nữa thì làm sao mà đep dược nữa hở Ông Trời con?
Ô! cx nghe VV bảo là hút hoa cà phê trẻ mãi không già thì hết hồn...nhưng ngẫm lại thì không phải... VV nói là hoa cà phê khô... thế thì được... vì hoa cà phê luôn héo và khô trên cành. Vậy CHÚT XÍU và các bạn yên tâm nhé, không gây tổn hại kinh tế cho dân BMT đâu...nên xin mời các bạn về, chúng ta cùng thưởng thức để cùng trẻ đẹp nhé...
Tiếc quá, vậy là mùa hoa đã nở đúng lúc CX về BMT, có nghĩa là quá trễ cho sự có mặt cua SM tại BMT sau rằm tháng Giêng. Hy vọng đợt 3 nơi nào đó hoa còn cảm tình với SM mà chờ mà đợi. Trăng tháng Chạp sao mà sáng lại rơi vào những đêm gió lạnh , may là không có tuyết đổ như bên QH. SM chăm chút cây Mai đã hơn nửa năm nay mà chẳng thấy mọc thêm vài lá, chừng gang tay rồi cứ dậm chân tại chỗ như vậy. CX có kinh nghiệm gì bày dùm chút đi. Hoa đào đỏ góc vườn im ắng không hé lấy một bông, thế này thì đón Xuân nỗi gì !!!!
Chúng ta là những người thưởng thức hương vị đặc sắc của hoa cà phê, của mùi thơm lừng bốc khói của tách cà phê như một nhu cầu cần thiết hàng ngày. Mỗi người có một khẩu vị riêng nên lựa chọn một mùi vị riêng. Cà phê sẻ, cà phê cứt chồn, Moka, Arabica, Robusta...Những người có điều kiện tài chánh dồi dào lại đòi hỏi phải là cà phê Brazil nữa cơ đấy!
Mùi hương nào gây nhớ?
Ít có ai trong chúng ta đã phải một nắng hai sương với cây cà phê. Có những câu tục ngữ về chuyện trồng cây lúa như “công trồng là công bỏ, công làm cỏ mới là công ăn” thì với cây cà phê cũng có một ý nghĩa tương tự: “Công trồng là công bỏ, công tưới nước mới là công ăn”.
Xin mạo muội viết một vài hiểu biết sơ đẳng về chuyện chăm sóc cây cà phê. Theo tôi, trồng cây cà phê rất dễ nhưng ở khâu chăm sóc là chủ yếu và vốn đầu tư khá lớn. Đầu tiên là phải nói về chuyện đất rồi. Nếu ai may mắn có được một mảnh đất trồng cà phê sát một con suối thì quá lý tưởng và đỡ vất vả rất nhiều về chuyện tưới tắm cho chúng vì phải đào giếng. Nhất là vào những tháng mùa khô, mực nước trong giếng ngày càng cạn dần mà ác nghiệt thay ngay vào thời điểm đó sự phát triển của cây lại quyết định cho một vụ mùa bội thu. Thiếu nước tưới là...tiêu!
Khi cây cà phê đã giáp tàn, chuyện làm cỏ cho vườn chỉ là một cách tiêu khiển cho những buổi thăm vườn thôi vì cỏ làm sao phát triển được dưới tán cây rậm rạp? Bắt đầu dứt mưa, việc quan trọng nhất của người làm vườn là phải đánh bồn cho mỗi gốc cà phê đường kính khoảng 3 mét, cào thành một gờ đất bao quanh hầu giữ nước tưới cho khỏi chảy tràn đi mà hao hụt. Nếu chỉ hai vợ chồng chủ vườn làm thôi thì việc đó cũng mất hơn tháng trời với mảnh vườn khoảng 300 mét vuông. Xong khâu đó là tới khâu lo tưới cây. Mỗi ngày phải mang vác cái máy dầu đặt cạnh bờ suối, rải ống nước để tưới cho từng khu vực một được chia ra để tính toán thế nào cứ 3 ngày cây sẽ được tưới một lần và mỗi gốc cà phê trung bình khoảng 1 phuy nước. Nội khoản tiền mua dầu Diezel chạy máy hàng ngày cũng làm đắng miệng chủ vườn khi tính toán chi phí sản xuất. Cứ phải mang đi mang về mỗi ngày vì nếu để máy và ống nước qua đêm ngoài vườn thì ngày mai chỉ có nước khóc tiếng Tây vì đã bị quân trộm đạo dớt mất rồi.
Đến độ trên cành đã trổ những chùm hoa trắng muốt thơm ngát lại phải len lỏi chui qua những tán cà phê xanh ngắt mà cắt tỉa bớt những cành èo uột hầu dành tất cả dưỡng chất cho những cành bụ bẫm mới có được những trái cà phê chất lượng cao. Nó cũng giống như trồng những nông sản khác, cứ ham hố mà giữ lại tất cả những chùm hoa thì kết cuộc chỉ là những chùm trái quắt queo giá thấp thôi. Bởi thế cho nên, khi khách ghé thăm vườn nếu muốn có một cành hoa trắng thì xin sẵn sàng, chủ vườn sẽ cắt cho một trong số những cành sẽ bị loại bỏ mà chả có chút tiếc nuối nào đâu.
Trên đường từ Pleiku về Banmêthuột bằng xe đò một ngày giáp tết Âm Lịch của một năm nào đó xa lơ xa lắc, nhìn những vườn cà phê sát mặt đường tôi cứ trầm trồ mãi vì những cành cà phê trổ đầy những bông hoa trắng muốt từ thân cây cho đến chót cành. Chả bù với những vườn cà phê ở Long Khánh, chỉ có một ít bông hoa thưa thớt đến ngơ ngác giữa rừng lá xanh.
Bây giờ khi thu hoạch trái cà phê, người ta hay trải một tấm nhựa PP lớn dưới gốc cây rồi tuốt hết trái dù mới già hay đã chín đỏ. Như thế thì bảo sao hương vị cà phê của Việt Nam lại không thua kém với nước ngoài? Vì sao người ta hay ca tụng và mong muốn được uống một tách cà phê cứt chồn? Vì chồn chỉ ăn những trái cà phê đã chín đỏ vì cái thịt trái nó ngọt và có nghĩa là cái nhân của nó đã đủ độ già, hơn nữa tẩm thêm những dịch vị trong bao tử chồn nên nó có một hương vị rất đặc sắc. Ở huyện Krông Pak của tỉnh Đắc Lắc, học tập ở Indonesia người ta có phong trào nuôi chồn và vỗ béo chúng, đồng thời đi đến những vườn cà phê mua những trái cà phê chọn để làm ra những sản phẩm chất lượng cao và bán ra với giá cũng cao ngất ngưỡng nhưng vẫn chưa sánh bằng được.
Ngày xưa lúc tuổi còn trẻ, tôi hay dại dột tới quán cà phê chỉ vì một đôi mắt liếc nhìn, một nụ cười...dễ thương chi lạ! Một tiếng mời chào dạ thưa chớ chẳng phải vì hương cà phê của quán đó thơm tho, vị đắng ở đó dậy hương. Bây giờ lớn tuổi rồi, tôi đến quán cà phê quen mỗi ngày bởi vì đó là một nhu cầu cần thiết cho đầu óc của mình tỉnh táo, bởi vì đó là một chỗ ngồi quen thuộc thường bữa, thi thoảng cũng có lời chào dạ thưa và nụ cười dễ thương nhưng chẳng còn ai liếc mắt một lão già mang đôi kính lão và bởi vì ở đó tôi có thể...làm thơ. Những bài thơ tình nghe sao ngọt ngào thấm đẫm hương vị ngát thơm của ngày cũ. Có lần trở về lại Banmêthuột, tôi đã ví von mùa hoa cà phê là mùa-hoa-thương-nhớ.
Xin kết bằng câu thơ:
Ước gì giữ được làn hương Để mai xa cách, yêu thương vẫn còn.
SƯƠNG MAI Qua rằm tháng giêng thì còn đợt 3 , đó là đợt cuối của mùa hoa cà phê, hoa nở lác đác thôi, không còn bao nhiêu nữa và cũng lác đác từng vùng... CX cũng chẳng biết nói sao đây vì phong thổ mỗi nơi mỗi khác. Ngay ở VN mà ngoài Bắc cũng chẳng có mai thì ở MỸ mình làm sao biết được? Thôi thì cx nói một chút kinh nghiệm ở VN nhé, tại BMT thôi. Thường thì năm nào trời ấm mình lặt lá mai 15 ngày trước tết, trời lạnh thì 20 ngày. Nếu năm nào lạnh quá , bông không kịp nở đúng hẹn thì có thể tưới nước ấm , tưới liên tục nhé, ngày hôm sau bông sẽ có biến chuyển. Nhưng cx chỉ áp dụng phương pháp này với hoa trồng trong chậu, còn hoa trồng ngoài vườn chưa năm nào phải làm thế cả. vì ngoài vườn nước ấm đâu cho phỉ, giá mà có máy nước nóng thì dễ dàng hơn... còn như muốn hãm bông lại thì đừng tưới nước thế thôi, rất đơn giản . Bây giờ sát tết quá rồi, 10 ngày nữa sợ không kịp SƯƠNG MAI à... nhưng cứ làm thử, cứ lặt lá đi... xem sao...
SAO Hay lắm, huynh không phải dân làm cà phê mà biết như thế là tuyệt lắm rồi. Có điều ,muội xin bổ xung một chút nhé. Cà phê lúc thu hoạch thì các cành dự trữ đã đơm bông. Thu trái xong phải chờ bông thật cương mới tưới nước. Đợt đầu phải tưới cho thật đẫm, vì đợt này là đợt quyệt định có được mùa hay là không. Bông cho dù có nhiều mà thiếu nước không nở hết là coi nhu thất bại. 20 ngày sau mới tưới lại đợt 2 và 1 tháng sau mới tưới đợt 3 là coi nhu xong mùa tưới. Khi hoa dang nở cấm không được đụng vào vì đụng vào hoa rụng không đậu trái đươc. Thường thì người ta đã tỉa tót cành , chồi ngay sau khi thu hoạch rồi mới tưới. Năm nào hoa nở đúng vào lúc có gió nhiều thì kể như là mùa vì gió mạnh dễ làm rụng bông. Một chút bổ xung với huynh nhé.
Hổm rày NT bận túi bụi... bệnh, đi chơi, té... nên chẳng biết là Trang thơ nở rộ cafe thú vị như thế này. Bây giờ NT ngồi đọc một mạch hết từ bài thơ của bạn thơ Cỏ Xanh đến tất cả những hương hoa sách vở và lãng mạn của cafe từ comments của các bạn... thật ngẩn ngơ !
Cỏ Xanh lại trở về BMT vào dịp hoa cà phê nở làm SM cũng nôn nao. Mùa hoa năm ngoái lúc về không được nhìn hoa trắng bao làm SM cũng tiếc . Những cánh hoa héo úa chuyển màu nâu sậm cho xong một kiếp hoa làm cho biết bao người trồng cà phê tốn bao công sức chăm sóc và tiền của, mong đợi những trái cà phê nhú ra bé bé xanh xanh. Chúc CX được mùa cà phê nhiều và ngon như quà tặng dạo nào.
ReplyDelete...Ta thả hồn mềm bên cánh nhỏ
ReplyDeleteBan Mê hoa trắng đợi ai về..
Cám ơn Cỏ Xanh với những dòng thơ mượt mà của "nàmg cà phê..".
..Một đời không dễ quên nhau được
Chớm xuân phong nhụy đóa mong chờ..
Chắc phải nhờ "Ông Trời Con" làm hô biến cho tui thành "con ong", rồi tui sẻ trốn trong "vali" của Trang Chủ ..để đi ta bà.
Có vậy thì mới gặp được Cỏ Xanh và Hoa Cà Phê.
Rất quý.
ReplyDeleteHOA CÀPHÊ TRẮNG NHƯ BÔNG
BANMÊ VẪN ĐỢI VẪN TRÔNG NGƯỜI VỀ
AI ƠI ĐỪNG LỖI CÂU THỀ
NGƯỜI XƯA CÒN ĐÓ ,TÌNH QUÊ DẠT DÀO!
Năm nay ta về sẽ hái một cành càphê chưng TẾT !
CHÚC MỪNG CÁC BẠN TRANG THƠ MỘT NĂM MỚI AN VUI HẠNH PHÚC !
NHÀ HOA VĂN
Lâu lắm rồi không thấy thơ của Cỏ xanh, tưỡng rằng đã quên....
ReplyDeleteNay thì hoa cà phê lại nở !
Môt đời không dễ quên nhau thật
Lỗi hẹn người đi vẫn nhớ người
Như bông hoa trắng cà phê đó
Vẫn nỡ vào đông, người nhớ người.
Một chút tình xa theo gió bay
Ngây ngất hương nồng tỉnh lại say
Gữi về nơi ấy mơn hoa trắng
Một thoáng tình ơi trong mắt cay!
Một chút thơ để hòa điệu cùng Cỏ Xanh há !
Phượng các.
ReplyDeleteMÙA HOA CÀPHÊ làm động lòng người.
Có người nhờ vào giùm comment để nhớ chút tình xưa.
Một mùa hoa nữa lại về, trắng xoá
khắp triền đồi,thung lũng...nơi mà tình cảm của tôi đã trãi dài ngút ngàn theo dáng hoa và hương thơm thoang thoảng...những chuổi hoa trắng muốt ,tinh khôi,như kéo tôi về với kỹ niệm thời mới lớn ở cái đất được mệnh danh là HOÀNG TRIỀU CƯƠNG THỔ trước đây !
Cám ơn Cỏ Xanh ,Cám ơn hoa càphê
mãi mãi đậm dấu trong tôi...Người BMT dù ở xa hay gần luôn hoài niệm về nó như một phần cơ thể của một thời say đắm !
Càphê hoa trắng một thời
Banmê vẫn đợi người về bên nhau
Hương nồng lan toả thơm lâu
Giờ thêm vị đắng chát môi cũng
đành !
LTV
SƯƠNG MAI
ReplyDeleteChào SƯƠNG MAI và các bạn TRANG THƠ.
Trước tiên cỏ xanh gửi lời xin lỗi đến tất cả các bạn về sự vắng mặt nhiều của cx, chả là vì cx quá bận rộn đó thôi, chứ làm sao mà quên được, mong các bạn tha thứ nhé.
CX về BMT đúng dịp hoa cà phê nở rộ cùng một lúc...nghĩa là năm nay nhờ cơn bão số 1, BAN MÊ mua thật to, đúng vào dịp vừa thu hoạch cà phê xong, cây đang cần nước để bung bông, thế là đợt bông đầu tiên hầu như cả vùng bông cùng nở một lúc, thật đẹp. Thường thì, các nông trường và nhà vườn tưới bằng máy nên không thể tưới hết cà phê cùng một lúc để hoa nở cùng một lúc được. Sự kiện này thì chỉ nhờ vào trời mưa thôi. Cũng có năm cả tỉnh nhờ cơn mưa trái mùa như năm nay mà hoa cà phê nở rộ đúng vào sáng mồng một , thế là đón xuân về ngào ngạt hương cà phê, thật là đẹp và thật là thích, nhưng hiếm lắm, thường thì hoa chỉ nở từng vùng, từng rẫy thôi.
Năm nay nhuần, nên hoa nở sớm, cx e rằng tết không còn hoa cà phê nữa, mà nếu như còn thì hoa của đợt 3 cũng không còn bao nhiêu nữa.
Đẹp nhất là đợt hoa đầu tiên thôi và phải gạp mưa để nở cùng một lúc nữa kìa...đẹp mắt và cũng đẹp lòng... vì đỡ tốn tiền tưới ấy mà hi.hi hi...
QUÊ HƯƠNG ơi,
ReplyDeleteThế thì phải nhờ "Ông Trời Con" hô biến nhanh lên QUÊ HƯƠNG à...không thì hết mùa hoa cà phê đấy
Thân quí
HOA VĂN
ReplyDeleteMột cành cà phê để chưng tết, thì chắc cũng còn... nhưng hoa cà phê chỉ để ngắm và thưởng thức hương thôi...chứ chưng thì không đẹp... vì như thế không đẹp lòng nhà vườn đâu ạ
Cx KÍNH CHÚC HOA VĂN NĂM QUÝ TỴ VẠN SỰ MAY MÁN SỨC KHỎE DỒI DÀO
KÍNH, Thân.
cỏ xanh
PHƯƠNG CÁC
ReplyDeleteKính thưa huynh, làm sao mà quên được...
Cảm ơn bài thơ hay của huynh, mong rằng sẽ có ngày huynh trở về thăm BMT vào mùa hoa cà phê.
Than quí.
cỏ xanh
LVT
ReplyDeleteNgười BMT dù ở xa hay gần luôn hoài niệm về nó như một phần cơ thể...nghe câu nói này thì BMT cũng rưng rưng nước mắt và luôn luôn dang rộng vòng tay để đón người về...
Thân Chào Cỏ Xanh
ReplyDeleteThân Chào các nhà thơ ,
Miệt dưới đang là mùa hạ !
Tuần rồi nóng tới 46*C/115*F , người thì không sao,nhưng hoa lá thì cuộn tròn như điếu xì gà ...
cái khó là hôm trước và hôm sau chỉ có 26*C , cái chênh lệch như thế làm mọi thứ trở nên giòn ,dê~ vỡ ...
Trang Thơ tự nhiên biến mất trong Google search ! gõ chữ banthohp để tìm thì chỉ thấy " Tiếng hót giữa mùa Xuân " của Phạm Tiến ! vì vậy đi lạc mãi mới về tới vườn café CX !
Lâu rồi ...không được hái hoa café khô để nhét vào ống điếu bằng tre rừng made in BMT đàng hoàng :phì phèo thổi khói như mây ngàn bay ...
Nghe đồn rằng ,hút hoa café khô bằng ống điếu Banmê thì sẽ trẻ mãi không già như ông trời con, còn ai hít thở hương thơm của hoa café trắng ngần thì sẽ đẹp mãi như NÀNG ...CX
Amen
Cám ơn Ông Trới con mách nướ., chuyến nầy về đi tìm hoa caphê khô hút thử coi có bớt "bó" nào không?
ReplyDeleteVà, cũng cám ơn bạn CX đã khơi mào, để thấy cơ hội ngàn vàng về hoa càphê.
Mong bằng hữu hưởng hương thơm nồng của hoa và nhớ....
VIVU ơi,
ReplyDeleteChà chà, Ông Trời con này "oách" thật , dám tự ban cho mình hút hoa cà phê là trẻ mãi không già nhé, coi chừng thiên hạ nghe thấy... hái hết hoa mà hút... thì dân BMT lâm vào cảnh lầm than đấy... lúc đó cx cũng chẳng còn được thưởng thức hương hoa nữa thì làm sao mà đep dược nữa hở Ông Trời con?
CHÚT XÍU
ReplyDeleteÔ! cx nghe VV bảo là hút hoa cà phê trẻ mãi không già thì hết hồn...nhưng ngẫm lại thì không phải... VV nói là hoa cà phê khô... thế thì được... vì hoa cà phê luôn héo và khô trên cành.
Vậy CHÚT XÍU và các bạn yên tâm nhé, không gây tổn hại kinh tế cho dân BMT đâu...nên xin mời các bạn về, chúng ta cùng thưởng thức để cùng trẻ đẹp nhé...
Tiếc quá, vậy là mùa hoa đã nở đúng lúc CX về BMT, có nghĩa là quá trễ cho sự có mặt cua SM tại BMT sau rằm tháng Giêng. Hy vọng đợt 3 nơi nào đó hoa còn cảm tình với SM mà chờ mà đợi. Trăng tháng Chạp sao mà sáng lại rơi vào những đêm gió lạnh , may là không có tuyết đổ như bên QH.
ReplyDeleteSM chăm chút cây Mai đã hơn nửa năm nay mà chẳng thấy mọc thêm vài lá, chừng gang tay rồi cứ dậm chân tại chỗ như vậy. CX có kinh nghiệm gì bày dùm chút đi. Hoa đào đỏ góc vườn im ắng không hé lấy một bông, thế này thì đón Xuân nỗi gì !!!!
Chúng ta là những người thưởng thức hương vị đặc sắc của hoa cà phê, của mùi thơm lừng bốc khói của tách cà phê như một nhu cầu cần thiết hàng ngày. Mỗi người có một khẩu vị riêng nên lựa chọn một mùi vị riêng. Cà phê sẻ, cà phê cứt chồn, Moka, Arabica, Robusta...Những người có điều kiện tài chánh dồi dào lại đòi hỏi phải là cà phê Brazil nữa cơ đấy!
ReplyDeleteMùi hương nào gây nhớ?
Ít có ai trong chúng ta đã phải một nắng hai sương với cây cà phê. Có những câu tục ngữ về chuyện trồng cây lúa như “công trồng là công bỏ, công làm cỏ mới là công ăn” thì với cây cà phê cũng có một ý nghĩa tương tự: “Công trồng là công bỏ, công tưới nước mới là công ăn”.
Xin mạo muội viết một vài hiểu biết sơ đẳng về chuyện chăm sóc cây cà phê. Theo tôi, trồng cây cà phê rất dễ nhưng ở khâu chăm sóc là chủ yếu và vốn đầu tư khá lớn.
Đầu tiên là phải nói về chuyện đất rồi. Nếu ai may mắn có được một mảnh đất trồng cà phê sát một con suối thì quá lý tưởng và đỡ vất vả rất nhiều về chuyện tưới tắm cho chúng vì phải đào giếng. Nhất là vào những tháng mùa khô, mực nước trong giếng ngày càng cạn dần mà ác nghiệt thay ngay vào thời điểm đó sự phát triển của cây lại quyết định cho một vụ mùa bội thu. Thiếu nước tưới là...tiêu!
Khi cây cà phê đã giáp tàn, chuyện làm cỏ cho vườn chỉ là một cách tiêu khiển cho những buổi thăm vườn thôi vì cỏ làm sao phát triển được dưới tán cây rậm rạp?
ReplyDeleteBắt đầu dứt mưa, việc quan trọng nhất của người làm vườn là phải đánh bồn cho mỗi gốc cà phê đường kính khoảng 3 mét, cào thành một gờ đất bao quanh hầu giữ nước tưới cho khỏi chảy tràn đi mà hao hụt. Nếu chỉ hai vợ chồng chủ vườn làm thôi thì việc đó cũng mất hơn tháng trời với mảnh vườn khoảng 300 mét vuông. Xong khâu đó là tới khâu lo tưới cây. Mỗi ngày phải mang vác cái máy dầu đặt cạnh bờ suối, rải ống nước để tưới cho từng khu vực một được chia ra để tính toán thế nào cứ 3 ngày cây sẽ được tưới một lần và mỗi gốc cà phê trung bình khoảng 1 phuy nước. Nội khoản tiền mua dầu Diezel chạy máy hàng ngày cũng làm đắng miệng chủ vườn khi tính toán chi phí sản xuất. Cứ phải mang đi mang về mỗi ngày vì nếu để máy và ống nước qua đêm ngoài vườn thì ngày mai chỉ có nước khóc tiếng Tây vì đã bị quân trộm đạo dớt mất rồi.
Đến độ trên cành đã trổ những chùm hoa trắng muốt thơm ngát lại phải len lỏi chui qua những tán cà phê xanh ngắt mà cắt tỉa bớt những cành èo uột hầu dành tất cả dưỡng chất cho những cành bụ bẫm mới có được những trái cà phê chất lượng cao. Nó cũng giống như trồng những nông sản khác, cứ ham hố mà giữ lại tất cả những chùm hoa thì kết cuộc chỉ là những chùm trái quắt queo giá thấp thôi. Bởi thế cho nên, khi khách ghé thăm vườn nếu muốn có một cành hoa trắng thì xin sẵn sàng, chủ vườn sẽ cắt cho một trong số những cành sẽ bị loại bỏ mà chả có chút tiếc nuối nào đâu.
Trên đường từ Pleiku về Banmêthuột bằng xe đò một ngày giáp tết Âm Lịch của một năm nào đó xa lơ xa lắc, nhìn những vườn cà phê sát mặt đường tôi cứ trầm trồ mãi vì những cành cà phê trổ đầy những bông hoa trắng muốt từ thân cây cho đến chót cành. Chả bù với những vườn cà phê ở Long Khánh, chỉ có một ít bông hoa thưa thớt đến ngơ ngác giữa rừng lá xanh.
ReplyDeleteBây giờ khi thu hoạch trái cà phê, người ta hay trải một tấm nhựa PP lớn dưới gốc cây rồi tuốt hết trái dù mới già hay đã chín đỏ. Như thế thì bảo sao hương vị cà phê của Việt Nam lại không thua kém với nước ngoài? Vì sao người ta hay ca tụng và mong muốn được uống một tách cà phê cứt chồn? Vì chồn chỉ ăn những trái cà phê đã chín đỏ vì cái thịt trái nó ngọt và có nghĩa là cái nhân của nó đã đủ độ già, hơn nữa tẩm thêm những dịch vị trong bao tử chồn nên nó có một hương vị rất đặc sắc. Ở huyện Krông Pak của tỉnh Đắc Lắc, học tập ở Indonesia người ta có phong trào nuôi chồn và vỗ béo chúng, đồng thời đi đến những vườn cà phê mua những trái cà phê chọn để làm ra những sản phẩm chất lượng cao và bán ra với giá cũng cao ngất ngưỡng nhưng vẫn chưa sánh bằng được.
Ngày xưa lúc tuổi còn trẻ, tôi hay dại dột tới quán cà phê chỉ vì một đôi mắt liếc nhìn, một nụ cười...dễ thương chi lạ! Một tiếng mời chào dạ thưa chớ chẳng phải vì hương cà phê của quán đó thơm tho, vị đắng ở đó dậy hương.
ReplyDeleteBây giờ lớn tuổi rồi, tôi đến quán cà phê quen mỗi ngày bởi vì đó là một nhu cầu cần thiết cho đầu óc của mình tỉnh táo, bởi vì đó là một chỗ ngồi quen thuộc thường bữa, thi thoảng cũng có lời chào dạ thưa và nụ cười dễ thương nhưng chẳng còn ai liếc mắt một lão già mang đôi kính lão và bởi vì ở đó tôi có thể...làm thơ.
Những bài thơ tình nghe sao ngọt ngào thấm đẫm hương vị ngát thơm của ngày cũ. Có lần trở về lại Banmêthuột, tôi đã ví von mùa hoa cà phê là mùa-hoa-thương-nhớ.
Xin kết bằng câu thơ:
Ước gì giữ được làn hương
Để mai xa cách, yêu thương vẫn còn.
SƯƠNG MAI
ReplyDeleteQua rằm tháng giêng thì còn đợt 3 , đó là đợt cuối của mùa hoa cà phê, hoa nở lác đác thôi, không còn bao nhiêu nữa và cũng lác đác từng vùng...
CX cũng chẳng biết nói sao đây vì phong thổ mỗi nơi mỗi khác. Ngay ở VN mà ngoài Bắc cũng chẳng có mai thì ở MỸ mình làm sao biết được?
Thôi thì cx nói một chút kinh nghiệm ở VN nhé, tại BMT thôi. Thường thì năm nào trời ấm mình lặt lá mai 15 ngày trước tết, trời lạnh thì 20 ngày. Nếu năm nào lạnh quá , bông không kịp nở đúng hẹn thì có thể tưới nước ấm , tưới liên tục nhé, ngày hôm sau bông sẽ có biến chuyển. Nhưng cx chỉ áp dụng phương pháp này với hoa trồng trong chậu, còn hoa trồng ngoài vườn chưa năm nào phải làm thế cả. vì ngoài vườn nước ấm đâu cho phỉ, giá mà có máy nước nóng thì dễ dàng hơn... còn như muốn hãm bông lại thì đừng tưới nước thế thôi, rất đơn giản .
Bây giờ sát tết quá rồi, 10 ngày nữa sợ không kịp SƯƠNG MAI à... nhưng cứ làm thử, cứ lặt lá đi... xem sao...
SAO
ReplyDeleteHay lắm, huynh không phải dân làm cà phê mà biết như thế là tuyệt lắm rồi. Có điều ,muội xin bổ xung một chút nhé.
Cà phê lúc thu hoạch thì các cành dự trữ đã đơm bông. Thu trái xong phải chờ bông thật cương mới tưới nước. Đợt đầu phải tưới cho thật đẫm, vì đợt này là đợt quyệt định có được mùa hay là không. Bông cho dù có nhiều mà thiếu nước không nở hết là coi nhu thất bại. 20 ngày sau mới tưới lại đợt 2 và 1 tháng sau mới tưới đợt 3 là coi nhu xong mùa tưới.
Khi hoa dang nở cấm không được đụng vào vì đụng vào hoa rụng không đậu trái đươc. Thường thì người ta đã tỉa tót cành , chồi ngay sau khi thu hoạch rồi mới tưới. Năm nào hoa nở đúng vào lúc có gió nhiều thì kể như là mùa vì gió mạnh dễ làm rụng bông.
Một chút bổ xung với huynh nhé.
Thân quí,
cx.
Các bạn thơ ơi,
ReplyDeleteHổm rày NT bận túi bụi... bệnh, đi chơi, té... nên chẳng biết là Trang thơ nở rộ cafe thú vị như thế này. Bây giờ NT ngồi đọc một mạch hết từ bài thơ của bạn thơ Cỏ Xanh đến tất cả những hương hoa sách vở và lãng mạn của cafe từ comments của các bạn... thật ngẩn ngơ !