Hàng năm cứ đúng chủ nhật thứ ba trong tháng 6, đất nước này lại có một ngày lễ đặc biệt vinh danh người cha trong gia đình. SM thân chúc các đấng Nam Nhi một ngày vui thật là vui.Thôi thì cứ thả cho đầu óc bay bổng lướt trên những ngọn đồi tràn ngập sắc Xuân xanh ngát nhé.
( Nhớ lại hồi 2008 cũng mùa đá banh, Trang chủ có nhã ý mua vé tốt cho các ông đi ngao du sơn thủy bằng Hot Balloon , biết đâu lại gặp Tiên nữ vườn đào, thế mà bị trách móc đủ điều.)
SM ơi ! Cánh đồng cỏ xanh mượt . Tình cha cũng mượt mà như thế, đúng không SM? Bức tranh thật tuyệt! Vân luôn ước mong và cầu chúc các bạn thơ nam , không những có một ngày Father's Day hạnh phúc mà ngày ấy mãi mãi được tiếp nối .... KV
Hôm nay, chútxíu định 'chuyện thế sự mặc đời sau gánh vác' vì một năm có một ngày này. Nhưng Các quân phát pháo, nên chútxíu cũng góp sức già. Mắt kèm nhèm, không biết đếm có trật không?
Người thách leo, cũng muốn thử leo Một đèo, một đèo, lại một đèo 'Mượt mà' nhưng sao cô quạnh quá! Chân đèo đành đợi, có ai? theo. PhượngCác ra quân phát pháo lệnh Lẻo đẻo theo sau, tiếc phận "nghèo" - Thời gian còn lại bao lăm nữa? - 'Vừa đấm vừa leo', khổ với đèo!
Cha tôi nói, trong gia đình, quan trọng là người đàn bà. Giữ được êm ấm hay đổ vỡ cũng là do người đàn bà. Mẹ tôi mất cách nay đã 10 năm. Kể từ ngày ấy, cha chưa một lần rời khỏi cái tổ ấm chứa đựng 50 năm hạnh phúc với 10 đứa con “trứng gà, trứng vịt” của cha mẹ. Cha bảo, cha không muốn đi đâu khi không có mẹ. Ấy vậy mà vừa rồi thằng Út gọi điện: “Cha nói muốn lên Sài Gòn thăm con cháu một chuyến”. Tụi tôi thấy lo lo. Người ta hay nói, một người già bỗng dưng muốn đi thăm bạn bè, thân hữu, cháu con thì chắc chắc sẽ có thay đổi lớn. Dù vậy, nghe bảo cha chịu đi chơi thì mấy anh em tôi rất mừng, vội vàng mướn xe về đón cha lên. Mấy anh em phân công nhau: cha ở với mỗi đứa 1 tuần. Cứ thế mà xoay tua. Nếu hết tua mà cha vẫn còn muốn ở chơi thì bắt đầu làm lại tua thứ hai. Thỏa thuận xong đâu đấy rồi vậy mà bỗng dưng cha đổi ý: “Cha ở với vợ chồng con Bảy. Trước nay con Bảy nấu ăn giống mẹ, cha vừa miệng nhất”. Vậy là tôi, con Bảy cuống quýt dọn dẹp nhà cửa để đón cha về. Biết ý cha, ngày nào tôi cũng hỏi: “Hôm nay cha muốn ăn gì để con mua?”. Cha bảo: “Cha lớn tuổi rồi, ăn uống bao nhiêu đâu, gì cũng được”. Tuy cha nói vậy nhưng ngày nào tôi cũng cố gắng đổi món. Hôm thì cá rô kho tộ, bữa thì tôm kho tàu, thịt ba rọi nướng; bữa thì tôi nấu bánh canh, bún bò cho cha ăn... Theo thói quen, hôm nào tôi cũng chờ cha gắp vài đũa rồi hỏi: “Cha ăn được không cha?”. Cha gật đầu: “Con là đứa biết ý cha nhất”. Thấy vậy, 2 thằng con tôi cũng bắt chước. Mỗi khi lên bàn ăn, tụi nó lại tranh nhau hỏi: “Ông ngoại, ngon không ông ngoại?”. Cha tôi xoa đầu hai thằng cháu: “Ngon. Nhưng mẹ con nấu không giống bà ngoại nấu...”. Sau câu nói, tôi thấy mắt cha rơm rớm. Có lẽ cha nhớ mẹ. Mấy chục năm vui buồn, tôi chưa bao giờ nghe cha mẹ nặng lời với nhau. Cha không bao giờ kêu mẹ bằng “bà” mà gọi bằng “mẹ sắp nhỏ”. Cha kêu như thế dù “sắp nhỏ” của cha mẹ có đứa đã ngót nghét năm mươi tuổi. Mãi sau này khi mẹ mất, cha mới kể, lúc đầu, khi ông bà nội đi hỏi cưới mẹ cho cha, cha chê mẹ xấu nên đã bỏ đi biệt xứ. Hơn 3 năm sau, cha trở về, thấy mẹ vẫn còn ở vậy. Lân la làm quen, chuyện trò cha mới phát hiện mẹ là một cô gái hiền lành, đảm đang, hiếu thảo. Cha hỏi, sao mẹ chưa chịu lấy chồng thì mẹ trả lời: “Lấy người bạc bẽo như anh thì thà ở vậy còn hơn”. Lúc đó, cha trở ngược năn nỉ mẹ ưng lấy cha. Năn nỉ riết, mẹ cũng xiêu lòng nhưng giao hẹn: “Lấy tui rồi thì không được lẹo tẹo với mấy đứa xóm trên nghen. Anh mà có gì với tụi nó thì tui chết trước bỏ anh đó”. Cha nghe vậy thì mừng húm vì “mấy đứa xóm trên” đã đi lấy chồng hết trơn rồi. Vậy là cha mẹ thành vợ thành chồng. Rồi mẹ sinh anh Hai, anh Ba, chị Tư, chị Năm, chị Sáu, con Bảy là tôi và các em Tám, Chín, Mười, Út. Sau này, có những lúc nhà gặp khó khăn, chúng tôi cứ hay cật vấn: “Sao cha mẹ đẻ chi mà nhiều vậy?”. Mẹ cười hiền lành: “Đẻ cho sạch ruột thì thôi chớ có biết gì đâu mà kế hoạch như bây giờ?”. Cái chuyện cha mẹ đẻ tới 10 đứa con cứ bị chúng tôi đem ra làm đề tài bàn tán mỗi khi có dịp vui vầy. Đứa nào cũng nghĩ, chắc cha mẹ hạnh phúc lắm mới cho ra nhiều con như thế! Mãi sau này, trong một lần anh em tụ tập, anh Hai mới kể lại một câu chuyện mà nghe xong đứa nào cũng ôm bụng cười lăn, cười bò. Chẳng biết anh Hai có thêm thắt hay không nhưng anh cam đoan là “nghe dượng Chín kể sao, anh kể lại i sì...”.
Lần đó mẹ sanh chị Năm được non tháng thì nghe tin cha có vợ bé. Tối tối hai người ngủ với nhau dưới ghe đậu ngoài vàm kinh. Chả là cha tôi buôn trái cây đường dài từ miền Tây lên thành phố, hay chở trái cây đi Sài Gòn bằng ghe mà. Lần đó cha đi 2 ngày thì có người báo cha chưa đi, còn neo ghe ngoài vàm để lên thêm hàng. Họ còn nói, thấy có người phụ nữ thấp thoáng trong mui ghe. Nghe vậy thì mẹ lên cơn ghen. Cái thói thường đàn bà, hễ đụng tới chuyện chồng chung thì đã “ba máu, sáu cơn”, cỡ nào cũng phải bắt tận tay, day tận mặt. Nửa đêm hôm đó, mẹ mượn chiếc xuồng, bơi ra chỗ cha đậu ghe. Mẹ hành sự êm đến nổi chẳng ai hay biết. Mẹ bò vô mùng rồi mà cha vẫn ngủ say như chết. Bắt gặp tại trận cha với người đàn bà khác, mẹ suýt ngất đi nhưng rồi mẹ bình tĩnh quơ hết quần áo của hai người rồi lia đèn pin vào mặt họ. Khi nhận ra tình thế hiểm nghèo, cha năn nỉ mẹ tha cho và hứa không bao giờ tái phạm. Mẹ chỉ vào mặt cha: “Ông ngồi yên đó, để tui dạy cái đứa dám giựt chồng tui”. Cha sợ thì ít, mà lo mẹ bị lên cơn sản hậu thì nhiều nên ngồi im re. Mẹ đưa trả quần áo cho người phụ nữ kia, bảo chị ta mặc vào rồi nằm xuống. Chị ta răm rắp làm theo. Mẹ nhịp nhịp cái roi tre thủ sẵn lên mông chị ta: “Nè, cô có biết anh Tám là chồng tui không? Biết hả? Biết sao còn dám rù quến? Đàn ông nào cũng có thói trăng hoa, không ít thì nhiều. Chồng tui không có lỗi. Ảnh mà hư hỏng là tại cô dụ dỗ. Cái thứ đàn bà lăng loàn, hư thân mất nết. Tui đánh cô 20 roi cho cô chừa”. Người phụ nữ kia run lẩy bẩy nhưng không dám trả treo. Còn mẹ tôi thì chỉ nói được vậy rồi... xỉu!
Ấy vậy mà từ đó về sau, cha một lòng, một dạ, không bao giờ dám léng phéng nữa... Thế nên, sau khi mẹ mất, dù đã 10 năm nhưng bữa cơm nào cha cũng xới một chén cơm cho mẹ và rủ rỉ: “Mẹ sắp nhỏ về ăn cơm với tui”. Đã mấy lần chúng tôi bảo cha thôi đừng cúng nữa để mẹ siêu thoát thì cha nhất định không chịu... Cha ở chơi được một tuần thì anh Hai nhớ ra: “Cha rất thích bánh xèo. Anh em mình dẫn cha đi ăn bánh xèo đi”. Vậy là anh Hai làm chủ xị bữa tiệc bánh xèo ở cái quán nổi tiếng của thành phố. Đến nơi, chúng tôi gọi đủ thứ bánh xèo: hải sản, nấm, thập cẩm, củ hủ dừa... Khi người ta bưng bánh xèo thơm phức, giòn rụm ra, cha ngắt một miếng cho vào miệng rồi lấy đũa vạch cái bánh xèo ra săm soi: “Bánh xèo gì lạ lùng vậy?”. Cha chê bánh mỡ dầu nhiều, nhân bánh “hỏng giống ai”. Đặc biệt, bột bánh vừa bỡ, vừa nhạt, vừa hôi vì cho nhiều bột nghệ được pha chế sẵn... Biết cha nhớ bánh xèo mẹ làm nên mấy chị em chúng tôi quyết định phải tự tay đổ bánh xèo cho cha ăn. “Cha có ăn uống bao nhiêu đâu mà làm chi cho cực vậy?”. Tuy cha nói vậy nhưng chúng tôi biết cha rất vui. Tôi ngâm gạo rồi đi mướn người ta xay chớ không làm bằng bột pha sẵn bán ngoài tiệm. Lúc pha bột, cha ngồi kế bên chỉ dạy: cho vào bột nước cốt dừa vừa phải, đậu xanh cà ngâm một đêm cho tróc vỏ rồi đãi sạch nấu mềm, hành hương xắt nhuyễn, lòng đỏ trứng, muối, đường, chút nước nghệ tươi rồi nêm nếm vừa ăn. Nhân bánh thì chỉ có thịt vịt bằm nhuyễn xào vừa ăn, tép bạc, củ sắn, nấm rơm. Riêng món rau ăn kèm thì thật hoành tráng: Anh Hai lùng sục khắp nơi để mang về nào là đọt chiết, đọt xoài, bằng lăng, húng quế, đinh lăng, lá cách; cộng với diếp cá, sà lách, tần ô, rau thơm, húng lủi, cải bẹ xanh... Chị Năm còn cất công đi mượn về cái chảo gang và cái bếp than. Kể ra như vậy để mọi người thấy là anh em tôi đã chuẩn bị bữa tiệc bánh xèo cho cha chu đáo như thế nào. Tôi lại được tín cẩn giao nhiệm vụ đổ bánh xèo. Trước khi làm thật, tôi đã “xé nháp” cả chục lần để canh sao cho được cái bánh xèo giòn rụm ngoài rìa nhưng phía trong không bị khét, nhân bánh rãi đều để gắp miếng bánh chỗ nào cũng có thịt vịt, có tép, có đậu xanh... Cha ăn được non cái bánh rồi gật gù: “Cũng khá đó con nhưng vẫn chưa bằng mẹ”. ... Ngày cuối cùng trước khi cha về lại quê, anh em chúng tôi họp mặt đầy đủ. Dâu rể, con cháu gần ba chục người, ngồi chật nhà anh Hai. “Cha yếu rồi, không biết có còn lên chơi với con cháu được nữa không. Có điều cha muốn nói với tụi con là, đàn ông hay ham thích của lạ, thích bay nhảy nhưng cuối cùng cũng quay về nhà. Trong gia đình, quan trọng là người đàn bà. Giữ được êm ấm hay đổ vỡ cũng là do người đàn bà. Nói vậy không phải cha bao che cho mấy thằng rể hay anh Hai, anh Ba mà cha muốn nói với con Tư, con Năm, con Sáu, con Bảy, con Tám, con Chín, con Mười là phải rộng lượng, cái gì đáng nói thì nói, không đáng thì bỏ qua. Có như vậy gia đình mới êm ấm”.
Chúng tôi lặng thinh. Cha cũng trầm ngâm hồi lâu rồi cất tiếng: “Nói vậy chớ cha cũng có lỗi với mẹ nên mẹ mới bỏ cha mà đi sớm như vậy”. Nói rồi cha lại rơm rớm nước mắt. Năm nay cha đã tám mươi tư tuổi rồi mà hình như trong tim cha, không có ai ngoài mẹ...
Mặc đời thế sự thấp cao Đồi xanh mơn mởn Cha nào ngán chi (*) Từ từ thủng thỉnh mà đi Mà bò, mà chạy cuộc thi leo đồi Hồi xưa thiệt trẻ... qua rồi Giờ Cha thở dốc, Cha ngồi ngắm mây
* Chữ "Cha" Như Thương xin riêng tặng hết các quan anh trong TT đang làm CHA nghe ...
Tía tôi năm nay đã 87 tuổi rồi. Cái tuổi mà mọi người xem mỗi ngày trôi qua là bổng lộc của trời đất ban cho. Từ ngày má tôi mất, tía tôi buồn lắm. Ông lặng lẽ đi vào, đi ra. Thẫn thờ bơ vơ chiếc bóng lẻ. Ông đứng tần ngần trước bàn thờ, đưa tay sửa lại bức hình má tôi cho ngay ngắn. Ông lại lúi húi thay nước, thắp nhang, làm này làm nọ, với mục đích là được gần gũi với má tôi. Tôi ôm vai ông, tôi thì thầm là cố giữ gìn sức khỏe, dẫu sao má cũng đi rồi. Tôi nói thì tôi nói, ông vẫn làm theo ý của ông, “Tía muốn săn sóc cho má được tươm tất như những ngày má còn sống, con à!” Tôi nghe mà não cả lòng. Tôi lo cho ông lắm. Ngày chúng tôi trở lại Mỹ, ông đứng lặng lẽ nhìn đám con vội vã bước ra xe như không muốn kéo dài phút giây bịn rịn. Tôi đắng cả lòng, thắt cả ruột khi thấy ông mếu máo đưa tay chùi nước mắt. Tôi muốn nhảy đại xuống xe để ở lại với ông, mặc kệ bao bộn bề, lo toan của cuộc sống nơi xứ người. Trong đời tôi, đó là lần chia ly não nề nhất. Não nề cho cả người đi lẫn người ở lại. Hình ảnh đó của tía tôi cứ theo tôi mãi. Giờ ngồi đây, nhớ đến tía, tôi lần dò những kỷ niệm về tía tôi, tôi thấy cả trời thương nhớ lẫn sợ hãi lũ lượt ùa về. Kỷ niệm về tía tôi thì nhiều lắm. Có kỷ niệm toàn là đòn với roi. Có những kỷ niệm toàn chữ với nghĩa. Với đòn roi, tôi gọi đó là kỷ niệm võ biền. Với văn chương, tôi đặt tên cho nó là kỷ niệm chữ nghĩa. Tôi bị ăn đòn của tía tôi khá nhiều. Tuổi thơ của tôi toàn là ghẹo làng, phá xóm. Hết đầu trên mắng vốn thằng con “quỷ tử, ” đánh lộn phun máu đầu con người ta. Tía tôi chưa xử xong, lại thấy ông lui cui bẻ roi để trị tội vác đá ném chó làm bể cái lu đựng nước của nhà bà xóm dưới. Ðá mà ném trúng lu sành thì bể không đẹp không ăn tiền! Rồi cái mông của tôi cũng lằn xanh lằn đỏ không ăn tiền không đẹp. Tại con chó quỷ sứ cứ nhè tui mà nó gầm gừ, tui cảnh cáo nó mấy lần mà nó không chịu nghe. Tui không mần thịt nó là may lắm rồi đó! Rồi lần khác sau khi xem phim “Những Tên Cướp Biển của Thế Kỷ Hai Mươi”, lũ quỷ chúng tôi mắc chứng gì nhào xuống sông, lôi cái xuồng của người ta ra giữa dòng, đứa thì chèo, đứa thì leo lên nhào xuống, đứa phóng xuống nước móc bùn bôi đen kịt đầu cổ, chân tay, giả làm cướp biển. Xui làm sao xuồng lật úp, những đứa biết bơi thì không nói gì, đứa chỉ biết lặn (lặn ba ngày mới nổi) thì hì hà hì hụp giã gạo. May có thằng cướp biển khác có lòng nhân đạo vừa bơi vừa đạp nó vào bờ không thôi giờ này có thằng mồ yên mả đẹp rồi. Thằng đó chính là thằng tôi đang viết bài này. Thế là tía tôi có dịp tiêu tiền, tiền đền cho chiếc xuồng bị mất, cho cái lu bị bể. Tiền tặng cho gia đình có thằng con vừa cứu được một mạng người. Riêng tôi thì ông tặng cho thứ khác. Ðó là roi tẩm bột chiên giòn. Tía tui có kiểu đánh con ngộ lắm. Roi chưa vô mông mà miệng ông đã gầm vang trời rồi. Hùng hùng hổ hổ, xắn tay áo, ông đè tui xuống đất rồi lấy dây cột tay chân tôi vô bộ ván ngựa. Ông bắt đầu tụng kinh giáo huấn, “Nuôi cho con lớn chừng này rồi, con chưa làm gì giúp cha giúp mẹ hết. Ăn xong nhong nhong cả ngày, chọc cho người ta réo tên cha tên mẹ con ra mà chửi. Chửi này! Chửi này!” Cái roi trên tay cứ nhịp lên nhịp xuống trên cái mông tội nghiệp. Tay tôi làm mà nó phải chịu. Sau đó, ông gác roi trên người tôi, bỏ đi qua nhà hàng xóm ngồi mà không quên buông theo một câu: “Cái roi mà rớt xuống đất là con chết với tía”. Chết sống gì tính sau, tôi nhác thấy bóng ông vừa khuất là tôi tìm cách tháo dây trói, ù chạy để bày cuộc vui mới, không kém phần hứa hẹn nhiều trận đòn quắn đít khác. Ðó là những kỷ niệm võ biền.
Kỷ niệm văn chương thì tình cảm ướt át hơn. Tía tôi khéo tay lắm. Ông có biệt tài về làm đồ gốm. Tôi nhớ có lần cô giáo của tôi bắt học trò dùng đất sét nặn hình trái cây hay muôn thú để lấy điểm môn học thủ công. Cô giáo cho học trò đem về nhà làm. Tôi chỉ thích lấy đất sét vo viên, phơi khô để bắn chim thôi, chứ mấy thứ khác thì tôi tịt. Thấy tôi cứ loay hoay hoài mà chưa nên ngô khoai gì hết, ông bèn ngồi xuống chỉ cách tôi làm. Bài học đầu tiên ông giảng là phải biết cách tưởng tượng và quan sát. Ông bỏ nắm đất lên tay, ông bảo tôi chú ý . Ông vo tròn cục đất, rồi dùng lòng bàn tay ấn nhẹ cho hơi dẹp xuống. Kế tiếp ông dùng ngón trỏ và ngón cái kẹp lại, vừa ấn ấn vừa xoay tròn. Xong ông dùng lưng chiếc đũa, ông nhấn cách sao mà tạo thành từng múi, từng múi. Tôi mắt tròn mắt dẹt nhìn cục đất ban nãy, giờ đã thành hình quả bí xinh xinh. Cuối cùng ông dùng ít đất sét còn dư, ông nặn thành chiếc lá, gắn lên đó. Ôi chao, sao mà nó dễ như ăn cháo nóng vậy ta ơi! Ông bảo tôi làm lại, nhưng quả bí của tôi làm nhìn nó khủng khiếp lắm. Thấy tôi chù ụ mặt, ông nói: “Nội con ngày xưa dạy tía cũng giống như tía dạy con bây giờ. Con làm bất cứ cái gì cũng cần phải để tâm vào đó, nó mới thành công được. Bây giờ thì xấu xí, mai này nó sẽ đẹp hơn nếu con có cố gắng.” Lời ông nói lúc đó như gió thổi mây bay, tôi nào có hiểu quái gì đâu! Lớn lên một chút, ông dạy cho tôi chữ nho. Ông bảo chữ nho thâm thúy lắm, chữ ít nghĩa nhiều. Trong năm chữ Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín nếu tôi hiểu đúng và áp dụng đúng thì đủ để thành nhân rồi. Cái này thì tôi khoái lắm. Những gì ông dạy tôi, tới nay tôi vẫn còn nhớ. Nhờ cái đà đó, tôi biết được khá nhiều về văn thơ viết bằng chữ Hán phiên âm qua Việt ngữ trong sách báo tôi đọc được. Nhiều đến nỗi tôi nghĩ có thể đựng đầy trong hai chiếc lá mít. Bây giờ ngồi viết về tía tôi là viết về những chuyện đã qua, đã trở thành kỷ niệm. Người ta hay dùng cây trái quê hương để liên tưởng về Mẹ. Tôi chưa thấy có hoa quả nào dành cho Cha hết. Nếu vậy thì tôi xin dùng chùm khế ngọt để tặng cho tía tôi. “Tía ơi! Trái khế tầm thường lắm, nhưng con thấy tía đúng là trái khế của đời con. Trái khế của quê hương mỗi khi con nhớ đến. Trái khế của tuổi thơ đầy đòn roi, nhờ đó con tránh được biết bao nhiêu là roi là đòn mà đời quất con túi bụi. Trái khế của chữ nho mỗi khi con vỗ đùi khoái chí khi bắt gặp lại những câu, những bài thơ mà tía đã dạy. Con xin làm con quạ, ăn những trái khế tầm thường, và xin được trả lại cho đời, cho người những nén vàng ròng mà tía thường dạy dỗ.”
Đồi cỏ thật mượt mà mát mắt. Sương Mai thật khéo chọn hình. Đồi cỏ xanh bao la, ngút ngàn tựa như tình cha mênh mông, bát ngát lúc nào cũng trải rộng thênh thang cho con cái, mà cả cuộc đời cỏ xanh chưa bao giờ được đón nhận một tình cảm nào thật thân thương,trìu mến và bao dung như tình cha đã dành cho mình...
Cỏ xanh xin kính chúc tất cả các vị CHA trong TRANG THƠ 1 ngày FATHER'S DAY tràn đầy hạnh phúc và luôn trải rộng tình cha mênh mông như đồi cỏ xanh mà SƯƠNG MAI đã tặng.
Bên Tây hàng năm có NGÀY CỦA CHA thật ý nghĩa, có 1 ngày để nghĩ đến cha,có 1 ngày để tưởng nhớ đến cha thạt tuyệt vời.
Trước khi muốn làm CHA, tất phải đi qua cửa ngõ làm CHỒNG ! Xin hỏi quý liền ông trong TT nghĩ sao về những điều sau đây? Kiến nghị 21 điều này có vị nào muốn hạ bút xuống ký không...???
21 kiến nghị của đàn ông
Các bà vợ không nên chì chiết chồng khi họ còn ngái ngủ. Không ít đàn ông hay cáu bẳn trong trạng thái này và những lúc như thế họ thường có phản ứng tiêu cực.
Trong cuộc sống gia đình muôn màu muôn vẻ, hầu hết các ông chồng đều yêu thương và hiểu, thông cảm với vợ mình. Nhưng họ chỉ không muốn các bà không nên có những hành vi và định kiến sau đây:
- Không nên gọi điện đến nhà người khác và buôn chuyện trong lúc đêm hôm khuya khoắt.
- Chớ kể chuyện của mình với người yêu cũ cho chồng nghe hoặc ca cẩm không có người tâm sự những lúc ở bên chồng.
- Các bà vợ đừng nên lạm dụng nước mắt trong mọi chuyện khiến cánh đàn ông mất "sức chiến đấu" trong cuộc sống.
- Đừng coi bọn đàn ông đều thế cả. Không phải đàn ông nào cũng tồi tệ như các bà bàn tán với nhau.
- Trong yêu đương, các bà đôi khi cũng nên chủ động (ôm hôn chẳng hạn), đừng lúc nào cũng đơ như khúc gỗ dễ làm cho các ông chồng cụt hứng.
- Chớ dại vặc lại chồng khi họ khen vợ đẹp, hấp dẫn và đáng yêu hay không béo lắm kẻo lần sau mà họ chê thì còn phản cảm hơn nhiều.
- Đàn ông rất dị ứng với chuyện các bà vợ hay nhớ lại và kể lể những chuyện xấu của chồng trong quá khứ.
- Không chỉ muốn được chồng khen, thỉnh thoảng các bà cũng nên nịnh chồng về hình thức, cách ăn mặc hay tỏ ra ngạc nhiên, tán thưởng về hành động galant của chàng.
- Không nên luôn bắp ép chồng phải ăn mặc này nọ khiến họ bực mình vì đó không phải là bản tính của đàn ông.
- Chớ có thách đố đàn ông vì nhiều khi thuyết phục có công dụng hơn là "khích tướng" và lạt mềm buộc chặt.
- Không nên kể bô lô ba la về những người đàn ông khác cho dù đó là "thần tượng" của phái đẹp. Các ông chồng không quan tâm đâu, thậm chí còn ghét phải nghe nữa.
- Tránh chê bai chồng trong mọi chuyện, nhất là chuyện tính toán việc nhà vì nam giới luôn nhớ câu "đàn ông nông nổi giếng khơi".
- Các bà vợ không được tự đắc mình chỉ có đúng mà quên lời xin lỗi chồng khi lỡ làm điều gì đó sai lầm.
- Các bà vợ cần biết tôn trọng, dịu dàng với chồng, nếu muốn chồng luôn yêu chiều, nói năng và cư xử ngọt ngào với mình.
- Đừng nghĩ rằng "vợ yêu thì chồng phải biết". Bản năng cảm nhận tình yêu của đàn ông hơi kém nhạy cảm. Các bà nên biểu lộ bằng lời nói, hành động tế nhị để chồng yên tâm.
- Lời nói khó nghe của các bà vợ thường chẳng bao giờ đạt được mục đích cải tạo được khiếm khuyết của chồng.
- Không nên lạm dụng chiêu giận dỗi với chồng khiến chàng luôn có tâm trạng phiền lòng, suốt ngày lo chuyện làm lành với vợ lâu ngày có thể nảy sinh rạn nứt tình cảm.
- Các bà vợ chớ mặc cảm về thân hình, sắc đẹp của mình, một khi chồng yêu vợ bằng cả trái tim và cuộc sống họ coi tình cảm vợ chồng đằm thắm mới là điều quan trọng nhất.
- Đừng nghe người ta nói xấu về chồng mình rồi vội vã tra hỏi, đay nghiến. Hãy bình tĩnh xem xét, điều tra và tìm ra cách xử trí tế nhị sao cho hợp tình hợp lý, không để chồng bị tan nát sĩ diện.
- Nếu các bà vợ không muốn chồng mình "liếc mắt đưa tình" với người đàn bà khác, trước hết các bà phải là tấm gương sáng về lòng chung thủy.
BẠN BÈ TRONG TRANG THƠ NÀY, CHẮC AI CŨNG LÀ ...ÔNG NỘI, NGOẠI HẾT TRƠN... BẠN NÀO CHƯA LÊN HÀNG ÔNG MÀ CÒN Ở HÀNG CHA THÌ XIN CHÚC MỘT NGÀY "TỪ PHỤ" THẬT VUI TƯƠI, NHIỀU QUÀ CỦA CÁC CON...
VÀ DỈ NHIÊN HÀNG CHA THÌ CHUYỆN ĐỒI VƯỢT NƯƠNG ..DƯ SỨC QUA CẦU...VÌ ĐƯỜNG TRƯỜNG XA TA QUYẾT ĐI CHO TỚI CÙNG...(BÀI HÁT QUÂN HÀNH NGÀY NÀO)...CHỨ LÊN TỚI HÀNG ÔNG THÌ...THUA.
Hàng năm cứ đúng chủ nhật thứ ba trong tháng 6, đất nước này lại có một ngày lễ đặc biệt vinh danh người cha trong gia đình. SM thân chúc các đấng Nam Nhi một ngày vui thật là vui.Thôi thì cứ thả cho đầu óc bay bổng lướt trên những ngọn đồi tràn ngập sắc Xuân xanh ngát nhé.
ReplyDelete( Nhớ lại hồi 2008 cũng mùa đá banh, Trang chủ có nhã ý mua vé tốt cho các ông đi ngao du sơn thủy bằng Hot Balloon , biết đâu lại gặp Tiên nữ vườn đào, thế mà bị trách móc đủ điều.)
Chuyển dùm Khánh Vân
ReplyDeleteSM ơi ! Cánh đồng cỏ xanh mượt . Tình cha cũng mượt mà như thế, đúng không SM? Bức tranh thật tuyệt!
Vân luôn ước mong và cầu chúc các bạn thơ nam , không những có một ngày Father's Day hạnh phúc
mà ngày ấy mãi mãi được tiếp nối ....
KV
Cảm nhận khi nhìn đồi cỏ non:
ReplyDeleteCỏ non xanh tận chân trời
Cha nào còn sức thì mời....leo lên !
Năm nay Trang chủ cho leo đồi thử sức, vì nhìn trước nhìn sau thì Cha nào cũng ...ngoại lục tuần !
Đấm lưng mấy cái lấy ..hên
Run tay chống gậy, mò lên thiên đường !
Chúc Các Cha vui ngày hội lớn.
OAN UỔNG OAN UỔNG !
ReplyDeleteTrang chủ biết mình là kẻ hậu sinh nên nào dám thách đố các vị CHA trong Trang thơ vào ngày đặc biệt này.
Hôm nay, chútxíu định 'chuyện thế sự mặc đời sau gánh vác' vì một năm có một ngày này. Nhưng Các quân phát pháo, nên chútxíu cũng góp sức già. Mắt kèm nhèm, không biết đếm có trật không?
ReplyDeleteNgười thách leo, cũng muốn thử leo
Một đèo, một đèo, lại một đèo
'Mượt mà' nhưng sao cô quạnh quá!
Chân đèo đành đợi, có ai? theo.
PhượngCác ra quân phát pháo lệnh
Lẻo đẻo theo sau, tiếc phận "nghèo"
- Thời gian còn lại bao lăm nữa? -
'Vừa đấm vừa leo', khổ với đèo!
CHÚC MỪNG NGÀY LỄ CHA
ReplyDeletesức khoẻ,hạnh phúc
HOAVĂN
Người tình của cha
ReplyDeleteCha tôi nói, trong gia đình, quan trọng là người đàn bà. Giữ được êm ấm hay đổ vỡ cũng là do người đàn bà.
Mẹ tôi mất cách nay đã 10 năm. Kể từ ngày ấy, cha chưa một lần rời khỏi cái tổ ấm chứa đựng 50 năm hạnh phúc với 10 đứa con “trứng gà, trứng vịt” của cha mẹ. Cha bảo, cha không muốn đi đâu khi không có mẹ.
Ấy vậy mà vừa rồi thằng Út gọi điện: “Cha nói muốn lên Sài Gòn thăm con cháu một chuyến”. Tụi tôi thấy lo lo. Người ta hay nói, một người già bỗng dưng muốn đi thăm bạn bè, thân hữu, cháu con thì chắc chắc sẽ có thay đổi lớn. Dù vậy, nghe bảo cha chịu đi chơi thì mấy anh em tôi rất mừng, vội vàng mướn xe về đón cha lên. Mấy anh em phân công nhau: cha ở với mỗi đứa 1 tuần. Cứ thế mà xoay tua. Nếu hết tua mà cha vẫn còn muốn ở chơi thì bắt đầu làm lại tua thứ hai. Thỏa thuận xong đâu đấy rồi vậy mà bỗng dưng cha đổi ý: “Cha ở với vợ chồng con Bảy. Trước nay con Bảy nấu ăn giống mẹ, cha vừa miệng nhất”.
Vậy là tôi, con Bảy cuống quýt dọn dẹp nhà cửa để đón cha về. Biết ý cha, ngày nào tôi cũng hỏi: “Hôm nay cha muốn ăn gì để con mua?”. Cha bảo: “Cha lớn tuổi rồi, ăn uống bao nhiêu đâu, gì cũng được”. Tuy cha nói vậy nhưng ngày nào tôi cũng cố gắng đổi món. Hôm thì cá rô kho tộ, bữa thì tôm kho tàu, thịt ba rọi nướng; bữa thì tôi nấu bánh canh, bún bò cho cha ăn... Theo thói quen, hôm nào tôi cũng chờ cha gắp vài đũa rồi hỏi: “Cha ăn được không cha?”. Cha gật đầu: “Con là đứa biết ý cha nhất”. Thấy vậy, 2 thằng con tôi cũng bắt chước. Mỗi khi lên bàn ăn, tụi nó lại tranh nhau hỏi: “Ông ngoại, ngon không ông ngoại?”. Cha tôi xoa đầu hai thằng cháu: “Ngon. Nhưng mẹ con nấu không giống bà ngoại nấu...”.
Sau câu nói, tôi thấy mắt cha rơm rớm. Có lẽ cha nhớ mẹ. Mấy chục năm vui buồn, tôi chưa bao giờ nghe cha mẹ nặng lời với nhau. Cha không bao giờ kêu mẹ bằng “bà” mà gọi bằng “mẹ sắp nhỏ”. Cha kêu như thế dù “sắp nhỏ” của cha mẹ có đứa đã ngót nghét năm mươi tuổi.
Mãi sau này khi mẹ mất, cha mới kể, lúc đầu, khi ông bà nội đi hỏi cưới mẹ cho cha, cha chê mẹ xấu nên đã bỏ đi biệt xứ. Hơn 3 năm sau, cha trở về, thấy mẹ vẫn còn ở vậy. Lân la làm quen, chuyện trò cha mới phát hiện mẹ là một cô gái hiền lành, đảm đang, hiếu thảo. Cha hỏi, sao mẹ chưa chịu lấy chồng thì mẹ trả lời: “Lấy người bạc bẽo như anh thì thà ở vậy còn hơn”. Lúc đó, cha trở ngược năn nỉ mẹ ưng lấy cha. Năn nỉ riết, mẹ cũng xiêu lòng nhưng giao hẹn: “Lấy tui rồi thì không được lẹo tẹo với mấy đứa xóm trên nghen. Anh mà có gì với tụi nó thì tui chết trước bỏ anh đó”. Cha nghe vậy thì mừng húm vì “mấy đứa xóm trên” đã đi lấy chồng hết trơn rồi.
Vậy là cha mẹ thành vợ thành chồng. Rồi mẹ sinh anh Hai, anh Ba, chị Tư, chị Năm, chị Sáu, con Bảy là tôi và các em Tám, Chín, Mười, Út. Sau này, có những lúc nhà gặp khó khăn, chúng tôi cứ hay cật vấn: “Sao cha mẹ đẻ chi mà nhiều vậy?”. Mẹ cười hiền lành: “Đẻ cho sạch ruột thì thôi chớ có biết gì đâu mà kế hoạch như bây giờ?”.
Cái chuyện cha mẹ đẻ tới 10 đứa con cứ bị chúng tôi đem ra làm đề tài bàn tán mỗi khi có dịp vui vầy. Đứa nào cũng nghĩ, chắc cha mẹ hạnh phúc lắm mới cho ra nhiều con như thế! Mãi sau này, trong một lần anh em tụ tập, anh Hai mới kể lại một câu chuyện mà nghe xong đứa nào cũng ôm bụng cười lăn, cười bò. Chẳng biết anh Hai có thêm thắt hay không nhưng anh cam đoan là “nghe dượng Chín kể sao, anh kể lại i sì...”.
....
Lần đó mẹ sanh chị Năm được non tháng thì nghe tin cha có vợ bé. Tối tối hai người ngủ với nhau dưới ghe đậu ngoài vàm kinh. Chả là cha tôi buôn trái cây đường dài từ miền Tây lên thành phố, hay chở trái cây đi Sài Gòn bằng ghe mà. Lần đó cha đi 2 ngày thì có người báo cha chưa đi, còn neo ghe ngoài vàm để lên thêm hàng. Họ còn nói, thấy có người phụ nữ thấp thoáng trong mui ghe. Nghe vậy thì mẹ lên cơn ghen. Cái thói thường đàn bà, hễ đụng tới chuyện chồng chung thì đã “ba máu, sáu cơn”, cỡ nào cũng phải bắt tận tay, day tận mặt.
ReplyDeleteNửa đêm hôm đó, mẹ mượn chiếc xuồng, bơi ra chỗ cha đậu ghe. Mẹ hành sự êm đến nổi chẳng ai hay biết. Mẹ bò vô mùng rồi mà cha vẫn ngủ say như chết. Bắt gặp tại trận cha với người đàn bà khác, mẹ suýt ngất đi nhưng rồi mẹ bình tĩnh quơ hết quần áo của hai người rồi lia đèn pin vào mặt họ. Khi nhận ra tình thế hiểm nghèo, cha năn nỉ mẹ tha cho và hứa không bao giờ tái phạm. Mẹ chỉ vào mặt cha: “Ông ngồi yên đó, để tui dạy cái đứa dám giựt chồng tui”. Cha sợ thì ít, mà lo mẹ bị lên cơn sản hậu thì nhiều nên ngồi im re.
Mẹ đưa trả quần áo cho người phụ nữ kia, bảo chị ta mặc vào rồi nằm xuống. Chị ta răm rắp làm theo. Mẹ nhịp nhịp cái roi tre thủ sẵn lên mông chị ta: “Nè, cô có biết anh Tám là chồng tui không? Biết hả? Biết sao còn dám rù quến? Đàn ông nào cũng có thói trăng hoa, không ít thì nhiều. Chồng tui không có lỗi. Ảnh mà hư hỏng là tại cô dụ dỗ. Cái thứ đàn bà lăng loàn, hư thân mất nết. Tui đánh cô 20 roi cho cô chừa”. Người phụ nữ kia run lẩy bẩy nhưng không dám trả treo. Còn mẹ tôi thì chỉ nói được vậy rồi... xỉu!
....
Ấy vậy mà từ đó về sau, cha một lòng, một dạ, không bao giờ dám léng phéng nữa... Thế nên, sau khi mẹ mất, dù đã 10 năm nhưng bữa cơm nào cha cũng xới một chén cơm cho mẹ và rủ rỉ: “Mẹ sắp nhỏ về ăn cơm với tui”. Đã mấy lần chúng tôi bảo cha thôi đừng cúng nữa để mẹ siêu thoát thì cha nhất định không chịu...
ReplyDeleteCha ở chơi được một tuần thì anh Hai nhớ ra: “Cha rất thích bánh xèo. Anh em mình dẫn cha đi ăn bánh xèo đi”. Vậy là anh Hai làm chủ xị bữa tiệc bánh xèo ở cái quán nổi tiếng của thành phố. Đến nơi, chúng tôi gọi đủ thứ bánh xèo: hải sản, nấm, thập cẩm, củ hủ dừa... Khi người ta bưng bánh xèo thơm phức, giòn rụm ra, cha ngắt một miếng cho vào miệng rồi lấy đũa vạch cái bánh xèo ra săm soi: “Bánh xèo gì lạ lùng vậy?”. Cha chê bánh mỡ dầu nhiều, nhân bánh “hỏng giống ai”. Đặc biệt, bột bánh vừa bỡ, vừa nhạt, vừa hôi vì cho nhiều bột nghệ được pha chế sẵn...
Biết cha nhớ bánh xèo mẹ làm nên mấy chị em chúng tôi quyết định phải tự tay đổ bánh xèo cho cha ăn. “Cha có ăn uống bao nhiêu đâu mà làm chi cho cực vậy?”. Tuy cha nói vậy nhưng chúng tôi biết cha rất vui. Tôi ngâm gạo rồi đi mướn người ta xay chớ không làm bằng bột pha sẵn bán ngoài tiệm. Lúc pha bột, cha ngồi kế bên chỉ dạy: cho vào bột nước cốt dừa vừa phải, đậu xanh cà ngâm một đêm cho tróc vỏ rồi đãi sạch nấu mềm, hành hương xắt nhuyễn, lòng đỏ trứng, muối, đường, chút nước nghệ tươi rồi nêm nếm vừa ăn. Nhân bánh thì chỉ có thịt vịt bằm nhuyễn xào vừa ăn, tép bạc, củ sắn, nấm rơm. Riêng món rau ăn kèm thì thật hoành tráng: Anh Hai lùng sục khắp nơi để mang về nào là đọt chiết, đọt xoài, bằng lăng, húng quế, đinh lăng, lá cách; cộng với diếp cá, sà lách, tần ô, rau thơm, húng lủi, cải bẹ xanh... Chị Năm còn cất công đi mượn về cái chảo gang và cái bếp than.
Kể ra như vậy để mọi người thấy là anh em tôi đã chuẩn bị bữa tiệc bánh xèo cho cha chu đáo như thế nào. Tôi lại được tín cẩn giao nhiệm vụ đổ bánh xèo. Trước khi làm thật, tôi đã “xé nháp” cả chục lần để canh sao cho được cái bánh xèo giòn rụm ngoài rìa nhưng phía trong không bị khét, nhân bánh rãi đều để gắp miếng bánh chỗ nào cũng có thịt vịt, có tép, có đậu xanh... Cha ăn được non cái bánh rồi gật gù: “Cũng khá đó con nhưng vẫn chưa bằng mẹ”.
... Ngày cuối cùng trước khi cha về lại quê, anh em chúng tôi họp mặt đầy đủ. Dâu rể, con cháu gần ba chục người, ngồi chật nhà anh Hai. “Cha yếu rồi, không biết có còn lên chơi với con cháu được nữa không. Có điều cha muốn nói với tụi con là, đàn ông hay ham thích của lạ, thích bay nhảy nhưng cuối cùng cũng quay về nhà. Trong gia đình, quan trọng là người đàn bà. Giữ được êm ấm hay đổ vỡ cũng là do người đàn bà. Nói vậy không phải cha bao che cho mấy thằng rể hay anh Hai, anh Ba mà cha muốn nói với con Tư, con Năm, con Sáu, con Bảy, con Tám, con Chín, con Mười là phải rộng lượng, cái gì đáng nói thì nói, không đáng thì bỏ qua. Có như vậy gia đình mới êm ấm”.
Chúng tôi lặng thinh. Cha cũng trầm ngâm hồi lâu rồi cất tiếng: “Nói vậy chớ cha cũng có lỗi với mẹ nên mẹ mới bỏ cha mà đi sớm như vậy”. Nói rồi cha lại rơm rớm nước mắt. Năm nay cha đã tám mươi tư tuổi rồi mà hình như trong tim cha, không có ai ngoài mẹ...
(Không rõ tác giả)
Mặc đời thế sự thấp cao
ReplyDeleteĐồi xanh mơn mởn Cha nào ngán chi (*)
Từ từ thủng thỉnh mà đi
Mà bò, mà chạy cuộc thi leo đồi
Hồi xưa thiệt trẻ... qua rồi
Giờ Cha thở dốc, Cha ngồi ngắm mây
* Chữ "Cha" Như Thương xin riêng tặng hết các quan anh trong TT đang làm CHA nghe ...
TÍA, ĐÒN ROI VÀ CHỮ NGHĨA
ReplyDeleteTía tôi năm nay đã 87 tuổi rồi. Cái tuổi mà mọi người xem mỗi ngày trôi qua là bổng lộc của trời đất ban cho. Từ ngày má tôi mất, tía tôi buồn lắm. Ông lặng lẽ đi vào, đi ra. Thẫn thờ bơ vơ chiếc bóng lẻ.
Ông đứng tần ngần trước bàn thờ, đưa tay sửa lại bức hình má tôi cho ngay ngắn. Ông lại lúi húi thay nước, thắp nhang, làm này làm nọ, với mục đích là được gần gũi với má tôi. Tôi ôm vai ông, tôi thì thầm là cố giữ gìn sức khỏe, dẫu sao má cũng đi rồi. Tôi nói thì tôi nói, ông vẫn làm theo ý của ông, “Tía muốn săn sóc cho má được tươm tất như những ngày má còn sống, con à!” Tôi nghe mà não cả lòng. Tôi lo cho ông lắm.
Ngày chúng tôi trở lại Mỹ, ông đứng lặng lẽ nhìn đám con vội vã bước ra xe như không muốn kéo dài phút giây bịn rịn. Tôi đắng cả lòng, thắt cả ruột khi thấy ông mếu máo đưa tay chùi nước mắt. Tôi muốn nhảy đại xuống xe để ở lại với ông, mặc kệ bao bộn bề, lo toan của cuộc sống nơi xứ người. Trong đời tôi, đó là lần chia ly não nề nhất. Não nề cho cả người đi lẫn người ở lại.
Hình ảnh đó của tía tôi cứ theo tôi mãi. Giờ ngồi đây, nhớ đến tía, tôi lần dò những kỷ niệm về tía tôi, tôi thấy cả trời thương nhớ lẫn sợ hãi lũ lượt ùa về. Kỷ niệm về tía tôi thì nhiều lắm. Có kỷ niệm toàn là đòn với roi. Có những kỷ niệm toàn chữ với nghĩa. Với đòn roi, tôi gọi đó là kỷ niệm võ biền. Với văn chương, tôi đặt tên cho nó là kỷ niệm chữ nghĩa.
Tôi bị ăn đòn của tía tôi khá nhiều. Tuổi thơ của tôi toàn là ghẹo làng, phá xóm. Hết đầu trên mắng vốn thằng con “quỷ tử, ” đánh lộn phun máu đầu con người ta. Tía tôi chưa xử xong, lại thấy ông lui cui bẻ roi để trị tội vác đá ném chó làm bể cái lu đựng nước của nhà bà xóm dưới. Ðá mà ném trúng lu sành thì bể không đẹp không ăn tiền! Rồi cái mông của tôi cũng lằn xanh lằn đỏ không ăn tiền không đẹp. Tại con chó quỷ sứ cứ nhè tui mà nó gầm gừ, tui cảnh cáo nó mấy lần mà nó không chịu nghe. Tui không mần thịt nó là may lắm rồi đó!
Rồi lần khác sau khi xem phim “Những Tên Cướp Biển của Thế Kỷ Hai Mươi”, lũ quỷ chúng tôi mắc chứng gì nhào xuống sông, lôi cái xuồng của người ta ra giữa dòng, đứa thì chèo, đứa thì leo lên nhào xuống, đứa phóng xuống nước móc bùn bôi đen kịt đầu cổ, chân tay, giả làm cướp biển. Xui làm sao xuồng lật úp, những đứa biết bơi thì không nói gì, đứa chỉ biết lặn (lặn ba ngày mới nổi) thì hì hà hì hụp giã gạo. May có thằng cướp biển khác có lòng nhân đạo vừa bơi vừa đạp nó vào bờ không thôi giờ này có thằng mồ yên mả đẹp rồi. Thằng đó chính là thằng tôi đang viết bài này. Thế là tía tôi có dịp tiêu tiền, tiền đền cho chiếc xuồng bị mất, cho cái lu bị bể. Tiền tặng cho gia đình có thằng con vừa cứu được một mạng người. Riêng tôi thì ông tặng cho thứ khác. Ðó là roi tẩm bột chiên giòn.
Tía tui có kiểu đánh con ngộ lắm. Roi chưa vô mông mà miệng ông đã gầm vang trời rồi. Hùng hùng hổ hổ, xắn tay áo, ông đè tui xuống đất rồi lấy dây cột tay chân tôi vô bộ ván ngựa. Ông bắt đầu tụng kinh giáo huấn, “Nuôi cho con lớn chừng này rồi, con chưa làm gì giúp cha giúp mẹ hết. Ăn xong nhong nhong cả ngày, chọc cho người ta réo tên cha tên mẹ con ra mà chửi. Chửi này! Chửi này!” Cái roi trên tay cứ nhịp lên nhịp xuống trên cái mông tội nghiệp. Tay tôi làm mà nó phải chịu. Sau đó, ông gác roi trên người tôi, bỏ đi qua nhà hàng xóm ngồi mà không quên buông theo một câu: “Cái roi mà rớt xuống đất là con chết với tía”. Chết sống gì tính sau, tôi nhác thấy bóng ông vừa khuất là tôi tìm cách tháo dây trói, ù chạy để bày cuộc vui mới, không kém phần hứa hẹn nhiều trận đòn quắn đít khác. Ðó là những kỷ niệm võ biền.
Kỷ niệm văn chương thì tình cảm ướt át hơn. Tía tôi khéo tay lắm. Ông có biệt tài về làm đồ gốm. Tôi nhớ có lần cô giáo của tôi bắt học trò dùng đất sét nặn hình trái cây hay muôn thú để lấy điểm môn học thủ công. Cô giáo cho học trò đem về nhà làm. Tôi chỉ thích lấy đất sét vo viên, phơi khô để bắn chim thôi, chứ mấy thứ khác thì tôi tịt. Thấy tôi cứ loay hoay hoài mà chưa nên ngô khoai gì hết, ông bèn ngồi xuống chỉ cách tôi làm. Bài học đầu tiên ông giảng là phải biết cách tưởng tượng và quan sát. Ông bỏ nắm đất lên tay, ông bảo tôi chú ý . Ông vo tròn cục đất, rồi dùng lòng bàn tay ấn nhẹ cho hơi dẹp xuống. Kế tiếp ông dùng ngón trỏ và ngón cái kẹp lại, vừa ấn ấn vừa xoay tròn. Xong ông dùng lưng chiếc đũa, ông nhấn cách sao mà tạo thành từng múi, từng múi. Tôi mắt tròn mắt dẹt nhìn cục đất ban nãy, giờ đã thành hình quả bí xinh xinh. Cuối cùng ông dùng ít đất sét còn dư, ông nặn thành chiếc lá, gắn lên đó. Ôi chao, sao mà nó dễ như ăn cháo nóng vậy ta ơi!
ReplyDeleteÔng bảo tôi làm lại, nhưng quả bí của tôi làm nhìn nó khủng khiếp lắm. Thấy tôi chù ụ mặt, ông nói: “Nội con ngày xưa dạy tía cũng giống như tía dạy con bây giờ. Con làm bất cứ cái gì cũng cần phải để tâm vào đó, nó mới thành công được. Bây giờ thì xấu xí, mai này nó sẽ đẹp hơn nếu con có cố gắng.” Lời ông nói lúc đó như gió thổi mây bay, tôi nào có hiểu quái gì đâu!
Lớn lên một chút, ông dạy cho tôi chữ nho. Ông bảo chữ nho thâm thúy lắm, chữ ít nghĩa nhiều. Trong năm chữ Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín nếu tôi hiểu đúng và áp dụng đúng thì đủ để thành nhân rồi. Cái này thì tôi khoái lắm. Những gì ông dạy tôi, tới nay tôi vẫn còn nhớ. Nhờ cái đà đó, tôi biết được khá nhiều về văn thơ viết bằng chữ Hán phiên âm qua Việt ngữ trong sách báo tôi đọc được. Nhiều đến nỗi tôi nghĩ có thể đựng đầy trong hai chiếc lá mít.
Bây giờ ngồi viết về tía tôi là viết về những chuyện đã qua, đã trở thành kỷ niệm. Người ta hay dùng cây trái quê hương để liên tưởng về Mẹ. Tôi chưa thấy có hoa quả nào dành cho Cha hết. Nếu vậy thì tôi xin dùng chùm khế ngọt để tặng cho tía tôi.
“Tía ơi! Trái khế tầm thường lắm, nhưng con thấy tía đúng là trái khế của đời con. Trái khế của quê hương mỗi khi con nhớ đến. Trái khế của tuổi thơ đầy đòn roi, nhờ đó con tránh được biết bao nhiêu là roi là đòn mà đời quất con túi bụi. Trái khế của chữ nho mỗi khi con vỗ đùi khoái chí khi bắt gặp lại những câu, những bài thơ mà tía đã dạy. Con xin làm con quạ, ăn những trái khế tầm thường, và xin được trả lại cho đời, cho người những nén vàng ròng mà tía thường dạy dỗ.”
KHƯƠNG BẢO DIỆP
Đồi cỏ thật mượt mà mát mắt. Sương Mai thật khéo chọn hình. Đồi cỏ xanh bao la, ngút ngàn tựa như tình cha mênh mông, bát ngát lúc nào cũng trải rộng thênh thang cho con cái, mà cả cuộc đời cỏ xanh chưa bao giờ được đón nhận một tình cảm nào thật thân thương,trìu mến và bao dung như tình cha đã dành cho mình...
ReplyDeleteCỏ xanh xin kính chúc tất cả các vị CHA trong TRANG THƠ 1 ngày FATHER'S DAY tràn đầy hạnh phúc và luôn trải rộng tình cha mênh mông như đồi cỏ xanh mà SƯƠNG MAI đã tặng.
Bên Tây hàng năm có NGÀY CỦA CHA thật ý nghĩa, có 1 ngày để nghĩ đến cha,có 1 ngày để tưởng nhớ đến cha thạt tuyệt vời.
Trước khi muốn làm CHA, tất phải đi qua cửa ngõ làm CHỒNG !
ReplyDeleteXin hỏi quý liền ông trong TT nghĩ sao về những điều sau đây?
Kiến nghị 21 điều này có vị nào muốn hạ bút xuống ký không...???
21 kiến nghị của đàn ông
Các bà vợ không nên chì chiết chồng khi họ còn ngái ngủ. Không ít đàn ông hay cáu bẳn trong trạng thái này và những lúc như thế họ thường có phản ứng tiêu cực.
Trong cuộc sống gia đình muôn màu muôn vẻ, hầu hết các ông chồng đều yêu thương và hiểu, thông cảm với vợ mình. Nhưng họ chỉ không muốn các bà không nên có những hành vi và định kiến sau đây:
- Không nên gọi điện đến nhà người khác và buôn chuyện trong lúc đêm hôm khuya khoắt.
- Chớ kể chuyện của mình với người yêu cũ cho chồng nghe hoặc ca cẩm không có người tâm sự những lúc ở bên chồng.
- Các bà vợ đừng nên lạm dụng nước mắt trong mọi chuyện khiến cánh đàn ông mất "sức chiến đấu" trong cuộc sống.
- Đừng coi bọn đàn ông đều thế cả. Không phải đàn ông nào cũng tồi tệ như các bà bàn tán với nhau.
- Trong yêu đương, các bà đôi khi cũng nên chủ động (ôm hôn chẳng hạn), đừng lúc nào cũng đơ như khúc gỗ dễ làm cho các ông chồng cụt hứng.
- Chớ dại vặc lại chồng khi họ khen vợ đẹp, hấp dẫn và đáng yêu hay không béo lắm kẻo lần sau mà họ chê thì còn phản cảm hơn nhiều.
- Đàn ông rất dị ứng với chuyện các bà vợ hay nhớ lại và kể lể những chuyện xấu của chồng trong quá khứ.
- Không chỉ muốn được chồng khen, thỉnh thoảng các bà cũng nên nịnh chồng về hình thức, cách ăn mặc hay tỏ ra ngạc nhiên, tán thưởng về hành động galant của chàng.
- Không nên luôn bắp ép chồng phải ăn mặc này nọ khiến họ bực mình vì đó không phải là bản tính của đàn ông.
- Chớ có thách đố đàn ông vì nhiều khi thuyết phục có công dụng hơn là "khích tướng" và lạt mềm buộc chặt.
- Không nên kể bô lô ba la về những người đàn ông khác cho dù đó là "thần tượng" của phái đẹp. Các ông chồng không quan tâm đâu, thậm chí còn ghét phải nghe nữa.
- Tránh chê bai chồng trong mọi chuyện, nhất là chuyện tính toán việc nhà vì nam giới luôn nhớ câu "đàn ông nông nổi giếng khơi".
- Các bà vợ không được tự đắc mình chỉ có đúng mà quên lời xin lỗi chồng khi lỡ làm điều gì đó sai lầm.
- Các bà vợ cần biết tôn trọng, dịu dàng với chồng, nếu muốn chồng luôn yêu chiều, nói năng và cư xử ngọt ngào với mình.
- Đừng nghĩ rằng "vợ yêu thì chồng phải biết". Bản năng cảm nhận tình yêu của đàn ông hơi kém nhạy cảm. Các bà nên biểu lộ bằng lời nói, hành động tế nhị để chồng yên tâm.
- Lời nói khó nghe của các bà vợ thường chẳng bao giờ đạt được mục đích cải tạo được khiếm khuyết của chồng.
- Không nên lạm dụng chiêu giận dỗi với chồng khiến chàng luôn có tâm trạng phiền lòng, suốt ngày lo chuyện làm lành với vợ lâu ngày có thể nảy sinh rạn nứt tình cảm.
- Các bà vợ chớ mặc cảm về thân hình, sắc đẹp của mình, một khi chồng yêu vợ bằng cả trái tim và cuộc sống họ coi tình cảm vợ chồng đằm thắm mới là điều quan trọng nhất.
- Đừng nghe người ta nói xấu về chồng mình rồi vội vã tra hỏi, đay nghiến. Hãy bình tĩnh xem xét, điều tra và tìm ra cách xử trí tế nhị sao cho hợp tình hợp lý, không để chồng bị tan nát sĩ diện.
- Nếu các bà vợ không muốn chồng mình "liếc mắt đưa tình" với người đàn bà khác, trước hết các bà phải là tấm gương sáng về lòng chung thủy.
BẠN BÈ TRONG TRANG THƠ NÀY, CHẮC AI CŨNG LÀ ...ÔNG NỘI, NGOẠI HẾT TRƠN...
ReplyDeleteBẠN NÀO CHƯA LÊN HÀNG ÔNG MÀ CÒN Ở HÀNG CHA THÌ XIN CHÚC MỘT NGÀY "TỪ PHỤ" THẬT VUI TƯƠI, NHIỀU QUÀ CỦA CÁC CON...
VÀ DỈ NHIÊN HÀNG CHA THÌ CHUYỆN ĐỒI VƯỢT NƯƠNG ..DƯ SỨC QUA CẦU...VÌ ĐƯỜNG TRƯỜNG XA TA QUYẾT ĐI CHO TỚI CÙNG...(BÀI HÁT QUÂN HÀNH NGÀY NÀO)...CHỨ LÊN TỚI HÀNG ÔNG THÌ...THUA.
CÒN LÂU !!!
ReplyDeleteQH đưa ra hai vế: Cha và Ông. Cha được, Ông Thua.
ReplyDeleteSao phán CÒN LÂU! Vậy Sao được hay thua?
Tiền bối muốn đặt câu hỏi với kẻ hậu sinh nầy ư?
ReplyDeleteVậy thì xin phép trả lời:
CÓ NHỮNG NIỀM RIÊNG
Cám ơn 'chiến hữu'.
ReplyDeleteSáng nay nghe đã quá và cũng tâm đắc với " một ngày, ngàn ngày vẫn không đổi thay".