SM hân hoan giới thiệu với các bạn một Thi Sĩ mới vào chơi trong vườn thơ,tuy lạ mà rất quen đó, bạn thơ Pt Minh Hưng sẽ dẫn mình đi dạo Chợ Hoa Xuân rực rỡ đủ sắc màu, dặn trước là NT nắm tay ai đó cho chặt kẻo lạc thì khó tìm lắm đó. Mong sẽ tiếp tục nhận được những sáng tác mới của bạn nữa nhé.
Rộn ràng chào đón một năm mới. Mùa Xuân sắp đến với mọi người và Bạn Minh Hưng đã "dẫn Anh Em chúng ta đi dạo chợ.." mở đầu cho những rộn ràng đón một mùa Xuân với ước mong..An Vui, Sức Khỏe tràn đầy cho tất cả chúng ta và gia đình.
QH xin mượn một bài Thơ Việt Cổ của một nhân vật được coi là anh minh của triều đại nhà Trần và là tổ sáng lập ra Phái Thiên Tông Trúc Lâm Yên Tử:
Vua Trần Nhân Tông với bài thơ XUÂN HIỂU.
Xuân Hiểu
Tác giả: Trần Nhân Tông
春 曉
睡 起 啟 囪 扉 不 知 春 已 歸 一 雙 白 葫 蝶 拍 拍 趁 花 飛
Xuân hiểu
Thụy khởi khải song phi Bất tri xuân dĩ quy Nhất song bạch hồ điệp Phách phách sấn hoa phi
Dịch thơ:
1. Buổi sớm mùa xuân Ngủ dậy ngỏ song mây Xuân về vẫn chửa hay, Song song đôi bướm trắng, Phất phới sấn hoa bay.
(Bản dịch của Ngô Tất Tố)
2. Sớm xuân Ngủ dậy mở cửa sổ, A, xuân về rồi đây! Kìa một đôi bướm trắng, Nhằm hoa, phơi phới bay.
(Bản dịch của Trần Lê Văn)
Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 1258 – 1308), tên thật là Trần Khâm (陳昑) là vị vua thứ ba của nhà Trần (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước Trần Anh Tông) trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Ông là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy pháp hiệu là Đầu đà Hoàng giác Điếu ngự. Ông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam.
NT thật vui khi Trang thơ thêm vần thơ Xuân của bạn thơ PT Minh Hưng ... bài thơ HOA XUÂN quả thật là rất trẻ, rất Xuân và rất rực rỡ yêu đời - một bất ngờ khi người cầm bút vẫn như ngày xưa của mấy mươi năm về trước, chỉ khác nhau là thuở xưa NT chưa bao giờ được đọc thơ người viết ... Chợt nhớ đến những chợ Hoa Xuân Tết năm xưa, dẫu bao nhiêu bận rộn, bao nhiêu tuổi vẫn chen chân với dòng người đi ngắm hoa và ngắm người ít nhất mỗi ngày vài chục bận ! Đó là một cái thú ăn Tết thuở ấy bạn thơ Minh Hưng ơi ! Hình minh họa của Trang Chủ giống như thật - muôn màu sắc như lòng người rộn rã đón Xuân, nên dường như NT đã tìm lại được mình trong ấy ....
Xin chào mừng người bạn mới. Trang Thơ như ngôi nhà chung đã có sẵn, Người khéo tay trồng hoa thơm thảo, Kẻ siêng năng rót nước nghĩa tình, Cùng chung vui nhìn Xuân nở rộ, Ăn thua gì cái chữ lạ quen?
Nikki cho rằng đầu năm 2012 có nhiều sự kiện thảm khốc xảy ra trên toàn cầu làm thay đổi cả bản đồ thế giới ...
Như thường lệ, vào cuối mỗi năm, bà thầy bói người Canada Nikki Pezaro lại đưa ra những dự đoán cho năm mới và các sự kiện thế giới xảy ra trong năm 2012 dưới “lăng kính” của bà đầy những chuyện ảm đạm. Hơn 100 dự đoán được Nikki tung ra hồi năm ngoái chỉ có khoản 10 sự kiện trở thành sự thật, đó là trận động đất sóng thần tại Nhật Bản, tình hình bất ổn tại Syria, biểu tình tại New York, lốc xoáy tấn công nước Mỹ, cái chết của Elizabeth Taylor và Amy Winehouse, hoàng gia Monaco và Anh quốc có hỉ sự… Nikki cho rằng đầu năm 2012 có nhiều sự kiện thảm khốc xảy ra trên toàn cầu làm thay đổi cả bản đồ thế giới, tuy nhiên chẳng có “tận thế” xảy ra như những “lời tiên tri” được đồn thổi. Các sự kiện đáng chú ý xảy ra vào năm 2012 theo dự đoán của bà là cuộc nội chiến Syria, Bắc Triều Tiên tấn công Hàn Quốc và Nhật Bản, động đất lớn dìm một phần đất liền của nước Nhật xuống đáy biển, một thiên thạch lớn va vào Trái đất, tìm thấy Chén Thánh trong huyền thoại, quái vật biển thời tiền sử lộ diện, thời tiết bất thường xảy ra ỏ nhiều nơi trên thế giới… Dưới đây là những dự đoán chính của bà Nikki Pezaro:
1. Động đất phá hũy phần lớn thành phố Mexico City. 2. Xảy ra trận động đất kinh hoàng ở California. 3. Bão Mặt trời gây gián đoạn liên lạc trên toàn thế giới. 4. Nổi loạn ở Lebanon, thủ đô Beirut chìm trong khói lửa. 5. Thú hoang nổi khùng và tấn công con người vào cuối năm 2012. 6. Thời tiết thất thường trên toàn thế giới, tuyết rơi ở Hawaii, Las Vegas và vùng Caribbean. 7. Động đất lớn ở Nhật Bản kéo một vùng đất chìm xuống biển. 8. Lộ diện quái vật biển thời tiền sử. 9. Obama gặp nguy hiểm. 10.Iran và Israel “nện” nhau bằng quân sự. 11. Khủng hoảng chính trị tại các quốc gia Nam Mỹ. 12. Thị trường chứng khoán toàn cầu sụp đổ như năm 1929. 13. Xảy ra vụ nổ hạt nhân và thủy điện tại Hoa Kỳ. 14. Bắc Triều Tiên tấn công Hàn Quốc và Nhật Bản. 15. Nổ ra trận đại dịch bệnh toàn cầu. 16. Nội chiến Syria. 17. Xảy ra vụ bê bối tình dục trong chính quyền Obama. 18. Một công ty sản xuất ô tô bị sập tiệm. 19. Tìm thấy Chén Thánh trong truyền thuyết Ki-tô giáo. 20. Một chiếc máy bay cố tình đâm vào Nhà Trắng. 21. Nhiều sự kiện thảm khốc xảy ra trên toàn cầu, bản đồ thế giới phải vẽ lại. 22. Xảy ra trận động đất khủng khiếp tại Ấn Độ, Nhật Bản và Thổ Nhĩ Kỳ. 23. Một thiên thạch va vào Trái đất. Toàn bộ các dự đoán năm 2012 của Nikki Pezaro được đăng tải tại website
Theo như bà thầy bói của bạn thơ Quê Hương thì NT chợt nghĩ rằng: Có bao nhiêu tiền xài hết, hỏng đi làm nữa, đi chơi thôi ! Vì " Một thiên thạch va vào Trái đất " thì còn gì "cõi trần gian rộn ràng" này nữa !?
Bạn thơ Minh Hưng ơi Thiên Thanh cảm tác bài thơ dễ thương của bạn,đọc lên nghe Xuân về khắp muôn nơi với thiếu nữ khoe áo mới,muôn hoa khoe sắc và em bé mừng vui Xuân đã về ,Tết sắp đến, biết bao điều vui hớn hở đang chờ đón...Đây là bài thơ
Xuân
Xuân đã về đây bao ước mong! Lục biếc chen nhau tía đỏ hồng! Hoa vàng tím nụ ,xinh màu áo Thiếu nữ nâng cành đón chúa Xuân!
Đào mai khoe sắc rung rung lá Ong bướm tung đàn thả cánh say! Hoa phơi phới thắm mừng xuân đến! Ngọn gió thơm nồng,đón chúa xuân!
Chào các bạn, Lời mở đầu: Xin cảm ơn các bạn vì tất cả... Trang thơ thật vui, gặp gỡ mọi người trao đổi,vui hơn, đầu óc thoải mái hơn.Mình cứ vô tư, đừng nghĩ điều gì ngoài việc tự làm mọi sự như ý...(tuy hơi khó)-"Lòng mình cứ trẻ mãi nhé Em-Cứ trẻ hoài với ngày tháng không tên-Cứ trẻ mãi mặc thời gian em nhé-Trẻ như thuở nào, thời Hoa Mộng ngày xưa..."Đấy, NT ơi,nhờ vậy NT à. Mùa Xuân đến thật là rộn ràng tươi vui, chợ Tết thật đẹp,Sương Mai ơi!
Chào nhà thơ mới Đọc Hoa Xuân như được Đi chợ hoa ngày tết - Sức xuân căng tràn phô hết vẻ đẹp của muôn hoa -thấp thoáng bóng dáng thiếu nữ bên hoa tô thêm nét duyên của nàng xuân ,xen kẻ tiếng ríu rít trẻ thơ mong chờ tết đã vẻ nên bức tranh nhỏ trong bài CHỌ TẾT của Đoàn văn Cừ mà em yêu thích -còn rất nhiều rất nhiều chợ quê tồn tại ở miền núi nhưng mang sắc màu hiện đại hơn như họ bày thêm hoa giả ,tranh điện vv...nhưng dù sao vẫn là chợ tết ,muôn thuở vẫn là hoa xuân phải không chị??
Còn gì hơn bằng những ngày đầu năm, gia đình xum họp, pháo nổ đì đùng…lai rai vài ly, Rồi xem Tử Vi, Nghe Nhạc Xuân và đọc thơ cổ. QH xin giới thiệu cả ba món trên để các Bạn và Gia Đình cùng chung vui với nhau..
Riêng bài cổ thi Xuân Vọng của Đỗ Phủ, là một bài thơ được nhiều người biết đến như một khắc khoải chung của chúng ta.
http://www.quangduc.com/xuan/2012/Tuvinhamthin-2012.pdf tử vi năm Nhâm Thìn.
Thi phẩm Xuân vọng (chữ Hán: 春望) của nhà thơ Đỗ Phủ (杜甫, 712 - 770) Lúc Đỗ Phủ trở về huyện Phụng Tiên (nay là Bồ Thành, tỉnh Thiểm Tây) thăm gia đình cũng là lúc An Lộc Sơn khởi binh[1] ở Phạm Dương (nay là Bắc Kinh) đánh xuống Lạc Dương, Đồng Quan, thẳng đến Trường An. Ông mang vợ con theo đoàn người dân chạy loạn. Đến Khương Thôn, Đổ Phủ để gia quyến ở đó rồi một mình đi về phía bắc đến Linh Vũ, định tìm Túc Tông (Lý Hanh) vừa mới lên ngôi. Nhưng giữa đường, ông bị quân của An Lộc Sơn bắt, đưa về Trường An. Nhân lúc quân nhà Đường và quân nổi dậy đang đánh nhau, Đổ Phủ liều mạng vượt chiến tuyến, trốn khỏi. Dọc đường ông phải trải qua biết bao gian truân khổ ải mới tới được Phượng Tường (thuộc tỉnh Thiểm Tây). Và rồi với hình dạng “chân đi dép gai, mặc áo rách cùi”[2]ông đến bái kiến vua Đường Túc Tông, được phong làm tả thập di (giám quan)... Trong sách Lịch sử văn học Trung Quốc[3]cho biết từ tháng 11 năm 755 đến tháng 9 năm 757, tức từ khi An Lộc Sơn làm phản cho đến khi quân Đường lấy lại Trường An, quãng đường đầy khổ cực này chưa đầy hai năm mà cơn bão táp lịch sử đã tôi luyện ông thành một nhà thơ vĩ đại của nền văn học cổ đại Trung Quốc. Trong khoảng thời gian trên, ông liên tiếp cho ra đời hàng loạt những bài thơ bất hủ, như: Ai vương tôn, Bi Trần Đào, Ni Thanh Bản, Ai giang đầu, Hỷ đạt hành tại sở tam thủ, Thuật hoài, Khương thôn, Bắc chinh, Bành nha hành và Xuân vọng (757)[4]. Bài thơ Xuân vọng được sáng tác theo thể ngũ ngôn luật. Giới thiệu thi phẩm này, Trần Trọng Kim viết: Tiền giải nói nước tan; hậu giải nói trong cảnh loạn lạc nhớ nhà, tóc đầu bạc phơ, rụng hết.[5]
XUÂN VỌNG : Quốc phá sơn hà tại Thành xuân thảo mộc thâm Cảm thời hoa tiễn lệ Hận biệt điểu kinh tâm Phong hỏa liên tam nguyệt Gia thư để vạn câm (*) Bạch đầu tao cánh đoản Hồn dục bất thăng trâm. (*) Chữ “kim” ở đây đọc là “câm” cho hợp vận. Dịch nghĩa :
NGẮM CẢNH XUÂN
Quốc gia tuy tan nát, nhưng sông núi vẫn còn Trong thành phố mùa xuân, cỏ cây rậm rạp Cảm động trước thời thế ấy, hoa rơi nước mắt Thương hận cảnh biệt ly kia, lòng chim rung động Suốt ba tháng liền gió lửa Nhận được thư nhà, quý như vạn lượng vàng Vuốt tóc bạc, thấy càng thêm ngắn Tóc lởm chởm, trâm cài mãi không xong.
Bản dịch của cụ Trần Văn Ân (Côn Sơn 1959) :
TRÔNG XUÂN
Nước nát còn non sông Cỏ cây xuân mướt cùng Sầu tang hoa nhỏ lệ Hận biệt điểu kinh lòng Khói lửa ròng ba tháng Thư nhà giá vạn đồng Bạc đầu thêm tóc ngắn Búi mãi vẫn không xong.
Bản dịch của Trần Trọng Kim:
Nước phá tan, núi sông còn đó, Đầy thành xuân cây cỏ rậm sâu. Cảm thời hoa rỏ dòng châu Biệt ly tủi giận, chim đau nỗi lòng. Ba tháng khói lửa ròng không ngớt, Bức thư nhà, giá đắt bạc muôn. Gãi đầu tóc bạc ngắn ngun, Dường như hết thảy, e khôn búi tròn. [5]
Minh Hưng dành nhiều cảm tình quý hóa cho Trang Thơ quá, có được như thế cũng nhờ tất cả tụm lại, chung sức góp vui mỗi người một vẻ (để ý là không ai giống ai) . Nay có thêm dòng thơ MH dĩ nhiên phải rộn rã hơn, Song Kim đã lên tiếng là đúng đó,"Đầu năm có thêm bạn mới là một điềm thật tốt đẹp cho tất cả chúng ta."
Mùa xuân về, tiết trời nắng ấm, lộc non nhú mầm từ cây cỏ. Mùa xuân làm rộn rã tâm tư. Khí trời sắc xuân hoà quyện làm con người tươi trẻ . Đọc bài thơ: Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử, cảm được nét tươi trẻ và đầy nhân văn của mùa xuân ngày Tết.
Hoa thiên lý Thân thảo yểu điệu, cần nâng đỡ. Hoa đẹp mỏng manh song kỳ thú:
Vua ra lệnh cấm hoa tai Em đeo hoa lý, hoa lài cũng xinh.
(Ca dao)
Ở quê, trước sân nhà dân luôn có một giàn thiên lý rủ rỉ như chiếc ô che cho khu vườn khỏi mưa nắng, bụi đất. Cây leo quấn, lá hình tim xanh lục, hoa dạng chùm lách ở kẽ lá, mỗi bông có một tràng dài và năm cánh như cái đèn cù, tỏa hương đi xa:
Sao lại là thiên lý Ta hỏi hoa như thể hỏi chính mình Có phải vì khi chia xa ngàn dặm Hương vẫn theo như nỗi nhớ mênh mông?
(Hỏi hoa thiên lý - Đinh Hồng)
Đây là loài cây dễ trồng, mọc được bằng hạt và cành. Chỉ cần quấn nhành cây thành vòng tròn, chôn xuống đất khoảng một tuần nó sẽ nảy chồi, bấy giờ cần đan lưới mắt cáo, bắc giàn hoặc để ghép vào thân gỗ, hàng ngày tưới tắm cây sẽ lên rất nhanh. Mùa xuân là lúc cây vươn cành dài nhất, chẳng mấy chốc phủ kín cả khoảng trời:
Trong làn nắng ửng khói mơ tan Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng Sột soạt gió trêu tà áo biếc Trên giàn thiên lý bóng xuân sang.
(Mùa xuân chín – Hàn Mặc Tử)
Mùa hè là mùa thiên lý nở rộ. Hoa xanh non như lá, cá biệt có màu vàng, hồng hay lam tím, quả dài thõng thượt. Tuy khiêm nhường e ấp, chùm hoa vẫn làm ong bướm mê say:
Bướm chao ong cũng bạc đầu Thấy hoa thiên lý cúi đầu làm tôi.
(Ca dao)
Ngày xưa, các thiếu nữ thường mặc áo cánh thắt dây lưng mầu lá mạ hay hoa thiên lý. Vào ngày hội, các cô gái cũng làm đỏm bằng những chùm hoa thiên lý đeo tai, cài đầu:
Hỡi cô thắt dải bao xanh Có về Vạn Thái với anh thì về Vạn Thái có cây bồ đề Có hoa thiên lý, em về em đeo Tóc em dài, em cài bông lý Thấy em cười anh để ý anh thương.
(Ca dao) Ngoài lấy bóng mát và trang trí, do lá hoa và quả thiên lý ngọt, mát, thơm lại chứa nhiều kẽm, vitamin, dưỡng chất nên dân gian đã hái thiên lý nấu canh, xào xáo, làm thuốc thanh nhiệt, an thần, bổ phế, lợi tiểu, nhuận tràng, trị giun sán, cho mắt đen, tóc xanh, da dẻ hồng hào. Khi chế biến, chỉ đảo qua vài lần lá hoa quả đã chín mềm. Mùa hè nóng nực, vào nghỉ dưới giàn hoa phiêu bồng, được ăn bát canh ngọt, hít hà hương nưng nức, tuyệt không gì bằng như thể rũ bỏ được bao muộn phiền, bay bổng và được người thân chở che. Người ta thường liên tưởng phụ nữ với giàn thiên lý. Những buổi đi xa, con cái lại nhớ về mẹ hiền, tóc bạc phơ ngồi dưới giàn hoa khâu áo nhớ thương. Nỗi nhớ mong trải dài theo năm tháng.
Dưới giàn hoa, các chàng trai thấy mái tóc bạn gái thật dễ thương:
Nhà nàng có cái giậu thưa Có giàn thiên lý đong đưa hoa vàng Mỗi lần nàng đứng bên đàng Hương hoa hay chính hương nàng tóc mây.
(Dưới giàn hoa thiên lý - Hoàng Thị)
Nam giới hay ví cô vợ đang ghen với giàn hoa sắp đổ và thường đùa nhau: Về mà xem, giàn thiên lý sắp đổ kia kìa, khéo mà sụp cả nhà! Không biết có phải vì thực tế cây leo trĩu nặng, khi đổ xiêu vẹo khó dựng, hay đây chỉ là một cách nói ví von cho thấy cõi lòng sâu xa?
Mấy hôm nay vì công việc phải vắng nhà . Khi về lại bị phấn hoa tấn công nên bị ho tắt tiếng . Hôm nay mới vô TT để gởi lời chào thân ái đến Bạn thơ Minh Hưng . Sau khi đọc bài thơ Hoa Xuân , VK cảm thấy bạn Minh Hưng hầu như gần gủi với Trang Thơ, không biết có đúng không, hay đó là chỉ là feeling thôi . Lại một cái Tết xa quê hương, không biết đến bao giờ được vui hưởng trọn vẹn ngày Tết tại quê nhà . . .
Quê người đón Tết chỉ riêng ta Lưu lạc tha hương Tết nhớ nhà Mừng tuổi năm nào nay vắng Mẹ Một lần chia cách mãi ngàn xa .
Lại một lần nữa VK chúc các bạn TT cùng gia đình nhiều sức khỏe, may mắn và thành đạt những nguyện ước trong năm 2012 . VK.
Trong những nổi niềm riêng . VK chợt nhớ đến nhạc bản "Mùa Xuân đó có EM" của Nhạc Sĩ Anh Việt Thu viết cho một người . VK mời các bạn cùng nghe, để chia sẻ tâm sự cùng tác giả sau đây :
Được biết Trang chủ đang khăn gói sắp về thăm cố quận,thăm mẹ già ở Buôn Mê.ThThanh xin chúc trang chủ lên đường bình yên,hưởng một cái Tết êm đềm bên mẹ hiền kính yêu,sẵn dịp ghé thăm KimChi và vườn mai Tết...
ThThanh có viết một bài Nhớ Mẹ,xin gửi vào đây chiaxẻ cùng các bạn..
NHỚ MẸ
NHÂM THÌN TẾT ĐẾN LẠI BUỒN THÊM! NHỚ MẸ NGÀY ĐÊM SỨC HÉO MÒN! ĐẤT LẠ PHƯƠNG XA CON KHÔNG THỂ THU XẾP VỀ THĂM VIẾNG MẸ GIÀ!
MẸ GIÀ TÓC BẠC RĂNG THƯA RỤNG! MẮT NHÒA RUN RẨY BƯỚC LOM KHOM! NHỚ CON LÒNG MẸ ĐAU KHÔN XIẾT! LÒNG DẠ CON ĐÂY CŨNG HÉO MÒN!
Cám ơn Thiên Thanh nhé, quả thật là đang rất túi bụi việc nhà và chập chùng công việc ở hãng, người ta cần mình làm bù trước một số công việc trước ngày đi. Tuy không có thời gian nhưng SM vẫn dòm ngó Trang thơ hoài hoài đó chớ, đọc bài thơ mới của ThT càng nôn nao thêm . Mấy bữa nay thiệt tình SM mong cho thời gian hơn chậm lại một chút cho mình chuẩn bị được chu đáo hơn, giấc ngủ được đầy đủ hơn để người thân gặp mặt coi cho tươi tỉnh , những nét mệt nhọc hốc hác mình dấu hết đi, thế là vui cả nhà. Hy vọng mọi chuyện đều êm trôi , một mùa Xuân yên bình bên cạnh gia đình và bạn bè.
Trang chủ nhớ ... uống nước gừng cho ấm bụng trước khi khăn gói quả mướp dế mèn phiêu lưu ... nhá ! Và nhớ chụp hình hoa mai nhà bạn thơ Kim Chi nhiều nhiều. Trang chủ yên chí đi ... vắng chủ nhà, gà vọc niêu tôm !!!! À há !
Hồi sáng đang dang dở ý trong comment nói chưa hết lời, chuyến này về SM cũng mong mở được hội nghị vườn Mai gặp lại CX, HP, LTV, TLB , KC, MH và S, được chung một lần thì vui biết mấy phải không các bạn? Phải nỉ non trước là đầu xuân ai nấy đều giữ đúng hẹn nếu có nghe, chớ leo cây hoài là cả năm trượt miết ( mạn phép vì các bạn mình hay ngao du giang hồ thình lình lắm). SM mà ngắm vườn mai của KC thì ưu tiên cho NT những cánh hoa đẹp nhất, bao nhiêu hình thì bấy nhiêu bài thơ phải không?
CHỊ SM,chị TT Cả tuần nay trời BAN MÊ không nắng mà mù trời nên Mai có nguy cơ nở muộn mặc dù đã trừ hao tuốt lá sớm chị SM về có được mấy cây ra sau tết -năm nay để vào Photoshop cho đẹp Emthông báo như vậy ,chớ vẫn trông vào thời tiết nếu kịp nắng trước 1 tuần thì Mai tưng bừng bung nụ chào đón chị đến thăm -Mong chị nhớ thông báo cho gia đình em nhé nếu được cả mấy chị em gặp nhau nửa thì "rươu ngon -bạn hiền.."không say không về ,,hihi
Vậy là tui phải “ăn cơm hai nồi” rồi. Dù cố gắng cách mấy, nhưng cuối năm công việc đăng đăng đê đê nên không thể nào còn đầu óc rảnh rang ngồi mà gõ chữ kể chuyện lại hầu các bạn nên phải kể đứt khúc. Mong bạn nào có chút quan tâm thông cảm nghe.
Nhưng trước hết để tui nói về cái chuyện “ăn cơm hai nồi” đã:
Có một ông suôi miệt Sa Đéc chết vợ có con gái đi làm công nhân xí nghiệp may mặc trên Sè-gòong rồi gá duyên với một anh chàng làm chung. Anh chàng chỉ còn có Mẹ sống chung bên mé Quận 8 nên gia cảnh cũng đạm bạc. Thôi thì chỉ làm một bữa tiệc đơn đơn để ra mắt hai họ cho bầy trẻ nên vợ nên chồng mà lo mần ăn. Từ hồi gã con gái tới giờ ông chưa có dịp ghé thăm do đường sá xa xôi, bữa nay nhân dịp ông chạy cái ghe máy chở mấy trăm gốc Mai thế lên ghé bến Phú Định Quận 8 bán cho dân Sè-gòong chơi Tết ông ráng nhín chút thì giờ tới nhà trước là ghé thăm...Chị suôi, hai là coi con Hoa nó có rảnh mà xuống ghe bán phụ với ông kiếm chút đỉnh xài tết.
Ông tới bất chừng quá, gặp lúc Mẹ chồng con dâu đang ngồi ăn cơm còn thằng chồng nó mắc đi mần. Bà suôi đon đả mời ông ngồi xuống ăn chén cơm cho vui. Kêu con dâu lấy thêm cái chén đôi đũa cho ông già. Ông mới ăn được một chén thì muốn...hết cơm! - Hoa à! Con bới cơm ra tô rồi bắt thêm chút cơm nữa đi con. - Thôi Chị! Để chút nữa tui ra ngoài làm thêm tô hủ tíu nữa được rồi. - Ai lại làm vậy. Sẵn đây cứ ăn cho no. Nấu nồi cơm điện thì chín mấy hồi? - Thú thiệt là tui kỵ ăn cơm hai nồi lắm. Dị đoan mà! - Trời! Cũng là cơm nấu bằng một cái nồi ở nhà thôi, dị đoan nỗi gì anh nói tui nghe thử coi. - Người ta nói ăn cơm hai nồi dễ “bị” có hai đời vợ lắm nên tui ngại. - Chớ anh đi đây đi đó thì anh chỉ ăn cơm một nồi chắc? - Hổng phải! Ăn cơm hai nồi ở một nhà dễ bị “dính” lắm!
Mặt bà suôi trai thoáng sượng sùng rồi...làm thinh luôn.
(tiếp theo chuyện không dành cho người làm biếng đọc)
Ngồi uống cạn ly cà phê, hút vài điếu thuốc cho thấm hết nỗi buồn tui xuống lầu lấy xe ra đi vòng vòng thăm thú Thành phố Cà Mau lúc lên đèn. Chẳng hề biết rõ đường đi nước bước, nhưng cứ chạy vòng vòng thôi. Thành phố nào mà chẳng vậy? Cứ lựa những con phố chính sáng choang ánh đèn thì đích thị đó là trung tâm, cấm có sợ lạc. Trên những con phố chính, những cửa hàng rất sang trọng bày bán tất cả những hàng hóa đắt tiền dành cho giới thượng lưu (?). Còn những cửa hàng nho nhỏ thì dành cho giới bình dân. Ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, đều có những hạng người khác nhau sống chung đụng cả và sự cách biệt giữa các tầng lớp thì đâu đâu cũng có. Mâu thuẫn cũng phát sinh từ đó. Vòng quanh một đỗi thì chán, bèn ghé vào một quán ăn đối diện công viên thành phố ăn cơm tối. Những ánh đèn màu rực rỡ cùng tiếng nhạc rền vang từ khu vui chơi thiếu nhi vọng sang làm lấp đi tiếng hỏi của chủ quán ăn: - Hia ăn gì? Một câu hỏi nghe lạ hoắc đối với người Sài Gòn nên tui hơi ngớ người chưa kịp trả lời. Câu hỏi được lập lại lần hai. Vậy là tui đoán ra được người chủ quán hỏi gì. Trả lời xong tui ngồi ngẫm nghĩ mà cười một mình. Cứ đinh ninh trong lòng là Nam Kỳ lục tỉnh đều nói tiếng giống nhau không như các tỉnh miền Bắc và miền Trung mỗi tỉnh có một âm điệu khác hẳn nhau, nhưng không dè xuống tới Cà Mau lại được nghe một tiếng gọi lạ hoắc. Có lẽ các tỉnh nằm ở rẻo đất cuối cùng của phương nam có rất nhiều người Tiều sinh sống dàn trải từ Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau nên ngôn ngữ của họ đã được Việt hóa. Tui biết trong tiếng Tiều, HIA nghĩa là Anh và CHẾ nghĩa là Chị nhưng không ngờ nó đã trở thành một phương ngữ Việt Nam.
Chút gió mặn từ biển đông thổi về hiu hiu làm mát mặt và cặp mắt đã muốn sụp xuống sau một ngày dài dong ruổi đường xa. Quay về chốn nệm ấm chăn êm trong hơi gió mát của máy điều hòa không khí đánh một giấc cho sảng khoái con người. Sáng sớm thức dậy trả phòng rồi xuống reception check mail coi ngày hôm qua có ai quở tới mình không rồi lên đường lai đáo miệt trên.
Bận về tui sẽ đi bằng xe gắn máy chạy ngược Quốc Lộ 1A về thấu Sài Gòn. Đi ngược con đường cũ qua Hộ Phòng, Tắc Vân với những chợ miệt quê trù phú và đông đúc. Dãy nhà cặp mé sông với những trại con giống cua biển và cá kèo liền nhau san sát. Những vựa thu mua tôm hoạt động nhộn nhịp với những thùng mốp giữ lạnh chất đầy từng đống trước cửa. Trước đây vào thời bao cấp, Cà Mau là địa phương có tiềm lực mạnh nhứt trong việc nuôi tôm sú xuất khẩu. Và tất cả nguồn nguyên liệu hầu như được các Công Ty xuất khẩu Thủy hải sản địa phương thâu tóm đem lại số lợi nhuận ngoại tệ kếch sù. Nhưng các Công Ty nhỏ hơn ở địa phương khác và tư thương đâu có chịu bó tay ngồi yên? Vậy là tui cũng “nhập băng” để đi buôn lậu tôm sú từ Cà Mau đem về Sài Gòn. Tất nhiên là không dám chường mặt ra giữa ban ngày, chỉ lén lút tới ban đêm ở khoảng rìa thị xã đánh hàng rồi rút lẹ nên tui chưa hề biết Thị xã Cà Mau của tỉnh Minh Hải lúc đó tròn méo ra sao? Tôm sẽ đóng vào những bao nylon rồi rắc phân Urê lên tạo độ lạnh giấu dưới những thùng đựng cá lóc mới may ra thoát khỏi những trạm kiểm soát. Rồi cũng trơn tru hết. Thấy ngon ăn tui về Cần Giờ đầu tư đào ao nuôi tôm. Cũng học hỏi từ một đống sách vở tài liệu và kinh nghiệm dân gian. Nhưng “trời phụ người ngay”, mấy trăm ngàn con tôm giống đang sức lớn đã bị vỡ bờ trôi gần hết sạch. Cũng là có nguyên nhân. Khu vực đào ao tới mấy mẫu đất nằm sâu trong rừng thuộc phạm vi chịu trách nhiệm của một người dân giữ khoán rừng đước phòng hộ. Ở đó, chỉ cần mặt trời vừa khuất dưới những ngọn cây đước chập chùng là bóng những oan hồn uổng tử đặc công Rừng Sác xuất hiện. Mấy đứa công nhân giữ ao không đủ can đảm chạy đi tắt cái máy dầu D30 đang bơm nước lợ châm vào ao nên cứ để mặc cho chạy hết dầu thì tự động tắt máy. Sáng bảnh hôm sau chạy xuống kiểm tra thì chỉ còn những cái ao mênh mông nước trắng xóa ngang bờ. Tôm cá đã nương theo làn nước vượt thoát ra sông mất hết. Thua đậm!
Lại nói chuyện xứ Cà Mau nuôi tôm. Tui không biết họ mua những tấm ván cốp-pha xẻ bằng ván thông đem về làm những vuông tôm theo cách nào? Trại xẻ gỗ của mấy thằng cháu tui hoạt động liên tục ngày đêm cũng không đủ cung cấp cho các thương lái Cà Mau. Thời bao cấp muốn di chuyển những súc gỗ thông Dalat ra khỏi tỉnh Lâm Đồng là cả một vấn đề. Thôi thì tiền bạc rải ra ở khắp mọi cửa, tuồn ra khỏi rừng bằng mọi ngõ ngách những súc gỗ thông dài hơn 18 mét tới Sài Gòn cũng thành công. Rồi phải chung chi cho Kiểm Lâm mỗi tuần tới kiểm tra trại cưa. Vân vân và vân vân. Đó là một thời kỳ làm ăn hết sức thịnh vượng, tiền bạc đổ vào như nước. Nhưng các bạn có biết câu tục ngữ nầy không? “Nhứt phá sơn lâm, nhì đâm hà bá”. Tiền bạc vô dễ thì ra cũng dễ, cuối cùng thì cũng trắng tay!
Trở lại “cái ký sự” của tui. Con đường trở về tương đối trống trải với một bên là con sông cặp theo mé lộ nên tui nhấn hết ga chiếc Nouvo 135 phân khối. Kim đồng hồ chỉ tốc độ cứ mặc tình lắc lư giữa khoảng hai con số 80 rồi 85 km/giờ. Buổi sáng đường còn trống trải nên cứ mặc tình chạy “xả dàn”, chỉ lo mà dòm chừng coi có mấy con bò vàng ở phía xa xa thôi, bị bắn tốc độ là..."lúa" liền!
Cách Cà Mau khoảng ngoài 30 cây số, tui ghé vô Giáo xứ Tắc Sậy với đền thờ Cha Trương Bửu Diệp đầy huyền thoại về sự linh ứng cứu giúp cho những người không may. Dù là người ngoại đạo, nhưng tui cũng bước chân vô thắp nhang nịnh bợ, dựa hơi cho Cha rờ đầu mình một cái...lấy hên! Khắp vòng tường chung quanh nhà thờ đều chạm nổi biểu tượng Alpha và Oméga của đạo Thiên Chúa. Tui hết sức ngạc nhiên là trên một mảnh đất cạnh bờ sông mà người ta cũng xây dựng được một ngôi giáo đường bề thế và cao vút nổi bật lên với mái tôle màu xanh thấy được từ rất xa.
Có rất nhiều huyền thoại về Cha Trương Bửu Diệp. Tiếng lành đồn xa nên hầu như khắp các tỉnh xứ Việt Nam đều nghe tiếng, thậm chí vang xa đến tận nước ngoài chủ yếu trong cộng đồng người Công giáo. Tuy vậy, dân làm ăn ở Sè-gòong, Chợ Lớn tìm xuống cũng rất đông đến nỗi có lúc chính quyền địa phương phải ra tay ngăn cản bớt lại. Những huyền thoại về sự linh ứng của Cha Diệp (kêu tên trỏng bậc đức cao vọng trọng là một điều bất kính, nhưng dân Nam Bộ tui...quen rồi! Có điều họ không viết tắt tên người khác vì cho đó là...bất lịch sự) theo tui là do Cha một lòng kính Chúa dìu dắt giáo dân rồi bị chết oan vì tay ai thì mọi người đều biết nên Cha đã hình như muốn quay trở lại để có thể cứu giúp tiếp cho mọi người trong khả năng của mình mà không đành lòng rời xa. Chuyện về Cha Trương Bửu Diệp nếu ai muốn biết rõ thêm cứ gõ tên Cha trên Google mà search thì có muôn vàn thông tin rất rõ ràng.
Chung quanh ngôi giáo đường của giáo xứ Tắc Sậy trừ một khoảng sân rộng để giáo dân tụ họp đi lễ thì hầu như kín hết bằng một tổ hợp kiến trúc bề thế và rất mỹ thuật được xây dựng trong nhiều thời kỳ và nhiều hình dáng để thờ kính và ghi nhận công đức lớn lao của Cha Diệp. Đi vòng vòng để “tham quan” (đó là tiếng bây giờ thay thế tiếng thăm viếng hồi xưa tui cũng bắt chước nói theo cho hợp thời để mọi người ai cũng có thể hiểu giống như từ “hoành tráng” hay “tranh thủ”, nhưng tuyệt đối cái xe gắn máy thì hầu hết người dân Nam Bộ vẫn cứ giữ nguyên chớ không kêu là cái “xe máy” kiểu...bợ đít mấy tay miền Bắc!)
Có một câu chuyện được kể lại là có người tới cầu nguyện Cha cứu cho chữa lành bịnh, khi đến gần tượng Cha Diệp đang ngồi giở cuốn sách thì ông ấy đọc thấy dòng chữ trên trang giấy tui nhớ nôm na như vầy: “Con hãy về đi và bịnh con sẽ hết vì tấm lòng thành con đã tìm đến đây!“. Mới đầu tui cũng hết sức ngạc nhiên nếu quả có sự linh ứng nầy nên cũng phân vân chút đỉnh. Sau khi cầu nguyện tui cũng tò mò tới gần coi Cha có phán cho mình câu nào đó không nên ghé mắt dòm thử. Hóa ra câu nầy đã được người ta viết bằng sơn đen trên trang giấy trắng dùng chung cho tất cả mọi người. Vậy cho nên, trăm nghe không bằng một thấy. Những lời đồn đại thường nên kiểm chứng lại mới biết được giá trị thật của chúng. Ngay lúc đó thì trong đầu tui phát sinh ý nghĩ ấy, nhưng khi đi vòng ra bức tường thấp phía sau ngăn giữa giáo đường và bờ sông bên ngoài thì ý nghĩ ấy bị đánh tan ngay. Muôn trùng những lời tri ân và cầu nguyện của những người đến đây và được cứu giúp khắc trên những phiến đá dán đầy trên mặt tường như một cách chứng minh sự huyền nhiệm của Cha Trương Bửu Diệp ở Giáo xứ Tắc Sậy Cà Mau.
Nắng đã lên cao mà đường về còn xa nên tui quay ra đi tiếp. Tuy nhiên, muốn hiểu rõ một vùng đất không thể cứ ngồi trên xe lướt ngang qua mà nói là biết nên tui cũng lân la dọc đường chút ít hỏi chuyện. Khi thì ghé lại rửa cái xe, khi thì nạp cái card điện thoại hay mua gói thuốc mà hỏi chuyện những người dân địa phương để tìm hiểu thêm. Lần hồi thì cũng tới Bạc Liêu, xứ của Hắc Công Tử danh lừng bốn cõi với sự giàu có và sự ăn chơi khét tiếng một thời. Nhà Hắc Công Tử bây giờ được giao cho Văn Phòng Tỉnh Ủy Bạc Liêu khai thác và đã biến thành cụm Khách Sạn và Nhà hàng ăn uống. Định vào đăng ký ở Khách Sạn Công Tử Bạc Liêu ngủ một đêm cho biết nhưng họ nói phải đăng ký trước 1 tháng mới có phòng. Thôi...chả thèm! Ra sân sau ngồi uống cà phê nghe Dạ Cổ Hoài Lang chơi. Thấy bảng quảng cáo có Wifi mới lôi laptop ra vào mạng. Mãi vẫn không được bèn ngoắc cô bé tiếp viên hỏi thăm thì được trả lời: Hư rồi Chú ơi! Kế bên có Khách sạn Bạc Liêu mới xây to đùng và sang trọng lắm. Vào Wifi cũng thấy tên xuất hiện, nhưng khi truy cập máy trả lời phải có password mới truy cập được. Xời! Thời buổi bây giờ phí truy cập Internet rẻ như bèo, quán cà phê vỉa hè còn cho truy cập miễn phí, một khách sạn sang trọng như vậy cũng...bày đặt, sợ thiên hạ xài chùa!
Bên ngoài thì quảng cáo nghe “kêu” lắm, nhưng cách phục vụ và ly tách thiệt còn thua xa mấy cái quán cà phê lề đường. Nghe quảng cáo cà phê ở đó ngon lắm, nhưng ai dè...dở ẹt! Uống qua quít cho hết ly cà phê đá kẻo uổng tiền, xong tui đi xuống thắp nhang ở tượng Phật Bà Nam Hải Quan Âm ở Nhà Mát cách thị xã Bạc Liêu 8 cây số sát mép biển. Gọi là Khu du lịch, nhưng quang cảnh thiệt đơn sơ không đầu tư đúng mức để phát triển. Chạy lên một cây cầu cao ngó ra cửa biển thiệt chán phèo. Do phù sa từ sông đổ ra nên biển trở nên đục ngầu và dơ dáy. Do vậy nên mấy trăm cây số bờ biển thuộc miền tây đâu có cái bãi tắm du lịch nào để thu hút du khách. Một bức tượng Phật Bà Nam Hải Quan Âm đúc bằng xi măng tô vẻ xanh đỏ đặt giữa trời cao chắc cũng đến mười mấy thước thu hút khách thập phương tới cúng bái nườm nượp. Hai bên có xây hai ngôi chùa thật to và lộng lẫy. Khói nhang nghi ngút, khoảng sân rộng trước bức tượng trải dài mấy hàng chiếu dưới nền gạch đen nghịt những thiện nam tín nữ sì sụp vái lạy cầu xin. Đã tới thì cũng phải làm như mọi người thôi, nhưng trong lòng tui vẫn tối kỵ mấy người hay tô xanh vẻ đỏ cho tượng Phật Bà Quan Âm. Cứ nguyên thủy như từ xưa tới giờ bức tượng toàn một màu trắng toát là hay hơn cả. Tui nhớ trên đoạn đường từ Sóc Trăng xuống Cà Mau hôm đi xe đò, bên trái đường có một ngôi chùa đặt một bức tượng Phật Bà áng chừng lớn hơn người thường năm sáu lần, nét mặt rất siêu thoát và những nếp áo giống y như những bức tượng La Mã, nó tự nhiên và rất sống động chớ không vụng về như những bức tượng khác. Thiệt nói không ngoa là khiếu thẩm mỹ chung của người Việt Nam thấp lắm, cả một nếp áo bay trong gió cũng không đắp nổi cho ra hồn.
Bạn thơ s@ thiệt là.... ít đi quá hén ! Đọc hết phóng sự của bạn thì hết hồn cho cái trí nhớ của bạn khi đi xa, gặp NT mà đi rồi về kể lại thì có lẽ viết nhiều nhất được 1 trang vì không thể nhớ chính xác và tuần tự những đoạn đường đã qua được như bạn đâu
SM hân hoan giới thiệu với các bạn một Thi Sĩ mới vào chơi trong vườn thơ,tuy lạ mà rất quen đó, bạn thơ Pt Minh Hưng sẽ dẫn mình đi dạo Chợ Hoa Xuân rực rỡ đủ sắc màu, dặn trước là NT nắm tay ai đó cho chặt kẻo lạc thì khó tìm lắm đó. Mong sẽ tiếp tục nhận được những sáng tác mới của bạn nữa nhé.
ReplyDeleteRộn ràng chào đón một năm mới.
ReplyDeleteMùa Xuân sắp đến với mọi người và Bạn Minh Hưng đã "dẫn Anh Em chúng ta đi dạo chợ.." mở đầu cho những rộn ràng đón một mùa Xuân với ước mong..An Vui, Sức Khỏe tràn đầy cho tất cả chúng ta và gia đình.
QH xin mượn một bài Thơ Việt Cổ của một nhân vật được coi là anh minh của triều đại nhà Trần và là tổ sáng lập ra Phái Thiên Tông Trúc Lâm Yên Tử:
Vua Trần Nhân Tông với bài thơ XUÂN HIỂU.
Xuân Hiểu
Tác giả: Trần Nhân Tông
春 曉
睡 起 啟 囪 扉
不 知 春 已 歸
一 雙 白 葫 蝶
拍 拍 趁 花 飛
Xuân hiểu
Thụy khởi khải song phi
Bất tri xuân dĩ quy
Nhất song bạch hồ điệp
Phách phách sấn hoa phi
Dịch thơ:
1.
Buổi sớm mùa xuân
Ngủ dậy ngỏ song mây
Xuân về vẫn chửa hay,
Song song đôi bướm trắng,
Phất phới sấn hoa bay.
(Bản dịch của Ngô Tất Tố)
2.
Sớm xuân
Ngủ dậy mở cửa sổ,
A, xuân về rồi đây!
Kìa một đôi bướm trắng,
Nhằm hoa, phơi phới bay.
(Bản dịch của Trần Lê Văn)
Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 1258 – 1308), tên thật là Trần Khâm (陳昑) là vị vua thứ ba của nhà Trần (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước Trần Anh Tông) trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Ông là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy pháp hiệu là Đầu đà Hoàng giác Điếu ngự. Ông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam.
CHÚC MỪNG NĂM MỚI.
Hân hoan chào mừng bạn thơ Minh Hưng,vào vui với trang thơ.
ReplyDeleteSau đây ThThanh xin chuyển bài thơ của bạn thơ Hồng Phượng
MỪNG ĐÓN XUÂN
MAI VÀNG NỞ RỘ ĐÓN XUÂN SANG
CON CHÁU MỪNG XUÂN ĐẾN RỘN RÀNG!
MONG TẾT AN KHANG NHIỀU PHƯỚC LỘC
CHÚC ÔNG BÀ THỌ TỶ NAM SAN
TUỐT LÁ CHO MAI NỞ ĐÚNG THÌ
LÒNG NGƯỜI XAO XUYẾN TIỄN ĐÔNG ĐI
MANG THEO BĂNG GIÁ VÀO VÔ TẬN
ĐÓN NẮNG XUÂN VỀ TUÔN TỨ THI!
HỒNG PHƯỢNG
NT thật vui khi Trang thơ thêm vần thơ Xuân của bạn thơ PT Minh Hưng ... bài thơ HOA XUÂN quả thật là rất trẻ, rất Xuân và rất rực rỡ yêu đời - một bất ngờ khi người cầm bút vẫn như ngày xưa của mấy mươi năm về trước, chỉ khác nhau là thuở xưa NT chưa bao giờ được đọc thơ người viết ...
ReplyDeleteChợt nhớ đến những chợ Hoa Xuân Tết năm xưa, dẫu bao nhiêu bận rộn, bao nhiêu tuổi vẫn chen chân với dòng người đi ngắm hoa và ngắm người ít nhất mỗi ngày vài chục bận ! Đó là một cái thú ăn Tết thuở ấy bạn thơ Minh Hưng ơi !
Hình minh họa của Trang Chủ giống như thật - muôn màu sắc như lòng người rộn rã đón Xuân, nên dường như NT đã tìm lại được mình trong ấy ....
Xin chào mừng người bạn mới.
ReplyDeleteTrang Thơ như ngôi nhà chung đã có sẵn, Người khéo tay trồng hoa thơm thảo, Kẻ siêng năng rót nước nghĩa tình, Cùng chung vui nhìn Xuân nở rộ, Ăn thua gì cái chữ lạ quen?
CHUYỆN CUỐI NĂM:
ReplyDeleteThầy bói Nikki Pezaro dự đoán năm 2012
sưu tầm
Nikki cho rằng đầu năm 2012 có nhiều sự kiện thảm khốc xảy ra trên toàn cầu làm thay đổi cả bản đồ thế giới ...
Như thường lệ, vào cuối mỗi năm, bà thầy bói người Canada Nikki Pezaro
lại đưa ra những dự đoán cho năm mới và các sự kiện thế giới xảy ra
trong năm 2012 dưới “lăng kính” của bà đầy những chuyện ảm đạm.
Hơn 100 dự đoán được Nikki tung ra hồi năm ngoái chỉ có khoản 10 sự
kiện trở thành sự thật, đó là trận động đất sóng thần tại Nhật Bản,
tình hình bất ổn tại Syria, biểu tình tại New York, lốc xoáy tấn công
nước Mỹ, cái chết của Elizabeth Taylor và Amy Winehouse, hoàng gia
Monaco và Anh quốc có hỉ sự…
Nikki cho rằng đầu năm 2012 có nhiều sự kiện thảm khốc xảy ra trên
toàn cầu làm thay đổi cả bản đồ thế giới, tuy nhiên chẳng có “tận thế”
xảy ra như những “lời tiên tri” được đồn thổi.
Các sự kiện đáng chú ý xảy ra vào năm 2012 theo dự đoán của bà là cuộc
nội chiến Syria, Bắc Triều Tiên tấn công Hàn Quốc và Nhật Bản, động
đất lớn dìm một phần đất liền của nước Nhật xuống đáy biển, một thiên
thạch lớn va vào Trái đất, tìm thấy Chén Thánh trong huyền thoại, quái
vật biển thời tiền sử lộ diện, thời tiết bất thường xảy ra ỏ nhiều nơi
trên thế giới…
Dưới đây là những dự đoán chính của bà Nikki Pezaro:
1. Động đất phá hũy phần lớn thành phố Mexico City.
2. Xảy ra trận động đất kinh hoàng ở California.
3. Bão Mặt trời gây gián đoạn liên lạc trên toàn thế giới.
4. Nổi loạn ở Lebanon, thủ đô Beirut chìm trong khói lửa.
5. Thú hoang nổi khùng và tấn công con người vào cuối năm 2012.
6. Thời tiết thất thường trên toàn thế giới, tuyết rơi ở Hawaii, Las Vegas và vùng Caribbean.
7. Động đất lớn ở Nhật Bản kéo một vùng đất chìm xuống biển.
8. Lộ diện quái vật biển thời tiền sử.
9. Obama gặp nguy hiểm.
10.Iran và Israel “nện” nhau bằng quân sự.
11. Khủng hoảng chính trị tại các quốc gia Nam Mỹ.
12. Thị trường chứng khoán toàn cầu sụp đổ như năm 1929.
13. Xảy ra vụ nổ hạt nhân và thủy điện tại Hoa Kỳ.
14. Bắc Triều Tiên tấn công Hàn Quốc và Nhật Bản.
15. Nổ ra trận đại dịch bệnh toàn cầu.
16. Nội chiến Syria.
17. Xảy ra vụ bê bối tình dục trong chính quyền Obama.
18. Một công ty sản xuất ô tô bị sập tiệm.
19. Tìm thấy Chén Thánh trong truyền thuyết Ki-tô giáo.
20. Một chiếc máy bay cố tình đâm vào Nhà Trắng.
21. Nhiều sự kiện thảm khốc xảy ra trên toàn cầu, bản đồ thế giới phải vẽ lại.
22. Xảy ra trận động đất khủng khiếp tại Ấn Độ, Nhật Bản và Thổ Nhĩ Kỳ.
23. Một thiên thạch va vào Trái đất.
Toàn bộ các dự đoán năm 2012 của Nikki Pezaro được đăng tải tại website
http://www.psychicnikki.com/predictions.html
Theo như bà thầy bói của bạn thơ Quê Hương thì NT chợt nghĩ rằng: Có bao nhiêu tiền xài hết, hỏng đi làm nữa, đi chơi thôi ! Vì " Một thiên thạch va vào Trái đất " thì còn gì "cõi trần gian rộn ràng" này nữa !?
ReplyDeleteLỡ như "tầm sát thương" của thiên thạch chỉ ảnh hưởng tới thằng cha hàng xóm thôi thì tiền đâu mà mua hamburger với hot dog để tiếp tục sống sót hả?
ReplyDeleteBạn thơ Minh Hưng ơi Thiên Thanh cảm tác bài thơ dễ thương của bạn,đọc lên nghe Xuân về khắp muôn nơi với thiếu nữ khoe áo mới,muôn hoa khoe sắc và em bé mừng vui Xuân đã về ,Tết sắp đến, biết bao điều vui hớn hở đang chờ đón...Đây là bài thơ
ReplyDeleteXuân
Xuân đã về đây bao ước mong!
Lục biếc chen nhau tía đỏ hồng!
Hoa vàng tím nụ ,xinh màu áo
Thiếu nữ nâng cành đón chúa Xuân!
Đào mai khoe sắc rung rung lá
Ong bướm tung đàn thả cánh say!
Hoa phơi phới thắm mừng xuân đến!
Ngọn gió thơm nồng,đón chúa xuân!
Chúc Xuân Trang thơ
ReplyDeleteMỪNG..vui sống thọ chúc bình yên!
XUÂN..đến Nhâm Thìn sống cảnh tiên!
KÍNH..chúc "dân ta" an hưởng lạc!
CHÚC..mừng"Buôn bản"phước triền miên!
Thiên Thanh
Chào các bạn,
ReplyDeleteLời mở đầu: Xin cảm ơn các bạn vì tất cả...
Trang thơ thật vui, gặp gỡ mọi người trao đổi,vui hơn, đầu óc thoải mái hơn.Mình cứ vô tư, đừng nghĩ điều gì ngoài việc tự làm mọi sự như ý...(tuy hơi khó)-"Lòng mình cứ trẻ mãi nhé Em-Cứ trẻ hoài với ngày tháng không tên-Cứ trẻ mãi mặc thời gian em nhé-Trẻ như thuở nào, thời Hoa Mộng ngày xưa..."Đấy, NT ơi,nhờ vậy NT à.
Mùa Xuân đến thật là rộn ràng tươi vui, chợ Tết thật đẹp,Sương Mai ơi!
Vui mừng chào đón bạn thơ MINH HƯNG.
ReplyDeleteĐọc HOA XUÂN lòng cũng thấy rộn ràng như đang sống trong những ngày xuân rực rỡ
Chờ đón những bài hay của bạn trên TRANG THƠ, thật nhiều nhé.
Chào mừng bạn Minh Hưng tham dự Trang Thơ. Đầu năm có thêm bạn mới là một điềm thật tốt đẹp cho tất cả chúng ta.
ReplyDeletesk
Chào nhà thơ mới
ReplyDeleteĐọc Hoa Xuân như được Đi chợ hoa ngày tết - Sức xuân căng tràn phô hết vẻ đẹp của muôn hoa -thấp thoáng bóng dáng thiếu nữ bên hoa tô thêm nét duyên của nàng xuân ,xen kẻ tiếng ríu rít trẻ thơ mong chờ tết đã vẻ nên bức tranh nhỏ trong bài CHỌ TẾT của Đoàn văn Cừ mà em yêu thích -còn rất nhiều rất nhiều chợ quê tồn tại ở miền núi nhưng mang sắc màu hiện đại hơn như họ bày thêm hoa giả ,tranh điện vv...nhưng dù sao vẫn là chợ tết ,muôn thuở vẫn là hoa xuân phải không chị??
Xin phép được HỌA VẦN bài thơ HOA XUÂN của bạn thơ Pt Minh Hưng.
ReplyDeleteHỌA THƠ HOA XUÂN
Man mác màu trời dịu sắc xuân
Lòng em mơ mãi bóng tình quân
Xuân sang rồi đấy sao chưa thấy
Nụ cười nửa miệng khiến bâng khuâng?
Mưa xuân nhẹ hạt ghé ngang đây
Mơn man ve vuốt cánh vai gầy
Sao em cứ tưởng bàn tay ấy
Một tối xuân về chạm phút giây?
Có phải hồn em ắp nỗi vui
Quên canh khuya nặng giấc mơ vùi?
Ai giúp dùm em người mau đến
Cánh én chao mình cũng khiến xui
Ngoài ngõ đong đưa những nụ vàng
Cành mai khóm cúc đón xuân sang
Em nghe trong gió lời anh nhắn
Gắng đợi anh nghe! Dẫu muộn màng
Tin nhắn tình yêu nhờ gió đưa
Không biết bây giờ đã đến chưa?
Dù gì cũng cố đêm trừ tịch
Bát ngát hương yêu mấy chẳng vừa.
s@...
Còn gì hơn bằng những ngày đầu năm, gia đình xum họp, pháo nổ đì đùng…lai rai vài ly,
ReplyDeleteRồi xem Tử Vi, Nghe Nhạc Xuân và đọc thơ cổ.
QH xin giới thiệu cả ba món trên để các Bạn và Gia Đình cùng chung vui với nhau..
Riêng bài cổ thi Xuân Vọng của Đỗ Phủ, là một bài thơ được nhiều người biết đến như một khắc khoải chung của chúng ta.
http://www.quangduc.com/xuan/2012/Tuvinhamthin-2012.pdf
tử vi năm Nhâm Thìn.
TỬ VI NĂM Nhâm Thìn
http://www.saigonocean.com/nghenhacXuan/nhacXuan.htm
Nhạc Xuân.
Nhạc Xuân
Cổ thi.
Thi phẩm Xuân vọng (chữ Hán: 春望) của nhà thơ Đỗ Phủ (杜甫, 712 - 770)
Lúc Đỗ Phủ trở về huyện Phụng Tiên (nay là Bồ Thành, tỉnh Thiểm Tây) thăm gia đình cũng là lúc An Lộc Sơn khởi binh[1] ở Phạm Dương (nay là Bắc Kinh) đánh xuống Lạc Dương, Đồng Quan, thẳng đến Trường An. Ông mang vợ con theo đoàn người dân chạy loạn. Đến Khương Thôn, Đổ Phủ để gia quyến ở đó rồi một mình đi về phía bắc đến Linh Vũ, định tìm Túc Tông (Lý Hanh) vừa mới lên ngôi. Nhưng giữa đường, ông bị quân của An Lộc Sơn bắt, đưa về Trường An. Nhân lúc quân nhà Đường và quân nổi dậy đang đánh nhau, Đổ Phủ liều mạng vượt chiến tuyến, trốn khỏi. Dọc đường ông phải trải qua biết bao gian truân khổ ải mới tới được Phượng Tường (thuộc tỉnh Thiểm Tây). Và rồi với hình dạng “chân đi dép gai, mặc áo rách cùi”[2]ông đến bái kiến vua Đường Túc Tông, được phong làm tả thập di (giám quan)...
Trong sách Lịch sử văn học Trung Quốc[3]cho biết từ tháng 11 năm 755 đến tháng 9 năm 757, tức từ khi An Lộc Sơn làm phản cho đến khi quân Đường lấy lại Trường An, quãng đường đầy khổ cực này chưa đầy hai năm mà cơn bão táp lịch sử đã tôi luyện ông thành một nhà thơ vĩ đại của nền văn học cổ đại Trung Quốc. Trong khoảng thời gian trên, ông liên tiếp cho ra đời hàng loạt những bài thơ bất hủ, như: Ai vương tôn, Bi Trần Đào, Ni Thanh Bản, Ai giang đầu, Hỷ đạt hành tại sở tam thủ, Thuật hoài, Khương thôn, Bắc chinh, Bành nha hành và Xuân vọng (757)[4].
Bài thơ Xuân vọng được sáng tác theo thể ngũ ngôn luật.
Giới thiệu thi phẩm này, Trần Trọng Kim viết: Tiền giải nói nước tan; hậu giải nói trong cảnh loạn lạc nhớ nhà, tóc đầu bạc phơ, rụng hết.[5]
XUÂN VỌNG :
Quốc phá sơn hà tại
Thành xuân thảo mộc thâm
Cảm thời hoa tiễn lệ
Hận biệt điểu kinh tâm
Phong hỏa liên tam nguyệt
Gia thư để vạn câm (*)
Bạch đầu tao cánh đoản
Hồn dục bất thăng trâm.
(*) Chữ “kim” ở đây đọc là “câm” cho hợp vận.
Dịch nghĩa :
NGẮM CẢNH XUÂN
Quốc gia tuy tan nát, nhưng sông núi vẫn còn
Trong thành phố mùa xuân, cỏ cây rậm rạp
Cảm động trước thời thế ấy, hoa rơi nước mắt
Thương hận cảnh biệt ly kia, lòng chim rung động
Suốt ba tháng liền gió lửa
Nhận được thư nhà, quý như vạn lượng vàng
Vuốt tóc bạc, thấy càng thêm ngắn
Tóc lởm chởm, trâm cài mãi không xong.
Bản dịch của cụ Trần Văn Ân (Côn Sơn 1959) :
TRÔNG XUÂN
Nước nát còn non sông
Cỏ cây xuân mướt cùng
Sầu tang hoa nhỏ lệ
Hận biệt điểu kinh lòng
Khói lửa ròng ba tháng
Thư nhà giá vạn đồng
Bạc đầu thêm tóc ngắn
Búi mãi vẫn không xong.
Bản dịch của Trần Trọng Kim:
Nước phá tan, núi sông còn đó,
Đầy thành xuân cây cỏ rậm sâu.
Cảm thời hoa rỏ dòng châu
Biệt ly tủi giận, chim đau nỗi lòng.
Ba tháng khói lửa ròng không ngớt,
Bức thư nhà, giá đắt bạc muôn.
Gãi đầu tóc bạc ngắn ngun,
Dường như hết thảy, e khôn búi tròn. [5]
Thơ...thật là thơ!!
ReplyDeleteNhư mơ...mà thật!!
Biết nói gì...ngây ngất...
Trang thơ...như là Mơ...
Bát ngát hương yêu mấy cho vừa!!
Minh Hưng dành nhiều cảm tình quý hóa cho Trang Thơ quá, có được như thế cũng nhờ tất cả tụm lại, chung sức góp vui mỗi người một vẻ (để ý là không ai giống ai) . Nay có thêm dòng thơ MH dĩ nhiên phải rộn rã hơn, Song Kim đã lên tiếng là đúng đó,"Đầu năm có thêm bạn mới là một điềm thật tốt đẹp cho tất cả chúng ta."
ReplyDeleteMùa xuân về, tiết trời nắng ấm, lộc non nhú mầm từ cây cỏ. Mùa xuân làm rộn rã tâm tư. Khí trời sắc xuân hoà quyện làm con người tươi trẻ . Đọc bài thơ: Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử, cảm được nét tươi trẻ và đầy nhân văn của mùa xuân ngày Tết.
ReplyDeleteMÙA XUÂN CHÍN. NSND Linh-Nhâm .
Mùa xuân chín
Trong làn nắng ửng : khói mơ tan
Ðôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cô thôn nữ hát trên đồi
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi…
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi
Hổn hển như lời của nước mây
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc
Nghe ra ý vị và thơ ngây…
Khách xa gặp lúc mùa xuân chín
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng
Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang ?
Bạn nào có ảnh hoa thiên lý thì gởi lên đây cho mọi người được xem. Chắc phải nhờ Trang Chủ rồi.
Đôi hàng về Hoa Thiên Lý:
ReplyDeleteHoa thiên lý
Thân thảo yểu điệu, cần nâng đỡ. Hoa đẹp mỏng manh song kỳ thú:
Vua ra lệnh cấm hoa tai
Em đeo hoa lý, hoa lài cũng xinh.
(Ca dao)
Ở quê, trước sân nhà dân luôn có một giàn thiên lý rủ rỉ như chiếc ô che cho khu vườn khỏi mưa nắng, bụi đất. Cây leo quấn, lá hình tim xanh lục, hoa dạng chùm lách ở kẽ lá, mỗi bông có một tràng dài và năm cánh như cái đèn cù, tỏa hương đi xa:
Sao lại là thiên lý
Ta hỏi hoa như thể hỏi chính mình
Có phải vì khi chia xa ngàn dặm
Hương vẫn theo như nỗi nhớ mênh mông?
(Hỏi hoa thiên lý - Đinh Hồng)
Đây là loài cây dễ trồng, mọc được bằng hạt và cành. Chỉ cần quấn nhành cây thành vòng tròn, chôn xuống đất khoảng một tuần nó sẽ nảy chồi, bấy giờ cần đan lưới mắt cáo, bắc giàn hoặc để ghép vào thân gỗ, hàng ngày tưới tắm cây sẽ lên rất nhanh. Mùa xuân là lúc cây vươn cành dài nhất, chẳng mấy chốc phủ kín cả khoảng trời:
Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lý bóng xuân sang.
(Mùa xuân chín – Hàn Mặc Tử)
Mùa hè là mùa thiên lý nở rộ. Hoa xanh non như lá, cá biệt có màu vàng, hồng hay lam tím, quả dài thõng thượt. Tuy khiêm nhường e ấp, chùm hoa vẫn làm ong bướm mê say:
Bướm chao ong cũng bạc đầu
Thấy hoa thiên lý cúi đầu làm tôi.
(Ca dao)
Ngày xưa, các thiếu nữ thường mặc áo cánh thắt dây lưng mầu lá mạ hay hoa thiên lý. Vào ngày hội, các cô gái cũng làm đỏm bằng những chùm hoa thiên lý đeo tai, cài đầu:
Hỡi cô thắt dải bao xanh
Có về Vạn Thái với anh thì về
Vạn Thái có cây bồ đề
Có hoa thiên lý, em về em đeo
Tóc em dài, em cài bông lý
Thấy em cười anh để ý anh thương.
(Ca dao)
Ngoài lấy bóng mát và trang trí, do lá hoa và quả thiên lý ngọt, mát, thơm lại chứa nhiều kẽm, vitamin, dưỡng chất nên dân gian đã hái thiên lý nấu canh, xào xáo, làm thuốc thanh nhiệt, an thần, bổ phế, lợi tiểu, nhuận tràng, trị giun sán, cho mắt đen, tóc xanh, da dẻ hồng hào. Khi chế biến, chỉ đảo qua vài lần lá hoa quả đã chín mềm. Mùa hè nóng nực, vào nghỉ dưới giàn hoa phiêu bồng, được ăn bát canh ngọt, hít hà hương nưng nức, tuyệt không gì bằng như thể rũ bỏ được bao muộn phiền, bay bổng và được người thân chở che.
Người ta thường liên tưởng phụ nữ với giàn thiên lý. Những buổi đi xa, con cái lại nhớ về mẹ hiền, tóc bạc phơ ngồi dưới giàn hoa khâu áo nhớ thương. Nỗi nhớ mong trải dài theo năm tháng.
Dưới giàn hoa, các chàng trai thấy mái tóc bạn gái thật dễ thương:
Nhà nàng có cái giậu thưa
Có giàn thiên lý đong đưa hoa vàng
Mỗi lần nàng đứng bên đàng
Hương hoa hay chính hương nàng tóc mây.
(Dưới giàn hoa thiên lý - Hoàng Thị)
Nam giới hay ví cô vợ đang ghen với giàn hoa sắp đổ và thường đùa nhau: Về mà xem, giàn thiên lý sắp đổ kia kìa, khéo mà sụp cả nhà! Không biết có phải vì thực tế cây leo trĩu nặng, khi đổ xiêu vẹo khó dựng, hay đây chỉ là một cách nói ví von cho thấy cõi lòng sâu xa?
Theo Chu Mạnh Cường (thiennhien.net)
Ảnh nhờ Trang Chủ post lên.
QH
Xin mời các bạn nghe một bài hát phổ thơ thời tiền chiến có đề cập tới giàn Thiên lý.
ReplyDeleteCó thể nhìn thấy hình ảnh và vài câu thơ có liên quan.
Chuyện giàn Thiên Lý/Như Quỳnh
Mấy hôm nay vì công việc phải vắng nhà . Khi về lại bị phấn hoa tấn công nên bị ho tắt tiếng . Hôm nay mới vô TT để gởi lời chào thân ái đến Bạn thơ Minh Hưng . Sau khi đọc bài thơ Hoa Xuân , VK cảm thấy bạn Minh Hưng hầu như gần gủi với Trang Thơ, không biết có đúng không, hay đó là chỉ là feeling thôi .
ReplyDeleteLại một cái Tết xa quê hương, không biết đến bao giờ được vui hưởng trọn vẹn ngày Tết tại quê nhà . . .
Quê người đón Tết chỉ riêng ta
Lưu lạc tha hương Tết nhớ nhà
Mừng tuổi năm nào nay vắng Mẹ
Một lần chia cách mãi ngàn xa .
Lại một lần nữa VK chúc các bạn TT cùng gia đình nhiều sức khỏe, may mắn và thành đạt những nguyện ước trong năm 2012 .
VK.
This comment has been removed by the author.
ReplyDeleteTrong những nổi niềm riêng . VK chợt nhớ đến nhạc bản "Mùa Xuân đó có EM" của Nhạc Sĩ Anh Việt Thu viết cho một người .
ReplyDeleteVK mời các bạn cùng nghe, để chia sẻ tâm sự cùng tác giả sau đây :
MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM
VK
Được biết Trang chủ đang khăn gói sắp về thăm cố quận,thăm mẹ già ở Buôn Mê.ThThanh xin chúc trang chủ lên đường bình yên,hưởng một cái Tết êm đềm bên mẹ hiền kính yêu,sẵn dịp ghé thăm KimChi và vườn mai Tết...
ReplyDeleteThThanh có viết một bài Nhớ Mẹ,xin gửi vào đây chiaxẻ cùng các bạn..
NHỚ MẸ
NHÂM THÌN TẾT ĐẾN LẠI BUỒN THÊM!
NHỚ MẸ NGÀY ĐÊM SỨC HÉO MÒN!
ĐẤT LẠ PHƯƠNG XA CON KHÔNG THỂ
THU XẾP VỀ THĂM VIẾNG MẸ GIÀ!
MẸ GIÀ TÓC BẠC RĂNG THƯA RỤNG!
MẮT NHÒA RUN RẨY BƯỚC LOM KHOM!
NHỚ CON LÒNG MẸ ĐAU KHÔN XIẾT!
LÒNG DẠ CON ĐÂY CŨNG HÉO MÒN!
THIÊN THANH
Xin chúc vui cho ai còn mẹ!và được gần bên mẹ!
Cám ơn Thiên Thanh nhé, quả thật là đang rất túi bụi việc nhà và chập chùng công việc ở hãng, người ta cần mình làm bù trước một số công việc trước ngày đi. Tuy không có thời gian nhưng SM vẫn dòm ngó Trang thơ hoài hoài đó chớ, đọc bài thơ mới của ThT càng nôn nao thêm . Mấy bữa nay thiệt tình SM mong cho thời gian hơn chậm lại một chút cho mình chuẩn bị được chu đáo hơn, giấc ngủ được đầy đủ hơn để người thân gặp mặt coi cho tươi tỉnh , những nét mệt nhọc hốc hác mình dấu hết đi, thế là vui cả nhà. Hy vọng mọi chuyện đều êm trôi , một mùa Xuân yên bình bên cạnh gia đình và bạn bè.
ReplyDeleteTrang chủ nhớ ... uống nước gừng cho ấm bụng trước khi khăn gói quả mướp dế mèn phiêu lưu ... nhá ! Và nhớ chụp hình hoa mai nhà bạn thơ Kim Chi nhiều nhiều. Trang chủ yên chí đi ... vắng chủ nhà, gà vọc niêu tôm !!!! À há !
ReplyDeleteHồi sáng đang dang dở ý trong comment nói chưa hết lời, chuyến này về SM cũng mong mở được hội nghị vườn Mai gặp lại CX, HP, LTV, TLB , KC, MH và S, được chung một lần thì vui biết mấy phải không các bạn? Phải nỉ non trước là đầu xuân ai nấy đều giữ đúng hẹn nếu có nghe, chớ leo cây hoài là cả năm trượt miết ( mạn phép vì các bạn mình hay ngao du giang hồ thình lình lắm). SM mà ngắm vườn mai của KC thì ưu tiên cho NT những cánh hoa đẹp nhất, bao nhiêu hình thì bấy nhiêu bài thơ phải không?
ReplyDeleteCHỊ SM,chị TT
ReplyDeleteCả tuần nay trời BAN MÊ không nắng mà mù trời nên Mai có nguy cơ nở muộn mặc dù đã trừ hao tuốt lá sớm chị SM về có được mấy cây ra sau tết -năm nay để vào Photoshop cho đẹp
Emthông báo như vậy ,chớ vẫn trông vào thời tiết nếu kịp nắng trước 1 tuần thì Mai tưng bừng bung nụ chào đón chị đến thăm -Mong chị nhớ thông báo cho gia đình em nhé
nếu được cả mấy chị em gặp nhau nửa thì "rươu ngon -bạn hiền.."không say không về ,,hihi
Vậy là tui phải “ăn cơm hai nồi” rồi. Dù cố gắng cách mấy, nhưng cuối năm công việc đăng đăng đê đê nên không thể nào còn đầu óc rảnh rang ngồi mà gõ chữ kể chuyện lại hầu các bạn nên phải kể đứt khúc. Mong bạn nào có chút quan tâm thông cảm nghe.
ReplyDeleteNhưng trước hết để tui nói về cái chuyện “ăn cơm hai nồi” đã:
Có một ông suôi miệt Sa Đéc chết vợ có con gái đi làm công nhân xí nghiệp may mặc trên Sè-gòong rồi gá duyên với một anh chàng làm chung. Anh chàng chỉ còn có Mẹ sống chung bên mé Quận 8 nên gia cảnh cũng đạm bạc. Thôi thì chỉ làm một bữa tiệc đơn đơn để ra mắt hai họ cho bầy trẻ nên vợ nên chồng mà lo mần ăn.
Từ hồi gã con gái tới giờ ông chưa có dịp ghé thăm do đường sá xa xôi, bữa nay nhân dịp ông chạy cái ghe máy chở mấy trăm gốc Mai thế lên ghé bến Phú Định Quận 8 bán cho dân Sè-gòong chơi Tết ông ráng nhín chút thì giờ tới nhà trước là ghé thăm...Chị suôi, hai là coi con Hoa nó có rảnh mà xuống ghe bán phụ với ông kiếm chút đỉnh xài tết.
Ông tới bất chừng quá, gặp lúc Mẹ chồng con dâu đang ngồi ăn cơm còn thằng chồng nó mắc đi mần. Bà suôi đon đả mời ông ngồi xuống ăn chén cơm cho vui. Kêu con dâu lấy thêm cái chén đôi đũa cho ông già. Ông mới ăn được một chén thì muốn...hết cơm!
- Hoa à! Con bới cơm ra tô rồi bắt thêm chút cơm nữa đi con.
- Thôi Chị! Để chút nữa tui ra ngoài làm thêm tô hủ tíu nữa được rồi.
- Ai lại làm vậy. Sẵn đây cứ ăn cho no. Nấu nồi cơm điện thì chín mấy hồi?
- Thú thiệt là tui kỵ ăn cơm hai nồi lắm. Dị đoan mà!
- Trời! Cũng là cơm nấu bằng một cái nồi ở nhà thôi, dị đoan nỗi gì anh nói tui nghe thử coi.
- Người ta nói ăn cơm hai nồi dễ “bị” có hai đời vợ lắm nên tui ngại.
- Chớ anh đi đây đi đó thì anh chỉ ăn cơm một nồi chắc?
- Hổng phải! Ăn cơm hai nồi ở một nhà dễ bị “dính” lắm!
Mặt bà suôi trai thoáng sượng sùng rồi...làm thinh luôn.
(tiếp theo chuyện không dành cho người làm biếng đọc)
ReplyDeleteNgồi uống cạn ly cà phê, hút vài điếu thuốc cho thấm hết nỗi buồn tui xuống lầu lấy xe ra đi vòng vòng thăm thú Thành phố Cà Mau lúc lên đèn. Chẳng hề biết rõ đường đi nước bước, nhưng cứ chạy vòng vòng thôi. Thành phố nào mà chẳng vậy? Cứ lựa những con phố chính sáng choang ánh đèn thì đích thị đó là trung tâm, cấm có sợ lạc. Trên những con phố chính, những cửa hàng rất sang trọng bày bán tất cả những hàng hóa đắt tiền dành cho giới thượng lưu (?). Còn những cửa hàng nho nhỏ thì dành cho giới bình dân. Ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, đều có những hạng người khác nhau sống chung đụng cả và sự cách biệt giữa các tầng lớp thì đâu đâu cũng có. Mâu thuẫn cũng phát sinh từ đó.
Vòng quanh một đỗi thì chán, bèn ghé vào một quán ăn đối diện công viên thành phố ăn cơm tối. Những ánh đèn màu rực rỡ cùng tiếng nhạc rền vang từ khu vui chơi thiếu nhi vọng sang làm lấp đi tiếng hỏi của chủ quán ăn:
- Hia ăn gì?
Một câu hỏi nghe lạ hoắc đối với người Sài Gòn nên tui hơi ngớ người chưa kịp trả lời.
Câu hỏi được lập lại lần hai. Vậy là tui đoán ra được người chủ quán hỏi gì. Trả lời xong tui ngồi ngẫm nghĩ mà cười một mình. Cứ đinh ninh trong lòng là Nam Kỳ lục tỉnh đều nói tiếng giống nhau không như các tỉnh miền Bắc và miền Trung mỗi tỉnh có một âm điệu khác hẳn nhau, nhưng không dè xuống tới Cà Mau lại được nghe một tiếng gọi lạ hoắc. Có lẽ các tỉnh nằm ở rẻo đất cuối cùng của phương nam có rất nhiều người Tiều sinh sống dàn trải từ Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau nên ngôn ngữ của họ đã được Việt hóa. Tui biết trong tiếng Tiều, HIA nghĩa là Anh và CHẾ nghĩa là Chị nhưng không ngờ nó đã trở thành một phương ngữ Việt Nam.
Chút gió mặn từ biển đông thổi về hiu hiu làm mát mặt và cặp mắt đã muốn sụp xuống sau một ngày dài dong ruổi đường xa. Quay về chốn nệm ấm chăn êm trong hơi gió mát của máy điều hòa không khí đánh một giấc cho sảng khoái con người.
Sáng sớm thức dậy trả phòng rồi xuống reception check mail coi ngày hôm qua có ai quở tới mình không rồi lên đường lai đáo miệt trên.
Bận về tui sẽ đi bằng xe gắn máy chạy ngược Quốc Lộ 1A về thấu Sài Gòn. Đi ngược con đường cũ qua Hộ Phòng, Tắc Vân với những chợ miệt quê trù phú và đông đúc. Dãy nhà cặp mé sông với những trại con giống cua biển và cá kèo liền nhau san sát. Những vựa thu mua tôm hoạt động nhộn nhịp với những thùng mốp giữ lạnh chất đầy từng đống trước cửa. Trước đây vào thời bao cấp, Cà Mau là địa phương có tiềm lực mạnh nhứt trong việc nuôi tôm sú xuất khẩu. Và tất cả nguồn nguyên liệu hầu như được các Công Ty xuất khẩu Thủy hải sản địa phương thâu tóm đem lại số lợi nhuận ngoại tệ kếch sù. Nhưng các Công Ty nhỏ hơn ở địa phương khác và tư thương đâu có chịu bó tay ngồi yên? Vậy là tui cũng “nhập băng” để đi buôn lậu tôm sú từ Cà Mau đem về Sài Gòn. Tất nhiên là không dám chường mặt ra giữa ban ngày, chỉ lén lút tới ban đêm ở khoảng rìa thị xã đánh hàng rồi rút lẹ nên tui chưa hề biết Thị xã Cà Mau của tỉnh Minh Hải lúc đó tròn méo ra sao? Tôm sẽ đóng vào những bao nylon rồi rắc phân Urê lên tạo độ lạnh giấu dưới những thùng đựng cá lóc mới may ra thoát khỏi những trạm kiểm soát. Rồi cũng trơn tru hết. Thấy ngon ăn tui về Cần Giờ đầu tư đào ao nuôi tôm. Cũng học hỏi từ một đống sách vở tài liệu và kinh nghiệm dân gian. Nhưng “trời phụ người ngay”, mấy trăm ngàn con tôm giống đang sức lớn đã bị vỡ bờ trôi gần hết sạch.
Cũng là có nguyên nhân. Khu vực đào ao tới mấy mẫu đất nằm sâu trong rừng thuộc phạm vi chịu trách nhiệm của một người dân giữ khoán rừng đước phòng hộ. Ở đó, chỉ cần mặt trời vừa khuất dưới những ngọn cây đước chập chùng là bóng những oan hồn uổng tử đặc công Rừng Sác xuất hiện. Mấy đứa công nhân giữ ao không đủ can đảm chạy đi tắt cái máy dầu D30 đang bơm nước lợ châm vào ao nên cứ để mặc cho chạy hết dầu thì tự động tắt máy. Sáng bảnh hôm sau chạy xuống kiểm tra thì chỉ còn những cái ao mênh mông nước trắng xóa ngang bờ. Tôm cá đã nương theo làn nước vượt thoát ra sông mất hết. Thua đậm!
Lại nói chuyện xứ Cà Mau nuôi tôm. Tui không biết họ mua những tấm ván cốp-pha xẻ bằng ván thông đem về làm những vuông tôm theo cách nào? Trại xẻ gỗ của mấy thằng cháu tui hoạt động liên tục ngày đêm cũng không đủ cung cấp cho các thương lái Cà Mau. Thời bao cấp muốn di chuyển những súc gỗ thông Dalat ra khỏi tỉnh Lâm Đồng là cả một vấn đề. Thôi thì tiền bạc rải ra ở khắp mọi cửa, tuồn ra khỏi rừng bằng mọi ngõ ngách những súc gỗ thông dài hơn 18 mét tới Sài Gòn cũng thành công. Rồi phải chung chi cho Kiểm Lâm mỗi tuần tới kiểm tra trại cưa. Vân vân và vân vân. Đó là một thời kỳ làm ăn hết sức thịnh vượng, tiền bạc đổ vào như nước. Nhưng các bạn có biết câu tục ngữ nầy không? “Nhứt phá sơn lâm, nhì đâm hà bá”. Tiền bạc vô dễ thì ra cũng dễ, cuối cùng thì cũng trắng tay!
ReplyDeleteTrở lại “cái ký sự” của tui. Con đường trở về tương đối trống trải với một bên là con sông cặp theo mé lộ nên tui nhấn hết ga chiếc Nouvo 135 phân khối. Kim đồng hồ chỉ tốc độ cứ mặc tình lắc lư giữa khoảng hai con số 80 rồi 85 km/giờ. Buổi sáng đường còn trống trải nên cứ mặc tình chạy “xả dàn”, chỉ lo mà dòm chừng coi có mấy con bò vàng ở phía xa xa thôi, bị bắn tốc độ là..."lúa" liền!
Cách Cà Mau khoảng ngoài 30 cây số, tui ghé vô Giáo xứ Tắc Sậy với đền thờ Cha Trương Bửu Diệp đầy huyền thoại về sự linh ứng cứu giúp cho những người không may. Dù là người ngoại đạo, nhưng tui cũng bước chân vô thắp nhang nịnh bợ, dựa hơi cho Cha rờ đầu mình một cái...lấy hên! Khắp vòng tường chung quanh nhà thờ đều chạm nổi biểu tượng Alpha và Oméga của đạo Thiên Chúa. Tui hết sức ngạc nhiên là trên một mảnh đất cạnh bờ sông mà người ta cũng xây dựng được một ngôi giáo đường bề thế và cao vút nổi bật lên với mái tôle màu xanh thấy được từ rất xa.
Có rất nhiều huyền thoại về Cha Trương Bửu Diệp. Tiếng lành đồn xa nên hầu như khắp các tỉnh xứ Việt Nam đều nghe tiếng, thậm chí vang xa đến tận nước ngoài chủ yếu trong cộng đồng người Công giáo. Tuy vậy, dân làm ăn ở Sè-gòong, Chợ Lớn tìm xuống cũng rất đông đến nỗi có lúc chính quyền địa phương phải ra tay ngăn cản bớt lại. Những huyền thoại về sự linh ứng của Cha Diệp (kêu tên trỏng bậc đức cao vọng trọng là một điều bất kính, nhưng dân Nam Bộ tui...quen rồi! Có điều họ không viết tắt tên người khác vì cho đó là...bất lịch sự) theo tui là do Cha một lòng kính Chúa dìu dắt giáo dân rồi bị chết oan vì tay ai thì mọi người đều biết nên Cha đã hình như muốn quay trở lại để có thể cứu giúp tiếp cho mọi người trong khả năng của mình mà không đành lòng rời xa. Chuyện về Cha Trương Bửu Diệp nếu ai muốn biết rõ thêm cứ gõ tên Cha trên Google mà search thì có muôn vàn thông tin rất rõ ràng.
ReplyDeleteChung quanh ngôi giáo đường của giáo xứ Tắc Sậy trừ một khoảng sân rộng để giáo dân tụ họp đi lễ thì hầu như kín hết bằng một tổ hợp kiến trúc bề thế và rất mỹ thuật được xây dựng trong nhiều thời kỳ và nhiều hình dáng để thờ kính và ghi nhận công đức lớn lao của Cha Diệp. Đi vòng vòng để “tham quan” (đó là tiếng bây giờ thay thế tiếng thăm viếng hồi xưa tui cũng bắt chước nói theo cho hợp thời để mọi người ai cũng có thể hiểu giống như từ “hoành tráng” hay “tranh thủ”, nhưng tuyệt đối cái xe gắn máy thì hầu hết người dân Nam Bộ vẫn cứ giữ nguyên chớ không kêu là cái “xe máy” kiểu...bợ đít mấy tay miền Bắc!)
Có một câu chuyện được kể lại là có người tới cầu nguyện Cha cứu cho chữa lành bịnh, khi đến gần tượng Cha Diệp đang ngồi giở cuốn sách thì ông ấy đọc thấy dòng chữ trên trang giấy tui nhớ nôm na như vầy: “Con hãy về đi và bịnh con sẽ hết vì tấm lòng thành con đã tìm đến đây!“. Mới đầu tui cũng hết sức ngạc nhiên nếu quả có sự linh ứng nầy nên cũng phân vân chút đỉnh. Sau khi cầu nguyện tui cũng tò mò tới gần coi Cha có phán cho mình câu nào đó không nên ghé mắt dòm thử. Hóa ra câu nầy đã được người ta viết bằng sơn đen trên trang giấy trắng dùng chung cho tất cả mọi người. Vậy cho nên, trăm nghe không bằng một thấy. Những lời đồn đại thường nên kiểm chứng lại mới biết được giá trị thật của chúng. Ngay lúc đó thì trong đầu tui phát sinh ý nghĩ ấy, nhưng khi đi vòng ra bức tường thấp phía sau ngăn giữa giáo đường và bờ sông bên ngoài thì ý nghĩ ấy bị đánh tan ngay. Muôn trùng những lời tri ân và cầu nguyện của những người đến đây và được cứu giúp khắc trên những phiến đá dán đầy trên mặt tường như một cách chứng minh sự huyền nhiệm của Cha Trương Bửu Diệp ở Giáo xứ Tắc Sậy Cà Mau.
Nắng đã lên cao mà đường về còn xa nên tui quay ra đi tiếp. Tuy nhiên, muốn hiểu rõ một vùng đất không thể cứ ngồi trên xe lướt ngang qua mà nói là biết nên tui cũng lân la dọc đường chút ít hỏi chuyện. Khi thì ghé lại rửa cái xe, khi thì nạp cái card điện thoại hay mua gói thuốc mà hỏi chuyện những người dân địa phương để tìm hiểu thêm.
ReplyDeleteLần hồi thì cũng tới Bạc Liêu, xứ của Hắc Công Tử danh lừng bốn cõi với sự giàu có và sự ăn chơi khét tiếng một thời.
Nhà Hắc Công Tử bây giờ được giao cho Văn Phòng Tỉnh Ủy Bạc Liêu khai thác và đã biến thành cụm Khách Sạn và Nhà hàng ăn uống. Định vào đăng ký ở Khách Sạn Công Tử Bạc Liêu ngủ một đêm cho biết nhưng họ nói phải đăng ký trước 1 tháng mới có phòng. Thôi...chả thèm! Ra sân sau ngồi uống cà phê nghe Dạ Cổ Hoài Lang chơi. Thấy bảng quảng cáo có Wifi mới lôi laptop ra vào mạng. Mãi vẫn không được bèn ngoắc cô bé tiếp viên hỏi thăm thì được trả lời: Hư rồi Chú ơi!
Kế bên có Khách sạn Bạc Liêu mới xây to đùng và sang trọng lắm. Vào Wifi cũng thấy tên xuất hiện, nhưng khi truy cập máy trả lời phải có password mới truy cập được. Xời! Thời buổi bây giờ phí truy cập Internet rẻ như bèo, quán cà phê vỉa hè còn cho truy cập miễn phí, một khách sạn sang trọng như vậy cũng...bày đặt, sợ thiên hạ xài chùa!
Bên ngoài thì quảng cáo nghe “kêu” lắm, nhưng cách phục vụ và ly tách thiệt còn thua xa mấy cái quán cà phê lề đường. Nghe quảng cáo cà phê ở đó ngon lắm, nhưng ai dè...dở ẹt!
Uống qua quít cho hết ly cà phê đá kẻo uổng tiền, xong tui đi xuống thắp nhang ở tượng Phật Bà Nam Hải Quan Âm ở Nhà Mát cách thị xã Bạc Liêu 8 cây số sát mép biển. Gọi là Khu du lịch, nhưng quang cảnh thiệt đơn sơ không đầu tư đúng mức để phát triển. Chạy lên một cây cầu cao ngó ra cửa biển thiệt chán phèo. Do phù sa từ sông đổ ra nên biển trở nên đục ngầu và dơ dáy. Do vậy nên mấy trăm cây số bờ biển thuộc miền tây đâu có cái bãi tắm du lịch nào để thu hút du khách.
Một bức tượng Phật Bà Nam Hải Quan Âm đúc bằng xi măng tô vẻ xanh đỏ đặt giữa trời cao chắc cũng đến mười mấy thước thu hút khách thập phương tới cúng bái nườm nượp. Hai bên có xây hai ngôi chùa thật to và lộng lẫy. Khói nhang nghi ngút, khoảng sân rộng trước bức tượng trải dài mấy hàng chiếu dưới nền gạch đen nghịt những thiện nam tín nữ sì sụp vái lạy cầu xin. Đã tới thì cũng phải làm như mọi người thôi, nhưng trong lòng tui vẫn tối kỵ mấy người hay tô xanh vẻ đỏ cho tượng Phật Bà Quan Âm. Cứ nguyên thủy như từ xưa tới giờ bức tượng toàn một màu trắng toát là hay hơn cả. Tui nhớ trên đoạn đường từ Sóc Trăng xuống Cà Mau hôm đi xe đò, bên trái đường có một ngôi chùa đặt một bức tượng Phật Bà áng chừng lớn hơn người thường năm sáu lần, nét mặt rất siêu thoát và những nếp áo giống y như những bức tượng La Mã, nó tự nhiên và rất sống động chớ không vụng về như những bức tượng khác. Thiệt nói không ngoa là khiếu thẩm mỹ chung của người Việt Nam thấp lắm, cả một nếp áo bay trong gió cũng không đắp nổi cho ra hồn.
Bạn thơ s@ thiệt là.... ít đi quá hén ! Đọc hết phóng sự của bạn thì hết hồn cho cái trí nhớ của bạn khi đi xa, gặp NT mà đi rồi về kể lại thì có lẽ viết nhiều nhất được 1 trang vì không thể nhớ chính xác và tuần tự những đoạn đường đã qua được như bạn đâu
ReplyDeleteTết về rộn tiếng cười vang,
ReplyDeleteNhâm Thìn hội ngộ, chứa chan tình nồng,
Đời tươi như triệu đóa hồng,
Ban-Mê thắm thiết, ngày Xuân tuyệt vời,
Nhung nhớ lắm, bạn hiền ơi,
Nhớ về nhắp chén, men đời ngất ngây!