NT đọc bài thơ ĐỎ AU MÔI TÌNH của bạn thơ s@ rồi thì hết muốn làm việc ! Thế thì các bạn có tưởng tượng rằng NT chợt thèm "rón rén" như chị Hằng " Trăng rằm rón rén song khe" không nhỉ ? Rón rén để làm gì vậy ? Ừ thì để "rình xem" vậy mà ...
Khởi đầu như là một câu đố ngộ nghĩnh " Có trầu mà chẳng có cau, Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm" ! Lạ nhỉ ? Làm gì có chuyện có trầu mà chẳng có cau, thế nhưng người ta vẫn đố đấy thôi ... để rồi tiếp theo một cái gút nợ tình " làm đỏ môi nhau " . À há ! Người ra câu đố thua hay thắng các bạn nhỉ ? NT chả biết nữa ...
Bài thơ thật chết người ! " Làm sao cho đỏ môi nhau ? Hôn em một nụ, đỏ au môi tình ..." Điệp ngữ ư ? Tuyệt đấy bạn thơ à, thế nên NT cứ mãi quanh quẩn với những điệp ngữ ấy " Môi " " Đỏ " suốt cả bài thơ !
Chàng sinh viên "Từ điển sống" từ thành phố về quê ăn Tết, đến thăm nàng "Chân quê". Chàng, nàng xem chừng đã "Phải lòng" nhau rồi, nhưng chưa có dịp tỏ tình bằng nụ hôn. Khi nàng tiễn chàng ra ngõ thì đ êm đã khuya, hai người cứ đứng bên bờ dâm bụt thi nhau bứt lá vò nhàu. Bỗng chàng đánh bạo, nói nhỏ:
- Anh yêu em, cho anh hôn em một cái!
Nàng cũng thích được chàng hôn lắm, nhưng xấu hổ, liền hỏi chàng:
- Nhưng anh phải nói cho em biết nụ hôn có từ bao giờ đã?
Đáng lẽ chỉ cần nói "Từ khi anh yêu em" hay "Từ khi anh nhìn thấy em", thì chàng "Từ điển sống" bỗng khoái chí thao thao bất tuyệt về lịch sử nụ hôn (chắc là đọc được trên sách báo nào đấy):
- Ồ, nguồn gốc nụ hôn có từ thời người ăn thịt người. Thời đó, nếu người ta yêu nhau thì người ta không ăn thịt nhau, mà hôn nhau. Nhưng hôn phải cắn nhẹ một chút, cho nên người ta gọi nụ hôn là "Cái cắn tình yêu".
Cô gái sợ run bắn:
- Eo ơi! Cắn thì đau chết!
- Em sợ thì em tìm đến các bộ lạc Mông Cổ hoặc Tibê mà sống. Ở đó người ta hôn nhau bằng mũi, bắt chước thói quen đánh hơi của động vật, mà ta thì gọi là ngửi nhau. Khi yêu nhau, họ không nói "Hôn tôi đi" mà nói "Đánh hơi tôi đi!".
- Buồn cười vậy hả anh?
- Chứ sao.
"Từ điển sống" hăng hái hơn.
- Có một giả thuyết khác lại cho rằng nguồn gốc của nụ hôn là dấu vết của thói quen liếm đồng loại để lấy chất muối do sự bài tiết mồ hôi, cần thiết cho cơ thể.
- Khiếp! Sao bẩn thế?
- Ồ...đó là xa xưa. Rồi con người văn minh dần lên, cách hôn cũng được quy định theo tục lệ của từng cộng đồng. Thời cổ đại, người Do Thái, Hy Lạp và La Mã đã coi nụ hôn là cử chỉ thân thiện, hữu nghị. Khi gặp nhau, họ hôn lên hai má, giống như cái bắt tay của con người hiện đại. Thời cổ đại ấy, ở Hy Lạp người dân phải hôn tay, hôn ngực và hôn đầu gối các pháp quan; ở Châu Phi, người dân lại hôn lên chỗ đất mà vị thủ lãnh của họ vừa bước qua. Người Anh ôm hôn thay chào hỏi, nhưng đến thế kỷ 17 do nạn dịch hạch, nên đã thay thế bằng cách ngả mũ chào. Người Caltes có lệ hôn chân thầy mo. Các tín đồ công giáo thì hôn chân Giáo hoàng.
Chàng chợt nhớ ra điều gì đó, cao giọng giảng giải tiếp:
- Sao lại chán? Mỗi nụ hôn đều có nội dung của nó đấy. Người ta còn quy định về các bộ phận được hôn trên cơ thể, ứng với các cấp độ khác nhau của sự tôn kính, thân mật, yêu thương hay suồng sã. Bởi vì theo các nhà y học thì khi hôn, cả ba cơ quan xúc giác, khứu giác và vị giác đều bị kích thích. Xúc giác bị kích thích mạnh nhất, nó tạo nên khoái cảm ở mỗi người. Cho nên Bryalt coi sự "Chạm môi" là biểu hiện xác thịt của tình yêu, và ông ta cho rằng không hề có khái niệm "Nụ hôn trong trắng". Còn người Ý thì lại có câu tục ngữ: "Một cô gái bị hôn là đã bị chinh phục một nửa".
Chàng đọc nguyên văn câu tục ngữ bằng tiếng ngoại quốc - "Donna baciata mea chiavata".
Đến đây thì nàng xúc động thật sự. Nàng cảm thấy dâng lên một niềm hưng phấn lạ lùng, và nếu chàng chủ động ôm hôn nàng, thì nàng sẽ ôm chặt chàng đến nỗi sẽ không bao giờ buông chàng ra khỏi tay mình. Nhưng chàng không hiểu điều đó. "Từ điển sống" với sự hiểu biết tuyệt diệu của mình và chàng say sưa diễn thuyết:
- Em biết không, từ trước đến nay, ai cũng cho nụ hôn là ngọt ngào như mật ong. Đó chẳng qua là một sự bịa đặt mà thôi...
- Sao vậy anh?
Nàng ngạc nhiên hỏi.
- Ồ... Các nhà khoa học đã phát hiện ra điều ấy đấy. Người ta tính trung bình mỗi chiếc hôn có đến khoảng 2 gram nước bọt, 0, 761 gram mỡ, 0, 7 gram đạm, 0, 45 gram muối, chứ chẳng hề có một gram đường nào cả. Nhưng vi trùng thì nhiều vô kể. Mỗi chiếc hôn có tới 22 nghìn vi trùng các loại. Nếu một chiếc hôn kéo dài hàng chục phút thì phải có đến cả tỉ con vi trùng, phải không em?
Chàng dừng lại đợi chờ một lời thán phục của người yêu. Nhưng nàng "Chân quê" nghe nói chiếc hôn có hàng tỉ con vi trùng thì hoảng sợ quá, nàng đã chạy biến mất, để lại mình chàng "Từ điển sống" đứng ngây như Từ Hải.
Lời bình: Cái gì cũng phải dừng đúng lúc, quá là hỏng!
Cỏ Xanh ơi, ai lại nói chuyện tuổi tác lúc này là trật đường rày đó. Hãy coi NT tuần vừa qua đi chơi biển bị trượt té đau điếng thế mà đọc bài thơ cũng thèm rón rén rình , thấy chưa?
SM vừa lượm lặt một câu thế này, Hôn là một điểm son đặt trên chữ “y” của động từ “yêu”, là một điều bí mật đem thổ lộ với bờ môi thay vì vành tai. (B. Rostand)
Bạn s@... Này, “ Hai tay nâng lấy mặt em” , có vẻ nhẹ nhàng mà “ kiên quyết “ giải đáp câu đố quá hén? Có phải tất cả các hoa hồng đều tượng trưng cho Tình Yêu nồng nàn nhưng sắc hoa lại không cùng ý nghĩa? Ai cũng biết Hồng đỏ thắm tặng cho nhau là muốn thầm thì điều gì bên tai rồi nhưng cạnh đó còn biết bao nhiêu màu sắc khác đẹp không kém gì , phen này SM cũng muốn biết thêm về cái chuyện tượng trưng này, có lẽ mấy ông thì rành hơn khi chọn mua bông (hay bứt bông đâu đó ) tặng nàng phải không?
CÓ TRẦU MÀ CHẲNG CÓ CAU LÀM SAO CHO ĐỎ MÔI NHAU THÌ LÀM...
Hai câu thơ mở đầu "chết người" mở đề cho bài thơ Đỏ au môi tình của Bạn Sao...làm tôi đây cứ "ngẫn ngơ". Ơ mà sao vậy cà! Tôi nhớ hồi còn nhỏ tôi từng thấy..mấy chị nhà tôi..lấy bao đựng nhang của má tôi bằng giấy đỏ..bậm môi vào đó...chị nào cũng thành "môi son"...ngày nay thì chắc hẳn là muốn đỏ au thì phải vô Marcy, siêu thị chìa tiền ra...nhưng còn xưa nửa thì sao?.. Nhắc tới Trầu và Cau thì chắc hẳn không ai trong chúng ta không liên tưởng đến truyện Trầu Cau..Theo như truyện kể thì nhai trầu và cau chung với nhau, thì chỉ thấy mùi thơm , nhưng khi nhổ nước trầu trên đá vôi thì lãi thấy màu đỏ tươi. A thì ra đây rồi. Theo thông điệp của tiền nhân...chất truyền dẫn xúc tác của truyện Trầu Cau là Vôi.
Như vậy thì Bạn Sao, phải kiếm Cau và Vôi nữa chứ phải không?
Quan điểm của hậu nhân sau khi "chiêm nghiệm" thông điệp của Tiền Nhân là: Nữ như Trầu, Nam như Cau...Hôn là Vôi. Giải đáp câu hỏi: LAM SAO CHO ĐỎ MÔI NHAU THÌ LÀM: HÔN NỒNG NÀN.
Trích một đoạn của tích Trầu Cau:
...Ít năm sau, Vua Hùng-vương qua đó, biết chuyện, liền sai lấy lá trầu và trái cây nhai thử thì thấy mùi thơm. Khi nhổ nước trầu trên đá vôi lại thấy màu đỏ tươi. Vua Hùng-vương cho rằng đó là mối tình thắm thiết giữa anh em, vợ chồng mà ra. Vua cho lập đền thờ ba người.
A few years later, King Hung-vuong passed by that riverbank. He was told of the story about the two brothers and the wife. He chewed come betel leaves with a piece of areca-nut and thought it tasted good. He spitted on the limestone and recognized that it turned into a deep red color. King Hung-vuong thought that the deep love between brothers and between husband and wife combined to yield that color. Therefore, he asked his people to build an altar for the three of them.
Từ đó về sau, dân chúng biết ăn trầu cho môi thêm đỏ. Rồi ở các đám cưới, người ta thường thấy nhà trai mang lễ vật chính là trầu cau. Khi khách tới tới nhà chơi, người ta cũng đem trầu ra mời khách. Vì thế tục ngữ có câu: "Miếng trầu là đầu câu chuyện".
From that time on, people have known how to chew the betel leaves with areca-nut to redden their lips. At wedding celebrations, betel leaves and areca-nut become the customary present brought to the bridegroom's family. Betel leaves and areca-nut are also used as snacks for the guests. Thus, one of the Vietnamese saying is “Some betel leaves can be the introduction to a conversation."//
Rồi còn lấn cấn nữa chứ:
Thường nghe dân gian nói là : Má THẮM, Môi HỒNG. Chứ nếu Môi Tình Đỏ Au thì gọi làm sao đây?
Nếu theo như Hán Văn thì HỒNG là ĐỎ trong Việt Ngữ.
Thế sao các Cụ Ông Cụ Bà của Ta ngày xưa vẫn truyền lại cho tới nay là MÁ THẮM MÔI HỒNG. Không giải thích được, tuy nhiên chắc vì âm vận... giống như cứ gọi là Thiệp Hồng, thực ra là thiệp cưới màu đỏ tươi.
Xem giải thích theo từ điển chử Hồng:
hồng 1. Loài cây cùng họ với cây thị, quả khi xanh thì có vị chát, khi chín thì ngọt. Để ta mua cốm, mua hồng sang sêu. (ca dao) Thà rằng ăn nửa quả hồng, còn hơn ăn cả chùm sung chát lè. (ca dao)
2. Loài cây nhỏ cùng họ với đào, mận, thân có gai, lá có răng cưa, hoa gồm nhiều cánh hoặc trắng hoặc đỏ và có hương thơm. Tặng bạn một bó hoa hồng nhân dịp sinh nhật.
3. Ngỗng trời có lông tơ rất mịn, bay cao. Đường mây chưa bổng cánh hồng (Tản Đà) Nhẹ như lông hồng. (tục ngữ)
Tính từ hồng 1. Đỏ. Duyên về đất. Thục, đượm màu hồng (Phan Văn Trị ) Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen (Truyện Kiều)/
Trang chủ ơi,Th.Th có một thắc mắc nhỏ "môi của ai vậy??"người mẫu phải không?Bài thơ thì hay rồi khỏi nói.NT ơi khôn quá nghe dành làm trăng rằm hở?và bản nhạc Môi hồng đào thiệt hay.Trang thơ mình thú vị ghê,sáng ra còn hơn mấy tách càphê lận..
Phiếm luận về tác nhân gây ra vụ việc ĐỎ AU MÔI TÌNH dưới góc nhìn phương Đông.
Đã gọi là Phiếm luận thì thường nghiêng về ý kiến chủ quan và độ chính xác viện dẫn không cao, chủ yếu là vui. Xin đọc với chút lòng khoan dung.
Trước hết phải trích dẫn ít dòng coi-như-là-có-tính-tài-liệu:
Nhân loại biết hôn nhau từ bao giờ? Lúc đó họ hôn ra làm sao? Và ai là những người có công "quảng bá" nụ hôn ra toàn thế giới?
Bạn từng say đắm trong nụ hôn ngọt ngào đến mê hoặc của một (hay một vài) anh chàng? Đừng chối bỏ điều đó nhé bởi bạn sẽ bị người khác cười vào mũi nếu nói rằng mình đang sở hữu một tình yêu không có những nụ hôn. Thật vậy, nụ hôn dường như là một điều quá đỗi quen thuộc trong cuộc sống ngày nay. Người ta hôn nhau khi yêu và cả khi không yêu.
Những nụ hôn đầu tiên được ghi nhận là xuất hiện từ 1000 đến 2000 năm trước Công nguyên và những người yêu nhau ở miền bắc Ấn Độ dường như là những “nhà phát minh” ra điều tuyệt vời này. Tất nhiên, vào thời điểm đó, họ không gọi hành động mình làm là “hôn” và cách hôn thời đó cũng không y chang như những gì chúng ta vẫn thường làm bây giờ. Theo những tài liệu ghi lại của vùng Bắc Ấn, “nụ hôn” thời ấy gần giống như hành động...khịt mũi, người ta cọ mũi mình lên khuôn mặt người khác và thường là đi từ má bên này, qua mũi, rồi kết thúc ở má bên kia.
Nụ hôn “giống ngày nay” nhất được ghi nhận vào khoảng một nghìn năm trước trong cuốn sách về tình dục nổi tiếng Kama Sutra (Ấn Độ). Trong cuốn sách này, tác giả đã đề cập đến hành động hôn khoảng hơn 200 lần và cũng đưa ra ví dụ về những người hôn “cực giỏi” khiến bạn tình ngây ngất. Tuy nhiên, tên của những “anh tài” đó không được tiết lộ.
Sau khi chứng kiến, thử nghiệm và tỏ ra yêu thích với những nụ hôn, Alexander Đại đế đã đưa nụ hôn từ Ấn Độ - đất nước mà ngài có ý định chinh phục - về với phương Tây. Tuy nhiên, trước đó, người Hi Lạp cũng đã sáng tạo nên những cách hôn riêng của họ.
Người dân Macedonia được coi là những người Tây phương đầu tiên biết hôn. Dần dần, người Hi Lạp hưởng ứng và người ta vẫn kháo nhau rằng người Hi Lạp hôn đầy nhục cảm. Những người dân xứ Celt cũng nhanh chóng tiếp thu cách biểu hiện tình yêu này mặc dù vào thời điểm đó, họ chẳng biết và cũng chẳng cần quan tâm nguồn gốc của hành động đáng yêu này là từ đâu mà ra. Thậm chí, người Celt còn viết sách hướng dẫn những cách hôn nồng nhiệt nhất.
Columbus vẫn được xem là người đã “truyền bá” nụ hôn về Châu Mỹ. Cũng từ đây, nụ hôn và những chiêu thức hôn mới mẻ được tiếp nhận rất nhiệt tình và nhanh chóng.
(Lời bàn thêm: Bởi thế cho nên, những người hiện đang sinh sống trên lãnh thổ cờ hoa đã tôn vinh Christopher Columbus là người tìm ra một mảnh đất màu mỡ mang lại cho họ một cuộc sống ấm no và hạnh phúc, nay thêm một lý do nữa để tôn sùng và biết ơn con người nầy đấy nhé!)
Theo quan niệm “cổ hủ” từ ngàn xưa của nền văn hóa Trung Hoa và truyền bá sang Việt Nam cho rằng “nam nữ thụ thụ bất thân” thì nam nữ khi tiếp xúc phải cách xa ra đúng 1 milimét (Ông Bà xưa mặc dù thắp đèn bằng sáp ong hay dầu thực vật nhưng cũng đã tiên đoán được tình huống xẹt điện khi cực dương và cực âm chạm vào nhau).
Thôi thì cái chuyện mấy ngàn năm về trước người ta “kết nối” ra sao thì không dám lạm bàn vì coi như là chẳng biết gì hết.
Chúng ta ai chắc cũng phải công nhận động tác hôn nhau theo kiểu gì đi nữa cũng biểu lộ tình cảm của con người dưới nhiều sắc thái. Ở đây chỉ xin đề cập đến “nụ hôn tình ái”. Thời kỳ lãng mạn Tự Lực Văn Đoàn chắc bạo gan lắm người ta cũng chỉ dám dùng đến chiếc mũi của mình là cùng. Người Việt Nam có lẽ bắt đầu biết đến cái-sự-hôn-môi để bày tỏ Tình yêu từ khi có nền văn hóa Tây Phương thời kỳ Pháp Thuộc đưa sang. Hình ảnh những ông Tây bà Đầm hôn nhau nhan nhãn trước mắt họ và tất nhiên đã làm cho những đôi má thiếu nữ đỏ hồng và vội quay đi chỗ khác. Nhưng sự tò mò ham học hỏi của người Việt Nam ta sẽ được phim ảnh Tây Phương tận tình hướng dẫn.
Trong bóng tối của những rạp xi-nê không ai nhìn thấy mặt, các cô cậu tân thời lúc đó hẳn là đã tiếp thu rất nhanh và đã thực tập. Phàm trong sự giáo dục, “thị phạm” là dễ đi vào trí nhớ của người ta nhất và nhớ rất lâu. Tôi đồ rằng sau khi làm bài học thực hành, các cô cậu ấy thể nào cũng bật ra ý nghĩ: “Ông bà mình DẠI thiệt! Một điều tuyệt vời như vầy mà không biết thưởng thức, lại còn lên tiếng cấm đoán!”
Có phải khi nam nữ nảy sinh tình cảm với nhau, cử chỉ đầu tiên là người nữ cho phép người nam nắm tay đã là một biểu hiện chấp nhận rồi không? Tiếp đến là những nụ hôn rụt rè, rón rén lên tóc, lên vai, lên bàn tay hay xa hơn là lên má của nàng. Những bước ấy thể hiện sự sâu nặng tình cảm ngày một lớn dần lên và cái mốc cuối cùng là hôn lên môi. Tuy nhiên cũng phải mở một dấu ngoặc ở đây, phải tùy theo tính chất đáp lại nữa. Cũng có khi chưa đủ độ chín nhưng chàng cứ háo hức “chiếm đoạt đôi môi” thì cũng chưa chắc ăn lắm đâu! Không khéo lại tan vỡ đấy.
Chỉ khi cái sự ấy bùng nổ với tính cách khứng chịu và hòa nhịp thì mới có nghĩa là nàng đã dâng hiến trọn vẹn tình yêu của mình cho người nam. Chỉ khổ cho một vài cô nàng phải “chịu đựng” cái mùi thuốc lá vốn không ưng chút nào.
NỤ HÔN ĐẦU
Lần đầu ta ghé môi hôn Những con ve nhỏ hết hồn kêu vang Vườn xanh, cỏ biếc, trưa vàng Nghìn cây phượng vĩ huy hoàng trổ bông
Trên môi ta, vạn đóa hồng Hôn em trời đất một lòng chứa chan Tiếng cười đâu đó ròn tan Nụ hôn ngày đó miên man một đời
Hôm nay chợt nhớ thương người Tiếng ve mùa cũ rụng rời vai anh Trưa vàng, cỏ biếc, vườn xanh, Môi ai chín đỏ đầu cành phượng xưa.
Đối với văn hóa Tây Phương thì sự hôn môi để bày tỏ tình cảm là sự thường. Hầu như đó là một mặc định khi nam nữ có tình cảm với nhau nhưng chưa xác định đó là Tình yêu. Yêu hay không yêu cũng hôn tuốt! Người phương Đông coi việc ấy quan trọng hơn. Phải thực sự có Tình yêu trong lòng thì người nữ mới đồng ý cho phép. Là nói về thời kỳ của những người đã có tuổi, chớ đám trẻ bây giờ thì không biết ra sao?
Thỉnh thoảng trong những phim cổ trang của Tàu bây giờ, hình ảnh cô thiếu nữ Trung Hoa xưa khi trang điểm, lấy một miếng giấy hồng đơn nho nhỏ thấm ướt vào giữa đôi môi mím lại cho môi hồng sao mà nên thơ và đẹp đến nhường ấy!
Sự việc là của mấy ngàn năm về trước nhưng đạo diễn cứ cho diễn viên hôn môi thoải mái. Đã đành là ai cũng biết bất hợp lý, nhưng xu hướng thương mại đã lấn chiếm toàn bộ mọi mặt trong cuộc sống, không diễn như vậy thì không ăn khách.
Tuy vậy, tôi vẫn nhìn nhận là việc hôn môi đó mang tính cách đẹp hơn, ý nghĩa hơn những nụ hôn phương Tây nhiều.
Đọc bài thơ "ĐỎ AU MÔI TÌNH" VK cứ tưởng như Bạn thơ nào trong Trang thơ này, đặt môi mình lên môi ai với nụ hôn đậm đà tình tứ , Nghĩ đến đây, VK không dám viết gì thêm nữa . Nếu ai thắc mắc cứ hỏi tác giả, bạn SAO sẽ giải đáp thỏa đáng . Chúc mừng cho nụ hôn ĐỎ AU muôn thuở như vậy .
Một chữ HÔN / NỤ HÔN từ ngàn xưa đến ngàn nay cũng vẫn đầy ắp những mượt mà . Khả thi là nghệ thuật, đặc biệt là văn chương, có thể thể hiện phong phú nhất về hai từ ngữ ấy - ít nhất nhìn vào Trang Thơ bây giờ đây các bạn thơ nhỉ ? Có bạn nào sau khi đọc hết những comments này mà không nhớ đến Nụ Hôn Đầu của riêng mình ? Vụng dại làm sao và cũng ngọt ngào làm sao ?! Mà dường như cái nụ hôn đầu ấy chưa đủ thời gian để làm " đỏ au môi nhau" đâu đấy ! Chỉ là phớt nhẹ thôi nhé ... thế mà " chết điếng cả hai người " ! Hôn em, ngần ấy tình anh Hôn anh, tim chợt hóa thành thiên thu
“Có Trầu mà chẳng có Cau Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm …”
Có chết người không chứ !? Tưởng như là Ca Dao,tưởng như là Huyền Thoại !
Chỉ cần một ánh mắt của người tình si .cũng đủ làm má em hồng …(kinh nghiệm thực tế đó các bạn ơi ! Nói chi đến nụ hôn thần thánh hay phàm tục đầy mùi thuốc lá và rượu bia !!!)
Hình ảnh của Nàng Thơ trong tôi ,mờ ảo như khói sương,bỗng chốc có thêm quả cà chua to đùng trên mũi …
NT said: "Có bạn nào sau khi đọc hết những comments này mà không nhớ đến Nụ Hôn Đầu của riêng mình ?"
Có đây, PC không biết cái "nụ hôn đầu" là cái chi hết nè, vì hồi đó PC chỉ biết có hôn trán và hôn má thôi hà, mà hôn má thì má đỏ hồng thật ! còn hôn môi thì sau nầy mới tập tành theo mấy ông bà Tây xem nó ra sao thì cũng không có đỏ au môi tình vì...gặp người môi trầm !
Tuy nhiên cuộc đời đâu phải chỉ có những nụ hôn đầu mới nhớ mà còn có những nụ hôn...bật chợt nữa phải không các bạn ! Có những nụ hôn bất chợt mà mình nhớ hoài suốt cả cuộc đời, đôi khi nhớ lại vẫn còn...đỏ má hồng !
SM vừa lượm lặt một câu thế này, Hôn là một điểm son đặt trên chữ “y” của động từ “yêu”, là một điều bí mật đem thổ lộ với bờ môi thay vì vành tai. (B. Rostand)
Câu nầy chắc không phải "lượm" vì ông Tây nầy sao biết được chữ yêu mà đặt điểm son lên chữ Y vậy SM? Và còn nữa, câu nầy nhiều bí mật thật đó, thật là khó hiễu làm sao !
Thiên hạ bàn về Nụ Hôn rằng: Nghệ thuật - Nghệ thuật _ Không bao giờ “xin phép hôn”, thấy thiên thời địa lợi nhân hòa…ắt thành công. _ Hãy thư giản, chầm chậm dù cho đói bụng cách mấy đi nữa. _ Khi mắt nàng đâu đâu , khoan đã, kiên nhẫn hơn, chờ bốn mắt quấn quýt, phải để ý kỹ hơn nếu cả hai cùng đeo kiếng( cận, viễn hay lão ). _ Đừng nhìn trừng trừng vào mắt người ta, khép lại ru hồn , chỉ biết có Ta với người , rời xa cõi ta bà đầy hệ lụy. _ Đánh răng sạch sẽ, hơi thở không mùi vị, nếu thơm tho thì tuyệt rồi, khi long thể bất an thì cương quyết không là không để phòng bịnh cho người ta đó. ( DĨ NHIÊN LÀ CÒN NHIỀU, MỖI NGƯỜI MỖI Ý….)
NT ngạc nhiên một cách thú vị khi bạn thơ Phượng Các bộc bạch Nụ Hôn của riêng mình " Tuy nhiên cuộc đời đâu phải chỉ có những nụ hôn đầu mới nhớ mà còn có những nụ hôn bất chợt nữa phải không các bạn ! " Thế thì xin mời tất cả các bạn ra ... sàn nhảy ... vì đã có bạn thơ PC chào sân / khai sân rồi đấy (Không biết NT dùng có đúng chữ nhà nghề của người khiêu vũ không nghen vì NT đâu có biết nhảy đầm đâu !)
Lượm thiệt đó PC, lời hay ý đẹp mượt mà còn lâu SM mới nghĩ ra nổi. Cái ông Tây nào đó , có biết mặt mũi ai đâu , dĩ nhiên là nói theo kiểu của ổng, rồi có một người thông dịch lại tìm cách bỏ điểm son “Hôn” cho tương đương hài hòa với tiếng Việt của mình, thảy lên Net ai thấy thì đọc. Bí mật thổ lộ với bờ môi thì làm sao ở ngoài trông mong mà hiểu thấu, trừ hai người trong cuộc.
Các bạn thơ ơi cho NT ké ... một bờ môi với "Đỏ Au Môi Tình" nghen?
BÀI THƠ MÔI TRẦM
Son môi đọng tách trà thơm Lặng yên trời đất hoa đơm nồng nàn Nghe trong một cõi thiên đàng Khói sương kết lại muôn vàn ái ân Nhụy hương khép mở thanh tân Mới hay từ đấy thật gần chênh vênh Yêu người hơi hướm kề bên Để mai mốt sẽ nhớ quên cả đời Dẫu trong thinh lặng không lời Tiếng lòng trỗi dậy sắc ngời tình yêu Biết đâu ngần ấy mỹ miều Tan trong mê muội ít nhiều đắm say Hương trà, men rượu ngất ngây Hay em diễm ảo đôi tay chuốc tình
“Về bản chất, nụ hôn là một thủ thuật đáng yêu để chấm dứt cuộc nói chuyện khi từ ngữ trở nên thừa thãi ”. Nhưng cử chỉ ngọt ngào ấy bắt nguồn từ đâu và lịch sử đã có bao nhiêu câu chuyện thú vị xoay quanh nó?
Nguồn gốc
Hồi nhỏ, bạn được mẹ “nhá” cơm và mớm cho ăn bằng “nụ hôn”. Chưa đủ để chứng minh nguồn gốc của nụ hôn, nhưng “hiện tượng” này giải thích tại sao nụ hôn là biểu hiện của tình yêu đôi lứa ở người trưởng thành.
Một giả thiết khác là nụ hôn được khám phá ở thung lũng Ziller trung tâm của Châu Âu. Ở đây có tục lệ trao đổi thuốc lá giữa nam và nữ. Người con trai ngậm một đầu mẩu thuốc lá, mời cô gái giữ lấy bằng răng. Môi cô gái sẽ phải chạm vào môi chàng trai. Chấp nhận mẩu thuốc lá cũng có nghĩa là cô gái đã chấp nhận tình yêu của chàng. Giả thiết thứ ba có nguồn gốc tôn giáo. Năm 2000 TCN, chạm mặt vào nhau được coi là biểu trưng cho sự hợp nhất về tinh thần.
Ngay trong văn hoá Ấn Độ, người ta tin rằng hơi thở là một phần của linh hồn và môi chạm môi thể hiện sự kết nối giữa hai tâm hồn đó. Hôn xuyên lịch sử
Một điều chắc chắn là nụ hôn đã đồng hành cùng nhân loại từ lâu lắm. Ở Pháp, thế kỷ thứ VI, khiêu vũ là cách thể hiện tình yêu. Nụ hôn dành để kết thúc điệu nhảy.
Có người cho rằng Nước Nga là nơi đầu tiên đưa nụ hôn vào nghi thức đám cưới như một cách cam kết lời hứa bên nhau trọn đời.
Người La Mã hôn thay lời chào. Hoàng đế La Mã cho phép người ta tỏ lòng sùng kính bằng cách hôn lên người của ông từ chân tới má. Thế kỷ 16 ở nước Anh, nụ hôn bắt nguồn từ trái táo. Một trái táo được bổ ra thành nhiều miếng nhỏ và thiếu nữ sẽ đem những miếng táo đó ra hội chợ, đi lòng vòng đến khi phát hiện ra một chàng trai đáng được cô hôn.
Cô gái sẽ mời chàng trai trái táo, mỗi lần chàng ăn hết một miếng táo là họ trao nhau một nụ hôn. Khi ăn hết cả quả táo, chàng trai lại chờ đợi một thiếu nữ khác đến để tiếp tục trò chơi.
Ở một phạm vi nào đó, người ta vẫn cho rằng nụ hôn đem lại niềm thích thú do hai môi chạm nhau sẽ tạo ra một dòng điện.
Nụ hôn nhẹ nhàng như hôn phớt lên má hay nụ hôn dữ dội “kiểu Pháp” đều đem lại những đam mê bất tận.
Nụ hôn xoá nhoà tội lỗi và tha thứ những lỗi lầm. Ingrid Bergman từng nói “về bản chất nụ hôn là một thủ thuật đáng yêu để chấm dứt cuộc nói chuyện khi từ ngữ trở nên thừa thãi”.
Theo Lovebox
Hôn và các định nghĩa vui Hôn nhau trên cầu là cầu hôn. Hôn mà ôm nhau chặt cứng là đính hôn. Hôn “gỡ” suốt cả tối thứ Bảy là thất hôn. Hôn người nào đó gọi là hôn nhân. Hôn chú cún cưng gọi là hôn thú. Hôn vợ gọi là hôn thê. Hôn chồng gọi là hôn phu. Mơ được hôn người nào đó gọi là hôn ước. Mới hôn xong thì là tân hôn. Hôn thêm cái nữa gọi là tái hôn. Hôn vợ sau khi ăn sáng, hôn Thư ký trước lúc ăn trưa là song hôn. Hôn bồ nửa chừng phải buông (vì sợ vợ nhìn thấy) gọi là ly hôn. Hôn gió cô gái (đẹp) vừa dừng xe bên cạnh - có ngày hôn mê...
NT đọc lời của bạn thơ Vivu viết ... " Có chết người không chứ !? Tưởng như là Ca Dao,tưởng như là Huyền Thoại !" mà NT chúm chím cười một mình ... và NT muốn viết tiếp câu trên như sau " tưởng như mình chưa bao giờ chết vì một nụ hôn ...".Chết cửa tử đi chứ lỵ !
Gớm bác còn kêu trời gì nữa, chả là tại bác làm thơ hay hay là...bác có nghe Thái Thanh hát... mình cứ tưởng như bà còn rất trẻ và đẹp tuyệt vời nữa chứ...đọc thơ bác cx cũng có sự liên tưởng như thế...nên có sao nói vậy...hỏng oan uổng gì đâu nghe...hi.hi.hi..
THẾ MỚI CHỨNG MINH ĐƯỢC LÀ DÙ Ở TUỔI TÁC NÀO, TÌNH YÊU VẪN LÀ MỘT ĐỀ TÀI SÔI NỔI...
VÀ ĐỂ BẮT ĐẦU CHO MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH...HẠNH PHÚC, NHỚ NHUNG, KHỔ ĐAU, MẶN NỒNG, CHUA CHÁT, ĐẮNG CAY...LÀ NỤ HÔN.
VÀ NHỮNG VỊ ĐẠO DIỂN BẬC THẦY Ở PHƯƠNG TÂY (HOLIWOOD) ĐÃ DÀN DỰNG NHỮNG THƯỚC PHIM CÓ NHỮNG NỤ HÔN" ĐỂ ĐỜI"..MÀ DẪN ĐẨU CÓ LẺ LÀ PHIM CUỐN THEO CHIỀU GIÓ.
MỜI CÁC BẠN ĐỌC BÀI VIẾT VỀ PHIM NÀY VÀ CÁC NỤ HÔN TRONG PHIM. ( SẺ ĐƯỢC TRANG CHỦ POST LÊN BÊN CẠNH).
NGOÀI NHỮNG NỤ HÔN TRONG PHIM ẢNH RA, NGOÀI ĐỜI CÓ MỘT NỤ HÔN ĐI VÀO LỊCH SỬ:
Bức ảnh nổi tiếng về nụ hôn là chụp một người lính thủy hôn nữ y tá tại quảng trường Thời đại ở New York vào ngày Phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh (Vj day - 14 tháng 8 năm 1945). Vào cuối thập kỷ 70 thế kỷ trước, Edith Cullen Shain đã viết cho Eisenstaedt:
“Tôi bây giờ đã 60-thật vui khi thừa nhận rằng tôi chính là cô y tá trong bức ảnh nổi tiếng của ông "Nụ hôn kỷ niệm chiến thắng Nhật Bản của một chàng thủy thủ cuồng nhiệt với một cô y tá... Lúc đó tôi vừa ra khỏi bệnh viện Bác sỹ ở New York và dự định tham gia vào lễ kỷ niệm nhưng các thủy thủ và binh lính cuồng nhiệt đã kéo tôi trong ga tiếp theo của tàu điện ngầm"
Bà còn kể rằng, lúc đó rất nhiều người đã hôn bà.
Ngày 20 tháng 6 năm 2010, phụ nữ trong bức ảnh này đã qua đời ở tuổi 91 do ung thư gan.
( Tấm ảnh nổi tiếng này sẻ được Trang Chủ cho lên bên cạnh để các Bạn cùng xem).
NT có thấy nụ hôn bất chợt của "nữ y tá tại quảng trường Thời đại ở New York" đã làm bà thành bất tử chưa nè !
PC nhớ hình như có một tượng đài của nụ hôn nầy ở một cảng ở nam cali rất được mọi người ưa thích và chiêm ngưỡng.
PC đồng ý với NT rằng khi chấp nhận nụ hôn là: Chết cửa tử đi chứ lỵ !. Nụ hôn như một sinh tử phù dán lên dể kết thúc một khoảng đời vô tư với Ô Mai rồi !
Trong dẫn chứng của QH có một chiện mà PC đặt nghi vấn có phải "bà y tá" chết vì bệnh ung thư gan là do hậu quả của..nhiếu người hôn bà trong nhà ga định mệnh đó không há ! (việc nầy SM chắc rành vì khuyến cáo khi hôn thì phải....sạch miệng !)
PC ghi nhớ điều nầy để lần sau có muốn hôn ai thì ..làm hẹn để về đánh răng rữa mặt cái đã !
Thật là vui,Trang thơ có nhiều bạn thơ dí dõm quá!ThTh nhớ một bản nhạc của TCS không cần kẹo sinh gôm ,không cần làm hẹn đánh răng...(há SM) (hay có ý kiến gì khác...??)
Có ai dám đoan chắc là trong cuộc đời mình chỉ có một mối tình duy nhất và đó là vĩnh viễn?
Qua những đoạn đời, ta sẽ có những mối tình khác nhau xảy đến. Đó không phải là một sự bội bạc đâu, chỉ là sự tiến triển theo dòng chảy của cuộc đời. Bất kỳ nụ hôn nào xuất phát từ tình cảm chân thành cũng đều đẹp và đáng ghi nhớ cả. Không có một định lượng nào trên đời có thể dùng để đem ra so sánh sự hơn thua nầy được. NỤ HÔN ĐẦU đáng nhớ ư? Quả đúng như vậy! Nhưng NỤ HÔN CUỐI không đáng nhớ sao? Chúng đều đáng nhớ và ghi sâu vào tâm khảm của người cho và người nhận bởi động cơ quá đỗi tuyệt vời!
Bàn về NỤ HÔN ĐẦU
Lần đầu ta ghé môi hôn Những con ve nhỏ hết hồn kêu vang...
Những con ve nhỏ chưa bị ai “đụng chạm” tới còn hết hồn huống chi cô nàng thiếu nữ thơ ngây. Lúc ấy chắc là nàng đã “hồn bất phụ thể” rồi, còn tâm trí đâu mà bình tĩnh cảm nhận? Thiếu gì người phụ nữ bây giờ khi nhớ về Nụ Hôn Đầu đã quên béng cảm nhận lúc ấy của mình rồi. Nó chỉ còn mơ mơ hồ hồ như sương như khói chẳng còn khiến cho ai đỏ mặt nữa đâu.
Bàn về NỤ HÔN CUỐI
Có ai dám nói mình biết gì về Nụ Hôn Cuối chăng? Dòng đời cứ miên man trôi chảy bất tận một cách thờ ơ biết đến bao giờ dừng lại? Chỉ có thể nói về một Mối Tình Cuối, nhưng bao giờ sẽ là Nụ Hôn Cuối? Và khi trong lòng ta vẫn cứ cất lên câu hát: “Còn yêu ta cứ yêu” thì thật là khó đoán định.
HÃY SỐNG CHO TỚI CHẾT ĐỪNG CHẾT KHI ĐANG SỐNG!
Có thể cho đó là Nụ Hôn Cuối khi ta quyết định hướng cuộc đời mình sang một ngã rẽ khác ngoài cõi thế tục nầy. Có thể đó là Nụ Hôn Cuối khi Người Tình Cuối nhắm mắt vĩnh viễn ra đi sang thế giới bên kia.
Không bao giờ "xin phép hôn", nếu thấy hội đủ điều kiện Thiên Thời, Địa Lợi, Nhơn Hòa...ắt thành công. Hoàn toàn chính xác! Phải chớp thời cơ để đối phương trở tay không kịp, chớ có dại dột mà xin phép sẽ nhận được một cái lắc đầu từ chối vì nỗi thẹn thùng vẫn còn nhiều lắm trong lòng “Người con gái Việt Nam da vàng”.
Đừng nhìn trừng trừng vào mắt người ta, khép lại ru hồn , chỉ biết có Ta với người , rời xa cõi ta bà đầy hệ lụy. Tất nhiên là không nên mở mắt trừng trừng khi hôn rồi, nhưng cũng đừng nên khép hẳn lại khít rịt, vì như thế làm sao thấy được sự đê mê đón nhận của nàng? Làm sao thấy được má nàng bỗng trở nên đỏ thắm?
Khi mắt nàng nhìn đâu đâu , khoan đã, kiên nhẫn hơn, chờ bốn mắt quấn quýt, phải để ý kỹ hơn nếu cả hai cùng đeo kiếng(cận, viễn hay lão). Điều nầy không chính xác. Sự trông chờ mòn mỏi đến cháy lòng nhưng nàng cứ “giả vờ” nhìn đâu đâu đấy. Chỉ chờ đối phương có động tác khởi động là nàng sẵn sàng “hội nhập” ngay. Đừng tin vào lời khuyên nầy mà vuột mất cơ hội có một không hai.
Tuy nhiên, ta hãy nhìn người làm thơ đủng đỉnh nè: Đợi anh viết tiếp bài thơ Cứ ngồi yên đó, em chờ chút nghe! Chẳng việc gì phải vội vàng cả. Cái gì của mình thì ắt phải là của mình, còn đã không phải thì có cố cách mấy cũng chẳng được đâu!
Đánh răng sạch sẽ, hơi thở không mùi vị, nếu thơm tho thì tuyệt rồi, khi long thể bất an thì cương quyết không là không để phòng bịnh cho người ta đó. Cái nầy thì hơi lạ bởi mới nghe lần đầu là hơi thở có VỊ. Điều kiện nầy hơi khó cho những chàng lỡ nghiện thuốc lá. Khi mở đầu cho một sự việc nghiêm trọng ai mà không lúng túng? Đôi tay thừa thãi của chàng biết làm gì hơn là đốt điếu thuốc lá? Ấy vậy mà đôi khi dù không ưng nàng cũng cảm thấy “Vị ngọt đôi môi”!
Nên cẩn thận khi để người khác hôn môi vì Y học bây giờ đã chứng minh bịnh AIDS có thể lây lan qua đường miệng đấy!
HUONG said...Có bạn nào sau khi đọc hết những comments này mà không nhớ đến Nụ Hôn Đầu của riêng mình? Vụng dại làm sao và cũng ngọt ngào làm sao?! Mà dường như cái nụ hôn đầu ấy chưa đủ thời gian để làm "đỏ au môi nhau" đâu đấy ! Chỉ là phớt nhẹ thôi nhé ... thế mà "chết điếng cả hai người"!
Có thật không đấy? Vị giác của Nàng Thơ nhạy bén đến thế sao? Nụ Hôn Đầu chỉ...phớt nhẹ thôi mà đã kịp nếm được vị ngọt ngào. Tài dách thiệt!
Nói về Môi trầm thì hai bạn thơ có hai cách nghĩ khác nhau. Người thì cho là Môi Trầm vì môi có màu của trầm nên không nhìn được sự đỏ au, người thì cho là môi trầm là môi có mùi thơm của trầm. Theo tôi, người mà đôi môi có mùi thơm của trầm chắc...mới đi chùa về!
Quỳnh thơm hay môi em thơm? Đừng thay hoa khác làm chi chính bởi môi em là đóa hoa quỳnh với hương thơm tinh khiết của tuổi mới lớn đấy thôi. Nó chưa bị mùi thơm của son môi điệu đàng che lấp.
Ta hãy nghe bậc Thầy của thơ tình lãng mạn hôn nè!
Không phải anh hôn nơi mắt Anh hôn cái nhìn của em Mắt em một vùng yêu mến Thắt anh trong lưới êm đềm...
(Hôn cái nhìn-Xuân Diệu)
Tuyệt vời và lạ lùng chưa?
Tôi lại nghe một giai thoại về nguồn gốc nụ hôn môi của thời La Mã cổ đại. Số là thời ấy, người La Mã nghiêng về sự hưởng thụ vật chất rất nhiều. Hể có cuộc tụ họp vui chơi nào cũng có chuyện ăn nhậu và tiếp theo là có sự luyến ái nam nữ. Những chiến binh La Mã sau khi trở về từ những cuộc chinh chiến, khi đến gặp mặt người bạn tình của mình đều ngửi miệng nàng có mùi rượu hay không như là một cách kiểm chứng sự chung thủy của nàng khi vắng mặt mình. Dần hồi họ thấy nếu chỉ kê mũi vào miệng nàng mà ngửi thì e mất lịch sự quá chăng và cử chỉ đó cũng không đẹp nữa. Vậy là hôn môi nàng luôn cho rồi để đủ mùi đủ vị.
Khi mắt nàng nhìn đâu đâu , khoan đã, kiên nhẫn hơn, chờ bốn mắt quấn quýt, phải để ý kỹ hơn nếu cả hai cùng đeo kiếng(cận, viễn hay lão). Sao lại không chính xác, mắt người ta không quấn quýt lấy mình thì rõ là không ở trong tâm trạng hưởng ứng rồi.
Có ai dám đoan chắc là trong cuộc đời mình chỉ có một mối tình duy nhất và đó là vĩnh viễn? Bạn s@... ạ, theo thuyết tương đối thì không đoan chắc là khỏi trật đi đâu hết, ai biết trước được ngày mai sẽ ra sao nào ? ( Đừng có vặn lại về Vật lý học nghe)
Đã xem: Tóc nâu môi trầm. Giữ đời cho nhau và Unchained Melody thì không thể thiếu: MY HEART WILL GO ON trong phim TITANIC lừng lẩy. Là phim ăn khách nhất suốt 12 năm từ 1997-2009 và đoạt được 12 giãi Oscar.
Titanic(movie)-First kiss scene One of the best kiss scene EVER
Đạo diễn James Cameron đã khiến cả thế giới điên đảo với câu chuyện tình lãng mạn giữa Jack (Leonardo DiCaprio) và Rose (Kate Winslet) trong bộ phim đình đám năm 1997.
Titanic là bộ phim kể về vụ đắm tàu Titanic - một trong những sự kiện kinh hoàng nhất thế kỉ 20 - đã được đạo diễn James Cameron dàn dựng thành một trong những bộ phim nổi tiếng nhất mọi thời đại.
Bộ phim mở đầu với việc một nhóm thăm dò dưới đáy biển trong thập niên 1990 đã phát hiện ra bức tranh của một người con gái tên Rose DeWitt Bukater (Kate Winslet) trong con tàu Titanic bị đắm đó.
Vô tình, việc họ tìm thấy bức tranh và đang chiếu trên TV được bà lão Rose đó xem và nhận ra, bà lão ấy chính là cô gái trong bức tranh. Từ đây họ được nghe kể về câu chuyện của một người phụ nữ sống sót trong chuyến tàu Titanic định mệnh, người đã sống thọ tới hơn trăm tuổi.
Rose sinh ra ở một gia đình quyền quý ở Philadelphia, mới 17 tuổi cô đã được đính hôn với Caledon Hockley (Billy Zane). Thông minh, đĩnh đạc và xinh đẹp dù mang trong mình sự nổi loạn ngầm, Rose được dạy dỗ từ thuở ấu thơ tất cả những điều của phụ nữ quý tộc. Lời hứa hôn của Rose với Hockley - người thừa kế nhà máy luyện thép thịnh vượng tại Pittsburgh và là kẻ có tính kiêu ngạo vũ phu - là một vận may tuyệt vời với một gia đình đang xuống dốc. Họ được xem là một cặp đôi hoàn hảo của sự giàu có và địa vị xã hội nhưng đó là sự ép buộc đối với Rose.
Quá phẫn uất, Rose định tự tử nhưng được cứu bởi Jack Dawson (Leonardo DiCaprio), một chàng họa sĩ nghèo phóng khoáng, đẹp trai, hài hước, đang trên đường tìm cơ hội lập nghiệp ở Mỹ. Tình yêu đến với họ thật tự nhiên và dịu dàng.
Nhưng chuyến tàu định mệnh đã thay đổi toàn bộ số phận hành khách trên con tàu cũng như những dự tính, ước vọng của đôi tình nhân Jack & Rose.
Một thảm họa đã xảy ra khiến mọi chuyện lệch khỏi quỹ đạo không còn đi theo kế hoạch: Tinatic va phải một tảng băng trôi. Người ta nháo nhào tranh nhau xuống thuyền cứu hộ, thậm chí dám cướp nhau một cái áo phao. Tồi tệ hơn, giới quý tộc đã khóa cửa không cho những người thuộc tầng lớp bình dân vào khoang tàu dưới chỉ vì sợ họ tranh mất cơ hội sống của họ. Lúc này Jack đang bị kẹt bên một đường ống dẫn nước vì vướng vào một vụ vu oan giá họa, người ta nghi ngờ anh ăn cắp chuỗi ngọc trang sức quý giá của Hockley tặng Rose. Nước đang tràn vào tàu, lạnh buốt xương. May sao vì tình yêu Rose đã không xuống thuyền cùng mẹ mà chạy đi tìm Jack, kịp thời cứu anh thoát chết trước khi nước ngập vào. Hai người chạy trốn, thoát hiểm cùng nhau cho đến khi con tàu bị dựng đứng lên rồi gẫy ra làm đôi. Chỉ có một số nhỏ thoát chết còn hàng ngàn hành khách, đa phần là người thuộc tầng lớp bình dân, đã thiệt mạng. Họ chết vì cái lạnh của nước biển, họ chết vì cái lạnh lùng tàn nhẫn của một số người ham sống sợ chết.
... Trong giờ phút lênh đênh giữa đại dương, Jack đã nhường người yêu một tấm phản khá to. Rose may mắn được nằm trên một tấm phản gỗ trôi dập dềnh trên mặt biển, còn Jack thì đã vĩnh viễn rời xa cô trong làn nước giá lạnh. Xung quanh cô toàn xác người chết cóng, bản thân cô cũng đã quá mệt mỏi nhưng vì lời hứa Jack, cô đã quyết tâm sống. Cô lăn mình xuống nước băng giá, vùng vẫy tới gần xác một thủy thủ để lấy cái còi. Cô thổi những hơi lạnh buốt vào chiếc còi lấy được với hy vọng sẽ gây được sự chú ý. Và rồi người chỉ huy của chiếc thuyền cứu hộ cuối cùng quay nhìn thấy cô và Rose sống sót.
Ký ức buồn vui về Jack đã đi theo Rose suốt cả cuộc đời, để bây giờ bà Rose đang sắp bước sang tuổi 101 ngồi kể chuyện cho những người thăm dò tàu Titanic về một người mà bà thực sự yêu, một người đã đem đến cho bà cuộc sống chân thực.
Ngay đêm kể xong câu chuyện, Rose đã qua đời, một mình và thanh thản. Linh hồn bà đến với Jack tại con tàu Titanic dưới đáy biển, nơi họ đều trở về thời thanh xuân ban đầu. Một kết thúc có hậu cho họ.
Bạn thơ Quê Hương nhắc lại nụ hôn trong phim TITANIC đã làm thế giới điên đảo (trong ấy cũng có NT nữa - NT đã xem phim ấy 2 lần trong rạp và vài lần trong thư viện ! ) Vẫn còn nguyên cảm xúc ban đầu khi xem nó vào những lần sau Ngoài ra, NT còn nhớ Nụ Hôn trong phim THE SOUND OF MUSIC nữa Chả biết hai nụ hôn của hai phim có giống như nụ hôn ĐỎ AU MÔI TÌNH không nhỉ ?
LÀM CÔNG CHIỆN BA ĐỒNG, BỐN ĐỖI CHỢT NGHIỆM RA PHIẾM NHƯ VẦY:
HÔN CŨNG CÓ HỆ LỤY CỦA HÔN: LÂY NHIỄM SIÊU GAN, HIV...KHI HÔN MÀ CÒN NGHĨ TỚI MẤY CÁI ĐÓ...THÌ ĐI NHẢY CẦU (BÌNH LỢI) CHO RỒI.
NHẮN BẠN THƠ SAO:
HÔN LÀ HÔN, HÔN TÂY CŨNG LÀ HÔN, HÔN TA CŨNG LÀ HÔN, HÔN KHÔNG CÓ TẬP (VÌ AI CHO TẬP MÀ TẬP). HÔN KHÔNG CÓ VỤNG VỀ (ĐIỆU NGHỆ THÌ CHỈ CÓ TRONG PHIM) CÀNG VỤNG VỂ THÌ CÀNG ĐƯỢC HÔN NHIỀU CHO TỚI KHI "RÀNH RỌT".. VÀ KẾT QUẢ CUỐI CÙNG CỦA SỰ RÀNH RỌT NÀY LÀ:
CÀNG VỤNG VỀ THÌ CÀNG ĐƯỢC HÔN NHIỀU CHO TỚI KHI "RÀNH RỌT"...
Có điều, giá như có thêm một chữ CHO vô nữa thì "nhứt xứ".
CÀNG VỤNG VỀ THÌ CÀNG ĐƯỢC CHO HÔN NHIỀU CHO TỚI KHI "RÀNH RỌT"...
Nói ra thì người ta cho là mình nói dóc, nhưng tui khá "am hiểu" tâm lý phụ nữ. Cứ thấy ai mà khờ khờ thì họ lại thấy thương thương. Thương theo kiểu nào cũng tùy người, nhưng nói chung là họ có lòng trắc ẩn lớn lắm. Thấy tội nghiệp thì thương vậy mà.
Đây là một "bí kiếp" đó nghe bạn hiền! Giả bộ khờ đi thì ăn tiền. Cứ lụp chụp đi sẽ được cho thực tập hoài hoài cho tới khi...rành rọt...
Đúng là những ai chưa biết hôn môi như thế nào thì xem lại bộ phim TITANIC ! hôn mờ kính xe ! hôn lắc lư con tàu ! và NT thì...thế giới đảo điên ! vì: Cho anh hôn nhẹ môi son thơm tình (DTK-NT) hôn nhẹ thôi nhé, không có đỏ au vì bị dồn huyết áp trên môi !! và: Nụ hôn tình chợt mặn mà...đêm qua! (DTK-NT)
Nghệ thuật hôn, theo PC phải học hỏi nhà thơ tháng sáu thôi !
Muốn mở cours thì thầy bà phải nên thầy bà mới đặng bạn thơ s@ ơi, còn NT ấy hả ... cũng chưa rành rọt lắm, chỉ mới biết nêm mắm muối sơ sơ (môi mặn) thôi !
Bạn thơ Phượng Các biết không ? Có bao giờ bạn nghĩ rằng NT phải "dằn" thêm chút đường cho môi mặn không ?
Môi em mật ngọt lòng anh Con ong, cái kiến vòng quanh chữ tình
Hay là thêm chút xíu ... chua (!)
Chua ngoa môi cũng vẫn xinh Để anh nếm cả nguyên trinh thiên đàng
Trang Thơ Nghiên cứu, Ngâm Cứu, Sưu Tầm đủ mọi thể loại về cái "Hôn" ...
NHƯNG
Chưa thấy có comment về cái HÔN ra làm sao ? Để mà hơn nửa Thế Kỷ đã Hôn không biết bao nhiêu lần, nhưng nhiều khi ...Hôn sai bài bản như làm thơ sai vần,hát hò sai điệu ,nhảy lò cò sai bước chân,để khán giả ơ thờ phán câu : " chẳng có gì lạ ! "bú mồm" đấy mà !!!!"
Chào các Bạn, đã nhắc đến Cuốn theo chiều gió, Titanic thì không thể không nhắc đến Dr Zhivago. Trong phim này bản nhạc nền trở thành bài ca bất hủ mà hầu hết thanh niên nam nử vào thời 65-66 không mà không từng nghêu ngao vài câu... some where my love..
Tối hôm qua có nói chuyện với Trang Chủ, nói có ý là hôm nay sẻ sơ lược về phim Love Story. Sáng nay xem lại cái bình chọn của một người sành phim ảnh chọn 14 phim tình lãng mạn và nụ hôn nói lên được tiếng nói của con tim...thì thấy Dr Zhivago đứng hàng đầu.
Hẹn thứ hai sẻ tiếp...PHIẾM VỀ PHIM ẢNH VÀ NỤ HÔN.
QH
Doctor Zhivago Bác sĩ Zhivago (tiếng Nga: Доктор Живаго; tiếng Anh: Doctor Zhivago) là một phim được sản xuất năm 1965 do David Lean đạo diễn và dựa theo truyện nổi tiếng cùng tên của nhà văn Nga Boris Pasternak (tiếng Nga Бориса Пастернака. Cuốn tiểu thuyết đã được Hàn lâm viện Thụy Điển trao giải Nobel về văn học năm 1958, bị cấm phát hành tại Liên Bang Xô viết cho mãi đến năm 1988. Nói về một mối tình của một bác sĩ đã vợ con, với hồn thơ lai láng, và một cô y tá xinh đẹp lãng mạn mà ông gặp gỡ như một định mệnh oái oăm với những giằng co éo le tình cảm, phim trình bày theo lối kể chuyện xen kẽ nhau hai cảnh đời của Yuri và Lara cho đến khi hai người yêu nhau và xa nhau, với nhạc phim "Lara's Theme" réo rắt làm nền, thiết tha trong tiếng đàn balalaika. Phim đã thành bất hủ trong hơn bốn mươi năm qua, đã khiến cho tên tuổi của nhà đạo diễn phim David Lean, và hai tài tử Omar Sharif cùng Julie Christie đi vào huyền thoại. Tướng Yevgraf Zhivago (Alec Guinness) tìm kiếm một dứa cháu gái con ngoại hôn của em trai mình là bác sĩ Yuri Zhivago (Omar Sherif) và người tình Lara Antipov (Julie Christie). Ông tìm thấy một thiếu nữ quê mùa đang làm việc trên công trường mà ông tin rằng đó là người cháu thất lạc của ông, cho gọi lên để hỏi han, và thuật lại chuyện xưa. Yuri môi côi lúc nhỏ. Gia sản duy nhất của cậu là cây đàn balalaika do mẹ để lại. Sau khi mẹ mất, Yuri về sống với gia đình Gromekos tại Moskva: ông Alexander (Ralph Richardson), bà Anna (Siobhán McKenna) và cô con gái độc nhất của họ là Tonya (Geraldine Chaplin) và sau đó Yuri lấy làm vợ. Ông Alexander Gromeko là một giáo sư đã về hưu và cũng nhờ đó mà Yuri đả được giới thiệu vào học trường thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ Boris Kurt (Geoffey Keen) mặc dù chàng có tài làm thơ. Trong lúc đó thì Lara đang sống với mẹ (Adrienne Corri) làm nghề thợ may và "dưỡng phụ" Victor Komarovsky, một luật sư rất có thế lực chính trị. Komarovsky cũng là bạn của thân phụ quá cố cũa Yuri trong việc hùn hạp kinh doanh trước kia. Lara có cảm tình với Pasha Antipov (Tom Courteney), một nhà cách mạng lý tưởng, bị thương (đạp bể kính đeo mắt) trong một cuộc biểu tình. Khi mẹ Lara biết Komarovsky có quan hệ mật thiết với con mình, bà uống iodine để tự vận. Komarovsky cho mời bác sĩ Kurt và Yuri đến để cứu sống, và nhân đó mà Yuri gặp gỡ Lara lần đầu. Khi Pasha, giờ này hoạt động cho Bolshevik, cho Komarovsky biết có ý định muốn lấy Lara, thì bị ông lạnh lùng và có ý miệt thị Pasha và chế nhạo hỏi, "Anh làm có đủ sống không ?", và có ý ngăn cản cuộc hôn nhân của Lara, mặc dù hai người tỏ thái độ rất quả quyết trước mặt ông. Thật ra thì Lara đã sa ngã vào vòng tay của Komarovsky trước đó vì những sự nuông chiều, lệ thuộc, và bị cám dỗ vào vật chất từ những sự cung phụng của ông. Ông đã ôm hôn lên môi nàng lần đầu trong cỗ xe sau một buổi dạ tiệc mặc dù nàng có kháng cự lại một cách yếu ớt. Nàng đã ở lại đêm với Komarovsky nhiều bận, và mặc dù không thấy rõ trên màn ảnh, ngấm ngầm cho người xem biết rằng nàng đã thất thân với ông. Sau khi biết Lara có ý định lấy Pasha, Komarovsky điên tiết mắng nàng: "Cô có biết không, cô chỉ là một con đĩ!". ...
...Nàng tát vào mặt Komarovsky, ông tát lại, và đè nàng ra hãm. Nàng có đẩy ra, nhưng phút chốc lại ôm lấy cổ ông. Hãm hiếp nàng xong ông nói "cô đừng có tự dối mình rằng tôi đã cượng hiếp cô vì chính cả hai cùng được nịnh nọt". Chính thái độ miệt thị của Komarovsky mà Lara cảm thấy mình bị xúc phạm nặng nề. Để thỏa mãn lòng tự ái của mình, Lara bọc trong mình một khẩu súng lục của Pasha nhờ dấu hộ, theo Komarovsky đến một buổi tiệc Giáng sinh, bắn ông này (cũng may là ông thoát chết), trước cặp mắt sững sốt của quan khách, trong đó có Yuri. Lara đem chuyện viết thư kể hết cho Pasha. Pasha đau khổ gục khóc trên vai nàng. Nhưng rồi hai người cũng lấy nhau sanh ra một đứa con gái. Chiến tranh cách mạng xảy ra, Pasha bị mất tích. Lara xung phong làm y tá ra chiến trường để tìm chồng gặp Yuri - lúc này là Bác Sĩ Zhivago làm việc cứu thương cho đội Thánh Giá (Holy Cross). Hai người làm việc chung với nhau sáu tháng. Tình của hai người còn trong giai đoạn phôi thai, chỉ bắt đầu từ tình đồng nghiệp. Cách mạng thành công "Nga Hoàng bị nhốt, Lê-nin ỡ tại Moskva". Phim chiếu đoạn hai người đối thoại nhau trong lúc chia tay, trong lúc Lara đang ủi đồ. Họ hỏi nhau, " Anh về đâu?", "Còn cô về đâu?". Bất giác Zhivago hỏi "Có lẽ cô đã có người đùm bọc khi trở về". Chàng có ý ám chỉ Komarovsky. Lara nhìn sững làm cháy khét cái áo đang ủi.
Mùa hè đỏ lửa năm 1972, phim Docteur Zhivago được trình chiếu ở rạp REX Saigon.
Một buổi chiều tôi chạy vội từ phi trường Tân Sơn Nhứt xuống Sàigòn để gắng coi cho được phim nầy. Tới rạp chỉ còn vài vé hạng bét nên cũng đành phải mua vì không có thời gian. Họ dẫn tôi tới chỗ ngồi ở hàng ghế trên cùng sát màn ảnh. Phim đại vĩ tuyến mà ngồi đó thì coi cái gì? Bèn xuống đứng sát tường phía sau trong gần 3 tiếng đồng hồ mà “thưởng thức”. Cũng may mà mình mặc đồ lính nên không bị làm khó dễ.
Quyển tiểu thuyết đã được dịch ra tiếng Việt và rất nổi tiếng thời đó, thanh niên nam nữ ai cũng có đọc qua nên dễ theo dõi nhịp phim. Khuôn mặt của nam tài tử Ai Cập Omar Sharif vẫn còn để lại dấu ấn không phai nhòa trong tâm trí tôi.
Không biết đạo diễn khi dàn dựng phim lấy bối cảnh ở đâu? Nhưng quả thật khung cảnh nước Nga với những ngôi nhà mái vòm ngập trong màn tuyết trắng xóa rất lạ lẫm và rất ấn tượng đối với người Việt Nam lúc bấy giờ.
Suốt bộ phim dài gần 3 tiếng đồng hồ ấy, hình ảnh nàng Lara gặp gỡ Zhivago ở điền trang Gromeko bị bao phủ bởi một màn tuyết trắng xóa trong tiếng nhạc "Some Where My Love" gây nên xúc động rất mạnh về Tình yêu nam nữ vượt qua nhiều trở ngại đã đến được với nhau vẫn còn nằm hoài trong trí nhớ của tôi.
Bằng ngôn ngữ điện ảnh, đạo diễn David Lean đã nâng giá trị tác phẩm lên một mức. Quả thật những người sành điệu đã đúng khi xếp phim nầy ở vị trí đầu của những phim lãng mạn nhất.
Rồi hai người cũng chia tay. Zhivago trở về nhà tại Moskva khám phá ra nhà mình đang bị ủy ban cách mạng mới trưng dụng, phân theo lối ở chung cư rất chật hẹp. Nhà thiếu củi nấu ăn, Zhivago nửa đêm lẻn ra bẻ gỗ hàng rào và tình cờ gặp lại người anh cùng mẹ khác cha là Yegraf (người đang thuật chuyện) nay là một viên chức cao cấp; và qua lời khuyên của ông này, Zhivago cùng gia đình đến sống tại điền trang Gromeko, ở Varykino, vùng Ural. Và Zhivago đã tình cờ gặp Lara tại một thư viện địa phương. Hai người nhận diện ra nhau. Lara mời Zhivago về nhà. Hai người hôn nhau, và chẳng mấy chốc đã mau chóng yêu một cách mãnh liệt.
Rất đồng ý với 2 bạn QH và S@... là tác phẩm Bác sĩ zhivago là một tác phẩm nói về tình yêu thời dệ nhị thế chiến hay, quyễn nầy tôi đã xem hồi năm học lớp đệ tam (1960) cũng như quyễn Cuốn theo chiều gió. Tôi không được may mắn xem phim vì lý do nào đó cũng không nhớ. Các bạn thật may !
Bây giờ thì các bạn nào thích xem lại truyện dài nầy thì vào đây xem hoặc IN về máy dưới dạng PDF để xem ...dài dài, quyễn sách chừng 300 trang thôi.
Cám ơn QH, tôi đã lấy về bản nhạc và cũng đang download bộ phim năm 1965 (file siz 2.73GB) chắc chiều nay có thể xem lại toàn bộ phim ! Cám ơn các bạn!
Thế là Cả Làng đang chen nhau mua vé xem phim ... hình như ít nhất mỗi người cũng trên 5 bó, vậy mà đòi xem lại bằng được một phim tình lãng mạn như thế !
Nói về phim tình lãng mạn, NT thích nhất theo thứ tự: 1/ The Sound of Music 2/ Dr. Zhivago 3/ The Thorn Birds -Tiếng chim hót trong bụi mận gai
NT đã đọc sách lẫn xem phim tất cả rồi Lần xem phim thú vị nhất là xem phim The Sound of Music vì cả lớp cúp cua đi xem phim bằng cách nhét cục chewing gum vào ổ khoá của lớp rồi đi ! Đến lúc về thì mọi việc đã xong rồi ! Hai phim sau thì cúp cua đi xem một mình - hôm đó đi học không ôm cặp táp mà chỉ cầm 2 quyển vở thôi, nhưng dĩ nhiên cũng phải mặc áo dài đi vô rạp ciné !
...... - Oliver, anh sẽ thi trượt mất thôi. Jenny và tôi đang ngồi đọc sách tại phòng tôi vào một chiều chủ nhật. - Oliver, nếu anh không làm gì khác mà cứ nhìn em học thì anh sẽ trượt mất thôi. - Anh không nhìn em học mà là anh đang đọc. - Nói vậy! Anh nhìn chân em. - Thỉnh thoảng thôi, mỗi khi hết một chương. - Sách của anh có những chương ngắn quá đấy! - Này, cô gái hợm mình ơi, em không chúa lắm đâu. - Em biết. Nhưng em biết thế nào nếu anh coi em là chúa. Tôi quăng quyển sách của tôi sang một bên, đi ngang qua gian phòng, đến gần nàng. - Jenny, em bảo anh làm sao mà học được John Stuart Mill khi mà từng giây từng phút anh muốn gần em. Nàng cau mày. - Oliver, không được đâu! Tôi quỳ xuống cạnh nàng. Nàng lại cúi đầu và học. - Jenny... Nàng nhẹ nhàng gập sách lại, đặt xuống bàn rồi quàng hai tay quanh cổ tôi.
Quả thật nếu đem so Love Story với Doctor Zhivago thì làm sao sánh bằng? Một câu chuyện dựa theo lịch sử phải có giá trị hơn một câu chuyện tình sinh viên và chất lãng mạn của hai lứa tuổi cũng khác nhau. Tuy nhiên, kết thúc của Love Story gây xúc động cho tuổi trẻ tôi nhiều hơn.
Tôi tìm đọc lại bản dịch mới bây giờ nhưng không giống như những đối thoại tôi đã đọc được lúc vừa 17 tuổi. Cũng là đoạn văn ấy, nhưng tính cách của Jennifer đã để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc nhiều năm dài bởi tính cách đơn giản đến quá sức tự nhiên trong việc biểu lộ tình cảm của cô. Đến nỗi trên cánh cửa tủ đựng quần áo trong trại lính độc thân, tôi đã khéo léo vẽ lên đó hàng chữ bằng sơn trắng tên của nàng với một khuôn mặt thiếu nữ cách điệu rất đẹp để đêm đêm gối đầu lên cánh tay nhìn ngắm chúng mà mơ ước. Tuổi trẻ có những cái lãng mạn thật...chết cười!
Trong bản dịch cũ, khi anh chàng Oliver không dằn lòng được khi thốt lên ước muốn của mình, nàng chỉ nói: - Sao anh không nói với em?
Chỉ một câu đơn giản và hết sức dễ chịu thế thôi! Trong mơ ước thanh xuân của tôi, đó là hình mẫu của một cô gái tuyệt vời!
NT ráp cái hình của Dr. Zhivago và người tình Lara mà Trang chủ mới post lên với câu viết của bạn thơ s@ " Sao anh không nói với em ? " ... hình như cũng khớp nhau ?!
PC vừa xem xong 2 bộ phim Bác Sĩ Zhivago sản xuất vào 2 thời điểm và vị trí khác nhau, bộ năm 1965 tại Nga và bộ 2002 tại phim trường Mỹ, 2 bộ phim cùng dựa trên một truyện nhưng tính cách thể hiện khác nhau xa lắm, và hình như cũng khác nhau về tính chất của câu chuyện xãy ra.
Bộ phim 2002 mang nhiều Mỹ tính hơn, nặng về chuyện tình nam nữ và cách thể hiện "mất" hình như hầu hết tình trạng xã hội của Nga thời bấy giờ, các cuộc biểu tình và đàn áp biểu tình lấy một số phim thời sự của ghép vào nên "tính thật" không liên tục. Tài tử chính cũng không đẹp quyến rũ bằng phim năm 1965 (theo PC).
Bộ năm 1965 chắc do Nga đóng nên âm thanh có đôi lúc không khớp với tiếng hình (Tiếng Anh) tuy không nhiều lắm. Hình tương đối rõ (HD). Cốt truyện thì giống với sách DR. Zhivago hơn và thể hiện được sự đâu tranh giai cấp thời bấy giờ và tác động của chiến tranh lên tình yêu đôi lứa nhiều hơn. KHUNG CẢNH TUYẾT LẠNH CỦA NGA THẬT KINH HOÀNG !
Nói về nụ hôn thì cũng khác nhau cách hôn và hậu quả của nó !! (thẩm định do từng người khi xem đó mà !)
Các bạn ở Mỹ nếu cần PC có thể copy cả 2 bộ đưới dạng AVI (HD) dể xem trêm computer (hoặc các TV đời mới). Cả 2 bộ chung trong 1 DVD, còn nếu burn ra DVD movies thì...6 DVD mới được ! Sorry.
Chào các Bạn, hôm nay sáng thứ hai. Những câu chuyện tình và những phim, sách hay đã làm say mê chúng ta một thời sẻ được QH tiếp tục chuyển đến các Bạn.
QH không có ý định phân tích hay so sánh các phim với nhau. Tùy theo thời gian và hoàn cảnh mỗi chúng ta sau khi xem phim, nghe nhạc của phim, hoặc đọc truyện đều có những cãm nhận khác nhau.
Hôm nay QH đưa các bạn trở lại với "Chuyện tình" LOVE STORY.
Phim được ra mắt khán giả vào cuối năm 1970 (nói cho chính xác là vào ngày 16/12/1970) và sau đó bản nhạc làm nền cho cuốn phim đã lôi cuốn không biết bao nhiêu thanh niên nam nử lúc bấy giờ... QH có bản dịch tiếng Việt của quyển Dr Zhivago và Love Story ở dạng PDF. Bạn nào cần xin cho biết. Trang Chủ sẻ chuyển đến các Bạn... Chúc vui
"... Một trong những nhạc phim hay nhất mọi thời đại
Trong làng nhạc quốc tế, một trong những giọng ca hát trội nhất nhạc phẩm Love Story (Where do I begin) trong tiếng Anh vẫn là danh ca Shirley Bassey. Phiên bản của Shirley rất dễ nhận ra nhờ khúc nhạc dạo đầu với bộ gõ. Ngoài cách nhả chữ độc đáo, hát thoát theo làn hơi nhưng vẫn rõ âm trong những đoạn cao trào, Shirley Bassey còn có sở trường chuyển nhịp hất câu, mà người nghe thường tìm thấy nơi Giọng ca vàng Frank Sinatra. Thành danh từ những năm 1962 – 1963, Shirley Bassey nhờ vào nhạc phẩm Love Story mà được đăng quang thành nữ hoàng của dòng nhạc phim vào thập niên 70. Hầu hết các ca khúc chủ đề của loạt phim điệp viên 007 trong giai đoạn này đều do bà ghi âm. Trong đó có nhạc phẩm Diamonds are Forever, phát hành vào năm 1971, tức là hầu như cùng thời với nhạc phẩm Chuyện tình. Một giọng hát trau chuốt mài dũa tựa như một viên đá quý. Cũng từ đó mà giới chuyên ngành đặt cho Shirley Bassey cho cái biệt danh Diva kim cương (Diamond diva) Trước khi nổi tiếng là một bản tình ca ướt đẫm nước mắt, nhạc phẩm Love Story trước hết là giai điệu chủ đề của bộ phim của đạo diễn Arthur Hiller. Bộ phim ra mắt khán giả vào cuối năm 1970 (nói cho chính xác là vào ngày 16/12/1970), dựa theo quyển tiểu thuyết vô cùng ăn khách của Erich Segal. Đối với ngành xuất bản, Erich Segal là nhà văn nổi tiếng nhờ một tác phẩm duy nhất, cho dù ông đã sáng tác nhiều cuốn truyện sau đó..." ... Biết dùng lời rất khó - Để mà nói rõ... ôi biết nói gì - ...
... LOVE STORY "LOVE MEANS NEVER HAVING TO SAY YOU'RE SORRY" LOVE STORY .
Love Story (1970), "Love Means Never Having to Say You're Sorry".
Love story edited by me. Starring Ryan O'Neal and Ali MacGraw, directed by Arthur Hiller.
The scenes are very real and lively, showing the brutally efforts of love and live with sad and tear-jerker ending.
A great, deep music by Francis Lai, as the Oscar winner of musical score.
I made and edited this video as the "new" trailer for Love Story, which considered as an old, classical remembered movie, to take out the gut of what the movie is trying to say about feelings.
Jenny (Ali MacGraw), a smart-ass radcliffe girl, major in music academy in harvard, live on her day with Oliver (Ryan O'Neal), a millionaire who majors in social studies. They built up relationship, but apparently, not as well as they wanted. Oliver's father, can be said didn't agreed their relation, and forced Oliver to finish his study in law major before he got married. Got angry, Oliver forgot him to be his father, and married Jenny, finish his law study in a brilliant grade, and continue his life in an ordinary way, forgetting his wealth. He cares Jenny, he loves Jenny, but he doesn't know her. Even that she's dying. And their romance and love stood still become a memory of Oliver's live. Where do i begin To tell the story Of how greatful love can be The sweet love story That is older than the sea That sings the truth about the love she brings to me Where do i start
With the first hello She gave the meaning To this empty world of mine That never did Another love another time She came into my life And made a living fine She fills my heart
She fills my heart With very special things With angel songs With wild imaginings She fills my soul With soo much love That anywhere i go Im never lonely With her along who could b lonely I reach for her hand Its always there
How long does it last Can love be measured by the hours in a day I have no answers no But this much i can say I know ill need her till this love song burn away And she;ll b there... How long does it last Can love b measured by the hours in a day I have no answers no But this much i can say I know ill need her till this love song burn away And she'll be there...
..Dưới nhà, phòng đợi của bệnh viện im lặng như tờ, tôi nghe thấy tiếng đế giày tôi kêu xin xít trên nền nhà phủ vải sơn. - Oliver! Tôi đứng lại. Đó là cha tôi. Trong cả phòng đợi mênh mông, trừ cô nhân viên thường trực, chỉ có hai cha con chúng tôi. Thực vậy, hai chúng tôi nằm trong số rất ít người ở New York còn thức đến tận giờ này. Tôi không thể giáp mặt cha tôi nổi. Tôi bước thẳng về phía chiếc cửa quầy. Nhưng chỉ một lát sau, cha tôi đã đến bên cạnh tôi trên hè đường. - Oliver, lẽ ra con báo cho ba biết. Trời rất lạnh, về một mặt nào đó lại tốt, vì tôi tê dại hoàn toàn và muốn có một cảm giác gì đó. Cha tôi tiếp tục nói với tôi, còn tôi thì vẫn cứ đứng im, bất động, mặc cho gió lạnh quất vào mặt. - Biết tin là ba nhảy ngay lên xe. Tôi đã bỏ quên mất chiếc áo khoác ngoài. Cái lạnh bắt đầu làm tôi thấy buốt. Nhưng thế lại hay, lại hay. - Oliver, - giọng cha tôi tha thiết, - ba muốn được giúp đôi chút. - Jenny chết rồi. - Ba rất ân hận, - giọng ông khẽ khàng, bàng hoàng. Không hiểu sao, tôi bất giác nhắc lại câu nói đã học được từ lâu của một người con gái xinh đẹp, nay đã chết. - Yêu là không bao giờ để mình phải nói câu ân hận. Thế rồi, tôi lại làm cái điều tôi chưa từng bao giờ làm trước mặt ông, càng chưa bao giờ làm trong cánh tay ông. Tôi khóc.
...Biết dùng lời rất khó - Để mà nói rõ... ôi biết nói gì - Cuộc tình lớn quá! Chuyện tình đáng nhớ - tuy cũ nhưng là biển già trắng xóa Cuộc tình quý giá - như những ngọc già người giành cho ta Ôi biết nói gì?
Với một lời quý mến - mà người nói đến khi bước chân vào cuộc đời vắng ngắt... Cuôc tình thứ nhất, Muôn kiếp muôn đời là tình vĩnh viễn... Vì người đã khiến đôi cánh tay này nghìn đời quyến luyến... Lòng ta đầy kín!
Lòng ta đầy kín! Là muôn ngàn chuyện yêu đương! Câu hát thần tiên là những mộng huyền mênh mang Đầy kín hồn hoang - Man mác tình duyên Thôi hết cuộc đời im tiếng - Đời lẻ loi đã tan... Ta đã được người Làm gì còn tiếng yêu! Nắm đôi tay thiên thần Đi suốt muà xuân...
Sẽ còn được biết mấy Một đời luyến ai!! Yêu sẽ lâu dài hoặc là quá ngắn? Thật là khó đoán - Nhưng vẫn cho rằng cuộc đời có hết Loài người có chết - Sao sáng trên trời ngày nào sẽ tắt... Người vẫn gần ta!!! ...
...Giai thoại tình ca : 40 năm nhạc phẩm Love Story Cách đây 40 năm, ngày 20/3/1971, nhạc phẩm chủ đề của bộ phim Love Story nhảy vọt lên hạng đầu thị trường nhạc nhẹ Hoa Kỳ, để rồi ngự trị trên đỉnh cao trong vòng 4 tuần lễ liên tục. Ca khúc ăn khách thời bấy giờ là của danh ca Andy Williams, nhưng sau đó đã đi vòng quanh trái đất với gần 800 phiên bản, ghi âm bằng 25 thứ tiếng, kể cả tiếng Việt.
Nhiều nhà phê bình cho rằng Love Story là một bản nhạc xuất sắc, xứng đáng được liệt vào hàng kiệt tác. Theo bình chọn của Viện Phim ảnh Hoa Kỳ American Film Institute, tác phẩm này nằm trong 100 bản nhạc phim hay nhất mọi thời đại. Nhạc phim Love Story đứng hạng thứ 9, chỉ thua các nhạc phim kinh điển như Casablanca, Cuốn theo chiều gió, West Side Story, Bác sĩ Zhivago nhưng lại vượt qua mặt My Fair Lady, Bố già, Titanic hay Đỉnh gió hú.
Bản nhạc chủ đề gắn liền với bộ phim đến nỗi ít có ai còn nhớ tựa bài hát ban đầu của nó là Where do I begin (tạm dịch là Bắt đầu từ đâu). Khi nghe những nốt nhạc dạo đầu trỗi lên, có lẽ mọi người đều nhận ra ngay và gọi đó là bài Love Story. Một giai điệu nhẹ nhàng lãng mạn, miên man dịu dàng, gieo vào hồn người một chút cảm giác bâng khuâng, một thời xao xuyến rung động. Những nốt nhạc trầm khiến cho tâm hồn thoáng buồn, trong lòng khoảnh khắc tơ vương.
Một trong những nhạc phim hay nhất mọi thời đại
Trong làng nhạc quốc tế, một trong những giọng ca hát trội nhất nhạc phẩm Love Story (Where do I begin) trong tiếng Anh vẫn là danh ca Shirley Bassey. Phiên bản của Shirley rất dễ nhận ra nhờ khúc nhạc dạo đầu với bộ gõ. Ngoài cách nhả chữ độc đáo, hát thoát theo làn hơi nhưng vẫn rõ âm trong những đoạn cao trào, Shirley Bassey còn có sở trường chuyển nhịp hất câu, mà người nghe thường tìm thấy nơi Giọng ca vàng Frank Sinatra. Thành danh từ những năm 1962 – 1963, Shirley Bassey nhờ vào nhạc phẩm Love Story mà được đăng quang thành nữ hoàng của dòng nhạc phim vào thập niên 70. Hầu hết các ca khúc chủ đề của loạt phim điệp viên 007 trong giai đoạn này đều do bà ghi âm. Trong đó có nhạc phẩm Diamonds are Forever, phát hành vào năm 1971, tức là hầu như cùng thời với nhạc phẩm Chuyện tình. Một giọng hát trau chuốt mài dũa tựa như một viên đá quý. Cũng từ đó mà giới chuyên ngành đặt cho Shirley Bassey cho cái biệt danh Diva kim cương (Diamond diva) Trước khi nổi tiếng là một bản tình ca ướt đẫm nước mắt, nhạc phẩm Love Story trước hết là giai điệu chủ đề của bộ phim của đạo diễn Arthur Hiller. Bộ phim ra mắt khán giả vào cuối năm 1970 (nói cho chính xác là vào ngày 16/12/1970), dựa theo quyển tiểu thuyết vô cùng ăn khách của Erich Segal. Đối với ngành xuất bản, Erich Segal là nhà văn nổi tiếng nhờ một tác phẩm duy nhất, cho dù ông đã sáng tác nhiều cuốn truyện sau đó.
Từ tiểu thuyết phóng tác thành phim
Ban đầu được viết như một kịch bản phim, Love Story không được một hãng phim nào mua bản quyền, nên mới được viết lại thành truyện ngắn đăng trên báo, rồi được hoàn chỉnh thành một quyển tiểu thuyết dày 127 trang, phát hành đúng vào Ngày lễ tình yêu Valentine năm 1970. Khi được hãng phim Paramount chuyển thể lên màn ảnh lớn, bộ phim Love Story làm thổn thức rung động hàng triệu con tim trên thế giới với câu chuyện thương tâm của đôi tình nhân trẻ, yêu nhau ở trường đại học, nhưng lại bị gia đình cấm cản ngăn cách.
Mối tình dang dở ngang trái giữa Jenny một nữ sinh nhà nghèo với Oliver, chàng trai con nhà giàu trở thành tấn bi kịch đẫm lệ, khi căn bệnh ung thư máu cướp đi sinh mạng của cô gái hiền lành. Một lời thoại ở trong phim ("Love means never having to say you're sorry"...) trở thành một trong những câu nói bất hủ của lịch sử điện ảnh Mỹ. Cũng như câu ghi chú ở trang bìa quyển tiểu thuyết : Nàng yêu Mozart, Bach, nhóm Beatles...và Tôi. Có người nói đùa rằng : Nhờ phim này mà tác giả hái ra bạc triệu, các nhà sản xuất khăn mùi xoa cũng vậy.
...Nhạc phẩm Love Story do được sáng tác cho bộ phim Mỹ cùng tên với Ali MacGraw và Ryan O'Neal trong vai chính và do đạo diễn Arthur Hiller thực hiện vào năm 1970, nên vẫn được xem là một ca khúc của làng nhạc Anh Mỹ. Thật ra, đây là một bản nhạc Pháp (Une histoire d'amour) do nhạc sĩ Francis Lai sáng tác. Ông nổi tiếng trong làng nhạc phim, từng sáng tác cho 70 phim truyện, trong đó có Un homme et une femme (Một người đàn ông và một người đàn bà) và Le passage de la pluie (Lữ khách đêm mưa).
Thân thế tác giả bài hát
Nổi danh cùng thời với các tác giả Pháp Maurice Jarre (Bác sĩ Zhivago, Lawrence of Arabia) và Michel Legrand (Thomas Crown – Les moulins de mon coeur), tên tuổi của ông đi vòng quanh thế giới sau khi các bài hát được chuyển lời sang nhiều thứ tiếng. Nhạc phẩm Chuyện tình đoạt cùng lúc hai giải Oscar và Quả cầu vàng dành cho ca khúc nhạc phim hay nhất năm 1971, tức cách đây vừa đúng 40 năm. Phiên bản tiếng Việt là do nhạc sĩ Phạm Duy đặt lời.
Sinh năm 1932 tại miền nam nước Pháp, nhạc sĩ Francis Lai tốt nghiệp nhạc viện thành phố Nice, trước khi đến Paris để lập nghiệp. Thời thanh niên, ông trao giồi thêm nhạc lý với nhiều bậc đàn anh, trong đó có tác giả Bernard Dimey, người đã hướng dẫn ông trong lãnh vực sáng tác nhạc phim. Nổi tiếng trên khắp thế giới từ những năm 1960 như là một trong những gương mặt tiêu biểu của trường phái lãng mạn, Francis Lai tách ra khỏi xu hướng hiện thực của dòng nhạc Pháp những năm 1950.
Tác giả Francis Lai quan niệm rằng âm nhạc là một ngôn ngữ không biên giới, chẳng cần đến ca từ mà vẫn có thể ăn sâu vào lòng người. Hầu hết các bản nhạc (kể cả bài Love Story) do ông sáng tác đều không có lời, ca từ tiếng Pháp hay tiếng Anh chỉ được đặt sau đó. Ảnh hưởng này phần lớn xuất phát từ việc ông rất mê nhạc jazz, thời còn trẻ ông ngưỡng mộ hai cây đại thụ là Charlie Parker và Stan Getz.
Trái với điều mà nhiều người lầm tưởng, nhạc khí sở trường của Francis Lai là phong cầm chứ không phải dương cầm hay vĩ cầm, cho dù ông dùng khá nhiều bộ đàn dây để phối khí hòa âm các sáng tác của mình. Bên cạnh đó, ông còn sáng tác rất nhiều ca khúc ăn khách trong làng nhạc nhẹ. Tính tổng cộng, có trên dưới 60 nghệ sĩ tên tuổi từng hát nhạc của ông, kể cả Edith Piaf, Dalida, Aznavour, Patricia Kaas, phía Pháp, Ella Fitzgerald, Elton John hay Carly Simon phía Anh Mỹ. ...
Tính đến nay, Francis Lai đã soạn hơn 600 bản nhạc, hơn một nửa là nhạc phim không lời. Nhưng trong hoàn cảnh nào ông đã sáng tác giai điệu chủ đề của bộ phim Love Story ? Thật ra, ông đã thành danh trong làng nhạc quốc tế từ năm 1966, nhờ soạn ca khúc chủ đề của bộ phim Un Homme et une Femme của đạo diễn Claude Lelouch. Phim này từng đoạt Cành cọ vàng tại Cannes và 4 giải Oscar. Từ năm đó trở đi, ông rất bận rộn với công việc do được nhiều đạo diễn mời hợp tác.
Chính cũng vì thế mà ông đã hai lần từ chối khi hãng phim Paramount có dự án chuyển thể tiểu thuyết Love Story lên màn bạc, bởi vì vào thời điểm đó ông đang phải soạn nhạc chủ đề cho bốn phim khác nhau. Nhà sản xuất người Mỹ Bob Evans mới gọi điện thoại cho nam tài tử Alain Delon nhờ anh thuyết phục tác giả, vì biết rằng hai người là bạn thân của nhau. Vì nể tình bạn, nên Francis Lai lúc đó mới nhận lời, nhưng loay hoay mãi vẫn không tìm ra được một giai điệu ưng ý.
Theo lời kể của chính tác giả thì ông tìm được khúc nhạc Love Story vào lúc nửa khuya, ban đầu sáng tác trên 4 nốt nhạc căn bản, nhưng làm như vậy thì lại gần giống với cấu trúc của một giai điệu vô cùng ăn khách hai năm về trước là nhạc phẩm chủ đề của bộ phim Romeo & Juliette (A Time For Us của Nino Rota). Do vậy trong câu mở đầu của mỗi đoạn ông cho thêm một nốt nhạc, biến thành 5 trong khi các câu kế tiếp chỉ có 4, nhưng có lẽ cũng vì thế mà giai điệu trở nên lâm ly hơn. Hàng thập niên sau, bản nhạc này vẫn không có một vết nhăn, phần lớn cũng vì giai điệu tự nó đã đứng vững, không lời mà vẫn lôi cuốn. Nhìn lại, mỗi bài hát thường có một giai thoại. Trong trường hợp của Love Story, bản tình ca này đã đi vào huyền thoại.
Tuấn Thảo
Nguồn: http://www.viet.rfi.fr http://amnhac.fm/index.php/nhac/N/6-ngoc-lan/271-mai-mai-la-tieng-hat-cua-tinh-yeu-1/3131-chuyen-tinh CHUYỆN TÌNH. NGỌC LAN TRÌNH BÀY .
Tiếng hát Andy Williams và nhạc phẩm WHERE DO I BEGIN?.
Cách đây 40 năm, ngày 20/3/1971, nhạc phẩm chủ đề của bộ phim Love Story nhảy vọt lên hạng đầu thị trường nhạc nhẹ Hoa Kỳ, để rồi ngự trị trên đỉnh cao trong vòng 4 tuần lễ liên tục. Ca khúc ăn khách thời bấy giờ là của danh ca Andy Williams, nhưng sau đó đã đi vòng quanh trái đất với gần 800 phiên bản, ghi âm bằng 25 thứ tiếng, kể cả tiếng Việt.
Where do I begin? To tell the story of how great a love can be The sweet love story that is older than the sea The simple truth about the love she brings to me Where do I start?
With her first hello She gave a meaning to this empty world of mine There'd never be another love, another time She came into my life and made the living fine She fills my heart
She fills my heart with very special things With angels' songs, with wild imaginings She fills my soul with so much love That anywhere I go I'm never lonely With her around, who could be lonely? I reach for her hand It's always there
How long does it last? Can love be measured by the hours in a day? I have no answers now, but this much I can say I know I'll need her 'til the stars all burn away And she'll be there
How long does it last? Can love be measured by the hours in a day? I have no answers now, but this much I can say I know I'll need her 'til the stars all burn away
Cám ơn QH lắm lắm, phen này được dịp ôn lại mấy chuyện tình làm say mê hàng triệu con người qua phim ảnh và sách truyện. Chỉ trừ Titanic là qua phim chớ Cuốn theo chiều gió, Dr. Zivago, Love story thì SM đều ôm trọn cả sách và phim, bẵng đi mấy chục năm trí nhớ đã hao mòn nhiều , bậy giờ bỗng nhiên nhờ “ Đỏ au môi tình” mà có dịp nghiền ngẫm trở lại. Hồi học lớp 12 được xem Dr. Zivago lần đầu tại rạp Thăng Long-BMT, cách đây vài năm xem lại lần thứ hai , và chắc chắn nhờ Trang Thơ dậy sóng , mà sẽ coi tiếp lần thứ ba rồi đọc lại truyện khi có thời gian. Vài lần về SG , SM cũng đi dạo các tiệm sách tìm lạị những cuốn này thì thấy toàn là tái bản mới nên ngần ngừ , phần thì sách mang về cũng nặng , biết có đọc hay lại chất chồng chất đống. Ông Bà mình có câu “ No bụng mà đói con mắt”, cái tật của SM là rất mê sách, tham lam na về không đủ chỗ chứa mà bỏ đi thì uổng . Những mối tình nổi tiếng ở vào những hoàn cảnh xã hội khác nhau nào Mỹ , nào Nga nhắc lại hết rồi , các bạn nghĩ thử coi , liệu còn nhớ không , VN mình thời chinh chiến trước năm 75 cũng có một phim nói về một người tình rất đặc biệt, hầu như ai ở vào lứa tuổi chúng ta cũng đều biết? QH chắc trả lời thật dễ ợt liền.
Theo ý của Trang Chủ thì chắc đây là phim NGƯỜI TÌNH KHÔNG CHÂN DUNG rồi. Phim Người tình không chân dung là một "bộ phim đặc biệt"...nó đặc biệt vì phim nói lên lòng tri ân của người hậu phương, "các cô em hậu phương" đối với các anh chiến binh đang chiến đấu ngoài chiến trường, và chuyện tình xuất phát từ đó.NHƯNG BUỒN. Sau khi bộ phim được chiếu một thời gian thì phim "bị cấm chiếu"..có một số ý kiến cho là những cảnh chiến tranh trong phim làm cho người xem có phản ứng ngược lại. Là phim hay trong thời điểm cách đây 40 năm, đất nước còn trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt, với một nền điện ảnh còn non nớt.. Mời các Bạn dành chút thời gian xem lại cuốn phim và QH cũng nhân dịp này kính chúc sức khỏe đến các huynh trưởng, niên trưởng một thời đả từng khoát áo chiến binh và các Chị, Bạn đã một thời là Em gái hậu phương. Người tình không chân dung Người tình không chân dung là một bộ phim điện ảnh miền Nam năm 1971 của đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc, với sự tham gia diễn xuất của diễn viên Kiều Chinh. Bộ phim ca ngợi hình ảnh người lính của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Ca khúc chính trong phim cũng tên Người tình không chân dung của nhạc sĩ Hoàng Trọng. Mỹ Lan, một phát thanh viên của chương trình Tâm tình chiến sĩ trên đài phát thanh, đến gặp một đại tá quan quân đội Việt Nam Cộng Hòa xin được vào chiến trường để tìm người yêu. Sau sự từ chối ban đầu, cuối cùng vị đại tá cũng đồng ý cho Mỹ Lan vào chiến trường. Một đại úy là Thịnh đưa cô đi. Vào chiến trường, Mỹ Lan đã được chứng kiến đời sống của những người lính khi ấy. Dù đã đi nhiều nơi, nhưng vì không có nhiều thông tin về người yêu nên cô vẫn không tìm thấy. Sau một thời gian, cô nhận được tin, nhưng khi ấy người lính cô tìm đang bị thương... Khi thực hiện bộ phim này, chi tiết, diễn viên, bối cảnh, đối thoại... thay đổi, được viết thêm từng ngày. Kinh phí cũng rất thấp, nhưng phim được sự bảo trợ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nên đã có sự góp mặt của đại biểu toàn thể các binh chủng Hải Lục Không Quân trong phim. Người tình không chân dung đã đạt giải Chủ đề phim xuất sắc nhất và Kiều Chinh là nữ tài tử chính khả ái nhất tại đại hội điện ảnh Á Châu lần thứ 17 tại Đài Bắc ngày 6 tháng 6 năm 1971. Ca khúc Người tình không chân dung của Hoàng Trọng trong phim do ca sĩ Lệ Thu thể hiện. Phim còn có cảnh cặp đôi Lê Uyên và Phương trình bày bài Cho lần cuối. Một số vai diễn trong phim được đảm nhận bởi diễn viên nghiệp dư như nhà thơ Hà Huyền Chi. ...
Hỡi người chiến sĩ đã để lại cái nón sắt trên bờ lau sậy này Bây giờ anh ở đâu, bây giờ anh ở đâu? Còn trên đời này đang xông pha đèo cao dốc thẩm hay đã về bên kia, phương trời miên viễn chiêm bao.
Trên đầu anh cái nón sắt ngày nào ấp ủ, mộng mơ của anh mộng mơ của một con người .
(Nói)
Ôi nó khác chi mây trời hiền hoà, khác chi bốn mùa êm trôi, có tiếng cười thủy tinh của vài đứa trẻ và hơi ấm vòng tay ôm của một người vợ hiền , phải thế không anh? Bây giờ trong cái nón sắt của anh để lại trên bờ lau sậy này , chỉ có một con ễnh ương mượn vũng nước mưa đọng trong đó làm hồ . Trong cái nón sắt của anh bây giờ vẫn có đủ trời, vẫn mây hiền hoà trôi và bốn mùa vẫn về Xuân muôn thuở dịu dàng , Đông rét lạnh, Thu khi xám buồn khi rực vàng nắng quái, Hạ cháy lửa nung trời .
(Hát)
Trong cái nón sắt của anh mặt trời vẫn còn đó ban ngày và ban đêm mặt trăng hoặc muôn muôn triệu triệu vì sao vẫn còn đó, tất cả vẫn còn đó vẫn còn đó . Nhưng anh , bây giờ anh ở đâu con ễnh ương vẫn còn gọi tên anh trong mưa dầm, tên anh nghe như tiếng thở dài của lòng đất mẹ. Dạo tháng Ba tên anh lẫn trong tiếng sấm đầu mùa mưa nghe như tiếng gầm phẫn nộ đến từ cuối trời .
Hỡi người chiến sĩ đã để lại cái nón sắt trên bờ lau sậy này Anh là ai? Anh là ai? Anh là ai? PHIM ĐƯỢC LƯU TRỬ Ở ĐÂY PHIM NGƯỜI TÌNH KHÔNG CHÂN DUNG.
... ...Năm 1970, Kiều Chinh là diễn viên chính trong film chiến tranh Người tình không chân dung. Năm 1973 trong Đại Hội Điện Ảnh Á Châu tại Đài Bắc, Người Tình Không Chân Dung đã nhận được 2 giải thưởng là “phim chiến tranh hay nhất” và “Nữ diễn viên xuất sắc nhất”. “Có thể nói Người Tình Không Chân Dung là cuốn film đầu tiên và duy nhất có sự hiện diện đông đủ các binh chủng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Nếu không có sự hợp tác của quân đội và chính phủ thì không có một tư nhân nào có thể thực hiện được. Lúc đó trung tá Trần văn Ân đại diện cho Bộ Tổng Tham Mưu liên lạc với các tổ chức dân sự. Việc điều động như là một sự phối hợp chính xác về phương tiện, về thời gian, về nhân sự và luôn cả về khía cạnh an ninh của việc điều động quân sĩ với những cảnh vĩ đại như là cảnh 3 ngàn quân lính hát bài Việt Nam Việt Nam trên bãi biển Nha Trang. Cho một cảnh quay máy bay cất cánh, cảnh trực thăng phải điều động thế nào, cảnh cả mấy chục chiếc xe tăng đổ bộ, rồi cảnh cả một đoàn convoy vừa từ mặt trận về. Tất cả những cuộc điều khiển cho sự quay phim giống như là điều khiển một cuộc hành quân lớn vậy đó. Những ngày quay phim đó, từ mặt trận này đến mặt trận khác, rồi tới cảnh quay ở nhà thương. Đây là kỷ niệm mà trong đời không bao giờ có thể quên được. Hằng ngày Kiều Chinh phải gặp gỡ những chiến binh bị thương, người mù mắt, người cụt chân, người cưa cánh tay, rồi những bà mẹ ngồi quạt cho con, những người vợ tới khóc lóc, rồi những đứa con ôm chân của bố ... Phim Người Tình Không Chân Dung không hề được quay ở một phim trường nào cả mà hoàn toàn là quay ở ngoài mặt trận cũng như là những nơi thật sự có chiến tranh. Và trong phim này các tài tử đóng phim cũng toàn là các anh trong nhà binh. Nam tài tử chính là trung tá biệt kích Vũ Xuân Thông, Dương Hùng Cường, Hà huyền Chi, Minh Đăng Khánh, Minh Trường Sơn, trung tá Nguyễn Mộng Hùng, Trần Quang, Tâm Phan ... ” Nhiều người cho rằng phim Người Tình Không Chân Dung đã đưa Kiều Chinh lên đài danh vọng, nhưng với Kiều Chinh thì danh vọng không phải là điều Kiều Chinh nghĩ đến: “Kiều Chinh chỉ nghĩ là mình đã rất vinh dự có mặt trong một cuốn phim mà có đầy đủ hình ảnh của binh chủng của VNCH. Đây là một cuốn phim trở thành tài liệu của quân đội miền Nam Việt Nam, quí vô cùng ” ...
... Trong buổi nói chuyện mới đây với chúng tôi, tài tử Kiều Chinh cho biết là trong số hơn 20 phim đóng tại Việt Nam thì “Người Tình Không Chân Dung” là bộ phim có nhiều kỷ niệm nhất. Thật vậy, phim này được sự bảo trợ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nên đã có sự góp mặt của toàn thể Hải Lục Không Quân. Những đoạn phim bây giờ còn lưu lại gần như là các ghi dấu cuối cùng của các chiến sĩ miền Nam Việt Nam. Điều gây xúc động nhiều hơn nữa là phần lớn các bạn bè thân hữu của Kiều Chinh vào thời kỳ quay phim này, đều đã ra đi hoặc là bây giờ đã già yếu ở bốn phương trời...//
Chỉ vài từ ngữ khi bắt đầu viết một câu chuyện tình: "WHERE DO I BEGIN..." đã có thể khêu gợi trí tưởng tượng của người đọc về nội dung câu chuyện sẽ được tác giả dàn trải sau đó.
Đúng như ý của bạn thơ QUÊ HƯƠNG, khởi đầu của bản nhạc nền bằng bộ gõ thật khá đặc biệt.
Thời tuổi trẻ, trời phú cho tui được một cách huýt sáo khá hay nên những khi ngồi buồn một mình hay huýt sáo trọn bản nhạc LOVE STORY làm niềm vui riêng cho mình.
Tôi không nghe giỏi tiếng Anh nên thích nghe bản Love Story theo cách nầy hơn. Ngồi một mình yên lặng, nghe từng giọt dương cầm rơi thánh thót, nhắm mắt tưởng tượng như Thần Eros đang dìu nàng thiếu nữ từng bước rón rén đến với tình quân cho nụ tình trổ hoa.
Tôi không nhớ có đúng là câu trả lời của Oliver cho Ba của anh ta khi Ông đến chia buồn trước cái chết của Jennifer không? Dường như chỉ một câu trả lời đơn giản thế thôi đủ thể hiện tính cách của Oliver trong Tình Yêu.
Trong cách ứng xử khi giao tiếp của nền văn hóa Mỹ, chữ SORRY được dùng thường xuyên hàng ngày như một cách để biểu lộ sự khiêm nhường, sự lịch lãm khi e rằng mình đã làm mất lòng ai đó.
Cũng giống như trong nền văn hóa Việt Nam, chữ XIN LỖI nói ra đúng lúc và cần thiết cũng thể hiện được một phần tính cách của mình.
Tôi thì chẳng mấy khi được nghe ở đây tiếng Sorry, chỉ toàn thấy trên phim ảnh.
Nhưng có lần tai tôi đã được nghe một tiếng SORRY. Sao mà nó “ngọt ngào” đến vậy! Đến nỗi tôi phải lặng người đi một lúc không nói nên lời.
Đọc "Đỏ au môi tình" của bạn Sao, thấy thật lãng mạn và thật đẹp cho những cặp đôi, dù ở lứa tuổi nào.(CX ơi đừng thắc mắc chi cho nặng lòng nhé) Tôi đang bị rơi vào cảm giác "Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ, Nhớ ai ai nhớ, bây giờ nhớ ai". Phụ nữ quả là dễ bị xao động, nhất là những comments kể về chuyện tình, nụ hôn coi như là kinh điển của bao thế hệ. Không gian và thời gian của cuối năm bảy mươi, Love story đưa tôi về một buổi chiều ấm áp, ngồi thọt lỏm trong khán phòng của rạp Rex, với những cặp ghế đôi to đùng dành cho đôi lứa yêu nhau. Đã qua rồi, nhưng sao cảm giác đang yêu và được yêu trong khung cảnh tình tứ, với màn ảnh rộng, với Oliver và Jenny...chợt vỡ oà trong tôi. Lúc đó tôi cũng đang là một cô giáo trẻ say đắm với mối tình đầu. Dù xã hội Mỹ và Việt Nam có cách nhau muôn trùng, nhưng điểm gặp tình yêu thì chẳng có gì khác cả. "Đỏ au môi tình" của bạn Sao tuyệt lắm! Hoàng tử ơi! Chờ gì mà không tặng cho Bạch Tuyết một nụ hôn như trong cổ tích ngày xưa? Hì...hì... bây giờ gõ đầu một cái cho tỉnh táo nhé. Vì "Ghế đủ đôi rồi,tôi lẻ loi" Dù sao cũng cám ơn Đỏ au môi tình cho tôi sống lại "Một thời của chúng ta."
Thật đáng quý biết bao tâm hồn của con người! Chỉ một khơi gợi nhỏ nhoi cũng làm cho những xúc động dâng lên. Từ một bài thơ nhỏ, nương theo đó có thể dẫn dắt ta về những kỷ niệm lóng lánh như những hạt trân châu. Quý báu biết bao nhiêu!
Có thể trong lúc ngồi gõ những con chữ VÔ TÌNH trên bàn phím, cái TÌNH THỰC của ngày xưa quay về phủ vây quanh ta chưa biết chừng để có thể trong chốc lát tạm quên đi những nhọc nhằn trong cuộc sống hiện tại, giúp ta được thảnh thơi tâm hồn trong một vài phút mà bay lên nhẹ nhàng. Vậy là thơ ca đã làm tròn thiên chức của nó rồi phải không?
Đừng ghen tuông với quá khứ, đừng hằn học với hiện tại và cũng đừng kỳ vọng ở tương lai. Chúng ta cứ thảnh thơi nhìn ngắm dòng chảy của cuộc đời mà thưởng thức những biến đổi tình cảm từng lúc của nó với cái nhìn của một triết nhân. Không phải là những cái nhìn vô cảm, nhưng những cảm xúc đời thường chúng ta đã từng trải qua gần suốt cuộc đời hãy để nó qua một bên.
Đôi khi tôi có cảm tưởng Trang Thơ như chương trình ca nhạc “Thay Lời Muốn Nói” của Sàigòn do MC Lê Đỗ Quỳnh Hương phụ trách biên tập và dẫn chương trình hết sức duyên dáng. Lượng khán giả ở lứa tuổi ngoài 50 tham gia rất đông. Nhân một bài hát, họ gửi tới những tâm sự riêng tây của mình đến chương trình. Tất nhiên họ sẽ cố dụng ngữ sao cho khỏi mất lòng người phối ngẫu đang cùng sống với họ. Và tôi nghĩ nếu họ khéo léo bày tỏ thì cũng chẳng ai trách họ đâu!
Tình cảm con người nó huyền nhiệm và kỳ bí lắm! Không ai có thể lý giải cho rạch ròi mọi lẽ được.
Nhưng có một ngọn lửa cứ cháy âm ỉ nhiều năm có lúc tưởng đã hiu hắt lụi tàn, nhưng chỉ cần một làn gió nhẹ nó lại bùng lên. Cũng có ngọn lửa nồng nàn dữ dội, chừng như muốn thiêu cháy cả con tim. Đó chính là Ngọn lửa Tình.
Nó vô hình vô ảnh, nên sợi khói bốc lên từ đó ta cũng không thấy được bằng mắt thường. Nhưng hệ quả của nó ta có thể nhận biết rõ ràng.
Chính vì sự ngân ngấn nước mắt hay những giọt lệ rưng rưng lẻ loi một mình là do sợi khói của Tình Yêu làm cay mắt đấy!
Trang Thơ đang cuốn vào những tác phẩm về Tình Yêu kinh điển của nước ngoài, cũng xin mạo muội đưa ra một nhạc phẩm nước ngoài để minh họa:
Các bạn thơ ơi,
ReplyDeleteNT đọc bài thơ ĐỎ AU MÔI TÌNH của bạn thơ s@ rồi thì hết muốn làm việc !
Thế thì các bạn có tưởng tượng rằng NT chợt thèm "rón rén" như chị Hằng " Trăng rằm rón rén song khe" không nhỉ ?
Rón rén để làm gì vậy ? Ừ thì để "rình xem" vậy mà ...
Khởi đầu như là một câu đố ngộ nghĩnh " Có trầu mà chẳng có cau, Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm" !
Lạ nhỉ ? Làm gì có chuyện có trầu mà chẳng có cau, thế nhưng người ta vẫn đố đấy thôi ... để rồi tiếp theo một cái gút nợ tình " làm đỏ môi nhau " . À há ! Người ra câu đố thua hay thắng các bạn nhỉ ? NT chả biết nữa ...
Bài thơ thật chết người !
" Làm sao cho đỏ môi nhau ?
Hôn em một nụ, đỏ au môi tình ..."
Điệp ngữ ư ? Tuyệt đấy bạn thơ à, thế nên NT cứ mãi quanh quẩn với những điệp ngữ ấy " Môi " " Đỏ " suốt cả bài thơ !
NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA NỤ HÔN
ReplyDeleteChàng sinh viên "Từ điển sống" từ thành phố về quê ăn Tết, đến thăm nàng "Chân quê".
Chàng, nàng xem chừng đã "Phải lòng" nhau rồi, nhưng chưa có dịp tỏ tình bằng nụ hôn.
Khi nàng tiễn chàng ra ngõ thì đ êm đã khuya, hai người cứ đứng bên bờ dâm bụt thi nhau bứt lá vò nhàu.
Bỗng chàng đánh bạo, nói nhỏ:
- Anh yêu em, cho anh hôn em một cái!
Nàng cũng thích được chàng hôn lắm, nhưng xấu hổ, liền hỏi chàng:
- Nhưng anh phải nói cho em biết nụ hôn có từ bao giờ đã?
Đáng lẽ chỉ cần nói "Từ khi anh yêu em" hay "Từ khi anh nhìn thấy em", thì chàng "Từ điển sống" bỗng khoái chí thao thao bất tuyệt về lịch sử nụ hôn (chắc là đọc được trên sách báo nào đấy):
- Ồ, nguồn gốc nụ hôn có từ thời người ăn thịt người. Thời đó, nếu người ta yêu nhau thì người ta không ăn thịt nhau, mà hôn nhau. Nhưng hôn phải cắn nhẹ một chút, cho nên người ta gọi nụ hôn là "Cái cắn tình yêu".
Cô gái sợ run bắn:
- Eo ơi! Cắn thì đau chết!
- Em sợ thì em tìm đến các bộ lạc Mông Cổ hoặc Tibê mà sống. Ở đó người ta hôn nhau bằng mũi, bắt chước thói quen đánh hơi của động vật, mà ta thì gọi là ngửi nhau. Khi yêu nhau, họ không nói "Hôn tôi đi" mà nói "Đánh hơi tôi đi!".
- Buồn cười vậy hả anh?
- Chứ sao.
"Từ điển sống" hăng hái hơn.
- Có một giả thuyết khác lại cho rằng nguồn gốc của nụ hôn là dấu vết của thói quen liếm đồng loại để lấy chất muối do sự bài tiết mồ hôi, cần thiết cho cơ thể.
- Khiếp! Sao bẩn thế?
- Ồ...đó là xa xưa. Rồi con người văn minh dần lên, cách hôn cũng được quy định theo tục lệ của từng cộng đồng. Thời cổ đại, người Do Thái, Hy Lạp và La Mã đã coi nụ hôn là cử chỉ thân thiện, hữu nghị. Khi gặp nhau, họ hôn lên hai má, giống như cái bắt tay của con người hiện đại. Thời cổ đại ấy, ở Hy Lạp người dân phải hôn tay, hôn ngực và hôn đầu gối các pháp quan; ở Châu Phi, người dân lại hôn lên chỗ đất mà vị thủ lãnh của họ vừa bước qua. Người Anh ôm hôn thay chào hỏi, nhưng đến thế kỷ 17 do nạn dịch hạch, nên đã thay thế bằng cách ngả mũ chào. Người Caltes có lệ hôn chân thầy mo. Các tín đồ công giáo thì hôn chân Giáo hoàng.
- Hôn như thế thì chán nhỉ.
Nàng thở dài.
Chàng chợt nhớ ra điều gì đó, cao giọng giảng giải tiếp:
ReplyDelete- Sao lại chán? Mỗi nụ hôn đều có nội dung của nó đấy. Người ta còn quy định về các bộ phận được hôn trên cơ thể, ứng với các cấp độ khác nhau của sự tôn kính, thân mật, yêu thương hay suồng sã. Bởi vì theo các nhà y học thì khi hôn, cả ba cơ quan xúc giác, khứu giác và vị giác đều bị kích thích. Xúc giác bị kích thích mạnh nhất, nó tạo nên khoái cảm ở mỗi người. Cho nên Bryalt coi sự "Chạm môi" là biểu hiện xác thịt của tình yêu, và ông ta cho rằng không hề có khái niệm "Nụ hôn trong trắng". Còn người Ý thì lại có câu tục ngữ: "Một cô gái bị hôn là đã bị chinh phục một nửa".
Chàng đọc nguyên văn câu tục ngữ bằng tiếng ngoại quốc
- "Donna baciata mea chiavata".
Đến đây thì nàng xúc động thật sự. Nàng cảm thấy dâng lên một niềm hưng phấn lạ lùng, và nếu chàng chủ động ôm hôn nàng, thì nàng sẽ ôm chặt chàng đến nỗi sẽ không bao giờ buông chàng ra khỏi tay mình. Nhưng chàng không hiểu điều đó. "Từ điển sống" với sự hiểu biết tuyệt diệu của mình và chàng say sưa diễn thuyết:
- Em biết không, từ trước đến nay, ai cũng cho nụ hôn là ngọt ngào như mật ong. Đó chẳng qua là một sự bịa đặt mà thôi...
- Sao vậy anh?
Nàng ngạc nhiên hỏi.
- Ồ... Các nhà khoa học đã phát hiện ra điều ấy đấy. Người ta tính trung bình mỗi chiếc hôn có đến khoảng 2 gram nước bọt, 0, 761 gram mỡ, 0, 7 gram đạm, 0, 45 gram muối, chứ chẳng hề có một gram đường nào cả. Nhưng vi trùng thì nhiều vô kể. Mỗi chiếc hôn có tới 22 nghìn vi trùng các loại. Nếu một chiếc hôn kéo dài hàng chục phút thì phải có đến cả tỉ con vi trùng, phải không em?
Chàng dừng lại đợi chờ một lời thán phục của người yêu. Nhưng nàng "Chân quê" nghe nói chiếc hôn có hàng tỉ con vi trùng thì hoảng sợ quá, nàng đã chạy biến mất, để lại mình chàng "Từ điển sống" đứng ngây như Từ Hải.
Lời bình: Cái gì cũng phải dừng đúng lúc, quá là hỏng!
(Nguồn trích dẫn: http://hoibi.net)
Bác SAO ơi , bài thơ sao mà lãng mạn thế, dọc lên người ta nhầm tác giả còn rất trẻ. Chúc mừng bác vẫn giữ được cho tâm hồn mãi trẻ trung.
ReplyDeleteTản mạn về nụ hôn của bác rất hay...cảm ơn bác nhiều nhé.
cỏ xanh
Cỏ Xanh ơi, ai lại nói chuyện tuổi tác lúc này là trật đường rày đó. Hãy coi NT tuần vừa qua đi chơi biển bị trượt té đau điếng thế mà đọc bài thơ cũng thèm rón rén rình , thấy chưa?
ReplyDeleteSM vừa lượm lặt một câu thế này,
ReplyDeleteHôn là một điểm son đặt trên chữ “y” của động từ “yêu”,
là một điều bí mật đem thổ lộ với bờ môi thay vì vành tai.
(B. Rostand)
Bạn s@... Này, “ Hai tay nâng lấy mặt em” , có vẻ nhẹ nhàng mà “ kiên quyết “ giải đáp câu đố quá hén?
ReplyDeleteCó phải tất cả các hoa hồng đều tượng trưng cho Tình Yêu nồng nàn nhưng sắc hoa lại không cùng ý nghĩa? Ai cũng biết Hồng đỏ thắm tặng cho nhau là muốn thầm thì điều gì bên tai rồi nhưng cạnh đó còn biết bao nhiêu màu sắc khác đẹp không kém gì , phen này SM cũng muốn biết thêm về cái chuyện tượng trưng này, có lẽ mấy ông thì rành hơn khi chọn mua bông (hay bứt bông đâu đó ) tặng nàng phải không?
CÓ TRẦU MÀ CHẲNG CÓ CAU
ReplyDeleteLÀM SAO CHO ĐỎ MÔI NHAU THÌ LÀM...
Hai câu thơ mở đầu "chết người" mở đề cho bài thơ Đỏ au môi tình của Bạn Sao...làm tôi đây cứ "ngẫn ngơ".
Ơ mà sao vậy cà! Tôi nhớ hồi còn nhỏ tôi từng thấy..mấy chị nhà tôi..lấy bao đựng nhang của má tôi bằng giấy đỏ..bậm môi vào đó...chị nào cũng thành "môi son"...ngày nay thì chắc hẳn là muốn đỏ au thì phải vô Marcy, siêu thị chìa tiền ra...nhưng còn xưa nửa thì sao?..
Nhắc tới Trầu và Cau thì chắc hẳn không ai trong chúng ta không liên tưởng đến truyện Trầu Cau..Theo như truyện kể thì nhai trầu và cau chung với nhau, thì chỉ thấy mùi thơm , nhưng khi nhổ nước trầu trên đá vôi thì lãi thấy màu đỏ tươi.
A thì ra đây rồi. Theo thông điệp của tiền nhân...chất truyền dẫn xúc tác của truyện Trầu Cau là Vôi.
Như vậy thì Bạn Sao, phải kiếm Cau và Vôi nữa chứ phải không?
Quan điểm của hậu nhân sau khi "chiêm nghiệm" thông điệp của Tiền Nhân là:
Nữ như Trầu, Nam như Cau...Hôn là Vôi.
Giải đáp câu hỏi: LAM SAO CHO ĐỎ MÔI NHAU THÌ LÀM:
HÔN NỒNG NÀN.
Trích một đoạn của tích Trầu Cau:
...Ít năm sau, Vua Hùng-vương qua đó, biết chuyện, liền sai lấy lá trầu và trái cây nhai thử thì thấy mùi thơm. Khi nhổ nước trầu trên đá vôi lại thấy màu đỏ tươi. Vua Hùng-vương cho rằng đó là mối tình thắm thiết giữa anh em, vợ chồng mà ra. Vua cho lập đền thờ ba người.
A few years later, King Hung-vuong passed by that riverbank. He was told of the story about the two brothers and the wife. He chewed come betel leaves with a piece of areca-nut and thought it tasted good. He spitted on the limestone and recognized that it turned into a deep red color. King Hung-vuong thought that the deep love between brothers and between husband and wife combined to yield that color. Therefore, he asked his people to build an altar for the three of them.
Từ đó về sau, dân chúng biết ăn trầu cho môi thêm đỏ. Rồi ở các đám cưới, người ta thường thấy nhà trai mang lễ vật chính là trầu cau. Khi khách tới tới nhà chơi, người ta cũng đem trầu ra mời khách. Vì thế tục ngữ có câu: "Miếng trầu là đầu câu chuyện".
From that time on, people have known how to chew the betel leaves with areca-nut to redden their lips. At wedding celebrations, betel leaves and areca-nut become the customary present brought to the bridegroom's family. Betel leaves and areca-nut are also used as snacks for the guests. Thus, one of the Vietnamese saying is “Some betel leaves can be the introduction to a conversation."//
Rồi còn lấn cấn nữa chứ:
Thường nghe dân gian nói là : Má THẮM, Môi HỒNG.
Chứ nếu Môi Tình Đỏ Au thì gọi làm sao đây?
Nếu theo như Hán Văn thì HỒNG là ĐỎ trong Việt Ngữ.
Thế sao các Cụ Ông Cụ Bà của Ta ngày xưa vẫn truyền lại cho tới nay là MÁ THẮM MÔI HỒNG. Không giải thích được, tuy nhiên chắc vì âm vận... giống như cứ gọi là Thiệp Hồng, thực ra là thiệp cưới màu đỏ tươi.
Xem giải thích theo từ điển chử Hồng:
hồng
1. Loài cây cùng họ với cây thị, quả khi xanh thì có vị chát, khi chín thì ngọt.
Để ta mua cốm, mua hồng sang sêu. (ca dao)
Thà rằng ăn nửa quả hồng, còn hơn ăn cả chùm sung chát lè. (ca dao)
2. Loài cây nhỏ cùng họ với đào, mận, thân có gai, lá có răng cưa, hoa gồm nhiều cánh hoặc trắng hoặc đỏ và có hương thơm.
Tặng bạn một bó hoa hồng nhân dịp sinh nhật.
3. Ngỗng trời có lông tơ rất mịn, bay cao.
Đường mây chưa bổng cánh hồng (Tản Đà)
Nhẹ như lông hồng. (tục ngữ)
Tính từ
hồng
1. Đỏ.
Duyên về đất.
Thục, đượm màu hồng (Phan Văn Trị )
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen (Truyện Kiều)/
(Còn tiếp)
...Cuối cùng, mời các Bạn cùng xem MÔI HỒNG ĐÀO một tác phẩm của TCS, hầu như bị quên lãng. Do Trịnh Vĩnh Trinh trình bày..
ReplyDeleteMÔI HỒNG ĐÀO
Một cuộc tình nhỏ bé
Bên đôi môi hồng đào
Đường đời xa lắm nhé
Em không nhớ tôi sao ?
Hãy về mau
Hãy về mau
Tuổi mười sáu môi hôn lần đầu
Dù ngày mưa hay nắng
Bông hoa vẫn là người
Một đàn chim rất trắng
Trong sân đứng xinh tươi
Em là ai ?
Em là ai ?
Tôi tìm hạt bụi bay trong cuộc đời
Một lần tôi đứng ngắm xôn xao rất nhiều lời
Một loài chim mới đến
Vui như nắng ban mai
Hãy về đây
Hãy về đây
Tôi cần nhìn lại nắng trong nụ cười
Một lần em đã đến hân hoan ôi cuộc đời
Nụ tầm xuân hãy ấm
Đông sang khoác vai tôi
Những ngày vui
Những ngày vui
Tuổi mười sáu xanh cho mọi người
http://www.youtube.com/watch?v=H6QKBBXWvzY&feature=related
MÔI HỒNG ĐÀO.
Trang chủ ơi,Th.Th có một thắc mắc nhỏ "môi của ai vậy??"người mẫu phải không?Bài thơ thì hay rồi khỏi nói.NT ơi khôn quá nghe dành làm trăng rằm hở?và bản nhạc Môi hồng đào thiệt hay.Trang thơ mình thú vị ghê,sáng ra còn hơn mấy tách càphê lận..
ReplyDeletePhiếm luận về tác nhân gây ra vụ việc ĐỎ AU MÔI TÌNH dưới góc nhìn phương Đông.
ReplyDeleteĐã gọi là Phiếm luận thì thường nghiêng về ý kiến chủ quan và độ chính xác viện dẫn không cao, chủ yếu là vui. Xin đọc với chút lòng khoan dung.
Trước hết phải trích dẫn ít dòng coi-như-là-có-tính-tài-liệu:
Nhân loại biết hôn nhau từ bao giờ? Lúc đó họ hôn ra làm sao? Và ai là những người có công "quảng bá" nụ hôn ra toàn thế giới?
Bạn từng say đắm trong nụ hôn ngọt ngào đến mê hoặc của một (hay một vài) anh chàng? Đừng chối bỏ điều đó nhé bởi bạn sẽ bị người khác cười vào mũi nếu nói rằng mình đang sở hữu một tình yêu không có những nụ hôn.
Thật vậy, nụ hôn dường như là một điều quá đỗi quen thuộc trong cuộc sống ngày nay. Người ta hôn nhau khi yêu và cả khi không yêu.
Những nụ hôn đầu tiên được ghi nhận là xuất hiện từ 1000 đến 2000 năm trước Công nguyên và những người yêu nhau ở miền bắc Ấn Độ dường như là những “nhà phát minh” ra điều tuyệt vời này. Tất nhiên, vào thời điểm đó, họ không gọi hành động mình làm là “hôn” và cách hôn thời đó cũng không y chang như những gì chúng ta vẫn thường làm bây giờ. Theo những tài liệu ghi lại của vùng Bắc Ấn, “nụ hôn” thời ấy gần giống như hành động...khịt mũi, người ta cọ mũi mình lên khuôn mặt người khác và thường là đi từ má bên này, qua mũi, rồi kết thúc ở má bên kia.
Nụ hôn “giống ngày nay” nhất được ghi nhận vào khoảng một nghìn năm trước trong cuốn sách về tình dục nổi tiếng Kama Sutra (Ấn Độ). Trong cuốn sách này, tác giả đã đề cập đến hành động hôn khoảng hơn 200 lần và cũng đưa ra ví dụ về những người hôn “cực giỏi” khiến bạn tình ngây ngất. Tuy nhiên, tên của những “anh tài” đó không được tiết lộ.
ReplyDeleteSau khi chứng kiến, thử nghiệm và tỏ ra yêu thích với những nụ hôn, Alexander Đại đế đã đưa nụ hôn từ Ấn Độ - đất nước mà ngài có ý định chinh phục - về với phương Tây. Tuy nhiên, trước đó, người Hi Lạp cũng đã sáng tạo nên những cách hôn riêng của họ.
Người dân Macedonia được coi là những người Tây phương đầu tiên biết hôn. Dần dần, người Hi Lạp hưởng ứng và người ta vẫn kháo nhau rằng người Hi Lạp hôn đầy nhục cảm. Những người dân xứ Celt cũng nhanh chóng tiếp thu cách biểu hiện tình yêu này mặc dù vào thời điểm đó, họ chẳng biết và cũng chẳng cần quan tâm nguồn gốc của hành động đáng yêu này là từ đâu mà ra. Thậm chí, người Celt còn viết sách hướng dẫn những cách hôn nồng nhiệt nhất.
Columbus vẫn được xem là người đã “truyền bá” nụ hôn về Châu Mỹ. Cũng từ đây, nụ hôn và những chiêu thức hôn mới mẻ được tiếp nhận rất nhiệt tình và nhanh chóng.
(Lời bàn thêm: Bởi thế cho nên, những người hiện đang sinh sống trên lãnh thổ cờ hoa đã tôn vinh Christopher Columbus là người tìm ra một mảnh đất màu mỡ mang lại cho họ một cuộc sống ấm no và hạnh phúc, nay thêm một lý do nữa để tôn sùng và biết ơn con người nầy đấy nhé!)
Theo quan niệm “cổ hủ” từ ngàn xưa của nền văn hóa Trung Hoa và truyền bá sang Việt Nam cho rằng “nam nữ thụ thụ bất thân” thì nam nữ khi tiếp xúc phải cách xa ra đúng 1 milimét (Ông Bà xưa mặc dù thắp đèn bằng sáp ong hay dầu thực vật nhưng cũng đã tiên đoán được tình huống xẹt điện khi cực dương và cực âm chạm vào nhau).
ReplyDeleteThôi thì cái chuyện mấy ngàn năm về trước người ta “kết nối” ra sao thì không dám lạm bàn vì coi như là chẳng biết gì hết.
Chúng ta ai chắc cũng phải công nhận động tác hôn nhau theo kiểu gì đi nữa cũng biểu lộ tình cảm của con người dưới nhiều sắc thái. Ở đây chỉ xin đề cập đến “nụ hôn tình ái”. Thời kỳ lãng mạn Tự Lực Văn Đoàn chắc bạo gan lắm người ta cũng chỉ dám dùng đến chiếc mũi của mình là cùng. Người Việt Nam có lẽ bắt đầu biết đến cái-sự-hôn-môi để bày tỏ Tình yêu từ khi có nền văn hóa Tây Phương thời kỳ Pháp Thuộc đưa sang. Hình ảnh những ông Tây bà Đầm hôn nhau nhan nhãn trước mắt họ và tất nhiên đã làm cho những đôi má thiếu nữ đỏ hồng và vội quay đi chỗ khác. Nhưng sự tò mò ham học hỏi của người Việt Nam ta sẽ được phim ảnh Tây Phương tận tình hướng dẫn.
Trong bóng tối của những rạp xi-nê không ai nhìn thấy mặt, các cô cậu tân thời lúc đó hẳn là đã tiếp thu rất nhanh và đã thực tập. Phàm trong sự giáo dục, “thị phạm” là dễ đi vào trí nhớ của người ta nhất và nhớ rất lâu. Tôi đồ rằng sau khi làm bài học thực hành, các cô cậu ấy thể nào cũng bật ra ý nghĩ: “Ông bà mình DẠI thiệt! Một điều tuyệt vời như vầy mà không biết thưởng thức, lại còn lên tiếng cấm đoán!”
Có phải khi nam nữ nảy sinh tình cảm với nhau, cử chỉ đầu tiên là người nữ cho phép người nam nắm tay đã là một biểu hiện chấp nhận rồi không? Tiếp đến là những nụ hôn rụt rè, rón rén lên tóc, lên vai, lên bàn tay hay xa hơn là lên má của nàng. Những bước ấy thể hiện sự sâu nặng tình cảm ngày một lớn dần lên và cái mốc cuối cùng là hôn lên môi. Tuy nhiên cũng phải mở một dấu ngoặc ở đây, phải tùy theo tính chất đáp lại nữa. Cũng có khi chưa đủ độ chín nhưng chàng cứ háo hức “chiếm đoạt đôi môi” thì cũng chưa chắc ăn lắm đâu! Không khéo lại tan vỡ đấy.
ReplyDeleteChỉ khi cái sự ấy bùng nổ với tính cách khứng chịu và hòa nhịp thì mới có nghĩa là nàng đã dâng hiến trọn vẹn tình yêu của mình cho người nam. Chỉ khổ cho một vài cô nàng phải “chịu đựng” cái mùi thuốc lá vốn không ưng chút nào.
NỤ HÔN ĐẦU
Lần đầu ta ghé môi hôn
Những con ve nhỏ hết hồn kêu vang
Vườn xanh, cỏ biếc, trưa vàng
Nghìn cây phượng vĩ huy hoàng trổ bông
Trên môi ta, vạn đóa hồng
Hôn em trời đất một lòng chứa chan
Tiếng cười đâu đó ròn tan
Nụ hôn ngày đó miên man một đời
Hôm nay chợt nhớ thương người
Tiếng ve mùa cũ rụng rời vai anh
Trưa vàng, cỏ biếc, vườn xanh,
Môi ai chín đỏ đầu cành phượng xưa.
Trần Dạ Từ
Nụ hôn đầu
Đối với văn hóa Tây Phương thì sự hôn môi để bày tỏ tình cảm là sự thường. Hầu như đó là một mặc định khi nam nữ có tình cảm với nhau nhưng chưa xác định đó là Tình yêu. Yêu hay không yêu cũng hôn tuốt! Người phương Đông coi việc ấy quan trọng hơn. Phải thực sự có Tình yêu trong lòng thì người nữ mới đồng ý cho phép. Là nói về thời kỳ của những người đã có tuổi, chớ đám trẻ bây giờ thì không biết ra sao?
ReplyDeleteThỉnh thoảng trong những phim cổ trang của Tàu bây giờ, hình ảnh cô thiếu nữ Trung Hoa xưa khi trang điểm, lấy một miếng giấy hồng đơn nho nhỏ thấm ướt vào giữa đôi môi mím lại cho môi hồng sao mà nên thơ và đẹp đến nhường ấy!
Sự việc là của mấy ngàn năm về trước nhưng đạo diễn cứ cho diễn viên hôn môi thoải mái. Đã đành là ai cũng biết bất hợp lý, nhưng xu hướng thương mại đã lấn chiếm toàn bộ mọi mặt trong cuộc sống, không diễn như vậy thì không ăn khách.
Tuy vậy, tôi vẫn nhìn nhận là việc hôn môi đó mang tính cách đẹp hơn, ý nghĩa hơn những nụ hôn phương Tây nhiều.
CỎ XANH ơi!
ReplyDeleteSao lại "hại bạn" như thế?
Cứ để người ta nhầm là tác giả còn "rất trẻ" có phải hay hơn không?
Biết mà còn la lớn chi vậy?
Đọc bài thơ "ĐỎ AU MÔI TÌNH" VK cứ tưởng như Bạn thơ nào trong Trang thơ này, đặt môi mình lên môi ai với nụ hôn đậm đà tình tứ , Nghĩ đến đây, VK không dám viết gì thêm nữa . Nếu ai thắc mắc cứ hỏi tác giả, bạn SAO sẽ giải đáp thỏa đáng .
ReplyDeleteChúc mừng cho nụ hôn ĐỎ AU muôn thuở như vậy .
Một chữ HÔN / NỤ HÔN từ ngàn xưa đến ngàn nay cũng vẫn đầy ắp những mượt mà . Khả thi là nghệ thuật, đặc biệt là văn chương, có thể thể hiện phong phú nhất về hai từ ngữ ấy - ít nhất nhìn vào Trang Thơ bây giờ đây các bạn thơ nhỉ ?
ReplyDeleteCó bạn nào sau khi đọc hết những comments này mà không nhớ đến Nụ Hôn Đầu của riêng mình ? Vụng dại làm sao và cũng ngọt ngào làm sao ?! Mà dường như cái nụ hôn đầu ấy chưa đủ thời gian để làm " đỏ au môi nhau" đâu đấy ! Chỉ là phớt nhẹ thôi nhé ... thế mà " chết điếng cả hai người " !
Hôn em, ngần ấy tình anh
Hôn anh, tim chợt hóa thành thiên thu
“Có Trầu mà chẳng có Cau
ReplyDeleteLàm sao cho đỏ môi nhau thì làm …”
Có chết người không chứ !? Tưởng như là Ca Dao,tưởng như là Huyền Thoại !
Chỉ cần một ánh mắt của người tình si .cũng đủ làm má em hồng …(kinh nghiệm thực tế đó các bạn ơi ! Nói chi đến nụ hôn thần thánh hay phàm tục đầy mùi thuốc lá và rượu bia !!!)
Hình ảnh của Nàng Thơ trong tôi ,mờ ảo như khói sương,bỗng chốc có thêm quả cà chua to đùng trên mũi …
“Câu thơ lục bát bất phàm
đựng vào tráp ngọc phẩm hàm thánh thi …”
Đọc bài thơ "ĐỎ AU MÔI TÌNH" VK cứ tưởng như Bạn thơ nào trong Trang thơ này, đặt môi mình lên môi ai với nụ hôn đậm đà tình tứ.
ReplyDeleteKhà...Khà...Đương nhiên đó là nụ hôn của Bạn thơ s@...rồi!
Viết một bài thơ mà người đọc có thể "tưởng" được thì chắc là tác giả đã thành công.
NT said:
ReplyDelete"Có bạn nào sau khi đọc hết những comments này mà không nhớ đến Nụ Hôn Đầu của riêng mình ?"
Có đây, PC không biết cái "nụ hôn đầu" là cái chi hết nè, vì hồi đó PC chỉ biết có hôn trán và hôn má thôi hà, mà hôn má thì má đỏ hồng thật ! còn hôn môi thì sau nầy mới tập tành theo mấy ông bà Tây xem nó ra sao thì cũng không có đỏ au môi tình vì...gặp người môi trầm !
Tuy nhiên cuộc đời đâu phải chỉ có những nụ hôn đầu mới nhớ mà còn có những nụ hôn...bật chợt nữa phải không các bạn ! Có những nụ hôn bất chợt mà mình nhớ hoài suốt cả cuộc đời, đôi khi nhớ lại vẫn còn...đỏ má hồng !
SM said:
ReplyDeleteSM vừa lượm lặt một câu thế này,
Hôn là một điểm son đặt trên chữ “y” của động từ “yêu”,
là một điều bí mật đem thổ lộ với bờ môi thay vì vành tai.
(B. Rostand)
Câu nầy chắc không phải "lượm" vì ông Tây nầy sao biết được chữ yêu mà đặt điểm son lên chữ Y vậy SM?
Và còn nữa, câu nầy nhiều bí mật thật đó, thật là khó hiễu làm sao !
Thiên hạ bàn về Nụ Hôn rằng: Nghệ thuật - Nghệ thuật
ReplyDelete_ Không bao giờ “xin phép hôn”, thấy thiên thời địa lợi nhân hòa…ắt thành công.
_ Hãy thư giản, chầm chậm dù cho đói bụng cách mấy đi nữa.
_ Khi mắt nàng đâu đâu , khoan đã, kiên nhẫn hơn, chờ bốn mắt quấn quýt, phải để ý kỹ hơn nếu cả hai cùng đeo kiếng( cận, viễn hay lão ).
_ Đừng nhìn trừng trừng vào mắt người ta, khép lại ru hồn , chỉ biết có Ta với người , rời xa cõi ta bà đầy hệ lụy.
_ Đánh răng sạch sẽ, hơi thở không mùi vị, nếu thơm tho thì tuyệt rồi, khi long thể bất an thì cương quyết không là không để phòng bịnh cho người ta đó.
( DĨ NHIÊN LÀ CÒN NHIỀU, MỖI NGƯỜI MỖI Ý….)
NT ngạc nhiên một cách thú vị khi bạn thơ Phượng Các bộc bạch Nụ Hôn của riêng mình " Tuy nhiên cuộc đời đâu phải chỉ có những nụ hôn đầu mới nhớ mà còn có những nụ hôn bất chợt nữa phải không các bạn ! "
ReplyDeleteThế thì xin mời tất cả các bạn ra ... sàn nhảy ... vì đã có bạn thơ PC chào sân / khai sân rồi đấy (Không biết NT dùng có đúng chữ nhà nghề của người khiêu vũ không nghen vì NT đâu có biết nhảy đầm đâu !)
NT thấy chữ " đỏ má hồng " của bạn thơ PC hay quá, nên lượm ...
ReplyDeleteSao em ửng đỏ má hồng
Để anh ngơ ngẩn giữa dòng mênh mông
Mơ hồ bên ấy dòng sông
Hay là biển sóng cuồng ngông chữ tình
Lượm thiệt đó PC, lời hay ý đẹp mượt mà còn lâu SM mới nghĩ ra nổi. Cái ông Tây nào đó , có biết mặt mũi ai đâu , dĩ nhiên là nói theo kiểu của ổng, rồi có một người thông dịch lại tìm cách bỏ điểm son “Hôn” cho tương đương hài hòa với tiếng Việt của mình, thảy lên Net ai thấy thì đọc. Bí mật thổ lộ với bờ môi thì làm sao ở ngoài trông mong mà hiểu thấu, trừ hai người trong cuộc.
ReplyDeleteCác bạn thơ ơi cho NT ké ... một bờ môi với "Đỏ Au Môi Tình" nghen?
ReplyDeleteBÀI THƠ MÔI TRẦM
Son môi đọng tách trà thơm
Lặng yên trời đất hoa đơm nồng nàn
Nghe trong một cõi thiên đàng
Khói sương kết lại muôn vàn ái ân
Nhụy hương khép mở thanh tân
Mới hay từ đấy thật gần chênh vênh
Yêu người hơi hướm kề bên
Để mai mốt sẽ nhớ quên cả đời
Dẫu trong thinh lặng không lời
Tiếng lòng trỗi dậy sắc ngời tình yêu
Biết đâu ngần ấy mỹ miều
Tan trong mê muội ít nhiều đắm say
Hương trà, men rượu ngất ngây
Hay em diễm ảo đôi tay chuốc tình
Phiếm về " nụ hôn".
ReplyDelete“Về bản chất, nụ hôn là một thủ thuật đáng yêu để chấm dứt cuộc nói chuyện khi từ ngữ trở nên thừa thãi ”. Nhưng cử chỉ ngọt ngào ấy bắt nguồn từ đâu và lịch sử đã có bao nhiêu câu chuyện thú vị xoay quanh nó?
Nguồn gốc
Hồi nhỏ, bạn được mẹ “nhá” cơm và mớm cho ăn bằng “nụ hôn”. Chưa đủ để chứng minh nguồn gốc của nụ hôn, nhưng “hiện tượng” này giải thích tại sao nụ hôn là biểu hiện của tình yêu đôi lứa ở người trưởng thành.
Một giả thiết khác là nụ hôn được khám phá ở thung lũng Ziller trung tâm của Châu Âu. Ở đây có tục lệ trao đổi thuốc lá giữa nam và nữ.
Người con trai ngậm một đầu mẩu thuốc lá, mời cô gái giữ lấy bằng răng. Môi cô gái sẽ phải chạm vào môi chàng trai. Chấp nhận mẩu thuốc lá cũng có nghĩa là cô gái đã chấp nhận tình yêu của chàng.
Giả thiết thứ ba có nguồn gốc tôn giáo. Năm 2000 TCN, chạm mặt vào nhau được coi là biểu trưng cho sự hợp nhất về tinh thần.
Ngay trong văn hoá Ấn Độ, người ta tin rằng hơi thở là một phần của linh hồn và môi chạm môi thể hiện sự kết nối giữa hai tâm hồn đó.
Hôn xuyên lịch sử
Một điều chắc chắn là nụ hôn đã đồng hành cùng nhân loại từ lâu lắm. Ở Pháp, thế kỷ thứ VI, khiêu vũ là cách thể hiện tình yêu. Nụ hôn dành để kết thúc điệu nhảy.
Có người cho rằng Nước Nga là nơi đầu tiên đưa nụ hôn vào nghi thức đám cưới như một cách cam kết lời hứa bên nhau trọn đời.
Người La Mã hôn thay lời chào. Hoàng đế La Mã cho phép người ta tỏ lòng sùng kính bằng cách hôn lên người của ông từ chân tới má.
Thế kỷ 16 ở nước Anh, nụ hôn bắt nguồn từ trái táo. Một trái táo được bổ ra thành nhiều miếng nhỏ và thiếu nữ sẽ đem những miếng táo đó ra hội chợ, đi lòng vòng đến khi phát hiện ra một chàng trai đáng được cô hôn.
Cô gái sẽ mời chàng trai trái táo, mỗi lần chàng ăn hết một miếng táo là họ trao nhau một nụ hôn. Khi ăn hết cả quả táo, chàng trai lại chờ đợi một thiếu nữ khác đến để tiếp tục trò chơi.
Ở một phạm vi nào đó, người ta vẫn cho rằng nụ hôn đem lại niềm thích thú do hai môi chạm nhau sẽ tạo ra một dòng điện.
Nụ hôn nhẹ nhàng như hôn phớt lên má hay nụ hôn dữ dội “kiểu Pháp” đều đem lại những đam mê bất tận.
Nụ hôn xoá nhoà tội lỗi và tha thứ những lỗi lầm. Ingrid Bergman từng nói “về bản chất nụ hôn là một thủ thuật đáng yêu để chấm dứt cuộc nói chuyện khi từ ngữ trở nên thừa thãi”.
Theo Lovebox
Hôn và các định nghĩa vui
Hôn nhau trên cầu là cầu hôn.
Hôn mà ôm nhau chặt cứng là đính hôn.
Hôn “gỡ” suốt cả tối thứ Bảy là thất hôn.
Hôn người nào đó gọi là hôn nhân.
Hôn chú cún cưng gọi là hôn thú.
Hôn vợ gọi là hôn thê.
Hôn chồng gọi là hôn phu.
Mơ được hôn người nào đó gọi là hôn ước.
Mới hôn xong thì là tân hôn.
Hôn thêm cái nữa gọi là tái hôn.
Hôn vợ sau khi ăn sáng, hôn Thư ký trước lúc ăn trưa là song hôn.
Hôn bồ nửa chừng phải buông (vì sợ vợ nhìn thấy) gọi là ly hôn.
Hôn gió cô gái (đẹp) vừa dừng xe bên cạnh - có ngày hôn mê...
NT đọc lời của bạn thơ Vivu viết ... " Có chết người không chứ !? Tưởng như là Ca Dao,tưởng như là Huyền Thoại !" mà NT chúm chím cười một mình ... và NT muốn viết tiếp câu trên như sau " tưởng như mình chưa bao giờ chết vì một nụ hôn ...".Chết cửa tử đi chứ lỵ !
ReplyDeleteGớm bác còn kêu trời gì nữa, chả là tại bác làm thơ hay hay là...bác có nghe Thái Thanh hát... mình cứ tưởng như bà còn rất trẻ và đẹp tuyệt vời nữa chứ...đọc thơ bác cx cũng có sự liên tưởng như thế...nên có sao nói vậy...hỏng oan uổng gì đâu nghe...hi.hi.hi..
ReplyDeleteHÔM NAY TRANG THƠ THẬT RỘN RÀNG.
ReplyDeleteTHẾ MỚI CHỨNG MINH ĐƯỢC LÀ DÙ Ở TUỔI TÁC NÀO, TÌNH YÊU VẪN LÀ MỘT ĐỀ TÀI SÔI NỔI...
VÀ ĐỂ BẮT ĐẦU CHO MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH...HẠNH PHÚC, NHỚ NHUNG, KHỔ ĐAU, MẶN NỒNG, CHUA CHÁT, ĐẮNG CAY...LÀ NỤ HÔN.
VÀ NHỮNG VỊ ĐẠO DIỂN BẬC THẦY Ở PHƯƠNG TÂY (HOLIWOOD) ĐÃ DÀN DỰNG NHỮNG THƯỚC PHIM CÓ NHỮNG NỤ HÔN" ĐỂ ĐỜI"..MÀ DẪN ĐẨU CÓ LẺ LÀ PHIM CUỐN THEO CHIỀU GIÓ.
MỜI CÁC BẠN ĐỌC BÀI VIẾT VỀ PHIM NÀY VÀ CÁC NỤ HÔN TRONG PHIM. ( SẺ ĐƯỢC TRANG CHỦ POST LÊN BÊN CẠNH).
CUỐN THEO CHIỀU GIÓ .
NGOÀI NHỮNG NỤ HÔN TRONG PHIM ẢNH RA, NGOÀI ĐỜI CÓ MỘT NỤ HÔN ĐI VÀO LỊCH SỬ:
Bức ảnh nổi tiếng về nụ hôn là chụp một người lính thủy hôn nữ y tá tại quảng trường Thời đại ở New York vào ngày Phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh (Vj day - 14 tháng 8 năm 1945). Vào cuối thập kỷ 70 thế kỷ trước, Edith Cullen Shain đã viết cho Eisenstaedt:
“Tôi bây giờ đã 60-thật vui khi thừa nhận rằng tôi chính là cô y tá trong bức ảnh nổi tiếng của ông "Nụ hôn kỷ niệm chiến thắng Nhật Bản của một chàng thủy thủ cuồng nhiệt với một cô y tá... Lúc đó tôi vừa ra khỏi bệnh viện Bác sỹ ở New York và dự định tham gia vào lễ kỷ niệm nhưng các thủy thủ và binh lính cuồng nhiệt đã kéo tôi trong ga tiếp theo của tàu điện ngầm"
Bà còn kể rằng, lúc đó rất nhiều người đã hôn bà.
Ngày 20 tháng 6 năm 2010, phụ nữ trong bức ảnh này đã qua đời ở tuổi 91 do ung thư gan.
( Tấm ảnh nổi tiếng này sẻ được Trang Chủ cho lên bên cạnh để các Bạn cùng xem).
NT có thấy nụ hôn bất chợt của "nữ y tá tại quảng trường Thời đại ở New York" đã làm bà thành bất tử chưa nè !
ReplyDeletePC nhớ hình như có một tượng đài của nụ hôn nầy ở một cảng ở nam cali rất được mọi người ưa thích và chiêm ngưỡng.
PC đồng ý với NT rằng khi chấp nhận nụ hôn là: Chết cửa tử đi chứ lỵ !. Nụ hôn như một sinh tử phù dán lên dể kết thúc một khoảng đời vô tư với Ô Mai rồi !
Trong dẫn chứng của QH có một chiện mà PC đặt nghi vấn có phải "bà y tá" chết vì bệnh ung thư gan là do hậu quả của..nhiếu người hôn bà trong nhà ga định mệnh đó không há ! (việc nầy SM chắc rành vì khuyến cáo khi hôn thì phải....sạch miệng !)
PC ghi nhớ điều nầy để lần sau có muốn hôn ai thì ..làm hẹn để về đánh răng rữa mặt cái đã !
Thật là vui,Trang thơ có nhiều bạn thơ dí dõm quá!ThTh nhớ một bản nhạc của TCS không cần kẹo sinh gôm ,không cần làm hẹn đánh răng...(há SM) (hay có ý kiến gì khác...??)
ReplyDeletequỳnh thơm hay môi em thơm!!
(không có hoa quỳnh thì thay hoa khác vậy..)hihi
Phiếm về ĐỎ AU MÔI TÌNH (tiếp)
ReplyDeleteCó ai dám đoan chắc là trong cuộc đời mình chỉ có một mối tình duy nhất và đó là vĩnh viễn?
Qua những đoạn đời, ta sẽ có những mối tình khác nhau xảy đến. Đó không phải là một sự bội bạc đâu, chỉ là sự tiến triển theo dòng chảy của cuộc đời.
Bất kỳ nụ hôn nào xuất phát từ tình cảm chân thành cũng đều đẹp và đáng ghi nhớ cả. Không có một định lượng nào trên đời có thể dùng để đem ra so sánh sự hơn thua nầy được.
NỤ HÔN ĐẦU đáng nhớ ư? Quả đúng như vậy!
Nhưng NỤ HÔN CUỐI không đáng nhớ sao? Chúng đều đáng nhớ và ghi sâu vào tâm khảm của người cho và người nhận bởi động cơ quá đỗi tuyệt vời!
Bàn về NỤ HÔN ĐẦU
Lần đầu ta ghé môi hôn
Những con ve nhỏ hết hồn kêu vang...
Những con ve nhỏ chưa bị ai “đụng chạm” tới còn hết hồn huống chi cô nàng thiếu nữ thơ ngây. Lúc ấy chắc là nàng đã “hồn bất phụ thể” rồi, còn tâm trí đâu mà bình tĩnh cảm nhận? Thiếu gì người phụ nữ bây giờ khi nhớ về Nụ Hôn Đầu đã quên béng cảm nhận lúc ấy của mình rồi. Nó chỉ còn mơ mơ hồ hồ như sương như khói chẳng còn khiến cho ai đỏ mặt nữa đâu.
Bàn về NỤ HÔN CUỐI
Có ai dám nói mình biết gì về Nụ Hôn Cuối chăng? Dòng đời cứ miên man trôi chảy bất tận một cách thờ ơ biết đến bao giờ dừng lại? Chỉ có thể nói về một Mối Tình Cuối, nhưng bao giờ sẽ là Nụ Hôn Cuối? Và khi trong lòng ta vẫn cứ cất lên câu hát: “Còn yêu ta cứ yêu” thì thật là khó đoán định.
HÃY SỐNG CHO TỚI CHẾT
ĐỪNG CHẾT KHI ĐANG SỐNG!
Có thể cho đó là Nụ Hôn Cuối khi ta quyết định hướng cuộc đời mình sang một ngã rẽ khác ngoài cõi thế tục nầy. Có thể đó là Nụ Hôn Cuối khi Người Tình Cuối nhắm mắt vĩnh viễn ra đi sang thế giới bên kia.
Không bao giờ "xin phép hôn", nếu thấy hội đủ điều kiện Thiên Thời, Địa Lợi, Nhơn Hòa...ắt thành công.
ReplyDeleteHoàn toàn chính xác! Phải chớp thời cơ để đối phương trở tay không kịp, chớ có dại dột mà xin phép sẽ nhận được một cái lắc đầu từ chối vì nỗi thẹn thùng vẫn còn nhiều lắm trong lòng “Người con gái Việt Nam da vàng”.
Đừng nhìn trừng trừng vào mắt người ta, khép lại ru hồn , chỉ biết có Ta với người , rời xa cõi ta bà đầy hệ lụy.
Tất nhiên là không nên mở mắt trừng trừng khi hôn rồi, nhưng cũng đừng nên khép hẳn lại khít rịt, vì như thế làm sao thấy được sự đê mê đón nhận của nàng? Làm sao thấy được má nàng bỗng trở nên đỏ thắm?
Khi mắt nàng nhìn đâu đâu , khoan đã, kiên nhẫn hơn, chờ bốn mắt quấn quýt, phải để ý kỹ hơn nếu cả hai cùng đeo kiếng(cận, viễn hay lão).
Điều nầy không chính xác. Sự trông chờ mòn mỏi đến cháy lòng nhưng nàng cứ “giả vờ” nhìn đâu đâu đấy. Chỉ chờ đối phương có động tác khởi động là nàng sẵn sàng “hội nhập” ngay. Đừng tin vào lời khuyên nầy mà vuột mất cơ hội có một không hai.
Tuy nhiên, ta hãy nhìn người làm thơ đủng đỉnh nè:
Đợi anh viết tiếp bài thơ
Cứ ngồi yên đó, em chờ chút nghe!
Chẳng việc gì phải vội vàng cả. Cái gì của mình thì ắt phải là của mình, còn đã không phải thì có cố cách mấy cũng chẳng được đâu!
Đánh răng sạch sẽ, hơi thở không mùi vị, nếu thơm tho thì tuyệt rồi, khi long thể bất an thì cương quyết không là không để phòng bịnh cho người ta đó.
Cái nầy thì hơi lạ bởi mới nghe lần đầu là hơi thở có VỊ. Điều kiện nầy hơi khó cho những chàng lỡ nghiện thuốc lá. Khi mở đầu cho một sự việc nghiêm trọng ai mà không lúng túng? Đôi tay thừa thãi của chàng biết làm gì hơn là đốt điếu thuốc lá? Ấy vậy mà đôi khi dù không ưng nàng cũng cảm thấy “Vị ngọt đôi môi”!
Nên cẩn thận khi để người khác hôn môi vì Y học bây giờ đã chứng minh bịnh AIDS có thể lây lan qua đường miệng đấy!
HUONG said...Có bạn nào sau khi đọc hết những comments này mà không nhớ đến Nụ Hôn Đầu của riêng mình? Vụng dại làm sao và cũng ngọt ngào làm sao?! Mà dường như cái nụ hôn đầu ấy chưa đủ thời gian để làm "đỏ au môi nhau" đâu đấy ! Chỉ là phớt nhẹ thôi nhé ... thế mà "chết điếng cả hai người"!
ReplyDeleteCó thật không đấy? Vị giác của Nàng Thơ nhạy bén đến thế sao? Nụ Hôn Đầu chỉ...phớt nhẹ thôi mà đã kịp nếm được vị ngọt ngào. Tài dách thiệt!
Nói về Môi trầm thì hai bạn thơ có hai cách nghĩ khác nhau. Người thì cho là Môi Trầm vì môi có màu của trầm nên không nhìn được sự đỏ au, người thì cho là môi trầm là môi có mùi thơm của trầm. Theo tôi, người mà đôi môi có mùi thơm của trầm chắc...mới đi chùa về!
Quỳnh thơm hay môi em thơm? Đừng thay hoa khác làm chi chính bởi môi em là đóa hoa quỳnh với hương thơm tinh khiết của tuổi mới lớn đấy thôi. Nó chưa bị mùi thơm của son môi điệu đàng che lấp.
Ta hãy nghe bậc Thầy của thơ tình lãng mạn hôn nè!
ReplyDeleteKhông phải anh hôn nơi mắt
Anh hôn cái nhìn của em
Mắt em một vùng yêu mến
Thắt anh trong lưới êm đềm...
(Hôn cái nhìn-Xuân Diệu)
Tuyệt vời và lạ lùng chưa?
Tôi lại nghe một giai thoại về nguồn gốc nụ hôn môi của thời La Mã cổ đại. Số là thời ấy, người La Mã nghiêng về sự hưởng thụ vật chất rất nhiều. Hể có cuộc tụ họp vui chơi nào cũng có chuyện ăn nhậu và tiếp theo là có sự luyến ái nam nữ. Những chiến binh La Mã sau khi trở về từ những cuộc chinh chiến, khi đến gặp mặt người bạn tình của mình đều ngửi miệng nàng có mùi rượu hay không như là một cách kiểm chứng sự chung thủy của nàng khi vắng mặt mình. Dần hồi họ thấy nếu chỉ kê mũi vào miệng nàng mà ngửi thì e mất lịch sự quá chăng và cử chỉ đó cũng không đẹp nữa. Vậy là hôn môi nàng luôn cho rồi để đủ mùi đủ vị.
Xoay quanh chủ để cái môi cho vui, mời các bạn nghe bài Tóc nâu môi trầm do Mỹ Tâm hát:
ReplyDeleteTóc nâu Môi Trầm
Và bài Giữ Đời Cho Nhau- Từ Công Phụng:
Giữ Đời Cho Nhau
Mời các bạn thưởng thức một NỤ HÔN 3D
ReplyDeleteUnchained Melody 3D
Khi mắt nàng nhìn đâu đâu , khoan đã, kiên nhẫn hơn, chờ bốn mắt quấn quýt, phải để ý kỹ hơn nếu cả hai cùng đeo kiếng(cận, viễn hay lão).
ReplyDeleteSao lại không chính xác, mắt người ta không quấn quýt lấy mình thì rõ là không ở trong tâm trạng hưởng ứng rồi.
Có ai dám đoan chắc là trong cuộc đời mình chỉ có một mối tình duy nhất và đó là vĩnh viễn?
ReplyDeleteBạn s@... ạ, theo thuyết tương đối thì không đoan chắc là khỏi trật đi đâu hết, ai biết trước được ngày mai sẽ ra sao nào ? ( Đừng có vặn lại về Vật lý học nghe)
Đã xem:
ReplyDeleteTóc nâu môi trầm.
Giữ đời cho nhau
và Unchained Melody
thì không thể thiếu:
MY HEART WILL GO ON trong phim TITANIC lừng lẩy. Là phim ăn khách nhất suốt 12 năm từ 1997-2009 và đoạt được 12 giãi Oscar.
Titanic(movie)-First kiss scene
One of the best kiss scene EVER
NU HÔN ĐẦU TIÊN TRONG PHIM TITANIC.
TITANIC
Đạo diễn James Cameron đã khiến cả thế giới điên đảo với câu chuyện tình lãng mạn giữa Jack (Leonardo DiCaprio) và Rose (Kate Winslet) trong bộ phim đình đám năm 1997.
Titanic là bộ phim kể về vụ đắm tàu Titanic - một trong những sự kiện kinh hoàng nhất thế kỉ 20 - đã được đạo diễn James Cameron dàn dựng thành một trong những bộ phim nổi tiếng nhất mọi thời đại.
Bộ phim mở đầu với việc một nhóm thăm dò dưới đáy biển trong thập niên 1990 đã phát hiện ra bức tranh của một người con gái tên Rose DeWitt Bukater (Kate Winslet) trong con tàu Titanic bị đắm đó.
Vô tình, việc họ tìm thấy bức tranh và đang chiếu trên TV được bà lão Rose đó xem và nhận ra, bà lão ấy chính là cô gái trong bức tranh. Từ đây họ được nghe kể về câu chuyện của một người phụ nữ sống sót trong chuyến tàu Titanic định mệnh, người đã sống thọ tới hơn trăm tuổi.
Rose sinh ra ở một gia đình quyền quý ở Philadelphia, mới 17 tuổi cô đã được đính hôn với Caledon Hockley (Billy Zane). Thông minh, đĩnh đạc và xinh đẹp dù mang trong mình sự nổi loạn ngầm, Rose được dạy dỗ từ thuở ấu thơ tất cả những điều của phụ nữ quý tộc. Lời hứa hôn của Rose với Hockley - người thừa kế nhà máy luyện thép thịnh vượng tại Pittsburgh và là kẻ có tính kiêu ngạo vũ phu - là một vận may tuyệt vời với một gia đình đang xuống dốc. Họ được xem là một cặp đôi hoàn hảo của sự giàu có và địa vị xã hội nhưng đó là sự ép buộc đối với Rose.
Quá phẫn uất, Rose định tự tử nhưng được cứu bởi Jack Dawson (Leonardo DiCaprio), một chàng họa sĩ nghèo phóng khoáng, đẹp trai, hài hước, đang trên đường tìm cơ hội lập nghiệp ở Mỹ. Tình yêu đến với họ thật tự nhiên và dịu dàng.
Nhưng chuyến tàu định mệnh đã thay đổi toàn bộ số phận hành khách trên con tàu cũng như những dự tính, ước vọng của đôi tình nhân Jack & Rose.
Một thảm họa đã xảy ra khiến mọi chuyện lệch khỏi quỹ đạo không còn đi theo kế hoạch: Tinatic va phải một tảng băng trôi. Người ta nháo nhào tranh nhau xuống thuyền cứu hộ, thậm chí dám cướp nhau một cái áo phao. Tồi tệ hơn, giới quý tộc đã khóa cửa không cho những người thuộc tầng lớp bình dân vào khoang tàu dưới chỉ vì sợ họ tranh mất cơ hội sống của họ. Lúc này Jack đang bị kẹt bên một đường ống dẫn nước vì vướng vào một vụ vu oan giá họa, người ta nghi ngờ anh ăn cắp chuỗi ngọc trang sức quý giá của Hockley tặng Rose. Nước đang tràn vào tàu, lạnh buốt xương. May sao vì tình yêu Rose đã không xuống thuyền cùng mẹ mà chạy đi tìm Jack, kịp thời cứu anh thoát chết trước khi nước ngập vào. Hai người chạy trốn, thoát hiểm cùng nhau cho đến khi con tàu bị dựng đứng lên rồi gẫy ra làm đôi. Chỉ có một số nhỏ thoát chết còn hàng ngàn hành khách, đa phần là người thuộc tầng lớp bình dân, đã thiệt mạng. Họ chết vì cái lạnh của nước biển, họ chết vì cái lạnh lùng tàn nhẫn của một số người ham sống sợ chết.
...
...
ReplyDeleteTrong giờ phút lênh đênh giữa đại dương, Jack đã nhường người yêu một tấm phản khá to. Rose may mắn được nằm trên một tấm phản gỗ trôi dập dềnh trên mặt biển, còn Jack thì đã vĩnh viễn rời xa cô trong làn nước giá lạnh. Xung quanh cô toàn xác người chết cóng, bản thân cô cũng đã quá mệt mỏi nhưng vì lời hứa Jack, cô đã quyết tâm sống. Cô lăn mình xuống nước băng giá, vùng vẫy tới gần xác một thủy thủ để lấy cái còi. Cô thổi những hơi lạnh buốt vào chiếc còi lấy được với hy vọng sẽ gây được sự chú ý. Và rồi người chỉ huy của chiếc thuyền cứu hộ cuối cùng quay nhìn thấy cô và Rose sống sót.
Ký ức buồn vui về Jack đã đi theo Rose suốt cả cuộc đời, để bây giờ bà Rose đang sắp bước sang tuổi 101 ngồi kể chuyện cho những người thăm dò tàu Titanic về một người mà bà thực sự yêu, một người đã đem đến cho bà cuộc sống chân thực.
Ngay đêm kể xong câu chuyện, Rose đã qua đời, một mình và thanh thản. Linh hồn bà đến với Jack tại con tàu Titanic dưới đáy biển, nơi họ đều trở về thời thanh xuân ban đầu. Một kết thúc có hậu cho họ.
MY HEART WILL GO ON.
'Titanic' Theme Song
My Heart Will Go On
Celine Dion
1997
Bạn thơ Quê Hương nhắc lại nụ hôn trong phim TITANIC đã làm thế giới điên đảo (trong ấy cũng có NT nữa - NT đã xem phim ấy 2 lần trong rạp và vài lần trong thư viện ! ) Vẫn còn nguyên cảm xúc ban đầu khi xem nó vào những lần sau
ReplyDeleteNgoài ra, NT còn nhớ Nụ Hôn trong phim THE SOUND OF MUSIC nữa
Chả biết hai nụ hôn của hai phim có giống như nụ hôn ĐỎ AU MÔI TÌNH không nhỉ ?
Chắc là không giống rồi!
ReplyDeleteNhững Nụ Hôn kia là made in USA.
Còn Nụ Hôn của Đỏ Au Môi Tình là made in Vietnam.
Cũng mới "tập tành" thôi, còn vụng về lắm!
LÀM CÔNG CHIỆN BA ĐỒNG, BỐN ĐỖI CHỢT NGHIỆM RA PHIẾM NHƯ VẦY:
ReplyDeleteHÔN CŨNG CÓ HỆ LỤY CỦA HÔN: LÂY NHIỄM SIÊU GAN, HIV...KHI HÔN MÀ CÒN NGHĨ TỚI MẤY CÁI ĐÓ...THÌ ĐI NHẢY CẦU (BÌNH LỢI) CHO RỒI.
NHẮN BẠN THƠ SAO:
HÔN LÀ HÔN,
HÔN TÂY CŨNG LÀ HÔN,
HÔN TA CŨNG LÀ HÔN,
HÔN KHÔNG CÓ TẬP (VÌ AI CHO TẬP MÀ TẬP).
HÔN KHÔNG CÓ VỤNG VỀ (ĐIỆU NGHỆ THÌ CHỈ CÓ TRONG PHIM)
CÀNG VỤNG VỂ THÌ CÀNG ĐƯỢC HÔN NHIỀU CHO TỚI KHI "RÀNH RỌT"..
VÀ KẾT QUẢ CUỐI CÙNG CỦA SỰ RÀNH RỌT NÀY LÀ:
HỆ-LỤY =
LÀM THƠ TÌNH ---> ĐỎ AU MÔI TÌNH...
Tui "chấm" câu nầy của bạn thơ QUÊ HƯƠNG nhứt:
ReplyDeleteCÀNG VỤNG VỀ THÌ CÀNG ĐƯỢC HÔN NHIỀU CHO TỚI KHI "RÀNH RỌT"...
Có điều, giá như có thêm một chữ CHO vô nữa thì "nhứt xứ".
CÀNG VỤNG VỀ THÌ CÀNG ĐƯỢC CHO HÔN NHIỀU CHO TỚI KHI "RÀNH RỌT"...
Nói ra thì người ta cho là mình nói dóc, nhưng tui khá "am hiểu" tâm lý phụ nữ.
Cứ thấy ai mà khờ khờ thì họ lại thấy thương thương. Thương theo kiểu nào cũng tùy người, nhưng nói chung là họ có lòng trắc ẩn lớn lắm. Thấy tội nghiệp thì thương vậy mà.
Đây là một "bí kiếp" đó nghe bạn hiền! Giả bộ khờ đi thì ăn tiền. Cứ lụp chụp đi sẽ được cho thực tập hoài hoài cho tới khi...rành rọt...
Đúng là những ai chưa biết hôn môi như thế nào thì xem lại bộ phim TITANIC ! hôn mờ kính xe ! hôn lắc lư con tàu !
ReplyDeletevà NT thì...thế giới đảo điên !
vì:
Cho anh hôn nhẹ môi son thơm tình (DTK-NT)
hôn nhẹ thôi nhé, không có đỏ au vì bị dồn huyết áp trên môi !!
và:
Nụ hôn tình chợt mặn mà...đêm qua! (DTK-NT)
Nghệ thuật hôn, theo PC phải học hỏi nhà thơ tháng sáu thôi !
Theo gợi ý của bạn thơ PHƯỢNG CÁC, nhà thơ tháng sáu ơi! Xin cho hỏi thăm chút:
ReplyDelete- Dzậy chớ nhà thơ có mở cours hông?
Nếu có, tui xin ghi danh đầu tiên. Bởi tui mới tập tành thôi, còn...vụng về lắm!
Các bạn thơ ơi,
ReplyDeleteMuốn mở cours thì thầy bà phải nên thầy bà mới đặng bạn thơ s@ ơi, còn NT ấy hả ... cũng chưa rành rọt lắm, chỉ mới biết nêm mắm muối sơ sơ (môi mặn) thôi !
Bạn thơ Phượng Các biết không ? Có bao giờ bạn nghĩ rằng NT phải "dằn" thêm chút đường cho môi mặn không ?
Môi em mật ngọt lòng anh
Con ong, cái kiến vòng quanh chữ tình
Hay là thêm chút xíu ... chua (!)
Chua ngoa môi cũng vẫn xinh
Để anh nếm cả nguyên trinh thiên đàng
Trời Đất Ơi !
ReplyDeleteTrang Thơ Nghiên cứu, Ngâm Cứu, Sưu Tầm đủ mọi thể loại về cái "Hôn" ...
NHƯNG
Chưa thấy có comment về cái HÔN ra làm sao ? Để mà hơn nửa Thế Kỷ đã Hôn không biết bao nhiêu lần, nhưng nhiều khi ...Hôn sai bài bản như làm thơ sai vần,hát hò sai điệu ,nhảy lò cò sai bước chân,để khán giả ơ thờ phán câu : " chẳng có gì lạ ! "bú mồm" đấy mà !!!!"
Chào các Bạn, đã nhắc đến Cuốn theo chiều gió, Titanic thì không thể không nhắc đến Dr Zhivago. Trong phim này bản nhạc nền trở thành bài ca bất hủ mà hầu hết thanh niên nam nử vào thời 65-66 không mà không từng nghêu ngao vài câu... some where my love..
ReplyDeleteTối hôm qua có nói chuyện với Trang Chủ, nói có ý là hôm nay sẻ sơ lược về phim Love Story. Sáng nay xem lại cái bình chọn của một người sành phim ảnh chọn 14 phim tình lãng mạn và nụ hôn nói lên được tiếng nói của con tim...thì thấy Dr Zhivago đứng hàng đầu.
Hẹn thứ hai sẻ tiếp...PHIẾM VỀ PHIM ẢNH VÀ NỤ HÔN.
QH
Doctor Zhivago
Bác sĩ Zhivago (tiếng Nga: Доктор Живаго; tiếng Anh: Doctor Zhivago) là một phim được sản xuất năm 1965 do David Lean đạo diễn và dựa theo truyện nổi tiếng cùng tên của nhà văn Nga Boris Pasternak (tiếng Nga Бориса Пастернака. Cuốn tiểu thuyết đã được Hàn lâm viện Thụy Điển trao giải Nobel về văn học năm 1958, bị cấm phát hành tại Liên Bang Xô viết cho mãi đến năm 1988.
Nói về một mối tình của một bác sĩ đã vợ con, với hồn thơ lai láng, và một cô y tá xinh đẹp lãng mạn mà ông gặp gỡ như một định mệnh oái oăm với những giằng co éo le tình cảm, phim trình bày theo lối kể chuyện xen kẽ nhau hai cảnh đời của Yuri và Lara cho đến khi hai người yêu nhau và xa nhau, với nhạc phim "Lara's Theme" réo rắt làm nền, thiết tha trong tiếng đàn balalaika. Phim đã thành bất hủ trong hơn bốn mươi năm qua, đã khiến cho tên tuổi của nhà đạo diễn phim David Lean, và hai tài tử Omar Sharif cùng Julie Christie đi vào huyền thoại.
Tướng Yevgraf Zhivago (Alec Guinness) tìm kiếm một dứa cháu gái con ngoại hôn của em trai mình là bác sĩ Yuri Zhivago (Omar Sherif) và người tình Lara Antipov (Julie Christie). Ông tìm thấy một thiếu nữ quê mùa đang làm việc trên công trường mà ông tin rằng đó là người cháu thất lạc của ông, cho gọi lên để hỏi han, và thuật lại chuyện xưa.
Yuri môi côi lúc nhỏ. Gia sản duy nhất của cậu là cây đàn balalaika do mẹ để lại. Sau khi mẹ mất, Yuri về sống với gia đình Gromekos tại Moskva: ông Alexander (Ralph Richardson), bà Anna (Siobhán McKenna) và cô con gái độc nhất của họ là Tonya (Geraldine Chaplin) và sau đó Yuri lấy làm vợ. Ông Alexander Gromeko là một giáo sư đã về hưu và cũng nhờ đó mà Yuri đả được giới thiệu vào học trường thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ Boris Kurt (Geoffey Keen) mặc dù chàng có tài làm thơ.
Trong lúc đó thì Lara đang sống với mẹ (Adrienne Corri) làm nghề thợ may và "dưỡng phụ" Victor Komarovsky, một luật sư rất có thế lực chính trị. Komarovsky cũng là bạn của thân phụ quá cố cũa Yuri trong việc hùn hạp kinh doanh trước kia. Lara có cảm tình với Pasha Antipov (Tom Courteney), một nhà cách mạng lý tưởng, bị thương (đạp bể kính đeo mắt) trong một cuộc biểu tình.
Khi mẹ Lara biết Komarovsky có quan hệ mật thiết với con mình, bà uống iodine để tự vận. Komarovsky cho mời bác sĩ Kurt và Yuri đến để cứu sống, và nhân đó mà Yuri gặp gỡ Lara lần đầu.
Khi Pasha, giờ này hoạt động cho Bolshevik, cho Komarovsky biết có ý định muốn lấy Lara, thì bị ông lạnh lùng và có ý miệt thị Pasha và chế nhạo hỏi, "Anh làm có đủ sống không ?", và có ý ngăn cản cuộc hôn nhân của Lara, mặc dù hai người tỏ thái độ rất quả quyết trước mặt ông. Thật ra thì Lara đã sa ngã vào vòng tay của Komarovsky trước đó vì những sự nuông chiều, lệ thuộc, và bị cám dỗ vào vật chất từ những sự cung phụng của ông. Ông đã ôm hôn lên môi nàng lần đầu trong cỗ xe sau một buổi dạ tiệc mặc dù nàng có kháng cự lại một cách yếu ớt. Nàng đã ở lại đêm với Komarovsky nhiều bận, và mặc dù không thấy rõ trên màn ảnh, ngấm ngầm cho người xem biết rằng nàng đã thất thân với ông. Sau khi biết Lara có ý định lấy Pasha, Komarovsky điên tiết mắng nàng: "Cô có biết không, cô chỉ là một con đĩ!".
...
(Chuyển dùm QUÊ HƯƠNG)
ReplyDelete...Nàng tát vào mặt Komarovsky, ông tát lại, và đè nàng ra hãm. Nàng có đẩy ra, nhưng phút chốc lại ôm lấy cổ ông. Hãm hiếp nàng xong ông nói "cô đừng có tự dối mình rằng tôi đã cượng hiếp cô vì chính cả hai cùng được nịnh nọt". Chính thái độ miệt thị của Komarovsky mà Lara cảm thấy mình bị xúc phạm nặng nề. Để thỏa mãn lòng tự ái của mình, Lara bọc trong mình một khẩu súng lục của Pasha nhờ dấu hộ, theo Komarovsky đến một buổi tiệc Giáng sinh, bắn ông này (cũng may là ông thoát chết), trước cặp mắt sững sốt của quan khách, trong đó có Yuri.
Lara đem chuyện viết thư kể hết cho Pasha. Pasha đau khổ gục khóc trên vai nàng. Nhưng rồi hai người cũng lấy nhau sanh ra một đứa con gái.
Chiến tranh cách mạng xảy ra, Pasha bị mất tích. Lara xung phong làm y tá ra chiến trường để tìm chồng gặp Yuri - lúc này là Bác Sĩ Zhivago làm việc cứu thương cho đội Thánh Giá (Holy Cross). Hai người làm việc chung với nhau sáu tháng. Tình của hai người còn trong giai đoạn phôi thai, chỉ bắt đầu từ tình đồng nghiệp. Cách mạng thành công "Nga Hoàng bị nhốt, Lê-nin ỡ tại Moskva". Phim chiếu đoạn hai người đối thoại nhau trong lúc chia tay, trong lúc Lara đang ủi đồ. Họ hỏi nhau, " Anh về đâu?", "Còn cô về đâu?". Bất giác Zhivago hỏi "Có lẽ cô đã có người đùm bọc khi trở về". Chàng có ý ám chỉ Komarovsky. Lara nhìn sững làm cháy khét cái áo đang ủi.
Mùa hè đỏ lửa năm 1972, phim Docteur Zhivago được trình chiếu ở rạp REX Saigon.
ReplyDeleteMột buổi chiều tôi chạy vội từ phi trường Tân Sơn Nhứt xuống Sàigòn để gắng coi cho được phim nầy. Tới rạp chỉ còn vài vé hạng bét nên cũng đành phải mua vì không có thời gian. Họ dẫn tôi tới chỗ ngồi ở hàng ghế trên cùng sát màn ảnh. Phim đại vĩ tuyến mà ngồi đó thì coi cái gì? Bèn xuống đứng sát tường phía sau trong gần 3 tiếng đồng hồ mà “thưởng thức”. Cũng may mà mình mặc đồ lính nên không bị làm khó dễ.
Quyển tiểu thuyết đã được dịch ra tiếng Việt và rất nổi tiếng thời đó, thanh niên nam nữ ai cũng có đọc qua nên dễ theo dõi nhịp phim.
Khuôn mặt của nam tài tử Ai Cập Omar Sharif vẫn còn để lại dấu ấn không phai nhòa trong tâm trí tôi.
Không biết đạo diễn khi dàn dựng phim lấy bối cảnh ở đâu? Nhưng quả thật khung cảnh nước Nga với những ngôi nhà mái vòm ngập trong màn tuyết trắng xóa rất lạ lẫm và rất ấn tượng đối với người Việt Nam lúc bấy giờ.
Suốt bộ phim dài gần 3 tiếng đồng hồ ấy, hình ảnh nàng Lara gặp gỡ Zhivago ở điền trang Gromeko bị bao phủ bởi một màn tuyết trắng xóa trong tiếng nhạc "Some Where My Love" gây nên xúc động rất mạnh về Tình yêu nam nữ vượt qua nhiều trở ngại đã đến được với nhau vẫn còn nằm hoài trong trí nhớ của tôi.
Bằng ngôn ngữ điện ảnh, đạo diễn David Lean đã nâng giá trị tác phẩm lên một mức. Quả thật những người sành điệu đã đúng khi xếp phim nầy ở vị trí đầu của những phim lãng mạn nhất.
Một Tình Yêu rất đẹp!
s@...
(Chuyển dùm QUÊ HƯƠNG)
ReplyDeleteRồi hai người cũng chia tay. Zhivago trở về nhà tại Moskva khám phá ra nhà mình đang bị ủy ban cách mạng mới trưng dụng, phân theo lối ở chung cư rất chật hẹp. Nhà thiếu củi nấu ăn, Zhivago nửa đêm lẻn ra bẻ gỗ hàng rào và tình cờ gặp lại người anh cùng mẹ khác cha là Yegraf (người đang thuật chuyện) nay là một viên chức cao cấp; và qua lời khuyên của ông này, Zhivago cùng gia đình đến sống tại điền trang Gromeko, ở Varykino, vùng Ural. Và Zhivago đã tình cờ gặp Lara tại một thư viện địa phương. Hai người nhận diện ra nhau. Lara mời Zhivago về nhà. Hai người hôn nhau, và chẳng mấy chốc đã mau chóng yêu một cách mãnh liệt.
XIN POST LẠI. HAI LINK TRÊN BỊ HỎNG.
ReplyDeleteQH
Doctor Zhivago - Lara's Theme
Lara's Theme.
http://www.youtube.com/watch?v=4Yd2PzoF1y8
Kiss & tell: George’s top 14 movie romances
http://georgesjournal.wordpress.com/2011/02/12/kiss-tell-georges-top-14-movie-romances/
14 PHIM ĐƯỢC CHỌN LÀ LÃNG MẠN NHẤT.
Rất đồng ý với 2 bạn QH và S@... là tác phẩm Bác sĩ zhivago là một tác phẩm nói về tình yêu thời dệ nhị thế chiến hay, quyễn nầy tôi đã xem hồi năm học lớp đệ tam (1960) cũng như quyễn Cuốn theo chiều gió. Tôi không được may mắn xem phim vì lý do nào đó cũng không nhớ. Các bạn thật may !
ReplyDeleteBây giờ thì các bạn nào thích xem lại truyện dài nầy thì vào đây xem hoặc IN về máy dưới dạng PDF để xem ...dài dài, quyễn sách chừng 300 trang thôi.
Bác sĩ Zhivago
2 bạn QH và S@.. có tìm được bản nhạc trong phim nầy không vậy?
PHƯƠNG HUYNH À,
ReplyDeleteCÁI LINK Lara's Theme.
Ở TRÊN LÀ BẢN NHẠC NỀN CHO PHIM NÀY.
QH
Cám ơn QH, tôi đã lấy về bản nhạc và cũng đang download bộ phim năm 1965 (file siz 2.73GB) chắc chiều nay có thể xem lại toàn bộ phim !
ReplyDeleteCám ơn các bạn!
Thế là Cả Làng đang chen nhau mua vé xem phim ... hình như ít nhất mỗi người cũng trên 5 bó, vậy mà đòi xem lại bằng được một phim tình lãng mạn như thế !
ReplyDeleteNói về phim tình lãng mạn, NT thích nhất theo thứ tự:
1/ The Sound of Music
2/ Dr. Zhivago
3/ The Thorn Birds -Tiếng chim hót trong bụi mận gai
NT đã đọc sách lẫn xem phim tất cả rồi
Lần xem phim thú vị nhất là xem phim The Sound of Music vì cả lớp cúp cua đi xem phim bằng cách nhét cục chewing gum vào ổ khoá của lớp rồi đi ! Đến lúc về thì mọi việc đã xong rồi !
Hai phim sau thì cúp cua đi xem một mình - hôm đó đi học không ôm cặp táp mà chỉ cầm 2 quyển vở thôi, nhưng dĩ nhiên cũng phải mặc áo dài đi vô rạp ciné !
......
ReplyDelete- Oliver, anh sẽ thi trượt mất thôi.
Jenny và tôi đang ngồi đọc sách tại phòng tôi vào một chiều chủ nhật.
- Oliver, nếu anh không làm gì khác mà cứ nhìn em học thì anh sẽ trượt mất thôi.
- Anh không nhìn em học mà là anh đang đọc.
- Nói vậy! Anh nhìn chân em.
- Thỉnh thoảng thôi, mỗi khi hết một chương.
- Sách của anh có những chương ngắn quá đấy!
- Này, cô gái hợm mình ơi, em không chúa lắm đâu.
- Em biết. Nhưng em biết thế nào nếu anh coi em là chúa.
Tôi quăng quyển sách của tôi sang một bên, đi ngang qua gian phòng, đến gần nàng.
- Jenny, em bảo anh làm sao mà học được John Stuart Mill khi mà từng giây từng phút anh muốn gần em.
Nàng cau mày.
- Oliver, không được đâu!
Tôi quỳ xuống cạnh nàng. Nàng lại cúi đầu và học.
- Jenny...
Nàng nhẹ nhàng gập sách lại, đặt xuống bàn rồi quàng hai tay quanh cổ tôi.
Quả thật nếu đem so Love Story với Doctor Zhivago thì làm sao sánh bằng? Một câu chuyện dựa theo lịch sử phải có giá trị hơn một câu chuyện tình sinh viên và chất lãng mạn của hai lứa tuổi cũng khác nhau. Tuy nhiên, kết thúc của Love Story gây xúc động cho tuổi trẻ tôi nhiều hơn.
Tôi tìm đọc lại bản dịch mới bây giờ nhưng không giống như những đối thoại tôi đã đọc được lúc vừa 17 tuổi. Cũng là đoạn văn ấy, nhưng tính cách của Jennifer đã để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc nhiều năm dài bởi tính cách đơn giản đến quá sức tự nhiên trong việc biểu lộ tình cảm của cô. Đến nỗi trên cánh cửa tủ đựng quần áo trong trại lính độc thân, tôi đã khéo léo vẽ lên đó hàng chữ bằng sơn trắng tên của nàng với một khuôn mặt thiếu nữ cách điệu rất đẹp để đêm đêm gối đầu lên cánh tay nhìn ngắm chúng mà mơ ước. Tuổi trẻ có những cái lãng mạn thật...chết cười!
Trong bản dịch cũ, khi anh chàng Oliver không dằn lòng được khi thốt lên ước muốn của mình, nàng chỉ nói:
- Sao anh không nói với em?
Chỉ một câu đơn giản và hết sức dễ chịu thế thôi!
Trong mơ ước thanh xuân của tôi, đó là hình mẫu của một cô gái tuyệt vời!
NT ráp cái hình của Dr. Zhivago và người tình Lara mà Trang chủ mới post lên với câu viết của bạn thơ s@ " Sao anh không nói với em ? " ... hình như cũng khớp nhau ?!
ReplyDeleteSáng Chủ nhựt ngồi quán cà phê, tình cờ “lụm” được mẩu đối thoại ngắn trên báo cuối tuần:
ReplyDelete- Anh Bồ Câu ơi! Làm sao có thể hôn một người con gái mà MÌNH THÍCH hả anh?
- Trước tiên, phải làm cho cô ấy THÍCH MÌNH đã!
Các bạn có thấy, mặc dù sống ở hai vị trí địa lý khác nhau, ở hai xã hội khác nhau, nhưng người ta lại có suy nghĩ ”giống nhau”...ở một vài mặt không?
Hai phim sau thì cúp cua đi xem một mình...nhưng dĩ nhiên cũng phải mặc áo dài đi vô rạp ciné !
ReplyDeleteAi mà tin nổi hở Trời?
Để tui lột đôi dép đang mang dưới chân thảy lên "xin keo" cái coi!
Bạn thơ s@ nè,
ReplyDeleteNgu gì đã cúp cua chui vô rạp ciné mà lại đi hai mình ... rủi có gì thì sao !
Bạn xin keo hỏng đặng đâu - oánh cũng chưa khai nữa á ...
PC vừa xem xong 2 bộ phim Bác Sĩ Zhivago sản xuất vào 2 thời điểm và vị trí khác nhau, bộ năm 1965 tại Nga và bộ 2002 tại phim trường Mỹ, 2 bộ phim cùng dựa trên một truyện nhưng tính cách thể hiện khác nhau xa lắm, và hình như cũng khác nhau về tính chất của câu chuyện xãy ra.
ReplyDeleteBộ phim 2002 mang nhiều Mỹ tính hơn, nặng về chuyện tình nam nữ và cách thể hiện "mất" hình như hầu hết tình trạng xã hội của Nga thời bấy giờ, các cuộc biểu tình và đàn áp biểu tình lấy một số phim thời sự của ghép vào nên "tính thật" không liên tục. Tài tử chính cũng không đẹp quyến rũ bằng phim năm 1965 (theo PC).
Bộ năm 1965 chắc do Nga đóng nên âm thanh có đôi lúc không khớp với tiếng hình (Tiếng Anh) tuy không nhiều lắm. Hình tương đối rõ (HD). Cốt truyện thì giống với sách DR. Zhivago hơn và thể hiện được sự đâu tranh giai cấp thời bấy giờ và tác động của chiến tranh lên tình yêu đôi lứa nhiều hơn. KHUNG CẢNH TUYẾT LẠNH CỦA NGA THẬT KINH HOÀNG !
Nói về nụ hôn thì cũng khác nhau cách hôn và hậu quả của nó !! (thẩm định do từng người khi xem đó mà !)
Các bạn ở Mỹ nếu cần PC có thể copy cả 2 bộ đưới dạng AVI (HD) dể xem trêm computer (hoặc các TV đời mới). Cả 2 bộ chung trong 1 DVD, còn nếu burn ra DVD movies thì...6 DVD mới được ! Sorry.
Ngày mai NT đi làm chắc là nhà nước sẽ trả tiền cho NT ngồi xem lại phim Dr. Zhivago quá bạn thơ Phượng Các ơi !
ReplyDeleteChào các Bạn, hôm nay sáng thứ hai.
ReplyDeleteNhững câu chuyện tình và những phim, sách hay đã làm say mê chúng ta một thời sẻ được QH tiếp tục chuyển đến các Bạn.
QH không có ý định phân tích hay so sánh các phim với nhau. Tùy theo thời gian và hoàn cảnh mỗi chúng ta sau khi xem phim, nghe nhạc của phim, hoặc đọc truyện đều có những cãm nhận khác nhau.
Hôm nay QH đưa các bạn trở lại với "Chuyện tình" LOVE STORY.
Phim được ra mắt khán giả vào cuối năm 1970 (nói cho chính xác là vào ngày 16/12/1970) và sau đó bản nhạc làm nền cho cuốn phim đã lôi cuốn không biết bao nhiêu thanh niên nam nử lúc bấy giờ...
QH có bản dịch tiếng Việt của quyển Dr Zhivago và Love Story ở dạng PDF. Bạn nào cần xin cho biết. Trang Chủ sẻ chuyển đến các Bạn...
Chúc vui
"... Một trong những nhạc phim hay nhất mọi thời đại
Trong làng nhạc quốc tế, một trong những giọng ca hát trội nhất nhạc phẩm Love Story (Where do I begin) trong tiếng Anh vẫn là danh ca Shirley Bassey. Phiên bản của Shirley rất dễ nhận ra nhờ khúc nhạc dạo đầu với bộ gõ. Ngoài cách nhả chữ độc đáo, hát thoát theo làn hơi nhưng vẫn rõ âm trong những đoạn cao trào, Shirley Bassey còn có sở trường chuyển nhịp hất câu, mà người nghe thường tìm thấy nơi Giọng ca vàng Frank Sinatra. Thành danh từ những năm 1962 – 1963, Shirley Bassey nhờ vào nhạc phẩm Love Story mà được đăng quang thành nữ hoàng của dòng nhạc phim vào thập niên 70. Hầu hết các ca khúc chủ đề của loạt phim điệp viên 007 trong giai đoạn này đều do bà ghi âm. Trong đó có nhạc phẩm Diamonds are Forever, phát hành vào năm 1971, tức là hầu như cùng thời với nhạc phẩm Chuyện tình. Một giọng hát trau chuốt mài dũa tựa như một viên đá quý. Cũng từ đó mà giới chuyên ngành đặt cho Shirley Bassey cho cái biệt danh Diva kim cương (Diamond diva)
Trước khi nổi tiếng là một bản tình ca ướt đẫm nước mắt, nhạc phẩm Love Story trước hết là giai điệu chủ đề của bộ phim của đạo diễn Arthur Hiller. Bộ phim ra mắt khán giả vào cuối năm 1970 (nói cho chính xác là vào ngày 16/12/1970), dựa theo quyển tiểu thuyết vô cùng ăn khách của Erich Segal. Đối với ngành xuất bản, Erich Segal là nhà văn nổi tiếng nhờ một tác phẩm duy nhất, cho dù ông đã sáng tác nhiều cuốn truyện sau đó..."
... Biết dùng lời rất khó -
Để mà nói rõ... ôi biết nói gì - ...
...
ReplyDeleteLOVE STORY
"LOVE MEANS NEVER HAVING TO SAY YOU'RE SORRY"
LOVE STORY .
Love Story (1970), "Love Means Never Having to Say You're Sorry".
Love story edited by me. Starring Ryan O'Neal and Ali MacGraw, directed by Arthur Hiller.
The scenes are very real and lively, showing the brutally efforts of love and live with sad and tear-jerker ending.
A great, deep music by Francis Lai, as the Oscar winner of musical score.
I made and edited this video as the "new" trailer for Love Story, which considered as an old, classical remembered movie, to take out the gut of what the movie is trying to say about feelings.
Jenny (Ali MacGraw), a smart-ass radcliffe girl, major in music academy in harvard, live on her day with Oliver (Ryan O'Neal), a millionaire who majors in social studies. They built up relationship, but apparently, not as well as they wanted. Oliver's father, can be said didn't agreed their relation, and forced Oliver to finish his study in law major before he got married. Got angry, Oliver forgot him to be his father, and married Jenny, finish his law study in a brilliant grade, and continue his life in an ordinary way, forgetting his wealth. He cares Jenny, he loves Jenny, but he doesn't know her. Even that she's dying. And their romance and love stood still become a memory of Oliver's live.
Where do i begin
To tell the story
Of how greatful love can be
The sweet love story
That is older than the sea
That sings the truth about the love she brings to me
Where do i start
With the first hello
She gave the meaning
To this empty world of mine
That never did
Another love another time
She came into my life
And made a living fine
She fills my heart
She fills my heart
With very special things
With angel songs
With wild imaginings
She fills my soul
With soo much love
That anywhere i go
Im never lonely
With her along who could b lonely
I reach for her hand
Its always there
How long does it last
Can love be measured by the hours in a day
I have no answers no
But this much i can say
I know ill need her till this love song burn away
And she;ll b there...
How long does it last
Can love b measured by the hours in a day
I have no answers no
But this much i can say
I know ill need her till this love song burn away
And she'll be there...
..Dưới nhà, phòng đợi của bệnh viện im lặng như tờ, tôi nghe thấy tiếng đế giày tôi kêu xin xít trên nền nhà phủ vải sơn.
- Oliver!
Tôi đứng lại.
Đó là cha tôi. Trong cả phòng đợi mênh mông, trừ cô nhân viên thường trực, chỉ có hai cha con chúng tôi. Thực vậy, hai chúng tôi nằm trong số rất ít người ở New York còn thức đến tận giờ này.
Tôi không thể giáp mặt cha tôi nổi. Tôi bước thẳng về phía chiếc cửa quầy. Nhưng chỉ một lát sau, cha tôi đã đến bên cạnh tôi trên hè đường.
- Oliver, lẽ ra con báo cho ba biết.
Trời rất lạnh, về một mặt nào đó lại tốt, vì tôi tê dại hoàn toàn và muốn có một cảm giác gì đó. Cha tôi tiếp tục nói với tôi, còn tôi thì vẫn cứ đứng im, bất động, mặc cho gió lạnh quất vào mặt.
- Biết tin là ba nhảy ngay lên xe.
Tôi đã bỏ quên mất chiếc áo khoác ngoài. Cái lạnh bắt đầu làm tôi thấy buốt. Nhưng thế lại hay, lại hay.
- Oliver, - giọng cha tôi tha thiết, - ba muốn được giúp đôi chút.
- Jenny chết rồi.
- Ba rất ân hận, - giọng ông khẽ khàng, bàng hoàng.
Không hiểu sao, tôi bất giác nhắc lại câu nói đã học được từ lâu của một người con gái xinh đẹp, nay đã chết.
- Yêu là không bao giờ để mình phải nói câu ân hận.
Thế rồi, tôi lại làm cái điều tôi chưa từng bao giờ làm trước mặt ông, càng chưa bao giờ làm trong cánh tay ông. Tôi khóc.
Hết
CHUYỆN TÌNH. QUANG DŨNG TRÌNH BÀY .
...Biết dùng lời rất khó -
ReplyDeleteĐể mà nói rõ... ôi biết nói gì -
Cuộc tình lớn quá!
Chuyện tình đáng nhớ - tuy cũ nhưng là biển già trắng xóa
Cuộc tình quý giá - như những ngọc già người giành cho ta
Ôi biết nói gì?
Với một lời quý mến - mà người nói đến khi bước chân vào cuộc đời vắng ngắt... Cuôc tình thứ nhất, Muôn kiếp muôn đời là tình vĩnh viễn...
Vì người đã khiến đôi cánh tay này nghìn đời quyến luyến... Lòng ta đầy kín!
Lòng ta đầy kín! Là muôn ngàn chuyện yêu đương!
Câu hát thần tiên là những mộng huyền mênh mang
Đầy kín hồn hoang - Man mác tình duyên Thôi hết cuộc đời im tiếng -
Đời lẻ loi đã tan... Ta đã được người Làm gì còn tiếng yêu!
Nắm đôi tay thiên thần
Đi suốt muà xuân...
Sẽ còn được biết mấy
Một đời luyến ai!!
Yêu sẽ lâu dài hoặc là quá ngắn?
Thật là khó đoán - Nhưng vẫn cho rằng cuộc đời có hết
Loài người có chết - Sao sáng trên trời ngày nào sẽ tắt... Người vẫn gần ta!!!
...
...Giai thoại tình ca : 40 năm nhạc phẩm Love Story
ReplyDeleteCách đây 40 năm, ngày 20/3/1971, nhạc phẩm chủ đề của bộ phim Love Story nhảy vọt lên hạng đầu thị trường nhạc nhẹ Hoa Kỳ, để rồi ngự trị trên đỉnh cao trong vòng 4 tuần lễ liên tục. Ca khúc ăn khách thời bấy giờ là của danh ca Andy Williams, nhưng sau đó đã đi vòng quanh trái đất với gần 800 phiên bản, ghi âm bằng 25 thứ tiếng, kể cả tiếng Việt.
Nhiều nhà phê bình cho rằng Love Story là một bản nhạc xuất sắc, xứng đáng được liệt vào hàng kiệt tác. Theo bình chọn của Viện Phim ảnh Hoa Kỳ American Film Institute, tác phẩm này nằm trong 100 bản nhạc phim hay nhất mọi thời đại. Nhạc phim Love Story đứng hạng thứ 9, chỉ thua các nhạc phim kinh điển như Casablanca, Cuốn theo chiều gió, West Side Story, Bác sĩ Zhivago nhưng lại vượt qua mặt My Fair Lady, Bố già, Titanic hay Đỉnh gió hú.
Bản nhạc chủ đề gắn liền với bộ phim đến nỗi ít có ai còn nhớ tựa bài hát ban đầu của nó là Where do I begin (tạm dịch là Bắt đầu từ đâu). Khi nghe những nốt nhạc dạo đầu trỗi lên, có lẽ mọi người đều nhận ra ngay và gọi đó là bài Love Story. Một giai điệu nhẹ nhàng lãng mạn, miên man dịu dàng, gieo vào hồn người một chút cảm giác bâng khuâng, một thời xao xuyến rung động. Những nốt nhạc trầm khiến cho tâm hồn thoáng buồn, trong lòng khoảnh khắc tơ vương.
Một trong những nhạc phim hay nhất mọi thời đại
Trong làng nhạc quốc tế, một trong những giọng ca hát trội nhất nhạc phẩm Love Story (Where do I begin) trong tiếng Anh vẫn là danh ca Shirley Bassey. Phiên bản của Shirley rất dễ nhận ra nhờ khúc nhạc dạo đầu với bộ gõ. Ngoài cách nhả chữ độc đáo, hát thoát theo làn hơi nhưng vẫn rõ âm trong
những đoạn cao trào, Shirley Bassey còn có sở trường chuyển nhịp hất câu, mà người nghe thường tìm thấy nơi Giọng ca vàng Frank Sinatra. Thành danh từ những năm 1962 – 1963, Shirley Bassey nhờ vào nhạc phẩm Love Story mà được đăng quang thành nữ hoàng của dòng nhạc phim vào thập niên 70. Hầu hết các ca khúc chủ đề của loạt phim điệp viên 007 trong giai đoạn này đều do bà ghi âm. Trong đó có nhạc phẩm Diamonds are Forever, phát hành vào năm 1971, tức là hầu như cùng thời với nhạc phẩm Chuyện tình. Một giọng hát trau chuốt mài dũa tựa như một viên đá quý. Cũng từ đó mà giới chuyên ngành đặt cho Shirley Bassey cho cái biệt danh Diva kim cương (Diamond diva)
Trước khi nổi tiếng là một bản tình ca ướt đẫm nước mắt, nhạc phẩm Love Story trước hết là giai điệu chủ đề của bộ phim của đạo diễn Arthur Hiller. Bộ phim ra mắt khán giả vào cuối năm 1970 (nói cho chính xác là vào ngày 16/12/1970), dựa theo quyển tiểu thuyết vô cùng ăn khách của Erich Segal. Đối với ngành xuất bản, Erich Segal là nhà văn nổi tiếng nhờ một tác phẩm duy nhất, cho dù ông đã sáng tác nhiều cuốn truyện sau đó.
Từ tiểu thuyết phóng tác thành phim
Ban đầu được viết như một kịch bản phim, Love Story không được một hãng phim nào mua bản quyền, nên mới được viết lại thành truyện ngắn đăng trên báo, rồi được hoàn chỉnh thành một quyển tiểu thuyết dày 127 trang, phát hành đúng vào Ngày lễ tình yêu Valentine năm 1970. Khi được hãng phim Paramount chuyển thể lên màn ảnh lớn, bộ phim Love Story làm thổn thức rung động hàng triệu con tim trên thế giới với câu chuyện thương tâm của đôi tình nhân trẻ, yêu nhau ở trường đại học, nhưng lại bị gia đình cấm cản ngăn cách.
Mối tình dang dở ngang trái giữa Jenny một nữ sinh nhà nghèo với Oliver, chàng trai con nhà giàu trở thành tấn bi kịch đẫm lệ, khi căn bệnh ung thư máu cướp đi sinh mạng của cô gái hiền lành. Một lời thoại ở trong phim ("Love means never having to say you're sorry"...) trở thành một trong những câu nói bất hủ của lịch sử điện ảnh Mỹ. Cũng như câu ghi chú ở trang bìa quyển tiểu thuyết : Nàng yêu Mozart, Bach, nhóm Beatles...và Tôi. Có người nói đùa rằng : Nhờ phim này mà tác giả hái ra bạc triệu, các nhà sản xuất khăn mùi xoa cũng vậy.
...
...Nhạc phẩm Love Story do được sáng tác cho bộ phim Mỹ cùng tên với Ali MacGraw và Ryan O'Neal trong vai chính và do đạo diễn Arthur Hiller thực hiện vào năm 1970, nên vẫn được xem là một ca khúc của làng nhạc Anh Mỹ. Thật ra, đây là một bản nhạc Pháp (Une histoire d'amour) do nhạc sĩ Francis Lai sáng tác. Ông nổi tiếng trong làng nhạc phim, từng sáng tác cho 70 phim truyện, trong đó có Un homme et une femme (Một người đàn ông và một người đàn bà) và Le passage de la pluie (Lữ khách đêm mưa).
ReplyDeleteThân thế tác giả bài hát
Nổi danh cùng thời với các tác giả Pháp Maurice Jarre (Bác sĩ Zhivago, Lawrence of Arabia) và Michel Legrand (Thomas Crown – Les moulins de mon coeur), tên tuổi của ông đi vòng quanh thế giới sau khi các bài hát được chuyển lời sang nhiều thứ tiếng. Nhạc phẩm Chuyện tình đoạt cùng lúc hai giải Oscar và Quả cầu vàng dành cho ca khúc nhạc phim hay nhất năm 1971, tức cách đây vừa đúng 40 năm. Phiên bản tiếng Việt là do nhạc sĩ Phạm Duy đặt lời.
Sinh năm 1932 tại miền nam nước Pháp, nhạc sĩ Francis Lai tốt nghiệp nhạc viện thành phố Nice, trước khi đến Paris để lập nghiệp. Thời thanh niên, ông trao giồi thêm nhạc lý với nhiều bậc đàn anh, trong đó có tác giả Bernard Dimey, người đã hướng dẫn ông trong lãnh vực sáng tác nhạc phim. Nổi tiếng trên khắp thế giới từ những năm 1960 như là một trong những gương mặt tiêu biểu của trường phái lãng mạn, Francis Lai tách ra khỏi xu hướng hiện thực của dòng nhạc Pháp những năm 1950.
Tác giả Francis Lai quan niệm rằng âm nhạc là một ngôn ngữ không biên giới, chẳng cần đến ca từ mà vẫn có thể ăn sâu vào lòng người. Hầu hết các bản nhạc (kể cả bài Love Story) do ông sáng tác đều không có lời, ca từ tiếng Pháp hay tiếng Anh chỉ được đặt sau đó. Ảnh hưởng này phần lớn xuất phát từ việc ông rất mê nhạc jazz, thời còn trẻ ông ngưỡng mộ hai cây đại thụ là Charlie Parker và Stan Getz.
Trái với điều mà nhiều người lầm tưởng, nhạc khí sở trường của Francis Lai là phong cầm chứ không phải dương cầm hay vĩ cầm, cho dù ông dùng khá nhiều bộ đàn dây để phối khí hòa âm các sáng tác của mình. Bên cạnh đó, ông còn sáng tác rất nhiều ca khúc ăn khách trong làng nhạc nhẹ. Tính tổng cộng, có trên dưới 60 nghệ sĩ tên tuổi từng hát nhạc của ông, kể cả Edith Piaf, Dalida, Aznavour, Patricia Kaas, phía Pháp, Ella Fitzgerald, Elton John hay Carly Simon phía Anh Mỹ.
...
...Giai thoại sáng tác, huyền thoại tình ca
ReplyDeleteTính đến nay, Francis Lai đã soạn hơn 600 bản nhạc, hơn một nửa là nhạc phim không lời. Nhưng trong hoàn cảnh nào ông đã sáng tác giai điệu chủ đề của bộ phim Love Story ? Thật ra, ông đã thành danh trong làng nhạc quốc tế từ năm 1966, nhờ soạn ca khúc chủ đề của bộ phim Un Homme et une Femme của đạo diễn Claude Lelouch. Phim này từng đoạt Cành cọ vàng tại Cannes và 4 giải Oscar. Từ năm đó trở đi, ông rất bận rộn với công việc do được nhiều đạo diễn mời hợp tác.
Chính cũng vì thế mà ông đã hai lần từ chối khi hãng phim Paramount có dự án chuyển thể tiểu thuyết Love Story lên màn bạc, bởi vì vào thời điểm đó ông đang phải soạn nhạc chủ đề cho bốn phim khác nhau. Nhà sản xuất người Mỹ Bob Evans mới gọi điện thoại cho nam tài tử Alain Delon nhờ anh thuyết phục tác giả, vì biết rằng hai người là bạn thân của nhau. Vì nể tình bạn, nên Francis Lai lúc đó mới nhận lời, nhưng loay hoay mãi vẫn không tìm ra được một giai điệu ưng ý.
Theo lời kể của chính tác giả thì ông tìm được khúc nhạc Love Story vào lúc nửa khuya, ban đầu sáng tác trên 4 nốt nhạc căn bản, nhưng làm như vậy thì lại gần giống với cấu trúc của một giai điệu vô cùng ăn khách hai năm về trước là nhạc phẩm chủ đề của bộ phim Romeo & Juliette (A Time For Us của Nino Rota). Do vậy trong câu mở đầu của mỗi đoạn ông cho thêm một nốt nhạc, biến thành 5 trong khi các câu kế tiếp chỉ có 4, nhưng có lẽ cũng vì thế mà giai điệu trở nên lâm ly hơn. Hàng thập niên sau, bản nhạc này vẫn không có một vết nhăn, phần lớn cũng vì giai điệu tự nó đã đứng vững, không lời mà vẫn lôi cuốn. Nhìn lại, mỗi bài hát thường có một giai thoại. Trong trường hợp của Love Story, bản tình ca này đã đi vào huyền thoại.
Tuấn Thảo
Nguồn: http://www.viet.rfi.fr
http://amnhac.fm/index.php/nhac/N/6-ngoc-lan/271-mai-mai-la-tieng-hat-cua-tinh-yeu-1/3131-chuyen-tinh
CHUYỆN TÌNH. NGỌC LAN TRÌNH BÀY .
Tiếng hát Andy Williams và nhạc phẩm WHERE DO I BEGIN?.
ReplyDeleteCách đây 40 năm, ngày 20/3/1971, nhạc phẩm chủ đề của bộ phim Love Story nhảy vọt lên hạng đầu thị trường nhạc nhẹ Hoa Kỳ, để rồi ngự trị trên đỉnh cao trong vòng 4 tuần lễ liên tục. Ca khúc ăn khách thời bấy giờ là của danh ca Andy Williams, nhưng sau đó đã đi vòng quanh trái đất với gần 800 phiên bản, ghi âm bằng 25 thứ tiếng, kể cả tiếng Việt.
LOVE STORY (WHERE DO I BEGIN?)
Andy Williams.
LOVE STORY (WHERE DO I BEGIN?)
Andy Williams
Where do I begin?
To tell the story of how great a love can be
The sweet love story that is older than the sea
The simple truth about the love she brings to me
Where do I start?
With her first hello
She gave a meaning to this empty world of mine
There'd never be another love, another time
She came into my life and made the living fine
She fills my heart
She fills my heart with very special things
With angels' songs, with wild imaginings
She fills my soul with so much love
That anywhere I go I'm never lonely
With her around, who could be lonely?
I reach for her hand
It's always there
How long does it last?
Can love be measured by the hours in a day?
I have no answers now, but this much I can say
I know I'll need her 'til the stars all burn away
And she'll be there
How long does it last?
Can love be measured by the hours in a day?
I have no answers now, but this much I can say
I know I'll need her 'til the stars all burn away
And she'll be there
Cám ơn QH lắm lắm, phen này được dịp ôn lại mấy chuyện tình làm say mê hàng triệu con người qua phim ảnh và sách truyện. Chỉ trừ Titanic là qua phim chớ Cuốn theo chiều gió, Dr. Zivago, Love story thì SM đều ôm trọn cả sách và phim, bẵng đi mấy chục năm trí nhớ đã hao mòn nhiều , bậy giờ bỗng nhiên nhờ “ Đỏ au môi tình” mà có dịp nghiền ngẫm trở lại. Hồi học lớp 12 được xem Dr. Zivago lần đầu tại rạp Thăng Long-BMT, cách đây vài năm xem lại lần thứ hai , và chắc chắn nhờ Trang Thơ dậy sóng , mà sẽ coi tiếp lần thứ ba rồi đọc lại truyện khi có thời gian. Vài lần về SG , SM cũng đi dạo các tiệm sách tìm lạị những cuốn này thì thấy toàn là tái bản mới nên ngần ngừ , phần thì sách mang về cũng nặng , biết có đọc hay lại chất chồng chất đống. Ông Bà mình có câu “ No bụng mà đói con mắt”, cái tật của SM là rất mê sách, tham lam na về không đủ chỗ chứa mà bỏ đi thì uổng . Những mối tình nổi tiếng ở vào những hoàn cảnh xã hội khác nhau nào Mỹ , nào Nga nhắc lại hết rồi , các bạn nghĩ thử coi , liệu còn nhớ không , VN mình thời chinh chiến trước năm 75 cũng có một phim nói về một người tình rất đặc biệt, hầu như ai ở vào lứa tuổi chúng ta cũng đều biết? QH chắc trả lời thật dễ ợt liền.
ReplyDeleteTheo ý của Trang Chủ thì chắc đây là phim NGƯỜI TÌNH KHÔNG CHÂN DUNG rồi.
ReplyDeletePhim Người tình không chân dung là một "bộ phim đặc biệt"...nó đặc biệt vì phim nói lên lòng tri ân của người hậu phương, "các cô em hậu phương" đối với các anh chiến binh đang chiến đấu ngoài chiến trường, và chuyện tình xuất phát từ đó.NHƯNG BUỒN. Sau khi bộ phim được chiếu một thời gian thì phim "bị cấm chiếu"..có một số ý kiến cho là những cảnh chiến tranh trong phim làm cho người xem có phản ứng ngược lại.
Là phim hay trong thời điểm cách đây 40 năm, đất nước còn trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt, với một nền điện ảnh còn non nớt..
Mời các Bạn dành chút thời gian xem lại cuốn phim và QH cũng nhân dịp này kính chúc sức khỏe đến các huynh trưởng, niên trưởng một thời đả từng khoát áo chiến binh và các Chị, Bạn đã một thời là Em gái hậu phương.
Người tình không chân dung
Người tình không chân dung là một bộ phim điện ảnh miền Nam năm 1971 của đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc, với sự tham gia diễn xuất của diễn viên Kiều Chinh. Bộ phim ca ngợi hình ảnh người lính của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Ca khúc chính trong phim cũng tên Người tình không chân dung của nhạc sĩ Hoàng Trọng.
Mỹ Lan, một phát thanh viên của chương trình Tâm tình chiến sĩ trên đài phát thanh, đến gặp một đại tá quan quân đội Việt Nam Cộng Hòa xin được vào chiến trường để tìm người yêu. Sau sự từ chối ban đầu, cuối cùng vị đại tá cũng đồng ý cho Mỹ Lan vào chiến trường. Một đại úy là Thịnh đưa cô đi.
Vào chiến trường, Mỹ Lan đã được chứng kiến đời sống của những người lính khi ấy. Dù đã đi nhiều nơi, nhưng vì không có nhiều thông tin về người yêu nên cô vẫn không tìm thấy. Sau một thời gian, cô nhận được tin, nhưng khi ấy người lính cô tìm đang bị thương...
Khi thực hiện bộ phim này, chi tiết, diễn viên, bối cảnh, đối thoại... thay đổi, được viết thêm từng ngày. Kinh phí cũng rất thấp, nhưng phim được sự bảo trợ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nên đã có sự góp mặt của đại biểu toàn thể các binh chủng Hải Lục Không Quân trong phim. Người tình không chân dung đã đạt giải Chủ đề phim xuất sắc nhất và Kiều Chinh là nữ tài tử chính khả ái nhất tại đại hội điện ảnh Á Châu lần thứ 17 tại Đài Bắc ngày 6 tháng 6 năm 1971.
Ca khúc Người tình không chân dung của Hoàng Trọng trong phim do ca sĩ Lệ Thu thể hiện. Phim còn có cảnh cặp đôi Lê Uyên và Phương trình bày bài Cho lần cuối. Một số vai diễn trong phim được đảm nhận bởi diễn viên nghiệp dư như nhà thơ Hà Huyền Chi.
...
...
ReplyDeleteNgười Tình Không Chân Dung - Tác giả: Hoàng Trọng - Lệ Thu - HNC
NGƯỜI TÌNH KHÔNG CHÂN DUNG. LÊ-THU TRÌNH BÀY.
Hỡi người chiến sĩ đã để lại cái nón sắt trên bờ lau sậy này
Bây giờ anh ở đâu, bây giờ anh ở đâu?
Còn trên đời này đang xông pha đèo cao dốc thẩm hay đã về bên kia, phương trời miên viễn chiêm bao.
Trên đầu anh cái nón sắt ngày nào ấp ủ, mộng mơ của anh mộng mơ của một con người .
(Nói)
Ôi nó khác chi mây trời hiền hoà, khác chi bốn mùa êm trôi, có tiếng cười thủy tinh của vài đứa trẻ và hơi ấm vòng tay ôm của một người vợ hiền , phải thế không anh?
Bây giờ trong cái nón sắt của anh để lại trên bờ lau sậy này , chỉ có một con ễnh ương mượn vũng nước mưa đọng trong đó làm hồ . Trong cái nón sắt của anh bây giờ vẫn có đủ trời, vẫn mây hiền hoà trôi và bốn mùa vẫn về Xuân muôn thuở dịu dàng , Đông rét lạnh, Thu khi xám buồn khi rực vàng nắng quái, Hạ cháy lửa nung trời .
(Hát)
Trong cái nón sắt của anh mặt trời vẫn còn đó ban ngày và ban đêm mặt trăng hoặc muôn muôn triệu triệu vì sao vẫn còn đó, tất cả vẫn còn đó vẫn còn đó .
Nhưng anh , bây giờ anh ở đâu con ễnh ương vẫn còn gọi tên anh trong mưa dầm, tên anh nghe như tiếng thở dài của lòng đất mẹ.
Dạo tháng Ba tên anh lẫn trong tiếng sấm đầu mùa mưa nghe như tiếng gầm phẫn nộ đến từ cuối trời .
Hỡi người chiến sĩ đã để lại cái nón sắt trên bờ lau sậy này
Anh là ai? Anh là ai? Anh là ai?
PHIM ĐƯỢC LƯU TRỬ Ở ĐÂY
PHIM NGƯỜI TÌNH KHÔNG CHÂN DUNG.
...
ReplyDelete...Năm 1970, Kiều Chinh là diễn viên chính trong film chiến tranh Người tình không chân dung. Năm 1973 trong Đại Hội Điện Ảnh Á Châu tại Đài Bắc, Người Tình Không Chân Dung đã nhận được 2 giải thưởng là “phim chiến tranh hay nhất” và “Nữ diễn viên xuất sắc nhất”.
“Có thể nói Người Tình Không Chân Dung là cuốn film đầu tiên và duy nhất có sự hiện diện đông đủ các binh chủng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Nếu không có sự hợp tác của quân đội và chính phủ thì không có một tư nhân nào có thể thực hiện được. Lúc đó trung tá Trần văn Ân đại diện cho Bộ Tổng Tham Mưu liên lạc với các tổ chức dân sự.
Việc điều động như là một sự phối hợp chính xác về phương tiện, về thời gian, về nhân sự và luôn cả về khía cạnh an ninh của việc điều động quân sĩ với những cảnh vĩ đại như là cảnh 3 ngàn quân lính hát bài Việt Nam Việt Nam trên bãi biển Nha Trang. Cho một cảnh quay máy bay cất cánh, cảnh trực thăng phải điều động thế nào, cảnh cả mấy chục chiếc xe tăng đổ bộ, rồi cảnh cả một đoàn convoy vừa từ mặt trận về.
Tất cả những cuộc điều khiển cho sự quay phim giống như là điều khiển một cuộc hành quân lớn vậy đó. Những ngày quay phim đó, từ mặt trận này đến mặt trận khác, rồi tới cảnh quay ở nhà thương. Đây là kỷ niệm mà trong đời không bao giờ có thể quên được. Hằng ngày Kiều Chinh phải gặp gỡ những chiến binh bị thương, người mù mắt, người cụt chân, người cưa cánh tay, rồi những bà mẹ ngồi quạt cho con, những người vợ tới khóc lóc, rồi những đứa con ôm chân của bố ...
Phim Người Tình Không Chân Dung không hề được quay ở một phim trường nào cả mà hoàn toàn là quay ở ngoài mặt trận cũng như là những nơi thật sự có chiến tranh. Và trong phim này các tài tử đóng phim cũng toàn là các anh trong nhà binh. Nam tài tử chính là trung tá biệt kích Vũ Xuân Thông, Dương Hùng Cường, Hà huyền Chi, Minh Đăng Khánh, Minh Trường Sơn, trung tá Nguyễn Mộng Hùng, Trần Quang, Tâm Phan ... ”
Nhiều người cho rằng phim Người Tình Không Chân Dung đã đưa Kiều Chinh lên đài danh vọng, nhưng với Kiều Chinh thì danh vọng không phải là điều Kiều Chinh nghĩ đến:
“Kiều Chinh chỉ nghĩ là mình đã rất vinh dự có mặt trong một cuốn phim mà có đầy đủ hình ảnh của binh chủng của VNCH. Đây là một cuốn phim trở thành tài liệu của quân đội miền Nam Việt Nam, quí vô cùng ” ...
... Trong buổi nói chuyện mới đây với chúng tôi, tài tử Kiều Chinh cho biết là trong số hơn 20 phim đóng tại Việt Nam thì “Người Tình Không Chân Dung” là bộ phim có nhiều kỷ niệm nhất. Thật vậy, phim này được sự bảo trợ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nên đã có sự góp mặt của toàn thể Hải Lục Không Quân. Những đoạn phim bây giờ còn lưu lại gần như là các ghi dấu cuối cùng của các chiến sĩ miền Nam Việt Nam. Điều gây xúc động nhiều hơn nữa là phần lớn các bạn bè thân hữu của Kiều Chinh vào thời kỳ quay phim này, đều đã ra đi hoặc là bây giờ đã già yếu ở bốn phương trời...//
Cho Lần Cuối - Lê Uyên Phương
CHO LẦN CUỐI. LÊ UYÊN PHƯƠNG.
Chỉ vài từ ngữ khi bắt đầu viết một câu chuyện tình: "WHERE DO I BEGIN..." đã có thể khêu gợi trí tưởng tượng của người đọc về nội dung câu chuyện sẽ được tác giả dàn trải sau đó.
ReplyDeleteĐúng như ý của bạn thơ QUÊ HƯƠNG, khởi đầu của bản nhạc nền bằng bộ gõ thật khá đặc biệt.
Thời tuổi trẻ, trời phú cho tui được một cách huýt sáo khá hay nên những khi ngồi buồn một mình hay huýt sáo trọn bản nhạc LOVE STORY làm niềm vui riêng cho mình.
Đó cũng là một kỷ niệm đẹp.
Tôi không nghe giỏi tiếng Anh nên thích nghe bản Love Story theo cách nầy hơn.
ReplyDeleteNgồi một mình yên lặng, nghe từng giọt dương cầm rơi thánh thót, nhắm mắt tưởng tượng như Thần Eros đang dìu nàng thiếu nữ từng bước rón rén đến với tình quân cho nụ tình trổ hoa.
LOVE STORY-Richard Clayderman
LOVE IS NEVER TO SAY SORRY!
ReplyDeleteTôi không nhớ có đúng là câu trả lời của Oliver cho Ba của anh ta khi Ông đến chia buồn trước cái chết của Jennifer không?
Dường như chỉ một câu trả lời đơn giản thế thôi đủ thể hiện tính cách của Oliver trong Tình Yêu.
Trong cách ứng xử khi giao tiếp của nền văn hóa Mỹ, chữ SORRY được dùng thường xuyên hàng ngày như một cách để biểu lộ sự khiêm nhường, sự lịch lãm khi e rằng mình đã làm mất lòng ai đó.
Cũng giống như trong nền văn hóa Việt Nam, chữ XIN LỖI nói ra đúng lúc và cần thiết cũng thể hiện được một phần tính cách của mình.
Tôi thì chẳng mấy khi được nghe ở đây tiếng Sorry, chỉ toàn thấy trên phim ảnh.
Nhưng có lần tai tôi đã được nghe một tiếng SORRY.
Sao mà nó “ngọt ngào” đến vậy!
Đến nỗi tôi phải lặng người đi một lúc không nói nên lời.
Đọc "Đỏ au môi tình" của bạn Sao, thấy thật lãng mạn và thật đẹp cho những cặp đôi, dù ở lứa tuổi nào.(CX ơi đừng thắc mắc chi cho nặng lòng nhé)
ReplyDeleteTôi đang bị rơi vào cảm giác "Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ, Nhớ ai ai nhớ, bây giờ nhớ ai".
Phụ nữ quả là dễ bị xao động, nhất là những comments kể về chuyện tình, nụ hôn coi như là kinh điển của bao thế hệ.
Không gian và thời gian của cuối năm bảy mươi, Love story đưa tôi về một buổi chiều ấm áp, ngồi thọt lỏm trong khán phòng của rạp Rex, với những cặp ghế đôi to đùng dành cho đôi lứa yêu nhau.
Đã qua rồi, nhưng sao cảm giác đang yêu và được yêu trong khung cảnh tình tứ, với màn ảnh rộng, với Oliver và Jenny...chợt vỡ oà trong tôi. Lúc đó tôi cũng đang là một cô giáo trẻ say đắm với mối tình đầu. Dù xã hội Mỹ và Việt Nam có cách nhau muôn trùng, nhưng điểm gặp tình yêu thì chẳng có gì khác cả.
"Đỏ au môi tình" của bạn Sao tuyệt lắm!
Hoàng tử ơi! Chờ gì mà không tặng cho Bạch Tuyết một nụ hôn như trong cổ tích ngày xưa? Hì...hì... bây giờ gõ đầu một cái cho tỉnh táo nhé. Vì "Ghế đủ đôi rồi,tôi lẻ loi"
Dù sao cũng cám ơn Đỏ au môi tình cho tôi sống lại "Một thời của chúng ta."
Thật đáng quý biết bao tâm hồn của con người! Chỉ một khơi gợi nhỏ nhoi cũng làm cho những xúc động dâng lên. Từ một bài thơ nhỏ, nương theo đó có thể dẫn dắt ta về những kỷ niệm lóng lánh như những hạt trân châu.
ReplyDeleteQuý báu biết bao nhiêu!
Có thể trong lúc ngồi gõ những con chữ VÔ TÌNH trên bàn phím, cái TÌNH THỰC của ngày xưa quay về phủ vây quanh ta chưa biết chừng để có thể trong chốc lát tạm quên đi những nhọc nhằn trong cuộc sống hiện tại, giúp ta được thảnh thơi tâm hồn trong một vài phút mà bay lên nhẹ nhàng. Vậy là thơ ca đã làm tròn thiên chức của nó rồi phải không?
Đừng ghen tuông với quá khứ, đừng hằn học với hiện tại và cũng đừng kỳ vọng ở tương lai. Chúng ta cứ thảnh thơi nhìn ngắm dòng chảy của cuộc đời mà thưởng thức những biến đổi tình cảm từng lúc của nó với cái nhìn của một triết nhân. Không phải là những cái nhìn vô cảm, nhưng những cảm xúc đời thường chúng ta đã từng trải qua gần suốt cuộc đời hãy để nó qua một bên.
Đôi khi tôi có cảm tưởng Trang Thơ như chương trình ca nhạc “Thay Lời Muốn Nói” của Sàigòn do MC Lê Đỗ Quỳnh Hương phụ trách biên tập và dẫn chương trình hết sức duyên dáng. Lượng khán giả ở lứa tuổi ngoài 50 tham gia rất đông. Nhân một bài hát, họ gửi tới những tâm sự riêng tây của mình đến chương trình. Tất nhiên họ sẽ cố dụng ngữ sao cho khỏi mất lòng người phối ngẫu đang cùng sống với họ. Và tôi nghĩ nếu họ khéo léo bày tỏ thì cũng chẳng ai trách họ đâu!
Tình cảm con người nó huyền nhiệm và kỳ bí lắm! Không ai có thể lý giải cho rạch ròi mọi lẽ được.
LỬA VÀ KHÓI
ReplyDeleteNgười ta thường nói: “Có lửa mới có khói”.
Nhưng có một ngọn lửa cứ cháy âm ỉ nhiều năm có lúc tưởng đã hiu hắt lụi tàn, nhưng chỉ cần một làn gió nhẹ nó lại bùng lên. Cũng có ngọn lửa nồng nàn dữ dội, chừng như muốn thiêu cháy cả con tim. Đó chính là Ngọn lửa Tình.
Nó vô hình vô ảnh, nên sợi khói bốc lên từ đó ta cũng không thấy được bằng mắt thường. Nhưng hệ quả của nó ta có thể nhận biết rõ ràng.
Chính vì sự ngân ngấn nước mắt hay những giọt lệ rưng rưng lẻ loi một mình là do sợi khói của Tình Yêu làm cay mắt đấy!
Trang Thơ đang cuốn vào những tác phẩm về Tình Yêu kinh điển của nước ngoài, cũng xin mạo muội đưa ra một nhạc phẩm nước ngoài để minh họa:
Smoke gets in your eyes-The Platters
Tất nhiên chúng ta đã nhiều lần nghe bài hát nầy, nhưng sẵn đây cứ click chuột một cái nghe lại cho tiện.