Sunday, December 19, 2010

THÁNH LỄ TÌNH


54 comments:

  1. Khai bút thánh lể tình của NT không biết có an toàn không? nhưng mà cứ post comment?

    Mượn 2 câu của NT mà PC chấm nhất:

    "Tóc ai thơm nhẹ hương đêm,
    Ta mơ cổ tích thoáng êm giấc nồng"
    Tiếng chuông vang động thinh không
    Giật mình chợt tỉnh gót hồng thoáng qua
    Người xưa còn đó hay là
    Trong mơ tơ tưởng, hóa ra thiên thần
    Mong người xưa ấy hiện thân
    Tóc bay theo gió đường trần sánh vai.

    ReplyDelete
  2. Bức tranh THÁNH ĐƯÒNG đẹp tuyệt,
    kỹ thuật của trang chủ mờ ảo,làm người đọc như mơ màng theo em xem lễ nửa đêm ở một nơi nào xa xôi với trần thế !

    ReplyDelete
  3. Khai bút comments THÁNH LỄ TÌNH, đọc câu đầu tiên của bạn thơ PHƯỢNG CÁC tui phải cười thành tiếng một mình.
    Sao cứ gây hồi hộp cho các tay trinh sát thế Trang Chủ ơi! Dạo nầy các bài thơ được post lên cứ thoắt hiện thoắt biến hoài nghen.

    Thơ lục bát của bạn thơ NHƯ THƯƠNG thôi khỏi phải bình. Nó tuyệt diệu lắm rồi! Cả ý cả từ đều trau chuốt.

    Hình minh họa cho bài thơ thật đẹp. Bóng dáng người thiếu nữ đang toàn tâm hướng tới Thiên Chúa mờ mờ ẩn hiện trong màn sương mông lung tháng chạp ở một vùng đất cao nguyên bụi đỏ rất xứng hợp với nội dung bài thơ.

    Xin khen một câu là cả hai người nữ đều HAY !

    ReplyDelete
  4. ..Em quỳ dáng mõng nghiêng nhiêng,
    Thế gian mỡ cửa vô biên khôn cùng..

    Vậy là 'buồn lắm" cho QH này rồi nàng thơ Như-Thương ơi, vì QH đâu có được "dáng mõng nghiêng nghiêng"..bởi vậy " Thế gian "đóng cửa" ta lang thang tình..".

    Nói vậy chứ..từ "Thánh Lễ nửa đêm" mà chuyển qua được Thánh Lễ Tình..con đường cũng gian nan..như là đoạn đường chiến binh chứ giỡn sao..cho nên QH đây xin được chia sẻ với các Huynh Đệ Trang Thơ về Thánh Lễ Tình. Ai mà hân hạnh có được Thánh lễ Tình nhớ ghi chép ra đây nghe.

    Nhắc đến Thánh Lễ nửa đêm và Thánh Lễ Tình, QH nhân đây cũng xin nhắc đến bài Thánh Ca Vô Cùng, bảo đãm bài ca này Quý Huynh Đệ nào mà cùng đi Thánh Lễ Tình cũng phải thuộc vài câu mà hát "nhép" theo chứ...

    Đêm Thánh Vô Cùng
    "Đêm Thánh Vô cùng" hoặc "Đêm Yên lặng" (tiếng Đức: Stille Nacht; tiếng Anh: Silent Night) là ca khúc giáng sinh truyền thống được yêu thích. Lời của bài hát Stille Nacht được viết bằng tiếng Đức bởi linh mục Josef Mohr và giai điệu được sáng tác bởi nhà giáo Franz Xaver Gruber, cả hai đều là người Áo. Phiên bản đang được sử dụng rộng rãi ngày nay có đôi chút khác biệt với nguyên bản của Gruber.

    SILENT NIGHT.
    Đêm Thánh Vô Cùng



    Năm 1817 cha Joseph Mohr, lúc đó mới 25 tuổi, được bổ nhiệm làm linh mục phụ tá tại nhà thờ Thánh Nicholas ở miền Oberndorf nước Áo. Cậu Mohr ngay từ lúc thiếu thời đã say mê âm nhạc, đã được đặt làm người phụ trách âm nhạc tại một nhà thờ nhỏ; có lúc cậu đã sáng tác thơ và đặt lời cho các bài ca trong các nghi lễ đặc biệt tại giáo đường. Khi trở thành linh mục, cha Mohr làm việc không biết mệt mỏi trong các công tác từ thiện phục vụ thanh thiếu niên con các gia đình nghèo khó trong vùng.

    Một ngày mùa đông năm 1818, cha Mohr đang cố công hoàn thành mọi sửa soạn cho thánh lễ Giáng Sinh, một nghi lễ mà cha đã hoạch định trước cả tháng. Mọi thứ đều đã xong xuôi, từ bài hát cho đến bài giảng. Nhưng lúc cha dọn dẹp thánh đường mới khám ra một trở ngại tưởng không thể khắc phục được: đó là chiếc phong cầm của nhà thờ bị hư. Nóng lòng, cha lui cui hàng giờ đánh vật với hàng phím, với bàn đạp của chiếc đàn, có lúc bò cả ra phía sau để mong tìm ra chỗ hư hỏng. Bất chấp mọi khó nhọc của cha, chiếc đàn vẫn nằm ỳ ra không lên tiếng, im lặng chẳng khác cái lặng lẽ của một đêm đông giá lạnh.

    Nhận thấy không thể làm gì hơn được, vị linh mục ngừng lại và cầu nguyện. Cha cầu xin Chúa cho cha tìm được một giải pháp nào để đem được âm nhạc đến với giáo dân trong một ngày lễ có ý nghĩa nhất trong năm. Có lẽ cha đã tìm được đáp ứng cho lời cầu nguyện của cha phát sinh từ những sự việc xảy ra cách đấy gần cả hai năm.

    Năm 1816, lúc phục vụ tại một thánh đường tại Mariapfarr, cha Mohr đã viết một bài thơ mừng Chúa Giáng Sinh. Bài thơ gồm 6 khổ, cha cảm hứng sáng tác trên đường đi bộ từ nhà ông nội đến nhà thờ. Tuy có cho vài người bạn bè xem bài thơ, nhưng cha chưa bao giờ nghĩ đến chuyện phổ biến hoặc có ý định đem ra phổ nhạc. Khi được đổi đến xứ đạo Oberndorf, cha mang theo bài thơ cùng với số vật dụng ít ỏi của cha.
    ...

    ReplyDelete
  5. THÁNH LỄ TÌNH thật êm ái ngọt ngào.

    Thơ tình của NHƯ THƯƠNG đi vào lòng người một cách nhẹ nhàng sâu lắng. Cả lời lẫn ý chẳng còn chỗ nào chê được. cx chẳng biết nói gì hơn là Chúc Mừng.Chúc Mừng...

    ReplyDelete
  6. Tìm lại bài thơ "Still Nacht! Heilige Nacht!" (Đêm Yên Lặng! Đêm Thánh!) trên bàn viết, cha đọc lại lúc này đã hai năm sau ngày sáng tác. Từ trước đến nay, những vần thơ đó dường như không mấy quan trọng đối với cha, nhưng lúc này đọc lại, cha thấy dường như Chúa đã cho cha một tia sáng hy vọng. Bỏ bài thơ vào túi áo cha vội vã ra khỏi nhà. Chỉ còn mấy giờ nữa là thánh lễ nửa đêm bắt đầu, vị linh mục băng qua những đường phố đầy tuyết phủ.

    Cũng vào buổi chiều hôm đó, Franz Gruber, người giáo viên làng 31 tuổi đang co ro trong căn phòng nhỏ bên cạnh trường học. Mặc dầu đã theo học phong cầm với giáo sư nổi tiếng Georg Hardobler, Gruber cũng chỉ chơi đàn cho nhà thờ St. Nicholas nhỏ bé. Đang miên man với mấy nốt nhạc trên chiếc đàn thì ông ngạc nhiên nghe tiếng gõ cửa và thấy cha Morh bước vào. Ông nghĩ thầm giờ này thì cha đáng lẽ phải ở nhà thờ sửa soạn dâng thánh lễ, có đâu rảnh mà dạo quanh thăm viếng bạn bè.

    Sau câu chúc mừng Giáng Sinh vội vã, vị linh mục hối hả kéo ông giáo làng tới chiếc bàn nhỏ trong phòng và ra dấu bảo ngồi cạnh mình. Bằng giọng nói rõ ràng là nản chí, cha kể cho ông nghe nỗi khó khăn trước mặt. Sau khi bảo Gruber rằng chiếc đàn không thể sửa được, cha liền đem bài thơ ra và nói:

    - Franz, anh xem có thể viết nhạc cho bài thơ này để ca đoàn hát được không? Không có đàn thì ta chơi guitar vậy.

    Rồi vị linh mục đưa mắt nhìn đồng hồ trên bàn, nói thêm: Không còn nhiều giờ nữa đâu.

    Đọc kỹ bài thơ, Gruber gật dầu. Ánh mắt và nụ cười của ông chứng tỏ ông chấp nhận thử thách đó. Tin tưởng là Chúa đã sắp đặt mọi sự, cha Mohr vội vã băng qua những đường phố ngập tuyết trở về nhà thờ, bỏ lại Gruber một mình ngồi đó với bao nhiêu ý tưởng, trước một chiếc đồng hồ đang tích tắc kêu và một lời cầu mong xin tìm ra hứng khởi.

    Mấy tiếng đồng hồ sau hai người gặp nhau tại nhà thờ. Trong ngôi thánh đường có ánh đèn tỏa sáng, Gruber đưa cho vị linh mục coi bản nhạc của mình. Linh mục chấp thuận, dùng đàn guitar gảy lên những nốt nhạc rồi vội vã chuyển cho ca đoàn đang chờ đợi tập dượt. Công trình tưởng chừng phải mất cả tuần lễ thì nay chỉ cần mấy tiếng đồng hồ là xong. Không có nhiều thời giờ tập dượt, cha Mohr và Gruber chỉ dạy được cho ca đoàn phần hòa âm bốn giọng của mỗi hai câu thơ cuối.

    Trong thánh lễ nửa đêm, cha Mohr và Gruber đứng trước bàn thờ giới thiệu bản nhạc nhỏ bé và giản dị của hai người. Họ đâu ngờ rằng "Still Nacht! Heilige Nacht!" không chỉ sẽ được nhớ tới vào ngày Giáng Sinh năm sau trong ngôi làng bé nhỏ của họ mà còn được ca hát khắp thế giới gần hai trăm năm sau nữa.
    ...

    ReplyDelete
  7. Mấy tuần lễ sau ngày tết dương lịch, anh chàng Karl Mauracher chuyên chế tạo và sửa đàn phong cầm ngụ tại vùng thung lũng Ziller, đến nhà thờ St. Nicholas để sửa đàn cho cha Mohr. Trong lúc anh lui cui sửa chữa, cha Mohr đem câu chuyện cha đã dùng đàn guitar để chơi một bản nhạc phổ bài thơ cũ để cứu vãn đêm lễ Giáng Sinh vừa qua. Cha hát cho anh chàng này nghe bản nhạc đó, tin tưởng là Chúa đã nghe lời cha nguyện cầu. Thích thú vì bản nhạc, anh chàng Karl lấy giấy ghi xuống bài ca và học thuộc lòng các nốt nhạc. Những năm sau, theo với nghề nghiệp phải đi đây đi đó, anh giới thiệu bản nhạc này với nhiều đô thị và thánh đường.

    Vào thế kỷ 19, ở nước Áo và nước Đức có nhiều nhạc sĩ du ca. Mỗi nhóm du ca gồm các thành viên trong cùng một gia đình thường không chỉ hành nghề ca hát mà còn làm những việc chuyên biệt khác để có tiền chi dụng trong lúc di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Năm 1832, nhóm du ca thuộc gia đình Stasser xuất hiện tại một cộng đồng nhỏ nơi anh chàng Mauracher đang ráp đặt một chiếc phong cầm. Trong thời gian ở đó, nhóm du ca này học được bài "Still Nacht!." Mấy tuần sau, tại một buổi trình diễn tại Leipzig, nhóm du ca này trình bày bản "Still Natch!" trước một đám thính giả rất đông đến coi hội chợ. Nhận thấy bản nhạc này mang một sứ điệp tinh thần sâu xa, hoàng đế nước Áo William IV truyền cho ca đoàn nhà thờ chính toà của ông ca bản nhạc này trong nghi lễ Giáng Sinh hàng năm. Một phần cũng vì lòng ưu ái đó của nhà vua mà nhạc bản này lan tràn ra khắp miền đông Âu rồi tràn qua Anh quốc.

    Tháng 12 năm 1839 một nhóm du ca khác thuộc gia đình Rainer tới Nữu Ước. Một phần chương trình của họ là trình bày bản "Still Natch!" bằng Anh ngữ (Silent Night!) trước một cử tọa rất đông đảo tại thánh đường Chúa Ba Ngôi. Bản nhạc trở thành phổ thông và được rất nhiều ca đoàn hát trong các nhà thờ. Vào thời kỳ nội chiến ở Mỹ, bản nhạc "Silent Night" trở thành bài ca Giáng Sinh phổ biến nhất. Trong trận chiến giữa hai miền Nam Bắc, không hiếm thấy cảnh ngưng chiến bốn ngày trong dịp lễ Giáng Sinh, binh sĩ giữa hai miền thù nghịch cùng buông súng, tụ họp lại để dự lễ, đọc Thánh kinh, chia sẻ quà cáp, và cùng ca bài "Silent Night".

    Bài hát càng được phổ biến thì nguồn gốc càng bị phân hoá. Có nhiều lúc các nhà xuất bản gán cho tác giả bản nhạc này là một trong các nhạc sĩ đại tài như Bach, Beethoven hoặc Handel. Chỉ mãi tới khi Franz Gruber gửi tới các báo và các nhà xuất bản bản sao tờ phổ nhạc của mình thì nguồn gốc đích thực mới được công nhận. Mặc dầu vậy, nhiều giai thoại về lời ca của bản nhạc vẫn còn truyền tụng.
    ...

    ReplyDelete
  8. Cha Mohr qua đời trong cảnh nghèo khó vào năm 1848 trước khi được công nhận là tác giả bài thơ được phổ nhạc. Cha mất nên không thể chứng minh câu chuyện, do đó mới có truyền thuyết kể rằng bài thơ đã đuợc viết ra vội vã sau khi khám phá thấy rằng chuột đã cắn hại chiếc phong cầm, chứ không phải thực ra là chiếc đàn đã rất cũ và bị hư hại vì thời tiết quá lạnh. Truyền thuyết này được nhiều người công nhận, thật ra có vẻ tiểu thuyết hơn là sự thực.

    Vào cuối thập niên 1800, bản "Silent Night" đã được phiên dịch ra khoảng hơn 20 ngôn ngữ khác nhau và là nhạc bản không thể thiếu trong các lễ hội Giáng Sinh trên khắp thế giới. Sang đến thế kỷ 20, nhạc bản này đã đi ra khỏi các giáo đường, hội nhập với những tập tục Giáng Sinh khác. Vào năm 1905 bản nhạc Silent Night được thu âm lần đầu tiên do ban nhạc Haydn Quartet. Đó mới chỉ là khởi đầu, sau đó bản nhạc đã được thâu âm cả ngàn lần do các ban nhạc khác nhau trên khắp thế giới. Tới năm 1960, Silent Night đuợc công nhận là bản nhạc được ghi âm nhiều nhất trong lịch sử âm nhạc.

    Mặc dầu với tính cách phổ thông như vậy, trong tâm trí nhiều người, bản Silent Night được viết ra lúc khởi đầu chỉ là một nhạc bản giản dị, một khúc ngợi ca. Được sáng tác để làm cho nghi thức mừng lễ Giáng Sinh có ý nghĩa hơn, bản nhạc xưa cũ này vẫn còn mạnh mẽ và tươi mát như lần đầu tiên được hát lên trong ngôi thánh đường nhỏ bé nơi nước Áo xa xôi. Như một lời cầu xin được đáp ứng, Silent Night chỉ với mấy câu thơ ngắn ngủi cũng đủ mô tả được câu chuyện Giáng Sinh của đấng Cứu thế trong máng cỏ nghèo nàn.

    ----------------------

    Ghi chú:
    1. Bản nhạc này đã được nhạc sĩ Hùng Lân "Việt hoá" từ hơn nửa thế kỷ trước tại Việt nam và được hát trong các thánh đường Công giáo cũng như trên các đài truyền thanh truyền hình từ đó đến nay trong mùa lễ Giáng Sinh. Ông không chuyển dịch bài ca nhưng đặt lời hoàn toàn mới, dùng những từ ngữ văn chương như "xe chữ đồng, ơn châu báu không bờ bến, nhắp chén phiền, vương phong trần, tuyết sương mịt mù..." Sau đây là lời ca do ông đặt:


    Đêm Thánh vô cùng, Giây phút tưng bừng, Đất với Trời xe chữ đồng.

    Đêm nay Chúa Con thần thánh tôn thờ. Canh khuya Giáng Sinh trong chốn hang lừa.

    Ơn châu báu không bờ bến, Biết tìm kiếm của chi đền.

    Ôi Chúa Thiên đàng, Cảm mến cơ hàn. Nhắp chén phiền, vương phong trần

    Than ôi Chúa thương người đến quên mình, Bơ vơ chốn quê nhà lúc sinh thành.

    Ai ham sống trong lạc thú, Nhớ rằng Chúa đang đền bù.
    Tinh tú trên trời, Sông núi trên đời.

    Với Thánh thần mau kết lời, Cao rao Hóa công đã khéo an bài.
    Sai con hiến thân mong cứu nhân loại, Hang chiên máng rêu tạm trú, Bốn bề tuyết sương mịt mù.

    ...

    ReplyDelete
  9. 2. Bản Anh ngữ:

    Silent night, Holy night, All is calm, all is bright.
    'Round yon virgin mother and child!
    Holy infant so tender and mild, Sleep in heavenly peace, Sleep in heavenly peace.
    Silent night, Holy night
    Shepherds quake at the sight
    Glories stream from heaven afar, Heavenly hosts sing "Alleluia"
    Christ the Savior is born. Christ the Savior is born.
    Silent night, Holy night
    Son of God, love's pure light, Radiant beams from Thy holy face .
    With the dawn of redeeming grace. Jesus, Lord at thy birth.

    Album "Đêm Yên Bình"
    Chọn từng bản nhạc mình thích.
    Nhạc Hòa tấu Saxo.

    ĐÊM YÊN BÌNH. NHẠC HÒA TẤU SAXO.

    Băng nhạc Sơn ca 3. Giáng sinh năm 1972.
    SƠN CA 3. GIÁNG SINH 1972.

    WEB LINKS:

    http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/f/f2/Silent_Night.ogg
    http://www.woim.net/song/47383/silent-night-dem-yen-binh.html


    http://www.music.hatnang.com/audio/by/album/sae_n_ca_3_-_nha_c_gia_ng_sinh

    ReplyDelete
  10. Các bạn thơ ơi,

    Trước hết cám ơn Trang chủ thật nhiều ... đã lại thao thức, cặm cụi đêm khuya với minh hoạ cho những vần thơ NT (lòng bỗng nhiên thật thánh thiện khi nhìn bức hình minh hoạ).

    NT đã phải " chay tịnh " trước khi hạ bút cho bài thơ Thánh Lễ Tình đấy !!! Vì từ Thánh Lễ Huyền Diệu đến thánh lễ đời quả là một mạo phạm, nhưng trong cuộc đời của mỗi người trong chúng ta hẳn đã từng đi qua thánh lễ tình ấy ít nhất là một lần phải không các bạn thơ ?

    NT đợi " Những Thánh Lễ Tình " trong mỗi bạn thơ đấy (đừng " mắc cỡ " nhá !!!)

    Sẽ viết tiếp nha bạn thơ Phượng Các, Hoa Văn, Sao, Quê Hương, Cỏ Xanh

    ReplyDelete
  11. Cám ơn NT và trangchủ một Noel tràn đầy ân Chúa


    Lạy Chúa con là người ngoại đạo!
    Nhưng tin có Chúa ngự trên trời!
    Linh hồn con là một kẻ "mồ côi"
    Đêm Thánh lễ ngập dâng hồn nhỏ bé!
    Ơn Thiên Chúa Giáng Sinh đầy thinh lặng!
    Mặc khải tràn bờ ơn cứu rỗi Chúa ơi!

    Thiên Thanh

    ReplyDelete
  12. VK thấy không còn ý nào để viết tặng bài thơ "Thánh Lễ Tình" của NT . Vì những lới hay ý đẹp, dành cho bài thơ, các bạn đã viết rồi.
    Đọc thơ NT thấy như tiếng thở dài.

    - Đất trời một cõi mênh mông,
    - Thôi ta lạc bước gót hồng điểm
    trang , ,(NT)

    Trước kia, mỗi năm NOEL về, dù là người ngoại đạo, nhưng VK cũng theo dòng người, ngược xuôi đến giáo đường, để cùng mọi người tham dự đêm Thánh Lễ, và sau đó là bữa ăn Réveillons cùng với bạn bè . Nay thì chỉ còn lại trong ký ức mà thôi .

    Cuối cùng VK thân ái chúc các bạn :
    " Mùa Giáng Sinh thật vui vẽ. Năm mới DL. an khang và thịnh vượng ".

    ReplyDelete
  13. Kính Chúc Các Bạn Thơ

    MỘT MÙA GIÁNG SINH TUYỆT DIỆU!

    Cho dù tuyết rơi đầy khắp nơi ,ngay cả miệt dưới,bấy lâu nay vẫn là tháng mười hai chảy mỡ,bây giờ lại co ro mở lò sưởi …

    THÁNH LỄ TÌNH!

    ừ nhỉ !
    Nghe đâu đây có lời cầu xin :
    “ Con quì lạy Chúa trên trời
    “ sao cho con lấy được người con yêu …
    “đến khi con lấy được rồi …
    “ Chúa ơi …Chúa ơi …! "

    ReplyDelete
  14. Thiếu gì thằng cha lọt vào hoàn cảnh tới Noel mỗi năm đều...biết buồn!

    Xin nhấp chuột vào đây để cùng tui chia sẻ.
    Bài Thánh Ca buồn

    ReplyDelete
  15. Trang Thơ với những suy nghĩ và cảm xúc riêng của các bạn về một mùa Giáng Sinh như xui tôi nhớ về những ngày hoa mộng cũ. Không biết là “bị” hay “được” đây? Bốn mươi bốn năm về trước, tui đã bị lọt vào trong "hoàn cảnh ngặt nghèo" nầy.
    Trong lòng những muốn đi lại "Con đường xưa em đi" để cho hồn mình bay lượn vu vơ, đưa mắt ngó hai bên vệ đường hay chót lá đỏ trạng nguyên coi những cảm xúc bâng quơ ngày xưa có còn vương lại đâu đó không? Nhưng trời Banmêthuột lạnh quá, giờ nầy mà ra đường với “cái sức khoẻ cường tráng” hiện nay của mình, đi vơ vẩn một hồi trở về thế nào cũng...ho. Tốt hơn nên ngồi lại trong nhà, gõ lên bàn phím vài câu văn vần nhắc lại câu chuyện ngày xưa đẹp như cổ tích. Một là để ve vuốt cảm xúc xưa vừa trở lại với mình, hai là gởi đến các bạn thơ như một món quà Giáng Sinh.

    ReplyDelete
  16. GÓT HỒNG GIÁNG SINH

    GLORIA IN EXCELCIS DEO
    Khởi đi bằng sự tụng ca,
    Hồn anh đã lỡ sa đà mắt em.
    Mắt trai mới lớn đã thèm,
    Ngó nghiêng mái tóc, ngó em dịu dàng.
    Anh mơ được đứng bên nàng,
    Dưới chân Thiên Chúa rộn ràng thánh ca.
    Nhưng anh chỉ dám xa xa,
    Theo chân nàng bước, ngoài ra dám gì?
    Váy hoa thủng thẳng nàng đi,
    Lâu lâu liếc lại làm gì, chẳng hay?
    Trộm nhìn tình đã đắm say,
    Chạm tia mắt đẹp hồn bay mất rồi.
    Tình non chỉ đến thế thôi,
    Dám đâu mơ tưởng đôi môi nàng hồng.
    Bạo gan thêm chút phiêu bồng,
    Ngó đôi gót nhỏ bước hồng chân chim.
    Vậy thôi cũng muốn rớt tim,
    Ngó quanh ngó quẩn để tìm, rớt đâu?
    Ngộ ta! Theo ngắm hồi lâu,
    Mới hay mắt cá nàng đâu giống mình.
    Em quay mặt lại thình lình,
    Ba hồn chín vía thất kinh bay vèo.
    Thôi đành lẽo đẽo đi theo,
    Xa hơn chút nữa, gieo neo tình đầu!
    Tiếng chuông rộn rã từ lâu,
    Nửa đêm thánh lễ đượm màu thiêng liêng.
    Em đâu dám nghĩ tình riêng,
    Mau chân em bước tới miền hồng ân.
    Anh đành đứng lại ngoài sân,
    Nhìn em thấp thoáng lúc gần lúc xa.
    “Cao cung lên” tiếng thánh ca,
    Giả vờ nhép miệng cho ta giống người.
    Khi không anh thấy tức cười,
    Một tên ngoại đạo ưa người đọc kinh.
    Bởi chưng cái miệng xinh xinh,
    Nhoẻn cười một nụ, hồn mình bay theo.

    Chúa ơi! con tập “o mèo”,
    Silent night thánh, đi theo gót hồng.


    s@...

    ReplyDelete
  17. Thánh Lễ Tình,
    Tiêu đề của bài thơ đưọc post trên trang Thơ vào thời điểm này thật hay, tuyệt hay.
    Tuy chưa phải là con Thiên Chúa nhưng NT đã rất đúng khi diễn tả Thánh lễ của đạo công giáo là THÁNH LỄ TÌNH.
    Thật vậy đạo Chúa là đạo của Tình Yêu, Ngài dạy các môn đệ của Ngài là "hãy yêu tha nhân như yêu chính mình vậy".
    Vì:
    "Chúa là Tình Yêu, Người đã thương ban con một cho trần thế.
    Để đem muôn ơn lành, để loan tin vui mừng, khắp thế giới cho mọi ngưòi
    Người đã chết trong đau thương, để ta sống bình an
    ................................"
    Xin mượn Trang thơ này, một lần nữa cám ơn Như Thương đã "vẽ đường cho..." sk được chia sẻ với các bạn trong TT một vài dòng về Đấng Cứu Thế mà sk có được diễm phúc là con cái của Ngài.

    ReplyDelete
  18. Hy vọng các bạn mở ra được coi Quà Giáng Sinh cho vui.

    QUÀ GIÁNG SINH

    ReplyDelete
  19. Mỗi Giáng Sinh về đều có chuyện hay để kể, nhất là cánh phụ nữ.
    " Thôi thì áo lụa quần là,
    Khăn san quấn cổ gọi là làm duyên "
    Mà đúng thế, chút duyên con gái là ở chỗ đó, có như thế cánh đàn ông mới có chuyện cổ tích để mà mơ chứ, mà đã là cổ tích rồi thì làm gì còn trần gian nữa.
    Thôi thì,
    " Theo em đến cõi thiên đàng,
    Cùng say men rượu, sẽ san chuyện tình"

    ReplyDelete
  20. PC lại răn đe Trang chủ đó ư? Đêm Thánh lễ không trăng lại mờ sương, mơ màng cứ theo gót hồng tóc thơm , ở đó mà tỉnh táo với an toàn.

    ReplyDelete
  21. "Sao cứ gây hồi hộp cho các tay trinh sát thế"
    Anh Tư gieo tiếng ác cho Trang chủ rồi, ngoại trừ Cỏ Xanh nổi tiếng thiệt thà thì còn ai dân chủ và hiền lành hơn đây? Cái vụ người thiếu nữ đang toàn tâm hướng tới Thiên Chúa hay không thì chỉ có Nàng mới biết mà thôi phải không NT ?
    Cám ơn nhiều về món quà Giáng Sinh thật rộn rã tặng cho Trang thơ. À cho hỏi nhỏ một câu, cái chuyện tập "o mèo" ấy sau ra sao?

    ReplyDelete
  22. Tội nghiệp cho QH, " Thế gian "đóng cửa" ta lang thang tình..". Nhớ về nhà nghiên cứu dùm cái chuyện cây Trạng Nguyên ( poinsettia)bị đồn đại mang độc tố nhé. SM rất thích những sắc màu đậm đà rực rỡ của loại hoa này khi dùng trang trí dịp lễ Giáng Sinh ở khắp nơi.

    ReplyDelete
  23. Chuyện tập “o mèo” đó hả?
    Thì “con mèo nó trèo cây cau” chớ sao. Vói hổng tới!
    Học hoài, tập hoài cả một đời không thuộc.

    GIÁNG SINH TÌNH BUỒN

    Bất đắc chí ta hừ lên một tiếng,
    Hỡi thế gian tình là cái chi chi?
    Lụy chi tình cho mang nặng sầu bi?
    Như nước chảy bèo trôi đi nhẹ nợ.

    Lúc chớm yêu lòng cứ đầy e sợ,
    Sợ tình si không đúng chỗ, bẽ bàng.
    Sợ tình buồn khiến lòng nặng vương mang,
    Sợ người ấy sẽ không màng chân thật.

    Tình mới chớm đã sợ tình bay mất,
    Ngăn được không hoa ấy rất rạng ngời.
    Lũ bướm ong bay lượn khắp đất trời.
    Xểnh một cái hết nghe lời tha thiết.

    Tợ Thái Sơn nặng tình, em cũng biết!
    Nhưng người ơi! Đừng trói xiết đời thơ.
    Tâm hồn em vốn rất đỗi mộng mơ,
    Thích bay bổng cùng gió chờ mây đợi.

    Mặc tơ tình người vây quanh mấy sợi,
    Nhưng mong manh sao buộc được tơ duyên.
    Chút tình buồn đành ôm lấy niềm riêng,
    Để nhung nhớ, để ưu phiền biết mấy!

    Giáng Sinh đến ta tìm hoài không thấy,
    Đỏ trạng nguyên của ngày ấy đâu rồi?
    Tình đã tan nhưng sao vẫn bồi hồi,
    Như một thuở tưởng thành đôi hoa bướm.


    s@...

    ReplyDelete
  24. Hello Trang chủ,
    Sáng nay bị gọi đích danh lên trình diện "tư lệnh" thì chạy đàng trời...
    dù ..rằng thì là..QH cũng là dân ngoại đạo.

    Nhưng mà nghĩ đi nghĩ lại như Anh Song-Kim nói:

    "Chúa là Tình Yêu, Người đã thương ban con một cho trần thế.
    Để đem muôn ơn lành, để loan tin vui mừng, khắp thế giới cho mọi ngưòi.." vì vậy mà cả nhân loại đều hân hoan đón chào ngày Giáng Sinh không riêng gì Trang Thơ chúng ta. Vài đóng góp với nhau coi như "chia vui" trong dịp đại lể vậy.

    Theo như truyền thống của ngày Giáng sinh thì không chỉ có Hoa thôi mà còn phải có Cây.. cho nên cô Trang Chủ hỏi về Hoa thì sẳn dịp QH nói về Cây luôn thể:

    Hoa Giáng Sinh

    Tại VN người ta gọi nó là hoa Trạng Nguyên, theo truyền thuyết từ một câu chuyện cổ tích diễm tình. Ngày xưa có một sĩ tử trên đường vào kinh đô ứng thí, đã nhìn thấy một giống cây lá xanh, mọc tha thướt bên vệ đường. Khoa đó ông đỗ trạng nguyên và trên đường về vinh quy bái tổ, bất chợt gặp lại cây lá xanh bên đường hôm nào. Nhưng hôm đó nó đã biến đổi một cách kỳ diệu, vì những cánh lá xanh nõn nường trên ngọn, nay trở thành màu đỏ thắm, như đang đồng điệu với thế nhân, chúc người thi đỗ. Cảm khái, ông đã không ngần ngại ban cho giống hoa tình nghĩa trên một mỹ danh “ Hoa Trạng Nguyên” và được lưu giữ tới ngày nay.

    Ðây chính là giống cây mà hằng năm trên thế giới, người ta dùng trang trí trong ngày sinh nhật và họ gọi là Hoa Giáng sinh (Christmas Flower).
    Ðây là một loại hoa rất đặc biệt, vì hoa cũng là lá và lá cũng là hoa với một cụm lá màu đỏ ở trên đỉnh, được bao quanh bởi đám lá xanh.
    Ở Ðông phương, giống hoa này cũng rất được yêu thích và được gọi bằng những cái tên khả ái như “ Nhất Phẩm Hồng” (Trung Hoa) hay “ Tinh Tinh Mộc “ (Nhật Bản ). Nhưng dù mọc ở đâu hay được gọi bằng một cái tên nào chăng nửa, nó vẫn là biểu tượng của sự cao quý, dịu dàng và mộc mạc, rất phù hợp với tâm lý của người đàn bà VN.
    Có lẽ vậy, nên ở miền quê, hoa này thường được trồng trước ngõ hay trên rào giậu như dâm bụt, với ngụ ý chào mừng khách quý. Là giống cây thân mềm,lá xanh ẻo lã rất giống các thiên kim tiểu thư và chỉ chuyển đổi màu lá từ xanh sang đỏ, trong thời gian nhất định, giữa tuần lễ từ Giáng Sinh tới Tết Nguyên Ðán mà thôi. Ngoài ra, thời tiết càng lạnh lẽo, thì hoa càng có màu sắc rực rỡ.

    ...

    ReplyDelete
  25. Theo truyền thuyết của phương tây, thì hoa này có liên quan với Chúa Jésus,bởi chúng được tạo thành từ những giọt máu cuối cùng của Ngài, khi bị đóng đinh trên cây thập giá. Chính màu máu tươi đã nhuộm màu lá xanh thành đỏ thắm và chính giữa có những nhụy vàng. Cũng do tính chất thần thánh trên, mà hầu hết các thiệp chúc và bánh giáng sinh, gần như đều có in hình cánh hoa truyền thống này.

    Cây Giáng Sinh

    Trước khi đạo Thiên Chúa vào Âu Châu, thì trong các cuộc lễ hội tại Ý, Tây Ban Nha và nhiều nước khác, người ta dùng hoa để trang hoàng.

    Nguyên do vì quan niêm của nhà thờ lúc đó, cho rằng “Thông” có liên hệ tới nhiều tôn giáo khác . Còn Thụy Ðiển thì bảo cây Thông là biểu tượng của chết chóc và tang tóc.

    Ngoài ra cũng được coi là cây giáng sinh, còn có cây ô rô cũng thường được dùng để trang trí trong mùa lễ.
    Sở dĩ nó được chọn như thông, vì những chiếc lá gai gốc của ô rô, rất giống chiếc vòng gai của Ðấng Cứu Thế, còn những quả màu đỏ mọng, lại được coi như những giọt máu tươi của Chúa khi bị đóng đinh trên cây thập tự giá.

    Bắt nguồn từ cây Sapin ở Bắc Âu, cây Thông đã được người Thủy Ðiển mang vào nước Ðức trong cuôc chiến 30 năm (Gueere de Trente Ans).

    Theo sử liệu của Ðức, thì cây Thông chính thức được nhắc tới năm 1605. Tuy nhiên thực tế trước đó, người Ðúc vùng Elsass và Hắc Lâm, theo đạo Thiên Chúa Cải Cách của Mục Sư Martin Luther (1483-1546), đã dùng cây Thông để trang trí trong ngày lễ giáng sinh. Chính Luther là người đầu tiên đặt những ngọn nến lên cây Giáng Sinh và gọi đó là những biểu tượng của các vì sao trong đêm sinh nhật. Ngoài ra cây Thông còn là biểu tượng của dân Ðức chống lại Nã Phá Luân.

    Ðến thế kỷ thứ XIX, “Thông” theo đoàn quân viễn chinh của Phổ, vượt biển Manche vào quần đảo Anh Cát Lợi và Ái Nhĩ Lan.

    Thông sau đó lại được công chúa nước Anh là Mercklembourg, khi thành hôn với công tước Orléans, đã mang thông vào nước Pháp.

    Cũng từ đó, thông chính thức được thay thế các loại hoa, để trang trí vào dịp lễ giáng sinh.

    Cũng theo sử liệu, thì việc trang trí bánh kẹo trên cây giáng sinh tại nước Anh, bắt đầu từ thời Nữ Hoàng Victoria.

    Năm 1880, hãng Wooworld của Mỹ, lần đầu tiên khởi xướng đầu tiên việc bán các đồ vật treo trên cây Giáng Sinh.

    Năm 1882 bóng điện được thay nến để trang trí.

    Tai Mỹ, Calvin Loolidge là vị tổng thống đầu tiên, thắp sáng cây Thông trồng phía ngoài Tòa Bạch Ốc vào năm 1923.

    “Thông” hiện nay là một biểu tượng của mùa giáng sinh, được trưng bày hầu hết mọi nơi, từ công sở, chốn công cộng, các cửa hiệu cho tới trong gia đình.

    Tại Hoa Kỳ vào dịp lễ giáng sinh, dân chúng tiêu thụ khoảng 20 triệu cành hay nguyên cây Thông. Với chiều cao 67,4m cây Thông được coi là cao nhất thế giới, được dựng tại Northgate Shopping Center, thành phố Seatle, Tiểu bang Washington.

    Ðài Loan và Nam Triều Tiên, hiện là hai quốc gia Á Châu sản xuất nhiều Thông giả nhất thế giới, trong khi các Tiểu bang North Carolina, California, Pennsylvania, Wiscosine, Michigan, Oregan.. trồng nhiều Thông nhất Liên Bang, để cung cấp cho dân Mỹ trong mùa lễ Giáng Sinh.

    ReplyDelete
  26. Các bạn thơ ơi,

    NT cuống ca cuống quít vội vàng chạy u vào Trang thơ để đọc những câu chuyện " Thánh Lễ Tình " của các bạn đây
    Thú vị thật ...

    Tất cả đã là MỘT MÙA GIÁNG SINH TUYỆT VỜI TRONG LÒNG NT

    ReplyDelete
  27. Nhắc đến mùa Giáng Sinh, NT không thể nào quên được những ngày đến Bưu Điện chọn thiệp ... đi nguyên ngày vẫn chưa "đã mắt " các bạn thơ ơi !
    Một thời thiệp in, thiệp hình nhiếp ảnh, đến lúc thiệp trên lụa thì tuyệt vời nhất rồi .Hồi xưa, NT chơi thiệp (!), nên cứ mỗi năm là mua hết những thiệp mà mình ưng ý, cất để dành (chứ đâu có gởi cho ai hết mấy chục tấm thiệp đâu !). Đến lúc xa quê thì đành đoạn bỏ lại mà tiếc đứt ruột trong lòng vì hành lý xa quê chỉ vỏn vẹn 10 kg kể luôn cả áo len !
    Bây giờ NT vẫn còn mê nhìn thiệp, nhưng không còn để dành nữa ...

    ReplyDelete
  28. Noel trên Ban Mê Thuột có một điều đáng nhớ trong lòng NT là màu áo len đỏ hay là những chiếc áo móc Crochet . Các bạn hình dung ra màu đỏ ẩn trong sương mù thì nó sẽ hết sáng rực rỡ, chói lọi và chỉ để lại một màu mờ mờ của dáng em không thể nào lẫn vào vùng trắng đục của sương mù được
    Con đường của bạn thơ Quê Hương đi hay của bạn thơ S@ theo gót ai đó có ai mặc áo len đỏ như thế không ?
    Để rồi một ngày nào đó gọi ... Chúa ơi ...như bạn thơ Vivu !?

    ReplyDelete
  29. NT said:"Bây giờ NT vẫn còn mê nhìn thiệp, nhưng không còn để dành nữa ..."

    Hình như câu nầy có chút...chưa đúng mà phải là "Bây giờ NT vẫn còn mê nhìn thiệp, nhưng không còn mua nữa ..."

    Không mua thì có đâu mà để dành phải không NT?

    SM said: "PC lại răn đe Trang chủ đó ư? "
    Không dám không dám. Xin trang chủ đừng gán cho cái tội tầy trời như vậy, PC sẽ tổn thọ trang thơ đó, nghĩ sớm thì cũng buồn phải không quí vị? tình thật nói thật thôi, vì đã có lần ...hỏng cẳng, vì viết comment mà bài thơ mất tiêu nên Bloger master không biết để vào đâu đành thủ tiêu comment của PC rồi mà !

    Bài thơ của bạn Sao hay quá, mà không biết có ai giật mình vì trong đó ...có mình không há ! Hãy mĩm cười khi thấy "ta là cô áo đỏ trên thung lủng sương mù"

    Chúc vui!

    ReplyDelete
  30. Trang Chủ ơi!
    Tui nghe nói trong dịp lễ Giáng Sinh, người ta hay tặng cho nhau Quả Cầu tuyết như một món quà không thể thiếu.
    Khi lắc lắc quả cầu rồi để xuống, những hạt trắng sẽ rơi lả tả xuống cây thông, mái nhà nơi xứ lạnh trong quả cầu trông rất đẹp mắt.

    Có thể nào Trang Chủ cho xin một tấm hình đó bên cạnh Trang Thơ coi như một món quà tặng Giáng Sinh cho những người trong đời chưa một lần thực sự thấy tuyết rơi, điểm xuyết thêm cho không khí vui chung của Trang Thơ chăng?

    ReplyDelete
  31. Có ngay ,có ngay quả Cầu Tuyết, Trang chủ lắc lắc nãy giờ coi bộ mỏi tay rồi. Cali thì không thấy tuyết rơi nhưng ở những miền cao xứ lạnh tuyết đã đổ nhiều trong thời điểm này bạn SAO ạ. QH gởi cho bạn bè coi tuyết đầu mùa của Omaha- NEBRASKA đi, kể thử tâm trạng khi nhìn tuyết rơi thế nào chớ SM bây giờ co ro, thích coi qua hình ảnh, show và trong phim hơn là lái xe trượt tới trượt lui qua tiểu bang Nevada bên cạnh . Tuổi trẻ thì có ngại chi, tuyết mới rơi nhiều thì càng tốt để chơi, nhưng mình nào có thuộc nhóm ấy đâu, đời nào mà dám trượt, té oạch oạch là sụm luôn tiêu đời. Kinh nghiệm mắc kẹt xe dọc đường đi vài tiếng đồng hồ là phải có nước uống và cái gì nhâm nhi cho đỡ đói lòng, chớ khi ấy tuyết tràn trề thì người ta đóng đường , đi tiếp không được mà trở về cũng dở.
    SM thích đi vào trước Lễ Phục Sinh hơn, tuyết vẫn còn nhưng nắng ấm, trời trong, đường đi an toàn hơn.
    Song Kim, Thiên Thanh, Viễn Khách có đau khổ chút nào vì chuyện mùa Đông từ Cali mà qua Nevada ngắm tuyết không?

    ReplyDelete
  32. PC lên chức ông nội hay ông ngoại
    mà răn đe con cháu dữ dội dzậy!
    Oai quá ta !

    ReplyDelete
  33. Quên mất còn Phượng Các nữa chứ, có ngán ngẫm tuyết không vậy? Comment hiện rồi ẩn thì cực chẳng đã mới xảy ra vậy thôi, nếu ai cũng e dè thì Trang chủ là người buồn thiu trước nhứt đó.

    ReplyDelete
  34. Quên mất còn Phượng Các nữa chứ, có ngán ngẫm tuyết không vậy?

    Cái nầy kêu bằng "giả mù sa mưa".
    Tui thì hổng rành bên xứ nớ, phải nhờ bạn thơ QUÊ HƯƠNG giải đáp "théc méc" giùm tui chút coi.
    Trên Trang Thơ chưa bao giờ nghe Trang Chủ đề cập tới chỗ mình đang ở có tuyết rơi, mà dường như bạn thơ PHƯỢNG CÁC là láng giềng thân cận với Trang Chủ mà.

    Giả ngộ hay thiệt!

    ReplyDelete
  35. SM:

    PC cũng có 2 lần đi chơi tuyết cùng các con, trên đường lên Reno đánh bài, gặp mưa tuyết dọc đường phải dừng xe chờ tuyế ngưng rơi 5 tiếng đồng hồ, vừa lạnh vừa đói bụng vì giữa đường đâu có ai bán gì mà ăn và mình không có chuẩn bị đồ ăn mang theo, vừa đói vừa lạnh !

    Bây giờ thì chẳng có mê gì tuyết hết, tuyết trên đường lái xe thì nhớp nháp, dơ lắm !!!

    Chổ của PC chĩ có mưa đá thôi, mấy ngày trước có mưa đá chừng 10 phút cũng đẹp lắm.

    ReplyDelete
  36. Nhưng mà Tuyết theo nghĩa của Nguyễn công Trứ thì vẫn mê lắm lắm...

    Hồng hồng tuyết tuyết....

    Ha ha ha

    ReplyDelete
  37. Ai cũng thường gọi là CÂY THÔNG GIÁNG SINH để trang trí trong nhà vào mỗi dịp lễ Noel hàng năm. Nhưng theo quan sát tán lá của những cây thông 2 lá và 3 lá có mặt ở tỉnh Lâm Đồng khi tôi đi mua gỗ về xẻ ván coffrage dùng trong xây dựng thì nó không giống những cây thông Giáng Sinh. Tôi nghĩ nó là cây Vân Sam thì đúng hơn.

    VÂN SAM (spruce)

    Cây thuộc họ Thông - Pinaceae (Abies là tên Latin thông thường của cây Vân sam)
    Cây gỗ thường xanh có thân thẳng và tán hình nón.
    Chi này gồm khoảng 41 loài phân bố trong các vùng ôn đới của Bắc bán cầu, một số phát tán đến vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam chỉ gặp một loài là Abies delavayi.

    Năm 1999 là thời điểm mà trung tâm Rockefeller New York trưng bày cây Giáng Sinh cao nhất từ trước tới giờ, đó là cây vân sam Na Uy cao hơn 30m. Vì những cây phải được vận chuyển thông qua những con đường thành phố chật hẹp nên không thể nhập về những cây lớn hơn nữa. Các loại cây vân sam đến từ Na Uy đã trở thành sự lựa chọn số 1 ở New York kể từ năm 1982 tới nay.

    ReplyDelete
  38. NGUỒN GỐC

    Vào thế kỷ thứ VIII, thánh Boniface, một thầy tu người Anh, trên đường hành hương, ông tình cờ bắt gặp một nhóm những kẻ ngoại đạo sùng bái đang tập trung quanh một cây sồi lớn, dùng một đứa trẻ để tế thần. Để dừng buổi tế thần và cứu đứa trẻ, Boniface đã hạ gục cây sồi chỉ bằng một quả đấm. Tại nơi đó đã mọc lên một cây thông nhỏ. Vị thánh nói với những kẻ ngoại đạo rằng cây thông nhỏ là cây của sự sống và nó tượng trưng cho cuộc sống vĩnh hằng của Chúa cứu thế.

    Theo một nguồn khác, thì giáo sĩ Boniface từ Anh sang Đức truyền bá đức tin Cơ đốc. Ông đã tặng cho thành phố Geismer một cây thông tượng trưng cho tình thương và một tín ngưỡng mới mà ông đã mang đến cho dân tộc Đức. Khi người Đức chấp nhận Cơ đốc giáo, họ chọn cây thông làm cây giáng sinh (cây Nô-en) để nhắc nhở họ nhớ đến công ơn của thánh Boniface, người đã giúp họ dẹp bỏ tà thần trở lại thờ phượng Thiên Chúa.

    Một truyền thuyết khác lại kể rằng, vào một đêm Noel đã rất lâu rồi có một người tiều phu nghèo khổ đang trên đường trở về nhà thì gặp một đứa trẻ bị lạc và lả đi vì đói. Mặc dù nghèo khó nhưng người tiều phu đã dành lại cho đứa trẻ chút thức ăn ít ỏi của mình và che chở cho nó yên giấc qua đêm. Vào buổi sáng khi thức dậy, ông nhìn thấy một cái cây đẹp lộng lẫy ngoài cửa. Hoá ra đứa trẻ đói khát tối hôm trước chính là Chúa cải trang. Chúa đã tạo ra cây để thưởng cho lòng nhân đức của người tiều phu tốt bụng.

    ReplyDelete
  39. Nguồn gốc thực của cây Giáng sinh có thể gắn liền với những vở kịch thiên đường. Vào thời Trung Cổ, những vở kịch về đạo đức được biểu diễn khắp Châu Âu, thông qua các vở kịch ấy người ta có thể truyền bá các bài kinh thánh. Những vở kịch nói về nguồn gốc của loài người và sự dại dột của Adam và Eva ở vườn Eden, thường được diễn vào ngày 24 tháng 12 hàng năm. Cây táo là một đạo cụ trong vở kịch, nhưng vì các vở kịch được diễn vào mùa đông, các loài cây đều chưa kết trái nên các diễn viên phải treo những quả táo giả lên cành cây.

    Tương truyền, một lần Martin Luther dạo bước qua những cánh rừng vào một đêm Noel khoảng năm 1500. Hàng triệu vì sao sáng lấp lánh qua kẽ lá. Ông thực sự ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của một loài cây nhỏ, trên cành cây tuyết trắng phủ đầy, lung linh dưới ánh trăng. Vì thế, khi trở về ông đã đặt một cây thông nhỏ trong nhà và kể lại câu chuyện này với lũ trẻ. Để tái tạo ánh sáng lấp lánh của muôn ngàn ánh sao ông đã treo nến lên cành cây thông và thắp sáng những ngọn nến ấy với lòng tôn kính ngày Chúa giáng sinh. Ông giải thích là các cây nến cháy sáng trên các nhánh của cây thông tượng trưng cho ánh sáng của Đức Giêsu mang đến cho nhân loại, màu xanh tươi quanh năm của cây thông tượng trưng cho Đức Chúa Trời hằng hữu.
    Phong tục cây Giáng sinh trở nên phổ biến ở Đức vào thế kỷ 16. Người theo đạo Cơ đốc mang cây xanh vào trong nhà và trang hoàng cho chúng trong dịp lễ Giáng sinh. ở những vùng vắng bóng cây xanh, mọi người tạo ra các đồ vật hình chóp từ gỗ và trang trí cho nó các cành cây xanh và nến. Chẳng bao lâu sau, phong tục cây Giáng sinh đã trở nên phổ biến ở các nước Châu Âu.

    ReplyDelete
  40. Vào giữa thế kỷ 19, Hoàng tử Albert chồng tương lai của nữ hoàng Victoria của Anh ra đời. Chính ông đã phổ biến rộng rãi phong tục cây Giáng sinh vào nước Anh. Năm 1841, đôi vợ chồng Hoàng gia này đã trang hoàng cây Giáng sinh đầu tiên của nước Anh tại lâu đài Windson bằng nến cùng với rất nhiều loại kẹo, hoa quả và bánh mỳ gừng. Khi cây Giáng sinh trở thành thời thượng ở Anh thì những gia đình giàu có đã dùng tất cả những đồ vật quý giá để trang trí cho nó. Vào những năm 1850, theo sự mô tả của đại văn hào Charles Dickens thì cây Giáng sinh ở Anh được trang hoàng bằng búp bê, những vật dụng nhỏ bé, các thiết bị âm nhạc, đồ trang sức, súng và gươm đồ chơi, hoa quả và bánh kẹo. Sau khi đã tồn tại ở Anh thì phong tục cây Noel cũng trở nên phổ biến trên khắp các vùng thuộc địa của đế chế Anh, tới cả những vùng đất mới như Canada.
    Cây Giáng sinh lần đầu tiên được dân chúng ở Mỹ biết đến là vào những năm 1830. Khi hầu hết người dân Mỹ đều coi cây Giáng sinh là một điều kỳ cục thì những người Đức nhập cư ở Pennsylvania thường mang cây Giáng sinh vào các buổi biểu diễn nhằm tăng tiền quyên góp cho nhà thờ. Năm 1851 một mục sư người Đức đặt một cây Giáng sinh trước nhà thờ của ông làm cho những người dân xứ đạo ở đó đã bị xúc phạm và buộc ông phải hạ nó xuống. Họ cảm thấy đó là một phong tục ngoại đạo.
    Tuy nhiên vào những năm 1890 nhiều đồ trang trí bắt đầu được nhập từ Đức vào và từ đó tục lệ về cây Giáng sinh trở nên phổ biến tại Canada và Mỹ. Có một sự khác biệt lớn giữa cây Giáng sinh của Châu Âu và Bắc Mỹ, cây của Châu Âu nhỏ, hiếm khi cao hơn một mét rưỡi, chỉ khoảng 4 hoặc 5 feet trong khi cây của Bắc Mỹ cao tới trần nhà.

    ReplyDelete
  41. Năm 1900, cứ 5 gia đình ở Bắc Mỹ thì có một gia đình có cây Giáng sinh, và 20 năm sau phong tục này trở nên khá phổ biến. Vào những năm đầu thế kỷ 20, người dân Bắc Mỹ thường trang trí cây thông bằng đồ trang trí do chính tay họ làm ra. Vật trang trí truyền thống của người Canađa và người Mỹ gốc Đức gồm có quả hạnh nhân, quả hạch, bánh hạnh nhân với nhiều hình dạng thú vị khác nhau. Những hạt bắp chiên nhiều màu sắc, được trang trí cùng những quả phúc bồn tử và các chuỗi hạt. Cũng vào thời gian này bắt đầu xuất hiện những dây đèn trang trí trên cây Giáng sinh, nhờ nó cây thông rực rỡ hơn nhiều lần. ánh sáng trang trí bằng đèn điện kéo dài hơn và an toàn hơn rất nhiều so với ánh sáng toả ra từ những ngọn nến.
    Mỗi năm khi ngày Giáng sinh tới, một cây Giáng sinh lộng lẫy được đặt tại quảng trường trung tâm Bentall thành phố Vancouver, phía nam British Columbia. Và dân chúng tập trung xung quanh cây Giáng sinh đầu tiên vừa được dựng lên và chưa được trang hoàng lộng lẫy kia. rồi ở cuối thành phố cây thông sáng bỗng bừng lên với muôn vàn ánh đèn đầy màu sắc, cùng lúc đó đội hợp xướng nhà thờ ca vang bài hát mừng lễ Giáng sinh. Tại ngọn đồi Parliament ở Ottawa, một cây Giáng sinh rực rỡ ánh đèn màu được đặt cạnh ngọn đuốc thế kỷ của Canada cùng với âm vị ngọt ngào của giai điệu Giáng sinh tuyệt vời từ tháp Hoà Bình Carillon vang đến.

    ReplyDelete
  42. Một ý nghĩa khác về Cây Thông Giáng Sinh.

    Ở miền ôn đới, khi trời vào thu, có nhiều loại cây có những lá xanh biến thành vàng và dần dần rụng hết. Để rồi khi mùa đông đến những cây đó biến thành những nhánh cây ốm yếu chĩa lên bầu trời xám xịt lạnh lẽo. Những cây trụi lá có thể ví như những người đau khổ khóc đến khô cạn nước mắt. Những chiếc lá vàng bị gió lạnh tước khỏi cành cây tượng trưng cho những niềm hy vọng bị mất dần trước những hoàn cảnh khắc nghiệt dồn dập của cuộc sống.

    Có phải niềm hy vọng hoàn toàn mất không? Không phải cây nào cũng trơ trụi lá đâu. Có những cây thông với những cành cây nặng trĩu tuyết nhưng dưới lớp tuyết vẫn giữ được màu xanh của hy vọng. Cây thông không để hoàn cảnh khắc nghiệt khuất phục nó, nó vẫn duy trì được sự xanh tươi mặc dù thời tiết có cái lạnh cắt da. Vì thế cây thông được dùng làm biểu tượng cho tinh thần bất khuất chống chọi với hoàn cảnh khó khăn. Chúng ta đem cây thông vào nhà để tự nhắc nhở rằng chúng ta có khả năng vượt qua hoàn cảnh trắc trở. Chúng ta thắp những bóng đèn lấp lánh đủ màu trên cây thông. Những bóng đèn đó tượng trưng cho ánh sáng ngọt ngào của tình yêu nuôi dưỡng hy vọng vượt qua được hoàn cảnh éo le.

    ReplyDelete
  43. Đúng là mấy hôm nay Cali mưa tầm tã,nước lên tới 7 inches,ra ngoài trời mưa lướt thướt,mưa còn kéo dài tới ngày Christmas cuối tuần,ít khi naò Cali mưa dai dẳng như vậy.
    Các bạn vào trang thơ thiệt nhộn nhịp tưng bừng làm Thiên Thanh nhớ đến không khí rộn rã những ngày Noel xưa,hồi còn Dalat,trời cũng mưa,đêm Noel lạnh đi lễ nhà thờ Con Gà,xuýt xoa gặm bắp nướng,bên tai nghe tiếng nhạc Giáng sinh tưng bừng,ánh đèn chiếu lấp lánh trên Hồ Xuân Hương,lại làm lòng mình ấm áp....

    Đêm dâng lễ rộn ràng bao Thiên sứ.
    Ngân ngập tràn điệu hát Thánh ca
    Noel tưng bừng khúc nhạc "Navida"
    Thiên chúa giáng trần vang vang "Hồi chuông Bạc"
    Mừng Thánh lễ vàng khúc nhạc"Hallujah Hallujah"

    ReplyDelete
  44. Mùa Đông "nói chuyện Tuyết và Mưa"...
    Năm nay mọi chuyện hình như có thay đổi, vùng bị tuyết phủ vào mùa đông thì không có tuyết, vùng đất vàng ấm áp Cali thì mưa lũ..và nghe báo là các nơi có độ cao, và các núi đều đã có tuyết..Ôi thôi..thì lâu lâu "trời thương" cho xứ tui không tuyết một lần vào giáng Sinh cũng hay hay. Nói vậy chứ dân ở đây mà Christmas không có Tuyết là nó buồn lắm. Ai cũng mong có White Christmas...nhứt là trẻ con, nghỉ học cả tuần tha hồ ở nhà mà đi trượt tuyết.
    Cách đây một tuần thì tuyết hoành hành dử dội, tuần này thì im re, chỉ có lạnh..cho nên QH chưa có tấm ảnh nào mới cho mùa tuyết này đành xài ảnh củ năm ngoái vậy.

    Có mấy tấm ảnh tuyết, chụp năm rồi. Nhờ SM post lên cho các bạn cùng xem.

    ReplyDelete
  45. Trời lạnh thì theo nàng đi lễ nhà Chúa sẽ hết lạnh !
    Còn trời mưa ấy hả ? Che dù cho nàng đi lễ thì tình nhất thôi
    Tuyết rơi ... thế là hai người ngồi trong nhà Chúa ... mà ngồi thật gần nhau đấy nhé các bạn thơ ơi

    ReplyDelete
  46. Nói tới chuyện cùng em đi lễ trong hơi sương lạnh hay che dù dưới mưa nghe...TUYỆT THẬT!
    Ngày mới lớn, sân Nhà Thờ Chánh Tòa Banmêthuột là chỗ bọn tôi hay “léo hánh” tới nhứt. Có thể là thuận đường, có thể là các con chiên nữ tuổi teen trông dễ thương hơn bởi vì đa số là các “Cô em Bắc Kỳ nho nhỏ”. Thường mỗi sáng Chúa Nhật sau khi tan lễ, các nàng được tung tẩy một chút trên phố nên dễ “tiếp cận” hơn.
    Nói thiệt chớ không gian u trầm nhang khói của Chùa Khải Đoan làm mình hơi nhợn, không dám xớ rớ tới.

    Tôi nhớ trước sân Nhà Thờ bên tay phải hướng sát đường Phan Chu Trinh có trồng một dãy mấy cây sứ trắng lúc ấy cũng lớn bộn nên đủ sức gánh vác nổi mấy thằng tôi làm khỉ đánh đu chơi đỡ buồn trong lúc chờ đợi những “tung bay tà áo tung bay” xuất hiện. Cũng là một góc kỷ niệm đấy! Sau nầy có dịp trở về thì không thấy chúng đâu nữa. Không biết là do bị thu hẹp khoảng sân mà người ta đã chặt bỏ chúng đi hay do đã già cỗi mà tàn phai như những giấc mơ tuổi trẻ của mình.
    Bên trái sân Nhà Thờ có một hang đá có tượng Đức Mẹ Maria trên đó. Trước hang đá có những dãy ghế sắt dành cho những người cầu nguyện. Ít khi tụi tôi lại gần vì hình như đa số những phụ nữ tới quỳ trước đó đều có nỗi niềm để cầu xin Đức Mẹ cứu rỗi chớ thông thường người có đạo hay tham dự lễ Misa trong Nhà Thờ. Tuổi trẻ thì hay tránh xa những chỗ buồn bả.

    ReplyDelete
  47. Lui tới quá nhiều lần nên tôi cũng thuộc được bài Kinh Kính Mừng lận lưng để dành “hỗ trợ” khi cần.
    “Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.
    Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử.
    Amen”


    Tuyết rơi ... thế là hai người ngồi trong nhà Chúa ... mà ngồi thật gần nhau đấy nhé!

    Cái vụ nầy không biết có được phép hôn?
    Đã có vài lần tôi có dịp được quỳ dưới chân Thiên Chúa mà có thấy đâu? Nhất là hồi xưa khi đưa tiễn những đồng đội có đạo, trước khi về với Chúa phải tới làm lễ ở Nhà Thờ. Hay bởi tại lúc đó tình hình u ám quá nên không xảy ra cái cảnh mà NHƯ THƯƠNG ao ước.
    Hoặc có những khi làm lễ hôn phối, cũng vui đấy chứ nhưng không khí rất trang nghiêm nên chẳng cô cậu nào dám ngồi thật gần.
    Cảnh đó chắc chỉ có...trong phim.

    ReplyDelete
  48. Xin nói rõ hơn về bài hát:

    "Hồng Hồng Tuyết Tuyết"
    Tác giả: Dương Khuê

    Lời ca:
    "Tuyết muốn lấy ông... Xưa ...ngày xưa Tuyết muốn lấy ông Ông chê. Ông chê Tuyết bé Tuyết không biết gì Đến thì. Bây giờ Tuyết đã đến thì Ông muốn lấy Tuyết. Tuyết - Tuyết chê ông già Hồng Hồng Tuyết Tuyết Mới ngày nào còn chưa biết chi chi Mười lăm năm thấm thoát có xa gì Ngoảnh mặt lại đã tới kỳ tơ liễu Ngã lãng du thời khanh thượng thiếu Khanh kim hứa giá, ngã thành ông Cười cười nói nói sượng sùng, Mà bạch phát với hồng nhan chừng ái ngại Riêng một thú Thanh Sơn đi lại Khéo ngây ngây Khéo ngây ngây dại dại với tình Đàn ai một tiếng dương tranh? "

    Đó là cái thú của các thi nhân thế kỷ 18 : ca trù, ả đào....

    (ai đó chớ suy diễn xa xôi nha !)

    ReplyDelete
  49. "Hồng hồng tuyết tuyết,
    Mới ngày nào chưa biết cái chi chi,
    Mười lăm năm thấm thoắt có xa gì! Ngoảnh mặt lại đã tới kỳ tơ liễu. Ngã lãng du thời quân thượng thiếu.
    Quân kim hứa giá ngã thành ông. Cười cười nói nói sượng sùng.
    Mà bạch phát với hồng nhan chừng ái ngại.
    Riêng một thú Thanh Sơn đi lại. Khéo ngây ngây dại dại với tình. Đàn ai một tiếng dương tranh"


    Đó là những câu trong bài hát nói Đào Hồng Tuyết rất nổi tiếng của Dương Khuê.

    Trong một buổi hát chơi trên hiên nhà, 4 nghệ nhân làng ca trù cổ Lỗ Khê - Đông Anh - Hà Nội (nơi có giáo đường truyền dạy ca trù và thành lập giáo phường hàng phủ vào khoảng thời gian năm 1426) nhất định lắc đầu không thèm hát "hồng hồng tuyết tuyết". 4 cụ nghệ nhân trên gồm nghệ nhân trống chầu cổ Hoàng Kỷ, nghệ nhân đàn Nguyễn Thế Hối và vợ chồng nghệ nhân chồng đàn vợ hát Nguyễn Văn Hân, Phạm Thị Điền đều thuộc những gia tộc có truyền thống nghề tổ gần 600 năm nay. Hỏi ra mới biết, chẳng riêng gì 4 cụ mà cả làng Lỗ Khê, từ các cụ nghệ nhân khác đến những người mới võ vẽ học ca trù xưa nay đều tẩy chay "hồng hồng tuyết tuyết".

    ReplyDelete
  50. Nghệ nhân Hoàng Kỷ giải thích: Bài hát nói Đào Hồng Tuyết của Dương Khuê ngoài ý nghĩa là chỉ tên một cô đào người ta muốn nói lên một đào nương từ lọt lòng mẹ như một bông hoa rất trong trắng, trẻ, đẹp. Đào nương được quý trọng từ thuở bé, 3 - 4 tuổi đã học đánh phách. Đứa bé còn thơ dại, chưa biết gì về con đường tình ái. Nhưng 15 năm sau đứa bé đã đến kỳ tơ liễu... Ngã lãng du thời quân thượng thiếu là lời tự sự của ông già là người chơi bời lãng du từ còn nhỏ kia, nay đã già nhưng còn chưa hết chơi bời lãng mạn. Bạch phát tức là tóc trắng, chỉ ra một người đã quá già. Tuy nay gặp lại, nàng đã lớn nhưng ta đã già, vẫn còn quá chênh lệch nên gặp nhau vẫn cười nói sượng sùng. "Thú Thanh Sơn đi lại", chỉ nơi tập trung nhiều cô đầu thuộc khu vực Hà Đông - Hà Tây ngày nay. Nghệ nhân Phạm Thị Điền còn đọc luôn 2 bài mưỡu, tức 2 bài thâu tóm, miêu tả nội dung ý tưởng của bài hát nói Đào Hồng Tuyết cũng của Dương Khuê để nói rõ hơn nội dung Đào Hồng Tuyết: "Xưa kia Tuyết muốn lấy ông - Ông chê Tuyết bé Tuyết không biết gì - Bây giờ Tuyết đã đến thì - Ông muốn lấy Tuyết Tuyết chê ông già" .

    Nghệ nhân Nguyễn Thế Hối vốn đi đánh đàn thuê từ nhỏ ở nhà hát nên hiểu rất rõ nguồn gốc bài Đào Hồng Tuyết giải thích rõ hơn: "Ca trù xuất phát từ nông thôn nên cái gốc là hát cửa đình thường gồm 3 phần tế tự, thơ ca và múa. Ca trù còn có lối hát chơi ở các công sở và gia đình với lời thơ của những bài hát sâu lắng, trữ tình và giàu tính nhân văn cao đẹp. Nhưng đến đầu thế kỷ 20 khi Pháp sang thì nhiều nhà hát đã biến thành nhà thổ. Nhiều bài hát lãng mạn phục vụ sự thích chí của khách chơi nay không còn phù hợp với thời đại mới như bài Đào Hồng Tuyết. Xưa đào nương ở đô thành hay dùng hồng hồng tuyết tuyết phục vụ cho quan viên có tiền đi hát và chơi bời".

    ReplyDelete
  51. Chính vì ý nghĩa của Đào Hồng Tuyết như vậy nên các nghệ nhân Lỗ Khê ngạc nhiên khi thấy cố nghệ nhân Hà Thị Cầu từng hát và cho phép phát hành đĩa ca trù có bài Đào Hồng Tuyết. Và buồn khi thấy một số đào nương của làng khi ra Hà Nội tham dự Liên hoan ca trù toàn quốc năm 2005 vẫn phải hát bài Đào Hồng Tuyết vì là bài quy định bắt buộc, sau đó mới là bài tự chọn. Đào nương làng đem về huy chương bạc nhưng các cụ nghệ nhân thì không vui. Nghệ nhân Hoàng Kỷ vừa hướng dẫn cho nữ thực tập sinh người Pháp tên là Anisensel Aliénor Guillematta Alice luận án tiến sĩ về ca trù tháng 3.2007. Cô sang Hà Nội học đàn, về Lỗ Khê học trống chầu và nghiên cứu về lề lối ca trù hát cửa đình. Cụ Kỷ nhận xét: "Nó hát, phách, trống đều được dù tiếng Việt không sõi. Nó đã được dạy bài Đào Hồng Tuyết ở Hà Nội, về Lỗ Khê khoe, nhưng sau khi tôi dạy nội dung thì nó tái mặt bảo sẽ không bao giờ hát lại bài này nữa".

    Cụ Kỷ nói thêm: "Tôi công nhận Đào Hồng Tuyết do Dương Khuê soạn lời vần cước dễ hát. Nhưng không thiếu bài trữ tình cũng vần cước dễ hát mà nội dung vẫn ý nhị sâu sắc. Lỗ Khê hát cửa đình cũng chọn bài trữ tình ai người ta cũng thuộc như bài khuyết danh cổ này: "Ai ơi gặp gỡ làm chi tá - Đem mối tình sứ giả nhau chi - Trước ba sinh sau hẳn có duyên gì - Mà nỡ để oan chi thời cũng phải". Người hát ca trù dù là hát chơi cũng nên tìm hiểu nội dung bài hát thì mới thể hiện được cái hay, cái đẹp, cái uyên bác của ca trù.

    Hải Nguyệt

    Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)

    ReplyDelete
  52. Chiều nay trời đã tạnh mưa, trăng 17 vẫn rất sáng và dịu dàng. Đường phố xe qua lại còn đông, SM được biết các trung tâm thương mãi mở cửa đến tận nửa đêm. Ở đó thì ồn ào náo động còn nhiều người mua sắm dù rất sát ngày lễ trọng khác hẳn với góc nhà của SM thật im lặng vì vắng tanh không có ai ở nhà. Trời tối rất mau , ánh trăng từ sân sau rọi vào, tắt đèn để thấy rõ hơn mấy cây hồng còn xanh lá đẫm nước mưa. Chiều nay khỏi cần nấu nướng gì hết, đồ ăn hôm qua còn nên chỉ cần hâm lại, chậm rãi xong bữa ăn cũng cả tiếng đồng hồ rồi cứ ngồi thừ người ra đó không muốn nhúc nhích động đậy. SM có cảm tưởng như mình rất nặng nề, thiệt khó xê dịch, sức lực như biến đi đâu hết. Cuối cùng thì hít thở vài hơi thật sâu cho mình hoàn hồn lại , lên xuống thang lầu vài ba lần thấy còn nhiều chuyện phải đụng tay vào là đầu mình khỏi đi lang thang. Chỉ mười ngày nữa thôi là chấm dứt một năm đã trôi qua, SM mong cho bản thân, gia đình, người thân và bạn bè được yên ổn, mọi chuyện suông sẻ đừng có những khó khăn gì xảy ra nữa, tống tiễn năm Tây đi trước cho xong chuyện, hy vọng một năm mới thành công và tốt đẹp hơn.

    ReplyDelete
  53. Nhân "cái nỗi niềm" của Trang Chủ

    Chỉ mười ngày nữa thôi là chấm dứt một năm đã trôi qua, SM mong cho bản thân, gia đình, người thân và bạn bè được yên ổn, mọi chuyện suông sẻ đừng có những khó khăn gì xảy ra nữa, tống tiễn năm Tây đi trước cho xong chuyện, hy vọng một năm mới thành công và tốt đẹp hơn.

    Tui mới sực nhớ năm 2010, ngày Đông Chí rơi vào ngày 22 tháng 12 dương lịch.
    Vào ngày Đông chí, vị trí của trái đất được xem là cách xa mặt trời nhất (vì vậy ngày Đông chí là ngày lạnh nhất trong một năm). Vào ngày này mà ở Bắc cực thì dù là ban ngày cũng không thấy mặt trời.

    Ngày Đông Chí người Hoa (cổ xưa) xem như ngày Tết khởi đầu một năm mới. Thường cúng chè trôi nước (loại bánh bột nếp hình tròn có nhân đậu xanh). Đặc biệt là những viên nho nhỏ (thường gọi là chè ỉ) không nhân màu xanh đỏ (nhỏ thì càng dễ trôi) với nước đường thêm cái vị gừng cay cay, ăn vào làm ấm áp cho cái không khí lạnh của ngày Đông Chí. Cúng chè ỉ ý muốn công viêc năm mới sẽ luôn được suôn sẻ, gia đình hòa thuận. Viên chè ỉ nó tròn tượng trưng cho sự "viên mãn". (viên = tròn, mãn = đầy đặn)
    Bánh trôi nước chắc có ý nghĩa cho mọi việc suôn sẻ (trôi chảy).
    Việc dùng cái tăm cắm 1 cặp chè ỉ chắc là cầu sự viên mãn bội phần " song viên mãn " giống như "song hỷ" vậy.

    Bây giờ cũng trễ rồi, nhưng không sao! Ngày mai Trang Chủ đi làm về, nhớ ghé chợ mua một ít đường đậu bột nếp về làm một nồi chè trôi nước cúng muộn cũng được. Quý là ở tấm lòng thành.
    Làm như hướng dẫn ở trên rồi vái van Trời Phật tứ phương tám hướng cho Trang Thơ qua năm mới được suôn sẻ, hòa thuận viên mãn.

    Kệ mà! Có kiêng có lành. Người xưa làm sao thì giờ ta làm vậy bởi vì nền văn hóa Việt nam cũng bắt nguồn từ nền văn hóa Trung Hoa, bắt chước họ cũng đâu có sao.

    ReplyDelete
  54. "Vậy Cognac là gì? Cái gì làm cho rượu Cognac thơm ngon đặc biệt....
    Xin để "ngày mai" sẽ bàn."
    Ngày Mai mà không bàn là có người hỏi thăm sức khỏe đó bạn SK ạ.
    Đọc đoạn trên của Trang chủ khiến sk sợ toát mồ hôi nên tính để "ngày mai" sẽ luận tiếp, nhưng lại sơ...Thôi thì đành hì hục "lần giở sách đèn..." chép tiếp.
    Viết được vài dòng lại phải ngưng vì mấy đoạn của bạn Sao viết về "Xóm đạo Tha La ở Trảng Bàng-Tây Ninh. Giáo xứ quê nghèo đón mừng Chúa Giáng Sinh sao buồn hiu hắt!"
    lẩn vẩn trong đầu khiến chỉ việc chép ra mà cũng không làm được. Tay chân rất ư là loạng quạng, không chịu tuân lệnh cái đầu nên đành nhủ thầm hôm nào sẽ đến trình diện Trang chủ chịu phạt vậy.
    Bây giờ tui xin được chia sẻ với các bạn về cái Giáng Sinh nghèo nàn mà bạn thơ S@ của chúng ta đã chứng kiến.
    "Tôi thực sự ái ngại cho Chúa Hài Đồng phải giáng sinh trong một hoàn cảnh ngặt nghèo như thê..."
    Trở lại thời điểm trên hai ngàn năm nay, ở mãi tận vùng đất mà ta gọi là Trung Đông bây giờ, nơi đó có thành Bê Lem. Trong một đêm đông giá rét có cặp vợ chồng trẻ đang đi kiếm nơi trọ qua đêm, nhưng vì họ đến thành này trễ qúa, bao nhiêu nhà trọ đã đầy người nên họ đã phải tá túc tại một túp lều của những người mục tử ,chăn dê, bò, lừa. nơi một cánh đồng trống vắng. Đêm đó người vợ chuyển bụng và sinh ra một bé trai, mà chung quanh đó không có một thừ gì ngoài máng cỏ cho lừa ăn. Họ đã đặt con trẻ trong máng cỏ này để mong có chút hơi ấm.
    Cặp vợ chồng trẻ này chính là ông Giuse và bà Maria và con trẻ sinh ra trong hang lừa chính là Chúa Giêsu.
    Nếu so với ngôi giáo đường ở Trảng Bàng xem ra vẫn còn ấm áp hơn nhiều nơi con Thiên Chúa giáng trần.
    Hầu như mọi nơi trên thế giới đang hân hoan đón mừng ngày Chúa sinh ra đời.
    Ngài đã chọn nơi nghèo nàn nhất trong cái nghèo nàn để giáng trần và đã chịu chết nhục nhã trên thập tự giá để chuộc tội cho nhân loại.
    Ôi trên thế gian này, mấy ai hiểu nổi lòng thương yêu nhân loại của Ngài và mấy ai cảm nhận đuợc tình "YÊU NHƯNG KHÔNG" của Ngài.
    Lại một lần nữa cám ơn các bạn đã bỏ chút thờ giờ quý báu để đọc lời chia sẻ mộc mạc nhưng rất chân tình này.
    Thân chúc qúy bạn một Giáng Sinh thật An Bình và năm mới khỏe mạnh, vạn sự như ý.
    SK

    ReplyDelete