Tuesday, December 7, 2010

CHÚC MỪNG SINH NHẬT PHI TOÀN


59 comments:

  1. Thật là rộn ràng Trang Thơ trong tháng cuối năm với SN Thiên Thanh và Phi Toàn. Được biết TT đang "xỉn" với các bạn,chén thù chén tạc liên tục, chẳng biết có nhớ đường về ? Riêng Phi Toàn cũng sẽ tưng bừng không kém , Trang chủ đoán là còn có phần hơn bởi "tuổi trẻ tài cao" mà.
    Chúc mừng Phi Toàn một ngày thật vui vẻ, hạnh phúc với gia đình và bạn bè.

    ReplyDelete
  2. Chúc Sinh Nhật như ý thơ

    Sinh Nhật tiếp Sinh Nhật
    Rượu vào lời có ra ?
    Dăm câu thơ tha thẩn
    Động hoa vàng lâng lâng !

    HP

    ReplyDelete
  3. Song Kim đã gom được 6 chai rượu đắt giá nhất thời đại, để chúc mừng SN Phi Toàn khui ra trước chai
    Wray Rum , cả làng nhâm nhi.

    ReplyDelete
  4. Nói mạnh miệng là khui chai Rum mắc tiền nhưng thú thiệt là Trang chủ cũng không biết cách uống ra sao? Hỡi các đấng nam nhi, nồng độ Rum trung bình là bao nhiêu , mình uống từng ngụm nguyên chất ( không có SM ) hay pha chế thành cocktail, có đá, trái cây...trộn lẫn? Có phải Rum được chưng cất từ cây mía ?

    ReplyDelete
  5. CHÚC MỪNG SINH NHẬT PHI TOÀN.
    Chúc bạn 1 sinh nhật toàn mỹ ,chén thù chén tạc với bạn bè,và bài HAPPY BIRTHDAY ngân vang trong khí lạnh của Bmt những ngày này.
    Trang chủ quả là toàn quyền hô biến SN của mọi người,dịp này PT tha hồ uống rượu,ngắm bong bóng và thả thơ...bay,chắc là bạn không từ chối,xin chịu 1 chung rượu phạt vì thất hẹn dịp 20/11 vừa qua ,mình ở cái xứ bụi mịt mù này,thì cụng li thiệt tình chớ không có kiểu "hàm thụ' đâu.(24/12 này HP và LTV có mặt ở Bmt đó.)

    ReplyDelete
  6. Chuc Sinh nhật Phi Toàn 'MONG ĐƯỢC ƯỚC CÓ' những gì còn thiều để PHI trờ thành PHỈ.

    ReplyDelete
  7. Các bạn thơ,

    Cuối năm quả thật là Cụng Ly thỏa thích - đấy là dành cho các đấng liền ông nhá - còn quý nương tử thì được Ăn thoải mái - NT đã chọn rồi : Chữ Nhậu hỏng phải của phe ta mờ !

    Thế nhưng SINH NHẬT bạn thơ PHI TOÀN thì cả làng cùng Nhậu nhé
    Bây giờ trời sang Đông mà được Cụng Ly hoài hoài như vầy thì thích thật - Ấm làm sao ...

    CHÚC MỪNG SINH NHẬT BẠN PHI TOÀN 365 NGÀY ĐẦY ẮP TIẾNG CƯỜI TRONG NIỀM VUI VỚI ĐỜI, VỚI GIA ĐÌNH VÀ BẠN BÈ

    ReplyDelete
  8. THÂN CHÚC BẠN PHI-TOÀN

    MỘT SINH NHẬT VUI TƯƠI, RÔN RÃ TIẾNG CƯƠI CÙNG TẤT CẢ BẠN BÈ.

    GHI THÊM: HÔM NAY TRANG CHỦ ƯU ÁI KHUI CHAY RƯỢU RUM "ĐẮT TIỀN NHỨT THẾ GIỚI"

    HÀ HÀ PHEN NÀY PHI-TOAN..THA HỒ MÀ CỤNG LY RUM, HAY "ĐUÔI GÀ" (COCKTAIL)..

    "Most expensive rum in the world- Wray and Nephew = $50,000".

    Nhân dịp này, sẳn Cô Trang Chủ "thỏ thẻ" hỏi về rượu RUM, chắc chắn là Bạn Song-Kim ra công sưu tầm thì chắc là rành rẻ hơn, QH chỉ xin góp ý tóm lược như sau:

    RUM

    Rum được chưng cất từ nước ép của cây mía đường (xi rô mía hay mật đường), đó là những phụ phẩm có được sau quá trình tinh chế từ cây mía đường thành đường tinh luyện. Mật đường chứa đựng những loại khoáng chất và những hợp chất hữu cơ không có nguồn gốc đường sẽ tạo ra mùi vị đặc trưng cho Rum.

    Nhãn hiệu sẽ giúp cho bạn lựa chọn loại Rum yêu thích và cách thưởng thức rượu cũng sẽ gồm 2 cách khác nhau: pha trộn hay để nguyên chất. Những loại Rum có màu đậm thường được thưởng thức bằng từng ngụm nguyên chất và có nồng độ khá mạnh trong khi những loại Rum nhẹ thường có màu sáng hơn và thường dùng pha chế thành cocktail.

    Cách thưởng thức

    Hãy chọn những loại ly có thân và miệng rộng hay ly chân dài, miệng dạng hình ống khói để đựng, điều này sẽ giúp làm nổi bật hương vị của Rum.

    Xoay nhẹ ly rượu để bạn có thể cảm nhận được màu và sắc trong của rượu. Rượu càng được ủ lâu thì sẽ càng sậm màu.

    Hãy cẩn thận khi ngửi rượu, những loại Rum lâu đời có thể tỏa ra một hương thơm dễ chịu trong khi một loại Rum mới cất có thể đốt cháy mũi bạn. Hãy giữ mũi ở phía trên miệng ly một chút, bạn có thể cảm nhận những mùi hương khác nhau như hương vani, caramel, kẹo bơ, mùi thuốc lá hay thậm chí mùi da thuộc…

    Nhấm nháp từng ngụm rượu và hãy để các giác quan của bạn tận hưởng những hương vị của rượu. Chỉ khi nào mũi của bạn có thể cảm nhận được một quãng các mùi hương khác nhau pha trộn trong Rum thì khi đó, vị giác của bạn mới có thể khám phá ra vô vàn những vị ngon của rượu.

    Hãy chú ý, một ít nước lọc dùng cho việc pha loãng khi rượu quá mạnh sẽ giúp bạn có những cảm nhận tinh tế và sâu sắc hơn đấy.

    Kitaro - Theo Harper Collins

    ReplyDelete
  9. Hi Phi Tòan,chúc mừng một sinh nhật bự nhất nước,bong bóng bay ,rượu tràn đầy,được biết PT là tay rượu có hạng mờ.Th.Thanh tối qua mấy bà bạn réo gọi,ăn thì có ăn nhưng không xỉn đâu toàn mấy bà không hà,may là mấy con cua được mùa Cali không làm alergy.

    Chúc mừng sinh nhật vui vè thật vui vẻ...

    ReplyDelete
  10. CHÚC MỪNG SINH NHẬT PHI TOÀN,
    UỐNG KHÔNG XỈN LÀ GIỎI QUÁ RỒI!

    ReplyDelete
  11. Chúc PHI TOÀN một ngày SN thật là vui vẽ hạnh phúc,nghe nói hôm qua tổ chức ở nhà thật là rôm rã,có mời bạn bè không vậy.

    ReplyDelete
  12. Chúc bạn Phi Toàn thật vui và sảng khoái trong ngày sinh nhật của bạn.
    Rượu còn nhiều, xin cứ thoải mái "nạp" tối đa nghe bạn

    ReplyDelete
  13. "Thư riêng gởi bạn thơ SONG KIM
    Sài Gòn, December 7th 2010
    Thưa bạn,
    Tui nay thấy vui, xin viết vài dòng gởi đến bạn để cùng nhau chia sẻ niềm vui mới mọc trong lòng.
    Cũng nhân từ gợi ý của bạn về bài thuốc Chim Bói Cá tiềm thuốc bắc, tư nhiên miềng cũng có ý tưởng giống bạn nên thấy vui. Không biết cha nội đọc từ sách thuốc của nước nào? Chắc là của nước LÀO. Chớ nếu của MIÊN thì tui đã đọc được. Bởi tui cũng hí hửng muốn biết cái món đó nó bổ cái gì? Báo hại tui lục hết mấy cuốn sách thuốc dân gian, Y Học Cổ truyền Việt Nam kiếm nát nước mà có thấy đâu?
    Buồn ngủ gặp chiếu manh! Thời may tui gặp được bài thuốc nầy xin gởi đến bạn để chia sẻ"

    Bạn Sa ơi,
    Món chim bói cá hầm thuốc bắc không phải trích ra từ sách thuốc của nước Lào đâu mà là của nước Lèo đó...hì....hì...
    Có dzậy mới làm Trang chủ "tặc giăng nổi giận "được.
    Nếu đúng vậy thì tui đã làm phúc cho Trang chủ rồi đó. Lại cũng trích ra từ trang thuốc nước Lèo. Rằng thì là mỗi lần ta giận là mỗi lần tim ta có dịp nhẩy twist khiến máu huyết lưu thông ào ào, tránh được bao nhiêu là bệnh tật , trừ bệnh....... T...I...M.
    Tin hay không tin tùy bạn.
    Trang chủ ơi!
    Trang thơ thật thú vị khiến người vào sân chơi rồi thật khó bước ra.

    ReplyDelete
  14. Tui mới nghe một tiếng "BỤP" nhỏ nhỏ đâu gần đây.

    Chờ chút cho tui đi tìm hiểu coi có chuyện gì xảy ra rồi mình tiếp tục "luận" về chuyện TRANG THƠ nghe bạn thơ SONG KIM.

    ReplyDelete
  15. CHÚC MỪNG SINH NHẬT PHI TOÀN

    Chúc bạn sinh nhật thật vui vẻ và hạnh phúc bên gia đình và bạn bè.

    Rượu nhiều quá, mà toàn là rượu đắt tiền, phen này chúng ta phải uống cho thật say...say quên cả đường về luôn nhé, các ban?

    ReplyDelete
  16. Hello bạn Phi Toàn ,

    Sinh nhật với Sinh xiếc gì cho đời mỏi mệt !

    Hôm kia Sinh nhật TT uống đến ché rượu cần thứ hai thì đã thấy Tử-nhật đến nơi ! May mà có Bìm bịp +Bói cá hầm thuốc bắc của anh Tư Sao chữa trị kịp thời ,nếu không hui-nhị-tì là cái chắc ! Coi chừng cái chai Rum của Trang Chủ Made in China ,uống vào không câm thì điếc ! Ta về ta tắm ao ta,uống nước suối Bu-ri cho lên thiên đàng lẹ lẹ để còn kịp dự Sinh Nhật Đức Chúa BờLời …

    Cạn chai !

    ReplyDelete
  17. Xin chào! Xin chào! Nửa vầng trăng Vivu...
    Hèn lâu mới gặp lại!
    Đừng có xúi bậy người ta cha ơi!
    Uống nước suối Bu-ri cho lên Thiên đàng lẹ lẹ...? Thiệt hôn đó?
    (có ai giải nghĩa dùm cái tên suối được không?)
    Tuổi nhỏ ở BMT, ai mà không biết con suối nầy. Đi qua khu Nicolas và một vườn cà phê đổ một con dốc nhỏ thì gặp nó. Chạy ùa xuống ngụp lặn rồi mò mấy con hến nhỏ chút xíu lên bờ đốt lửa nướng ăn tại chỗ chơi. Ăn xong lại ào xuống suối thế nào cũng làm một hớp nước suối cho đỡ khát. Bây giờ ngồi nghĩ lại còn thấy rùng mình!
    Con suối dẫn từ Thác Nhà Đèn chạy dài bên hông trường Trung học Ban Mê Thuột, đến khu Trần Hưng Đạo của những người Bắc di cư được ngăn lại thành một cái Piscine độc nhất vô nhị trên toàn cầu. Tiếp tục cuộc hành trình đến suối Bu-ri rồi dài xuống Cổng số 1 băng qua quốc lộ thành cầu Ea-Tam rồi chảy xuôi tới đâu không biết.
    Chỉ biết một đoạn đường ngắn ngủi của con suối đó thôi, ngày ngày có biết bao nhiêu chị em phụ nữ Kinh Thượng ra đó tắm giặt, ngoài những chất bẩn được thải ra hoà chung với dòng nước, không biết có còn lẫn lộn thứ gì khác không? Uống vô một ngụm nước suối Bu-ri, ở đó mà lên Thiên đàng!!!

    Chẳng biết nó có giống nước con sông Hằng bên Ấn độ không? Nhưng đa số những người cùng thời của tôi đã cất cánh bay hết, và những người còn sống sót tới bây giờ, tóc đã pha sương mà vẫn còn...lãng mạn thế!!!

    ReplyDelete
  18. Chào Trang Thơ yêu quý!
    Hai hôm nay bận dọn dẹp nhà cửa để đón khách, mạng chỉ lướt qua tí,. Nay mở ra thấy nhiều lời chúc dành cho PToàn này quá, T thành thật xin lỗi và rất cám ơn những lời chúc chân thành của tất cả bạn thơ. Đây là tiệc sinh nhật đầu tiên của Bảo-Toàn (anh em sinh đôi mà) và cũng sẵn dịp T mời bạn bè đến nhà chơi cho biết. Các bạn thật nhiệt tình, ăn no uống say say, hát thật hay và vui vẻ.. Trời về khuya cũng lành lạnh nhưng lòng thật ấm áp.
    Chút Xíu ơi! Phi trở thành Phì thì Phí quá ! hi hi
    Chúc Trang thơ đón một màu giáng sinh vui vẻ và ấm áp.

    ReplyDelete
  19. "Trời về khuya cũng lành lạnh nhưng lòng thật ấm áp."
    Vậy là PT đã có một ngày rất vui và đầy ý nghĩa với gia đình và bạn bè, đạt được điều mà ai cũng hằng mong ước.
    Hạnh phúc thay, PT ơi.
    Chúc mừng, Chúc mừng....

    ReplyDelete
  20. Chai Rum do Song Kim gởi cho Trang thơ mừng SN , dân sành rượu như QH chẳng hạn, biết là ngon thứ thiệt nghe Vivu, bạn vu oan cho Trang chủ là tội nặng lắm đó. Chưa phải là hết đâu , còn dài dài đến Christmas ,Tết Tây Tết Ta nữa , sẽ khui từ từ, bạn nhớ giữ gìn sức khỏe mà cụng ly .

    ReplyDelete
  21. (... làm Trang chủ "tặc giăng nổi giận "được.
    Nếu đúng vậy thì tui đã làm phúc cho Trang chủ rồi đó.)

    Ờ, Ờ, Cám ơn cái kiểu làm phúc này lắm bạn SK ạ. Trang chủ tin rằng một ngày nào đó khi cái phúc càng dày thì TC càng sớm có cơ hội gặp Ông Sáu Bà Sáu .

    ReplyDelete
  22. Đời là bể khổ...mà Trang Chủ.
    Dứt nợ phong trần càng sớm càng tốt chớ sao có vẻ trách móc thế?

    Chớ lo! Chừng nào gặp Ông Sáu, nếu ở bên Tây bên Mỹ thì tui bó tay. Còn lỡ chuyện đó xảy ra ở Việt Nam thì tui tình nguyện nhào vô phụ đào cho một cái lổ dài 2 thước ngang 9 tấc sâu thước tám để được yên vị mà bay lên cái cõi của Vivu gợi ý.

    ReplyDelete
  23. Bạn Sao ơi,
    Ngay từ lúc ban đầu vào Trang Thơ tôi thấy bạn quả là có trí nhớ thật tốt. Đọc đoạn bạn tả cảnh đường đi về Banmê từ Sàigòn thật sống động. Vào thời điểm đó tôi cũng mới rời Banmê sau vài tuần lang thang nơi mình lớn lên.
    Cũng muốn viết lại những gì Banmê đã thay đổi và những gì còn lại sau nhiều thập niên xa cách.
    Nhưng nay thì đã có bạn viết lên cả rồi, và lại viết rất tường tận như những đoạn ở trên khi bạn viết về suối Bu Ri, hồ piscine...thật khiến những người xa quê như chúng tôi nhớ quê vô cùng.
    "Quê hương là chùm khế ngọt
    Cho con trèo hái mỗi ngày...
    .................
    Quê hương nếu ai không nhớ, thì không lớn nổi thành người..." bài hát tôi nghe hoài không biết chán...nhưng thật sự chán ngán cho tình cảnh quê hương chúng ta hiện nay.
    Nói như vậy có lẽ chỉ có bạn Sao thông cảm với tui thôi. Phải không bạn ta?

    ReplyDelete
  24. Rất cám ơn lời khen tặng của bạn SONG KIM.
    Những kỷ niệm của thời mới lớn nó khắc những vết rất sâu trong ký ức tinh khôi của mỗi người, khó mà phai mờ theo năm tháng.
    Tuy mảnh đất Banmêthuột đối với những người trên 50 tuổi không phải là nơi ta sinh ra, nhưng ta đã sống, đã thở cùng nó trong những tháng năm đẹp nhất của một đời người, đâu dễ gì nhạt phai.
    Mỗi người đều yêu mến nó theo cách riêng của mình. Riêng tôi lại thấy mình YÊU SAY ĐẮM nó. Tôi có thể nhắc lại từng góc phố, từng tên đường, từng bóng dáng của các cô thiếu nữ mà thời mới lớn tôi đã vội...để ý.
    Tôi dám nói chắc là với những bạn thơ U.50 đã lớn lên ở đó hiện đang tham gia trên Trang Thơ, chưa từng ai tung hoành ngang dọc trên mảnh đất ấy nhiều bằng tôi.
    Bởi vậy cái sự nhớ nhung về con người, về mảnh đất ấy lúc nào cũng đầy ắp trong tâm hồn tôi. Tôi yêu quý hết thảy các bạn đã lớn lên ở đó với một hình dung từ thuộc phạm trù tình cảm nếu nói ra thì nghe hơi thổi phồng. Chỉ nói vậy thôi, có ai hiểu được thì hiểu.
    Chỉ có tên một khách sạn nhỏ nằm ở góc đường Quang Trung-Lý Thường Kiệt gần quán của mấy người Tây đồn điền La sourie blanche mà có lần tôi đã ở trọ khi đi phép từ Sài Gòn về thì cố nhớ mãi vẫn không ra. Hỏi thăm mấy người bạn hiện còn sống tại BMT, họ nhớ là có nhưng cũng chịu thua không nhớ nổi tên.
    Chỉ là một chuyện rất nhỏ mà cứ làm mình ray rức. Nếu bạn SONG KIM còn nhớ thì nhắc lại dùm tôi.
    Rất cám ơn.

    ReplyDelete
  25. Thân Gửi Làng Thơ,

    (mượn đất SinhNhật Bạn PhiToàn tí ti nhe !)

    Vivu đang lang thang ở cõi ta bà,nên đôi lúc nghe NT réo gọi,TT đặt câu hỏi ,SM nhắc khéo,Anh Tư hello ...mà không có cách nào trở về Làng được,xin ban cho hai chữ Đại Xá !Hy vọng sau Noel ,mưa thuận gió hòa,Vivu xin hầu chuyện ...
    Anh Tư Sao vào trang nhà THBMT.com tìm đọc bài của NS PhanNiTấn thì sẽ có sựtích suối Buri ...

    Vv.

    ReplyDelete
  26. À Th.Th cũng mượn đất PhiToàn trả lời bạn Song Kim,nghe bạn than thở ăn tiệc SN xong say quá không về được,Th.Thanh nghĩ có một cách,nếu nhà gia chủ chỉ còn phòng khách hay garage thì chi bằng bấm số..gọi police,nhờ họ đưa về tận nhà có phải nhất cử lưỡng tiện không?
    Lái xe lạng quạng sợ ticket,rồi police bắt múa chim cò,rồi tốn tiền đóng phạt,mất thời gian học luật...đủ thứ chiện,ôi nghĩ tới đó thấy phiền phức quá há ! Các bạn nghĩ sao?

    ReplyDelete
  27. Bạn thơ Vivu ới,ời,ơi !

    Khoan .... đừng chạy vội ...
    NT đi tìm bài viết của nhạc sĩ Phan Ni Tấn nói về suối Buri trong trang nhà THBMT hỏng có
    Mần răng bi chừ ?!

    ReplyDelete
  28. Mừng SN bạn PT, PC mời quí vị Ban Mê xem 1 show nhỏ để nhớ 1 thời đã qua:

    Một Thoáng Ban Mê

    Chúc vui

    ReplyDelete
  29. Sáng nay đi trên đường, thấy mấy cô bé nữ sinh cấp 3 bây giờ đi học một số chỉ được phép mặc váy, không còn những tà áo dài tha thướt nữa. Mà váy thì phải ngang đầu gối, nếu cao hơn vài phân là có chuyện với giám thị nhà trường ngay. Cũng đã có trường hợp đầu năm trường bán váy cho các nữ sinh đúng tiêu chuẩn, nhưng đang tuổi lớn, đến cuối năm váy cao quá gối là sanh sự. Nhưng nói vậy cũng có vài cô "trật bản lề", cứ thích thoát ra ngoài vòng cương toả.

    Tôi luôn tâm niệm rằng, ở Trang Thơ nên tránh xa việc phê bình hay dè bỉu người khác, thái độ đó thật không nên vì nó thuộc một phạm vi khác. Đây chỉ muốn đề cập tới quan niệm sống của một tầng lớp quanh tôi.
    Nguyên uỷ cũng từ câu nói của bạn thơ SONG KIM:
    nhưng thật sự chán ngán cho tình cảnh quê hương chúng ta hiện nay.
    Nói như vậy có lẽ chỉ có bạn Sao thông cảm với tui thôi. Phải không bạn ta?

    Thật ra, xã hội thì muôn mặt và con người sống trong đó biến đổi muôn hình vạn trạng, khó ai mà hiểu thấu cho hết. Ở đây, tôi chỉ muốn nói tới Tà áo dài, một đặc trưng tiêu biểu quốc hồn quốc tuý của người Phụ nữ Việt Nam.

    ReplyDelete
  30. Chỉ là hai tà áo xem ra thì có vẻ thừa thải đấy, nhưng nó nói lên cái kín đáo vốn có của người Phụ nữ Việt Nam. Và những chàng trai trẻ, ai mà không thả hồn mình rong chơi cùng những vẫy gọi đó?
    Nhưng những người có thẩm quyền, chắc gì tuổi trẻ họ đã có những mộng mơ giống chúng ta? Họ muốn "Tây hoá" mọi điều để xem ra có vẻ hợp thời hơn. Đám cưới bây giờ, các cô dâu trẻ toàn diện vài cái soirée đi mướn, còn đâu cái áo dài cặp truyền thống với khăn xếp trên đầu dành cho buổi hợp hôn? Tây gì đối với mấy mụ nạ dòng răng vẫu, chân bắp chuối còn đóng phèn đồng đất nông thôn? "A nô! Cái lồi nó thủng dzồi, nàm xao em lấu cơm được?" lại đi diện mấy cái váy dài lướt thướt cho ra vẻ quý phái!
    Nếu gọi là Tây phải từ trong suy nghĩ, trong phong thái con người chớ đâu căn cứ trên trang phục.

    Là nói vậy thôi, chớ sống trong một cộng đồng mình phải cố gắng hoà hợp, cái gì không thích thì bỏ ngoài tai, không nhìn ngắm và bàn thảo tới thì tâm hồn mới an nhiên được.

    ReplyDelete
  31. THOÁNG TÀ ÁO BAY

    Em đi thoáng bụi đường mơ,
    Cho hồn rung động nương nhờ gót êm.
    Tóc em như sợi tơ mềm,
    Ủ tình yêu trộm đêm đêm mộng về.
    Anh mong chạm sợi tóc thề,
    Em ngây thơ quá có hề biết đâu.
    Dưng không ôm mối tình sầu,
    Ngại ngần, em bước qua cầu không hay.
    Giờ anh chỉ trắng bàn tay,
    Em ơi có biết? tình phai mất rồi.
    Đâu hay anh đã bồi hồi,
    Áo ai thoáng nhẹ quạt trôi chút tình.
    Trách mình cứ mãi làm thinh,
    Sao người ta biết có tình vấn vương.
    Anh về gom hết yêu thương,
    Viết bài thơ vụng dâng hương tình buồn.
    Một mình ngắm ánh trăng suông,
    Ước chi sóng tóc nhẹ buông vai mình.
    Áo ai vạt vẫy gọi tình,
    Cho anh ngây ngất một mình đắm say.


    s@...

    ReplyDelete
  32. Suối BU-RI

    Nhờ một sự giới thiệu, tôi vào trang http://thbmt.org/ đọc được một đoạn của “nhà văn lớn” xuất thân từ trường Trung Học Banmêthuột mà thời mới lớn tôi đã đọc được bài thơ Bài Ca Học Trò chép tay trên một tờ giấy đôi học sinh không ghi tên tác giả. Hồi đó, tôi ngưỡng mộ ông vô cùng vì đã nói lên dùm những suy nghĩ của tuổi trẻ chúng tôi.

    Vào bài viết “Thẳm sâu, Buôn mê thuột” viết vào tháng 12/03 tại Canada, tôi đọc được đoạn văn dưới đây:

    “...Những con đường thoai thoải uốnG vòng xuống hồ piscine, xuống khu di cư Trần Hưng Đạo nhà cửa san sát cái chùi ra cái thụt vào, cái cao cái thấp huếch hoác, thô thiển mọc dài theo tiếng Bắc Kỳ râm ran CHAO CHÁT đổ về phía Đông Nam. Từ đó băng qua những thửa ruộng , lối mòn theo bờ suối dẫn xuống suối Mu-ri (Maurice) chảy qua buôn Alê-A, vô Đài Phát Thanh cây số 7 Chi Lăng, vô Cầu Mười Bốn phía Tây Nam coi bắt cá sấu...”

    Thứ nhứt, tôi luôn tôn trọng tính xác thực của các tài liệu. Có lẽ tên suối là Mu-ri đúng như trong bài viết, nhưng tên con suối đó không thuộc về thời thơ ấu của chúng tôi, của những SONG KIM, những s@..., những Vivu, những tên như Mít, Xoài, Ổi...Tôi có anh bạn học người Thượng tên Y-Nouh Ktla ở buôn Alê-A mà tôi vẫn xuống cùng đàn hát vào những buổi sáng thứ năm nghỉ hai giờ cuối buổi sáng. Những Y-Săng Enuôl, những Y-Wer H’mock, những Y-Kliu, những Đinh Công Hùng, Quách Quân, Bùi Tiến Thoan người Mường ở làng Hoà Bình, những Thành Ngọc Trào, Thành Ngọc Có học bên trường Sư Phạm người Chàm ở Phan Rang...

    Nội cái tên Buôn ma thuột đã là một sự ăn theo thời thượng. Lứa tuổi chúng tôi không ai gọi như thế!
    Tiếng Bắc Kỳ râm ran CHAO CHÁT. Tiếng người chớ đâu phải tiếng các loài chim đâu mà râm ran chao chát.

    Một bài văn không xứng hợp tầm cỡ với bậc đàn anh mà tôi hằng ngưỡng mộ!

    ReplyDelete
  33. "Nhân dịp này, sẳn Cô Trang Chủ "thỏ thẻ" hỏi về rượu RUM, chắc chắn là Bạn Song-Kim ra công sưu tầm thì chắc là rành rẻ hơn..."
    Bạn QH ơi, đoạn góp ý của bạn về rượu RUM như vậy là tuyệt cú mèo rồi.
    Chúng ta sẽ luận thêm về rượu vào dịp lễ Giáng Sinh này nha.
    Bây giờ sk xin tin cho bạn Sao rõ là khách sạn mà bạn hỏi thì sk cũng đầu hàng luôn.
    Có điều nếu khách sạn này nằm gần rạp hát Tường Hiệp thì tên khách sạn là Daclac (không viết như Darlak) như hiện nay và chủ nhân là bà Lý Trần Lý thì phải. Không dám chắc đâu. Bạn nào trong TT thơ biết rõ hơn thì xin cho bạn Sao và sk biết với.

    ReplyDelete
  34. Cám ơn bạn Thiên Thanh nhắc nhở.
    Xỉn qúa nên quên vụ này.
    Kỳ sau nếu đi nhậu mang theo "tư lệnh" sắp nhỏ theo là chắc ăn nhất
    hì...hì...

    ReplyDelete
  35. Chào bạn SONG KIM

    Cái khách sạn nằm chéo góc ngã tư với rạp Tường Hiệp là khách sạn KINH ĐÔ. Còn khách sạn tôi định hỏi tên nắm đối diện với tiệm kem Chi Cao.
    Cũng là dân BMT hết, chẳng qua mình nhắc lại những cái điều tưởng chừng nhỏ mọn, nhưng nó quý lắm với kỷ niệm của mình thôi.

    ReplyDelete
  36. Suối “Bu-Ri”,
    Xin Gọi Đúng Tên Người

    Bài viết của PHAN NI TẤN

    Bài viết này nhằm nhắc nhớ về kỷ niệm tên một con suối tại Ban Mê Thuột mà trong thời gian gần đây qua e-mail một số cựu học sinh Trung học BMT đã vô tình gọi sai tên suối là “BU-RI, BU-GI hoặc MOURI” thay vì “MAURY”, (tạm đọc là MU-RI), đã có từ thập niên 30.
    Tôi viết bài này ngoài kỷ niệm sâu đậm với con suối, còn tạm coi như là một “tham khảo ngắn” nhằm dẫn chứng và trình bày dựa trên các tài liệu thâu thập từ sách vở cũng như nói chuyện trực tiếp với các nhân chứng liên quan tới lịch sử con suối mang tên MU-RI.
    Tựa đề tuy có vẻ trừu trượng, lãng mạn nhưng mang tính nhân bản nhằm nhắc nhớ, gợi lại, kêu gọi mọi người, không vì chính kiến hay không vì một ai, riêng ai, hãy vì một địa danh, một tên suối trong lòng thị trấn Ban Mê Thuột của chúng ta đã có gần 70 năm tuổi mà “XIN GỌI ĐÚNG TÊN NGƯỜI”.
    Bài viết có thể rất tầm thường đối với bậc thức giả, nhưng vì muốn tìm cách “nói lại cho đúng” tên suối của một người đã khuất nên nếu có gì sơ sót mong quí vị lượng thứ và chỉ bảo giùm để tôi có dịp trau dồi thêm tri thức.

    ReplyDelete
  37. Suối “Bu-Ri”,
    Xin Gọi Đúng Tên Người

    Bài viết của PHAN NI TẤN (tt)

    PHẦN I: KỶ NIỆM

    Ban Mê Thuột là chốn của núi cao, rừng rậm, sông sâu, hồ rộng, thác ghềnh và suối. Đặc biệt là những con suối. Giữa thập niên 40-50, anh em chúng tôi lớn lên theo từng con suối chảy qua thị xã này. Nước suối muôn đời vẫn trôi đi, nhưng những kỷ niệm với suối thì ở lại, đọng lại trong tâm trí chẳng hề phôi phai. Khi hai anh em xếp bút nghiên bước vào đời cầm súng đánh giặc thì ông anh yểu mệnh đã hy sinh ngoài mặt trận vào mùa hè đỏ lửa 1972; còn lại tôi, sau ngày mất nước, đã âm thầm mang theo hồn những con suối không bao giờ quên tên mà lưu lạc nơi xứ lạ quê người.
    Ban Mê Thuột có bao nhiêu con suối, anh em tôi và mấy thằng bạn cùng lớp tiểu học và những ngày tháng đầu bậc trung học hầu hết đều… nhúng chân xuống hoặc đã lội qua.
    Gần nhất là suối Bác Su Tấn trên đường Quang Trung đổ dốc dẫn xuống am bà Roger mà chúng tôi hay gọi là bà Oré. Gọi là suối Bác Su Tấn vì nhà ở ngay đầu suối. Từ đó lội về hướng Tây Nam trường Y Yut, hoặc từ trên đầu dốc nhà ông bà Tôn Thất Hối, ngó chéo qua bungalow (dinh Bảo Đại), thả lài xuống là gặp suối Đốc Học. Suối Đốc Học nhiều phen chúng tôi câu được vài ba con cá rô, cá lóc, cá tràu bông mà con lớn nhất chỉ bằng hai ngón cái chụm lại. Cũng con suối đầy kỷ niệm này, có lần chúng tôi tung tăng bơi lội thì gặp phải…cục c. vàng ệt, to tổ chảng trên đầu dòng lềnh bềnh trôi xuống. (Xin quí vị niệm tình tha thứ cho người viết đôi khi phải dùng chữ sống sượng không ngoài mục đích miêu tả cái sống động của vật thực và sự mãnh liệt của cảm giác).
    Ngoài ra, chúng tôi cũng từng in dấu chân dưới suối Bà Sành, gần bệnh viện thị, nối liền suối Bà Hoàng và suối Xanh phía Đông Bắc đền Bắc Lệ. Gọi là suối Xanh vì rong và những cánh bèo li ti phủ xanh rờn trên mặt nước. Còn một con suối nữa khó mà quên là suối Nhà Đèn. Ngay từ đập Nhà Đèn thác nước đổ dài xuống dọc theo các ghềnh đá non cây số là gặp một trủng nước sâu. Trên ghềnh đá sức nước ngày đêm không ngừng đổ xuống tạo thành tiếng ì ầm làm quang cảnh rừng rú lúc đó càng thêm hoang dã. Chính cái Thác Nhà Đèn này những thân hình nhỏ bé chúng tôi đã chí cha chí chát lao xuống tung tăng bơi lội mà chẳng hề biết nguy hiểm là gì. Cho tới ngày thằng “Tý khùng” ham vui nhập bọn đi tắm chẳng may chết đuối ba ngày sau vớt xác lên thì cá rỉa mất hai con mắt. Từ đó chúng tôi không ai rủ ai tự động rút lui không trở lại một lần nào nữa.

    ReplyDelete
  38. Cuối cùng là suối Maury mà hồi xưa cả hai bên nội ngoại nhóc tì chúng tôi đều quen miệng gọi là suối Mu-ri. So với những con suối kể trên thì năm 1936 suối Mu-ri có danh xưng đầu tiên trong lịch sử khẩn hoang miền Thượng Cao Nguyên Daklak.
    Giống như Thác Nhà Đèn, suối Mu-ri cũng có chỗ sâu ngập đầu; mùa mưa nước dâng cao, chảy xiết, ngầu đục. Nhưng dù mưa hay nắng, con suối này vẫn ít khi vắng mặt lũ trẻ chúng tôi.
    Nếu so với những con suối chảy qua thị xã thì suối Mu-ri gần buôn Alê A phải nói là ngập ngụa những dấu tích và những tiếng cười đùa vang dội trong không gian một thời của lũ trẻ con ưa nghịch ngợm, phá phách và mạo hiểm là chúng tôi.
    Một điều thật thú vị là sau khi tắm xong chúng tôi có tật hay chui vô bụi rậm ngồi… ỉa giấc. Cái câu “Thứ nhất là đỗ Thủ khoa. Thứ nhì vợ đẹp, thứ ba ỉa đồng” thật chí lý. Sau đó trên đường về ngang qua đồn điền cà phê Maury chúng tôi hay hái trộm trái cà phê chín cây mọc sát hàng rào chùi sơ sịa là ăn ngon lành. Cạnh đó có trại bò (và trâu) ông Maury nuôi lấy sữa. Tôi nhớ có lần chơi nghịch ngồi trên lưng trâu thình lình bị thằng chăn trâu vỗ mạnh vào mong khiến con vật giựt mình phóng tới làm tôi bật ngửa té lăn cù mèo.
    Nghe đồn hồi xưa Ban Mê Thuột nổi tiếng có nhiều ma, như ma xó, ma da, ma đuốc, ma Tây mang giày săn đá đi “ba-trui, ắt ơ (un, deux)” cả đêm, nhưng nhất là ma lai rút ruột. Ban ngày ma là Mán, Nùng, Mèo gì đó, khác với người thường là cần cổ có ba ngấn dấu kín phía sau ót. Ban đêm tự mình rút ruột ra bay là là trên mặt đất đi kiếm phân người để ăn. Người nào bị chúng ăn trúng phân thì người đó bị thúi ruột mà chết. Nhưng ma lai rất sợ bị sóc ruột chết hồn không thể trở về nhập vào xác mình trước khi gà gáy sáng. Ông già bà cả kể tiếng hú của nó nghe mà rởn tóc gáy. Vì vậy mà lũ trẻ chúng tôi ị bậy xong hay lấy lá cây phủ lên rồi cắm cây que xuyên qua hoặc bẻ hai cây que sắp thành hình chữ X để trên mặt lá là phơi phới ra về, yên tâm khỏi bị ma lai rút ruột.

    ReplyDelete
  39. PHẦN II: THAM KHẢO
    Dưới đây là những dẫn chứng và trình bày căn cứ trên các tài liệu thâu thập qua sách vở cũng như dựa theo lời kể của các nhân chứng liên quan đến nhân vật mang tên Jean Maury. Các nhân chứng không ai khác ngoài em vợ, em rể và các con ruột của ông bà hiện sống tại hải ngoại. Tuy nhiên để bài viết có tinh thần độc lập, vô tư, người viết mạn phép lượt bỏ các chi tiết không cần thiết và những phần không tiện viết xuống, đúc kết thành một bài có đặc tính tham khảo.

    Theo sách Sử Địa từ trước thế kỷ XIX tỉnh lỵ Banmêthuột đã thuộc lãnh thổ Việt Nam, nhưng chưa được triều đình nhà Nguyễn thực tâm để ý, vì vậy chưa có nền hành chánh tại đây.
    Sau khi người Pháp đô hộ Việt Nam, đến năm 1923 tỉnh Daklak (người Pháp gọi là Darlac) mới được thành lập. Viên công sứ đầu tiên của tỉnh là Sabatier (1). Ngay sau khi nhậm chức, viên công sứ này đã có ý đồ “làm vua một cõi” nên cấm không cho người Kinh lên tỉnh lập nghiệp, mặt khác ngăn chận các nhà tư bản Pháp lên lập đồn điền.
    Năm 1930, sau khi vận động thuyên chuyển viên công sứ Sabatier đi nơi khác, các nhà tư bản Pháp lên Ban Mê Thuột khai thác đồn điền cà phê và trồng cây cao su. Thời kỳ này, người Kinh muốn lên lập nghiệp đều gặp nhiều khó khăn về thủ tục giấy tờ.
    Ngày nay, ở cây sô 25 đi Phước An đồn điền cà phê bạt ngàn dọc hai bên đường, xưa là của ông Roger. Cũng trên Quốc lộ 21 cây số 47 là đồn điền của ông Maricain (vì cụt một chân nên ông hay dùng ngựa để di chuyển). Còn ông Nicolas lại khai thác đồn điền gần suối ông Phán Lạc (tức tỉnh trưởng người Thượng tên Y Sái thuở đó) nay gần hồ Piscine dưới khu Trần Hưng Đạo. Riêng ông Jean Maury, sau khi khẩn hoang hằng trăm mẫu đất ở Buôn Tur; riêng ở đầu dốc cây số 1, ông cho cất một dinh thự bề thế (kiểu nhà sàn bằng gỗ, hai đầu nhà đều có cầu thang đi lên) xong ông kinh doanh nhà hàng, mở phòng ngủ, phát triển đồn điền cà phê và trại chăn nuôi gia súc. Các cơ sở này đều mang cùng một tên Maury. Trong vùng đất ông Maury khai phá, phía dưới lũng hướng Đông Nam có một con suối, người Thượng làm công cho ông đã lấy tên ông đặt tên cho con suối, tức là suối Maury.

    ReplyDelete
  40. Năm 1936, ông Hồ Tống Hàm ngoài Huế vô lên Ban Mê Thuột làm bồi bếp cho nhà hàng Maury. Sau đó ông trở về Huế chịu tang ông anh Hồ Tống Huy, quan thất phẩm dưới triều vua Khải Định, bị bệnh qua đời. Lúc trở lại Ban Mê Thuột ông dẫn theo cháu gái Hồ Thị Thơm (2) lên làm ăn sinh sống, sau này giới thiệu người cháu cho ông Maury. Năm 1940 họ trở thành vợ chồng sanh được 3 trai, 1 gái (3). Năm 55 – 62, ba người con trai lần lượt sang Pháp ăn học cho tới ngày nay.
    Năm 1945, có nhiều cuộc chính biến từ phía Cộng sản Bắc Việt, thời thế thay đổi gây bất lợi cho người Pháp, ông Jean Maury trở về cố quốc, nhưng vẫn đi về giữa hai nước. Năm 59 – 60, ông bỏ đồn điền ở Buôn Tur vì tình tình an ninh. Sau đêm Noel 1959 ông Maury bị bệnh ngồi xe lăn trở về Pháp cho tới ngày ông qua đời. Tất cả sản nghiệp của ông đều giao lại cho ông Hồ Tống Hàm nhưng ông này từ chối vì bận khai thác nhà thầu thực phẩm ở Pleiku nên ông bà Võ Ngọc Huấn tiếp nhận và cai quản cho tới ngày biến cố tháng Tư 1975 (4) .
    Ngày 01-09-1965, ông Jean Maury qua đời tại nguyên quán Talant, gần Dijon, nước Pháp.
    Tôi bỏ nước ra đi tới nay đúng một phần tư thế kỷ chưa lần nào trở về nơi sinh quán nên không biết đích thực cơ ngơi của ông Jean Maury mất còn ra sao (5). Riêng ngôi nhà từ đường của giòng họ Hồ ở làng Hương Cần, Huế do ông bỏ tiền ra xây cất đến nay vẫn tồn tại như một loại di tích. Đời tôi chưa từng bước chân ra tới Huế, chẳng biết gì về quê ngoại, nhưng có nhìn thấy ngôi từ đường rêu phong cổ kính này trong băng video của Má tôi về thăm làng năm 2002 không lâu.
    Ông Jean Maury tuy đã mất gần 46 năm nay, và nước mất đã 35 năm rồi, nhưng suối Maury muôn đời vẫn còn đó, vẫn âm thầm chảy qua thị trấn và chảy mãi trong lòng những ai từng sống chết một thời với thị trấn mang biệt danh bất hủ: Bụi Mù Trời, Buồn Muôn Thuở…

    PHAN NI TẤN

    ReplyDelete
  41. CHÚ THÍCH:
    (1). Hồi nhỏ tôi có đọc cuốn “Truyện Tập Đọc” bằng tranh mà tôi còn nhớ ngoài bìa màu gạch nung, chữ đen, trang trong mỗi bài đều có tranh hí họa tương ứng với nội dung bài viết. Như bài “Bịt Mắt Bắt Dê, Rồng Rắn, Cột Pháo Đuôi Dê v.v…”. Nhất là bài “Thằng Còm” mà đã gần 60 năm rồi tôi vẫn còn thuộc nằm lòng, vì hồi đó tôi cũng còm nhom còm nhách.
    “Thằng Còm. Còm thất thểu. Bên vệ đường. Gầy trơ xương. Như que củi. Trông thằng Còm. Thật thảm hại. Ai Đi Qua. Cũng ái ngại.”
    Song song với việc học tiếng Việt tôi còn học thêm một mớ Pháp văn. Tối ngày cứ oang oang cái giọng trẻ con: Un, deux, trois… Rồi Le livre là cuốn sách; Le cahier là cuốn tập; Cartable là cái cặp táp; Lire là đọc; La vache qui ris là con bò cười hề hề; dễ nhớ nhất là chữ Le “Sabatier” là trái sabôchê (như ông chú tôi hồi đó học trường Sabatier dạy thêm cho) v.v… và v.v…
    Rồi hình như gần gần cuối năm lớp nhất trường Nguyễn Công Trứ tự nhiên con mắt tôi… sớm nhìn thấy các anh các chị áo trắng áo xanh cắp sách lên trường Trung học Nguyễn Trường Tộ (NTT) như Ba tôi cho biết làm tôi thèm quá xá quà xa. Thấy thằng con nít sớm biết mơ màng, cái ông chú “xà bát” của tôi cười cười thì thào rằng tên trường trước đó là Sabatier (ý chọc tức là trái sabôchê) làm thằng nhỏ cứ ấm ách hoài. Bộ hết tên hay sao lại lấy trái cây ra mà đặt tên trường? Nhưng rồi cái tên thơm tho ngọt bùi đó cũng chìm sâu trong trí tưởng của tôi tự hồi nào.
    Năm 1960 ngồi nhấp nhỏm trong lớp Đệ thất trường Trung học BMT trong đầu tôi vẫn cứ tưởng tên trường là NTT. Học trò chúng tôi lúc đó có học thì chỉ học sử Việt chớ ai đâu mà tìm hiểu lịch sử nhà trường bao giờ. Nhưng học hành tài tử văn dốt vũ nát như tôi, sử Việt tôi còn mù trất nói chi tiểu sử trường mình.
    Cũng năm đầu trung học đệ nhất cấp tôi bỏ Tây theo học chương trình Anh ngữ. Tới giờ thì trình độ Pháp văn của tôi chỉ còn nhớ độc nhất một từ Sabatier là… trái sabôchê mà thôi.

    ReplyDelete
  42. Năm 1998 ở Canada tôi có đọc tờ Diễn Đàn (?) bên Pháp trong đó có một bài viết về lịch sử trường Trung học BMT, kèm theo sơ đồ lịch sử nhà trường, nét vẽ rất đơn giản. Tôi có vẽ lại sơ đồ này trong cuốn sổ tay mà tôi biết chắc là nó còn lẩn quẩn đâu đó trong phòng sách hơn ba ngàn cuốn của tôi. Đại khái trên đầu là Trung Học Sanatier (1946-1955). Ở dưới bên trái là Trung học NTT (1955-…) Bên phải là Trung học Y jut (1955?-…) xuống nữa là Trung học BMT…
    Khi viết một bài về Suối nguồn được chị NTN e-mail cho biết là tôi đã nhầm lẫn về cái tên khởi thủy của trường Trung học BMT làm tôi như mở cờ trong bụng. Tôi mừng thầm té ra tên đầu tiên của nhà trường không phải là tên “một thứ trái cây thực dân” mà là tên của một nhà ái quốc là Nguyễn Trường Tộ. Nhưng mà hình như chọn đúng tên người có đầu óc canh tân nên trường ta cứ theo thời gian mà đổi tên liền xì bốc!? Nhưng mà (lại nhưng) dẫu có đổi tên gì chăng nữa thì Trường vẫn mang danh của một trong những vị anh hùng nước Việt mà thôi.


    (2) Tức Dì Ba Thơm, nguyên Nghị viên thành phố tỉnh Pleiku năm 1971-1972. Năm 1975, tôi đi học tập cải tạo thì dì trốn về Sài Gòn. Năm 1979 tôi vượt biên ra hải ngoại được tin dì mắc bệnh tim về BMT dưỡng bệnh. Lúc qua đời ngày 19.3.1981, một tay Má tôi an táng Dì tại Nghĩa địa làng, gần Pháo Binh. Dì Ba Thơm là chị ruột của Má tôi.
    (3) - Jean Maurice 62 tuổi, đi Tây năm 1962, hiện sống với bà vợ sau (người Thượng) và con tại thành phố Pau, miền Nam nước Pháp.
    - - Jannne Maurice, 60 tuổi, hiện ở tại Riom, cách Clairmont Ferrand 20 km, chồng 1 con.
    - - Jacques Maurice, 58 tuổi, giáo sư đại học, hiện ở Toulouse, vợ 1 con.
    - - Roger Maurice, 57 tuổi, Bác sĩ ở Pau, vợ 2 con.
    (4) - Năm 1981 bà Huấn qua đời tại VN. Năm sau gia đình ông Huấn được con cái ông Delors (người hùn vốn khai thác đồn điền với ông Maury) bảo lãnh sang Pháp. Cuối năm 1996 ông mất. Ông bà VNH có tất cả 12 người con. Hiện 6 người ở Pháp và Thụy Sĩ, 4 người ở Mỹ. Không kể VNN đã tử nạn ở VN trước 75.
    (5) Anh Nguyễn Trung Chính, tức nhà thơ Chinh Nguyên e-mail cho người viết biết: “Nhà tôi ở gần nhà ông Huấn nên rất gần suối Maury mà trước đây tôi vẫn gọi là suối Bury…!
    Nhà ông Maury xưa (ông Huấn) và vườn cà phê chung quanh nhà đã bị phá hết để mọc lên những nóc nhà mới hỗn tạp, không trật tự tràn lan trong khu này…!
    Tôi về năm 1990 đã kinh ngạc vì con đường phượng xưa từ đầu kho bạc qua ngôi nhà Nicolas giữa hai bên vườn cà phê để tới nhà ông Huấn và về nhà tôi đã thực sự biến mất…! và tôi đã bị ngỡ ngàng và lạc lối…!”

    Còn anh Y Nuh Ktla hiện ở North Carolina cho biết: “Vườn cà phê sau nay thành Trung Học Hưng Đức và Nhà Thờ Quân Đội”.
    Về suối Maury anh nói:”Ea Tam phát nguồn từ buôn Ko Tam (tức cái đầu nguồn của buôn Tam), nằm trên đường số 10, Quốc lộ 21 đi Nha Trang. Sau đó chảy xuống Thác Nhà Đèn rồi tới buôn A Lê A. Tại đây con suối được mang tên Mouri (M). M là tên một người Tây có đồn điền cà phê, ngay phía trái chợ A Lê A. Từ đó tiếp tục chảy xuống cầu Ea Tam (tức cầu 14, nay gọi là Cầu Trắng) rồi lần lượt chảy qua Ea Knir, sông Krong Ana, sông Mêkông, sông Cửu Long ra biển”.

    ReplyDelete
  43. Từ đó tiếp tục chảy xuống cầu Ea-Tam (tức cầu 14, nay gọi là Cầu Trắng)

    Đọc cái chữ tức nấy thấyTỨC thiệt!
    Cầu Ea-Tam dưới cổng số 1 mà là cầu 14 cách Thị xã 14 cây số về hướng đồng bằng miền nam, nay là địa giới hành chánh giữa tỉnh Đắc Lắc và tỉnh Đắc Nông

    ReplyDelete
  44. Phi Toàn ơi ,
    Trang chủ cũng biết chắc là Cầu Trắng không phải là cầu 14, vì cầu Trắng nằm gần khu vực gần trường Lasan đồi ngày xưa, còn cầu 14 thì Kim Chi rành quá xá rồi. Hai bạn ở ngay thành phố BMT , PT chắc thành thổ địa rồi, làm ơn nói rõ ràng cái dòng suối chảy xuống cầu Ea Tam nghe.

    ReplyDelete
  45. SM có biết thêm vài chi tiết này,
    - Từ khu vực phía tây, một nhánh sông Serepok bắt nguồn từ Cam Bốt chạy xuyên Ban Mê Thuột cắt Quốc Lộ 14 ở phía Nam thị xã 14 km (cầu 14).
    -
    Sông Serepôk dài 406 km và có nhiều thác ghềnh hùng vĩ còn tương đối hoang sơ như: thác Trinh Nữ, thác Dray Sáp, thác Dray Nu, thác Dray H'linh, thác Gia Long, thác Bảy Nhánh... là những điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch.

    Thế thì con suối nhỏ Mu ri ( Maurice) chảy qua buôn Ale A có liên quan gì đến nhánh của dòng sông Serepok ở cầu 14 đâu.

    ReplyDelete
  46. SÊRÊPÔK - DÒNG SÔNG CHẢY NGƯỢC:
    Nơi khai sinh Sêrêpôk

    Không theo qui luật từ cội nguồn xuôi dòng đổ ra biển lớn như các dòng sông khác, dòng sông Sêrêpôk của vùng Tây nguyên lại chảy ngược lên hướng thượng nguồn và sang đất Campuchia.
    Ngược dòng nước bên đục bên trong
    Bên trái theo hướng nhìn của chúng tôi là dòng Krông Ana đục ngầu, bên phải là dòng Krông Knô quanh năm nước trong suốt. Người dân M’Nông sống ở đây chỉ quen gọi sông Đực (Krông Knô) và sông Cái (Krông Ana), nơi đây còn được người dân gọi là sông “Ngã Bảy”, vì nếu nhìn từ trên những ngọn núi cao sẽ thấy bảy dòng nước chụm lại vô cùng ngoạn mục. Đó chính là nơi khởi đầu con sông Sêrêpôk.
    Hùng vĩ nhất trên dòng Sêrêpôk huyền thoại là thác Dray Nur nằm cách Buôn Ma Thuột 20km về hướng nam. Thác Dray Nur dài trên 250m, cao hơn 30m, nối liền đôi bờ hai tỉnh Đắc Lắc và Đắc Nông. Giữa không khí núi rừng trong lành với vô vàn hạt bụi nước li ti bay bên bờ thác, đứng cách chân thác cả trăm mét vẫn cảm thấy mát mẻ. Nhiều người thích cảm giác mạnh đã vào hang đá trong lòng thác, và hang đá trong lòng thác chính là nét độc đáo riêng có của Dray Nur: “phòng mátxa” nước thiên nhiên. Thiên nhiên đã khéo dựng một vách đá cao chắn một bên vách núi, một nhánh thác nhỏ đổ từ độ cao hơn 20m xuống được các nhà khai thác du lịch làm thành một “phòng tắm” lộ thiên thu hút đông đảo du khách đến đây.

    ReplyDelete
  47. Vì sao Sêrêpôk chảy ngược?

    Được hợp lưu bởi hai dòng Krông Knô và Krông Ana bắt nguồn từ vùng lũng núi của nam Trường Sơn, sông Sêrêpôk có chiều dài 315km (phần chảy trên lãnh thổ VN là 125km). Sêrêpôk không đổ thẳng ra biển Đông như nhiều dòng sông khác mà chảy ngược sang Campuchia trước khi hợp vào dòng Mekong, xuôi về miền Tây Nam bộ VN rồi mới hòa vào biển lớn.
    Theo ông Trương Hoàng Phương - thạc sĩ địa lý tự nhiên, giám đốc Công ty VietMark, do dãy núi Trường Sơn Nam là đường phân thủy (chia nước) của những hệ thống sông chảy về đồng bằng duyên hải phía đông và đổ về biển Đông và hệ thống sông đổ về phía tây là phụ lưu của sông Mekong. Sêrêpôk là một trong số ít dòng sông không tuân theo qui luật chảy về biển Đông mà ngược lên phía tây hiếm hoi đó. Đây là dòng sông khá đặc biệt vì nó là hợp lưu của hai sông Krông Knô và Krông Ana, cả hai đều “nổi tiếng” hiền hòa, nhưng khi hợp thành Sêrêpôk thì trở nên “hung dữ” với hàng loạt thác ghềnh liên tiếp như Gia Long, Dray Sap, Dray Nur, Trinh Nữ... với dòng nước chảy xiết khá hiểm trở.
    (nguồn mientrung.com)

    ReplyDelete
  48. NT sẽ gởi Link của Trang thơ đến anh Phan Ni Tấn để anh ấy đọc lời góp ý về chuyện "Từ đó tiếp tục chảy xuống cầu Ea-Tam (tức cầu 14, nay gọi là Cầu Trắng)..." của bạn thơ Sao

    ReplyDelete
  49. Hì...Hì...
    Bạn thơ NHƯ THƯƠNG ơi!
    "Làm ơn mắc oán" hén?
    Mất công tìm tài liệu để giải thích dùm tên một con suối mà sao nghe nó "lùm xùm" quá.
    Đã không mang ơn còn bày đặt phê bình nầy nọ.
    Xin cho hỏi là có bực mình không mà căn cứ vào giờ vô comment trên Trang Thơ ngó bộ...SỚM DZỮ vậy?

    ReplyDelete
  50. Bạn thơ Phi Toàn ơi,

    Cho NT mượn bàn rượu của bạn để tía lia một chút nghen

    Bạn thơ Sao ơi, hì hì ... để xem giữa hai quan anh Tấn và Sao ai đúng và ai chưa đúng ... rồi thì quan em NT sẽ hưởng sái ! Anh Tấn cũng thuộc gốc thổ địa Bmt đấy !

    Dậy sớm để KHĂN GÓI QUẢ MƯỚP DỌN NHÀ tuần sau đó ...
    Rõ khổ !

    ReplyDelete
  51. KC xin chúc mừng SN Phi Toàn -PhiBảo có 3ngày(từ7--> 10) vui vẽ,hạnh phúc,say sưa vớibạn bè-gia đình để cám ơn sự có mặt ở trên đời....Mong có một ngày không xa sẽ cùng nâng ly hai bạn với những người thân yêu để ôn lại BMT một thời PT nhé
    cám ơn chị SM NHỜ VẬY giác quan thứ 6 mới hoạt động,(..ngứa lổ tai )vì nghe nhắc đến cầu 14 Là thổ địa nên em xin xác nhận lời anh Sao là đúng hơn PNT từ phía tây cao nguyên Đăk lăk 2nhánh Krông Ana + Krông Nô hợp lưu tại Buôn TRĂP chảy ngược về đồng bằng Cam pu chia theo hướng đông qua tây chảy qua cầu 14 tạo thành nhiều thác rất đệp ở tại cầu 14 còn địa danh Cầu Etam chỉ là dòng suối nhỏ ở cây số1 của thành phố chảy về cầu 14 nhập vào sông cầu 14 mà ta còn gọi là Sê rêpốk
    em chúc vui tất cả

    ReplyDelete
  52. Doc nhung comment cua cac ban tho noi ve song suoi o DARLAC that la phong phu, cx cam on cac ban da co cong suu tam de nhung nguoi o BANMETHUOT tu tam be nhu cx, nay moi duoc biet tuong tan.
    Nhan day cx cung co mot thac mac ve ten cua BMT. Theo tien si LEVAN LAN,nha su hoc cua VN hien thoi giai dap trong duong len dinh OLIMPIA noi la:ten DAKLAK la ten nguyen thuy cua BMT, ten DACLAC la ten thoi PHAP thuoc cho den thoi "Nguy", cx chang thay ong ta nhac den tu DARLAC va banmethuot nhu mot thoi chung ta van thuong dung,nen cx cung co phan thac mac, vay cac ban co the muon san cua PHI TOAN ban them ve van de nay
    khong?

    ReplyDelete
  53. Dường như vấn đề nầy, hồi năm ngoái đã có một bạn thơ nhắc đến rồi.
    Nhân tìm được một tài liệu có tính chất sơ khai, post lên để bạn thơ CỎ XANH khỏi mất công lục lại.

    Buôn Ma Thuột (hay Banmêthuột) là thành phố tỉnh lị của tỉnh Đắk Lắk và là thành phố lớn nhất ở vùng Tây Nguyên Việt Nam.
    Buôn Ma Thuột gốc tiếng Ê Đê, nghĩa là "bản hoặc làng của Ama Thuột", nó xuất phát từ tên gọi buôn của A ma Thuột - tên một vị tù trưởng giàu có và quyền uy nhất vùng; để rồi từ đây hình thành nên các buôn làng xung quanh, phát triển thành thành phố Buôn Ma Thuột ngày hôm nay.
    Lịch sử
    Thuở xưa, đây là vùng đất của người Ê Đê Kpă với khoảng 50 nhà dài Ê Đê nằm dọc theo suối Ea Tam do tù trưởng A Ma Thuột cai quản.
    Với lợi thế là trung tâm của Darlac cũng như toàn Tây Nguyên, một vị trí có tầm chiến lược về quân sự và kinh tế của cả vùng, lại nằm gọn trên một cao nguyên đất đỏ màu mỡ và bằng phẳng, năm 1904, khi tỉnh Darlac được thành lập, Buôn ma thuột được chọn làm cơ quan hành chính của tỉnh này thay cho Bản Đôn.
    Ngày 5 tháng 6 năm 1930, Khâm sứ Trung Kỳ ra nghị định thành lập thị xã Buôn Ma Thuột.
    Dưới thời Việt Nam Cộng hòa thị xã này có tên là Ban Mê Thuột.

    ReplyDelete
  54. Phi Toàn xin giải thích cho Trang thơ như sau:
    Cầu Trắng chính là cầu Duy Hoà, cách TP BMT khoảng 7km, nghĩa là cách cầu 14 khoảng 7km
    Còn đia danh Buôn Ma Thuột, nhà sử hoc Lê Văn Lan cũng chưa giải thích rõ
    Khi chưa có gia đình, người ta đặt thêm từ Y (nếu là con trai) hoặc H (Con gái) trước t ên người ấy, lúc ấy Toàn đ ược mọi người gọi là Y Toàn .
    Từ Ama-Amí nghĩa là bố -mẹ, cũng như người Việt khi có con, người ta gọi theo tên con.
    Khi đã có gia đình, Con PToàn tên Thiện, mọi người gọi Toàn là AMa Thiện, và gọi vợ Toàn là AMí Thiện. Cũng có khi người ta gọi tắt là Ma Thiện, Mí Thiện.
    Vậy Buôn Ma Thuột đúng là buôn của bố ông Thuột, còn tên thật của ông ta là gì chắc không ai biết.
    Một vài suy nghĩ riêng của PToàn, nếu chưa đúng xin mọi người cho ý kiến thêm.

    ReplyDelete
  55. Chào bạn thơ PHI TOÀN.

    Chúc Sinh Nhật vui vẻ, trẻ trung. Mong sắp tới được đọc được những bài thơ hay mang đầy sức trẻ.

    Đa số những bạn thơ lớn tuổi ở đây xa rời đất BMT đã lâu nên ký ức có thể lẫn lộn, nhạt nhoà.
    Người hiện đang sống ở đó mà nói vậy có khiêm tốn quá chăng?
    Về Cầu Trắng thì bạn nói đúng 100% rồi, còn gì phải bàn nữa?

    ReplyDelete
  56. Không phải cx thăc măc the ma la cx thac mac ve tu DAKLAK co dung la ten khoi thuy cua BMT khong? va tai sao ong Le Van Lan lai lo di cai ten DARLAC thay vi DACLAC .

    ReplyDelete
  57. Đây nè Cô Nương.

    Tỉnh Đắk Lắk (còn ghi theo tiếng Pháp là Darlac) được thành lập theo nghị định ngày 22 tháng 11 năm 1904 của Toàn quyền Đông Dương và tách khỏi Lào, đặt dưới quyền cai trị của Khâm sứ Trung Kỳ. Trước đó, vào cuối thế kỷ 19, Darlac thuộc địa phận đại lý hành chính Kontum và bị thực dân Pháp nhập vào Lào.
    Đến ngày 9 tháng 2 năm 1913 thì tỉnh này trở thành một đại lý hành chính trực thuộc tỉnh Kon Tum được thành lập cùng ngày. Mãi đến ngày 2 tháng 7 năm 1923 tỉnh Đăk Lăk mới được thành lập lại. Lúc mới thành lập, Đắk Lắk chưa chia huyện, tổng mà chỉ có đơn vị làng (còn gọi là buôn): người Ê Đê có 151 làng, người Bih có 24 làng, người Gia Rai có 11 làng, người Krung có 28 làng, người M'dhur có 120 làng, người M'Nông có 117 làng, người Xiêm có 1 làng. Năm 1931, trong cuộc cải cách hành chính toàn Đông Dương, tỉnh Đắk Lắk được chia làm 5 quận: Ban Mê Thuột, Buôn Hồ, Đăk Song, Lăk và M'Đrăk, dưới có 440 làng.
    Ngày 15 tháng 4 năm 1950 Bảo Đại ban hành Dụ số 6 đặt Cao nguyên Trung phần, trong đó có Đắk Lắk, làm Hoàng triều Cương thổ, có quy chế cai trị riêng.
    Nghị định số 356-BNV/HC/NĐ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ngày 2 tháng 7 năm 1958 ấn định tỉnh Đắk Lắk (được ghi là Darlac) có 5 quận, 21 tổng và 77 xã:
    1.Quận Ban Mê Thuột có 4 tổng: Ea Tam (10 xã), Cư Keh (4 xã), Cư Ewi (6 xã), Đrai Sap (5 xã).
    2.Quận Lạc Thiện (đổi tên từ quận Lăk) có 7 tổng: Đak Lieng (3 xã), Yang Lak (3 xã), Krong Ana (4 xã), Krong Bong (4 xã), Đak Phoi (2 xã), Đak Rohhyo (2 xã), Nam Ka (2 xã).
    3.Quận M'Đrak có 4 tổng: Krong Jing (2 xã), Krong Hing (3 xã), Ea Bar (3 xã), Krong Pa (4 xã).
    4.Quận Đak Song có 2 tổng: Đak Mil (2 xã), Đak Thoc (3 xã).
    5.Quận Buôn Hồ có 4 tổng: Cư Đlieya (4 xã), Cư Kuk (3 xã), Cư Kti (5 xã), Cư Đrê (4 xã).
    Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tách gần như toàn bộ quận Đak Song của tỉnh Darlac, lập ra tỉnh Quảng Đức vào ngày 23 tháng 1 năm 1959. Như vậy tỉnh Darlac còn lại 4 quận. Sau đó quận M'Đrak lại bị xé lẻ, một phần nhập vào tỉnh Khánh Hòa.
    Ngày 20 tháng 12 năm 1963, lập thêm một quận mới tên là Phước An, quận lỵ đặt tại Phước Trạch, đến ngày 1 tháng 9 năm 1965 chuyển về Thuận Hiếu. Sau này lại bỏ cấp tổng, nên chỉ còn cấp quận (4 quận) và xã.
    Tỉnh Đắk Lắk của nước Việt Nam thống nhất từ năm 1976 hình thành từ hai tỉnh Darlac và Quảng Đức, có diện tích lớn thứ hai Việt Nam sau tỉnh Gia Lai-Kon Tum, gồm thị xã Buôn Ma Thuột và 5 huyện: Krông Buk, Krông Pach (tức Krông Pak), Đăk Mil, Đăk Nông và Lăk. Tỉnh chỉ lớn nhất nước khi tỉnh Gia Lai-Kon Tum tách làm đôi, khi đó Đắk Lắk diện tích 19.800 km². Số huyện tăng dần cho đến 18 huyện. Từ 1 tháng 1 năm 2004, Đắk Lắk lại được chia thành hai tỉnh: Đăk Lăk và Đăk Nông, nên số huyện giảm xuống còn 13.
    Đắk Lắk là một trong số các địa danh gây nhiều tranh cãi nhất về cách viết, tùy theo góc độ nhìn nhận của ngôn ngữ học, dân tộc học hay xã hội học. Sau đây là một số biến thể của tên tỉnh: Đắc Lắc (hay dùng nhất), Đắk Lắk, Đắk Lắc, Đắc Lắk, Dăklăk, Dak Lak... Theo quy định hiện tại của Chính phủ Việt Nam, địa danh này được viết là Đắk Lắk.

    ReplyDelete
  58. Chúc mừng Sinh Nhật Bạn Phi Toàn! Tiếc thay, bút danh bạn chỉ thiếu có một c1i hì đó như chữ "h" chẳng hạn, nếu không, bạn nghiễm nhiên trở thành "Vua Hài VN" độ nào rồi, phải không Quý bạn Thơ?

    Chúc bạn Sinh Nhật vui vẻ, bình an & rộn ràng, đầm ấm như nụ cười duyên dáng & tươi roi rói của danh hài vang bóng một thời thuở nào trên sân khấu kịch nghệ VN trước 1975.
    "Happy BirthDay Bạn Phi Toàn"

    ReplyDelete
  59. Vay la cai ong tien si tien xiec Le van Lan kia sai, khi ong kông nhac den tu DARLAC do nguoi Phap dat. Co le ong ta khong biet den tu do, ong ta bao la sau nay Cong Hoa Xa Hoi Chu Nghia VN moi lay lai cai ten nguyen thuy cua DACLAC la DAK LAK ma thoi PHAPthuoc cho den 1975 la DACLAC , nhung ca mot thoi song o BMT cx luon luon duoc dung tu DARLAC va BANMETHUOT chu khong dung tu DACLAC vaBUONME THUOT nhu ong LE VAN LAN noi

    ReplyDelete