Hi Như-Thương, Trang chủ và các Bạn, Xem hoa bí và đọc bài thơ "nhớ nhà" quá.
Mùa hè năm nay QH có trồng một dây bí đỏ, sau vườn nhà, thu hoạch được 4 trái, mỗi trái chừng 15 pound. Khi dây bí ra hoa, sáng nào cũng ra sau vườn vừa tưới vừa ngắm hoa .."và vừa ngâm nga..ăn bông bí luộc...mà không có dưa hường nấu canh.."
Cả tuần nay QH "hơi bị bận" chút việc, nên không được ngao du. Xin cáo lổi cùng tất cả các bạn.
Bông bí..luộc.
Mẹ mong gả thiếp về vườn, Ăn bông bí luộc, dưa hường nấu canh...
Dây bí đỏ vốn quen thuộc với người dân quê, được trồng khắp nơi nhất là vùng ven bãi sông, bờ ruộng, nương đồi. Ra giêng, bông bí đã nở vàng.
Mỗi mùa bông bí nở, trai gái bắt đầu những cuộc hẹn hò, khởi đầu mối tình duyên sâu nặng, thành vợ thành chồng:
“Mẹ mong gả thiếp về vườn Ăn bông bí luộc, dưa hường nấu canh”.
Bông bí luộc, dưa hường nấu canh… những món ăn tưởng như đơn giản ấy lại không thể thiếu trong bữa cơm gia đình đầm ấm, nhất là ở vùng nông thôn.
Theo kinh nghiệm dân gian, bí đỏ đóng vai trò khá quan trọng cho việc phát triển thị giác, điều hòa hệ miễn dịch, tăng trưởng xương, nhuận trường, bảo vệ da, bồi dưỡng thần kinh. Vì vậy, bí đỏ được coi như một món ăn “trường sinh bất lão” bên cạnh các món cao lương mỹ vị khác.
Mỗi khi đến mùa bí đỏ, mẹ tôi thường chọn những trái tròn, mập, vỏ cứng, có màu vàng cam đậm đem cất trong buồng dưới nền đất cho mát để dành mùa đông. Cứ độ tháng 8, tháng 9 âm lịch, dải đất miền Trung lại gồng mình chịu đựng những cơn mưa dài ngày, những đợt lụt lớn. Trong cái thời tiết khắc nghiệt, thức ăn khan hiếm ấy, bấy giờ chỉ cần một nắm đậu phụng, ít đường là có được một tô canh bí đỏ ấm áp, đậm đà.
Thật ra dây bí đỏ từ quả, lá, hoa, hạt đều có thể chế biến thành các món ăn ngon. Đọt bí dùng để xào hay nấu canh, hạt bí rang cũng là một món ăn rất thú vị cho cánh đàn ông khi “trà dư tửu hậu” hay chị em phụ nữ “lai rai câu chuyện”. Đặc biệt có nhiều món ăn khá độc đáo từ bông bí. Do bông bí có số lượng ít nên người ta thường hái cùng với đọt bí còn non. Chỉ một thoáng dạo quanh vườn hay trên nương rẫy đã có được một rổ rau bông bí còn vương vài giọt sương mai.
Bông bí đem về xẻ một đường để moi tim ở giữa vứt đi, tước cạnh chung quanh bông và lớp da nhám ngoài cuống, sau đó rửa sạch để ráo. Bông bí luộc vài phút trong nồi nước sôi là đủ chín; vớt ra để nguội, vắt bớt nước nhưng không được khô quá. Bông bí luộc chấm nước kho cá, kho thịt hay chấm nước tương dầm ớt ăn với cơm nóng tuyệt không gì bằng! Nhai từng cọng bông bí luộc người ăn cảm nhận được cái vị ngòn ngọt, một chút bùi bùi, phần tiếp giáp giữa cuống và bông có cảm giác dai dai. Ngoài ra, bông bí còn dùng để nấu canh, xào tỏi, xào thịt bò, xào nghêu,… Khi xào bông bí phải canh cho vừa đủ chín mới còn giữ được độ giòn. Cầu kỳ hơn là đưa vào lòng bông bí thịt heo bằm nhuyễn đã trộn với các loại gia vị, cột túm lại đem hấp. Lúc ăn cắt thành từng khúc đặt ra đĩa, người ăn sẽ thưởng thức cái hương vị vừa thơm vừa béo rất là lạ.
Lại một mùa bông bí chớm nở, trong cái nắng của ngày giêng hai, những bông bí màu vàng lung linh như mời gọi bàn tay thôn nữ đến hái về:
“Ai chèo ghe bí qua sông Đạo nghĩa vợ chồng nặng lắm anh ơi!”(sưu tầm).
Mẹ mong gả thiếp về vườn, Ăn bông bí luộc dưa hường nấu canh. Nhưng mình mê cái thẻ xanh. Mình bay đi mất bỏ anh một mình. Anh ngồi ngắm nghía chữ tình, Anh thương mình lắm sao mình phụ anh? Thương mình từ thuở tóc xanh, Tới khi sương trắng trên cành rụng rơi. Tim anh tan nát tơi bời, Vì màu xanh ấy nên đời anh...tiêu!!!
Rút kinh nghiệm, PC không vào comment đầu tiên. vì cái đầu tiên thường....bị xóa, hì hì.
Nghe QH nói về Ăn hoa bí đỏ chợt PC nhớ lần đi BMT lần thứ 2 được Anh Phong và bà xã đải ăn bông bí nhồi thịt ngon nhớ đời ! đây có lẽ là món ăn dân gian trân quí.
NT đúng là nói thơ, chỉ có cái bông bí mà cũng làm được bài thơ dài, hay thiệt.
Hồi PC còn ở từ ngoài Bắc, bông bí cũng là món ăn chống đói, bí đỏ rất dễ trồng, với đất đồi núi chỉ cần cuốc 1 lổ nhỏ bỏ hạt vào thì có ngay 1 dây bí, với vùng đất màu mở như vùng Yên bái thì 1 dây bí có thể cho chừng chục trái to. Dây bí ra hoa đực trước sau đó khi hoa đực nỡ vài cái thì hoa cái mới chịu nỡ sau ! Thiên nhiên cũng phân biệt đó nha ! Khi hoa cái nỡ vào sáng sớm PC ngắt 1 bông hoa đực úp vào hoa cái là bảo đảm đậu trái ngay, tất cả hoa đực khác thì thoái mái cho vào nồi mà luộc... Thường thì 1 nhánh bí nên để 1 trái thôi, ngắt đọt cho nó nhảy nhánh, từ những nhánh đó sẽ có thêm trái, nếu không ngắt đọt thì nó dài ra mà trái không nên thân gì.
Ngoài Bắc có giống bí nếp gân xanh ăn dẽo và ngọt, làm đủ món ăn mà không chán, thèm ngọt thì nấu chè cũng ngon. Tuy nhiên ngon nhất là ăn vụng, hì hì. PC nhớ có 1 lần trên vùng Sơn la, lúc cả ngàn người lên đó thi bí đỏ là sản phẩm được quản lý, không ai có thể trồng và ăn riêng nữa, nhóm PC được phân ra làm vườn. Đến cuối vụ thu hoạch cuốn dây thì PC dấu 1 trái to đưới đống lá khô, đến chiều đốt đống lá để lấy tro làm phân lại, mình chất đống lá vừa đủ để nướng trái bí chín là nó tàn. Sáng hôm sau ra vườn lại thì cả nhóm anh em có thêm 1 bửa cải thiện ngon ơi là ngon, 2 người ăn 2 người canh, và thay phiên. Trái bí nầy ăn ngon nhất trong đời...
Chuyện bông bí trong bài thơ của NT hấp dẫn như thế này ...
Hai tuần nay rồi, NT viếng bác sĩ mỗi ngày thiệt là thân thiết (!), nên thấy bên hàng rào B-40 có một dây bí rợ lủng lẳng trái và vàng rực những đóa hoa cùng nụ
Khổ một nỗi là dây bí nằm giữa những chiếc xe đã bị đụng méo mó (một garage sửa xe) và phòng mạch bác sĩ (!!!)
May mắn là NT " mình hạc xương mai " nên chen vào chính giữa để NGẮM NỤ BÔNG BÍ VÀNG của xứ người ...
Thế là " nhớ nhung ngập tràn " ... Nhớ những bó bông bí của những gùi Thượng bày bán ở chợ Lạc Giao cùng với măng rừng xỏ xâu, dưa gang, dưa leo Thượng Nhớ món bông bí dồn thịt chưng cách thủy là món NT khoái khẩu vào mùa hè Còn nữa ...
Nhớ món bí hầm dừa - thiệt là bá cháy khi món này nấu như canh thập cẩm chay ! Lại nhớ bí hai da của Ban mê thuột - không có nơi nào có bí ngon như bí Bmt cả ! Nó thiệt dẻo và bùi ...
Mẹ mong gả thiếp về vườn, Ăn bông bí luộc dưa hường nấu canh. Nhưng mình mê cái thẻ xanh. Mình bay đi mất bỏ anh một mình. Anh ngồi ngắm nghía chữ tình, Anh thương mình lắm sao mình phụ anh? Thương mình từ thuở tóc xanh, Tới khi sương trắng trên cành rụng rơi. Tim anh tan nát tơi bời, Vì màu xanh ấy nên đời anh...tiêu!!!
NT tiếp nghen bạn thơ Sao ...
Nhưng mà anh có còn yêu Hỏng nhiều thì ít ... dáng Kiều năm xưa ?
"... Khi hoa cái nỡ vào sáng sớm PC ngắt 1 bông hoa đực úp vào hoa cái là bảo đảm đậu trái ngay, tất cả hoa đực khác thì thoái mái cho vào nồi mà luộc... Thường thì 1 nhánh bí nên để 1 trái thôi, ngắt đọt cho nó nhảy nhánh, từ những nhánh đó sẽ có thêm trái, nếu không ngắt đọt thì nó dài ra mà trái không nên thân gì..."
NT học của bạn thơ Phượng Các điều này đó ... NT mà có miếng đất riêng hả ... NT khoái trồng vài liếp cải, khóm rau, dây bầu, dây bí rồi dây bí rợ ... nghe thiệt là nhàn hạ phải không các bạn thơ ?
Vườn nhà của SM chỉ đủ để các chậu hoa hồng, vài thứ rau thơm, bạc hà và 3 cây cà chua là hết chỗ. Nếu có thả được vài dây bí rợ thì đúng là không dám ngắt đọt ngắt hoa mà ăn, hàng ngày ra ngắm họa may, quơ sạch thì một dĩa xào tỏi thôi cũng chẳng đủ, ai ăn ai đừng. Mua ở tiệm người Việt, người Miên thì họ cho biết gốc trồng từ Fresno, chỗ Song Kim ở, không phải lúc nào thèm ăn cũng có, phải đợi tới mùa. Hên thì tới trước gặp và mua 2,3 bó tươi còn cứng đặng về cho dễ lặt, ngồi siêng năng tước từng cọng lá rồi thong thả khéo léo uốn từng đọt non. Sau lá thứ ba coi như già rồi, nhám ăn không ngon, có người còn cẩn thận dùng hai bàn tay mà vò lá nữa chứ. Hoa bí tiệm người Mễ cũng thấy bán nhưng mắc hơn nhiều, ăn cho đã một bữa nhồi với thịt heo thì còn mắc hơn thịt bò hảo hạng nữa. Riêng quả bí cũng nhiều loại kích thước khác nhau và đủ màu sắc, vừa bằng nắm tay trông thật xinh xắn hay chễm chệ cỡ cái bàn nhỏ , xê không nổi đều thấy hết. SM chỉ thích bí xanh lỡ cỡ bằng cái tô nhỏ hầm nồi áp suất với nước cốt dừa mềm cả vỏ luôn, tuyệt vời, bở như khoai lang BMT, để hôm nào nấu thì thông báo rộng rãi cho các bạn nếm thử nghe.
Chào NT,bài thơ bí nụ hoa vàng thật dễ thương,hình ảnh Banmê lại hiện về với màu hoa vàng rực rỡ,trái bí ăn ngọt thơm bùi khi "um"lên hay xào tỏi.Món này người dân BMT rất ưa chuộng nhất là bí vỏ xanh ruột dẻo.Chuyện trái bí và đọt bông bí làm TH.Thanh liên tưởng đến một câu chuyện cũng mới xảy ra gần đây khi Th.Thanh về BMT thăm quê nhà
Sáng sáng vào khoảng 6,7 giờ Th.Thanh ra trước nhà quét sân,thường thấy 1 bà dân tộc Thượng guì bí,bầu đọt bí đọt lang hoặc trái cây ra chợ bán.Hôm đó Th.Thanh kêu bà lại mua 2 trái bí,một mớ bông bí cùng mấy trái mãng cầu xiêm,thế là đã lưng lững gùi,còn một ít người hàng xóm ra mua là hết sạch.Bà vui vẻ vội vã ra chợ gần đó để mua sắm.Khoảng tiếng đồng hồ sauTh.Thanh đang chưng dọn trái cây lên bàn thờ thì nghe tiếng gọi...ơi ơi...,nhìn ra thấy bà Dân tộc miệng cười toe,hàm răng đen sún gần hết miệng móm mém,tay cầm nắm tiền... "Cái mày ơi mày đưa tao nhiều tiền quá,cái tiền này tới nữa triệu đồng bạc đó ".Tôi ngẩn người,à có lẽ sáng nay thay vì đưa cho bà 5chục ngàn thì tôi đưa tờ 500000." Tôi nói thấy bà nghèo khổ tôi cho bà đó. Bà cười nói không lấy đâu,có trái bí ,trái mãng cầu với bông bí mà lấy của mày nhiều tiền quá không lấy đâu....Tôi nhìn bà hàm răng đen sún rụn,mái tóc bạc lưa thưa,làn da nhám sần sùi nhưng bà vui vẻ lắm .......các bạn ạ câu chuyện là vậy.
Chiều buồn anh ngắm trời mưa, Giọt dài giọt vắn lưa thưa nỗi buồn. Tình mình như cánh chuồn chuồn, Khi vui nó đậu khi buồn nó bay. Anh mong mình lắm có hay? Tháng giêng tháng chạp mình quay trở về. Về đây ngắm lại sông quê, Hay bông bí ấy đã chê đất phèn? Không sang nhưng cũng chẳng hèn, Ơi bông bí nhỏ đừng quen đèn màu. Về đây thắp ngọn dầu hao, Dáng Kiều ngày nọ làm sao nhạt nhoà? Anh mơ bí lại trổ hoa, Nhớ người năm nọ, nhớ xa nhớ gần.
Bài thơ vẽ được trọn vẹn cảnh nhà quê ở Việt Nam như thế này , thì làm sao người tha hương đọc, lại chẳng chạnh lòng nhớ tới quê hương...
Cái duyên dáng của bài thơ là cho ta thấy lại cảnh thôn quê dân giã, với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam mặn mà, chịu thương chịu khó...
Liếp cải, khóm rau, dây bí, giây bầu...trồng quanh nhà , vừa có cái ăn và vừa có cái mang ra chợ bán phụ thêm mắm muối cho gia đình, đều do một tay người phụ nữ vun vén, đảm đang...
NHƯ THƯƠNG đã vẽ lại hình ảnh mà cỏ xanh nghĩ rằng nó luôn sống mãi trong tâm hồn chúng ta cùng năm tháng...
Mấy câu thơ của CỎ MAY lại xui nhớ lại hai câu lục bát không biết nên xếp nó vào loại nào. Hay ta cứ cho nó là ca dao cho nó mặn mòi tình quê vậy.
"Râu (đầu) tôm nấu với ruột bầu, Chồng chan vợ húp, gật đầu khen ngon."
Hai thứ đều lạt nhách, nấu thành một tô canh rõ ràng là dở ẹc, nhưng nó mô tả cái tình nghèo nơi thôn quê thiệt đậm đà. Khi yêu thương nhau thiệt sự thì chỉ cần có nhau là đã ngập tràn hạnh phúc, vật chất chỉ là những cái phụ không tạo nên hạnh phúc mà người ta mong đợi đâu.
Xin đính kèm một bài thơ trào phúng của Bút Tre về chuyện nầy:
Râu tôm nấu với ruột bầu, Vợ chan chồng húp khen giàu canxi. Được thể vợ càng phát huy, Cả tuần cứ thế tì tì bầu - tôm. Anh chồng phát ớn nhảy chồm: "Sao cô quá thể toàn tôm với bầu? Tiền đưa đi chợ để đâu, Mà chừ nấu nướng phát rầu như ri?" Cô vợ cái mặt lì lì: "Tiền đưa đi chợ tôi đi...ăn hàng!"
Cũng như các Bạn, ngày xưa VK thích món bí đỏ "Um thịt bầm" do Mẹ làm, thật khoái khẩu . Hôm nay đọc bài thơ của NT . Hình ảnh của Mẹ lại về với VK trong bùi ngùi thương nhớ, và đâu đây VK nghe như có giọng ca của một nữ ca sĩ nào đó cất lên bài hát " Mẹ Tôi" của Nhị Hà . - Chiều nay, đốt hương tưởng niệm trước mồ . - Nhìn khói đau lòng tưởng nhớ năm xưa . - Công ơn sinh thành, ngày nao đền trả . - Mẹ ơi ! con nguyền nhớ lời Mẹ khuyên . . .
Bài thơ "Bí Nụ Hoa Vàng" NT viết lên trong lúc "Tức cảnh sinh tình" đáng chú ý nhứt hai câu cuối : -Thôi em, lặng lẽ nổi sầu -Vàng hoa đã úa, nhạt màu bí xưa . Không biết có phải tác giả muốn gởi tâm sự của mình vào đây chăng .
Bữa nay hơi “hưởn đãi”, xin nói một chút về cái chuyện bông, chuyện hoa. Ca dao nói lên cái mong ước của người con gái những mong được gả về vườn ăn bông bí luộc thôi đã hạnh phúc lắm rồi, đằng nầy các bạn thơ mô tả cũng là bông bí nhưng nhiều thứ chế biến sang trọng quá!
Nhân chuyện kể của bạn thơ PHƯỢNG CÁC, tui xin “hùn vốn” một chút. Lúc bị sụp hầm, mỗi buổi đi làm rẫy về tui thường hô hào anh em mỗi người vác về một cây lồ ô dài khoảng 6 thước dựng giàn mướp chung quanh lán và dài theo hàng rào phòng thủ để “cải thiện”. Trái mướp khi lớn thì dài nên phải làm giàn cao quá khỏi tầm với, hơn nữa ban đêm khi bước ra ngoài giải quyết bầu tâm sự, rắn lục xanh nó đeo xà nùi trên giàn mướp hút gió. Nghe hơi người đi ngang nó thòng đầu xuống cả bầy ớn lắm! “Mèo trắng mèo đen gì cũng được, miễn bắt được chuột đều tốt cả!” Câu châm ngôn nổi tiếng đó áp dụng trong trường hợp nầy cũng đúng. Không có bông bí thì ta xài đỡ bông mướp, miễn ăn vô không chết thì thôi. Thường 5:00 sáng kẽng báo thức dậy tập thể dục. Tui phải tranh thủ lọ mọ dậy từ lúc 4:30 để đi làm người tiền sử: “hái lượm”. Tháng sáu trời mưa, trời mưa không dứt... Giàn thì cao quá đâu có với tay tới mà hái được bông, đành phải lum khum lượm những bông rụng chèm nhẹp nước mưa dưới đất bỏ vô bao cát Mỹ. Đó thường là những bông đực, sau khi hoàn thành nhiệm vụ lịch sử chàng buông tay té xuống. Trung bình mỗi sáng tui thu hoạch được nửa bao. Đem về chia làm hai lần luộc lên chấm nước muối ăn kèm với nửa chén cơm cũng qua được cái đận gian nan rồi cũng mạnh giỏi. Vô tiền khoáng hậu hén? Đâu có ai làm như tui. Bởi vậy bây giờ nghe kể bông bí dồn thịt, bông bí xào...nghe thiệt tủi thân cho một đoạn đời.
...bí đỏ được coi như một món ăn “trường sinh bất lão”. Vậy bông mướp luộc chấm nước muối cũng “bất lão trường sinh” hén bạn thơ QUÊ HƯƠNG? Bằng chứng tới bây giờ tui vẫn còn mạnh lành tráng kiện không thua gì tụi thanh niên đây. Ai gặp tui rồi chắc biết.
Hai, ba ngày nay QH cũng đôi phần "rảnh rỗi" nhưng chưa có nhiều thời gian (cái này sư mẫu lên tiếng ngay, QH thì lúc nào mà rãnh đâu).
Đọc qua các góp ý của các Bạn, càng làm cho người nào xa quê hương càng nhớ nhiều, nhứt là những cái hết sức đơn giản mà chỉ quê hương mới có, ở Mỷ đến mùa hè, (Cali hay Florida thì khác rồi quanh năm ấm áp nên lúc nào cũng có thể có "bông bí")..còn nơi QH đang tạm cư thì "dây bí đã tàn từ tháng 10 rồi" bây giờ mà muốn nìn cái bông bí thì chỉ có nước nhìn trong Trang thơ hay lên Google mà tìm bông bí on-line..Thực ra hàng năm đều trồng một dây bầu, dây bí.. để mà nhìn cho đở nhớ nhà thôi chứ có thu hoạch là bao.
Nói như bạn Sao nói thì cũng đúng lắm, trường sinh đâu chưa thấy nhưng chắc là có lúc nó đã giúp mình qua cơn khốn khố, giống như Huynh Phượng-Các cũng vậy..còn các Cô, các Bà thì chà cái này phải vào Food Network rồi..tha hồ chế biến. Có đều chắc chắn là..có thêm nhưng (nhân) thịt thì phải ngon hơn là "bông bí luộc.." rồi.
Hôm nay QH chỉ có một chút nói về chuyện BÔNG và HOA.
Không biết khi nào, người dân Nam bộ lúc nào cũng dùng chử BÔNG để chỉ hầu hết các loài HOA, bông mười giờ, bông súng, bông khế, bông so đủa, bông bí rợ, bông vạn thọ...rồi kể cả bông hồng, bông cúc...
Rồi có lẻ nhờ cái văn chương bình dân đó..nó dể nhớ, dể lôi cuốn vào trong dân gian nhanh hơn và mạnh mẻ hơn những từ ngử văn hoa mà chỉ có ai có cơ hội đến trường mới học mà biết được.
Đây là cái đặc trưng cho người dân của Nam kỳ Lục tỉnh ngày xưa. Còn hôm nay thì không biết.
Vậy thì hổng lẻ dân Nam Bộ xài chử không đúng sách vở sao vậy cà?
Ủa nói vậy thì khi nào mình xài chử BÔNG HOA.
Thôi thì tạm thời trong khi chờ đợi các Bạn thơ giải đáp cho thắc mắc thì thì QH tui tạm thời gọi là bông..bí, bông bầu...vậy.
Rõ ràng đó là một cách nói trại ra để tránh phạm huý. Còn tại sao tránh phạm huý mà nó xa lơ xa lắc như vậy là nó như vầy: Nếu gọi là đọc trại thì HOA phải đọc là HUÊ chớ sao lại thành BÔNG? Nguyên vợ Vua Minh Mạng tên là Hồ Thị Hoa nên người ta kỵ huý phải đọc trại chữ HOA thành chữ BÔNG.
Lại có tên một bản nhạc thời kỳ Ca Khúc Chính Trị nở rộ ở miền Nam có tên NHỮNG BÔNG HOA TRÊN TUYẾN LỬA. Hì...Hì...Cái vụ nầy thiệt khó giải thích đây. Văn học đàng hoàng chớ có phải Bình Dân Học Vụ đâu?
Xin lụm một miếng những từ đọc trại ra để tránh phạm huý. Tui thấy tiếng miền Nam phần nhiều lọt vô khoảng nầy.
Trại âm: là trường hợp đọc trại khi xướng âm. Khi chuyển qua quốc ngữ trại âm này viết thành trại chữ. Triều Nguyễn phổ biến mấy chữ “nguyên” trại thành “ngươn” (tên chúa Nguyễn Phúc Nguyên, nên ta thường thấy một số sách quốc ngữ viết Nguyên Thủy Thiên Tôn thành Ngươn Thủy Thiên Tôn); “cấm” thành “kim” (thực húy của Nguyễn Kim là Nguyễn Cấm), “ánh” thành “yểng” (tên vua Gia Long), “cánh” thành “kiểng” (nhiều người cho là kỵ húy Hoàng tử Cảnh, nhưng có người cho rằng do tôn kính Nguyễn Hữu Cảnh. Thuyết sau đúng hơn vì chỉ thấy ở Miền Nam), “đảm” thành “đởm” (tên vua Minh Mạng), “hồng’ thành “hường” (tên lót vua Tự Đức); “nhậm” thành “nhiệm” (tên của vua Tự Đức); “tông” thành “tôn” (tên vua Thiệu Trị là Miên Tông), "chu” thành "châu” (tránh tên Nguyễn Phúc Chu), “võ” thành “vũ” để tránh vương hiệu Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát); “phúc” thành “phước” (chữ lót quốc tính nhà Nguyễn); “hoàng” thành “huỳnh” (Chúa Nguyễn Hoàng), “hoa” thành “bông” (vợ vua Minh Mạng là Hồ Thị Hoa), “dung” thành “dong’ (vua Thiệu Trị tên là Miên Dung), “duyệt” thành “dượt” (kính trọng Lê Văn Duyệt, nên đôi khi ta thấy chữ dượt binh), “hoạt” thành ”hượt” (chúa Nguyễn Phúc Khoát còn có tên là Hoạt), “nghĩa’ thành “ngãi” (tránh vương hiệu chúa Nghĩa), “nhân” thành “nhơn” (do tôn kính Nguyễn Thành Nhân), “thái” thành “thới” (Chúa Nghĩa có tên Nguyễn Phúc Thái), “tính” thành “tánh” (Võ Tánh thực húy là Tính), “bữu” thành “bảo” (vua Thành Thái tên là Bửu Lân), “tùng” thành “tòng” (Nguyễn Phúc Chu có tên khác là Tùng)... và còn nhiều trường hợp khác nữa.
Bạn Sao à. Khất lại cái vụ BÔNG HOA qua ngày mai nha. QH đang sửa soan đi mần ăn.
Bây giờ thì ráp cái câu mà Sư M6a4u hỏi rồi làm thêm một lô "món ăn quê hương"
""..Thương chồng nấu cháo le le Nấu canh bông bí, nấu chè hột sen."
..Trời mưa cho ướt lá dừa Cho tươi luống cải cho vừa lòng em. Cho em hái đọt rau dền, Nấu tô canh ngọt dâng lên mẹ già. Râu tôm nấu với ruột bầu Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon. Bồng em đi dạo vườn cà, Cà non chấm mắm, cà già làm dưa. Chồng chê thì mặc chồng chê, Dưa khú nấu với cá trê ngọt lừ. ... Tôm rằn lột bỏ đuôi Giã gạo cho trắng mà nuôi mẹ già. Ba tiền một khứa cá buôi Cũng mua cho được để nuôi mẹ già.
Này đây là những món ngon dành cho vợ chồng con cái:
Cơm trắng ăn với chả chim (Chồng đẹp vợ đẹp những nhìn mà no). Thương chồng nấu cháo le le Nấu canh bông bí, nấu chè hột sen. Bậu câu cá bống, ngắt đầu kho tiêu Kho tiêu, kho mở, kho hành Kho ba lượng thịt để dành cho em ăn. Sống thì cua nướng, ốc lùi Chết cũng nên đời, ăn những miếng ngon. Sống ở trên đời ăn miếng dồi chó Chết xuống âm phủ biết có hay không?
Lanh chanh tìm được có một câu ca dao nầy, hy vọng làm hài lòng Sư mẫu.
Thương chồng nấu cháo le le, Nấu canh thiên lý, nấu chè hạt sen.
Đầu tiên là hoa thiên lý, loại hoa mùa xuân - hè mà ba miền đều có. Hoa thiên lý dùng nấu canh, là món ăn dân dã mà có tính tráng dương Thương chồng nấu cháo le le, Nấu canh thiên lý, nấu chè hạt sen. Hoa thiên lý phải hái vào lúc sáng sớm, màu hoa còn xanh mướt, lúc đó vị hoa sẽ ngọt hơn. Canh thiên lý chỉ nấu một nhúm hoa thôi, hương đã tỏa thơm ngát. Thịt nạc heo băm nhỏ, hay tôm tươi lột nõn, riêu ruốc. Bạn có thể điểm thêm ít măng vòi, bắp non, rau tập tàng. Nêm tiêu, hành, mắm, ruốc cho vừa ăn. Hoa lý còn nấu canh với riêu cua đồng có hương vị rất mát, ăn vào trưa hè rất thích. Canh hoa lý nấu chay thì thay thịt, tôm bằng nấm mối; đậu phụ và muối rang vẫn đậm đà hương vị.
Không ngờ các đấng mày râu của Trang thơ lại rành nấu nướng đến thế. Đang giờ làm việc mà SM ghé vội coi những lời bàn xong thấy đói bụng liền, tưởng như nồi cháo le le bốc khói, chè hột sen thật bùi, dĩa bông bí , đọt bí non xào tỏi đâu đây.... Chao ôi cá bóng kho tiêu sắp bên cạnh tô canh hoa thiên lý nữa chớ, tỏa hương thơm lừng. Thế thì kèm màn ẩm thực được gợi ý, Như Thương có cảm thấy thơ mình MẶN MÀ hơn không?
QH trích: ""..Thương chồng nấu cháo le le Nấu canh bông bí, nấu chè hột sen."
Cái nầy PC thắc mắc đây: có ai ăn cháo le le bao giờ chưa hỉ !!
theo PC biết thì con le le ốm nhom ốm nhách, còn nhỏ hơn con cò 1 cấp, PC chưa ăn thịt con le le mà có ăn thịt cò 1 lần (vì lúc nhỏ,ở quê PC có một đàn cò sau nhà, PC và mấy chú hay lên lấy trứng cò luột ăn (cũng ngon) nhưng con cò thì chẳng thú vị gì lắm, chỉ có xương và da thôi, nấu cháo thì chỉ húp nước ngọt chứ chẳng có gì để mà nhai hết !!(người ta thường nói ốm như con cò ma là vậy)
Thương chồng thì nấu cháo le le...ăn cháo le le được khoảng gì mà quí bà bảo là thương chồng nghĩ cũng lạ ! còn nấu canh bông bí nấu chè hạt sen thì OK lắm, một loại "Bò Hút" của VN !
Sáng nay thức dậy, vô Trang Thơ đọc lại comment của bạn thơ QUÊ HƯƠNG về chuyện Bông Hoa, ngẫm nghĩ một hồi tui nảy ra ý như vầy:
Có lẽ do cái đồng đất, do cái tánh đơn giản, hoặc do cái nguồn nước uống hàng ngày mà người miền Nam không "dẻo miệng", bắt cơ vòng miệng mình phải thể dục để phát âm chữ HOA hay chữ HUÊ. Khi phát âm chữ HOA miệng mình phải uốn éo nên người miền Nam lựa chữ BÔNG thay thế cái cho rồi, dễ nói hơn!
Rồi bàn tới câu ca dao "Thương chồng nấu cháo le le, Nấu canh thiên lý, nấu chè hạt sen" Ậy! Đọc thơ phải cầu lý. Chú ý cái chữ THƯƠNG CHỒNG nghe! Thương chồng hay thương mình đây hả? Bởi vì theo sách thuốc dân gian, mấy món trên thuộc hệ TRÁNG DƯƠNG BỔ THẬN đó! Hì...Hì...
Su-Mau, Phuong huynh va Ban Sao, Dang trong hang ma nghe sao "them" qua chung, nhung may khong co dau danh...cho toi khi dia nha vay. Nhung tra loi voi Phuong Huynh la QH co an chao con le le roi..moi day thoi...va bua chao do cung nhan duoc mot bai hoc...mai ke.
Bài thơ Bí nụ hoa vàng đang dần dần tới.. Thương chồng nấu cháo le le.. Ăn bông bí luộc, dưa hường nấu canh...
Thôi thì cứ cho "hoa vàng bông bí" nó trôi theo dòng Cữu Long đi, đằng nào rồi thì chín cửa Cửu Long Giang cũng đều nhập vào biển cả. Đó là Biển Mẹ Việt nam thôi.
Trước thì nói tóm lược một chút về Hoa và Bông như đã hứa với bạn Sao.
Có lẻ (vì chưa chắc chắn) theo những nghiên cứu Hán-Việt-Nôm của ta thì Hoa là Hán âm..còn Bông là thuần Việt âm.. Giống như Yêu là Hán âm (Ái) và Thương (chử của người Nam bộ) là thuần Việt âm..Đề tài này lớn, nên khi nào có dịp chúng ta cũng thảo luận với nhau cho vui.
Hôm nay thì nói về chuyện con "le le". QH đã từng ăn cháo "le le" và nhận được "lời dạy dổ' là .."em ở nước ngoài lâu quá rồi, nên không còn thông suốt nhưng cái hay, đẹp của quê hương nửa, hôm nay Anh mời em món ăn chót trong bửa tiệc là cháo le-le...và tiếp theo là bài giãng về ..người phụ nử VN, người vợ, người Mẹ anh hùng..." lúc đó thiệt tình QH..cũng gần tắt thở vì rượu rồi, nhưng không biết là nhờ tô cháo con le-le hay là lời "dạy dổ" mà người tỉnh như sáo..mà công nhận món cháo con le-le này ngon ngọt thiệt tình, nhứt là lúc tàn cuộc nhậu... sau này QH nghĩ lại, không biết nồi cháo có bao nhiệu đường và bột ngọt trong đó..mà thôi mấy bà vợ thương chồng khi thấy chồng đi vui chơi với bạn bè..đà quá chén mà vẩn còn biết đường dìa nhà thì nấu cho ổng một tô cháo con le-le, cho ổng tỉnh lại..chớ chẳng lẻ ..để đêm năm canh vò vỏ một mình..vì cái ông chồng kia đã "quắt cần câu"..
Ca dao miền Nam có câu : Le le, vịt nước, bồng bồng, Con cua, con ghẹm, con cồng .. sáu con !
Đúng là sáu con khác nhau , chớ lẫn lộn nói thế cho oai !
Cùng là loài chim trời thuộc họ Vịt – nên gọi chung là vịt trời cũng đặng –giống nhau cả về hình dáng-chân-mỏ , nhưng khác về màu lông và nhất là trọng lượng khi trưởng thành . Nhỏ nhất là bé bồng bồng .. tính cả lông cân được 0,5-0,7 kg là nhiều , chú le le ở giữa khoảng 1 kg , bề xề và bự con nhất là bác vịt nước .. từ 1,4 đến 1,7 kg . Le le có lông màu đen và nâu (tên khoa học : dendrocygna javanica)
Lông vịt nước có ánh xanh .. còn bồng bồng , hmm.. tui chưa biết !
Ở miền Bắc, con le le lại mang một cái tên thi vị.. lần đầu tiên được nhắc đến trong âm nhạc là trong ca khúc :
Hồ Tây chiều thu Mặt nước vàng lay Bờ xa mời gọi Màu sương thương nhớ Bầy sâm cầm nhỏ Vỗ cánh mặt trời ...
( Nhớ mùa thu Hà Nội - Trịnh công Sơn )
Vâng con le le là con sâm cầm , loài chim mỗi tiết thu dừng lại nơi Hồ Tây trên đường xuôi Nam tránh rét . Tương truyền rằng sâm cầm .. mùa Hè thì ăn sâm Trung quốc, mùa thu xuống uống nước Hồ Tây.. nên thịt bổ như sâm và trở nên loại thức ăn cỡ .. vua chúa ! . Làng Nghi Tàm (Hà Nội) trước đây có lệ mỗi năm phải tìm bắt 3 kỳ mỗi kỳ hai đôi chim đưa lên tiến vua , khi kinh đô ở Thăng Long đã thế , đến khi ra Huế vẫn còn giữ lệ này .. đến thời Tự Đức mới ngưng ..
Dù là le le hay sâm cầm đi nữa , cả ba miền đều gặp nhau ở một điểm chung .. ẩm thực : loài chim này nấu cháo thì rất tuyệt và .. đại bổ kỳ cùng!
Khi một người vợ trẻ ân cần.. nấu nồi cháo le le–sâm cầm .. vào một buổi chiều nắng vương nhè nhẹ... cho chồng thưởng thức thì người chồng chớ quên rằng (quên là chít ! ) .. người ta đang muốn nhắc khéo bạn một điều gì đó đấy ... Thế chẳng sướng .. như vua như chúa à ?
... Người dân ĐBSCL thường làm bẫy đạp, bẫy vòng hoặc gác le le thì thích thú nhất, mê hơn cả gác chim cu. Họ nuôi một con le le mồi, làm bẫy vòng bao chung quanh hình vuông, để con le le ở giữa, khoảng cách vòng bao khoảng 1 mét trở lại. Người gác le le có hai đồng xu để hở ra, ngồi chỗ bụi cây lùm kín, đưa đồng xu lên miệng thổi vào lỗ đồng xu phát ra âm thanh như tiếng kêu le le. Con le le bay qua nghe tiếng kêu thì đáp vào. Nếu đồng giới thì đánh, đá nhau giành lãnh thổ, còn khác giới thì vào ve vãn để giao phối nên bay tới, bay lui là mắc bẫy vào cổ .
Những năm gần đây người ta bắt le le một cách hiện đại hơn gọi là bẫy giựt .. dùng lưới ni lông thật mịn kết lại thành một tấm lưới to hàng chục mét vuông, chiều dài lưới chụp lên đến trên 10 mét, dùng tre làm đòn, dùng dây thừng làm sức bật. Bắt le le không phải trong mùa giao phối mà vào mùa le le tập trung đi tìm mồi . Họ thả vài con le le trên đồng hoang và làm bẫy lưới chụp sẵn, làm sợi dây từ cò bẫy cách đó 20, 30 mét và ngồi rình chờ le le bay qua, khi thấy vài con le le mồi ở dưới thì bầy le le có khi lên đến hàng trăm con... đáp xuống. Người bẫy le le thấy không còn con nào trên trời thì mở khoá của dây bật gọi là dựt dây cò một phát, cây đòn bẫy chụp xuống thì cả đàn le le khó thoát khỏi con nào. Le le sợ nhất cách đánh bắt này và con nào đã thoát ra thì không bao giờ dám đến nữa, dù thức ăn phong phú mấy cũng không dám vào ăn, vì chúng sợ bẫy giựt .
Người dân U Minh ghét nhất là bẫy giựt, họ còn cho biết le le bị bẫy giựt chúng sợ hơn cả sấm sét. Theo họ , giựt bẫy thì le le bỏ hẳn cả cánh đồng rất nhiều năm không bao giờ trở lại nữa . Trong thời gian gần đây (2003) , có người nông dân ở tỉnh Vĩnh Long đã đưa con le le hoang dã vào thuần hoá để nuôi trong gia đình và trở thành con đặc sản. Ban đầu anh đầu tư làm nhỏ khoảng 30 mét vuông chuồng, với 500 con le le, Chuồng nuôi le le được thiết kế lưới bao để le le không bay ra ngoài mà sinh sản như gia cầm. Le le ấp trứng nở con như vịt xiêm, mỗi ổ trứng tỷ lệ nở 50% trở lên. Từ đó, mỗi năm anh có hàng trăm chú le le con. Anh đã xây dựng thêm 4 chuồng và có trên 4.000 con le le thịt và le le sinh sản. Ngoài nguồn ấp nở con giống, một số bà con các tỉnh Trà Vinh, An Giang, Đồng Tháp... còn nuôi 5 đến 7 con le le và cho sinh sản đẻ ấp, bán le le giống cho anh giá khoảng 30 ngàn đồng/con , le le giống là 1 tháng tuổi khoảng 100 gr . Le le đã trở thành nguồn thu nhập không nhỏ cho gia đình anh .
Thị trường le le tiêu thụ mạnh là thành phố Hồ Chí Minh và Trung Quốc. Giá le le thịt từ 50 ngàn đồng đến 110 ngàn đồng/con . Tùy theo mùa mà giá le le lên-xuống, nhất là tháng le le sinh sản thì giá le le tăng cao vì hiếm. Trước đây giá le le hoang dã nhân dân bắt được bán chỉ 30.000 đến 60.000 đồng/ con, nhưng hiện nay giá ngày càng tăng, khi nó còn được biết với cái tên "sâm cầm" mà hàng vua chúa ngày xưa mới được thưởng thức.
Le le ở rừng U Minh không phải là loài di trú tránh rét vùng Bắc hay Nam cực mà là động vật bản địa , là một trong những loài chim thuộc hệ sinh thái ngập úng. Còn loài di trú mùa đông về nơi đây là con bồng bồng, hình dáng giống le le nhưng trọng lựợng nhỏ hơn, cánh bay của nó có chót nhọn như chim én và khi bay thành đàn giăng giăng trên bầu trời vào chiều đông thì phát ra tiếng vu vu trong không trung, tốc độ bay của nó rất nhanh. ...
Le le tập hợp thành bầy đàn vào đầu mùa khô, tức từ tháng 10-12 kéo dài cho đến tháng 4-5 năm sau, mùa mưa thì bắt đầu chia đàn. Le le chia đàn là mùa sinh sản bắt đầu. Chúng sống từng đôi, cá biệt có khi là 2 con mái một con trống. Le le làm ổ trong các đám cỏ năn, trên các đọt dừa và có khi đẻ hai ba lứa trong năm. Mỗi lần sinh sản từ 6 đến 8 trứng, có ổ lên đến 16-20 trứng. Le le đẻ từ tháng 5,6,7 và ấp trứng nở con từ tháng 8, 9, 10 hàng năm. Sau đó, chúng gom lại sinh sống thành bầy đàn và chu kỳ đó được lặp đi, lặp lại qua thời gian ở vùng sinh thái ngập úng U Minh.
Le le hoang dã thích ăn nhất là hạt cỏ năn chìm sau khi mưa, hoặc hạt cỏ năn già bay ra còn nổi trên mặt nước giống như cám. Le le không ăn trên khô như các loài vịt mà mò ăn để khỏi bị sóc cổ họng, ăn ria mỏ ngập dưới nước.
Việc thuần hoá le le hoang dã thành "gia cầm" nuôi trong gia đình và cho sinh sản thành công của nông dân là một việc làm nhằm bảo vệ, ngăn chặn tình trạng đánh bắt bừa bãi ở ĐBSCL, nhất là dùng lưới chụp như nói ở trên. Dù cung cấp le le thịt để hầm thuốc Bắc gọi là "sâm cầm" , nấu cháo le le như bà con Nam Bộ , hoặc nuôi le le kiểng thành thú vui thì cũng cần kết hợp bảo vệ đàn le le hoang dã song song với việc phát triển đàn le le gia cầm để giữ nguồn gen chim hoang dã và cân bằng sinh thái loài chim vùng ngập úng củaĐBSCL (theo Trần quốc Thái – NetNam).
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng vẫn là phát ngôn hàm ý nói ngược trên nhiều phương diện. Nếu câu 3 đậm tính cầu khiến thì câu này mang tính chất khuyên bảo. Cò là động vật, đang gặp nạn mà lại khuyên bảo, mách nước cho ông, đang sắp bắt cò, thì đúng là đúng là nghịch lí, là trứng khôn dạy vịt, là dạy thầy nho viết chữ. Mà cò khuyên gì vậy?, cò khuyên cái điều mà hiển nhiên ai cũng biết, ai cũng thành thạo: cò xáo măng. Ẩm thực dân gian ngày xưa thì cò hầu như chỉ xáo măng mà thôi, không ai ăn cò kho, cò luộc, cò nướng, cò xào… vì nhân dân có câu tanh như thịt cò. Cách chế biến này đã được ca dao ghi lại Mô Phật mô pháp mô tăng/ Ông sư bà vãi bẻ măng xáo cò/ Cả ngày ngồi tụng nam mô/ Ông sư bà vãi mổ cò xáo măng. Khuyên bảo một điều mà ai cũng đã biết là ngược đời. Còn ngược đời hơn nữa là ai cũng hiếu sinh, không ai bỗng dưng yêu cầu người ta thịt mình cả. Ở đây, cò có hành vi ngược lại. Văn bản này khiến chúng ta liên tưởng đến nhiều bài ca nói ngược khác như mèo hỏi thăm chuột, tôm đi chợ với củ hành, gà đòi lá chanh, lợn đòi hành, chó đòi đồng riềng…Tất cả cung cấp cho ta những hình ảnh ngược nghĩa.
..Thương chồng nấu cháo le le, Ăn bông bí luộc, dưa hường nấu canh..
Vì cái hình ảnh đơn sơ, không cầu kỳ và đượm đầy tình nghĩa.
Vậy bây giờ thì "bông bí" thì làm gì ngon nhất..
Một trong những món ăn đặc sắc loại này của vùng đất phương Nam là bông của trái bí rợ có màu vàng tươi. Bôngbí được ngắt cả cuống màu xanh và cột thành từng bó nhỏ bán ở chợ.Thông thường, bông bí được luộc chấm với nước cá kho hay thịt kho. Bôngbí luộc ăn ngon, “bắt” cơm, có vị nhân nhẩn, đặc biệt phần tiếp giápgiữa bông bí và cuống hơi dai dai càng ngon hơn. Người ăn chay luộcbông bí chấm nước tương giằm ớt. Hoặc có người nấu canh bông bí với cálóc, có người xào... Nói chung, bông bí - loại rau có thể dùng vớinhiều món và nhiều cách ăn khác nhau. Cách khác ít phổ biến: bông bínhồi thịt. Món này thường được làm vào những dịp giỗ chạp, ngày họp mặtgia đình, con cháu tề tựu đông đủ, mỗi người phụ một tay.
Bông bí luộc vẩn là "số dách" nha. Vì tong đồng, sau vườn có nhiêu bông bí, thịt thà đâu sẳn mà nhồi thịt..thôi thì có gì ăn nấy đi nha..các huynh, tỉ, muội..
Dài chưa Ngàn-Sau...muốn nghe tiếp "dưa hường" hôn..thôi lại hẹn ngày mai đi há..
Chà chà, đọc đã đời luôn, cám ơn QH về những câu chuyện kể, từ hôm qua đến nay SM cũng cố ý tìm một số hình ảnh về con Le Le để có thể so sánh được với con Vịt, con Cò , Con Hạc ....nhưng tìm chưa ra. Sáng nay nhận được hình ảnh từ QH nên sắp xếp cạnh nhau cho dễ dàng nhận dạng. Lần sau mà có dịp ngắm đồng ruộng sông nước quê nhà thì chắc là biết phân biệt các con ấy ngay thôi.
Thế thì 2 câu ca dao ấy phải được bổ xung thêm để hò đối đáp:
hò....ơ.... Vì Người ăn cháo ...le le, Ăn canh bông bí, ăn chè hạt sen ! Ơ....hò.....
Chuyến nầy về miền nam sẽ tìm ăn con le le um bông bí rồi !
Riêng con còng cộc mà NS hỏi thì quê PC nhiều lắm, giống như con cò màu đen thui và có thể vừa bay vừa lặn dưới nước để bắt cá, người dân vùng sông nước ở bên tầu hay nuôi con nầy để bắt cá cho mình.
Bữa nay mệt quá, tui đã đi ngủ sớm rồi nhưng bỗng chiêm bao nghe tiếng chim kêu chao chác. Tỉnh người nghĩ bụng chắc tại đang đợi comment của QUÊ HƯƠNG về cái hẹn trên Trang Thơ mà tơ tưởng chăng? Bò dậy vô TT thì quả y như rằng, một trời chim hoang dã của đồng ruộng Việt Nam bay về TT. Bạn hiền QH trích dẫn tài liệu có ngọn ngành và quá phong phú. Nay tui xin ké vô một chuyện nhỏ người thiệt việc thiệt để bà con coi chơi cho vui. Dạo chơi một chuyến dài mất mấy năm, tui dìa mần ruộng. Lở thầy lở thợ nên chẳng biết làm cái giống chi, được cái cũng sáng ý nên học cái gì cũng mau biết. Thôi để túm gọn lại cái khoảng THẤY và BIẾT người ta bẫy cúm núm mà cống hiến thôi. Con cúm núm lông màu vàng đất có điểm những chấm đen lớn cỡ con gà giò. Nghe có người kêu là con gà nước, tui cũng hổng biết sao vì mỗi địa phương có một cách kêu riêng. Trước hết, ai là người chuyên nghiệp làm chuyện đó? Là những người Chà có gốc gác bên Indonésia. Tiếng miền nam nói nôm na là vậy, chắc là những người Ấn Độ di cư qua đất nước ngàn đảo nầy rất lâu đời. Đó giống như một nghề “bí truyền” của riêng dân tộc họ. Sao tui dám đoan chắc vậy? Khi tui xây dựng một ngôi nhà 8 tầng ở đường Sư Vạn Hạnh nối dài thuộc Q.10 Sài Gòn, anh thủ kho là một người Chà. Ở Sài Gòn tui biết có vài cụm dân cư mà họ sống quây quần với nhau. Anh nầy ở đường Trần Hưng Đạo khu đối diện với Pompier. Tiếng bây giờ kêu là PCCC. Sau khi công trình hoàn tất, gánh hát chuẩn bị dọn đi thì tui hỏi anh ta sẽ làm gì? Anh biểu là sẽ về đi bẫy cúm núm thôi, đó là nghề “gia truyền” của dân tộc họ. Tui hỏi mí mí có thể dạy cho tui hôn? Ảnh trả lời là hổng được đâu anh.
Trở lại đoạn tui đi mần ruộng và thấy về chuyện nầy. Trên con kinh thuỷ lợi chạy ngang qua đám ruộng tui đương làm, tui mới hùn với hai người hàng xóm làm một cái vó nho nhỏ kiếm cá ăn. Trời tháng 11 âm lịch, đêm giữa đồng tối đen sương sa mịt mùng, muỗi mòng thì quá thể, bu vô hai cái chưn phủi không kịp. Dọc theo hai bên bờ kinh, năm nọ tui có được hai ông hàng xóm giang hồ, một ông thì nuôi vịt chạy đồng, một ông người Chà bẫy cúm núm. Trong lúc ngồi đợi miếng ăn trời cho rớt xuống cho mình, tụi tui ngồi bó gối nói chuyện đời nên mình cũng mở mang cái đầu thêm được một chút. Để tui khen cái ông nuôi vịt chạy đồng một câu rồi để ổng qua một bên. Chu choa! Ổng dòm mây mà dự báo thời tiết thiệt cũng sánh bằng mấy ông thầy ở lò lu Thủ Dầu Một với Lái Thiêu. Tui ngó ở đường chân trời mây xây thành âm u, chắc chắn là sẽ mưa tới lớn lắm. Tui lại sợ cái thằng nầy nên lo dọn đồ chuẩn bị núp mưa. Nhưng đồ đạc kình càng quá nên tui hỏi nhóng va coi liệu bề trời có mưa hôn? Va nói: Yên chí đi, mưa không tới đây đâu! Tui cũng bán tính bán nghi nên có hơi chần chờ chưn trong chưn ngoài. Quả thiệt một lát sau, như có ai hô phong hoán vũ. Rõ ràng mưa tối trời tối đất vậy mà nó thắng lại ở miệt nào xa xa rồi dứt. Tài dách thiệt!
Trở lại với anh Chà bẫy cúm núm. Họ bí mật giấu nghề nên không bày binh bố trận lúc trời còn sáng cho người khác thấy, chỉ đợi tới khi sương đã ướt đầm ngọn cỏ họ mới ra tay. Thì giăng lưới dọc bờ kinh kế bên tui chớ có xa xôi gì đâu, nhưng biết ý họ nên cũng không dám tò mò. Anh ta căng một tấm lưới nylon đan bằng sợi cước to cỡ chưn nhang dài khoảng 30m dựa trên 8 cây tầm vông cao khoảng 5m. Đó là một cái bẫy sập tự động do hệ thống dây chằng bí hiểm họ lắp đặt. Con cúm núm bay đụng vô lưới là bẫy tự nhiên sụp xuống chớ giữa mịt mùng đêm tối chỉ nghe tiếng vỗ cánh đêm chớ làm sao thấy được con mồi? Tới khúc nầy tui mới dám săm soi cái đồ nghề của anh ta đây. Đó mới là cái bí quyết chánh hẩu! Họ cắt một miếng phim nhựa chụp X Quang làm lưỡi gà cho cái còi trúc giống y như cái còi bong bóng bán cho mấy đứa con nít chơi. Cái còi đó đút vô cái mắt nửa trái dừa khô được gọt dũa cẩn thận để làm thành cái loa phóng thanh gởi những âm điệu trầm bổng ra giữa đêm trường. Không phải là thổi mà là nút. Khi thì tiếng của một con trống khiêu chiến, khi thì tiếng kêu gọi bạn tình. Giữa đêm khuya thanh vắng mà như có tiếng kêu: “Thằng nào ngon thì ra đây pặc-co tay đôi hay Chao ơi! Đêm sương lạnh như vầy mà anh có một mình chịu sao thấu?”. Tóm lại có một anh trống hung hăng hiếu chiến hay một cô mái đi tìm bạn tình đều sập bẫy. Cứ nghe tiếng vỗ cánh bay vù rồi bẫy sập xuống là lò mò ra thu chiến lợi phẩm. Cấm có đốt đèn nghen!
Đêm đó anh ta chộp được 30 con. Thời giá năm 80 bán được 15.000$/con là ngon rồi. Một đêm nằm sương đủ mua gạo cho một gia đình trong 1 tuần lễ. Vậy là còn ít. Nằm được 3 đêm anh ta nhổ trại. Những đám chịu khó đi xa xa, buổi sáng từ Cầu Xáng đổ về, móc hai bên ghi-đông xe đạp mỗi người phải ba chục cặp. Sau nầy tui lên Cầu Quan của Trảng Bàng thấy cứ sáng sớm là có dăm ba cái ghe nhỏ của những gia đình họ đi bẫy miệt Long An hay xa hơn nữa ở những cánh đồng tui không biết đem về bỏ mối cho những anh lái mua về Chợ Lớn để được chiều chiều phơi mình trên bàn nhậu đặc sản của những tay lắm tiền. Tới khúc nầy thì họ tính thành ký chớ không còn tính con nữa. Mỗi ký là 30.000$ mắc hơn gà. Mỗi ghe được khoảng từ 100 tới 150 con, không biết họ bẫy mấy ngày. Lúc đó tui bận ở Trại nuôi cá nên không lưu tâm. Mãi sau nầy khi về Sài Gòn hỏi thăm thì giá đã lên gần 100.000$/ký vì là hàng hiếm do vấn đề bảo tồn động vật hoang dã nên Chánh quyền ngăn cấm triệt để. Tui mới trở lên Trảng Bàng quay lại bến cũ hỏi thăm thì đã từ lâu lắm không còn thấy họ xuất hiện trở lại. Đầu năm nay, tui hay lên lên xuống xuống Bến Tre với Trà Vinh thường xuyên. Bên kia bờ bắc Hàm Luông, chiều chiều người ta bày ra hai bên đường bán đầy. Ai nhà bên Bến tre hay Mỹ Tho muốn họ làm sẵn thì họ làm cho tại chỗ, ai ở Sài Gòn muốn mua sống đem về thì tuỳ, nhưng đi đường phải kín đáo chớ không gặp Cảnh sát Bảo vệ Môi Trường sẽ bị tịch thu kèm thêm một cái giấy phạt nữa. Sau mấy tay nhà báo làm lùm xùm trên báo quá nên Chánh quyền địa phương cũng phải dẹp tụ điểm đó luôn. Không biết người ta chế biến con cúm núm theo cách gì? Có nấu cháo để tráng dương không thì tui không biết. Chớ dân dã như tui cứ đem rô ti lên, 4 người được 6 con nhậu với rượu đế lúc màu chiều đã sẫm thì gọi là...”bá cháy”!
Còn đây là một bài viết của người ta nói về con cúm núm.
Hồi ấy, đồng ruộng còn hoang sơ, năng, lác, đưng mọc um tùm, nông dân canh tác chủ yếu là cây lúa mùa. Các loài cúm núm, chích cồ, chàng nghịch, cuốc... lấy đó làm môi trường trú ngụ, tìm kiếm thức ăn và sinh sôi nhiều vô kể. Dân nghèo đã nghĩ ra cách đuổi, bắt đem nướng rơm làm mồi nhậu lai rai sau buổi chiều làm đồng, thế là nghề gác cúm núm cũng xuất phát từ đó... Con cúm núm mồi nhốt trong cái rọng sắt được đặt tại khu đất trống trên đồng cất tiếng kêu buồn vang vọng “cum...cum...núm...núm...” nửa như than thân, nửa như thách thức. Tức thì loài cúm núm hoang dã, với cái mòng đỏ chót hung hãn bỗng bay tới sà xuống chưa kịp đá thì bị sập bẫy. Một con, hai con, ba con...được dân đi gác gỡ bẫy lần lượt bỏ vào chiếc rọng gọn hơ!
Ở cái tuổi 70, ông Lê Văn B., ngụ xã Vĩnh Tế (thị xã Châu Đốc) được giới trong nghề gác cúm núm xem như một bậc tiền bối lão luyện. Không nể sao được, năm lên 10 tuổi ông đã biết rành rọt về cách nuôi cúm núm mồi và kỹ thuật làm chiếc bẫy lục bắt cúm núm hoang dã. Biết tiếng nên năm nào cũng vậy, dân “sành chơi” cúm núm từ các tỉnh Tiền Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp cũng lên tận nhà ông B. tìm mua cúm núm mồi “chiến” đem về nuôi. Ông B. bật mí, nuôi cúm núm mồi không đơn giản như người ta tưởng. Đầu tiên phải cực công đi tìm ổ trứng của những con cúm núm hoang dã, mà đâu phải muốn tìm là được ngay. Có khi tìm cả năm trời vẫn chưa được, phải dặn mua lại từ những người đi cắt lúa mướn. Khi đem trứng về, đưa ngay vào cho gà tre ấp, nếu ai không biết đưa cho gà ta ấp thì sẽ bị gà đạp vỡ. Cúm núm con vừa mới nở phải tách ngay ra khỏi đàn gà nhốt vào chiếc lồng săn sóc cho đến khi biết gáy. Để có được con cúm núm mồi đi gác, ông đã mất ít nhất 1 năm ròng nuôi và chăm sóc kỹ lưỡng, mớm từng miếng mồi cho cúm núm ăn. Chăm sóc cúm núm còn cực hơn nuôi con của mình nữa là khác... Chưa hết, khi cúm núm lớn lên phải “sơ tuyển”, tức là chọn những con ưng ý và có những đặc tính vượt trội. Công đoạn này đòi hỏi người nuôi phải có kinh nghiệm quan sát thật tinh. Thứ nhất hình dáng thon, cái mỏ phải thông, cặp chân lùn, ngực nở, móng bự...nếu một con cúm núm mồi mà hội đủ các yếu tố này là hết chỗ chê. Khi hỏi, tại sao phải nhọc công lựa kỹ như vậy? Ông B. giải thích, cúm núm mà ngực bự, mỏ thon có giọng kêu to, bền, thu hút được những con cúm núm khác đến đá.
* Đeo nghề bởi mê... Trời tờ mờ sáng, vợ chồng ông B. đã dậy sớm quảy cái lồng cúm núm và chiếc bẫy vắt ngang cánh đồng kênh Vĩnh Tế, có khi đi qua tận Campuchia để bẫy. Trung bình mỗi ngày họ lội khoảng vài chục cây số. Do đó, trong chuyến đi, vợ chồng ông B. phải xách cơm, nước lỉnh kỉnh theo. Đã ngót 60 năm trong nghề, nên ông B. rất am tường tất cả các địa bàn có cúm núm trú ngụ. Trong quá trình đi, ông thường nhắm hướng mới để đi, chứ ngày nào cũng đi một lối mòn thì thu hoạch cúm núm rất ít. “Hôm nay lội đồng thì hôm sau mình phải tìm những nơi có bào, đìa mà bẫy. Ngoài ra, hễ nghe có tiếng cúm núm kêu thì mình lội nhanh đến gần tìm chỗ trống đặt bẫy thì sẽ tóm gọn được cúm núm ở đó. Gác cúm núm rất hấp dẫn, khi nghe tiếng kêu của con cúm núm mồi thì con cúm núm hoang dã lao đến cái lồng đá phành phạch cho đến chừng nào dính bẫy thì mới thôi... ”- ông B. cho biết thêm. Cũng theo ông B., cúm núm có nhiều nhất vào khoảng tháng 2 và kéo dài đến tháng 6 âm lịch trong năm. Vào thời điểm này gác trúng lắm, mỗi ngày dính ít nhất cũng trên 30 con. Có năm bẫy trúng mê quá, vợ chồng ông còn bơi xuồng sang tận miệt Kiên Giang, qua ngọn Cả Hàn, Vĩnh Gia, Lạc Quới gác cúm núm. Còn mùa này, cúm núm kéo vào rừng tìm nơi để thay lông nên ít xuất hiện, vì vậy bẫy cũng ít.
Tình thơ BNHV rất dễ thương,mọi người lại xoay qua chim cò,chắc tại NS hay hỏi,làm TLB cũng xôn xao với đám chim trời.
Tình em bí nụ hoa vàng Em xa ,để lại vườn hoang lá rầu Từng đàn cò trắng xôn xao Le le,cồng cộc,theo sau rộn ràng Vịt Xiêm,vịt Thái, vịt Tàu Cúm na cúm núm cùng nhau xếp hàng!
Cũng nhờ Bí Nụ Hoa Vàng cùa NT mà SM phen này được mở tầm mắt ra mà nhìn rõ thêm cánh đồng bao la nước Việt. Cho là giống động vật tương cận nhau nhưng mỗi loài lại có những đặc điểm nổi bật riêng của mình. Kể tên sau đây thì SM chưa hề tận mắt trông thấy chớ nói chi đến ăn, Le Le, Còng Cọc, Cúm Núm tên thật đặc biệt không biết bắt nguồn từ đâu mà người dân đồng bằng gọi nôm na như thế. Chúng có phải là những loài di cư rày đây mai đó, hàng năm rủ nhau tìm về miền đất ấm với đồng lúa màu mỡ mà trú ngụ, dễ dàng được thiên nhiên ưu đãi dâng tặng những thức ăn thích hợp? Ký sự về Le Le, Còng Cọc , Cúm Núm đọc thiệt là lôi cuốn, bạn Sao kể chuyện anh Bảy Chà giăng bẫy rành rẽ quá đi thôi, riêng bạn có thử lần nào không?
Khá lâu rồi,không vào TT,thấy mình như "quên" những tình cảm nồng nàn của các bạn thơ và trang thơ. Tuy vậy,chỉ 1 màu vàng của hoa dù là hoa bí,cũng làm mình rộn ràng không ít.Dù mới chỉ nghe qua lần đầu:"Mỗi mùa bông bí nở,trai gái bắt đầu cuộc hẹn hò..."là thấy thú vị như lần đầu hẹn hò với người yêu."bây giờ thì xa lăng lắc.Những hẹn hò từ nay khép lại...rồi. Lại đọc 1 câu trong comment của QH dù là đúng thật,về bông bí khi muốn ăn,phải "moi tim" nó ra,tui mất hứng liền,dù sáng hôm qua,lúc đi ngang qua hàng cô bán bông bí,tôi nở 1 nụ cười thật tươi nhìn các bó bông được sắp ngay ngắn chờ người mua,(chắc chắn,là tui không mua rồi).Cứ nghĩ tới từ "moi tim" dù chỉ là tim bông bí tui cũng kg thích ăn. Bạn NT ơi,đọc "BNHV" của bạn tuyệt quá,nếu ăn bằng cảm nhận thìchắc không được rồi. Mình yêu quá 2 câu "Thôi em lặng lẽ nỗi sầu-Hoa vàng đã úa nhạt màu bí xưa." Mong tiếp tục được đọc những bài thơ tình lãng mạn của NT.
Vào đọc các Comments của các bạn được mở mang kiến thức nhiều lắm.Rất rất cám ơn các bạn thơ.Trang thơ mình nhiều người giỏi giang quá ,Th.th đi làm về mệt nhưng dành thì giờ đọc hết.
Ôi! mới vừa hôm qua không vào TT thôi, mà hôm nay nhiều comments hay quá chừng. Cảm ơn các bạn đã cho cx thêm nhiều kiến thức. Nhất là những comment của QUÊ HƯƠNG và huynh SAO.
Người ta bảo đi một ngày đàng , học một sàng khôn, nhưng cx thấy bây giờ đi một ngày đàng chưa chắc đã học được nhiều bằng vào TRANG THƠ.
Thêm một chút hiểu biết về loài chim hoang dã: CÒNG CỌC.
Chúng giống như đôi chim UYÊN ƯƠNG trong truyền thuyết mà Rabindranath Tagore (Bengali: রবীন্দ্রনাথ ঠাকুর, Robindronath Ţhakur) đã mô tả trong tập thơ Uyên Ương Gãy Cánh. Hơn 40 năm rồi tôi không nhớ hết, dường như mỗi con trống mái chỉ có một cái cánh. Khi muốn bay lên, chúng phải chắp cánh cùng nhau. Lỡ như một con qua đời, con kia sẽ không bay được, cứ âu sầu quanh quẩn bạn tình kêu thương rồi chết dần mòn.
Chim CÒNG CỌC cũng thế, khi đôi chim có một con bị chết, con chim còn lại sẽ tự treo ngược lên cành cây cao cho đến chết khô... Xin trích dẫn một bài thơ để minh hoạ
CHUYỆN TÌNH CHIM CÒNG CỌC Tặng Vũ Nguyên
Treo dốc ngược đầu cành cây cao Chim còng cọc tiếc thương bạn tình* Quên đói khát Quên tiếng hót Quên sự sống Tìm bóng hình thương yêu ký ức ảo ảnh đáy nước... Chôn hình hài nấm mộ mặt trời Chôn cơn khát yêu nấm mộ vầng trăng Chết khô đôi cánh mộng mơ Chết khô trái tim chung tình Hóa vệt than đen ám ảnh miền chồi biếc Anh xa em vạn rừng tràm nguyên thủy Xác chim còng cọc lửng lơ cành khô Trái tim anh treo dốc ngược cây tình.
Thôi em lặng lẽ nỗi sầu, Vàng hoa đã úa nhạt màu bí xưa. (Thơ NT) Ơi em! sao vội đẩy đưa, Vàng xưa có nhạt vẫn chưa héo tàn. Tình quê vẫn cứ chứa chan, Sầu tình sao dứt, lan man nỗi sầu. Bí ơi! trôi dạt về đâu? Chắc lòng vẫn nhớ cây cầu dừa xưa. Đi, về hai buổi sớm trưa, Lắt lay tay vịn nắng mưa chẳng nề. Đất phèn sao nặng tình quê, Tình quê dào dạt đê mê cả hồn. Xa quê dạ cứ bồn chồn, Phù hoa không thể đẩy dồn em đi. Thôi đừng than thở mà chi, Bến đò năm cũ mấy khi phụ phàng. Khói rơm vẫn toả mang mang, Bí ơi! Anh đợi sắc vàng tái sinh. Ở đời ta quý chữ tình, Anh giờ vẫn đợi chúng mình nên đôi. Bụi trần nhờ gió thổi trôi, Về đây Bí nhé! Anh thôi mong chờ...
Đã nói là nghề "bí truyền" của Anh Bảy Chà thì đời nào người ta chỉ cho mình? Thiệt sự thấy dễ ăn tui cũng mại hơi trả công cho Thầy bằng 2 chỉ vàng nhưng Thầy dứt khoát trả lời không được. Hổng biết khi hành nghề, Anh Bảy Chà có thề thốt với Tổ chuyện chi không?
Tui có ăn được thịt cúm núm rô-ti thì cũng đi mua của người ta thôi chớ mình tài cán gì mà bắt được?
Nói thêm một chút về chuyện giăng bẫy của họ. Sau khi giăng bẫy xong, ảnh ngồi gần lưới đưa còi lên nút, cứ khoảng 5-10 phút thì nút một lần, âm điệu lại thay đổi để chiêu dụ đủ hạng. Sau khi bẫy sập xuống, lò mò lần theo mí lưới ảnh thò tay vô nắm cổ chiến lợi phẩm. Cái lưới dài sọc như vậy giữa đêm hôm làm sao giăng lên lại được hả? Bởi vậy tui mới nói họ đã lắp đặt một hệ thống dây chằng bí hiểm. Bắt mồi xong, anh Bảy quay lại góc lưới nắm sợi dây cái, kéo cái "rột" là mành lưới dựng đứng lên ngay.
Tại sao người ta lại đặt tên cho nó như vậy? Bởi một lẽ hết sức đơn giản là Cúm núm gọi bầy là mùa sa mưa, lối tháng tư, tháng năm âm lịch, chúng từ các cánh rừng kéo nhau ra tìm chim trống bắt cặp, sinh nở, mùa này chúng kêu vang đồng, nhất là những buổi chiều lặng gió, nghe tiếng cúm núm kêu như những tiếng mõ...“cum cum núm núm...”. Người miền Nam vốn đơn giản, nghe tiếng kêu của chúng như vậy thì lấy đó đặt tên luôn thôi.
Những người xa quê hương lâu ngày, hễ có cái gì liên quan đến đất nước thì họ thích tìm hiểu lắm!
Sẵn trớn, mình làm trọn gói luôn. Xin gởi cho ai thích thú về đề tài nầy bài Lý con cúm núm theo điệu đồng dao nghe chơi đỡ buồn:
NT muốn nghe chuyện..trái bầu thì PC thấy chổ nầy cũng hay nè:
"Canh bầu nấu lộn cá trê..."
Không biết có thật sự mùi canh bầu nấu với cá trê làm người con trai mê mệt hay anh chỉ mượn cớ để mà ca tụng cái nết na hiền thục của người vợ sắp cưới :
"Canh bầu nấu lộn cá trê,
Anh đi làm rể anh mê canh bầu"
mà câu ca dao xưa còn đậm đà vị ngọt cho đến hôm nay...
Trái bầu là hình ảnh của sự giản dị, mộc mạc nhưng đậm đà tình nghĩa của làng quê Việt Nam , nó tượng trưng cho sự thủy chung, tròn đầy hạnh phúc trong mỗi mái ấm gia đình.
Bầu là loại trái mọc trên thân dây leo. Bà con ta thường bỏ hột vào khoảng tháng 10, khi nước lũ vừa rút. Bầu là loại cây dễ trồng, không cần bón phân chỉ cần tưới nước nhiều và bón thêm dưới gốc một mớ rơm, trấu mục. Dây bầu lớn nhanh, lá tròn xòe rộng. Bà con ta thường bắt giàn cho dây bầu leo lên. Chỉ cần ít nhánh tre ngoài vườn, mớ đọt chà thả qua thì dây bầu cứ vươn ra thỏa thích. Giàn bầu vừa che bóng mát vừa tạo nên cảnh quan môi trường thơ mộng. Buổi trưa, nắng gắt khách đi đường tạt vào uống ngụm nước mưa, ngồi hóng mát dưới giàn bầu hít thở không khí trong lành thì thật là ... dễ chịu!.
Chừng hai tháng là bầu có trái. Trái bầu có nhiều loại: bầu eo (có hình giống như bầu rượu của các ông tiên trong truyện cổ tích), bầu sao (trái dài có đóm bông), bầu thúng (trái no tròn giống như cái thúng đựng lúa), bầu xanh (trái dài toàn thân có màu xanh đậm)... Những trái bầu treo lủng lẳng trên giàn giống như những chiếc lồng xanh xinh xinh . Lá bầu non xắt nhuyễn xào với thịt trâu ăn ngon đáo để, hay có thể dùng để gói thịt nấu món chả đùm, thịt sẽ dẻo và dai hơn. Trái bầu gọt vỏ, xắt sợi nấu canh với cá, tôm... hay xắt khúc luộc chấm với tương chao bình dị mà rất thơm. Bầu có trái rất sai, khi trái nhiều ăn không hết bà con đem ra chợ bán hoặc có người lo xa gọt vỏ xắt sợi phơi khô, phòng khi hiếm thức ăn sẽ dùng chế biến thành món ăn như bầu xào, bầu kho... vừa giòn, vừa dai rất ngọt, ngon.
Cá trê cũng có nhiều loại: cá trê vàng, cá trê trắng, cá trê dừa, cá trê năng... Thịt cá trê mềm, ngọt, có tác dụng bồi bổ cơ thể, chế biến thành nhiều món ăn ngon như cá trê dừa nấu canh chua, cá trê năng chiên giòn ăn với nước mắm gừng, nhưng có lẽ ngon và đậm đà hương vị nhất vẫn là cá trê vàng nấu canh bầu: Vài con cá trê vàng ngâm với nước muối, xát tro chà sạch nhớt, tách bỏ và lấy hai cục máu tanh ở mang ra, cho cá vào nồi nước lạnh bắt lên bếp đun sôi. Bầu gọt vỏ, xắt sợi để sẵn, chờ tới khi nước sôi (lửa lớn) cá chín nứt da, hơi khoanh tròn, bóng mẫy thì vớt cá ra dĩa, chế vào đó tí nước mắm, rắc tiêu, ít lá hành hương xắt nhuyễn. Sau đó bỏ bầu vào nồi, nước sôi vài dạo cho thêm tí muối, đường, bột ngọt, vớt bọt cho nước canh trong, khi sợi bầu chín trong cho dĩa cá trở lại nồi, chờ nước sôi thêm một dạo là xong.
Canh bầu nấu với cá trê thơm lừng mùi cá, nước mắm, tiêu và hành lá. Cá trê không rã, vàng ươm. Sợi bầu và nước trong veo ngọt đậm đà.
Sau một ngày làm việc mệt học húp một chén canh bầu mồ hôi vả ra, sự mệt nhọc tan nhanh. Còn ăn chung với cơm gạo tám thơm - nhất là Nàng thơm Chợ Đào chính hiệu thì...bới một hơi ba bốn chén lúc nào không biết!
Sao lại không ngọt hả NT ? Cứ hỏi QH có trồng giàn bầu dài tại nhà đó, lúc vừa cắt vào nấu ăn liền coi ra sao? Duy có cá Trê thì SM biết là thua xa cá tươi VN mình, SM ưng luộc cá trê rồi gỡ thịt nấu với canh cải xanh bỏ vào chút gừng như Bà Ngoại bày, đã rất lâu rồi không được ăn .
Ca dao nói là.. Bỏ tiêu cho ngọt, bỏ hành cho thơm...mà. Bộ quên bỏ tiêu hả?
Ở Florida thì QH không biết thế nào, bầu có trồng quanh năm được không, còn nếu ở Nam Cali thì dể thôi, đừng vô chợ mua bầu, có mấy Bà Mẹ VN, trồng rau cải chung quanh nhà cho vui, và sáng sáng cũng cắp cái rổ, đội nón lá đem 1, 2 trái bầu "bé bé" và vài cọng rau thơm. bông bí..bán trước cửa các siêu thị...cũng cho vui luôn..vì đâu có mấy đồng.
Nhưng bảo đãm, không bón phân hóa học và tươi ngon, mua về và nấu với filet cá catfish ", thì tàm tạm 85%..khỏi bỏ đường vào cũng ngọt.
"Cái này xin các Bà Tướng đại xá cho nghe, vì QH đã múa nồi, qua mắt mợ" rồi.
SM ưng luộc cá trê rồi gỡ thịt nấu với canh cải xanh bỏ vào chút gừng như Bà Ngoại bày... (Hổng biết phải SM muốn nói cải bẹ xanh hôn chớ tui thấy cây cải nào mà chả xanh?) Nấu canh cải bẹ xanh bỏ gừng vô là "đúng bài" rồi, còn bỏ tiêu chi nữa?
Câu ca dao như vầy nè: Ví dầu cá lóc nấu canh, Bỏ tiêu cho ngọt, bỏ hành cho thơm.
Hành sống thì hôi chắc rồi đó, nhứt là hành hương. Nhưng khi nấu chín lên rồi nó lại thơm để cho mất mùi tanh của cá. Tựu trung, ca dao hay đề cao tình nghĩa con người. Ngọt, thơm là của cái tình người vợ khi nấu tô canh cho chồng đó thôi.
Hai ngày này cái máy biểu tình ,bây giờ vô thấy canh bầu tiêu ngọt hành thơm,đúng là mấy bà cụ thường bán mớ raulang,trái bầu trước chợ hay hàng trái cây,mua về nấu thì ngon ngọt vì mới hái rất tươi.Ngay cả thanh long ,ổi,mít,đu đủ cũng tươi roi rói...
À mà Th.th có một thắc mắc trong các loài tương cận gà vịt có con gà "lôi"có phải nó là gà tây không các bạn.Sẳn sân gà vịt le le Th.Th xin hỏi cho biết luôn.
"SM ưng luộc cá trê rồi gỡ thịt nấu với canh cải xanh bỏ vào chút gừng như...." Sk thì được biết người dân quê miền Bắc thường luộc cá rô bóc thịt cá ra, còn xương thì giã cho thật nhuyễn xong vắt lấu nước dể nấu với cải xanh, gừng...trước khi nấu bỏ thịt cá rô vào..Tô canh cải xanh, cá rô này mà ăn với cơm gạo dự hay gạo tám xoan thì ăn "quên chết"... Luận về ăn uống lúc nào cũng khiến tui nghe thấy con tì con vị của mình nó réo gọi và muốn nổi loạn. Thiệt khó giữ eo qúa.
Vậy là cá trê canh cải xanh cùng họ hàng với cá rô canh cải xanh , bỏ chút gừng vào là thơm ngát . Nếu nói cải xanh không mà thôi thì SM muốn nói tới loại cải ăn vào vị hơi đắng một chút mới đúng bài bản , còn cải bẹ xanh thì lại là một loại khác, phe nội trợ rành chuyện này hơn mấy ông. Liệu có eo không mà giữ hở SK ?
Thấy Thiên Thanh hỏi làm SM cũng nghĩ lại,té ra là từ đó đến giờ cứ ngờ ngợ Gà Lôi là gà Tây ( Turkey), đâu có đúng phải không các bạn? NT thông cảm nghe , cái vụ này chẳng liên quan gì đến hoa bí vàng gì cả.
Khi Sao nói thêm một chút về chim Còng cọc, , khi đôi chim có một con bị chết, con chim còn lại sẽ tự treo ngược lên cành cây cao cho đến chết khô...thiệt là một bất ngờ, đâu có dè loài chim hoang dã này lại chung tình đến thế. Hồi còn ở trung hoc, SM và các bạn cũng chuyền tay nhau mà đọc Uyên Ương Gãy Cánh của Kahlil Gibran, mới 15, 16 tuổi thấy cái tựa thì tò mò thương cảm chớ có hiểu gì sâu sắc đâu. Quãng thời gian dài hơn 40 năm thiệt tình SM không nhớ gì hết ngoài cái tựa của cuốn sách, bây giờ anh Tư Sao nhắc lại, xin trích dẫn một đoạn mở đầu tác phẩm qua lời dịch của Nguyễn Ước
"Tặng người nhìn thẳng mặt trời với đôi mắt ngây dại, nắm bắt lửa với những ngón tay không chút run rẩy và nghe giai điệu tinh thần của Vĩnh cửu đằng sau tiếng la hét chát chúa của người mù. Tôi tặng M.E.H cuốn sách này. Gibran
Lời mở đầu
Tôi được tình yêu mở mắt năm mười tám tuổi với những tia sáng kỳ diệu của nó, và tinh thần tôi được nó chạm tới lần dầu tiên bằng những ngón tay nồng nàn. Selma Karamy là người nữ đầu tiên đánh thức tinh thần tôi bằng vẻ đẹp của nàng và dẫn tôi vào khu vườn thương cảm cao ngất nơi ngày ngày đi qua như những giấc mộng và đêm đêm như những tối tân hôn. Selma là người dạy tôi thờ phượng cái đẹp bằng gương mẫu của nhan sắc nàng và vén lộ cho tôi bí mật tình yêu bằng lòng thương cảm của nàng. Nàng là người đầu tiên hát cho tôi nghe những bài thơ của cuộc đời chân chính.
Người tuổi trẻ nào khi nhớ lại mối tình đầu của mình và ra sức nắm bắt trở lại giờ khắc lạ thường ấy thì hồi ức đó làm thay đổi cảm xúc sâu xa nhất của y khiến y cảm thấy quá đổi hạnh phúc, bất chấp mọi đắng cay trong bí nhiệm của nó. Cuộc đời người tuổi trẻ nào cũng có một "Selma", kẻ hốt nhiên xuất hiện với y giữa mùa xuân cuộc đời, chuyển biến nỗi cô đơn của y thành những khoảnh khắc hạnh phúc và làm những đêm dài tịch mịch của y chan chứa âm nhạc.
Thuở đó, trong khi tôi đang mê mải với ý nghĩ và miệt mài với trầm tư, tìm cách thấu hiểu ý nghĩa của thiên nhiên cùng sự mặc khải của sách vở và sách thánh thì nghe tiếng TÌNH YÊU thầm thì bên tai qua đôi môi của Selma. Cuộc sống của tôi là một cơn hôn mê trống rỗng, như cuộc sống của A-đam trong vườn Địa đàng, và rồi tôi bỗng thấy Selma đứng ngay trước mặt mình như một cột ánh sáng. Nàng là Eva của trái tim tôi, một Eva làm cho tâm hồn tôi tràn ngập những bí ẩn cùng những kỳ diệu và làm cho tinh thần tôi thấu hiểu ý nghĩa của cuộc đời.
Nàng Eva đầu tiên của loài người dẫn A-đam ra khỏi vườn Địa đàng bằng ý muốn của chính nàng, ngược lại Selma, nàng Eva của tôi, khiến cho tôi tự nguyện đi vào vườn địa đàng tình yêu thuần khiết và đức hạnh bằng sự dịu ngọt và tình yêu của nàng. Tuy thế, điều xảy ra cho người đàn ông đầu tiên cũng đã xảy ra cho tôi, và thanh gươm sáng loé xua đuổi A-đam ra khỏi vườn Địa đàng cũng giống với cái đã làm tôi kinh hãi các cạnh sắc lấp lánh của nó và bức bách tôi phải ra khỏi vườn địa đàng tình yêu cho dẫu tôi không bất tuân mệnh lệnh nào và không nếm vị trái cấm nào.
Giờ đây, sau nhiều năm trôi qua, tôi chẳng còn lại gì của giấc mộng tuyệt diệu ấy ngoài những hồi ức đau đớn dồn dập như những chiếc cánh vô hình đang vỗ chung quanh mình, làm mọi chốn sâu thẳm trong tâm hồn tôi tràn ngập khổ não và mang nước mắt đến trên đôi mắt tôi. Selma xinh đẹp, người tôi thương yêu, đã chết mà không để lại gì cho tôi tưởng niệm ngoài con tim tan vỡ của tôi và nấm mồ của nàng với những cây bách bao quanh. Nấm mồ ấy và con tim này là tất cả những gì lưu lại để làm chứng về Selma.
Không khí tịch lặng canh gác nấm mồ không vén lộ bí mật của Thượng đế trong chốn áo quan mịt mùng, và âm thanh sột soạt của những cành cây mà rễ chúng hút các thành tố của hình hài ấy không kể cho nghe những bí ẩn của huyệt mộ; chỉ có tiếng thở dài áo nảo của con tim tôi báo cho người đang sống biết một thảm kịch thể hiện tình yêu, cái đẹp và sự chết.
Hỡi các bằng hữu thời thanh xuân của tôi, những kẻ giờ đây người một nơi trong thành phố Beirut, mỗi khi các bạn đi ngang nghĩa trang gần rừng thông đó, xin hãy thinh lặng ghé vào và đi chầm chậm để tiếng chân bước không làm rộn giấc ngủ của người đã qua đời. Và xin khiêm tốn dừng lại bên mồ của Selma, nghiêng mình chào mặt đất đang khép kín hình hài nàng, và hãy nhắc đến tên tôi với tiếng thở rất dài rồi nói với mình rằng:
"Đây là nơi chôn cất mọi hy vọng của Gibran, kẻ đang sống như người tù ở chốn bên kia biển. Tại nơi này, hắn đã đánh mất hạnh phúc, khô cạn nước mắt và quên hết nụ cười."
Bên nấm mồ ấy, khổ não của Gibran cùng lớn lên theo với các cây bách. Trên nấm mồ ấy, tinh thần của Gibran hằng đêm lung linh tưởng nhớ Selma, đau đớn hiệp cùng cành bách cất tiếng than khóc thương tiếc sự ra đi của Selma, kẻ hôm qua là giai điệu tuyệt trần trên đôi môi cuộc đời và hôm nay là niềm bí mật thinh lặng trong lòng đất.
Hỡi các bằng hữu thời thanh xuân của tôi! Nhân danh những trinh nữ được con tim các bạn yêu thương, tôi thỉnh cầu các bạn hãy đặt vòng hoa lên nấm mồ hoang lạnh của người tôi yêu thương. Vòng hoa ấy của các bạn sẽ như hạt sương đang rơi từ những con mắt rạng đông trên các cánh hồng đang héo úa.
...... Giám mục cùng các linh mục tiếp tục hát lễ và đọc kinh cho tới khi phu đào huyệt lấp xong đất. Kế đó, người đời, từng người một, tới gần Giám mục và cháu của ông, bày tỏ lòng tôn kính bằng những lời nói ngọt ngào và thiện cảm. Còn tôi, tôi đứng cô đơn một bên; không một linh hồn nào an ủi tôi, như thể Selma và đứa con của nàng chẳng có chút ý nghĩa nào đối với tôi.
Người đưa tiễn rời nghĩa trang. Phu đào huyệt đứng bên nấm mộ mới với chiếc thuổng trong tay.
Tôi bước tới gần ông ta và dò hỏi: "Bác có nhớ Farris Effandi chôn ở đâu không?"
Ông nhìn tôi một chốc rồi chỉ nấm mộ của Selma và nói: "Ngay chỗ này. Tôi đặt con gái của ông ấy lên trên ông ấy, và trên lồng ngực của con gái ông ấy an nghỉ đứa bé con của cô ấy, và trên tất cả, tôi lấp đất trở lại với chiếc thuổng này."
Liền đó, tôi nói: "Trong lòng huyệt này, bác đã chôn luôn trái tim của tôi."
Khi phu đào huyệt biến mất đằng sau rặng bạch dương, tôi không còn kềm nổi nước mắt. Tôi quị xuống trên nấm mồ của Selma, và khóc.
Cám ơn bạn thơ SƯƠNG MAI đã trích dẫn hẳn lời mở đầu tác phẩm Uyên Ương Gãy Cánh của Kahlil Gibran. Vì không đọc được đoạn giữa để coi trong tác phẩm nầy có đề cập tới chuyện đôi cánh của đôi chim uyên ương không. Liên quan đến một câu hát trong bản nhạc ANH VỀ VỚI EM của Trần Thiện Thanh khiến tôi gợi nhớ lại câu chuyện trên Anh về với em, như chim liền cánh, như cây liền cành.
Tôi lại nhớ đến một tác phẩm của Rabindranath Tagore có tựa đề cũng tương tự. Tìm trên mạng Internet có thấy nhưng không đăng nguyên văn tác phẩm nên không biết có đúng tập thơ mình đề cập hay không. Hơn 40 năm, thời gian đã khá lâu nên ký ức mình có khi bị lẫn lộn.
NT thông cảm nghe , cái vụ này chẳng liên quan gì đến hoa bí vàng gì cả.
Khó khăn nhau làm chi? Ở đây, mình có thể nói về tất cả mọi điều cốt để cùng nhau đọc cho vui thôi. Ví như tôi không có năng khiếu bình thơ thì có thể viết vài câu văn vần liên quan đến chủ đề bài thơ đang post lên cũng được chớ đâu có sao?
Bài thơ dễ thương của Như Thuơng được Trang chủ minh họa bằng hình ảnh 1 bông bí lộng lẫy vàng tươi, ngon mắt, khiến tại hạ muốn lập tức ngắt vô, chế biến thành món ăn dân dã mà hấp dẫn: "Bông Bí xào tỏi" để nhớ tới những thơ mộng xưa cũ! Bài thơ đượm 1 chút buồn nhớ quê nhà với tháng ngày dĩ vãng xa xôi... lại được hưởng ứng sôi nổi của các bạn thơ... rồi đem trình làng biết bao loài chim nước: gà lôi, cúm núm, cồng cộc, cò, vạc, le le... chỉ thiếu có giẻ, mõ nhác, sâm cầm nữa là đủ bộ! Nhưng e rằng hiện nay. các loài chim nước đó e chỉ còn trong bảo tàng viện chim chóc ở VN, vì hơn mấy chục năm nay, con gì ngon, con gì lạ, con gì bổ... đều đã thượng lên mâm nhậu hết ráo rồi! Ngay cả rắn rết, côn trùng, ve sầu, bò cạp. châu chấu... cũng đều cũng biến thành món nhậu thời thượng nói gì đến những loài chim nước béo mẫm hấp dẫn trên! Bông bí đỏ còn được gọi là bí ngô hay bí rợ! Ở Cao nguyên Bmt, mấy bà dân tộc thường bó từng bớ đem bán chợ ê hề quanh năm! Bài thơ dễ thương làm sao rồi bông bí vàng tươi & các loài chim nước dẫn chúng ta về với quê nhà nơi ngàn trùng xa cách... làm chúng ta bồi hồi xúc động, da diết một mối tình quê: nào là hàng giậu mồng tơi, giàn bầu, giàn bí, giàn đậu ván; đến những vồng khoai, vồng sắn; những đám rau má, rau đắng, rau càng cua, bông ngót saư hè, hoặc giàn trầu, hàng cau xanh rờn trước ngõ! Nhớ nhà, nhớ làng nước quê hương lắm lắm các bạn ơi! Riêng con le le có nơi hình như miền bắc, miền trung còn gọi là con vịt trời. Le le mùa lụt thường được dân quê ở Huế, Quảng Trị lưới bắtrồi bó từng xâu đem bán ở chợ. Mùa này le le rất béo, nấu cháo cháo hay rô ti đều rất thơm ngon, hấp dẫn! Con cồng cộc thì bên tàu dân chài thường nuôi & huấn luyện chúng bắt cá; sợ chim nuốt mất cá, chủ phải trang điểm thêm cho chim 1cái vòng đeo quanh cổ! Hình như họ gọi tên là con Cốc đế thì phải...
Tết năm ngoái, theo phái đoàn Ngàn Sau đi dự "Đám cưới trên Miền Quê" ở Cà Mau(nói thế thôi chứ khách mời phương xa được ngự khách sạn 3 sao, đãi nhà hàng lớn & dinh cơ của đàng gái thì cứ y như là 1 lâu đài, sừng sững đứng hiên ngang giữa 1 cánh đồng bất tận, mênh mông sông nước miền Nam!), phái đoàn có dịp tìm đến sân chim Cà Mau, nhưng có lẽ chưa tới giờ linh nên nào thấy chú chim chóc nào đâu? Lần ấy có cả Sương Mai, Phượng Hồng, Lá Thu Vàng và Tím Lục Bình... làm chứng nữa đấy, phải không Ngàn Sau? Một lần nữa, xin cám ơn Như Thương, Trang chủ & Các bạn thơ đã tạo cơ hội tốt đẹp cho Trang thơ chúng ta có được một "Giấc mơ hồi hương" thật tuyệt vời!...
Chỉ một sắc hoa vàng đồng nội của BÔNG BÍ mà các bạn thơ đã bồi hồi thương nhớ quê nhà đến vậy, NT thật mừng ...
Lại còn được nghe, học hỏi thêm nhiều điều mà xưa nay NT chỉ biết trong sách vở (chứ chưa được ai nghe kể về kinh nghiệm hết cả)
Không có chi là đi ra ngoài đề của nụ hoa bí vàng hết cả các bạn thơ ơi, vì Trang thơ luôn phong phú dưới mọi hình thức, đề tài, màu sắc, mẫu chuyện trên vạn nẻo đường đời ...
Bởi thế NT càng đọc càng cảm thấy như mình bị cuốn hút và lạc lối vào nương rẫy thân quen, ngõ quê chốn cũ, chuyện tích xưa và nay
Tâm lại trở về chốn bình an thuở nào, thật yên ả, thật thênh thang trời đất và thiên nhiên hiền hòa Cám ơn tất cả các bạn thơ đã dẫn Trang thơ đi khắp chốn an lành như thế - trong ấy có NT nữa (hiện giờ đang ngồi mơ tưởng Giàn Bầu, Giàn Bí đâu đó nơi quê nhà ...)
Hi Như-Thương, Trang chủ và các Bạn,
ReplyDeleteXem hoa bí và đọc bài thơ "nhớ nhà" quá.
Mùa hè năm nay QH có trồng một dây bí đỏ, sau vườn nhà, thu hoạch được 4 trái, mỗi trái chừng 15 pound.
Khi dây bí ra hoa, sáng nào cũng ra sau vườn vừa tưới vừa ngắm hoa .."và vừa ngâm nga..ăn bông bí luộc...mà không có dưa hường nấu canh.."
Cả tuần nay QH "hơi bị bận" chút việc, nên không được ngao du. Xin cáo lổi cùng tất cả các bạn.
Bông bí..luộc.
Mẹ mong gả thiếp về vườn,
Ăn bông bí luộc, dưa hường nấu canh...
Dây bí đỏ vốn quen thuộc với người dân quê, được trồng khắp nơi nhất là vùng ven bãi sông, bờ ruộng, nương đồi. Ra giêng, bông bí đã nở vàng.
Mỗi mùa bông bí nở, trai gái bắt đầu những cuộc hẹn hò, khởi đầu mối tình duyên sâu nặng, thành vợ thành chồng:
“Mẹ mong gả thiếp về vườn
Ăn bông bí luộc, dưa hường nấu canh”.
Bông bí luộc, dưa hường nấu canh… những món ăn tưởng như đơn giản ấy lại không thể thiếu trong bữa cơm gia đình đầm ấm, nhất là ở vùng nông thôn.
Theo kinh nghiệm dân gian, bí đỏ đóng vai trò khá quan trọng cho việc phát triển thị giác, điều hòa hệ miễn dịch, tăng trưởng xương, nhuận trường, bảo vệ da, bồi dưỡng thần kinh. Vì vậy, bí đỏ được coi như một món ăn “trường sinh bất lão” bên cạnh các món cao lương mỹ vị khác.
Mỗi khi đến mùa bí đỏ, mẹ tôi thường chọn những trái tròn, mập, vỏ cứng, có màu vàng cam đậm đem cất trong buồng dưới nền đất cho mát để dành mùa đông. Cứ độ tháng 8, tháng 9 âm lịch, dải đất miền Trung lại gồng mình chịu đựng những cơn mưa dài ngày, những đợt lụt lớn. Trong cái thời tiết khắc nghiệt, thức ăn khan hiếm ấy, bấy giờ chỉ cần một nắm đậu phụng, ít đường là có được một tô canh bí đỏ ấm áp, đậm đà.
Thật ra dây bí đỏ từ quả, lá, hoa, hạt đều có thể chế biến thành các món ăn ngon. Đọt bí dùng để xào hay nấu canh, hạt bí rang cũng là một món ăn rất thú vị cho cánh đàn ông khi “trà dư tửu hậu” hay chị em phụ nữ “lai rai câu chuyện”. Đặc biệt có nhiều món ăn khá độc đáo từ bông bí. Do bông bí có số lượng ít nên người ta thường hái cùng với đọt bí còn non. Chỉ một thoáng dạo quanh vườn hay trên nương rẫy đã có được một rổ rau bông bí còn vương vài giọt sương mai.
Bông bí đem về xẻ một đường để moi tim ở giữa vứt đi, tước cạnh chung quanh bông và lớp da nhám ngoài cuống, sau đó rửa sạch để ráo. Bông bí luộc vài phút trong nồi nước sôi là đủ chín; vớt ra để nguội, vắt bớt nước nhưng không được khô quá. Bông bí luộc chấm nước kho cá, kho thịt hay chấm nước tương dầm ớt ăn với cơm nóng tuyệt không gì bằng! Nhai từng cọng bông bí luộc người ăn cảm nhận được cái vị ngòn ngọt, một chút bùi bùi, phần tiếp giáp giữa cuống và bông có cảm giác dai dai. Ngoài ra, bông bí còn dùng để nấu canh, xào tỏi, xào thịt bò, xào nghêu,… Khi xào bông bí phải canh cho vừa đủ chín mới còn giữ được độ giòn. Cầu kỳ hơn là đưa vào lòng bông bí thịt heo bằm nhuyễn đã trộn với các loại gia vị, cột túm lại đem hấp. Lúc ăn cắt thành từng khúc đặt ra đĩa, người ăn sẽ thưởng thức cái hương vị vừa thơm vừa béo rất là lạ.
Lại một mùa bông bí chớm nở, trong cái nắng của ngày giêng hai, những bông bí màu vàng lung linh như mời gọi bàn tay thôn nữ đến hái về:
“Ai chèo ghe bí qua sông
Đạo nghĩa vợ chồng nặng lắm anh ơi!”(sưu tầm).
Mẹ mong gả thiếp về vườn,
ReplyDeleteĂn bông bí luộc dưa hường nấu canh.
Nhưng mình mê cái thẻ xanh.
Mình bay đi mất bỏ anh một mình.
Anh ngồi ngắm nghía chữ tình,
Anh thương mình lắm sao mình phụ anh?
Thương mình từ thuở tóc xanh,
Tới khi sương trắng trên cành rụng rơi.
Tim anh tan nát tơi bời,
Vì màu xanh ấy nên đời anh...tiêu!!!
Rút kinh nghiệm, PC không vào comment đầu tiên. vì cái đầu tiên thường....bị xóa, hì hì.
ReplyDeleteNghe QH nói về Ăn hoa bí đỏ chợt PC nhớ lần đi BMT lần thứ 2 được Anh Phong và bà xã đải ăn bông bí nhồi thịt ngon nhớ đời ! đây có lẽ là món ăn dân gian trân quí.
NT đúng là nói thơ, chỉ có cái bông bí mà cũng làm được bài thơ dài, hay thiệt.
Hồi PC còn ở từ ngoài Bắc, bông bí cũng là món ăn chống đói, bí đỏ rất dễ trồng, với đất đồi núi chỉ cần cuốc 1 lổ nhỏ bỏ hạt vào thì có ngay 1 dây bí, với vùng đất màu mở như vùng Yên bái thì 1 dây bí có thể cho chừng chục trái to. Dây bí ra hoa đực trước sau đó khi hoa đực nỡ vài cái thì hoa cái mới chịu nỡ sau ! Thiên nhiên cũng phân biệt đó nha ! Khi hoa cái nỡ vào sáng sớm PC ngắt 1 bông hoa đực úp vào hoa cái là bảo đảm đậu trái ngay, tất cả hoa đực khác thì thoái mái cho vào nồi mà luộc...
Thường thì 1 nhánh bí nên để 1 trái thôi, ngắt đọt cho nó nhảy nhánh, từ những nhánh đó sẽ có thêm trái, nếu không ngắt đọt thì nó dài ra mà trái không nên thân gì.
Ngoài Bắc có giống bí nếp gân xanh ăn dẽo và ngọt, làm đủ món ăn mà không chán, thèm ngọt thì nấu chè cũng ngon. Tuy nhiên ngon nhất là ăn vụng, hì hì.
PC nhớ có 1 lần trên vùng Sơn la, lúc cả ngàn người lên đó thi bí đỏ là sản phẩm được quản lý, không ai có thể trồng và ăn riêng nữa, nhóm PC được phân ra làm vườn. Đến cuối vụ thu hoạch cuốn dây thì PC dấu 1 trái to đưới đống lá khô, đến chiều đốt đống lá để lấy tro làm phân lại, mình chất đống lá vừa đủ để nướng trái bí chín là nó tàn. Sáng hôm sau ra vườn lại thì cả nhóm anh em có thêm 1 bửa cải thiện ngon ơi là ngon, 2 người ăn 2 người canh, và thay phiên. Trái bí nầy ăn ngon nhất trong đời...
Thương em, bí nụ hoa vàng,
ReplyDeleteNữa đời trôi dạt lang thang xứ người,
Bên nầy hoa bí không xơi!
Ra hoa trái chín...để chơi ngoài vườn...
Các bạn thơ ơi,
ReplyDeleteChuyện bông bí trong bài thơ của NT hấp dẫn như thế này ...
Hai tuần nay rồi, NT viếng bác sĩ mỗi ngày thiệt là thân thiết (!), nên thấy bên hàng rào B-40 có một dây bí rợ lủng lẳng trái và vàng rực những đóa hoa cùng nụ
Khổ một nỗi là dây bí nằm giữa những chiếc xe đã bị đụng méo mó (một garage sửa xe) và phòng mạch bác sĩ (!!!)
May mắn là NT " mình hạc xương mai " nên chen vào chính giữa để NGẮM NỤ BÔNG BÍ VÀNG của xứ người ...
Thế là " nhớ nhung ngập tràn " ...
Nhớ những bó bông bí của những gùi Thượng bày bán ở chợ Lạc Giao cùng với măng rừng xỏ xâu, dưa gang, dưa leo Thượng
Nhớ món bông bí dồn thịt chưng cách thủy là món NT khoái khẩu vào mùa hè
Còn nữa ...
Nhớ món bí hầm dừa - thiệt là bá cháy khi món này nấu như canh thập cẩm chay !
ReplyDeleteLại nhớ bí hai da của Ban mê thuột - không có nơi nào có bí ngon như bí Bmt cả ! Nó thiệt dẻo và bùi ...
Mẹ mong gả thiếp về vườn,
ReplyDeleteĂn bông bí luộc dưa hường nấu canh.
Nhưng mình mê cái thẻ xanh.
Mình bay đi mất bỏ anh một mình.
Anh ngồi ngắm nghía chữ tình,
Anh thương mình lắm sao mình phụ anh?
Thương mình từ thuở tóc xanh,
Tới khi sương trắng trên cành rụng rơi.
Tim anh tan nát tơi bời,
Vì màu xanh ấy nên đời anh...tiêu!!!
NT tiếp nghen bạn thơ Sao ...
Nhưng mà anh có còn yêu
Hỏng nhiều thì ít ... dáng Kiều năm xưa ?
"... Khi hoa cái nỡ vào sáng sớm PC ngắt 1 bông hoa đực úp vào hoa cái là bảo đảm đậu trái ngay, tất cả hoa đực khác thì thoái mái cho vào nồi mà luộc...
ReplyDeleteThường thì 1 nhánh bí nên để 1 trái thôi, ngắt đọt cho nó nhảy nhánh, từ những nhánh đó sẽ có thêm trái, nếu không ngắt đọt thì nó dài ra mà trái không nên thân gì..."
NT học của bạn thơ Phượng Các điều này đó ...
NT mà có miếng đất riêng hả ... NT khoái trồng vài liếp cải, khóm rau, dây bầu, dây bí rồi dây bí rợ ... nghe thiệt là nhàn hạ phải không các bạn thơ ?
Vườn nhà của SM chỉ đủ để các chậu hoa hồng, vài thứ rau thơm, bạc hà và 3 cây cà chua là hết chỗ. Nếu có thả được vài dây bí rợ thì đúng là không dám ngắt đọt ngắt hoa mà ăn, hàng ngày ra ngắm họa may, quơ sạch thì một dĩa xào tỏi thôi cũng chẳng đủ, ai ăn ai đừng. Mua ở tiệm người Việt, người Miên thì họ cho biết gốc trồng từ Fresno, chỗ Song Kim ở, không phải lúc nào thèm ăn cũng có, phải đợi tới mùa. Hên thì tới trước gặp và mua 2,3 bó tươi còn cứng đặng về cho dễ lặt, ngồi siêng năng tước từng cọng lá rồi thong thả khéo léo uốn từng đọt non. Sau lá thứ ba coi như già rồi, nhám ăn không ngon, có người còn cẩn thận dùng hai bàn tay mà vò lá nữa chứ. Hoa bí tiệm người Mễ cũng thấy bán nhưng mắc hơn nhiều, ăn cho đã một bữa nhồi với thịt heo thì còn mắc hơn thịt bò hảo hạng nữa. Riêng quả bí cũng nhiều loại kích thước khác nhau và đủ màu sắc, vừa bằng nắm tay trông thật xinh xắn hay chễm chệ cỡ cái bàn nhỏ , xê không nổi đều thấy hết. SM chỉ thích bí xanh lỡ cỡ bằng cái tô nhỏ hầm nồi áp suất với nước cốt dừa mềm cả vỏ luôn, tuyệt vời, bở như khoai lang BMT, để hôm nào nấu thì thông báo rộng rãi cho các bạn nếm thử nghe.
ReplyDeleteChào NT,bài thơ bí nụ hoa vàng thật dễ thương,hình ảnh Banmê lại hiện về với màu hoa vàng rực rỡ,trái bí ăn ngọt thơm bùi khi "um"lên hay xào tỏi.Món này người dân BMT rất ưa chuộng nhất là bí vỏ xanh ruột dẻo.Chuyện trái bí và đọt bông bí làm TH.Thanh liên tưởng đến một câu chuyện cũng mới xảy ra gần đây khi Th.Thanh về BMT thăm quê nhà
ReplyDeleteSáng sáng vào khoảng 6,7 giờ Th.Thanh ra trước nhà quét sân,thường thấy 1 bà dân tộc Thượng guì bí,bầu đọt bí đọt lang hoặc trái cây ra chợ bán.Hôm đó Th.Thanh kêu bà lại mua 2 trái bí,một mớ bông bí cùng mấy trái mãng cầu xiêm,thế là đã lưng lững gùi,còn một ít người hàng xóm ra mua là hết sạch.Bà vui vẻ vội vã ra chợ gần đó để mua sắm.Khoảng tiếng đồng hồ sauTh.Thanh đang chưng dọn trái cây lên bàn thờ thì nghe tiếng gọi...ơi ơi...,nhìn ra thấy bà Dân tộc miệng cười toe,hàm răng đen sún gần hết miệng móm mém,tay cầm nắm tiền...
"Cái mày ơi mày đưa tao nhiều tiền quá,cái tiền này tới nữa triệu đồng bạc đó ".Tôi ngẩn người,à có lẽ sáng nay thay vì đưa cho bà 5chục ngàn thì tôi đưa tờ 500000."
Tôi nói thấy bà nghèo khổ tôi cho bà đó.
Bà cười nói không lấy đâu,có trái bí ,trái mãng cầu với bông bí mà lấy của mày nhiều tiền quá không lấy đâu....Tôi nhìn bà hàm răng đen sún rụn,mái tóc bạc lưa thưa,làn da nhám sần sùi nhưng bà vui vẻ lắm .......các bạn ạ câu chuyện là vậy.
Chiều buồn anh ngắm trời mưa,
ReplyDeleteGiọt dài giọt vắn lưa thưa nỗi buồn.
Tình mình như cánh chuồn chuồn,
Khi vui nó đậu khi buồn nó bay.
Anh mong mình lắm có hay?
Tháng giêng tháng chạp mình quay trở về.
Về đây ngắm lại sông quê,
Hay bông bí ấy đã chê đất phèn?
Không sang nhưng cũng chẳng hèn,
Ơi bông bí nhỏ đừng quen đèn màu.
Về đây thắp ngọn dầu hao,
Dáng Kiều ngày nọ làm sao nhạt nhoà?
Anh mơ bí lại trổ hoa,
Nhớ người năm nọ, nhớ xa nhớ gần.
Nhìn thấy hình bông bí là nhớ ngày xưa gùi từng gùi bông bí ra phố bán!
ReplyDeleteBông bí nấu với tôm khô
Chồng chan vợ húp sạch tô lúc nào
Bông bí xào với đọt bầu
Chồng khen vợ gắp ,lần sau hái nhiều!
Bài thơ vẽ được trọn vẹn cảnh nhà quê ở Việt Nam như thế này , thì làm sao người tha hương đọc, lại chẳng chạnh lòng nhớ tới quê hương...
ReplyDeleteCái duyên dáng của bài thơ là cho ta thấy lại cảnh thôn quê dân giã, với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam mặn mà, chịu thương chịu khó...
Liếp cải, khóm rau, dây bí, giây bầu...trồng quanh nhà , vừa có cái ăn và vừa có cái mang ra chợ bán phụ thêm mắm muối cho gia đình, đều do một tay người phụ nữ vun vén, đảm đang...
NHƯ THƯƠNG đã vẽ lại hình ảnh mà cỏ xanh nghĩ rằng nó luôn sống mãi trong tâm hồn chúng ta cùng năm tháng...
Mấy câu thơ của CỎ MAY lại xui nhớ lại hai câu lục bát không biết nên xếp nó vào loại nào. Hay ta cứ cho nó là ca dao cho nó mặn mòi tình quê vậy.
ReplyDelete"Râu (đầu) tôm nấu với ruột bầu,
Chồng chan vợ húp, gật đầu khen ngon."
Hai thứ đều lạt nhách, nấu thành một tô canh rõ ràng là dở ẹc, nhưng nó mô tả cái tình nghèo nơi thôn quê thiệt đậm đà.
Khi yêu thương nhau thiệt sự thì chỉ cần có nhau là đã ngập tràn hạnh phúc, vật chất chỉ là những cái phụ không tạo nên hạnh phúc mà người ta mong đợi đâu.
Xin đính kèm một bài thơ trào phúng của Bút Tre về chuyện nầy:
Râu tôm nấu với ruột bầu,
Vợ chan chồng húp khen giàu canxi.
Được thể vợ càng phát huy,
Cả tuần cứ thế tì tì bầu - tôm.
Anh chồng phát ớn nhảy chồm:
"Sao cô quá thể toàn tôm với bầu?
Tiền đưa đi chợ để đâu,
Mà chừ nấu nướng phát rầu như ri?"
Cô vợ cái mặt lì lì:
"Tiền đưa đi chợ tôi đi...ăn hàng!"
Cũng như các Bạn, ngày xưa VK thích món bí đỏ "Um thịt bầm" do Mẹ làm, thật khoái khẩu . Hôm nay đọc bài thơ của NT . Hình ảnh của Mẹ lại về với VK trong bùi ngùi thương nhớ, và đâu đây VK nghe như có giọng ca của một nữ ca sĩ nào đó cất lên bài hát " Mẹ Tôi" của Nhị Hà .
ReplyDelete- Chiều nay, đốt hương tưởng niệm trước mồ .
- Nhìn khói đau lòng tưởng nhớ năm xưa .
- Công ơn sinh thành, ngày nao đền trả .
- Mẹ ơi ! con nguyền nhớ lời Mẹ khuyên . . .
Bài thơ "Bí Nụ Hoa Vàng" NT viết lên trong lúc "Tức cảnh sinh tình" đáng chú ý nhứt hai câu cuối :
-Thôi em, lặng lẽ nổi sầu
-Vàng hoa đã úa, nhạt màu bí xưa .
Không biết có phải tác giả muốn gởi tâm sự của mình vào đây chăng .
Bữa nay hơi “hưởn đãi”, xin nói một chút về cái chuyện bông, chuyện hoa.
ReplyDeleteCa dao nói lên cái mong ước của người con gái những mong được gả về vườn ăn bông bí luộc thôi đã hạnh phúc lắm rồi, đằng nầy các bạn thơ mô tả cũng là bông bí nhưng nhiều thứ chế biến sang trọng quá!
Nhân chuyện kể của bạn thơ PHƯỢNG CÁC, tui xin “hùn vốn” một chút.
Lúc bị sụp hầm, mỗi buổi đi làm rẫy về tui thường hô hào anh em mỗi người vác về một cây lồ ô dài khoảng 6 thước dựng giàn mướp chung quanh lán và dài theo hàng rào phòng thủ để “cải thiện”.
Trái mướp khi lớn thì dài nên phải làm giàn cao quá khỏi tầm với, hơn nữa ban đêm khi bước ra ngoài giải quyết bầu tâm sự, rắn lục xanh nó đeo xà nùi trên giàn mướp hút gió. Nghe hơi người đi ngang nó thòng đầu xuống cả bầy ớn lắm!
“Mèo trắng mèo đen gì cũng được, miễn bắt được chuột đều tốt cả!”
Câu châm ngôn nổi tiếng đó áp dụng trong trường hợp nầy cũng đúng. Không có bông bí thì ta xài đỡ bông mướp, miễn ăn vô không chết thì thôi.
Thường 5:00 sáng kẽng báo thức dậy tập thể dục. Tui phải tranh thủ lọ mọ dậy từ lúc 4:30 để đi làm người tiền sử: “hái lượm”.
Tháng sáu trời mưa, trời mưa không dứt...
Giàn thì cao quá đâu có với tay tới mà hái được bông, đành phải lum khum lượm những bông rụng chèm nhẹp nước mưa dưới đất bỏ vô bao cát Mỹ. Đó thường là những bông đực, sau khi hoàn thành nhiệm vụ lịch sử chàng buông tay té xuống. Trung bình mỗi sáng tui thu hoạch được nửa bao. Đem về chia làm hai lần luộc lên chấm nước muối ăn kèm với nửa chén cơm cũng qua được cái đận gian nan rồi cũng mạnh giỏi.
Vô tiền khoáng hậu hén? Đâu có ai làm như tui. Bởi vậy bây giờ nghe kể bông bí dồn thịt, bông bí xào...nghe thiệt tủi thân cho một đoạn đời.
...bí đỏ được coi như một món ăn “trường sinh bất lão”. Vậy bông mướp luộc chấm nước muối cũng “bất lão trường sinh” hén bạn thơ QUÊ HƯƠNG? Bằng chứng tới bây giờ tui vẫn còn mạnh lành tráng kiện không thua gì tụi thanh niên đây.
Ai gặp tui rồi chắc biết.
Chào tất cả các Bạn thơ,
ReplyDeleteHai, ba ngày nay QH cũng đôi phần "rảnh rỗi" nhưng chưa có nhiều thời gian (cái này sư mẫu lên tiếng ngay, QH thì lúc nào mà rãnh đâu).
Đọc qua các góp ý của các Bạn, càng làm cho người nào xa quê hương càng nhớ nhiều, nhứt là những cái hết sức đơn giản mà chỉ quê hương mới có, ở Mỷ đến mùa hè, (Cali hay Florida thì khác rồi quanh năm ấm áp nên lúc nào cũng có thể có "bông bí")..còn nơi QH đang tạm cư thì "dây bí đã tàn từ tháng 10 rồi" bây giờ mà muốn nìn cái bông bí thì chỉ có nước nhìn trong Trang thơ hay lên Google mà tìm bông bí on-line..Thực ra hàng năm đều trồng một dây bầu, dây bí.. để mà nhìn cho đở nhớ nhà thôi chứ có thu hoạch là bao.
Nói như bạn Sao nói thì cũng đúng lắm, trường sinh đâu chưa thấy nhưng chắc là có lúc nó đã giúp mình qua cơn khốn khố, giống như Huynh Phượng-Các cũng vậy..còn các Cô, các Bà thì chà cái này phải vào Food Network rồi..tha hồ chế biến. Có đều chắc chắn là..có thêm nhưng (nhân) thịt thì phải ngon hơn là "bông bí luộc.." rồi.
Hôm nay QH chỉ có một chút nói về chuyện BÔNG và HOA.
Không biết khi nào, người dân Nam bộ lúc nào cũng dùng chử BÔNG để chỉ hầu hết các loài HOA, bông mười giờ, bông súng, bông khế, bông so đủa, bông bí rợ, bông vạn thọ...rồi kể cả bông hồng, bông cúc...
Rồi có lẻ nhờ cái văn chương bình dân đó..nó dể nhớ, dể lôi cuốn vào trong dân gian nhanh hơn và mạnh mẻ hơn những từ ngử văn hoa mà chỉ có ai có cơ hội đến trường mới học mà biết được.
Đây là cái đặc trưng cho người dân của Nam kỳ Lục tỉnh ngày xưa.
Còn hôm nay thì không biết.
Vậy thì hổng lẻ dân Nam Bộ xài chử không đúng sách vở sao vậy cà?
Ủa nói vậy thì khi nào mình xài chử BÔNG HOA.
Thôi thì tạm thời trong khi chờ đợi các Bạn thơ giải đáp cho thắc mắc thì thì QH tui tạm thời gọi là bông..bí, bông bầu...vậy.
Rõ ràng đó là một cách nói trại ra để tránh phạm huý. Còn tại sao tránh phạm huý mà nó xa lơ xa lắc như vậy là nó như vầy:
ReplyDeleteNếu gọi là đọc trại thì HOA phải đọc là HUÊ chớ sao lại thành BÔNG?
Nguyên vợ Vua Minh Mạng tên là Hồ Thị Hoa nên người ta kỵ huý phải đọc trại chữ HOA thành chữ BÔNG.
Lại có tên một bản nhạc thời kỳ Ca Khúc Chính Trị nở rộ ở miền Nam có tên NHỮNG BÔNG HOA TRÊN TUYẾN LỬA.
Hì...Hì...Cái vụ nầy thiệt khó giải thích đây. Văn học đàng hoàng chớ có phải Bình Dân Học Vụ đâu?
Xin lụm một miếng những từ đọc trại ra để tránh phạm huý. Tui thấy tiếng miền Nam phần nhiều lọt vô khoảng nầy.
Trại âm: là trường hợp đọc trại khi xướng âm. Khi chuyển qua quốc ngữ trại âm này viết thành trại chữ. Triều Nguyễn phổ biến mấy chữ “nguyên” trại thành “ngươn” (tên chúa Nguyễn Phúc Nguyên, nên ta thường thấy một số sách quốc ngữ viết Nguyên Thủy Thiên Tôn thành Ngươn Thủy Thiên Tôn); “cấm” thành “kim” (thực húy của Nguyễn Kim là Nguyễn Cấm), “ánh” thành “yểng” (tên vua Gia Long), “cánh” thành “kiểng” (nhiều người cho là kỵ húy Hoàng tử Cảnh, nhưng có người cho rằng do tôn kính Nguyễn Hữu Cảnh. Thuyết sau đúng hơn vì chỉ thấy ở Miền Nam), “đảm” thành “đởm” (tên vua Minh Mạng), “hồng’ thành “hường” (tên lót vua Tự Đức); “nhậm” thành “nhiệm” (tên của vua Tự Đức); “tông” thành “tôn” (tên vua Thiệu Trị là Miên Tông), "chu” thành "châu” (tránh tên Nguyễn Phúc Chu), “võ” thành “vũ” để tránh vương hiệu Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát); “phúc” thành “phước” (chữ lót quốc tính nhà Nguyễn); “hoàng” thành “huỳnh” (Chúa Nguyễn Hoàng), “hoa” thành “bông” (vợ vua Minh Mạng là Hồ Thị Hoa), “dung” thành “dong’ (vua Thiệu Trị tên là Miên Dung), “duyệt” thành “dượt” (kính trọng Lê Văn Duyệt, nên đôi khi ta thấy chữ dượt binh), “hoạt” thành ”hượt” (chúa Nguyễn Phúc Khoát còn có tên là Hoạt), “nghĩa’ thành “ngãi” (tránh vương hiệu chúa Nghĩa), “nhân” thành “nhơn” (do tôn kính Nguyễn Thành Nhân), “thái” thành “thới” (Chúa Nghĩa có tên Nguyễn Phúc Thái), “tính” thành “tánh” (Võ Tánh thực húy là Tính), “bữu” thành “bảo” (vua Thành Thái tên là Bửu Lân), “tùng” thành “tòng” (Nguyễn Phúc Chu có tên khác là Tùng)... và còn nhiều trường hợp khác nữa.
QH ơi,
ReplyDeletecó cái câu nào đứng trước câu này không?
Nấu canh bông bí,nấu chè hột sen!
NS về VN kỳ vừa rồi ,2 tháng thì hết 50 ngày ăn canh bí ! mà bí ngô chứ không phải bí đao.
Bí VN bùi dẽo hơn squad bên này.
Bạn Sao à.
ReplyDeleteKhất lại cái vụ BÔNG HOA qua ngày mai nha. QH đang sửa soan đi mần ăn.
Bây giờ thì ráp cái câu mà Sư M6a4u hỏi rồi làm thêm một lô "món ăn quê hương"
""..Thương chồng nấu cháo le le
Nấu canh bông bí, nấu chè hột sen."
..Trời mưa cho ướt lá dừa
Cho tươi luống cải cho vừa lòng em.
Cho em hái đọt rau dền,
Nấu tô canh ngọt dâng lên mẹ già.
Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon.
Bồng em đi dạo vườn cà,
Cà non chấm mắm, cà già làm dưa.
Chồng chê thì mặc chồng chê,
Dưa khú nấu với cá trê ngọt lừ.
... Tôm rằn lột bỏ đuôi
Giã gạo cho trắng mà nuôi mẹ già.
Ba tiền một khứa cá buôi
Cũng mua cho được để nuôi mẹ già.
Này đây là những món ngon dành cho vợ chồng con cái:
Cơm trắng ăn với chả chim
(Chồng đẹp vợ đẹp những nhìn mà no).
Thương chồng nấu cháo le le
Nấu canh bông bí, nấu chè hột sen.
Bậu câu cá bống, ngắt đầu kho tiêu
Kho tiêu, kho mở, kho hành
Kho ba lượng thịt để dành cho em ăn.
Sống thì cua nướng, ốc lùi
Chết cũng nên đời, ăn những miếng ngon.
Sống ở trên đời ăn miếng dồi chó
Chết xuống âm phủ biết có hay không?
Lanh chanh tìm được có một câu ca dao nầy, hy vọng làm hài lòng Sư mẫu.
ReplyDeleteThương chồng nấu cháo le le,
Nấu canh thiên lý, nấu chè hạt sen.
Đầu tiên là hoa thiên lý, loại hoa mùa xuân - hè mà ba miền đều có. Hoa thiên lý dùng nấu canh, là món ăn dân dã mà có tính tráng dương Thương chồng nấu cháo le le,
Nấu canh thiên lý, nấu chè hạt sen.
Hoa thiên lý phải hái vào lúc sáng sớm, màu hoa còn xanh mướt, lúc đó vị hoa sẽ ngọt hơn. Canh thiên lý chỉ nấu một nhúm hoa thôi, hương đã tỏa thơm ngát. Thịt nạc heo băm nhỏ, hay tôm tươi lột nõn, riêu ruốc. Bạn có thể điểm thêm ít măng vòi, bắp non, rau tập tàng. Nêm tiêu, hành, mắm, ruốc cho vừa ăn. Hoa lý còn nấu canh với riêu cua đồng có hương vị rất mát, ăn vào trưa hè rất thích. Canh hoa lý nấu chay thì thay thịt, tôm bằng nấm mối; đậu phụ và muối rang vẫn đậm đà hương vị.
Không ngờ các đấng mày râu của Trang thơ lại rành nấu nướng đến thế. Đang giờ làm việc mà SM ghé vội coi những lời bàn xong thấy đói bụng liền, tưởng như nồi cháo le le bốc khói, chè hột sen thật bùi, dĩa bông bí , đọt bí non xào tỏi đâu đây.... Chao ôi cá bóng kho tiêu sắp bên cạnh tô canh hoa thiên lý nữa chớ, tỏa hương thơm lừng. Thế thì kèm màn ẩm thực được gợi ý, Như Thương có cảm thấy thơ mình MẶN MÀ hơn không?
ReplyDeleteQH trích:
ReplyDelete""..Thương chồng nấu cháo le le
Nấu canh bông bí, nấu chè hột sen."
Cái nầy PC thắc mắc đây: có ai ăn cháo le le bao giờ chưa hỉ !!
theo PC biết thì con le le ốm nhom ốm nhách, còn nhỏ hơn con cò 1 cấp,
PC chưa ăn thịt con le le mà có ăn thịt cò 1 lần (vì lúc nhỏ,ở quê PC có một đàn cò sau nhà, PC và mấy chú hay lên lấy trứng cò luột ăn (cũng ngon) nhưng con cò thì chẳng thú vị gì lắm, chỉ có xương và da thôi, nấu cháo thì chỉ húp nước ngọt chứ chẳng có gì để mà nhai hết !!(người ta thường nói ốm như con cò ma là vậy)
Thương chồng thì nấu cháo le le...ăn cháo le le được khoảng gì mà quí bà bảo là thương chồng nghĩ cũng lạ !
còn nấu canh bông bí nấu chè hạt sen thì OK lắm, một loại "Bò Hút" của VN !
Le le hay là vịt trời ở VN người ta nói là một loại,PC có muốn coi con vịt trời VN thì NS gởi hình cho coi!
ReplyDeleteHồi xưa NS đã được đi theo...săn vịt trời rồi,bắn 1 con rớt xuống ,đi lượm về nấu cháo,ăn rất ngọt!
Sáng nay thức dậy, vô Trang Thơ đọc lại comment của bạn thơ QUÊ HƯƠNG về chuyện Bông Hoa, ngẫm nghĩ một hồi tui nảy ra ý như vầy:
ReplyDeleteCó lẽ do cái đồng đất, do cái tánh đơn giản, hoặc do cái nguồn nước uống hàng ngày mà người miền Nam không "dẻo miệng", bắt cơ vòng miệng mình phải thể dục để phát âm chữ HOA hay chữ HUÊ.
Khi phát âm chữ HOA miệng mình phải uốn éo nên người miền Nam lựa chữ BÔNG thay thế cái cho rồi, dễ nói hơn!
Rồi bàn tới câu ca dao
"Thương chồng nấu cháo le le,
Nấu canh thiên lý, nấu chè hạt sen"
Ậy! Đọc thơ phải cầu lý.
Chú ý cái chữ THƯƠNG CHỒNG nghe!
Thương chồng hay thương mình đây hả?
Bởi vì theo sách thuốc dân gian, mấy món trên thuộc hệ TRÁNG DƯƠNG BỔ THẬN đó! Hì...Hì...
Su-Mau, Phuong huynh va Ban Sao,
ReplyDeleteDang trong hang ma nghe sao "them" qua chung, nhung may khong co dau danh...cho toi khi dia nha vay.
Nhung tra loi voi Phuong Huynh la QH co an chao con le le roi..moi day thoi...va bua chao do cung nhan duoc mot bai hoc...mai ke.
Hello Như-Thương và các Bạn Trang Thơ,
ReplyDeleteBài thơ Bí nụ hoa vàng đang dần dần tới..
Thương chồng nấu cháo le le..
Ăn bông bí luộc, dưa hường nấu canh...
Thôi thì cứ cho "hoa vàng bông bí" nó trôi theo dòng Cữu Long đi, đằng nào rồi thì chín cửa Cửu Long Giang cũng đều nhập vào biển cả. Đó là Biển Mẹ Việt nam thôi.
Trước thì nói tóm lược một chút về Hoa và Bông như đã hứa với bạn Sao.
Có lẻ (vì chưa chắc chắn) theo những nghiên cứu Hán-Việt-Nôm của ta thì Hoa là Hán âm..còn Bông là thuần Việt âm..
Giống như Yêu là Hán âm (Ái) và Thương (chử của người Nam bộ) là thuần Việt âm..Đề tài này lớn, nên khi nào có dịp chúng ta cũng thảo luận với nhau cho vui.
Hôm nay thì nói về chuyện con "le le". QH đã từng ăn cháo "le le" và nhận được "lời dạy dổ' là .."em ở nước ngoài lâu quá rồi, nên không còn thông suốt nhưng cái hay, đẹp của quê hương nửa, hôm nay Anh mời em món ăn chót trong bửa tiệc là cháo le-le...và tiếp theo là bài giãng về ..người phụ nử VN, người vợ, người Mẹ anh hùng..." lúc đó thiệt tình QH..cũng gần tắt thở vì rượu rồi, nhưng không biết là nhờ tô cháo con le-le hay là lời "dạy dổ" mà người tỉnh như sáo..mà công nhận món cháo con le-le này ngon ngọt thiệt tình, nhứt là lúc tàn cuộc nhậu... sau này QH nghĩ lại, không biết nồi cháo có bao nhiệu đường và bột ngọt trong đó..mà thôi
mấy bà vợ thương chồng khi thấy chồng đi vui chơi với bạn bè..đà quá chén mà vẩn còn biết đường dìa nhà thì nấu cho ổng một tô cháo con le-le, cho ổng tỉnh lại..chớ chẳng lẻ ..để đêm năm canh vò vỏ một mình..vì cái ông chồng kia đã "quắt cần câu"..
..còn tiếp..
..Con le-le khác con cò nhiều lắm.
ReplyDeleteCa dao miền Nam có câu : Le le, vịt nước, bồng bồng,
Con cua, con ghẹm, con cồng .. sáu con !
Đúng là sáu con khác nhau , chớ lẫn lộn nói thế cho oai !
Cùng là loài chim trời thuộc họ Vịt – nên gọi chung là vịt trời cũng đặng –giống nhau cả về hình dáng-chân-mỏ , nhưng khác về màu lông và nhất là trọng lượng khi trưởng thành . Nhỏ nhất là bé bồng bồng .. tính cả lông cân được 0,5-0,7 kg là nhiều , chú le le ở giữa khoảng 1 kg , bề xề và bự con nhất là bác vịt nước .. từ 1,4 đến 1,7 kg .
Le le có lông màu đen và nâu (tên khoa học : dendrocygna javanica)
Lông vịt nước có ánh xanh .. còn bồng bồng , hmm.. tui chưa biết !
Ở miền Bắc, con le le lại mang một cái tên thi vị.. lần đầu tiên được nhắc đến trong âm nhạc là trong ca khúc :
Hồ Tây chiều thu
Mặt nước vàng lay
Bờ xa mời gọi
Màu sương thương nhớ
Bầy sâm cầm nhỏ
Vỗ cánh mặt trời ...
( Nhớ mùa thu Hà Nội - Trịnh công Sơn )
Vâng con le le là con sâm cầm , loài chim mỗi tiết thu dừng lại nơi Hồ Tây trên đường xuôi Nam tránh rét . Tương truyền rằng sâm cầm .. mùa Hè thì ăn sâm Trung quốc, mùa thu xuống uống nước Hồ Tây.. nên thịt bổ như sâm và trở nên loại thức ăn cỡ .. vua chúa ! . Làng Nghi Tàm (Hà Nội) trước đây có lệ mỗi năm phải tìm bắt 3 kỳ mỗi kỳ hai đôi chim đưa lên tiến vua , khi kinh đô ở Thăng Long đã thế , đến khi ra Huế vẫn còn giữ lệ này .. đến thời Tự Đức mới ngưng ..
Dù là le le hay sâm cầm đi nữa , cả ba miền đều gặp nhau ở một điểm chung .. ẩm thực : loài chim này nấu cháo thì rất tuyệt và .. đại bổ kỳ cùng!
Khi một người vợ trẻ ân cần.. nấu nồi cháo le le–sâm cầm .. vào một buổi chiều nắng vương nhè nhẹ... cho chồng thưởng thức thì người chồng chớ quên rằng (quên là chít ! ) .. người ta đang muốn nhắc khéo bạn một điều gì đó đấy ... Thế chẳng sướng .. như vua như chúa à ?
...
... Người dân ĐBSCL thường làm bẫy đạp, bẫy vòng hoặc gác le le thì thích thú nhất, mê hơn cả gác chim cu. Họ nuôi một con le le mồi, làm bẫy vòng bao chung quanh hình vuông, để con le le ở giữa, khoảng cách vòng bao khoảng 1 mét trở lại. Người gác le le có hai đồng xu để hở ra, ngồi chỗ bụi cây lùm kín, đưa đồng xu lên miệng thổi vào lỗ đồng xu phát ra âm thanh như tiếng kêu le le. Con le le bay qua nghe tiếng kêu thì đáp vào. Nếu đồng giới thì đánh, đá nhau giành lãnh thổ, còn khác giới thì vào ve vãn để giao phối nên bay tới, bay lui là mắc bẫy vào cổ .
ReplyDeleteNhững năm gần đây người ta bắt le le một cách hiện đại hơn gọi là bẫy giựt .. dùng lưới ni lông thật mịn kết lại thành một tấm lưới to hàng chục mét vuông, chiều dài lưới chụp lên đến trên 10 mét, dùng tre làm đòn, dùng dây thừng làm sức bật. Bắt le le không phải trong mùa giao phối mà vào mùa le le tập trung đi tìm mồi . Họ thả vài con le le trên đồng hoang và làm bẫy lưới chụp sẵn, làm sợi dây từ cò bẫy cách đó 20, 30 mét và ngồi rình chờ le le bay qua, khi thấy vài con le le mồi ở dưới thì bầy le le có khi lên đến hàng trăm con... đáp xuống. Người bẫy le le thấy không còn con nào trên trời thì mở khoá của dây bật gọi là dựt dây cò một phát, cây đòn bẫy chụp xuống thì cả đàn le le khó thoát khỏi con nào. Le le sợ nhất cách đánh bắt này và con nào đã thoát ra thì không bao giờ dám đến nữa, dù thức ăn phong phú mấy cũng không dám vào ăn, vì chúng sợ bẫy giựt .
Người dân U Minh ghét nhất là bẫy giựt, họ còn cho biết le le bị bẫy giựt chúng sợ hơn cả sấm sét. Theo họ , giựt bẫy thì le le bỏ hẳn cả cánh đồng rất nhiều năm không bao giờ trở lại nữa .
Trong thời gian gần đây (2003) , có người nông dân ở tỉnh Vĩnh Long đã đưa con le le hoang dã vào thuần hoá để nuôi trong gia đình và trở thành con đặc sản. Ban đầu anh đầu tư làm nhỏ khoảng 30 mét vuông chuồng, với 500 con le le, Chuồng nuôi le le được thiết kế lưới bao để le le không bay ra ngoài mà sinh sản như gia cầm. Le le ấp trứng nở con như vịt xiêm, mỗi ổ trứng tỷ lệ nở 50% trở lên. Từ đó, mỗi năm anh có hàng trăm chú le le con. Anh đã xây dựng thêm 4 chuồng và có trên 4.000 con le le thịt và le le sinh sản. Ngoài nguồn ấp nở con giống, một số bà con các tỉnh Trà Vinh, An Giang, Đồng Tháp... còn nuôi 5 đến 7 con le le và cho sinh sản đẻ ấp, bán le le giống cho anh giá khoảng 30 ngàn đồng/con , le le giống là 1 tháng tuổi khoảng 100 gr . Le le đã trở thành nguồn thu nhập không nhỏ cho gia đình anh .
Thị trường le le tiêu thụ mạnh là thành phố Hồ Chí Minh và Trung Quốc. Giá le le thịt từ 50 ngàn đồng đến 110 ngàn đồng/con . Tùy theo mùa mà giá le le lên-xuống, nhất là tháng le le sinh sản thì giá le le tăng cao vì hiếm. Trước đây giá le le hoang dã nhân dân bắt được bán chỉ 30.000 đến 60.000 đồng/ con, nhưng hiện nay giá ngày càng tăng, khi nó còn được biết với cái tên "sâm cầm" mà hàng vua chúa ngày xưa mới được thưởng thức.
Le le ở rừng U Minh không phải là loài di trú tránh rét vùng Bắc hay Nam cực mà là động vật bản địa , là một trong những loài chim thuộc hệ sinh thái ngập úng. Còn loài di trú mùa đông về nơi đây là con bồng bồng, hình dáng giống le le nhưng trọng lựợng nhỏ hơn, cánh bay của nó có chót nhọn như chim én và khi bay thành đàn giăng giăng trên bầu trời vào chiều đông thì phát ra tiếng vu vu trong không trung, tốc độ bay của nó rất nhanh.
...
Le le tập hợp thành bầy đàn vào đầu mùa khô, tức từ tháng 10-12 kéo dài cho đến tháng 4-5 năm sau, mùa mưa thì bắt đầu chia đàn. Le le chia đàn là mùa sinh sản bắt đầu. Chúng sống từng đôi, cá biệt có khi là 2 con mái một con trống. Le le làm ổ trong các đám cỏ năn, trên các đọt dừa và có khi đẻ hai ba lứa trong năm. Mỗi lần sinh sản từ 6 đến 8 trứng, có ổ lên đến 16-20 trứng. Le le đẻ từ tháng 5,6,7 và ấp trứng nở con từ tháng 8, 9, 10 hàng năm. Sau đó, chúng gom lại sinh sống thành bầy đàn và chu kỳ đó được lặp đi, lặp lại qua thời gian ở vùng sinh thái ngập úng U Minh.
ReplyDeleteLe le hoang dã thích ăn nhất là hạt cỏ năn chìm sau khi mưa, hoặc hạt cỏ năn già bay ra còn nổi trên mặt nước giống như cám. Le le không ăn trên khô như các loài vịt mà mò ăn để khỏi bị sóc cổ họng, ăn ria mỏ ngập dưới nước.
Việc thuần hoá le le hoang dã thành "gia cầm" nuôi trong gia đình và cho sinh sản thành công của nông dân là một việc làm nhằm bảo vệ, ngăn chặn tình trạng đánh bắt bừa bãi ở ĐBSCL, nhất là dùng lưới chụp như nói ở trên. Dù cung cấp le le thịt để hầm thuốc Bắc gọi là "sâm cầm" , nấu cháo le le như bà con Nam Bộ , hoặc nuôi le le kiểng thành thú vui thì cũng cần kết hợp bảo vệ đàn le le hoang dã song song với việc phát triển đàn le le gia cầm để giữ nguồn gen chim hoang dã và cân bằng sinh thái loài chim vùng ngập úng củaĐBSCL (theo Trần quốc Thái – NetNam).
...
Về con cò..
ReplyDeleteTôi có lòng nào ông hãy xáo măng vẫn là phát ngôn hàm ý nói ngược trên nhiều phương diện. Nếu câu 3 đậm tính cầu khiến thì câu này mang tính chất khuyên bảo. Cò là động vật, đang gặp nạn mà lại khuyên bảo, mách nước cho ông, đang sắp bắt cò, thì đúng là đúng là nghịch lí, là trứng khôn dạy vịt, là dạy thầy nho viết chữ. Mà cò khuyên gì vậy?, cò khuyên cái điều mà hiển nhiên ai cũng biết, ai cũng thành thạo: cò xáo măng. Ẩm thực dân gian ngày xưa thì cò hầu như chỉ xáo măng mà thôi, không ai ăn cò kho, cò luộc, cò nướng, cò xào… vì nhân dân có câu tanh như thịt cò. Cách chế biến này đã được ca dao ghi lại Mô Phật mô pháp mô tăng/ Ông sư bà vãi bẻ măng xáo cò/ Cả ngày ngồi tụng nam mô/ Ông sư bà vãi mổ cò xáo măng. Khuyên bảo một điều mà ai cũng đã biết là ngược đời. Còn ngược đời hơn nữa là ai cũng hiếu sinh, không ai bỗng dưng yêu cầu người ta thịt mình cả. Ở đây, cò có hành vi ngược lại. Văn bản này khiến chúng ta liên tưởng đến nhiều bài ca nói ngược khác như mèo hỏi thăm chuột, tôm đi chợ với củ hành, gà đòi lá chanh, lợn đòi hành, chó đòi đồng riềng…Tất cả cung cấp cho ta những hình ảnh ngược nghĩa.
...
Lại trở về với Bí Nụ Hoa Vàng,
ReplyDeleteThiệt ra thì QH thích câu đồng dao nầy hơn.
..Thương chồng nấu cháo le le,
Ăn bông bí luộc, dưa hường nấu canh..
Vì cái hình ảnh đơn sơ, không cầu kỳ và đượm đầy tình nghĩa.
Vậy bây giờ thì "bông bí" thì làm gì ngon nhất..
Một trong những món ăn đặc sắc loại này của vùng đất phương Nam là bông của trái bí rợ có màu vàng tươi.
Bôngbí được ngắt cả cuống màu xanh và cột thành từng bó nhỏ bán ở chợ.Thông thường, bông bí được luộc chấm với nước cá kho hay thịt kho. Bôngbí luộc ăn ngon, “bắt” cơm, có vị nhân nhẩn, đặc biệt phần tiếp giápgiữa bông bí và cuống hơi dai dai càng ngon hơn. Người ăn chay luộcbông bí chấm nước tương giằm ớt. Hoặc có người nấu canh bông bí với cálóc, có người xào... Nói chung, bông bí - loại rau có thể dùng vớinhiều món và nhiều cách ăn khác nhau. Cách khác ít phổ biến: bông bínhồi thịt. Món này thường được làm vào những dịp giỗ chạp, ngày họp mặtgia đình, con cháu tề tựu đông đủ, mỗi người phụ một tay.
Bông bí luộc vẩn là "số dách" nha. Vì tong đồng, sau vườn có nhiêu bông bí, thịt thà đâu sẳn mà nhồi thịt..thôi thì có gì ăn nấy đi nha..các huynh, tỉ, muội..
Dài chưa Ngàn-Sau...muốn nghe tiếp "dưa hường" hôn..thôi lại hẹn ngày mai đi há..
QH xin sửa lại cho đúng:
ReplyDeleteTới đây mướp lại gặp dưa
Bầu kia gặp bí sao chưa chung giàn ?
Mẹ mong gả thiếp về vườn,
Ăn bông bí luộc, dưa hường nấu canh...
...
Thương chồng nấu cháo le le,
Nấu canh bông bí, nấu chè hạt sen...
(Ca dao)
Dài quá ,đọc đầu ,đuôi,chừa khúc giữa ,mai đọc !
ReplyDeleteSư-Mẫu ơi,
ReplyDeleteKhúc giữa là khúc ăn tiền nhứt mà chừa lại ngày mai..uổng vậy.
Chà chà, đọc đã đời luôn, cám ơn QH về những câu chuyện kể, từ hôm qua đến nay SM cũng cố ý tìm một số hình ảnh về con Le Le để có thể so sánh được với con Vịt, con Cò , Con Hạc ....nhưng tìm chưa ra. Sáng nay nhận được hình ảnh từ QH nên sắp xếp cạnh nhau cho dễ dàng nhận dạng. Lần sau mà có dịp ngắm đồng ruộng sông nước quê nhà thì chắc là biết phân biệt các con ấy ngay thôi.
ReplyDeleteNhat tri voi QH. Chao tai ngo TT.
ReplyDeleteXIN LỖI BÍ NỤ HOA VÀNG NGHE!
ReplyDeleteTình yêu và chia ly thì muôn đời vẫn có,nhưng nếu có dịp nhắc lại những tài liệu thì cũng khó,nên mượn đỡ.
Bên cạnh vịt trời ,le le,còn con này nữa CON CỒNG CỘC ,bà con ai biết xin thông tin,có phải chúng bà con với nhau không ?
Sáng nay cafe ngon thiệt !
ReplyDeleteNghe QH dẫn giãi mà thích con ...le le rồi.
Thế thì 2 câu ca dao ấy phải được bổ xung thêm để hò đối đáp:
hò....ơ....
Vì Người ăn cháo ...le le,
Ăn canh bông bí, ăn chè hạt sen !
Ơ....hò.....
Chuyến nầy về miền nam sẽ tìm ăn con le le um bông bí rồi !
Riêng con còng cộc mà NS hỏi thì quê PC nhiều lắm, giống như con cò màu đen thui và có thể vừa bay vừa lặn dưới nước để bắt cá, người dân vùng sông nước ở bên tầu hay nuôi con nầy để bắt cá cho mình.
Thấy hình con vịt trời trang chủ post bên trang chính, hình như chổ cái hồ con vịt của trang chủ nhiều lắm đó nha !! SK, TT có nhớ không vậy?
ReplyDeleteNT thì chưa đọc hết được nhưng Cất Để Dành hết !
ReplyDeleteQUÊ HƯƠNG ơi!
ReplyDeleteVậy cái con CÚM NÚM là cái con chi chi vậy?
Bữa nay mệt quá, tui đã đi ngủ sớm rồi nhưng bỗng chiêm bao nghe tiếng chim kêu chao chác. Tỉnh người nghĩ bụng chắc tại đang đợi comment của QUÊ HƯƠNG về cái hẹn trên Trang Thơ mà tơ tưởng chăng?
ReplyDeleteBò dậy vô TT thì quả y như rằng, một trời chim hoang dã của đồng ruộng Việt Nam bay về TT. Bạn hiền QH trích dẫn tài liệu có ngọn ngành và quá phong phú. Nay tui xin ké vô một chuyện nhỏ người thiệt việc thiệt để bà con coi chơi cho vui.
Dạo chơi một chuyến dài mất mấy năm, tui dìa mần ruộng. Lở thầy lở thợ nên chẳng biết làm cái giống chi, được cái cũng sáng ý nên học cái gì cũng mau biết. Thôi để túm gọn lại cái khoảng THẤY và BIẾT người ta bẫy cúm núm mà cống hiến thôi. Con cúm núm lông màu vàng đất có điểm những chấm đen lớn cỡ con gà giò. Nghe có người kêu là con gà nước, tui cũng hổng biết sao vì mỗi địa phương có một cách kêu riêng.
Trước hết, ai là người chuyên nghiệp làm chuyện đó? Là những người Chà có gốc gác bên Indonésia. Tiếng miền nam nói nôm na là vậy, chắc là những người Ấn Độ di cư qua đất nước ngàn đảo nầy rất lâu đời. Đó giống như một nghề “bí truyền” của riêng dân tộc họ. Sao tui dám đoan chắc vậy? Khi tui xây dựng một ngôi nhà 8 tầng ở đường Sư Vạn Hạnh nối dài thuộc Q.10 Sài Gòn, anh thủ kho là một người Chà. Ở Sài Gòn tui biết có vài cụm dân cư mà họ sống quây quần với nhau. Anh nầy ở đường Trần Hưng Đạo khu đối diện với Pompier. Tiếng bây giờ kêu là PCCC. Sau khi công trình hoàn tất, gánh hát chuẩn bị dọn đi thì tui hỏi anh ta sẽ làm gì? Anh biểu là sẽ về đi bẫy cúm núm thôi, đó là nghề “gia truyền” của dân tộc họ. Tui hỏi mí mí có thể dạy cho tui hôn? Ảnh trả lời là hổng được đâu anh.
Trở lại đoạn tui đi mần ruộng và thấy về chuyện nầy.
ReplyDeleteTrên con kinh thuỷ lợi chạy ngang qua đám ruộng tui đương làm, tui mới hùn với hai người hàng xóm làm một cái vó nho nhỏ kiếm cá ăn. Trời tháng 11 âm lịch, đêm giữa đồng tối đen sương sa mịt mùng, muỗi mòng thì quá thể, bu vô hai cái chưn phủi không kịp. Dọc theo hai bên bờ kinh, năm nọ tui có được hai ông hàng xóm giang hồ, một ông thì nuôi vịt chạy đồng, một ông người Chà bẫy cúm núm. Trong lúc ngồi đợi miếng ăn trời cho rớt xuống cho mình, tụi tui ngồi bó gối nói chuyện đời nên mình cũng mở mang cái đầu thêm được một chút. Để tui khen cái ông nuôi vịt chạy đồng một câu rồi để ổng qua một bên. Chu choa! Ổng dòm mây mà dự báo thời tiết thiệt cũng sánh bằng mấy ông thầy ở lò lu Thủ Dầu Một với Lái Thiêu. Tui ngó ở đường chân trời mây xây thành âm u, chắc chắn là sẽ mưa tới lớn lắm. Tui lại sợ cái thằng nầy nên lo dọn đồ chuẩn bị núp mưa. Nhưng đồ đạc kình càng quá nên tui hỏi nhóng va coi liệu bề trời có mưa hôn? Va nói: Yên chí đi, mưa không tới đây đâu! Tui cũng bán tính bán nghi nên có hơi chần chờ chưn trong chưn ngoài. Quả thiệt một lát sau, như có ai hô phong hoán vũ. Rõ ràng mưa tối trời tối đất vậy mà nó thắng lại ở miệt nào xa xa rồi dứt. Tài dách thiệt!
Trở lại với anh Chà bẫy cúm núm. Họ bí mật giấu nghề nên không bày binh bố trận lúc trời còn sáng cho người khác thấy, chỉ đợi tới khi sương đã ướt đầm ngọn cỏ họ mới ra tay. Thì giăng lưới dọc bờ kinh kế bên tui chớ có xa xôi gì đâu, nhưng biết ý họ nên cũng không dám tò mò. Anh ta căng một tấm lưới nylon đan bằng sợi cước to cỡ chưn nhang dài khoảng 30m dựa trên 8 cây tầm vông cao khoảng 5m. Đó là một cái bẫy sập tự động do hệ thống dây chằng bí hiểm họ lắp đặt. Con cúm núm bay đụng vô lưới là bẫy tự nhiên sụp xuống chớ giữa mịt mùng đêm tối chỉ nghe tiếng vỗ cánh đêm chớ làm sao thấy được con mồi? Tới khúc nầy tui mới dám săm soi cái đồ nghề của anh ta đây. Đó mới là cái bí quyết chánh hẩu! Họ cắt một miếng phim nhựa chụp X Quang làm lưỡi gà cho cái còi trúc giống y như cái còi bong bóng bán cho mấy đứa con nít chơi. Cái còi đó đút vô cái mắt nửa trái dừa khô được gọt dũa cẩn thận để làm thành cái loa phóng thanh gởi những âm điệu trầm bổng ra giữa đêm trường. Không phải là thổi mà là nút. Khi thì tiếng của một con trống khiêu chiến, khi thì tiếng kêu gọi bạn tình. Giữa đêm khuya thanh vắng mà như có tiếng kêu: “Thằng nào ngon thì ra đây pặc-co tay đôi hay Chao ơi! Đêm sương lạnh như vầy mà anh có một mình chịu sao thấu?”. Tóm lại có một anh trống hung hăng hiếu chiến hay một cô mái đi tìm bạn tình đều sập bẫy. Cứ nghe tiếng vỗ cánh bay vù rồi bẫy sập xuống là lò mò ra thu chiến lợi phẩm. Cấm có đốt đèn nghen!
ReplyDeleteĐêm đó anh ta chộp được 30 con. Thời giá năm 80 bán được 15.000$/con là ngon rồi. Một đêm nằm sương đủ mua gạo cho một gia đình trong 1 tuần lễ. Vậy là còn ít. Nằm được 3 đêm anh ta nhổ trại. Những đám chịu khó đi xa xa, buổi sáng từ Cầu Xáng đổ về, móc hai bên ghi-đông xe đạp mỗi người phải ba chục cặp.
ReplyDeleteSau nầy tui lên Cầu Quan của Trảng Bàng thấy cứ sáng sớm là có dăm ba cái ghe nhỏ của những gia đình họ đi bẫy miệt Long An hay xa hơn nữa ở những cánh đồng tui không biết đem về bỏ mối cho những anh lái mua về Chợ Lớn để được chiều chiều phơi mình trên bàn nhậu đặc sản của những tay lắm tiền. Tới khúc nầy thì họ tính thành ký chớ không còn tính con nữa. Mỗi ký là 30.000$ mắc hơn gà. Mỗi ghe được khoảng từ 100 tới 150 con, không biết họ bẫy mấy ngày. Lúc đó tui bận ở Trại nuôi cá nên không lưu tâm.
Mãi sau nầy khi về Sài Gòn hỏi thăm thì giá đã lên gần 100.000$/ký vì là hàng hiếm do vấn đề bảo tồn động vật hoang dã nên Chánh quyền ngăn cấm triệt để. Tui mới trở lên Trảng Bàng quay lại bến cũ hỏi thăm thì đã từ lâu lắm không còn thấy họ xuất hiện trở lại.
Đầu năm nay, tui hay lên lên xuống xuống Bến Tre với Trà Vinh thường xuyên. Bên kia bờ bắc Hàm Luông, chiều chiều người ta bày ra hai bên đường bán đầy. Ai nhà bên Bến tre hay Mỹ Tho muốn họ làm sẵn thì họ làm cho tại chỗ, ai ở Sài Gòn muốn mua sống đem về thì tuỳ, nhưng đi đường phải kín đáo chớ không gặp Cảnh sát Bảo vệ Môi Trường sẽ bị tịch thu kèm thêm một cái giấy phạt nữa. Sau mấy tay nhà báo làm lùm xùm trên báo quá nên Chánh quyền địa phương cũng phải dẹp tụ điểm đó luôn.
Không biết người ta chế biến con cúm núm theo cách gì? Có nấu cháo để tráng dương không thì tui không biết. Chớ dân dã như tui cứ đem rô ti lên, 4 người được 6 con nhậu với rượu đế lúc màu chiều đã sẫm thì gọi là...”bá cháy”!
Còn đây là một bài viết của người ta nói về con cúm núm.
ReplyDeleteHồi ấy, đồng ruộng còn hoang sơ, năng, lác, đưng mọc um tùm, nông dân canh tác chủ yếu là cây lúa mùa. Các loài cúm núm, chích cồ, chàng nghịch, cuốc... lấy đó làm môi trường trú ngụ, tìm kiếm thức ăn và sinh sôi nhiều vô kể. Dân nghèo đã nghĩ ra cách đuổi, bắt đem nướng rơm làm mồi nhậu lai rai sau buổi chiều làm đồng, thế là nghề gác cúm núm cũng xuất phát từ đó...
Con cúm núm mồi nhốt trong cái rọng sắt được đặt tại khu đất trống trên đồng cất tiếng kêu buồn vang vọng “cum...cum...núm...núm...” nửa như than thân, nửa như thách thức. Tức thì loài cúm núm hoang dã, với cái mòng đỏ chót hung hãn bỗng bay tới sà xuống chưa kịp đá thì bị sập bẫy. Một con, hai con, ba con...được dân đi gác gỡ bẫy lần lượt bỏ vào chiếc rọng gọn hơ!
*Thú vui tuổi già...
ReplyDeleteỞ cái tuổi 70, ông Lê Văn B., ngụ xã Vĩnh Tế (thị xã Châu Đốc) được giới trong nghề gác cúm núm xem như một bậc tiền bối lão luyện. Không nể sao được, năm lên 10 tuổi ông đã biết rành rọt về cách nuôi cúm núm mồi và kỹ thuật làm chiếc bẫy lục bắt cúm núm hoang dã. Biết tiếng nên năm nào cũng vậy, dân “sành chơi” cúm núm từ các tỉnh Tiền Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp cũng lên tận nhà ông B. tìm mua cúm núm mồi “chiến” đem về nuôi. Ông B. bật mí, nuôi cúm núm mồi không đơn giản như người ta tưởng. Đầu tiên phải cực công đi tìm ổ trứng của những con cúm núm hoang dã, mà đâu phải muốn tìm là được ngay. Có khi tìm cả năm trời vẫn chưa được, phải dặn mua lại từ những người đi cắt lúa mướn. Khi đem trứng về, đưa ngay vào cho gà tre ấp, nếu ai không biết đưa cho gà ta ấp thì sẽ bị gà đạp vỡ. Cúm núm con vừa mới nở phải tách ngay ra khỏi đàn gà nhốt vào chiếc lồng săn sóc cho đến khi biết gáy. Để có được con cúm núm mồi đi gác, ông đã mất ít nhất 1 năm ròng nuôi và chăm sóc kỹ lưỡng, mớm từng miếng mồi cho cúm núm ăn. Chăm sóc cúm núm còn cực hơn nuôi con của mình nữa là khác...
Chưa hết, khi cúm núm lớn lên phải “sơ tuyển”, tức là chọn những con ưng ý và có những đặc tính vượt trội. Công đoạn này đòi hỏi người nuôi phải có kinh nghiệm quan sát thật tinh. Thứ nhất hình dáng thon, cái mỏ phải thông, cặp chân lùn, ngực nở, móng bự...nếu một con cúm núm mồi mà hội đủ các yếu tố này là hết chỗ chê. Khi hỏi, tại sao phải nhọc công lựa kỹ như vậy? Ông B. giải thích, cúm núm mà ngực bự, mỏ thon có giọng kêu to, bền, thu hút được những con cúm núm khác đến đá.
* Đeo nghề bởi mê...
ReplyDeleteTrời tờ mờ sáng, vợ chồng ông B. đã dậy sớm quảy cái lồng cúm núm và chiếc bẫy vắt ngang cánh đồng kênh Vĩnh Tế, có khi đi qua tận Campuchia để bẫy. Trung bình mỗi ngày họ lội khoảng vài chục cây số. Do đó, trong chuyến đi, vợ chồng ông B. phải xách cơm, nước lỉnh kỉnh theo. Đã ngót 60 năm trong nghề, nên ông B. rất am tường tất cả các địa bàn có cúm núm trú ngụ. Trong quá trình đi, ông thường nhắm hướng mới để đi, chứ ngày nào cũng đi một lối mòn thì thu hoạch cúm núm rất ít. “Hôm nay lội đồng thì hôm sau mình phải tìm những nơi có bào, đìa mà bẫy. Ngoài ra, hễ nghe có tiếng cúm núm kêu thì mình lội nhanh đến gần tìm chỗ trống đặt bẫy thì sẽ tóm gọn được cúm núm ở đó. Gác cúm núm rất hấp dẫn, khi nghe tiếng kêu của con cúm núm mồi thì con cúm núm hoang dã lao đến cái lồng đá phành phạch cho đến chừng nào dính bẫy thì mới thôi... ”- ông B. cho biết thêm.
Cũng theo ông B., cúm núm có nhiều nhất vào khoảng tháng 2 và kéo dài đến tháng 6 âm lịch trong năm. Vào thời điểm này gác trúng lắm, mỗi ngày dính ít nhất cũng trên 30 con. Có năm bẫy trúng mê quá, vợ chồng ông còn bơi xuồng sang tận miệt Kiên Giang, qua ngọn Cả Hàn, Vĩnh Gia, Lạc Quới gác cúm núm. Còn mùa này, cúm núm kéo vào rừng tìm nơi để thay lông nên ít xuất hiện, vì vậy bẫy cũng ít.
Mai Hương-Lưu Mỹ (báo An Giang)
Tình thơ BNHV rất dễ thương,mọi người lại xoay qua chim cò,chắc tại NS hay hỏi,làm TLB cũng xôn xao với đám chim trời.
ReplyDeleteTình em bí nụ hoa vàng
Em xa ,để lại vườn hoang lá rầu
Từng đàn cò trắng xôn xao
Le le,cồng cộc,theo sau rộn ràng
Vịt Xiêm,vịt Thái, vịt Tàu
Cúm na cúm núm cùng nhau xếp hàng!
Cũng nhờ Bí Nụ Hoa Vàng cùa NT mà SM phen này được mở tầm mắt ra mà nhìn rõ thêm cánh đồng bao la nước Việt. Cho là giống động vật tương cận nhau nhưng mỗi loài lại có những đặc điểm nổi bật riêng của mình. Kể tên sau đây thì SM chưa hề tận mắt trông thấy chớ nói chi đến ăn, Le Le, Còng Cọc, Cúm Núm tên thật đặc biệt không biết bắt nguồn từ đâu mà người dân đồng bằng gọi nôm na như thế. Chúng có phải là những loài di cư rày đây mai đó, hàng năm rủ nhau tìm về miền đất ấm với đồng lúa màu mỡ mà trú ngụ, dễ dàng được thiên nhiên ưu đãi dâng tặng những thức ăn thích hợp?
ReplyDeleteKý sự về Le Le, Còng Cọc , Cúm Núm đọc thiệt là lôi cuốn, bạn Sao kể chuyện anh Bảy Chà giăng bẫy rành rẽ quá đi thôi, riêng bạn có thử lần nào không?
Khá lâu rồi,không vào TT,thấy mình như "quên" những tình cảm nồng nàn của các bạn thơ và trang thơ.
ReplyDeleteTuy vậy,chỉ 1 màu vàng của hoa dù là hoa bí,cũng làm mình rộn ràng không ít.Dù mới chỉ nghe qua lần đầu:"Mỗi mùa bông bí nở,trai gái bắt đầu cuộc hẹn hò..."là thấy thú vị như lần đầu hẹn hò với người yêu."bây giờ thì xa lăng lắc.Những hẹn hò từ nay khép lại...rồi.
Lại đọc 1 câu trong comment của QH dù là đúng thật,về bông bí khi muốn ăn,phải "moi tim" nó ra,tui mất hứng liền,dù sáng hôm qua,lúc đi ngang qua hàng cô bán bông bí,tôi nở 1 nụ cười thật tươi nhìn các bó bông được sắp ngay ngắn chờ người mua,(chắc chắn,là tui không mua rồi).Cứ nghĩ tới từ "moi tim" dù chỉ là tim bông bí tui cũng kg thích ăn.
Bạn NT ơi,đọc "BNHV" của bạn tuyệt quá,nếu ăn bằng cảm nhận thìchắc không được rồi.
Mình yêu quá 2 câu "Thôi em lặng lẽ nỗi sầu-Hoa vàng đã úa nhạt màu bí xưa."
Mong tiếp tục được đọc những bài thơ tình lãng mạn của NT.
Vào đọc các Comments của các bạn được mở mang kiến thức nhiều lắm.Rất rất cám ơn các bạn thơ.Trang thơ mình nhiều người giỏi giang quá ,Th.th đi làm về mệt nhưng dành thì giờ đọc hết.
ReplyDeleteÔi! mới vừa hôm qua không vào TT thôi, mà hôm nay nhiều comments hay quá chừng. Cảm ơn các bạn đã cho cx thêm nhiều kiến thức. Nhất là những comment của QUÊ HƯƠNG và huynh SAO.
ReplyDeleteNgười ta bảo đi một ngày đàng , học một sàng khôn, nhưng cx thấy bây giờ đi một ngày đàng chưa chắc đã học được nhiều bằng vào TRANG THƠ.
Thêm một chút hiểu biết về loài chim hoang dã: CÒNG CỌC.
ReplyDeleteChúng giống như đôi chim UYÊN ƯƠNG trong truyền thuyết mà Rabindranath Tagore (Bengali: রবীন্দ্রনাথ ঠাকুর, Robindronath Ţhakur) đã mô tả trong tập thơ Uyên Ương Gãy Cánh. Hơn 40 năm rồi tôi không nhớ hết, dường như mỗi con trống mái chỉ có một cái cánh. Khi muốn bay lên, chúng phải chắp cánh cùng nhau. Lỡ như một con qua đời, con kia sẽ không bay được, cứ âu sầu quanh quẩn bạn tình kêu thương rồi chết dần mòn.
Chim CÒNG CỌC cũng thế, khi đôi chim có một con bị chết, con chim còn lại sẽ tự treo ngược lên cành cây cao cho đến chết khô...
Xin trích dẫn một bài thơ để minh hoạ
CHUYỆN TÌNH CHIM CÒNG CỌC
Tặng Vũ Nguyên
Treo dốc ngược đầu cành cây cao
Chim còng cọc tiếc thương bạn tình*
Quên đói khát
Quên tiếng hót
Quên sự sống
Tìm bóng hình thương yêu ký ức ảo ảnh đáy nước...
Chôn hình hài nấm mộ mặt trời
Chôn cơn khát yêu nấm mộ vầng trăng
Chết khô đôi cánh mộng mơ
Chết khô trái tim chung tình
Hóa vệt than đen ám ảnh miền chồi biếc
Anh xa em vạn rừng tràm nguyên thủy
Xác chim còng cọc lửng lơ cành khô
Trái tim anh treo dốc ngược cây tình.
Chiều ngày 21-09-2010.
V.T.C
ĐỢI BÍ
ReplyDeleteThôi em lặng lẽ nỗi sầu,
Vàng hoa đã úa nhạt màu bí xưa. (Thơ NT)
Ơi em! sao vội đẩy đưa,
Vàng xưa có nhạt vẫn chưa héo tàn.
Tình quê vẫn cứ chứa chan,
Sầu tình sao dứt, lan man nỗi sầu.
Bí ơi! trôi dạt về đâu?
Chắc lòng vẫn nhớ cây cầu dừa xưa.
Đi, về hai buổi sớm trưa,
Lắt lay tay vịn nắng mưa chẳng nề.
Đất phèn sao nặng tình quê,
Tình quê dào dạt đê mê cả hồn.
Xa quê dạ cứ bồn chồn,
Phù hoa không thể đẩy dồn em đi.
Thôi đừng than thở mà chi,
Bến đò năm cũ mấy khi phụ phàng.
Khói rơm vẫn toả mang mang,
Bí ơi! Anh đợi sắc vàng tái sinh.
Ở đời ta quý chữ tình,
Anh giờ vẫn đợi chúng mình nên đôi.
Bụi trần nhờ gió thổi trôi,
Về đây Bí nhé! Anh thôi mong chờ...
s@...
Xin trả lời thắc mắc của bạn thơ SƯƠNG MAI.
ReplyDeleteĐã nói là nghề "bí truyền" của Anh Bảy Chà thì đời nào người ta chỉ cho mình? Thiệt sự thấy dễ ăn tui cũng mại hơi trả công cho Thầy bằng 2 chỉ vàng nhưng Thầy dứt khoát trả lời không được. Hổng biết khi hành nghề, Anh Bảy Chà có thề thốt với Tổ chuyện chi không?
Tui có ăn được thịt cúm núm rô-ti thì cũng đi mua của người ta thôi chớ mình tài cán gì mà bắt được?
Nói thêm một chút về chuyện giăng bẫy của họ.
Sau khi giăng bẫy xong, ảnh ngồi gần lưới đưa còi lên nút, cứ khoảng 5-10 phút thì nút một lần, âm điệu lại thay đổi để chiêu dụ đủ hạng.
Sau khi bẫy sập xuống, lò mò lần theo mí lưới ảnh thò tay vô nắm cổ chiến lợi phẩm. Cái lưới dài sọc như vậy giữa đêm hôm làm sao giăng lên lại được hả? Bởi vậy tui mới nói họ đã lắp đặt một hệ thống dây chằng bí hiểm. Bắt mồi xong, anh Bảy quay lại góc lưới nắm sợi dây cái, kéo cái "rột" là mành lưới dựng đứng lên ngay.
Tại sao người ta lại đặt tên cho nó như vậy? Bởi một lẽ hết sức đơn giản là Cúm núm gọi bầy là mùa sa mưa, lối tháng tư, tháng năm âm lịch, chúng từ các cánh rừng kéo nhau ra tìm chim trống bắt cặp, sinh nở, mùa này chúng kêu vang đồng, nhất là những buổi chiều lặng gió, nghe tiếng cúm núm kêu như những tiếng mõ...“cum cum núm núm...”. Người miền Nam vốn đơn giản, nghe tiếng kêu của chúng như vậy thì lấy đó đặt tên luôn thôi.
Những người xa quê hương lâu ngày, hễ có cái gì liên quan đến đất nước thì họ thích tìm hiểu lắm!
Sẵn trớn, mình làm trọn gói luôn. Xin gởi cho ai thích thú về đề tài nầy bài Lý con cúm núm theo điệu đồng dao nghe chơi đỡ buồn:
Lý con Cúm Núm
NT đọc Trang thơ lần này chết mê với những câu chuyện về đồng quê
ReplyDeleteThích quá ...
Biết đâu sẽ có thêm vài bài thơ về Đọt Bí Dây Bầu ?!
NT muốn nghe chuyện..trái bầu thì PC thấy chổ nầy cũng hay nè:
ReplyDelete"Canh bầu nấu lộn cá trê..."
Không biết có thật sự mùi canh bầu nấu với cá trê làm người con trai mê mệt hay anh chỉ mượn cớ để mà ca tụng cái nết na hiền thục của người vợ sắp cưới :
"Canh bầu nấu lộn cá trê,
Anh đi làm rể anh mê canh bầu"
mà câu ca dao xưa còn đậm đà vị ngọt cho đến hôm nay...
Trái bầu là hình ảnh của sự giản dị, mộc mạc nhưng đậm đà tình nghĩa của làng quê Việt Nam , nó tượng trưng cho sự thủy chung, tròn đầy hạnh phúc trong mỗi mái ấm gia đình.
Bầu là loại trái mọc trên thân dây leo. Bà con ta thường bỏ hột vào khoảng tháng 10, khi nước lũ vừa rút. Bầu là loại cây dễ trồng, không cần bón phân chỉ cần tưới nước nhiều và bón thêm dưới gốc một mớ rơm, trấu mục. Dây bầu lớn nhanh, lá tròn xòe rộng. Bà con ta thường bắt giàn cho dây bầu leo lên. Chỉ cần ít nhánh tre ngoài vườn, mớ đọt chà thả qua thì dây bầu cứ vươn ra thỏa thích. Giàn bầu vừa che bóng mát vừa tạo nên cảnh quan môi trường thơ mộng. Buổi trưa, nắng gắt khách đi đường tạt vào uống ngụm nước mưa, ngồi hóng mát dưới giàn bầu hít thở không khí trong lành thì thật là ... dễ chịu!.
Chừng hai tháng là bầu có trái. Trái bầu có nhiều loại: bầu eo (có hình giống như bầu rượu của các ông tiên trong truyện cổ tích), bầu sao (trái dài có đóm bông), bầu thúng (trái no tròn giống như cái thúng đựng lúa), bầu xanh (trái dài toàn thân có màu xanh đậm)... Những trái bầu treo lủng lẳng trên giàn giống như những chiếc lồng xanh xinh xinh . Lá bầu non xắt nhuyễn xào với thịt trâu ăn ngon đáo để, hay có thể dùng để gói thịt nấu món chả đùm, thịt sẽ dẻo và dai hơn. Trái bầu gọt vỏ, xắt sợi nấu canh với cá, tôm... hay xắt khúc luộc chấm với tương chao bình dị mà rất thơm. Bầu có trái rất sai, khi trái nhiều ăn không hết bà con đem ra chợ bán hoặc có người lo xa gọt vỏ xắt sợi phơi khô, phòng khi hiếm thức ăn sẽ dùng chế biến thành món ăn như bầu xào, bầu kho... vừa giòn, vừa dai rất ngọt, ngon.
Cá trê cũng có nhiều loại: cá trê vàng, cá trê trắng, cá trê dừa, cá trê năng... Thịt cá trê mềm, ngọt, có tác dụng bồi bổ cơ thể, chế biến thành nhiều món ăn ngon như cá trê dừa nấu canh chua, cá trê năng chiên giòn ăn với nước mắm gừng, nhưng có lẽ ngon và đậm đà hương vị nhất vẫn là cá trê vàng nấu canh bầu: Vài con cá trê vàng ngâm với nước muối, xát tro chà sạch nhớt, tách bỏ và lấy hai cục máu tanh ở mang ra, cho cá vào nồi nước lạnh bắt lên bếp đun sôi. Bầu gọt vỏ, xắt sợi để sẵn, chờ tới khi nước sôi (lửa lớn) cá chín nứt da, hơi khoanh tròn, bóng mẫy thì vớt cá ra dĩa, chế vào đó tí nước mắm, rắc tiêu, ít lá hành hương xắt nhuyễn. Sau đó bỏ bầu vào nồi, nước sôi vài dạo cho thêm tí muối, đường, bột ngọt, vớt bọt cho nước canh trong, khi sợi bầu chín trong cho dĩa cá trở lại nồi, chờ nước sôi thêm một dạo là xong.
Canh bầu nấu với cá trê thơm lừng mùi cá, nước mắm, tiêu và hành lá. Cá trê không rã, vàng ươm. Sợi bầu và nước trong veo ngọt đậm đà.
Sau một ngày làm việc mệt học húp một chén canh bầu mồ hôi vả ra, sự mệt nhọc tan nhanh. Còn ăn chung với cơm gạo tám thơm - nhất là Nàng thơm Chợ Đào chính hiệu thì...bới một hơi ba bốn chén lúc nào không biết!
Trần Thị Út
Cuối tuần này NT nấu một nồi canh bầu giống như bạn thơ Phượng Các nói
ReplyDeleteNhưng mà thiệt tình là bầu ở Mỹ không ngọt bằng bầu hồi xưa !
Sao lại không ngọt hả NT ? Cứ hỏi QH có trồng giàn bầu dài tại nhà đó, lúc vừa cắt vào nấu ăn liền coi ra sao? Duy có cá Trê thì SM biết là thua xa cá tươi VN mình, SM ưng luộc cá trê rồi gỡ thịt nấu với canh cải xanh bỏ vào chút gừng như Bà Ngoại bày, đã rất lâu rồi không được ăn .
ReplyDeleteƠ, sao mà không ngọt hở Như-Thương và Sương-Mai,
ReplyDeleteCa dao nói là..
Bỏ tiêu cho ngọt, bỏ hành cho thơm...mà. Bộ quên bỏ tiêu hả?
Ở Florida thì QH không biết thế nào, bầu có trồng quanh năm được không, còn nếu ở Nam Cali thì dể thôi, đừng vô chợ mua bầu, có mấy Bà Mẹ VN, trồng rau cải chung quanh nhà cho vui, và sáng sáng cũng cắp cái rổ, đội nón lá đem 1, 2 trái bầu "bé bé" và vài cọng rau thơm. bông bí..bán trước cửa các siêu thị...cũng cho vui luôn..vì đâu có mấy đồng.
Nhưng bảo đãm, không bón phân hóa học và tươi ngon, mua về và nấu với filet cá catfish ", thì tàm tạm 85%..khỏi bỏ đường vào cũng ngọt.
"Cái này xin các Bà Tướng đại xá cho nghe, vì QH đã múa nồi, qua mắt mợ" rồi.
Bye..Bye..
Ca Dao VN chết người thiệt bạn thơ Quê Hương ơi ... " Bỏ tiêu cho ngọt ..."
ReplyDeleteLàm sao tiêu mà lại ngọt cho được hả ? Nhưng mà vẫn ngọt tình ...
Ha...Ha..
ReplyDeleteHôm nay nhà thơ Như-Thương..
NGỘ ĐẠO rồi.
Xin được chia vui nghe..
..ai đời tiêu mà ngọt...
..hành mà thơm...
Có nhớ lộn hôn vậy bạn hiền QH?
ReplyDeleteSM ưng luộc cá trê rồi gỡ thịt nấu với canh cải xanh bỏ vào chút gừng như Bà Ngoại bày...
(Hổng biết phải SM muốn nói cải bẹ xanh hôn chớ tui thấy cây cải nào mà chả xanh?)
Nấu canh cải bẹ xanh bỏ gừng vô là "đúng bài" rồi, còn bỏ tiêu chi nữa?
Câu ca dao như vầy nè:
Ví dầu cá lóc nấu canh,
Bỏ tiêu cho ngọt, bỏ hành cho thơm.
Hành sống thì hôi chắc rồi đó, nhứt là hành hương. Nhưng khi nấu chín lên rồi nó lại thơm để cho mất mùi tanh của cá.
Tựu trung, ca dao hay đề cao tình nghĩa con người. Ngọt, thơm là của cái tình người vợ khi nấu tô canh cho chồng đó thôi.
Hai ngày này cái máy biểu tình ,bây giờ vô thấy canh bầu tiêu ngọt hành thơm,đúng là mấy bà cụ thường bán mớ raulang,trái bầu trước chợ hay hàng trái cây,mua về nấu thì ngon ngọt vì mới hái rất tươi.Ngay cả thanh long ,ổi,mít,đu đủ cũng tươi roi rói...
ReplyDeleteÀ mà Th.th có một thắc mắc trong các loài tương cận gà vịt có con gà "lôi"có phải nó là gà tây không các bạn.Sẳn sân gà vịt le le Th.Th xin hỏi cho biết luôn.
Và bạn nào có hình con gà lôi cho xem nhé (không biết sao lại gọi tên này??)
ReplyDelete"SM ưng luộc cá trê rồi gỡ thịt nấu với canh cải xanh bỏ vào chút gừng như...."
ReplyDeleteSk thì được biết người dân quê miền Bắc thường luộc cá rô bóc thịt cá ra, còn xương thì giã cho thật nhuyễn xong vắt lấu nước dể nấu với cải xanh, gừng...trước khi nấu bỏ thịt cá rô vào..Tô canh cải xanh, cá rô này mà ăn với cơm gạo dự hay gạo tám xoan thì ăn "quên chết"...
Luận về ăn uống lúc nào cũng khiến tui nghe thấy con tì con vị của mình nó réo gọi và muốn nổi loạn.
Thiệt khó giữ eo qúa.
Vậy là cá trê canh cải xanh cùng họ hàng với cá rô canh cải xanh , bỏ chút gừng vào là thơm ngát . Nếu nói cải xanh không mà thôi thì SM muốn nói tới loại cải ăn vào vị hơi đắng một chút mới đúng bài bản , còn cải bẹ xanh thì lại là một loại khác, phe nội trợ rành chuyện này hơn mấy ông.
ReplyDeleteLiệu có eo không mà giữ hở SK ?
Thấy Thiên Thanh hỏi làm SM cũng nghĩ lại,té ra là từ đó đến giờ cứ ngờ ngợ Gà Lôi là gà Tây ( Turkey), đâu có đúng phải không các bạn?
ReplyDeleteNT thông cảm nghe , cái vụ này chẳng liên quan gì đến hoa bí vàng gì cả.
Khi Sao nói thêm một chút về chim Còng cọc, , khi đôi chim có một con bị chết, con chim còn lại sẽ tự treo ngược lên cành cây cao cho đến chết khô...thiệt là một bất ngờ, đâu có dè loài chim hoang dã này lại chung tình đến thế. Hồi còn ở trung hoc, SM và các bạn cũng chuyền tay nhau mà đọc Uyên Ương Gãy Cánh của Kahlil Gibran, mới 15, 16 tuổi thấy cái tựa thì tò mò thương cảm chớ có hiểu gì sâu sắc đâu. Quãng thời gian dài hơn 40 năm thiệt tình SM không nhớ gì hết ngoài cái tựa của cuốn sách, bây giờ anh Tư Sao nhắc lại, xin trích dẫn một đoạn mở đầu tác phẩm qua lời dịch của Nguyễn Ước
ReplyDelete"Tặng người nhìn thẳng mặt trời với đôi mắt ngây dại, nắm bắt lửa với những ngón tay không chút run rẩy và nghe giai điệu tinh thần của Vĩnh cửu đằng sau tiếng la hét chát chúa của người mù. Tôi tặng M.E.H cuốn sách này.
Gibran
Lời mở đầu
Tôi được tình yêu mở mắt năm mười tám tuổi với những tia sáng kỳ diệu của nó, và tinh thần tôi được nó chạm tới lần dầu tiên bằng những ngón tay nồng nàn. Selma Karamy là người nữ đầu tiên đánh thức tinh thần tôi bằng vẻ đẹp của nàng và dẫn tôi vào khu vườn thương cảm cao ngất nơi ngày ngày đi qua như những giấc mộng và đêm đêm như những tối tân hôn.
Selma là người dạy tôi thờ phượng cái đẹp bằng gương mẫu của nhan sắc nàng và vén lộ cho tôi bí mật tình yêu bằng lòng thương cảm của nàng. Nàng là người đầu tiên hát cho tôi nghe những bài thơ của cuộc đời chân chính.
Người tuổi trẻ nào khi nhớ lại mối tình đầu của mình và ra sức nắm bắt trở lại giờ khắc lạ thường ấy thì hồi ức đó làm thay đổi cảm xúc sâu xa nhất của y khiến y cảm thấy quá đổi hạnh phúc, bất chấp mọi đắng cay trong bí nhiệm của nó.
Cuộc đời người tuổi trẻ nào cũng có một "Selma", kẻ hốt nhiên xuất hiện với y giữa mùa xuân cuộc đời, chuyển biến nỗi cô đơn của y thành những khoảnh khắc hạnh phúc và làm những đêm dài tịch mịch của y chan chứa âm nhạc.
Thuở đó, trong khi tôi đang mê mải với ý nghĩ và miệt mài với trầm tư, tìm cách thấu hiểu ý nghĩa của thiên nhiên cùng sự mặc khải của sách vở và sách thánh thì nghe tiếng TÌNH YÊU thầm thì bên tai qua đôi môi của Selma. Cuộc sống của tôi là một cơn hôn mê trống rỗng, như cuộc sống của A-đam trong vườn Địa đàng, và rồi tôi bỗng thấy Selma đứng ngay trước mặt mình như một cột ánh sáng. Nàng là Eva của trái tim tôi, một Eva làm cho tâm hồn tôi tràn ngập những bí ẩn cùng những kỳ diệu và làm cho tinh thần tôi thấu hiểu ý nghĩa của cuộc đời.
Nàng Eva đầu tiên của loài người dẫn A-đam ra khỏi vườn Địa đàng bằng ý muốn của chính nàng, ngược lại Selma, nàng Eva của tôi, khiến cho tôi tự nguyện đi vào vườn địa đàng tình yêu thuần khiết và đức hạnh bằng sự dịu ngọt và tình yêu của nàng. Tuy thế, điều xảy ra cho người đàn ông đầu tiên cũng đã xảy ra cho tôi, và thanh gươm sáng loé xua đuổi A-đam ra khỏi vườn Địa đàng cũng giống với cái đã làm tôi kinh hãi các cạnh sắc lấp lánh của nó và bức bách tôi phải ra khỏi vườn địa đàng tình yêu cho dẫu tôi không bất tuân mệnh lệnh nào và không nếm vị trái cấm nào.
ReplyDeleteGiờ đây, sau nhiều năm trôi qua, tôi chẳng còn lại gì của giấc mộng tuyệt diệu ấy ngoài những hồi ức đau đớn dồn dập như những chiếc cánh vô hình đang vỗ chung quanh mình, làm mọi chốn sâu thẳm trong tâm hồn tôi tràn ngập khổ não và mang nước mắt đến trên đôi mắt tôi. Selma xinh đẹp, người tôi thương yêu, đã chết mà không để lại gì cho tôi tưởng niệm ngoài con tim tan vỡ của tôi và nấm mồ của nàng với những cây bách bao quanh. Nấm mồ ấy và con tim này là tất cả những gì lưu lại để làm chứng về Selma.
Không khí tịch lặng canh gác nấm mồ không vén lộ bí mật của Thượng đế trong chốn áo quan mịt mùng, và âm thanh sột soạt của những cành cây mà rễ chúng hút các thành tố của hình hài ấy không kể cho nghe những bí ẩn của huyệt mộ; chỉ có tiếng thở dài áo nảo của con tim tôi báo cho người đang sống biết một thảm kịch thể hiện tình yêu, cái đẹp và sự chết.
Hỡi các bằng hữu thời thanh xuân của tôi, những kẻ giờ đây người một nơi trong thành phố Beirut, mỗi khi các bạn đi ngang nghĩa trang gần rừng thông đó, xin hãy thinh lặng ghé vào và đi chầm chậm để tiếng chân bước không làm rộn giấc ngủ của người đã qua đời. Và xin khiêm tốn dừng lại bên mồ của Selma, nghiêng mình chào mặt đất đang khép kín hình hài nàng, và hãy nhắc đến tên tôi với tiếng thở rất dài rồi nói với mình rằng:
ReplyDelete"Đây là nơi chôn cất mọi hy vọng của Gibran, kẻ đang sống như người tù ở chốn bên kia biển. Tại nơi này, hắn đã đánh mất hạnh phúc, khô cạn nước mắt và quên hết nụ cười."
Bên nấm mồ ấy, khổ não của Gibran cùng lớn lên theo với các cây bách. Trên nấm mồ ấy, tinh thần của Gibran hằng đêm lung linh tưởng nhớ Selma, đau đớn hiệp cùng cành bách cất tiếng than khóc thương tiếc sự ra đi của Selma, kẻ hôm qua là giai điệu tuyệt trần trên đôi môi cuộc đời và hôm nay là niềm bí mật thinh lặng trong lòng đất.
Hỡi các bằng hữu thời thanh xuân của tôi! Nhân danh những trinh nữ được con tim các bạn yêu thương, tôi thỉnh cầu các bạn hãy đặt vòng hoa lên nấm mồ hoang lạnh của người tôi yêu thương. Vòng hoa ấy của các bạn sẽ như hạt sương đang rơi từ những con mắt rạng đông trên các cánh hồng đang héo úa.
......
ReplyDeleteGiám mục cùng các linh mục tiếp tục hát lễ và đọc kinh cho tới khi phu đào huyệt lấp xong đất. Kế đó, người đời, từng người một, tới gần Giám mục và cháu của ông, bày tỏ lòng tôn kính bằng những lời nói ngọt ngào và thiện cảm. Còn tôi, tôi đứng cô đơn một bên; không một linh hồn nào an ủi tôi, như thể Selma và đứa con của nàng chẳng có chút ý nghĩa nào đối với tôi.
Người đưa tiễn rời nghĩa trang. Phu đào huyệt đứng bên nấm mộ mới với chiếc thuổng trong tay.
Tôi bước tới gần ông ta và dò hỏi:
"Bác có nhớ Farris Effandi chôn ở đâu không?"
Ông nhìn tôi một chốc rồi chỉ nấm mộ của Selma và nói:
"Ngay chỗ này. Tôi đặt con gái của ông ấy lên trên ông ấy, và trên lồng ngực của con gái ông ấy an nghỉ đứa bé con của cô ấy, và trên tất cả, tôi lấp đất trở lại với chiếc thuổng này."
Liền đó, tôi nói:
"Trong lòng huyệt này, bác đã chôn luôn trái tim của tôi."
Khi phu đào huyệt biến mất đằng sau rặng bạch dương, tôi không còn kềm nổi nước mắt. Tôi quị xuống trên nấm mồ của Selma, và khóc.
Người dịch : NGUYỄN ƯỚC
Cám ơn bạn thơ SƯƠNG MAI đã trích dẫn hẳn lời mở đầu tác phẩm Uyên Ương Gãy Cánh của Kahlil Gibran.
ReplyDeleteVì không đọc được đoạn giữa để coi trong tác phẩm nầy có đề cập tới chuyện đôi cánh của đôi chim uyên ương không.
Liên quan đến một câu hát trong bản nhạc ANH VỀ VỚI EM của Trần Thiện Thanh khiến tôi gợi nhớ lại câu chuyện trên
Anh về với em, như chim liền cánh, như cây liền cành.
Tôi lại nhớ đến một tác phẩm của Rabindranath Tagore có tựa đề cũng tương tự. Tìm trên mạng Internet có thấy nhưng không đăng nguyên văn tác phẩm nên không biết có đúng tập thơ mình đề cập hay không. Hơn 40 năm, thời gian đã khá lâu nên ký ức mình có khi bị lẫn lộn.
NT thông cảm nghe , cái vụ này chẳng liên quan gì đến hoa bí vàng gì cả.
Khó khăn nhau làm chi? Ở đây, mình có thể nói về tất cả mọi điều cốt để cùng nhau đọc cho vui thôi.
Ví như tôi không có năng khiếu bình thơ thì có thể viết vài câu văn vần liên quan đến chủ đề bài thơ đang post lên cũng được chớ đâu có sao?
Bài thơ dễ thương của Như Thuơng được Trang chủ minh họa bằng hình ảnh 1 bông bí lộng lẫy vàng tươi, ngon mắt, khiến tại hạ muốn lập tức ngắt vô, chế biến thành món ăn dân dã mà hấp dẫn: "Bông Bí xào tỏi" để nhớ tới những thơ mộng xưa cũ!
ReplyDeleteBài thơ đượm 1 chút buồn nhớ quê nhà với tháng ngày dĩ vãng xa xôi... lại được hưởng ứng sôi nổi của các bạn thơ... rồi đem trình làng biết bao loài chim nước: gà lôi, cúm núm, cồng cộc, cò, vạc, le le... chỉ thiếu có giẻ, mõ nhác, sâm cầm nữa là đủ bộ!
Nhưng e rằng hiện nay. các loài chim nước đó e chỉ còn trong bảo tàng viện chim chóc ở VN, vì hơn mấy chục năm nay, con gì ngon, con gì lạ, con gì bổ... đều đã thượng lên mâm nhậu hết ráo rồi! Ngay cả rắn rết, côn trùng, ve sầu, bò cạp. châu chấu... cũng đều cũng biến thành món nhậu thời thượng nói gì đến những loài chim nước béo mẫm hấp dẫn trên!
Bông bí đỏ còn được gọi là bí ngô hay bí rợ! Ở Cao nguyên Bmt, mấy bà dân tộc thường bó từng bớ đem bán chợ ê hề quanh năm!
Bài thơ dễ thương làm sao rồi bông bí vàng tươi & các loài chim nước dẫn chúng ta về với quê nhà nơi ngàn trùng xa cách... làm chúng ta bồi hồi xúc động, da diết một mối tình quê: nào là hàng giậu mồng tơi, giàn bầu, giàn bí, giàn đậu ván; đến những vồng khoai, vồng sắn; những đám rau má, rau đắng, rau càng cua, bông ngót saư hè, hoặc giàn trầu, hàng cau xanh rờn trước ngõ! Nhớ nhà, nhớ làng nước quê hương lắm lắm các bạn ơi!
Riêng con le le có nơi hình như miền bắc, miền trung còn gọi là con vịt trời. Le le mùa lụt thường được dân quê ở Huế, Quảng Trị lưới bắtrồi bó từng xâu đem bán ở chợ. Mùa này le le rất béo, nấu cháo cháo hay rô ti đều rất thơm ngon, hấp dẫn! Con cồng cộc thì bên tàu dân chài thường nuôi & huấn luyện chúng bắt cá; sợ chim nuốt mất cá, chủ phải trang điểm thêm cho chim 1cái vòng đeo quanh cổ! Hình như họ gọi tên là con Cốc đế thì phải...
Tết năm ngoái, theo phái đoàn Ngàn Sau đi dự "Đám cưới trên Miền Quê" ở Cà Mau(nói thế thôi chứ khách mời phương xa được ngự khách sạn 3 sao, đãi nhà hàng lớn & dinh cơ của đàng gái thì cứ y như là 1 lâu đài, sừng sững đứng hiên ngang giữa 1 cánh đồng bất tận, mênh mông sông nước miền Nam!), phái đoàn có dịp tìm đến sân chim Cà Mau, nhưng có lẽ chưa tới giờ linh nên nào thấy chú chim chóc nào đâu? Lần ấy có cả Sương Mai, Phượng Hồng, Lá Thu Vàng và Tím Lục Bình... làm chứng nữa đấy, phải không Ngàn Sau?
Một lần nữa, xin cám ơn Như Thương, Trang chủ & Các bạn thơ đã tạo cơ hội tốt đẹp cho Trang thơ chúng ta có được một "Giấc mơ hồi hương" thật tuyệt vời!...
Chỉ một sắc hoa vàng đồng nội của BÔNG BÍ mà các bạn thơ đã bồi hồi thương nhớ quê nhà đến vậy, NT thật mừng ...
ReplyDeleteLại còn được nghe, học hỏi thêm nhiều điều mà xưa nay NT chỉ biết trong sách vở (chứ chưa được ai nghe kể về kinh nghiệm hết cả)
Không có chi là đi ra ngoài đề của nụ hoa bí vàng hết cả các bạn thơ ơi, vì Trang thơ luôn phong phú dưới mọi hình thức, đề tài, màu sắc, mẫu chuyện trên vạn nẻo đường đời ...
Bởi thế NT càng đọc càng cảm thấy như mình bị cuốn hút và lạc lối vào nương rẫy thân quen, ngõ quê chốn cũ, chuyện tích xưa và nay
Tâm lại trở về chốn bình an thuở nào, thật yên ả, thật thênh thang trời đất và thiên nhiên hiền hòa
Cám ơn tất cả các bạn thơ đã dẫn Trang thơ đi khắp chốn an lành như thế - trong ấy có NT nữa (hiện giờ đang ngồi mơ tưởng Giàn Bầu, Giàn Bí đâu đó nơi quê nhà ...)