ƯỚC MƠ CÒN LẠI của bạn thật không Chút Xíu chút nào cả ... Khi mình còn trẻ, mình không bao giờ nghĩ đến Ước Mơ như thế, mà chỉ mơ những ước mơ về sắc đẹp, danh vọng, tiền tài, thành công - dường như đến lúc mà mọi ngõ ngách của cuộc đời đã đi qua, cuối con đường chợt nhìn lại, hình như đây mới thật sự là ƯỚC MƠ Chính Đáng nhất Bài thơ như một lời NGỘ, ai cũng biết, nhưng có mấy ai sẽ thực hiện được hay phải đợi đến một quãng đường ngoảnh lại ... mới có thể ước mơ được ? Bức tranh minh hoạ dễ thương quá Trang Chủ ơi
Sáng thức dậy tìm thư đọc mà lại thấy thơ được posted lên nữa, thêm một lời bình "hốt ngộ", chao ôi, sướng chi lạ! Xin cám ơn tất cả. Và xin gởi đến tất cả bạn ở Trang Thơ nụ cưới rạng rỡ đầu ngày.
Đây là lòi bình nhưng không phải bình, xin đừng đòi hỏi TrangChủ đăng thơ nữa. Cảm nhận, thấu hiểu, rồi diễn đạt thơ bằng những minh hoạ cho những bài được đăng lên Trang Thơ , theo chútxíu, đã là những bài thơ của thơ rồi. Thêm một lần được cảm phục và biết ơn TrangChủ.
Đúng là không Chút xíu tí nào, đọc xong bài thơ của Bạn, tôi phải đi tìm Bát Nhã Tâm Kinh mà đọc, mời Bạn Bạn và các Bạn cùng đọc lời giới thiệu của tác giả quyển "Nghĩ từ trái tim" của BS Đỗ Hồng Ngọc.
Lời ngõ cho quyển sách "Nghĩ từ trái tim" tác giả BS Đỗ-Hồng-Ngọc.
Trái tim không phải để suy nghĩ. Trái tim là để yêu thương. Khi trái tim nghĩ thì chắc cũng không nghĩ như khối óc. Trái tim có cách nghĩ riêng của mình mà nhiều khi khối óc không sao hiểu được. Thời đại của chúng ta, con người dùng khối óc nhiều quá, nhiều đến nỗi người ta luôn ở trong tình trạng muốn “điên cái đầu”. Và thực vậy, bệnh tâm thần ngày càng phát triển, tự tử, ma túy, stress… ngày càng gia tăng trong một xã hội mà người ta luôn bị quay cuồng, luôn phải chạy đua với tốc độ, tuổi trẻ, nhan sắc, thành đạt… Có lẽ đã đến lúc thử nghe tiếng nói của trái tim. Một hôm, có chàng thi sĩ đi ngang qua vườn rào kia, giật mình thấy một bông bụp đỏ ở bờ giậu, cái bông bụp rất tầm thường như hàng ngày chàng vẫn thấy khi qua lại chốn này, bỗng nhiên như nở một nụ cười mầu nhiệm, rồi không chỉ cười, nó hát, và chàng thi sĩ chỉ còn biết sụp lạy, cúi đầu. Vâng, chàng đã nghe. Nghe không phải từ bông hoa kia mà từ trong trái tim mình. Và chàng sửng sốt. Mọi thứ như khác hẳn. Đã thoát ra, đã vượt ra, vượt qua… Người ta có thể nghĩ chàng thi sĩ chắc điên, có điều chàng biết rất rõ chàng đã nghe, đã thấy một điều kỳ lạ. Một thứ mật ngữ. Như anh chàng chèo đò của Herman Hesse, ngày ngày vẫn chèo đò đưa người qua sông, cho đến một hôm bong nghe được tiếng nói của dòng sông và từ đó chàng đã tự đưa mình qua sông, và đã vượt ra, vượt qua. Chúng ta bây giờ hình như có quá ít thì giờ để nghe tiếng nói của trái tim mình, dù chỉ cần nhấp con chuột trên vi tính thì đã nối trọn vòng trái đất, vậy mà người ta có vẻ ngày càng xa nhau hơn, xa với người và xa cả với mình. Một thi sĩ đã phải kêu lên: “…Không có thì giờ! Chim lấy đâu mà về tổ. Tôi lấy đâu mà làm thơ. Em lấy đâu mà học những bài thơ tôi sắp viết?…”. Tôi cũng không có thì giờ. Quần quật. Tối tăm mặt mũi vì “trăm công ngàn việc”. Cho đến một hôm, hình như, có lẽ, một lần kia có một lúc hình như tôi cũng chợt nghe. Hình như thôi không chắc không dám. Ngẫm nghĩ ra cho khỏi quên, để lâu lâu còn coi lại một mình. Ba năm nghiền ngẫm, sáu tháng viết và hơn hai năm ngại ngần, thỉnh thoảng đọc và sửa, nhờ vài bạn thâm giao chỉ thêm cho, rồi tìm tòi, tham khảo, loay hoay… Tôi không phải là thi sĩ, không phải là tu sĩ, tôi chỉ là một bác sĩ, một người thầy thuốc, nên đi khi phải hành nghề, phải giúp đỡ bạn bè, hàng xóm, kẻ nhức đầu, người đau lưng… và trước hết là phải chữa bệnh cho chính mình. Có những lúc thuốc men chỉ chữa được cái đau mà không chưa được cái khổ, chữa được “triệu chứng” bên ngoài mà không chữa được “căn nguyên” sâu xa, tầng tầng, lớp lớp bên trong. Tôi đành chia sẻ những điêu tôi nghĩ, tôi cảm, tôi nghe. Có thể đúng. Có thể sai. Có thể không đúng không sai. Có khi hiệu quả, có khi không. Có người hợp mà không có dị ứng. Vậy nên nếu tình cờ mà đọc được những dòng này thì xin hiểu cho mà đừng trách. Nếu muốn, có thể tủm tỉm cười một mình. Cũng chẳng khoái ru? BS Đỗ Hồng Ngọc Sài Gòn 2003
Bạn Chút Xíu ơi, nếu làm chuyện gì mà đem lại niềm vui chung cho mọi người thì SM không ngại gì đâu. Tối hôm qua ngồi làm hình đọc từng câu từng chữ, SM cũng có cái suy nghĩ giống NT, thật là giản dị ở câu cuối cùng mà có lẽ không phải thế nên mới có ƯỚC MƠ CUỐI CÙNG chia xẻ với Trang thơ. Thế hôm nay niềm vui của Chút Xíu đã nhân được đến đâu rồi ? SM cũng rất thích đọc và làm được những vần thơ hay nhưng xét ra mình không có khiếu ở khoản này, làm vài câu cho vui cũng phải suy nghĩ mãi đó. lục đục đi phía sau với ViVu cho có bạn đồng hành.
Đọc xong lời ngõ của BS Đỗ Hồng Ngọc do Bạn QH posted, chútxíu thấy mắt mình nhoè đi. Lầy gì tạ lòng TRI KỸ đây? Hình ảnh người anh quá cố của chútxíu mỗi lần cảm kích, đều chấp tay mà xá xá. Xin theo anh mà gởi đến Bạn QH, BS Ngọc cách biều lộ sự cảm kích nầy.
Các bạn thơ ơi, Ngày hôm qua cái máy lại làm reo,những tưởng đã không vào được Trang thơ cùng các bạn.Thấy buồn 5phút rồi,không ngờ sáng nay như một phép nhiệm mầu...đã nối được,vào xem bài thơ của Chút Xíu hay và ý nghĩa...bức tranh minh họa khỏi nói thât tuyệt vời Thiên Thanh chỉ biết buông một câu(không phải ngộ vì chưa đạt tới"cảnh giới" này)chỉ là cóp nhặt của một ai đó
Ta cứ tưởng "trần gian" là cõi thật Thế cho nên tất bật ..đến bây giờ...
Thật ra trần gian là cõi thật chứ!Nhưng niềm vui "tâm cảnh"mới thật hơn phải không các bạn..
Người còn có một ước mơ Còn ta thì thật thờ ơ cuộc đời Uớc gì thì cũng vậy thôi Thà thôi đừng ước để vui cầm chừng Người còn ước có nụ cười Còn ta xin được cuối trời bình yên !
Các bạn Trang thơ đã chia xẻ cùng Bạn Chút Xíu về " Ước mơ còn lại " VK cũng đồng quan điểm với các bạn . Trong cuộc đời này mỗi người đều có những ước mơ riêng . VK chúc Bạn Chút Xíu đạt thành " Ước mơ còn lại" trong cuộc đời mình .
Vừa đọc xong UMCL của bạn Chút Xíu,mình có cảm giác như lời nhắn nhủ đến mọi ngưòi,đặc biệt là mình ở cái độ tuổi mà quỹ thời gian không còn bao lâu nữa..buông hết, thả hết mọi ưu phiền hờn giận,để... mỗi ngày "cố chọn 1 niềm vui" TCS,rồi cười...toe. Ăn theo bạn CX,xin chúc tất cả bạn thơ luôn luôn có môi cười rang rỡ ,như lời cuối của bài thơ.Thân.
ƯỚC MƠ CÒN LẠI mới thật là thực tế, bài thơ thật sâu lắng, tranh minh họa thật tuyệt vời... Sáu mươi, ngoái đầu nhìn lại Chỉ thấy trần trụi một cõi đời sầu TA - NGƯỜI tự làm khổ nhau Thời gian còn lại đừng ngu như thế Hãy rộng lượng để lúc đi về Vẫn còn vang tiếng cười về lòng đất
Bạn Chút xíu, SM có một thắc mắc, giả sử cái ước nguyện chỉ một lần " THẤY EM NỞ NỤ CƯỜI TƯƠI RẠNG RỠ " được như ý thì sao, chuyện gì xảy ra tiếp ? Nếu Nàng nhìn bạn cười thật tươi , ai mà có thể đành lòng ra đi hả, uổng quá, từ từ một chút cũng được chớ có gì vội đâu.
Hôm nay "vào" TrangThơ ... dĩnhiên là ..không "Tỉnh" ! ... TrangChủ là người đầu tiên "cảm" THƠ ! THƠ và HỌA đi liền với nhau như đôi TìnhNhân,THƠ vốn dĩ ở trên cao và HỌA cũng không nằm sát đất ! Những gì mongmanh,dễvỡ đều được trangtrọng (dĩnhiên Hộtxoàn cũng được xếp vào vịtrí cao vì dễ ...mất) ... Có lẽ,Vivu sẽ mượn CX một vò rượu cần,để tìm tới NGAN SAO cụng vòi,(xin thứ lỗi khg biết là Ngàn Sao hay là Ngán Sao!vì là một khác biệt lớn!Viết tắt thì khg được,phạm húy!)
"Người còn ước có nụ cười Còn ta xin được cuối trời bình yên !"
Xin được bìnhyên cũng là một ƯỚCMƠ,ướcmơ LỚN của NhânLoại ! ... Đi lượm Lá-bốn-phương,nhiều khi không ..ổn! vídụ : 11. Cả trong chiến tranh lẫn tình yêu, người ta đều ngồi thụp xuống khi nghe tiếng rít. -MaMen sẽ khg ngồi ! mà nằm !Sure ! ... 20...Chết trong Tìnhyêu là ĐồNgốc: SAI ! -khg tin thì hỏi NT thì biết !
Cho NT thêm điều thứ 21 vào bảng Phong Thần của Tình Yêu và Chiến Tranh mà bạn sưu tầm chút nha Đó là : Tình Yêu làm người sống chết đi và làm người chết sống lại ! Các bạn thơ thấy có được không ?
NGẬM NGẢI TÌM TRẤM Có một thắc mắc của Kim Chi được bạn Quê Hương sưu tầm tài liệu rất công phu của những nhà trí thức chỉ rõ chi tiết rất có giá trị để mọi người bổ sung thêm vào vốn kiến thức của mình. Xin nói một chút người thật việc thật về việc tìm trầm để các bạn biết thêm. Những dòng chữ sau đây hoàn toàn trên tinh thần vui chung, không có một mục đích nào khác. Chữ chúng tôi được dùng ở đây nhằm dẫn mạch chuyện cho trơn tru chớ chưa hẳn là tôi. Đây chỉ là những hiểu biết rất đơn sơ, không có một chút tài liệu khoa học nào minh chứng vì vốn dĩ tôi chỉ “trần xì thân cụ”, ngoài giấy tờ tuỳ thân và một ít tiền độ nhật thì chẳng có một mảnh tài liệu lộn lưng Khoảng giữa năm 1988, tôi ở ga xe lửa Bình Triệu, Thủ Đức. Do có một toán điệu phát hiện nguồn cây dó dồi dào ở miệt Hạ Lào đã rủ nhau sang bên đó để tìm trầm, có lúc ước khoảng trên 800 điệu tham gia. Cây trầm có tên dân gian là “dó bầu”, nhưng thường gọi là cây dó. Những cây cổ thụ mọc trong rừng sâu có khả năng cho trầm nhiều hơn, nhưng không phải cây nào cũng có. Phải quan sát thật kỹ chung quanh gốc để xem có vết thương do kiến đục, rồi cây sẽ tiết ra chất nhựa tự bao phủ vết thương ấy mà tạo nên trầm. Có những trường hợp may mắn sẽ gặp được Kỳ nam. Kỳ nam rất trong thường có màu hổ phách. Màu của nó xác định được giá trị thương phẩm. Giá trị của kỳ nam gấp 10 lần hơn trầm, có nhiều giá trị dược liệu hơn. Trầm thường có màu đen, được chia làm 3 hạng, tuỳ theo màu sắc và độ nặng nhẹ của thỏi trầm mà có giá trị khác nhau.
(tiếp theo) “Điệu” để chỉ những người đi tìm trầm. Một toán thường từ 4 đến 5 người. Số tập trung ở Bình Triệu năm ấy đa phần gốc người Vạn Giã, Khánh Hoà. Họ ít cho những người địa phương khác tham gia, cũng có thể không có một sự hiểu biết công việc, cũng có thể vì một lý do nào đó. Tôi là một người “ngoại quốc”, nhưng do cảm tình riêng họ cho tham gia với tư cách “ở đợ”, lo việc cơm nước cho mọi người. Được cái, phong cách họ rất hào sảng, hoặc do quy luật, phần trầm tìm được trong chuyến đi được chia đều cho mọi người. Cũng có chuyến về không sau khi hết lương thực chứ không phải chuyến nào cũng có trầm. Thường một chuyến đi được đi chợ 21 ngày. Có nghĩa là chỉ mang nổi trên lưng chừng ấy lương thực để luồn rừng. 7 ngày đi đến khu vực có khả năng có cây dó, 7 ngày toả ra tích cực tìm kiếm. Có hay không cũng phải trở ra cửa rừng trong vòng 7 ngày để xe đến đón. Thường chúng tôi thuê những chuyến xe đò giang hồ đổ cả bọn vài tốp điệu ở khoảng “trois frontiers” thuộc tỉnh Đắc Nông bây giờ để xuyên rừng qua sâu tới “đường tank” bên Hạ Lào, có nghĩa là vượt qua khỏi đường mòn Hồ Chí Minh. Do lực lượng điệu quá đông nên ngày càng phải khoét sâu vào rừng rậm và phải thật tích cực tìm kiếm. Cây dó bên đó phần lớn là cổ thụ được đốn hạ vô tội vạ mà không cần chọn lựa có hay không. Thật là một cuộc “tàn sát dã man” cây dó! Đốn cây xuống sẽ dùng rựa róc hết lớp giác bên ngoài để tới phần lõi bên trong hy vọng có trầm, nhưng không phải cây nào cũng có trầm. Số trầm lấy được trong ngày sẽ được cất giấu chờ ngày gom lại trở về. Có một số điều luật cơ bản mà ai cũng phải tuân theo, nhưng tôi nghĩ có thể mỗi địa phương mỗi khác, không biết hết. Trong thời gian tìm trầm không được lớn tiếng cãi cọ, những mâu thuẫn sẽ được giải quyết ở cửa rừng. Phải chặt nhánh cây trải trên đất nằm, không được phép ngủ võng. Đi ngoài không được phép lấp đất lại v.v…
(tiếp theo) Về sau, bị một số người thượng ở những cửa rừng trấn lột nên nếu có trầm, chúng tôi phải chôn dấu trong rừng, ra tay không rồi lén đảo lại để moi lên. Thêm một phen hồi hộp bởi nếu không may gặp toán điệu khác phổng tay trên thì “xôi hỏng bỏng không”. Trầm về phải làm hàng lại. Từ loại 3 phài làm thành loại 2 mới có giá. Ít khi gặp được loại 1. Tách thật sạch lớp giác bám bên ngoài, đánh bóng lên bằng thuốc “DEP”, một loại thuốc giống sáp trắng thoa để điều trị bịnh lở chân mà ai ở VN sau năm 1975 đều biết. Phải khéo léo nhét thuốc DEP vào sâu trong những lỗ nhỏ bên trong cho thỏi trầm thêm nặng cân. Thời giá năm 1988 là mười triệu đồng cho 1 ký trầm loại 2. Số tiền khá lớn. Một lần tôi đã mang qua Quận 8 bên kia cầu Nhị Thiên Đường bán được 0,8 kg trầm. Những năm gần đây, có một vài Công Ty khuyến khích người dân VN trồng dó bầu và hứa sẽ hướng dẫn kỹ thuật để tạo ra trầm khi cây dó được khoảng 10 năm tuồi. Người dân rầm rộ trồng, nhưng đến nay hầu như chưa thu được một kết quả khả quan nào.
Chắc bạn SM mong chútxíu ngâm nga "mau với chứ, vội vàng lên với chứ...", nhưng không phải vậy. Khi M nở đưởc nụ cười tươi là hết giận hờn, hết đôi chối; em bình tâm rủ bỏ phiền não để chuản bị ra đi thanh thản, thì chútxúu nở lòng nào quấy động can qua kia chứ? Ước mơ là của mình, nhưng nụ cười là của ngưởi, chútxíu và Ngàn Sau vô tình đều hướng đến cuối trời bình yên đó.
Hi Bạn Sao, Cám ơn Bạn đã ghi lại một cách chi tiết về một chuyến đi tìm Trầm. Qua câu chuyện, mới thấy được những người đi tìm trầm..tài ba, đãm lược không thua gì các Commando của Mỷ hiện nay đang chiến đấu ở Afghanistan. Cám ơn Bạn thật nhiều.
Bạn SAO ... đã từng được làm Điệu Thú vị nhỉ? Cám ơn bạn đã kể chuyện thật đời mình cho cả làng nghe NT còn đọc được ở đâu đó là người ngậm ngải tìm trầm giống như người đi tìm vàng, rất dễ sinh lòng sân si - không biết điều này có đúng không ?
“Tôi cũng muốn trong lầu son gác tía, Trong hương trầm của thư viện thanh tao…” Hoặc trong một câu hát của Trịnh Công Sơn: “Hương trầm có còn bay, Ta thắp nốt chiều nay…” Bản thân hương trầm đã là thanh tao, thường dùng để cúng kiến và dành cho các tao nhân mặc khách nên người đi tìm trầm cũng mặc khải được cái thiêng liêng vốn có của hương trầm, vả chăng trầm là một tài sản quý được Mẹ đất ban cho, nên người đi tìm trầm rất trang trọng, trước khi đi phải chay tịnh bản thân cho thanh sạch, từ ý niệm cho đến con người. Cái “con” trong người phải được đè nén xuống tận cùng. Tất nhiên là con người ai chẳng có tham sân si. “Những mâu thuẫn sẽ được giải quyết ở cửa rừng”. Nó có khác một chút so với những người đi đào vàng. Họ sẵn sàng đổ máu và tiêu diệt lẫn nhau vì những mảnh kim loại óng ánh sắc vàng. Mà đâu chì có họ, những ông to bà lớn quí phái cũng vậy thôi! Chuyện Ngậm ngải tìm trầm cũng có thể là một truyền thuyết mà cũng có khi là sự thật. Theo tôi nghĩ, ngày xưa người đi tìm trầm kiến thức còn mỏng, cứ đi vào rừng sâu mà tìm hú hoạ nên không xác định được phương hướng và thời gian kết thúc cho chuyến đi nên họ phải ngậm ngải, trước nhứt để phòng trừ những thế lực siêu nhiên, thứ hai để cơ thể chống chọi cái đói, cái rét trong rừng. Trong một phạm trù khác, tôi vẫn thích câu hát:”Ơn em ngực ngải môi trầm” trong bài hát Tạ ơn em. Đó là món quà quý báu nhất mà người nữ ban tặng cho Tình Yêu…
Bạn SAO ơi, Rất cám ơn bạn đã chia xẻ những kinh nghiệm sống, việc thật người thật về chuyện tìm trầm trong rừng già VN. Từ trước đến giờ SM biết là chỉ là do đọc tài liệu và được nghe kể lại một cách chung chung, không ngờ lại có bạn sẵn đây với lối tường thuật chi tiết và đầy hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. SM cứ nghĩ là trong rừng sâu thẳm có những loại cây mang tên Trầm , nếu may mắn thì những toán Điệu gặp và chặt cây thành những phần nhỏ mang về, té ra Trầm là những khối " nhựa " đặc biệt ở vài loại cây tiết ra, chẳng hạn Dó Bầu là giống cây VN có cơ chế tạo trầm tự nhiên. Mong bạn dù có bận bịu cũng bớt chút thời gian ghé vào Trang thơ với nhiều chuyện khác sẽ kể tiếp , đừng đi lạc nhé.
Đọc tiẻu phẩm nói về những điều giống và khác nhau giữa Chiến Tranh và Tình Yêu, ngoài ý nghĩa rát ư là tếu , Chútxíu có những suy ngẩm xin đóng góp; 1. Chiến tranh bị phản đối khi mục đích không rõ ràng hay vượt ra ngoài một giới hạn nào đó còn Tình Yêu chẳng ai phản đối cả. 2. Chiến tranh tuy có nhiều người tham gia, nhung lai hạn chế tuổi tác (18-65) trong khi tình yêu chẳng hạn chế. Từ bắt đầu hiễu biết và diễn đạt được là đã có Tình Yêu cho đến xuống lỗ vần còn Tình Yêu, có khi còn hẹn hò sang kiếp khác nữa. 3. Mặt trận chiến tranh thì kêu gọi đồng minh, nhưng mật trận Tình Yêu thì loại bỏ đồng minh. 4. Mục đích của Chiến Tranh có thể ảo tưởng, nhưng Tình Yêu thì không ảo tưởng chút nào. Rất thực tế, mưu cầu hạnh phúc bản thân. 5. Chiến thuật tiến hay lùi tùy tình hình, nhưng Chiến tranh không có sự "dùng dằng nửa ở nủa về" như Tình Yêu. 6. Bại trong chiến tranh chắc chắn là chịu tủi nhục, nhưng bại trong tình yêu có khi lại yên nhà, lợi xóm và xảy ra nạn nhân mãn.
Xin các Tếu Gia mở rộng thêm cho vui cữa vui nhà khi nụ cười còn chưa nở được trên môi EM.
Thân chào bạn Quê Hương. Thấy bạn khen những người đi tìm trầm …tài ba, đảm lược không thua gì các Commando của Mỹ hiện nay đang chiến đấu ở Afghanistan thì tủi thân lắm lắm cho những phận nghèo. Những người Mỹ họ chiến đấu vì mục đích cao cả nào đó tôi không rõ, còn chúng tôi lặn lội trong rừng sâu chỉ cốt kiếm chút tiền mà “sống cho qua ngày chờ qua đời” thôi. Tuy vậy, những bài học mưu sinh thoát hiểm học trong trường sĩ quan và những năm tháng ở lính cũng giúp ích cho việc xác định phương hướng và có thể tìm cái ăn đỡ lòng khi lạc đường. Ví dụ trong rừng sâu những ngày âm u không có mặt trời thì không thể nào xác định được đàng Đông đàng Tây. Dễ thôi, nếu khoảng cuối tháng 4 đầu tháng 5 âm lịch, gió Nồm sẽ nổi. Thấm tí nước bọt vào đầu ngón tay cái giơ lên, hướng nào có gió mát thổi tới đích thị là hướng Nam. Không có gió ư? Cũng dễ thôi. Trên thân cây cổ thụ trong rừng, bên nào có rêu mọc thì sẽ là hướng Nam vì mặt trời không chiếu rọi và gió sẽ mang mưa tới. Đói hả? Trên thềm lá mục, nếu còn khô ráo thì chẳng mong kiếm được gì. Lá khô bắt đầu ẩm ướt dưới bước chân đi, đích thị là sắp đến nơi có nguồn nước. Ven hai bên bờ suối thiếu gì rau rừng như “rau tàu bay” chẳng hạn, có thể giúp qua cơn đói lòng đến xanh mắt. Nhưng cẩn thận, ở đấy có rất nhiều con vắt, nó hút máu thì khỏi chê. Ăn 10 ngày cơm không đủ lượng máu một con vắt nhỏ bằng cây chưn nhang hút một lần.
Đọc tiểu luận viết về SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA TÌNH YÊU VÀ CHIẾN TRANH thật thú vị. Hoan hô về sự chịu khó lượm lặt của các bạn. Mong sẽ được đọc những điều thú vị dài dài...
Rất sẵn lòng cho VIVU một vò rượu cần, nhưng coi chừng VIVU mà say rượu cả làng... ra xem đấy nhé. hi.hi.hi...
Sau khi đọc bài thơ, đọc tiếp một hơi trong 3 ngày 58 trang và nghe 60 phút quyển "Nghĩ từ trái tim". Tỉnh táo lại một chút, "hoai" nó lại, chử của BS Ngọc nói..và đọc lại câu cuối cùng của bài thơ:
..Thấy Em nở nụ cười tươi rạng rỡ.
Thì thấy ra rằng...hình như các thế hệ trước 'tui' yêu khác với thế hệ của tui. Thế hệ của "bọn trẻ" chúng tôi thường thường..vấn đề nào cũng cần có action. Không chỉ đứng nhìn...
Hi bạn Sao, QH chỉ muốn nói đến những đãm lược, kiên dũng của con người trước những khó khăn phải đối diện...để mưu sự sống còn, còn về mục đích của cuộc "chiến đấu" đó thì QH không dám lạm bàn. Cám ơn Bạn thật nhiều.
Chào các bạn Đọc Chiến tranh&Tình yêu các bạn sưu tầm thật tuyệt vời,nhất là SM và CXíu đã dày công nghiên cứu.. Còn bạn sao tìm Ngãi trầm đầy đởm lược..lại nữa Ngực Ngãi Môi Trầm thật lãng mạn quá đi thôi...
Thiên Thanh có một thắc mắc rất đời thường và..không khoa học chút nào,nhưng cũng nêu lên đây để..thêm kiến thức(xin nhấn mạnh kiến thức chớ không phải..vốn YÊU..hìhì...vì hình như mỗi ..người đều có chiêu riêng..phải không??)Đó là Bùa ngãi Yêu, có thật không?Trong dân gian trước giờ nghe thấy,các bạn nào biết xin dẩn giải dùm...còn mục Thư,Ếm nữa không biết có không?/Nghe ở BMT có nhiều.. đặc biệt CỏXanh ,ViVu cho biết với nhe.Thân mến tất cả
Để sao…bày cho Thiên Thanh cái nầy cũng thú vị đây. Chẳng phải là thư, yếm gì cả. Một thủ thuật nhỏ của mấy thằng bạn choai choai người Mường bày cho nhưng không biết có trúng hôn? Đêm ngủ nằm mơ thấy người trong mộng, đang lúc nửa tỉnh nửa mê, ta lật cái gối đang nằm rồi khò tiếp thì thể nào anh chàng kia cũng thấy lại mình trong mơ. Cái vụ nầy phải hỏi Cỏ Xanh và Vivu để kiểm chứng, vì thiệt ra hồi đó tới giờ chỉ nằm mơ thấy một mớ “đuôi dài đầu sừng” nên chưa hề dám lật gối bao giờ. Hay là mấy thằng bạn nhóc tì chơi trác mình không biết!
Chắc là NT sẽ làm thử ít nhất là 3 lần quá ! Không làm hơn 3 lần đâu vì "Bất quá tam" Xong rồi sẽ nói với cả làng biết kết quả ra sao nghen ... Thấy hấp dẫn quá đó mà ....
Vấn đề là làm sao mà kiểm chứng được chàng kia có nằm mơ thấy mình thật không nhỉ? Chớ gặp phải tui mà người đẹp hỏi một câu như thế sẽ trả lời ngay dù có hay không: “ Đêm nào anh cũng mơ thấy em!”
Bạn SAO à, Có người nói nếu ban ngày mà mình nghĩ nhiều tập trung về một vấn đề gì thì ban đêm dễ nằm mơ thấy chuyện có liên quan tới việc đó, ví dụ mấy người chơi số đề chẳng hạn. Vậy thì hãy thử nghĩ về người nào mà còn thiếu nợ bạn nhiều thêm chút nữa đi, biết đâu sẽ gặp người trong mộng đêm nay và nhớ là phải mau mau mà lật cái gối liền nhé. Nếu họ trả cho bạn dù chút ít thì cũng đủ để kiểm chứng thực hư rồi.
Cám ơn bạn Sao đã chỉ ..bí quyết,còn lỡ nằm mơ thấy "ngáo ộp" thì có cách nào..tống khỏi giấc mơ không vậy??Hay là ngồi..suốt đêm ôm gối,chong đèn..Hay là ..lật cái gối đủ..9 lần(ông bà mình thường nói..bớ 3 hồn 9 vía...đó mà)Bạn làm ơn hỏi mấy bạn người Mường chỉ luôn cho nhé... Hihi rất cám ơn
sao…”xiu tầm”.Xin cống hiến các bạn. Chúc một cuối tuần vui vẻ cho thêm trẻ để làm thơ iu em! sự khác nhau giữa dân chơi HÀ NỘI và SÀI GÒN vietthu101 22-03-2009, 08:30 AM ________________________________________ Gái miền nam nó yêu mình, mình là ông chủ. Đúng kiểu xuất giá tòng phu. Mình đi làm vất vả về muộn, say xỉn, nó chạy ra ngọt ngào: anh đi làm về có mệt không. Anh ăn gì, uống gì. Gái bắc, nó yêu mình, nó sở hữu mình luôn. Đi làm về muộn 15 phút, mặt nó như cái mâm.
Gái nam mình xỉn, nó chăm mình nôn mửa các kiểu Gái bắc mình xỉn, nó gọi đt cho bạn mình để kiểm tra đi đâu, mình xỉn, nôn mửa, thì kệ mình.
Gái nam nó không đòi hỏi nhiều trách nhiệm. Yêu và cưới tự nhiên như không. Con gái bắc, mình cầm tay nó là nó coi như mình có trách nhiệm với nó cả đời. Thế mới tệ chứ.
Gái miền nam gần như không có khái niệm bình đẳng giới. Gái bắc thì lại bình đẳng quá. Nhiều khi không biết ai là tướng trong gia đình.
Gái bắc mà có chồng tòng teng, nó cắt ... luôn. Cắt xong rồi ngồi khóc hu hu. Gái nam mà có chồng tòng teng. Nó đến phang con kia bét nhè luôn. Xong về nhà vẫn thờ chồng như một, chả vấn đề gì.
Gái bắc mà ko hài lòng về chồng, ví dụ chồng lăng nhăng. Đến cơ quan kể um với chị em đồng nghiệp. Chị em xúm lại “Bỏ mẹ nó đi, cần đ’o gì”. Bình đẳng giới mà Gái nam thì không có khái niệm không hài lòng về chồng.
Nhưng gái nam, nó là bồ mình, nó là vợ mình, mình phải lo cho nó đến tận răng. Tức là mình làm ăn ngày càng phải tấn tới. Mình sa cơ lỡ vận, nó chạy luôn. Gái bắc, mình sa cơ, nó đi bán rau, bán cháo để nuôi mình Cà phê: Cà phê Sài Gòn với những hàng ghế xếp thẳng hàng như trên xe bus Cà phê Hà Nội chen chúc với hai đôi tình nhân cùng xếp chung một bàn Sài Gòn: Đt Cafe + ít sữa + đá + đá + đá … + đá = 1 ly phê sữa đá, xong cafe có 1 ấm trà to tướng … chan vào cafe uống ? hết lại có thêm (không cần xin) Hà Nội: Cafe + sữa + 2 cục đá = cốc nâu đá, xin mỏi miệng đuợc cốc nước lọc
Ăn trưa: Cơm trưa Sài Gòn với tô canh khổ qua hai ngàn rưởi Cơm trưa Hà Nội với bát nước rau dầm sấu không lấy tiền
Gọi điện ngoài đường: Ở Sài Gòn, bạn hãy dừng xe - dắt lên vỉa hè - quay ngược đầu xe - nếu không muốn chiếc điện thoại của bạn cuốn theo chiều gió
(típ theo) Cảm ơn: Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy cô receptionist cúi gập người chào bạn Ở Hà Nội, bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn
Cơn mưa: Mưa Sài Gòn giống tính tình các cô gái Sài Gòn - đỏng đảnh nhưng mau quên Mưa Hà Nội giống tính tình các cô gái Hà Nội - âm ỉ và dai dẳng
Ăn mặc: Ở Sài Gòn, bạn có thể mặc quần short, dép lê đàng hoàng vào Rex Ở Hà Nội, bạn có thể thấy các bác xe ôm mặc đồ vest đứng chờ khách bên Bờ Hồ
Xe máy: Ở Sài Gòn, họ gọi chiếc xe gắn máy của bạn là xe hai bánh Ở Hà Nội, họ coi chiếc xe máy của bạn là xe có động cơ
Giao thông: Ở Sài Gòn, bạn có thể vượt đèn đỏ thoải mái - nhưng chớ có đi vào phần đường xe hơi Ở Hà Nội, bạn có thể lượn lờ trước mũi xe hơi - nhưng đừng có dại dột mà rẽ phải tùy ý
Ở Hà Nội: Đèn đỏ không được rẽ phải Ở Sài gòn: Đèn đỏ có nơi còn được quẹo trái
Trà đá: Ở Hà Nội, một cốc trà đá của mấy bà hàng nước giá năm trăm đồng Ở Sài Gòn, cốc trà đá đó có thể pha làm bốn ly nhưng lại miễn phí
Ăn phở Tô hủ tíu mì Sài Gòn được bưng ra với tô được đặt trên chiếc *a Bát phở gà Hà Nội được khuyến mại với ngón tay cái của con bé bưng bê
Giầy vớ: Đàn ông Hà Nội có thể đi giày mà không cần mang vớ Con gái Sài Gòn có thể đi vớ mà không cần mang giày
Con đường: Hà Nội: Đường, phố, ngõ, ngách Sài Gòn: Đại lộ, đường, hẻm, hẻm
Đụng hàng: Khi hai cô gái cùng thích một món đồ giống hệt nhau
Con gái Hà Nội: “Tớ với ấy cùng mua nó nhé?” Con gái Sài Gòn: “Ấy mua rồi à? Vậy tớ sẽ chọn thứ khác”
Dao dĩa: Khi bạn nói: “Cho tôi thêm một cái dĩa” với người bồi bàn Ở Hà Nội: Người ta sẽ mang cho bạn một cái nĩa Ở Sài Gòn: Họ sẽ mang cho bạn một chiếc *a
Tỏ tình: Khi bạn nói với một cô gái: “Thế em có yêu anh không?” Con gái Hà Nội: “Nếu nói không thì sao” Con gái Sài Gòn: “Tại sao lại không nhỉ!”
Ăn sáng: Khi bạn nhận lời đề nghị của người bạn: “Đi ăn sáng với tớ nhé?” Ở Hà Nội: Hoặc là bạn có nhiều hơn 20 ngàn, hoặc là chả cần xu keng nào! Ở Sài Gòn: Điều kiện cần và đủ: Bạn có tối thiểu 10 ngàn trong túi!
Dạ vâng: Khi phụ huynh người yêu bạn có lời mời bạn đến nhà dùng bữa Ở Hà Nội: Bạn nói: “Dạ, vâng!” Ở Sài Gòn:! Đã “Dạ” thì khỏi cần “Vâng”
Chào hỏi: Khi bạn chào phụ huynh bố mẹ người yêu trước khi ra về Ở Hà Nội: “Cháu chào cô cháu về!” Ở Sài Gòn: “Con thưa dì con dzìa!”
Giàu có: Bạn được coi là giàu có khi… Ở Hà Nội: Bạn có rất nhiều tiền Ở Sài Gòn: Bạn tiêu rất nhiều tiền
Giữ xe hàng quán: Hà nội: Giữ xe miễn phí Sài gòn: “Anh cho xin 2 ngàn”
Karaoke: Hà Nội: Chọn bài, hát vui là chính, hát sai tông cũng kệ Sài Gòn: Chọn số, hát hay là chính vì thế hát rất tình cảm. Nhỡ mà sai tông sẽ quê lắm đấy ạ
Xôi: Hà Nội: Gói lá khoai hay lá sen, xôi đồ bằng chõ Sài Gòn: Cho vào hộp, hay bịch nylon, cơm nếp nấu bằng nồi
Phở: Hà Nội: Khó mà thiếu mì chính, quẩy Sài Gòn: Làm sao ăn phở được khi mà không có rau, giá và tương đỏ (hoặc đen)
Siêu thị: Hà Nội: Đắt đỏ, hàng hóa không thiết thực Sài Gòn: Thuận tiện, giá rẻ như chợ. Là nơi thư giãn mỗi cuối tuần cả gia đình
Nhà sách: Hà Nội : Nhân viên hách dịch Sài Gòn : Vào đọc chùa thoải mái, nhất là các em bé, có thể ngồi tại chỗ đọc mà không sợ bị đuổi
Chùa chiền: Hà Nội: Bước chân vào là thấy lõng nhẹ bẫng, hỉ nộ ái ố đã để lại ở phía ngoài cửa Sài Gòn: Không gian ồn ào, không tịnh
Tào phớ: Hà Nội: Lát mỏng, nhớ ngày xưa hay hớt bằng vỏ con trai! Sài Gòn: Lát dày cục, có gừng trong nước đường chứ không phải là hoa nhài Cắt chanh: Hà Nội: Bổ ngang Sài Gòn: Bổ dọc 2 bên, bờ phần giữa
Lơ đễnh đ.ng phải xe dừng đèn đỏ đằng trước: Hà Nội: Đan Mạch.....
(típ theo)Sài Gòn: Nạn nhân chỉ quay lại xem thủ phạm là ai rồi… chờ đèn xanh tiếp
Cây xanh: Hà Nội: Nhớ phố hoa sữa Nguyễn Du, hàng sấu trên Trần Hưng Đạo Sài Gòn: Me xanh đường Trần Văn Thủ, cây sao trên Ba tháng hai
Tán gái: Gái Hà Nội: dễ tán, khó bỏ Gái Sài Gòn: dễ bỏ, khó tán
Cuối tuần: Hà Nội: cả gia đình quây quần nấu nướng ăn tươi Sài Gòn: đi ăn tiệm
Chất chơi và chất chiến: Hà nội: Xe đẹp, điện thoại nhỏ, áo bỏ trong quần nhưng hỏi tiền thì x có. Sài gòn: 5 số 67, TaK X đời đầu, áo phông quần sóc, hỏi tiền : Chú cần nhiêu???
Chợ tình: Chợ tình Sài gòn: Anh hai có sài em hông Chợ tình Hà nội: Chơi gái không đại ca
Xe: Hà Nội : hiếm gặp những xe đời cũ Sài Gòn : những xe viện bảo tàng cho mượn vẫn lưu hành đầy trên đường phố
SG: chả ram , chả giò HN: nem rán
Vá xe: Sài gòn : Vá xe lúc nửa đêm… em xin 5 ngàn thôi Hà Nội : Muộn rồi em ơi, 50 nghìn anh vá cho
Hồ: Sài Gòn : Hồ con rùa to mà nhỏ , nhỏ mà to HÀ nội : Các hồ đều bé dần lại
Xe khách: Sài gòn : Đi xe đò !!! 1 người 1 ghế ( số ghế đàng hoàng ) không đón thêm nếu đã đầy Hà Nội: Anh ngối xích vào , cho người ta ngồi với !!!!!!! Shopping thì Hà Nội thua đứt TPHCM rồi: HN: Mới sáng sớm ngày ra mà đã mặc cả kinh thế, đi đi không để còn đốt vía nào! SG: Cám ơn anh. Lần sau lại ghe'’ em nha.
Tức mình chửi nhau (nhẹ nhàng, heh heh heh): HN: Đồ dở hơi SG: Quân mắc dịch
Hài: HN: Nặng về lời nói. SG: Nặng về cử chỉ.
Hà-nội: Vào quán, ngôi lâu (hơn 30ph) là bị đuổi! Sài-gòn: Vào quán, muốn ngồi bao lâu thì tùy!
Người Hà-nội: nói dài dòng nhưng khó hiểu! Người Sài-gòn: nói ngắn gọn nhưng dễ hiểu!
Tiệm Internet: Hà-nội: ít nhưng rẻ! Sài-gòn: nhiều mà mắc!
Nhà cửa: Sài-gòn: rộng và sâu Hà-nội: nhỏ và ngắn
Chào hỏi: Hà-nội: bạn phải thưa bẩm rõ ràng bằng lời nói! Sài-gòn: bạn sử dụng cử chỉ: cúi người!
Về đồ ăn: Người HN hay ăn mặn Người SG hay ăn đồ ngọt
Phong cách sống: Người HN ra ngoài ban ngày, đêm về với u nó Người SG ban ngày ở với vợ, ban đêm ra ngoài nhậu với bạn
Ở HN: nếu bạn gọi cái tẩy thì nó sẽ là cái tẩy Ở SG: nếu bạn gọi cái tẩy, họ sẽ mang đến cho bạn một ly nước đá
Thuốc lá: Ở HN, rất dễ dàng gọi 1 bao VINA Ở SG, em chỉ có Mèo thôi anh Hai
Biển quảng cáo: Ở HN, phải mang tính lịch sự, trang trọng Ở SG, càng hài hước càng thu hút mọi người
HN có bún chả SG có cơm tấm
Người Hà Nội gọi người yêu là anh yêu, em yêu Người Sài Gòn gọi người yêu là ông xã, bà xã
Gời điện về việc kinh doanh: Hà Nội: chú là con ai đấy? SG: mang kế hoạch kinh doanh đến ta cùng bàn nhé!
Phát triển dự án: SG: Làm thế nào để tự mình tạo lãi nhanh nhỉ? HN: Thế Trung ương cho bao nhiêu tiền?
(típ theo) Hà nội: Gội đầu thư giãn Sài Gòn: Hớt tóc thanh nữ v hớt tóc máy lạnh Thực ra vào trong đó thì như nhau
Hà Nội: nỡm ạ Sài Gòn: quỷ sứ v đồ quỷ
Hà Nội: đèo em nhá Sài Gòn: chở em
Sài Gòn: hun Hà Nội: hôn
Uống Cafe: Ở Sài gòn: thường uống cafê có nhiều đá vào buổi sáng trước khi đi làm Ở Hà nội: thường uống cafe khi đi chơi vào buổi tối trước khi ..đi ngủ
Nếu bạn gọi một ly nâu: Ở Sài gòn: bạn sẽ được chủ quán mang cho một ly cà phê đen Ở Hà nội: bạn sẽ được 1 ly cà phê có thêm sữa
Nếu bạn muốn uống cà phê sữa: ở Sài gòn: cho xin 1 ly bạc sửu Ở Hà nội: nếu bạn gọi 1 ly bạc sửu bạn sẽ nhận được câu trả lời - không có, hoặc bạn bị coi là…hâm.
Sinh viên và cave: Sài gòn: nhiều em sinh viên trông như cave Hà nội: nhiều em cave trông như sinh viên
Ca ve: Khi bạn vừa thanh toán xong tiền cho cave… Cave Hà Nội: “Cho em xin thêm 10 nghìn để còn đi xe ôm về?” Cave Sài Gòn: “Em bớt cho anh 10 ngàn, lần sau nhớ kiu em nha..”
Bạn thơ CHÚT XÍU ơi,
ReplyDeleteƯỚC MƠ CÒN LẠI của bạn thật không Chút Xíu chút nào cả ...
Khi mình còn trẻ, mình không bao giờ nghĩ đến Ước Mơ như thế, mà chỉ mơ những ước mơ về sắc đẹp, danh vọng, tiền tài, thành công - dường như đến lúc mà mọi ngõ ngách của cuộc đời đã đi qua, cuối con đường chợt nhìn lại, hình như đây mới thật sự là ƯỚC MƠ Chính Đáng nhất
Bài thơ như một lời NGỘ, ai cũng biết, nhưng có mấy ai sẽ thực hiện được hay phải đợi đến một quãng đường ngoảnh lại ... mới có thể ước mơ được ?
Bức tranh minh hoạ dễ thương quá Trang Chủ ơi
Sáng thức dậy tìm thư đọc mà lại thấy thơ được posted lên nữa, thêm một lời bình "hốt ngộ", chao ôi, sướng chi lạ!
ReplyDeleteXin cám ơn tất cả. Và xin gởi đến tất cả bạn ở Trang Thơ nụ cưới rạng rỡ đầu ngày.
Đây là lòi bình nhưng không phải bình, xin đừng đòi hỏi TrangChủ đăng thơ nữa. Cảm nhận, thấu hiểu, rồi diễn đạt thơ bằng những minh hoạ cho những bài được đăng lên Trang Thơ , theo chútxíu, đã là những bài thơ của thơ rồi. Thêm một lần được cảm phục và biết ơn TrangChủ.
ReplyDeleteHi Chút-Xíu,
ReplyDeleteĐúng là không Chút xíu tí nào, đọc xong bài thơ của Bạn, tôi phải đi tìm Bát Nhã Tâm Kinh mà đọc,
mời Bạn Bạn và các Bạn cùng đọc lời giới thiệu của tác giả quyển "Nghĩ từ trái tim" của BS Đỗ Hồng Ngọc.
Lời ngõ cho quyển sách "Nghĩ từ trái tim" tác giả BS Đỗ-Hồng-Ngọc.
Trái tim không phải để suy nghĩ. Trái tim là để yêu thương. Khi trái tim nghĩ thì chắc cũng không nghĩ như khối óc. Trái tim có cách nghĩ riêng của mình mà nhiều khi khối óc không sao hiểu được. Thời đại của chúng ta, con người dùng khối óc nhiều quá, nhiều đến nỗi người ta luôn ở trong tình trạng muốn “điên cái đầu”. Và thực vậy, bệnh tâm thần ngày càng phát triển, tự tử, ma túy, stress… ngày càng gia tăng trong một xã hội mà người ta luôn bị quay cuồng, luôn phải chạy đua với tốc độ, tuổi trẻ, nhan sắc, thành đạt…
Có lẽ đã đến lúc thử nghe tiếng nói của trái tim. Một hôm, có chàng thi sĩ đi ngang qua vườn rào kia, giật mình thấy một bông bụp đỏ ở bờ giậu, cái bông bụp rất tầm thường như hàng ngày chàng vẫn thấy khi qua lại chốn này, bỗng nhiên như nở một nụ cười mầu nhiệm, rồi không chỉ cười, nó hát, và chàng thi sĩ chỉ còn biết sụp lạy, cúi đầu. Vâng, chàng đã nghe. Nghe không phải từ bông hoa kia mà từ trong trái tim mình. Và chàng sửng sốt. Mọi thứ như khác hẳn. Đã thoát ra, đã vượt ra, vượt qua… Người ta có thể nghĩ chàng thi sĩ chắc điên, có điều chàng biết rất rõ chàng đã nghe, đã thấy một điều kỳ lạ. Một thứ mật ngữ. Như anh chàng chèo đò của Herman Hesse, ngày ngày vẫn chèo đò đưa người qua sông, cho đến một hôm bong nghe được tiếng nói của dòng sông và từ đó chàng đã tự đưa mình qua sông, và đã vượt ra, vượt qua.
Chúng ta bây giờ hình như có quá ít thì giờ để nghe tiếng nói của trái tim mình, dù chỉ cần nhấp con chuột trên vi tính thì đã nối trọn vòng trái đất, vậy mà người ta có vẻ ngày càng xa nhau hơn, xa với người và xa cả với mình. Một thi sĩ đã phải kêu lên: “…Không có thì giờ! Chim lấy đâu mà về tổ. Tôi lấy đâu mà làm thơ. Em lấy đâu mà học những bài thơ tôi sắp viết?…”. Tôi cũng không có thì giờ. Quần quật. Tối tăm mặt mũi vì “trăm công ngàn việc”. Cho đến một hôm, hình như, có lẽ, một lần kia có một lúc hình như tôi cũng chợt nghe. Hình như thôi không chắc không dám. Ngẫm nghĩ ra cho khỏi quên, để lâu lâu còn coi lại một mình. Ba năm nghiền ngẫm, sáu tháng viết và hơn hai năm ngại ngần, thỉnh thoảng đọc và sửa, nhờ vài bạn thâm giao chỉ thêm cho, rồi tìm tòi, tham khảo, loay hoay…
Tôi không phải là thi sĩ, không phải là tu sĩ, tôi chỉ là một bác sĩ, một người thầy thuốc, nên đi khi phải hành nghề, phải giúp đỡ bạn bè, hàng xóm, kẻ nhức đầu, người đau lưng… và trước hết là phải chữa bệnh cho chính mình. Có những lúc thuốc men chỉ chữa được cái đau mà không chưa được cái khổ, chữa được “triệu chứng” bên ngoài mà không chữa được “căn nguyên” sâu xa, tầng tầng, lớp lớp bên trong. Tôi đành chia sẻ những điêu tôi nghĩ, tôi cảm, tôi nghe. Có thể đúng. Có thể sai. Có thể không đúng không sai. Có khi hiệu quả, có khi không. Có người hợp mà không có dị ứng. Vậy nên nếu tình cờ mà đọc được những dòng này thì xin hiểu cho mà đừng trách. Nếu muốn, có thể tủm tỉm cười một mình. Cũng chẳng khoái ru?
BS Đỗ Hồng Ngọc
Sài Gòn 2003
Bạn Chút Xíu ơi, nếu làm chuyện gì mà đem lại niềm vui chung cho mọi người thì SM không ngại gì đâu. Tối hôm qua ngồi làm hình đọc từng câu từng chữ, SM cũng có cái suy nghĩ giống NT, thật là giản dị ở câu cuối cùng mà có lẽ không phải thế nên mới có ƯỚC MƠ CUỐI CÙNG chia xẻ với Trang thơ. Thế hôm nay niềm vui của Chút Xíu đã nhân được đến đâu rồi ? SM cũng rất thích đọc và làm được những vần thơ hay nhưng xét ra mình không có khiếu ở khoản này, làm vài câu cho vui cũng phải suy nghĩ mãi đó. lục đục đi phía sau với ViVu cho có bạn đồng hành.
ReplyDeleteĐọc xong lời ngõ của BS Đỗ Hồng Ngọc do Bạn QH posted, chútxíu thấy mắt mình nhoè đi. Lầy gì tạ lòng TRI KỸ đây? Hình ảnh người anh quá cố của chútxíu mỗi lần cảm kích, đều chấp tay mà xá xá. Xin theo anh mà gởi đến Bạn QH, BS Ngọc cách biều lộ sự cảm kích nầy.
ReplyDeleteCác bạn thơ ơi,
ReplyDeleteNgày hôm qua cái máy lại làm reo,những tưởng đã không vào được Trang thơ cùng các bạn.Thấy buồn 5phút rồi,không ngờ sáng nay như một phép nhiệm mầu...đã nối được,vào xem bài thơ của Chút Xíu hay và ý nghĩa...bức tranh minh họa khỏi nói thât tuyệt vời
Thiên Thanh chỉ biết buông một câu(không phải ngộ vì chưa đạt tới"cảnh giới" này)chỉ là cóp nhặt của một ai đó
Ta cứ tưởng "trần gian" là cõi thật
Thế cho nên tất bật ..đến bây giờ...
Thật ra trần gian là cõi thật chứ!Nhưng niềm vui "tâm cảnh"mới thật hơn phải không các bạn..
Thân mến
Người còn có một ước mơ
ReplyDeleteCòn ta thì thật thờ ơ cuộc đời
Uớc gì thì cũng vậy thôi
Thà thôi đừng ước để vui cầm chừng
Người còn ước có nụ cười
Còn ta xin được cuối trời bình yên !
Các bạn Trang thơ đã chia xẻ cùng Bạn Chút Xíu về " Ước mơ còn lại "
ReplyDeleteVK cũng đồng quan điểm với các bạn . Trong cuộc đời này mỗi người đều có những ước mơ riêng .
VK chúc Bạn Chút Xíu đạt thành
" Ước mơ còn lại" trong cuộc đời mình .
Thân ái ,
VK.
Vừa đọc xong UMCL của bạn Chút Xíu,mình có cảm giác như lời nhắn nhủ đến mọi ngưòi,đặc biệt là mình ở cái độ tuổi mà quỹ thời gian không còn bao lâu nữa..buông hết, thả hết mọi ưu phiền hờn giận,để... mỗi ngày "cố chọn 1 niềm vui" TCS,rồi cười...toe.
ReplyDeleteĂn theo bạn CX,xin chúc tất cả bạn thơ luôn luôn có môi cười rang rỡ ,như lời cuối của bài thơ.Thân.
ƯỚC MƠ CÒN LẠI mới thật là thực tế, bài thơ thật sâu lắng, tranh minh họa thật tuyệt vời...
ReplyDeleteSáu mươi, ngoái đầu nhìn lại
Chỉ thấy trần trụi một cõi đời sầu
TA - NGƯỜI tự làm khổ nhau
Thời gian còn lại đừng ngu như thế
Hãy rộng lượng để lúc đi về
Vẫn còn vang tiếng cười về lòng đất
Bạn Chút xíu,
ReplyDeleteSM có một thắc mắc, giả sử cái ước nguyện chỉ một lần " THẤY EM NỞ NỤ CƯỜI TƯƠI RẠNG RỠ " được như ý thì sao, chuyện gì xảy ra tiếp ? Nếu Nàng nhìn bạn cười thật tươi , ai mà có thể đành lòng ra đi hả, uổng quá, từ từ một chút cũng được chớ có gì vội đâu.
SM vừa được đọc một tiểu luận như thế này,
ReplyDeleteSỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU CỦA TÌNH YÊU & CHIẾN TRANH
1. Tình yêu gây ra đổ vỡ, thậm chí cháy nhà, cháy quần áo và đồ đạc. Chiến tranh cũng vậy.
2. Trong chiến tranh có kẻ đầu hàng và bị bắt làm tù binh. Khi thành tù binh, có khi bị thẩm vấn suốt ngày. Tình yêu cũng thế.
3. Trong chiến tranh phần lớn phải có tiếng nổ mới có chết chóc. Trong tình yêu, im lặng luôn báo hiệu chết chóc.
4. Khi chiến tranh nổ ra, người ta kêu gọi tổng động viên, muốn càng nhiều người tham dự càng tốt. Khi tình yêu nổ ra, ai cũng chỉ muốn có một mình.
5. Kẻ gây ra chiến tranh thường ảo tưởng. Kẻ gây ra tình yêu cũng thế.
6. Chiến tranh có nhiều nước mắt. Tình yêu cũng nhiều chả kém gì.
7. Chiến tranh có thể đàm phán liên miên mà không kết quả gì. Tình yêu cũng thế!
8. Chiến tranh có thể có kẻ thù bên trong. Tình yêu cũng vậy.
9. Cả trong chiến tranh lẫn tình yêu, địch đều thích tấn công ở chỗ ta không đề phòng.
10. Cả trong chiến tranh lẫn tình yêu, người ta đều quan tâm tới tin tức tình báo.
11. Cả trong chiến tranh lẫn tình yêu, người ta đều ngồi thụp xuống khi nghe tiếng rít.
12. Chiến tranh có những giây phút hùng tráng. Tình yêu cũng vậy.
13. Để chiến thắng trong chiến tranh, người ta phải xông lên. Để chiến thắng trong tình yêu, người ta phải thụt lùi.
14. Chiến tranh nhiều khi rất vô lý! Tình yêu cũng vậy.
15. Khi chiến tranh kết thúc, người ta ca hát. Khi tình yêu kết thúc, người ta khóc than (nhưng cũng có khi ca hát, tuy rất ít)
16. Chiến tranh kết thúc khi một bên đầu hàng. Tình yêu kết thúc khi hai bên đã đầu hàng.
17. Cả trong chiến tranh lẫn tình yêu, người ta đều hồi hộp.
18. Cả trong chiến tranh lẫn tình yêu, người ta đều có khả năng bắn nhầm bạn bè.
19. Người lính trong chiến tranh có thể chết vì một viên đạn. Người đang “tham gia” tình yêu có thể chết vì một câu nói.
20. Chết trong chiến tranh gọi là “hy sinh”. Chết trong tình yêu đôi khi được gọi là “đồ ngốc”.
LÊ HOÀNG
Hôm nay "vào" TrangThơ ...
ReplyDeletedĩnhiên là ..không "Tỉnh" !
...
TrangChủ là người đầu tiên "cảm" THƠ !
THƠ và HỌA đi liền với nhau như đôi TìnhNhân,THƠ vốn dĩ ở trên cao và HỌA cũng không nằm sát đất !
Những gì mongmanh,dễvỡ đều được trangtrọng (dĩnhiên Hộtxoàn cũng được xếp vào vịtrí cao vì dễ ...mất)
...
Có lẽ,Vivu sẽ mượn CX một vò rượu cần,để tìm tới NGAN SAO cụng vòi,(xin thứ lỗi khg biết là Ngàn Sao hay là Ngán Sao!vì là một khác biệt lớn!Viết tắt thì khg được,phạm húy!)
"Người còn ước có nụ cười
Còn ta xin được cuối trời bình yên !"
Xin được bìnhyên cũng là một ƯỚCMƠ,ướcmơ LỚN của NhânLoại !
...
Đi lượm Lá-bốn-phương,nhiều khi không ..ổn!
vídụ :
11. Cả trong chiến tranh lẫn tình yêu, người ta đều ngồi thụp xuống khi nghe tiếng rít.
-MaMen sẽ khg ngồi ! mà nằm !Sure !
...
20...Chết trong Tìnhyêu là ĐồNgốc: SAI !
-khg tin thì hỏi NT thì biết !
vv
Bạn thơ SƯƠNG MAI ơi,
ReplyDeleteCho NT thêm điều thứ 21 vào bảng Phong Thần của Tình Yêu và Chiến Tranh mà bạn sưu tầm chút nha
Đó là : Tình Yêu làm người sống chết đi và làm người chết sống lại !
Các bạn thơ thấy có được không ?
Bạn NT và HUONG !
ReplyDeleteKhông biết phải gọi tên nào mới đúng?
Xin thêm vào điều 22 :
Ngôn ngữ Tình yêu từ thủa xa xưa,khi chưa có ngôn tự và chữ viết là MÙI !
và sau đó là VỊ !
NGẬM NGẢI TÌM TRẤM
ReplyDeleteCó một thắc mắc của Kim Chi được bạn Quê Hương sưu tầm tài liệu rất công phu của những nhà trí thức chỉ rõ chi tiết rất có giá trị để mọi người bổ sung thêm vào vốn kiến thức của mình.
Xin nói một chút người thật việc thật về việc tìm trầm để các bạn biết thêm. Những dòng chữ sau đây hoàn toàn trên tinh thần vui chung, không có một mục đích nào khác. Chữ chúng tôi được dùng ở đây nhằm dẫn mạch chuyện cho trơn tru chớ chưa hẳn là tôi.
Đây chỉ là những hiểu biết rất đơn sơ, không có một chút tài liệu khoa học nào minh chứng vì vốn dĩ tôi chỉ “trần xì thân cụ”, ngoài giấy tờ tuỳ thân và một ít tiền độ nhật thì chẳng có một mảnh tài liệu lộn lưng
Khoảng giữa năm 1988, tôi ở ga xe lửa Bình Triệu, Thủ Đức. Do có một toán điệu phát hiện nguồn cây dó dồi dào ở miệt Hạ Lào đã rủ nhau sang bên đó để tìm trầm, có lúc ước khoảng trên 800 điệu tham gia.
Cây trầm có tên dân gian là “dó bầu”, nhưng thường gọi là cây dó. Những cây cổ thụ mọc trong rừng sâu có khả năng cho trầm nhiều hơn, nhưng không phải cây nào cũng có. Phải quan sát thật kỹ chung quanh gốc để xem có vết thương do kiến đục, rồi cây sẽ tiết ra chất nhựa tự bao phủ vết thương ấy mà tạo nên trầm. Có những trường hợp may mắn sẽ gặp được Kỳ nam. Kỳ nam rất trong thường có màu hổ phách. Màu của nó xác định được giá trị thương phẩm. Giá trị của kỳ nam gấp 10 lần hơn trầm, có nhiều giá trị dược liệu hơn. Trầm thường có màu đen, được chia làm 3 hạng, tuỳ theo màu sắc và độ nặng nhẹ của thỏi trầm mà có giá trị khác nhau.
(tiếp theo)
ReplyDelete“Điệu” để chỉ những người đi tìm trầm. Một toán thường từ 4 đến 5 người. Số tập trung ở Bình Triệu năm ấy đa phần gốc người Vạn Giã, Khánh Hoà. Họ ít cho những người địa phương khác tham gia, cũng có thể không có một sự hiểu biết công việc, cũng có thể vì một lý do nào đó. Tôi là một người “ngoại quốc”, nhưng do cảm tình riêng họ cho tham gia với tư cách “ở đợ”, lo việc cơm nước cho mọi người. Được cái, phong cách họ rất hào sảng, hoặc do quy luật, phần trầm tìm được trong chuyến đi được chia đều cho mọi người. Cũng có chuyến về không sau khi hết lương thực chứ không phải chuyến nào cũng có trầm.
Thường một chuyến đi được đi chợ 21 ngày. Có nghĩa là chỉ mang nổi trên lưng chừng ấy lương thực để luồn rừng. 7 ngày đi đến khu vực có khả năng có cây dó, 7 ngày toả ra tích cực tìm kiếm. Có hay không cũng phải trở ra cửa rừng trong vòng 7 ngày để xe đến đón. Thường chúng tôi thuê những chuyến xe đò giang hồ đổ cả bọn vài tốp điệu ở khoảng “trois frontiers” thuộc tỉnh Đắc Nông bây giờ để xuyên rừng qua sâu tới “đường tank” bên Hạ Lào, có nghĩa là vượt qua khỏi đường mòn Hồ Chí Minh. Do lực lượng điệu quá đông nên ngày càng phải khoét sâu vào rừng rậm và phải thật tích cực tìm kiếm. Cây dó bên đó phần lớn là cổ thụ được đốn hạ vô tội vạ mà không cần chọn lựa có hay không. Thật là một cuộc “tàn sát dã man” cây dó! Đốn cây xuống sẽ dùng rựa róc hết lớp giác bên ngoài để tới phần lõi bên trong hy vọng có trầm, nhưng không phải cây nào cũng có trầm. Số trầm lấy được trong ngày sẽ được cất giấu chờ ngày gom lại trở về.
Có một số điều luật cơ bản mà ai cũng phải tuân theo, nhưng tôi nghĩ có thể mỗi địa phương mỗi khác, không biết hết. Trong thời gian tìm trầm không được lớn tiếng cãi cọ, những mâu thuẫn sẽ được giải quyết ở cửa rừng. Phải chặt nhánh cây trải trên đất nằm, không được phép ngủ võng. Đi ngoài không được phép lấp đất lại v.v…
(tiếp theo)
ReplyDeleteVề sau, bị một số người thượng ở những cửa rừng trấn lột nên nếu có trầm, chúng tôi phải chôn dấu trong rừng, ra tay không rồi lén đảo lại để moi lên. Thêm một phen hồi hộp bởi nếu không may gặp toán điệu khác phổng tay trên thì “xôi hỏng bỏng không”.
Trầm về phải làm hàng lại. Từ loại 3 phài làm thành loại 2 mới có giá. Ít khi gặp được loại 1. Tách thật sạch lớp giác bám bên ngoài, đánh bóng lên bằng thuốc “DEP”, một loại thuốc giống sáp trắng thoa để điều trị bịnh lở chân mà ai ở VN sau năm 1975 đều biết. Phải khéo léo nhét thuốc DEP vào sâu trong những lỗ nhỏ bên trong cho thỏi trầm thêm nặng cân. Thời giá năm 1988 là mười triệu đồng cho 1 ký trầm loại 2. Số tiền khá lớn. Một lần tôi đã mang qua Quận 8 bên kia cầu Nhị Thiên Đường bán được 0,8 kg trầm.
Những năm gần đây, có một vài Công Ty khuyến khích người dân VN trồng dó bầu và hứa sẽ hướng dẫn kỹ thuật để tạo ra trầm khi cây dó được khoảng 10 năm tuồi. Người dân rầm rộ trồng, nhưng đến nay hầu như chưa thu được một kết quả khả quan nào.
Chắc bạn SM mong chútxíu ngâm nga "mau với chứ, vội vàng lên với chứ...", nhưng không phải vậy. Khi M nở đưởc nụ cười tươi là hết giận hờn, hết đôi chối; em bình tâm rủ bỏ phiền não để chuản bị ra đi thanh thản, thì chútxúu nở lòng nào quấy động can qua kia chứ? Ước mơ là của mình, nhưng nụ cười là của ngưởi, chútxíu và Ngàn Sau vô tình đều hướng đến cuối trời bình yên đó.
ReplyDeleteHi Bạn Sao,
ReplyDeleteCám ơn Bạn đã ghi lại một cách chi tiết về một chuyến đi tìm Trầm.
Qua câu chuyện, mới thấy được những người đi tìm trầm..tài ba, đãm lược không thua gì các Commando của Mỷ hiện nay đang chiến đấu ở Afghanistan.
Cám ơn Bạn thật nhiều.
Xin mời các bạn đọc thêm:
ReplyDeleteNGẢI NGẬM HƯƠNG TRẦM
Võ Quang Yến
http://vietsciences.free.fr/timhieu/khoahoc/biologie/ngaingamhuongtram.htm
Vivu nè,
ReplyDeleteNgậm ngải tìm trầm sẽ gặp ... Hương
Người yêu nhiều nhất là Như Thương !
A ... ha ....
Bạn SAO ... đã từng được làm Điệu Thú vị nhỉ?
ReplyDeleteCám ơn bạn đã kể chuyện thật đời mình cho cả làng nghe
NT còn đọc được ở đâu đó là người ngậm ngải tìm trầm giống như người đi tìm vàng, rất dễ sinh lòng sân si - không biết điều này có đúng không ?
“Tôi cũng muốn trong lầu son gác tía,
ReplyDeleteTrong hương trầm của thư viện thanh tao…”
Hoặc trong một câu hát của Trịnh Công Sơn:
“Hương trầm có còn bay,
Ta thắp nốt chiều nay…”
Bản thân hương trầm đã là thanh tao, thường dùng để cúng kiến và dành cho các tao nhân mặc khách nên người đi tìm trầm cũng mặc khải được cái thiêng liêng vốn có của hương trầm, vả chăng trầm là một tài sản quý được Mẹ đất ban cho, nên người đi tìm trầm rất trang trọng, trước khi đi phải chay tịnh bản thân cho thanh sạch, từ ý niệm cho đến con người. Cái “con” trong người phải được đè nén xuống tận cùng.
Tất nhiên là con người ai chẳng có tham sân si. “Những mâu thuẫn sẽ được giải quyết ở cửa rừng”. Nó có khác một chút so với những người đi đào vàng. Họ sẵn sàng đổ máu và tiêu diệt lẫn nhau vì những mảnh kim loại óng ánh sắc vàng. Mà đâu chì có họ, những ông to bà lớn quí phái cũng vậy thôi!
Chuyện Ngậm ngải tìm trầm cũng có thể là một truyền thuyết mà cũng có khi là sự thật. Theo tôi nghĩ, ngày xưa người đi tìm trầm kiến thức còn mỏng, cứ đi vào rừng sâu mà tìm hú hoạ nên không xác định được phương hướng và thời gian kết thúc cho chuyến đi nên họ phải ngậm ngải, trước nhứt để phòng trừ những thế lực siêu nhiên, thứ hai để cơ thể chống chọi cái đói, cái rét trong rừng.
Trong một phạm trù khác, tôi vẫn thích câu hát:”Ơn em ngực ngải môi trầm” trong bài hát Tạ ơn em. Đó là món quà quý báu nhất mà người nữ ban tặng cho Tình Yêu…
Bạn SAO ơi,
ReplyDeleteRất cám ơn bạn đã chia xẻ những kinh nghiệm sống, việc thật người thật về chuyện tìm trầm trong rừng già VN. Từ trước đến giờ SM biết là chỉ là do đọc tài liệu và được nghe kể lại một cách chung chung, không ngờ lại có bạn sẵn đây với lối tường thuật chi tiết và đầy hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. SM cứ nghĩ là trong rừng sâu thẳm có những loại cây mang tên Trầm , nếu may mắn thì những toán Điệu gặp và chặt cây thành những phần nhỏ mang về, té ra Trầm là những khối " nhựa " đặc biệt ở vài loại cây tiết ra, chẳng hạn Dó Bầu là giống cây VN có cơ chế tạo trầm tự nhiên.
Mong bạn dù có bận bịu cũng bớt chút thời gian ghé vào Trang thơ với nhiều chuyện khác sẽ kể tiếp , đừng đi lạc nhé.
Đọc tiẻu phẩm nói về những điều giống và khác nhau giữa Chiến Tranh và Tình Yêu, ngoài ý nghĩa rát ư là tếu , Chútxíu có những suy ngẩm xin đóng góp;
ReplyDelete1. Chiến tranh bị phản đối khi mục đích không rõ ràng hay vượt ra ngoài một giới hạn nào đó còn Tình Yêu chẳng ai phản đối cả.
2. Chiến tranh tuy có nhiều người tham gia, nhung lai hạn chế tuổi tác (18-65) trong khi tình yêu chẳng hạn chế. Từ bắt đầu hiễu biết và diễn đạt được là đã có Tình Yêu cho đến xuống lỗ vần còn Tình Yêu, có khi còn hẹn hò sang kiếp khác nữa.
3. Mặt trận chiến tranh thì kêu gọi đồng minh, nhưng mật trận Tình Yêu thì loại bỏ đồng minh.
4. Mục đích của Chiến Tranh có thể ảo tưởng, nhưng Tình Yêu thì không ảo tưởng chút nào. Rất thực tế, mưu cầu hạnh phúc bản thân.
5. Chiến thuật tiến hay lùi tùy tình hình, nhưng Chiến tranh không có sự "dùng dằng nửa ở nủa về" như Tình Yêu.
6. Bại trong chiến tranh chắc chắn là chịu tủi nhục, nhưng bại trong tình yêu có khi lại yên nhà, lợi xóm và xảy ra nạn nhân mãn.
Xin các Tếu Gia mở rộng thêm cho vui cữa vui nhà khi nụ cười còn chưa nở được trên môi EM.
Thân chào bạn Quê Hương.
ReplyDeleteThấy bạn khen những người đi tìm trầm …tài ba, đảm lược không thua gì các Commando của Mỹ hiện nay đang chiến đấu ở Afghanistan thì tủi thân lắm lắm cho những phận nghèo. Những người Mỹ họ chiến đấu vì mục đích cao cả nào đó tôi không rõ, còn chúng tôi lặn lội trong rừng sâu chỉ cốt kiếm chút tiền mà “sống cho qua ngày chờ qua đời” thôi.
Tuy vậy, những bài học mưu sinh thoát hiểm học trong trường sĩ quan và những năm tháng ở lính cũng giúp ích cho việc xác định phương hướng và có thể tìm cái ăn đỡ lòng khi lạc đường. Ví dụ trong rừng sâu những ngày âm u không có mặt trời thì không thể nào xác định được đàng Đông đàng Tây. Dễ thôi, nếu khoảng cuối tháng 4 đầu tháng 5 âm lịch, gió Nồm sẽ nổi. Thấm tí nước bọt vào đầu ngón tay cái giơ lên, hướng nào có gió mát thổi tới đích thị là hướng Nam. Không có gió ư? Cũng dễ thôi. Trên thân cây cổ thụ trong rừng, bên nào có rêu mọc thì sẽ là hướng Nam vì mặt trời không chiếu rọi và gió sẽ mang mưa tới.
Đói hả? Trên thềm lá mục, nếu còn khô ráo thì chẳng mong kiếm được gì. Lá khô bắt đầu ẩm ướt dưới bước chân đi, đích thị là sắp đến nơi có nguồn nước. Ven hai bên bờ suối thiếu gì rau rừng như “rau tàu bay” chẳng hạn, có thể giúp qua cơn đói lòng đến xanh mắt. Nhưng cẩn thận, ở đấy có rất nhiều con vắt, nó hút máu thì khỏi chê. Ăn 10 ngày cơm không đủ lượng máu một con vắt nhỏ bằng cây chưn nhang hút một lần.
Chào Bạn Chút Xíu !
ReplyDeleteBạn không Chút Xíu tí nào!
Bạn đã NGỘ như nhà thơ NT cảm nhận,
Trên con đường đi tìm ChânThiệnMỹ,
có còn chút gì để nhớ để thương ?
Nụ cười ? CA DiẾP đã mỉm cười!
PC có một lần đề cập :
Tâm truyền Tâm
là : Hai tay để trên Tai (?)
...
VV thử rồi, hiệu nghiệm !!
Đọc tiểu luận viết về SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA TÌNH YÊU VÀ CHIẾN TRANH thật thú vị. Hoan hô về sự chịu khó lượm lặt của các bạn. Mong sẽ được đọc những điều thú vị dài dài...
ReplyDeleteRất sẵn lòng cho VIVU một vò rượu cần, nhưng coi chừng VIVU mà say rượu cả làng... ra xem đấy nhé. hi.hi.hi...
Chào Chút-Xíu,
ReplyDeleteSau khi đọc bài thơ, đọc tiếp một hơi trong 3 ngày 58 trang và nghe 60 phút quyển "Nghĩ từ trái tim".
Tỉnh táo lại một chút, "hoai" nó lại, chử của BS Ngọc nói..và đọc lại câu cuối cùng của bài thơ:
..Thấy Em nở nụ cười tươi rạng rỡ.
Thì thấy ra rằng...hình như các thế hệ trước 'tui' yêu khác với thế hệ của tui. Thế hệ của "bọn trẻ" chúng tôi thường thường..vấn đề nào cũng cần có action. Không chỉ đứng nhìn...
Hi bạn Sao, QH chỉ muốn nói đến những đãm lược, kiên dũng của con người trước những khó khăn phải đối diện...để mưu sự sống còn, còn về mục đích của cuộc "chiến đấu" đó thì QH không dám lạm bàn.
Cám ơn Bạn thật nhiều.
Chào các bạn
ReplyDeleteĐọc Chiến tranh&Tình yêu các bạn sưu tầm thật tuyệt vời,nhất là SM và CXíu đã dày công nghiên cứu..
Còn bạn sao tìm Ngãi trầm đầy đởm lược..lại nữa Ngực Ngãi Môi Trầm thật lãng mạn quá đi thôi...
Thiên Thanh có một thắc mắc rất đời thường và..không khoa học chút nào,nhưng cũng nêu lên đây để..thêm kiến thức(xin nhấn mạnh kiến thức chớ không phải..vốn YÊU..hìhì...vì hình như mỗi ..người đều có chiêu riêng..phải không??)Đó là Bùa ngãi Yêu, có thật không?Trong dân gian trước giờ nghe thấy,các bạn nào biết xin dẩn giải dùm...còn mục Thư,Ếm nữa không biết có không?/Nghe ở BMT có nhiều.. đặc biệt CỏXanh ,ViVu cho biết với nhe.Thân mến tất cả
Để sao…bày cho Thiên Thanh cái nầy cũng thú vị đây.
ReplyDeleteChẳng phải là thư, yếm gì cả. Một thủ thuật nhỏ của mấy thằng bạn choai choai người Mường bày cho nhưng không biết có trúng hôn?
Đêm ngủ nằm mơ thấy người trong mộng, đang lúc nửa tỉnh nửa mê, ta lật cái gối đang nằm rồi khò tiếp thì thể nào anh chàng kia cũng thấy lại mình trong mơ.
Cái vụ nầy phải hỏi Cỏ Xanh và Vivu để kiểm chứng, vì thiệt ra hồi đó tới giờ chỉ nằm mơ thấy một mớ “đuôi dài đầu sừng” nên chưa hề dám lật gối bao giờ. Hay là mấy thằng bạn nhóc tì chơi trác mình không biết!
Bạn SAO ... ơi,
ReplyDeleteChắc là NT sẽ làm thử ít nhất là 3 lần quá ! Không làm hơn 3 lần đâu vì "Bất quá tam"
Xong rồi sẽ nói với cả làng biết kết quả ra sao nghen ...
Thấy hấp dẫn quá đó mà ....
Vấn đề là làm sao mà kiểm chứng được chàng kia có nằm mơ thấy mình thật không nhỉ? Chớ gặp phải tui mà người đẹp hỏi một câu như thế sẽ trả lời ngay dù có hay không: “ Đêm nào anh cũng mơ thấy em!”
ReplyDeleteBạn SAO à,
ReplyDeleteCó người nói nếu ban ngày mà mình nghĩ nhiều tập trung về một vấn đề gì thì ban đêm dễ nằm mơ thấy chuyện có liên quan tới việc đó, ví dụ mấy người chơi số đề chẳng hạn. Vậy thì hãy thử nghĩ về người nào mà còn thiếu nợ bạn nhiều thêm chút nữa đi, biết đâu sẽ gặp người trong mộng đêm nay và nhớ là phải mau mau mà lật cái gối liền nhé. Nếu họ trả cho bạn dù chút ít thì cũng đủ để kiểm chứng thực hư rồi.
Cám ơn bạn Sao đã chỉ ..bí quyết,còn lỡ nằm mơ thấy "ngáo ộp" thì có cách nào..tống khỏi giấc mơ không vậy??Hay là ngồi..suốt đêm ôm gối,chong đèn..Hay là ..lật cái gối đủ..9 lần(ông bà mình thường nói..bớ 3 hồn 9 vía...đó mà)Bạn làm ơn hỏi mấy bạn người Mường chỉ luôn cho nhé...
ReplyDeleteHihi rất cám ơn
sao…”xiu tầm”.Xin cống hiến các bạn. Chúc một cuối tuần vui vẻ cho thêm trẻ để làm thơ iu em!
ReplyDeletesự khác nhau giữa dân chơi HÀ NỘI và SÀI GÒN
vietthu101 22-03-2009, 08:30 AM
________________________________________
Gái miền nam nó yêu mình, mình là ông chủ. Đúng kiểu xuất giá tòng phu. Mình đi làm vất vả về muộn, say xỉn, nó chạy ra ngọt ngào: anh đi làm về có mệt không. Anh ăn gì, uống gì.
Gái bắc, nó yêu mình, nó sở hữu mình luôn. Đi làm về muộn 15 phút, mặt nó như cái mâm.
Gái nam mình xỉn, nó chăm mình nôn mửa các kiểu
Gái bắc mình xỉn, nó gọi đt cho bạn mình để kiểm tra đi đâu, mình xỉn, nôn mửa, thì kệ mình.
Gái nam nó không đòi hỏi nhiều trách nhiệm. Yêu và cưới tự nhiên như không.
Con gái bắc, mình cầm tay nó là nó coi như mình có trách nhiệm với nó cả đời. Thế mới tệ chứ.
Gái miền nam gần như không có khái niệm bình đẳng giới.
Gái bắc thì lại bình đẳng quá. Nhiều khi không biết ai là tướng trong gia đình.
Gái bắc mà có chồng tòng teng, nó cắt ... luôn. Cắt xong rồi ngồi khóc hu hu.
Gái nam mà có chồng tòng teng. Nó đến phang con kia bét nhè luôn. Xong về nhà vẫn thờ chồng như một, chả vấn đề gì.
Gái bắc mà ko hài lòng về chồng, ví dụ chồng lăng nhăng. Đến cơ quan kể um với chị em đồng nghiệp. Chị em xúm lại “Bỏ mẹ nó đi, cần đ’o gì”. Bình đẳng giới mà
Gái nam thì không có khái niệm không hài lòng về chồng.
Nhưng gái nam, nó là bồ mình, nó là vợ mình, mình phải lo cho nó đến tận răng. Tức là mình làm ăn ngày càng phải tấn tới. Mình sa cơ lỡ vận, nó chạy luôn.
Gái bắc, mình sa cơ, nó đi bán rau, bán cháo để nuôi mình
Cà phê:
Cà phê Sài Gòn với những hàng ghế xếp thẳng hàng như trên xe bus
Cà phê Hà Nội chen chúc với hai đôi tình nhân cùng xếp chung một bàn
Sài Gòn: Đt Cafe + ít sữa + đá + đá + đá … + đá = 1 ly phê sữa đá, xong cafe có 1 ấm trà to tướng … chan vào cafe uống ? hết lại có thêm (không cần xin)
Hà Nội: Cafe + sữa + 2 cục đá = cốc nâu đá, xin mỏi miệng đuợc cốc nước lọc
Ăn trưa:
Cơm trưa Sài Gòn với tô canh khổ qua hai ngàn rưởi
Cơm trưa Hà Nội với bát nước rau dầm sấu không lấy tiền
Gọi điện ngoài đường:
Ở Sài Gòn, bạn hãy dừng xe - dắt lên vỉa hè - quay ngược đầu xe - nếu không muốn chiếc điện thoại của bạn cuốn theo chiều gió
This comment has been removed by the author.
ReplyDelete(típ theo)
ReplyDeleteCảm ơn:
Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy cô receptionist cúi gập người chào bạn
Ở Hà Nội, bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn
Cơn mưa:
Mưa Sài Gòn giống tính tình các cô gái Sài Gòn - đỏng đảnh nhưng mau quên
Mưa Hà Nội giống tính tình các cô gái Hà Nội - âm ỉ và dai dẳng
Ăn mặc:
Ở Sài Gòn, bạn có thể mặc quần short, dép lê đàng hoàng vào Rex
Ở Hà Nội, bạn có thể thấy các bác xe ôm mặc đồ vest đứng chờ khách bên Bờ Hồ
Xe máy:
Ở Sài Gòn, họ gọi chiếc xe gắn máy của bạn là xe hai bánh
Ở Hà Nội, họ coi chiếc xe máy của bạn là xe có động cơ
Giao thông:
Ở Sài Gòn, bạn có thể vượt đèn đỏ thoải mái - nhưng chớ có đi vào phần đường xe hơi
Ở Hà Nội, bạn có thể lượn lờ trước mũi xe hơi - nhưng đừng có dại dột mà rẽ phải tùy ý
Ở Hà Nội: Đèn đỏ không được rẽ phải
Ở Sài gòn: Đèn đỏ có nơi còn được quẹo trái
Trà đá:
Ở Hà Nội, một cốc trà đá của mấy bà hàng nước giá năm trăm đồng
Ở Sài Gòn, cốc trà đá đó có thể pha làm bốn ly nhưng lại miễn phí
Ăn phở
Tô hủ tíu mì Sài Gòn được bưng ra với tô được đặt trên chiếc *a
Bát phở gà Hà Nội được khuyến mại với ngón tay cái của con bé bưng bê
Giầy vớ:
Đàn ông Hà Nội có thể đi giày mà không cần mang vớ
Con gái Sài Gòn có thể đi vớ mà không cần mang giày
Con đường:
Hà Nội: Đường, phố, ngõ, ngách
Sài Gòn: Đại lộ, đường, hẻm, hẻm
Đụng hàng:
Khi hai cô gái cùng thích một món đồ giống hệt nhau
Con gái Hà Nội: “Tớ với ấy cùng mua nó nhé?”
Con gái Sài Gòn: “Ấy mua rồi à? Vậy tớ sẽ chọn thứ khác”
Dao dĩa:
Khi bạn nói: “Cho tôi thêm một cái dĩa” với người bồi bàn
Ở Hà Nội: Người ta sẽ mang cho bạn một cái nĩa
Ở Sài Gòn: Họ sẽ mang cho bạn một chiếc *a
Tỏ tình:
Khi bạn nói với một cô gái: “Thế em có yêu anh không?”
Con gái Hà Nội: “Nếu nói không thì sao”
Con gái Sài Gòn: “Tại sao lại không nhỉ!”
Ăn sáng:
Khi bạn nhận lời đề nghị của người bạn: “Đi ăn sáng với tớ nhé?”
Ở Hà Nội: Hoặc là bạn có nhiều hơn 20 ngàn, hoặc là chả cần xu keng nào!
Ở Sài Gòn: Điều kiện cần và đủ: Bạn có tối thiểu 10 ngàn trong túi!
Dạ vâng:
Khi phụ huynh người yêu bạn có lời mời bạn đến nhà dùng bữa
Ở Hà Nội: Bạn nói: “Dạ, vâng!”
Ở Sài Gòn:! Đã “Dạ” thì khỏi cần “Vâng”
Chào hỏi:
Khi bạn chào phụ huynh bố mẹ người yêu trước khi ra về
Ở Hà Nội: “Cháu chào cô cháu về!”
Ở Sài Gòn: “Con thưa dì con dzìa!”
Giàu có:
Bạn được coi là giàu có khi…
Ở Hà Nội: Bạn có rất nhiều tiền
Ở Sài Gòn: Bạn tiêu rất nhiều tiền
Giữ xe hàng quán:
Hà nội: Giữ xe miễn phí
Sài gòn: “Anh cho xin 2 ngàn”
Uống bia:
Hà nội: Bia hơi, lạc rang, 9 giờ phắn
Sài Gòn: Chai lạnh, đá to, nồi lẩu, nửa khuya dzìa
Karaoke:
Hà Nội: Chọn bài, hát vui là chính, hát sai tông cũng kệ
Sài Gòn: Chọn số, hát hay là chính vì thế hát rất tình cảm. Nhỡ mà sai tông sẽ quê lắm đấy ạ
Xôi:
Hà Nội: Gói lá khoai hay lá sen, xôi đồ bằng chõ
Sài Gòn: Cho vào hộp, hay bịch nylon, cơm nếp nấu bằng nồi
Phở:
Hà Nội: Khó mà thiếu mì chính, quẩy
Sài Gòn: Làm sao ăn phở được khi mà không có rau, giá và tương đỏ (hoặc đen)
Siêu thị:
Hà Nội: Đắt đỏ, hàng hóa không thiết thực
Sài Gòn: Thuận tiện, giá rẻ như chợ. Là nơi thư giãn mỗi cuối tuần cả gia đình
Nhà sách:
Hà Nội : Nhân viên hách dịch
Sài Gòn : Vào đọc chùa thoải mái, nhất là các em bé, có thể ngồi tại chỗ đọc mà không sợ bị đuổi
Chùa chiền:
Hà Nội: Bước chân vào là thấy lõng nhẹ bẫng, hỉ nộ ái ố đã để lại ở phía ngoài cửa
Sài Gòn: Không gian ồn ào, không tịnh
Tào phớ:
Hà Nội: Lát mỏng, nhớ ngày xưa hay hớt bằng vỏ con trai!
Sài Gòn: Lát dày cục, có gừng trong nước đường chứ không phải là hoa nhài
Cắt chanh:
Hà Nội: Bổ ngang
Sài Gòn: Bổ dọc 2 bên, bờ phần giữa
Lơ đễnh đ.ng phải xe dừng đèn đỏ đằng trước:
Hà Nội: Đan Mạch.....
(típ theo)Sài Gòn: Nạn nhân chỉ quay lại xem thủ phạm là ai rồi… chờ đèn xanh tiếp
ReplyDeleteCây xanh:
Hà Nội: Nhớ phố hoa sữa Nguyễn Du, hàng sấu trên Trần Hưng Đạo
Sài Gòn: Me xanh đường Trần Văn Thủ, cây sao trên Ba tháng hai
Tán gái:
Gái Hà Nội: dễ tán, khó bỏ
Gái Sài Gòn: dễ bỏ, khó tán
Cuối tuần:
Hà Nội: cả gia đình quây quần nấu nướng ăn tươi
Sài Gòn: đi ăn tiệm
Chất chơi và chất chiến:
Hà nội: Xe đẹp, điện thoại nhỏ, áo bỏ trong quần nhưng hỏi tiền thì x có.
Sài gòn: 5 số 67, TaK X đời đầu, áo phông quần sóc, hỏi tiền : Chú cần nhiêu???
Chợ tình:
Chợ tình Sài gòn: Anh hai có sài em hông
Chợ tình Hà nội: Chơi gái không đại ca
Xe:
Hà Nội : hiếm gặp những xe đời cũ
Sài Gòn : những xe viện bảo tàng cho mượn vẫn lưu hành đầy trên đường phố
SG: chả ram , chả giò
HN: nem rán
Vá xe:
Sài gòn : Vá xe lúc nửa đêm… em xin 5 ngàn thôi
Hà Nội : Muộn rồi em ơi, 50 nghìn anh vá cho
Hồ:
Sài Gòn : Hồ con rùa to mà nhỏ , nhỏ mà to
HÀ nội : Các hồ đều bé dần lại
Xe khách:
Sài gòn : Đi xe đò !!! 1 người 1 ghế ( số ghế đàng hoàng ) không đón thêm nếu đã đầy
Hà Nội: Anh ngối xích vào , cho người ta ngồi với !!!!!!!
Shopping thì Hà Nội thua đứt TPHCM rồi:
HN: Mới sáng sớm ngày ra mà đã mặc cả kinh thế, đi đi không để còn đốt vía nào!
SG: Cám ơn anh. Lần sau lại ghe'’ em nha.
Tức mình chửi nhau (nhẹ nhàng, heh heh heh):
HN: Đồ dở hơi
SG: Quân mắc dịch
Hài:
HN: Nặng về lời nói.
SG: Nặng về cử chỉ.
Hà-nội: Vào quán, ngôi lâu (hơn 30ph) là bị đuổi!
Sài-gòn: Vào quán, muốn ngồi bao lâu thì tùy!
Người Hà-nội: nói dài dòng nhưng khó hiểu!
Người Sài-gòn: nói ngắn gọn nhưng dễ hiểu!
Tiệm Internet:
Hà-nội: ít nhưng rẻ!
Sài-gòn: nhiều mà mắc!
Nhà cửa:
Sài-gòn: rộng và sâu
Hà-nội: nhỏ và ngắn
Chào hỏi:
Hà-nội: bạn phải thưa bẩm rõ ràng bằng lời nói!
Sài-gòn: bạn sử dụng cử chỉ: cúi người!
Về đồ ăn:
Người HN hay ăn mặn
Người SG hay ăn đồ ngọt
Phong cách sống:
Người HN ra ngoài ban ngày, đêm về với u nó
Người SG ban ngày ở với vợ, ban đêm ra ngoài nhậu với bạn
Ở HN: nếu bạn gọi cái tẩy thì nó sẽ là cái tẩy
Ở SG: nếu bạn gọi cái tẩy, họ sẽ mang đến cho bạn một ly nước đá
Thuốc lá:
Ở HN, rất dễ dàng gọi 1 bao VINA
Ở SG, em chỉ có Mèo thôi anh Hai
Biển quảng cáo:
Ở HN, phải mang tính lịch sự, trang trọng
Ở SG, càng hài hước càng thu hút mọi người
HN có bún chả
SG có cơm tấm
Người Hà Nội gọi người yêu là anh yêu, em yêu
Người Sài Gòn gọi người yêu là ông xã, bà xã
Gời điện về việc kinh doanh:
Hà Nội: chú là con ai đấy?
SG: mang kế hoạch kinh doanh đến ta cùng bàn nhé!
Phát triển dự án:
SG: Làm thế nào để tự mình tạo lãi nhanh nhỉ?
HN: Thế Trung ương cho bao nhiêu tiền?
HN: Yêu vẫn phải giữ
SG: Yêu là hết mình luôn
(típ theo)
ReplyDeleteGiục người bán hàng gói nhanh lên:
SG: Vâng em làm ngay đây
HN: Làm gì mà cuống lên thế! Muốn nhanh biến sang hàng khác!
Khi khách đến nhà :
HN : Mời bác dùng cốc chè tươi ạ
SG: Tí !!! Con chạy ra quán bà Ba mua chai nước ngọt về coi
2 người bạn nói chuyện với nhau :
HN: Tớ nói cho cậu nghe cái này nhé
SG: Eh tao nói cho mày nghe cái này nè
Khi ai cho mình cái gì:
HN: Vâng quí hóa quá
SG: Trời ơi dữ hông
Khen đồ ăn ngon:
HN: Ngon tuyệt cú mèo
SG: Ngon bá chấy bọ chét
Khen vật gì to:
Hà Nội: To vật vã.
Sài Gòn: Bự bành ki
HN : bắt nạt
SG : ăn hiếp
HN : mất điện, mất nước
SG : Cúp điện, cúp nước
Con gái SG : da rám nắng, nói năng dễ thương
con gái HN : da trắng , lạnh lùng khó bắt chuyện
Người SG nói: dễ hiểu
Người HN nói: suy nghĩ trước khi hiểu
Hà nội: chị ơi cho em cái túi nylon
Sài gòn: chị ơi cho em cái bịch xốp
Nói về ngu:
Hà nội: ngu hết phần chó
Sài gòn: ngu như heo.
Về hoa quả:
Hà nội: quả táo,
Sài gòn: trái bom
Hà nội: quả dứa
Sài gòn:trái thơm
Hà nội: Buôn dưa lê
Sài gòn: Tám
Uống bia:
Hà nôi: Chai bia được rót quay vòng cho nhiều ly
Sài gòn: Chai của ai người ấy uống
Uống rượu:
Sài gòn: Rượu sẽ phải uống cùng với nước đá và vài lát chanh
Hà nội: Bắc cạn và không được …giảm sóc
Khách sạn:
Sài gòn: Khi bạn dừng xe, sẽ có người mở cửa và giúp bạn bê đồ
Hà nội: Có thể bạn sẽ phải gọi rát cả cổ mà chưa thấy lễ tân đâu
Có những dòng sông, chúng giống nhau đến lạ:
Sông kim ngưu ở hà nội
Kênh nhiêu lộc ở Sài gòn
Sài Gòn gọi là xí muội
Hà Nội gọi là ô mai
Hà Nội: Mời cơm … ứ dám ăn
Sài Gòn: Mời cơm là … phải ăn
Hà nội : Đổi tên công viên Lê Nin thành công viên Thống Nhất
HCM : Đổi tên dinh Độc Lập thành hội trường Thống Nhất
Hà Nội : Đường Giải Phóng chạy ra QL 1.
HCM: Đường Hà Nội chạy ra QL 1.
(típ theo)
ReplyDeleteHà nội: Gội đầu thư giãn
Sài Gòn: Hớt tóc thanh nữ v hớt tóc máy lạnh
Thực ra vào trong đó thì như nhau
Hà Nội: nỡm ạ
Sài Gòn: quỷ sứ v đồ quỷ
Hà Nội: đèo em nhá
Sài Gòn: chở em
Sài Gòn: hun
Hà Nội: hôn
Uống Cafe:
Ở Sài gòn: thường uống cafê có nhiều đá vào buổi sáng trước khi đi làm
Ở Hà nội: thường uống cafe khi đi chơi vào buổi tối trước khi ..đi ngủ
Nếu bạn gọi một ly nâu:
Ở Sài gòn: bạn sẽ được chủ quán mang cho một ly cà phê đen
Ở Hà nội: bạn sẽ được 1 ly cà phê có thêm sữa
Nếu bạn muốn uống cà phê sữa:
ở Sài gòn: cho xin 1 ly bạc sửu
Ở Hà nội: nếu bạn gọi 1 ly bạc sửu bạn sẽ nhận được câu trả lời - không có, hoặc bạn bị coi là…hâm.
Sinh viên và cave:
Sài gòn: nhiều em sinh viên trông như cave
Hà nội: nhiều em cave trông như sinh viên
Ca ve:
Khi bạn vừa thanh toán xong tiền cho cave…
Cave Hà Nội: “Cho em xin thêm 10 nghìn để còn đi xe ôm về?”
Cave Sài Gòn: “Em bớt cho anh 10 ngàn, lần sau nhớ kiu em nha..”