Wednesday, August 5, 2009

Thi cảm Bốn Mùa


56 comments:

  1. Bức tranh minh họa cảnh 4 mùa
    Xuân Hạ Thu Đông chẳng kém thua
    Khá khen Trang Chủ lên hình ảnh
    Nắng hạ như đang toả sắc vàng !

    ReplyDelete
  2. Câu này hay nè :

    PHƯỢNG TÍM ĐONG ĐƯA TƯỞNG PHƯỢNG HỒNG !

    ReplyDelete
  3. Bốn mùa khung cảnh đẹp xinh
    Trang thơ minh họa hữu tình nước non
    Xuân tươi hạ đỏ thu vàng
    Nghe muà đông lại,hao mòn tình xuân!!

    Bây giờ đang muà hè nóng như thiêu đốt,kiếm chút gío đông tuyết đông cho ôn hoà trời đất...
    và cho mát mẻ không gian thời gian để người đi cày..đỡ khổ
    Cám ơn bài thơ và trang chủ đã cho 4 muà..TT

    ReplyDelete
  4. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  5. Cùng các bạn thơ ở Úc Châu miệt dưới, TM,VV, LNT và HT
    Thiệt tình là SM còn thắc mắc hai mùa Hè và Đông khác biệt giữa hai châu Úc và Mỹ. Có một lần VV cũng kể qua trong khung cảnh mọi người lạnh lẽo với không khí giá lạnh của MỸ và CANADA đón mừng Giáng Sinh thì nơi ấy lại trùng những ngày hè nóng bức. Thế thì ở Úc người ta đón Giáng Sinh như thế nào, rồi Xuân và Thu có cấn cá gì không ?
    Cám ơn NTM đã chia xẻ nhũng thi cảm của Bốn Mùa từ Úc châu về những nỗi niềm nhung nhớ thết tha. Trước sau gì SM cũng bon chen đến đó đặt chân tận nhà mỗi một người, mong rằng ngày ấy không xa.

    ReplyDelete
  6. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  7. Thân ái chào các bạn Trang thơ .
    Viễn Khách ngao du sơn thuỷ không hiểu sao được lạc bước vào đây, đọc các vần thơ nói về 4 mùa XUÂN-HẠ-THU-ĐÔNG thật hay của nhà thơ Tuệ Minh, mặc dầu chưa quen nhưng rất phục . Thơ lại được kết hợp với 4 bức tranh thật khéo của người minh hoạ . Viễn Khách xin được khen ngợi thật tình đối với hai tác giả và mong các bạn Trang thơ bỏ lỗi cho về tội đột nhập vào đây mà không báo trước .

    ReplyDelete
  8. Chào Bạn Viễn-Khách,

    ...Đọc "lưu ký" của bạn, tôi chợt nhớ mấy giòng thơ..

    ..Mơ khách đường xa,khách đường xa
    Áo em trắng quá nhìn không ra
    Ở đây xương khói mờ nhân ảnh
    Ai biết tình ai có đậm đà?/

    Áo ai trắng quá ..hay..xương khói mờ .. nhân ảnh vậy?/

    ReplyDelete
  9. QH ơi,

    SƯƠNG KHÓI MỜ NHÂN ẢNH !

    CHỨ.... XƯƠNG ..thì còn gì nữa !

    Nhớ SƯƠNG MAI không ? CHỚ mà gọi
    XƯƠNG MAI thì ...sẽ có vấn đề đó !

    ReplyDelete
  10. Cám ơn NS đã lấy tên Sương Mai làm ví dụ mặc dù chưa ai nói trật lần nào. Tiếng Việt mình thật phong phú và đầy ý nghĩa thâm thúy, sai một ly là đi một dặm...

    ReplyDelete
  11. Mời các bạn ghé trang BANMÊ xem BA CÁI HỒ THƠ MỘNG của CALI ,mà du khách đã có dịp dừng chân ,để
    NHỚ MÃI NGÀN NĂM !

    ReplyDelete
  12. Chào bạn Viễn Khách,
    Lạc được vào Trang Thơ là một tình cờ có lý lắm đó, hy vọng một ngày nào đó khách không còn " viễn" nữa mà sẽ rất gần với mọi người. Trang thơ có tinh thần " Tứ hải giai huynh đệ " , bạn khen vài câu thiệt hả lòng , cách đây không lâu cũng có SAO lạ sa xuống Trang thơ, rong chơi đâu mà chưa thấy trở lại,mong bạn VK có được những phút giây thoải mái sau những lúc bận rộn trong cuộc sống hàng ngày. Rất welcome.

    ReplyDelete
  13. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  14. NÈ BẠN SAO ơi ,sao bạn lí luận ngang XƯƠNG vậy ,SƯƠNG và XƯƠNG là sai rõ ràng mà còn dám giải thích ..đúng thì nhất định tui phải GHÉT bạn tiếp !
    Còn bạn VIỄN KHÁCH để đó ,đi ngã hậu thì sẽ có vấn đề !

    ReplyDelete
  15. Cám ơn các Bạn Trang thơ đã Welcome Viễn Khách như Thân hữu .
    Đặc biệt, chân thành cám on Trang chủ với tấm lòng ưu ái đó, cũng như Bạn QH đã tặng cho Viễn Khách 4 câu thơ thật hữu tình .
    Đa tạ các Bạn

    Viễn Khách

    ReplyDelete
  16. Hello tất cả,
    Quả là không "hổ danh" Cô Giáo văn, đúng là nguyên tác của nhà thơ là Sương, nhưng đây có hai lý do, để phải "làm sai'.

    Thứ nhứt "kỵ húy".

    Thứ hai là muốn dùng chử Xương..cho nó có khói vậy mà.

    Vậy mà lại làm hại Bạn Sao của tui rồi..Hà hà đúng là bài học cho Người Viễn Khách..há.

    Hân hoan chào đón thêm người Bạn mới.

    Để tạ tội..làm huyên náo Trang thơ. QH xin ghi lại trọn bài thơ đã trích:

    Đây thôn Vỹ Dạ

    Sao anh không về chơi thôn Vỹ?
    Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên,
    Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
    Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

    Gió theo lối gió, mây đường mây
    Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...
    Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
    Có chở trăng về kịp tối nay?

    Mơ khách đường xa, khách đường xa,
    Áo em trắng quá nhìn không ra...
    Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,
    Ai biết tình ai có đậm đà?

    Hàn-Mặc-Tử

    ReplyDelete
  17. Các bạn thơ ơi, sáng ra ly cà phê Ban Mê bốc khói nhưng vẫn còn thấy rõ bài thơ Trang thơ để đọc rõ ràng lời đối đáp thú vị ..của các bạn
    Còn câu
    Nơi đây sương khói mờ nhân ảnh"
    đúng là sương và khói tung hỏa mù cả trang thơ..khiến người trong cuộc muốn lạc lối..

    Viễn Khách ơi,bạn vào trang thơ coi chừng lạc lối về vì các bạn thơ văn ,nhất là Sư Mẫu Ngàn Sau quạt cho vài chiêu...thì mất đường về luôn đó ..hihi.Thân mến!TT

    ReplyDelete
  18. B Ố N M Ù A
    XUÂN,HẠ,THU ,ĐÔNG BỐN MÙA THÔI!
    VỚI CẢ BUỒN VUI CẢ CUỘC ĐỜI
    THỜI GIAN LẶNG LẼ ĐI KHÔNG MÕI
    ĐỂ LẠI KHÔNG GIAN BÓNG LẺ LOI !
    HP

    ReplyDelete
  19. Hello Tuệ-Minh,

    Đọc Thi cảm bốn mùa của bạn, chợt nhớ đến một bộ phim ..rất là hay và cùng ý với bài thơ của bạn.

    Cám ơn bạn thật nhiều qua Thi Cảm, đã nói lên những "huyền diệu" cao cả nhất của Thượng Đế.

    Xin được sơ lược chuyện phim như sau:

    Phim có tựa đề.

    Spring, Summer, Fall, Winter...and Spring.


    Vòng luân hồi trong "Xuân, Hạ, Thu, Đông...rồi lại Xuân"

    Tên của bộ phim đã nói lên rất nhiều điều - Xuân, Hạ, Thu, Đông… rồi lại Xuân - đó là vòng quay của thời gian mà cũng là vòng quay của số phận con người. Bình thường thôi, cứ lần lượt qua cái ấm nóng của mùa hạ, qua cái se lạnh của mùa thu, qua cái lạnh giá của mùa đông, rồi nhất định, dù người ta có mong chờ hay ngăn trở thì mùa xuân rồi cũng sẽ quay về.

    Mở đầu bộ phim là sự tĩnh lặng, giữa không gian mênh mông núi rừng, chênh vênh một ngôi chùa nhỏ. Hồ nước êm ả là sợi dây ngăn cách thế giới bên ngoài ở đâu đó với ngôi chùa, với sự bình yên của hai người trong chùa: vị sư già và cậu bé con.
    Tôi rất thích chi tiết chiếc thuyền nhỏ lặng lẽ trôi, có khi có người chèo, có khi không. Chiếc thuyền trôi từ bờ bên này hồ có ngôi chùa lặng lẽ sang bờ bên kia của thế giới xô bồ, từ bờ bên này của tĩnh – trong, sang bờ bên kia của động – đục, từ bên này của tĩnh sang bờ bên kia của mê… Hay là ngược lại? Kể ra cũng khó nói cho đúng, vì ở đâu có con người, thì ở đó có đục – trong, mê hay tỉnh cũng chỉ do lòng người mà thôi.

    Bắt đầu của một năm là mùa xuân, bắt đầu của đời người là thời thơ ấu. Chú tiểu “con ai đem bỏ chùa này” còn ngây thơ chơi đùa với ếch nhái. Chú lớn lên trong sự bình yên do sự cách biệt về không gian và sự chở che của vị sư già. Mọi việc cứ tươi vui. Nhưng rõ ràng một năm thì không chỉ có mùa xuân và con người thì không thể níu giữ sự vô tư của tuổi thơ mãi mãi, bởi như thế đâu còn là cuộc đời?

    Rồi có một cô gái đến đến từ bờ bên kia, chú tiểu – chàng thanh niên bước vào mùa hạ. Cô gái đang mắc tâm bệnh. Sự gặp gỡ của chàng trai trẻ và cô gái trẻ đã tạo nên mùa hạ ấm áp cho cả hai người. Chuyện gì xảy ra tất xảy ra, đất đá cũng biết, tượng Phật hẳn nhiên cũng biết nhưng nói gì, có gì để nói, bình thường như xuân – hạ - thu – đông, bốn mùa cứ tuần tự trôi qua. Có gì để mà trách cứ khi cô gái, chú tiểu đều là con người, nhất là những người tuổi hạ tràn căng máu nóng? Dưới mặt trời mùa hạ, trời ấm, người ấm, cô gái rạng rỡ rồi cũng tới lúc phải đối mặt với sự thật là cô gái đã lành bệnh, vị sư già bảo cô gái quay về bờ bên kia. Cô gái xuống thuyền. Như con bướm đuổi theo mùi hương, cô gái đi, chú tiểu cũng khăn gói đi theo mùa hạ của chú, hơi ấm đầu đời của chú.

    Vị sư già biết hết, hiểu hết... Chỉ có chú tiểu là chưa ngộ được Phật pháp mà thôi. Liệu chú có hiểu lời vị sư già, liệu chú có nhớ rằng trong “thập nhị nhân duyên” gây ra cuộc sống đau khổ cho loài người thì “ái” sinh ra “thủ” rồi tới “hữu”. Tình yêu, phải, chính tình yêu mà chú đang đuổi theo ấy sẽ sinh ra nhu cầu chiếm hữu rồi sẽ lại tạo một vòng luân hồi những hạnh phúc và khổ đau –mà có lẽ là nhiều hơn hạnh phúc.
    Có lẽ Phật cũng nói thầm: “Chẳng sao đâu mà, bình thường như bốn mùa ấy thôi, đi hay ở hẳn nhiên là đã có tiền duyên, có tránh được đâu mà.” Chùa hai người, giờ chỉ còn một. Một ông sư già và một con mèo con. Mặt trời dịu lại, mùa hạ cũng qua đi. Mùa thu dần đến, núi non rực vàng.

    ReplyDelete
  20. (xin xem tiếp, lại cái tật viết dài, nên bị đá ra..thôi thì trở lại hồi 2 vậy).

    Chẳng biết mấy mùa thu nhuộm vàng rừng núi như thế thì chú tiểu ngày xưa – người đàn ông râu tóc rậm rạp bây giờ quay về. Không phải chỉ thay đổi ở hình dạng mà còn thay đổi cả tâm hồn. Gã đã giết người, thù hận bốc cháy người và gã mang về chùa cả con dao – hung khí gã đâm vào người yêu ngày xưa, nay đã là người hận.

    Thản nhiên như không, như vẫn thế từ bao lâu nay, vị sư càng già càng ít nói: “Chú khổ thì người khác cũng khổ.” Nghe chừng như chuyện khổ là tất nhiên, có gì để nói?
    Chỉ là chuyện xuân hạ thu đông.

    Thì từ lâu, người ta còn lạ gì “Đời là bể khổ” với ít nhất tám nỗi khổ: sinh, lão, bệnh, tử, thụ biệt ly, oán tăng hội, sở cầu bất đắc, ngũ thụ uẩn.

    Cảnh sát đến chùa bắt kẻ sát nhân. Cảnh sát có súng. Kẻ sát nhân có dao. Dao đấu súng và máu sẽ đổ trên sân chùa. Ông sư già lom khom viết chữ trên sân, không rời bút, thản nhiên như không, cũng chẳng nhìn lên, ông bảo chàng thanh niên buông dao. Dao buông xuống thì dao hết là dao, Đức Phật vẫn dạy thế. Buông dao thì thành chánh quả. Dao hết là dao thì súng cũng hết là súng, cảnh sát hết là cảnh sát, sát nhân chẳng còn râu tóc, chỉ còn hai trăm sáu mươi chữ của bài kinh Bát Nhã trên sân.
    Vị sư già bảo người đàn ông dùng con dao vừa buông xuống ấy mà khắc theo nét chữ ông viết ở trên sân.

    Gã khắc suốt ngày đêm, khắc tới rách da tay, tới khi kiệt sức.

    Khắc rằng:
    "Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị…"

    Sáng hôm sau, cảnh sát đến dẫn hắn lên thuyền sang bên kia bờ. Mọi chuyện xảy ra như chẳng có gì để nói, tất nhiên như thế.

    Mùa thu trôi qua, tuyết mùa đông phủ kín núi non. Một mùa tuyết, hai mùa tuyết, chẳng biết bao nhiêu mùa tuyết trôi qua, chỉ biết ông sư già đã tịch. Giữa băng giá phủ kín mặt hồ, một hôm nào đó lạnh giá, một người đàn ông đứng tuổi xuất hiện, đi từ bên kia sang bờ bên này của ngôi chùa bỏ hoang.

    Đó là người cũ, đã mãn giấc bướm, mãn tù, mãn cuộc đời, quay về chùa cũ. Tới một lúc chẳng cần duyên cớ, chẳng cần con thuyền đưa, tới đúng thời điểm, thì người ta phải quay về với đúng chỗ của mình thôi. Rồi từ khi người đàn ông bước qua mặt hồ đóng băng thì ông thành sư. Bước qua mặt hồ, bỏ lại sau lưng những ác duyên, nghiệp báo, bỏ lại thế giới mà ông đã từng tha thiết muốn bước vào, bỏ lại cả tình yêu, cả thù hận.

    Nhưng từ giã cuộc đời bên kia đâu phải là diệt nó, trái lại, phải sống với nó. Mà cuộc đời ở bên kia đâu có để cho sư quên. Nó nhắc nhở sư ở chính ngay khởi điểm, ở tiếng khóc bắt đầu sự sống.

    Cho nên, giữa giá băng như thế, một buổi sáng, chùa chưa mở cửa đã vang lên tiếng khóc sơ sinh trước sân. Một thiếu phụ từ đâu tới, giấu nước mắt, lẳng lặng đem con lên bỏ chùa này, giao cho chùa giọt máu chắc hẳn là kết quả của một hạnh phúc – cái hạnh phúc không bền hơn sương tan đầu cỏ.

    Câu chuyện đó ông đã biết quá rồi, câu chuyện của chính ông. Cho nên có gì xảy ra ông cũng sẽ thản nhiên, chẳng nói một lời, chẳng có gì để nói, bình thường như xuân, hạ, thu, đông trôi qua trên mái chùa mà thôi.

    Đấy, băng giá tan rồi, mùa đông đã trôi qua, một mùa đông, hai mùa đông … Rồi mùa xuân tới! Trẻ sơ sinh đã thành chú tiểu nhỏ, ngây thơ chơi đùa với ếch nhái. Chỉ mươi mùa xuân nữa thôi là chú tiểu sẽ bước vào tuổi hạ. Coi chừng, chú sắp xuống thuyền sang bờ bên kìa, lại sắp rút dao, rồi biết đâu sắp khắc lên nền gạch: “Có chẳng khác không, không chẳng khác có…” Nói gì nữa? Có gì để nói? Ừ, thì biết hết cả rồi, đã thành quy luật thì thiên nhiên cũng không đổi mà con người thì vẫn thế cả thôi.

    Bởi cuộc đời “vô thường”, vạn vật biến đổi vô cùng theo chu trình bất tận sinh - trụ - dị - diệt, vậy thì “sắc sắc” – “không không” luân hồi bất tận, “thoáng có”, “thoáng không”, cái tưởng còn thì chẳng còn, cái ngỡ mất chẳng còn mất.

    QH hân hạnh được xem câu chuyện trên đây qua một cuộc diển "kịch" trên sân khấu do Các vị sư của Chùa Thiếu lâm trình diển.

    ReplyDelete
  21. Xuân sinh ,hạ trưởng ,thu liễm ,đông tàn
    Bốn mùa thay đổi,đời người..vậy thôi!
    Thời gian đâu có ngừng trôi
    Không gian dời đổi,buồn vui lẽ thường!
    A..

    ReplyDelete
  22. Xin chào Bạn thơ VIỄN KHÁCH,

    Thuở ban đầu thì thèn thẹn !
    Mai sau rồi ... sẽ cùng HẸN nhau đi chơi với cả làng
    Bạn đừng lo ... hãy lo sẵn ché rượu cần thôi nhá

    ReplyDelete
  23. Bạn thơ QUÊ HƯƠNG ơi,

    NT. đã nghe tiếng bộ phim này lâu lắm rồi, nhưng chưa có duyên được xem và lĩnh hội được hết cốt lõi của chữ SẮC - KHÔNG và VÔ THƯỜNG trong ấy.
    Cám ơn bạn đã viết lời giới thiệu phim thật tuyệt.

    ReplyDelete
  24. Bạn thơ TUỆ MINH,

    NT đọc THI CẢM BỐN MÙA của bạn ... hình như còn lại chút ngẩn ngơ.

    Đầu mùa Xuân .... sao lại:
    "Đành gửi tình xưa nơi cố nhân !"

    Mãi đến cuối Đông, dường như người đã âm thầm:
    "Hỏi lòng tưởng nhớ có phôi pha?"

    Thế thì ...
    Đâu Tình Xưa
    Đâu Người Tình Xưa
    Đâu Lòng Tưởng nhớ
    Thôi hẳn đã nhớ mãi nghìn đời chẳng phôi pha chăng ?

    ReplyDelete
  25. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  26. Hôm nay KV vào trang thơ thấy không khí thật vui vẻ , nhộn nhịp .
    Lại có thêm người bạn mới là VK .Thôi thì KV thân chào VK nhé .
    mới buổi đầu thôi, bạn có thấy một sợi giây thân ái rất gần , đúng không VK ?
    Riêng bạn thơ QH kể câu chuyện thật hay, đầy ý nghĩa. Cuộc đời là như thế đến và đi một cách tự nhiên như bốn mùa xuân ,hạ , thu , đông vậy, nhưng lòng ta đôi khi lại chẳng đến và đi bình thường như vậy được

    Cảnh đẹp, thơ hay , thật tuyệt vời
    Bốn mùa nhung nhớ bao giờ vơi ?
    Xuân tươi , hạ thắm , thu se sắt.
    Đón gió đông về lệ lại rơi

    Cám ơn những dòng thơ thật hay của bạn thơ Tuệ Minh và hình ảnh minh họa thật đẹp của Trang chủ SM nhé
    KV

    ReplyDelete
  27. Như Thương ơi,
    Nghe QH sơ lược phim thật lôi cuốn, kiểu này mình phải tìm cho được để coi nhé. Riêng phần hình ảnh không thôi đã thấy tuỵệt vời, huống chi là tình người và đầy triết lý sống nữa.
    "Bình thường thôi, cứ lần lượt qua cái ấm nóng của mùa hạ, qua cái se lạnh của mùa thu, qua cái lạnh giá của mùa đông, rồi nhất định, dù người ta có mong chờ hay ngăn trở thì mùa xuân rồi cũng sẽ quay về."

    ReplyDelete
  28. Bạn SAO ạ,
    Bạn thiệt là linh thiêng, vừa nhắc đến tên xong thì không xê dịch một phút bạn sa xuống Trang thơ liền.( Phải chi khấn tiền khấn bạc thì đỡ biết bao ). SM cũng biết chắc chắn là QH không thể nào sai lỗi chính tả ở đây , sợ phạm húy ư ? cộng thêm cái kiểu kính bẩm của bạn làm đây thấy " rét" quá khi trong nắng hè Cali buổi sáng thật đẹp đã chiếu lên rồi. Bỏ chuyện đại phú quý, cửa trước với ngõ sau qua một bên, Trang chủ treo bảng số nhà đây để Viễn Khách và Sao thả đại vài comments hay vài dòng thơ thẩn san sẻ với mọi người.

    hien_pham96@yahoo.com

    ReplyDelete
  29. Viễn Khách,
    Chào ban Viễn Khách gia nhập trang thơ, bạn cứ yên tâm, đi cửa sau hay cửa truớc cũng vào nhà, và hơn nữa bạn đi cửa sau thì chắc là bạn ....thân tình và bíêt ngõ ngách "side door" mà vào !

    QH, đúng là kho dự trữ tài liệu quí, càng có nhiều đề tài là chúng ta càng có nhiều bài học quí giá.

    Thiền Sư,
    Bài thơ 4 mùa của Thiền sư chắc là cảm tác trong trí nhớ chứ 4 mùa ở xứ "đại thử" thì ngược với Bắc bán cầu và quên hương của chúng ta, Tuy nhiên người đọc cũng cảm thấy mình sống trong từng mùa của Thiền sư phát họa.

    Xuân Hạ Thu Đông có bốn mùa,
    Tuần tự đến đi chẳng tranh đua,
    Đổi thay ấm lạnh do người cảm,
    Tâm định an nhiên chĩ một mùa.

    SM, nghe Trang chủ hứa hẹn du Nam một ngày không ..xa. Biết bao lâu thì xa và bao lâu thì gần nhỉ?
    "Ba vạn sáu ngàn ngày ...là mấy !"
    Hứa hẹn kiểu nầy thì cư dân Nam hạ chắc ngóng dài cổ ra thôi !
    Chúc tất cả bạn thơ an vui.

    ReplyDelete
  30. Chào người bạn thơ mới bằng một bài thơ xưa chép lại đây. Quả tình khi đọc tên bạn, mình sực nhớ tới một bài thơ hay ngay, nhưng lục lọi trí nhớ hổm rày vẫn không làm sao nhớ hết được, cả vào mạng để tìm nhưng không thấy. Đó là bài thơ Tha La xóm đạo mà hầu hết chúng ta đều được nghe phổ nhạc. Mình đã có dịp sống gần nhà thờ Tha La khoảng 3 năm ở Trảng Bàng Tây Ninh. Đó chỉ là một nhà thờ đạo nhỏ cổ xưa, không xứng với những gì mình tưởng tượng về nó khi đọc bài thơ. Nhưng thôi, có nhiều điều với một người có nhiều kỷ niệm và xúc cảm về nó biết đâu nó sẽ to lớn chăng? Bài thơ được chép lại qua điện thoại do Chú 6 Thắng, nguyên Hiệu Trưởng trường Trung Học Trảng Bàng, sĩ quan khoá 23 Thủ Đức đọc. Chỉ lớn hơn mình vài tuổi nhưng kêu vậy đã quen. Ông nầy làm thơ cũng tuyệt chiêu lắm nghen! Đọc 8 câu thơ của ông khắc trên phần mộ của vợ rất cảm động. Mình lại bắt chước anh chàng QH dông dài rồi.

    THA LA XÓM ĐẠO
    Đây Tha La xóm đạo,
    Có trái ngọt cây lành.
    Tôi về thăm một dạo,
    Giữa mùa nắng vàng hanh.
    Ngậm ngùi Tha La bảo:
    Đây rừng xanh rừng xanh,
    Bụi đùn quanh ngõ vắng,
    Khói đùn quanh mái tranh,
    Gió đùn quanh mây trắng,
    Và lửa loạn xây thành.

    Viễn khách ơi, hãy ngừng chân cho hỏi,
    Nắng hạ vàng, ngàn hoa gạo rưng rưng.
    Đây Tha La, một xóm đạo ven rừng,
    Có trái ngọt, cây lành in bóng lá.
    Con đường đỏ bụi phủ mờ gót lạ,
    Ngày êm êm, lòng viễn khách bơ vơ,
    Về đây chi khách hỡi, có ai chờ?
    Ai đưa đón?
    - Xin thưa: tôi lạc bước.
    Không là duyên, không là bèo kiếp trước,
    Không có ai đưa đón tôi đâu!
    Rồi quạnh hiu, khách lặng lẽ cúi đầu,
    Tìm hoa rụng lạc loài trên vệ cỏ.
    Nhìn cánh hoa bay ngẩn ngơ trong gió,
    Gạo rưng rưng, nghìn hoa gạo rưng rưng,
    Nhìn hoa rơi lòng khách bỗng bâng khuâng.
    Tha La hỏi: - Khách buồn nơi đây vắng?
    - Không, tôi buồn vì mây trời nơi đây trắng.
    - Và khách buồn vì tiếng gió nơi đây hờn?
    Khách nhẹ cười, nghe gió nổi từng cơn,
    Gió vun vút, gió rợn rùng, gió rít.
    Bỗng đâu đây vang véo von tiếng địch
    - Thôi hết rồi, còn chi nữa Tha La!
    Bao người đi thề chẳng trở lại nhà,
    Hay đã chết giữa chiến trường ly loạn!
    Tiếng địch càng cao, não nùng ai oán,
    Buồn trưa trưa, lây lất buồn trưa trưa,
    Buồn xưa xưa, ngây ngất buồn xưa xưa.
    Lòng viễn khách bỗng dưng tê tái lạnh.
    Khách rùng mình, ngẩn ngơ người, hiu quạnh,
    - Thôi hết rồi, còn chi nữa Tha La!
    Đây mênh mông xóm đạo với rừng già
    Nắng lổ đổ rụng trên đầu lữ khách.
    Khách bước nhẹ theo con đường đỏ quạch,
    Gặp cụ già đang ngóng gió bâng khuâng,
    Đang đón mây xa, khách bỗng ngại ngần:
    - Kính thưa cụ, vì sao Tha La vắng?
    Cụ ngẩng mặt cười rung rung râu trắng.
    Nhẹ bảo chàng: Em chẳng biết gì ư?
    Bao năm qua khói loạn phủ mịt mù,
    Người nước Việt ra đi vì nước Việt.
    Tha La vắng, vì Tha La đã biết
    Thương giống nòi, đau đất nước lầm than.
    Trời xa xanh, mây trắng quyện ngàn hàng,
    Ngày hiu quạnh. Ờ…ơ…ơ… tiếng hát.
    Buồn như gió lướt, lạnh dài đôi khúc nhạc,
    Tiếng hát rằng:
    Tha La giận mùa thu,
    Tha La hận quốc thù,
    Tha La hờn quốc biến,
    Tha La buồn tiếng kiếm,
    Não nùng chưa! Tha La nguyện hy sinh!
    Ờ…ơ…ơ… có một đám chiên lành,
    Quỳ lạy Chúa, một chiều xưa lửa dậy,
    Quỳ lạy Chúa, đám chiên lành run rẩy:
    - Lạy Đức Thánh Cha,
    Lạy Đức Thánh Mẹ
    Lạy Đức Thánh Thần!
    Chúng con xin về cõi tục để làm dân…
    Rồi…cởi trả áo tu
    Rồi…xếp kinh cầu nguyện
    Rồi… nhẹ bước về trần.

    Viễn khách ơi, viễn khách ơi!
    Người hãy ngừng chân,
    Nghe Tha La kể, nhưng mà thôi, khách nhé!
    Đất đã chuyển rung lòng bao thế hệ,
    Trời Tha La vần vũ đám mây tang,
    Vui gì đâu mà tâm sự?
    Buồn làm chi cho bẽ bàng!
    Ờ…ơ…ơ…Ờ…ơ…ơ…tiếng hát
    Rung lanh lãnh, ngân trầm đôi khúc nhạc,
    Buồn tênh tênh, não lòng lắm khách ơi!
    Tha La thương người viễn khách đi thôi!
    Khách ngoảnh mặt, nghẹn ngào trong nắng đổ,
    Nghe gió thổi như trùng dương sóng vỗ,
    Lá vàng cao vàng rụng, lá vàng bay…
    Giờ khách đi, Tha La nhắn câu nầy:
    Khi hết giặc khách hãy về thăm nhé!
    Hãy về thăm xóm đạo,
    Có trái ngọt cây lành,
    Tha La ngàn hoa gạo,
    Và suối mát rừng xanh.
    Thăm đám chiên hiền thương áo trắng,
    Nghe trời đổi gió nhớ quanh quanh…
    VŨ ANH KHANH

    ReplyDelete
  31. Hi Bạn Sao,

    Trước hết, xin Anh chuyển lời thán phục tới Chú 6 Thắng, qua điện thoại đã đọc thuộc lòng bài thơ Tha La xóm đạo cho Anh viết.
    Vậy là bài thơ này đã nằm trong "tủy xương" của Chú 6 Thắng rồi.

    Hồi còn trẻ, tôi có đến Tha La vài lần theo đoàn công tác từ thiện. Trường Trung Học Trãng Bàng là nơi chúng tôi thường đến để phân phối thực phẩm cứu trợ cho đồng bào. Và cũng có những kỷ niệm khó quên ở đó.

    Về sau này, (trước 75) vẫn đi ngang, nhưng chỉ ghé ngả ba Trãng Bàng để chờ đi Trị-Tâm.

    Về bài thơ Tha La xóm đạo, thường thì nhiều chỉ nhắc đến bài hát nổi tiếng một thời này, và ít ai còn nhớ cả bài thơ và nhất là tác giả bài thơ. VỦ-ANH-KHANH.

    Nhân đây QH xin tiếp tay với Huynh để nói về tiểu sử nhà thơ này.

    Ông tên thật là Võ Văn Khanh sinh năm 1926 tại Mũi Né, Bình Thuận.

    Sách của ông không nhiều vì cuộc sống của nhà văn ngắn ngủi, hơn nữa trong lúc văn thi tài đang lên như diều gặp gió, thì năm 1950 ông đột ngột từ bỏ thành đô hoa lệ, sau một chuyến viếng thăm Tha La xóm đạo, một làng quê êm đềm thơ mộng như chính quê hương Mũi Né, với những rặng dừa xanh ẻo lã, chạy song song với đồi cát trùng trùng, ngày tháng nép mình ôm ấp biển xanh.

    Đó chính là lý do làm cho ông đã từ bỏ tất cả để dấn thân vào cuộc kháng chiến chống Pháp đang bùng nổ dữ dội khắp nước, dù lúc đó rất nổi tiếng, đang có nhiều sách bán chạy như chuyện dài BẠC XÍU LÌN, được Tiếng Chuông xuất bản năm 1949, chỉ trong 2 tháng đã bán hết 10.000 cuốn, sau đó phải tái bản nhiều lần vẫn không cung ứng nhu cầu của người ái mộ. Nói chung theo giáo sư Nguyễn văn Sâm viết trong “Văn Chương Nam Bộ và cuộc kháng Pháp 1945-1950, thì hầu hết tác phẩm của Vũ Anh Khanh rất có giá trị và tiêu biểu trong dòng văn chương đấu tranh thời đó, dù là thơ như CHIẾN SĨ HÀNH (Tân VN, Sài Gòn 1949), Truyện dài NỬA BỒ XƯƠNG KHÔ gồm 2 tập (Tân VN, Sài Gòn 1949), CÂY NÁ TRẮC (Tân Việt, Sài Gòn 1947), truyện ngắn NGŨ TỬ TƯ (Tân VN, Sài Gòn 1949), ĐẦM Ô RÔ (Tiếng Chuông, Sài Gòn 1949), SÔNG MÁU (Tiếng Chuông, Sài Gòn 1949) và BÊN KIA SÔNG (Tân VN, Sài Gòn 1949).

    Riêng bài thơ “Tha La Xóm Đạo” của ông, sau này được nhạc sĩ Dũng Chinh, tên thật là Nguyễn văn Chính, cũng là người Phan Thiết, phổ nhạc và rất được mọi người ưa thích.
    Ngoài ra soạn giả cải lương nổi tiếng Viễn Châu cũng đã mượn ý của Vũ Anh Khanh để viết tình khúc tân cổ giao duyên “Tha La xóm đạo".

    Các bạn Phan-Thiết ơi, nói một chút về Phan-Thiết đi. Sao mà nhiều văn tài quá vậy, Nhạc sỉ, ca sỉ , Thi sỉ, Văn sỉ..

    Tái bút: Huynh có liên lạc điện thư với cô Trang Chủ, QH xin nhờ chuyển tài liệu về nhà thơ VAK và cả nguyên tác bài thơ Tha La Xóm Đạo cho Huynh.

    ReplyDelete
  32. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  33. Xin chào bạn Sao,cam ơn bạn
    Bài thơ Tha La xóm đạo được xem nguyên vẹn của nhà thơ Vũ Anh Khanh,chỉ một tên Viễn Khách mà đã lôi được tong ký ức bạn cả một vùng sương khói ..
    Xin bái phục bạn Sao và Quê Hương có một trí nhớ thật tuyệt vời

    PC ơi,nghe tin đồn rằng...thiền sư hôm nay xuống núi dự Văn nghệ văn gừng gì đó,nên chưa xuất đầu lộ diện...và ViVU chúng taở "miệt duới" đối nghịch trưa hè nắng hạ tuyết đông ,đang đi tìm..bầu rượu cho nên chưa lên tiếng gì đây??

    Trang chủ còn đang thắc mắc các bạn thơ ạ,TT là phát ngôn..nhân dùm thôi,hihi,chúc tất cả một ngày vui vẻ tưng bừng ..

    ReplyDelete
  34. Viễn Khách chân thành cám ơn các Bạn SAO, QH, NS, KV, TT, NT, PC cùng Trang chủ đã dành cho VK nhiều thiện cảm qua buổi sơ giao gặp gỡ trong Trang Thơ . VK không ngờ tên của mình đã gợi lại cho QH, và Sao cả bầu trời kỹ niệm, về địa danh Tha La Xóm Đạo có trái ngọt, cây lành, và cũng nhờ đó VK mới có được nguyên bài thơ Tha La Xóm Đạo của VAK mà trước đây lâu lắm rồi, trong những lần hòa nhạc chung với các NS Trường Hải, Anh Việt Thanh và cả Cố NS. Châu Kỳ trước 75 khi hỏi đến tác gỉa bài thơ thì không ai biết, chỉ biết Dzũng Chinh đã sáng tác thành công bản nhạc Tha La Xóm Đạo .
    Lần nữa cám ơn QH và SAO đã giúp VK ghi lại cả bài thơ và điển tích về Tha la xóm đạo , mà ngày xưa VK chỉ biết đó là địa danh thuộc Trãng Bàng, Tây Ninh mà thôi .
    Thân ái chào các Bạn trong tình thân hữu đậm đà .
    Viễn Khách

    ReplyDelete
  35. vivu xin gửi lời chào VIỄN KHÁCH đã đến thăm TrangThơ !
    Tên VK cũng nhắc nhớ đến một vở kịch của VũKhắcKhoan :"Người VK thứ 10". Lâu rồi,chỉ nhớ mang máng là có người con gái đẹp như tranh,hứa hẹn sẽ lấy người VK thứ 10 đi ngang qua làng,và đủ loại người đã đi qua ,Sĩ Nông Công Thương và cả nhà sư ...đến khi người VK thứ 10 xuất hiện thì Nàng ..ngộ đạo !

    Bốn mùa như Gió
    Bốn mùa như Mây
    Bốn Mùa thay lá
    thay hoa thay mãi ...đời ta (TCS)

    Bàì "THI CẢM BỐN MÙA" không biết Thiền sư viết tự lúc nào ? Trước khi Ngộ hay là sau ?
    và đã làm cho QH (và vv nữa) nhớ đến cuốn phim "Đông qua Xuân Tới"
    Ai chưa xem thì thật là uổng,Cảnh sắc tuyệt vời,ngôi chùa như mơ,cách dàn dựng như thực như ảo..
    (Nếu Trang Chủ khg kiếm được ở miệt trên thì VV sẽ gửi bưuđiện - phim cấm trẻ em dưới 60 tuoi!).

    Hiện nay Miệt dưới vẫn còn run cầm cập ,nằm trong nệm ấm,
    ai khg lười khg phảilà người,
    nghe TT réo quá nên phải đi kiếm cái kibo trả bài đây,nên chỉ xin vắn tắt,chờ rượu discount !

    Khi nào các bạn thơ ghé xuống miệt dưới thì nhớ đợi miệt trên tuyết rơi nhiều nhiều .Hiện nay có vé đi 3 quốc gia mà chỉ mắc hơn vé về VN có 200 tì thôi,nên cái cô SM sẽ có cách đi được đó huynh PC ơi ...sẽ khg phải chờ dài cổ mà là chạy vắt giò lên cổ!
    hì hì ..

    ReplyDelete
  36. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  37. Chào TM.
    Cả tuần nay LTV vắng bóng,nên vào comments trễ tràng hơn ban bè,tuy nhiên vừa mở trang thơ,thật vui vì chúng ta có thêm bạn mới.
    Thân chào bạn VK,sư xuất hiện của bạn làm trang thơ náo nhiệt hẳn lên,mình cũng thấy rất vui và rất đồng cảm với QH,VV...và các bạn ,nếu đã xem phim Xuân,Hạ,Thu,Đông rồi lại Xuân,nhắc mình nhớ đến quanh quẩn chỉ có ngôi chùa nhỏ giữa long hồ,bao quanhlà núi non trùng điệp,và chỉ có 2 thầy trò nhà sư sống bên nhau,im lặng như chiếc bóng rồi thêm cô gái trẻ xuất hiện,cũng gần như trong lặng lẽ,và phải nói đến khung cảnh thiên nhiên trầm mặc tuyệt đẹp,dù sáng,trưa,chiều,tối hay xuân ,hạ,thu,đông đều khiến người xem phải ngẩn ngơ.
    Cảnh trong phim ,thì chiếc bè là phương tiện duy nhất nối giữa 2 bờ sáng tối,đến pho tượng nhà sư trẻ mang theo trong hành trang,bước vào con đường khổ luỵ,cuối cung trở về với con dao vấy máu.Sân hận khiến vị sư trẻ mắt long sòng sọc vì lửa giận,nhưng rồi nguồn sáng thanh tịnh của tự tánh đã chiếu rọi đường về.Con dao nhiẽm bụi trần,nay dùng cắt bỏ mái tóc xù rối rắm của những tháng ngày dài trên mê lộ,và dùng để khắc bàiBát nhã tâm kinh trên sân chùa,miệt mài suốt ngày đến mãn đêm,để sáng mai trở thành con người khác.
    Suốt bộ phim là 1 sự tĩnh lặng kéo dài,tĩnh lặng của thiên nhiên,mối quan hệ của con người ít diễn đạt bằng ngôn ngữ.Vị sư già lại càng yên lặng,sư không nhìn,không nói nhưng thấu suốt mọi điều.Sự lẳng lặng để đệ tử ra đi theo sức hút của lạc nghiệp mà sư đã nhìn thấy trước,và cũng chính sư bình thản chờ ngày đệ tử quay về,như tất cả đều là lẽ đương nhiên.
    Tự nhiên LTV gõ 1 mạch vì cái cảm nhận của bộ phim,lại liên quan đến X,H,T,Đ tựa thơ của Tuệ Minh,mong các bạn thơ xí xoá cho cái sư trùng lập với lời kể chuyện thật sâu sắc của QH,mà mình dám múa rìu qua mắt thợ.Huynh QH rộng lòng nhé.Có khi tìm xem lại phim,các bạn lại "nhìn" thấy ở 1 khía cạnh khác,mà nhà làm phim muốn chuyển tải không chừng.Thân.

    ReplyDelete
  38. PHAN THIẾT
    Mình không quen ai ở đó, nhưng đã sống ở xứ đó một thời gian tương đối lâu. Cũng là một thành phố biển, nhưng nó không phù hoa như các thành phố biển du lịch khác. Đây là nói cái biết của mình đã trên 20 năm rồi, bây giờ ra sao không rõ. Đi dọc những con phố nhỏ nhắn thấm đẵm mùi vị của biển khơi và ngang những nhà lều nước mắm nổi tiếng, tiếp xúc với con người thuần hậu của một tỉnh lẻ thấy đời còn đẹp. Cái château d’eau nổi tiếng như một biểu trưng của Phan Thiết không nơi nào giống như thế. Hơn 20 năm, một khoảng thời gian khá dài, có nhiều điều mình nghĩ nó đã là quá khứ, đột nhiên nay có người nhắc tới thì nó lại trở thành những kỷ niệm đẹp, cứ cuồn cuộn nối nhau về.

    ĐÔI MẮT PHAN THIẾT
    Ngày đầu tiên xuống xe đò, đi dọc con đường nhỏ bên trong về phố, mình ghé một quán cà phê nhỏ ven đường. Một đôi mắt đẹp đến não nùng! Dường như tất cả tinh anh của cô gái dồn hết vào đôi mắt làm chàng trai lạ ngẩn ngơ. Hôm sau rồi hôm sau nữa lại đến quán mới phát hiện cô gái bị tật ở chân. Thảo nào tất cả cái đẹp của người thiếu nữ đều dồn hết vào đôi mắt. Nhưng “ Hồn lỡ sa vào đôi mắt em “, ngày ngày mình vẫn đến. Ở Phan Thiết người ta uống cà phê cũng ngộ. Quá đậm đặc! Kêu một ly cà phê dễ chừng phải hơn 15 phút mới xuống hết, lúc đó đã uống hơn nửa bình trà. Uống một hớp đầu vào đã thấy ép-phê. Bởi vậy ngồi có hơi lâu một chút cũng không ngại ngần.
    Đi loanh quanh hết phố, ngược sâu vào trong núi rồi ra ngoài biển, đủ cả. Quen với vài người bạn mới ở bến tàu trên con sông chia hai thành phố gần chỗ château d’eau, họ rủ ra đảo Phú Quý giúp họ làm nhà máy nước đá. Dân đi biển cũng hay thiệt, 10g30 đêm xuống tàu ra khơi, họ chẳng cần la bàn gì cả. Mình hỏi làm sao mà định hướng? Họ chỉ những vì sao trên trời. Đi đúng một đêm tới rạng sáng thì thấy đảo mờ mờ hiện ra trong sương sớm. Lên bờ đi cắt ngang từ bờ tây sang bờ đông. Ngộ thiệt, đảo giữa biển mà người ta cũng làm ruộng được! Nhà bên bờ đông do hứng gió nhiều nên bên ngoài nhà nào cũng xây tường cao khoảng 3m để chắn gió cát. Dân ở đảo gặp khách lạ mời vô nhà chơi, rồi xách ra can rượu đế thay thế nước trà để mời khách. Hỡi ơi! Một trận tuý luý càn khôn.
    Ra đảo nhân ngày rằm, người dân họ tổ chức an vị tượng Phật Bồ Tát chở từ đất liền ra. Mình cũng tham gia khiêng vào. 12 người khiêng mới nổi. Không biết làm sao họ chuyển ra được mà không bị xây xước gì. An vị xong, họ rủ lên đỉnh núi thắp nhang tượng Phật Bà Nam Hải Quan Âm. Đỉnh núi rất cao mà đá trơn tuột thẳng đứng, sương đêm bắt đầu rơi ướt lối đi, gió lại lớn quá. Mình cứ phải bò lần từng bước trong khi họ cứ đi khơi khơi. Nhìn xuống thẳm sâu bên kia bờ vách đá mà thấy rợn người. Một tượng Phật Bà Nam Hải Quan Âm cao chắc khoảng 5m đứng thẳng nhìn về hướng đông như để che chở cho những ngư dân ra khơi. Một ngạc nhiên nữa. Làm sao mà người ta có thể đem bức tượng lên đến tận trên nầy? Thật khâm phục ý chí kiên cường của những con người sóng gió! Trăng rằm sáng vằng vặc. Đứng đó ngắm biển đêm để cảm nhận mình chỉ là hạt bụi nhỏ trong vũ trụ bao la.

    ReplyDelete
  39. Xin cảm ơn Trang chủ đã bỏ công lao tìm kiếm & minh họa Bài "Thi Cảm Bốn Mùa" bằng những bức tranh nên thơ, lột tả được hết thi tứ ! Xin cảm ơn các bạn thơ đã bàn luận sôi nổi, thú vị trước những bước đi thanh thản, phơi phới của thời gian!
    Xin chào bạn Viễn Khách lần đầu đền với Trang Thơ rất ý nhị & vui tươi!
    Lần này, từ Bốn Múa...chúng ra cùng nhau "rong chơi dưới trời phiêu lãng" thật là thú vị & hào hứng:
    "Này nhé: Bạn Q.H đã hướng dẫn chúng ta đi xem phim "Xuân Hạ Thu Đông - hình như do 1 hãng phim của South Korea quay thành phim phải không ViVu? Phim này NTM đã được 1 cố nhân ở Sydney tặng cho mấy năm trước đây. Cũng may NTM đã quá tuổi "nhi thính thuận" từ lâu, nên không bị cấm xem như bạn ViVu đã hù dọa!
    Rôì nữa: Bạn Sao lại đưa chúng ta về thăm "Tha La Xóm Đạo" mà bạn đã có nhã ý ghi hết cả bài thơ nổi tiếng ngày nào cho chúng ta thưởng lãm, thật là quá đả!
    Trước những tấm thịnh tình ấy, NTM bèn "tức cảnh" mà "sinh tình" mấy câu cảm tác mới như sau:
    "Bốn Mùa Thơ - Bốn Phương trời
    Êm đềm một khúc đợi người tri âm.
    Từ Xuân - Hạ tới Thu - Đông
    Nghe chăng "Lưu Thủy - Hành Vân gọi mời
    Xa gần nhạc trổi chơi vơi
    Ai vui Chung Tử? Ai cười Bá Nha?
    Bâng khuâng lạc lối Sơn Hà
    Đố ai gỡ được cho ra Mối Sầu?

    ReplyDelete
  40. Hello Bạn Sao và các Bạn,
    (ghi chú:Đoạn phim này cấm trẻ em dưới 70 xuân xanh).

    Mời Bạn ghé qua Buôn Ban-Mê để xem lại một đoạn ngắn cô đào Sophia trong phim “ Hier, aujourd’hui et demain “.

    Xin nhớ bấm vào HÀNG CHỬ THÂN TẶNG BẠN SAO. Thì xem phim được.


    http://thanhuubanmethuot.blogspot.com/

    ReplyDelete
  41. Lâu quá ,bây giờ mói thấy TS TUỆ MINH xuống núi.Chắc TS bận đi hành hương ,đem giọng ca ,thi văn ,để cứu người ,giúp đời ...chúc mừng TS.

    ReplyDelete
  42. Gởi người khách lạ...hi vọng trước lạ sau quen...

    VIỄN KHÁCH từ đâu lại tới đây
    Mọi người chào đón thật hăng say
    Nhất là Trang chủ ,sao niềm nỡ
    Một kẽ leo rào ,thật khen thay!
    Còn đâu luật lệ buôn làng nữa
    Rượu cần uống cạn,ta cùng say !

    ReplyDelete
  43. Xin đa tạ lời cám ơn của NTM,mà nào có sá gì mấy tiếng đồng hồ say với hình ảnh và bài thơ khi so sánh với cả năm dài của Thi cảm Bốn mùa ???
    Cũng cám ơn lời đề nghị rất chí tình của VV, bạn thật là tử tế, chưa nhận được phim thì đã nghe hù dọa cấm trẻ em dưới 60 tuổi, Trang chủ vốn chậm chạp không có cái màn chạy vắt giò lên cổ đâu nghe.

    ReplyDelete
  44. Viễn Khách chưa từng gặp cảnh vui nhộn nào trên Mạng, như Trang thơ trong vài ngày qua cũng như hôm nay, chúng ta vui thật sự trong tình thân hữu .
    Cám ơn Vi Vu, cám ơn LTV và TM cùng các Bạn Trang Thơ . Nhân ngày vui hôm nay, VK dù không rành mấy về Thi-Văn nhưng cũng mạo muội góp vào đây vài câu thơ vui trong buổi sơ ngộ này, tuy chưa biết Ngàn Sau là ai, Nam hay Nữ, VK cũng xin gởi đến người để chung vui trong tình bạn chân thành .

    Trăng dẩn đường Viễn Khách tới đây,
    Gặp nhau vui cạn hết chung này
    Dù mai xa cách lòng vẫn nhớ ,
    Một nửa bên người, nửa ở đây .

    Viễn Khách thân ái chào các Bạn .

    ReplyDelete
  45. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  46. Cùng các bạn thơ

    Quả thật cuộn phim bạn QH mô tả,mà ai đã xem qua đều đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mọi người
    Riêng TT thấy đời người trải qua 4 mùa thời gian đất trời cũng như Sinh Lão Bệnh Tử rồi lại..Sinh đã khiến chúng ta xem cái chết nhẹ tựa lông hồng(bây giờ mới hiểu tại sao??)và niềm vui gía trị từng giây phút mà ta cảm nhận được.
    vậy thì hãy vui đi khi tuổi già đang tới,bệnh tật quấy rầy,hay những thủ thách..làm tăng bề dầy cuộc sống..
    Một chút triết lý vụn..về cuộc đời ..và gặp gỡ nhau đây cũng là "duyên"..Vậy thì ta hãy nâng ly..Cạn chén quỳnh tương..các bạn nhé và để mừng người bạn..mới
    Thân mến cùng tất cả.TT

    ReplyDelete
  47. Mấy hôm nay máy tính không vào được TRANG THƠ, cỏ xanh thiệt thòi quá. TRANG THƠ thật rôm rả, comments phong phú quá.

    THI CẢM BỐN MÙA diễn đạt bốn mùa thật sắc nét,hình minh họa thì chẳng còn chỗ chê. Chúc mừng hai bạn nhé.

    TRANH THƠ vừa có thêm người bạn mới , cỏ xanh vui mừng chào đón bạn VIỄN KHÁCH, cỏ xanh tin rằng bạn sẽ vui vẻ với bạn bè TRANG THO

    Bài THA LA XÓM ĐẠO hay quá, từ hồi nào cỏ xanh chỉ được biết bài này qua nhạc phẩm THA LA XÓM ĐẠO , chứ chua hề được đọc nguyên tác bài thơ, nay được đọc quả là quí vô cùng...

    xuân hạ thu đông...rồi lại xuân, cỏ xanh xem đi xem nhiều lần rồi mà vẫn thấy hay , mỗi lần xem cho ta nhiều cảm nhận mới. đúng là một tập phim tuyệt vời.

    ReplyDelete
  48. Từ hôm chủ nhật , bây giờ mới vào lại TRANG THƠ được, máy tính cỏ xanh vân chưa vô được , phải ra quán. Ngồi đọc hết comments , thấy kỳ này comments thật phong phú , nhiều cái thật bất ngờ, cỏ xanh mở rộng kiến thức rất nhiều. Chân thành cảm ơn các bạn thơ.
    Cỏ xanh phải về rồi, hẹn gặp lại.

    Thân thương.

    ReplyDelete
  49. Cỏ Xanh ơi !

    Vậy thì cái máy PC của CX phải đem ra "tẩm quất"thì mới chịu làm việc trở lại đấy thôi !
    Ông bạn TH của chúng ta đã gửi "lá bùa" của HCĐ để clean up "những thứ lăng nhăng nó quấy ta" ...vậy CX cứ hiên ngang áp dụng,nếu có gì "sự cố" thì cứ kéo áo "Quan TH" mà bắt đền !

    và cũng từ Chủ Nhật đến bây giờ,khg biết các Bạn Thơ đi đâu mà Trang Thơ vắng ngắt như Chùa Bà.."Hát" !chẳng bù cho thời gian từ giữa tuần trở đi thì ồn ào như cái chợ Bà "Hò" !

    Cái này nếu khg phải là VV nói thì cũng là rượu nói !vì miệt dưới đang bắt đầu vào XUÂN ! nên rượu 'on sale'quá chừng chừng !
    khg SAY thì như 'Kỳ vô phong" !mà lỡ SAI rồi thì về " dối rằng Cha dối Mẹ ,ư ừ ư ứ ư ..."

    VV

    ReplyDelete
  50. Sáng nay nhận được một e-mail..rất ư là cảm động:

    /... Mấy hôm nay cái computer chết tức tưởi vì virus tràn vào, đang nhờ người cứu vớt dùm. Lỗi tại mình tìm mãi cái phim Spring, Summer, Fall,Winter....Spring mà các bạn diễn tả rất hay trong Trang thơ nhân bài thơ Thi cảm 4 mùa của NTM để coi ,nhưng không có tiệm nào còn cả,người ta thuê rồi lấy luôn không trả, vậy mới search thử trong web, ai dè số xui gì đâu là xui, computer shut down ngay lập tức, chẳng còn mùa nào luôn.../

    ...rồi lại Xuân.

    ReplyDelete
  51. QH,
    Nai tơ vào rừng tìm cỏ non nên...bị thịt rồi. Hahaha.
    Mong rằng chưa chết còn cứu lại được vài món ăn chơi !!

    ReplyDelete
  52. Phương huynh,
    Nghe SM nói, thầy đã ra tay rồi, cứu được nhiều không, hay đã mất trắng ...
    Bài học này thiệt là..buồn/vui lẫn lộn.
    Đúng là ..Bốn mùa..Luân Hồi..vòng quay vô tận..biết đâu, trong rủi có may là sẻ được cái MÁY MỚI TINH..thì vui biết chừng nào. Nếu có được thì đúng là hết Đông...thì XUÂN tới../

    ReplyDelete
  53. Trang chủ xin đa tạ sự quan tâm đầy tình nghĩa tử tế của ba bạn VV, QH và PC. Ai cũng có tiếng cười thiệt to hahaha...ai cũng là cao thủ trên Web mà mình thiệt là sơ ý chẳng chịu bái làm Thày .Thôi thì đành lẩm bẩm câu ông bà nói từ ngàn xưa " mất bò mới lo làm chuồng ",học bài học kinh nghiệm nữa. VV nhớ là bạn hứa gởi qua, đừng có quên đó, mà xuân có đến với cái máy mới như QH tính sẵn cho thì lại móc túi mình ra để đổi thôi, của đi thay mạng hén. Cuối cùng thì mong rằng chưa chết hẳn , còn cứu được một số tài liệu đã dày công cất giữ lâu nay cộng thêm "mấy món ăn chơi" cả nhạc lẫn hình ảnh và toàn bộ bản gốc minh họa trên Trang thơ như PC hy vọng dùm. Ôi 70 năm Tình ca VN với 87 phần, Virus ác ôn rũ sạch hết rồi , chẳng sao phải không LNT và HT, mấy bạn ở ngay tại ÚC và cũng đang theo dõi chương trình này thì SM lại có ngay 88 phần thôi. Nói tóm lại thì Trang chủ rất cảm động sự ân cần thăm hỏi và giúp đỡ góp ý của bạn bè xa gần, sinh nhật thứ hai của Trang thơ sắp đến lại có dịp " tâm tình" nhiều hơn.

    ReplyDelete
  54. Nghe tin hành lang đồn rằng..(không biết thiệt bao nhiêu phần trăm..)
    Trang chủ ..sắp tậu máy mới..cho nên có mấy câu mừng Trang chủ..rằng,thì,..là

    Computer nhà ai bị shutt down
    Cửa đóng cài then chẳng ra vào
    Phen này "spend up" mua máy mới
    Xuân hạ thu đông..lại Xuân chào..

    hì hìchúc mừng chúc mừng

    ReplyDelete
  55. VK nghe nói Computer của Trang chủ bị Virus, đến nay chưa sửa xong . Như vậy chắc hard drive bị Virus phá nặng lắm . Chớ vội mua máy mới, nên FORMAT lại ổ đĩa cứng (Hard Drive) nhưng trước hết, nếu máy còn chạy được Windows thì nên copy các Hồ sơ cần thiết để bỏ vô máy trở lại, sau khi install xong Windows XP hoặc Vistar và các software khác vào máy . Nếu máy là Laptop thì sử dụng Recovery Dish có kèm theo khi mua máy . Nếu dĩa bị mất nên nhờ người rành về kỹ thuật giúp giùm . Rất tiếc VK ở xa không giúp gì được .
    Chúc Trang chủ thành công .
    VK.

    ReplyDelete
  56. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete