Rất cám ơn Hoàng Tuấn đã trình bày rất đẹp bài thơ mới toanh và thiệt dễ thương của LNT mà dấu Hoa ở đâu rồi? Trời đất miệt dưới đang tàn thu và sắp vào đông,vừa được biết HT cũng đang ở tình trạng nhỏng nhẻo tâm "cảm thương" cho thân , cảm cúm hỏi thăm cả 2 tuần mà vẫn rất nhiệt tình ,Có bạn hiền nào tốt bụng cho HT chút…lửa nhé. Ít thôi ! Tác giả LNT vô tội, chỉ có Bạn "dữ" làm khổ bạn "hiền".
Cùng tác giả LNT và các nhà nghiên cứu của Trang thơ, SM đang rất thắc mắc 4 chữ " Niêm hoa vi tiếu " và cũng an tâm vì chỉ giọt sương khuya khua động tác giả chứ sương mai thì chưa chọc ghẹo gì.
Hello hai người Bạn "miệt dưới". Nghe SM tả là hai Bạn đang cuối Thu và sắp vào Đông...Ở mùa Đông mọi vật đều "miên trạng". Trong cảnh giới của Miện Trạng, mọi vật đều có mầm của sự sống mới. Đây chính là Niêm Hoa Vi Tiếu. QH mời tất cả quý Bạn đọc điển tích này :
Niêm hoa vi tiếu: nói đầy đủ là: "Thế tôn niêm hoa, Ca Diếp vi tiếu." Nghĩa là: Đức Phật Thích Ca cầm cái hoa đưa lên, ông Ma Ha Ca Diếp mỉm cười.
Đây là một câu chuyện rất quan trọng của Phật giáo, được xem là đầu mối của Phật giáo Thiền Tông.
1. Theo sách Liên Đăng Hội Yếu, Thích Ca Mâu Ni Phật chương:
"Trong cuộc hội ở núi Linh Sơn, Đức Thế Tôn giơ cành hoa ra hiệu cho đại chúng. Mọi người đều im lặng không hiểu ý gì, chỉ có một mình ông Ma Ha Ca Diếp rạng rỡ mỉm cười. Đức Thế Tôn nói:
- Ta có Chánh pháp Nhãn tạng, Niết Bàn Diệu Tâm, Thực tướng Vô tướng, Vi diệu Pháp môn, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trao phó cho Ma Ha Ca Diếp.
Xưa nay Thiền Tông đều coi câu nói ấy của Đức Thế Tôn là quan trọng nhứt của Tông môn. Tông nầy lấy Tâm truyền Tâm làm chỗ dựa để khai ngộ."
Nhưng việc nầy chép ở kinh nào? do ai truyền thuật? Các Kinh Luận đã thu vào trong Đại Tạng đều không thấy ghi chép việc nầy. Các bậc Tông sư đời nhà Tùy, Đường, cũng không có nói đến.
Đến đời Tống, Vương An Thạch mới nói tới việc nầy.
2. Theo sách Tông môn Tạp lục:
"Vương An Thạch, tức Vương Kinh Công, hỏi Tuệ Tuyền Thiền sư:
- Thiền Tông nói Đức Phật Thích Ca giơ cành hoa lên là có xuất xứ ở kinh điển nào?
Tuệ Tuyền đáp:
- Tạng Kinh cũng không thấy chép việc nầy.
Vương An Thạch nói:
- Tôi vào trong Hàn Uyển, ngẫu nhiên thấy có bộ Đại Phạm Thiên Vương Vấn Phật Quyết Nghi Kinh, gồm 3 quyển, nhân đó mà đọc, thấy sách ghi chép rất tường tận việc Phạm Vương đến núi Linh Sơn, dâng Phật một cành hoa Ba-la vàng, rồi xả thân làm sàng tọa, thỉnh Phật vì chúng sanh thuyết pháp.
(tiếp..) Đức Thế Tôn đăng tọa, giơ cành hoa lên cho đại chúng xem. Nhân thiên trăm vạn không ai hiểu ý gì, chỉ có một vị đầu đà nước da vàng ánh rạng rỡ mỉm cười. Đức Thế Tôn bèn nói:
- Ta có Chánh pháp Nhãn tạng, Niết Bàn Diệu tâm, Thực tướng Vô tướng, trao lại cho Ma Ha Ca Diếp.
Kinh nầy nói nhiều đến việc các đế vương tôn sùng thỉnh vấn Phật, cho nên giữ làm Bí Tàng, người thế tục không được biết đến." (Theo Từ Điển Phật Học Hán Việt)
Ý NGHĨA:
Ca Diếp thấy Phật đưa cái bông lên mà không nói, Ca Diếp cũng không nói, nhưng nét mặt hớn hở mỉm cười, là ông đã rõ thấu Chánh pháp của Phật, nó ẩn tàng sâu kín vi diệu bên trong, tuy có tướng mà không có tướng. Cái bông là biểu hiệu của Tâm, sự im lặng là biểu hiệu của Pháp. Tâm với Pháp tuy có mà không, tuy không mà có.
Ca Diếp đã biết đem Nhãn với Tâm phối hiệp mà tương ứng nhau. Thần quang từ Mắt phát dụng, mà Thần quang chính là Linh quang của Tự Tánh, nó vốn ở nơi bổn Tâm. Đem Thần quang phối hiệp với bổn Tâm thì Tâm được quang minh tự tại. Còn nếu đem Thần quang vọng ra ngoài, nhiễm lấy trần cảnh thì Tâm bị vọng động hôn mê. Ca Diếp đã dùng Mắt xem Tâm, thâu Thần nơi con Mắt, khiến nó trở về Tâm khiếu, gọi là phép Hồi Quang Phản Chiếu, hay là Phản Bổn Hoàn Nguyên. Ấy là bí quyết về Tâm không, vô chấp vậy.
Phật đưa cái bông lên là ý Ngài đưa cái Tâm duy nhứt lên cho tăng chúng thấy. Thế mà tăng chúng chỉ thấy bông chớ không thấy Tâm. Chỉ có Ca Diếp là thấy được Tâm, quán triệt được chỗ vi diệu của Chánh pháp của Phật, không bị cái tướng của cái bông che mắt, nên mới đạt được Tâm ấn bí truyền của Phật. Vì vậy mà Đức Phật Thích Ca mới giao ngôi Nhứt Tổ Phật giáo cho Ma Ha Ca Diếp.
Câu chuyện Niêm Hoa Vi Tiếu nầy được xem là hột giống Thiền mà Đức Phật Thích Ca đã gieo vào Phật giáo lúc Phật còn sanh tiền.
Nhưng hột giống ấy không nẩy nở được ở đất nước Ấn Độ, phải chờ đợi đến đời Tổ Sư thứ 28 là Bồ Đề Đạt Ma, Ngài mới đem hột giống Thiền ấy gieo vào đất Trung Hoa thì nó mới nẩy nở và phát triển rực rỡ vào thời Lục Tổ Huệ Năng, và được truyền lại cho đến ngày nay.
Hai ngày qua PC cùng gia đình khai mạc mùa Camping 2009 trên vùng Mendocino, ngắm bờ biển cùng bắt vài con bàu ngư, đặc sản của vùng nầy, đêm rồi ngủ 1 giấc bù lạ đêm thức trắng vì lạnh và đau cái lưng (thiếu nệm), sáng sớm ra vườn chợt nhìn thấy bụi hoa hồng đã có vài hoa đang tàn úa, tức cảnh sinh tình nên có 2 câu thơ gữi các bạn thưởng lảm :
Hoa nở, hoa tàn, hoa vẫn hoa. Tình đến tình đi, tình vẫn tình.
Đúng là bài thơ của LNT hay và đặc biệt .Với tựa đề NIÊM HOA , K.V đã thấy đặc biệt rồi . HT lại có tài làm hình ảnh đẹp chẳng thua gì SM đâu nhé. LNT và HT chắc ở gần nhau hở? Đã đồng hương mà lại ở gần nhau thì vui lắm , đúng không HT và LNT ? Cũng như SM, khi đọc bài thơ K.V thắc mắc ngay 4 chữ "Niêm hoa vi tiếu " và đã được QH giải thích . Vân cảm thấy nghe hay chẳng khác gì đi nghe các vị sư thuyết pháp.
Thuở nhỏ K.V có đi Phật Tử, nhưng mà Phật pháp chẳng vào đầu nhiều (còn nhỏ mà )Khi lớn lên đi chùa với Mẹ vào dịp Lễ lớn , ăn chay hai ngày rằm và mùng một. K.V cũng thích nghiên cứu về đạo pháp nhưng không rảnh nhiều,chỉ một câu tâm niệm nằm lòng " Mọi việc từ Tâm mà ra' sống làm sao cho lòng đưọc tịnh an . Nghe thì đơn giản nhưng khó lắm đấy , Vân thấy vậy vì tham , sân , si trong Vân còn nhiều .( tự nhận tội đây nghen !)
Cám ơn LNT và HT rất nhiều vì đã cho mọi người thửơng thức bàithơ hay , ý nghĩa. Hình ảnh rất đẹp.
NS phải học từ sáng tới giờ chưa thấu hiểu nỗi"NIÊM HOA VI TIẾU" ,thôi phải nhờ KIM DUNG thần chưởng bắt đầu từ THIÊN LONG BÁT BỘ rồi qua LỤC MẠCH THẦN KIẾM may ra hiểu được rồi !Hay lắm !
Mọi việc phát khởi đều do Căn, cho nên Có, Không, Mất, Đến, Đi..mà Căn vẩn còn thì Nó vẩn còn. Vậy nên...muốn cho Tình đi, rồi mất luôn, thì phải diệt cho được Căn Tình,..(QH thì không chịu Diệt Tuyệt..) cho nên căn tình còn dai vẳng dài dài../ hết tình thì đời sẻ khô lắm. Trên đây là câu trả lời cho bạn thơ NT, đòi làm BS đi vòng vòng chung quanh trái tim của QH để xem chổ nào không xài được để mà cắt bỏ đi.
Ôi Trời ơi ! Vừa mới đi tìm E chứ E ở nơi mô,thì lại quay ngắt 180 độ Tâm truyền Tâm ,bất lập văn tự !!! Cái này là tại Trang Chủ hay là tại dân miệt dưới ưa thích Cửa KHÔNG? Dù sao chăng nữa cũng có Hạnh Phúc trên đường kiếm tìm,e rằng khi tìm thấy cái muốn tìm rồi thì Hạnh Phúc lại bỏ ta đi thật xa ... Bởi vậy thưa với QH rằng: dù Huynh có muốn diệt căn tình thì cũng không làm nổi ,cứ thong dong ngày tháng như PC thì Thánh nhân sẽ đãi kẻ ...Đa Tình!! ...
SM vừa được một người thân gởi cho chùm bánh ú lá tre ( hay lá tro ? ) nhân đậu ngọt gói bằng lá tre, bột là những hạt nếp được ngâm với “cát lồi “ làm cho những hạt nếp trở nên trong suốt, cho màu xanh lá cây vào hoà với màu lá tre đẹp lắm. Đây là một loại hoá chất có thể gây ung thư, SM nghe nói vậy chứ chưa thấy và chưa xài bao giờ. Ăn vào nghe mùi tro bếp nên được gọi là bánh ú "lá tro" nữa phải không ? Người Hoa họ cũng cúng giống người Việt mình, nhưng họ gói cái bánh ú lớn lắm bằng hạt nếp thường, nhân thì có đậu xanh, thịt heo, nửa cái trứng vịt, giống như nhưn bánh tét.Trước cửa nhà nào cũng treo một chùm lá gồm 1 nhánh xương rồng, lá cây ngũ trảo, lá sả, lá khuynh diệp v.v… nhiều thứ lá lắm nhớ không xuể, mục đích để trừ tà. Chùm lá nầy khi nào khô mới được bỏ xuống, mà nhánh xương rồng thì biết đến đời nào mới khô? Nhà có trẻ con thì đúng ngọ, được đưa ra giữa trời để nheo mắt nhìn mặt trời. Họ tin rằng làm như vậy cả năm mấy đứa nhỏ sẽ không bị đau mắt. Hồi nhỏ SM cũng được Má dặn nhìn quá trời nên bây giờ chưa đến nỗi nào, chỉ kè kè cái kính bên mình thôi. Xin gởi tặng mỗi bạn thơ 2 chùm bánh ú lá tre nhớ về ngày Tết Đoan Ngọ.
tên Costus speciosus là tên khoa học của cây Cát lồi (Mía dò) có thân và lá mọc theo đường xoắn ốc (đọc thêm ở đây)
http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%ADa_d%C3%B2
Nhân SM nhắc đến tết Đoan Ngọ, mời các Bạn cùng đọc để biết thêm về ngày tết Đoan Ngọ này:
Tết Đoan ngọ hay Tết Đoan dương, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại Việt Nam cũng như một số nước Đông Á như Triều Tiên, Trung Quốc.
Tết Đoan ngọ tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian Phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hoá. Ở Việt Nam, dân gian còn gọi là Tết giết sâu bọ.
Tết Đoan ngọ ở Việt Nam cũng còn gọi là "ngày giết sâu bọ" là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị chết hết. Truyền thuyết về lịch sử ngày mùng 5 tháng năm thì lưu truyền khác nhau ở Việt Nam và Trung Quốc
Trung Quốc với truyền thuyết Khuất Nguyên:
Vào cuối thời Chiến Quốc, có một vị đại thần nước Sở là Khuất Nguyên. Ông là vị trung thần nước Sở và còn là nhà văn hoá nổi tiếng. Tương truyền ông là tác giả hai bài thơ Ly tao và Sở từ, nổi tiếng trong văn hóa cổ Trung Hoa, thể hiện tâm trạng buồn vì đất nước suy vong với hoạ mất nước. Do can ngăn vua Hoài Vương không được,lại bị gian thần hãm hại, ông đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn ngày mùng 5 tháng 5. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh,lấy bỏ gạo vào ống tre rồi thả xuống sông xuống cúng Khuất Nguyên.
Ngoài ra, có truyền thuyết khác về sự bắt nguồn của ngày tết Đoan Ngọ, nhiều nguồn tin cho rằng tập tục tết Đoan Ngọ là bắt nuồn từ Hạ Trí trong thời cổ, có người thì cho rằng, đây là sự tôn sùng vật tổ của người dân vùng sông Trường Giang.
Như vậy, theo hai truyền thuyết trên thì mùng ngày 5 tháng 5 có nguồn gốc từ văn hoá Trung Hoa.
Trong văn hoá Việt thì ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch lại là ngày giỗ Quốc mẫu Âu Cơ. Trong dân gian đã lưu truyền câu ca dao:
Tháng Năm ngày tết Đoan dương. Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang.
Ở vùng đồng bằng Nam Bộ Việt Nam thì ngày mùng 5 tháng 5 còn được gọi là ngày "Vía Bà", thờ Linh sơn Thánh mẫu trên núi Bà Đen.
Tại Việt Nam còn coi mùng 5 tháng 5 là "Tết giết sâu bọ" vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này có tục "giết sâu bọ" bằng cách sáng sớm chưa ăn uống gì đã được lót dạ bằng hoa quả đương mùa và rượu nếp. Trẻ con được treo cho những túi bùa bằng vụn lúa các màu khâu thành hình trái đào, quả khế, quả quất... buộc chỉ ngũ sắc kết tua (gọi là bùa tua bùa túi), móng tay móng chân được nhuộm đỏ bằng lá móng (trừ ngón tay trỏ và ngón chân kề ngón cái), bôi hồng hoàng (một vị thuốc có màu đỏ pha vàng) vào thóp, vào ngực, vào rốn… để trừ tà ma bệnh tật. Có nơi phụ huynh bôi vôi vào cổ cho con cái lúc đi ngủ để trừ bệnh tật.
Trong tết này, các gia đình có làm lễ cúng gia tiên, cỗ cúng có cả chay lẫn mặn. Các chàng rể phải sắm quà biếu bố mẹ vợ nhân tết mồng năm, trong đó thường có mấy thứ: ngỗng, dưa hấu, hoặc đậu xanh đường cát. Học trò cũng đến tết thầy, lễ vật tuỳ tâm, đại thể cũng như trên. Ở một số vùng quê, vào giờ Ngọ (12 giờ trưa) ngày mồng 5 tháng 5, nhiều người còn đi hái lá làm thuốc, vì tin rằng lá hái trong giờ phút này dù chỉ là các lá thông thường như lá chanh, lá bưởi, kinh giới, tía tô, ngải cứu, sen vồng..., đều trở nên công hiệu hơn rất nhiều. Ở một số vùng, người dân còn có tục lệ khảo mít: một người ở dưới đất gõ vào gốc mít tra khảo, một người trèo lên cây thay mặt cây mít trả lời, với hy vọng sang năm cây cối sai quả. Tuy nhiên gần đây, những sắc thái phong tục truyền thống Việt trong lễ này không còn được xem trọng. Tết Đoan Ngọ là Tết thu hút sự chú ý của khá nhiều người Việt Nam xưa và nay, nó chỉ đứng thứ hai sau Tết Nguyên Đán.
Trong những tục lễ của ngày Tết Đoan Ngọ, có lẽ tục người ta chú ý nhất là tục lễ sêu - một tục lệ mang đầy tính nhân văn giữa người với người, con cháu với ông bà, cha mẹ, người bệnh với thày thuốc, học trò với thày giáo. Những chàng trai đã dạm vợ hoặc hỏi vợ nhưng chưa cưới thường đi sêu bố mẹ vợ nhân ngày Tết Đoan Ngọ. Lễ sêu trong dịp này bao giờ cũng có đậu xanh mới hái vào tháng Tư, gạo nếp của vụ chiêm. Ngoài ra tháng Năm cũng là mùa ngỗng và mùa chim ngói, cùng với gạo nếp, đậu xanh, bao giờ cũng có một đôi ngỗng và một, hai chục chim ngói. Kèm thêm là cân đường cát, trái dưa hấu, nghĩa là toàn những sản phẩm trong mùa.
Chỉ những chàng rể chưa cưới vợ mới đi lễ sêu, còn những chàng rể đã cưới vợ rồi thì hết lễ sêu, nhưng trong dịp tết Đoan Ngọ, các chàng rể dù nghèo vẫn cố chạy món quà nhỏ để biếu bố, mẹ vợ. Lễ biếu này nhiều, ít tuỳ tâm và không quan trọng bằng lễ sêu.
Các ông đồ xưa dạy học thường không lấy học phí. Hàng năm vào dịp mồng 5 tháng 5, các học trò đều có đồ lễ tết thầy. Thúng gạo, đôi ngỗng, phong chè, gói bánh hoặc túi hoa quả, tùy tâm bố mẹ học trò. Những gia đình giàu có thường phong bao một số tiền. Học trò cũ đã làm nên danh vọng cũng không quên thǎm thầy vào dịp này. Các con bệnh được các ông lang chữa khỏi bệnh, mặc dù đã trả tiền thuốc, nhưng cũng không quên ơn cứu mệnh cho mình, nên trong dịp tết Đoan Ngọ (còn gọi là tết hái thuốc) cũng mang quà tết thầy lang. Đồ lễ cũng gồm: đậu xanh, gạo nếp, ngỗng, chim ngói... như đồ lễ học trò tết thầy học. Dẫu qua bao biến đổi về thời cuộc, song tết Đoan Ngọ vẫn tồn tại trong lòng người dân đất Việt như một phong tục đẹp, với ý nghĩa thiêng liêng về đạo lý làm người.
Ấy ấy... chớ dứt bỏ Căn Tình - đó là một Đặc Ân của Thượng Đế dành cho loài người NT xin đứng xếp hàng về phía Đa Tình như ... các bạn thơ vậy Không đa tình thì uổng lắm, thiệt mà !
Xin "MƯỢN HOA CÚNG PHẬT" ,vì đề tài hơi siêu,làm người đọc có chút suy nghĩ . Phật chỉ đưa ra một cành hoa ,nhưng đầu óc tầm thường của chúng sinh không ai hiểu được,chỉ một đệ tử mĩm cười... Từ cành hoa đó truyền qua Tâm Pháp...Và cũng thành một chưởng lực trong các môn phái ... Tôi chợt nghĩ thêm là nếu hai người gặp nhau mà người này tặng cho người kia một cành hoa thì có truyền đạt một ẩn tín gì không ? Tỏ lòng aí mộ,hay gởi gấm một tâm tình...
Thì vậy đi chứ sao, Biển sóng dạt dào.. Thong dong ta đến cõi tình mộng mơ.
Ới NT,
Đi ra biển trượt sóng được chưa?/ Dỉ nhiên rồi, Ai mà cắt bỏ căn tình, Sẻ bị trời phạt một mình bơ vơ.
Hello Ngàn-sau: Giới Tử Thôi là diển tích nói về tiết Hàn Thực (ăn thức ăn nguội) tức là ngày Thanh Minh ở VN mình. Sẻ post dưới đây để NS và các bạn cùng đọc.
Còn nếu ai đó mà tặng ai đó ( hay là NS) một cành hoa thì tùy theo Hoa gì thì mới có ẩn ý gì..hay là Ẩn Tín..gì.
Còn nếu không rỏ thì...hỏi thẳng..chứ sao bây giờ. Đã là Ẩn thì ai mà biết được. Rõ ràng thấy không, khi Đức Phật đưa ra một cành hoa hàng vạn bồ tát ở đó mà chỉ có một mình Ca-Diếp "cười mĩm chi" thôi.
Còn nếu như mà người đó tặng một cái nhẩn "hột xoàn" thì...nhận liền đi..không cần hỏi gì nửa..vì:
Tình trong thì đã, Mặt ngoài OK...
Điển tích Tiết Thanh Minh và Giới Tử Thôi:
Tết Thanh minh Là tiết thứ năm trong "nhị thập tứ khí" và đã được người phương Ðông coi là một lễ tiết hàng năm. Tiết Thanh Minh đến sau ngày Lập Xuân 45 ngày. Theo nghĩa đen, thanh là khí trong, còn minh là sáng sủa. Khi tiết Xuân Phân qua, những cơn mưa bụi của trời xuân đã hết, bầu trời trở nên quang đãng, sáng sủa là sang tiết Thanh Minh (thường bắt đầu trong tháng ba hoặc muộn lắm là đầu tháng tư âm lịch tuỳ từng năm).
Về nguồn gốc của tết Thanh minh được bắt nguồn từ Trung Quốc - đất nước có ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hoá Việt. Chuyện kể rằng, đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công, nước Tấn, gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nướcTề, mai trú nước Sở. Bấy giờ có một người hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi theo vua giúp đỡ mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cảm kích vô cùng. Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong mười chín năm trời, cùng nhau trải nếm bao nhiêu gian truân nguy hiểm. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công trong khi tòng vong, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình làm được việc gì, cũng là cái nghĩa vụ của mình, chớ không có công lao gì đáng nói. Vì vậy về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh, rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy. Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mồng 3 tháng 3 đến mồng 5 tháng 3 Âm lịch hàng năm). Từ đó ngày mùng 3.3 âm lịch hằng năm được coi là ngày tết hàn thực, nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.
Khi Trang chủ vừa đưa bài thơ lên, cỏ xanh đã đọc, nhưng chưa dám vào comment vì thấy hai chữ NIÊM HOA lạ quá và cũng chẳng hiểu gì ( vì trình độ có hạn).Nay đọc những comments của QUÊ HƯƠNG cỏ xanh mới được mở mang kiến thức thêm một chút, cảm ơn QUÊ HƯƠNG nhiều lắm nghe.
Bài thơ hay và rất trong trẻo. Hình họa cũng rất tuyệt.Các bạn thật tài hoa...cỏ xanh xin bái phục !
Tựa đề bài thơ rất lạ: “ Niêm Hoa “. Nghiền ngẫm mấy ngày nay, tới bây giờ đành phải “ vi tiếu “. Nhưng là cái cười nhỏ ngượng nghịu, bởi vì mình không hiểu hết được. Một mặc khải vi diệu của Đạo pháp mà đưa được vào một bài thơ tình thì quả là KIỆT XUẤT.
Nhân comments của SM và QH về Tết Đoan ngọ, lại biết thêm một điều mới. Bạn QH quả là một cuốn tự điển của Trang Thơ, giúp mọi người mở rộng hiểu biết. Chắc đó là phong tục tập quán của văn hoá đồng bằng Bắc bộ. Xin mô tà một chút về tục lệ cúng Tết Đoan ngọ ở miền Nam mình còn mục kích. Trong Nam, người ta gọi nôm na là Tết nửa năm. Nó quan trọng chỉ sau Tết Nguyên đán. Những người xa quê kiếm sống, ngày nầy họ đều nghỉ để về nhà ăn Tết. Thật ra, đa số dân Nam bộ đều là nông dân, đất rộng sông dài nên suy nghĩ của họ cũng đơn giản, chất phát và phóng khoáng. Nhà cửa của họ ở miền đông là nhà tranh vách đất, ở miền tây thì cột tre mái lá. Mà đâu có được lợp bằng lá xé vì nó mắc tiền, chỉ được lá “cần đốp” thôi. Họ tách từng bẹ lá dừa nước ra rồi chầm lại thành tấm để lợp nên nó rất mỏng, chỉ qua một mùa là rách nát. Nghèo nhưng sang lắm, năm nào cũng làm nhà! Cứ chuẩn bị sẵn vật liệu, hú một tiếng là bà con chòm xóm gom lại trong một ngày đã có cái nhà che mưa che nắng. Chỉ tốn có một bữa nhậu là xong. Nhà cửa họ như vậy thì không ai dư giả gì mà tồ chức cúng kiến cho lớn. Tết nửa năm chỉ đơn giản là một dĩa bánh ú lá tro, thắp lên 3 cây nhang tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên . Đàn ông chòm xóm tụ lại hùn nhau làm một bữa nhậu cho vui rồi kể chuyện đời xa quê kiếm sống với nhau thôi. Trong Nam họ nói là đi “mần ăn”. Nghỉa là đi mần để kiếm ăn. Đây là một dịp tốt, không phải, là một cái cớ để họ có thể nhậu một bữa đả đời mà không sợ “gấu Mẹ vĩ đại” cằn nhằn. Tết mà! Họ cúng Tết nửa năm giống giống như SM đã kể. Cũng là hình thức tết diệt trùng. Con nít sáng sớm được cho ăn mấy viên cơm rượu để diệt trùng trong người, trưa đúng ngọ thì được đưa ra ngoài nhìn mặt trời chớp mắt để tránh đau mắt. Khi người ta nghèo khổ thì hay tin vào những quyền năng siêu nhiên để giúp họ trong lúc khốn khó. Đau bịnh thì chỉ cạo gió xức dầu, ai ở gần chợ thì vài viên thuốc rẻ tiền là hết. Có lẽ nhờ vào cái Tết nửa năm nầy mà ít khi họ phải vô nhà thương, ít gặp dao kéo thầy thuốc. Nặng hơn thì về chầu ông bà bởi họ đâu có tiền mà vô nhà thương chữa trị?
Chào các bạn, Định trốn trong nhà nhưng SM cứ gõ cửa hoài đành phải dậy chào các bạn Trang Thơ. QH ơi,thật bái phục anh: Chấp tay sen búp Gữi tặng QH Ý tựa trăng rằm Lực như trời sáng Chúc mừng SM được 3 cành hoa thật đẹp. Chào KV,vẫn theo dỏi liên tục Trang Thơ ,cám ơn bạn đã nhắc nhớ về quê hương,gữi bạn 2 câu đầu của bài nhạc về Phan Thiết mà mình vẫn chưa tìm ra tung tích: “Đây Mường Giang nắng đẹp một chiều nào thuyền ai lướt trôi…” Các bạn thơ nếu có dịp lưu lạc về miệt dưới này cứ hô một tiếng và đừng lo lắng về nơi ăn và chốn ở.Không bằng khách sạn năm sao nhưng ấm lòng lắm.Mời thiệt tình đó. Chúc mọi người vui và nhớ mĩm cười. HT
QH không dám nhận là tự điển đâu, chẵng qua là có chút thì giờ và ghiền đọc sách thôi, nên có dịp cốn hiến các bạn vài điển tích..
Nghe bạn nhắc đến ngày tết Đoan Ngọ ở miền Lục tỉnh..thì chắc là Bạn là dân miền Nam chánh hiệu con nai vàng hoặc ít ra cũng có thời gian dài sinh sống ở miền đồng bằng này.
QH là người gốc chánh hẩu niềm nam, sinh trưởng và lớn lên ở miệt Trà vinh...nơi có ao Bà-Om nổi tiếng trong tiểu thuyết của Chu Tử.
QH còn nhớ ngày mồng 5 tháng 5. Ở miệt này người dân cứ thường gọi là cúng mùng năm. Sáng sớm Mẹ của QH cúng trong nhà và ngoài vườn, sau đó cây nào mà năm ngoái ít ra quả, thì bà láy con dao phay, băm băm vào dưới gốc cây và nói, sang năm có trái cho nhiều nếu không là tao chặt mày bỏ...sang năm có trái nhiều thì không biết...nhưng vườn nhà QH..lúc nào cây trái cũng xum xuê...
Người dân chất phát nên thường sống vào những niềm tin đơn giản nên lúc nào cũng có cuộc sống bình dị./
Cho NT ghi tên đầu sổ vào Khách Sạn Ấm Lòng của bạn nghen. NT có biết chút chút làng chài của Nha Trang, nhưng nghe chữ Phan Thiết thì có lẽ hấp dẫn hơn nhiều.
Lại nhắn nhe với bạn thơ QUÊ HƯƠNG rằng thì là mà ... nghe bạn nói đến Trà Vinh mà chợt thèm Cốm Dẹp hay Bánh Tét Cốm Dẹp. NT đã từng đến Trà Vinh thăm một người bà con, nên đã ghiền món ăn tuyệt vời ấy. Dĩ nhiên cũng đã được nếm món Sim Lo - Bún Mắm Bò Hóc - NT viết như vậy đúng không bạn thơ Quê Hương ơi ?
Thì ra Bạn đả có từng ghé qua Trà-Vinh..(Vỉnh Bình)...có ghé chơi ao Bà-Om không? và có hứa với ai cái gì không? Thiêng lắm đó nghe..
Đúng vậy, Trà-vinh là quê hương của "cốm dẹp"..vì cốm mà nó không tròn phồng, mà được cán dẹp lép nên gọi là cốm dẹp, khi ăn trộn với dừa ..rất là ngon.
Còn món canh "xiêm-lo" ở vùng này nổi tiếng vì nấu với "mắm bò hóc". Canh "Xiêm-Lo" là căn cứ theo một câu chuyện lịch sử, khi vua Gia-Long Nguyển Ánh chạy cùng bầu đoàn thê tử chạy qua lánh nạn bên "Xiêm-la" tức là nước Siam, bây giờ đổi tên Thailand, thì ở đó chỉ ăn uống đạm bạc bằng món rau..tàu bay..cải trời nấu với mắm bò hóc thôi.(Nơi vua Gia-Long đóng quân là dãi núi Dong Greg mà sau này là các trại tị nạn).
Sau đó Vua Gia Long đả giúp vua Xiêm đánh dẹp loạn phía bắc của nước Xiêm là Miến-Điện, từ đó vua Xiêm cho Nguyễn Ánh mượn quân để trở lại VN. Khi về VN, món canh đó vẩn được mọi người yêu thích vì nó dặm đà, mặn mà..cho nên được gọi là canh Xiêm-Lo.( Nước Xiêm lo cho vua Gia-Long). Ở vùng phía Bắc Thái-land hiện nay vẩn còn các đền thờ vua Gia-Long. QH đã từng có dịp đến và thắp hương. Nhân dịp này còn đem về thêm con Vịt-Xiêm nửa. Và một quận chúa của nước Xiêm, sinh sống ở vùng Cả-Mơn sau này.
Trời đất! Thiệt là cám ơn anh bạn Quê Hương quá đỗi. Một cái tên mà sau hơn 50 năm lưu lạc giang hồ mình quên mất, giờ tự nhiên có người nhắc lại làm mình giật mình sững sốt. Bởi nó quá thân thuộc với tuổi ấu thơ của mình. Ngày còn nhỏ được Bà Nội hay nấu cho ăn món canh rau, bây giờ thì mình không còn nhớ nó có cái gì trong đó. Ai đã trải qua một kỷ niệm ngọt ngào có liên quan đến người thân của mình khuất núi đã lâu mới hiểu được cái tình cảm rưng rưng bây giờ của mình. Canh Xiêm lo. Một lần nữa cám ơn anh bạn Quê Hương.
Rất cám ơn Hoàng Tuấn đã trình bày rất đẹp bài thơ mới toanh và thiệt dễ thương của LNT mà dấu Hoa ở đâu rồi? Trời đất miệt dưới đang tàn thu và sắp vào đông,vừa được biết HT cũng đang ở tình trạng nhỏng nhẻo tâm "cảm thương" cho thân , cảm cúm hỏi thăm cả 2 tuần mà vẫn rất nhiệt tình ,Có bạn hiền nào tốt bụng cho HT chút…lửa nhé. Ít thôi !
ReplyDeleteTác giả LNT vô tội, chỉ có Bạn "dữ" làm khổ bạn "hiền".
Cùng tác giả LNT và các nhà nghiên cứu của Trang thơ,
ReplyDeleteSM đang rất thắc mắc 4 chữ " Niêm hoa vi tiếu " và cũng an tâm vì chỉ giọt sương khuya khua động tác giả chứ sương mai thì chưa chọc ghẹo gì.
Hello hai người Bạn "miệt dưới".
ReplyDeleteNghe SM tả là hai Bạn đang cuối Thu và sắp vào Đông...Ở mùa Đông mọi vật đều "miên trạng". Trong cảnh giới của Miện Trạng, mọi vật đều có mầm của sự sống mới.
Đây chính là Niêm Hoa Vi Tiếu.
QH mời tất cả quý Bạn đọc điển tích này :
Niêm hoa vi tiếu:
*
Niêm: Cầm đưa lên. Hoa: cái bông. Vi: nhỏ. Tiếu: cười. Niêm hoa: cầm cái hoa đưa lên. Vi tiếu: cười mỉm.
Niêm hoa vi tiếu: nói đầy đủ là: "Thế tôn niêm hoa, Ca Diếp vi tiếu." Nghĩa là: Đức Phật Thích Ca cầm cái hoa đưa lên, ông Ma Ha Ca Diếp mỉm cười.
Đây là một câu chuyện rất quan trọng của Phật giáo, được xem là đầu mối của Phật giáo Thiền Tông.
1. Theo sách Liên Đăng Hội Yếu, Thích Ca Mâu Ni Phật chương:
"Trong cuộc hội ở núi Linh Sơn, Đức Thế Tôn giơ cành hoa ra hiệu cho đại chúng. Mọi người đều im lặng không hiểu ý gì, chỉ có một mình ông Ma Ha Ca Diếp rạng rỡ mỉm cười. Đức Thế Tôn nói:
- Ta có Chánh pháp Nhãn tạng, Niết Bàn Diệu Tâm, Thực tướng Vô tướng, Vi diệu Pháp môn, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trao phó cho Ma Ha Ca Diếp.
Xưa nay Thiền Tông đều coi câu nói ấy của Đức Thế Tôn là quan trọng nhứt của Tông môn. Tông nầy lấy Tâm truyền Tâm làm chỗ dựa để khai ngộ."
Nhưng việc nầy chép ở kinh nào? do ai truyền thuật? Các Kinh Luận đã thu vào trong Đại Tạng đều không thấy ghi chép việc nầy. Các bậc Tông sư đời nhà Tùy, Đường, cũng không có nói đến.
Đến đời Tống, Vương An Thạch mới nói tới việc nầy.
2. Theo sách Tông môn Tạp lục:
"Vương An Thạch, tức Vương Kinh Công, hỏi Tuệ Tuyền Thiền sư:
- Thiền Tông nói Đức Phật Thích Ca giơ cành hoa lên là có xuất xứ ở kinh điển nào?
Tuệ Tuyền đáp:
- Tạng Kinh cũng không thấy chép việc nầy.
Vương An Thạch nói:
- Tôi vào trong Hàn Uyển, ngẫu nhiên thấy có bộ Đại Phạm Thiên Vương Vấn Phật Quyết Nghi Kinh, gồm 3 quyển, nhân đó mà đọc, thấy sách ghi chép rất tường tận việc Phạm Vương đến núi Linh Sơn, dâng Phật một cành hoa Ba-la vàng, rồi xả thân làm sàng tọa, thỉnh Phật vì chúng sanh thuyết pháp.
(tiếp..)
ReplyDeleteĐức Thế Tôn đăng tọa, giơ cành hoa lên cho đại chúng xem. Nhân thiên trăm vạn không ai hiểu ý gì, chỉ có một vị đầu đà nước da vàng ánh rạng rỡ mỉm cười. Đức Thế Tôn bèn nói:
- Ta có Chánh pháp Nhãn tạng, Niết Bàn Diệu tâm, Thực tướng Vô tướng, trao lại cho Ma Ha Ca Diếp.
Kinh nầy nói nhiều đến việc các đế vương tôn sùng thỉnh vấn Phật, cho nên giữ làm Bí Tàng, người thế tục không được biết đến." (Theo Từ Điển Phật Học Hán Việt)
Ý NGHĨA:
Ca Diếp thấy Phật đưa cái bông lên mà không nói, Ca Diếp cũng không nói, nhưng nét mặt hớn hở mỉm cười, là ông đã rõ thấu Chánh pháp của Phật, nó ẩn tàng sâu kín vi diệu bên trong, tuy có tướng mà không có tướng. Cái bông là biểu hiệu của Tâm, sự im lặng là biểu hiệu của Pháp. Tâm với Pháp tuy có mà không, tuy không mà có.
Ca Diếp đã biết đem Nhãn với Tâm phối hiệp mà tương ứng nhau. Thần quang từ Mắt phát dụng, mà Thần quang chính là Linh quang của Tự Tánh, nó vốn ở nơi bổn Tâm. Đem Thần quang phối hiệp với bổn Tâm thì Tâm được quang minh tự tại. Còn nếu đem Thần quang vọng ra ngoài, nhiễm lấy trần cảnh thì Tâm bị vọng động hôn mê. Ca Diếp đã dùng Mắt xem Tâm, thâu Thần nơi con Mắt, khiến nó trở về Tâm khiếu, gọi là phép Hồi Quang Phản Chiếu, hay là Phản Bổn Hoàn Nguyên. Ấy là bí quyết về Tâm không, vô chấp vậy.
Phật đưa cái bông lên là ý Ngài đưa cái Tâm duy nhứt lên cho tăng chúng thấy. Thế mà tăng chúng chỉ thấy bông chớ không thấy Tâm. Chỉ có Ca Diếp là thấy được Tâm, quán triệt được chỗ vi diệu của Chánh pháp của Phật, không bị cái tướng của cái bông che mắt, nên mới đạt được Tâm ấn bí truyền của Phật. Vì vậy mà Đức Phật Thích Ca mới giao ngôi Nhứt Tổ Phật giáo cho Ma Ha Ca Diếp.
Câu chuyện Niêm Hoa Vi Tiếu nầy được xem là hột giống Thiền mà Đức Phật Thích Ca đã gieo vào Phật giáo lúc Phật còn sanh tiền.
Nhưng hột giống ấy không nẩy nở được ở đất nước Ấn Độ, phải chờ đợi đến đời Tổ Sư thứ 28 là Bồ Đề Đạt Ma, Ngài mới đem hột giống Thiền ấy gieo vào đất Trung Hoa thì nó mới nẩy nở và phát triển rực rỡ vào thời Lục Tổ Huệ Năng, và được truyền lại cho đến ngày nay.
Hai ngày qua PC cùng gia đình khai mạc mùa Camping 2009 trên vùng Mendocino, ngắm bờ biển cùng bắt vài con bàu ngư, đặc sản của vùng nầy, đêm rồi ngủ 1 giấc bù lạ đêm thức trắng vì lạnh và đau cái lưng (thiếu nệm), sáng sớm ra vườn chợt nhìn thấy bụi hoa hồng đã có vài hoa đang tàn úa, tức cảnh sinh tình nên có 2 câu thơ gữi các bạn thưởng lảm :
ReplyDeleteHoa nở, hoa tàn, hoa vẫn hoa.
Tình đến tình đi, tình vẫn tình.
Chắc không làm các bạn ngạc nhiên há
Chào HT, LNT , SM cùng các bạn thơ
ReplyDeleteĐúng là bài thơ của LNT hay và đặc biệt .Với tựa đề NIÊM HOA , K.V đã thấy đặc biệt rồi . HT lại có tài làm hình ảnh đẹp chẳng thua gì SM đâu nhé. LNT và HT chắc ở gần nhau hở? Đã đồng hương mà lại ở gần nhau thì vui lắm , đúng không HT và LNT ?
Cũng như SM, khi đọc bài thơ K.V thắc mắc ngay 4 chữ "Niêm hoa vi tiếu " và đã được QH giải thích . Vân cảm thấy nghe hay chẳng khác gì đi nghe các vị sư thuyết pháp.
Thuở nhỏ K.V có đi Phật Tử, nhưng mà Phật pháp chẳng vào đầu nhiều (còn nhỏ mà )Khi lớn lên đi chùa với Mẹ vào dịp Lễ lớn , ăn chay hai ngày rằm và mùng một. K.V cũng thích nghiên cứu về đạo pháp nhưng không rảnh nhiều,chỉ một câu tâm niệm nằm lòng " Mọi việc từ Tâm mà ra' sống làm sao cho lòng đưọc tịnh an . Nghe thì đơn giản nhưng khó lắm đấy , Vân thấy vậy vì tham , sân , si trong Vân còn nhiều .( tự nhận tội đây nghen !)
Cám ơn LNT và HT rất nhiều vì đã cho mọi người thửơng thức bàithơ hay , ý nghĩa. Hình ảnh rất đẹp.
K.V
NS phải học từ sáng tới giờ chưa thấu hiểu nỗi"NIÊM HOA VI TIẾU"
ReplyDelete,thôi phải nhờ KIM DUNG thần chưởng bắt đầu từ THIÊN LONG BÁT BỘ
rồi qua LỤC MẠCH THẦN KIẾM may ra hiểu được rồi !Hay lắm !
Bài thơ NIÊM HOA của bạn thơ LÊ NGUYÊN TỊNH thật hay.
ReplyDeleteThơ người - một đoá Thiền Tâm
Nghe như đọng lại giọt trầm hương xưa
Từ chỗ PC thao thức trắng đêm ở vùng biển Mendocino,SM cũng có 2 câu cảm tác, thật cả gan múa rìu qua mắt thợ:
ReplyDeleteSương đọng, sương tan, sương vẫn sương
Sầu dâng, sầu cạn, sầu vẫn sầu
Mọi việc phát khởi đều do Căn, cho nên Có, Không, Mất, Đến, Đi..mà Căn vẩn còn thì Nó vẩn còn.
ReplyDeleteVậy nên...muốn cho Tình đi, rồi mất luôn, thì phải diệt cho được Căn Tình,..(QH thì không chịu Diệt Tuyệt..) cho nên căn tình còn dai vẳng dài dài../ hết tình thì đời sẻ khô lắm.
Trên đây là câu trả lời cho bạn thơ NT, đòi làm BS đi vòng vòng chung quanh trái tim của QH để xem chổ nào không xài được để mà cắt bỏ đi.
Mây hợp ,mây tan,mây vẫn mây
ReplyDeleteNgười đến ,người đi,người vẫn còn...
Ôi Trời ơi !
ReplyDeleteVừa mới đi tìm E chứ E ở nơi mô,thì lại quay ngắt 180 độ Tâm truyền Tâm ,bất lập văn tự !!!
Cái này là tại Trang Chủ hay là tại dân miệt dưới ưa thích Cửa KHÔNG?
Dù sao chăng nữa cũng có Hạnh Phúc trên đường kiếm tìm,e rằng khi tìm thấy cái muốn tìm rồi thì Hạnh Phúc lại bỏ ta đi thật xa ...
Bởi vậy thưa với QH rằng: dù Huynh có muốn diệt căn tình thì cũng không làm nổi ,cứ thong dong ngày tháng như PC thì Thánh nhân sẽ đãi kẻ ...Đa Tình!!
...
SM vừa được một người thân gởi cho chùm bánh ú lá tre ( hay lá tro ? ) nhân đậu ngọt gói bằng lá tre, bột là những hạt nếp được ngâm với “cát lồi “ làm cho những hạt nếp trở nên trong suốt, cho màu xanh lá cây vào hoà với màu lá tre đẹp lắm. Đây là một loại hoá chất có thể gây ung thư, SM nghe nói vậy chứ chưa thấy và chưa xài bao giờ. Ăn vào nghe mùi tro bếp nên được gọi là bánh ú "lá tro" nữa phải không ? Người Hoa họ cũng cúng giống người Việt mình, nhưng họ gói cái bánh ú lớn lắm bằng hạt nếp thường, nhân thì có đậu xanh, thịt heo, nửa cái trứng vịt, giống như nhưn bánh tét.Trước cửa nhà nào cũng treo một chùm lá gồm 1 nhánh xương rồng, lá cây ngũ trảo, lá sả, lá khuynh diệp v.v… nhiều thứ lá lắm nhớ không xuể, mục đích để trừ tà. Chùm lá nầy khi nào khô mới được bỏ xuống, mà nhánh xương rồng thì biết đến đời nào mới khô? Nhà có trẻ con thì đúng ngọ, được đưa ra giữa trời để nheo mắt nhìn mặt trời. Họ tin rằng làm như vậy cả năm mấy đứa nhỏ sẽ không bị đau mắt. Hồi nhỏ SM cũng được Má dặn nhìn quá trời nên bây giờ chưa đến nỗi nào, chỉ kè kè cái kính bên mình thôi. Xin gởi tặng mỗi bạn thơ 2 chùm bánh ú lá tre nhớ về ngày Tết Đoan Ngọ.
ReplyDeletetên Costus speciosus là tên khoa học của cây Cát lồi (Mía dò) có thân và lá mọc theo đường xoắn ốc
ReplyDelete(đọc thêm ở đây)
http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%ADa_d%C3%B2
Nhân SM nhắc đến tết Đoan Ngọ, mời các Bạn cùng đọc để biết thêm về ngày tết Đoan Ngọ này:
Tết Đoan ngọ hay Tết Đoan dương, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại Việt Nam cũng như một số nước Đông Á như Triều Tiên, Trung Quốc.
Tết Đoan ngọ tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian Phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hoá. Ở Việt Nam, dân gian còn gọi là Tết giết sâu bọ.
Tết Đoan ngọ ở Việt Nam cũng còn gọi là "ngày giết sâu bọ" là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị chết hết. Truyền thuyết về lịch sử ngày mùng 5 tháng năm thì lưu truyền khác nhau ở Việt Nam và Trung Quốc
Trung Quốc với truyền thuyết Khuất Nguyên:
Vào cuối thời Chiến Quốc, có một vị đại thần nước Sở là Khuất Nguyên. Ông là vị trung thần nước Sở và còn là nhà văn hoá nổi tiếng. Tương truyền ông là tác giả hai bài thơ Ly tao và Sở từ, nổi tiếng trong văn hóa cổ Trung Hoa, thể hiện tâm trạng buồn vì đất nước suy vong với hoạ mất nước. Do can ngăn vua Hoài Vương không được,lại bị gian thần hãm hại, ông đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn ngày mùng 5 tháng 5. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh,lấy bỏ gạo vào ống tre rồi thả xuống sông xuống cúng Khuất Nguyên.
Ngoài ra, có truyền thuyết khác về sự bắt nguồn của ngày tết Đoan Ngọ, nhiều nguồn tin cho rằng tập tục tết Đoan Ngọ là bắt nuồn từ Hạ Trí trong thời cổ, có người thì cho rằng, đây là sự tôn sùng vật tổ của người dân vùng sông Trường Giang.
Như vậy, theo hai truyền thuyết trên thì mùng ngày 5 tháng 5 có nguồn gốc từ văn hoá Trung Hoa.
(Tết Đoan Ngọ / tiếp)
ReplyDeleteTrong văn hoá Việt thì ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch lại là ngày giỗ Quốc mẫu Âu Cơ. Trong dân gian đã lưu truyền câu ca dao:
Tháng Năm ngày tết Đoan dương.
Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang.
Ở vùng đồng bằng Nam Bộ Việt Nam thì ngày mùng 5 tháng 5 còn được gọi là ngày "Vía Bà", thờ Linh sơn Thánh mẫu trên núi Bà Đen.
Tại Việt Nam còn coi mùng 5 tháng 5 là "Tết giết sâu bọ" vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này có tục "giết sâu bọ" bằng cách sáng sớm chưa ăn uống gì đã được lót dạ bằng hoa quả đương mùa và rượu nếp. Trẻ con được treo cho những túi bùa bằng vụn lúa các màu khâu thành hình trái đào, quả khế, quả quất... buộc chỉ ngũ sắc kết tua (gọi là bùa tua bùa túi), móng tay móng chân được nhuộm đỏ bằng lá móng (trừ ngón tay trỏ và ngón chân kề ngón cái), bôi hồng hoàng (một vị thuốc có màu đỏ pha vàng) vào thóp, vào ngực, vào rốn… để trừ tà ma bệnh tật. Có nơi phụ huynh bôi vôi vào cổ cho con cái lúc đi ngủ để trừ bệnh tật.
Trong tết này, các gia đình có làm lễ cúng gia tiên, cỗ cúng có cả chay lẫn mặn. Các chàng rể phải sắm quà biếu bố mẹ vợ nhân tết mồng năm, trong đó thường có mấy thứ: ngỗng, dưa hấu, hoặc đậu xanh đường cát. Học trò cũng đến tết thầy, lễ vật tuỳ tâm, đại thể cũng như trên. Ở một số vùng quê, vào giờ Ngọ (12 giờ trưa) ngày mồng 5 tháng 5, nhiều người còn đi hái lá làm thuốc, vì tin rằng lá hái trong giờ phút này dù chỉ là các lá thông thường như lá chanh, lá bưởi, kinh giới, tía tô, ngải cứu, sen vồng..., đều trở nên công hiệu hơn rất nhiều. Ở một số vùng, người dân còn có tục lệ khảo mít: một người ở dưới đất gõ vào gốc mít tra khảo, một người trèo lên cây thay mặt cây mít trả lời, với hy vọng sang năm cây cối sai quả. Tuy nhiên gần đây, những sắc thái phong tục truyền thống Việt trong lễ này không còn được xem trọng.
Tết Đoan Ngọ là Tết thu hút sự chú ý của khá nhiều người Việt Nam xưa và nay, nó chỉ đứng thứ hai sau Tết Nguyên Đán.
Trong những tục lễ của ngày Tết Đoan Ngọ, có lẽ tục người ta chú ý nhất là tục lễ sêu - một tục lệ mang đầy tính nhân văn giữa người với người, con cháu với ông bà, cha mẹ, người bệnh với thày thuốc, học trò với thày giáo. Những chàng trai đã dạm vợ hoặc hỏi vợ nhưng chưa cưới thường đi sêu bố mẹ vợ nhân ngày Tết Đoan Ngọ.
Lễ sêu trong dịp này bao giờ cũng có đậu xanh mới hái vào tháng Tư, gạo nếp của vụ chiêm. Ngoài ra tháng Năm cũng là mùa ngỗng và mùa chim ngói, cùng với gạo nếp, đậu xanh, bao giờ cũng có một đôi ngỗng và một, hai chục chim ngói. Kèm thêm là cân đường cát, trái dưa hấu, nghĩa là toàn những sản phẩm trong mùa.
Chỉ những chàng rể chưa cưới vợ mới đi lễ sêu, còn những chàng rể đã cưới vợ rồi thì hết lễ sêu, nhưng trong dịp tết Đoan Ngọ, các chàng rể dù nghèo vẫn cố chạy món quà nhỏ để biếu bố, mẹ vợ. Lễ biếu này nhiều, ít tuỳ tâm và không quan trọng bằng lễ sêu.
Các ông đồ xưa dạy học thường không lấy học phí. Hàng năm vào dịp mồng 5 tháng 5, các học trò đều có đồ lễ tết thầy. Thúng gạo, đôi ngỗng, phong chè, gói bánh hoặc túi hoa quả, tùy tâm bố mẹ học trò. Những gia đình giàu có thường phong bao một số tiền. Học trò cũ đã làm nên danh vọng cũng không quên thǎm thầy vào dịp này.
Các con bệnh được các ông lang chữa khỏi bệnh, mặc dù đã trả tiền thuốc, nhưng cũng không quên ơn cứu mệnh cho mình, nên trong dịp tết Đoan Ngọ (còn gọi là tết hái thuốc) cũng mang quà tết thầy lang. Đồ lễ cũng gồm: đậu xanh, gạo nếp, ngỗng, chim ngói... như đồ lễ học trò tết thầy học.
Dẫu qua bao biến đổi về thời cuộc, song tết Đoan Ngọ vẫn tồn tại trong lòng người dân đất Việt như một phong tục đẹp, với ý nghĩa thiêng liêng về đạo lý làm người.
Bạn thơ QUÊ HƯƠNG ơi,
ReplyDeleteẤy ấy... chớ dứt bỏ Căn Tình - đó là một Đặc Ân của Thượng Đế dành cho loài người
NT xin đứng xếp hàng về phía Đa Tình như ... các bạn thơ vậy
Không đa tình thì uổng lắm, thiệt mà !
QH ơi,
ReplyDeleteCòn GIỚI TỬ THÔI là ngày nào vậy,lâu quá quên rồi ?
Xin "MƯỢN HOA CÚNG PHẬT" ,vì đề tài hơi siêu,làm người đọc có chút suy nghĩ .
ReplyDeletePhật chỉ đưa ra một cành hoa ,nhưng
đầu óc tầm thường của chúng sinh không ai hiểu được,chỉ một đệ tử mĩm cười...
Từ cành hoa đó truyền qua Tâm Pháp...Và cũng thành một chưởng lực
trong các môn phái ...
Tôi chợt nghĩ thêm là nếu hai người gặp nhau mà người này tặng cho người kia một cành hoa thì có truyền đạt một ẩn tín gì không ?
Tỏ lòng aí mộ,hay gởi gấm một tâm tình...
Hi Vi-Vu,
ReplyDeleteThì vậy đi chứ sao,
Biển sóng dạt dào..
Thong dong ta đến cõi tình mộng mơ.
Ới NT,
Đi ra biển trượt sóng được chưa?/
Dỉ nhiên rồi,
Ai mà cắt bỏ căn tình,
Sẻ bị trời phạt một mình bơ vơ.
Hello Ngàn-sau:
Giới Tử Thôi là diển tích nói về tiết Hàn Thực (ăn thức ăn nguội) tức là ngày Thanh Minh ở VN mình.
Sẻ post dưới đây để NS và các bạn cùng đọc.
Còn nếu ai đó mà tặng ai đó ( hay là NS) một cành hoa thì tùy theo Hoa gì thì mới có ẩn ý gì..hay là Ẩn Tín..gì.
Còn nếu không rỏ thì...hỏi thẳng..chứ sao bây giờ. Đã là Ẩn thì ai mà biết được.
Rõ ràng thấy không, khi Đức Phật đưa ra một cành hoa hàng vạn bồ tát ở đó mà chỉ có một mình Ca-Diếp "cười mĩm chi" thôi.
Còn nếu như mà người đó tặng một cái nhẩn "hột xoàn" thì...nhận liền đi..không cần hỏi gì nửa..vì:
Tình trong thì đã,
Mặt ngoài OK...
Điển tích Tiết Thanh Minh và Giới Tử Thôi:
Tết Thanh minh Là tiết thứ năm trong "nhị thập tứ khí" và đã được người phương Ðông coi là một lễ tiết hàng năm. Tiết Thanh Minh đến sau ngày Lập Xuân 45 ngày. Theo nghĩa đen, thanh là khí trong, còn minh là sáng sủa. Khi tiết Xuân Phân qua, những cơn mưa bụi của trời xuân đã hết, bầu trời trở nên quang đãng, sáng sủa là sang tiết Thanh Minh (thường bắt đầu trong tháng ba hoặc muộn lắm là đầu tháng tư âm lịch tuỳ từng năm).
Về nguồn gốc của tết Thanh minh được bắt nguồn từ Trung Quốc - đất nước có ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hoá Việt. Chuyện kể rằng, đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công, nước Tấn, gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nướcTề, mai trú nước Sở. Bấy giờ có một người hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi theo vua giúp đỡ mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cảm kích vô cùng. Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong mười chín năm trời, cùng nhau trải nếm bao nhiêu gian truân nguy hiểm. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công trong khi tòng vong, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình làm được việc gì, cũng là cái nghĩa vụ của mình, chớ không có công lao gì đáng nói. Vì vậy về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh, rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy. Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mồng 3 tháng 3 đến mồng 5 tháng 3 Âm lịch hàng năm). Từ đó ngày mùng 3.3 âm lịch hằng năm được coi là ngày tết hàn thực, nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.
Khi Trang chủ vừa đưa bài thơ lên, cỏ xanh đã đọc, nhưng chưa dám vào comment vì thấy hai chữ NIÊM HOA lạ quá và cũng chẳng hiểu gì ( vì trình độ có hạn).Nay đọc những comments của QUÊ HƯƠNG cỏ xanh mới được mở mang kiến thức thêm một chút, cảm ơn QUÊ HƯƠNG nhiều lắm nghe.
ReplyDeleteBài thơ hay và rất trong trẻo. Hình họa cũng rất tuyệt.Các bạn thật tài hoa...cỏ xanh xin bái phục !
Thân quí.
Các bạn thơ ới ời ơi !
ReplyDeleteNT dạo này ...
Nàng như đài các tiểu thư
Làm gì cũng phải từ từ mới xong
Thôi thì người chớ nhọc lòng
Mai mốt chạy hết một vòng ...trần gian !
NT Đi nhè nhẹ - Bước chầm chậm - Ăn từ từ - Đứng được - Ngồi được - Bò được
Nhưng chưa chạy đua với các bạn thơ được ... hu ... hu ...
Bạn thơ QUÊ HƯƠNG ơi, hãy đợi đấy, vì NT còn đợi bác sĩ thổi còi cái hoét là cong đuôi chạy liền thôi !
Đau xong trận này - 3 tháng - NT mới biết quý những gì mà Trời cho mình từ xưa đến nay.
Các bạn hãy hưởng của Trời cho đi - muốn ăn, muốn uống, muốn đi, chạy, nhảy ... đều làm được một cách lẹ làng một mình
Tựa đề bài thơ rất lạ: “ Niêm Hoa “. Nghiền ngẫm mấy ngày nay, tới bây giờ đành phải “ vi tiếu “. Nhưng là cái cười nhỏ ngượng nghịu, bởi vì mình không hiểu hết được.
ReplyDeleteMột mặc khải vi diệu của Đạo pháp mà đưa được vào một bài thơ tình thì quả là KIỆT XUẤT.
Nhân comments của SM và QH về Tết Đoan ngọ, lại biết thêm một điều mới. Bạn QH quả là một cuốn tự điển của Trang Thơ, giúp mọi người mở rộng hiểu biết.
ReplyDeleteChắc đó là phong tục tập quán của văn hoá đồng bằng Bắc bộ. Xin mô tà một chút về tục lệ cúng Tết Đoan ngọ ở miền Nam mình còn mục kích.
Trong Nam, người ta gọi nôm na là Tết nửa năm. Nó quan trọng chỉ sau Tết Nguyên đán. Những người xa quê kiếm sống, ngày nầy họ đều nghỉ để về nhà ăn Tết. Thật ra, đa số dân Nam bộ đều là nông dân, đất rộng sông dài nên suy nghĩ của họ cũng đơn giản, chất phát và phóng khoáng. Nhà cửa của họ ở miền đông là nhà tranh vách đất, ở miền tây thì cột tre mái lá. Mà đâu có được lợp bằng lá xé vì nó mắc tiền, chỉ được lá “cần đốp” thôi. Họ tách từng bẹ lá dừa nước ra rồi chầm lại thành tấm để lợp nên nó rất mỏng, chỉ qua một mùa là rách nát. Nghèo nhưng sang lắm, năm nào cũng làm nhà! Cứ chuẩn bị sẵn vật liệu, hú một tiếng là bà con chòm xóm gom lại trong một ngày đã có cái nhà che mưa che nắng. Chỉ tốn có một bữa nhậu là xong.
Nhà cửa họ như vậy thì không ai dư giả gì mà tồ chức cúng kiến cho lớn. Tết nửa năm chỉ đơn giản là một dĩa bánh ú lá tro, thắp lên 3 cây nhang tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên . Đàn ông chòm xóm tụ lại hùn nhau làm một bữa nhậu cho vui rồi kể chuyện đời xa quê kiếm sống với nhau thôi. Trong Nam họ nói là đi “mần ăn”. Nghỉa là đi mần để kiếm ăn. Đây là một dịp tốt, không phải, là một cái cớ để họ có thể nhậu một bữa đả đời mà không sợ “gấu Mẹ vĩ đại” cằn nhằn. Tết mà!
Họ cúng Tết nửa năm giống giống như SM đã kể. Cũng là hình thức tết diệt trùng. Con nít sáng sớm được cho ăn mấy viên cơm rượu để diệt trùng trong người, trưa đúng ngọ thì được đưa ra ngoài nhìn mặt trời chớp mắt để tránh đau mắt. Khi người ta nghèo khổ thì hay tin vào những quyền năng siêu nhiên để giúp họ trong lúc khốn khó. Đau bịnh thì chỉ cạo gió xức dầu, ai ở gần chợ thì vài viên thuốc rẻ tiền là hết. Có lẽ nhờ vào cái Tết nửa năm nầy mà ít khi họ phải vô nhà thương, ít gặp dao kéo thầy thuốc. Nặng hơn thì về chầu ông bà bởi họ đâu có tiền mà vô nhà thương chữa trị?
Chào các bạn,
ReplyDeleteĐịnh trốn trong nhà nhưng SM cứ gõ cửa hoài đành phải dậy chào các bạn Trang Thơ.
QH ơi,thật bái phục anh:
Chấp tay sen búp
Gữi tặng QH
Ý tựa trăng rằm
Lực như trời sáng
Chúc mừng SM được 3 cành hoa thật đẹp.
Chào KV,vẫn theo dỏi liên tục Trang Thơ ,cám ơn bạn đã nhắc nhớ về quê hương,gữi bạn 2 câu đầu của bài nhạc về Phan Thiết mà mình vẫn chưa tìm ra tung tích:
“Đây Mường Giang nắng đẹp một chiều nào thuyền ai lướt trôi…”
Các bạn thơ nếu có dịp lưu lạc về miệt dưới này cứ hô một tiếng và đừng lo lắng về nơi ăn và chốn ở.Không bằng khách sạn năm sao nhưng ấm lòng lắm.Mời thiệt tình đó.
Chúc mọi người vui và nhớ mĩm cười.
HT
Hi Bạn Sao:
ReplyDeleteQH không dám nhận là tự điển đâu, chẵng qua là có chút thì giờ và ghiền đọc sách thôi, nên có dịp cốn hiến các bạn vài điển tích..
Nghe bạn nhắc đến ngày tết Đoan Ngọ ở miền Lục tỉnh..thì chắc là Bạn là dân miền Nam chánh hiệu con nai vàng hoặc ít ra cũng có thời gian dài sinh sống ở miền đồng bằng này.
QH là người gốc chánh hẩu niềm nam, sinh trưởng và lớn lên ở miệt Trà vinh...nơi có ao Bà-Om nổi tiếng trong tiểu thuyết của Chu Tử.
QH còn nhớ ngày mồng 5 tháng 5. Ở miệt này người dân cứ thường gọi là cúng mùng năm. Sáng sớm Mẹ của QH cúng trong nhà và ngoài vườn, sau đó cây nào mà năm ngoái ít ra quả, thì bà láy con dao phay, băm băm vào dưới gốc cây và nói, sang năm có trái cho nhiều nếu không là tao chặt mày bỏ...sang năm có trái nhiều thì không biết...nhưng vườn nhà QH..lúc nào cây trái cũng xum xuê...
Người dân chất phát nên thường sống vào những niềm tin đơn giản nên lúc nào cũng có cuộc sống bình dị./
Bạn thơ HOÀNG TUẤN ơi,
ReplyDeleteCho NT ghi tên đầu sổ vào Khách Sạn Ấm Lòng của bạn nghen.
NT có biết chút chút làng chài của Nha Trang, nhưng nghe chữ Phan Thiết thì có lẽ hấp dẫn hơn nhiều.
Lại nhắn nhe với bạn thơ QUÊ HƯƠNG rằng thì là mà ... nghe bạn nói đến Trà Vinh mà chợt thèm Cốm Dẹp hay Bánh Tét Cốm Dẹp.
NT đã từng đến Trà Vinh thăm một người bà con, nên đã ghiền món ăn tuyệt vời ấy. Dĩ nhiên cũng đã được nếm món Sim Lo - Bún Mắm Bò Hóc - NT viết như vậy đúng không bạn thơ Quê Hương ơi ?
Hi Như-Thương.
ReplyDeleteThì ra Bạn đả có từng ghé qua Trà-Vinh..(Vỉnh Bình)...có ghé chơi ao Bà-Om không? và có hứa với ai cái gì không? Thiêng lắm đó nghe..
Đúng vậy, Trà-vinh là quê hương của "cốm dẹp"..vì cốm mà nó không tròn phồng, mà được cán dẹp lép nên gọi là cốm dẹp, khi ăn trộn với dừa ..rất là ngon.
Còn món canh "xiêm-lo" ở vùng này nổi tiếng vì nấu với "mắm bò hóc". Canh "Xiêm-Lo" là căn cứ theo một câu chuyện lịch sử, khi vua Gia-Long Nguyển Ánh chạy cùng bầu đoàn thê tử chạy qua lánh nạn bên "Xiêm-la" tức là nước Siam, bây giờ đổi tên Thailand, thì ở đó chỉ ăn uống đạm bạc bằng món rau..tàu bay..cải trời nấu với mắm bò hóc thôi.(Nơi vua Gia-Long đóng quân là dãi núi Dong Greg mà sau này là các trại tị nạn).
Sau đó Vua Gia Long đả giúp vua Xiêm đánh dẹp loạn phía bắc của nước Xiêm là Miến-Điện, từ đó vua Xiêm cho Nguyễn Ánh mượn quân để trở lại VN. Khi về VN, món canh đó vẩn được mọi người yêu thích vì nó dặm đà, mặn mà..cho nên được gọi là canh Xiêm-Lo.( Nước Xiêm lo cho vua Gia-Long). Ở vùng phía Bắc Thái-land hiện nay vẩn còn các đền thờ vua Gia-Long. QH đã từng có dịp đến và thắp hương. Nhân dịp này còn đem về thêm con Vịt-Xiêm nửa. Và một quận chúa của nước Xiêm, sinh sống ở vùng Cả-Mơn sau này.
Thân quý.
Trời đất! Thiệt là cám ơn anh bạn Quê Hương quá đỗi.
ReplyDeleteMột cái tên mà sau hơn 50 năm lưu lạc giang hồ mình quên mất, giờ tự nhiên có người nhắc lại làm mình giật mình sững sốt. Bởi nó quá thân thuộc với tuổi ấu thơ của mình.
Ngày còn nhỏ được Bà Nội hay nấu cho ăn món canh rau, bây giờ thì mình không còn nhớ nó có cái gì trong đó. Ai đã trải qua một kỷ niệm ngọt ngào có liên quan đến người thân của mình khuất núi đã lâu mới hiểu được cái tình cảm rưng rưng bây giờ của mình.
Canh Xiêm lo. Một lần nữa cám ơn anh bạn Quê Hương.