Sáng nay NS buồn tới cỡ nào rồi ? Nói là đã hiểu tại sao mình buồn mà còn thắc mắc ông Trời chi nữa? GIỌT LỆ HUYỀN TRÂN là thơ của thi sĩ Trần Mộng Tú nhưng SM chưa được đọc qua lần nào, chắc là mọi người đều thắc mắc hết đó NS ơi !
Mới tới hôm qua .. tui DZUI ...sáng ni đọc "Sáng nay tôi buồn" ... thôi thì để tiên nữ vui lên .. xin mời đọc (lại):
Mười Vui
Một vui xuất phát tại gia Hai vui nếu bạn hài hoài lạc quan Ba vui cười nói nhẹ nhàng Bốn vui cầu nguyện lòng thành tin yêu Năm vui nhận ít cho nhiều Sáu vui tự tại đừng phiền thời gian Bảy vui khai trí mở mang Tám vui thể dục nhịp nhàng tứ chi Chín vui bận bịu đừng bi Mười vui mơ ước thực thi đừng chờ
* * *
Vui lên, vui sống trọn đời Ta vui cùng hát những lời vui tươi Tôi vui một, bạn vui mười Cùng vui cùng nhậu, càng cười càng vui.
Theo tôi, Ngàn sau nhắc đến "Giọt lệ Huyền Trân" e không phải nói đến bài thơ cùng tên của Trần Mộng Tú mà là muốn nói đến những giọt lệ đau thương trông với cố quận & tình lang của ngưới con gái "nước non ngàn dặm ra đi"... về làm dâu Chiêm Quốc thuở nào... Phải không Ngàn Sau? Nếu phải thỉ "Ừ" một tiếng rõ to - nhờ vậy, tôi nghĩ, Nỗi buồn giữa tuyết giá đông thiên của Ngàn Sau chắc chắn sẽ bay biến theo cùng lạnh lùng gió tuyết Quê Người... và rồi, Trà(tri kỷ)sẽ lại thơm đưọm khói hương; Cà phê(bạn thơ))cũng lại sẽ nồng nàn & quyến rũ như hương hoa cà phê trắng xóa đồi nương Bmt ngày nào...
Ngàn Sau & Các bạn thơ ơi! Xin đính chính 1 chút trong comment của Nguyễn Tuệ Minh:... "Giọt lệ đau thương trông vời cố quận & Tình lang..." chứ không phải là "trông với" theo ai đâu nhé! Đây đúng là: "Huyền này nhầm với sắc kia, Cũng mong người bớt tái tê nỗi buồn! Dù cho mưa tuyết còn tuôn, Đông tàn xuân tới... lẻ thường xưa nay. "Ngàn Sau" xin cứ vui say: Bên thơ - Bằng hữu, tháng ngày nhẹ thênh!
Thân chào các bạn Trang thơ, Sáng ngủ dậy,bên ly cà phê...bỗng thấy ngọt ngào hơn bao giờ...vì bài thơ chỉ là cảm xúc bất ngờ ,không kịp chuẩn bị để đăng đàn,ai ngờ Trang chủ ưu aí quá làm ta cảm động đến rơi GIỌT LỆ NGÀNSAU (QH ƠI ,lên nhạc đi,để NS còn lên tinh thần sáng nay ra xúc tuyết tiếp...) Được mọi người chia xẽ nỗi buồn vì trời đất này cũng là điều HẠNH PHÚC rồi,thôi xin : Cám ơn trời đã ban cho Bạn bè tương ái,chẳng lo một mình!
Vào đọc thơ Ngàn Sau, thấy ..Giọt lệ Huyền Trân..Buốt cơn gió lạnh, rớt nhiều hạt châu..lại càng ứ hơi thêm nửa: Giọt lệ Huyền Trân đâu chẳng thấy, Hạt châu lơ lững ở trên cao..
Nhạc yêu cầu thì vừa gởi, mà lần này thì không có cinema. Và chỉ có nhạc độc tấu hắc tiêu không lời.. vậy Bạn chỉ cần một ly trà..nhâm nhi nghe tiếng hắc tiêu và lời giới thiệu trầm trầm của Đặng Nho. (và không cần thuốc nhỏ mắt).
Nhân Bạn nhắc đến Giọt lệ Huyền Trân..không biết là giọt lệ lúc đi qua Chiêm Quốc lấy chồng hay là giọt lệ lúc cùng Trần Khắc Chung lênh đênh trên..thuyền tình" mãi hơn ba tháng mà từ Phan Rí không về tới Thăng Long.
Câu chuyện Huyền Trân đả xảy ra 702năm (1306-2008) Ðây là cuộc tình hi hữu chưa từng xảy ra trong tiến trình lịch sử ở các nước Ðông Nam Á và cũng là một bi kịch tình sử mà các sử gia, các nhà văn và cả kịch ảnh Việt Nam không ngừng bàn đến và hiện nay đang là một đề tài đang được bàn cải một cách rất âm ỉ vì quan hệ đến nước Champa (Chiêm Thành) và Việt Nam.
Chuyện tình GIỌT LỆ HUYỀN TRÂN có lần NS đọc ,có một nhà sưu tầm cho rằng không có chuyện tình TRẦN KHẮC CHUNG_HUYỀN TRÂN ,vì Thượng Tướng TKC lúc bấy giờ đã hơn 60... còn HT mới trên 20 ,thì không xảy ra được ...QH nghĩ sao? Nghe QH diễn thuyền tình lênh đênh sao mà thơ mộng quá,làm ai cũng muốn leo lên thuyền làm một tua coi nó "thơ" chừng nào ! Hà hà ,có động mới có đoán ,có phải không VINH ĐAN ,sao ẩn cư kỹ vậy,mọi người nhắc nhở hoài ,CANADA chỉ có 2 người ,mà sao lạnh lẽo như trời chilly,lạnh quá ,đường sá trơn trợt nên phải dừng lại vô TRANG THƠ hả,làm ơn gởi lẹ tác phẩm TUYẾT LẠNH MUÀ ĐÔNG ,cho post lần tới nghe TRANG CHỦ. Trang thơ bắt đầu : Đốt lò hương cũ ,so tơ phiếm này!
TUỆ MINH ơi, NS chỉ thấy cảnh sinh tình ,chứ không dám nghỉ chuyện lớn,Trông vời cố quận mà giọt lệ tuôn tràn,còn tình lang thì chắc là chuyện mơ hồ... Bởi vì: Tuổi trời đã ngoại cỗ lai Dám đâu mơ uớc ngày mai làm gì!
NHU THƯƠNG ơi, Bài thơ vô tình mà lại sinh tình cho lão ông,nên LÃO đã đến trên mail hôm qua rồi,cám ơn NT NHẮC NHỠ VÀ CÁM ƠN LUÔN LÃO ÔNG đã có chút tình NGÀN NĂM MÂY BAY ! MUÀ ĐÔNG CANADA lại ấm rồi ,nên sáng nay trời nắng!
Như QH đả nói, câu chuyện Huyền-Trân đang "bàn cải" sôi nổi lắm ..trong và ngoài nước. Nhưng lịch sử đả diển ra thì không gì sửa đổi được. Dưới đây là phần trích dịch từ Đại Việt sử ký toàn thư, đoạn trích cuối nói việc Khắc Chung dùng thuyền cướp công chúa. Đây là bộ sử ngày nay được coi là có giá trị nhất của Ngô Sỉ Liên.
Ðây là phần trích dẫn từ Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư (tập II, Nhà xuất bản Khoa Học xã Hội, Hà Nội, 1971) liên quan đến cuộc tình Chế Mân và Huyền Trân: – Tân sửu năm thứ 9 [1301] Nguyên Ðại-đức thứ 5 (...).Tháng 2, nước Chiêm-thành sang cống. Tháng 3, thượng hoàng đi chơi các địa phương, sang Chiêm-thành (...). Mùa đông, tháng 11, thượng hoàng tự Chiêm-thành về (tr. 96).
– Quý mão năm thứ 11 [1303] (...) Mùa đông, tháng 10, (...) Lấy Ðoàn Nhữ Hài làm tham tri chính sự (...). Trước đây sứ nước ta sang Chiêm-thành đều lạy vua nước Chiêm trước, rồi sau mới mở chiếu thư. Khi Nhữ Hài đến, bưng ngay chiếu thư để lên trên án và bảo vua Chiêm rằng : “Từ khi sứ giả đem chiếu thư của thiên tử đến, xa cách ánh sáng lâu ngày, nay mở chiếu thư ra, hình như trông thấy mặt thiên tử, tôi phải lạy chiếu thư đã rồi mới tuyên độc sau”. Rồi lập tức hướng vào chiếu thư lạy xuống. Lúc ấy vua nước Chiêm đứng ở bên cạnh, lạy thế không khỏi có chút chưa ổn, nhưng lấy cớ là lạy tờ chiếu thì là thuận lễ, mà sứ thần cũng không phải khuất. (...). Sau này ngững người đi sứ Chiêm-thành không lạy vua nước Chiêm là bắt đầu từ Nhữ Hài (tr. 98)
– Ất tị năm thứ 13 [1305] (...) Tháng 2, Chiêm-thành sai Chế Bồ-đài và bộ đảng hơn trăm người đem vàng bạc, hương quý, vật lạ để dâng làm lễ vật cầu hôn. Các quan triều đều cho là không nên, duy có Văn-túc vương là Ðạo Tái chủ trương là nên và Trần Khắc Chung tán thành, việc bàn mới quyết (tr. 100).
– Bính ngọ năm thứ 14 [1306] (...). Mùa hạ tháng 6, gả công chúa Huyền-trân cho vua nước Chiêm-thành. Trước đây, thượng hoàng đi chơi các địa phương sang nước Chiêm-thành, đã trót hứa gả con gái cho. Các văn sĩ trong triều ngoài nội nhiều người mượn điển vua nhà Hán đem Chiêu-quân gả cho Hung-nô làm thơ bằng quốc ngữ để chê cười (tr. 102).
Sử thần Ngô Sĩ Liên bàn : Ngày xưa Hán Cao hoàng vì nước Hung-nô thường quấy phá biên giới, mới lấy con gái của dân làm công chúa gả cho thiền vu, kết hôn với người không phải giống nòi, các tiên nho đã từng chê (...).Còn như Nhân tôn đem con gái gả cho vua nước Chiêm-thành là nghĩa gì ? Nói rằng nhân khi đi chơi mà chót hứa gả, sợ thất tín, thì sao không làm việc đổi mệnh có được không ? Vua giữ ngôi trời mà thượng hoàng đã xuất gia rồi, vua đổi mệnh thì có khó gì, mà lại đem gả cho người xa không phải giống nòi cho đúng lời hẹn ước, rồi lại dùng mưu gian trá cướp lại về sau, thế thì tin ở đâu ? (tr. 102).
– Ðinh mùi năm thứ 15 [1307] Mùa xuân tháng giêng. Ðổi hai châu Ô Lý làm châu Thuận và châu Hóa, sai hành khiển Ðoàn Nhữ Hài đến vỗ yên nhân dân. Trước là vua Chiêm-thành Chế Mân đem đất hai châu ấy làm lễ vật dẫn cưới, người các thôn La-thủy, Tác-hồng, Ðà-bồng không chịu theo, vua sai Nhữ Hài đến tuyên dụ đức ý của triều đình, chọn người trong bọn chúng bổ cho làm quan, lại cấp cho ruộng đất, tha tô thuế cho 3 năm để vỗ về (tr. 103) – Mùa hạ tháng 5. Vua Chiêm-thành là Chế Mân chết (tr. 103)
– Mùa thu, tháng 9. Con vua Chiêm-thành là Chế Ða-da sai sứ thần là Bảo Lộc-kê dâng voi trắng (tr. 103).
– Mùa đông, tháng 10, sai nhập nội hành khiển thượng thư tả bộc xạ Trần Khắc Chung và an phủ Ðặng Văn sang Chiêm-thành đón công chúa Huyền-trân và thế tử Ða-da về. Tục nước Chiêm-thành, hễ vua chết thì hoàng hậu phải vào dàn thiêu chết theo. Vua biết thế, sợ công chúa bị hại, sai bọn Khắc Chung sang, mượn cớ làm lễ viếng và nói rằng : “Nếu công chúa hỏa táng thì việc làm chay không có người chủ trương, chi bằng hãy ra bờ biển làm lễ chiêu hồn ở ven trời, đón linh hồn cùng về, rồi sẽ vào dàn thiêu. Người Chiêm nghe theo (tr. 103).
Khắc Chung dùng thuyền nhẹ cướp lấy công chúa đem về, rồi tư thông với công chúa, loanh quanh mãi ở đường biễn, lâu ngày mới về đến Kinh sư. Hưng nhượng đại vương ghét lắm, mỗi khi trông thấy Khắc Chung thì mắng rằng : “Người ấy đối với nước ta là bất tường, họ tên là Trần Khắc Chung thì nhà Trần có lẽ hết vì người này chăng” Khắc Chung thường sợ phải lẩn tránh (tr. 104)..
Chào các bạn, Chuyện xưa tích cũ ,chuyện này..chắc phải hỏi..Trần Khắc Chung..và Huyền Trân ,xin lỗi các bạn, đùa một chút cho vui thôi... TT nhớ một chuyện liên quan bản nhạc Huyền Trân Công Chúa hay là Nước non ngàn dặm ra đi của nhạc sĩ Phạm Duy, lúc đó Trường Tổng Hợp BMT diễn văn nghệ,Tt lãnh nhiệm vụ hát bản nhạc trên cho các bạn diễn kịch,chẳng ngờ tới ngày diễn (sau bao ngày tập tành)thì TT bị đau cổ họng,may quá có bạn Vân thuờng hay tập hát với Tt ra hát thế..nhờ vậy đỡ bị bể dĩa vì lúc đó đi tìm nhạc băng bỏ vào thì thật nhiêu khê.
Đây cũng là kỷ niệm thời đi học thật vui chỉ tòan hát hò ,học thì it văn gừng văn nghệ thì nhiều,chia xẻ cùng các bạn nhe
Điển tích,từ ngữ,tên gọi... TRÀN HUYỀN TRÂN: viên ngọc màu đen chắc là không đem lại nhiều may mắn cho CHẾ MÂN...
TRẦN KHẮC CHUNG : cùng họ với HƯYỀN TRÂN ,có bà con gì không? MỘt đánh dấu không mấy sáng sủa cho nhà TRẦN ,một kết thúc khắc nghiệt... nhận dịnh chút xíu,nếu không đúng xin mọi người bỏ qua cho...
Để đáp lời yêu cầu "Đốt lò hương cũ" xin gửi đến Các Bạn Thơ bài Hoa Tuyết Xuân để bày tỏ chút tình của tuyết Canada.
Hoa Tuyết Xuân
Nắng xuân đây lẫn sương xa Cuốn di bao nỗi nặm mà tình xuân Hoa xuân tươi thắm một màu Tuyết trinh dù phải dãi dầu nắng sương Hoa xuân đây chẳng thoảng hương chẳng gieo sầu nhớ, chẳng vương ý tình Mình gieo lạnh giữa thân mình Làm sao sưởi ấm chút tình bướm hoa Nên không nhận kiếp kiêu xa Vì trong tình thắm lệ nhòa vươn mang Hoa xin đơn lạnh giữa đàng Để men rượu ấm mình chàng, chàng say. Hoa là cánh lững lờ bay Trao tâm tình trắng hoà mây giữa trời Không êm ấm, chẳng cho đời Phận hoa càng lạnh lòng người hàn vi Thêm lạnh lẽo phút chia ly Tạm in dấu gót người đi kẻ về Hoa không nhận kiếp duyên thề Giữ hoa là giữ ê chề, hoa tan.
TH à, Hình như trong sử có nói là TKC và HT ĐÃ YÊU NHAU từ trước khi nhà vua gả HT cho CM để đổi 2 châu Ô,LÝ. Nếu điều này đúng thì TKC rước HTvề ..và lênh đênh sóng nước mấy tháng trời thì cũng là chuyện tình...lịch sử. Chứ còn mới đi rước mà gặp thì cũng không dễ dàng ...còn mấy ông VK thì vì thời đại đổi thay,xã hội không còn luân lý,thì mọi thứ đảo lộn tùng phèo...chuyện gì cũng có thể xảy ra !
Ngàn Sau & Các bạn thơ ơi! Tài liệu nói TKC 60 tuổi e không đúng hẳn! Truyền thuyết chỉ ghi là: TKC & HT công chuá đã có tình ý với nhau từ trước... Nhưng dù có 60 mươi thì đã sao! Mới đây các báo chí đều đưa tin: Dương Chấn Ninh, du học & là G.S Đại học ở Mỹ, từng được giải Nobel; sau về dạy học ở Đ.H Thanh Hoa, T.Q; vợ mất sau 53 năm chung sống (1950 - 2003); năm 2004 ông 82 tuổi, cưới cô Ông - Phàn (cô này có họ Ông), 28 tuổi, tức là kém ông đến 54 tuổi! Vậy mà họ cũng sống bên nhau vô cùng hạnh phúc cho đến nay! Vậy, sự kiện TKC cùng với HT công chúa lênh đênh trên con thuyền tình, giữa trời biển mây nước, suốt gần 1 năm trời mới cập bến Thăng Long, theo tôi, lịch sử & chúng ta cũng nên thông cảm với họ phải không? Với lại, TKC mang họ Trần là do có công trạng nên được vua ban cho Quốc tính, chứ thật sự TKC không phải họ Trần đâu! Vậy nên có lời thơ rằng:
Tuổi dù xấp xỉ cổ lai, Vui đời, tình cứ "lai rai" đỡ buồn! Bốn bề sương tuyết có tuôn Thu qua - Đông tới lẻ thường xưa nay! Ngàn Sau ơi! Cứ vui vầy Bên Thơ - Bên bạn, từ đây hết buồn!
Ngày xưa, vào đời nhà Trần, vua Trần Nhân Tông sau khi đã truyền ngôi cho con là Trần Anh Tông, lên tu ở núi Yên Tử, mến cảnh núi sông thường hay đi du ngoạn các nơi, vào đến đất Chiêm. Trong khi ở Chiêm Thành, vua Chế Mân biết du khách khoác áo cà sa là Thượng Hoàng nước Việt, nên lấy tình bang giao mà tiếp đãi nồng hậu. Không rõ Thượng Hoàng vân du có ý định mở mang bờ cõi cho đất nước về phía nam không, hay vì cảm tình đối với ông vua trẻ tuổi Chiêm Thành mà hứa gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân. Vua Chiêm cử sứ giả Chế Bố Đài cùng đoàn tùy tùng hơn trăm người mang vàng bạc, châu báu, trầm hương, quý vậy sang Đại Việt dâng lễ cầu hôn. Triều thần nhà Trần không tán thành, chỉ có Văn Túc Đạo Tái chủ trương việc gả. Vua Chế Mân tiến lễ luôn trong năm năm để xin làm rể nước Nam, rồi dân hai châu ô, Ly (từ đèo Hải Vân Thừa Thiên đến phía bắc Quảng Trị ngày nay) làm sính lễ cưới côn chúa Huyền Trân về nước. Huyền Trân làm hoàng hậu nước Chiêm Thành được một năm thì vua Chế Mân mất. Thế tử Chiêm phái sứ giả sang Đại Việt dâng voi trắng và cáo về việc tang. Theo tục lệ nước Chiêm, vua mất thì cung phi phải lên hỏa đàn để tuẫn táng. Vua Trần Anh Tông hay tin vua Chiêm mất, sợ em gái là công chúa Huyền Trân bị hại, bèn sai võ tướng Trần Khắc Chung hướng dẫn phái đoàn sang Chiêm Thành nói thác là điếu tang, và dặn bày mưu kế để đưa công chúa về. Trần Khắc Chung trước kia đã có tình ý với Huyền Trân, song rồi vì việc lớn, cả hai cùng dẹp bỏ tình riêng, ngày nay lại được vua giao phó nhiệm vụ đi cứu công chúa. Sang đến nơi, Trần Khắc Chung nói với thế tử Chiêm Thành rằng: "Bản triều sở dĩ kết hiếu với Vương quốc vì vua trước là Hoàn Vương, người ở Tượng Lâm, thành Điển Xung, là đất Việt thường: hai bên cõi đất liền nhau thì nên yên phận, để cùng hưởng hạnh phúc thái bình cho nên gả công chúa cho Quốc vương. Gả như thế vì thương dân, chứ không phải mượn danh má phấn để giữ trường thành đâu! Nay hai nước đã kết hiếu thì nên tập lấy phong tục tốt. Quốc vương đây mất, nếu đem công chúa tuẫn táng thì việc tu trai không người chủ trương. Chi bằng theo lệ tục bản quốc, trước hãy ra bãi bể để chiêu hồn ở trên trời, đón linh hồn cùng về rồi mới hỏa đàn sau". Lúc bấy giờ các cung nữ của Huyền Trân biết rằng công chúa sẽ bị hỏa táng, nhưng không biết làm thế nào, thấy sứ Trần Khắc Chung tới mới hát lên một câu ngụ ý cho sứ Nam biết mà lo liệu cứu côn chúa khỏi bị lên thang hỏa đàn: Đàn kêu tích tịch tình tang, Ai đem công chúa lên thang mà ngồi. Người Chiêm Thành nghe theo lời giải bày của Trần Khắc Chung, để công chúa Huyền Trân xuống thuyền ra giữa bể làm lễ Chiêu Hồn cho Chế Mân. Trần Khắc Chung đã bố trí sẵn sàng, cỡi một chiếc thuyền nhẹ chực sẵn trên bể, đợi thuyền chở công chúa ra xa, lập tức xông tới cướp công chúa qua thuyền mình, dong buồm ra khơi nhắm thẳng về phương bắc. Huyền Trân công chúa gặp lại người tình cũ đến cứu mạng về, hoa xưa ong cũ ai ngờ còn có ngày tái ngộ, đôi trai tài gái sắc kéo dài cuộc tình duyên trên mặt biển, hơn một năm mới về đến kinh. Về sau, các văn nhân thi sĩ cảm hứng về quãng đời lịch sử của công chúa Huyền Trân, đã mượn điệu hát, lời thơ mà làm nên nhiều bài còn truyền tụng đến ngày nay. Như khúc "Nước non ngàn dặm" theo điệu Nam Bình, mà có kẻ cho rằng chính công chúa đã soạn ra trong lúc đi đường sang Chiêm quốc: Nước non ngàn dặm ra đi... Mối tình chi! Mượn màu son phấn Đền nợ Ô, Ly. Xót thay vì, Đương độ xuân thì. Số lao đao hay là nợ duyên gì? Má hồng da tuyết, Cũng như liều hoa tàn trăng khuyết, Vàng lộn theo chì. Khúc ly ca, sao còn mường tượng nghe gì. Thấy chim lồng nhạn bay đi. Tình lai láng, Hướng dương hoa quì. Dặn một lời Mân Quân: Như chuyện mà như nguyện Đặng vài phân, Vì lợi cho dân, Tình đem lại mà cân, Đắng cay muôn phần. Một nhà thơ khác vịnh Huyền Trân công chúa: Đổi chác khôn ngoan khéo nực cười. Vốn đà không mất lại thêm lời. Hai châu ô, Lý vuông nghìn dặm, Một gái Huyền Trân của mấy mươi? Lòng đỏ khen ai lo việc nước, Môi son phải giống mãi trên đời? Châu đi rồi lại châu về đó, Ngơ ngẩn trông nhau mấy đứa Hời! Trong dân gian, người ta than tiếc cho công chúa Huyền Trân: Tiếc thay cây quế giữa rừng, Để cho thằng Mọi thằng Mường nó leo. Tiếc thay hột gạo trắng ngần, Đã vo nước đục lại vần lửa rơm.
Tranh minh hoạ của Trang chủ cũng gợi cảm hứng cho người xem: TUYẾT TRẮNG Tuyết phủ ngoài kia trắng mái nhà Nẻo đường mất dấu chẳng lối ra Bên hiên thấp thoáng tùng vài khóm Lác đác chân rào dấu sóc qua Chạnh nhớ quê nhà ,lòng giá buốt Thương về gối mẹ,bạc sương sa Tha hương gặp bạn trên trang blog Sưởi ấm tình thơ,thôi xót xa! NS
Bài thơ Tuyết trắng của NS hay quá, PC xin đối lại vài câu để đáp với bạn thơ:
Vọng Quốc
Đêm qua giá buốt phủ mái nhà Đường về cố quốc chửa tìm ra Gữi thân xứ lạ lòng đau xót Bên nhà tổ quốc chuyện can qua. Anh hùng hào kiệt, hồn sông núi, Xin hãy cùng về giữ Trường Sa. Ngày nào hơi thở còn chưa đứt, Hoài bảo chưa tròn quyết chẵng xa.
PC thêm 1 bài có dính líu với câu chuyện công chúa Huyền Trân.
Chuyện củ tích xưa
Nặng mang tình nước với non nhà, Huyền Trân công chúa gạt lệ ra, Theo chồng đổi lại châu Ô Lý, Tổ quốc trường tồn, dứt can qua. Khắc Chung tiễn bạn vào Nam quốc, Ruột đứt gan bào, giọt lệ sa. Trời cao có mắt vua Chiêm mất, Đón bạn thuyền tình hết cách xa!
Cuối năm cỏ xanh quá bận, chẳng còn thời gian cho riêng mình, SAIGON gần GIÁNG SINH lành lạnh, rất hợp để mà thơ thẩn, nhưng công việc ngập đầu chẳng còn chỗ hổng để suy tư chút ít...cỏ xanh xin lỗi các bạn nha.Thời gian này xin cho phép cỏ xanh thưởng thức thơ tuyệt vời, comments hay thôi nhé. Đọc SÁNG NAY TÔI BUỒN thấy cả một mùa dông mênh mông vời vợi quanh mình...với điển tích HUYỀN TRÂN buồn bi tráng...và cũng thấy lòng mình buồn mênh mang...
Chao ban Ngan Sau, Minh thich bai tho nay o cho la Ngan sau da kheo leo dua noi buon cua Huyen Tran vao bai tho cua minh. Qua bai tho, minh cam nhan lanh leo cua mua dong va co don khi xa xu. Chac cac ban tho dieu biet Tu dai my nhan cua Trung Quoc. Huyen Tran la nu nhan dep cua VN. Qua that tat ca ho dieu co nhung diem giong nhau.
Huyen Tran, Dieu Thuyen lan Tay Thi Tat ca deu mang net tuyet tran Nu nhi phai ban vi non nuoc Phai trach ai day mot kiep nguoi.
Gui May co noi sai thi xin cac ban tho bo qua nhe, hihihi. Lisa
GỬI CHÚT TÌNH XA (Bài họa) *** Bao năm phiêu bạt kiếp xa nhà Sự nghiệp đi tìm vẫn chửa ra! Vận tốt mong hoài còn chậm đến ! Tuổi xanh:giữ mãi đã vù qua! An sinh thân phận:tâm hồn trĩu ! Hoàn cảnh bạn bè :nước mắt sa! Ai có đi về thăm PHỐ BỤI, Cho đây gửi gấm chút tình xa!? Việt Sơn
Chị kiết ơi .đừng có la em nghe ,tự nhiên mất tiêu vì em bị lạc giữa đường...hôm giờ bửa nay mở trang thơ thấy gđmình rộn rịp quá chắc chẳng ai nhớ đến em,đọc một mạch rồi vào từng chị ,đến bài thơ "sáng nay tôi buồn" sao mà côđộc quá khôngbiết có ai chùi nước mắt chochịHUYỀN TRÂN của em o? chị nhớ nhà ,nhớai mà chạnh lòng đến HTrân vậylàm em chợt nhớ câu : ngồi buồn đốt mộtđống rơm khói iên nghi ngút ... hỏi ông trời sao mà để .Trânnhớ nước non ngàn dặm,nhớ Khắc Chung ra đi mà không lời hẹn ước ...để nàng lệ châu lả chả..NOEI xứ người có ấm áp không chị ?mùa đông làm người ta nhớ nhiều thứ :lửa hồng bếp cũ,nhớ nhà ,nhớ người..ngọn lửa nào được thổi bùng lên xua tan băng giá?chỉ có lửa tình yêu (nói chung )làm ấm cỏi lòng ,may chị có nhiều lửa bạn bègópvào trang thơcho dù Huyền trânhay Chiêu quân kết thúc nào cũng có hậu ,chịcứ yêu đờitự nhiên sẽcó 1ông già tuyếtđem niềm vui và mùa xuân đến trong NOEL này CHỪNG NÀO CHỊ LÊN MẠNG ,em sẽ gởi bài thơ mùa đông thôi em dừng
Sáng nay NS buồn tới cỡ nào rồi ? Nói là đã hiểu tại sao mình buồn mà còn thắc mắc ông Trời chi nữa?
ReplyDeleteGIỌT LỆ HUYỀN TRÂN là thơ của thi sĩ Trần Mộng Tú nhưng SM chưa được đọc qua lần nào, chắc là mọi người đều thắc mắc hết đó NS ơi !
Mới tới hôm qua .. tui DZUI ...sáng ni đọc "Sáng nay tôi buồn" ... thôi thì để tiên nữ vui lên .. xin mời đọc (lại):
ReplyDeleteMười Vui
Một vui xuất phát tại gia
Hai vui nếu bạn hài hoài lạc quan
Ba vui cười nói nhẹ nhàng
Bốn vui cầu nguyện lòng thành tin yêu
Năm vui nhận ít cho nhiều
Sáu vui tự tại đừng phiền thời gian
Bảy vui khai trí mở mang
Tám vui thể dục nhịp nhàng tứ chi
Chín vui bận bịu đừng bi
Mười vui mơ ước thực thi đừng chờ
*
* *
Vui lên, vui sống trọn đời
Ta vui cùng hát những lời vui tươi
Tôi vui một, bạn vui mười
Cùng vui cùng nhậu, càng cười càng vui.
Tê Hát, Dec 09, 2008
Theo tôi, Ngàn sau nhắc đến "Giọt lệ Huyền Trân" e không phải nói đến bài thơ cùng tên của Trần Mộng Tú mà là muốn nói đến những giọt lệ đau thương trông với cố quận & tình lang của ngưới con gái "nước non ngàn dặm ra đi"... về làm dâu Chiêm Quốc thuở nào... Phải không Ngàn Sau? Nếu phải thỉ "Ừ" một tiếng rõ to - nhờ vậy, tôi nghĩ, Nỗi buồn giữa tuyết giá đông thiên của Ngàn Sau chắc chắn sẽ bay biến theo cùng lạnh lùng gió tuyết Quê Người... và rồi, Trà(tri kỷ)sẽ lại thơm đưọm khói hương; Cà phê(bạn thơ))cũng lại sẽ nồng nàn & quyến rũ như hương hoa cà phê trắng xóa đồi nương Bmt ngày nào...
ReplyDeleteNgàn Sau & Các bạn thơ ơi!
ReplyDeleteXin đính chính 1 chút trong comment của Nguyễn Tuệ Minh:... "Giọt lệ đau thương trông vời cố quận & Tình lang..." chứ không phải là "trông với" theo ai đâu nhé!
Đây đúng là:
"Huyền này nhầm với sắc kia,
Cũng mong người bớt tái tê nỗi buồn!
Dù cho mưa tuyết còn tuôn,
Đông tàn xuân tới... lẻ thường xưa nay.
"Ngàn Sau" xin cứ vui say:
Bên thơ - Bằng hữu, tháng ngày nhẹ thênh!
Thân chào các bạn Trang thơ,
ReplyDeleteSáng ngủ dậy,bên ly cà phê...bỗng thấy ngọt ngào hơn bao giờ...vì bài thơ chỉ là cảm xúc bất ngờ ,không kịp chuẩn bị để đăng đàn,ai ngờ Trang chủ ưu aí quá làm ta cảm động đến rơi GIỌT LỆ NGÀNSAU (QH ƠI ,lên nhạc đi,để NS
còn lên tinh thần sáng nay ra xúc
tuyết tiếp...)
Được mọi người chia xẽ nỗi buồn vì
trời đất này cũng là điều HẠNH PHÚC rồi,thôi xin :
Cám ơn trời đã ban cho
Bạn bè tương ái,chẳng lo một mình!
Tuổi hưu là tuổi vàng
ReplyDeleteNhàn hạ với nhân gian
Đông, ly trà hương ấm
Hè, vui kiếp tang bồng
Chúc Cô NS tìm được chút niềm vui trong cảnh sầu.
Người cùng cảnh ngộ!
VD
Hi Ngàn-Sau: Sáng nay xúc mấy "xe tuyết" muốn ứ hơi.
ReplyDeleteVào đọc thơ Ngàn Sau, thấy ..Giọt lệ Huyền Trân..Buốt cơn gió lạnh, rớt nhiều hạt châu..lại càng ứ hơi thêm nửa:
Giọt lệ Huyền Trân đâu chẳng thấy,
Hạt châu lơ lững ở trên cao..
Nhạc yêu cầu thì vừa gởi, mà lần này thì không có cinema. Và chỉ có nhạc độc tấu hắc tiêu không lời.. vậy Bạn chỉ cần một ly trà..nhâm nhi nghe tiếng hắc tiêu và lời giới thiệu trầm trầm của Đặng Nho.
(và không cần thuốc nhỏ mắt).
Nhân Bạn nhắc đến Giọt lệ Huyền Trân..không biết là giọt lệ lúc đi qua Chiêm Quốc lấy chồng hay là giọt lệ lúc cùng Trần Khắc Chung lênh đênh trên..thuyền tình" mãi hơn ba tháng mà từ Phan Rí không về tới Thăng Long.
Câu chuyện Huyền Trân đả xảy ra 702năm (1306-2008) Ðây là cuộc tình hi hữu chưa từng xảy ra trong tiến trình lịch sử ở các nước Ðông Nam Á và cũng là một bi kịch tình sử mà các sử gia, các nhà văn và cả kịch ảnh Việt Nam không ngừng bàn đến và hiện nay đang là một đề tài đang được bàn cải một cách rất âm ỉ vì quan hệ đến nước Champa (Chiêm Thành) và Việt Nam.
Chuyện tình GIỌT LỆ HUYỀN TRÂN có lần NS đọc ,có một nhà sưu tầm cho rằng không có chuyện tình TRẦN KHẮC CHUNG_HUYỀN TRÂN ,vì Thượng Tướng TKC lúc bấy giờ đã hơn 60...
ReplyDeletecòn HT mới trên 20 ,thì không xảy ra được ...QH nghĩ sao?
Nghe QH diễn thuyền tình lênh đênh sao mà thơ mộng quá,làm ai cũng muốn leo lên thuyền làm một tua coi nó "thơ" chừng nào !
Hà hà ,có động mới có đoán ,có phải không VINH ĐAN ,sao ẩn cư kỹ vậy,mọi người nhắc nhở hoài ,CANADA chỉ có 2 người ,mà sao lạnh lẽo như trời chilly,lạnh quá ,đường sá trơn trợt nên phải dừng lại vô TRANG THƠ hả,làm ơn gởi
lẹ tác phẩm TUYẾT LẠNH MUÀ ĐÔNG ,cho post lần tới nghe TRANG CHỦ.
Trang thơ bắt đầu :
Đốt lò hương cũ ,so tơ phiếm này!
Bạn thơ Ngàn Sau ơi,
ReplyDeleteNS buồn đến ... đóng băng như vậy, nhưng CHÀNG có chia sẻ gì không?
Nếu đã có người chia đôi cục muối, cục đường rồi, thì cũng nhẹ tênh cuộc đời ...
Nếu chưa có ai - như NT chẳng hạn - thì mau chân lên kẻo... chiều hôm tối rồi !
Riêng NT ấy hả?
CÓ RỒI....
Để trong túi áo lâu lâu em mở ra em dòm !!!
Thân mến,
NT
TUỆ MINH ơi,
ReplyDeleteNS chỉ thấy cảnh sinh tình ,chứ không dám nghỉ chuyện lớn,Trông vời cố quận mà giọt lệ tuôn tràn,còn tình lang thì chắc là chuyện mơ hồ...
Bởi vì:
Tuổi trời đã ngoại cỗ lai
Dám đâu mơ uớc ngày mai làm gì!
NHU THƯƠNG ơi,
ReplyDeleteBài thơ vô tình mà lại sinh tình cho lão ông,nên LÃO đã đến trên mail hôm qua rồi,cám ơn NT NHẮC NHỠ
VÀ CÁM ƠN LUÔN LÃO ÔNG đã có chút tình NGÀN NĂM MÂY BAY !
MUÀ ĐÔNG CANADA lại ấm rồi ,nên sáng nay trời nắng!
Hi Ngàn-Sau,
ReplyDeleteNhư QH đả nói, câu chuyện Huyền-Trân đang "bàn cải" sôi nổi lắm ..trong và ngoài nước. Nhưng lịch sử đả diển ra thì không gì sửa đổi được. Dưới đây là phần trích dịch từ Đại Việt sử ký toàn thư, đoạn trích cuối nói việc Khắc Chung dùng thuyền cướp công chúa. Đây là bộ sử ngày nay được coi là có giá trị nhất của Ngô Sỉ Liên.
Ðây là phần trích dẫn từ Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư (tập II, Nhà xuất bản Khoa Học xã Hội, Hà Nội, 1971) liên quan đến cuộc tình Chế Mân và Huyền Trân:
– Tân sửu năm thứ 9 [1301] Nguyên Ðại-đức thứ 5 (...).Tháng 2, nước Chiêm-thành sang cống. Tháng 3, thượng hoàng đi chơi các địa phương, sang Chiêm-thành (...). Mùa đông, tháng 11, thượng hoàng tự Chiêm-thành về (tr. 96).
– Quý mão năm thứ 11 [1303] (...) Mùa đông, tháng 10, (...) Lấy Ðoàn Nhữ Hài làm tham tri chính sự (...). Trước đây sứ nước ta sang Chiêm-thành đều lạy vua nước Chiêm trước, rồi sau mới mở chiếu thư. Khi Nhữ Hài đến, bưng ngay chiếu thư để lên trên án và bảo vua Chiêm rằng : “Từ khi sứ giả đem chiếu thư của thiên tử đến, xa cách ánh sáng lâu ngày, nay mở chiếu thư ra, hình như trông thấy mặt thiên tử, tôi phải lạy chiếu thư đã rồi mới tuyên độc sau”. Rồi lập tức hướng vào chiếu thư lạy xuống. Lúc ấy vua nước Chiêm đứng ở bên cạnh, lạy thế không khỏi có chút chưa ổn, nhưng lấy cớ là lạy tờ chiếu thì là thuận lễ, mà sứ thần cũng không phải khuất. (...). Sau này ngững người đi sứ Chiêm-thành không lạy vua nước Chiêm là bắt đầu từ Nhữ Hài (tr. 98)
– Ất tị năm thứ 13 [1305] (...) Tháng 2, Chiêm-thành sai Chế Bồ-đài và bộ đảng hơn trăm người đem vàng bạc, hương quý, vật lạ để dâng làm lễ vật cầu hôn. Các quan triều đều cho là không nên, duy có Văn-túc vương là Ðạo Tái chủ trương là nên và Trần Khắc Chung tán thành, việc bàn mới quyết (tr. 100).
– Bính ngọ năm thứ 14 [1306] (...). Mùa hạ tháng 6, gả công chúa Huyền-trân cho vua nước Chiêm-thành. Trước đây, thượng hoàng đi chơi các địa phương sang nước Chiêm-thành, đã trót hứa gả con gái cho. Các văn sĩ trong triều ngoài nội nhiều người mượn điển vua nhà Hán đem Chiêu-quân gả cho Hung-nô làm thơ bằng quốc ngữ để chê cười (tr. 102).
Sử thần Ngô Sĩ Liên bàn : Ngày xưa Hán Cao hoàng vì nước Hung-nô thường quấy phá biên giới, mới lấy con gái của dân làm công chúa gả cho thiền vu, kết hôn với người không phải giống nòi, các tiên nho đã từng chê (...).Còn như Nhân tôn đem con gái gả cho vua nước Chiêm-thành là nghĩa gì ? Nói rằng nhân khi đi chơi mà chót hứa gả, sợ thất tín, thì sao không làm việc đổi mệnh có được không ? Vua giữ ngôi trời mà thượng hoàng đã xuất gia rồi, vua đổi mệnh thì có khó gì, mà lại đem gả cho người xa không phải giống nòi cho đúng lời hẹn ước, rồi lại dùng mưu gian trá cướp lại về sau, thế thì tin ở đâu ? (tr. 102).
– Ðinh mùi năm thứ 15 [1307] Mùa xuân tháng giêng. Ðổi hai châu Ô Lý làm châu Thuận và châu Hóa, sai hành khiển Ðoàn Nhữ Hài đến vỗ yên nhân dân. Trước là vua Chiêm-thành Chế Mân đem đất hai châu ấy làm lễ vật dẫn cưới, người các thôn La-thủy, Tác-hồng, Ðà-bồng không chịu theo, vua sai Nhữ Hài đến tuyên dụ đức ý của triều đình, chọn người trong bọn chúng bổ cho làm quan, lại cấp cho ruộng đất, tha tô thuế cho 3 năm để vỗ về (tr. 103)
– Mùa hạ tháng 5. Vua Chiêm-thành là Chế Mân chết (tr. 103)
– Mùa thu, tháng 9. Con vua Chiêm-thành là Chế Ða-da sai sứ thần là Bảo Lộc-kê dâng voi trắng (tr. 103).
– Mùa đông, tháng 10, sai nhập nội hành khiển thượng thư tả bộc xạ Trần Khắc Chung và an phủ Ðặng Văn sang Chiêm-thành đón công chúa Huyền-trân và thế tử Ða-da về. Tục nước Chiêm-thành, hễ vua chết thì hoàng hậu phải vào dàn thiêu chết theo. Vua biết thế, sợ công chúa bị hại, sai bọn Khắc Chung sang, mượn cớ làm lễ viếng và nói rằng : “Nếu công chúa hỏa táng thì việc làm chay không có người chủ trương, chi bằng hãy ra bờ biển làm lễ chiêu hồn ở ven trời, đón linh hồn cùng về, rồi sẽ vào dàn thiêu. Người Chiêm nghe theo (tr. 103).
Khắc Chung dùng thuyền nhẹ cướp lấy công chúa đem về, rồi tư thông với công chúa, loanh quanh mãi ở đường biễn, lâu ngày mới về đến Kinh sư. Hưng nhượng đại vương ghét lắm, mỗi khi trông thấy Khắc Chung thì mắng rằng : “Người ấy đối với nước ta là bất tường, họ tên là Trần Khắc Chung thì nhà Trần có lẽ hết vì người này chăng” Khắc Chung thường sợ phải lẩn tránh (tr. 104)..
Chào các bạn,
ReplyDeleteChuyện xưa tích cũ ,chuyện này..chắc phải hỏi..Trần Khắc Chung..và Huyền Trân ,xin lỗi các bạn, đùa một chút cho
vui thôi...
TT nhớ một chuyện liên quan bản nhạc Huyền Trân Công Chúa hay là Nước non ngàn dặm ra đi của nhạc sĩ Phạm Duy,
lúc đó Trường Tổng Hợp BMT diễn văn nghệ,Tt lãnh nhiệm vụ hát bản nhạc trên cho các bạn diễn kịch,chẳng ngờ tới ngày diễn (sau bao ngày tập tành)thì TT bị đau cổ họng,may quá có bạn Vân thuờng hay tập hát với Tt ra hát thế..nhờ vậy đỡ bị bể dĩa vì lúc đó đi tìm nhạc băng bỏ vào thì thật nhiêu khê.
Đây cũng là kỷ niệm thời đi học thật vui chỉ tòan hát hò ,học thì it văn gừng văn nghệ thì nhiều,chia xẻ cùng các bạn nhe
Điển tích,từ ngữ,tên gọi...
ReplyDeleteTRÀN HUYỀN TRÂN: viên ngọc màu đen
chắc là không đem lại nhiều may mắn cho CHẾ MÂN...
TRẦN KHẮC CHUNG : cùng họ với HƯYỀN TRÂN ,có bà con gì không?
MỘt đánh dấu không mấy sáng sủa cho nhà TRẦN ,một kết thúc khắc
nghiệt...
nhận dịnh chút xíu,nếu không đúng
xin mọi người bỏ qua cho...
Để đáp lời yêu cầu "Đốt lò hương cũ" xin gửi đến Các Bạn Thơ bài
ReplyDeleteHoa Tuyết Xuân để bày tỏ chút tình của tuyết Canada.
Hoa Tuyết Xuân
Nắng xuân đây lẫn sương xa
Cuốn di bao nỗi nặm mà tình xuân
Hoa xuân tươi thắm một màu
Tuyết trinh dù phải dãi dầu nắng sương
Hoa xuân đây chẳng thoảng hương
chẳng gieo sầu nhớ, chẳng vương ý tình
Mình gieo lạnh giữa thân mình
Làm sao sưởi ấm chút tình bướm hoa
Nên không nhận kiếp kiêu xa
Vì trong tình thắm lệ nhòa vươn mang
Hoa xin đơn lạnh giữa đàng
Để men rượu ấm mình chàng, chàng say.
Hoa là cánh lững lờ bay
Trao tâm tình trắng hoà mây giữa trời
Không êm ấm, chẳng cho đời
Phận hoa càng lạnh lòng người hàn vi
Thêm lạnh lẽo phút chia ly
Tạm in dấu gót người đi kẻ về
Hoa không nhận kiếp duyên thề
Giữ hoa là giữ ê chề, hoa tan.
Tháng Chạp 1999
VD
NS hoi TKC 60 tuoi co`n Huyen Tran moi co tre^n 20 ... "thi` kho^ng xa?y ra duoc".
ReplyDeleteTui thi` khong biet tra loi nhu+ng co' xem PBN, Ky Duyen cu~Ng hoi ca^u na`y va` o^ng Nguyen Ngoc Ngan tra? lo+`i, dda.i kha'i:
Thu+? ho?i ma^'y o^ng Viet kieu tre^n 60 ve^` Viet Nam cuoi ca`c co^ ga'i 18, 20!
Thi` chu'ng ta co' the^? suy lua^.n: Yes, co' the^? xa?y ra .. nha^'t la` trong ca?nh so'ng nu+o+'c ma^y tro+`i .. tre^n thuye^`n .. ti`nh!
TH,
TH à,
ReplyDeleteHình như trong sử có nói là TKC và HT ĐÃ YÊU NHAU từ trước khi nhà vua gả HT cho CM để đổi 2 châu Ô,LÝ.
Nếu điều này đúng thì TKC rước HTvề ..và lênh đênh sóng nước mấy tháng trời thì cũng là chuyện tình...lịch sử.
Chứ còn mới đi rước mà gặp thì cũng không dễ dàng ...còn mấy ông VK thì vì thời đại đổi thay,xã hội không còn luân lý,thì mọi thứ đảo lộn tùng phèo...chuyện gì cũng có thể xảy ra !
Ngàn Sau & Các bạn thơ ơi!
ReplyDeleteTài liệu nói TKC 60 tuổi e không đúng hẳn! Truyền thuyết chỉ ghi là: TKC & HT công chuá đã có tình ý với nhau từ trước... Nhưng dù có 60 mươi thì đã sao! Mới đây các báo chí đều đưa tin: Dương Chấn Ninh, du học & là G.S Đại học ở Mỹ, từng được giải Nobel; sau về dạy học ở Đ.H Thanh Hoa, T.Q; vợ mất sau 53 năm chung sống (1950 - 2003); năm 2004 ông 82 tuổi, cưới cô Ông - Phàn (cô này có họ Ông), 28 tuổi, tức là kém ông đến 54 tuổi! Vậy mà họ cũng sống bên nhau vô cùng hạnh phúc cho đến nay!
Vậy, sự kiện TKC cùng với HT công chúa lênh đênh trên con thuyền tình, giữa trời biển mây nước, suốt gần 1 năm trời mới cập bến Thăng Long, theo tôi, lịch sử & chúng ta cũng nên thông cảm với họ phải không?
Với lại, TKC mang họ Trần là do có công trạng nên được vua ban cho Quốc tính, chứ thật sự TKC không phải họ Trần đâu!
Vậy nên có lời thơ rằng:
Tuổi dù xấp xỉ cổ lai,
Vui đời, tình cứ "lai rai" đỡ buồn!
Bốn bề sương tuyết có tuôn
Thu qua - Đông tới lẻ thường xưa nay!
Ngàn Sau ơi! Cứ vui vầy
Bên Thơ - Bên bạn, từ đây hết buồn!
Ngày xưa, vào đời nhà Trần, vua Trần Nhân Tông sau khi đã truyền ngôi cho con là Trần Anh Tông, lên tu ở núi Yên Tử, mến cảnh núi sông thường hay đi du ngoạn các nơi, vào đến đất Chiêm. Trong khi ở Chiêm Thành, vua Chế Mân biết du khách khoác áo cà sa là Thượng Hoàng nước Việt, nên lấy tình bang giao mà tiếp đãi nồng hậu. Không rõ Thượng Hoàng vân du có ý định mở mang bờ cõi cho đất nước về phía nam không, hay vì cảm tình đối với ông vua trẻ tuổi Chiêm Thành mà hứa gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân.
ReplyDeleteVua Chiêm cử sứ giả Chế Bố Đài cùng đoàn tùy tùng hơn trăm người mang vàng bạc, châu báu, trầm hương, quý vậy sang Đại Việt dâng lễ cầu hôn. Triều thần nhà Trần không tán thành, chỉ có Văn Túc Đạo Tái chủ trương việc gả.
Vua Chế Mân tiến lễ luôn trong năm năm để xin làm rể nước Nam, rồi dân hai châu ô, Ly (từ đèo Hải Vân Thừa Thiên đến phía bắc Quảng Trị ngày nay) làm sính lễ cưới côn chúa Huyền Trân về nước.
Huyền Trân làm hoàng hậu nước Chiêm Thành được một năm thì vua Chế Mân mất. Thế tử Chiêm phái sứ giả sang Đại Việt dâng voi trắng và cáo về việc tang. Theo tục lệ nước Chiêm, vua mất thì cung phi phải lên hỏa đàn để tuẫn táng. Vua Trần Anh Tông hay tin vua Chiêm mất, sợ em gái là công chúa Huyền Trân bị hại, bèn sai võ tướng Trần Khắc Chung hướng dẫn phái đoàn sang Chiêm Thành nói thác là điếu tang, và dặn bày mưu kế để đưa công chúa về. Trần Khắc Chung trước kia đã có tình ý với Huyền Trân, song rồi vì việc lớn, cả hai cùng dẹp bỏ tình riêng, ngày nay lại được vua giao phó nhiệm vụ đi cứu công chúa.
Sang đến nơi, Trần Khắc Chung nói với thế tử Chiêm Thành rằng: "Bản triều sở dĩ kết hiếu với Vương quốc vì vua trước là Hoàn Vương, người ở Tượng Lâm, thành Điển Xung, là đất Việt thường: hai bên cõi đất liền nhau thì nên yên phận, để cùng hưởng hạnh phúc thái bình cho nên gả công chúa cho Quốc vương. Gả như thế vì thương dân, chứ không phải mượn danh má phấn để giữ trường thành đâu! Nay hai nước đã kết hiếu thì nên tập lấy phong tục tốt. Quốc vương đây mất, nếu đem công chúa tuẫn táng thì việc tu trai không người chủ trương. Chi bằng theo lệ tục bản quốc, trước hãy ra bãi bể để chiêu hồn ở trên trời, đón linh hồn cùng về rồi mới hỏa đàn sau".
Lúc bấy giờ các cung nữ của Huyền Trân biết rằng công chúa sẽ bị hỏa táng, nhưng không biết làm thế nào, thấy sứ Trần Khắc Chung tới mới hát lên một câu ngụ ý cho sứ Nam biết mà lo liệu cứu côn chúa khỏi bị lên thang hỏa đàn:
Đàn kêu tích tịch tình tang,
Ai đem công chúa lên thang mà ngồi.
Người Chiêm Thành nghe theo lời giải bày của Trần Khắc Chung, để công chúa Huyền Trân xuống thuyền ra giữa bể làm lễ Chiêu Hồn cho Chế Mân. Trần Khắc Chung đã bố trí sẵn sàng, cỡi một chiếc thuyền nhẹ chực sẵn trên bể, đợi thuyền chở công chúa ra xa, lập tức xông tới cướp công chúa qua thuyền mình, dong buồm ra khơi nhắm thẳng về phương bắc. Huyền Trân công chúa gặp lại người tình cũ đến cứu mạng về, hoa xưa ong cũ ai ngờ còn có ngày tái ngộ, đôi trai tài gái sắc kéo dài cuộc tình duyên trên mặt biển, hơn một năm mới về đến kinh.
Về sau, các văn nhân thi sĩ cảm hứng về quãng đời lịch sử của công chúa Huyền Trân, đã mượn điệu hát, lời thơ mà làm nên nhiều bài còn truyền tụng đến ngày nay.
Như khúc "Nước non ngàn dặm" theo điệu Nam Bình, mà có kẻ cho rằng chính công chúa đã soạn ra trong lúc đi đường sang Chiêm quốc:
Nước non ngàn dặm ra đi...
Mối tình chi!
Mượn màu son phấn
Đền nợ Ô, Ly.
Xót thay vì,
Đương độ xuân thì.
Số lao đao hay là nợ duyên gì?
Má hồng da tuyết,
Cũng như liều hoa tàn trăng khuyết,
Vàng lộn theo chì.
Khúc ly ca, sao còn mường tượng nghe gì.
Thấy chim lồng nhạn bay đi.
Tình lai láng,
Hướng dương hoa quì.
Dặn một lời Mân Quân:
Như chuyện mà như nguyện
Đặng vài phân,
Vì lợi cho dân,
Tình đem lại mà cân,
Đắng cay muôn phần.
Một nhà thơ khác vịnh Huyền Trân công chúa:
Đổi chác khôn ngoan khéo nực cười.
Vốn đà không mất lại thêm lời.
Hai châu ô, Lý vuông nghìn dặm,
Một gái Huyền Trân của mấy mươi?
Lòng đỏ khen ai lo việc nước,
Môi son phải giống mãi trên đời?
Châu đi rồi lại châu về đó,
Ngơ ngẩn trông nhau mấy đứa Hời!
Trong dân gian, người ta than tiếc cho công chúa Huyền Trân:
Tiếc thay cây quế giữa rừng,
Để cho thằng Mọi thằng Mường nó leo.
Tiếc thay hột gạo trắng ngần,
Đã vo nước đục lại vần lửa rơm.
_____________________________
Cảm hứng cho đôi trai tài gái sắc
ReplyDeleteThuyền tình một chiếc lênh đênh
Mênh mông sóng nước biết đâu bến bờ
Thuyền tình giạt bến sông mơ
Lửng lơ chèo lái buông tơ phím chùng!
Tranh minh hoạ của Trang chủ cũng gợi cảm hứng cho người xem:
ReplyDeleteTUYẾT TRẮNG
Tuyết phủ ngoài kia trắng mái nhà
Nẻo đường mất dấu chẳng lối ra
Bên hiên thấp thoáng tùng vài khóm
Lác đác chân rào dấu sóc qua
Chạnh nhớ quê nhà ,lòng giá buốt
Thương về gối mẹ,bạc sương sa
Tha hương gặp bạn trên trang blog
Sưởi ấm tình thơ,thôi xót xa!
NS
Bài thơ Tuyết trắng của NS hay quá, PC xin đối lại vài câu để đáp với bạn thơ:
ReplyDeleteVọng Quốc
Đêm qua giá buốt phủ mái nhà
Đường về cố quốc chửa tìm ra
Gữi thân xứ lạ lòng đau xót
Bên nhà tổ quốc chuyện can qua.
Anh hùng hào kiệt, hồn sông núi,
Xin hãy cùng về giữ Trường Sa.
Ngày nào hơi thở còn chưa đứt,
Hoài bảo chưa tròn quyết chẵng xa.
hihihi, xin mọi người thưởng lảm !
PC thêm 1 bài có dính líu với câu chuyện công chúa Huyền Trân.
ReplyDeleteChuyện củ tích xưa
Nặng mang tình nước với non nhà,
Huyền Trân công chúa gạt lệ ra,
Theo chồng đổi lại châu Ô Lý,
Tổ quốc trường tồn, dứt can qua.
Khắc Chung tiễn bạn vào Nam quốc,
Ruột đứt gan bào, giọt lệ sa.
Trời cao có mắt vua Chiêm mất,
Đón bạn thuyền tình hết cách xa!
Tặng bạn thơ NS
Cuối năm cỏ xanh quá bận, chẳng còn thời gian cho riêng mình, SAIGON gần GIÁNG SINH lành lạnh, rất hợp để mà thơ thẩn, nhưng công việc ngập đầu chẳng còn chỗ hổng để suy tư chút ít...cỏ xanh xin lỗi các bạn nha.Thời gian này xin cho phép cỏ xanh thưởng thức thơ tuyệt vời, comments hay thôi nhé.
ReplyDeleteĐọc SÁNG NAY TÔI BUỒN thấy cả một mùa dông mênh mông vời vợi quanh mình...với điển tích HUYỀN TRÂN buồn bi tráng...và cũng thấy lòng mình buồn mênh mang...
Mượn bài thơ của Hồ-Công-Tâm tặng hai Bạn Ngàn-Sau, Phượng-Các và mời các Bạn cùng xem:
ReplyDeleteHUYẾT HẬN
Não nề cung kiếm treo trên vách
Tiếc thuở ngang tàng chiến địa xưa
Hào kiệt lưu vong ngồi bó gối
Rượu sầu nghiêng chén ngó bâng quơ
Chiến mã gục đầu tuôn huyết lệ
Dặm dài hiu hắt nguyệt sườn non
Gươm cùn, dép cỏ e sương gió
Tóc bạc lơ thơ đợi chết mòn
Huyết hận còn lưu trang Chiến Sử
Tháng năm nào xóa nhục muôn đời
Một đi thăm thẳm ngàn lưu luyến
Đau xót gọi thầm Cố Quốc ơi
Cờ Nghĩa tung bay nóc Cổ Thành
Bao giờ thấy lại mảnh trời xanh
Quê Hương réo gọi Bình Minh dậy
Sóng gió gào lên Khúc Độc Hành
Hồ Công Tâm
Chao ban Ngan Sau,
ReplyDeleteMinh thich bai tho nay o cho la Ngan sau da kheo leo dua noi buon cua Huyen Tran vao bai tho cua minh. Qua bai tho, minh cam nhan lanh leo cua mua dong va co don khi xa xu. Chac cac ban tho dieu biet Tu dai my nhan cua Trung Quoc. Huyen Tran la nu nhan dep cua VN. Qua that tat ca ho dieu co nhung diem giong nhau.
Huyen Tran, Dieu Thuyen lan Tay Thi
Tat ca deu mang net tuyet tran
Nu nhi phai ban vi non nuoc
Phai trach ai day mot kiep nguoi.
Gui May co noi sai thi xin cac ban tho bo qua nhe, hihihi. Lisa
GỬI CHÚT TÌNH XA
ReplyDelete(Bài họa)
***
Bao năm phiêu bạt kiếp xa nhà
Sự nghiệp đi tìm vẫn chửa ra!
Vận tốt mong hoài còn chậm đến !
Tuổi xanh:giữ mãi đã vù qua!
An sinh thân phận:tâm hồn trĩu !
Hoàn cảnh bạn bè :nước mắt sa!
Ai có đi về thăm PHỐ BỤI,
Cho đây gửi gấm chút tình xa!?
Việt Sơn
Chị kiết ơi .đừng có la em nghe ,tự nhiên mất tiêu vì em bị lạc giữa đường...hôm giờ bửa nay mở trang thơ thấy gđmình rộn rịp quá chắc chẳng ai nhớ đến em,đọc một mạch rồi vào từng chị ,đến bài thơ "sáng nay tôi buồn" sao mà côđộc quá khôngbiết có ai chùi nước mắt chochịHUYỀN TRÂN của em o?
ReplyDeletechị nhớ nhà ,nhớai mà chạnh lòng đến HTrân vậylàm em chợt nhớ câu : ngồi buồn đốt mộtđống rơm
khói iên nghi ngút ...
hỏi ông trời sao mà để .Trânnhớ nước non ngàn dặm,nhớ Khắc Chung ra đi mà không lời hẹn ước ...để nàng lệ châu lả chả..NOEI xứ người
có ấm áp không chị ?mùa đông làm người ta nhớ nhiều thứ :lửa hồng bếp cũ,nhớ nhà ,nhớ người..ngọn lửa nào được thổi bùng lên xua tan băng giá?chỉ có lửa tình yêu (nói chung )làm ấm cỏi lòng ,may chị có nhiều lửa bạn bègópvào trang thơcho dù Huyền trânhay Chiêu quân kết thúc nào cũng có hậu ,chịcứ yêu đờitự nhiên sẽcó 1ông già tuyếtđem niềm vui và mùa xuân đến trong NOEL này CHỪNG NÀO CHỊ LÊN MẠNG ,em sẽ gởi bài thơ mùa đông thôi em dừng