Saturday, October 18, 2008

Nhớ Ban Mê


126 comments:

  1. Chà Chà , ngồi làm tấm hình bài thơ của NS mà thấy nhớ Ban Mê quá. Một thời miệt mài sách vở chỉ mong Thầy Cô đau yếu bịnh hoạn hay bận công chuyện chi đó đặng tới lớp trễ, cả bọn rủ nhau mau mau cuốn gói chạy ra khỏi lớp.Cổng trường cũ năm xưa còn lưu lại trong ký ức nhờ tấm hình này với Bố Đương dạy môn Công dân Giáo duc và những tình bạn bền bỉ còn giữ lại đến ngày hôm nay...

    ReplyDelete
  2. Nhờ các bạn tìm giùm coi em Hiền đứng ở đâu trong hình.

    ReplyDelete
  3. Hinh nhu H dung phia sau cai may hinh

    ReplyDelete
  4. BAN MÊ nắng bụi , mưa lầy
    Một thời bụi đỏ đã lùi vào xa
    Em ơi áo trắng đã qua
    Ngàn thu vẫn nhớ ngày xưa bụi mù...

    ReplyDelete
  5. Cô ơi
    Hiền đứng hàng đầu về phía tay trái , phải không ạ?

    ReplyDelete
  6. Tui to1 mo1 co' va1i the'c me'c:

    1. "Ban Me Thuot" va` "Buon Me Thuot"
    chu+~ na`o ddu'ng?

    2. BMT noi tieng "bu.i mu` tro+`i",
    dda^'t ddo? ... va^.y ca'c co^
    la`m sao giu+~ chie^'c a'o da`i
    tra('ng nu+~ sinh "tra('ng" hoa`i
    dduoc?

    TH,

    ReplyDelete
  7. BANMÊ bụi đỏ mù trời,
    Em ơi áo trắng em thời nơi đâu?
    Em ơi những buổi mưa ngâu
    Mưa rơi áo đỏ ngập sâu "đất bùn".


    Hiền là cái cô "lí la lí lắc" trong hình,thấy cái đầu nào lắc lắc là Hiền đó!!!!!!!!!Phải hôn??

    ReplyDelete
  8. Mời các bạn yêu Ban Mê vào link nhac của PC để nghe bài Em về (Album nhac Phan ni tấn):
    http://www.esnips.com/doc/50a73012-02fc-4b26-a6cf-278f730ee50b/Em-Ve---Ngoc-Huy

    NS
    PC đến trể nên đã có CX chỉ điểm rồi.

    ReplyDelete
  9. Em về nhớ lại thời tuổi thơ,
    Tóc bím thơ ngây mắt nai tròn,
    Hái hoa bắt bướm trên đồng cỏ,
    Hồn nhiên như nhánh lá me non.

    Em về thăm lại ngôi làng xưa,
    Lúa chín ven đê ngát thơm lừng,
    Hắt hiu tiếng sáo đêm trăng tỏ,
    Ngọt ngào ôi... câu hát quê hương.

    Em về nhắc lại từng ngày thơ,
    Áo trắng tung bay khắp sân trường,
    Bước chân qua ngỏ xưa ngập ngừng,
    Nào hay ánh mắt lúc tan trường.

    .......tiếp

    (bài thơ Ngọc Hạnh, phổ nhạc: Kinh Châu)

    ReplyDelete
  10. TH,
    Trước năm 1975 mọi người chỉ gọi tên là Ban Mê Thuột , thành phố đã được học sinh và các Thày Cô giáo tả chân là Buồn muôn Thuở, Bụi mù Trời...Đây là tên do người Kinh ghép đặt,mặc dù nguyên thủy là Buôn Ma Thuột, tiếng người dân tộc thiểu số Êđê có nghĩa là " Làng của Má thằng Thuột". Chuyện này chắc là QH hay VV rành hơn, ôn lại nguồn gốc cho bà con cùng hiểu thêm nghe.
    Còn cái chuyện đồng phục áo dài suốt thời Trung học tụi này chỉ có Tà Áo Xanh cho thích nghi với bụi đỏ ven đường. Trước đó với nhiều niên khóa bắt đầu từ năm 1955 thì H không biết nhưng sẽ hỏi lại các bậc đàn chị và đàn anh sau.
    Mong rằng đã giải đáp được phần nào théc méc của TH.

    ReplyDelete
  11. Các bạn thơ ơi,

    Cái Cổng trường thân yêu ấy ngày xưa NT đã từng ... liệng guốc qua cổng rồi cột hai tà áo dài xanh lại và .... trèo qua cổng với bạn bè năm học lớp 12 B (1974) !!!! Vì lúc ấy cổng đã đóng trong giờ học.

    Kết quả : Thầy Tùng ĐIỆU các nàng 12 B lên văn phòng nửa ngày trời Hôm ấy mưa lụt văn phòng thầy Tùng hiệu trưởng !!! Con gái khóc là khỏi chê !!! Khóc để được tha tội cấm túc thì ngu gì hỏng khóc - hỏng khóc thì bị cấm túc sao !?

    Sau này NT có làm một bài thơ như vầy nè ... Đọc các bạn nghe nha

    BIẾT NAY....

    Biết nay phượng thắm có còn
    Rụng sân trường cũ,chân mòn guốc em
    Biết nay cửa lớp thân quen
    Có ai khép lại – nhớ quên tình cờ
    Biết nay lối cỏ ngẩn ngơ
    Vẫn còn khép nép như tờ thư xanh
    Biết nay tà áo thiên thanh
    Thuở xưa yểu điệu vòng quanh cổng trường
    Biết nay thầy bạn thân thương
    Ai còn, ai mất - nẻo đường lắt lay
    Biết trống trường có quắt quay
    Rộn ràng nỗi nhớ chiều nay tan trường
    Biết bàn ghế của từ chương
    Ngóng qua cửa sổ bên đường rong chơi
    Biết nay vở trắng - Tình hời
    Xé trang nắn nót, trao lời Phượng Yêu
    Bảng đen phấn trắng chắt chiu
    Biết đâu đã xoá ít nhiều - Phôi pha
    Biết đâu em dáng lượt là
    Tháng năm, thôi đã nhạt nhoà phấn son

    Mến,
    NT

    ReplyDelete
  12. TT,
    Em Hiền ngày ấy rất ngoan ngoãn đèn sách, lành như Bụt và nhát như cáy ( nghe nói rồi bắt chước chứ thực sự chưa biết con cáy là con gì )nên TT nói lí la lí lắc là trật đường rày rồi.Tin mừng có vài người nhận dạng thiệt đúng sau 38 năm , thế có nghĩa là không thay đổi nhiều theo thời gian bầm dập, còn " chẻ", chưa được gọi là già, mới chỉ Gió heo may đã về thôi.

    ReplyDelete
  13. EM ƠI,
    Trang thơ ai cũng nhận ra
    Vậy thì em bé chẳng già chút nao!
    Tối nay chắc phải ăn khao
    Một chầu phở nhé,nơi nào đó em?
    Em HIỀN như thể ma soeur
    Leo rào đâu dám..nghịch là NHƯ THƯƠNG !
    12, cột áo trèo tường
    Để bay qua cổng dễ thường mấy ai!
    Thấy thầy là kịch đóng ngay
    Lệ rơi lả chả em rày ..xin tha
    Lần sau tái phạm nữa là..
    Thì em nhất định ..xin ra khỏi trường!

    ReplyDelete
  14. Cam on co^ ho.c tro` Hie^`n dda~ gia?i thi'ch ..ca'i te^n BMT & a'o da`i xanh "thie^n thanh".

    Ma^'y co^ ho.c tro` BMT thi` ra ghe^ tha^.t ... da'm lie^.ng guo^'c, tre`o tu+`ng .. la.i co`n cho+i tro` "nho? le^. sa cha^u "
    Ca'c o^ tro^'n ho.c vo^ ru+`ng vo+'i ta` a'o xanh .. cha('c ai ti`m ra ...

    Merci SM! TH,

    ReplyDelete
  15. MINH HOẠ TẨU HỎA NHẬP MA
    Ta tham lam /đòi cả đất trời
    Em mệt mõi / kiếm tìm đây đó

    -------------------------
    Cô đòi có cả trời mưa
    Có cây phượng đỏ,có hoa pháo vàng
    Em tìm ra được dã quỳ
    Trời mưa ,ngược dốc ,mệt đừ cô ơi
    Chợ chiều BMT vắng người
    Guốc cao trơn trợt/em đo đất dài
    Bức tranh minh hoạ trang đài
    Cổng trường năm cũ,bóng ai vẫn còn
    Mọi người đoán đúng y bon
    Em Hiền bên trái ,vẫn còn "chẻ" măng!









    Bức tranh minh hoạ trang đài
    Cổng trường năm cũ ,bóng ai vẫn còn!

    ReplyDelete
  16. Các bạn thơ ơi,

    NT mà cúp cua ấy hả ...Sẽ giung giăng giung giẻ ở THÁC NHÀ ĐÈN hay là khu vườn trái cây ở gần trường đó!

    Vui nhất là đi Thác Nhà Đèn, miễn ướt áo đến lưng quần thì OK ! Vì ướt lên đến phần trên nữa thì thầy cô giáo biết, chứ còn tà áo dài thì được để dưới gầm bàn mà ... Tà áo xanh sẽ được phất phơ trong gió cho khô trên đường từ thác đến cổng trường thôi.

    Rất lạ là hồi xưa ấy chẳng biết mắc cỡ với bọn con trai cùng nhào xuống thác mặc dầu đã học đến lớp 12 rồi !!!

    Bây giờ là NT tu hết 99%... Già rồi nên phải tu thôi

    Mến,
    NT

    ReplyDelete
  17. Hello Ngàn-Sau:
    từ tháng 10 năm 75 đến nay, QH chưa có dịp trở lại Ban-Mê-Thuột tuy đã có vài lần sắp xếp để đi. Hôm qua đọc bài thơ của Bạn ôi thôi..thì nhớ Ban-mê quá chừng, nhưng phải để cho các bạn dân Ban-mê chánh thống trước, mình là dân "nhập cư" nhớ sau một chút vậy..sáng nay vẫn chưa thấy Vivu đâu hết trơn..SM đã réo mà chàng trai "lãng tử" nhậu nước lã này chắc vẫn còn say..nên QH đành nhớ Ban-Mê trước vậy.

    QH có tật viết comment dài, viết dài mà viết dai, viết dỡ nữa..lần có dở thì cũng khen một phát đi nghen.

    Chuyện Ban-mê (nhớ lại):
    QH chưa bao giờ được bước vào trường Trung học Tổng hợp Ban-Mê-Thuột..nên không biết bên trong trường thế nào..chớ còn đứng trước cửa trường thì có đứng nhiều lần..và hình như chưa lần nào chứng kiến cô nữ sinh nào..liệng guốc qua cỗng mà trèo cỗng đi ra hết..hình như cỗng trường Tổng hợp thấp hay sao đó. Chớ nếu là cỗng trường kỷ thuật Y-Jut thì chắc là bạn thua rồi.
    Một kỷ niệm vui và khó quên là trận đấu bóng tròn giửa hai đội giáo sư trường Tổng hợp và trường Kỷ Thuật tại sân vận động Ban Mê Thuột, học sinh hai trường cổ vỏ cho hai đội tận tình..QH còn nhớ ông thầy Quang (dạy vẻ) là thù môn cho trường tổng hợp, Ông cao quá khổ cho nên các ông kỷ thuật cứ đá banh xà xà vô khung thành Ông không khum xuống để bắt banh được.
    Còn một ông Quang nửa là hiệu trưởng sư phạm Ban Mê Thuột (chỗ này không biết là SM, NT xem lại nếu không đúng thì sửa dùm nghen) sau này nghe kể lại là cả hai vợ chồng thầy Quang đều được ho nghĩ dạy và phải ra bán hàng lặt vặt ngoài chợ BMT để kiếm sống. Hồi đó QH có mấy giở dạy bên sư phạm, ngày đầu tiên Ông Quang nói, để tôi đưa anh xuống lớp. QH từ chối để xuống lớp một mình. Ông Quang sợ các cô giáo sinh "ăn hiếp" thầy giáo trẻ..mà thiệt tình là như vậy..vào lớp thì đã thấy một lô câu hỏi viết đầy trên bảng..đại loại như là..thầy có vợ con chưa..ôi thôi là vui. Lúc đó ông thầy trẻ phải tà tà mà hát bài..bồ còn chưa có có chi con..(sạo thiệt tình).

    Nghe nói Ban-Mê bây giờ thay đỗi nhiều lắm, không còn "bụi đỏ mù trời" nhưng cũng nghe nói huynh trưởng PC ghé qua Ban Mê và cũng đã có người hát câu..ai mang bụi đỏ đi rồi..đúng là xứ có bụi đỏ làm vấn vướng người.

    Trở lại câu hỏi của Bạn TH và đã có trả lời của SM rồi chỉ xin nói lại thêm một chút về Ban mê:

    Đăk Lăk, Darlac hay Đắc Lắc (theo tiếng Ê Đê: Đăk = nước; Lăk = hồ) là một tỉnh nằm ở trung tâm Tây Nguyên, phía bắc giáp Gia Lai, phía nam giáp Lâm Đồng, phía tây nam giáp Đăk Nông, phía đông giáp Phú Yên và Khánh Hòa, phía tây giáp với Kampuchia với đường biên giới dài 193 km.

    Tỉnh lỵ của Đăk Lăk là thành phố Buôn Ma Thuột, cách Hà Nội 1.410 km và cách thành phố HCM 320 km.

    Buôn Ma Thuột (hay Ban Mê Thuột) là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Đắk Lắk và là thành phố lớn nhất ở vùng Tây Nguyên Việt Nam.

    Buôn Ma Thuột gốc tiếng Ê Đê, nghĩa là "bản hoặc làng của Ama Thuột", nó xuất phát từ tên gọi buôn của A ma Thuột - tên một vị tù trưởng giàu có và quyền uy nhất vùng; để rồi từ đây hình thành nên các buôn làng xung quanh, phát triển thành thành phố Buôn Ma Thuột ngày hôm nay.
    Thuở xưa, đây là vùng đất của người Ê Đê Kpă với khoảng 50 nhà dài Ê Đê nằm dọc theo suối Ea Tam do tù trưởng A Ma Thuột cai quản.

    Nói đến Ban-Mê-Thuột thì phải nhắc đến Hoàng triều cương thổ. (Đất ấm của triều đại nhà Nguyễn).

    Hoàng triều Cương thổ từng là tên gọi để chỉ vùng đất Tây Nguyên Việt Nam hiện nay gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
    Khi Quốc gia Việt Nam thành lập, Quốc trưởng Bảo Đại đã tách riêng phần cao nguyên Trung bộ ra và được hưởng quy chế hành chính đặc biệt có tên là Hoàng triều cương thổ. Tại vùng này thì Bảo Đại ngoài danh nghĩa Quốc trưởng ra vẫn giữ vai trò Hoàng đế.
    Ai có ở BMT chắc cũng đều biết ngay thị xả là xả Lạc-Giao (với ý nghỉa An Lạc Giao Hòa) nơi trung tâm có đình Lạc Giao. Đình được xây dựng lần đầu năm 1928, được xem là nơi tụ hội quan trọng và là lời nguyền giao kết của những người Việt từ khắp các miền lưu lạc đến sinh sống ở Buôn Ma Thuột thuở ban đầu. Năm 1932 đình được vua Bảo Đại ban Sắc tứ phong Đào Duy Từ làm thành hoàng. Đình đã được trùng tu nhiều lần, mới nhất là năm 2004. (Cửa sau của nhà SM bước qua mấy bước là vào sân đình..hái ổi) nghe SM kề là bây giờ Đình đã bị che kín vì những xây dựng chung quanh.
    Vài cái "lạ" của BMT: Đình, Chợ và trường học được cất sát bên với nhau. Sau này (trước 75) còn một cái lạ nửa là rạp chiếu bóng được cất đồ sộ ngay trước cửa trường học. Một tỉnh mà có đến 2 biệt điện của Vua. Một ở ngay trung tâm thành phố và một ở cạnh hồ Lak. (cung điện mùa hè).
    Hồ Lắk là một hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất tỉnh Đăk Lăk và cả Việt Nam. Xung quanh hồ có những dãy núi lớn được bao phủ bởi các cánh rừng nguyên sinh. Buôn Jun, một buôn làng nổi tiếng của người M'Nông, nằm cạnh hồ này. Xung quanh hồ còn có những kiến trúc lịch sử như biệt điện của hoàng đế Bảo Đại, nhà dài của người M'Nông.
    Hồ Lắk nằm bên thị trấn Liên Sơn (hay Lạc Thiện) huyện Lắk, cạnh tuyến đường giao thông giữa Buôn Ma Thuột và Đà Lạt, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 56 km về phía Nam theo quốc lộ 27. Qua đèo Lạc Thiện khoảng 10 km trước khi vào thị trấn Lạc Thiện sẽ nhìn thấy hồ nằm bên tay phải. Còn không gian của khu rừng lịch sử, văn hóa, môi trường hồ Lắk còn bao trùm các xã Bông Krang, Yang Tao, Đắk Liêng.
    ..Còn nhiều kỷ niệm để nhớ Ban-Mê, nhưng thôi đã dài quá rồi..bao nhiêu đây cũng đủ để "rủ rê" ông lính hải quân lên lập duyên đoàn đóng ở cầu 14 để ngắm các cô của làng Thái trắng nhỡn nhơ đi qua đi lại..
    Vivu ơi tỉnh chưa, vô tiếp chuyện Ban-mê đi.
    QH

    ReplyDelete
  18. NHƯ THƯƠNG gợi nhớ THÁC NHÀ ĐÈN buôn KOSIA...hồi gia đình NS mới dọn từ DALAT qua BMT,nhà ở ngay bên hông trường BMT ...lúc bấy giờ còn rất hoang sơ,nước non chưa có đầy đủ,nên mỗi cuối tuần 5 chị em phải gánh áo quần ra suối giặt..mà như là đi tới thác nhà đèn,thấy đường xa gánh nặng nên cũng có Mạnh Thường Quân dừng xe lại mời lên cho đở đoạn đường,MTQ lại là Quân Cảnh nên chẳng ai dám từ chối!
    Nơi đây cũng là vùng pinic ,cắm trại với lớp của em HIỀN, bây giờ THÁC NHÀ ĐÈN phát triển nhiều,không còn nét thơ mộng của ngày xưa nữa,ngay cả trường TRH chúng ta cũng không tìm lại được những dấu vết cũ...đứng ngoài nhìn qua cổng như người xa lạ...
    CỔNG TRƯỜNG ĐỔI CHỦ LÂU RỒI
    AI VỀ QUA ĐÓ BỒI HỒI NHỚ XƯA !

    ReplyDelete
  19. Lâu lâu lại học lại một bài học lịch sử về quê hương đất nước,cám ơn QH.NS đã làm khai sinh cho 5 đứa con ở xã LẠC GIAO mà nói thật chưa hề bước chân đến xã này bao giờ,bây giờ nghe nói ở phiá sau nhà HIỀN thì tưởng tượng thôi.HỒ LAC là nơi ba NS đã làm đưởng quanh đó ,ngày xưa ông cũng tham dự săn bắn với vua BĐ,chỉ nghe kể lại chứ chưa tới đây lần nào.QH nói đến đình chợ... mà chưa nói đến
    chuà KHẢI ĐOAN BMT ,chuà này cũng có lịch sử đáng nhớ...

    ReplyDelete
  20. Hi Ngàn-Sau:
    Kỷ niệm Ban-Mê thì nói hoài chắc không bao giờ hết...bây giờ thêm một chút về chùa Khải-Đoan:

    Chùa sắc tứ Khải Đoan (Sắc tứ Khải Đoan tự), là ngôi chùa lớn nhất thành phố Buôn Ma Thuột và cả ở Đắk Lắk. Tên Khải Đoan là ghép từ tên vua Khải Định và vợ ông là Đoan Huy hoàng thái hậu.

    Chùa được xây bắt đầu từ năm 1951 trên đường Phan Bội Châu thành phố Buôn Ma Thuột do Đoan Huy hoàng thái hậu mẹ vua Bảo Đại cho xây dựng và Nam Phương Hoàng Hậu trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý việc thi công. Là ngôi chùa cuối cùng tại Việt Nam được phong sắc tứ của triều đại nhà Nguyễn.
    Chùa hiện tại đã được bổ sung rất nhiều công trình mới nhưng vẫn giữ nguyên vẹn chính điện cũ và vẫn là một nơi thờ phụng lớn nhất của Phật giáo tại Đắk Lắk.

    Ngàn-Sau có nhắc đến Cụ thân sinh đi săn bắn với vua Bảo Đại, QH chỉ xin có thêm vài hàng về vai vế của nhà Nguyễn như sau:

    Đây là bài Đế Hệ Thi (bài thơ):
    Miên Hường Ưng Bửu Vĩnh,
    Bão Quí Định Long Trường,
    Hiền Năng Kham Kế Thuật,
    Thế Thoại Quốc Gia Xương.


    bài thơ đã giúp cho dòng họ Nguyễn Phước Tộc dể dàng nhận ra ngôi thứ trong họ hàng một cách dể dàng.
    Con cháu của Vua Minh Mạng được đặt tên theo khuôn mẩu như sau:
    Họ: Nguyễn Phước (hoặc Phúc)
    Chữ lót: Miên, Hường, Ưng, Bữu, Vĩnh, Bảo, Quý...(xử dụng theo thứ tự tửng chữ trong bài thơ trên)
    Tên: XXXX


    http://www.trandinh.info/vn/poem_v.htm
    NS và các Bạn muốn hiểu thêm về ý nghĩa của các chữ trên, xin nối vào link trên đây, bài thơ nguyên tác có giải thích của ý nghỉa từng chử.

    Mấy năm trước Hiền về thăm nhà, có gởi cho xem mấy tấm ảnh chụp ở chùa Khải Đoan, nay trông khác xưa nhiều. Hồi xưa QH cũng có giờ dạy ở đó nên cảnh trong chùa cũng quen thuộc lắm.

    ReplyDelete
  21. Các bạn thơ ơi,

    Ngày xưa, khi NT vào học trường Sư Phạm thì thầy VƯƠNG QUANG THỌ làm Hiệu Trưởng.

    Ngôi trường ấy đối diện với phi trường L19 - từ Ngã Sáu đi thẳng một mạch sẽ thấy phi trường L19 bên tay trái và Trường Sư Phạm bên tay phải.

    Nếu quẹo trái thì sẽ thấy Trường Nữ Tiểu học bên tay phải và nhà cô Suối Kiết bên tay trái.

    Qua ngã tư thì sẽ gặp cổng Trường Trung học Tổng hợp Bmt bên tay trái - lúc mà NT trèo cổng trường thì cái cổng hãy còn là cổng bằng gỗ và thấp lắm (có thế mới trèo được chứ !)

    Cuối con đường đến trường sẽ là đường Nguyễn Công Trứ. Nhà NT ở trên đường ấy.

    Điều quan trọng là vào mùa mưa, NT đã phải vác guốc để lội sình trên quãng đường ngắn ngủn từ cổng trường đến nhà - dĩ nhiên là đã từng "Xoạc cẳng đo xem đất vắn dài" như thơ của bà Hồ Xuân Hương rồi.

    Miễn là không có chàng đi bên cạnh thì ta cứ tỉnh bơ đứng dậy với bộ áo dài lem luốc đất sình đỏ để lết vô đến nhà thôi!

    Vui chưa các bạn thơ ?

    Mến,
    NT

    ReplyDelete
  22. Cam on QH da cho biet bai hoc dia ly cung nhu lich su ve xu+':
    Buo^`n Ma` Thu+o+ng!

    Ngay xua tui hoi con nho? tui nghe nhieu ve BMT, vi` cha to^i hay di buon o+? ddo'.

    Vi` nghe BMT co nhieu ma ...
    suy't nu+~a gia ddi`nh tui cu~Ng co' 1 ca'i nha` o+? BMT ro^`i.

    Chac khi nao ve VN la.i, tui phai la`m 1 chuyen ddi BMT.
    Tuy o+? QUang Nam ..nhu+ng nha` tui co' nhieu ddo^` go^~ tu+` xu+' Cao nguye^n ... do cha tui ddem ve^`.

    Ti`nh tha^n, TH

    ReplyDelete
  23. Thanh-Tài ơi, sao không thấy chử nào hết vậy..nhớ đến nghẹn ngào sao?/

    ReplyDelete
  24. Bài lục bát thật hay! Tranh "minh họa" thật đẹp!
    "Tôi về BMT chiều mưa
    em ơi áo trắng bây chừ ở đâu?..."
    Đọc câu thơ,... "Nhớ Ban Mê" quá!
    Cám ơn nhà thơ Ngàn Sau!!!
    Sương Khuya

    ReplyDelete
  25. Ngạc nhiên thứ nhứt là TT đi đâu mà vội mà vàng, không kịp để lại nửa lời nhắn nhủ, chẳng phải nhớ đến BMT nghẹn ngào đâu QH, có ai hối thúc một bên đấy.
    Ngạc nhiên thứ hai là có Giọt Sương Khuya vừa mới tí tách rớt vào Trang thơ,có họ hàng xa với Sương Mai chăng? Nếu thấy nhớ BMT thì quả là phe ta kỳ cựu rồi.
    Cám ơn đã ghé vào chơi với lời khen tặng về Thơ và Hình.
    SM

    ReplyDelete
  26. NS à,
    Nếu biết NS mà khen em H kiểu này thì có bao nhiêu yêu cầu minh hoa cho bài thơ sẽ ráng thâu đêm gom vào hết. Kể thử coi nghe,
    1-Cảnh BMT chiều mưa
    2- Cổng trường cũ Trung hoc Tổng hợp BMT
    3- Em Áo Trắng trước ở Hòa Bình, có phải là em Cỏ Xanh Thanh Thúy?
    4-Hoa Dã Quỳ lơ thơ dưới chân đồi
    5-Hoa xác pháo đỏ đang nở
    6-Hoa Phượng rụng trong sân trường
    7- Cảnh chợ chiều BMT lưa thưa người.
    H vừa nghe hết những đề nghị này là thấy quay cuồng rồi,hìhìhì, người làm hình thì tẩu hỏa còn tấm hình chắc nhập Ma luôn.Phượng Các, Quê Hương rành về Khí Công làm ơn giải thích dùm trạng thái này.

    ReplyDelete
  27. SƯƠNG KHUYA mà đối SƯƠNG MAI
    Hỏi thăm SƯƠNG SỚM đợi ai giữa trời?

    ReplyDelete
  28. Hello các bạn,truớc tiên là xin lỗi vì chẳng có chữ nào,lý do là vì ,ngày hôm qua vô một comment dài ơi là dài(Gần bằng comment của QH..hihi,vì giải thích họ tộc AMA,trong đó có AMA TRANG LONG mà dân BANMÊ ai cũng biết,rồi TRA & KHẢO đế hệ thi...vài chuyện nữa,mà rồi khi bấm Publish chẳng hiểu sao nhất định không vô dù đã check đi check lại Password,đã vậy một hồi lại biến mất ,tức ơi là túc thế là tức tốc gọi NSAU kể lể,đành cười trừ chứ biết sao)

    Tối lại nhờ con trai xem lại máymóc trục trặc thế nào,khi được rồi thì mắt nhắm tít lại và nó lại quên clear đi.Cớ sự dài dòng văn tự vậy

    Bây giờ thấy phe ta có thêm giọt
    SƯƠNG KHUYA chính họ hàng mà SƯƠNG MAI chẳng biết là ai??THế thì có thêm SƯƠNG TRẮNG (quê ngoại) hay SƯƠNG ĐÊM(?)thì còn nhiều bà con nữa đó.HIHI,SM ơi dông vui chứ sao
    hỉ.

    Thôi lòng dòng quá TT có bài thơ cảm hứng qua bài của NS ghi ra các bạn nghe nhé


    VỀ MỘT GIẤC MƠ

    Lá biếc sân trường gọi nắng trưa
    Chao nghiêng nón lá mắt nhung vừa
    Thơm trang mực vở mùa thương nhớ
    Một thuở xanh đời ươm uớc mơ

    Thuở ấy ve kêu ngập lối về
    Cây sầu phượng vỹ nở đê mê
    Ngõ xưa hoa lá vờn ong bướm
    Cậy gió trao về một giấc mê

    ThanhTài

    ReplyDelete
  29. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  30. This comment has been removed by a blog administrator.

    ReplyDelete
  31. Thanh-Tài ơi, tiếc thiệt há, bây giờ viết lại đi, chứ 3 lần mà comment giống nhau làm QH mừng hụt...thiệt là tội nghiệp.
    Máy của NS hình như "trục trặc" rồi. Trang thơ vui rộn rã làm cái máy của NS cũng cười theo đang làm khó NS đó.
    Chào Bạn Sương-Khuya..kể vài kỷ niệm Ban-Mê cho các bạn cùng chia xẻ với.

    ReplyDelete
  32. DUNG ROI CAI MAY CUA NS CUNG DANG LAM REO,THOI DI RA NGOAI LAY CHUT KHONG KHI.HOM QUA TT KHONG VO DUOC ,HOM NAY VO 3 LAN CHO BO GHET!HI HI,CUOC DOI MA,CANG DAI CANG VUI!
    Muon may cua chau xai do!

    ReplyDelete
  33. NS, TT
    Máy chạy mà khi được khi không là chắc khô dầu rồi ! coi có chổ nào vô dầu được không thì nhỏ cho nó vài giọt sương mai thì chắc nó sẽ RUN ! hihihi

    NT,
    Nghe NT kể về tắm suối khúc dưới từ thắc lưng trở xuống là PC nhớ lại những ngày hành quân vùng 4 lội mương cả ngày nên cũng ướt hết khúc dưới thâm niên nên...
    Bài thơ Biết Nay hay quá, PC thêm 2 câu nha:
    Biết nay cánh cổng có còn ?
    Để em quăng guốt lối mòn trèo qua.

    SM,
    hahaha, từ đây Sương Mai có thêm bạn đồng ...hương rồi, mà Sương Khuya thì chắc là ngồi cả đêm tâm sự dưới trăng thì mới ...ra thế sự há ! Nhưng mà Sương Khuya không biết từ hướng nào bay tới vậy mà nghe như có chút lạnh giá sau lưng !

    QH, PC có ghé BMT 1 lần vài năm trước, tại thị xã thì hết bụi đỏ rồi, nhưng đi về phía nhà CX thì vẫn còn nhiều lắm !
    và con đường trước nhà SM thì có 2 hàng cây (hình như cây bàng) ban đêm gió lùa xào sạt nghe cũng...ấn tượng lắm!

    ReplyDelete
  34. 2tuan nua HP va LTV se ve tham xu BANME,ba con ai co goi gi khong?

    Ve tham que ME Banme^
    Bao nhieu thuong nho vo ve tuoi tho
    ME gia toc da bac pho
    Dan con vien xu ..me cho ..ngay vui
    Duong doi muon dam xa xoi
    Dung quen que^ ME. ngo.t mui caphe^.

    ReplyDelete
  35. Cám ơn lời khuyên của bạn PC ,thay vì đổ dảu vào máy,chúng tôi lại đổ xăng mà máy vẫn chạy như thường !
    Qủa là lời khuyên linh nghiệm!

    ReplyDelete
  36. Bạn thơ PHƯỢNG CÁC ơi,

    Biết nay cánh cổng có còn ?
    Để em quăng guốc lối mòn trèo qua

    Dường như cổng đã phôi pha
    Dường như guốc cũng nhạt nhoà thời gian
    Mưa mưa nắng nắng phai tàn
    Quanh đi quẩn lại tuổi vàng bay xa

    ReplyDelete
  37. Đọc qua những tài liệu lịch sử và địa lý về BMT do QH cung cấp thật là hữu ích, SM đúng là múa rìu qua mắt thợ, lanh chanh trả lời cho TH chút xíu mà còn sai, quê quá xá.
    Cám ơn nhiều lắm, lần này thì phải copy và để dành , sau này có dịp trổ tài như một nhà Sử học chính tông nếu có ai hỏi lại cùng một câu hỏi về BMT. Học nghề giỏi không?

    ReplyDelete
  38. Wow ..SUONG MAI, KHUYA, SUONG SOM
    .. nhu+ng chu+a co' "SUONG DDE^M" ...

    thi` dda^y:

    "Gia'ng the^' em la` hoa Lan dde.p
    Co`n anh chi? la` gio.t Su+o+ng Dde^m"!


    Tha^'y to^.i cho anh chu+a ...
    chi.u La.nh, kho^ng tha^'y anh ma(.t tro+`i, 30 dde^m ho.a hoa(`ng mo+'i tha^'y mat tra(ng 10 dde^m ... neu tro+`i kho^ng ma^y, kho^ng mu+a!

    ReplyDelete
  39. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  40. Hi HP & LTV:

    Ba.n ve^` tha(m xu+' Ban Me^
    Khie^'n ho^`n to^i la.c bay ve^` Trang Tho+
    Bao na(m to^i va^~n mong cho+`
    Mo^.t nga`y ghe' dde^'n bo+` Ho^` Nu+o+'c (Dak - Lac) xanh (1)
    Nhi`n em ta` a'o thie^n thanh
    Vo+`n trong bu.i ddo? long lanh ma('t huye^`n
    Nhi`n em ba?n Thu+o+.ng cu+o+`i duye^n
    O^ hay co' pha?i na`ng Tie^n du+o+'i tra^`n ?

    (1) Ho.c cu?a QH: Dak (nuoc) Lak (Ho^`).

    TH,

    October 21, 2008 10:34 PM

    ReplyDelete
  41. Bạn thơ TH,
    Ngày xưa còn trẻ không đi
    Bây giờ chân mõi mà phi thế nào?
    Hồ LĂK du khách ào ào
    Muốn thăm chắc phải luyện dài khí công!

    Nếu bạn đi tới BANMÊ thì tôi sẽ thân hành đưa bạn thăm LĂK và cả xem voi BẢN ĐÔN !

    ReplyDelete
  42. PC ơi,
    SƯƠNG KHUYA giá lạnh rùng mình
    Làm ta cảm thấy như mình thiếu ai!

    (có người nhờ)

    ReplyDelete
  43. Cam on TLB.

    Khi nao tui den BMT .. tui se l/l.

    Tui co anh ban nguoi QUi Nhon ..ve len BMT, co chup hinh co+~i voi.

    Voi thi` to^i dda~ co+~I ..(o+? My~)
    nhu+ng chu+a bao gio duoc co+~i voi Viet Nam .. co' nhi`n tha^'y khi xu+a o+? so+ thu' Sai Gon.

    Tui muon tham BMT la('m ..

    TH,

    ReplyDelete
  44. Hi TLB,

    Khong biet ban tre hay bang tuoi tui ... hay tha^m nie^n ho+n tui ....
    chu+' ddi bo^. ... thi` tui da'm ca' ddo^. vo+'i ba.n dda^'y!

    To^i co' the^? ddi bo^. (nhanh) 6 miles My~ (khoa?ng 10 km) voi van toc 4.5km/1gio. Ne^'u tre`o dde`o ... thi` chu+a da'm sau khi to^i bi. phanh tha^y ..mo^? ngu+.c.

    Ti`nh tha^n, TH

    ReplyDelete
  45. Bạn TH,
    Tui nhỏ thua chị tui 10 năm,bạn tính sao đó tính,Trang Thơ cũng vui há,có người hỏi tuổi mình nữa.

    ReplyDelete
  46. ..Nhìn em Bản Thượng cười duyên,
    Ô hay có phải nàng Tiên dưới trần?.

    Lảo Tiên ơi! Có người Bạn trẻ nhắn nhủ Ông nè.
    Mấy hôm nay Trang Thơ nhộn nhịp quá chừng...đang chờ Lảo vào comment đó!

    ReplyDelete
  47. Tôi về Banthuột thăm quê
    Nhớ xưa thầy giáo ra đề luận văn
    Tả về nhà ở của trò(gs ĐVL)
    Vì sao trò lại mến thương nơi này?
    Thưa thày giản dị thôi thầy,
    Nơi đâu cha mẹ ở rày em thương!

    ReplyDelete
  48. NS,
    Thiếu người sao chẳng tìm ngay?
    Chần chừ năm tháng đêm dài quạnh hiu !

    (nhắn tin dùm)

    ReplyDelete
  49. camrySƯƠNG KHUYA thắm ướt vai nàng
    PC thắc mắc SƯƠNG NÀY là ai??

    ReplyDelete
  50. Nhắn gữi TT nè,

    Em ơi chớ để Sương Khuya,
    Ướt đẫm vai gầy lòng ta xót đau,
    Hay là em hãy về mau,
    Chăn êm nệm ấm cùng nhau sưởi nồng.
    Mai nầy dù có còn không,
    Cũng còn một chút tình nồng hôm nay.
    Đời người ai biết ngày mai?
    Đợi chờ chi nữa bóng ai mịt mùng.

    (Tiếp đi nha...)

    ReplyDelete
  51. Nhân rảnh rổi tiếp thơ PC nghen

    SƯƠNG KHUYA ướt đẫm lạnh lùng
    Nhưng đêm chẳng lạnh dẫu nghìn trùng xa!
    Ai? mình dù có vời xa
    Nhưng tình mãi mãi vẫn là ..kề bên..

    ReplyDelete
  52. COI CHỪNG GẦN NHÀ MÀ XA NGÕ!!!

    ReplyDelete
  53. Hi`hi`, rõ ràng là Cỏ Xanh vào được, sao lại nói là không ?

    ReplyDelete
  54. ừm mới vào được đây. mấy hôm trươc không đươc.Thế thì viết bù vậy. Cỏ xanh viết comment nhưng không gửi đi được, cứ viêt xong bấm gửi đi là bị xoá sạch. bữa nay viết bù thôi.

    ReplyDelete
  55. BANMÊ ĐẾN DỄ KHÓ VỀ...
    Ai là dân BMT chắc đều biết chuyện bà công chúa Ý.
    Trước 1975, sáng nào cũng thấy một bà sơ người CHÂU ÂU đạp xe đạp đi chợ BMT.Theo bà có hai cô bé người THƯỢNG tíu tít mua hàng, rồi thầy trò lại vui vẻ đạp xe ra về. Tu viện nhỏ cách thị xã khoảng 9km, nơi dừng chân của bà hoàng ngừoi ý. Chuyện là , bà hoàng này trước khi đăng quang ngôi nữ hoàng, có xin với hoàng gia cho đi du lịch vòng quanh thế giới bằng đường thuỷ.Khi đoàn tàu của bà cập cảng CAM RANH. Bà lên đất liền , đi sâu lên vùng núi , thấy dân THƯỢNG ở đây còn bán khai quá, bà rất xúc động. Khi lên đến BMT bà đã khóc ròng vì thấy dân thiểu số quá ư là nghèo nàn , cuộc sống thật cơ cực. Bà đã dừng chân ở một buôn làng cách thị xã khoảng hơn 9km. lập một tu viện nhỏ và ở lại luôn tại đấy. Bà cho đoàn tuỳ tùng trở về nước, mặc cho hoang gia nổi trận lôi đình...cuối cùng hoàng gia cũng phải chi viện hàng năm cho bà. Bà đã từ bỏ ngôi nữ hoàng , dâng hiến cả cuộc đời cho những người dân "BÁN KHAI" của BMT...
    Trước 1975 bà đã ngoài 90 tuổi, nhưng vẫn đạp xe đi chợ hàng ngày...
    Sau 1975 cỏ xanh nghe nói bà đã được nhà nước CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ký lệnh trục xuất, sự việc ra sao sau này cỏ xanh không được biét... vậy có bạn nào biết thì xin cho biết thêm

    ReplyDelete
  56. (tiếp TT )
    Nhà anh chỉ cách nhà em
    Có dăm ba phút mà xa nghìn trùng
    Đêm đêm thì chat đùng đùng
    Ban ngày công việc lùng bùng mệt ghê!
    Gặp nhau là chuyện nhiêu khê
    Hẹn em kiếp tới đi về có nhau
    Em ơi chớ có dãi dầu
    Thức đêm cảm lạnh ,anh đau ruột mềm!

    ReplyDelete
  57. Xin "báo cáo":
    "Sương KHUYA không có họ hàng
    gì Sương MAI hết,tuy cùng last name"
    SươngKhuya rất ngưỡng mộ các tác phẩm nghệ thuật của Sương Mai, đặc biệt là các tranh minh họa cho thơ (làm cho bài thơ "đẹp" hơn, hay hơn).
    Còn SươngKhuya thì chỉ... "như giọt sương khuya"./.
    SK

    ReplyDelete
  58. Miệt dưới
    Thứ Sáu , Sáu giờ chiều , mưa ...

    Thân chào các bạn Trang Thơ ,

    Thân Chào bạn SƯƠNG KHUYA ,bạn mới tới,cùng họ với Sương Mai ,nên Trang Thơ vui mừng rộn rã,chỉ có điều hơi kẹt là VV khg dám viết tắt nữa ,vídụ HP và TT thì đã thấy hơi kẹt rồi ,và hy vọng trong tương lai gần sẽ được làm quen với SươngSương và SươngSắc ...

    Thân Chào Bạn LáThuVàng và TímLụcBình ,chưa được gặp mặt bao giờ nhưng đoán rằng hai bạn là dân BMT thứ thiệt,lý do là Vivu có cái tật đọc thơ thì phải đọc To lên và đôi khi phải ngâm lên ,mặc kệ con chó hàng xóm sủa vang trời ...đến chữ BMT của Thi Sĩ NS thì bị kẹt,đọc làm sao đây ?? 3 âm thì khg được vì là thơ lục bát, may nhờ TímLụcBình nhắc ,Cám ơn nhiều nhé,khi nào về Banmê cho gửi lời hỏi thăm hai nhà thơ KimChi và Bụi nhé ,Bụi đã đưa RAP vào thơ ,hay thật !

    Tiên Sinh TH ơi ! Huynh đã thấy dân BMT dùng chữ chưa ? Viết trên giấy trắng mực đen thì Banmêthuột hay BuônMaThuột đều được cả,viết dính liền tù tì như vậy (khác với Thủ Dầu Một)nhưng khi nói đến một địa danh hữu hình thì gọi là BanThuột ,và khi nhắc đến một khung trời để nhớ để thương - thì được gọi là BanMê - như NHỚ BANMÊ ...

    ReplyDelete
  59. ...Viết tiếp!
    vâng,viết tiếp vì Miệt Trên ngáy khò khò hết rồi ...

    Dạo này Vivu mệt nhiều,mắt kém ,cái hình Bố Đương nhìn mãi còn khg ra,huống chi một hàng tóc dài mờ mờ nhân ảnh ...biết cô nào hiền như Ma soeur đây ?huống chi hồi năm xưa đó và đến bây giờ vẫn chưa biết ai cao hơn ai,ai mập hơn ai !!!
    nghe Tam Ca QH réo hoài mà khg thể rờ cái keyboard được,nay xin góp vài dòng ngoài lề ...

    AMA THUỘT

    Theo tài liệu thì BuônMaThuột là làng của Cha thằng Thuột,bởi vì khi chưa lên chức Cha thì vẫn là Y gì đó ,ví dụ Y Jut Niê (nam) hay là H' Lam Niê (nữ),Niê là cái họ giống như họ Nguyễn vậy,ngoài ra còn nhiều họ khác ...BMT có con đường Ama Trang long và ở Saigon có đường Nơ Trang Long khg biết có liên hệ gì với nhau,nhưng theo tài liệu thì Nơ Trang Long thuộc sắc dân Gia rai KonTum,dân Êđê bmt thì chữ lót là Y và H'(hờ),còn dân Koho ở Dalat là K'(cờ) và H'...lâu lắm rồi,khg nhớ nữa,nhưng khi Trang Chủ gọi là Làng của Má thằng Thuột thì chợt dưng thấy có lý lắm, vì Dân Thượng vẫn còn theo chế độ Mẫu Hệ ;nhà cửa đất đai trâu bò là tài sản của bà chủ kia mà,nhiều khi qua ngòi bút của các cụ nhà văn nhà viết sử ,các cụ viết theo lối suy nghĩ của người Kinh người Huế chăng ???

    Đình Chợ Trường chung một chỗ:

    Cụ Tôn Thất Hối là người nhận Thánh chỉ (chiếu chỉ của Vua Bảo Đại )đi lập làng mới,thì việc đầu tiên là kiếm một chỗ đặt cái bàn thờ (Đình)để đuổi tà ma đi chỗ khác chơi và rước Thành Hoàng về .Thời điểm đó chỉ nhờ mấy ông Tây nhà binh hay Tây lục lộ ủi giúp được một miếng đất cỡ đó là tốt lắm rồi,mà nhu cầu Chợ búa và Trường Học là kế tiếp khg thể thiếu,trong khi dân miền xuôi thì lác đác vài ông công chức ,lính khố xanh khố đỏ và gia đình khoảng 50 người,và chung quanh vẫn là rừng thiêng nước độc,mọi và ma ..
    Cũng may là cái xe ủi đất hồi đó còn yếu xìu,nên trừờng tiểu Học còn lại mấy gốc Đa cho học trò tránh nắng chơi lò cò ...

    Rượu Cần

    20% rượu cần + 80% nước lạnh = Bia Banmê .
    Nước chanh Banmê = 1 muỗng canh rượu cần + đường cát vàng + 1 ly nước lạnh .

    Đó là công thức điều chế bia và nước chanh khi cần.

    ReplyDelete
  60. Hi Vivu: chắc là đang bận lo "chế" rượu nên tới bửa nay mới vào Trang Thơ..mà hình như vẫn còn đang say..vì trong công thức chế rượu của Bạn không có "methanol", đang làm "điên đỏa" dân nhậu SaiGon.

    Bạn có nhắc tới xứ Thủ Dầu Một, đây là xứ lớn lên của tui đó nghen, bây giờ ít còn ai nhắc đến tên nó nửa dù nó còn thị xả tên Thủ Dầu Một.

    Hồi lên BMT, QH có cơ hội làm việc chung với Cụ TTH cho đến năm ông mất, cho nên cũng được nghe nhiều về thời kỳ lập tỉnh BMT, nhiều tài liệu, kỷ vật thời đó..của Ông được QH mang về SG gồm 3 bao bố (sau 75) trao lại cho bà mẹ của TT Niệm.
    Bây giờ chắc là thất lạc hết.

    Còn một người nửa mà chắc là dân ở BMT ai cũng biết là Ông Lê văn Triều, xả trưởng Lạc Giao nhiều năm. Ông có một tài liệu đánh máy kể lại nhiều việc đả xảy ra khi thành lập BMT, trong đó có nói nhiều đến việc thành lập Giáo xứ BMT, việc xây dựng Tòa Giám Mục BMT và bà sơ người Ý mà CX nhắc đến là người thiết kế và xây dựng tòa nhà Giám Mục này..QH có một bản copy nhưng đã mất khi BMT hổn loạn. Bây giờ Bạn nào còn ở BMT, có thì giờ cố tìm ở thư viện của Tòa Giám Mục thì may ra còn..QH đã tìm nhiều, chỉ thấy nhiều bài báo trích đăng từng phần có ghi là của Ông LVT, nhưng không ai nhắc đến bà sơ người Ý và việc thiết kế xây dựng tòa Giám Mục BMT này.

    Cám ơn Ngàn-Sau với bài thơ đã làm sống lại nhiều kỷ niệm nơi chốn mà khi trưởng thành QH có dịp phục vụ ở đó và tưởng chừng có lúc đã hát bài..Ban-mê đi dể khó về..

    Tình thân tất cả.

    ReplyDelete
  61. Sương Khuya này, cải chính một chút không biết bạn có ưng ý không?
    Hai người vốn có họ hàng
    Giống dòng Âu Lạc từ ngàn năm xưa
    Vần xoay vũ trụ nắng mưa
    SKhuya đi, SMai đến, thấy chưa, cũng gần.
    SM

    ReplyDelete
  62. VIVU,
    Không ngờ VIVU lại rành chuyện BMT vậy,VIVU nên giữ gìn sức khoẻ ,nghỉ ngơi,thời gian thầy Giỏng ghé qua chắc cũng khiến VIVU mệt lắm vì cứ phải ăn và đi chơi,nhất là ăn CƠM HẾN thì nhiều ruốt Huế lắm!
    Trước 75 chúng ta vẫn gọi BANMÊTHUỘT ,nhưng sau 75 thì trở về nguyên gốc BUÔN ,LÀNG nên thành BUÔNMÊTUỘT.
    Có một điều hơi ngạc nhiên là VY CƯỜNG vốn người gốc MIỀN THÁI BẮC
    bà con xa gần với ĐINH THANH THUÝ
    mà sao rành về CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN quá chừng ,đáng khen cho học trò của thầy GIỎNG.NS đã từng phục lăn thầy GIỎNG ngồi trên xe BUS đọc hết tất cả THỦ ĐÔ cuả các nước trên THẾ GIỚI .
    Hồi xưa NS ở DALAT cũng định theo tập tục của người THƯỢNG ở đó theo
    MẪU HỆ ,LÀ CON GÁI BẮT CHỒNG,nhưng nhìn lại của cải hồi môn mình không có bao nhiêu ,trâu bò không có,ruộng vườn cũng không,nên không có chàng nào chịu cho BẮT...đành phải chạy qua BANMÊTHUỘT nhưng ở đây cũng theo MẪU HỆ nên lại phải chạy xuống NHATRANG,ôi đoạn đường gian khổ...

    ReplyDelete
  63. Các bạn thơ,
    Nghe các bạn giải và phân tích Buôn Mê Thuộc hay Ban Mê Thuộc PC cũng ngứa ngái tay chân. PC không phải là người chôn cái rún ở BMT nên chuyện xưa không biết tí nào, nhưng cà 2 xứ có chế độ con gái cưới chồng thì đã có ghé qua (mong là được các A Ma để mắt tới, nhưng sự nghiệp không thành đành trở gót).
    Khi đến xứ BMT, dù thời gian ngắn ngủi, thì PC chợt hiễu ra cái xứ huyền bí (như CX diễn tả) đầy Bùa và Ma. Ma thì đủ loại(cao, thấp, đen, trắng và ngâm ngâm) còn Bùa thì xin hỏi CX mới biết. Đi tới đi lui, trầm tư mặc tưỡng thì phát hiện ra BMT chính là Bùa Mê Thôi và cũng là...Bị Ma Theo !!!

    Hú hồn, may mà chạy kịp chứ nếu không thì...Ô Hô!
    Cũng mừng cho QH nội công thâm hậu (hay là cao tay ấn) chứ nếu không thì cũng thành quan xứ Hoàng Triều rồi.

    Vài dòng cảm nghĩ về BMT vậy.

    ReplyDelete
  64. Đính chính:
    BUÔNMÊTHUỘT (thiếu chữ H)
    BANMÊTHUỘT
    BUÔNMATHUỘT
    Có thi sĩ gọi là :
    BÀN MAI THƯ ?

    ReplyDelete
  65. Cùng các bạn,
    Ai lên BMT hoặc ở BMT lâu..lâu thì cũng nghe câu

    Buôn Mê đi dễ khó về
    Trai lên có zợ,gái về có con

    Không biết bị MA gì bắt ..
    Hay tại đất bùn dẻo..bắt

    Nói tóm lại,DUYÊN TRỜI thôi mà.,nếu còn gặp cỡ SK,SM,VV,CX..thì còn bị MA..rượt nữa đó là..hihi

    ReplyDelete
  66. TT nói đúng y chang,
    Bây giờ có người còn bị bắt hồn,quê mình không nhớ,nhà mình không ca,mà cứ đi nhớ và ca tụng
    quê nhà người ta thì có phải là đã gởi lại hồn mình nơi đó rồi không?
    MẪU HỆ BMT còn mạnh lắm và là phong tục rồi thì không có gì thay đổi được.

    ReplyDelete
  67. NS hay thiệt, 1 mủi tên bắn 3 con nhạn !
    PC thì đáng tội rồi, có làm có chịu.
    Nhưng mà tội cho QH, con nhạn nầy bay nghiêm túc mà cũng bị tên !

    ReplyDelete
  68. Nhắc nhở đến khung trời Banmê biết mấy cho vừa ...
    Cả nước VN có bao nhiêu địa danh mang 3 chữ như BMT,Thủ dầu một,Đồng tháp mười,Chắc cà đao ...
    Nhưng có một điều khg thể chối cãi là chúng ta (những người khg thuộc sắc dân ÊĐÊ)đã đến Banmê làm người viễnxứ ,"ngụ cư","nhất phá sơn lâm" hay là những kẻ bị đày,xin nhận nơi này làm quê hương dẫu cho khó thương
    ...và bây giờ lại tiếp tục làm kẻ lang thang đến những vùng đất khác nhưng vẫn nhớ quay quắt về banmê ...
    Lý do : một chữ TÌNH !
    (Tình thày trò,tình bè bạn,"dấu chữ tình" ...)
    Ai chưa về thăm lại Banmê,hãy cố về đi,về để thông cảm cho nỗi lòng Từ Thức,về để vứt bỏ cái cục đá nằng nặng ở trong lòng,về để có thêm một ký ức mới để ..nhớ!
    Bao nhiêu năm rồi,phải chấp nhận thôi,khi xưa là phi trường L19,còn bây giờ trở thành Đại quảng trường để dân chúng tụ họp mít tinh,tập thể dục mỗi sáng...Con đường xưa em đi,trời mưa bùn một tấc không lẽ vẫn còn như xưa đợi em về đo đất tiếp hay sao ?!!

    "AI ĐI NGƯỢC DỐC CHIỀU MƯA MỘT MÌNH ! "

    ReplyDelete
  69. Các bạn thơ ơi,

    Hình như bạn thơ VIVU "khiêu chiến" hết tất cả cây bút của Trang Thơ hay sao ấy mà ...

    ...để lại một câu thơ tám chữ tuyệt vời như vầy nè
    "Ai đi ngược dốc chiều mưa một mình"

    ... rồi đi mô rồi ?!






    Mến,
    NT

    ReplyDelete
  70. Tui đi ngược dốc ,chiều mưa một mình !
    Chứ ai !

    ReplyDelete
  71. Ha Ha ...
    Bạn NT ơi! Bạn nói đúng quá ,chỉ cần 8 chữ này thôi là đủ .Nếu gọi là Thần Bút thì cóngười cho đó là thậm xưng,nhưng nghĩ hoài cũng khg lựa được chữ nào khác !

    Cô NS ơi!
    Thày G ngày xưa dạy Văn,40 năm sau Thày lại tiếp tục dạy trò nấu Cơm Hến,món đặc biệt toàn Sydney khg nơi nào có bán,tuy chỉ có Hến đông lạnh,nhưng nước lèo thì "Thiên Hạ Đệ Nhất Tuyệt!"
    Đêm hôm đó có Trăng Tròn,Thày trò rủ nhau uống bia ngoài trời - Đọc Kiều - và bàn về: Hữu duyên thiênlý ...

    ReplyDelete
  72. Nghe các bạn kể chuyện "Lịch sử" của vùng DakLak ..(BMT) tui cũng muốn góp 1 chuyện "Lịch sử" liên quan đến người Đắc Lắc.

    Hồi khoảng 60 ..khi còn Cụ Ngô ... thời Đệ Nhất VNCH ... muốn kinh Thượng đề huề .. có bộ phát triển sắc tộc .. và được Mỹ chiếu cố .. mới mời 1 người Thượng trong bộ sắc tộc cùng người Kinh công du sang Hoa Kỳ ... để coi chương trình chính phủ Mỹ thành lập những khu dân da đỏ (American Indians.)

    Phái đoàn VNCH đến Hoa Thịnh Đốn ..rồi bay đi những tiểu bang có American Indian Reservations ... những làng kiểu mẫu ... weekend trở về Hoa Thịnh Đốn.

    Cố vấn Mỹ rất rành về Ban Mê Thuột, Kontum, Pleiku ... họ biết những vùng này có nhiều sơn nữ phà ca .. co' nhiều ma ..nhưng cũng có nhiều Tiên ...
    Thế là cuối tuần .đám Việt Kinh đi theo Việt Thượng mới xúi mấy ngài cố vấn ...đi coi các Tiên Mỹ (Mỹ nữ) khoác xiêm y ... vũ 100%!

    Có 1 ngài Việt Thượng ..chê tiên Mỹ ..thua tiên nữ bên nhà ..... nào là chê chốn bồng lai các đỉnh núi nhị sơn tuy cao nhưng không có vẻ thâm cung huyền bí như bên nhà .. Ngài chê Mỹ "everything" ... nào là chê khi xem thung lũng hoa vàng (San Jose) qúa đắc đỏ so với Việt Nam .... nơi gì đồi núi trọc, không có "cỏ cây chen lá đá chen hoa" đẹp như bên nhà ... nằng nặc đòi về lại khách sạn!
    Cố vấn Mỹ chiều ý ..đưa ngài Việt Thượng chê Tiên Mỹ về khách sạn, rồi cụ Cố Vấn lại lái xe đến chốn bồng lai tiếp tục xem các nàng Tiên mắt xanh, tóc nâu ..da trắng quay cuồn trong ánh đèn màu, với điệu nhạc bập bùng bấp bung .. không thua gì nhạc rừng khuya ở Ban Mê ... với các Ngài Việt Kinh.

    Về đến khách sạn ..Ngài Việt Thượng mới sực nhớ ..trước khi đi xem Tiên Mỹ .. vì con tim rạo rực .. hấp tấp .... mới quên cái chìa khóa trên giường ...
    Ngặc là Ngài không biết tiếng Anh nhưng Ngài rất thông minh. Ngài đành nói bằng tay. Ngài vẽ cái chìa khóa .. trên cái giường ngủ, với cái cửa có số phòng "35" của Ngài. Ngài đưa cho người tiếp viên của khách sạn.
    Anh bạn đồng minh biết ý, liền nói:
    "Oh, I see, I see"
    rồi đưa Ngài Việt Thượng lên phòng, mở cửa cho Ngài vào.

    Ngài Việt Thượng chấp hai tay, muốn nói cảm ơn
    và bái phục!

    Sáng hôm sau khi các Ngài Việt Kinh thức dậy trể .. sau 1 đêm ở chốn bồng lai xem các Tiên Nga .. ý quên Tiên Mỹ ... bị Ngài Việt Thượng khuyên bảo:

    Tụi mầy phải coi chừng .. tụi Mỹ ở khách sạn làm cho CIA đấy!
    Tôi hôm qua tau về ..quên chìa khóa ..mới vẽ cái chìa khóa trên cái giường ...đưa cho nó ... nó bảo:
    "Thấy rồi, thấy rồi!"
    Tụi nó biết tau ở phòng nào, dẫn lên, mở cửa phòng cho tau dzô!

    Tình thân, TH

    ReplyDelete
  73. "Tui đi ngược dốc ,chiều mưa một mình !
    Chứ ai !"
    NS à, gần chợ BMT mà đi ngược dốc trong chiều mưa một mình, kiểu này là mưa dầm rồi mới thêm nỗi buồn da diết và dốc này từ hướng Suối Đốc học ( sao mà có cái tên này hay Dốc học ? )đi lên hoặc chùa Khải Đoan thôi.

    ReplyDelete
  74. EM ơi,
    EM từ hướng chợ lên trường,cô từ trường học xuống chợ,mỗi lần đi chợ về nếu đi xe đạp ,honda
    thì được,nhưng nếu đi bộ mà khiêng đủ thứ thì chỉ có cách đi xích lô,mà tội nghiệp ông xích lô phải leo xuống đẩy cả xe và người lên dốc ...vậy thì là lên dốc...
    Còn một dốc nữa là từ đường NGUYỄN CÔNG TRỨ ( thung lũng hoa quỳ )đi lên ngang qua trường TỔNG HỢP.
    Hồi xưa ít nhà cửa chỉ có hai hàng phượng 2 bên đường ,đêm khuya đi về thì ai đó đã gặp MA.Bây giờ nhà
    cửa phố xá đông nghẹt,vừa đi vừa coi chừng trước sau không thì xe dream nó uỉ!!!
    Còn dốc suối đốc học không phải địa bàn của NS ,nên không rành và không biết "ai đi ngược dốc "

    ReplyDelete
  75. ĐỐC-HỌC là danh từ dùng để gọi vị Hiệu trưởng.Địa danh Suối Đốc học được hình thành có giống như Ngã ba ông Tạ ..hay khg thì đã có sách vở ghi chép.
    Vậy thì hãy trở về với những con dốc đầy kỷ niệm,đặc biệt là trên con đường từ Chùa Khải Đoan đến Chợ BMT,đến cái Đình thì chính xác hơn. Mọi người,kể cả Vua Bảo Đại,đã từng qua đây .
    Dốc không cao lắm,nhưng xe đạp phải xuống dắt bộ,xe Honda thì thở phì phò,còn người đi bộ có đủ thời gian làm thơ (?).

    ReplyDelete
  76. Kể chuyện Banmê thì khg biết bao giờ mới hết ...
    Bạn bè thật nhiều,năm xưa đi xe gắn máy,chỉ lái được một tay,còn tay kia mắc bận chào nhau ...
    Thế mà 25 năm sau,bước vào quán của bạn già,ăn hết tô bún,uống hết ly càfé,hút hết nửa gói thuốc,mà còn chưa chịu đứng dậy trả tiền đi ra,bấy giờ nó mới nhận ra mình !
    Hỡi ôi !
    Hỏi thăm người đẹp năm xưa,thì nó trả lời bằng 9 chữ B !!
    Thôi thì đố các bạn Trang Thơ vậy ...

    ReplyDelete
  77. VIVU ơi,

    BÀ BA BÉO BỔNG BỎ BUÔN BANMÊ BỤI BẶM...ĐỂ ĐI ĐẾN ĐỊA ĐÀNG ! HI HI !

    ReplyDelete
  78. Ới ViVu
    Bồ Bạn Buồn Bực Bèn Bỏ Buôn Biền Biệt !

    ReplyDelete
  79. Đúng quá! Đúng quá !
    Sao mà đi guốc trong bụng vậy cà !
    Vậy xin ghi sổ với NS và SM vậy,chờ lúc tái ngộ xin trả cả vốn lẫn lời!

    Còn bây giờ thì xin hỏi cả làng:
    Muốn uống rượu sau giờ giới nghiêm thì nơi nào bán và làm sao đến đó ?
    Địa điểm này có trước khi tắt đèn và hiện nay vẫn còn đó (ở BMT).

    VV

    ReplyDelete
  80. vivu ơi
    Có phải gần bênh viện tỉnh không?
    Còn một nơi chính xác có rượu 24/24 là HOÀ BÌNH.
    PHƯỢNG CÁC và tất cả các bạn
    Đến BANMÊTHUỘT mà cảm thấy mình bị bùa mê thì nói nhỏ với cỏ xanh gỡ dùm cho nha. Chuyện gì chứ , chuyện này thì cỏ xanh sẵn lòng...cứu giúp dùm. hi.hi.hi

    ReplyDelete
  81. Thiệt tình !
    Vivu tưởng chỉ có mình là dân Bụi ! (Bụi Đời hay Bụi mù trời cũng được) Thôi thì lại chào thua trước một CX cái gì cũng biết !!

    Nơi đặc biệt đó là trước cửa nhà xác,trong những gánh hàng rong gần đó ...thế là đủ,những lời nói thì thầm,lác đác quanh đó khoảng mươi người,người ta sợ người chứ khg sợ ma !(đáng lẽ QH phải biết chỗ này!)

    Đến khoảng 3 rưỡi sáng,thì không còn ngán ai nữa,ngoài đường xe Lam chở rau ra chợ đã chạy chuyến sáng,tiếng máy xe đơn độc trong không gian vắng lặng nhờ nhờ ..và 3 con ma men đã mò ra được trước cửa rạp Lodo,ngồi lề đường thưởng thức cafe sữa và giò cháo quảy và ngắm các giỏ cần xé được khiêng vào chợ ...

    Đấy ! cái Banmê của tôi đấy ...

    Còn người đẹp năm xưa hiện nay ở đâu ? Khi dân Banmê nói đến Biển thì đó là Biển NhaTrang .Sau này mới có thêm Biển Cali,Biển Hawai .. vậy thì chỉ có 9 chữ để đi tìm người xưa thôi :
    "Bà Ba Béo - bán bún bò - bên bờ biển ..."

    và TA đã gặp NÀNG,
    đứa cháu nội hình như đã lên chín ....

    ReplyDelete
  82. Chuyện dài Ban-Mê ..: hôm qua đi mần, có "điện đàm" với SM hẹn hò sẻ vào comment tiếp vì Ban-Mê còn dài lắm và "năn nỉ" SM khoan qua trang..rồi có chút chiện bận, sáng nay trở lại thì đã thấy..Vivu "réo gọi" . Còn nhắc ngay "nhà ở" nửa chớ..Ngàn-Sau thì nhường chổ .."đường ngược dốc.." cho nửa thiệt là..cảm ơn nhiều lắm. Bây giờ xin bắt đầu ngày mới trong tuần với cái comment..dài lê thê như là chuyện dài BMT dể thương vậy.

    Trước hết cùng chia vui với NS về 2 câu thơ đã được nhà phân tích âm nhạc Lê Hửu chọn để đưa vào bài viết "Áo dài trong thơ và nhạc" và được Bích Huyển chọn đọc trên đài phát thanh VOA.

    ..Áo trắng trên sân trường kỷ niệm nay biết tìm đâu trong thơ Ngàn Sau:

    "Tôi về Banmêthuột chiều mưa

    Em ơi áo trắng bây giờ ở đâu?"

    Chắc chắn Lê-Hửu đả vào Trang thơ và chắc cũng là rất tâm đắc với bài thơ Nhớ Ban-mê nên đã chọn hai câu thơ tiêu biểu này để đứng sánh ngang cùng các nhà thơ lừng lẩy trong thi ca Vietnam.

    Hôm trước Vivu có nhắc đến Ama Trang Long và Nơ Trang Long, QH xin được trích dịch gia phả của vị này một chút cho rỏ ràng hơn:

    ..Ama Trang-Long. Từ lâu ta thường gọi tên người tù trưởng là Ama Trang Lơng (theo cách gọi của đồng bào Ê Đê) N'Trang Lơng (Nơ Trang Lơng - tên gọi trong một bài viết trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 69 năm 1964 của tác giả Nguyễn Hữu Thấu), còn các tài liệu của người Pháp đều ghi là Pou Tran Lung. Tác giả Nguyễn Hữu Thấu sau này đã sửa lại tên của tù trưởng Lơng là Bă Trang Lơng, vì Bă, tiếng của người M'Nông là cha; Trang là tên con gái đầu, Lơng là tên của ông. Sinh năm 1870, tù trưởng Lơng, thủ lĩnh của phong trào yêu nước cao nguyên M'Nông đã tổ chức và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp kéo dài 24 năm (1912 - 1935). Một trong những chiến công nổi bật là vụ mưu sát tên thực dân Pháp Henry Maitre (1914).

    Nếu đã nhắc đến Ama Trang-Long mà không nhắc đến tên người được đặt cho con đường trước nhà SM và là tên của ngôi trường mà QH đả từng tá túc nhiểu thì cũng..nhớ: đó là Ông Y-Jut, QH xin trích tiểu sử của Y-Jut:

    Y Jut tên thật là Y Jut Hwing sinh năm 1888, có vợ là H Yih Niê ở buôn Păm Lăm. Thưở nhỏ, ông là học sinh Trường Tiểu học Pháp – Êđê Buôn Ma Thuột, sau khi học xong chương trình tiểu học toàn cấp ông được đưa ra Huế để học. Trong thời gian tại Huế, ông tỏ ra là một học sinh xuất sắc được bạn bè quý mến. Sau khi tốt nghiệp, ông trở về quê hương để dạy cho đồng bào của mình.Y Jut là một người có lòng yêu nước. Trong thời gian giảng dạy ngoài việc trang bị kiến thức văn hóa cho các học trò của mình, ông còn giảng dạy về quê hương thân yêu của mình. Ông giỏi tiếng Pháp, bằng nhiệt huyết của mình, ông cùng kết hợp với các bạn bè có cùng chí hướng như Y Ut, Y BLul tìm hiểu mẫu tự La tinh và vần Êđê đặt ra bộ chữ viết Êđê ngày nay. Sau đó bộ chữ này được đốc học Angtoamaki và Sabatier tu chỉnh lại vào năm 1920./

    Chuyện dài về cái lạ và ngộ của Ban-Mê-Thuột: Vivu và Cỏ-Xanh đồng ý với nhau là có những chổ ỡ BMT "ồn ào" suốt 24/24 (sau giờ giới nghiêm). Trước cửa nhà xác của bệnh viện BMT.
    Trước cửa nhà xác của Bệnh viện BMT lại là cổng trường của trường kỷ thuật Y-Jut BMT. Cho nên hàng ngày thầy trò trưởng kỷ thuật đều phải ngó vào nhà xác này. Một bên là trường Tá viên điều dưởng, một bên là trường tiểu học Nguyễn Du.
    cũng tội cho Ông Nguyễn Du
    và ông Y-Jut phải canh chừng "ma" cho học trò, mà không biết Nguyễn Du có học được tiếng dân tộc nào không, vì trường
    Nguyễn Du hình như chỉ dành cho các con em dân tộc. Con đường từ trường kỷ thuật đi về hướng sở học chánh cũng là con đường dốc ..ai đi ngược dốc chiều mưa..

    Giửa hai trường KT và ND có một con đường nhỏ để đi xuống suối Đốc Học..và đây mới là con đường với dốc hai đầu..đầu xuống đầu lên. QH thường đi con đường này ra phố..vì không dám ngó nhà xác..

    Sau trường KT là con đường xuống suối Đốc Học..xuống dốc. Đường trải đá lởm chởm..gặp giửa dòng suối, nơi đó có xây xi-măng sạch sẻ để dân chúng lấy nước thì lại dốc đi lên, ôi cao là cao..đây mới là con đường ..tui đi ngược dốc chiều mưa một mình. Cho tới khi thấy hảng cà rem Thăng Long thì là tới phố rồi. Sau này QH không còn đi con đường đó nửa..vì phụ nử ai cũng ngại đi con đường dốc và trơn trợt này.
    Vivu à, còn một nơi nhậu suốt đềm không sợ bỉ hốt là bến xe củ, có một quán nhậu suốt đềm không biết bây giờ con không?/
    Nhân đây QH xin gởi các bạn
    một bài viết của K'Tien "Nước mắt tây nguyên" bài này mới viết, xin tặng các bạn khắp vùng Tây Nguyên và đặc biệt các bạn Trang thơ. Bạn nào muốn biết thêm về K'Tien thì hỏi SM. Và vài tấm ảnh "rất xưa của BMT" có cái cổng trường tồng hợp ngày nào mà NT đã "liệng guốc trèo qua"./
    Chuyện dài về BMT vẫn còn..dàiiii

    ReplyDelete
  83. Xin chào các anh,chị
    em út kim chi vào muộn vì bận coi 80 commẽnt đang vào thì cúp điện nên sự cố,hơn nửa vì mọi người yêu mến Ban mê quá làm dân bản xứ phải lên tiếng "cảm ơn hậu hỉnh"
    cẢM ƠN VIVU, anhQH,CX,SM,...chị NS
    đã nhắc lại một thờituổi học sinh ở tổng hợp lúc bấy giờ em còn là h/s lớp 9 có làm 1 bài vènhư sau
    Nghe vẻ nghe ve
    nghe vè trốn học
    quần trắng ,áo xanh
    leo tường rất nhanh
    phóng qua cửa sổ
    bị vổ vào mông
    THẰNG NÀO TRỐN TIẾT
    Dạ ,em con gái
    học lớp chín tư
    tên Lưu Bích Ngà
    gặp bạn rủ rê.....
    Lông gà thầy quất
    nước mắt em rơi
    thầy ơi ,thầy ơi
    ngày mai CHỦ NHẬT
    trò nhớ lên đây
    cùng thầy giải bầy
    một con CẤM TÚC....
    Đó là bài báo viết về bạn gái cùng lớp bị thầy tổng giám thị là thầy LIỄN cầm chổi lông gà rượt chạy..
    còn tụi em lúc đó không dám đâu vì có mấy bà chị day trong trường mà hồi đó còn s..ợ mấy chị nửa
    A,Nhân đây em cũng giới thiệu luôn trang thơ biết trong đại gia đình nhà em có3 người thuộc gia đình "mẩu hệ "của dân tộc VN TUY KHÔNG phải êđe(thượng)mà taỳ ,thái ,mường nên đàn bà làm
    chủ hộ sướng lắm chính vì vậy mà người ban mê đàn ông được ưu đãi hơn đàn bà vì họ là phái yếu suốt ngày họ có thể nhậu nhẹt ,la cà quán xá còn đàn bà đầu tắt mặt tối còn lo cung phụng chồng ,con nên đi đâu ai cũng muốn quay về bmt làm người tình nguyện ở đây suốt đời...thương thay xứ "buồn muôn thuở''bạn mến thương"...vì nổi buồn ở đây có ma lực ,bùa chú ai uống chén rượu cần ,ai uống li cà fê đều thấy nhớ..thương nhưng cái buồn đólại đồng điệu với con người nên đâm ra thi vị thôi thì đã trót là người TN THÌ TA CHẤP NHẬN QUY LUẬT NGƯỢC ĐÒI ĐÓ ( một là con gái lấy chồng ,hai là dòng sông chảy ngược ) còn gì nủa thì hẹn sẻ kể tiếp trang sau...em chờ ý kiến

    ReplyDelete
  84. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  85. Cùng các bạn,và NS thân mến,chắc có lẽ chuyện BMT kéo tới..con số xấp xỉ ..trăm vì mọi người có vẻ đồng ý chuyện dài Muôn Thuở

    Nào là tiểu sử các bậc Thâm Niên của Rừng Buôn Mê,nào là chỗ uống rượu ngon nhất ,chỗ uống càphê tuyệt hảo nhất,những con dốc ngược xuôi nổi tiếng nhất..

    Tui cũng dân Buôn Mê một thời và nhớ có một người(tạm xưng là Thi Sĩ)viết 2 câu thế này

    Lên cao xứ Bụi Mù Trời
    Ta buồn muôn thuở nhớ nguời tây nguyên

    Vậy đó các bạn thấy tây nguyên hấp dẫn và quyến rũ nhường nào(có thật không ??dành các bạn câu trả lời)


    Còn sau đây với VV hội trưởng hội rượu cần và nước lã,thật sự TN có biết và có một số lá thuốc của AMAKONG dùng trị bệnh rất hay,chỉ cần ngâm nước hoặc sang hơn ngâm với rượu vokka thì không sợ bị methanol như QH lo sợ

    và bạn ơi đây là bà ba béo 90 chữ nếu tui nhớ không lầm (Để vui vẻ đầu tuần)

    bà ba béo bán bún bò bên bờ biển bị bắt bỏ bót ba bốn bữa,bực bội bà bỏ bùa bỏ bả bún bò,bánh bèo ,bánh bía bê bỏ bót,bà băm bông bụt,bằm bông bí bôi bẩn bót.
    bà bị bệnh ,bay bổng bềnh bồng,bơm bong bóng,bứt bông bưởi ,bồng bế bé bương bả bọc bờ biển bỗng bị bạo bệnh, bà bứt bóng bỏ buôn biết bao buồn bã..Point(final)hihi chúc các bạn một ngày vui.

    ReplyDelete
  86. HP nhớ hồi xưa mới đi xin việc ở ĐÀI PHÁT THANH BMT (các bạn nhớ ĐPTở đâu không).Đài tuyển xướng ngôn viên nói giọng MIỀN NAM,THẦY ĐỔ CÔNG TÂM chỉ cách cho HP nói giọng SÀIGÒN,thí dụ như GIÓ THỔI VI VU thì đọc là GIÓ THỔI DI DU,
    VỖ VỀ thì là DỖ DỀ ,TÔI DỀ BMT CHIỀU MƯA...nhưng khó lắm,vì vậy được chuyển qua chọn nhạc.
    Có một bản nhạc đệm TÂY NGUYÊN hồi đó ai cũng biết ,mà lâu quá không dùng đến nên quên:
    ANH EM TA CÙNG MẸ CHA
    NHỚ RỪNG NÚI NƠI CHỐN XƯA..
    MẸ ĐẺ RA TRĂM ĐỨA CON
    TRĂM CÁI TRỨNG
    ĐI KHẮP NƠI TRÊN NÚI NON
    MÌNH GẶP MÌNH ...

    Ai còn nhớ nhạc và lời bài này xin gởi qua TRANG THƠ cho HP.Cám ơn.
    Kỹ niệm còn nhiều...

    ReplyDelete
  87. Đài phát Thanh Buôn MêThuột nằm ở ngã 6,đầu đường Hùng Vương con đường dẫn tới trường Trung Học Tổng Hợp mà nếu đi dài xuống nữa hết một con dốc sẽ gặp "hồ con vịt",học sinh cúp cua hay xuống chơi.Chỗ này lúc xưa cũng có một số nhà Rông dài mà TT nhớ lúc chạy loạn 75 cả nhà chạy vào đó núp trước khi ra CHPI
    Ngã 6 còn có Nhà thờ đá,cũng rất lâu đời,dù không có đạo nhưng những đêm NOEL vẫn gia nhập vào hát Thánh ca va đi rướt lễ..

    Nhà hát Thăng Long mà cũng là Rạp chiếu phim hay của vợ chồng Nữ tài tử Kiều Chinh Ng Năng Tế ở phía kế gần Đài phát thanh

    Con đường dẫn tới Biệt điện của cựu hoàng Bảo đại

    Con đường AMA Trang Long dẫn xuống suối đốc Học

    Con đường nhỏ một chútr nằm ngang giữa nhà thờ và một số hàng quán(quên tên)

    Và con đường thứ 6 là con đường dẫn về phi trường L19,trên đường này có trường của mấy Sơ và trường Sư Phạm


    Đó là ngã 6 của BMT mà đi dăm phút trở về chốn cũ..Các bạn có nhớ thêm điều gì xin bổ túc thêm ...Rất cám ơn các bạn.TT

    ReplyDelete
  88. Hi Hồng-Phượng, Kim-Chi:
    Bây giờ nghe Kim-Chi nói thì hình như đã trể rồi..nếu mà biết rỏ như vậy thì hồi xưa ở luôn BMT...để được ưu đãi hơn đàn bà../
    Nghe NS nói nhà KC gần cầu 14 hả. Nơi đó bây giờ chắc đả khác xưa nhiều lắm rồi. Hồi xưa chỉ đi tới cầu thôi, qua bên kia cầu có một đồn lính là hết đi được rồi..

    Hồng-Phượng nếu mà hồi đó gặp QH, chỉ cần QH chỉ cho mấy chiêu nói tiếng người miền nam là được làm xướng ngôn viên đài phát thanh BMT rồi. Hồi lúc QH ở BMT thường đến chơi ở ĐPT lắm, còn trạm phát tuyến thì ở mãi ngoài trường sư phạm cao nguyên, đường đi ra cầu 14.
    Bài một mẹ trăm con do Phạm Duy sáng tác và hầu hết các đoàn thể sinh hoạt thanh niên lúc đó ai cũng hát..nhứt là đoàn du ca Lòng mẹ BMT và đoàn Thanh niên Hồng Thập Tự BMT. Còn nhớ không bạn Thanh-Tài.

    Một Mẹ Trăm Con

    Sáng tác: Phạm Duy
    Ca sĩ trình bày: Hồng-Phượng, Thanh-Tài..và các Bạn Trang thơ.

    Anh em ta (à) cùng mẹ cha (à).
    Nhớ chuyện cũ (u) trong tích xưa (ơ).
    Khi thế gian (n) còn mù mờ. (Láy)

    Xưa khi xưa (ơ) mẹ đẻ ra (a).
    Trăm cái trứng (n) sinh lũ con (n)
    Trăm đứa con (n) cùng một dòng. (Láy)

    Năm mươi con (n) vượt đồi non (n)
    Phá rừng núi (i) khai rẫy nương (n)
    Xây đắp buôn (n) làm nhà sàn (láy)

    Năm mươi con (n) dọc Trường Sơn (n)
    Đi xứ Bắc (n) Đi xứ Nam (n)
    Xây núi sông (n) lập ruộng đồng. (Láy)


    Hôm nay đây rừng gặp mây.
    Lá gặp núi ta tới đâỵ
    Tay nắm tay mình gặp mình.
    Vui ca lên Thượng và Kinh.
    Người trong nước anh với em
    Em với anh cùng họ hàng.
    Khua chiêng lên đập cồng lên
    Tiếng cồng đánh . Qua mái tranh
    Qua mái tre . Vào rừng già
    Cho con Hua . Khỉ già lua
    Cho ma quái . Cho lũ nai
    Ngơ ngác say . Vì nhạc cồng ./.

    Thanh-Tài ơi: có cho thêm vào kế bên rạp Thăng-Long là hội quán Biên-Thùy được không. Chổ này vui lắm toàn là bọn "đàn ông' tụ tập ban đêm.
    Hồi đó QH có người bạn học bên kiến trúc bị động viên, ra công binh ở BMT, chàng này là người chuyên vẻ quảng cáo (vẻ phong) cho rạp Thăng Long, nên QH cũng ké vào để được đi coi phim "chùa"..chuyện kể về BMT còn dài dài..chưa ai nói đến cà-phê há..Cỏ-Xanh ơi..kể chuyện cà-phê đi..và xin cho hỏi riêng một chút là Bạn "Có gỡ được bùa tình không vậy"./

    ReplyDelete
  89. QH ơi,
    GIỌNG CA CHÍNH trong ban hợp ca
    TRANG THƠ phải là NGÀN SAU,vì có lần đi KARAOKÉ ở TUẤN GIANG BMT
    có một cậu nhỏ bưng tới ly bia CHÁU XIN CHÚC MỪNG GIỌNG HÁT CUẢ CÔ!
    Nhưng ca sĩ nhà nghề thì xin nhường cho THANH THUÝ!

    ReplyDelete
  90. THANH THUÝ là CỎ XANH của chúng ta chứ không phải ca sĩ TT đâu nghe.

    ReplyDelete
  91. Bạn Ngàn-Sau ơi: như vậy phài gọi Bạn là Thi-Ca-Văn sỉ mới được.
    Bái phục, bái phục..

    ReplyDelete
  92. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  93. Nếu nói về KARAOKE thì phải nói là xứ Buồn Muôn Thuở này là đệ nhất va người ở đó cũng ..nhất luôn.Không thấy đâu nhiều quán xá (Caphê va KARA như ở đây,ban ngày làm quần quật nhưng tối đến là hú nhau quán càphê hát hò vui thì thôi ,và có vẻ máu hát hò(chưa nói đến nghệ sĩ) chảy trong huyếtquản người dân BuônMÊ).TT không nói ngoa đâu nha,bằng chứng là có một lần đứng ỏ đường NG Công Trứ sau lưng trường Tổng Hợp chờ xe,TT đếm được cả thảy8 hàng quán caphê ,Kara kể cả Hotel Kara như TT kể ra nghe có mấy tên cũng độc đáo lắm ..Quán caphê Đắng,Mây,Một Mình,Độc...đó vài tên tiêu biểu Tt còn có chụp hình nữa,các bạn cứ hỏi TímLụcBinh,Láthuvàng..dân Banmê là biết ngay ,chỗ nào có quán caphê ngon ,chỗ nào có Kara nhạc hay..Cho nên một lần về là vẫn còn ..ghiềng mùi càphê bay đầy không gian đó mà..Con đường NgcôngTrứ phải hỏi NT,bản doanh của nàng ..và caphê thì hỏi Cỏxanh,rượu cần thìVV.Bạn QH nhắc mới nhớ quán Biên Thùy lúc xưa không quân cũng đến đó nhiều lắm.Cám ơn bạn.

    ReplyDelete
  94. Nếu không nói thì tiếc,sau rồi không có dịp nói ...
    Trạm phát tuyến thì nhờ có HP làm ĐPT và thầy TÂM biên tập viên ,nên hồi đó NS được xuống thăm trạm phát thanh và được thu vào dĩa bài
    MẦU TÍM HOA SIM...một kỹ niệm rất đáng nhớ!

    ReplyDelete
  95. À, lâu nay bạn VĐ mắc bận chuyện gì không thấy xuất hiện..Mạnh giỏi không bạn?Hay chuyện dài BuônMê bạn không tham dự ,để hôm nào làm chuyện dài Đalạt nghe.Thân mến.

    ReplyDelete
  96. Các bạn thơ ơi,

    Đúng là chuyện dài Banmê thiệt - Đây là chuyện Nghìn Lẻ Một Đêm chăng ? Thôi thì hãy bắt đầu bằng con số 100 vậy!

    NT ngồi đọc lại một mạch hết từ đầu đến đuôi - hình như các cây bút của Trang Thơ có thể viết thành một quyển sách như thể là LỊCH SỬ BANMÊ rồi đấy.

    Tuy nhiên, nếu nói về Banmê mà chưa nói đến MA CÀ RỒNG RÚT RUỘT thì hãy còn thiếu thôi ?!

    Trong số quý vị có ai đã từng thấy Ma Cà Rồng ở Banmê chưa ?

    NT đợi nghe kể chuyện ma đây...

    Mến,
    NT

    ReplyDelete
  97. Nếu NS mà vô chuyện MA CÀ RỒNG nữa thì chuyện BANMÊ sẽ không bao giờ chấm dứt mà còn hứa hẹn nhiều pha hấp dẫn hơn...thôi NT kể đi ,biết đâu dưới ngòi bút của NT ,CON MA nó còn rùng rợn hơn là rút ruột đi ăn ban đêm rồi gần sáng về ráp lại như chuyện của NS..

    ReplyDelete
  98. Ma...a ..Ma gần Hallowe..en rồi nghe chuyện ma ..rút ruột là có lý..lắm .TT đã bấm đúng rồi mà sao vẫn nhảy ra 2,3 cái ,đúng là có ma ..làm ..
    Ai mà sợ ma trùm mền lại ló 2 con mắt ra thôi..là thấy bóng trắng đi vòng vòng,matrơi lập lòe bên cửa sổ,và một con ma ruột dài lòng thòng đang đi trên ngọn ..c.â..y đoó...
    Ai có chuyện ma hấp dẫn kể nữa nghe với bà con..chuyện ma mới hay

    ReplyDelete
  99. Đang chờ đọc chuyện ma.
    QH chưa gặp ma, chỉ làm ma thôi,
    và con ma QH chỉ chuyên môn nhát "các cô".

    ReplyDelete
  100. Các bạn thơ ơi,

    Chuyện Ma Cà Rồng của NT thì nó như thế này này.
    Mình bắt đầu Trùm Mền lại để kể chuyện ma nghen....

    Ngày xưa có hai vợ chồng người miền núi thương nhau lắm (có bắt đầu hấp dẫn chửa ?)

    Một hôm, người chồng nghe dân làng đồn rằng vợ anh ta là Ma Lai Rút Ruột, anh không tin và cãi lại

    Một thời gian sau, mọi người trong làng thấy anh càng ngày càng ốm và bệnh, nên lại nói với anh lần nữa về người vợ Ma Lai - nếu anh còn ở với vợ thì dần dần anh sẽ không còn xí quách !

    Dân làng bảo anh hãy làm thử điều này để biết vợ mình có phải là Ma Lai không ? Đợi vợ ngủ say đến nửa đêm, anh thức dậy sẽ thấy vợ anh không còn cái đầu nữa mà chỉ còn khúc từ cổ xuống . Anh hãy lật úp người vợ lại thay vì để tư thế nằm ngửa như anh đã thấy.

    Đó là vì người vợ đã rút cái đầu và ruột của mình ra để đi lang thang ăn phân người. Ai mà bị Ma Lai ăn phân, thì người ấy cũng thành Ma Lai luôn !

    Người chồng bị dân làng nói riết nên cũng đâm xiêu lòng và phần thấy mình mệt mỏi và bệnh hoài, nên làm theo lời dân làng bảo

    Quả thật như vậy - Người vợ sau khi đi lang thang về thì không đút cái đầu vào được thân người nữa vì nếu đút đầu như vậy thì khuôn mặt sẽ bị quay ra đằng sau lưng

    Người vợ mới khóc lóc và năn nỉ người chồng lật úp thân hình lại dùm nàng. Người chồng lúc ấy hoảng sợ quá vì đã thấy dân làng nói đúng một chuyện mà chàng không tin.

    Hơn thế nữa, chàng không muốn người của dân làng sẽ biến thành Ma Lai, nên chàng đã không làm theo lời người vợ yêu cầu Cuối cùng người vợ đành phải hồn lìa khỏi xác khi mặt trời lên mà không ráp cái đầu vào được với thân

    Sau này dân làng dặn dò con cháu: có đi đồng thì nhớ rải tro hay trấu lên phân cho Ma Lai không thể ăn được vì tro va trấu sẽ làm vướng đùm ruột của nó và sẽ không thể bay đi được nữa

    Hết Ma Lai rồi đó các bạn thơ ơi
    1,2,3 ......... Dở mền chun ra nghen ....

    Mến
    NT

    ReplyDelete
  101. Nói thiệt bà con ,tui là người sợ ma nhất đời ,nghe thì ưa nghe ,trùm mềm thì cũng trùm kín .. cái chuyện Ó MA LAI của NT y chang chuyện của NS.Còn chuyện ma từ cây đa rớt xuống ,mỗi tối ai đi về khuya đi ngang cây đa thì đều thấy một con ma mặc áo dài trắng bót, sạt một cái từ cành này qua cành kia ...rồi biến mất...tui chưa thấy ,mới nghe thôi mà đã rụng rời ,chứ nếu thấy thì chắc chết...chuyện này mấy người như QH thì chắc biết rõ con ma hơn!
    Còn dân miền núi,nhà sàn thì nhà nào cũng có ma xó hết,ai vô nhà không xin phép,hoặc lấy một vật gì đó thì biết ngay...sẽ bị đau thế nào!

    ReplyDelete
  102. Ngan-Sau oi, dang o trong hang doc huyen ma, cung hap dan chu, ma-lai, ma-xo...nhung xin hen de ve nha, chu co dau thi moi thuong thuc duoc con ma ..ca-rong..

    ReplyDelete
  103. MA và BÙA

    Hồi nhỏ Vivu rất sợ Ma (ngoại trừ Ma men,Ma sơ ..)cho đến khi đọc được một truyện ngắn thì khg sợ MA nữa! mà xóm làng có ai nhờ giúp một tay thì vẫn hoan hỉ làm như thường: liệm xác,ngủ cạnh quantài khg cho con mèo nào nhảy qua,lên nhà xác bmt xem chừng giùm khg cho con chuột nào ăn mất lóng tay lóng xương ...nhờ vậy mà khám phá ra chỗ uống rượu sau giờ giới nghiêm ..

    Vậy thì xin đừng làm thế hệ con cháu sợ ma ! Ma sợ người thì có !

    Tóm tắt truyện như vầy:
    "Đức trọng Quỉ Thần kinh"
    "Âm bất thắng Dương"
    "đừng làm cho người những gì mình khg muốn người làm cho mình!"

    Vivu có nói chuyện với nhiều "Bùa Sư" Kinh thượng Nam Bắc VN, Thái lan, Nam Dương và cả thổ dân Úc :
    Ma và BÙA ngải khg thể làm hại người ngay,vì cách đầu mình khoảng 1 thước thì có Thánh Thần yểm trợ . Yên chí đi !
    Chỉ có Bùa Yêu thì ngoại lệ,vivu sẽ kể vào lúc khác.

    Bởi vậy, "Văn dĩ tải Đạo"
    (QH xem vv viết vậy có đúng khg?)
    cho nên Văn thơ nào khg có Chân Thiện Mỹ thì ...xin đừng "xìtrum"


    CÓ MA HAY KHG?
    Học trò thì đứng thứ ba !

    Vivu có 2 người bạn, 1tên rất sợ ma,10g đêm đi học về ngang qua cây Đa thì run lắm cầu kinh lia lịa ,còn tên kia,khỏi nói,cỡ vivu (?)
    Một hôm,9.50pm,tên kia leo lên cây Đa,chờ tên nọ về ngang qua sẽ thòng chân xuống "nhát" và vivu chờ đợi ...đến 10.15pm tên nọ về tới ĐHX an toàn vui vẻ huýt sáo,còn tên kia chờ mãi khg thấy về,đến gần giờ giới nghiêm,vivu chạy ra cây Đa thì thấy tên kia vẫn còn ngồi trên cành cây,gọi mãi nó mới "ỚI" !

    Chuyện như vầy: lúc tao sắp sửa thòng chân xuống nhát thì ...có 1 bàn tay vỗ vào vai tao !!!

    ReplyDelete
  104. Bây giờ là 2:50am giờ Cali
    Vivu xỉn lắm rồi nhưng còn rán thêm vì Út KimChi chờ các ý kiến mà chẳng thấy anhchị nào ghé thăm cả !

    Dạo trước Vivu có nhiều bằng hữu trên QL14, từ câysố 20 trở về tới "cột đèn ba ngọn"(bây giờ có cái xe tăng về hưu ở đó).Cho nên rất ưu ái với những ai số mệnh dính dáng đến QL này ...

    KC ơi !
    Cuộc đời này,được cái này thì mất cái kia!
    "Nam vô tửu như kỳ vô phong!" Vivu có nhiều Cô Giáo,rất nhiều bà chị,rất nhiều cô em ...kén chọn cũng nhiều,nhìn quanh nhìnxa cũng nhiều thì thấy Các anh đàn ông có một chút rượu,nửa tỉnh nửa say,sương sương,nhưng đừng quậy là ...Thiên hạ đệ nhất phu !
    Chữ Phu ở đây khg biết có nghĩa là phu phen,phu khuân vác gì khg? thôi thì tạm gọi là :
    Thiên hạ đệ nhất "xìtrum" !

    ReplyDelete
  105. Bạn VIVU à,
    Cái anh ngồi sau lưng cái anh kia đó nhờ biết câu THẦN CHÚ này nên mới leo được lên cây.
    Thay vì đọc là ÁM MANI TẮT RỊ HỒNG
    ảnh cũng quýnh quá nên đọc là :
    TUI QUA BÊN KIA BÁN DƯA HỒNG !
    Chắc câu này anh học được của ông bán dưa hồng khi qua ải MA và thoát được nhờ CON MA nó không hiểu tiếng VN mà tiếng ẤN ĐỘ thì phát âm tương tự ,nên CHO QUA ...

    ReplyDelete
  106. Hi Vivu, trúng phóc.
    Văn dĩ tải đạo.

    Từ đời Đường những phần hữu ích nhất của đạo Nho bắt đầu được khai thác để củng cố cho việc cai trị. Văn chỉ được dùng để làm sáng tỏ đạo “văn dĩ minh đạo” (Hàn Dũ), đến đời Tống thì văn để chở đạo “văn dĩ tải đạo” (Chu Hy).

    Truyện Ma..nối dài:
    QH chưa từng gặp ma, nhưng đã từng làm ma, và chỉ làm một lần đó..cho đến bây giờ cũng không dám làm lần nửa.
    Năm 1970, có một khóa huấn luyện huynh trưởng toàn quốc của hội HTT, QH trong ban huấn luyện làm huấn luyên viên. Các tỉnh về tham dự đông có nam, có nử. Các đoàn sinh nử thường thì sợ ma, nhưng ưa kể chuyện về ma tới khuya mới chịu ngũ, QH bàn với cá trưởng làm giả làm ma, để huấn luyện các bạn nử hay sợ ma. Một người dùng khăn trải giường trắng, quấn khắp người, một người gỏ vào vách phòng ngủ..tiếng trong phòng ngủ náo loạn, có một em bị xỉu..và con ma bị một chị nào đó dùng một vật gì nặng liệng trúng người té xuống cửa sổ. Người chạy tán loạn, người thì lo làm CPR, người ma thì lo chạy trốn, xem có bị thương không..câu chuyện ma bị đổ bể..rút kinh nghiệm bài học làm ma này. Các cô, một mình thì hay sợ ma, hai người (hoặc hai nử hoặc một nam, một nử) cả hai đều sợ ma, ba người thì hết sợ ma và còn có khả năng tấn công con pha nào phá phách..
    Còn ma xó ở BMT, có nghe nói và có thấy trong góc nhà sàn, nhưng chưa thấy ma xó đuổi đi. Ma lai thì cũng có nghe nói nhưng cũng chưa từng gặp.
    Nhưng nói chung lại BMT là vùng đất khai khẩn mới, nên thường được gọi là Rừng thiêng Nước độc.
    Những câu chuyện ma huyền bí thường để tạo thêm cảnh sắc hoang du của nó. Và thường là làm ranh giới để trẻ nít không đi xa khỏi khu vực nhà ở.

    ReplyDelete
  107. Trong Tôi về BMT chiều mưa mà chữ Mưa rớt chữ ư ra ngoài nên bây giờ thành chữ MA Và ta có một đề tài Ma thật hấp dẫn

    Có hai loại ma đáng sợ nhất(theo lời nhà báo Bảo Lâm Bùi Bảo Trúc) là Ma Femme và Ma demoiselle
    Ngoài ra như Vv nói có loại Ma Men cũng đáng sợ nữa
    Còn những loại ma khác không đáng sợ lắm như
    Ma le(cái lưỡi dài ra xấu như ma le)
    Ma xó(trong nhà có những góc tối mà thuở nhỏ thường rất là sợ)
    Ma càrồng (Dracula) trong những ngôi lâu đài cổ ,đổ nát thường thuộc các nước Châu Âu như Pháp Ý Anh đức Tây Ban nha,ma thường đóng bản doanh dưới hầm hay phần mộ,hay hút máu mà phim ảnh làm tăng phần kinh sợ.

    Ở VN,miền Trung xứ Huế trời mưa ẩm ướt âm u,gió rét lạnh lùng hay có ma "trứng vịt lộn".Có người đi bán trứng rao ai ăn hột vịt lộn ,có cô gái gọi vô ăn ,trả tiền đàng hòang,nhưng sáng mai thấy mấy cái trứng còn nguyên trước nhà.Ông bà già nói là em nó mới mất cách đây ít lâu..
    Ông bà ta ngày xưa có những điều về ma như
    Đi đêm có ngày gặp ma
    Quỉ tha ma bắt
    Bói ra ma quyét nhà ra rác
    Ma đưa lối quỉ dẫn đường

    Và Malin,ma mảnh
    Còn một loại nữa cũng thuộc loại dễ sợ xếp hàng thứ 3 lànhất quỷ nhì ma thứ 3 học trò ,các bạn có đồng ý không ạ.

    ReplyDelete
  108. Trong Tôi về BMT chiều mưa mà chữ Mưa rớt chữ ư ra ngoài nên bây giờ thành chữ MA Và ta có một đề tài Ma thật hấp dẫn

    Có hai loại ma đáng sợ nhất(theo lời nhà báo Bảo Lâm Bùi Bảo Trúc) là Ma Femme và Ma demoiselle
    Ngoài ra như Vv nói có loại Ma Men cũng đáng sợ nữa
    Còn những loại ma khác không đáng sợ lắm như
    Ma le(cái lưỡi dài ra xấu như ma le)
    Ma xó(trong nhà có những góc tối mà thuở nhỏ thường rất là sợ)
    Ma càrồng (Dracula) trong những ngôi lâu đài cổ ,đổ nát thường thuộc các nước Châu Âu như Pháp Ý Anh đức Tây Ban nha,ma thường đóng bản doanh dưới hầm hay phần mộ,hay hút máu mà phim ảnh làm tăng phần kinh sợ.

    Ở VN,miền Trung xứ Huế trời mưa ẩm ướt âm u,gió rét lạnh lùng hay có ma "trứng vịt lộn".Có người đi bán trứng rao ai ăn hột vịt lộn ,có cô gái gọi vô ăn ,trả tiền đàng hòang,nhưng sáng mai thấy mấy cái trứng còn nguyên trước nhà.Ông bà già nói là em nó mới mất cách đây ít lâu..
    Ông bà ta ngày xưa có những điều về ma như
    Đi đêm có ngày gặp ma
    Quỉ tha ma bắt
    Bói ra ma quyét nhà ra rác
    Ma đưa lối quỉ dẫn đường

    Và Malin,ma mảnh
    Còn một loại nữa cũng thuộc loại dễ sợ xếp hàng thứ 3 lànhất quỷ nhì ma thứ 3 học trò ,các bạn có đồng ý không ạ.

    ReplyDelete
  109. Thanh TÀI thì chắc bị MA ĐÀO hay MA BIS lúc nào vô comment cũng đôi hoặc ba...
    Không gian trãi rộng muôn trùng
    Bao nhiêu cũng mở bao dung cho đầy!

    hi hi hi !

    ReplyDelete
  110. Chao o^i ...

    May hom ra`y vi` ba^.n chu+a mo+? cu+?a Trang Tho+ .. ddu`ng 1 ca`i Tha^'y Ma!

    TT o+i co`n co' 1 ma ma` tui so+. nhu+'t la`: Ma Xo+ cu?a ca'c tu vie^.n ... va` "Ma co^" ....

    Chu'c ca'c ba.n 1 cuoi tuan dzui dze? ...

    Khi na`o ra~nh ro^~i to^i se~ vie^'t chuye^.n to^i tha^'y Ma
    khi to^i na(`m o+? be^.nh vie^.n
    trong lu'c mo^? tim. Tha^.t dda^'y ca'c ba.n a`!
    Chu'ng ta co' the^? no'i ddo' la` Ma hay .. to^i ve^` tu+` co~i che^'t ... hay "chu+a dde^'n so^'" hay la` .. cu+?u tru`ng ...

    Ti`nh tha^n, TH

    ReplyDelete
  111. Kim Chi đúnh là Ma Plus..,Lúc nào tui cũng bấm 2 lần và xóa một lần mà hổng hiểu tại sao là zậy.!!caí máy ma làm mà
    Ma Đào là gì??Xin cho biết?
    Còn có Ma chê quỷ hờn,VN có Hallowe
    en không??Có chuyện ma của bạn kể là có người thấy ma và người không thấy ma cùng một lúc ỏ bệnh viện.Hẹn các bạn sau.Hú hú,giống Đỉnh gío hú đó,có ai hỏi bạn ,hôm nay Hallowe
    en tại Mỹ ,bạn mặc áo màu gì không????????

    ReplyDelete
  112. Chắc cái máy "vi-tính" của Thanh-Tài đang có conma.com trong đó. Chắc phải nhờ Thầy nào cao tay ấn bắt dùm mới được.

    ReplyDelete
  113. TTÀI ơi,
    Hồi nảy nói chuyện với KCHI ,nên KC cho biết MA ĐÀO (là DOUBLE ,còn BIS là 2 lần đó) ,tức là máy chị có MA.COM nên tiêu phí không gian nhiều quá !nói vậy chứ KC còn chưa dám bấm comment ,phải có phụ tá computer!

    ReplyDelete
  114. NS mới đọc HALLOWEEN cuả QH trên trang BANMÊTHUỘT.Riêng NS có nghe một ông CHA kể về nguồn gốc HALLO
    đến từ xứ GAULOIS là xứ có NHÀTHỜ CON GÀ ở DALAT đó.
    Nhớ lơ mơ chứ không rõ lắm như thế này có một ANH JACQUES nào đó suốt ngày say sưa cờ bạc? nên hay sáng kiến nhiều kiểu nói dôc ,nói láo để xin tiền ...
    Có lần anh tới số ,DIÊM VƯƠNG sai quỷ sứ gọi về thì anh xin một ân huệ ,muốn ăn một trái táo trước khi chết và nhờ con quỷ leo lên cây hái giùm,con quỷ leo lên cây ,anh ở dưới rung cây làm con quỷ sợ té không xuống được???Anh xin thêm thời gian sống nữa thì mới cho con quỷ xuống ,và anh xí gạt nó 2,3 lần cho đến khi tới số thì quỷ đưa anh xuống gặp DIÊM VƯƠNG ,DV chê mày láu cá quá cho lên THIÊN ĐÀNG,nhưng TĐ cũng không nhận,nó về lại DV mới cho nó cây gậy treo cái đèn lồng và cứ đi khắp nơi ,đi xin bánh kẹo ăn ,tới nhà ai cũng cho để tống nó đi cho rồi...

    ReplyDelete
  115. MA thời đại!!

    Đây là tựa đề của một bài báo của Trang Little Sàigòn, TT xin kể các bạn nghe.Tác gỉa Người SàiGòn

    Ông Obama(câu chuyện sau đây thuần túy chuyện vui cuối tuần chớ không Chính chị chính em gì hết)
    Ông Ô Ba Ma có 3 con ma,con ma thứ nhất là vợ của ông ăn trứng cá Cavia đen ở biển đen,bà ăn rồi còn mua cất nên số tiền tới mấy trăm ngàn đô,làm ma xó tưởng không ai biết nhưng không ngờ ma rao tùm lum nên mọi người đều biết

    Còn Con Ma thời trang Palin lại ăn diện tòan hàng hiệu ( chắc muốn đẹp như siêu mẫu Carla vợ TT Pháp) nên số tiền cũng mấy trăm ngàn làm con ma này phải lên tiếng sẽ là Whitch hô hoán phù phép mai mốt đem aó quần bán đấu giá góp quỹ
    Các bạn thấy không??
    Đúng là những con Ma Thời Đại

    ReplyDelete
  116. Cóc cóc cóc, Treat Or Trick....
    May là tối nay trời tạnh rồi nên SM cũng hăng hái xách bị tới gõ cửa xin kẹo nhà TT đây, quanh quẩn mấy nhà ở Cali là cũng hết giờ rồi. Ủa sao tắt đèn tối thui vậy, định nhát Ma SM hả, rút lui, rút lui...
    Nhà PC gần hơn, thấy đèn còn sáng,
    Cóc cóc cóc, Treat Or Trick....
    Cửa mở liền PC mau mắn với nụ cười trẻ thơ nhưng chợt dội lại vì bất ngờ đụng với ánh mắt lạnh lùng ghê gớm của bà phù thủy SM, chổi cầm tay quơ qua quơ lại,bà lẹ làng chớp lấy dúm kẹo, nhe răng cười cám ơn và biến đi như sao xẹt.

    ReplyDelete
  117. Cóc cóc cóc..
    Có kẹo kéo mạch nha đây ,SM có muốn ăn không??Chỉ sợ ăn xong mở miệng không ra vì răng dính với lưỡi lại biến thành mấy ông Xì Cot len mắc bệnh ..hà tiện..!
    Thà đi bộ còn hơn đi xe khỏi tốn xăng!
    Thà đi chân không còn hơn đi giày kẻo bị hư giày!
    TREAT or TRICK
    Được kẹo bên PC đem về đây chai hia thì mới gởi cà cho nhe.

    ReplyDelete
  118. Chà, đề tài “Đêm Halloween nói chuyện... ma” coi bộ hấp dẫn à nghen! SK xin kể ra một ít “ma” bên dưới (thứ tự abc…):
    Ma bùn, ma cỏ, ma cô, ma cạo, ma đầu, ma giáo, ma lanh, ma le, ma măng, ma mãnh, ma men, ma nớp, ma quái, ma sơ, ma xó, ma...
    Xin quý bạn thơ bổ sung cho đủ… 1001 con ma nghe.
    SK

    ReplyDelete
  119. Bình thường thì em Hiền như MA SOEUR ,mà khi làm phù thuỷ tới nhà PC thì đôi mắt lạnh lùng,để dọa nạt hay hù ...TRICK OR TREAT muốn cái nào ,TREAT thì đem kẹo bánh ra lẹ lên,còn muốn TRICK thì ta quơ cho vài chổi và a lê biến liền..có rượt cũng khg kịp đâu.Thôi ghé qua nhà TTÀI đây,cốc cốc ,bà đi đâu chưa về vậy ? đi xin kẹo hả ,thôi ra đi chung với SM.ĐI ĐÂU ? qua QH,bên đó chắc lạnh lắm ,nên nhiều kẹo chocolate và có thêm món đặc biệt nữa ,tối nay về nhậu nghe,món gì ? bí mật ,nói nhỏ thôi(bò khô),uả mà quên,tối nay QH đi làm rồi,thôi xí hụt! ghé qua TH nhé,anh chàng này đau tim ,mà đi bộ 10 cây số lận ,chắc nhiều kẹo lắm ,chia bớt nghe.Nhưng ảnh đi ngủ rồi , thôi giờ này chỉ có VI VU là ngồi nhậu ngay trước cửa nhà ,HELLO VI VU ,bạn chỉ có bia thôi hả ,thôi uống tạm cũng được!
    SAY rồi ,về ngủ ...hì hì...

    ReplyDelete
  120. SK chắc chưa bị " Ma da" kéo cẳng lần nào, nên không nhớ để đưa vào cái danh sách các loại Ma.

    ReplyDelete
  121. Còn một loại nữa xin bổ sung...
    Ma.fi a băng đảng,đã nói thì cho đủ..hìhì và phong phú hơn là Conma.com như QH nhận xét,chuyến này phải đi kiém thầy cúng cao tay ấn để trừ tà ma kẻo nó biến thành virus ma thì hết gỡ nổi!
    Tối qua vui quá đi xin kẹo và gặp 3 bà Phù thủy và một ông càkhêu,càkhêu chạy bán sống bán chết hớ pt SM và NS!!!

    ReplyDelete
  122. Tối qua đi TRICKS OR TREATS mà vì say kẹo quá nên còn quên mấy nhà NT,CX,HP,KC...thôi hẹn sang năm nhé!
    Để tiếp tay với SKHUYA và chấm dứt NIỀM NHỚ BANMÊ ...vì HALLOWEEN cũng qua rồi..nhưng MA thì vẫn còn,như:
    MAJESTY THE QUEEN,KING
    MALAYSIA
    MALI,MADAGASCA,MALIBU (L.A)
    GẦN NHẤT OBAMA,MAKEN
    Đẹp nhất MARILYN, MAMIE VAN DOREN
    Quậy nhất MADONNA

    Trang chủ cho sang trang chưa?

    ReplyDelete