Cám ơn TRANG CHỦ ,bức tranh đẹp lắm NS sau đang ngất ngư vì cảm đây,vậy mà sáng ngủ dậy mở TRTHƠ thấy mình ngày xưa ,muốn xỉu luôn! Soi gương nhìn thấy dáng mình Còn gì đâu nữa bóng hình ngày xưa ! xỉu là phải rồi !
Ngây thơ vành nón nghiêng nghiêng E ấp nhìn ai duyên dáng lạ kì Nón che nửa mặt xuân thì Anh về ngơ ngẩn một thời để yêu Yêu người muôn thủa vẫn yêu Nón xinh người mộng yêu kiều ngàn thu NGÀN SAU ơi Xin đừng tự cho mình tàn phai thế, nét ngây thơ không còn nũa, nhưng cái nét trời ban vẫn còn theo người mãi mãi...cho dù có hoàng hôn , nhung vẫn có ráng chiều...
Bay gio thi NT nhan ra chi Ngan Sau la ai roi vi ngay xua NT hoc chung cap lop voi Thu Minh do ma. Tam hinh Ngay Xua & Non La tuyet voi lam (ca nguoi chup lan nguoi design). Bai tho tinh va hien nhu non la hoc tro.
Vừa hay tin NGÀN SAU không được khỏe, cỏ xanh xin vấn an, mong người mau khỏe lại để TRANG THƠ rộn rã tiếng cười...xin thận trọng với sức khỏe , vứt hết mọi suy tư để tâm hồn thanh thản.
NS, Hoàng hôn cũng có ráng chiều Vài anh giờ cũng thiếu điều điên luôn Hiểu em nên chẳng sầu tuôn Trải dài năm tháng, anh luôn... đợi chờ ( Hihihi NS có giá quá, chẳng phải giá sống để ăn đâu nghe )
Chuyện vui cuối tuần -------------------- Chuyện xảy ra ở tỉnh BORDEAU bên PHÁP.Ông thị trưởng cuả thành phố vừa ra một đạo luật là sẽ phạt rất nặng nếu "cư dân nào chết trong thời gian này" .LÝ DO là thành phố không còn chỗ để chôn,không có chỗ để chôn đứng nữa,chứ đùng nói chôn nằm.Vậy ai bất tuân luật lệ mới này sẽ bị nghiêm trị.Nghiêm trị như thế nào thì không ai biết. Có người bất tuân lệnh,gia đình phải đem đi chôn ké thị xã kế cận,nhưng bên cạnh không cho...do đó ông thị trưởng phải ra lệnh như vậy...
Chuyện MỸ hay Canada hay...? Một nhân viên bưu điện vừa qua đời.Cô em gái thông báo cho nhà băng để nhà băng thôi chuyển tiền qua hảng bảo hiểm xe hơi cuả anh. Ba tuần sau cô nhận được một lá thư cuả hảng bảo hiểm thông báo... Kính gởi khách hàng... Hảng bảo hiểm chúng tôi đã không nhận được tiền nhà băng chuyển qua để cover cho xe cuả ông nữa ,vì ông đã chết,vậy chúng tôi trân trọng thông báo cho ông biết,hảng sẽ ngừng bảo hiểm của ông ngày 20/3/2008,nếu ông có thắc mắc gì chúng tôi vui lòng được giúp đỡ ông. Cô em đọc xong thư,gọi ngay điện thoại cho hảng bảo hiểm ...Hello tôi muốn nói chuyện với một người sống ở đầu dây bên kia..nhưng không có ai trả lời...
Đọc chuyện vui cuối tuần NGÀN SAU viết, cỏ xanh thấy vui quá, cười thoải mái.Gía như thống đóc bang đó mà ra lệnh cấm không được chết thì hay quá. cỏ xanh sẽ phải tìm cách vươt biên sang đó để mà sống...không được chết...hi.hi.hi
CỏXanh ơi, Trang Thơ dạo nảy cũng lạnh lùng quá,mọi người đều thờ ơ,thật buồn quá há! Bây giờ anh ở phương nào Để em lẫn thẫn ra vào với thơ Cuộc đời là cả giấc mơ Mang theo chiếc nón bài thơ thuở nào!
Nón nầy che nắng che mưa Nón nầy để đội cho vừa đôi ta Ca dao
Nón lá không xa lạ với chúng ta, ngày nay ở hải ngoại chỉ thấy nón lá xuất hiện trên sân khấu, trình diễn nghệ thuật múa nón và áo dài duyên dáng mền mại kín đáo của thiếu nữ Việt Nam nổi bật bản sắc văn hoá dân tộc, áo dài và nón lá là nét đặc thù của đàn bà Việt Nam, chắc chắn không ai chối cãi. Nếu mặc áo đầm, hay quần tây mà đội nón không tạo được nét đẹp riêng.
Nón dùng để che nắng mưa, có lịch sử lâu đời đã khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào khỏang 2500-3000 năm. Nón lá gần với đời sống tạo nhiều nét biønh dị, đoan trang, yêu kiều, duyên dáng và thực tiễn với đời sống nông nghiệp, một nắng hai sương, trên đồng lúa, bờ tre lúc nghỉ ngơi dùng nón quạt cho mát mẻ ráo mồ hôi. Nón lá ở Việt Nam có nhiều loại khác nhau qua từng giai đoạn lịch sử:
Nón dấu : nón có chóp nhọn của lính thú thời xa xưa Nón gò găng hay nón ngựa: sản xuất ở Bình Định làm bằng lá dứa đội khi cỡi ngựa Nón rơm : Nón làm bằng cộng rơm ép cứng Nón quai thao : người miền Bắc thường dùng trong lễ hội Nón cời : nón rách Nón Gõ : Nón gõ làm bằng tre ghép cho lính hồi xưa Nón lá Sen: cũng gọi là nón liên diệp Nón thúng: thứ nón lá tròn bầu giống cái thúng. Nón khua :Viên đẩu nón của người hầu các quan xưa Nón chảo : thứ nón mo tròn lên như cái chảo úp nay ở Thái Lan còn dùng Nón cạp: Nón xuân lôi đại dành cho người có tang Nón bài thơ : ở Huế thứ nón lá trắng và mỏng có lộng hình hay một vài câu thơ v.v
Người Việt từ nông thôn cho tới thành thị đều dùng nón lá, nhưng ít người để ý nón lá có bao nhiêu vành, đường kính rộng bao nhiêu cm. ? Nón lá tuy giản dị rẻ tiền nhưng nghệ thuật làm nón cần phải khéo tay. Nghề chằm nón không chỉ dành riêng cho phụ nữ mà cả những người đàn ông trong gia đình cũng có thể giúp chuốt vành, lên khung nón. Với cây mác sắc, họ chuốt từng sợi tre thành 16 nan vành một cách công phu ; sau đó uốn thành vòng thật tròn trịa và bóng bẩy. Người phụ nữ thì chằm nức vành . Để có được lá đẹp, họ thường chọn lá nón non vẫn giữ được màu xanh nhẹ, ủi lá nhiều lần cho phẳng và láng. Khi xây và lợp lá, người ta phải khéo léo sao cho khi chêm lá không bị chồng lên nhau nhiều lớp để nón có thể thanh và mỏng. Nghề làm nón lá thường sản xuất từ miền Bắc và miền Trung trong các làng quê sau các vụ mùa, ở các tỉnh miền Nam không thấy người ta chằm nón ?
Vật liệu làm nón tuy đơn sơ nhưng khó tìm loại lá làm nón, lá mọc ở những vùng núi, sau nầy người ta đem giống về trồng ở vườn, có tên Du Qui Diệp là lá làm tơi thời gian văn minh chưa phát triển, người ta dùng loại lá nầy làm cái tơi để mùa đông chống mưa gió. Một loại khác là Bồ Qui Diệp là loại mỏng và mền hơn để làm nón lá.
Ngày nay dù đã phát triển nhưng trên những cánh đồng lúa xanh tươi ngoài Bắc, trong những trưa hè nắng gắt, người ta còn dùng lá tơi để che nắng, giống như con công đang xòe cánh .
Người ta chặt lá nón non còn búp, cành lá nón có hình nan quạt nhiều lá đơn chưa xoè ra hẳn phơi khô, cột lại thành từng bó nhỏ gánh bán cho những vùng quê có người chằm nón. Ở Quảng Nam ngày xưa vùng Bà Rén chuyên buôn bán nón lá, từ đó phân phối đến các chợ như chợ Hội An, có khu bán nón lá nhiều loại
Lá non lúc khô có màu trắng xanh, người mua phải phơi lá vào sương đêm cho lá bớt độ giòn vì khô, mở lá từ đầu tới cuồng lá, cắt bỏ phần cuối cùng, dùng lưỡi cày cũ hay một miếng gan, đặt trên nồi than lửa nóng đỏ, dùng cục vải nhỏ độn giống như củ hành tây, người ta đè và kéo lá nón thẳng như một tờ giấy dài màu trắng, có nổi lên những đường gân lá nhỏ, lựa những lá đẹp để làm phần ngoài của nón. Người ta dùng cái khung hình giống như Kim Tự Tháp Ai Cập, có 6 cây sườn chính, khoảng cách giống nhau để gài 16 cái vành nón tròn lớn nhỏ khác nhau lên khung. Cái khung nầy phải do thợ chuyên môn làm kích thước đúng cỡ khi lợp lá và chằm nón xong, tháo nón ra dễ dàng. Nón thường chỉ 16 vành tròn làm bằng tre cật vót nhỏ đều nhau nối lại, Nón bài thơ nhẹ mỏng chỉ 2 lớp lá trong chen hình cảnh và các câu thơ, nón thường độ bền lâu hơn dày có 3 lớp phần trong lót thêm loại lá đót, (loại cây nầy giống cây sậy, khi trổ bông người ta lấy bông làm chổi) Chằm xong nón tháo khỏi khung, cắt lá thừa nức miệng nón và làm quai, nón rộng đường kính thường 41 cm, người ta phết phiá ngoài lớp mỏng sơn dầu trong suốt nước mưa không thấm qua các lỗ kim vào bên trong. Để có được một chiếc nón, phải trải qua 15 khâu, từ lên rừng hái lá, rồi sấy lá, mở, ủi, chọn lá, xây độn vành, chằm, cắt lá, nức vành, cắt chỉ...
Thời gian chưa có chỉ cước người ta dùng bẹ lá cây thuộc loại thơm (hùm) tước lấy phần tơ ngâm nước vài ba ngày cho nát phần thịt của lá, dùng bàn chải, chải lấy phần tơ dùng làm chỉ để chằm nón, hay dùng chỉ đoác. Nhưng sau nầy phát triển người ta dùng cước nhỏ bằng nylon, chằm nón có đường nét thanh nhã hơn. Nón lá đã đi vào thi ca bình dân Việt nam
Nón em chẳng đáng mấy đồng, Chàng mà giật lấy ra lòng chàng tham Nón em nón bạc quai vàng Thì em mới dám trao chàng cầm tay Tiếc rằng vì nón quai mây Nên em chẳng dám trao tay chàng cầm
- Còn duyên nón cụ quai tơ Hết duyên nón lá quai dừa cũng xong
-Sao em biết anh nhìn mà nghiêng nón Chiều mùa thu mây che có nắng đâu Nắng sẽ làm phai mái tóc xanh màu Sẽ làm khô làn môi en dịu ướt Còn ta mắt anh.. Có sao đâu mà em phải cúi đầu từ khước Nếu nghiêng nón có nghĩa là từ khước Thì mười ngón tay em sao bỗng quấn quít đan nhau Nửa vầng má em bỗng thắm sắc hồng đào Đôi chân bước ..anh nghe chừng sai nhịp. Thu Nhất Phương
-Sao anh không về thăm quê em Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên Bàn tay xây lá, tay xuyên nón Mười sáu vành, mười sáu trăng lên Nguyễn Khoa Điền
-Tà áo dài trong trắng nhẹ nhàng bay Nón bài thơ e lệ nép trong tay Bích Lan
-Dòng nước sông Hương chảy lặng lờ Ngàn thông núi Ngự đứng như mơ Gió cầu vương áo nàng tôn nữ Quai lỏng nghiêng vành chiếc nón thơ
-Anh về Bình Định ba ngày Dặn mua chiếc nón lá dày không mua
-Cưới nàng đôi nón Gò Găng Xấp lãnh An Thái, một khăn trầu nguồn
-Nhớ nón Gò Găng Vầng trăng đập đá Sông dài sóng cả Người quân tử, Khăn điều vắt vai..
(Nghề nón là thuộc thị trấn Gò Găng, Nhơn Thành - An Nhơn, Bình Định. Nơi đây có một chợ nón lớn họp thường ngày từ 3-4 giờ sáng.)
Những thời kỳ đội nón cuả một phụ nữ VN: -Ở cấp 1,chưa đủ lớn để đội NÓN,còn đội mủ. -Sang cấp 2,mặc áo dài đội NÓN LÁ -Đến cấp 3,NÓN LÁ là một cách làm duyên -Nhưng lên ĐẠI HỌC thì hết đội NÓN vì mái tóc bắt đầu được chải đẹp. -và khi lập gia đình ,đi ra ngoài,đi chợ đội NÓN trở lại ,vì sợ nắng làm đen da...
Nhớ lại một kỷ niệm vui về nón lá bài thơ.NS có nón lá che đầu,TT cũng có nón lá..che đầu làm duyên ..đây
Hồi đó TT đang học lớp 12,một buổi sáng vào lớp học thấy chiếc nón lá mới tinh ai để ngay chỗ ngồi của mình.Dở lên xem thấy đề hàng chữ:"Tặng TT chiếc nón làm kỉ niệm của Huế đô"Không chữ ký,không có tên??
Hỏi các bạn thì ai cũng lắc đầu,về sau một bạn nam sinh cho biết là của một bạn..phái nam đem tặng ,vì bạn đó lên đường nhập ngũ.Trên nón lá có đề hai câu thơ,mà tới giờ vẫn còn nhớ,vì thấy ..chuyện lạ 4 phương quá!
Sông Hương núi Ngự quê mình. Bài thơ trên nón hữu tình khách che!
Thế là Tt cũng có nón che đầu làm duyên.Nhưng người tặng thì đã ..đi vào nơi gío cát.
NS ơi,mấy ngày này bận đi thăm người bệnh!thông cảm nghe!!!!!!!!! Người bạn bị heart attact đó.
Bạn Ngansau và Thantai: Chia sẻ với hai Bạn về chiếc nón là.."bài thơ", kèm theo dưới đây là một bài viết về nón là Huế. Miền Bắc thì chắc chỉ có nón "Quai Thao" to, dày như cái bánh Pizza, Miền Nam cũng có nón lá, nhưng dầy dùng cho cả Nam và Nử trong việc đồng áng. Chỉ có Huế là có nón là để "các Nàng làm Duyên và đễ các Cậu biết học làm người "điệu nghệ". Hồi năm 66, lần đẩu tiên ra Huế, mọi thứ ngỡ ngàng, nhưng cũng mua mua vài đôi nón lá Huế..nhưng rồi về đến trong Nam thì ..không biết tặng ai..Các O ngoài Huế bán nón thì bảo là về trong Nam, nhớ tặng nón cho một O nào mà mình thương thôi..mà tìm hoài lúc bấy giờ chưa có O nào thương mình...nên chịu./ TT lại đi trước một bước là có người "tặng nón có đề thơ mà không biết là ai..mà nhớ hoài.."/
Con đường ... nón Huế Khuê Việt Trường
Ghé chợ Đông Ba, sau khi gửi xe ngay tại Ban quản lý chợ, liếc sang các dãy hàng bên kia sẽ thấy cơ man nào là nón Huế. Chiếc nón lá Huế dường như đã vượt qua giới hạn che nắng che mưa, nó trở thành món quà kỷ niệm trong hành trang trở về. Với Huế, chiếc nón lá lại càng giữ vai trò đặc biệt. Chiếc nón dẫu hiện nay không còn được sử dụng rộng rãi trên đường phố Huế, chiếc áo dài Huế đã bớt xuất hiện nhiều nhưng "hồn" Huế vẫn còn đậm nét trong những chiếc nón bài thơ Huế.
Con đường nón Huế có thể xem như con đường chảy của dòng sông Hương đưa du khách đến thăm các lăng tẩm, đền, điện. Sự khởi đầu có thể coi như là những hàng nón ngất trời bày bán ở chợ Ðông Ba. Chiếc nón Huế đa dạng và đủ kiểu lớn nhỏ nhằm cung ứng cho du khách ta, tây, người lớn, trẻ con. Giá nón cũng linh hoạt từ 9.000 VND cho đến chiếc nón chằm tỉ mỉ lên tới 20.000 VND. Có chiếc nón chỉ là hai lớp lá buông, nón dày thì thêm một lớp nữa. Giá thành của chiếc nón là có bao nhiêu lớp lá đó mà ít du khách biết đến. Phần lớn họ thích có một chiếc nón "đề thơ". Chính vì vậy mà nón bài thơ Huế luôn luôn được du khách ưa chuộng. Thường thì ở giữa hai lớp lá, một lớp giấy được cắt chữ để khi đưa chiếc nón lên soi trong nắng sẽ đọc được hai câu thơ trong đó. Theo anh Hà, một du khách từ Hà Nội đến Huế thì tặng cho người yêu một chiếc nón bài thơ với hai câu thơ ưng ý là món quà có ý nghĩa nhất. Cho nên không ngạc nhiên khi ngành du lịch Huế phát triển, nghề chằm nón lá Huế cũng phát triển theo.
Ðiều ngạc nhiên không kém chính là nón Huế được "chằm" ở bất cứ một làng quê nào ở Huế. Khi ghé chùa Thiên Mụ, tôi ngạc nhiên khi phía dưới chân chùa là "con đường hàng hoá" để du khách mặc sức mà mua những vật kỷ niệm. Thì con đường nón Huế cũng nằm dưới chân chùa do chính những người phụ nữ làng Sinh Hoà cách đó không xa sản xuất. Chị Cúc, người làng Sinh Hoà, cũng là chủ của một cửa hàng. Chị tranh thủ thời gian vắng khách chằm nón. Những chiếc nón được "sản xuất tại chỗ" ấy luôn tạo cho khách một cảm giác thân quen. Nón Huế thậm chí còn được mời chào tại ga xe lửa, bến xe và dĩ nhiên là khi xe chuyển bánh, những chiếc nón vẫy mời mua cũng là chuyện rất bình thường. Dĩ nhiên là với những địa danh nghe rất quen: Kim Long, An Cựu, Thượng Tứ, Vĩ Dạ... mỗi nơi cũng đều có một nơi làm ra chiếc nón Huế.
BT hỡi, Đăng tấm hình rất duyên dáng với chiếc nón ngày xưa,hẳn là BT cũng nhận ra một vài nét quen thuộc nào đó phải không? Sao lặng thinh dữ dzậy, cái tài múa bút làm thơ mà BT để yên sao uổng quá chừng,hay là mình hùn hạp,lập liên minh, thơ tặng NS thì BT làm, còn chỗ cuối đề tên tác giả thì...điền tên đây dùm hihihi
"Hồi năm 66, lần đẩu tiên ra Huế, mọi thứ ngỡ ngàng, nhưng cũng mua mua vài đôi nón lá Huế..nhưng rồi về đến trong Nam thì ..không biết tặng ai..Các O ngoài Huế bán nón thì bảo là về trong Nam, nhớ tặng nón cho một O nào mà mình thương thôi..mà tìm hoài lúc bấy giờ chưa có O nào thương mình...nên chịu."
QH à, Hỏi nhỏ một chút ,vậy chứ hồi năm 66 QH mấy tuổi mà dễ bị dụ quá vậy? Giọng nói của mấy O Huế bán nón chắc là dẻo đeo, thế lúc đó mua mấy cái, công khó đem về rồi quẳng đi đâu? Cái vụ "tìm hoài lúc bấy giờ chưa có O nào thương mình..nên chịu " là xạo mấy chuc % ???
SM à,hôm qua đài thiên văn có thông báo một kênh truyền hình mới,truyền hình mà không có hình??...chắc cái đài có phép tàng hình SM nói đó!!Hihi PC ơi,chừng nào tàng hình ra chữ đây?Wizard đi!!
Còn QH thì"ngây thơ vô số tội.."phải không?Tội ghê"hổng" có ai..thì tặng cho má ..và chị,còn được khen nữa chớ.Lần sau đi đâu nhớ đừng .. uống nước đường của mấy o Huế! Uống nước ..sông Hương chắc ăn hơn !Mấy o Huế nhờ uống nước sông Hương mà giọng nói dẽo như kẹo mè xửng đó!Bảo đảm 100%.Hihi
Bạn Suongmai à, bây giờ đã là 6 bó rồi mà vẩn còn "bị dụ" thì huống hồ chi lúc đó mới "mười mấy xuân xanh"./ cái vụ nầy là "nói thiệt" chứ không sạo đâu, sau cái vụ ra Huế mua nón lá về không biết tặng ai thì mới biết sạo...nhưng cũng trễ rồi..sạo hết được. Bạn Thanhtai à: Mẹ là người miền Nam, nên Bả chê nón lá Huế không che được nắng, chỉ để các Cô làm duyên thôi, Chị thì không có, Em gái thì còn nhỏ quá..mới học cấp 1, nên chỉ được đội mũ. Thành ra bèn tặng cho mấy Bà Chị Nuôi..cũng được khen quá trời./ Còn chuyện các O Huế, cho uống nước đường thì phải biết, cậu thanh niên nào trong Nam ra Huế mà không bị uống nước đường của các O thì chắc cậu đó là cốt của Ông Đường Tăng đó, QH thì không có số nầy cho nên bị dụ dài dài mãi đến về sau nầy. Nước sông Hương thì chịu, không uống được vì nó đen ngòm. Chỉ uống nước xá xị con cọp thôi. Món ăn thích nhất là bún bò Huế ngay cửa Bưu điện và món Xôi thịt hon. Tuyệt cú mèo.
SM và TT ơi PC bận túi bụi thôi chứ có hình đâu mà tàng ? chĩ có ..bóng thôi!
Nhìn tấm hình cái nón lá PC lại nhớ câu chuyện Sư Ông và Đệ tử xuống núi ! Hèn gì sau khi trỡ về Thầy hỏi "Sau khi xuồng núi trỡ về con nhớ được điều gì?" Đệ tử trã lời " con chĩ nhớ cái nón lá !"
TT,QH, Vậy là phe Ta vô số tội, nhè một người thiệt thà như QH mà dỗ ngon ngọt từ lúc bé bỏng cho đến mãi bây giờ . Thế thì cái cảm giác của một đấng nam nhi khi phát hiện ra mình bị dụ dỗ như thế nào ? Có mong người ta mà mắt mình tiếp nữa không?
Bạn Suongmai: Nghe một chút "triết lý ba-xu" nè. Có một điểm tương đồng ở tất cả mọi người, dù già hay trẻ, dù Ta hay Tây ai nấy cũng đều thích ngọt cả... Một món ăn có vị ngọt vẫn dễ hấp dẫn khẩu vị hơn là một món ăn nhạt nhẽo vô vị. Một lời nói ngọt ngào dù cho không thật lòng đi nữa, vẫn làm mát lòng người nghe hơn là một lời nói móc lò xỏ ngọt, chua cay, đầy đố kỵ hơn thua cao thấp!/ Cho nên cứ muốn bị "dụ dỗ" hoài, mà phải dỗ ngọt mới được đó nghe.
Huynh trưởng Phuongcac: Mọi thứ đã OK rồi phải không. Màn ảnh đã có hình, TT hết kêu ca rồi đó . Câu chuyện chú Tiểu xuống núi là một "đề tài" được thảo luận ồn ào lắm . Đúng là các các Cô đang làm việc đồng áng mà cũng "dỗ ngọt được chú Tiểu nhà ta". Thiện tai, Thiện tai../
Sẵn câu chuyện trên sông Hương,TT nhớ lại hồi đó khoảng 1960,61 gì đó trước năm ông Diệm bị lật đổ(chắc NS nhớ rõ hơn)cả nhà Tt đi từ Dalat ra Huế,start vào một sáng còn it sương mù,đi xuống Nhatrang ở lại tắm biển và ăn cua ghẹ,rồi từ đó đi ra Trung ,ghé Quy Nhơn Đà Nẵng Hội An nghe họ nói mà như nghe hát ,chẳng hiểu gì hết.Cuối cùng ông ba cũng hỏi thăm đường đi chùa Non nước có đường lên trời ,đường xuống địa ngục,cảnh sắc rất đẹp.Hành trình ra tới Huế,cả nhà ở lại nhà của O Phùng Mai(chị của Phùng Thăng và Phùng Khánh)căn nhà lầu gỗ bên giòng sông Hương thơ mộng,có liễu chung quanh đẹp như tranh vẽ.tối hôm đó đi đò trên sông Hương nghe hò Huế,và Tt cũng nhớ hoài món chè rất lạ,nghe rao mà cứ tưởng nghe lầm..Ai ăn chè bột lọc bọc tôm thịt,thì ra chè gừng bột lọc bọc miếng thịt quay nhỏ nhỏ và miếng tôm bên trong,người chèo thuyền đêm thường ăn cho ấm và chắc bụng,làm liên tưởng đến món chè trứng gừng mè ở Dalat.Có đi mới thấy nhiều cái lạ. Bạn QH à,nghe bạn nói nuớc sông Hương đen ngòm mà buồn 5 phút ,tội nghiệp người dân đất thần kinh số phận hẩm hiu.Còn đâu đền xưa điện ngọc,bây giờ thì chắc tàn tạ hơn nữa.Ngậm ngùi thay!
TT: Nhắc đến Huế PC cũng có 1 kỉ niệm khi đến Huế lấn thứ 2 năm 2006. PC ở KS trên cao nhìn xuống Huế và sông Hương. PC phát hiện có một cù lao bên kia bờ sông Hương có nhiều nhà dân nghèo và thuyền bè nho nhỏ, không biết là cù lao đó mang tên gì mà không nghe ai nhắc đến. Có lẻ đây là nơi xuất phát bao nhiêu chuyện "con đò trên sông Hương" !. PC sẽ trở lại nơi nầy một lần nữa để tìm hiểu về cù lao bí mật nầy (QH có muốn cùng tham gia không? và cái nón lá nữa có muốn đi chung không ?). Nói về nước sông Hương thì thật là đau lòng, đúng là đen ngòm! có lẽ cần lên phía nguồn chút nữa thì mới có được dòng nước trong cùa sông Hương (khúc chùa Thiên Mụ nước vẫn còn trong xanh, may thay !)
Chào các Bạn: Mời các bạn cùng xem một bản tin nói về việc trùng tu Huế..!/ Bản tin: Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế và các cơ quan liên quan đang lập hồ sơ bổ sung sông Hương và cảnh quan đôi bờ sông Hương (với núi Ngự Bình, cồn Dã Viên, núi Kim Phụng...) vào quần thể di tích Huế để kịp thời hạn đệ trình UNESCO xem xét công nhận cố đô Huế là Di sản Văn hóa Thế giới lần 2 vào tháng 6/2005.
Giáo sư Phùng Phu - Giám đốc Trung tâm cho biết khi UNESCO công nhận quần thể di tích cố đô Huế là Di sản Văn hóa Thế giới (năm 1993), sông Hương và cảnh quan thiên nhiên ở Huế được xếp vào danh mục các giá trị bổ ốung cho giá trị văn hóa và nằm trong vùng đệm cần được bảo vệ.
Nhận thức rõ mối liên hệ hữu cơ giữa văn hóa và cảnh quan môi trường, Hội nghị lần thứ 28 Ủy ban Di sản Thế giới vào tháng 7 vừa qua tại Tô Châu (Trung Quốc) đã yêu cầu Việt Nam lập hồ sơ đề nghị UNESCO lần thứ 2 công nhận Di vản văn hóa Huế với cảnh quan độc đáo của môi trường Huế, nhằm đảm bảo sự bền vững các di tích liên quan đến Kinh thành Huế nằm dọc sông Hương. Ngay sau đó, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã giao nhiệm vụ này cho Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế và các cơ quan liên quan.
Ông Phu cho biết, việc trước mắt là phải thành lập một tổ chuyên gia nhiều kinh nghiệm tham gia lập hồ sơ và tham khảo ý kiến của các chuyên gia về tài nguyên, môi trường, sinh thái. UNESCO và khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã có danh sách tiến cử các chuyên gia hỗ trợ Việt Nam trong công việc này.
Cũng theo ông Phu, nhiều biện pháp nhằm trả lại cảnh quan đôi bờ sông Hương sẽ được triển khai như giải phóng hàng trăm ngôi nhà dọc bờ sông, từ cầu Bạch Hổ đến chợ Kim Long, kè lại các đoạn sạt lở, khơi thông kênh rạch tại các lăng tẩm vua Nguyễn.
Không gian kiến trúc văn hóa truyền thống đô thị Huế tồn tại dưới dạng đang phát triển, gồm các yếu tố cảnh quan môi trường sinh thái đặc trưng của sông Hương, núi Ngự Bình và Di sản kiến trúc Cố đô Huế (chủ yếu là các công trình). Quần thể di tích Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới năm 1993 gồm 17 cụm di tích, hầu hết sử dụng sông Hương và địa hình đôi bờ làm yếu tố phong thủy.
Ở bờ phía Bắc của sông Hương là một di tích gồm những lâu đài được xây dựng theo kiểu phòng thủ tạo thành một đường vòng cung dài 11km. Công trình quý giá này gồm hơn 100 công trình kiến trúc, gồm kiến trúc cung đình và dân gian triều Nguyễn, nhà vườn và kiến trúc thời Pháp. Giữa những quả đồi ở bờ nam sông Hương là những lăng tẩm rất đẹp của các vua Nguyễn, trong đó nổi tiếng nhất là lăng Gia Long, Minh Mạng, Tự Ðức và Khải Ðịnh.
(Theo TTXVN) Huynh trưởng Phuongcac: QH vẩn còn "ham vui" lắm, nếu mà được thiệt như vậy thì còn gì bằng.
Nếu có dịp về VN thăm lại cố đô Huế thì còn gì bằng.cái đảo nho nhỏ PC nói đó Tt nghĩ có lẽ là Cồn Hến,rất nhiều hến hàu bám vào và nổi tiếng là bánh bèo chén nóng với món chè bắp ngon dẻo không nơi nào sánh bằng.Cái nón chắc bữa nay "ể mình " nên không thấy xuất hiện,thôi dĩ thực vi tiên kêu vài mâm bánh bèo nóng uống nước lá vối,rồi ai thích ngon ngọt nữa thì làm chừng chục chén chè,vì mỗi chén chỉ nhỉnh hơn quả ổi một chút.À vì sao có chữ ăn Bắc mặc Kinh ,mặc kinh là khi nào cũng ăn mặc tươm tất nhưng ăn theo kiểu Bắc là như thế nào.Xin các chuyên gia cho biết cao kiến??Xin đa tạ.Tt
Bạn Thanhtai và các bạn: Không trả lời chính xác được câu hỏi của Thanhtai về việc : ăn Bắc, mặc Kinh.
Tuy nhiên sau đây là một điển tích về tên gọi Sông Hương, một ít tin tức liên quan đến núi Ngự Bình, có Sông Hương thì phải có Núi Ngự. Về chuyện ăn uống ngày xưa thì có một đoạn ngắn diển tả một chút về cách ăn của người xưa ở Thăng Long. (Coi có được cho là ăn Bắc chưa).
..Sông Hương, một tập hợp của hàng trăm con suối nhỏ xuất phát từ dãy Trường Sơn hùng vĩ trùng điệp theo nhau về xuôi rồi lại hợp nhau thành hai nhánh chính Tả Trạch và Hữu Trạch, đến Bằng Lãng thì cùng hợp nước uốn lượn quanh co giữa một vùng rừng núi bạt ngàn xanh ngắt rồi dòng sông đổi hướng rẽ về đông lững lờ trôi về xuôi vượt ngang kinh thành Huế rồi cuối cùng nhập vào phá Tam Giang cùng đổ về biển xanh.
Bàn về danh xưng của con sông này, không những chỉ có người nước ngoài thắc mắc muốn biết mà cả du khách trong nước cũng muốn tìm hiểu vì sao con sông này lại mang tên là "Hương". Đối với người Việt Nam xưa và cả ngày nay đặt tên cho một địa danh, một thắng tích thì tên đó mang một ý nghĩa, một ước mơ mà mọi người gửi gắm vào. Khi đặt tên sông là Hương chắc người xưa cũng đã gửi gắm vào đó một ý nghĩa, một ước mơ hoặc biểu trưng cho một điều gì đó. Có rất nhiều ý kiến về danh xưng này.
Một trong những ý kiến đó cho rằng sở dĩ sông này có tên Hương vì theo truyền thuyết kể lại rằng thì thủ phủ của các chúa như chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan, chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần đều đóng tại làng Kim Long. Đến khi chúa Nguyễn Phúc Thái (có sách ghi là Nguyễn Phúc Trăn) nối nghiệp, một hôm nằm ngủ thì mơ thấy một bà mụ già đầu tóc bạc phơ bảo với chúa rằng: "Ngài hãy thắp một nén hương bắt đầu từ đồi Hà Khê (tức chùa Thiên Mụ) cầm đi về hạ lưu dọc theo con sông này, đến chỗ nào hương tàn thì đó là nơi đóng đô, và cơ nghiệp đó sẽ muôn đời bền vững". Chúa giật mình thức dậy, cho là điềm lạ, bèn thực hiện lời báo mộng của bà mụ Trời ngay sáng hôm sau. Khi đến ngang nơi này tức là kinh thành thấy địa thế rất đẹp, phía nam có một ngọn núi trông giống như một cái bình phong, hai bên có hai ngọn núi khác thấp hơn đứng đầu, chúa mừng rỡ quyết định dời đô về đây. Nhân việc bà mụ bảo cầm hương đi về hạ lưu con sông nên mới đặt tên là Hương để ghi nhớ việc này. ..
..Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là quà tặng vô giá thứ hai của tạo hoá, quyện vào nhau tạo nên vẻ sơn thuỷ hữu tình của Huế. Núi Ngự Bình có tên là Bằng Sơn hay Bình Sơn, là ngọn núi hình thang, cao 105m, hình dáng giống cái bình phong, hai bên có hai núi đất là Tả Phù Sơn và Hữu Bật Sơn. Xem thế thì Ngự Bình là một hòn núi rất quan trọng. Ngày xưa từ chân núi lên đến đỉnh núi các vua chúa cho trồng thông, quanh năm xanh tốt. "Thông reo núi Ngự" chính là vì thế. Nhìn ngọn Ngự Bình cùng hai ngọn Tả Phù - Hữu Bật trông giống như con phượng hoàng đang xoè cánh che chở cho đế thành. Đứng trên đỉnh Ngự lắng nghe tiếng thông reo, phóng tầm mắt ra xa, kinh thành Huế bên dưới ẩn hiện những lâu đài thành quách giữa một màu xanh của cây cối, sông Hương như giải lụa uốn lượn quanh co, và xa hơn nữa là những đồi cát trắng tận mãi biển Thuận An. Núi không cao, đường lên không cheo leo gập ghềnh nhưng núi Ngự mang dáng vẻ của một con người trầm tư mặc tưởng. Cái đẹp của núi Ngự không phải là về mặt phong thuỷ che chở cho kinh thành Huế, cái đẹp của núi Ngự chính là chỗ nó gần gũi với dân Huế, nó trở thành một cái đài, một ngôi lầu cao vút và lên đó theo những bậc cấp nhân tạo người ta có thể phóng tầm mắt mình chiêm ngưỡng vẻ đẹp dịu hiền của thành Huế, lắng nghe những tiếng vọng từ bên dưới rất xa, và có cảm tưởng như mình đang ở vào một thế giới nào đó. /
Một vài cách ăn thời trước của người Hà Nội
Hà Nội là nơi thanh lịch, con người ở đây phải thanh lịch từ cách sống tới ẩm thực. Hà Nội gạo trắng nước trong, Ăn ngon mặc đẹp thoả lòng lứa đôi.
Trong ăn uống, người Hà Nội không quá xem trọng các món ăn đắt tiền mà xem trọng cách ăn uống, nhất là trọng cỗ bàn, tiệc tùng, cách ăn uống này đôi lúc khiến cho nhiều người ở miền quê khi được mời dự các đám giỗ, đám tiệc ở Hà Nội phải lúng túng bỡ ngỡ.
Trong mâm cỗ cưới hay khao vọng tại các gia đình sang trọng, ngoài những món sơn hào hải vị còn có một bát kiểu bằng sứ Tàu, trên miệng bát bưng kín bằng giấy hồng điều loại tốt, giữa có dán một hoa chữ thọ bằng giấy trang kim, nếu không phải là người Hà Nội quảng giao, ngồi vào mâm cỗ sẽ không hiểu là món gì lại có sự trang trí kiểu cách như vậy. Người không biết chỉ ngồi nhìn không dám hỏi, khi miếng giấy hồng điều dán hoa lật ra, đây chỉ là một cái bát không, thực khách nếu ngạc nhiên cứ chờ sẽ hiểu: đây là cái bát dùng để đựng xương.
Khi tiệc gần tan, đồ tráng miệng, một đĩa đào nguyên trái được bưng lên, ít nhất là năm trái cho mỗi mâm cỗ bốn người, bên đĩa đựng trái đào còn thấy một đĩa cơm nếp trắng phau, nóng hổi khói bốc nghi ngút. Thực khách không quen lại phải chờ để hiểu, không lẽ đào ăn với cơm nếp! Thì ra không phải: đào thường có lông như lông măng, cứ để vậy ăn, rát lưỡi mất ngon, lấy dao cạo đi thì dao đâu đủ dùng cho số đông tân khách, phải cầu kỳ lấy trái đào lăn vào cơm nếp nóng, nhờ sức nóng và chất dính của cơm nếp, lông trái đào dính hết vào cơm nếp, như vậy ăn mới mát miệng và mới tận hưởng được hương vị của đào.
Hoặc thay vì cơm nếp với đào sẽ là một thứ tráng miệng cầu kỳ khác, thí dụ như mâm bánh ngọt để lẫn với một vài thứ trái cây, kèm theo một chén nước mắm loại ngon, bên cạnh có bốn, năm cái tăm bông, tăm bằng tre dài chừng 10 phân đầu to đuôi nhọn, phía đầu có quấn chỉ ngũ sắc, chỗ chỉ ngũ sắc này còn được dán thêm một hình con phượng ngậm một bao thư mầu đỏ, mệnh danh "Phượng hàm thư". Chiếc tăm này sau bữa ăn khách có thể mang về làm kỷ niệm.
Trước mọi thứ dọn ra như vậy, người khách miền quê khỏi sao bỡ ngỡ, bánh ngọt hay trái cây ăn chấm nước mắm chăng? Không! Ðây là muốn để khách được tận hưởng vị ngon của món ăn tráng miệng: nếu khách thích ăn bánh ngọt trước trái cây, thì lúc ăn trái cây, lấy tăm bông nhúng vào nước mắm, mút đầu tăm để chất mặn làm biến hết chất ngọt, như vậy ăn trái cây mới được thưởng thức hết chất ngon, nhất là chất ngọt của trái cây. Trái lại nếu khách ăn trái cây thì cũng làm như vậy để không cảm thấy bánh ngọt quá.
mấy hôm nay không vào được TRANG THƠ, co xanh buồn lắm. Bữa nay ra quán mới vào đươc, TRANG THƠ nhộn nhịp lại rồi , cỏ xanh mừng ghê.Đọc được nhiều điều hay, cx càng vui hơn.Đã thân quen với nhau rồi nên thiếu ai cũng thấy trống vắng hết.Cầu mong tất cả các bạn đều mạnh khoẻ, để chúng ta có mặt đều trên TT và cũng ấm lòng khi TT rộn rã tiếng cười. Thân thương tất cả.
Gởi anh hùng PC, NHÀ TÔI Nhà tôi thì khỏi nói rồi Đằng này NHÀ MỚI nên đời đổi thay Ôi thôi bận rộn suốt ngày Chăm lo đủ thứ hết rày thời gian Nào là còn phải sửa sang Décor đúng chỗ đàng hoàng mới yên Mỗi ngày cho cá koi ăn Còn thêm giữ trẻ chăm già ôi thôi! Lại còn thêm mục nấu ăn Làm ngon anh nhé ,em về thưởng công!
Cám ơn bạn QH đã trả lời,dù sao ăn Bắc mà tượng trưng Hà Nội cũng có sức thuyết phục.Người xưa đua vào ca dao tục ngữ thường có lý do của nó,from experience(NG Ich)>Phù hợp sự thanh lịch cầu kỳ làm tôn vẻ đẹp"phong hóa thời bấy giờ".Ăn như vậy là cầu kỳ của dân Bắc HàNội ,một thời thủ đô VN,mặc cầu kỳ theo lối người Kinh(Kinh đô),mấy O bán hàng rong buôn thúng hay gánh gồng cũng mặc áo dài áo vạt dài.Theo Tt có lẽ ăn Bắc mặc kinh là muốn ám chỉ sự xa hoa thịnh vượng thời bấy giờ..?Nói về áo dài có một đoạn của NG Ich áo dài biểu trưng cho người phụ nữ VN,sự trang nghiêm ,lịch sự,ẻo lả và thơ mộng của chiếc áo dàibiểu hiệu ở mọi tầng lớp trí thức,dân quê,thành thị,thôn xóm.Sau 1975 tưởng đã mất đi,may mắn thay bây giờ đã xuất hiện lại dưới mọi hình thức.Nhất là nguồn thi hứng cho các văn nhân thi sĩ nuớc nhà.,và đã đi vào lãnh vực thăng hoa kiểu cách điệu nghệ design sân khấu .Nữ sinh mái tóc thề,nón lá và áo dài trắng là một hình ảnh đi vào "Văn học sử"VN.>
Chuyện Vui Ca Dao: Chuyện kể về một anh sinh viên người Hungary sang Việt Nam làm nghiên cưú sinh môn tiếng Việt.
Cuối đợt nghiên cứu trường ĐHQG Hà Nội tổ chức một kỳ thi gọi là khảo sát trình độ của từng nghiên cứu sinh. Đề văn ra như sau:
"Anh (chị) hãy giải thích câu ca dao: Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương." Đọc xong đề, anh chàng sinh viên khoái chí lắm vì nghĩ rằng không có gì là khó, nhất là khi anh có mang theo cả từ điển. Sau một hồi tra cứu chảy nước mắt, xem ra anh ta đã tường tận nhiều điều:
"Gió đưa (được) cành trúc" thì ắt hẳn phải là gió to, ý hẳn là có bão. Với từ "la" anh phân vân giữa hai cách hiểu: +"la" là sự kết hợp giữ lừa và ngựa. +"la" anh đoán rằng đề đã in sai, phải là lao mới đúng. Và anh đã chọn cách hiểu này. "Đà" là thanh tà vẹt để tàu có thể chuyển động trên đó. "Thiên mụ" : đàn bà trời - ý hẳn là vợ trời.| " Thọ" : nhiều lần (lâu)
Và cuối cùng anh ta đã cho ra đời một sản phẩm bất hủ: Trời nổi cơn bão lớn Lao xuống tà vẹt đường Vợ trời đánh một tiếng chuông Canh gà húp vội, hóc xương mấy lần
PC ơi,cá Koi đã chuẩn bị ăn được chưa?Tính xem làm cá nướng da dòn hay cá chiên xù món nào ngon?Hay là nấu chua?Nhiều món quá,món nào cũng hấp dẫn hết.Không cần cầu kỳ như món ăn Bắc.Cô chủ tiệm ở gần nhất chắc được thưởng thức đầu tiên đó.Thôi TT đề nghị làm cá 7 món là tiện nhất,phải không PC??
NS: đúng rồi, công việc dọn nhà mà ai cũng có kinh nghiệm hết, lu bu hết việc nầy tới việc khác. Thôi hẹn các bạn vài ngày nữa mới có thể an tâm mà vui chơi được.
TT: cá Koi lớn đủ ăn thịt rồi, chĩ còn chờ khách đến thôi ! cô chủ TT thơ thì cũng chẵng có tgi2 giờ để ăm nữa, đành chờ khách đến đông vui thôi!
Cô chủ Trang thơ ơi,bộ lây cái busy cuả PC sao mà không cho lên bài mới. PC mắc o bế căn nhà nên không có thì giờ để đối đáp với mọi người.Nên làm cho qua chuyện,đừng chờ nữa.Thơ NHƯ THƯƠNG lên may ra PC tỉnh người!
Khi xưa nón lá đề thơ
ReplyDeleteLong lanh mắt biếc mộng mơ xuân thì
Hây hây đôi má nhu mì
Anh đi chân mỏi "câu gì" nói đây??
Cám ơn TRANG CHỦ ,bức tranh đẹp lắm
ReplyDeleteNS sau đang ngất ngư vì cảm đây,vậy mà sáng ngủ dậy mở TRTHƠ thấy mình ngày xưa ,muốn xỉu luôn!
Soi gương nhìn thấy dáng mình
Còn gì đâu nữa bóng hình ngày xưa !
xỉu là phải rồi !
Bạn Ngansau ơi:
ReplyDeleteKhoan khoan chớ xỉu, Bạn ngắm tấm ảnh và Bài thơ này xong, ngắm lại tấm ảnh "dưới dàn hoa pháo" làm thêm một bài thơ nữa rồi hảy xỉu./
Nón lá "thơ ngây" còn "nón Tây" cũng đâu kém dịu dàng?/
Đà Lạt có Hoa Anh-Đào còn Ban-Mê thì có dàn Thiên Lý cũng đâu chịu thua/
Đang chờ bài để post lên Blog Ban-Mê.
Ngây thơ vành nón nghiêng nghiêng
ReplyDeleteE ấp nhìn ai duyên dáng lạ kì
Nón che nửa mặt xuân thì
Anh về ngơ ngẩn một thời để yêu
Yêu người muôn thủa vẫn yêu
Nón xinh người mộng yêu kiều ngàn thu
NGÀN SAU ơi
Xin đừng tự cho mình tàn phai thế, nét ngây thơ không còn nũa, nhưng cái nét trời ban vẫn còn theo người mãi mãi...cho dù có hoàng hôn , nhung vẫn có ráng chiều...
Than goi Cac Ban Tho,
ReplyDeleteBay gio thi NT nhan ra chi Ngan Sau la ai roi vi ngay xua NT hoc chung cap lop voi Thu Minh do ma.
Tam hinh Ngay Xua & Non La tuyet voi lam (ca nguoi chup lan nguoi design).
Bai tho tinh va hien nhu non la hoc tro.
Men,
NT.
Cám ơn QH ,bây giờ dậy ăn cháo cầm hơi,đọc comment thấy vui rồi.Bài có
ReplyDeleterồi nhưng vào không nổi...
Cỏ xanh ơi,
Cho dù có hoàng hôn,nhưng vẫn có ráng chiều...nghe hay quá,thơ mộng quá hả,cám ơn CỎ XANH.
Chị NS có nghe về NT mà không biết rõ lắm,bây giờ thì biết rồi nhưng không nhớ mặt,gởi hình và thơ qua đi,chị ở tận CANADA lận.
ReplyDeleteKhi xua nón lá đề thơ
ReplyDelete(nón của mấy cô gái HUẾ thì có đề thơ)
Mát mặt anh hùng khi nắng hạ
Che đầu du nữ lúc mưa xuân!!
Vừa hay tin NGÀN SAU không được khỏe, cỏ xanh xin vấn an, mong người mau khỏe lại để TRANG THƠ rộn rã tiếng cười...xin thận trọng với sức khỏe , vứt hết mọi suy tư để tâm hồn thanh thản.
ReplyDeleteNS & TT
ReplyDeleteHây hây đôi má nhu mì
Em mà giận dữ thôi thì khỏi chê
Bầy em nói khẽ " Đừng mê"
Nhưng anh lạc mất lối về còn đâu !
NS,
ReplyDeleteHoàng hôn cũng có ráng chiều
Vài anh giờ cũng thiếu điều điên luôn
Hiểu em nên chẳng sầu tuôn
Trải dài năm tháng, anh luôn... đợi chờ
( Hihihi NS có giá quá, chẳng phải giá sống để ăn đâu nghe )
Chuyện vui cuối tuần
ReplyDelete--------------------
Chuyện xảy ra ở tỉnh BORDEAU bên PHÁP.Ông thị trưởng cuả thành phố vừa ra một đạo luật là sẽ phạt rất nặng nếu "cư dân nào chết trong thời gian này" .LÝ DO là thành phố không còn chỗ để chôn,không có chỗ để chôn đứng nữa,chứ đùng nói chôn nằm.Vậy ai bất tuân luật lệ mới này sẽ bị nghiêm trị.Nghiêm trị như thế nào thì không ai biết.
Có người bất tuân lệnh,gia đình phải đem đi chôn ké thị xã kế cận,nhưng bên cạnh không cho...do đó ông thị trưởng phải ra lệnh như vậy...
Chuyện MỸ hay Canada hay...?
ReplyDeleteMột nhân viên bưu điện vừa qua đời.Cô em gái thông báo cho nhà băng để nhà băng thôi chuyển tiền qua hảng bảo hiểm xe hơi cuả anh.
Ba tuần sau cô nhận được một lá thư
cuả hảng bảo hiểm thông báo...
Kính gởi khách hàng...
Hảng bảo hiểm chúng tôi đã không nhận được tiền nhà băng chuyển qua để cover cho xe cuả ông nữa ,vì ông đã chết,vậy chúng tôi trân trọng thông báo cho ông biết,hảng sẽ ngừng bảo hiểm của ông ngày 20/3/2008,nếu ông có thắc mắc gì chúng tôi vui lòng được giúp đỡ ông.
Cô em đọc xong thư,gọi ngay điện thoại cho hảng bảo hiểm ...Hello tôi muốn nói chuyện với một người sống ở đầu dây bên kia..nhưng không có ai trả lời...
Đọc chuyện vui cuối tuần NGÀN SAU viết, cỏ xanh thấy vui quá, cười thoải mái.Gía như thống đóc bang đó mà ra lệnh cấm không được chết thì hay quá. cỏ xanh sẽ phải tìm cách vươt biên sang đó để mà sống...không được chết...hi.hi.hi
ReplyDeleteXinh xinh chiếc nón bài thơ
ReplyDeleteNghiêng che dáng ngọc thẫn thờ hồn anh
Nón xinh bước nhỏ dịu dàng
Để anh trọn kiếp riêng mang bóng hình
CỏXanh ơi,
ReplyDeleteTrang Thơ dạo nảy cũng lạnh lùng quá,mọi người đều thờ ơ,thật buồn quá há!
Bây giờ anh ở phương nào
Để em lẫn thẫn ra vào với thơ
Cuộc đời là cả giấc mơ
Mang theo chiếc nón bài thơ thuở nào!
CHIẾC NÓN QUÊ HƯƠNG
ReplyDeleteNguyễn Quý Đại
Nón nầy che nắng che mưa
Nón nầy để đội cho vừa đôi ta
Ca dao
Nón lá không xa lạ với chúng ta, ngày nay ở hải ngoại chỉ thấy nón lá xuất hiện trên sân khấu, trình diễn nghệ thuật múa nón và áo dài duyên dáng mền mại kín đáo của thiếu nữ Việt Nam nổi bật bản sắc văn hoá dân tộc, áo dài và nón lá là nét đặc thù của đàn bà Việt Nam, chắc chắn không ai chối cãi. Nếu mặc áo đầm, hay quần tây mà đội nón không tạo được nét đẹp riêng.
Nón dùng để che nắng mưa, có lịch sử lâu đời đã khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào khỏang 2500-3000 năm. Nón lá gần với đời sống tạo nhiều nét biønh dị, đoan trang, yêu kiều, duyên dáng và thực tiễn với đời sống nông nghiệp, một nắng hai sương, trên đồng lúa, bờ tre lúc nghỉ ngơi dùng nón quạt cho mát mẻ ráo mồ hôi. Nón lá ở Việt Nam có nhiều loại khác nhau qua từng giai đoạn lịch sử:
Nón dấu : nón có chóp nhọn của lính thú thời xa xưa
Nón gò găng hay nón ngựa: sản xuất ở Bình Định làm bằng lá dứa đội khi cỡi ngựa
Nón rơm : Nón làm bằng cộng rơm ép cứng
Nón quai thao : người miền Bắc thường dùng trong lễ hội
Nón cời : nón rách
Nón Gõ : Nón gõ làm bằng tre ghép cho lính hồi xưa
Nón lá Sen: cũng gọi là nón liên diệp
Nón thúng: thứ nón lá tròn bầu giống cái thúng.
Nón khua :Viên đẩu nón của người hầu các quan xưa
Nón chảo : thứ nón mo tròn lên như cái chảo úp nay ở Thái Lan còn dùng
Nón cạp: Nón xuân lôi đại dành cho người có tang
Nón bài thơ : ở Huế thứ nón lá trắng và mỏng có lộng hình hay một vài câu thơ v.v
Người Việt từ nông thôn cho tới thành thị đều dùng nón lá, nhưng ít người để ý nón lá có bao nhiêu vành, đường kính rộng bao nhiêu cm. ? Nón lá tuy giản dị rẻ tiền nhưng nghệ thuật làm nón cần phải khéo tay. Nghề chằm nón không chỉ dành riêng cho phụ nữ mà cả những người đàn ông trong gia đình cũng có thể giúp chuốt vành, lên khung nón. Với cây mác sắc, họ chuốt từng sợi tre thành 16 nan vành một cách công phu ; sau đó uốn thành vòng thật tròn trịa và bóng bẩy. Người phụ nữ thì chằm nức vành . Để có được lá đẹp, họ thường chọn lá nón non vẫn giữ được màu xanh nhẹ, ủi lá nhiều lần cho phẳng và láng. Khi xây và lợp lá, người ta phải khéo léo sao cho khi chêm lá không bị chồng lên nhau nhiều lớp để nón có thể thanh và mỏng. Nghề làm nón lá thường sản xuất từ miền Bắc và miền Trung trong các làng quê sau các vụ mùa, ở các tỉnh miền Nam không thấy người ta chằm nón ?
Vật liệu làm nón tuy đơn sơ nhưng khó tìm loại lá làm nón, lá mọc ở những vùng núi, sau nầy người ta đem giống về trồng ở vườn, có tên Du Qui Diệp là lá làm tơi thời gian văn minh chưa phát triển, người ta dùng loại lá nầy làm cái tơi để mùa đông chống mưa gió. Một loại khác là Bồ Qui Diệp là loại mỏng và mền hơn để làm nón lá.
Ngày nay dù đã phát triển nhưng trên những cánh đồng lúa xanh tươi ngoài Bắc, trong những trưa hè nắng gắt, người ta còn dùng lá tơi để che nắng, giống như con công đang xòe cánh .
Người ta chặt lá nón non còn búp, cành lá nón có hình nan quạt nhiều lá đơn chưa xoè ra hẳn phơi khô, cột lại thành từng bó nhỏ gánh bán cho những vùng quê có người chằm nón. Ở Quảng Nam ngày xưa vùng Bà Rén chuyên buôn bán nón lá, từ đó phân phối đến các chợ như chợ Hội An, có khu bán nón lá nhiều loại
Lá non lúc khô có màu trắng xanh, người mua phải phơi lá vào sương đêm cho lá bớt độ giòn vì khô, mở lá từ đầu tới cuồng lá, cắt bỏ phần cuối cùng, dùng lưỡi cày cũ hay một miếng gan, đặt trên nồi than lửa nóng đỏ, dùng cục vải nhỏ độn giống như củ hành tây, người ta đè và kéo lá nón thẳng như một tờ giấy dài màu trắng, có nổi lên những đường gân lá nhỏ, lựa những lá đẹp để làm phần ngoài của nón. Người ta dùng cái khung hình giống như Kim Tự Tháp Ai Cập, có 6 cây sườn chính, khoảng cách giống nhau để gài 16 cái vành nón tròn lớn nhỏ khác nhau lên khung. Cái khung nầy phải do thợ chuyên môn làm kích thước đúng cỡ khi lợp lá và chằm nón xong, tháo nón ra dễ dàng. Nón thường chỉ 16 vành tròn làm bằng tre cật vót nhỏ đều nhau nối lại, Nón bài thơ nhẹ mỏng chỉ 2 lớp lá trong chen hình cảnh và các câu thơ, nón thường độ bền lâu hơn dày có 3 lớp phần trong lót thêm loại lá đót, (loại cây nầy giống cây sậy, khi trổ bông người ta lấy bông làm chổi) Chằm xong nón tháo khỏi khung, cắt lá thừa nức miệng nón và làm quai, nón rộng đường kính thường 41 cm, người ta phết phiá ngoài lớp mỏng sơn dầu trong suốt nước mưa không thấm qua các lỗ kim vào bên trong. Để có được một chiếc nón, phải trải qua 15 khâu, từ lên rừng hái lá, rồi sấy lá, mở, ủi, chọn lá, xây độn vành, chằm, cắt lá, nức vành, cắt chỉ...
Thời gian chưa có chỉ cước người ta dùng bẹ lá cây thuộc loại thơm (hùm) tước lấy phần tơ ngâm nước vài ba ngày cho nát phần thịt của lá, dùng bàn chải, chải lấy phần tơ dùng làm chỉ để chằm nón, hay dùng chỉ đoác. Nhưng sau nầy phát triển người ta dùng cước nhỏ bằng nylon, chằm nón có đường nét thanh nhã hơn. Nón lá đã đi vào thi ca bình dân Việt nam
Nón em chẳng đáng mấy đồng,
Chàng mà giật lấy ra lòng chàng tham
Nón em nón bạc quai vàng
Thì em mới dám trao chàng cầm tay
Tiếc rằng vì nón quai mây
Nên em chẳng dám trao tay chàng cầm
Một số bài thơ và ca dao nói về Nón lá
ReplyDelete- Còn duyên nón cụ quai tơ
Hết duyên nón lá quai dừa cũng xong
-Sao em biết anh nhìn mà nghiêng nón
Chiều mùa thu mây che có nắng đâu
Nắng sẽ làm phai mái tóc xanh màu
Sẽ làm khô làn môi en dịu ướt
Còn ta mắt anh..
Có sao đâu mà em phải cúi đầu từ khước
Nếu nghiêng nón có nghĩa là từ khước
Thì mười ngón tay em sao bỗng quấn quít đan nhau
Nửa vầng má em bỗng thắm sắc hồng đào
Đôi chân bước ..anh nghe chừng sai nhịp.
Thu Nhất Phương
-Sao anh không về thăm quê em
Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên
Bàn tay xây lá, tay xuyên nón
Mười sáu vành, mười sáu trăng lên
Nguyễn Khoa Điền
-Tà áo dài trong trắng nhẹ nhàng bay
Nón bài thơ e lệ nép trong tay
Bích Lan
-Dòng nước sông Hương chảy lặng lờ
Ngàn thông núi Ngự đứng như mơ
Gió cầu vương áo nàng tôn nữ
Quai lỏng nghiêng vành chiếc nón thơ
-Anh về Bình Định ba ngày
Dặn mua chiếc nón lá dày không mua
-Cưới nàng đôi nón Gò Găng
Xấp lãnh An Thái, một khăn trầu nguồn
-Nhớ nón Gò Găng
Vầng trăng đập đá
Sông dài sóng cả
Người quân tử,
Khăn điều vắt vai..
(Nghề nón là thuộc thị trấn Gò Găng, Nhơn Thành - An Nhơn, Bình Định. Nơi đây có một chợ nón lớn họp thường ngày từ 3-4 giờ sáng.)
PC có mặt trở lại rồi đây,ngày mai sẽ có comment !
ReplyDeleteNhững thời kỳ đội nón cuả một phụ nữ VN:
ReplyDelete-Ở cấp 1,chưa đủ lớn để đội NÓN,còn đội mủ.
-Sang cấp 2,mặc áo dài đội NÓN LÁ
-Đến cấp 3,NÓN LÁ là một cách làm duyên
-Nhưng lên ĐẠI HỌC thì hết đội NÓN
vì mái tóc bắt đầu được chải đẹp.
-và khi lập gia đình ,đi ra ngoài,đi chợ đội NÓN trở lại ,vì sợ nắng làm đen da...
Nhớ lại một kỷ niệm vui về nón lá bài thơ.NS có nón lá che đầu,TT cũng có nón lá..che đầu làm duyên ..đây
ReplyDeleteHồi đó TT đang học lớp 12,một buổi sáng vào lớp học thấy chiếc nón lá mới tinh ai để ngay chỗ ngồi của mình.Dở lên xem thấy đề hàng chữ:"Tặng TT chiếc nón làm kỉ niệm của Huế đô"Không chữ ký,không có tên??
Hỏi các bạn thì ai cũng lắc đầu,về sau một bạn nam sinh cho biết là của một bạn..phái nam đem tặng ,vì bạn đó lên đường nhập ngũ.Trên nón lá có đề hai câu thơ,mà tới giờ vẫn còn nhớ,vì thấy ..chuyện lạ 4 phương quá!
Sông Hương núi Ngự quê mình.
Bài thơ trên nón hữu tình khách che!
Thế là Tt cũng có nón che đầu làm duyên.Nhưng người tặng thì đã ..đi vào nơi gío cát.
NS ơi,mấy ngày này bận đi thăm người bệnh!thông cảm nghe!!!!!!!!!
Người bạn bị heart attact đó.
TT ,2 câu thơ trên nón cuả NS:
ReplyDeleteMát mặt anh hùng khi nắng hạ
Che đầu du nữ lúc mưa xuân
Cái nón này hồi về HUẾ mua và có người trả tiền giùm...
Kỹ niệm nào cũng đẹp ,thôi cất đó có ngày mang theo vào nơi gió cát...
Bạn Ngansau và Thantai:
ReplyDeleteChia sẻ với hai Bạn về chiếc nón là.."bài thơ", kèm theo dưới đây là một bài viết về nón là Huế.
Miền Bắc thì chắc chỉ có nón "Quai Thao" to, dày như cái bánh Pizza,
Miền Nam cũng có nón lá, nhưng dầy dùng cho cả Nam và Nử trong việc đồng áng. Chỉ có Huế là có nón là để "các Nàng làm Duyên và đễ các Cậu biết học làm người "điệu nghệ".
Hồi năm 66, lần đẩu tiên ra Huế, mọi thứ ngỡ ngàng, nhưng cũng mua mua vài đôi nón lá Huế..nhưng rồi về đến trong Nam thì ..không biết tặng ai..Các O ngoài Huế bán nón thì bảo là về trong Nam, nhớ tặng nón cho một O nào mà mình thương thôi..mà tìm hoài lúc bấy giờ chưa có O nào thương mình...nên chịu./
TT lại đi trước một bước là có người "tặng nón có đề thơ mà không biết là ai..mà nhớ hoài.."/
Con đường ... nón Huế
Khuê Việt Trường
Ghé chợ Đông Ba, sau khi gửi xe ngay tại Ban quản lý chợ, liếc sang các dãy hàng bên kia sẽ thấy cơ man nào là nón Huế. Chiếc nón lá Huế dường như đã vượt qua giới hạn che nắng che mưa, nó trở thành món quà kỷ niệm trong hành trang trở về. Với Huế, chiếc nón lá lại càng giữ vai trò đặc biệt. Chiếc nón dẫu hiện nay không còn được sử dụng rộng rãi trên đường phố Huế, chiếc áo dài Huế đã bớt xuất hiện nhiều nhưng "hồn" Huế vẫn còn đậm nét trong những chiếc nón bài thơ Huế.
Con đường nón Huế có thể xem như con đường chảy của dòng sông Hương đưa du khách đến thăm các lăng tẩm, đền, điện. Sự khởi đầu có thể coi như là những hàng nón ngất trời bày bán ở chợ Ðông Ba. Chiếc nón Huế đa dạng và đủ kiểu lớn nhỏ nhằm cung ứng cho du khách ta, tây, người lớn, trẻ con. Giá nón cũng linh hoạt từ 9.000 VND cho đến chiếc nón chằm tỉ mỉ lên tới 20.000 VND. Có chiếc nón chỉ là hai lớp lá buông, nón dày thì thêm một lớp nữa. Giá thành của chiếc nón là có bao nhiêu lớp lá đó mà ít du khách biết đến. Phần lớn họ thích có một chiếc nón "đề thơ". Chính vì vậy mà nón bài thơ Huế luôn luôn được du khách ưa chuộng. Thường thì ở giữa hai lớp lá, một lớp giấy được cắt chữ để khi đưa chiếc nón lên soi trong nắng sẽ đọc được hai câu thơ trong đó. Theo anh Hà, một du khách từ Hà Nội đến Huế thì tặng cho người yêu một chiếc nón bài thơ với hai câu thơ ưng ý là món quà có ý nghĩa nhất. Cho nên không ngạc nhiên khi ngành du lịch Huế phát triển, nghề chằm nón lá Huế cũng phát triển theo.
Ðiều ngạc nhiên không kém chính là nón Huế được "chằm" ở bất cứ một làng quê nào ở Huế. Khi ghé chùa Thiên Mụ, tôi ngạc nhiên khi phía dưới chân chùa là "con đường hàng hoá" để du khách mặc sức mà mua những vật kỷ niệm. Thì con đường nón Huế cũng nằm dưới chân chùa do chính những người phụ nữ làng Sinh Hoà cách đó không xa sản xuất. Chị Cúc, người làng Sinh Hoà, cũng là chủ của một cửa hàng. Chị tranh thủ thời gian vắng khách chằm nón. Những chiếc nón được "sản xuất tại chỗ" ấy luôn tạo cho khách một cảm giác thân quen. Nón Huế thậm chí còn được mời chào tại ga xe lửa, bến xe và dĩ nhiên là khi xe chuyển bánh, những chiếc nón vẫy mời mua cũng là chuyện rất bình thường. Dĩ nhiên là với những địa danh nghe rất quen: Kim Long, An Cựu, Thượng Tứ, Vĩ Dạ... mỗi nơi cũng đều có một nơi làm ra chiếc nón Huế.
Sao ngộ hén,tìm từ trên xuống dưới nãy giờ mà vẫn chưa thấy, hay là comment mới của PC biết tàng hình???
ReplyDeleteBT hỡi,
ReplyDeleteĐăng tấm hình rất duyên dáng với chiếc nón ngày xưa,hẳn là BT cũng nhận ra một vài nét quen thuộc nào đó phải không? Sao lặng thinh dữ dzậy, cái tài múa bút làm thơ mà BT để yên sao uổng quá chừng,hay là mình hùn hạp,lập liên minh, thơ tặng NS thì BT làm, còn chỗ cuối đề tên tác giả thì...điền tên đây dùm hihihi
"Hồi năm 66, lần đẩu tiên ra Huế, mọi thứ ngỡ ngàng, nhưng cũng mua mua vài đôi nón lá Huế..nhưng rồi về đến trong Nam thì ..không biết tặng ai..Các O ngoài Huế bán nón thì bảo là về trong Nam, nhớ tặng nón cho một O nào mà mình thương thôi..mà tìm hoài lúc bấy giờ chưa có O nào thương mình...nên chịu."
ReplyDeleteQH à,
Hỏi nhỏ một chút ,vậy chứ hồi năm 66 QH mấy tuổi mà dễ bị dụ quá vậy? Giọng nói của mấy O Huế bán nón chắc là dẻo đeo, thế lúc đó mua mấy cái, công khó đem về rồi quẳng đi đâu? Cái vụ "tìm hoài lúc bấy giờ chưa có O nào thương mình..nên chịu " là xạo mấy chuc % ???
SM à,hôm qua đài thiên văn có thông báo một kênh truyền hình mới,truyền hình mà không có hình??...chắc cái đài có phép tàng hình SM nói đó!!Hihi PC ơi,chừng nào tàng hình ra chữ đây?Wizard đi!!
ReplyDeleteCòn QH thì"ngây thơ vô số tội.."phải không?Tội ghê"hổng" có ai..thì tặng cho má ..và chị,còn được khen nữa chớ.Lần sau đi đâu nhớ đừng .. uống nước đường của mấy o Huế! Uống nước ..sông Hương chắc ăn hơn !Mấy o Huế nhờ uống nước sông Hương mà giọng nói dẽo như kẹo mè xửng đó!Bảo đảm 100%.Hihi
Bạn Suongmai à, bây giờ đã là 6 bó rồi mà vẩn còn "bị dụ" thì huống hồ chi lúc đó mới "mười mấy xuân xanh"./ cái vụ nầy là "nói thiệt" chứ không sạo đâu, sau cái vụ ra Huế mua nón lá về không biết tặng ai thì mới biết sạo...nhưng cũng trễ rồi..sạo hết được.
ReplyDeleteBạn Thanhtai à: Mẹ là người miền Nam, nên Bả chê nón lá Huế không che được nắng, chỉ để các Cô làm duyên thôi, Chị thì không có, Em gái thì còn nhỏ quá..mới học cấp 1, nên chỉ được đội mũ. Thành ra bèn tặng cho mấy Bà Chị Nuôi..cũng được khen quá trời./
Còn chuyện các O Huế, cho uống nước đường thì phải biết, cậu thanh niên nào trong Nam ra Huế mà không bị uống nước đường của các O thì chắc cậu đó là cốt của Ông Đường Tăng đó, QH thì không có số nầy cho nên bị dụ dài dài mãi đến về sau nầy. Nước sông Hương thì chịu, không uống được vì nó đen ngòm. Chỉ uống nước xá xị con cọp thôi. Món ăn thích nhất là bún bò Huế ngay cửa Bưu điện và món Xôi thịt hon. Tuyệt cú mèo.
SM và TT ơi
ReplyDeletePC bận túi bụi thôi chứ có hình đâu mà tàng ? chĩ có ..bóng thôi!
Nhìn tấm hình cái nón lá PC lại nhớ câu chuyện Sư Ông và Đệ tử xuống núi !
Hèn gì sau khi trỡ về Thầy hỏi "Sau khi xuồng núi trỡ về con nhớ được điều gì?"
Đệ tử trã lời " con chĩ nhớ cái nón lá !"
TT,QH,
ReplyDeleteVậy là phe Ta vô số tội, nhè một người thiệt thà như QH mà dỗ ngon ngọt từ lúc bé bỏng cho đến mãi bây giờ . Thế thì cái cảm giác của một đấng nam nhi khi phát hiện ra mình bị dụ dỗ như thế nào ? Có mong người ta mà mắt mình tiếp nữa không?
Bạn Suongmai: Nghe một chút "triết lý ba-xu" nè.
ReplyDeleteCó một điểm tương đồng ở tất cả mọi người, dù già hay trẻ, dù Ta hay Tây ai nấy cũng đều thích ngọt cả... Một món ăn có vị ngọt vẫn dễ hấp dẫn khẩu vị hơn là một món ăn nhạt nhẽo vô vị.
Một lời nói ngọt ngào dù cho không thật lòng đi nữa, vẫn làm mát lòng người nghe hơn là một lời nói móc lò xỏ ngọt, chua cay, đầy đố kỵ hơn thua cao thấp!/
Cho nên cứ muốn bị "dụ dỗ" hoài, mà phải dỗ ngọt mới được đó nghe.
Huynh trưởng Phuongcac: Mọi thứ đã OK rồi phải không. Màn ảnh đã có hình, TT hết kêu ca rồi đó . Câu chuyện chú Tiểu xuống núi là một "đề tài" được thảo luận ồn ào lắm . Đúng là các các Cô đang làm việc đồng áng mà cũng "dỗ ngọt được chú Tiểu nhà ta". Thiện tai, Thiện tai../
Sẵn câu chuyện trên sông Hương,TT nhớ lại hồi đó khoảng 1960,61 gì đó trước năm ông Diệm bị lật đổ(chắc NS nhớ rõ hơn)cả nhà Tt đi từ Dalat ra Huế,start vào một sáng còn it sương mù,đi xuống Nhatrang ở lại tắm biển và ăn cua ghẹ,rồi từ đó đi ra Trung ,ghé Quy Nhơn Đà Nẵng Hội An nghe họ nói mà như nghe hát ,chẳng hiểu gì hết.Cuối cùng ông ba cũng hỏi thăm đường đi chùa Non nước có đường lên trời ,đường xuống địa ngục,cảnh sắc rất đẹp.Hành trình ra tới Huế,cả nhà ở lại nhà của O Phùng Mai(chị của Phùng Thăng và Phùng Khánh)căn nhà lầu gỗ bên giòng sông Hương thơ mộng,có liễu chung quanh đẹp như tranh vẽ.tối hôm đó đi đò trên sông Hương nghe hò Huế,và Tt cũng nhớ hoài món chè rất lạ,nghe rao mà cứ tưởng nghe lầm..Ai ăn chè bột lọc bọc tôm thịt,thì ra chè gừng bột lọc bọc miếng thịt quay nhỏ nhỏ và miếng tôm bên trong,người chèo thuyền đêm thường ăn cho ấm và chắc bụng,làm liên tưởng đến món chè trứng gừng mè ở Dalat.Có đi mới thấy nhiều cái lạ.
ReplyDeleteBạn QH à,nghe bạn nói nuớc sông Hương đen ngòm mà buồn 5 phút ,tội nghiệp người dân đất thần kinh số phận hẩm hiu.Còn đâu đền xưa điện ngọc,bây giờ thì chắc tàn tạ hơn nữa.Ngậm ngùi thay!
TT: Nhắc đến Huế PC cũng có 1 kỉ niệm khi đến Huế lấn thứ 2 năm 2006.
ReplyDeletePC ở KS trên cao nhìn xuống Huế và sông Hương. PC phát hiện có một cù lao bên kia bờ sông Hương có nhiều nhà dân nghèo và thuyền bè nho nhỏ, không biết là cù lao đó mang tên gì mà không nghe ai nhắc đến. Có lẻ đây là nơi xuất phát bao nhiêu chuyện "con đò trên sông Hương" !. PC sẽ trở lại nơi nầy một lần nữa để tìm hiểu về cù lao bí mật nầy (QH có muốn cùng tham gia không? và cái nón lá nữa có muốn đi chung không ?).
Nói về nước sông Hương thì thật là đau lòng, đúng là đen ngòm! có lẽ cần lên phía nguồn chút nữa thì mới có được dòng nước trong cùa sông Hương (khúc chùa Thiên Mụ nước vẫn còn trong xanh, may thay !)
Chào các Bạn:
ReplyDeleteMời các bạn cùng xem một bản tin nói về việc trùng tu Huế..!/
Bản tin:
Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế và các cơ quan liên quan đang lập hồ sơ bổ sung sông Hương và cảnh quan đôi bờ sông Hương (với núi Ngự Bình, cồn Dã Viên, núi Kim Phụng...) vào quần thể di tích Huế để kịp thời hạn đệ trình UNESCO xem xét công nhận cố đô Huế là Di sản Văn hóa Thế giới lần 2 vào tháng 6/2005.
Giáo sư Phùng Phu - Giám đốc Trung tâm cho biết khi UNESCO công nhận quần thể di tích cố đô Huế là Di sản Văn hóa Thế giới (năm 1993), sông Hương và cảnh quan thiên nhiên ở Huế được xếp vào danh mục các giá trị bổ ốung cho giá trị văn hóa và nằm trong vùng đệm cần được bảo vệ.
Nhận thức rõ mối liên hệ hữu cơ giữa văn hóa và cảnh quan môi trường, Hội nghị lần thứ 28 Ủy ban Di sản Thế giới vào tháng 7 vừa qua tại Tô Châu (Trung Quốc) đã yêu cầu Việt Nam lập hồ sơ đề nghị UNESCO lần thứ 2 công nhận Di vản văn hóa Huế với cảnh quan độc đáo của môi trường Huế, nhằm đảm bảo sự bền vững các di tích liên quan đến Kinh thành Huế nằm dọc sông Hương. Ngay sau đó, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã giao nhiệm vụ này cho Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế và các cơ quan liên quan.
Ông Phu cho biết, việc trước mắt là phải thành lập một tổ chuyên gia nhiều kinh nghiệm tham gia lập hồ sơ và tham khảo ý kiến của các chuyên gia về tài nguyên, môi trường, sinh thái. UNESCO và khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã có danh sách tiến cử các chuyên gia hỗ trợ Việt Nam trong công việc này.
Cũng theo ông Phu, nhiều biện pháp nhằm trả lại cảnh quan đôi bờ sông Hương sẽ được triển khai như giải phóng hàng trăm ngôi nhà dọc bờ sông, từ cầu Bạch Hổ đến chợ Kim Long, kè lại các đoạn sạt lở, khơi thông kênh rạch tại các lăng tẩm vua Nguyễn.
Không gian kiến trúc văn hóa truyền thống đô thị Huế tồn tại dưới dạng đang phát triển, gồm các yếu tố cảnh quan môi trường sinh thái đặc trưng của sông Hương, núi Ngự Bình và Di sản kiến trúc Cố đô Huế (chủ yếu là các công trình). Quần thể di tích Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới năm 1993 gồm 17 cụm di tích, hầu hết sử dụng sông Hương và địa hình đôi bờ làm yếu tố phong thủy.
Ở bờ phía Bắc của sông Hương là một di tích gồm những lâu đài được xây dựng theo kiểu phòng thủ tạo thành một đường vòng cung dài 11km. Công trình quý giá này gồm hơn 100 công trình kiến trúc, gồm kiến trúc cung đình và dân gian triều Nguyễn, nhà vườn và kiến trúc thời Pháp. Giữa những quả đồi ở bờ nam sông Hương là những lăng tẩm rất đẹp của các vua Nguyễn, trong đó nổi tiếng nhất là lăng Gia Long, Minh Mạng, Tự Ðức và Khải Ðịnh.
(Theo TTXVN)
Huynh trưởng Phuongcac: QH vẩn còn "ham vui" lắm, nếu mà được thiệt như vậy thì còn gì bằng.
Nếu có dịp về VN thăm lại cố đô Huế thì còn gì bằng.cái đảo nho nhỏ PC nói đó Tt nghĩ có lẽ là Cồn Hến,rất nhiều hến hàu bám vào và nổi tiếng là bánh bèo chén nóng với món chè bắp ngon dẻo không nơi nào sánh bằng.Cái nón chắc bữa nay "ể mình " nên không thấy xuất hiện,thôi dĩ thực vi tiên kêu vài mâm bánh bèo nóng uống nước lá vối,rồi ai thích ngon ngọt nữa thì làm chừng chục chén chè,vì mỗi chén chỉ nhỉnh hơn quả ổi một chút.À vì sao có chữ ăn Bắc mặc Kinh ,mặc kinh là khi nào cũng ăn mặc tươm tất nhưng ăn theo kiểu Bắc là như thế nào.Xin các chuyên gia cho biết cao kiến??Xin đa tạ.Tt
ReplyDeleteBạn Thanhtai và các bạn:
ReplyDeleteKhông trả lời chính xác được câu hỏi của Thanhtai về việc : ăn Bắc, mặc Kinh.
Tuy nhiên sau đây là một điển tích về tên gọi Sông Hương, một ít tin tức liên quan đến núi Ngự Bình, có Sông Hương thì phải có Núi Ngự.
Về chuyện ăn uống ngày xưa thì có một đoạn ngắn diển tả một chút về cách ăn của người xưa ở Thăng Long.
(Coi có được cho là ăn Bắc chưa).
..Sông Hương, một tập hợp của hàng trăm con suối nhỏ xuất phát từ dãy Trường Sơn hùng vĩ trùng điệp theo nhau về xuôi rồi lại hợp nhau thành hai nhánh chính Tả Trạch và Hữu Trạch, đến Bằng Lãng thì cùng hợp nước uốn lượn quanh co giữa một vùng rừng núi bạt ngàn xanh ngắt rồi dòng sông đổi hướng rẽ về đông lững lờ trôi về xuôi vượt ngang kinh thành Huế rồi cuối cùng nhập vào phá Tam Giang cùng đổ về biển xanh.
Bàn về danh xưng của con sông này, không những chỉ có người nước ngoài thắc mắc muốn biết mà cả du khách trong nước cũng muốn tìm hiểu vì sao con sông này lại mang tên là "Hương". Đối với người Việt Nam xưa và cả ngày nay đặt tên cho một địa danh, một thắng tích thì tên đó mang một ý nghĩa, một ước mơ mà mọi người gửi gắm vào. Khi đặt tên sông là Hương chắc người xưa cũng đã gửi gắm vào đó một ý nghĩa, một ước mơ hoặc biểu trưng cho một điều gì đó. Có rất nhiều ý kiến về danh xưng này.
Một trong những ý kiến đó cho rằng sở dĩ sông này có tên Hương vì theo truyền thuyết kể lại rằng thì thủ phủ của các chúa như chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan, chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần đều đóng tại làng Kim Long. Đến khi chúa Nguyễn Phúc Thái (có sách ghi là Nguyễn Phúc Trăn) nối nghiệp, một hôm nằm ngủ thì mơ thấy một bà mụ già đầu tóc bạc phơ bảo với chúa rằng: "Ngài hãy thắp một nén hương bắt đầu từ đồi Hà Khê (tức chùa Thiên Mụ) cầm đi về hạ lưu dọc theo con sông này, đến chỗ nào hương tàn thì đó là nơi đóng đô, và cơ nghiệp đó sẽ muôn đời bền vững". Chúa giật mình thức dậy, cho là điềm lạ, bèn thực hiện lời báo mộng của bà mụ Trời ngay sáng hôm sau. Khi đến ngang nơi này tức là kinh thành thấy địa thế rất đẹp, phía nam có một ngọn núi trông giống như một cái bình phong, hai bên có hai ngọn núi khác thấp hơn đứng đầu, chúa mừng rỡ quyết định dời đô về đây. Nhân việc bà mụ bảo cầm hương đi về hạ lưu con sông nên mới đặt tên là Hương để ghi nhớ việc này. ..
..Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là quà tặng vô giá thứ hai của tạo hoá, quyện vào nhau tạo nên vẻ sơn thuỷ hữu tình của Huế. Núi Ngự Bình có tên là Bằng Sơn hay Bình Sơn, là ngọn núi hình thang, cao 105m, hình dáng giống cái bình phong, hai bên có hai núi đất là Tả Phù Sơn và Hữu Bật Sơn. Xem thế thì Ngự Bình là một hòn núi rất quan trọng. Ngày xưa từ chân núi lên đến đỉnh núi các vua chúa cho trồng thông, quanh năm xanh tốt. "Thông reo núi Ngự" chính là vì thế. Nhìn ngọn Ngự Bình cùng hai ngọn Tả Phù - Hữu Bật trông giống như con phượng hoàng đang xoè cánh che chở cho đế thành. Đứng trên đỉnh Ngự lắng nghe tiếng thông reo, phóng tầm mắt ra xa, kinh thành Huế bên dưới ẩn hiện những lâu đài thành quách giữa một màu xanh của cây cối, sông Hương như giải lụa uốn lượn quanh co, và xa hơn nữa là những đồi cát trắng tận mãi biển Thuận An. Núi không cao, đường lên không cheo leo gập ghềnh nhưng núi Ngự mang dáng vẻ của một con người trầm tư mặc tưởng. Cái đẹp của núi Ngự không phải là về mặt phong thuỷ che chở cho kinh thành Huế, cái đẹp của núi Ngự chính là chỗ nó gần gũi với dân Huế, nó trở thành một cái đài, một ngôi lầu cao vút và lên đó theo những bậc cấp nhân tạo người ta có thể phóng tầm mắt mình chiêm ngưỡng vẻ đẹp dịu hiền của thành Huế, lắng nghe những tiếng vọng từ bên dưới rất xa, và có cảm tưởng như mình đang ở vào một thế giới nào đó. /
Một vài cách ăn thời trước của người Hà Nội
Hà Nội là nơi thanh lịch, con người ở đây phải thanh lịch từ cách sống tới ẩm thực.
Hà Nội gạo trắng nước trong,
Ăn ngon mặc đẹp thoả lòng lứa đôi.
Trong ăn uống, người Hà Nội không quá xem trọng các món ăn đắt tiền mà xem trọng cách ăn uống, nhất là trọng cỗ bàn, tiệc tùng, cách ăn uống này đôi lúc khiến cho nhiều người ở miền quê khi được mời dự các đám giỗ, đám tiệc ở Hà Nội phải lúng túng bỡ ngỡ.
Trong mâm cỗ cưới hay khao vọng tại các gia đình sang trọng, ngoài những món sơn hào hải vị còn có một bát kiểu bằng sứ Tàu, trên miệng bát bưng kín bằng giấy hồng điều loại tốt, giữa có dán một hoa chữ thọ bằng giấy trang kim, nếu không phải là người Hà Nội quảng giao, ngồi vào mâm cỗ sẽ không hiểu là món gì lại có sự trang trí kiểu cách như vậy. Người không biết chỉ ngồi nhìn không dám hỏi, khi miếng giấy hồng điều dán hoa lật ra, đây chỉ là một cái bát không, thực khách nếu ngạc nhiên cứ chờ sẽ hiểu: đây là cái bát dùng để đựng xương.
Khi tiệc gần tan, đồ tráng miệng, một đĩa đào nguyên trái được bưng lên, ít nhất là năm trái cho mỗi mâm cỗ bốn người, bên đĩa đựng trái đào còn thấy một đĩa cơm nếp trắng phau, nóng hổi khói bốc nghi ngút. Thực khách không quen lại phải chờ để hiểu, không lẽ đào ăn với cơm nếp! Thì ra không phải: đào thường có lông như lông măng, cứ để vậy ăn, rát lưỡi mất ngon, lấy dao cạo đi thì dao đâu đủ dùng cho số đông tân khách, phải cầu kỳ lấy trái đào lăn vào cơm nếp nóng, nhờ sức nóng và chất dính của cơm nếp, lông trái đào dính hết vào cơm nếp, như vậy ăn mới mát miệng và mới tận hưởng được hương vị của đào.
Hoặc thay vì cơm nếp với đào sẽ là một thứ tráng miệng cầu kỳ khác, thí dụ như mâm bánh ngọt để lẫn với một vài thứ trái cây, kèm theo một chén nước mắm loại ngon, bên cạnh có bốn, năm cái tăm bông, tăm bằng tre dài chừng 10 phân đầu to đuôi nhọn, phía đầu có quấn chỉ ngũ sắc, chỗ chỉ ngũ sắc này còn được dán thêm một hình con phượng ngậm một bao thư mầu đỏ, mệnh danh "Phượng hàm thư". Chiếc tăm này sau bữa ăn khách có thể mang về làm kỷ niệm.
Trước mọi thứ dọn ra như vậy, người khách miền quê khỏi sao bỡ ngỡ, bánh ngọt hay trái cây ăn chấm nước mắm chăng? Không! Ðây là muốn để khách được tận hưởng vị ngon của món ăn tráng miệng: nếu khách thích ăn bánh ngọt trước trái cây, thì lúc ăn trái cây, lấy tăm bông nhúng vào nước mắm, mút đầu tăm để chất mặn làm biến hết chất ngọt, như vậy ăn trái cây mới được thưởng thức hết chất ngon, nhất là chất ngọt của trái cây. Trái lại nếu khách ăn trái cây thì cũng làm như vậy để không cảm thấy bánh ngọt quá.
(Tạp chí Xưa và Nay)
mấy hôm nay không vào được TRANG THƠ, co xanh buồn lắm. Bữa nay ra quán mới vào đươc, TRANG THƠ nhộn nhịp lại rồi , cỏ xanh mừng ghê.Đọc được nhiều điều hay, cx càng vui hơn.Đã thân quen với nhau rồi nên thiếu ai cũng thấy trống vắng hết.Cầu mong tất cả các bạn đều mạnh khoẻ, để chúng ta có mặt đều trên TT và cũng ấm lòng khi TT rộn rã tiếng cười.
ReplyDeleteThân thương tất cả.
Gởi anh hùng PC,
ReplyDeleteNHÀ TÔI
Nhà tôi thì khỏi nói rồi
Đằng này NHÀ MỚI nên đời đổi thay
Ôi thôi bận rộn suốt ngày
Chăm lo đủ thứ hết rày thời gian
Nào là còn phải sửa sang
Décor đúng chỗ đàng hoàng mới yên
Mỗi ngày cho cá koi ăn
Còn thêm giữ trẻ chăm già ôi thôi!
Lại còn thêm mục nấu ăn
Làm ngon anh nhé ,em về thưởng công!
Nếu có gì không đúng thì xin bạn mìẽn xá nghe.
Cám ơn bạn QH đã trả lời,dù sao ăn Bắc mà tượng trưng Hà Nội cũng có sức thuyết phục.Người xưa đua vào ca dao tục ngữ thường có lý do của nó,from experience(NG Ich)>Phù hợp sự thanh lịch cầu kỳ làm tôn vẻ đẹp"phong hóa thời bấy giờ".Ăn như vậy là cầu kỳ của dân Bắc HàNội ,một thời thủ đô VN,mặc cầu kỳ theo lối người Kinh(Kinh đô),mấy O bán hàng rong buôn thúng hay gánh gồng cũng mặc áo dài áo vạt dài.Theo Tt có lẽ ăn Bắc mặc kinh là muốn ám chỉ sự xa hoa thịnh vượng thời bấy giờ..?Nói về áo dài có một đoạn của NG Ich áo dài biểu trưng cho người phụ nữ VN,sự trang nghiêm ,lịch sự,ẻo lả và thơ mộng của chiếc áo dàibiểu hiệu ở mọi tầng lớp trí thức,dân quê,thành thị,thôn xóm.Sau 1975 tưởng đã mất đi,may mắn thay bây giờ đã xuất hiện lại dưới mọi hình thức.Nhất là nguồn thi hứng cho các văn nhân thi sĩ nuớc nhà.,và đã đi vào lãnh vực thăng hoa kiểu cách điệu nghệ design sân khấu .Nữ sinh mái tóc thề,nón lá và áo dài trắng là một hình ảnh đi vào "Văn học sử"VN.>
ReplyDeleteNS đi bác sĩ về đã khỏe nhiều chưa?
Chuyện Vui Ca Dao:
ReplyDeleteChuyện kể về một anh sinh viên người Hungary sang Việt Nam làm nghiên cưú sinh môn tiếng Việt.
Cuối đợt nghiên cứu trường ĐHQG Hà Nội tổ chức một kỳ thi gọi là khảo sát trình độ của từng nghiên cứu sinh. Đề văn ra như sau:
"Anh (chị) hãy giải thích câu ca dao:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương."
Đọc xong đề, anh chàng sinh viên khoái chí lắm vì nghĩ rằng không có gì là khó, nhất là khi anh có mang theo cả từ điển. Sau một hồi tra cứu chảy nước mắt, xem ra anh ta đã tường tận nhiều điều:
"Gió đưa (được) cành trúc" thì ắt hẳn phải là gió to, ý hẳn là có bão.
Với từ "la" anh phân vân giữa hai cách hiểu:
+"la" là sự kết hợp giữ lừa và ngựa.
+"la" anh đoán rằng đề đã in sai, phải là lao mới đúng. Và anh đã chọn cách hiểu này.
"Đà" là thanh tà vẹt để tàu có thể chuyển động trên đó.
"Thiên mụ" : đàn bà trời - ý hẳn là vợ trời.|
" Thọ" : nhiều lần (lâu)
Và cuối cùng anh ta đã cho ra đời một sản phẩm bất hủ:
Trời nổi cơn bão lớn
Lao xuống tà vẹt đường
Vợ trời đánh một tiếng chuông
Canh gà húp vội, hóc xương mấy lần
Học Trò Trong Quảng
ReplyDeleteTrương Duy Cường
Lúc tôi còn học ở lứa tuổi học sinh, sinh viên mỗi khi đi xa xứ Quảng, thường bị bạn bè quen thân đọc hai câu thơ để “chọc quê” tôi:
Nào là:
“Học trò trong Quảng ra kinh
Thấy cô gái Huế muốn rinh về nhà.
Nào là:
“Học trò trong Quảng ra thi
Thấy cô gái Huế, chân đi không rời.
Nào là:
“Học trò trong Quảng ra thi,
Mấy o gái Huế, bỏ đi không đành.
(trich từ e-cadao.com)
NS ngồi buồn kiếm chuyện vô cho vui
có khi không dính dáng gì đâu cả,vì mấy cô gái HUẾ hay đội nón,nên nói về nón là có gái HUẾ trong đó.
PC ơi,cá Koi đã chuẩn bị ăn được chưa?Tính xem làm cá nướng da dòn hay cá chiên xù món nào ngon?Hay là nấu chua?Nhiều món quá,món nào cũng hấp dẫn hết.Không cần cầu kỳ như món ăn Bắc.Cô chủ tiệm ở gần nhất chắc được thưởng thức đầu tiên đó.Thôi TT đề nghị làm cá 7 món là tiện nhất,phải không PC??
ReplyDeleteNS: đúng rồi, công việc dọn nhà mà ai cũng có kinh nghiệm hết, lu bu hết việc nầy tới việc khác. Thôi hẹn các bạn vài ngày nữa mới có thể an tâm mà vui chơi được.
ReplyDeleteTT: cá Koi lớn đủ ăn thịt rồi, chĩ còn chờ khách đến thôi ! cô chủ TT thơ thì cũng chẵng có tgi2 giờ để ăm nữa, đành chờ khách đến đông vui thôi!
Cô chủ Trang thơ ơi,bộ lây cái busy
ReplyDeletecuả PC sao mà không cho lên bài mới. PC mắc o bế căn nhà nên không có thì giờ để đối đáp với mọi người.Nên làm cho qua chuyện,đừng chờ nữa.Thơ NHƯ THƯƠNG lên may ra PC tỉnh người!