Tuesday, February 19, 2008

Người về


44 comments:

  1. QH ơi,
    Cho vÔ bản NGƯỜI VỀ để sưởi ấm TRANG THƠ vốn lạnh lùng mấy hôm nay!

    ReplyDelete
  2. Anh là giọt nắng trong em
    Để em sưởi ấm góc tim muộn màng
    Cho dù một phút ngỡ ngàng
    Nắng kia cũng ấm tim hoang thuở nào!

    Có phải vậy không CỎ XANH ?

    ReplyDelete
  3. Các Bạn

    "EM ĐI" nay bỗng "NGƯỜI VỀ"
    Chao ôi "rắt rối" ngủ nghê ...bất thường !
    Ngàn xưa vẫn một chữ YÊU
    Ngàn năm mây trắng nắng chiều hoang mang !


    BT

    PS: QH cho nghe bai HAI VI SAO LẠC
    thêm 1 lần sẽ thấy NGƯỜI VỀ
    Cám ơn QH

    BT

    ReplyDelete
  4. BT ơi,
    Ngàn xưa cho đến ngàn sau
    Vẫn YÊU mãi mãi chẳng chừa đâu nghen!

    ReplyDelete
  5. NS
    Cám ơn NG

    Chữ YÊU sửa lại thành chữ THƯƠNG cho đúng vần .(tại vì đầu óc BT
    khi nào cũng nghĩ đến YÊU nên khi viết ... cứ thế mà thành chữ...sai vần 1)

    BT

    ReplyDelete
  6. NGười về bỗng thấy tiêu sơ!
    Trăng sao quên ngủ ,mây trôi cuối trời!

    ReplyDelete
  7. QH kính chào hai Lảo Tiên Gia:
    Một Lão thì bảo người về, còn một Lão thì bảo Hai vì sao lạc.
    Vậy thì chắc phải nhờ Thanh Thúy
    chỉ đường rồi.
    Và dưới đây là cả Người vể và Hai vì sao lạc.


    http://www.bennhac.com/#/song/21336/Nguoi-Ve

    Trần Thái Hòa trình bày


    http://www.bennhac.com/#/song/14141/Nguoi-Ve

    Ngọc Hạ trình bày

    http://www.bennhac.com/#/song/16328/Hai-Vi-Sao-Lac
    Kim Anh trình bày

    http://www.bennhac.com/#/song/7405/Hai-Vi-Sao-Lac
    Tuấn Vủ trình bày.

    ReplyDelete
  8. Cac Bạn đọc lại



    "EM ĐI" nay bỗng "NGƯỜI VỀ"
    Chao ôi "rắt rối" ngủ nghê ...bất thường !
    Ngàn xưa vẫn một chữ THƯƠNG
    Ngàn năm mây trắng nắng vấn vương
    cỏi lòng !

    BT

    ReplyDelete
  9. Ca dao Việt:

    Người về tôi đứng tôi trông
    Ước gì tôi được khăn hồng trao tay
    Ước gì duyên số gặp may
    Tôi về trên ấy như cây có (với) cành.

    ReplyDelete
  10. HAI VÌ SAO LẠC

    NGƯỜI VỀ

    *
    Người về, một mùa thu gió heo may
    Về đâu có nhớ chăng những vì sao long lanh
    Đưa tiễn người một đêm không trăng
    Nói sao nên lời lòng buồn như chiều rơi
    Như trong đêm khuya những buớc chân qua thềm
    Gợi niềm thương nhớ vô vàn.

    Người về, đường đi kết gió trăng sao
    Người đi có biết chăng trong chiều nay bơ vơ
    Nghe lá thu vàng rơi bâng khuâng
    Bước chân ai về chừng thời gian ngừng trôi
    Như quên đêm khuya
    để gió xuôi theo màu thầm làm ướt áo vai gầy.

    ĐK:

    Người về chiều mưa hay nắng
    Sao để khói lam chiều như se chùng màu không gian
    Người về dòng sông thương nhớ
    Để bến vắng con đò buồn mong người người hay chăng?

    Người là vì sao nhỏ bé
    Ta mãi ước cho lòng làm bầu trời xanh xanh
    Người về lòng ta thương nhớ
    Ta khẽ hỏi đưa người hay thầm người đưa ta

    **
    Người về người về đâu nhớ ta chăng
    Người ơi mỗi lá thu rơi lòng ta bâng khuâng
    Như áng mây chiều lam trong sương
    Bước chân ai về chừng thời gian ngừng trôi
    Nghe chăng thu ơi để lá rơi chi hoài
    Gợi lòng thương nhớ ai nhiều...

    ReplyDelete
  11. Hôm nay đường truyền cho vô TRANG THƠ dễ dàng,thật may mắn. Nếu không thì cỏ xanh phải ra quán,
    thì lại phải chậm chân mất.
    NGÀN SAU
    Vâng NGÀN SAU nói đúng quá, chỉ một giọt nắng mỏng manh cũng dủ làm ấm lòng người...cho dù là giọt nắng chiều...nhưng cũng không bao giờ muộn,em nghĩ thế.

    ReplyDelete
  12. Tặng Thanh Thúy MƠ(người về)

    Cô mở lòng ra đón gió "mơ"
    Nắng xuân lay động "giấc mê đời"
    "Hoa xuân" tươi thắm trên cành biếc
    Cánh hạc bay về nhả tiếng tơ!
    Chúa xuân lững thững vườn xưa ấy
    Gót nhỏ ru thầm bên phố thơ
    Mộng mơ mắt biếc môi đào thắm
    Cô cười e ấp một cơn mơ.

    Thúy thấy "phê" không?Nếu chưa thì cho biết ý kiến!!!!!!!!!!!

    ReplyDelete
  13. "Giấc mê đời" là tên một bản nhạc,mà tháng ngày làm đầu óc tiêu hao,quên mất tên tác giả.Nhớ mang máng tên Nguyễn Năng Tế( chồng của Kiều Chinh).Chắc phải làm phiền tới chuyên gia,nếu có rảnh thì giờ.Xin cám ơn chuyên gia trước.HiHì

    ReplyDelete
  14. BẢN THƯỢNG
    Hay tin tiên sinh mấy hôm trước không được khỏe cỏ xanh cũng buồn lắm và TRANG THƠ thiếu vắng tiếng cười của tiên sinh cũng âu sầu.Nay tiên sinh đã cười lại, TRANG THƠ cũng sẽ tràn ngập tiếng cười vui vẻ đấy nhé...
    Tình đi tình đến bất thường
    Mà sao lại cứ phải vương lụy tình?

    ReplyDelete
  15. CẢM ƠN THANH TÀI
    cảm on thật nhiều, cỏ xanh thích lắm.bài thơ tuyệt vời."phê" lắm lắm...

    ReplyDelete
  16. QUÊ HƯƠNG ƠI,
    Chuyện "TÌNH" Thanh Thúy cũng lạc lối, thì làm sao mà chỉ đường đươc đây, chắc lại phải nhờ đến dân VÕ BỊ vốn hào hoa phong nhã chỉ dùm đường về thôi...PHƯỢNG CÁC ơi, nhanh nhanh chỉ dùm các tiên dường về với...

    ReplyDelete
  17. Ai về, về có nhớ, nhớ Thúy chăng?
    Anh về, về, anh nhớ, hàm răng, răng Thúy cười ....

    ReplyDelete
  18. CX ơi,
    PC làm sao mà chỉ đường cho CX được !
    Phải chi làm được giọt nắng thì cũng thử một lần xem có ấm lòng người không?
    Phải chi là mây trắng thì cũng sẽ như người mơ ước !

    Võ Bị bây giờ chĩ còn là chân mõi gối dùng làm sao ma chĩ đường cho cỏ XANH được đây ?

    ReplyDelete
  19. HPHAM ƠI,
    Chẳng biết có ai nhớ hàm răng thúy cười không nhưng đọc hai câu ca này thúy cười thoải mái rồi... Cảm ơn bạn đã cho cỏ xanh một liều thuốc bổ nhé, chắc là sẽ trẻ lại đôi chút...hi.hi

    ReplyDelete
  20. PHƯỢNG CÁC ƠI,
    Sao lại nhụt chí tang bồng như thế nhỉ? để mặc các tiên lạc lối về... hết hay sao?
    "Yêu cho đến khi con tim ngừng đập
    Đến khi loài chim quên lối bay"...

    ReplyDelete
  21. QUÊ HƯƠNG
    Cỏ xanh không vào đươc BẾN NHẠC đề nghe hai bản nhạc hay , thật tiếc quá.
    BẢN THƯỢNG
    Đọc lời bản nhạc HAI VÌ SAO LẠC thật hay, giá như mà dươc nghe hát nữa thì tuyệt vời quá...

    ReplyDelete
  22. Bạn Thanh-Thúy và các bạn:
    Vừa gởi hai bản nhạc qua mail. Hy vọng Thanh-Thúy và các bạn sẻ nghe được.

    ReplyDelete
  23. CX ơi,
    Đôi khi lực bất tòng tâm,
    Muốn mà không được, âm thầm xót xa.
    Đường về hun hut nẽo xa,
    Biết đâu phương hướng để ta giúp người !

    ReplyDelete
  24. QH,
    Câu này ở đâu biết không?

    XA TÂM CHIẾT TRỤC,ĐA ĐIỀN THỬ.

    ReplyDelete
  25. Bạn Ngansau: Câu đố này trúng tủ rồi, thế nào cũng được 10 điểm:

    " Năm 1789, khi Thành Lâm phong vương cho vua Quang Trung, vua Càn Long có tặng vua Quang Trung áo cẩm bào có thêu 7 chử. Đó là

    "Xa tâm chiết trục đa điền thử.

    " Xa= xe,tâm= tim, ngay giữa,
    chiết= gãy, trục= trục của xe, đa=nhiều, điền= ruộng, thử= con chuột. Một câu kỳ cục, bí hiểm, chả ai hiểu nghĩa là gì? Giữa cái xe, cái trục bị gẩy, do đa số là con chuột đồng?

    Năm 1792, vua Quang Trung bị tai biến mạch máu não, nằm liệt giường mấy tháng rồi băng hà. Đó là năm con chuột, Nhâm Tý. Tại sao lại xa tâm? Chữ Xa kết với chữ Tâm ra chữ Huệ, tên vua Quang Trung! Xe gẫy trục là...xe chạy xuống hố, chết! Chết nhằm năm Tý!

    Bạn Phượng-Các:
    Hai câu này còn nhớ ở đâu không?

    ..Quốc thù vị báo, đầu tiên bạch
    Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma..

    Giải thích cho CoXanh và các Bạn cung nghe nha./

    ReplyDelete
  26. Thanh Thúy ới ơi,"người về" đã tới cổng Buôn Làng chưa?Trổi cồng Chiêng ra đón chưa?Lại tặng cho T Thúy và các bạn một bài thơ tình rất..lãng mạng..của thời đại mới vừa đọc được qua lời dịch của Bùi Bảo Trúc trong tờ Daily News.
    Em như cây càrem
    Cho anh cắn một miếng
    Em như rau xà lách
    Cho anh nắm trên tay
    Em là bánh Pizza
    Cho anh ăn ngấu nghiến
    Because...I'm always hungry...you

    Thơ này bảo đảm ướt át,dzữ dội gấp ngàn lần thơ NT(1000độ)Nói đùa cho vui chứ,chiều hôm nay nhận được tập thơ và nhạc"Chạm vào tim"của Miên Zu Dalat,trời mưa rầm rì nghe cũng hay lắm.Nếu có bạn nào thích ghi địa chỉ để cô Miên ZU sẽ gởi

    ReplyDelete
  27. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  28. QH ơi, thử khả năng của PC đó phải ko?
    Nhưng mà PC cũng ráng tìm kiếm để giải đáp vui với bạn thơ.

    2 câu nầy là 2 câu cuối trong bài thơ của Đặng Dung

    tựa là : Cảm hoài

    Thế sự du du nại lăo hà,
    Vô cùng thiên địa nhập hàm ca,
    Thời lai đồ điếu thành công dị,
    Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.
    Trí chúa hữu hoài phù địa trục,
    Tẩy binh vô lộ văn thiên hà,
    Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
    Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.

    1. Bản dịch của Phan Kế Bính, trích trong VN Sử Lược của Trần Trọng Kim

    Việc đời bối rối tuổi già vay,
    Trời đất vô cùng một cuộc say,
    Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,
    Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay.
    Vai khiêng trái đất mong phò chúa,
    Giáp gột sông trời khó vạch mây.
    Thù trả chưa xong đầu đă bạc,
    Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày.

    2. Bản dịch trong “Việt Nam Nhân Vật Chí Vựng Biên” của Hồ Đắc Hàm và Thái Văn Kiểm

    Tuổi về già, phải thời bối rối,
    Cả đất trời một hội mê say,
    Gặp thời kẻ dở nên hay,
    Anh hùng lỡ vận, đắng cay trăm phần.
    Lòng cứu chúa muốn vần trái đất,
    Gột giáp binh khôn dắt sông trời.
    Thù còn đầu đă bạc rồi,
    Mấy phen dưới nguyệt chuốt mài lưỡi gươm.

    3. Bản dịch của Phan Võ

    Việc thế lôi thối tuổi tác này,
    Mênh mông trời đất hát và say,
    Gặp thời đồ điếu thừa nên việc,
    Lỡ vận anh hùng luống nuốt cay.
    Giúp chúa những lăm giằng cốt đất,
    Rửa dòng không thể vén sông mây.
    Quốc thù chưa trả già sao vội,
    Dưới nguyệt mài gươm đă bấy chầy.

    4.Bản dịch của Đào Hữu Dương

    Tuổi gìa lận đận nỗi tình đời,
    Vô tận vần xoay khoảng đất trời,
    Ti tiện gặp thời lên chẳng khó,
    Anh hùng lỡ bước hận nhiều thôi.
    Vác non phò chúa trên vai nặng,
    Gột giáp qua mây mặt nước trôi
    Thù nước chưa xong đầu sớm bạc,
    Dưới trăng mài kiếm mấy thu rồi.

    5. Bản dịch của Vũ Hải Tiêu

    Thế cuộc mênh mang tuổi sớm gìa,
    Đất trời thu lại chỉ say ca,
    Gặp thời đồ điếu thành công dễ
    Lỡ vận anh hùng nuốt hận đa.
    Giúp chúa những mong nâng địa trục,
    Rửa binh không lối kéo thiên hà.
    Quốc thù chưa trả đầu mau bạc,
    Bao độ mài gươm dưới nguyệt tà.

    6. Bản dịch của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu

    Việc đời man mác, tuổi già thôi!
    Ðất rộng trời cao chén ngậm ngùi
    Gặp gỡ thời cơ may những kẻ
    Tan tành sự thế luống cay ai !
    Phò vua bụng những mong xoay đất,
    Gột giáp sông kia khó vạch trời.
    Đầu bạc giang san thù chửa trả,
    Long tuyền mấy độ bóng trăng soi.

    7. Bản dịch của Thiện Nhân Nguyễn Khánh Do

    Thế sự ngổn ngang tuổi luống rồi,
    Đất trời thu lại hát say thôi,
    Anh hùng nuốt đắng khi tàn vận,
    Đồ điếu nên công lúc gặp thời.
    Giúp chúa rắp tâm nâng trái đất,
    Rửa binh khôn lối kéo sông trời.
    Quốc thù chưa báo đầu mau bạc,
    Bao độ gươm mài bóng nguyệt soi.

    *****

    Tiểu Sử: Danh tướng Đặng Dung, sinh không rõ mất năm 1413. Ông người Nghệ An nhưng theo gia đình vào lập nghiệp tại vùng đất nay thuộc tỉnh Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Ông cùng Nguyễn Cảnh Dị, Nguyễn Súy rước Trần Quý Khoách về Nghệ An lập lên vua Trùng Quang quyết liệt kháng Minh. Năm 1413 ông cùng vua Trùng Quang bị bắt giải về Tàu, nửa đường ông trầm mình tự tử. Ngoài gương anh hùng tiết liệt, Đặng Dung còn được xem như một nhà thơ lớn của dân tộc mặc dù ông chỉ để lại một ít bài thơ, trong đó có bài Cảm Hoài nỗi tiếng.

    ReplyDelete
  29. QUÊ HUƠNG
    Cảm on bạn đã cho nghe hai bản nhac hay.
    QUÊ HƯƠNG ơi , ngày xưa cỏ xanh có nghe mẹ kể rằng: vua QUANG TRUNG sang TRUNG QUỐC xin cưới công chúa, con vua CÀN LONG, được vua CL phong vương và hẹn ngày gả cong chúa.Nhưng ông vua này , cho là vua QUANG TRUNG man di , dám ngang tàng hỏi cưới cong chúa là phạm thượng, nên giả lả ban áo bào cùng với bảy chữ đó, nhưng áo bào dã bị vua CÀN LONG ngầm tẫm thuốc đôc và vua QUANG TRUNG mạc áo này vào , ngấm thuốc độc từ đó yếu dần và ba năm sau thì mất...chẳng biét có phải không , nhưng suốt thời thơ ấu Cỏ xanh luôn kính nể sự ngang tàng của vua QUANG TRUNG và căm hờn "HÁN ĐỘC" theo lời mẹ kể...

    ReplyDelete
  30. THANH TÀI
    Cỏ xanh cảm ơn thật nhiều, bài thơ tình nồng nhiệt lắm. Mà chị TÀI ơi cái tên MIÊN ZU sao nghe quen quá.Ngày xưa, cỏ xanh có người bạn tên MIÊN JI, đã ra đươc 1 tập thơ(trước 1975), không biết cô MIÊN ZU của chị có họ hàng gì với MIÊN JI của em không?

    ReplyDelete
  31. CẢM ƠN PHƯỢNG CÁC nhiều lắm.Bài CẢM HOÀI của ĐẶNG DUNG được ghi lại toàn bộ lời dịch của các cao nhân, PC quả là kiến thức quảng bá , cò xanh xin bái phục và cảm ơn một lần nữua đã giúp cỏ xanh mở mang kiến thức, mong răng sẽ dược các huynh trưởng truyền dạt kiến thức thêm nhièu nữa...
    Rất quí

    ReplyDelete
  32. Cùng các Bạn:
    Không dám thử tài Huynh Trưởng đâu, chỉ vì nghe là huynh trưởng "chân mõi gối dùng" nên nhắc nhở chút thôi và cũng nhân tiện đễ các Bạn cùng thưởng thức một bài thơ hay. Hai câu cuối vẩn được nhiều người ưa thích: "Nợ nước chưa xong đầu đã bạc, Dưới trăng mấy độ tuốt gươm mài."

    Có một bài nửa cũng thuộc loại thơ "hào khí" của Nguyễn Bá Trác có tên Hồ Trường. Huynh trưởng còn nhớ thì cho các Bạn thưởng luôn cho đủ bộ.

    Bạn Thanhtai: Thỉnh thoảng QH cũng có ghé qua trang thơ của Miên Du Dalat. Nhiều bài hay. Còn Miên Di phải là người trong nhóm Tuổi Hoa ngày xưa không Cỏ Xanh. Câu chuyện mà Coxanh nghe Me kể lại như vậy là "gần giống lịch sử rồi đó" đại ý là " Nực cười châu chấu đá xe.."
    đó mà.
    Thân tình tất cả.

    Ngoại truyện: Một vài chi tiết về cái chết của Vua Quang Trung.

    Những giả thuyết về cái chết của Vua Quang-Trung
    Cho đến nay, đã có nhiều giả thuyết về cái chết của vua Quang Trung được đưa ra nhưng chưa giả thuyết nào có được chứng cứ xác thực, đủ sức thuyết phục.

    Áo thêu của Càn Long

    Theo Hoàng Lê nhất thống chí, khi Quang Trung giả sang Yên Kinh gặp Càn Long, được Càn Long tặng cho chiếc áo, có thêu 7 chữ:
    Xa tâm chiết trục, đa điền thử (車心折軸多田鼠)
    Nghĩa là:
    Bụng xe gãy trục, nhiều chuột đồng
    Theo phép chiết tự, chữ "xa" (車) và chữ "tâm" (心) ghép lại thành chữ "Huệ" (惠) là tên của Nguyễn Huệ; "chuột" nghĩa là năm tý (Nhâm tý 1792). Ý của dòng chữ trên áo là Nguyễn Huệ sẽ chết vào năm tý.
    Giả thiết này ý nói rằng: Nguyễn Huệ chết do áo bị yểm bùa.

    Bệnh
    Sách Ngụy Tây liệt truyện, một tài liệu chính sử của Sử quán triều Nguyễn ghi giải thích cái chết của vua Quang Trung như sau:
    “Một hôm, về chiều, Quang Trung đang ngồi bỗng xây xẩm, tối tăm, thấy một ông già đầu bạc từ trên trời xuống, mặc áo trắng, cầm gậy sắt, mắng rằng: “Ông cha người sống ở đất của Chúa, đời đời làm dân Chúa Nguyễn, sao phạm đến lăng tẩm...". Rồi lấy gậy đánh vào trán Quang Trung, mê man ngã xuống, bất tỉnh nhân sự lâu lắm... Từ đó, bệnh chuyển nặng..."

    Sách Tây Sơn thực lục cũng có ghi "Huệ mắc bệnh nặng, chữa không khỏi...". Và sau khi Quang Trung mất, vào tháng một năm Càn Long thứ 58 (1793), Quách Thế Huân cũng báo cáo với Càn Long: "Quang Trung đã chết vì bệnh".

    Theo giả thuyết của người dân địa phương thì ông bị một bệnh liên quan đến dạ dày. Cũng một giả thuyết được truyền lại nhiều nhất là một buổi chiều thu năm 1792, vua Quang Trung đang ngồi làm việc, bỗng hoa mắt, tối sầm mặt mũi, mê man bất tỉnh. Người xưa gọi là chứng "huyễn vận", còn ngày nay y học gọi là tai biến mạch máu não.
    Một giáo sĩ tên Longer, có mặt ở Đàng Ngoài vào những thời điểm này, đã viết trong một bức thư đề ngày 21 - 12 - 1792 là vua Quang Trung chết vì bệnh, nhưng không rõ là bệnh gì.

    (Ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý (1792), vào khoảng 11 giờ đêm, Quang Trung Nguyễn Huệ từ trần, ở ngôi được 4 năm, thọ 40 tuổi, miếu hiệu là Thái Tổ Vũ hoàng đế.) như vậy Vua Quang Trung mất vào năm Tý và giờ Tý.

    ReplyDelete
  33. ÚI CHAO ƠI,
    Không ngờ NS gặp toàn văn tài danh sư xin nghiêng mình bái phục.

    ReplyDelete
  34. MIÊN DU học cùng trường với NS,TT
    ở DALAT nhưng là hậu sinh,nên NS đã có dịp hội ngộ MD ở một đại hội
    BTX-THĐ năm 2006...và mọi người đều ghi nhớ một kỹ niệm với MD là thi sĩ mãi đi theo chàng thơ nào đó lạc ra khỏi đoàn,làm mọi người chia nhau đi tìm mất một tiếng đồng hồ...

    ReplyDelete
  35. Trong lúc chờ đợi Trang Chủ lên bài thơ mới,chúng ta đọc lại TRUYỆN KIỀU :
    Ai ai cũng đọc TRUYỆN KIỀU
    Thì xin giải thích vài điều xem sao?
    KIỀU VÂN em chị thế nào
    Tuổi ai hơn kém,má đào giỏi giang?

    NS chỉ biết hỏi chứ khg biết trả lời.

    ReplyDelete
  36. Co Xanh à TT cũng không biết Miên Du có bà con xa gần gì voi Miên Ji k?Chỉ biết thơ và nhạc Miên Du một số bài hay.Trong bài Chạm vào tim có phổ nhạc 4 câu thơ nổi tiếng


    Trăm năm trước thì ta chưa gặp


    Trăm năm sau biết gặp lại không?
    Cuộc đời sắc sắc không không
    Thôi thì hãy sống trọn lòng với nhau.


    Về Đăng Dung TT cũng nhớ 2 câu thơ

    Nợ nước chưa xong đầu đã bạc
    Dưới trăng múa kiếm tuốt gươm mài!

    ReplyDelete
  37. ThaoNguyen khi nào cũng muộn màng,CỏXanh xin chớ trách ,Chúc bạn luôn vui khỏe tươi trẻ để làm nhiều thơ hay.

    Người về bỗng thấy xôn xao
    Chim muông đua hót cỏ hoa đón chào
    Bình minh tươi sáng tuôn trào
    Vườn thơ thêm đẹp,Xuân nào cũng vui.

    ReplyDelete
  38. Bài thơ Hồ trường rất hay lâu ngày các bạn cho nghe lại để ôn cố tri tân".sẵn dịp cho nghe bài thơ cuả Ký Thường Kiệt..NaM quốc sơn hà...Xin cám ơn các huynh.

    ReplyDelete
  39. Cuối năm Bính Thìn (1076), nhà Tống ồ ạt đưa quân sang xâm lược nước ta. Quân đội Đại Việt lúc bấy giờ do Lý Thường Kiệt chỉ huy, tuy đã chủ động chuẩn bị đối phó từ trước, vẫn chống cự một cách rất khó khăn. Giặc tràn xuống bờ Bắc sông Cầu và đội quân tiên phong của chúng đã bước đầu chọc thủng được chiến tuyến Như Nguyệt. Chiến tuyến vỡ, một mảng quan trọng trong niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của quân sĩ ta cũng theo đó mà tan vỡ. Muốn giành lại được thế chủ động, trước phải đập tan đội quân tiên phong của giặc, mà muốn đập tan đội quân tiên phong này, trước phải tìm cách lấy lại và kích động mạnh mẽ tinh thần của quân sĩ. Nhận rõ điều đó, Lý Thường Kiệt đã bí mật đang đêm cho người vào đền thờ Trương Hát ở ngay bên bờ sông Cầu, đọc to bài thơ không đề sau đây:

    Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
    Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

    Sông núi nước Nam vua Nam ở,
    Rành rành định phận tại sách trời. Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm, Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

    Binh sĩ nghe lời thơ, tinh thần phấn chấn hẳn lên, ai ai cũng cố sức đánh giặc. Đội quân tiên phong của nhà Tống bị đập tan, chiến tuyến sông Cầu cũng mau chóng được hàn lại. Giặc từ đó bị giam chân ở bờ Bắc sông Cầu, tiến thoái lưỡng nan. Đến đầu năm Đinh Tị (1077), chúng bị Lý Thường Kiệt mở trận quyết chiến chiến lược ở Như Nguyệt, đánh cho tan tành.

    ReplyDelete
  40. Mời các bạn vào E-Snip cũa PC để download file ngâm thơ Hồ Trường về nghe.
    Địa chỉ : http://www.esnips.com/doc/51ead01b-7715-403d-8c34-c8f9255b50c7/hotruong

    Flie ngâm thơ được play bằng Realplayer

    Chúc vui

    ReplyDelete
  41. Chưa an tâm nên bổ xung văn bản cho nhữnng bạn nào không nghe được bài ngâm thơ Hồ trường trong link.

    Hồ Trường
    Nguyễn Bá Trác

    Đại trượng phu không hay kẻ gian bẻ cật phù Khuơng Thượng.
    Hà tất tiêu dao, bốn bề lưu lạc tha phương.
    Trời Nam nghìn dậm thẳm,
    Non nước một mầu sương,
    Chí chưa thành, danh chưa đạt,
    Trai trẻ bao lăm mà đầu bạc,
    Trăm năm thân thể bóng tà dương.
    Vổ gươm mà hát, nghiêng bầu mà hỏi:
    Trời đất man man, ai người tri kỷ?
    Lại đây cùng ta cạn một hồ trường.

    Hồ trường !
    Hồ trường !
    Ta biết rót về đâu?
    Rót về Đông phương, nước biển đông chảy xiết sinh cuồng lảm,
    Rót về Tây phương, mưa phương tây từng trận chửa sang,
    Rót về Bắc phương, ngọn bắc phong vi vút cát chảy đá dương,
    Rót về Nam phương, trời nam mù mịt có người quá chén như điên như cuồng.

    Nào ai tỉnh ?
    Nào ai say ?
    Lòng ta ta biết, chí ta ta hay
    Nam nhi sự nghiệp ư hồ thử
    Hà tất cùng sầu đổi cỏ cây !


    Nghe ngâm thơ mới cảm được hết cái hay của bài thơ !!!

    ReplyDelete
  42. Cám ơn hai huynh đã cho nghe 2 bài thơ tuyệt hay,cận đại có bài Tây Tiến của Quang Dũng cũng hào khí ngất trời, và về phía nữ có bài Nước non ngàn dặm ra đi nói về Huyền Trân Công chúa lấy vua Chiêm Thành để đổi hai Ô Châu Rí.Lâu lâu mình ôn lại để các bạn Thơ đầu Xuân còn nhàn tản không khí Tết cho đến hết Giêng.

    Riêng NS,chỉ biết Thúy Kiều là chị ,em là Thúy Vân không biết tuổi tác Thúy Vân mặt tròn chỉ người hiền hậu cho nên cuộc đời đỡ lao đao như Thúy Kiều.Chỉ biết vậy thôi, còn những cao kiến thì phải chờ đến các cao nhân của vườn thơ.
    Thân mến tất cả.

    ReplyDelete
  43. Chào tất cả các Bạn:
    Cám ơn Huynh trưởng Phượng-Các đã cho nghe Hồ-Trường.
    Về bài thơ Tây-Tiến của Quang-Dũng và một vài bài thơ hào khí khác xin mời các Bạn ghé qua Buôn Ban Mê để xem, vì Trang Thơ nhà đã chuyễn mục sáng nay. Ở Buôn Ban-Mê các Bạn sẻ gặp thêm Bài ca bình Bắc của Vũ Hoàng Chương, một bài thơ thật hào hùng, và câu chuyện về Huyền Trân với bài Nam Ai Nước non ngàn dậm ra đi.
    Về câu hỏi của Ngansau: Quả tình hơi khó vì là Văn, Lịch sử thì có nhiều ghi chép hơn, nhưng đại cương theo ý của Tiên Điền chắc là như vầy:
    15.. Đầu lòng hai ả tố nga,
    Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
    Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
    Một người một vẻ, mười phân vẹn mười.
    Vân xem trang trọng khác vời,
    20.. Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
    Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
    Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
    Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
    So bề tài, sắc, lại là phần hơn.
    25.. Làn thu thủy, nét xuân sơn,
    Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
    Một, hai nghiêng nước nghiêng thành,
    Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
    Thông minh vốn sẵn tư trời,
    30.. Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
    Cung thương làu bậc ngũ âm,
    Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.
    Khúc nhà tay lựa nên chương,
    Một thiên bạc mệnh, lại càng não nhân.
    35.. Phong lưu rất mực hồng quần,
    Xuân xanh sấp xỉ tới tuần cập kê
    Êm đềm trướng rủ màn che,
    Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
    Ngày xuân con én đưa thoi..

    Về tuổi: Cập kê: Kê cái trâm, Cập là cài theo Trung Hoa ngày xưa tuổi cài trâm là đã con gái là tuổi 15 (theo Truyện Kiều và Tuổi trẻ của Lê Hửu Mục).
    Cả hai đều đẹp nhưng Vân xem "trang trọng, đoan trang" Kiều thì sắc sảo mặn mà, tài sắc gihay hơn Vân nửa...vậy mới khổ../
    dài quá khổ rồi Bye Bye..

    ReplyDelete
  44. Hỏi chi ngoắc ngoéo ai ơi
    Thúy Kiều là chị rõ ràng hẳn hoi
    Hai người cùng vẽ sinh đôi
    Đầu lòng hai ả tố nga
    Thúy Kiều là chị,em là Thúy Vân
    Hai người một tuổi,một năm
    Lấy đâu hơn kém mà thăm hỏi dò
    Kiều càng sắc sảo mặn mà
    Cho nên bạc mệnh ai mà chẳng hay!
    (LT)

    ReplyDelete