Sunday, February 24, 2008

Hội ngộ Hoa Vàng


26 comments:

  1. Hoa Vàng Cali vừa mời gọi, rượu vang mới vừa chếch choáng thi Hoa Mai ở chốn rừng sâu bên giòng thác lũ xuất hiện !!
    Hội ngộ Hoa Vàng ???

    Hoa vàng năm cánh như nhau,
    Sao em lai ở rừng sâu thế nầy?
    Chán đời bỏ phố về đây,
    Hay là nhiều kẻ bủa vây trốn về?
    Cuộc đời sao lắm nhiêu khê,
    Kẻ thì phố chợ, kẻ về rừng sâu.
    Trốn đời em trốn được sao?
    Nợ duyên chưa dứt ở đâu cũng buồn,
    Rừng sâu em chớ lệ tuôn,
    Sẽ thành thác lũ mưa buồn thế gian.

    ReplyDelete
  2. HI,NT

    Hoa vàng hội ngộ thế gian
    Thì sao lại gọi mưa ngàn lệ tuôn?
    Hoa này xưa ngụ trong Buôn
    Nay ra phố thị mưa buồn càng xinh!

    ReplyDelete
  3. NT, tối qua TT mãi xem Oscar sáng nay len mạng đã thấy NT và vần thơ cảm tác của PC,TT nhớ câu thơ của Mãn Giác Đại Sư :
    Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết.

    Đêm qua sân trước một cành mai!

    Hoa mai luôn biểu trưng cho mùa Xuân đất trời.Mai phố thị đã đẹp,chốn rừng sâu lại càng hoang dã quyến rũ hơn nhiều ,phải thế không?
    Chúc bạn luôn tươi trẻ với những vần thơ yêu đời.

    ReplyDelete
  4. ..Rằng nay có gã từ quan,
    Lên non tìm gặp Hoa Vàng ở luôn..

    Ôi thì thôi!

    Hoa vàng khoe sắc báo xuân,
    Rừng sâu, phố chợ tưng bừng đẹp xinh,
    Đời người lắm cuộc hương tình,
    Hoa vàng hội ngộ, an bình thế gian.

    ReplyDelete
  5. Các bạn thơ thân thương,
    PC chĩ khuyên hoa vàng có ở rừng sâu cũng đừng có lệ tuôn thôi. Nhưng mà nếu có lệ tuôn thì...càng đẹp thêm ! Có bạn nào nhìn hoa mai buổi sáng tinh sương chưa? cánh hoa điểm vài giọt sương thì đẹp vô ngần!
    PC có 1 kỉ niệm vào năm 1971 khi đang ở Hạ Lào giửa rừng sâu, đang hành quân đầu xuân Tân Hợi, PC gặp một cây Mai Vàng cổ thụ, gốc của nó PC ôm không hết vòng tay, cao chừng 10 mét( như 1 cây soài cổ thụ) hoa trổ vàng rực cả khung trời. Chưa bao giờ PC gặp lại lần thư 2. PC cho đệ tử leo lên chặt 1 cành đem theo và lúc đóng quân lại PC đón xuân trong rừng thẳm với cành mai nhớ đời.
    Cũng trong trận hành quân nầy PC bi thương, bị bắt làm tù binh và lật 6 tờ lịch !
    Một kỉ niệm khó phai!

    ReplyDelete
  6. Á A vì yêu MAI cho nên quên đường hành quân,mà hoa MAI còn đọng vài giọt SƯƠNG nữa thì lạc đường là phải....

    ReplyDelete
  7. H vừa post lên hình Hoa Mai trắng,chưa thấy lần nào và cũng biết rất ít tài liệu về hoa này ( chỉ nghe tên bịnh viện Bạch Mai- Hà Nội ) mong mấy học giả của Trang thơ góp thêm ý kiến nhé.

    ReplyDelete
  8. TT chẳng là học giả học ..thật gì,nhưng lucky ,Tết này vừa lò dò lên chùa(ở gần nhà và ông thầy Tu ở chùa cũng đi học cùng với TT)ổng kêu vô lì xì hai mẹ con hai trái quýt,một phong bao có 1 đồng vàng ..giả và một cành mai trắng.Không biết của Phật tử nào cúng dường cho chùa,nhưng thời gian trước 2 đứa con đều lên chùa,một học chữ việt và một dạy chữ Việt.Cho nên cô chủ tiệm nhắc mai trắng mới nhớ,cánh mỏnh manh có mùi thơm dìu dịu,cắm cũng được mười mấy ngày mới tàn.Ổng có nói mai này trồng ở xa,Tết mang về cho chùa 2 cây bự để chưng cho đẹp và có một chậu mai vàng nữa.Tiếc quá quên không chụp hình giữ lại kỷ niệm.

    ReplyDelete
  9. Trong khi chờ đợi tài liệu tiếng Việt về Bạch Mai, các bạn có thể coi qua 1 đoạn tài liệu tiếng Anh của Wikipedia :
    In Vietnam, due to the beauty of the tree and its flowers, the word mai is used to name girls. In Confucianism, mai is named in the group of four "elite" plants: lan - orchid,cúc - chrysanthemum, trúc - bamboo, and mai. The largest hospital in Hanoi is named Bach Mai ("white ume"), another hospital in Hanoi is named Mai Huong ("the scent of ume"), situated in Hong Mai ("pink ume") street. Hoang Mai ("yellow ume") is the name of a district in Hanoi. Bach Mai is also a long and old street in Hanoi. All these places are located in the south part of Hanoi, where, in the past, many ume were grown.

    Due to its characteristics, beautiful flowers and a tall, slender tree, mai is used to describe the beauty of women in expressions such as "Mình hạc xương mai" - crane's body, ume's bone, and "Gầy như mai" - as slender as an ume.

    Hồ Quý Ly wooed and won Princess Nhất Chi Mai of the Trần king after seeing a parallel couplet:

    Thanh Thử điện tiền thiên thụ quế

    Quảng Hàn cung lý Nhất Chi Mai.

    meaning: Thanh Thử palace, thousands of cinnamon trees here

    Quảng Hàn palace, Nhất Chi Mai there".

    Nhất Chi Mai is the name of the princess, but also means a branch of mai, implying a beautiful girl.

    The Zen monk Thích Mãn Giác monk composed a poem "Cáo tật thị chúng" (meaning: Report of my illness).

    Xuân khứ bách hoa lạc Spring goes, hundreds of flower fall
    Xuân đáo bách hoa khai Spring comes, hundreds of flowers blossom.
    Sự trục nhãn tiền qúa In front of the eyes, everything goes on ever
    Lão tùng đầu thượng lai On the heads, showing the year of age soon comes.
    Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Who can say when spring ends, all flowers fall down?
    Đình tiền tạc dạ nhất chi mai Last night, in front-yard, a branch of ume flower blossomed.
    In this poem, nhất chi mai serves as a metaphor for hope (similarly to the last leaf in the short story The Last Leaf by O.Henry)

    The mai used to celebrate the new year in the south, similar to the peach in the north, is in fact a different plant from the ume (Ochna integerrima).

    ReplyDelete
  10. Quê Hương đã từng được ngắm cây Mai có Hoa màu trắng giống như hình bên của Trang thơ. Hiên nay vẩn còn ở một ngôi chùa Phật giáo Tây Tạng, ở Bình Dương quê của QH.
    Trừ cây Mai đó , QH chưa từng gặp Mai Trắng ở đâu nửa.

    Bạn Thanhtai đầu năm có được một cành lộc Mai từ Chùa là chắc nguyên năm "đầy Phúc Lộc" rồi. Nhưng chị tả thì Hoa Mai trắng lại có "mùi thơm dìu dịu". Như vậy là "Sắc Hương" đầy đủ nửa. Chúc mừng chúc mừng.

    Hôm trước Chị cũng có nhắc đến hai câu cuối của bài kệ Nhất Chi Mai và bây giờ thì Cô Chủ cũng nhắc đến bài kệ "lừng danh" này của Thiền sư Mãn Giác. Theo ý của Ông thì "Mai nở bất cứ lúc nào và bất cứ ờ đâu" vì khi mình "Ngộ" được tức là thấy Hoa Mai. Có một tác giả ở bên Đức khi viết về bài kệ này thì bảo là đó là Hoa Mai Trắng, không biết nguồn tài liệu từ đâu.

    Về Hoa Mai thì có nhiều tài liệu, nhưng chỉ nói đến Hoàng Mai chứ chứ thấy có tài liệu nào nói về Bạch Mai.

    Phần tài liệu:Mai vàng
    Mai vàng là một loại hoa mai có hoa màu vàng thuộc chi Ochna của họ Ochnaceae, khác với các loại hoa mai ở Trung Quốc, hay nhắc đến trong thi ca cổ là có màu trắng. Trên thế giới có ít nhất là 50 loài mai vàng phân bố rải rác ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, song chủ yếu tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Á và châu Phi.
    Mai vàng ở Việt Nam
    Ở Việt Nam mai vàng phổ biến nhất là mai vàng năm cánh, có tên khoa học là Ochna integerrima và mai vàng có từ 5 đến 9 cánh, gọi là "mai núi" (Ochna integerrima (lour.)Merr.). Ở Tây Nguyên và Campuchia, mai núi phân bố khá rộng khắp. Ngoài ra còn có các loại mai vàng nhiều cánh do lai tạo, chọn giống cải tạo dần, hiện tại có những loài lên tới 120 cánh gọi là mai cúc, vì cánh lúc này chỉ còn bé tí như nhụy hoa.
    Ở Việt Nam, mai vàng là một loài cây cảnh rất phổ biến ở từ miền Trung trở vào. Nó được trồng rộng rãi trong vườn nhà, làm cây cảnh trồng chậu, bonsai. Nhưng sử dụng nhiều nhất vẫn là vào dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền vì đây là một loài hoa chưng tết chủ đạo. Cây mai ngày tết được xem như là vật mang lại may mắn cho năm mới nên người ta rất kị nếu chưng cành mai mà đúng mùng một không nở hoặc héo rũ.
    Việc miền Bắc chơi đào, trong miền Nam chơi mai trong dịp Tết được giải thích là sau khi mở rộng bờ cõi về phương Nam vốn có khí hậu nóng hơn không thích hợp với việc trồng Đào, mỗi khi Tết đến, những người đi mở đất nhớ đến cành đào ngoài Bắc nhưng không thể có được đã chọn mai (một cây hoa rất phổ biến ở trong Nam, đẹp, nhiều hoa lại nở đúng mùa Tết) để thay thế.
    Mai Tứ quý
    Là một loại hoa mai vàng nhưng sau khi rụng cánh hoa còn lại đài hoa đỏ và hạt xanh (khi chín hạt sẽ chuyển thành màu đen), chính vì vậy loài mai này còn có tên là Nhị độ mai tức Mai nở hai lần, tên khoa học là Ochna serrulata
    Mai vàng nhiều cánh
    Là loại mai vàng có nhiều cánh do lai tạo hoặc chọn lọc tự nhiên, những loài này luôn có hoa nhiều hơn 9 cánh, không giống như mai vàng năm cánh truyền thống tỉnh thoảng có những bông nhiều hơn 5 cánh.
    Trên thế giới
    Nam Phi có khoảng 12 loài mai vàng, trong đó có hai loài phổ biến là Ochna pretoriensis, Ochna pulchra, ngoài ra còn có những loại mai vàng sau khi rụng cánh hoa còn lại đài hoa đỏ và hạt xanh (khi chín hạt sẽ chuyển thành màu đen), đó là loài Ochna serrulata, Ochna multiflora, Ochna atropurpurea, v.v.
    Ở Madagascar có loài mai vàng cánh dúm gọi là Ochna greanum.
    Myanma và Indonesia có loài mai vàng Ochna kirkii., Ochna serulata và Ochna serulata (Hochst.) Walp....

    Về bài kệ:

    Theo tài liệu Hán Việt thi tuyễn, Mãn Giác thiền sư tên là Lý Truờng, nguời đất Lũng Triền, Huơng (làng) An Cách, là con của Lý Hoài Tổ, một vị quan chức Trung Thư Ngoại Lang, duới triều Lý (Việt Nam); xuất gia khoảng năm 1076-1084, đuợc Quãn Trí thiền sư truyền tâm ấn. Vua Lý Nhân Tôn xây chùa bên cạnh cung Cảnh Hưng, mời thiền sư đến trụ trì. Ngày 30 tháng 11, năm Hội-Phong thứ 5 (1096), thiền sư Mãn Giác cáo bệnh, gọi môn đồ đến, đọc bài kệ Cáo Tật Thị Chúng rồi mất. Thiền sư được vua sắc thụy (vua ban tên mới) là Mãn Giác (hoàn toàn giác ngộ). Bài kệ Cáo Tật Thị Chúng (cũng được gọi là bài thơ Nhất Chi Mai) được truyền tụng nhiều thế kỷ ở Việt Nam vì lời thơ đẹp và có ý nghĩa thâm sâu về triết lý Đông phương.

    Cáo Tật Thị Chúng
    (Nhất Chi Mai)
    Thiền Sư Mãn Giác (1051-1096)

    Xuân khứ bách hoa lạc
    Xuân đáo bách hoa khai
    Sự trục nhãn tiền quá
    Lão tùng đầu thuợng lai
    Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
    Đình tiền tạc dạ nhất chi mai


    Bài dịch số 1 (thể 5 chữ theo nguyên tác):

    Một Cành Mai

    Xuân đi trăm hoa rụng
    Xuân đến trăm hoa cuời
    Đời thoáng qua truớc mắt
    Già đến đầu bạc phai
    Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
    Đêm qua sân nở một cành mai

    Bài dịch số 2 (thể 7 chữ) :

    Một Cành Mai

    Xuân đi tơi tả trăm hoa rơi
    Xuân dến trăm hoa hé nụ cuời
    Thế sự xoay vần qua truớc mắt
    Già nua thôi đã bạc đầu phai
    Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
    Đêm qua sân nở một cành mai

    Bài dịch số 3 (thể 6/8):

    Một Cành Mai

    Xuân đi trăm cánh hoa rơi
    Xuân về trăm cánh hoa cuời đó đây
    Việc đời truớc mắt đổi thay
    Tuổi già đầu đã nhuộm đầy bạc phai
    Xuân tàn hoa dẫu rụng rơi
    Đêm qua nở một cành mai truớc thềm

    TB: Nghi vấn về chử Bạch Mai(bệnh viện Bạch Mai) được diễn giải là White Ume e rằng không "ổn". Vì Miền Bắc ViệtNam thì không có Hoa Mai như ở miền Trung và miền Nam.

    (The ume Prunus mume is a species of Asian plum in the family Rosaceae. The tree originates from China, and was brought to Japan and Korea later. The tree is cultivated for its fruit and flowers. Although generally referred to as a plum in the English language, it is actually more closely related to the apricot.)
    Hoa của cây Ume này có màu trắng và có 5 cánh giống như Mai ở miền nam. Hình như nó là Hoa Anh Đào trắng, mời xem ảnh Hoa này ở Buôn Ban Mê, hình chụp Hoa này ở nhà của QH.
    Xuân ở Omaha vẩn chưa đến, hôm qua lại hứng một trận tuyết tơi bời. Khi nào Xuân đến khoảng (20 tháng 3) QH sẻ mới các Bạn thưởng thức "Rừng Mai của QH".
    Thân tình tất cả.

    ReplyDelete
  11. QH ơi đại hội hoa mai,sao không thêm vô điển tích NHỊ ĐỘ MAI.

    ReplyDelete
  12. ĐẠI HỘI HOA MAI:
    Bạn Ngansau ơi, hể còn Mai là còn Xuân, cho nên Mai Vàng, Mai Trắng gì cũng được..mời các bạn tham dự để "níu mùa Xuân" thêm chút nửa.
    Nhị Độ Mai cũng là tên gọi của Mai Tứ Quý, ở các vườn cây kiển có bán nhiều lắm nó có tên "thương Mại" là
    "Vietnamese Mickey Mouse plant (Ochnaceae)"
    Mai Tứ quý
    Là một loại hoa mai vàng nhưng sau khi rụng cánh hoa còn lại đài hoa đỏ và hạt xanh (khi chín hạt sẽ chuyển thành màu đen), chính vì vậy loài mai này còn có tên là Nhị độ mai tức Mai nở hai lần, tên khoa học là Ochna serrulata.

    Và điển tích NHỊ ĐỘ MAI. (Đọc để Du Xuân).
    Truyện này do một tác-giả vô-danh Việt-nam dựa theo cốt truyện "Trung-hiếu tiết-nghĩa Nhị Độ Mai", một cuốn luân-lý tiểu-thuyết của người Tầu, diễn theo thể văn lục-bát của ta, cũng lấy nhan đề là "Nhị Độ Mai", vì trong truyện có đoạn hoa mai nở hai lần, được truyền làm giai thoại.
    Truyện gồm có 2816 câu - không kể thơ - có thể tóm-tắt chia ra làm 7 hồi :
    Mai-Công Thăng Quan

    Đời Đường Đức-tông ( 780-805 ) có Mai Bá Cao, tri-huyện Lịch-thành, vốn người thanh-liêm trung-trực. Bấy giờ trong triều có hai gian-thần là Lư Kỷ, Hoàng Tung, ông vốn căm-ghét, chỉ mong có dịp sẽ ra tay trừ khử. Thì bỗng có chiếu-chỉ được thăng chức Lại-khoa cấp-sự, ông bèn nhất định cùng bọn Lư, Hoàng một còn một mất; cho vợ con về quê-quán, chỉ đem một gia-đinh là Mai-Bạch đi theo .Khi sắp lai kinh, ông dặn dò phu-nhân, công-tử, các nha-lại và yên-ủi dân hạt Lịch-thành rất là cảm-động.
    Mai-Công Ngộ Hai

    Về đến Kinh, sau khi bệ kiến, ông qua Tướng-phủ định vào chào, nhưng quan hầu đòi lễ trình, ông giận mắng, trở về, không vào nữa. Cách mấy bữa Lư-Kỷ mở tiệc thọ sáu mươi, bất đắc dĩ ông phải đến mừng, nhưng lễ mừng chỉ có vài cân miến, mấy cây sáp; lúc tiếp chuyện, ông có ý chỉ-trích mạt sát, Lư Kỷ căm-tức, lập tâm hãm hại. Nhân có giặc Thát phạm cõi, Lư Kỷ mật tâu vu cho Mai-công giao-thông với giặc. Vua Đường truyền đem chém, Lư Kỷ xin đợi cho rõ tang chứng. Rồi một buổi triều, Lư tâu xin cử Phùng Lạc Thiên và Trần Đông Sơ là hai bạn của Mai Công đi đánh giặc Thát. Ông khải tâu hai văn-thần không quen việc binh, vả giặc Thát không cần phải đánh, chỉ đem thóc kho phát cho dân đói và chém đầu hai gã Lư, Hoàng, để trừ kẻ gian thần làm lầm việc nước, khắc là giặc Thát qui hàng. Vì đã tin lời Lư Kỷ tâu lót trước vua Đường nổi giận, cho là Mai-công vì giặc hoãn binh, bèn truyền đem hành hình và cách chức họ Trần, họ Phùng; lại ra mật lệnh truy nã cả nhà họ Mai, đều là do thủ-đoạn thâm độc của Lư Kỷ.
    Mai Phu Nhân cùng Công-Tử lánh nạn

    Sau khi Mai-công đã bị hành hình, gia đinh là Mai Bạch trốn về báo tin, chẳng may giữa đường mắc bệnh chết. Nhờ có Đồ Thân phi báo, Mai phu-nhân cùng công tử trốn thoát. Phu-nhân có em ruột làm quan ở Sơn-đông, liền đến nương náu. Còn công-tử Mai Lương Ngọc thì cùng đầy-tớ là Vương Hỉ Đồng định đến lánh nạn ở nhà bố vợ chưa cưới là Hầu Loan, đương làm tri-huyện Nghi-trưng. Muốn thử bụng họ Hầu, Hỉ Đồng mặc giả làm Mai-sinh, vào kể tình đầu. Hầu Loan trở mặt sai bắt, đợi giải nộp để lấy công. Đã bọc sẵn gói thuốc độc, Hỉ Đồng tự tử thay Mai-sinh; chàng lẻn đắp mả Hỉ Đồng rồi lánh đi, vơ-vẩn đến một cảnh chùa, nghĩ thấy cực thân, liền tự-ải trên cành cây; may có nhà sư cứu sống, nuôi cho ở chùa, giúp việc trồng cảnh vun hoa.
    Hoa mai nở hai lần

    Trong khi ở chùa Mai-sinh nhận tên là Hỉ Đồng. Một hôm Trần Đông Sơ, chính là em nhà sư, sang chơi chùa, thấy vườn cảnh của nhà chùa tươi đẹp, bèn xin nhà sư đem Mai-sinh về làm vườn. Hôm giỗ đầu Mai-công, Trần-công nhớ thương bạn cũ, sửa lễ cúng ở ngoài vườn, khấn thầm: nếu họ Mai còn có dòng-dõi nên người thì hoa mai nở bội thường. Không ngờ đêm ấy mưa to gió lớn, hoa mai rụng hết. Trần-công chán-nản cuộc đời, định theo anh xuất gia đầu phật. Con gái là Hạnh Nguyên can không được, nàng xin cầu-khấn cho hoa mai nở hai lần. Ba hôm sau, hoa mai lại nở, so với lần trước có phần mỹ-mãn hơn. Trần-công mừng, truyền làm tiệc thưởng mai vịnh thơ. Bỗng thấy trên vách hoa-đình đã có thơ đề, hỏi ra thì là của Hỉ Đồng, mọi người cứ theo đó họa vần; từ đấy Hỉ Đồng được biệt đãi. Sau vì có sự tò mò của một đứa ở gái, mới rõ Hỉ Đồng chính là Mai công-tử. Ông bà Trần Đông Sơ bàn nhau gả Hạnh Nguyên cho Mai Lương Ngọc, nhưng còn giữ kín, " bảng vàng rõ mặt, đuốc hoa định ngày ".
    Nhà họ Trần tan nát

    Trần công tuy đã bị cách quan, Lư Kỷ vẫn còn căm ghét, vì là phe trung-trực. Bấy giờ có nước Sa-đà động binh, Lư tâu bắt con gái Trần-công là Hạnh Nguyên đi cống. Đi đến Lạc-nhạn-đài, Hạnh Nguyên gieo mình tự tận, trôi giạt vào nhà Châu Bá Phù, được nhận làm con gái nuôi, cùng ở với Châu tiểu-thư làVân Anh. Về phần Trần-công, sau khi Hạnh Nguyên đi cống Hồ, thì ông bị bắt giam, lại bị truy-nã cả gia-quyến. Mai-sinh cùng Xuân-sinh, con trai Trần-công, đi tiễn Hạnh Nguyên, được tin chạy trốn, giữa đường gặp cướp, hai người lạc nhau.
    Cuộc gặp gỡ của Mai-Sinh, Xuân-Sinh

    Mai-sinh bị cướp bóc lột, ngồi ở bờ sông, bỗng có quan thuyền trẩy qua bị bắt xuống xét hỏi. Thì ra là Phục Lạc Thiên về Kinh phục chức. Mai-sinh không dám nói thực, liền khai tên là Mục Vinh. Sau được Phùng-công đề cử theo giúp việc quan Tuần-án Hà-nam là Châu Bá Phù. Châu thấy Mục Vinh có tài văn-chương, mới cho chàng về quê học-tập để đi thi, viết thư kín cho phu-nhân, định sẽ gả Vân-Anh cho chàng. Nhân thế Mai-sinh được gặp Hạnh Nguyên ở nhà họ Châu, mới xảy ra những chuyện mất thoa và ốm tương-tư rắc-rối buồn cười. Còn Xuân-sinh, sau khi bị cướp, lạc bạn lẻ-loi, đã liều đâm đầu xuống sông tự tận. Nhờ được Ngư-bà cứu đem về nuôi và hứa gả con gái là Ngọc Thư. Sau bỗng vì sự kiện-cáo, tình-cờ gặp Khâu Đề-đốc - mới mạo tên là Khâu Khôi - lại đính hôn với Khâu tiểu-thư Vân Tiên.
    Lư, Hoàng phải tội; Mai, Trần hiển vinh

    Hai người đi thi, Mục Vinh tức Mai sinh đỗ Trạng-nguyên, Khâu Khôi tức Xuân-sinh đỗ Bảng-nhãn. Lư Kỷ ép gả con gái cho Khâu Khôi, chàng từ chối đã có vợ không chịu lấy; Lư Kỷ giận bắt bỏ ngục, định sẽ vu tấu để tội. Tin ấy làm cho các cống-sỹ khích-phẫn, họp nhau cứu Bảng-nhãn. Nhân buổi sáng sớm, Lư Kỷ, Hoàng Tung vào chầu, chúng đón ngang đường đánh xé. Khi được triệu vào đối chất, bọn cống sỹ tâu rõ sự lộng quyền ức-hiếp của Lư, Hoàng. Vua Đường giao tòa Tam-pháp xét xử. Kết cuộc hai gian-thần bị xử chém, Trần Đông Sơ được tha ra khỏi ngục và được thăng trật. Mục Vinh, Khâu Khôi được phục họ tên và ban chức.
    Mai-sinh được đi tuần thú thay vua, nhân tiện rước linh-cữu, đón mẫu-thân, viếng mả Hỉ Đồng, cất Đồ Thân lên chức Huyện-quan, trị tội Hầu Loan, cách chức Sử-công là phe đảng gian-thần. Báo ân báo oán xong, mới làm lễ thành hôn với Hạnh Nguyên và Vân Anh. Xuân-sinh cũng làm lễ thành-hôn cùng Vân Tiên và Ngọc Thư, hai nhà sum-họp trúc mai, càng sâu nghĩa bể, càng dài tình sông!

    ReplyDelete
  13. Cám ơn QH ,Chúng ta có dịp dzăn ôn dzõ luyện thì TRANG THƠ tăng phần giá trị,và thay đổi không khí cho đầu óc làm việc thêm và quay về quá
    khứ để nhớ lại thời còn ngồi trên ghế nhà trường ,nhớ thầy ,nhớ bạn và nhớ người yêu !

    ReplyDelete
  14. Các bạn thân,
    Nói về Thiền sư Mãn Giác chúng ta cần Lưu ý là có 2 nhà sư mang tên Mãn Giác tai VN ( không hiễu tại sao lại có chuyện như vậy?)
    Kột Dai Sư Mãn Giác: Mãn Giác (滿覺), 1052-1096 là tác giả bài tho nỗi tiếng.

    Nguyên tác:

    Xuân khứ bách hoa lạc
    Xuân đáo bách hoa khai
    Sự trục nhãn tiền quá
    Lão tòng đầu thượng lai
    Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
    Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

    Thích Thanh Từ dịch thơ:

    Xuân đi trăm hoa rụng
    Xuân đến trăm hoa cười
    Trước mắt việc đi mãi
    Trên đầu, già đến rồi
    Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
    Đêm qua – sân trước – một cành mai.
    để tham khảo thêm các bạn vào đây:
    http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A3n_Gi%C3%A1c

    Một Mãn Giác nưa là:
    Hòa thượng Thích Mãn Giác, sanh năm Kỷ Tỵ (1929) tại Cố Đô Huế, mất năm 2006, tại Los Angeles.
    Tác giả bài thơ cũng nói vế Mai là bài:
    Nhớ chùa

    Từ thuở ra đi vắng bóng chùa
    Đường đời đã nhọc chuyện hơn thua
    Trong tôi bừng dậy niềm chua xót
    Xao xuyến mơ về lại cảnh xưa
    Thấp thoáng đâu đây cảnh tượng làng
    Có con đường đỏ chạy lang thang
    Có hàng tre gợi hồn sông núi
    Im lặng chùa tôi ngập nắng vàng
    Có những cây mai sống trọn đời
    Bên hàng tùng bách mãi xanh tươi
    Nhìn lên phảng phất hương trầm tỏa
    Đức Phật từ bi miệng mỉm cười
    Tôi nhớ làm sao những buổi chiều
    Lời kinh giải thoát vọng cao siêu
    Đây ngôi chùa cổ ngày hai buổi
    Cầu nguyện dân làng sống mến yêu
    Vì vậy làng tôi sống thái bình
    Sớm khuya gần gũi tiếng chuông linh
    Sắn khoai gạo bắp nuôi thôn xóm
    Xây dựng tương lai xứ sở mình
    Tối đến dân quê đón gió lành
    Khắp chùa dào dạt ánh trăng thanh
    Tiếng chuông thức tỉnh lan xa mãi
    An ủi dân hiền mọi mái tranh
    Trầm đốt hương thơm bay ngạt ngào
    Thôn trên xóm dưới dạ nao nao
    Dân làng tắm gội lên chùa lễ
    Mười bốn, ba mươi mỗi tối nào
    Biết đến bao giờ trở lại quê
    Phân vân lòng gởi nhớ nhung về
    Tang thương dù có bao nhiêu nữa
    Cũng nguyện cho chùa khỏi tái tê
    Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ lùng
    Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung
    Mái chùa che chở hồn dân tộc
    Nếp sống muôn đời của tổ tông

    ( Thơ của HT Mãn Giác, sáng tác 1949)

    Hai vị đều là nhà sư nhưng phong cách văn thơ khác nhau, và có lẽ còn nhiều thứ khác nữa, chúng ta sẽ có dịp nghiên cứu sau.
    (biết thêm tại:http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=45&nid=96418 )

    ReplyDelete
  15. PC cũng xin lưu ý quí vị về Mai Trắng cũng có những hiễu lầm ( vi VN mình dễ tính, hể hoa nào trắng mà nỡ vào dịp Tết thì là Mai trắng)

    Cành Mai trắng mà trang chủ post mới là MAI TRẮNG thuộc họ chung với Mai vàng ở miền Nam VN (luu ý búp hoa)
    Mai nầy PC chĩ thấy lần đầu tại Lăng Mạc Cửu ở Hà tiên 50 nam trước bây giờ vẫn còn. Lần thứ 2 là o Mytho trong vườn hoa của giòng họ giàu sang "vườn ông Khánh"

    Loại hoa nầy không trồng bằng hạt được, PC đã thữ nhiều lần nhưng ko có kết quả.

    xem them tai link : http://saigon.nguoihanoi.net/diendan/index.php?act=ST&f=2&t=5012

    ReplyDelete
  16. Bạn Phuongcac và các Bạn:

    Một người là THÍCH MÃN-GIÁC và một người MÃN-GIÁC.

    QH có gặp Hòa Thượng Thích Mãn Giác năm 2002 ở Los Angeles. Ông trụ trì chùa Việt Nam ở đó. Đã viên tịch năm 2007.

    Hòa Thượng Thích Mãn Giác, pháp danh Nguyên Cao, đạo hiệu Huyền Không, thế danh Võ Viết Tín, sinh năm Kỷ Tỵ 1929 tại cố đô Huế, trong một gia đình tin Phật và nhiều người trong thân quyến đã có duyên xuất gia và nổi tiếng thân danh trên đường tác thành Phật sự. Cố đô Huế chỉ là sinh quán, còn nguyên quán thuộc làng Phương Lang, quận Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Sau khi học xong chương trình Tiểu Học khi tuổi đời mới lên 10, Hòa thượng Thích Trí Thủ là người anh cô cậu ruột đã có duyên xuất gia từ trước, đã hướng dẫn người em gửi gắm đến với Hòa thượng Thích Quảng Huệ, Trú trì chùa Thiên Minh Huế cho nhập đạo tu hành. Năm 1960 ngài đi du học Nhật Bản, năm 1965 tốt nghiệp Tiến Sĩ, Bộ Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa chính thức mời về giảng dạy tại Đại học Văn Khoa Sài Gòn và Huế qua bộ môn Triết Học Ấn Độ và Trung Hoa. Năm 1977, ngài tỵ nạn sang Mỹ, định cư tại Hoa Kỳ, trở thành Viện Chủ Chùa Việt Nam Los Angeles và là Hội Chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, một tập hợp gồm nhiều Chùa và Hội Phật Giáo trải khắp đất nước Hoa Kỳ.

    Đại sư Mãn Giác tên tục là Nguyễn Trường, thân phụ là Hoài Tố làm chức Trung thơ Viên ngoại lang. Thiếu thời, Lý Nhân Tông thường mời con em các danh gia vào hầu hai bên, Nguyễn Tường nhờ nghe nhiều, nhớ kỹ học thông cả Nho, Thích nên được dự tuyển. Sau những lúc việc quan, Nguyễn Tường thường chú tâm vào Thiền học. Đến khi vua lên ngôi, vì rất mến chuộng nên vua Lý Nhân Tông ban cho Nguyễn Trường hiệu Hoài Tín.
    Sau đó, Hoài Tín dâng biểu xin xuất gia, học với Thiền sư Quảng Trí và vân du khắp nơi. Sư là bậc lĩnh tụ pháp môn trong một thời, được vua Lý Nhân Tông cùng hoàng hậu hết sức kính nể và dựng chùa Giáo Nguyên thỉnh Sư làm trụ trì.

    ReplyDelete
  17. Điều chỉnh cho đúng: Hòa thượng Thích-Mãn-Giác mất ngày 13 tháng 10năm 2006.

    ReplyDelete
  18. Bạn PC nói đúng,hoa mai giống như hình bên mới gọi là bạch mai.Còn có nhiều loại khác cũng nở vào xuân màu trắng có 5 cánh nhưng cành không khúc khuỷu như mai.Có thể đó là mận giống này xuất xứ từ Pháp ở Dalat trồng nhiều.Nghe ông thầy nói năm nay thời tiết lạnh mưa nhiều hoa mai nở đẹp,có năm hoa không nở được.TT nhớ lúc trước ở Dalạt trước nhà có một cây hồng mai cành khúc khuyu mấy chị em hay leo lên đó hái trái mai đỏ ..để sơn vào móng tay.

    Ngoài ra chúng ta cũng có mai chiếu thủy hoa màu trắng cánh rất nhỏ,thường thấy các chậh Bonsai.

    Đề tài hoa mai thật phong phú mong được nghe nhiều điều bổ ích như vậy.TT

    ReplyDelete
  19. NS cũng biết một thầy Thích Mẫn Giác ngày xưa ở chuà Linh Sơn Dalat
    không biết có cùng một ông mà QH quen ? Có một vài giai thoại về thầy này ,nên mới chú ý.Thời gian đó NS là học trò của ông Nhất Hạnh,

    ReplyDelete
  20. TT à cây mai đào đó không còn nữa,và con đường nhỏ trước nhà cũng khg còn,may mắn là còn cái nhà.Ngày nào mình về thăm lại nhà xưa!

    ReplyDelete
  21. Mấy hôm không vào được TRANG THƠ quả là thiệt thòi lớn."HỘI NGỘ MAI VÀNG" phong phú quá,cỏ xanh chỉ còn biết là ngồi ngẩn ngơ dọc.Xin cảm ơn quí vị học giả thật nhiều.
    Nói về mai trắng thì có lẽ ở miền Bắc VN là có nhiều.Năm 2002 cỏ xanh và gia dình về thăm quê,cỏ xanh đã thấy mai trắng ở nhà ông anh tít trên rẻo cao vùng MAI CHÂU-SON LA. Bông và lá cũng giống như mai vàng. Nhưng lá có mầu xanh đậm hơn,bông dày dặn hơn,ít nhất là 4 cánh và nhiều nhất là 12 cánh, không hương.Cây lâu năm , cọi lớn nhưng dáng cành vẫn mảnh mai.họa hoằn mới có cây con mọc từ rễ lên.Nhưng trồng rát khó mọc , mà đã moc thì khó chết.Năm đó cỏ xanh may mắn xin dược một cây con duy nhất, nhưng mang về trồng không sống. Nghe nói hoa họp với khí hậu mát mẻ hơn, mang cây về trồng ngay tại tỉnh HÒA BÌNH và HÀ NỘI cũng không sống.Thôi khó tính thế thì:
    Ta về hội ngộ hoa vàng
    Nợ duyên một nhánh mai vàng trả nhau

    ReplyDelete
  22. Bạn Coxanh và các Bạn:

    Còn Xuân là còn Mai, QH mời các Bạn thưởng thức vài áng Cổ Văn nói về Mai và Xuân.

    Ở đoạn cuối. Nguyễn Du và Nguyễn Phi Khanh đều nói là..Người Xa xứ thì không có mùa Xuân..chắc đây cũng là tâm trạng chung của chúng ta. QH

    Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
    Nhất sinh đê thủ bái hoa mai

    Mười năm xuôi ngược giao du đi tìm thanh kiếm cổ
    Một đời chỉ cúi đầu trước hoa mai.
    (Cao Bá Quát)



    Khứ tuế Kinh Nam mai tự tuyết
    Kim niên Kế Bắc tuyết như mai

    Năm ngoái ở Kinh Nam (nay thuộc tỉnh Hồ Quảng), hoa mai trắng như tuyết
    Năm nay ở Kế Bắc (nay là Bắc Kinh), tuyết trắng như hoa mai
    (Trương Thuyết đời Đường)

    Mai tu tốn tuyết tam phân bạch
    Tuyết khước thâu Mai nhất đoạn hương.

    Mai nên nhường tuyết ba phân trắng
    Tuyết phải thua mai một bậc thơm
    (Lư Mai Pha, thi nhân đời Tống)


    Chúng phương dao, lạc độc tiên nghiên
    Chiếm tận phong tình hướng tiểu viên
    Sơ ảnh hoành tà thủy thanh thiển
    Ám hương phù động nguyệt hoàng hôn

    Các loài hoa rơi rụng, chỉ một mình (hoa mai) tươi tốt
    Chiếm cả vẻ đẹp trong khoảnh vườn nhỏ
    Bóng cành thưa đâm ngang soi lòng nước trong ở nơi cạn
    Hương thầm thoảng lên dưới ánh trăng hoàng hôn
    (Lâm Hòa Tĩnh,đời nhà Tống)

    Quân tự cố hương lai
    Ung tri cố hương sự
    Lai nhật ỷ song tiền
    Hàn mai trước hoa vị

    Người từ quê cũ đến
    Hẳn biết những chuyện ở quê nhà
    Ngày đi qua trước cửa buồng thêu
    Có thấy Hàn Mai nở hoa không?
    ( Vương Duy, nhà Đường)


    Nhất vi thiên khách khứ Trường Sa
    Tây vọng Trường An bất kiến gia
    Hoàng Hạc lâu trung xuy ngọc địch
    Giang thành ngũ nguyệt "Lạc mai hoa"

    Thân là người khách đến tận Trường Sa xa vạn dặm
    Trông về phía Tây, nơi thành Trường An, mà không thấy nhà
    Ngồi trên lầu Hoàng Hạc, nghe tiếng sáo ngọc thổi
    Giữa tháng năm, chợt vang khúc "hoa mai rụng" ở chốn Giang thành
    (Lý Bạch)

    Mỹ nhân hề! mỹ nhân!
    Bất tri mộ vũ hề! vi triêu vân ?
    Tương tư nhất dạ mai hoa phát
    Hốt đáo song tiền nghị thị quân

    Người đẹp này! người đẹp!
    Chẳng hay (bây giờ) là mưa chiều hay mây sớm ?
    Một đêm nhớ nhau mai nở hoa
    Trông thấy hoa trước cửa sổ, ngỡ là bóng nàng
    ( Lô Đồng )


    Lữ quán khách nhưng tại
    Khứ niên xuân phục lai
    Quy kỳ hà nhật thị
    Lão tận cố hương mai
    Đất khách ngày lần qua



    Đất khách ngày lần qua
    Xuân đã quay trở lại
    Bao giờ về quê cũ
    Cội mai hẳn đã già?
    (Lê Cảnh Tuân)

    Tương truyền khi đi sứ sang Tầu vào năm 1813, cụ Nguyễn Du đến thăm một xưởng chế tạo đồ sứ danh tiếng tên Ngoạn Ngọc ở tỉnh Giang Tây. Lúc bấy giờ xưởng đang chuẩn bị chế tạo bộ trà Mai Hạc. Với nhã ý đáng ca ngợi, vị chủ hãng ngỏ lời xin quan chánh sứ phẩm đề một câu để quảng cáo cho kiểu đồ trà này. Người khác, ở vào trường hợp tương tự, chắc chắn sẽ nghĩ đến câu thơ chữ Hán. Tuy nhiên, quan chánh sứ lại dùng chữ Nôm của nước nhà mà viết nên câu:

    Nghêu ngao vui thú yên hà
    Mai là bạn cũ, hạc là người quen

    Kết quả là các bộ trà Mai Hạc sản xuất tại Giang Tây trong những năm sau đó có in hai câu thơ Nôm của cụ. Tuy nhiên, vì không biết chữ Nôm, nên các nghệ nhân Trung Hoa đã ghi sai hoặc ghi thiếu vài nét. Thêm nữa, thay vì phải viết thành một hàng 6 chữ, một hàng 8 chữ như quy định của thể thơ lục bát, họ lại viết thành ba hoặc bốn hàng với số chữ phân chia như sau:

    6 + 2 + 6 (ba hàng)
    5 + 2 + 5 + 2 (bốn hàng)
    4 + 3 + 4 + 3 (bốn hàng)

    Kể cũng là một giai thoại thú vị.

    Hỏa ngược phong thao thủy tí căn
    Sương thuân tuyết trựu cổ đài ngân
    Đông phong vị khẳng tùy hàn thử
    Hựu nghiệt thanh hương dữ phản hồn

    Lửa táp, gió lùa, nước ngâm thân
    Sương (như) búa tuyết (như) cưa khắc vết hằn
    Gió đông buốt giá dầu chưa đến
    Vẫn cứ đâm chồi tỏa ngát hương.


    Xuân khứ bách hoa lạc
    Xuân đáo bách hoa khai
    Sự trục nhãn tiền quá
    Lão tùng đầu thượng lai
    Mạc vị Xuân tàn hoa lạc tận
    Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

    Xuân đi trăm hoa rụng
    Xuân đến trăm hoa cười
    Trước mắt việc đi mãi
    Trên đầu già đến rồi
    Đừng tưởng Xuân tàn hoa rụng hết
    Đêm qua sân trước một cành mai."
    (Ngô Tất Tố dịch,thơ Mãn Giác thiền sư nhà Lý)


    Khi mai hoa không phải là hoa mai (Vọng Thiên Thai Tự, Nguyễn Du)

    Cổ-tự mai-hoa, hoàng diệp lý
    Tiên-triều tăng-lão, bạch vân trung

    hiểu như thế này:
    Hoa mai ở ngôi chùa cổ, trong đám lá vàng
    Vị sư già triều trước, giữa cõi mây trắng

    Cổ-tự-mai / hoa hoàng diệp lý
    Tiên-triều-tăng / lão bạch vân trung

    Chỗ ngắt câu là ở sau tiếng thứ ba, và trong hai câu đó, tiếng thứ tư là động từ chứ không phải danh từ. Cho nên phải hiểu như sau:

    Cây mai ở ngôi chùa cổ nở hoa trong đám lá vàng
    Vị sư triều đại trước già đi giữa cõi mây trắng

    Cổ tự / thu mai hoàng diệp lý
    Tiên triều / tăng lão bạch vân trung

    Chữ "mai" trong câu này không phải là hoa mai nhưng là động từ "chôn", "vùi" như mai trong các câu thành ngữ "mai ngọc trầm châu" và "mai danh ẩn tích". Còn "thu" chính là mùa thu. Như vậy, hai câu thực của bài mang ý nghĩa:

    Ngôi chùa cổ bị mùa thu vùi trong đám lá vàng
    Triều vua trước vị sư già đi giữa áng mây trắng

    “192 Bài Thơ Chữ Hán của Tiên Điền Nguyễn Du", do nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin xuất bản năm 1996 tại Hà Nội.

    Vọng Thiên Thai Tự
    Thiên thai sơn tại đế thành đông
    Cách nhất điều giang tự bất thông
    Cổ tự thu mai hoàng diệp lý
    Tiên triều tăng lão bạch vân trung
    Khả liên bạch phát cung khu dịch
    Bất dữ thanh sơn tương thủy chung
    Ký đắc niên tiền tằng nhất đáo
    Cảnh Hưng do quải cựu thời chung

    Nhìn Lên Chùa Thiên Thai
    Núi Thiên Thai nằm phía cuối thành đông
    Cách một nhánh sông nhỏ, tưởng chừng chẳng có lối sang
    Ngôi chùa cổ (ở đó) bị mùa thu vùi trong đám lá vàng
    Triều vua trước vị sư già đi giữa áng mây trắng
    Thương thay (cho mình) tóc đã bạc mà còn phải làm lụng vất vả
    Chẳng thể cùng với non xanh giữ vẹn nghĩa thủy chung
    Nhớ năm trước (ta) đã từng đến đấy
    Còn trông thấy chiếc chuông cổ đúc từ thời Cảnh Hưng

    Cộng chỉ mai hoa báo tiêu tức
    Xuân tằng hà đáo dị hương nhân
    Cùng nhau chỉ hoa mai báo tin xuân
    Nhưng xuân có bao giờ đến với người nơi đất khách.
    (Nguyễn Du)

    Tận nhật tầm xuân bất kiến xuân
    Mang hài đạp phá lãnh đầu vân
    Qui lai khước phá mai hoa hạ
    Xuân tại chi đầu vị thập phân …



    Chu trung ngẫu thành

    Tiêu tiêu lữ mấn thương xuân mộ
    Cảnh cảnh cô hoài khiếp chướng phần
    Tục luỵ bất quan thanh hứng túc
    Khan sơn khan thuỷ hựu khan vân


    Nguyễn Phi Khanh
    ***
    Ngẫu hứng làm trên thuyền

    Xa nhà lòng tủi buổi xuân tàn
    Một bóng tâm sầu, dạ héo hon
    Ngán ngẩm cảnh đời đành phó mặc
    Trông non, nhìn nước, ngắm mây ngàn
    *
    NguyễnTâmHàn

    ReplyDelete
  23. HOA MAI--CÂY MAI

    Hoa mai -cây mai trong KIỀU,CUNG OÁN,NHỊ ĐỘ MAI,trong thơ ĐƯỜNG >KHÔNG phải là MAI cuả VIỆT NAM...

    *Cây Mai của Kiều là cây MƠ
    -Tự điển ĐÀO DUY ANH: Cây mai giống cây mơ
    -Tự điển NGUYỄN VĂN ĐẠM: Cùng họ với MƠ
    -Tự điển Việt văn Tân: Cây Mơ
    -ViệtNam -Deutsches : MAI Pflaumenbaum
    -Chinese-Japanese : APRIKOSE (PRUNUS MUME)
    * Mai cốt cách,tuyết tinh thần
    Mai này là giòng họ APRICOT-TREES
    -LÊ XUÂN THỦY :
    Thuý Kiều & Thuý Vân were as slender as APRICOT-TREES.

    * HOA MAI trong thơ HÁN NÔM có mùi thơm
    Ngày tuy gió chẳng bay hương
    Nguyễn Trải
    Hương đâu phưng phức tứ bề
    Hoa đâu san sát đầy khê một vườn. NHỊ ĐỘ MAI

    * MAI trong thơ HÁN NÔM : CÓ TRÁI
    - trái non : xanh và chua
    - trái chín : màu vàng & ăn được
    (TRƯỜNG CAN HÀNH của LÝ BẠCH)

    * CÂY MAI trong thơ HÁN NÔM cung cấp một số vị thuốc
    -Muối quả mơ thì ta có:DIÊM MAI
    -Đồ quả mơ rồi phơi ta có :
    ÔMAI
    ( NS dang dùng các vị thuốc này)

    Vậy cây MAI trong thơ ta và thơ TÀU không phải là CÂY MAI NGÀY TẾT MIÊN NAM.

    **TÓM LẠI:
    HOA MAI,CÀNH MAI,DÁNG MAI,THÂN MAI trong thi ca HÁN NÔM đều không dính dáng đến MAI SAIGON ngày TẾT.

    MAI VN là OCHA HARMAND

    ReplyDelete
  24. Than goi Cac Ban Tho,

    Chi mot vai cau tho ve Hoa Mai ma NT da duoc di het mot vong tho phu trong thien ha. Mot trang Comment qua doc dao. Doi khi nhung dieu ay, NT chi nho*' mang ma'ng, biet mang mang hoac co the chua biet nua... nay thi biet that nhieu.
    Cam on Cac Ban Tho biet bao nhieu. NT van con do*.i Cac Ban Tho goi them dia chi cho NT de NT goi bieu da(m ba cau tho ay ma.

    Men,
    NT.

    ReplyDelete
  25. Cám ơn bạh QH đã chúc mừng.Phong tục người VN thường Tết có mai hay đào trong nhà,người miền Nam,gọi Mai là hoa may mắn,đọc từ chữ May (Theo Trần Trọng Kim)do vậy người ta mua mai rừng ,mai núi hay mai nhà(còn gọi là mai vườn) vào dịp đầu Xuân để xem hoa có nở đúng mấy ngày Tết không,nếu đúng mồng Một Tết thì vạn hạnh cả năm,mà hoa nhiều cánh nữa thì vạn phước,phước lộc dồi dào.Đó cũng là một cách chơi hoa thanh nhã cuả người VN vậy!Ngắm hoa thưởng trà đầu Xuân trong không khí se lạnh thì còn thú vị nào bằng??

    ReplyDelete
  26. Thêm một câu chuyện nữa về Mai Đào.Xin kể các bạn nghe.Theo Đông Hồ liệt truyện,hoa đào du nhập từ phương Bắc,theo chân nhữn nguòi đi lánh nạn ,mà ngày nay gọi là tỵ nạn CT.qua Việt Nam,tùy theo màu sắc và xuất xứ.Có hồng đào,bạch đào ,và đào đỏ(khác với đào Nhật)Giang Tây hồng nhuận,Thiểm Tây hồng đào trắng(hồng nhạt).Đặc biệt có một loại là Bạch Ngọc Đào rất thơm và đẹp không biết xuất xứ từ tỉnh nào?Người ta gọi tên đào đọc trại từ Tào,là của người Tàu đem qua.

    Còn hoa mai có rất nhiều từ miền Trung Du VN trở vào,hợp khí hậu khắc khổ,sương giá lạnh ban đêm,nắng ấm ban ngày.Vào tận miền Nam VN thì rất thích nghi trở thành mai vườn nhà.Những loại hoa này chỉ nở vào mùa xuân tiết trời mát mẻ.TT nhớ lúc ở NhaTrang Khánh Hòa có nhà một người bạn ,mà cha cô rất mê hoa Mai.Ông trồng một vườn mai lớn ở Cồn Đá đi lên(Phiá trong Tháp Bà) đặt tên là Hoàng Mai Thôn,vào Xuân vườn mai nỏ rộ vàng rực và thơm thoang thoảng.Ông lai tạo và ghép hoa nhiều cánh từ 5 cánh ,6 cánh đến 8 cánh ,9 cánh và 12 cánh .Ông ghép nhiều lần 24 cánh nhưng đều thất bại.Chỗ này có thể NS biết vị trí phía Cầu Xóm Bóng đi vô trong xa nữa.

    ReplyDelete